quang_tam3

NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA PHẬT GIÁO

84 bài viết trong chủ đề này

Ngộ được chữ Không, triệu người chưa được một.

Cái tuyệt đối có hay đến mấy cũng chỉ để ngắm nhìn thôi, không với tới được. Chi bằng, hãy làm những cái tương đối nhưng tốt đẹp, có thể làm được trong khả năng, còn hơn cứ cố gắng làm cái vạn năm cũng không làm được, lại còn chê người đời không cố làm cái "vạn năm" ấy. Mơ mộng bay lên cung trăng sao bằng sắn tay áo làm những cái ích lợi trên mặt đất. Đang đói thì cần gì phải có nem công chả phượng mới ăn, hãy ăn cơm rau có sẵn đây, lúc này cũng còn ngon hơn nhiều lần nem công chả phượng.

Ngộ được chữ Không khó hơn lên Trời, mà từ chữ Không tới Giác ngộ, giải thoát cũng còn xa thăm thẳm, trong khi cái Khổ cận kề sát bên. Chi bằng thực hành theo cách của Vô Trước, khả năng làm được trong tầm tay, hiệu quả diệt khổ thấy ngay, mà cũng là một bước trên con đường tới cái đích cuối cùng là Giải thoát. Còn hơn cứ say đắm vào kinh sách. Đẹp thì đẹp thật, hay thì hay thật nhưng ngàn kiếp sau chưa chắc làm được thì thật vô ích.

Sự thật cái Khổ ngày càng lan tràn khủng khiếp, các cách diệt Khổ kiểu cũ không đủ sức ngăn chặn. Không nhận thấy điều này thì là mê muội. Tuy nhìn thấy điều đó mà lại mắc vào kinh sách, giáo điều bo bo không chịu tìm cách khác thì là bảo thủ. Khi có người suy nghĩ tìm ra cách thay đổi để diệt khổ hiệu quả hơn, chẳng những không chung tay góp sức hoàn thiện cái ý tưởng mới ra đời còn yếu ớt, mà lại ra sức vùi dập, bẻ thẳng ra cong, thì thử hỏi còn dùng từ gì để mô tả đây!

Không cái ấy thì làm sao ngắm, bởi nó là Chủ, là Đại Phật Đảnh, cho nên còn khái niệm ngắm được nó thì không phải là bậc trí giả. Nó là Đại Phật Đảnh thì cần gì với tới cái gì nữa, lại bày ra khái niệm với tới nó thì khái niệm ấy cũng là do thức tình học nhiều mà đặt ra.

Cái ấy tu ngàn năm cũng chẳng thêm, hoặc đã ngàn năm quên nó thì nó cũng chẳng bớt. Nay anh Vo Truoc bị ngần ấy kiến thức khoa học che mất, kinh sách bày trước mắt, chỉ ngay chỉ thẳng chắc anh cũng không dám tin được rằng cài ấy là như thế.

Thật thế thì không nên bày cái danh Vo Truoc kia rồi nói là tinh thần ấy.

Như trường hợp của một nhà khoa học đến tham vấn ngài Châu Triệu. Khoe danh nọ bằng kia, xong rồi được mời uống trà. Thiền Sư Châu Triệu rót trà đã tràn ly mà vẫn cố tình rót làm nhà khoa học kia phải ngạc nhiên mà cất lời.

Hóa ra Thiền Sư muốn khai thị cho khách thiền rằng kiến thức của ông đã giống như ly trà đã đầy, nay rót thêm học vấn về thiền chắc là không thể nào thấm cho được, càng rót càng tràn. Anh Vo Truoc cũng trong trường hợp ấy, học kinh Phật không những chẳng thấm mà còn nản, nghĩ rằng không thể thực hành. Vậy mà còn nói nhiều đến Phật Giáo thì ích cho mình và người ở đâu ?

Cho nên Phật Giáo bắt buộc phải là hành giả chứ không thể là học giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật tiếc lá tôi lại phải dùng câu trích cũ đề trả lời:

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng hơn mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật tiếc lá tôi lại phải dùng câu trích cũ đề trả lời:

Kiến giải của anh không vững, không chánh và không triệt cho nên dùng lại không đúng chỗ và không triển khai được phong phú, đó chính là chỗ hạn chế khi phụ thuộc vào ý thức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực tế mà nói cái gì cũng phải có môi trường đào tạo, ngay cả thiền tông cũng là môi trường đào tạo nhưng là một môi trường đặc biệt.

Học Phật nhiều hoặc nghe giảng nhiều thì ai cũng có những tư duy trí tuệ giải thoát có tác dụng đối trị phiền não ở mức độ nhất định. Song về thực hành thì chỉ có hoặc chuyên về Thiền hoặc chuyên về Niệm Phật.

Thế gian đa sự, đầu óc chân tay phải hoạt động nhiều thì những khi ấy rất khó Niệm Phật nhưng lại sẽ rất hiệu quả nếu là hành giả biết ứng dụng tập tu thiền trong khi hoạt động như thế. Mà đã là Thiền thì cũng phải cho ra chò, muốn vậy thì cũng phải ngộ Tánh Giác thì mới có thể tự hào về mình là Thiền Giả, một ngày thiền định còn hơn sống trăm năm vì vậy mà đừng ai nghĩ rằng đời này tu không được giải thoát thì chẳng cần tu. Tu thì sợ không giải thoát thế mà sống bình thường tạo bao tội lỗi hoặc tự biết hoặc không tự biết mà lại không tự quan trọng vấn đề tương lại tâm linh thì thật là buồn cười.

Đối với pháp môn Niệm Phật thì việc kiến tánh cũng khiến cho hành giả Niệm Phật miên mật hơn, nói rằng Niệm Phật nhưng đây cũng là con đường Thành Phật như trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật đã nói rõ.

Tóm lại là một là Thiền, hai là Niệm Phật bà là học đến đâu thì tự sẽ có trí tuệ giác ngộ mà dẹp trừ phiền não đến đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật tiếc lá tôi lại phải dùng câu trích cũ đề trả lời:

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng hơn mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật tiếc lá tôi lại phải dùng câu trích cũ đề trả lời:

Thôi vậy, kiến giải của Rubi đầu năm cũng đã dẹp được phong trào Pháp Luân Công hoành hành trên khắp các diễn đàn. Đối với việc của chú Vo Truoc đây có lẽ phải gặp Thiền Sư Lâm Tế hoặc là Thiền Sư Châu Triệu thì mới biết thế nào là đứa trẻ 7 tuổi và ông già 70 tuổi.

Thiền Sư Lâm Tế kính trọng cả đứa bé 7 tuổi hoặc ngược lại có thể mắng cả ông già 70 tuổi ấy là vì ấn chứng cho kiến giải chánh pháp nên mới có điều bình thường như thế. Trong nhà đạo, chỉ nhìn con người thật không nhìn hình tướng già hay trẻ mà cả nể theo thói bất thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

thực ra , các bạn đã đi xa ý ban đầu của chủ đề. Nhưng thấy sự bàn luận cũng thật thú vị nên cũng xin được góp phần.

cảm ơn anh RUBI , anh có sự nghiên cứu và thực hành Phật Pháp rất cao thâm.

cảm ơn anh Vô Trước, anh đã có một tấm lòng đối với nhân sinh đang còn trong vòng khổ đau. Phương pháp của anh đưa ra rất đáng cho tôi phải suy nghĩ và tìm hiểu.

anh Vô Trước viết:

Giả sử gọi X là đại lượng đặc trưng cho khả năng của một con người, Y là đại lượng đặc trưng cho ý muốn của người đó. Lập hiệu số:

Z = X – Y

Khi Z>= 0, khả năng đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não không xuất hiện, thay vào đó là trạng thái hạnh phúc. Chất lượng của trạng thái hạnh phúc này phụ thuộc vào độ lớn của Y và Z. Nếu Z quá lớn, kèm với hạnh phúc là sự nhàm chán. Nếu Z không quá lớn thì hạnh phúc sẽ tràn trề khi Y lớn, sẽ nho nhỏ khi Y nhỏ.

Khi Z < 0, khả năng không đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não xuất hiện. Đặc tính của sự khổ não này phụ thuộc vào giá trị của Z và Y. Nếu Z quá âm, đi kèm khổ não là tuyệt vọng. Nếu Z không quá âm, khổ não sẽ lớn lao cùng tiếc nuối khi Y lớn, sẽ chỉ là khó chịu khi Y nhỏ.

Vì vậy, muốn diệt được Khổ chúng ta chỉ cần làm cho Z >= 0 là đủ.

Vì Z là một hiệu số: Z = X – Y nên, để điều chỉnh Z chúng ta có 2 phương pháp: Điều chỉnh khả năng X và điều chỉnh ý muốn Y để cho Z >= 0.

Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống chúng ta cần:

- Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (X) của mình về mọi mặt bằng con đường phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, …

- Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau, mà theo tôi, hay nhất là con đường mà Đạo Phật đã dày công khai phá.

Nếu chúng ta thực hành được như thế thì cũng coi như chúng ta đã hoàn toàn diệt khổ.

và trong phương pháp trên của anh , có câu:

Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau, mà theo tôi, hay nhất là con đường mà Đạo Phật đã dày công khai phá.

Vậy thì có mâu thuẫn gì không ? khi một lúc anh bảo Phật giáo không hiệu quả, một lúc lại nói hay nhất là theo con đường Đạo Phật dày công khai phá.

và tôi thiết nghĩ nếu anh đã có phương pháp hay như thế, vậy thì nhờ anh khai thị giúp luôn cách làm chủ ham muốn hiệu quả nhất, và đơn giản như anh giới thiệu. Chứ như anh nói chung chung

bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau

thì thật khó cho tất cả người trong thiên hạ, ít học và kém hiểu biết kia hiểu nổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ theo cái Nick Vo Truoc thì có thể thấy rằng anh ấn tượng với Tạng Luận của Phật Giáo.

Chắc là Tạng Luật thì anh chưa xem, còn Tạng Kinh thì có lẽ anh Vo Truoc sau khi ưa thích một pho Luận nào đó rồi thì xem đến Kinh thấy không hợp, tích tụ thầm thầm lâu ngày đến lúc thành khối thì mới chê những người chấp vào Kinh, rồi anh cũng lại vòng sang mắng luôn ai ai đó là giáo điều.

Do nắm bắt được tư tưởng nào đó trong pho Luận nào đó của Phật Giáo cộng thêm kiến thức khoa học chuyên ngày nào đó mà anh Vo Truoc cho đến giờ này, thực tế tại topic này đã đề cấp đến những điểm mà anh cho là mặt hạn chế của Phật Giáo. Dần dần thì anh Vo Truoc đã chê cả Giáo lẫn Thiền. Thiền là Kinh Không Chữ (Kinh Vô Tự), Giáo là Kinh Có Chữ (Văn Tự).

Rốt cục là vì tâm phục một pho Luận nào đó mà anh Vo Truoc đã sinh ra những ý kiến như vậy. Đây có thể giống như hiện tượng Phật Giáo hủy hoại ngay từ bên trong giống như người chết là bệnh từ bên trong rồi hủy hoại cũng là do bên trong có ròi. Ngộ Luận thì đem Luận ấy ra thực hành, ngộ Kinh thì đem Kinh ấy ra thực hành, ngộ Thiền thì Tự Tánh Thanh Tịnh mà sống. Không nên đem Luận mà chê Kinh với Thiền, không nên đem Thiền mà chê Kinh với Luận, không nên đem Kinh mà chê những hành giả Thiền Vô Học hay Luận Hữu Học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi người ta chấp kiến, trí não không còn sáng suốt, chỉ theo cái thành kiến ban đầu của mình mà không thể tiếp thu ý kiến khác. Đó cũng là mê lầm vậy. Xưa nay, tôi vẫn một lòng kính ngưỡng Đạo Phật, chẳng khi nào tôi chê bai Đạo Phật. Khi chỉ ra mặt hạn chế thiếu hiệu quả của Đạo Phật và tìm ra cách khắc phục, thì đó không phải là chê bai, mà là hoàn thiện, đóng góp thêm cho Đạo Phật ngày càng rực rỡ hơn. (thế mà gán ghép cho tôi chê bai Đạo Phật thì đó là vọng ngữ, một vấn đề cần giữ giới của Phật giáo)

Phương pháp của tôi không có gì mâu thuẫn với Đạo Phật, và Phật giáo cũng không hề mâu thuẫn với phương pháp cùa tôi. Đó chỉ cải biến một chút cho thực tế và hiệu quả hơn mà thôi. Thực chất cái thay đổi của tôi là: khi chưa thể đạt cái tuyệt đối, lâu dài thì hãy đạt cái tương đối, thực tế, trước mắt. Đó cũng là một cách hữu hiệu nhất để đạt cái tuyệt đối vậy. Vì vậy, mọi thành tựu của Đạo Phật đều có thể áp dụng trong phương pháp tôi đề nghị, đặc biệt về mặt chế ngự dục vọng, làm chủ ham muốn. Tất cả các phương thức tu tập, không phân biệt trường phái tôn giáo hay học thuyết nào, nếu phục vụ được cho hết khổ (nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y =Z >= 0) tôi đều thấy hữu ích cho phương pháp diệt Khổ của tôi, chẳng cứ là Đạo Phật. Tuy nhiên, về lĩnh vực này, đối với cá nhân tôi, Đạo Phật là tuyệt vời nhất.

Tất cả những luận điểm đó, tôi đều đã đề cập rõ ràng trong các bài viết trên, có lẽ chẳng cần trích dẫn. Nhưng do mê lầm chấp kiến, bảo thủ nên nhiều người không nhận ra, lao tâm khổ tứ đấm vào bị bông.

Tôi lại xin lưu ý rằng, tôi đang nói về diệt khổ của cá nhân chứ chưa phải cho xã hội. Về vấn đề diệt khổ cho toàn xã hội, tôi có một học thuyết khác. Nếu kết hợp hai học thuyết này lại mới là diệt khổ trọn vẹn. Tôi cũng xin nhắc lại lần nữa, các lý thuyết đó không hề mâu thuẫn với Đạo Phật và học thuyết ADNH.

Tôi biết, tất cả những ý tưởng mới đều gặp những vấn đề tương tự, nên cũng thấy bình thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

quang_tam3 viết:

và tôi thiết nghĩ nếu anh đã có phương pháp hay như thế, vậy thì nhờ anh khai thị giúp luôn cách làm chủ ham muốn hiệu quả nhất, và đơn giản như anh giới thiệu.

quang_tam3 thân mến, tôi chẳng phải là người vĩ đại đến mức có thể trong một thời gian ngắn có thề xây dựng trọn vẹn một học thuyết dẫn đường tầm cỡ ấy. Tôi chỉ là người có tâm, khi thấy sự thiếu hiệu quả trong diệt khổ của Đạo Phật mà suy nghĩ, đề xuất ý tưởng đó thôi. Còn cái công việc khổng lồ kia phải là việc của tất cả chúng sing đồng chí hướng. Như tôi đã viết:

Tất cả các phương thức tu tập, không phân biệt trường phái tôn giáo hay học thuyết nào, nếu phục vụ được cho hết khổ (nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y =Z >= 0) tôi đều thấy hữu ích cho phương pháp diệt Khổ của tôi

Đó là một định hướng rõ ràng.

Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến của mình trong mọi lĩnh vực từ tín ngưỡng, khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, nhưng phải xét trong bối cảnh hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người.

Những tri kiến về tự nhiên, xã hội, tâm linh, tôn giáo đã được xây dựng từ bình minh xã hội loài người vô cùng phong phú. Ta chỉ cần chắt lọc, vận dụng sao cho phù hợp với mình và phương pháp diệt khổ trên là đủ.

Cách diệt Khổ mà tôi đề nghị là như thế đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc có những lời khẳng định rất khó thâm nhập: "khư khư giữ lấy giáo điều" trong khi chính anh cũng nói rằng anh không ra khỏi lề lối Phật giáo.

Anh nói anh chỉ muốn chỉ cho nhân loại 1 cách diệt khổ cá nhân bằng cách vận dụng tri kiến của mình... v.v... và v.v...

thieukim tôi lại chỉ thấy một điều là anh nên xem lại thế nào, có phải người nào cũng "kiến" được tình trạng hiện thời của mình đâu mà "diệt" ?

một đại gia hay một lãnh đạo ăn hối lộ đang ngồi trên đống tiền có biết thế nào là khổ hay không?

khi vào tù ngồi cũng chỉ thấy khổ tí ti vì không phải ở nhà!

sự thông minh của người đó chỉ giới hạn ở chỗ làm sao cho ra tù nhanh nhanh với mọi điều kiện!

một em bé bán vé số suốt ngày ngoài đường chỉ biết cái bụng đói và kêu "con khổ quá"!

nó làm gì vận dụng được "tri kiến" để điều tiết "ham muốn ăn cho no"?

Đâu phải ai cũng biết thế nào là KHỔ?

Tôi nghĩ anh nên xem lại KHỔ ĐẾ trước khi giảng bài cho thiên hạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vo Truoc không chuyên tu cho nên không có kinh nghiệm tu chứng, không đức tu chứng thì chẳng thể hướng dẫn cho người khác được, anh chỉ có Lý mà không có Sự. Kinh và Luận hay Ngữ Lục đều là của Phật và Tổ tu chứng rồi mới nói ra lời, Lý Sự không hai.

Trường hợp của anh Vo Truoc nếu có phát minh thì nên tìm đến các Cao Tăng để được ấn chứng hay thọ ký, sau đó mới phổ biến cũng chưa muộn. Nay tuy mới phát minh, nhưng không có đức thực chứng ngay nơi anh thì chẳng ai coi trọng cái phát minh đó. Chưa đâu vào đâu thế mà anh đã buông lời nói rằng phương pháp của Phật Giáo là kém hiệu quả thế nọ thế kia, người có tâm chẳng làm như thế, chẳng nói như thế. Nói như thế là vì cái tôi muốn đưa ra phát minh của mình, nếu muốn đưa ra phát minh thì anh không cần phải nói phương pháp của Phật Giáo hay dở ra sao. Anh thử lìa cái thấy hay dở đó rồi đem phương pháp của anh ra như vậy xem.

Khi cần cho phương pháp của anh thì anh nói Phật Giáo là hay, cũng thế, khi cần cho phương pháp của anh thì anh cũng nói được là phương pháp của Phật Giáo không hiệu quả. Rốt cục thì cái mà anh gọi là phương pháp ấy chẳng phải là phương pháp mà chỉ là công thức do anh tự đặt ra.

Đúng cái vấn đề cốt lõi của Phật Giáo thì anh Vo Truoc đã chặt gốc nó rồi, nếu ai đưa cái gốc ấy ra nhắc lại thì anh Vo Truoc cho đó là cố chấp, bảo thủ rồi tức giận đổ luôn cho họ là mê muội. Bỏ gốc theo ngọn là mê hay nắm chắc lấy cái gốc rồi tự sinh trí huệ là mê đây ?

Rõ ràng là như vậy, anh Vo Truoc, trong sự luận bàn thì đến thời điểm này ai nhắc đến cái Giác thì anh cho đó mà Mê, xin nói trước là Rubi không xuyên tạc đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc có những lời khẳng định rất khó thâm nhập: "khư khư giữ lấy giáo điều" trong khi chính anh cũng nói rằng anh không ra khỏi lề lối Phật giáo

Tôi chẳng bao giờ nói tôi không ra khỏi lề lối Đạo Phật. Tôi cũng chẳng bao giờ nói tôi chê bai Đạo Phật. Ý tưởng của tôi là làm cho cho mục tiêu Diệt khổ hiệu quả hơn mà thôi, bất cứ cách nào đạt được mục tiêu này một cách hiệu quả là đều được, là bổ xung hoàn thiện hơn cho Đạo Phật nếu các đệ tử của Đạo Phật biết khai thác nó. Theo được ý tưởng đó cũng chẳng hề đơn giản, không phải ai cũng làm và làm ngay được. Nó chỉ hiệu quả hơn chứ cũng không phải tức thì. Không khư khư giáo điều đâu phải phủ nhận sạch trơn mà phải gạn lọc lấy phần tinh túy, hoàn thiện những phần còn hạn chế. Tôi cũng chẳng chỉ giáo cho ai, tôi chỉ phát biểu tri kiến của mình với tấm lòng trong sạch, ai thấy được phần nào có thễ giúp họ diệt khổ hiệu quả hơn thì dùng. Ai không thấy cũng là do nhân duyên của họ.

Cách diệt khổ của tôi cũng chẳng giới hạn trong các tri kiến Phật giáo, mà mở rộng cho mọi tri kiến khác miễn là diệt khổ:

Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến của mình trong mọi lĩnh vực từ tín ngưỡng, khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, nhưng phải xét trong bối cảnh hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người.

Khi trao đổi mà câu chấp ngôn từ, cố tình bẻ cong ý kiến người khác, không lĩnh hội bản chất vấn đề, mê muội, chấp kiến nặng nề thì khó có thể tới kết quả tích cực. Buổi sơ khai, chính Đạo Phật cũng vấp phải vấn đề tương tự. Thế mà, một người vĩ đại như Đức Phật, cùng cả tăng đoàn tài giỏi cũng phải tốn bao nhiêu thời gian công sức mới hoành dương được Phật pháp, thì làm sao tôi có thể thành công ngay được khi triển khai ý tưởng của mình. Nếu chúng sinh mê lầm chấp kiến, không chấp nhận được phương pháp của tôi thì cũng là tội nghiệp, nhân duyên của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chúng sinh mê lầm chấp kiến, không chấp nhận được phương pháp của tôi thì cũng là tội nghiệp, nhân duyên của họ.

Tới đây thì quả là tội nghiệp cho anh!

Nhưng cũng chúc anh thành công trên con đường mà anh đang tìm, âu cũng là nhân duyên của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tới đây thì quả là tội nghiệp cho anh!

Những người tiên phong thường được những kẻ mê muội "thương" như thế đó!

Nhưng nếu không có họ thì Đức Phật sẽ lại làm Hoàng Đế, sẽ chẳng có Phật giáo cao thâm để cho đến nay chúng ta đàm luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những người tiên phong thường được những kẻ mê muội "thương" như thế đó!

Nhưng nếu không có họ thì Đức Phật sẽ lại làm Hoàng Đế, sẽ chẳng có Phật giáo cao thâm để cho đến nay chúng ta đàm luận.

Có thể không cần trích dẫn lời của anh Vo Truoc thì vẫn có thể nói về tình trạng học Phật của người phàm mà điển hình như anh Vo Truoc đây.

Thứ nhất là anh Vo Truoc tâm phục Đức Phật và Đạo Phật

Thứ hai anh Vo Truoc có hiểu về Tánh Giác hay là ngộ ở mức giải ngộ

Thứ ba anh Vo Truoc có sự giải ngộ nhưng chưa chứng ngộ

Thứ tư anh Vo Truoc không thể chứng ngộ vì tuy giải ngộ nhưng anh vẫn còn nghi rằng sức anh không thể làm được việc chứng ngộ

Thứ năm anh Vo Truoc kinh hoàng khi nghe đến phương pháp rốt ráo là ngay lý tức là sự, tức là ngay khi người chịu nhận lại Tánh Giác thì Tánh Giác là Chân Không, Ý Thức vô ngã trở lại với cái diệu hữu của Chân Không. Chỉ khi Ý Thức trở về với vị trí của nó là Diệu Hữu thì tự nhiên Ý Thức sẽ là Vô Trước.

Thứ sáu với sự kinh hoàng ấy của anh Vo Truoc thì ngay cả khi có được phước báo ăn đủ, ngủ đủ, mặc đủ thì anh Vo Truoc cũng không dám buông mọi thứ để Ý Thức nhập vào Diệu Hữu để Chân Như Phật Tánh hiện hữu như nó là nó, như thường, như vậy và như như.

Thứ bảy anh Vo Truoc từ bụng ta suy ra bụng người, tức là tự mình kinh hoàng nên nghĩ rằng người cũng kinh hoàng, người và mình đều kinh hoàng cho nên không dám nói đến chân lý, không dám sống bằng sức sống của chân lý cho dù biết rằng là mê hay giác thì chân lý không bao giờ xa cách mỗi mỗi một mảy lông hồng.

Thứ tám anh Vo Truoc đã quay lưng với chân lý khi khởi xướng một phương pháp diệt khổ mới. Trong phương pháp diệt khổ của anh Vo Truoc nhằm tìm cách chạy vòng quanh chân lý để nghĩ rằng như thế sẽ bớt khổ và có thể hy vọng vô tình hành giả theo cách đó tự nhiên chứng ngộ chân lý.

Thứ chín anh Vo Truoc không biết rằng tu hành năm bảy chục kiếp mà không chịu ngộ khi được khai ngộ thì cũng thành ngoại đạo.

Chính vì những hình ảnh đó của anh Vo Truoc là thực tế để nhấn mạnh một điều ngược lại rằng, ngoài cái đức của sự chứng ngộ thì cái đức giải ngộ và thật sống với thực tại con người thật cũng đáng làm thầy trời người.

Đây là con đường trực khai, trực ngộ, trực nhận, trực nhập Tâm Phật, học giả kinh hoàng cũng là lẽ bất thường lôgic. Thiền là Tâm Phật, Kinh là lời Phật. Ai sống bằng sức sống của Tự Tánh Thanh Tinh Thiền thì lời mở bày của họ cũng được coi là Kinh. Vậy anh Vo Truoc bám vào đâu để nói chẳng hạn ngay trường hợp Rubi là cố chấp, bảo thủ, mê muội. Chân lý anh không dám nói nhưng những lời ngược với chân lý thì anh lại nói quá tự tại một cách độc tài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì mê lầm chấp kiến nên Rubi không thể nào đi vào bàn luận bản chất của vấn đề tôi đặt ra, cứ lan man, vu khoát đâu đâu!

Chúng ta đang bàn luận về phương pháp diệt Khổ cho quảng đại chúng sinh, những người phàm (như cách dùng từ của Rubi) còn đang ngập chìm trong bể khổ, sao cho hiệu quả nhất, tức là cho những người còn chưa giác ngộ, chưa chứng quả, chứ tôi không bàn đến diệt khổ cho những bậc đã chứng ngộ, đối với họ, việc ấy không cần thiết. Còn đối với cá nhân tôi thì diệt khổ cho bản thân cũng không còn là vấn đề mà tôi quan tâm nữa.

Chúng sinh, người phàm đang ngụp lặn trong bể khổ vô bờ, khốc liệt, tăm tối, cơ hồ sắp chết đuối trong đó. Người ta đang cần, trước mắt, được tới nơi tương đối khô ráo, sáng sủa là đã tốt lắm rồi, còn Rubi cứ thao thao bất tuyệt về những nơi nguy nga tráng lệ, nệm ấm chăn êm vạn kiếp nữa cũng chưa chắc tới được, mà không thấy mình lạc lõng vô duyên hay sao?

Cái nơi sung sướng ấy có thể là có, nhưng bây giờ phải lo không bị chết chìm cái đã, rồi từ từ đến nơi ấy sau. Cái logic sơ đẳng đó, trẻ con cũng thấy. Vậy cớ sao, một người như Rubi không nhận ra?

Đó không phải do Rubi kém cỏi, mà vì Rubi đang bị giam cầm trong nhà tù mê lầm, không phải xây bằng đá, tối tăm âm u, mà được xây bằng kinh sách thật đẹp đẽ, hào nhoáng, nguy nga tráng lệ. Nhưng dù có đẹp đẽ hào nhoáng bao nhiêu cũng vẫn là nhà tù, nơi dùng để giam cầm.

Giải thoát cho những tù nhân trong nhà tù đá âm u còn dễ hơn nhiều so với cho tù nhân trong ngôi nhà tù nguy nga tráng lệ vì một đằng thấy đó là khổ, còn một đằng thấy đó là không khổ, thậm chí họ cón chống cự quyết liệt khi có người tới giải thoát cho họ.

Rubi viết:

Chân lý anh không dám nói nhưng những lời ngược với chân lý thì anh lại nói quá tự tại một cách độc tài

Tôi không bàn đến Chân lý, Giải thoát, Chứng ngộ … là vì, để cứu chúng sinh (người Phàm – Rubi viết) đang nguy cấp trong bể khổ mênh mông thì tôi cho rằng, nói đến cái vu khoát ấy trong lúc này không hiệu quả, nên nói những cái thiết thực, hiệu quả hơn, cụ thể là phương pháp diệt khổ như tôi đề nghị, chứ đâu phải vì tôi không ngộ như Rubi. Không ngộ như thế mới thật là ngộ đấy Rubi ạ.

Tôi chỉ phát biểu, kiến giải, nhận xét của mình, đâu có ép ai phải theo ý tưởng của mình mà Rubi bảo là độc tài. Còn Rubi gán cho tôi bao nhiêu điều tôi không hề nói, không hề nghĩ, mà tôi đã phải đính chính trong các bài trước (nào là chê bai Đạo Phật, nào là tà kiến, nào là cho Phật là sai, nào là …), trong khi Rubi chưa phải đính chính lần nào về việc tôi có thể hiểu không đúng ý Rubi muốn nói, như thế không phải là độc tài ư? Rubi nói như thế, Đạo Phật gọi là vọng ngữ đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

vothuong rất nễ phục, tôn trọng anh Vo Truoc vì đã có những suy nghĩ với mục đích cao cả là cống hiến cho đạo. vothuong cũng nễ phục Rubi về những kiến thức, những phản ảnh của anh trước anh Vo Truoc.

vothuong rất thường xuyên vào đây để xem những bình luận của hai anh và vothuong có nhận định như thế này:

anh Vo Truoc nói:

Tất cả các phương thức tu tập, không phân biệt trường phái tôn giáo hay học thuyết nào, nếu phục vụ được cho hết khổ (nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y =Z >= 0) tôi đều thấy hữu ích cho phương pháp diệt Khổ của tôi

vậy để nâng cao năng lực X chính là lo chuyên tâm học Tu của đạo Phật. điều tiết ham muốn Y chính là loại bỏ tham, sân, si, vậy phương pháp của anh có khác gì so với những điều mà Đức Phật đã chỉ dạy? thử hỏi anh Vô Trước đạo Phật hơn 2500 năm với sự thuyết pháp, chỉ dẫn của Đức Thế Tôn với những điều chỉ dẫn uyên thâm, từ tâm ý đến thực tế (vothuong nghĩ rằng anh biết, vì vothuong thấy rằng anh cũng rất am hiểu về Phật Đạo) mà chúng sinh vẫn còn vạn vạn điều khổ, thì với một câu X-Y=Z>=0 thì có giúp người ta thoát khổ?

Anh Vo Truoc thân mến, cho đến ngày hôm nay nếu nhìn nhận cái khổ của nhân gian thì muôn hình muôn vẽ, mỗi người có một cái khổ khác nhau, hầu hết đều không có người thoát khổ, những người thoát được khổ chính là những bật chân tu, ngộ đạo. những con người trên thế gian ngoài những vị này anh nhìn thử xem có ai không khổ, người giàu nhất thế giới cũng khỗ, người nghèo nhất thế giới cũng khổ ... mỗi người có mỗi nỗi khổ khác nhau, nhưng chung quy vẫn khổ. ngoài ra nếu nhìn thì còn muôn hình muôn vẽ của điều khổ, tranh giành hơn thua ở cỏi vô thường này là khổ, đọa đày luân hồi là khổ, thân mang kiếp súc sinh là khổ .... Trước khi Đức Thế Tôn ra đời con người đã có muôn vàn điều khổ, sau khi Đức Thế Tôn ra đời và truyền pháp diệt khổ thì con người vẫn có muôn vàn điều khổ, vì khổ là do con người tự tạo, muốn diệt nó, thoát nó thì tự thân con người phải tìm nó bắt được nó thì mới diệt, thoát được nó, Đức Phật chỉ truyền lại những phương pháp, những kiến thức của Ngài cho chúng sinh, chúng sinh phải hiểu được những gì Ngài dạy và tự thân tu học để diệt khổ. Tuy nhiên, chúng sinh vẫn chưa thoát khỏi tham, sân, si (Y) vì đam mê, tham vọng với những cái sướng hiện tại mà gây ra cho mình muôn hình muôn vẽ của những thống khổ, cho nên anh nói đến ngày nay nỗi khổ của chúng sinh vẫn đắm chìm trong bể khổ mênh mông.

vothuong rất mến trọng anh vì anh đã có những suy nghĩ mong đem lại nhiều lợi ích cho chúng sinh, cho đạo. tuy nhiên mong rằng anh sẽ suy nghĩ nhiều hơn nữa đễ có một phương pháp, một hướng đi chính chắn, rõ ràng.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thôi, Rubi không nói thêm nữa.

Tuy cuộc trao đổi không dẫn tới kết quả tích cực, nhưng dù sao cũng cám ơn Rubi vì thái độ tranh luận và tạo cho tôi cơ hội được trình bày rõ hơn ý tưởng của mình, đồng thời thêm được không ít bổ ích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô thường viết:

vậy để nâng cao năng lực X chính là lo chuyên tâm học Tu của đạo Phật. điều tiết ham muốn Y chính là loại bỏ tham, sân, si, vậy phương pháp của anh có khác gì so với những điều mà Đức Phật đã chỉ dạy?

Như tôi đã trình bày trong các bài viết trước, phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị hoàn toàn không mâu thuẫn với Đạo Phật, do đó, những thành tựu của Phật giáo trong lĩnh vực diệt khổ hoàn toàn có thể được áp dụng hiệu quả trong phương pháp này.

Việc nâng cao năng lực X bằng tu tập, điều tiết ham muốn Y bằng cách loại bỏ tham, sân, si như Đức Phật chỉ dạy hoàn toàn thích hợp với phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị.

Tuy nhiên, phương pháp của tôi và Phật giáo trong diệt khổ có một số khác biệt, mà bản chất sự khác biệt đó là ở chỗ (mà tôi cũng đã trình bày), mọi tu tập của hành giả Phật giáo luôn nhắm tới diệt trừ tham, sân, si, hay Y = 0, còn phương pháp của tôi thì chỉ cần Y <= X là đủ. Đương nhiên, khi tu tập theo phương pháp của Đạo phật mà đạt được Y = 0 thì cũng đồng thời thỏa mãn mục tiêu của tôi là Y < X và khổ cũng hết. Tuy nhiên, phương pháp đó quá khó khăn, chẳng mấy người làm được. Nhưng nếu mục tiêu Y = 0 được điều chỉnh thành Y <= X thì có nhiều người làm được, và khi đó họ cũng hết khổ và hạnh phúc.

Ví dụ như đối với chữ tham, Đạo phật đòi hỏi hành giả phải triệt tiêu nó. Hành giả là những người bình thường, dù có nhận thức được cái mầu nhiệm của diệt chữ tham, nhưng họ cũng không thể diệt hết tham được. Lực bất tòng tâm, họ vẫn khổ khi không làm được điều này, khi thấy mình vẫn còn tham, mặc dù có thể, lòng tham của họ so với người khác đã bớt đi nhiều. Nhưng trong phương pháp của tôi, họ không cần phải triệt tiêu chữ tham mới khỏi khổ. Họ chỉ cần tu tập sao cho chữ tham ấy nhỏ hơn năng lực của họ là đủ, hoặc họ chỉ cần rèn luyện sao cho năng lực của họ đáp ứng được chữ tham đó một cách lâu dài. Được như vậy, họ cũng sẽ hết khổ và hạnh phúc.

Tôi chỉ lưu ý rằng, cái cách diệt khổ đó phải sao cho không gây nên khổ cho kẻ khác thì mới lâu dài, nếu không, cái khổ của kẻ khác đó sẽ tác hại đến năng lực (X) của hành giả trong tương lai, phá vỡ cái cân bằng diệt khổ Y <= X đó và sự khổ của hành giả lại xuất hiện. Tức là, anh diệt khổ cho mình nhưng không được gây cái khổ cho người khác. Hơn nữa, khi diệt khổ cho mình anh cũng cần giúp người khác diệt khổ cho họ. Mặt khác, phải luôn luôn tu tập, trau dồi bản lĩnh, năng lực, đạo đức để giữ vững được cái cân bằng diệt khổ X – Y = Z <= 0, có thể thích ứng với mọi biến động sẽ sảy ra gây phương hại cho cái thế cân bằng ấy. Như vậy, cái năng lực (X) của anh mới bền vững, tránh được việc, cái khổ của người khác gây tồn hại cho năng lực của mình sau này.

Ví dụ thô thiển thế này: Khi anh làm ra nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình, để khỏi khổ về vật chất trong cuộc sống, thì cần đảm bảo rằng, đồng tiền đó được làm ra bằng chính năng lực của mình, anh không được chiếm đoạt, chèn ép, bóc lột kẻ khác, không tước đi cơ hội kiếm tiền của họ, phải luôn khiêm tốn, không chọc giận tự ái, khêu gợi lòng ham muốn đố kỵ của họ, thương yêu, giúp đỡ, an ủi họ khi họ khó khăn, … phải luôn trau dồi năng lực, tu dưỡng đạo đức, khả năng làm chủ ham muốn của mình ngày càng tốt hơn để đề phòng khi cái cân bằng diệt khổ Y <= X hiện tại của mình bị phá vỡ thì phải thiết lập và thích ứng ngay với sự cân bằng mới, … Được như vậy, cái hết khổ của anh mới bền vững, lâu dài, thì đó có khác gì được giải thoát khỏi khổ về mặt tiền bạc.

Tóm lại, qua những ví dụ thô thiển cho dể hiểu đó, chắc Vô thường cũng hình dung phần nào phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Nó tuy không huyền bí thâm sâu, rốt ráo như Phật giáo nhưng đưa đến cùng một kết quả là diệt khổ, đạt được hạnh phúc và quan trọng là hiệu quả hơn do nhiều người (nhưng không phải là tất cả) có thể làm được. Đó là những bước đi thực tế trên con đường xa thẳm tiến tới giải thoát cuối cùng. Rõ ràng những phương thức tu tập của Phật giáo sẽ rất hữu ích cho phương pháp diệt khổ này, tuy rằng không hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là khả năng chế ngự ham muốn (Y). Một hành giả Phật giáo, tuy chưa thành tựu chứng quả diệt khổ, nhưng sau bao năm tu hành cho Y về 0 mà vẫn chưa được, thì với công lực cố điều tiết Y về 0 ấy, chỉ còn phải điều tiết cho Y nhỏ hơn X thì thật dễ dàng. Như vậy, hành giả đó chưa thể thoát khổ bằng phương pháp Phật giáo, nhưng dễ dàng thoát khổ bằng phương pháp mà tôi đề nghị.

Để dễ hình dung, tôi xin trích lại sự so sánh mà tôi đã viết trong các bài trước như sau:

Một ngày kia có người hỏi bạn: Có bao nhiêu hạt cát trong đống cát bạn vừa xe về chuẩn bị xây nhà. Để trả lời câu hỏi đó bạn có hai phương pháp:

- Phương pháp 1: Bạn ngồi đếm từng hạt cát cho đến khi hết đống cát. Rõ ràng phựơng pháp này chắc chắn thàng công và bạn có thể đưa ra kết quả chính xác nhất về số lượng hạt cát trong đống cát đó.

- Phương pháp 2: Bạn lấy 1cm3 cát và ngồi đếm số hạt cát trong 1cm3 đó. Sau đó bạn tính xem thể tích đống cát đó là bao nhiêu cm3 rồi nhân với số hạt cát bạn vừa đếm được thì ra số hạt cát trong đống cát.

Rõ ràng phương pháp 2 cho kết quả chỉ là gần đúng, không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng khả thi hơn. Phương pháp 1 chắc chắn được và cho kết quả chính xác tuyệt đối nhưng không khả thi và hầu như chẳng ai làm được.

Nếu Diệt khổ cũng khó khăn như việc xác định số hạt cát trong đống cát thì Đạo Phật đã đề nghị với bạn phương pháp 1 còn người viết đề nghị với bạn phương pháp 2.

Một điểm khác biệt nữa với Phật giáo là: Mọi thành quả văn minh của con người đều có thể hữu ích trong phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị:

Tất cả các phương thức tu tập, không phân biệt trường phái tôn giáo hay học thuyết nào, nếu phục vụ được cho hết khổ (nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y =Z >= 0) tôi đều thấy hữu ích cho phương pháp diệt Khổ của tôi

Trong xã hội, không chỉ có Phật giáo mới quan tâm tới khổ não của con người. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, Đạo Cao đài, Đạo Hòa Hảo, … cho tới rất nhiều các học thuyết xã hội khác đều có chung mục tiêu này với những phương pháp và chủ trương khác nhau và mỗi cái đều có cái hay riêng cùa nó. Phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị mở ra khả năng tận dụng được cái hay của tất cả những lý thuyết đó trong vấn đề diệt khổ.

Vô thường viết:

Thử hỏi anh Vô Trước đạo Phật hơn 2500 năm với sự thuyết pháp, chỉ dẫn của Đức Thế Tôn với những điều chỉ dẫn uyên thâm, từ tâm ý đến thực tế (vothuong nghĩ rằng anh biết, vì vothuong thấy rằng anh cũng rất am hiểu về Phật Đạo) mà chúng sinh vẫn còn vạn vạn điều khổ, thì với một câu X-Y=Z>=0 thì có giúp người ta thoát khổ?

Công thức X – Y >= 0 cũng như như hai từ “GIẢI THOÁT”, tuy viết thì đơn giản nhưng hàm chứa và thực hiện rất vô cùng.

Vô thường viết:

Anh Vo Truoc thân mến, cho đến ngày hôm nay nếu nhìn nhận cái khổ của nhân gian thì muôn hình muôn vẽ, mỗi người có một cái khổ khác nhau, hầu hết đều không có người thoát khổ, những người thoát được khổ chính là những bật chân tu, ngộ đạo. những con người trên thế gian ngoài những vị này anh nhìn thử xem có ai không khổ, người giàu nhất thế giới cũng khỗ, người nghèo nhất thế giới cũng khổ ... mỗi người có mỗi nỗi khổ khác nhau, nhưng chung quy vẫn khổ. ngoài ra nếu nhìn thì còn muôn hình muôn vẽ của điều khổ, tranh giành hơn thua ở cỏi vô thường này là khổ, đọa đày luân hồi là khổ, thân mang kiếp súc sinh là khổ

Tuy muôn hình muôn vẻ như vậy, nhưng tất cả các nỗi khổ đều có chung một công thức mà tôi đã viết:

X – Y = Z < 0

cũng như Đức Phật dạy rằng chúng có chung một nguyên nhân là Vô minh vậy.

Vì nhận định như thế, Đức Phật dạy chúng sinh phải quét sạch Vô minh dẫn đến hết khổ, giải thoát. Lời dạy đó tuy đúng, nhưng thật là quá khó khăn đối với hầu hết quảng đại chúng sinh và do đó thiếu hiệu quả.

Cũng bởi nhận định của mình, tôi chỉ đề nghị điều tiết sao cho Z >= 0 là đủ. Điều đó dễ dàng hơn nhiều, có thể thực hiện được so với quét sạch Vô minh đối với một số không ít trong quảng đại chúng sinh và do đó hiệu quả hơn.

Vô thường viết:

.... Trước khi Đức Thế Tôn ra đời con người đã có muôn vàn điều khổ, sau khi Đức Thế Tôn ra đời và truyền pháp diệt khổ thì con người vẫn có muôn vàn điều khổ, vì khổ là do con người tự tạo, muốn diệt nó, thoát nó thì tự thân con người phải tìm nó bắt được nó thì mới diệt, thoát được nó, Đức Phật chỉ truyền lại những phương pháp, những kiến thức của Ngài cho chúng sinh, chúng sinh phải hiểu được những gì Ngài dạy và tự thân tu học để diệt khổ.

Đây là điều đúng đắn. Tôi cũng chỉ phân tích, đề xuất một phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn mà thôi, còn tự thân mỗi con người phải tự thực hành diệt khổ.

Phương pháp của Đức Phật truyền cho chúng sinh tuy đúng nhưng khó quá, chúng sinh triệu người không chắc một người làm được, thật là không hiệu quả, cùng lắm là làm cái khổ vơi đi chút ít, không đủ bù lại tốc độ phát triển kinh hoàng của nó. Phương pháp của tôi cũng đạt mục tiêu diệt khổ nhưng dễ hực hiện hơn nhiều. Hy vọng rằng, tương lai, tốc độ diệt khổ của nó lớn hơn thốc độ phát triển của cái khổ.

Vô Thường viết:

Tuy nhiên, chúng sinh vẫn chưa thoát khỏi tham, sân, si (Y) vì đam mê, tham vọng với những cái sướng hiện tại mà gây ra cho mình muôn hình muôn vẽ của những thống khổ, cho nên anh nói đến ngày nay nỗi khổ của chúng sinh vẫn đắm chìm trong bể khổ mênh mông

Vì thế, tôi mới suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân, tại sao Đức Phật đã tự mình thực hành rồi truyền dạy lại cho chúng sinh Đạo nhiệm màu diệt khổ, mà hơn 2500 năm đằng đẵng qua đi, bể khổ vẫn mênh mông và có phần sâu thẳm, khốc liệt hơn?

Sau nhiều nghiên cứu, suy nghĩ, phân tích, tham khảo nhiều học thuyết, đặc biệt trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt nam mình, câu trả lời của tôi là ở tính thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ mà Phật tổ truyền dạy. Phương pháp này chỉ thích hợp với một số rất ít những cá nhân rất xuất sắc, còn quá xa vời đối với quảng đại chúng sinh. Do đó, tôi đề xuất phương pháp diệt khổ bằng công thức X – Y = Z => 0 với những luận điểm chính là:

* Diệt khổ cho cá nhân:

Khổ là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó.

Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống mỗi chúng ta cần:

- Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (X) của mình về mọi mặt bằng con đường tu tập, phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, …

- Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau.

Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến phù hợp của mình trong mọi lĩnh vực, từ tín ngưỡng, khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, nhưng phải xét trong bối cảnh hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người.

* Diệt khổ cho toàn xã hội

Vấn đề này, tôi đã xây dựng được một học thuyết hoàn chỉnh, nhưng xin trình bày vào một dịp khác vì chưa thích hợp.

Chỉ khi nào hai lĩnh vực diệt khổ này đi vào cuộc sống thì, theo cá nhân tôi, bể khổ vô bờ mà chúng sinh đang ngàn đời ngụp lặn, rên xiết trong đó mới cạn dần dần và từ từ mất hẳn (hay ít nhất, cũng gần như mất hẳn).

Khi tôi gõ những dòng này cũng tự hỏi, phải chăng mình đang hoang tưởng ? Không phải! Vì tôi thấy tâm mình hoàn toàn trong sạch, không một chút tư ý, thấy sao thì nói vậy. Nếu thấy thế mà không dám nói thế thì mới thật là bị Vô minh che lấp.

Tôi cũng hiểu, thật vô cùng khó khăn để những ý tưởng còn đang thời kỳ mầm mống này phát triền thành rừng cây xanh tốt. Nhưng cái gì cũng phải có thời kỳ bắt đầu của nó. Đó là điều tất yếu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh Vo Truoc thân mến

Bài viết của anh rất hay, đã cho vothuong hiểu về hàm ý của anh trong việc đưa ra phương pháp diệt khổ trong thời điểm hiện nay, vothuong sẽ đọc kỹ hơn để hiểu rõ hơn những gì mà ý anh muốn truyền tải và sẽ có những câu hỏi tham biện cùng anh trong thời gian tới vì mục đích phát triển. vothuong mong rằng anh sẽ tiếp tục đào sâu hơn nữa để hoàn thiện biện pháp này, nếu anh có thể tạo ra một bước đệm cho thuyết diệt khổ nhằm mục tiêu đi đến diệt khổ "hoàn mỹ" của Đức Phật thì còn gì bằng. Phật pháp vô biên để hiểu được thì không phải dễ phải không anh Vo Truoc, nhiều khi cái hiểu đó chính là cái không, có lúc cái ngu ngơ không hiểu lại là cái có.

trong lúc vothuong xem lại bài viết của anh, anh giúp vothuong hiểu thêm việc này tí. vothuong có xem một bài viết đại ý nói là có một tiểu quỷ hỏi Mạnh Bà trong lúc Mạnh Bà đang nấu canh Lãng Quên là: tại sao Mạnh Bà lại nấu món canh này và cho các tiểu quỷ ăn trước khi đầu thay? thì Mạnh Bà mới trả lời rằng: Để ký ức của hồn đó không bao giờ được nối tiếp. Để mỗi kiếp nó đều có muôn vàn những nuối tiếc, cứ thế đến ngày nó mệt mỏi chán ghét những đau đớn dằn vặt, nó từ bỏ không luân hồi nữa, nó sẽ một lòng theo đại đạo. có thể câu này không đúng, nhưng cũng là một câu mà vothuong thấy rằng đáng phải suy nghĩ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô Thường viết:

trong lúc vothuong xem lại bài viết của anh, anh giúp vothuong hiểu thêm việc này tí. vothuong có xem một bài viết đại ý nói là có một tiểu quỷ hỏi Mạnh Bà trong lúc Mạnh Bà đang nấu canh Lãng Quên là: tại sao Mạnh Bà lại nấu món canh này và cho các tiểu quỷ ăn trước khi đầu thay? thì Mạnh Bà mới trả lời rằng: Để ký ức của hồn đó không bao giờ được nối tiếp. Để mỗi kiếp nó đều có muôn vàn những nuối tiếc, cứ thế đến ngày nó mệt mỏi chán ghét những đau đớn dằn vặt, nó từ bỏ không luân hồi nữa, nó sẽ một lòng theo đại đạo. có thể câu này không đúng, nhưng cũng là một câu mà vothuong thấy rằng đáng phải suy nghĩ.

Cái vụ này tôi không sở trường. Vô thường nên hỏi Rubi, chắc có nhiều ý kiến hay hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Vo Truoc và anh Rubi! Tôi có đọc qua thảo luận của hai anh nên xin được trao đổi đôi dòng.

Trích dẫn từ anh Vô Trước:

1) Trong các học thuyết mà con người có thể nghĩ ra được, theo tôi, Đạo Phật là một học thuyết tuyệt vời nhất còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Về cái hay của Đạo Phật về bất cứ phương diện nào cũng mênh mông như bể, sâu sắc vô cùng, khó mà hiểu hết chứ đừng nói là có thể phân tích hết ra được. - Vo Truoc

2) Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng hơn mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

3) Ý tưởng của tôi là làm cho cho mục tiêu Diệt khổ hiệu quả hơn mà thôi, bất cứ cách nào đạt được mục tiêu này một cách hiệu quả là đều được, là bổ xung hoàn thiện hơn cho Đạo Phật nếu các đệ tử của Đạo Phật biết khai thác nó. Theo được ý tưởng đó cũng chẳng hề đơn giản, không phải ai cũng làm và làm ngay được.- Vo Truoc

4) Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. - Vo Truoc

Trích dẫn từ anh Rubi:

1) Cho nên Phật Giáo bắt buộc phải là hành giả chứ không thể là học giả. – Rubi

2) Ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm

Trao đổi của Batin:

- Tôi ko cho rằng đạo Phật là một học thuyết, lại càng ko cho rằng đạo Phật là tôn giáo, nhất là tôn giáo hiểu theo kiểu phương Tây diễn theo nghĩa từ “religion” mà ra. Chính vì hiểu đạo Phật là 1 học thuyết nên anh Vo Truoc đã tốn nhiều công sức để “luận giải” những hạn chế của “học thuyết” này. Và, thật đáng ngạc nhiên khi anh Rubi, mà tôi xin đoán là 1 Phật tử, lại cũng tốn nhiều công sức ko kém trong việc tranh luận với anh Vo Truoc, khi chính anh viết “Cho nên Phật Giáo bắt buộc phải là hành giả chứ không thể là học giả.”

- Với tôi, đạo Phật ko phải là tôn giáo hiểu theo chữ “religion” mà phương Tây gán ghép cho dù là Einstein đi nữa (tham khảo khái niệm “religion” tại đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Religion). Cho nên dù chuyện tên gọi ko cần quá mức chi li, tôi đề nghị nên gọi là Đạo Phật như người Việt mình quen gọi mà ko gọi là Phật Giáo. Chữ “giáo” dễ gây hiểu theo nghĩa “học thuyết” hay “tôn giáo”, trong khi chữ “đạo” nghĩa là “con đường”, vậy thôi!

- Tôi công nhận anh Vo Truoc đã đưa ra được 1 số hạn chế của đạo Phật, mà những hạn chế này ko phải chỉ mới có đây mà đã từ hàng nghìn năm trước, thậm chí có ngay từ khi Đức Phật còn giảng đạo như chuyện Devadatta. Tuy nhiên, tôi ko cho rằng đạo Phật ko hiệu quả như anh nói. Những gì mà đạo Phật LÀM được cho trái đất này mấy ngàn năm qua tôi nghĩ mọi người đều hiểu là tốt đẹp, như bản thân tôi cũng cảm thấy nếu ko trở lại “con đường” thì tôi sẽ trôi lăn về đâu? Mặt khác, nếu Vo Truoc có những cách LÀM nào giúp mọi người mọi loài bớt khổ hơn, an vui hơn (“khổ” hiểu theo nghĩa nào cũng được!) “học thuyết” của đạo Phật như anh nói, thì tôi cho rằng cả thế giới sẽ vui mừng chứ ko riêng gì anh Rubi hay tôi. Vì thế tôi ko cho cách anh Rubi gán ghép anh Vo Truoc là “tà kiến” (chữ dùng của Rubi) và những câu chữ tương tự là điều nên làm. Anh Rubi chắc chắn quá biết, chiếc bè là phương tiện đưa ta sang sông chứ ko phải là vật để ta mang theo suốt bên mình.

- Anh Vo Truoc cho rằng Diệt khổ là khó, tôi cũng nghĩ vậy nhất là nếu muốn diệt sạch diệt hết! Tuy nhiên, để bớt khổ thì ko quá khó mà tất cả mọi người nếu chịu ngẫm lại một chút đều có thể tự làm được mà chưa cần “nhờ” đến đạo Phật. Những phương pháp cơ bản như: bớt ăn thịt uống rượu, bớt vọng ngữ, bớt ngoại tình, thêm vị tha, thêm chia sẻ, thêm lòng thành… là những điều có lợi trước nhất cho thân tâm mỗi người và hoàn toàn dễ làm chứ chưa cần nhờ cửa Phật.

- Anh Vo Truoc cho là “Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. - Vo Truoc”. Tôi ko bình luận gì, chỉ nhắc lại đề anh lưu tâm, đạo Phật ko là học thuyết, mà như anh Rubi đã nói “Cho nên Phật Giáo bắt buộc phải là hành giả chứ không thể là học giả. – Rubi ”. Tuy vậy, nếu anh quan tâm đến “Luận”, anh có thể tham khảo thêm “tứ cú phân biệt” ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_Th%E1%BB%A5 Phần tôi xin được ko luận giải với anh, anh Rubi cũng như mọi người về bất cứ điều gì trong nhà Phật, vì như đã nói ở trên, với tôi đạo Phật ko là học thuyết hay tôn giáo.

- Để kết thúc, xin được chép tặng anh Vo Truoc, anh Rubi và mọi người 1 chuyện nhà Thiền lấy từ “Vô môn quan”:

“Một vị tăng hỏi hòa thượng Vân Môn: - Phật là gì? Vân Môn trả lời: - Cục phân khô. ”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào Batin!

Cứ tưởng topic này đã kết thúc, lại có bạn bàn thêm.

Trước hết, tôi rất thống nhất với Batin ở điểm, Đạo Phật không là tôn giáo, cũng chẳng là học thuyết hay triết học theo nghĩa được xã hội hiện nay công nhận. Có điều vẫn phải đề cập đến trong trao đổi nên danh xưng có nhiều chỗ bất cập. Có lẽ chính xác hơn thì gọi Đạo Phật là ... Đạo Phật! Điều này thì tôi đã quan niệm từ rất lâu, do đó, không có chuyện tôi bàn tới Đạo Phật với quan niệm đó là một học thuyết.

Nhận thức về hạn chế của Đạo Phật trong diệt khổ thì chẳng phải tôi là người đầu tiên, từ hàng ngàn năm nay đã có người nói đến. Phương pháp mà tôi đề cập cũng chẳng phải tôi là người thứ nhất phát minh ra . Các cụ nhà ta nói rất lâu rồi qua nhiều ca dao, tục ngữ. Nhưng vì cái uy danh quá lớn, cái Từ bi quá lớn của Đạo Phật nên những cái đó còn bị che lấp, chưa có hiệu quả cao. Chỉ vì tôi học cái tinh thần vô trước của chính Đạo Phật nên mới mạnh dạn tổng kết thành lý thuyết cho dễ phổ biến.

Batin xem lại, chưa bao giờ tôi nói Đạo Phật không hiệu quả, tôi chỉ nói kém hiệu quả hay hạn chế về mặt hiệu quả. Hai cái này khác nhau rất xa.

Tôi rất tán đồng với Batin ở đoạn này:

Anh Vo Truoc cho rằng Diệt khổ là khó, tôi cũng nghĩ vậy nhất là nếu muốn diệt sạch diệt hết! Tuy nhiên, để bớt khổ thì ko quá khó mà tất cả mọi người nếu chịu ngẫm lại một chút đều có thể tự làm được mà chưa cần “nhờ” đến đạo Phật. Những phương pháp cơ bản như: bớt ăn thịt uống rượu, bớt vọng ngữ, bớt ngoại tình, thêm vị tha, thêm chia sẻ, thêm lòng thành… là những điều có lợi trước nhất cho thân tâm mỗi người và hoàn toàn dễ làm chứ chưa cần nhờ cửa Phật.

Tuy nhiên, tôi đã khái quát hóa những phương pháp tản mạn đó thành lý thuyết để có thể thực hành một cách hiệu quả, tự giác hơn.

Anh Vo Truoc cho là “Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. - Vo Truoc”.

Đây chỉ là suy luận logic của cá nhân tôi và nó còn rất xa vời do học thuyết ADNH đã bị thất truyền. Việc phục hồi hoàn toàn nó còn quá ư xa xôi. Tuy nhiên, logic là như vậy.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay