Posted 20 Tháng 8, 2013 Biệt thự 1.600 tỷ bị phá hủy vì cháy Cập nhật lúc 14:30, 11/07/2013 (ĐVO) - Biệt thư Hotel Lambert - nơi lưu giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị, một phần quần thể di sản thế giới UNESCO dọc theo hai bờ sông Seine (Pháp) đã bị hư hại nặng sau trận hỏa hoạn ngày 10/7. Tòa nhà này đã được hoàng gia Qatar mua lại năm 2007 với giá 60 triệu euro, tương đương hơn 1600 tỷ đồng. Vào khoảng 1h30 ngày 10/7 một ngọn lửa bùng lên tại tòa biệt thự Hotel Lambert. Lửa “đã lan khá nhanh bởi tòa nhà trống rỗng và đang được tu sửa. Việc chữa cháy khá phức tạp do đây là một công trình khá mong manh” - Trung tá Pascal Le Testu của lực lượng cứu hỏa Paris khẳng định. Lính cứu hỏa phá trần nhà để vào chữa cháy Các chuyên gia di sản đã tới tòa biệt thự trong sáng 10/7 để kiểm tra tình hình. Tuy nhiên họ đã không thể vào trong vì lí do an toàn. Ông Le Testu cho biết thiệt hại có vẻ khá lớn. “Mái tòa nhà bị hỏng hoàn toàn và kết cấu đã suy yếu do cầu thang và trán tường ở khu trung tâm đã bị sập một phần”, vị sỹ quan xác nhận. Những tấm bích họa nổi tiếng trong tòa nhà do tác giả Charles Le Brun thực hiện trong “bộ sưu tập của Hercules” cũng “bị phá hủy nghiêm trọng bởi khói và nước”. Thị trưởng Paris Bertrand Delanoe cho biết, ông bị “sốc” và “rất buồn” vì vụ hỏa hoạn và cam kết thành phố sẽ theo dõi việc trùng tu các tác phẩm trong tòa nhà, mà theo ông miêu tả là “một phần đáng kể của di sản Paris”. Một số hình ảnh về biệt thự cổ Hotel Lambert. Được xây dựng từ những năm 1640 tại góc phía Đông của đảo Ile Saint-Louis, tòa nhà được thiết kế cho một nhà tài chính giàu có khi đó là Nicolas Lambert. Đây được xem như một trong những công trình kiến trúc xuất sắc nhất của Pháp giai đoạn giữa thế kỷ 17. Bên trong biệt thự có nhiều bức bích họa của danh họa Le Brun và nhiều bậc thầy hội họa khác tại thời điểm đó. Tòa nhà là một phần quần thể di sản thế giới UNESCO dọc theo hai bờ sông Seine. Các kế hoạch tu sửa tòa nhà trên quy mô lớn, bao gồm việc tạo dựng một bãi đậu xe và thang máy để di chuyển phương tiện của gia đình hoàng gia Qatar từng bị một tòa án tại Pháp bác bỏ sau khi có khiếu nại từ các nhà bảo tồn cũng như hàng xóm. Mãi đến tháng 1/2010, một thỏa thuận mới được ký kết giữa một hiệp hội di sản và chủ nhân tòa nhà Vậy nhưng vụ hỏa hoạn này khiến nhiều người lo ngại những phần có tính lịch sử của tòa nhà không bao giờ có thể được phục hồi. Theo DT Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2013 Thiên tai tăng nặng nửa cuối năm 2013.... ============================== Núi lửa phun trào mạnh ở Nhật Bản 20/08/2013 11:00 Ngày 19.8, cả thành phố Kagoshima, cực nam Nhật Bản, ngập trong làn bụi mịt mù sau khi núi lửa Sakurajima bất ngờ phún trào với cột tro bụi 5.000 m, cao nhất tại Nhật Bản kể từ năm 1955. Theo Đài NHK, lần phun xuất mới này cũng tạo ra dòng dung nham dài 1 km. Vụ phun trào ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của 600.000 cư dân tại Kagoshima. Tầm nhìn giảm mạnh dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông trong khi người dân phải tự bảo vệ với khẩu trang, khăn ướt và áo mưa. Hệ thống đường sắt của thành phố đã phải tạm ngừng hoạt động để các nhân viên dọn sạch tro bụi trên đường ray. Hiện chưa có những thông tin về thương vong hay thiệt hại và chính quyền cũng chưa ra lệnh sơ tán. Tuy nhiên, nhà chức trách khuyến cáo người dân phải cẩn thận khi ra đường và tránh tới gần khu vực núi lửa. Khói bụi bốc lên từ núi Sakurajima - Ảnh: Reuters Lê Loan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2013 LỜI TIÊN TRI 2013 Ai Cập vẫn kéo dài sự bất ổn.... *LỜI TIÊN TRI CHO ĐẤT NƯỚC AI CÂP: Sang năm, đất nước này sẽ trở lại ổn định bằng một cuộc bầu cử minh bạch, sòng phẳng. * Cảm nghĩ của tôi: Đất nước Ai Cập cần bảo vệ những gía trị của nền văn minh Kim Tự Tháp. Sau này, chính nền văn minh của nhân loại hiện đại sẽ tìm thấy ở đây một sự tiến hóa vượt trội của một nền văn minh đã chìm trong quá khứ. Những gía trị của nền văn minh này sẽ hỗ trợ rất lớn cho nền tảng tri thức của con người trong tương lai. Đây chính là một trong những mục đích xây dựng Kim Tự Tháp. ===========================Khủng hoảng Ai Cập: 5 câu hỏi lớnThứ Năm, 04/07/2013 - 18:25 Hai năm sau khi các cuộc biểu tình lớn đã đánh bật vị Tổng thống lâu năm Hosni Mubarak ra khỏi chiếc ghế quyền lực, nay Ai Cập lại trở lại đúng nơi bắt đầu với một kịch bản tương tự, vì sao như vậy? * Thật đáng tiếc! Tôi đã cảnh báo việc này. Nhưng tất cả những kẻ phá hoại văn hóa sẽ bị trừng phạt tương ứng với hành vi của họ và có phần nặng nề hơn. Hãy chờ xem.=========================== Ảnh: Bảo tàng cổ vật Ai Cập tan hoang sau bạo loạn Thứ ba 20/08/2013 09:54 (GDVN) - Thông tin ban đầu cho hay những kẻ phá hoại sau đó còn táng tận lương tâm khi đốt cả xác ướp và đập vỡ các tác phẩm điêu khắc quá nặng và vận chuyển khỏi bảo tàng bằng xe bò. Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết một phần của 1.050 hiện vật của 3.500 năm lịch sử đã bị cướp khỏi bảo tàng quốc gia Malawi ở phía Nam thủ đồ Cairo hồi tuần trước. Bảo tàng quốc gia Malawi của Ai Cập tan hoang trong bạo loạn. Bảo tàng quốc gia Malawi được biết đến với bộ sưu tập rất lớn các hiện vật phát hiện tại các địa điểm khảo cổ gần Tell el=Amarna và al-Ashmounein, chứng tích của thời kỳ lịch sử Pharaoh Akhenaton. Phòng ốc bị đập phá, cổ vật bị đánh cắp. Hình ảnh bảo tàng quốc gia Malawi chụp hôm thứ Bảy cho thấy các tủ kính trưng bày cổ vật bị đập vỡ sau khi kẻ cướp bắn chết một nhân viên bảo tàng và đánh cắp cổ vật tối thứ Năm, sáng thứ Sáu tuần trước. Các tủ kính trưng bày hiện vật bị đập vỡ để đánh cắp cổ vật. Thông tin ban đầu cho hay những kẻ phá hoại sau đó còn táng tận lương tâm khi đốt cả xác ướp và đập vỡ các tác phẩm điêu khắc quá nặng và vận chuyển khỏi bảo tàng bằng xe bò. Các tác phẩm điêu khắc bị đập vỡ vì quá nặng. Đây là vụ tấn công lơn nhất vào một tổ chức văn hóa ở Ai Cập từ trước đến nay. Hiện vật trong bảo tàng bị xới tung và đánh cắp những thứ có giá trị. Irina Bokova, Giám đốc Unesco hôm qua 19/8 đã phát biểu, bà đặc biệt quan ngại trước hành động phá hoại di sản văn hóa ở Ai Cập vừa qua. Bảo tang Malawi tan hoang sau bạo loạn. Bà Irina đồng thời kêu gọi chính quyền Ai Cập đảm bảo an ninh cho các trung tâm di sản văn hóa, trong đó có các bảo tàng và các công trình kiến trúc văn hóa, tôn giáo, lịch sử. Cổ vật bị đánh cắp, chỉ còn trơ lại những tủ trưng bày và vỏ hộp bị đập nát. Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu, Idian Express) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2013 Thiên tai tăng nặng nửa cuối n8m 2013..... ====================== Lũ lụt hoành hành khắp châu Á Thứ Ba, 20/08/2013 - 09:38 (Dân trí) - Nhiều nước ở châu Á - trong đó có Trung Quốc, Philippines, Pakistan và Nga - đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Mưa lớn đã khiến các con sông bị tràn bờ, cuốn trôi nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn về người và của. >> Trung Quốc: 63 người chết do lũ lụt hoành hành Trung Quốc: Bão, lũ làm 105 người chết Tại Trung Quốc, tổng cộng 105 người đã thiệt mạng và 115 người khác mất tích sau khi lũ lụt hoành hành miền đông bắc và một cơn bão càn quét các khu vực miền nam. Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin, tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc và Quảng Đông là miền nam là 2 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai. Nhà cửa bị ngập sâu ở đông bắc Trung Quốc. Tại Liêu Ninh, tính tới 9 giờ sáng ngày 19/8, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 54 người và làm 97 người khác mất tích. Các trường hợp thiệt mạng và mất tích do lũ lụt cũng được thông báo tại tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc. Trong khi đó, bão Utor đã gây hậu quả nặng nề ở các vùng miền nam Trung Quốc sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông hôm 14/8, làm 22 người chết và 8 người mất tích. Khu tự trị Choang Quảng Tây và tỉnh Hồ Nam lân cận cũng thông báo lần lượt 6 và 5 người thiệt mạng do bão. Ngoài việc làm hư hại nhiều nhà cửa và mùa màng, bão lũ đã ảnh hưởng tới 3,72 triệu người ở đông bắc Trung Quốc và 8,37 triệu người ở miền nam, trong đó có 6,67 triệu người tại tỉnh Quảng Đông. Thiệt hại kinh tế do thiên tai lên tới 9,86 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) tại đông bắc Trung Quốc và hơn 10 tỷ nhân dân tệ ở miền nam. Philippines: Mưa lớn làm tê liệt thủ đô Manila Một con phố biến thành sông ở Manila. Mưa lớn không dứt kể từ hôm 18/8 đã khiến thủ đô Manila bị tê liệt trong ngày đầu tuần 19/8. Báo chí Philippines đưa tin, mưa lớn đã gây ngập lụt nghiêm trọng tại vùng thủ đô Manila và 4 khu vực khác trên đảo Luzon, khiến gần 150.000 người bị ảnh hưởng. Các cơ quan chính phủ, trường học, văn phòng, thị trường chứng khoán, tòa án, đại sứ quán... đã bị buộc phải đóng cửa vào hôm qua khi cơ quan khí tượng đưa ra cảnh báo đỏ, cảnh báo thời tiết cao nhất, tại vùng thủ đô Manila. Cơ quan thảm họa quốc gia và giới chức địa phương đã thông báo ít nhất 2 trường hợp thiệt mạng và vài người mất tích do mưa lớn. Tại các khác khu vực vùng núi ở miền bắc Philippines, mưa lớn đã khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và sơ tán tới các trại tạm trú. Hiện 113 trung tâm sơ tán đã được thành lập, đón tiếp 22.000 người. Nga: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 120 năm Một ngôi làng bị nước lũ nhấn chìm tại vùng Amur, Nga. Trong khi đó, tại Nga, hơn 20.000 người đã buộc phải đi sơ tán tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt ở vùng Viễn Đông, nơi sông Amur bị tràn bờ sau các trận mưa như trút nước. Quân đội và các nhân viên khẩn cấp đã thiết lập 166 trung tâm tạm trú tại 3 khu vực, cung cấp nước uống, thực phẩm và hỗ trợ y tế cho những người bị ảnh hưởng. Các vùng Amur và Khabarovsk, gần biên giới với Trung Quốc, bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cả sống Amur và một nhánh sông lớn, Zeya, đều đã gây ngập úng cho các khu vực rộng lớn trong trận lũ lụt được cho là nghiêm trọng nhất tại khu vực trong 120 năm qua. Thiệt hại do lũ lụt ước tính lên tới 3 tỷ rúp (91 triệu USD). Truyền hình địa phương đã chiếu cảnh các xe bọc thép và xe lội nước của quân đội chở các dân thường từ những khu vực bị ngập lụt tới nơi an toàn. Các binh sĩ cũng được triển khai để đề phòng hiện tượng hôi của tại những ngôi nhà mà chủ nhân phải đi sơ tán. Pakistan: Lũ lụt làm 110 người chết Còn tại Pakistan, mưa lớn và lũ lụt cũng cướp đi sinh mạng của ít nhất 110 người và khiến 129 người khác bị thương, cơ quan quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) cho biết hôm 19/8. Theo NDMA, lũ lụt đã làm hư hại gần 5.500 ngôi nhà và phá hủy hàng trăm héc-ta mùa màng đang đến kỳ thu hoạch. Vùng Punjab ở miền nam Pakistan là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, với 31 người thiệt mạng. NDMA cho hay, có tới 1.097 ngôi làng bị tàn phá do lũ lụt. Tổng cộng gần 400.000 người đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai. An Bình Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2013 LỜI TIÊN TRI BỔ SUNG 2013. Đại ý: Trung Đông sẽ ổn định vào năm tới..... * Hoa Kỳ nên nhân nhượng những quyền lợi chính đáng của người Nga trong cuộc hội nghị này...Đấy là lời khuyên của Lão Gàn! Ổn định xong Trung Đông sẽ bàn tiếp.... - trong Lời tiên tri 2014. =============================== Nga-Mỹ chịu thảo luận cho Hội nghị hòa bình Syria Cập nhật lúc 19:07, 20/08/2013 (ĐVO) - Các nhà ngoại giao Nga - Mỹ sẽ có cuộc gặp tại La Hay, Hà Lan trong tuần tới để thảo luận cho công tác chuẩn bị Hội nghị hòa bình về Syria bị trì hoãn trong một thời gian dài trước đó. Thông tin được Thứ trưởng ngoại giao Nga Gennady Gatilov khẳng định với hãng tin Interfax. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề đối ngoại Wendy Sherman và Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford sẽ tham gia cuộc gặp trên, trong khi Interfax dẫn lời một nhà ngoại giao Nga cho biết Đặc phái viên của Liên đoàn Arập Lakhdar Brahimi cũng sẽ có mặt. Hội nghị về vấn đề hòa bình tại Syria (Hội nghị Geneva 2) đã được 2 cường quốc Nga - Mỹ thống nhất đồng tổ chức từ tháng 5 vừa qua. Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi những bất ổn, xung đột xảy ra tại quốc gia Hồi giáo này. Bộ binh của Quân đội chính phủ Syria kéo vào Thành phố Homs hôm 28/7 Cùng ngày, phái đoàn hơn 10 chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã rời khách sạn ở Thủ đô Damascus của Syria để tới thanh sát các địa điểm bị cho là từng có sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phe chống đối. Nhiều khả năng địa điểm đầu tiên sẽ là khu vực Khan al-Assal thuộc tỉnh miền Bắc Aleppo. Khu vực Ataybeh, gần Damascus và Thành phố Homs cũng là những địa điểm thanh tra theo kế hoạch. Trong một diễn biến khác, quân chính phủ Syria và lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad cuối cùng cũng đã đẩy lùi một cuộc tấn công của phe nổi dậy ở vùng núi trung tâm của giáo phái Alawite sau nhiều ngày bắn phá và ném bom hạng nặng. Tổng thống Assad hoàn toàn tin tưởng sẽ đánh bại được phiến quân nổi dậy Cuộc tấn công tại khu vực vùng núi phía bắc nhìn ra Địa Trung Hải đã đẩy hàng trăm người Alawite ra bờ biển và đánh dấu một thách thức cho Tổng thống Assad nhằm tái khẳng định quyền lực ở miền trung Syria. Quân đội của Tổng thống Assad đồng thời tái chiếm được tất cả các chốt quan sát quân sự mà phe nổi dậy nắm giữ trước đó cũng như giành lại quyền kiểm soát 9 ngôi làng của người Alawite. Ngày 19/8, chiến sự vẫn diễn ra ác liệt trong những nỗ lực cuối cùng nhằm đánh tan quân nổi dậy của quân đội Assad. H.K (Tổng hợp Vietnamplus, LĐ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2013 TPHCM: Đang cháy lớn tại Công ty Pou Yuen Việt Nam Thứ Tư, 21/08/2013 - 07:29 (Dân trí) - Hàng chục xe cứu hỏa đã được huy động để dập tắt đám cháy lớn bùng lên tại khu hành chính của công ty Pou Yuen Việt Nam đóng tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM vào lúc 4h sáng nay. Vụ hỏa hoạn xảy ta tại khu hành chính công ty Pou Yuen Việt Nam Theo ghi nhận của PV Dân trí, đến 5h30’ sáng 21/8, lính cứu hỏa vẫn chưa thể khống chế ngọn lửa, khói đen vẫn đang bao trùm trên diện rộng. Thông tin ban đầu, khoảng 4h sáng, khi nhóm công nhân làm việc ca 3 vừa rời khỏi xưởng thì phát hiện lửa bốc lên ngùn ngụt từ khu nhà hành chính của công ty. Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, bao phủ toàn bộ dãy nhà. Dù lực lượng tại chỗ và nhiều công nhân nỗ lực chữa cháy nhưng ngọn lửa quá lớn nên không ai có thể tiếp cận. Phòng CS PCCC công an quận Bình Tân và và khu công nghiệp Tân Tạo nhanh chóng có mặt hiện trường. Từ những xác định ban đầu, chỉ huy lực lượng PCCC đã khẩn cấp yêu cầu sở CS PCCC chi viện thêm xe cứu hỏa. Lực lượng cứu hỏa đang tiếp cận hiện trường Công Ty TNHH Pou Yuen Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất các mặt hàng giày thể thao xuất khẩu, hàng may mặc, có trên 8.000 công nhân. Đây không phải là lần đầu tiên công ty này xảy ra hỏa hoạn, trước đó, vào chiều 15/5 tại tầng 2 khu phân xưởng đóng đế giày da có diện tích khoảng 900m2 cũng xảy ra hỏa hoạn, phải huy động 30 xe cứu hỏa cùng hơn 200 cán bộ chiến sĩ mới dập tắt đám cháy. Đến 6h15', ngọn lửa được xác định đang cháy lan sang khu nhà chuyên đóng giày dép. PV Dân trí tại hiện trường tiếp tục cập nhật thông tin vụ hỏa hoạn nghiêm trọng này. Trung Kiên - Đình Thảo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2013 TỪ 2012: Khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam ngày càng phát triển.... ======================== Việt Nam mua thêm 12 Su-30MK2 "khủng" Cập nhật lúc 07:55, 21/08/2013 (ĐVO) - Nga sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2, hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết hôm 20/8/2013. Nga sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 "Hợp đồng cung cấp thêm cho Việt Nam 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 đã được ký kết vào tuần trước. Trong đó bao gồm không chỉ cung cấp máy bay mà còn cả các trang thiết bị kỹ thuật", nguồn tin cho biết. Đây là hợp đồng cung cấp máy bay Su-30MK2 thứ ba cho Việt Nam. Trước đó vào giữa những năm 1990 của thế kỷ trước, máy bay chiến đấu trong không quân Việt Nam đều đã lỗi thời, lạc hậu. Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước trong tình hình mới, năm 1995 Việt Nam nhập khẩu 12 tiêm kích Su-27SK/UBK từ Nga. Đầu những năm 2000, chính phủ Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua máy bay tiêm kích Su-30MK2 trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây là một trong những loại máy bay hàng đầu thế giới. Tháng 12/2003, Việt Nam ký hợp đồng với Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) mua 4 tiêm kích Su-30MK cùng với vũ khí, phụ tùng thay thế. Hợp đồng này có tổng trị giá 120 triệu USD. Năm 2004, Việt Nam nhận đủ 4 máy bay Su-30MK. Sau một thời gian dài sử dụng đánh giá tính năng, đầu năm 2009 Việt Nam ký hợp đồng trị giá 400 triệu USD mua 8 tiêm kích Su-30MK2 (không bao gồm vũ khí). Tháng 2/2010, Việt Nam ký thêm hợp đồng mua 12 tiêm kích Su-30MK2 kèm vũ khí và phụ tùng với tổng trị giá 1 tỷ USD. Như vậy, tổng cộng hai hợp đồng phía Nga phải giao cho Việt Nam 24 chiếc Su-30MK2. Việt Nam trong tương lai có 36 Su-30MK2 Sang đầu 2011, Nga mới hoàn thành hợp đồng bàn giao đủ 8 Su-30MK2 cho Không quân Nhân dân Việt Nam theo hợp đồng năm 2009. Cũng trong năm 2011, phía Nga bàn giao cho Việt Nam 4 Su-30MK2 theo hợp đồng năm 2010. Dự kiến ban đầu, 4 chiếc Su-30MK2 còn lại sẽ được chuyển giao theo hai đợt: đợt 1 vào tháng 5/2012 và đợt 2 vào tháng 12/2012. Tuy nhiên, trong quá trình bay thử nghiệm, một chiếc Su-30MK2 lắp ráp cho Việt Nam gặp nạn nên phía Nga mới chỉ hoàn thành 3 chiếc Su-30MK2 trong đợt giao tháng 5/2012. Sau khi khẩn trương lắp ráp, cuối tháng 12/2012 phía Nga sẽ hoàn tất việc chuyển giao một chiếc Su-30MK2 cuối cùng cho Việt Nam theo hợp đồng tháng 2/2010. Như vậy, Không quân Nhân dân Việt Nam được biên chế đủ 24 tiêm kích Su-30MK2. Số máy bay này vẫn còn khá ít so với yêu cầu hiện đại hóa không quân nhưng nó góp phần tăng đáng kể sức mạnh để bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển tổ quốc. Hiện Su-30MK2 chủ yếu biên chế trong các trung đoàn không quân tiêm kích phía Nam và một vài chiếc ở phía Bắc. Báo TQ đưa cảnh phi công Việt Nam lái Su-30MK2V Hường Nguyễn ( Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2013 Tai nạn tăng nặng..... ====================== Malaysia: 37 người thiệt mạng trong vụ tai nạn kinh hoàng Thứ Tư, 21/08/2013 - 22:23 (Dân trí) – Ít nhất 37 người đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt lao xuống một vực sâu tại Malaysia vào hôm nay 21/8 trong vụ tai nạn tồi tệ nhất lịch sử nước này, các quan chức địa phương xác nhận. Các nhân viên cứu hộ giải cứu nạn nhân vụ tai nạn Theo hãng tin AFP, số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng do còn có 16 người bị thương, trong đó một số trường hợp được bệnh viện thông báo là nghiêm trọng. Cơ quan chức năng cho biết chiếc xe khi đang chở 53 hành khách thì mất lái tại một khúc cua và lao xuống sườn dốc sâu 70m tại khu vực Genting Highlands, vốn nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng, casino và cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng một giờ xe chạy. “37 người đã chết trong đó có 13 nữ và 24 nam”, Christopher Chong, một nhân viên cứu hỏa tại hiện trường xác nhận với hãng tin AFP. Chong cho biết chiếc xe khi đó đang đi xuống dốc thì lái xe mất lái tại một khúc cua. Các thông tin cho biết hầu hết hành khách là người Malaysia, nhưng các nhân viên tại bệnh viện Kuala Lumpur khẳng định, trong số những người bị thương còn có một người đàn ông người Thái Lan và một nạn nhân nam người Bangladesh. Các bệnh viện địa phương cho biết một số nạn nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Hàng đoàn nhân viên cứu hộ đã bám vào một sợi dây thừng màu cam trong khi kéo những người bị thương ra khỏi chiếc xe buýt ra khỏi chiếc xe bị nạn, xảy ra vào khoảng 15 giờ giờ địa phương. Cảnh sát địa phương cho biết chiếc xe là một phần trong đoàn xe vẫn thường đưa người từ thủ đô Kuala Lumpur tới khu nghỉ dưỡng Genting Highlands. Đây là một trong những khu nghỉ dưỡng lớn nhất của Malaysia với ánh sáng về đêm có thể nhìn thấy từ thành phố. Mỗi năm, khu vực này thu hút hơn 20 triệu du khách. Tuy nhiên tuyến đường lên khu vực này nổi tiếng là quanh co và trơn trượt. Thanh Tùng Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2013 Tai nạn tăng nặng..... =================== Căn cứ hải quân Mỹ ở New Jersey phát nổ. Cập nhật lúc 19:27, 21/08/2013 (ĐVO) - Đại diện hải quân Mỹ cho biết, một vụ nổ lớn đã xảy ra lúc 9 giờ sáng 20/8 (giờ địa phương) - tức 5 giờ GMT) trong căn cứ hải quân Mỹ Earle ở TP Middletown thuộc bang New Jersey đã làm làm 8 binh sĩ bị thương, trong đó có một người đang trong tình trạng nguy kịch. Sức mạnh siêu tàu đổ bộ đệm khí của Hải quân Mỹ Hải quân Mỹ nhận UAV MQ-8C đầu tiên Tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ tới Indonesia Một người trong số đó vẫn đang điều trị tại bệnh viện sau khi được phẫu thuật vì gãy tay. Tên của những người bị thương cũng như chi tiết về vết thương của họ không được tiết lộ. Hiện trường vụ nổ (Ảnh: AP) Theo nữ phát ngôn viên hải quân Beth Baker, vụ nổ xảy ra trong lúc các chuyên viên đang tiến hành bảo dưỡng một con tàu được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động tại căn cứ. Vụ nổ xảy ra kế bên nhà thuyền, nơi bảo dưỡng con tàu và thổi bay nóc của một khu nhà cao tầng. Căn cứ hải quân nơi xảy ra vụ nổ. Ảnh: NJ.COM Căn cứ hải quân kể trên cung cấp đạn dược và chất nổ cho các tàu của hải quân Mỹ. Baker khẳng định các hoạt động của căn cứ này không bị ảnh hưởng do vụ nổ, vốn được xem là một tai nạn. Liên quan tới vụ việc, kênh truyền hình thị trấn Colts Neck đã đăng tải hình ảnh nhiều xe cấp cứu có mặt tại hiện trường vụ nổ. Một sĩ quan hải quân tại khu vực được phỏng vấn, nhưng đã từ chối bình luận về vụ việc. Căn cứ Eagle. Căn cứ hải quân Earle được xây dựng trong vịnh Sandy Hook từ Thế chiến thứ 2. Với tổng diện tích khoảng 40km vuông, Earle là nơi đóng quân của hơn 1.000 binh sĩ, sĩ quan. Căn cứ này được sử dụng làm xưởng sửa chữa và kho vũ khí hải quân Mỹ. Huyền Hồ (Tổng hợp QĐND, VOV) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2013 LỜI TIÊN TRI 2013 Tai nạn tăng nặng ....... * Ngoài những sự kiện cụ thể. Đây là con số thống kê chuyên ngành hàng không.... =========================== Đi máy bay thời công nghệ số Tai nạn tăng đột biến Thanhnien Online 25/08/2009 9:46 Sáu tháng đầu năm nay, đã có 499 người chết do tai nạn máy bay, một con số cao nhất kể từ năm 2002. Tỉ lệ tai nạn cũng tăng 50% so với tỉ lệ trung bình của 6 tháng đầu năm trong 10 năm qua. Chiếc A 320 của hãng US Airways đáp xuống sông Hudson, New York an toàn nhờ tài nghệ của cơ trưởng Chesley Sullenberger. Ảnh AP Lần đầu tiên trong lịch sử, an ninh hàng không có khuynh hướng tụt dốc106 năm trước, anh em nhà Wright thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên dài 12 giây. Kể từ đó, đi máy bay càng ngày càng an toàn hơn đi xe hơi, tàu lửa hay tàu thủy bởi sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp hàng không. Người chết ngày càng nhiều Nói về sự an toàn, không có ngành nào đạt những thành tựu rực rỡ bằng ngành công nghiệp hàng không. Mỗi thập kỷ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về tai nạn trong ngành hàng không dân dụng nhờ các chip điện tử hoạt động ngày càng nhanh hơn, chính xác hơn. Khi xuất hiện thế hệ máy bay phản lực, chỉ có 11 hành khách tử nạn trong số 1 triệu chuyến bay. Gần đây, con số tử vong này giảm còn chưa tới 1 người. Riêng hãng hàng không Pháp Air France tự hào với tỉ lệ tai nạn trung bình 0,9%, sát với tỉ lệ trung bình của thế giới, theo số liệu của IATA (Hiệp hội Hàng không Dân dụng Quốc tế). Nhưng thời kỳ huy hoàng này dường như đã chấm hết trong năm nay mặc dù việc lái máy bay bây giờ do máy tính điện tử điều khiển – trên lý thuyết đồng nghĩa với an toàn hơn - nhiều hơn do con người. Các số liệu thống kê cho thấy số người chết do tai nạn máy bay trong sáu tháng đầu năm nay cao hơn tất cả các năm kể từ năm 2002 là năm có đến 716 người tử nạn. Tạp chí Flight International, xuất bản tại London, cho biết có 499 người chết trong các tai nạn máy bay chở khách 6 tháng đầu năm nay (cùng kỳ năm 2008 chỉ có 175 người chết). Đó là chưa tính 4 vụ tai nạn khác xảy ra từ ngày 15-7 đến 4-8, làm 200 người tử nạn. Yếu tố làm gia tăng bất thường số người chết là hai vụ rớt máy bay cỡ lớn. Vụ đầu tiên xảy ra ngày 1-6 khi chiếc Airbus 330 của hãng hàng không Pháp Air France cất cánh từ thành phố Rio De Janeiro (Brazil) đi Paris rớt một cách bí ẩn trên biển Đại Tây Dương khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn 228 người thiệt mạng. Đây là tai nạn thảm khốc đầu tiên của Air France, một hãng hàng không dân dụng hàng đầu thế giới, kể từ tháng 11-2001. Nguyên nhân gây tai nạn, ngoài thời tiết xấu, cho đến nay vẫn còn tranh cãi nhưng đa số ý kiến thiên về một thiết bị điện tử đo tốc độ đặt bên ngoài máy bay bị hỏng. Điều này khiến hãng Airbus khuyến cáo các hãng hàng không dân dụng sử dụng máy bay Airbus thay đổi thiết bị này trên tất cả các máy bay của mình. Trong vụ thứ hai, một chiếc Airbus 310 của hãng hàng không Yemenia Airways đâm đầu xuống biển khiến 154 hành khách tử nạn, chỉ có một hành khách sống sót. Phi công thiếu kỹ năng bay cơ bản Giải thích sự gia tăng chóng mặt những tai nạn hàng không nói trên, có hai luồng ý kiến khác nhau. Thứ nhất, một số chuyên gia tin rằng sự tăng trưởng các hãng máy bay nhỏ ở các nước nghèo là một nhân tố quan trọng. Rigas Doganis, một chuyên gia về công nghiệp hàng không, nhận xét: “Phần lớn tai nạn liên quan đến các hãng mới thành lập. Đặc điểm của những tai nạn này là do lỗi của con người là chính, hoặc ở khâu lái hoặc ở khâu bảo dưỡng. Đó là một kết cục tất yếu của sự bùng nổ các hãng máy bay nhỏ xem nhẹ khâu bảo dưỡng và tay nghề của phi công”. Ý kiến thứ hai quả quyết rằng khâu đào tạo phi công hiện nay có vấn đề. Trong tất cả các vụ tai nạn máy bay 6 tháng đầu năm nay, có ít vụ xảy ra bởi những yếu tố khó đoán trước như chim chui vào động cơ của chiếc Airbus 320 của hãng hàng không Mỹ US Airways chở 153 người hồi tháng giêng. Nhờ tài nghệ xuất chúng của tổ lái, chiếc máy bay hạ cánh an toàn xuống sông Hudson, thành phố New York. Không có hành khách nào thiệt mạng. Trong hầu hết các vụ tai nạn, nguyên nhân chính là máy bay bị mất kiểm soát khi đang bay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất rộng, bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng có thể do tổ lái mất tập trung, mất phương hướng hoặc cất cánh và hạ cánh thiếu lực. Trong những trường hợp này quy tội cho phi công quá dễ dàng nhưng không công bằng. Chẳng hạn, họ không được huấn luyện tới nơi tới chốn khi gặp phải những tình huống khẩn cấp. Nhưng cũng có thể do hệ thống máy tính điện tử điều khiển hàng ngàn thiết bị điện tử trên máy bay hỏng hóc, giở chứng bất tử. Gần đây, qua số liệu thống kê của bộ phận kỹ thuật IATA, tình trạng này càng ngày càng phổ biến với hàng trăm sự cố kỹ thuật gây ra những tai nạn nhỏ hoặc thường thấy hơn là hiện tượng hoãn chuyến bay vì “lý do kỹ thuật ngoài ý muốn”. Bà Carolyn Evans, trưởng bộ phận an toàn bay của Hiệp hội Phi công Anh Quốc, bấy lâu nay vẫn thường ta thán về chương trình đào tạo phi công chú trọng quá nhiều đến “quá trình bay tự động” hơn dạy họ những kỹ năng bay cơ bản. Theo bà, những phi công thế hệ trước nắm được những kỹ năng bay cơ bản tốt gấp nhiều lần thế hệ phi công hiện nay. Quá ỷ lại vào công nghệ (?!) Theo tạp chí International Flight, xem xét lại chương trình đào tạo phi công lái máy bay dân dụng hiện đại trở thành một vấn đề cấp bách vì nó liên quan mật thiết đến vấn đề an toàn bay. Các nhà điều tra tai nạn máy bay đã phân tích rất kỹ những vụ tai nạn trong năm. Họ kết luận rằng có nhiều cơ hội tránh được tai nạn thảm khốc nếu phi công được đào tạo kỹ hơn, có kỹ năng ứng xử những tình huống khẩn cấp tốt hơn chứ không nên ỷ lại các hệ thống máy tính. Theo Văn Anh / Người Lao Động Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2013 Thiên tai tăng nặng...... ====================== Hàng chục công nhân Trung Quốc bị lũ quét cuốn chết Vietnamnet.vn 21/08/2013 15:18 GMT+7 Ít nhất 21 công nhân xây dựng ở tây bắc Trung Quốc đã thiệt mạng khi lũ quét bất ngờ tấn công một khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Thanh Hải. Nhiều vùng miền ở TQ đang bị mưa lũ hoành hành. Theo tin từ Tân Hoa xã, số công nhân này đã bị lũ cuốn đi sau một trận mưa to dữ dội. Địa điểm này nằm ở vùng núi cao 2.500m, nằm ở phía tây Bắc Kinh. Lũ lụt là một mối đe dọa thường xuyên của người dân ở đó và của cả những người thường tới đây tham quan vẻ đẹp của núi non. Hôm 19/8, ít nhất 105 người đã tử vong và 115 người mất tích sau khi mưa bão và lũ lụt tấn công nhiều nơi ở miền đông và nam Trung Quốc. Khoảng 3,74 triệu người bị ảnh hưởng. Thủ tướng Lý Khắc Cường tại cuộc họp về phòng chống lũ lụt ở Bắc Kinh ngày 20/8. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã yêu cầu "các nỗ lực không ngừng nghỉ" nhằm cứu người dân ở khu vực đông bắc khỏi những gì mà hãng tin Tân Hoa miêu tả lả "những trận lụt tồi tệ chưa từng có trong nhiều thập niên". Phát biểu tại một cuộc họp video về nhiệm vụ phòng chống lũ lụt, ông Lý Khắc Cường yêu cầu các quan chức địa phương không được lơ là chểnh mảng. Chính quyền các địa phương cần phải cung cấp đủ thực phẩm, nước uống và lều bạt cho người dân vùng thiên tai. Cứu nạn nhân vụ lở đất ở Hezhang, Quý Châu. Trong khi đó, một trận lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra ở huyện Hezhang, tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc. Các nhà chức trách cho biết, 3 người tử vong và 2 người khác bị thương trong khi 2 người nữa vẫn đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Các chuyên gia thời tiết cảnh báo, một trận bão nữa dự kiến sẽ đổ bộ vào Trung Quốc vào ngày mai (22/8). Thanh Hảo (Theo BBC, THX) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2013 Hàng loạt "hố tử thần" xuất hiện, dân đất mỏ sơ tán khẩn cấp Thứ Tư, 21/08/2013 16:31:02 GMT+7 “Hố tử thần” rộng nhất hơn 10m, sâu hơn 5m xuất hiện bất ngờ khiến gần chục hộ dân di dời khẩn cấp. Ô ng Vũ Văn Hiển, Chủ tịch UBND phường Cẩm Sơn, cho biết: Rạng sáng nay (21/8), tại khu Thủy Sơn, phường Cẩm Sơn bất ngờ xuất hiện nhiều “hố tử thần” do đất lún, sụt ngay sát đường đi và khu dân cư. Lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản, gần chục hộ dân đã phải sơ tán khẩn cấp. "Hố tử thần" xuất hiện ở khu dân cư Thủy Sơn vào sáng nay 21/8. Người dân khu vực này cho biết hiện tượng lún, sụt bắt đầu xuất hiện vào khoảng 5h sáng nay, 21/8. Người đầu tiên phát hiện ra sự việc là ông Lưu Đình Sơn, ở tổ 3 khu Thủy Sơn. Khi đó, thức dậy, ông Sơn mở của nhà nhưng không sao mở được vì tường nhà lún đè chặt lấy cửa. Ông Sơn phải huy động hàng xóm phá cửa thì mới ra được. Ngay sau đó, tại đây xuất hiện một ổ gà nhỏ, ngay cạnh đường đi trong khu dân cư rồi vỡ ra tạo thành một hố sâu. Hố xuất hiện ngay cạnh nhà khiến người dân phải sơ tán khẩn cấp. Đến trưa 21/8, hiện tượng lún, sụt vẫn tiếp tục xảy ra tại khu vực này. Tổng cộng trong khu dân cư và vườn nhà dân đã xuất hiện 5 “hố tử thần”. Miệng “hố tử thần” rộng nhất cũng hơn 10m, sâu hơn 5m. Cùng với việc xuất hiện “hố tử thần” thì gần chục ngôi nhà tại khu Thủy Sơn bị nứt tường, sân nhà, bếp… Trong đó, dãy nhà trọ của bà Minh Xuân đã bị nứt toàn bộ tường, chân móng đã bị rỗng toàn bộ. Cả 4 ngôi nhà trọ có thể sập bất cứ lúc nào. Cận cảnh sụt lún. Lãnh đạo phường Cẩm Sơn đã cử cán bộ và các lực lượng chức năng xuống hiện trường để cảnh báo và ngăn không cho các phương tiện giao thông đi qua khu vực này. Đồng thời, lực lượng chức năng đã hỗ trợ gần chục hộ dân di dời khẩn cấp người và tài sản đến nơi an toàn. Theo ông Vũ Văn Hiển, hiện UBND phường đang huy động lực lượng sử dụng đất đá lấp các “hố tử thần” này để đảm bảo an toàn giao thông và tính mạng, tài sản của người dân. Được biết, thời gian gần đây, tại địa bàn TP Hạ Long, TP Cẩm Phả liên tiếp xuất hiện “hố tử thần”. Theo Tr.Đức (Nld.com.vn) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2013 Kinh tế suy thoái nửa cuối năm 2013.... =================================== Mỹ: Bùng nổ chó hoang tại thành phố Detroit Thứ Năm, 22/08/2013 19:03 (NLĐO) – Sau khi thành phố Detroit, bang Michigan - Mỹ tuyên bố phá sản, nơi đây hoang tàn đi nhiều và khoảng 50.000 con chó bị bỏ lại đang gây ra không ít nỗi lo. Chó hiến máu cứu mèo bị ngộ độc thịt chuột Sở thú Trung Quốc dùng chó “đóng giả” sư tử Chó cắn chết bé trai, chủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Thành phố với khoàng 1,8 triệu dân nay chỉ còn 700.000 người. Số căn hộ bỏ hoang cũng lên đến 70.000. Đối mặt với khó khăn về kinh tế nên nhiều người đã quyết bỏ lại những chú chó cưng. Sự việc trên dẫn đến tình trạng 50.000 chú chó phải lang thang trên đường phố hoặc sống trong các căn nhà hoang. 50.000 chú chó phải lang thang trên đường phố hoặc sống trong các căn nhà hoang. Ảnh: Bloomberg Cảnh sát Lapez Moore, 30 tuổi, cho biết những con chó bị bỏ hoang cắn xé lẫn nhau hoặc tấn công người đi đường. Tính đến nay đã có 25 người đưa thư bị chó cắn khiến hoạt động này phải tạm hoãn. Cách đây 4 tháng, một phụ nữ đang ngồi trên hiên nhà đã tử vong sau khi bị 2 con chó hoang lao vào cắn xé da đầu. Ông Harry Ward, người đứng đầu cơ quan kiểm soát động vật ở Detroit, cho biết 3 trung tâm cứu trợ động vật tại Detroit chỉ có sức chứa là 15.000 con nên không thể giải quyết được vấn nạn trên. 3 trung tâm cứu trợ động vật tại Detroit không đủ sức chứa. Ảnh: Bloomberg Sau khi thành phố Detroit tuyên bố phá sản hôm 18-7 với số nợ gần 18,5 tỉ USD, ngân sách chi cho các đơn vị cảnh sát, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát chó đã bị cắt giảm. Ông Ward chia sẻ: “Chúng tôi thật sự rất mệt mỏi, phải làm việc nhiều giờ do thiếu nhân viên”. Cô Kristen Huston, điều hành văn phòng cứu hộ động vật tại Detroit, cho biết: "Để vật nuôi lang thang ngoài đường là bất hợp pháp nhưng ai thèm quan tâm đến điều đó trong một thành phố bị phá sản?". Xuân Mai (Theo Bloomberg) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2013 LỜI TIÊN TRI 2013 Bất động sản cận tử....... ======================== Bầu Đức: BĐS Việt Nam bây giờ càng làm càng chết Cập nhật lúc 07:18, 23/08/2013 (ĐVO) - "Trong khi thị trường BĐS trong nước không ai nói được khi nào mới có dấu hiệu phục hồi thì Hoàng Anh Gia Lai lựa chọn giải pháp an toàn là đầu tư vào thị trường BĐS nước ngoài". Sếp lớn HAGL từ nhiệm sau tuyên bố của bầu Đức Nghịch lý Bầu Đức đầu hàng BĐS trong nước Thị trường chứng minh: BĐS bắt đầu đổ vỡ Kiều hối không đổ vào nên BĐS vẫn đóng băng Dân chưa "sờ" được 30.000 tỷ, bong bóng BĐS đang hình thành? Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ với báo Đất Việt sau biến cố nhân sự tại tập đoàn này. BĐS trong nước càng làm càng lỗ Tháng 6/2013, sau khi công bố dư nợ từ các dự án BĐS, Hoàng Anh Gia Lai quyết định bán 6 dự án thủy điện và 2 dự án đang xây dựng và bất động sản mà công ty đã và đang đầu tư. Việc bán các dự án thủy điện này giúp giảm nợ vay 1.876 tỷ đồng và mang lại doanh thu 2.099 tỷ đồng cho Hoàng Anh Gia Lai. Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, riêng dự án bất động sản tại Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tách các công ty con sở hữu các dự án căn hộ ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại dự án tại Myanmar và một số dự án trực thuộc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh. Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Việc Hoàng Anh Gia Lai quyết định "đầu hàng" thị trường BĐS tại Việt Nam được coi như một cuộc tái cấu trúc ngành BĐS. Bởi lẽ ông Đức cho rằng: "Hoàng Anh Gia Lai tạm thời bỏ ngỏ thị trường BĐS Việt Nam vì càng làm càng lỗ". Theo kế hoạch đầu tư năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai sẽ chỉ tập trung vào hai lĩnh vực lớn là nông nghiệp và BĐS, nhưng là các dự án BĐS nước ngoài. Ông Đức cho biết, là một trong những người đầu tư vào thị trường BĐS lớn nhất TP.HCM nhưng Hoàng Anh Gia Lai cũng phải quyết định rút khỏi thị trường vốn được cho là béo bở, nhiều màu mỡ này. Theo giải thích của ông Đoàn Nguyên Đức, chỉ những phân khúc đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp may còn trông chờ chút lãi. Nếu đầu tư vào phân khúc nhà ở thương mại và nhà ở cao cấp thì không mong thu được vốn. "Trong khi thị trường BĐS trong nước không ai nói được khi nào mới có dấu hiệu phục hồi thì Hoàng Anh Gia Lai lựa chọn giải pháp an toàn là đầu tư vào thị trường BĐS nước ngoài", ông Đức chia sẻ. Ông Đoàn Nguyên Đức ví von đợt tái cấu trúc lần này là "rứt những đứa con thân thiết của mình ra đi". “Việc cái cấu trúc ngành bất động sản sẽ giúp Hoàng Anh Gia Lai giảm dư nợ vay, cải thiện các chỉ số tài chính”, ông Đức nói. Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thừa nhận thị trường BĐS trong nước không có dấu hiệu phục hồi và họ sẽ tập trung chủ yếu vào đầu tư BĐS ở nước ngoài. Không có chuyện mâu thuẫn nội bộ Đi cùng với việc tái cấu trúc ngành BĐS, việc thay đổi nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai cũng gây sự chú ý. Sự kiện hai sếp lớn của tập đoàn này là ông Lê Hùng - Thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển Nhà Hoàng Anh (HAGL Land) và ông Nguyễn Văn Tốn - Trưởng Ban kiểm soát gửi đơn từ nhiệm khiến thị trường rộ lên tin đồn có mâu thuẫn giữa lãnh đạo Tập đoàn HAGL. Ông Lê Hùng là người được HĐQT HAGL cử trực tiếp phụ trách dự án khu phức hợp tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, căn hộ dịch vụ "Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam Myanmar Center", đầu năm 2013. Ông Đức cho biết, ông Hùng sẽ chuyển qua làm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty An Phú và ông Nguyễn Văn Tốn chuyển sang Tổng Giám đốc Tổng Công ty An Phú. Công ty An Phú là cổ đông của Tập đoàn HAGL, nên về nguyên tắc đã làm ở An Phú thì phải từ chức ở HAGL để tập trung toàn tâm toàn ý vào một nhiệm vụ, một lĩnh vực. "Nói là từ chức nhưng thực chất là thăng chức, nhận nhiệm vụ mới, trách nhiệm mới nặng nề hơn", ông Đức nói. Ông Đức cũng khẳng định không có chuyện mâu thuẫn nội bộ nào ở đây. Theo Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, việc chuyển công tác của hai sếp lớn, nằm trong kế hoạch tái cấu trúc HAGL, tăng cường hiệu quả kinh doanh. Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết thêm, dự kiến nhân sự ông Lê Hùng sẽ chuyển sang vị trí Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty An Phú và ông Nguyễn Văn Tốn chuyển sang Tổng Giám đốc Tổng Công ty An Phú. Việc điều chuyển này là do cả ông Hùng và ông Tốn trước đây từng công tác tại Công ty BĐS TP.HCM, là người có kinh nghiệm quản lý kinh doanh BĐS. BĐS bắt đầu đổ vỡ Đánh giá về tình trạng khó khăn của thị trường BĐS, ông Nguyễn Văn Đực - Phó GĐ Công ty Địa ốc Đất Lành đã từng khẳng định: Hiệu ứng BĐS đổ vỡ mới chỉ bắt đầu. "Nguy cơ đổ vỡ của các DN BĐS lớn là đã có. Rất nhiều DN không thể hoàn thiện được công trình, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã bỏ chạy, hoặc là họ bán, sang nhượng cho nhiều chủ đầu tư khác..." Theo ông Đực, cội nguồn của nguy cơ hàng loạt DN BĐS đổ vỡ chính là vì sản phẩm không bán được, dẫn đến tìn trạng đóng băng và đưa đến tồn kho một lượng lớn BĐS. Bằng chứng là hàng loạt các chủ đầu tư bỏ trốn, nhiều khách hàng bị lừa, mất tiền oan. Từ ngày 26 đến ngày 28/7/2013, hàng chục khách hàng, theo hứa hẹn của ông Edward Chi (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Minh Việt - chủ đầu tư dự án Tricon Tower - Bắc An Khánh, Hà Nội), đã kéo tới trụ sở tại tòa nhà C1, D6 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) để đòi tiền và bồi thường thiệt hại. Nhưng ông chủ thì biến mất, dự án mới chỉ xây xong phần móng và "đắp chiếu" nhiều tháng liền. Mới đây nhất là vụ việc ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng, Chủ tịch Công ty Vina Megastar, chủ đầu tư của rất nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội đã bị bắt giữ về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". Hay việc Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án Nguyễn Chu Ngọc 16 năm tù giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Chu Ngọc được biết đến như một đại gia kinh doanh nhà hàng, bất động sản khét tiếng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Còn rất nhiều những vụ việc liên quan đến thị trường BĐS đổ vỡ, nhiều đại gia phải chịu cảnh tù tội, lao lý trong khi đó người dân thì khóc mếu, kêu trời. Lam Lam ======================== Lão Gàn đã cảnh báo điều này từ vài năm trước và ngay từ đầu năm nay. Đến giờ mới thấy ngài chủ tịch HAGL nhận định điều này. Nhưng nói như ngài là "Bất động sản chết" thì e chưa thật chuẩn. Nó chỉ "cận tử" thôi. Tuy nhiên, giữa cái sống và cái chết của ngành này rất mong manh. Quyết định nó chết hẳn, hay tiếp tục còn ở dạng "cận tử" còn lệ thuộc vào một vài yếu tố..... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2013 Cáo buộc Syria dùng khí độc và kịch bản Mỹ tham chiến? Cập nhật lúc 09:23, 23/08/2013 (ĐVO) – Cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học gây thiệt mạng 1.400 người làm một lần nữa dấy lên nghi vấn kịch bản với Iraq sẽ được lặp lại và Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến định đoạt kết quả cuộc nội chiến kéo dài 2 năm. Assad có dại dột dùng vũ khí hóa học trước mũi LHQ? Thảm sát khí độc Syria: Phe đối lập đòi LHQ họp khẩn Thất thủ Latakia, phiến quân Syria tháo chạy sang Thổ Nga-Mỹ chịu thảo luận cho Hội nghị hòa bình Syria Hội đồng Bảo an họp kín về vũ khí hóa học Syria Vũ khí hóa học và kịch bản cũ Ngày 21/8, phe đối lập Syria bất ngờ lên tiếng cáo buộc quân đội Tổng thống Assad sử dụng tên lửa mang đầu đạn hóa học tấn công quân nổi dậy tại ngoại ô Damascus. Vụ tấn công này đã làm thiệt mạng khoảng 1.400 dân thường, hầu hết là trẻ em và phụ nữ. Cáo buộc này đã làm cả thế giới xôn xao trong bối cảnh đoàn thanh sát của Liên Hợp Quốc (LHQ) đang điều tra về sử dụng vũ khí hóa học ở Syria từ ngày 19/8. Ngay lập tức, các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc… đã yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về vấn đề này. Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon phát biểu trong cuộc họp: “Tôi đã thực sự sốc khi nhận được thông tin này. Nếu tội ác này thực sự đã xảy ra, dù là bất cứ tổ chức nào đều sẽ phải nhận trừng phạt”. Đồng thời, LHQ yêu cầu đoàn thanh sát khẩn trương điều tra hiện trường vụ cáo buộc. Những thi thể người được cho là nạn nhân của vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Ảnh: Reuters Tuy nhiên, có nhiều báo cáo khác lại cho rằng con số thương vong là hơn 200 người hoặc hơn 500 người. Thông tin chính xác vẫn chưa được kiểm chứng. Chính phủ Syria thừa nhận thực hiện cuộc tấn công vào Ghouta, ngoại ô Damascus, nhưng mạnh mẽ phản đối cáo buộc của phe đối lập về việc sử dụng vũ khí hóa học. Một quan chức trong Chính phủ Syria nói: “Đây là những luận điệu dối trá nhằm phục vụ công tác tuyên truyền của những kẻ khủng bố. Chúng tôi không sử dụng những loại vũ khí như vậy”. Thông qua kênh truyền thông SANA, chính quyền Damascus cho rằng mọi cáo buộc chỉ là trò vu khống trước mắt đoàn thanh sát. Một quan chức quân sự Syria cho biết: “Sẽ chẳng dại gì sử dụng vũ khí hóa học trước mũi các thanh sát viên của LHQ, đồng thời, chúng tôi đang thắng và đánh bật những phiến quân cuối cùng khỏi mặt trận này”. Vụ tấn công này đồng thời làm gia tăng những quan ngại của cộng đồng quốc tế về cái mà Mỹ gọi là “giới hạn đỏ”. Một năm trước đây, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã lên tiếng cảnh báo Chính quyền Syria rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ vượt qua “giới hạn đỏ” và sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một lần nữa, cả thế giới lo ngại rằng người Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến để định đoạt kết quả của cuộc nội chiến cũng với kịch bản như đã làm với Iraq 10 năm trước. Đầu năm 2003, liên quân Mỹ, Anh không kích Iraq. Sau đó, lực lượng bộ binh đổ bộ vào Iraq xâm lược nước này và lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein một cách chóng vánh. Điều đáng nói là khi ấy Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Trước cuộc chiến tại Iraq, cả Mỹ và LHQ đã không thể tìm thấy bằng chứng cho cáo buộc này. Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của LHQ (do thiếu chứng cứ) và bị nhiều nước trên thế giới kịch liệt phản đối, Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động cuộc chiến tại Iraq dựa trên các cáo buộc của mình. Một người phụ nữ đau đớn ôm đứa con nhỏ trong đống đổ nát tại chiến trường Syria có thành Iraq thứ hai? Tình hình Syria hiện nay có nhiều điểm chung với Iraq trước đây. Tuy nhiên, xét một cách sâu xa, kịch bản Iraq khó có đất diễn với đất nước Trung Đông này. Trước hết, 10 năm trước, Iraq vẫn suy kiệt sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Đồng thời, quốc gia này phải chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh. Từng bước, phương Tây gây sức ép buộc Iraq phải phá hủy những đầu đạn tên lửa và cắt giảm sức mạnh quân sự để tránh một cuộc chiến tranh gối tiếp. Khi Iraq gần như mất sức đề kháng, một đòn tấn công chớp nhoáng đủ để hạ gục quốc gia này. Nhưng với Syria, trước hết phải thấy rằng sức mạnh quân sự của Syria vượt trội hơn hẳn so với Iraq lúc đó. Bản thân vấn đề vũ khí hóa học, dù gì Damascus cũng đang sở hữu một kho vũ khí nhất nhì Trung Đông, khác hẳn với sự “có tiếng mà không có miếng” của Iraq. Ngoài ra, Syria nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía Nga. 10 năm trước, quốc tế bị chi phối mạnh mẽ bởi phương Tây, đặc biệt với Mỹ và đồng minh. Nhưng nay tình hình đã khác, Trung Quốc trở thành cường quốc thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Nga và Trung Quốc lại có được sự đồng thuận về nhiều vấn đề trên thế giới, trong đó có Syria. Một vụ đánh bom làm chết 70 người tại ngoại ô Baghdad, Iraq hồi tháng 6/2013 Chuyên gia phân tích chính trị Hmaidi al-Abdullah trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã nói: “Lập trường kiên định gần đây của Nga đã tạo nên thế cân bằng hơn trong các vấn đề quốc tế, chấm dứt thế “đơn cực” của phương Tây. Cùng với đó, điều khác biệt cơ bản giữa Iraq và Syria là thỏa thuận giữa các cường quốc trong Hội đồng Bảo an sẽ giúp các cuộc điều tra công bằng hơn.” Ngoài ra, khác với những cáo buộc câu kết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda mà Mỹ dành cho Iraq năm ấy, hiện tại, chính lực lượng phiến quân với sự hậu thuẫn của Mỹ và đồng minh mới chịu sự ảnh hưởng của “yếu tố khủng bố” một cách sâu sắc nhất. Chiến trường Iraq thể hiện bản chất của một cuộc xâm lược đơn thuần với hai phe đối lập. Còn với Syria, bản chất của cuộc nội chiến là đa diện và hỗn tạp. Chính tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã phải thừa nhận: "Syria ngày nay không phải là lựa chọn giữa hai bên mà thay vào đó là sự chọn một trong số nhiều bên. Bên mà chúng tôi lựa chọn phải sẵn sàng thúc đẩy lợi ích của họ cũng như lợi ích của Mỹ khi thế cân bằng chuyển sang thế có lợi cho họ”. Tướng Dempsey cũng bày tỏ lo lắng về việc Syria sở hữu một kho vũ khí hóa học lớn và sẽ không ngần ngại dùng đến nếu bị dồn vào đường cùng. Ngoài ra, nếu Assad thất thế, rất có thể những vũ khí ghê sợ này sẽ rơi vào tay chủ nghĩa khủng bố. Theo tướng Dempsey, quân đội Mỹ có thể dễ dàng vô hiệu hóa lực lượng không quân của Tổng thống Syria Assad, xoay chuyển cục diện hiện nay sang thế có lợi cho lực lượng nổi dậy chống lại ông Assad. Mặc dù Việc sử dụng lực lượng quân đội Mỹ có thể thay đổi cán cân quân sự nhưng không thể giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, sắc tộc cơ bản và lịch sử đã thúc đẩy cuộc xung đột này. “Nói một cách khác, mọi diễn biến ở Syria đang ngày càng ngoài tầm kiểm soát của chúng ta (Mỹ)”. Thêm nữa, người đứng đầu Nhà Trắng hiện nay là Barrack Obama được cho là có đường lối ôn hòa hơn so với Tổng thống George W. Bush – một Tổng thống có đường lối bảo thủ và hiếu chiến. Ngoài ra, vấn đề chiến phí để tham chiến tại Syria và tái thiết đất nước này theo cách của người Mỹ sẽ tiêu tốn một lượng USD không hề nhỏ. Có thể thấy, hiện trạng của Syria đang hoàn toàn khác với Iraq 10 năm trước. Nhưng về tương lai của quốc gia này sẽ không khác gì Iraq hiện nay với những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, sự tụt dốc của kinh tế, hỗn loạn của đất nước và là mảnh đất để chủ nghĩa khủng bố bám rễ phát triển. Minh Tú (Tổng hợp) ================== Khổ người dân Xyri quá! Bởi vậy, những lộn xộn ở đây và Ai Cập phải chấm dứt vào cuối năm nay, chậm không quá mùa Xuân năm tới! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2013 Bất ổn tại Xyri: Kết thúc không hoàn hảo...... =================================== Ai dùng vũ khí hóa học giết 1.300 người ở Syria? TPO- Phương Tây lần đầu tiên đã tuyên bố về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học giết chết 1.300 người. Tuyên bố này xuất hiện sau khi Moscow bỏ phiếu chống trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) về quyết định yêu cầu chính quyền Syria cho phép đoàn thanh sát tiếp cận khu vực cách đây không lâu đã xảy ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học. Đối thủ của ông Bashar al-Assad khẳng định với phóng viên tờ "Kommersant" rằng tổng thống Syria đã chọn đúng thời điểm sử dụng vũ khí hóa học trước khi đoàn thanh tra vũ khí của LHQ đến Syria, với mục đích đẩy mọi trách nhiệm cho phe đối lập. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố những thông tin về việc quân đội Syria tấn công bằng vũ khí hóa học là “những tuyên bố khiêu khích”. Còn các chuyên gia thuộc đoàn thanh tra LHQ đã nói với các phóng viên "Kommersant" về một lực lượng thứ ba – lực lượng Hồi giáo cực đoan có thể là thủ phạm của vụ tấn công gây chấn động. "Nếu Hội đồng Bảo an LHQ không thể có quyết định đối với Syria, quyết định đó sẽ được thể hiện bằng các phương pháp khác" – Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã cảnh báo và nói thêm trong trường hợp thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học được chứng minh, sẽ yêu cầu được "sử dụng vũ lực" can thiệp. Tuyên bố này được đưa ra sau một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó xem xét phương án yêu cầu chính quyền Syria tạo điều kiện thuận lợi cho thanh sát viên LHQ tiếp cận ốc đảo Guth phía đông của Damascus. Theo thông tin của phe đối lập Syria, quân đội chính phủ Syria đã sử dụng đạn hóa học, giết chết khoảng 1.300 người. Những người dân thường thiệt mạng vì vũ khí hóa học. Minh chứng cho việc sử dụng vũ khí hóa học có hàng chục video và ảnh chụp, đồng thời có cả các nhân chứng. Nhưng kết luận về ai đã gây lên vụ tấn công hóa học này hoàn toàn không đồng nhất: “Tổng thống Assad từ lâu đã sử dụng một kịch bản duy nhất, khi các quan sát viên LHQ đến Syria, ông ta tiến hành các đợt tấn công vào dân thường bởi vì biết rất rõ kết quả là tất cả sẽ kết tội phe đối lập”- đại diện phe đối lập Syria tại Nga Mahmoud al-Hamza nói với phóng viên “Kommersant”. Theo nhân vật này, các thanh sát viên LHQ chỉ được kiểm tra 3 địa điểm, còn điểm bị thiệt hại nặng nề do vũ khí hóa học ở ngoại vi Damascus thì phái đoàn thanh tra không được phép tiếp cận. Quyết định yêu cầu của Hội đồng bảo an LHQ cũng bị phủ quyết bởi Nga và Trung Quốc. Nga bày tỏ nghi ngờ việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga ông Alexander Lukashevich, đây là một hành động khiêu khích được hậu thuẫn, mục tiêu của nó là: “bằng mọi giá tạo cớ để đẩy mạnh phong trào đòi hỏi Hội đồng bảo an LHQ đứng về phía phe đối lập, đồng thời phá hoại khả năng các cơ hội tổ chức và triệu tập đến hội nghị tại Genève”. Nhà ngoại giao nhấn mạnh vấn đề tên lửa được phóng từ vùng kiểm soát của phe đối lập. Tuy nhiên Mahmoud al-Hamza lập tức phản bác: “Lực lượng Syria tự do đang kiểm soát ốc đảo Guta và không thể sử dụng tên lửa để chống lại người dân. Sẽ có lý hơn là hướng tên lửa về phía khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ hoặc tấn công các trận địa của quân đội”. Chuyên gia cao cấp tại Trung tâm an ninh quốc tế IMEMO ông Vladimir Sotnikovl nhận định phe đối lập, nhận được sự viện trợ to lớn về quân sự và tài chính từ phương Tây sẽ không kích động dư luận cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong thời gian các quan sát viên LHQ có mặt tại Syria. Theo suy nghĩ của ông, lực lượng chính phủ cũng không dại gì sử dụng vũ khí hóa học, bởi vì hiện nay “ưu thế đang nằm trong tay quân chính phủ Syria”. Trong sự mập mờ chồng chéo của các sự kiện, Sotnikovl cho rằng có thể thủ phạm là một lực lượng thứ 3 như nhóm "Dzhebhat en-Nusra" hoặc các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan khác. Đoàn thanh sát viên Liên hiệp quốc. Lực lượng đối lập hay lực lượng thứ ba gây ra vụ thảm sát vũ khí hóa học? Quân đội chính phủ Syria. Nếu thực sự như vậy thì khả năng can thiệp vũ trang của các thế lực bên ngoài, được ông Laurent Fabius nhắc đến đang trở nên thực tế hơn. Tuy nhiên, Vladimir Sotnikov tin rằng Bộ trưởng Pháp chỉ thực hiện "một cảnh báo khác đối với ông Assad" vì trên thực tế tham gia vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Syria thì cả châu Âu và Mỹ đều không sẵn sàng. Từ sự kiện trên, có thể thấy Syria đang trở thành một vùng chiến sự hỗn loạn, vượt quá cả những giới hạn của một cuộc nội chiến. Việc một lực lượng “thứ ba” nào đó sử dụng vũ khí hóa học đánh vào dân thường là một tội ác chiến tranh. Đồng thời các sự kiện nêu trên cũng chứng minh cái giá phải trả cho “cách mạng sắc màu – mùa xuân Ả rập” đó là hỗn loạn phe phái chính trị, sự sụp đổ của nền kinh tế và máu của những người dân vô tội. Trịnh Thái Bằng Theo Kommersant-Nga Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2013 Bất động sản cận tử...... ====================== Ông Nguyễn Văn Đực: Gói 30.000 tỷ cứu BĐS đã thất bại Cập nhật lúc 06:34, 24/08/2013 (ĐVO) - "Gói 30.000 tỷ đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn" - Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết. Bộ Xây dựng sốt ruột vì giải ngân chậm 30.000 tỷ? Đề xuất mở rộng đối tượng vay gói 30.000 tỷ cho vui? Lập dây nóng xử lý ngân hàng gây khó vay 30.000 tỷ Doanh nghiệp muốn "chạm tay" 30.000 tỷ phải được Bộ đề xuất Dân chưa "sờ" được 30.000 tỷ, bong bóng BĐS đang hình thành? 30.000 tỷ đã thất bại PV: - Kể từ khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng cho đến nay, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều biện pháp để tháo gỡ, điển hình là Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ ra đời. Theo đánh giá của ông, với những nỗ lực đó thì thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực chưa? Và nếu có thì như thế nào? Ông Nguyễn Văn Đực: - BĐS hiện nay không hề có chuyển biến tích cực mà đang chìm dần. Có 2 bằng chứng chứng minh cho điều này. Thứ nhất là Công ty Quốc Cường Gia Lai đã phải thế chấp tài sản của bà Loan (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và con gái cho ngân hàng để tiếp tục sự nghiệp BĐS. Điều này chứng tỏ là Quốc Cường Gia Lai đã hết tiền mặt và không còn cách nào để có tiền ngoài việc dùng tài sản cá nhân để thế chấp. Thứ hai là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố rút ra khỏi BĐS Việt Nam. Hai đại gia BĐS hàng đầu của TP.HCM đã có tín hiệu một là rút quân, hai là tử thủ, tìm dòng tiền để bỏ vào. Điều này chứng tỏ, thị trường đã quá khắc nghiệt. Rõ ràng đây là những dấu hiệu xấu dần và không có một tín hiệu nào tốt hết. Gói 30.000 tỷ đã thất bại. PV: - Nếu chỉ dựa vào việc Quốc Cường Gia Lai thế chấp tài sản để vay vốn và HAGL tuyên bố rút khỏi BĐS Việt Nam để khẳng định gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 thất bại liệu có hợp lý không, thưa ông? Ông Nguyễn Văn Đực: Sở dĩ tôi nói vậy là vì cho đến nay đã gần 3 tháng triển khai gói 30.000 tỷ, và gần 8 tháng kể từ ngày Nghị quyết 02 ra đời, nhưng số lượng giải ngân cho người dân cũng chỉ vài chục tỷ. Và gói kích cầu này đã có nguy cơ cạn kiệt. Bởi vì những sản phẩm có thể được thì người dân đã mua và đã vay rồi, cho nên phần này đã gần như hết. Nên phải nhìn nhận là những sản phẩm phù hợp đã không còn nữa, mà sản phẩm mới ra thì lại không có. Ví dụ như NOXH bắt đầu khởi công xây dựng thì chưa có thủ tục pháp lý. Một là đang xin phép, hai là như Hà Nội, làm buổi lễ tổ chức hoành tráng, nhưng tổ chức để lấy ngày, lấy tháng thôi chứ bản vẽ thiết kế chưa được duyệt, quy hoạch chưa được duyệt, bản vẽ thi công chưa được duyệt, kể cả giấy phép xây dựng làm lại cũng chưa được duyệt. Nội việc chờ đợi các thủ tục được duyệt ít nhất cũng mất 3 - 6 tháng. Nhưng sau đó cũng chưa được bán ngay, bởi vì phải làm xong móng mới được bán thì cũng mất thêm 3 - 6 tháng nữa. Vậy là phải mất thêm 1 năm nữa mới có sản phẩm mới. Còn về việc chuyển đổi những căn hộ đã xây dở dang thành căn hộ nhỏ, là những sản phẩm có thể có ngay, nhưng Hà Nội thì ủng hộ, còn TP.HCM lại kiên quyết chống lại chuyện này. Do đó, sản phẩm phù hợp cho người dân hoàn toàn phẳng lặng, hoặc nếu có thì cũng phải rất lâu, ít nhất là 6 tháng đến 1 năm nữa. Rõ ràng là Nghị quyết 02 đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn. Ví dụ như TP.HCM có 14 dự án xin chuyển đổi căn hộ nhỏ, nhưng TP.HCM cố tình không giải quyết bất cứ dự án nào. Như vậy, về một mặt nào đó, TP.HCM không trung thành, không tuân thủ Nghị quyết 02. Nghị quyết 02 là liều thuốc cuối cùng của BĐS, trong đó, tôi tin rằng việc chuyển đổi căn hộ mới là liệu pháp hữu hiệu nhất, chứ không phải gói 30.000 tỷ. Nhưng bây giờ 30.000 tỷ mới giải ngân được hơn 30 tỷ, còn chuyển đổi căn hộ lại bằng 0, đương nhiên chết là đúng rồi. Theo tôi, đổ vỡ này không phải là đổ vỡ domino, có nghĩa là đổ vỡ dây chuyền, theo thứ tự trước sau, mà cái này là chết chùm. Ví dụ doanh nghiệp A chết có thể kéo theo doanh nghiệp E chết, F chết... tức là chết không theo thứ tự. Một doanh nghiệp chết kéo theo những doanh nghiệp liên đới tiếp theo. Chẳng hạn như đơn vị thi công chết theo, sàn bán sản phẩm chết theo, những doanh nghiệp liên kết, liên doanh cũng chết... Thành ra sự đổ vỡ của 1 dự án kéo theo nhiều doanh nghiệp liên can chết. Và vài doanh nghiệp liên can chết thì kéo thêm hàng chục doanh nghiệp khác chết, thành từng chùm, từng chùm, giống như bom bi nổ vậy. PV: -Theo như đánh giá của ông, phải 6 tháng đến 1 năm nữa mới có nguồn cung NOXH cho người dân. Vậy liệu đến thời điểm đó, BĐS Việt Nam còn có hy vọng phục hồi và ấm dần lên không, thưa ông? Ông Nguyễn Văn Đực: - Theo tôi thì không thể ấm lên được. BĐS Việt Nam đang kiệt sức dần. Và đến 6 tháng - 1 năm nữa thì nó sẽ kiệt quệ, đổ vỡ rất lớn, mà tôi lo sợ nhất là sẽ đổ vỡ chùm. Một thằng nổ thì hàng chục thằng chết, hàng chục thằng chết thì kéo theo hàng chục, hàng chục thằng nữa. Nó sẽ tính theo cấp số nhân, một viên đạn bi nổ thì năm ba người chết. Thành ra, đánh giá của Bộ Xây dựng rất chủ quan và không chính xác. Còn đánh giá của UBND TP.HCM vẫn dửng dưng, không có một động thái gì. Còn 6 tháng đến 1 năm nữa thì sản phẩm chưa chắc đã có. Cái sản phẩm có rồi thì không cho cơ cấu lại, vừa nhanh, vừa không tốn kém. Đằng này lại đổ tiền vào làm những cái hoàn toàn mới. Cực kỳ vô lý, đi ngược lại Nghị quyết 02, và Nghị quyết 02 coi như đã thất bại. PV: - Theo ông, với tình hình như hiện nay thì đã có thể khẳng định được BĐS đổ vỡ chưa? Ông Nguyễn Văn Đực: - Có thể nói tại thời điểm này, có những dấu hiệu vô cùng rõ nét của việc BĐS sụp đổ và Nghị quyết 02 thất bại. Gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 đã thất bại. Cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Muốn bỏ chạy cũng không dễ! PV: - Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn HAGL đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL? Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng đi thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta đã làm một ngành nghề gì thì phải có một sự chuyên nghiệp về ngành nghề đó. Ví dụ sau 1/9, thị trường hàng không hết phép thì phải chuyển sang làm thị trường hàng không giá rẻ, các hãng hàng không phải tranh thủ nghiên cứu thị trường. Chứ không phải là bay không được thì chuyển sang đi tàu hoả, công ty sản xuất máy bay không được thì chuyển sang sản xuất tàu ngầm. Không như vậy được. Chuyên nghiệp là phải sống chết với nghề và biến khó khăn trong nghề đó thành một loại sản phẩm khác, chứ không phải bỏ chạy. Thứ hai, HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu? Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không? Cho nên, các Tổng công ty, Tập đoàn muốn rút ra khỏi BĐS, nhưng có rút ra được không? Ví dụ như Vinashin, mua tàu Hoa Sen là 5 triệu USD, để sổ sách giấy tờ đầy đủ 50 triệu USD, bây giờ bán 5 triệu USD thì làm sao được? Nên muốn rút ra là không dễ dàng chút nào, cực kỳ khó khăn. Hay ví dụ như trước đây, tôn Hoa Sen đã rút ra khỏi BĐS cách đây 3 - 4 năm, Công ty xây dựng Hoà Bình cũng rút ra khỏi BĐS cách đây 3 - 4 năm. Như vậy, những ai rút ra khỏi BĐS cách đây 3 - 4 năm thì đều thoát, còn những ai mà theo đuổi BĐS bây giờ là rất nguy hiểm, có thể thất bại. Ví dụ như Tân Tân, đang làm đậu phộng bỗng nhẩy vào BĐS cũng chết. Diệu Huyền cá ba sa nhẩy vào BĐS cũng chết... Cái khó hiện nay là tài sản, sổ sách thì rất lớn mà tiền mặt thì bằng 0, còn nếu bán đi thì mất ít nhất 60 - 70%, làm sao mà tồn tại được? Thực chất, tài sản thực chỉ có 20 - 30%, còn 70 - 80% là vay của ngân hàng và của khách hàng, mà giờ chỉ còn phân nửa thì coi như âm. Còn nếu như không còn được phân nửa mà chỉ còn 20 - 30% thì sao? Nguy hiểm là ở chỗ đó. PV:- Nếu như HAGL tiếp tục bám trụ vào BĐS Việt Nam thì liệu có khả thi hơn không, thưa ông? Ông Nguyễn Văn Đực: - Mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách xử lý khác nhau. Mình không thể nói là cách nào tốt hơn cách nào. Nhưng theo quan điểm của tôi thì nên trụ lại, chuyển thành những sản phẩm cấp thấp hơn để rút quân dần dần. Trong chiến tranh cũng vậy, muốn rút quân thì phải có người ở lại giữ chốt, chứ không phải rút một lần rồi chạy toán loạn. Nếu rút quân không theo đúng phương pháp thì coi chừng vỡ trận, không phải dễ. PV: - Trước đây, TS Alan Phan cũng đã từng dự báo về thị trường BĐS Việt Nam và cho rằng không nên cứu, hãy để cho nó rơi tự do. Vậy phải chăng những diễn biến thị trường BĐS hiện nay đang diễn ra theo đúng lời mà TS Alan Phan đã nói? Ông nghĩ sao về vấn đề này? Ông Nguyễn Văn Đực:- Ông Alan Phan nói đúng, nhưng cách giải quyết của ông Alan không đúng. Ông Alan muốn cho chết hết nhưng không thể cho nó chết được. Bởi vì một doanh nghiệp BĐS chết khác với một tiệm hủ tiếu chết, một quán cà phê chết. Một doanh nghiệp BĐS chết sẽ kéo theo ngân hàng chết, nhà đầu tư thứ cấp chết, khách hàng chết, đơn vị thi công chết và gây rắc rối về an ninh, trật tự xã hội. Người dân sẽ kéo đến biểu tình, giữ đất và hậu quả sẽ rất lớn. Cho nên, nếu để BĐS chết mà không kiểm soát như ông Alan Phan thì cũng là một thảm hoạ. Chúng ta hướng nó chết từ từ, phân khúc nào chết, phân khúc nào sống, hỗ trợ cái gì. Hãy hỗ trợ bằng chính sách, những biện pháp hữu hiệu chứ không phải bằng tiền. Xin chân thành cảm ơn ông! Duyên Duyên ================== Ông Nguyễn Văn Đực:- Ông Alan Phan nói đúng, nhưng cách giải quyết của ông Alan không đúng. Ông Alan muốn cho chết hết nhưng không thể cho nó chết được. Bởi vì một doanh nghiệp BĐS chết khác với một tiệm hủ tiếu chết, một quán cà phê chết. Một doanh nghiệp BĐS chết sẽ kéo theo ngân hàng chết, nhà đầu tư thứ cấp chết, khách hàng chết, đơn vị thi công chết và gây rắc rối về an ninh, trật tự xã hội. Người dân sẽ kéo đến biểu tình, giữ đất và hậu quả sẽ rất lớn. Cho nên, nếu để BĐS chết mà không kiểm soát như ông Alan Phan thì cũng là một thảm hoạ. Chúng ta hướng nó chết từ từ, phân khúc nào chết, phân khúc nào sống, hỗ trợ cái gì. Hãy hỗ trợ bằng chính sách, những biện pháp hữu hiệu chứ không phải bằng tiền. Chẳng cứ chuyên gia kinh tế Alan Phan - Thiên Sứ nói rất lâu rồi. Nhưng cũng như ý của ông Đực, Thiên Sứ cũng nói lâu rồi. Có điều từ một góc nhìn khác: Góc nhìn của Lý học:Đề xuất doanh nghiệp BDS nào chịu chơi mua giúp miếng đất bị quy hoạch treo của Lão Gàn, Lão Gàn hứa sẽ giúp doanh nghiệp đó thoát hiểm. Chính là "phân khúc nào chết, phân khúc nào sống". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2013 Bất động sản cận tử...... ====================== Ông Nguyễn Văn Đực: Gói 30.000 tỷ cứu BĐS đã thất bại Cập nhật lúc 06:34, 24/08/2013 Ông này nói làm sao ấy chứ, con thấy báo chí nói là BĐS đã phá được băng và đang nóng lên mà. Có khi mai phải đi mua ngay 1 căn hộ kẻo tuần tới muốn mua lại hết hàng ấy chứ ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2013 [/size] Ông này nói làm sao ấy chứ, con thấy báo chí nói là BĐS đã phá được băng và đang nóng lên mà. Có khi mai phải đi mua ngay 1 căn hộ kẻo tuần tới muốn mua lại hết hàng ấy chứ ... Cháy hàng rùi! Khó mua lém! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2013 DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM QUÝ TỴ 2013 Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngày 11 tháng 12 năm 2012 Kinh tế toàn cầu Do sao Nhất Bạch quản trung cung cho nên vào nửa đầu năm nhìn chung kinh tế thế giới có khởi sắc. Từ tháng Giêng đến tháng 3 Việt lịch có những dấu hiệu tốt. Do một số nước tung những gói cứu trợ cho nền kinh tế của mình và sự thương lượng về nợ xấu của các quốc gia được giúp đỡ để vượt qua khó khăn ban đầu Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6 có nhiều quốc gia chủchốt có vẻ như ổn định được về mặt kinh tế và hứa hẹn phát triển. Tuy nhiên đấy chỉ là trạng thái thể hiện bên ngoài. Bởi vì sao Nhất Bạch tuy là ngôi sao tốt nhưng bị sinh xuất và bị Ngũ Hoàng khắc. Đó là lý do mà nửa cuối năm, những hy vọng của nửa đầunăm bắt đầu tan vỡ, những bất ổn xã hội tưởng chừng được khắc phục thì trở nêntrầm trọng hơn do số lượng thất nghiệp tăng cao. Sự lạm phát bắt đầu trở nên trầmtrọng. Có thể nói nửa cuối năm Quý Tỵ là thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế thế giới từ trước đến nay. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm chết hẳn. Những quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… thoát khỏi được sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 thì cuối năm 2013, sự kiện này lại lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể có những chính phủ ở vài quốc gia bị sụp đổ. 'Hội chứng bỏ hết': Cuộc đào thoát của tỷ phú Việt Tác giả: Mạnh Hà Vef.vn Bài đã được xuất bản.: 23/08/2013 01:30 GMT+7 Lãnh đủ thua lỗ, khó khăn do đầu tư dàn trải, đa ngành, nhiều đại gia đã tuyên bố rút vốn, bán bớt để giảm bớt gánh nặng. “Hội chứng bỏ hết” đang lan rộng trong các tỷ phú Việt. Lỗ bán, có lãi cũng bán Ông Đoàn Nguyên Đức vừa có buổi tiếp xúc NĐT nhằm cập nhật chiến lược trong giai đoạn 2013 - 2015. Theo đó, HAG sẽ rũ bỏ một nửa các lĩnh vực hoạt động hiện tại. HAG sẽ tái cấu trúc một lần nữa, tập trung vào 2 ngành chính là nông nghiệp và bất động sản (BĐS). Trong đó nông nghiệp bao gồm: mía đường, cao su và cọ dầu; BĐS chủ lực là dự án Myanmar. HAG quyết định bán các dự án thuỷ điện ở Việt Nam; thu hẹp dần hoạt động khoáng sản và sau đó bán đi; bán cổ phần ngành gỗ đá cho người lao động. Theo HAG, thủy điện ban đầu được xác định là ngành chiến lược nhưng sau 4 năm hoạt động cho thấy cho dù có lợi nhuận nhưng chi phí vốn lớn nên tỷ suất lợi nhuận không còn cao trong khi HAG lại có nhiều lựa chọn tốt hơn. Việc bán các dự án thuỷ điện tại Việt Nam về cơ bản đã đàm phán ký kết xong, và thu tiền cũng gần xong. BĐS ở Việt Nam sẽ được tách ra cho các công ty con. Ngành gỗ HAG sẽ chỉ giữ lại khoảng 20%. Thực tế, định hướng mới này đã được bầu Đức thực thi khi liên tục hạ giá bán căn hộ, co gọn kinh doanh BĐS, bán hàng loạt dự án thủy điện... và đầu tư rất lớn cho cao su, mía đường và dự án BĐS khổng lồ ở Myanmar. Trên thực tế, các ngành mà HAG dự định rút lui được cho là vẫn đang sinh lời nhưng mấu chốt của vấn đề có lẽ ở chỗ tập đoàn này đã quá dày nợ. Tổng nợ phải trả trả tới cuối quý II/2013 lên tới gần 19.400 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là hơn 9.300 tỷ đồng. Nợ nhiều, các dự án lại cần vốn quá lớn và độ an toàn tài chính DN kém đi đã khiến "người có tầm nhìn xa" Đoàn Nguyên Đức bớt đa mang. Giới đầu tư hẳn không thể quên ông Đặng Thành Tâm khi thốt lên "tôi sợ lắm rồi" và thẳng thắn thừa nhận các khoản nợ lớn, thừa nhận thất bại khi đầu tư vào ngân hàng, thua lỗ khi đầu tư vào viễn thông và chấp nhận rút khỏi khỏi đầu tư tài chính, chứng khoán, BĐS để tập trung vào thế mạnh phát triển khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư. Gã khổng lồ trong lĩnh vực vận tải taxi Mai Linh phải mạnh tay cắt bỏ những lĩnh vực cơi nới, ngoài ngành là một ví dụ điển hình về việc doanh nhân quay lại tập trung với ngành nghề chính. Nam 2013, Mai LInh chỉ tập trung hoàn toàn cho kinh doanh taxi lên cùng với các dịch vụ bảo trì và các hoạt động thương mại, thay vì hàng chục ngành nghề kinh doanh ở hầu khắp các tỉnh thành như trước đó. Nợ nần đeo đuổi, thua lỗ triền khi dính nhiều ngành nghề có lẽ đã khiến tập đoàn lãnh đủ hậu quả, quyết bỏ hết các lĩnh vực tay trái. Trong ĐHCĐ 2013 gần đây, chủ tịch HĐQT Mai Linh cũng cho biết, công ty đã nhận thấy nguy cơ của đầu tư đa ngành từ năm 2008 và đã đẩy mạnh thoái vốn khỏi nhiều lĩnh vực (như viễn thông, thủy điện...) trong 3 năm gần đây và sẽ triệt để trong năm 2013. Rất nhiều DN nổi tiếng khác cũng đã từng rơi vào tình trạng điêu đứng do dính vào đa ngành, quên mất trọng tâm kinh doanh của mình như: Hanoimilk, Trường Hải, PVX, KDC... Bỏ hết quay về nghề cũ Hội chứng "bỏ hết" đang lan rộng trong cộng đồng doanh nhân khi nền kinh tế liên tục rơi vào khó khăn, thị trường và giá trị các tài sản xẹp xuống và việc vay vốn không còn dễ dàng nữa. Trên thực tế, nhiều doanh nhân như bầu Đức của HAG và ông Trần Lệ Nguyên của Kinh Đô... đã nhận thấy sự bất ổn của đầu tư quá dàn trải và đã quyết định bán bớt, rút lui khỏi một số lĩnh vực. Kinh Đô (KDC) đã nhanh chóng rút khỏi đầu tư tài chính, địa ốc để quay về với ngành nghề bánh kẹo dù chấp nhận lỗ so với khoản đầu tư bỏ ra. Với HAG, Bầu Đức đã từng tuyên bố, sau 2015, HAGL sẽ rút hẳn khỏi BĐS. Việc hạ giá căn hộ với mức khủng để giảm tồn kho, thoát dần khỏi gánh nặng BĐS, cho dù BĐS và gỗ là xuất phát điểm, là bệ phóng đầu tiên của đại gia này. Một DN lão làng trên TTCK là Gemadept (GMD) cũng đã nếm trái đắng của đầu tư đa ngành và cũng đã chuyển đổi khá mạnh mẽ, tập trung nguồn lực vào hoạt động truyền thống và cốt lõi, giao nhận và vận tải. Thu hẹp và chấm dứt hàng loạt các hoạt động kém hiệu như đầu tư tài chính, chứng khoán... và tính tới chuyện đi trồng cao su. Hàng loạt các tên tuổi lớn đã tháo chạy khỏi những lĩnh vực đầu tư "nghìn tỷ" như cảng biển, thủy điện như Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Tôn Hoa Sen... Làn sóng trút bỏ bớt những lĩnh vực không phải thế mạnh, ngốn nhiều tiền và dẫn tới nợ nần chồng chất, chứa đựng rủi ro cao... đã diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Đây là một dấu hiệu cho thấy các DN đang vận động theo quy luật của thị trường. Đó là sự sinh tồn của DN và sự hiệu quả của đồng vốn sẽ quyết định. Hiện tượng DN tự tái cơ cấu, tập trung vào thế mạnh, vào lợi thế cạnh tranh của mình sẽ góp phần tích cực vào quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế. Đầu tư đa ngành, theo nhiều chuyên gia là căn bệnh của lòng tham và hậu quả của nó đa phần là tiêu cực. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là DN cả lịch sử phát triển của mình chỉ tập trung vào một doanh nghiệp hay một ngành. Gần đây, một số đơn vị đã chuyển hướng và gặt hái những kết quả khá tích cực như: SAM thoát khỏi cái cáo chật chội sản xuất cáp vốn là sở trường; REE chuyển hướng thêm vào lĩnh vực năng lượng... Nhưng tất cả đều phải thận trọng và dựa trên hiệu quả. Không thể cảm hứng, phong trào hay ăn xổi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2013 Kinh tế thế giới suy thoái nặng nề nửa cuối 2013..... =================================== "Chú voi" của châu Á sa lầy Thứ sáu | 23/08/2013 20:24 Kinh tế Ấn Độ đang đứng ở cột mốc quan trọng nhất kể từ năm 1991 – thời điểm Ấn Độ phải đối mặt với khủng hoảng cán cân thanh toán. Tháng 5 vừa qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ phát đi tín hiệu có thể sớm thu hẹp chương trình mua trái phiếu vốn có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh nhà đầu tư toàn cầu buộc phải điều chỉnh theo một thế giới hoàn toàn không có "tiền siêu rẻ", dòng vốn ở các nền kinh tế mới nổi bị chao đảo rất mạnh. Từ Brazil đến Indonesia, các đồng tiền và cổ phiếu đồng loạt lao dốc. Trong số ấy, Ấn Độ chính là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cách đây không lâu, Ấn Độ được coi là một "phép màu kinh tế". Năm 2008, Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định 8 - 9% là tốc độ tăng trưởng mới của đất nước này. Thậm chí, ông còn dự báo "nghèo đói, bệnh tật và thiếu hiểu biết" - số phận của hàng triệu người dân Ấn Độ trong nhiều thế kỷ - sẽ sớm chấm dứt. Ngày nay, Thủ tướng Singh đã phải thừa nhận triển vọng nền kinh tế Ấn Độ là rất mờ mịt. Đồng rupee giảm 13% chỉ trong 3 tháng trong khi giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán (tính bằng đồng USD) giảm gần 1/4. Lãi suất cho vay ngang bằng với mức tại thời điểm Lehman Brothers sụp đổ. Các cổ phiếu ngân hàng lao dốc thảm hại. Ngày 14/8, Ấn Độ quyết định thắt chặt kiểm soát vốn trong nỗ lực ngăn chặn hiện tượng dòng vốn bị chính người dân Ấn Độ rút ra ồ ạt. Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ, lo ngại tiền của họ bị "đóng băng". Giờ đây, rủi ro có thể xảy ra theo kịch bản: thị trường hoảng loạn khiến đồng rupee giảm sâu hơn và đẩy lạm phát lên cao. Khó khăn đến từ bên ngoài Phần lớn các rắc rối của Ấn Độ xuất phát từ các lực đẩy bên ngoài và do đó vượt quá tầm kiểm soát của quốc gia này. Tuy nhiên, chúng cũng là hệ quả của việc bỏ lỡ cơ hội có một không hai. Trong suốt thời kỳ 2003 - 2008, khi Ấn Độ có thể dễ dàng đưa ra các biện pháp cải cách, chính phủ nước này đã thất bại trong việc tự do hóa thị trường lao động, năng lượng và bất động sản. Cơ sở hạ tầng cũng không được cải thiện đầy đủ trong khi nạn tham nhũng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Dòng vốn đầu tư vào các công ty tư nhân sụt giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ giảm xuống còn 4 - 5% - bằng một nửa so với thời kỳ bùng nổ. Ở mức 10%, lạm phát tồi tệ hơn so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Các tỷ phú - đã từng ca tụng sự phát triển vượt bậc của Ấn Độ - giờ đây lại đưa ra lời cảnh báo về sự bất ổn trong xã hội. Không chỉ "giết chết" giấc mơ về một cuộc sống thịnh vượng của 1,2 tỷ người dân, cải cách thất bại cũng phá hủy đồng rupee. Luật lao động còn nhiều hạn chế và cơ sở hạ tầng yếu kém khiến các doanh nghiệp xuất khẩu không thể phát triển. Do lạm phát, người dân Ấn Độ phải nhập khẩu vàng để bảo vệ tài sản tiết kiệm của họ. Các nhân tố này khiến thâm hụt cán cân vãng lai tăng mạnh và thâm hụt phải được bù đắp bằng dòng vốn nước ngoài. Trong năm tới, Ấn Độ cần thu hút được 250 tỷ USD - cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi vốn dễ bị tổn thương. Cách đây 1 năm, tân Bộ trưởng Tài chính của Ấn Độ - Palaniappan Chidambaram - đã cố gắng khởi động lại nền kinh tế. Ông muốn thúc đẩy cải cách, gỡ bỏ các nút thắt và giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Chidambaram vấp phải nhiều ý kiến phản đối trong khi các rào cản đối với tăng trưởng (như thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy điện) vẫn tồn tại. Các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy không có gì thay đổi. Nợ xấu của các ngân hàng trực thuộc nhà nước tăng chóng mặt, lên khoảng 10 - 12% tổng dư nợ. Hãy thôi nói chuyện vớ vẩn! Để ngăn chặn khủng hoảng, việc đầu tiên mà chính phủ Ấn Độ phải làm là ngừng làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Họ phải chấp nhận sự thực rằng 2013 không phải 1991. Trong quá khứ, Ấn Độ gần như đã tự phá sản để bảo vệ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Giờ đây, đồng rupee đã được thả nổi. Đồng nội tệ yếu hơn sẽ khiến một vài doanh nghiệp đổ vỡ do gánh nặng nợ nướng ngoài và điều này không trực tiếp đe dọa đến khả năng trả nợ của chính phủ.Do đó, ngân hàng trung ương Ấn Độ phải để đồng rupee tự tìm ra mức giá hợp lý. Cơ quan này cần phải kiểm soát lạm phát chặt chẽ thay vì cố gắng kiểm soát một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Thứ hai, chính phủ Ấn Độ phải ổn định lại tài khóa. Trong những năm gần đây, thâm hụt ngân sách luôn ở mức khoảng 10% GDP. Chính phủ phải giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 7%. Mặc dù một vài bước đã được thực hiện, tốc độ cần được đẩy nhanh hơn nữa. Dẫu vậy, những biện pháp trên là chưa đủ. Hiện nay, chỉ 3% người dân Ấn Độ đóng thuế thu nhập. Cuối cùng, chính phủ nước này nên buộc các ngân hàng tái cấu trúc. Năm 2009, Mỹ đã thực hiện các cuộc kiểm tra khả năng đối mặt với khủng hoảng của các ngân hàng để cải tổ chúng. Đây là bài học hay cho Ấn Độ. Bơm thêm tiền vào các ngân hàng có thể khiến thâm hụt ngân sách tăng lên, nhưng niềm tin tăng lên là điều quan trọng hơn. Ấn Độ vẫn có một vài tia hi vọng: xuất khẩu đã tăng trong tháng 7, thâm hụt thương mại được thu hẹp. Tuy nhiên, Ấn Độ đối mặt với một năm đầy khó khăn với thị trường toàn cầu không thuận lợi và cuộc bầu cử ở trước mặt. Kể cả khi những nhân tố trên thuận lợi, chính phủ tiếp theo phải làm rất nhiều điều để có thể thay đổi Ấn Độ. Hàng chục triệu người trẻ tuổi phải có được việc làm và tạo nên tăng trưởng và sau đó là tạo ra việc làm sẽ là yếu tố sống còn để thoát khỏi tình trạng hiện nay. Ấn Độ cần cải cách toàn diện các khu vực vốn được bảo hộ, phá bỏ độc quyền nhà nước (từ than đá đến đường sắt), cải cách luật lao động và cải thiện cơ sở hạ tầng. Cuộc khủng hoảng năm 1991 đã dẫn đến nhiều cải cách giúp chấm dứt nhiều thập kỷ trì trệ và tạo ra tăng trưởng vượt bậc. Những khó khăn của năm 2013 cũng có thể tạo nên điều tương tự, nhưng chỉ khi Ấn Độ thực sự có quyết tâm. Nguồn CafeF Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2013 Trực thăng rơi xuống biển do mất điện, 4 người chết 25/08/2013 14:53 Dân Việt - Ngày 24.8, cảnh sát Scotland cho biết, 4 người đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở 18 người từ dàn khoan dầu ngoài khơi bị rơi xuống Biển Bắc Scotland. Đi đón bệnh nhân, máy bay cứu thương bị rơi Trực thăng cảnh sát Trung Quốc rơi trong khi bay tập Rơi máy bay cứu nạn lũ lụt, 8 người chết Trực thăng rơi, cánh quạt chém chết 3 người Chiếc trực thăng Eurocopter Super Puma đã bị rơi xuống ngoài khơi Biển Bắc Scotland.vào đêm 22.8 (theo giờ địa phương), khi cách sân bay Sumburgh ở Shetland 3km. Trên máy bay chở 16 hành khách và phi hành đoàn 2 người. Nhân viên cứu hộ đang làm việc tại điểm máy bay rơi xuống biển Công ty CHC chuyên khai thác dầu và khí đốt, sở hữu chiếc máy bay này, cho biết: Máy bay đang bay về sân bay thì bị mất liên lạc với trạm không lưu. Cơ quan bản vệ bờ biển đã cử trực thăng và thuyền cứu hộ đến hiện trường sau khi nhận được tín hiệu kêu cứu.Anh Jim Nicholson – điều phối viên cứu hộ, nói: “Sự cố mất điện làm cho máy bay bỗng dưng rơi xuống biển vì không thể điều khiển hạ cánh”. Công ty CHC không truy cứu nguyên nhân tai nạn mà chỉ cho biết sẽ hợp tác điều tra với cảnh sát và Cơ quan Điều tra Tai nạn Hàng không Anh. Cảnh sát Scotland xác nhận đã tìm thấy 3 thi thể và đang tìm kiếm thi thể thứ 4. 14 người sống sót đã được đưa vào bệnh viện, vết thương không nghiêm trọng. Hãng dầu lửa Total của Anh xác nhận, trong số những người bị thương có 1 nhân viên của họ, còn lại là người của các nhà thầu khác. Vụ rơi máy bay này là vụ tai nạn mới nhất có liên quan đến trực thăng Super Puma tại Scotland. Năm ngoái, 2 chiếc trực thăng Super Puma bị rơi xuống Biển Bắc, tất cả hành khách được cứu sống. Cẩm Mai (Theo AP) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2013 LỜI TIÊN TRI 2012: *Bất động sản chết lâm sàng...... LỜI TIÊN TRI 2013: * Bất động sản cận tử........ =========================== TS.Alan Phan: Nguy hiểm khi BĐS vẫn cố kéo dài sự sống Cập nhật lúc 05:52, 26/08/2013 (ĐVO) - "Bất động sản Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ "the end" rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi. Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm." - Chuyên gia kinh tế, TS. Alan Phan cho biết. Bất thường khi Hoàng Anh Gia Lai vừa chạy vừa "la làng" PV: - Mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL? TS. Alan Phan: - Vấn đề này tôi không có nhận xét gì cả. Vì người làm ăn thì chỗ nào lỗ họ chạy thôi. Vấn đề chính, khi kinh doanh thì phải có một sự bén nhạy để "gõ" thị trường. HAGL bỏ chạy khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư sang Miến Điện, đó cũng là điều bình thường trong vấn đề kinh doanh. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trước kia HAGL đã kêu gào FDI vào Việt Nam để đầu tư mà hiện nay các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như HAGL lại "xách tiền" sang Myanmar, Campuchia thì sẽ nảy sinh một câu hỏi: trong khi các doanh nghiệp trong nước chạy hết rồi thì tại sao FDI lại phải đem tiền chạy vào? Đây cũng là một vấn đề và có nhiều uẩn khúc ở trong. Nhất là một doanh nghiệp đã từng làm BĐS cả mấy chục năm nay và có thể nói là đã phất lên nhờ BĐS thì bây giờ có ai dám nhảy vào không? Khi mà HAGL đã có đầy đủ mối quan hệ, kinh nghiệm, tất cả mọi thứ, ngay cả tiền họ cũng kiếm được rất nhiều tiền cash. Vấn đề kinh doanh thì tuỳ mỗi doanh nghiệp, không có gì để nói. Nhưng khi một doanh nghiệp BĐS lớn nhất, danh tiếng nhất ở Việt Nam mà bỏ chạy thì đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước. Nếu như họ không có những lợi thế như HAGL thì làm sao họ có thể chống cự với tình hình sắp tới? Đây chính là những dấu hiệu cho một chu kỳ mới. PV: - Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã nhận định: HAGL hay nhiều doanh nghiệp BĐS khác muốn tháo chạy cũng không phải dễ. Bởi họ sẽ bán cho ai? Ai là người mua? Và sẽ mua với giá nào? Xin ông cho biết ý kiến của ông về nhận định này. TS. Alan Phan: - Tôi không biết HAGL còn bao nhiêu dự án tại Việt Nam và thanh khoản của HAGL tại những dự án này như thế nào. Nhưng có một điều tôi thấy hơi lạ, là thường thường khi một doanh nghiệp tháo chạy như vậy sẽ im lặng để thị trường không xáo động, để người ta lặng lẽ mà chuồn. Còn bây giờ, trong một cái rạp hát, ông muốn chuồn mà ông lại la làng lên rồi ông chạy thì có thể gây ra một sự hoang mang lớn cho thị trường và cho đám đông ở xung quanh. Đây chỉ là một nhận xét của tôi thôi, chứ như tôi đã nói, tôi không có những thông tin chi tiết về HAGL để mà bàn sâu về vấn đề này. BĐS Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm. BĐS lằng nhằng đợi chết là vô cùng nguy hiểm PV: - Có ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã thất bại và thị trường BĐS Việt Nam đang đổ vỡ. Theo đánh giá của ông, liệu thời điểm hiện nay đã có thể khẳng định: BĐS Việt Nam hoàn toàn đổ vỡ chưa? TS. Alan Phan: "Hoàn toàn" là một cụm từ chỉ mang tính tương đối, không thể nào giống một cuốn phim mà kết thúc có chữ "the end" được. Nó là một kết cuộc có thể kéo dài, nó vẫn lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ "the end" rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi. Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm. PV: - Theo đánh giá của ông, sự "lằng nhằng" đợi chết này sẽ kéo dài thêm bao nhiêu lâu? TS. Alan Phan: Thời gian bao lâu thì còn tuỳ thuộc rất nhiều vào chính sách. Đến lúc này thì hình như chính sách vẫn chưa muốn cho BĐS chết. Ông đạo diễn mà vẫn cứ nói rằng: ok, mày cứ nằm thế đi, mày cứ rên đi, khoan hãy chết... thì BĐS vẫn chưa thể chết được. Nên tôi thực tình không biết trong ý đồ của ông đạo diễn là có muốn cho chết hay không. Và đó là yếu tố chính để xác định thời gian BĐS chết. PV: - Với tình hình như hiện này, theo ông, người dân có nên bỏ tiền mua nhà vào lúc này không? TS. Alan Phan: - Trong bất cứ một biến động nào, nếu người dân thấy đây là một cái giá có thể trả được và là một cái giá tốt thì cứ việc bỏ tiền mua, nếu dư tiền. Nhưng nếu phải đi vay tiền thì dù là cái nhà tốt đến đâu cũng phải đợi. Vì thời điểm này là lúc không nên vay tiền mua nhà hay cố gắng gồng lên. Tôi vẫn nghĩ là BĐS Việt Nam vẫn chưa tới đáy. Xin chân thành cảm ơn ông! Duyên Duyên =========================== TS.Alan Phan: Nguy hiểm khi BĐS vẫn cố kéo dài sự sống Tiến sĩ Alan Phan nói về góc độ chính sách thì tôi chẳng có ý kiến gì. Nhưng nếu từ góc nhìn thực tế thì BDS khó chết hẳn. Vì nhu cầu nhà ở luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nên tôi chỉ dùng từ "cận tử" để mô tả toàn cảnh vĩ mô của thị trường BDS hiện nay. Còn lai rai , vẫn có vài người bán những căn nhà của họ cho người khác, ở đâu đó trong cuộc sống này. Nên nếu khái niệm BDS rộng ra đến cả ..."vi mô" như vậy thì dùng từ "cận tử" là chính xác!. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2013 LỜI TIÊN TRI 2013 BỔ SUNG: Xyri và Ai Cập sẽ ổn định, chậm lắm vào đầu năm tới.... ==================================== Mỹ - Anh sẽ tấn công Syria bằng cách nào ? 26/08/2013 09:40 (TNO) Anh và Mỹ đang gấp rút vạch ra các kế hoạch nhằm phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhắm vào Syria trong vài ngày tới. Một tên lửa được bắn đi từ tàu chiến Mỹ - Ảnh: AFP Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, tướng Nick Houghton và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, sẽ gặp nhau tại Jordan vào hôm nay, 26.8, để bàn các phương án can thiệp quân sự vào Syria. Theo tờ The Times, một đợt tấn công bằng tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải hiện là lựa chọn hàng đầu của liên quân Anh - Mỹ. Cuộc họp tại Jordan được tổ chức theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng quân đội Jordan Meshaal Mohamed al-Zaban và Tư lệnh Bộ tư lệnh miền Trung của Mỹ, tướng Lloyd Austin. Những người tham dự cuộc họp bao gồm cả tổng tham mưu trưởng các nước Ả Rập Xê Út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, Ý và Canada, theo hãng al-Jazeera. Vào hôm 25.8, chính phủ Syria thông báo họ sẽ cho phép các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đến hiện trường vụ tấn công bằng khí độc ở hai ngoại ô của Damascus. Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ đề nghị này, nói rằng nó “quá trễ để có thể tin tưởng được”. Một quan chức cao cấp của Nhà Trắng nói: “Nếu chính phủ Syria không có gì để giấu giếm và muốn chứng minh với thế giới rằng họ không sử dụng vũ khí hóa học trong vụ này, họ sẽ phải ngừng tấn công khu vực và cho phép Liên Hiệp Quốc đến đó cách đây năm ngày”. Lời bác bỏ này là dấu hiệu cho thấy Mỹ hiện sẵn sàng cho một phản ứng quân sự. Tối hôm 24.8, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã có cuộc điện đàm về tình hình Syria. Cả hai dự kiến sẽ tiếp tục điện đàm vào hôm nay hoặc ngày mai. Một người phát ngôn của thủ tướng Anh nói: “Chúng tôi đã đi từ câu hỏi “có nên phản ứng?” đến câu hỏi “phản ứng bằng cách nào?””. Theo tờ The Times, dù quyết định tấn công vẫn chưa được đưa ra, một đợt tấn công bằng tên lửa hành trình hiện là lựa chọn được ưa thích nhất. Mỹ hiện có bốn tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình Tomahawk ở gần Syria. Một nguồn tin chính phủ Anh cho biết đó sẽ là một “cuộc tấn công rất có mục tiêu”, được phát động trong vòng một tuần hoặc 10 ngày nhằm “ngăn chặn và răn đe” Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học thêm một lần nữa. Những người ủng hộ thừa nhận phương án này sẽ không làm được gì nhiều để thay đổi cán cân quân sự giữa chính phủ Syria và quân nổi dậy, hoặc giúp cuộc nội chiến mau kết thúc hơn. Phương Tây vẫn sẽ tiếp tục con đường đàm phán chính trị, thông qua hội nghị Geneva 2, sau cuộc tấn công trừng phạt. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2013 LỜI TIÊN TRI 2013 Kinh tế thế giới suy thoái nặng vào nửa cuối năm..... ============================= Nếu không nâng mức trần nợ công, Washington sẽ vỡ nợ 27/08/2013 16:46 (GMT + 7) TTO - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew vừa cảnh báo nguy cơ chính quyền Washington vỡ nợ nếu Quốc hội không sớm nâng mức trần nợ công. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew - Ảnh: Reuters Theo hãng tin CNN, ông Lew cho biết nợ công Mỹ đã chạm mức trần 16.700 tỷ USD. Nếu đến giữa tháng 10 tới mà Quốc hội Mỹ không nâng mức trần này lên cao hơn thì chính phủ Mỹ sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ. Ông Lew thừa nhận đến thời điểm đó, Bộ Tài chính Mỹ sẽ chỉ còn lại vỏn vẹn 50 tỷ USD tiền mặt, hoàn toàn không đủ để thanh toán các chi tiêu của chính phủ và trả nợ. Trên thực tế, nợ công Mỹ đã chạm trần giữa tháng năm. Từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng một số “biện pháp đặc biệt” để tiếp tục chi trả các hóa đơn của chính phủ theo đúng thời hạn. Nhưng đến giữa tháng 10, các biện pháp này cũng sẽ hết tác dụng. “Quốc hội phải hành động trước thời điểm giữa tháng 10” - ông Lew nhấn mạnh. Nếu không, Washington sẽ không thể tiếp tục vay tiền từ các thị trường tài chính. Đến khi đó, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không đủ tiền để chi tiêu và trả nợ. Ước tính chính phủ Mỹ phải thực hiện 80 triệu khoản chi tiêu mỗi tháng. Báo USA Today cho biết đến nay, Quốc hội Mỹ vẫn chưa thể thông qua ngân sách chính phủ cho năm 2014. Nguyên nhân là do đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn tranh cãi về các khoản cắt giảm chi tiêu, tăng thuế… NGUYỆT PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites