Thiên Đồng

Lý Thuyết Về Mọi Thứ, Một Lý Thuyết Khó Đạt Được

116 bài viết trong chủ đề này

LÝ THUYẾT VỀ MỌI THỨ, MỘT LÝ THUYẾT KHÓ ĐẠT ĐƯỢC

Tác giả: Stephen Hawking và Leonard Mlodinow
Người dịch: Phạm Việt Hưng

09/03/2012

Posted Image

Cá vàng trong bể kính tròn nhìn thấy một phiên bản hiện thực khác với hiện thực của chúng ta (Stephen Hawking)


Lời dẫn của người dịch:

Tư tưởng thống nhất vật lý vốn là tham vọng “bẩm sinh” và truyền thống của vật lý học, nhưng nó bắt đầu trở thành một mục tiêu cụ thể kể từ khi Albert Einstein khởi xướng Lý thuyết trường thống nhất (Unified Field Theory) trong những năm 1920. Hậu duệ của Einstein đã tiếp tục phát triển tư tưởng của ông theo những hướng mới, với niềm tin cốt lõi rằng trước sau thể nào cũng khám phá ra Lý thuyết cuối cùng (Final Theory), hay còn gọi là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything), cho phép “giải thích được mọi khía cạnh của hiện thực”, như cách nói của Stephen Hawking. Bài báo của Hawking và Mlodinow nói cho chúng ta biết liệu có thể có một lý thuyết như thế hay không. Câu trả lời là KHÔNG – không thể có một lý thuyết duy nhất, hoặc một hệ phương trình duy nhất, mô tả đầy đủ thế giới hiện thực. Nói rõ hơn, không thể có một lý thuyết cuối cùng hoặc một lý thuyết về mọi thứ. Thay vào đó, có nhiều (rất nhiều?) lý thuyết khác nhau cùng mô tả hiện thực, mỗi lý thuyết chỉ có thể mô tả một phần nào đó, một khía cạnh nào đó của hiện thực. Toàn bộ chú thích trong bản dịch này đều là của người dịch (ND). Hình minh hoạ cũng được bổ sung thêm (PVHg)

Lời dẫn của tạp chí Scientific American:

Người ta cho rằng công trình của Stephen Hawking về hố đen và nguồn gốc vũ trụ là tiến bộ cụ thể nhất mà các nhà vật lý lý thuyết đã đạt được theo hướng kết hợp lý thuyết hấp dẫn của Einstein với vật lý lượng tử vào trong một lý thuyết cuối cùng về mọi thứ.

Các nhà vật lý có một ứng cử viên ưa thích nhất cho một lý thuyết như thế, đó là lý thuyết dây, nhưng có tới 5 dạng trình bầy lý thuyết dây khác nhau, mỗi dạng bao gồm một phạm vi điều kiện hạn chế.

Tuy nhiên, một mạng lưới các liên kết toán học kết nối các lý thuyết dây khác nhau thành một hệ thống bao trùm, được gọi một cách bí ẩn là lý thuyết M: có lẽ bản thân mạng lưới này là lý thuyết cuối cùng.

Trong một cuốn sách mới, The Grand Design, Hawking và nhà vật lý tại Đại học Công nghệ California, Leonard Mlodinow, lập luận rằng cuộc tìm kiếm nhằm khám phá ra một lý thuyết cuối cùng trên thực tế có thể không bao giờ dẫn tới một tập hợp các phương trình duy nhất. Mọi lý thuyết khoa học, các tác giả viết, gắn liền với mô hình hiện thực của nó, và có thể sẽ không khôn ngoan khi thảo luận xem hiện thực thực sự là cái gì. Bài báo này được viết dựa trên cuốn sách đó.


Posted Image

Bài báo “The Elusive Theory of Everything” trên Scientific American Tháng 10/2012

vài năm trước, hội đồng thành phố Monza ở Ý đã ngăn cấm những người nuôi súc vật không được nuôi cá vàng trong những chậu cá có bề mặt cong. Những người bảo trợ cho biện pháp này giải thích rằng nuôi cá trong chậu như thế là độc ác, bởi vì mặt cong của chậu sẽ làm cho cá có một cái nhìn méo mó đối với thế giới bên ngoài. Bên cạnh ý nghĩa bảo vệ những con cá vàng tội nghiệp, câu chuyện này đã làm dấy lên một câu hỏi triết học thú vị: Làm thế nào chúng ta biết cái hiện thực mà chúng ta lĩnh hội trong đầu là đúng với sự thực?

Cá vàng nhìn thấy một phiên bản hiện thực khác với chúng ta, nhưng liệu chúng ta có thể biết chắc chắn rằng phiên bản đó là kém hiện thực hơn so với hiện thực của chúng ta hay không? Để có tất cả những gì chúng ta biết, chúng ta có thể cũng đã dành trọn cả cuộc đời để nhìn ra thế giới thông qua một thấu kính méo mó.

Trong vật lý, vấn đề này không phải là chuyện lý thuyết suông. Thật vậy, các nhà vật lý và vũ trụ học đang ở trong một tình trạng khó chịu tương tự như cá vàng. Trong hàng thập kỷ qua chúng ta đã cố gắng đạt tới một lý thuyết cuối cùng về mọi thứ – một tập hợp các định luật cơ bản đầy đủ và nhất quán, giải thích được mọi khía cạnh của hiện thực. Hiện nay dường như cuộc tìm kiếm này dẫn tới không chỉ một lý thuyết duy nhất, mà cả một họ lý thuyết liên đới với nhau, mỗi lý thuyết mô tả một phiên bản hiện thực riêng của nó, như thể nó nhìn vũ trụ thông qua chậu cá của riêng nó vậy.

Đối với nhiều người, kể cả một số nhà khoa học đang làm việc, khái niệm này khó có thể chấp nhận. Phần lớn mọi người tin rằng tồn tại một hiện thực khách quan ở ngoài kia, và rằng cảm giác của chúng ta và khoa học của chúng ta đã trực tiếp truyền đạt cho chúng ta những thông tin về thế giới vật chất. Khoa học cổ điển dựa trên niềm tin cho rằng tồn tại một thế giới bên ngoài mà những tính chất của nó là xác định và độc lập với người quan sát đang nghiên cứu chúng. Trong triết học, niềm tin đó được gọi là chủ nghĩa hiện thực.

Tuy nhiên, những ai nhớ tới Timothy Leary và những năm 1960, sẽ biết còn có một khả năng khác: quan niệm của chúng ta về hiện thực có thể phụ thuộc vào cách suy nghĩ của chúng ta. Quan điểm đó, với những phân biệt tinh tế khác nhau, được gọi bằng những cái tên khác nhau như chủ-thuyết-từ-chối-hiện-thực (antirealism), chủ-thuyết-phương-tiện (instrumentalism), hoặc chủ-thuyết-duy-tâm (idealism). Theo những chủ thuyết này, thế giới mà chúng ta biết được xây dựng bởi tư duy của con người sử dụng các dữ liệu giác quan như vật liệu thô của nó, và được định hình bởi cấu trúc diễn dịch của bộ não. Quan điểm này có thể khó chấp nhận, nhưng không khó để hiểu. Không có cách nào có thể loại bỏ người quan sát – chúng ta – khỏi nhận thức của chúng ta về thế giới.

Với sự tiến triển của vật lý, chủ nghĩa hiện thực đang ngày càng trở nên khó bảo vệ. Trong vật lý cổ điển – vật lý Newton mô tả chính xác kinh nghiệm thường ngày – việc diễn dịch các thuật ngữ như “vật thể” (object) hay “vị trí” (position) phần lớn là phù hợp với cảm giác thông thường của chúng ta và với hiểu biết “hiện thực” của các khái niệm đó. Tuy nhiên, với tư cách của những dụng cụ đo lường, chúng ta là những công cụ thô thiển. Các nhà vật lý khám phá ra rằng những đồ vật hàng ngày và ánh sáng, mà nhờ nó chúng ta nhìn thấy những đồ vật đó, được tạo nên bởi những đối tượng khách thể mà chúng ta không nhận thức trực tiếp được – như electron và photon chẳng hạn. Những đối tượng đó bị chi phối không phải bởi vật lý cổ điển mà bởi những định luật của lý thuyết lượng tử.

Hiện thực của lý thuyết lượng tử đã đoạn tuyệt một cách căn bản với hiện thực của vật lý cổ điển. Trong khuôn khổ của lý thuyết lượng tử, các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng. Vật lý lượng tử cũng chứa đựng những ngụ ý quan trọng đối với quan niệm của chúng ta về quá khứ. Trong vật lý cổ điển, quá khứ có vẻ tồn tại như một chuỗi các sự kiện xác định, nhưng theo vật lý lượng tử, quá khứ cũng như tương lai là không xác định và chỉ tồn tại như một phổ của các khả năng. Thậm chí vũ trụ xét trên tổng thể không có quá khứ hoặc lịch sử. Do đó vật lý lượng tử ngụ ý một hiện thực khác với hiện thực của vật lý cổ điển – dù cho hiện thực của vật lý cổ điển phù hợp với trực giác của chúng ta và vẫn phục vụ chúng ta một cách tốt đẹp khi chúng ta thiết kế những thứ như các toà cao ốc hay cầu cống.

Những thí dụ trên đưa chúng ta tới một kết luận quy định một khuôn khổ quan trọng để dựa vào đó mà diễn giải khoa học hiện đại. Theo quan điểm của chúng tôi, không có một bức tranh, một lý thuyết, một khái niệm nào mô tả hiện thực độc lập. Thay vào đó, chúng tôi chấp nhận một quan điểm mà chúng tôi gọi chủ-nghĩa-hiện-thực-phụ-thuộc-mô-hình (model-dependent-realism): tư tưởng cho rằng một lý thuyết vật lý hoặc một bức tranh về thế giới là một mô hình (nói chung là mô hình bản chất toán học của hiện thực) và một tập hợp các quy tắc kết nối các thành phần của mô hình với những quan sát. Nếu hai mô hình đều phù hợp với quan sát thì chẳng có mô hình nào được coi là hiện thực hơn mô hình nào. Một người có thể sử dụng bất kể mô hình nào phù hợp hơn với bối cảnh đang được xem xét.

Đừng cố gắng điều chỉnh bức tranh hiện thực

Tư tưởng về hiện thực có thể thay thế (alternative reality) là một cơ sở chủ yếu của nền văn hóa phổ cập ngày nay. Ví dụ, trong phim khoa học viễn tưởng The Matrix (Ma trận), loài người sống một cách không hay biết trong một hiện thực ảo được mô phỏng do những computer thông minh tạo ra để giữ cho họ bình an và hài lòng trong khi computer hút năng lượng điện sinh học của họ (bất kể đó là cái gì). Làm thế nào để chúng ta biết chúng ta không phải là những nhân vật do computer tạo ra đang sống trong một thế giới giống như ma trận? Nếu chúng ta sống trong một thế giới tưởng tượng, tổng hợp (synthetic), thì các sự kiện sẽ không nhất thiết phải tuân thủ bất kỳ một quy luật logic nhất quán nào. Người ngoài hành tinh khi chỉ đạo có thể cảm thấy thú vị hơn hoặc vui thích hơn khi xem phản ứng của chúng ta, chẳng hạn, nếu tất cả mọi người trên thế giới đột nhiên quyết định chê bai sô-cô-la và không lựa chọn chiến tranh, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nếu người ngoài hành tinh thực thi những định luật phù hợp, chúng ta sẽ không có cách nào để biết một hiện thực khác đứng đằng sau hiện thực mô phỏng. Rất dễ để gọi cái thế giới mà người ngoài hành tinh sống trong đó là một thế giới “thực” và thế giới computer tạo ra là một thế giới giả. Nhưng nếu những sinh thể trong thế giới mô phỏng không thể nhìn vào vũ trụ của họ từ bên ngoài, họ sẽ không có lý do để nghi ngờ hình ảnh về hiện thực của riêng của họ .

Cá vàng nằm trong một tình huống tương tự. Quan điểm của chúng không giống quan điểm của chúng ta khi chúng ta ở bên ngoài chậu cá có bề mặt cong của chúng, nhưng chúng vẫn có thể xây dựng nên các định luật khoa học chi phối chuyển động của các đối tượng mà chúng quan sát thấy ở bên ngoài. Chẳng hạn, vì ánh sáng bị bẻ cong khi nó di chuyển từ không khí vào nước, do đó một đối tượng chuyển động tự do mà chúng ta thấy nó chuyển động thẳng thì cá vàng sẽ thấy nó chuyển động cong. Cá vàng có thể xây dựng những định luật khoa học từ cái khung quy chiếu méo mó của chúng, những định luật ấy sẽ luôn luôn đúng và có thể cho phép chúng dự đoán được chuyển động trong tương lai của các đối tượng bên ngoài chậu cá. Các định luật của chúng có thể phức tạp hơn so với các định luật trong khung quy chiếu của chúng ta, nhưng điều đó đơn giản chỉ là vấn đề khẩu vị. Nếu cá vàng xây dựng được một lý thuyết như vậy, chúng ta sẽ phải thừa nhận quan điểm của cá vàng như một bức tranh giá trị của hiện thực.

Một ví dụ nổi tiếng trong thế giới của chúng ta về những bức tranh khác nhau của hiện thực là sự tương phản giữa mô hình vũ trụ địa tâm của Ptolemy và mô hình nhật tâm của Copernicus. Mặc dù chẳng có gì khác thường đối với nhiều người khi nói rằng Copernicus đã chứng minh Ptolemy sai, nhưng thực ra nói như thế là không đúng. Giống như trong trường hợp quan điểm của chúng ta khác với cá vàng, người ta có thể sử dụng hoặc bức tranh này hoặc bức tranh kia như một mô hình của vũ trụ, bởi vì chúng ta có thể giải thích quan sát của chúng ta về vũ trụ bằng cách giả định hoặc trái đất đứng yên hoặc mặt trời đứng yên. (Nhưng) bất chấp vai trò của nó trong các cuộc tranh luận triết học về bản chất của
vũ trụ của chúng ta, lợi thế thực tế của hệ thống Copernicus
là các phương trình chuyển động đơn giản hơn nhiều trong khung quy chiếu coi mặt trời là tĩnh.

Chủ-nghĩa-hiện-thực-phụ-thuộc-mô-hình áp dụng không chỉ đối với các mô hình khoa học mà còn áp dụng cho các mô hình trí tuệ ý thức và tiềm thức mà tất cả chúng ta tạo ra để giải thích và hiểu thế giới hàng ngày. Ví dụ, bộ não con người xử lý dữ liệu thô từ các dây thần kinh thị giác, kết hợp đầu vào từ cả hai mắt, nâng cao độ phân giải và lấp đầy những khoảng trống chẳng hạn như khoảng trống trong điểm mù của võng mạc. Hơn nữa, nó tạo ra ấn tượng không gian ba chiều từ dữ liệu hai chiều của võng mạc. Khi bạn nhìn thấy một chiếc ghế, đơn thuần là bạn đã sử dụng ánh sáng tán xạ bởi chiếc ghế để xây dựng một hình ảnh trong trí óc hoặc mô hình của chiếc ghế. Bộ não quá giỏi trong việc tạo dựng mô hình đến nỗi ngay cả trong trường hợp người ta đeo một chiếc kính làm lộn ngược hình ảnh chiếc ghế trong mắt thì bộ não vẫn có thể biến đổi mô hình sao cho người ta lại thấy hình ảnh chiếc ghế đúng chiều – trước khi có thể ngồi xuống đàng hoàng.


Posted Image

Minh hoạ của Barron Storey trên Scientific American

Ý niệm lờ mờ về lý thuyết không thể diễn đạt được[2]

Trong việc truy tìm nhằm khám phá ra những định luật cuối cùng của vật lý, không có nghiên cứu nào làm dấy lên nhiều hy vọng hơn hoặc gây ra nhiều tranh cãi hơn so với lý thuyết dây. Lý thuyết dây lần đầu tiên được đề xuất trong những năm 1970 như một nỗ lực để thống nhất tất cả các lực của thiên nhiên vào trong một khuôn khổ chặt chẽ và, đặc biệt, mang lực hấp dẫn vào trong lĩnh vực vật lý lượng tử. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, các nhà vật lý khám phá ra rằng lý thuyết dây gặp phải chuyện khó xử: có 5 lí thuyết dây khác nhau. Chuyện này quả thật đã gây bối rối cho những người ủng hộ lý thuyết dây như một lý thuyết duy nhất của lý thuyết về mọi thứ. Vào giữa những năm 1990, các nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện ra rằng những lý thuyết dây khác nhau – và cả một lý thuyết khác nữa được gọi là siêu hấp dẫn (supergravity) – thực ra cùng mô tả những hiện tượng như nhau, điều này tạo ra niềm hy vọng cho rằng rốt cuộc những lý thuyết đó sẽ quy về một lý thuyết thống nhất. Các lý thuyết này thực sự liên hệ với nhau bởi cái mà các nhà vật lý gọi là những đối ngẫu (dualities) – một loại từ điển toán học cho phép phiên dịch các khái niệm theo cả hai chiều ngược xuôi. Nhưng than ôi, mỗi lý thuyết chỉ có thể mô tả tốt các hiện tượng trong một phạm vi điều kiện nhất định, ví dụ như ở mức năng lượng thấp. Không lý thuyết nào có thể mô tả mọi khía cạnh của vũ trụ.

Hiện nay các nhà lý thuyết dây được thuyết phục rằng 5 lí thuyết dây khác nhau chỉ là những xấp xỉ khác nhau đối với một lý thuyết nền tảng hơn được gọi là lý thuyết M. (Dường như không ai biết chữ “M” là viết tắt cho cái gì. Nó có thể là “master” (bậc thầy), “miracle” (phép lạ) hay “mystery” (bí ẩn), hoặc cả ba). Mọi người vẫn đang cố gắng giải mã bản chất của lý thuyết M, nhưng dường như kỳ vọng truyền thống về việc tìm ra một lý thuyết duy nhất của tự nhiên có thể không còn đứng vững được nữa, và để mô tả vũ trụ, chúng ta phải sử dụng các lý thuyết khác nhau trong những tình huống khác nhau. Như vậy, lý thuyết M không phải là một lý thuyết theo nghĩa thông thường mà là một mạng lưới các lý thuyết. Nó hơi giống như một bản đồ. Để thể hiện trung thành toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng, người ta phải sử dụng một bộ sưu tập các bản đồ, mỗi bản đồ bao phủ một khu vực giới hạn. Các bản đồ chồng chéo lên nhau, và ở chỗ nào chúng chồng lên nhau thì ở đó chúng thể hiện cùng một cảnh quan trên mặt đất. Tương tự như vậy, các lý thuyết khác nhau trong họ lý thuyết M trông có thể rất khác nhau, nhưng tất cả đều có thể được coi như các phiên bản của cùng một lý thuyết cơ bản, và tất cả đều dự đoán cùng một hiện tượng ở chỗ chúng chồng chéo lên nhau, nhưng không có lý thuyết nào có hiệu lực trong mọi tình huống.

Bất cứ khi nào chúng ta tạo ra một mô hình của thế giới và thấy nó thành công, chúng ta có xu hướng quy cho mô hình đó như phẩm chất của hiện thực hoặc chân lý tuyệt đối. Tuy nhiên, lý thuyết M, giống như ví dụ cá vàng, cho thấy cùng một tình huống vật lý có thể được mô hình hóa theo những cách khác nhau, mỗi cách sử dụng những yếu tố và khái niệm cơ bản khác nhau. Có lẽ là để mô tả vũ trụ chúng ta phải sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau trong các tình huống khác nhau. Mỗi lý thuyết có thể có phiên bản riêng của mình về hiện thực, nhưng theo chủ-nghĩa-hiện-thực-phụ-thuộc-mô-hình, sự đa dạng là chấp nhận được, và không lý thuyết nào trong số các phiên bản có thể được cho là hiện thực hơn lý thuyết khác. Tính đa dạng ấy không phải là kỳ vọng truyền thống của nhà vật lý trong việc tìm kiếm một lý thuyết thống nhất về tự nhiên, nó cũng không đáp ứng với quan niệm thông thường của chúng ta về hiện thực. Nhưng có thể đó là kiểu cách của vũ trụ.

[1] Nguyên văn tên bài báo: “The (Elusive) Theory of Everything”, Stephen Hawking & Leonard Mlodinow, Scientific American, October 2010. Chữ “elusive” có nhiều định nghĩa khác nhau. Với ý nghĩa trong bài báo này, chúng tôi dịch theo định nghĩa của Oxford Dictionaries (elusive = difficult to find, catch, or achieve). Xem: http://oxforddiction...usive?q=elusive (ND).

[2] Nguyên văn: “Glimpses of the deep theory”. Chữ “deep” có nhiều định nghĩa. Chúng tôi sử dụng một trong các định nghĩa của The Complete Crossword Dictionary: “deep” = inexpressible (ND).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu phản biện một cách đơn giản cho chính ông SW Hawking thì tôi trả lời thế này:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không.

SW Hawking

Lý thuyết ấy đang làm cho ông Hawking viết như bài trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu phản biện một cách đơn giản cho chính ông SW Hawking thì tôi trả lời thế này:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không.

SW Hawking

Lý thuyết ấy đang làm cho ông Hawking viết như bài trên.

Có thể nói: Tất cả các nhà bác học trên thế giới thuộc về trí thức khoa học hiện đại - có cội nguồn từ văn minh Tây phương - không hể có chuyên môn tương đối về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thậm chí không hề biết đến học thuyết này. Và nếu họ có quan tâm thì họ luôn mặc định rằng: Học thuyết này hình thành trong lịch sử văn minh Hán. (Người duy nhất thuộc nền tri thức khoa học hiện đại, nhưng hiểu tương đối sâu về học thuyết Âm Dương Ngũ hành, công nhận tính khoa học nhân danh nền văn hiến Việt , chính là giáo sư Trần Quang Vũ - Trưởng khoa Vật Lý thiên văn đại học quốc gia Áo. Ông ta đã đề nghị tổ chức một cuộc hội thảo ở Havar về thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt tại nới này và đã được chuẩn thuận. Nhưng rất tiếc! Ông ta đã mất đột ngột về bệnh tim)

Nếu quí vị có tìm hiểu về lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và dù rằng quí vị có quan điểm về lịch sử và cội nguồn của học thuyết này như thế nào - cho rằng nó thuộc về văn hiến Việt, hoặc Hán - thì quí vị hãy chỉ ra có cái gì trong mọi sự vận động của tự nhiên, vũ trụ, cuộc sống, xã hội và con người mà không có sự giải thích nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành?

Nói cho dễ hiểu và gần gũi với lịch sử văn minh Tây phương: Nếu như đã có một thời, nền văn minh Tây phương đã nhân danh Chúa hay Thượng Đế để giải thích tất cả mọi hiện tượng thì ở văn minh Đông phương, người ta đã thay thế Chúa bằng thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và học thuyết đó, nhân danh nền văn hiến Việt và nhân danh khoa học xác định rằng:

Không có Hạt của Chúa.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức khoa học hàng đầu đang tìm kiếm. Cho dù tất cả các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới hoài nghi điều này thì tôi tin rằng: Tôi sẽ thuyết phục được họ.

Tuy nhiên, tôi luôn tiên quyết rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được công nhận trên cơ sở xem xét như một chân lý khách quan, cho dù nhân danh bất cứ một tiêu chí nào: Tôn giáo, tâm linh, khoa học...Bởi vì một lý thuyết thống nhất không thể từ trên trời rơi xuống, mà nó phải có lịch sử của nó.

Vài lời chia sẻ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

......

Nói cho dễ hiểu và gần gũi với lịch sử văn minh Tây phương: Nếu như đã có một thời, nền văn minh Tây phương đã nhân danh Chúa hay Thượng Đế để giải thích tất cả mọi hiện tượng thì ở văn minh Đông phương, người ta đã thay thế Chúa bằng thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và học thuyết đó, nhân danh nền văn hiến Việt và nhân danh khoa học xác định rằng:

Không có Hạt của Chúa.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức khoa học hàng đầu đang tìm kiếm. Cho dù tất cả các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới hoài nghi điều này thì tôi tin rằng: Tôi sẽ thuyết phục được họ.

......

Chào anh Thiên Sứ!

Có thể tôi chưa phải là "...các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới..." nên chưa có đủ trình độ để có thể hiểu được những điều mà anh giảng giải để đúng như điều anh khẳng định là "Tôi sẽ thuyết phục được họ". Do vậy tôi cũng không dám để nghị anh giảng giải cho tôi hiểu biết về thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà có thể chứng minh được là "Không có Hạt của Chúa".

Theo tôi có thể "...các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới..." không hiểu "Hạt của Chúa" mà họ nói là cái gì nên mới cố công đi tìm như vậy.

Tôi hy vọng rằng họ (các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới) sau khi được anh giảng giải rồi sẽ biết và hiểu về Thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Đông Phương. Đến khi đó thì chắc họ sẽ hiểu rằng Thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã chứng minh từ mấy nghìn năm này rằng Năng LượngKhối Lượng không thể chuyển hóa cho nhau. Bởi vì theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì làm gì có chuyện "Âm đến cùng cực thì sinh Dương còn Dương đến cùng cực thì sinh Âm".

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu quí vị có tìm hiểu về lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và dù rằng quí vị có quan điểm về lịch sử và cội nguồn của học thuyết này như thế nào - cho rằng nó thuộc về văn hiến Việt, hoặc Hán - thì quí vị hãy chỉ ra có cái gì trong mọi sự vận động của tự nhiên, vũ trụ, cuộc sống, xã hội và con người mà không có sự giải thích nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành?

Mãi đến thế kỷ XV các nhà thiên văn Tây Phương mới phát hiện ra trái đất quay xung quanh mặt trời - người thì lên giàn thiêu, kẻ thì bị quản thúc bởi tòa án dị giáo, chả biết nhân danh gì??? - Cái này còn chưa biết thì dẫn chúng ta đi đâu?

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thậm chí nhận định được cý đồ khi dùng ngôn từ:

- Chúng ta chỉ có một người cha ruột - cha vợ hoặc cha nuôi và tổng thể là cha trời mđất.

- Trong khi đó trong đạo Kito, hàng tỷ con người đang gọi hàng vạn "Cha" - nhân danh cái gì? đây là một cách thức dùng từ nhân xưng hế sức tinh vi, đầy sai sót nhưng có ý đồ.

Học thuyết ADNH phân biệt cý nghĩa và bản chất đến từng "Từ".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói cho dễ hiểu và gần gũi với lịch sử văn minh Tây phương: Nếu như đã có một thời, nền văn minh Tây phương đã nhân danh Chúa hay Thượng Đế để giải thích tất cả mọi hiện tượng thì ở văn minh Đông phương, người ta đã thay thế Chúa bằng thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và học thuyết đó, nhân danh nền văn hiến Việt và nhân danh khoa học xác định rằng:

Không có Hạt của Chúa.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức khoa học hàng đầu đang tìm kiếm. Cho dù tất cả các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới hoài nghi điều này thì tôi tin rằng: Tôi sẽ thuyết phục được họ.

Tôi sẽ rất tiếc. Nếu như những nhà khoa học thật sự không quan tâm đến thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 lịch sử - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Nếu như khả năng tiên tri của một lý thuyết là một yếu tố cần của tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, vì nó chứng tỏ sự nhận thức tính quy luật vận động của mọi hiện tương - thì có thể nói rằng: Trong tất cả các ngành ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành cho mọi hiện tượng và vấn đề trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống , xã hội và con người đều có khả năng tiên tri.

Tôi tự tin sẽ thuyết phục được những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò.

Còn nếu con người vô cảm và thơ ở với chính họ thì đó không thuộc về trách nhiệm của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sẽ rất tiếc. Nếu như những nhà khoa học thật sự không quan tâm đến thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 lịch sử - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Nếu như khả năng tiên tri của một lý thuyết là một yếu tố cần của tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, vì nó chứng tỏ sự nhận thức tính quy luật vận động của mọi hiện tương - thì có thể nói rằng: Trong tất cả các ngành ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành cho mọi hiện tượng và vấn đề trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống , xã hội và con người đều có khả năng tiên tri.

Tôi tự tin sẽ thuyết phục được những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò. Còn nếu con người vô cảm và thơ ở với chính họ thì đó không thuộc về trách nhiệm của tôi.

"Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò" điều này quá là đúng bởi vì chúng ta cứ thử phân tích biểu tượng Âm Dương theo Lạc Việt và biểu tượng Âm Dương theo truyền thống thì sẽ biết ngay.

Sau đây là biểu tượng Âm Dương theo truyền thống:

Posted Image

Qua biểu tượng này thì chúng ta dễ dàng nhận thấy 2 vòng tròn nhỏ khác mầu hiện nên ở đúng vị trí giữa vùng mầu rộng nhất khác với nó. Điều này chứng tỏ biểu tượng Âm Dương truyền thống này muốn thể hiện thực tại là "Dương đến cùng cực sẽ sinh Âm còn Âm đến cùng cực sẽ sinh Dương".

Còn đây là biểu tượng Âm Dương theo Lạc Việt:

Posted Image

Qua biểu tượng này thì chúng ta càng dễ dàng nhận thấy nó chỉ phản ánh một thực tại khách quan là Âm và Dương cùng tồn tại và phát triển chứ không thể chuyển hóa cho nhau.

Từ đây có thể hiểu điều mà anh Thiên Sứ nói "Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò", những con Bò này chắc là những người tin theo biểu tượng Âm Dương truyền thống, tức là những người tin rằng Năng LượngKhối Lượng có thể chuyển hóa cho nhau theo đúng biểu tượng của nó nhắn nhủ là "Dương đến cùng cực sẽ sinh Âm còn Âm đến cùng cực sẽ sinh Dương", nghĩa là phải có "Hạt của Chúa"

Còn dĩ nhiên những người không phải con Bò thì tin theo biểu tượng Âm Dương Lạc Việt, tức là họ cho rằng theo biểu tượng Âm Dương Lạc Việt thì không có chuyện Âm Dương có thể chuyển hóa cho nhau và dĩ nhiên không thể có Năng Lượng và Khối Lượng có thể chuyển hóa cho nhau. Điều này chứng tỏ thuyết Âm Dương Lạc Việt đã chứng tỏ "Không có Hạt của Chúa".

Không biết tôi hiểu như vậy có đúng hay không xin mọi người chỉ giáo.

Chân thành xin cám ơn trước.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò" điều này quá là đúng bởi vì chúng ta cứ thử phân tích biểu tượng Âm Dương theo Lạc Việt và biểu tượng Âm Dương theo truyền thống thì sẽ biết ngay.

Sau đây là biểu tượng Âm Dương theo truyền thống:

Posted Image

Qua biểu tượng này thì chúng ta dễ dàng nhận thấy 2 vòng tròn nhỏ khác mầu hiện nên ở đúng vị trí giữa vùng mầu rộng nhất khác với nó. Điều này chứng tỏ biểu tượng Âm Dương truyền thống này muốn thể hiện thực tại là "Dương đến cùng cực sẽ sinh Âm còn Âm đến cùng cực sẽ sinh Dương".

Còn đây là biểu tượng Âm Dương theo Lạc Việt:

Posted Image

Qua biểu tượng này thì chúng ta càng dễ dàng nhận thấy nó chỉ phản ánh một thực tại khách quan là Âm và Dương cùng tồn tại và phát triển chứ không thể chuyển hóa cho nhau.

Từ đây có thể hiểu điều mà anh Thiên Sứ nói "Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò", những con Bò này chắc là những người tin theo biểu tượng Âm Dương truyền thống, tức là những người tin rằng Năng LượngKhối Lượng có thể chuyển hóa cho nhau theo đúng biểu tượng của nó nhắn nhủ là "Dương đến cùng cực sẽ sinh Âm còn Âm đến cùng cực sẽ sinh Dương", nghĩa là phải có "Hạt của Chúa"

Còn dĩ nhiên những người không phải con Bò thì tin theo biểu tượng Âm Dương Lạc Việt, tức là họ cho rằng theo biểu tượng Âm Dương Lạc Việt thì không có chuyện Âm Dương có thể chuyển hóa cho nhau và dĩ nhiên không thể có Năng Lượng và Khối Lượng có thể chuyển hóa cho nhau. Điều này chứng tỏ thuyết Âm Dương Lạc Việt đã chứng tỏ "Không có Hạt của Chúa".

Không biết tôi hiểu như vậy có đúng hay không xin mọi người chỉ giáo.

Chân thành xin cám ơn trước.

Người giải quyết được vấn đề này phải có hảo tướng, trăm năm mới xuất hiện một lần mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu quả thực Thuyết Âm Dương Lạc Việt không thừa nhận tính chất cơ bản của Thuyết Âm Dương truyền thống là "Dương đến cùng cực thì sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương" thì tôi chỉ cần dùng 1 câu hỏi sau để phản biện điều này:

Trong thực tế người ta đã dùng lý thuyết và thực nghiệm để chứng minh rằng "Khối Lượng có khả năng chuyển đổi thành Năng Lượng", ví dụ như phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.... và dĩ nhiên các nhà khoa học cũng đã xác định được trong bao lâu nữa Mặt Trời của chúng ta sẽ hết nhiên liệu để duy trì sự cháy. Vậy thì nếu như không có "Hạt của Chúa", tức là không có một môi trường hay một loại vật chất nào đó tái tạo ra Mặt Trời thì tất cả các phản ứng cháy trong vũ trụ sẽ hết nhiên liệu và tắt. Đến khi đó chúng ta sẽ thấy bầu trời tối om vì trên bầu trời không còn một điểm sáng (ngôi sao) nào nữa nếu thừa nhận (hoặc vì) thời gian là vô tận.

Vậy thì những người không phải con Bò (tức những người tin theo thuyết Âm Dương Lạc Việt) đã dám khẳng định "Không có hạt của Chúa" sẽ giải thích như thế nào về bầu trời vẫn đang tồn tại ti tỷ ngôi sao (như Mặt Trời của chúng ta)?

Hy vọng nhận được sự chỉ giáo của mọi người.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu quả thực Thuyết Âm Dương Lạc Việt không thừa nhận tính chất cơ bản của Thuyết Âm Dương truyền thống là "Dương đến cùng cực thì sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương" thì tôi chỉ cần dùng 1 câu hỏi sau để phản biện điều này:

Trong thực tế người ta đã dùng lý thuyết và thực nghiệm để chứng minh rằng "Khối Lượng có khả năng chuyển đổi thành Năng Lượng", ví dụ như phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.... và dĩ nhiên các nhà khoa học cũng đã xác định được trong bao lâu nữa Mặt Trời của chúng ta sẽ hết nhiên liệu để duy trì sự cháy. Vậy thì nếu như không có "Hạt của Chúa", tức là không có một môi trường hay một loại vật chất nào đó tái tạo ra Mặt Trời thì tất cả các phản ứng cháy trong vũ trụ sẽ hết nhiên liệu và tắt. Đến khi đó chúng ta sẽ thấy bầu trời tối om vì trên bầu trời không còn một điểm sáng (ngôi sao) nào nữa nếu thừa nhận (hoặc vì) thời gian là vô tận.

Vậy thì những người không phải con Bò (tức những người tin theo thuyết Âm Dương Lạc Việt) đã dám khẳng định "Không có hạt của Chúa" sẽ giải thích như thế nào về bầu trời vẫn đang tồn tại ti tỷ ngôi sao (như Mặt Trời của chúng ta)?

Hy vọng nhận được sự chỉ giáo của mọi người.

Tính Không là Chân Sắc

Tính Sắc là Chân Không.

Sắc là Hạt, Hạt không có thật tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dương đến cùng vẫn là Dương hay là Chân dương ? Câu này có nghĩa là con Bò con và con Bò to thì vẫn là con Bò, thuộc loài Bò.

Âm đến cùng vẫn là Âm hay là Chân âm ? Câu này cũng vậy con Lợn con và con Lợn to thì vẫn là con Lợn, thuộc loài Lợn.

Âm và Dương là Hệ quả tương tác Chân âm với Chân dương. Câu này nghĩa là con Bò (hay loài Bò) tương tác với con Lợn (hay loài Lợn) sẽ đẻ ra con Bò và con Lợn. Đây quả thực là một cách chăn nuôi mới chưa từng có trên thế giới. Bò và Lợn giao phối với nhau sẽ để ra con Bò hoặc con Lợn hoặc cả hai.

Chân âm thì lạnh hơn âm, Chân dương thì nóng hơn dương. Câu này nghĩa là con Bò to và con Bò nhỏ, con Lợn to và con Lợn nhỏ.

Hai chấm trong Thái cực đồ bỏ đi hay thêm vào cũng xong, vấn đề là hiểu nó ra sao mà thôi. Nếu hiểu thì thêm bớt không hai, không hiểu thì có phân biệt thêm bớt. Câu này có nghĩa là tùy cách hiểu miễn là con Bò giao phối với con Lợn phải đẻ ra 2 loài này đó là cách giải thích sự tồn tại của chúng tới ngày nay.

Phong Thủy Gia, Tử Vi Gia, Tứ Trụ Gia có phải là con bò hay không? hay có phải con cáo hay không thì chỉ cần kiến giải về Lục Thập Hoa Giáp và Lạc Thư Hoa Giáp ra sao. Vì tôi chưa nghiên cứu Lạc Thư Hoa Giáp nên chưa thể trả lời chính xác được ngoài 1 điều mà tôi được biết là Hình Như Lạc Thư Hoa Giáp đã đổi Thủy thành Hỏa còn Hỏa thành Thủy trong Lục Thập Hoa Giáp thì phải. Nếu đúng như vậy thì chỉ cần ai đó chứng minh "Phương Pháp tính Điểm Hạn" trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi là sai là đủ bởi vì tôi đã sử dụng Lục Thập Hoa Giáp để xây dựng lên phương pháp này.

Đừng có nói một đằng rằng "nghiên cứu có Hệ Thống" mà một đằng thì bất chấp vì cơm áo gạo tiền háo danh háo lợi rồi dùng vài sự chiêm nghiệm để phản đối Lạc Thư Hoa Giáp. Đứng từ chỗ này mà nhìn thì thấy nhiều cáo và chồn trong giới các Thầy Học Thuật lắm. Đại để chung chung vấn đề con người trong lĩnh vực học thuật hiện nay là vậy. Điều này quá đúng. Bằng chứng là chỉ cần chủ đề "Các Tuyệt Chiêu trong Tử Bình" của tôi cũng đủ để chứng minh điều này.

Học thuật tách rời Tu luyện thì đều bỏ đi hết (nói chung về ngoại đạo). Câu này không thể chấp nhận được bởi vì Học Thuật là Học Thuật còn Tu Luyện là Tu Luyện. Nếu như một nhà Học Thuật gọi một nhà Học Thuật khác là con Lợn hay con Bò thì nhà Học Thuật đó được coi là "ngoại đạo".... "thì đều bỏ đi hết" sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạc Thư Hoa Giáp là kính chiếu yêu.

Thầy Phong Thủy, Thầy Tử Vi, Thầy Tứ Trụ đều hiện nguyên hình trước kính chiếu yêu này. Mấy vị này thường đem vài bài chiêm nghiệm đề lừa gạt học trò của họ về các vấn đề theo hướng bẻ cong tính khoa học trong lý học. Làm Thầy như thế thì chẳng bằng Thầy bói xem voi, thế mà vẫn tự hào Ta là tri thức, có hiểu biết cổ kim...

Share this post


Link to post
Share on other sites

09:50 PM[/size]' timestamp='1350660514' post='193920']

Câu này có nghĩa là con Bò con và con Bò to thì vẫn là con Bò, thuộc loài Bò.

Câu này cũng vậy con Lợn con và con Lợn to thì vẫn là con Lợn, thuộc loài Lợn.

Câu này nghĩa là con Bò (hay loài Bò) tương tác với con Lợn (hay loài Lợn) sẽ đẻ ra con Bò và con Lợn. Đây quả thực là một cách chăn nuôi mới chưa từng có trên thế giới. Bò và Lợn giao phối với nhau sẽ để ra con Bò hoặc con Lợn hoặc cả hai.

Câu này nghĩa là con Bò to và con Bò nhỏ, con Lợn to và con Lợn nhỏ.

Câu này có nghĩa là tùy cách hiểu miễn là con Bò giao phối với con Lợn phải đẻ ra 2 loài này đó là cách giải thích sự tồn tại của chúng tới ngày nay.

...Câu này không thể chấp nhận được bởi vì Học Thuật là Học Thuật còn Tu Luyện là Tu Luyện. Nếu như một nhà Học Thuật gọi một nhà Học Thuật khác là con Lợn hay con Bò thì nhà Học Thuật đó được coi là "ngoại đạo".... "thì đều bỏ đi hết" sao?

Sau 1000 năm Thăng long, cái giới này lại xuất hiện một thứ bệnh rất buồn cười...chưa tiện nói ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau 1000 năm Thăng long, cái giới này lại xuất hiện một thứ bệnh rất buồn cười...chưa tiện nói ra.

Quả đúng là "Sau 1000 năm Thăng Long..." nhà đạo diễn Lưu Quang Vũ đã phải nói trong vở kịch "Ông không phải bố tôi": "Thời nay không phải là Thời Kỳ Đồ Đá mà nó là Thời Kỳ Đồ Đểu". Chính vì cái "Thời Kỳ Đồ Đểu" này cho nên mới "lại xuất hiện một thứ bệnh" đó chính là xuất hiện một loại người có ý tưởng bắt Lợn và Bò giao phối với nhau để sinh sản hòng... kiếm lời và coi những người "Tu Luyện" là những người coi đồng loại là súc vật.... Thật đáng thương thay cho "cái giới này".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quả đúng là "Sau 1000 năm Thăng Long..." nhà đạo diễn Lưu Quang Vũ đã phải nói trong vở kịch "Ông không phải bố tôi": "Thời nay không phải là Thời Kỳ Đồ Đá mà nó là Thời Kỳ Đồ Đểu". Chính vì cái "Thời Kỳ Đồ Đểu" này cho nên mới "lại xuất hiện một thứ bệnh" đó chính là xuất hiện một loại người có ý tưởng bắt Lợn và Bò giao phối với nhau để sinh sản hòng... kiếm lời và coi những người "Tu Luyện" là những người coi đồng loại là súc vật.... Thật đáng thương thay cho "cái giới này".

Ngoại đạo mà lại bất tu luyện thì rất nguy hiểm cho xã hội.

Trên miệng không sân đồ cúng dường

Ở miệng không sân xuất diệu hương

Trong tâm không sân là chân bảo

Không nhơ không nhiễm là chân thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện thực của lý thuyết lượng tử đã đoạn tuyệt một cách căn bản với hiện thực của vật lý cổ điển. Trong khuôn khổ của lý thuyết lượng tử, các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng. Vật lý lượng tử cũng chứa đựng những ngụ ý quan trọng đối với quan niệm của chúng ta về quá khứ. Trong vật lý cổ điển, quá khứ có vẻ tồn tại như một chuỗi các sự kiện xác định, nhưng theo vật lý lượng tử, quá khứ cũng như tương lai là không xác định và chỉ tồn tại như một phổ của các khả năng. Thậm chí vũ trụ xét trên tổng thể không có quá khứ hoặc lịch sử. Do đó vật lý lượng tử ngụ ý một hiện thực khác với hiện thực của vật lý cổ điển – dù cho hiện thực của vật lý cổ điển phù hợp với trực giác của chúng ta và vẫn phục vụ chúng ta một cách tốt đẹp khi chúng ta thiết kế những thứ như các toà cao ốc hay cầu cống.


T
ác giả bài này - hai ông Stephen Hawking và Leonard Mlodinow - đã đưa ra một thực tế nhận thức được của vật lý lượng tử. Đó là:

các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng.
Thực tại này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử (Trong bài này gọi tắt là Lý học Việt),
đã nhận thức được từ lâu rồi và còn hơn thế nữa. Họ đã tổng kết trong một khái niệm về tính "vô thường" của vạn vật. Trong đó vật lý lượng tử chỉ là quán xét những thực tại vật chất nhỏ nhất mà nền tảng tri thức khoa học hiện đại nhận thức được trong giới hạn mà ngành vật lý quen gọi là "hạt cơ bản", kể cả hy vọng lớn hơn là "Hạt của Chúa" vốn chưa thành công trên thực tế.
L
ý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã giải thích một thực tại làm nên tất cả các dạng tồn tại cơ bản mà vật lý hiện đại đang tìm kiếm trong một khái niệm cô đọng nhất: "Khí tụ thành hình". Khái niệm "hình" trong "Khí tụ thành hình" của Lý học Việt còn là tiền đề của các hạt có khối lượng và khái niệm "các hạt có khối lượng" cũng chỉ là một minh họa cho khái niệm "hình" của Lý học Việt, chứ chưa phải là "hình". So sánh với nhận thức của hai tác giả bài viết này vốn chỉ giới hạn ở các hạt cơ bản - thì khái niệm hình mang một hàm nghĩa bao trùm hơn nhiều:

các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng.



Hay nói rõ hơn: Lý học Việt đã nhận thức được những thực tại trong vũ trụ này sâu sắc hơn nhiều so với tri thức khoa học hiện đại. Chẳng phải ngẫu nhiên tôi xác định từ lâu rằng: "Không có Hạt của Chúa".
Bởi vậy, cho dù tất cả hệ thống lý thuyết và là thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại - vật lý lượng tử -
cũng mới chỉ phản ánh một cách cục bộ một dạng tồn tại của vật chất, miêu tả về tính bất định của vật chất.
Nhưng thực tại được mô tả về tính bất định đó lại không phải là một hệ thống lý thuyết vốn tự nó mang tính biểu kiến và quy ước với những mô hình chuẩn để quan sát những mối quan hệ tương tác của nó và có thể giải thích được toàn bộ tự nhiên. Thuyết Bất định chỉ phản ánh một hiện tượng của tự nhiên.
Bởi vậy, không thể căn cứ vào một thực tại vốn bất định để cho rằng không thể có một lý thuyết thống nhất.
Lý học Việt không phủ nhận tính bất định trong vật lý lượng tử. Nhưng chỉ coi đó là một hiện tượng tồn tại trên thực tế và nằm trong một mối quan hệ tổng thể lớn hơn nhiều.
Các tác giả viết:

Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng.


Đây là một phát hiện của khoa học hiện đại và cũng không nằm ngoài nhận thức của Lý học Việt. Không những vậy, nền Lý học Việt cũng miêu tả xuất sắc hơn nhiều và rất cô đọng. Đó là sự xác định tổng hợp nhiều yếu tố tương tác tạo nên một hiện tượng. Đồng thời nó cũng được ứng dụng triệt để trong Phong Thủy Lạc Việt. Nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại thì tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ này đều được phân loại trong Lý học Việt và những hiện tương quan sát đó - nhân danh nền Lý học Việt - đều là những phần tử trong một tập hợp được phân loại theo Ngũ hành - như tác giả bài viết đã miêu tả
- đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng. Không những vậy mà còn sâu sắc hơn nhiều. Đó là sự đan xen giữa những tập hợp và tính bao trùm của một tập hợp lớn hơn - Phù hợp với điều mà khoa học hiện đại gọi là "nghịch lý Canto" - trong đó Lý học Việt đã xác định tính bao trùm của một tập hợp lớn nhất - "Tập hợp của tất cả mọi tập hợp" - làm nên nghịch lý Canto.
Các tác giđã cho rằng:

Vật lý lượng tử cũng chứa đựng những ngụ ý quan trọng đối với quan niệm của chúng ta về quá khứ. Trong vật lý cổ điển, quá khứ có vẻ tồn tại như một chuỗi các sự kiện xác định, nhưng theo vật lý lượng tử, quá khứ cũng như tương lai là không xác định và chỉ tồn tại như một phổ của các khả năng. Thậm chí vũ trụ xét trên tổng thể không có quá khứ hoặc lịch sử

Sự phát hiện mới nhất của tri thức khoa học hiện đại cũng không nằm ngoài những tri thức của Lý học Việt - nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ và thuộc về văn hiến Việt - không những vậy, Lý học Việt đã ứng dụng điều này , mà b
ằng chứng sắc sảo nhất là sự ứng dụng với khả năng tiên tri về cả quá khứ, hiện tại và vị lai.
Quá khứ và lịch sử của vũ trụ xét trện tổng thể vẫn hiện hữu đó cũng là luận điểm của Lý học Việt. Đó chính là tính vô thường (Bất định) của vạn vật và tính vĩnh cửa của Thái Cực.
Sự khác nhau giữa tri thức khoa học hiện đại là tri thức khoa học hiện đại đang khám phá những thực tại và đã manh nha lập nên những kiến thức riêng phần trong nhận thức tự nhiên, vũ trụ, cuộc sống, xã hội và con người. Còn nền Lý học Việt đã nhận thức y như vậy trong lịch sử phát triển của nó - thông qua nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - và nó đã tổng kết thành môt hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ - "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại".
Bởi vậy, việc căn cứ vào lý thuy[size="3"]ết l[size="3"]ư[size="3"]ợng t[size="3"]ử - v[size="3"][size="3"]ốn ch[size="3"]ỉ l[size="3"]à m[size="3"]ột ch[size="3"]ặng [size="3"]đ[size="3"]ư[size="3"][size="3"]ờng trong s[size="3"]ự ph[size="3"]át tri[size="3"]ển ti[size="3"]ếp t[size="3"]ục c[size="3"]ủa n[size="3"]ền v[size="3"]ăn minh -
[/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]
[/size][size="3"]đ[size="3"]ể x[size="3"]ác[size="3"]đ[size="3"]ịnh kh[size="3"]ông th[size="3"]ể c[size="3"]ó l[size="3"]ý thuy[size="3"]ết th[size="3"]ống nh[size="3"]ất ch[size="3"]ỉ l[size="3"]à m[size="3"]ột k[size="3"]ết lu[size="3"]ận khi[size="3"]ên c[size="3"]ư[size="3"]ỡng.
[size="3"][size="3"][size="3"][size="3"]đ[size="3"]ây, t[size="3"]ôi ch[size="3"]ưa b[size="3"]àn [size="3"]đ[size="3"]ến m[size="3"]ột v[size="3"]ấn [size="3"]đ[size="3"]ề m[size="3"]à tri th[size="3"]ức khoa h[size="3"]ọc hay n[size="3"]ói [size="3"]đ[size="3"]ến g[size="3"]ọi l[size="3"]à: "Chi[size="3"]ều kh[size="3"]ông gian th[size="3"]ứ t[size="3"]ư". Trong t[size="3"]ư[size="3"]ơng lai t[size="3"]ất c[size="3"]ả c[size="3"]ác l[size="3"]ý thuy[size="3"]ết khoa h[size="3"]ọc s[size="3"]ẽ ph[size="3"]ải [size="3"]đ[size="3"]ề c[size="3"]ập [size="3"]đ[size="3"]ến [size="3"]đi[size="3"]ều n[size="3"]ày. [size="3"]Đ[size="3"]ó ch[size="3"]ính l[size="3"]à[size="3"] kh[size="3"]ái ni[size="3"]ệm "Th[size="3"]ời gian[size="3"]".
[size="3"]L[size="3"]ý h[size="3"]ọc Vi[size="3"]ệt c[size="3"]ó m[size="3"]ột h[size="3"]ệ th[size="3"]ống l[size="3"]ịch mi[size="3"]êu t[size="3"][size="3"]đ[size="3"]ơn v[size="3"]ị th[size="3"]ời gian h[size="3"]ết s[size="3"]ức ph[size="3"]ức t[size="3"]ạp. [size="3"]Đi[size="3"]ều n[size="3"]ày [size="3"]đ[size="3"]ã ch[size="3"]ứng t[size="3"]ỏ n[size="3"]ó ph[size="3"]ải c[size="3"]ó xu[size="3"]ất x[size="3"]ứ t[size="3"]ừ m[size="3"]ột nhu c[size="3"]ầu h[size="3"]ết s[size="3"]ức cao c[size="3"]ấp trong c[size="3"]ác sinh ho[size="3"]ạt [size="3"]đ[size="3"]ời s[size="3"]ống x[size="3"]ã h[size="3"]ội v[size="3"]à ph[size="3"]át tri[size="3"]ển li[size="3"]ên quan [size="3"]đ[size="3"]ến th[size="3"]ời gian. [/size]
[/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]

Trong khuôn khổ của lý thuyết lượng tử, các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó.


[size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"]S[size="3"]ự quan s[size="3"]át v[size="3"]à [size="3"]đo [size="3"]đ[size="3"]ạc n[size="3"]ày s[size="3"]ẽ li[size="3"]ên quan [size="3"]đ[size="3"]ến y[size="3"]ếu t[size="3"]ố th[size="3"]ời gian. Nh[size="3"]ưng L[size="3"]ý h[size="3"]ọc Vi[size="3"]ệt [size="3"]đ[size="3"]ã coi th[size="3"]ời gian ch[size="3"]ính l[size="3"]à y[size="3"]ếu t[size="3"]ố [size="3"]đ[size="3"]ầu v[size="3"]ào c[size="3"]ủa m[size="3"]ọi m[size="3"]ô h[size="3"]ình bi[size="3"]ểu ki[size="3"]ến c[size="3"]ó th[size="3"]ể ti[size="3"]ên tri cho m[size="3"]ọi hi[size="3"]ện t[size="3"]ư[size="3"]ợng.

[/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]
[/size]

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ đã viết:

"...Tác giả bài này - hai ông Stephen Hawking và Leonard Mlodinow - đã đưa ra một thực tế nhận thức được của vật lý lượng tử. Đó là:

các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng.

Thực tại này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử (Trong bài này gọi tắt là Lý học Việt), đã nhận thức được từ lâu rồi và còn hơn thế nữa. Họ đã tổng kết trong một khái niệm về tính "vô thường" của vạn vật. Trong đó vật lý lượng tử chỉ là quán xét những thực tại vật chất nhỏ nhất mà nền tảng tri thức khoa học hiện đại nhận thức được trong giới hạn mà ngành vật lý quen gọi là "hạt cơ bản", kể cả hy vọng lớn hơn là "Hạt của Chúa" vốn chưa thành công trên thực tế.

Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã giải thích một thực tại làm nên tất cả các dạng tồn tại cơ bản mà vật lý hiện đại đang tìm kiếm trong một khái niệm cô đọng nhất: "Khí tụ thành hình". Khái niệm "hình" trong "Khí tụ thành hình" của Lý học Việt còn là tiền đề của các hạt có khối lượng và khái niệm "các hạt có khối lượng" cũng chỉ là một minh họa cho khái niệm "hình" của Lý học Việt, chứ chưa phải là "hình". So sánh với nhận thức của hai tác giả bài viết này vốn chỉ giới hạn ở các hạt cơ bản - thì khái niệm hình mang một hàm nghĩa bao trùm hơn nhiều:..."

Nếu "...Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã giải thích một thực tại làm nên tất cả các dạng tồn tại cơ bản mà vật lý hiện đại đang tìm kiếm trong một khái niệm cô đọng nhất: "Khí tụ thành hình"" là đúng thì tôi chỉ cần đưa ra 1 câu hỏi:

Nếu Lý Học Lạc Việt chỉ thừa nhận "Khí tụ thành hình" mà không thừa nhận "Hình tụ thành Khí" hay đại loại cái gì đó sinh ra Khí thì Khí có còn tồn tại tới ngày nay hay không khi mà thời gian là vô tận?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu quả thực Thuyết Âm Dương Lạc Việt không thừa nhận tính chất cơ bản của Thuyết Âm Dương truyền thống là "Dương đến cùng cực thì sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương" thì tôi chỉ cần dùng 1 câu hỏi sau để phản biện điều này:

Trong thực tế người ta đã dùng lý thuyết và thực nghiệm để chứng minh rằng "Khối Lượng có khả năng chuyển đổi thành Năng Lượng", ví dụ như phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.... và dĩ nhiên các nhà khoa học cũng đã xác định được trong bao lâu nữa Mặt Trời của chúng ta sẽ hết nhiên liệu để duy trì sự cháy. Vậy thì nếu như không có "Hạt của Chúa", tức là không có một môi trường hay một loại vật chất nào đó tái tạo ra Mặt Trời thì tất cả các phản ứng cháy trong vũ trụ sẽ hết nhiên liệu và tắt. Đến khi đó chúng ta sẽ thấy bầu trời tối om vì trên bầu trời không còn một điểm sáng (ngôi sao) nào nữa nếu thừa nhận (hoặc vì) thời gian là vô tận.

Vậy thì những người không phải con Bò (tức những người tin theo thuyết Âm Dương Lạc Việt) đã dám khẳng định "Không có hạt của Chúa" sẽ giải thích như thế nào về bầu trời vẫn đang tồn tại ti tỷ ngôi sao (như Mặt Trời của chúng ta)?

Hy vọng nhận được sự chỉ giáo của mọi người.

Thấy bác Vulong bức xúc quá ( chủ yếu do từ " con bò " ...he..he...mà ra ) mà lại bức xúc không đúng nên có vài nhời.

Bác đọc ở đâu rằng "Thuyết Âm Dương Lạc Việt" không thừa nhận sự chuyển hóa âm dương ? Nhận định này sai nhé. Đồ hình thái cực mà bác gọi là truyền thống đó nó do Chu Đôn Dy thời Hán gần đây thôi vẽ ra, theo Lạc Việt nó không diễn tả chính xác hoàn toàn lý luận có từ trước đó mấy ngàn năm " Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa ra vạn vật "...nên dựa vào 1 số yếu tố có từ ngàn xưa Lạc Việt phục hồi lại đồ hình như thế, Lạc Việt không chế tác ra mới mà chỉ chỉnh lý. Căn cứ vào đâu thì bác phải tìm hiểu. Vd ở đây http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/12950-do-hinh-am-duong-lac-viet-o-hoi-an/

và ở đây http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/1338-tinh-minh-triet-trong-do-hinh-am-duong-viet/

Còn không có hạt của Chúa vì nếu duy nhất 1 hạt, từ đó sinh ra tất cả các hạt còn lại là trái với lý thuyết âm dương ngũ hành là tận cùng của vật chất là "thái cực" chứ không phải 1 hạt- hạt của Chúa.

Như vậy bác VULONG chưa thử tìm hiểu xem Lạc Việt thế nào mà đã mạnh miệng bức xúc không đúng như vậy là không nên. Hơn nữa bác chưa xem căn cứ hệ nạp âm của Lạc Thư Hoa Giáp mà đã mạnh dạn tuyên bố chưa thấy lý thuyết nào lý giải khả dĩ hợp lý ( chưa xem sao kết luận rồi ) hơn Lục Thập Hoa Giáp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu Lý Học Lạc Việt chỉ thừa nhận "Khí tụ thành hình" mà không thừa nhận "Hình tụ thành Khí" hay đại loại cái gì đó sinh ra Khí thì Khí có còn tồn tại tới ngày nay hay không khi mà thời gian là vô tận?

Hình như đây là phát minh của chú VuLong, chứ trong cổ thư hình như không có ghi câu "Hình tụ thành khí" như thế này.Posted Image

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ nghe "Khí tụ thành hình" hay "nhìn hình luận khí" chứ có nghe "hình tụ thành khí" bao giờ đâu nhỉ. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy bác Vulong bức xúc quá ( chủ yếu do từ " con bò " ...he..he...mà ra ) mà lại bức xúc không đúng nên có vài nhời.

Bác đọc ở đâu rằng "Thuyết Âm Dương Lạc Việt" không thừa nhận sự chuyển hóa âm dương ? Nhận định này sai nhé. Đồ hình thái cực mà bác gọi là truyền thống đó nó do Chu Đôn Dy thời Hán gần đây thôi vẽ ra, theo Lạc Việt nó không diễn tả chính xác hoàn toàn lý luận có từ trước đó mấy ngàn năm " Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa ra vạn vật "...nên dựa vào 1 số yếu tố có từ ngàn xưa Lạc Việt phục hồi lại đồ hình như thế, Lạc Việt không chế tác ra mới mà chỉ chỉnh lý. Căn cứ vào đâu thì bác phải tìm hiểu. Vd ở đây http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/12950-do-hinh-am-duong-lac-viet-o-hoi-an/

và ở đây http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/1338-tinh-minh-triet-trong-do-hinh-am-duong-viet/

Còn không có hạt của Chúa vì nếu duy nhất 1 hạt, từ đó sinh ra tất cả các hạt còn lại là trái với lý thuyết âm dương ngũ hành là tận cùng của vật chất là "thái cực" chứ không phải 1 hạt- hạt của Chúa.

Như vậy bác VULONG chưa thử tìm hiểu xem Lạc Việt thế nào mà đã mạnh miệng bức xúc không đúng như vậy là không nên. Hơn nữa bác chưa xem căn cứ hệ nạp âm của Lạc Thư Hoa Giáp mà đã mạnh dạn tuyên bố chưa thấy lý thuyết nào lý giải khả dĩ hợp lý ( chưa xem sao kết luận rồi ) hơn Lục Thập Hoa Giáp.

Nếu đúng là "...tận cùng của vật chất là "thái cực" chứ không phải 1 hạt- hạt của Chúa" thì cái gì sinh ra "thái cực", chả nhẽ khi đó "thái cực" này không phải chính là "Hạt của Chúa" mà các nhà Vật Lý đang tìm hay sao? Hay chả nhẽ "thái cực" gồm nhiều "Hạt hay Trường" gì đó khác nhau?

KhíThái Cực có gì khác nhau theo Lý Học Lạc Việt?

"Hình tụ thành Khí" là tôi nói theo Lục Thập Hoa Giáp, nó có nghĩa là Âm và Dương có thể chuyển hóa cho nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu đúng là "...tận cùng của vật chất là "thái cực" chứ không phải 1 hạt- hạt của Chúa" thì cái gì sinh ra "thái cực", chả nhẽ khi đó "thái cực" này không phải chính là "Hạt của Chúa" mà các nhà Vật Lý đang tìm hay sao? Hay chả nhẽ "thái cực" gồm nhiều "Hạt hay Trường" gì đó khác nhau?

KhíThái Cực có gì khác nhau theo Lý Học Lạc Việt?

"Hình tụ thành Khí" là tôi nói theo Lục Thập Hoa Giáp, nó có nghĩa là Âm và Dương có thể chuyển hóa cho nhau.

Anh Vulong hãy xem lại bài của Hungnguyen, trong đó có viết:

Như vậy bác VULONG chưa thử tìm hiểu xem Lạc Việt thế nào mà đã mạnh miệng bức xúc không đúng như vậy là không nên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vulong hãy xem lại bài của Hungnguyen, trong đó có viết:

Cám ơn anh Thiên Sứ đã nhắc. Khi tôi đọc lại thấy Hungnguyen có viết: ""Bác đọc ở đâu rằng "Thuyết Âm Dương Lạc Việt" không thừa nhận sự chuyển hóa âm dương?"". Nếu đúng như vậy thì biểu tượng "Âm Dương Lạc Việt" và biểu tượng "Âm Dương Truyền thống" có khác gì nhau cơ chứ. Vậy thì tại sao "Lý Học Lạc Việt" chỉ thừa nhận "Khí tụ thành Hình" mà không thừa nhận "Hình tụ hay tán thành Khí"?

Hy vọng anh bớt chút thời gian giải đáp cho tôi.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Thiên Sứ đã nhắc. Khi tôi đọc lại thấy Hungnguyen có viết: ""Bác đọc ở đâu rằng "Thuyết Âm Dương Lạc Việt" không thừa nhận sự chuyển hóa âm dương?"". Nếu đúng như vậy thì biểu tượng "Âm Dương Lạc Việt" và biểu tượng "Âm Dương Truyền thống" có khác gì nhau cơ chứ. Vậy thì tại sao "Lý Học Lạc Việt" chỉ thừa nhận "Khí tụ thành Hình" mà không thừa nhận "Hình tụ hay tán thành Khí"?

Hy vọng anh bớt chút thời gian giải đáp cho tôi.

Thân chào.

Cái khác nhau chính là nó không có hai cái chấm anh Vulong ạ. Bởi vậy vòng tròn Âm Dương Lạc Việt không thể bỏ được một phần (Xanh, hoặc đỏ). Ngược lại với Âm Dương của triết gia nổi tiếng thời Tống Chu Đôn Di có thể bỏ đi một con cá thì con cá còn lại vẫn đủ để biểu tượng cho Âm Dương, chính vì cái chấm của nó.

Còn câu hỏi của anh về "Hình có tán thành khí không" nó không thuộc phạm trù xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ và nhân danh nền văn hiến Việt. Câu trả lời của tôi trong lúc này là "chưa biết", đang nghiên cứu.

Nhưng tôi nghĩ anh nền tự nghiên cứu với khả năng của anh và công bố những công trình của mình. Anh có thể đóng góp được gì đó trong kho tàng tri thức nhân loại đấy.

Thời gian tranh luận với cá nhân của tôi để thuyết phục một hai người không có nữa. Từ này tôi chỉ có trao đổi học thuật và những cuộc tranh luận có tính quyết định.

Nếu như những người có trách nhiệm với con người thực sự, hoặc ít ra họ tự nhận là có trách nhiệm với con người có quan tâm đến chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến và nội dung của nó hay không, nó không thuộc về trách nhiệm của tôi.

Tôi đã làm hết khả năng của minh trong vị trí một phó thường dân dự khuyết Nam Bộ, khi lật lại toàn bộ nội dung và lịch sử của nền văn minh Đông phương và xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà cả nhân loại đang mơ ước.

.Phần còn lại là của những nhà lãnh đạo các siêu cường đến các vị tù trưởng các bộ lạc ở Urugoay , của các nhà khoa học hàng đầu thế giới đến bà ve chai lông vịt mù chữ, của những đại gia giàu có cưỡi xe mer coi tiền như rác đến nhưng cô gái điếm giá một đêm chỉ để đổi lấy một tô mỳ.

Tôi không muốn ai hỏi gì tôi cả mà hãy tự chiêm nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái khác nhau chính là nó không có hai cái chấm anh Vulong ạ. Bởi vậy vòng tròn Âm Dương Lạc Việt không thể bỏ được một phần (Xanh, hoặc đỏ). Ngược lại với Âm Dương của triết gia nổi tiếng thời Tống Chu Đôn Di có thể bỏ đi một con cá thì con cá còn lại vẫn đủ để biểu tượng cho Âm Dương, chính vì cái chấm của nó.

Còn câu hỏi của anh về "Hình có tán thành khí không" nó không thuộc phạm trù xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ và nhân danh nền văn hiến Việt. Câu trả lời của tôi trong lúc này là "chưa biết", đang nghiên cứu.

Nhưng tôi nghĩ anh nền tự nghiên cứu với khả năng của anh và công bố những công trình của mình. Anh có thể đóng góp được gì đó trong kho tàng tri thức nhân loại đấy.

Thời gian tranh luận với cá nhân của tôi để thuyết phục một hai người không có nữa. Từ này tôi chỉ có trao đổi học thuật và những cuộc tranh luận có tính quyết định.

Nếu như những người có trách nhiệm với con người thực sự, hoặc ít ra họ tự nhận là có trách nhiệm với con người có quan tâm đến chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến và nội dung của nó hay không, nó không thuộc về trách nhiệm của tôi.

Tôi đã làm hết khả năng của minh trong vị trí một phó thường dân dự khuyết Nam Bộ, khi lật lại toàn bộ nội dung và lịch sử của nền văn minh Đông phương và xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà cả nhân loại đang mơ ước.

.Phần còn lại là của những nhà lãnh đạo các siêu cường đến các vị tù trưởng các bộ lạc ở Urugoay , của các nhà khoa học hàng đầu thế giới đến bà ve chai lông vịt mù chữ, của những đại gia giàu có cưỡi xe mer coi tiền như rác đến nhưng cô gái điếm giá một đêm chỉ để đổi lấy một tô mỳ.

Tôi không muốn ai hỏi gì tôi cả mà hãy tự chiêm nghiệm.

Anh Thiên Sứ đã viết:

"...Còn câu hỏi của anh về "Hình có tán thành khí không" nó không thuộc phạm trù xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ và nhân danh nền văn hiến Việt. Câu trả lời của tôi trong lúc này là "chưa biết", đang nghiên cứu...".

Nếu hiểu theo nghĩa đại chúng (phổ thông) thì Mặt Trời tỏa sáng có nghĩa là Vật Chất (hay cách gọi chính xác là Khối Lượng) đã biến thành Năng Lượng mà Khối Lượng người ta gọi là Hình (vì nó có kích thước mà mắt thường có thể nhìn thấy) còn Năng Lượng người ta có thể gọi là Khí (vì mắt thường không nhìn thấy). Chính vì thể Khí có mật độ của các Hạt xa nhau hơn là thể Hình, do vậy khi Hình chuyển thành Khí người ta thường gọi là Tán (vì mật độ các hạt từ đậm đặc chuyển sang loãng hơn), trường hợp ngược lại người ta gọi là Tụ. Nếu hiểu theo cách đại chúng này thì Lý Học Lạc Việt mới chỉ thừa nhận "Khí tụ thành Hình" mà ở đây Năng Lượng đóng vai trò là Khí còn Hình ở đây đóng vai trò là Khối Lượng. Vậy thì Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận Năng Lượng đã tụ thành Khối Lượng, tức Năng Lượng đã chuyển đổi thành Khối Lượng. Điều này chứng tỏ Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận có "Hạt Của Chúa".

Còn vế thứ 2 là "Hình Tán thành Khí", tức Khối Lượng chuyển đổi thành Năng Lượng thì đến Bố Rừng trên núi cũng biết từ cái thời kỳ "Ở Trần Đóng Khố" rồi.

Xin nhắc lại là ở đây tôi chỉ giải thích theo cách hiểu đại chúng thôi còn hiểu theo cách của các Viện Sĩ như thế nào thì tôi xin chịu.

Share this post


Link to post
Share on other sites