Thiên Sứ

TÍNH BẤT HỢP LÝ VÀ PHI KHOA HỌC CỦA NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT.

101 bài viết trong chủ đề này

 

'Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây':
Kích thích trí tưởng tượng, tiềm năng sáng tạo của học sinh
17/03/2015 16:30
 
(TNO) Trước bàn tán của dư luận xung quanh việc một cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 5 “sáng tác” chuyện “lạ” về Thánh Gióng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chính thức lên tiếng.
 
Theo công văn trả lời báo chí của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và GS Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 5), bài tập được bài báo nêu nằm trong cuốn Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được lấy lại từ cuốn Tiếng Việt 5, tập hai (Nhà xuất bản Giáo dục, 2010, trang 86).
Đoạn văn trong bài tập trích từ bài viết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” (Nguyễn Đình Thi toàn tập, tập IV, Nhà xuất bản Văn học, 2009, trang 148).
 
thanh-giong-2_mcng.jpg?width=500
Đoạn trích khiến dư luận bàn tán cho rằng một sáng tác "lạ" về nhân vật Thánh Gióng
 
Mục tiêu của bài tập là rèn luyện cho học sinh kỹ năng liên kết các câu trong đoạn, qua đó học hỏi cách sử dụng từ ngữ linh hoạt của nhà văn.
Đoạn văn được trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà văn. Ngay ở câu mở đoạn, Nguyễn Đình Thi đã nói rõ là ông tưởng tượng ra một kết cục khác của câu chuyện: “Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi...”. Tuy vậy, phần lớn các chi tiết trong đoạn văn đều là chi tiết có trong các truyền thuyết về Thánh Gióng.
Theo cuốn Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2010 (trang 153-154) thì truyền thuyết dân gian trong vùng và bản thần tích Phù Đổng Thiên Vương hiện lưu trong đền Gióng ở làng Xuân Tảo (làng Cáo), xã Xuân Đỉnh, huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, kể rằng: “Vào ngày đầu tháng tư âm lịch, trên đường đi đánh giặc Ân về, Thánh Gióng đã dừng chân, buộc ngựa vào cây đa đầu làng, ngồi nghỉ trên một phiến đá, sau đó nhảy xuống hồ tắm mát, rồi quay lên tắm lại bằng nước giếng của làng ở chân gò Con Phượng. Dân làng bảo nhau mang cơm, cà ra dâng thánh ăn trưa. Lúc vội vàng phi ngựa lên đỉnh Sóc Sơn để bay về trời, Đức Thánh bỏ quên thanh roi sắt bên phiến đá. Để ghi nhớ công ơn Thánh Gióng, dân làng cùng nhau lập miếu thờ”.
"Như vậy, chỉ có khác biệt giữa truyền thuyết với bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Thi là theo truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời, còn Nguyễn Đình Thi cho là tráng sĩ đã hy sinh trên đất mẹ", công văn nêu.
Nhà xuất bản và GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên sách bày tỏ quan điểm: “Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi có thể gợi cho học sinh những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ câu chuyện dân gian các em vẫn nghe, từ đó kích thích trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của các em - một trong những nội dung nằm trong mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn, kể từ cấp Tiểu học”.

Tuệ Nguyễn

====================

 

Lão Gàn vốn phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, đáng lý ra chẳng có quyền ý kiến, ý cò gì với các cao nhân tiền bối như ông Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Thuyết, và lại còn cả hẳn cái Nxb Giáo Dục nữa kia chứ. Nhưng vì thấy nó mang tính "lý thuyết khoa học hiện đại" (Vốn không có tính hợp lý - theo giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại cafe Trung Nguyên), nên có vài lời phàn nàn vớ vẩn như sau:

Xin lỗi ông Nguyễn Đính Thi. Cái gọi là sự sáng tạo của ông thực ra chỉ là "hiện thực hóa" một truyền thuyết của văn hóa truyền thống Việt, nếu không muốn nói nặng lời hơn là xuyên tạc và hạ thấp đi giá trị của nó bằng thứ tư duy chẳng mấy thông minh của ông.

Bản thân nội dung truyền thuyết của tổ tiên người Việt đã quá thừa sự sáng tạo và trí tưởng tượng: hình tượng "ngựa sắt" có thể chạy như ngựa thật; hét ra lửa; theo ông đã sáng tạo và kích thích làm giàu trí tưởng tượng chưa? Chú bé ba tuổi, ăn hết lương thực của cả làng rồi vươn vai đứng dậy thành người khổng lồ, đã đủ gọi là trí tưởng tưởng phong phú chưa? Chưa hết, có thể nói cả một câu chuyện đầy tính tưởng tượng, sáng tạo rất huyền thoại: Nhổ cả bụi tre làm vũ khí đánh giặc, vó ngựa đi đến đâu thành ao hồ đến đấy, khói lửa từ ngựa sắt phun ra làm tất cả tre trong vùng cháy thành một giống tre vàng còn lại đến ngày hôm nay...vv....và ...vv....Chưa hết, còn đoạn này mới vượt qua khỏi cái tầm thường của thế gian này ông ạ.

Đó là sau khi đánh thắng giặc Ân với tất cả những kỳ tích thần thánh, nếu cứ theo lý ở đời thì chẳng thiếu gì kẻ khoe công tích để hưởng lộc. Nhưng ở đây, Ngài Thánh Gióng lại bỏ lại hết mà bay về trời với chiến thắng trọn vẹn. Vĩ đại như vậy, nhưng ông Nguyễn Đình Thi lại tầm thường hóa với một cái chết rất đời thường, do bị thương mà chết trong đau đớn?! Với cái chết này, sự cao cả của Đức Thánh Gióng bỏ lại hết danh lợi của thế gian trong một chiến thắng trọn vẹn, đã trở thành Ngài chết vì thương tích do giặc Ân gây ra. Một thứ chiến thắng không trọn vẹn và đời thường.

Vậy mà các ông cho rằng đấy là sáng tạo của ông Nguyễn Đình Thi để khuyển khích trí tưởng tượng của học sinh?!

Tôi xin nói thẳng: Sự dốt nát của các ông khi tầm thường hóa một truyền thuyết nổi tiếng của văn hóa truyền thống Việt, chính là nguyên nhân đè bẹp trí sáng tạo của học sinh Việt mà tổ tiên để lại cho các thế hệ con cháu ngày nay.

Bởi vậy, đây là một thí dụ nữa cho việc nếu tiếp tục phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử thì tôi sẽ tiếp tục xem đến bao giờ cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam thành công với những thứ tư duy kiểu này?!

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites