Thiên Sứ

TÍNH BẤT HỢP LÝ VÀ PHI KHOA HỌC CỦA NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT.

101 bài viết trong chủ đề này

Oh. Tôi gửi được rồi. Xin cảm ơn quý vị và anh chị em quan tâm.

Thượng Đế phù hộ tôi. Tôi không biết phải gõ những gì trong điều kiện gửi ngoài địa chỉ email. Thất vọng quá, tôi cầu cứu anh chị em giỏi vi tính cả trên diễn đàn và facebook. Khi quay lại trang này, tôi bấm chuột đại lần cuối thì nó hiện lện. Hì.

=====================

PS: các con tôi cũng giỏi vi tính. Nhưng khi tôi viết thì chúng nó chưa ngủ dậy. Phải đợi đến nhanh nhất 8 giờ, chậm là 10g sáng. Híc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con có gửi cho SP 1 bản nữa rùi :)

Cảm ơn Thanhdc. Thế cho chắc ăn họ nhận được. Hì.

Còn họ có quan tâm hay không lại là chuyện khác. Cảm ơn cả cái ông anh tờ nét nữa. Hôm nọ không xem được cả trang Tiếng nói nước Nga.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Văn hóa Đông Sơn:
Kho tàng vũ khí hiếm có
22/01/2015 05:10
 
Theo PGS-TS Trịnh Sinh, trong các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí đồng thau thường chiếm quá nửa. Thậm chí, có những nơi, vũ khí được tìm thấy như một kho tàng lớn.
 
mui-ten-dong-d2_zqyl.jpg?width=500
Dao găm đồng thời Đông Sơn - Ảnh: Bảo tàng lịch sử
Bảo vật

PGS-TS Phạm Đức Mạnh luôn đánh giá cao tầm vóc kho tàng hiếm có của các di tích tương đương văn hóa Đông Sơn - hậu Đông Sơn. “Có thể ghi nhận một số địa điểm trước đây ở miền Bắc kiểu kho chứa hàng vạn mũi tên đồng Cầu Vực và trống chứa gần 200 công cụ - vũ khí đồng Mả Tre (Cổ Loa, Hà Nội)”, ông Mạnh cho biết.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại hình vũ khí trong các di chỉ Đông Sơn. Chúng đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. “Trong các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí đồng thau thường chiếm quá nửa. Ví dụ, Việt Khê là 49%, Thiệu Dương 59%, Vinh Quang 50% và ở Đông Sơn là 63%”, PGS-TS Trịnh Sinh nói.

Không chỉ vậy, nhiều hiện vật Đông Sơn còn có giá trị về nghệ thuật. Chẳng hạn nhiều loại dao găm của thời kỳ này không giống bất kỳ một loại vũ khí nào của các nền văn hóa khác. Theo các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nét độc đáo của dao găm Đông Sơn được thể hiện ở tất cả các bộ phận, từ đốc, cán, chắn tay đến lưỡi. Tuy nhiên, sự độc đáo của chúng rõ nhất ở phần cán. Có hiện vật gắn chắn tay ngang, có loại là chắn tay quặp kiểu sừng trâu. Lưỡi có loại gần hình tam giác, hai cạnh bên thẳng mũi nhọn. Cũng có loại hai cạnh bên cong vồng mũi tù, loại khác thì hai cạnh bên uốn lượn mũi nhọn.

Một vũ khí Đông Sơn tuyệt đẹp vừa được phong bảo vật quốc gia là kiếm ngắn núi Nưa. Vũ khí này có khối tượng ở chuôi hình người phụ nữ hai tay khuỳnh chống nạnh. Tượng có khuôn mặt trái xoan, cằm hơi nhô ra, cặp mắt được thể hiện bằng hai vòng tròn đồng tâm. Tượng đeo trang sức, vấn khăn như hình búp hoa sen, mặc áo chẽn dài tay, áo xẻ ngực không cài khuy để lộ vạt yếm kín cổ bên trong. Áo bó sát lấy thân làm nổi rõ những đường cong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng đây là trang phục lộng lẫy, với những hoa văn đặc trưng của văn hóa Đông Sơn cách nay khoảng 2.000 năm. Kiểu mặc áo yếm này ngày nay vẫn phổ biến trong trang phục của phụ nữ Mường.

Thời kỳ chiến trận

Lý giải về việc vũ khí xuất hiện nhiều trong các di chỉ Đông Sơn, PGS-TS Phạm Minh Huyền cho rằng bởi khi ấy tổ tiên ta bước vào cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động và xây dựng đất nước. Theo bà, vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn, xung đột vũ trang có chiều hướng gia tăng so với các giai đoạn trước. Tài liệu khảo cổ học cho thấy số lượng vũ khí tăng lên đột ngột, với nhiều loại hình khác nhau. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng khá phổ biến qua các cuộc xung đột bên trong giữa các bộ tộc và chống ngoại xâm bên ngoài. “Sự đe dọa xâm lăng của thế lực phong kiến từ bên ngoài khiến ý thức dân tộc của những người Việt cổ nảy nở, họ sớm đoàn kết lại trong khối cộng đồng chung để chiến đấu giữ gìn chủ quyền lãnh thổ. Và nhu cầu phải tổ chức nhau lại để chống kẻ thù bên ngoài đã đòi hỏi phải sớm có một nhà nước ra đời”, bà Huyền phân tích.

Còn theo PGS-TS Trịnh Sinh, xung đột và chiến tranh xuất hiện do phân hóa xã hội. Theo ông, sự phân hóa xã hội trong cư dân Đông Sơn đã sâu sắc. “Tư liệu phân tích các đồ tùy táng chôn trong ngôi mộ cho thấy: đa số mộ thuộc về người nghèo, không được chôn theo bất cứ đồ vật gì (84,1%), số mộ giàu, có từ 16 hiện vật trở lên chỉ có 1%. Tại một khu mộ khác là Việt Khê, 1 mộ có tới khoảng 100 hiện vật quý trong khi đó 4 mộ táng khác lại không hề được chôn theo hiện vật nào”, ông nói.

Chính vì thế, theo ông Sinh, phân hóa xã hội tất yếu dẫn đến xung đột và chiến tranh. Sự xung đột và chiến tranh trong nội bộ các tộc người của văn hóa Đông Sơn cũng như những cư dân Đông Sơn với các tộc người khác tất yếu dẫn đến các thủ lĩnh quân sự có tài thao lược, lãnh đạo cộng đồng. Ông Sinh cho rằng, có khả năng đấy chính là hình ảnh các vua Hùng.

Cũng theo ông Sinh, một khía cạnh khảo cổ khác nữa: khi nghiên cứu các trống đồng Đông Sơn, kết hợp với thư tịch và tư liệu dân tộc học, đã nhận thấy có biểu tượng quyền lực thủ lĩnh thời này qua việc sở hữu trống đồng. Thư tịch chép thời này có vài trống đồng có thể xưng vương, có thể đấy là những thủ lĩnh địa phương trong bộ máy nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc.

Trinh Nguyễn

>> Văn hóa Đông Sơn: Khuôn đúc và con đường thông thương của trống Đông Sơn
>> Mũi tên đồng Cổ Loa bước ra từ huyền thoại
>> Bài học Cao Lỗ
>> Những phát hiện khảo cổ 2012 - Tường thành Cổ Loa kể chuyện

 

Nguồn: thanhnien.com.vn

====================

Với những kho vũ khí tinh xảo và độc đáo như trên thì không thể là sản phẩm của nhà nước sơ khai cách nay 2000 năm. Cho đến bây giờ công nghệ đã phát triển để làm ra những vũ khí trên cũng không đơn giản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Văn hóa Đông Sơn:
Kho tàng vũ khí hiếm có
22/01/2015 05:10
 
Theo PGS-TS Trịnh Sinh, trong các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí đồng thau thường chiếm quá nửa. Thậm chí, có những nơi, vũ khí được tìm thấy như một kho tàng lớn.
 
mui-ten-dong-d2_zqyl.jpg?width=500
Dao găm đồng thời Đông Sơn - Ảnh: Bảo tàng lịch sử
Bảo vật

PGS-TS Phạm Đức Mạnh luôn đánh giá cao tầm vóc kho tàng hiếm có của các di tích tương đương văn hóa Đông Sơn - hậu Đông Sơn. “Có thể ghi nhận một số địa điểm trước đây ở miền Bắc kiểu kho chứa hàng vạn mũi tên đồng Cầu Vực và trống chứa gần 200 công cụ - vũ khí đồng Mả Tre (Cổ Loa, Hà Nội)”, ông Mạnh cho biết.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại hình vũ khí trong các di chỉ Đông Sơn. Chúng đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. “Trong các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí đồng thau thường chiếm quá nửa. Ví dụ, Việt Khê là 49%, Thiệu Dương 59%, Vinh Quang 50% và ở Đông Sơn là 63%”, PGS-TS Trịnh Sinh nói.

Không chỉ vậy, nhiều hiện vật Đông Sơn còn có giá trị về nghệ thuật. Chẳng hạn nhiều loại dao găm của thời kỳ này không giống bất kỳ một loại vũ khí nào của các nền văn hóa khác. Theo các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nét độc đáo của dao găm Đông Sơn được thể hiện ở tất cả các bộ phận, từ đốc, cán, chắn tay đến lưỡi. Tuy nhiên, sự độc đáo của chúng rõ nhất ở phần cán. Có hiện vật gắn chắn tay ngang, có loại là chắn tay quặp kiểu sừng trâu. Lưỡi có loại gần hình tam giác, hai cạnh bên thẳng mũi nhọn. Cũng có loại hai cạnh bên cong vồng mũi tù, loại khác thì hai cạnh bên uốn lượn mũi nhọn.

Một vũ khí Đông Sơn tuyệt đẹp vừa được phong bảo vật quốc gia là kiếm ngắn núi Nưa. Vũ khí này có khối tượng ở chuôi hình người phụ nữ hai tay khuỳnh chống nạnh. Tượng có khuôn mặt trái xoan, cằm hơi nhô ra, cặp mắt được thể hiện bằng hai vòng tròn đồng tâm. Tượng đeo trang sức, vấn khăn như hình búp hoa sen, mặc áo chẽn dài tay, áo xẻ ngực không cài khuy để lộ vạt yếm kín cổ bên trong. Áo bó sát lấy thân làm nổi rõ những đường cong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng đây là trang phục lộng lẫy, với những hoa văn đặc trưng của văn hóa Đông Sơn cách nay khoảng 2.000 năm. Kiểu mặc áo yếm này ngày nay vẫn phổ biến trong trang phục của phụ nữ Mường.

Thời kỳ chiến trận

Lý giải về việc vũ khí xuất hiện nhiều trong các di chỉ Đông Sơn, PGS-TS Phạm Minh Huyền cho rằng bởi khi ấy tổ tiên ta bước vào cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động và xây dựng đất nước. Theo bà, vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn, xung đột vũ trang có chiều hướng gia tăng so với các giai đoạn trước. Tài liệu khảo cổ học cho thấy số lượng vũ khí tăng lên đột ngột, với nhiều loại hình khác nhau. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng khá phổ biến qua các cuộc xung đột bên trong giữa các bộ tộc và chống ngoại xâm bên ngoài. “Sự đe dọa xâm lăng của thế lực phong kiến từ bên ngoài khiến ý thức dân tộc của những người Việt cổ nảy nở, họ sớm đoàn kết lại trong khối cộng đồng chung để chiến đấu giữ gìn chủ quyền lãnh thổ. Và nhu cầu phải tổ chức nhau lại để chống kẻ thù bên ngoài đã đòi hỏi phải sớm có một nhà nước ra đời”, bà Huyền phân tích.

Còn theo PGS-TS Trịnh Sinh, xung đột và chiến tranh xuất hiện do phân hóa xã hội. Theo ông, sự phân hóa xã hội trong cư dân Đông Sơn đã sâu sắc. “Tư liệu phân tích các đồ tùy táng chôn trong ngôi mộ cho thấy: đa số mộ thuộc về người nghèo, không được chôn theo bất cứ đồ vật gì (84,1%), số mộ giàu, có từ 16 hiện vật trở lên chỉ có 1%. Tại một khu mộ khác là Việt Khê, 1 mộ có tới khoảng 100 hiện vật quý trong khi đó 4 mộ táng khác lại không hề được chôn theo hiện vật nào”, ông nói.

Chính vì thế, theo ông Sinh, phân hóa xã hội tất yếu dẫn đến xung đột và chiến tranh. Sự xung đột và chiến tranh trong nội bộ các tộc người của văn hóa Đông Sơn cũng như những cư dân Đông Sơn với các tộc người khác tất yếu dẫn đến các thủ lĩnh quân sự có tài thao lược, lãnh đạo cộng đồng. Ông Sinh cho rằng, có khả năng đấy chính là hình ảnh các vua Hùng.

Cũng theo ông Sinh, một khía cạnh khảo cổ khác nữa: khi nghiên cứu các trống đồng Đông Sơn, kết hợp với thư tịch và tư liệu dân tộc học, đã nhận thấy có biểu tượng quyền lực thủ lĩnh thời này qua việc sở hữu trống đồng. Thư tịch chép thời này có vài trống đồng có thể xưng vương, có thể đấy là những thủ lĩnh địa phương trong bộ máy nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc.

Trinh Nguyễn

>> Văn hóa Đông Sơn: Khuôn đúc và con đường thông thương của trống Đông Sơn

>> Mũi tên đồng Cổ Loa bước ra từ huyền thoại

>> Bài học Cao Lỗ

>> Những phát hiện khảo cổ 2012 - Tường thành Cổ Loa kể chuyện

 

Nguồn: thanhnien.com.vn

====================

Với những kho vũ khí tinh xảo và độc đáo như trên thì không thể là sản phẩm của nhà nước sơ khai cách nay 2000 năm. Cho đến bây giờ công nghệ đã phát triển để làm ra những vũ khí trên cũng không đơn giản.

 

 

Qua đó thì thấy đây là hiện tượng tự phản biện với luận điểm những mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa xác định kinh Đô An Dương Vương. Bởi vì nếu chỉ căn cứ vào số lượng tên đồng thì ngoài Cổ Loa còn nhiều nơi khác cũng có mũi tên đồng và còn nhiều hơn. Di tích thành quách và nền thành nội ngoại có ở Cổ Loa thì cũng cần lưu ý rằng: Đây cũng chính là nơi vị vua hưng quốc đầu tiên của Việt Nam là Ngô Quyền đóng đô ở đây. Thành Cổ Loa không loại trừ do Ngô Quyền xây dựng, hoặc do chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc xây dựng. Gần nhất là Ngô Quyền cũng cách đây hơn 1000 năm.

Giáo sư Trinh Sinh tôi đã được hân hạnh gặp ông vào năm 2006. Do người bạn tôi là giáo sư Lưu Đức Hải tạo điều kiện gặp ngay tại cơ quan của ông là Viện Nghiên cứu phát triển Đô thị và Nông thôn Việt Nam. Chúng tôi cũng đã trao đổi về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề chứng cứ di vật khảo cổ. Ông Trinh Sinh thừa nhận với tôi - hoặc một ý tương tự như vậy khi tôi đặt vấn đề: "Di vật khảo cổ có phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử hay không?" . Do đó dẫn đến vấn đề: "Việc không tìm thấy di vật khảo cổ về thời Hùng Vương ở Bắc Việt Nam có phải là chứng lý phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến hay không?".

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật lạ từ khi TP sưu tầm được bài giới thiệu về bộ sách "Lịch sử Việt Nam toàn tập" bên trang Tiếng nói nước Nga (hiện vẫn thấy nằm trên trang chủ), một công trình của một tập thể các nhà khoa học quốc tế biên soạn và làm việc suốt 10 năm về văn hóa sử Việt, thì đến nay vẫn không thấy quảng bá trên truyền thông báo chí VN, ngay cả các website của các trường đại khọc khoa xã hội cũng không thấy giới thiệu, hiếm hoi lắm thì thấy có trên báo SGGP, nhưng cũng rất khiêm tốn : http://www.sggp.org.vn/vietnamvathegioi/2015/1/372997/

 

Trong khi đó thì cộng đồng mạng xã hội liên tục "thổn thức" với các truyền thông nước ngoài nhận định rất phiến diện về văn hóa VN, nào là "nhục", "xấu hổ"... kể cả khi là đó mạo danh một anh chàng "du học sinh Nhật" nào đó nhận xét vớ vẩn về xã hội VN...

 

Vậy là sao nhỉ ? 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật lạ từ khi TP sưu tầm được bài giới thiệu về bộ sách "Lịch sử Việt Nam toàn tập" bên trang Tiếng nói nước Nga (hiện vẫn thấy nằm trên trang chủ), một công trình của một tập thể các nhà khoa học quốc tế biên soạn và làm việc suốt 10 năm về văn hóa sử Việt, thì đến nay vẫn không thấy quảng bá trên truyền thông báo chí VN, ngay cả các website của các trường đại khọc khoa xã hội cũng không thấy giới thiệu, hiếm hoi lắm thì thấy có trên báo SGGP, nhưng cũng rất khiêm tốn : http://www.sggp.org.vn/vietnamvathegioi/2015/1/372997/

 

Trong khi đó thì cộng đồng mạng xã hội liên tục "thổn thức" với các truyền thông nước ngoài nhận định rất phiến diện về văn hóa VN, nào là "nhục", "xấu hổ"... kể cả khi là đó mạo danh một anh chàng "du học sinh Nhật" nào đó nhận xét vớ vẩn về xã hội VN...

 

Vậy là sao nhỉ ? 

 

Đừng thắc mắc! "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Không tin đến Cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Mọi chuyện liên quan đang đến hồi gay cấn.

Muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng thắc mắc! "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Không tin đến Cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Mọi chuyện liên quan đang đến hồi gay cấn.

Muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ.

 

"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý

 

Như vậy, chuyện gì đang xảy ra đối với khoa học nước nhà ?

 

Là một  độc giả luôn theo dõi cập nhật các thông tin và kiến thức của diễn đàn Lý học Đông phương ngay từ những ngày mới thành lập, tuy đến nay, trước cơn bão truyền thông trong và ngoài nước cộng với các mạng xã hội đầy những hỉ nộ ái ố..., cộng với việc cơm áo gạo tiền trong cuộc sống, cho nên TP chỉ vẫn chỉ thường theo dõi vài chủ đề chính trên diễn đàn như "Lời tiên tri", "Chiến lược châu Á TBD",... nên dù có biết chủ đề trao đổi ở Cafe Trung Nguyên nhưng ko để ý lắm vì dù sao ở đó cũng là sự trao đổi khoa học của các bậc cao thủ tiền bối... 

 

Ở hiện tại, thú thật, một xã hội, một đất nước có vẻ giống như một đứa trẻ mới lớn, cái tư tưởng nhược tiểu (hay nô lệ ?) ko biết từ bao giờ đã hằn sâu trong bao thế hệ... Cái cách gắp đồ ăn khi ăn tiệc đứng đã từng phải gánh bao điều "xấu hổ" khi ra nước ngoài và ngay cả trong nước, một hành vi ăn cắp ở nước bạn đã từng gây bao điều "nhục nhã", hành động dọn rác sau khi xem bóng đá trên sân cũng xin "học tập" người Nhật,... và nhiều nhiều nữa...Và hệ quả tiếp theo là bất cứ một hành vi nào cũng kéo theo một văn hóa chửi, một xã hội chửi... thậm chí một khẩu hiệu treo trên đường phố với nội dung vô thưởng vô phạt đại loại "Vượt đèn đỏ là hành động của kẻ ít học", sau khi hứng đủ thứ sự chửi về văn hóa, có người còn mỉa mai rằng : khỏi cần chưng bảng hiệu cho tốn tiền, chỉ cần thuê một du học sinh Tây nào đó, hoặc một huấn luyện viên bóng đá người Nhật, hay một chủ doanh nghiệp Hàn Quốc... thốt  ra khẩu hiệu trên thì thách kẹo cũng chẳng ai dám chửi là Vô Văn Hóa.

 

Và vậy thì, tiếp theo là, chuyện gì đang xảy ra đối với xã hội VN ? 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý

 

Như vậy, chuyện gì đang xảy ra đối với khoa học nước nhà ?

 

Là một  độc giả luôn theo dõi cập nhật các thông tin và kiến thức của diễn đàn Lý học Đông phương ngay từ những ngày mới thành lập, tuy đến nay, trước cơn bão truyền thông trong và ngoài nước cộng với các mạng xã hội đầy những hỉ nộ ái ố..., cộng với việc cơm áo gạo tiền trong cuộc sống, cho nên TP chỉ vẫn chỉ thường theo dõi vài chủ đề chính trên diễn đàn như "Lời tiên tri", "Chiến lược châu Á TBD",... nên dù có biết chủ đề trao đổi ở Cafe Trung Nguyên nhưng ko để ý lắm vì dù sao ở đó cũng là sự trao đổi khoa học của các bậc cao thủ tiền bối... 

 

Ở hiện tại, thú thật, một xã hội, một đất nước có vẻ giống như một đứa trẻ mới lớn, cái tư tưởng nhược tiểu (hay nô lệ ?) ko biết từ bao giờ đã hằn sâu trong bao thế hệ... Cái cách gắp đồ ăn khi ăn tiệc đứng đã từng phải gánh bao điều "xấu hổ" khi ra nước ngoài và ngay cả trong nước, một hành vi ăn cắp ở nước bạn đã từng gây bao điều "nhục nhã", hành động dọn rác sau khi xem bóng đá trên sân cũng xin "học tập" người Nhật,... và nhiều nhiều nữa...Và hệ quả tiếp theo là bất cứ một hành vi nào cũng kéo theo một văn hóa chửi, một xã hội chửi... thậm chí một khẩu hiệu treo trên đường phố với nội dung vô thưởng vô phạt đại loại "Vượt đèn đỏ là hành động của kẻ ít học", sau khi hứng đủ thứ sự chửi về văn hóa, có người còn mỉa mai rằng : khỏi cần chưng bảng hiệu cho tốn tiền, chỉ cần thuê một du học sinh Tây nào đó, hoặc một huấn luyện viên bóng đá người Nhật, hay một chủ doanh nghiệp Hàn Quốc... thốt  ra khẩu hiệu trên thì thách kẹo cũng chẳng ai dám chửi là Vô Văn Hóa.

 

Và vậy thì, tiếp theo là, chuyện gì đang xảy ra đối với xã hội VN ? 

Đừng có hỏi! Đã bảo : Hẳn giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam, Nguyễn Văn Trọng phát biểu "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" và nghiên cứu cội nguồn Việt sử "có mục đích gì? Tôi không hiểu?". Không tin mở video clip ra coi.

Bởi vậy! Khi có người khuyên chú hay thận trọng xe cộ và ăn uống, chú gật đầu. Vì không tranh luận nữa. Làm gì có cơ sở để tranh luận khi ngay cả lý thuyết khoa học hiện đại, đỉnh cao của nền văn minh hiện nay "không cần tính hợp lý"?

Khi Trung Nhân nói "Có hai thằng nhìn vào nhà có thể truy sát sư phụ", chú đã phát biểu về sự cần thiết phải có chuẩn mực xã hội. Nhưng đến giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam - theo giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thụ - mà phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" thì không còn gì để nói nữa. Bởi vậy, chú không ngạc nhiên khi dự định hội thảo cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương:" đã bị bãi bỏ. Một giá trị khoa học sẽ được nhận thức thế nào khi "không cần tính hợp lý"?

Vì "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn dân tộc nhân danh khoa học. Họ còn quảng cáo luận điểm của họ được "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ". Nhưng khi chú nhân danh khoa học phản biện lại thì họ không thể biện minh cho luận điểm của họ. Nên chú đã bị đe dọa truy sát, chụp mũ đủ kiểu. Thâm chí khi chú xây nhà, có kẻ còn đặt vấn đề tìm hiểu tiền đâu chú xây nhà? Và để xác định việc này họ đã làm xáo trộn tình cảm trong nội bộ gia đình chú. Trong khi đó, muốn biết tiền đâu chỉ cần hỏi Thiên Anh (Tức Hoàng Anh, người trực tiếp nhận thầu công trình của chú, thuộc nhóm Trung Nhân) và điều tra các tài khoản ngân hàng. Gần đây còn phải "cẩn thận trong vấn đề ăn uống và tai nạn xe cộ". Điều này cho thấy có những người đã áp đặt một cách chủ quan sự suy nghĩ của họ lên chú. Thâm chí ngày xưa còn có người cho rằng cuốn " Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" được xuất bản sẽ gây chiến tranh Việt Nam và Trung Quốc". Chú phải gửi thư khiếu nại qua mẹ chú là Nữ sĩ Ngân Giang lên tận ngài Nguyễn Đức Bình thì mới có giấy phép xuất bản. Và cái giàn khoan Hải Dương khi đưa vào biển Đông thì lúc đó chú chưa kịp in cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Híc! Nhưng hiện nay vẫn có sự đe dọa chú như đã nói ở trên với lập luận tương tự.

Sau khi viết cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" , chú cũng định nghỉ ngơi một thời gian. Nhưng chính vì những luận điểm tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt khiến chú phải tiếp tục. Chú không có quyền lực để áp đặt tư duy của chú lên "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nhưng khi họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - không thể biện minh được những luận cứ của họ thì hậu quả đối với chú có thể là "đụng xe", "ngộ độc thức ăn".

Câu của Trần phương hỏi: "Khoa học Việt Nam đi về đâu?" và "Xã hội đi về đâu?". Chú không phải là người có trách nhiệm trả lời. Nên đến cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam (Theo lời giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thụ) là ông Nguyễn Văn Trọng.

Đây là đường link video clip mô tả buổi trao đổi tại cafe Trung Nguyên.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33293-trao-doi-tai-cafe-trung-nguyen-30-8-2014/

 

Không còn gì để bàn nữa, khi ngay cả cơ sở để thiết lập chuẩn mực xã hội cũng bị bãi bỏ bởi người được coi là giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Ý tưởng của ông Trọng đã phản công vào giá trị rất căn bản của xã hội loài người. Đó là tính hợp lý.

Nếu có một cuộc hội thảo về văn minh Đông phương trong tương lai thì phải có những nhà khoa học đẳng cấp hàng đầu quốc tế tham dự. Còn như giáo sư Trọng, chú thất vọng quá.

Qua bài viết này, tôi muốn nhắc nhở ông Trọng rằng: Chỉ có thiên tai là không cần tính hợp lý với con người thôi. Không biết ông có đủ khả năng tư duy ở mức hợp lý tối thiểu để hiểu điều này không?

Tóm lại: Sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" đã trở thành một hiện tượng trơ tráo nhất trong lịch sử khoa học của nền văn minh hiện đại.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Phương à!

Cũng may cho "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" là chú chưa "ngộ độc thức ăn", hoặc bị "đụng xe". Bởi vì nếu chú bị chết bây giờ thì không khác gì họ thừa nhận thất bại với "cơ sở khoa học"(*) của họ trong luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa.dân tộc Việt. Bởi vậy, chú rất muốn họ ra tay sớm. Bắt đầu từ ngày mai, Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh sẽ hạn chế đi taxi và sử dụng xe ôm để họ dễ thực hiện ý đồ.

==================

* Khái niệm "Cơ sở khoa học" là gì. Xin hỏi ông Giáo sư Viện sĩ Hội trưởng hội Sử học Việt Nam Phan Huy Lê.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Phương à!

Kể từ khi chú đặt bút chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử, chú đã bị rất nhiều phiền phức liên quan đến vấn đề này. Những gì mà chú công bố trên diễn đàn, vì nó đã vượt qúa giới hạn của nó đối với chú.

Trên danh nghĩa, nhửng luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt nhân danh khoa học. Nhưng để phủ nhận luận điểm của chú thì người ta gán ghép cho chú đủ các thứ mũ liên quan đến chính trị. Cô Nguyễn Thị Thái công khai tại VPTT Nghiên cứu Lý học Đông phương rằng chú "căm thù chủ nghĩa cộng sản". Rồi gán cho chú "âm mưu thành lập tôn giáo".... Tất nhiên không có bằng chứng gì cả. Bởi vì, bản chất chú không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào, lề phải lề trái...Nhưng tại sao họ lại phải đe dọa chú như vậy? Chú giả thiết rằng: Chú có tham gia một tổ chức tôn giáo, hoặc một tổ chức chính trị nào đó, hoặc là một người yêu nước...thì điều đó có nghĩa như thế nào với luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của chú? Nó sẽ sai chăng? Hay vì chú là người yêu nước nên luận điểm của chú đúng? Hay là "ăn nhầm thực phẩm" hay bị "đụng xe", nên chú thành ra sai.

Cho nên, trước khi khen chú là người yêu nước (Cũng tại cafe Trung Nguyên), hoặc xác định chú là kẻ chống đối chính trị với chế độ hiện hành thì cũng phải chứng minh chú sai trong hệ thống luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã, sau đó hay khen ngợi hoặc chụp mũ chứ nhỉ?!

Còn những sản phẩm của trí tưởng tượng cho rằng: Những luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến sẽ gây chiến tranh Việt Nam Trung Quốc thì cũng phải lưu ý rằng: Cái giàn khoan Hải Dương của Tàu cắm vào biển Đông không phải do cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" gây ra. Và tương lai của quan hệ Việt Trung như thế nào, chắc chắn không phải vì chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ, hay bị vùi lấp.

Lời khuyên của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh với "cộng đồng khoa học thế giới" và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" là các vị hãy cố gắng đem hết cả khả năng tri thức của quí vị ra để chứng minh Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã sai về mặt học thuật, trước khi tôi chết vì đụng xe, hay ngộ độc. Nếu không thì các vị sẽ không còn cơ hội thể hiện cái "cơ sở khoa học" cho sự phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt của các vị đâu. Và mong các vị cũng đừng chính trị hóa vấn đề mà chính các vị nhân danh khoa học chứ nhỉ!

Xin xem bài báo này:

 

TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?

Đông Bình

24/01/15 08:48

(GDVN) - Bài viết cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quyết định phát động chiến tranh của Trung Quốc, các nước ven Biển Đông nhỏ yếu hơn, TQ đang chuẩn bị...

 

 

Su_menh_hoa_binh_2012_SCO__ngoai_o_thanh

Quân đội Trung Quốc tích cực tham gia tổ chức diễn tập với các thành viên SCO, nhất là chống khủng bố để ổn định phía tây bắc, rảnh tay cho bành trướng trên Biển Đông?

 

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 1 dẫn mạng Quan sát quân sự Nga ngày 20 tháng 1 đưa tin, khả năng liên minh giữa Trung Quốc và Nga do báo chí đề cập là “to lớn”, hơn nữa còn có thể bổ sung thêm thực lực của các nước trung gian như Kazakhstan, Mông Cổ. Một khi có hậu phương chiến lược kể trên, Trung Quốc có thể trực tiếp bắt tay giải quyết vấn đề của mình ở Thái Bình Dương, hơn nữa sẽ không giới hạn ở đó.

25 năm qua, thực lực của Hải quân Trung Quốc được tăng cường rõ rệt. Đến nay đã có 26 tàu đổ bộ Type 072 (lượng giãn nước các chủng loại từ 4.100-4.800 tấn), 3 tàu đổ bộ Type 071 (lượng giãn nước trên 20.000 tấn). Đồng thời còn chế tạo các tàu khu trục Type 052B, Type 052C, Type 051C, Type 052D và tàu hộ vệ Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 với tốc độ chưa từng có. Thực lực của lực lượng tàu ngầm cũng gây ấn tượng quan ngại sâu sắc.

Không nên quên sự chuẩn bị quân sự của Trung Quốc ở các đảo thuộc Biển Đông và biển Hoa Đông, hiện đang xây mới sân bay ở đó. Sau khi nhận thức được có thể không kịp thực hiện chương trình chế tạo tàu sân bay nội (chỉ cải tạo tàu sân bay Varyag của Ukraine đã mất hơn 10 năm), Trung Quốc quyết định biến các hòn đảo xa xôi thành tàu sân bay không chìm trên biển. Ngoài ra, thực lực của lực lượng hàng không bờ biển Quân đội Trung Quốc luôn mạnh hơn lực lượng hàng không trên tàu.

Căn cứ vào nhân tố tổng hợp có thể suy đoán, tiếp tục qua 10 năm, Trung Quốc sẽ có được ưu thế quân sự mang tính quyết định nhằm vào tất cả các nước trong khu vực, tiền đề là không tính tới sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Nhưng, Mỹ chắc chắn sẽ can dự trước vào cuộc chiến tranh. Một nguyên nhân khác tăng tốc khởi động cơ chế chiến tranh của Mỹ là ở chỗ đồng USD sụt giá, cùng với đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ thế giới.

Ở cấp độ chính trị, Washington có nhu cầu xúi giục Bắc Kinh phát động các hành động quân sự quy mô lớn đối với một nước láng giềng nào đó, từ đó có cớ tuyên bố Trung Quốc là kẻ xâm lược.

Loại địa vị này sẽ trực tiếp làm cho Trung Quốc một khi thất bại về quân sự thì sẽ bị nước chiến thắng tùy ý chiếm lĩnh và chia cắt. Dù sao, ví dụ thực tế này hoàn toàn không xa vời, cảnh ngộ của đế chế Nhật Bản và đế chế Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đế quốc Othman sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đều như vậy.

 

TQ__khung_bo__VNHD981BD_tu_57_2014__sohu

Năm 2014, Trung Quốc đã ra mặt xâm phạm trắng trợn và nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam bằng các chiến dịch to lớn, thậm chí đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

 

Một khi Mỹ chiến thắng, tất cả khoản nợ của đồng minh NATO từ Trung Quốc đương nhiên sẽ bị xóa sổ, tài sản của Trung Quốc trên toàn thế giới sẽ bị niêm phong.

Báo TQ cho rằng: Đương nhiên, không được trông chờ tầng lớp tinh hoa Trung Quốc sẽ phản quốc đi theo địch, họ “chắc chắn kiên trì chiến đấu”. Nếu như nói các chuyên gia cách đây không lâu còn dự đoán, “còn tới 10 năm nữa mới nổ ra cuộc xung đột quy mô lớn, như vậy hiện nay, thời hạn này đã tới gần”.

Nếu như tình thế tranh chấp phát triển theo hình thức cực đoan, “để chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể nổ ra, Trung Quốc ít nhất cần tới thời gian 3 năm để chuẩn bị”.

Trong tình hình không cực đoan, cần 10 - 20 năm để chuẩn bị. Bắc Kinh hiểu rất rõ, họ có thể “sẽ không còn có được môi trường phát triển tốt đẹp”, bởi vì “trò chơi đang tiến hành theo quy tắc của người khác”, vì vậy phải áp dụng biện pháp tương ứng, từng bước cải thiện quan  hệ với các quốc gia lục địa, có kế hoạch bảo vệ ổn định biên cương.

Đến nỗi Trung Quốc đã sớm bắt đầu “xây dựng các điểm tựa và căn cứ” trên phương hướng mà Lục quân, Không quân hoặc Hải quân Trung Quốc có thể phát động chiến dịch tiến công trong tương lai, điều này sớm đã không còn bí mật gì.

Vài năm trước, giới blog Ấn Độ còn nhiệt tình bàn bạc về các hình ảnh vệ tinh liên quan tới các công trình quân sự của Trung Quốc ở khu vực Aksai Chin, khu vực này do Trung Quốc đánh chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.

Khoảng tháng 7 năm 2014, trên truyền thông đã xuất hiện thông tin Quân đội Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) sân bay mới ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong khi đó, ở phía bắc Trung Quốc, khu vực cách biên giới Nga trên trăm km cũng có sân bay và căn cứ.

Tháng 12 năm 2014, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Nam Kỷ trên biển Hoa Đông, nó cách đảo Senkaku (do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc đòi chủ quyền) chỉ hơn 300 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, hành động này là để nhanh chóng tiến quân tới khu vực tranh chấp giữa Trung-Nhật.

 

Chu_Thapphuong_an_mo_rongsina.jpg

Năm 2014, cộng đồng quốc tế chứng kiến Trung Quốc có một loạt các hành động phá hoại DOC, ngăn cản tiến tới COC - đó là các hành động nguy hiểm của họ trên Biển Đông: hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và xây dựng đảo nhân tạo ở các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam v.v...

 

Nhưng, khó khăn của kế hoạch này ở chỗ, Ishigaki, đảo Iriomote và Yonaguni của Nhật Bản cách đảo Senkaku gần hơn, khoảng cách giữa chúng bằng khoảng một nửa khoảng cách giữa các đảo của Trung Quốc.

Nhật Bản có sân bay dân dụng ở Ishigaki và Yonaguni, có thể sử dụng để bảo vệ đảo Senkaku. Ngoài ra còn có kế hoạch xây dựng trạm radar và khu cảnh giới trên đảo Yonaguni trong 2 năm tới.

Nhật Bản có thể sẽ biến đá ngầm lớn nhất trong đảo Senkaku thành tàu khu trục không chìm, triển khai rất nhiều hệ thống phòng không và hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển Type 88 tự chế. Hòn đảo này nham thạch chắc chắn, có thể xây dựng công sự phòng thủ mạnh, xây dựng hệ thống đường hầm dưới mặt đất.

Trong lịch sử, Nhật Bản có kinh nghiệm phong phú biến đảo nhỏ thành pháo đài. Kinh nghiệm đột kích đảo Iwo Jima của Quân đội Mỹ và tấn công chiếm giữ của Liên Xô trước đây chính là minh chứng trực quan. Từ lúc đó, công nghệ phát triển mạnh.

Mỹ còn cam kết, một khi Nhật Bản bị tấn công, sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Tokyo, nhưng Mỹ không có bất cứ đảm bảo nào để thực hiện cam kết. Thực tiễn chứng minh, khi đó tất cả đều sẽ tùy thuộc vào quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Viện trợ quân sự cho Nhật Bản có thể chỉ giới hạn ở cung ứng nguồn lực, trang bị quân sự và tình báo trinh sát.

Mặc dù Mỹ rất có thể quyết định tham chiến thực sự, đặc biệt là trong tình hình Trung Quốc một khi cả gan áp sát Okinawa, bởi vì Mỹ bố trí căn cứ quân sự khổng lồ ở đó, bao gồm căn cứ không quân Kadena và căn cứ thủy quân lục chiến Futenma, cùng với trạm bảo đảm kỹ thuật, kho xăng dầu. Mỹ đến lúc đó sẽ đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc từ bỏ đồng minh, mất hết thể diện; hoặc tham chiến thực sự, hậu quả khó đoán.

Khả năng lớn nhất là, Nhà Trắng cuối cùng “sẽ quyết định tham chiến”, bởi vì một khi Okinawa bị chiếm đóng, Guam và quần đảo Bắc Mariana sẽ bị đe dọa.

 

Con_Minh_172_Type_052Dchay_toc_do_caocan

Năm 2014, thế giới tiếp tục chứng kiến Trung Quốc dồn sức mạnh quân sự cho Biển Đông khi biên chế rất nhiều tàu chiến mới như tàu khu trục Type 052D (trong hình), tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056... Xu thế này sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ trong tương lai.

 

Rất rõ ràng, Nhật Bản sẽ tập trung dựa vào lực lượng hàng không trong chiến tranh trên biển tương lai. Hiện nay, chương trình đóng tàu chiến của Nhật Bản cơ bản chấm dứt. Trong tương lai gần, sẽ chỉ trang bị 2 tàu sân bay chở trực thăng săn ngầm lớp Izumo và 3 tàu ngầm lớp Soryu.

Nhưng kế hoạch đổi mới lực lượng hàng không tấn công của Nhật Bản tương đối khổng lồ, dự tính sẽ mua sắm F-35A thay thế cho 78 chiếc F-4 cũ. Hiện nay đã đặt mua 42 chiếc F-35A, ngoài ra 28 chiếc đã đưa vào ngân sách. Lô máy bay chiến đấu mới này sẽ triển khai ở liên đội hàng không số 83 tại Naha, Okinawa.

Nhưng, không có bất cứ lý do gì cho rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu phát động tấn công từ đảo Senkaku trong tương lai, trừ phi động cơ ý thức hệ đã chiếm thượng phong, đã vượt động cơ kinh tế và địa-chính trị. “Logic hợp lý hơn là đánh chiếm quần đảo Trường Sa”, các đối thủ ở đó như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia “tương đối nhỏ yếu”, ít nhất yếu hơn một bậc, hơn nữa “giá trị chiến lược” lớn hơn.

Đương nhiên, khi đối phó với Philippines thì sự việc sẽ không đơn giản như vậy. Từ năm 1951 đến nay, Philippines đã ký kết Hiệp ước viện trợ quân sự lẫn nhau với Mỹ. Tháng 4 năm 2014, hai nước đã phê chuẩn điều ước mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ, lần đầu tiên để cho quân đồn trú Mỹ trở thành lực lượng thường trú về thực chất.

Đây cũng chính là “điểm tựa” để Philippines dám thách thức Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước đã tranh đoạt quyết liệt 20 năm xung quanh đảo tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc rõ ràng chiếm thế thượng phong. Vì vậy không loại trừ khả năng Mỹ sẽ buộc phải đoạt lấy Philippines lần thứ ba trong lịch sử.

Hiện nay, theo bài báo tuyên truyền của TQ, Philippines tạm thời chỉ thách thức Trung Quốc, ngoài ra còn đang tăng cường quan hệ với Quân đội Việt Nam, "ký kết liên minh chống Trung Quốc". Do bất cứ bên nào đều sẽ không sẵn sàng nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, vì vậy sẽ chỉ làm trầm trọng hơn xung đột.

 

Thuong_Van_ToanChuck_Hagel_8_4_14.jpg

Năm 2014, thế giới chứng kiến hàng loạt những phát ngôn và hành động cực kỳ hiếu chiến cũng như tìm mọi cách đánh lừa dư luận của phía Trung Quốc liên quan đến tranh đoạt lãnh thổ ở khu vực xung quanh, nhất là từ đầu tháng 5 đến tháng 7 năm 2014

 

Vùng biển quần đảo Trường Sa có tài nguyên sinh vật và dầu mỏ phong phú. Ngoài ra, ở đây kiểm soát eo biển Malacca - nơi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, 25% thương mại trên biển của thế giới đi qua nơi này, hàng năm có 50.000 tàu qua lại. Tàu chở dầu từ Trung Đông chạy tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cũng đi qua đây, vì vậy chiến tranh khu vực rất có thể bùng nổ ở đây.

Giữa một số nước trong khu vực và Trung Quốc không có vấn đề nghiêm trọng, nhưng lập trường của họ đến nay không rõ ràng lắm. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn không lệ thuộc quá mức vào Mỹ. Rất có thể sẽ khoanh tay đứng nhìn từ đầu đến cuối. Indonesia quan tâm hơn tới sự ổn định ở trong nước. Hoa kiều ở Singapore rất nhiều, hoàn toàn không lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc. Campuchia và Thái Lan sẽ cố gắng duy trì trung lập hoàn toàn.

Ấn Độ rất có thể được cho là kẻ thù của Trung Quốc, chứ không phải là nước trung lập, nhưng Ấn Độ sẽ đứng ngoài trong giai đoạn đầu xung đột, cố gắng tận dụng cơ hội để thu lợi. Bangladesh, Sri Lanka và Bhutan - những quốc gia chịu ảnh hưởng khá lớn từ Ấn Độ cũng sẽ làm như vậy.

Trung Quốc tạm thời còn đang cân nhắc các loại con đường tiếp tế, ứng phó vói cục diện eo biển Malacca một khi bị địch phong tỏa. Ngoài tuyến đường Âu-Á nêu trên, còn gồm có xây dựng điểm cuối vận chuyển dầu khí mới ở Transbaikal tới Mãn Châu.

Trung Quốc cũng đã chọn Pakistan và Myanmar, có kế hoạch thông qua những cảng biển và lãnh thổ của các nước này, trực tiếp vận chuyển năng lượng về Trung Quốc.

 

 

Tất nhiên, những khả năng chiến tranh này theo bài báo nêu không liên quan gì đến công việc của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh cả. Ngài Tập Cận Bình và tất cả các trang mạng của Trung Quốc chưa hề lên án những luận điểm của Thiên Sứ, Nước Mỹ cũng chưa khen ngợi gì.

Bây giờ làm sao? Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh ngưng tiếng nói nhân danh khoa học chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là yếu tố để bảo vệ hòa bình trên biển Đông chăng? Có chắc chắn như vậy không? Hay chính sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, mới khiến cho những siêu cường nhòm ngó đến quyền lợi của một dân tộc từ bỏ cội nguồn và là một chân lý làm nên sức mạnh của họ?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 


Bởi vậy, người ta đã nhầm lẫn việc chứng minh khoa học cho một qúa khứ huy hoàng mà tổ tiên đã tự hào, để duy trì lòng tự hào dân tộc với việc quá khứ và tương lai là chỉ là sự mô tả về khái niệm thời gian, khi mà nội hàm của quá khứ huyền vĩ của Việt tộc - sự gắn kết cả một quá khứ liên kết hữu cơ với hiện tại và tương lai của cả một dân tộc Việt bị phủ nhận.

Một thí dụ về trường hợp này chính là dân tộc Do Thái. Họ đã gần như bị xóa sổ khỏi lịch sử thế giới khi phải sống lưu vong gần 2000 năm - tất nhiên đây không phải là con số vô cảm để đọc trong một giây -  Nhưng chính lòng tự hào dân tộc và một hoài niệm về qúa khứ huy hoàng của dân tộc Do Thái đã khiến dân tộc này quy tụ lại và trở nên hùng mạnh như ngày nay. Lá cờ của dân tộc Do Thái chính là một biểu tượng niềm tin vào qúa khứ huy hoàng của họ. Tôi cần phải nhắc lại là: Tất cả những siêu cường và những cường quốc ngày nay đều tôn trọng lịch sử dân tộc họ. Lịch sử có thể thăng trầm, nhưng lòng tự hào dân tộc là một yếu tố cực kỳ cần thiết để dân tộc đó tồn tại Thí dụ như sức sống mãnh liệt của dân tộc Do Thái - Tất nhiên, chân lý khách quan khoa học chính là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở miền Nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của những giá trị văn minh Đông phương.

Chứ nó không phải như thế này:

 

IMG_2094_zpsf120dad0.jpg

 

 

 


 

 

 

Câu chuyện Do Thái: Lịch sử thăng trầm của một dân tộc

tgvn.com.vn

Thứ Bẩy, 31/01/2015-12:07 PM

 

Tại sao người Do Thái lại thông minh như vậy? Tại sao cả một dân tộc chịu cảnh “thiên di” phiêu bạt khắp nơi trên thế giới trên 2000 năm nhưng vẫn phục quốc thành công với nguyên bản sắc và tôn giáo của mình?... Đó là một phần nội dung cuộc tọa đàm “Câu chuyện Do Thái: Lịch sử thăng trầm của một dân tộc” diễn ra sáng 30/1 tại Hà Nội, nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

 

Bia_Cau-chuyen-do-thai_OUT-01.jpg

 

Tới dự buổi tọa đàm có Đại sứ Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar, TS. Hoàng Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao; TS.Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Sách Thái Hà; Th.S Đặng Hoàng Xa cùng Nhóm nghiên Do Thái & Israel là tác giả cuốn sách, và đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu, doanh nhân, học sinh, sinh viên…

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, diễn giả Hoàng Anh Tuấn cho rằng, có nhiều lý do khiến người Do Thái thông minh hơn, trong số đó có yếu tố ảnh hưởng của đạo Do Thái, niềm tin của người Do Thái vào “số mệnh được Chúa lựa chọn”, thói quen luôn tranh luận từ khi còn nhỏ về những nội dung tưởng như “không thể tranh cãi” như Kinh Torah, và cả việc sử dụng những thức ăn “sạch và thông minh” khiến cho họ có thể rèn luyện được một khí chất đặc biệt…

Đồng ý kiến với ông Hoàng Anh Tuấn, Đại sứ Meirav chia sẻ thêm về chủ nghĩa phục quốc của người Do Thái bắt nguồn từ niềm tin “sẽ quay lại Jerusalem” mà mỗi người họ mang theo mình, bản thân gia đình bà là một ví dụ. Bà Đại sứ cũng cho biết, cách đây 2000 năm, Israel đã rất coi trọng giáo dục. Trong khi thế giới vẫn còn nhiều người chưa biết chữ thì ở Israel đã có quy định bé trai khi đến 6 tuổi bắt buộc phải đi học, phải biết chữ, phải đọc được Kinh Torah…

Trong khi đó, theo diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng, chính vì người Do Thái có niềm tin, tầm nhìn nên họ mới thông minh, với giỏi về tài chính đến như vậy.

Về cuốn sách “Câu chuyện Do Thái: Lịch sử thăng trầm của một dân tộc”, theo TS. Hoàng Anh Tuấn, đây là một cuốn khảo cứu “vẽ nên một bức tranh sống động trải dài qua 4000 năm đầy bi thương, nhưng cũng đầy quả cảm của dân tộc Do Thái”. Tác giả Đặng Hoàng Xa đã đưa ra cách nhìn đa chiều về các yếu tố tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị, lịch sử và có những lý giải khá thuyết phục về câu chuyện thành công của người Do Thái cũng như quá trình hình thành và xây dựng đất nước của Nhà nước Israel hiện đại ngày nay.

Cuốn sách cũng là câu trả lời cho những thắc mắc Tại sao Israel ngày nay lại là một điểm “nóng” tại Trung Đông và là tâm điểm chú ý của toàn thế giới, cả về những xung đột đầy bạo lực cũng như những thành tựu về kinh tế, văn hóa và con người đầy ngạc nhiên như thế? Một mảnh đất nhỏ bé và khô cằn, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, bao quanh bởi các nước láng giềng thù địch, cùng với những câu chuyện thành công đã khiến Israel trở thành một đất nước như huyền thoại. Không chỉ có vậy, với tổng số 16 triệu người, tức chiếm khoảng 0,2% dân số thế giới, người Do Thái đã đứng ở đỉnh cao trong rất nhiều lĩnh vực và có đóng góp to lớn cho nhân loại. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc họ giành được khoảng 30% tổng giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế và y học từ trước đến nay.

Chìa khóa của những thành tựu của người Do Thái nằm ở đâu nếu không phải là nằm ở nơi những cổ vật quý giá hay ở kích thước địa lý của đất nước và lịch sử? Lần theo câu hỏi này chúng ta phát hiện ra rằng cái đã nâng người Do Thái từ tăm tối lên tới vĩ đại chính là sự khao khát của họ trong việc truy cầu những ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Tuy câu chuyện là của người Do Thái và Nhà nước Israel, nhưng qua đó độc giả sẽ thấy những điểm tương đồng với người Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về đất nước, con người Israel để từ đó rút ra những bài học hữu ích cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.

Box: "Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Có những dân tộc bị vùi dập xuống tận bùn đen, rồi ngậm ngùi cho đó là “số phận”. Có những dân tộc luôn sẵn sàng tiến về phía trước, chấp nhận thách thức và nhờ vậy đã thành công, có những phát kiến, đóng góp vĩ đại cho nhân loại. Người Do Thái và Quốc gia Do Thái Israel là một trong số rất ít các ví dụ điển hình.” Trích lời giới thiệu sách của TS Hoàng Anh Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao

Nguyễn Kim

Share this post


Link to post
Share on other sites
 
Một bộ sách gần 5000 trang mới được Viện Hàn lâm Khoa học Nga xuất bản được cho là bao quát mọi vấn đề về Việt Nam từ thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên đến năm 2011.
 

Thư viện của Tổng thống Liên bang Nga và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được bổ sung thêm món quà của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga – Bộ sách “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập” xuất bản tại Matxcơva.

Đây thực sự là một ấn phẩm rất độc đáo - người khởi xướng kiêm lãnh đạo đề án, tiến sĩ khoa học lịch sử, giáo sư Pavel Posner nhận định.

 

vienhanlamnga.jpg

Ảnh minh họa của báo Tiếng nói nước Nga.

 

“Bộ sách khác cơ bản với tất cả những gì đã từng được công bố ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào : không những ở Việt Nam mà cả ở bất kỳ quốc gia nào khác, - nhà bác học Nga khẳng định. Ấn phẩm bao gồm cả giai đoạn từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên đến năm 2011. Ngoài ra không chỉ có thông tin về lịch sử mà cả về địa lý và dân tộc học. Đây là bộ sách tổng quát tất cả những nghiên cứu về Việt Nam của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Không có bất cứ khía cạnh nào đã từng được ai đó trong số họ đề cập đến mà không được phản ảnh trong ấn phẩm của chúng tôi”.

 

Năm ngàn năm lịch sử Việt Nam gói gọn trong sáu tập của ấn phẩm với gần năm ngàn trang sách. Ở đây có thể tìm thấy thông tin về bất cứ vấn đề nào cho dù rối rắm phức tạp nhất. Chỉ riêng danh mục những tài liệu nguồn sử dụng cũng đã chiếm một trăm trang sách với hai ngàn tên gọi.

 

Những tài liệu vô cùng hữu ích có cả trong mục tài liệu tham khảo của bộ sách quý này. Thí dụ như bài viết về quy tắc xác định niên đại và hệ thống bói toán ở Việt Nam. Bảng niên biểu tất cả các triều đại Việt Nam được trình bày trong tương quan với niên biểu các triều đại Trung Quốc. Ngoài ra tất cả tên của các vị hoàng đế và niên hiệu của họ được trình bày cùng với cách viết tượng hình và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nga. Chức quan, phẩm tước của giới quan lại Việt Nam được trình bày trong tương quan với những chức vị tương đương của châu Âu cùng những đơn vị đo chiều dài, diện tích, khối lượng, cũng như các đơn vị tiền tệ đã từng lưu hành ở Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau”.

 

Để biên soạn bộ “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập”, giáo sư Postner đã chọn được đội ngũ các nhà khoa học gồm mười sáu người Nga, sáu người Việt và hai người Pháp. Công tác chuẩn bị đã kéo dài trong sáu năm, sau đó Bộ Lịch sử toàn tập được bắt đầu viết vào bốn năm trước đây.

 

Tập thể tác giả xin tiếp nhận với lòng biết ơn tất cả những nhận xét và ý kiến đóng góp về công trình của mình.

Theo Tiếng nói nước Nga

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI TRẢ LỜI CỦA THIÊN SỨ NGUYỄN VŨ TUẤN ANH VỚI VI TIỂU BẢO

Hihi, chú Thiên Sứ thù ông Trọng dai quá, hihi

 

 

Hì. :D  :D  :D . Cổ thư viết: "Người quân tử giận ai không quá ba ngày". Ngày xưa, hồi mới thống nhất, giữa Saigon chú gặp một người quen cũ ở Hanoi. Chú mừng quá, chạy lại gọi người đó. Người này nhìn chú có vẻ sợ và đạp xe đi mất. Khi người ấy đi rồi, chú chợt nhớ là người này đã làm nên kiếp giang hồ của chú mới cách đó vài năm. Hiện nay ông ta đã già lắm rồi và không còn ở chốn xưa nữa. Chú có đến thăm đầu năm nay, vì nghĩa cũ - kể từ năm 1976 là lần cuối nhìn thấy ông ta. Đấy chỉ là một ví dụ.

Thực sự chú không có kẻ thù, mà chỉ có ân nhân và những người bạn tử tế. Nhưng giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi phản biện chú đã động chạm tới nền tảng để thiết lập chân lý và chuẩn mực xã hội của cả xã hội loài người là "tính hợp lý" trong nội hàm của mọi giả thiết và lý thuyết khoa học - là nền tảng trí tuệ và mọi quan hệ xã hội của con người - Nên chú sẽ phải nhắc, cho đến khi chú thấy mọi người nhận thức được rằng ông ta đã sai.

Thực sự chú chẳng thù hằn gì cá nhân ông ta. Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến được xác định đúng chân lý thì chắc chú cũng chẳng để ý đến ông ta nữa. Nếu gặp lại trên bàn nhậu, đừng ai nhắc đến tên ông ta, chắc chú cũng không nhớ ông ta là ai, vì mới gặp có một lần. Chú không có "cơ sở khoa học" để thù ông ta (Muốn biết khái niệm "cơ sở khoa học" là gì, xin hỏi giáo sư viện sĩ hẳn Pháp quốc Phan Huy Lê. Hì :D :D :D ). Còn với những loại lặt vặt chỉ trích chú đầy trên mạng, cả quen biết lẫn chưa bao giờ gặp, chú không để ý.

Bởi vì bản chất của vấn đề là hệ thống luận điểm của chú chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến sai ở đâu? Nó rất cần được sự phản biện khoa học nghiêm túc của "Hầu hết những nhà  khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", chứ không phải lấy chức danh và địa vị khoa học để bác bỏ không có căn cứ với những lập luận mơ hồ và chính trị hóa một sự kiện khoa học (Thí dụ như giáo sư viện sĩ hẳn Pháp quốc Phan Huy Lê. Ông ta đòi hỏi hệ thống luận điểm của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phải có "cơ sở khoa học". Nhưng khi chú đặt vấn đề công khai, yêu cầu ông ta làm rõ nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" là gì để những kẻ dốt nát như chú căn cứ vào cái "cơ sở khoa học" ấy làm cái "cơ sở khoa học" chứng minh cho luận điểm của chú cho nó có "cơ sở khoa học",  thì không thấy ông ta trả lời công khai?!)

Chú chỉ có một mình, bằng cấp pháp lý hiện nay chú còn giữ được là lớp 4/ 10 của trường tiểu học Thanh Quan phố Hàng Cót Hanoi cấp. Còn phía phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học thế giới", mà toàn là giáo sư tiến sĩ từ hạng nhất đến hạng bét. Nhưng với số lượng áp đảo và nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt - trơ tráo nhân danh khoa học đó -  không thể phản biện vạch ra được cái sai trong hệ thống luận điểm của chú. Ngược lại thực tế chú bị gây sức ép phi học thuật rất nặng nề cho một người nghiên cứu nhân danh khoa học. Bởi vậy, chú cọi sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt nhân danh khoa học của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" là một sự kiện khoa học trơ tráo và bần tiện nhất trong lịch sử khoa học của cả một nền văn minh.

=================

PS: Cụm từ "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" là của một người có bút danh Nguyễn Anh Hùng khoe khoang trên báo Kiến thức ngày nay về luận điểm phủ nhận cội nguồn Việt tộc, tức là của chính họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tất nhiên, những khả năng chiến tranh này theo bài báo nêu không liên quan gì đến công việc của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh cả. Ngài Tập Cận Bình và tất cả các trang mạng của Trung Quốc chưa hề lên án những luận điểm của Thiên Sứ, Nước Mỹ cũng chưa khen ngợi gì.

Bây giờ làm sao? Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh ngưng tiếng nói nhân danh khoa học chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là yếu tố để bảo vệ hòa bình trên biển Đông chăng? Có chắc chắn như vậy không? Hay chính sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, mới khiến cho những siêu cường nhòm ngó đến quyền lợi của một dân tộc từ bỏ cội nguồn và là một chân lý làm nên sức mạnh của họ?

 

"Lữ đoàn J-10A Nam tiến, Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh ở Biển Đông"

Hồng Thủy

 

11/02/15 06:53

(GDVN) - "Động thái này của Bắc Kinh rõ ràng là chuẩn bị cho chiến tranh cướp đoạt Biển Đông, tất nhiên cũng có cả ý đồ đe dọa Đài Loan", ông Văn nói.

 

lu_doan_j10a.JPG

J-10A của lữ đoàn không quân mới biên chế cho đại quân khu Quảng Châu được tờ Quân giải phóng đưa tin.

 

Tờ Nam Dương của người Hoa tại Malaysia ngày 11/2 bình luận, việc gần đây tờ Quân giải phóng Trung Quốc đưa tin nước này mới biên chế thêm một lữ đoàn tiêm kích J-10A cho đại quân khu Quảng Châu vừa nhằm đe dọa Đài Loan, vừa bộc lộ rõ dã tâm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.

Tờ Quân giải phóng đã nói thẳng từ đầu, động thái này có ý nghĩa "trọng đại" đối với đại quân khu Quảng Châu trên hướng Biển Đông. Trong đó sứ mệnh của quân khu này là bảo vệ Hoa Nam, đặc biệt là "đề phòng các cuộc tấn công từ Việt Nam và duyên hải Đông Nam".

Tống Triệu Văn, chuyên viên tư vấn cao cấp Bộ Quốc phòng Đài Loan bình luận, Trung Quốc biên chế thêm 1 lữ đoàn tiêm kích J-10A cho đại quân khu Quảng Châu đã bộc lộ rõ dã tâm trên Biển Đông. "Động thái này của Bắc Kinh rõ ràng là chuẩn bị cho chiến tranh cướp đoạt Biển Đông, tất nhiên cũng có cả ý đồ đe dọa Đài Loan", ông Văn nói.

Tuy nhiên ông Văn cho rằng một khi eo biển Đài Loan xảy ra sự cố thì đại quân khu Nam Kinh sẽ trở thành lực lượng xung kích đầu tiên chứ không phải Quảng Châu. Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng thừa nhận, các chiến đấu cơ hiện có trong biên chế của Đài Loan tính nhăng tổng thể quả thực không bằng J-10A của Trung Quốc.

Nhưng Tống Triệu Văn tin rằng sau khi nâng cấp, F-16 của không quân Đài Loan sẽ mạnh hơn nhiều J-10A của đại lục. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu trước đó cho biết, trong 7 năm qua ông nắm quyền Mỹ đã bán 3 lô vũ khí cho Đài Loan với tổng trị giá 18,3 tỉ USD. Năm nay kỷ niệm 36 năm Luật quan hệ với Đài Loan và ông tin là quan hệ Mỹ - Đài sẽ tiếp tục ổn định, phát triển.

==================

Giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam - theo giới thiệu của giáo sư Dương Thụ - đã phát biểu tại cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Tôi đã nhắc nhở với ông ta trên diễn đàn này, rằng: "Chỉ có thiên tai là không hợp lý với con người". Hôm nay, nhân đọc bài này tôi chợt ngộ ra rằng: "Chiến tranh cũng không hợp lý với con người".

Vậy căn cứ vào thiên tai và chiến tranh vốn không cần tính hợp lý, tôi muốn vị giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam theo giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thụ là những phát biểu của ông ở Cafe Trung Nguyên để phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đúng hay sai? Hay là để phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, minh chứng nhân danh khoa học, muốn đúng thì đúng, muốn sai thì sai?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay lang thang lướt web vô lại trang này thì thấy comment của Nguyễn Vũ Tuấn Anh ở ngay bên dưới :

 

http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_14/282083711/

 

Họ cũng không hề hồi âm. Đến nay đã gần hai tháng rồi. Đấy là một công trình khoa học nổi tiếng của chính các học giả Nga, mà họ còn thờ ơ với sự quan tâm của con người với tác phẩm của họ. Với tôi thì đó là sự ngạo mạn học thuật.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ cũng không hề hồi âm. Đến nay đã gần hai tháng rồi. Đấy là một công trình khoa học nổi tiếng của chính các học giả Nga, mà họ còn thờ ơ với sự quan tâm của con người với tác phẩm của họ. Với tôi thì đó là sự ngạo mạn học thuật.

 

 

Sự thờ ơ này chỉ chứng tỏ rằng, website đó là 1 website lá cải. Con nghĩ các tác giả của bộ sách và người Nga không hề có liên quan, thưa sư phụ.

Con xem thì thấy website này ko hề có 1 địa chỉ cụ thể hay số điện thoại liên lạc nào. Nếu nói theo ý hiểu của con về tính "chính danh" mà sư phụ vẫn thường hay nhắc đến, thì website này thiếu tính "chính danh". Hì

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thờ ơ này chỉ chứng tỏ rằng, website đó là 1 website lá cải. Con nghĩ các tác giả của bộ sách và người Nga không hề có liên quan, thưa sư phụ.

Con xem thì thấy website này ko hề có 1 địa chỉ cụ thể hay số điện thoại liên lạc nào. Nếu nói theo ý hiểu của con về tính "chính danh" mà sư phụ vẫn thường hay nhắc đến, thì website này thiếu tính "chính danh". Hì

 

Cảm ơn Lan Anh. Cũng có thể có khả năng như vậy. Nhưng nó là một website hiếm hoi nhân danh nước Nga bằng tiếng Việt, không lẽ Đại Sứ Quán Nga không biết?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Lan Anh. Cũng có thể có khả năng như vậy. Nhưng nó là một website hiếm hoi nhân danh nước Nga bằng tiếng Việt, không lẽ Đại Sứ Quán Nga không biết?

 

 

Vì Đại sứ quán Nga họ không quản lý việc đặt tên miền cho website, việc này lại là việc của bộ thông tin, hic.

Cũng giống như mình có thể đặt tên trang facebook hay bất kỳ trang cá nhân, đ/c email cá nhân... nào của mình là Putin, Obama hay Cliton mà chẳng bị các ông các bà ấy kiện hay có ý kiến gì. Mặt trái của tự do ngôn luận và sự không thể kiểm soát được của việc bùng nổ thông tin toàn cầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thờ ơ này chỉ chứng tỏ rằng, website đó là 1 website lá cải. Con nghĩ các tác giả của bộ sách và người Nga không hề có liên quan, thưa sư phụ.

Con xem thì thấy website này ko hề có 1 địa chỉ cụ thể hay số điện thoại liên lạc nào. Nếu nói theo ý hiểu của con về tính "chính danh" mà sư phụ vẫn thường hay nhắc đến, thì website này thiếu tính "chính danh". Hì

 

Theo TP thì không hẳn như vậy.

 

Thực ra TP đã biết đến website này từ lâu nhưng cũng ít quan tâm, chẳng qua gần đây có một vài người bạn trên fb (cả ở Nga và VN) có giới thiệu đến TP như thêm một kênh thông tin đối chứng trong bối cảnh quốc tế nóng bỏng ở Ucraina thời gian qua (mà nhiều người cho rằng có một chiến dịch thông tin lớn chống lại nước Nga từ cả phương tây và... Trung Quốc), phải nói rằng tình hình chiến sự ở đó đang dẫn đến một cuộc chiến tranh thông tin thực sự giữa các bên khiến chúng ta không biết đâu mà lần... hì.

 

Vào xem kỹ lại thì thấy không hẳn như bạn Lan Anh nói, bởi vì họ có hẳn một bộ Quy tắc sử dụng tài liệu cho website của mình : http://vietnamese.ruvr.ru/regulation/

 

Có một điều TP nhận thấy là : hầu hết các bản tin của web này đều không có đăng các bình luận. Cho nên hôm nay vào xem lại thông tin về bộ sách Việt sử thì lần đầu tiên có thấy đăng bình luận của chú Thiên Sứ, thì theo TP là : việc đăng tải công khai này cho thấy có một sự tiếp nhận nghiêm túc trên tinh thần khách quan của các bên nghiên cứu khoa học lịch sử (VN), và, qua việc họ đăng tải này thì sự mong muốn được tiếp cận với nội dung bộ sách sẽ sớm được biết đến và sẽ có phản hồi đến chú Thiên Sứ trong thời gian gần đây. 

 

Vài dòng chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì Đại sứ quán Nga họ không quản lý việc đặt tên miền cho website, việc này lại là việc của bộ thông tin, hic.

Cũng giống như mình có thể đặt tên trang facebook hay bất kỳ trang cá nhân, đ/c email cá nhân... nào của mình là Putin, Obama hay Cliton mà chẳng bị các ông các bà ấy kiện hay có ý kiến gì. Mặt trái của tự do ngôn luận và sự không thể kiểm soát được của việc bùng nổ thông tin toàn cầu.

 

Khả năng Lan Anh nói là điều có thể xảy ra. Vấn đề còn lại là web này đã hoạt động trong bao lâu? Cơ quan quản lý tên miền Việt Nam (Vì có đuôi vn) chắc chắn phải biết. Không lẽ không có tìm hiểu và thông báo cho Đại sứ Nga?

Nhưng thôi, chuyện đó không quan trọng. Cũng rất có khả năng web đó không thuộc Đại Sứ Quán Nga - vì không nhân danh Đại sứ quán Nga, tức không nhân danh nước Nga - nhưng những người quản lý web đó vô trách nhiệm với việc làm của mình.

 

Theo TP thì không hẳn như vậy.

 

Thực ra TP đã biết đến website này từ lâu nhưng cũng ít quan tâm, chẳng qua gần đây có một vài người bạn trên fb (cả ở Nga và VN) có giới thiệu đến TP như thêm một kênh thông tin đối chứng trong bối cảnh quốc tế nóng bỏng ở Ucraina thời gian qua (mà nhiều người cho rằng có một chiến dịch thông tin lớn chống lại nước Nga từ cả phương tây và... Trung Quốc), phải nói rằng tình hình chiến sự ở đó đang dẫn đến một cuộc chiến tranh thông tin thực sự giữa các bên khiến chúng ta không biết đâu mà lần... hì.

 

Vào xem kỹ lại thì thấy không hẳn như bạn Lan Anh nói, bởi vì họ có hẳn một bộ Quy tắc sử dụng tài liệu cho website của mình : http://vietnamese.ruvr.ru/regulation/ 

 

Có một điều TP nhận thấy là : hầu hết các bản tin của web này đều không có đăng các bình luận. Cho nên hôm nay vào xem lại thông tin về bộ sách Việt sử thì lần đầu tiên có thấy đăng bình luận của chú Thiên Sứ, thì theo TP là : việc đăng tải công khai này cho thấy có một sự tiếp nhận nghiêm túc trên tinh thần khách quan của các bên nghiên cứu khoa học lịch sử (VN), và, qua việc họ đăng tải này thì sự mong muốn được tiếp cận với nội dung bộ sách sẽ sớm được biết đến và sẽ có phản hồi đến chú Thiên Sứ trong thời gian gần đây. 

 

Vài dòng chia sẻ.

Cảm ơn Trần Phương.

Cũng hy vọng vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TP thì không hẳn như vậy.

 

Thực ra TP đã biết đến website này từ lâu nhưng cũng ít quan tâm, chẳng qua gần đây có một vài người bạn trên fb (cả ở Nga và VN) có giới thiệu đến TP như thêm một kênh thông tin đối chứng trong bối cảnh quốc tế nóng bỏng ở Ucraina thời gian qua (mà nhiều người cho rằng có một chiến dịch thông tin lớn chống lại nước Nga từ cả phương tây và... Trung Quốc), phải nói rằng tình hình chiến sự ở đó đang dẫn đến một cuộc chiến tranh thông tin thực sự giữa các bên khiến chúng ta không biết đâu mà lần... hì.

 

Vào xem kỹ lại thì thấy không hẳn như bạn Lan Anh nói, bởi vì họ có hẳn một bộ Quy tắc sử dụng tài liệu cho website của mình : http://vietnamese.ruvr.ru/regulation/

 

Có một điều TP nhận thấy là : hầu hết các bản tin của web này đều không có đăng các bình luận. Cho nên hôm nay vào xem lại thông tin về bộ sách Việt sử thì lần đầu tiên có thấy đăng bình luận của chú Thiên Sứ, thì theo TP là : việc đăng tải công khai này cho thấy có một sự tiếp nhận nghiêm túc trên tinh thần khách quan của các bên nghiên cứu khoa học lịch sử (VN), và, qua việc họ đăng tải này thì sự mong muốn được tiếp cận với nội dung bộ sách sẽ sớm được biết đến và sẽ có phản hồi đến chú Thiên Sứ trong thời gian gần đây. 

 

Vài dòng chia sẻ.

 

Trần Phương thân mến,

 

Mình ko đề cập đến việc đăng tải thông tin và độ chính xác thông tin của website này. Nhưng theo mình thì thế này: làm đúng và làm có tính chính danh là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tính chính danh là để khẳng định uy tín cũng như ràng buộc trách nhiệm của cá nhân/ tổ chức với hành động, lời nói của mình.

Tùy hoàn cảnh mà có việc chỉ cần làm đúng mà ko cần tính chính danh. VD: Những việc làm của Người Dơi ko có tính chính danh nhưng vẫn được mọi người ủng hộ, là vì những việc làm của anh ta là chính nghĩa và là những hành động bênh vực lẽ phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Phương thân mến,

 

Mình ko đề cập đến việc đăng tải thông tin và độ chính xác thông tin của website này. Nhưng theo mình thì thế này: làm đúng và làm có tính chính danh là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tính chính danh là để khẳng định uy tín cũng như ràng buộc trách nhiệm của cá nhân/ tổ chức với hành động, lời nói của mình.

Tùy hoàn cảnh mà có việc chỉ cần làm đúng mà ko cần tính chính danh. VD: Những việc làm của Người Dơi ko có tính chính danh nhưng vẫn được mọi người ủng hộ, là vì những việc làm của anh ta là chính nghĩa và là những hành động bênh vực lẽ phải.

 

Bây giờ bàn sang một để tài khác: Làm đúng tự nó có tính chính danh, nên được coi là đúng.

Cổ thư viết:

Tử Lộ hỏi: "Nếu thày ra làm quan thì thày làm việc gì trước?". Tử viết:"Ta phải chính danh trước". Hỏi tiếp: "Chính danh là gì?". Đáp: "Là gọi tên đúng sự vật, sự việc".

Nhưng thôi! Nếu bàn sâu vào đề tài này thì nên mở topic khác.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Có thể nói rằng, thông tin này trên trang Tiếng nói nước Nga là rất đáng trân trọng, một công việc rất đáng nể của các nhà khoa học Nga :

 

-----------------

 

Biên niên sử "Toàn Thư" bằng tiếng Nga
9Toanthu5.JPG
 

Các độc giả Nga có cơ hội tiếp tục làm quen với Đại Việt sử ký toàn thư – một công trình tư duy lịch sử Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng.

Tại Moskva, bản dịch Toàn thư tập V gồm hơn một ngàn trang, bổ sung cho bộ tuyển tập Những di sản văn tự phương Đông của công ty xuất bản Văn học phương Đông, đã được phát hành. Dự kiến bộ biên niên sử bản tiếng Nga sẽ gồm tám tập. Đây là lần đầu tiên Đại Việt sử ký toàn thư được dịch ra tiếng nước ngoài. Cho đến nay, bộ sách sử mới có bản Quốc ngữ (tiếng Việt hiện đại) nhưng không kèm theo các dẫn giải chi tiết.

Công tác biên dịch bộ Toàn Thư ở Nga được bắt đầu vào cuối những năm 1990. Sự thiếu hụt bản dịch của nguồn dữ liệu quí này làm cản trở công tác nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về lịch sử Việt Nam, là nỗ lực lâu nay của các nhà Việt Nam học người Nga. Công trình dịch đã tập hợp các chuyên gia Nga xuất sắc nhất về lịch sử Việt Nam và Hán-Việt. Họ là các nhà khoa học nước ngoài đầu tiên đạt tới trình độ các học giả Việt Nam hiện đại trong nghiên cứu bộ Toàn thư.

Tập V của bản dịch tiếng Nga tập trung vào giai đoạn nhà Minh đô hộ Việt Nam, cuộc kháng chiến nhân dân và sự hình thành các triều đại Hậu Lê ở Việt Nam. Sách dày hơn so với các tập trước. Bản Kỷ Toàn Thư chiếm 230 trang của tập V, các chú thích và hướng dẫn nằm trong 400 trang sách. Giáo sư Andrey Fedorin, người biên dịch và soạn giả của tập V cho biết:

“Chúng tôi cung cấp chú thích và hướng dẫn về hầu hết các nhân vật được đề cập trong biên niên sử, từng tên địa danh, các chức vụ.”

Tiếp đến, khoảng 500 trang sách đã tập trung các trích đoạn biên niên sử Trung Quốc viết về giai đoạn tương ứng của lịch sử Việt Nam. Như vậy, người đọc có thể so sánh về cách trình bày cùng một sự kiện lịch sử bởi các nhà chép sử Việt Nam cũng như Trung Quốc.

“Trong sử biên niên Trung Quốc, - Giáo sư Fedorin nhận xét, – các thông tin về lịch sử Việt Nam thời kỳ này thậm chí còn nhiều hơn trong sách sử của Việt Nam. Chúng tôi đã so sánh Toàn Thư và các tư liệu của Trung Quốc. Rất giống báo cáo của các địch thủ từ sân khấu chiến sự: cùng những sự kiện và nhân vật, nhưng với cách diễn giải khác nhau.”

Biểu hiện này có trong ghi chép về các trận đánh của người Việt Nam chống quân xâm lược, cũng như về các nhân vật của thời đại, ví dụ - Trần Thiêm Bình, một kẻ mạo xưng theo sử Việt và hoàng tử theo sách Trung Quốc. Sự khác biệt cũng được ghi nhận trong tiểu sử Lê Lợi và những nguyên nhân khiến nhân vật xuất chúng này đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống quân xâm lược.

Công việc biên dịch Toàn Thư đã đưa Giáo sư Fedorin đi tới một số kết luận về tác giả quyển 9 và một phần quyển 10 của Bản Kỷ Toàn Thư. Các văn bản chỉ ra rằng, tác giả không những sở hữu dữ liệu về hoạt động của quân khởi nghĩa, mà còn nắm tương đối rõ về tình hình của bộ máy cai trị quận Giao Chỉ. Khi nhắc tới các nhân vật Trung Quốc, tác giả đã cung cấp cả thông tin không có trong nguồn của Trung Quốc. Giáo sư Fedorin cho rằng, tác giả văn bản gốc của quyển 9 và quyển 10 là nhà biên khảo Phan Phù Tiên, ông từng làm việc trong cơ quan hành chính quận Giao Chỉ và có thể đã quan sát các sự kiện từ phía bộ máy quan lại nhà Minh.

Công tác dịch Toàn Thư sang tiếng Nga đang được khẩn trương xúc tiến. Dự kiến, tập tiếp theo của bộ sách sẽ phát hành trong năm tới. Giáo sư Fedorin hy vọng rằng, tập VIII - tập cuối cùng sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối thập kỷ này. Nếu nhớ lại Đại Việt sử ký toàn thư mag ngày nay chúng ta có đã được hình thành trong 5 thế kỷ thì 20 năm của bản dịch biên niên sử sang tiếng Nga có ghi chú là khoảng thời gian không quá dài.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_03_05/283210358/

http://vietnamese.ruvr.ru/2015_03_05/283210358/

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites