Thiên Sứ

TÍNH BẤT HỢP LÝ VÀ PHI KHOA HỌC CỦA NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT.

101 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.

Qua đoạn trích dẫn bài viết của ông Lê Văn lan ở phần trên, chúng ta thấy rất rõ rằng: Ông Lê Văn Lan chỉ đặt vấn đề hoài nghi không thời gian lịch sử lập quốc và thời đại Hùng Vương trong truyền thống văn hóa sử Việt và không hề đưa ra một bằng chứng nào chứng tỏ được vấn đề mà ông đặt ra. Bởi vì, khi ông ta và những người đồng quan điểm với ông - gồm "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và được "cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận" - phủ nhận thời đại Hùng Vương thì phải có một kết luận cụ thể nào đó về thời Hùng Vương, để xác định sự hoài nghi của ông là có cơ sở. Cụ thể là ông ta và những người đồng quan điểm phải đưa ra được một bằng chứng xác đáng và hợp lý hơn về thời đại Hùng Vương như thế nào - khi họ đã phủ nhận những giá trị truyền thống - căn cứ theo các tiêu chí khoa học. Đằng này, sau khí đặt vấn đề hoài nghi và phủ định niên đại và các giá trị văn hóa sử truyền thống thì "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cái "cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận" đó, lại không có một minh chứng nào đủ sắc sảo ở tính hợp lý tối thiểu, nhằm đưa ra một hình ảnh của thời Hùng Vương theo ý của họ. Thậm chí những cái gọi là chứng cứ khoa học đó còn mâu thuẫn và tự phủ định lẫn nhau. Chỉ cần xem những bài viết sưu tầm được của tôi - trong số rất ít các bài viết của "hầu hết các nhà khoa học trong nước" - thì quí vị độc giả quan tâm đã thấy tính mâu thuẫn này. Những luận cứ ấu trĩ của ông ta và những người đồng quan điểm về thời gian tồn tai của một vị vua Hùng kéo dài hàng trăm năm, thực ra chỉ là một sai lầm toán học hết sức ngớ ngẩn. Sự viễn dẫn những luận cứ từ Trần Quốc Vượng về danh xưng Hùng Vương với Khun - Cun ...chỉ là sự so sánh khập khiễng và tôi đã có dịp minh chứng điều này trong một cuốn sách đã xuất bản( "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" - Nxb VHTT tái bản lần 2). Nói tóm lại là ông ta không có cơ sở minh chứng cho sự hoài nghi của mình. Và có thể nói rằng: Tất cả cái nhóm "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận truyền thống văn hóa sử dân tộc Việt đều không thể minh chứng được vấn đề mà chính họ đặt ra. Chỉ cần như vậy thôi thì cũng đủ thấy rằng họ không đủ tư cách gì để nhân danh khoa học phủ nhận truyền thống lịch sử văn hiến Việt, khi mà họ không minh chứng được chính vấn đề họ đặt ra. Và điều này sẽ còn được chứng minh tiếp tục qua những bài phản biện lần lượt tiếp theo những bài viết tôi đã sưu tầm được. Bây giờ xin mời quí vị quan tâm quay trở lại với đoạn trích dẫn liền mạch tiếp theo trong bài viết của ông Lê Văn Lan, để xem có luận cứ gì khả dĩ minh chứng cho quan điểm của ông ta hay không?

Ông Lê Văn lan viết;

Cùng với việc mở rộng thời gian thực tế của “thời Hùng Vương”, hay đúng hơn là việc chuyển khái niệm “thời Hùng Vương” như vừa trình bày, các nhà nghiên cứu hiện nay còn làm một việc quan trọng hơn, là chuyển trọng tâm nghiên cứu, từ chỗ chỉ về những ông “vua”, thậm chí chỉ mới về những tên gọi của những ông vua đó, ra thành cả xã hội, con người và văn hóa (văn minh) của một thời đại mang tên những ông “vua” đó. Và như thế, vấn đề đầu tiên phải giải quyết là xác định thời gian tồn tại cụ thể của thời đại đó.

Như đã có dịp trình bày (1), trước hết là từ những tài liệu truyền thuyết và thư tịch mà chúng ra đã có một khung thời gian về “thời Hùng Vương” mà từ lâu, đã có không ít người – từ những sử quan trong Quốc sử quán triều Nguyễn đến Trần Trọng Kim và Nguyễn Phương – đều tỏ ý nghi ngại.

(1) Xem Lê Văn Lan: Tài liệu khảo cổ học và viện nghiên cứu thời đại các vua Hùng, - Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội, số 124, tháng 7-1969. – Trở lại vấn đề văn hóa Đông Sơn, - Khảo cổ học, Hà Nội, số 3-4, tháng 12-1969. – Về một khung niên đại hợp lý cho thời đại các vua Hùng, - Hùng Vương dựng nước, tập III, Hà Nội, 1973.

Thật ra thì không phải chỉ có một, mà là hai khung thời gian theo tài liệu thư tịch, nhưng sự quá tập trung chú ý vào cái khung thứ nhất của Đại Việt sử ký tòan thư đã khiến cho, một thời gian dài, người ta tưởng như không có cái khung thứ hai của Đại Việt sử lược.

Như vậy, qua sự trích dẫn trên quí vị quan tâm cũng nhận thấy ông Lê Văn lan đưa ra một tư liệu khác mà ông ta cho rằng đó là một cái khung thời gian chuẩn hơn khung thời gian của Đại Việt Sử Ký toàn thư - là bộ sử chính thống của Việt tộc, được các triều đại trị vì dân tộc Việt thừa nhân và phủ hợp với truyền thống văn hóa sử truyền thống Việt được gìn giữ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đó là cuốn mà tên nguyên tác của nó là Việt Sử Lược. Việt sử lược viết về thời Hùng Vương như sau:

"Vào thời Trang Vương nhà Chu (Thế kỷ thứ VII BC). Ở bộ Gia Ninh, có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạ tự xưng là Hùng Vương".

Có thể nói, ngoài ông Lê Văn lan thì hầu hết những người đồng quan điểm với ông ta đều có dẫn chứng câu này của Việt Sử Lược như là một bằng chứng sắc sảo để phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Nhưng cái khập khiễng của họ ở đây là: Căn cứ vào đâu để họ xác định rằng: Cuốn Việt Sử Lược - vốn không có tác giả - tức là không có kẻ chịu trách nhiệm về tiếng nói của mình - lại là bằng chứng đáng tin cậy hơn Đại Việt sử ký toàn thư là cuốn sứ chính thống của người Việt - được những triều đại Việt bảo chứng và chịu trách nhiệm trước lịch sử? Họ thường lập luận rằng: Với niên đại Trang vương nhà Chu (Thế kỷ thứ VII BC) thì thời gian này hợp lý với tuổi thọ 18 vua Hùng. Nhưng tiếc thay! Cái con số 18 đời vua Hùng theo họ quan niệm thì họ lại chưa chứng minh được là con số thật hay ảo. Tôi đã nhiều lần vạch ra sự sai lầm ngớ ngẩn của bài toán này và ngay ở đây. Như vậy thì Việt Sử Lược có đáng tin cậy không? Bây giờ chúng ta phân tích ngay câu trên của Việt Sử Lược. Tôi xin chép lại câu này:

"Vào thời Trang Vương nhà Chu (Thế kỷ thứ VII BC). Ở bộ Gia Ninh, có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc tự xưng là Hùng Vương".

Sự mâu thuẫn theo cách hiểu của ông Lê Văn Lan và những người đồng quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt thể hiện ngay trong đoạn văn trên của Việt sử lược - được chứng tỏ bằng những luận cứ sau đây:

1 - Chúng ta đều biết rằng: Chỉ khi lập quốc xong vua Hùng mới chia nước làm 15 bộ trong đó có bộ Gia Ninh. Khi vua Hùng đến một nơi nào đó để "khuất phục các bộ lạc" như Việt Sử Lược nói - tức là chưa lập quốc, theo cách hiểu của ông Lê Văn lan và những người đồng quan điểm với ông ta - thì không thể gọi đó là "bộ Gia Ninh" được.

2 - Trong 15 bộ của nước Văn Lang thì tại sao chỉ ở bộ Gia Ninh mới xuất hiện vua Hùng "khuất phục các bộ lạc", còn ở các bộ khác thuộc lãnh địa quốc gia Văn Lang thì sao?

Bởi vậy câu trên trong Việt Sử Lược khiến chúng ta có thể khẳng định một cách hợp lý rằng:

Vào thế kỷ thứ VII BC, trước sự phát triển và bành trướng của các nước phía Bắc Dương Tử xâu xé lẫn nhau giành quyền lực và xâm chiếm lãnh thổ của nhau, thì vua Hùng Vương đã xuống vùng đất phía Nam Văn Lang chính là bộ Gia Ninh, để dời đô xuống đây. Bộ Gia Ninh chỉ là 1 trong 15 bộ của đất nước Văn Lang rộng lớn: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Tất nhiên Ngài phài thuyết phục những cư dân ở đây đồng thuận nhường lại đất đai của họ cho quyền lợi tối cao của đất nước khi bị ngoại xâm đe dọa. Vấn đề còn lại tồn nghi trong câu trên của Việt Sử Lược là vua Hùng đã "dùng ảo thuật". Ảo thuật đó thực chất là cái gì? Một giả thuyết hợp lý là vua Hùng đã thuyết phục những dân tộc ít người (Các bộ lạc) ở bộ Gia Ninh, chấp nhận sống chung với Vương triều Việt tộc từ Nam Dương tử xuống vùng đất của họ, để đổi lấy những giá trị của nền văn hiền Việt. Cho đến nay, những giá trị của nền văn hiến huyền vĩ Việt đã dần dần được sáng tỏ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành - được đặt vấn đề là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà ngay nhân loại hiện đại cũng đang tìm kiếm - thuộc về nền văn hiến Lạc Việt.

Như vậy tôi đã chứng minh với quí vị rằng: Ngay trong chứng cứ của ông Lê Văn Lan và những người ủng hộ ông là đoạn trên trong Việt Sử lược, cũng chưa phải bằng chứng sắc sảo để phủ định giá trị văn hiến Việt. Ở đây, tôi cũng xin lưu ý quí vị quan tâm là: Ngay trong cuốn Việt sử Lược - vốn là cứ liệu quan trong của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt - thì cũng có đoạn sau đây rất đáng quan tâm:

" Việt Vương Câu Tiên sai sứ giả sang dụ Hùng Vương liên minh chống Trung Nguyên. Bị Hùng Vương cự tuyệt"

Chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng: Việt Vương Câu Tiễn sau khí thắng Ngô Vương Phù Sai, cũng chỉ là một nước mạnh ở cuối thời Xuân Thu, thuộc vùng Bắc hạ lưu Dương Tử, so với bao quốc gia hùng mạnh khác, như Tần, Tấn, Sở, Tề ...Và nếu như nước Văn Lang của thời đại các vua Hùng chỉ là "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" lãnh thổ ở tân "đồng bằng Bắc bộ" - như luận điểm của những người có quan điểm phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử Việt thường phổ biến - thì chẳng có cơ sở nào để Việt Vương Cầu Tiễn liên minh chống Trung Nguyên cả.

Ở đây, tôi mới chỉ phân tích tính mâu thuẫn và phi khoa học từ ngay chính trong những luận cứ của ông Lê Văn Lan và những người cùng quan điểm với ông ta, chưa hề sử dụng những cứ liệu khác. Điều này cũng đủ để thấy rằng : Những lập luận của họ hoàn toàn chỉ là những suy luận rất chủ quan và chẳng có cơ sở khoa học nào cả.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Vì sự cố nổ bình điện nơi tôi cư ngụ, khiến bài viết bị xóa khi chưa kịp viết hoàn chỉnh và đưa lên. Nay sự cố được khắc phục, tôi đã hoàn chỉnh bài viết trên và còn tiếp tục.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy, ngay với chứng cứ thư tịch là Việt Sử lược (Ông Lê Văn lan gọi là Đại Việt sử lược) thì cũng đã chứng tỏ tính mâu thuẫn trong chính những luận cứ của ông Lê Văn lan. Mâu thuẫn ngay trong nội dung câu trích dẫn, mâu thuẫn ngay trong cùng những hiện tượng liên hệ trong cùng một cuốn sách dùng làm bằng chứng cho ông ta và những người đồng quan điểm. Vậy tại sao ông ta và những người đồng quan điểm lại chỉ trích dẫn một hiện tượng, còn hiện tượng khác thì ông bỏ qua? Phải chăng đó là tinh thần khoa học của ông và những người đồng quan điểm?

Ông phủ nhận sự ghi nhận lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm trong chính sử, bằng một cách giải thích như sau:

Về cái khung niên đại bắt đầu từ năm 2879 trước Công nguyên cho “thời Hùng Vương” (tên gọi đúng, trong trường hợp này, là “thời Hồng Bàng”) của Đại Việt sử ký tòan thư, chúng ta đã thấy rằng chính là trong không khí tự cường thắng lợi giành lại độc lập ở thế kỷ thứ 15, muốn chứng minh về nguồn gốc lâu đời và ngang bằng với Trung Hoa phong kiến, tiền nhân ta ở thời Lê sơ đã tham bác sử sách đời Đường đời Tống với truyền thuyết dân gian của ta, dựa vào mối quan hệ thực tế đã có từ rất lâu đời giữa Việt Nam và miền Hoa Nam, nhào nặn theo ý muốn chủ quan của mình để tạo ra những sự kiện và niên đại của buổi đầu thời Hồng Bàng, mà rồi nối ngay sau đấy là thời Hùng Vương (1). Chúng ta lại cũng đã thấy rằng có một vạch cương giới thực tế đã ngăn đôi hai vấn đề và thời gian mà người thời Lê sơ đã gắng gượng nhập làm một. Sau và trước cái ranh giới đó: một bên là thời gian và những nhân vật nửa thần thoại nữa lịch sử là Hùng Vương mà bây giờ chúng ta đã làm cho tính lịch sử đè át tính thần thoại, và một bên là thời và nguồn gốc hoàn toàn thần thoại của những nhân vật nửa thần thoại nửa lịch sử đó (2). Ý nghĩa có thể khai thác của sự việc này là: nếu chúng ta chưa thể ghi nhận được phần đầu khung niên đại của Đại Việt sử ký tòan thư (tức là đầu thời Hồng Bàng) do chỗ thiếu cơ sở vững vàng ngay trên những tư liệu sử học, thì lại có thể tin được ở phần sau khung thời gian đó (cuối thời Hồng Bàng, tức chính là thời Hùng Vương).

(1) Xem thêm Nguyễn Linh: Phải chăng Hùng Vương thuộc giòng dõi Thần Nông? – Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội, số III, tháng 6-1968.

(2) Về quãng thời gian và vấn đề này, nếu trong dân gian còn lưu hành những mẫu đề văn học dân gian có tính chất truyền thống của dân tộc là “một bọc trăm trứng” và “mẹ chim (đất, núi, Âu Cơ) – bố rồng (nước, biển, Lạc Long)” thì các nhà trí thức phong kiến đã chuyển sang nói bằng ngôn ngữ của văn hóa phương Bắc (gồm chữ và hình tượng): Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân… Xem thêm Cao Huy Đĩnh: Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam, trong Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Hà Nội, 1971.

Với cách giải thích của ông Lê Văn Lan thì thời điểm lập quốc của nước Văn Lang, mà chính sử ghi nhận chỉ là do lòng tự hào dân tộc và mang tính chủ quan. Vậy thì câu hỏi với lập luận của ông là: Cái chủ quan đó dựa vào đâu để xác định rất cụ thể: Năm thứ 8 vận Bẩy Hội Ngọ, Nhâm Tuất - tức 2879 BC - vậy? Tại sao cái chủ quan đó không đưa quốc gia Việt Văn Lang này lên vài ngàn năm nữa; hoặc chí ít cũng vài trăm năm nữa cho oai? Chủ quan mà! Sao Đại Việt sử ký toàn thư lại ghi chính xác niên đại đến như vậy? Ông coi cuốn Việt Sử lược là căn cứ phủ nhận thời Hùng Vương, khi cuốn sách đó chỉ xuất hiện - theo ông - là trước Đại Việt sử ký 100 năm. Xin hỏi so với hơn 1500 năm quá khứ của lịch sử cho đến khi có sự ra đời của hai cuốn sách hơn kém nhau 100 năm (Niên đại của Việt Sử Lược cũng chỉ là giả thuyết) thì chẳng thể nói rằng cuốn này chính xác hơn cuốn kia. Nếu chỉ hơn kém 100 năm mà ông coi là chuẩn về tính chính xác thì lập luận của ông và những người đồng quan điểm còn cách xa một trong hai cuốn kia đến hơn 500 năm, cũng không thể coi là chính xác nhất. Ông đòi hỏi nhưng tư liệu chuẩn xác qua đoạn ông viết như sau:

"nếu chúng ta chưa thể ghi nhận được phần đầu khung niên đại của Đại Việt sử ký tòan thư (tức là đầu thời Hồng Bàng) do chỗ thiếu cơ sở vững vàng ngay trên những tư liệu sử học" - thì xin hỏi ông và những người đồng quan điểm với ông: Liệu có thể tìm được những tư liệu lịch sử chuẩn xác của những quốc gia mất nước từ hơn 1000 năm không? Với cách lập luận của ông và những người đồng quan điểm với ông thì phải chăng cái gì đã mất thì nó không hề tồn tại trong quá khứ? Chính vì nỗi đau của người dân mất nước, nên những người giải phóng, giành độc lập dân tộc mới được tôn vinh đấy!

Chính ông và những người đồng quan điểm với ông mới thật là chủ quan khi cho rằng tư liệu này chuẩn hơn tư liệu kia - cụ thể là Việt Sử lược chính xác hơn Đại Việt sử ký toàn thư - khi nó tự mâu thuẫn với chính nó theo cách hiểu của ông, mà tôi đã chứng minh ở trên.

Và chính ông cũng phải thừa nhận một cách mơ hồ rằng:

Có thể từ chỗ này mà nhận xét thêm về giá trị của khung niên đại bấy lâu vẫn chưa được nhiêu người chú ý, là khung niên đại của Đại Việt sử lược. Cuốn sách cổ hơn Đại Việt sử ký tòan thư ít nhất là 100 năm này đã không nói gì về thời Hồng Bàng, mà mở đầu ngay bằng việc xuất hiện của vua Hùng đầu tiên, với thời điểm gọn gàng là đời Chu Trang Vương: đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên (3). Vì cho đến nay, vẫn chưa có ai chỉ ra được cơ sở của trường hợp ghi chép như thế của tác giả, mà cũng cho đến nay vẫn còn là khuyết danh, của bộ sách có giá trị về nhiều mặt này, cho nên, nếu tin vào khung niên đại cho thời Hùng Vương của sách này, thì cũng không khác gì đã tin vào nhiều điều ghi chép quan trọng khác của cuốn sách đó.

(3) Năm 696 – 682 trước Công nguyên.

Vâng! Đúng là "Vì cho đến nay, vẫn chưa có ai chỉ ra được cơ sở của trường hợp ghi chép như thế của tác giả, mà cũng cho đến nay vẫn còn là khuyết danh, của bộ sách có giá trị về nhiều mặt này, cho nên, nếu tin vào khung niên đại cho thời Hùng Vương của sách này, thì cũng không khác gì đã tin vào nhiều điều ghi chép quan trọng khác của cuốn sách đó".

Vậy thì cơ sở nào để ông và những người đồng quan điểm với ông, nhân danh khoa học phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, khi mà ngay các dẫn chứng của các ông cũng đầy mâu thuẫn?

Tôi cũng xin nhắc lại rằng: Khi nhân danh khoa học để phủ nhận một giá trị thì phải có đầy đủ luận chứng minh triết để chứng tỏ một giá trị đồng đẳng liên quan. Nhưng các ông không làm được việc này, hay nói đúng hơn: Không đủ khả năng để làm việc này dù đó là tập hợp của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" được "công đồng khoa học thế giới thừa nhận" trải hơn mấy chục năm - nếu tính mốc từ 1974, là lúc ông Lê Văn lan viết bài viết này.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy tôi đã chứng minh với quí vị rằng: Những tư liệu mà ông Lê Văn Lan và những người đồng quan điểm với ông ta đã không đủ sức thuyết phục để phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử Việt. Và chính ông ta cũng phải thừa nhận - mặc dù là sự thừa nhận yếu ớt và mơ hồ. Vì nếu thừa nhận thẳng thắn thì còn gì là "luận cứ khoa học" trong bài viết của ông ta nữa. Bởi vậy, ông ta và những người đồng quan điểm với ông phải tìm cứu cánh ở một cơ sở khác: Đó là khảo cổ học để minh chứng cho những luận cứ mà họ gọi là khoa học. Nhưng họ lại sai lầm rất lớn khi đặt những giá trị phủ nhận của họ vào khảo cổ, trong lúc họ không có một hệ luận thuyết phục và hợp lý trên cơ sở những di vật khảo cổ tìm được và địa danh lịch sử của nó. Điều này tôi sẽ phân tích và chỉ ra sai lầm này qua đoạn trích dẫn dưới đây - là sự tiếp nối liên tục trong bài viết đã dẫn của ông Lê Văn lan ở trên. Ông Lê Văn lan viết;

Tuy vậy, hiển nhiên là dù sao, những điều ghi chép của tài liệu thư tịch cũng chưa thể làm thỏa mãn người ta về thời gian tồn tại của “thời Hùng Vương” được. Nhưng bù lại chính là tử những tài liệu thư tịch này, những ấn tượng đầu tiên, bao quát và cơ bản, những hiểu biết đại thể về một không khí chung của “thời Hùng Vương” đã được ghi nhận. Và chính là cái diện mạo, cái thần sắc của một thời đại như thế đã là cơ sở, tạo điều kiện để động viên một nguồn tư liệu khác, có khả năng rất quyết định trong việc xác định những niện đại tuyệt đối, cụ thể, là tài liệu khảo cổ học. Sở dĩ có thể coi những niên đại tuyệt đối, chẳng hạn như 3405 ± 100 năm của di chỉ Tràng Kênh, 3328 ± 100 của di chỉ Vườn Chuối, 3046 ± 120 của di chỉ Vinh Quang hay 2350 ± 100 năm của di chỉ Chiền Vậy (1) là nằm trong niên đại chung của “thời Hùng Vương”, chính là vì ở các địa điểm khảo cổ đó, cũng thấy xuất hiện cái diện mạo, cái thần sắc, của một thời đại giống như cái diện mạo, cái thần sắc mà tài liệu thư tịch đã nói về “thời Hùng Vương”. Hơn thế nữa, chẳng phải là chỉ có cái không khí chung như vậy, mà còn có cả sự tương đồng đến những chi tiết cụ thể. Chẳng hạn như khi thư tịch về “thời Hùng Vương” nói có nhà sàn, thì khảo cổ học cũng tìm thấy di tích nhà sàn; khi thư tịch nói: có tục giã cối, thì hình ảnh khảo cổ học về cối chày xuất hiện; khi thư tịch nói: cắt tóc ngắn và ăn cơm nếp thì khảo cổ học cũng lại tìm thấy tượng người có mớ tóc ngắn và cái chõ đồ xôi!

(1) Tất cả đều trước năm 1950.

Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng vuông tròn, ràng rẽ như vậy. Từ ba năm nay, hàng chục cuộc tranh luận đã diễn ra, chính là để cho quan niệm của các nhà khảo cổ học và niên đại những di tích thuộc “thời Hùng Vương” có thể được làm sáng tỏ và tốt nhất là nhích lại gần nhau. 2 văn hóa hay 4 văn hóa hay chỉ 1 văn hóa là điều đã tranh luận và sẽ còn phải tranh luận. Cũng như, trong khi chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề này, thì một phương hướng “hòa hoãn” khác là tránh “văn hóa” mà tìm “giai đoạn”, lại cũng dẫn ngay đến sự tranh luận 4 giai đoạn hay 6 giai đọan. Những công việc thuần túy khảo cổ học này chính là nhằm đảm bảo tính chính xác và độ phong phú của những tài liệu khảo cổ học cho các nhà nghiên cứu có thể sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu “thời Hùng Vương”. Và điều quan trọng rất đáng ghi nhận là đến lúc này, hầu hết các nhà khảo cổ học, tuy còn những “tiểu dị” nhưng đã “đại đồng” xác nhận hai cái mốc lớn cho thời gian đầu và cuối “thời Hùng Vương” về mặt khảo cổ học, là Phùng Nguyên và Đông Sơn. Chính vì vậy mà chúng tôi rất phấn khởi khi được đọc những dòng chữ cô đọng mà đầy đủ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói trực tiếp về vấn đề này: “Phát hiện một nền văn hóa lâu đời hơn văn hóa Đông Sơn, sản sinh trên đất nước ta, cùng với văn hóa Đông Sơn hình thành một sự diễn biến văn hóa và lịch sử liên tục từ khoảng cuối thời đại đồ đá mới, qua thời đại đồ đồng đến thời đại đồ sắt sớm” (2).

(2) Phạm Văn Đồng: Nhân ngày Giỗ tổ Vua Hùng, - Khảo cổ học, Hà Nội, số 1, tháng 6-1969, tra. 17.

Đối với những nền văn hóa với ý nghĩa như thế, những người làm công tác khảo cổ đã cố gắng tiến hành nhiệm vụ đầu tiên của mình là xác định niên đại.

Có nhiều người, từ năm 1960 cho tới bây giờ (3), đã đoán định niên đại tuyệt đối cho văn hóa Phùng Nguyên là khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, cách ngày nay khoảng từ 3 đến 4 nghìn năm. Những kết quả phân tích các bon phóng xạ đồng vị (C14) mới đây đã góp phần xác nhận rằng điều đoán định này căn bản là chính xác.

(3) Đào Tử Khải (ý kiến đầu tiên), Nguyễn Linh, Hoàng Xuân Chinh, Trần Quốc Vượng, Lê Văn Lan…

Cũng có nhiều người làm công tác khảo cổ, ngay từ năm 1961 cho đến bây giờ (1) đã xác định niên đại tuyệt đối của văn hóa Đông Sơn là khoảng thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, cách ngày nay khoảng từ 2 đến 3 nghìn năm.

(1) Lê Văn Lan (ý kiến đầu tiên), Nguyễn Linh, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Đào Duy Anh…

Với tính chất và ý nghĩa quan trọng của “một sự diễn biến văn hóa và lịch sử liên tục”, chúng ta có một khoảng thời gian liền hai thiên niên kỷ, từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, cách đây từ 4 đến 2 nghìn năm. Như đã trình bày ở trên, giới khảo cổ học nói chung thống nhất nhận thấy rằng từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn là cơ sở khảo cổ học của “thời Hùng Vương”.

Vậy là, khảo cổ học, bằng những phương pháp của “một khoa học, gần như khoa học chính xác” đã đầu tiên xác định được một khung niên đại chắc chắn cho “thời Hùng Vương”. Khung niên đại này phù hợp, đúng hơn là trùng hợp, rõ hơn là ngẫu nhiên trùng hợp với khung niên đại phổ biến của thư tịch – khung niên đại còn mang nhiều nghi vấn, mà vì những lí do vừa trình bày ở trên, đã truyền lan rộng rãi từ trước tới nay về “thời Hùng Vương”. Một ý nghĩa rất đáng ghi nhận ở chỗ này là: nếu có thể nói đến một đóng góp, thì chính là khảo cổ học, bằng những thành tựu mới của mình, đã đem lại cái bộ xương, cái nền tảng khoa học cho những cách nhận thức và những tình cảm của chúng ta về niên đại lâu đời của “thời Hùng Vương”.

*

* *

Nhìn vào Phùng Nguyên với hiện trạng tư liệu như bây giờ về diện phân bố các di tích và các mặt phát triển kỹ thuật, kinh tế, văn hóa…, có thể nghĩ đến một cái mầm. Để cho cái mầm quý này nảy nở và mọc lên xanh tốt, những cư dân cổ ở đây đã phải mất khoảng 1000 năm lao động và đấu tranh. Và kết quả là những tiền đề cơ bản và trực tiếp đã được tạo ra cho một cái gốc vững vàng. Cảm nghĩ về cái gốc kỳ diệu này dễ dàng nảy ra khi nhìn vào Đông Sơn.

Từ lâu và nhiều người đã nói vê Đông Sơn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá chính xác sự “nổi tiếng thế giới” của văn hóa này, kèm với lời biểu dương công tác khảo cổ thời gian gần đây đã “làm thêm rực rỡ” nền văn hóa đó. Và không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu chúng ta đã tập trung khai thác tư liệu về mọi mặt của văn hóa này để nghiên cứu về “thời Hùng Vương”. Việc đã hình thành một hệ thống các luận điểm về các mặt tự nhiên, con người, kinh tế, chính trị và nhất là văn hóa, xã hội của “thời Hùng Vương” dựa trên những tư liệu của Đông Sơn như hiện nay, cho thấy dường như rất đông đảo các nhà nghiên cứu đã mặc nhiên coi Đông Sơn là cơ sở khảo cổ học của bước phát triển đáng chú ý nhất của tòan bộ “thời Hùng Vương”, nếu không phải là chính ngay thời Hùng Vương – hiểu với nghĩa cụ thể, không mở rộng, của từ này.

Niên đại của văn hóa Đông Sơn đã được xác định là khỏang thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, và bước phát triển cao nhất của bước văn hóa này là những thế kỷ giữa thiên niên kỷ đó. Chính ở đây đã có sự không thể gọi là “trùng hợp ngẫu nhiên” nữa mà phải gọi đúng là sự ăn khớp kỳ lạ giữa tài liệu khảo cổ học và tài liệu thư tịch. Như đã nói trên, Đại Việt sử lược đã chép về sự xuất hiện của các Vua Hùng, sự thành lập nước Văn Lang với những khẳng định về niên đại tuyệt đối là từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên.

Một cái gốc vững vàng đã hình thành để rồi chồi cây có thể mọc tiếp lên (1). Thời kỳ nước Âu Lạc và An Dương Vương cùng với những cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống sự xâm lược và thống trị của nhà Triệu, nhà Hán, cho đến thời Hai Bà Trưng, đã được ghi chính thức trên sử sách giấy tờ từ lâu rồi. Ở bước phát triển này của lịch sử, chỉ có những Vua Hùng cụ thể là không thấy nữa, nhưng “thời Hùng Vương” với toàn bộ cấu trúc của nó vẫn còn. Khảo cổ học cũng cho thấy từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, văn hóa Đông Sơn đang tồn tại ở bước phát triển cuối cùng.

(1) Đỗ Văn Ninh: Chồi Âu Lạc mọc từ gốc Văn Lang – Khảo cổ học, Hà Nội, số 3-4, tháng 12-1969, tr. 89.

Qua đoạn trích dẫn trên thì chúng ta thấy rằng: Ông Lê Văn lan đã sử dụng di vật khảo cổ tìm được để biện minh cho khiếm khuyết về tư liệu. Mới nghe qua thì tưởng như đó là những bằng chứng khoa học và có tính thuyết phục. Nhưng tôi xin chỉ ra tính phi khoa học và chủ quan về phương diện khảo cổ và phương pháp phân tích của ông Lê Văn lan và những nhà khảo cổ có chung quan điểm với ông trên nguyên tắc như sau:

Khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.

Những di sản khảo cổ chỉ thể hiện ý nghĩa tự thân của nó trong thời đại mà nó xuất hiện. Cho dù người ta sử dụng những phương tiện khoa học để xác minh chính xác đến từng giây di vật đó ra đời thì cũng không nằm ngoài khái niệm "ý nghĩa tự thân của nó trong thời đại nó xuất hiện". Thí dụ ta đào được một cái trống đồng tại Cổ Loa và xác định chính xác niên đại cùng thời với trống đồng Đông Sơn. Thì điều đó chỉ có nghĩa rằng vào một thời điểm Đông Sơn đã có người dùng trống đồng và nó được tìm thấy ở địa chỉ Cổ Loa, sau hàng ngàn năm chìm trong lòng đất. Đó là ý nghĩa tự thân của di vật này. Chấm hết. Di sản khảo cổ chỉ mang trong nó với tư cách là hiện tượng lịch sử. Nhưng từ di sản khảo cổ này, người ta phải tiếp tục liên hệ nó và giải thích nó với các mối quan hệ lịch sử đương đại sản sinh ra nó. Và điều này thì lại cần những giá trí thức liên quan đến thời đại sản sinh ra di vật khảo cổ này. Nhưng chính khả năng của những trí thức liên quan này sẽ quyết định tính chân lý cho luận điểm liên quan đến thời đại có di sản khảo cổ đó. Tất nhiên - lúc này tính khoa học hay không, nó sẽ phụ thuộc vào cái tri thức đó là thông minh hay không lấy gì làm thông minh lắm. Không thể tìm thấy di vật gì thì thời đại đó chỉ giới hạn trong di vật khảo cổ tìm được.

Tôi cũng đã hân hạnh được trao đổi với giáo sư sử học Trịnh Sinh qua sự giới thiệu của người bạn tôi là Lưu Đức Hải - cuộc gặp xảy ra ngay trong văn phòng của giáo sư Hải. Trong cuộc trao đổi với giáo sư Trịnh Sinh tôi cũng đã đặt vấn đề này. Sau đó chúng tôi đi uống bia hơi Hanoi rất thân mật. Tôi có chụp ảnh kỷ niệm. Nhưng đã quá lâu, không biết những tấm ảnh đó để đâu.

Trên cơ sở của nguyên tắc này thì chúng ta thấy gì qua những địa danh khảo cổ mà ông Lê Văn Lan dẫn chứng?

1 - Những địa danh khảo cổ này chỉ giới hạn ở vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam hiện nay. Trong khi chúng ta đều biết rất rõ rằng truyền thuyết văn hóa sử của dân tộc Việt được chính sử xác nhận:

Nước Văn Lang bắc giáp Động Đình hồ, Tây giáp Ba thục, đông giáp Đông Hải và nam giáp Hồ Tôn.

Vậy thì với những địa danh mà ông Lê Văn Lan giới thiệu hoàn toàn không đủ tư cách là bằng chứng khoa học phủ nhận những giá trị truyền thống văn hóa sử đã ghi nhận. Khi mà nhưng bằng chứng khảo cổ của ông ta và những người đồng quan điểm không hề liên quan đến không gian địa lý mà truyền thống văn hóa sử và chính sử nói tới.

Ngược lại, chính những nhà nghiên cứu sử và khảo cổ học trên lãnh thổ Trung Hoa hiện nay lại thừa nhận sự tồn tại của một nền văn minh rực rỡ ở bờ nam sông Dương tử, mà họ gọi là vương quốc Ba. Điều này chính VnExpress trích dẫn từ Tân Hoa Xã và đăng tải nguyên văn như sau:

Thứ ba, 1/7/2003, 18:06 GMT+7

PHÁT HIỆN MỘ CỔ BÍ ẨN Ở TRUNG QUỐC

Các nhà khảo cổ nước này vừa khai quật một ngôi mộ hơn 2.500 tuổi, có thể thuộc về một vị vua của triều đại Ba (Ba Kingdom) bí ẩn. Ngoài 500 đồ vật bằng đồng, trong mộ còn có bộ xương của 2 người đàn bà và một người đàn ông, mặt ngửa lên trời và hướng về phía đông.

Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tuỳ tùng hoặc chư hầu được chôn cùng vị vua. Nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất liên quan tới triều đại Ba.

Ngôi mộ nằm ở Luo Jiaba, tỉnh Tứ Xuyên, mang đặc điểm điển hình của một ngôi mộ thuộc đẳng cấp cao nhất trong số các ngôi mộ thuộc triều đại Ba đã được tìm thấy. 31 ngôi mộ khác cũng đã được khai quật ở khu vực. Hầu hết các đồ đồng là vũ khí (như giáo, gươm, dao găm và rìu), hay các vật cúng tế tương ứng với vị trí tối cao của chủ nhân ngôi mộ.

Triều đại Ba bao trùm các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc trước khi biến mất một cách bí ẩn khoảng 2.000 năm trước đây. Người dân thời đại này được miêu tả là những chiến binh hiếu chiến và gan dạ. Tuy vậy, nguồn gốc, cấu trúc xã hội và văn hoá của họ vẫn còn là một điều bí ẩn.

Minh Thi (theo Tân Hoa Xã)

Như vậy, quí vị quan tâm cũng thấy rằng: Chính những di sản khảo cổ mà người Trung Quốc tìm được xác nhận một cách khách quan truyền thuyết của dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước về một quốc gia Văn Lang bao trùm miền nam sông Dương Tử. Và điều này xác định một cách chân xác rằng: Nhưng suy luận thông qua những di vật khảo cổ đào bới được ở tất cả các địa danh mà ông Lê Văn Lan và những người đồng quan điểm với ông hoàn toàn phiến diện và chủ quan, không hề có cái gọi là cơ sở khoa học. Khi mà di sản khảo cổ tìm được còn phụ thuộc vào khả năng tri thức của người phân tích mối liên hệ giữa di sản khảo cổ đó với thời đại liên quan đến nó, như tôi đã trình bày ở trên. Tiếc thay! Đó lại là khả năng phân tích của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" được "cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận".

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Đây là đoạn kết của bài viết nói trên của ông Lê Văn lan. Đoạn này không gồm những luận cứ khoa học minh chứng cho luận điểm của ông ta. Nhưng không lẽ toàn bài viết lại chừa đoạn này ra. Tôi e những người khó tính lại cho rằng Thiên Sứ cắt trích xuyên tạc tính nhất quán trong bài viết của ông ta. Bởi vậy Thiên Sứ tôi phải đưa nốt vào đây.

Ông Lê Văn Lan viết:

Thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên là niên đại báo hết của văn hóa Đông Sơn, đồng thời cũng là lúc mà cuộc khởi nghĩa và kháng chiến oanh liệt do Hai Bà Trưng lãnh đạo bị dìm trong máu. Cái chồi cây đến đây bị chém gãy, nhưng cũng chính từ đây, những hạt quả, rễ mầm, và ngay cái chồi của nó, cắm trở lại vào đất tổ, đã đối chọi với những thử thách khốc liệt để rồi lại vượt lên ngay trên gốc cũ, cả một rừng cây xanh tốt như đang thấy ngày nay.

Hình tượng về cái – cây – quý – Hùng Vương như vừa trình bày không có gì khác hơn là nhằm hình dung ra các bước phát triển của “thời Hùng Vương” từ mầm đến ngọn, từ đầu đến cuối của khoảng thời gian hai thiên niên kỷ trước Công nguyên, với bước phát triển quan trọng nhất là những thế kỷ giữa thiên niên kỷ thư 1 trước Công nguyên. Chúng tôi đã có lần dùng từ thời kỳ Hùng Vương (2) để mệnh danh cho bước phát triển quan trọng nhất này, so với các tên gọi thời kỳ tiền Hùng Vương và thời kỳ hậu Hùng Vương, mệnh danh một cách ước lệ cho các bước phát triển trước và sau của nó, gắn bó hữu cơ trong một chỉnh thể.

(2) Hiểu với nghĩa chặt chẽ và cụ thể từ: có thể có những Vua Hùng thật sự ở thời này, bởi nếu tính kỹ vào con số 18 đời vua của truyền thuyết thì cũng thấy họ vừa đủ sống trong khoảng thời gian mấy thế kỷ này.

Chỉnh thể đó chính là một thời đại, gồm nhiều thời kỳ, hết sức quan trọng của lịch sử nước ta, có nội dung là sự tan rã xã hội nguyên thủy và sự xuất hiện xã hội có giai cấp đầu tiên, là sự hình thành và tập hợp những mầm mống của dân tộc, là sự phát hiện và khẳng định con đường vượt qua những thử thách quyết liệt, là sự xây dựng vẻ cao đẹp của nền văn minh đầu tiên mang tính dân tộc của chúng ta ở miềng Đông Nam Á.

Chính Hồ Chủ tịch kính yêu là người đầu tiên đã, bằng ngôn ngữ đặc sắc của Người, gợi lên bản chất và cả tên gọi nữa của thời đại này, qua câu nói đã trở thành tiêu đề cho nhiều trường hợp và sự kiện: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Có lẽ đồng chí Nguyễn Khánh Tòan đã từ chỗ này mà đề nghị tạm gọi bằng một tên chung là “thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước” (1) cho “thời Hùng Vương” mà có lúc chúng tôi đã mệnh danh cho phổ cập là “thời đại các Vua Hùng”, và các nhà nghiên cứu khác thì gọi tên như các cách mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.

(1) Nguyễn Khánh Toàn: Vài gợi ý về việc biên sọan cuốn sử Việt Nam – Khảo cổ học, Hà Nội

Trở lại với chuyện chữ và nghĩa, chúng tôi muốn một lần nữa nhắc đến những ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Hội nghị lần thứ nhất nghiên cứu thời Hùng Vương năm 1968. Thủ tướng đã thận trọng “suy nghĩ không biết nên dùng tiếng “thời đại” hay “thời kỳ”, tuy vẫn cho rằng “những vấn đề này không quan trọng”. Lý do cân nhắc của Thủ tướng tức là “dùng “thời đại” thì nó có ý nghĩa và nội dung, về thực chất của cái thời gian đó” mà “về cái khoảng thời gian đó, ta chưa biết rõ nó ra sao mà gọi nó là “thời đại”.

Sau ba năm tập trung tìm tòi, suy nghĩ, những người làm công tác khoa học, như đã thấy, đã không chỉ khẳng định được rằng “thời Hùng Vương” là có thực, mà còn có thể bước đầu hiểu được một số điều về thời đó. Vì vậy mà có lẽ bây giờ, nếu chúng ta dùng thuật ngữ khoa học là “thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên” song song với cái tên “thời Hùng Vương”, và để cho cái tên này chủ yếu dùng trong các trường hợp phổ cập, thì chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một cách để những nhà nghiên cứu báo cáo với đồng chí Thủ tướng kính mến, với các đồng chí và bạn bè về những thành tựu bước đầu, sau ba năm nỗ lực làm việc của chúng ta, về một thời đại có ý nghĩa hết sức trọng đại của lịch sử dân tộc Việt Nam ta.

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện khảo cổ học

Ngôn ngữ thật rộn ràng, vang vọng. Chúng ta xem lại các đoạn sau đây:

Thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên là niên đại báo hết của văn hóa Đông Sơn, đồng thời cũng là lúc mà cuộc khởi nghĩa và kháng chiến oanh liệt do Hai Bà Trưng lãnh đạo bị dìm trong máu. Cái chồi cây đến đây bị chém gãy, nhưng cũng chính từ đây, những hạt quả, rễ mầm, và ngay cái chồi của nó, cắm trở lại vào đất tổ, đã đối chọi với những thử thách khốc liệt để rồi lại vượt lên ngay trên gốc cũ, cả một rừng cây xanh tốt như đang thấy ngày nay.

hoặc:

Chính Hồ Chủ tịch kính yêu là người đầu tiên đã, bằng ngôn ngữ đặc sắc của Người, gợi lên bản chất và cả tên gọi nữa của thời đại này, qua câu nói đã trở thành tiêu đề cho nhiều trường hợp và sự kiện: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

hoặc:

Sau ba năm tập trung tìm tòi, suy nghĩ, những người làm công tác khoa học, như đã thấy, đã không chỉ khẳng định được rằng “thời Hùng Vương” là có thực, mà còn có thể bước đầu hiểu được một số điều về thời đó. Vì vậy mà có lẽ bây giờ, nếu chúng ta dùng thuật ngữ khoa học là “thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên” song song với cái tên “thời Hùng Vương”, và để cho cái tên này chủ yếu dùng trong các trường hợp phổ cập, thì chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một cách để những nhà nghiên cứu báo cáo với đồng chí Thủ tướng kính mến, với các đồng chí và bạn bè về những thành tựu bước đầu, sau ba năm nỗ lực làm việc của chúng ta, về một thời đại có ý nghĩa hết sức trọng đại của lịch sử dân tộc Việt Nam ta.

Ngôn ngữ ở đoạn cuối này thấy có vẻ như rất là khiêm nhường, những việc ông ta làm có vẻ như là để vì một mục đích cao cả. Nhưng rất tiếc ! Nó lại không hề có nội dung như bề ngoài văn chương của nó. Hai mươi năm sau - trong chương trình "Đường lên đình Olimpia" của đài truyền hình VTV, cũng ông Lê Văn Lan đã khẳng định Hai Bà Trưng không phải là vị vua nữ đầu tiên của dân tộc Việt. Trần Quốc Vượng thì đặt vấn đề phủ nhận mục đích giành độc lập dân tộc của Hai bà Trưng, mà chỉ coi đó là một "phản ứng văn hóa, chính trị"

Ông Lê Văn Lan nhắc tới câu nói nổi tiếng của Ngài Hồ Chí Minh. Nhưng tôi nghĩ rằng Ngài Hồ Chí Mính khi nói đến thời Hùng Vương thì không có nội dung như ông Lê Văn Lan và những người ủng hộ quan điểm của ông nói đến. Ngài Hồ Chí Minh đã khẳng định nội dung của Thời Đại Hùng Vương như sau:

Kể năm hơn 4000 năm

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là Tổ nước ta.

Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang...

Bốn câu này của Ngài Hồ Chí Minh được ghi ngay trên Banne của website vanhienlacviet.org.vn, hay còn một tên miền nữa là lyhocdongphuong.org.vn. Đây mới là nội dung đích thực và hoàn toàn khoa học của Thời Đại Hùng Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Đây là bài thứ 9 trong bộ sưu tập: Những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống. Bài này chỉ có tính chất thông tin, nền tôi không có gì để phản biện. Tuy nhiên vì sau khí vấn đề của ông Lê Mạnh Thát đặt ra từ hàng chục năm về trước gây sự chú ý của dư luận - thì có thể nói hầu hết các nhà nghiên cứu đều lên tiếng phản bác. Và vì vậy, có thông tin dưới đây.

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Sẽ tranh luận công khai 3 vấn đề chính với Thiền sư Lê Mạnh Thát

Chủ nhật, 16/03/2008, 01:51 (GMT+7)

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP trong ngày 15-3, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, Thường vụ hội đã họp bàn các vấn đề liên quan và cho rằng, tất cả những phát hiện mới về lịch sử dân tộc đều đáng trân trọng, tuy nhiên để khẳng định một vấn đề cần có những tranh luận công khai, minh bạch về mặt khoa học, cần có những cứ liệu khoa học xác đáng, đủ sức thuyết phục.

Với trách nhiệm của mình, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam quyết định sẽ tiến hành thảo luận công khai về những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra. Hiện nay Thường vụ hội đã giao cho nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam liên hệ với Thiền sư Lê Mạnh Thát để tiến hành thảo luận theo 1 trong 2 phương thức: Tổ chức một hội thảo bàn tròn mang tính chuyên gia với sự có mặt của thiền sư cùng những bạn đồng nghiệp của thiền sư và một số nhà khoa học đầu ngành về lịch sử và những ngành liên quan như khảo cổ học, thư tịch Hán Nôm, ngôn ngữ học...; tổ chức thảo luận công khai trên Tạp chí Xưa và Nay (cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).

Tại đây các học giả có thể tham dự bằng các bài viết tham gia thảo luận, sau đó hội sẽ tiến hành tổng kết một cách khách quan, trung thực. Nếu thấy cần thiết, Tạp chí Xưa và Nay sẽ dành toàn bộ nội dung để đăng các bài thảo luận, tranh biện trong một thời gian, đảm bảo chuyển tải hết nội dung cuộc tranh luận khoa học này và những vấn đề liên quan.

Theo GS Phan Huy Lê, do các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát liên quan đến rất nhiều vấn đề, nên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị tập trung vào 3 vấn đề lớn mà Báo Thanh Niên đã nêu lên và dư luận xã hội đang chờ đợi ý kiến của giới sử học: 1. Thời An Dương Vương và nước Âu Lạc có tồn tại trong lịch sử hay không? 2. Cuộc xâm lược của Triệu Đà và thời kỳ đô hộ của nhà Triệu, nhà Hán cho đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng có thực hay không? 3. Sự ra đời và phát triển đến trình độ cao của chữ viết thời Hùng Vương đã có cơ sở khẳng định chưa?

Cơ sở tư liệu cần mở rộng cho tất cả các nguồn sử liệu liên quan, từ tư liệu thành văn trong thư tịch của ta, của Trung Quốc, trong hệ thống kinh và văn học Phật giáo, cho đến tư liệu khảo cổ học và các tư liệu văn học truyền khẩu trong kho tàng văn hóa dân gian. “Đây là những vấn đề về lịch sử dân tộc nên cần thảo luận trên cơ sở phương pháp luận của khoa học lịch sử. Vì vậy, cuộc thảo luận cần đảm bảo tính dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, trung thực trên tinh thần thân ái, tôn trọng lẫn nhau, cùng chung sức tìm tòi, khám phá sự thật lịch sử, với ý thức trách nhiệm cao của giới sử học trước nhân dân và lịch sử dân tộc!” - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.

Trần Lưu

Quí vị cũng thấy thông tin ghi rõ rằng:

Với trách nhiệm của mình, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam quyết định sẽ tiến hành thảo luận công khai về những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra.

Như vậy Hội Sử học đã khẳng định tính trách nhiệm của mình trước các hiện tượng liên quan đến cội nguồn lịch sử dân tộc. Đây là điều Thiên Sứ tôi rất phấn khích. Tuy nhiên nó lại không hứa hẹn thời gian cụ thể bởi ngay từ tiêu đề chỉ là:

Sẽ tranh luận công khai 3 vấn đề chính với Thiền sư Lê Mạnh Thát

Vâng! "Sẽ". Với khái niệm "sẽ" có nghĩa là "Hãy đợi đấy!". Bởi vì khái niệm "sẽ" trong ngôn ngữ Việt có tính khẳng định sự việc phải xảy ra trong tương lai, nhưng không xác định cụ thể thời gian; khác với "có thể". Không biết tôi hiểu vậy có đúng không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Đây là bài thứ 10 trong bộ sưu tập: "Những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống". Theo thông lệ, tôi lại đưa nguyên văn bài viết này lên đây trước khi tham khảo để quí vị quan tâm có điều kiện thuận lợi quán xét các vấn đề liên quan.

*

Những Làng Cổ Có Tên Là "Kẻ"

Phan Duy Kha tổng hợp

Dongtac.net

Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ "kẻ". Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo... Kẻ là người, kẻ cũng là làng

Ngôn ngữ Việt cổ có từ kẻ mà ngày nay vẫn còn gây tranh cãi trong những người cầm bút. Thậm chí, có người từng lên án gay gắt việc dùng câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Theo quan điểm của những người này thì kẻ là một từ chỉ người với nội dung xấu, như kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ gian, kẻ thù... Vậy thì không thể dùng cụm từ "kẻ trồng cây" mà phải dùng cụm từ "người trồng cây" mới đúng chăng!

Thực ra, trong kho tàng ngôn ngữ Việt cổ, ông cha ta dùng hai từ kẻ và người không hề phân biệt. Có thể dẫn chứng hàng loạt thành ngữ, tục ngữ để minh chứng cho điều này. Thí dụ: kẻ trên người dưới; kẻ trước người sau; kẻ cười người khóc; kẻ tám lạng người nửa cân; kẻ vào người ra; kẻ ở người đi; kẻ giàu người nghèo... Trong tất cả những thành ngữ, tục ngữ đó, kẻ và người được đặt ngang nhau và nếu ta đem hoán vị giữa hai từ kẻ và người, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ đó cũng không thay đổi. Vì vậy, chúng ta có thể yên tâm đặt một dấu "bằng" giữa kẻ và người (kẻ=người) mà không hề phải phân vân gì.

Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ "kẻ". Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo... Có một điều chung nhất trong tất cả các làng mang tên kẻ này, đó đều là những làng cổ. Theo ý nghĩa của ngôn từ Việt cổ, có thể hiểu từ kẻ ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Thí dụ, Kẻ Noi = Người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc = Người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi = Người (ở làng) Bưởi... Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi = làng Noi; Kẻ Mọc = làng Mọc; Kẻ Bưởi = làng Bưởi... Như vậy, ở đây kẻ được đồng nhất với làng.

Khi các triều đình phong kiến Trung Hoa sang xâm lược nước ta, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán - Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ. Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có Kẻ. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này.

Trong việc đặt tên làng xã của Việt Nam, ta lại thấy có hiện tượng đặt tên làng theo tên dòng họ, như Nguyễn Xá, Hoàng Xá, Phan Xá, Bùi Xá... Xá là một từ Hán - Việt chỉ nơi cư trú: Nguyễn Xá là nơi cư trú của những người họ Nguyễn, Hoàng Xá là nơi cư trú của những người họ Hoàng... Trong những làng mang tên Xá như vậy cũng có những dòng họ khác sinh sống. Tuy nhiên, dòng họ mà làng mang tên dòng họ lớn nhất, có vị thế chủ đạo, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của cả làng. Từ nguồn gốc hình thành và tên gọi của nó, các làng mang tên Xá không thể ra đời trước thời điểm các triều đình phong kiến Trung Hoa sang đô hộ nước ta. Như vậy, trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, những làng có Kẻ là những làng xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước. Trong một cuốn địa chí văn hóa của xứ Thanh, làng có Kẻ chiếm 24%; làng không Kẻ chiếm 76% (trong đó bao gồm làng có Xá, làng do di dân lập ấp trong thời phong kiến, làng do đất phong và các trại khai hoang xưa, nay đã thành làng). Như vậy, với một vùng đất cổ như Thanh Hóa, có đến 24% số làng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước.

Sự phân bố các làng Kẻ trên bản đồ Việt Nam

Những vùng làng có tên Kẻ được tập trung vào ba trung tâm chính:

1. Trung tâm núi Hồng - sông Lam: Đây là một vùng có nhiều làng cổ có tên là Kẻ. Phạm vi những làng này nằm trong vùng đồng bằng và vùng ven chân núi phía nam Nghệ An, phía bắc Hà Tĩnh mà dày đặc nhất là vùng ven núi Hồng - sông Lam. ở đây có những huyện mà số làng tên Kẻ chiếm đến 2/3 (tức hơn 60%) tổng số các làng, như huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu (Nghệ An) có nhiều làng Kẻ. Các di tích khảo cổ chủ yếu như Thạch Lạc, Làng Vạc, Quỳnh Văn nằm trong phạm vi vùng Kẻ này. Đi về phía nam, các làng Kẻ ít dần. Vùng Bình - Trị - Thiên cũng có Kẻ nhưng thưa thớt hơn. Phía nam đèo Hải Vân, các Kẻ còn thấy xuất hiện đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi

2. Trung tâm Đông Sơn (Thanh Hóa): Đây cũng là một vùng dày đặc các làng tên Kẻ. Phạm vi bao gồm các huyện nằm ven chân núi và vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu như: Đông Sơn, Thiệu Yên, Triệu Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hà Trung, Nông Cống. Các làng Kẻ làm thành một vệt liên tục từ Kẻ Don (Vĩnh Lộc) xuống Kẻ Đàng (Thiệu Yên). Các di tích khảo cổ chủ yếu của thời đại đồng thau như Đông Sơn, Thiệu Dương, Hoằng Hóa... nằm trong phạm vi khu vực này. Có một điều đặc biệt lý thú là toàn bộ huyện Nga Sơn không hề có một làng tên Kẻ nào (trong lúc đó, các huyện bên cạnh đều có làng Kẻ!). Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết Mai An Tiêm: vào thời vua Hùng, toàn bộ vùng này đang nằm sâu dưới biển, chỉ nhô lên một vài hòn đảo (Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang ở Nga Sơn theo truyền thuyết).

3. Trung tâm Việt Trì - Phong Châu: Đây là trung tâm của thời kỳ các vua Hùng. Những làng mang tên Kẻ ở đây phân bố ven theo chân núi Ba Vì, Tam Đảo và dọc theo châu thổ sông Hồng từ Phong Châu, Việt Trì xuống đến phạm vi thủ đô Hà Nội. Các huyện Phong Châu, Thanh Sơn, Sông Thao, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Lạc, Mê Linh (Vĩnh Phúc), Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội) đều có nhiều làng Kẻ. Những làng có đền thờ các nhân vật thời Hùng Vương, những làng lưu truyền các truyền thuyết về các tướng tá thời Hùng, thường là những làng mang tên Kẻ. Những di chỉ khảo cổ chủ yếu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... nằm trong khu vực này. Đền Hùng ở cạnh một làng mang tên Kẻ: Kẻ Khống (Chu Hóa, Phong Châu); Cổ Loa là Kẻ Chủ; quê hương của người anh hùng Thánh Gióng là Kẻ Đổng (Phù Đổng, Gia Lâm). Toàn bộ vùng Kẻ ở khu vực này tạo thành một hình tam giác, lệch về góc đông nam. ở rìa của góc đông nam đó là vùng Trâu Sơn - Phả Lại, là nơi kẻ thù thường xâm phạm. Đó chính là bối cảnh của chiến trường Thánh Gióng đánh giặc Ân trong truyền thuyết. Vùng đất thủ đô Hà Nội cũng là một vùng đất cổ, trên đó dày đặc các làng có tên Kẻ như chúng tôi đã trích dẫn ở phần đầu. Có nhiều Kẻ ở ngoại thành, có những Kẻ bây giờ thuộc nội thành như Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ...

Ở phía nam Hà Nội vắng hẳn các làng tên Kẻ. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì cách đây 3.000 năm, đường bờ biển ở vào khoảng Chương Mỹ, Thường Tín, nối đến thành phố Hải Dương ngày nay (lúc ấy, vùng núi đá vôi Nho Quan - Ninh Bình có phong cảnh như vịnh Hạ Long bây giờ). Cách đây 2.000 năm, đường bờ biển lùi xuống Ninh Bình, Nam Định. Như vậy thì vào thời Hùng Vương, vùng đất phía nam Hà Nội đang là bãi cát bồi ven biển, chưa được khai phá. Điều đó cắt nghĩa vì sao ở đây không có các làng tên Kẻ. Điều này cũng phù hợp với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung: đây là lãnh thổ đang "tranh chấp" giữa con người và thiên nhiên, chưa có những khu vực dân cư ổn định (các tên Chử Xá, Dạ Trạch là các tên Hán - Việt do đời sau đặt).

Kinh đô Văn Lang

Trong thư Hoài Nam Vương gửi Hán Vũ Đế (thế kỷ 2 trước Công nguyên) có ghi: "Nam Việt không phải là nơi ấp lý có thành quách. Họ ở trong khoảng khe suối, ở giữa rừng tre" (Hoài Nam Tử). Có thể thấy: ngay từ xưa, người Việt đã ở trong các làng có lũy tre dày đặc bao bọc (người Trung Hoa nhìn từ ngoài vào, không hiểu, cho là rừng tre). Tre là lũy để bảo vệ an toàn cho các Kẻ, chứ không cần phải thành quách. Với trình độ kỹ thuật quân sự xưa, chỉ có tên tre và mũi lao, mũi giáo bằng đồng thì lũy tre dày đặc bao quanh các Kẻ quả là kiên cố. Bên trong các Kẻ đó lại có các lũy tre phân chia từng gia đình thành từng ô nhỏ. Vì vậy, nếu kẻ thù đột nhập vào đây sẽ như lọt vào trận đồ bát quái, khó có thể tìm được lối ra và sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: vào thời kỳ Hùng Vương, người Việt chưa có thành quách và cũng không có nhu cầu xây đắp thành. Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả - Kẻ Cả) mà thôi (các nhà khảo cổ cho rằng khu di tích Làng Cả - Việt Trì chính là kinh đô Văn Lang xưa).

Tất nhiên, vào thời vua Hùng không phải chỉ có Kẻ. Kẻ chỉ ở đồng bằng và vùng đồi núi thấp. ở những vùng cao có các bản, mường. Ngay gần kinh đô Văn Lang cũng có rất nhiều bản, mường của người Mường, người Dao. Có thể nói: những kẻ, bản, mường đó là những tập hợp cư dân, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời kỳ Hùng Vương dựng nước.

Phan Duy Kha tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

ẤN TƯỢNG VỚI PHAN DUY KHA

Cũng như với Trần Quốc Vượng, tôi chưa hề gặp người này, mà chỉ biết cái tên ông ta qua những bài viết liên quan đến cổ sử Việt khi sưu tầm tư liệu để viết sách trước đây. Người này viết khá nhiều bài trên tờ "Thế Giới Mới" trong chuyên mục của tập san này là "Nhìn lại lịch sử" vào khoảng từ 97 đến những năm sau đó. Có thể nói rằng, những bài viết của ông ta gây sự xúc phạm mạnh mẽ đến ý thức về cội nguồn dân tộc trong tôi. Vài năm sau, tập san Thế Giới Mới sau này giành hằn một buổi tọa đàm và tôn vinh người này như là một người dũng cảm, dám xét lại cội nguồn truyền thống dân tộc Việt. Vào khoảng năm 99 đến 2000, tôi có tóm tắt và trích gửi lên Thế Giới Mới một bài viết nhằm minh chứng những giá trị truyền thống Việt. Tất nhiên bài này không được đăng. Nếu có điều kiện, quí vị có thể tham khảo những bài viết của Phan Duy Kha trên Thế Giới Mới trong các năm nói trên. Tôi rất tiếc là trong lúc không lấy gì làm dư dả lắm, vợ tôi đã bán toàn bộ những cuốn Kiên Thức Ngày Nay và Thế giới mới mà tôi sưu tập trong nhiều năm - khoảng gần 100 cuốn với giá 30. 000 VND vào năm 2003. Đây là con số rất chính xác, vì ấn tượng sâu sắc trong hoàn cảnh bấy giờ buộc tôi phải chấp nhận bán. Nếu không thì chắc chắn những bài viết "pha học" đó sẽ được đánh máy và đưa vào bộ sưu tập trong topic "Những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt".

Chính vì vậy, tôi rất nhậy cảm với danh từ riêng Phan Duy Kha. Cho đến khi hội thào thơ Ngân Giang gần đây, tôi được mời tham gia với tư cách là thành viên trong gia đình Ngân Giang và được khuyến khích viết một bài tham gia với các cao nhân, trí giả Bắc Hà. Nhưng do tình cờ, tôi thấy trong danh sách những bài tham luận có tên tác giả Phan Duy Kha. Sau khi tìm hiểu qua ban tổ chức, tôi biết Phan Duy Kha có bài tham luận trong hội thảo thơ Ngân Giang và Phan Duy Kha viết bài trên Thế Giới Mới chỉ là một người. Tôi xin rút lui không tham gia - dù chỉ với tư cách là khách đến ngồi nghe trong hội thảo thơ Ngân Giang.

Cuối cùng, tôi vẫn tham gia hội thảo và không có Phan Duy Kha. Tôi hỏi anh tôi: "Em có cực đoan quá không?". Anh btôi nói: "Chú rất cương quyết với quan điểm của chú!".

Dù gọi là cái gì: Cương quyết hay cực đoan, thì đấy là sự thật đã xảy ra. Về quan hệ cá nhân thì tôi không có mâu thuẫn gì về quyền lợi với họ. Thậm chí chưa gặp dù chỉ một lần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ viết:

Khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.

Từ di sản khảo cổ này, người ta phải tiếp tục liên hệ và giải thích nó với các mối quan hệ lịch sử đương đại sản sinh ra nó. Và điều này thì lại cần những giá trí thức liên quan đến thời đại sản sinh ra di vật khảo cổ này. Nhưng chính khả năng của những trí thức liên quan này sẽ quyết định tính chân lý cho luận điểm liên quan đến thời đại có di sản khảo cổ đó. Tất nhiên - lúc này tính khoa học hay không, nó sẽ phụ thuộc vào cái tri thức đó là thông minh hay không lấy gì làm thông minh lắm. Không thể tìm thấy được di vật gì thì thời đại đó chỉ giới hạn trong di vật khảo cổ tìm được.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết dưới đây trên tintuconline.com.vn cho thấy rõ luận điểm mà Thiên Sứ tôi đã trình bày:

Chiếc đồng hồ gây sốc cho giới khảo cổ Trung Quốc

Thứ bảy, 20/12/2008, 10:04 GMT+7

Các nhà khảo cổ học hết sức choáng váng khi phát hiện ra một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trong một ngôi mộ cổ mà họ cho rằng có niên đại 400 năm, ở Thượng Tây, Quảng Tây, nam Trung Quốc.

"Khi mở nắp quan tài, có một vật rơi ra. Nghe tiếng kêu chúng tôi đoán nó làm từ kim loại", Jiang Yanyu, người phụ trách Bảo tàng Quảng Tây kể lại.

"Ban đầu, chúng tôi tưởng đó là một chiếc nhẫn, những khi lau bụi đất, chúng tôi đã hết sức kinh ngạc khi nhận ra đây là một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đang dừng kim ở thời điểm 10 giờ 6 phút", Yanyu kể. Có một họa tiết nhỏ trên đồng hồ giúp họ khẳng định nguồn gốc của cổ vật này.

Posted Image

Chiếc đồng hồ gây sốc

Phát hiện mới có thể làm thay đổi nhận định của các nhà khảo cổ về khu vực khai quật. Theo các chuyên gia cho rằng các hiện vật tại đây có từ triều đại nhà Minh, tồn tại cách đây 400 năm, từ năm 1368 đến năm 1644. "Khi đó thì nước Thụy Sĩ chưa ra đời, còn chiếc đồng hồ này có tuổi thọ cùng lắm là 100 năm", Yanyu cho biết.

Hiện các nhà khảo cổ học Trung Quốc tiếp tục phân tích để tìm hiểu rõ nguyên nhân sự xuất hiện của chiếc đồng hồ ở địa điểm khai quật.

Theo Tuấn Linh

Posted Image

Kính thưa quí vị!

Tôi tin rằng - những nhà khoa học Trung Quốc sẽ không căn cứ vào "di vật khảo cổ là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ" này để bảo rằng: Người Trung Quốc chính là nền văn minh sản xuất ra chiếc đồng hồ tinh xảo nhất thế giới trước Thụy Sĩ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm

Không phải ngẫu nhiên mà tôi xếp bài này vào topic "Sưu tầm những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt". Mới nhìn qua thì dễ lầm tưởng ông Phan Duy Kha chỉ phân tích từ "kẻ" trong mối liên hệ với làng cổ Việt. Rất hiền lành. Nhưng rất tiếc, ngoài cái vỏ hiền lành đó lại là sự phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Điều này sẽ được chứng minh ngay trong bài viết này - hoặc loạt bài viết này.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

*

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA PHAN DUY KHA

Ngay từ cái tựa, ông Phan Duy Kha viết:.

Những Làng Cổ Có Tên Là "Kẻ"

Phan Duy Kha tổng hợp

Dongtac.net

Kẻ là một danh từ chung. Vậy làm sao lại đặt cái tựa khó hiểu như vậy?

Những làng cổ có tên là "Kẻ".

Vậy làng cổ nào có tên là "Kẻ"? Xem cả bài viết chẳng thấy ông Phan Duy Kha dẫn được một làng cổ nào là "Làng Kẻ" cả. Nhưng thôi. Coi như là chuyện "sai chính tả" bỏ qua chuyện này. Bây giờ chúng ta xem xét những nội dung của bài viết:

Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ "kẻ". Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo... Kẻ là người, kẻ cũng là làng

Ngôn ngữ Việt cổ có từ kẻ mà ngày nay vẫn còn gây tranh cãi trong những người cầm bút. Thậm chí, có người từng lên án gay gắt việc dùng câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Theo quan điểm của những người này thì kẻ là một từ chỉ người với nội dung xấu, như kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ gian, kẻ thù... Vậy thì không thể dùng cụm từ "kẻ trồng cây" mà phải dùng cụm từ "người trồng cây" mới đúng chăng!

Thực ra, trong kho tàng ngôn ngữ Việt cổ, ông cha ta dùng hai từ kẻ và người không hề phân biệt. Có thể dẫn chứng hàng loạt thành ngữ, tục ngữ để minh chứng cho điều này. Thí dụ: kẻ trên người dưới; kẻ trước người sau; kẻ cười người khóc; kẻ tám lạng người nửa cân; kẻ vào người ra; kẻ ở người đi; kẻ giàu người nghèo... Trong tất cả những thành ngữ, tục ngữ đó, kẻ và người được đặt ngang nhau và nếu ta đem hoán vị giữa hai từ kẻ và người, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ đó cũng không thay đổi. Vì vậy, chúng ta có thể yên tâm đặt một dấu "bằng" giữa kẻ và người (kẻ=người) mà không hề phải phân vân gì.

Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ "kẻ". Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo... Có một điều chung nhất trong tất cả các làng mang tên kẻ này, đó đều là những làng cổ. Theo ý nghĩa của ngôn từ Việt cổ, có thể hiểu từ kẻ ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Thí dụ, Kẻ Noi = Người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc = Người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi = Người (ở làng) Bưởi... Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi = làng Noi; Kẻ Mọc = làng Mọc; Kẻ Bưởi = làng Bưởi... Như vậy, ở đây kẻ được đồng nhất với làng.

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học. Bởi vậy những từ chuyên môn về ngôn ngữ học tôi không rành. Môn Ngôn Ngữ học ở Văn khoa mà tôi theo học ngày xưa - thật tình tôi chỉ học trong có 45 phút *, nên cũng chẳng có gì để gọi là uyên bác. Nhưng với cách lập luận của ông Phan Duy Kha thấy lủng củng quá, nên tôi phải phân tích một chút đoạn này, mà đáng lẽ tôi không nên quan tâm. Đó là khái niệm "kẻ" trong ngôn ngữ cổ Việt không phải đơn giản chỉ có nghĩa là "người", mà cũng không đơn giản có nghĩa là "làng" như ông Phan Duy Kha thống kê và kết luận vũ đoán ở trên. Mà từ "kẻ" mang một khái niệm phức hợp hơn. Nó có nghĩa là "người ở ... (vị trí, hay vùng nào đó)". Ở vùng thôn quê thì gọi người thành thị là "kẻ chợ", ở thành thị thì gọi là "kẻ quê". Với hai thí dụ này - quí vị có thể tìm thấy ở những người rất lớn tuổi trong những vùng quê xa thành thị, có thể vẫn còn dùng. Hồi còn trẻ, tôi còn nghe được những từ cổ hơn mà nói ra bây giờ có lẽ cũng ít người hiểu: " Ông ở đống nào?". Tất nhiên tôi không ở "Đống" rác. Nhưng tôi hiểu ngay và trả lời. Tôi ở đống Hoàn Kiếm. Cụ già hỏi tôi gật gù "Vậy là ông là kẻ chợ rồi". Nhưng cũng không vì thế mà tôi vũ đoán kết luận đống là vùng, là quận, là khu được. Khái niệm "đống" giới hạn hơn khái niệm vùng rất nhiều. Nó thể hiện một khái niệm giới hạn địa lý có thể rất nhỏ. Thí dụ: Người ở trong 1 làng hỏi nhau có thể trả lời "tôi ở Ấp 1" cũng được, hoặc "đống 1" cũng được. Hoặc người trong cùng một địa danh liên quan đến nhau - thí dụ như: Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ - thì người Láng Thượng hỏi, người Láng Hạ có thể trả lời "Tôi ở đống Hạ". Nhưng với người kẻ Mọc hỏi thì người "đống" Hạ không thể trả lời "Tôi ở đống Hạ" được. Việc ông Phan Duy Kha vũ đoán kết luận: "kẻ" là "người", "kẻ" là "làng" thì thật khôi hài. Vậy "người làng Láng" có thể nói là "kẻ kẻ Láng" hay sao? Hoặc - cứ theo ông này - thì có thể nói là "Làng làng Láng"!?. Híc! Chán thật. Vậy mà thật tiếc cho Dongtac.com là một trang web học thuật có uy tín mà lại đang tải những bài "ngâm cứu" tệ đến như vậy. Nhưng thôi. Cũng coi như lỗi chính tả.

Ông Phan Duy Kha viết:

Khi các triều đình phong kiến Trung Hoa sang xâm lược nước ta, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán - Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ. Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có Kẻ. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này.

Lại áp đặt. Bản thân ông ta đã hiểu sai khái niệm của từ "kẻ" như tôi trình bày ở trên. Thì cái tiêu chí mà ông ta đưa ra tự nó đã sai từ cách đạt vấn đề của ông ta. Trong ngôn ngữ Việt - các cụ nhà ta đôi khi rất vắn tắt cách gọi địa danh. Thí dụ: "Người ở làng Cổ Nhuế" thì các cụ chỉ vắn tắt một câu: "Kẻ Nhuế". Ngày tôi còn bé đi tàu hỏa ra Hải Phòng, thấy hai bà hỏi nhau: "Bà đi đâu?" - "Tôi về Phòng". Xong. Bởi vậy cái gọi là tiêu chí của ông Phan Duy Kha cũng cần xem lại.

Ông Phan Duy Kha cho rằng: Vì cần có từ Hán nên các làng Việt phải đặt tên Hán? Vậy thì người Hán phải đặt tên lại cho tất cả các làng xã Việt khi họ cai trị chăng? Tiếng Hán không đủ phiên âm và thể hiện các danh từ Việt chăng? Híc. Âm Hán Việt cho chữ Hán và cách phát âm chữ đó của tiếng Hán rất khác nhau. Làm gì phải thay cho nó phức tạp quá vậy?

Trong việc đặt tên làng xã của Việt Nam, ta lại thấy có hiện tượng đặt tên làng theo tên dòng họ, như Nguyễn Xá, Hoàng Xá, Phan Xá, Bùi Xá... Xá là một từ Hán - Việt chỉ nơi cư trú: Nguyễn Xá là nơi cư trú của những người họ Nguyễn, Hoàng Xá là nơi cư trú của những người họ Hoàng... Trong những làng mang tên Xá như vậy cũng có những dòng họ khác sinh sống. Tuy nhiên, dòng họ mà làng mang tên dòng họ lớn nhất, có vị thế chủ đạo, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của cả làng. Từ nguồn gốc hình thành và tên gọi của nó, các làng mang tên Xá không thể ra đời trước thời điểm các triều đình phong kiến Trung Hoa sang đô hộ nước ta. Như vậy, trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, những làng có Kẻ là những làng xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước. Trong một cuốn địa chí văn hóa của xứ Thanh, làng có Kẻ chiếm 24%; làng không Kẻ chiếm 76% (trong đó bao gồm làng có Xá, làng do di dân lập ấp trong thời phong kiến, làng do đất phong và các trại khai hoang xưa, nay đã thành làng). Như vậy, với một vùng đất cổ như Thanh Hóa, có đến 24% số làng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước.

Híc! Lại võ đoán. Ông tự cho "Xá" là nơi cư trú và là từ Hán Việt. Và ông kết luận tất cả những làng có chữ "Xá" đều là có từ thời Bắc thuộc về sau. Vậy tôi cứ xin hỏi nôm như sau: Vậy từ "trạm xá" là nơi cư trú của cái trạm chăng? hoặc từ "cư xá' là thừa chữ chăng? Đúng ra tôi ít quan tâm đến những bài nghiên cứu chữ nghĩa kiểu này - Nếu như nó chẳng dính gì đến thời Hùng Vương côi nguồn lịch sử của dân tộc Việt. Nhưng quí vị cũng thấy : Đến đây thì từ việc đặt vấn đề về kẻ, làng, xá...ông Phan Duy Kha đã liên hệ đến thời Hùng Vương. Với cách áp đặt rất chủ quan và khiên cưỡng phi khoa học như trên , Tất yếu ông ta sẽ có những nhận xét méo mó về cội nguồn dân tộc Việt - như các bài viết của ông ta trên "Thế Giới Mới" - Điều này tôi sẽ minh chứng sau đây.

Còn tiếp

-------------------------

* Chú thích: Tôi học môn ngôn ngữ học hết 45 phút. Cái sự tích nó như thế này: Khi tôi ghi danh học Văn Khoa thì tôi chỉ ghi vậy thôi và chẳng bao giờ sách cặp đến lớp học cả. Tôi ở Bến Tre, cách Sài Gòn hơn 100 Km. Tôi còn phải kiếm sống và lúc đó tôi cũng hơn 40 tuổi rồi. Nên khi sắp đến kỳ thi cứ ba tháng 1 lần thì các bạn tôi viết thư về báo cho tôi biết ngày thi và các môn thi. Tôi lên Sài gòn cách ngày thi khoảng 2 đến 3 ngày mua tài liệu và bắt đầu học môn đầu tiên. Mỗi môn thi cách nhau hai ngày và vào buổi tối. Thi xong môn thứ nhất thì tranh thủ ngày cách đó tôi học môn thứ hai...Khốn khổ cho tôi. Hôm đó vì lý do nào đó tôi không nhớ, họ thay đổi lịch thi. Thay vì thi môn văn học dân gian thì lại là thi ngôn ngữ học - Đáng lẽ môn này thi sau. Cũng may tôi đến phòng thi sớm 45 phút. Tôi vội mượn ngay cuốn tập chép của bạn và xem ngốn ngấu. Tôi không phải thi lại là may mắn hơn nhiều các bạn đồng lớp với tôi. Nhưng vì học kiểu đó nên tôi thực sự chằng nhớ gì cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA PHAN DUY KHA

Tiếp theo.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong bài trước tôi đã chứng minh sự võ đoán và áp đạt tiêu chí không có cơ sở khoa học của ông Phan Duy Kha. Tất nhiên khi đã đặt vấn đề từ một cái sai thì tất yếu những phân tích và kết luận của ông ta sẽ sai. Tôi tiếp tục minh chứng điều này trong phần tiếp theo đây.

*

Ông Phan Duy Kha viết:

Sự phân bố các làng Kẻ trên bản đồ Việt Nam

Những vùng làng có tên Kẻ được tập trung vào ba trung tâm chính:

1. Trung tâm núi Hồng - sông Lam: Đây là một vùng có nhiều làng cổ có tên là Kẻ. Phạm vi những làng này nằm trong vùng đồng bằng và vùng ven chân núi phía nam Nghệ An, phía bắc Hà Tĩnh mà dày đặc nhất là vùng ven núi Hồng - sông Lam. ở đây có những huyện mà số làng tên Kẻ chiếm đến 2/3 (tức hơn 60%) tổng số các làng, như huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu (Nghệ An) có nhiều làng Kẻ. Các di tích khảo cổ chủ yếu như Thạch Lạc, Làng Vạc, Quỳnh Văn nằm trong phạm vi vùng Kẻ này. Đi về phía nam, các làng Kẻ ít dần. Vùng Bình - Trị - Thiên cũng có Kẻ nhưng thưa thớt hơn. Phía nam đèo Hải Vân, các Kẻ còn thấy xuất hiện đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi

2. Trung tâm Đông Sơn (Thanh Hóa): Đây cũng là một vùng dày đặc các làng tên Kẻ. Phạm vi bao gồm các huyện nằm ven chân núi và vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu như: Đông Sơn, Thiệu Yên, Triệu Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hà Trung, Nông Cống. Các làng Kẻ làm thành một vệt liên tục từ Kẻ Don (Vĩnh Lộc) xuống Kẻ Đàng (Thiệu Yên). Các di tích khảo cổ chủ yếu của thời đại đồng thau như Đông Sơn, Thiệu Dương, Hoằng Hóa... nằm trong phạm vi khu vực này. Có một điều đặc biệt lý thú là toàn bộ huyện Nga Sơn không hề có một làng tên Kẻ nào (trong lúc đó, các huyện bên cạnh đều có làng Kẻ!). Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết Mai An Tiêm: vào thời vua Hùng, toàn bộ vùng này đang nằm sâu dưới biển, chỉ nhô lên một vài hòn đảo (Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang ở Nga Sơn theo truyền thuyết).

3. Trung tâm Việt Trì - Phong Châu: Đây là trung tâm của thời kỳ các vua Hùng. Những làng mang tên Kẻ ở đây phân bố ven theo chân núi Ba Vì, Tam Đảo và dọc theo châu thổ sông Hồng từ Phong Châu, Việt Trì xuống đến phạm vi thủ đô Hà Nội. Các huyện Phong Châu, Thanh Sơn, Sông Thao, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Lạc, Mê Linh (Vĩnh Phúc), Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội) đều có nhiều làng Kẻ. Những làng có đền thờ các nhân vật thời Hùng Vương, những làng lưu truyền các truyền thuyết về các tướng tá thời Hùng, thường là những làng mang tên Kẻ. Những di chỉ khảo cổ chủ yếu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... nằm trong khu vực này. Đền Hùng ở cạnh một làng mang tên Kẻ: Kẻ Khống (Chu Hóa, Phong Châu); Cổ Loa là Kẻ Chủ; quê hương của người anh hùng Thánh Gióng là Kẻ Đổng (Phù Đổng, Gia Lâm). Toàn bộ vùng Kẻ ở khu vực này tạo thành một hình tam giác, lệch về góc đông nam. ở rìa của góc đông nam đó là vùng Trâu Sơn - Phả Lại, là nơi kẻ thù thường xâm phạm. Đó chính là bối cảnh của chiến trường Thánh Gióng đánh giặc Ân trong truyền thuyết. Vùng đất thủ đô Hà Nội cũng là một vùng đất cổ, trên đó dày đặc các làng có tên Kẻ như chúng tôi đã trích dẫn ở phần đầu. Có nhiều Kẻ ở ngoại thành, có những Kẻ bây giờ thuộc nội thành như Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ...

Ở phía nam Hà Nội vắng hẳn các làng tên Kẻ. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì cách đây 3.000 năm, đường bờ biển ở vào khoảng Chương Mỹ, Thường Tín, nối đến thành phố Hải Dương ngày nay (lúc ấy, vùng núi đá vôi Nho Quan - Ninh Bình có phong cảnh như vịnh Hạ Long bây giờ). Cách đây 2.000 năm, đường bờ biển lùi xuống Ninh Bình, Nam Định. Như vậy thì vào thời Hùng Vương, vùng đất phía nam Hà Nội đang là bãi cát bồi ven biển, chưa được khai phá. Điều đó cắt nghĩa vì sao ở đây không có các làng tên Kẻ. Điều này cũng phù hợp với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung: đây là lãnh thổ đang "tranh chấp" giữa con người và thiên nhiên, chưa có những khu vực dân cư ổn định (các tên Chử Xá, Dạ Trạch là các tên Hán - Việt do đời sau đặt).

Qua đoạn trích dẫn trên thì có vẻ như ông Phan Duy Kha chỉ thống kê những địa danh không gọi là làng mà bắt đầu bằng "kẻ". Nhưng thực chất lại không phải như vậy. Ông Phan Duy Kha đã lồng vào đấy những quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử Việt cho rằng: Nước Văn Lang chỉ giới hạn lãnh thổ ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Nhưng rất tiếc cho ông ta là sự thống kê những địa danh bắt đầu bằng từ "kẻ" không thể coi là bằng chứng minh chứng cho giới hạn lịch sử của nước Văn Lang chỉ ở vùng đồng bằng sông Hồng. Bởi vì - mặc dù từ "kẻ" là một di sản văn hóa phi vật thể - nhưng nó chỉ giới hạn là một từ cổ còn lại trong ngôn ngữ Việt thuộc cộng đồng dân tộc Việt hiện hữu còn giữ lại được những bản sắc văn hóa. Nó không phải và chưa bao giờ là một bằng chứng để thẩm định biên giới quốc gia của dân tộc đó trong quá khứ. Ông ta cố gắng lồng những địa danh mà ông cho rằng phản ánh lịch sử như: Phú Thọ là kinh đô Văn Lang; hoặc Nga Sơn với Mai An Tiêm..vv..mà ông ta cho rằng theo truyền thuyết. Nhưng chính những người đồng quan điểm với ông ta lại bắt đầu sự phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa Việt bằng luận điểm cho rằng truyền thuyết không đáng tin cậy. Thì ở đây - trong trường hợp cụ thể này - thì truyền thuyết lại được ông Phan Duy Kha liên hệ khá chặt chẽ với các địa danh gọi là "kẻ" để minh chứng cho quan điểm của mình?!

Đây chính là tính không nhất quán của quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Nhất quán là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học.

Ông Phan Duy Kha viết:

Kinh đô Văn Lang

Trong thư Hoài Nam Vương gửi Hán Vũ Đế (thế kỷ 2 trước Công nguyên) có ghi: "Nam Việt không phải là nơi ấp lý có thành quách. Họ ở trong khoảng khe suối, ở giữa rừng tre" (Hoài Nam Tử). Có thể thấy: ngay từ xưa, người Việt đã ở trong các làng có lũy tre dày đặc bao bọc (người Trung Hoa nhìn từ ngoài vào, không hiểu, cho là rừng tre). Tre là lũy để bảo vệ an toàn cho các Kẻ, chứ không cần phải thành quách. Với trình độ kỹ thuật quân sự xưa, chỉ có tên tre và mũi lao, mũi giáo bằng đồng thì lũy tre dày đặc bao quanh các Kẻ quả là kiên cố. Bên trong các Kẻ đó lại có các lũy tre phân chia từng gia đình thành từng ô nhỏ. Vì vậy,

nếu kẻ thù đột nhập vào đây sẽ như lọt vào trận đồ bát quái, khó có thể tìm được lối ra và sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: vào thời kỳ Hùng Vương, người Việt chưa có thành quách và cũng không có nhu cầu xây đắp thành. Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả - Kẻ Cả) mà thôi (các nhà khảo cổ cho rằng khu di tích Làng Cả - Việt Trì chính

là kinh đô Văn Lang xưa).

Đến đây thì quí vị quan tâm cũng nhận thấy lý do nào tôi đưa bài viết của Phan Duy Kha vào danh sách "Sưu tầm những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt". Ông ta cho rằng:

Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả - Kẻ Cả) mà thôi (các nhà khảo cổ cho rằng khu di tích Làng Cả - Việt Trì chính là kinh đô Văn Lang xưa).

. Hay nói cách khác: Ông ta đã minh chứng rằng ngay cả cái Kinh đô Văn Lang cũng chỉ là một làng bình thường như những làng xã khác. Có nghĩa là nó không đủ tư cách là thủ đô của một quốc gia. Đây chính là kết luận cuối cùng của ông ta trong bài viết này. Một lần nữa thật không may cho ông khi ngay chính tư liệu ông dẫn chứng - và có lẽ cố tình hiểu sai - lại không có nội dung như ông vũ đoán áp đặt nội dung cho nó để minh chứng cho quan điểm của ông và "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Chúng ta xem lại chính đoạn bản văn tư liệu mà ông ta dẫn từ sách "Hoài Nam tử":

Trong thư Hoài Nam Vương gửi Hán Vũ Đế (thế kỷ 2 trước Công nguyên) có ghi: "Nam Việt không phải là nơi ấp lý có thành quách. Họ ở trong khoảng khe suối, ở giữa rừng tre" (Hoài Nam Tử).

Vâng ! "Không phải là nơi ấp lý có thành quách". Điều này tôi có thể nói rằng: Trong lịch sử tất cả các quốc gia trên thế giới thì chẳng có quốc gia nào mà "ấp lý" lại có "thành quách " cả. Và dù bạn hiểu theo cách nào thì bản văn tư liệu trên cũng không thể minh chứng cho luận điểm của ông Phan Duy Kha khi kết luận rằng:

Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả - Kẻ Cả) mà thôi

Và ngay cả đoạn văn cuối của bài viết trong phần kết luận này của ông ta cũng tự phủ nhận chính nội dung toàn bài viết. Ông ta viết:

Tất nhiên, vào thời vua Hùng không phải chỉ có Kẻ. Kẻ chỉ ở đồng bằng và vùng đồi núi thấp. ở những vùng cao có các bản, mường. Ngay gần kinh đô Văn Lang cũng có rất nhiều bản, mường của người Mường, người Dao. Có thể nói: những kẻ, bản, mường đó là những tập hợp cư dân, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời kỳ Hùng Vương dựng nước.

Phan Duy Kha tổng hợp

Vậy tại sao ngay gần nơi mà ông ta coi là kinh đô Văn Lang lại có những địa danh khác không phải là "kẻ"? Những nơi gọi là Bản, mường đó có thuộc về quốc gia Văn Lang không theo phương pháp phân tích địa danh để kết luận lịch sử của ông ta? Nếu như phương pháp phân tích địa danh để thẩm định biên giới của một quốc gia trong lịch sử của ông Phan Duy Kha được coi là khoa học , thì tôi có thể nói rằng: Chẳng có quốc gia nào trên thế giới này đã tồn tại trong quá khứ và ngay cả bây giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Đây là bài thứ 11 trong bộ sưu tập những bài viết phủ nhận văn hóa sử truyền thống. Tôi đưa lại lên đây để quí vị tiện tham khảo nguyên văn. Sai lầm căn bản và phi khoa học của những loại bài như thế này chính là họ chỉ căn cứ trên cơ sở tìm thấy những di vật khảo cổ trên vùng đất cư trú của người Việt hiện nay để xác định vùng lãnh thổ của người Việt cổ từ hơn 2000 năm trước. Đây chính là yếu tố phản khoa học của những loạt bài loại này. .

Hùng Vương dựng nước - Tập IV - 12

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện khảo cổ học

Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1974

Tìm hiểu quá trình hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng

Hoàng Xuân Chinh

Posted Image

N

ghiên cứu thời kỳ Hùng Vương có nghĩa là tìm hiểu thời kỳ dựng nước, tìm hiểu quá trình hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Trong quá trình hàng nghìn năm, cùng với sự phát triển của kỹ thuật, của sức sản xuất, sự thống nhất kinh tế, văn hóa cũng được thực hiện dần dần cùng với sự thống nhất lãnh thổ, đặt cơ sở cho sự hình thành quốc gia. Do đó tìm hiểu lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng không chỉ tìm hiểu bờ cõi buổi cực thịnh, lúc quốc gia đã hình thành, mà còn cần tìm hiểu cả quá trình trước đó.

Đất nước trước buổi bình minh của lịch sử, chưa thể có được những đường biên giới có mốc rạch ròi. Sự chung đụng giữa con người cũng như văn hóa qua hàng nghìn năm lịch sử đã xóa nhòa những đường biên giới thời dựng nước. Hơn nữa tính không ổn định của những tập đoàn người trước lúc bước vào xây dựng một quốc gia thống nhất cũng chỉ cho chúng ta những khái niệm về phạm vi sinh sống hoạt động chung chung của họ mà thôi. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thể tìm hiểu từng bước hình thành lãnh thổ từ buổi xa xưa đó.

Từ những khác biệt trong dấu vết cuộc sống con người để lại – tài liệu khảo cổ học – chúng ta có thể lần tìm phạm vi sinh sống của những tập đoàn người cổ xưa. Thời kỳ này, ở một trình độ nhất định, văn hóa khảo cổ có tính chất đóng kín, cho nên nghiên cứu cẩn thận các văn hóa khảo cổ, có thể tìm hiểu được quá trình hình thành các tập đoàn người từ bộ lạc, liên minh bộ lạc tiến lên cộng đồng quốc gia. Đồng thời có thể tìm hiểu những mối quan hệ phức tạp giữa các tập đoàn người từ mối quan hệ đồng hóa, hòa hợp, quan hệ tộc ngoại hơn cho đến sự thiên di của một phần hay cả bộ lạc nào đó.

Do đó, nghiên cứu sự phân bố các văn hóa khảo cổ, các nhóm di tích khảo cổ ở miền Bắc Việt Nam có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu phạm vi hoạt động cùng quá trình hình thành các tộc người thời Hùng Vương.

Cùng với tư liệu khảo cổ học, những đoạn thư tịch cổ, những truyền thuyết nói về vị trí các bộ thời Hùng Vương, các quận huyện thời Hán, sự thống nhất về khác biệt về phương ngôn, về phong tục tập quán giữa các tộc người cũng cho ta những gọi ý đáng quý về quá trình hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng.

Song tình hình tư liệu hiện nay chưa cho phép chúng ta nói được gì nhiều lắm. Bản đồ khảo cổ học Việt Nam còn nhiều vùng trắng chưa được điều tra nghiên cứu. Tài liệu ngôn ngữ học, dân tộc học – người Kinh – con cháu trực tiếp người Việt cổ chưa cung cấp được bao nhiêu. Do đó, lấy tài liệu khảo cổ học làm cơ sở, cho có tập hợp tất cả các nguồn tư liệu lại cũng chỉ nêu lên được những gợi ý bước đầu về các giai đoạn lớn trong quá trình hình thành lãnh thổn Văn Lang của các vua Hùng.

Thời kỳ Hùng Vương là một quá trình lịch sử kéo dài trên dưới 2.000 năm, cho đến giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Tài liệu khảo cổ học vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ có niên đại được xác định bằng phương pháp C14 đã khẳng định điều đó (1). Còn nhiều điều cần bàn bạc thêm, song mọi người đều thống nhất những mốc lớn đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ - vùng được xem là đất tổ, địa bàn gốc của các vua Hùng. Đó là văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, văn hóa Đông Sơn (2). Quá trình phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên qua văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn là phản ánh quá trình lịch sử của con người thời Hùng Vương vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đất nước thời các vua Hùng đã được mở rộng ra ngoài vùng đất tổ. Do đó theo các mốc đã được xác định ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đối chiếu với các vùng chung quanh có thể tìm hiểu những bước lớn trong quá trình mở rộng và hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng

(1) Cho đến nay Viện khảo cổ học đã tiến hành xác định niên đại bằng phương pháp C14 ở các địa điểm sau:

- Tràng Kênh độc sâu 1m90-2m10: 3.405 ± 100 trước năm 1950

- Đồng Đậu độ sâu 4m00: 3.328 ± 100 trước năm 1950

- Vườn Chuối độ sâu 0m80: 3.070 ± 100 trước năm 1950

- Vinh Quang độ sâu 1m80: 3.046 ± 100 trước năm 1950

- Chiền Vậy độ sâu 0m65: 2.350 ± 100 trước năm 1950

(2) Có ý kiến cho đó là các giai đoạn phát triển chứ không phải văn hóa. Cũng có ý kiến thêm giai đoạn Gò Bông sau giai đoạn Phùng Nguyên, và giai đoạn Gò Chiền, giai đoạn Đường Cồ sau giai đoạn Gò Mun.

Cũng có ý kiến cho rằng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ không có văn hóa Đông Sơn, mà chỉ có Đường Cồ.

*

* *

Vào buổi đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, hoặc sớm hơn nữa hầu khắp miền Bắc Việt Nam ngày nay đã có nhiều tập đoàn người sinh sống. Dấu vết cuộc sống của họ là các văn hóa khảo cổ phân bố rộng khắp các miền. Đó là các văn hóa Phùng Nguyên, Hạ Long, Tràng Kênh, Đông Khối, Thạch Lạc, văn hóa rìu có vai (1). Mỗi văn hóa khảo cổ có đặc trưng riêng và phân bố trong một phạm vi nhất định.

(1) Văn hóa Phùng Nguyên phân bố ở trung du và một phần đồng bằng Bắc Bộ, giữa hai dãy núi Tam đảo và Ba Vì, mà trung tâm là chỗ hợp lưu của các con sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy, sông Cầu, sông Tích, bao gồm tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội và một phần Hà Bắc hiện nay. Con người ở đây đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật đồ đá, và ở giai đoạn cuối đã biệt kỹ thuật luyện đồng. Sự phong phú những chiếc rìu bôn hình tứ giác kích thước nhỏ, vòng trang sức mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt, cùng đồ gốm thành mỏng, hình dáng cân đối hài hòa, trang trí hoa văn thừng mịn và khắc vạch những đồ án đối xứng sinh động v.v… là đặc điểm nổi bậc của văn hóa Phùng Nguyên.

Cùng một trình độ với văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Hạ Long phân bố ở các cồn cát ven biển và hải đảo ở Quảng Ninh có phong cách riêng. Đó là sự phong phú những chiếc rìu bòn có vai, có nấc nhỏ nhắn, những chiếc bàn mài có rãnh mài cắt nhau mà có người gọi là “dấu Hạ Long”, những mảnh gốm xốp nhẹ, hoa văn giản đơn, tiêu biểu là văn đắp nổi và văn trổ lỗ.

Địa điểm Tràng Kênh (Hải Phòng) nằm giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Hạ Long, có thể tiêu biểu cho một văn hóa khảo cổ phân bố từ Hải Phòng, một phần Hải Hưng cho đến một phần Hà Bắc mà một vài đặc điểm đã tìm thấy trong lớp dưới di chỉ Từ Sơn. Hy vọng trong tương lai sẽ phát hiện được nhiều di chỉ kiểu Tràng Kênh trong vùng rộng lớn. Ở đây đồ đá cũng như đồ gốm có phảng phất phong cách văn hóa Phùng Nguyên, song những đặc trưng riêng cũng nổi lên khá rõ. Đó là sự vắng mặt những chiếc rìu bôn tứ giác nhỏ nhắn hình gần vuông, mà phong cách các loại đục đá và dao khắc đá, là loại gốm xốp mỏng, trang trí văn khắc vạch tiêu biểu là loại miệng có mái.

Địa điểm Đông Khối có thể tiêu biểu cho văn hóa khảo cổ thuộc giai đoạn này ở vùng đồng bằng Thanh Hóa, mà chắc hẳn nhiều di chỉ ven sông Mã, sông Chu sẽ được phát hiện trong tương lai. Ở đây vắng mặt loại rìu có vai, mà tiêu biểu là loại rìu tứ giác kích thước tương đối lớn (địa điểm Đông Khối là một công xưởng làm rìu đá, hiện vật phát hiện được chỉ có rìu đá, phác vật rìu và mảnh tước, không thể cung cấp một cách đầy đủ và đặc trưng của một văn hóa khảo cổ).

Quá vào nam, văn hóa Thạch Lạc phân bố trên các cồn sò điệp ven biển Hà Tĩnh. Địa điểm Bàu Tró (Quảng Bình) cũng gần gũi với văn hóa này. Đặc điểm nổi bậc ở đây là phong phú những chiếc rìu đá tứ giác, rìu có vai mặt cắt ngang gần hình bầu dục, là loại gốm thô mỏng trang trí văn khuông nhạc giản đơn.

Trong một số hang động đá vôi rải rác từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Quảng Bình phát hiện được những di tích khảo cổ mà tiêu biểu là những chiếc rìu có vai, rìu dài, mài nhẵn: mặt cắt ngang hình chữ nhật cùng với loại gốm thô trang trí văn thừng, văn khắc vạch giản đơn.

Ngoài những văn hóa khảo cổ hay những nhóm di tích khảo cổ phân bố thành từng vùng có đặc trưng riêng ở trên, còn phát hiện được một số di chỉ lẻ tẻ có phong cách riêng ở bên cạnh, phản ảnh mối quan hệ giữa các tập đoàn người đương thời. Di chỉ Tế Lễ, gò Con Lợn (Vĩnh Phú) phong phú loại rìu có vai nhỏ nhắn nằm gọn trong khu vực phân bố văn hóa Phùng Nguyên. Địa điểm Quất động nam, Vạn Ninh, Cộng Hòa (Quảng Ninh) với những chiếc rìu tứ giác dài mặt cắt ngang hình gần bầu dục ở sát ngay khu vực phân bố văn hóa Hạ Long.

Posted Image

Sơ đồ phân bố các nền văn hóa khảo cổ vào

nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên

Sự khác biệt trong phong cách đồ đá, đồ gốm giữa các vùng chắc hẳn không phải do hoàn cảnh tự nhiên khác nhau giữa các vùng tạo thành. Lúc bấy giờ môi trường sinh sống của con người giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Thanh Hóa cũng như giữa vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng và ven biển Hà Tĩnh không khác nhau bao nhiêu, song bộ mặt văn hóa mỗi vùng có phong cách riêng. Phải chăng những khác biệt trong văn hóa là phản ánh những cộng đồng người khác nhau lúc bấy giờ. Đây là mối quan hệ giữa văn hóa khảo cổ và cộng đồng tộc người. Về vấn đề này đã được nhiều nhà khảo cổ học các nước bàn đến khá nhiều (1). Thông thường văn hóa khảo cổ ở thời đại đá mới và đầu thời đại đồng thau là di tồn vật chất của bộ lạc hay nhóm bộ lạc thân thuộc trong thời kỳ nhất định. Do đó các văn hóa khảo cổ hay các nhóm di tích khảo cổ trên không những nói lên mật độ cư dân đông đúc phân bố khắp mội miền đất nước, mà còn phản ánh sự phân bố cùng mối quan hệ giữa các nhóm người đương thời, có thể là các bộ lạc hoặc nhóm bộ lạc thân thuộc.

(1) Xem: văn hóa khảo cổ - Đại bách khoa toàn thư Liên xô, xuất bản lần thứ II, quyển 24, tr.31.

- Hạ Nãi: đối với vấn đề định tên văn bản khảo cổ - khảo cổ số 4 – 1959 (chữ Trung Quốc).

- Bờ-ru-xốp: văn hóa khảo cổ và cộng đồng tộc người.

- Tạp chí khảo cổ học xô viết, số 18 – 1956 (chữ Nga).

Văn hóa khảo cổ chỉ rõ lúc bấy giờ ít nhất cũng đã có những bộ lạc sinh sống ở trung du và phần trên đồng bằng Bắc Bộ (người Phùng Nguyên, ở vùng đồng bằng ven biển và tả ngạn sông Hồng (người Tràng Kênh), ở vùng biển và hải đảo Quảng Ninh (người Hạ Long, người Quất đông nam), ở vùng đồng bằng Thanh Hóa (người Đông Khối), ở ven biển Hà Tĩnh (người Thạch Lạc) và những nhóm người sống rải rác trên vùng núi đá vôi (chủ nhân rìu có vai).

Mỗi văn hóa có phong cách riêng, song giữa chúng cũng có nhiều nét gần gũi nhau, nhất là giữa các văn hóa Phùng Nguyên, Tràng Kênh và Đông Khối ở trung su đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Thanh Hóa. Về đồ đá, những con người ở đây chỉ biết đến loại rìu tứ giác nhỏ nhắn xinh xắn, hầu như vắng mặt loại rìu có vai, họ ưa dùng các loại vòng trang sức, mà phong phú nhất là loại vòng mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt. Về đồ gốm, họ đều truyền thống làm gốm thô, xoa thêm lớp áo mịn, thành mỏng, trang trí các loại hoa văn thừng mịn, trải mịn và văn khắc vạch. Tiêu biểu cho sự thân thuộc gần gũi là những chiếc “vật hình cốc” (chữ chưa rõ công dụng phổ biến rộng rãi ở các văn hóa). Những nét chung này phản ánh mối quan hệ thân thuộc giữa những nhóm người cư trú ở vùng trung du và đồng bằng miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là khu vực tụ cư đông đúc nhất của người Việt hiện đại. Phải chăng, những tập đoàn người này là những bộ lạc thân thuộc hình thành nên người Việt cổ.

Văn hóa Hạ Long với những chiếc rìu bôn nhỏ nhắn độc đáo có nhiều nét tương đồng với miền duyên hải và hải đảo miền Nam Trung Quốc từ xa xưa đã gắn bó mật thiết với vùng ven biển và hải đảo đông bắc Việt Nam.

Ở văn hóa Thạch Lạc và văn hóa rìu có vai phân bố trong vùng núi đá vôi miền Bắc Việt Nam (cả ở ngoài biên giới phía bắc Việt Nam) với những phong cách riêng của mình, cũng tồn tại nhiều văn thừng và văn khắc vạch trên đồ gốm có nét gần gũi với các văn hóa trên, chứng tỏ ngay từ buổi đầu dựng nước, có nhiều tộc người sống quanh người Việt cổ và có mối quan hệ nhất định với người Việt Cổ.

Bên cạnh mối quan hệ thân thuộc xa gần, giữa những nhóm người cùng sinh sống cạnh nhau trên, còn có sự giao lưu trao đổi nhất định. Bằng chứng là có những nét gần gũi về phong cách đồ đá và đồ gốm giữa các văn hóa khảo cổ hoặc một ít hoa văn đồ gốm, đồ đá điển hình của văn hóa này tìm thấy trong văn hóa kia. Như ở di chỉ Tràng Kênh phát hiện được 1,25% mảnh gốm mà hoa văn và chất liệu hoàn toàn giống đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên và gần 5% đồ gốm có phong cách hoa văn gần gũi văn hóa Phùng Nguyên. Hoặc ở văn hóa Phùng Nguyên cũng phát hiện được vài chiếc rìu bôn có vai có nấc là vật điển hình của văn hóa Hạ Long. Những nhóm trên sẽ góp phần sinh thành lãnh thổ Văn Lang thời các Vua Hùng, song ở giai đoạn này, giữa các nhóm người tuy có mối quan hệ thân thuộc giao lưu nhất định vẫn còn độc lập lẫn nhau hình thành những văn hóa riêng biệt, phải chăng đó là những bộ lạc, những nhóm bộ lạc thân thuộc tụ cư trong những khu vực riêng. Giữ các nhóm chưa hòa hợp thành một tập thể thống nhất thể hiện trong một văn hóa chung.

Những tập đoàn người trên không những để lại dấu vết trong các văn hóa khảo cổ, mà hình bóng của họ còn lắng đọng lại trong ngôn ngữ học. Sự gần gũi giữa tiếng Việt và tiếng Mường là phản ảnh mối quan hệ thân tộc giữa người Việt và người Mường trước đây. Tiếng Việt tuy đã trải qua hàng nghìn năm biến đổi, đã được nhiều lớp ngôn ngữ thuộc các thời đại sau này bao phủ, vẫn có thể cho ta nhiều gợi ý đáng quý. Tiếng Việt ngày nay, bênh cạnh sự thống nhất về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, chúng vẫn tìm thấy những khác biệt về thổ âm thổ ngữ cũng như phương ngôn giữa các vùng. Tương đối phổ biến và dễ nhận thấy, đó là sự khác nhau về thổ âm giữa các làng gần kề nhau. Ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ cũng như ở khu 4 cũ phổ biến hiện tượng 2 làng kề nhau, không bị một biên giới tự nhiên nào ngăn cách, song lại có sự khác biệt về thổ âm và thổ ngữ. Đây có thể là kết quả của sự định cư tương đối ổn định của những thị tộc trước đây cùng mối quan hệ tương đối đóng kín của những công xã nông thôn tạo thành. Song bao trùm lên những khác biệt về thổ âm thổ ngữ đó, tiếng Việt cũng có sự thống nhất trong từng vùng nhất định. Phải chăng đó là các khu vực phương ngôn của tiếng Việt. Tiếng nói vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ với âm điệu nhẹ nhàng, phát âm đúng các dấu (huyền, nặng, hỏi, ngã) song lại lẫn lộn giữa các âm tr và ch, s và x, r và d dễ dàng phân biệt được với vùng khu 4 cũng với âm điệu nằng nặng, phát âm sai các dấu song lại đọc đúng các âm tr, ch, s, x, r, d v.v… Riêng ở Bắc Bộ, tiếng nói vùng đồng bằng ven biển và đặc điểm nói ngọng vần 1 và n cũng có khác biệt với vùng đồng bằng và trung du với đặc điểm thường lên cao giọng ở cuối câu. Và giọng nói vùng Nghệ An, Hà Tĩnh cũng cứng nặng hơn vùng Thanh Hóa. Sự khác biệt về phương ngôn này chắc hẳn không phải do hoàn cảnh thiên nhiên giữa các vùng tạo thành. Có điều đáng chú ý, là những khu vực phương ngôn này, trong chừng mực nhất định, gần trùng hợp với phạm vi phân bố những văn hóa khảo cổ cuối thời đại đá mới đầu thời đại đồng thau đã kể ở trên. Phải chăng những bộ lạc hay những nhóm bộ lạc thân thuộc của người Việt Cổ còn để lại dấu vết mờ nhạt trong ngôn ngữ Việt.

Dầu vết các bộ lạc xưa cũng được ghi lại vài câu ngắn ngũi trong thư tịch cổ. Theo truyền thuyết và sử cũ, Hùng Vương chia nước làm 15 bộ (hoặc 15 bộ lạc như trong sách Việt sử lược), nhà Hán chiếm nước ta chia thành quận Giao Chỉ và Cửu Chân gồm 17 huyện. Có thể từ những quận huyện thời Hán được ghi chép trong thư tịch xưa lần tìm những bộ lạc hoặc những liên minh bộ lạc trước đó, vì nhà Hán đặc quận huyện trên cơ sở những đơn vị hành chính có sẵn.

Trước đây Nguyễn Thiên Túng chú Dư địa chí của Nguyễn Trãi và gần đây Đào Duy Anh và một số người cũng đã cố gắng chỉ định vị trí 15 bộ thời Hùng Vương (1), song vì chỉ bằng vào một số ghi chép ít ỏi trong thư tịch xưa nên việc chỉ định khó phân biệt đúng sai. Đất nước của các vua Hùng có thể gồm 15 bộ, song cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Cho đến nay chúng ta chưa tìm được 15 văn hóa khảo cổ hoặc nhóm di tích khảo cổ tương ứng với 15 bộ ghi chép trong thư tịch xưa, song việc liên hệ những văn hóa khảo cổ với các bộ thời Hùng Vương là điều có thể được. Và rất có thể nhiều bộ ở gần kề nhau cùng chung một nền văn hóa khảo cổ.

(1) – Quốc sử quán triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục, Bản dịch của Viện Sử học, Hà Nội 1957, tập I, tr.54.

- Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Hà Nội, 1964.

Phải chăng chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên là người bộ Văn Lang, bộ lạc gốc của các vua Hùng; người Tràng Kênh thuộc bộ Dương tuyền, chủ nhân văn hóa Hạ Long và vùng ven biển Hoa Nam, đảo Hải Nam là thuộc bộ Lục Hải, Ninh Hải; người Đông Khối thuộc các bộ ở Cửu Chân; người Thạch Lạc thuộc bộ Cửu Đức, chủ nhân văn hóa rìu có vai chắc hẳn thuộc nhiều bộ lạc thân tộc sống rải rác trong vùng núi đá vôi. Và tất cả những nhóm người đó có thể là những bộ lạc, nhóm bộ lạc có quan hệ xa gần với nhau góp phần hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng sau này. Đất nước thời Hùng Vương lúc này chỉ là địa bàn của các bộ lạc, hoặc nhóm bộ lạc thân thuộc phân bố gần khắp miền Bắc Việt Nam ngày nay.

Mối quan hệ giữa các bộ lạc, giữa các nhóm bộ lạc thân thuộc ngày càng khăng khít, sự giao lưu văn hóa càng được đẩy mạnh nhất là ở vùng trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, làm cho bộ mặt văn hóa khảo cổ ở giai đoạn này có phong cách khác trước. Sự thống nhất văn hóa được thực hiện trong từng khu vực rộng lớn hơn.

Kết quả của quá trình giao lưu hòa hợp dẫn đến tình hình là vào khoảng những thế kỷ cuối thiên niên kỷ thứ 2 và đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, trên miền Bắc Việt Nam hình thành các văn hóa khảo cổ mà phong cách có tính chất tổng hợp hơn, phạm vi phân bố và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn. Không kể vùng núi, ít nhất cũng đã hình thành 2 khu vực khá rõ, lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã.

Bắc Bộ, từ giai đoạn trước đã là nơi tụ cư của nhiều nhóm người, cũng là nơi dễ dàng tiếp xúc với các văn hóa vùng đông nam và tây nam Trung Quốc. Kết quả của quá trình giao lưu giữa các miền trong vùng và với các vùng chung quanh cũng như sự thay đổi trong đời sống kinh tế và xã hội làm cho phong cách văn hóa ở Bắc Bộ có nhiều thay đổi lớn. Từ phong cách cân đối, nhịp nhàng, hài hòa, đối xứng trên các đồ án hoa văn gốm Phùng Nguyên, qua hoa văn làn sóng các kiểu trên gốm văn hóa Đồng Đậu, đến hoa văn hình học trên gốm văn hóa Gò Mun. Song chính sự giao lưu mạnh mẽ này đã dẫn đến sự thống nhất văn hóa sớm ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Do hoàn cảnh tự nhiên và hình thái sinh hoạt kinh tế giữa các vùng khác nhau nên trình độ phát triển giữa các nhóm người không đồng đều. Chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên, trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, với trình độ kỹ thuật cao hơn đã thu hút tinh hoa văn hóa ở các vùng chung quanh mà hình thành văn hóa khảo cổ có phong cách riêng: văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun. Hai văn hóa này chủ yếu vẫn phân bố ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, song rộng lớn hơn văn hóa Phùng Nguyên ít nhiều. Về phía Bắc, nó đã vượt quá sông Cầu, về phía nam nó cũng đã có mặt ở phía Tây Nam tỉnh Hà Tây. Phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Gò Mun cũng đi xa hơn. Bằng chứng là sự có mặt của rìu đồng tứ giác ở lớp trên di chỉ Ngọc Vừng (tỉnh Quảng Ninh), những mảnh miệng gốm kiểu Gò Mun ở lớp dưới di chỉ Đông Sơn (Thanh Hóa).

Cũng phải nhận rằng, tuy sự thống nhất văn hóa đã được thực hiện trong vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, song những nét đặc trưng văn hóa có tính chất truyền thống giữa các miền vẫn tiếp tục tồn tại, nhất là đối với những vùng xa trung tâm.

Trong giai đoạn này, ở miền bắc Trung Bộ, dấu vết sinh hoạt của con người được giữ lại trong tầng văn hóa và lớp mộ sớm ở Đông Sơn và Thiệu Dương (Thanh Hóa). Ở Đông Sơn, tuy có tìm được khoảng 10 mảnh gốm, 1 mũi giáo, 2 lưỡi dao xéo đồng giống ở văn hóa Gò Mun, song toàn bộ chất liệu, hình dáng hoa văn đồ gốm ở đây không giống với đồ gốm trong văn hóa Gò Mun ở Bắc Bộ (1).

(1) Gốm ở đây là loại thô, thành mỏng, độ nung thấp, gốm mềm, màu gạch non, hoa văn trang trí giản đơn, chủ yếu là văn thừng và văn đắp nổi, dễ dàng phân biệt với loại gốm thành dày, độ nung cao, màu xám, gốm cứng, miệng gãy trang trí hoa văn hình học phía trong thành miệng điển hình của văn hóa Gò Mun.

Việc tìm thấy những mảnh gốm kiểu văn hóa Gò Mun ở đây không những nói lên niên đại tương đương mà còn nói lên phong cách khác nhau cùng mối giao lưu giữa 2 vùng.

Sống trên vùng đồng bằng sông Mã phì nhiêu, nhóm người ở Đông Khối có trình độ kỹ thuật cao cùng với nền kinh tế nông nghiệp làm ruộng nước, đã đẩy mạnh quá trình đồng hóa, hòa hợp với các vùng chung quanh mà hình thành một văn hóa chung mà tiêu biểu là lớp dưới Đông Sơn và Thiệu Dương. Quá trình thống nhất văn hóa được thực hiện dần từng bước. Lúc này ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh phát triển chậm chạp hơn và vẫn có sắc thái riêng.

Quá trình giao lưu hòa hợp văn hóa, dẫn đến hình thành văn hóa ở 2 khu vực Bắc Bộ và bắc Trung Bộ phải chăng phản ánh quá trình hình thành các liên minh bộ lạc hoặc bộ tộc lúc bấy giờ. Chủ nhân văn hóa Gò Mun là hạt nhân của liên minh bộ lạc hay bộ tộc ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Chủ nhân của văn hóa lớp dưới Đông Sơn là trung tâm của liên minh bộ lạc hay bộ tộc miền bắc Trung Bộ. Trong mỗi khu vực, bộ mặt văn hóa giữa các miền gần gũi những nét riêng trong phong cách chung, phải chăng phản ánh tính chất bảo lưu lâu dài của văn hóa vật chất, mặt khác nói lên tính chất độc lập tương đối của các bộ lạc, các nhóm bộ lạc thân thuộc trong liên minh bộ lạc hay bộ lạc lúc bấy giờ.

Tài liệu dân tộc học cho biết, các dân tộc phía nam nước ta như Chăm-pa. Khơ-me, Ê-đê… gọi người Việt là người Doan, Yoan, Im, De; các dân tộc phía bắc như Tày, Thái, Dao, người ở Quảng Tây gọi người Việt là Keo (1). Nguồn gốc chữ Keo và Doan, Dẹ,… hiện nay chưa rõ. Phải chăng, nếu đây không phải là địa danh cổ, có thể là tên bộ lạc, liên minh bộ lạc, hay bộ tộc lớn mạnh ở phía bắc và nam nước ta trước kia. Và người Keo, người Doan phải chăng là 2 liên minh bộ lạc hay bộ tộc chủ yếu hình thành nên lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng.

(1) Nguyễn Đổng Chi: Vài nét về thể chế gia đình, công xã và cộng đồng người thời Hùng Vương – Bài phát biểu trong cuộc tọa đàm khoa học về các vấn đề mấu chốt về thời kỳ Hùng Vương, Hà Nội, tháng 7-1970 – Tài liệu đánh máy, lưu tại Phòng tư liệu Viện Khảo cổ học.

Sử cũ như Giao Châu ngoại vực ký, Hậu Hán thư cũng có nhiều đoạn ghi chép về sự khác nhau về phong tục tập quán cùng trình độ giữa 2 vùng Giao Chỉ và Cửu Chân, song lại có quan hệ gần gũi, trao đổi với nhau ở thời nhà Hán thống trị cũng phần nào phản ánh sự khác nhau và gần nhau giừa vùng trước lúc bị nhà Hán thống trị.

Từ các nguồn tư liệu nói trên, chúng ta có thể hình dùng là vào khoảng vài thế kỷ cuối thiên niên kỷ thứ 2 và đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã đã là hạt nhân hình thành 2 liên minh bộ lạc hay bộ tộc lớn phân bố ở trung du và đồng bắng Bắc Bộ ở phía bắc và vùng đồng bằng sông Mã, sông Lam ở phía nam. Đó là 2 nhân tố chủ yếu hợp thành đất nước thời Hùng Vương. Ngoài ra cũng cần kể đến những nhóm người sinh sống ở vùng núi quanh 2 trung tâm trên cũng đã tham gia vào trong khối hợp thành ấy.

Đồng thời với mối giao lưu đồng hóa trong nội bộ các liên minh, sự trao đổi với các liên minh cũng không ngừng mở rộng. Từ 2 lưu vực sông Hồng và sông Mã quá trình hòa hợp đồng hóa diễn ra ngày càng mạnh. Kết quả là vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, quá trình hòa hợp văn hóa giữa 2 khu vực được thực hiện, hình thành văn hóa Đông Sơn.

Văn hóa Đông Sơn hình thành không chỉ là sự mở rộng phát triển của văn hóa Gò Mun hay của văn hóa lớp dưới Đông Sơn, Thiệu Dương, mà là kết quả của sự hòa hợp nhiều yếu tố văn hóa trước đó mà hạt nhân là văn hóa Gò Mun ở phía bắc và văn hóa lớp dưới Đông Sơn, Thiệu Dương ở phía nam. Do đó văn hóa Đông Sơn không chỉ đóng khung ở Thanh Hóa và một phần trung du và đồng bằng Bắc Bộ mà còn mở rộng ra cho đến vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và ảnh hưởng của nó còn sâu rộng ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc và xa hơn nữa ngoài biên giới nước ta ngày nay (1). Song có di chỉ và khu mộ thuộc văn hóa Đông Sơn chủ yếu vẫn tập trung ở vùng trung du và đồng bằng thuộc lưu vực các sông Hồng, sông Mã là khu vực tụ cư chủ yếu của người Việt ngày nay, phải chăng cũng là khu vực sinh sống chủ yếu của người Việt cổ, và là vùng đất chủ yếu, là trung tâm của nước Văn Lang của các vua Hùng. Những di vật điển hình của văn hóa Đông Sơn tìm thấy ở khu Tây Bắc, Việt Bắc không những phản ánh sức sống của văn hóa Đông Sơn mà cùng với những phong tục, những chỉ số nhân chủng gần giống nhau giữa cư dân vùng núi ở đây với người Việt thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa những nhóm người vùng núi với người Việt cổ lúc bấy giờ.

(1) Vùng đất Phong Châu và Thanh Hóa vẫn là nơi phát hiện được nhiều di chỉ và khu mộ văn hóa Đông Sơn cùng những chiếc trống đồng loại 1 Hê-gơ nổi tiếng như Vạn Thắng, Việt Trì (Vĩnh Phú), Hoàng Hạ, Miếu Môn, Vinh Quang, Nam Chính, Đường Cồ, Chiềng Vậy, Đại Án (Hà Tây), Đường Mây, Đình Chàng, Trung Mầu, Chùa Thông (Hà Nội), Quả Cam (Hà Bắc), Đông Sơn, Thiệu Dương, Núi Nấp, Núi Soi, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Phà Công (Thanh Hóa).

Vượt ra ngoài vùng Phong Châu và Thanh Hóa, văn hóa Đông Sơn phân bố rộng khắp các miền. Ngược dòng sông Hồng văn hóa Đông Sơn phân bố dày đặc ven sông từ Yên Bái đến Lào Cai như Yên Hợp, Yên Hưng, Đào Thịnh, Đại Thắng, Kim Sơn (Yên Bái), Phố Lu, Bản Lầu, thị xã Lào Cai (Lào Cai). Theo dòng sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Đáy về xuôi, văn hóa Đông Sơn cũng phát hiện được ở Cửu Cao, Liên Nghĩa, La Đôi (Hải Hưng), Việt Khê, Núi Đèo, Núi Voi, Tràng Kênh (Hải Phòng), Ngọc Lũ, Đại Vũ (Nam Hà), Quỳnh Xá, Diêm Điền (Thái Bình). Tuy chưa phát hiện được di chỉ, song vùng núi đá vôi Hòa Bình cũng phát hiện được nhiều di vật văn hóa Đông Sơn như rìu xéo, mũi qua, mũi giáo, lao và cả những chiếc trống đồng loại 1 nổi tiếng như trống Mu-liê, trống Đồi Ro. Từ Thanh Hóa vào Nam văn hóa Đông Sơn cũng phát hiện được ở nhiều nơi như Nghệ An tìm được trống đồng, trìu xéo, mũi giáo ở Nghĩa Đàn, Con Cuông, Yên Thành; Hà Tĩnh có rìu xéo, dao găm ở Xuân An, Thạch Đài; Quảng Bình tìm thấy rìu đồng, kiếm ở Cương Hà.

Số hiện vật bằng đồng ở địa điểm Cương Hà hiện nay không biết ở đâu. Nghiên cứu các bản vẽ trong Tạp chí Ban Huế cổ tháng 1 – 1936 (tiếng Pháp) có 6 lưỡi rìu đồng và 1 thanh kiếm lưỡi sắt cán đồng. Trong số đồ đồng này, theo chúng tôi có 2 chiếc rìu đồng gần gũi phong cách văn hóa Đông Sơn. Những chiếc còn lại, nhất là những chiếc rìu có trang trí văn đan chúng tôi chưa gặp trong các sưu tập văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa. Đây là những hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn hay chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn cần được nghiên cứu cẩn thận hơn.

Trong khu vực rộng lớn của người Thái, người Mèo, người Xá ở Tây Bắc, người Tày, người Nùng, người Dao ở Việt Bắc hiện nay, không những chưa phát hiện được các khu di chỉ. Khu mộ táng của văn hóa Đông Sơn, mà các di vật lẻ tẻ của văn hóa Đông Sơn phát hiện được cũng không nhiều. Cho đến nay chỉ phát hiện được trống đồng loại 1 ở Thuận Châu (Sơn La), rìu xéo ở Phù Yên (Nghĩa Lộ), khuôn đúc dao găm ở Lạng Sơn, dao găm ở Thái Nguyên, Hà Giang, rìu xéo ở Cao Bằng, Tuyên Quang. Vượt qua về phía bắc hay phía nam, chỉ thỉnh thoảng mới gặp vài chiếc trống đồng loại 1 văn hóa Đông Sơn, có thể do trao đổi mà có như trống Đác-Giao (Tây Nguyên), trống Bình Phú (Thủ Dầu Một), trống Khai Hóa, trống Thạch Trại (Vân Nam), trống U-Bông (Lào) và trống Mã-Lai, v.v…

Posted Image

Sơ đồ phân bố nền văn hóa Đông Sơn và các di vật văn hóa Đông Sơn.

Phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn từ lưu vực sông Hồng cho đến miền Hà Tĩnh, Quảng Bình ngày nay khắp các vùng đều phát hiện được những khu di chỉ, mộ táng chức hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn.

Ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn vượt ra ngoài vùng trung du và đồng bằng và còn vượt quá biên giới miền Bắc Việt Nam ngày nay nói lên trình độ cao của văn hóa Đông Sơn cùng ảnh hưởng vai trò của người Việt Cổ đang trong quá trình hình thành lãnh thổ Văn Lang.

Sự thống nhất văn hóa ở giai đoạn Đông Sơn cũng như phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu người Việt cổ cùng đất nước Hùng Vương thời cực thịnh.

Quá trình hình thành văn hóa Đông Sơn phản ánh quá trình hình thành người Việt Cổ. Phải chăng từ 2 vùng đất màu mỡ, mối quan hệ giữa các liên minh bộ lạc ngày càng chặt chẽ, dẫn đến hình thành một khu vực thống nhất của người Việt cổ làm cơ sở cho sự hình thành lãnh thổ Văn Lang vào cuối thời Hùng Vương. Dựa trên sức mạnh của khối thống nhất bền vững này, Hùng Vương đã tập họp lại quanh mình những tộc người sinh sống ở các vùng núi mà xây dựng nên nước Văn Lang.

Đến lúc này, một cương giới hẳn hoi của đất nước mới hình thành. Văn hóa Đông Sơn là dấu tích của người Việt Cổ trong buổi bình minh của đất nước. Vùng trung du và đồng Bắc Bộ và đồng bằng sông Mã, sông Lam – địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, là trung tâm của nước Văn Lang. Từ đây, các vua Hùng khống chế cả vùng núi rộng lớn phía bắc và tây bắc, và nước Văn Lang lúc cực thịnh có thể kéo dài từ Hoành Sơn cho đến biên giới Việt – Trung ngày nay (hoặc co giãn chút ít).

Cho đến giai đoạn Đông Sơn, sự thống nhất văn hóa trong khu vực cư trú của người Việt cổ đã được hiện, song những khác biệt trong phong cách văn hóa giữa các vùng vẫn tồn tại. Những khác biệt này dẫn đến hình thành các loại hình của văn hóa Đông Sơn: Chí ít cũng đã hình thành 2 loại hình: loại hình vinh quang tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, loại hình Thiệu Dương tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn ở bắc Trung Bộ.

Sự hình thành những loại hình văn hóa Đông Sơn không làm lưu mờ sự thống nhất của văn hóa Đông Sơn, mà trái lại làm nổi rõ những tính chất địa phương của văn hóa Đông Sơn, phản ánh quá trình hình thành văn hóa Đông Sơn cùng mối giao lưu giữa các miền lúc bấy giờ (1).

(1) Hoàng Xuân Chinh và Chữ Văn Tần: Nội dung loại hình và niên đại văn hóa Đông Sơn – khảo cổ học, Hà Nội, số 3 – 4, tháng 12 – 1969.

Hai loại hình của văn hóa Đông Sơn phải chăng là dấu vết của 2 liên minh bộ lạc chủ thể hợp thành đất nước Văn Lang vẫn còn giữ những dáng dấp, những phong tục tập quán riêng khi quốc gia đã hình thành.

Không những thế, giữa các miền trong vùng Bắc Bộ,các di vật văn hóa Đông Sơn cũng có những sắc thái riêng. Những lưỡi giáo, lưỡi rìu, dao găm ở ven biển (Việt Kê, Núi Đèo, Núi Voi, Quỳnh Xá), ở trung châu Bắc Bộ (Vinh Quang, Nam Chính, Việt Trì,…) và thượng du sông Hồng (Yên Hợp, Yên Hưng, đào Thịnh, Phố Lưu,…) không hoàn thành giống nhau trong nhiều chi tiết hình dáng. Những khác biệt trong chi tiết này phải chăng là dấu vết những tập đoàn người khác nhau hợp thành quốc gia còn được giữ lại mờ nhạt trong khối cộng đồng quốc gia thống nhất.

Thế là, từ rất sớm, với sự hình thành văn hóa Đông Sơn, khối thống nhất dân tộc lấy người Việt cổ làm trung tâm được hình thành, tạo điều kiện thành lập nhà nước đầu tiên của dân tộc ta, đặt cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của dân tộc ta, đủ sức chống chọi với sự xâm lược của phương Bắc.

*

* *

Lịch sử hình thành lãnh thổ của các dân tộc vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ. Theo những quy luật chung của xã hội, con đường bước vào lịch sử văn minh của mỗi dân tộc cũng có những nét riêng của nó. Quá trình hình thành lãnh thổ của dân tộc ta cũng có cái chung và cái riêng của nó.

Các nguồn tư liệu đều cho thấy phải từ rất sớm dân tộc ta đã bước vào ngưỡng cửa văn minh. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, không phải chỉ ở vùng núi, mà hầu khắp lãnh thổ miền Bắc Việt Nam ngày nay đã có nhiều nhóm người có quan hệ gần xa với nhau sinh sống. Những nhóm người này đã sáng tạo nên những nền văn hóa rực rỡ ở khắp các miền, từ vùng núi đá vôi với văn hóa rìu có vai đến vùng trung du và đồng bằng với văn hóa Phùng Nguyên, Đông Khối, Tràng Kênh, cho đến vùng ven biển và hải đảo với văn hóa Hạ Long, Thạch Lạc, v.v… Giữa những nhóm người này, mối quan hệ giao lưu trao đổi, hòa hợp, đồng hóa không ngừng được tăng cường, hình thành những tập đoàn người đông đúc hơn, rộng lớn hơn với sự thống nhất văn hóa trong từng khu cực lớn hơn: Lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã.

Từ 2 lưu vực này, xu thế thống nhất ngày càng được đẩy mạnh. Cho đến nửa đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, với sự thống nhất và mở rộng của văn hóa Đông Sơn, khối thống nhất người Việt cổ được thực hiện, đặt cơ sở cho sự hình thành nước Văn Lang của các vua Hùng. Vào lúc thịnh, lãnh thổ của các vua Hùng có thể từ trung tâm sông Hồng, sông Mã đã vươn tới Hoành Sơn ở phía nam và biên giới Việt-Trung ở phía bắc (có thể co giãn chút ít).

Đó là những chặng đường lớn trong quá trình hình thành lãnh thổ thời Hùng Vương. Chắc hẳn, con đường đi trong buổi bình minh lịch sử của dân tộc ta còn phong phú phức tạp hơn nhiều.

Trong quá trình, từ những nhóm người có quan hệ gần xa với nhau sống trong từng khu vực riêng tiếng lên hình thành một quốc gia thống nhất ở thời các vua Hùng, mối quan hệ trao đổi, đồng hóa, hòa hợp bao trùm lên tất cả; song trong một giai đoạn nào đó, ở một vùng nào đó, những cuộc chiến tranh bộ lạc có thể không tránh khỏi. Đồng hóa hòa hợp hay chiến tranh bộ lạc cũng là biểu hiện của xu thế tập trung thống nhất quanh trung tâm người Việt cổ sinh sống ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Thanh Hóa.

Từ trung tâm này, người Việt cổ đã cùng các tộc anh em chung xây dựng nên nước Văn Lang của các vua Hùng.

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện khảo cổ học

Nguồn: Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1974

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai lầm căn bản và phi khoa học của những loại bài như thế này chính là họ chỉ căn cứ trên cơ sở tìm thấy những di vật khảo cổ trên vùng đất cư trú của người Việt hiện nay để xác định vùng lãnh thổ của người Việt cổ từ hơn 2000 năm trước.

Vậy là lãnh thổ của người Việt cổ còn mở rộng hơn nữa chứ không chỉ dừng lại trong phạm vi biên giới nước Việt Nam hiện đại có phải không ạ?

Niên đại của những cổ vật Minoa là cách đây từ 1600 đến 2700 trong khi chiếc cán dao có miêu tả cùng một kiểu áo quần với người Minoa tìm thấy ở Việt Nam có niên đại chỉ vài trăm năm trước công nguyên. Không biết chủ nhân của nền văn hóa trống đồng, mà tiêu biểu là trông đồng Ngọc Lũ có đúc âm lịch ở mặt trống, có phải là người di cư từ nơi khác đến không nhỉ?

Rin86 nhận thấy một số nét tương đồng của trang phục người Mèo với trang phục của một số sắc dân ở Trung Âu, nổi bật là chiếc tạp đề hay một mảnh vải màu hình vuông (chữ nhật) đeo trước váy cùng với những hoa văn hình học. Chiếc tạp dề rất phổ biến trên thế giới nên ta có thể nghĩ đó là sản phẩm của giao lưu văn hoá, nhưng những bộ tộc thiểu số ở Châu Âu và người mèo coi đó là trang phục truyền thống thì đó khó có thể là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa được (Rin86 định tìm hình ảnh về trang phục này nhưng tìm không thấy tấm nào rõ ràng cả :P) Trung Âu cũng có những cổ vật đồ đồng tinh xảo niên đại đến khoảng 2500-3000 năm trước công nguyên. Trong khi đó những chiếc cán dao thuộc về văn minh trống đồng lại có nét tương đồng với văn minh Minoa. Như vậy tồn tại trên mảnh đất Việt Nam và Nam Trung Hoa có thể là những tộc người khác biệt, có thể phân bố của những sắc dân này là dấu vết của những đất nước cổ đại chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy tồn tại trên mảnh đất Việt Nam và Nam Trung Hoa có thể là những tộc người khác biệt, có thể phân bố của những sắc dân này là dấu vết của những đất nước cổ đại chăng?

Việc "tồn tại trên mảnh đất Việt Nam và Nam Trung Hoa có thể là những tộc người khác biệt" là hoàn toàn xác đáng. Các nghiên cứu về ngôn ngữ học cho thấy không những khắp vùng Hoa Nam mà bao trùm cả vùng đất phía nam nước ta hiện nay là nơi cư ngụ của nhiều sắc tộc khác nhau trong cổ sử, tuy nhiên, qua các di vật khảo cổ cùng với những nghiên cứu về phong tục tập quán thì lại cho thấy có những nét tương đồng đến kỳ lạ, đó là tính thống nhất về văn hóa. Bởi vậy, nếu chỉ quanh quẩn trong việc xác định nhóm ngôn ngữ "Việt - Mường - Thổ - Chứt" để rồi chật hẹp trong việc xác định không gian lãnh thổ của người Việt cổ sẽ hết sức sai lầm. Do đó, theo tôi, không có việc : "có thể phân bố của những sắc dân này là dấu vết của những đất nước cổ đại"

Mặc dù cổ sử vẫn còn nhiều khoảng trống, nhưng với việc thành lập và tồn tại những quốc gia hùng mạnh như Nam Chiếu - Đại Lý (vùng Vân Nam) và Lâm Ấp - Chiêm Thành, ... chỉ diễn ra sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với những tri thức văn hóa (cả vật thể và phi vật thể) đầy bí ẩn (như các tháp Chăm, ...) mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể lý giải, cho thấy một điều, nếu loại bỏ giả thiết về có sự giúp đỡ từ người ngoài hành tinh thì chỉ có thể lý giải rằng : ở chính những quốc gia đó vẫn còn giữ được những tri thức siêu việt - dù rải rác, vì còn tùy thuộc vào bản sắc riêng của từng dân tộc trong từng điều kiện thiên nhiên, thời tiết, hay sự giao lưu tôn giáo, ... của từng vùng đất khác nhau - của một nền văn minh đã mất, nền văn minh đó đã từng bao trùm cả bờ nam sông Dương Tử : nhà nước Văn Lang trong truyền thuyết "Con rồng cháu tiên" của người Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết được phân tích phản biện dưới đây của ông Hoàng Xuân Chính. Một trong số những "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử về cội nguồn dân tộc Việt. Tôi sẽ lấy bài này làm tiêu biểu cho hàng loạt bài viết có nội dung tương tự. Từ đó với các loạt bài giống nhau tôi sẽ chỉ gộp chung vào một thể loại. Rất mong quí vị thông cảm . Vì họ đông quá. Thiên Sứ tôi chỉ có một mình, nên không thể chạy theo phân tích đến từng bài của từng người được.

Cảm ơn sự thông cảm của quí vị.

*

Kính thưa quí vị.

Chúng ta đã xem hết toàn văn bài viết này. Bây giờ tôi xin được phân tích và chỉ ra những sai lầm phi khoa học của bài viết này. Ông Hoàng Xuân Chính Viết:

Tìm hiểu quá trình hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện khảo cổ học

Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1974

Hoàng Xuân Chinh

Posted Image

N

ghiên cứu thời kỳ Hùng Vương có nghĩa là tìm hiểu thời kỳ dựng nước, tìm hiểu quá trình hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Trong quá trình hàng nghìn năm, cùng với sự phát triển của kỹ thuật, của sức sản xuất, sự thống nhất kinh tế, văn hóa cũng được thực hiện dần dần cùng với sự thống nhất lãnh thổ, đặt cơ sở cho sự hình thành quốc gia. Do đó tìm hiểu lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng không chỉ tìm hiểu bờ cõi buổi cực thịnh, lúc quốc gia đã hình thành, mà còn cần tìm hiểu cả quá trình trước đó.

Đất nước trước buổi bình minh của lịch sử, chưa thể có được những đường biên giới có mốc rạch ròi. Sự chung đụng giữa con người cũng như văn hóa qua hàng nghìn năm lịch sử đã xóa nhòa những đường biên giới thời dựng nước. Hơn nữa tính không ổn định của những tập đoàn người trước lúc bước vào xây dựng một quốc gia thống nhất cũng chỉ cho chúng ta những khái niệm về phạm vi sinh sống hoạt động chung chung của họ mà thôi. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thể tìm hiểu từng bước hình thành lãnh thổ từ buổi xa xưa đó.

Từ những khác biệt trong dấu vết cuộc sống con người để lại – tài liệu khảo cổ học – chúng ta có thể lần tìm phạm vi sinh sống của những tập đoàn người cổ xưa. Thời kỳ này, ở một trình độ nhất định, văn hóa khảo cổ có tính chất đóng kín, cho nên nghiên cứu cẩn thận các văn hóa khảo cổ, có thể tìm hiểu được quá trình hình thành các tập đoàn người từ bộ lạc, liên minh bộ lạc tiến lên cộng đồng quốc gia. Đồng thời có thể tìm hiểu những mối quan hệ phức tạp giữa các tập đoàn người từ mối quan hệ đồng hóa, hòa hợp, quan hệ tộc ngoại hơn cho đến sự thiên di của một phần hay cả bộ lạc nào đó.

Do đó, nghiên cứu sự phân bố các văn hóa khảo cổ, các nhóm di tích khảo cổ ở miền Bắc Việt Nam có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu phạm vi hoạt động cùng quá trình hình thành các tộc người thời Hùng Vương.

Cùng với tư liệu khảo cổ học, những đoạn thư tịch cổ, những truyền thuyết nói về vị trí các bộ thời Hùng Vương, các quận huyện thời Hán, sự thống nhất về khác biệt về phương ngôn, về phong tục tập quán giữa các tộc người cũng cho ta những gọi ý đáng quý về quá trình hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng.

Song tình hình tư liệu hiện nay chưa cho phép chúng ta nói được gì nhiều lắm. Bản đồ khảo cổ học Việt Nam còn nhiều vùng trắng chưa được điều tra nghiên cứu. Tài liệu ngôn ngữ học, dân tộc học – người Kinh – con cháu trực tiếp người Việt cổ chưa cung cấp được bao nhiêu. Do đó, lấy tài liệu khảo cổ học làm cơ sở, cho có tập hợp tất cả các nguồn tư liệu lại cũng chỉ nêu lên được những gợi ý bước đầu về các giai đoạn lớn trong quá trình hình thành lãnh thổn Văn Lang của các vua Hùng.

Thời kỳ Hùng Vương là một quá trình lịch sử kéo dài trên dưới 2.000 năm, cho đến giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Tài liệu khảo cổ học vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ có niên đại được xác định bằng phương pháp C14 đã khẳng định điều đó (1). Còn nhiều điều cần bàn bạc thêm, song mọi người đều thống nhất những mốc lớn đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ - vùng được xem là đất tổ, địa bàn gốc của các vua Hùng. Đó là văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, văn hóa Đông Sơn (2). Quá trình phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên qua văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn là phản ánh quá trình lịch sử của con người thời Hùng Vương vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đất nước thời các vua Hùng đã được mở rộng ra ngoài vùng đất tổ. Do đó theo các mốc đã được xác định ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đối chiếu với các vùng chung quanh có thể tìm hiểu những bước lớn trong quá trình mở rộng và hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng

(1) Cho đến nay Viện khảo cổ học đã tiến hành xác định niên đại bằng phương pháp C14 ở các địa điểm sau:

- Tràng Kênh độc sâu 1m90-2m10: 3.405 ± 100 trước năm 1950

- Đồng Đậu độ sâu 4m00: 3.328 ± 100 trước năm 1950

- Vườn Chuối độ sâu 0m80: 3.070 ± 100 trước năm 1950

- Vinh Quang độ sâu 1m80: 3.046 ± 100 trước năm 1950

- Chiền Vậy độ sâu 0m65: 2.350 ± 100 trước năm 1950

(2) Có ý kiến cho đó là các giai đoạn phát triển chứ không phải văn hóa. Cũng có ý kiến thêm giai đoạn Gò Bông sau giai đoạn Phùng Nguyên, và giai đoạn Gò Chiền, giai đoạn Đường Cồ sau giai đoạn Gò Mun.

Cũng có ý kiến cho rằng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ không có văn hóa Đông Sơn, mà chỉ có Đường Cồ.

*

* *

Qua đoạn trích dẫn trên , chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Ông Hoàng Xuân Chính - và cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" chỉ sử dụng những hiện tượng khảo cổ tìm thấy được ở vùng cư trú giới hạn trong biên giới nước Việt hiện nay chứ không phải trên địa bàn cư trú của Việt tộc từ hàng ngàn năm trước - mà chính Sử Ký của Tư Mã Thiên đã nói : "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở" - để xác định lãnh thổ nước Văn Lang cội nguồn của dân tộc Việt. Đây chính là tính phi khoa học của phương pháp tiếp cận lịch sử.

Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Vào buổi đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, hoặc sớm hơn nữa hầu khắp miền Bắc Việt Nam ngày nay đã có nhiều tập đoàn người sinh sống. Dấu vết cuộc sống của họ là các văn hóa khảo cổ phân bố rộng khắp các miền. Đó là các văn hóa Phùng Nguyên, Hạ Long, Tràng Kênh, Đông Khối, Thạch Lạc, văn hóa rìu có vai (1). Mỗi văn hóa khảo cổ có đặc trưng riêng và phân bố trong một phạm vi nhất định.

(1) Văn hóa Phùng Nguyên phân bố ở trung du và một phần đồng bằng Bắc Bộ, giữa hai dãy núi Tam đảo và Ba Vì, mà trung tâm là chỗ hợp lưu của các con sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy, sông Cầu, sông Tích, bao gồm tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội và một phần Hà Bắc hiện nay. Con người ở đây đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật đồ đá, và ở giai đoạn cuối đã biệt kỹ thuật luyện đồng. Sự phong phú những chiếc rìu bôn hình tứ giác kích thước nhỏ, vòng trang sức mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt, cùng đồ gốm thành mỏng, hình dáng cân đối hài hòa, trang trí hoa văn thừng mịn và khắc vạch những đồ án đối xứng sinh động v.v… là đặc điểm nổi bậc của văn hóa Phùng Nguyên.

Cùng một trình độ với văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Hạ Long phân bố ở các cồn cát ven biển và hải đảo ở Quảng Ninh có phong cách riêng. Đó là sự phong phú những chiếc rìu bòn có vai, có nấc nhỏ nhắn, những chiếc bàn mài có rãnh mài cắt nhau mà có người gọi là “dấu Hạ Long”, những mảnh gốm xốp nhẹ, hoa văn giản đơn, tiêu biểu là văn đắp nổi và văn trổ lỗ.

Địa điểm Tràng Kênh (Hải Phòng) nằm giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Hạ Long, có thể tiêu biểu cho một văn hóa khảo cổ phân bố từ Hải Phòng, một phần Hải Hưng cho đến một phần Hà Bắc mà một vài đặc điểm đã tìm thấy trong lớp dưới di chỉ Từ Sơn. Hy vọng trong tương lai sẽ phát hiện được nhiều di chỉ kiểu Tràng Kênh trong vùng rộng lớn. Ở đây đồ đá cũng như đồ gốm có phảng phất phong cách văn hóa Phùng Nguyên, song những đặc trưng riêng cũng nổi lên khá rõ. Đó là sự vắng mặt những chiếc rìu bôn tứ giác nhỏ nhắn hình gần vuông, mà phong cách các loại đục đá và dao khắc đá, là loại gốm xốp mỏng, trang trí văn khắc vạch tiêu biểu là loại miệng có mái.

Địa điểm Đông Khối có thể tiêu biểu cho văn hóa khảo cổ thuộc giai đoạn này ở vùng đồng bằng Thanh Hóa, mà chắc hẳn nhiều di chỉ ven sông Mã, sông Chu sẽ được phát hiện trong tương lai. Ở đây vắng mặt loại rìu có vai, mà tiêu biểu là loại rìu tứ giác kích thước tương đối lớn (địa điểm Đông Khối là một công xưởng làm rìu đá, hiện vật phát hiện được chỉ có rìu đá, phác vật rìu và mảnh tước, không thể cung cấp một cách đầy đủ và đặc trưng của một văn hóa khảo cổ).

Quá vào nam, văn hóa Thạch Lạc phân bố trên các cồn sò điệp ven biển Hà Tĩnh. Địa điểm Bàu Tró (Quảng Bình) cũng gần gũi với văn hóa này. Đặc điểm nổi bậc ở đây là phong phú những chiếc rìu đá tứ giác, rìu có vai mặt cắt ngang gần hình bầu dục, là loại gốm thô mỏng trang trí văn khuông nhạc giản đơn.

Trong một số hang động đá vôi rải rác từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Quảng Bình phát hiện được những di tích khảo cổ mà tiêu biểu là những chiếc rìu có vai, rìu dài, mài nhẵn: mặt cắt ngang hình chữ nhật cùng với loại gốm thô trang trí văn thừng, văn khắc vạch giản đơn.

Ngoài những văn hóa khảo cổ hay những nhóm di tích khảo cổ phân bố thành từng vùng có đặc trưng riêng ở trên, còn phát hiện được một số di chỉ lẻ tẻ có phong cách riêng ở bên cạnh, phản ảnh mối quan hệ giữa các tập đoàn người đương thời. Di chỉ Tế Lễ, gò Con Lợn (Vĩnh Phú) phong phú loại rìu có vai nhỏ nhắn nằm gọn trong khu vực phân bố văn hóa Phùng Nguyên. Địa điểm Quất động nam, Vạn Ninh, Cộng Hòa (Quảng Ninh) với những chiếc rìu tứ giác dài mặt cắt ngang hình gần bầu dục ở sát ngay khu vực phân bố văn hóa Hạ Long.

Posted Image

Sơ đồ phân bố các nền văn hóa khảo cổ vào

nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên

Sự khác biệt trong phong cách đồ đá, đồ gốm giữa các vùng chắc hẳn không phải do hoàn cảnh tự nhiên khác nhau giữa các vùng tạo thành. Lúc bấy giờ môi trường sinh sống của con người giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Thanh Hóa cũng như giữa vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng và ven biển Hà Tĩnh không khác nhau bao nhiêu, song bộ mặt văn hóa mỗi vùng có phong cách riêng. Phải chăng những khác biệt trong văn hóa là phản ánh những cộng đồng người khác nhau lúc bấy giờ. Đây là mối quan hệ giữa văn hóa khảo cổ và cộng đồng tộc người. Về vấn đề này đã được nhiều nhà khảo cổ học các nước bàn đến khá nhiều (1). Thông thường văn hóa khảo cổ ở thời đại đá mới và đầu thời đại đồng thau là di tồn vật chất của bộ lạc hay nhóm bộ lạc thân thuộc trong thời kỳ nhất định. Do đó các văn hóa khảo cổ hay các nhóm di tích khảo cổ trên không những nói lên mật độ cư dân đông đúc phân bố khắp mội miền đất nước, mà còn phản ánh sự phân bố cùng mối quan hệ giữa các nhóm người đương thời, có thể là các bộ lạc hoặc nhóm bộ lạc thân thuộc.

(1) Xem: văn hóa khảo cổ - Đại bách khoa toàn thư Liên xô, xuất bản lần thứ II, quyển 24, tr.31.

- Hạ Nãi: đối với vấn đề định tên văn bản khảo cổ - khảo cổ số 4 – 1959 (chữ Trung Quốc).

- Bờ-ru-xốp: văn hóa khảo cổ và cộng đồng tộc người.

- Tạp chí khảo cổ học xô viết, số 18 – 1956 (chữ Nga).

Văn hóa khảo cổ chỉ rõ lúc bấy giờ ít nhất cũng đã có những bộ lạc sinh sống ở trung du và phần trên đồng bằng Bắc Bộ (người Phùng Nguyên, ở vùng đồng bằng ven biển và tả ngạn sông Hồng (người Tràng Kênh), ở vùng biển và hải đảo Quảng Ninh (người Hạ Long, người Quất đông nam), ở vùng đồng bằng Thanh Hóa (người Đông Khối), ở ven biển Hà Tĩnh (người Thạch Lạc) và những nhóm người sống rải rác trên vùng núi đá vôi (chủ nhân rìu có vai).

Mỗi văn hóa có phong cách riêng, song giữa chúng cũng có nhiều nét gần gũi nhau, nhất là giữa các văn hóa Phùng Nguyên, Tràng Kênh và Đông Khối ở trung su đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Thanh Hóa. Về đồ đá, những con người ở đây chỉ biết đến loại rìu tứ giác nhỏ nhắn xinh xắn, hầu như vắng mặt loại rìu có vai, họ ưa dùng các loại vòng trang sức, mà phong phú nhất là loại vòng mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt. Về đồ gốm, họ đều truyền thống làm gốm thô, xoa thêm lớp áo mịn, thành mỏng, trang trí các loại hoa văn thừng mịn, trải mịn và văn khắc vạch. Tiêu biểu cho sự thân thuộc gần gũi là những chiếc “vật hình cốc” (chữ chưa rõ công dụng phổ biến rộng rãi ở các văn hóa). Những nét chung này phản ánh mối quan hệ thân thuộc giữa những nhóm người cư trú ở vùng trung du và đồng bằng miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là khu vực tụ cư đông đúc nhất của người Việt hiện đại. Phải chăng, những tập đoàn người này là những bộ lạc thân thuộc hình thành nên người Việt cổ.

Văn hóa Hạ Long với những chiếc rìu bôn nhỏ nhắn độc đáo có nhiều nét tương đồng với miền duyên hải và hải đảo miền Nam Trung Quốc từ xa xưa đã gắn bó mật thiết với vùng ven biển và hải đảo đông bắc Việt Nam.

Ở văn hóa Thạch Lạc và văn hóa rìu có vai phân bố trong vùng núi đá vôi miền Bắc Việt Nam (cả ở ngoài biên giới phía bắc Việt Nam) với những phong cách riêng của mình, cũng tồn tại nhiều văn thừng và văn khắc vạch trên đồ gốm có nét gần gũi với các văn hóa trên, chứng tỏ ngay từ buổi đầu dựng nước, có nhiều tộc người sống quanh người Việt cổ và có mối quan hệ nhất định với người Việt Cổ.

Bên cạnh mối quan hệ thân thuộc xa gần, giữa những nhóm người cùng sinh sống cạnh nhau trên, còn có sự giao lưu trao đổi nhất định. Bằng chứng là có những nét gần gũi về phong cách đồ đá và đồ gốm giữa các văn hóa khảo cổ hoặc một ít hoa văn đồ gốm, đồ đá điển hình của văn hóa này tìm thấy trong văn hóa kia. Như ở di chỉ Tràng Kênh phát hiện được 1,25% mảnh gốm mà hoa văn và chất liệu hoàn toàn giống đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên và gần 5% đồ gốm có phong cách hoa văn gần gũi văn hóa Phùng Nguyên. Hoặc ở văn hóa Phùng Nguyên cũng phát hiện được vài chiếc rìu bôn có vai có nấc là vật điển hình của văn hóa Hạ Long. Những nhóm trên sẽ góp phần sinh thành lãnh thổ Văn Lang thời các Vua Hùng, song ở giai đoạn này, giữa các nhóm người tuy có mối quan hệ thân thuộc giao lưu nhất định vẫn còn độc lập lẫn nhau hình thành những văn hóa riêng biệt, phải chăng đó là những bộ lạc, những nhóm bộ lạc thân thuộc tụ cư trong những khu vực riêng. Giữ các nhóm chưa hòa hợp thành một tập thể thống nhất thể hiện trong một văn hóa chung.

Chúng ta thừa nhận những hiện tượng khảo cổ mà ông Hoàng Xuân Chính giới thiệu ở trên là những hiện thực khách quan. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng nó phản ánh thời buổi phát triển sơ khai của Việt tộc ở nơi này. Tương tự như vậy, nếu chúng ta tìm thấy những rìu đá ở Hoa Kỳ thì không có nghĩa là tổ tiên của những người da trắng và da đen hiện đang sinh sống ở đây là chủ nhân của những chiếc rìu đá đó. Có thể khẳng định rằng: Ông Hoàng Xuân Chính và cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" vốn được gọi là "Công đồng khoa học thế giới" thừa nhận đã sai lầm căn bản từ phương pháp nghiên cứu cổ sử.

Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Những tập đoàn người trên không những để lại dấu vết trong các văn hóa khảo cổ, mà hình bóng của họ còn lắng đọng lại trong ngôn ngữ học. Sự gần gũi giữa tiếng Việt và tiếng Mường là phản ảnh mối quan hệ thân tộc giữa người Việt và người Mường trước đây. Tiếng Việt tuy đã trải qua hàng nghìn năm biến đổi, đã được nhiều lớp ngôn ngữ thuộc các thời đại sau này bao phủ, vẫn có thể cho ta nhiều gợi ý đáng quý. Tiếng Việt ngày nay, bênh cạnh sự thống nhất về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, chúng vẫn tìm thấy những khác biệt về thổ âm thổ ngữ cũng như phương ngôn giữa các vùng. Tương đối phổ biến và dễ nhận thấy, đó là sự khác nhau về thổ âm giữa các làng gần kề nhau. Ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ cũng như ở khu 4 cũ phổ biến hiện tượng 2 làng kề nhau, không bị một biên giới tự nhiên nào ngăn cách, song lại có sự khác biệt về thổ âm và thổ ngữ. Đây có thể là kết quả của sự định cư tương đối ổn định của những thị tộc trước đây cùng mối quan hệ tương đối đóng kín của những công xã nông thôn tạo thành. Song bao trùm lên những khác biệt về thổ âm thổ ngữ đó, tiếng Việt cũng có sự thống nhất trong từng vùng nhất định. Phải chăng đó là các khu vực phương ngôn của tiếng Việt. Tiếng nói vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ với âm điệu nhẹ nhàng, phát âm đúng các dấu (huyền, nặng, hỏi, ngã) song lại lẫn lộn giữa các âm tr và ch, s và x, r và d dễ dàng phân biệt được với vùng khu 4 cũng với âm điệu nằng nặng, phát âm sai các dấu song lại đọc đúng các âm tr, ch, s, x, r, d v.v… Riêng ở Bắc Bộ, tiếng nói vùng đồng bằng ven biển và đặc điểm nói ngọng vần 1 và n cũng có khác biệt với vùng đồng bằng và trung du với đặc điểm thường lên cao giọng ở cuối câu. Và giọng nói vùng Nghệ An, Hà Tĩnh cũng cứng nặng hơn vùng Thanh Hóa. Sự khác biệt về phương ngôn này chắc hẳn không phải do hoàn cảnh thiên nhiên giữa các vùng tạo thành. Có điều đáng chú ý, là những khu vực phương ngôn này, trong chừng mực nhất định, gần trùng hợp với phạm vi phân bố những văn hóa khảo cổ cuối thời đại đá mới đầu thời đại đồng thau đã kể ở trên. Phải chăng những bộ lạc hay những nhóm bộ lạc thân thuộc của người Việt Cổ còn để lại dấu vết mờ nhạt trong ngôn ngữ Việt.

Qua đoạn trích dẫn trên thì chúng ta thấy ông Hoàng Xuân Chính không hề minh chứng được sự khác biệt về âm ngữ của từng làng kề cận nhau, khi ông ta thừa nhận rằng "Tiếng Việt ngày nay, bênh cạnh sự thống nhất về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, chúng vẫn tìm thấy những khác biệt về thổ âm thổ ngữ cũng như phương ngôn giữa các vùng. Tương đối phổ biến và dễ nhận thấy, đó là sự khác nhau về thổ âm giữa các làng gần kề nhau. Ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ cũng như ở khu 4 cũ phổ biến hiện tượng 2 làng kề nhau, không bị một biên giới tự nhiên nào ngăn cách, song lại có sự khác biệt về thổ âm và thổ ngữ". Hàng ngàn năm đã trôi qua trong một quốc gia thống nhất - ít nhất tính từ thời Hưng quốc thế kỷ thứ X đến nay - thì việc tồn tại những âm ngữ ở cùng một địa phương và là hai làng kề cận nhau trong sự hội nhập và giao lưu văn hóa chung là điều không thể giải thích được bằng một sự mơ hồ, như ông Chính viết: "Phải chăng những bộ lạc hay những nhóm bộ lạc thân thuộc của người Việt Cổ còn để lại dấu vết mờ nhạt trong ngôn ngữ Việt".

Bởi vì: Trong qua trình tiến hóa từ bộ lạc - theo quan điểm của ông Hoàng Xuân Chính - lên làng xã là cả một quá trình phát triền giao lưu, trao đổi vặn hóa của một giá trị văn minh phát trển. Những âm ngữ đó phải có tiếng chung do sự phát triển tiến hóa tạo ra. Điều này tôi đã giải thích trong chương V của cuốn : "Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp" - quí vị có thể tham khảo. Do đó, chúng ta có thể nói ngay rằng: Ông Hoàng Xuân Chính hoàn toàn không đủ cơ sở để liên hệ giải thích hiện tượng mà chính ông nêu ra để áp đặt sự tồn tại của cái mà ông cho rằng: Các bộ lạc Việt dưới thời Hùng Vương. Tôi tin rằng: Không một nhà khoa học thật sự nào có thể giải thích được rằng: Có những bộ lạc sống bên nhau từ thời đồ đá cho đến thời đồ đồng, rồi với hàng ngàn năm tiến hóa trở thành những bộ phận dân cư cùng chủng tộc trong một quốc gia văn minh, vẫn giữ lại những âm ngữ riêng của họ. Chỉ vì một lập luận - đến khó tin - vì trước đây là hai bộ lạc cận kề.

Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Dầu vết các bộ lạc xưa cũng được ghi lại vài câu ngắn ngủi trong thư tịch cổ. Theo truyền thuyết và sử cũ, Hùng Vương chia nước làm 15 bộ (hoặc 15 bộ lạc như trong sách Việt sử lược), nhà Hán chiếm nước ta chia thành quận Giao Chỉ và Cửu Chân gồm 17 huyện. Có thể từ những quận huyện thời Hán được ghi chép trong thư tịch xưa lần tìm những bộ lạc hoặc những liên minh bộ lạc trước đó, vì nhà Hán đặc quận huyện trên cơ sở những đơn vị hành chính có sẵn.

Tôi có thể khẳng định với quí vị qưan tâm đang xem xét bài viết này là: Không một thư tịch cổ nào xác định nước Văn lang gồm 15 bộ lạc; kể cả cuốn Việt Sử lược nói trên. Đây là sự xuyên tạc khá trắng trợn. Trong Việt sử lược chỉ nói đến : " Vào thời Trang Vương nhà Chu. Ở bộ Gia Ninh có người dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương". Nhưng thôi! Tôi chỉ coi đây là lỗi chính tả. Nhưng vấn đề quan niệm cho rằng : "15 bộ của quốc gia Văn Lang" chỉ là "15 bộ lạc" rất phổ biến và hoàn toàn không phải "lỗi chính tả". Tôi có thể khẳng định rằng: Đây là một quan niệm cực kỳ phi lý và hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nếu "bộ" thêm chữ "lạc" vào đàng sau thành "bộ lạc" thì siêu cường Hoa kỳ hiện nay chỉ là một nhà nước sơ khai với "Tám bộ" (Nếu tôi nhớ không nhầm).

Chính bởi tính khiên cưỡng và võ đoán đến phi lý trong lập luận nên ông Hoàng Xuân Chính phải thừa nhận tính không vững chắc của lập luận này: Ông ta viết:

Trước đây Nguyễn Thiên Túng chú Dư địa chí của Nguyễn Trãi và gần đây Đào Duy Anh và một số người cũng đã cố gắng chỉ định vị trí 15 bộ thời Hùng Vương (1), song vì chỉ bằng vào một số ghi chép ít ỏi trong thư tịch xưa nên việc chỉ định khó phân biệt đúng sai. Đất nước của các vua Hùng có thể gồm 15 bộ, song cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Cho đến nay chúng ta chưa tìm được 15 văn hóa khảo cổ hoặc nhóm di tích khảo cổ tương ứng với 15 bộ ghi chép trong thư tịch xưa, song việc liên hệ những văn hóa khảo cổ với các bộ thời Hùng Vương là điều có thể được. Và rất có thể nhiều bộ ở gần kề nhau cùng chung một nền văn hóa khảo cổ.

(1) – Quốc sử quán triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục, Bản dịch của Viện Sử học, Hà Nội 1957, tập I, tr.54.

- Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Hà Nội, 1964.

Đaọn trích dận trên cho chúng ta thấy ông Hoàng Xuân Chính cũng gián tiếp thừa nhận sự lúng tuíng của trong lập luận của ông ta:
"Đất nước của các vua Hùng có thể gồm 15 bộ, song cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn". Ông ta chỉ vạch ra hướng tìm hiểu theo chủ quan của ông là "có thể" phát hiện ra điều mà ông đã vội khẳng định ở trên : "Cho đến nay chúng ta chưa tìm được 15 văn hóa khảo cổ hoặc nhóm di tích khảo cổ tương ứng với 15 bộ ghi chép trong thư tịch xưa, song việc liên hệ những văn hóa khảo cổ với các bộ thời Hùng Vương là điều có thể được. Và rất có thể nhiều bộ ở gần kề nhau cùng chung một nền văn hóa khảo cổ.". Vâng! Ông ta chỉ mới có thể - nếu - theo ông ta là "liên hệ những văn hóa khảo cổ", nhưng ông ta đã võ đoán như tôi đã trích dẫn ở trên. Tính phi khoa học đã qua 1rõ như vậy, nhưng những đoạn tiếp theo đây cho chúng ta thấy rằng ông ta vẫn võ đoán viết:

Phải chăng chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên là người bộ Văn Lang, bộ lạc gốc của các vua Hùng; người Tràng Kênh thuộc bộ Dương tuyền, chủ nhân văn hóa Hạ Long và vùng ven biển Hoa Nam, đảo Hải Nam là thuộc bộ Lục Hải, Ninh Hải; người Đông Khối thuộc các bộ ở Cửu Chân; người Thạch Lạc thuộc bộ Cửu Đức, chủ nhân văn hóa rìu có vai chắc hẳn thuộc nhiều bộ lạc thân tộc sống rải rác trong vùng núi đá vôi. Và tất cả những nhóm người đó có thể là những bộ lạc, nhóm bộ lạc có quan hệ xa gần với nhau góp phần hình thành lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng sau này. Đất nước thời Hùng Vương lúc này chỉ là địa bàn của các bộ lạc, hoặc nhóm bộ lạc thân thuộc phân bố gần khắp miền Bắc Việt Nam ngày nay.

Tóm lại. Chúng ta có thể thấy tính khiễn cưỡng đến phi lý của loại lập luận kiểu này. Qua chán nản vì sự - tôi tạm gọi một cách lịch sự là - thiếu sâu sắc của những người có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt (Nếu nói là dốt nát e không tiện) . Bởi vậy, có lẽ khi xem đến đây, tôi xin đính chính lại và mong quí vị bỏ qua sự vội vã của tôi - khi ngay lời mở đầu - tôi định lấy bài viết này làm tiêu biểu cho những lập luận loại này. Nhưng tôi e rằng với khả năng như ông Hoàng Xuân Chính mà tôi lấy làm tiêu biểu thì những người khác sẽ phản đối. Bởi vậy, Tôi hy vọng sẽ chọn một bài có đẳng cấp hơn, của những nhân vật tên tuổi hơn trong số "hầu hết những nhà khoa học trong nước " hay "công đồng khoa học quốc tế" để lấy làm tiêu biểu phản biện.

Thành thật xin lỗi quí vị.

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA ÔNG HOÀNG XUÂN CHÍNH.

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Qua phần phân tích trên, chúng ta cũng thấy rằng: Ông Hoàng Xuân Chính hoàn toàn chỉ dựa vào những di vật khảo cổ đào được ở địa bàn cư trú của người Việt hiện nay, để kết luận về địa bàn cư trú của người Việt cổ từ hơn 2000 năm trước. Đây là một sai lầm lớn nhất và mang tính phi khoa học của phương pháp tiếp cận cổ sử. Điều này không khác gì gán tất cả những di sản khảo cổ tìm thấy được trên đất Hoa kỳ hiện nay cho tổ tiên người da đen và da trắng ở đất nước này. Chính vì sự sai lầm phi khoa học này khiến cho chúng ta nhận thấy một hệ luận tiếp theo của quan điểm này là:

Từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, những bầy người nguyên thủy phát triển liên tục từ thời đồ đá, trở thành những bộ lạc và tiến tới một dân tộc nền văn minh đồ đồng cao cấp, thống nhất về văn hóa - mà sự phát triển này chỉ khép kín vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng và không hề có giao lưu văn hóa. Mà dân tộc đó lại gìn giữ và phát triển được bản sắc văn hóa đặc trưng của mình trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Đây chính là sư phi khoa học và ngụy biện lớn nhất vì nó không đếm xỉa gì đến một tiêu chí khoa học quan trong trong nghiên cứu lịch sử là:

Mọi sự phát triển của một nền văn minh đều phải có giao lưu văn hóa.

Bây giờ chúng ta xem lập luận của ông Hoàng Xuân Chính về sự giao lưu để tiến hóa từ bầy người nguyên thủy trong thời đồ đá đến thời đại đồ đồng và lập quốc Văn Lang ở đồng bằng Bắc bộ của ông và những người cùng quan điểm. Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Mối quan hệ giữa các bộ lạc, giữa các nhóm bộ lạc thân thuộc ngày càng khăng khít, sự giao lưu văn hóa càng được đẩy mạnh nhất là ở vùng trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, làm cho bộ mặt văn hóa khảo cổ ở giai đoạn này có phong cách khác trước. Sự thống nhất văn hóa được thực hiện trong từng khu vực rộng lớn hơn.

Kết quả của quá trình giao lưu hòa hợp dẫn đến tình hình là vào khoảng những thế kỷ cuối thiên niên kỷ thứ 2 và đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, trên miền Bắc Việt Nam hình thành các văn hóa khảo cổ mà phong cách có tính chất tổng hợp hơn, phạm vi phân bố và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn. Không kể vùng núi, ít nhất cũng đã hình thành 2 khu vực khá rõ, lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã.

Bắc Bộ, từ giai đoạn trước đã là nơi tụ cư của nhiều nhóm người, cũng là nơi dễ dàng tiếp xúc với các văn hóa vùng đông nam và tây nam Trung Quốc. Kết quả của quá trình giao lưu giữa các miền trong vùng và với các vùng chung quanh cũng như sự thay đổi trong đời sống kinh tế và xã hội làm cho phong cách văn hóa ở Bắc Bộ có nhiều thay đổi lớn. Từ phong cách cân đối, nhịp nhàng, hài hòa, đối xứng trên các đồ án hoa văn gốm Phùng Nguyên, qua hoa văn làn sóng các kiểu trên gốm văn hóa Đồng Đậu, đến hoa văn hình học trên gốm văn hóa Gò Mun. Song chính sự giao lưu mạnh mẽ này đã dẫn đến sự thống nhất văn hóa sớm ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên - ông Hoàng Xuân Chính có vẻ như cũng lấy một tiêu chí lịch sử văn hóa để giải thích sự tiến hóa của những bầy người nguyên thủy tư thời đại đồ đá - chỉ giới hạn ở đồng bằng Bắc bộ - cho sự phát triển đến thời đại đồ đồng và cuối cùng là quốc gia Văn Lang. Nhưng tính phi lý của cách ứng dụng tiêu chí này chính là ở nội dung giao lưu văn hóa trong một vùng đất hạn hẹp là đồng bằng Bắc Bộ. Bởi vì bản chất của sự giao lưu văn hóa giúp cho sự tiến bộ của nền văn minh, nó phải có những dân tộc phát triển vượt trội về những mặt khác nhau và trao đổi tiếp thu và hòa nhập với nhau. Để rồi sự giao lưu ngày càng mở rộng với những địa bàn cư trú ngày càng lớn hơn - Chúng ta có thể thấy điều này trong quá trình tiến hóa của nhân loại tiến đến một sự hội nhập toàn cầu. Ở đây, ông ta chỉ giới hạn ở đồng bằng Bắc bộ với....15 bộ lạc. Bởi vậy, ông ta phải gắn nó với sự giao lưu văn hóa ở Nam Trung Quốc. Ông viết:

Bắc Bộ, từ giai đoạn trước đã là nơi tụ cư của nhiều nhóm người, cũng là nơi dễ dàng tiếp xúc với các văn hóa vùng đông nam và tây nam Trung Quốc.

Vậy vấn đề đượccc đạt ra tiếp theo từ lập luận của ông Chính sẽ là: Những đồ đồng tìm thấy ở đồng bằng Bắc bộ là sản phẩm của - theo cách nói của ông Chính - là từ những bộ lạc Việt ở Bắc bộ truyền sang Nam Trung Hoa hay ngược lại? Điều kiện cần phải giải thích là: Một nền văn hóa trống đồng thống nhất và phổ biến ở Nam Dương Tử và ở cả Bắc Việt Nam này có nguồn gốc từ đâu? Nguyên nhân nào đã làm cho cả một vùng rộng lớn - cả miền Nam Dương Tử chung một nền văn hóa trống Đồng? Tất nhiên đây không phải câu trả lời dễ dàng từ những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Lập luận này của ông Hoàng Xuân Chính và những người đồng quan điểm với ông sẽ phải dẫn đến hệ quả tiếp theo của nó là:

- Hoặc là phủ nhận tất cả giá trị văn hóa trống đồng của Việt tộc, vì nó là ảnh hưởng từ văn hóa Nam Trung Quốc phi Việt tộc. Nếu quan niệm của ông Hoàng Xuân Chính là đúng.

- Hoặc là ông Hoàng Xuân Chính phải kết luận rằng: Văn hóa Trống đồng ở Nam Trung Hoa là do tiếp thu từ văn hóa trống đồng của cái mà các ông gọi là: "Nhà nước sơ khai" Văn Lang, hay còn gọi là "Liên minh 15 bộ lạc"!?

Nhưng chắc chắn - Xin lỗi "hầu hết những nhà khoa học trong nước " và tất cả cái "cộng đồng khoa học quốc tế" là - với trường hợp 1 - nó sẽ mâu thuẫn ngay với những sử liệu khác mà tất cả mọi người phải công nhận. Trường hợp này các vị có quan niệm phủ nhận lịch sử vănn hóa truyền thống Việt nếu cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình một cách phi lý thì toàn bộ tiêu chí khoa học sẽ sụp đổ và các vị sẽ không còn nhân danh khoa học được nữa.

Còn rơi vào trường hợp 2 thì sự phổ biến văn hóa trống Đồng ở Nam Dương Tử có cội nguồn văn hóa Việt tộc - thì điều này chứng tỏ rằng: Nền văn hóa Việt tộc - mà các ông cho là "nhà nước sơ khai"',hoặc "liên minh 15 bộ lạc"có một sức mạnh vượt trội để nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ văn hóa Nam Dương Tử.

Kiểu gì thì ông Hoàng Xuân Chính và những người đồng quan điểm với ông trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả cái gọi là "Cộng đồng khoa học quốc tế", cũng đành phải ngậm ngùi thừa nhận sai lầm của mình.

Bởi vậy - mắc dù cũng nói đến giao lưu văn hóa cho ra vẻ khoa học. Nhưng ông Hoàng Xuân Chính lại lập lờ vấn đề tiếp theo cần giải thích vì một hệ quả tất yếu của nó, mà tôi đã trình bày ở trên.

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA ÔNG HOÀNG XUÂN CHÍNH.

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Các đoạn phân tích trên tôi đã chứng tỏ sai lầm chủ quan về phương pháp tiếp cận lịch sử của ông Hoàng Xuân Chính dẫn đến những kết luận sai trong bài viết của ông ta. Tiêu chí khoa học xác định rằng:

Một lý thuyết hay một giả thuyết khoa học bị coi là sai, khi người ta chỉ cần chỉ ra được một cái sai trong một mắt xích của chuỗi lập luận của nó mà tác giả không biện minh được.

Với tiêu chí này thì có lẽ Thiên Sứ tôi không cần phải mất thì giờ phản biện hàng loạt từng bài viết trong cái topic này. Mà chỉ cần vạch ra một cái sai lầm chung nhất trong hệ thống lý luận của cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống và được khoe là có "Cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ. Nhưng vì tính tâm lý nhận thức là: khả năng nhận thức tới đâu thì người ta sẽ giới hạn chân lý ở khung nhận thức đó. Do đó, khi một cá nhân đưa ra một hệ luận nào đó thì - với tâm lý cá nhân đó - luôn cho rằng nó đúng, mặc dù nó nằm trong tập hợp những kết luận chung sai. Trong trường hợp đặc thù của việc ồ ạt phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt cả trong lẫn ngoài nước với số lượng rất đông và có hệ thống thì việc phản biện những bài viết cá nhân là cần thiết. Bởi vì nó sẽ có tác dụng minh chứng cái sai của loạt lập luận này và là điều kiện so sánh với tính hợp lý và khoa học thật sự - trên cơ sở tiêu chí khoa học hiện đại - của việc minh chứng những giá trị văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Đó là nguyên nhân để người viết thực hiện loạt phản biện trong topic này với những bài viết tập hợp được. Người viết chân thành cảm ơn quí vị đã quan tâm.

Quay trở lại với những phần còn lại trong bài viết của ông Hoàng Xuân Chính - Mà những phần trên, người viết đã chứng tỏ sai lầm ngay từ phương pháp tiếp cận nghiên cứu lịch sử của ông ta. Mọi lập luận của ông và có thể nói của tất cả cái "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" đều mập mờ, không có nội dung, nó chỉ là sự biện minh cho những hoài nghi của họ về việc chưa tìm thấy một sự luận giải hợp lý về thời Hùng Vương, chứ tự thân nó không minh chứng được điều gì.

Đoạn trích dẫn sau đây tiếp tục chứng tỏ điều này:

Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Do hoàn cảnh tự nhiên và hình thái sinh hoạt kinh tế giữa các vùng khác nhau nên trình độ phát triển giữa các nhóm người không đồng đều. Chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên, trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, với trình độ kỹ thuật cao hơn đã thu hút tinh hoa văn hóa ở các vùng chung quanh mà hình thành văn hóa khảo cổ có phong cách riêng: văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun. Hai văn hóa này chủ yếu vẫn phân bố ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, song rộng lớn hơn văn hóa Phùng Nguyên ít nhiều. Về phía Bắc, nó đã vượt quá sông Cầu, về phía nam nó cũng đã có mặt ở phía Tây Nam tỉnh Hà Tây. Phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Gò Mun cũng đi xa hơn. Bằng chứng là sự có mặt của rìu đồng tứ giác ở lớp trên di chỉ Ngọc Vừng (tỉnh Quảng Ninh), những mảnh miệng gốm kiểu Gò Mun ở lớp dưới di chỉ Đông Sơn (Thanh Hóa).

Cũng phải nhận rằng, tuy sự thống nhất văn hóa đã được thực hiện trong vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, song những nét đặc trưng văn hóa có tính chất truyền thống giữa các miền vẫn tiếp tục tồn tại, nhất là đối với những vùng xa trung tâm.

Trong giai đoạn này, ở miền bắc Trung Bộ, dấu vết sinh hoạt của con người được giữ lại trong tầng văn hóa và lớp mộ sớm ở Đông Sơn và Thiệu Dương (Thanh Hóa). Ở Đông Sơn, tuy có tìm được khoảng 10 mảnh gốm, 1 mũi giáo, 2 lưỡi dao xéo đồng giống ở văn hóa Gò Mun, song toàn bộ chất liệu, hình dáng hoa văn đồ gốm ở đây không giống với đồ gốm trong văn hóa Gò Mun ở Bắc Bộ (1).

(1) Gốm ở đây là loại thô, thành mỏng, độ nung thấp, gốm mềm, màu gạch non, hoa văn trang trí giản đơn, chủ yếu là văn thừng và văn đắp nổi, dễ dàng phân biệt với loại gốm thành dày, độ nung cao, màu xám, gốm cứng, miệng gãy trang trí hoa văn hình học phía trong thành miệng điển hình của văn hóa Gò Mun.

Việc tìm thấy những mảnh gốm kiểu văn hóa Gò Mun ở đây không những nói lên niên đại tương đương mà còn nói lên phong cách khác nhau cùng mối giao lưu giữa 2 vùng.

Sống trên vùng đồng bằng sông Mã phì nhiêu, nhóm người ở Đông Khối có trình độ kỹ thuật cao cùng với nền kinh tế nông nghiệp làm ruộng nước, đã đẩy mạnh quá trình đồng hóa, hòa hợp với các vùng chung quanh mà hình thành một văn hóa chung mà tiêu biểu là lớp dưới Đông Sơn và Thiệu Dương. Quá trình thống nhất văn hóa được thực hiện dần từng bước. Lúc này ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh phát triển chậm chạp hơn và vẫn có sắc thái riêng.

Quá trình giao lưu hòa hợp văn hóa, dẫn đến hình thành văn hóa ở 2 khu vực Bắc Bộ và bắc Trung Bộ phải chăng phản ánh quá trình hình thành các liên minh bộ lạc hoặc bộ tộc lúc bấy giờ. Chủ nhân văn hóa Gò Mun là hạt nhân của liên minh bộ lạc hay bộ tộc ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Chủ nhân của văn hóa lớp dưới Đông Sơn là trung tâm của liên minh bộ lạc hay bộ tộc miền bắc Trung Bộ. Trong mỗi khu vực, bộ mặt văn hóa giữa các miền gần gũi những nét riêng trong phong cách chung, phải chăng phản ánh tính chất bảo lưu lâu dài của văn hóa vật chất, mặt khác nói lên tính chất độc lập tương đối của các bộ lạc, các nhóm bộ lạc thân thuộc trong liên minh bộ lạc hay bộ lạc lúc bấy giờ.

Ở đoạn này, ông Chính so sánh sự cách biệt cục bộ của những di sản Đồng đào được ở những vùng khác nhau trên phạm vi đồng bằng Bắc Bộ. Xin lỗi ông Chính - tôi có thể lấy ngay đồ gốm của làng Bát Tràng - được sản xuất trong cùng một tháng nào đó của cùng một loại sản phẩm - như bát ăn cơm chẳng hạn - thì chúng ta cũng thấy chúng cũng khác nhau bởi các gia đình khác nhau trong làng nghề truyền thống này. Bát ăn cơm nhà ông Hai Nhiêu sản xuất sẽ khác hàng nhà cụ Cả Bí làm ra. Huống chi những sản phẩm đồng đào được cách ngày này cả vài ngàn năm ở những địa điểm khác nhau với niên đại xác định có độ vênh +/- 100 năm. Tất nhiên những di sản đó phải có khác biệt cục bộ. Do đó, không thể lấy sự khác biệt cục bộ đó để xác định cái gọi là "nói lên tính chất độc lập tương đối của các bộ lạc, các nhóm bộ lạc thân thuộc trong liên minh bộ lạc hay bộ lạc lúc bấy giờ". Bởi vậy, lập luận của ông hoàn toàn nguy biện. Chúng ta thấy rằng: Ngay bây giờ, những sản phẩm làng nghề của các địa phương trong một nước Việt Nam thống nhất trong dân tộc Việt cũng khác nhau. Nhưng chúng ta đang sống trong một dân tộc thống nhất về văn hóa với những nét đặc trưng chung. Do đó cơ sở văn hóa của một dân tộc phải được xác định trên nét đặc trưng chung đó.

Đó là một dân tộc thống nhất về văn hóa mà những chiếc trồng đồng tìm thấy rải rác khắp miền nam sông Dương tử xác định nét đặc trưng chung cho một nhà nước thống nhất đã tồn tại ở đây - mà chính các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ Trung Quốc xác định là một quốc gia Văn minh ở thời cổ dại.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết trên đã được bổ xung.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Những bài trên trong loạt bài phản biện ông Hoàng Xuân Chính, tôi đã chứng minh tính chủ quan và phi khoa học trong những luận cứ của ông ta. Theo tiêu chí khoa học:

Một luận điềm, hay một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ cần chỉ ra một cái sai trong chuỗi hệ luận của nó mà tác giả không biện minh được.

Căn cứ theo tiêu chí này thì có lẽ tôi không cần phải phản biện tiếp. Nhưng như vậy thì thiếu tính nhất quán. Hơn nữa, trong mấy ngày gần đây, tôi phát hiện ra ông Hoàng Xuân Chính ngày trước khi viết bài này, nay đã có hàm giáo sư, khiến tôi không khỏi ngậm ngùi cho việc học sử nước nhà: Điều này báo chí đã nói nhiều, tôi không nói lại. Với tư duy của đẳng cấp giáo sư mà như vậy thì làm sao bảo học sinh khá được về môn sử. Bởi vậy tôi tiếp tục minh chứngvv tính phi khoa học trong phần còn lại của bài viết này.

*

Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Tài liệu dân tộc học cho biết, các dân tộc phía nam nước ta như Chăm-pa. Khơ-me, Ê-đê… gọi người Việt là người Doan, Yoan, Im, De; các dân tộc phía bắc như Tày, Thái, Dao, người ở Quảng Tây gọi người Việt là Keo (1). Nguồn gốc chữ Keo và Doan, Dẹ,… hiện nay chưa rõ. Phải chăng, nếu đây không phải là địa danh cổ, có thể là tên bộ lạc, liên minh bộ lạc, hay bộ tộc lớn mạnh ở phía bắc và nam nước ta trước kia. Và người Keo, người Doan phải chăng là 2 liên minh bộ lạc hay bộ tộc chủ yếu hình thành nên lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng.

(1) Nguyễn Đổng Chi: Vài nét về thể chế gia đình, công xã và cộng đồng người thời Hùng Vương – Bài phát biểu trong cuộc tọa đàm khoa học về các vấn đề mấu chốt về thời kỳ Hùng Vương, Hà Nội, tháng 7-1970 – Tài liệu đánh máy, lưu tại Phòng tư liệu Viện Khảo cổ học.

Sử cũ như Giao Châu ngoại vực ký, Hậu Hán thư cũng có nhiều đoạn ghi chép về sự khác nhau về phong tục tập quán cùng trình độ giữa 2 vùng Giao Chỉ và Cửu Chân, song lại có quan hệ gần gũi, trao đổi với nhau ở thời nhà Hán thống trị cũng phần nào phản ánh sự khác nhau và gần nhau giừa vùng trước lúc bị nhà Hán thống trị.

Từ các nguồn tư liệu nói trên, chúng ta có thể hình dùng là vào khoảng vài thế kỷ cuối thiên niên kỷ thứ 2 và đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã đã là hạt nhân hình thành 2 liên minh bộ lạc hay bộ tộc lớn phân bố ở trung du và đồng bắng Bắc Bộ ở phía bắc và vùng đồng bằng sông Mã, sông Lam ở phía nam. Đó là 2 nhân tố chủ yếu hợp thành đất nước thời Hùng Vương. Ngoài ra cũng cần kể đến những nhóm người sinh sống ở vùng núi quanh 2 trung tâm trên cũng đã tham gia vào trong khối hợp thành ấy.

Như vậy, chúng ta cũng thấy rằng: ông Hoàng Xuân Chính căn cứ vào những tài liệu "có nhiều đoạn ghi chép về sự khác nhau về phong tục tập quán cùng trình độ giữa 2 vùng Giao Chỉ và Cửu Chân, song lại có quan hệ gần gũi, trao đổi với nhau ở thời nhà Hán thống trị", để ông ta xác định:"Từ các nguồn tư liệu nói trên, chúng ta có thể hình dùng là vào khoảng vài thế kỷ cuối thiên niên kỷ thứ 2 và đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã đã là hạt nhân hình thành 2 liên minh bộ lạc hay bộ tộc lớn phân bố ở trung du và đồng bắng Bắc Bộ ở phía bắc và vùng đồng bằng sông Mã, sông Lam ở phía nam".

Một lần nữa, xin lỗi ông Hoàng Xuân Chính và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với cái "cộng đồng khoa học quốc tế" ủng hộ quan điểm của ông là: Ngay bây giờ tại Hoa kỳ - và bất cứ quốc gia nào - người ta cũng có thể tìm thấy sự khác nhau về Phong tục giữa hai vùng đất trong một quốc gia. Và điều đó không có nghĩa đấy là những "liên minh bộ lạc hay bộ tộc lớn", như ông miêu tả. Ở đây tôi chưa muốn nói đến sự ra đời của những cuốn sách như Giao Châu Ngoại vực ký và Hậu Hán thư ra đời sau khi quốc gia Văn Lang sụp đổ ở Nam dương Tử gần 1/2 thiên niên kỷ và không thuộc về chính sử Việt. Điều này cho thấy rõ sự áp đặt quan điểm của ông ta lên lịch sử cội nguôn 2dân tộc Việt. Tất nhiên nó chẳng có cơ sở khoa học nào cả.

Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Đồng thời với mối giao lưu đồng hóa trong nội bộ các liên minh, sự trao đổi với các liên minh cũng không ngừng mở rộng. Từ 2 lưu vực sông Hồng và sông Mã quá trình hòa hợp đồng hóa diễn ra ngày càng mạnh. Kết quả là vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, quá trình hòa hợp văn hóa giữa 2 khu vực được thực hiện, hình thành văn hóa Đông Sơn.

Văn hóa Đông Sơn hình thành không chỉ là sự mở rộng phát triển của văn hóa Gò Mun hay của văn hóa lớp dưới Đông Sơn, Thiệu Dương, mà là kết quả của sự hòa hợp nhiều yếu tố văn hóa trước đó mà hạt nhân là văn hóa Gò Mun ở phía bắc và văn hóa lớp dưới Đông Sơn, Thiệu Dương ở phía nam. Do đó văn hóa Đông Sơn không chỉ đóng khung ở Thanh Hóa và một phần trung du và đồng bằng Bắc Bộ mà còn mở rộng ra cho đến vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và ảnh hưởng của nó còn sâu rộng ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc và xa hơn nữa ngoài biên giới nước ta ngày nay (1). Song có di chỉ và khu mộ thuộc văn hóa Đông Sơn chủ yếu vẫn tập trung ở vùng trung du và đồng bằng thuộc lưu vực các sông Hồng, sông Mã là khu vực tụ cư chủ yếu của người Việt ngày nay, phải chăng cũng là khu vực sinh sống chủ yếu của người Việt cổ, và là vùng đất chủ yếu, là trung tâm của nước Văn Lang của các vua Hùng. Những di vật điển hình của văn hóa Đông Sơn tìm thấy ở khu Tây Bắc, Việt Bắc không những phản ánh sức sống của văn hóa Đông Sơn mà cùng với những phong tục, những chỉ số nhân chủng gần giống nhau giữa cư dân vùng núi ở đây với người Việt thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa những nhóm người vùng núi với người Việt cổ lúc bấy giờ.

(1) Vùng đất Phong Châu và Thanh Hóa vẫn là nơi phát hiện được nhiều di chỉ và khu mộ văn hóa Đông Sơn cùng những chiếc trống đồng loại 1 Hê-gơ nổi tiếng như Vạn Thắng, Việt Trì (Vĩnh Phú), Hoàng Hạ, Miếu Môn, Vinh Quang, Nam Chính, Đường Cồ, Chiềng Vậy, Đại Án (Hà Tây), Đường Mây, Đình Chàng, Trung Mầu, Chùa Thông (Hà Nội), Quả Cam (Hà Bắc), Đông Sơn, Thiệu Dương, Núi Nấp, Núi Soi, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Phà Công (Thanh Hóa).

Vượt ra ngoài vùng Phong Châu và Thanh Hóa, văn hóa Đông Sơn phân bố rộng khắp các miền. Ngược dòng sông Hồng văn hóa Đông Sơn phân bố dày đặc ven sông từ Yên Bái đến Lào Cai như Yên Hợp, Yên Hưng, Đào Thịnh, Đại Thắng, Kim Sơn (Yên Bái), Phố Lu, Bản Lầu, thị xã Lào Cai (Lào Cai). Theo dòng sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Đáy về xuôi, văn hóa Đông Sơn cũng phát hiện được ở Cửu Cao, Liên Nghĩa, La Đôi (Hải Hưng), Việt Khê, Núi Đèo, Núi Voi, Tràng Kênh (Hải Phòng), Ngọc Lũ, Đại Vũ (Nam Hà), Quỳnh Xá, Diêm Điền (Thái Bình). Tuy chưa phát hiện được di chỉ, song vùng núi đá vôi Hòa Bình cũng phát hiện được nhiều di vật văn hóa Đông Sơn như rìu xéo, mũi qua, mũi giáo, lao và cả những chiếc trống đồng loại 1 nổi tiếng như trống Mu-liê, trống Đồi Ro. Từ Thanh Hóa vào Nam văn hóa Đông Sơn cũng phát hiện được ở nhiều nơi như Nghệ An tìm được trống đồng, trìu xéo, mũi giáo ở Nghĩa Đàn, Con Cuông, Yên Thành; Hà Tĩnh có rìu xéo, dao găm ở Xuân An, Thạch Đài; Quảng Bình tìm thấy rìu đồng, kiếm ở Cương Hà.

Số hiện vật bằng đồng ở địa điểm Cương Hà hiện nay không biết ở đâu. Nghiên cứu các bản vẽ trong Tạp chí Ban Huế cổ tháng 1 – 1936 (tiếng Pháp) có 6 lưỡi rìu đồng và 1 thanh kiếm lưỡi sắt cán đồng. Trong số đồ đồng này, theo chúng tôi có 2 chiếc rìu đồng gần gũi phong cách văn hóa Đông Sơn. Những chiếc còn lại, nhất là những chiếc rìu có trang trí văn đan chúng tôi chưa gặp trong các sưu tập văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa. Đây là những hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn hay chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn cần được nghiên cứu cẩn thận hơn.

Trong khu vực rộng lớn của người Thái, người Mèo, người Xá ở Tây Bắc, người Tày, người Nùng, người Dao ở Việt Bắc hiện nay, không những chưa phát hiện được các khu di chỉ. Khu mộ táng của văn hóa Đông Sơn, mà các di vật lẻ tẻ của văn hóa Đông Sơn phát hiện được cũng không nhiều. Cho đến nay chỉ phát hiện được trống đồng loại 1 ở Thuận Châu (Sơn La), rìu xéo ở Phù Yên (Nghĩa Lộ), khuôn đúc dao găm ở Lạng Sơn, dao găm ở Thái Nguyên, Hà Giang, rìu xéo ở Cao Bằng, Tuyên Quang. Vượt qua về phía bắc hay phía nam, chỉ thỉnh thoảng mới gặp vài chiếc trống đồng loại 1 văn hóa Đông Sơn, có thể do trao đổi mà có như trống Đác-Giao (Tây Nguyên), trống Bình Phú (Thủ Dầu Một), trống Khai Hóa, trống Thạch Trại (Vân Nam), trống U-Bông (Lào) và trống Mã-Lai, v.v…

Qua đoạn này thì chúng ta lại thấy tính áp đặt và chẳng có cơ sở nào để chứng minh cho luận điểm của ông ta

. Chưa nói đến nội dung các đoạn phân tích của ông ta tự mâu thuẫn. Đoạn trước thì ông ta nói đến sự giao lưu văn hóa với các vùng Nam và Tây Nam Trung Quốc. Đây, chính ông ta viết - ngay trong bài này:

Bắc Bộ, từ giai đoạn trước đã là nơi tụ cư của nhiều nhóm người, cũng là nơi dễ dàng tiếp xúc với các văn hóa vùng đông nam và tây nam Trung Quốc.

Nhưng , như tôi đã trình bày ở bài trên - nó bế tắc trong khi cần minh chứng tiếp tục những hệ quả của nó khi hiện tượng phổ biến tính đặc trưng văn hóa trống đồng ở khắp Nam Dương Tử. Nhưng trong đoạn văn trên thì ông ta lại lờ tịt đến cái giao lưu văn hóa "Tây Nam và Đông Nam Trung Quốc" và ông lại chỉ giới hạn ở trong đồng bằng Bắc bộ. Hay nói cách kjhácc: Với cái nhìn của Giáo sư Hoàng Xuân Chính - từ như di sản đồ đá tìm được ở đồng bằng Bắc bộ chứng tỏ có người nguyên thủy sống ở đây - đã có một sự tiến hóa khép kín- từ bầy người nguyên thủy với thời đồ đá, lên thời đại đồ đồng và các liên minh bộ lạc với quốc gia Văn Lang. Tôi không thể tin nổi những luận điểm như vậy mà lại được"Cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ. Nhưng tôi tin rằng: Chính những lập luận phi lý loại này góp phần không nhỏ vào việc suy thoái trong nhận thức lịch sử của học sinh Việt Nam mà báo chí nói tới.

Giáo sư Hoàng Xuân Chính viết;

Posted Image

Sơ đồ phân bố nền văn hóa Đông Sơn và các di vật văn hóa Đông Sơn.

Phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn từ lưu vực sông Hồng cho đến miền Hà Tĩnh, Quảng Bình ngày nay khắp các vùng đều phát hiện được những khu di chỉ, mộ táng chức hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn.

Ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn vượt ra ngoài vùng trung du và đồng bằng và còn vượt quá biên giới miền Bắc Việt Nam ngày nay nói lên trình độ cao của văn hóa Đông Sơn cùng ảnh hưởng vai trò của người Việt Cổ đang trong quá trình hình thành lãnh thổ Văn Lang.

Sự thống nhất văn hóa ở giai đoạn Đông Sơn cũng như phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu người Việt cổ cùng đất nước Hùng Vương thời cực thịnh.

Quá trình hình thành văn hóa Đông Sơn phản ánh quá trình hình thành người Việt Cổ. Phải chăng từ 2 vùng đất màu mỡ, mối quan hệ giữa các liên minh bộ lạc ngày càng chặt chẽ, dẫn đến hình thành một khu vực thống nhất của người Việt cổ làm cơ sở cho sự hình thành lãnh thổ Văn Lang vào cuối thời Hùng Vương. Dựa trên sức mạnh của khối thống nhất bền vững này, Hùng Vương đã tập họp lại quanh mình những tộc người sinh sống ở các vùng núi mà xây dựng nên nước Văn Lang.

Đến lúc này, một cương giới hẳn hoi của đất nước mới hình thành. Văn hóa Đông Sơn là dấu tích của người Việt Cổ trong buổi bình minh của đất nước. Vùng trung du và đồng Bắc Bộ và đồng bằng sông Mã, sông Lam – địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, là trung tâm của nước Văn Lang. Từ đây, các vua Hùng khống chế cả vùng núi rộng lớn phía bắc và tây bắc, và nước Văn Lang lúc cực thịnh có thể kéo dài từ Hoành Sơn cho đến biên giới Việt – Trung ngày nay (hoặc co giãn chút ít).

Cho đến giai đoạn Đông Sơn, sự thống nhất văn hóa trong khu vực cư trú của người Việt cổ đã được hiện, song những khác biệt trong phong cách văn hóa giữa các vùng vẫn tồn tại. Những khác biệt này dẫn đến hình thành các loại hình của văn hóa Đông Sơn: Chí ít cũng đã hình thành 2 loại hình: loại hình vinh quang tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, loại hình Thiệu Dương tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn ở bắc Trung Bộ.

Sự hình thành những loại hình văn hóa Đông Sơn không làm lưu mờ sự thống nhất của văn hóa Đông Sơn, mà trái lại làm nổi rõ những tính chất địa phương của văn hóa Đông Sơn, phản ánh quá trình hình thành văn hóa Đông Sơn cùng mối giao lưu giữa các miền lúc bấy giờ (1).

(1) Hoàng Xuân Chinh và Chữ Văn Tần: Nội dung loại hình và niên đại văn hóa Đông Sơn – khảo cổ học, Hà Nội, số 3 – 4, tháng 12 – 1969.

Hai loại hình của văn hóa Đông Sơn phải chăng là dấu vết của 2 liên minh bộ lạc chủ thể hợp thành đất nước Văn Lang vẫn còn giữ những dáng dấp, những phong tục tập quán riêng khi quốc gia đã hình thành.

Không những thế, giữa các miền trong vùng Bắc Bộ,các di vật văn hóa Đông Sơn cũng có những sắc thái riêng. Những lưỡi giáo, lưỡi rìu, dao găm ở ven biển (Việt Kê, Núi Đèo, Núi Voi, Quỳnh Xá), ở trung châu Bắc Bộ (Vinh Quang, Nam Chính, Việt Trì,…) và thượng du sông Hồng (Yên Hợp, Yên Hưng, đào Thịnh, Phố Lưu,…) không hoàn thành giống nhau trong nhiều chi tiết hình dáng. Những khác biệt trong chi tiết này phải chăng là dấu vết những tập đoàn người khác nhau hợp thành quốc gia còn được giữ lại mờ nhạt trong khối cộng đồng quốc gia thống nhất.

Thế là, từ rất sớm, với sự hình thành văn hóa Đông Sơn, khối thống nhất dân tộc lấy người Việt cổ làm trung tâm được hình thành, tạo điều kiện thành lập nhà nước đầu tiên của dân tộc ta, đặt cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của dân tộc ta, đủ sức chống chọi với sự xâm lược của phương Bắc.

*

* *

Đoạn này thì quá rõ: Ông ta đã lấy giới hạn của việc tìm thấy di vật khảo cổ trong phạm vi biên giới Việt hiện nay làm giới hạn đất nước Văn Lang.

Tất nhiên đấy không thể coi là "cơ sở khoa học" của luận điểm phủ nhận gia trị văn hóa sử truyền thống Việt.

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Đoạn này thì quá rõ: Ông ta đã lấy giới hạn của việc tìm thấy di vật khảo cổ trong phạm vi biên giới Việt hiện nay làm giới hạn đất nước Văn Lang.

...

Híc ! Ông ta phạm sai lầm hết sức cơ bản trong phương pháp nghiên cứu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm. Bài viết của Giáo sư Hoàng Xuân Chính còn một đoạn kết mới hết bài.Nhưng toàn bộ những luận cứ của ông đầy mâu thuẫn, chủ quan đến phi lý mà tôi đã phân tích và chứng minh, nên đoạn kết với những câu văn sáo rỗng cũng không còn giá trị. Bởi vậy, tôi chuyển sang phản biện bài tiếp theo của ông Nguyễn Mạnh Lợi. Theo thông lệ, tôi đưa phần 1 bài viết của ông ta lên đây để mọi người tham khảo trước. Nhưng để ngắn gọn vấn đề theo tiêu chí khoa học:

Một luận điểm khoa học được coi là sai nếu người ta chỉ ra cái sai trong một mắt xích của nó mà tác giả không biện minh được - nên tôi sẽ chỉ tìm và phân tích mâu thuẫn ngay trong bài viết và không phân tích cả bài viết. Tôi cũng chưa xem kỹ bài viết này. Nhưng nếu Thiên Sứ đúng thì cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt phải sai. Đó là nguyên tắc. Tôi đủ khả năng chỉ ra cái sai đó, nên không cần xem trước để đỡ mất thời gian.

*

Hùng Vương dựng nước - Tập IV - 13

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện khảo cổ học

Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1974

Cương vực nước Văn Lang

Nguyễn Mạnh Lợi

Posted Image

T

ìm hiểu cương vực một nước, vấn đề trước tiên là tìm xem nước đó to, nhỏ, rộng, hẹp, ra sao, tiếp giáp với những nơi nào. Đối với nước Văn Lang, việc tìm hiểu cương vực có khó khăn riêng của nó vì cho đến nay trong thư tịch, khái niện Văn Lang khi thì được dùng để chỉ vùng đất Phong Châu quanh Bạch Hạc, khi thì chỉ miền đất Giao Chỉ và Cửu Chân xưa, có khi lại được dùng để chỉ khu vực rộng lớn từ hồ Động Đình, Ba Thục đến giáp Chiêm Thành. Vậy nước Văn Lang của các vua Hùng rộng hẹp ra sao là vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến trong bản báo cáo này.

Đất nước ta từ buổi đầu dựng nước được sử sách Trung Quốc trước thời Đường như Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí, v.v… gọi là “đất Giao Chỉ khi chưa có quận huyện”. Từ thời Đường về sau mới nhắc đến tên Văn Lang khi chỉ định quận huyện ở Giao Châu, như sách Thông điển của Đỗ Hựu viết: “Phong Châu là nước Văn Lang xưa”. Chưa có một tài liệu Trung Quốc nào chỉ định rõ ràng cương giới nước Văn Lang.

Với lòng tự hào dân tộc được phát huy mạnh mẽ với những chiến thắng lừng lẫy đánh tan quân Nguyên, nhiều nho gia, sử gia thời Trần đã thu thập chuyện dân gian viết nên sử sách nêu lên cương giới lâu đời của đất nước chứng tỏ “quốc thống bắt đầu từ đấy”. Xưa nhất có quyển Lĩnh Nam chích quái, “Chuyện Hồng Bàng” chép về cương vực nước Văn Lang như sau:

“Âu Cơ và 50 con lên đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau: cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới hồ Động Đình, nam tới nước Hồ Tôn. Chia nước làm 15 bộ” (1).

(1) Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái – Bản dịch của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San, Hà Nội, 1969, tr.23.

Sau đấy các sách Dư địa chí củ Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đều chép gần giống như thế, song lên 15 bộ thì giữa các sách có xuất nhập ít nhiều: Có thể nói, đấy là những ghi chép cơ bản nhất để nghiên cứu cương vực nước Văn Lang trước đây.

Từ trước tới nay, đất Phong Châu (tỉnh Vĩnh Phú và Hà Tây hiện nay) vẫn được xem là đất Tổ, là trung tâm của nước Văn Lang. Song về biên giới nước Văn Lang trước đây, Ngô Thời Sĩ trong Việt sử tiêu án, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, các sử gia thời Nguyễn trong lời cẩn án Việt sử thông giám cương mục, và H. Ma-xpê-rô trong bài Vương quốc Văn Lang cũng đã tỏ ra nghi ngờ về biên giới quá rộng được ghi chép trong các sách sử trước đó, mà cho rằng: “Đất nước các đời dựng ra trước thời An Dương Vương tức là biên giới nước Nam ngày nay” (1), “phía đông đến biển, phía tây giáp Vân Nam, phía nam giáp Chiêm Thành, phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Đông, phía tây giáp nước Lão Qua” (2).

(1) Ngô Thời Sĩ: Việt sử tiêu án, dẫn trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.

(2) Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Bản dịch của Viện Sử học.

Phải chăng các sử gia thời Trần, Lê muốn con dân nước Văn Lang là dòng dõi Bắc Triều, con cháu gần gũi của Thần Nông, xem Văn Lang vốn là Bách Việt, hay là do sự nhầm lẫn Dạ Lang ra Văn Lang mà kéo biên giới nước Văn Lang lên đến hồ Động Đình, Ba Thục. Vì rằng, theo thư tịch, nước Văn Lang sau trở thành nước Âu Lạc, rồi bị Triều Đà thôn tính vào nước Nam Việt, sau nhà Hán chia làm Giao Chỉ và Cửu Chân. Như vậy đất Gia Chỉ và Cửu Chân thời Hán chính là nước Văn Lang xưa. Hơn nữa trong lúc Hùng Vương dựng nước Văn Lang, thì miền Hoa Nam, từ hồ Động Đình trở xuống có nhiều nhóm người sinh sống, sử sách gọi họ là Bách Việt, trong đó có những nhóm người đã thành lập được quốc gia riêng như Đông Việt, Mân Việt, Điền Việt, Nam Việt…, như vậy dải đất Giang Nam rộng lớn đó làm sao có thể nằm trong nước Văn Lang được. Mặt khác, xét vị trí 15 bộ của nước Văn Lang, tuy tên gọi giữa các sách khác nhau chút ít, song hầu hết là tên các huyện thời Hán, thời Đường. Nhiều người tà từ những quận huyện thời Đường lần tìm vị trí 15 bộ, tuy sự chỉ định chưa hoàn toàn khớp nhau, song tất cả đều nhất trí hầu hết các bộ là nằm trong đất Giao Chỉ và Cửu Chân thời Hàn, thảng hoặc có bộ nằm trong đất Lưỡng Quảng chút ít. Hơn nữa cũng phải tính toán đến khả năng của nhà nước trong buổi mới được hình thành, có đủ sức quản lý một đất nước rộng lớn, núi rừng hiểm trở, cách trung tâm hàng nghìn kilômét hay không.

Như vậy, qua những ghia chép trong thư tịch xưa, có thể thấy lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang là đất Giao Chỉ và Cửu Chân thời Hán.

Nếu thư tịch do sử gia các thời trước để lại về thời Hùng Vương không được bao nhiêu và cũng không được chính các sử gia đó tin lắm, thì mấy năm gần đây, lòng đất Phong Châu cũng như khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã cung cấp cho chúng ta hàng vạn di vật khảo cổ học là những tư liệu trực tiếp từ thời đó để lại có một giá trị đặc biệt trong việc tìm hiểu đất nước Văn Lang.

Tài liệu khảo cổ cho biết, vào khoảng đầu Công nguyên cho đến trước thời Bắc thuộc, miền Bắc Việt Nam ngày nay đã có nhiều nhóm người sinh sống mà dấu tích là các nhóm di tích khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Mỗi nhóm di tích khảo cổ này có những đặc điểm riêng, phản ảnh các giai đoạn phát triển từ thấp lên cao của những cộng đồng người ở đây. Song giữa chúng có nhiều điểm gần gũi thống nhất với nhau, tạo thành một phong cách riêng dễ dàng phân biệt với các vùng chung quanh.

Phạm vi phân bố cùng niên đại của các nhóm văn hóa khảo cổ này phù hợp với những ghi chép về đất nước của Hùng Vương trong thư tịch xưa và truyền thuyết. Phải chăng cùng với sự hình thành một nền văn hóa chung, lãnh thổ Văn Lang của các Vua Hùng cũng dần được hình thành và quá trình phát triển từ giai đoạn Phùng Nguyên lên Đông Sơn là phản ánh quá trình hình thành nước Văn Lang.

Vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nơi họp lưu của nhiều con sông lớn: sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà,… nằm giữa dãy núi Tam Đảo và Ba Vì là vùng phân bố dày đặc văn hóa Phùng Nguyên, có phong cách đặc biệt khác với văn hóa vùng núi, vùng ven biển và đồng bằng Thanh Hóa cùng thời kỳ. Đây là vùng còn giữ nhiều di tích lịch sử có liên quan đến thời đại các vua Hùng, mà tiêu biểu nhất là ngôi đền và mộ Hùng Vương. Ở đây, hầu như mỗi xã hội đều có đền miếu thờ các nhân vật thời Hùng Vương, và người dân còn truyền tụng nhiều câu chuyện có liên quan đến Hùng Vương. Nhân dân khắp nơi đều gọi vùng này là đất Tổ. Vậy phải chăng văn hóa Phùng Nguyên là di tồn của bộ Văn Lang, bộ lạc gốc của các vua Hùng, là phạm vi phân bố của van hóa Phùng Nguyên lại là địa bàn của bộ Văn Lang bao gồm Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nôi, và một phần Hà Bắc ngày nay.

Từ đây, Hùng Vương đã dần dần xây dựng nên nước Văn Lang. Cho đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, đỉnh cao thời Hùng Vương, nước Văn Lang đã hình thành, và mở rộng ra ngoài vùng đất Tổ. Văn hóa Đông Sơn không những giúp chúng ta tìm hiểu người Việt cổ mà cùng với các nguồn tư liệu khác có thể cho chúng ta biết cương vực nước Văn Lang .

Văn hóa Đông Sơn vẫn tập trung dày đặc ở trung du và một phần đồng bằng Bắc Bộ, ở đây đã phát hiện được những địa điểm vô cùng phong phú như Vinh Quang, Chiền Vậy, Nam Chính (Hà Tây), Việt Trì (Vĩnh Phú), Đình Chàng, Trung Mầu (Hà Nội) và nhiều di vật Đông Sơn nổi tiếng như trống đồng Hoàng Hạ, Miếu Môn (Hà Tây), thạp đồng Vạn Thắng (Vĩnh Phú). Song, theo các triền sông, văn hóa Đông Sơn đã mở rộng diện tích phân bố khắp các miền. Ngược sông Hồng về phía bắc, các di tích văn hóa Đông Sơnđã phát hiện được ở Yên Hưng, Yên Hợp, Đào Thịnh (Yên Bái), Phố Lu, Bản Lầu (Lào Cai). Về phía đông, cũng đã phát hiện được những địa điểm phong phú như Việt Khê, Núi Đèo, (Hải Phòng), Quỳnh Xá (Thái Bình) cùng những di vật nổi tiếng như trống đồng Ngọc Lũ, Đại Vũ (Nam Hà), Cửu Cao (Hải Hưng), qua đồng Núi Voi (Hải Phòng). Về phía nam văn hóa Đông Sơn phân bố dày đăc ở Thanh Hóa như Đông sơn, Thiệu Dương, Núi Nấp, Núi Sỏi, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Phà Công, còn ít dần ở Nghệ An (Yên Thành, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Xuân An, Thạch Đài), Quảng Bình (Cương Hà). Miền núi Hòa Bình cũng phát hiện được nhiều địa điểm và di vật Đông Sơn nổi tiếng như trống Sông Đà, Đồi Ro, v.v…

Vùng núi Tây Bắc và Việt Bắc cho đến nay chưa phát hiện được những di chỉ cư trú hay mộ táng, mà chỉ tìm thấy một vài di vật Đông Sơn lẻ tẻ như trống đồng loại 1 ở Thuận Châu (Sơn La), rìu xé ở Phù Yên (Nghĩa Lộ), dao găm ở Thái Nguyên, Hà Giang, rìu xéo ở Tuyên Quang, Cao Bằng, khuôn đúc dao găm ở Lạng Sơn.

Với những chiếc trống đồng loại 1 (theo cách phân loại của Hê-gơ), thạp đồng, thố đồng, rìu xéo các loại, rìu gót vuông, lưỡi cày cánh bướm, lưỡi cày gần bầu dục, các loại dao, lao, tấm che ngực,… cùng các loại hoa văn vòng tròn tiếp tuyến, văn răng cưa, văn hình chữ S xoắn đơn kép, văn hóa trang hình chim, các cảnh sinh hoạt bơi thuyền, giã gạo, nhà sàn, múa hát,… tạo cho toàn bộ văn hóa Đông Sơn một phong cách độc đáo phân biệt rõ ràng với văn hóa nước Điền, văn hóa Ngô – Việt, Nam Việt ở vùng Giang Nam, Chân Lạp, lão.

Ở những vùng này hay xa hơn nữa tuy có phát hiện được lẻ tả một vài chiếc trống đồng loại như ở Vân Nam (trống đồng Khai Hóa, Tấn Ninh), ở Quảng Tây (trống đồng huyện Quý), ở Lào (trống U-bông), ở Tây Nguyên (trống Đắc-Giao), ở Thủ Dầu Một (trống Bình Phú), ở Mã-lai (trống Xun-gai-lang),… bên cạnh những di vật có phong cách hoàn toàn khác, cũng chỉ nói lên sức sống mãnh liệt và ảnh hưởng rộng lớn của văn hóa Đông Sơn mà thôi. Chắc hẳn đấy là những hiện vật do trao đổi mà có. Trên cơ sở những mối giao lưu qua lại đó đã ảnh hưởng đến bộ mặt văn hóa giữa các vùng ở mức độ nhất định.

Qua đấy ta thấy các di chỉ và di tích văn hóa Đông Sơn chủ yếu phân bố ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ cùng dãy đất hẹp ven thượng lưu sông Hồng. Đây cũng là vùng có nhiều dấu tích lịch sử cũng như chuyện kể về thời Hùng Vương. Các đền miếu thờ các nhân vật thời Hùng Vương cùng những câu chuyện có liên quan đến việc dựng nước và giữ nước của các vua Hùng phong phú ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, ít dần ở Nghệ An, Hà Tĩnh, hiếm hoi ở vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc và hoàn toàn xa lạ ở vùng phía nam Quảng Bình và Hoa Nam. Những tên đất, tên núi, tên sông được nêu lên trong các chuyện kể về thời Hùng Vương như Hy Cương, Núi Tản, Sóc Sơn, Trâu Sơn, làng Phù Đổng, Chữ Xá, đầm Nhất Dạ, đất Nga Sơn mà ngày nay còn đó đều nằm trong khu vực phân bố chủ yếu của văn hóa Đông Sơn. Đây cũng là khu vực đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho cư dân định cư nông nghiệp, cũng là địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt hiện nay. Phải chăng đây là địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt cổ và là miền đất trung tâm, chủ yếu của nước Văn Lang.

Đối với các vùng núi quanh khu trung tâm trên, từng nơi từng lúc mức độ khống chế của các vua Hùng cũng khác nhau tùy theo sức mạnh của trung tâm Văn Lang cũng như của các trung tâm khác ngoài đất Văn Lang.

Vùng núi Hòa Bình – địa bàn cư trú của người Mường hiện nay – đã phát hiện được nhiếu đồ đồng Đông Sơn. Sự gần gũi giữa người Kinh và người Mường về mặt nhân chủng học, dân tộc học, và ngôn ngữ học hiện nay gợi cho chúng ta sự đồng nhất giữa người Mường và người Việt cổ trước đây và sự thống nhất về cương vực cư trú ở thời Hùng Vương là có thể tin được. Vùng núi Hòa Bình cùng một phần đất Sơn La, Nghĩa Lộ, vùng núi Thanh Hóa – vùng đất của người Mường chắc hẳn nằm trong lãnh thổ Văn Lang. Quá về phía tây và phía bắc là địa bàn sinh sống của người Thái, Mèo, Xá, Tày, Nùng, Dao, hiện nay chúng ta cũng đã phát hiện được một số di vật điển hình của văn hóa Đông Sơn. Hơn nữa về nhiều mặt như nhân chủng, phong tục của các dân tộc bản địa ở đấy cũng có nét gần gũi với người Việt cổ như tục nhuộm ăn trầu, ăn đất, uống bằng mũi, dùng trống đồng. Những điều đó chứng tỏ rằng ngay từ thời các Vua Hùng vùng núi rộng lớn này cũng đã có quan hệ chặt chẽ với vùng trung tâm Văn Lang. Tài liệu dân tộc học cho biết vùng núi Tây Bắc cũng như Việt Bắc là vùng tranh chấp của nhiều trung tâm chính trị thời cổ đại, nhiều cuộc chiến tranh từng diễn ra ở đấy. Song ảnh hưởng to lớn của trung tâm Văn Lang đối với vùng này là điều khẳng định, và có thể xem vùng núi Tây Bắc và Việt Bắc với vùng này là điều khẳng định, và có thể xem vùng núi Tây Bắc và Việt Bắc nằm trong phạm vi khống chế của trung tâm Văn Lang và nước Văn Lang mở rộng về phía tây có thể đi lên đến biên giới Việt – Lào, Việt – Trung ngày nay.

Miền nam Quảng Đông, Quảng Tây tuy núi non hiểm trở, song cách trung tâm Văn Lang không xa lại là vùng tụ cư của người Lạc Việt nên chắc hẳn có mối quan hệ với trung tâm Văn Lang. Không phải ngẫu nhiên mà cư dân Hợp Phố (Quảng Đông) đã nổi dậy theo Hai Bà Trưng chống bọn thống trị nhà Hán. Và cho mãi đến thời Bắc thuộc, vùng Hợp Phố có lúc vẫn được sáp nhập vào đất Giao Châu. Trước đây khi chỉ định vị trí 15 bộ của nước Văn Lang, có ý kiến đã đặt bộ Trang Tuyển, bộ Ninh Hải trên đất Quảng Tây, Quảng Đông (1). Do cùng một tộc người sống cạnh nhau phải chăng một phần đất Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay xưa kia đã nằm trong phạm vi khống chế của nước Văn Lang.

(1) Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Hà Nội, 1996.

Về phía dử cũ của ta đều cho là nước Văn Lang giáp nước Hồ Tôn (Lịch triều hiến chương loại chí cho lá giáp Chiêm Thành). Chiêm Thành là nước Hoàng Vương thời Đường, nước Lâm Ấp thời Tấn. Nói nước Văn Lang giáp nước Chiêm Thành nghĩa là giáp vùng đất mà sau đó lập nên nước Chiêm Thành, phải chăng là nước Hồ Tôn như nhiều sử sách đã ghi.

Trong quá trình lịch sử, biên giới của Chiêm Thành ngày càng lùi dần vào nam, cho dến thời Lý, Hoành Sơn còn là biên giới phía bắc của nước Chiêm Thành. Hoành Sơn có thể xem như là đường biên giới của văn hóa khảo cổ của sự phân bố di tích lịch sử cùng truyền thuyết thời Hùng Vương. Từ Quảng Bình trở vào hầu như vắng mặt các di tích văn hóa Đông Sơn và các di tích thời Hùng Vương. Điều này cũng phù hợp với những ghi chép trong sử cũ, và Hà Tĩnh, Quảng Bình ngày nay vùng giáp ranh hai nước, mà dãy Hoàng Sơn chắn ngang giữa Trường Sơn và biển đông là biên giới phía nam của nước Văn Lang.

Như vậy, hội tất cả các nguồn tư liệu lại, chúng ta thấy vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa là trung tâm của nước Văn Lang. Nước Văn Lang đã khống chế một vùng rộng lớn từ Hoành Sơn cho đến miền nam Quảng Đông, Quảng Tây từ biển Đông cho đến biên giới Việt – Lào ngày nay.

Như thế, vấn đề đặt ra là tại sao sử cũ lại ghi chép cương giới nước Văn Lang lên đến hồ Động Đình và Ba Thục. Chúng tôi nghĩ rằng các nhà biên khảo xưa muốn tìm nguồn gốc của tổ tiên ta ở phương Bắc, là con cháu vua Thần Nông nên cho rằng Hùng Vương là con cháu của Kinh Dương Vương, nhân vật được xem là thủy tổ của Bách Việt, mà suy đoán đất nước của Hùng Vương bao gồm cả châu Kinh, châu Dương ở lưu vực sông Dương Tử. Hơn nữa, miền Hoa Nam là nơi sinh tụ của nhiều nhóm người, gọi chung là Bách Việt, dễ khiến cho các nhà nho xưa xem truyền thuyết về 100 con trai của Lạc Long Quân là phản ánh tình hình Bách Việt đó, mà quan niệm Văn Lang vốn là Bách Việt, và biên giới Văn Lang đến tận hồ Động Đình. Mặt khác, có thể vì cho rằng An Dương Vương họ Thục, là con cháu của Thục Dương Vương mà Thục Vương là vua nước láng giềng với Văn Lang dễ cầu thân với Hùng Vương mà các nhà chép sử thời xưa đã xô bồ miền đất của Thục Vương với đất Ba Thục mà cho nước Văn Lang giáp đất Ba Thục.

Qua các tài liệu trên ta thấy đường biên giới từ Ba Thục đến hồ Động Đình được ghi trong sử cũ không phải là cương vực phía bắc của nước Văn Lang, phải chăng đó là giới hạn giữa người Hán ở phía bắc và các tộc người ở phía nam mà sử Trung Quốc thường gọi là Man Di hay Bách Việt.

*

* *

Từ những điều đã trình bày trên, đối chiếu với những điều ghi chép trong thư tịch xưa về cương vực nước Văn Lang chúng ta thấy:

- Từ khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, ở vùng hợp lưu của các con sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà đã có một nhóm người sinh sống mà dấu vết để lại là văn hóa Phùng Nguyên. Phải chăng đây là văn hóa vật chất của bộ Văn Lang – bộ lạc gốc của Hùng Vương. Phạm vi phân bố của văn hóa Phùng Nguyên là địa bàn của bộ Văn Lang, bao gồm vùng Vĩnh Phú, một phần Hà Tây, Hà Nội, một phần Hà Bắc.

- Vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa là vùng phân bố chủ yếu của di chỉ và di tích văn hóa Đông Sơn phải chăng là trung tâm của nước Văn Lang . Ở thời cực thịnh, từ đây các vua Hùng khống chế một vùng rộng lớn từ Hoành Sơn cho đến một phần đất phía nam Quảng Đông, Quảng Tây, từ biển Đông đến vùng biên giới Việt – Trung, Việt – Lào (có thể co dãn chút ít). Đó là lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng.

- Còn cương vực rộng lớn bao gồm từ hồ Động Đình, Ba THục đến nước Hồ Tôn (hay Chiêm Thành) được ghi chép trong thư tịch và truyền thuyết, phải chăng là khu vực tụ cư của người Bách Việt nói chung dễ phân biệt với địa bàn sinh tụ của tộc Hán ở phía bắc.

Còn tiếp

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện khảo cổ học

Nguồn: Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1974

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của ông Nguyễn Mạnh Lợi - Tiếp theo.

III. Vấn đề con người thời Hùng Vương

Posted Image

Nghiên cứu con người thời Hùng Vương liên quan tới niên đại Hùng Vương. Song đến nay dù khung niên đại thời kỳ này có còn phải tranh luận thêm thì điều chắc chắn có thể nói được là một giai đoạn chủ yếu của nó đã tương ứng với thời đại đồ đồng. Căn cứ vào những tài liệu cổ nhân học được phát hiện, chúng tôi đã có dịp trình bày một số ý kiến liên quan đến vấn đề này trong những báo cáo lần trước (1). Tựu trung những ý chính nêu lên là như sau:

(1) Nguyễn Đình Khoa: Nhân học với vần đề thời đại Hùng Vương, trong Hùng Vương dựng nước, tập I. Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1970, (tr. 156 – 161).

Nguyễn Đình Khoa: Vấn đề nguồn gốc người Việt – Khảo cổ học số 3 – 4, tháng 12 -1969.

Nguyễn Đình Khoa và Nguyễn Lân Cường: Những người cổ ở Việt Nam – Khảo cổ học số 11 – 12, tháng 12 – 1971.

1. Vấn đề con người thời Hùng Vương và vấn đề nguồn gốc người Việt là hai vấn đề gắn vào nhau. Vấn đề thứ nhất bao trùm vấn đề thứ hai vì cư dân thời Hùng Vương không chỉ là tổ tiên riêng của người Việt mà còn là tổ tiên của nhiều tộc anh em miền núi khác nữa. Cho nên giải quyết vấn đề thứ nhất (cư dân Hùng Vương) là đã giải đáp được phần cơ bản của vấn đề thứ hai (nguồn gốc người Việt), và ngược lại giải quyết vấn đề thứ hai (nguồn gốc người Việt) là góp phần quan trọng để giải đáp vấn đề thứ nhất (cư dân Hùng Vương).

2. Tài liệu cổ nhân học cho hay rằng suốt thời đá mới đã cộng cư trên lãnh thổ Việt Nam nhiều loại hình nhân chủng, trong đó chủ yếu là loại hình Ô-xtơ-ra-lô Mê-la-nê-diêng và Anh-đô-nê-diêng. Nhưng sau đó loại hình Ô-xtơ-ra-lô Mê-la-nê-diêng đã mất dần đi trên bán đảo Đông Dương, cho nên đối với vấn đề đang đặt ra – con người thời Hùng Vương và nguồn gốc người Việt – thì loại hình Anh-đô-nê-diêng có vai trò quan trọng đặc biệt.

3. Trong những người Mông-gô-lô-ít phương Nam, ngoài loại hình Anh-đô-nê-diêng còn có loại hình Nam Á. Loại hình này là thành phần chủ yếu của nhiều cư dân ở Đông Dương và Đông Nam châu Á hiện nay, bao gồm cả dân tộc Việt. Căn cứ vào tài liệu cổ nhân loại thì có khả năng cho rằng loại hình này đã xuất hiện trên đất Việt Nam (chủ yếu là miền Bắc Việt Nam) ít nhất từ thời đại đồng thau rồi tiếp tục phát triển từ đó đến nay và phân hóa thành nhiều loại hình địa phương.

4. Từ những kết luận trên mà thấy rằng địa bàn mà người Việt sống tập trung nhất hiện nay ở miền Bắc Việt Nam cũng là nơi mà tổ tiên ta đã từng sống, lao động và chiến đấu cách đây 3000 – 4000 năm lịch sử.

Vậy thì để giải quyết vấn đề đặt ra – con người thời Hùng Vương và nguồn gốc người Việt – còn vấn đề gì tồn tại? Trước hết phải nói rằng nguồn tài liệu nhân học (bao gồm cả cổ nhân học) dựa vào đó để rút ra những kết luận trên đây còn ít, do đó cần được tiếp tục bổ sung cho đầy đủ hơn.Ngoài ra còn những tồn tại khác, cũng rất cơ bản. Ví như: loại hình Nam Á, một thành phần quan trọng trong cư dân thời Hùng Vương, một nhân tố chủ yếu giải đáp vấn đề nguồn gốc người Việt, nếu xuất hiện vào thời đại đồ đồng, đúng như kết luận nêu ở trên, thì quá trình hình thành loại hình này ra sao? Chúng vốn có nguồn gốc bản địa từ những thời kỳ sớm hơn nữa trên dải đất này hay đã từ một vùng nào chuyển tới: Đối với loại hình Anh-đô-nê-diêng chúng quan hệ như thế nào?

Tài liệu nghiên cứu về các nhóm người Xá, đem đối chiếu với tài liệu người Khả ở Lào và tài liệu về các tộc người vùng núi tỉnh Quảng Bình đã đưa lại những tia sáng góp phần giải đáp các vấn đề này.

Thật vậy, sơ đồ chúng tôi phác họa ở phần trên của bài viết (phần :P , có thể khái quát như sau: “loại hình Nam Á là kết quả một quá trình chuyển biến từ các loại hình Anh-đô-nê-diêng”. Sự khái quát này cũng có thể biểu diễn bằng một sơ đồ:

Posted Image

Trong sơ đồ nàỳ, khâu trung gian chính là những loại hình Anh-đô-nê-diêng (kém điển hình) hoặc những loại hình Nam Á (kém điển hình) với tất cả các dạng thể hiện chúng. Những tộc người vùng núi tỉnh Quảng Bình, các tộc Khả ở Lào hay Xá Tây Bắc đều có thể coi là hình ảnh cụ thể của các dạng này. Vậy là nhóm loại hình Nam Á ở nhiều vùng tại khu vực Bắc Đông Dương trong đó có Việt Nam đã được hình thành trên cơ sở những loại hình Anh-đô-nê-diêng bản địa. Quá trình này đã diễn ra từ thời đại đá mới và dần dần rõ nét vào thời đại đồ đồng, khi mà những nét tiêu biểu cho người Nam Á ở khu vực này đã được hình thành về cơ bản.Tài liệu cổ nhân học phát hiện ở miền Bắc Việt Nam là một bằng chứng cho những điều vừa trình bày (tài liệu đã dẫn: Những người cổ ở Việt Nam). Một khu vực thứ hai mà tại đó quá trình diễn biến của nhóm loại hình Nam Á cũng xảy ra mãnh liệt như ở Bắc Đông Dương và cả miền Nam Trung Quốc, vùng tiếp cận với những chủng tộc Mông-gô-lô-ít ở phương Bắc. Nhà học giả Liên Xô là Trê-bốc-xa-rốp khi đề cập tới địa vực của người Nam Á đã cho rằng “trung tâm hình thành của nhóm loại hình này là miền Nam Trung Quốc, rồi từ đó mới phân bố ra các vùng khác ở vùng Đông Nam Á” (1947, tr.61; 1951, tr.343) (1). Nhưng theo chúng tôi thì trung tâm đó không chỏ bó hẹp ở Nam Trung Quốc mà rộng hơn, bao gồm cả Bắc Đông Dương, trong đó Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Mặc khác không phải các loại hình Nam Á ở những vùng khác của khu vực Đông Nam Á đều là do kết quả một sự phát tán đơn thuần từ các trung tâm này, mà thực tế cho hay rằng quá trình diễn biến từ những loại hình Anh-đô-nê-diêng trở thành Nam Á là một hiện tượng đã và đang xảy ra phổ biến ở khắp khu vực. Đó chính là nội dung cụ thể của hiện tượng Mông-gô-lô-ít hóa ngày một đậm nét các cư dân ở Đông Nam châu Á. Nguyên nhân và động lựa của quá trình này là một vấn đề phức tạp mà trong phạm vi một bài viết chúng tôi chưa có đủ điều kiện trình bày. Vậy là sau khi hình thành, từ một trung tâm tương đối rộng lớn, loại hình Nam Á cổ - tổ tiên của những người Nam Á hiện nay đã tác động rộng rãi đến các vùng địa vực xung quanh, không những tới phương nam, tới các vùng cực Nam của Đông Nam châu Á, mà còn sang đông tới các hòn đảo như Phi-luật-tân, Hải-nam, Đài-loan hoặc xa hơn nữa và lên bắc đến tận Triều Tiên, Nhật Bản v.v… Tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà nhân học Liên Xô đã từng xác minh sự có mặt của thành phần Nam Á tại các vùng này. Ví như khi viết về thành phần nhân chủng người Triều Tiên và Nhật Bản, Ra-ghin-xki đã khẳng định có yếu tố Nam Á trong họ bên cạnh những thành phần nhân chủng khác (2).

(1) Trê-bốc-xa-rốp N.N. Về vấn đề nguồn gốc người Trung Quốc – Dân tộc học Xô-viết, (tiếng Nga), số 1-1947, tr.30-70; Lê-nin M.G và Trê-bốc-xa-rốp: Sự phân bố cư dân ở vùng Đông Á và Đông Nam Á thời cổ đại, trong “Nguồn gốc loài người và sự phân bố cư dân thời cổ đại” – Tập Công trình của Viện Dân tộc học Liên-xô, (tiếng Nga), t.XVI, 1951, tr.325-354.

(2) Ra-ghin-xki Ia-ra và Lê-nin M.G: Cơ sở Nhân học, Phần Nhân chủng học (bản tiếng Nga), Ma-xcơ-va, 1955, tr.377-378.

Những điều vừa trình bày về quá trình hình thành loại hình Nam – Á đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng trong việc tìm hiểu cư dân thời Hùng Vương.

Trước hết những người Nam Á cổ xuất hiện vào thời đại đồ đồng ở miền Bắc Việt Nam đã hình thành trên cơ sở những loại hình Anh-đô-nê-diêng bản địa. Trong quá trình này đã xảy ra sự kết hợp tất yếu giữa họ với những người Mông-gô-lô-ít điển hình hơn, có thể ngay với một loại hình Nam Á đã hình thành từ trước đó. Vì vậy điều nói được tương đối chắc chắn là: những người Nam Á trong bộ phân cư dân thời đại Hùng Vương, tổ tiên trực tiếp của những người Nam Á hiện nay ở vùng này trong đó có người Việt, người Mường, có thể cả người Xá, người Táy v.v… đã hình thành ngay trên lãnh thổ Việt Nam chứ không phải từ một vùng nào khác chuyển tới. Tính chất bản địa của họ xác định muộn nhất là từ thời đại đồng, nghĩa là còn có thể sớm hơn khởi đầu, từ một giai đoạn nào đó trong thời đại đá mới. Thời điểm này phụ thuộc vào tác động của các động lực gây nên sự chuyển biến loại hình từ người Anh-đô-nê-diêng bản địa.

Trong thành phần cư dân của các Vua Hùng, bên cạnh những người Nam Á, còn có người Anh-đô-nê-diêng. Theo cách phác họa trên thì họ có quan hệ thân tộc không xa lắm với nhau, vì đều bắt nguồn từ những loại hình Anh-đô-nê-diêng nguyên thủy hơn. Tuy nhiên quá trình hình thành các loại hình Nam Á không phải đã diễn ra cùng một lúc trên khắp một vùng địa vực rộng lớn, mà tùy nơi, tùy lúc khác nhau, với những tốc độ chuyển biến cũng không đồng đều. Vì vậy sự tương đồng hay khác biệt giữa những người Nam Á với nhau, giữa những người Anh-đô-nê-diêng với nhau cũng như sự phân hóa giữa hai nhóm loại hình Anh-đô-nê-diêng và Nam Á vừa mang tính chất thời gian (giai đoạn), vừa mang tính chất không gian (địa vực). Cho nên những loại hình Nam Á hay Anh-đô-nê-diêng ở Việt Nam có thể khác nhiều với những loại hình Nam Á hay Anh-đô-nê-diêng ở In-đô-nê-xi-a và gần hơn với những loại hình tương ứng ở Nam Trung Quốc, ở Lào. Riêng đối với các tộc Anh-đô-nê-diêng, do điều kiện sống cách biệt kéo dài, sự tiếp xúc và hỗn hợp với các tộc khác nhau không đồng đều nên tính chất về sự khác biệt giữa họ càng phứa tạp hơn giữa các vùng địa vực. Tại trung tâm địa vực hình thành người Nam Á – tức Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương, do quá trình Mông-gô-lô-ít hóa đã xảy ra mãnh liệt hơn các vùng khác, nên phần lớn những loại hình Anh-đô-nê-diêng thời cổ đã chuyển biến dần trở thành Nam Á. Những người Anh-đô-nê-diêng trong thành phần cư dân các vua Hùng cũng không ngoài định lệ này; quá trình hỗn hợp giữa họ với nhau và với người Nam Á trước đây dẫn tới một kết quả là ngày nay về phương diện chủng tộc họ đã tham gia như một bộ phận cấu thành của các tộc người Việt, người Mường, người Tày Thái, người Xá, v.v… Vì vậy hiện nay ở miến Bắc nước ta tuy không còn nhiều tộc người Anh-đô-nê-diêng như ở các vùng phía nam, song dòng máu của họ đã sẵn có trong những người Nam Á ở vùng này.

Nhiều nhà nghiên cứu, khi bàn về Đông Nam Á đã thấy đó là một khu vực có những đặc thù về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v… Qua đây thấy thêm: Đông Nam Á là một khu vực có tính cách thống nhất về mặt nhân chủng nữa. Giáp ranh Đông Nam Á thì Bắc Đông Dương và Nam Trung Quốc lại làm thành một khối, có nhiều nét điển hình, ít nhất về phương diện thành phần chủng tộc và lịch sử hình thành chủng tộc. Chính trên nhận thức ấy và trong khung cảnh ấy chúng ta đi sâu tìm hiểu thêm một bước về nguồn gốc người Việt trong gia đình các dân tộc Việt Nam.

IV. Vấn đề nguồn gốc người Việt

Như đã trình bày ở phần trên hai vấn đề “con người thời Hùng Vương” và vấn đề “nguồn gốc người Việt” liên quan với nhau và giải quyết vấn đề thứ nhất là góp phần giải quyết vấn đề thứ hai về cơ bản. Vì lẽ trong cư dân các Vua Hùng có tổ tiên sinh ra người Việt, một loại hình Nam Á cổ cũng đã được hình thành từ những người Anh-đô-nê-diêng bản địa. Điều cần thiết ở đây là có thêm những dẫn chứng làm sáng tỏ các vấn đề này với trường hợp cụ thể của người Việt đồng thời tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của những dạng “Tiền Việt” này trong sự tác động với các tộc láng giềng để trở thành người Việt hiện nay.

Theo những tài liệu lịch sử của Trung Quốc thì khắp miền nam Trung Quốc từ bờ nam sông Dương Tử cho tới đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 – 3 trước Công nguyên, có những tộc người không phải Hán thường được gọi bằng những tên là Man, là Di, là Việt gồm chung vào “Bách Việt”. Về sau thì xuất hiện nhiều tộc Việt khác nhau như Điền Việt, Dương Việt, Đồng Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt v.v… Giáp giới với Bắc Bộ Việt Nam là Điền Việt ở Vân Nam, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam. Dựa vào đó nhiều nhà nghiên cứu đã từng cho rằng người Lạc Việt chính là tổ tiên dân tộc Việt. Nếu điều đó đúng thì Lạc Việt phải là một bộ phận quan trọng của cư dân thời Hùng Vương và ngoài ra, bên cạnh Lạc Việt có thể còn các tộc khác nữa, như Tây Âu mà có tác giả coi là tổ tiên của người Cháng, người Tày, người Nùng, v.v… Hoặc giả Lạc Việt là bộ phận chủ yếu của cư dân thời Hùng Vương và như vậy thì Lạc Việt không chỉ là tổ tiên người Việt mà còn là tổ tiên của các tộc người khác nữa ở miền Bắc Việt Nam và có thể cả ở Nam Trung Quốc hiện nay. Dù sao thì đối với nguồn gốc người Việt, người Lạc Việt đã có một vị trí quan trọng đặc biệt.

Vậy Lạc Việt là người như thế nào? Theo nội dung đã trình bày ở phần trên thì đó chính là những người Nam Á cổ, hoặc những người Anh-đô-nê-diêng đang trong quá trình chuyển biến trở thành Nam Á. Họ đã có mặt ở lãnh thổ Việt Nam ít nhất từ thời đại đồ đồng chứ không phải từ một khu vực nào ở Việt Nam và có thể cả ở Nam phần Trung Quốc mới chuyển tới từ khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên như một số tác giả chủ trương trước đây. Đối với các tộc Man hay Việt khác ở Nam phần Trung Quốc họ có mối quan hệ nhất định về nguồn gốc. Nói chung các tộc trong khối Bách Việt phần lớn đều là những loại hình Anh-đô-nê-diêng cổ dưới tác động của quá trình chuyển biến thành Nam Á.

Suốt thời đá mới cho tới đồ đồng và sau này tại khu vực Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương khối cư dân không phải luôn luôn ở yên, mà từng lúc, từng nơi có những sự di động nhất định. Ví như các tộc ngôn ngữ Tày Thái đã từng có những lần thiên cư lớn từ Bắc xuống Nam từ những kỷ nguyên trước Công nguyên và kéo dài mãi về sau này (1). Ngoài ra còn có những cuộc thiên di của tổ tiên người Hán xuống miền Nam Trung Quốc và tới đầu nguồn các con sông lớn chảy vào Đông Dương. Kết quả của các cuộc thiên di lớn là gây nên những biến động trong khối cư dân bản địa và ảnh hưởng tới thành phần nhân chủng của họ. Sự hỗn hợp này làm cho thể lực phát triển, những bệnh tật do giao phối cận huyết sinh ra trong điều kiện sống cách ly hay biệt lệp (isolat) của các bộ lạc hay các cộng đồng nhỏ giảm bớt, mật độ dân cư tăng lên. Đó là những hiện tượng sinh học có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của xã hội, tới lịch sử các dân tộc.

(1) Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn: Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tây – Nùng – Thái ở Việt Nam, Hà Nội, 1968, tr.15.

Trong lịch sử của dân tộc Việt, kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên trở về sau còn có ngót 1000 năm Bắc thuộc. Đối với một số người nghiên cứu thì thời gian này đã có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành ra loại hình nhân chủng người Việt. Vì vậy mà một mặt cho người Việt và người Mường là cùng một nguồn gốc tổ tiên, mặt khác lại cho rằng Mường và Việt đã phân hóa về mặt thể chất do kết quả của dòng máu Bắc phương. Song tài liệu nghiên cứu người Việt, người Mường về mặt nhân chủng họa đã phủ nhận điều này. Theo chúng tôi thì “người Mường là một bộ phận Việt đã tách ra trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định nào đó và đã cấu thành bộ tộc riêng, song từ đó đến nay cả Mường lẫn Việt về cơ bản vẫn giữ được cơ cấu thể chất gốc của tổ tiên trực tiếp đã sinh ra mình trước khi phân chia” (2). Thực vậy, trong thành phần nhân chủng người Việt thì yếu tố cấu tạo chủ yếu hoàn toàn không phải là yếu tố phương Bắc mà là phương Nam (da ngăm đen); mắt rộng, ngắn; nếp mí góc giảm, mũi tương đối rộng; môi tương đối dày v.v…). Bảng dưới đây do phép so sánh, người Việt với các nhóm Anh-đô-nê-diêng và Nam Á khác:

Bảng 6

Posted Image Reduced: 92% of original size [ 623 x 464 ] - Click to view full imagePosted Image

Chú thích: Các kích thước về cao mặt, hình thái bề cao mũi và chỉ số tương ứng đều được tác giả tính từ nasion, (giao điểm giữa đường khớp mũi – trán, chứ không phải từ sellion (gốc mũi) như đối với các nhóm khác.

Theo bảng 6, ta thấy trong những người Anh-đô-nê-diêng và Nam Á, nhóm Việt có vị trí khá đặc biệt. Trên một số đặc điểm, họ có vị trí trung gian giữa các nhóm so sánh, đồng thời trên nhiều đặc điểm khác như kích thước phần hộp sọ, phần mặt, bề cao mũi, bề dày môi thì có trị số thiên về phía cực đại. Hiện tượng này nói lên tính chất về mối quan hệ của nhóm Việt với các nhóm láng giềng, đồng thời cho thấy những nét đặc thù của nhóm Việt là người có kích thước đầu và mặt vào loại cỡ lớn nhất nhì ở khu vực Đông nam châu Á. Tài liệu về nhóm Việt (Nàm Đàn) bổ sung cho nhóm Thanh Trì càng khẳng định nhận xét này. Bảng 7 và sơ đồ kèm theo minh họa cụ thể thêm những điều đã trình bày:

Bảng 7: Hiệu số khác biệt giữa các đặc điểm mê-tric của nhóm Việt Thanh Trì với các nhóm khác.

Posted Image Reduced: 94% of original size [ 608 x 438 ] - Click to view full imagePosted Image

Sơ đồ sự khác biệt các đặc điểm theo số lần Xích-ma б (1) (So sánh các nhóm với nhóm Việt – Thanh Trì làm gốc)

Posted Image

Trong sơ đồ này không ghi đường biểu diễn của các nhóm khuyết nhiều số liệu (Mè, Nam Trung Quốc của Ôliviê) hoặc các nhóm mà đa số đặc điểm có vị trí trung gian và gần nhóm Việt (La-ha, Thái). Trục hoành độ đánh số 1, 2, 3,… 15 theo thứ tự các đặc điểm ghi ở bảng 7.

(1) Trị số xích ma б tính cho các đặc điểm của nhóm Việt – Thanh Trì theo tài liệu đã công bố trong Nghiên cứu lịch sử số 113, tháng 8-1968.

Cuối bảng 7 là trị số chuẩn X2 với xác xuất tương ứng P (X2) biểu thị mức độ tương đầu giữa các nhóm so sánh. Những kết quả về mặt số liệu này có ý nghĩa quan trọng vì phù hợp với những nhận định cơ bản đã trình bày về nhóm Việt trong mối quan hệ chung với các tộc người cư trú tại các vùng kế cận thuộc khu vực Nam phần Trung Quốc và Bắc Đông Dương, đồng thời gợi thêm những suy nghĩ về quá trình hình thành của họ. Nổi lên hàng đầu là mấy vấn đề sau:

1. Trong phạm vi Đông nam châu Á thì Bắc Đông Dương và Nam Trung Quốc là một khu vực thống nhất về quá trình hình thành chủng tộc và các loại hình nhân chủng suốt một giai đoạn lịch sử dài từ thời đại đá mới trở về sau này.

2. Nhóm loại hình Nam Á hình thành rõ nét từ thời đại đồ đồng tiếp tục phát triển và phân hóa thành nhiều loại hình địa phương trong đó người Việt hay loại hình Việt có những sắc thái riêng làm cho bên cạnh các tộc láng giềng, họ vừa có những nét tương đồng, lại vừa có cốt cách đặc thù.

3. Những người thuộc loại hình Nam Á ở miền Bắc Việt Nam như Việt, Mường, Thái, Xá (Kháng, La-ha) v.v… Có nhiều nét tương đồng chứng tỏ rằng bên cạnh mối quan hệ nguồn gốc về mặt phân loại (cùng thuộc nhóm loại hình Nam Á), còn có mối quan hệ hỗn hợp cư dân tác động suốt trong quá trình hình thành nhưng cộng đồng người gắn bó trên cùng một địa vực cư trú, có chung một quá trình lịch sử. Vì vậy mà người Xá ở Việt Nam đã phân hóa so với các tộc Khả ở Lào, người Thái ở Tây Bắc không giống như các tộc Thái nói chung ở các vùng cư trú khác.

Người Việt tức loại hình Việt và dân tộc Việt đã được hình thành trong khung cảnh chung trình bày theo nội dung của những nhận xét trên. Tổ tiên xa của họ là những người Anh-đô-nê-diêng bản địa, Tổ tiên gần và trực tiếp là một loại hình Nam Á cổ có mặt trên địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, ít nhất từ thời đại đồ đồng. Suốt trong quá trình hình thành họ luôn luôn tác động và chịu sự tác động của các bộ lạc và bộ tộc láng giềng. Sự kiện này có ý nghĩa sinh học quang trọng giúp họ phát triển nhanh về số lượng dân cư. Tuy nhiên, những nét đặc trưng của họ hiện nay về mặt hình thái chứng tỏ tổ tiên họ - một loại hình Nam Á cổ, có thể có những sắc thái riêng, điều mà tài liệu cổ nhân học sau này sẽ giúp chúng ta giải đáp.

Kết luận chung

Nội dung trình bày trong bài viết này là kết quả của sự kết hợp so sánh giữa hai nguồn tài liệu –tài liệu cổ nhân học và tài liệu nhân chủng học các cư dân hiện tại. Một số điểm bổ sung về những điều đã trình bày trong các bản báo cáo trước đây về cư dân thời Hùng Vương và nguồn gốc người Việt là xuất phát bởi giả thiết và quá trình hình thành nhóm loại hình Nam Á từ những người Anh-đô-nê-diêng bản địa ở khu vực Đông nam châu Á. Người Việt bắt nguồn từ quá trình này – một quá trình diễn ra trong sự tác động hỗn hợp của các cộng đồng hàng mấy ngàn năm tại địa bàn miền Bắc Việt Nam mà khu vực trong tâm là đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Phải chăng chính những mối quan hệ lịch sử này đã phản ảnh một cách khá rõ nét về nhiều phương diện trên các tộc người đã từng cư trú lâu đời trên một phần lãnh thổ này của Tổ quốc ta. Tài liệu dân tộc học, ngôn ngữ học cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng về mối quan hệ nói trên giữa các tộc người Việt, người Mường, người Tày – Thái. Trong ngôn ngữ Việt – Mường vừa có yếu tố Thái vừa có yếu tố Môn-khơ-me, khiến phải tách riêng thành một nhóm ngôn ngữ Việt – Mường mà vị trí của nó còn tiếp tục là vấn đề tranh luận. Gần đây theo sự phát hiện của bộ phận nghiên cứu các tộc người ngôn ngữ Nam Á ở Tây Bắc của Viện Dân tộc học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam thì trong ngôn ngữ người Kháng, người La-ha cũng thấy có yếu tố ngôn ngữ Việt – Mường. Cuối cùng những mối quan hệ phức tạp này đã phát hiện cả trên con người về mặt cấu tạo cơ thể. Địa vực rõ ràng là một nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc kế hợp các quá trình diễn biến lịch sử của nhiều hiện tượng xã hội phức tạp, trong đó có quá trình hình thành bản thân con người. Trong khối cư dân thời Hùng Vương, “người Việt cổ” nay “người Việt thời vua Hùng” đã là một bộ phận hợp thành ngày càng có tác dụng quan trọng bên cạnh các tộc anh em trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên. Những truyền thống tốt đẹp nhất của cả dân tộc Việt Nam, mà ngày nay chúng ta có quyền tự hào phải chăng đã bắt nguồn ngay từ buổi đầu dựng nước. Đoàn kết, thống nhất vốn là sức mạnh vô địch của dân tộc ta phải chăng đã có ngay trong dòng máu của mỗi người từ thời “người Việt vua Hùng” mà qua mỗi sóng gió của lịch sử lại được nhân lên gấp bội. Đó là những vần đề to lớn không thuộc phạm vi nghiên cứu của Nhân chủng học, nhưng đi sâu vào đề tài Nguồn gốc dân tộc chúng tôi đã thấy hiện lên những khía cạnh thật rõ nét. Mong rằng đ1o sẽ là một số bằng chứng có cơ sở khoa học góp vào để các ngành khác đi sâu tìm hiểu vấn đề.

Còn tiếp Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện khảo cổ học

Nguồn: Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1974

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào bác Thiên sứ

Tôi cũng có một vấn đề về Hai Bà Trưng sau khi xem chung kết Đường lên đỉnh Olimpia năm thứ 9 và đã tìm ra bài viết của bác trên diễn đàn này cũng như bên Vietlyso.

Mời bác vào tham gia: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=8338

Xin cảm ơn bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào bác Thiên sứ

Tôi cũng có một vấn đề về Hai Bà Trưng sau khi xem chung kết Đường lên đỉnh Olimpia năm thứ 9 và đã tìm ra bài viết của bác trên diễn đàn này cũng như bên Vietlyso.

Mời bác vào tham gia: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=8338

Xin cảm ơn bác

Cảm ơn anh lichsunuocnam. Tôi đã vào xem.

Tôi nhận thấy nhà sử học Lê Văn Lan thật là vô trách nhiệm với lịch sử - chỉ nhân danh tính khách quan lịch sử - Lúc thì ông ta thừa nhận Hai Bà Trưng là:

Hai Bà Trưng là tên gọi tắt, suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa lớn vào loại sớm nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại, chống xâm lược, nô dịch. Họ trở thành những nữ hoàng đầu tiên, cai quản quốc gia, dân tộc, sau khi đất nước được giải phóng, hồi đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.

Nhưng cũng chính ông ta - trong chương trình "Đường lên đỉnh Olimpia lại phủ nhận vai trò làm vua của Hai bà Trưng.

Tôi nghĩ những lập luận của ông ta thật thiển cận. Ông ta xác định Hai Bà Trưng là Vương chứ không phải là vua. Hay nói một cách khác: Ông ta gián tiếp - không công khai phủ nhận - một cuộc khởi nghĩa của dân tộc Việt giành độc lập dân tộc. Ông ta cho rằng: Hai Bà là Vương chứ không phải Vua.

Thật ngu dốt hết chỗ nói. Vì Vương hay Vua cũng là ngườii đứng đầu quốc gia. Muốn gọi là gì thì gọi, không thể nhập nhèm vì cách gọi người đứng đầu quốc gia mà phủ nhận vai trò hưng quốc, giành độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng. Bây giờ cả thể giới không gọi người đứng đầu quốc gia là Vua thì có nghĩa là thế giới này vô chính phủ chăng?

Xuất phát từ quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt - "thời Hùng Vương là một liên minh bộ lạc" với người dân "ở trần đóng khố", chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ, nên họ đã phủ nhận luôn một cách phi lý cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Bởi vậy, tôi không bao giờ xem hệ chương trình có "Đường lên đỉnh Olimpia", để tránh bực mình. Bật Tivi lên tôi chỉ xem tin Thế Giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gởi Chú Thiên Sứ.

Cách đây 2 năm, cháu tình cờ đọc được quyển sách Chú viết. Cháu rất thích và khâm phục người viết đã đưa ra các ra các dẫn chứng rất khoa học.

Nếu có người phản biện thì Chú cứ xem như nhà khoa học Galileo Galilei (trái đất quay quanh mặt trời).

Rất mong nghiên cứu của Chú sẽ được tất cả mọi người công nhận.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites