Thiên Sứ

TÍNH BẤT HỢP LÝ VÀ PHI KHOA HỌC CỦA NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT.

101 bài viết trong chủ đề này

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA ÔNG HOÀNG XUÂN CHÍNH.

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Qua phần phân tích trên, chúng ta cũng thấy rằng: Ông Hoàng Xuân Chính hoàn toàn chỉ dựa vào những di vật khảo cổ đào được ở địa bàn cư trú của người Việt hiện nay, để kết luận về địa bàn cư trú của người Việt cổ từ hơn 2000 năm trước. Đây là một sai lầm lớn nhất và mang tính phi khoa học của phương pháp tiếp cận cổ sử. Điều này không khác gì gán tất cả những di sản khảo cổ tìm thấy được trên đất Hoa kỳ hiện nay cho tổ tiên người da đen và da trắng ở đất nước này. Chính vì sự sai lầm phi khoa học này khiến cho chúng ta nhận thấy một hệ luận tiếp theo của quan điểm này là:

Từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, những bầy người nguyên thủy phát triển liên tục từ thời đồ đá, trở thành những bộ lạc và tiến tới một dân tộc nền văn minh đồ đồng cao cấp, thống nhất về văn hóa - mà sự phát triển này chỉ khép kín vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng và không hề có giao lưu văn hóa. Mà dân tộc đó lại gìn giữ và phát triển được bản sắc văn hóa đặc trưng của mình trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Đây chính là sư phi khoa học và ngụy biện lớn nhất vì nó không đếm xỉa gì đến một tiêu chí khoa học quan trong trong nghiên cứu lịch sử là:

Mọi sự phát triển của một nền văn minh đều phải có giao lưu văn hóa.

Bây giờ chúng ta xem lập luận của ông Hoàng Xuân Chính về sự giao lưu để tiến hóa từ bầy người nguyên thủy trong thời đồ đá đến thời đại đồ đồng và lập quốc Văn Lang ở đồng bằng Bắc bộ của ông và những người cùng quan điểm. Ông Hoàng Xuân Chính viết:

Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên - ông Hoàng Xuân Chính có vẻ như cũng lấy một tiêu chí lịch sử văn hóa để giải thích sự tiến hóa của những bầy người nguyên thủy tư thời đại đồ đá - chỉ giới hạn ở đồng bằng Bắc bộ - cho sự phát triển đến thời đại đồ đồng và cuối cùng là quốc gia Văn Lang. Nhưng tính phi lý của cách ứng dụng tiêu chí này chính là ở nội dung giao lưu văn hóa trong một vùng đất hạn hẹp là đồng bằng Bắc Bộ. Bởi vì bản chất của sự giao lưu văn hóa giúp cho sự tiến bộ của nền văn minh, nó phải có những dân tộc phát triển vượt trội về những mặt khác nhau và trao đổi tiếp thu và hòa nhập với nhau. Để rồi sự giao lưu ngày càng mở rộng với những địa bàn cư trú ngày càng lớn hơn - Chúng ta có thể thấy điều này trong quá trình tiến hóa của nhân loại tiến đến một sự hội nhập toàn cầu. Ở đây, ông ta chỉ giới hạn ở đồng bằng Bắc bộ với....15 bộ lạc. Bởi vậy, ông ta phải gắn nó với sự giao lưu văn hóa ở Nam Trung Quốc. Ông viết:

Vậy vấn đề đượccc đạt ra tiếp theo từ lập luận của ông Chính sẽ là: Những đồ đồng tìm thấy ở đồng bằng Bắc bộ là sản phẩm của - theo cách nói của ông Chính - là từ những bộ lạc Việt ở Bắc bộ truyền sang Nam Trung Hoa hay ngược lại? Điều kiện cần phải giải thích là: Một nền văn hóa trống đồng thống nhất và phổ biến ở Nam Dương Tử và ở cả Bắc Việt Nam này có nguồn gốc từ đâu? Nguyên nhân nào đã làm cho cả một vùng rộng lớn - cả miền Nam Dương Tử chung một nền văn hóa trống Đồng? Tất nhiên đây không phải câu trả lời dễ dàng từ những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Lập luận này của ông Hoàng Xuân Chính và những người đồng quan điểm với ông sẽ phải dẫn đến hệ quả tiếp theo của nó là:

- Hoặc là phủ nhận tất cả giá trị văn hóa trống đồng của Việt tộc, vì nó là ảnh hưởng từ văn hóa Nam Trung Quốc phi Việt tộc. Nếu quan niệm của ông Hoàng Xuân Chính là đúng.

- Hoặc là ông Hoàng Xuân Chính phải kết luận rằng: Văn hóa Trống đồng ở Nam Trung Hoa là do tiếp thu từ văn hóa trống đồng của cái mà các ông gọi là: "Nhà nước sơ khai" Văn Lang, hay còn gọi là "Liên minh 15 bộ lạc"!?

Nhưng chắc chắn - Xin lỗi "hầu hết những nhà khoa học trong nước " và tất cả cái "cộng đồng khoa học quốc tế" là - với trường hợp 1 - nó sẽ mâu thuẫn ngay với những sử liệu khác mà tất cả mọi người phải công nhận. Trường hợp này các vị có quan niệm phủ nhận lịch sử vănn hóa truyền thống Việt nếu cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình một cách phi lý thì toàn bộ tiêu chí khoa học sẽ sụp đổ và các vị sẽ không còn nhân danh khoa học được nữa.

Còn rơi vào trường hợp 2 thì sự phổ biến văn hóa trống Đồng ở Nam Dương Tử có cội nguồn văn hóa Việt tộc - thì điều này chứng tỏ rằng: Nền văn hóa Việt tộc - mà các ông cho là "nhà nước sơ khai"',hoặc "liên minh 15 bộ lạc"có một sức mạnh vượt trội để nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ văn hóa Nam Dương Tử.

Kiểu gì thì ông Hoàng Xuân Chính và những người đồng quan điểm với ông trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả cái gọi là "Cộng đồng khoa học quốc tế", cũng đành phải ngậm ngùi thừa nhận sai lầm của mình.

Bởi vậy - mắc dù cũng nói đến giao lưu văn hóa cho ra vẻ khoa học. Nhưng ông Hoàng Xuân Chính lại lập lờ vấn đề tiếp theo cần giải thích vì một hệ quả tất yếu của nó, mà tôi đã trình bày ở trên.

Còn tiếp.

Có những sai lầm lớn về mặt phương pháp luận và tự mâu thuẫn đến lủng củng của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" này. VL (và chắc hẳn nhiều người khác) cũng nhận thấy điều đó.

Họ kết luận xanh rờn rằng lãnh thổ của nước Văn Lang xưa chỉ giới hạn ở đồng bằng Bắc Bộ (trong khi 3/4 diện tích cần đào bới thì lại ở bên kia biên giới). Thật là buồn cười.

Nếu như họ tự nhận là "nhà khoa học" thì nên tổ chức một cuộc hội thảo công khai về Việt sử với sự tham gia của SP Thiên Sứ. VL tin rằng mọi chuyện sẽ tỏ tường.

VL cho rằng lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến rồi sẽ được công nhận nhưng còn mất thời gian để đạt được điều này (Đỗ Lưu Niên).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có những sai lầm lớn về mặt phương pháp luận và tự mâu thuẫn đến lủng củng của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" này. VL (và chắc hẳn nhiều người khác) cũng nhận thấy điều đó.

Họ kết luận xanh rờn rằng lãnh thổ của nước Văn Lang xưa chỉ giới hạn ở đồng bằng Bắc Bộ (trong khi 3/4 diện tích cần đào bới thì lại ở bên kia biên giới). Thật là buồn cười.

Nếu như họ tự nhận là "nhà khoa học" thì nên tổ chức một cuộc hội thảo công khai về Việt sử với sự tham gia của SP Thiên Sứ. VL tin rằng mọi chuyện sẽ tỏ tường.

VL cho rằng lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến rồi sẽ được công nhận nhưng còn mất thời gian để đạt được điều này (Đỗ Lưu Niên).

Vua Quang Trung chuẩn bị "đòi về tạm" 2 vùng Lưỡng Quảng - đất cũ của nước Việt qua "mong ước" cưới công chúa nhà Thanh và đã được thống nhất, rõ ràng thế mà.

Cuộc chiến "đốt sách" của Tần Thủy Hoàng chưa xảy ra tỏng vùng đất cũ Văn Lang vì đang trong cuộc chiến và sau đó thất bại.

Thời gian sau này, tiến trình mất đất tới nay chỉ còn lại Việt Nam hiện nay nhưng cũng phải nhận định rằng: tài liệu lịch sử và các chứng cứ vật thể đầy rẫy bên Trung Hoa bây giờ, do điều kiện mà ta chưa thể tiếp cận nhiều thôi.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG DƯƠNG

Kính thưa quí vị và anh chị em

Topic này được lập ra nhằm mục đích phản biện những luận cứ phủ nhận văn hóa sử truyền thống mà chúng tôi sưu tầm được. Bài viết cuối cùng của chúng tôi vào tháng 5. 2009. Sau đó tạm ngưng cho đến nay. Bởi vì chắc các quý vị và anh chị em cũng biết đó là thời gian bắt đầu chuẩn bị cho cuộc hội thảo "Phong thủy là khoa học"...sau đó liên tiếp những sự kiện cho đến nay. Phần nữa cá nhân tôi cũng bị chi phối nhiều việc liên quan đến cơm áo gạo tiền và quan trong hơn cả là sự chủ quan của tôi cho rằng phản biện như vậy là đủ và không có ý kiến biện minh, nên nó ít được chú ý.

Nhưng hôm nay, nhân vào xem lại topic này, đọc lại bài của tác giả Trần Trọng Dương phản bác lại lập luận của giáo sư Lê Mạnh Thát, tôi chợt nhớ rằng: Ngày xưa, khi hội sử học lên tiếng định tổ chức một cuộc hội thảo về đề tài của giáo sư Lê Mạnh Thát với ý định phủ nhận những lập luận của giáo sư, tôi đã lên tiếng ủng hộ ông trong cuộc hội thảo này và sẵn sàng đứng bên cạnh ông để bảo vệ những luận điểm của ông vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vậy, trước một bài của tác giả Trần Trọng Dương đưa lên diễn đàn đã lâu có nội dung phản bác luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát mà tôi không thể chỉ ra cái sai lầm của tác giả này thì thật là một điều có thể gây ra sự hoài nghi về sự ủng hộ của tôi. Bởi vậy, hôm nay, tuy thời gian cũng không mấy thoải mái và cuộc sống cá nhân còn nhiều điều phải lo lắng, tôi cũng không quản tài hèn để chỉ ra những sai lầm của tác giả Trần Trong Dương thể hiện trong bài viết này.

Theo thông lệ của riêng tôi - nhằm chứng tỏ tính minh bạch - khi phản biện bất cứ ai tôi đều đưa toàn bộ bài viết của họ lên công khai và lần lượt chỉ ra những sai lầm của họ. Tôi nghĩ rằng đấy là điều tối thiểu nhân danh khoa học thì mọi việc đều phải chính danh, minh bạch và rõ ràng. Ngoại trừ cả một cuốn sách thì buộc phải giới thiệu sách và việc trích dẫn phải hoàn chỉnh với các vấn đề liên quan trong hệ thống lập luận của họ.

Xin quí vị và anh chị em xem lại toàn bộ bài viết của tác giả Trần Trọng Dương.

TIẾNG VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG

- HAY LÂU ĐÀI CẤT TỪ HƠI NƯỚC?

Nguồn: http://www.viet-stud..._LeManhThat.htm

Trần Trọng Dương

Kỳ 1

Các giả thuyết “chồng trứng”

Ts Lê Mạnh Thát là một trong những học giả lớn trong giới nghiên cứu Phật học ở Việt Nam từ mấy chục năm trở lại đây. Việc đọc sách, mua sách của ông nhiều khi đã trở thành lạc thú. Nhìn khối lượng công việc và những kết quả mà ông đã thành tựu thì không ai là không cảm thấy nể phục và kính trọng. Gần đây, một loạt những phát hiện về lịch sử và văn hoá dân tộc của Tiến sĩ đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ những thức nhận sau khi đọc xong chương IV “Vấn đề tiếng Việt thời Hùng Vương” trong cuốn “Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” của Lê Mạnh Thát (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2005), bài này được viết ra nhằm trao đổi với Ts Lê Mạnh Thát về việc phục nguyên Tiếng Việt thời Hùng Vương từ cách xác lập giả thuyết đến vấn đề văn bản học.

1.Về các giả thuyết

Để cho tiện theo dõi, bài viết sẽ trình bày lại các bước giả thuyết của Ts Lê Mạnh Thát trong việc “khôi phục lại diện mạo của tiếng Việt” (chữ của LMT) thời kì Hùng Vương. Cụ thể như sau:

Giả thuyết bước 1 : Ts Lê Mạnh Thát cho rằng có thể đã có hệ thống văn tự ghi lại tiếng Việt thời Hùng Vương qua sự tồn tại của Việt luật. Sở dĩ ông đưa ra giả thuyết như vậy là vì sách Hậu Hán thư có một đoạn chép rằng sau khi Mã Viện diệt xong Trưng Trắc, Trưng Nhị bèn “điều tấu Việt Luật (so) với Hán luật sai khác hơn 10 việc”[1]. Ông đi đến nhận định rằng: “Việc tồn tại Việt luật vào những năm 40 - 43 sdl như vậy buộc ta phải giả thiết nước ta vào thời điểm đó đã phát triển tới một mức độ chính xác nhất định đáp ứng được yêu cầu diễn đạt đúng đắn những khái niệm và quy định luật pháp và đã có một hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh (TTD nhấn mạnh) để ghi chép các quy định ấy thành một văn bản pháp quy.” [tr.187]

Giả thuyết bước 2 : (trên cơ sở giả thuyết 1): Ts LMT cho rằng hệ thống chữ viết của người Việt thời Hùng Vương đã có khả năng ghi lại Việt luật thì cũng có nghĩa là nó đủ sức để thực hiện dịch thuật kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Việt. Tiến sĩ viết: “Một là có khả năng thầy Khương Tăng Hội đã dùng một nguyên bản Phạn văn để dạy cho Hội bằng tiếng Việt. Hội đã ghi chép lại những lời dạy bằng tiếng Việt ấy... để sau này khi có dịp, do nhu cầu truyền giáo ở Trung Quốc, Hội cho dịch ra tiếng Trung Quốc. Hai là thầy Hội đã dùng một bản Cựu tạp thí dụ kinh tiếng Việt dạy cho Hội và đây là một khả năng có tính hiện thực nhất” (TTD nhấn mạnh) [sdd. tr.189]. Và từ “kết luận (TTD nhấn mạnh) về việc tồn tại của một nguyên bản Cựu Tạp thí dụ kinh bằng tiếng Việt” [tr.190].

Giả thuyết bước 3 : (trên cơ sở 2 giả thuyết trên): ông cho rằng có khả năng người Việt thời Hùng Vương đã dịch kinh Phật từ tiếng Việt sang tiếng Hán. Ông viết: “Nếu Cựu Tạp thí dụ kinh tiếng Trung Quốc hiện nay do Khương Tăng Hội dịch từ một nguyên bản tiếng Việt thì cũng có khả năng Hội đã dịch Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc hiện nay từ một nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt như thế. Và khả năng này trở thành một hiện thực khá rõ nét (TTD nhấn mạnh) khi ta đi sâu vào việc nghiên cứu chính Lục độ tập kinh” [tr.191-192]. Luận cứ mà ông đưa ra là “quá trình cải biên đã được tiến hành một cách có hệ thống và triệt để nhằm tạo cho các truyện kể và giáo lý Phật giáo mang bộ mặt Việt Nam” [tr.192]. Ví dụ: cải biến 100 mảnh thịt thành 100 trứng[2]...

2. Thảo luận về các giả thuyết

Lý luận rằng thời Hùng Vương đã có Việt luật thì có thể tồn tại hệ thống chữ viết hoàn chỉnh, giả thuyết này có thể chấp nhận được với tư cách là một giả thuyết để từ đó ta có ý thức tìm kiếm văn bản trong quá trình khai quật. Vì đến cả văn bản Việt luật hay Hán luật giờ đều đã mất. Tư liệu là mảng trắng.

Giả thuyết thứ hai cho rằng kinh Phật đã được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Việt, gải thuyết này cũng có thể chấp nhận được. Nhưng nó cũng yếu như giả thuyết trước. Vì tư liệu cũng không còn gì.

Giả thuyết thứ ba cho rằng đã có một đợt dịch kinh Phật từ tiếng Việt sang tiếng Hán. Giả thuyết này là yếu nhất, vì nó chỉ đứng được khi chúng ta đáp ứng được 3 yêu cầu: thứ nhất phải có nguyên bản tiếng Việt để chuyển dịch, và văn bản đó hiện còn; thứ 2 phải có văn bản dịch bằng tiếng Hán (điều kiện này thì luôn luôn đáp ứng đủ); thứ 3 Có các văn bản tiếng Việt khác cùng thời (ví dụ văn bản Việt luật hoặc các văn bản Kinh Phật bằng tiếng Việt khác). Chỉ khi đáp ứng được cả ba yêu cầu này thì chúng ta mới có cơ sở để khảo sát và so sánh ngôn ngữ được. Tiếc rằng điều kiện quan trọng nhất chúng ta cũng không có trên tay: văn bản tiếng Việt thời Hùng Vương.

Chừng nào chưa tìm thấy, chưa khai quật được những văn bản như vậy (Trung Quốc gọi là “xuất thổ văn hiến”) thì các giả thuyết trên chỉ có giá trị như là ... giả thuyết. Vì chúng ta không có gì để nghiên cứu cả. Tất cả hệ thống tư liệu về ngôn ngữ và chữ viết thời Hùng Vương là một dải băng tần trắng xóa. Dĩ nhiên, việc nghiên cứu văn tự không thể lấy một chút tư liệu gì từ mảng truyền thuyết, thần thoại, hay huyền sử được mà hoàn toàn nương cậy vào những kết quả của giới khảo cổ. Chính vì thế, chúng ta thấy khâm phục và tin tưởng vào những thành quả mà Giáo sư Hà Văn Tấn đã chiu chắt suốt cả cuộc đời để đi tìm những con chữ trên đá trên đồng, trên từng con dấu và cột kinh [3]!

Nhân đây, tác giả bài viết cũng muốn nhắc đến một số văn bản văn xuôi tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm cổ nhất còn lại cho đến nay [4] đều chỉ được khắc in vào thế kỷ XVII-XVIII như Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh[5] (1730), hay Tân biên truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú[6](1714). Ngay đến cả mấy bài phú Nôm đời Trần (sáng tác tk XIII) thì văn bản cũng khắc in lại ở thế kỉ XVIII. Và các nhà ngữ học như Hoàng Xuân Hãn[7]... phải chứng minh niên đại sáng tác của tác phẩm qua hệ thống từ cổ, hệ thống chữ Nôm và ngữ âm của tiếng Việt vào giai đoạn Lí Trần.

Mặt khác, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: tại sao lại có sự trùng khít “kì lạ” giữa Việt luật và Hán luật? Tại sao hai bộ luật: một là của thời Hùng Vương, một là của nhà Hán lại chỉ khác nhau có hơn 10 điều? Hay là Hán luật bắt chước Việt luật? Các điều luật giống nhau như thế nào, cụ thể là những điều khoản gì? Khác nhau ra sao? Chúng tôi đã lần theo Tứ khố toàn thư [8] thì thấy có gần 20 bộ sử (như Thông chí, Quảng Tây thông chí, Thiểm Tây thông chí, Quảng Đông thông chí, Ngọc Hải, Thái Bình ngự lãm…) có đề cập đến Việt luật. Các bộ sau này đều là chép/ trích dẫn lại nguyên văn của Hậu Hán thư (dĩ nhiên câu chữ có đôi chỗ xuất nhập). Nội dung chỉ vỏn vẹn có như vậy (xem chú 1)! Như thế, về bộ Việt luật chúng ta chỉ có mỗi cái tên (mà tên là bằng chữ Hán, tiếng Hán), còn nội dung của nó cụ thể ra sao, nó được viết bằng thứ tiếng gì, bằng thứ văn tự gì thì không biết.

Dĩ nhiên, việc xây dựng giả thuyết là quyền của mọi nhà khoa học, và tất cả những người có tinh thần dân tộc đều “hi vọng” giả thuyết của Ts Lê Mạnh Thát là sự thực. Vấn đề đáng nói ở đây là các giả thuyết sau chỉ có thể đứng vững được nếu giả thuyết trước đã trở thành sự thực hoặc đã được chứng minh là đúng, tiếc thay tất cả các giả thuyết trước đều chỉ là... giả thuyết! Nếu ông chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giả thuyết thì sẽ không có vấn đề gì để nói. Nhưng, từ những giả thuyết theo kiểu “chồng trứng” như trên, Ts LMT đã thực hiện một thao tác trước nay chưa từng biết đến: ĐI TÌM DIỆN MẠO TIẾNG VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG QUA “LỤC ĐỘ TẬP KINH” - MỘT BẢN HÁN VĂN. Còn cụ thể ông đã tìm thấy những gì, và tìm thấy như thế nào, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở các bài bài sau. Dù sao chúng tôi vẫn muốn nói: giá như chúng ta khai quật được một mảnh văn bản Việt luật... giá như chúng ta có một văn bản dịch Kinh Phật bằng tiếng Việt thời Hùng Vương trong tay. Giá như... giá như......!!! Và, dù sao đi nữa, chúng tôi cũng vẫn rất trân trọng Ts Lê Mạnh Thát vì ông đã cố gắng xây dựng lại dáng hình của lâu đài tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của chúng ta qua những hơi nước bốc lên từ “bể đời” mênh mông.

Kỳ 2

Thao tác “Việt hóa” tiếng Hán cổ

Tiếp theo những phản biện về những giả thuyết kiểu “chồng trứng” của Ts LMT đã đăng ở kì trước, chúng tôi có một số câu hỏi:

Tại sao cứ nhất quyết Khương Tăng Hội dịch Lục độ tập kinh từ một bản tiếng Việt thời Hùng Vương mà không dịch thẳng từ tiếng Phạn sang tiếng Hán?

Phải chăng Khương Tăng Hội không biết tiếng Phạn?

Hay là ông cũng có biết tiếng Phạn, nhưng để “Việt hoá”, Khương Tăng Hội chỉ dùng bản tiếng Việt mà thôi? Nếu quả đúng như thế thật thì chúng ta có thể khẳng định rằng ý định “Việt hoá ” ngôn từ kinh kệ tiếng Hán đã tồn tại từ gần 2000 năm trước cho đến tận bây giờ!

Ts LMT viết: “Ấn tượng “văn từ điển nhã” bắt nguồn từ việc Khương Tăng Hội đã sử dụng bản đáy Lục độ tập kinh tiếng Việt với một hệ thống văn từ Phật giáo đã được Việt hoá (TTD nhấn mạnh) mang sắc thái văn hoá Viễn Đông, để dịch ra bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc” [2001. Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. T1, tr.395]. Và bây giờ là những “văn từ điển nhã” mà Ts Lê Mạnh Thát đã phục dựng lại. Chúng tôi muốn nhắc đến trường hợp cấu trúc trung tâm ngữ- định ngữ (trung – định).

1. Sự nghiên cứu của Ts LMT

Ts LMT viết: “Chúng ta phát hiện ra một sự kiện hết sức lạ lùng, nhưng rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với không những lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà còn lịch sử văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Sự kiện đó là trong một số câu của Lục độ tập kinh, Khương Tăng Hội đã không viết đúng theo ngữ pháp Trung Quốc, mà lại theo ngữ pháp Việt Nam” [T1, tr.400]. Đó là các chữ trung cung, trung tâm, trung đình, thần thụ... Ông lập luận: “Theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc thì chữ trung luôn luôn đứng sau danh từ hay đại từ mà nó chỉ nơi chốn. Điều này hoàn toàn ngược với ngữ pháp tiếng Việt. Cho nên, khi viết trung tâm, trung cung, trung đình với nghĩa “trong lòng”, “trong cung”, “trong sân”, Khương Tăng Hội rõ ràng đã sử dụng ngữ pháp tiếng Việt, chứ không phải ngữ pháp tiếng Trung Quốc. Nếu viết theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc, thì trung tâm, trung cung, trung đình phải đổi lại thành cung trung, tâm trung, đình trung.” [T1, tr.401-402]

Ông có nhắc đến một đặc điểm của Hán ngữ cổ đại: “Vị trí chữ trung như một giới từ chỉ nơi chốn đến thế kỉ thứ II sdl như vậy được qui định là ở sau danh từ hay đại từ nó chỉ định.” [tr.403] Còn trước đó, kết cấu này của tiếng Hán cổ đại (từ tk I về trước đến đời Thương Chu) cũng giống y hệt như tiếng Việt hiện đại ngày nay: trung – định. Ông thống kê rằng: “từ thế kỷ thứ I sdl về sau cho đến thời Khương Tăng Hội, trong khoảng 300 năm, cụm từ trung tâm chỉ được sử dụng 3 lần; trong khi đó Lục độ thập kinh 8 lần xuất hiện cấu trúc trung tâm [tr.409]. “Vậy, sự có mặt của những cấu trúc trung tâm này xác nhận một cách không chối cãi (TTD nhấn mạnh) ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Việt đối với bản dịch Lục độ tập kinh” [tr.410].

2. Phản biện

Phản biện 1: trung cung, trung tâm, trung đình là những từ song tiết (có nghĩa). Từ pháp của chúng đều là theo cấu trúc phụ-chính. Trung lúc này nghĩa là “ở giữa, ở bên trong” (= inside adj), nghĩa đen là “cung ở chính giữa”, “tim ở trong ngực”, “cái sân giữa.” Các từ này được ghi nhận trong từ điển Từ nguyên [1997. Thương vụ ấn thư quán. Bắc Kinh] như sau:

Trung cung: 1.Nơi ở của hoàng hậu, để phân biệt hai cung Đông và cung Tây, cho nên thường dùng từ này để gọi thay cho hoàng hậu...2.Chỉ vùng trời nơi sao Bắc cực ở.” [tr.0047.2] Nên câu “王及夫人。自然還在本國中宮正殿上坐。如前不異。Vương cập phu nhân, tự nhiên hoàn tại bản quốc trung cung chính điện thượng tọa, như tiền bất dị” trong truyện 13 tờ 7c13 nên dịch là “vua và phu nhân tự nhiên ngồi ở trung cung (cung chính giữa) nước mình, ngồi trên chính điện như trước, không hề khác.” chứ không dịch là “ngồi trên chính điện trong cung”[tr.583]. Câu “爾王 者之子生於榮樂長於中宮Nhĩ vương giả chi tử, sinh ư vinh lạc, trưởng ư trung cung...” nên dịch là “nàng là con vua, sinh ra trong vui sướng, lớn lên ở nơi cung cấm.” Chỉ có chữ “ư” là giới từ, chữ cung trung là từ song tiết như chữ “vinh lạc” ở câu trên.

Trung tâm: 1.Nội tâm/ cõi lòng. Tim ở trong ngực, cho nên gọi trung tâm. Bài Hữu phu chi đỗ phần Đường phong trong Kinh thi có câu: ‘trung tâm hiếu chi’; 2. Chính giữa của sự vật...’” [Từ Nguyên: tr.0045.4]. Cho nên, từ “trung tâm” trong các câu “trung tâm sảng nhiên”, “trung tâm hoan hỉ”, “trung tâm đát cụ”...đều dịch lần lượt theo nghĩa là “cõi lòng nhẹ nhõm/ hoan hỉ/ sợ hãi...” cả.

Vậy, Ts Lê Mạnh Thát sơ suất đến mức không biết rằng đây là những từ Hán song tiết? Câu trả lời rằng: ông biết! Nhưng ông có “mục đích luận” của ông: “dù biết trung cung và trung đình trong tiếng Trung Quốc là những danh từ ghép chỉ những sự vật cụ thể, chúng tôi vẫn tách riêng chúng ra, coi chúng có cấu trúc tiếng Việt kiểu cụm từ trung tâm và hiểu theo nghĩa tiếng Việt.” Phải chăng, đây chính là “thao tác Việt hóa” của ông!? Đọc dăm ba từ theo “kiểu Việt” trong một văn bản tiếng Hán cổ có độ dài lên đến 79.607 lượt chữ như thế liệu có thuyết phục được không?

Thêm nữa, với sự ghi nhận của từ điển, các từ trung cung, trung tâm, trung đình thuộc về vốn từ vựng cơ bản của tiếng Hán suốt từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Theo thống kê của Ts Lê Mạnh Thát, từ trung cung xuất hiện 2 lần, trung tâm xuất hiện 8 lần, trung đình xuất hiện 1 lần trong Lục độ tập kinh. Còn chúng tôi thống kê được rằng, trong Tứ khố toàn thư, chữ trung cung xuất hiện 5000 lần trong 2942 quyển, trung tâm xuất hiện 9441 lần trong 6094 quyển, trung đình xuất hiện 4093 lần trong 2853 quyển. Đến đây, chúng tôi không dám bình luận gì thêm cả, hãy để các con số trò chuyện với nhau vậy!

Phản biện 2: Về từ Thần thụ (thọ)

Chúng tôi tạm chấp nhận với Ts LMT rằng từ “Thần thụ” có lẽ mới là từ được đặt theo kết cấu trung - định. Thần thụ nghĩa là “thần cây” chứ không phải cây thần. Ông dẫn chứng rằng chữ này còn xuất hiện trong cả Cựu tạp thí dụ kinh [tr.414]. Ngoài ra, ông còn dẫn thêm một số trường hợp khác như thuỷ vũ là “nước mưa”, tượng Phật, bệ thăng thiên là “bệ lên trời”, ngoại dã là “ngoài cánh đồng.” Ông coi đây như là chứng tích của sự “Việt hoá” ngữ pháp trong văn bản này.

Trước hết, về chữ thần thụ theo cấu trúc trung-định, chúng tôi thống kê được rằng chữ này xuất hiện 243 lần trong 185 quyển ở Tứ khố toàn thư. Tạm có thể nhận định rằng: kết cấu Thần thụ là một hiện tượng ngữ pháp không phải chỉ xuất hiện trong hai văn bản mà Ts LMT đang nghiên cứu (2 so với 243).

Thực ra, vấn đề kết cấu trung - định không lạ lẫm gì đối với giới nghiên cứu Hán ngữ cổ đại. Năm 1956, Dương Bá Tuấn trong Văn pháp văn ngôn đã đề xuất khái niệm “định ngữ hậu trí” (định ngữ đặt sau trung tâm ngữ) trong tiếng Hán cổ. Vấn đề này quan trọng đến nỗi, năm 1979, Trung Quốc đã đưa vào chương trình học tập cho học sinh trung học (TTD nhấn mạnh) [theo Mai Quang Trạch. 2004. Thiển đàm AB giả kết cấu định ngữ hậu trí. trong “Nhạc Sơn Sư phạm Học viện Học báo”, số 8, tr.18-20]. Mai Quang Trạch cho rằng: trong lịch sử còn có một giai đoạn mà cả hai hình thái trung- định, định – trung cùng song song tồn tại. Bài viết, sách vở nghiên cứu về vấn đề này thì nhiều không kể xiết, các tác giả như Mantaro Hashimoto (1980), Trần Địch Minh (1981), Tào Văn An (1982), Kinh Quý Sinh (2001), C.Goddard (2005)... đã nghiên cứu cho thấy: kết cấu trung định trong Hán cổ là sản phẩm của quá trình tiếp xúc với các ngôn ngữ có họ hàng với nó, như các ngôn ngữ thuộc các ngữ tộc Tạng - Miến, Miêu - Dao, Đồng - Thái (chuyển dẫn theo NTC).

Vì thế có thế nói, cái “ sự kiện lạ lùng” mà Ts LMT phát hiện ra kia thực ra cũng chỉ là “lạ với mình mà quen với người” mà thôi. Việc ông phát hiện ra một hiện tượng ngữ pháp của tiếng Việt hiện đại (TTD nhấn mạnh) trong bản Hán văn Lục độ tập kinh (vào Tk II sdl) là sai lầm không những về văn bản học, mà còn về phương pháp khoa học. Ông đã đem những cái “phi đồng đại” ở những không gian địa lý khác nhau so sánh và đồng quy. Nói đơn giản hơn: ông dùng cái tư duy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt hiện đại) để tìm kiếm một số ít hiện tương tương đồng trong một văn bản Hán văn cổ, sau đó đưa ra 2 chủ ý: 1.Bản Hán văn bị ảnh hưởng của tiếng Việt; 2. Tiếng Việt thời Hùng Vương không có thay đổi gì so với tiếng Việt hiện nay ở kết cấu trung - định. Đến đây, chúng tôi mới hiểu vì sao những phát hiện “chấn động” của Ts Lê Mạnh Thát đến giờ mới được dư luận chú ý; còn các nhà chuyên môn (ngữ học) thì vẫn cứ tiếp tục công việc của mình một cách thầm lặng và ưu tư.

Kỳ 3

Biến “văn Hán” thành “thơ thời Hùng Vương”

Ở kì 2, chúng tôi đã đề cập đến thao tác của Ts Lê Mạnh Thát, đó là việc ông “Việt hóa” tiếng Hán cổ theo tinh thần “mục đích luận”; đó là tinh thần “vị chủng”, “Việt nguyên”. Chúng tôi đã chứng minh rằng từ cung trung, trung tâm,... là từ vựng cơ bản của tiếng Hán cổ, và chúng xuất hiện với tần số cực cao (5000 và 9441 lần) trong Tứ khố toàn thư. Chúng tôi cũng đã cung cấp thông tin việc cấu trúc trung – định trong tiếng Hán cổ như kiểu thần thụ đã được đưa vào dạy cho học sinh trung học ở Trung Quốc từ năm 1979. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi tiếp vào phát hiện “chấn động” của Ts LMT. Đó là việc ông phục dựng lại một bài “thơ thời Hùng Vương” qua văn bản Hán văn Lục độ tập kinh. Liệu có hay không sự tồn tại của một bài thơ Việt thời Hùng Vương trong văn bản được viết bằng chữ Hán cách đây gần 2000 năm?

1. Sự nghiên cứu của Ts LMT

Ông viết: “Ngoài ra, truyện 14, mà chúng tôi sẽ bàn kỹ ở dưới đây, khi tả diện mạo lão phạm chí, đã viết: “Tỉ chính biển hổ, thân thể liêu lệ, diện sô thần đả, ngôn ngữ khiểng ngật”. Trong đó nếu ta coi những chữ “tỉ”, “diện”, “thần” như những tá âm tiếng Việt của chữ Trung Quốc tức đọc "mũi", "mặt", "môi", thì bốn câu vừa phiên âm có thể là một bài thơ tiếng Việt cổ:

Mũi chính vểnh vẹo,

Thân thể rệu rạo (rẹo),

Mặt xô môi dày,

Ngôn ngữ ngọng nghịu

Tất cả những chữ “vểnh vẹo”, “xô”, “dầy”, “ngọng nghịu”, chúng tôi hầu như phiên âm lại những chữ viết của Khương Tăng Hội. Và chúng có thể là những chữ quốc âm (TTD nhấn mạnh) đầu tiên hiện còn ghi lại. Chữ “xô” đây là xô xảm. Chữ “dày” đúng ra là phải phiên “đày”... .[ Lê Mạnh Thát. 2001. Tổng tập văn học phật giáo Việt Nam. nxb Thành phố Hồ Chí Minh. tr.435]

Ông kết luận: “Qua những phân tích trên, ta thấy Lục độ tập kinh chứa đựng một số tàn dư (TTD nhấn mạnh) của ngữ vựng, ngữ pháp và cú pháp tiếng Việt. Sự tồn tại của những tàn dư nầy đưa ta đến những kết luận nào? Thứ nhất, như trên đã nói, Khương Tăng Hội sinh ra, lớn lên và được đào tạo thành tài tại đất nước ta, cho nên khi tiến hành phiên dịch và trước tác, dứt khoát không thể nào không chịu ảnh hưởng của tiếng Việt về cả ba mặt ngữ vựng, cú pháp và ngữ pháp...Thứ hai: đó là có khả năng Khương Tăng Hội đã sử dụng một nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt để dịch ra bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc” [tr. 421-422]

2. Phản biện về phiên âm

Nguyên văn đoạn tiếng Hán như sau: “ 鼻正匾虒。身體繚戾。面皺脣[多頁][9]。言語蹇吃。” Điều mà tôi lấy làm lạ nhất là trong một đoạn có 16 chữ, lại có 4 chỗ sai phiên âm. Cụ thể đó là các chữ sau:

2.1. Chữ tị (nghĩa là mũi) bị đọc thành tỉ. Chữ này không thể đổ lỗi cho chế bản được, vì đây là chữ quá ư thông dụng, cũng không thể đổ lỗi là tác giả kém chữ nghĩa được, vì chúng ta đều biết ông là người rất uyên thâm về ngôn ngữ, nhất là tiếng Hán . Lỗi không thuộc về ai cả. Chỉ có việc phiên sai là tồn tại một cách có hệ thống và khá nhất quán[10].

2.2. Chữ 虒 bị đọc nhầm thành hổ. Vì đúng là có chữ “hổ 虎” nằm ở trong. Từ điển Từ nguyên chú âm là“虒:息移切 tức di thiết, bình thanh” [tr.1494.1], Trùng tu ngọc thiên chú: “思移切tư di thiết”. Sách Ngự định Khang Hi tự điển (Q.26) ghi: “虒Đường vận: 息移切tức di thiết. Tập vận: 相枝切tương chi thiết.” Như thế, chữ này phải đọc là “tì”.

2.3. Chữ 皺 bị đọc là . Sách Trùng tu ngọc thiên, Trùng tu quảng vận đều ghi: “側救切trắc cứu thiết”. Cổ văn tứ thanh vận ghi: “籀韻trứu vận”. Như vậy chữ này có âm Hán Việt là “trứu”.

2.4. Chữ 蹇bị đọc nhầm thành “khiểng”. Từ nguyên chú âm: “九輦切cửu liễn thiết, thượng” [tr.1633.2]. Ngự định Khang Hi tự điển ghi: “Đường vận: 居偃切cư yển thiết. Tập Vận vận hội: 紀偃切kỉ yển thiết.” Tự điển Hán Việt của Trần Văn Chánh ghi âm “kiển” [tr.919]. Như vậy, chữ này đọc là “kiển”.

3. Phản biện về khái niệm tá âm

Ts LMT cho rằng các chữ ““tị”, “diện”, “thần” là những tá âm tiếng Việt của chữ trung Quốc”. Ý ông là chữ “tị” mượn âm từ chữ “mũi”, chữ “diện” mượn âm từ “mặt”, chữ “thần” mượn âm từ “môi.” Như thế, ông hình dung những từ trong văn bản Hán văn Lục độ tập kinh là vay mượn (tá) âm đọc từ tiếng Việt (mà khái niệm “tiếng Việt” lại đánh đồng về lịch đại. Tiếng Việt nào?).

Quả đúng là Ts LMT tỏ ra không chuyên về vấn đề khái niệm. Ai cũng biết “tá âm [11]” là “vay mượn âm” (như chữ tá điền). Và sự vay mượn bao giờ cũng để lại những “chứng tích” về âm giữa các yếu tố từ vựng của hai ngôn ngữ. Và ở đây, chúng ta hãy đi tìm sự tương ứng hay gần gũi giữa các cặp âm tị – mũi, diện – mặt , thần – môi như ông Rokuro Kono đã làm với tiếng Nhật[12]! Nếu kết quả này của Ts LMT được các học giả thế giới công nhận thì tiếng Hán trong Lục độ tập kinh là phương ngôn của tiếng Việt thời Hùng Vương.

Ts LMT cũng lấy được đôi ba trường hợp có cùng vị trí cấu âm. Ví dụ: âm môi: biển vểnh; âm đầu lưỡi: liêu lệrệu rạo. Nhưng những liên hệ âm đọc này chỉ là bề mặt. Muốn đọc được âm của thời Hùng Vương chúng ta phải thực hiện những quy trình tái lập ngữ âm (TTD nhấn mạnh) rất phức tạp, chứ không nên đơn giản hóa và bắc cầu giữa các hiện tượng tồn tại cách nhau 2000 năm. Nói cụ thể hơn là chữ “rệu rạo”, “ngọng nghịu” đều là từ vựng được đọc theo âm tiếng Việt hiện đại. Còn nếu tái lập âm đọc chữ “rệu rạo/ rẹo” cho tiếng Việt quãng thế kỉ XV thì phải là “kleo klao” (tạm ví dụ một cách cụ thể và thô phác như thế). Giống như cái việc mà ông Nguyễn Bạt Tụy ngày xưa tái lập câu “tìm mai theo đạp bóng trăng” của Nguyễn Trãi thành “xìm môi seo tạp boóng blăng” vậy (còn tái lập lên đến tận thời Hùng Vương thì ...). Mặt khác, chữ “rệu rạo” đến tận cuối thế kỳ XIX vẫn chưa thấy được ghi nhận trong từ điển [ví dụ Huình Tịnh Của, Génibrel].

Ấy là chưa kể đến mấy chữ không đọc đúng theo âm Hán Việt như đã nêu trên. Liệu chữ “vẹo” có liên quan gì đến âm “tì” (kể cả âm “hổ”)? Hay “xô” với “trứu”? Hay “ngọng” với “kiển” (/kiểng)? Hay “nghịu” với âm “ngật”? Thế mà, Ts Lê Mạnh Thát đã khẳng định “Chữ ngọng nghịu, rệu rạo và vặn vẹo thì quá rõ ràng, khỏi phải bàn cãi” [tr.435]

Chúng tôi cũng không thấy ông đề cập đến hai trường hợp từ Hán Việt là “thân thể” và “ngôn ngữ.” Có lẽ, cứ theo tinh thần lập luận của ông thì hai từ này cũng mượn từ tiếng Việt thời Hùng vương, rồi được kí âm bằng các chữ “ 身體”, “言語”. Tiếc là chữ viết thời Hùng Vương đến nay không còn dấu vết gì, chỉ có người Hán là may mắn giữ lại được.

Đến đây, chúng tôi tạm đưa ra vài câu hỏi để tự mình tìm hiểu:

Nếu cứ coi đây là một bài thơ Việt, thì tại sao người Việt thời Hùng Vương lại không dùng văn tự của chính mình để ghi lại chuỗi ngôn từ của tiếng Việt?

Mà lại dùng chữ Hán để ghi?

Bốn câu thơ mà Ts LMT phục dựng trên đây liệu có thể đọc theo “cách Việt” trong một văn bản văn xuôi tiếng Hán “điển nhã” dài đến 79.607 lượt chữ?

Chúng ta đã bao giờ thấy việc sử dụng những chữ cực khó (như 匾, 虒,皺, [多頁],, 蹇) của tiếng Hán cổ để ghi âm lại tiếng Việt bao giờ chưa? Bởi đã dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt thì ắt phải dùng những chữ thông dụng để mọi người cùng đọc được.

Chúng tôi cho rằng đoạn trên vẫn là những “ngôn từ điển nhã” của văn ngôn tiếng Hán cổ. Chúng tôi xin dịch lại như sau:

3. Phiên dịch lại đoạn văn

Nguyên văn “ 鼻正匾虒。身體繚戾。面皺脣[多頁][13]。言語蹇吃。”

Chú thích chữ nghĩa (loại trừ những chữ dễ):

Về chữ biển:“薄也。《方言》:物 之薄 者曰匾[匸+虒]。《玉篇》:匾. 匾[匸+虒]. 《廣韻》,匾。匾[匸+虒],薄也.”[Lâm Doãn & Cao Minh (chủ biên). Trung văn đại từ điển. (Q.37). Trung Quốc văn hóa nghiên cứu sở ấn hành & Hoa Cương văn hóa thư cục. tr 1956][14]. Chữ [ 匸+虒] được ghi nhận trong từ điển này bao gồm bộ hạp (匸) bao ở ngoài và chữ tì (虒) nằm ở trong bộ hạp. Do ít gặp, nên chữ này chưa được đưa vào trong bất cứ bộ gõ chữ nào. Chúng tôi đành phải mô tả cấu trúc hình thể lại như vậy. Theo Chính tự thông[15] chữ [ 匸+虒] (hạp + tì) còn có một tục tự nữa là [匸+ 虎] (hạp + hổ). Nhưng vị trí này trong văn bản được viết bởi chữ tì虒, như chúng tôi đã đề cập đến ở phần “2.Phản biện âm đọc”. Chúng tôi tạm đưa ra giả thuyết như sau: trong văn bản này, chữ tì[16] 虒là chữ giả tá của chữ [ 匸+虒], chúng có giá trị ngữ âm như nhau, có ngữ nghĩa như nhau khi đi với từ biển; vì hai chữ này hợp lại thành một từ song tiết. Vậy chữ [ 匸+虒] có âm đọc là gì? Trung văn đại từ điển cũng ghi: “廣韻》:土奚切。《集韻》:天黎切,音梯。” (Quảng vận: thổ hề thiết. Tập vận: thiên lê thiết, âm thê). Như vậy, chữ [ 匸+虒] đọc là THÊ. Đến đây chúng tôi phiên âm, dịch nghĩa lại đoạn trên trong Trung văn đại từ điển: Biển: “bạc dã. Phương ngôn: vật chi bạc giả viết BIỂN THÊ. Ngọc thiên: biển, biển thê. Quảng vận: biển, biển thê, bạc dã.” Dịch nghĩa: “Biển: nghĩa là mỏng. Sách Phương ngôn viết: vật gì mà mỏng dẹt thì nói là BIỂN THÊ. Sách Ngọc thiên viết: biển, tức BIỂN THÊ, nghĩa là mỏng). Tiểu kết: hai chữ 匾 [匸+虒] đọc là BIỂN THÊ nghĩa là “mỏng dẹt”. Câu “tị chính biển thê” nên dịch là “mũi thẳng và dẹt”. Rõ ràng là đặc điểm nhân chủng của vị phạm chí này không phải là người Việt. Như thế, Khương Tăng Hội dịch khá sát về ngữ nghĩa. Tiếc rằng, chúng tôi không biết tiếng Phạn để đối chiếu và kiểm chứng.

Về chữ “Liêu lệ”. Trung văn đại từ điển ghi: “Liêu lệ 繚戾: chỉ cái dáng nước chảy uốn éo (khuất khúc 屈曲)” [sđd, Q 26, tr.11308]. Đặt trong cả câu thì chữ này nên dịch như thế nào? “Thân thể liêu lệ” là lời của một chàng trai khi chê bai hình dáng của phạm chí ở huyện Cưu Lưu. Dĩ nhiên, không thể dịch một cách thô thiển là: thân thể uốn éo được. Chúng tôi tạm đưa ra hai giả thuyết để xử lý: nhứ nhất, chữ liêu lệ không chỉ dùng để chỉ dáng quanh co, uốn lượn của dòng nước chảy qua khe mà còn còn được dùng để chỉ dáng người. Thứ 2, từ liêu lệ chỉ có nghĩa “uốn éo” như trên, nhưng trong văn cảnh này, tác giả/ người dịch (người chuyển ngữ) đã dùng ngôn từ theo hướng văn học. Nếu dịch câu này theo đúng nghĩa từ điển và cho dễ hiểu hơn thì nên “tân dịch” (dịch từ Hán cổ sang tiếng Hán trung đại) là “thân thể khuất khúc”. Khuất khúc nghĩa là “bất trực” (không thẳng). Chúng tôi tạm đưa ra 2 cách dịch sau: 1. Thân hình khúc khuỷu (Ý tả hình dáng gầy gò, chân tay cong và teo tóp); 2. Thân thể còng queo. Với cả hai cách dịch trên, câu văn trở nên hợp nghĩa hơn với cả đoạn văn miêu tả một vị phạm chí tóc bạc, da mồi.

Về chữ trứu 皺 (Ts LMT đọc nhầm là 芻). Chữ trứu gồm bộ bì 皮để trỏ trường nghĩa (liên quan đến da) và âm 芻(芻được dùng làm thanh phù để tạo nên các chữ khác, một số chữ có âm đọc là như雛鶵犓蒭, và một đôi chữ có âm đọc là trứu 皺縐謅). Từ nguyên ghi: “Trứu: chỉ mặt có nếp nhăn, vật gì mà có nếp vết cũng đều dùng chữ trứu cả.”[tr.1184.4]。Đỗ Phủ 杜甫trong bài《病后过王倚饮赠歌》viết:"肉黄皮皺命如线。" (nhục hoàng bì trứu mệnh như tuyến) nghĩa là: thịt vàng, da nhăn, mệnh đã mỏng như cái sợi. Ts Lê Mạnh Thát không dịch mà phiên âm thành “xô”.

Về chữ [多頁] (chữ này không có trong các bộ gõ, nên chúng tôi tam mô tả như sau: chữ đa ở bên trái, bộ hiệt ở bên phải). Trung văn đại từ điển ghi: “[多頁]《廣韻》: 丁可切。《集韻》:典可切,音嚲, 上聲。醜貌” [tr.16076]. (Sách Quảng vận ghi: đinh khả thiết. Sách Tập vận ghi: điển khả thiết, âm ĐẢ, nghĩa là vẻ xấu xí.) Chữ này cũng rất ít xuất hiện đến mức các từ điển thông thường không ghi nhận. Như vậy câu: “diện trứu thần đả” dịch là: mặt nhăn nhúm, môi xấu xí.

Về chữ kiển ngật 蹇吃. Sách Trung văn đại từ điển ghi: “《一切經音義, 引通俗文》: 言不通利,謂之蹇吃” nghĩa là “ Sách Nhất thiết kinh âm nghĩa có dẫn sách Thông tục văn rằng: lời nói không lưu loát, thì gọi là Kiển ngật”. Như vậy, Kiển ngật nghĩa là: lắp bắp, lúng búng (hoặc cũng có thể dịch là ngọng nghịu như Ts LMT, nhưng chữ này chỉ dùng cho trẻ em đang ở độ tuổi nói chưa sõi). Như vậy câu: “ngôn ngữ kiển ngật” nên dịch là “ăn nói lắp bắp”.

Bây giờ, chúng ta thử đặt các câu dịch trên trong toàn bộ đoạn văn xem như thế nào: “Mặt mày đen đúa, mũi cao và dẹt, thân hình còng queo, mặt nhăn môi xấu, ăn nói lắp bắp, hai mắt thì xanh, dạng hình như quỷ... ”. Đây là đoạn văn chữ Hán hoàn toàn. Tuy nhiên, hình thức bốn chữ của cổ văn khiến cho Ts LMT giải quyết theo hướng “thơ hóa”. Như thế, Ts Lê Mạnh Thát đã b iến một đoạn “văn Hán” trong một văn bản Hán văn cổ kính và “điển nhã” thành “thơ tiếng Việt thời Hùng Vương”. Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lại một đoạn lập luận của Ts LMT: “Ấn tượng “văn từ điển nhã” ấy có được là do khi dịch Lục độ tập kinh , Khương tăng Hội đã sử dụng một bản đáy tiếng Việt, thay vì tiếng Phạn. Chính nhờ căn cứ vào bản đáy Lục độ tập kinh tiếng Việt này, Khương Tăng Hội mới có được một bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc mang tính “văn từ điển nhã” vừa thấy” [tr.394].

Chú thích [1]Nguyên văn: 條奏越律與漢律駮者十餘事. [Hậu Hán Thư. Quyển 54]. Chữ “條奏điều tấu” nên dịch sang tiếng Việt là “theo từng điều một mà tâu lên trên 逐条上奏” [罗竹风主编. 《汉语大词典(全13卷)》。汉语大词典出版社1994。第01卷, tr. 1482]. Chúng tôi xin trích dịch cả đoạn để làm tư liệu: ..." 援所过辄为郡县治城郭,穿渠灌溉,以利其民。條奏越律与汉律驳者十余事,与越人申明旧制以约束之,自后�

�越奉行马将军故事。Cả câu dịch là: "Mã Viện đi đến đâu cũng tu sửa thành quách, đào mương máng tưới tiêu, để làm lợi cho dân. Theo từng điều mà tấu trình về hơn chục chỗ trái nhau giữa Việt luật với Hán luật, giảng giải cho người Việt rõ về phép tắc cũ để ước thúc họ, từ đó người Lạc Việt phụng theo phép tắc cũ của Mã Tướng quân" [许嘉璐主编.《二十四史全译-后汉书-第2册. 世纪出版集团-汉语大词典出版社2004,tr.657.]

[2] Tuy nhiên, biểu tượng trứng là một mẫu số phổ quát ở mọi nền văn hóa từ Celtes, Hy Lạp, Ai Cập, Phénicien cho đến Tây Tạng, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. [Jean Chevalier & Alain Gheerbrant.1997. Từ điển biểu tượng văn hóa Thế giới. (bản dịch do Phạm Vĩnh Cư chủ biên). Nxb Đà Nẵng & Trường Viết Văn Nguyễn Du. H. tr.961-965.] Ông còn khẳng định: “những đối tượng này chắc chắn không phải là người Trung Quốc mà là người Việt Nam, người thuộc một dân tộc tự nhận tổ tiên mình sinh ra từ một trăm cái trứng, như Lĩnh Nam chích quái và Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi”[tr.194] Khốn nỗi, cả hai văn bản này đều ra đời sau Lục độ tập kinh đến cả hơn ngàn năm.

[3] Hà Văn Tấn. 2002. Chữ trên đá, chữ trên đồng- Minh văn và lịch sử. Nxb. KHXH.212tr.

[4] Theo những nghiên cứu về chữ Nôm tính đến thời điểm viết bài.

[5] Theo chứng minh của Hoàng Thị Ngọ thì văn bản Phật thuyết... do Trịnh Quán đem khắc lại vào trước năm 1730. Còn theo chứng minh của Nguyễn Quang Hồng qua việc tái lập ngữ âm từ chứng tích về chữ Nôm cổ thì tiếng Việt trong bản này thuộc về thời Lý-Trần. “Cũng cần lưu ý đến những văn bản chữ Nôm mặc dầu chưa xác minh được niên đại, song xét về mặt ngôn ngữ được ghi chép bằng chữ Nôm trong đó, ta thấy những dấu hiệu của một tiếng Việt cổ xưa, có thể là xưa hơn cả các văn bản thời nhà Trần. Đó phải chăng là trường hợp của văn bản giải âm (trực dịch từ Hán sang Nôm) trong sách Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, trong đó ngoài những chữ Nôm tự tạo, có hàng loạt từ ngữ tiếng Việt được viết bằng hai chữ vuông Hán, phản ánh tình trạng cấu trúc ngữ âm từ theo kiểu MiS+MaS (âm tiết phụ + âm tiết chính) hoặc CCVC với tổ hợp phụ âm đầu khá đa dạng, như 破 散 "phá tán" *păsanh / psănh > rắn) 破 了 "phá liễu" *pălau / plău > sáu, "cư mãng" 車 莽 * kămang / kmăng > mắng , "cá nô" 个 奴 *kăno / kno > no, v.v., là những gì đặc trưng cho tiếng Việt sơ kỳ, có thể là vào thời nhà Lý, là thời kỳ đạo Phật rất thịnh hành ở nước ta”. [Nguyễn Quang Hồng. 2004. Một số vấn đề và khía cạnh nghiên cứu chữ Nôm. Trong Nghiên cứu chữ Nôm. Viện NCHN & The Vietnamese Preservation Nom Foundation (USA). Nxb KHXH.H.tr.32-33] .

[6] Xin xem Nguyễn Quang Hồng phiên khảo, 2001. Tân biên truyền Kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[7] Hoàng Xuân Hãn. 1998. Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần- Lê, trong “La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn”. Nxb. Giáo dục. Hà Nội.

[8]Văn Uyên Các. Tứ Khố toàn thư. Thượng Hải nhân dân xuất bản xã.

[9] Chữ này khó và ít xuất hiện đến mức không thấy trong bất cứ một bộ phông tiếng Hán nào có mã chữ này cả. Các từ điển như Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, Từ nguyên , hay Khang Hi tự điển đều không có chữ này. Chúng tôi tạm ghép như trên và để trong ngoặc kép.

[10] Lê Mạnh Thát. 2001. Tổng tập văn học phật giáo Việt Nam. nxb Thành phố Hồ Chí Minh. tr.423; tr.435; Lê Mạnh Thát. 2005. Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 205. http://www.quangduc....nhocpgvn07.html

[11] Còn theo Ngô Chấn Phương trong sách Độc thư chính âm thì tá âm được chia nhỏ ra làm nhiều loại như: đồng âm tá nghĩa, tá đồng âm nhưng không tá nghĩa, nhân nghĩa tá âm, ...

[12] “sự tương ứng về ngữ âm đã được sử dụng trong một số tên riêng như 須佐 cho “Susa” trong “速須佐之男命” hayasusanowo [Tên một vị nam thần trong Kojiki, em trai của nữ thần mặt trời], hay 須賀 cho /Suga/ trong “須賀宮” (cung Suga). Phương pháp [mượn] âm này đã được tiếp thu một cách hoàn hảo trong một bài hát nổi tiếng bắt đầu bằng “yakumo tatu...”. Sự tương ứng về ngữ âm không phải là một chiều hướng lấn át, trừ trường hợp đối với tên riêng hoặc bài hát. Thậm chí trong tên riêng, phương pháp ngữ âm không phải luôn được chấp nhận.” [theo Nguyễn Khắc Kham. 1974. Chu Nom or the Former Vietnamese Script and its Past Contribution to Vietnamese Culture (NTC dịch), Area and Culture Series (Tokyo, Japan) 24.171-189.]

[13] Chữ này khó và ít xuất hiện đến mức không thấy trong bất cứ một bộ phông tiếng Hán nào có mã chữ này cả. Các từ điển như Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, Từ nguyên , hay Khang Hi tự điển đều không có chữ này. Chúng tôi tạm ghép như trên và để trong ngoặc kép.

[14] 林尹 & 高明 (主編)。中文大辭典。(第37 卷)。中國文化研究所印行 & 華岡文化書局。

[15] Chuyển dẫn theo林尹 & 高明 (主編)。中文大辭典。(第37 卷)。中國文化研究所印行 & 華岡文化書局. tr. 1960.

[16] Nêu Tì là từ đơn tiết thì có 2 nghĩa: Sách Chu dịch tượng từ (quyển 3) viết: “tì là loại hổ có sừng ở trên đầu, loại thú này không thấy ở trên đời.” Chữ này còn có nghĩa là “thò thụt, so le” như câu "偨池茈虒” trong bài 《Thượng lâm phú上林赋》của Tư Mã Tương Như.

Còn tiếp
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG DƯƠNG

Tiếp theo

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Tôi không bàn về tính đạo lý của những kẻ phủ nhận truyền thống dân tộc của chính họ, tôi cũng không bàn về tinh thần yêu nước của những người tham gia phủ nhận hay chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Và nếu như chỉ căn cứ vào đạo lý về lòng tự trọng dân tộc và tinh thần yêu nước thì chắc tôi không cần tranh luận với họ. Bởi vì đây là một đề tài nhân danh khoa học. Ít nhất những người phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt đang rao giảng như vậy. Mà một trong những yếu tố để xác định tính khoa học chính là tinh thần khách quan. Do đó, không thể lấy tư cách đạo đức, tinh thần yêu nước để phân tích chứng minh hay bác bỏ.

Tôi bắt đầu phân tích bài viết của Ông Trần Trong Dương trong việc phản biện giáo sư Lê Mạnh Thác theo tinh thần khoa học - Đương nhiên là khoa học theo cách hiểu chủ quan của tôi - nhưng ít nhất những luận cứ của nó không nhân danh những luận cứ về lòng tự trọng dân tộc và lòng yêu nước.

Bắt đầu từ đoạn dưới đây - quí vị có thể xem toàn văn trong bài trên. Chúng ta cùng xem lại đoạn này:

TIẾNG VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG

- HAY LÂU ĐÀI CẤT TỪ HƠI NƯỚC?

Nguồn: http://www.viet-stud..._LeManhThat.htm

Trần Trọng Dương

Kỳ 1

Các giả thuyết “chồng trứng”

Ts Lê Mạnh Thát là một trong những học giả lớn trong giới nghiên cứu Phật học ở Việt Nam từ mấy chục năm trở lại đây. Việc đọc sách, mua sách của ông nhiều khi đã trở thành lạc thú. Nhìn khối lượng công việc và những kết quả mà ông đã thành tựu thì không ai là không cảm thấy nể phục và kính trọng. Gần đây, một loạt những phát hiện về lịch sử và văn hoá dân tộc của Tiến sĩ đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ những thức nhận sau khi đọc xong chương IV “Vấn đề tiếng Việt thời Hùng Vương” trong cuốn “Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” của Lê Mạnh Thát (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2005), bài này được viết ra nhằm trao đổi với Ts Lê Mạnh Thát về việc phục nguyên Tiếng Việt thời Hùng Vương từ cách xác lập giả thuyết đến vấn đề văn bản học.

Mới đọc qua cái tựa, qua cách dùng từ với câu - "Tiếng Việt thời Hùng Vương - hay lâu đài cất từ hơi nước?" - Đủ thấy khả năng tư duy không thể xếp hạng của tác giả. Mặc dù ông ta có thể thuộc loại nhiều chữ, có học hàm, học vị - Vì cái danh từ Trần Trong Dương cũng thấy quen quen. Thời Hùng Vương không nói tiếng Việt thì nói tiếng gì? Tiếng Urugoay à? Vậy cái cụm từ "Lâu đài cất từ hơi nước" tác giả muốn nói lên điều gì? Bởi vậy, chỉ với cách đặt tựa, tôi đã không muốn xếp hạng khả năng tư duy của ông ta trong vấn đề phản biện học thuật. Nhưng thôi, để xem ông nói gì và quán xét những luận cứ của tác giả. Tôi vốn không phải là người "tầm chương , trích cú", cắt trích và bắt bẻ ngôn từ.

Trong đoạn mà tôi trích dẫn ở trên thì tác giả Trần Trọng Dương đã thừa nhận giáo sư Lê Mạnh Thát là một học giả lớn trong giới nghiên cứu Phật học. Và việc tác giả đặt vấn đề phản biện với "một học giả lớn" thì hẳn tác giả phải có tầm và cái tầm ấy dài bao nhiêu, cao bao nhiêu thì chúng ta xem tiếp .

1.Về các giả thuyết

Để cho tiện theo dõi, bài viết sẽ trình bày lại các bước giả thuyết của Ts Lê Mạnh Thát trong việc “khôi phục lại diện mạo của tiếng Việt” (chữ của LMT) thời kì Hùng Vương. Cụ thể như sau:

Giả thuyết bước 1 : Ts Lê Mạnh Thát cho rằng có thể đã có hệ thống văn tự ghi lại tiếng Việt thời Hùng Vương qua sự tồn tại của Việt luật. Sở dĩ ông đưa ra giả thuyết như vậy là vì sách Hậu Hán thư có một đoạn chép rằng sau khi Mã Viện diệt xong Trưng Trắc, Trưng Nhị bèn “điều tấu Việt Luật (so) với Hán luật sai khác hơn 10 việc”[1]. Ông đi đến nhận định rằng: “Việc tồn tại Việt luật vào những năm 40 - 43 sdl như vậy buộc ta phải giả thiết nước ta vào thời điểm đó đã phát triển tới một mức độ chính xác nhất định đáp ứng được yêu cầu diễn đạt đúng đắn những khái niệm và quy định luật pháp và đã có một hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh (TTD nhấn mạnh) để ghi chép các quy định ấy thành một văn bản pháp quy.” [tr.187]

Giả thuyết bước 2 : (trên cơ sở giả thuyết 1): Ts LMT cho rằng hệ thống chữ viết của người Việt thời Hùng Vương đã có khả năng ghi lại Việt luật thì cũng có nghĩa là nó đủ sức để thực hiện dịch thuật kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Việt. Tiến sĩ viết: “Một là có khả năng thầy Khương Tăng Hội đã dùng một nguyên bản Phạn văn để dạy cho Hội bằng tiếng Việt. Hội đã ghi chép lại những lời dạy bằng tiếng Việt ấy... để sau này khi có dịp, do nhu cầu truyền giáo ở Trung Quốc, Hội cho dịch ra tiếng Trung Quốc. Hai là thầy Hội đã dùng một bản Cựu tạp thí dụ kinh tiếng Việt dạy cho Hội và đây là một khả năng có tính hiện thực nhất” (TTD nhấn mạnh) [sdd. tr.189]. Và từ “kết luận (TTD nhấn mạnh) về việc tồn tại của một nguyên bản Cựu Tạp thí dụ kinh bằng tiếng Việt” [tr.190].

Giả thuyết bước 3 : (trên cơ sở 2 giả thuyết trên): ông cho rằng có khả năng người Việt thời Hùng Vương đã dịch kinh Phật từ tiếng Việt sang tiếng Hán. Ông viết: “Nếu Cựu Tạp thí dụ kinh tiếng Trung Quốc hiện nay do Khương Tăng Hội dịch từ một nguyên bản tiếng Việt thì cũng có khả năng Hội đã dịch Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc hiện nay từ một nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt như thế. Và khả năng này trở thành một hiện thực khá rõ nét (TTD nhấn mạnh) khi ta đi sâu vào việc nghiên cứu chính Lục độ tập kinh” [tr.191-192]. Luận cứ mà ông đưa ra là “quá trình cải biên đã được tiến hành một cách có hệ thống và triệt để nhằm tạo cho các truyện kể và giáo lý Phật giáo mang bộ mặt Việt Nam” [tr.192]. Ví dụ: cải biến 100 mảnh thịt thành 100 trứng[2]...

2. Thảo luận về các giả thuyết

Lý luận rằng thời Hùng Vương đã có Việt luật thì có thể tồn tại hệ thống chữ viết hoàn chỉnh, giả thuyết này có thể chấp nhận được với tư cách là một giả thuyết để từ đó ta có ý thức tìm kiếm văn bản trong quá trình khai quật. Vì đến cả văn bản Việt luật hay Hán luật giờ đều đã mất. Tư liệu là mảng trắng.

Giả thuyết thứ hai cho rằng kinh Phật đã được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Việt, gải thuyết này cũng có thể chấp nhận được. Nhưng nó cũng yếu như giả thuyết trước. Vì tư liệu cũng không còn gì.

Giả thuyết thứ ba cho rằng đã có một đợt dịch kinh Phật từ tiếng Việt sang tiếng Hán. Giả thuyết này là yếu nhất, vì nó chỉ đứng được khi chúng ta đáp ứng được 3 yêu cầu: thứ nhất phải có nguyên bản tiếng Việt để chuyển dịch, và văn bản đó hiện còn; thứ 2 phải có văn bản dịch bằng tiếng Hán (điều kiện này thì luôn luôn đáp ứng đủ); thứ 3 Có các văn bản tiếng Việt khác cùng thời (ví dụ văn bản Việt luật hoặc các văn bản Kinh Phật bằng tiếng Việt khác). Chỉ khi đáp ứng được cả ba yêu cầu này thì chúng ta mới có cơ sở để khảo sát và so sánh ngôn ngữ được. Tiếc rằng điều kiện quan trọng nhất chúng ta cũng không có trên tay: văn bản tiếng Việt thời Hùng Vương.

Chừng nào chưa tìm thấy, chưa khai quật được những văn bản như vậy (Trung Quốc gọi là “xuất thổ văn hiến”) thì các giả thuyết trên chỉ có giá trị như là ... giả thuyết. Vì chúng ta không có gì để nghiên cứu cả. Tất cả hệ thống tư liệu về ngôn ngữ và chữ viết thời Hùng Vương là một dải băng tần trắng xóa. Dĩ nhiên, việc nghiên cứu văn tự không thể lấy một chút tư liệu gì từ mảng truyền thuyết, thần thoại, hay huyền sử được mà hoàn toàn nương cậy vào những kết quả của giới khảo cổ. Chính vì thế, chúng ta thấy khâm phục và tin tưởng vào những thành quả mà Giáo sư Hà Văn Tấn đã chiu chắt suốt cả cuộc đời để đi tìm những con chữ trên đá trên đồng, trên từng con dấu và cột kinh [3]!

Nhân đây, tác giả bài viết cũng muốn nhắc đến một số văn bản văn xuôi tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm cổ nhất còn lại cho đến nay [4] đều chỉ được khắc in vào thế kỷ XVII-XVIII như Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh[5] (1730), hay Tân biên truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú[6](1714). Ngay đến cả mấy bài phú Nôm đời Trần (sáng tác tk XIII) thì văn bản cũng khắc in lại ở thế kỉ XVIII. Và các nhà ngữ học như Hoàng Xuân Hãn[7]... phải chứng minh niên đại sáng tác của tác phẩm qua hệ thống từ cổ, hệ thống chữ Nôm và ngữ âm của tiếng Việt vào giai đoạn Lí Trần.

Mặt khác, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: tại sao lại có sự trùng khít “kì lạ” giữa Việt luật và Hán luật? Tại sao hai bộ luật: một là của thời Hùng Vương, một là của nhà Hán lại chỉ khác nhau có hơn 10 điều? Hay là Hán luật bắt chước Việt luật? Các điều luật giống nhau như thế nào, cụ thể là những điều khoản gì? Khác nhau ra sao? Chúng tôi đã lần theo Tứ khố toàn thư [8] thì thấy có gần 20 bộ sử (như Thông chí, Quảng Tây thông chí, Thiểm Tây thông chí, Quảng Đông thông chí, Ngọc Hải, Thái Bình ngự lãm…) có đề cập đến Việt luật. Các bộ sau này đều là chép/ trích dẫn lại nguyên văn của Hậu Hán thư (dĩ nhiên câu chữ có đôi chỗ xuất nhập). Nội dung chỉ vỏn vẹn có như vậy (xem chú 1)! Như thế, về bộ Việt luật chúng ta chỉ có mỗi cái tên (mà tên là bằng chữ Hán, tiếng Hán), còn nội dung của nó cụ thể ra sao, nó được viết bằng thứ tiếng gì, bằng thứ văn tự gì thì không biết.

Dĩ nhiên, việc xây dựng giả thuyết là quyền của mọi nhà khoa học, và tất cả những người có tinh thần dân tộc đều “hi vọng” giả thuyết của Ts Lê Mạnh Thát là sự thực. Vấn đề đáng nói ở đây là các giả thuyết sau chỉ có thể đứng vững được nếu giả thuyết trước đã trở thành sự thực hoặc đã được chứng minh là đúng, tiếc thay tất cả các giả thuyết trước đều chỉ là... giả thuyết! Nếu ông chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giả thuyết thì sẽ không có vấn đề gì để nói. Nhưng, từ những giả thuyết theo kiểu “chồng trứng” như trên, Ts LMT đã thực hiện một thao tác trước nay chưa từng biết đến: ĐI TÌM DIỆN MẠO TIẾNG VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG QUA “LỤC ĐỘ TẬP KINH” - MỘT BẢN HÁN VĂN. Còn cụ thể ông đã tìm thấy những gì, và tìm thấy như thế nào, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở các bài bài sau. Dù sao chúng tôi vẫn muốn nói: giá như chúng ta khai quật được một mảnh văn bản Việt luật... giá như chúng ta có một văn bản dịch Kinh Phật bằng tiếng Việt thời Hùng Vương trong tay. Giá như... giá như......!!! Và, dù sao đi nữa, chúng tôi cũng vẫn rất trân trọng Ts Lê Mạnh Thát vì ông đã cố gắng xây dựng lại dáng hình của lâu đài tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của chúng ta qua những hơi nước bốc lên từ “bể đời” mênh mông.

Qua cái phần một của tác giả Trần Trọng Dương tôi thấy thật đúng như tôi nhận xét ban đầu: Khả năng tư duy không thể xếp vào hạng nào. Tất nhiên, tôi là người ủng hộ giáo sư Lê Mạnh Thát và sẵn sàng đứng bên ông để tranh biện về lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng điều đó không có nghĩa tôi tán thành cấu trúc phương pháp chứng minh của giáo sư. Tôi chỉ xác định định hướng nghiên cứu của giáo sư qua các bản văn Phật học cổ và mục đích chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm là đúng và cách sử dung tư liệu với dẫn chứng là có cơ sở. Nhưng có thể phương pháp chứng minh của giáo sư không được chặt chẽ.

Nhưng để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát với cách của tác giả Trần Trọng Dương qua bài này thì không đủ tầm. Qua bài này, tôi và có lẽ tất cả chúng ta đều thấy rằng tác giả Trần Trọng Dương nhấn mạnh nhiều đến sự cần thiết phải có văn bản khảo cổ để xác định tính chân lý của chữ Việt cổ.

Tôi thống kê từ đầu đến cuối đoạn này xem ông ta nhắc đến bao nhiêu lần về sự cần thiết phải có một văn bản cổ được khai quật để làm cái gọi là "bằng chứng khoa học". Dưới đây là những đoan văn thống kê trong bài viết của tác giả Trần Trọng Dương liên quan đến yêu cầu về văn bản cổ cần có:

1/ "giả thuyết này có thể chấp nhận được với tư cách là một giả thuyết để từ đó ta có ý thức tìm kiếm văn bản trong quá trình khai quật". Vì đến cả văn bản Việt luật hay Hán luật giờ đều đã mất. Tư liệu là mảng trắng.

2/ "Nhưng nó cũng yếu như giả thuyết trước. Vì tư liệu cũng không còn gì".

3/ thứ nhất phải có nguyên bản tiếng Việt để chuyển dịch, và văn bản đó hiện còn; thứ 2 phải có văn bản dịch bằng tiếng Hán (điều kiện này thì luôn luôn đáp ứng đủ); thứ 3 Có các văn bản tiếng Việt khác cùng thời (ví dụ văn bản Việt luật hoặc các văn bản Kinh Phật bằng tiếng Việt khác). Chỉ khi đáp ứng được cả ba yêu cầu này thì chúng ta mới có cơ sở để khảo sát và so sánh ngôn ngữ được. Tiếc rằng điều kiện quan trọng nhất chúng ta cũng không có trên tay: văn bản tiếng Việt thời Hùng Vương.

4/ Chừng nào chưa tìm thấy, chưa khai quật được những văn bản như vậy (Trung Quốc gọi là “xuất thổ văn hiến) thì các giả thuyết trên chỉ có giá trị như là ... giả thuyết. Vì chúng ta không có gì để nghiên cứu cả. Tất cả hệ thống tư liệu về ngôn ngữ và chữ viết thời Hùng Vương là một dải băng tần trắng xóa.

5/Dĩ nhiên, việc nghiên cứu văn tự không thể lấy một chút tư liệu gì từ mảng truyền thuyết, thần thoại, hay huyền sử được mà hoàn toàn nương cậy vào những kết quả của giới khảo cổ.

6/ Như thế, về bộ Việt luật chúng ta chỉ có mỗi cái tên (mà tên là bằng chữ Hán, tiếng Hán), còn nội dung của nó cụ thể ra sao, nó được viết bằng thứ tiếng gì, bằng thứ văn tự gì thì không biết.

7/ Còn cụ thể ông đã tìm thấy những gì, và tìm thấy như thế nào, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở các bài bài sau. Dù sao chúng tôi vẫn muốn nói: giá như chúng ta khai quật được một mảnh văn bản Việt luật... giá như chúng ta có một văn bản dịch Kinh Phật bằng tiếng Việt thời Hùng Vương trong tay. Giá như... giá như......!!!

Kính thưa quí vị quan tâm.

Qua 7 trích dẫn trên trong bài viết - muốn gần hết nội dung chính của bài viết - gọi là phần I của tác giả Trần Trọng Dương thì chúng ta thấy rất rõ rằng: Ông ta cần những văn bản cổ còn lại từ thời Hùng Vương để có thể đối chứng. Và nếu như không có điều kiện đó thì tất cả những cái mà ông gọi là "giả thuyết" của giáo sư Lê Mạnh Thát không có cơ sở đáng tin cậy.

Tôi đặt ngược lại vấn đề: Di sản khảo cổ học có phải là bằng chứng duy nhất để chứng minh cho lịch sử không?

Tất nhiên là không! Có lẽ tôi không cần phải biện minh cho điều này - Mặc dù nó có thể là một bằng chứng có tính thuyết phục cho một luận điểm liên quan đến nó.

Đấy là nói một cách nghiêm túc và mang tính lịch sự khi trao đổi học thuật. Còn nếu ai cho rằng di vật khảo cổ là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử thì tôi đề nghị hãy về đào mộ ông cố tổ nhà họ lên để chứng minh rằng ông cha họ có quần áo mặc hẳn hoi. Còn nếu chẳng may, xương tàn cốt rụi và đào được mỗi cái tổ mối thì phải chăng những kẻ đó từ lỗ nẻ chui lên? Trong điều kiện này tôi tin rằng chẳng ai xác định rằng "di vật khảo cổ" là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử cả.

Nhưng tôi nhắc lại để nhấn mạnh rằng: Di vật khảo cổ có thể - có thể thôi - là một bằng chứng có tính thuyết phục cho một luận điểm liên quan đến nó. Bởi vì cùng một hiện tượng tồn tại khách quan là di vật khảo cổ tìm thấy có thể có nhiều luận điểm khác nhau giải thích cho sự tồn tại của nó.

Quay trở lại ví dụ về việc tìm mộ ông cố tổ. Có lẽ chúng ta chẳng ai cho rằng ông cố tổ 7 đời của chúng ta ở truồng cả. Mặc dù chẳng ai trong chúng ta có di vật khảo cổ do đào mả ông ấy lên để chứng minh vào thời đó ông cố tổ có mặc quần áo. Bởi vì dù không có di vật khảo cổ mà người Tàu gọi là - như ông Trần Trọng Dương dẫn chứng "xuất thổ văn hiến" - thì chúng ta vẫn hiểu được rằng ông cố tổ bảy đời của chúng ta không ở truồng do tất cả các mối liên hệ gần gũi mà đã được lịch sử xác định vào thời ông cố tổ ấy đã sống, như: trình độ phát triển của nền văn minh lịch sử đương thời, các mối quan hệ, giao tiếp xã hội trong lịch sử đương thời...vv... Hay nói cách khác:

Để chứng minh cho một vấn đề, hoặc hiện tượng lịch sử, con người có rất nhiều phương pháp tiếp cận trên cơ sở mối quan hệ hợp lý tương quan giữa các hiện tượng qua một hệ thống luận điểm phù hợp với tiêu chí khoa học để được gọi là luận điểm khoa học.

Cá nhân tôi chưa thấy một văn bản nhân danh bất cứ một cái gì xác định "di vật khảo cổ là hiện tương duy nhất chứng minh cho lịch sử" cả. Nhưng ở đây, trong phần I của tác giả Trần Trong Dương - mà tôi đã dẫn chứng 7 đoạn - thì ông ta đã luôn luôn coi sự cần thiết phải có một thứ "Xuất thổ văn hiến" như người Tàu nói mới là điều kiện thẩm định.

Như vậy cần xác định ngay rằng: Với những luận điểm của bài viết này thì rõ ràng tác giả Trần Trong Dương không đủ sở cứ để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát.

Bây giờ chúng ta tiếp tục xét đến các luận điểm khác của tác giả Trần Trọng Dương. Ông ta viết:

"Mặt khác, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: tại sao lại có sự trùng khít “kì lạ” giữa Việt luật và Hán luật? Tại sao hai bộ luật: một là của thời Hùng Vương, một là của nhà Hán lại chỉ khác nhau có hơn 10 điều? Hay là Hán luật bắt chước Việt luật? Các điều luật giống nhau như thế nào, cụ thể là những điều khoản gì? Khác nhau ra sao? Chúng tôi đã lần theo Tứ khố toàn thư [8] thì thấy có gần 20 bộ sử (như Thông chí, Quảng Tây thông chí, Thiểm Tây thông chí, Quảng Đông thông chí, Ngọc Hải, Thái Bình ngự lãm…) có đề cập đến Việt luật. Các bộ sau này đều là chép/ trích dẫn lại nguyên văn của Hậu Hán thư (dĩ nhiên câu chữ có đôi chỗ xuất nhập). Nội dung chỉ vỏn vẹn có như vậy (xem chú 1)! Như thế, về bộ Việt luật chúng ta chỉ có mỗi cái tên (mà tên là bằng chữ Hán, tiếng Hán), còn nội dung của nó cụ thể ra sao, nó được viết bằng thứ tiếng gì, bằng thứ văn tự gì thì không biết".

Tất nhiên với bản chất chỉ căn cứ duy nhất vào di vật khảo cổ theo phương pháp nghiên cứu của ông Trần Trọng Dương thì cho dù một hiện tượng được xác nhận qua các bản văn chữ Hán như chính ông ta trích dẫn ở trên:

"Chúng tôi đã lần theo Tứ khố toàn thư [8] thì thấy có gần 20 bộ sử (như Thông chí, Quảng Tây thông chí, Thiểm Tây thông chí, Quảng Đông thông chí, Ngọc Hải, Thái Bình ngự lãm…) có đề cập đến Việt luật. Các bộ sau này đều là chép/ trích dẫn lại nguyên văn của Hậu Hán thư (dĩ nhiên câu chữ có đôi chỗ xuất nhập). Nội dung chỉ vỏn vẹn có như vậy (xem chú 1)!"

Nhưng - mặc dù có bản văn chữ Hán ghi nhận rõ ràng - ông ta vẫn không công nhận. Vì cái mà ông ta cần là một văn bản tiếng Việt từ thời Hùng Vương:

"Như thế, về bộ Việt luật chúng ta chỉ có mỗi cái tên (mà tên là bằng chữ Hán, tiếng Hán), còn nội dung của nó cụ thể ra sao, nó được viết bằng thứ tiếng gì, bằng thứ văn tự gì thì không biết".

Đấy chính là lý do mà tôi không thể xếp hạng khả năng tư duy của ông ta vào bất cứ hạng nào trong bảng phân loại nếu có.

Phải chăng đây chính là những luận cứ "khoa học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" khi phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt?

Phải chăng đây chính là "khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp, có những đòi hỏi khắt khe, để được khoa học công nhận cần rất nhiều yếu tố..."

Nếu đúng như vậy thì điều đầu tiên mà tôi cần phải cảnh báo rằng: Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã phát biểu: "Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự" và quí vị cần xác định lại quy chuẩn xác định tính khoa học cho một luận đề được coi là khoa học cho nền khoa học Việt Nam. Không thể để nhưng phương pháp lập luận của những loại người giả khoa học được bàn nhăng tán cuội.

Ở đây, tôi chưa nói đến phương pháp phản biện của tác giả Trần Trọng Dương đối với giáo sư Lê Mạnh Thát , mà tôi chỉ nói đến ngay nội dung của chính ông ta cũng rất mâu thuẫn và không đủ tầm phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát trong đoạn trích dẫn trên. Xin quí vị chịu khó xem lại đoạn này:

"Mặt khác, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: tại sao lại có sự trùng khít “kì lạ” giữa Việt luật và Hán luật? Tại sao hai bộ luật: một là của thời Hùng Vương, một là của nhà Hán lại chỉ khác nhau có hơn 10 điều? Hay là Hán luật bắt chước Việt luật? Các điều luật giống nhau như thế nào, cụ thể là những điều khoản gì? Khác nhau ra sao? Chúng tôi đã lần theo Tứ khố toàn thư [8] thì thấy có gần 20 bộ sử (như Thông chí, Quảng Tây thông chí, Thiểm Tây thông chí, Quảng Đông thông chí, Ngọc Hải, Thái Bình ngự lãm…) có đề cập đến Việt luật. Các bộ sau này đều là chép/ trích dẫn lại nguyên văn của Hậu Hán thư (dĩ nhiên câu chữ có đôi chỗ xuất nhập). Nội dung chỉ vỏn vẹn có như vậy (xem chú 1)! Như thế, về bộ Việt luật chúng ta chỉ có mỗi cái tên (mà tên là bằng chữ Hán, tiếng Hán), còn nội dung của nó cụ thể ra sao, nó được viết bằng thứ tiếng gì, bằng thứ văn tự gì thì không biết".

Qua nội dung đoạn trích dẫn trên thì ông ta đặt câu hỏi: "Mặt khác, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: tại sao lại có sự trùng khít “kì lạ” giữa Việt luật và Hán luật? Tại sao hai bộ luật: một là của thời Hùng Vương, một là của nhà Hán lại chỉ khác nhau có hơn 10 điều? Hay là Hán luật bắt chước Việt luật? Các điều luật giống nhau như thế nào, cụ thể là những điều khoản gì? Khác nhau ra sao?", nhưng cả bài viết - tính luôn cả 2 phần sau trong toàn văn mà tôi trích dẫn ở trên, chúng ta cũng dễ dàng thấy ông ta không hề trả lời câu hỏi mà chính ông đặt ra? Hay ông ta muốn bắt bẻ giáo sư Lê Mạnh Thát phải trả lời câu hỏi của ông? Và khi chính ông thừa nhận có bộ Việt luật qua văn bản chữ Hán thì ông ta cũng tự bác bỏ luôn vì các văn bản chữ Hán ấy không ghi cụ thể những điều ông ta cần biết! Vậy cái khoa học mà ông muốn chứng minh ở đây là gì khi mà các bản văn chữ Hán ấy xác định có một bộ Việt luật từ hàng ngàn năm trước?

Phải chăng chỉ vì cái văn bản chữ Hán mà ông cất công đi tìm ấy chỉ vì có mỗi cái tên nên nó không đáng tin cậy? Và bộ Việt luật được các bản văn chữ Hán ấy ghi lại là không có thật, chỉ vì nó thiếu những yếu tố ông cần biết?

Tôi không hiểu tác giả cố tình hay do thiếu khả năng tư duy , nên đã nhầm lẫn giữa yếu tố cần bổ sung với một thực tại đã được xác định.

Thực tại được xác định ở đây là: Trong quá khứ xa xôi hàng ngàn năm trước, các bản văn chữ Hán đã xác định một thực tại tồn tại trên thực tế là có một bộ Việt luật. Còn cụ thể bản Việt luật ấy như thế nào - nó tròn, hay méo; hay hình tam giác ngược; nó bằng đất sét, hay viết trên thẻ tre...vv...và ...vv... thì đó là những yếu tố bổ sung, chứ không phải là luận cứ phủ định sự tồn tại của bộ Việt luật đã được ghi nhận trên các bản văn mà chính ông xác định đó.

Qua đó thì qui vị cũng thấy rằng tác giả Trần Trọng Dương hoàn toàn tự mâu thuẫn với mình khi vừa tự xác định về mặt khách quan có bộ Việt luật quan bản văn chữ Hán ; vừa tự phủ định bằng những vấn đề do chủ quan của ông ta đặt ra. Trong khi vấn đề chỉ là "Có hay không bộ Việt luật đó". Còn bây giờ chúng ta xem lại toàn bộ phương pháp phản biện của tác giả Trần Trọng Dương ở phần I của bài viết mà ông ta phản biện giáo sử Lê Mạnh Thát - qua phần dẫn đoạn ở trên và phần còn lại của phần I dưới đây:

Dĩ nhiên, việc xây dựng giả thuyết là quyền của mọi nhà khoa học, và tất cả những người có tinh thần dân tộc đều “hi vọng” giả thuyết của Ts Lê Mạnh Thát là sự thực. Vấn đề đáng nói ở đây là các giả thuyết sau chỉ có thể đứng vững được nếu giả thuyết trước đã trở thành sự thực hoặc đã được chứng minh là đúng, tiếc thay tất cả các giả thuyết trước đều chỉ là... giả thuyết! Nếu ông chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giả thuyết thì sẽ không có vấn đề gì để nói. Nhưng, từ những giả thuyết theo kiểu “chồng trứng” như trên, Ts LMT đã thực hiện một thao tác trước nay chưa từng biết đến: ĐI TÌM DIỆN MẠO TIẾNG VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG QUA “LỤC ĐỘ TẬP KINH” - MỘT BẢN HÁN VĂN. Còn cụ thể ông đã tìm thấy những gì, và tìm thấy như thế nào, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở các bài bài sau. Dù sao chúng tôi vẫn muốn nói: giá như chúng ta khai quật được một mảnh văn bản Việt luật... giá như chúng ta có một văn bản dịch Kinh Phật bằng tiếng Việt thời Hùng Vương trong tay. Giá như... giá như......!!! Và, dù sao đi nữa, chúng tôi cũng vẫn rất trân trọng Ts Lê Mạnh Thát vì ông đã cố gắng xây dựng lại dáng hình của lâu đài tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của chúng ta qua những hơi nước bốc lên từ “bể đời” mênh mông.

Trước hết là tác giả Trần Trọng Dương đã lôi "tinh thần dân tộc" vào một bài phản biện học thuật nhân danh khoa học, vốn tôn trọng tính khách quan. Ông ta viết:

Dĩ nhiên, việc xây dựng giả thuyết là quyền của mọi nhà khoa học, và tất cả những người có tinh thần dân tộc đều “hi vọng” giả thuyết của Ts Lê Mạnh Thát là sự thực.

Tôi nhắc lại rằng: Đã nhân danh khoa học thì không đề cập đến tinh thần dân tộc. Bởi vì một trong những yếu tố cần của tính khoa học là sự khách quan. Còn nếu nhân danh tinh thần dân tộc thì - chí ít là cá nhân tôi không tranh luận và biện minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Hay nói cách khác:

Trong trường hợp nhân danh tinh thần dân tộc thì tôi không tranh luận với những kẻ phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Mặc dù tôi có thể thông cảm và chia sẻ với một cô gái đứng đường.

Nhưng đây là nhân danh khoa học, có phải họ nói thế không nhỉ? Họ đã nói là quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt của họ được "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đông khoa học thế giới công nhận" mà.

Qua những vần đề được đặt ra và biện minh thì rõ ràng sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt không hề có một chút nào gọi là khoa học cả. Tiếp theo đây là lập luận của tác giả Trần Trọng Dương:

Vấn đề đáng nói ở đây là các giả thuyết sau chỉ có thể đứng vững được nếu giả thuyết trước đã trở thành sự thực hoặc đã được chứng minh là đúng, tiếc thay tất cả các giả thuyết trước đều chỉ là... giả thuyết! Nếu ông chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giả thuyết thì sẽ không có vấn đề gì để nói. Nhưng, từ những giả thuyết theo kiểu “chồng trứng” như trên, Ts LMT đã thực hiện một thao tác trước nay chưa từng biết đến: ĐI TÌM DIỆN MẠO TIẾNG VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG QUA “LỤC ĐỘ TẬP KINH” - MỘT BẢN HÁN VĂN.

Có lẽ tác giả Trần Trọng Dương nhầm lẫn chăng? Tôi chưa biết giáo sư Lê Mạnh Thát đúng hay sai. Nhưng qua những gì mà chính tác giả miêu tả các luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát trong bài viết của ông ta - thì nó đâu đơn giản chỉ là một giả thuyết. Nó là cả một hệ thống dẫn chứng khách quan và những luận cứ minh bạch đấy chứ!

Này nhé: Bắt đầu từ sự xác định bằng bản văn về một bộ luật Việt cổ - cho thấy sự tồn tại khách quan của một hệ thống chữ Việt cổ - thông qua cuốn "Lục Độ tâp kinh" để chứng minh cho cách nhìn của giáo sư Lê Mạnh Thát. Bởi vậy, nếu tác giả đủ tầm để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát thì hãy phân tích chính ngay những luận cứ của giáo sư Lê Mạnh Thát sai lầm ở đâu. Còn ở đây, tác giả Trần Trọng Dương không hề chỉ ra được một điểm sai trong hệ thống lập liuận của giáo sư Lê Mạnh Thát với những luận cứ của ông ta. Ngược lại, tác giả Trần Trọng Dương hoàn toàn áp đặt sự chủ quan của ông ta khi yêu cầu phải có "Xuất thổ văn hiến" để xác định - điều mà chắc chắn cả thế giới này chưa tìm thấy, để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát.

Phải chăng đấy là tinh thần khoa học của một người như ông Trần Trọng Dương?

Thảo nào "Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự".

Không biết phần II ông viết cái gì. Nhưng với khả năng tư duy kiểu này chắc cũng còn lắm chuyện để bàn.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG DƯƠNG

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tiếp theo đây là phần II sự phản biện của ông Trần Trọng Dương về luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát ở bài viết của tác giả này. Tất nhiên với khả năng tư duy vốn không thể xếp vào hạng nào, mặc dù dữ liệu thu nhập được của tác giả có thể rất đồ sộ thì tôi nghĩ rằng tác giả Trần Trong Dương cũng không thể đủ tầm để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát. Một tú tài toàn phần vẫn có thể sai, nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cái sai đó cũng được phát hiện bời một trình độ lớp 4. Trước hết cũng xin mời quý vị xem lại toàn bộ đoạn văn phần II của tác giả Trần Trọng Dương:

Kỳ 2

Thao tác “Việt hóa” tiếng Hán cổ

Tiếp theo những phản biện về những giả thuyết kiểu “chồng trứng” của Ts LMT đã đăng ở kì trước, chúng tôi có một số câu hỏi:

Tại sao cứ nhất quyết Khương Tăng Hội dịch Lục độ tập kinh từ một bản tiếng Việt thời Hùng Vương mà không dịch thẳng từ tiếng Phạn sang tiếng Hán?

Phải chăng Khương Tăng Hội không biết tiếng Phạn?

Hay là ông cũng có biết tiếng Phạn, nhưng để “Việt hoá”, Khương Tăng Hội chỉ dùng bản tiếng Việt mà thôi? Nếu quả đúng như thế thật thì chúng ta có thể khẳng định rằng ý định “Việt hoá ” ngôn từ kinh kệ tiếng Hán đã tồn tại từ gần 2000 năm trước cho đến tận bây giờ!

Ts LMT viết: “Ấn tượng “văn từ điển nhã” bắt nguồn từ việc Khương Tăng Hội đã sử dụng bản đáy Lục độ tập kinh tiếng Việt với một hệ thống văn từ Phật giáo đã được Việt hoá (TTD nhấn mạnh) mang sắc thái văn hoá Viễn Đông, để dịch ra bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc” [2001. Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. T1, tr.395]. Và bây giờ là những “văn từ điển nhã” mà Ts Lê Mạnh Thát đã phục dựng lại. Chúng tôi muốn nhắc đến trường hợp cấu trúc trung tâm ngữ- định ngữ (trung – định).

1. Sự nghiên cứu của Ts LMT

Ts LMT viết: “Chúng ta phát hiện ra một sự kiện hết sức lạ lùng, nhưng rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với không những lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà còn lịch sử văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Sự kiện đó là trong một số câu của Lục độ tập kinh, Khương Tăng Hội đã không viết đúng theo ngữ pháp Trung Quốc, mà lại theo ngữ pháp Việt Nam” [T1, tr.400]. Đó là các chữ trung cung, trung tâm, trung đình, thần thụ... Ông lập luận: “Theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc thì chữ trung luôn luôn đứng sau danh từ hay đại từ mà nó chỉ nơi chốn. Điều này hoàn toàn ngược với ngữ pháp tiếng Việt. Cho nên, khi viết trung tâm, trung cung, trung đình với nghĩa “trong lòng”, “trong cung”, “trong sân”, Khương Tăng Hội rõ ràng đã sử dụng ngữ pháp tiếng Việt, chứ không phải ngữ pháp tiếng Trung Quốc. Nếu viết theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc, thì trung tâm, trung cung, trung đình phải đổi lại thành cung trung, tâm trung, đình trung.” [T1, tr.401-402]

Ông có nhắc đến một đặc điểm của Hán ngữ cổ đại: “Vị trí chữ trung như một giới từ chỉ nơi chốn đến thế kỉ thứ II sdl như vậy được qui định là ở sau danh từ hay đại từ nó chỉ định.” [tr.403] Còn trước đó, kết cấu này của tiếng Hán cổ đại (từ tk I về trước đến đời Thương Chu) cũng giống y hệt như tiếng Việt hiện đại ngày nay: trung – định. Ông thống kê rằng: “từ thế kỷ thứ I sdl về sau cho đến thời Khương Tăng Hội, trong khoảng 300 năm, cụm từ trung tâm chỉ được sử dụng 3 lần; trong khi đó Lục độ thập kinh 8 lần xuất hiện cấu trúc trung tâm [tr.409]. “Vậy, sự có mặt của những cấu trúc trung tâm này xác nhận một cách không chối cãi (TTD nhấn mạnh) ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Việt đối với bản dịch Lục độ tập kinh” [tr.410].

2. Phản biện

Phản biện 1 : trung cung, trung tâm, trung đình là những từ song tiết (có nghĩa). Từ pháp của chúng đều là theo cấu trúc phụ-chính. Trung lúc này nghĩa là “ở giữa, ở bên trong” (= inside adj), nghĩa đen là “cung ở chính giữa”, “tim ở trong ngực”, “cái sân giữa.” Các từ này được ghi nhận trong từ điển Từ nguyên [1997. Thương vụ ấn thư quán. Bắc Kinh] như sau:

Trung cung: 1.Nơi ở của hoàng hậu, để phân biệt hai cung Đông và cung Tây, cho nên thường dùng từ này để gọi thay cho hoàng hậu...2.Chỉ vùng trời nơi sao Bắc cực ở.” [tr.0047.2] Nên câu “王及夫人。自然還在本國中宮正殿上坐。如前不異。Vương cập phu nhân, tự nhiên hoàn tại bản quốc trung cung chính điện thượng tọa, như tiền bất dị” trong truyện 13 tờ 7c13 nên dịch là “vua và phu nhân tự nhiên ngồi ở trung cung (cung chính giữa) nước mình, ngồi trên chính điện như trước, không hề khác.” chứ không dịch là “ngồi trên chính điện trong cung”[tr.583]. Câu “爾王 者之子生於榮樂長於中宮Nhĩ vương giả chi tử, sinh ư vinh lạc, trưởng ư trung cung...” nên dịch là “nàng là con vua, sinh ra trong vui sướng, lớn lên ở nơi cung cấm.” Chỉ có chữ “ư” là giới từ, chữ cung trung là từ song tiết như chữ “vinh lạc” ở câu trên.

Trung tâm: 1.Nội tâm/ cõi lòng. Tim ở trong ngực, cho nên gọi trung tâm. Bài Hữu phu chi đỗ phần Đường phong trong Kinh thi có câu: ‘trung tâm hiếu chi’; 2. Chính giữa của sự vật...’” [Từ Nguyên: tr.0045.4]. Cho nên, từ “trung tâm” trong các câu “trung tâm sảng nhiên”, “trung tâm hoan hỉ”, “trung tâm đát cụ”...đều dịch lần lượt theo nghĩa là “cõi lòng nhẹ nhõm/ hoan hỉ/ sợ hãi...” cả.

Vậy, Ts Lê Mạnh Thát sơ suất đến mức không biết rằng đây là những từ Hán song tiết? Câu trả lời rằng: ông biết! Nhưng ông có “mục đích luận” của ông: “dù biết trung cung và trung đình trong tiếng Trung Quốc là những danh từ ghép chỉ những sự vật cụ thể, chúng tôi vẫn tách riêng chúng ra, coi chúng có cấu trúc tiếng Việt kiểu cụm từ trung tâm và hiểu theo nghĩa tiếng Việt.” Phải chăng, đây chính là “thao tác Việt hóa” của ông!? Đọc dăm ba từ theo “kiểu Việt” trong một văn bản tiếng Hán cổ có độ dài lên đến 79.607 lượt chữ như thế liệu có thuyết phục được không?

Thêm nữa, với sự ghi nhận của từ điển, các từ trung cung, trung tâm, trung đình thuộc về vốn từ vựng cơ bản của tiếng Hán suốt từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Theo thống kê của Ts Lê Mạnh Thát, từ trung cung xuất hiện 2 lần, trung tâm xuất hiện 8 lần, trung đình xuất hiện 1 lần trong Lục độ tập kinh. Còn chúng tôi thống kê được rằng, trong Tứ khố toàn thư, chữ trung cung xuất hiện 5000 lần trong 2942 quyển, trung tâm xuất hiện 9441 lần trong 6094 quyển, trung đình xuất hiện 4093 lần trong 2853 quyển. Đến đây, chúng tôi không dám bình luận gì thêm cả, hãy để các con số trò chuyện với nhau vậy!

Phản biện 2 : Về từ Thần thụ (thọ)

Chúng tôi tạm chấp nhận với Ts LMT rằng từ “ Thần thụ” có lẽ mới là từ được đặt theo kết cấu trung - định. Thần thụ nghĩa là “thần cây” chứ không phải cây thần. Ông dẫn chứng rằng chữ này còn xuất hiện trong cả Cựu tạp thí dụ kinh [tr.414]. Ngoài ra, ông còn dẫn thêm một số trường hợp khác như thuỷ vũ là “nước mưa”, tượng Phật, bệ thăng thiên là “bệ lên trời”, ngoại dã là “ngoài cánh đồng.” Ông coi đây như là chứng tích của sự “Việt hoá” ngữ pháp trong văn bản này.

Trước hết, về chữ thần thụ theo cấu trúc trung-định, chúng tôi thống kê được rằng chữ này xuất hiện 243 lần trong 185 quyển ở Tứ khố toàn thư. Tạm có thể nhận định rằng: kết cấu Thần thụ là một hiện tượng ngữ pháp không phải chỉ xuất hiện trong hai văn bản mà Ts LMT đang nghiên cứu (2 so với 243).

Thực ra, vấn đề kết cấu trung - định không lạ lẫm gì đối với giới nghiên cứu Hán ngữ cổ đại. Năm 1956, Dương Bá Tuấn trong Văn pháp văn ngôn đã đề xuất khái niệm “định ngữ hậu trí” (định ngữ đặt sau trung tâm ngữ) trong tiếng Hán cổ. Vấn đề này quan trọng đến nỗi, năm 1979, Trung Quốc đã đưa vào chương trình học tập cho học sinh trung học (TTD nhấn mạnh) [theo Mai Quang Trạch. 2004. Thiển đàm AB giả kết cấu định ngữ hậu trí. trong “Nhạc Sơn Sư phạm Học viện Học báo”, số 8, tr.18-20]. Mai Quang Trạch cho rằng: trong lịch sử còn có một giai đoạn mà cả hai hình thái trung- định, định – trung cùng song song tồn tại. Bài viết, sách vở nghiên cứu về vấn đề này thì nhiều không kể xiết, các tác giả như Mantaro Hashimoto (1980), Trần Địch Minh (1981), Tào Văn An (1982), Kinh Quý Sinh (2001), C.Goddard (2005)... đã nghiên cứu cho thấy: kết cấu trung định trong Hán cổ là sản phẩm của quá trình tiếp xúc với các ngôn ngữ có họ hàng với nó, như các ngôn ngữ thuộc các ngữ tộc Tạng - Miến, Miêu - Dao, Đồng - Thái (chuyển dẫn theo NTC).

Vì thế có thế nói, cái “ sự kiện lạ lùng” mà Ts LMT phát hiện ra kia thực ra cũng chỉ là “lạ với mình mà quen với người” mà thôi. Việc ông phát hiện ra một hiện tượng ngữ pháp của tiếng Việt hiện đại (TTD nhấn mạnh) trong bản Hán văn Lục độ tập kinh (vào Tk II sdl) là sai lầm không những về văn bản học, mà còn về phương pháp khoa học. Ông đã đem những cái “phi đồng đại” ở những không gian địa lý khác nhau so sánh và đồng quy. Nói đơn giản hơn: ông dùng cái tư duy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt hiện đại) để tìm kiếm một số ít hiện tương tương đồng trong một văn bản Hán văn cổ, sau đó đưa ra 2 chủ ý: 1.Bản Hán văn bị ảnh hưởng của tiếng Việt; 2. Tiếng Việt thời Hùng Vương không có thay đổi gì so với tiếng Việt hiện nay ở kết cấu trung - định. Đến đây, chúng tôi mới hiểu vì sao những phát hiện “chấn động” của Ts Lê Mạnh Thát đến giờ mới được dư luận chú ý; còn các nhà chuyên môn (ngữ học) thì vẫn cứ tiếp tục công việc của mình một cách thầm lặng và ưu tư.

Tính tôi hay trích đi trích lại một đoạn văn trong một bài viết vì tôn trọng độc giả sau khi đưa toàn bộ bản văn để độc giả đối chiếu. Bởi vì sự tôn trọng độc giả, tránh phải chạy con chuột trên màn hình để di chuyển bài viết xem lại những đoạn trích dẫn. Và trong những bài viết trên diễn đàn , tôi cũng hay bị cảm xúc chi phối nhiều hơn là một bản văn viết trên giấy. Do vậy, tôi cũng hy vọng độc giả thông cảm và chia sẻ điều này. Xin quí vị xem lại đoạn đầu tiên của tác giả Trần Trọng Dương:

Thao tác “Việt hóa” tiếng Hán cổ

Tiếp theo những phản biện về những giả thuyết kiểu “chồng trứng” của Ts LMT đã đăng ở kì trước, chúng tôi có một số câu hỏi:

Tại sao cứ nhất quyết Khương Tăng Hội dịch Lục độ tập kinh từ một bản tiếng Việt thời Hùng Vương mà không dịch thẳng từ tiếng Phạn sang tiếng Hán?

Phải chăng Khương Tăng Hội không biết tiếng Phạn?

Hay là ông cũng có biết tiếng Phạn, nhưng để “Việt hoá”, Khương Tăng Hội chỉ dùng bản tiếng Việt mà thôi? Nếu quả đúng như thế thật thì chúng ta có thể khẳng định rằng ý định “Việt hoá ” ngôn từ kinh kệ tiếng Hán đã tồn tại từ gần 2000 năm trước cho đến tận bây giờ!

Ts LMT viết: “Ấn tượng “văn từ điển nhã” bắt nguồn từ việc Khương Tăng Hội đã sử dụng bản đáy Lục độ tập kinh tiếng Việt với một hệ thống văn từ Phật giáo đã được Việt hoá (TTD nhấn mạnh) mang sắc thái văn hoá Viễn Đông, để dịch ra bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc” [2001. Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. T1, tr.395]. Và bây giờ là những “văn từ điển nhã” mà Ts Lê Mạnh Thát đã phục dựng lại. Chúng tôi muốn nhắc đến trường hợp cấu trúc trung tâm ngữ- định ngữ (trung – định).

Có thể nói rằng: Ngay câu hỏi đầu tiên của ông Trần Trong Dương mở đầu cho phần II của bài viết này của ông thì nó đã thể hiện một cách đặt vấn đề sai lầm.

Tại sao cứ nhất quyết Khương Tăng Hội dịch Lục độ tập kinh từ một bản tiếng Việt thời Hùng Vương mà không dịch thẳng từ tiếng Phạn sang tiếng Hán?

Phải chăng ông Trần Trọng Dương muốn để độc giả xem bài viết của ông định hướng sự suy nghĩ của họ là giáo sư Lê Mạnh Thát đã cố chấp khi đặt vấn đề Khương Tăng Hội dịch Lục Độ Tập kinh từ bản văn tiếng Việt cổ. Tôi chưa xem tác phẩm này của giáo sư Lê Mạnh Thát - tôi cũng cố tìm mà không được. Tôi cũng không được hân hạnh quen biết giáo sư Lê Mạnh Thát để có thể hiểu được con người ông. Nhưng qua chính nội dung bài viết của tác giả Trần Trọng Dương thì tôi hiểu rằng: Giáo sư Lê Mạnh Thát chứng minh cuốn Lục Độ tập kinh dịch ra tiếng Hán của Thiền Sư Khương Tăng Hội từ một bản văn tiếng Việt, chứ không phải giáo sư Lê Mạnh Thát áp đặt điều này. Bởi vậy, cách đặt vấn đề của ông Trần Trọng Dương mang tính tiểu sảo trong phản biện khoa học, nhằm gây sự sai lệch cho người đọc về sự minh chứng của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhằm làm cho người đọc hiểu lầm về một công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát mang tính chủ quan và không đáng tin cậy. Trong khi cuốn: "Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” của giáo sư Lê Mạnh Thát, ít nhất dày trên 400 trang - theo chính những trích dẫn của tác giả Trần Trong Dương ngay trong bài viết này.

Như vậy đây là một công trình nghiên cứu có hệ thống và với nhiều dẫn chứng của một học giả uyên bác - như chính tác giả thừa nhận - chứ không phải là một sự áp đặt chủ quan như ông Trần Trọng Dương có vẻ như cố ý dùng tiểu sảo gây ấn tượng trong độc giả.

Việc ông Trần Trọng Dương đặt vấn đề:

Tại sao cứ nhất quyết Khương Tăng Hội dịch Lục độ tập kinh từ một bản tiếng Việt thời Hùng Vương mà không dịch thẳng từ tiếng Phạn sang tiếng Hán?

Phải chăng Khương Tăng Hội không biết tiếng Phạn?

Hay là ông cũng có biết tiếng Phạn, nhưng để “Việt hoá”, Khương Tăng Hội chỉ dùng bản tiếng Việt mà thôi?

Nhưng chính ông ta cũng không trả lời được vấn đề này, trong suốt bài viết của ông ta. Hay nói cách khác: Khả năng tư duy cỡ ông Trần Trọng Dương không đủ để biện luận về điều này. Do đó, độc giả muốn biết giáo sư Lê Mạnh Thát có đúng hay không khi ông chứng minh cuốn Lục Độ tâp kinh được dịch ra tiếng Hán của thiền sư Khương Tăng Hội có nguồn gốc Việt thì nên xem ngay cuốn sách của giáo sư, chứ không thể tin cậy được vào bài viết của tác giả tầm cỡ như ông Trần Trọng Dương. Rất tiếc cuốn sách đó không thấy tái bản.

Trong phần tiếp theo tác giả Trần Trọng Dương phân tích sâu những chi tiết mang tính chuyên môn về các từ Hán Việt để chứng minh giáo sư Lê Mạnh Thát sai khi cho rằng với cấu trúc từ ngữ nó mang dấu ấn Việt. Hay nói cách khác: Nó mang tính phân tích chi tiết dẫn chứng. Nhưng ông ta lại coi đó là phương pháp nghiên cứu.

Chúng ta cùng xem lại đoạn này:

1. Sự nghiên cứu của Ts LMT

Ts LMT viết: “Chúng ta phát hiện ra một sự kiện hết sức lạ lùng, nhưng rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với không những lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà còn lịch sử văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Sự kiện đó là trong một số câu của Lục độ tập kinh, Khương Tăng Hội đã không viết đúng theo ngữ pháp Trung Quốc, mà lại theo ngữ pháp Việt Nam” [T1, tr.400]. Đó là các chữ trung cung, trung tâm, trung đình, thần thụ... Ông lập luận: “Theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc thì chữ trung luôn luôn đứng sau danh từ hay đại từ mà nó chỉ nơi chốn. Điều này hoàn toàn ngược với ngữ pháp tiếng Việt. Cho nên, khi viết trung tâm, trung cung, trung đình với nghĩa “trong lòng”, “trong cung”, “trong sân”, Khương Tăng Hội rõ ràng đã sử dụng ngữ pháp tiếng Việt, chứ không phải ngữ pháp tiếng Trung Quốc. Nếu viết theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc, thì trung tâm, trung cung, trung đình phải đổi lại thành cung trung, tâm trung, đình trung.” [T1, tr.401-402]

Ông có nhắc đến một đặc điểm của Hán ngữ cổ đại: “Vị trí chữ trung như một giới từ chỉ nơi chốn đến thế kỉ thứ II sdl như vậy được qui định là ở sau danh từ hay đại từ nó chỉ định.” [tr.403] Còn trước đó, kết cấu này của tiếng Hán cổ đại (từ tk I về trước đến đời Thương Chu) cũng giống y hệt như tiếng Việt hiện đại ngày nay: trung – định. Ông thống kê rằng: “từ thế kỷ thứ I sdl về sau cho đến thời Khương Tăng Hội, trong khoảng 300 năm, cụm từ trung tâm chỉ được sử dụng 3 lần; trong khi đó Lục độ thập kinh 8 lần xuất hiện cấu trúc trung tâm [tr.409]. “Vậy, sự có mặt của những cấu trúc trung tâm này xác nhận một cách không chối cãi (TTD nhấn mạnh) ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Việt đối với bản dịch Lục độ tập kinh” [tr.410].

Qua đoạn trích dân trên với tiểu mục ghi rõ: "Sự nghiên cứu của Ts LMT" thì đáng nhẽ tác giả Trần Trọng Dương phải chỉ ra phương pháp nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát chính là: Căn cứ vào cấu trúc ngôn ngữ của bản dịch để tìm lại nguồn gốc bản chính xuất phát từ nền văn minh tiếng Phạn, hay tiếng Việt. Nhưng ở đây, tác giả đã không xác định được điều đó - hay nhầm lẫn giữa phương pháp nghiên cứu với những chi tiết minh chứng cho mục đích nghiên cứu thông qua phương pháp đó. Giáo sư Lê Mạnh Thát đã viết - theo chính dẫn chứng của tác giả Trần Trọng Dương - chứng tỏ phương pháp nghiên cứu của giáo sư:

"Ts LMT viết: “Chúng ta phát hiện ra một sự kiện hết sức lạ lùng, nhưng rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với không những lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà còn lịch sử văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Sự kiện đó là trong một số câu của Lục độ tập kinh, Khương Tăng Hội đã không viết đúng theo ngữ pháp Trung Quốc, mà lại theo ngữ pháp Việt Nam” [T1, tr.400]"

Phương pháp đó đúng hay sai thì đó không phải là tầm nhìn và khả năng của tác giả như ông Trần Trọng Dương. Bởi vậy, ông đã không chỉ thẳng vào phương pháp , mà đi vào chi tiết mang tính chuyên môn thống kê qua một số từ và đó là những chi tiết minh chứng cho mục đích nghiên cứu:

Đó là các chữ trung cung, trung tâm, trung đình, thần thụ... Ông lập luận: “Theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc thì chữ trung luôn luôn đứng sau danh từ hay đại từ mà nó chỉ nơi chốn. Điều này hoàn toàn ngược với ngữ pháp tiếng Việt. Cho nên, khi viết trung tâm, trung cung, trung đình với nghĩa “trong lòng”, “trong cung”, “trong sân”, Khương Tăng Hội rõ ràng đã sử dụng ngữ pháp tiếng Việt, chứ không phải ngữ pháp tiếng Trung Quốc. Nếu viết theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc, thì trung tâm, trung cung, trung đình phải đổi lại thành cung trung, tâm trung, đình trung.” [T1, tr.401-402]

Ông có nhắc đến một đặc điểm của Hán ngữ cổ đại: “Vị trí chữ trung như một giới từ chỉ nơi chốn đến thế kỉ thứ II sdl như vậy được qui định là ở sau danh từ hay đại từ nó chỉ định.” [tr.403] Còn trước đó, kết cấu này của tiếng Hán cổ đại (từ tk I về trước đến đời Thương Chu) cũng giống y hệt như tiếng Việt hiện đại ngày nay: trung – định. Ông thống kê rằng: “từ thế kỷ thứ I sdl về sau cho đến thời Khương Tăng Hội, trong khoảng 300 năm, cụm từ trung tâm chỉ được sử dụng 3 lần; trong khi đó Lục độ thập kinh 8 lần xuất hiện cấu trúc trung tâm [tr.409]. “Vậy, sự có mặt của những cấu trúc trung tâm này xác nhận một cách không chối cãi (TTD nhấn mạnh) ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Việt đối với bản dịch Lục độ tập kinh” [tr.410].

Rất có thể giáo sư Lê Mạnh Thát sai trong nhưng chi tiết cụ thể này - Tôi không rành Hán Ngữ và cũng không có điều kiện để xem xét và tham khảo các sách mà tác giả Trần Trong Dương đã dẫn chứng - Nhưng tôi có thể chỉ ra nhưng điểm sai và mâu thuẫn trong lập luận của ông Trần Trọng Dương về phương pháp vận dụng và cơ sở lý luận của ông ta. Chúng ta xem ông Trần Trọng Dương phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát như thế nào, qua những dẫn chứng trên:

2. Phản biện

Phản biện 1 : trung cung, trung tâm, trung đình là những từ song tiết (có nghĩa). Từ pháp của chúng đều là theo cấu trúc phụ-chính. Trung lúc này nghĩa là “ở giữa, ở bên trong” (= inside adj), nghĩa đen là “cung ở chính giữa”, “tim ở trong ngực”, “cái sân giữa.” Các từ này được ghi nhận trong từ điển Từ nguyên [1997. Thương vụ ấn thư quán. Bắc Kinh] như sau:

Trung cung: 1.Nơi ở của hoàng hậu, để phân biệt hai cung Đông và cung Tây, cho nên thường dùng từ này để gọi thay cho hoàng hậu...2.Chỉ vùng trời nơi sao Bắc cực ở.” [tr.0047.2] Nên câu “王及夫人。自然還在本國中宮正殿上坐。如前不異。Vương cập phu nhân, tự nhiên hoàn tại bản quốc trung cung chính điện thượng tọa, như tiền bất dị” trong truyện 13 tờ 7c13 nên dịch là “vua và phu nhân tự nhiên ngồi ở trung cung (cung chính giữa) nước mình, ngồi trên chính điện như trước, không hề khác.” chứ không dịch là “ngồi trên chính điện trong cung”[tr.583]. Câu “爾王 者之子生於榮樂長於中宮Nhĩ vương giả chi tử, sinh ư vinh lạc, trưởng ư trung cung...” nên dịch là “nàng là con vua, sinh ra trong vui sướng, lớn lên ở nơi cung cấm.” Chỉ có chữ “ư” là giới từ, chữ cung trung là từ song tiết như chữ “vinh lạc” ở câu trên.

Trung tâm: 1.Nội tâm/ cõi lòng. Tim ở trong ngực, cho nên gọi trung tâm. Bài Hữu phu chi đỗ phần Đường phong trong Kinh thi có câu: ‘trung tâm hiếu chi’; 2. Chính giữa của sự vật...’” [Từ Nguyên: tr.0045.4]. Cho nên, từ “trung tâm” trong các câu “trung tâm sảng nhiên”, “trung tâm hoan hỉ”, “trung tâm đát cụ”...đều dịch lần lượt theo nghĩa là “cõi lòng nhẹ nhõm/ hoan hỉ/ sợ hãi...” cả.

Vậy, Ts Lê Mạnh Thát sơ suất đến mức không biết rằng đây là những từ Hán song tiết? Câu trả lời rằng: ông biết! Nhưng ông có “mục đích luận” của ông: “dù biết trung cung và trung đình trong tiếng Trung Quốc là những danh từ ghép chỉ những sự vật cụ thể, chúng tôi vẫn tách riêng chúng ra, coi chúng có cấu trúc tiếng Việt kiểu cụm từ trung tâm và hiểu theo nghĩa tiếng Việt.” Phải chăng, đây chính là “thao tác Việt hóa” của ông!? Đọc dăm ba từ theo “kiểu Việt” trong một văn bản tiếng Hán cổ có độ dài lên đến 79.607 lượt chữ như thế liệu có thuyết phục được không?

Thêm nữa, với sự ghi nhận của từ điển, các từ trung cung, trung tâm, trung đình thuộc về vốn từ vựng cơ bản của tiếng Hán suốt từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Theo thống kê của Ts Lê Mạnh Thát, từ trung cung xuất hiện 2 lần, trung tâm xuất hiện 8 lần, trung đình xuất hiện 1 lần trong Lục độ tập kinh. Còn chúng tôi thống kê được rằng, trong Tứ khố toàn thư, chữ trung cung xuất hiện 5000 lần trong 2942 quyển, trung tâm xuất hiện 9441 lần trong 6094 quyển, trung đình xuất hiện 4093 lần trong 2853 quyển. Đến đây, chúng tôi không dám bình luận gì thêm cả, hãy để các con số trò chuyện với nhau vậy!

Hic! Cho tôi nghỉ ít phút cái chính là sự chán nản với khả năng tư duy của tác giả này và của tất cả cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước " có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Phần nữa giờ này là 4g sáng mà tôi đã thức từ 1g 30, cũng hơi mệt mỏi do bệnh cũ tái phát. Lát nữa nếu viết tiếp vào lúc nào đó , tôi sẽ xóa đoạn này.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi chưa được xem các tác phẩm của giáo sư Lê Mạnh Thát, nên không thể có nhận xét riêng tôi về các kết luận của giáo sư qua các công trình nghiên cứu của ông. Nhưng qua chính bài viết của tác giả Trần Trọng Dương thì tôi nhận thấy trong công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát có thể phân loại thành những bố cục cấu trúc như sau:

1/ Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát căn cứ vào những dấu ấn của tiếng Việt còn lại trong các bản văn cổ Phật giáo chữ Hán để xác định các văn bản đó được dịch từ những bản văn tiếng Việt cổ.

Phương pháp này lại là hệ quả của sự xác định Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam trước khi truyền vào Trung Quốc. Do đó phương pháp nghiên cứu này thực tế là sự phát triển tất yếu trong điều kiện tất yếu về mối liên hệ văn hóa của hai nền văn hóa Việt Trung và có tính hệ thống - phù hợp với tiêu chí khoa học.

Tất nhiên tầm cỡ như tác giả Trần Trọng Dương thì không thể chỉ ra cái sai trong phương pháp này và rõ ràng ông ta không hề có một luận điểm nào chỉ trích phương pháp trong suốt những bài viết của ông.

2/ Phương tiện nghiên cứu

Từ phương pháp trên, giáo sư Lê Mạnh Thát căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp trong các câu chữ của các bản văn kính Phật cô chữ Hán, để xác định. Điều này mang tính chi tiết và chỉ cần một chi tiết đúng cũng đủ để xác định phương pháp và mục đích hướng tới của nó là đúng.

Trước hết việc lựa chọn các bản văn cổ chữ Hán là tính hệ quả của phương pháp trên. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp này để rà soát lại tất cả các bản văn cổ chữ Hán để tìm dấu ấn tiếng Việt, chứ không riêng gì bản văn kinh Phật cổ chữ Hán. Trên thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này. Việc giáo sư Lê Mạnh Thát chon các bản văn kinh Phật cổ chữ Hán làm phương tiện nghiên cứu là do điều kiện cụ thể của giáo sư vốn là một tu sĩ Phật giáo.

Đó là phương tiện nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát. Các nhà nghiên cứu khác có thể sử dung các bản văn cổ chữ Hán không phải kinh Phật để làm phương tiện nghiên cứu theo phương pháp này.

3/ Luận cứ minh chứng

Đương nhiên các danh từ, câu chữ mà giáo sư Lê Mạnh Thát tìm tòi và có những luận cứ chứng minh là những luận cứ minh chứng cụ thể của giáo sư trong khi thực hiện phương pháp nghiên cứu, qua phương tiện của giáo sư.

Trong một tác phẩm dày ít nhất trên 400 trang - căn cứ vào số trang được trích dẫn của bài viết mà tác giả Trần Trọng Dương nêu ra - thì tất yếu cũng có thể có những chi tiết sai. Tôi nói có thể thôi. Vì những chi tiết mà tác giả Trần Trong Dương nêu ra về những cấu trúc ngôn ngữ trong bản văn để phản biện giáo sư Lê mạnh Thát vẫn chưa đủ sức thuyết phục, điều mà tôi sẽ chứng minh sau đây.

Tôi xin được có một thí dụ để làm sáng tỏ hơn vấn đề như sau:

1/ Để có thể bay vào không gian vũ trụ gần trái Đất, các nhà khoa học đã dùng động cơ phản lực. Đó là phương pháp ứng dụng.

2/ Trên cơ sở phương pháp này họ chế tạo ra cái tên lửa. Cái tên lửa là một lựa chọn tương tự như giáo sư Lê Mạnh Thát lựa chọn các bản kinh Phật giáo cổ chữ Hán. Các nhà khoa học có thể lựa chọn các phương tiện khác để bay vào vũ trụ mà không nhất thiết nó phải là tên lửa.

3/ Trong một phương tiện dùng để bay vào vũ trụ có nhiều chi tiết liên quan, tổng hợp trong một cấu trúc hệ thống của cái tên lửa. Điều này tương tự như những luận cứ chứng minh của giáo sư Lê Mạnh Thát. Có thể có những chi tiết sai làm hỏng phương tiên cần sửa chữa, nhưng đó không phải là cơ sở để bác bỏ phương tiện và cao cấp hơn là bác bỏ phương pháp nghiên cứu.

Nhưng đấy là cái tên lửa, một sản phẩm cấu trúc cụ thể với tất cả mọi chi tiết cụ thể mà người ta có thể cân đo, đong, đếm bằng các phương tiện kỹ thuật đến từng chi tiết con ốc , hoặc cái đinh tán để xác định chi tiết nào sai và hỏng hóc - để gọi là được "khoa học công nhận". Còn đây là các công trình nghiên cứu thuộc tư duy trừu tượng, tất nhiên để chứng minh, phản biện , tranh luận nó khó hơn nhiều.

Tất nhiên tác giả Trần Trọng Dương chưa đủ tầm để xếp vào bất cứ hạng nào, chính vì ông ta chưa đủ luận cứ xác đáng để bác bỏ vài chi tiết trong hệ thống luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát.

Bây giờ tôi xin đi vào những chi tiết cụ thể mà tác giả Trần Trong Dương phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát. Chúng ta xem lại toàn bộ bản văn đoạn này một lần nữa:

2. Phản biện

Phản biện 1 : trung cung, trung tâm, trung đình là những từ song tiết (có nghĩa). Từ pháp của chúng đều là theo cấu trúc phụ-chính. Trung lúc này nghĩa là “ở giữa, ở bên trong” (= inside adj), nghĩa đen là “cung ở chính giữa”, “tim ở trong ngực”, “cái sân giữa.” Các từ này được ghi nhận trong từ điển Từ nguyên [1997. Thương vụ ấn thư quán. Bắc Kinh] như sau:

Trung cung: 1.Nơi ở của hoàng hậu, để phân biệt hai cung Đông và cung Tây, cho nên thường dùng từ này để gọi thay cho hoàng hậu...2.Chỉ vùng trời nơi sao Bắc cực ở.” [tr.0047.2] Nên câu “王及夫人。自然還在本國中宮正殿上坐。如前不異。Vương cập phu nhân, tự nhiên hoàn tại bản quốc trung cung chính điện thượng tọa, như tiền bất dị” trong truyện 13 tờ 7c13 nên dịch là “vua và phu nhân tự nhiên ngồi ở trung cung (cung chính giữa) nước mình, ngồi trên chính điện như trước, không hề khác.” chứ không dịch là “ngồi trên chính điện trong cung”[tr.583]. Câu “爾王 者之子生於榮樂長於中宮Nhĩ vương giả chi tử, sinh ư vinh lạc, trưởng ư trung cung...” nên dịch là “nàng là con vua, sinh ra trong vui sướng, lớn lên ở nơi cung cấm.” Chỉ có chữ “ư” là giới từ, chữ cung trung là từ song tiết như chữ “vinh lạc” ở câu trên.

Trung tâm: 1.Nội tâm/ cõi lòng. Tim ở trong ngực, cho nên gọi trung tâm. Bài Hữu phu chi đỗ phần Đường phong trong Kinh thi có câu: ‘trung tâm hiếu chi’; 2. Chính giữa của sự vật...’” [Từ Nguyên: tr.0045.4]. Cho nên, từ “trung tâm” trong các câu “trung tâm sảng nhiên”, “trung tâm hoan hỉ”, “trung tâm đát cụ”...đều dịch lần lượt theo nghĩa là “cõi lòng nhẹ nhõm/ hoan hỉ/ sợ hãi...” cả.

Vậy, Ts Lê Mạnh Thát sơ suất đến mức không biết rằng đây là những từ Hán song tiết? Câu trả lời rằng: ông biết! Nhưng ông có “mục đích luận” của ông: “dù biết trung cung và trung đình trong tiếng Trung Quốc là những danh từ ghép chỉ những sự vật cụ thể, chúng tôi vẫn tách riêng chúng ra, coi chúng có cấu trúc tiếng Việt kiểu cụm từ trung tâm và hiểu theo nghĩa tiếng Việt.” Phải chăng, đây chính là “thao tác Việt hóa” của ông!? Đọc dăm ba từ theo “kiểu Việt” trong một văn bản tiếng Hán cổ có độ dài lên đến 79.607 lượt chữ như thế liệu có thuyết phục được không?

Thêm nữa, với sự ghi nhận của từ điển, các từ trung cung, trung tâm, trung đình thuộc về vốn từ vựng cơ bản của tiếng Hán suốt từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Theo thống kê của Ts Lê Mạnh Thát, từ trung cung xuất hiện 2 lần, trung tâm xuất hiện 8 lần, trung đình xuất hiện 1 lần trong Lục độ tập kinh. Còn chúng tôi thống kê được rằng, trong Tứ khố toàn thư, chữ trung cung xuất hiện 5000 lần trong 2942 quyển, trung tâm xuất hiện 9441 lần trong 6094 quyển, trung đình xuất hiện 4093 lần trong 2853 quyển. Đến đây, chúng tôi không dám bình luận gì thêm cả, hãy để các con số trò chuyện với nhau vậy!

.

Cái sai lầm của tác giả Trần Trọng Dương này chính là ở phương pháp phản biện và phương tiện ông này sử dụng. Tất nhiên sai lầm này nó còn thể hiện tầm tư duy không thể xếp hạng của ông ta.

Vấn đề mà giáo sư Lê Mạnh Thát đưa ra ở đây là cấu trúc ngữ pháp trong các từ trên là cấu trúc ngữ pháp Việt . Thế thì tác giả muốn phản biện phải chỉ ra đây chính là cấu trúc ngữ pháp Tàu. Và đã là cấu trúc ngữ pháp Tàu thì nó phải thể hiện trong tất cả những gì thuộc về ngôn ngữ Tàu từ xưa đến nay. Nhưng tất nhiên tầm như ông Trần Trọng Dương thì không thể làm được điều đó. Bởi vì trên thực tế người Tàu không có cấu trúc ngữ pháp như vậy. Nên ông Trần Trọng Dương chỉ đưa ra vấn đề đây là từ Hán song tiết. Sau đó ông thống kê tất cả dữ liệu mà ông sưu tầm được từ những cái mà ông gọi là từ Hán song tiết này - mà những tài liệu ông dẫn chứng đều có sau niên đại của thiền Sư Khương Tăng Hội mà giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra. Tức là ông ta muốn thống kê từ "xà phòng" với hàng tỷ lần trong các bản văn tiếng Việt để chứng minh xà phòng là sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam để so sánh với từ xavon vốn ít lần sử dụng.

Vâng! Đấy là thứ tư duy mà tôi, không thể xếp hạng được vào bất cứ quy chuẩn nào. Xin lỗi! Kể cả chỉ số Bo. Mặc dù đọc lên thì quả là hào nhoáng vì sự thống kê những dữ liệu có trong bộ nhớ của ông ta.

Còn tiếp.

===================

PS: Nếu như cách viết của tôi có làm họ khó chịu thì tôi nghĩ rằng tôi đã rất kiềm chế vì nhân danh khoa học. Còn nếu như nhân danh lòng yêu nước và lòng tự trọng dân tộc thì chắc sẽ không đơn giản như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG DƯƠNG

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Chúng ta cùng xem tiếp những vấn đề mà ông Trần Trọng Dương đặt ra để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát, trong bài viết thứ 3 của ông ta:

Kỳ 3

Biến “văn Hán” thành “thơ thời Hùng Vương”

Ở kì 2, chúng tôi đã đề cập đến thao tác của Ts Lê Mạnh Thát, đó là việc ông “Việt hóa” tiếng Hán cổ theo tinh thần “mục đích luận”; đó là tinh thần “vị chủng”, “Việt nguyên”. Chúng tôi đã chứng minh rằng từ cung trung, trung tâm,... là từ vựng cơ bản của tiếng Hán cổ, và chúng xuất hiện với tần số cực cao (5000 và 9441 lần) trong Tứ khố toàn thư. Chúng tôi cũng đã cung cấp thông tin việc cấu trúc trung – định trong tiếng Hán cổ như kiểu thần thụ đã được đưa vào dạy cho học sinh trung học ở Trung Quốc từ năm 1979. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi tiếp vào phát hiện “chấn động” của Ts LMT. Đó là việc ông phục dựng lại một bài “thơ thời Hùng Vương” qua văn bản Hán văn Lục độ tập kinh. Liệu có hay không sự tồn tại của một bài thơ Việt thời Hùng Vương trong văn bản được viết bằng chữ Hán cách đây gần 2000 năm?

1. Sự nghiên cứu của Ts LMT

Ông viết: “Ngoài ra, truyện 14, mà chúng tôi sẽ bàn kỹ ở dưới đây, khi tả diện mạo lão phạm chí, đã viết: “Tỉ chính biển hổ, thân thể liêu lệ, diện sô thần đả, ngôn ngữ khiểng ngật”. Trong đó nếu ta coi những chữ “tỉ”, “diện”, “thần” như những tá âm tiếng Việt của chữ Trung Quốc tức đọc "mũi", "mặt", "môi", thì bốn câu vừa phiên âm có thể là một bài thơ tiếng Việt cổ:

Mũi chính vểnh vẹo,

Thân thể rệu rạo (rẹo),

Mặt xô môi dày,

Ngôn ngữ ngọng nghịu

Tất cả những chữ “vểnh vẹo”, “xô”, “dầy”, “ngọng nghịu”, chúng tôi hầu như phiên âm lại những chữ viết của Khương Tăng Hội. Và chúng có thể là những chữ quốc âm (TTD nhấn mạnh) đầu tiên hiện còn ghi lại. Chữ “xô” đây là xô xảm. Chữ “dày” đúng ra là phải phiên “đày”... .[ Lê Mạnh Thát. 2001. Tổng tập văn học phật giáo Việt Nam. nxb Thành phố Hồ Chí Minh. tr.435]

Ông kết luận: “Qua những phân tích trên, ta thấy Lục độ tập kinh chứa đựng một số tàn dư (TTD nhấn mạnh) của ngữ vựng, ngữ pháp và cú pháp tiếng Việt. Sự tồn tại của những tàn dư nầy đưa ta đến những kết luận nào? Thứ nhất, như trên đã nói, Khương Tăng Hội sinh ra, lớn lên và được đào tạo thành tài tại đất nước ta, cho nên khi tiến hành phiên dịch và trước tác, dứt khoát không thể nào không chịu ảnh hưởng của tiếng Việt về cả ba mặt ngữ vựng, cú pháp và ngữ pháp...Thứ hai: đó là có khả năng Khương Tăng Hội đã sử dụng một nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt để dịch ra bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc” [tr. 421-422]

2. Phản biện về phiên âm

Nguyên văn đoạn tiếng Hán như sau: “ 鼻正匾虒。身體繚戾。面皺脣[多頁][9]。 言語蹇吃。” Điều mà tôi lấy làm lạ nhất là trong một đoạn có 16 chữ, lại có 4 chỗ sai phiên âm. Cụ thể đó là các chữ sau:

2.1. Chữ 鼻tị (nghĩa là mũi) bị đọc thành tỉ. Chữ này không thể đổ lỗi cho chế bản được, vì đây là chữ quá ư thông dụng, cũng không thể đổ lỗi là tác giả kém chữ nghĩa được, vì chúng ta đều biết ông là người rất uyên thâm về ngôn ngữ, nhất là tiếng Hán . Lỗi không thuộc về ai cả. Chỉ có việc phiên sai là tồn tại một cách có hệ thống và khá nhất quán[10].

2.2. Chữ 虒 bị đọc nhầm thành hổ. Vì đúng là có chữ “hổ 虎” nằm ở trong. Từ điển Từ nguyên chú âm là“虒:息移切 tức di thiết, bình thanh” [tr.1494.1], Trùng tu ngọc thiên chú: “思移切tư di thiết”. Sách Ngự định Khang Hi tự điển (Q.26) ghi: “虒Đường vận: 息移切tức di thiết. Tập vận: 相枝切tương chi thiết.” Như thế, chữ này phải đọc là “tì”.

2.3. Chữ 皺 bị đọc là . Sách Trùng tu ngọc thiên, Trùng tu quảng vận đều ghi: “側救切trắc cứu thiết”. Cổ văn tứ thanh vận ghi: “籀韻trứu vận”. Như vậy chữ này có âm Hán Việt là “trứu”.

2.4. Chữ 蹇bị đọc nhầm thành “khiểng”. Từ nguyên chú âm: “九輦切cửu liễn thiết, thượng” [tr.1633.2]. Ngự định Khang Hi tự điển ghi: “Đường vận: 居偃切cư yển thiết. Tập Vận vận hội: 紀偃切kỉ yển thiết.” Tự điển Hán Việt của Trần Văn Chánh ghi âm “kiển” [tr.919]. Như vậy, chữ này đọc là “kiển”.

3. Phản biện về khái niệm tá âm

Ts LMT cho rằng các chữ ““tị”, “diện”, “thần” là những tá âm tiếng Việt của chữ trung Quốc”. Ý ông là chữ “tị” mượn âm từ chữ “mũi”, chữ “diện” mượn âm từ “mặt”, chữ “thần” mượn âm từ “môi.” Như thế, ông hình dung những từ trong văn bản Hán văn Lục độ tập kinh là vay mượn (tá) âm đọc từ tiếng Việt (mà khái niệm “tiếng Việt” lại đánh đồng về lịch đại. Tiếng Việt nào?).

Quả đúng là Ts LMT tỏ ra không chuyên về vấn đề khái niệm. Ai cũng biết “tá âm [11]” là “vay mượn âm” (như chữ tá điền). Và sự vay mượn bao giờ cũng để lại những “chứng tích” về âm giữa các yếu tố từ vựng của hai ngôn ngữ. Và ở đây, chúng ta hãy đi tìm sự tương ứng hay gần gũi giữa các cặp âm tị – mũi, diện – mặt , thần – môi như ông Rokuro Kono đã làm với tiếng Nhật[12]! Nếu kết quả này của Ts LMT được các học giả thế giới công nhận thì tiếng Hán trong Lục độ tập kinh là phương ngôn của tiếng Việt thời Hùng Vương.

Ts LMT cũng lấy được đôi ba trường hợp có cùng vị trí cấu âm. Ví dụ: âm môi: biển vểnh; âm đầu lưỡi: liêu lệrệu rạo. Nhưng những liên hệ âm đọc này chỉ là bề mặt. Muốn đọc được âm của thời Hùng Vương chúng ta phải thực hiện những quy trình tái lập ngữ âm (TTD nhấn mạnh) rất phức tạp, chứ không nên đơn giản hóa và bắc cầu giữa các hiện tượng tồn tại cách nhau 2000 năm. Nói cụ thể hơn là chữ “rệu rạo”, “ngọng nghịu” đều là từ vựng được đọc theo âm tiếng Việt hiện đại. Còn nếu tái lập âm đọc chữ “rệu rạo/ rẹo” cho tiếng Việt quãng thế kỉ XV thì phải là “kleo klao” (tạm ví dụ một cách cụ thể và thô phác như thế). Giống như cái việc mà ông Nguyễn Bạt Tụy ngày xưa tái lập câu “tìm mai theo đạp bóng trăng” của Nguyễn Trãi thành “xìm môi seo tạp boóng blăng” vậy (còn tái lập lên đến tận thời Hùng Vương thì ...). Mặt khác, chữ “rệu rạo” đến tận cuối thế kỳ XIX vẫn chưa thấy được ghi nhận trong từ điển [ví dụ Huình Tịnh Của, Génibrel].

Ấy là chưa kể đến mấy chữ không đọc đúng theo âm Hán Việt như đã nêu trên. Liệu chữ “vẹo” có liên quan gì đến âm “tì” (kể cả âm “hổ”)? Hay “xô” với “trứu”? Hay “ngọng” với “kiển” (/kiểng)? Hay “nghịu” với âm “ngật”? Thế mà, Ts Lê Mạnh Thát đã khẳng định “Chữ ngọng nghịu, rệu rạo và vặn vẹo thì quá rõ ràng, khỏi phải bàn cãi” [tr.435]

Chúng tôi cũng không thấy ông đề cập đến hai trường hợp từ Hán Việt là “thân thể” và “ngôn ngữ.” Có lẽ, cứ theo tinh thần lập luận của ông thì hai từ này cũng mượn từ tiếng Việt thời Hùng vương, rồi được kí âm bằng các chữ “ 身 體”, “言語”. Tiếc là chữ viết thời Hùng Vương đến nay không còn dấu vết gì, chỉ có người Hán là may mắn giữ lại được.

Đến đây, chúng tôi tạm đưa ra vài câu hỏi để tự mình tìm hiểu:

Nếu cứ coi đây là một bài thơ Việt, thì tại sao người Việt thời Hùng Vương lại không dùng văn tự của chính mình để ghi lại chuỗi ngôn từ của tiếng Việt?

Mà lại dùng chữ Hán để ghi?

Bốn câu thơ mà Ts LMT phục dựng trên đây liệu có thể đọc theo “cách Việt” trong một văn bản văn xuôi tiếng Hán “điển nhã” dài đến 79.607 lượt chữ?

Chúng ta đã bao giờ thấy việc sử dụng những chữ cực khó (như 匾, 虒,皺, [多頁],, 蹇) của tiếng Hán cổ để ghi âm lại tiếng Việt bao giờ chưa? Bởi đã dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt thì ắt phải dùng những chữ thông dụng để mọi người cùng đọc được.

Chúng tôi cho rằng đoạn trên vẫn là những “ngôn từ điển nhã” của văn ngôn tiếng Hán cổ. Chúng tôi xin dịch lại như sau:

3. Phiên dịch lại đoạn văn

Nguyên văn “ 鼻正匾虒。身體繚戾。面皺脣[多頁][13]。言語蹇吃。”

Chú thích chữ nghĩa (loại trừ những chữ dễ):

Về chữ 匾 biển:“薄也。《方言》:物 之薄 者曰匾[匸+虒]。《玉篇》:匾. 匾[匸+虒]. 《廣韻》,匾。匾[匸+虒],薄也.”[Lâm Doãn & Cao Minh (chủ biên). Trung văn đại từ điển. (Q.37). Trung Quốc văn hóa nghiên cứu sở ấn hành & Hoa Cương văn hóa thư cục. tr 1956][14]. Chữ [ 匸+虒] được ghi nhận trong từ điển này bao gồm bộ hạp (匸) bao ở ngoài và chữ tì (虒) nằm ở trong bộ hạp. Do ít gặp, nên chữ này chưa được đưa vào trong bất cứ bộ gõ chữ nào. Chúng tôi đành phải mô tả cấu trúc hình thể lại như vậy. Theo Chính tự thông[15] chữ [ 匸+虒] (hạp + tì) còn có một tục tự nữa là [匸+ 虎] (hạp + hổ). Nhưng vị trí này trong văn bản được viết bởi chữ tì虒, như chúng tôi đã đề cập đến ở phần “2.Phản biện âm đọc”. Chúng tôi tạm đưa ra giả thuyết như sau: trong văn bản này, chữ tì[16] 虒là chữ giả tá của chữ [ 匸+虒], chúng có giá trị ngữ âm như nhau, có ngữ nghĩa như nhau khi đi với từ biển; vì hai chữ này hợp lại thành một từ song tiết. Vậy chữ [ 匸+虒] có âm đọc là gì? Trung văn đại từ điển cũng ghi: “廣韻》:土奚切。《集韻》:天黎切,音梯。” (Quảng vận: thổ hề thiết. Tập vận: thiên lê thiết, âm thê). Như vậy, chữ [ 匸+虒] đọc là THÊ. Đến đây chúng tôi phiên âm, dịch nghĩa lại đoạn trên trong Trung văn đại từ điển: Biển: “bạc dã. Phương ngôn: vật chi bạc giả viết BIỂN THÊ. Ngọc thiên: biển, biển thê. Quảng vận: biển, biển thê, bạc dã.” Dịch nghĩa: “Biển: nghĩa là mỏng. Sách Phương ngôn viết: vật gì mà mỏng dẹt thì nói là BIỂN THÊ. Sách Ngọc thiên viết: biển, tức BIỂN THÊ, nghĩa là mỏng). Tiểu kết: hai chữ 匾 [匸+虒] đọc là BIỂN THÊ nghĩa là “mỏng dẹt”. Câu “tị chính biển thê” nên dịch là “mũi thẳng và dẹt”. Rõ ràng là đặc điểm nhân chủng của vị phạm chí này không phải là người Việt. Như thế, Khương Tăng Hội dịch khá sát về ngữ nghĩa. Tiếc rằng, chúng tôi không biết tiếng Phạn để đối chiếu và kiểm chứng.

Về chữ “Liêu lệ”. Trung văn đại từ điển ghi: “Liêu lệ 繚戾: chỉ cái dáng nước chảy uốn éo (khuất khúc 屈曲)” [sđd, Q 26, tr.11308]. Đặt trong cả câu thì chữ này nên dịch như thế nào? “Thân thể liêu lệ” là lời của một chàng trai khi chê bai hình dáng của phạm chí ở huyện Cưu Lưu. Dĩ nhiên, không thể dịch một cách thô thiển là: thân thể uốn éo được. Chúng tôi tạm đưa ra hai giả thuyết để xử lý: nhứ nhất, chữ liêu lệ không chỉ dùng để chỉ dáng quanh co, uốn lượn của dòng nước chảy qua khe mà còn còn được dùng để chỉ dáng người. Thứ 2, từ liêu lệ chỉ có nghĩa “uốn éo” như trên, nhưng trong văn cảnh này, tác giả/ người dịch (người chuyển ngữ) đã dùng ngôn từ theo hướng văn học. Nếu dịch câu này theo đúng nghĩa từ điển và cho dễ hiểu hơn thì nên “tân dịch” (dịch từ Hán cổ sang tiếng Hán trung đại) là “thân thể khuất khúc”. Khuất khúc nghĩa là “bất trực” (không thẳng). Chúng tôi tạm đưa ra 2 cách dịch sau: 1. Thân hình khúc khuỷu (Ý tả hình dáng gầy gò, chân tay cong và teo tóp); 2. Thân thể còng queo. Với cả hai cách dịch trên, câu văn trở nên hợp nghĩa hơn với cả đoạn văn miêu tả một vị phạm chí tóc bạc, da mồi.

Về chữ trứu 皺 (Ts LMT đọc nhầm là 芻). Chữ trứu gồm bộ bì 皮để trỏ trường nghĩa (liên quan đến da) và âm 芻(芻được dùng làm thanh phù để tạo nên các chữ khác, một số chữ có âm đọc là như雛鶵犓蒭, và một đôi chữ có âm đọc là trứu 皺縐謅). Từ nguyên ghi: “Trứu: chỉ mặt có nếp nhăn, vật gì mà có nếp vết cũng đều dùng chữ trứu cả.”[tr.1184.4]。Đỗ Phủ 杜甫trong bài《病后过王倚饮赠歌》viết:"肉黄皮皺命如线。" (nhục hoàng bì trứu mệnh như tuyến) nghĩa là: thịt vàng, da nhăn, mệnh đã mỏng như cái sợi. Ts Lê Mạnh Thát không dịch mà phiên âm thành “xô”.

Về chữ [多頁] (chữ này không có trong các bộ gõ, nên chúng tôi tam mô tả như sau: chữ đa ở bên trái, bộ hiệt ở bên phải). Trung văn đại từ điển ghi: “[多頁]《廣韻》: 丁可切。《集韻》:典可切,音嚲, 上聲。醜貌” [tr.16076]. (Sách Quảng vận ghi: đinh khả thiết. Sách Tập vận ghi: điển khả thiết, âm ĐẢ, nghĩa là vẻ xấu xí.) Chữ này cũng rất ít xuất hiện đến mức các từ điển thông thường không ghi nhận. Như vậy câu: “diện trứu thần đả” dịch là: mặt nhăn nhúm, môi xấu xí.

Về chữ kiển ngật 蹇吃. Sách Trung văn đại từ điển ghi: “《一切經音義, 引通俗文》: 言不通利,謂之蹇吃” nghĩa là “ Sách Nhất thiết kinh âm nghĩa có dẫn sách Thông tục văn rằng: lời nói không lưu loát, thì gọi là Kiển ngật”. Như vậy, Kiển ngật nghĩa là: lắp bắp, lúng búng (hoặc cũng có thể dịch là ngọng nghịu như Ts LMT, nhưng chữ này chỉ dùng cho trẻ em đang ở độ tuổi nói chưa sõi). Như vậy câu: “ngôn ngữ kiển ngật” nên dịch là “ăn nói lắp bắp”.

Bây giờ, chúng ta thử đặt các câu dịch trên trong toàn bộ đoạn văn xem như thế nào: “Mặt mày đen đúa, mũi cao và dẹt, thân hình còng queo, mặt nhăn môi xấu, ăn nói lắp bắp, hai mắt thì xanh, dạng hình như quỷ... ”. Đây là đoạn văn chữ Hán hoàn toàn. Tuy nhiên, hình thức bốn chữ của cổ văn khiến cho Ts LMT giải quyết theo hướng “thơ hóa”. Như thế, Ts Lê Mạnh Thát đã b iến một đoạn “văn Hán” trong một văn bản Hán văn cổ kính và “điển nhã” thành “thơ tiếng Việt thời Hùng Vương”. Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lại một đoạn lập luận của Ts LMT: “Ấn tượng “văn từ điển nhã” ấy có được là do khi dịch Lục độ tập kinh , Khương tăng Hội đã sử dụng một bản đáy tiếng Việt, thay vì tiếng Phạn. Chính nhờ căn cứ vào bản đáy Lục độ tập kinh tiếng Việt này, Khương Tăng Hội mới có được một bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc mang tính “văn từ điển nhã” vừa thấy” [tr.394].

Chú thích [1]Nguyên văn: 條奏越律與漢律駮者十餘事. [Hậu Hán Thư. Quyển 54]. Chữ “條奏điều tấu” nên dịch sang tiếng Việt là “theo từng điều một mà tâu lên trên 逐条上奏” [罗竹风主编. 《汉语大词典(全13卷)》。汉语大词典出版社1994。第01卷, tr. 1482]. Chúng tôi xin trích dịch cả đoạn để làm tư liệu: ..." 援所过辄为郡县治城郭,穿渠灌溉,以利其民。條奏越律与汉律驳者十余事,与越人申明旧制以约束之,自后�

�越奉行马将军故事。Cả câu dịch là: "Mã Viện đi đến đâu cũng tu sửa thành quách, đào mương máng tưới tiêu, để làm lợi cho dân. Theo từng điều mà tấu trình về hơn chục chỗ trái nhau giữa Việt luật với Hán luật, giảng giải cho người Việt rõ về phép tắc cũ để ước thúc họ, từ đó người Lạc Việt phụng theo phép tắc cũ của Mã Tướng quân" [许嘉璐主编.《二十四史全译-后汉书-第2册. 世纪出版集团-汉语大词典出版社2004,tr.657.]

[2] Tuy nhiên, biểu tượng trứng là một mẫu số phổ quát ở mọi nền văn hóa từ Celtes, Hy Lạp, Ai Cập, Phénicien cho đến Tây Tạng, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. [Jean Chevalier & Alain Gheerbrant.1997. Từ điển biểu tượng văn hóa Thế giới. (bản dịch do Phạm Vĩnh Cư chủ biên). Nxb Đà Nẵng & Trường Viết Văn Nguyễn Du. H. tr.961-965.] Ông còn khẳng định: “những đối tượng này chắc chắn không phải là người Trung Quốc mà là người Việt Nam, người thuộc một dân tộc tự nhận tổ tiên mình sinh ra từ một trăm cái trứng, như Lĩnh Nam chích quái và Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi”[tr.194] Khốn nỗi, cả hai văn bản này đều ra đời sau Lục độ tập kinh đến cả hơn ngàn năm.

[3] Hà Văn Tấn. 2002. Chữ trên đá, chữ trên đồng- Minh văn và lịch sử. Nxb. KHXH.212tr.

[4] Theo những nghiên cứu về chữ Nôm tính đến thời điểm viết bài.

[5] Theo chứng minh của Hoàng Thị Ngọ thì văn bản Phật thuyết... do Trịnh Quán đem khắc lại vào trước năm 1730. Còn theo chứng minh của Nguyễn Quang Hồng qua việc tái lập ngữ âm từ chứng tích về chữ Nôm cổ thì tiếng Việt trong bản này thuộc về thời Lý-Trần. “Cũng cần lưu ý đến những văn bản chữ Nôm mặc dầu chưa xác minh được niên đại, song xét về mặt ngôn ngữ được ghi chép bằng chữ Nôm trong đó, ta thấy những dấu hiệu của một tiếng Việt cổ xưa, có thể là xưa hơn cả các văn bản thời nhà Trần. Đó phải chăng là trường hợp của văn bản giải âm (trực dịch từ Hán sang Nôm) trong sách Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, trong đó ngoài những chữ Nôm tự tạo, có hàng loạt từ ngữ tiếng Việt được viết bằng hai chữ vuông Hán, phản ánh tình trạng cấu trúc ngữ âm từ theo kiểu MiS+MaS (âm tiết phụ + âm tiết chính) hoặc CCVC với tổ hợp phụ âm đầu khá đa dạng, như 破 散 "phá tán" *păsanh / psănh > rắn) 破 了 "phá liễu" *pălau / plău > sáu, "cư mãng" 車 莽 * kămang / kmăng > mắng , "cá nô" 个 奴 *kăno / kno > no, v.v., là những gì đặc trưng cho tiếng Việt sơ kỳ, có thể là vào thời nhà Lý, là thời kỳ đạo Phật rất thịnh hành ở nước ta”. [Nguyễn Quang Hồng. 2004. Một số vấn đề và khía cạnh nghiên cứu chữ Nôm. Trong Nghiên cứu chữ Nôm. Viện NCHN & The Vietnamese Preservation Nom Foundation (USA). Nxb KHXH.H.tr.32-33] .

[6] Xin xem Nguyễn Quang Hồng phiên khảo, 2001. Tân biên truyền Kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[7] Hoàng Xuân Hãn. 1998. Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần- Lê, trong “La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn”. Nxb. Giáo dục. Hà Nội.

[8]Văn Uyên Các. Tứ Khố toàn thư. Thượng Hải nhân dân xuất bản xã.

[9] Chữ này khó và ít xuất hiện đến mức không thấy trong bất cứ một bộ phông tiếng Hán nào có mã chữ này cả. Các từ điển như Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, Từ nguyên , hay Khang Hi tự điển đều không có chữ này. Chúng tôi tạm ghép như trên và để trong ngoặc kép.

[10] Lê Mạnh Thát. 2001. Tổng tập văn học phật giáo Việt Nam. nxb Thành phố Hồ Chí Minh. tr.423; tr.435; Lê Mạnh Thát. 2005. Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 205. http://www.quangduc....nhocpgvn07.html

[11] Còn theo Ngô Chấn Phương trong sách Độc thư chính âm thì tá âm được chia nhỏ ra làm nhiều loại như: đồng âm tá nghĩa, tá đồng âm nhưng không tá nghĩa, nhân nghĩa tá âm, ...

[12] “sự tương ứng về ngữ âm đã được sử dụng trong một số tên riêng như 須佐 cho “Susa” trong “速須佐之男命” hayasusanowo [Tên một vị nam thần trong Kojiki, em trai của nữ thần mặt trời], hay 須賀 cho /Suga/ trong “須賀宮” (cung Suga). Phương pháp [mượn] âm này đã được tiếp thu một cách hoàn hảo trong một bài hát nổi tiếng bắt đầu bằng “yakumo tatu...”. Sự tương ứng về ngữ âm không phải là một chiều hướng lấn át, trừ trường hợp đối với tên riêng hoặc bài hát. Thậm chí trong tên riêng, phương pháp ngữ âm không phải luôn được chấp nhận.” [theo Nguyễn Khắc Kham. 1974. Chu Nom or the Former Vietnamese Script and its Past Contribution to Vietnamese Culture (NTC dịch), Area and Culture Series (Tokyo, Japan) 24.171-189.]

[13] Chữ này khó và ít xuất hiện đến mức không thấy trong bất cứ một bộ phông tiếng Hán nào có mã chữ này cả. Các từ điển như Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, Từ nguyên , hay Khang Hi tự điển đều không có chữ này. Chúng tôi tạm ghép như trên và để trong ngoặc kép.

[14] 林尹 & 高明 (主編)。中文大辭典。(第37 卷)。中國文化研究所印行 & 華岡文化書局。

[15] Chuyển dẫn theo林尹 & 高明 (主編)。中文大辭典。(第37 卷)。中國文化研究所印行 & 華岡文化書局. tr. 1960.

[16] Nêu Tì là từ đơn tiết thì có 2 nghĩa: Sách Chu dịch tượng từ (quyển 3) viết: “tì là loại hổ có sừng ở trên đầu, loại thú này không thấy ở trên đời.” Chữ này còn có nghĩa là “thò thụt, so le” như câu "偨池茈虒” trong bài 《Thượng lâm phú上林赋》của Tư Mã Tương Như.

Kính thưa quí vị quan tâm

Nếu như ở bài trên tác giả chỉ đặt vấn đề một cách mập mờ để gây ấn tượng nhằm hướng sự suy nghĩ của độc giả đến một ý tưởng cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát đã cố chấp và hoàn toàn chủ quan, khi đặt vấn đề Khương Tăng Hội dịch Lục Độ Tập kinh từ bản văn tiếng Việt cổ, qua cách viết sau đây: "Tại sao cứ nhất quyết Khương Tăng Hội dịch Lục độ tập kinh từ một bản tiếng Việt thời Hùng Vương mà không dịch thẳng từ tiếng Phạn sang tiếng Hán?" - thì ở bài thứ 3 này tác giả Trần Trọng Dương đã xác quyết rằng đó là mục đích của giáo sư Lê Mạnh Thát. Ông ta viết:

Biến “văn Hán” thành “thơ thời Hùng Vương”

Ở kì 2, chúng tôi đã đề cập đến thao tác của Ts Lê Mạnh Thát, đó là việc ông “Việt hóa” tiếng Hán cổ theo tinh thần “mục đích luận”; đó là tinh thần “vị chủng”, “Việt nguyên”.

Ây da! Như vậy, vấn đề không còn chỉ là tiểu sảo trong phản biện học thuật, mà đã nâng cấp lên thành thủ đoạn trong phản biện học thuật. Việc gán cho giáo sư Lê Mạnh Thát có mục đích luận là "vị chủng" ; "Việt nguyên" nhằm mục đích gì? Tất nhiên ngoài việc xác định giáo sư Lê Mạnh Thát "vị chủng - Việt nguyên" ấy - thì đằng sau cái mục đích mà ông Trần Trọng Dương gán cho giáo sư Lê Mạnh Thát để muốn ám chỉ giáo sư Lê Mạnh Thát cần cái gì sau cái "vị chủng", "Việt nguyên" đó?

Vị chủng , Việt nguyên vốn không phải tính khách quan khoa học. Vậy thì tác giả Trần Trọng Dương muốn nói điều gì khi gán cho giáo sư Lê Mạnh Thát vị chủng Việt nguyên? Phải chăng tác giả Trần Trọng Dương muốn ám chỉ giáo sư Lê Mạnh Thát có ý đồ chính trị khi muốn chứng minh sự huy hoàng của Việt sử?

Thảo nào! Sau vụ việc ồn ào đó - đã mấy năm trôi qua - không hề thấy giáo sư Lê Mạnh Thát trên các phương tiện thông tin đại chúng, dù chỉ là một bài phỏng vấn theo kiểu ông ta thích món chay nào nhất. Và cũng chẳng thấy giáo sư Lê Mạnh Thát có một trước tác hoặc bài viết nào của vị học giả uyên bác này được giới thiệu .

Tôi cảnh báo các vị có quan điểm phủ nhận văn hóa truyền thống Việt rằng: " Các vị nhân danh khoa học thì hãy sử dụng những tri thức khoa học thật sự - nếu quí vị có đủ khả năng. Còn nếu quý vị mập mờ chen lấn những yếu tố trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến chính trị thì các vị hãy coi chừng. Cuộc tranh luận về cội nguồn Việt sử sẽ kết thúc một cách nhanh chóng hơn nhiều đấy! Hỡi các quí vị thân mến!

Bởi vì - nếu từ góc độ chính trị thì với bất cứ một nhà hoạt động chính trị nào , dù thật sự yêu nước, yêu dân tộc; hay chỉ là thủ đoạn mị dân, cũng phải mạnh mẽ ủng hộ và bảo vệ văn hóa sử truyền thống của dân tộc mà mình có tham vọng lãnh đạo hay đang lãnh đạo. Quí vị có hiểu điều đó không nhỉ?!

Tôi dừng sự phân tích theo hướng này ở đây, vì không muốn phân tích sâu về những vấn đề chính trị liên quan đến quan điểm chứng minh cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến và quan điểm bác bỏ nó. Bởi vì tôi muốn thực hiện một cách chính danh sự minh chứng khoa học thật sự cho Việt sử 5000 năm văn hiến.

Bây giờ tôi tiếp tục phân tích những yếu tố phi lý trong bài phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát và sự chụp mũ của ông Trần Trọng Dương xét từ góc độ khoa học.

Giáo sư Lê Mạnh Thát có thực sự "vị chủng", "vị nguyên" không, khi ông xác định Việt sử tiếng Việt thể hiện trong những văn bản cổ là cội nguồn của các bản dịch Hán văn liên quan?

Cần xác định ngay là không! Cho dù cá nhân tôi chưa hề xem những công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát và cuốn "Lục Độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta”. Bởi vì khi đã có một mục đích luận "vị chủng" và "vị nguyên" thì giáo sư Lê Mạnh Thát không thể viết cả một công trình đồ sộ tới hơn 400 trang - và nhiều công trình khác liên quan.

Tất nhiên nội dung của nó trong công trình hơn 400 trang ấy phải có đầy đủ những luận cứ và có tính hệ thống, tính hợp lý và khách quan tối thiểu để xác định vấn đề mà giáo sư chứng minh - dù đúng hay sai. Công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát không phải chỉ là cái băng rôn với khẩu hiệu "Việt sử 5000 năm văn hiến muôn năm", để các vị muốn nói gì thì nói.

Bởi vậy để xác định công trình đó có kết luận sai thì phải chỉ rõ những sai lầm từ phương pháp, vạch ra tính phi lý trong luận cứ. Chứ không thể chụp mũ theo kiểu cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát "vị chủng" , "vị nguyên" được. Nhưng rõ ràng tác giả Trần Trọng Dương đã không làm được điều này mà tôi đã chứng minh ở trên. Chính vì sự bất lực ấy, mà tác giả Trần Trong Dương phải quay sang dùng thủ đoạn phản biện để chụp mũ giáo sư Lê Mạnh Thát là "vị chủng", "vị nguyên", mà tôi đã trích dẫn và phân tích ở trên.

Công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát không phải là bài diễn văn, hoặc tham luận với ngót chục trang A4 - khiến khán giả ngủ gật - nhằm giới thiệu quan điểm , hoặc giới thiệu sản phẩm để có thể quy chụp. Mà là một công trình nghiên cứu có phương pháp luận và luận cứ để có thể phê phán, phân tích chỉ ra sai lầm của giáo sư. Đây là điều mà tác giả Trần Trọng Dương không đủ khả năng thực hiện.

Bây giờ, tôi phân tích tiếp những lập luận của tác giả Trần Trọng Dương phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát trong bài viết của ông.

Quí vị xem lại đoạn trích dẫn sau đây:

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi tiếp vào phát hiện “chấn động” của Ts LMT. Đó là việc ông phục dựng lại một bài “thơ thời Hùng Vương” qua văn bản Hán văn Lục độ tập kinh. Liệu có hay không sự tồn tại của một bài thơ Việt thời Hùng Vương trong văn bản được viết bằng chữ Hán cách đây gần 2000 năm?

1. Sự nghiên cứu của Ts LMT

Ông viết: “Ngoài ra, truyện 14, mà chúng tôi sẽ bàn kỹ ở dưới đây, khi tả diện mạo lão phạm chí, đã viết: “Tỉ chính biển hổ, thân thể liêu lệ, diện sô thần đả, ngôn ngữ khiểng ngật”. Trong đó nếu ta coi những chữ “tỉ”, “diện”, “thần” như những tá âm tiếng Việt của chữ Trung Quốc tức đọc "mũi", "mặt", "môi", thì bốn câu vừa phiên âm có thể là một bài thơ tiếng Việt cổ:

Mũi chính vểnh vẹo,

Thân thể rệu rạo (rẹo),

Mặt xô môi dày,

Ngôn ngữ ngọng nghịu

Tất cả những chữ “vểnh vẹo”, “xô”, “dầy”, “ngọng nghịu”, chúng tôi hầu như phiên âm lại những chữ viết của Khương Tăng Hội. Và chúng có thể là những chữ quốc âm (TTD nhấn mạnh) đầu tiên hiện còn ghi lại. Chữ “xô” đây là xô xảm. Chữ “dày” đúng ra là phải phiên “đày”... .[ Lê Mạnh Thát. 2001. Tổng tập văn học phật giáo Việt Nam. nxb Thành phố Hồ Chí Minh. tr.435]

Ông kết luận: “Qua những phân tích trên, ta thấy Lục độ tập kinh chứa đựng một số tàn dư (TTD nhấn mạnh) của ngữ vựng, ngữ pháp và cú pháp tiếng Việt. Sự tồn tại của những tàn dư nầy đưa ta đến những kết luận nào? Thứ nhất, như trên đã nói, Khương Tăng Hội sinh ra, lớn lên và được đào tạo thành tài tại đất nước ta, cho nên khi tiến hành phiên dịch và trước tác, dứt khoát không thể nào không chịu ảnh hưởng của tiếng Việt về cả ba mặt ngữ vựng, cú pháp và ngữ pháp...Thứ hai: đó là có khả năng Khương Tăng Hội đã sử dụng một nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt để dịch ra bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc” [tr. 421-422]

2. Phản biện về phiên âm

Nguyên văn đoạn tiếng Hán như sau: “ 鼻正匾虒。身體繚戾。面皺脣[多頁][9]。 言語蹇吃。” Điều mà tôi lấy làm lạ nhất là trong một đoạn có 16 chữ, lại có 4 chỗ sai phiên âm. Cụ thể đó là các chữ sau:

2.1. Chữ 鼻tị (nghĩa là mũi) bị đọc thành tỉ. Chữ này không thể đổ lỗi cho chế bản được, vì đây là chữ quá ư thông dụng, cũng không thể đổ lỗi là tác giả kém chữ nghĩa được, vì chúng ta đều biết ông là người rất uyên thâm về ngôn ngữ, nhất là tiếng Hán . Lỗi không thuộc về ai cả. Chỉ có việc phiên sai là tồn tại một cách có hệ thống và khá nhất quán[10].

2.2. Chữ 虒 bị đọc nhầm thành hổ. Vì đúng là có chữ “hổ 虎” nằm ở trong. Từ điển Từ nguyên chú âm là“虒:息移切 tức di thiết, bình thanh” [tr.1494.1], Trùng tu ngọc thiên chú: “思移切tư di thiết”. Sách Ngự định Khang Hi tự điển (Q.26) ghi: “虒Đường vận: 息移切tức di thiết. Tập vận: 相枝切tương chi thiết.” Như thế, chữ này phải đọc là “tì”.

2.3. Chữ 皺 bị đọc là . Sách Trùng tu ngọc thiên, Trùng tu quảng vận đều ghi: “側救切trắc cứu thiết”. Cổ văn tứ thanh vận ghi: “籀韻trứu vận”. Như vậy chữ này có âm Hán Việt là “trứu”.

2.4. Chữ 蹇bị đọc nhầm thành “khiểng”. Từ nguyên chú âm: “九輦切cửu liễn thiết, thượng” [tr.1633.2]. Ngự định Khang Hi tự điển ghi: “Đường vận: 居偃切cư yển thiết. Tập Vận vận hội: 紀偃切kỉ yển thiết.” Tự điển Hán Việt của Trần Văn Chánh ghi âm “kiển” [tr.919]. Như vậy, chữ này đọc là “kiển”.

Như vậy quí vị quan tâm cũng nhận thấy phương pháp chứng minh của giáo sư Lê Mạnh Thát và phương tiện chứng minh của giáo sư. Và cụ thể trong luận cứ này - trích trong chính bài viết của tác giả Trần Trọng Dương - bản văn tiếng Hán của thiền sư Khương Tăng Hội là:

“Tỉ chính biển hổ, thân thể liêu lệ, diện sô thần đả, ngôn ngữ khiểng ngật”.

Và được hiểu là:

Mũi chính vểnh vẹo,

Thân thể rệu rạo (rẹo),

Mặt xô môi dày,

Ngôn ngữ ngọng nghịu

Qua đoạn trích dẫn ở trên thì tôi tin rằng quí vị đang quán xét bài này đã thấy rất rõ phương pháp chứng minh của giáo sư Lê Mạnh Thát là: Đi tìm cấu trúc ngôn ngữ Việt trong một bản văn chữ Hán. Và mối liên hệ giữa cấu trúc ngôn ngữ Việt liên hệ với bài thơ chữ Hán đó là gì?

Quí vị và anh chị em quan tâm có thể so sánh giữa bản dịch tiếng Việt và cấu trúc bài thơ được dịch ra tiếng Hán của Khương Tăng Hội như sau:

Đây là cấu trúc ngôn ngữ Việt:

Mũi chính vểnh vẹo,

Thân thể rệu rạo (rẹo),

Mặt xô môi dày,

Ngôn ngữ ngọng nghịu

So sánh với cấu trúc ngôn ngữ Hán của bài thơ - Tôi đặt trực tiếp mỗi câu thơ Hán dưới mỗi câu thơ Việt để tiện so sánh:

- Mũi chính vểnh vẹo, (Việt)

Tỉ chính biển hổ, (Hán)

- Thân thể rệu rạo (rẹo),(Việt)

thân thể liêu lệ, (Hán)

- Mặt xô môi dày, (Việt)

diện sô thần đả, (Hán)

- Ngôn ngữ ngọng nghịu (Việt)

ngôn ngữ khiểng ngật (Hán)

Kính thưa quí vị quan tâm

Như vậy, với sự so sánh trực tiếp - Đặt câu thơ Hán ngay dưới câu thơ Việt - thì quí vị cũng thấy ngay rằng:

Hai bài thơ này có cấu trúc ngữ pháp trong cấu tạo câu hoàn toàn giống nhau. Chỉ khác là một hình thức diễn tả bằng tiếng Việt và một bằng tiếng Hán. Không cần phải giỏi tiếng Hán và biết chữ Hán cũng nhận thấy điều này.

Bởi vậy, nếu cấu trúc bài thơ tiếng Hán trong bản văn Lục Độ tập kinh của Khương Tăng Hội chính là cấu trúc ngữ pháp của Hán văn thì ông Trần Trọng Dương phải chứng minh điều này. Nhưng là người Việt thì ai cũng biết rằng - qua bài thơ tiếng Việt - thì đây là cấu trúc câu của ngôn ngữ Việt.

Kính thưa quí vị quan tâm!

Đây chính là phương pháp chứng minh của giáo sư Lê Mạnh Thát.

Nhưng tác giả Trần Trọng Dương không đủ tầm để có thể phản biện điều này. Cái tầm không thể xếp hạng của ông ta cũng không thể chứng minh được rằng bài thơ này dịch từ tiếng Phạn và đó là cấu trúc ngôn ngữ Phạn, khi ông ấy không thể chứng minh được đó chính là cấu trúc ngôn ngữ Hán. Nên ông ta quay ra bắt bẻ lỗi chính tả...

Chúng ta hãy xem những "lỗi chính tả" được tác giả Trần Trọng Dương phát hiện:

2. Phản biện về phiên âm

Nguyên văn đoạn tiếng Hán như sau: “ 鼻正匾虒。身體繚戾。面皺脣[ 多頁][9]。 言語蹇吃。” Điều mà tôi lấy làm lạ nhất là trong một đoạn có 16 chữ, lại có 4 chỗ sai phiên âm. Cụ thể đó là các chữ sau:

2.1. Chữ 鼻 tị (nghĩa là mũi) bị đọc thành tỉ. Chữ này không thể đổ lỗi cho chế bản được, vì đây là chữ quá ư thông dụng, cũng không thể đổ lỗi là tác giả kém chữ nghĩa được, vì chúng ta đều biết ông là người rất uyên thâm về ngôn ngữ, nhất là tiếng Hán . Lỗi không thuộc về ai cả. Chỉ có việc phiên sai là tồn tại một cách có hệ thống và khá nhất quán[10].

2.2. Chữ 虒 bị đọc nhầm thành hổ. Vì đúng là có chữ “hổ 虎” nằm ở trong. Từ điển Từ nguyên chú âm là“虒:息移切 tức di thiết, bình thanh” [tr.1494.1], Trùng tu ngọc thiên chú: “思移切tư di thiết”. Sách Ngự định Khang Hi tự điển (Q.26) ghi: “虒Đường vận: 息移切tức di thiết. Tập vận: 相枝切tương chi thiết.” Như thế, chữ này phải đọc là “tì”.

2.3. Chữ 皺 bị đọc là . Sách Trùng tu ngọc thiên, Trùng tu quảng vận đều ghi: “側救切trắc cứu thiết”. Cổ văn tứ thanh vận ghi: “籀韻trứu vận”. Như vậy chữ này có âm Hán Việt là “trứu”.

2.4. Chữ 蹇bị đọc nhầm thành “ khiểng”. Từ nguyên chú âm: “九輦切cửu liễn thiết, thượng” [tr.1633.2]. Ngự định Khang Hi tự điển ghi: “Đường vận: 居偃切cư yển thiết. Tập Vận vận hội: 紀偃切kỉ yển thiết.” Tự điển Hán Việt của Trần Văn Chánh ghi âm “kiển” [tr.919]. Như vậy, chữ này đọc là “kiển”.

Cứ giả thiết cho rằng tác giả Trần Trọng Dương phát hiện ra những lỗi chính tả của giáo sư Lê Mạnh Thát là đúng - thì tôi nghĩ cũng không thể mướn ông về làm biên tập viên để biên tập sách. Vì tầm tư duy không thể xếp hạng, có thể làm sai lệch nội dung.

Nhưng rất tiếc cái giả thiết thuận lợi của tôi cho ông Trần Trọng Dương ấy, nó chưa được "khoa học chứng minh", tức là chưa chắc ông Trần Trọng Dương đã đúng. Cái này thuộc "chuyên môn sâu" cho những người mà bộ nhớ lưu trữ nhiều chữ Hán làm việc, hoặc chí ít là giáo sư Lê Mạnh Thát lên tiếng phản biện lại những "lỗi chính tả" mà ông Trần Trọng Dương phát hiện.

Nhưng tiếc thay! Kể từ đó, giáo sư Lê Mạnh Thát im lặng hoàn toàn và Hội Sử học Việt Nam cũng quên luôn cuộc hội thảo tưởng như chắc ăn như bắp sẽ xảy ra để có cuộc tranh luận thoải mái giữa hai bên về cội nguồn dân tộc Việt.

Bây giờ chúng ta xem tiếp đoạn phản biện cuối cùng của tác giả Trần Trong Dương đối với giáo sư Lê Mạnh Thát, để rồi sau đó sẽ cùng xem xét bài của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê với cùng chủ đế.

3. Phản biện về khái niệm tá âm

Ts LMT cho rằng các chữ ““tị”, “diện”, “thần” là những tá âm tiếng Việt của chữ trung Quốc”. Ý ông là chữ “tị” mượn âm từ chữ “mũi”, chữ “diện” mượn âm từ “mặt”, chữ “thần” mượn âm từ “môi.” Như thế, ông hình dung những từ trong văn bản Hán văn Lục độ tập kinh là vay mượn (tá) âm đọc từ tiếng Việt (mà khái niệm “tiếng Việt” lại đánh đồng về lịch đại. Tiếng Việt nào?).

Quả đúng là Ts LMT tỏ ra không chuyên về vấn đề khái niệm. Ai cũng biết “tá âm [11]” là “vay mượn âm” (như chữ tá điền). Và sự vay mượn bao giờ cũng để lại những “chứng tích” về âm giữa các yếu tố từ vựng của hai ngôn ngữ. Và ở đây, chúng ta hãy đi tìm sự tương ứng hay gần gũi giữa các cặp âm tị – mũi, diện – mặt , thần – môi như ông Rokuro Kono đã làm với tiếng Nhật[12]! Nếu kết quả này của Ts LMT được các học giả thế giới công nhận thì tiếng Hán trong Lục độ tập kinh là phương ngôn của tiếng Việt thời Hùng Vương.

Ts LMT cũng lấy được đôi ba trường hợp có cùng vị trí cấu âm. Ví dụ: âm môi: biển vểnh; âm đầu lưỡi: liêu lệrệu rạo. Nhưng những liên hệ âm đọc này chỉ là bề mặt. Muốn đọc được âm của thời Hùng Vương chúng ta phải thực hiện những quy trình tái lập ngữ âm (TTD nhấn mạnh) rất phức tạp, chứ không nên đơn giản hóa và bắc cầu giữa các hiện tượng tồn tại cách nhau 2000 năm. Nói cụ thể hơn là chữ “rệu rạo”, “ngọng nghịu” đều là từ vựng được đọc theo âm tiếng Việt hiện đại. Còn nếu tái lập âm đọc chữ “rệu rạo/ rẹo” cho tiếng Việt quãng thế kỉ XV thì phải là “kleo klao” (tạm ví dụ một cách cụ thể và thô phác như thế). Giống như cái việc mà ông Nguyễn Bạt Tụy ngày xưa tái lập câu “tìm mai theo đạp bóng trăng” của Nguyễn Trãi thành “xìm môi seo tạp boóng blăng” vậy (còn tái lập lên đến tận thời Hùng Vương thì ...). Mặt khác, chữ “rệu rạo” đến tận cuối thế kỳ XIX vẫn chưa thấy được ghi nhận trong từ điển [ví dụ Huình Tịnh Của, Génibrel].

Ấy là chưa kể đến mấy chữ không đọc đúng theo âm Hán Việt như đã nêu trên. Liệu chữ “vẹo” có liên quan gì đến âm “tì” (kể cả âm “hổ”)? Hay “xô” với “trứu”? Hay “ngọng” với “kiển” (/kiểng)? Hay “nghịu” với âm “ngật”? Thế mà, Ts Lê Mạnh Thát đã khẳng định “Chữ ngọng nghịu, rệu rạo và vặn vẹo thì quá rõ ràng, khỏi phải bàn cãi” [tr.435]

Chúng tôi cũng không thấy ông đề cập đến hai trường hợp từ Hán Việt là “thân thể” và “ngôn ngữ.” Có lẽ, cứ theo tinh thần lập luận của ông thì hai từ này cũng mượn từ tiếng Việt thời Hùng vương, rồi được kí âm bằng các chữ “ 身 體”, “言語”. Tiếc là chữ viết thời Hùng Vương đến nay không còn dấu vết gì, chỉ có người Hán là may mắn giữ lại được.

Đến đây, chúng tôi tạm đưa ra vài câu hỏi để tự mình tìm hiểu:

Nếu cứ coi đây là một bài thơ Việt, thì tại sao người Việt thời Hùng Vương lại không dùng văn tự của chính mình để ghi lại chuỗi ngôn từ của tiếng Việt?

Mà lại dùng chữ Hán để ghi?

Bốn câu thơ mà Ts LMT phục dựng trên đây liệu có thể đọc theo “cách Việt” trong một văn bản văn xuôi tiếng Hán “điển nhã” dài đến 79.607 lượt chữ?

Chúng ta đã bao giờ thấy việc sử dụng những chữ cực khó (như 匾, 虒,皺, [多頁],, 蹇) của tiếng Hán cổ để ghi âm lại tiếng Việt bao giờ chưa? Bởi đã dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt thì ắt phải dùng những chữ thông dụng để mọi người cùng đọc được.

Chúng tôi cho rằng đoạn trên vẫn là những “ngôn từ điển nhã” của văn ngôn tiếng Hán cổ. Chúng tôi xin dịch lại như sau:

3. Phiên dịch lại đoạn văn

Nguyên văn “ 鼻正匾虒。身體繚戾。面皺脣[多頁][13]。言語蹇吃。”

Chú thích chữ nghĩa (loại trừ những chữ dễ):

Về chữ 匾 biển:“薄也。《方言》:物 之薄 者曰匾[匸+虒]。《玉篇》:匾. 匾[匸+虒]. 《廣韻》,匾。匾[匸+虒],薄也.”[Lâm Doãn & Cao Minh (chủ biên). Trung văn đại từ điển. (Q.37). Trung Quốc văn hóa nghiên cứu sở ấn hành & Hoa Cương văn hóa thư cục. tr 1956][14]. Chữ [ 匸+虒] được ghi nhận trong từ điển này bao gồm bộ hạp (匸) bao ở ngoài và chữ tì (虒) nằm ở trong bộ hạp. Do ít gặp, nên chữ này chưa được đưa vào trong bất cứ bộ gõ chữ nào. Chúng tôi đành phải mô tả cấu trúc hình thể lại như vậy. Theo Chính tự thông[15] chữ [ 匸+虒] (hạp + tì) còn có một tục tự nữa là [匸+ 虎] (hạp + hổ). Nhưng vị trí này trong văn bản được viết bởi chữ tì虒, như chúng tôi đã đề cập đến ở phần “2.Phản biện âm đọc”. Chúng tôi tạm đưa ra giả thuyết như sau: trong văn bản này, chữ tì[16] 虒là chữ giả tá của chữ [ 匸+虒], chúng có giá trị ngữ âm như nhau, có ngữ nghĩa như nhau khi đi với từ biển; vì hai chữ này hợp lại thành một từ song tiết. Vậy chữ [ 匸+虒] có âm đọc là gì? Trung văn đại từ điển cũng ghi: “廣韻》:土奚切。《集韻》:天黎切,音梯。” (Quảng vận: thổ hề thiết. Tập vận: thiên lê thiết, âm thê). Như vậy, chữ [ 匸+虒] đọc là THÊ. Đến đây chúng tôi phiên âm, dịch nghĩa lại đoạn trên trong Trung văn đại từ điển: Biển: “bạc dã. Phương ngôn: vật chi bạc giả viết BIỂN THÊ. Ngọc thiên: biển, biển thê. Quảng vận: biển, biển thê, bạc dã.” Dịch nghĩa: “Biển: nghĩa là mỏng. Sách Phương ngôn viết: vật gì mà mỏng dẹt thì nói là BIỂN THÊ. Sách Ngọc thiên viết: biển, tức BIỂN THÊ, nghĩa là mỏng). Tiểu kết: hai chữ 匾 [匸+虒] đọc là BIỂN THÊ nghĩa là “mỏng dẹt”. Câu “tị chính biển thê” nên dịch là “mũi thẳng và dẹt”. Rõ ràng là đặc điểm nhân chủng của vị phạm chí này không phải là người Việt. Như thế, Khương Tăng Hội dịch khá sát về ngữ nghĩa. Tiếc rằng, chúng tôi không biết tiếng Phạn để đối chiếu và kiểm chứng.

Về chữ “Liêu lệ”. Trung văn đại từ điển ghi: “Liêu lệ 繚戾: chỉ cái dáng nước chảy uốn éo (khuất khúc 屈 曲)” [sđd, Q 26, tr.11308]. Đặt trong cả câu thì chữ này nên dịch như thế nào? “Thân thể liêu lệ” là lời của một chàng trai khi chê bai hình dáng của phạm chí ở huyện Cưu Lưu. Dĩ nhiên, không thể dịch một cách thô thiển là: thân thể uốn éo được. Chúng tôi tạm đưa ra hai giả thuyết để xử lý: nhứ nhất, chữ liêu lệ không chỉ dùng để chỉ dáng quanh co, uốn lượn của dòng nước chảy qua khe mà còn còn được dùng để chỉ dáng người. Thứ 2, từ liêu lệ chỉ có nghĩa “uốn éo” như trên, nhưng trong văn cảnh này, tác giả/ người dịch (người chuyển ngữ) đã dùng ngôn từ theo hướng văn học. Nếu dịch câu này theo đúng nghĩa từ điển và cho dễ hiểu hơn thì nên “tân dịch” (dịch từ Hán cổ sang tiếng Hán trung đại) là “thân thể khuất khúc”. Khuất khúc nghĩa là “bất trực” (không thẳng). Chúng tôi tạm đưa ra 2 cách dịch sau: 1. Thân hình khúc khuỷu (Ý tả hình dáng gầy gò, chân tay cong và teo tóp); 2. Thân thể còng queo. Với cả hai cách dịch trên, câu văn trở nên hợp nghĩa hơn với cả đoạn văn miêu tả một vị phạm chí tóc bạc, da mồi.

Về chữ trứu 皺 (Ts LMT đọc nhầm là 芻). Chữ trứu gồm bộ bì 皮để trỏ trường nghĩa (liên quan đến da) và âm 芻(芻được dùng làm thanh phù để tạo nên các chữ khác, một số chữ có âm đọc là như雛鶵犓蒭, và một đôi chữ có âm đọc là trứu 皺縐謅). Từ nguyên ghi: “Trứu: chỉ mặt có nếp nhăn, vật gì mà có nếp vết cũng đều dùng chữ trứu cả.” [tr.1184.4]。Đỗ Phủ 杜甫trong bài《病后过王倚饮赠歌》viết:"肉黄皮皺命如线。" (nhục hoàng bì trứu mệnh như tuyến) nghĩa là: thịt vàng, da nhăn, mệnh đã mỏng như cái sợi. Ts Lê Mạnh Thát không dịch mà phiên âm thành “xô”.

Về chữ [多頁] (chữ này không có trong các bộ gõ, nên chúng tôi tam mô tả như sau: chữ đa ở bên trái, bộ hiệt ở bên phải). Trung văn đại từ điển ghi: “[多頁]《廣韻》: 丁可切。《集韻》:典可切,音嚲, 上聲。醜貌” [tr.16076]. (Sách Quảng vận ghi: đinh khả thiết. Sách Tập vận ghi: điển khả thiết, âm ĐẢ, nghĩa là vẻ xấu xí.) Chữ này cũng rất ít xuất hiện đến mức các từ điển thông thường không ghi nhận. Như vậy câu: “diện trứu thần đả” dịch là: mặt nhăn nhúm, môi xấu xí.

Về chữ kiển ngật 蹇吃. Sách Trung văn đại từ điển ghi: “《一切經音義, 引通俗文》: 言不通利,謂之蹇吃” nghĩa là “ Sách Nhất thiết kinh âm nghĩa có dẫn sách Thông tục văn rằng: lời nói không lưu loát, thì gọi là Kiển ngật”. Như vậy, Kiển ngật nghĩa là: lắp bắp, lúng búng (hoặc cũng có thể dịch là ngọng nghịu như Ts LMT, nhưng chữ này chỉ dùng cho trẻ em đang ở độ tuổi nói chưa sõi). Như vậy câu: “ngôn ngữ kiển ngật” nên dịch là “ăn nói lắp bắp”.

Bây giờ, chúng ta thử đặt các câu dịch trên trong toàn bộ đoạn văn xem như thế nào: “Mặt mày đen đúa, mũi cao và dẹt, thân hình còng queo, mặt nhăn môi xấu, ăn nói lắp bắp, hai mắt thì xanh, dạng hình như quỷ... ”. Đây là đoạn văn chữ Hán hoàn toàn. Tuy nhiên, hình thức bốn chữ của cổ văn khiến cho Ts LMT giải quyết theo hướng “thơ hóa”. Như thế, Ts Lê Mạnh Thát đã b iến một đoạn “văn Hán” trong một văn bản Hán văn cổ kính và “điển nhã” thành “thơ tiếng Việt thời Hùng Vương”. Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lại một đoạn lập luận của Ts LMT: “Ấn tượng “văn từ điển nhã” ấy có được là do khi dịch Lục độ tập kinh , Khương tăng Hội đã sử dụng một bản đáy tiếng Việt, thay vì tiếng Phạn. Chính nhờ căn cứ vào bản đáy Lục độ tập kinh tiếng Việt này, Khương Tăng Hội mới có được một bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc mang tính “văn từ điển nhã” vừa thấy” [tr.394].

Chú thích [1]Nguyên văn: 條奏越律與漢律駮者十餘事. [Hậu Hán Thư. Quyển 54]. Chữ “條奏điều tấu” nên dịch sang tiếng Việt là “theo từng điều một mà tâu lên trên 逐条上奏” [罗竹风主编. 《汉语大词典(全13卷)》。汉语大词典出版社1994。第01卷, tr. 1482]. Chúng tôi xin trích dịch cả đoạn để làm tư liệu: ..." 援所过辄为郡县治城郭,穿渠灌溉,以利其民。條奏越律与汉律驳者十余事,与越人申明旧制以约束之,自后�

�越奉行马将军故事。Cả câu dịch là: "Mã Viện đi đến đâu cũng tu sửa thành quách, đào mương máng tưới tiêu, để làm lợi cho dân. Theo từng điều mà tấu trình về hơn chục chỗ trái nhau giữa Việt luật với Hán luật, giảng giải cho người Việt rõ về phép tắc cũ để ước thúc họ, từ đó người Lạc Việt phụng theo phép tắc cũ của Mã Tướng quân" [许嘉璐主编.《二十四史全译-后汉书-第2册. 世纪出版集团-汉语大词典出版社2004,tr.657.]

[2] Tuy nhiên, biểu tượng trứng là một mẫu số phổ quát ở mọi nền văn hóa từ Celtes, Hy Lạp, Ai Cập, Phénicien cho đến Tây Tạng, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. [Jean Chevalier & Alain Gheerbrant.1997. Từ điển biểu tượng văn hóa Thế giới. (bản dịch do Phạm Vĩnh Cư chủ biên). Nxb Đà Nẵng & Trường Viết Văn Nguyễn Du. H. tr.961-965.] Ông còn khẳng định: “những đối tượng này chắc chắn không phải là người Trung Quốc mà là người Việt Nam, người thuộc một dân tộc tự nhận tổ tiên mình sinh ra từ một trăm cái trứng, như Lĩnh Nam chích quái và Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi”[tr.194] Khốn nỗi, cả hai văn bản này đều ra đời sau Lục độ tập kinh đến cả hơn ngàn năm.

[3] Hà Văn Tấn. 2002. Chữ trên đá, chữ trên đồng- Minh văn và lịch sử. Nxb. KHXH.212tr.

[4] Theo những nghiên cứu về chữ Nôm tính đến thời điểm viết bài.

[5] Theo chứng minh của Hoàng Thị Ngọ thì văn bản Phật thuyết... do Trịnh Quán đem khắc lại vào trước năm 1730. Còn theo chứng minh của Nguyễn Quang Hồng qua việc tái lập ngữ âm từ chứng tích về chữ Nôm cổ thì tiếng Việt trong bản này thuộc về thời Lý-Trần. “Cũng cần lưu ý đến những văn bản chữ Nôm mặc dầu chưa xác minh được niên đại, song xét về mặt ngôn ngữ được ghi chép bằng chữ Nôm trong đó, ta thấy những dấu hiệu của một tiếng Việt cổ xưa, có thể là xưa hơn cả các văn bản thời nhà Trần. Đó phải chăng là trường hợp của văn bản giải âm (trực dịch từ Hán sang Nôm) trong sách Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, trong đó ngoài những chữ Nôm tự tạo, có hàng loạt từ ngữ tiếng Việt được viết bằng hai chữ vuông Hán, phản ánh tình trạng cấu trúc ngữ âm từ theo kiểu MiS+MaS (âm tiết phụ + âm tiết chính) hoặc CCVC với tổ hợp phụ âm đầu khá đa dạng, như 破 散 "phá tán" *păsanh / psănh > rắn) 破 了 "phá liễu" *pălau / plău > sáu, "cư mãng" 車 莽 * kămang / kmăng > mắng , "cá nô" 个 奴 *kăno / kno > no, v.v., là những gì đặc trưng cho tiếng Việt sơ kỳ, có thể là vào thời nhà Lý, là thời kỳ đạo Phật rất thịnh hành ở nước ta”. [Nguyễn Quang Hồng. 2004. Một số vấn đề và khía cạnh nghiên cứu chữ Nôm. Trong Nghiên cứu chữ Nôm. Viện NCHN & The Vietnamese Preservation Nom Foundation (USA). Nxb KHXH.H.tr.32-33] .

[6] Xin xem Nguyễn Quang Hồng phiên khảo, 2001. Tân biên truyền Kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[7] Hoàng Xuân Hãn. 1998. Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần- Lê, trong “La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn”. Nxb. Giáo dục. Hà Nội.

[8]Văn Uyên Các. Tứ Khố toàn thư. Thượng Hải nhân dân xuất bản xã.

[9] Chữ này khó và ít xuất hiện đến mức không thấy trong bất cứ một bộ phông tiếng Hán nào có mã chữ này cả. Các từ điển như Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, Từ nguyên , hay Khang Hi tự điển đều không có chữ này. Chúng tôi tạm ghép như trên và để trong ngoặc kép.

[10] Lê Mạnh Thát. 2001. Tổng tập văn học phật giáo Việt Nam. nxb Thành phố Hồ Chí Minh. tr.423; tr.435; Lê Mạnh Thát. 2005. Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 205. http://www.quangduc....nhocpgvn07.html

[11] Còn theo Ngô Chấn Phương trong sách Độc thư chính âm thì tá âm được chia nhỏ ra làm nhiều loại như: đồng âm tá nghĩa, tá đồng âm nhưng không tá nghĩa, nhân nghĩa tá âm, ...

[12] “sự tương ứng về ngữ âm đã được sử dụng trong một số tên riêng như 須佐 cho “Susa” trong “速須佐之男命” hayasusanowo [Tên một vị nam thần trong Kojiki, em trai của nữ thần mặt trời], hay 須賀 cho /Suga/ trong “須賀宮” (cung Suga). Phương pháp [mượn] âm này đã được tiếp thu một cách hoàn hảo trong một bài hát nổi tiếng bắt đầu bằng “yakumo tatu...”. Sự tương ứng về ngữ âm không phải là một chiều hướng lấn át, trừ trường hợp đối với tên riêng hoặc bài hát. Thậm chí trong tên riêng, phương pháp ngữ âm không phải luôn được chấp nhận.” [theo Nguyễn Khắc Kham. 1974. Chu Nom or the Former Vietnamese Script and its Past Contribution to Vietnamese Culture (NTC dịch), Area and Culture Series (Tokyo, Japan) 24.171-189.]

[13] Chữ này khó và ít xuất hiện đến mức không thấy trong bất cứ một bộ phông tiếng Hán nào có mã chữ này cả. Các từ điển như Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, Từ nguyên , hay Khang Hi tự điển đều không có chữ này. Chúng tôi tạm ghép như trên và để trong ngoặc kép.

[14] 林尹 & 高明 (主編)。中文大辭典。(第37 卷)。中國文化研究所印行 & 華岡文化書局。

[15] Chuyển dẫn theo林尹 & 高明 (主編)。中文大辭典。(第37 卷)。中國文化研究所印行 & 華岡文化書局. tr. 1960.

[16] Nêu Tì là từ đơn tiết thì có 2 nghĩa: Sách Chu dịch tượng từ (quyển 3) viết: “tì là loại hổ có sừng ở trên đầu, loại thú này không thấy ở trên đời.” Chữ này còn có nghĩa là “thò thụt, so le” như câu "偨池茈虒” trong bài 《Thượng lâm phú上林赋》của Tư Mã Tương Như.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Vì đoạn này xem kỹ có nhiều vấn đề được ông Trần Trọng Dương đặt ra liên quan đến cổ sử, nên quí vị quan tâm xem lại từng đoạn của tác giả Trần Trọng Dương sau khi xem đoạn trích dẫn tồng hợp mà tôi đã đưa ra ở phần trên.

3. Phản biện về khái niệm tá âm

Ts LMT cho rằng các chữ ““tị”, “diện”, “thần” là những tá âm tiếng Việt của chữ trung Quốc”. Ý ông là chữ “tị” mượn âm từ chữ “mũi”, chữ “diện” mượn âm từ “mặt”, chữ “thần” mượn âm từ “môi.” Như thế, ông hình dung những từ trong văn bản Hán văn Lục độ tập kinh là vay mượn (tá) âm đọc từ tiếng Việt (mà khái niệm “tiếng Việt” lại đánh đồng về lịch đại. Tiếng Việt nào?).

Quả đúng là Ts LMT tỏ ra không chuyên về vấn đề khái niệm. Ai cũng biết “tá âm [11]” là “vay mượn âm” (như chữ tá điền). Và sự vay mượn bao giờ cũng để lại những “chứng tích” về âm giữa các yếu tố từ vựng của hai ngôn ngữ. Và ở đây, chúng ta hãy đi tìm sự tương ứng hay gần gũi giữa các cặp âm tị – mũi, diện – mặt , thần – môi như ông Rokuro Kono đã làm với tiếng Nhật[12]! Nếu kết quả này của Ts LMT được các học giả thế giới công nhận thì tiếng Hán trong Lục độ tập kinh là phương ngôn của tiếng Việt thời Hùng Vương.

Ts LMT cũng lấy được đôi ba trường hợp có cùng vị trí cấu âm. Ví dụ: âm môi: biển vểnh; âm đầu lưỡi: liêu lệrệu rạo. Nhưng những liên hệ âm đọc này chỉ là bề mặt. Muốn đọc được âm của thời Hùng Vương chúng ta phải thực hiện những quy trình tái lập ngữ âm (TTD nhấn mạnh) rất phức tạp, chứ không nên đơn giản hóa và bắc cầu giữa các hiện tượng tồn tại cách nhau 2000 năm. Nói cụ thể hơn là chữ “rệu rạo”, “ngọng nghịu” đều là từ vựng được đọc theo âm tiếng Việt hiện đại. Còn nếu tái lập âm đọc chữ “rệu rạo/ rẹo” cho tiếng Việt quãng thế kỉ XV thì phải là “kleo klao” (tạm ví dụ một cách cụ thể và thô phác như thế). Giống như cái việc mà ông Nguyễn Bạt Tụy ngày xưa tái lập câu “tìm mai theo đạp bóng trăng” của Nguyễn Trãi thành “xìm môi seo tạp boóng blăng” vậy (còn tái lập lên đến tận thời Hùng Vương thì ...). Mặt khác, chữ “rệu rạo” đến tận cuối thế kỳ XIX vẫn chưa thấy được ghi nhận trong từ điển [ví dụ Huình Tịnh Của, Génibrel].

Ấy là chưa kể đến mấy chữ không đọc đúng theo âm Hán Việt như đã nêu trên. Liệu chữ “vẹo” có liên quan gì đến âm “tì” (kể cả âm “hổ”)? Hay “xô” với “trứu”? Hay “ngọng” với “kiển” (/kiểng)? Hay “nghịu” với âm “ngật”? Thế mà, Ts Lê Mạnh Thát đã khẳng định “Chữ ngọng nghịu, rệu rạo và vặn vẹo thì quá rõ ràng, khỏi phải bàn cãi” [tr.435]

Chúng tôi cũng không thấy ông đề cập đến hai trường hợp từ Hán Việt là “thân thể” và “ngôn ngữ.” Có lẽ, cứ theo tinh thần lập luận của ông thì hai từ này cũng mượn từ tiếng Việt thời Hùng vương, rồi được kí âm bằng các chữ “ 身 體”, “言語”. Tiếc là chữ viết thời Hùng Vương đến nay không còn dấu vết gì, chỉ có người Hán là may mắn giữ lại được.

Vâng! Một lần nữa tôi lại đặt một giả thiết chưa được "khoa học chứng minh" về những phát hiện của tác giả Trần Trọng Dương là: ông đã đúng. Trên cơ sở giả thuyết này tôi tìm cách chứng minh tính hợp lý trong cấu trúc những luận cứ liên quan cho đến khi phát hiện nó sai. Vì tôi học rất dốt về môn ngôn ngữ học khi còn cắp sách đến trường Đại học Văn khoa - mà lại còn hàm thụ nữa chứ. Vâng. Thật tình là tôi chỉ có thời gian học có 30 phút (Ba mươi phút) cho môn học này và sau đó là vào phòng thi lấy chứng chỉ. Tuy đậu khá xuất sắc, nhưng kiểu học đó khiến tôi chỉ nhớ lờ mờ. Tôi không có phao thi và coppi đâu nhá. Bởi vậy, tôi không có chuyên môn sâu về môn ngôn ngữ học để phản biện ông. Nhưng tôi căn cứ vào phương pháp và những luận cứ của ông để chỉ ra cái bất hợp lý của ông. Tất nhiên là để chứng minh ông sai.

Kính thưa quí vị quan tâm

Ở phần trên tôi đã chứng tỏ phương pháp chứng minh của giáo sư Lê Mạnh Thát bằng cách đối chiếu , so sánh từng chữ trong bài thơ tiếng Hán và phần dịch tiếng Việt của bài thơ trên để xác định ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp trong cấu trúc bài thơ Hán - Từ đó giáo sư Lê Mạnh Thát xác định bản "Lục Độ tập kinh" tiếng Hán của thiền sư Khương Tăng Hội đã dịch từ bản tiếng Việt chứ không phải từ tiếng Phạn. Và rõ ràng, đến đây thì quý vị đã thấy được sự thành công của giáo sư Lê Mạnh Thát - chí ít qua chính bài phản biện của ông Trần Trọng Dương - chứ chưa nói đến cả công trình nghiên cứu của giáo sư .

Trên cơ sở luận điểm này sẽ chứng minh tương tự với đoạn phản biện của ông Trần Trọng Dương. Tức là ông ta - Trần Trọng Dương - vẫn không hề xác định được cấu trúc bài thơ tiếng Hán chính là cấu trúc ngôn ngữ Hán và nó giống bản dịch tiếng Việt đến từng chữ theo cấu trúc ngữ pháp Việt. Mà ông ta lại cố gắng phân tích về khái niệm "giả tá" để đặt lại vấn đề về khái niệm này và mối liên hệ giữa từ Việt với từ Hán. "Lập lờ đánh lận con đen" theo kiểu "ông nói gà, bà nói vịt".

Ông Trần Trọng Dương viết:

Ấy là chưa kể đến mấy chữ không đọc đúng theo âm Hán Việt như đã nêu trên. Liệu chữ “vẹo” có liên quan gì đến âm “tì” (kể cả âm “hổ”)? Hay “xô” với “trứu”? Hay “ngọng” với “kiển” (/kiểng)? Hay “nghịu” với âm “ngật”? Thế mà, Ts Lê Mạnh Thát đã khẳng định “Chữ ngọng nghịu, rệu rạo và vặn vẹo thì quá rõ ràng, khỏi phải bàn cãi” [tr.435]

Bài viết dài quá, nên độc giả khó có sự liên hệ giữa phần trên bài viết của ông với phần mà tôi trích dẫn của ông ta ở trên. Đó cũng là lý do tôi cứ phải trích đi trích lại là vậy. Tôi vốn không ăn gian.

Bây giờ chúng ta xem lại một câu thơ liên quan đến câu trên của ông Trần Trọng Dương:

- Mũi chính vểnh vẹo, (Việt)

Tỉ chính biển hổ, (Hán)

So sánh với câu của ông Trần Trong Dương viết: "Liệu chữ “vẹo” có liên quan gì đến âm “tì” (kể cả âm “hổ”)?". Nhưng quí vị quan tâm cũng thấy ngay trong câu thơ trên thì chữ "Tì" năm dưới chữ "mũi", chứ không phải chữ "vẹo". Tôi không có viết sai chính tả đâu ông Trần Trọng Dương ạ. Nhất là trong trường hợp này. Vậy tại sao ông Trần Trọng Dương lại so sánh "liệu chữ 'vẹo' liên quan gì đến chữ 'tì'"? Vậy ông cho nó là có liên quan để cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát sai, theo kiểu cố ý "lập lờ đánh lận con đen".

Phải chăng đó là tư duy khoa học của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa sử Việt truyền thống với gần 5000 năm văn hiến và được "cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận"?

Ông Trần Trọng Dương chắc cũng thừa biết rằng đây là bản tiếng Hán dịch ra tiếng Việt hiện đại. Giáo sư Lê Mạnh Thát cũng không phủ nhận điều này - qua chính nội dung bài viết của ông . Và trên cơ sở này thì giáo sư Lê Mạnh Thát so sánh cấu trúc ngôn ngữ Việt của bản dịch từ tiếng Hán ra tiếng Việt với cấu trúc ngôn ngữ Hán của bản gốc và từ đó phát hiện cấu trúc ngôn ngữ Việt có trong chính bản gốc tiếng Hán đó, để xác định vấn đề mà giáo sư nêu ra:

Lục độ tập kinh của Khương Tăng Hội đã dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung từ hàng ngàn năm trước.

Do đó, với phương pháp và luận cứ này thì vấn đề không phải là tiếng Việt thời Hùng Vương như thế nào. Mà là cấu trúc ngữ pháp tiếng Hán và tiếng Việt giống hệt nhau traong bài thơ trên ở Lục độ tập kinh. Nhưng tác giả Trần Trọng Dương lại bàn sang cần phải xác định tiếng Việt thời Hùng vương có phải đúng như tiếng Việt ngày nay không.

Đây! Ông Trần Trọng Dương viết.

Nói cụ thể hơn là chữ “rệu rạo”, “ngọng nghịu” đều là từ vựng được đọc theo âm tiếng Việt hiện đại. Còn nếu tái lập âm đọc chữ “rệu rạo/ rẹo” cho tiếng Việt quãng thế kỉ XV thì phải là “kleo klao” (tạm ví dụ một cách cụ thể và thô phác như thế). Giống như cái việc mà ông Nguyễn Bạt Tụy ngày xưa tái lập câu “tìm mai theo đạp bóng trăng” của Nguyễn Trãi thành “xìm môi seo tạp boóng blăng” vậy (còn tái lập lên đến tận thời Hùng Vương thì ...). Mặt khác, chữ “rệu rạo” đến tận cuối thế kỳ XIX vẫn chưa thấy được ghi nhận trong từ điển [ví dụ Huình Tịnh Của, Génibrel].

Như vậy phải chắng cách lập luận của ông theo kiểu "ông nói gà , bà nói vịt" để "lập lờ đánh lận con đen" .

Ông làm thế để nhằm một "mục đích luận" gì vậy?

Vấn đề tiếp theo được ông Trần Trong Dương đưa ra để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát như sau:

Đến đây, chúng tôi tạm đưa ra vài câu hỏi để tự mình tìm hiểu:

Nếu cứ coi đây là một bài thơ Việt, thì tại sao người Việt thời Hùng Vương lại không dùng văn tự của chính mình để ghi lại chuỗi ngôn từ của tiếng Việt?

Mà lại dùng chữ Hán để ghi?

Bốn câu thơ mà Ts LMT phục dựng trên đây liệu có thể đọc theo “cách Việt” trong một văn bản văn xuôi tiếng Hán “điển nhã” dài đến 79.607 lượt chữ?

Chúng ta đã bao giờ thấy việc sử dụng những chữ cực khó (như 匾, 虒,皺, [ 多頁],, 蹇) của tiếng Hán cổ để ghi âm lại tiếng Việt bao giờ chưa? Bởi đã dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt thì ắt phải dùng những chữ thông dụng để mọi người cùng đọc được

Lạ nhỉ? Tại sao lại có thể trơ tráo một cách trắng trợn như vậy được? Tôi chưa xem công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát - tôi nhắc lại để xác định một lần nữa điều này - Nhưng chí ít ngay trong bài viết của ông Trần Trọng Dương thì chưa hề thấy giáo sư Lê Mạnh Thát nói rằng: Bài thơ trên chính là người Việt ghi tiếng Việt bằng chữ Hán. Mà là Khương Tăng Hội dịch bản Lục đô tập kinh trong đó có bài thơ này từ tiếng Việt ra tiếng Hán chứ không phải từ tiếng Phạn. Vậy tại sao tác giả Trần Trọng Dương lịa dựng đứng lên một vấn đề :

"tại sao người Việt thời Hùng Vương lại không dùng văn tự của chính mình để ghi lại chuỗi ngôn từ của tiếng Việt?

Mà lại dùng chữ Hán để ghi? "

Thế là thế nào?

Thật là trơ tráo, trắng trợn đến mức tôi đành phải gọi là "sự bỉ ổi trong phản biện học thuật".

Than ôi! Phải chăng sự hiểu biết về lịch sử của học sinh Việt Nam đến mức tồi tệ, nền giáo dục suy thoái và "Khoa học Việt Nam đang tuyệt tự" , chính vì những cái gọi là tư duy khoa học kiểu Trần Trọng Dương?

Có lẽ không còn gì để nói với bài viết của Trần Trọng Dương phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát.

Nhưng qua những sự phân tích chi tiết trên thì quí vị cũng thấy rất rõ rằng: Nếu gọi là có "mục đích luận" trong bài viết thì đó chính là bài viết của của tác giả Trần Trọng Dương. Mục đích đó chính là "Phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến" với bất cứ thủ đoạn nào có thể, mà tôi gọi là "sự bỉ ổi trong phản biện học thuật".

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG DƯƠNG

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong loạt bài vạch ra những sai lầm của tác giả Trần Trọng Dương phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát thì còn có một bài phản biện liên quan đến chủ đề này của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê . Bởi vậy, tôi đưa luôn bài viết này vào loạt bài "Nhận xét bài viết của tác giả Trần Trọng Dương" để chứng tỏ họ đã mắc những sai lầm gì khi nhân danh khoa học phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử.

Kính mời quý vị quan tâm xem toàn văn bài phỏng vấn giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê của báo SGGP liên quan đến giáo sư Lê Mạnh Thát:

Về việc “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”- Kết luận quá vội vàng, chưa đủ chứng cứ khoa học và thiếu sức thuyết phục. Xung quanh những vấn đề Báo Thanh niên nêu ra trong thời gian vừa qua, cho rằng đó là những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát và cần viết lại lịch sử dân tộc, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phan Huy Lê (ảnh) – Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.

Từ băn khoăn đến kinh ngạc

* Phóng viên: Với tư cách là một nhà sử học, Giáo sư nhìn nhận như thế nào những vấn đề mà Báo Thanh niên đưa ra trong thời gian qua?

* Giáo sư PHAN HUY LÊ: Loạt bài 7 kỳ của Báo Thanh niên với đầu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” rất gây sự chú ý của người đọc. Về một mặt nào đó, loạt bài đã gây chấn động trong dư luận xã hội. Tôi đã nhận được rất nhiều thư và điện thoại của bạn đọc, bạn đồng nghiệp và nhiều người yêu lịch sử dân tộc, hỏi về những vấn đề liên quan, ngay khi loạt bài khởi đăng.

Đọc kỹ những bài báo đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là rất băn khoăn. Không rõ nhà báo Hoàng Hải Vân có phản ánh đúng thực sự thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát về những vấn đề đã đặt ra đó hay không?

Thiền sư Lê Mạnh Thát thì tôi đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc trong cuộc hội thảo khoa học về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tổ chức tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sau đó cùng đi thăm các chùa tháp tại Yên Tử. Đó là cuộc tiếp xúc rất cởi mở và để lại trong tôi ấn tượng tốt đẹp về Thiền sư với tư cách là một thiền sư và là một học giả nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Việt Nam. Chính vì vậy, tôi rất kinh ngạc về thái độ của Thiền sư thể hiện trên Báo Thanh niên.

Ví dụ như khi nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”. Mà điều đó chỉ dựa trên một đoạn ngắn trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết về Thiền sư Hương Hải, mà trong đó Lê Quý Đôn đã dẫn rất rõ là theo cuốn sách “Hương Hải thiền sư ngự lục” do các học trò của Thiền sư Hương Hải sưu tầm và biên soạn.

Dĩ nhiên theo kết quả thẩm định công phu của Thiền sư Lê Mạnh Thát thì những người sưu tầm đã nhầm lẫn, đưa vào tác phẩm một số bài thơ không phải của Thiền sư Hương Hải. Nhưng không ai có thể phủ nhận Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của dân tộc, có nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị, để lại một di sản đồ sộ với nhiều cống hiến cực kỳ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc.

Cũng như bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là về khoa học xã hội, suốt cả cuộc đời làm việc, trong toàn bộ những tác phẩm để lại, tránh sao được một số sơ suất. Hay thái độ đối với Ngô Sỹ Liên, một nhà sử học lớn, người đã biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê sơ.

Thực ra, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng có một số sơ suất mà chúng tôi đã phát hiện và đính chính. Và chính Lê Quý Đôn cũng đã bổ chính một số nhầm lẫn cho bộ sách này. Tuy nhiên chỉ với lời bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”… Tôi hết sức kinh ngạc những điều lời lẽ đó. Tôi không tin rằng đây là lời và thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nhưng dù sao, qua ngòi bút của tác giả Hoàng Hải Vân, thì tất cả người đọc đều cho rằng đó là phát biểu của Thiền sư. Ông là một nhà tu hành và là một học giả, nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

* Từ băn khoăn đó, Giáo sư đã tìm hiểu vấn đề này như thế nào?

* Cái tôi quan tâm là những nội dung vấn đề được đề cập đến. Tôi không muốn nghiên cứu qua những bài báo nói trên, mà muốn xem xét từ trong các công trình mà Thiền sư đã công bố. Tôi đã đọc những công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và trong tay tôi trước đó có 2 công trình liên quan đến những vấn đề nói trên từ khi mới phát hành.

Đó là “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” – tập 1 (từ khởi thủy đến thời Lý Nam Đế); “Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam” - tập 1. Riêng cuốn “Lục độ Tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (cuốn được xem là cơ sở trích dẫn nhiều nhất trên Báo Thanh niên), vì không có trong tay, mà theo tôi biết thì chỉ in với số lượng nhỏ, phát hành ở TPHCM, nên tôi đã cấp tốc nhờ bạn bè tìm hộ. Hiện tôi có đủ 2 bản: bản xuất bản năm 1972 ở Sài Gòn của Tu thư Đại học Vạn Hạnh và bản thứ hai mới tái bản năm 2005 của NXB Tổng hợp TPHCM. Nội dung 2 bản này hoàn toàn giống nhau.

Không có An Dương Vương thì giải thích như thế nào về thành Cổ Loa?

* Khi đã có những cuốn sách này trong tay và nghiên cứu những vấn đề liên quan, Giáo sư có ý kiến như thế nào về những cái gọi là “phát hiện lịch sự chấn động” ở trên Báo Thanh niên?

* Tôi thấy loạt bài của nhà báo Hoàng Hải Vân chỉ mới đưa ra một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nói chung thì báo đã phản ánh đúng nội dung sách, nhưng các tư liệu và lập luận đưa ra chưa đầy đủ. Điều đó dễ hiểu, vì đây là một tờ báo ra hàng ngày, chứ không phải là một tạp chí chuyên ngành.

Thiền sư Lê Mạnh Thát là người mà đã gần như dành toàn bộ thời gian và công sức để đi sâu vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và theo tôi đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Với những công trình nghiên cứu về các bộ kinh Phật, về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam, Thiền sư là một người chuyên sâu nhất về lĩnh vực này và rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên từ nghiên cứu Phật giáo chuyển sang nghiên cứu lịch sử dân tộc, thì có nhiều vấn đề cần phải bàn thêm. Đây là hai đối tượng nghiên cứu quan hệ rất mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Phật giáo đã sớm gắn bó với dân tộc và đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm, và Phật giáo đã có những cống hiến rất lớn cho lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên văn hóa Phật giáo là một dòng, một bộ phận của văn hóa dân tộc, chứ không thể coi là toàn bộ văn hóa dân tộc. Từ lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu lịch sử dân tộc, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đặt ra những vấn đề rất lớn về lịch sử cổ đại Việt Nam, mà điều quan trọng là về mặt khoa học đã giải quyết như thế nào?

Tôi xin nói về mấy vấn đề lớn mà Báo Thanh niên đã nêu ra: khẳng định thời kỳ An Dương Vương là không có, không có cuộc xâm lược của Triệu Đà cũng như không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ cuộc xâm lược của Triệu Đà cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và vì thế cuộc khởi nghĩa này được coi là một cuộc kháng chiến… Như thế nước Văn Lang của các vua Hùng kéo dài cho đến năm 43 sau Công nguyên!?

Theo nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát, thời An Dương Vương và nước Âu Lạc hoàn toàn là “một phiên bản”, “một hư cấu” dựa theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, và các sử gia Việt Nam đã sai lầm trong quá trình chép sử, từ “Đại Việt sử lược” cho đến các công trình sau này. Khẳng định không có Thục Phán, không có thời kỳ An Dương Vương, thì Thiền sư giải thích như thế nào về sự ghi chép tương đối thống nhất về sự tồn tại của An Dương Vương trong thư tịch Trung Quốc và Việt Nam? Tất nhiên, xung quanh vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc có những vấn đề cần nghiên cứu và xác minh thêm như nguồn gốc của Thục Phán, niên đại của nước Âu Lạc...

Thiền sư phủ nhận tất cả những tư liệu trên mà không chứng minh được những bộ sử đó chép sai như thế nào. Đặc biệt luận điểm đó khó đứng vững trước một nguồn tư liệu mà theo tôi giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu cổ sử, đó là khảo cổ học. Tôi có cảm giác, Thiền sư đã bỏ qua, không khai thác và không cập nhật nguồn tư liệu khảo cổ học, nhất là những kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây.

* Xin Giáo sư nói rõ hơn về những vấn đề khảo cổ học liên quan đến triều đại An Dương Vương?

* Trong mấy chục năm vừa qua, khảo cổ học Việt Nam đã có những kết quả rất quý giá, nhất là những di tích trong lòng đất, góp phần làm sáng rõ thêm tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời tiền sử, sơ sử và cổ đại. Những di tích, những hiện vật khảo cổ học được xem là những bộ phận, là những mảnh của lịch sử còn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay. Nó rất khách quan và rất trung thực.

Bằng những phương pháp khoa học, từ kết quả khai quật, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại tương đối và tuyệt đối của các di tích với những sai số chấp nhận được, có thể góp phần phục dựng trên một số phương diện nào đó diện mạo của nền văn hóa, cuộc sống của cư dân và một số công trình xây dựng đã sụp đổ...

Phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương thì tác giả giải thích như thế nào về thành Cổ Loa? Thiền sư cho rằng đó chỉ là tòa “Kiển thành” do Mã Viện xây mà trước đây đã từng có người đề xuất, nhưng những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo...

Đáng lưu ý nhất là An Dương Vương đã dùng một phần Thành Nội để sản xuất vũ khí, chứng tỏ đây là loại vũ khí cực kỳ quan trọng cần được bảo vệ chặt chẽ. Phát hiện khảo cổ học này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian coi là “nỏ thần” mà thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi chép là loại vũ khí lợi hại, một lần bắn diệt được hàng trăm, hàng vạn người mà chính Thiền sư cũng đã dẫn trong công trình nghiên cứu của mình.

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất. Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An... gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.

Dĩ nhiên những kiến trúc đó xây dựng về sau nhưng không thể chỉ là sự bịa đặt, hư cấu mà phải xuất phát từ một cốt lõi lịch sử có thật của cuộc sống, của lịch sử dân tộc, có thể từ rất xa xưa!

Quá vội vàng khi đòi viết lại lịch sử dân tộc

* Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không? Với quan điểm của mình thì Thiền sư Lê Mạnh Thát không cho rằng đó là một cuộc khởi nghĩa. Cần phải giải thích như thế nào về vấn đề này, thưa Giáo sư?

* Về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo Thiền sư là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa của một nước bị đô hộ. Trong khi đó, cả sử nước ta và sử Trung Quốc đều chép đó là cuộc “nổi dậy”, là cuộc “làm phản” chống chính quyền cai trị của nhà Hán. Chính Thiền sư Lê Mạnh Thát đã dẫn ra khá đủ những tư liệu này nhưng rồi phủ nhận tất cả và đi đến kết luận như trên.

Đứng về phương diện khoa học, các nhà khoa học có quyền đưa ra những giả thuyết trong nghiên cứu khoa học. Những giả thuyết đó có những cấp độ khác nhau: có thể chỉ là mới các ý tưởng đặt ra để nghiên cứu và cũng có thể là những giả thuyết đã có một số cứ liệu nhất định, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó. Từ vài dẫn chứng trên, tôi nghĩ rằng, một số kết luận của Thiền sư Lê Mạnh Thát là chưa đủ chứng cứ khoa học, chưa đủ sức thuyết phục. Ở đây, có vấn đề khai thác và sử dụng tư liệu, có vấn đề phương pháp luận sử học chưa được sử dụng một cách nghiêm túc.

* Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

* Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

* Xin cảm ơn Giáo sư.

Theo sggp.org.vn

Kính thưa quý vị quan tâm

Về mối quan hệ cá nhân thì tôi chẳng quen biết gì giáo sư Lê Mạnh Thát và cũng chưa hề một lần gặp gỡ ông. Nhưng tôi nghe danh ông đã lâu và có cảm tình với ông. Tôi cũng chưa hề được đọc tác phẩm gây chấn động của ông. Mà chỉ hiểu lờ mờ nội dung rằng giáo sư Lê Mạnh Thát xác định những bản văn cổ tiếng Việt đã tồn tại trên thực tế qua những bản kinh Phật bằng tiếng Hán cổ. Và rằng thời Hùng Vương là một nền văn minh có chữ viết. Đại khái vậy và tôi chỉ hiểu thông qua các phương tiện truyền thông , hay qua những bài phản biện đại loại như của ông Trần Trọng Dương.

Nhưng có điều là cá nhân tôi xác định rằng Việt sử trải gần 5000 năm lịch sử là một chân lý , hoàn toàn khách quan và khoa học. Và cá nhân tôi xác định rằng: Những luân điểm của cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến, vốn khoe rằng "được cộng đồng khoa học thế giới công nhận" là rất phi khoa học và không hề có cơ sở hợp lý tối thiểu.

Do đó, tôi quan tâm đến những hiện tượng học thuật liên quan đến cổ văn hóa sử Việt. Một trong những hiện tượng mà tôi quan tâm chính là hiện tượng của giáo sư Lê Mạnh Thát về cổ văn hóa sử Việt. Hệ quả là tôi đã sưu tầm được bài viết của tác giả Trần Trọng Dương và đã có những nhận xét như trên.

Vấn đề tiếp theo đây là nhận định của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê liên quan đến thời kỳ cổ sử Việt - mục đích mà tôi quan tâm. Cho nên tôi thấy rất cần phải bày tỏ cái nhìn của riêng tôi với những vấn đề mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đề cập tới, để tiếp tục xác định Việt sử 5000 năm văn hiến qua những luận điểm của ông về vấn đề này.

Tôi xin trích lại từng câu trả lời phỏng vấn của giáo sư và những ý tưởng liên quan của tôi. Dưới đây là nội dung trả lời câu hỏi phỏng vấn đầu tiên của ông:

*

Phóng viên: Với tư cách là một nhà sử học, Giáo sư nhìn nhận như thế nào những vấn đề mà Báo Thanh niên đưa ra trong thời gian qua?

Giáo sư PHAN HUY LÊ: Loạt bài 7 kỳ của Báo Thanh niên với đầu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” rất gây sự chú ý của người đọc. Về một mặt nào đó, loạt bài đã gây chấn động trong dư luận xã hội. Tôi đã nhận được rất nhiều thư và điện thoại của bạn đọc, bạn đồng nghiệp và nhiều người yêu lịch sử dân tộc, hỏi về những vấn đề liên quan, ngay khi loạt bài khởi đăng.

Đọc kỹ những bài báo đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là rất băn khoăn. Không rõ nhà báo Hoàng Hải Vân có phản ánh đúng thực sự thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát về những vấn đề đã đặt ra đó hay không?

Thiền sư Lê Mạnh Thát thì tôi đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc trong cuộc hội thảo khoa học về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tổ chức tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sau đó cùng đi thăm các chùa tháp tại Yên Tử. Đó là cuộc tiếp xúc rất cởi mở và để lại trong tôi ấn tượng tốt đẹp về Thiền sư với tư cách là một thiền sư và là một học giả nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Việt Nam.

Chính vì vậy, tôi rất kinh ngạc về thái độ của Thiền sư thể hiện trên Báo Thanh niên.

Ví dụ như khi nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”. Mà điều đó chỉ dựa trên một đoạn ngắn trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết về Thiền sư Hương Hải, mà trong đó Lê Quý Đôn đã dẫn rất rõ là theo cuốn sách “Hương Hải thiền sư ngự lục” do các học trò của Thiền sư Hương Hải sưu tầm và biên soạn.

Dĩ nhiên theo kết quả thẩm định công phu của Thiền sư Lê Mạnh Thát thì những người sưu tầm đã nhầm lẫn, đưa vào tác phẩm một số bài thơ không phải của Thiền sư Hương Hải. Nhưng không ai có thể phủ nhận Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của dân tộc, có nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị, để lại một di sản đồ sộ với nhiều cống hiến cực kỳ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc.

Cũng như bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là về khoa học xã hội, suốt cả cuộc đời làm việc, trong toàn bộ những tác phẩm để lại, tránh sao được một số sơ suất. Hay thái độ đối với Ngô Sỹ Liên, một nhà sử học lớn, người đã biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê sơ.

Thực ra, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng có một số sơ suất mà chúng tôi đã phát hiện và đính chính. Và chính Lê Quý Đôn cũng đã bổ chính một số nhầm lẫn cho bộ sách này. Tuy nhiên chỉ với lời bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”… Tôi hết sức kinh ngạc những điều lời lẽ đó.

Tôi không tin rằng đây là lời và thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nhưng dù sao, qua ngòi bút của tác giả Hoàng Hải Vân, thì tất cả người đọc đều cho rằng đó là phát biểu của Thiền sư. Ông là một nhà tu hành và là một học giả, nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

Qua đoạn này thì chắc ai cũng thấy được vẻ không hài lòng của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê với cách dùng ngôn từ được cho là của giáo sư Lê Mạnh Thát đăng tải trên báo Thanh Niên. Tôi thống kê ra đây là những ngôn từ sau:

- nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”.

- bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”

Sự không hài lòng của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê với hai câu trên được coi là của giáo sư Lê Mạnh Thát, khiến tôi cũng không khỏi giật mình tự kỷ với cá nhân tôi và thật đau lòng khi liên tưởng tới hình ảnh "hầu hết những nhà khoa học trong nước", vốn gọn gàng về hình thức, trịnh trọng trong cử chỉ, lịch sự trong giao tiếp và nhân danh trí thức khoa học hiện đại để phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống Việt - Khiến cho người đàn bà Đỗ Ngọc Bích sang tận Hoa Kỳ la lên rằng: "Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ văn hóa Hán" và rằng đó là những điều mà người đàn bà này "được dạy trong nhà trường", bởi những con người lịch sự, văn hóa và khoa học ấy.

Chỉ với vài câu được cho là của giáo sư Lê Mạnh Thát đăng tải trên báo Thanh Niên, mà khiến giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đã phải băn khoăn đến kinh ngạc mà thốt lên:

nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

Vậy thì với quan điểm của " Hầu hết các nhà khoa học trong nước" phủ nhận toàn bộ giá trị văn hóa sử truyền thống của chính dân tộc mình; phủ nhận tổ tiên, phủ nhận cả cội nguồn dân tộc - một tiền lệ chưa hề có trong lịch sử phát triển của các dân tộc trên thế giới - thì không biết giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê sẽ bị kích động như thế nào? Nhưng ở đây, giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê lại không có ý kiến gì!

Thật buồn! Tôi nhớ tới câu ca dao Việt:

Mèo tha con cá thì đòi.

Hùm tha con lợn thì trơ mặt nhìn.

Ngẫm lại cá nhân tôi, suốt ngày say xỉn, uống rượu ăn thịt chó, cứ thấy gái đẹp là nhoẻn miệng cười rất vô duyên. Bởi vậy, chỉ còn cách mong rằng: Trong tiêu chí khoa học để thẩm định, không coi vấn đề sinh hoạt và ứng sử cá nhân như một tiêu chí cần có. Và nếu có vấn đề đó thì người thẩm định là bà xã tôi, chứ không phải hội đồng khoa học quốc tế.

Vâng! Tôi cũng hy vọng vậy.

Cũng may là giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng chỉ tỏ ý không hài lòng, chứ về mặt học thuật ông cũng không coi đó là tiêu chí khoa học để thẩm định gia trị tác phẩm. Ông nói rõ trong câu trả lời phỏng vấn tiếp theo:

*

Từ băn khoăn đó, Giáo sư đã tìm hiểu vấn đề này như thế nào?

Cái tôi quan tâm là những nội dung vấn đề được đề cập đến. Tôi không muốn nghiên cứu qua những bài báo nói trên, mà muốn xem xét từ trong các công trình mà Thiền sư đã công bố. Tôi đã đọc những công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và trong tay tôi trước đó có 2 công trình liên quan đến những vấn đề nói trên từ khi mới phát hành.

Đó là “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” – tập 1 (từ khởi thủy đến thời Lý Nam Đế); “Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam” - tập 1. Riêng cuốn “Lục độ Tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (cuốn được xem là cơ sở trích dẫn nhiều nhất trên Báo Thanh niên), vì không có trong tay, mà theo tôi biết thì chỉ in với số lượng nhỏ, phát hành ở TPHCM, nên tôi đã cấp tốc nhờ bạn bè tìm hộ.

Hiện tôi có đủ 2 bản: bản xuất bản năm 1972 ở Sài Gòn của Tu thư Đại học Vạn Hạnh và bản thứ hai mới tái bản năm 2005 của NXB Tổng hợp TPHCM. Nội dung 2 bản này hoàn toàn giống nhau.

Nhưng vấn đề mà tôi cảm thấy cần bày tỏ quan điểm của mình là nội dung trả lời phỏng vấn dưới đây của giáo sư viên sĩ Phan Huy Lê.

*

Không có An Dương Vương thì giải thích như thế nào về thành Cổ Loa?

Khi đã có những cuốn sách này trong tay và nghiên cứu những vấn đề liên quan, Giáo sư có ý kiến như thế nào về những cái gọi là “phát hiện lịch sự chấn động” ở trên Báo Thanh niên?

Tôi thấy loạt bài của nhà báo Hoàng Hải Vân chỉ mới đưa ra một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nói chung thì báo đã phản ánh đúng nội dung sách, nhưng các tư liệu và lập luận đưa ra chưa đầy đủ. Điều đó dễ hiểu, vì đây là một tờ báo ra hàng ngày, chứ không phải là một tạp chí chuyên ngành.

Thiền sư Lê Mạnh Thát là người mà đã gần như dành toàn bộ thời gian và công sức để đi sâu vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và theo tôi đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Với những công trình nghiên cứu về các bộ kinh Phật, về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam, Thiền sư là một người chuyên sâu nhất về lĩnh vực này và rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên từ nghiên cứu Phật giáo chuyển sang nghiên cứu lịch sử dân tộc, thì có nhiều vấn đề cần phải bàn thêm. Đây là hai đối tượng nghiên cứu quan hệ rất mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Phật giáo đã sớm gắn bó với dân tộc và đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm, và Phật giáo đã có những cống hiến rất lớn cho lịch sử dân tộc. Tuy nhiên văn hóa Phật giáo là một dòng, một bộ phận của văn hóa dân tộc, chứ không thể coi là toàn bộ văn hóa dân tộc. Từ lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu lịch sử dân tộc, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đặt ra những vấn đề rất lớn về lịch sử cổ đại Việt Nam, mà điều quan trọng là về mặt khoa học đã giải quyết như thế nào?

Tôi xin nói về mấy vấn đề lớn mà Báo Thanh niên đã nêu ra: khẳng định thời kỳ An Dương Vương là không có, không có cuộc xâm lược của Triệu Đà cũng như không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ cuộc xâm lược của Triệu Đà cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và vì thế cuộc khởi nghĩa này được coi là một cuộc kháng chiến… Như thế nước Văn Lang của các vua Hùng kéo dài cho đến năm 43 sau Công nguyên!?

Theo nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát, thời An Dương Vương và nước Âu Lạc hoàn toàn là “một phiên bản”, “một hư cấu” dựa theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, và các sử gia Việt Nam đã sai lầm trong quá trình chép sử, từ “Đại Việt sử lược” cho đến các công trình sau này. Khẳng định không có Thục Phán, không có thời kỳ An Dương Vương, thì Thiền sư giải thích như thế nào về sự ghi chép tương đối thống nhất về sự tồn tại của An Dương Vương trong thư tịch Trung Quốc và Việt Nam? Tất nhiên, xung quanh vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc có những vấn đề cần nghiên cứu và xác minh thêm như nguồn gốc của Thục Phán, niên đại của nước Âu Lạc...

Thiền sư phủ nhận tất cả những tư liệu trên mà không chứng minh được những bộ sử đó chép sai như thế nào. Đặc biệt luận điểm đó khó đứng vững trước một nguồn tư liệu mà theo tôi giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu cổ sử, đó là khảo cổ học. Tôi có cảm giác, Thiền sư đã bỏ qua, không khai thác và không cập nhật nguồn tư liệu khảo cổ học, nhất là những kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây.

Về vấn đề này tôi cũng đã nhiều lần nói rõ trên diễn đàn: Tôi không tán thành một số quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát trên phương diện học thuật. Nhưng tôi luôn xác định rằng: Tôi sẽ đứng bên cạnh ông để bảo vệ những gì mà tôi thấy ông đúng trong việc tìm về cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến.

Trong nghiên cứu khoa học tức là đi tìm chân lý, còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như phương pháp, năng lực bản thân hay cộng đồng, trong đó có sự lựa chọn phương tiện nghiên cứu thích hợp và cách ứng dụng trong từng vấn đề rất cụ thể.

Do đó, dù cùng một mục đích - nhưng cách tiếp cận xử lý hiện tượng, tư liệu sẽ dẫn đến những cách giải thích khác nhau trong hệ thống luận cứ khác nhau

trong nghiên cứu khoa học. Đôi khi những hệ thống cùng mục đích đó có thể bổ sung cho nhau, nhưng đôi khi cũng loại trừ nhau. - cho dù cùng một mục đích.

"Chân lý thì chỉ có một". Bởi vậy, để xác định tính chân lý cho một hệ thống những luận điểm nhân danh khoa học cho đối tượng nghiên cứu thì nó phải được thẩm định bằng chính những tiêu chí khoa học cho các luận điểm khác nhau. Đó là lý do mà tôi vẫn chưa có cơ sở để tán thành các thành quả cục bộ của những người cùng mục đích với tôi. Cụ thể là những vấn đề về thời kỳ An Dương Vương, thời Bắc thuộc....được nêu ở trên thì tôi cũng không cùng quan điểm với giáo sư Lê Mạnh Thát.

Tiếp theo là vấn đề sau đây trong tiểu mục này của bài phỏng vấn:

*

Xin Giáo sư nói rõ hơn về những vấn đề khảo cổ học liên quan đến triều đại An Dương Vương?

Trong mấy chục năm vừa qua, khảo cổ học Việt Nam đã có những kết quả rất quý giá, nhất là những di tích trong lòng đất, góp phần làm sáng rõ thêm tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời tiền sử, sơ sử và cổ đại. Những di tích, những hiện vật khảo cổ học được xem là những bộ phận, là những mảnh của lịch sử còn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay. Nó rất khách quan và rất trung thực.

Bằng những phương pháp khoa học, từ kết quả khai quật, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại tương đối và tuyệt đối của các di tích với những sai số chấp nhận được, có thể góp phần phục dựng trên một số phương diện nào đó diện mạo của nền văn hóa, cuộc sống của cư dân và một số công trình xây dựng đã sụp đổ...

Phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương thì tác giả giải thích như thế nào về thành Cổ Loa? Thiền sư cho rằng đó chỉ là tòa “Kiển thành” do Mã Viện xây mà trước đây đã từng có người đề xuất, nhưng những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo...

Đáng lưu ý nhất là An Dương Vương đã dùng một phần Thành Nội để sản xuất vũ khí, chứng tỏ đây là loại vũ khí cực kỳ quan trọng cần được bảo vệ chặt chẽ. Phát hiện khảo cổ học này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian coi là “nỏ thần” mà thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi chép là loại vũ khí lợi hại, một lần bắn diệt được hàng trăm, hàng vạn người mà chính Thiền sư cũng đã dẫn trong công trình nghiên cứu của mình.

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất. Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An... gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.

Dĩ nhiên những kiến trúc đó xây dựng về sau nhưng không thể chỉ là sự bịa đặt, hư cấu mà phải xuất phát từ một cốt lõi lịch sử có thật của cuộc sống, của lịch sử dân tộc, có thể từ rất xa xưa!

Với những tìm hiểu của cá nhân tôi về cổ sử dân tộc Việt thời Hùng Vương và những vấn đề liên quan thì việc phủ nhận thời kỳ An Dương Vương Thục Phán là điều không thể chấp nhận được.

Đây là luận điểm nếu quả là của giáo sư Lê Mạnh Thát thì chính là một trong những luận điểm mà tôi không tán thành.

Tuy nhiên cá nhân tôi cũng không thấy có cơ sở nào để xác định thành Cổ Loa được xây dựng vào thời An Dương Vương cả.

Tại sao nó không thể xây vào cuối thời kỳ Hùng Vương với tư cách là một khu vực sản xuất và là kho vũ khí, để rồi sau đó được chuyển giao sang thời kỳ An Dương Vương? Chưa nói đến việc không ít nhà nghiên cứu khăng khăng cho rằng đó chính là Loa Thành , nơi đóng đô của An Dương Vương!?.

Với những hiều biết của tôi thì không thể có cơ sở nào để chứng minh một cách hợp lý rằng: Thành Cổ Loa với tất cả những di vật khảo cổ chính là nơi đóng đô của An Dương Vương.

Tôi tuy tài hèn, nhưng một lần nữa xin thách thức "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" chứng minh được thành Cổ Loa chính là kinh đô của An Dương Vương!

Nhưng bắt đầu từ câu trả lời phỏng vấn dưới đây mới có nhiều vấn đề để bàn. Xin quý vị quan tâm xem lại đoạn trích dẫn này:

*

Quá vội vàng khi đòi viết lại lịch sử dân tộc

Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không? Với quan điểm của mình thì Thiền sư Lê Mạnh Thát không cho rằng đó là một cuộc khởi nghĩa. Cần phải giải thích như thế nào về vấn đề này, thưa Giáo sư?

Về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo Thiền sư là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa của một nước bị đô hộ. Trong khi đó, cả sử nước ta và sử Trung Quốc đều chép đó là cuộc “nổi dậy”, là cuộc “làm phản” chống chính quyền cai trị của nhà Hán. Chính Thiền sư Lê Mạnh Thát đã dẫn ra khá đủ những tư liệu này nhưng rồi phủ nhận tất cả và đi đến kết luận như trên.

Đứng về phương diện khoa học, các nhà khoa học có quyền đưa ra những giả thuyết trong nghiên cứu khoa học. Những giả thuyết đó có những cấp độ khác nhau: có thể chỉ là mới các ý tưởng đặt ra để nghiên cứu và cũng có thể là những giả thuyết đã có một số cứ liệu nhất định, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó.

Từ vài dẫn chứng trên, tôi nghĩ rằng, một số kết luận của Thiền sư Lê Mạnh Thát là chưa đủ chứng cứ khoa học, chưa đủ sức thuyết phục. Ở đây, có vấn đề khai thác và sử dụng tư liệu, có vấn đề phương pháp luận sử học chưa được sử dụng một cách nghiêm túc.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong nội dung câu trả lời phỏng vấn mà tôi trích dẫn ở trên thì đây là đoạn đáng lưu ý nhất theo cái nhìn của cá nhân tôi. Quý vị cùng xem lại đoạn này:

"Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó".

Tôi xin được nhắc lại một lần nữa rằng: Tôi cũng không tán thành luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát về thời Hai Bà Trưng, An Dương Vương...đã nói ở trên. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng tôi tán thành phương pháp phủ định của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Bởi vì, giáo sư Lê Mạnh Thát không phải chỉ đưa ra luận điểm với tinh thần "vị chủng" , vị nguyên", mà giáo sư có hệ thống luận cứ và phương pháp nghiên cứu hẳn hoi. Cho nên dù giáo sư đúng hay sai cũng cần có phản biện học thuật rõ ràng. Trong vấn đề này, tôi thấy giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê áp đặt khái niệm khoa học một cách chung chung, mơ hồ, có mục đích rõ ràng là phủ nhận hoàn toàn công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát và luận điểm của ông cũng không nhất quán khi đánh giá công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát.

Chúng ta xem lại và so sánh những luận điểm của ông về công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát như sau:

- rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi.

- Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Như vậy, lúc thì giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cho rằng công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát mới chỉ dừng lại có tính giả thuyết. Tức chỉ là những ý niêm thô sơ. Nhưng lúc thì ông lại xác định đó là "những kết luận đã được khẳng định", chỉ ngay trong một bài phỏng vấn. Trong khí đó, tôi nghĩ rằng - với ngay cả những người chập chững bước vào nghiên cứu - thì từ một giả thuyết đến một kết luận cần có một hệ thống luận cứ dẫn đến kết luận đó. Và trên thực tế giáo sư Lê Mạnh Thát đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan, trong đó riêng cuốn sách mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê bàn tới cũng dày hơn 400 trang. Do đó để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát một cách nghiêm túc và đúng tinh thần khoa học thì cần phải có sự phân tích phản biện cụ thể, chứ không thể chỉ áp đặt với những khái niệm mơ hồ.

Những công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát có thể đúng và có thể sai; hoặc có thể đúng ở vấn đề này và sai trong vấn đề khác. Những rõ ràng đó là một công trình nghiên cứu nghiêm túc mang tính hệ thống với đầy đủ những tố chất của một công trình nghiên cứu. Bởi vậy không thể có sự phủ định chung chung - ở đây tôi thấy xu hướng phủ định tất cả mọi luận cứ của giáo sư Lê Mạnh Thát trong công trình nghiên cứu của ông quá rõ ràng. Ít nhất thể hiện ở bài viết của ông Trần Trọng Dương mà tôi đã chứng minh. Và ngay trong bài trả lời phỏng vấn giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng thể hiện xu hướng này.

Đây không phải thái độ khoa học trước một công trình nghiên cứu. Mặc dù danh từ khoa học với khái niệm mơ hồ, chung chung được đề cập rất nhiều lần.

Nhưng đấy chưa phải là yếu tố duy nhất cần bàn trong nội dung câu trả lời phóng vấn trên của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Điều tôi thấy phải suy ngẫm và muốn chia sẻ với quí vị là những luận điểm sau đây của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê.

Căn cứ vào chính luận điểm của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê thì: "Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học." .

Vậy thì chúng ta có quyền đặt lại vấn đề rằng: Quan điểm phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến có thực sự là những luận cứ khoa học được chứng minh vững chắc không? Hay nó chỉ mới chỉ dừng lại ở cách đặt vấn đề từ sự hoài nghi những giá trị truyền thống của Việt sử trải gần 5000 văn hiến, do họ không tìm thấy những bằng chứng chứng minh theo phương pháp của họ?

Tôi có thể khẳng định ngay rằng:

Tất cả những luận cứ phủ nhận truyền thống văn hóa sử của cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với sự quảng cáo là được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" đó - đều không hề có chút nào gọi là tính hợp lý tối thiểu - dù hiểu theo bất cứ định nghĩa nào của khái niệm khoa học. Cụ thể từng luận điểm của họ đều được phân tích, chỉ ra cái sai ngay trong trong web này - kể từ Trần Quốc Vượng; Đinh Văn Lâm cho đến cả mấy kẻ nghiệp dư không tên tuổi..... Nhưng tại sao, nó vẫn được công khai giảng dạy như là một chân lý đã được khẳng định - để người đàn bà Đỗ Ngọc Bích với học vị tiến sĩ ngang nhiên phát biểu trên BBC rằng: "Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc"; và rằng đó là những điều mà người đàn bà tiến sĩ này "được giáo dục ở nhà trường Việt Nam"?

Cá nhân tôi - cá nhân tôi thôi - có thể chắc chắn rằng: Không thể có một khả năng tư duy nào với bằng cấp từ viện sĩ viện hàn lâm khoa học đẳng cấp quốc tế trở xuống đến tầng lớp bình dân học vụ và tập hợp tất cả những khả năng tư duy đó, có thể chứng minh một cách có hệ thống Việt sử không thể tồn tại gần 5000 năm văn hiến.

Vậy thì căn cứ vào cái gì nào để người ta có thể phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử Việt và đem rao giảng điều đó trong tất cả các cấp học ở nhà trường Việt Nam?

Tôi được nghe và đọc ít nhất hai lần giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nhắc đến "cơ sở khoa học". Một lần trong bài phỏng vấn này. Một lần nữa trong hội thảo khoa học về chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.

Nhưng tôi chưa bao giờ được một người trong số "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học quốc tế" và cả giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê xác định như thế nào là "cơ sở khoa học" trong nghiên cứu khoa học nói chung và của riêng ngành khoa học lịch sử vốn là chuyên môn sâu của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê.

Còn cá nhân tôi, khi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì có tiêu chí khoa học rất rõ ràng - tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trên diễn đàn này. Tất cả mọi luận cứ chứng minh của tôi cho từng hiện tượng và vấn đề đều căn cứ vào tiêu chí đó.

Đã có những tiến sĩ khoa học có địa vị phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng - tất nhiên là nhân danh khoa học: "Tôi phải nhìn thấy tôi mới tin" - chắc tôi không cần phải dẫn chứng điều này.

Thật buồn cười! Nhưng chí ít quan niệm của nhà khoa học đó cũng là một luận điểm rõ ràng của ông ta để thẩm định một vấn đề - cho dù rất đơn giản chỉ là "nhìn thấy". Nhưng xét về một khía cạnh nào đó nó cũng cho thấy sự cần thiết về tính minh bạch của tư duy khoa học.

Nhưng ở đây, khái niệm " Cơ sở khoa học" mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới trong bài trả lời phỏng vấn của ông không có một định nghĩa rõ ràng. Nó cần một sự minh bạch của của khái niệm này.

Cá nhân tôi rất tôn trọng tính nhân văn và khách quan trong phản biện học thuật. Nên khi viết đến đây, tôi cũng cố gắng lên Google tìm hiểu khải niệm "cơ sở khoa học" mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới. Và đây! Nó được nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn ghi nhân với những luận điểm sau đây:

*

Hai chữ “khoa học” đang trở thành một loại ngôn ngữ thời thượng của một số người muốn tăng trọng lượng cho phát biểu của mình.

*

tôi e rằng hai chữ “khoa học” đã bị hiểu lầm, rồi từ hiểu lầm dẫn đến lạm dụng, và lạm dụng khoa học dẫn đến việc gây khó khăn cho nhiều người và bất bình đẳng trong xã hội.

Và đây là đường link dẫn tới bài viết đó:

http://ykhoa.net/bin...cosokhoahoc.htm

Còn đây là nguyên văn bài viết của nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn, để quí vị quan tâm có thể xem trực tiếp khi mạng chậm, hoặc trục trặc mạng khi đang xem tới đúng chỗ này.

=======================

Thế nào là “Cơ sở khoa học” ?

Nguyễn Văn Tuấn

Bộ Y tế đã xin dừng thực hiện qui định về chiều cao và cân nặng trong việc cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, các quan chức của Bộ vẫn cho rằng qui định của Bộ là có “cơ sở khoa học”.

Hai chữ “khoa học” đang trở thành một loại ngôn ngữ thời thượng của một số người muốn tăng trọng lượng cho phát biểu của mình. Các quan chức, không chỉ riêng ngành y tế, sử dụng hai chữ đó như là một dấu ấn cho độ tin cậy của những nhận xét.

Nhưng tôi e rằng hai chữ “khoa học” đã bị hiểu lầm, rồi từ hiểu lầm dẫn đến lạm dụng, và lạm dụng khoa học dẫn đến việc gây khó khăn cho nhiều người và bất bình đẳng trong xã hội.

Khi được hỏi dựa trên cơ sở nào mà Bộ Y tế ra qui định người lái xe gắn máy trên 50 cc phải có chiều cao trên 145 cm và cân nặng trên 40 kg, các quan chức y tế cho biết họ dựa trên “cơ sở khoa học”. Họ giải thích thêm rằng đó là những số liệu về chiều cao và trọng lượng trung bình tính từ một cuộc điều tra nhân trắc học ở nước ta vào thập niên 1990. Phát biểu của một quan chức y tế cho biết: “Người Việt Nam 20-24 tuổi, nam có chiều cao là 163,72±4,67cm, cân nặng là 52,11±4,70 và nữ có chiều cao là 153,00±4,32cm, cân nặng là 44,60±4,22. […] Như vậy, việc quy định người có chiều cao dưới 1m45 hoặc cân nặng dưới 40kg thì không được lái xe A1 là có cơ sở khoa học và cũng phù hợp với hầu hết người dân Việt Nam.” Ngoài ra, Bộ Y tế còn cho biết họ đã tham khảo với các chuyên gia về nhân trắc học, xã hội học,chuyên gia pháp luật, và các giáo sư và những vị có uy tín trong ngành y tế.

Thật khó hiểu được cái logic biện chứng cho tiêu chuẩn thể trạng về an toàn giao thông bằng một liên kết giữa những con số trung bình và qui định về một ngưỡng chiều cao hay cân nặng.

Thật ra, một liên kết như càng không thể xem đó là giải thích “khoa học”.Thế thì câu hỏi đặt ra là: cơ sở khoa học là gì?

Theo cách hiểu được cộng đồng khoa học nhất trí, một qui định hay phát biểu được xem là khoa học nếu hội đủ ít nhất là 3 điều kiện: dữ liệu thật, công bố trước công chúng, và tính tái xác định. Một qui định hay phát biểu không hội đủ 3 điều kiện này không thể xem là mang tính khoa học được.

Khoa học dựa vào sự thật hay dữ liệu thật. Những sự thật phải được quan sát hay thu thập và đo lường bằng những phương pháp chuẩn. Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là dữ liệu có liên quan đến vấn đề đang được điều tra.

Ở đây vấn đề đang được quan tâm là an toàn giao thông và yếu tố gây nên tai nạn giao thông, chứ không phải những con số thống kê mang tính mô tả về chiều cao, cân nặng, hay vòng ngực. Do đó, đưa ra những con số trung bình từ một cuộc điều tra cộng đồng (chưa hẳn là một nghiên cứu khoa học) chẳng có liên quan gì đến an toàn giao thông không thể xem là bằng chứng khoa học được.

Khoa học không dựa vào kinh nghiệm cá nhân (dù cá nhân đó là chuyên gia) hay suy luận theo cảm tính. Theo y học thực chứng, ý kiến cá nhân của các giáo sư và chuyên gia có giá trị khoa học thấp nhất. Điều này đúng vì lịch sử y tế và y học cho thấy suy luận theo cảm tính đã gây ra rất nhiều tác hại cho bệnh nhân. Do đó, dựa vào ý kiến của chuyên gia thì không thể nói đó là bằng chứng khoa học được.

Bằng chứng khoa học là những kết quả và dữ liệu nghiên cứu đã được công bố trên các tập san khoa học chuyên ngành, và các tập san này có hệ thống bình duyệt (phản biện) từ các chuyên gia. Người viết bài này đã xem qua thư viện y sinh học quốc tế và chưa thấy bất cứ một nghiên cứu nào từ Việt Nam về mối liên hệ giữa chiều cao, cân nặng, hay vòng ngực và tai nạn giao thông. Các nghiên cứu từ nước ngoài cho thấy chẳng có mối tương quan nào giữa chiều cao hay trọng lượng và tai nạn giao thông,nhất là ở nữ.

Do đó, chưa có thể nói rằng những qui định của Bộ Y tế về thể trạng để cấp bằng lái xe gắn máy là dựa vào bằng chứng khoa học được.

Để mang tính chất khoa học, tất cả kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận. Liên quan đến đặc tính này, có thể nói mối liên hệ giữa chiều dài của chân và chiều cao mang tính khoa học, bởi vì nghiên cứu từ Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, và Nhật đều cho ra một kết quả nhất quán: chiều dài của chân bằng 46% chiều cao khi đứng.

Kết quả của một nghiên cứu đơn thuần chưa thể xem là mang tính khoa học nếu kết quả này chưa được lặp lại nhiều lần trong nhiều quần thể khác nhau. Do đó, giả định của Bộ Y tế cho rằng chiều dài của chân bằng 51,7% chiều cao (để qui định chiều cao tối thiếu 145 cm) là không có cơ sở khoa học. Cho đến nay, chúng ta chưa thấy bất cứ một mối liên hệ nào giữa thể trạng và tai nạn giao thông tại Việt Nam, cho nên chúng ta có quyền nghi ngờ “cơ sở khoa học” của Bộ Y tế.

Y tế và y khoa ngày nay dựa vào bằng chứng khoa học (còn gọi là y học thực chứng – evidence-based medicine). Bằng chứng khoa học có thể không hoàn hảo, nhưng dựa vào bằng chứng khoa học chúng ta ít sai hơn là dựa vào kinh nghiệm và niềm tin duy ý chí.

Do đó, ở các nước tiên tiến ngày nay, mọi chính sách y tế công cộng đều dựa vào bằng chứng từ nghiên cứu khoa học và kiến thức thực địa, chứ không phải dựa vào ý kiến cá nhân của chuyên gia hoặc một chỉ đạo duy ý chí nào.

Chính vì dựa vào bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa việc thắt dây an toàn và tai nạn giao thông mà ở các nước phương Tây, Nhà nước có qui định bắt buộc người lái xe và hành khách xe ôtô phải thắt dây an toàn, hay người đi xe gắn máy và xe đạp phải đội nón bảo hộ.

Nhưng vì chưa đủ bằng chứng khoa học về thể trạng và an toàn giao thông, cho nên chưa có nước nào dựa vào chiều cao hay cân nặng hay vòng ngực để hạn chế cấp bằng lái xe gắn máy.

Thật vậy, ở các nước phương Tây, người khuyết tật, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, thấp khớp, cao huyết áp,v.v… cũng được quyền lái xe.

Những lí giải trên đây cho thấy rõ ràng rằng qui định của Bộ Y tế chẳng những không có cơ sở khoa học, mà còn không phù hợp với trào lưu quốc tế, và vô hình chung gây khó khăn cho hàng triệu người, nhất là phụ nữ, và như đã chứng minh trong bài trước, gây bất bình đẳng xã hội một cách nghiêm trọng.

Điều đáng khích lệ là Bộ Y tế đã thấy sai lầm và đã rút lại qui định này. Nhưng quan trọng hơn là Bộ cần phải tài trợ nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa để trong tương lai các chính sách của Bộ mang tính khoa học hơn.

=======================

Tất nhiên, tôi không phải là người cực đoan theo kiểu "Phải nhìn thấy tôi mới tin", nhưng chí ít thì đã gọi là "cơ sở khoa học" thì nó cũng phải minh bạch khái niệm - cho dù khái niệm đó do chủ quan nhà khoa học nào đó nghĩ ra. Nhưng ở đây - khái niệm "cơ sở khoa học" mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới nhiều lần, thực sự là huyền bí!

Như vậy - Ở đây - tôi muốn xác định rằng: Căn cứ vào chính những luận điểm của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê -

Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận.

- thì trên "cơ sở khoa học " nào để học sinh Việt Nam được giáo dục những luận điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến. Cho dù cái gọi là "cơ sở khoa học " ấy do chính họ nghĩ ra.

Ở đây tôi muốn khẳng định một cách chắc chắn rằng: Không chỉ căn cứ vào những khái niệm liên quan đến khoa học. Mà cho dù nhân danh tất cả mọi giá trị tôn giáo, tâm linh, thần quyền thì Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử vẫn cứ là một chân lý.Posted Image.

Cá nhân tôi - và tôi nghĩ rằng rất nhiều người Việt Nam và những người nước ngoài quan tâm tới lịch sử Việt Nam - đề nghị giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cho biết "cơ sở khoa học" nào để "hầu hết những nhà khoa học trong nước" đồng thanh lên tiếng phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt?

Và đây, chúng ta cùng xem giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói gì về truyền thống lịch sử cội nguồn dân tộc vốn được xác định đã trải qua gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử:

*

- Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

- Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Có thể nhận xét rằng: Đây là câu hỏi và nội dung trả lời phỏng vấn của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê trực tiếp liên quan đến cội nguồn dân tộc - Thời Hùng Vương - Mục đích minh chứng của cá nhân tôi từ nhiều năm nay qua các diễn đàn, sách xuất bản từ trước đến nay. Bởi vậy, tôi hy vọng sẽ cố gắng phân tích kỹ và chi tiết theo khả năng của tôi. Chúng ta bắt đầu từ ngay câu hỏi của Phóng viên:

*

Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

Câu hỏi này của phóng viên có thể chia làm 2 vế. Vế thứ nhất là luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát:

- Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật…

Vế thứ hai là cái nhìn từ góc độ tinh thần dân tộc cho luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát:

- Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

Như vậy vấn đề được đặt ra là công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát nhằm đề cao tinh thần dân tộc, chứ không đặt ra tính khoa học của công trình này. Nhưng giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê lại xác định sự cần thiết của tính khoa học của công trình và xác định tính khoa học và căn cứ vào những yêu cầu của khoa học một cách mơ hồ ông đã phủ nhận giá trị của tinh thần dân tộc được cả ông và phóng viên đề cập tới trong công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát.

Ông trả lời:

Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao.

Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Kính thưa quí vị.

Nếu như ở bài viết của ông Trần Trọng Dương xác định "mục đích luận" của giáo sư Lê Mạnh Thát là "vị chủng" "vi nguyên" - chứ không thừa nhận công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát có đầy đủ những yếu tố cấu thành của một công trình nghiên cứu khoa học - thì - ở bài trả lời phỏng vấn này của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê có tính tương đồng ở điểm thừa nhận một "tinh thần dân tộc cao", một thứ "thiện chí cần trân trọng". Hay nói cách khác: Giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng không coi các công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát là một công trình nghiên cứu khoa học, mà chỉ coi đó là cách thể hiện tinh thần dân tộc và thiện chí của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng về mặt khoa học thì giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê lại phủ định hoàn toàn.

Có một điểm tương đồng trong những bài viết của các tác giả có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, là: luôn coi mọi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến đều xuất phát từ tinh thần dân tộc và thiếu "cơ sở khoa học".

Mặc dù họ chưa bao giờ đưa ra một khái niệm thế nào là "khoa học" và "cơ sở khoa học". Hay nói rõ hơn, nhưng người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt luôn coi sự minh chứng truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến chỉ là xuất phát tinh thần dân tộc cực đoan. Đó là một thứ thủ đoạn trong học thuật, nhằm gợi ý tưởng chủ quan dân tộc, gây hoài nghi tính khách quan khoa học của các công trình nghiên cứu của việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.

Bởi vậy, một lần nữa cá nhân tôi chính thức yêu cầu giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê và các cộng sự của ông cần minh bạch khái niệm "cơ sở khoa học" .

Nhân danh tinh thần khoa học, tôi không phải là kẻ cắt trích, dùng tiểu sảo hoặc thủ đoạn để phản biện học thuật. Xin mời quý vị một lần nữa chịu khó xem lại toàn bộ câu trả lời của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đã trả lời câu hỏi này của phóng viên:

*

Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

Qua đó quí vị quan tâm cũng thấy rất rõ rằng: Giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê xác định tính khách quan khoa học sẽ phủ nhận ý thức tinh thần dân tộc chủ quan. Không phải chỉ ở nội dung câu trả lời phỏng vấn này, mà ở câu trả lời phỏng vấn trước - cũng trong bài này giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng đã xác định điều đó. Chúng ta xem lại câu nói của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê ở câu trả lời phỏng vấn trước:

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận.

Và đây chính là chỗ dựa của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử. Nhưng vấn đề được đặt ra là:

Những người có luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến - cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa hề có một khái niệm rõ ràng vế "khoa học" và cái gọi là "cơ sở khoa học" mà họ lấy đó làm chỗ dựa cho luận điểm của họ.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Có thể nói rằng khái niệm khoa học là gì thì ngay cả công đồng khoa học trên toàn thế giới cũng chưa hề có một định nghĩa rõ ràng. Đấy là tôi muốn nói đến khái niệm khoa học nói chung và tất nhiên nó bao trùm luôn những thuộc tính của nó trong chuyên ngành sử học với tất cả các bộ môn liên quan. Ngay cả những nhà khoa học xuất sắc của nền văn minh nhân loại cho đến những sinh viên đang theo học các ngành học ở các trường Đại học cũng chỉ có ý niệm về khái niệm khoa học .

Ý niệm về khoa học được hình thành từ những ứng dụng cụ thể của từ này trong từng hoàn cảnh cụ thể. Khái niệm khoa học còn chưa được thống nhất thì "cơ sở khoa học" là cái gì? Tất nhiên, nó cũng chưa được xác định.

Nói như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Nó chỉ là thứ "ngôn ngữ thời thượng" của những người có chút kiến thức trang sức cho cái vẻ bề ngoài cho hệ thống tư duy của họ. Một thứ sáo ngữ dùng trong các bàn tiệc để trước khi mời các quí bà, quí cô nhày đầm.

Những luận điểm của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê thể hiện rất rõ tính áp đặt phi khoa học cho những luận cứ được giáo sư Lê Mạnh Thát chứng minh. Tôi dẫn chứng lại luận điểm của giáo sư viện sĩ như sau:

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục.

Vâng! Vậy tôi xin đặt vấn đề với giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê:

1/ Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã xác đinh có "cơ sở khoa học" hệ thống luật pháp dưới thời Hùng Vương là luật tục chưa?

2/ Trên "cơ sở khoa học" nào để ông cho rằng luật pháp của một quốc gia hùng mạnh như đế chế Hán lại chỉ tương ứng với luật tục của thời Hùng Vương - mà "hầu hết các nhà khoa học trong nước " chỉ cho rằng đó là "một liên minh bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai"?

3/ Giáo sư viện sĩ cho rằng những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát "dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục". Vậy ông có thể đưa ra những tiêu chuẩn căn bản tối thiểu để gọi là đủ sức thuyết phục cho một công trình nghiên cứu khoa học không?

Một vấn đề nữa được giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nhận xét trong bài phỏng vấn của ông chính là chữ viết thời Hùng Vương. Và tất nhiên ông cũng bác bỏ luôn, nhân danh "cơ sở khoa học".

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

Là một người tham gia vào seminar Tiếng Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền và cũng có mặt giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Trong hội thảo này ông đã có một bài phát biểu khá dài. Nhưng rất tiếc, tiếng ông nói cử tọa không nghe được gì. Ngay cả tôi ngồi đầu bàn cũng không nghe rõ. Những máy quay phim ngay gần ông cũng không ghi rõ tiếng của ông. Luận điểm của ông cuối cùng phải thông qua một tờ báo mạng đăng tải, tất nhiên, ông lại nhắc đến vấn đề khoa học:

“Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

và cuối cùng là ông tỏ ra không quan tâm:

Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Để kết luận cho bài viết này, tôi cần xác định rằng:

Những luận điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã lợi dụng những khái niệm mơ hồ về tính khoa học và cơ sở khoa học để phủ nhận một cách cực đoan các công trình nghiên cứu nhân danh khoa học về cội nguồn Việt sử. bởi những người có quyền lực học thuật. Họ có quyền bác bỏ tất cả các công trình nghiên cứu nhắm chứng minh một chân lý khách quan nhân danh một khái niệm mà chính họ cũng chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng, gọi là "cơ sở khoa học" và "khoa học".

Đây chính là nguyên nhân để giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã phát biểu:

tôi e rằng hai chữ “khoa học” đã bị hiểu lầm, rồi từ hiểu lầm dẫn đến lạm dụng, và lạm dụng khoa học dẫn đến việc gây khó khăn cho nhiều người và bất bình đẳng trong xã hội.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn tỏ ra thận trọng khi dùng từ "e rằng". Nhưng ở đây! Tôi muốn xác định với giáo sư rằng: Nó thực sự đã hiện hữu, chứ không phải là một khả năng có thể xảy ra.

Tôi cũng cần xác định rằng: Chính sự bất công và mang tính áp đặt trong học thuật đó là một trong những yếu tố quan trọng để đầy nến khoa học Việt Nam vào chỗ tuyệt tự, như giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã nhận xét.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanhdc thân mến.

Tôi đã viết xong bài này. Và điều đó ra sau lời cảm ơn của Thanhdc. Như vậy Thanhdc cảm ơn vì đối tượng phản biện - giao sư viên sĩ Phan Huy Lê - chứ không phải nội dung phản biện. Nay tôi đã viết xong. Nếu Thanhdc thấy nội dung không phù hợp với mong đợi thì có thể rút lại lời cảm ơn một cách công khai. Tôi không buồn gì Thanhdc cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Sư phụ Thiên Sứ, đọc bài viết của Thầy con hiểu rõ hơn về Việt sử 5000 văn hiến của dân tộc và quan trọng hơn là những bài viết của Thầy cho thấy các luận điểm sai lầm về nghiên cứu. Con cảm ơn nội dung các bài viết của Thầy cho con rõ hơn về chân lý.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Sư phụ Thiên Sứ, đọc bài viết của Thầy con hiểu rõ hơn về Việt sử 5000 văn hiến của dân tộc và quan trọng hơn là những bài viết của Thầy cho thấy các luận điểm sai lầm về nghiên cứu. Con cảm ơn nội dung các bài viết của Thầy cho con rõ hơn về chân lý.

Kính.

Cảm ơn Thanhdc vì lời cảm ơn.

Tôi sẽ rất cố gắng không phụ lòng những ai tin vào chân lý: Việt sử 5000 năm văn hiến,một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử.

Việt sử xác định tính chân lý của nó với không phải chỉ để được ghi nhận là nền văn minh cổ đại thứ 5 của nhân loại trong các sách giáo khoa. Nó còn là sự cống hiến vào kho tàng tri thức nhân loại với thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu đang tìm kiếm.

Tôi chắc chắn như vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Dưới đây là bài phản biện luận điểm của Đào Tiến Thi là biên tập viên NXB Giáo dục Việt Nam,Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam về cội nguồn Việt sử. Bài này đã được đăng tải trên một topic khác trong mục "Cafe Lý học". Nhưng chúng tôi vẫn chép lại vào đây vì phù hợp với chủ đề này. Những mục đích của việc đưa bài của ông Đào Tiến Thi vào đây, không chỉ dừng lại ở đó. Chúng tôi muốn so sánh, đối chiếu để nêu những điểm chung của luận điểm phủ nhận truyền thống văn hiến Việt.

Văn Lang thân mến.
Tôi đang viết thì không biết chạm vào nút gì trên máy làm nó tắt mất, làm hỏng cả một bài viết rất dài Bây giờ phải viết lại.
Dưới đây là toàn văn bài viết của Thạc sĩ Đào Tiến Thi, Biên tập viên NXB Giáo dục Việt Nam,Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

[quote]Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ?Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:
4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán. Các nhà sử học thời hiện đại lúc đầu cũng căn cứ vào các tài liệu sử cũ đó.
Nhưng những nghiên cứu vài chục năm gần đây cho con số trên là không chính xác. GS. Lê Văn Lan có lần kể với tôi chính ông đã trực tiếp đến hội nghị của Quốc hội để thuyết trình vấn đề này. Và như ta thấy, hiến pháp VN năm 1992 đã sửa cụm từ "bốn ngàn năm lịch sử" thành "mấy ngàn năm lịch sử". Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” (trang 46)
Tôi cũng có trong tay cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt của Hà Văn Thùy. Tôi rất trân trọng nỗ lực của ông Hà Văn Thùy, song đó cũng chỉ là một ý kiến. Vả lại chính ông Hà Văn Thùy cũng chỉ đoán định trên cơ sở các nguồn tài liệu có trong tay.
Nói thêm rằng tuổi của một dân tộc không quyết định giá trị của dân tộc ấy. Nước Mỹ mới lập hơn 200 năm nhưng giữ vai trò lãnh đạo cả thế giới, trong đó có nước Anh, tổ tiên của họ. Nước Singapore mới lập chưa đầy 50 năm nay, thế mà thành nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, sánh ngang với Châu Âu.

Bây giờ tôi xin phân tích từng đoạn một, để thấy thực chất của cái gọi là "khoa học" của luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.

 

Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ?

Đây là ngôn từ của vị Thạc Sĩ ngôn ngữ học và là Ủy viên ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam. Khi bị phản biện thì chối bỏ trách nhiệm, tự phủ nhận luận điểm. Cứ theo như đúng ngôn từ của vị Ủy viên ban chấp hành hội Ngôn Ngữ học Việt Nam thì làm như cái con số ấy nó chẳng nói lên điều gì cả. Làm như nó chỉ là một con số thuần túy và người ta có thể gắn vào đằng sau con số đó một danh từ, như: 2700 con cào cào, châu chấu....đại để vậy. Trong khi bản chất của vấn đề là con số đó nằm trong ngữ cảnh của một luận điểm phủ nhận truyền thống văn hiến sử trải gần 5000 năm của dân tộc Việt. Nó không phải kết quả của một nhận xét thì nó từ đâu rơi xuống vậy?
Đấy là cách diễn đạt của vị Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục với học vị Thạc Sĩ, tức là thuộc hàng tri thức chờ cao cấp. Còn các hạng lóc cóc, leng keng thì không biết thế nào?!

 

Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:
4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán.

Đồng ý là con số hơn 4000 năm văn hiến ghi trong sử cũ thời phong kiến. Nhưng sử cũ thời phong kiến thì không phải là sử chăng? Nó là đồ giẻ rách vứt sọt rác chăng? Vậy theo vị thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục thì sử Việt thời phong kiến và truyền thuyết đều không đáng tin cậy chăng? Rồi ông ta nói truyền thống văn hiến Việt sử trải gần 5000 năm là phỏng đoán?! Căn cứ vào đâu để xác định là phỏng đoán? Cá nhân tôi với những tư liệu lịch sử Việt đã xem thì không hề có sự phỏng đoán trong cổ sử. Cho dù là truyền thuyết thì cũng là sự xác định rất rõ ràng: "Vào thời Hùng Vương thứ.....". Rất rõ ràng về mặt thời gian, không có gì là phỏng đoán ở đây cả. Vấn đề còn lại là người ta nhận thức thế nào về nội dung truyền thuyết đó mà thôi. Điều này sẽ bàn tiếp ở dưới.

 

Nhưng những nghiên cứu vài chục năm gần đây cho con số trên là không chính xác. GS. Lê Văn Lan có lần kể với tôi chính ông đã trực tiếp đến hội nghị của Quốc hội để thuyết trình vấn đề này. Và như ta thấy, hiến pháp VN năm 1992 đã sửa cụm từ "bốn ngàn năm lịch sử" thành "mấy ngàn năm lịch sử". Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” (trang 46)

Hiến Pháp ghi mấy ngàn năm lịch sử thì không có nghĩa là phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. "Mấy" là bao nhiêu nhỉ? Tại sao cụm từ "Mấy ngàn năm lịch sử" lại được diễn giải là "nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN". Đấy là cách hiểu và cách sử dụng ngôn ngữ của Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục chăng?
Ông ta dẫn chứng:
Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết....". Đấy là mấy ông đó viết còn bản thân ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục không có chính kiến của mình chăng? Ai viết sao thì cứ theo đó mà vỗ tay chăng? Này ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục xem lại đoạn dưới đây của Hồ Chủ tịch viết:
Kể năm hơn 4000 năm.
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.
Hồng Bàng là tổ nước ta.
Nước ta khi ấy gọi là Văn Lang.


Theo ông thì Hồ Chủ Tịch viết đúng hay sai? Nếu ông căn cứ vào khoa học để cho rằng các ông
Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh
viết là đúng, thì ông hãy xem chính đoạn tiếp theo của ông: "Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” . Tại sao lại "có thể đoán định" mà không phải là sự chứng minh khoa học xác định?! Trong khi ở câu trên tự ông gán cho sử Việt của ông cha ta thời phong kiến chỉ là "phỏng đoán" thì chính ông cũng chỉ là "có thể đoán định"?! Thế là thế nào? Đấy là những lập luận được coi là khoa học chăng?

 

Tôi cũng có trong tay cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt của Hà Văn Thùy. Tôi rất trân trọng nỗ lực của ông Hà Văn Thùy, song đó cũng chỉ là một ý kiến. Vả lại chính ông Hà Văn Thùy cũng chỉ đoán định trên cơ sở các nguồn tài liệu có trong tay

.
Tất nhiên với chức danh của một Nxb thì việc ông có trong tay một cuốn sách của một tác giả nào đó chẳng có gì là lạ. Điều đó không phải là bằng chứng khoa học. Nó chỉ là bằng chứng quyền cho phép xuất bản của ông thôi. Có lẽ cuốn sách này chưa được cấp giấy phép xuất bản phải không ông? Vì nó đi ngược lại quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử mà các ông đề xướng phải không?
Nếu quả đúng như vậy thì ông làm ơn nhắn giúp tác giả Hà Văn Thùy đưa bài viết lên trang mạng Lý học Đông phương, cá nhân tôi - chẳng có gì làm giầu có lắm - sẽ trả tiền bản quyền cho tác giả và đăng miễn phí cho tất cả mọi người xem. Ông nói ông Hà Văn Thủy chỉ là "đoán định" và chính mấy tác giả mà ông dẫn chứng cũng chỉ là "có thể đoán định". Vậy theo tính thần khoa học thực sự thì những tiếng nói đoán định đều phải được ngang bằng như nhau chứ nhỉ? Làm gì có chuyện có một loại "đoán định" thì được ưu tiên còn một loại "đoán định" thì lu mờ ngay từ một người làm công tác xuất bản vậy; trong khi cả hai đều nhân danh khoa học? Cá nhân tôi chúc mừng ông Hà Văn Thùy - mặc dù chưa một lần liên hệ, hoặc giao lưu với ông - nếu ông được in sách. Cá nhân tôi sẽ tài trợ nếu ông có giấy phép in là 10. 000. 000VND.
Đã vậy, còn về phần ông
Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục còn công nhiên viết rằng:

 

Nói thêm rằng tuổi của một dân tộc không quyết định giá trị của dân tộc ấy. Nước Mỹ mới lập hơn 200 năm nhưng giữ vai trò lãnh đạo cả thế giới, trong đó có nước Anh, tổ tiên của họ. Nước Singapore mới lập chưa đầy 50 năm nay, thế mà thành nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, sánh ngang với Châu Âu.

Này ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục, tôi nói với ông và những người cùng quan điểm với ông cần nhớ rằng: Tôi và những người chứng minh cho cội nguồn Việt sử trải đến nay gần 5000 năm văn hiến không so sánh để đánh giá giá trị của dân tộc này với dân tộc khác. Với cá nhân tôi, mọi con người, mọi dân tộc đều bình đẳng trên thế gian này. Chúng tôi đi tìm chân lý chứ không phải để chứng minh dân tộc Việt Nam là siêu đẳng. Chúng tôi không sovanh nước lớn. Hai vấn đề khác hẳn nhau. Ông và những người cùng quan điểm với ông đừng có nhầm lẫn, hoặc cố tình gán ghép như vậy. Đấy không phải là luận cứ khoa học. Nước Trung Quốc mới lớn chứ nhỉ! Ấn độ mới lớn chứ nhỉ? Hoa Kỳ mới lớn chứ nhỉ? Còn nước nào lớn và vĩ đại thì ông cứ kê toa ra đây và chứng minh rằng họ mới lập quốc chỉ vài chục năm nay. Chuyện này không liên quan gì đến việc đi tìm Việt sử 5000 năm văn hiến cả. Các ông cố tình gán ghép hai vấn đề này với nhau nhằm mục đích gì?
Bởi vậy, chỉ một hiện tượng gán ghép phản khoa học của đám tư duy loại này, đủ để thấy tính phản khoa học của luận điểm phủ nhận văn hóa sử Việt trài gần 5000 năm văn hiến.
Nhưng khoa học gì cái đám này? Đằng sau luận điểm này là cái gì khi luận điểm phản khoa học của họ vẫn nhơn nhơn đầy trên các phương tiện thông tin cả trong và ngoài nước và không hề có chỗ cho một bài minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến trên các phương tiện thông tin đó. Thậm chí BBC còn trâng tráo cho một người đàn bà tiến sĩ lên tiếng phủ nhận cội nguồn dân tộc Việt rồi trắng trợn tuyên bố: "Đấy là kiến thức học được ở nhà trường". Bởi vậy, một nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam phải thốt lên: "Khoa học Việt Nam đang tuyệt tự" cũng chính bởi cái đám mệnh danh là trí thức ấy có những thứ tư duy rất phản khoa học. Đây là một thí dụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh Dương Vương - ông là ai?

Trần Trọng Dương

http://tiasang.com.v...ID=41&News=6723

03:42-06/09/2013

Posted Image

Một trong bốn con tem thuộc bộ tem

“Dân gian truyền thuyết - Liễu Nghị truyền thư”

do Bưu cục Quốc gia Trung Quốc phát hành

năm 2004.

Như trong bài viết trước1, chúng tôi đã nhận định Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) - bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam đề cập những sự kiện từ khởi thủy cho đến thế kỷ XVII - là một tư liệu được biên soạn trên tư duy đa nguyên “văn - sử - triết” của thời Trung Đại. Trong đó, bộ sử này đã sưu tập nhiều huyền thoại dân gian của đời sau để bù đắp cho những khuyết thiếu của sử liệu. Ở bài này, chúng tôi tiếp tục làm rõ hơn nhận định trên thông qua việc phân tích một nhân vật vốn được coi là thủy tổ của người Việt và nước Việt nhưng cứ liệu lại cho thấy chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc.

Kinh Dương Vương và tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương

Theo như cách trình bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Vì thế Kinh Dương Vương được Ngô Sĩ Liên coi như vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương còn lấy con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ - con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV bình luận đoạn này như sau: “Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”2.

Kể từ sau Ngô Sĩ Liên, phần lớn các bộ lịch sử Việt Nam đều công nhận Kinh Dương vương là thủy tổ của nước Việt. Ví dụ như sách Thiên Nam minh giám (thế kỷ XVII) mở đầu như sau:

“1- Tượng mảng xưa sách trời đã định,

Phân cõi bờ xuống thánh sửa sang,

Nước Nam từ chúa Kinh Dương,

Tày nhường phải đạo mở mang phải thì.

5- Tới Lạc Long nối vì cửu ngũ,

Thói nhưng nhưng no đủ đều vui,

Âu Cơ gặp gỡ kết đôi,

Trổ sinh một bọc trăm trai khác thường.

Xưng Hùng Vương cha truyền con nối,

10- Mười tám đời một mối xa thư,

Cành vàng lá ngọc xởn xơ,

Nước xưng một hiệu năm dư hai nghìn”.3

Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (ngày nay). Năm 1840, đền cho dựng bia đá “Kinh Dương Vương lăng”. Năm 1940, đời vua Bảo Đại, đền làm thêm hai đại tự “Nam Tổ miếu” và “Thần truyền thánh kế“. Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về thăm đền và để lại bút tích gợi ý tỉnh Bắc Ninh có đề xuất lên Trung ương nâng cấp cơ sở thờ tự của tổ tiên. Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đến thăm đền và để lại những lời kỷ niệm sâu sắc về cội nguồn dân tộc4. Năm 2012, NXB Văn hóa dân tộc ấn hành cuốn Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương của các tác giả Trần Quốc Thịnh, Đỗ Văn Sơn, Biện Xuân Phẩm, tập hợp các tư liệu từ Toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Thủy Kinh chú… và từ các truyền thuyết, văn bia, thần phả, thần tích cũng như công trình nghiên cứu, tham luận của các học giả.

Ngày 25/2/2013, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, ngành. Sau lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Theo quy hoạch đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng5.

Từ nhân vật của truyện truyền kỳ Trung Hoa?

Tuy nhiên, như ngay ở đầu bài viết, chúng tôi có ý nghi vấn, Kinh Dương Vương chưa chắc đã là nhân vật lịch sử có thật. Chứng cớ nào đề chúng tôi có thể đi đến nghi ngờ như vậy?

Chứng cứ nằm ngay trong Toàn thư, sau khi viết về lai lịch, cuộc đời của Kinh Dương Vương, Ngô Sĩ Liên đã viết: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi”.6

Chúng ta còn thấy chuyện này được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV?)7, rồi sau đó lại được sao chép nguyên vẹn vào trong thần tích của Mẫu Thoải tại Tuyên Quang8.

Cần nhắc lại ở đây ghi chép về nguồn Đường kỷ của Ngô Sĩ Liên là một gợi ý hữu ích cho những người nghiên cứu các đời sau. Từ gợi ý đó, một số học giả đã tìm ra cả chục văn bản văn học Trung Quốc chép câu chuyện này. Lần xa hơn nữa, các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường9. Truyện có thể tóm tắt như sau: Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên10.

Liễu Nghị truyện được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện đã được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống, truyện được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đình hồ Liễu Nghị truyền thư”11. Liễu Nghị trở thành tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng ra đời, như nhà Tống có “Liễu Nghị đại thánh nhạc”; nhà Kim có “Liễu Nghị truyền thư”; triều Nguyên có “Liễu Nghị Động Đình long nữ”; thời Minh Thanh có “Quất bồ ký”, “Long tiêu ký”, “Long cao ký”, “Thẩn trung lâu”, “Thừa long giai thoại”12. Trong đó, cho đến nay, “Liễu Nghị truyền thư” (còn có tên “Thủy tinh cung”, “Liễu Nghị kỳ duyên”) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hý kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch đã nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần trình diễn hiện chưa thể thống kê hết được13. Không những thế, tích truyện này còn trở thành đề tài làm tranh khắc ván và thư họa truyền thống (thủy mặc). Ngày 17/7/2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đã phát hành bộ tem “Dân gian truyền thuyết - Liễu Nghị truyền thư”, gồm bốn con tem với bốn hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đình”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng tình thâm”14.

Những nhận định của sử gia đời sau

Đến đây có thể nhận định về nguồn gốc của các mô-típ, các nhân vật, cũng như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Toàn thư. Ngô Sĩ Liên đã tình cờ đem một số chi tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long Quân - Âu Cơ, và coi đó như nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng Vương - triều đại mà người Việt ngày nay coi như lịch sử đích thực của mình.

Các nhà Nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ hẳn phải biết đến một tác phẩm có ảnh hưởng lớn như truyện Liễu Nghị. Bằng chứng là nhà thơ nổi tiếng Thái Thuận (Tiến sĩ 1475) cũng đã sáng tác bài thơ “Liễu Nghị truyền thư”. Nhưng đó là chuyện của văn học.

Còn với tư cách người viết sử, không ít sử gia thời Trung Đại đã phản đối cách lắp ghép của Ngô Sĩ Liên. Đầu tiên, phải kể đến những nhận định của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử kí Tiền biên. Ông viết: “Nay xét phần Ngoại kỉ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy lại tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.”15

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856 - 1883) viết: “Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỉ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”16. Chuẩn tâu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”17.

Qua những trình bày ở trên, độc giả đã phần nào mường tượng ra con đường thu nhận biến đổi tích truyện từ truyện Liễu Nghị đến truyện Kinh Dương. Đây sẽ là những tư liệu thú vị để nghiên cứu về tiếp xúc văn học văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời cũng là “mẫu sử liệu” thú vị cho giới nghiên cứu khám nghiệm và giám định.

Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: Trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi18

==================

1 Đinh Bộ Lĩnh: Huyền thoại và lịch sử (Tia Sáng số 16, ngày 20/08/2013)

2 Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.131-133.

3 Trịnh thị. (1624-1657). Thiên Nam minh giám. tr.4a. (Thư viện Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh, ký hiệu HNv.006) trang 1a. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, (1994). NXB Văn học. Hà Nội.

4 Thọ Bình - Bá Kiên. Đầu năm thăm lăng Kinh Dương Vương (ông nội vua Hùng). Theo tienphong.vn

5 Việt Cường. Bắc Ninh khai hội Kinh Dương Vương. http://vtv.vn

6 Chính Hòa thứ 18 (1697). Toàn thư. sđd. tr 133

7 Trần Thế Pháp. (XIV?). Lĩnh Nam chích quái. ký hiệu. A.1200 (Viện nghiên cứu Hán Nôm), tr.4a-4b.

8 Nguyễn Thanh Tùng. Giao lưu tiếp biến văn hoá Trung - Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị truyền thư ở Việt Nam thời trung đại.

M. Durrand. 1959. Technique et Pantheon des médiems Vietnamien. BEFEO. Vol.XLV, Paris. [chuyển dẫn Ngô Đức Thịnh. 2009. Đạo mẫu Việt Nam. (Tập 1) NXB Tôn giáo. Hà Nội. tr.63- 64.

9 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Tái bản 2000. Trung Quốc văn học đại từ điển (thượng). Thượng Hải từ thư xuất bản xã. Thượng Hải. tr.277.

10 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr.409.

Bản dịch tiếng Việt có thể tham khảo: Lí Triều Uy, Liễu Nghị truyện, Xuân Huy dịch, in trong “Tuyển dịch một số truyện truyền kì ưu tú thời Đường Tống”, Tạp chí Hán Nôm, 1990. – Số 2 (9). - Tr.90-109.

11 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.

12 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.

13 Quý vị có thể copy chữ Hán “柳毅传书” xem các trích đoạn vở kịch này trên http://www.youtube.com

14http://www.fhstamp.c...ead.php?tid=784

15 Ngô Thì Sĩ (soạn), Ngô Thì Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử ký tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản. Ký hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). NXB KHXH.H.1997. tr.40.

16 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: R.591, tờ 4a- 5b.

17 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), sđd.: R.591, tờ 9b-10a.

18 Liam C. Kelley. The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition. Journal of Vietnamese Studies Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), p. 122.

=====================

Xem xong bài này thấy đối với giáo sư Trần Trọng Dương thì nền văn hóa Tàu quả là vĩ đại! Đến Thủy Tổ Việt tộc cũng phải mượn tích Tàu.

Rất tiếc! Tôi thường nói rằng: "Những con ếch luôn có chứng lý khi miêu tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Vì nhiều nguyên nhân, tôi chưa phản bác ngay bây giờ. Nhưng chắc không lâu và đúng chỗ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh Dương Vương - ông là ai?

Trần Trọng Dương

http://tiasang.com.v...ID=41&News=6723

03:42-06/09/2013

TemTagraveu_zps0b8c2ca6.jpg

Một trong bốn con tem thuộc bộ tem

“Dân gian truyền thuyết - Liễu Nghị truyền thư”

do Bưu cục Quốc gia Trung Quốc phát hành

năm 2004.

=====================

Xem xong bài này thấy đối với giáo sư Trần Trọng Dương thì nền văn hóa Tàu quả là vĩ đại! Đến Thủy Tổ Việt tộc cũng phải mượn tích Tàu.

Rất tiếc! Tôi thường nói rằng: "Những con ếch luôn có chứng lý khi miêu tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Vì nhiều nguyên nhân, tôi chưa phản bác ngay bây giờ. Nhưng chắc không lâu và đúng chỗ.

 

Thiên Sứ tôi làm gà đãi khách. Tôi nói với khách là con gà của tôi là một loại rất đặc biệt, trong hàng trăm triệu con gà chỉ có may ra được một con này, nên gọi là con "gằng". Con "gằng" của Thiên Sứ nó khác tất cả các con gà khác chính ở số lượng và màu lông cổ. Không tin cứ lấy bất cứ một con gà nào trên thế gian ra so sánh thì quả là con "gằng" của Thiên Sứ không giống bất cứ con gà nào. Bởi vậy, Thiên Sứ gọi nó là con "gằng". Mọi người công nhận là đúng. Nhưng từ nay, bất cứ con gà nào cũng có thể gọi là con "gằng" và con gà là cách gọi chung của thiên hạ.

Nếu chỉ lấy câu chuyện đời Đường như giáo sư Trần Trong Dương để đối chiếu thì nó tương tự như con "gằng" của Thiên Sứ. Nhưng nếu so sánh với tất cả những di sản còn lại của quá khứ thì đó là con gà của thiên hạ.

Bởi vậy, một giả thuyết khoa học được coi là đúng khi nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó.....vv...chứ không chỉ riêng một câu chuyện đời Đường.

Đó là lý do mà "con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Cái đúng trong một không gian hẹp cục bộ có thể sai trong một không gian khác hàm chứa nó - một tập hợp luôn có một tập hợp lớn hơm hàm chứa nó.

Dù sao thì ông Trần Trong Dương cũng chưa phải viện sĩ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liễu Nghị truyện được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện đã được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống, truyện được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đình hồ Liễu Nghị truyền thư”11. Liễu Nghị trở thành tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng ra đời, như nhà Tống có “Liễu Nghị đại thánh nhạc”; nhà Kim có “Liễu Nghị truyền thư”; triều Nguyên có “Liễu Nghị Động Đình long nữ”; thời Minh Thanh có “Quất bồ ký”, “Long tiêu ký”, “Long cao ký”, “Thẩn trung lâu”, “Thừa long giai thoại”12. Trong đó, cho đến nay, “Liễu Nghị truyền thư” (còn có tên “Thủy tinh cung”, “Liễu Nghị kỳ duyên”) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hý kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch đã nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần trình diễn hiện chưa thể thống kê hết được13. Không những thế, tích truyện này còn trở thành đề tài làm tranh khắc ván và thư họa truyền thống (thủy mặc). Ngày 17/7/2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đã phát hành bộ tem “Dân gian truyền thuyết - Liễu Nghị truyền thư”, gồm bốn con tem với bốn hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đình”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng tình thâm”14.

Tại sao Liễu Nghị truyện không phải là một câu truyện được viết dựa trên chính sử của người Việt? mà cứ phải là bắt chước của Tàu Ô.

Thật là một thứ tư duy không thể chấp nhận được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Liễu Nghị truyện không phải là một câu truyện được viết dựa trên chính sử của người Việt? mà cứ phải là bắt chước của Tàu Ô.

Thật là một thứ tư duy không thể chấp nhận được.

Có như thế...bạn mới biết Việt Nam mình có một giáo sư tên là... Trần Trọng Dương...

Nếu rảnh bạn có thể có viết một bài "Trần Trọng Dương - Ai dzậy ta?"...

Riêng Thiên Bồng...

Nếu trước bài viết này...ai hỏi TB câu này...TB potay.com...

Chỉ có thể trả lời...

"trần trọng dương ?"...

Phải chăng là một người ở "trần" có cái "dương"...nằng nặng (hay "tròng trọng" cũng thế)...

Bây giờ TB biết rồi...

Giáo sư...cả ra đấy...chứ chẳng phải chơi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.

Nhà nghiên cứu Hà Văn Thủy vừa gửi tôi bài viết phản biện bài viết của Ts Trần Trong Dương. Tôi trình bày lên đây bài viết này đề quý vị và anh chị em tiện tham khảo.

Ông Hà Văn Thùy cho biết đây là bài hoàn chỉnh mới nhất của ông.

===============================

CẦN KHẲNG ĐỊNH

KINH DƯƠNG VƯƠNG LÀ THỦY TỔ NGƯỜI VIỆT NAM

Hà Văn Thùy


Lời người viết: Dăm năm trước, để phản bác ý tưởng “Từ những dấu vết ngữ pháp Việt trong cổ thư Trung Hoa có thể nhận ra tiếng Việt là cội nguồn của ngôn ngữ Hán” của GS. Lê Mạnh Thát, ông Trần Trọng Dương có bài “Lâu đài cất bằng hơi nước.” Là người có sử dụng tư liệu của học giả họ Lê cho tiểu luận “Tiếng Việt chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán,” tôi có bài “Lâu đài trên mây hay dự cảm sáng suốt” nói lại. Ông Trần Trọng Dương đáp lại bằng bài “Một lần và lần cuối thưa chuyện với ông Hà Văn Thùy,” Khi biết tác giả là Thạc sĩ Hán Nôm rất trẻ, tôi nhận ra mình dại.
Mấy năm nay, với nguồn tư liệu dồi dào, tôi không chỉ khẳng định “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa” mà còn phát hiện “Giáp cốt văn là sản phẩm của người Việt.” Đọc một số bài của Tiến sĩ Trần Trọng Dương mới đây, tôi mừng nhận ra một khuôn mặt mới, có những nét sắc sảo.
Tuy nhiên, với bài viết đang chấn động dân cư mạng và gây hoang mang cho bạn đọc này, tôi buộc phải lên tiếng, dù có dại thêm một lần!


Trong bài viết “Kinh Dương Vương – ngài lài ai?”* đăng trên tạp chí Tia sáng, Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng: “(Kinh Dương Vương) chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc.” Bài viết dẫn nhiều tài liệu tham khảo với chứng lý chặt chẽ, khiến cho những học giả Hán Nôm dù chữ nghĩa cùng mình cũng khó phản bác. Chắc chắn không ít người sẽ tin theo tác giả!

Tuy nhiên, chỉ trong câu ngắn dẫn trên, sự nông cạn hàm hồ của vị tiến sĩ đã bộc lộ. Thứ nhất, tuy xuất hiện lần đầu trong Đường kỷ nhưng câu chuyện về Liễu Nghị không phải là sáng tác của đời Đường mà là một truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết, như ta biết, là “ánh xạ của những sự kiện có ý nghĩa lớn của quá khứ, được ghi lại trong ký ức cộng đồng rồi lưu truyền trong dân gian.” Cố nhiên, trong khi được kể lại qua truyền miệng, truyền thuyết sẽ có những dị bản với sai khác ít nhiều về tên nhân vật, về địa danh hoặc một số tình tiết… Tới lúc nào đó, người ta sử dụng nó vào những mục đích khác nhau: nhà văn chế tác thành tiểu thuyết, người viết sử phục dựng sự kiện xảy ra trong quá khứ…

Tại sao Tiến sĩ không nói “Ngô Sĩ Liên lấy từ truyền thuyết dân gian” mà lại nói lấy từ tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc? Giữa truyền thuyết dân giantiểu thuyết truyền kỳ khác nhau một trời một vực! Một thủ thuật “đánh tráo khái niệm” trong khảo cứu. Sự dẫn sai nguồn, lập lờ này làm mất tính chính danh của sử gia, làm giảm lòng tin vào sử sách!

Càng hàm hồ hơn khi tác giả cho truyện Kinh Dương Vương vào cùng một bị “tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc!” Phải chăng truyền thuyết đó của Trung Quốc? Sai lầm chết người! Có lẽ nào tác giả không biết rằng, vùng Lĩnh Nam vốn là Xích Quỷ, Văn Lang của người Việt? Cho tới đời Tam Quốc, nơi này vẫn chưa là đất Hán. Có chuyện rằng, để đánh Lưu Bị, Tào Tháo nhờ Hứa Tịnh do thám tình hình Giang Nam. Trong thư trả lời Tào Tháo, Hứa Tịnh viết rằng: Ông “đã đi từ Hội Kế (Cối Kê - Hàn Châu ngày nay), qua Giao Châu, Đông Âu, Mân Việt, cả vạn dặm mà không thấy đất Hán.” (从会稽“南至交州,经历东瓯、

闽越之国,行经万里,不见汉地 – Từ Hội Kế nam chí Giao Châu, kinh lịch Đông Âu, Mân Việt chi quốc, hành kinh vạn lý, bất kiến Hán địa.) Như vậy, tuy thuộc Hán nhưng suốt vùng Giang Nam vẫn là đất Việt! Thập niên 1950, sau khi làm chủ Trung Hoa, nhà cầm quyền Trung Quốc phải bỏ nhiều công sức đồng hóa khối dân Việt ở đây vì họ vẫn theo phong tục Việt và nói tiếng Việt. Chỉ tới sau năm 1958, tiếng phổ thông mới được dùng rộng rãi. Vậy thì dân cư khu vực này, nói đúng ra, phải gọi là người Trung Quốc gốc Việt! Người hiểu thực trạng này sẽ không nói những truyền thuyết đó là tiểu thuyết truyền kỳ Trung Hoa! Việc sử gia rút từ truyền thuyết của người Việt nơi phát sinh cội nguồn của mình để viết sử là sự lựa chọn khoa học!

Cũng có sự thực là, truyền thuyết trên không tồn tại đơn độc mà có liên hệ với những sự kiện khác. Đó là châu Kinh, châu Dương trên lưu vực Dương Tử, hai địa danh Việt từ xa xưa. Ai dám chắc không có mối quan hệ nào giữa vùng đất Kinh, Dương với danh xưng Kinh Dương Vương? Các bậc vua chúa, công hầu thường lấy đất mình trị vì làm tên hiệu. Đó còn là truyền thuyết về Thần Nông hơn 3000 năm TCN. Còn là câu ca Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nuớc trong Nguồn chảy ra… Điều này có nghĩa, câu chuyện về con gái Động Đình Quân không phải xuất hiện thời Đường hay Tần Hán mà xa hơn nữa. Nhà tiểu thuyết có thể không cần nhưng người làm sử phải biết kết nối những điều tưởng như rời rạc, riêng rẽ ấy ngõ hầu phục nguyên gương mặt đã khuất của lịch sử. Từ những dị bản truyền thuyết khác nhau, nhà tiểu thuyết dùng tên Kinh Xuyên. Trong khi, nhà sử học chọn tên Kinh Dương Vương là hợp lý.

Bài viết cũng lộ ra chỗ yếu chết người, lộ ra “gót chân Achile” trong luận thuyết của Tiến sĩ Trần Trọng Dương. Là người biết đọc chữ Hán, ông Trần Trọng Dương đưa tất cả những tài liệu chữ Hán liên quan lên bàn nghị sự rồi cả quyết: những gì không có trong cổ thư đều không giá trị! Xin thưa, không phải cổ thư Trung Hoa là tất cả lịch sử! Cổ thư chỉ ghi chép sự kiện từ thời Tần Hán về sau. Vì vậy, dù đọc tới nát 24 bộ quốc sử (二十) thì người Trung Quốc cũng không biết tổ tiên họ là ai, tiếng nói của họ từ đâu ra, chữ viết của họ do đâu mà có! Tuy “Hoa Viết đồng chủng đồng văn, ” do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cố thư Trung Hoa có thể soi sáng nhiều sự kiện của sử Việt, thì cũng chỉ từ sau thời Tần Hán thôi! Bắt cổ thư trả lời mọi câu hỏi của sử Việt khác nào bắt dê đực đẻ?! Tham vọng dùng thư tịch Trung Hoa giải quyết triệt để vấn đề họ Hồng Bàng chỉ là chuyện leo cây tìm cá!

Chỉ có thể khám phá sự thật bằng hệ quy chiếu khác: tìm tới tận cùng cội nguồn tộc Việt!

Bằng ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn Học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn Học, 2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn Học, 2011) cùng nhiều bài viết khác, chúng tôi đã chứng minh rằng, để đi tới con người hôm nay, tổ tiên ta đã kinh qua hai thời kỳ. Kết hợp những phát hiện di truyền học tìm ADN từ chính máu huyết chúng ta với tư liệu khảo cổ học, cổ nhân chủng học, văn hóa học của người Việt, chúng tôi chứng minh được rằng, 40.000 năm trước, người Việt cổ (mã di truyền Australoid) từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Khoảng 7000 năm trước, tại Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang, diễn ra sự gặp gỡ hòa huyết giữa người Việt Australoid và người Mongoloid đánh cá, hái lượm có mặt ở đây từ trước, sinh ra chủng người mới Mongoloid phương Nam. Đó chính là người Việt hiện đại, tổ tiên xa hơn của chúng ta. Lớp người Việt mới này tăng nhanh số lượng và tới khoảng 5000 năm TCN trở thành chủ nhân của vùng Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc. Sơn Đông có núi Thái Sơn, là nơi ra đời của những vị tổ huyền thoại của người Việt: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Còn Hà Nam nơi có con sông ngày nay mang tên Hán Thùy, nhưng trước đó, người Dương Việt chủ nhân gọi là sông Nguồn. Đồng bằng phì nhiêu do sông Nguồn sinh ra có tên là Trong Nguồn. Tại đây diễn ra sự kiện Kinh Dương Vương được phong làm vua nước Xích Quỷ năm 2879 TCN rồi chuyện Đế Lai làm vua phương Bắc, Lạc Long Quân làm vua phương Nam.

Do đất đai trù phú, nên Trong Nguồn thường xuyên bị những bộ lạc du mục Mông Cổ ở phía bắc Hoàng Hà nhóm ngó, cướp phá. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ mở trận công kích lớn vào Trác Lộc bên bờ nam Hoàng Hà, đánh tan liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân. Đế lai tử trận, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt vùng Núi Thái, Sông Nguồn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum - Ngàn Hống đất Việt. Cùng ngôn ngữ và gần gũi về chủng tộc, người Việt bản địa mở lòng đón tiếp những người mới rồi chung tay xây dựng nước Văn Lang. Văn Lang với kinh đô Hạc Trắng là gì nếu không phải chính là Xích Quỷ được dời đô và đổi quốc hiệu? Cũng lúc này, người Việt (Mongoloid phương Nam) trong đoàn di tản hòa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, tổ tiên trực tiếp của chúng ta hôm nay mà thủ lĩnh là Hùng Vương, cùng câu ca:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra

Người Mông Cổ vào chiếm Trong Nguồn, hòa huyết với người Việt bản địa, sinh ra người Hoa Hạ. Do người Việt quá đông nên sau vài ba thế hệ, người Hoa Hạ cũng chuyển hóa thành người Việt mang gen Mongoloid phương Nam. Ý thức được nguồn gốc Việt, các đế vương Trung Hoa sau này coi Trong Nguồn là đất phát tích của họ và hướng về Thái Sơn thờ tự rất tôn kính. Đến thời Đường, sông Nguồn (tiếng Việt còn đọc là Hòn, Hớn, Hán) chuyển thành Hán Thùy, còn đồng bằng Trong Nguồn được gọi là Trung Nguyên (Trong -> Trung; Nguồn -> Nguyên). Do việc biến âm này, hơn 2000 năm chúng ta không tìm ra quê gốc!

Cũng phải kể tới sự kiện khác: trận Trác Lộc! Truyền thuyết cùng cổ thư Trung Hoa cho rằng, Hoàng Đế và Viêm Đế (Thần Nông) là anh em trong cùng một bộ lạc do Viêm Đế lãnh đạo. Hoàng Đế mạnh lên, đánh bại Viêm Đế ở Phản Tuyền, giữ vị trí thống lĩnh. Viêm Đế chấp nhận vai trò phụ thuộc. Nhưng rồi Si Vưu người của Viêm Đế nổi loạn chống Hoàng Đế. Hoàng Đế buộc phải tiêu diệt Si Vưu ở Trác Lộc. Đấy thực ra chỉ là uyển ngữ lịch sử vì mục đích chính trị, giống như sau này người ta chế tác ra chuyện Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Thục Phán rồi Thục Phán thề tôn thờ các vua Hùng mà quên đi những dấu tích của cuộc chiến khốc liệt chống quân Thục khắp vùng Việt Trì, Phú Thọ! Trong con mắt nhà quân sự, hai đội quân của cùng một bộ lạc chỉ có thể tranh chấp vị trí chiến lược đông dân, kinh tế trù phú chứ không khi nào kéo ra bờ con sông lớn đánh nhau. Mặc khác, nếu trong cùng bộ lạc, trận chiến sẽ không thể huy động quân số đông và diễn ra ác liệt đến thế! Trên bờ nam Hoàng Hà, Trác Lộc thực sự là trận chiến sống còn giữa kẻ xâm lăng từ phương bắc xuống và người quyết tâm giữ đất phương nam! Cổ thư Trung Hoa xác nhận sự thật này. Trong cuốn Kỳ môn độn giáp đại toàn thư có câu: Tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu/ Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu (Ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, trận Trác Lộc đến nay còn chưa dứt). Cũng phải phân định điều này: Thần Nông sống trước 3000 năm TCN nên không thể cùng tranh chấp với Hoàng Đế là kẻ sau mình hàng trăm năm!

Với quy mô như thế của trận Trác Lộc, cho thấy, cuộc chiến năm 2698 TCN bên bờ Hoàng Hà chỉ có thể là cuộc thư hùng giữa hai nhà nước hay liên minh bộ lạc hùng mạnh. Cổ thư Trung Hoa cho biết, bên Mông Cổ là liên minh các bộ lạc, do Hiên Viên lãnh đạo mà không cho biết lực lượng của Si Vưu (thực ra là Đế Lai, sau tên bị xuyên tạc theo nghĩa xấu) ra sao. Nhưng từ lực lượng của Hiên Viên, ta có thể suy ra lực lượng của Đế Lai không nhỏ. Lực lượng đó chỉ có thể có nơi những nhà nước hay liên minh bộ lạc mạnh. Từ cuộc di tản theo sông Hoàng Hà của Lạc Long Quân (vết tích còn lại trong Ngọc phả Hùng Vương) vào thời điểm này, có thể thấy trận Trác Lộc có sự liên minh giữa hai nhà nước của Đế Lai và Lạc Long Quân. Điều này còn chứng tỏ, thời điểm ra đời của nước Xích Quỷ năm 2879 TCN là có cơ sở!

Cũng phải nói tới sự kiện này: cậu bé làng Dóng! Lịch sử chưa bao giờ ghi nhận vào đời Hùng vương có chuyện giặc Ân xâm lăng nước ta. Vua Bàn Canh không thể vượt chặng đường quá xa xôi, băng qua sông lớn Trường Giang, mạo hiểm đương đầu với sự chống trả của những quốc gia Bách Việt để tới nước ta. Nhưng vì sao có chuyện cậu bé làng Dóng? Đó chính là ánh xạ của sự kiện, sau khi xâm lăng vùng đất Ân ở Hà Nam, nhà Ân Thương tiếp tục đánh người Việt, mở rộng địa bàn. Người Việt chống trả quyết liệt nhưng rồi dần dần thua cuộc. Một bộ phận người Việt từ đây chạy về Việt Nam, quê gốc của mình, mang theo hình tượng đẹp nhất của cuộc kháng chiến rồi phục dựng truyện cậu bé làng Dóng với những địa danh Bắc Ninh!

Từ phân tích trên, ta thấy rằng, sử gia Ngô Sĩ Liên đã kết nối tài tình câu chuyện ghi trong Đường Kỷ với những chi tiết rời rạc của lịch sử để phục dựng giai đoạn quan trọng thiết yếu trong lịch sử tộc Việt. Nhờ khám phá chính xác của ông, năm sáu trăm năm nay, chúng ta có được định hướng con đường tìm lại cội nguồn để không biến thành đám trôi sông lạc chợ. Tuy nhiên, do thời gian xa xôi, chứng lý lại mong manh, nên không khỏi có những ngờ vực. Những người thiển nghĩ cho đó là chuyện “ma trâu thần rắn” hay “chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên”… cũng không lạ!

Nay, nhờ phát hiện mới của khoa học nhân loại, chúng ta đã phục dựng lại diện mạo thực của lịch sử. Thật đáng mừng là những phát hiện khoa học hôm nay đã chứng minh dự cảm thiên tài của người xưa: Kinh Dương Vương là vị thủy tổ đích thực của tộc Việt!

Vừa mới xuất hiện, bài viết của Tiến sĩ Trần Trọng Dương đã lan nhanh như nước lũ trên mạng toàn cầu. Trên một vài trang mạng cho thấy bài viết đã gây sốc. Bài “Kinh Dương Vương – ông nội của vua Hùng là sản phẩm văn hóa Tàu” cho rằng “con cháu còn mãi về sau thờ một ông vua giả có nguồn gốc Tàu!”

Nhiều người hoang mang mất lòng tin vào điều thiêng liêng nhất của dân tộc, vào cái hấp lực cuối cùng gắn kết người Việt với nhau. Chắc chắn không phải là mong muốn của nhà nghiên cứu nhưng vô hình trung, đây là đòn “giải thiêng” nặng nề nhất đánh vào lòng tự hào, vào khối đoàn kết dân tộc!

Tuy nhiên, rất may là, tới nay, nhờ tri thức của khoa học nhân loại, chúng ta đã đi tìm tới tận cùng quá khứ dân tộc Việt, khám phá chính xác hành trình mà tổ tiên chúng ta đi suốt 70.000 năm qua cho tới hôm nay. Nghiên cứu đó cho thấy phát biểu của Tiến sĩ Trần Trọng Dương là hoàn toàn sai lầm.

Tuy không chấp nhận chủ trương phô trương vô lối xây khu tưởng niệm tốn hàng trăm tỷ tiền dân, tạo mồi ngon cho bọn tham nhũng đục khoét nhưng bằng sự vững tin ở những chứng lý khoa học không thể phản bác, chúng tôi xin một lần nữa khẳng định: KINH DƯƠNG VƯƠNG LÀ THỦY TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2013
HVT
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý kiến phản biện của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy có vẻ chưa đủ sắc sảo để phản biện tác giả Trần Trọng Dương. Nhưng tôi vẫn đưa lên để thàm khảo với sự trân trọng một hướng nhìn về cội nguồn dân tộc.
Luận điểm của TS Dương cũng thuộc vào nhóm "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" được "Cộng đồng khoa học quốc tế ủng hộ" phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt".
Các vua Hùng dựng nước nên gọi là Quốc tổ. Tất nhiên Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân tạo dựng nên những quốc gia tiền thần của Văn Lang thì dân tộc Việt tôn thờ theo truyền thống không có gì là lạ.
Tuy nhiên cái gọi là "truyện truyền kỳ Trung Quốc" được sáng tác từ đời Đường không thì cần xem lại.
Muốn biết sự thể thế nào. Xin xem hồi sau sẽ rõ.
Tất nhiên tôi đã đưa lên đây thì tôi sẽ phản biện.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bản sắc Việt: Lý Thái Tổ và vị thần hộ quốc
20/08/2014 09:00 
 

Theo nhiều chuyên gia, vua Lý Thái Tổ với tầm nhìn thiên niên kỷ, tạo “đối trọng văn hóa” với Trung Hoa, đã Việt hóa một vị thần tài có nguồn gốc Ấn Độ trở thành vị thần hộ quốc Thánh Gióng.

 

tuongvang.jpg 
Ra mắt tượng vàng Thánh Gióng - Ảnh: Quế Khoa

Hội Gióng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.  Theo các nhà nghiên cứu, bao quanh huyền thoại Gióng có vô số chuyện kể dân gian. Song hành với nó còn có tín ngưỡng thờ Thánh Gióng phổ biến khắp khu vực nay thuộc tỉnh Bắc Ninh và một phần Hà Nội, cùng với các thần tích đi kèm. Quá trình hình thành biểu tượng Thánh Gióng từ một huyền thoại thành một biểu tượng anh hùng dân tộc đã được ghi lại trong một số tài liệu cổ như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái...

Mặc dù vậy, theo TS Đinh Hồng Hải (thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa), chứng cứ sớm nhất của biểu tượng Thánh Gióng xuất hiện một cách mờ ảo ở giai đoạn Tiền Lê và chỉ thực sự rõ nét từ thời Lý. Những tư liệu sớm nhất như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái cũng chỉ đề cập đến Thánh Gióng trong và sau giai đoạn trị vì của nhà Lý. Học giả Nguyễn Văn Huyên cũng từng viết: “Việc tổ chức hội Gióng như ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11, đời Lý Thái Tổ”.

Theo TS Hải, người có công xây dựng biểu tượng người anh hùng Thánh Gióng chính là Lý Công Uẩn. Và huyền thoại Thánh Gióng chính là một trong những biểu tượng của nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt. Theo TS Hải, ngay sau khi giành lại được độc lập từ tay nhà Hán sau ngàn năm chịu ách nô dịch, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đã tìm nhiều cách thức khác nhau để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Đại Hán. Nhưng tầm nhìn của những triều đại này mới chỉ giới hạn ở mức độ “phòng thủ” cả về quân sự lẫn văn hóa. Tuy nhiên, theo ông Hải, Lý Công Uẩn đã thay đổi tư duy phòng thủ này khi ngài lên ngôi. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư, nơi chỉ có lợi thế phòng thủ mà bất tiện cho giao thương. Nơi ông đến Đại La là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị đông đúc của người Việt nằm giữa đồng bằng châu thổ Bắc bộ.

“Cùng với dời đô, Lý Công Uẩn cũng ban hành nhiều chính sách mới khiến cho Đại Việt trở nên hưng thịnh về mọi mặt. Ông cùng các vị vua nhà Lý đã tìm được thế đối trọng với văn hóa Trung Hoa - đó là văn hóa Ấn Độ”, ông Hải phân tích. Cụ thể, Lý Công Uẩn cùng các vị vua nhà Lý đã đưa Phật giáo Đại Việt phát triển lên một tầm mức phổ biến toàn quốc gia. Biểu tượng rồng thời Lý là một kiệt tác nghệ thuật mang nhiều nét đặc trưng của Ấn Độ.

 

Dựng thế đối trọng văn hóa với Trung Hoa

Trong quá trình tìm thế đối trọng với Trung Hoa, biểu tượng Tì Sa Môn - một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ đã được Việt hóa thành Xung Thiên Thần Vương/Phù Đổng Thiên Vương/Thánh Gióng. Vị thần này trong văn hóa Ấn Độ là biểu tượng của tài lộc, hộ quốc. Thánh Gióng là khẳng định vương quyền của nhà vua, uy quyền của triều đại và chủ quyền của đất nước trước Đại Hán. “Nhờ “tầm nhìn thiên niên  kỷ” đó mà nước Đại Việt đã xóa được nỗi nhục nô lệ nghìn năm trước để tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Hoa”, ông Hải đánh giá.

Việc chọn văn hóa Ấn Độ để làm đối trọng với Trung Hoa, chọn Thánh Gióng làm biểu tượng của tinh thần dân tộc không phải ngẫu nhiên. Theo ông Hải, ở thời điểm đó, nền văn hóa Ấn Độ (thông qua kinh tạng của Phật giáo) trong con mắt của vua quan, trí giả nhà Lý giống như chốn “Tây phương cực lạc”. Nền văn hóa vĩ đại đó có thể điều hòa sự thống trị của văn hóa đại Hán đối với quốc gia Đại Việt. Trên thực tế, nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ (tiêu biểu là Phật giáo và hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo) đã và đang tồn tại trong văn hóa Trung Hoa, trong khi các yếu tố văn hóa Trung Hoa hầu như không gây được tác động rõ nét nào ở Ấn Độ.

“Việc Lý Công Uẩn chọn một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ để phong làm Xung Thiên Thần Vương là một cách Việt hóa vị thần chủ về tài lộc, hộ pháp, hộ quốc. Đặc biệt, vị thần hộ quốc chính là giấc mơ ngàn năm của người Việt sau ngàn năm bắc thuộc”, ông Hải cho biết.

Sau đó, việc Việt hóa được thực hiện thông qua việc triều đình nhà Lý thổi sinh khí vào biểu tượng Xung Thiên Thần Vương qua các lễ hội dân gian truyền thống. Từ đó, một ngôi đền nhỏ, một lễ hội địa phương, một vị thần bản địa biến thành một ngôi đền lớn, một vị thần hộ quốc, một biểu tượng anh hùng.

Theo nghiên cứu của ông Hải, các triều đại kế tiếp Lý Công Uẩn đã phổ biến biểu tượng Thánh Gióng rộng khắp trong dân chúng. Họ cũng ghi lại “nhân thân” của vị thần hộ quốc này qua các tác phẩm văn học có tính lịch sử. Bên cạnh đó, họ còn “lịch sử hóa” biểu tượng này thành nhân vật cụ thể có quê hương, bản quán, có gia đình, cha mẹ bằng vô số bản sắc phong, thần phả, thần tích ở nơi được thờ. Đây là lý do khiến người đời sau quên đi nguồn gốc thực sự của Thánh Gióng là một vị thần mang nguyên mẫu một vị thần tài Ấn Độ.

 

Ra mắt 60 tượng vàng Thánh Gióng

Sáng 19.8, lễ ra mắt 60 tượng vàng Thánh Gióng diễn ra tại Hà Nội. Dự án có sự tham gia của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Những bức tượng này theo quy định được chế tác theo quy cách bằng phương pháp thủ công, chất liệu đồng mạ vàng, cao 0,8 m, nặng khoảng 60 kg, dựa trên nguyên mẫu tượng đài Thánh Gióng tại Sóc Sơn, Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký hội cho biết dự án mong muốn được đóng góp một phần vào việc “tu bổ” những sản phẩm văn hóa, khi trong những ngày gần đây có rất nhiều câu chuyện vật thể lạ, sư tử đá ngoại lai đang xâm nhập đời sống văn hóa của chúng ta. Cũng theo ông Quốc, cùng với Trần  Hưng Đạo, Thánh Gióng là một biểu tượng văn hóa Việt nên được thờ mở rộng, khác với Quan Công vốn là gốc Trung Hoa.

 

 

 

Công văn hướng dẫn về linh vật truyền thống

Ngày 19.8, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm ra Công văn số 352 gửi sở VH-TT-DL các tỉnh/thành, kèm theo là các mẫu tượng linh vật truyền thống của Việt Nam. Công văn này nhằm giúp các sở, cũng như thanh tra văn hóa nghiên cứu, tham khảo, áp dụng trong tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý cũng như hướng dẫn những nơi sản xuất, tiêu thụ linh vật.

 

 

 Trinh Nguyễn

====================

Gần đây tôi nhận thấy xuất hiện những xu hướng cho rằng: Những giá trị văn hóa truyền thống Việt có nguồn gốc ngoại lại. Thí dụ như bài này. Tiến sĩ Đinh Hồng Hải cho rằng: Biểu tượng thiêng liêng của Việt tộc là Thánh Gióng có nguồn gốc từ Ấn Độ:

“Việc Lý Công Uẩn chọn một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ để phong làm Xung Thiên Thần Vương là một cách Việt hóa vị thần chủ về tài lộc, hộ pháp, hộ quốc. Đặc biệt, vị thần hộ quốc chính là giấc mơ ngàn năm của người Việt sau ngàn năm bắc thuộc”,ông Hải cho biết.

 

. Rồng Việt cũng từ Ấn Độ:

Biểu tượng rồng thời Lý là một kiệt tác nghệ thuật mang nhiều nét đặc trưng của Ấn Độ.

 

Đây là một bài báo trên một tờ báo nổi tiếng mô tả quan điểm của một tiến sĩ ở viện Văn Hóa, chứ không phải bài viết của chính tác giả chứng minh cho luận điểm của mình qua những bằng chứng và một hệ thống luận cứ nhân danh khoa học. Bởi vậy, tôi chưa thể chỉ ra cái sai cụ thể trong từng luận điểm của ông tiến sĩ viện Văn Hóa, mà chỉ có thể nhận xét như sau:

Cách đây cũng chưa lâu lắm, hầu hết xu hướng nghiên cứu đều cho rằng: Văn hóa Việt ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Thậm chí BBC đăng tải phát ngôn của người đàn bá theo học khoa tiến sĩ Hoa Kỳ, rằng: Văn hóa Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Và bà ta xác định rằng: Những kiến thức này bà ta học được từ trong nhà trường ở Việt Nam. Tất nhiên, trong đó có cả hình tượng Rồng Việt.

Còn bây giờ thì lai rai xuất hiện xu hướng xác định rằng: Văn hóa Việt ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, bài báo này là một ví dụ. Ngay trong cuộc họp báo giới thiệu sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", một vị tiến sĩ cũng phát biểu về những dấu ấn của Ấn Độ trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

Nhưng tôi có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: Những gía trị của văn hóa truyền thống Việt, hoàn toàn là những giá trị độc lập và tự thân, không lệ thuộc vào bất cứ nguồn gốc của bất cứ một nền văn minh nào trên thế giới. Những dấu ấn của các nền văn hóa khác trên thế giới, trong quá trình lịch sử của sự giao lưu văn hóa, ghi dấu ấn trong di sản văn hóa Việt chỉ mang tính cục bộ, nếu nó được Việt hóa, hoàn toàn không hề mang tính chủ thể cội nguồn của văn hóa Việt.

Những luận điểm cho rằng nền văn hóa Việt có cội nguồn từ một nền văn minh nào đó, đều sai lầm ngay từ mục đích của nó; kể cả với văn minh Trung Quốc và Ấn Độ - là những nền văn minh có không gian văn hóa sử gần gũi với Việt tộc. Chính dấu ấn của biểu tượng "Lưỡng Nghi Lạc Việt" tìm thấy trên toàn cầu ở những nền văn minh cổ xưa nhất đã xác định điều này.

Tính độc lập hoàn toàn của những giá trị văn hóa Việt, tôi đã trình bày một cách có hệ thống trong các sách đã xuất bản, trong các bài viết, các buổi họp báo và thảo luận...vv..

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ tư, 20/08/2014 | 21:23

Nhưng tôi có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: Những gía trị của văn hóa truyền thống Việt, hoàn toàn là những giá trị độc lập và tự thân, không lệ thuộc vào bất cứ nguồn gốc của bất cứ một nền văn minh nào trên thế giới. Những dấu ấn của các nền văn hóa khác trên thế giới, trong quá trình lịch sử của sự giao lưu văn hóa, ghi dấu ấn trong di sản văn hóa Việt chỉ mang tính cục bộ, nếu nó được Việt hóa, hoàn toàn không hề mang tính chủ thể cội nguồn của văn hóa Việt.

 

 

 

=================

Sự tương đồng giữa hai huyền thoại Việt - Myanma...

Myanmar săn lùng quả chuông khổng lồ huyền thoại

theo Lao động

23/08/2014 14:05

 

myanma-jlmp-1408774610730-49-0-385-660-c

Chuông Dhammazedi từng nằm ở chùa vàng Shwedagon trước khi nó bị cướp đi.

 

 

Chia sẻ:

Myanmar đã bắt đầu hoạt động tìm kiếm chiếc chuông Dhammazedi huyền thoại, một trong những bí ẩn lớn nhất và là nỗi ám ảnh kéo dài cả đời với không ít người ở nước này.

 

 

Một lịch sử đầy bão tố

Truyền thuyết và cả các tài liệu lịch sử cổ nói rằng chuông Dhammazedi được đặt theo tên vị vua trị vì Vương quốc Hanthawaddy từ năm 1471 tới năm 1492. Là một tín đồ Phật giáo sùng đạo, Dhammazedi đã cho đúc cái chuông vào năm 1490 để tặng chùa Shwedagon - ngôi chùa thiêng nhất Myanmar.

Được làm từ 290 tấn vàng, bạc, đồng và thiếc, chuông này đã nặng gấp đôi Chuông may mắn ở Trung Quốc, nặng 116 tấn và giữ kỷ lục thế giới kể từ khi nó được đúc xong. 100 năm sau khi chuông Dhammazedi được đúc, sự tồn tại của nó đã được xác nhận trong nhật ký của Gaspero Balbi - một người buôn kim hoàn tới Myanmar từ Venice, Italia. Ông đã ghé thăm chùa Shwedagon và viết trong nhật ký rằng cái chuông có kích cỡ rất lớn, chứa nhiều chữ mà ông không thể hiểu nổi.

Chuông nằm yên tại chùa Shwedagon cho tới năm 1608, khi lãnh đạo vùng đất Thanlyin gần đó quyết định rằng, ông ta sẽ dùng cái chuông cho mục đích mới. Thời đó Thanlyin đang nằm dưới sự kiểm soát của tay lính đánh thuê Filipe de Brito e Nicote - người gốc Bồ Đào Nha. Nhân vật này đã lãnh đạo quân đội Rakhine thiểu số cướp phá Thanlyin và Bago - thủ đô Hạ Myanmar.

De Brito (được biết tới ở Myanmar với tên Nga Zinga) đã bị dân địa phương căm ghét do đun chảy nhiều quả chuông để đúc đại bác gắn trên các chiến hạm của ông ta. Tuy nhiên chính quyết định đánh cướp chuông Dhammazedi phục vụ việc đúc đại bác đã khiến tên tuổi nhân vật này bị lưu truyền mãi ở Myanmar.

Sau khi cướp chuông thành công, De Brito đã dùng voi và lao động cưỡng bức để đưa chuông tới sông Yangon. Tiếp đó chuông được đặt lên tàu để đi tới Thanlyin. Tuy nhiên kế hoạch của De Brito đã không thành khi tàu bị vỡ trước sức nặng của chuông, khiến báu vật khổng lồ chìm xuống đáy sông.

5 năm sau sự kiện, vua Anaukpetlun thuộc triều Taungoo đã chiếm lại Thanlyin. Anaukpetlun sau đó đã hạ lệnh dùng cọc xuyên qua người De Brito - hình phạt dành cho việc ông ta đã cướp phá các ngôi chùa Phật giáo. De Brito chết nhưng câu chuyện ông ta cướp chuông Dhammazedi vẫn được lưu truyền sau 4 thế kỷ, ám ảnh người Myanmar và một bộ phận không nhỏ dư luận thế giới.

 

myanmar-san-lung-qua-chuong-khong-lo-huy
Các thợ lặn tham gia hoạt động tìm chuông chỉ sử dụng phương tiện rất thô sơ và nhận sự chỉ dẫn của một nhà sư.
 

Theo thời gian, quả chuông được so sánh với tích Chén Thánh trong Công giáo. Nhiều người tin rằng việc tìm thấy cái chuông sẽ giúp Myanmar thoát khỏi vị trí một trong những nước nghèo nhất Châu Á hiện nay. Niềm tin rằng cái chuông gắn với định mệnh của dân tộc cũng dẫn tới nhiều nhiệm vụ tìm kiếm bất thành.

 

Lời nguyền bí hiểm

Cụ thể trong 25 năm qua, đã có tổng cộng 7 lần người ta tiến hành tìm kiếm quả chuông, sử dụng rất nhiều công nghệ hết sức hiện đại như rađa âm (sonar) quét đáy sông và thiết bị hỗ trợ lặn. Năm 2001, kế hoạch tìm kiếm chi tiết do Mike Hatcher và đội cộng sự của ông nêu ra còn tính tới việc dùng sonar cá nhân, kính nhìn đêm và thiết bị phát hiện hợp kim sulphate đồng để xác định vị trí quả chuông.

Tuy nhiên nước sông quá đục, đáy sông quá nhiều bùn, dòng chảy xiết, nhiều xác tàu đắm và 4 thế kỷ thay đổi dòng chảy đã khiến việc tìm chuông trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Việc không thể tìm thấy chuông đã khiến người ta kháo nhau rằng quả chuông được rắn thần Naga bảo vệ và có một lời nguyền hình thành quanh nó. Jim Blunt - một thợ lặn người Mỹ tới từ California - là một trong những nhân vật tin vào lời nguyền. Ông này từng hợp tác với chính quyền Myanmar để tìm chuông vào năm 1995.

 

myanmar-san-lung-qua-chuong-khong-lo-huy
Chuông Tharawaddy Min hiện là quả chuông lớn nhất ở chùa Shwedagon, nhưng chỉ là một phần nhỏ so với Dhammazedi.
 

“Vài thợ lặn đã chết khi tìm cái chuông huyền thoại, gồm 2 thợ lặn Hải quân Myanmar, những người đã bị mắc kẹt trong một xác tàu đắm và chết một cách thảm khốc” - Blunt kể với tờ The Independent của Anh.

Trong khi đó, nhà văn kiêm sử gia U Chit San Win gần như đã dành cả đời để tìm chuông Dhammazedi và chính ông đã tổ chức vài cuộc sục sạo đáy sông Yangon. Ông cũng ghi lại nỗ lực của mình trong cuốn “Tìm kiếm chiếc chuông của vua Dhammazedi” xuất bản năm 1996.

Trong cuốn sách, ông cho biết có một niềm tin cho rằng chuông Dhammazedi được ngạ quỷ bảo vệ. “Người ta nói quả chuông liên quan tới các ngạ quỷ và có tin đồn nó hay nổi lên vào dịp trăng rằm. Tôi còn nghe một số người nói rằng họ thấy chuông trôi trên sông vào các đêm trời sáng trăng” - ông viết.

Dù không có chứng cứ nào cho thấy chuông Dhammazedi được quỷ bảo vệ, nhiều người vẫn chỉ vào việc con trai Nay Oo của U Chit San Win chết khi ông đang tìm chuông, là bằng chứng về việc có sự tồn tại của một lời nguyền bí hiểm. “Nay Oo là đứa con tôi yêu quý nhất. Khi mất cháu, người ta nói rằng đó là vì tôi dính lời nguyền của những con quỷ bảo vệ chuông. Tôi không mê tín, nhưng đã không muốn tiếp tục tìm chuông sau khi Nay Oo chết” - U Chit San Win chia sẻ.

Một tin đồn khác nói rằng ngoài quả chuông, De Brito còn mang đi một hộp báu từ chùa Shwedagon. Khi xảy ra vụ chìm tàu, hộp báu này cũng đã chìm xuống sông. Do hộp báu này cũng được bảo vệ bởi các linh hồn nên việc tìm chuông càng gặp khó khăn lớn.

Khi bắt tay vào hoạt động tìm kiếm chuông Dhammazedi hồi năm 2010, nhà làm phim người Australia Damien Lay có nghe nói về những lời nguyền. Tuy nhiên ông không ngán những tin đồn này, thậm chí còn khẳng định nó mang tới nét độc đáo, thú vị cho cuộc tìm kiếm chuông Dhammazedi.

Nói từ Sydney với Hãng tin BBC, Lay cho biết ông đã tìm kiếm ở một vị trí khác xa các cuộc tìm kiếm trước đây. Lay và đội của ông đã tiến hành khảo sát nhiều đoạn sông rộng tới 6 km2 bằng sonar. Cả nhóm xác định được tổng cộng 14 xác tàu đắm trong cuộc tìm kiếm và 2 địa điểm nghi vấn cao, được cho là nơi chiếc chuông đã chìm xuống. “Chúng tôi có những dữ liệu vô cùng đặc biệt” - Lay nói, cho biết đã chuyển dữ liệu tới chính quyền Myanmar - “Chúc họ may mắn. Cái chuông cần phải được tìm thấy”.

 

Chuông quý có tồn tại hay không?

Được biết trong hoạt động tìm kiếm mới nhất, người ta sẽ sục sạo tại một khu vực là giao điểm của 3 con sông ở Myanmar, gồm có sông Yangon và Bago. Những người tổ chức tìm kiếm đã quyên được hơn 250.000USD và mỗi ngày hàng trăm người lại tụ tập tới hai bờ sông Bago để hóng tin. “Tôi không biết quả chuông nằm ở đâu, nhưng có đủ chứng cứ lịch sử cho thấy nó ở đó và chúng tôi phải tìm nó” - một nhân viên đường sắt đã về hưu nói với BBC, tay ông nắm chặt một tờ rơi về chuông Dhammazedi.

Những người khác chăm chú theo dõi cuộc tìm kiếm qua ống nhòm. Kẻ hiếu kỳ thậm chí còn thuê tàu chạy ra gần khu vực tìm kiếm để có thể quan sát rõ hơn. “Tôi không thấy gì nhiều” - Htein Lin - một doanh nhân với nụ cười rộng rãi nói - “Nhưng nếu chúng tôi tìm thấy quả chuông, đất nước sẽ trở nên nổi tiếng thế giới. Đó là lý do vì sao tôi phấn khích thế. Tôi thực sự hy vọng họ sẽ tìm thấy quả chuông”.

Nhưng nếu người ta hy vọng sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của công nghệ cao trong cuộc tìm kiếm mới này thì họ đã lầm. Ngoài một cái máy nạo vét đáy sông, một nhà thuyền và 2 chiếc thuyền gỗ, đội thợ lặn chẳng còn thiết bị nào khác. Họ cũng không dùng thiết bị định vị vệ tinh GPS hoặc các bản đồ đáy sông hiện đại mà tìm kiếm qua sự chỉ dẫn của một nhà sư có “năng lực ngoại cảm”, người ngồi trên nóc một con thuyền để điều phối hoạt động tìm kiếm.

Từ xa, hoạt động tìm kiếm trông thật ngớ ngẩn. Các “thợ lặn” về cơ bản chỉ là những thanh niên mặc áo phông, đeo mặt nạ lặn rất đơn giản, miệng ngậm ống thở lao xuống đáy sông để tìm kiếm. Nước sông chảy rất xiết nên chỉ sau chừng 1 hoặc 2 phút, họ lại nổi lên và được người ta kéo trở lại thuyền, trước khi lặn xuống tiếp.

Rõ ràng cuộc tìm kiếm đang dựa vào sức mạnh siêu nhiên thay vì khoa học. “Nếu chỉ dựa vào công nghệ hiện đại, chúng tôi sẽ gặp nhiều vấn đề hơn” - San Lin, lãnh đạo nhóm thực hiện hoạt động tìm chuông cho biết. Ông nói rằng do ngạ quỷ ngăn cản hoạt động tìm chuông nên nhóm đã phải tiến hành công việc theo một cách thức đầy màu sắc tâm linh.

Với nhiều học giả Myanmar, cách tìm kiếm của San Lin và cộng sự khiến họ không khỏi thấy hổ thẹn. Dù có viết sách về yếu tố tâm linh và lời nguyền quanh chuông Dhammazedi, U Chit San Win vẫn cho rằng chỉ có thể tìm thấy quả chuông bằng công nghệ cao. Ông chỉ ra rằng năm ngoái, một đội tìm kiếm với ngân sách 10 triệu USD tới từ Singapore tuyên bố đã sẵn sàng. Nhưng nay họ vẫn chưa thể vào cuộc vì còn chờ sự phê chuẩn của chính quyền.

Khi phóng viên BBC gặp U Chit San Win ở chùa Schwedagon, ông đã lôi ra nhiều tấm bản đồ, nói rằng do cả sông Yangon lẫn sông Bago đều thay đổi dòng chảy trong 400 năm qua nên cuộc tìm kiếm có thể đã diễn ra sai vị trí. Đáng ngại hơn, sau khi khảo cứu nhiều tác phẩm văn học, lịch sử Myanmar để tìm dấu tích về cái chuông huyền thoại, giờ ông đang rất nghi ngờ về sự tồn tại của nó.

“Tôi thực sự hy vọng cái chuông này có thực vì nó sẽ khiến tôi rất tự hào về đất nước mình” - ông nói - “Nhưng nếu chúng ta nhìn vào 3 cuốn sách sử Myanmar được biết 200 năm sau khi chuông bị chìm, không cuốn nào nói về nó cả”.

Không hề bị ảnh hưởng bởi những luồng ý kiến khác nhau đó, các thợ lặn của San Lin nói rằng họ sẽ tiếp tục hoạt động tìm kiếm trong vài tuần tới. Họ khẳng định bản thân chẳng hề nghi ngờ gì về việc chuông Dhammazedi huyền thoại đang nằm lẩn khuất đâu đó dưới đáy sông, chờ những người thực sự xứng đáng tới vớt nó lên.

==================

Chắc quí vị xem bài viết này rất dễ nhận thấy sự tương đồng giữa hai huyền thoại Việt và Myanma liên quan đến một chiếc chuông huyền thoại. Trong "Sự tích Trâu Vàng Hồ Tây" cũng nói về một cái chuông bằng đồng đen khổng lồ, do hòa thượng Minh Không đúc vào triều Lý, nhưng sau đó phải vứt xuống Hồ Tây vì e rằng gây họa can qua, Do mỗi lần đánh chuông, vàng của cả thể giới sẽ tụ về nước Việt, theo truyền thuyết "Đồng đen là mẹ của vàng".

Tính tương đồng thể hiện ở những điểm sau đây:

1/ Chuông có kích thước rất lớn thuộc hàng ngoại cỡ.

2/ Bằng kim loại quý, có giá trị cao.

3/ Đều bị quăng xuống nước.

4/ Chuông Việt bị quăng xuống nước vì sợ họa can qua, còn Myanma thì do bị chiến tranh, cướp nên chìm xuống nước.

5/ Chuông đều do lãnh đạo cấp cao đúc: Việt do Quốc Sư Nguyễn Minh Không, Myanma do vua đúc.

 

Điều khác biệt là:

1/ Chuông Việt mang tính huyền thoại và có trước. Thời điểm xác định của chuông Việt cách chuông Myanma xấp xỉ 500 năm.

2/ Chuông Myanma có sau và mang tính hiện thực lịch sử.

Tôi đưa bài này lên, nhằm mục đích so sánh để muốn lưu ý các vị học "giả" rằng: Đừng vì thấy nét tương đồng mà vội vã xác định một cách ngu dốt , nguồn gốc xuất xứ của văn hiến Việt. Thí dụ: bài viết cho rằng: Thánh Gióng có nguồn gốc Ân Độ.

Có lẽ không cần phải phân tích sâu, qua bài viết này, bạn đọc cũng thấy rõ vấn đế.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ người anh hùng làng Gióng đến thần Hộ quốc Sóc Thiên Vương/ Tỳ Sa Môn Thiên Vương

Huỳnh Ngọc Trảng đăng ngày 10/08/2014  

 

Kết quả nghiên cứu trong thế kỷ XX đã đưa ra một số kết luận rằng Thánh Gióng vốn là thần Sấm/ ông Đổng/ Khổng lồ hoặc Thánh Gióng vốn là thần Đá, thần Cây, thần Đất và xu hướng phổ biến được nhiều người thừa nhận: Thánh Gióng là anh hùng dân tộc cổ đại, giúp vua Hùng đánh giặc Ân xâm lược.

Ở bài viết này, từ các truyền thuyết, các trò diễn của lễ hội Gióng, nói thêm về phức thể văn hóa này.

1%20thanh%20giong.jpg
Tượng đài Thánh Gióng - Ảnh: Thanh Sơn

I- Như chúng ta biết, tôn danh Thánh Gióng đã chỉ ra màu sắc Đạo giáo, tức xu hướng Đạo giáo hóa người anh hùng làng Gióng, thống thuộc vào bộ Tứ bất tử; ngoài ra, vị thần này còn được gọi bằng nhiều tôn danh mỹ hiệu khác nhau: Sóc Thiên vương, Xung Thiên Đại vương, Phù Đổng Thiên vương, Xung Thiên Dũng liệt Chiêu ứng Uy tín Đại vương, Sóc Thiên thần vương, Đổng Thiên vương Sóc Thiên Đại thánh, Vệ Linh Sơn thần, Phù Thánh Đại vương…(1). Điều này đã chỉ ra rằng đây là đối tượng thờ tự/ một hiện tượng văn hóa được thế nhân, ở từng tọa độ địa lý-lịch sử khác nhau, nhào nặn theo căn duyên và mục đích khác nhau.

Ở đây, bằng cái nhìn quy chiếu với hệ thống thần linh Phật giáo hẳn cho phép chúng ta hiểu thêm một số khía cạnh khác của vấn đề.

Trước hết, trong các danh hiệu nêu trên, ngoài danh hiệu thánh, thần, vươngđại vương, chúng ta lưu ý đến danh hiệu thiên vương, một danh hiệu khá phổ biến trong thần điện Phật giáo mà tiêu biểu là Tứ Thiên vương, tức bốn vị Thiên vương hộ thế, chủ quản bốn phương chính của thế giới và cũng là bốn vị hộ pháp.

Thứ hai, Tứ Thiên vương, theo vũ trụ luận Phật giáo, cư ngụ ở tầng trời Tứ Thiên vương trên đỉnh núi Meru (ngọn núi trung tâm vũ trụ). Điều này cho thấy rằng việc Thánh Gióng/ Sóc Thiên vương được thờ tự trên đỉnh núi Cả - đỉnh thiêng trung tâm của đất Tổ có điểm tương đồng.

Thứ ba, trong Tứ vị Thiên vương, theo quan niệm Phật giáo thì vị Thiên vương chủ quản phương Bắc là Vaisravana (Tỳ Sa Môn Thiên vương/ Đa Văn Thiên vương) là vị đứng đầu và chỉ có Vaisravana được thờ riêng. Tín lý này chỉ ra sự đồng nhất Vaisravana và Sóc Thiên vương (sóc: phương Bắc), vị Thiên vương duy nhất được thờ tự ở nhiều đỉnh núi thiêng, đền thờ thiêng ở các vùng đất cổ miền Bắc, từ thời tiền Lê đến các triều Lý, Trần(2).

Thứ tư, Tứ Thiên vương được thờ tự khắp thế giới Phật giáo từ thế kỷ II TCN. Bốn vị xuất hiện ở bốn phía như người canh giữ các thánh tích Phật giáo Ấn Độ (như bảo tháp Sanchi); ở Trung Á và Trung Quốc, vào thế kỷ thứ VIII, Tứ Thiên vương được thờ tự như những đấng bảo vệ Phật pháp và hộ trì các vị vua chúa tôn sùng đạo Phật chống lại các thế lực xâm lăng. Ở Nhật Bản, vào thế kỷ thứ VI, thái tử mộ đạo Shotoku (Thánh Đức) đã xây điện Shitenno-Ji để thờ Tứ Thiên vương và sau đó, nhiều điện thờ khác được dựng lên ở khắp các tỉnh để họ có thể quan phòng sự an nguy của lãnh thổ và mùa màng. Thực tế này bắt nguồn từ tín ngưỡng Tứ Thiên vương pháp của Phật giáo: Pháp tu Tứ Thiên vương làm bản tôn, là phép tu nguyện trừ tai ách cầu được phước đức. Tứ Thiên vương là thiện thần hộ pháp. Vì thệ nguyện diệt trừ nạn giặc của Tứ Thiên vương sâu nặng nên khi quốc nạn thường tu phép này (theo Đà-la-ni tập kinh 11). Thực tế lịch sử phổ biến ở các quốc gia Phật giáo dẫn trên đã lý giải việc các triều đại Việt Nam tôn thờ vị Thiên vương làm thần Hộ quốc: Lê Đại Hành (980): Sóc Thiên thần vương; Lý Thái Tổ: Xung Thiên thần vương; Trùng hưng năm đầu: Dũng liệt đại vương; năm thứ 4, gia phong hai chữ: Chiêu ứng; năm Hưng Long 21, gia phong hai chữ: Uy tín (Xung thiên Dũng liệt Chiêu ứng Uy tín Đại vương)… Mặt khác, tín lý hộ quốc đó cũng làm cho vị Thiên vương chủ quản phương Bắc có được hành trạng của một anh hùng chống ngoại xâm.

Cuối cùng, theo hành trạng của Vaisravana (Tỳ Sa Môn Thiên vương/Đa văn Thiên vương) thì vị Thiên vương này vốn là vị thần Ấn giáo Kuvera/ Kubera (thần Tài): Kubera do đã chuyên chú tu khổ hạnh hàng ngàn năm nên được thần Brahma ban cho sự bất tử và làm thần Giàu sang, trông giữ mọi kho tàng của trái đất. Với tư cách là Vaisravana, thần thống lĩnh tám Yaksa (Dạ xoa) - tất cả được coi là những lưu xuất (emarnations) từ chính Vaisravana; trong số đó, Kubera (da sẫm, ở phương Bắc) và Jambala (màu trắng, ở phương Đông) được coi là thần Tài lộc của các quốc gia Phật giáo vùng Nam Á và Đông Á. Mỗi lưu xuất này đều cầm trên tay một con mangut (mongoose) phun ra châu ngọc. Đa Văn Thiên vương tay cầm tháp báu - biểu thị cho kho báu; trong một số trường hợp, ông cầm con mangut (Trung Quốc gọi là con Hoa hồ điêu; có lúc lại là con rồng) nên cũng được bá tánh coi là Thần Tài Lộc; do đó, vị Thiên vương này được đại chúng tôn thờ phổ biến.

Chính vì hàm chứa công năng tài lộc, chủ quản kho báu ở trái đất, nên theo Việt điện u linh, vị Thiên vương này được thờ làm thần Thổ địa ở chùa Kiến Sơ; và sau đó, được Lý Thái Tổ sai thợ đắp tượng thần, lại “sai đắp 8 pho tượng đứng hầu” - đó là 8 Yaksha, bộ hạ lưu xuất của Vaisravana(3).

II- Nói chung từ những cổ mẫu thần thoại bản xứ - bao gồm tục thờ đá (Thạch Khanh, ông Đổng, Thạch Quang Phật/ Man Nương…), thần núi và đặc biệt là các Khổng Lồ/ Ông Đùng-Bà Đà/Thổ Lồ/ Tứ Tượng-Nữ Oa… - trong quá trình ảnh hưởng của tổng thể văn hóa-tín ngưỡng tam giáo đã được cải biến thành những mô hình mới(4) và ở đó, như đã trình bày trên, sự đồng hóa của vị Thiên vương cai quản phương Bắc (Tỳ Sa Môn Thiên vương/Đa Văn Thiên vương/ Sóc Thiên vương) là tác động có quy mô trội bật. Tuy nhiên, trong quá trình đó, xu hướng lịch sử hóa theo chuẩn mực Nho giáo “trung quân ái quốc” quan phương của các triều đại phong kiến đã khuôn đúc cậu bé làng Gióng thành vị anh hùng dân tộc phò vua đánh giặc ngoại xâm cứu nước. Mặt khác, là một dân tộc luôn bị ngoại bang xâm chiếm nên công cuộc đấu tranh giữ nước là nhiệm vụ quan yếu hàng đầu khiến cho xu hướng anh hùng hóa cậu bé con ông Đổng ở làng Gióng có được sự đồng thuận trong mỹ cảm nhiều thế hệ dân chúng từ xưa đến nay. Hệ quả của thực tế này đã định hướng các nỗ lực nghiên cứu về người anh hùng làng Gióng cũng như nội dung và ý nghĩa lễ hội Gióng. Nói cách khác, tổng thể thần tích và lễ hội Gióng hầu như được coi là một nội dung phản ánh cuộc đấu tranh chống địch họa chứ không phải chống thiên tai. Điều ấy hẳn phải vậy không?

- Thời điểm mở hội Gióng bắt đầu từ 6-4 ÂL song ngày hội chính nhằm vào ngày 9-4 ÂL. Ngày này được coi là “ngày Gióng đánh giặc Ân”, song đây cũng là ngày ông Đổng (cha của Gióng - người đã để lại dấu chân khổng lồ ở vườn cà, thường luôn là “Sáng mưa trưa nắng” theo kinh nghiệm quan sát thời tiết của nhân dân qua nhiều năm(5). Việc ngày hội chính nhằm đúng vào ngày “mưa lệ”, ngày ông Đổng về hái cà đã chỉ ra nguồn gốc nghi lễ nông nghiệp/ cầu mùa của Hội Gióng(6).

- Ngày 6-4 trước đó, tức vào ngày hội, cử hành lễ Rước nước, đi từ đền Thượng đến giếng đền Mẫu được coi là “lấy nước rửa khí giới” (Cao Huy Đỉnh - CHĐ, 61). Song rõ ràng việc đi lấy nước tế lễ là nghi thức cầu mưa phổ biến trong nhiều lễ hội ở nước ta.

- Sáng mồng 7: Rước cỗ chay (chủ yếu là cơm với cà) từ đền Mẫu đến đền Thượng, rồi phường hát Ải Lao diễn xướng tế Gióng. Đêm đến có tục trai gái đuổi bắt nhau trên bãi sông (CHĐ, 62). Đây là “trò diễn” biểu thị tín lý phồn thực cầu được mùa. Trò Săn hổ của phường Ải Lao diễn trong ngày lễ chính (9-4 ÂL) cũng cho ta thấy chức năng thực hành nghi lễ cầu an cho cộng đồng.

- Trò diễn quan trọng nhất của hội Gióng là trò múa cờ. Trò diễn tổng hợp này được coi là phục hiện việc Gióng đánh giặc Ân, gồm 2 trận: một ở Đống Đàm, và một ở Sòi Bia. Hai trò diễn này có nội dung giống nhau nhằm thể hiện việc đánh giặc 2 trận mới chiến thắng. Hình thức thể hiện gồm:

1- Dàn trận: Bên phe giặc Ân có 28 tướng (28 nữ) đứng thành hàng, mỗi tướng có một nữ hầu cầm lọng che và quan gia (đều là nữ); chỉ huy phe giặc là tướng Đốc và tướng Ngựa. Bên phe Gióng có Hiệu tiêu cổ (2 người, thủ vai tướng Tiên phong), 12 em bé mặc áo đỏ đen (gọi “làng áo đỏ, áo đen”) cầm roi song; tiếp đó là ông Hổ, phường hát Ải Lao, cùng các ông Hiệu: Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu trung quân, Hiệu cờ; sau Hiệu là Long giá (tượng ngựa trắng bằng gỗ có 4 bánh xe để kéo, tượng trưng cho ngựa sắt của Gióng).

2- Trò diễn chính: Mở đầu là viên Thừa tế mở bọc đựng cờ (cờ màu đỏ, vàng. Rộng 0,35m, dài 9 vuông; gọi là cờ lệnh), từ trong bọc hàng trăm con bướm cắt bằng giấy trắng cùng các mảnh gỗ trầm nhỏ trông như đồng tiền xu được xả ra: tung bay trước gió. Hiệu cờ giương cờ lệnh múa chao từ phải sang trái tiến lên chiếu thứ nhất và rồi dùng chân phải hất cái bát lên, làm tung tờ giấy: ngụ ý Gióng có sức mạnh, dời núi bạt mây và đánh tan giặc. Hiệu cờ tiếp tục múa như thế ở chiếu thứ hai và chiếu thứ ba. Sau ba lần múa “ba ván thuận” ấy, các tướng nữ giặc Ân liền cho quay kiệu đi về phía Sòi Bia. Biểu thị Gióng đánh thắng trận thứ nhất.

Trận Sòi Bia, đại thể giống hệt ở Đống Đàm. Ở đây, hiệu cờ múa chao cờ từ trái sang phải, là “ba ván nghịch”. Kết thúc, 28 tướng nữ xuống kiệu biểu thị là giặc thua trận: Hai tướng giặc là tướng Đốc và tướng Ngựa bị bắt giải về đền. Ở đây, hiệu cờ lấy kiếm của giặc khoa mấy vòng trên đầu hai tướng giặc, đoạn dùng kiếm hất mũ, phanh áo của hai tướng giặc, ngụ ý chém đầu và phanh thây. Vị thừa tế dùng mâm hứng lấy mũ giặc, đem vào nội cung dâng cho thần.

3- Sau đó, qua ngày 10-4 ÂL là lễ Rước vãn: để duyệt quân và kiểm tra khí giới. Các tướng giặc được phóng thích, mang lễ vật dâng lên bàn thờ Gióng và cùng quân Gióng tiệc tùng. Ngày 11-4 có lễ Rửa hội: nước rước về đền rửa khí giới và mở các trò vui chơi hội hè. Ngày 12-4 ÂL làm lễ rước Cắm cờ: Trở lại Đống Đàm và Sòi Bia để soát lại chiến trường và đi đến đâu cắm cờ trắng đến đấy biểu thị việc chiến tranh kết thúc. Chiều đến làm lễ “Tế cáo thắng trận” với trời đất và Hạ hội (CHĐ, 53-73).

III- Qua các diễn biến của hội Gióng, chúng ta thấy tuồng như nó hàm chứa một nội dung kép, diễn tả cuộc chiến đấu chống lại thiên tai lẫn địch họa, chứ không chỉ “diễn tả uy lực của người anh hùng Gióng và cuộc chiến đấu thần kỳ của nhân dân chống giặc Ân” (CHĐ, 74).

Nhận định như vậy, không chỉ căn cứ vào các biểu hiện đậm chất thực hành nghi lễ nông nghiệp (như nghi thức Rước nước rửa khí giới chẳng hạn) mà còn thấy ở các yếu tố căn bản của hình thức lễ hội Gióng.

Điều đáng lưu ý trước nhất là sự đối lập của ngựa Gióng, gọi là Long giá (con ngựa gỗ màu trắng) và cặp tướng Đốc - tướng Ngựa của giặc Ân. Đây là hình tướng “phúng dụ lễ hội” biểu tượng cho ngựa sắt của Gióng và ngựa đá của tướng Thạch Linh (giặc Ân). Ngựa đá của tướng giặc đã mất sức sống (không ăn cỏ được), còn ngựa sắt của Gióng (được thợ rèn đúc đủ cả tim, gan, ngũ tạng) bay vút lên cao, phun ra lửa, sức mạnh phá hủy, chiến thắng. Ngựa ở đây là biểu trưng cho vật cỡi và số mệnh của nó không tách rời người cỡi. Tính chất đối lập ở đây, không mang tính chủng loài mà là sự đối lập về chất, tức là sự chuyển hóa từ tĩnh tại sang sống động. Theo Từ điển biểu trưng văn hóa thế giới thì: “Một ký ức dường như ăn sâu vào tất cả ký ức của các dân tộc từ thời nguyên thỉ, liên kết con ngựa với bóng tối cõi âm ti, nơi đó đột nhiên xuất hiện, phi như máu chảy trong mạch, từ lòng đất hoặc từ biển thẳm lên cõi dương”(7). Ngựa có nguồn gốc âm ti, bóng tối, lòng đất, biển nên tự nó là biểu trưng âm tính vĩ đại (đất, mặt trăng, nước, sự sinh trưởng thần kỳ). Con ngựa của thần chết màu đen (tái xanh/trắng nhạt: màu trắng của đêm trăng) và khi vượt qua bóng tối, lên cao: con ngựa trắng đực là con tuấn mã của mặt trời. Ở thần thoại Hy Lạp, ngựa biểu thị của thần Apollon - người lái cỗ xe mặt trời, và trong kinh Vệ-đà, mặt trời vừa là con ngựa đực vừa là con chim (chim và chó là biểu tượng cho vật dẫn đường). Đó là hai trong nhiều ví dụ.

Con ngựa trắng trong lễ hội Gióng cũng như ở đền Bạch Mã (Hà Nội) được Trần Quốc Vượng coi đó là “Vết tích Đông Sơn”, của nghi thức thờ mặt trời, và cũng theo Trần Quốc Vượng: “Nếu ông Gióng khổng lồ và ngựa sắt là biểu tượng của mặt trời thì “28 nữ tướng giặc Ân” là biểu tượng của “thần đêm u ám”: con số 28 là biểu tượng của “Nhị thập bát tú”(8). Những lý giải này là kết quả của một hướng tiếp cận khác với cách nhìn truyền thống về phức thể “Gióng và hội Gióng”. Ở đây, như đã nói ở trên, quá trình Phật giáo hóa đã biến cổ mẫu ông Khổng lồ/ông Đổng/Gióng thành Tỳ Sa Môn Thiên vương. Bởi vậy, có thể truy cứu ngữ nghĩa mới này qua cái nhìn quy chiếu với tập tục thờ Tứ Thiên vương - gọi là “Tứ Thiên vương pháp” nói trên. Theo truyền thống Phật giáo: “Tứ Thiên vương vào 6 ngày trai giới trong tháng (mồng, 8, 14, 15, 23, 30 - HNT) phụng mạng trời Đế Thích (Indra: gốc là thần Sấm) cùng Tứ Thất diệu (7 thiên thể ứng với 7 ngày trong tuần: Nhật, Nguyệt, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) nhị thập bát xuống tứ châu (4 lục địa ở 4 hướng quanh núi Tudi/ trục vũ trụ - theo vũ trụ luận Phật giáo. Ở đây tạm hiểu: các vị ấy “giáng trần”) tuần hành tứ thiên hạ: xem việc thiện ác của chúng sinh để tâu lên trời Đế Thích” (9). So các dữ liệu trên với các dữ liệu cấu thành hội Gióng có những điểm tương đồng đáng chú ý: 1/ Từ ngày 6-4 đến 8-4 ÂL (trước lễ chính thức 9-4), 28 nữ tướng của hội Gióng phải “ra mắt quan viên hàng tổng” trùng với việc ngày trai  mồng 8 hàng tháng, 28 thất diệu (nhị thập bát) phụng mạng Trời Đế Thích xuống trần. Hai mươi tám tướng nữ trong hội Gióng “ăn mặc lộng lẫy, đội mũ thêu hoa, quấn vòng xuyến bạc” và “chực sẵn trên 28 kiệu, mỗi tướng có một cô gái đứng cạnh cầm lọng che…” (CHĐ 21; 33-39). Căn cứ vào hình tướng, giới tính, kiểu thức trang phục lộng lẫy và lọng phải chăng đây là “28 thất diệu” cùng Thiên vương xuống trần? Giả thiết này cũng giải thích đặc điểm giới tính của “28 tướng nữ của giặc Ân” và mở ra chiều kích “xuất thế gian” của phức thể “Gióng và hội Gióng”: Sự đối lập của Gióng và giặc Ân là đối lập của sự chuyển đổi âm-dương/tối-sáng/đêm-ngày và nói cụ thể hơn là sự chuyển mùa: mùa mưa giông kèm theo sấm và gió/ lốc - tức “mùa ông Đổng về hái cà”.

Một biểu tượng chủ chốt trong tập hợp các hình thức diễn xướng nghi lễ của hội Gióng là múa cờ. Tạm gác hướng nhìn chiến trận chống địch họa, chúng ta để ý đến ý nghĩa của cờ và hành vi phất cờ phải chăng là nhằm biểu thị sức mạnh vô thức của tự nhiên ở tọa độ địa lý đó vào thời điểm “ông Đổng về hái cà” là gió/lốc. Động tác mở cờ của vị Thừa tế đã làm tung ra đàn bướm cắt bằng giấy trắng và các đồng xu gỗ trầm rõ ràng là “hình tướng minh dụ” cho gió; lại nữa, gió/lốc, hay nói rộng hơn là bão, luôn quét qua rồi quét lại (người miền Trung tùy theo từng cơn bão, gọi là “lại nồm”; hay “lại sóc”/”may sóc”)(10), đó là cách thức của điều gọi là “3 ván thuận” và “3 ván nghịch” ở hai địa điểm hành lễ Đống Đàm và Sòi Bia. Con số 3 ở đây biểu thị sự tối đa thường được thực hành trong các nghi thức hiến tế (dâng lễ vật, dâng trà, dâng rượu…) gọi là “ba tuần rượu”, “ba tuần trà” (sơ hiến, á hiến, chung hiến). Lại nữa, động tác cuối cùng là hiệu cờ đá tung cái bát úp làm bay tấm giấy lót lên đã biểu hiện việc gió bão nổi lên, thổi bạt mây trên đỉnh núi và đặc biệt đáng lưu ý là nghi thức cắm cờ: “đi đến đâu cắm cờ trắng đến đấy”. Điều này cho thấy tuồng như cội nguồn của lễ hội Gióng là lễ cúng tế ông Đổng - thần Gió. Một thí dụ tham chiếu cần nêu ra ở đây là ý nghĩa tượng trưng của lá cờ bay phất phới trong gió, ở Ấn Độ, là biểu hiện của thần gió Vayu, vị thần làm chủ nguyên tố khí. Xét về mặt này, biểu tượng lá cờ gần gũi với biểu tượng cái quạt(11). Trong thần thoại Ấn Độ thời Vệ-đà, thần Gió Vayu và đoàn quân Marut (con cháu của trời đất, chuyên đi vén mây tạo mưa) đã giúp đỡ cho thần Sấm Indra (Đế Thích) diệt con rồng gây hạn hán Vi-tra, tạo nên cảnh “phong điều vũ thuận”(12).

Với các dữ liệu tham chiếu này, cùng với những biện giải trên, cho phép chúng ta xác lập một giả thiết về công năng chống thiên tai của lễ hội Gióng và của người anh hùng làng Gióng. Đây là một tập thành được tích hợp bởi nhiều lớp văn hóa tạo nên một phức thể đa nghĩa; ở đó, bên dưới tầng nghĩa trội bật và thời thượng của người anh hùng chống ngoại xâm vẫn có nội hàm những yếu tố ánh lên những hồi quang rực rỡ của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên kỳ vĩ cùng với những hình tướng trang nghiêm của tín lý Tứ Thiên vương pháp Phật giáo - đặc biệt là Tỳ Sa Môn Thiên vương/Vaisravana, chưởng quản cuộc sống hạnh phúc của chúng sinh ở phương Bắc của vũ trụ. 

 Huỳnh Ngọc Trảng

__________________

(1)Các dữ liệu liên quan đến Thánh Gióng, chúng tôi dựa vào:

- Việt điện u linh, Trịnh Đình Rư dịch. NXB. Văn Hóa , H, 1960.

- Việt điện u linh, Trịnh Đình Rư dịch, Đinh Gia Khánh hiệu đính và bổ sung. NXB.Văn Học, H, 1990.

- Lĩnh Nam chích quái, Đinh Gia Khánh - Nguyễn Ngọc San biên khảo & giới thiệu, NXB.Văn Học, H, 1990.

(2) Theo Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, quyển hạ (A.2883/TVKH). Dẫn lại từ Việt điện u linh, bản dịch của Trịnh Đình Rư, H, 1960, tr. 65.

(3) Xem:

- D. Seckel, L’Art du Bouddhism, Ed .Albin Michel, Paris, 1962.

- L Fréderic Flamaron, Iconographic Guide Buddhism, Flamaron, Paris-New York, 1995.

- Thích Minh Cảnh, Từ điển Phật học Huệ Quang, 1996.

- Mecher McArthur, Tìm hiểu mỹ thuật Phật giáo, bản dịch của Phan Quang Định, NXB.Mỹ Thuật, H, 2005.

(4) Xem:

- Nguyễn Đồng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban Văn Sử Địa xb, H, 1956.

- Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng. NXB. KHXH, 1961.

- Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và đất Việt, Văn học xb, Bản mới, CA. 2000 , tr.41-50.

- Huỳnh Ngọc Trảng, Tản mạn từ câu chuyện ông Khổng lồ ở quê tôi, tham luận Hội thảo khoa học “Văn hóa biển miền Trung và Quảng Ngãi”, tháng 6-2007, Tạp chí Cẩm Thành, số 52, 2007, tr.76-81.

(5) Những chi tiết sử dụng ở phần bài viết này chủ yếu dựa vào Cao Huy Đỉnh (CHĐ), sđd trên.

(6) Ông Đổng là một ông Khổng lồ: Đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây. Ông cào đất đồng, vun đá thành đồi gò, bước đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, dấu chân lún cả đá - thủng cả đất. Tiếng nói vang thành sấm, mắt sáng lóe chớp lửa, hơi thở phun ra mây đen, gió bão và mưa giông. Ông hay hiện ra trong mùa hè có giông: lúc cà đậu trái, lúa chiêm sắp trổ đòng. Ông để lại dấu chân nhiều nơi, trong đó có làng Gióng Mốt/Đổng Viên - nhà mẹ Gióng. Gióng là một lưu xuất/hậu thân của Đổng. Từ lâu, người ta thờ ông Đổng ở một ngôi miếu cổ và thường niên cúng ông một bát cơm và một đĩa cà vào ngày 9-4 Âl: Cúng chay vào tiết mưa giông đầu hè. Ngày ấy, theo tục truyền, bao giờ cũng có gió bão, sấm chớp và mưa to. Người dân ở đây, bảo đó là “Ông Đổng về hái cà” hay “Gió hái cà”. Do đó có tục cắm que bông ở ruộng để ông Đổng không trảy cà, gây thiệt hại mùa cà (CHĐ, 12-13).

(7) J. Chevalier và A. Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, bản dịch của các tác giả/ NXB. Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, 1997, tr.654-664. Xem thêm Huỳnh Ngọc Trảng, Sứ mệnh cuối cùng của chiến mã, Tuần báo Giác Ngộ, số đặc biệt Xuân Giáp Ngọ - 2014, tr.44-47.

(8) Trần Quốc Vượng, Trong cõi, NXB.Trăm Hoa, CA, 1993, tr.131-133.

- Nguyễn Văn Huyên (trong Les fêtes de Fù Đổng, Hà Nội:1938) cũng cho rằng việc nhân dân Phù Đổng chọn vai nữ đóng giặc Ân là ngụ ý bên phía giặc là “tà âm”.

(9) Thích Minh Cảnh chủ biên, Từ điển Phật học Huệ Quang, sđd, 4020.

Xem: Tứ Thiên vương kinh, Đại chánh tạng, tập 15; kinh Trường A-hàm 20, phẩm Tứ Thiên vương, kinh Khởi thế 6.

(10) Sóc: phương Bắc. Ở đây là gió bấc/bắc; may sóc gió Bắc thổi nhẹ (may: heo may).

(11) J. Chevelier và A. Gheerbrant, sđd, tr.217.

(12) Nguyễn Thừa Hỷ, Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ, NXB.Văn Hóa, H, 1986.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay tuy bớt bệnh rất nhiều, nhưng xem lại những bài viết của "Hầu hết" tôi muốn bệnh trở lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites
 
Mũi tên đồng Cổ Loa bước ra từ huyền thoại
19/01/2015 03:00
 

Lịch sử tưởng như đã bị câu chuyện huyền thoại về Mỵ Châu “trái tim nhầm chỗ đặt trên đầu” che mờ. Cho đến khi hệ thống khuôn và lò đúc được tìm thấy ở Cổ Loa.

 

ten-dong_cbyz.jpg?width=500
Mũi tên phát hiện trong trống đồng Cổ Loa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng
 
Quốc lộ 3 đi qua khu di tích Cổ Loa, đoạn Cầu Vực đã xôn xao khi công nhân bỗng phát hiện một hố sâu. 
 
Bí ẩn kho mũi tên khổng lồ
   
Theo PGS-TS Bùi Văn Liêm - Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học, văn hóa Đông Sơn rực rỡ vào khoảng cuối thế kỷ 2 - 1 trước Công nguyên và kéo dài vài ba thế kỷ sau Công nguyên, khi đất nước rơi vào ách thống trị của nhà Hán. Trong hoàn cảnh đó, văn hóa Đông Sơn vẫn vững vàng tiếp thu văn hóa Hán để làm phong phú văn hóa dân tộc mà không hề bị đồng hóa.

 

 

 
  Hố vuông một cạnh 1 m, sâu 1,2 m chứa đầy 93 kg mũi tên đồng. Ước tính khoảng gần một vạn chiếc. “Lúc đó là tháng 6.1959. Loại mũi tên dài nhất 11 cm. Loại ngắn nhất 6 cm. Chúng đều cấu tạo gồm ba bộ phận: đầu nhọn, trụ và chuôi cùng có mặt cắt ngang hình tam giác. Ðầu mũi tên có mặt cắt hình tam giác với rìa cạnh thẳng hoặc hơi cong vồng ra”, TS Lại Văn Tới - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh thành nhớ lại. Số tên này được xếp thành từng nhóm, cùng hoặc ngược chiều nhau rất ngay ngắn trong hố.
Loại mũi tên đồng này cũng được phát hiện nhiều ở khu vực các di chỉ khảo cổ và xóm làng của Cổ Loa. Từ Bãi Mèn, Ðồng Vông, Ðường Thụt, Ðường Mây, Ðình Tràng đến Xóm Nhồi, Xóm Hương, Xóm Gà, Xóm Mít, Xóm Vang. TS Tới cho biết đây là loại mũi tên đặc trưng của vùng Cổ Loa vào cuối thời đại đồng thau - sơ kỳ thời đại đồ sắt. Các nhà khoa học cũng đặt tên chúng là “Mũi tên đồng Cổ Loa”.
 
Các nhà nghiên cứu khi đó cũng đã có ý giải ảo cho truyền thuyết về nỏ thần “chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy”. Kho tên đồng Cầu Vực khiến họ tin rằng bên trong truyền thuyết về An Dương Vương là một cốt lõi lịch sử chân thật.
 
“Kho mũi tên đồng Cầu Vực có tới hàng vạn chiếc, không thể là của một công xã đúc để trang bị cho dân binh của công xã mình. Nó phải được đúc ra từ một quan xưởng, một lò đúc do một tổ chức có tiềm lực to lớn sản xuất để trang bị cho một lực lượng phòng vệ to lớn và được sử dụng cho loại vũ khí có tính năng cao như nỏ máy bắn ra một lúc đồng thời nhiều mũi tên. Truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương, về tướng tài cung nỏ Cao Lỗ hẳn không phải đơn thuần chỉ là trí tưởng tượng của người xưa”, nhà nghiên cứu Chử Văn Tần viết trong cuốn Văn hóa Đông Sơn ở VN.
 
Tuy nhiên, theo TS Lại Văn Tới, vẫn có những phản biện khác. Họ cho rằng vào thời điểm thế kỷ 3 - 2 trước Công nguyên, nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới đã đúc được mũi tên các loại cùng nhiều đồ đồng khác. Chính vì thế mà họ nghi ngờ việc luyện - đúc mũi tên đồng của An Dương Vương tại Cổ Loa. Đó có thể chỉ là tên mang từ nơi khác đến.
]
Hệ thống lò đúc, xưởng đúc lớn
Chưa có gì chắc chắn mũi tên đồng Cổ Loa được đúc ở chính nơi đây, do những bàn tay tài khéo của đất này. Phải đến những cuộc khai quật 2004 - 2007, một tình tiết mới phát sinh đã làm thay đổi nhận thức về nỏ thần.
 
“Chúng tôi đã tìm thấy hệ thống dấu tích lò đúc mũi tên đồng Cổ Loa”, TS Lại Văn Tới nói. Các lò được phát hiện còn xác định được cả nơi đặt ống dẫn gió, than tro. Ðặc biệt, trong những khu vực xuất lộ những lò nung, có vô vàn những mang khuôn bằng đá, cho thấy vật đúc là mũi tên đồng giống với mũi tên đã phát hiện được ở Cầu Vực và nhiều nơi khác ở Cổ Loa. Cùng với mang khuôn nguyên vẹn, còn phát hiện được nhiều mang khuôn vỡ, phác vật khuôn, phế vật, phế thải bỏ lại trong quá trình làm khuôn và nhiều đá nguyên liệu chế tạo khuôn. Ông Tới cho biết, cùng bình diện với lò đúc, khuôn, mảnh nồi nấu đồng, xỉ đồng là nhiều mũi tên đồng.
 
“Phát hiện hệ thống dấu tích các lò đúc và những vật liệu liên quan đến kỹ thuật đúc mũi tên đồng ba cạnh ở Ðền Thượng (Cổ Loa) là chứng cứ vật chất khẳng định chắc chắn việc đúc mũi tên của An Dương Vương tại kinh đô Cổ Loa”, ông Tới cho biết.
Vị trí tìm ra lò đúc cũng cho thấy việc đúc mũi tên là một “bí mật quân sự”. Điều này khá hợp lý vì nguyên liệu đồng vào thời đó còn vô cùng quý hiếm. Chưa kể, theo ông Tới, mũi tên đồng lúc bấy giờ chính là loại vũ khí tân tiến, lợi hại. “Việc chọn góc tây nam của thành Nội Cổ Loa - nơi gần các cung điện, lầu các của hoàng gia triều An Dương Vương đã phản ánh được mức độ quan trọng của xưởng đúc”, ông Tới phân tích.
 
Hệ thống dấu tích còn lại cho thấy có khá nhiều lò đúc. Lượng khuôn còn lại cũng lên tới hàng trăm chiếc. Cộng thêm sản phẩm của lò là hàng vạn mũi tên đồng đã phát hiện được ở Cầu Vực và khắp vùng Cổ Loa cho thấy đây là xưởng đúc lớn, được tổ chức, quản lý chặt chẽ của nhà nước và là quan xưởng.
 
“Mũi tên đồng là câu chuyện của văn hóa Đông Sơn. Nó cho thấy cốt lõi lịch sử về Cổ Loa - mảnh đất được An Dương Vương chọn định đô, xây thành”, ông Tới nói.

Trinh Nguyễn

 

 

====================

Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Sự kiện phát hiện ra những lò đúc đồng ở Cổ Loa đã có từ lâu, đã có nhiều bài báo đăng tải và cá nhân tôi đã có bài viết nhận xét về hiện tượng này. Nhưng đến hôm nay, Thanhnien Online lại tiếp tục đăng lên với lời khẳng định của những vị giáo sư tiến sĩ cho rằng: Đây chính là kinh đô của An Dương Vương.

“Mũi tên đồng là câu chuyện của văn hóa Đông Sơn. Nó cho thấy cốt lõi lịch sử về Cổ Loa - mảnh đất được An Dương Vương chọn định đô, xây thành”, ông Tới nói.

 

 

Mặc dù xem hết bài báo, chẳng hề có một dấu chứng nào chứng tỏ điều này. Tất cả đều là sự suy diễn đơn điệu và hoàn toàn chủ quan của họ.

Nhưng tại sao chỉ với những mũi tên đồng, mà họ khăng khăng xác định Cổ Loa chính là Loa thành của An Dương Vương?

Bởi vì, những luận điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến xác định "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai" với những người dân "Ở trần đóng khố" và địa bàn hoạt đông chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ" của họ . Do đó, họ phải lợi dụng một cách cực kỳ vô lý những yếu tố gần gũi, mặc dù hoàn toàn không phải là chứng cứ tối thiểu nhân danh khoa học để bảo vệ luận điểm của họ. Họ chỉ có hai yếu tố: Địa danh Cổ Loa có liên hệ với truyền thuyết An Dương Vương xây thành Ốc (Loa thành), trùng hợp bởi chữ "Loa" và những mũi tên đồng đào được ở đây.

Cũng chính từ những luận điểm này, họ cũng trắng trợn xác định các vua Hùng đóng đô ở Phú Thọ. Mặc dù cho đến ngày hôm nay, họ không hề có một văn bản lịch sử nào và bằng chứng khảo cổ nào để có thể liên hệ với luận điểm của họ về kinh đô của vua Hùng.Tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn rằng:

 

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

 

Luận điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không hề mảy may đáp ứng được một yếu tố nào trong tiêu chí khoa học nói trên.

Một thí dụ là chính ngay bài viết đăng trên Thanh Niên Online, mà tôi trình bày với quý vị và anh chị em quan tâm ngay trong bài viết này. Xin xem dẫn chứng sau đây:

Ở trên họ viết:

“Kho mũi tên đồng Cầu Vực có tới hàng vạn chiếc, không thể là của một công xã đúc để trang bị cho dân binh của công xã mình. Nó phải được đúc ra từ một quan xưởng, một lò đúc do một tổ chức có tiềm lực to lớn sản xuất để trang bị cho một lực lượng phòng vệ to lớn và được sử dụng cho loại vũ khí có tính năng cao như nỏ máy bắn ra một lúc đồng thời nhiều mũi tên. Truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương, về tướng tài cung nỏ Cao Lỗ hẳn không phải đơn thuần chỉ là trí tưởng tượng của người xưa”, nhà nghiên cứu Chử Văn Tần viết trong cuốn Văn hóa Đông Sơn ở VN.

 

 

Nhưng ngay cuối bài thì cái "quan xưởng" lập tức đã trở thành "kinh độ của An Dương Vương" mà không hề có một bằng chứng liên hệ tối thiểu?!

 

“Mũi tên đồng là câu chuyện của văn hóa Đông Sơn. Nó cho thấy cốt lõi lịch sử về Cổ Loa - mảnh đất được An Dương Vương chọn định đô, xây thành”, ông Tới nói.

 

 

Đấy là một thí dụ.

Tính thiếu nhất quán trong lập luận phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt còn thể hiện ở sự dẫn chứng tư liệu. Những người có quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử coi cuốn Việt sử lược là một bản văn cổ quan trọng, khi họ dẫn chứng rằng - Đại ý: "Vào thời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Phong Châu có người tự xưng là Hùng Vương, dùng ảo thuật chinh phục các bộ lạc". Họ ca ngợi cuốn Việt sử lược là một tài liệu tuy không phải chính sử nhưng có những dữ liệu lịch sử tin cậy được và xác định "Thời Hùng Vương chỉ vào khoảng thế kỷ thứ VII BC" và xác định luôn: "Phong Châu là Phú Thọ hiện nay" (mặc dù chẳng có một văn bản lịch sử hoặc di vật khảo cổ nào chứng minh được điều đó). Nhưng cũng ngay trong cuốn Việt sử lược - được coi là tài liệu lịch sử đáng tin cậy của họ, lại có đoạn viết - Đại ý: "Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang đề nghị Hùng Vương cùng hợp tác để chinh phục trung nguyên, nhưng bị Hùng Vương từ chối".

Nhưng họ đi gam lờ chi tiết này và nhiều chi tiết khác, cũng ngay trong cuốn Việt sử lược. Tính cắt trích những dẫn chứng trong tư liệu, để minh chứng một cách có lợi cho luận điểm chủ quan của họ, phải chăng là một phương pháp có "cơ sở khoa học"?

Gần đây trên BBC đăng tải một bài viết của một học giả Việt kiều, cho rằng: "Khái niệm văn hiến mà người Việt tự hào là do vua nhà Minh ban tặng cho nước Việt trong câu 'Văn hiến chi bang'". Thật đáng tiếc cho tầm tư duy của tác giả này, ngay cả khái niệm "văn hóa" thì tất cả tri thức của nền văn minh hiện đại cũng chưa có một định nghĩa thống nhất. Trong tiếng Anh không hề có khái niệm "văn hiến". Vậy từ văn hiến của ông vua nhà Minh đó từ đâu mà ra? Khi mà trong suốt cả lịch sử văn minh Hán cũng không hề có một triều đại nào tự xưng là văn hiến ở những văn bản cấp quốc gia.

Có thể nói, những luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt được phát ngôn ầm ĩ và rất phổ biến, trên cả truyền thông quốc tế, nhưng lại không hề có một "cơ sở khoa học"  nào. Nhưng ngược lại, tiếng nói của những nhà nghiên cứu chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến rất hiếm hoi, gần như không có chỗ đứng trong truyền thông cả trong nước và quốc tế. Phải chăng đó là sự thể hiện luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt được cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận", cho nên, ngay cả truyền thông của những nước như Anh Quốc trên BBC - vốn tự nhận là khách quan và dân chủ, tự do, cũng chỉ đăng tải một chiều luận điểm của họ?

Có thể nói: Tất cả những lập luận phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử đều hoàn toàn phản khoa học và là một sự phủ nhận trơ tráo nhất trong lịch sử khoa học của cả một nền văn minh.

Hậu quả của sự phủ nhận chân lý một cách trơ tráo này sẽ như thế nào thì xin dẫn chứng lời của một nhà khoa học vật lý lý thuyết hàng đầu của nền văn minh hiện nay là ngài SW Hawking (Chứ không phải hàng đầu Việt Nam là giáo sư Nguyễn Văn Trọng với luận điểm nổi tiếng: Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý và đặt vấn đề cho tôi nghiên cứu nhằm mục đích gì?) - đại ý: "Trong tương lai, nhân loại phải đi tìm hành tinh khác để ở".

Đã có những lời khuyên tôi không nên tiếp tục công việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và chú ý tuổi thọ và sức khỏe, nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống và xe cộ. Tôi nghĩ rằng: không chỉ riêng ăn uống và xe cộ, có thể rất nhiều trạng thái làm con người có thể tổn thọ ngoài ý muốn. Năm tới tôi đã 67 tuổi và chỉ là một cá nhân không địa vị xã hội, không bằng cấp để khoe trong các bài viết, không lề trái lề phải, không ở trên ở dưới, không có lợi ích nào trong các quyền lợi của các mà báo chí gọi là "nhóm lợi ích".

Tôi chỉ nhân danh khoa học để xác định chân lý, một cách chính danh, khi "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" tự vỗ ngực là nhân danh khoa học để phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt. Việc chứng minh nhân danh khoa học một cách chính danh của tôi lại hân hạnh được biết có "hai thằng nhìn vào trong nhà đã hai ngày hôm nay và có khả năng truy sát sư phụ" của Trung Nhân, cho thấy rất rõ rằng: "Sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt hoàn toàn không phải vì mục đích khoa học. Nó là một âm mưu chính trị quốc tế"(*). Tôi đã xác định trên diễn đàn lyhocdongphuong từ lâu, rằng: "Nếu tôi xác định sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử là một âm mưu chính trị phi khoa học thì tôi sẽ ngưng ngay việc chứng minh của tôi. Bởi vậy, nếu tôi ngưng, hoặc chết nên không thể tiếp tục công việc thì đây chính là một âm mưu chính trị".

Có thể ngưng được chưa nhỉ?

Rất tiếc, dù tôi ngưng hay tiếp tục thì những quy luật vũ trụ vẫn tiếp tục tương tác và quyết định số phận của nền văn minh này. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".

====================

* Ngày xưa, khi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com, khoảng 2004 - 2005, có một cô có nick "nanghoa" có PM cho tôi, đại ý: "Em có những ông thầy tâm linh, là cố vấn cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ. Em có hỏi về việc này của anh. Các ông ấy nói: chính phủ Hoa Kỳ biết rất rõ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nhưng họ im lặng vì lý do chinh trị". nanghoa khuyên tôi nên giả vờ thua trong lập luận và nên rút lui khỏi công việc của tôi. Tôi cảm ơn nàng vì lời khuyên chân thành. Đến bây giờ tôi vẫn tin vào sự chân thành của nanghoa. Nhưng tôi vẫn tiếp tục công việc của mình và chỉ rút lui khỏi tuvilyso.com khi chương mục minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi bị khóa.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Năm nghìn trang sách về năm nghìn năm lịch sử Việt Nam
Thư viện của Tổng thống Liên bang Nga và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được bổ sung thêm món quà của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga – Bộ sách “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập” xuất bản tại Matxcơva.
9Pozner.jpg

© Photо: The Voice of Russia

Đây thực sự là một ấn phẩm rất độc đáo - người khởi xướng kiêm lãnh đạo đề án, tiến sĩ khoa học lịch sử, giáo sư Pavel Posner nhận định.

 

“Bộ sách khác cơ bản với tất cả những gì đã từng được công bố ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào : không những ở Việt Nam mà cả ở bất kỳ quốc gia nào khác, - nhà bác học Nga khẳng định. Ấn phẩm bao gồm cả giai đoạn từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên đến năm 2011. Ngoài ra không chỉ có thông tin về lịch sử mà cả về địa lý và dân tộc học. Đây là bộ sách tổng quát tất cả những nghiên cứu về Việt Nam của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Không có bất cứ khía cạnh nào đã từng được ai đó trong số họ đề cập đến mà không được phản ảnh trong ấn phẩm của chúng tôi”.

 

Năm ngàn năm lịch sử Việt Nam gói gọn trong sáu tập của ấn phẩm với gần năm ngàn trang sách. Ở đây có thể tìm thấy thông tin về bất cứ vấn đề nào cho dù rối rắm phức tạp nhất. Chỉ riêng danh mục những tài liệu nguồn sử dụng cũng đã chiếm một trăm trang sách với hai ngàn tên gọi.

 

Những tài liệu vô cùng hữu ích có cả trong mục tài liệu tham khảo của bộ sách quý này. Thí dụ như bài viết về quy tắc xác định niên đại và hệ thống bói toán ở Việt Nam. Bảng niên biểu tất cả các triều đại Việt Nam được trình bày trong tương quan với niên biểu các triều đại Trung Quốc. Ngoài ra tất cả tên của các vị hoàng đế và niên hiệu của họ được trình bày cùng với cách viết tượng hình và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nga. Chức quan, phẩm tước của giới quan lại Việt Nam được trình bày trong tương quan với những chức vị tương đương của châu Âu cùng những đơn vị đo chiều dài, diện tích, khối lượng, cũng như các đơn vị tiền tệ đã từng lưu hành ở Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau”.

 

Để biên soạn bộ “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập”, giáo sư Postner đã chọn được đội ngũ các nhà khoa học gồm mười sáu người Nga, sáu người Việt và hai người Pháp. Công tác chuẩn bị đã kéo dài trong sáu năm, sau đó Bộ Lịch sử toàn tập được bắt đầu viết vào bốn năm trước đây.

 

Tập thể tác giả xin tiếp nhận với lòng biết ơn tất cả những nhận xét và ý kiến đóng góp về công trình của mình.
 

 

http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_14/282083711/

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Năm nghìn trang sách về năm nghìn năm lịch sử Việt Nam
Thư viện của Tổng thống Liên bang Nga và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được bổ sung thêm món quà của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga – Bộ sách “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập” xuất bản tại Matxcơva.
9Pozner.jpg

© Photо: The Voice of Russia

Đây thực sự là một ấn phẩm rất độc đáo - người khởi xướng kiêm lãnh đạo đề án, tiến sĩ khoa học lịch sử, giáo sư Pavel Posner nhận định.

 

“Bộ sách khác cơ bản với tất cả những gì đã từng được công bố ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào : không những ở Việt Nam mà cả ở bất kỳ quốc gia nào khác, - nhà bác học Nga khẳng định. Ấn phẩm bao gồm cả giai đoạn từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên đến năm 2011. Ngoài ra không chỉ có thông tin về lịch sử mà cả về địa lý và dân tộc học. Đây là bộ sách tổng quát tất cả những nghiên cứu về Việt Nam của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Không có bất cứ khía cạnh nào đã từng được ai đó trong số họ đề cập đến mà không được phản ảnh trong ấn phẩm của chúng tôi”.

 

Năm ngàn năm lịch sử Việt Nam gói gọn trong sáu tập của ấn phẩm với gần năm ngàn trang sách. Ở đây có thể tìm thấy thông tin về bất cứ vấn đề nào cho dù rối rắm phức tạp nhất. Chỉ riêng danh mục những tài liệu nguồn sử dụng cũng đã chiếm một trăm trang sách với hai ngàn tên gọi.

 

Những tài liệu vô cùng hữu ích có cả trong mục tài liệu tham khảo của bộ sách quý này. Thí dụ như bài viết về quy tắc xác định niên đại và hệ thống bói toán ở Việt Nam. Bảng niên biểu tất cả các triều đại Việt Nam được trình bày trong tương quan với niên biểu các triều đại Trung Quốc. Ngoài ra tất cả tên của các vị hoàng đế và niên hiệu của họ được trình bày cùng với cách viết tượng hình và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nga. Chức quan, phẩm tước của giới quan lại Việt Nam được trình bày trong tương quan với những chức vị tương đương của châu Âu cùng những đơn vị đo chiều dài, diện tích, khối lượng, cũng như các đơn vị tiền tệ đã từng lưu hành ở Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau”.

 

Để biên soạn bộ “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập”, giáo sư Postner đã chọn được đội ngũ các nhà khoa học gồm mười sáu người Nga, sáu người Việt và hai người Pháp. Công tác chuẩn bị đã kéo dài trong sáu năm, sau đó Bộ Lịch sử toàn tập được bắt đầu viết vào bốn năm trước đây.

 

Tập thể tác giả xin tiếp nhận với lòng biết ơn tất cả những nhận xét và ý kiến đóng góp về công trình của mình.

 

 

http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_14/282083711/

 

 

Cảm ơn Trần Phương đã cho thông tin.

Nhưng tôi vào đường link trên không được, có lẽ là do mạng? Ít nhất về hình thức tác giả đã phát biểu về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng nội dung cuốn sách mô tả về Việt sử như thế nào thì tôi rất tò mò muốn biết.

Thế giới này sẽ hội nhập như thế nào sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chân lý của một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Đây là điều mà tôi đã nói từ lâu trên diễn đàn Lý học Đông phương.

Trong thông điệp liên bang 2015, Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã viết với một ý tương tự:

 

Sứ mệnh đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng Tư lệnh là bảo vệ nước Mỹ. Để làm được điều đó, câu hỏi được đặt ra không phải là liệu nước Mỹ có nên là đầu tàu của thế giới hay không, mà là nước Mỹ làm như vậy bằng cách nào.

 

 

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt".

Đấy là lời tiên tri của nhà tiên tri Vanga.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị , anh chị em và Trần Phương thân mến.

Tôi đã vào được trang vietnamese.ruvr.ru. Nhưng tôi không biết làm cách nào gửi bài viết của mình. Nên tôi công khai ở đây. Nhờ anh chị em nào giỏi vi tính gửi giúp, tôi xin trân trọng cảm ơn. Dưới đây là toàn văn nội dung thư tôi muốn gửi cho ban biên tập vietnamese.ruvr.ru.

 

Kính thưa ban biên tập vietnamese.ruvr.ru
Tôi là Nguyễn Vũ Dieu, bút danh Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ký danh (nickname) Thiên Sứ trên các diễn đàn mạng. Vốn là một người dành gần hết thời gian gần 20 năm nay chứng minh cội nguồn văn hóa Việt sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến. Tôi đã xuất bản một số sách và viết bài trên các trang mạng liên quan đến học thuật cổ Đông phương thể hiện những luận điểm của tôi, nhân danh khoa học. Nội dung luận điểm của tôi xác định rằng:
Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc và chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.
Nhưng tôi đơn độc với luận điểm của tôi trước sự phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt của hầu hết những nhà khoa học trong nước và cộng đồng khoa học quốc tế . Hôm nay do sự giới thiệu của một thành viên trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn tôi được biết đến trang web và siêu phẩm của quý vị nói đến 5000 năm Việt sử của dân tộc và đất nước tôi. Nhưng tôi không biết được nội dung của cuốn sách mô tả thế nào về bản chất lịch sử của thời gian 5000 năm đó.
Tôi viết thư này gửi đến quý vị mong được biết nội dung bộ sách của quý quốc viết về Việt sử với hy vọng sẽ được trao đổi về luận điểm này.
Tôi hy vọng sẽ được quý vị quan tâm và tạo điều kiện trao đổi học thuật giữa cá nhân tôi và các tác giả cuốn sách này.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã quan tâm.
Địa chỉ của tôi: Số nhà 6, đường số 6, khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức. T/p Hồ Chí Minh. Việt Nam.
Số DT liên hệ của tôi: 0906645989.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites