Posted 13 Tháng 1, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến. Xin được gửi tới Anh, một tâm trạng suy nghĩ đã qua: Điều rất phổ biến đối với mọi người là thường đặt mình vào tình huống khó thoát ra. Vấn đề là một khi bạn thực hiện một cam kết như thế. Do lường được những hậu quả có thể xẩy ra, nhà chiến lược sẽ sử dụng quyền thương lượng khi còn chưa bị ràng buộc vào một cam kết nào. Những ai đang thua, đều có thiên hướng sử dụng chiến lược sáng tạo hơn, những nhà sáng tạo này, có thiên hướng bắt chước các tín đồ, tự coi mình như người bị ruồng bỏ mà tìm nơi ẩn nấp trong tôn giáo. Do vậy, chính ta phải khẳng định mình có khả năng đáp ứng những yêu cầu của xã hội, chứ không cần phải xác định yêu cầu đó là cái gì. Trân trọng. Kính bác Hà Uyên.Xin cảm ơn bác đã chỉ giáo. Tôi xin nương theo ý bác để viết những lời sau đây. Việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý không thể phủ định. Lý học Đông phương thuộc về văn hiến Việt cũng là một chân lý không thể phủ định. Không thể có một suy luận chủ quan nào có thể tạo ra một sự hợp lý trải rông trên khắp mọi lĩnh vực liên quan từ những khái niệm cổ xưa có từ hàng ngàn năm trước và đáp ứng được tính hợp lý với cả những phát minh khoa học mới nhất cũng phù hợp với nó, như thuyết của Vonfram và phát minh được giáo sư Trinh Xuân Thuận phát biểu cho rằng: "Sự khởi nguyên vũ trụ bắt đầu bằng một năng lương vô cùng nhỏ". ....vv..... Nhưng nó không phủ định những thành tựu khoa học đã được công nhận và không phủ định những phương pháp ứng dụng có hiệu quả của Lý học Đông phương từ hàng ngàn năm trước. Đối với nguyên lý căn để của Lý học Đông phương và phương pháp ứng dụng thì nó chỉ là sự hiệu chỉnh, không mang tính phủ đinh mọi phương diện. Tất cả những yếu tố đó đã xác định tính chân lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ theo tiêu chí cho một lý thuyết khoa học và một lý thuyết thống nhất. Điều đó không có nghĩa đã là sự phục hồi hoàn chỉnh lý thuyết đó. Bởi vậy, đòi hỏi lý thuyết đó phải phục hồi hoàn chỉnh mối được công nhận là vô lý trong điều kiện minh chứng cho nó chỉ căn cứ vào tiêu chí cho một lý thuyết, chứ không phải là minh chứng cho một phát minh cho một lý thuyết hoàn chỉnh. Do đó, nếu điều này được công nhận bởi tính hợp lý lý thuyết và được xã hội ủng hộ để mở rộng nghiên cứu thì tất nhiên với một tri thức vượt trôi đã được định hướng như thuyết Âm Dương Ngũ hành sẽ cho con người từ cá nhân đến xã hội và cộng đồng nhân loại những bước tiến nhanh hơn trong quá trình phát triển, tất nhiên là nhanh hơn sự tự lần mò từng bước theo sự phát triển tự nhiên. Bác Hà Uyên viết: Do vậy, chính ta phải khẳng định mình có khả năng đáp ứng những yêu cầu của xã hội, chứ không cần phải xác định yêu cầu đó là cái gì.Vâng! Theo tôi hiểu thì lý thuyết Âm Dương Ngũ hành có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và con người trong mọi lĩnh vực mà con người quan tâm. Là một lý thuyết phản ánh thực tại khách quan của vũ trụ, tất nhiên nó không phủ định những nhận thức của con người từ những thực tại khách quan đó.Đức Ala vĩ đại và Đức Chúa toàn năng đều thấy mình không mất mát gì khi xây dựng nơi tôn nghiêm của các Ngài bằng Phong Thủy Lạc Việt, như các Ngài đều có thể dùng điện thoại di động để lập đường dây nóng với nhau vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2010 Đọc hết các "bình luận" của các cao thủ , cháu mệt muốn chết nhưng làm cho cháu quan tâm hơn tới Văn hoá Phương đông, cảm ơn các bác các chú. Nhưng mà cháu nghĩ lý thuyết mãi chỉ thấy cãi nhau chả thà các bác cứ làm một cái gì đó thực tiễn để chứng minh đúng sai bằng kết quả của các phương pháp của các bác, đúng sai thì từ đó mà suy xét... Chứ 3..5000 ngàn năm nữa cháu nghĩ có lẽ người ta khai quật thấy ở TQ nhiều máy tính điện tử nhất quả đất ( và đó là bằng chứng vật thể để kết luận người Hoa Hạ phát minh ra máy tính điện tử :)) ) Chứ nghĩ ra được một cái gì "khác" thì khó, chứ bám víu vào cái đã có thì dễ. Cám ơn các bác, cháu sẽ cố theo dõi các bác xem có kiếm được gì cho cháu không :) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2010 Đọc hết các "bình luận" của các cao thủ , cháu mệt muốn chết nhưng làm cho cháu quan tâm hơn tới Văn hoá Phương đông, cảm ơn các bác các chú. Nhưng mà cháu nghĩ lý thuyết mãi chỉ thấy cãi nhau chả thà các bác cứ làm một cái gì đó thực tiễn để chứng minh đúng sai bằng kết quả của các phương pháp của các bác, đúng sai thì từ đó mà suy xét... Chứ 3..5000 ngàn năm nữa cháu nghĩ có lẽ người ta khai quật thấy ở TQ nhiều máy tính điện tử nhất quả đất ( và đó là bằng chứng vật thể để kết luận người Hoa Hạ phát minh ra máy tính điện tử :) ) ) Chứ nghĩ ra được một cái gì "khác" thì khó, chứ bám víu vào cái đã có thì dễ. Cám ơn các bác, cháu sẽ cố theo dõi các bác xem có kiếm được gì cho cháu không :) Một ý kiến hay của bác nông dân thật thà chất phác. Về phần tôi thì mời Phạm Mác vào xem "Lời tiên tri" ít nhất từ 2008 đến nay. Còn của các cao thủ phản biện tôi thì tùy họ lựa chọn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2010 BỔ SUNG THÊM NHỮNG BÀI VIẾT TRONG TOPIC PHONG THỦY LÀ KHOA HỌC. Tuvilyso.net ----------------------------------------- Msg 15 of 19: Đã gửi: 08 January 2010 lúc 3:58pm nguyentuannghia làm gì phải công kích nhau chứ, mỗi người đều có một mục tiêu của riêng mình mà, thấy đáng để theo đuổi thì theo đuổi thôi. ----------------------------------------- Msg 16 of 19: Đã gửi: 08 January 2010 lúc 6:04pm dinhvantan Tôt lành hay ho thì làm ở nhà mình đi, hữu xạ tự nhiên huơng, tự nhiên có khách đến cần gì phải đến nhà người khác mách bão . ----------------------------------------- Msg 17 of 19: Đã gửi: 12 January 2010 lúc 11:54pm Mr.N dinhvantan đã viết: Tôt lành hay ho thì làm ở nhà mình đi, hữu xạ tự nhiên huơng, tự nhiên có khách đến cần gì phải đến nhà người khác mách bão . Không đồng ý với tiền bối về điều này. Thời buổi toàn cầu này quan niệm " hữu xạ tự nhiên hương" out-of date rồi. Thời Khương Tử Nha ngồi câu chờ thời qua lâu rồi. Cái gì cũng phải PR, chính cái website này cũng đang làm việc đó. Trường phái, học thuyết nào cũng được, miễn làm vang danh nước Việt đều tốt hết. Mong các phong thủy sư, phái nào cũng được, làm sao cho thế giới biết người Việt làm phong thủy không thua gì người Đài loan, Trung quốc. Còn như chỉ khư khư giữ của gia bảo trong nhà thì...thôi rồi...về nhà đóng cửa mà vui với nhau cho đến hết đời, mặc cho thế giới đang tưng bừng náo nhiệt ngoài kia. Không như người Việt, hữu xạ tự nhiên huơng, người Tây phương luôn đi đầu trong việc đề cao chấp nhận sự mạo hiểm, khám phá, truyền bá tư tưởng hay đẹp của mình cho nhân loại, cống hiến cho nhân loại và,cho đến hôm nay, họ đã thành công vượt bực. Xin tiền bối bỏ qua nếu có mạo phạm. ----------------------------------------- Msg 18 of 19: Đã gửi: 13 January 2010 lúc 1:14am ĐaiCoViet Mr.N đã viết: dinhvantan đã viết: Tôt lành hay ho thì làm ở nhà mình đi, hữu xạ tự nhiên huơng, tự nhiên có khách đến cần gì phải đến nhà người khác mách bão . Không đồng ý với tiền bối về điều nàỵ Thời buổi toàn cầu này quan niệm " hữu xạ tự nhiên hương" out-of date rồị Thời Khương Tử Nha ngồi câu chờ thời qua lâu rồị Cái gì cũng phải PR, chính cái website này cũng đang làm việc đó. Trường phái, học thuyết nào cũng được, miễn làm vang danh nước Việt đều tốt hết. Mong các phong thủy sư, phái nào cũng được, làm sao cho thế giới biết người Việt làm phong thủy không thua gì người Đài loan, Trung quốc. Còn như chỉ khư khư giữ của gia bảo trong nhà thì...thôi rồi...về nhà đóng cửa mà vui với nhau cho đến hết đời, mặc cho thế giới đang tưng bừng náo nhiệt ngoài kiạKhông như người Việt, hữu xạ tự nhiên huơng, người Tây phương luôn đi đầu trong việc đề cao chấp nhận sự mạo hiểm, khám phá, truyền bá tư tưởng hay đẹp của mình cho nhân loại, cống hiến cho nhân loại và,cho đến hôm nay, họ đã thành công vượt bực.Xin tiền bối bỏ qua nếu có mạo phạm. Hữu xạ tự nhiên hương là một câu nói có tính cách khoa học không phaỉ bế quan tỏa cảng đóng cửa ở trong nhà . Người ngoại quốc có câu tương tự dù dùng chữ tương phản là "garbage in , garbage out" dịch nôm na là "Dùng rác thì kết qủa là rác" của dõm thì dù phô trương lắm trò cũng lòi cái dõm ra thôi còn hàng thật thì hương của nó sẽ bay khắp . Người Tây phương làm khoa học nghiêm túc , sau khi thẩm nghiệm rõ ràng rồi thì mới truyền bá công bố ra ngoài chớ không loè bịp phô trương , công bố bằng hình thức đăng ký bản quyền đê? tránh nạn ăn cắp hay tranh chấp bản quyền . Có ông Đại Hàn chuyên gia môn Tế Bào Gốc mới đây công bố công trình nghiên cứu dõm làm mất mặt quốc gia phaỉ từ chức và bị chính dân Hàn khinh miệt. ---------------------------------------- Msg 19 of 19: Đã gửi: 13 January 2010 lúc 2:08am Mr.N ĐaiCoViet đã viết: Người ngoại quốc có câu tương tự dù dùng chữ tương phản là "garbage in , garbage out" dịch nôm na là "Dùng rác thì kết qủa là rác" của dõm thì dù phô trương lắm trò cũng lòi cái dõm ra thôi còn hàng thật thì hương của nó sẽ bay khắp . Người Tây phương làm khoa học nghiêm túc , sau khi thẩm nghiệm rõ ràng rồi thì mới truyền bá công bố ra ngoài Theo tôi phương pháp tiếp cận nào cũng có cái hay của nó, thái độ bảo thủ tự cho mình là nhất, là chính thống, mọi thứ khác đều là rác thì không hay.Thứ nhất, nước Mỹ hùng cường như ngày hôm này là do họ tạo được một môi trường nghiên cứu tự do. Các học thuyết cũ, mới, cải tiến, nâng cấp, xét lại...v..v...thi nhau tự do ra đời và tự do co xát, loại trừ lẫn nhau theo thực tế ứng dụng và thực tế nhìn nhận của XH. Thực tế ta thấy nhiều trường hợp từ những lý thuyết lúc mới ra đời bị cho là không chính thống, rởm đời, khùng... lại xuất hiện nhiều lý thuyết thay đổi cả nhãn quan nền khoa học hiện đại. Nếu môi trường quan niệm bảo thủ thì chắcchắn không được như thế bao giờ. Cho đến nay điều này là đúng, so với một số quốc gia chuyên chính khác như Iran, Trung quốc...v..v...phát triển chủ yếu bằng một động cơ khác không lành mạnh và lâu bền bằng. Cho nên, thái độ đúng trước những cái mới, kỳ lạ là không vội chê bai, cũng không buộc phải vội thừa nhận mà nên bình tỉnh mà xem xét, thấy đúng thì nói đúng, thấy nhảm thì bảo nhảm và nên chỉ ra luôn nó nhảm chổ nào, tại sao nhảm. Người đọc khách quan sẽ tự biết thừa nhận hoặc đào thải. Nếu chỉ một mực chê bai mà không giải thích, úp úp mở mở, cao siêu thoát tục, ý tại ngôn ngoại thì chẳng phải tự mình đi vào ngõ cụt lắm ru. Thứ hai, có 2 loại thị trường, nhỏ hẹp giảm dần và mở rộng tăng dần. Giải pháp đúng là đầu tư vào cái mở rộng tăng dần. Thiên Chúa giáo là 1 sự thay đổi cực kỳ thành công, thay đổi cực kỳ ngoạn mục từ rất duy tâm thời trung cổ, cái thời mà họ treo cổ Galileo khi ổng cho là trái đất quay xung quanh mặt trời, cho đến bây giờ lại rất khoa học, có thể nói là gần như song hành cùng khoa hoc hiện đại, giải thích đức tin một cách rất khoa học, kết quả trở nên 1 tôn giáo hùng mạnh. Phật giáo cũng vậy, tuy có vẻ khó thấy hơn do triết lý đặc trưng của mình. Thời đại khoa học vũ trụ, con người dễ dàng chấp nhận những thứ gì có tính chất khoa học, giải thích rõ ràng, nhất quán hơn là những thứ mù mù mờ mờ. Nếu cứ khư khư quan điểm của mình, không chịu ngẫm ta nghỉ đến mình, không chịu xem xét lại nguồn gốc hệ thống thì chẳng phải đang tự mình làm khó mình đó sao. Tóm lại, ai thích thì cứ nghiên cứu theo hướng nào mình cho là đúng, loài người lúc nào cũng cần nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, cật lực tranh luận với những hướng nghiên cứu khác để cầu chân lý cũng đúng, nhưng bảo thủ chê bai những cái không phải mình là rác thì không nên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Thôi để tôi nói luôn với anh Sapa . Lập luận trên của anh không đủ phản biện tôi. Nhưng thôi, lúc rảnh tôi sẽ chỉ ra cái sai của anh. Nếu anh chưa nhận thấy điều này thì anh hãy chịu khó gõ lại, hoặc copi nguyên văn đoạn tôi nói về giáo sư Hoàng Phương (Hình như vài trang gì đó) đưa lên đây để mọi người cùng xem và phân tích. Anh xem lại dưới đây những gì Sapa phân tích có phải đúng ý anh chưa? 1. Giáo sư Hoàng Phương dùng công thức của ông để xác định tính hợp lý của HTBQ Văn Vương. 2. Anh thì muốn bảo là cho dù hoán vị Tốn-Khôn vẫn không làm mất đi tính lý cân đối trong công thức ấy - nhưng không vì thế anh chấp nhận lý giải theo công thức đó của giáo sư Hoàng Phương ... Theo anh thì đó vẫn không giải quyết được cái lý chính yếu tại sao phải thay đổi vị trí của Tốn-Khôn vì rằng nó sai lệch ... và nhất là anh vốn dĩ không thể tiếp nhận được cái chuyện hợp lý gì từ Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương cả. Nếu đúng như vậy, thì Sapa vẫn với Ý ban đầu là tại sao anh lại đem công thức giáo sư Hoàng Phương ra làm gì để rồi phủ quyết nó như thứ vô nghĩa trong khi anh biết đó là SAI (theo anh) rồi còn đề ra sự hoán vị Tốn-Khôn chi nữa! Vì theo Giáo sư Hoàng Phương thì công thức ông dùng để xác định tính hợp lý của HTBQ Văn Vương là như vậy thì việc anh đề cung hoán vị Tốn-Khôn chỉ là thừa. Có thể, sự hoán vị Tốn-Khôn của anh vẫn nằm trong công thức của sự cân đối Âm Dương ấy để phản ảnh một thực tại khác mà thôi. Do đó, anh không thể tuyên bố: Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương là SAI và chỉ duy nhất "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" ĐÚNG. ĐÚNG - SAI đó chỉ là dựa trên quan điểm cá nhân; cũng như Sapa sẽ chỉ ra cái khiếm khuyết của "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và tính lý bất hợp lý thiếu nhất quán của nó. Còn việc anh cho rằng: Tôi đưa lên đây lập luận được coi là vững nhất của tôi để anh chỉ ra cái sai. Chứng tỏ anh chưa hiểu nổi lập luận nó nằm ở đâu, hoặc chưa xem kỹ, hoặc xem mà chưa hiểu, nhưng đã vội phê phán Thiên Sứ sai. Vậy anh hãy tự tìm hiểu và chỉ ra cái sai của nó đi đã. Lúc này tôi chưa có cảm hứng tranh luận ạnh ạ. Sapa không xem thường bất cứ lập luận nào của anh nên định đi vào từng lập luận một để chỉ ra sự khiếm khuyết - nên mới hỏi anh rằng, có cái lập luận nào mà anh coi là VỮNG nhất để đi thẳng vào đề; chứ hầu như toàn bộ lập luận của anh cũng từ CHỦ QUAN mà ra. Đó là vì sau khi anh đã mới tiết lộ điều đó qua sự đối thoại giữa anh và Tiến sĩ Vũ Quang Hà - trưởng biên tập của Nxb DHQG hồi xửa lận! Thế thì, ngoài những việc giải mã một cách chủ quan những di sản văn hóa Việt không có cơ sở bằng chứng khoa học như anh thừa nhận nên Sapa sẽ đi vào chủ đích: "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhé. Để khỏi loảng trong cùng một bài viết, Sapa sẽ viết một bài riêng cho chủ đích trên. Nhưng tôi lại có cảm hứng chuyện khác: Quẻ Tử Lưu Niên mà anh nhăc tới. Mời anh vào blog của tôi và tôi sẽ phân tích quẻ này sau 4 giờ nữa. Blog của anh ở đâu? Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Anh xem lại dưới đây những gì Sapa phân tích có phải đúng ý anh chưa? 1. Giáo sư Hoàng Phương dùng công thức của ông để xác định tính hợp lý của HTBQ Văn Vương. 2. Anh thì muốn bảo là cho dù hoán vị Tốn-Khôn vẫn không làm mất đi tính lý cân đối trong công thức ấy - nhưng không vì thế anh chấp nhận lý giải theo công thức đó của giáo sư Hoàng Phương ... Theo anh thì đó vẫn không giải quyết được cái lý chính yếu tại sao phải thay đổi vị trí của Tốn-Khôn vì rằng nó sai lệch ... và nhất là anh vốn dĩ không thể tiếp nhận được cái chuyện hợp lý gì từ Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương cả. Nếu đúng như vậy, thì Sapa vẫn với Ý ban đầu là tại sao anh lại đem công thức giáo sư Hoàng Phương ra làm gì để rồi phủ quyết nó như thứ vô nghĩa trong khi anh biết đó là SAI (theo anh) rồi còn đề ra sự hoán vị Tốn-Khôn chi nữa! Vì theo Giáo sư Hoàng Phương thì công thức ông dùng để xác định tính hợp lý của HTBQ Văn Vương là như vậy thì việc anh đề cung hoán vị Tốn-Khôn chỉ là thừa. Có thể, sự hoán vị Tốn-Khôn của anh vẫn nằm trong công thức của sự cân đối Âm Dương ấy để phản ảnh một thực tại khác mà thôi. Do đó, anh không thể tuyên bố: Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương là SAI và chỉ duy nhất "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" ĐÚNG. ĐÚNG - SAI đó chỉ là dựa trên quan điểm cá nhân; cũng như Sapa sẽ chỉ ra cái khiếm khuyết của "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và tính lý bất hợp lý thiếu nhất quán của nó. Sapa không xem thường bất cứ lập luận nào của anh nên định đi vào từng lập luận một để chỉ ra sự khiếm khuyết - nên mới hỏi anh rằng, có cái lập luận nào mà anh coi là VỮNG nhất để đi thẳng vào đề; chứ hầu như toàn bộ lập luận của anh cũng từ CHỦ QUAN mà ra. Đó là vì sau khi anh đã mới tiết lộ điều đó qua sự đối thoại giữa anh và Tiến sĩ Vũ Quang Hà - trưởng biên tập của Nxb DHQG hồi xửa lận! Thế thì, ngoài những việc giải mã một cách chủ quan những di sản văn hóa Việt không có cơ sở bằng chứng khoa học như anh thừa nhận nên Sapa sẽ đi vào chủ đích: "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhé. Để khỏi loảng trong cùng một bài viết, Sapa sẽ viết một bài riêng cho chủ đích trên. Blog của anh ở đâu? Sapa Anh Sapa à!Tôi xác định lại một lần nữa: Anh không đủ khả năng phản biện tôi đâu. Nhưng để cho diễn đàn sôi nổi, tôi không ý kiến gì. Phàm muốn phản biện học thuật thì người phản biện phải trích dẫn nguyên văn đoạn cần phản biện để đối chứng. Đằng này chẳng thấy anh trích dẫn gì cả. Bây giờ anh hãy copi nguyên văn đoạn tôi viết liên quan đến giáo sư Hoàng Phương lên đây đã, rồi mới phân tích chỉ ra cái sai chứ. Còn nói như anh không khác gì nói phong long cả. Cứ dựng đứng lên là "Sai rồi", thế thì không thể chấp nhận được. Anh thấy tôi phản biện các vị học giả khác chưa, tôi đều trích nguyên văn toàn bộ luận điểm đầy đủ của họ, hoặc toàn bộ bài viết một cách khách quan, rôi mới chỉ ra cái sai của họ. Có bao giờ cắt trích ngang xương, hoặc nói phong long như anh đâu? Kiểu phản biện của anh chỉ cần thay vài từ thì có thể phản biện tất cả các vĩ nhân của thế giới đấy. Tôi thí dụ cho anh nha: -------------------- Nguyên văn của Sapa Sapa không xem thường bất cứ lập luận nào của anh nên định đi vào từng lập luận một để chỉ ra sự khiếm khuyết - nên mới hỏi anh rằng, có cái lập luận nào mà anh coi là VỮNG nhất để đi thẳng vào đề; chứ hầu như toàn bộ lập luận của anh cũng từ CHỦ QUAN mà ra. Đó là vì sau khi anh đã mới tiết lộ điều đó qua sự đối thoại giữa anh và Tiến sĩ Vũ Quang Hà - trưởng biên tập của Nxb DHQG hồi xửa lận! Thế thì, ngoài những việc giải mã một cách chủ quan những di sản văn hóa Việt không có cơ sở bằng chứng khoa học như anh thừa nhận nên Sapa sẽ đi vào chủ đích: "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhé. Để khỏi loảng trong cùng một bài viết, Sapa sẽ viết một bài riêng cho chủ đích trên. Sửa lại để phản biện Anhxtanh: (Những chỗ sửa màu xanh đậm) Sapa không xem thường bất cứ lập luận nào của Anhxtanh nên định đi vào từng lập luận một để chỉ ra sự khiếm khuyết - nên mới hỏi Anhxtanh rằng, có cái lập luận nào mà Anhxtanh coi là VỮNG nhất để đi thẳng vào đề; chứ hầu như toàn bộ lập luận của Anhxtanh cũng từ CHỦ QUAN mà ra. Đó là vì sau khi Anhxtanh đã mới tiết lộ điều đó qua sự đối thoại giữa Anhxtanh và các nhà khoa học hồi xửa lận! Thế thì, ngoài những việc thuyết giảng một cách chủ quan thuyết Tương Đối không có cơ sở bằng chứng khoa học như Anhxtanh thừa nhận nên Sapa sẽ đi vào chủ đích: thuyết Tương Đối nhé. Để khỏi loảng trong cùng một bài viết, Sapa sẽ viết một bài riêng cho chủ đích trên. ----------------- Qua đó thì thấy rằng: Tôi cần anh chép nguyên văn bài viết hoặc đoạn văn của tôi liên quan đến mục đích phản biện của anh đã. Chỉ một cái bấm chuột thôi mà. Sao anh không làm đi để công khai trước mọi người. Chỉ toàn thấy anh nói sai mà không có đối chứng để biết nó có đúng là sai như anh nói không? Còn blog của tôi thì nó là chuyện riêng tư thôi. Anh có thể vào xem: http://vn.myblog.yahoo.com/thiensulacviet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2010 Tôi là người khách quan, vả lại vấn đề Tốn đổi Khôn tôi cũng không quan tâm lắm nhưng đọc thấymột đoạn hay trong sách về vấn đề này nên đem ra đây cho mọi người cùng tham khảo,cũng chẳng biết sách đúng hay sai: “Sở dĩ Dịch học Á Đông không ai xiển minh nổi là vì thất chân truyền nên không thấy rõ được những điều nói trên. Ta thử xem kỹ lại Đồ Thư Bát Quái sẽ thấy Kiền là thuần dương, tươngđối với Khôn là thuần âm, là thần đức đầu tiên xạ vào hỗn nguyên khí để được biến ra Tiên Thiên khí. Đến khi âm dương dung hợp biến hoá theo ba thần đức tĩnh, động, hoà (dichnhan: “nghe giốngnhư bất dịch-biến dịch-giao dịch”) của Maha huyền ảo thì Tiên thiên biến ra hậu thiên với ba sự biến đổi mới là: Cấn (Chấn) đổi Đoài (Đoài) Chấn (Cấn) đổi Tốn (Tốn) Ly (Ly) đổi Khảm (Khảm) Bấy nhiêu dữ kiện hiểu theo minh lýcủa Huyền Môn cũng đủ rõ là Dịch học vốn không phải là Siêu thần học mà chính là vũ trụ học thôi. Vậy mà từ xưa đến nay, người ta cứ gọi là ba ngôi thượng đế,Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng. Mà cũng vì thế nên Dịch Lý chỉ đi đến chỗ bói toán là cùng". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2010 chết thật viết lộn, sách hơi mờ, đáng ra phải là đối chứ không phải là đổi Cấn (Chấn) đối Đoài (Đoài) Chấn (Cấn) đối Tốn (Tốn) Ly (Ly) đối Khảm (Khảm) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2010 Tôi là người khách quan, vả lại vấn đề Tốn đổi Khôn tôi cũng không quan tâm lắm nhưng đọc thấymột đoạn hay trong sách về vấn đề này nên đem ra đây cho mọi người cùng tham khảo,cũng chẳng biết sách đúng hay sai: “Sở dĩ Dịch học Á Đông không ai xiển minh nổi là vì thất chân truyền nên không thấy rõ được những điều nói trên. Ta thử xem kỹ lại Đồ Thư Bát Quái sẽ thấy Kiền là thuần dương, tươngđối với Khôn là thuần âm, là thần đức đầu tiên xạ vào hỗn nguyên khí để được biến ra Tiên Thiên khí. Đến khi âm dương dung hợp biến hoá theo ba thần đức tĩnh, động, hoà (dichnhan: “nghe giốngnhư bất dịch-biến dịch-giao dịch”) của Maha huyền ảo thì Tiên thiên biến ra hậu thiên với ba sự biến đổi mới là: Cấn (Chấn) đổi Đoài (Đoài) Chấn (Cấn) đổi Tốn (Tốn) Ly (Ly) đổi Khảm (Khảm) Bấy nhiêu dữ kiện hiểu theo minh lýcủa Huyền Môn cũng đủ rõ là Dịch học vốn không phải là Siêu thần học mà chính là vũ trụ học thôi. Vậy mà từ xưa đến nay, người ta cứ gọi là ba ngôi thượng đế,Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng. Mà cũng vì thế nên Dịch Lý chỉ đi đến chỗ bói toán là cùng". Cảm ơn anh Dichnhan97 quan tâm. Anh xem đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt có đúng với ý của bài viết trên không: Nhưng vấn đề không chỉ dừng ở đây: Bởi vì, nếu chỉ giới hạn ở chỗ "đối xứng", như những người phản đối tôi thường lấy đó làm luận cứ để rêu rao thì không chỉ đối chỗ Tốn Khôn , mà còn có thể đổi nhiều thứ cũng đối xứng. Mà còn là sự phối hợp với Hà Đồ và là sự giải thích một cách hợp lý với hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó và khả năng phản ánh một thực tại khách quan trong vũ trụ với khả năng phục hồi lại một cách hoàn chỉnh học thuyết này. Chưa hết, nó còn là sự phủ hợp với những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Cho đến nay, vấn đề không dừng lại ở chỗ đổi chỗ Tốn Khôn phối với Hà Đồ là đúng hay sai nữa, mà là: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái - ký hiệu siêu công thức của nó - nhân danh nền văn hiến Việt - có phải là lý thuyết thống nhất vũ trụ hay không?". Nếu nó là lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chắc không phải dùng để xem bói đâu anh ạ. Mấy thứ tình duyên gia đạo, mất người yêu, thất nghiệp....vv ...chỉ chứng tỏ khả năng siệt việt dự báo đến từng chi tiết trong đời sống con người của học thuyết này thôi. Những gì mà nền khoa học hiện đại làm được đều không nằm ngoài dự báo của Lý học Đông phương, từ con robot giống người, đến robot bác học và các loại vũ khí hiện đại....vv....đều có thể dự đoán được cả (Xem lời tiên tri 208 - 209. Thế thì nó phải làm được cái gì hơn thế chứ nhỉ? Nếu chỉ để xem bói và cất nhà cho hợp Phoengxui thì chẳng cần đến nó. Cái tư duy kiểu đấy để dành cho mấy kẻ "trong "hầu hết" và "cộng đồng" thôi anh ạ. Còn về phía tôi. Cái số tôi nó cũng chỉ đến đấy. Còn lại thế nhân tin hay không thì tùy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2010 Theo tôi hiểuthì những quẻ bên ngoài là thuộc Tiên thiên đồ còntrong ngoặc là Hậu thiên đồ, sự biến đổi dựa vào sự bất dịch ở Khảm-Ly, sự biếndịch ở Cấn-Chấn, và sự giao dịch cũng ở Cấn-Chấn (đổi chỗ cho nhau). Như tôi nóiở trên, vấn đề đổi hay không đổi tôi không quan tâm nghiên cứu, thấy thế nào thìnói thế thôi. Nhận tiện nóivề long tin, tôi xin trích tiếp 1 câu trong đó “khi người ta tin, người ta cònchưa biết, khi người ta biết rồi thì người ta không còn tin nữa”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Vì anh đòi hỏi phải có trích dẫn nên bài phản biện sẽ rất dài và Sapa sẽ bắt đầu chủ đề: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ khiếm khuyết chổ nào? I. Hà Đồ Nói đến Hà Đồ, ta có cái hình như sau: vốn dĩ không có lồng trong cửu cung như sự chế tác của anh vậy: Hãy tạm thời gát lại Ngũ Hành, chúng ta sẽ bàn luận sau mà cứ nhìn vào các con số trong cửu cung để cùng tìm hiểu sự liên quan của nó. Như ta thấy, từ hình Hà Đồ, các chấm tròn trắng (T) hoặc đen (Đ) tượng trưng cho: các con số 1:T,2:Đ,3:T,4:Đ thì nằm ở vòng trong (và) các con số 6:Đ,7:T,8:Đ,9:T thì nằm ở vòng ngoài thì khi chuyển hoán sang cửu cung nhất thiết cũng nên tuân thủ theo lý-nhất-quán đó phải không anh Thiên Sứ? Anh đã không được nhất quán hợp tình hợp lý ở đây ... do vậy, sau này khi anh thiết lập nên Lạc Việt Độn Toán đã bị khiếm khuyết lệch lạc ở ngay điểm căn bản này rồi. Tại sao? Trên cửu cung có 4 chính-cung, 4 phụ-cung thì khi anh đặt để "1:T và 3:T" thuộc (vòng trong) ở một trong [4 chính-cung] thì lý-nhất-quán phải xếp "2:Đ và 4:Đ" thuộc (vòng trong) vào vị trí trong [4 chính-cung] còn lại mới phải. Thế nhưng, anh lại phá vở nguyên lý ấy bằng cách để "2:Đ và 4:Đ" vào một trong [4 phụ-cung]. Nhìn hình Hà Đồ, rõ là "1:T đối diện với 2:Đ" và "3:T đối diện với 4:Đ" nhưng nhìn ở cửu cung Hà Đồ do anh chế tác thì không tương thích. Đồng lý ấy vòng trong - chính cung, vòng ngoài - phụ cung: Trên cửu cung có 4 chính-cung, 4 phụ-cung thì khi anh đặt để "6:Đ và 8:Đ" thuộc (vòng ngoài) ở một trong [4 phụ-cung] thì lý-nhất-quán phải xếp "7:T và 9:T" thuộc (vòng ngoài) vào vị trí trong [4 phụ-cung] còn lại mới phải. Thế nhưng, anh lại phá vở nguyên lý ấy bằng cách để "7:T và 9:T" vào một trong [4 phụ-cung]. Nhìn hình Hà Đồ, rõ là "6:Đ đối diện với 7:T" và "8:Đ đối diện với 9:T" nhưng nhìn ở cửu cung Hà Đồ do anh chế tác thì lại không tương thích. Từ một sự chuyển hoán đơn giản, anh đã có sự sắp xếp khác do một lý do nào đó, nhưng nó không giữ được sự trung thực của vấn đề nên Sapa cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (1) nhất trong hệ thống mắc xích của anh. II. Bát Quái "Bát" là "tám" thì dĩ nhiên chúng ta nói đến có 8 Quái (tất cả) như sau: và mỗi một trong 8 Quái căn bản này có 3 tầng: thượng-trung-hạ mà các nhà thuật số còn cho đó là đại diện của Tam Tài: Thiên-Nhân-Địa. Nói về Bát Quái, thì các sách xưa nay đều ghi nhận rằng có 2 loại: Tiên Thiên và Hậu Thiên. Tiên Thiên Bát Quái thì bảo là do Phục Hy chế tác và Hậu Thiên thì do Văn Vương lập ra như sau: Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương và Thiên Sứ anh cũng thiết lập lên một Hậu Thiên Lạc Việt bằng cách hoán vị Tốn Khôn từ Hậu Thiên BQ Văn Vương như sau: (tuy có phần xoay chuyển lại 180 độ) Tại sao anh lại đặt tên là "Hậu Thiên", phải chăng anh thừa nhận có cái "Tiên Thiên" đối xứng như của Phục Hy? Nếu như không vì sự đối xứng, thì mặc tình Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy hay Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương có sắp xếp ra sao tùy ý 2 ông ấy - có phải không anh Thiên Sứ? Thế nhưng, anh cực lực cho rằng Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương SAI trên tiền đề liên hệ hợp lý với tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan theo tiêu chí khoa học hiện đại. Tất nhiên, một trong những tiền đề đó là đối xứng do sự đối xứng của Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy là quá rõ ràng. Trong đồ hình Bát quái Hậu thiên không có sự đối xứng Âm dương qua tâm so với Bát quái Tiên thiên. Bát quái Tiên thiên – tiền đề của Bát quái Hậu thiên – đã chứng tỏ tính cân đối là nguyên lý căn bản của kinh Dịch. Vì vậy, đã có những nhà nghiên cứu hoài nghi tính chân xác trong cấu trúc phương vị của đồ hình Hậu thiên và đã tìm cách sắp xếp lại quái vị. (Thiên Sứ) Thiên Sứ anh cũng là một trong những nhà nghiên cứu hoài nghi đó - cho nên, hoán vị Tốn - Khôn đã giải quyết vấn đề đó cho Kiền-Khôn từ Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương nhưng Tốn-Cấn, Chấn-Đoài xuyên tâm bất-đối-xứng đã [size3]ÉP[/size] anh phải kết hợp Đoài-Tốn và Cấn-Chấn thành 2 cặp quái bất Dịch đối xứng - có sự đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương đính danh Hậu Thiên Lạc Việt. Tại sao anh lại không đặt tên là "Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt", mà bỏ mất 2 chữ Bát Quái kia? Rõ là anh có thấy sự không-nhất-quán đã xảy ra khi "Bát Quái" có nghĩa là "Tám:8" chứ không phải "Tứ Quái" + 2 "Trùng Quái" thành ra 6 tổ hợp Đơn/Trùng tùm lum mà sự đối xứng khi thì từng Quái 3 hào và lúc thì Trùng Quái 6 hào đối xứng như trên. Nhìn ra, Hậu Thiên Lạc Việt của anh chí ít không-đồng-bộ với Tiên Thiên Phục Hy rồi vậy, trừ khi anh lại dựa trên đồ hình Tiên Thiên nào khác ngoài Phục Hy. Ở tiền đề Tiên Thiên Bát Quái - thì từng Quái một đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương ... mà ở "Hậu Thiên Lạc Việt" anh chế tác lại "bóp chặt lại" (chứ chưa viết là "bóp méo", rồi anh dỗi mắc công) 2 Quái với nhau mới minh họa được sự đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương cơ! Tuy nhiên, rải rác trong những lập luận của anh thì anh cũng đã có xử dụng cái tên: "Bát Quái Hậu Thiên Nguyên Thủy" để phân biệt với "Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương" dựa trên cấu trúc đối xứng "điên-đảo-dịch" hệ thống 64 quẻ của Kinh Dịch. (sẽ đi sâu vào chi tiết ở phần III) Chẳng những thế, anh đã dựa trên cơ sở 2 hình tam giác thuận nghịch ở đồ hình trên để lập nên môn "Lạc Việt Độn Toán" phối hợp với Lục Nhâm và Bát Môn mà phân ra Tam Âm (tam giác đều thuộc Âm) - Tam Dương (tam giác đều thuộc Dương) như sau: Đã là tam giác đều cân đối mà một góc đỉnh trong 3 góc lại mất cân đối với tỷ lệ: 3-6-3 (vạch) và nếu như tính theo toán học thì đã mất cân đối rồi. Thứ đến, Bát Môn thì rõ là có 8 Cửa nên anh phải đặt thêm cái tên "Bát Quái Hậu Thiên Nguyên Thủy" nhưng vẫn để cùng chỉ chung một đồ hình là "Hậu Thiên Lạc Việt" mà thôi. Xét xem, có 2 cửa Đoài-Tốn mà chỉ có 1 hiệu ứng XÍCH KHẨU cũng như 2 cửa Cấn-Chấn lại chỉ có 1 hiệu ứng TIỂU CÁT trong khi 4 cửa còn lại mỗi đều có 1 hiệu ứng cá biệt. Do đó, như anh đã viết: Vậy thì, nếu một lý thuyết có tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri thì nó phải xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối làm nền tảng để quán xét mọi hiện tượng. mà anh đã đoán không ĐÚNG nhiều lần và tiêu biểu nhất về cái chết của Sadam Hussen hoặc sự đắc cử của Tổng Thống Obama thì hệ thống lý thuyết của anh có nên phải xét lại rồi chăng? bài viết 33 Sapa chỉ ra đây để anh thấy cái không-nhất-quán và cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (2) hai trong hệ thống mắc xích của anh. III. Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ Hậu Thiên mà anh chế tác đây phối với Hà Đồ như thế nào? 1. Hà Đồ - thì chuyển tải không nhất quán (vị trí các độ số lẫn lộn) 2. Hậu Thiên - không minh họa được sự đối xứng tương đồng với tiền đề là Tiên Thiên (gượng ghép 4 quái thành 2 cặp Trùng quái tạo nên 6 cực hơn là 8 Quái đối xứng) Thế nhưng anh vẫn cho là: Như vậy, sự thay đổi vị trí Tốn & Khôn đã chứng tỏ tính hợp lý trong việc giải thích tính kết hợp của Đoài & Tốn trong việc tạo ra thuận tự 64 quẻ / 32 cặp quẻ trên thực tế. Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … Hay nói một cách khác: Đó chính là cái chìa khóa để mở cánh cửa bí ẩn của văn minh Đông phương. Vậy thì chúng ta tiếp tục phân tích và quán xét nhé, anh Thiên Sứ. Như vậy, sự thay đổi vị trí Tốn & Khôn đã chứng tỏ tính hợp lý trong việc giải thích tính kết hợp của Đoài & Tốn trong việc tạo ra thuận tự 64 quẻ / 32 cặp quẻ trên thực tế. Trong Kinh Dịch, có 64 quẻ mà trong đó được phân tích ra làm 2 nhóm: 8 quẻ thuộc nhóm "bất-dịch" - có nghĩa là lật lên lật xuống thì hình tượng và ý nghĩa không đổi. 28 quẻ thuộc nhóm "điên-đảo-dịch" - có nghĩa là lật lên lật xuống thì hình tượng và ý nghĩa đều thay đổi. (một số quẻ trong nhóm 28 quẻ điên-đảo-dịch) Trong Bát Quái thì các "đơn-quái" là 8 đơn vị căn bản để tạo nên "trùng-quái" như ta thấy ở trong Kinh Dịch và tự thân 8 "đơn-quái" cũng đã phân thành 2 nhóm: "bất-dịch" và "điên-đảo-dịch". Lẽ tất nhiên, khi kết hợp các "đơn-quái" này lại với nhau thì cũng sẽ có hiện tượng "trùng-quái" bao gồm cái kết cấu của 2 nhóm kia. Do đó, sự sắp xếp của 64 quẻ Kinh Dịch dựa trên nguyên tắc như sau: i.) "đơn-quái-A" (kết hợp với) "đơn-quái-B" (tạo nên) "trùng-quái-AB" ii.) Nếu: "trùng-quái-AB" khi lật lên lật xuống không thay đổi hình tượng và ý nghĩa thì đó là thuộc nhóm "bất-dịch" Nên: "trùng-quái-AB" phải (hoán đổi tính ký hiệu Âm Dương) để trở nên "trùng-quái-!A!B" iii.) Nếu: "trùng-quái-AB" khi lật lên lật xuống thay đổi hình tượng và ý nghĩa thì đó là thuộc nhóm "điên-đảo-dịch" Nên: tự thân "trùng-quái-AB" sẽ trở thành một "trùng-quái-AB-nđ" (đn : nghịch đảo) rồi. Đơn giản thế thôi, vì rằng nếu một "trùng-quái" khi nghịch đảo không mang một ý nghĩa mới, một hình tượng mới thì chỉ còn có cách là làm đối-xứng-Âm-Dương để trở quẻ "trùng-quái" mới. Nhưng đối với anh thì vấn đề trở nên phức tạp để đạt mục đích biện minh cho các cặp Đoài-Tốn, Cấn-Chấn như sau: Trên cơ sở này chúng ta xét đến thứ tự 64 quẻ thuộc hệ thống Hậu thiên Bát quái để so sánh sự tương quan hợp lý với phương vị của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy. Trước hết chúng ta xếp 64 quẻ thành 32 cặp, mỗi cặp gồm 2 quẻ lẻ chẵn kế tiếp, bắt đầu từ cặp thứ nhất gồm 2 quẻ là: 1 – Thuần Càn và 2 – thuần Khôn;… cho đến hết 64 quẻ. Chúng ta sẽ được bảng sau. Trên cơ sở đồ hình 32 cặp quẻ đã trình bày ở trên, bạn đọc sẽ nhận thấy ngay rằng: mỗi một cặp là một đồ hình đối xứng nhau. Trong đó có 4 cặp đối xứng Âm - Dương và 28 cặp đối xứng nghịch đảo, được cấu tạo bằng 56 quẻ có vị trí chẵn lẻ liên tiếp. Để có được tính đối xứng đó, cấu tạo của 28 cặp đối xứng nghịch đảo có 3 phương thức tạo cặp đối xứng sau đây: Lẽ tất nhiên, anh sẽ phải có 3 phương thức là để giải quyết các trường hợp kết hợp giữa: a) tổ hợp do 2 quái bất-dịch tạo nên :P tổ hợp do 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Cấn-Chấn và 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Đoài-Tốn tạo ra -----> dưới trường hợp này, nếu có tổ hợp do 2 quái điên-đảo-dịch cùng nhóm Cấn-Chấn là: Cấn-Chấn hoặc Chấn-Cấn thì đã nằm ngoài 28 cặp đối xứng nghịch đảo rồi. -----> dưới trường hợp này, nếu có tổ hợp do 2 quái điên-đảo-dịch cùng nhóm Đoài-Tốn là: Đoài-Tốn hoặc Tốn-Đoài thì đã nằm ngoài 28 cặp đối xứng nghịch đảo rồi. c) tổ hợp do 1 quái bất-dịch thuộc bất cứ nhóm Cấn-Chấn hay Đoài-Tốn và 1 quái điên-đảo-dịch tạo lập thì: -----> dưới trường hợp này, nếu do 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Cấn-Chấn thì quẻ đối xứng nghịch đảo sẽ có Cấn hay Chấn thay đổi lẫn nhau để gìn giữ cùng tính chất; chứ không thể dùng Đoài hay Tốn -----> dưới trường hợp này, nếu do 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Đoài-Tốn thì quẻ đối xứng nghịch đảo sẽ có Đoài hay Tốn thay đổi lẫn nhau để gìn giữ cùng tính chất; chứ không thể dùng Cấn hay Chấn Xét ra: Phương thức thứ 1, 2 và 3 đều có thể giải quyết chung cùng một phương thức là: nghịch-đảo chứ rối rắm chi với bao lý lẽ ở trên, phải không anh Thiên Sứ? Nếu như ai có quan tâm những gì anh viết, họ có thể tìm đọc trong "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" do anh xuất bản - nhưng với nguyên tắc đơn giản mà Sapa trình bày ở trên cho thấy cấu trúc 64 quẻ Dịch không có gì phức tạp lôi thôi như anh trình bày cả. Như đã có nói, đối với anh thì vấn đề trở nên phức tạp để đạt mục đích biện minh cho các cặp Đoài-Tốn, Cấn-Chấn là có sự gần-nhau để khi anh hoán vị Tốn-Khôn trong Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương có tính thuyết cao hơn. Đây là điểm MẠNH và VỮNG CHẢI nhất trong lập luận hoán vị Tốn-Khôn của anh mà có lẽ Tubinh_giagia cũng chỉ đề cập đến nhưng vẫn chưa có sự phản biện nào. Thế nhưng, những phương thức (1,2,3) anh đề ra chỉ là để giải quyết 28 cặp đối xứng nghịch đảo thì okay mà 2 trong 4 cặp đối xứng Âm - Dương thì các phương thức kia SAI. Do đó, anh đã đề cập lờ mờ đến phương thức giải quyết như sau: Một cặp điên đảo dịch cùng tính chất sẽ tương ứng một “Quái bất dịch”. Điều này được mô tả như sau: CẤN & CHẤN = ĐOÀI & TỐN = CÀN = KHẢM = LY = KHÔN Khi nói đến cùng tính chất thì anh đã kéo sang Ngũ Hành để miêu tả CẤN & CHẤN mang hành Mộc và miêu tả ĐOÀI & TỐN mang hành Kim - chuyện Ngũ Hành tạm gát lại nói sau, như ngay bây giờ để thông qua mà tiếp tục - thì: CẤN & CHẤN - Một cặp điên đảo dịch cùng tính chất sẽ tương ứng một “Quái bất dịch”. Okay! ĐOÀI & TỐN - Một cặp điên đảo dịch cùng tính chất sẽ tương ứng một “Quái bất dịch”. Okay! Nhưng ĐOÀI & TỐN hoặc CẤN & CHẤN là trùng-quái để so sánh với một đơn-quái như: CÀN, KHẢM, LY, KHÔN thể nào chứ? Giúp anh nhé, cho phép CÀN & CÀN thành trùng-quái cũng như KHẢM & KHẢM, LY & LY và KHÔN & KHÔN để tiện so sánh đi nữa thì cũng chỉ có 6 trùng-quái bất-dịch ---> trong khi trong 64 quẻ Kinh Dịch có tới 8 trùng-quái bất-dịch kia mà ...??? Lập luận của anh bị "khuyết ở điểm này ... và Sapa cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (2) hai trong hệ thống mắc xích của anh. Như vậy, khi một cặp điên đảo dịch cùng tính chất kết hợp với nhau, chúng sẽ có tính chất của một “Quái bất dịch” trong việc tạo cặp đối xứng. Hay nói một cách khác: khi kết hợp một cặp Điên đảo dịch sẽ chính là một quái bất dịch trong việc tạo ra đối xứng. Điều này được chứng tỏ trong những cặp đối xứng được tạo trong phương thức 2 và 3, chúng ta có: # 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi 2 cặp Điên đảo dịch Cấn Chấn & Đoài Tốn (Phương thức 2). # 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi cặp Điên đảo dịch Cấn – Chấn kết hợp với 4 Quái bất dịch (Phương thức 3). # 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi cặp Điên đảo dịch Đoài – Tốn kết hợp với 4 Quái bất dịch (Phương thưc 3). (Thiên Sứ) Phải chăng anh đã lý luận bất cập ở trên do một khi có cặp điên đảo dịch cùng tính chất kết hợp với nhau, chúng sẽ có tính chất của một “Quái bất dịch” trong việc tạo cặp đối xứng - thì không thể dùng bất cứ 3 phương thức nào anh đã đề ra được cả; anh có thể xem hình minh họa: Còn nếu như anh viết: Hay nói một cách khác: khi kết hợp một cặp Điên đảo dịch sẽ chính là một quái bất dịch trong việc tạo ra đối xứng thì lại càng không thể nào. Khi kết hợp một cặp Điên đảo dịch mà thiếu cụm từ cùng tính chất trong câu viết đó của anh sẽ không thể nào có được sẽ chính là một quái bất dịch, phải không anh, Thiên Sứ!? Trong cấu trúc phương vị Bát quái Hậu thiên, cặp Cấn Chấn có vị trí cạnh nhau, cùng đặc tính Mộc (Âm - Dương Mộc) khi kết hợp tính chất tương đương một Quái bất dịch. Vì vậy, cặp Đoài – Tốn không thể ở vị trí cách nhau như đồ hình Hậu thiên Bát quái mà cổ thư chữ Hán truyền lại – nhưng lại có thể tạo ra cấu trúc đã trình bày – thể hiện ở 32 cặp đối xứng. Khi anh nghịch-đảo những quẻ "điên-đảo-dịch" như CẤN thành CHẤN, TỐN thành ĐOÀI hoặc ngược lại thì đó là điều tất nhiên chứ không nhân đó mà anh vin vào để nói lên sự cạnh nhau cần thiết. Nếu như đó là sự cần thiết thì trong 64 quẻ Kinh Dịch chỉ xảy ra ở trường hợp CẤN & CHẤN cùng ĐOÀI & TỐN minh họa sự cạnh nhau mà thôi; nhưng đó lại dẫn đến một sự không-nhất-quán khác. Đó là, dựa trên tiền đề cấu trúc của Tiên Thiên Bát Quái đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương cơ thì ta có: * "bất-dịch" - Càn, Khôn, Ly, Khảm < đối xứng > * "điên-đảo-dịch" - Đoài, Cấn, Chấn, Tốn <đối xứng> trong khi BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY của anh sau khi hoán vị Tốn-Khôn sẽ là: * "bất-dịch" - Càn, Khôn, Ly, Khảm <đối xứng> + [Cấn-Chấn], [Đoài-Tốn] < đối xứng > Có nghĩa là BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY chỉ có thể < đối xứng > khi kết hợp [Cấn-Chấn] lại với nhau cùng với tổ hợp [Đoài-Tốn] vị chi toàn là sự liên hệ "bất-dịch-chi lý" - chứ không như tiền đề của Tiên Thiên Bát Quái đối xứng gồm đủ cả "bất-dịch-cùng-điên-đảo-dịch-chi lý." Vì rằng, nếu như BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY được nghiên cứu và xét đến dưới góc cạnh: 4 phương 8 hướng thì: Tốn < đối bất xứng> Cấn Chấn < đối bất xứng> Đoài vậy! Còn xét theo BÁT QUÁI ÂU LẠC của tiến sĩ Trần Quang Bình: thì có sự < đối xứng > tất yếu phù hợp với tiền đề Tiên Thiên Bát Quái (cả 8 quái đối xứng hoàn chỉnh; còn của anh Thiên Sứ chỉ được có 4 và 4 quái kia phải chia làm 2 tổ hợp kết hợp mới đối xứng) và ngay cả theo lý luận của anh về cặp Cấn-Chấn, Tốn-Đoài có vị trí cạnh nhau v.v... cũng có sự tương đồng. Chỉ có điều, khi kết hợp [Cấn-Chấn] và [Tốn-Đoài] lại thì không có sự < đối xứng > về tính ký hiệu và Âm Dương như anh CHỦ QUAN đặt để lý luận của mình vào đó thôi! Thế nên, anh đã kết luận một cách CHỦ QUAN: Do đó, sự tương quan hợp lý trong việc tạo ra 32 cặp đối xứng theo đúng thuận tự 64 quẻ Hậu thiên bát quái được bảo chứng bằng Tự quái truyện. Điều này chỉ có thể thực hiện được với cấu trúc tiền đề căn bản của nó là phương vị BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY; tức là Quái Tốn phải nằm ở vị trí Âm Kim trên Hà đồ (*) (đổi chỗ cho quái Khôn), để tạo thành một cặp tương ứng một quái bất dịch cùng tính chất Kim (Âm - Dương Kim). Nguyên văn đoạn trên, chỉ cần đổi BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY thành BÁT QUÁI HẬU THIÊN ÂU LẠC thì lại là sự kết luận một cách CHỦ QUAN của tiến sĩ Trần Quang Bình. Chẳng lẻ, có nhiều lập luận CHỦ QUAN như thế lại tranh giành sự ưu việt cái nào hơn cái nào à!? Thế nên phần (*) được anh chú thích sau đó là phải dùng đến sự giải mả CHỦ QUAN về truyền thuyết, đồng dao v.v.. cái mà anh cho là không có cũng chẳng quan hệ gì đến cốt lõi của sự chứng minh việc đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ nằm ở chỗ khác. Cụ thể như sau: cuối năm 2000, đầu 2001 - Tiến sĩ Vũ Quang Hà - trưởng biên tập của Nxb DHQG đặt v/d với tôi: Việc giải mã các truyền thuyết viết trong cuốn sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" để giải quyết luận điểm của anh không có cơ sở khoa học. Tôi trả lời - đại ý: Tôi chứng minh việc đổi chỗ Tốn Khôn và Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ không căn cứ vào giải mã truyền thuyết. Nếu các anh không vừa ý thì tôi bỏ những đoạn giải mã đi. Những đoạn giải mã này tôi đưa vào chỉ để cho nó mang tính hấp dẫn và đỡ căng thẳng trong một cuốn sách nghiên cứu khô khan thôi. Phần minh chứng việc đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ nằm ở chỗ khác. Bởi vậy, nếu có cắt bỏ các đoạn giải mã cũng chẳng ảnh hưởng gì cả. Vì để chỉ ra sự đối xứng hợp lý, phù hợp với lập luận liên quan đến Kinh Dịch không nằm trong sự liên quan đến giải mã truyền thuyết v.v... nên Sapa đưa lên BÁT QUÁI HẬU THIÊN ÂU LẠC để mà so sánh với BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY - nhưng không bảo BÁT QUÁI HẬU THIÊN ÂU LẠC phản ánh đúng đắn với sự liên hệ giữa Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương. Theo như Sapa đọc kỷ qua những gì anh đã viết trong nhiều cuốn sách và tiểu luận thì 3 tiêu đề sau đây là cốt lõi trong sự minh chứng hoán vị Tốn-Khôn phối Hà Đồ vậy. Như vậy, sự thay đổi vị trí Tốn & Khôn đã chứng tỏ tính hợp lý trong việc giải thích tính kết hợp của Đoài & Tốn trong việc tạo ra thuận tự 64 quẻ / 32 cặp quẻ trên thực tế. Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … Hay nói một cách khác: Đó chính là cái chìa khóa để mở cánh cửa bí ẩn của văn minh Đông phương. Sapa đã phản chứng xong tiêu đề thứ nhất về tính lý liên quan đến hệ thống Kinh Dịch rằng anh có sự khiếm khuyết. Kế đến là tiêu đề thứ 2. Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … Ở tiêu đề này Hà Đồ được tiêu biểu cho Ngũ Hành giai do 5 nhóm trắng/đen-chẵn/lẽ trên đồ hình. Chuyện này, không có chi là mới lạ nhưng Sapa sẽ chứng minh lập luận Thập Thiên Can dựa trên Hà Đồ của anh nó bất-nhất; có nghĩa là không có sự nhất quán như sau: Khi anh cho 2 quẻ Cấn-Chấn cùng một cặp số từ Hà Đồ là [3-8] mang hành Mộc cùng tính chất thì khi anh qui định [3] là can Bính thuộc HỎA và [8] là can Tân thuộc KIM thì 2 hành HỎA-KIM này có chỗ nào là tương thích đâu! Cũng như, khi anh cho 2 quẻ Đinh-Nhâm cùng một cặp số từ Hà Đồ là [4-9] mang hành Kim cùng tính chất thì khi anh qui định [4] là can Đinh thuộc HỎA và [9] là can Nhâm thuộc THỦY thì 2 hành HỎA-THỦY này có chỗ nào là tương thích đâu! Nếu như dùng số chẵn/lẽ mà định Âm/Dương cho các Can thì [3-8] thuộc Mộc vốn dĩ tương thích sẵn với [Giáp-Ất] hoặc các Can thì [4-9] thuộc Kim vốn dĩ tương thích sẵn với [Tân-Canh] hoàn chỉnh rồi, cớ chi phải quy định [bính-Tân] cho [3-8] hay [Đinh-Nhâm] cho [4-9] phải không? Ngay cả, việc muốn dùng phương thức quy định của anh để chỉ ra Thiên Can Hợp Hóa: Bính hợp Tân hóa THỦY, Đinh hợp Nhâm hóa MỘC thì: cho ta thấy, [bính hợp Tân] hóa MỘC mới hợp lý vì cả Bính và Tân (tuy Thiên Can ngũ-hành khác biệt) nhưng hội hợp với nhau lại hóa thành hành MỘC là hành cùng tính chất cũng như [Đinh hợp Nhâm] hóa KIM mới hợp lý vì cả Đinh và Nhâm (tuy Thiên Can ngũ-hành khác biệt) nhưng hội hợp với nhau lại hóa thành hành KIM là hành cùng tính chất giữa 2 Can đó với nhau. Vì để, lý giải những câu như anh đề ra: a.) Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh. b.) Mậu hợp Quý phá Giáp khắc Kỷ. sẽ gặp nhiều sự bất nhất trong lý luận trên. (còn tiếp) Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 1, 2010 Chờ anh viết tiếp tôi sẽ chỉ ra chỗ sai của anh. Nhưng trước mắt anh cho biết cội nguồn đồ hình anh đưa ra có nguồn gốc từ đâu? Cái này nhiều sách nói lắm rồi. Nhưng tôi muốn biết quan điểm của anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 1, 2010 Tôi gợi ý để anh Sapa dễ dàng hơn một chút trong việc trình bày nguồn gốc trên: 1 - Do con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà và vua Phục Hy lấy đó làm cơ sở của Hà Đồ. 2 - Do Thiệu Khang Tiết công bố vào đới Tống, căn cứ vào sách a - b - c Nxb....vv.... Tùy anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 1, 2010 Chào anh Sapa Giờ này mới thở được một chút vì bận kiếm tiền. Tranh thủ xem bài viết của anh kỹ hôn một chút. Thấy anh viết: Chào anh, Thiên Sứ Vì anh đòi hỏi phải có trích dẫn nên bài phản biện sẽ rất dài và Sapa sẽ bắt đầu chủ đề: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ khiếm khuyết chổ nào? Tôi nghĩ là anh tránh né, nên từ chối không đưa toàn văn đoan anh cần phản biện lên. Bởi vậy, nó giống như anh muốn nói gì thì nói và không cần biết tác giả viết thế nào. Bởi vì toàn bộ những cuốn sách của tôi viết đều đã đưa lên trang chủ của diễn đàn. Anh chỉ cần copi với một cái click con chuột là anh có thể đưa lên đây. Tôi phản biện ai, nếu đó chỉ là một bài ngắn chừng vài trang A4 thì tôi chép nguyên si cho mọi người xem và phân tích từng đoạn hẳn hoi. Nếu là một cuốn sách - thí dụ như cuốn "Lịch sử Việt Nam" của Đào Duy Anh thì tôi cũng chép đầy đủ ý của tác giả cho mọi người xem, rồi mới chỉ ra cái sai của họ. Chứ cứ nói như anh với Tử Bình giagia thì giống như độc thoại quá.Anh đừng ngại bài dài vì chép bài cần phản biện. Diễn đàn đủ sức chứa mà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Chờ anh viết tiếp tôi sẽ chỉ ra chỗ sai của anh. Nhưng trước mắt anh cho biết cội nguồn đồ hình anh đưa ra có nguồn gốc từ đâu? Cái này nhiều sách nói lắm rồi. Nhưng tôi muốn biết quan điểm của anh. Tôi gợi ý để anh Sapa dễ dàng hơn một chút trong việc trình bày nguồn gốc trên: 1 - Do con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà và vua Phục Hy lấy đó làm cơ sở của Hà Đồ. 2 - Do Thiệu Khang Tiết công bố vào đới Tống, căn cứ vào sách a - b - c Nxb....vv.... Tùy anh. Đương nhiên, đồ hình trên do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời nhà Tống và có lẽ anh không cho đó là đúng nên định chỉ ra chỗ sai chăng!? Giả hoặc anh đem truyền thuyết 100 trứng "Con Rồng Cháu Tiên" để giám chứng rằng rồi Hà Đồ cũng là tấm hình y như trên? Nếu đem sự giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN ra mà tranh luận thì chẳng phải anh bảo là không cần căn cứ vào những truyền thuyết đó ư!? Nếu anh muốn hỏi Sapa về quan điểm cội nguồn của Hà Đồ thì ngoài tấm đồ hình in ra vào thời nhà Tống đó và truyền thuyết 100 trứng của Việt Nam - thì Sapa nghĩ rằng chúng ta không có đủ điều kiện để bảo vệ quan điểm của nhau. Như chủ quan mà bày tỏ quan điểm thì 100 trứng có phần tương ưng đối với truyền thuyết của người Việt. Thế nhưng độ số của Hà Đồ là 55 và độ số của Lạc Thư là 45 không cân bằng thì chẳng hay anh có truy tìm ra lý giải tại sao không? Có truyền thuyết nào trong văn minh Lạc Việt nói lên 2 con số này? Rằng như là không thì chỉ là sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Đương nhiên, đồ hình trên do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời nhà Tống và có lẽ anh không cho đó là đúng nên định chỉ ra chỗ sai chăng!? Giả hoặc anh đem truyền thuyết 100 trứng "Con Rồng Cháu Tiên" để giám chứng rằng rồi Hà Đồ cũng là tấm hình y như trên? Nếu đem sự giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN ra mà tranh luận thì chẳng phải anh bảo là không cần căn cứ vào những truyền thuyết đó ư!? Nếu anh muốn hỏi Sapa về quan điểm cội nguồn của Hà Đồ thì ngoài tấm đồ hình in ra vào thời nhà Tống đó và truyền thuyết 100 trứng của Việt Nam - thì Sapa nghĩ rằng chúng ta không có đủ điều kiện để bảo vệ quan điểm của nhau. Như chủ quan mà bày tỏ quan điểm thì 100 trứng có phần tương ưng đối với truyền thuyết của người Việt. Thế nhưng độ số của Hà Đồ là 55 và độ số của Lạc Thư là 45 không cân bằng thì chẳng hay anh có truy tìm ra lý giải tại sao không? Có truyền thuyết nào trong văn minh Lạc Việt nói lên 2 con số này? Rằng như là không thì chỉ là sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi. Sapa Cảm ơn anh Sapa đã xác định: "Đương nhiên, đồ hình trên do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời nhà Tống". Phần còn lại của bài viết của anh cho rằng: có lẽ anh không cho đó là đúng nên định chỉ ra chỗ sai chăng!? Giả hoặc anh đem truyền thuyết 100 trứng "Con Rồng Cháu Tiên" để giám chứng rằng rồi Hà Đồ cũng là tấm hình y như trên? Nếu đem sự giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN ra mà tranh luận thì chẳng phải anh bảo là không cần căn cứ vào những truyền thuyết đó ư!? Nếu anh muốn hỏi Sapa về quan điểm cội nguồn của Hà Đồ thì ngoài tấm đồ hình in ra vào thời nhà Tống đó và truyền thuyết 100 trứng của Việt Nam - thì Sapa nghĩ rằng chúng ta không có đủ điều kiện để bảo vệ quan điểm của nhau. Như chủ quan mà bày tỏ quan điểm thì 100 trứng có phần tương ưng đối với truyền thuyết của người Việt. Thế nhưng độ số của Hà Đồ là 55 và độ số của Lạc Thư là 45 không cân bằng thì chẳng hay anh có truy tìm ra lý giải tại sao không? Có truyền thuyết nào trong văn minh Lạc Việt nói lên 2 con số này? Rằng như là không thì chỉ là sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi. Sapa Hoàn toàn là "gán ghép chủ quan" của anh và tất nhiên nó "thiếu sự thuyết phục" như lời lẽ của anh. Tôi không có ý như anh nói.Vậy tôi xin hỏi anh tiếp là đồ hình Hà Đồ này từ đâu mà ra? Nếu nó theo luận điểm của tôi (Do sự vận động có tính quy luật của ngũ tinh trong Thái Dương hệ) thì phải chăng việc vua Phục Hy tìm ra con Long Mã trên sông Hoàng Hà là bịa đặt? Nhân đây cũng xin lưu ý anh là: Khi phản biện luận điểm của tôi thì mong anh trích dẫn đủ ý luận điểm đó. Ngày xưa khi phản biện Đào Duy Anh và bất cứ ai, hai cha con tôi phải cong lưng ăn mỳ tôm để đánh máy từng chữ luận điểm của họ để đối chứng. Còn anh bây giờ thì chỉ cần một cái nhấp chuột. Nếu anh không có luận điểm đối chứng thì đâu gọi là phản biện. Độc giả chỉ thấy "sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Chào anh Sapa Giờ này mới thở được một chút vì bận kiếm tiền. Tranh thủ xem bài viết của anh kỹ hôn một chút. Thấy anh viết: Mấy hôm nay lại bận bịu với công việc, nên Sapa chưa có viết tiếp ... Tôi nghĩ là anh tránh né, nên từ chối không đưa toàn văn đoan anh cần phản biện lên. Bởi vậy, nó giống như anh muốn nói gì thì nói và không cần biết tác giả viết thế nào. Bởi vì toàn bộ những cuốn sách của tôi viết đều đã đưa lên trang chủ của diễn đàn. Anh chỉ cần copi với một cái click con chuột là anh có thể đưa lên đây. Tôi phản biện ai, nếu đó chỉ là một bài ngắn chừng vài trang A4 thì tôi chép nguyên si cho mọi người xem và phân tích từng đoạn hẳn hoi. Nếu là một cuốn sách - thí dụ như cuốn "Lịch sử Việt Nam" của Đào Duy Anh thì tôi cũng chép đầy đủ ý của tác giả cho mọi người xem, rồi mới chỉ ra cái sai của họ. Chứ cứ nói như anh với Tử Bình giagia thì giống như độc thoại quá. Anh đừng ngại bài dài vì chép bài cần phản biện. Diễn đàn đủ sức chứa mà. Nếu như anh thấy rằng Sapa đã trích không đủ thì khi nào anh chỉ ra chỗ sai của Sapa thì trích thêm để rõ ý ... chứ như những gì Sapa trích thì đủ để phản biện rồi về những điểm mà Sapa đã trình bày. Sapa sẽ tiếp tục sau. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 1, 2010 Anh thấy tôi phản biện người ta có bao giờ trích dẫn như anh đâu? Anh chỉ cắt trích vài câu, nên người xem không biết tôi đã đặt vấn đề như thế nào. Chỉ thấy anh bảo sai rồi. Tôi thấy ngày xưa hồi chiến tranh, báo chí truyền thồng vì việc tuyên truyền cũng cắt trích như anh. Nhưng đấy là tuyên truyền, chứ không phải phản biện khoa học. Cái này tôi khiếm tốn không dám nhận là bậc thầy, nhưng chắc cũng là bậc đàn anh của cắt trích. Với cách hiểu "cắt trích" như anh thì không cần phản biện, chỉ cắt trích một hồi thì thế gian này sai hết cả anh ạ. Vâng. Bây giờ anh có thể giúp tôi cho biết: Thiệu Khang Tiết căn cứ vào đâu để có đồ hình Hà Đồ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 1, 2010 Chào anh Sapa và quí vị quan tâm. Nhìn đồng hồ mới có 5g44 phút. Còn sớm. Tôi định chơi game vì cũng buồn buồn.Cũng vì chẳng biết làm cái gì. Nhân tiên đang xem bài viết của anh và của tôi đang nói về "cắt trích" sẽ làm sai lạc vấn đề, vì nó phục vụ ý đồ chú quan của người cắt trích (Hoặc do giới hạn của nhận thức về phương pháp). Để tôi thí dụ cho anh và quí vị quan tâm đến topic này, chứng nghiệm qua chính bài viết của anh Sapa. Dưới đây là toàn văn bài viết của anh Sapa: Chào anh, Thiên Sứ Đương nhiên, đồ hình trên do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời nhà Tống và có lẽ anh không cho đó là đúng nên định chỉ ra chỗ sai chăng!? Giả hoặc anh đem truyền thuyết 100 trứng "Con Rồng Cháu Tiên" để giám chứng rằng rồi Hà Đồ cũng là tấm hình y như trên? Nếu đem sự giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN ra mà tranh luận thì chẳng phải anh bảo là không cần căn cứ vào những truyền thuyết đó ư!? Nếu anh muốn hỏi Sapa về quan điểm cội nguồn của Hà Đồ thì ngoài tấm đồ hình in ra vào thời nhà Tống đó và truyền thuyết 100 trứng của Việt Nam - thì Sapa nghĩ rằng chúng ta không có đủ điều kiện để bảo vệ quan điểm của nhau. Như chủ quan mà bày tỏ quan điểm thì 100 trứng có phần tương ưng đối với truyền thuyết của người Việt. Thế nhưng độ số của Hà Đồ là 55 và độ số của Lạc Thư là 45 không cân bằng thì chẳng hay anh có truy tìm ra lý giải tại sao không? Có truyền thuyết nào trong văn minh Lạc Việt nói lên 2 con số này? Rằng như là không thì chỉ là sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi. Sapa Nếu không cắt trích và đưa nguyên văn bài viết ngắn ngủi này, phân tích chỉ ra cái sai của anh thì mọi chuyện sẽ khách quan trước công luận. Nhưng nếu với mục đích hạ đối thủ trước công luận - tức không mang tính phản biện khoa học, thì sẽ miêu tả như sau:Dưới đây là bài viết chí có tính chất làm thí dụ cho tính sai lạc của việc cắt trích nhằm phục vụ cho một ý đồ nào đó, hoàn toàn không có tính chỉ trích, phản biện anh Sapa: BÀI THÍ DỤ Phóng viên báo La Caine Trong việc phản biện luận điểm của Thiên Sứ, ông Sapa cuối cùng cũng đã trực tiếp thừa nhận sai lầm. Chính ông Sapa đã viết (Cắt trích): "Sapa nghĩ rằng chúng ta không có đủ điều kiện để bảo vệ quan điểm của nhau". Vâng! Thưa quí vị. Ông Sapa đã không đủ khả năng bào vệ quan điểm của mình, chính ông ta đã nghĩ như thế, nhưng cứ nhất định phản biện ông Thiên Sứ thì chúng ta phải nhận thấy rất rõ rằng: Với khả năng của ông Sapa thì chứng tỏ rằng ông Thiên Sứ rất chặt chẽ về mặt lý luận. Chính ông Sapa đã coi truyền thuyết, huyền thoại - vốn tự nó mang tính huyễn hoặc, huyền bí không có cơ sở khoa học để làm đối chứng cho lập luận của mình. Chúng ta hãy xem ông Sapa viết cũng trong bài trên, như sau: (Cắt trích): " Như chủ quan mà bày tỏ quan điểm thì 100 trứng có phần tương ưng đối với truyền thuyết của người Việt. Thế nhưng độ số của Hà Đồ là 55 và độ số của Lạc Thư là 45 không cân bằng thì chẳng hay anh có truy tìm ra lý giải tại sao không? Có truyền thuyết nào trong văn minh Lạc Việt nói lên 2 con số này?" Như vậy, qua đoạn trích dẫn (Cắt trích) của chính ông Sapa, quí vị cũng thấy ông ta đã lấy truyền thuyết huyền thoại làm cơ sở phản biện. Đấy là điều mà ông Thiên Sứ - một nhà nghiên cứu nghiêm túc - luôn nhắc nhở rằng: "Không bao giờ coi việc giải mã, truyền thuyết huyền thoại làm căn cứ khoa học chứng minh cho luận điểm của mình". Bởi vì ông Thiên Sứ nhận thức rất rõ rằng: Chưa có tiêu chí khoa học cho việc giải mã các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Như vậy, chỉ qua ngay một bài viết rất ngắn của ông Sapa với chính những đoạn văn mà ông ta viết mà chúng tôi đã đưa lên đây thì đã chứng tỏ rằng: Ông ta không đủ khả năng phản biện ông Thiên Sứ. Phóng viên La Cai Như vậy - qua thí dụ trên - thì chắc anh Sapa và quí vị cũng thấy rằng: Việc cắt trích chỉ cần trong một bài rất ngắn, đã đủ làm sai lạc ý của chính anh Sapa. Bởi tôi rất ý thức được việc này, nên các tiểu luận của tôi rất chặt chẽ và tránh để các nhà phản đối có thể lợi dung xuyên tạc. Chính tôi cũng tôn trọng tính khoa học thật sự của vụ việc - "quân tử không trái lý", nên khi về mặt lý thuyết - đám "hầu hết" và "cộng đồng" - tuyên bố công khai cái lý của họ là nhân danh khoa học trong việc phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, nên Thiên Sứ tôi rất tuân thủ theo tiêu chí khoa học trong phản biện học thuật và bảo vệ luận điểm của mình. Sự trích dẫn đấy đủ luận cứ hoặc bài viết của đối tượng phản biện chính là sự thể hiện tính khách quan. khoa học thật sự. Anh Sapa cố gắng trước khi phản biện hãy cóp bi đầy đủ luận cứ từ lúc đặt vấn đề và kết luận của tôi để đối chứng trước công luận. Còn việc cắt trích như anh thì tôi đã thí dụ để anh thấy rằng - tính tôi vốn khiêm tốn - nên chỉ nhận thấy mình là bậc đàn anh của các phương pháp cắt trích. Xin mời anh tiếp tục. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Sapa lại tiếp tục ... Vì để, lý giải những câu như anh đề ra: a.) Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh. b.) Mậu hợp Quý phá Giáp khắc Kỷ. sẽ gặp nhiều sự bất nhất trong lý luận trên. Ở: Diễn đàn Lý học Đông phương > TRAO ĐỔI HỌC THUẬT > DỊCH HỌC Hư Thực Của Thuyết Nạp Giáp, Tìm về nguyên lý của thuyết nạp giáp, đúng sai thế nào Trang 2, Bài viết #24 Sapa đã có hỏi anh về vấn đề này: Anh Thiên Sứ mến, Em đã đọc qua cuốn sách của anh và cũng đọc phần cơ sở độ số của Thiên Can tương ứng với Hà Đồ. Trong phần giải thích đó, công nhận là rất hợp với phần thập can tương hợp, và 80% của phần thập can tương khắc. Mong anh giải đáp cho em nghe thử phần: (1) Bính phá Canh - Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa (2) Tân phá Ất - Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa Mến, DaoHoa Đào Hoa thân mến. Trong mối tương quan của Thiên Can liên quan đến Ngũ Hành sinh khắc, có hai đang: 1 - Theo Tiên Thiên: Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường. 2 - Theo Hậu Thiên: Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim. Nhưng lý tương khắc của Tiên Thiên vẫn là mạnh nhất khi cân nhắc tính toán sự khắc hợp của Ngũ Hành trong Thiên Can. Tức là khi ứng dụng thì căn cứ vào - tạm gọi là "hệ Qui chiếu" - Nếu là xem xét chuyện đất trời thì theo Tiên thiên, Sự khắc hợp của con người thì theo Hậu Thiên. Vài lời chia sẻ. Như DaoHoa đã có nói rằng: Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc" thì anh Thiên Sứ có thể giải thích thêm rằng: dựa trên cơ sở nào mà tra ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên? Nhân có đề tài này, nên đã tìm đến tài liệu liên quan đến "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" của anh và cũng đồng tình với bạn DaoHoa ở 2 câu hỏi này: (1) Bính phá Canh - Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa (2) Tân phá Ất - Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa chứ không tìm hiểu về chuyện Bính hợp Tân; anh có thể giải thích rõ ràng hơn không? Anh đã có trả lời nhưng vẫn chỉ là câu lập lại chứ không rõ ràng gì hơn như sau: Anh Sapa ah: Bính phá Canh - Hỏa khắc Kim - .....Thiên Can ở Tiên Thiên. Giáp sinh Bính - Mộc sinh Hỏa - ......Thiên can ở tiên thiên. Giáp hợp kỷ phá Ất xung Canh....Thiên Can ở Hậu thiên nên phối với số Hà Đồ. Có vậy thôi. Tôi không tranh luận phần ứng dụng. Vẫn là: theo Tiên Thiên rằng Bính phá Canh - Hỏa khắc Kim - nhưng anh vẫn né tránh trả lời cho câu hỏi: dựa trên cơ sở nào mà tra ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên? Nếu chỉ ở Hà Đồ mới có 5 cặp-số tượng trưng cho Ngũ Hành và Thập Thiên Can thì Hà Đồ vốn dĩ phải là: Tiên Thiên rồi ... chứ đâu ra cái gọi là Hậu Thiên mà anh lại Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim? Vả lại, cặp số [1,6] trên Hà Đồ là hành THỦY mà anh phối 1=Giáp, 6=Kỷ thì lý tiên quyết xác định Ngũ Hành cho Thiên can Giáp và Kỷ phải cùng là hành THỦY; chứ làm gì có cái chuyện TỰ DƯNG Giáp mang hành Mộc, Kỷ mang hành Thổ để anh tự gán ghép lấy như vậy chứ nhỉ!? Kế đến - Hậu Thiên Lạc Việt thật ra là anh nói đến đồ hình Bát Quái hoán vị Tốn-Khôn để so sánh với Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy thôi chứ có liên quan gì đến Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh đâu ... vì rằng, ngay từ đầu Thập Thiên Can đã được anh phối với các độ số ở Hà Đồ rồi thì trước-sau gì cũng chỉ có một tấm đồ hình đó để minh họa Ngũ Hành chứ có đồ hình nào khác để nói đến Tiên với Hậu hà! Chỉ là, khi thì anh Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường. cho là theo Tiên Thiên; lúc thì bảo Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim - lúc này lúc khác bất nhất thế. Sapa chỉ ra đây để anh thấy cái không-nhất-quán và cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (4) hai trong hệ thống mắc xích của anh. (Trong khi, chẳng cần Hà Đồ hay Ngũ Hành thì với thuần lý kỷ hà học - Sapa vẫn minh họa được hợp-phá(xung) của Thập Thiên Can theo một mô-hình nhất quán lô-gích mà như gia Ngũ Hành vào thì càng rõ nét sinh-khắc-hợp-phá v.v...) Trong tiêu đề thứ 2: Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … anh đòi chứng minh Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Ngũ Hành của Thập Thiên Can đã là không thống nhất, nhất quán và rồi thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình như thế nào: Thái Ất (còn tiếp) Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 1, 2010 Anh chất vấn chứ không phải phản biện. Tôi trả lời anh nha: Anh viết: dựa trên cơ sở nào mà tra ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên?Đây là sự phân loại theo cổ thư của thuyết Âm Dương Ngũ hành đã qui ước với tính chất như một tiền đề:Giáp Ất thuộc Mộc. Bính Đinh thuộc hỏa. Mậu Kỷ Thổ. Canh Tân Kim. Nhâm Quý thủy. Cái này ai cũng rõ như vậy. Tôi cứ tưởng đây là điều tối thiểu ai cũng biết, huống chi là anh. Vì vậy tôi nghĩ không cần thiết phải trả lời, chứ tôi tranh né anh làm gì. Chính anh tránh né câu hỏi của tôi - một lần nữa công khai lên đây: Thiệu Khang Tiết căn cứ vào đâu để có đồ hình Hà Đồ?Tôi nghĩ anh chưa thể trả lời được câu này. Anh có cần hỏi lại tôi không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Sapa lại tiếp tục ... Vì để, lý giải những câu như anh đề ra: a.) Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh. b.) Mậu hợp Quý phá Giáp khắc Kỷ. Dựa trên cơ sở nào mà tra Ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên? (Trong khi, chẳng cần Hà Đồ hay Ngũ Hành, thì với thuần lý kỷ hà học - Sapa vẫn minh họa được hợp-phá(xung) của Thập Thiên Can theo một mô-hình nhất quán lô-gích, mà như gia Ngũ Hành vào thì càng rõ nét sinh-khắc-hợp-phá v.v...) Sapa Chào anh Thiên Sứ, chào anh Sapa. Tôi có suy nghĩ, anh Thiên Sứ và anh Sapa, cùng anh chị em góp thêm ý kiến trao đổi: Người Xưa, ghi chép thời gian, hình thành Lịch pháp, có thể được bắt đầu từ : "tượng" rồi mới đến "số", mặt Trời và mặt Trăng, người phương Đông đều thấy rõ "tượng", mà mặt Trời tới Ngọ thì thịnh, mặt Trăng tới Vọng thì mới "tròn". Có nghĩa là: từ DỊCH TƯỢNG rồi bước phát triển tiếp theo của Lịch pháp là DỊCH SỐ. [Căn cứ theo: "Hoài Nam Tử" - Lưu An (179 tr.CN -122 tr.CN)]: Người xưa định lệ mặt Trời - quẻ Càn (TT) Trời che Đất trở: Thuần Càn: quẻ Hỗ: - Hào Thượng:...dương.....7..................................................... - Hào Ngũ:........dương.....6....Hỏa...5....M - Q.....Quỷ - Liễu - Tinh - Hào Tứ...........dương....5.....Mộc...4....Đ - N......Phòng - Tâm - Vỹ. - Hào Tam.........dương.....4...Thủy..3....B - T......Nữ - Hư - Nguy - Hào Nhị...........dương....3....Kim....2.... - C......Bích - Khuê - Lâu - Hào Sơ............dương....2....Thổ...1....G - K......Giác - Cang - Đê Đây là cái mà Người xưa, định ra lệ Cửu Thiên - 9 tầng Trời. Theo Thời gian, sự nhận thức về Thiên văn mà Người xưa biết: trong một năm, Trời và mặt Trời có 6 vị trí, 6 vị trí này trong một năm để thích ứng, thích nghi thuận theo mà định ra Thời - Vụ vậy. Theo: "Đạo Thư" và "Vỹ Thư - Thông Nghiệm Quái" thì: Càn với trị số 63 (9 x 7), Khôn với trị số 42 (6 x 7), mà Dịch viết: "tham Thiên lưỡng Địa" thì: 42 x 3 = 63 x 2 = 126. (nghĩa chữ "tham" tôi không theo nghĩa: "trông đợi chờ mong vào Trời"). Từ đây mà tôi nhận thức rằng: Đất 1 là 42 Trời 2 là 126 = 63 x 2 Đất 3 là 126 = 42 x 3 Trời 4 là 252 = 63 x 4 Đất 5 là 42 x 5 = 210 Trời 6 là 63 x 6 = 378 .................. .................. ...vv...tới Trời 6 thì số được Hội thông với giá trị của quẻ Khôn - Đất là 378 (Hạn Bách Lục). Do bởi vậy mà Dịch viết: "Trời 1 Đất 2 Trời 3 Đất 4 Trời 5 Đất 6 Trời 7 Đất 8 Trời 9 Đất 10" vậy. Tôi nhận thức như vậy không biết có đúng không ? Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 1, 2010 Bác Hà Uyên kính mến. Lập luận của tôi có tính hợp lý từ vấn đề được đặt ra và phương pháp giải quyết của nó phù hợp với cách đặt vấn đề đó. Nhưng anh Sapa lại không dẫn một cách hoàn chỉnh luận cứ của tôi từ đặt vấn đề và cách giải quyết, chỉ cắt trích mang tính chủ quan và sau đó muốn nói gì thì nói. Anh Sapa viết: Chào anh, Thiên Sứ Sapa lại tiếp tục ... Vì để, lý giải những câu như anh đề ra: a.) Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh. b.) Mậu hợp Quý phá Giáp khắc Kỷ. Dựa trên cơ sở nào mà tra Ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên? (Trong khi, chẳng cần Hà Đồ hay Ngũ Hành, thì với thuần lý kỷ hà học - Sapa vẫn minh họa được hợp-phá(xung) của Thập Thiên Can theo một mô-hình nhất quán lô-gích, mà như gia Ngũ Hành vào thì càng rõ nét sinh-khắc-hợp-phá v.v...) Sapa Tôi nghĩ anh ấy chỉ nói cho vui thôi, có tính tác động tâm lý để mọi người không chuyên môn, hoặc hiểu biết không sâu tưởng rằng tôi sai. Đại loại theo kiểu Tubinh_giagia viết là "còn nhiều bí ẩn chưa muốn nói ra", một cách mập mờ vậy. Tôi tin chắc rằng anh ấy không đủ khả năng chứng minh điều này. Tai sao tôi dám xác quyết như vậy: Bởi vì trên thực tế khi Chu Đôn Di công bố nguyên tắc hóa hợp của thập Thiên Can thì chính ông ta cũng chỉ nói vậy và không hiểu tại sao. Vấn đề: Giáp hợp Kỷ hóa Thổ...vv.... thì ngay Thiệu Vĩ Hoa và các chuyên gia Đông Y hàng đầu của chính Trung Quốc vẫn không giải thích được. Không phải bây giờ mà từ hàng ....ngàn năm nay rồi. Tôi đã dẫn chứng rất đầy đủ các hiện tượng liên quan trước khi chứng minh luận điểm của mình (Nhưng anh Sapa né tránh không trích dẫn). Những người coi thuyết ADNH của Tàu - tức là họ coi Tàu là bậc Thày. Thầy của họ hàng ngàn năm còn chưa nghĩ ra, nhưng họ lại cho mình nghĩ ra thì tự nó đã vô lý. Đó là lý do tôi tin chắc rằng anh Sapa không thể minh chứng được như anh ấy nói. Không tin bác hãy chờ xem anh ấy nói gì. Kính bác Hà Uyên.Tôi nghĩ rằng: Làm sao để chính người Trung Quốc phải thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch là của người Việt vì quyền lợi của chính họ thì lúc ấy mọi chuyên mới rõ ràng vậy. Như vậy, một mặt hạn chế được những lời phản đối của những người đại loại như Tubinh_giagia, một mặt vinh danh và xác định cổ sử Việt. Muốn thế thì chính Viện Khổng Tử của Trung Quốc đặt tại Việt Nam cần tổ chức một hội thảo về Kinh Dịch với bên đồng tổ chức là Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Hội thảo hoàn toàn mang tính khoa học với sự có mặt của những nhà khoa học quốc tế từ mọi ngành quan tâm và không có tác động bởi bất cứ một thế lực phi khoa học nhân danh bất cứ một cái gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 1, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Cảm ơn anh Sapa đã xác định: Phần còn lại của bài viết của anh cho rằng: Hoàn toàn là "gán ghép chủ quan" của anh và tất nhiên nó "thiếu sự thuyết phục" như lời lẽ của anh. Tôi không có ý như anh nói. Vậy tôi xin hỏi anh tiếp là đồ hình Hà Đồ này từ đâu mà ra? Nếu nó theo luận điểm của tôi (Do sự vận động có tính quy luật của ngũ tinh trong Thái Dương hệ) thì phải chăng việc vua Phục Hy tìm ra con Long Mã trên sông Hoàng Hà là bịa đặt? Câu hỏi trên có liên quan đến câu hỏi: Thiệu Khang Tiết căn cứ vào đâu để có đồ hình Hà Đồ? thì lần theo văn bản lịch sử đến Khổng An Quốc, đến Khổng Tử, đến Tứ Thư Ngũ Kinh mà trong Thượng Thư quyển thứ 6 chương 24: "Cố Mệnh" đã ghi tải. Ngoài ra tối cổ thì có truyền thuyết Phục Hy được "long mã phụ Hà Đồ - thiết nghĩ anh cũng biết rồi mà. Còn nói về luận điểm của anh (ngũ tinh trong Thái Dương hệ) là do lấy ý phát khởi từ “Chu Dịch – vũ trụ quan” (Nxb Giáo Dục -1995. Trang 44 - 51) của Giáo sư Lê Văn Quán đó à!? Ông ta có ghi chú là lấy từ ý phát khởi của người Trung Hoa, Nhật Bản hay là Việt Nam không vậy? Chứ từ xưa đến giờ, nghiên cứu thiên văn học cổ đại và ghi chú lại trong sách sử văn hóa Việt về Ngũ Tinh liên quan với Hà Đồ là không. Nếu có, xin anh chỉ ra chứ đâu đợi đến lúc anh viết sách và trích dẫn tài liệu tắc trách từ Giáo sư Lê văn Quán vậy, phải không? Vẽ thành Hà đồ là căn cứ vào 5 sao lặn, mọc, lấy 55 số diễn hình tượng 5 sao. Năm sao xưa gọi là “ngũ vị”, là 5 hành tinh trên trời: Mộc gọi là “Tuế tinh”, Hỏa là “Huỳnh hoặc”, thổ là “Chấn tinh”, kim là “Thái bạch”, thủy là “Thần tinh”. Năm sao vận hành, phân chia bởi nhị thập bát tú (28 ngôi sao), do quỹ đạo của nó không xa đường Mặt Trời, cho nên người xưa dùng để ghi ngày. Năm sao vận hành, thời tiết đều biến đổi, nói chung theo tuần tự Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, kế tiếp nhau xuất hiện ở bầu trời Bắc cực. Mỗi sao đều vận hành 72 ngày, năm sao vận hành tròn vòng trời 360 độ. Đường quỹ đạo của ba sao: Mộc, Hỏa, Thổ lớn cho nên ở ngoài, vừa khéo hợp với số 216 thẻ Kiền. Đường quỹ đạo của hai sao Kim, Thủy nhỏ cho nên ở trong, vừa khéo hợp với số 144 thẻ Khôn. Vì 5 sao định giờ lặn, mọc có quy luật như dưới đây, cho nên cấu tạo thành hình Hà đồ như đã giới thiệu ở trên. * Hằng ngày sao Thuỷ: Giờ thứ 1 (giờ Tý) và giờ thứ 6 (giờ Tỵ) xuất hiện ở phương Bắc. - Hàng tháng ngày 1, 6; 11, 16; 21, 26; Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc. - Hằng năm: Tháng 11, tháng 6 lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc. Cho nên nói “Trời 1 sinh Thủy, đất 6 mà thành nước”. * Hàng ngày sao Hỏa: Giờ thứ 2 (giờ Sửu) và giờ thứ 7 (giờ Ngọ) xuất hiện ở phương Nam. - Hàng tháng ngày 2, 7 (tức là mồng 2, mồng 7, 12, 17, …) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Hỏa ở phương Nam. - Hàng năm tháng 2, tháng 7, lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam. Cho nên nói: “Địa nhị sinh Hỏa, thiên thất thành chi” (đất hai sinh Hỏa, trời bảy thành lửa). * Hằng ngày sao Mộc: Giờ thứ ba (giờ Dần) và giờ thứ 8 (giờ Mùi) xuất hiện ở phương Đông. - Hàng tháng ngày 3, ngày 8 (mồng ba, mồng 8, mười ba, mười tám…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông. - Hàng năm tháng 3, tháng 8, lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông. Cho nên nói “Trời ba sinh mộc, đất tám thành gỗ”. * Hằng ngày sao Kim: Giờ thứ 4 (giờ Mão) và giờ thứ 9 (giờ thân) xuất hiện ở phương Tây, - Hằng tháng ngày 4, 9 (mồng 4, mồng 9…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Kim ở phương Tây. - Hằng năm tháng 4, tháng 9, lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây. Cho nên nói “Đất 4 sinh Kim, trời 9 hoá thành vàng”. * Hằng ngày sao Thổ: Giờ thứ 5 (giờ Thìn) và giờ thứ 10 (giờ Dậu) xuất hiện ở giữa. - Hằng tháng, ngày 5, 10 (mồng 5, mồng 10…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa. - Hằng năm tháng 5, tháng 10 lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời. Cho nên nói: “Trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất”. Anh đã có viết: "Tư liệu này không thấy giáo sư tác giả cho biết đã trích dẫn hoặc sưu tầm từ đâu và anh cũng đã có kiểm chứng ĐÚNG như vậy chưa? Nhưng anh vẫn lấy đó làm kết luận cho thấy xuất xứ Lạc Việt của nó. Nhân đây cũng xin lưu ý anh là: Khi phản biện luận điểm của tôi thì mong anh trích dẫn đủ ý luận điểm đó. Ngày xưa khi phản biện Đào Duy Anh và bất cứ ai, hai cha con tôi phải cong lưng ăn mỳ tôm để đánh máy từng chữ luận điểm của họ để đối chứng. Còn anh bây giờ thì chỉ cần một cái nhấp chuột. Nếu anh không có luận điểm đối chứng thì đâu gọi là phản biện. Độc giả chỉ thấy "sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi". Khi phản biện luận điểm của anh là Sapa trích dẫn đến phần kết luận của anh rồi; có nghĩa là đi thẳng đến vấn đề cần phản biện và cũng đã đọc qua những lý do anh đi đến sự kết luận đó. Đương nhiên, trước khi anh đi đến kết luận anh đã trích dẫn rất nhiều tài liệu, ý tưởng chủ quan của các tác giả, và rồi anh cho là, cho rằng: Đoạn trích dẫn trên cho chúng ta thấy một cơ sở về thiên văn học đối với nguồn gốc của Hà đồ Lạc thư. Tư liệu này không thấy giáo sư tác giả cho biết đã trích dẫn hoặc sưu tầm từ đâu. Nhưng trên cơ sở những tài liệu tham khảo ở cuối sách, người viết cho rằng: Nguồn tư liệu này có thể có xuất xứ từ Nhật Bản. Có nghĩa là anh không rõ và cũng không có đối chứng lại với tác giả hoặc tìm hiểu cặn kẽ (có phải có xuất xứ từ Nhật Bản hay không) trước khi kết luận như cho là, cho rằng CHỦ QUAN đến vậy. Độc giả thấy sao thì tùy cái nhìn của họ trong khi Sapa lại thấy có "sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi". Nếu như những trích dẫn luận điểm của anh mà Sapa còn thiếu xót chỗ nào thì xin anh cứ việc trình bày trong phần phản biện. Cám ơn anh. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 1, 2010 Chào anh Sapa. Anh dậy cũng sớm thật. Bây giờ mới 4g 40 giờ VN. Như vậy qua bài viết của anh, chính anh thừa nhận: Câu hỏi trên có liên quan đến câu hỏi: Thiệu Khang Tiết căn cứ vào đâu để có đồ hình Hà Đồ? thì lần theo văn bản lịch sử đến Khổng An Quốc, đến Khổng Tử, đến Tứ Thư Ngũ Kinh mà trong Thượng Thư quyển thứ 6 chương 24: "Cố Mệnh" đã ghi tải. Ngoài ra tối cổ thì có truyền thuyết Phục Hy được "long mã phụ Hà Đồ - thiết nghĩ anh cũng biết rồi mà.Như vậy chính anh là người thừa nhận truyền thuyết "Ngoài ra tối cổ thì có truyền thuyết Phục Hy được "long mã phụ Hà Đồ - thiết nghĩ anh cũng biết rồi mà" là cội nguồn của Kinh Dịch và Hà Đồ phải không?Anh hãy trả lời cho tôi câu này công khai trước công luận: - Anh có thừa nhận truyền thuyết "Long Mã phụ Hà đồ" và "Phục Hy tắc Hà Đồ hoạch quái" là cội nguồn của Hà Đồ và Kinh Dịch không? - Nếu anh không thừa nhận thì anh cần chỉ ra: Nguồn gốc Hà Đồ từ đâu mà ra? Khi anh phủ nhận quan điểm của tôi: "Hà Đồ là qui luật của Ngũ Tinh liên quan đến Thái Dương hệ tác động đến Địa Cầu". Share this post Link to post Share on other sites