Thiên Sứ

Phản biện của Tubinh_giagia

382 bài viết trong chủ đề này

Anh Vuivui thân mến.

Tôi quên mất. Bên tuvilyso.net trong mục Văn Hiến Lạc Việt, tôi cũng có đưa bản hoàn chỉnh cuốn "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Anh vào đấy xem dễ hơn. Bên ấy có hai bản, một bản cũ trên đầu là bản tôi viết khi còn sinh hoạt bên tuvilyso.com. Bản sau mới là bản hoàn chỉnh, có dùng trình Thiên Văn để xác định, kiểm chứng sự vận động của Ngũ Tinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm thân mến.

Dưới đây là đoạn trích dẫn trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", miếu tả lập luận của giáo sư tiến sĩ Hoàng Phương, minh chứng bằng toán học cho sự hợp lý của đồ hình Hậu Thiên Bát quái Văn Vương. Anh Sapa có nhắc đến vấn đề này như là một sự liên quan và coi đó là cơ sở phản biện, Vì vậy tôi đưa lên đây để quí vị tham khảo. Nếu giáo sư Hoàng Phương đúng thì Thiên Sứ sai. Tuy nhiên vì đã quá khuya, nến phần biện minh của tôi - cũng trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh dịch" trước lập luận của giáo sư Hoàng phương sẽ trình bày vào ngày mai.

-----------------------------------------------------

TÌM VỀ CỘI NGUỒN KINH DỊCH.

Trích

Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót và là một sự dẫn chứng không hoàn chỉnh nếu không trích dẫn nhận định của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương. Giáo sư Hoàng Phương cho rằng kết cấu đồ hình Hậu thiên Bát quái có cơ sở khoa học. Gáo sư đã viết trong tác phẩm Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai (Nxb Giáo dục Hà Nội 1996, trang 334) như sau:

VỊ TRÍ CÁC QUẺ TRONG BÁT QUÁI ĐỒ

Thơng thường một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Văn Vương lại sử dụng một Bát quái đồ - gọi là Hậu thiên bát quái đồ – không được hoàn toàn đối xứng như Tiên Thiên Bát quái đồ của Phục Hy? Chúng ta cần nhớ rằng nhân thể chúng ta không đồi xứng, chẳng hạn 1 quả tim không nằm ngay chính giữa cơ thể! Thực tiễn sinh học và xã hội không bao giờ đối xứng hoàn toàn cả! Theo ý chúng tôi, Văn Vương có lý khi gạt bỏ tính đối xứng hoàn toàn của Bát quái đồ Phục Hy.

Đến trang 371 (sách đã dẫn), giáo sư Hoàng Phương tiếp tục giải thích và chứng minh vị trí các quẻ trong Bát quái như sau:

VỊ TRÍ CÁC QUẺ TRONG BÁT QUÁI

Vị trí các quẻ trong Bát quái đồ Phục Hy là khá đơn giản, do sơ đồ này mang tính đối xứng rất cao. Nhưng tình hình lại khác khi nói đến Bát quái đồ Văn Vương khi tính đối xứng thấp hơn. Nhưng muốn chứng minh tính hợp lý của Bát quái đồ này, ngay khi tính đối xứng không còn cao nữa, cần dựa vào các định nghĩa sau:

A– HÀO SỐ VÀ QUẺ SỐ

Như chúng ta biết, mỗi quẻ trong Bát quái đồ Văn Vương có 3 hào, các hào có thể tính theo thứ tự từ dưới lên trên , hào dưới cùng gọi la 2hào 1...hào trên cùng gọi là hào 3.

1. Hào số

Cái gọi là hào số định nghĩa như sau:

– Hào Âm thứ nhất (nếu có) có hào số bằng 1,

Hào Âm thứ hai (nếu ) có hào số bằng 2,

Hào Âm thứ thứ ba (nếu ) có hào số bằng 4,

– Tất cả các hào Dương đều không có hào số.

Có thể vẫn định nghĩa như trên, nhưng hoán vị hào Âm và hào Dương với nhau. Về sau này, ta theo định nghĩa thứ nhất, những kết quả thu được với định nghĩa thứ hai được ghi trong dấu ngoặc.

2. Quẻ số

Tổng tất cả các hào số cộng với 1 (do trong Triết cổ Đông phương không có số 0) trong một Quẻ gọi là Quẻ số của Quẻ đó.

Với các định nghĩa trên ta thu được bảng sau:

Posted Image

Bây giờ ta chú ý rằng:

– Các quẻ Đoài, Kiền và Khảm là tương ứng với Kim và Thủy,tức là có Âm tính theo cấu trúc Tứ Tượng.

– Các quẻ Chấn, Tốn và Ly là tương ứng với Mộc và Hỏa, tức là số Dương tính theo cấu trúc Tứ Tượng,

– Các quẻ Khôn và Cấn là tương ứng với Thổ, Trung tính.

Nếu ta cộng quẻ số tất cả các quẻ cùng tính (Âm, Dương và Trung) thì sẽ thấy rằng tổng các quẻ số trong mỗi loại đều bằng nhau và bằng 12 (Hình 114). Như vậy, đã có một lý do về trình tự các quẻ của Bát quái đồ Văn Vương khi kết hợp với tính Âm, Dương và Trung. (Trong hình 114, các số trong dấu ngoặc là tương ứng với cách tính quẻ số dựa vào hào Dương).

Bây giờ chúng ta chuyển sang một lý do khác.

Trong kinh Dịch, có sự phân loại nam, nữ như sau (Bảng 47):

–TỐN: THIẾU NỮ, LY: TRUNG NỮ, ĐOÀI: TRƯỞNG NỮ (HỌ NGOẠI),

– CẤN: THIẾU NAM, KHẢM: TRUNG NAM, CHẤN: TRƯỞNG NAM (HỌ NỘI).

Ta thêm vào sự phân loại trên:

–KIỀN XEM LÀ CHA (CHA TRỜI), (CHỦ HỌ NỘI),

–KHÔN XEM LÀ MẸ (MẸ ĐẤT), (CHỦ HỌ NGOẠI).

Hình 114.

Posted Image

HỈNH TRỎ SỰ PHÂN PHỐI CÁC QUẺ TRONG BÁT QUÁI ĐỒ VĂN VƯƠNG THEO ÂM, DƯƠNG TRUNG VÀ CÁC HỌ NỘI, NGOẠI.

Như thế ta có hai cặp con Nội, Ngoại (sẽ được gặp lại trong học thuyết Thái Ất và trong kinh Dịch). Nếu cộng các quẻ số thuộc hai họ Nội, Ngoại thì chúng ta được hai số bằng nhau, bằng 18. Đó là thêm một số lý do để hiểu tại sao Văn Vương lại chọn một

cách bố trí các quẻ một cách “thiếu đối xứng” như thế! Cần nhớ lại là quẻ Khảm có mã số bằng 1, để hình dung cho đầy đủ lý do tồn tại của Bát quái đồ Văn Vương.(*)

Qua những ý kiến được trích dẫn và trình bày ở trên, chứng tỏ rằng: Mặc dù sự ứng dụng của kinh Dịch đã tồn tại – theo như cổ thư chữ Hán – trên 5000 năm. Nhưng vì thiếu một hệ thống lý thuyết căn bản, nên ngay cả những vấn đề căn nguyên của kinh Dịch vẫn hết sức mơ hồ. Qua dẫn chứng ở trên, các nhà nghiên cứu Dịch học, cụ thể là giáo sư Bùi Văn Nguyên và giáo sư Lê Văn Sửu đều phát hiện ra sự bất hợp lý của cấu trúc đồ hình Hậu thiên Bát quái, nhưng lại hiệu chỉnh nó theo cái nhìn riêng rất khác nhau. Điều này chứng tỏ một cách rõ nét: Do kinh Dịch thiếu hẳn một hệ thống lý thuyết căn bản; bởi vậy những nhà nghiên cứu kinh Dịch chỉ có thể tìm hiểu trên cơ sở sự tương quan hợp lý từ những vấn đề còn lại của nó. Và cho đến tận ngày hôm nay, những nhà Lý học cổ kim cũng chưa thỏa mãn trong việc tìm hiểu nội dung của kinh Dịch.

-----------------------------------------------------

* Chú thích: Phần chữ thể hiện màu xanh là trích dẫn nguyên văn của giáo sư Hoàng Phương trong tác phẩm của ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Cám ơn anh đã chỉ dẫn tới những bài viết đó. Tôi có đọc, nhưng chưa hết. song tới đây, thấy rằng cần thiết phải hiểu rõ hơn, nên muốn hỏi lại anh cho cụ thể. Tôi trích lại phần này - đây đủ:

Có thể nói rằng: Nếu nền văn minh Hoa Hạ – mà đại biểu là Khổng An Quốc và Lưu Hâm – có thể áp đặt một cách chủ quan; hiện tượng con Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà trên lưng mang Hà đồ và con thần Qui xuất hiện trên sông Lạc mang Lạc thư vào việc giải thích nội dung câu trên trong Hệ từ; thì câu trên cũng có thể giải thích hợp lý hơn là:

Sự vận động của Thiên Hà là cơ sở của nền thiên văn học Lạc Việt. Đó chính là thực tại của nền lý học Đông phương. Những qui luật vận động và tương tác của nó do các bậc trí giả Lạc Việt chép trong sách của nền văn minh này; nên gọi là Lạc Thư. Tức là sách của nền văn minh Lạc Việt.

Hai cách giải thích này khác nhau hoàn toàn ở chỗ:

Cách giải thích của Hán nho đã không thể chứng minh được sự lý giải của mình; không phải chỉ vài chục; vài trăm năm mà là hàng thiên niên kỷ.

Ngược lại; cách giải thích từ nền văn minh Lạc Việt hoàn toàn có khả năng minh chứng một cách hoàn hảo và chứng tỏ được một nền văn hiến huy hoàng trong quá khứ đến nay trải gần 5000 năm (2789 trước CN – 2005 sau CN).

Để chứng tỏ điều này; quí vị quan tâm xem hình dưới đây:

Sự giải mã cho hình ảnh này sẽ là phần nhập đề cho nội dung chính của tiểu luận này. Nhưng người viết xin được lưu ý các quí vị quan tâm là:

Tất cả những sự giải mã các hiện tượng văn hóa dân gian Việt Nam để tìm vào sự bí ẩn văn hóa Đông phương; Người viết đều không coi là bằng chứng trực tiếp chứng minh cho “cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về người Lạc Việt”. Sự giải mã này chỉ có tính hướng dẫn – khi sự giải mã đúng – để khám phá bản chất đích thực của nền văn minh huyền bí này. Chỉ khi sự khám phá được sáng tỏ thì chính tính chân lý của sự việc sẽ là bằng chứng chứng minh cho luận điểm trên.

Hình trích dẫn ở trên; hoàn toàn không xa lạ với người Việt. Trong bức tranh này; điều dễ nhận thấy nhất là: Ngũ Hổ được vẽ với 5 màu của Ngũ Hành sắp theo chiều tương sinh với Hổ vàng lớn hơn hẳn đứng uy nghi ở giữa. Trên đầu Hổ vàng; dưới mặt trời đỏ rực có 7 chấm trắng huyễn ảo. Chân Hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi: “Pháp đại uy nỗ”.Hai bên Hổ Vàng: bên phải có 5 thanh kiếm; bên trái có 5 lá cờ lệnh. Chung quanh phía trên là những đám mây vần vũ huyễn ảo; phía dưới là hai tảng núi cách điệu đối xứng cho hai Ngài Hổ đứng. Đặc biệt những cặp mắt hổ trong tranh đều mở to với màu sắc tương phản tạo cảm giác sáng rực đầy uy dũng. Phong cách vẽ của bức tranh tuy nặng tính qui ước; nhưng hình tượng rất có thần. Chính tính qui ước của những hình tượng đã cho thấy sự suy nghĩ của người sáng tạo ra nó phải gửi gấm vào đây một ý tưởng.

Đó là ý tưởng gì?

Nếu chúng ta lấy cửu cung chồng lên tranh Ngũ Hổ thì chúng ta sẽ nhận thấy ngay đây chính là hình Ngũ hành tương sinh của Cửu cung Hà đồ. Xin quí vị xem hình dưới đây:

Hình Ngũ Hổ trang 29/ "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam."

Như vậy; hình tượng Ngũ Hổ với 5 màu của Ngũ hành chính là thể hiện nội dung của Hà Đồ cửu cung. Nhưng nếu mọi việc chỉ dừng ở đây thì đấy là điều mà ai cũng biết:

“Hà đồ thể hiện qui luật Ngũ hành tương sinh”. Vấn đề tiếp theo khác hẳn sự miêu tả của cổ thư chữ Hán cho rằng “Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà mang Hà đồ” là: Hình bẩy chấm trên đầu ông Hổ vàng.

Người viết bài này đã sưu tầm được rất nhiều tranh Hổ của phường hàng Trống thì nhận thấy rằng: Hầu hết các tranh Hổ (Vẽ đơn hay Ngũ Hổ) đều có đủ 7 chấm như hình vẽ trên (Xin tham khảo thêm: ”Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”. Tủ sách Tuvilyso). Mặc dù với thời gian lưu truyền có nhiều tranh vẽ không theo một qui luật nhất định; nhưng đều có hình tượng tương tự. Điều đặc biệt hơn nữa là: Trên lưng ông Khiết (Dân gian thường gọi là: Con Cóc Tàu) cũng có 7 chấm tương tự. Và điều may mắn là người viết đã phát hiện 7 chấm này chính là biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng Tinh; chòm sao định hướng Bắc trên bầu trời. Xin quí vị xem hình dưới đây:

Hình trang 33.Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.

Qua hình minh hoạ chứng minh ở trên; quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng:

Biểu tượng 7 chấm với gạch nối trên lưng Ông Khiết (Con cóc Tàu) và bẩy chấm trên tranh thờ ngũ hổ hoàn toàn gần như trùng khớp về hình tượng với sự miêu tả chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời thiên văn hiện đại.Tại sao Tranh Ngũ Hổ lại có hình tượng của chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời? Phải chăng đây chính là một mật ngữ cho thấy Hà Đồ liên quan đến bầu trời mà ở đó có sự vận động của các thiên thể? Và phải chăng chính ở đây; trên dải Ngân Hà chia đôi mối tình Ngưu Lang Chức Nữ; mới là cội nguồn đích thực của Hà Đồ trong câu: “Hà xuất Đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”?

HÀ XUẤT ĐỒ…

Hệ từ viết:”Hà xuất đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”

Mọi sự suy luận và giải mã sẽ bế tắc; nếu như không có một tư liêu được phát hiện sau đây. Tư liệu này được trích dẫn trong sách:”Chu Dịch – Vũ trụ quan” (Nxb Giáo Dục -1995. Trang 44 - 51) của Giáo sư Lê Văn Quán; như sau:

1.10LẠC THƯ HÀ ĐỒ

Hà đồ và Lạc Thư được phát hiện từ trong quan trắc hiện tượng thiên văn; cấu tạo giản đơn rất tiện cho việc ghi nhớ và lưu truyền. Theo truyền thuyết; Đồ xuất hiện ở sông Hà đời Phục Hy; Thư xuất hiện ở sông Lạc đời Hạ Vũ. Hệ từ thượng; chương thứ XI đã viết:

”Thị cố thiên sinh thần vật; thánh nhân tắc chi; thiên địa biến hóa; thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng; hiện cát hung; thánh nhân tương chi. Hà xuất Đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”.

(Cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hoá, thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng, hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng ra ý tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng hà, hình chữ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo).

Hệ từ thượng, chương IX lại viết:

“Thiên nhất, địa nhị, thiên tam, địa tứ, thiên ngũ, địa lục, thiên thất, địa bát, thiên cửu, địa thập. Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp. Thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập. Phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ. Thử sở dĩ thành biến hoá, nhi hành quỷ thần dã”.

(Trời số 1, đất số 2, trời số 3, đất số 4, trời số 5, đất số 6, trời số 7, đất số 8, trời số 9, đất số 10. Trời có 5 số (1, 3, 5, 7, 9 những số lẻ), đất có 5 số (2, 4, 6, 8, 10 những số chẵn), năm ngôi tương đắc đều hợp nhau. Số trời có 25 (1+3+5+7+9=25), đất có 30 (2+4+6+8+10=30).Tổng số trời đất có 55 (=25+30). Do đó mà thành ra biến hoá và hành động như quỷ thần).

Ở đầu sách “Chu Dịch bản nghĩa”, khi giới thiệu hai hình vẽ Hà đồ, Lạc thư, Chu Hy cũng đã trích dẫn đoạn hệ từ trên để chú thích. Ông viết tiếp, và chỉ ra mọi người thấy:

“Thử Hà đồ chi số dã, Lạc thư cái thủ quy tượng, cố kỳ số đái cửu, lý nhất, tả tam hữu thất, nhi tứ vi kiên, lục bát vi túc”.

(Đó là số Hà đồ, Lạc thư lấy tượng rùa, cho nên số của nó là đầu đội 9, chân đạp 1, bên trái 3, bên phải 7, vai là 2, 4, chân là 6, 8)

Rõ ràng là miêu tả hình Lạc thư.

A. Kết cấu Lạc thư

Như trên đã nói, Lạc thư cấu tạo bởi những vòng tròn đen trắng: đầu đội 9, chân đạp 1, bên trái 3, bên phải 7, vai bên trái 4, vai bên phải 2, chân trái 8, chân phải 6, lưng (ở giữa) 5.Vòng tròn đen là số âm (xem hình vẽ). Con số Lạc thư vốn từ Cửu cung, dùng số biểu diễn hình tượng sao. Thực tế là tượng trời của Lạc thư, có thể xem “Lạc thư cửu tinh đồ” (hình Lạc thư 9 sao) đời xưa truyền lại:

HÌNH LẠC THƯ CỬU TINH ĐỒ

Qua hình vẽ chúng ta thấy phương vị và con số của 9 chòm sao, tức là phương vị và con số của Lạc thư. Cung giữa 5 sao gọi là “toà Ngũ đế”, là đầu ngũ hành, ở giữa và giám ngự bốn phương. Dưới “toà Ngũ đế” là ngôi sao “Bắc cực”, luôn luôn ở phương Bắc, lấy đó định vị trí; Bắc cực đối với phía nam cung là chín sao “Thiên kỷ”. Chính giữa phía đông là ba sao “Hà bắc”. Chính giữa phía tây là bảy sao “Thất công”. Bên trái “Thiên kỷ” là bốn sao “Tứ phụ”, bên phải “Thiên kỷ” là hai sao “Hổ bôn”. Bên trái “Bắc cực” là tám sao “Hoa cái”, bên phải “Bắc cực” là sáu sao “Thiên trù”.

Con số 9 cung của Lạc thư 1, 3, 7, 9 là số lẻ, gọi là số dương: 2, 4 , 6, 8 là số chẵn, gọi là số âm. Số dương là chính, vị trí ở bốn điểm chính giữa, đại biểu khí trời. Số âm là phụ, vị trí ở bốn góc, đại biểu khí đất. Số 5 ở giữa thuộc khí đất (thổ), là tổ của ngũ hành, vị trí ở cung giữa.

Các nhà thuật số cho cung ở giữa là hư số, là số không, để quan trắc và tính toán điểm cơ bản của bốn mùa bát tiết. Con số Lạc thư nhiều ít là tiêu chí biến đổi khí hậu ấm, lạnh, mạnh, yếu của ngày đêm, sớm tối.

B. Kết cấu Hà đồ

Hà đồ lấy 10 số hợp với ngũ phương (năm phương), ngũ hành, âm dương, trời đất. Hình tròn trắng số lẻ, dương, là trời; chấm đen số chẵn, âm; là đất, và lấy trời đất hợp với ngũ hành (xem hình vẽ), kết cấu của nó có mấy đặc điểm như sau:

Số 1 và số 6 cùng dòng họ, ở phương Bắc, vì trời 1 sinh thuỷ, đất 6 thành nước. Số 2 và số 7 là bằng (bè bạn), ở phương nam, vì đất 2 sinh hoả, trời 7 hoá thành lửa. Số 3 và số 8 là bạn bè (hữu), ở phương đông, vị trời 3 sinh mộc, đất 8 hoá thành gỗ. Số 4 và số 9 là đồng đạo (cùng đường), ở phương tây, vì đất 4 sinh kim, trời 9 hoá thành vàng. Số 5 và số 10 trông giữ nhau, ở giữa, vì trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất. Đúng như Chu tử đã nói:

“Thiên dĩ nhất sinh thuỷ nhi địa dĩ lục thành chi. Địa dĩ nhị sinh hoả nhi thiên dĩ thất thành chi. Thiên dĩ tam sinh mộc nhi địa dĩ bát thành chi. Địa dĩ tứ sinh kim nhi thiên dĩ cửu thành chi. Thiên dĩ ngủ sinh thổ nhi địa dĩ lập thành chi”.

(Trời lấy 1 sinh thuỷ mà đất lấy 6 thành nước. Đất lấy 2 sinh hoả mà trời lấy 7 thành lửa. Trời lấy 3 sinh mộc mà đất lấy 8 thành gỗ. Đất lấy 4 sinh kim mà trời lấy 9 thành vàng. Trời lấy 5 sinh thổ mà đất lấy 10 thành đất).

Vẽ thành Hà đồ là căn cứ vào 5 sao lặn, mọc, lấy 55 số diễn hình tượng 5 sao. Năm sao xưa gọi là “ngũ vị”, là 5 hành tinh trên trời : Mộc gọi là “Tuế tinh”, Hoả là “Huỳnh hoặc”, thổ là “Chấn tinh”, kim là “Thái bạch”, thủy là “Thần tinh”. Năm sao vận hành, phân chia bởi nhị thập bát tú (28 ngôi sao), do quỹ đạo của nó không xa đường mặt trời, cho nên người xưa dùng để ghi ngày. Năm sao vận hành, thời tiết đều biến đổi, nói chung theo tuần tự Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ, kế tiếp nhau xuất hiện ở bầu trời Bắc cực. Mỗi sao đều vận hành 72 ngày, năm sao vận hành tròn vòng trời 360 độ. Đường quỹ đạo của ba sao: Mộc, Hoả, Thổ lớn cho nên ở ngoài, vừa khéo hợp với số 216 thẻ Kiền. Đường quỹ đạo của hai sao Kim, Thuỷ nhỏ cho nên ở trong, vừa khéo hợp với số 144 thẻ Khôn. Vì 5 sao định giờ lặn, mọc có quy luật như dưới đây, cho nên cấu tạo thành hình Hà đồ như đã giới thiệu ở trên .

* Hằng ngày sao Thuỷ: Giờ thứ 1 (giờ Tý) và giờ thứ 6 (giờ tỵ) xuất hiện ở phương Bắc. - Hàng tháng ngày 1, 6; 1; 16; 21; 26; mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Thuỷ ở phương Bắc. -- Hằng năm: Tháng 11, tháng 6 lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc.

Cho nên nói “Trời 1 sinh thuỷ, đất 6 mà thành nước”.

* Hàng ngày sao Hoả: Giờ thứ 2 (giờ Sửu) và giờ thứ 7 (giờ Ngọ) xuất hiện ở phương nam.

- Hàng tháng ngày 2, 7 (tức là mồng 2, mồng 7, 12; 17; …) mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Hoả ở phương Nam.

- Hàng năm tháng 2, tháng 7, lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam.

Cho nên nói: “Địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi” (đất hai sinh hoả, trời bảy thành lửa).

* Hằng ngày sao Mộc: Giờ thứ ba (giờ Dần) và giờ thứ 8 (giờ Mùi) xuất hiện ở phương Đông.

- Hàng tháng ngày 3, ngày 8 (mồng ba, mồng 8, mười ba, mười tám…) mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông.

- Hàng năm tháng 3, tháng 8, lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông.

Cho nên nói “Trời ba sinh mộc, đất tám thành gỗ”.

Hằng ngày sao Kim giờ thứ 4 (giờ mão) và giờ thứ 9 (giờ thân) xuất hiện ở phương Tây; - Hằng tháng ngày 4, 9 (mồng 4, mồng 9…) mặt trời, mặt trăng gặp sao kim ở phương Tây.

- Hằng năm tháng 4, tháng 9, lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây.

Cho nên nói “Đất 4 sinh Kim, trời 9 hoá thành vàng”.

* Hằng ngày sao Thổ giờ thứ 5 (giờ Thìn) và giờ thứ 10 (giờ Dậu) xuất hiện ở giữa.

- Hằng tháng, ngày 5, 10 (mồng 5, mồng 10…) mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa.

- Hằng năm tháng 5, tháng 10 lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời.

Cho nên nói: “Trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất”.

Qua đó, có thể thấy, Hà đồ không phải do con người tuỳ ý vẽ vạch. Vạch ra như vậy, là căn cứ vào tượng trời, năm sao lặn và mọc, đó cũng là nguồn gốc của ngũ hành: Thuỷ, Hoả, Thổ, Kim, Mộc. Vì hằng năm tháng 11 trước tiết Đông chí, sao Thuỷ thấy ở phương Bắc, đang lúc giao thời mùa đông, muôn vật ngủ đông (ở ẩn), trên mặt đất chỉ có băng tuyết và nước. Khái niệm hành “Thuỷ” hình thành là như vậy.

Tháng 7, sau tiết Hạ chí sao Hoả thấy ở phương Nam, đang lúc giao thời mùa hè, trên mặt đất khô nóng. Khái niệm hành “Hoả” ra đời là như vậy.

Tháng 3 Xuân phân, sao Mộc thấy ở phương Đông, đương lúc giữa thời mùa xuân, cây cỏ nảy mầm sinh trưởng. Khái niệm hành “Mộc” hình thành là như vậy.

Tháng 9 Thu phân, sao Kim thấy ở phương Tây, đời xưa lấy kim loại tôi luyện thành binh khí, cho nên lấy “Kim”biểu thị mùa thu khí trời sát phạt. Khái niệm hành “Kim” hình thành là như vậy.

Tháng năm sao Thổ thấy ở giữa trời, biểu thị lúc bấy giờ đất ẩm thấp, Mộc, Hoả, Kim, Thuỷ đều lấy cái đó làm điểm giữa, sao Mộc, Hoả, Kim, Thuỷ lặn mọc dẫn đến khi hậu bốn mùa biến đổi, đều là quan trắc từ mặt đất, khái niệm hành “Thổ” hình thành là như vậy.

Trên đây; chúng tôi đề cập kết cấu Hà đồ và Lạc thư theo thiên văn.

Tôi trích nguyên văn để thể hiện rõ ý của anh, đồng thời cũng giữ nguyên màu chữ, thống nhất với nguyên bản anh đã viết.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên sứ thân mến !.

Hình như hình vẽ không post được vào đây. Thôi thì, với anh chắc không có vấn đề gì, còn các bạn quan tâm, xin hãy đi theo chỉ dẫn của anh Thiên Sứ tìm đến đúng bài, mà tham khảo.

Nay có một số vấn đề hy vọng anh làm rõ:

1. Phải chăng, với từng này dẫn giải, anh đã đủ kết luận Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh ?.

2. Anh có thấy sự "phân bố", hay là sự xác định cấu trúc của Hà đồ "đây đủ" từ :

Tháng, ngày, giờ đều ứng với các số đại diễn !. Nhưng đối với tháng và giờ thì thiếu : Tháng 6 và tháng 12. Giờ thì thiếu giờ Tị và giờ Hợi !. Anh giải thích sự thiếu khuyết này thế nào ?.

3. Người đọc dễ thấy rất rõ một điều từ nội dung anh viết. Đó là: Dường như đó chính là sự gán ghép phương vị lên Hà đồ mà dựa vào vị trí của ngũ tinh để làm việc đó.

Mà với chừng đó, thì liệu chăng đã đủ minh chứng một cách có tính khoa học để khẳng định đó như là một nguyên lý căn để, khiến cho Hà đồ, đủ tư cách làm thành một nguyên lý có tính nền tảng ?.

4. Bằng vào sự "nhận thấy" như vậy, thì sự suy diễn xây dựng lên một học thuyết, phải chăng, anh có thấy nó thiếu thốn trăm bề. Làm sao nó đủ sức đứng vai để gánh cả một nền học lý đông phương cho nổi ?.

Thật vậy, bởi vì, nếu nó là một nguyên lý căn để - nền tảng. Thì ngay thoạt đầu, chính Hà đồ phải chỉ ra được sự vận hành cụ thể của ngũ tinh, mà sự vận hành đó nó phải liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc của tứ Trụ, của bốn mùa, của quỹ đạo "tương đối" mặt trời và mặt trăng, của bát phương trên mặt đất, v. v. ...

Cho dù Hà đồ có khả năng trực tiếp đó, cũng chưa đủ để khẳng định cơ sở khoa học của Hà đồ là sự vận động của ngũ tinh. Nhưng chúng ta cứ hoàn thiện dần thêm thôi. Đó là trình tự của phương pháp nghiên cứu, mang hình hài khoa học. Vâng chỉ là hình hài thôi, chưa đủ để Khoa học thẩm định đâu !.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Sự góp ý của anh ở nơi đây, đã khiến cuộc tranh luận trở nên xứng đáng hơn. Chính vì tinh thần học thuật và phương pháp tranh biện của anh. Bởi vậy, sự tranh luận công khai mặc dù chỉ giữa hai chúng ta, nhưng nó sẽ có tác dụng xác quyết chân lý bởi tính công khai và truyền thông của internet.

Anh đặt vấn đề:

1. Phải chăng, với từng này dẫn giải, anh đã đủ kết luận Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh?

Về việc diễn giải cho nội dung Hà Đồ của tôi thì gồm hai yếu tố chính là:

* Căn cứ vào tài liệu của giáo sư Lê Văn Quán (Đã dẫn).

* Kiểm chứng qua trình Thiên văn Sky Map.

Như vậy là một tài liệu cổ nói về nội dung của Hà Đồ được xác minh và nó chứng tỏ Hà Đồ là một biểu tượng phản ánh một thực tế tốn tại là qui luật của Ngũ Tinh liên quan đến Thái Dương hệ.

Mối liên hệ giữa thực tại này lại phù hợp với những tri thức thiên văn mà hệ quả của nó liên quan đên hầu hết đến các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương.

2. Anh có thấy sự "phân bố", hay là sự xác định cấu trúc của Hà đồ "đây đủ" từ :

Tháng, ngày, giờ đều ứng với các số đại diễn ! Nhưng đối với tháng và giờ thì thiếu : Tháng 6 và tháng 12. Giờ thì thiếu giờ Tị và giờ Hợi ! Anh giải thích sự thiếu khuyết này thế nào?

Tôi nghĩ có thể bản trích dẫn của anh bị thiếu, hoặc tôi đánh máy gửi bên tuvilyso.net bị thiếu, Bản đầy đủ do anh Sapa đưa lên ngay trong toipc này như sau:

* Hằng ngày sao Thuỷ: Giờ thứ 1 (giờ Tý) và giờ thứ 6 (giờ Tỵ) xuất hiện ở phương Bắc.

- Hàng tháng ngày 1, 6; 11, 16; 21, 26; Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc.

- Hằng năm: Tháng 11, tháng 6 lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc.

Cho nên nói “Trời 1 sinh Thủy, đất 6 mà thành nước”.

* Hàng ngày sao Hỏa: Giờ thứ 2 (giờ Sửu) và giờ thứ 7 (giờ Ngọ) xuất hiện ở phương Nam.

- Hàng tháng ngày 2, 7 (tức là mồng 2, mồng 7, 12, 17, …) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Hỏa ở phương Nam.

- Hàng năm tháng 2, tháng 7, lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam.

Cho nên nói: “Địa nhị sinh Hỏa, thiên thất thành chi” (đất hai sinh Hỏa, trời bảy thành lửa).

* Hằng ngày sao Mộc: Giờ thứ ba (giờ Dần) và giờ thứ 8 (giờ Mùi) xuất hiện ở phương Đông.

- Hàng tháng ngày 3, ngày 8 (mồng ba, mồng 8, mười ba, mười tám…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông.

- Hàng năm tháng 3, tháng 8, lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông. Cho nên nói “Trời ba sinh mộc, đất tám thành gỗ”.

* Hằng ngày sao Kim: Giờ thứ 4 (giờ Mão) và giờ thứ 9 (giờ thân) xuất hiện ở phương Tây, - Hằng tháng ngày 4, 9 (mồng 4, mồng 9…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Kim ở phương Tây.

- Hằng năm tháng 4, tháng 9, lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây.

Cho nên nói “Đất 4 sinh Kim, trời 9 hoá thành vàng”.

* Hằng ngày sao Thổ: Giờ thứ 5 (giờ Thìn) và giờ thứ 10 (giờ Dậu) xuất hiện ở giữa.

- Hằng tháng, ngày 5, 10 (mồng 5, mồng 10…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa.

- Hằng năm tháng 5, tháng 10 lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời.

Cho nên nói: “Trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất”.

Như vậy, theo bản đầy đủ này - đã trình bày trong các cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" và "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" thì chỉ thiếu: Tháng Giêng và tháng Chạp theo Việt lịch. Về giờ thì thiếu giờ Tuất và giờ Hợi (Giờ thứ 11 và giờ thứ 12).

Như vậy, anh cũng thấy rằng trong chu kỳ của Ngũ Hành vận động liên qua qua qui ước Ngũ tinh - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ - liên hệ với Mặt trời - Mặt trăng (Âm Dương) đã xác định một thực tại (Kiểm tra qua trình Thiên Văn) liến quan đến nó. Đó là điều kiện đầu tiên mang tính khoa học về sự liên quan giữa thực tại và lý thuyết - cụ thể là Hà Đồ là biểu tượng qui ước của sự vận động này. Không thể coi đó là một sự gán ghép chủ quan. Vì tôi không phải tác giả phát hiện quy luật trên (Tư liệu của giáo sư Lê Văn Quán) và không điều khiển được Ngũ Tinh trên thực tế để nó phủ hợp với qui luật đó.

Sự khiếm khuyết của giờ thứ 11 và giờ thứ 12, cũng như thiếu sự góp mặt của tháng Giêng và tháng Chạp theo Việt lịch trong qui luật trên, có thể đó là do quy luật đó không xảy ra với hai tháng và hai giờ nói trên, Hơn nữa Hà Đồ là biểu tượng qui ước của một học thuyết phản ánh sự vận động của vũ trụ, tôi nghĩ rằng người xưa đã lựa chọn như vậy. Tôi nghĩ rằng: Đây chính là cơ sở của sao Triệt trong Địa bàn Tử Vi, tùy theo vị trí trái Đất vào thời điểm ngày giờ tháng năm sinh - liên quan đến sự khuyết hai tháng và hai giờ nói trên.

3. Người đọc dễ thấy rất rõ một điều từ nội dung anh viết. Đó là: Dường như đó chính là sự gán ghép phương vị lên Hà đồ mà dựa vào vị trí của ngũ tinh để làm việc đó.

Mà với chừng đó, thì liệu chăng đã đủ minh chứng một cách có tính khoa học để khẳng định đó như là một nguyên lý căn để, khiến cho Hà đồ, đủ tư cách làm thành một nguyên lý có tính nền tảng?

Về vấn đề này thì tôi đã trả lời ở trên. Tôi không phải tác giả của tư liệu cổ mà giáo sư Lê Văn Quán công bố và tư liệu này cũng ra đời trước trình Thiên Văn tôi dùng để kiếm chứng. Tôi chỉ là người xác định và ứng dụng. Bởi vậy tôi nghĩ việc cho rằng tôi đã gán ghép chủ quan là hoàn toàn không có cơ sở.

Hơn nữa, trong cội nguồn của Kinh Dịch qua chính ngay cổ thư chữ Hán cũng coi Hà Đồ là cơ sở tạo nên Kinh Dịch ngay từ sự khởi nguyên của nó - Phục Hy tác Hà Đồ hoạch quái. Chỉ có khác là: Trong toàn bộ bản văn chữ Hán chỉ coi Lạc Thư là nguyên lý căn để trong ứng dụng, chứ không phải Hà Đồ.

4. Bằng vào sự "nhận thấy" như vậy, thì sự suy diễn xây dựng lên một học thuyết, phải chăng, anh có thấy nó thiếu thốn trăm bề. Làm sao nó đủ sức đứng vai để gánh cả một nền học lý đông phương cho nổi ?.

Thật vậy, bởi vì, nếu nó là một nguyên lý căn để - nền tảng. Thì ngay thoạt đầu, chính Hà đồ phải chỉ ra được sự vận hành cụ thể của ngũ tinh, mà sự vận hành đó nó phải liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc của tứ Trụ, của bốn mùa, của quỹ đạo "tương đối" mặt trời và mặt trăng, của bát phương trên mặt đất, v. v. ...

Về vấn đề này thì tôi trả lời như sau.

* Anh Vuivui đáng nhẽ phải chở tôi trả lời xong câu thứ nhất, mới đặt ra vấn đề này. Bởi vậy, khi anh chưa tìm hìm hiểu và trao đổi xong thì vấn đề thứ nhất thì anh đã võ đoán trong câu thứ 4, đặt ra trên cơ sở tôi sai. Vấn đề anh đặt ra sai.

Bởi vì, chúng ta đang tìm hiểu Lý học qua những di sản còn lại, chứ không phải là ngườii sáng tạo ra nó để

thoạt đầu, chính Hà đồ phải chỉ ra được sự vận hành cụ thể của ngũ tinh, mà sự vận hành đó nó phải liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc của tứ Trụ, của bốn mùa, của quỹ đạo "tương đối" mặt trời và mặt trăng, của bát phương trên mặt đất, v. v. ...

Trong cổ thư chữ Hán không đặt vấn đề này vì nó từ trên lưng con Long Mã.

Đoạn cuối cùng anh viết:

Cho dù Hà đồ có khả năng trực tiếp đó, cũng chưa đủ để khẳng định cơ sở khoa học của Hà đồ là sự vận động của ngũ tinh. Nhưng chúng ta cứ hoàn thiện dần thêm thôi. Đó là trình tự của phương pháp nghiên cứu, mang hình hài khoa học. Vâng chỉ là hình hài thôi, chưa đủ để Khoa học thẩm định đâu !.

Tôi nghĩ việc này qua đơn giản để xác minh, Hoặc bằng trình Thiên Văn, hoặc chịu khó nhìn lên bầu trời. Bởi vì: Hà Đồ là đồ hình biểu kiến của một lý thuyết phản ánh một thực tại vũ trụ có thể kiểm chứng. Bởi vậy nếu anh cho là "chưa đủ để khẳng định cơ sở khoa học" thì hoàn toàn không có cơ sở.

Tôi đã trả lời xong những vấn đề mà anh Vuivui đặt ra.

Nhân đây, tôi muôn nóii đến sự gọi là "Phản biện rất chủ quan của anh Sapa, anmay và Kades khí luôn cố gắng minh chứng rằng: Tôi dùng truyền thuyết và huyền thoại để minh chứng Hà Đồ là không có cơ sở khoa học. Tôi yêu câu dẫn nguyên văn thì không trả lời. Quí vị có thể kiểm chứng những luận cứ liên quan đến điều này của các vị trên ngay trong topic này. Nhưng khi trích dẫn nguyên văn do anh Vuivui thì mọi việc khác hẳn. Tôi không hề lấy truyền thuyết làm cơ sở minh chứng khoa học.

Sự giải mã cho hình ảnh này sẽ là phần nhập đề cho nội dung chính của tiểu luận này. Nhưng người viết xin được lưu ý các quí vị quan tâm là:

Tất cả những sự giải mã các hiện tượng văn hóa dân gian Việt Nam để tìm vào sự bí ẩn văn hóa Đông phương; Người viết đều không coi là bằng chứng trực tiếp chứng minh cho “cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về người Lạc Việt”. Sự giải mã này chỉ có tính hướng dẫn – khi sự giải mã đúng – để khám phá bản chất đích thực của nền văn minh huyền bí này. Chỉ khi sự khám phá được sáng tỏ thì chính tính chân lý của sự việc sẽ là bằng chứng chứng minh cho luận điểm trên.

Bởi vậy, tôi coi nhưng sự tranh biện của các vị nói trên chỉ mang tính "Phản đối" và không có gia trị học thuật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Trước hết, Tôi phải nói rằng, 4 vấn đề tôi nêu ra có tính thống nhất. Thực chất chỉ là một câu hỏi mà thôi. Nhưng Tôi phải cụ thể hóa vấn đề, sao cho - tôi nghĩ vậy - anh có thể dễ dàng thấy rõ vấn đề và tiếp cận tới các nội dung cụ thể, từ đó có những giải đáp mang tính lô gíc cũng như nhận ra khả năng thác triển của một lý thuyết. Nhưng anh đã không cho là như vậy, thì bây giờ, Tôi xin đặt lại vấn đề cho rõ ràng hơn, một cách tách bạch hơn.

Câu hỏi 1. Anh đã trả lời rằng:

Về việc diễn giải cho nội dung Hà Đồ của tôi thì gồm hai yếu tố chính là:

* Căn cứ vào tài liệu của giáo sư Lê Văn Quán (Đã dẫn).

* Kiểm chứng qua trình Thiên văn Sky Map.

Như vậy là một tài liệu cổ nói về nội dung của Hà Đồ được xác minh và nó chứng tỏ Hà Đồ là một biểu tượng phản ánh một thực tế tốn tại là qui luật của Ngũ Tinh liên quan đến Thái Dương hệ.

Mối liên hệ giữa thực tại này lại phù hợp với những tri thức thiên văn mà hệ quả của nó liên quan đên hầu hết đến các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương.

Như thế có hai ý lớn nảy sinh:

-Thứ nhất: Đó là việc Tôi phải xem xét thêm trình Thiên văn. Nhưng đó thuộc về cá nhân tôi, tôi sẽ có ý kiến sau, nếu như anh chỉ dẫn cho Tôi trình thiên văn đó được trình bày ở đâu.

-Thứ hai: Đây mới là điều quan trọng. Rằng có nghĩa là anh cho rằng việc anh xác lập Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận hành của ngũ tinh, dựa vào tư liệu của Tác giả Lê Văn Quán, và kiểm chứng qua trình thiên văn Sky Map !. Tức là, anh đã xem trình thiên văn Sky Map như là một chứng cứ để thấy rằng "sự phù hợp" giữa tư liệu của tác giả Lê Văn Quán đã được xác minh qua trình thiên văn đó ?.

Liệu anh có thấy, đó mới chỉ có thể nói rằng: Hà đồ có - cứ giả thiết trình thiên văn đó và tư liệu của tác giả Lê Văn Quán là chính xác - một sự ứng hợp trong phạm vi rất hẹp tương ứng với những số liệu mà Lê Văn Quán đã trình bày. Bởi vì người ta có thê, hay nói đúng hơn là chắc chắn sẽ đặt vấn đề, bởi sự vận động của ngũ tinh là liên tục, trong khi số liệu của Lê văn Quán là một tập hợp các dữ liệu rời rạc và rất tối thiếu. Trên nguyên tắc đó, nếu thực sự Hà đồ có sự ứng hợp với số liệu của Lê Văn Quán, tất nhiên phải từ Hà đồ có thể mô tả được trình Thiên văn Sky Map, với những số liệu của Lê văn Quán xem như là những "điểm" đặc biệt !!! chứ không phải trình thiên văn đi mô tả Hà đồ.

Điều đó có nghĩa là, bằng vào những chứng cứ đó, để có thể khẳng định chúng là nguồn để dựng lên Hà đồ, và sau đó, suy luận ngược lại rằng Hà đồ có nguồn gốc sự vận động của ngũ tinh, thì buộc anh phải xác minh rằng: Điều kiện cần để Hà đồ có nguồn gốc của sự vận động của ngũ tinh thì từ Hà đồ phải mô tả được trình Thiên Văn Sky Map được định vị qua tập các "điểm" của Lê Văn Quán. Điều này chưa được thấy anh đã thực hiện ra sao !.

Còn điều kiện Đủ nữa, mà đây mới là điều tối quyết định cho câu hỏi một, rằng nó có thể được trả lời đầy đủ hay không ?. Đó là: Điều kiện đủ để cho Hà đồ là một đồ thuyết khả dĩ vận động của ngũ tinh thì mọi kết quả thu được bằng thực nghiệm quan sát vận động của ngũ tinh đều phải được hiển thị trên Hà đồ.

Chỉ khi điều kiện cần và đủ được thực hiện, thì chúng ta mới có thể xem xét - chứ chưa thể khẳng định - Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh.

Tại sao vậy ?. Tại sao lại là chỉ mới được phép xem xét mà chưa phải khẳng định ?. Bởi vì để khẳng định, còn phải xét Hà đồ trong sự vận hành của nhiều hành tinh khác, trong tương tác với mặt trời, mặt trăng trong toàn hệ mặt trời cũng như ảnh hưởng của các vì sao trong thiên hà này, đồng thời còn phải loại trừ các nguồn gốc khác nữa, chẳng hạn như loại trừ sự vận hành của bốn mùa, của các cực trái đất của vận hành ngày và đêm, ...

Một câu hỏi này thôi, hoàn toàn không đơn giản. Một khi chưa trả lời được, thì sự khẳng định Hà đồ có nguồn gốc vận động của ngũ tinh là chưa có cơ sở. Những căn cứ mà anh đề cập tới, chỉ là những điểm có thể lưu ý cho việc xác định một ý tưởng, chứ đó chưa phải là một lập luận khoa học - cho dù ở dạng sơ đồ - đâu anh !.

Tôi đã thể hiện trọn vẹn ý tứ, hay nội dung của câu hỏi một. Hy vọng nếu như anh đã có đầy đủ của một câu trả lời, thì sự bổ sung cho luận điểm của anh sẽ thêm xác đáng.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Câu hỏi số 2.

Xin lỗi Tôi viết nhầm, đúng là sự thiếu khuyết hai giờ Tuất - Hợi, tháng Giêng và tháng Chạp. Ý nghĩa của câu hỏi vẫn giữ nguyên. Đó là sự thiếu khuyết được giải thích như thế nào, trong khi sự vận động của ngũ tinh là liên tục ?. Điều này thể hiện một điểm là Hà đồ và vận động của ngũ tinh là không đồng điều, chứ chưa dám nói là không tương ứng một - một. Đây là điều không chấp nhận được khi mà xem Hà đồ như một - trong trường hợp đơn giản nhất - phương tiện, hay là một công cụ lý thuyết lý giải các vận động bao hàm, mà trong đó vận động của ngũ tinh được xem như một thể hiện, để xem đó như là một chứng cớ, của vận hành Hà đồ !!!

Đồng thời, việc thiếu khuyết tháng và giờ cho thấy sự không cân đối ngay trong nội bộ của Tứ Trụ. Cho dù có viện sao Triệt vào đi nữa, thì nội dung của sao Triệt cũng không khắc phục được sự mất cân đối này, cũng như không bù lấp được sự tương ứng giữa Hà đồ và vận động của ngũ tinh. Rất dễ thấy rằng: Sự thiếu khuyết đó hoàn toàn bị bỏ trống trên Hà đồ, trong khi sự vận động của ngũ tinh hoàn toàn được vẽ, rất rõ ràng bởi sự quan sát thiên văn.

Câu hỏi này chỉ là sự cụ thể hóa một vấn đề - đó là tính liên tục của Hà đồ - từ câu hỏi một mà thôi. Giải quyết câu 1 thì câu hỏi 2 chỉ là bài toán nhỏ, nhưng không dễ giải. Trong khi ngược lại, dù giải được câu 2, cũng không giải nổi câu 1.

Sự trả lời của anh, hoàn toàn chưa đi vào nội dung của câu hỏi, mà đó chỉ là sự thừa nhận một "khiếm khuyết". Nhưng nếu đã muốn kết luận về tính nguyên lý của Hà đồ, thì sự thừa nhận này là bằng chứng bác nỏ tính nguyên lý của Hà đồ trong lý học đông phương !!.

Thân ái.

P/S. Hai câu hỏi 3 và 4, có lẽ để lại sau, khi thuận lợi ta sẽ bàn tiếp. Bởi thực ra, với hai câu đầu, khối lượng cũng đã lớn rồi. Chúng ta cứ dần dần giải quyết, mọi việc sẽ dần dần sáng rõ.

Cám ơn anh đã nhiệt tình trả lời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE thân mến! Long Bộ cũng chú ý phần nào về sự phản biện giữa các học giả và có cái thấy nên có vài ý có thể nói.

Phản biện vấn đề và Bảo vệ vấn đề là các sự đối lập. Long Bộ thấy sự Phản biện vấn đề phải có cơ sở trên sự nắm bắt được nguyên lý và đem nguyên lý đó ra để dẫn chứng vào nội dung Phản biện, có như vậy thì mới đúng thật lý sự tương ưng, mới đúng thật là đối thoại để tìm ra chân lý và cũng là sống với cái đạo của người quân tử.

Nếu chỉ nói rằng 'trao đổi ở vị trí phản biện để tìm cầu chân lý và không với mục đích hiếu thắng', nói như vậy thì nhiều người cũng nói được, tiểu nhân dã tâm cũng nói được. Cho nên sự minh bạch của bậc quân tử ở đây, trong sự đối thoại là phải phản biện bằng các nguyên lý căn bản chứ không chỉ gián tiếp bám vào sự logic. Bám vào sự logic để đứng ở vị trí phản biện là ngụy quân tử.

Long Bộ nói như vậy là vì thấy các anh như anh Vuivui, anh Giagia, anh Sapa...không nhất thiết phải đứng ở vị trí ngụy quân tử và dựa trên sự logic để ngụy biện cho hành động bằng câu nói 'đối thoại là mong cầu chân lý chứ không phải hiếu thắng'. Nếu cố tình rơi vào con người ngụy quân tử thì thử hỏi kết quả đối thoại có thành quả tưởng tượng được không, thành quả của sự phản biện ấy là gì ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE thân mến! Long Bộ cũng chú ý phần nào về sự phản biện giữa các học giả và có cái thấy nên có vài ý có thể nói.

Phản biện vấn đề và Bảo vệ vấn đề là các sự đối lập. Long Bộ thấy sự Phản biện vấn đề phải có cơ sở trên sự nắm bắt được nguyên lý và đem nguyên lý đó ra để dẫn chứng vào nội dung Phản biện, có như vậy thì mới đúng thật lý sự tương ưng, mới đúng thật là đối thoại để tìm ra chân lý và cũng là sống với cái đạo của người quân tử.

Nếu chỉ nói rằng 'trao đổi ở vị trí phản biện để tìm cầu chân lý và không với mục đích hiếu thắng', nói như vậy thì nhiều người cũng nói được, tiểu nhân dã tâm cũng nói được. Cho nên sự minh bạch của bậc quân tử ở đây, trong sự đối thoại là phải phản biện bằng các nguyên lý căn bản chứ không chỉ gián tiếp bám vào sự logic. Bám vào sự logic để đứng ở vị trí phản biện là ngụy quân tử.

Long Bộ nói như vậy là vì thấy các anh như anh Vuivui, anh Giagia, anh Sapa...không nhất thiết phải đứng ở vị trí ngụy quân tử và dựa trên sự logic để ngụy biện cho hành động bằng câu nói 'đối thoại là mong cầu chân lý chứ không phải hiếu thắng'. Nếu cố tình rơi vào con người ngụy quân tử thì thử hỏi kết quả đối thoại có thành quả tưởng tượng được không, thành quả của sự phản biện ấy là gì ?

Con người này một chút hiểu biết cũng không có. Xin đừng tham gia vào chỗ này, làm loãng vấn đề đang thảo luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người này một chút hiểu biết cũng không có. Xin đừng tham gia vào chỗ này, làm loãng vấn đề đang thảo luận.

Anh Vuivui nói như vậy phải có dẫn chứng. Không nên dẫn chứng bằng tâm thức như thế, đó là đem tâm hại vật thì sẽ nhận lấy sự phản kháng vật hại lại tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi mong mọi người nên tôn trọng sự trao đổi học thuật giữa bác Thiên Sứ và bác vuivui, xin đừng làm gián đoạn nhất là khi 1 trong hai đối tượng đã lên tiếng.

Việc muốn xen ngang là quyền của bạn, nhưng việc chấp nhận việc xen ngang đó hay không lại là quyền của 2 đương sự.

Câu nói của bác vuivui có thể làm bạn phật lòng, nhưng mong bạn trao đổi việc này trong 1 topic riêng để tránh làm loãng mạch tranh luận của 2 người.

Cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Trước hết là chúng ta đang đi tìm sự bí ẩn của Lý Học Đông phương mà nói thẳng thắn ra thì trí thức khoa học hàng đầu của nhân loại cho đến ngày hôm nay đã thất bại. Bằng chứng là họ đã phải lên tiếng: Lý học là "mê tín di đoan" qua những phương pháp ứng dụng. Những cũng với những tri thức khoa học hiện đại như anh, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương, VDTT, Trumetin, Bùi Văn Nguyên...vv..Hoặc Capra...vv....khí đã nghiên cứu các phương pháp mơ hồ ấy thì lại nhận thấy ở nó có sự hấp dẫn kỳ lạ và nhận thấy một khả năng tiềm ẩn một chân lý, một gia trị khoa học đích thực chưa được khám phá. Nhưng sự chứng minh của họ về tính khoa học đích thực của Lý học lại chưa đủ sức thuyết phục.

Vậy giữa hai thế lực cùng là tri thức khoa học hiện đại đó, phải có một phe đúng và một phe sai hoặc cả hai đều sai. Khả năng cả hai đều sai bị loại trừ vì sự tồn tại trên thực tế cùa Lý học Đông phương không phải la một hiện tượng tâm linh mới xuất hiện vài chục năm, vài trăm năm mà là cả hàng ngàn năm trong văn minh nhân loại. Nếu nó chỉ là một lý thuyết mơ hồ thuần túy: "Con Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà, Con Thần qui hiện trên sông Lạc Thủy" và căn cứ vào đấy người ta làm ra Bát quái và thuyết Ngũ hành thì mọi việc đã kết thúc - tôi nghĩ chắc - cũng cả hàng ngàn năm về trước.

Nhưng vấn đề đã không đơn giản như vậy. Nó phức tạp hơn nhiều bởi vì một hệ thống phương pháp luận và ứng dụng của học thuyết mơ hồ này đã ứng dụng trên khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống con người một cách có hiệu quả xuyên không gian và thời gian, qua mọi chế độ chính trị, mọi không gian văn hóa và nhận thức - từ lệch lạc cho đến đúng đắn - cho đến ngày hôm nay.

Đây chính là một thực tại khách quan mà khoa học vốn luôn tìm cách đối chứng. Hay nói rõ hơn:

Lý học Đông phương đã chứng minh tính chân lý đứng đằng sau nó bằng chính sự tồn tại khách quan của nó vượt thời gian trong lịch sử nhân loại. Nó vĩnh cửu như Kim Tự tháp.

Nhưng sở dĩ tri thức khoa học hiện đại vẫn mơ hồ về điều này chính vì thói quen nhìn nhận thực tại khách quan chỉ qua những hiện tượng, hoặc sự kiện vất chất cụ thể. Nhưng Lý học lại là một giá trị phi vật thể tồn tại thông qua nhận thức của nhiều thế hệ. Cho nền những tri thức khoa học hiện đại với thói quen nhân thức trên - cho dù nhận định nó là hoàn toàn khoa học - vẫn phải lúng túng khi tìm những thực tại minh chứng cho nó. Trong khi nó lại chỉ là một lý thuyết và phương pháp luận phản ánh một sự tổng hợp những nhân thức thực tại tạo nên nó và không phải thực tại. Cho nên, tôi xác định rằng:

Để minh chứng tính khoa học của Lý học Đông phương phải căn cứ và tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Còn việc đi tìm những thực tại làm nên nó không khác gì chúng ta làm lại từ đầu như người xưa đã làm.

Tuy nhiên, tôi - vì lấy tiêu chí khoa học để chứng minh tính khoa học của môn lý học - tất nhiên phải chứng minh một thực tại liên quan đến nó. Thực tại này tôi đã xác định:

Chính sự vận động và tương tác có tính quy luật trong toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ là thực tại làm nên tri thức của Lý học Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm. Tiên Thiên Bát quái chính là ký hiệu siêu công thức toán học thể hiện qui luật hình thành vũ trụ và Hậu Thiên Lạc Việt chính là quy luật tương tác trong Ngân Hà tác động lên Thái Dương hệ và trực tiếp lên Địa Cầu. Tất nhiên, đến đây mới chỉ là mang tính khái quát trên cơ sở tính hợp lý của các vấn đề hiện tượng liên quan theo tiêu chí khoa học. Trong đó đã đặt ra vấn đề: "Hậu Thiên lạc Việt phối Hà Đồ" là nguyên lý căn để của Lý học Đông phương, phủ nhận Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương theo cổ thư chữ Hán, xác minh Việt sử 5000 năm văn hiến.

Anh Vuivui thân mến.

Bài viết này coi như là một bổ đề để tôi biện minh trước sự quan tâm phản biện của anh và trình bày với quy vị những ý tưởng của mình .

-----------------------------------------

PS: Thực ra việc minh chứng tính thiếu của giờ Tuất Hợi và tháng Chạp Giêng đã có người chứng minh và gửi cho tôi. Chị này tên là Bàng Lệ, người Hoa ở Chợ Lớn - đã viết gửi tôi vào khoảng năm 2004/2005. Nhưng rất tiếc vì tôi bị chủ nhà đuổi trong thời gian này, nên tư liệu bị thất lạc. Tôi lại không dám nói với chị ấy về việc này , sợ chị ấy bào mình không quan tâm. Nhưng tôi sẽ tím cách liên lạc để xin lại bài viết này. Hiện một số bài viết khác của chị Bàng Lệ đã gửi lên diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Thiên Sứ và quí vị,

Xin có đôi dòng về : NHIỄM SẮC THỂ liên hệ với HÀ ĐỒ và LẠC THƯ

Nhân tế bào của Người chứa vật chất di truyền.

ADN chuỗi xoắn kép có mô hình cấu trúc không gian 3 chiều. Phân tử ADN gồm 2 chuỗi polypeptid liên kết với nhau bằng cầu nối hydro và xoắn quanh một trục trong không gian. Hai chuỗi phân tử ADN bổ sung cho nhau, chuỗi này qui định trình tự của các chuỗi kia và ngược lại. Nhờ cấu trúc như vậy nên ADN có thể tái bản lại cấu trúc của nó và truyền từ đời này qua đời khác, là cơ sở tiếp nối liên tục của sự sống.

ADN kết hợp với protein gọi là histon có cấu trúc của nhiễm sắc thể, lưu trữ số lượng lớn ADN trong nhân tế bào.

Ở người, tế bào có 46 nhiễm sắc thể tạo thành 23 cặp nhiễm sắc thể gọi là tế bào thân hay tế bào lưỡng bội (23 nhiễm sắc thể từ Mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ Cha). Các tế bào sinh dục chỉ có 23 nhiễm sắc thể gọi là tế bào đơn bội.

Từ cơ sở khoa học di truyền ở Người chúng ta liên hệ với Hà Đồ và Lạc Thư như sau :

1. Tế bào lưỡng bội có 46 nhiễm sắc thể tạo thành 23 cặp nhiễm sắc thể liện hệ đến Hà Đồ (tượng số cặp âm dương).

2. Tế bào sinh dục chỉ có 23 nhiễm sắc thể là tế bào đơn bội liên hệ đến Lạc Thư (vận số đơn).

Phải chăng Hà đồ và Lạc thư là bản mật mã về nguyên lý cấu trúc di truyền đời sống từ Vi Mô đến Vĩ Mô (Vũ trụ).

Vài hàng suy đoán

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Trước hết, Tôi phải nói rằng, 4 vấn đề tôi nêu ra có tính thống nhất. Thực chất chỉ là một câu hỏi mà thôi. Nhưng Tôi phải cụ thể hóa vấn đề, sao cho - tôi nghĩ vậy - anh có thể dễ dàng thấy rõ vấn đề và tiếp cận tới các nội dung cụ thể, từ đó có những giải đáp mang tính lô gíc cũng như nhận ra khả năng thác triển của một lý thuyết. Nhưng anh đã không cho là như vậy, thì bây giờ, Tôi xin đặt lại vấn đề cho rõ ràng hơn, một cách tách bạch hơn.

Câu hỏi 1. Anh đã trả lời rằng:

Về việc diễn giải cho nội dung Hà Đồ của tôi thì gồm hai yếu tố chính là:

* Căn cứ vào tài liệu của giáo sư Lê Văn Quán (Đã dẫn).

* Kiểm chứng qua trình Thiên văn Sky Map.

Như vậy là một tài liệu cổ nói về nội dung của Hà Đồ được xác minh và nó chứng tỏ Hà Đồ là một biểu tượng phản ánh một thực tế tốn tại là qui luật của Ngũ Tinh liên quan đến Thái Dương hệ.

Mối liên hệ giữa thực tại này lại phù hợp với những tri thức thiên văn mà hệ quả của nó liên quan đên hầu hết đến các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương.

Như thế có hai ý lớn nảy sinh:

-Thứ nhất: Đó là việc Tôi phải xem xét thêm trình Thiên văn. Nhưng đó thuộc về cá nhân tôi, tôi sẽ có ý kiến sau, nếu như anh chỉ dẫn cho Tôi trình thiên văn đó được trình bày ở đâu.

-Thứ hai: Đây mới là điều quan trọng. Rằng có nghĩa là anh cho rằng việc anh xác lập Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận hành của ngũ tinh, dựa vào tư liệu của Tác giả Lê Văn Quán, và kiểm chứng qua trình thiên văn Sky Map !. Tức là, anh đã xem trình thiên văn Sky Map như là một chứng cứ để thấy rằng "sự phù hợp" giữa tư liệu của tác giả Lê Văn Quán đã được xác minh qua trình thiên văn đó ?.

Liệu anh có thấy, đó mới chỉ có thể nói rằng: Hà đồ có - cứ giả thiết trình thiên văn đó và tư liệu của tác giả Lê Văn Quán là chính xác - một sự ứng hợp trong phạm vi rất hẹp tương ứng với những số liệu mà Lê Văn Quán đã trình bày. Bởi vì người ta có thê, hay nói đúng hơn là chắc chắn sẽ đặt vấn đề, bởi sự vận động của ngũ tinh là liên tục, trong khi số liệu của Lê văn Quán là một tập hợp các dữ liệu rời rạc và rất tối thiếu. Trên nguyên tắc đó, nếu thực sự Hà đồ có sự ứng hợp với số liệu của Lê Văn Quán, tất nhiên phải từ Hà đồ có thể mô tả được trình Thiên văn Sky Map, với những số liệu của Lê văn Quán xem như là những "điểm" đặc biệt !!! chứ không phải trình thiên văn đi mô tả Hà đồ.

Điều đó có nghĩa là, bằng vào những chứng cứ đó, để có thể khẳng định chúng là nguồn để dựng lên Hà đồ, và sau đó, suy luận ngược lại rằng Hà đồ có nguồn gốc sự vận động của ngũ tinh, thì buộc anh phải xác minh rằng: Điều kiện cần để Hà đồ có nguồn gốc của sự vận động của ngũ tinh thì từ Hà đồ phải mô tả được trình Thiên Văn Sky Map được định vị qua tập các "điểm" của Lê Văn Quán. Điều này chưa được thấy anh đã thực hiện ra sao !.

Còn điều kiện Đủ nữa, mà đây mới là điều tối quyết định cho câu hỏi một, rằng nó có thể được trả lời đầy đủ hay không ?. Đó là: Điều kiện đủ để cho Hà đồ là một đồ thuyết khả dĩ vận động của ngũ tinh thì mọi kết quả thu được bằng thực nghiệm quan sát vận động của ngũ tinh đều phải được hiển thị trên Hà đồ.

Chỉ khi điều kiện cần và đủ được thực hiện, thì chúng ta mới có thể xem xét - chứ chưa thể khẳng định - Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh.

Tại sao vậy ?. Tại sao lại là chỉ mới được phép xem xét mà chưa phải khẳng định ?. Bởi vì để khẳng định, còn phải xét Hà đồ trong sự vận hành của nhiều hành tinh khác, trong tương tác với mặt trời, mặt trăng trong toàn hệ mặt trời cũng như ảnh hưởng của các vì sao trong thiên hà này, đồng thời còn phải loại trừ các nguồn gốc khác nữa, chẳng hạn như loại trừ sự vận hành của bốn mùa, của các cực trái đất của vận hành ngày và đêm, ...

Một câu hỏi này thôi, hoàn toàn không đơn giản. Một khi chưa trả lời được, thì sự khẳng định Hà đồ có nguồn gốc vận động của ngũ tinh là chưa có cơ sở. Những căn cứ mà anh đề cập tới, chỉ là những điểm có thể lưu ý cho việc xác định một ý tưởng, chứ đó chưa phải là một lập luận khoa học - cho dù ở dạng sơ đồ - đâu anh !.

Tôi đã thể hiện trọn vẹn ý tứ, hay nội dung của câu hỏi một. Hy vọng nếu như anh đã có đầy đủ của một câu trả lời, thì sự bổ sung cho luận điểm của anh sẽ thêm xác đáng.

Thân ái.

Cảm ơn anh Vuivui đã nói rõ.

Bây giờ tôi giải thích vấn đề như sau:

Như tôi đã trình bày trong bổ đề ở bài trên. Chúng ta đang khám phá một lý thuyết có khả năng phản ánh một thực tại khách quan, qua hiệu quả ứng dụng trải hàng ngàn năm và bền vững như Kim Tự Tháp, chứ không phải từ một thực tại khách quan xây dựng một lý thuyết. Bởi vậy, khi chúng ta có một tư liệu liên quan có thể kiểm chứng là tư liệu cổ của giáo sư Lê Văn Quán công bố. Tư liệu này xác định độ số của Hà Đồ với phương vị của độ số đó liên quan đến ngũ tinh phối mặt trời, mặt trăng (Âm Dương) trong Thái Dương hệ. Sự thẩm định qua trình Thiên Văn hiện đại cho thấy sự trùng khớp với tư liệu cổ. Tôi nghĩ như vậy là quá đủ để xác định bản chất của Hà Đồ mà tư liệu đó phản ánh - Một thực tại của sự vận động phản ánh đúng lý thuyết của nó - Ngũ hành liên hệ với Âm Dương và với nội dung.

Nếu như không có trình thiên văn này thì có thể nói rằng: Mọi chuyện sẽ khó khăn hơn nhiều và phải dừng ở tính hợp lý lý thuyết cho toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trình thiên văn này có thể lấy từ trên mạng, Nhưng cụ thể lấy như thế nào thì thật tính là tôi chịu. Anh chị em nào giỏi vi tính có thể hướng dẫn giúp. Trình thiên văn của tôi là phiên bản đầu tiên do anh Hỏa Tinh (Một thành viên sinh hoạt trên tuvilyso trước đây, trao cho học trò là Quốc Ấn đến cho tôi. Tôi nghe nói trình Thiên Văn phiên bản sau hiện đại hơn nhiều). Tôi đã kiểm chứng bằng cách thực hiện lặp lại những khoảng thời gian khác nhau trong vài ngàn năm. Đó là lý do mà sau khi viết bản "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" lần thứ nhất trên tuvilyso không có phần trình bày liên quan đến trình thiên văn này. Do đó, những vấn đề anh đặt ra:

Bởi vì để khẳng định, còn phải xét Hà đồ trong sự vận hành của nhiều hành tinh khác, trong tương tác với mặt trời, mặt trăng trong toàn hệ mặt trời cũng như ảnh hưởng của các vì sao trong thiên hà này, đồng thời còn phải loại trừ các nguồn gốc khác nữa, chẳng hạn như loại trừ sự vận hành của bốn mùa, của các cực trái đất của vận hành ngày và đêm, ...

Tôi nhận thấy rằng: Sự vận động của nhiều hành tinh khác trong Thiên Hà, hoặc ngay trong Thái Dương hệ là những thực tại được nhận thức chứ không phải là lý thuyết cho những thực tại đó. Khi lập thành một lý thuyết khoa học người ta có quyền lựa chọn những giá trị tiêu biểu, những yếu tố cấu thành chủ yếu để đưa ra một cách hoàn chỉnh giả thuyết khoa học. Việc chỉ lấy Ngũ Tinh - biểu tượng của Ngũ hành - là những khái niệm chủ yếu cấu thành nên thuyết Âm Dương Ngũ hành phối mặt trời, mặt trăng (Âm Dương) là nhất quán với học thuyết này. Ở đây, tôi chưa nói đến khả năng có tính giả thuyết rằng người xưa đã nhận thức được rằng: Chu kỳ của Ngũ Tinh liên quan đến mặt trời, mặt trăng là hệ quả tương tác gần gũi nhất của toàn bộ tương tác của vũ trụ lên trái Đất. Từ cơ sở lựa chọn này, đã lập nên Hà Đồ. Điều này cũng phù hợp với việc lập đồ hình biểu kiến cho một lý thuyết. Miễn sao cho nó phù hợp với tất cả mọi vấn đề liên quan nội tại của học thuyết đó và phản ánh thực tế - phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.

Để làm rõ hơn vấn đề này: "Khi lập thành một lý thuyết khoa học người ta có quyền lựa chọn những giá trị tiêu biểu, những yếu tố cấu thành chủ yếu để đưa ra một cách hoàn chỉnh giả thuyết khoa học", tôi trả lời anh Sapa qua phần chất vấn: "Hà Đồ cửu cung tôi lấy từ đâu ra?".

Tôi xin trả lời anh Sapa ở đây và làm rõ hơn tiêu đề mà tôi ("Khi lập thành một lý thuyết.....")nêu như sau:

1 - Anh Sapa có quyền nghĩ tôi tự đặt ra. Nhưng như vậy thì tôi chính là tác giả của Hà Đồ cửu cung, nếu sau khi tôi công bố, ai sử dụng Hà Đồ cửu cung trong các công trình nghiên cứu lý học của mình thì phải xin phép sử dụng bản quyền của tôi. Tất nhiên tôi sẽ chứng minh tôi đã tạo ra nó từ cơ sở hợp lý nào.(Nói cho vui chứ tôi chẳng quan tâm lắm đến cái bản quyến Hà Đồ cửu cung này làm gì. Cho dù sau này cả thế giới xác nhận tôi là tác giả của nó).

2 - Anh Sapa cho rằng tôi không phải tác giả của nó. Trong điều kiện này thì Hà Đồ cửu cung là một vấn đề khách quan, không phải do tôi dựng nên. Như vậy trong trường hợp này, vấn đề anh đặt ra không có giá trị.

Anh Sapa có quyền lựa chọn một trong hai điều kiện trên để tiếp tục chứng minh tôi sai.

Như vậy - qua việc biện minh với anh Sapa - với điều kiện "1" tôi làm rõ hơn ý của việc lựa chọn đồ hình biểu tượng cho một lý thuyết sau khi tổng hợp các vấn đề liên quan.

Sau khi xác định Hà Đồ chính là đồ hình biểu kiến từ một giả thuyết - Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là sự phản ánh mọi vận đông của vũ trụ....tôi đã chứng minh tính hợp lý cho mọi vấn đề liên quan đến nó theo tiêui chí khoa học cho một giả thuyết khoa học. Tất nhiên, nếu đòi hỏi tôi phải chứng minh một cách thật hoàn chỉnh, phải cân đo đong đếm được tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó thì mới gọi là "khoa học" thì cái này trên thực tế khoa học cũng chưa làm được. Trên thực tế còn quá nhiều hiện tượng khoa học chưa giải thích được. Nhưng điều đó không có nghĩa là tri thức khoa học hiện đại sai. Bởi vậy, mới cần tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học là vậy. Bởi vì chúng ta đang phục hồi một lý thuyết phản ánh thực tại và không phải thực tại. Nhưng lý thuyết này phản ánh một thực tại bao trùm lên mọi sự vận động trong lịch sử hình thành vũ trụ, mọi hiện tương trong cuộc sống,thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người với khả năng tiên tri. Đây chính là tiêu chí của một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm.

Nhà tiên tri Vanga nói:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".

Tất nhiên khi nói câu này, bà Vanga không có ý niệm về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tôi nhắc đến bà Vanga không phải là một cứu cánh. Mà chỉ để tăng thêm tính chú ý của tha nhân mà thôi. Cũng như tôi giải mã truyền thuyết và những ẩn dụ trong văn hóa truyền thuyết Việt chỉ lả để tăng tính hấp dẫn của cuốn sách với những người hay tò mò.

Cảm ơn anh Vuivui và quí vị quan tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các cao thủ

Mục này liêm trinh thấy rất bổ ích qua các bài viết của các cao thủ liêm trinh thấy khoa học hiện đại và lý học sắp hoà nhập vào nhau.

Mong các cao thủ tiếp tục thảo luận để mọi người được học hỏi.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Vuivui đã nói rõ.

Bây giờ tôi giải thích vấn đề như sau:

Như tôi đã trình bày trong bổ đề ở bài trên. Chúng ta đang khám phá một lý thuyết có khả năng phản ánh một thực tại khách quan, qua hiệu quả ứng dụng trải hàng ngàn năm và bền vững như Kim Tự Tháp, chứ không phải từ một thực tại khách quan xây dựng một lý thuyết. Bởi vậy, khi chúng ta có một tư liệu liên quan có thể kiểm chứng là tư liệu cổ của giáo sư Lê Văn Quán công bố. Tư liệu này xác định độ số của Hà Đồ với phương vị của độ số đó liên quan đến ngũ tinh phối mặt trời, mặt trăng (Âm Dương) trong Thái Dương hệ. Sự thẩm định qua trình Thiên Văn hiện đại cho thấy sự trùng khớp với tư liệu cổ. Tôi nghĩ như vậy là quá đủ để xác định bản chất của Hà Đồ mà tư liệu đó phản ánh - Một thực tại của sự vận động phản ánh đúng lý thuyết của nó - Ngũ hành liên hệ với Âm Dương và với nội dung.

Nếu như không có trình thiên văn này thì có thể nói rằng: Mọi chuyện sẽ khó khăn hơn nhiều và phải dừng ở tính hợp lý lý thuyết cho toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trình thiên văn này có thể lấy từ trên mạng, Nhưng cụ thể lấy như thế nào thì thật tính là tôi chịu. Anh chị em nào giỏi vi tính có thể hướng dẫn giúp. Trình thiên văn của tôi là phiên bản đầu tiên do anh Hỏa Tinh (Một thành viên sinh hoạt trên tuvilyso trước đây, trao cho học trò là Quốc Ấn đến cho tôi. Tôi nghe nói trình Thiên Văn phiên bản sau hiện đại hơn nhiều). Tôi đã kiểm chứng bằng cách thực hiện lặp lại những khoảng thời gian khác nhau trong vài ngàn năm. Đó là lý do mà sau khi viết bản "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" lần thứ nhất trên tuvilyso không có phần trình bày liên quan đến trình thiên văn này. Do đó, những vấn đề anh đặt ra:

Tôi nhận thấy rằng: Sự vận động của nhiều hành tinh khác trong Thiên Hà, hoặc ngay trong Thái Dương hệ là những thực tại được nhận thức chứ không phải là lý thuyết cho những thực tại đó. Khi lập thành một lý thuyết khoa học người ta có quyền lựa chọn những giá trị tiêu biểu, những yếu tố cấu thành chủ yếu để đưa ra một cách hoàn chỉnh giả thuyết khoa học. Việc chỉ lấy Ngũ Tinh - biểu tượng của Ngũ hành - là những khái niệm chủ yếu cấu thành nên thuyết Âm Dương Ngũ hành phối mặt trời, mặt trăng (Âm Dương) là nhất quán với học thuyết này. Ở đây, tôi chưa nói đến khả năng có tính giả thuyết rằng người xưa đã nhận thức được rằng: Chu kỳ của Ngũ Tinh liên quan đến mặt trời, mặt trăng là hệ quả tương tác gần gũi nhất của toàn bộ tương tác của vũ trụ lên trái Đất. Từ cơ sở lựa chọn này, đã lập nên Hà Đồ. Điều này cũng phù hợp với việc lập đồ hình biểu kiến cho một lý thuyết. Miễn sao cho nó phù hợp với tất cả mọi vấn đề liên quan nội tại của học thuyết đó và phản ánh thực tế - phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.

Để làm rõ hơn vấn đề này: "Khi lập thành một lý thuyết khoa học người ta có quyền lựa chọn những giá trị tiêu biểu, những yếu tố cấu thành chủ yếu để đưa ra một cách hoàn chỉnh giả thuyết khoa học", tôi trả lời anh Sapa qua phần chất vấn: "Hà Đồ cửu cung tôi lấy từ đâu ra?".

Tôi xin trả lời anh Sapa ở đây và làm rõ hơn tiêu đề mà tôi ("Khi lập thành một lý thuyết.....")nêu như sau:

1 - Anh Sapa có quyền nghĩ tôi tự đặt ra. Nhưng như vậy thì tôi chính là tác giả của Hà Đồ cửu cung, nếu sau khi tôi công bố, ai sử dụng Hà Đồ cửu cung trong các công trình nghiên cứu lý học của mình thì phải xin phép sử dụng bản quyền của tôi. Tất nhiên tôi sẽ chứng minh tôi đã tạo ra nó từ cơ sở hợp lý nào.(Nói cho vui chứ tôi chẳng quan tâm lắm đến cái bản quyến Hà Đồ cửu cung này làm gì. Cho dù sau này cả thế giới xác nhận tôi là tác giả của nó).

2 - Anh Sapa cho rằng tôi không phải tác giả của nó. Trong điều kiện này thì Hà Đồ cửu cung là một vấn đề khách quan, không phải do tôi dựng nên. Như vậy trong trường hợp này, vấn đề anh đặt ra không có giá trị.

Cảm ơn anh Vuivui và quí vị quan tâm

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Trước hết Tôi xác định với anh rằng, qua những cái gọi là thảo luận của tôi đối với anh, với công trình nghiên cứu của anh. Mục đích không phải là thắng hay thua. Mà nhằm - nếu có thể được - củng cố và bổ sung cho công trình của anh thêm chắc chắn, và như anh từng nói: Có tính khoa học.

Thế nhưng, như anh đã viết ở trên, thì sự sử dụng tư liệu để minh chứng một luận điểm khoa học của anh thực sự là chưa khoa học. Giới khoa học, một khi người ta đọc công trình của anh, không thể nào người ta không đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà anh lại có thể dùng những sự "tương tự", hay " hao hao giống" mà không hề chứng minh một cách xác đáng rằng: Chẳng nó thì không thể là ai khác. Và chúng có liên hệ với nhau bởi những chứng cứ không thể chối cãi. Chứ không phải bằng những cái Lý luận không thể cãi được. Tôi đã hiển thị rất rõ các yêu cầu chứng minh cho luận điểm đó, nhưng anh không thực hiện. Đây không phải là yêu cầu của tôi, mà đó là yêu cầu của bất cứ một phát biểu có nội dung khoa học nào. Anh muốn công trình của anh là một công trình khoa học, thì những luận cứ của anh nó phải thật sự khoa học. Anh có thể giả thiết rằng Hà đồ là một nguyên lý của lý học đông phương để từ đó xây dựng lên một hệ thống lý học của anh mà không cần minh chứng gì hết - đó là những gì mà người TQ đã và đang làm. Thế những, cũng chính những cách làm như thế, đã đưa lý học đông phương trở nên Huyền Bí, và người ta nói: Thiếu căn cứ khoa học là hoàn toàn đúng.

Nay anh muốn chúng là khoa học, nhưng anh lại dựa vào ông Lê văn Quán - dựa vào thì cũng được. Nhưng người làm khoa học có thể nói rằng: Tài liệu của Ông Quán, dù có đúng đi nữa, vẫn là đứa con hoang, được Hà đồ "nhặt về nuôi". Không phải là con đẻ của Hà đồ, hoặc, Tài liệu của Ông Quán là cha nuôi, mang Hà đồ "mất cha, mất mẹ" về nuôi. Nhưng anh lại muốn khẳng định rằng Hà đồ chính là có quan hệ "huyết thống" với số liệu của Ông Quán. Rồi anh lại viện thêm rằng, vì có Trình Thiên văn làm "nhân chứng" cho vụ việc này. Nhưng anh lại không chứng minh được cái trình thiên văn đó "có quen biết" với Hà đồ hay không ?. Sự quen biết như thế nào ?. Trình thiên văn đó có thật tương thích với Hà đồ không, cũng ví như là nhân chứng đó có thật là liên đới, hay nói cách khác là có đúng thực sự đảm trách vai trò của một nhân chứng tin cậy hay không cho Hà đồ. Bởi rõ ràng rằng, Nhìn vào Hà đồ, người ta không thể liên tưởng đến trình thiên văn đó, ngộ nhỡ người ta liên tưởng tới một thứ gì khác thì sao, chẳng hạn như anh Pháp Vân liên tưởng tới ADN, hay Nhiễm Sẵc Thể đó, thậm chí người ta đã chẳng liên hệ với con Long Mã đó hay sao ?. Anh đã chứng minh được, sự liên hệ với con Long Mã là Hồ đồ chứ không phải là Hà đồ, thì nay, để bảo đảm luận cứ vững chắc của luận chứng khoa học, bắt buộc phải chứng minh sự liên hệ của Hà đồ với trình thiên văn, chứ không thể nói: Tối thấy thế. Đó là sự khẳng định đơn phương.

Những yêu cầu cụ thể cho một luận chứng khoa học, để công trình của anh có thể được xác lập một cách có lý tính, có tính khoa học, thì Tôi đã trình bày cụ thể ở câu hỏi một. Bất cứ một luận chứng khoa học nào, không thể không "đi qua" nó. Đó là điều kiện bắt buộc cho bất cứ luận chứng khoa học nào - Sự chứng minh cụ thể. Cũng như anh đã minh chứng khoa học rằng: Long Mã và Hà đồ không có cơ sở liên hệ với nhau.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Là một nhà khoa học chuyên nghiệp, chắc anh cũng biết rằng:

Một Lý thuyết khoa học phải phản ánh một thực tại quan sát được.

Hà Đồ là một đồ hình biểu kiến của một học thuyết, được nhắc tới từ hàng ngàn năm trước BC theo cổ thư chữ Hán. Và cũng theo cổ thư chữ Hán nó là do con Long Mã hiện ra trên sông Hoàng Hà. Vậy Hà Đồ thực chất là cái gì? Nó thể hiện một thực tại nào? Giáo sư Lê Văn Quán đưa lên một tài liệu cổ, nhưng không nói rõ nguồn gốc . Nhưng ông xác định không phải ông tạo ra. Sau đó nhiều năm - Trình Thiên Văn Sky Map mới xuất hiện. Trình Thiên Văn này phản ánh quy luật vận động của Thái Dương hệ và vị trí của nó trên bầu trời. Qua trình thiên Văn này, người ta có thể kiểm định vị trí các hành tinh trên Thái Dương hệ. Người hoặc nhóm lập trình Thiên Văn này không phải vì mục đích "kiểm chứng Hà Đồ" của Lý học Đông phương mà làm ra nó. Điều này phù hợp với tiêu chí khoa học sau đây:

Đặc điểm thứ hai của khoa học là tất cả kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận (repeatability). Nói một cách khác, nếu giả có một nghiên cứu đã được công bố bởi một nhà khoa học nào đó; nếu một nhà nghiên cứu khác lặp lại nghiên cứu đó bằng những phương pháp và với điều kiện đã được mô tả, phải đạt được những kết quả tương tự.

Nguyễn Văn Tuấn

Tôi nghĩ như vậy đã quá đủ để xác định tính khoa học của phát hiện này theo tiêu chí khoa học. Nhưng vấn đề không dừng ở đây. Sự ứng dụng Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó - (Xin xem: Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt). Điều này lại phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và vấn đề là: Chúng ta đang phục hồi một lý thuyết cổ xưa bị thất truyền - khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử - chứ không phải xây dựng một lý thuyết từ những thực tại quan sát được.

Anh Vuivui thân mến.

Anh viết:

Trước hết Tôi xác định với anh rằng, qua những cái gọi là thảo luận của tôi đối với anh, với công trình nghiên cứu của anh. Mục đích không phải là thắng hay thua. Mà nhằm - nếu có thể được - củng cố và bổ sung cho công trình của anh thêm chắc chắn, và như anh từng nói: Có tính khoa học.

Tôi tin điều này và cảm ơn anh. Tôi nghĩ, nếu cái thế giới này tỉnh táo, thà nó tập trung nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ hành - còn hơn đi tìm Hạt của Chúa - mà tôi khẳng định nó sẽ thất bại. Nếu công việc này thành công tôi sẽ xem xét lại toàn bộ những gì được hình thành trong tư duy của tôi - gồm cả những ý tưởng chưa có dịp công bố. Nhưng nó sẽ thất bại. Cũng như việc không có hành tinh thứ X và không hề có nước trên mặt Trăng vậy.

Nhược đài sư tử thượng

Thiên hạ thái bình phong.

Anh Vuivui thân mến.

Sử Tử chính là Hà Đồ đấy.

Nhưng tôi cũng cần phải nhắc lại là: Tôi không coi việc giải mã là bằng chứng khoa học. Bởi vì cái thế giới khoa học hiện đại chưa có tiêu chí cho một phương pháp giải mã được coi là đúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Là một nhà khoa học chuyên nghiệp, chắc anh cũng biết rằng:

Một Lý thuyết khoa học phải phản ánh một thực tại quan sát được.

Hà Đồ là một đồ hình biểu kiến của một học thuyết, được nhắc tới từ hàng ngàn năm trước BC theo cổ thư chữ Hán. Và cũng theo cổ thư chữ Hán nó là do con Long Mã hiện ra trên sông Hoàng Hà. Vậy Hà Đồ thực chất là cái gì? Nó thể hiện một thực tại nào? Giáo sư Lê Văn Quán đưa lên một tài liệu cổ, nhưng không nói rõ nguồn gốc . Nhưng ông xác định không phải ông tạo ra. Sau đó nhiều năm - Trình Thiên Văn Sky Map mới xuất hiện. Trình Thiên Văn này phản ánh quy luật vận động của Thái Dương hệ và vị trí của nó trên bầu trời. Qua trình thiên Văn này, người ta có thể kiểm định vị trí các hành tinh trên Thái Dương hệ. Người hoặc nhóm lập trình Thiên Văn này không phải vì mục đích "kiểm chứng Hà Đồ" của Lý học Đông phương mà làm ra nó. Điều này phù hợp với tiêu chí khoa học sau đây:

Tôi nghĩ như vậy đã quá đủ để xác định tính khoa học của phát hiện này theo tiêu chí khoa học. Nhưng vấn đề không dừng ở đây. Sự ứng dụng Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó - (Xin xem: Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt). Điều này lại phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và vấn đề là: Chúng ta đang phục hồi một lý thuyết cổ xưa bị thất truyền - khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử - chứ không phải xây dựng một lý thuyết từ những thực tại quan sát được.

Anh Vuivui thân mến.

Anh viết:

Tôi tin điều này và cảm ơn anh. Tôi nghĩ, nếu cái thế giới này tỉnh táo, thà nó tập trung nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ hành - còn hơn đi tìm Hạt của Chúa - mà tôi khẳng định nó sẽ thất bại. Nếu công việc này thành công tôi sẽ xem xét lại toàn bộ những gì được hình thành trong tư duy của tôi - gồm cả những ý tưởng chưa có dịp công bố. Nhưng nó sẽ thất bại. Cũng như việc không có hành tinh thứ X và không hề có nước trên mặt Trăng vậy.

Nhược đài sư tử thượng

Thiên hạ thái bình phong.

Anh Vuivui thân mến.

Sử Tử chính là Hà Đồ đấy.

Thưa các chú, các bác,

Cháu mạo muội xen vào vài lời vì nghĩ rằng ý này nếu được hiểu rõ sẽ có thể có ích cho mọi người.

Việc chú Thiên Sứ phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ Hành là được làm dựa trên tiêu chí khoa học không có nghĩa nó đã hoàn toàn được minh chứng bằng phương thức khoa học hiện nay đang sử dụng.

Tuy nhiên, thuyết này là một thuyết khoa học vì nó duy lý và nhất quán thay vì mơ hồ và phụ thuộc vào một đấng tối cao nào đó.

Có thể so sánh việc này với việc Langlands đưa một chương trình nối hình với số trong toán học hiện đại, các bổ đề này lúc đầu là giả thuyết nay đã được Ngô Bảo Châu chứng minh, nhưng ngay khi chưa được chứng minh rất nhiều kết quả khoa học đã được hình thành trên cơ sở và xung quanh bổ đề này.

Về Hà Đồ phối hậu thiên Lạc Việt là căn để của ADNH, điều đáng chú ý rằng đây là nỗ lực đầu tiên nhằm đặt Hà Đồ trong một nguồn gốc duy lý thay vì thần thánh. Việc chứng minh đến chi tiết rằng "bổ đề" này là đúng có thể chỉ thực hiện được sau khi khoa học phát hiện thêm nhiều công cụ nữa ( chẳng hạn các máy đo 'khí' và phát hiện ra ADN của loại sinh khí của thế giới chúng ta chính là Hà Đồ pht Lạc Việt). Điều này có thể còn lâu nữa, nhưng chúng ta đành đợi hay hãy cứ tiến lên với những gì chúng ta có, cá nhân Thế Trung chọn vế sau như Lỗ Tấn đã từng nói 'sảy thai còn hơn tuyệt chủng".

Cũng bởi vì, chú Thiên Sứ lại đưa thêm một phương pháp rất hữu dụng: 'reference model' ( mô hình tham khảo) trong đó dựa trên từng mảnh vỡ của văn hiến Việt Nam chúng ta quán xét lại các tiến trình ( chưa đo được khí thì ta dùng lý để tiệm cận nhưng luôn đối chiếu với hình) - công cuộc này cũng không khác việc Rudolf Julius Emmanuel Clausius tìm ra nhiệt động lực học hay Michael Faraday và phương trình điện từ trường khi còn chưa biết chúng thật sự là gì.

Nếu như Faraday còn phải chiến thắng rất nhiều "sức mạnh thần thánh" điều khiển đùi ếch đã bị giết và lột da cho giật tưng tưng, thì có thể thấy công cuộc của chú Thiên Sứ còn nhiều gian khổ.

Vài dòng mạo muội, cá nhân Thế Trung nghĩ rằng những người như bác Vui Vui, bác Liêm Trinh hay mới hơn như Kaka ... nếu cùng quán xét và chọn chung đường thì chắc chắn sẽ giúp sáng tỏ được nhiều điều.

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các chú, các bác,

Cháu mạo muội xen vào vài lời vì nghĩ rằng ý này nếu được hiểu rõ sẽ có thể có ích cho mọi người.

Việc chú Thiên Sứ phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ Hành là được làm dựa trên tiêu chí khoa học không có nghĩa nó đã hoàn toàn được minh chứng bằng phương thức khoa học hiện nay đang sử dụng.

Tuy nhiên, thuyết này là một thuyết khoa học vì nó duy lý và nhất quán thay vì mơ hồ và phụ thuộc vào một đấng tối cao nào đó.

Có thể so sánh việc này với việc Langlands đưa một chương trình nối hình với số trong toán học hiện đại, các bổ đề này lúc đầu là giả thuyết nay đã được Ngô Bảo Châu chứng minh, nhưng ngay khi chưa được chứng minh rất nhiều kết quả khoa học đã được hình thành trên cơ sở và xung quanh bổ đề này.

Về Hà Đồ phối hậu thiên Lạc Việt là căn để của ADNH, điều đáng chú ý rằng đây là nỗ lực đầu tiên nhằm đặt Hà Đồ trong một nguồn gốc duy lý thay vì thần thánh. Việc chứng minh đến chi tiết rằng "bổ đề" này là đúng có thể chỉ thực hiện được sau khi khoa học phát hiện thêm nhiều công cụ nữa ( chẳng hạn các máy đo 'khí' và phát hiện ra ADN của loại sinh khí của thế giới chúng ta chính là Hà Đồ pht Lạc Việt). Điều này có thể còn lâu nữa, nhưng chúng ta đành đợi hay hãy cứ tiến lên với những gì chúng ta có, cá nhân Thế Trung chọn vế sau như Lỗ Tấn đã từng nói 'sảy thai còn hơn tuyệt chủng".

Cũng bởi vì, chú Thiên Sứ lại đưa thêm một phương pháp rất hữu dụng: 'reference model' ( mô hình tham khảo) trong đó dựa trên từng mảnh vỡ của văn hiến Việt Nam chúng ta quán xét lại các tiến trình ( chưa đo được khí thì ta dùng lý để tiệm cận nhưng luôn đối chiếu với hình) - công cuộc này cũng không khác việc Rudolf Julius Emmanuel Clausius tìm ra nhiệt động lực học hay Michael Faraday và phương trình điện từ trường khi còn chưa biết chúng thật sự là gì.

Nếu như Faraday còn phải chiến thắng rất nhiều "sức mạnh thần thánh" điều khiển đùi ếch đã bị giết và lột da cho giật tưng tưng, thì có thể thấy công cuộc của chú Thiên Sứ còn nhiều gian khổ.

Vài dòng mạo muội, cá nhân Thế Trung nghĩ rằng những người như bác Vui Vui, bác Liêm Trinh hay mới hơn như Kaka ... nếu cùng quán xét và chọn chung đường thì chắc chắn sẽ giúp sáng tỏ được nhiều điều.

Trân trọng

Thế Trung

Chú Buồn Buồn đã xuất hiện hi hi.

Ngày xưa ông Anh sờ tanh nghĩ ra công thức e = mc*c cũng đâu có thể ngờ rằng, sau này các đàn em lại sản xuất ra bom nguyên tử hic hic.

Mong các chú tiếp tục tranh luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Thiên Sứ

Nhân đây, tôi muôn nóii đến sự gọi là "Phản biện rất chủ quan của anh Sapa, anmay và Kades khí luôn cố gắng minh chứng rằng: Tôi dùng truyền thuyết và huyền thoại để minh chứng Hà Đồ là không có cơ sở khoa học. Tôi yêu câu dẫn nguyên văn thì không trả lời. Quí vị có thể kiểm chứng những luận cứ liên quan đến điều này của các vị trên ngay trong topic này. Nhưng khi trích dẫn nguyên văn do anh Vuivui thì mọi việc khác hẳn. Tôi không hề lấy truyền thuyết làm cơ sở minh chứng khoa học.

Bởi vậy, tôi coi nhưng sự tranh biện của các vị nói trên chỉ mang tính "Phản đối" và không có gia trị học thuật.

Có lẽ phải xét lại khả năng đọc và hiểu về ngôn ngữ tiếng Việt của anh đấy, anh Thiên Sứ à!

Khi anh viết những dòng chữ trên là từ bài viết được đánh số thứ tự #155, trong khi những gì Sapa đã viết và hỏi anh như sau:

Sapa đã buộc anh vào việc lấy truyền thuyết làm cơ sở như thế nào?

Sapa đã viết như vầy:

2. Hà Đồ - Anh chỉ ra truyền thuyết "Phục Hy: Long Mã phụ Hà Đồ" là mơ hồ mà ngay cả những nhà lý học, nho gia Trung Hoa còn bất đồng ý kiến với nhiều huyền thoại (lẽ tất nhiên - huyền thoại, truyền thuyết mà) cũng như anh đã đề cao truyền thuyết "Âu Cơ: Đẻ Bọc 100 Trứng" mặc dù không có cơ sở bằng chứng khoa học còn trích dẫn những tài liệu về Ngũ Tinh thuộc Thiên văn học trên bầu trời tinh tượng liên quan đến Hà Đồ, Lạc Thư do tác giả không rõ nguồn gốc và anh thì cũng chưa kiểm chứng bằng khoa học để làm bằng... rồi cho đó Hà đồ là qui luật vận động và tương tác được lựa chọn của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ lên địa cầu

... chỉ có nghĩa là Sapa tóm tắt lại những gì anh viết trong quyển "Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch" đã đề cập đến nguồn gốc Hà Đồ.

Lẽ tất nhiên, giai do việc lấy truyền thuyết làm cơ sở cho tiêu chí khoa học là không ổn nên anh có thấy Sapa đã phản biện anh ở điểm đó sao?

Sapa phản biện anh ở điểm anh cứ bảo là anh xác quyết được nguồn gốc của Hà Đồ từ sự vận động của Ngũ tinh liên quan đến Địa Cầu mà anh lại không thể CHỨNG MINH những gì anh trích dẫn không rõ nguồn và không có bằng chứng về tiêu chí khoa học là như thế nào?

Vậy thì anh đã XÁC QUYẾT được gì?

Mong rằng anh sớm có câu trả lời vắn tắt thẳng vào điều anh xác quyết nay đã bị nghi ngờ tính khả tín của nó - nhưng anh đã lờ đi thì có!

thì là từ bài viết được đánh số thứ tự #146. Tại sao anh cứ phải đọc mà không hiểu hay là chẳng thèm đọc rồi cứ nói vu vơ ???

Kế đến, khi anh Vuivui cũng dẫn giải từng ấy ý về sự khả tín trên như dưới đây thì anh bảo sự góp ý của anh ta đã khiến cuộc tranh luận trở nên xứng đáng hơn để rồi liệt Sapa vào hạng chỉ mang tính "Phản đối" và không có giá trị học thuật.

1. Phải chăng, với từng này dẫn giải, anh đã đủ kết luận Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh?

Về việc diễn giải cho nội dung Hà Đồ của tôi thì gồm hai yếu tố chính là:

* Căn cứ vào tài liệu của giáo sư Lê Văn Quán (Đã dẫn).

* Kiểm chứng qua trình Thiên văn Sky Map.

Thật ra, chẳng qua Sapa đã làm anh khó chịu khi đã vấn nạn anh nhiều lần về sự khả tín trên nhưng anh cứ cố lờ để rồi bây giờ vẫn không có sự giải thích nào khá hơn.

Nếu nói:

* Căn cứ vào tài liệu của giáo sư Lê Văn Quán (Đã dẫn)

thì ít nhiều gì anh cũng đã phải cám ơn Sapa hoặc chí ít không cám ơn cũng sẽ viết cho Sapa rằng: Anh sẽ kiểm tra lại với giáo sư Lê Văn Quán để có sự xác minh rõ ràng. Đằng này, anh né tránh vì lý do gì?

1. Anh dẫn chứng tài liệu của một vị giáo sư và với cái nhãn hiệu GIÁO SƯ mà nên kiểm tra làm chi cho phiền; cứ việc xử dụng thoải mái nếu như có gì bất khả tín hay chứng cứ dỏm do có ai vạch ra thì là tại ông ta thôi chứ mắc gì đến anh phải không nào?

1a. Nhưng anh có biết, ông GIÁO SƯ kia đã có thêu dệt bịa đặt ra cái tài liệu cổ này hay chăng? Anh chẳng chắc ... Mackeno

1b. Tài liệu cổ đó, anh có khả năng kiểm chứng từ chính kiến thức thiên văn của anh hay không? Anh chẳng làm và cũng chẳng tự hỏi vì sao một tài liệu liên quan đến khoa học, thiên văn học như thế mà chẳng nghe cộng đồng khoa học thế giới XÁC CHỨNG và THÔNG TIN? Anh chẳng tìm hiểu ... Mackeno

Mackeno ... và rồi anh cứ xài để củng cố lập luận của anh cho thêm phần thuyết phục cũng ra chiều có tí pha học (chữ của anh) đấy chứ nhưng anh đã cho độc giả nhận xét về anh là một người viết sách và nghiên cứu thiếu nghiêm túc.

2. Anh dẫn chứng lơ mơ và còn thêm phần CHỦ QUAN để xác quyết cái điều mà ngay vị GIÁO SƯ nọ cũng đã chẳng cho biết tài liệu nọ được sưu tầm từ đâu như anh đã viết:

"Tư liệu này không thấy giáo sư tác giả cho biết đã trích dẫn hoặc sưu tầm từ đâu

nhưng anh vẫn lấy đó làm kết luận cho thấy xuất xứ Lạc Việt của nó.

Chưa hết, anh còn dám cả gan tuyên bố:

"Chính vì vậy, tôi đã chứng minh rằng: Hậu Thiên Bát quái phải liên hệ với Hà đồ. Cơ sở của phát hiên này, xuất phát từ một bản văn của Nhật Bản được giáo sư Lê Văn Quán miêu tả thì Hà Đồ chính là sự vận động có tính quy luật của ngũ tinh trong Thái Dương hệ, được miêu tả theo thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ liên hệ với mặt Trời và mặt Trăng."

trong bài viết #2 dưới tiêu đề:

Trao đổi Giữa Gs.tskh Đào Vọng Đức Với Nguyễn Vũ Tuấn Anh Giám đốc Tt NclhĐp, Lý thuyết ADNH là 1 lý thuyết KH hoàn chỉnh?

Anh đã đem giáo sư Lê Văn Quán làm bia đỡ đạn à!?

Tại sao anh lại phải khi viết thế này rồi lại viết khác biết đâu là sự thật hở anh Thiên Sứ?

Anh đã nhồi nắn dữ kiện cho chủ thuyết của anh thêm phần cơ sở phản ảnh tiêu chí khoa học khi trao đổi với một Giáo Sư Tiến Sĩ Khoa Học, nhưng thực tế thì thiếu kiểm chứng khoa học chứng minh.

Cũng LẠ là vì vị Giáo Sư Tiến Sĩ Khoa Học nọ lại chẳng có một câu chất vấn khoa học mà còn tán thành trong bài viết #3 :

"Những cái anh Tuấn Anh nói tôi cũng rất nhất trí là như vậy."

Chẳng lẽ những vị giáo sư, giáo sư tiến sĩ khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam là những người nói, lấy, viết, xác nhận bao điều không một chút kiểm chứng rồi cứ thế nói, lấy, viết, xác nhận tiếp nối và nối tiếp ư!?

* Kiểm chứng qua trình Thiên văn Sky Map

Anh đã viết từ tuvilyso.net trong mục Văn Hiến Lạc Việt:

Cho đến năm 2005 - sau khi tiểu luận này đã hình thành từ rất lâu, chúng tôi mới được biết đến trình thiên văn Skymap pro. Chính trình thiên văn này đã minh chứng một cách sắc sảo trên thực tế qui luật vận động của Ngũ tinh chính là nội dung của Hà đồ. Điều này lại chỉ thẳng đến một thực tại huyền vũ trong vũ trụ đó chính là quy luật tương tác của sự vận động từ vũ trụ đến địa cầu.

Bạn đọc tiểu luận này có thể tự kiểm chứng những điều này qua trình thiên văn Skymap pro và được minh họa dưới đây :

Những hình này đều được lấy vị trí quan sát từ Thượng Hải vào ngày 20 tháng 3 năm 2007. Nhằm ngày mùng 2 tháng 2 năm Đinh Hợi. Vì trong tài liệu do giáo sư Lê Văn Quán đưa lên không nói rõ vị trí quan sát cho nên chúng tôi đã lấy vị trí Thượng Hải là một vị trí tương đối ở miền Nam sông Dương Tử để thẩm định tài liệu trên.

Posted Image

Hình trên là bầu trời phương Nam theo trình thiên văn Skymap Pro tại vị trí Thượng Hải vào lúc 12 giờ ngày mùng 2 tháng 2 Đinh Hợi. Nhằm ngày 20 tháng 3 năm 2007.

Posted Image

Hình trên là bầu trời phương Nam theo trình thiên văn Skymap Pro tại vị trí Thượng Hải vào lúc 16 giờ ngày mùng 2 tháng 2 Đinh Hợi. Nhằm ngày 20 tháng 3 năm 2007.

... đã minh họa Hà Đồ như thế nào? Các cặp số [1,6], [3,8], [2,7], [4,9] và [5,10] phương vị ra sao? Ngũ tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ chỗ nào từ những tấm hình đó??

Skymap thì với chức năng của nó là trình chiếu các chòm sao, tinh tượng nhưng anh đã thể hiện được sự tương quan gì giữa Hà Đồ, nội dung Ngũ Hành của nó với các tấm hình đó?

... trước khi anh lại một lần nữa cứ mỗi một việc: như vậy, cho là, cho rằng v.v... như dưới đây:

Như vậy là một tài liệu cổ nói về nội dung của Hà Đồ được xác minh và nó chứng tỏ Hà Đồ là một biểu tượng phản ánh một thực tế tốn tại là qui luật của Ngũ Tinh liên quan đến Thái Dương hệ.

Mối liên hệ giữa thực tại này lại phù hợp với những tri thức thiên văn mà hệ quả của nó liên quan đên hầu hết đến các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương.

Ấy thế, anh lại khó chịu với Sapa và cho rằng Sapa chỉ mang tính "Phản đối" và không có gia trị học thuật khi vấn nạn anh về những tiêu chí trên.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy anh Sapa bắt đầu thiếu sự bình tĩnh cần thiết.

Những vấn đề anh đưa ra

... đã minh họa Hà Đồ như thế nào? Các cặp số [1,6], [3,8], [2,7], [4,9] và [5,10] phương vị ra sao? Ngũ tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ chỗ nào từ những tấm hình đó??

Skymap thì với chức năng của nó là trình chiếu các chòm sao, tinh tượng nhưng anh đã thể hiện được sự tương quan gì giữa Hà Đồ, nội dung Ngũ Hành của nó với các tấm hình đó?

Anh có thể tự tìm hiểu với trình thiên văn này. Nếu anh phát hiện ra sai thì chúng ta cũng còn phải đối chiếu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa kể đúng sai như thế nào, Tiến sỹ Nguyễn Vũ Tuấn Anh là người đầu tiên dũng cảm đưa ánh sáng khoa học hiện đại vào lý học để cho những người đọc bước ra khỏi tăm tối mê tín dị đoan của thời trung cổ và tiến tới đánh giá chính sác lý học là khoa học siêu hiện đại hay hiên đại hoặc chỉ là sản phẩm mê tín dị đoan cần loại bỏ.

Vài lời bình luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Là một nhà khoa học chuyên nghiệp, chắc anh cũng biết rằng:

Một Lý thuyết khoa học phải phản ánh một thực tại quan sát được.

Hà Đồ là một đồ hình biểu kiến của một học thuyết, được nhắc tới từ hàng ngàn năm trước BC theo cổ thư chữ Hán. Và cũng theo cổ thư chữ Hán nó là do con Long Mã hiện ra trên sông Hoàng Hà. Vậy Hà Đồ thực chất là cái gì? Nó thể hiện một thực tại nào? Giáo sư Lê Văn Quán đưa lên một tài liệu cổ, nhưng không nói rõ nguồn gốc . Nhưng ông xác định không phải ông tạo ra. Sau đó nhiều năm - Trình Thiên Văn Sky Map mới xuất hiện. Trình Thiên Văn này phản ánh quy luật vận động của Thái Dương hệ và vị trí của nó trên bầu trời. Qua trình thiên Văn này, người ta có thể kiểm định vị trí các hành tinh trên Thái Dương hệ. Người hoặc nhóm lập trình Thiên Văn này không phải vì mục đích "kiểm chứng Hà Đồ" của Lý học Đông phương mà làm ra nó. Điều này phù hợp với tiêu chí khoa học sau đây:

Tôi nghĩ như vậy đã quá đủ để xác định tính khoa học của phát hiện này theo tiêu chí khoa học. Nhưng vấn đề không dừng ở đây. Sự ứng dụng Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó - (Xin xem: Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt). Điều này lại phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và vấn đề là: Chúng ta đang phục hồi một lý thuyết cổ xưa bị thất truyền - khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử - chứ không phải xây dựng một lý thuyết từ những thực tại quan sát được.

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Qua một số bài viết, thấy rằng, không phải chỉ có anh, mà một số người cũng chưa hiểu hết câu hỏi một của tôi. Có thể, do đó dẫn đến điều là sự giải thích chưa thỏa đáng.

Khi Tôi đặt vấn đề - nội dung của câu hỏi một - rằng phải chăng với từng đó, anh đã cho rằng Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh. Hay nói thêm cho chặt chẽ: Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động có tính quy luật của ngũ tinh ?.

Đối với một luận thuyết như thế này, mang tính khoa học, người ta sẽ lập tức phải nhận ra:

-Hoặc: Từ các quy luật vận động của ngũ tinh phải được hiển thị trên Hà đồ.

-Hoặc: Từ Hà đồ, đi minh thị các quy luật vận động của ngũ tinh.

Đó là hai "con đường" xác minh Hà đồ có thật là có liên hệ với sự vận động của Ngũ tinh. Con đường thứ nhất là BÀI TOÁN XUÔI. Con đường thứ hai là BÀI TOÁN NGƯỢC.

Cả hai bài toán này, có giá trị khẳng định tính khoa học của luận thuyết Hà đồ và sự vận động của Ngũ tinh mà anh nêu ra là như nhau. Chỉ cần giải quyết một trong hai bài toán đó là đủ.

Như trình bày của một số người, đều hiển thị về sự giải quyết bài toán xuôi. Song như đã thấy, bài toán này chưa được giải quyết. Và cái sự chưa được giải quyết này được bảo vệ bằng cái Lý: Không cần thiết, vì có nhiều công trình khoa học, vâng, hết sức khoa học đã từng được công bố mà các nguên lý cơ bản của nó đã chưa được chứng minh. Đó là sự hiểu lầm tệ hại. Nhưng Tôi sẽ bàn dưới đây.

Bây giờ Tôi đề cập đến bài toán ngược. Đương nhiên, không giải quyết bài toán xuôi, thì phải giải bài toán ngược. Bởi vì: Mọi luận thuyết khoa học đều phải có trách nhiệm, bắt buộc, giải quyết tất cả những vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm chứa trong nội dung của nó. Thành thử, một luận thuyết càng mang tính tổng quát, thì các vấn đề mà nó phải giải quyết có phạm vi càng rộng lớn. Từ đây, chúng ta thấy có mấy vấn đề cần minh thị:

Trong quá trình phát triển của luận thuyết. Có những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm, mà luận thuyết đó không giải quyết được ngay lập tức, và do đó, chúng trở thành những "vấn nạn" của luận thuyết. Điều này có thể thấy nhan nhản trong hầu hết các ngành khoa học hiện nay. Và có như thể, những người nghiên cứu mới có đất "sinh nhai" chứ. Nhưng cần phải nhận thấy và đây là điều bắt buộc phải tường minh: Những vấn nạn đó không xóa đi, hay không thể che lấp những bài toán, những vấn đề trực tiếp của luận thuyết. Những vấn đề đó là những vấn đề gì ?. Một cách tổng quát, những vấn đề đó là những vấn đề thuộc về sự kiểm chứng lý thuyết. Đủ để cho ta có một cơ sở dữ liệu, chứng cứ chứng minh rằng luận thuyết được đề ra là có căn cứ.

Từ ý nghĩa đó, khi nói Hà đồ có nguồn gốc vận động có tính quy luật của ngũ tinh. Trong đó lấy những số liệu của Lê văn Quán và Trình thiên văn Sky Map làm cơ sở. Một khi không giải bài toán xuôi. Thì số liệu của Lê văn Quan và Trình thiên văn Sky Map tự nhiên phải trở thành những cơ sở kiểm chứng lý thuyết một cách trực tiếp, ví như cha mẹ sinh con rồi thì phải làm ngay giấy khai sinh cho nó vậy, để minh chứng với xã hội rằng: Con Tôi, là một thành viên của xã hội. Không có điều đó, khác nào đó là đứa con vô thừa nhận !!! hay chỉ được thừa nhận đơn phương, một khi gặp vướng mắc, sẽ không được xã hội bảo vệ. Cũng tức là tính chân lý không minh bạch, nên không được thừa nhận.

Vì vậy, cho dù bài toán xuôi, có được lẩn tránh, để khỏi phải đối đầu với nó, thì cũng không tránh được bài toán ngược. Ngoài ra, đó là bài toán ngược đơn giản nhất cho luận thuyết này, vì tính hiển thị của nó rất cao. Thay vì lại đi tìm cái gọi là "những lý giải hợp lý về vũ trụ và nhân sinh quan" một cách rất mơ hồ, không có sự hiển thị minh xác. Không chỉ có thế, bài toán ngược còn có thể đặt ra cho ta rất nhiều vấn đề theo đó cần giải quyết, để có thể xây nên một tòa nhà vững chắc. Bởi vì, một khi bài toán đó được minh thị, thì cái việc con Long Mã ở sông Hà, con Rùa ở sông Lạc, tự rút lui. Đó là : Bất chiến tự nhiên thành.

Cho nên, một lần nữa, chúng ta tự nhiên phải thấy rằng: Khôngg bài toán xuôi, thì phải giải bài toán ngược. Không thể dùng thủ thuật để có thể lẩn tránh nó. Việc lẩn tránh nó, đó chính là lời tuyên bố: Luận thuyết không có căn cứ khoa học.

Nay xin trở lại vấn đề: Sự biện minh cho việc không giải quyết bài toán xuôi.

Từ sự cho rằng: Một lý thuyết khoa học phải phản ánh một thực tại quan sát được. Tôi xin chữa lại một chút cho hàm súc hơn: Một lý thuyết khoa học phải phản ánh được những thực tại quan sát được. (luận điểm của anh Thiên Sứ).

Xin thưa rằng, nội dung này không đầy đủ, từ đó có thể dẫn đến những ngộ nhận. Một nội dung đầy đủ của nó phải như sau: Mọi luận thuyết - được xem khoa học- thì nó phải giải quyết được những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm đặt ra mang nội dung của nó.

Nội dung này, một khi luận thuyết đó gặp những vấn nạn chưa giải quyết được, thì chính những vấn nạn đó là động lực thúc đẩy sự phát triển, mở rộng luận thuyết đó, nó sẽ được chỉnh sửa, bổ sung bởi những luận chứng đưa tới luận thuyết ngày càng có tính thuyết phục hơn. Cho dù thời gian kiểm chứng luận thuyết đó kéo dài tới bao lâu, và số lượng thực nghiệm kiểm chứng lên đến vô hạn lần.

Với ý nghĩa đó, ta có thể thấy ngay quan điểm về một lý thuyết khoa học của anh Thiên Sứ là chưa thỏa đáng. Có thể, do đó mà anh và nhiều người cho rằng, chỉ cần một hay vài sự ứng hợp, là đủ để kết luận lý thuyết đó là Khoa học ?. Cho nên anh mới viết:

"Tôi nghĩ như vậy là quá đủ ....." sau khi làm một động tác: "Hà Đồ là một đồ hình biểu kiến của một học thuyết, được nhắc tới từ hàng ngàn năm trước BC theo cổ thư chữ Hán. Và cũng theo cổ thư chữ Hán nó là do con Long Mã hiện ra trên sông Hoàng Hà. Vậy Hà Đồ thực chất là cái gì? Nó thể hiện một thực tại nào? Giáo sư Lê Văn Quán đưa lên một tài liệu cổ, nhưng không nói rõ nguồn gốc . Nhưng ông xác định không phải ông tạo ra. Sau đó nhiều năm - Trình Thiên Văn Sky Map mới xuất hiện. Trình Thiên Văn này phản ánh quy luật vận động của Thái Dương hệ và vị trí của nó trên bầu trời. Qua trình thiên Văn này, người ta có thể kiểm định vị trí các hành tinh trên Thái Dương hệ. Người hoặc nhóm lập trình Thiên Văn này không phải vì mục đích "kiểm chứng Hà Đồ" của Lý học Đông phương mà làm ra nó. Điều này phù hợp với tiêu chí khoa học sau đây" .

Luận thuyết của anh, nếu được bổ sung bằng những giải quyết các bài toán xuôi, hoặc ngược, sẽ có sức thuyết phục và mang tính khoa học hơn nhiều.

Hơn nữa, Tôi cũng xin lưu ý một ý nhỏ: Đằng sau bốn câu hỏi mà Tôi đề nghị, có một hệ quả HẾT SỨC NGUY HIỂM CHO LUẬN THUYẾT nếu như bốn câu hỏi đó không được giải quyết. Hệ quả này có đủ khả năng phủ nhận tất cả những ứng dụng của Hà đồ theo quan điểm của anh Thiên Sứ. Tất nhiên, nói đến hệ quả này, thì cũng chỉ là sự minh thị kết luận của bốn câu hỏi trên thôi, bởi vì, một khi không giải quyết được các câu hỏi đó, tự nhiên luận thuyết đó cũng đã thiếu vắng tính khoa học rồi.

Lẽ tự nhiên, Tôi mong và hy vọng anh có những bổ sung xác đáng để hoàn thiện luận thuyết của minh.

Chúc anh thành tựu.

Thân ái.

P/S. Sau bài này, việc thảo luận vấn đề nguồn gốc Hà đồ của Tôi đã đầy đủ. Xin nhường lại đất cho anh sapa. Cám ơn Anh đã không lấy làm phiền vì làm gián đoạn những tranh luận của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Thực ra tiều chí khoa học mà tôi thường nhắc tới là:

Một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Tôi đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí này và nhữnngg tiêu chí liên quan. Tiêu chí anh đưa ra là một thành tố trong tiêu chí này.

Share this post


Link to post
Share on other sites