wildlavender

Cầu Nguyện Là Chánh Tín Hay Mê Tín?

45 bài viết trong chủ đề này

CẦU NGUYỆN LÀ CHÁNH TÍN HAY MÊ TÍN?

Tín Nguyện Hạnh là ba Thánh đức, gọi là Tam Thánh Đức. Trí Tín Nguyện Hạnh là bốn Thánh đức, gọi là Tứ Thánh Đức.

Với Tam Thánh Đức thì phải lấy Miệng Phật là điểm tựa, khi đó cầu nguyện là chánh tín là chính đạo, khác với Miệng Phật thì đó là tà đạo, là tà kiến, là mê tín. Với Tứ Thánh Đức thì phải lấy Tâm Phật là điểm tựa thì Tín Nguyện Hạnh đều chính.

Kinh là Miệng Phật. Thiền là Tâm Phật. Tam đức phải lấy Kinh làm chính, Tứ đức phải lấy Thiền là chính. Chẳng như vậy thì Cầu nguyện là Mê tín!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hổm rày, sau khi sửa bàn phím mổ xẻ cái máy ra xong thì cái máy của BW nó bị đủ thứ bệnh khác phải nằm ở chỗ sửa vài ngày. Vì công việc nên tạm lấy về mặc dù cũng còn xi cà que và đang tính đường mua cái máy mới. Vì thế mà mấy hôm nay không vào cùng tham gia với các ACE được.

BW tham gia chủ đề này để muốn cùng tìm hiểu thấu đáo hơn về vấn đề đặt ra với việc mở chủ đề của cô Wild chứ không có ý tranh luận hơn thua gì ở đây. Sở dĩ tại sao BW dùng cụm từ "xét ở một phạm trù nào đó" hay tạm mượn từ "điều kiện" để giải thích cho dễ hiểu và gần gũi bởi vì BW không khăng khăng khẳng định cái tư duy của mình là đúng, là tuyệt đối. "Phạm trù nào đó" là với những gì BW đang hiểu thì đồng ý với việc Auco cho rằng duyên là "điều kiện". BW cần nói rõ quan điểm của mình như thế, vì cái máy cũng đang trục trặc nên BW cũng sẽ không online được nhiều trong những ngày tới cho tới khi ổn định với cái máy mới.

Hy vọng BabyWolf đã ổn định với cái máy mới. Tôi rất thích cái tính “không khăng khăng khẳng định cái tư duy của mình là đúng, là tuyệt đối” của BW vì BW còn trẽ chứ lớn tuổi rồi thì mới là khó khăn ví như cái ly đã đựng đầy nước. Như vậy, chúng ta có thể tiếp tục trò chuyện và trao đổi tích cực hơn.

Auco đặt câu hỏi "Rồi BW suy rộng ra là từ sự tương tác của vạn vật, thì vạn vật tự dưng mà có hay có điều kiện?", nếu đặt vấn đề ra như vậy thì sẽ còn lôi thôi và lòng vòng lắm. Những nhà khoa học hàng đầu thế giới vẫn còn đang ngày đêm vắt óc ra vạn vật từ đâu mà sinh, ngay cả những học thuyết như Phật học hay thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể tạm được xem là chân lý và giải thích được vấn đề này rồi thì cũng còn vô số những người hiểu theo chiều hướng khác nhau mà suy diễn theo cách của mình. BW cũng không tránh khỏi con số đó, căn cơ còn yếu nên tạm dừng ở đây. Nhưng BW cũng muốn hỏi lại Auco, vậy duyên có phải cũng tự dưng mà có?

BW có nhắc đến Phật học nên trước khi tôi tiếp tục trao đổi với BW thì tôi không biết BW có biết qua mấy câu nói này chưa?

Cái này có, nên cái kia có

Cái này không, nên cái kia không

Có nhiều người trong Phật giáo đã giảng rộng giải sâu mấy câu trên, nhưng theo BW thì BW hiểu nó như thế nào? Cái này có, nên cái kia có là nói lên vạn vật tự dưng mà có hay có điều kiện? Thế nhưng “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện?

Ở đây BW xin phép gửi lên đường link dưới đây:

http://hotvit.blogsp...g-duyn-khi.html

Nếu như BW muốn gửi cái link trên để nói về trùng trùng duyên khởi bằng sự phản chiếu thì nếu chỉ có 1 tấm kiếng thôi thì BW sẽ thấy được bao nhiêu ngọn nến được thắp lên từ “một cây nến”?

Vì “một cây nến” này có hay là vì có “nhiều tấm kiếng kia” có?

Nếu “một cây nến” này không, nên cái gì không?

Nếu “nhiều tấm kiếng kia” không, nên cái gì không?

Còn cái từ căn cơ mà BW đề cập là muốn nói với CCB là tùy mỗi người khác nhau, tùy thời để mà bàn đạo chứ không thể áp đặt một pháp nào cho bất kể ai. Căn cơ BW vẫn còn yếu kém nên nhờ Auco khởi duyên vậy.

Tôi đã tùy duyên rồi vậy. Tùy căn cơ của BW thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites
'Thiên Sứ'" data-cid="192082" data-time="1348842155" data-date="28 Tháng chín 2012 - 09:22 PM">

Quí zdị bàn mãi mà không ngã ngũ được, vì thiếu tính định danh: Thế nào là "chánh tín"? Thế nào là mê tín? Cầu nguyện thì đối tượng cầu nguyện là "Ai"? Một người cầu Chúa và một người cầu "Ông Địa", ai chánh, ai tà?

Không suy ngẫm được những vấn nạn này thì bàn đế giờ con "kê" cũng không ra.

'Rubi' " data-cid="192099" data-time="1348863368" data-date="29 Tháng chín 2012 - 03:16 AM">

Tín Nguyện Hạnh là ba Thánh đức, gọi là Tam Thánh Đức. Trí Tín Nguyện Hạnh là bốn Thánh đức, gọi là Tứ Thánh Đức.

Với Tam Thánh Đức thì phải lấy Miệng Phật là điểm tựa, khi đó cầu nguyện là chánh tín là chính đạo, khác với Miệng Phật thì đó là tà đạo, là tà kiến, là mê tín. Với Tứ Thánh Đức thì phải lấy Tâm Phật là điểm tựa thì Tín Nguyện Hạnh đều chính.

Kinh là Miệng Phật. Thiền là Tâm Phật. Tam đức phải lấy Kinh làm chính, Tứ đức phải lấy Thiền là chính. Chẳng như vậy thì Cầu nguyện là Mê tín!

Cuối cùng thì "chánh tín" hay "mê tín" cũng là do sự "chấp" mà ra. Với những người có Đức Tin vào Thiên Chúa thì sự cầu nguyện của họ với Thiên Chúa là Chánh tín; Với những người theo Hồi giáo thì sự cầu nguyện của họ trước Đức Ala là chánh tín....vv....Vậy suy ra: Chánh tin là chỉ khi ta coi những điều ta tin là sự thật khách quan. Đức Phật, Đức Chúa và Đức Ala với quyền năng của các Ngài phải là sự thật khách quan có thể thỏa mãn sự cầu nguyên - cho dù là một sự cầu nguyên thánh thiện hay ích kỷ - thì nó phải được coi là chân lý người ta mới cầu nguyện. Phải không các vị? Bởi vậy vấn đề chánh hay mê cũng do "chấp" mà ra.

Chân lý là vĩnh cửu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hy vọng BabyWolf đã ổn định với cái máy mới. Tôi rất thích cái tính “không khăng khăng khẳng định cái tư duy của mình là đúng, là tuyệt đối” của BW vì BW còn trẽ chứ lớn tuổi rồi thì mới là khó khăn ví như cái ly đã đựng đầy nước. Như vậy, chúng ta có thể tiếp tục trò chuyện và trao đổi tích cực hơn.

Người lớn thì có cả Quân tử và Tiểu nhân. Tiểu nhân thì hiện tượng là càng lớn cái tôi càng to. Tiểu nhân lại có loại hữu học và vô học, tiểu nhân vô học thì khỏi nói, tiểu nhân hữu học thì ngâm thơ trăng gió phô bày văn chương rồi ngộ nhận Ta có chí hưng bang lập nghiệp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

BW có nhắc đến Phật học nên trước khi tôi tiếp tục trao đổi với BW thì tôi không biết BW có biết qua mấy câu nói này chưa?

Cái này có, nên cái kia có

Cái này không, nên cái kia không

Có nhiều người trong Phật giáo đã giảng rộng giải sâu mấy câu trên, nhưng theo BW thì BW hiểu nó như thế nào? Cái này có, nên cái kia có là nói lên vạn vật tự dưng mà có hay có điều kiện? Thế nhưng “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện?

...

Chân lý tuyệt đối sờ sờ ngay đây, Không là cái Thật, Có là cái Diệu. Khởi niệm mà bất giác nên sinh ra thế giới nghiệp quả và chúng sinh, cái Có quên cái Không nên cái Diệu biến hiện vô thường. Nhìn vào vô thường mà thấy cái này có nên cái kia có, cài này không nên cái kia không. Cho nên có thể xét "Thế nhưng “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện?" là câu hỏi đúng hay sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Tôi đã tùy duyên rồi vậy. Tùy căn cơ của BW thôi.

Nhiều người hay dùng chữ "tùy duyên" nhưng trong đó rất ít người sống tùy duyên. Tiểu nhân hữu học đôi khi cũng văn vở tùy duyên à nha, buồn cười muốn chết. Ấy là phát triển chủ để và nói thế cho nó có chuyện.

Tùy duyên là Pháp ngữ Phật giáo.

Cần phải ghi nhớ mãi Phật pháp. Gần gũi Phật Pháp Tăng, hướng tâm ủng hộ cửa Phật như vậy thì mới có thể không tất cả ảo tưởng, mới có thể cắt đứt tất cả sai lầm, mới có thể diệt tất cả sự mê tối. Như vậy mới có thể gặp khổ mà không ưu phiền, được hay mất tùy duyên.

Để sống đến chỗ Đắc Thất Tùy Duyên thì phải như vậy, chớ đâu phải tâm phàm tục, ý phóng túng rồi ngụy biện tùy duyên một cách vô tri. Đây là nói chung, không phải nhắm vào người đối thoại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì "chánh tín" hay "mê tín" cũng là do sự "chấp" mà ra. Với những người có Đức Tin vào Thiên Chúa thì sự cầu nguyện của họ với Thiên Chúa là Chánh tín; Với những người theo Hồi giáo thì sự cầu nguyện của họ trước Đức Ala là chánh tín....vv....Vậy suy ra: Chánh tin là chỉ khi ta coi những điều ta tin là sự thật khách quan. Đức Phật, Đức Chúa và Đức Ala với quyền năng của các Ngài phải là sự thật khách quan có thể thỏa mãn sự cầu nguyên - cho dù là một sự cầu nguyên thánh thiện hay ích kỷ - thì nó phải được coi là chân lý người ta mới cầu nguyện. Phải không các vị? Bởi vậy vấn đề chánh hay mê cũng do "chấp" mà ra.

Chân lý là vĩnh cửu.

Theo kiến giải của chú Thiên Sứ, độc giả mạn đàm trực chỉ chủ đề được rồi, mời các độc giả trực chỉ trước, Rubi kiến giải sau ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều người hay dùng chữ "tùy duyên" nhưng trong đó rất ít người sống tùy duyên. Tiểu nhân hữu học đôi khi cũng văn vở tùy duyên à nha, buồn cười muốn chết. Ấy là phát triển chủ để và nói thế cho nó có chuyện.

Tùy duyên là Pháp ngữ Phật giáo.

Cần phải ghi nhớ mãi Phật pháp. Gần gũi Phật Pháp Tăng, hướng tâm ủng hộ cửa Phật như vậy thì mới có thể không tất cả ảo tưởng, mới có thể cắt đứt tất cả sai lầm, mới có thể diệt tất cả sự mê tối. Như vậy mới có thể gặp khổ mà không ưu phiền, được hay mất tùy duyên.

Để sống đến chỗ Đắc Thất Tùy Duyên thì phải như vậy, chớ đâu phải tâm phàm tục, ý phóng túng rồi ngụy biện tùy duyên một cách vô tri. Đây là nói chung, không phải nhắm vào người đối thoại.

Vô phúc cho mấy người ẩn tu nơi cô tịch, rừng sâu núi cao, lấy đâu ra Tăng mà gần, Phật mà gần, Pháp mà gần?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo kiến giải của chú Thiên Sứ, độc giả mạn đàm trực chỉ chủ đề được rồi, mời các độc giả trực chỉ trước, Rubi kiến giải sau ạ.

Sẽ chẳng có giải thoát rốt ráo, nếu chúng ta vẫn thấy một ông Phật trước mặt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ chẳng có giải thoát rốt ráo, nếu chúng ta vẫn thấy một ông Phật trước mặt.

Nếu còn thấy một ông Phật nào đó trước mặt thì người thấy sẽ không phải là phật, hay sẽ là khác phật. Tức vẫn nhị nguyên Âm - Dương, tức là cứ trong cái vòng lẫn quẫn.

Và vấn đề cầu nguyện, tức có đối tượng hay hình ảnh để nương cầu thì kẻ cầu nguyện đã tạo một khoảng cách vô định, chạy tới thì nó vẫn chẳng biết bao giờ tới tới hạn. Thế thì cầu nguyện giúp được gì chăng?

Con chỉ hiểu tới đó thôi, thưa Sư Phụ giảng thêm.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu còn thấy một ông Phật nào đó trước mặt thì người thấy sẽ không phải là phật, hay sẽ là khác phật. Tức vẫn nhị nguyên Âm - Dương, tức là cứ trong cái vòng lẫn quẫn.

Và vấn đề cầu nguyện, tức có đối tượng hay hình ảnh để nương cầu thì kẻ cầu nguyện đã tạo một khoảng cách vô định, chạy tới thì nó vẫn chẳng biết bao giờ tới tới hạn. Thế thì cầu nguyện giúp được gì chăng?

Con chỉ hiểu tới đó thôi, thưa Sư Phụ giảng thêm.

Thiên Đồng

Phần trên thì đúng:

Nếu còn thấy một ông Phật nào đó trước mặt thì người thấy sẽ không phải là phật, hay sẽ là khác phật. Tức vẫn nhị nguyên Âm - Dương, tức là cứ trong cái vòng lẫn quẫn.

Nhưng phần dưới thì sai:

Và vấn đề cầu nguyện, tức có đối tượng hay hình ảnh để nương cầu thì kẻ cầu nguyện đã tạo một khoảng cách vô định, chạy tới thì nó vẫn chẳng biết bao giờ tới tới hạn. Thế thì cầu nguyện giúp được gì chăng?

Vì chúng ta đang sống trong thế giới Nhị nguyên. Bởi vậy trong quá trình tiến hóa đến chân lý thì chính tính hướng tới chân lý khiến con người có niềm tin vào một chân lý nào đó. Và đó là nguyên nhân của sự cầu nguyện nhân danh chân lý đó.

Chân lý nằm ở đâu quyết định tính "chánh tín" hay "mê tín" là tiêu đề của topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ chẳng có giải thoát rốt ráo, nếu chúng ta vẫn thấy một ông Phật trước mặt.

Mọi việc do "chấp" mà ra...- Lời Sư phụ...

Tại sao phải "Cầu nguyện" ? Và...

Vì sao trước khi cầu nguyện cần phải tĩnh tâm...?

Xưa... khi có thiên tai dich bệnh hay mỗi đầu năm mới..."thiên tử" phải chay tịnh, trai giới 3 ngày trước khi "cầu" "nguyện" trời đất. "Cầu" cho "quốc thái dân an", "Nguyện" cho "tai qua nạn khỏi"...

Mỗi lần như thế đâu chỉ có mình "ngài" mà phải tập trung nhiều, rất nhiều người và cùng "quán tưởng" về một mục đích và hầu hết...đều có kết quả "khả quan" sau đó...

Nên xưa có câu "Hoàng Thiên Bất Phụ Hảo Tâm Nhân"...

Nay... mỗi dịp mùng một, mười lăm đi chùa, lại thấy rất nhiều người "đồng thanh" ê a đọc kinh theo "nhịp cầm trịch" của sư thầy...

Mỗi dịp cuối tuần đi qua những nhà thờ...ta cũng thấy cảnh tương tự...

Mọi người ai cũng có "đức tin", ngay cả nhưng kẻ tự cho mình là vô thần thì họ cũng có một đức tin "mãnh liệt" là "không tin vào cái "tin" nào cả" hay "chỉ tin vào bản thân mình"...

Đó là "TÍN"...vấn đề còn lại là: "TÍN" đó là "CHÁNH" hay "MÊ"...

Đây là vấn đề "tinh thần" và "tinh thần" thì phải có "sức mạnh tinh thần"...

Tại sao người thân mất đi, trong 49 ngày đầu, các thầy khuyên ta nên "lập đàn cầu siêu", "trai tăng" để "hương hồn sớm siêu thoát" ...

Tại sao mỗi khi gặp cản trở trong công việc, có người khuyên ta nên "phóng sinh" chim cá...

"Mê tín" chăng...?

Thực sự ban đầu Thiên Bồng này cho là vậy!

"Cầu siêu", "trai tăng" ư...? Người chết là hết...bày vẽ chỉ tổ tồn tiền...ai sống mà hưởng...?

"Phóng sinh" ư...? chỉ làm giáu cho bọn bán dạo...và "gián tiếp" hành hạ "chúng sinh" bị bắt lại thả ra nhiều lần...!

Nhưng từ khi gia nhập diễn đàn, đặc biệt là lần ofline ở Chùa Diệu Pháp, "Phóng sinh" "Cầu siêu" cho những nạn nhân bị lũ cuốn trôi năm nào...rồi được Sư thầy giải thích vì sao phải như thế...thì suy nghĩ Thiên Bồng đã khác...

Rồi theo Sư phụ...được thầy giải thích...

Tại sao 10 ngày đại lễ Ngàn Năm Thăng Long - Hà Nội lại không mưa...?

Tại sao hơn 03 mùa bão dông - bão không vào Đà Nẵng...?

Đên hôm nay, mỗi mùng 1, 15 Việt Lịch...Thiên Bồng vẫn đi chùa cầu nguyện...

Những lúc gặp cản trở trong công việc...vẫn "phóng sinh" vài chục chú chim...

Tất cả đều trong "hoan hỉ"...

Tại sao vậy...

Vì phải "tận nhân lực" để "tri thiên mệnh" vậy...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TG:

Tín ở đây được hiểu là Niềm Tin, đã là Niềm Tin thì nó ở Vị lai không phải hiện tại.

Chánh ở đây được hiểu là Chân chính, vị tha.

Nếu tâm cầu mang ý niệm tốt đẹp cho muôn loài mà không vì tâm ích kỷ thì đó là Chánh tín.

Bởi khi cầu cho muôn loài thì trong đó có cả mình rồi.

Mà nên gọi lại là KHẤN NGUYỆN thay cho CẦU NGUYỆN

Ví dụ:

Mong cho khắp muôn loài

Sống yên lành bên nhau

Không ganh ghét oán thù

Không chiến tranh chết chóc

=>> Đó là lời khấn nguyện hay cầu nguyện Chánh Tín

TG nghĩ giải quyết vấn đề nên được trả lời ngắn gọn đi vào trọng tâm không nên lan man

Vài lời lạm ngôn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cầu nguyện theo hướng hàng ngày thực hành tiêu trừ tham sân si của thân miệng ý thì đó là sự cầu nguyện chính tín.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TG:

Tín ở đây được hiểu là Niềm Tin, đã là Niềm Tin thì nó ở Vị lai không phải hiện tại.

Chánh ở đây được hiểu là Chân chính, vị tha.

Nếu tâm cầu mang ý niệm tốt đẹp cho muôn loài mà không vì tâm ích kỷ thì đó là Chánh tín.

Bởi khi cầu cho muôn loài thì trong đó có cả mình rồi.

Mà nên gọi lại là KHẤN NGUYỆN thay cho CẦU NGUYỆN

Ví dụ:

Mong cho khắp muôn loài

Sống yên lành bên nhau

Không ganh ghét oán thù

Không chiến tranh chết chóc

=>> Đó là lời khấn nguyện hay cầu nguyện Chánh Tín

TG nghĩ giải quyết vấn đề nên được trả lời ngắn gọn đi vào trọng tâm không nên lan man

Vài lời lạm ngôn!

Đúng vậy! Thế mà mọi người cứ lan man nghĩ không ra - trong đó có cả tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cầu nguyện theo hướng hàng ngày thực hành tiêu trừ tham sân si của thân miệng ý thì đó là sự cầu nguyện chính tín.

Con người mà cứ bùng nhùng kiến giải Thần, Phật, Tâm linh lẫn lộn thì đa phần cầu nguyện trong mê tín. Tín tâm to đùng và Mê tâm càng to hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô phúc cho mấy người ẩn tu nơi cô tịch, rừng sâu núi cao, lấy đâu ra Tăng mà gần, Phật mà gần, Pháp mà gần?

Thiên Đồng

Phá cảnh giới "náu mình sơn dã" cũng là một trong những cách thức đánh thức người học Phật, cũng là phá nát khối nghi của người học Phật về "Chân tâm sờ sờ". Nếu phá đi các hình thức hạnh nhập của các hành giả ẩn tu nơi sơn dã mà không có tác dụng thức tỉnh người nghe thì sự phá đó nguy hiểm lắm lắm ạ, cái ấy mới là vô phúc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

BW có nhắc đến Phật học nên trước khi tôi tiếp tục trao đổi với BW thì tôi không biết BW có biết qua mấy câu nói này chưa?

Cái này có, nên cái kia có

Cái này không, nên cái kia không

Chào Auco, trước đó tôi đã biết câu nói trên mà Auco đã dẫn rồi. Đó là cách để giải thích về duyên. Như vậy duyên có thể hiểu như là một mối quan hệ, "Có cái này nên có cái kia". Vậy khi đã có (cái này) có thể xem là nhân không? Bởi vì Auco có vẻ như đang khăng khăng rằng mọi thứ duyên đều phải có trước. Ở trong bài trên BW có hỏi lại Auco nhưng Auco vẫn chưa trả lời, đó là duyên có phải cũng tự nhiên mà có?

Có cái này (nhân), nên cái kia có (quả). Rồi cái kia lại là điều kiện để một cái khác đã có và cũng là cái kia lúc này lại là nhân. Cứ thế mà nhân, duyên, nghiệp, quả cứ tuần hoàn mà vận động. Đó là ý của BW ở trong số những bài trên.

...

Đúng là trước giờ BW cũng hiểu theo vậy, xét ở một phạm trù nào đó thì Duyên có thể được xem như là Điều Kiện, hoặc cũng có thể xem tạm dùng từ gần gũi để giải thích cho dễ hiểu. Thế nhưng cần phải xét Duyên (điều kiện) từ đâu mà ra, phải chăng cũng là từ những quá trình tương tác của vạn vật dẫn đến những cái quả, rồi những cái quả đó trở thành cái Duyên (điều kiện). Ví dụ: Một người muốn học đại học thì điều kiện phải học xong lớp 12, học xong ở đây ý của BW là đã nắm bắt được đầy đủ để có thể đi tiếp chứ không nhất thiết phải kèm theo tuổi tác. Trong trường hợp quy định phải đủ tuổi thì cũng vậy, lúc đó cái tuổi cũng là điều kiện và vẫn có thể xem là người ấy chưa đủ duyên. Vậy làm sao để có được cái điều kiện là học xong lớp 12? Tất yếu trước đó là anh phải học xong lớp 11 cái đã.

...

Có nhiều người trong Phật giáo đã giảng rộng giải sâu mấy câu trên, nhưng theo BW thì BW hiểu nó như thế nào? Cái này có, nên cái kia có là nói lên vạn vật tự dưng mà có hay có điều kiện? Thế nhưng “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện?

Vậy là điều kiện thì tự dưng mà có, mà nhờ nó nên tạo ra vạn vật? Thế Auco cho BW hỏi, cái này (đầu tiên) có là từ những điều kiện gì?

Nếu như BW muốn gửi cái link trên để nói về trùng trùng duyên khởi bằng sự phản chiếu thì nếu chỉ có 1 tấm kiếng thôi thì BW sẽ thấy được bao nhiêu ngọn nến được thắp lên từ “một cây nến”?

BW sẽ thấy hai cây nến, một cây bên ngoài gương và một cây trong gương, câu trả lời đơn giản là vậy. Nhưng BW chưa hiểu Auco đặt câu hỏi này ra để giải quyết vấn đề gì?

Vì “một cây nến” này có hay là vì có “nhiều tấm kiếng kia” có?

Trong cái link đó thì vì một cây nên có kết hợp với nhiều tấm kiếng kia có cộng với một người có mắt đứng trong đó (người bình thường nhé vì nếu không thì lại xét hàng đống thứ luẩn quẩn). Đó là điệu kiện để thấy được hàng hà sa số cây nên được sinh ra.

Nếu “một cây nến” này không, nên cái gì không?

Nếu “nhiều tấm kiếng kia” không, nên cái gì không?

Tôi đã tùy duyên rồi vậy. Tùy căn cơ của BW thôi.

Rồi... sao nữa? BW cũng không hiểu là Auco đang muốn truyền đạt và giải thích vấn đề gì từ những câu hỏi trên.

Hy vọng BabyWolf đã ổn định với cái máy mới. Tôi rất thích cái tính “không khăng khăng khẳng định cái tư duy của mình là đúng, là tuyệt đối” của BW vì BW còn trẽ chứ lớn tuổi rồi thì mới là khó khăn ví như cái ly đã đựng đầy nước. Như vậy, chúng ta có thể tiếp tục trò chuyện và trao đổi tích cực hơn.

Lớn tuổi hay nhỏ tuổi không phải là vấn đề ở đây. Chỉ là đừng để cái tư duy bị gọi là già (theo cách nói của Auco) khi lớn tuổi.

BW trích dẫn những câu nói của anh Rubi dưới đây. Cũng không phải là ám chỉ gì Auco nhưng là để nói tới cái vấn đề "lớn tuổi và nhỏ tuổi".

Người lớn thì có cả Quân tử và Tiểu nhân. Tiểu nhân thì hiện tượng là càng lớn cái tôi càng to. Tiểu nhân lại có loại hữu học và vô học, tiểu nhân vô học thì khỏi nói, tiểu nhân hữu học thì ngâm thơ trăng gió phô bày văn chương rồi ngộ nhận Ta có chí hưng bang lập nghiệp.

Chân lý tuyệt đối sờ sờ ngay đây, Không là cái Thật, Có là cái Diệu. Khởi niệm mà bất giác nên sinh ra thế giới nghiệp quả và chúng sinh, cái Có quên cái Không nên cái Diệu biến hiện vô thường. Nhìn vào vô thường mà thấy cái này có nên cái kia có, cài này không nên cái kia không. Cho nên có thể xét "Thế nhưng “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện?" là câu hỏi đúng hay sai.

Nhiều người hay dùng chữ "tùy duyên" nhưng trong đó rất ít người sống tùy duyên. Tiểu nhân hữu học đôi khi cũng văn vở tùy duyên à nha, buồn cười muốn chết. Ấy là phát triển chủ để và nói thế cho nó có chuyện.

Tùy duyên là Pháp ngữ Phật giáo.

Cần phải ghi nhớ mãi Phật pháp. Gần gũi Phật Pháp Tăng, hướng tâm ủng hộ cửa Phật như vậy thì mới có thể không tất cả ảo tưởng, mới có thể cắt đứt tất cả sai lầm, mới có thể diệt tất cả sự mê tối. Như vậy mới có thể gặp khổ mà không ưu phiền, được hay mất tùy duyên.

Để sống đến chỗ Đắc Thất Tùy Duyên thì phải như vậy, chớ đâu phải tâm phàm tục, ý phóng túng rồi ngụy biện tùy duyên một cách vô tri. Đây là nói chung, không phải nhắm vào người đối thoại.

Chủ đề có vẻ đang dần bị lan man. Có lẽ nên tập trung vào chủ đề chính như SP Thiên Sứ đề cập vậy.

Quí zdị bàn mãi mà không ngã ngũ được, vì thiếu tính định danh: Thế nào là "chánh tín"? Thế nào là mê tín? Cầu nguyện thì đối tượng cầu nguyện là "Ai"? Một người cầu Chúa và một người cầu "Ông Địa", ai chánh, ai tà?

Không suy ngẫm được những vấn nạn này thì bàn đế giờ con "kê" cũng không ra.

Về vấn đề này thì cũng như BW từng gửi ở trên, có thể là vì cách diễn đạt.

BW cũng thường hay suy ngẫm những điều này và xin phép có vài lời bình loạn ngắn gọn:

Theo BW thì mê tín là quá tin tưởng vào cái gì đó mà không hiểu thấu đáo. Ở mức độ cao thì gọi là cuồng tín, tức vì quá mê tín mà đánh mất tư duy, bác bỏ mà không đối diện, quán xét và tìm hiểu thêm bất kỳ thứ gì khác. Hay nói cách khác mê tín là dạng không hiểu mà vẫn tin.

Cho dù có là thờ cúng nhưng nếu hiểu được bản chất của việc đó thì không là mê tín. Vấn đề này cũng giống như trong câu chuyện vị thầy tu bảo chú tiểu đốt tượng Phật vậy. Khi đã giác ngộ hay hiểu được mọi vấn đề thì thuận tự nhiên (thuận duyên hay tùy duyên) mà làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Việc thờ cúng có thể xem như là những hành động nương nhờ để có niềm tin, chỗ dựa tinh thần để tiếp bước. Những điều đó còn là nhằm mục đích ghi nhớ, hay tưởng nhớ lại những gì (hay những hình ảnh, hình tượng, biểu tượng) tốt đẹp để chúng ta tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi bản thân (tu). Nó như là những công cụ, phương pháp để duy trì các giá trị. Giống như SP Thiên Sứ cũng từng nói BW không nhớ rõ lắm, nhưng đại ý các triết lý Phật giáo trở thành tôn giáo để cho dễ lưu truyền. Nếu như không có việc thờ cúng, những ngày lễ với những lúc lên chùa vái Phật được bố mẹ dạy bảo từ nhỏ thì liệu BW có duyên để tiếp xúc với những chân lý của Phật không?

BW cũng đã giải thích về cái chánh và cái mê theo cách diễn đạt của mình. Và cũng như BW cũng nói, cầu nguyện ở khía cạnh nào đó có thể hiểu là một pháp. Thế gian có biết bao nhiêu người nếu cứ khư khư đem những lời triết lý cao siêu gặp ai cũng giảng thì được bao nhiêu người hiểu. Cho nên để thoả mãn cho tất cả mọi người thì phải có những pháp chung, hay gọi là pháp thế gian để từ từ mà ngấm. Một lớp học hơn 50 người, trong đó có một cậu học sinh đã tự tìm hiểu hơn kiến thức chung của các bạn một lớp, và nếu bạn là cậu học sinh giỏi đó không thể bắt ông thầy đứng trước lớp phải giảng cho bạn những gì mà bạn chưa biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu hỏi Cầu nguyện này nói chung cho tôn giáo. Vì vậy để xét chánh tà thì phải đứng trên một tôn giáo cụ thể để phân tích, do đó để giải quyết vấn đề này theo TG thì trước hết phải làm cho ra nhẽ tôn giáo nào là chân lý, phù hợp với khoa học nhất, giải thích các vấn đề liên quan một cách rốt ráo nhất.

Vấn đề trên hãy để cho thời gia trả lời!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu hỏi Cầu nguyện này nói chung cho tôn giáo. Vì vậy để xét chánh tà thì phải đứng trên một tôn giáo cụ thể để phân tích, do đó để giải quyết vấn đề này theo TG thì trước hết phải làm cho ra nhẽ tôn giáo nào là chân lý, phù hợp với khoa học nhất, giải thích các vấn đề liên quan một cách rốt ráo nhất.

Vấn đề trên hãy để cho thời gia trả lời!

BW thì lại không nghĩ vậy, ví dụ bây giờ xét về Phật giáo và cứ cho rằng Phật giáo là chánh đạo, chưa hẳn ai cũng là chánh tín, nhiều người cầu nguyện vẫn mang tính chất mê tín và cách hiểu về nó mang đầy tính huyền bí đấy thôi. Và theo quan điểm của BW là chánh hay mê là tuỳ vào mỗi người. Cũng giống như phong thuỷ vậy, người thì cho rằng đó là những vấn đề tâm linh, người thì cho rằng đó là những vấn đề rất khoa học, nó là lý thuyết về sự tương tác của vạn vật tác động vào tư duy, ý thức của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay