Posted 6 Tháng 8, 2012 Xem các trò chơi Tết xưa trên tranh dân gian Các trò chơi Tết xưa được tái hiện trên tranh dân gian góp phần gìn giữ nét văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.Các bức tranh tái hiện lại trò chơi trong những ngày Tết xưa nổi tiếng nhất là tranh Đông Hồ đất Kinh Bắc và tranh làng Sình xứ Huế. Mỗi năm khi Tết đến xuân về , những nghệ nhân làng tranh lại tái hiện sinh động những nét đẹp văn hóa xưa trên tranh vẽ. Bộ tranh thể hiện các trò chơi như vật: vật đứng, vật ngồi, vật nằm, bịt mắt bắt dê, kéo co...Tranh được vẽ trên giấy dó xưa với các vật liệu màu cổ truyền như bột gạch, lá mồng tơi, vỏ hàu, tro than.Trò chơi dân gian Tết trên tranh Đông Hồ:Trò chơi rồng rắn lên mây Trò kéo co Trò chơi Bịt mắt bắt dê Múa lân Múa Rồng là trò chơi được người dân chờ mong nhất khi Tết đến Trò chơi đu quay thu hút nhiều nam thanh nữ tú trong dịp Tết cổ truyền.Trò chơi đấu vật Trò chơi dân gian Tết trên tranh làng Sình:Trò chơi kéo co nam, nữ Trò chơi bịt mắt bắt dê Thế vật ngồi Thế vật quỳ. Thế vật nằm Thế vật đứng Không khí lễ hội ngày Tết đã được các nghệ nhân làng Sình và làng tranh Đông Hồ vẽ sinh động trên giấy dó.Những nét đẹp văn hóa xưa, ngày nay vẫn được lưu giữ ở hai làng quê cổ, giàu truyền thống này.http://www.baomoi.com/Xem-cac-tro-choi-Tet-xua-tren-tranh-dan-gian/54/7769162.epi 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2012 Xuân xưa - Tết nay với những trò chơi dân gian, cổ truyền Chơi cướp cờ. Các trò vui chơi ngày Tết của nhân dân ta xưa được sử gọi là Trăm Trò Chơi (Bách Hí), ngày nay đã chìm vào bóng đêm của thời gian, nhiều trò vui không còn dấu tích gì trong sử sách và phong tục nhưng vẫn có những trò vui để lại nhiều dấu vết. Năm hết Tết đến, chúng ta hãy thử tìm hiểu một số trò chơi ấy theo các thư tịch xưa để gọi là “ôn cố” chút ít nhân dịp mùa Xuân truyền thống của dân tộc đã về… Chơi đánh khăng. Đầu tiên là trò chơi đánh phết. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép việc năm Bính Ngọ (1126): “Tháng Hai, ngày mùng 1, vua ngự điện Thiên An xem các vương hầu đá cầu”. Đá cầu ấy như thế nào? Hoàng Xuân Hãn đã cho biết rõ hơn trong sách “Lý Thường Kiệt”: “Hai bên tả hữu dựng hai cửa gỗ gọi là cầu môn cao độ hơn một trượng. Vương hầu dự chơi chia làm hai phe mặc áo vóc màu sắc khác nhau. Trước thềm bày hai giá cờ, hễ bên nào được thì cắm vào giá bên ấy một lá cờ. Có khi thì chơi chạy bộ đánh phết, có khi thì chơi cưỡi ngựa đánh phết. Người ngồi trên ngựa một tay cầm cương, tay kia cầm gậy dài để đánh quả phết. Đánh phết có nhạc đi kèm. Bắt đầu chơi thì nhạc nổi lên. Lúc tranh quả phết thì trống đánh rây. Quả phết đến gần thì trống giục càng mau. Lúc quả phết lọt qua cửa thì gióng lên 3 hồi trống. Chơi được một hồi lâu, vương hầu lại nghỉ uống rượu, xong lại đánh tiếp”. Chơi U Các trò vui lúc ấy, nhân dân ta - nhất là giới trẻ - rất ưa chuộng đó là chọi gà, đánh đu, và chơi tam cúc. Trước năm 1945, các trò vui này vẫn thịnh hành ở hầu hết các thôn xã Việt Nam. Chọi gà đã đi vào nghệ thuật dân gian và là trò vui sôi động vào các dịp đầu năm, hội hè, đình đám. Trò vui chọi gà này đến thế kỷ 13 đã thành một tục lệ tràn lan trong giới thanh niên đến độ khi cả nước ta phải thực hiện cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Trần Hưng Đạo Vương phải nhắc nhở quân sĩ nên hạn chế bớt, như trong Hịch tướng sĩ: “…Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển…”. Đu đôi - Bắt trạch Riêng trò chơi Đánh đu (gồm nhiều loại như Đu tiên, Đu vân xa, v.v…) là một trò chơi phổ thông được hầu hết trai gái ưa chuộng. Bởi vậy mới có câu ca dao: Tháng giêng giai tiết ở đầu. Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu, đánh đu. Theo tư liệu và hình ảnh cũ, chúng ta có thể mô tả như sau: Người ta trồng hai cột gỗ cao song song nhau giữa một bãi đất trống và ở giữa treo một bàn nhún (để đủ 2 người nam - nữ cùng đứng). Có làng phải trồng đến hai, ba cây đu trong dịp Tết để đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí của đôi trai gái. Các nam thanh nữ tú kéo tới rủ nhau lên đánh đu, thường thường mỗi cặp đu là một nam một nữ mới thêm phần thú vị, như bài thơ của Hồ Xuân Hương:“Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Kẻ thì lên đánh kẻ ngồi trông Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Đôi hàng chân ngọc duỗi song song Chơi Xuân ai biết Xuân chăng tá? Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không”. Chơi Ô ăn quan. Còn chơi Tam cúc vào dịp Tết là thú vui giải trí hơn thấp cao chứ không có tính sát phạt như cờ bạc ngày nay.Thử soát xét các cuộc vui trong dịp Xuân về trong lịch sử, ta có thể xếp thứ tự theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Lễ đua thuyền tổ chức vào đời Lê Hoàn. Mùa Xuân hằng năm, con trai con gái họp nhau đánh đu ở đất Đà Dương (Châu Hóa)… Đến thế kỷ thứ 15 thì trong dân gian, cái phong tục cỗ bàn xa xỉ đã lậm lắm rồi nên điều lệ năm Kỷ Dậu (1429) mới có lệnh: “Người nào du thủ du thực, đánh cờ đánh bạc, thì quan tư và quân dân bắt đem nộp để trị tội, đánh bạc thì chặt 5 phân ngón tay, đánh cờ vây thì chặt 1 phân ngón tay…”. Và đến năm Ất Tỵ (1665) lại có lệnh nhắc lại lệnh cấm chọi gà, đánh cờ, đánh bạc… Trò chơi "Trồng nụ trồng hoa". Xem như vậy, các cuộc vui mùa Xuân càng ngày càng quá lạm, mặc dù lề thói cổ truyền của dân tộc ta là không phải vậy. Ngay cả tục uống rượu, trong đại bộ phận nhân dân ta đến đầu triều Nguyễn vẫn có cái phong thú tao nhã như lời của Phạm Đình Hổ trong “Vũ Trung tùy bút”: “Khi nào có khách thết rượu thì chỉ dùng cái chén nhỏ bằng đầu ngón tay cái, mà uống vài chén rồi thôi ngay, nếu người uống quá thì ai cũng chê là say đắm”. Trò chơi "Rồng rắn lên mây". Một nhà nghiên cứu hiện đại đã có một ý kiến xác đáng về các hội Xuân của dân tộc: “Đi hội Xuân để vui Xuân, ngày vui nhàn rỗi, người dân quê thường đi hội Xuân để tham dự hoặc thưởng thức những trò vui của ngày hội. Và những hội Xuân này, tuy gọi là hội làng nhưng vẫn hằng lôi cuốn được rất nhiều khách thị thành hàng năm tới xem hội với những trò vui hấp dẫn và lành mạnh” (theo Toan Ánh, Làng Xóm Việt Nam).Có lẽ ý kiến ấy là “có lý có tình” khi chúng ta đang muốn trở về với những mỹ tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.Bội San 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2012 Trò chơi Trồng hoa trồng nụ của người Việt cũng có ở Ai Cập cổ đạiHãy xem thể thao Ai Cập cổ đạiCó trong văn hóa dân gian Việt từ xưa đến nay...Thiên Đồng 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Trò chơi dân gian - thế giới tâm hồn trẻ thơ Chơi chuyền Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò chơi của trẻ. Những vòng quay của con quay (chơi cù) hay những bước nhảy lò cò của trò chơi ăn quan... tất cả như một bức tranh sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại, những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn hóa VN đến khắp năm châu.Trò chơi trẻ em VN thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Chơi chọi gà là một trong những thú chơi được trẻ em thích thú vì không chỉ nó là con vật gần gũi với đời sống của trẻ mà nó còn mang ý nghĩa như một chiến binh khát vọng chiến thắng:“Con gà cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay”. Hay bài đồng dao của trò chơi ô ăn quan: “Hàng trầu hàng cau/ Là hàng con gái/ Hàng bánh hàng trái/ Là hàng bà già/ Hàng hương hàng hoa/ Là hàng cúng Phật...”. Vì đặc tính của trò chơi rất đơn giản, chỉ là những hòn sỏi được rải trên nền đất và khi chơi phải đếm từng hòn sỏi một nên nó là trò chơi hiền lành, không đòi hỏi nhiều lắm vào trí tuệ, sức lực nhưng lại yêu cầu tính kiên nhẫn nên người chơi chủ yếu là các em gái. Rồng rắn lên mây là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không...” . Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là bài hát của trẻ em.“Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài đồng dao mà các cô bé thường hát để chơi chuyền. Đây là trò chơi chủ yếu dành cho bé gái, dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc quả ổi xanh) và 10 que tre được vót tròn (có thể thay bằng đũa).“Cút ca cút kít/ Làm ít ăn nhiều/ Nằm đâu ngủ đấy/ Nó lấy mất cưa/ Lấy gì mà kéo...” là bài đồng dao của trò chơi quay (cù) cũng được trẻ em yêu thích. Ta có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, bỏ quên hết nhọc nhằn của cuộc sống, những bài học khó để cuốn theo vòng xoáy của những con quay. Từng vòng, từng vòng xoay tít, vui thú với những cú đánh lắc bổ nhào trúng quay của đối phương, cuộc sống của chúng dường như chỉ có vậy. Con quay được tiện hay đẽo bằng gỗ, hình giống quả ổi; tuỳ theo từng địa phương, dân tộc mà con quay có thể có hoặc không có núm (còn gọi là tu) ở phía trên. Bên dưới thân quay có “chân” làm bằng gỗ hoặc bằng đinh hình chóp nón hoặc không có “chân”. Khi chơi, các em quấn dây một vòng quanh tu, sau đó quấn dần xuống thân. Kẹp đầu dây còn lại có nút thắt vào giữa hai ngón tay để giữ dây, sau đó vung tay liệng hoặc bổ quay rơi xuống đất. Lúc này, theo quán tính con quay sẽ quay tít, gần như đứng yên (ngủ), sau đó các em khác ra bổ quay hoặc cứu quay và xác định người thắng cuộc. Rồng rắn lên mây Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Rồng rắn lên mây, cướp cờ... là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp. Đẩy gậy lại có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay chọi trâu của người lớn. Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo. Đánh đáo, chơi chuyền, chơi ô ăn quan lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác. Từ chỗ ganh đua mang tính chất tượng trưng, dần dần các trò chơi trở thành những cuộc thi tài, thi khéo, các cuộc thi đấu thể thao như bi sắt, nhẩy ngựa, đá cầu... Trò chơi dân gian chủ yếu dành cho trẻ em ở các vùng nông thôn nên cái tên cũng giản đơn, nôm na như tên thằng Tí, con Na, thằng Ốc, cái Hến vậy: nào là đánh đáo, đánh quay, nào là đi cà kheo, nổ pháo đất... Hơn nữa, các trò chơi dân gian VN thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Người chơi thường là những trẻ chăn trâu lê la túm tụm ngoài bãi cỏ, ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể, còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học VN cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc VN độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Theo Văn hóa, http://vietbao.vn/ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 VẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAMTRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠIPhan Quỳnh Đấu vật là một hoạt động dùng sức không có phương tiện , dụng cụ nào ngoài tài khéo nhanh nhẹn , nghệ thuật , dẻo dai và sức lực nhằm thi thố tài năng quật ngã nhau giữa hai đối thủ gọi là Đô hay Đô Vật . Khác với đánh võ bàn tay luôn luôn cứng, khi giao đấu các đô vật hai bàn tay mở xòe và mền mại , hầu dễ dàng cầm nắm , quăng quật . Những đô vật nổi tiếng hay bậc thầy được tôn là Trạng Vật . Tại những làng thôn có nhiều đô vật giỏi , hoặc có nơi đào tạo được nhiều đô vật , có thầy dạy hẳn hoi , gọi là Lò Vật .Vật là một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng trong giới nông dân Việt Nam thời xưa . Những ngày đầu của mùa Xuân thuở thanh bình hay những buổi hội hè đình đám nơi thôn dã, dân làng thường tổ chức những cuộc vui như hát quan họ, thi nấu cơm, chọi trâu, đá gà, đánh đu, kéo co, bắn nỏ, đánh gậy trung bình tiên, đấu vật, v.v...Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân mà không có thi vật thì thật là thiếu thú vị của những ngày Tết. Trống vật nổi lên là có sức thu hút mọi người , già , trẻ , gái , trai , đủ mọi tầng lớp nô nức đến bao quanh đấu trường ; người ta bình luận say sưa , chê khen rành rọt từng thế , từng miếng vật , từng keo vật từng tác phong của mỗi đô . Bộ môn vật , ngoài tính cách giải trí vui chơi , còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực , lòng dũng cảm , để giữ làng , giữ lúa và giữ nước.Đấu vật đã trở thành một tục lệ , một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . Bức tranh dân gian Du Xuân Đồ đã miêu tả sống động cảnh tượng sinh hoạt văn nghệ , thể thao của nhân dân Việt Nam xưa vào dịp đầu Xuân với lời thơ chú thích : Một cảnh vật của Sumo Nhật Bản có nét hoàn toàn tương đồng với mộn đấu vật của người Việt Thái bình mở hội xuân ,Nô nức quyết xa gần ,Nhạc dâng ca trong điện ,Trò thưởng vật ngoài sânCa dao vùng Sơn Nam có câu :Ba năm chúa mở khoa thiĐệ nhất thi vật , đệ nhì thi bơi,Đệ tứ thi đánh cờ người ,Phường Bông tứ xứ mồng Mười tháng Ba .Ngay từ thời xa xưa, khi mới có của bộ môn này tại nước ta , vật đã được coi là một phương pháp dùng để luyện sức , đo tài , chọn người ra giúp dân giúp nước . Điều đó đã thể hiện ngay trong kỹ thuật , phong cách và lối chơi .Theo Pierre Gourou, tác giả sáchø "Les Paysans Du Delta Tonkinois" tái bản tại Paris năm 1965 (1), thì tại đồng bằng sông Hồng có nhiều làng, ví dụ làng Hà Lỗ tỉnh Bắc Ninh, có tục "đặt ruộng", dành riêng một số Công điền của làng cho làm rẽ, cho thuê thu tô để có tiền tổ chức Hội Vật hàng năm.Thật vậy , xưa kia ở nước ta chẳng mấy nơi không có lò vật . Có những lò vật vang lừng xứ Bắc như lò vật Guột , Tri Nhị , Gia Lương (Bắc Ninh), lò vật Đông Kỵ (Đồng Quang, Từ Sơn , Bắc Ninh) lò vật Thụy Lâm (Đông Anh, Cổ Loa) , lò làng Yên ( Yên Mẫn, Châm Khê , Võ Giàng ) lò Liễu Đôi (Nam Hà) , lò Phú Thọ , Vĩnh Phúc Yên , Nam Định, Hưng Yên ,Hải Phòng, lò vật Thường Tín, lò Thanh hóa, Nghệ An , vân vân . Hội Vật làng Sình (xã Phú Mậu , huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên) hàng năm mở hội vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch thu hút nhiều đô danh tiếng miền Trung. Lại có lò cứ 12 năm mới mở Hội Vật một lần, ví dụ lò vật Trà Lữ thuộc trấn Sơn Nam cũ, cứ đúng năm Mùi mới lại mở thi Vật, nơi tranh hùng của các đô vật bốn phương , háo hức về giật giải. Nhưng cũng có làng khi mở hội đình rángù tổ chức đấu vật vẫn không thành , theo các cụ già xưa , nếu nơi naò không phải là đất vật thì khó có thể lập nổi sân vật mà các tay đô vật giỏi cũng không đến tranh giải. Đền Lý Bát Đế , thờ tám vị vua nhà Hậu Lý (từ năm 1010 đến năm 1225) tại Đình Bảng (Bắc Ninh), có tượng hai ông Đá Rãi, hai đô vật nổi tiếng.Các bô lão Trường Yên Ninh Bình rất tự hào về những ngày hội lớn hàng năm ở địa phương mình : Hội đền vua Đinh , Hội chùa Trường Yên , Hội Cờ Lau tập trận. Trò vui lớn nhất của những hội này là trò đấu võ, đấu vật. Những đô và những thày dậy võ họ Đinh, họ Bùi, họ Vũ cha truyền con nối, làm vẻ vang làng xóm .Dưới đây, chúng ta thử hướng về lối vật của người nông dân Việt Nam thời xa xưa.I/. TẬP LUYỆN.1/. Quanh năm, xong việc đồng áng , được lúc nào rảønh rỗi, trai tráng trong làng thường rủ nhau tập dượt võ thuật hay vật, họ chỉ bào lẫn nhau, ai có miếng võ nào hay, ngón vật nào độc đáo thì lại truyền dậy cho anh em cùng tập. Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, nếu trong làng có ông thày võ, họ đến tụ tập tại nhà ông thày để luyện tập thêm ; làng nào không có thì cử người đi đón thày ở lò võ , lò vật các làng lân cận về để dậy.Trang phục khi tập luyện cũng như khi lên đài đấu của các đô vật là đóùng có mỗi một cái khố và ởû trần, không có đai đẳng gì cảø, trên đầu chít khăn đầu rìu hay chít khăn bỏ tua . Khố là một miếng vài dài được cuốn vào như một cái quầøn sì-líp. Khố có nhiều màu, nào đỏ, nào xanh, nâu hay vàng, hồng, tím, . . . 2/. Kỹ thuật và Nghi lễ .Trước hết, các đô vật được tập cách luyện thể lực cho dai sứ, mạnh tay mạnh chân, cách đứng thủ thế nào cho vững chắc , cách “lồng tay tư”sao cho có ưu thế và những bộ pháp như cách di chuyển từng bước chân, khi tới, khi lui, khi bước ngang, bước xéo, xoay vòng, ... Họ còn được tập luyện cách té ngã thế nào cho khỏi đập đầu xuống đất , khỏi gẫy tay, tập cách né tránh, thoát hiểm, “ cầu vồng “, kể cả những nghi thức có tính cách tôn giáo dành riêng cho mỗi lò vật, như Múa Hoa, Xe Đài hay còn gọi là Ra Giàng, hoặc Múa Hạc v.v...Ra Giàng , Múa Hạc hay Xe Đài là một lễ nghi thành kính của các đô vật , và còn một hình thức khởi động của đô vật có mang tính dân tộc , vừa là cách trình diễn của đô vật với khán giả, tạo một không khí hào hứng lành mạnh trước khi vào cuộc đấu thực sự. Ngoài ra Ra Giàng , hai bên vờn nhau , còn đánh đòn tâm lý , gây cho đối phương tư tưởng hoang mang , giao động với những lối Ra Giàng hùng dũng , chân đứng hình con hạc , hay đứng theo kiểu con phượng nhích chân , con dang cất cánh hoặc con công múa xòe, cổ tay uốn lượn , ngón tay múa may mền dẻo , uốn éo , giống như những nghi thức tay Ấn tay Quyết của các thầy tế , pháp sư hay phù thủy .Có lẽ nó có nguồn gốc của lễ nghi Tế Thần sau những chiến thắng của các dân tộc Á đông thời thượng cổ bên ngọn lửa thiêng bập bùng trên thuyền chiến hay đồng nội ven ao hồ, sông biển . (Xem Luyện Võ của Phan Quỳnh) . Phải chăng có sự liên hệ nào đó giữa những hình ảnh Ra Giàng hay Múa Hạc của các đô vật vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ Việt Nam mà nhịp chân tiến lên lùi xuống ba bước, bước ngang hai bước với những cảnh chim chóc , cảnh người múa (múa võ?) chạm đúc trang trí trên trống đồng Đông Sơn, hay rõ hơn trống đồng Hoàng Hạ , Ngọc Lũ hay trên thạp đồng Đào Thịnh ? Điểm đáng chú ý là động tác bàn tay những người múa trên trống đồng, thạp đồng đã được thể hiện một cách cường điệu, bàn tay xòe ra hình ba chạc to quá khổ so với người .(Xin mở một ngoặc đơn là một số các dân tộc ở Nam Á và ở châu Á hải đảo chạy dài từ phía nam quần đảo Nam Dương đổ lên vùng đa đảo cực bắc Thái Bình Dương cũng có những nghi thức Ra Giàng giống như các đô vật vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã : nghi thức Kanbangan của các võ sĩ Pukalam Pentjack cổ điển ở Indonesia, ở vùng hải đảo Celebes , nghi thức Nagdadasal của các đô vật Dommoq nhóm bộ lạc Tagalog vùng đảo Luzon Phi Luật Tân , nghi lễ Suat-Mon hay Wai-Pá thành kính cầu nguyện lúc thượng đài của các võ sĩ Muay-Tai Thái Lan , các võ sĩ Tỷ-Môi xa xưa ở Ai Lao hay của các đô vật Sumo ở Hokkaido Nhật Bản) .Vật không phải chỉ cần có sức khỏe , có lực để thắng được đối phương , nó còn đòi hỏi phải có thế , có miếng , có kỹ thuật , có mánh lớùi , cộng với sự nhanh nhẹn , chính xác của từng đô vật. Do đó , vật có nhiều thế , nhiều miếng , có những miếng đánh trong tư thế bất ngờ , có những miếng đánh trong lúc giằng co , hoặc đánh trong tư thế nằm (nằm bò) . Dưới đây là một số đòn miếng vật thông dụng :- Kê : dùng hông hoặc vai làm điểm tựa để quăng ngã đối thủ.- Ngáng (hay Cản) : dùng chân quét hay gạt, cản chân đối thủ làm mãt thăng bằng cho té ngã.- Đệm : dùng đầu gối, hay bắp đùi , lót đằng sau chân đối thủ rồi dùng sức mạnh của mình gait , đẩy, sô đối phương té ngửa ra.- Vét : đang vờn nhau, nhử cho đối thủ tiến lại gần, nhanh chóng cúi người xuống, chân trái gập hạ thấp, chân phải rút về sau duỗi thẳng, đồng thời tay phải đưa lên ấn mạnh vào vai trái đốùi thủ, bàn tay bắt chặt lãy khoeo sau chân trái đối thủ giật mạnh về phía mình. - Bắt Để Hớt Gót : Hai đô vật đối diện sát vào nhau (mà chưa lồng tay tư) một người bất ngờ dùng hai tay bắt chặt lấy cánh tay phải đối phương . Chân phải và người lập tức xoay chếch sang phía bên phải , người cúi thấp hai chân dạng ra hai bàn chân rê mạnh và nhanh , lùi chếch về phía sau , đồng thời dùng hai tay kéo mạnh đối phương về phía mình. Khi đối phương đang mất đà hơi chúi về phía trước thì lập tức ta hạ tay trái xuống , từ phía trong dùng bàn tay phải bắt và hất mạnh cổ chân trái đối phương ra đằng sau. Thuận bên nào , làm bên ấy.-Bốc Một Chân :a/ Tư thế bất ngờ : Hai đô vật đứng sát và đối diện , một trong hai người bất ngờ hất hai tay của đối phương lên và người phải nhanh chóng chuồi dài ra phía sau, lúc này chân trái đặt trước , chân phải đặt ở phía sau , đầu cúi xuống , dùng vai ấn vào thân thể đối phương, đồng thời dùng hai tay bốc khoeo chân phải đối phương giật mạnh về phía mình , đối phương bị mất thăng bằng bởi hai lực nên ngã ngửa.b/ Tư thế giằng co : Tay phải bá cổ đối phương , tay trái nắm cánh tay trên , tay phải đối phương, dầu cúi xuống dựa vào gáy phía phải đối phương, chân trái phía trước , chân phỉ phía sau. Đối phương dùng sức nay ta , ta dùng sức nay lại . Đối phương lại cố dùng sức nay ta , ta bất ngờ hạ thấp người xuống và đánh như miếng bốc một chân trong tư thế bất ngờ.-Sườn tay trong : còn gọi là đánh đòn dọc , bất ngờ biến thế thật nhanh, luồn luồn cánh tay phải vào phía trong cánh tay trái đối phương , bàn tay phải lồng vào nách trái đối phương . Tay trái nắm vào cánh tay phải đối phương , ghì vào sát người mình . Đồng thời bước nhanh chân phải về phía trong lòng đối phương , cúi người xuống dùng hông mình hất mạnh đối phương ra phía sau cho ngã .-Đánh Gãy : Đang lồng tay tư , bất ngờ đổi hai tay vào phía trong cánh tay đối phương , bàn tay trái mở nay mạnh vào cổ bên phải , bàn tay phải xốc nách trái đối phương , kéo mạnh về phía mình , đồng thời nghiêng người dùng sườn trái hất mạnh , chân phải hất chân đối phương cho té ngã.-Tay Quai : Đang lồng tay tư , bất ngờ chuyển hai tay vào phía trong hai cánh tay đối phương , tay phải luồn qua dưới nách trái đối phương, tay trái luồn qua trên vai đối phương đều ra sau long và hai bàn tay nắm chắc lấy nhau ghì chặt đối phương . Rồi bất ngờ dùng tay phải nay mạnh đối phương ra sau , cánh tay trái kéomạnh đối phương về phía mình . Đồng thời nghiêng mình dùng sườn phải đánh mạnh và châm phải hất chân đối phương cho té ngã .- Nằm Bò (hay Hạ Thổ) : khi bị xa cớ lỡ miếng hay khi gặp đối thủ mạnh hớn, họ thường nằm sãp xuống mặt đãt, tay chân dang rộng ra, mặc cho đối thủ tha hồ đẩêy, bê, bứng, nhấõc hổng, để rồi liệu cơ hội đánh lừa đối thủ, lợi dụng lúc đối thủ sơ hở thì lập tức chồm dậy tấn công lại.Các miếng Bốc , miếng Gồng , miếng Sườn , ... , có lại có nhiều thế khác nhau : Gồng Đứng , Gồng Quỳ , Gồng Ngồi , Sườn Tay Trong , Sườn Tay Ngoài , Bốc Hai Chân , Bốc Một Chân , vân vân .(2)Tuy nhiên , mỗi lò vật , mỗi địa phương , lại có những thế vật độc đáo , đặc biệt riêng , phong cách riêng , mạnh mẽ , ác hiểm hay uyển chuyển , bay bướm riêng , nổi tiếng trong vùng , nhất là những thế “đánh dịp nhì” . nghĩa là kỹ thuật đánh chống lại , phản lại : chống Bốc , chống Gồng ngồi , chống Mói , chống Cầu vồng , chống Sườn trong , vân vân , ví dụ xưa kia : lò Mỹ Độ (tổng Mỹ Cầu , Phủ Lạng Thương) có miếng chống Vét, chống Gẫy , Lấy Bò , lò Mai Động có miếng Giồng , miếng Mói , lò Yên Sở có miếng Sườn miếng Móc , lò Đồng Tâm (Vụ Bản Nam Định) lại nổi tiếng với những ngón Móc-Chảo, Vỉa Lộn Cối , Giát Bốc , Bỏ Thuốc , Sườn Cặp Cổ , . . .II/-. LỆ VẬTMuốn đánh bại đối thủ trong cuộc đãu vật thì các đô vật phải theo những luật lệ sau đây :1/. Nhấc bổng địch thủ hổng cảø hai chân lên khỏi mặt đất (“Túc Ly Địa”) được coi là thắng , hổng một chân không kể .2/. Vật đối phương té ngã ngửa, lưng vai chạm mặt đất thì thắng (“Lấm Lưng Trắng Bụng”), ngã sấp không kể .Vật không có hòa, phải xác định một thắng một thua (thắng tuyệt đối hay thắng điểm). Ngoài ra không được đấm đá , bãm huyệt, móc xương quai xanh , chẹn hàm , bẻ cổ , lên gối, nắm tóc, móc mắt, cù léc, thọc cắn,..., phun nưôc miếng, văng tục, xé khố đối thủ, hay khi bị té ngã rồi không được móc chân cho đối thủ ngã theo, v.v...Thí sinh thượng đài đấu vật không tính tuổi tác hay cân lượng.III/. GIẢI VẬT.Tùy theo địa phương tổ chức, vật có nhiều giải khác nhau, chia hai loại : Giải Thờ và Giải Chính.1/. Giải Thờ (hay Giải Hàng) Giải thờ còn được gọi là Giải Xông Sới , không có người giữ giải . Ai muốn lên vật thì ghi tên rồi bắt cặp. Ai thắng thì được làng thưởng. Tranh Giải Thờ chỉ là mở• đầu cho ngày Hội Vật, để cho những ai muốn khảo sức nhau thì lên bắt cặp, và có nhiều Giải Thờ trong một ngày. Ở giải này khi vật hai đối thủ thường không dùng hết sức, chỉ cốt phô bày nghệ thuật, vật cho đẹp, cho vui, có khi cả hai cùng té ngã cho cả làng cùng cười. Thay vì họ lừa miếng nhau thì họ lại múa may cho thật mền dẻo để người xem vui mắt.(3) 2/. Giải Chính.Giải Chính có ba giải : giải nhất, giảøi nhì và giảøi ba. Ba giải này đều có người xin giữ . Các đô vật tứ xứ muốn phá giải nào thì xin ghi tên để vật với người giữ giải ấy. Nếu không có ai xin phá giải trong ba ngày, theo lệ làng, thì người giữ giải đương nhiên được lãnh giải mình giữ (Giải Cạn).Trong ba Giải Chính này thì giải ba phải được phá trước rồi mới tới giải nhì, và giải nhất.Về số đối thủ phải đấu thì lệ làng định như sau :- Giải nhất : trong sáu ngoài năm.- Giải nhì : trong bốn ngoài ba.- Giải ba : trong ba ngoài hai."Trong sáu ngoài năm" nghĩa là ai giữ giải nhất thì phải vật thắng đủ liền sáu người mới được coi là chiếm giải, còn người phá giải thì chỉ cần vật ngã năm đối thủ kể cả người giữ giải . Nếu người giữ giải đã thắng năm keo mà bị thua keo chót thì cũng không được nhận giải . "Trong bốn ngoài ba" hay "Trong ba ngoài hai" cũng tính tương tự như thế.Giải thưởng cho đô vật có nhiều loại cho giải chính , giải hàng , lại có giải chung cuộc cho đô vật nào thắng nhiều điểm nhật trong những ngày Hội VậtThường thường Giải Chính do đô vật hạng nhất trong làng hay ở các làng khác đến xin giữ .IV/. THƯỢNG ĐÀI .Ngày Hội Vật đầu Xuân đã đến. Trống vật thúc dục làm nao nức lòng người. Già trẻ, trai gái đều bỏ mặc hết mọi công việc nhà, rủ nhau tụ tập đông đảo trưôc sân đình để dự khán. Các đô trong làng đều ghi tên dự thí. Những đô tứ xứ, ở các làng lân cận muốn xin dự thí phải mang lễ vật đến để xin cúng thần . Tùy theo lệ làng, có nơi lễ vật là đĩa sôi gấc, hay nhánh cau với vài lá trầu , hoặc bó hoa, trái cây hoa quả ø, hoặc thẻ nhang,... Bãi cỏ phẳng rộng trước sân đình làng được dùng làm đấu trường , ở giữa được kẻ vạch một vòng tròn , đường kính khoảng 6 mét bằng vôi trắng, vòng tròn này được gọi là sới vật. Có nơi sới vật là hình vuông mỗi cạnh tám mét , có nơi sới vật được đóng dóng bằng tre chung quanh , có nơi sới vật nằm dưới đáy ao nông cạn đã tát hết nước và khơi khô trước sân đình để dân làng , khán giả đứng chung quanh bờ xem cho rõ (sân này còn được dùng để đánh cờ người) . Hai bên sới vật là hai hàng cờ đuôi nheo ngũ hành gồm năm mầu xanh, đỏ đen vàng trắng, mỗi bên năm lá cờ . Các đô vật trong thiên hạ ởû trần trùng trục, chỉ đóng mỗi một cái khố , đầu chit khăn , ngồi thành hai hàng dưôi hai dẫy cờ . Người nào cũng lực lưỡng, bắp thịt nỏ nang rắn chắc.Hai bên tả hữu trước sới vật là hai cái trống cái (trống lớn) , có nơi chỉ dùng một trống thôi , và những hàng ghế danh dự dành cho quí vị chức sắc trong làng và hàng tổng. Hai vị đàn anh trong dân được cử đánh trống cái , gọi là "cầm chịch" , nghĩa là làm nhiệm vụ của trưởng ban Trọng tài cuộc đấu .Giữa hai trống cái đó là bàn thờ thần , và phía dưới , trước mặt bàn thờ , được trải một chiếc chiếu cạp điều để các đô lễ thần trưôc và sau khi giao đãu. Có điều họ lễ thần không bằng cả hai tay như bình thường mà chỉ lễ lên gối xuống gối chống một tay trái thôi.Sau khi múa Ra Giàng , hai đô vật bắt đầu giao đấu. Trống vật liên tục mỗi hồi là ba tiếng. Hai người cầm chịch cứ người nọ đánh ba tiếng dứt thì người kia lại đánh ba tiếng tiếp theo. Các đô vật tài hoa thường dùng các miếng vật vừa đẹp mắt mà vẫn quyết liệt , nghiêm túc và chính xác .Ngay giữa sới vật có ba người tuần đinh, làm nhiệm vụ của trọng tài phụ . Hai trong ba người này , mỗi người cầm một lá cờ đuôi nheo nhỏ phất phẩy làm hiệu lệnh vật, người thứ ba cầm một trống lưng (trống nhỏ) để gõ nhẹ khuyến khích , thúc dục hai đô tấn công tiếp.Keo vật càng trở nên gây cấn, tiếng trống lại mau hơn, người tuần đinh kề hẳn trống vào mang tai các đô để thúc , để cổ võ để nhắc nhở , hai lá cờ đuôi nheo cũng nhộn nhịp phe phẩy không ngừng để giữ trật tự, giãn các khán giả vây vòng mỗi lúc một quá chặt. Khán giảø reo hò , la hét khuyến khích yểm trợï tinh thần "gà nhà", họ dán mắt vào từng miếng bốc , miếng sườn , miếng gồng của các đô , rồi reo lên khi đô nào đó hạ đối phương bằng một miếng đẹp mắt . Keo vật vào hồi quyết liệt , họ , những khán giả sát gần sới vật , nằm xoài ra đất để xem cho rõ .Hai đối thủ nào bá cổ, nào tay nắm tay , hoặc thủ thế, giữ miếng , vờn nhau , . . . Họ ôm lưng, bá vai, ngáng chân, có lúc họ nắm tay nhau giật mạnh rồi buông ra cho té ngã. Cuộc đấu mỗi lúc một gay go, sôi động và hào hứng. Họ lừa nhau từng miếng, từng bưôc chân, từng cách di chuyển, rồi gặp cơ hội thuận tiện họ quật ngã ngửa nhau “lấm lưng trắng bụng” giữa tiếng reo hò ầm ĩ vui vẻ của mọi người ...Giải nhất vừa được phá . Kẻ chiến thắng hiên ngang kiêu hãnh lên lãnh giải . Phần thưởng đôi khi chỉ là ba vuông vải nhiễu điều, gói trà mạn sen (có những Hội Vật lớn , giải chính là một con bò hay con nghé) và một phong pháo toàn hồng được xé ra đốt ngay sau cuộc đấu như chào mừng người vô địch thiên hạ .Sau ba ngày tận sức, tận lực chiến đấu trong tinh thần thượng võ , huynh đệ , các đô lại quây quần dưới mái đình cùng nhau chè chén vui vẻ .V/ TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠIVật cổ truyền Việt Nam đã có từ thời thượng cổ . Truyền thuyết và giai thoại về vật cũng phong phú và đa dạng .Một truyền thống cao đẹp của vật là ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước , các anh hùng dân tộc cứu dân giúp nước phần lớn đều là những đô vật nổi tiếng trong dân gian , được nhân dân kính trọng và thờ phụng mà ngày nay vẫn còn đền thờ : như Lý Ông Trọng (Lý Thân) được thờ ở Chèm , (ngoại ô Hà Nội), như Đô Lỗ (Cao Lỗ) , Đô Nồi (Nồi Hầu) , giúp vua Thục An Dương Vương (năm 257-207 trước Tây lịch) , ngày nay nhân dân vẫn hương khói thờ phụng tại Cổ Loa.Theo Thần tích đền Nghè (Hải Phòng) bà Lê Chân dựng đài thi võ , luyện vật cho ba quân , chiến đấu giúp Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Tây lịch) đánh đuổi quân Đông Hán Trung quốc . Đô Dương , Đô Chinh (Nguyễn Tam Chinh) đã là những bậc thày nổi tiếng trong làng xã trước khi ra giúp Hai Bà Trưng cứu nước . Khi chết , Đô Chinh được nhân dân nhớ ơn, vinh tôn là Thần Hoàng làng làng Mai Động (ngoại thành Hà Nội), thờ phụng cho đến ngày nay và được xưng tụng là ông tổ lò vật Mai Động .Nhân đây cũng xin nêu lên một chi tiết cần tìm hiểu thêm về Thành Hoàng làng Mai Động của các tác giả Văn Hạc trong bài “Lai Lịch Và Ý Nghĩa Hội Vật Làng Mai Động” đăng trong báo Trung Bắc Chủ Nhật , số 100 phát hành tại Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 1942 (trang 15 , 16) và tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội Hè Đình Đám, quyển thượng xuất bản tại Saigon năm 1969 (trang 61) , các tác giả này đều cho Thành Hoàng Làng Mai Động là Bà Lê Chân , nhưng thần phả làng Mai Động và nhân dân làng này lại cho biết Thành Hoàng làng là lão đô Nguyễn Tam Chinh . (Bà Lê Chân và lão đô Nguyễn Tam Chinh đều là tướng lãnh của Hai Bà Trưng).Thần phả làng Mai Động ghi : Nguyễn Tam Chinh vốn người Thanh Hóa , vì chán cảnh mất nước , bỏ ra bắc tới Động Mơ tức Mai Động , thấy vùng đất lạ mới dừng lại mở trường dậy học . Ông thu nhận được 30 môn đồ , có sức khỏe , có kiến thức ,truyền dậy cả văn cả võ để đợi thời cơ . Trong các môn võ thuật , ông chú ý dậy cho học trò cách thức đấu vật . Ngày ngày , trước sân trường , ông ngồi xem từng cặp luyện tập , chỉ cho họ những ngón sơ hở và truyền cho họ những miếng hiểm ác để hạ thủ đối phương . Lớp học càng ngày càng tấn tới . Khi Hai Bà Trưng hiệu triệu nhân dân nổi dậy khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định , ông làm lễ tế trời đất rồi cùng học trò kéo quân lên phụ giúp Hai Bà Trưng và lập được nhiều chiến công . Già trẻ trai gái mở hội đón rước và tình nguyện xin theo Đô Chinh rất đông . Cũng từ đó môn vật được lưu truyền lại trong vùng . Hàng năm mỗi lần Tết đến , nhân dân ở nay lại tổ chức Hội Vật vào những ngày mồng 4, 5, 6 để tưởng nhớ người xưa .Truyền thuyết cũng kể rằng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa , nhiều đô vật Kinh Bắc (Bắc-giang, Bắc-ninh) đã cùng bà Thánh Thiên hưởng ứng nhiệt liệt và đã trở thành những tướng giỏi của Hai Bà . Thánh Thiên công chúa sau khi hy sinh đền nợ nước đã được nhân dân Ngọc Lâm (huyện Yên Dũng , Bắc Giang) thờ làm Thần Hoàng làng .Trước khi phát động quần chúng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô , Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật , luyện kiếm , bắn cung nỏ , huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào , vừa tinh thông các môn võ nghệ , chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên :Hoành qua đương hổ dịĐối diện Bà vương nam !(múa giáo chống hổ dễ , giáp mặt với vua Bà thực khó!)Dân gian ngày nay còn truyền tụng câu ca dao nói lên sự ủng hộ của quần chúng đối với “Nhụy Kiều tướng quân” Triệu Thị Trinh và ca ngợi tài đức của bà :Ru con con ngủ cho lànhĐể mẹ gánh nước rửa bành cho voiMuốn coi lên núi mà coiCoi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng.Lý Bôn tức Lý Nam Đế (năm 544-5480), Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế (năm 722) . . . đều có sức khỏe hơn người và nổi tiếng về vật đã lãnh đạo toàn dân nổi lên chống quân Trung quốc xâm lược . Phùng Hưng giỏi vật và quật chết được cọp dữ dược nhân dân tôn là Đô Quân , vua của các đô vật , và người em ruột của ông là Phùng Hải , giỏi vật không kém anh , được nhân dân tôn là Đô Bảo , tướng của các đô vật trong thiên hạ (4)Lò vật làng Quỳnh Đô đã nổi tiếng trong vùng ngay từ thế kỷ thứ VI , thời kỳ nhà Lương đang đô hộ Giao Châu. Tục ngữ có câu : “Lò vật Quỳnh Đô , rỏ cua Cổ điển” , Quỳnh Đô thuộc huyện Thanh Trì , tỉnh Hà Đông . Hồi còn son trẻ , lão đô Phạm Tu trước khi ra giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân nhà Lương , khai sáng nhà nước Vạn Xuân năm 544, đã từng học vật tại Quỳnh Đô . ông người làng Quang (tức làng Thanh Liệt , Thanh Trì, cùng quê hương với thày đồ cương trực Chu Van An) đã sang tập vật làng bên là Quỳnh Đô và trở thành một đô vật nổi tiếng trong vùng, nhân dân thường gọi là Đô Tu (có tài liệu ghi là Đô Hồ, vì tương truyền thần thánh đất Tây Hồ đã “ứng điềm lành” trong việc ông ra đời) (5)Nhân dân vùng Thanh Hóa ngày nay vẫn còn truyền tụng về lò vật nổi tiếng của Dương Đình Nghệ , nơi sản xuất ra nhiều đô vật giỏi ra giúp Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán (năm 939), dựng nền độc lập lâu dài cho đất nước .Ngay khi giành được nền tự chủ lâu dài cho dân tộc , các triều đại Đinh Lê Lý Trần và tiếp theo sau nữa , trong việc tổ chức quân đoiä gìn giữ bờ cõi , nhà nước đều coi trọng bộ môn vật , đã thiết lập trong quân ngũ nhiều đội vật , tổ chức thường xuyên đấu vật nhằm rèn luyện thể lực , lòng dũng cảm , tuyển lựa nhân tài và giải trí trong quân sĩ .Đội Đô vật Xuân Trường thời Trần đã góp phần tạo chiến công hiển hách thắng quân Mông Nguyên, một đoàn quân hung hãn , có lối vật Mông cổ nổi tiếng đương thời . Bà Liệt , Hoài Đức Vương , con tư sinh của Trần Thừa , em cùng cha khác mẹ của vua Trần Thái Tông , cũng đã từng là một đô vật có hạng trong đội vật nổi tiếng tại kinh đô Thăng Long .Sử cũ chép : “ Nhâm Thìn , năm Thiên Ứng chính bình thứ I (1232) (nhà Tống , năm Thiệu Định thứ 5) . Tháng Giêng , mùa Xuân mới sắp xếp nghi lễ trong triều :Phong cho em là Bà Liệt tước Hoài Đức Vương.Thượng hoàng lúc còn hàn vi , có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt , huyện Tây Chân , khi đã có thai thì bỏ , sau sinh con trai , Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến . Người con trai ấy lúc lớn lên , mặt mũi khôi ngô , giỏi nghề võ , sung vào đội đánh vật . Một hôm , cùng với người trong đội đánh cầu , rồi lại cùng nhau đánh vật , người kia vật người con trai ấy ngã , chẹn lấy cổ , gần tắt thở , Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng : “ Nó là con ta đấy ! “ Anh kia sợ , buông ra , nhân thế gọi tên là Bà Liệt . Nay có lệnh phong tước cho (6)Trong binh đội của triều đình nhà Lê, đô vật được chia làm nhiều loại từ thấp đến cao với những cấp bậc , tên gọi khác nhau , lịch trình đấu vật hàng năm và cách thi vật tại kinh đô Thăng Long được Phan Huy Chú ghi rõ ràng trong sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :“Hàng năm , khi Tế cờ xong , sai hai viên quan võ coi thi đánh vật (một viên quản binh thị hậu , một viên quản ngoại binh) . Trước khi thi Đô và Sứ ba keo , rồi Đô và Sứ mới cử tử đệ rat hi . Những người mới tiến cử cùng đấu với nhau , ai thắng ba keo thì cho đấu với Xa . Thắng Xa ba keo thì cho đấi với Dù . Tuy thắng Dù ba keo , cũng không được đấu với Sứ . Lực đấu với Lực thắng ba keo thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ . Tuy thắng Sứ ba keo , cũng không được đấu với Đô. Nội lực sĩ đấu với Nội lực sĩ , thắng ba keo , thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ , thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô . Người mới tiến cử đấu với Dù thắng hai keo trở lên , thì cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Lực thắng hai keo trở lean , cho làm danh tướng ở Lực . Lực đấu với Dù thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa . Nội lực sĩ đấu với Xa , thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Dù thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Dù . Người nào thắng Sứ hai keo , cho chức phó đề hạt ; thắng Đô hai keo , cho chức đô úy .Ngày Hội Vật đầu Xuân đã đến. Trống vật thúc dục làm nao nức lòng người. Già trẻ, trai gái đều bỏ mặc hết mọi công việc nhà, rủ nhau tụ tập đông đảo trưôc sân đình để dự khán. Các đô trong làng đều ghi tên dự thí. Những đô tứ xứ, ở các làng lân cận muốn xin dự thí phải mang lễ vật đến để xin cúng thần . Tùy theo lệ làng, có nơi lễ vật là đĩa sôi gấc, hay nhánh cau với vài lá trầu , hoặc bó hoa, trái cây hoa quả ø, hoặc thẻ nhang,...Bãi cỏ phẳng rộng trước sân đình làng được dùng làm đấu trường , ở giữa được kẻ vạch một vòng tròn , đường kính khoảng 6 mét bằng vôi trắng, vòng tròn này được gọi là sới vật. Có nơi sới vật là hình vuông mỗi cạnh tám mét , có nơi sới vật được đóng dóng bằng tre chung quanh , có nơi sới vật nằm dưới đáy ao nông cạn đã tát hết nước và khơi khô trước sân đình để dân làng , khán giả đứng chung quanh bờ xem cho rõ (sân này còn được dùng để đánh cờ người) . Hai bên sới vật là hai hàng cờ đuôi nheo ngũ hành gồm năm mầu xanh, đỏ đen vàng trắng, mỗi bên năm lá cờ . Các đô vật trong thiên hạ ởû trần trùng trục, chỉ đóng mỗi một cái khố , đầu chit khăn , ngồi thành hai hàng dưôi hai dẫy cờ . Người nào cũng lực lưỡng, bắp thịt nỏ nang rắn chắc.Hai bên tả hữu trước sới vật là hai cái trống cái (trống lớn) , có nơi chỉ dùng một trống thôi , và những hàng ghế danh dự dành cho quí vị chức sắc trong làng và hàng tổng. Hai vị đàn anh trong dân được cử đánh trống cái , gọi là "cầm chịch" , nghĩa là làm nhiệm vụ của trưởng ban Trọng tài cuộc đấu .Giữa hai trống cái đó là bàn thờ thần , và phía dưới , trước mặt bàn thờ , được trải một chiếc chiếu cạp điều để các đô lễ thần trưôc và sau khi giao đãu. Có điều họ lễ thần không bằng cả hai tay như bình thường mà chỉ lễ lên gối xuống gối chống một tay trái thôi.Sau khi múa Ra Giàng , hai đô vật bắt đầøu giao đấõu. Trống vật liên tục mỗi hồi là ba tiếng. Hai người cầm chịch cứ người nọ đánh ba tiếng dứt thì người kia lại đánh ba tiếng tiếp theo. Các đô vật tài hoa thường dùng các miếng vật vừa đẹp mắt mà vẫn quyết liệt , nghiêm túc và chính xác .Ngay giữa sới vật có ba người tuần đinh, làm nhiệm vụ của trọng tài phụ . Hai trong ba người này , mỗi người cầm một lá cờ đuôi nheo nhỏ phất phẩy làm hiệu lệnh vật, người thứ ba cầm một trống lưng (trống nhỏ) để gõ nhẹ khuyến khích , thúc dục hai đô tấn công tiếp.Keo vật càng trở nên gây cấn, tiếng trống lại mau hơn, người tuầøn đinh kề hẳn trống vào mang tai các đô để thúc , để cổ võ để nhắc nhở , hai lá cờ đuôi nheo cũng nhộn nhịp phe phẩy không ngừng để giữ trật tự, giãn các khán giả vây vòng mỗi lúc một quá chặùt.Khán giảø reo hò , la hét khuyến khích yểm trợï tinh thần "gà nhà", họ dán mắt vào từng miếng bốc , miếng sườn , miếng gồng của các đô , rồi reo lên khi đô nào đó hạ đối phương bằng một miếng đẹp mắt . Keo vật vào hồi quyết liệt , họ , những khán giả sát gần sới vật , nằm xoài ra đất để xem cho rõ .Hai đối thủ nào bá cổ, nào tay nắm tay , hoặc thủ thế, giữ miếng , vờn nhau , . . . Họ ôm lưng, bá vai, ngáng chân, có lúc họ nắm tay nhau giật mạnh rồi buông ra cho té ngã. Cuộc đấu mỗi lúc một gay go, sôi động và hào hứng. Họ lừa nhau từng miếng, từng bưôc chân, từng cách di chuyển, rồi gặp cơ hội thuận tiện họ quật ngã ngửa nhau “lấm lưng trắng bụng” giữa tiếng reo hò ầm ĩ vui vẻ của mọi người ...Giải nhất vừa được phá . Kẻ chiến thắng hiên ngang kiêu hãnh lên lãnh giải . Phần thưởng đôi khi chỉ là ba vuông vải nhiễu điều, gói trà mạn sen (có những Hội Vật lớn , giải chính là một con bò hay con nghé) và một phong pháo toàn hồng được xé ra đốt ngay sau cuộc đấõu như chào mừng người vô địch thiên hạ .Sau ba ngày tận sức, tận lực chiến đấõu trong tinh thần thượng võ , huynh đệ , các đô lại quây quần dướâi mái đình cùng nhau chè chén vui vẻ .V/ TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠIVật cổ truyền Việt Nam đã có từ thời thượng cổ . Truyền thuyết và giai thoại về vật cũng phong phú và đa dạng .Một truyền thống cao đẹp của vật là ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước , các anh hùng dân tộc cứu dân giúp nước phần lớn đều là những đô vật nổi tiếng trong dân gian , được nhân dân kính trọng và thờ phụng mà ngày nay vẫn còn đền thờ : như Lý Ông Trọng (Lý Thân) được thờ ở Chèm , (ngoại ô Hà Nội), như Đô Lỗ (Cao Lỗ) , Đô Nồi (Nồi Hầu) , giúp vua Thục An Dương Vương (năm 257-207 trước Tây lịch) , ngày nay nhân dân vẫn hương khói thờ phụng tại Cổ Loa.Theo Thần tích đền Nghè (Hải Phòng) bà Lê Chân dựng đài thi võ , luyện vật cho ba quân , chiến đấu giúp Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Tây lịch) đánh đuổi quân Đông Hán Trung quốc . Đô Dương , Đô Chinh (Nguyễn Tam Chinh) đã là những bậc thày nổi tiếng trong làng xã trước khi ra giúp Hai Bà Trưng cứu nước . Khi chết , Đô Chinh được nhân dân nhớ ơn, vinh tôn là Thần Hoàng làng làng Mai Động (ngoại thành Hà Nội), thờ phụng cho đến ngày nay và được xưng tụng là ông tổ lò vật Mai Động .Nhân đây cũng xin nêu lên một chi tiết cần tìm hiểu thêm về Thành Hoàng làng Mai Động của các tác giả Văn Hạc trong bài “Lai Lịch Và Ý Nghĩa Hội Vật Làng Mai Động” đăng trong báo Trung Bắc Chủ Nhật , số 100 phát hành tại Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 1942 (trang 15 , 16) và tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội Hè Đình Đám, quyển thượng xuất bản tại Saigon năm 1969 (trang 61) , các tác giả này đều cho Thành Hoàng Làng Mai Động là Bà Lê Chân , nhưng thần phả làng Mai Động và nhân dân làng này lại cho biết Thành Hoàng làng là lão đô Nguyễn Tam Chinh . (Bà Lê Chân và lão đô Nguyễn Tam Chinh đều là tướng lãnh của Hai Bà Trưng).Thần phả làng Mai Động ghi :Nguyễn Tam Chinh vốn người Thanh Hóa , vì chán cảnh mất nước , bỏ ra bắc tới Động Mơ tức Mai Động , thấy vùng đất lạ mới dừng lại mở trường dậy học . Ông thu nhận được 30 môn đồ , có sức khỏe , có kiến thức ,truyền dậy cả văn cả võ để đợi thời cơ . Trong các môn võ thuật , ông chú ý dậy cho học trò cách thức đấu vật . Ngày ngày , trước sân trường , ông ngồi xem từng cặp luyện tập , chỉ cho họ những ngón sơ hở và truyền cho họ những miếng hiểm ác để hạ thủ đối phương . Lớp học càng ngày càng tấn tới . Khi Hai Bà Trưng hiệu triệu nhân dân nổi dậy khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định , ông làm lễ tế trời đất rồi cùng học trò kéo quân lên phụ giúp Hai Bà Trưng và lập được nhiều chiến công . Già trẻ trai gái mở hội đón rước và tình nguyện xin theo Đô Chinh rất đông . Cũng từ đó môn vật được lưu truyền lại trong vùng . Hàng năm mỗi lần Tết đến , nhân dân ở nay lại tổ chức Hội Vật vào những ngày mồng 4, 5, 6 để tưởng nhớ người xưa .Truyền thuyết cũng kể rằng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa , nhiều đô vật Kinh Bắc (Bắc-giang, Bắc-ninh) đã cùng bà Thánh Thiên hưởng ứng nhiệt liệt và đã trở thành những tướng giỏi của Hai Bà . Thánh Thiên công chúa sau khi hy sinh đền nợ nước đã được nhân dân Ngọc Lâm (huyện Yên Dũng , Bắc Giang) thờ làm Thần Hoàng làng .Trước khi phát động quần chúng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô , Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật , luyện kiếm , bắn cung nỏ , huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào , vừa tinh thông các môn võ nghệ , chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên :Hoành qua đương hổ dịĐối diện Bà vương nam !(múa giáo chống hổ dễ , giáp mặt với vua Bà thực khó!)Dân gian ngày nay còn truyền tụng câu ca dao nói lên sự ủng hộ của quần chúng đối với “Nhụy Kiều tướng quân” Triệu Thị Trinh và ca ngợi tài đức của bà :Ru con con ngủ cho lànhĐể mẹ gánh nước rửa bành cho voiMuốn coi lên núi mà coiCoi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng.Lý Bôn tức Lý Nam Đế (năm 544-5480), Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế (năm 722) . . . đều có sức khỏe hơn người và nổi tiếng về vật đã lãnh đạo toàn dân nổi lên chống quân Trung quốc xâm lược . Phùng Hưng giỏi vật và quật chết được cọp dữ dược nhân dân tôn là Đô Quân , vua của các đô vật , và người em ruột của ông là Phùng Hải , giỏi vật không kém anh , được nhân dân tôn là Đô Bảo , tướng của các đô vật trong thiên hạ (4)Lò vật làng Quỳnh Đô đã nổi tiếng trong vùng ngay từ thế kỷ thứ VI , thời kỳ nhà Lương đang đô hộ Giao Châu. Tục ngữ có câu : “Lo øvật Quỳnh Đô , rỏ cua Cổ điển” , Quỳnh Đô thuộc huyện Thanh Trì , tỉnh Hà Đông . Hồi còn son trẻ , lão đô Phạm Tu trước khi ra giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân nhà Lương , khai sáng nhà nước Vạn Xuân năm 544, đã từng học vật tại Quỳnh Đô . ông người làng Quang (tức làng Thanh Liệt , Thanh Trì, cùng quê hương với thày đồ cương trực Chu Van An) đã sang tập vật làng bên là Quỳnh Đô và trở thành một đô vật nổi tiếng trong vùng, nhân dân thường gọi là Đô Tu (có tài liệu ghi là Đô Hồ, vì tương truyền thần thánh đất Tây Hồ đã “ứng điềm lành” trong việc ông ra đời) (5)Nhân dân vùng Thanh Hóa ngày nay vẫn còn truyền tụng về lò vật nổi tiếng của Dương Đình Nghệ , nơi sản xuất ra nhiều đô vật giỏi ra giúp Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán (năm 939), dựng nền độc lập lâu dài cho đất nước .Ngay khi giành được nền tự chủ lâu dài cho dân tộc , các triều đại Đinh Lê Lý Trần và tiếp theo sau nữa , trong việc tổ chức quân đoiä gìn giữ bờ cõi , nhà nước đều coi trọng bộ môn vật , đã thiết lập trong quân ngũ nhiều đội vật , tổ chức thường xuyên đấu vật nhằm rèn luyện thể lực , lòng dũng cảm , tuyển lựa nhân tài và giải trí trong quân sĩ .Đội Đô vật Xuân Trường thời Trần đã góp phần tạo chiến công hiển hách thắng quân Mông Nguyên, một đoàn quân hung hãn , có lối vật Mông cổ nổi tiếng đương thời . Bà Liệt , Hoài Đức Vương , con tư sinh của Trần Thừa , em cùng cha khác mẹ của vua Trần Thái Tông , cũng đã từng là một đô vật có hạng trong đội vật nổi tiếng tại kinh đô Thăng Long .Sử cũ chép : “ Nhâm Thìn , năm Thiên Ứng chính bình thứ I (1232) (nhà Tống , năm Thiệu Định thứ 5) . Tháng Giêng , mùa Xuân mới sắp xếp nghi lễ trong triều :Phong cho em là Bà Liệt tước Hoài Đức Vương.Thượng hoàng lúc còn hàn vi , có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt , huyện Tây Chân , khi đã có thai thì bỏ , sau sinh con trai , Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến . Người con trai ấy lúc lớn lên , mặt mũi khôi ngô , giỏi nghề võ , sung vào đội đánh vật . Một hôm , cùng với người trong đội đánh cầu , rồi lại cùng nhau đánh vật , người kia vật người con trai ấy ngã , chẹn lấy cổ , gần tắt thở , Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng : “ Nó là con ta đấy ! “ Anh kia sợ , buông ra , nhân thế gọi tên là Bà Liệt . Nay có lệnh phong tước cho (6)Trong binh đội của triều đình nhà Lê, đô vật được chia làm nhiều loại từ thấp đến cao với những cấp bậc , tên gọi khác nhau , lịch trình đấu vật hàng năm và cách thi vật tại kinh đô Thăng Long được Phan Huy Chú ghi rõ ràng trong sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :“Hàng năm , khi Tế cờ xong , sai hai viên quan võ coi thi đánh vật (một viên quản binh thị hậu , một viên quản ngoại binh) . Trước khi thi Đô và Sứ ba keo , rồi Đô và Sứ mới cử tử đệ rat hi . Những người mới tiến cử cùng đấu với nhau , ai thắng ba keo thì cho đấu với Xa . Thắng Xa ba keo thì cho đấi với Dù . Tuy thắng Dù ba keo , cũng không được đấu với Sứ . Lực đấu với Lực thắng ba keo thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ . Tuy thắng Sứ ba keo , cũng không được đấu với Đô. Nội lực sĩ đấu với Nội lực sĩ , thắng ba keo , thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ , thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô .Người mới tiến cử đấu với Dù thắng hai keo trở lên , thì cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Lực thắng hai keo trở lean , cho làm danh tướng ở Lực . Lực đấu với Dù thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa . Nội lực sĩ đấu với Xa , thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Dù thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Dù . Người nào thắng Sứ hai keo , cho chức phó đề hạt ; thắng Đô hai keo , cho chức đô úy . Sứ thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô ; thắng Đô một keo , dẫu có thua một keo , cũng cho thăng chức . Đô mà thắng Đô , không thua keo nào , cho chức Đô úy. (chú giải : Đô , Sứ : các tay vật cao cấp ; Xa : có lẽ là quân ở các độ Tứ xa ; Dù : có lẽ là quân các độ Bả dù ; Lực : tên những đội quân, ví như Lực, Hành)” (7) Một giai thoại về Trạng Vật dưới triều vua Lê Thánh Tông đã được Vũ Phương Đề ghi lại năm 1755 trong tác phẩm Công-Dư Tiệp-Ký : Ông Võ-Phong người làng Mộ-Trạch là em quan Thượng Võ-Hữu, nguyên người có tướng ngũ-đoản (chân tay , tai , mắt , miệng , mũi , 5 thứ đều ngắn và nhỏ , còn người thì thấp) nhưng rất giỏi về môn đấu vật . Đời vua Lê Thánh-Tông (1460-70) nhân có một hôm ông ra kinh thành Tràng-An gặp lúc vua đang ngự triều , ông thấy có viên Đô-lực sĩ vác chiếc chùy đồng đứng hầu có vẻ dương dương tự đắc ! ông bèn quay lại hỏi bạn : này bác người kia là ai ? có tài cán chi ? mà dám ngang nhiên như vậy .Bạn đáp : Người đó là một võ sĩ sở trường về môn đánh vật , hiện thời không ai địch nổi ! như vậy cũng là một cách để tiến thân đó !Nghe bạn kể xong ông lại hỏi rằng : nếu vậy ngày mai tôi muốn cùng y so tài cao thấp phỏng có được không ?Bạn nghe xong vội vàng can rằng : người ta cao lớn thế kia mà bác thì bé loắt choắt như vậy ! sợ khi đối thủ lại làm trò cười cho thiên hạ đó thôi !Ông mỉm cười đáp : điều đó xin Bác đừng ngại . Tôi đây bản lĩnh rất cao cường ! từ trước đến giờ chưa ai thắng nổi . Còn y chẳng qua chưa gặp địch thủ nên mới nổi danh , nhưng nay gặp tôi rồi Bác thử coi tôi sẽ thắng y một cách rất dễ đó ! Nói xong ông bèn viết một bản tấu xin cùng lực sĩ so tài .Hoàng Thượng xem tấu phán rằng : lực sĩ của ta tuyển lựa trong muôn ngàn người mới được có một ! hỏi có ai hơn được nữa ? thế mà anh kia tài nghệ ra sao lại giám to gan lớn mật như vậy ? nhưng rồi Ngài cũng phê chuẩn và định ngày giờ tỉ thí để Ngài thân ngự ra coi .Thế rồi đến hôm tỉ thí , trong lúc đôi bên còn đương vờn nhau biểu diễn , thì ông quờ ngay xuống đất lấy một ít cát nắm kín trong lòng bàn tay , thừa lúc vô tình ném thẳng vào mặt địch thủ . Lực sĩ vừa nhắm mắt lại thì nhanh như chớp , ông đã dùng miếng Xuyên Trừu , một tay thọc nách một chân đệm phía sau lưng , đẩy mạnh một cái khiến cho Lực sĩ mất đà bị nằm phơi bụng ngay trên mặt đất (Theo lệ đua vật , hễ ai bị nằm ngửa bụng mới gọi là thua , còn nằm sấp bụng thì không kể) . Thế là ông đã thắng cuộc một cách dễ dàng ! khán giả hoan hô nhiệt liệt .Lúc ấy Hoàng-Thượng ở trên đài trông xuống thấy ông quật đổ Lực sĩ mau lẹ như vậy , Ngài cũng tấm tắc khen là một tay Thần dũng , rồi sai lột chức Đô Lực-sĩ để phong cho ông ; dần dần ông được thăng đến Cẩ-Y Thị-Vệ Úy-ty Chỉ-huy-Sứ , nổi tiếng là người chính trực siêng năng . . . . làm Trạng đô vật . . . (8)Sử cũ cũng ghi chuyện Mạc Đăng Dung , người tạo dựng triều đại nhà Mạc (1527-1667), từng là một ngư phủ nghèo hèn , nhờ tài vật khéo léo mà nổi danh, bước tiến vào quan trường leo từ võ tướng lên đến bậc đế vương (9)Một giai thoại nữa về vật có liên quan đến Mạc Đăng Dung được hai tác giả Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án trong tác phẩm Tang Thương Ngẫu Lục thế kỷ XIX ghi lại như sau : Triều trước , ông Lê Tuấn Mậu , người làng Xuân Lội , huyện Yên Phong làm quan đến chức Đô Ngự Sử . Bấy giờ Mạc Đăng Dung do sự đánh vật mà được làm nên quan to. Ông nhiếc hắn rằng :-Anh đừng cậy sức , ta rất có thể như thế được , nhưng không thèm làm nay thôi.Đăng Dung tức , xin với vua cùng ông thou sức , ông hăng hái nhận lời , bôi mỡ vào mình , cài kim vào tóc và khố , vật cho Đăng Dung ngã suýt chết.Khi Đăng Dung cướp ngôi , ông thác bệnh không ra . Y cố mời mãi , ông bảo người đỡ vực vào triều , rồi nhổ vào mặt hắn mà chết . (10)Vào thế kỷ XVI , có một giai thoại về quan Thượng thư mê vật như sau : Thượng thư Nguyễn Doãn Khâm thời nhà Mạc ,vốn là một đô vật . Một ngày Xuân nọ đi qua làng Giao Tất (Gia Lâm Bắc Ninh) mởù hội đầu năm , thấy một đô vật đã ba ngày liền giữ giải làng . Ông dừng lại và xin vào đọ sức . Đô vật đang giữ giải giận lắm , định bụng vật ông ngã ngay tức khắc . Song chỉ một keo , ông đã làm cho đô vật ấy lấm lưng , trở tay không kịp . Anh ta liền bái phục , xin nhường lại giải cho ông . Nhưng ông không nhận . Đó là một giai thoại mà nhân dân hay truyền tụng để nói lên tinh thần thượng võ và tính khiêm tốn , thương yêu lẫn nhau giữa các đô vật (11)Trên phần lớn các cột kèo , hoành phi , bình phong bằng gỗ quí tại đình , chùa , đền , miếu ở miền Bắc xưa các nghệ sĩ dân gian thường trang trí , chạm trổ , tạc khắc những cảnh sinh hoạt , hội hè đương thời , và đấu vật là một đề tài không thể thiếu trong những trang trí này .Tác giả Bàng Bá Lân có bài thơ "Vô Địch" nói về đấu vật như sau :Vô ĐịchTrên sân cỏ trưôc đình, hai đấu thủ.Hai tượng đồng - đối mặt đứng khom khom.Bốn cánh tay dang thẳng đợi giao đòn;Bốn chân vững như chôn liền xuống đất.Họ lăn lẳn nhìn nhau vào tận mặt.Bắp thịt căng, cuồn cuộn nổi như thừng.Mắt gườm gườm như cọp dữ tranh hùng.Cằm chành bạnh, tay chờn vờn giữ miếng.Bỗng như chớp, cà hai cùng chồm đến.Nắm tay nhau giật, lắùc, vặn tơi bời..Tùng, tùng ... tùng. Trống vật giục liên hồi.Cuộc giao đấu đã tới màn gay cấn :Anh "Khố Đỏ", to con hơn chèn lấnGhì đối phưóng muốn nghẹt thởû rơi xương.Nhưng "Khố Đen" luồn mau lẹ dị thườngNhư lươn trạch, thoát vòng tay địch thủ.Cuộc đấu sức vẫn chưa phân thắng phụ,Mọi ngón đòn ác liệt được đưa ra.Mồ hôi nồng thoa mỡ bóng làn da.Bỗng "Khố Đỏ" vung tay như trăn gió.Quấn chặt cứng lấy cánh tay đối thủ,Còn tay kia quờ rộng bắt ngang chân"Khố Đen" vùng nhẩy vọt vượt qua tầmTránh thoát kịp, và tung đòn hiểm độc.Hắn húc mạnh đầu đối phương nghe "cộp""Khố Đỏ" bất ngờ lộng óc, chùn chân,Mắt hoa lên, lỏng hở cánh tay thần"Khố Đen" lẹ luồn nhanh vào bụng địch,Chuyển thần lực, đội bổng trăm cân thịtQuay một vòng và quật ngửa tênh hênhTiếng hò reo vang rộn cảø sân đình.Hoan hô kẻ vừa thắng vòng chung kết . (12)VI/ ĐOẠN KẾT Xuân đã hết, ai nấy lại tiếp tục công việc đồng áng và hẹn gặp nhau trong những ngày Xuân năm sau. Điểm ghi nhận nơi đây là các đô vật nông dân xưa có một tinh thần thượng võ đáng kính trọng, họ ganh đua nhau trong tài cao thấp, kẻ thắng người bại đều hảø hê vui vẻ, khâm phục nhau thật sự, không hận thù ghen ghét. Mặc dù phần thưởng các giải vật không đáng giá bao nhiêu so với công lao lặn lội từ xa xôi và sắm sửa lễ vật mang đến, họ vẫn nao nức, hăng say rủ nhau đến phá giải. Hễ nghe thấy nơi nào, làng nào mở Hội Vật nhất nhất họ cũng hẹn hòø, lặn lội rủ nhau đến dự để đua sức, để xem mặt biết tên người vô địch. Vật cổ truyền Việt Nam có xu thế thiên về các đánh và đỡ ở thế thấp . Tuy nhiên , vật Việt Nam cũng có sử dụng các miếng ở thế đánh cao như Đội, Sườn , và nhiều miếng đánh khác đòi hỏi kỹ thuật cao , nhưng nói chung ít được dùng . Và dù ở thế , miếng nào , thấp hay cao , đều dùng tài nghệ làm cho đối phương té ngã “lấm lưng trắng bụng” . loại trừ những lối đánh ác hiểm . Điều này đã trở thành đạo lý và phong tục trong làng vật Việt Nam xưa . Nhờ vậy , tuy trong từng làng xã chưa có luật lệ đấu vật thành văn rõ ràng , nhưng từ các đô vật tới người xem trước nay đều coi những lối đánh ác hiểm là xấu , là hèn , trái với tinh thần thượng võ chân chính . Những đô vật có kỹ thuật cao , có miếng đánh sáng tạo , điêu luyện , được nhân dân quí mến, tuổi trẻ tin theo , triều đình mộ dụng vậy. _____Chú thích(1) Pierre Gourou , Les paysans du delta tonkinois , Paris, Monton et Ce Lahay , 1965 .(2)Vật Việt Nam , Tổng cục Thể Dục Thể Thao, Ha Nội, 1974 , trang 9.(3) Toan Ánh , Phong Tục Việt Nam , nhà XB Xuân Thu tái bản tại Los Alamitos USA , trang 230.(4) Lý Tế Xuyên , Việt Điện U-Linh Tập , bản dịch của Lê Hữu Mục , Saigon , nhà sách Khai Trí , 1960 , trang 49 .(5) Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nghìn Xưa Văn Hiến, tập I , tái bản lần 1, Hà Nội, nhà xuất bản Hà Nội , 2000, trang 133..(6) Quốc Sử Quán thế ky XIX , Việt Sử Thông Giám Cương Mục ,(chinh tên là “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục”) Chính biên, quyển 6-8, tập V , Tổ Biên Dịch : “Ban Nghiên Cứu Văn Sử Địa “ biên dịch và chú giải, Hà Nội, nhà xuất bản Văn Sử Địa, 1958 , trang 455 .(7) Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, tập IV Binh Chế Chí, Văn Tịch Chí, Bang Giao Chi, bảng sách dẫn, Viện Sử Học Việt Nam phiên dịch và chú giải, Đào Duy Anh hiệu đính, Hà Nội, nhà Xuất bản Sử Học, 1961, trang 34-35 .(8) Vũ Phương Đề , Công-Dư Tiệp-Ký , quyển I, dịch giả Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, in lần thứ nhất, Saigon , Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản, 1961, trang 17-19 .(9) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 , tập III , Hoàng Văn Lâu và Ngô Thế Long dịch và chú thích , Hà Nội , nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội , 1993 , trang 109(10) Phạm Đình Hổ & Nguyễn Án , Tang Thương Ngẫu Lục , dịch giả Đạm Nguyên , quyển nhất, Saigon , Bộ QGGD xuất bản , 1962 , trang 85-86.(11)Lê Đại , Nét Đẹp Của Tinh Thần Thượng Võ, tuần báo Thể Dục Thể Thao số 7(577) , Hà Nội , thứ bẩy 12 tháng 2 năm 1976, trang 4.(12) Bàng Bá Lân , Vào Thu, Thơ , Saigon , nhà xuất bản Ánh Sáng , 1969 , trang 48 .http://son-trung.blogspot.com====================Bổ sung vài hình ảnh của đấu vật Nhật Bản.Tương đồng với hình ảnh đấu vật Việt 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Nét riêng ngày Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc Ngày lễ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, tương đương với Tết Đoan Ngọ ở ta đã có từ rất lâu đời tại Hàn Quốc. Người dân xứ sở kim chi này gọi nó là ngày lễ Dano, hay Suritnal. Mỗi ngày lễ có một đặc trưng riêng khác biệt mà chỉ cần nhắc tới, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra. Và Dano cũng không phải trường hợp ngoại lệ… Số 5: Với người Hàn Quốc, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh, sự cường tráng. Ngày lễ Dano cũng diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, sau khi thu hoạch lúa mạch và bắt đầu cấy lúa. Đây là lúc người dân Hàn cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại. Cùng với Tết Nguyên Đán (Seol) và Tết Trung Thu (Chuseok), Dano là một trong ba ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Mọi người có thể nghỉ ngơi thư giãn, ca hát, vui chơi sau một mùa vụ để chuẩn bị bước vào giai đoạn mới. Gạo: Gạo là nguyên liệu chính của Suritteok và Yaktteok - hai món bánh truyền thống trong mỗi dịp lễ Dano. Suritteok làm từ lá ngải cửu luộc chín, đem nấu chung với loại gạo không dính. Bánh có màu xanh và được nặn thành hình bánh xe. Còn Yaktteok là một loại bánh gạo với nhiều loại hạt khác nhau, được coi là một đặc sản của vùng phía Nam tỉnh Jeolla. Cây diên vĩ. Cây diên vĩ: Theo phong tục, trong ngày lễ Dano, phụ nữ Hàn Quốc phải gội đầu bằng nước cây diên vĩ đun sôi. Bởi họ tin rằng loại dầu gội đầu bằng thảo mộc này sẽ làm tóc suôn mượt óng ả. Những chiếc cặp tóc cũng mang màu đỏ nhuộm bằng rễ cây diên vĩ. Đàn ông thì quấn rẽ cây này xung quanh thắt lưng để bảo vệ mình khỏi tà ma và những linh hồn xấu rình rập. Mặc dù bắt nguồn từ Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc, song lễ Dano của người Hàn lại có những điểm khác biệt về cơ bản. Đu quay: Trò chơi dành riêng cho phụ nữ. Cũng như nhiều nước châu Á khác, ở Hàn Quốc đu quay là trò chơi dân gian đã tồn tại từ rất lâu đời. Và đây cũng là trò chơi được ưa thích trong dịp Tết Dano. Ssireum: Đấu vật - Ssireum tên một môn thể thao lâu đời nhất của Hàn Quốc, là biểu tượng cho nhuệ khí, tinh thần của người dân xứ Hàn. Đây là trò chơi dành cho nam giới, thể hiện kĩ thuật và sức mạnh cơ bắp. Ssrieum cũng phân ra làm 3 hạng cân: Han La – hạng nhẹ, Baek Du – hạng nặng và Chun Ha – hang mở rộng. Khu vực thi đấu là một vòng tròn viền cát dày. Hai đối thủ quỳ trên cát, nắm chặt satba (một loại thắt lưng của người Hàn Quốc) của đối phương. Hai đấu vật sẽ phải đứng dậy trong khi vẫn nắm chặt satba của đối phương. Người thắng cuộc sẽ là người hạ đo ván đối thủ dưới đất, với điều kiện không một bộ phận nào của cơ thể đối thủ được cao hơn gối của người thắng. Phần thưởng cho nhà vô địch trong cuộc thi này là một con bò to khỏe. Quạt: Người Hàn Quốc có câu “Dano tặng quạt, đông chí tặng lịch”. Bởi lễ Dano được tổ chức trùng với những ngày đầu mùa hè, nên quạt được coi là món quà truyền thống mà người Hàn vẫn tặng nhau trong dịp này. Phong tục này đã đươc hình thành và duy trì từ thời kì vua Joseon. Thậm chí, chính nhà vua cũng tặng quạt cho các cận thần theo chức vụ từ cao tới thấp. Di sản văn hóa: Tuy vẫn được cho rằng có nguồn gốc từ ngày lễ Dragon Boat của Trung Quốc và giống với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam, nhưng Dano vẫn mang trong mình những ấn tượng riêng khác biệt. Phong tục truyền thống này của xứ Hàn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Nguon MonngonHanoi.com ==================================Theo bài trên, dễ dàng thấy rằng có 3 điểm hoàn toàn tương đồng với văn hóa người Việt1. Tết Đoan Ngọ của Hàn Quốc diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 5.2. Dùng gạo làm bánh có hình bánh xe (hình tròn)3. Chơi đu quay4. Đấu vật Tổng lại ta có nhưng hình ảnh tương đồng rỏ nét của 3 dân tộc Việt - Nhật - Hàn:Hình ảnh đấu vật của người Việt xưaHình ảnh đấu vật của người Việt naySumo Nhật Bảnđấu vật Hàn QuốcThiên Đồng 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 8, 2012 Trò chơi ném còn Quả "còn" hình cầu to bằng nắm tay trẻ nhỏ, được khâu bằng nhiều múi vải màu, bên trong nhồi thóc và hạt bông (thóc nuôi sống con người, bông cho sợi dệt vải). Quả còn có các tua vải nhiều màu trang trí và có tác dụng định hướng trong khi bay. Sân ném còn là bãi đất rộng, ở giữa chôn một cây tre (hoặc vầu) cao, trên đỉnh có “vòng còn” hình tròn (khung còn), khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). Cả mặt giấy là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái. Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, ném quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là thắng cuộc Mở đầu cuộc chơi là phần nghi lễ, thầy mo dâng hai quả còn làm lễ giữa trời đất, cầu cho bản làng yên vui, mùa màng tươi tốt, nhà nhà no ấm. Sau phần nghi lễ, thầy mo cầm hai quả còn đã được “ban phép” tung lên cho mọi người tranh cướp, khai cuộc chơi ném còn năm đó. Các quả còn khác của các gia đình lúc này mới được tung lên như những con chim én. Trước khi khép hội, thầy mo rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Người Tày quan niệm hạt giống này sẽ mang lại mùa màng bội thu và may mắn, vì nó đã được truyền hơi ấm của những bàn tay nam nữ (âm - dương). Ném còn làm cho người trong cuộc hào hứng, người đứng ngoài hò reo cổ vũ khiến không khí cuộc chơi rất sôi nổi, hấp dẫn. Ném còn là trò chơi không những thu hút nam nữ thanh niên mà nhiều người lớn tuổi cũng rất thích. Trò vui này mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong giao hoà âm - dương, mùa màng tươi tốt. Thiếu nữ chơi trò ném Còn truyền thống. Đánh quay (đánh cù)Gọi là đánh quay, chơi quay, đánh cù. Trẻ em miền Nam gọi là chơi đánh bông gụ hay chơi gụ.Đánh quay là trò chơi dành cho con trai. Chơi thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ thì sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều. Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất. Trẻ nhỏ đánh quay Trổ tài đánh quay 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 8, 2012 Nhớ tuổi thơ quá ! Bắn bi. (Ảnh trong chủ đề Ha Noi)Trò nhảy nụ xoè hoa. (Ảnh trên trang cá nhân Lê Hà Phương)Trò rồng rắn lên mây. (Ảnh trên trang Ấu thơ trong tôi là...)Trò ô ăn quan. (Ảnh trên trang cá nhân Annabel Nguyen) Ngày bé được mẹ/bà chở đi chợ, ngồi trong giỏ xe. (Ảnh trong chủ đề Ha Noi)Một trong những chiêu trò "dữ dội" nhất tuổi thơ: bắt chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi. (Ảnh trên trang cá nhân Bống Xinh) Trò chơi trốn tim, ai đã từng "ti hí" như thế này? (Ảnh trên trang cá nhân Hưng Nguyễn) Chọi cỏ gà. (Ảnh trên trang Ha Noi)Tết hình lá dứa, lá cọ. (Ảnh trên trang Ha noi)Chiếc phiếu bé ngoan đơn giản, in hình bông sen hoặc hình Bác Hồ, cùng chữ "Bé Ngoan" rất có thể sẽ chỉ còn là kỷ niệm. (Ảnh trên trang Ha Noi) Kẹo kéo. Ngày trước, trẻ em đem đổi nhôm đồng, sắt vụn và giày dép hỏng lấy kẹo. (Ảnh đăng trên trang cá nhân Nguyễn Hiệp)Nhớ kẹo kéo xưa.Chương trình quen thuộc dành cho trẻ em tuổi 8X, phát sóng vào giờ ăn cơm buổi tối. (Ảnh trên trang cá nhân Việt Anh) Lớn lên, nhiều bạn trẻ vẫn đi tìm những lý giải cho hồi ức tuổi thơ. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG TRONG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN Cập nhật: 25/1/2012 14:24 Mỗi khi tết đến xuân vê, những người dân quê lúa Thái Bình lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của vùng quê chiêm chũng, thuần nông. Việc tổ chức trò chơi dân gian truyền thống trong dịp tết Nguyên đán không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống quê hương. Cứ vào ngày mùng 2, mùng 3 tết hàng năm, tại một cái ao lớn trước sân đình tại xã Vũ Chính, tỉnh Thái Bình, lại diễn ra trò chơi “cơm thi - bắt vịt”. Người tham gia chơi được chia thành hai đội cả nam và nữ, mỗi đội 10 người. Ban tổ chức cắm 10 cây tre ở dưới ao và để 2 quả trứng vào bất kỳ chân của cây tre nào, sau đó thả 2 con vịt xuống ao. Khi nghe hiệu lệnh từ Ban tổ chức, bỏ qua cái lạnh cắt da cắt thịt của thời tiết, 2 người của 2 đội chơi nhảy xuống ao để mò trứng ở các chân cây tre, đội nào mò được trứng trước thì đưa về cho Ban tổ chức. Lúc này, Ban tổ chức cho phép những người còn lại của đội đó được đổ thóc vào cối giã để lấy gạo, đồng thời lúc này người ở dưới ao mới được phép vây bắt vịt. Khi người ở dưới ao bắt được vịt thì đồng đội ở trên bờ bắt đầu cuộc đua lấy bật lửa. Việc lấy bật lửa là phần chơi vô cùng khó khăn và được chờ đợi nhất vì nó được để ở ngọn một cây chuối hột cao khoảng 4 mét, trên thân cây được trát bùn xung quanh. Trong tiếng trống đánh dồn đập và tiếng hò reo cổ vũ của người xem, người trèo lên cây chuối phải rất khó khăn mới lấy được bật lửa vì cứ trèo lên một bước thì lại bị tụt xuống 2 đến 3 bước vì thân cây quá trơn. Khi lấy được bật lửa cũng là lúc bộ phận giã gạo đã xong, lúc này gạo được sàng sảy sạch sẽ, vo thật trắng và cho vào nồi đất, đổ nước nấu cùng với quả trứng vừa mò được ở dưới ao. Nồi đất được đưa vào quang sắt, hai người khiêng ở hai đầu đòn khênh, một người cầm đuốc đốt ở dưới, việc nấu cơm phải di chuyển trên đoạn đường dài 500m. Khi quay trở lại vị trí ban đầu cũng là kết thúc trò chơi. Các đội chơi mang vào khu Di tích lịch sử văn hoá thắp hương, sau đó Ban tổ chức kiểm tra, chấm điểm, đội nào cơm chín đều, dẻo, ngon, không khê, sống; trứng phải chín là thắng cuộc. Phần thưởng rất khiêm tốn, chỉ vài chục ngàn đồng song đội nào đội ấy rất vui vẻ, họ kéo nhau về tập trung giết vịt liên hoan. Ngoài trò chơi “Cơm thi - bắt vịt” thì vào các ngày từ mùng 3 đến mùng 8 tết, nơi đây còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn khác như: leo cầu phao, vần củ chuối, vật võ, đánh cờ, cướp cầu… Các trò chơi đều được tổ chức trên nền hình thức hát trống quân, đối đáp nhau về các sản vật chỉ có ở trong làng mình. Nhưng có lẽ trò chơi được đông đảo bạn trẻ, trai gái trong làng, thậm trí là các em bé “mê” nhất là “Đánh đu”. Ngay từ những ngày trước tết (khoảng 27-28 tháng Chạp), làng cử một nhóm trai đinh khoẻ mạnh đi tìm chọn những cây tre to, đẹp nhất và không bị sâu bệnh về để dựng cột đu. Cây đu thường được dựng ở khu bãi đất rộng trước sân đình, chùa của làng. Cây đu được cấu tạo gồm 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, bàn đu và thượng đu. Thượng đu làm bằng thanh tre ngang nối 2 phần trụ đu với nhau. Tay đu là 2 cây tre già, nhỏ vừa với tay cầm và được chốt rất chắc chắn để người đu cầm được khi đu, bàn đu là chỗ để người chơi đặt chân đứng lên đó. Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi; đu đơn là đu một người, đu đôi là đu hai người. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng, nhẹ nhàng và duyên dáng của người chơi, đu đơn nam thường thể hiện sự khoẻ mạnh, bay bổng và thường đu cao tít lên. Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nam nữ. Tuy nhiên đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là chơi đu đôi nam nữ, bởi giữa đất trời mùa xuân, vạn vật, hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân thì đều phơi phới đam mê muốn kết duyên, tìm bạn. Chơi đu đôi nam - nữ thể hiện rất rõ quan niệm cổ xưa có âm -dương, trời - đất, núi - sông, nam - nữ giao hoà… khiến cho cảnh vật, không khí ngày xuân thêm bay bổng, nhịp nhàng và hứng khởi hơn. Hai người lên đu quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, dùng sức nhún từ đôi chân đẩy cho đu bay bổng, càng vượt cao càng hay và giật giải treo trên ngọn đu. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái. Chơi đu là trò chơi mang tính phổ biến và dân dã ở nhiều vùng nông thôn, không phân biệt đẳng cấp, giới tính, lứa tuổi…, ai cũng có thể tham dự. Chính vì vậy, trò chơi này luôn thu hút đông người tham gia, cổ vũ làm không khí ngày xuân ở những làng quê thêm sôi động, vui tươi.Không khí đua tài náo nhiệt của các trò chơi dân gian trong lễ hội đầu năm còn diễn ra ở khắp các vùng khác trong tỉnh như: xã Kiến Xương có trò vần củ chuối, đấu cờ người; xã Đông Hưng có trò ném pháo đất, cơm thi - bắt vịt… Mặc dù phần thưởng dành được trong những cuộc chơi ngày Xuân có giá trị kinh tế chẳng đáng là bao nhiêu nhưng người chơi nào cũng cố gắng hết sức để giành được giải thưởng cao nhất, vì theo quan niệm dân gian nếu giành giải thưởng đầu xuân năm mới thì sẽ gặp được nhiều điều may mắn trong năm đó. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về nam thanh, nữ tú trong làng Tống Vũ quê tôi lại rủ nhau chọn lựa những cây tre ưng ý, tìm những con vịt to khoẻ, những mẻ gạo ngon để chờ ngày khai hội đình làng. Ông Trần Văn Tín, Trưởng ban Văn hóa xã Vũ Chính, tấm tắc: “Qua các trò chơi dân gian ở mỗi lễ hội giáo dục tinh thần đoàn kết tình làng nghĩa xóm của người dân quê tôi, dù cuộc sống hiện đại với nhiều trò chơi công nghệ cao nhưng đã là con em xã Vũ Chính thì dù đi làm ăn nơi đâu, đến ngày tết cũng tha thiết nhớ về quê hương, nhớ về các trò chơi dân gian đã gắn bó với họ suốt thời thơ ấu…”. Bởi thế mà đến ngày nay, các trò chơi dân gian ấy vẫn được duy trì và ngày càng được tổ chức phổ biến ở nhiều vùng miền khác trên cả nước như: Nam Định, Bắc Giang, Hải Dương…Ngọc Hà, http://www.anhp.vn 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 Hic. Nhớ tuổi thơ bắn bi, đá gà, bắn dây thun ghê luôn đó. Mà nội dung bài hát Bắc Kim Thang nghĩa là sao vậy ta ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 Anh chị em có ai sưu tầm được bài Bắc Kim Thang không? Xin được chia sẻ. Rất cảm ơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 Bắc Kim Thang Bắc kim thang cà lang bí rợ Cột qua kèo là kèo qua cột (có người hát là: "Cột bên kèo là kèo bên cột") Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bán ếch ở lại làm chi Con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tò tí te tò te. ____ Thưa bác Thiên Sứ, không biết có phải bài này không ạ? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 "Bắc kim thang" hay "Bắt kim than"? Các em học sinh sinh hoạt tập thể. Tình cờ tôi bắt gặp trong tập sách Hát nhạc lớp 2 (do Nguyễn Thị Nhung và Hoàng Long biên soạn, NXB Giáo dục 1997 - in lần thứ năm), ở các bài 26, 27 và 28 có dạy: “Học bài hát: Bắc kim thang”, dân ca Nam bộ, ghi là một bài hát vui của trẻ em nông thôn Nam Bộ, các em hát khi chơi trò “khoèo chân”. Nguyên văn:"Bắc kim thang cà lang bí rợ Cột bên kèo là kèo bên cột Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bán ếch ở lại làm chi Con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tí tò te". Là người An Giang – Nam Bộ “chính cống”, ngay từ tuổi ấu thơ tôi đã từng hát và chơi trò dân gian này nên xin được phép phát biểu vài ý kiến. Trước hết, về nhan đề bài hát, theo tôi nghĩ, viết “Bắc kim thang” là không đúng, mà phải viết “Bắt kim than”. Vì sao, rất đơn giản, vì con ngựa kim màu nâu sậm. “Bắt kim than” là bắt con ngựa ấy (xin xem Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quốc âm tự vị, in năm 1895). Với lời bài hát, theo như sách Hát nhạc thì cả về lời và ý nghĩa chừng như không hợp lý. Chẳng những nó hoàn toàn xa lạ với những gì chúng tôi – người trong cuộc – đã biết mà còn vô lý không muốn nói là có ác ý, và không mạch lạc. Xin nêu ra mấy nhận xét: - Ở câu 1: Có lẽ những người biên soạn hiểu “Bắc kim thang” là bắc cái thang màu vàng (hoặc cái thang nhỏ – kim) lên đùa giỡn trên đống bí, tất nhiên phải đổ choài xuống, lăn văng tung toé! Chơi như vậy vừa nghịch ngợm vừa rất nguy hiểm không thể chấp nhận được! - Ở câu 2: Kết cấu khung sườn nhà, người ta xẻ ngoàm (ngàm) đầu trên của cây cột để nó đội chịu cây kèo, chứ không thể rời nhau kiểu cột một bên kèo một bên. Đối với nhà lá cột tre hoặc “nhà đá nhà đạp”, cột cũng đỡ kèo bằng “con sẽ” xỏ ngang qua, tức nó có sự liên kết chắc cứng chứ không thể “kèo bên cột, cột bên kèo” (hay “kèo qua cột, cột qua kèo) như có một dị bản mà tôi đã bắt gặp trong một sách khác. Tuy có lời lắp láy – dụng ý nhấn mạnh chúng không liên quan gì nhau, nhưng xét ra câu này cũng không đến nỗi quá vô lý. - Ở những câu còn lại: Không chỉ quá gượng ép mà còn “nhẫn tâm”! Thấy chú bán dầu té cầu (rơi xuống nước, có khả năng bị chết đuối) đã không tim cách cứu mà còn chế nhạo chú bán ếch sao không té theo! Nói “ở lại làm chi” là muốn cho “chú bán ếch” phải té luôn đặng cùng nhau “chết chùm”, đặng cùng nhau cười cho thỏa thích. Tuy nhiên, chỉ chú bán dầu té thôi, lũ le le và bìm bịp cũng đã “nổi trống thổi kèn” lên cười chộ vang rân. Chứng kiến, các em cũng đã tỏ ra rất khoái chí (không một tiếng rầy la phê phán bọn ấy, cũng không tìm cách cứu giúp chú bán dầu, không thương xót, không giúp đỡ người lâm nạn)! Đề cập đến 2 loài chim, tưởng không thể không nói qua vài nét đặc trưng của chúng: - Chim le le là loài vịt chuyên sống dưới nước, săn bắt tép, cá, hễ gặp người thì lặn trốn rất tài tình. Nếu không nhờ bẫy lưới giăng ngầm dưới nước thì không ai dễ gì bắt được chúng, do đó le le trở nên quý hiếm. Hiếm thì đã rõ, nhưng vì sao quý? Ta đã biết, thịt chim le le không ngon thậm chí hôi, song dân gian cho rằng rất bổ dưỡng, đặc biệt là cường dương, có tác dụng giải quyết bệnh yếu sinh lý, vì vậy ca dao có câu: "Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh bông bí nấu chè hột sen" - Con bìm bịp cũng gọi chim bịp, sách viết là báo triều điểu (khi nước lên thì nó kêu, nên gọi báo triều – Gia Định thành thông chí) to hơn, hình dạng xấu xí, trông rất buồn bã, được cái là có “dược tính”, song “dân số” bìm bịp rất ít nên cũng thuộc loại quý hiếm. Dân gian cho rằng, thịt bìm bịp là vị thuốc, ngâm rượu uống (rượu bìm bịp) trị được chứng tổn thương xương (gãy, trật khớp), đặc biệt là giải quyết được chứng nhức mỏi. Ca dao: "Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê" Như vậy, cả hai loài chim này không hề tiêu biểu cho vui múa lăng xăng (lại luôn luôn tránh xa con người) nên đặc trưng của nó là không thể “đánh trống thổi kèn” vui nhộn! Còn trò chơi với bài hát này cũng không phải là trò “khoèo” chân với “bộ dạng chết cứng” như trong sách mô tả. Kiểu trò chơi như vậy là hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi ham vui, hiếu động của các em thiếu nhi. Là người đã từng mê thích trò chơi này thời thơ ấu, và khi đã hết tuổi thiếu nhi, vẫn được nghe “đàn em” trong xóm diễn đi diễn lại nên cho đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ đích thực bài hát và trò chơi ấy như sau:"Bắt kim than Cà lang bí rợ Cột quai chèo Chèo qua chèo lại Bắt ngựa ô Chạy vô vườn mít Hái lá mít Chùi đít ngựa ô" Bài hát được kết hợp với trò chơi vui nhộn thường được diễn ra lúc trời chập choạng tối, gồm 4 em nắm tay nhau, bung ra thành vòng tròn, em nào cũng chân trái đứng, chân phải đưa thẳng ra phía trước, gác lên chỗ tay của 2 em đối diện đang nắm chặt, 4 chân ấy của các em đan luồn vào nhau “xoắn xuýt” như dây quai chèo. Tuy mỗi em chỉ đứng có một chân nhưng nhờ được chịu vào nhau nên chắc, vững. Vì thế các em không cần nắm tay nhau nữa mà buông ra rồi cùng nhau hát bài này. Vừa hát vừa vỗ tay nghiêng mình qua, nghiêng mình lại ăn rập theo nhịp điệu, hình dung tư thế người chèo mái dài: một chân trụ chắc còn chân kia “thả” để cân bằng khi thân mình chồm tới hay ngã lui, nhịp nhàng theo động tác. Song do chỉ đứng một chân lâu nên không thể không tê mỏi, vì vậy thỉnh thoảng có em phải nhảy khựng khựng để lấy lại thế cân bằng. Một em “điều chỉnh” tất nhiên ba em kia cũng phải nương theo y như mấy con ngựa bị thắng dây cương nhảy dựng dựng tại một chỗ, nên gọi “bắt kim than”. Bắt xong con ngựa im màu nâu sậm (kim than) ở cà lang bí rợ (sân rộng chất toàn trái bí rợ – nông phẩm mới vừa thu hoạch ở rẫy, chờ chuyển xuống ghe đem đi tiêu thụ), các em tiếp tục “bắt ngựa ô” – ngựa ô là ngựa có sắc lông màu đen. Khi hát đến câu cuối (chùi đít ngựa ô) thì các em đồng loạt ngưng vỗ tay, đặng em này vỗ đít em kia và cùng phá lên cười ngặt nghẽo. Lúc này cả bốn em đều không thể không té nghiêng té ngửa. Rồi mạnh ai nấy lồm cồm ngội dậy, tiếp tục chơi. Bởi những lẽ ấy, tên bài hát không thể “Bắc kim thang” mà là “Bắt kim than”. Cần hiểu lại cho đúng. Đồng thời xin kiến nghị với những người có trách nhiệm hữu quan nên nghiên cứu bỏ ngay toàn bộ bài hát “Bắc kim thang” độc hại ấy, thay vào là bài (và trò chơi) “Bắt kim than” chính xác vừa nêu.Nguyễn Hữu Thiệp(An Giang) ========================Chú thích thêm: Trẻ em miền Nam thường đọc như vầy:"Bắc kim thang cà lang bí rợ Cột qua kèo là kèo qua cột Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bán ếch ở lại làm chi Con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tí tò te" (đế thêm: tò te)Do vậy theo Thiên Đồng, chữ "qua" có thể là trại âm của chữ "quai". Theo đó, chữ "quai" hợp lý hơn vì kèo và cột là hai yếu tố của khung sườn nhà, một cái đứng, một cái ngang phải quai vào nhau để tao thành một cấu trúc thế chịu lực.Từ quai cùng một họ âm với quải = quài = gài = cài, cùng biểu ý cho việc mắc dính, nối kết. Cho nên có thể câu gốc phải là: Cột quai kèo là kèo quai cộtVài ý nói thêm, chắc phải hỏi lại bác Lãn Miên thì hạ hồi phân giải.Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 Chú bán ếch ở lại làm chi cháu lại hát chỗ này là " Chú bán ế ở lại làm chi" hihihi Tuổi thơ của cháu được chơi rất nhiều trò chơi dân gian nhảy dây, bắn bi, nấu cơm, làm nhà, làm quan áo bằng lá bàng, trèo cây, tắm suối bắt cá tôm, tắm mưa, thả diều,..thêm 1 số trò chơi mà chú Thiên Đồng đề cập, và 1 số trò chơi khác như tạc long, búng nịt, tạc nóc keng, đá gà bằng loại cỏ khác, chơi ca múa hát có ban giam khảo chấm điểm, chơi búp bê, đồ hàng, banh truyền, chơi dạy học, chơi cô dâu chú rể(..), chơi trò ba mẹ và con, chơi cờ tướng cờ vua, cờ vây, cờ tỷ phú, cá ngựa... nói chung trò gì cũng chơi :)) nhớ lại zui quá thấy trẻ em giờ toàn học ít dc chơi quá Còn có trò gì mà gấp tờ giấy làm sao, phất mạnh 1 phát tờ giấy kêu phập ra hihihihihihi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 ĐỒNG DAO và TRÒ CHƠI TRẺ CONTranh minh họa dân gian của Henry Oger và Võ Đình Đồng dao, đồng diêu: câu hát chơi, con nít hay hát. Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam, xuất bản năm 1895 tại Sàigòn. 36 năm sau, Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo Việt Nam Tự Điển, Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội năm 1931 và Nhà In Imprimarie Trung Bắc Tân Văn phát hành, cũng định nghĩa ngắn gọn. Đồng dao: câu hát trẻcon. Hơn thế kỷ sau, tức là cả 103 năm sau, Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 1998, định nghĩa đồng dao: lời hát truyền miệng của trẻ con, nhưng không đưa ra một câu nào. Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng. Tác giả hẩu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả. Dạy con từ thuở lên ba, nhưng từ lúc lọt lòng mẹ qua ba tháng biết lẩy bẩy tháng biết bò cho đến khi lổm ngổm tập ngồi bi bô tập nói lựng chựng bước đi, với Việt Nam ta, tiếp nối lời mẹ ru, đồng dao giữ phần quan trọng trong giáo dục gia đình, chuẩn bị cho trẻ đến trường với khoa sư phạm áp dụng phương pháp giúp trẻ con vừa vui chơi giải trí vừa học hỏi, phát triển các khả năng cơ thể và mở mang trí tuệ. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật. Thuở ban đầu, đồng dao chỉ được truyền miệng, nhưng nhờ ngắn gọn đơn giản ba, bốn hoặc năm chữ, có khi ngô nghê, nhưng vần điệu tiết tấu nhịp nhàng nên rất dễ hiểu dễ nhớ. Về sau, rất nhiều bài đồng dao được đặt nhạc nên được phổ biến rộng rãi. Trong hàng trăm bài đồng dao truyền miệng và hàng ngàn bản nhạc, chúng tôi chỉ nêu một số bài đồng dao truyền miệng từ Bắc qua Trung vào Nam, còn nhớ hoặc tìm tòi sưu tầm được, và đồng dao được phổ nhạc, cùng một số nhạc phụ lục. Chuyện bổ túc theo đà tiếp nối rất dễ dàng thuận tiện.Chơi Diều, tranh Võ Đình, UNICEF 69Những trò chơi đầu tiên chỉ có mẹ và con. Khi trẻ bớt ngủ ngày, tức vào khoảng một tháng sau khi ra đời, trẻ bắt đầu biết nghe và nhìn. Bài học đầu tiên có thể chỉ tập cho con theo dõi, nhận xét, ghi nhận. Mẹ chỉ cho con biết những phần trên cơ thể, cả danh từ lẫn động từ tĩnh từ: mắt mở mắt nhắm, mắt đen mắt nâu, miệng nói môi cười, răng trắng, tai nghe, tóc đen tóc trắng, tóc ngắn tóc dài, tay nắm, chân đạp … Trẻ chưa biết ngổi, có thể cùng mẹ chơi trò Cất Rớ Chống Rớ , đặt con nằm ấp trên hai ống chân mẹ, mông con an vị trên hai bàn chân mẹ, hai tay nắm chặt hai tay con, mẹ nằm ngửa, vừa nâng hai chân lên cao vừa đọc: Cất rớ lên! Bỏ rớ xuống! Cá chi? Cá bống! Chống rớ! Cá chi? Cá rô! Chống rớ!! Cá chi? Cá hồng! Chống rớ! … Vẫn vị thế đó, có thể đổi cách chơi qua trò cỡi ngựa,hát mà chơi, nhún nhẩy đong đưa theo bài đồng dao: Nhong nhong nhong nhong Ngựa ông đã về Cắt cỏ bồ đề Cho ngựa ông ăn Nhong nhong nhong nhong … Mẹ tập con chơi mà học, quan sát theo dõi: Một ngón tay nhúc nhích này/ một ngón tay nhúc nhích này Một ngón tay nhúc nhích cũng đủ cho ta vui vầy… Hai ngón tay nhúc nhích này/ hai ngón tay nhúc nhích này! Hai ngón tay nhúc nhích cũng đủ cho ta vui vầy! … và cứ thế tiếp tục cho đến mười ngón. Bài này có phần nhạc ở phụ lục. Tay mẹ tay con có nhiều trò thú vị. Hát mà chơi với bài đồng dao Kéo Cưa Lừa Xẻ, khi con biết ngồi, hai mẹ con cùng nắm tay nhau kéo qua kéo lại: Kéo cưa lừa xẻ/ ông thợ nào khỏe/ về ăn cơm trưa Ông thợ nào thua/ về bú tí mẹ hay: Cút ca cút kít/ làm ít ăn nhiều/ nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất cưa/ lấy gì mà kéo!!! Vẫn tay mẹ tay con: Xỉa cá mè/ đè cá chép Tay nào đẹp/ đi hái hoa Tay nào thô/ đi mót củi Tay dính bụi/ đừng dụi mắt … Cũng bài Xỉa Cá Mè nhưng chơi với hai chân: Xỉa cá mè/ đè cá chép Chân nào đẹp/ đi buôn men Chân nào đen/ ở nhà làm… chó (hay mèo) và sủa gâu gâu như chó hoặc kêu meo meo như mèo để mẹ con cùng vui. Mẹ con vuốt tay vỗ đập tay nhau nhịp hai theo bài đồng dao Vuốt hột nổ nói đến những vật dụng hàng ngày. Bảo con chắp tay lai, mẹ cũng chắp tay xong mở ra vuốt hai bàn tay con, vừa vuốt vừa đọc, mỗi lần vuốt xong là vỗ tay, và có thể tiếp nối vô tận: Vuốt hột nổ Đổ bánh bèo Xao xác … quạ kêu Nồi đồng vung méo/ cái kéo thợ may Cái guộng đắp bờ/ cái cờ làng tế Cái ghế để trèo/ cái khoèo mót củi Cái chủi tòe loe/ cái khe nước chảy Cái xảy xảy rơm/ cái nơm chơm cá Cái ná bắn chim/ cái kim may áo Cái gáo múc nước/ cái lược chải đầu Cái câu câu cá/ cái rá vo gạo … Mẹ con ngồi đối mặt nhau, mẹ vừa hát vừa tập con vỗ tay. Hát mà học, vì khi lớn lên bé sẽ cùng vui chơi với anh hoặc chị, và cách chơi khó hơn: vừa đọc bài đồng dao vừa tự vỗ tay mình xong vỗ tay trái chéo vào tay trái người kia; trở lại tự vỗ tay, rồi vỗ tay phải mình chéo qua tay phải người kia, và tiếp tục ban đầu chậm sau nhanh dần cho đến hết bài. Một bài đồng dao khác cho trò chơi này là: Tập tầm vông Chị lấy chồng/ em ở góa/ chị ăn cá/ em mút xương Chị nằm giường/ em nằm đất/ chị húp mật/ em liếm ve Chị ăn chè/ em liếm bát/ chị coi hát/ em vỗ tay Chị ăn mày/ em xách bị/ chị làm đĩ/ em thâu tiền Chị đi thuyền/ em đi bộ/ chị kéo gỗ/ em lợp nhà Chị trồng cà/ em trồng bí/ chị tuổi Tý/ em tuổi Thân Chị tuổi Dần/ em tuổi Mẹo Chị kéo kẹo/ em nấu đường/ chị trồng thơm/ em trồng khóm Chị đi xóm/ em coi nhà/ chị thờ cha/ em nuôi mẹ Chị trồng hẹ/ em trồng hành/ chị để dành/ em ăn hết Chị đánh chết/ em la làng/ chị đào hang/ em chui tuốt … Vẫn trò chơi dùng hai tay nhưng đông người hơn, có thể dùng một cái gậy hay thanh trúc để các em nắm tay chồng lên nhau lần lượt và tiếp tục cho hết bài. Không có gậy thì chỉ cần chồng tay lên nhau. Trò chơi này gọi là Hát Đúm/ Cùm nụm cùm nịu hay Tay tí tay tiên: Cùm nụm cùm nịu/ tay tí tay tiên Đồng tiền chiếc đũa/ hột lúa ba bông Ăn trộm ăn cắp trứng gà Bù xa bù xít/ con rắn con rít Thì ra tay này!Vẫn tay mẹ tay con, khi con biết xử dụng tay chân, mẹ con cùng chơi trò thi chân đẹp hoặc mẹ giúp con theo dõi chơi Nu na Nu nống cùng các anh chị. Ngồi trong lòng mẹ, bé chỉ tập trung theo dõi, chăm chú nghe và nhìn, lanh mắt lẹ tay nhanh chân học mà chơi theo luật chung: Nu na nu nống/ cái cống nằm trong Cái ong nằm ngoài/ củ khoai chấm mật Phật ngồi Phật khóc/ con cóc nhảy ra/ con gà ú ụ Nhà mụ thổi xôi/ nhà tôi nấu chè Tè he cống rụt! Nu na nu nống/ thằng công cái cạc Đá xỉa đá xoi/ đá đầu con voi/ đá lên đá xuống Đá ruộng bồ câu/ đá râu ông già Đá ra đường cái/ gặp gái đi đường Có phường trống quân/ có chân thì rút! Nu na nu nống/ đánh trống phất cờ/ mở cuộc thi đua Thi chân đẹp đẽ/ chân ai sạch sẽ/ gót đỏ hồng hào không bẩn tí nào/ được vào đánh trống! Khi trẻ khá lớn đi đứng chạy nhảy vững vàng và đến trường, gia nhập những trò chơi tập thể dễ dàng cũng như học những bài đồng dao dần dà dài khó hơn, và mẹ chỉ để mắt theo dõi, hướng dẫn hoặc nhắc nhở giúp đỡ khi cần. Có những bài đồng dao kết cấu liên hoàn lập đi lập lại, làm điệu bộ theo lời diễn đi diễn lại cho đến khi mệt nghỉ: Con vỏi con voi/ cái vòi đi trước Hai chân trước ịch đi ịch trước Hai chân sau ịch đi ịch sau Còn cái đuôi thì đi là sau rốt Tôi xin kể nốt cái chuyện con voi i í ị con voi Cái vòi í i ị đi trước … Con công hay múa/ nó múa làm sao? Nó rụt cổ vào/ nó xòe cánh ra Nó đỗ cành đa/ nó kêu ríu rít Nó đỗ cành mít/ nó kêu vịt chè Nó đỗ cành tre/ nó kêu bè muống Nó đỗ dưới ruộng/ nó kêu tầm vông Con công hay múa … Lúa ngô là cô đậu nành/ đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang/ dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô/ lúa ngô là cô đậu nành … Ba bài liên hoàn khác về chim: Ác- là là cha ca-cưỡng/ ca-cưỡng là dượng bồ câu Bồ câu là dâu ác- là/ ác-là là cha cà- cưỡng … Bồ-các là bác chim gi/ chim gi là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen/ sáo đen là em tu-hú Tu-hú là chú bồ-các/ bồ-các là bác chim gi … Cái cò mày mổ cái tôm/ cái tôm quắp lại mà ôm cái cò Cái cò mày mổ cái trai/ cái trai quặp lại mà nhai cái cò Cái cò mày mổ cái tôm … Một bài đồng dao liên hoàn khác được Đức Quỳnh phổ nhạc và hát từ Bắc vào Nam, lời lẽ ngụ ý hài hước châm biếm: Con chim chích chòe/ nó kêu chích chòe Nó đậu cành chanh/ nó kêu chích chòe Tôi ném hòn sành/ nó quay lông lốc Tôi làm một chốc/ được ba mâm đầy Ông thầy ăn một/ bà cốt ăn hai Cái đầu cái tai/ đem về biếu chúa Chúa hỏi chim gì? – Là con chim chích chòe! Nó kêu chích chòe/ nó đậu cành chanh … Bài đồng dao có nhạc trong Nam lời hát như sau: Con chim manh manh/ nó đậu cây chanh Tôi vác miểng sành/ tôi liệng nó chết Tôi làm được bảy mâm/ tôi dâng cho ông một mâm Tôi dâng cho bà một đĩa/ bà hỏi tôi con chim gì? Tôi nói con chim manh manh … Có một trò chơi trong Nam gọi là Bắc Kim thang, dùng bài đồng dao ngô nghê ngộ nghĩnh khi các em làm thành vòng tròn, chân trái xỏ rế ngoéo vào chân trái bạn, vừa vỗ tay vừa nhảy lò cò bằng chân phải và giữ không bị té, cùng hát: Bắc kim thang, cà lang bí rợ Cột qua kèo là kèo qua cột Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bán ếch ở lại làm chi? Con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tò te tí te …… Em nào không vững thăng bằng bị té là thua, bị phạt búng tai hoặc khẻ tay nếu là con gái, hoặc phải cõng bạn cùng cặp chạy một vòng nếu là con trai. Vui tếu thì phạt bằng quẹt nhọ nồi/ lọ nghẹ lên mặt. Các em trai còn bị phạt làm ngựa cho bạn cỡi, nhẹ thì dùng bài đồng dao ngắn Nhong nhong nhong nhong, mà phạt nặng hoặc trẻ lớn thì dùng bài Lý Ngựa ô. Lý Ngựa ô cũng có ba điệu phổ nhạc, Bắc, Trung và Nam. Trò trốn tìm/ ú tim/cút bắt được trẻ con khắp thế giới vui chơi, và đồng dao ta có rất nhiều bài cả đám cùng loạt đọc lên để chọn người phải đi tìm. Bài đặc biệt có tính cách một bài sấm dính đến lịch sử, nói về giai đoạn rối loạn của triều đình Nhà Nguyễn và phong trào Cần Vương, thời ta bị Pháp đô hộ: Chu tri rành rành/ Cái đanh nổ lửa Con ngựa đứt cương/ ba vương tập đế Cấp kế đi tìm/ ú tim … òa ập! Bài đồng dao trốn tìm/ thả đỉa ba ba: Thả đỉa ba ba/ con đỉa đeo bà Con gà tục tác/ mỏ-nhát cầm chầu Con mèo cầm lái/ con rái chạy buồm Con tôm tát nước/ vọc nước giỡn trăng Bài Thả đỉa ba ba khác: Thả đỉa ba ba hớ bắt đàn bà/ phải tội đàn ông Cơm trắng như bông/ gạo tiền như nước Sang sông về đò/ đổ mắm đổ muối Đổ nải chuối tiêu/ đổ niêu cứt gà Đổ phải nhà nào/ nhà ấy phải chiu! Khi đám trẻ chạy tìm chỗ nấp, em còn lại phải bịt mắt đọc bài đồng dao khác đến hết mới được mở mắt đi tìm: Mít mật mít gai/ mười hai thứ mít Đi vào ăn thịt/ đi ra ăn xôi Bởi chẳng nghe tôi/ tôi bịt mắt chú Ăn đâu ẩn kín/ lúa chín thì về!Chơi bịt mắt bắt dê, tranh Võ Đình Ngoài Bắc có bài đồng dao khác và Phạm Duy đã mượn ý phổ nhạc: Ông trẳng ông trăng Xuống chơi với tôi/ có bầu có bạn Có oản cơm xôi/ có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng/ có lưng hũ rượu Có chiếu bám đu/ thằng cù xí xoại Bắt trai bỏ giỏ/ cái đỏ ẵm em Đi xem đánh cá/ đem rá vo gạo Có gáo múc nước/ có lược chải đầu Có trâu cầy ruộng/ có muống thả ao Ông sao trên trời … Hoặc: Ông tiễn ông tiên Ông có đồng tiền/ ông giắt mái tai/ ông cài lưng khố Ông ra hàng phố/ ông mua miếng trầu/ ông nhai tóp tép Ông mua con tép/ về ông ăn cơm Ông mua mớ rơm/ về ông đánh thổi Ông mua cái chổi/ về ông quét nhà Ông mua con gà/ về cho ăn thóc Ông mua con cóc/ về thả gậm giường Ông mua nén hương/ về cúng ông cụ!Tranh dân gian của Henry Oger đầu thế kỷ XX,chú thích bằng chữ Nôm: Đánh Cờ Chân ChóLàm Hùm Bắt Lợn Khi trẻ đã lớn, đã đi học và có nhiều bạn cùng lứa, có rất nhiều trò chơi dùng những thứ kiếm được ngay chung quanh hoặc tự chế lấy, ví như bắn ná làm bằng nạng ổi, bắn súng bẹsống láchuối, bắn súng ống hóp đạn hạt sầu đông hoặc hạt mâm xôi, bắt chuồn chuồn, buôn bán bằng hoa lá, cái lung tung/ cái trống bỏi, chong chóng bằng lá dừa, con gà đất có gắn ống cói ống sậy thổi te te, con giống, cối xay làm bằng hạt xoài cưa hai, đánh căn với hai khúc tre hay gỗ, đánh bi, đánh cờ chân chó, cờ gánh bằng vỏ nghêu vỏ sò, đánh đáo, đánh đu dựng bằng tre, đánh trận giả với cây cành hoa lá như Cờ Lau Tập Trận của Đinh Bộ Lĩnh thuở còn chăn trâu, đánh thẻ, đánh vụ làm bằng gỗ, đá kiện làm bằng đồng xu buộc lông, đá cầu lông,đạp mạng, đạp lon, đi chợ về chợ, kéo co với giây dừa, làm hùm bắt lợn, lộn cầu vồng, lộn chuồn chuồn, liệng cống, năm tiền liền quan, ném còn làm bằng vải vụn, ném vòng làm bằng tre hoặc mây vào cọc tre hay gỗ, nhảy giây làm bằng giây dừa, nhảy lò cò với mảnh ngói mảnh sành mảnh sứ , rải ô quan/ rải ô làng dùng sỏi, sạn hay hạt đậu, xây khăn/ bỏ khăn/ chuyền khăn, thả diều làm bằng tre dán giấy … vô số kể. Cờ Lau Tập Trận, tranh Võ Đình Những trò chơi hầu hết cần vận dụng đầu óc bén nhạy tinh tế tính toán chính xác, điều động tay chân nhanh nhẹn, thích nghi với môi trường thiên nhiên và luyện tập quen dần với đời sống tập thể trong cộng đồng. Hát chơi mà học thật. Bài đồng dao trò chơi Xây khăn trong Nam, trẻ ngồi thành vòng tròn, một em cầm khăn chạy ngoài, cùng đọc cho đến hết thì bỏ khăn sau lưng một bạn. Em này phải chú ý theo dõi để nhặt khăn chạy vòng, nhường chỗ cho bạn, nếu không biết sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Đá cầu bằng đồng xu, tranh dân gian của Henry Oger Xây khăn, khăn nổi khăn chìm Ba bên bốn phía đi tìm cái khăn Thằng chăn bận áo rách vai Không ai may vá, thằng chăn bận hoài Trò chơi Chuồn chuồn miền Trung và Lộn Cầu Vồng ngoài Bắc có cách chơi giống nhau nhưng khác bài đọc: - Chuồn chuồn đạp nước kim cang/ bên tê mở cửa bên ni sang lòn - Lộn cầu vồng nước trong nước chảy Có anh mười bảy có chị mười ba Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng Bài đồng dao trò Dung giăng dung giẻ đọc khi đi quanh nhiều vòng tròn, những vòng này luôn thiếu một để đến cuối khi ngồi xệp xuống sẽ có một em chậm chạp bị loại: Dung giăng dung giẻ/ dắt trẻ đi chơi Đi tới cổng trời/ gặp cậu gặp mợ Cho cháu về quê/ cho dê đi học Cho cóc ở nhà/ cho gà bới bếp Ngồi xệp xuống đây! Một bài đồng dao về cuộc sống luẩn quẩn loanh quanh trong nhà ngoài vườn trong xóm ngoài làng là Ông Ninh Ông Nang được Lê Thương phổ nhạc: Ông Nỉnh ông Ninh/ ông ra đầu đình/ ông gặp ông Nảng ông Nang Ông Nảng ông Nang/ ông ra đầu làng/ ông gặp ông Nỉnh ông Ninh Nang Ninh đầu đình/ và Ninh Nang đầu làng Nang Ninh làng đình/ rồi Ninh Nang đình làng Nang Ninh làng đình Nang Ninh/ Ninh Nang đình làngNang Ninh Nang Ninh làng đình Ninh …Cô Chiểu cô Chiêu/ cô qua cầu Kiều/ cô gặp cô Thỏa cô ThoaCô Thỏa cô Thoa/ cô qua vườn cà/ cô gặp cô Chiểu cô ChiêuThoa Chiêu cầu Kiều/ và Chiêu Thoa vườn càRồi Thoa Chiêu cầu Kiều/ rồi Chiêu Thoa vườn dừaCả Chiêu Thoa cầu Kiều Chiêu Thoa/ Thoa Chiêu vườn cà Chiêu ThoaThoa Chiêu vườn cà Thoa … Em Thở em Thơ/ em qua hàng dừa/ em gặp em hải em Hai Em Hải em Hai/ em qua vườn xoài/ em gặp em Thở em Thơ Thơ Hai vườn xoài/ và Hai Thơ vườn dừa Rồi Thơ Hai vườn xoài/ và Hai Thơ vườn dừa Cả Thơ Hai vườn xoài Thơ Hai/ Hai Thơ vườn dừa Thơ Hai Thơ Hai vườn xoài Thơ … Một bài đồng dao khác được phổ nhạc là Trằng Bờm, nói lên đầu óc thực tiễn của dân quê không cần xa hoa phù phiếm cung ngũ long lầu ngũ phụng dinh thự cao ốc hay đặc sản miếng ngon vật lạ, mà chỉ muốn no bụng: Thằng Bờm có cái quạt mo/ phú ông xin đổi ba bò chín trâu Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu/ phú ông xin đổi ao sâu cá mè Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè/ phú ông xin đổi ba bè gỗ lim Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim/ phú ông xin đổi một đôi chim mồi Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi Phú ông xin đổi nắm xôi… Bờm cười!!! Thuở nhỏ tôi nghịch ngợm hát bài đồng dao Thằng Bờm và có nhịp điệu khác: Thì ra mo cau vàng mới tinh/ phú ông lập tâm mua liền! Thằng Bờm mà biết cóc chi/ Thằng Bờm mà biết cái cóc chi! Chăng chẳng lấy trâu/ Bờm rằng thì là Bờm chăng chẳng lấy trâu đâu!!! Trò chơi tôi thích nhất hồi còn tiểu học là đánh thẻ chuyền/ đánh banh đũa, nhưng đến nay không nhớ được trọn bài đồng dao đọc đệm. Duyên may quen một gia đình nhà quê mộc mạc, bà mệ tám mươi sáu và bà mạ sáu mươi, không biết đọc biết viết nhưng còn nhớ kỹ. Bỏ một ngày thăm hỏi cùng ôn trí nhớ, ghi trọn được trò chơi này. Dùng tay phải nắm nguyên bó đũa 6 chiếc hoặc nhiều hơn, cùng một trái banh, có khi chỉ là quả chanh hay một bó vải vụn cuộn thành hình trái banh. Vừa thảy banh lên là trải đũa ra nhanh cho kịp bắt chụp lại trái banh, rồi lần lượt ném banh vừa bắt từng cây đũa một, rồi hai, ba, bốn … tức là phải tính chính xác làm sao vừa ném banh lên là phải nhanh mắt nhanh tay tính toán nắm đúng số đũa cần lấy đưa ngay sang tay kia và kịp thời bắt chụp lại trái banh. Trò chơi này hình như chỉ có trẻ Việt Nam ta yêu thích và hợp với con gái. Bài đồng dao đọc theo lúc ném banh, bắt đầu ném banh và bắt một đũa, đọc tối đa đến cuối câu phải tóm lại được trái banh, nếu trật phải nhường người kia chơi: Cái mốt (bắt một đũa) Cái mai/ con trai/ con hến Con nhện/ giăng tơ/ quả táo/ cái gáo Lên đôi (bắt hai đũa) Đôi cái mõ/ đôi nồi chõ Đôi thổi xôi/ đôi nấu chè/ đôi cành tre Lên ba (bắt ba đũa) ………. Khi nhặt hết đũa thì bỏ tất cả xuống để ném banh bốc cả nắm đổi sang các giai đoạn kế tiếp là con ba lại, con gang, sang tay cầm, kẹp nách, cầm quạt rẽ xương, sang tay giã, giã đơn hoặc giã đôi tùy giao ước ban đầu, nhập giã, rút ống, nhập ống, sang tay tao tức là chuyền. Mỗi giai đoạn này đọc tên báo sự thay đổi chuyển tiếp. Giai đoạn chuyền, một vòng hoặc hai vòng tùy giao ước trước khi chơi, vừa chuyền vừa ném banh rồi chụp banh lại và đọc: Chuyền chuyền một/ chuyền chuyền hai/ chuyền chuyền ba Chuyền chuyền bốn/ chuyền chuyền năm/ chuyền chuyền sáu Cuối cùng là nẻ hay khẻ, tức là đập cả bó đũa vào chân người thua cuộc, vừa đập vừa thảy banh vừa đọc đoạn cuối bài đồng dao: Qua cầu, lặn cỏ/ núi đỏ như ma/ hầm sa/ mây sắc Bắt con cá, chặt đuôi, chặt đầu Têm miềng trầu, hầu chén rượu Ai có tiền, ngồi liền lên ghế Ai không tiền, liệu thế liệu thần Sang tay nẻ, khẻ chânNẻ/ khẻ chân xong là thắng, Đoạn đồng dao cuối này lại khác nếu do các nữ sinh Đồng Khánh mà nay là những mệ có cháu nội ngoại đề huề: Ai muốn cao, ngồi ghế/ ai muốn thấp, ngồi đòn Ai muốn đỏ, bôi son/ ai muốn vàng, bôi nghệ Qua cầu Chợ Kệ/ về cầu Thanh Lương Sang tay bắt con một. – Ăn! (tức là thắng) Đoạn cuối lúc nẻ, mấy mệ ngoài Bắc lại đọc khác: Đầu quạ quá giang/ sang sông về đò Cò nhẩy gãy cây/ mây bay bèo trôi Ổi xanh, hành bóc/ róc vỏ, đỏ lòng Tôm cong đít vịt Sang cành nẻ/ bẻ cành xanh Vét bàn thiên hạ (tức là thắng) Trong số 54 sắc dân sinh sống tại Việt Nam, người Mường là chị em của người Việt, cùng thờ Vua Hùng, cùng chung truyền thuyết một mẹ trăm con, cùng mặc yếm váy và áo tứ thân và đặc biệt cùng nói chung ngôn ngữ. Trẻ con Mường cũng có đồng dao kèm trò chơi. Ghi lại sau đây một: Lếu lêu làng lộc Tộc ngộc ngọn cơn bo (cây hoang nhỏ có trái trẻ hay hái ăn) Bò ăn no bò ngứa củ ráy Ngứa củ ráy ngứa cả cơn rư (cây nưa) Đưa bò về Mường Tráng Tám mươi người kiếm cỏ/ bò đỏ bò nhà lang Bò vàng, bò nhà đạo Ống Tùng tùng tùng tùng/ ai đánh trống mường trên Lền khên con ca trống gáy (con gà) Gáy gáy trong rẫy ngoài mường/ vườn như vườn nhà ai Ông mo biểu mụ máy/ trấy bín biểu trấy bù (trái bí/bầu) Măng mu biểu măng nứa/ bố đạo biểu mệ nàng Quan sang biểu kẻ khó/ bó ló biểu bó nếp (bó lúa) Cơm nếp biểu cơm chim/ cào cào biểu châu chấu (một loại gạo ngon) Cắt nứa rào cho ta chào cấm/ lấy lưỡi lấm cho ta cầm tiền Lấy lưỡi liềm cho ta cắt bái (cỏ tranh) Lấy lưỡi hái cho ta hái ló (lúa) Náng lấy chó cho ta ăn thịt/ náng con vịt cho ta ăn đùi (nướng) Nuôi con ca cho ta lấy mỡ (gà) Dệt lấy mớ lụa điều/ dệt nhiều nhiều cho ta cưới vợ … Trẻ con miền Bắc ngày trước rất thích chơi Phụ đồng Phụ chổi, có tính cách huyền bí như lên đồng. Bài đồng dao được đọc đi đọc lại cho đến khi đứa trẻ ngổi đồng được vía nhập: Phụ đồng phụ chổi/ thổi lổi mà lên Ba bề bốn bên/ sôi lên cho chóng Nhược bằng cửa đóng/ phá ra mà vào Cách chuôm cách ao/ cách ba ngọn rào Cũng vào cho lọt Cái roi von vót/ cái vọt cho đau Hàng trầu hàng cau/ hàng hương hàng hoa Là đồ cúng Phật Hàng chuối hàng mật/ hàng kẹo mạch nha Nào cô bán quế/ vừa đi vừa tế Một lũ học trò/ người cầm quạt mo Là vợ Ông Chổi Thổi lổi mà lên … Một trò chơi được đám trẻ gái yêu thích, cách chơi giống nhau nhưng ngoài Bắc gọi là là Trồng Nụ Trồng Cà/ Trồng Nụ Trồng Hoa, và miền Trung gọi là Đi Chợ Về Chợ. Phải có bốn em, chia làm hai cặp. Một cặp ngồi, lần lượt duỗi chồng từng bàn chân lên nhau rồi chồng bàn tay làm hoa, trong khi cặp kia đi qua đi lai rồi nhảy qua nhảy lại, vừa đọc: Đi chợ/ về chợ (chưa đưa chân) Đi canh một/ về canh một (đưa một bàn chân) Đi canh hai/ về canh hai (chồng thêm một chân, là hai bàn chân) Đi canh ba/ về canh ba (chồng thêm, ba bàn chân) Đi canh tư/ về canh tư (chồng thêm, bốn bàn chân) Đi sen búp/ về sen búp (chồng thêm một bàn tay chụm lại) Đi sen nở/ về sen nở (chồng thêm bàn tay hơi xòe nở) Đi sen tàn/ về sen tàn (bàn tay hoa nở xòe rộng hết cỡ) Đi Chợ Về Chợ, tranh Võ Đình, XI-07 Trong trò chơi này, hai em ngồi chồng chân và xòe tay phải giữ thăng bằng, nếu bị đổ chân là thua. Hai em đi qua đi lại nhảy qua nhảy về nếu bị đụng chân hay tay hai em kia là thua. Cặp thua bị loại để hai em khác vào thay. Nhưng trong mấy trò chơi tập thể nhân Tết Trung Thu và Ngày Nhi Đồng Việt Nam, trẻ con Bắc Trung Nam đểu thích trò Rồng Rắn, gồm một đoàn ôm eo ếch nhau nối dài đi vòng vòng quanh sân, vừa đi vừa reo hò theo một em dẫn dầu làm thầy thuốc đọc : - Này, rồng kia! - Dạ! - Rồng đen hay rồng trắng? - Rồng trắng! - Rồng trắng lấy nước gạo mùa Rồng đen lấy nước cho vua đi cày! - Anh em ta cùng kéo lúa về! Dô ô ô ô ô ô ô …Ttranh dân gian của Henry OgerChú thích bằng chữ Nôm: Trẻ Con Làm Rồng Rắn Bài đồng dao Rồng Rắn cản thầy thuốc cầm cái quạt mo không cho ông bắt em nào trong đoàn, vừa đi vừa hát:Rồng rồng rắn rắn/ kéo rắn lên mây Thấy cây lúc lắc/ hỏi ông thầy thuốc có nhà hay không?- Có! - Mở cửa cho vào! - Vào làm gì? - Mượn cái liềm - Liềm làm gì? - Hái củi - Củi làm gì? - Nấu bánh chưng - Cho thầy ăn không? - Không! Trò chơi Rồng Rắn không rõ có từ giai đoạn lịch sử nào, có thể liên hệ đến thảm kịch thời Trịnh Nguyễn phân tranh chiến tranh đẫm máu giữa Đàng Ngoài Đàng Trong, hay gần hơn, là cuộc nội chiến Quốc Cộng xốc nổi đến tận cùng đời sống … với những nhân vật níu áo số mệnh nhau, như truyện dài Rồng Rắn của Lê Thị Huệ dẫn nhập. Trò Rồng Rắn được trẻ con tham dự đông đảo nhất, cũng ôm eo ếch nối dài làm con rồng, vừa chạy vòng vòng vừa cùng đọc:Rồng rắn lên mây có cây xúc xắc Xúc xắc xúc xẻ … Có thầy thuốc ở nhà không? Một trẻ lớn làm ông thầy thuốc cầm quạt nan phe phẩy đi ra, đủng đỉnh hỏi: Thầy thuốc: - Rồng rắn đi đâu? Rồng rắn: - Rồng rắn đi lấy thuốc cho con. Thầy thuốc: - Con lên mấy? Rồng rắn: - Dạ, con lên một. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên hai. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên ba. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên bốn. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: ….. Thầy thuốc: ….. Rồng rắn: - Con lên chín. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên mười. Thầy thuốc: - Thuốc ngon vậy! Xin khúc đầu! Rồng rắn: - Những xương cùng xẩu! Thầy thuốc: - Xin khúc giữa! Rồng rắn: - Những máu cùng me! Thầy thuốc: - Xin khúc đuôi! Rồng rắn: - Tha hồ mà đuổi! Đến đây thì đoàn rồng rắn vẫn ôm eo ếch nối nhau chạy đuổi bắt ông thầy thuốc cho kỳ được mới tan cuộc, giữa những tiếng vỗ tay reo hò cổ võ của những người đứng xem, trong số có những bà mẹ chứng kiến con mình lớn khôn trong tập thể, trong cộng đồng. Bài đồng dao này có giá trị như một bài sấm, một bài học lịch sử, và cũng là một bài luân lý giáo khoa thư nói lên tình đoàn kết nhất trí của Rồng Rắn, toàn dân quyết giữ gìn trọn khối chung, đánh đuổi quân xâm lược lăm le chiếm đất đai, đã hớt khúc đầu Nam Quan, lại xén đoạn giữa Trường Sa và gây tai hại đồng bằng Cửu Long miền Nam.Những bài đồng dao và trò chơi trẻ con góp nhặt ở đây chưa đầy đủ và cần bổ túc, nhưng có chủ đích góp phần gìn giữ kho tàng văn học dân gian trước khi bị thất truyền hay quên lãng, chôn vùi dưới hàng hàng lớp lớp đồ nhựa lắp ráp máy móc Toys ‘R’ Us, CDs, DVDs, video games, PC Games, puzzles, dominos, bingo, i-pods, cell phones … và vô số trò khác ào ạt trên mạng lưới điện tử của thời đại @ còng. Ngay tại các nước Âu Mỹ, nhiều tài liệu cũng sưu tầm ghi lại trò chơi trẻ con kèm những ballads, là thơ xưa từ thế kỷ XV/ XVI được phổ nhạc có điệp khúc lập đi lập lại, và Shakespeare từng trích dẫn vào tác phẩm.Chúng ta đang ở đầu thế kỷ XXI. Mai sau, dù có bao giờ, phần sưu tầm biên khảo nhỏ nhoi này mong còn được đôi khi lần giở trước đèn, để may ra có người mở trang sách cũ tìm hiểu về đất lề quê thói, thấy rõ ràng kho tàng văn học dân gian đặt nặng giáo dục gia đình trên vai người mẹ. Những lời ru ca dao ạ ơi ời hà hơi văn hóa mẹ vào tâm hồn trẻ từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi chập chững lững thững những trò chơi đi kèm đồng dao, để từ đó vững bước vào xã hội. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật. Học làm NGƯỜI. Trần thị Lai HồngTừ tiểu bang xanh 1987 qua Hoa bang 2007Tài liệu tham khảo: - Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt nam Tự Điển, Mặc Lâm xuất bản, Hà Nội 1931- Henry Oger, La Technique du Peuple Annamite, NXB Jouve & Cie, Paris 1908- Hùinh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Imprimerie Rey, Curiol &Cie, Saigon 1895- Hướng Đạo Ca, Kỷ niệm70 năm Hướng Đạo Việt Nam 1930-2000- Jack Maguire, Hopscotch, Hangman, Hot Potato & Ha,Ha, Ha, Rockefeller Center, 1990- Lê thị Huệ, Rồng Rắn, Lũy Tre Xanh xuất bản, San José 1989- Lư Nhất Vũ/ Lê Giang, Tìm Hiểu Dân ca Nam bộ, NXB TPHCM, 1983- Mệ Bê, tài liệu sống, San Diego, CA- Mệ Nguyễn Đề, tài liệu sống, West Palm Beach, FL- Minh Hiệu, Tục ngữ Dân ca Mường Thanh Hóa, NXB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội 1999- Nguyễn Mạnh Hùng, Ký họa Việt nam, NXB trẻ, Saigon 1989- Nguyễn Như Ý, Đại Tự diển Tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Dân Tộc, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn Hóa CHXHCN, Hà Nội 1998- Nguyễn Tấn Long/Phan Canh, Đất Lề Quê Thói, NXB Sống Mới, Saigon 1970- Nguyễn Thuyết Phong and Patricia Shehan, From Rice Paddies and Temple Yards: Traditional Music of VietNam, World Music Press 1989- Nguyễn Trúc Phượng, Văn học Bình dân, Nhà Sách Khai Trí, Saigon 1964- Nguyễn Văn Vĩnh, Trẻ Con hát Trẻ Con Chơi, NXB Alexandre de Rhodes, Hà Nội 1943- Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Thi Ca Bình Dân Việt Nam, NXB Sống Mới, Saigon 1978- Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Tục Ngữ Phong Dao, NXB Vĩnh Hưng Long, Hà Nội 1928- Trần Quang Đức, 175 Trò Chơi Tập thể, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2006- Trương Anh Thụy, Trường ca Lời Mẹ Ru, NXB Cành Nam 1989- Trương Tửu, Kinh Thi Việt Nam, Tủ Sách Văn Hóa Hàn Thuyên, Saigon 1940, Xuân Thu tái bản Houston, TX- Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ và Dân ca Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội 1956- William Wells Newell, Games and Songs of American Children, Dover Publications, Inc. New York 1903 Nguồn: http://www.gio-o.com/TranThiLaiHong 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 8, 2012 Những trò chơi dân gian thú vị ngày Tết So với những dịp khác, trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí cực kỳ sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười. Từ nhiều thế kỷ, Tết cổ truyền của người Việt luôn là thời điểm nở rộ của những trò chơi dân gian vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của từng địa phương. So với những dịp khác, trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí cực kỳ sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười. Dưới đây là một số trò chơi dân gian đem lại tiềng cười sảng khoái ngày Tết: Bắt trạch trong chum Với trò chơi bắt trạch trong chum, người ta đặt sẵn 5-7 chiếc chum thành một hàng ở sân đình, mỗi chum được đổ 2/3 nước và thả vào đó một con trạch. Khi trò chơi bắt đầu, từng đôi trai đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người phải đưa một tay ra ôm nhau, còn tay kia thò vào chum bắt trạch. Cứ như vậy, cả hai choàng tay cho đến khi bắt được trạch. Trạch trơn nên luôn luôn chạy thoát, thành ra đôi trai gái chỉ bắt được tay nhau. Dân làng đứng xung quanh reo hò cổ vũ và trêu đùa các đôi, nhắc nhở đôi nào mải bắt trạch mà quên ôm nhau. Tiếng cười nói, tiếng chiêng trống náo động. Khi bắt được trạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng. Đánh phết Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông - tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1 m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ, tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc. Có người cho rằng trò đánh phết có nguồn gốc từ tục thờ Mặt Trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sĩ. Các cuộc thi đấu phết đều thu hút đông đảo người xem, mọi người cùng hò reo khích lệ trong không khí ồn ào sôi động. Cũng bởi vậy mà có câu khẩu ngữ “Vui ra phết”. Đập niêu đất Đập niêu đất cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ… Bịt mắt bắt vịt Ngày Tết hầu hết các làng Việt xưa đều có các trò vui để dân làng cùng chơi lấy may, lấy phước. Trò bịt mắt bắt vịt là trò chơi khá phổ biến. Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn. Ai muốn tham gia bắt vịt thì đăng ký với ban tổ chức. Người ta chọn những con vịt to, khỏe để chúng có thể chạy và bay nhanh. Hai người chơi bị bịt chặt mắt và đưa vào vòng tròn. Người ta thả vào vòng tròn một con vịt. Con vịt sợ hãi kêu và bay, chạy loạn xạ. Người bắt vịt cứ theo tiếng vịt kêu mà chạy theo bắt. Khi con vịt bị bắt thì cuộc chơi kết thúc. Hai người khác lại tiếp tục vào chơi tiếp. Bắt vịt dưới ao Vào những năm Tết ấm trời, một số vùng quê còn tổ chức trò chơi bắt vịt dưới ao. “Sân” chơi là một khoảng ao sâu, bờ cao hoặc dùng lưới hay que tre quây xung quanh. Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của ao rộng hay hẹp. Người ta thả xuống ao 2 con vịt to khỏe và lần luợt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt. Trò chơi này người chơi không bị bịt mắt nhưng đòi hỏi nhanh nhẹn và bơi giỏi. Bịt mắt bắt dê Trò chơi bịt mắt bắt dê diễn ra trên một sân cỏ, người chơi quây xung quanh làm vòng tròn. Trò chơi chủ yếu là vui, tùy chỗ cũng có thể treo giải thưởng. Những người chơi đăng ký và chia thành các cặp. Mỗi cặp lần lượt vào sân chơi. Người ta bịt mắt 2 người thật chặt. Một trong 2 người làm dê, người kia bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo. Một hình thức khác của trò chơi này cũng tương tự như trò bịt mắt bắt vịt, với những chú dê sống là đối tượng của cuộc đuổi bắt. Đi cầu kiều Đi cầu kiều là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi. Giải thưởng được treo trên cột, đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã ngã. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người. Đi cà kheo Đi cà kheo là một trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấy được thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khoẻ tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay. Để làm chủ được đôi cà kheo đòi hỏi một khoảng thời gian tập luyện, dài hay ngắn trùy theo sự khéo léo của mỗi người. Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp. Theo Đất Việt Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 8, 2012 TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC Cũng giống như Trung Quốc và Việt Nam, người dân Hàn Quốc cũng ăn Tết Âm lịch. Tết Âm lịch của người Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 30 Tết và kéo dài đến hết ngày mùng 2 Tết. Trong những ngày này, người dân Hàn Quốc trở về quê hương vui Tết cùng với gia đình. Phóng viên của TTHQ đã ghi lại những hình ảnh vui chơi ngày Tết của người dân Hàn Quốc tại cố cung Gyeongbokgung và Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc (한국 민속촌) - hai trong số những bảo tàng dân tộc lớn nhất ở Hàn Quốc. Trong những ngày Tết, người dân Hàn Quốc, sau khi đi thăm và chúc Tết họ hàng, thường cùng nhau đến các tụ điểm văn hóa để thưởng thức không khí ngày Tết cổ truyền. Cố cung Gyeongbokgung ở thủ đô Seoul với Bảo tàng Dân tộc, và Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc (Korea Folk Village) ở thành phố Yongin thuộc tỉnh Gyeonggi-do là hai trong số những điểm đến được các gia đình người Hàn Quốc ưu tiên nhất. Tại đây bạn được tham gia không khí của ngày Tết truyền thống thực sự với các trò chơi dân gian như đánh cù, nhảy dây, bập bênh, ném lao hoặc đu dây... thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh Injeolmi (인절미), bỏng ngô hoặc kẹo bột... và tham gia các lễ hội như lễ hội làm bánh, lễ hội đốt cây nêu... Tất cả đều miễn phí.1. Cố cung Gyeongbokgung ở thủ đô Seoul:Hầu hết những trò chơi, những lễ hội văn hóa ở Gyeongbokgung diễn ra trong những ngày Tết đều dành cho trẻ em, mặc dù vậy, cha mẹ các em và các đôi nam thanh nữ tú đều có thể tham gia vui vẻ. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được tham quan miễn phí Bảo tàng Dân tộc bên trong Cố cung, Các hoạt động văn hóa bên ngoài khu vực Bảo tàng Dân tộc bao gồm: làm diều, trang trí mặt nạ hổ bằng giấy, trang trí hộp, làm sáo trúc, uống trà, thưởng thức kẹo bột và bỏng ngô. Các trò chơi dân gian thì có: đi goòng, đánh cù, ném lao, nhảy dây.Trẻ em được bố mẹ diện cho những bộ Hanbok truyền thốngBố làm diều giúp béMẹ và bé cùng nhau trang trí mặt nạ ông HổCùng làm sáo trúcThưởng thức trà theo phong tục truyền thống của Hàn QuốcCả gia đình cùng chơiĐánh cùXếp hàng chờ lấy bỏng ngôHai bà cháu cùng vui Tết Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 8, 2012 2. Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc ở thành phố Yongin: Khác với Bảo tàng Dân tộc ở thủ đô Seoul, Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc ở thành phố Yongin có nhiều hoạt động cho cả người lớn và trẻ em. Trong những ngày Tết, không chỉ có các gia đình người Hàn Quốc mà còn có rất đông khách du lịch từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ... cũng đến tham gia vui chơi. Nổi bật trong số các trò chơi và lễ hội ở Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc là Lễ hội làm bánh Injeolmi (인절미), biểu diễn đua ngựa và Lễ đốt cây nêu. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian khác mà các gia đình có thể cùng nhau vui chơi, như: bập bênh, ném lao, nhảy dây... Cùng với nhiều hoạt động sẵn có của Bảo tàng khiến du khách luôn cảm thấy hào hứng. Làm bánh Injeolmi (인절미) Cắt bánh để phát cho người tham dự lễ hội Hào hứng xếp hàng chờ tới lượt được thưởng thức bánh Những chiếc bánh và những vị khách cuối cùng Các nghệ sĩ đang chuẩn bị cho Lễ đốt cây nêu Làm lễ trước khi đốt cây nêu Cây nêu ngày Tết được làm từ thông và tre Xay lúa, giã gạo Trò chơi cưỡi ngựa được rất đông khán giả hưởng ứng Trò chơi nhảy dây. Mỗi gia đình một sợi dây thừng để cùng chơi Trò chơi bập bênh (Trích: Thông Tin Hàn Quốc) ================================= Văn hóa Hàn Quốc có những tương đồng vơi văn hóa Việt Nam thể hiện trong các trò chơi dân gian: 1. Làm diều giấy 2. Đánh cù (đánh quay, đánh gụ) 3. Làm bỏng ngô. 4. Cối chày xây lúa giã gạo. 5. Trồng cây nêu Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2012 HỌC ĐÁNH TỔ TÔM (ĐÁNH CHẮN ) “Nghề ăn nghề chơi cũng lắm công phu” – tục ngữ Việt Nam. Tổ Tôm và Chắn là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam. Tên gọi của Tổ Tôm được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử : Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều. Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật. Tổ tôm được các cụ ưa chuộng hơn, tuy nhiên thanh niên lại thích chơi chắn. Người chơi đều cảm giác rất hồi hộp khi được chờ ù và vui sướng như thế nào khi ù được. Đánh chắn sướng hơn đánh phỏm nhiều vì hầu hết các ván, bạn đều có cảm giác chờ ù và khi xướng: ”tám đỏ lèo” rõ ràng là sướng hơn nhiều so với ù trong đánh phỏm chỉ hô được mỗi tiếng ù. Cứ mỗi khi mọi người tụ họp được đầy đủ, lại có thời gian dông dài, ai cũng muốn ngồi xuống chiếu làm vài ván chắn. Đánh chắn rất mất thời gian vì tính lôi cuốn của nó khi được hô ù rồi chíu chít tính điểm. Thường thì ít ai đánh chắn suông mà đánh ăn tiền. Ít thì đánh vài nghìn, nhiều thì đánh cả chục thậm chí cả trăm nghìn. Nhưng nếu đánh bạc dạng to thì người ta ít chọn chắn làm phương tiện vì có những hình thức khác tiện lợi hơn như 3 cây, xóc đĩa. Bởi vậy chắn thường được anh em trong gia đình, bạn bè thân thiết hoặc hàng xóm gần gũi chọn trong các chiếu vì nó ít mang tính sát phạt hơn. Những người đánh chắn quen thường rất thích thú món chắn này và cảm thấy đánh phỏm nhạt nhẽo và đơn điệu. Nó cũng giống như khi chuyển từ chơi cờ vua sang chơi cờ tướng vậy. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu khám phá những điều thú vị về môn “khoa học của những khoa học” này nhé.1. QUÂN BÀIChắn và Tổ Tôm ít nhiều giống nhau. Bài Tổ Tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Hình 1: Vạn vuông - Văn chéo - Sách loằng ngoằngBộ chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn, nhất vạn, nhất sách, thang thang). Bộ bài chắn chỉ có 20 cây đỏ, tức là 5 quân Chi chi, Cửu vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách, còn lại là 80 cây đen. Trong đó có 4 cây “chi chi” còn lại 94 cây, số cây còn lại này đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 , tiếng Khựa bẩn là nhị, tam, tứ, ngũ,lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Ví dụ : nhị vạn,tam văn ... như vậy tổ hợp của những quân bài này sẽ có 8 x 3=24 quân. Mỗi quân bài này có 4 con giống nhau , như vậy tổng số quân bài là 24 x 4 = 96 quân thường và 4 quân chi chi ( còn gọi là ông cụ). Bên phải các quân bài Chắn có chữ số từ Nhị đến Cửu. Khi ghép với các hàng Vạn, Văn, Sách sẽ tạo ra các quân tương ứng.Hình 2: Nhị vạn, tam vạn, tứ van, ngũ vạn, lục vạn, thất vạn, bát vạn, cửu vạn. Hình 3: Nhị văn, tam văn, tứ văn, ngũ văn, lục văn, thất văn, bát văn, cửu văn.Hình 4: Nhị sách, tam sách, tứ sách, ngũ sách, lục sách, thất sách, bát sách, cửu sách, chi chi.Như vậy để nhận mặt nhanh các quân bài thì trước hết bạn nên nhận mặt các số từ nhị đến cửu. Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống. Khi đã nhận được mặt chữ rồi thì bạn cũng nên thử tìm hiểu xem các hình ứng với các chữ đấy xem thế nào khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao trong dân gian người ta gọi là cửu vạn, bát sách … Tại sao một số đức ông sau khi bia rượu xong ròi cứ đòi “bát sách”.2. CÁCH ĐÁNH CHẮN Có hai cách chơi đánh chắn, trong dân gian gọi là Bí tứ : chơi chắn 4 người và Bí ngũ: chơi chắn 5 người. Mục đích của trò chơi này là làm tròn bài thông qua chắn và cạ cùng với việc ăn bài theo giá trị của các hàng quân mà bài của mỗi người có thể tiến tới ù. Sau đây là một số khái niệm cơ bản: Chắn: là hai lá bài giống hệt nhau cả về hàng lẫn số. Ví dụ: hai lá bài Lục Vạn tạo thành 1 chắn Lục Vạn, hai lá bài Thất Sách tạo thành 1 chắn Thất Sách. Cạ: là hai lá bài giống nhau về số nhưng khác hàng. Ví dụ : hai lá bài tam Văn và tam Sách tạo thành cạ tam Văn-Sách. Ba đầu: là ba lá bài cùng số nhưng khác hàng. Ví dụ : tam Văn, tam Sách, tam Vạn được gọi là ba đầu tam. Cửa trì: là cửa ở trước mặt người chơi. Đây là cửa người chơi được ưu tiên khi ăn quân và ù. Tríu (chíu?!): Khi có một người nào đó đánh một quân, mà trên tay người chơi cùng đã có 3 quân cùng tên, cùng số thì người này có quyền lấy lá bài đó về và đánh trả lại một bài khác vào cửa đó. Trong trường hợp này quyền ưu tiên ăn quân ở cửa trì không áp dụng. Thiên khai: trên bài có sẵn 4 quân giống nhau (sau khi chia). Ăn bòn: từ một chắn trên bài, tách ra, ăn thêm được hai chắn để dưới bài. Trường hợp, ăn thêm một chắn mà ù thì gọi là ù bòn. Lá què: là những lá bài không thể xếp lại với nhau thành chắn hoặc cạ. Tôm: Là một nhóm quân gồm tam vạn, tam sách, thất văn.Hình 5: Tam vạn, tam sách, thât văn Lèo: là một nhóm quân gồm cửu Vạn, bát Sách, Chi Chi.Hình 6: Cửu vạn, bát sách, chi chi Ù bạch thủ: khi đã có 5 chắn, và ăn thêm được 1 chắn nữa để ù. Bạch thủ ở đây nghĩa là chỉ chờ được 1 quân. Vì vậy khi có sẵn 5 chắn và ba đầu, chẳng hạn ba đầu ngũ, bốc nọc lên được bất kỳ con ngũ gì thì cũng ù. Trong trường hợp này mặc dù ù 6 chắn nhưng cũng không phải là ù bạch thủ. Với lá bài chờ ù là Chi Chi, thì chỉ được chờ bạch thủ. Có nghĩa là khi ù, tính cả chắn ù, là 6 chắn và còn lại là 4 cạ. Bạch định: là bài không có một quân đỏ nào. Tám đỏ: khi ù, bài có 8 quân màu đỏ. Thập thành: là khi ù, bài ù có 10 chắn. Ù thông: khi ù ván thứ hai liên tiếp. Ù rộng: Khi chơi bài mỗi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Khi bài bạn đủ điều kiện chờ ù ghép với 1 cây ăn sau cùng (để ù) là vừa tròn 20 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa (Khi ăn chẵn học cạ thì bạn phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu) đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù . khi rút nọc con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng. Hoa rơi cửa Phật: là trường hợp khi bài dưới chiếu có một chắn ngũ Vạn hoặc cạ ngũ trong có ngũ Vạn, người chơi lại bốc lên được lá bài nhị Vạn (hình cánh hoa đào) đúng ở cửa trì. Mặt trời hồng: là trường hợp bạn ù khi trên tay bạn có 20 quân bài đều là quân đỏ. Cả bộ chắn có đúng 20 quân đỏ là: Chi Chi, Cửu Vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách, do đó cước ù này đặt ra hầu như là cho vui, như kiểu là một bí kíp thất truyền trong giang hồ. Đời đánh chắn 14, 15 năm của tớ cũng chưa có may mắn gặp trường hợp này bao giờ. Như vậy có thể hiểu Ù thời điểm đầu tiên bài của bạn và bài nọc hợp lại chỉ có chắn và cạ. Nói chung chỉ có đủ chắn và cạ thì mới “thăng” được. Nếu có đúng 6 chắn thì là ù bạch thủ, nhiều hơn 6 chắn là ù rộng. Khi chờ bạch thủ (còn gọi là chờ hẹp) nghĩa là chờ thêm chắn nữa còn chờ rộng thì chờ hoặc cạ hoặc chắn đều ù được chờ hẹp thì bạn chỉ có tối đa 3 cơ hội ù còn chờ rộng thì bạn sẽ có tối đa 11 cơ hội ù, thử nghĩ xem có đúng không. Bạn có thấy ù trong chơi phỏm và trong chơi chắn có nguyên tắc cũng “rưa rứa” đúng không ? Tuy nhiên khi ù chắn bạn có điều thú vị hơn là nó còn các cước sắc – hô sướng mồm hơn phỏm nhiều . Bây giờ thử ngâm cứu quả cước sắc trong chắn xem thế nào nhé 3. CƯỚC SẮC VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM CƯỚC SẮCXuông: 2 điểm, ù rộng và ko có cước nào, còn gọi là ù nhạt. Thông: 3 điểm, 1dịch: Ván trước vừa ù, thì ván ù tiếp theo sẽ có cước thông. Thiên ù: 3 điểm, 1dịch: Người có cái là người có 20 cây trên bài, nếu có đủ luôn chắn, cạ và ít nhất đáp ứng yêu cầu cơ bản thì ù luôn, gọi là Thiên ù. Địa ù: 3 điểm, 1dịch: Cây đầu tiên từ dưới nọc lật lên cho phép mình ù luôn, thì ù này là địa ù. Trì: 3 điểm, 1dịch: tất cả các trường hợp ù tại Cửa mình thì gọi là Ù trì, tức là cây để ù hiện lên ở Cửa mình. Các cước trên là những cước trời cho- may mắn thì được và không cần gò bài còn những cước sau đây thì phải tính toán để gò bài (gò bài ở đây là chọn quân ăn và chờ ù).Tôm: 4 điểm, 1dịch: trên bài có Thất Văn, Tam sách, Tam vạn. Nếu có 3 chắn này thì tức là có đôi Tôm. Lèo: 5điểm, 2dịch: trên bài có Chi chi, Cửu vạn, Bát sách. Nếu có 3 đôi này thì tức là có đôi Lèo. Bạch định: 6điểm, 3dịch: Trên bài ko có 1 cây đỏ nào, toàn cây đen. Hình 7: Điếm tổ tômTám đỏ: 7điểm, 4dịch: Trên bài có 8 cây màu đỏ, 12 cây đen. Kính tứ Chi: tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo: 11điểm, 8 dịch: Trên bài có 4 con Chi Chi, còn lại là toàn cây đen. Thập thành: tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo : 11điểm, 8dịch: Bài ù toàn Chắn, kô có 1 cạ nào. Có thiên khai: 3 điểm, 1dịch : Trên bài có sẵn 4 cây giống hệt nhau. Có ăn bòn: 3điểm, 1dịch: Trên bài có sẵn 1 chắn nào đó, ví dụ có chắn Tam vạn, nếu ăn được thêm 2 cây Tam vạn nữa để có 2 chắn Tam vạn để dưới chiếu thì gọi là có ăn bòn. Nếu ăn bòn để ù thì phải Hô là Ù bòn. Nếu ăn bòn xong mà chưa ù, thì sau này, khi ù rồi, nhớ hô thêm cước có ăn bòn để thêm điểm. Có Chíu: 3điểm, 1dịch: trên bài có 3 cây giống y hệt nhau, nếu ai đánh ra hoặc nếu từ lọc lật lên 1 cây y hệt 3 cây này thì có thể chíu nếu thích, và phải hạ cả 3 cây trên bài xuống để tạo với cây vừa ăn được thành 1 cột 4 cây (2 chắn). Nếu chíu rồi ù ngay (bất kể là cây bị chíu được đánh ra hay dược lật từ nọc) thì phải hô là chíu ù, nếu chíu xong mà chưa ù thì sau này khi ù rồi nhớ phải hô là có chíu để thêm điểm. Nhớ là sau khi chíu xong thì phải Trả Cửa, tức là mình lấy về cây chíu được từ chỗ nào, thì phải trả lại (đánh ra) 1 cây vào vị trí đó; trừ trường hợp cây chíu được là cây mà người ở Cửa trên (ngồi bên trái mình) đánh xuống vị trí Cửa trên của mình(**), sau khi chíu xong thì không cần Trả cửa mà có thể đánh như bình thường 1 cây nào đó xuống Cửa mình. Bạch thủ: 4 điểm, Nếu tính cả trên bài và dưới chiếu có 5 chắn và 4 cạ, thì coi như là đang đợi ù bạch thủ con lẻ còn lại. Từ lọc lật lên con nào y hệt con lẻ này thì mình sẽ được ù. Riêng bạch thủ ù chi được 5 điểm.Gà: Những cước sau là có thêm Gà, tức là sẽ được cộng thêm 5 điểm: Trì bạch thủ, Bạch thủ ù bòn. Bị chê là “gà” nhưng cứ thỉnh thoàng lại có gà là lại ấm rồi.4. MỘT SỐ LƯU Ý- Nếu là ù bạch thủ = điểm ù bạch thủ+dịch của các cước còn lại+gà(nếu có). Ví dụ : bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo có chiếu =bạch thủ ù chi 5+tám đỏ 5+hailèo*2 +chiếu 1 =15 điểm.- Nếu là ù rộng = Điểm của cước to nhất + dịch của các cước còn lại + gà (nếu có). Ví dụ : chì tám đỏ lèo có tôm có chiếu =tám đỏ 7+lèo 2+tôm 1+chiếu 1+chì 1=12 điểm.Tùy theo từng nơi còn có thêm một số cước nữa và cách tính điểm của từng cước cũng khác nhau, nhưng phổ biến giang hồ nhất là những Cước và cách tính điểm như trên.- Nếu đợi ù con Chi Chi, chỉ được phép đợi ù bạch thủ, nếu đã có 6 chắn trở lên thì được phép ăn Chi chi để tạo thành Chắn Chi, rồi tính toán để đợi ù con khác. - Khi ù ba đầu thì không được hô bạch thủ, ví dụ Nếu trên bài có 5 chắn, 3 cạ, và 3 đầu:Tam sách, Tam Vạn, Tam Văn, thì gọi là Ba đầu Tam; nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam bất kỳ nào, thì sẽ đựơc ù, nhưng ko được phép hô là ù bạch thủ. - Không được ăn cạ đổi chờ : ví dụ : trên bài đang đợi ù bạch thủ con Tam Sách, và có 1 cạ Nhị vạn Nhị văn, nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam Vạn thì tức là chưa ù được, nhưng mình sẽ không được phép ăn con Tam Vạn này (để thành Cạ Tam sách, Tam Vạn) rồi đánh ra 1 trong 2 con Nhị để đợi ù con Nhị. - Nếu đã khhông ăn cạ hoặc chắn ở cửa trên thì cũng không được ăn cạ hoặc chắn ở cửa trì.- Nếu người bên tay trái đánh 1 cây ra Cửa trên, hoặc lật lọc vào Cửa trên hay Cửa trì mà bị người khác Chíu, cây Trả cửa được phép ăn, không được phép ù, dĩ nhiên là trừ trường hợp Chíu ù. - Nếu mình đánh ra hoặc Trả cửa vào Cửa mình mà bị người khác Chíu thì dĩ nhiên là cây Trả của người đó không được ăn, chỉ được phép Chíu ù. - Nếu gặp trường hợp mình Trả cửa vào Cửa trên, và cây này bị người khác Chíu, thì cây Trả cửa của người đó mình vẫn có thể ăn được. - Được phép đánh ra 1 cây y hệt cây Trả cửa của người khác vào Cửa mình (cái cây Trả cửa này trước đó mình kô được phép ăn theo . Ngoài ra thì không được phép đánh ra 1 cây giống y hệt 1 cây bất kỳ ở Cửa trên, Cửa mình, hay Chắn, Cạ của mình ở dưới chiếu. - Nếu chơi chéo cánh, không được phép chíu ù cây mà người chéo cánh mình đánh ra. - Nếu chơi chéo cánh, người chéo cánh mình bị báo thì mình ù không được tiền, nhưng ván sau nếu ù thì vẫn được hô thêm cước thông. - Nếu mình bị ù báo, ván sau cho dù có ù thì cũng không được hô thêm cước thông. - Những trường hợp ù mà không bị mất tiền, kô được thu tiền là do bị lỗi Treo Tranh thường, lỗi Trái vỉ (sẽ trình bày về những lỗi này ở dưới), ván ngay sau có ù thì cũng không được hô thêm cước thông, trừ trường hợp như chú ý nêu trên. - Không được ăn cạ rồi lại đánh đi một cạ trên bài mình cũng như nếu đã đánh đi một cạ rồi thì chỉ được ăn chắn.- Xướng (tức đọc các cước ù của mình sau khi ù) là một khâu rất quan trọng, thông thường người mới chơi chưa quen xướng ù, có thể nhờ người chơi cùng xướng hộ.Xướng thiếu (tức xướng thiếu những cước bài mình ù, VD bạch thủ trì chỉ xướng bạch thủ): Xướng bao nhiêu, ăn bấy nhiêu.- Xướng thừa (tức xướng những cước bài mình không có): Xướng bao nhiêu, đền bấy nhiêu.- Xướng lỗi/sai (xướng nhầm cước hoặc trong khi xướng đọc 2 lần từ ù): xướng những cước nào thì đền những cước ấy. Đặc biệt chú ý từ ù mỗi lần xướng chỉ được đọc một lần, và có thể không đọc từ ù, VD đọc thông trì bạch thủ ù chi ù có chíu là lỗi.5. CHIA BÀI VÀ CẮT CÁISau khi ù thì ván bài đó kết thúc và chuyển chơi ván tiếp theo ,người thắng và người đối diện người thắng sẽ không phải chia bài, 2 người còn lại đều phải chia, mỗi người chia đều 5 phần rồi 2 bên ném bài hợp lại nhau theo kiểu gì cũng được, số cây lẻ ra sau khi chia hợp lại bằng 5 tức là chia đủ .Chia đúng tức là bài nọc có 24 cây còn bốn phần còn lại mỗi phần 19 cây. Người bắt cái phải kiểm tra nọc trước khi bắt cái và thông báo nọc thừa thiếu để các nhà biết. Sau khi xếp bài xong, phải kiểm tra xem mình có thừa thiếu hay không. Sau vòng đầu tiên mới phát hiện mình bị thừa, thiếu thì ngồi im… không được ù, dĩ nhiên là cũng kô bị báo, bị đền, ngồi mà đì nhà dưới cánh, hehe… Người làm cái phải vứt 5 cây kia vào 1 trong 5 bài vừa chia, vứt vào bài nào cũng được, bài đó sẽ được gọi là nọc, sau đó chọn ra 1 cây bất kì trong Nọc để ném ngửa vào 1 bài bất kì trong 4 bài còn lại, cây này sau khi ngửa ra thì làng sẽ biết được nó có thứ tự thế nào, và dựa vào đó mà phân cái theo chiều ngược kim đồng hồ, nhất là Chi, nhị là người bên phải, tam là người trước mặt, tứ là người bên trái, ngũ lại là nhất, lục lại là người bên phải…Khi có kinh nghiệm có thể lấy bài theo nguyên tắc: Chi,ngũ,cửu: nhất cái (cái người bắt).Nhị,lục: cái tiến (cái người bên phải người bắt).Tam, thất: cái đối (cái người đối diện người bắt).Tứ, bát: cái lùi (cái người bên trái người bắt). Mọi người nhặt bài theo chiều ngược kim đồng hồ, xếp bài, rồi bắt đầu chơi. Những cước quên không hô sẽ kô được tính điểm; hô sai, hô thừa cước thì bị báo(*), bị phạt bằng đúng số điểm hô sai, hô thừa; còn ù phá bạc tức là chưa ù mà đã hô láo(vô tình hoặc cố ý) thì sẽ bị phạt nặng bằng 8 đỏ, hay như thế nào thì tùy thuộc vào từng nơi. 6. CÁC NGÓN NGHỀ VÀ THUẬT NGỮĐơn giản như đánh phỏm cũng cần một số thủ thuật và ngón nghề như “câu bài”, “bắt móm”. Nếu các bạn đã hiểu qua cách đánh cơ bản thì cũng nên tìm hiểu các kỹ thuật nâng cao, tạm gọi là ngón nghề. Mỗi người chơi sau một thời gian đều rút cho mình những chiêu cao thấp khác nhau. Dưới đây là một số ngón nghề cơ bản, nếu áp dụng thường xuyên cũng mang lại hiệu quả rất cao.Câu: là cái tưởng như dễ nhất trong các cái trên. Giống hệt như khi câu kéo trong phỏm. Không có gì nhiều để nói. Chỉ lưu ý là khi câu con gì thì cũng phải tính xem liệu nó có còn hay không, liệu thằng đầu cánh có què con đó hay không? Làm thế nào để tính được như vậy thì không có cách nào khác là các chú phải chịu khó nộp học phí nhiều nhiều chút vì chính đoạn này mới là high-tech.Hình 8: Chiếu chắn các cụ ngày xưaXé cạ (chắn): Thường khi đánh chắn thì bài càng “tròn” (nhiều chắn và cạ, ít cây què) càng tốt. Nhưng có khi vì một lý do nào đó mà ta không có cây thích hợp để đánh cho nhà dưới (VD như không dám đánh vì biết nó đang rình ăn cây đó của mình, bài tròn vo, thèm ăn cây gì đó nên phải đánh để câu, đang chờ bạch thủ bị lấp lỗ…) thì ta phải xé cạ, thậm chí trong một số trường hợp phải xé cả chắn. Xé cạ nói đơn giản là đánh 1 cây trong 1 cạ trên tay xuống, nhưng đánh con nào thì lại là cả một nghệ thuật, đặc biệt khi xé cạ chờ ù. Đánh con nào để thằng dưới cánh không ăn hoặc phải ăn (đánh để bắt nó ăn còn khó hơn đánh để nó không ăn được), để con nào để có cơ hội thằng nhà dưới tự thúc vào đít mình hay vồ được dưới nọc) thì phải nhìn bài trên mặt, tính bài trong nọc và nếu có thể, nhìn bài thằng bên cạnh . Xé chắn thì nói chung ít khi làm, vì xé cạ thì còn đánh được cả cạ (nếu các chú chỉ ăn toàn chắn dưới mặt), còn nếu đã xé chắn thì bị bó chờ, không thể đánh cả chắn đi được. Đì: Trong Chắn học, đì là chỉ một sê-ri đòn đánh cho thằng dưới cánh những quân mà nó không thể ăn được, hoặc là có thể ăn được nhưng mà ăn thì sẽ dở cười dở mếu. Đì là một thuật ngữ mang tính chuyên môn cao. Đì mang tính trừu tượng nên người ta thường hiểu Đì qua những ví dụ của nó. Ví dụ: Thằng ấy bị sếp đì sấp mặt. Hoặc Mày mà làm vậy thì thế nào cũng bị nó đì. Áp dụng Đì thế nào? Thực ra không có một cách chính tắc nào nói về Đì. Đì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự tính toán bài trước đó, nhìn bài hiện tại và nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài. Nhớ bài trước đó là một đòn rất lợi hại, nếu càng nhớ được nhiều ván trước đó thì khả năng Chờ, Đì và Ù là rất cao. Tuy nhiên khả năng này ít người có, hoặc có thì cũng không cao nên thường nhìn vào bài hiện tại. Ở chắn việc này không mấy khó khăn bởi ăn vào là đặt ngay xuống nên việc nhìn bài đánh là khá dễ dàng. Nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài cũng là một biện pháp hay nhưng thường chỉ áp dụng được với newbie, còn với bọn già đời lọc lõi thì cực khó. Đì đặc biệt hữu hiệu với những kiểu đánh chéo cánh (Đặc biệt là đánh hội ăn ngô cay), một thằng đì, một thằng nhẩn nha ăn rồi chờ ù. Một số chú y khi Đì: Chú trọng Đì nhưng nếu đánh lẻ thì vẫn phải chú y Ù. Nếu đánh chéo cánh cần phân công rõ thằng nào Ù, thằng nào Đì. Có thể dùng mật hiệu.Tẩy: Thuật ngữ chuyên dùng chỉ việc đánh hết các quân đỏ trên tay đi để ù bạch định. Thường xảy ra khi bài các chú có hai hoặc ba đỏ. Nếu các con đỏ này đều trơ lơ (què) thì dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Nếu dính một hoặc hai cạ thì công việc khó khăn hơn nhiều. Trường hợp cả hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Nếu là cạ có một con văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta ăn con văn ấy và công việc lại trở nên dễ dàng như các Hải đăng đi cóp & pết. Tuy vậy cũng không nên hy vọng nhiều quá. Và nhiều khi các chú sẽ phải cầm chính cái con văn ấy để chờ ù. Trong trường hợp này thì cố gắng chờ bạch thủ. Đôi khi bài các chú có quá nhiều đỏ đến mức phải đánh bớt đi để ù tám đỏ. Quả này ít xảy ra nhưng khong phải không có. Vụ này cũng là tẩy đỏ, nhưng là tẩy ngược.Gò: Đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài các đồng chí có nhiều khả năng sẽ ù suông mà lại muốn kiếm tí cước sắc để xướng cho sang mồm. Có nhiều loại hình gò khác nhau, tớ sẽ mô tả lần lượt từ dễ đến khó.Gò tôm: Thường diễn ra khi các chú cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách/vạn hoặc mọt chắn tam sách/vạn và 1 con tam văn. Gò tôm nói chung dễ. Chỉ cần ăn con thất văn hoặc con tam còn thiếu rồi chờ cây còn lại. (Trường hợp ăn được cả tam lẫn thất rồi chờ nhị thì ko noi làm gì)Gò lèo: Diễn ra khi các chú cầm một cạ cửu/ bát, một con chi và một con bat/cửu trơ lơ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy đi để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một/hai con cần thiết rồi chờ con còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào đít rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.Gò tám đỏ: Nói chung là khó. Nếu đã có từ năm đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng và không gọi là gò nữa. Gò là khi ta chỉ có bốn, thậm chí ba đỏ cùng hai con văn. Bốn đỏ gò tám đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ một ăn một. Ba đỏ gò tám đỏ thì thiên nan vạn nan. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công.Cũng tương tự với gò bạch định: khi bài chỉ có 1-2 cây đỏ thì ta tẩy đỏ đi để cày cước bạch định (trên bài không có con đỏ nào là bạch định). Bên cạnh đó khó hơn là không được ăn thêm cây đỏ nào. Cày Bạch định khó ở luật nếu ta không ăn cây nào thì cũng không được đánh cây đó đi (chỉ có cách ghép cạ hoặc cầm chờ ù), nên VD bài bạn đang có Chi Chi mà bị nhà trên đút Chi vào mồm thì không ăn không được, dở khóc dở cười.Chíu: Cầm ba con giống hệt nhau trên tay, khi con còn lại do bất cứ nhà nào đánh ra hoặc do rút nọc mà lên, dù ở bất cứ đâu, thì hô chíu rồi lôi về cửa mình mà chén. Quả này thường được 1 dịch. Ăn bòn: Cầm một chắn bài trên tay, thường do tránh treo tranh, đôi khi do cố tình (cấu lại của nhà dưới một cây nó thèm ra mặt chẳng hạn) nên tách chắn ra đưa xuống mặt một cây, trên tay còn lại một cạ hoặc 1 cây trơ lơ mà lại ăn được nốt cây còn lại thì gọi là ăn bòn. Quả này cũng được 1 dịch.Ăn cạ đổi chờ: Ví dụ trên bài có cạ thất văn vạn, 1 con tam vạn. Đang chờ tam sách lên lấy tôm, thằng trên đánh ra thì tham (đã đủ tôm), ăn vào, đánh thất vạn chờ thất lấy tôm cho chắc cờ<--- ăn cạ tam đổi chờ từ tam sang thất <--- không được ù, nếu ù bị đền. Hình 9: Các cụ trên chiếu chắn ngày nayTreo tranh: Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, ví dụ như trên bài có cây Nhị Văn, ta ăn cây Nhị vạn để tạo thành Cạ Nhị vạn Nhị văn, phải để ý xem trên bài có Chắn nhị vạn không. Nếu có phải hạ cây Nhị vạn trên bài xuống chiếu để tạo thành Chắn nhị vạn đặt dưới chiếu, còn trên bài thì ta đã có Cạ nhị vạn nhị văn. Nếu có chắn này mà không phát hiện ra, thì mình sẽ bị mắc lỗi Treo Tranh. Ở những nơi nghiêm khắc, hạ tịch bất hồi, vi phạm lỗi là phải để nguyên, ai phát hiện ra thì nói, ko thì thôi. Còn thông thường thì sau 1 vòng mới bắt lỗi, tức là ta có thể thay đổi, trong ví dụ trên: giả sử nhầm lẫn hạ con Nhị văn xuống, ta có thể thay đổi ngay, hạ con Nhị vạn trên bài xuống, cầm con Nhị văn lên. Để tránh trường hợp này, thông thường khi ăn để tạo Cạ, người ta thường úp cây từ trên bài xuống rồi đánh đi cây khác cho nhanh ván bài, rồi kiểm tra xem trên bài mình có chắn nào trùng với cây vừa ăn không. Một lỗi Treo Tranh nghiêm trọng là nếu mình Chíu mà lại không hạ cả 3 cây xuống, thường là do mình quên mà ra, tức là sẽ dẫn đến việc không Trả cửa, nếu may mắn rơi vào trường hợp (**) thì sẽ chỉ bị lỗi Treo Tranh thường, ván sau có ù thì kô được hô thông, còn không thì sẽ bị nặng hơn là bị báo.Gà: nói chung cái này vô biên không biết quy định thế nào, có chỗ gà mỗi bạch thủ trì, có chỗ ù linh tinh cũng được gà. Nhớ hồi xưa, mãi không được gà bèn nghĩ ra cước thông trì chíu (ăn bòn hoặc ù bòn, thiên khai) cũng được gà <--- tùy chỗ chơi quy định. Nói chung thường những cái sau được gà: trì bạch thủ, bạch định, 8 đỏ, thập thành, kính tứ chi ( 2 cái sau tính bằng 8 đỏ 2 lèo, thường là thế).Suông: ù không có cước gọi là ù suông, các bác cho em bao nhiêu thì cho. Có nơi quy định không được ù suông, cho nó vui thôi. Khi đó thì được bỏ ù, chờ nó lên cửa trì ù lấy cước trì cũng đc. À nói đến bỏ chờ, có nghĩa là ví dụ bác chờ rộng, trên tay bác có đôi thất văn, lẻ con tam vạn chờ ù. Bài nó lên tam văn (or tam vạn)<-- bác chỉ ù suông. Nếu bác không ù, tham chờ tam sách lên để ù tôm <- bỏ ù tam trước (văn hoặc vạn)<-- tam sau (sách) lên không được ù.Báo (phải đền): không có cước mà lúc ù lại nói thì là báo. Ví dụ rõ nhất vừa nêu trên, không có thông mà đòi hô <-- báo.Trái vỉ : ăn con gì xếp con đó nằm dưới, chỉ áp dụng cho ăn cạ vì ăn chắn thì con nào chẳng như con nào. Ví dụ trên bài có tam vạn, ăn tam sách/tam văn thì khi xếp cạ, con tam vạn phải nằm trên con tam văn/tam sách. "Con" nào "ăn" "con" khác thì nằm trên còn "gay" thì "con" nào nằm trên cũng được nhờ bà con nhờ. Làm như thế để thiên hạ có thể phỏng đoán bài. Nếu vi phạm thì gọi là bị lỗi Trái vỉ. Bí ngũ: ko còn là tám đỏ mà là mười đỏ (các cụ xướng là thập điều) vì sử dụng hết cả 120 cây nên nhiều đỏ hơn , ngoài ra còn có cước "kính cụ", tương đương bạch định nhưng có một con yêu "ông cụ" duy nhất trong bài. Thêm phát nữa là "kính tứ cố", tương tự "kính tứ chi" nhưng thay 4 con chi bằng 4 con "ông cụ" trên nền bài đen xì Nhưng cước này đặc biệt kiêng hô nhất là khi trong hội đánh có cụ cao tuổi hoặc là trong dịp Tết nhất vì là điềm xấu các cụ cao tuổi dễ "đi". Nên trong trường hợp đó cứ hô "kính tứ chi", làng sẽ không phạt mà vẫn trả tiền như thường. 7. BÊN LỀ CHIẾU CHẮNBên lề chiếu chắn cũng hình thành những câu, từ tiếng lóng hình thành từ quân bài chắn hoặc có liên quan đến những quân bài chắn cũng khá thú vị.Cửu vạn = chỉ dân bốc vác ( hình Cửu Vạn là anh chàng vác đồ).Đi một lèo (ví dụ như Vợ bỏ , Hết Tiền , Cháy nhà cũng một lúc).Đồ tam văn (thằng thọt).Nhà trên đì nhà dưới thật lực. Nhà dưới oánh con nào, nhà trên đì con đấy! Làng gọi đấy là: Nhà máy in. Thấy bác nào hơi giống Lưu Dung thì gọi là cụ Nhị Sách.Chú nào có bồ ngồi bên đếm tiền mấy lị mái xùy, làng gọi là: ấp Bát Sách. Các cô ở đây cẩn thận! Nhỡ có chú nào khen là "Em đẹp như nàng Bát Sách!" thì phải xét lại chú ấy ngay.Bài không có cơ cấu lấy cước sắc, gọi là Tôm cong Lèo cụt.Chíu ở cửa trì nhà mình thì gọi là: chíu tại mả!Bác ngồi dưới em, nọc ra con bát sách bác thèm lắm, nhưng mà em cấu xừ mất, đánh trả con khác bác không ăn, bốc nọc lại nguyên con bát sách. Người ta gọi đấy là cấu lại mọc.Đang đánh, bác buồn quá, đứng dậy đi thăm anh WC không ngờ bốc cái đúng bác, thế là cả hội phải ngồi chờ bác. Thế gọi là cái thằng đi đái.Đang chơi có thằng bảo tao đi thăm anh WC cái, rồi chờ mãi 1 đi không trở lại, thôi chết mẹ nó ăn non bùng mất rồi. Anh em chửi: bố cái thằng đi đái Sài Ghềnh.Đang đánh đen quá bảo chéo cánh đổi chỗ gọi là xoay bàn thờ.Đang oánh thì đi đái gọi là: đi đếm tiền giả làng.Nhà cái bận chuyện riêng để làng chờ gọi là: bắt cái đúng thằng đi đái.8. CHẮN VÀ VĂN HỌCNhà thơ Nguyễn Khuyến có nhắc đến Tổ Tôm trong bài "Tự trào" :...Mở miệng nói ra gàn bát SáchMềm môi chén mãi tít cung ThangNghĩ mình lại gớm cho mình nhỉThế cũng bia xanh cũng bảng vàng.Còn nhà thơ Trần Tế Xương cũng có đề cập đến trò chơi này:Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộNhư lúc đen chơi cuộc tổ tôm.Riêng nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết cả một bài thơ, câu nào cũng có tên một quân bài Tổ Tôm, theo tương truyền là để khất nợ :Thân "bát văn" tôi đã xác vờ.Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?Của trời cũng muốn "không thang" bắc,Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu.Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?"Ông lão" tha cho cũng được nhờ!Đọc thêm:Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật – Việt chưa có giải đápCó một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ… Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như “xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)” của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài. Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là “majan” (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc “Kimono” thời Edo, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật. Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích “bí ẩn” như vậy. Nếu ai biết xin lên tiếng hộ. Giáo Sư Yumio Sakurai thuộc Ðại học tổng hợp Tokyo trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến “bí ẩn” của bộ bài Tổ Tôm. Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết: - Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong “Le To Tom, L’Annam Nouveau”, 1932, vol. 125 – vol 143. - Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na – Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật. - Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn “Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1″ do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi. Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài “nhất thang” (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được. Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai.Cửa tiệm Mekong Center chúng tôi ở Nhật Bản thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc.Hàng ngày có khoảng 40 người Việt chơi bài Tổ Tôm tại trụ sở hội Cao Niên Mỹ-Á, ở Little Saigon thuộc Cali, Hoa Kỳ.CHÚT ÁNH SÁNG VỀ GỐC BỘ BÀI TỔ TÔMGiữa năm 2002, tình cờ chúng tôi gặp một người Trung Quốc tên Vu Thục Quyên sinh trưởng ở Thiên Tân. Khi cho bà ấy xem bộ bài tổ tôm thì bà ấy nói rằng nhớ mang máng hồi nhỏ đã thấy trong phim ảnh Trung Quốc. Theo bà, có lẽ đây là bộ bài gốc từ miền nam Trung Quốc, thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông... Các trang phục của hình vẽ đó thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất, nhưng chính bà ấy lúc đầu cũng không đọc được các chữ Hán trên bộ bàị Cũng theo bà, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới làm bằng giấy cho tiện. Chúng tôi đã tặng bà ấy một bộ và nhờ truy tầm thêm hô..Riêng tôi suy luận cũng thấy có lý phần nào, vì có thế thì người Hoa mới in bộ bài này và một số người chơị Nhật Bản là một nước bảo tồn văn hóa rất kỹ, mà đây là một bộ bài thì số người chơi phải khá đông, nên nếu gốc của Nhật thì dù có bị mai một, cũng không thể không để lại dấu vết nàọChúng tôi vẫn mang thắc mắc về nguồn gốc bộ bài, nên ngày 24/12/2003, nhân dịp gặp lại cô Vu Thục Quyên, tôi yêu cầu cô gọi điện trực tiếp qua hỏi công ty sản xuất bộ Bài Tô Tôm (chỉ ghi tên tiếng Việt rất lớn mà không có tên nào khác) ở Hồng Kông thì được biết gốc gác từ phía nam Trung Quốc và có tên tiếng Hoa là Vân Nam Bài.trích từ: http://duhocnhat.org và http://sandinh.net/ 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2012 Vụ án tổ tôm và khí tiết lương y Đinh Nhật Thận http://www.doctin.vn- Đinh Nhật Thận (1815 - 1866) là một nhà thơ, đồng thời là một thầy thuốc giỏi thời nhà Nguyễn. Nhưng do tính cương trực nên bước đường công danh của ông không thuận lợi. Ông từ quan về quê mở trường dạy học và làm thuốc giúp dân. Bị bắt vì bức thư mời đánh tổ tômÔng là người làng Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1838) năm Minh Mạng thứ 19. Đinh Nhật Thận nổi tiếng là một thầy thuốc giỏi đương thời, danh tiếng chữa bệnh của ông không chỉ được biết ở vùng Nghệ Tĩnh mà còn được truyền tụng khắp kinh thành Huế. Chính nhờ tài chữa bệnh, ông đã thoát khỏi án tử hình trong một vụ án văn tự nổi tiếng thời Tự Đức mà người thời ấy gọi là "Vụ án tổ tôm".Đinh Nhật Thận là bạn thân của Cao Bá Quát. Cũng vì chuyện này sau khi Cao Bá Quát làm quân sư cho Lê Duy Cự khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, ông bị nghi kỵ, gọi về Huế để tiện theo dõi. Tại Huế, ông bị theo dõi nghiêm ngặt nhất cử nhất động đều được báo cáo với phủ doãn Thừa Thiên. Một lần mật thám của phủ Thừa Thiên thấy người nhà ông cầm một bức thư sang sông. Tên này giật lấy xem, thấy viết: "Tứ tướng dĩ cụ, chỉ khiếm nhất viên, tương nhất bách nhị thập tinh binh, độ hà lai chiến", nghĩa là: "Bốn tướng đã có mặt, chỉ thiếu một tướng, hãy đem đủ 120 tinh binh, qua sông giao chiến". Chỉ vì bức thư mời bạn đến đánh tổ tôm mà quan nghè Đinh Nhật Thận bị kết án tử hình và nhờ tài chữa bệnh ông đã thoát chết. Lập tức tên này hăm hở cầm "mật thư" về trình quan. Đinh Nhật Thận liền bị bắt giải về phủ Thừa Thiên. Ông giải thích với quan phủ rằng: "Thưa, đây chỉ là một giấy mời đánh tổ tôm. Tôi đã có ba người bạn đến rủ đánh tổ tôm, với tôi là bốn, đó là "Tứ tướng dĩ cụ". Nhưng đánh tổ tôm phải có năm người, nên "Chỉ khiếm nhất viên". Tôi mời một người bạn nữa ở bên kia sông sang chơi và mượn cả cỗ bài 120 quân, nên phải: "Tương nhất bách nhị thập tinh binh, qua sông giao chiến".Nhưng quan phủ doãn không chấp nhận lời biện bạch của ông, kết án là "yêu thư yêu ngôn" rồi gửi ông về trình bộ Hình. Không may cho ông, quan thượng thư bộ Hình vốn có thù sẵn với ông, nay được dịp báo thù nên cố tình ghép ông vào tội tử hình vì có âm mưu làm loạn. Thoát chết nhờ tài chữa bệnhLúc ấy, cụ cố thân mẫu quan thượng thư bộ Hình đang bị bệnh nặng, các thầy thuốc ở kinh thành đều bó tay. Danh tiếng chữa bệnh của Đinh Nhật Thận đã được truyền khắp kinh thành Huế từ lâu, nên cụ cố muốn mời ông đến chữa. Bất đắc dĩ quan thượng thư phải cho lính xuống nhà giam đòi ông. Đinh Nhật Thận trả lời: Chú về bẩm hộ, quan lớn mời thầy thuốc chữa bệnh cho cụ cố mà làm như gọi dân đến hầu kiện. Như vậy thầy vừa mất thể diện, quan lớn vừa mang tội bất hiếu. Khi nào quan lớn thân hành tới đón ta, ta mới đi.Quan thượng lâm vào tình thế khó xử. Nhưng một mặt bị cụ cố thúc bách, một mặt được những người chung quanh khuyên nhủ, quan thượng đành nén giận đến nhà giam mời Đinh Nhật Thận. Thuốc thang ít lâu, cụ cố khỏi bệnh, thầy thuốc cũng được thoát chết vì sau khi bình phục cụ cố buộc quan thượng phải tìm cách tha tội cho ân nhân đã cứu sống mình.Chỉ vì bức thư mời bạn đến đánh tổ tôm mà quan nghè Đinh Nhật Thận bị kết án tử hình và nhờ tài chữa bệnh ông đã thoát chết. Ngày nay nghe kể lại vụ án thật vô lý, nhưng là chuyện thật đã xảy ra. Những vụ án văn tự như vậy, thời phong kiến xưa đời nào cũng có!Chúc Phong ========================đọc thêm:Trong tâm linh người Việt:Tuy đã nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu Hán Nôm , tôi vẫn chữ hiểu tại sao ở quê tôi khi " liệm" người chết thì thường bỏ cỗ tổ tốm đã đánh( chơi) rồi vào quan tài , và có để ngoài quan tài một số quân, Cụ Nguyễn Văn Nhuận (năm 1983) thì cho rằng : " nên bỏ quân thất sách ". Vì trong dân gian ai làm cái gì cũng hỏng , cũng thất bài thì thường bị chê trách là " đồ thất sách “ , cũng có nơi thì bỏ hết quân " yêu’ ngoài quan tài ".Có hôm , tôi đến mua hộp trầm ở cửa hàng bán đồ tín ngưỡng ở chùa Quán Sứ để đốt Tết Canh Dần ( 2010), nhân khi cô bán hàng hướng dẫn một Phật Tử nhớ vứt tiền kẽm vào huyệt cũ và huyệt mới khi "thay áo ", nam 7 đồng , nữ 9 đồng , có tiện thể tôi hỏi cô bán hàng : " Tại sao khi liệm người chết không bỏ quân Tướng -sỹ- tượng- xe- pháo- mã – tốt mà lại bỏ 120 quân tổ tôm vào vào áo quan ?". Cô trả lời tôi " Tổ tôm quân đồng hơn tam cúc”. Tôi thấy chưa thật thuyết phục, nhưng để vào ô " tồn nghi " trong đầu !Như vậy "tổ tôm" đã vào tâm linh người Việt , cỗ tổ tôm đã chơi rồi là một trong những vật không thể thiếu khi nhập quan cho ngưòi chết ! Chắc là các quân tổ tôm sẽ bào vệ người chết khỏi sự "tấn công " ciủa ma quỷ dưới âm phủ ?Ngày xưa nhà có đám thường tổ chức đánh tổ tôm để chia sẻ vui ( đám cưới ) và buồn ( đám ma) với gia chủ . 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2012 Bài Tổ tôm và văn hiến Việt Trong tác phẩm đầu tay của tôi: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, với những chứngv cứ di sản phi vật thể tôi đã cho rằng: Cội nguồn của dân tộc Nhật chính là một bộ phận của một tộc người sinh sống trên đất Văn Lang xưa, trong cơn quốc nạn (Mà tôi giả thiết là vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại), họ đã di cư sang đảo quốc Phù Tang và sau vài thế kỷ tồn tại phát triển, đã lập thành một quốc gia trên biển Đông. Những di sản mà chúng ta có thể nhận thấy là: Tục ăn trầu và nhuộm răng đen vẫn tồn tại trong giới quý tộc Nhật đến thế kỷ thứ X . Người Nhật Bản còn phổ biến tục xăm mình chính là một tập tục của Văn Lang cổ và một hiện tượng thứ ba mà tôi trình bày dưới đây chính là bài tổ tôm trong văn hóa Việt với y phục và kiến trúc cổ Nhật Bản. Chơi bài tổ tôm chỉ phổ biến ở Việt Nam, dân tộc Nhật hầu như không hề biết đến cách chơi bài này. Nhưng những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này. Bây giờ các bạn hãy quán xét những hình ảnh sau đây: Bát sách.....................Tứ sách............................Tam vạn..................Nhị văn Các bạn hãy so sánh hình ảnh trên với hình ảnh minh họa cô Geisha Nhật Bản dưới đây. Nhưng y phục dân thường trong bài Tổ tôm cũng chính là y phục cổ Nhật: Chưa hết. Hình dưới đây trên con bài tổ tôm cho thấy một mẫu kiến trúc tương tự kiền trúc cổ truyền thống Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát hình con bài Ngũ Vạn và ngôi chùa cổ Nhật dưới đây: Trên con bài tổ tôm, các bạn so sánh với những ký tự chữ khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt và của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chúng ta sẽ thấy những nét tương đồng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ. Xin xem hình minh họa dưới đây: So sánh chữ viết trên lá bài và chữ khoa đẩu Chữ khoa đẩu do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phát hiện Dấu ấn chữ khoa đẩu trên con bài tổ tôm Ghép vần bằng ký tự khoa đẩuBản dịch thơ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn XuyềnNghêu ngao vui thú sơn hà Mai là bạn cũ, hạc là người quen Ký tự khoa đẩu trên trống đồng Lạc ViệtBản chính trồng đồng này ở một viện bào tàng của nước ngoài (Thông tin từ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền) Dấu ấn chữ khoa đẩu trong chữ viết Nhật Bản hiện đại(Hình ảnh quảng cáo trên báo Nhật bản) Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2012 Chú Thiên Đồng oi, cháu không biết chơi tổ tôm, cháu thấy ngày xưa bà nội và các cô chú thường bộ bài cây dài như tổ tôm và cũng chữ hán nôm khó nhận biết có mày xanh, đỏ, vàng hay 1 màu nữa cháu ko nhớ, và chỉ nhớ đó gọi là bài tứ sắc. Nhưng trong bài bác nhắc đến tam cúc và tổ tôm. Vậy chắc cháu chưa gặp qua bộ bài này bao giờ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2012 TẾT QUA HÌNH ẢNH XƯA Tết Việt Nam ngày nay khác xa với Tết truyền thống dân tộc ngày xa xưa. Ngay tại quê nhà, không khí Tết cũng ồn ào, náo nhiệt, bận rộn với ăn uống, tiệc tùng và biếu quà là chính. Các tập tục đón ông bà, mừng tuổi, chúc thọ, trồng nêu, đốt pháo... giảm dần hay bãi bỏ. Chúng ta người Việt xa quê hương tuy mong ước gìn giữ những hình ảnh cũ, nhưng ở đất mới, không gian xa xôi lại còn phải hòa nhập với lối sống địa phương, cũng không thể làm sống lại những ngày Tết cổ truyền trên đất mẹ. Nhìn lại vài hình ảnh cũ để cùng suy ngẫm ý nghĩa những sinh hoạt Tết của ông cha xưa.Ngày đầu tiên của tiết xuân trong một năm tính theo âm lịch, gọi là Tết. Thời gian này, xưa kia dân chúng sống nghề nông việc vườn ruộng đã rảnh rang, thời tiết mát mẻ không còn lạnh rét; mùa màng đã gặt hái xong nên có của ăn, của để dành. Mọi người chờ đón một cái Tết để có những ngày nhàn hạ, quây quần bên gia đình, tưởng nhớ, ngợi khen công lao, phúc đức ông bà tổ tiên và trong bộ quần áo mới, thăm viếng bà con, bạn hữu, vui với những trò chơi dân giã, hưởng những món ăn ngon truyền thống... Đám cưới chuột Phụ bản Văn Nghệ Mới, Thái Tuấn thực hiệnNgày Tết mọi nhà đều thích treo tranh Tết, ngoài màu sắc, hình vẽ gần gũi với đời sống dân dã, tranh Tết còn có nhiều ý nghĩa. Trong số các tranh Tết được ưa chuộng nhất, tranh Đám cưới chuột vừa nhiều hình ảnh linh động, màu đẹp vừa vui và ngộ nghĩnh được nhiều người ưa thích, treo trong nhà ngày Tết. Với nhiều hình ảnh mèo, chuột, ngựa, gà, cá kèm thêm kiệu, lọng, kèn… được nhân vật hóa thành đám cưới vừa hài hước vừa ý nghĩa: Bức tranh có hai họat cảnh, phần trên bốn chú chuột mang đồ lễ bác Mèo; phần dưới chú rể chuột cưỡi ngựa phía trước, cô dâu chuột ngồi kiệu theo sau, xung quanh các chú chuột cầm đèn, tán, lộng theo hầu... Mèo tượng trưng cho quyền sinh sát, chuột chỉ là phận nhỏ bé, tôi đòi, nhưng khôn lanh. Hạng thứ dân muốn sống còn, hạnh phúc phải biết cống lễ cho quan chức uy quyền. Triết lý sống mà ông cha chúng ta biết từ nhiều đời, đến nay thời đại toàn cầu hóa vẫn còn là bài học chua chát, châm biếm và hài hước ở quê nhà. Hàng bán tranh Tết đầu đầu thể kỷ 20 tại Hà Nội Carte postaleMột trăm năm trước khi máy ảnh chưa thông dụng, một sinh viên Pháp Henri Oger đi quân dịch, phục vụ tại Việt Nam đã muốn ghi lại hình ảnh sinh hoạt, Oger đã thuê nhiều người Việt khéo tay vẽ, khắc gỗ và in hàng ngàn hình ảnh thành nhiều tập. Nhờ đó ngày nay chúng ta biết được khá chính xác mọi sinh họat, cảnh sống của ông bà những năm đầu thế kỷ 20. Viết và treo câu đốiVào cuối năm âm lịch, khoảng một tuần trước Tết, các nhà nho cũng gọi là cụ đồ đến các thị tứ, chợ búa, nơi nhiều người qua lại, ngồi trên chiếu, bên cạnh một tráp gỗ, trong để bút lông, mực tàu (thỏi mực vuông vức, dài cỡ ngón tay, màu đen) và cuốn giấy để viết lời chúc, cầu may... Câu đối mua về được treo trước cửa nhà, trong gian chính nơi trang trọng hay hai bên bàn thờ. Câu đối viết chữ Hán, thường có ý nghĩa chúc cho chủ nhà và gia đình nhiều phúc, lộc, thọ, khang, ninh. Một câu chúc cho nhiều tiền, bạc, của cải (lộc):Môn đa khách đáo thiên tài đáo (Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến)Gia hữu nhân lai vạn vật lai (Nhà có người vào lắm của vào)Cây nêu làm từ một cây tre để nguyên ngọn và cành lá. Cây nêu thường được cắm trước nhà, sâu dưới đất để gió không làm đổ. Trên cành nêu treo các khánh, mảnh kim loại hay lục lạc bằng đất nung... khi gió thổi qua sẽ phát ra âm thanh. Trên ngọn cây nêu có máng chiếc mũ hay nón vải, áo dài hay dải vải, quanh gốc nêu thường rắc vôi trắng thành vòng tròn hay hình cánh cung. Cây nêu là dấu chỉ mảnh đất và căn nhà đã có người làm chủ, tà ma không được lai vãng. Dựng cây nêu ngày cuối năm âm lịch và hạ nêu vào mùng bảy Tết. Đốt pháo – Trồng cây nêuPháo là một cuốn giấy thật chặt, loại thường nhỏ hơn ngón tay, loại lớn bằng ngón chân cái, bên trong chứa thuốc cháy, một đầu bịt kín, đầu kia có một ngòi cháy. Khi đốt đầu ngòi pháo, lửa bén chừng hai giây đồng hồ chuyền vào thuốc cháy, hơi nóng thuốc cháy tạo nên áp xuất rất cao bên trong và làm cuốn giấy bị vỡ tung, tạo nên tiếng nổ. Có các loại pháo nổ như pháo tép, pháo tràng, pháo dây, pháo đại, cối, pháo thăng thiên… Một công thức chế thuốc pháo quen thuộc thời xưa: Nhất đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm. Một phần than tốt nhất là than gỗ cây soan, nửa phần diêm sinh mầu vàng và nhiều nhất tới sáu phần diêm tiêu màu trắng. Tiếng pháo nổ trong các dịp Tết xưa kia hoặc đám cưới ngày nay, đều khiến người nghe cảm thấy không khí vui nhộn, náo nhiệt, lôi cuốn sự chú ý. Tiếng pháo ngày Tết còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo. Những gì không hay của năm cũ theo tiếng pháo bay xa chỉ còn lại xác giấy hồng quanh nhà tượng trưng cho màu sắc hạnh phúc, vui vẻ, thịnh vượng.Cảnh đánh đu tám cột do Hồ Xuân Hương diễn tả:Tám cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông,Trai đu gối hạc, khom khom cật,Gái uốn lưng ong, ngửa ngửa lòng. Đánh đu, trò chơi ngày Tết là cơ hội cho trai gái làm quen. Chơi bài Tam Cúc Mồng một Tết ở nhà làm cỗ, mừng tuổi, chúc tết ông bà, cha mẹ; ngày mồng hai mang đồ biếu và chúc tết bên ngoại, thày dạy học; ngày mồng ba thăm bà con, tảo mộ... Sau ba ngày Tết là vui chơi. Người khá giả, giới thượng lưu như các bà họp nhau chơi bài tam cúc, các ông đánh chắn, tổ tôm. Bộ bài tổ tôm, chắn có 120 cây, người chơi thường có bốn chân, luật lệ tổ tôm chặt chẽ hơn chắn nên môn này chỉ dành cho các cụ khá giả. Bài tam cúc có thể từ hai đến bốn tay, chỉ có 32 quân làm bằng bìa mỏng, bề rộng dài cỡ hai ngón tay, một mặt cùng màu, mặt kia có vẽ hình, chia thành 16 quân đỏ và 16 quân đen. Các hình vẽ có tên tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt như trong bộ cờ tướng. Bài tam cúc nay ít còn thấy. Chơi bài là thú giải trí tao nhã, họp bạn thân thiết không phải để ăn thua.Đám xóc đĩa Chơi xúc xắcGiới bình dân thích quây quanh đám xóc đĩa và xúc xắc... Xóc đĩa dùng bốn đồng tiền hai mặt, một mặt có chữ Hán, mặt sau trơn, để trên một đĩa có bát úp lên. Khi nhà cái cầm đĩa và bát lắc, bốn đồng tiền bên trong đảo lộn, lắc xong đặt đĩa xuống, các nhà con bắt đầu đặt tiền ở hai cửa chẵn hoặc lẻ. Sau khi đặt tiền xong, nhà cái mở bát và hô chẵn hoặc lẻ. Người đặt chẵn sẽ thắng nếu số mặt các đồng tiền hiện ra 2 hay 4 mặt giống nhau và ngược lại bên lẻ sẽ thắng.Xúc xắc gần tương tự trò chơi xóc đĩa, thay vì bốn đồng tiền là một con xúc xắc. Nhà con đặt tiền vào các cửa số từ 1 đến 6, khi mở bát, cửa nào có số trùng với một trong sáu mặt số của xúc xắc sẽ trúng. Đây là thú giải trí phổ thông của ba ngày Tết cho người dân thường, còn là sự cầu may, hên xui trong năm mới. Trò chơi xóc đĩa và xúc xắc đơn giản, dễ đánh hơn tài xỉu của Tàu và bầu cua tôm cá sau này. Đám xóc đĩa Chơi xúc xắcTết là ngày hội vui và thiêng liêng nhất vào mùa xuân trong năm, cả nước từ vua quan đến thứ dân đều tham gia các lễ hội. Xưa kia không có các tòa nhà, hội trường lớn rộng nên các lễ hội có nhiều người dự thường diễn ra tại các bãi đất, sân đình. Quan quân tham dự lễ tế đầu xuân tại thành nội Huế Vào thời kỳ thuộc địa của Pháp, những bưu thiệp (Carte Postale) được phát hành từ những năm đầu của thế kỷ 20, đến nay đã một trăm năm, ghi lại nhiều hình ảnh sinh họat và phong cảnh của đất nước và con người Việt Nam. Những hình chụp in trên bưu thiệp từ các máy ảnh to, nặng và cồng kềnh. Lúc ấy máy ảnh chỉ mới phổ biến được vài chục năm, còn rất xa lạ với người dân thuộc địa. Nhưng nhờ vào hàng ngàn tấm ảnh in trên các lọai bưu thiệp mà ngày nay còn thấy được các hình ảnh rõ ràng, cụ thể con người và đất nước.Những hình ảnh đã qua trên cả trăm năm, người xem chắc vẫn cảm nhận được không khí thanh bình, cuộc sống nhàn hạ và thú chơi bình dị của ông bà tổ tiên những ngày Tết thời xa xưa. Đội múa rồng ngày Tết, Sài Gòn Nguyễn Xuân Sơn, http://www.diendantheky.net/ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2012 Bài Tam Cúc Bài Tam Cúc.Môn bài bạc này thường chơi giữa những đám trẻ đã có trí khôn, các bà, các cô cũng rất thích chơi Tam Cúc.Cỗ bài Tam Cúc gồm 32 con bài, tên gọi giống như tên con cờ tướng: Tướng, Sĩ Tượng (voi), Xe, Pháo (súng ca-nông), Mã (ngựa), Tốt (lính).Trên đầu mỗi hình vẽ con bài, có tên của nó viết bằng chữ Nho. Mỗi cỗ bài 32 có lá, 16 con đỏ và 16 con đen, trong đó mỗi bên: 1 tướng, 2 sĩ, 2 tượng, 2 xe, 2 pháo, 2 mã và 5 tốt. Theo thứ tự, con tướng lớn hơn sĩ; sĩ lớn hơn tượng, tượng lớn hơn xe, xe lớn hơn pháo, pháo lớn hơn mã, mã lớn hơn tốt. Ngoài ra, cùng loại con bài (thí dụ mã đỏ, còn gọi là hồng, và mã đen), con đỏ lớn hơn con đen. Tướng đỏ gọi là Tướng Ông, Tướng đen thường gọi là Tướng Bà, tướng đen thua tướng đỏ.1/ Cách chơi.Sắp bài: Bài Tam Cúc được sắp theo bốn cách:- Bộ Ba: Mỗi bộ ba gồm 3 con liên tiếp nhau, cùng màu đỏ hay đen. Bộ ba trên gồm tướng sĩ tượng; bộ ba dưới là xe pháo mã.- Đôi cây: cứ hai con giống nhau, cùng mầu là một đôi.- Những con lẻ không vào đôi nào thì đứng riêng.- Đặc biệt: nếu có 4 con Tốt cùng mầu gọi là tứ tử, năm con Tốt cùng mầu thì gọi là ngũ tử.2/ Cách gọi và hơn thua.32 lá bài chia đều theo số người chơi. Ván bài đầu tiên phải bắt cái xem ai được gọi trước. Một người nào đó rút ra một cây, rồi bắt đầu đếm từ người rút. Thí dụ rút con mã thì đếm: tướng, sĩ, tượng, xe pháo mã. Ai trúng tiếng “Mã”õ thì được làm cái, tức được gọi lá bài đầu tiên. Những ván bài sau, lần lượt tính từ bên tay phải, làm cái.Các người chơi, kín đáo xếp những lá bài trên tay thành đôi hay ba. Nhà cái có quyền gọi 1 cây (cây bài lẻ), đôi cây hay ba cây tùy theo bài mình có và tùy theo cách tính toán, kinh nghiệm chơi bài của mình, và úp những cây bài mình, để riêng ra. Những chân kia phải theo cách gọi của người cái xuống bài. Ai có đôi hay ba và đoán là lớn hơn lá bài của người gọi, lấy ra, úp xuống và để trước cửa của mình. Nếu không có, mình chọn hai hoặc ba cây bài lẻ, tương ứng với bài gọi, để chui. Sau khi tất cả người chơi đã “ra quân”, người cái lật bài của mình trước. Các người khác cũng lật bài của họ lên. So sách những đôi hay ba với nhau. Bộ ba trên (tướng sĩ, tượng) ăn những bộ ba dưới (Xe, pháo Mã), rồi, bộ đôi, ba cùng loại thì bộ đỏ ăn bộ đen. Ai được thì ngửa bài mình để trước cửa, ai thua thì bài úp và để chung một chỗ (gọi là “túp” hay chui bài).Người thắng này trở thành người có quyền gọi lá bài kế tiếp.Luật chơi thường cấm không được ra đầu một, đôi hay bộ ba có những con bài Tướng, Sĩ Tượng.3/ Số người chơi.Sau khi chơi hết các con bài trên tay, nếu bốn người chơi (chân bài), mỗi người có 8 cây, thì mỗi người phải có 2 lá bài thắng, chân bài coi như hòa hay bình chân. Nếu không có cây nào hay chỉ được một thì phải trả tiền bấy nhiêu cây mình thiếu đó từ người khác có nhưng con bài thắng (sau khi trừ hai con bình chân của mình) hay ngược lại, người thắng quá 2 con, số thừa bán cho những ai thiếu. Nếu có ba ngưòi chơi (3 chân), cỗ bài bỏ ra hai con tốt một đỏ và một đen, hay 2 con Tướng (mỗi người 10 lá bài). Cách bỏ haitướng, trong những cây còn lại thì sĩ đỏ lớn nhất và lúc đó mỗi chân bài phải có 3 cây thắng… Riêng người cái phải có 4 cây thắng. Bài Tam Cúc có thể chơi tay đôi. Chơi hai thì mỗi người có16 cây bài. Cách chơi này hai bên đều biết bài của mình cũng như bài của đối phương. Vì thế, cuộc chơi khó thắng. Nhưng cái hay của lối chơi này cao thấp tùy thuộc vào người khôn ngoanbiết đoán ý của đối phương. Những lá bài đặc biệt.a/ Tứ Tử hay ngũ tử: Nếu vừa lên bài mà ai có 4 hay năm cây tốt đỏ hoăïc đen thì được “trình làng” (gọi tứ tử hay ngũ tử trình làng) trước khi nhà cái gọi cây bài đầu và coi như được thắng 4 hay năm cây này. Riêng ai có ngũ tử thì còn dành được quyền là cái, tức là gọi cây đầu tiếp theo đó. Tứ tử thì sau khi trình làng, người cái vẫn gọi lá bài đầu.Nếu có tới hai nhà có ngũ hay tứ tử thì ai có quân đỏ sẽ thắng tứ hay ngũ tử đen. Nếu một bên có tứ tử, một bên ngũ tử thì bên ngũ tử thắng. Bên có tứ tử có thể giữ 4 quân tốt của mình lại. Nếu may mắn mình thắng một hai cây kế tiếp, có quyền làm cái thì gọi 4 cây tứ tử của mình. Nếu không có dịp gọi thì tứ tử này đành phải chui.b/ Toàn Hồng hoặc Toàn Đen: Nếu khi lên bài của mình mà các lá bài đều đỏ hoặc đen cả, không cần đánh tiếp vì người này được coi như thắng cả bằng ấy lá, các người khác phải mua những con bài của chân mình ( hai hay ba cây).5/ Ăn kết:Đây là phần phụ của môn chơi tùy thuộc vào giao hẹn trước.a/ Kết thường: nếu ai đương là cái (có quyền gọi) thắng lá bài cuối cùng là những đôi từ xe đen trở xuống, hoặc bộ ba đen dưới thì gọi là “ăn kết”. Nếu người cái gọi đôi cây pháo đen mà bị một người khác có đôi xe đen bắt thì người có đôi xe đen không được coi là “ăn kết” (nếu giao hẹn trước cho đôixe này cũng được ăn kết thì gọi là “ăn kết đè”). Cũng tùy theo giao ước, người ta lại cho ăn kết xe, pháo , mã, tốt đỏ (hồng).Một người có lá bài ăn kết thì mỗi nhà thua phải trả gấp đôi số lá bài cần có của mình. Thí dụ chơi bốn ngưới thì cuối bàn chơi, mỗi người phải có hai lá bài thắng. Trong trường hợp có người ăn kết thì người có hai lá này phải trả cho người ăn kết tiền 2 cây bài. Nếu có 3 cây thì trả một. Nếu có 4 cây thì hòa.b/ Kết Nhất bộ Nhị: Trường hợp người gọi lần cuối cùng là đôi tốt đen mà thắng (không ai có đôi lớn hơn để bắt) thì người này được ăn kết nhất bộ nhị. Thắng cái kết này, mỗi người phải trả gấp 4 lần cây bài thua. Thí dụ trường hợp trên, người không thắng cây nào phải trả cho người thắng kết nhất bộ nhị tiền 8 cây bài, người thắng 2 cây phải trả người ăn kết tiền 6 cây bài v.v. c/ Đè kết: Trong trường hợp người gọi đôi cây cuối cùng là tốt đen, thắng kết nhất bộ nhị. Nếu lúc đó, một ai có đôi tốt đỏ (những chân khác không ai có đôi lớn hơn)thì người có đôi tốt đỏ thắng đôi tốt đen ăn kết của người gọi, người ta gọi là đè kết. Người gọi đôi tốt đen thua sẽ phải đền cho người có đôi tốt đỏ những số tiền mà lẽ ra họ thu được nếu thắng lá bài đôi tốt đen.Tùy theo hẹn trước, nếu ván bài có người ăn kết nhất bộ nhị, nhà nào có đôi sĩ hay đôi tượng (đỏ hay đen) mà ra vào cây bài thứ hai củng bị đền thay mọi người trả tiền cho người thắng (các chân bài khác không bị mất tiền) vì đã ra quá sớm, không giữ lại để có thể phá cái kết tốt đen này (luật này hơi khắt khe nên chỉ có những người lớn chơi với nhau mới có).d/ Xe kè hay xe cọc cạch: cũng theo giao hẹn, mọi người chấp nhận chơi xe kè. Khi vừa lên bài, nếu ai có những con xe khác mầu nhau (một đôi cùng mầu không được) thì được ăn xe kè, mỗi chân bài kia phải trả ngay cho người có xe kè tiền một cây bài.. Đôi khi họ góp tiền trước (người nào không muốn chơi thì khỏi góp, nếu có xe kè cũng không được hốt), ai có “xe kè” trình ra thì hốt. Nếu có hai người trở lên đều có xe kè thì hòa, tiền để lại ván sau. Thường khi chơi ăn kết thì không ai chơi xe kè vì sợ làm trống bài.Bọn trẻ hay chơi đi đêm nhất là với người lớn, bà nội bà ngoại. Đi đêm hai người bí mật úp bài khơng cho ai biết) trao đổi với nhau một vài con bài. Bà thì muốn cho cháu vui nên bao giờ cũng đi con bài lớn (sĩ, tượng…) còn các cháu thì lại đi những con bài nhỏ vì biết thóp ý bà. Ngày Tết chơi Tam Cúc khá thú vị, nhất là lại có sự tham dự của bà nọâi, bà ngoại với các cháu thì vui không tả được. Thường giá mỗi quân bài chừng một vài hào (ngày xưa). Ở nhà quê tôi xưa, bọn trẻ được phép chơi Tam Cúc cả ba ngày Tết, anh chị em, bạn bè chơi trong ổ rơm (nhà quê) hay giường ngủ rất ấm cúng. Có khi không chơi bằng tiền mà bằng một hai cái kẹo một cây bài.Bài Tam Cúc đã từng đi vào văn học Viet Nam.Trong truyện Lan Và Hữu của Nhượng Tống (hình như tác phẩm này đã mất vì từ lâu không thấy xuất hiện hoặc nhắc tới). Câu truyện rất “Đường Thi” vì xẩy ra thời còn có những nhà Nho. Một nho sinh đẹp trai tên Ngọc được hai cô gái Lan và Hữu cùng yêu, nhưng Ngọc yêu cô em họ xa là Hữu hơn. Trong một đêm đi đò lên chùa Hương, ba người chơi tam cúc. Một ván bài cô nàng Lan gọi đôi cuối cùng là tốt đen để ăn kết Nhất Bộ Nhị. Anh chàng Ngọc lại có đôi tốt đỏ, lẽ ra phải bắt cái kết này. Nhưng vì sợ Lan buồn, Ngọc lặng lẽ chui hai con tốt đỏ để Lan thắng. Nhưng không may, cô nàng Hữu trông thấy, lật tẩy anh chàng Ngọc, làm toáng lên khiến cuộc chơi phải chấm dứt trong trong hờn giận lẫn bẽ bàng.Sau đây là mấy lá bài lần lượt là: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt. Vì không có mầu nên không phân biệt được đen hay đỏ.Hoàng Cầm có, một bài thơ Tam Cúc rất “lá diêu bông”: Cây Tam CúcCỗ bài tam cúc mép cong cong Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em. Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm Em đừng lớn nữa Chị đừng đi Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì. Đứa được Chinh chuyền xủng xoẻng Đứa thua Đáo gỡ ngoài thềm Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em. Năm sau giặc giã Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi Em đứng nhìn theo Em gọi đôi. Hồ Dzếnnhh cũng có bài thơ về Tam cúc:Ngày Tết mải chơi tam cúcKhông hay anh tới sau lưngGhé lại gần em mách nướcKết luôn xe pháo mã hồngỒ ván bài em đỏ quáĐỏ như đôi má ngày xuânEm có ăn trầu đâu nhỉMà sao người thấy bâng khuâng?Nắng mới rọi vào song cửaRung rinh bóng lá cành doiNăm ấy em mười sáu tuổiTrăng tròn – anh chẵn đôi mươiTừ đó mỗi mùa đào nởPháo xe lại rộn cây bàiCó độ anh về, có độVắng anh, em nhớ mong hoàiMấy chục mùa xuân thấm thoátNhớ thương hờn giận chen nhauMột bức tranh thơ bát ngátQuý thay cái thuở ban đầu!Nay tóc đời ta điểm bạcBể đâu thời thế phôi phaEm ạ, cỗ bài tam cúcVẫn thơm nguyên vẹn tình ta. (Hồ Dzếnh)http://cachdanh.com/cach-danh-bai/Mùa xuân chơi bài Tam cúcỞ tuổi tôi, chơi tam cúc đã là một trò cờ bạc xa lạ. Năm nay, tôi gần 60 tuổi, thế mà khi đọc hoặc nghe những câu thơ viết về thú chơi tam cúc , tôi có cảm giác như nghe lại một chuyện cổ tích truyền kỳ nào xa xôi lắm. Ở ngoài bắc ngày xưa, chơi tam cúc như một thông lệ ngày tết và với tiết trời lạnh lạnh lập xuân, cả nhà xúm vào chơi tạo ra một không khí xum họp đầm ấm. Bộ bài gồm những quân tướng sĩ tương xe pháo mã mầu đen mầu đỏ … và là một trò chơi cờ bạc khá dân giã và phổ thông của thời xưa cũ. Nhưng, cũng có nhiều thi sĩ đã viết những bài thơ mà chơi tam cúc là một đề tài độc đáo cho tình yêu đôi lứa… Đọc những câu thơ , như một hướng vọng về một thời gian nào đã đi qua hàng thế kỷ. Tôi tưởng tượng. Bên ngoài , mưa phai phai những bụi nước. Những cơn gió bấc và bầu trời đầy mây đen, tạo một không gian lạnh lẽo. Nhưng bên trong, bên bếp lửa đỏ rực của nồi bánh chưng tỏa hơi ấm, cả nhà xúm nhau chơi tam cúc , ồn ào trong cái ấm áp bên trong đối nghịch với cái băng giá bên ngoài. Có những mối tình đã bắt đầu từ những ván bài tam cúc. Và có những thi sĩ đã nhắc đến, như một kỷ niệm luôn trân trọng của cả một đời người Một người làm thơ thuở ấy, là Hồ Dzếnh , đã nhắc đến ván bài tam cúc mà đến khi mái đầu đã điểm bạc mà vẫn không nguôi nhung nhớ.Cỗ bài tam cúc , của một thời hoa niên , của những ngày đầu năm tràn đầy ước mơ , luôn luôn hướng vọng đến mọi sự tốt lành. “ Ngày Tết mải chơi tam cúc không hay anh tới sau lưng ghé lại gần anh mách nước kết luôn xe pháo mã hồng ô ván bài em đỏ quá đỏ như đôi má ngày xuân em có ăn trầu đâu nhỉ mà sao người thấy bâng khuâng…” Phải rồi, men trầu cau đâu có nồng nàn bằng men tình yêu. Nỗi ngất ngây của hai kẻ yêu nhau chen lẫn với nỗi e thẹn ngượng ngùng như men cay của những ván bài kết đôi xe pháo mã nồng thắm. Tình yêu như dệt bằng mơ ước , của những ngày sắp tới đẹp như trong chuyện thần tiên. Lúc ấy, chúng mình còn rất trẻ…“ nắng mới rọi vào song cửa rung rinh bóng lá cành doi. Năm ấy em mười sáu tuổi Trăng tròn-anh chẵn đôi mươi Từ đó mỗi mùa đào nở Pháo xe lại nối cây bài Có độ anh về , có độ Vắng anh , em nhớ mong hoài..” Chơi bài , chỉ là để nhìn nhau , ngồi bên nhau. Chơi bài, là để chỉ ngửi thấy mùi hương tóc, để những ngón tay đan với nhau. Chơi bài, để mong ván bài kết bằng những đôi hồng điều thắm thiết tươi đẹp. Và , những ván bài ấy, đẹp suốt một đời.“ mấy chục mùa xuân thấm thoát nhớ thương hờn giận chen nhau một bức tranh thơ bát ngát quý thay cái thuở ban đầu nay tóc đời ta điểm bạc bể dâu thời thế phôi pha Em ạ, cỗ bài tam cúc Vẫn thơm nguyên vẹn tình ta..” Không phải chỉ có một mình thi sĩ Hồ Dzếnh làm thơ về ván bài tam cúc đầu xuân . Một thi sĩ khác , Hoàng Cầm. cũng có một bài thơ đươc truyền tụng và được coi như là “ hạt ngọc thi ca bắt được của giời “. Tên của thi sĩ là một vị thuốc đắng nhưng thơ tình của ông thì rất ngọt ngào. Mà bài thơ “ Cây Tam Cúc “ là điển hình.“ Cỗ bài tam cúc mép cong cong rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây! Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa chị xuống quê Em..” Ván bài như một gợi ý cho tình yêu. Chị gọi đôi cây mà trầu cay má đỏ. Không biết có phải vì rơm ấm , hay vì men tình , để “ kết xe hồng đưa chị đến quê Em”. Có chút nồng nàn của mối tình ngây thơ của cậu bé yêu người lớn tuổi hơn. Ngồi trên ổ rơm trời lạnh , để kết đôi cây bài gơi nhớ đến chuyện tính ái bâng khuâng . Chị thì vô tư má hây đỏ hồng men trầu cay còn Em thì cũng rộn rực vì được sưởi ấm bằng hơi thiếu nữ thanh tân của tuổi đương htì.. Câu thơ có nét của một không gian nào mơ hồ , của đời sống dân giã nào ẩn hiện. Cỗ bài tam cúc đã cũ , đem rút trộm rơm để làm ổ đánh bài , những điều ấy đã tình cờ làm câu thơ có hồn và gợi lại một lãnh địa thi ca riêng của một hti sĩ hào hoa biết yêu từ thuở còn bé tí!!“ Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm Em đừng lớn nữa Chị đừng đi Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì. Đứa được Chinh chuyền xủng xoẻng Đứa thua Đáo gỡ ngoài thềm Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ Đổi xe hồng đưa chị đến quê Em..” Em đánh bài không màng thua được mà chỉ là cái cớ để được ngồi cạnh người mình yêu để “ nghé cây bài tìm hơi tóc ấm “ để ván bài ấy cứ ngưng đọng lại để mãi mãi em vẫn còn bé bỏng. Em chơi bài mà “ tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa “, đánh bài mà bất kể thua được . Trong thâm tâm, chỉ muốn được gần chị để hương thơm của ổ rơm vẫn còn náo nức tuổi đương thì. Ván bài có đứa thua kẻ được , trinh tiền xủng xoẻng nhưng Em thì vẫn muốn đi đêm để đánh đổi cây bài tướng điều sĩ đỏ cao giá hơn để lấy cây xe hồng với ước nguyện đó là phương tiện để đưa chị về quê em như một ước mơ ấp ủ cả đời. chơi bài Tam cúc Mối tình nam nữ của Chị và Em là một nét đặc biệt của Hoàng Cầm . Mối tình khá đặc biệt và cũng thật say đắm lạ lùng. Trong cái chênh lệch tuổi tác , đã có mầm của chia phôi. Người em, ở tuổi vừa hiểu biết , đã thấy mình rung động trước cái hồn nhiên vô tư của người tình lớn tuổi già dặn hơn và lại càng thấy tha thiết hơn trước những hấp dẫn của người khác phái. Trong niềm luyến ái có sự chiếm hữu vị kỷ , tuy rất ngây thơ đáng yêu:” Em đừng lớn nữa , chị đừng đi”. Em đừng lớn nữa để cái mơ mộng vẫn còn trong khi “ chị đừng đi” để mãi mãi Chị là của Em để em “ đi đêm “ tướng điều sĩ đỏ , những hào quang danh vọng để đổi lấy xe hồng kết đôi đưa Chị “ đến quê em” Nhưng , thực tế , thì buồn lắm . vẫn là một mối tình đơn phương. Em thì mê đắm trong khi Chị lại vô tình chẳng biết. Kết cuộc “ Em đứng nhìn theo em gọi đôi”. Chỉ đứng lại mà gọi trong khi chị đã sang ngang. Bởi vì trời làm binh lửa , chiến tranh: “Năm sau giặc giã Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới Chị Võng mây trôi” Bài thơ này Hoàng Cầm viết năm 1960 sau khi ông bị liên quan đến vụ án Nhân văn Giai Phẩm. Mãi về sau này bài thơ mới được chính thức phổ biến . Khi nó ra đời , chỉ được truyền tụng trong giới những người yêu thơ. Lúc được in lại trong tập “ 99 Tình Khúc” gồm những bài thơ tình chọn lọc , bài thơ này được xếp vào phần đầu “ Thời 1. Chị và Em” với câu thơ kế bên “Em đừng lớn nữa . Chị đừng đi..” Tôi thấy rõ cái tâm sự muốn mãi mãi thơ ngây và sống cùng kỷ niệm suốt cả đời. Ai mà cứ trẻ thơ hoài , trẻ thơ mãi, nếu không là nhà thơ . Thi sĩ , có trời đất vũ trụ riêng , và trong cái tư riêng ấy có những điều mà người thường không ngộ hiểu được. Hoàng Cầm hình như sống thật nhiều với kỷ niệm. Cuộc sống lẫn lộn giữa mê và tỉnh, giữa đêm và ngày, giữa mê đắm và tỉnh táo. Bất cứ hình ảnh nào cũng gợi lại bóng hình xưa, khuôn vóc cũ. Trong bài “ Gọi đôi” ông làm những câu thơ thật tha thiết:“…Áp môi bóng cõi mưa dài khát thêm từng trận khát hoài tuổi xưa Em về chưa? Chị đến chưa? Bỗng dưng hai đứa khóc mờ đêm trăng Chị đây có phải Em chăng Em đâu có thật Em rằng Chị không Xiết tay kết một vô cùng Lơi tay lại vẫn đôi dòng lửng lơ Song song có gặp bao giờ Hai dòng lệ chảy hai bờ sông trôi Mưa nhung áp má bồi hồi Nghe khô từng sợi mưa dài lặng im Em không nổi. Chị không chìm Chị tung gió tím Em tìm sang xuân Nằm trong mắt bão tuyệt trần Mưa nhung tung cánh trắng ngần… Em bay…” Em. Chị . Chị .Em. những mối tình lạ lùng cứ ám ảnh suốt đời người thơ. Cái cảm giác lúc mười hai tuổi sao cứ kéo dài mãi, để lửng lơ trong tâm hồn những xao động khôn nguôi” dưới kia sông chẳng quay đi. Mười hai tuổi cũ biết gì Chị ơi.Một con bướm lửa đậu môi.Hai nhành hoa lửa chia đôi tay cầm…”Tha thiết quá một thời yêu ngây thơ, của đứa trẻ sớm dậy thì.Thật lạ lùng, cậu bé ấy cứ muốn muôn năm thời trẻ dại, để yêu mê một hình dáng nữ lớn tuổi chững chạc hơn… Một nhà thơ khác , Y Dịch Lê Đình Điểu cũng có bài thơ viết về mùa xuân và bộ bài tam cúc . Cũng chỉ có hai người và cái dễ thương là chính sự ngây thơ của thuở mới lớn. Ván bài tam cúc bắt đầu cho một mối tình :“ Tốt đỏ mà đè tốt đen kết nhất bội nhị làm em phải đền. Ứ ừ người ta đang đen Không thèm chơi nữa giả tiền tôi đây Ơ ơ bêu chửa cô này bị đè còn khóc giơ tay đòi tiền Có gan để kết tốt đen tất có gan để chịu đền chứ sao? Ứ ừ , sao ở trên cao Người ta thua mất sáu hào hai xu!..” Những đoạn đối thoại tự nhiên của hai cô cậu mà bây giờ có lẽ ít ai còn nghe lại . Nó nhắc lại cả một tuổi thơ , của bắt bướm hái hoa , của những nỗi niềm giàn trải mông mênh đã theo thời gian mất hút. Nếu những chuyện tình như Love Story đã làm hàng triêu người đọc hâm mộ vì những câu đối thoaiï ngổ ngáo đặc biệt tuổi trẻ thì bài thơ này cũng làm cho nhiều người đọc bâng khuâng. Cô bé và cậu bé đã hé mở ra một chút tình ý nào , nhẹ nhàng . “ Mưa phùn trông như sương mù mắt em như có sương mù đọng mi chiếu điều xô chẳng nói gì cỗ bài vung vãi rơi đi đâu rồi? Thôi đây( anh thấy em cười) Giả em tất cả cười tươi lên nào..” Dù cãi lẩy đôi co, nhưng trước sương mù đọng trên mi cô bé thì cậu trai kia cũng phải đầu hàng. Sáu hào hai xu cũng lớn lắm với tuổi bé con nhưng cũng chưa bằng sự giận dỗi của cô bé. Đổi cả cuộc đời còn được , xá gì món tiền ấy. Chỉ để lấy lại một nụ cười. Và:“ Mười năm đi dưới trăng sao bây giờ dừng lại ( nơi nào đây em?) ván bài đời có tốt đen trăm lần để kết phải đền cả trăm thơ ngây thua nhẵn mười năm xòe tay thấy trắng khóc thầm cả đêm ngày xưa em khóc anh đền bây giờ anh khóc ai đền cho anh? Lúc trắng tay , lại thấy cần người chia sẻ . Ngày xưa , anh dỗ dành em , thì bây giờ ai an ủi anh khi gặp những lần kết tốt đen bị đè phải đền …Mười năm , một tình yêu nuôi dưỡng bằng một ván bài tam cúc. Nhưng, kết cuôc lại vuông tròn. Ván bài tam cúc ngày xưa lại là dịp để anh sẽ “chui” tốt đỏ để em kết tốt đen tha hồ. Anh sẽ không lý gì đến ván bài nữa mà cứ “chui” mãi “chui “hoài để cho em cười để cuộc đời sẽ có đôi mãi mãi:“ Trời cho mười mấy lênh đênh đời cho anh mấy điêu linh của đời tết này anh chẵn hai mươi trở về tìm lại nụ cười sương mi bâng khuâng biết nói năng gì mưa phùn giăng mắc buồn tê lưng giời chiếu điều lại giở ra rồi cỗ bài lại sắp em ngồi tay trên tha hồ để kết tốt đen anh chui tốt đỏ cho em đây này run run ép chặt bàn tay sợ làng bắt được biết ngay.. chúng mình anh chui cho lấp điêu linh anhchui cho hết điêu linh cuộc đời em được thì em mới cười thế gian thua thế gian cười làm sao! Ừ thì sao ở trên cao Anh thua anh bán ngôi sao trên giời Bán cho em lấy nụ cười Bán cho em lấy.. cuộc đời đôi ta!” Bài thơ đẹp như một ván bài thắng lớn . Anh thua bạc nhưng rất đỏ cuộc tình. Thơ Y Dịch rất .. Bắc kỳ với những ngôn ngữ của tuổi thơ ngây làm người đọc cảm thấy có một chút Nguyễn Bính vương vấn ở bên trong . Nhưng thơ thật dễ thương ! Dễ thương như mối tình hơn mười mấy năm của hai cô câu bé… Ngày đầu năm, tự nhiên tôi bị lạc bước vào những thế giới tình yêu của những thi nhân có nhiều nỗi niềm riêng . Nếu mang cái tâm tư của người bình thường , có lẽ khó mà thấu đáo được cái tâm tình sôi nổi của người làm thơ. Một thời kỳ , với tôi có lẽ xa xăm lắm. Thời buổi bây giờ , có ai còn quây quần bên ván tam cúc, để nghe hương của tình cảm thơ ngây đã từ từ nhú mầm yêu thương. Ngồi cạnh nhau trong buổi đầu xuân , trong ván bài tam cúc có lẽ cũng thú vị . nhưng , với giới trẻ , cái thơ mộng lãng mạn ngày xưa như thế chỉ còn trong kỷ niệm. Bây giờ, có một người làm thơ trẻ hơn , đón xuân bằng một cách khác . Aám cúng hơn và cũng đời thực hơn. Bài “Anh Em mùa xuân”:“ Da thịt Em, tuyết mùa xuân hồ nghi, dường có gót chân ngại ngùng lạnh vai , hẹp tấm chăn chung tay Anh, chợt ẩm lạnh cùng hạt mưa ngón tay Em, nhắc ngày xưa người dưng sao lại nửa khuya gũi gần xiết vào nhau, cõi phân vân lửa nào đốt giữa châu thân mịt mùng mùng một Tết, nắng rưng rưng. Gió ve vuốt chốn chập chùng bâng khuâng Hình như từ sợi lông măng Có mênh mang một vết răng còn hằn Lạnh Em, sao hẹp góc chăn Đôi gối lệch vẫn ân cần thấp cao Này Anh , vài sợi nắng đào Rơi trong mắt, xuống lũng sâu vô thường. Kỳ cục, tại sao đang đọc từ bài thơ về ván tam cúc của những nhà thơ nổi danh từ hơn nửa thế kỷ nay lại lạc bướcc sang bài thơ của một thi sĩ vô danh như thế. Có phải , liên tưởng đến một trời xuân nồng nàn của quê hương chỉ còn trong quá vãng của kỷ niệm . Dù lãng mạn , dù thực tế, thì hôm nay, đọc vài bài thơ , trong cái xôn xao của đất trời, cũng là một cách thưởng xuân. Vui xuân , kẻo hết xuân đi…Nguyễn Mạnh Trinh 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2012 Huynh Thiên Đồng có topic này hay Share this post Link to post Share on other sites