Posted 9 Tháng 7, 2012 TG thấy hay hay nên post lên mọi người đọc cho vui. ============================= SUY NGHĨ TỪ GIẢI NOBEL VẬT LÝ 2011 Đăng ngày 10-10-2011 nguồn: chanquang.com Ngày xưa khi con người ngước mặt lên trời nhìn thấy mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây bèn kết luận rằng Mặt trời xoay quanh Trái đất. Bây giờ thì ai cũng hiểu rằng Trái đất mới là kẻ quay quanh Mặt trời, và tự xoay quanh chính nó. Rất nhiều điều mắt thấy mà ngược với sự thực hoàn toàn. Có câu chuyện hài kể rằng một ông lão nhà quê đi với đứa con trai ra tỉnh lần đầu, bước vào một siêu thị hiện đại. Hai bố con đi xem cảnh tiến dần đến trước một thang máy, nhìn không biết nó là cái gì. Chợt họ thấy một bà lão lụm cụm bước đến, bấm nút, cánh cửa mở ra, bà lão bước vào. Lát sau cánh cửa mở ra và một cô gái trẻ đẹp bước ra. Hai bố con mừng quá lật đật chạy về quê để đem vợ và mẹ của họ lên thành phố với hy vọng nhờ chiếc máy làm cho bà trẻ lại như chính mắt họ đã nhìn thấy. Lúc đó, nếu có ai kê súng vào đầu và bảo là không có chuyện có chiếc máy làm cho bà già biến thành cô gái thì ông già sẽ thà chết chứ nhất quyết không chịu nói khác đi, vì chính mắt ông đã nhìn thấy rõ ràng. Chân lý nhiều khi không phải là điều mắt thấy. Bây giờ khi khoa học tiến bộ, người ta làm ra kính thiên văn nhìn lên bầu trời và lại "thấy" nhiều thứ nữa. Người ta đo quang phổ của các vì sao và phát hiện ra rằng các thiên hà, các thiên thể đang rời xa nhau. Người ta bèn suy luận ngược lại rằng như vậy ngày xưa tất cả các thiên thể nhất định phải ở gần nhau, thậm chí chung một điểm với nhau, và đã có một vụ nổ nên bây giờ chúng rời xa nhau. Trời ơi, sao mà đơn giản đến như vậy, giống hai cha con ông già nhà quê quá. May mắn thay, nhờ có 3 nhà thiên văn đoạt giải Nobel 2011 năm nay nên người ta mới biết thêm rằng Tốc độ giãn nở của vũ trụ đang tăng dần, nghĩa là các thiên thể đang rời xa nhau càng lúc càng nhanh. Tại sao các thiên thể rời xa nhau càng lúc càng nhanh thì ta chưa biết. Nguyên nhân đó sẽ còn phải đợi các khám phá của môn vật lý vũ trụ sau này nữa. Điều thú vị ở đây là, ta có quyền suy luận, nếu tốc độ rời xa nhau càng lúc càng nhanh thì có nghĩa là trước kia, khi còn ở gần nhau, tốc độ các thiên thể rời xa nhau là chậm hơn bây giờ. Nếu vẻ biểu đồ để nhìn theo trục không gian và thời gian thì càng ngược về quá khứ, các thiên thể càng ở gần nhau hơn, và tốc độ rời xa càng chậm hơn. Nếu tiếp tục suy luận cho đến tận cùng như các nhà khoa học, khi mà các thiên thể dường như ở một chỗ với nhau thì tốc độ rời xa nhau là bằng zero, chúng đứng yên hoàn toàn,chẳng có vụ nổ nào xảy ra cả. Cái gì đó đã khiến chúng bắt đầu rời xa nhau thì ta chưa biết, nhưng khi ở rất gần nhau thì tốc độ rời xa nhau là cực chậm, chậm như là đứng yên luôn vậy. Nhưng chúng đã không nhập lại thành một khối với nhau, không hút nhau theo luật Vạn vật hấp dẫn, mà vẫn khởi động tiến trình rời xa nhau dần dần. Càng xa nhau thì chúng càng tăng tốc nhanh lên dần, nhanh cho đến hôm nay có 3 nhà khoa học nhìn thấy và chiếm giải Nobel. Nếu thực sự có một vụ nổ ban đầu thì bắt buộc các thiên thể phải rời xa nhau với vận tốc đều, không giảm tốc độ vì chẳng có không khí ma sát, cũng chẳng thể nhanh dần vì đâu có lực đẩy nào gây gia tốc nữa đâu. Nhưng thực sự thì chúng đang rời xa nhau càng lúc càng nhanh, nghĩa là trước kia khi ở gần nhau thì tốc độ rất chậm, càng gần chừng nào thì càng chậm chừng nấy, và ở gần sát nhau thì vận tốc là zero. Vũ trụ còn chứa nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa biết, và nếu ai vội vàng suy luận theo kiểu nhìn thấy sao thì hiểu vậy, ta sẽ phạm lại cái sai lầm của tổ tiên ngày xưa tưởng Mặt trời xoay quanh Trái đất, hoặc khôi hài hơn, giống như cha con ông nhà quê tin có chiếc máy biến bà già thành cô gái trẻ đẹp vậy. CHÂN QUANG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 7, 2012 Cái gì đó đã khiến chúng bắt đầu rời xa nhau thì ta chưa biết, nhưng khi ở rất gần nhau thì tốc độ rời xa nhau là cực chậm, chậm như là đứng yên luôn vậy. Nhưng chúng đã không nhập lại thành một khối với nhau, không hút nhau theo luật Vạn vật hấp dẫn, mà vẫn khởi động tiến trình rời xa nhau dần dần. Càng xa nhau thì chúng càng tăng tốc nhanh lên dần, nhanh cho đến hôm nay có 3 nhà khoa học nhìn thấy và chiếm giải Nobel. Hình như cuốn Du hành vào vũ trụ của 2 tác giả trẻ người Việt Nam, đã dùng kết quả thiên văn, lượng tử, di truyền... đập luận điểm trên tan tành. Giả sử chúng ngày càng xa nhau nhưng toàn bộ chúng đang cùng trong hệ vận động như Đại thiên hà chẳng hạn (bao gồm toàn bộ vũ trụ 15 tỷ năm ánh sáng), do vậy chúng đang xa nhau trong chu kỳ vận động theo hình elip... thì sao? đây là ý kiến của tôi. Ngoài bán kính trên thì vũ trụ tối om, thực ra dễ hiểu thôi - vũ trụ chúng ta đang trong một Siêu đại thiên hà, nó nhỏ như một hạt cát vậy và ánh sáng từ siêu đại thiên hà khác đang còn bay tới chúng ta nhưng còn cách quá xa, vì vậy kính thiên văn chưa phát hiện ra. LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HOÀ (Thái Đông A) ... Người Tây phương không biết tới luật quân bình nhưng lại tin ở sự đối xứng. Họ nhận xét thấy hiện tượng đối xứng luôn luôn xảy ra. Trong thế giới hạ nguyên tử người ta thấy sự xuất hiện từng cặp như hạt “up quark” đi đôi với hạt “down quark” và tin rằng phải có một loại đối xứng không phụ thuộc không gian hình học mà là loại đối xứng mọi chiều kích. Paul Davies gọi nó là đối xứng trừu tượng (abstract symmetry), còn Howard Haber và Gordon Kane thì gọi đó là siêu đối xứng (super symmetry). Vì tin ở sự đối xứng ấy nên họ đã tạo ra một mẫu hình căn bản của cơ cấu nhỏ nhất của vũ trụ và đã lần lượt chứng minh là mẫu hình đó là đúng, mẫu hình đó là mẫu hình cơ cấu nhỏ nhất của vũ trụ. Hạt ảo cuối cùng là “top quark” đã được phát hiện vào tháng Ba năm 1995, hoàn tất được mục đích của công tác vật lý đã bắt đầu từ 25 thế kỷ trước đây. Cần phải nói rõ hơn là thế giới hạt ảo trong hạ nguyên tử là một thế giới âm dương; những hạt ảo có điện tích dương (+) luôn luôn cặp với một hạt ảo có điện tích âm (-). Có ba cặp hạt âm dương như vậy được phát hiện, hạt cuối cùng được phát hiện như trên đã nói là hạt “top quark” (có điện tích +) thuộc cặp “top quark” và “down quark”. Ba cặp hạt có các điện tích âm dương đối nhau được so sánh với các hào âm dương đối nhau thuộc quẻ Thái trong kinh Dịch như sau: Mẫu Hình Âm Dương Mẫu Hình Âm Dương của 3 cặp Quark của quẻ Thái bottom quark (-) ___ ___ strange quark (-) ___ ___ down quark (-) ___ ___ top quark (+) _______ charm quark (+) _______ up quark (+) _______ (Các điện tích của các “quark” được biểu thị bằng + và -, + là điện tích dương, - là điện tích âm, so sánh với các hào âm dương, __ __ là hào âm, ____ là hào dương). 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2012 Bác VuLong viết: 1 - Làm gì có hạt nhỏ nhất mà Phật giáo nói tới, nếu có thì bằng chứng thực nghiệm đâu, đã tìm ra lúc nào, vào thời điểm nào và ở đâu cũng như những ai đã tìm ra nó? Chúng ta dùng triết lý Không - Có của vật chất thì sẽ có nhận định sự tồn tại là tự nhiên. Theo quan sát tính quy luật, thì vật chất phân chia nhỏ dần. Từ triết lý Không - Có và quy luật phân chia thì nhận định có hạt nhỏ nhất. 2 - Nó là hạt nhỏ nhất thì nó nặng bao nhiêu và các nhà sư làm cách nào mà nhìn thấy nó mà dám khẳng định nó vô sắc? Từ quan sát vũ trụ tự nhiên và con người, đặc biệt là nội tâm con người, Phật giáo đã hiểu hoàn toàn bản chất của Nhận thức hay Ta biết là ta đang nhận thức chính Ta, từ đó xác định có tồn tại một trạng thái mang tính Tuyệt đối. Kết hợp với câu 1 - chúng ta biết thuộc tính biểu hiện của nó là vô sắc. Ví dụ, hòn bi ve bằng thủy tinh để trong nước thì sẽ không thấy nó. 3 - Vũ Trụ có khởi nguyên thì trước lúc khởi nguyên đó là những cái gì và chúng tồn tại ở đâu? Sự tồn tại là tự nhiên (xem là tiên đề), dùng triết học Động - Tĩnh thì nhận định vũ trụ ban đầu là ở trạng thái tĩnh, đồng chất, đẳng hướng, dạng vật chất ban đầu lan tràn khắp vũ trụ, chính là Hạt cơ bản. 4 - Các nhà sư làm cách nào biết được cái hạt nhỏ nhất vô sắc này tương tác với các hạt khác? Nhận định quy luật vận động đang diễn ra của vạn vật và sự tồn tại là tự nhiên. Thậm chí còn biết Hạt cơ bản gồm 7 hạt: 1 hạt trung tâm (mang tính tuyệt đối) và 6 hạt ở xung quanh. Kính. Đọc chỉ thấy toàn là lý thuyết và lý thuyết, không hề có một chút thực nghiệm nào để chứng minh các ý của lý thuyết đó là đúng cả. Cho dù từ trước tới nay trí tưởng tượng của con người luôn luôn đi trước thực nghệm nhưng một điều không thể chối cãi rằng không phải tất cả các ý tưởng của con người đều trở thành hiện thực khách quan của thế giới tự nhiên. Mọi lý thuyết mà con người nghĩ ra đều có người tin không nhiều thì ít. Sự tin này người ta thường gọi là "Đức Tin" và "Đức Tin" này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người cũng như uy tín của người đưa ra lý thuyết đó. Tưởng rằng một sự kiện mà Galileo bị đưa lên ngọn lửa của giàn thiêu là quá đủ rồi nhưng thực tế lại không phải như vậy mà hiện nay vẫn còn ti tỷ người không tin vào thực nghiệm, họ vẫn tin dựa vào chính cái "Đức Tin" cuồng nhiệt của họ. Như Vo Truoc không tin vào thực nghiệm của các nhà Khoa Học nên cho rằng: "Để thoát khỏi những mâu tuẫn đó, họ sáng tạo ra đủ thứ như vật chất tối, hạt của chúa, .... y như ngày xưa người ta sáng tạo ra thần Dớt, Chúa Trời, ... vậy. Chỉ có điều, họ bịa ra một cách "khoa học" mà thôi. Thế là trở thành Thiên tài và nhận giải Noben!" . Vo Truoc là một bằng chứng đại diện cho những người sống trong nền văn minh của khoa học kỹ thuật ngày nay lại không tin vào khoa học kỹ thuật có thể đưa cuộc sống của con người càng ngày càng tốt đẹp hơn như có điện, ô tô, máy bay, các dây truyền sản xuất hiện đại... . Với những người như Vo Truoc thì bất kỳ một bằng chứng khoa học nào được tìm ra thì đều không tin và câu cửa miệng của họ là: "họ bịa (nghĩa là KHÔNG CÓ... , BỊP BỢM...) ra một cách "khoa học" mà thôi". Theo những người như Vo Truoc thì nền văn minh ngày nay có được là do những cái đầu "Viện Sĩ" của họ làm lên chắc? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2012 Đọc chỉ thấy toàn là lý thuyết và lý thuyết, không hề có một chút thực nghiệm nào để chứng minh các ý của lý thuyết đó là đúng cả. Cho dù từ trước tới nay trí tưởng tượng của con người luôn luôn đi trước thực nghiệm nhưng một điều không thể chối cãi rằng không phải tất cả các ý tưởng của con người đều trở thành hiện thực khách quan của thế giới tự nhiên. Theo tôi thực nghiệm vẫn đầy dẫy, từ phản ánh hiện thực khác quan của tự nhiên cho tới thành quả khoa học, hay các phương pháp ứng dụng học thuật cổ Đông phương. Theo học thuyết Tây Tạng, cái gì con người nghĩ ra được đều có thể thực hiện được, thần thông là một ví dụ điển hình nhất nhưng không lạm dụng nó. Sức mạnh của ý thức con người có thể vật chất hóa những cái mà chúng ta có thể hình dung như ngay lập tức làm cho một trận mưa hoa từ trên trời rơi xuống... cái này thì khoa học... chịu thua, không thể giải thích được. Linh hồn là gì mà lịch sử nhân loại luôn tìm cách tìm hiểu nó, cho tới nay... bí luôn. Cuốn truyện Người vô hình là viễn tưởng trong thời nay nhưng đối với Huyền học cổ thì còn siêu hơn nhiều. Mọi lý thuyết mà con người nghĩ ra đều có người tin không nhiều thì ít. Sự tin này người ta thường gọi là "Đức Tin" và "Đức Tin" này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người cũng như uy tín của người đưa ra lý thuyết đó. Tưởng rằng một sự kiện mà Galileo bị đưa lên ngọn lửa của giàn thiêu là quá đủ rồi nhưng thực tế lại không phải như vậy mà hiện nay vẫn còn ti tỷ người không tin vào thực nghiệm, họ vẫn tin dựa vào chính cái "Đức Tin" cuồng nhiệt của họ. Như Vo Truoc không tin vào thực nghiệm của các nhà Khoa Học nên cho rằng: "Để thoát khỏi những mâu thuẫn đó, họ sáng tạo ra đủ thứ như vật chất tối, hạt của chúa, .... y như ngày xưa người ta sáng tạo ra thần Dớt, Chúa Trời, ... vậy. Chỉ có điều, họ bịa ra một cách "khoa học" mà thôi. Thế là trở thành Thiên tài và nhận giải Nobel!" . Có 8400 pháp môn áp dụng, tùy khu vực văn hóa và căn cơ của mỗi người. Đức tin là điều kiện cần nhưng không đủ. Vấn đề bác Vô Trước nhận xét thì để bác ấy cần làm rõ mới đúng. Vo Truoc là một bằng chứng đại diện cho những người sống trong nền văn minh của khoa học kỹ thuật ngày nay lại không tin vào khoa học kỹ thuật có thể đưa cuộc sống của con người càng ngày càng tốt đẹp hơn như có điện, ô tô, máy bay, các dây truyền sản xuất hiện đại... . Với những người như Vo Truoc thì bất kỳ một bằng chứng khoa học nào được tìm ra thì đều không tin và câu cửa miệng của họ là: "họ bịa (nghĩa là KHÔNG CÓ... , BỊP BỢM...) ra một cách "khoa học" mà thôi". Theo những người như Vo Truoc thì nền văn minh ngày nay có được là do những cái đầu "Viện Sĩ" của họ làm lên chắc?. Bác Vu Long nhận xét chưa hợp lý và nhận định về bác Vô Trước hơi quá. Có thể bác Vô Trước đã nhận thấy một sự kết hợp giữa khoa học và Lý học Đông Phương chăng? Tôi thấy, Hành lang học thuyết ADNH của bác Vô Trước là một công trình nghiên cứu rất nghiêm túc và công phu, dĩ nhiên còn có những cái cần làm rõ và bổ sung nếu bác Vu Long chỉ ra rõ ràng để thảo luận. Một câu hỏi là: Hạt của Chúa là hạt nhỏ nhất vào tạo cấu thành vạn vật trong vũ trụ - làm sao ta biết hạt Giggs vừa phát hiện là nhỏ nhất? Không ai có thể trả lời nổi, cho nên phải vận dụng một lý thuyết tổng hợp, thường gọi là triết học. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2012 Một câu hỏi là: Hạt của Chúa là hạt nhỏ nhất vào tạo cấu thành vạn vật trong vũ trụ - làm sao ta biết hạt Giggs vừa phát hiện là nhỏ nhất? Không ai có thể trả lời nổi, cho nên phải vận dụng một lý thuyết tổng hợp, thường gọi là triết học. Tặng thêm 1 câu hỏi: trong trạng thái Biabang, phải chăng chỉ toàn là Hạt Giggs? chắc chắn botay.com. Dĩ nhiên, kết quả sẽ không phải có một loại Hạt Giggs, hãy chờ xem. Thành quả khoa học giúp cho đời sống con người về mặt vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn, chắc không ai phủ nhận nhưng nếu dùng thực nghiệm để tìm nguồn gốc vũ trụ lúc sơ khởi sẽ bị bế tắc hoàn toàn bởi lý do kết quả của thực nghiệm chỉ là tìm hiểu cái tương đối, còn cái tuyệt đối là mãi mãi không thể khám phá qua công cụ, chưa kể đây là một vũ trụ rộng lớn đến vô cùng. Do vậy, phải dùng phương pháp suy luận bắc cầu. Tốc độ vũ trụ cấp I: 11.2 km/giây thì đến bao giờ đi tới tâm Ngân hà? với bán kính 10.000 năm ánh sáng???. Chỉ dùng Lý học Đông phương thì sẽ tới ngay. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2012 Đúng ra khi đưa những nhận xét bất thường với nhận thức chung, tôi nên viết rõ thêm những khai triển và lý giải. Nhưng không có thời gian, nên viết hơi muộn, lại bị phản ứng kiểu thành kiến, thiếu xây dựng nên mất hứng thôi, chẳng muốn viết nữa. Thật ra cũng không muốn mất thì giờ vô bổ với VL làm gì vì thấy điều đó thật vô ích. Nhưng để tránh hiểu nhầm với một số bạn có thiện chí, tôi xin viết mấy dòng. Thực chất, tôi rất quan tâm đến những kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học, coi đó là những bằng chứng khách quan, cơ sở của các nghiên cứu, nhưng tôi có nhiều điểm không đồng ý với cách xử lý kết quả của họ. Cái tôi nghi ngờ là cái lý thuyết để lý giải của các nhà khoa học chứ không phải là những kết quả thực nghiệm. Không phải như bị VL chụp mũ: “Như Vo Truoc không tin vào thực nghiệm của các nhà Khoa Học nên cho rằng …”. Rồi triển khai: “Với những người như Vo Truoc thì bất kỳ một bằng chứng khoa học nào được tìm ra thì đều không tin và câu cửa miệng của họ là: "họ bịa (nghĩa là KHÔNG CÓ... , BỊP BỢM...) ra một cách "khoa học" mà thôi". Theo những người như Vo Truoc thì nền văn minh ngày nay có được là do những cái đầu "Viện Sĩ" của họ làm lên chắc?...” Những người hay chụp mũ thường là nông cạn, hẹp hòi. … tốt nhất là tránh xa họ ra. Khi tôi đã viết về một chủ đề nào đó trên diễn đàn, bao giờ cũng đã nghiên cứu kỹ và cái viết ra chỉ là một phần rất nhỏ. Theo những nghiên cứu của tôi, nền khoa học đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong nhận thức thế giới tư nhiên. Nhưng nền tảng lý thuyết của những thành công ấy lại có rất nhiều (chứ không phải một vài) sai lầm cơ bản, do nhận thức chủ quan, đơn giản . Tuy nhiên, sai số do những sai lầm ấy gây ra vẫn còn đủ nhỏ trong những miền ứng dụng cụ thể nên những thành tựu mà khoa học đạt được vẫn lớn lao, khiến cho người ta cứ tưởng rằng chúng hoàn toàn đúng đắn trong mọi miền xác định. Những sai số ấy cũng tương tự như sai số của cơ học Niuton so với thuyết tương đối vậy. Nhưng khi khoa học càng phát triển, miền ứng dụng của những lý thuyết đó mở rộng ngày càng không giới hạn thì “niềm tin” sai lầm ấy sẽ dần dần gây ra những khó khăn ngày càng lớn. Khi những mâu thuẫn chưa đủ lớn và rõ ràng, người ta có thể nghĩ ra rất nhiều cách lý giải để “cứu vãn”, mà tôi gọi là “bịa ra” để ám chỉ tính khiên cưỡng dựa trên sai lầm. Nhưng cứ mỗi khi họ tưởng “giải quyết” được mâu thuẫn này lại xuất hiện mâu thuẫn khác lớn hơn, khó giải quyết hơn gấp bội. Cứ như vậy, sẽ đến lúc mà không thể giải quyết mâu thuẫn thì cái “lâu đài” khoa học cũ sẽ phải sụp đổ và một “lâu đài” mới sẽ lại mọc ra. Có điều, chắc còn lâu lắm! Nhưng điều đó là chắc chắn và lịch sử khoa học đã có nhiều lần như thế. Để nhân loại đỡ tốn công, phí sức, tinh thần cũng như vật chất, có một lý thuyết có thể hiệu chỉnh thành công những sai lầm đang âm thầm tồn tại của khoa học, ngõ hầu đưa khoa học vào thời kỳ phát triển mới mạnh mẽ hơn, nhân văn hơn. Đó chính là học thuyết âm dương ngũ hành – học thuyết bao trùm Vũ trụ của nền văn hiến Lạc Việt mà anh Thiên Sứ hay nói là “một thời huyền vĩ phía nam sông Dương tử”. Học thuyết ADNH hiệu chỉnh các luận điểm cơ bản của khoa học như thế nào thì có lẽ tôi cần viết ở bài khác, nơi khác dài hơi hơn. Nhưng tôi xin liệt kê một số nền tảng của khoa học hiện tại mà tôi “hiệu chỉnh” là: - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Hai tiên đề của Einstein. - Các biến đổi Lorent - Nguyên lý không gian đồng tính và đẳng hướng - Bản chất tính sóng, hạt của vật chất - Vụ nổ Big Bang. … Các bạn thấy đấy, nếu tôi đúng thì khoa học còn cái gì? Chắc chỉ còn lại … các kết quả thực nghiệm!!! Do đó, tôi cũng không mong mình đúng lắm, nhân loại đỡ tốn bao công sức. Xưa kia, khi không lý giải được các “mâu thuẫn” gặp phải, người ta “bịa ra” các vị thần. Khi chấp nhận có các vị thần, người ta cho rằng phải có một vị thủ lĩnh. Vì thế Ngọc Hoàng thượng đế ra đời. Vị Thủ lĩnh phải thực hiện vai trò cai quản, điều phối, kết quả cả một Thiên đình được dựng lên. Rồi căn cứ vào vị trí, vai trò các thần, chân dung họ được vẽ ra rất cụ thể và khá … logic, từ quần áo, râu tóc, phép thuật, … Khi Đạo Phật xuất hiện, để dung hòa, giải quyết mâu thuẫn, họ lại tiếp tục dựng lên thế giới Tây Phương cực lạc cũng đầy đủ ban bệ một cách rất … logic…. làm hàng xóm với Thiên đình, có thể thỉnh thoảng giúp đỡ và tham vấn lẫn nhau. Cứ như vậy, cả một thế giới song song được xây dựng và hầu hết … cộng đồng đều công nhận. Khoa học ngày nay cũng có nhiều nét tương đồng! Thân ái! Vô Trước Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2012 Đọc chỉ thấy toàn là lý thuyết và lý thuyết, không hề có một chút thực nghiệm nào để chứng minh các ý của lý thuyết đó là đúng cả. Cho dù từ trước tới nay trí tưởng tượng của con người luôn luôn đi trước thực nghiệm nhưng một điều không thể chối cãi rằng không phải tất cả các ý tưởng của con người đều trở thành hiện thực khách quan của thế giới tự nhiên. Theo tôi thực nghiệm vẫn đầy dẫy, từ phản ánh hiện thực khác quan của tự nhiên cho tới thành quả khoa học, hay các phương pháp ứng dụng học thuật cổ Đông phương. Theo học thuyết Tây Tạng, cái gì con người nghĩ ra được đều có thể thực hiện được, thần thông là một ví dụ điển hình nhất nhưng không lạm dụng nó. Nếu đúng như vậy cứ mang ra mà áp dụng đi cần gì phải chế tạo máy bay với cả tầu bò tầu bê cơ chứ. Hiện tại bây giờ ai có thể chứng minh được điều này? (nếu có chắc là mấy chú Khỉ ở trong sở thú chứ gì?) Sức mạnh của ý thức con người có thể vật chất hóa những cái mà chúng ta có thể hình dung như ngay lập tức làm cho một trận mưa hoa từ trên trời rơi xuống... cái này thì khoa học... chịu thua, không thể giải thích được. Bây giờ ai có thể tạo ra hiện tượng "mưa hoa" để chứng minh cho mọi người biết? Và ai có thể giải thích được hiện tượng này? Nếu những người theo đạo phật cho rằng do Đức Phật tạo ra, vậy thì những người theo Đạo Hồi không thể cho rằng do thánh Alla tạo ra sao? Và những người theo "Đạo Khỉ" không thể cho rằng do con "Khỉ" của họ tạo ra chăng? 3 Đạo này thì có gì khác nhau ? Vậy thì chỉ có cách duy nhất là ai có thể chứng minh cho mọi người bằng thực tế "ngay lập tức" xuất hiện "mưa hoa" thì đích thực mới là của ông Thánh đó (Đạo đó). Chứ đừng có mà nhận nhằng như vậy. Linh hồn là gì mà lịch sử nhân loại luôn tìm cách tìm hiểu nó, cho tới nay... bí luôn. Cuốn truyện Người vô hình là viễn tưởng trong thời nay nhưng đối với Huyền học cổ thì còn siêu hơn nhiều. Nhân loại là những ai? Những người cho rằng hiểu rõ nó (tức không bí) là ai? Nếu có chắc chỉ có những con Khỉ là "không bí", vì chúng có biết cóc khô gì đâu mà chả bí với chả không bí. Mọi lý thuyết mà con người nghĩ ra đều có người tin không nhiều thì ít. Sự tin này người ta thường gọi là "Đức Tin" và "Đức Tin" này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người cũng như uy tín của người đưa ra lý thuyết đó. Tưởng rằng một sự kiện mà Galileo bị đưa lên ngọn lửa của giàn thiêu là quá đủ rồi nhưng thực tế lại không phải như vậy mà hiện nay vẫn còn ti tỷ người không tin vào thực nghiệm, họ vẫn tin dựa vào chính cái "Đức Tin" cuồng nhiệt của họ. Như Vo Truoc không tin vào thực nghiệm của các nhà Khoa Học nên cho rằng: "Để thoát khỏi những mâu thuẫn đó, họ sáng tạo ra đủ thứ như vật chất tối, hạt của chúa, .... y như ngày xưa người ta sáng tạo ra thần Dớt, Chúa Trời, ... vậy. Chỉ có điều, họ bịa ra một cách "khoa học" mà thôi. Thế là trở thành Thiên tài và nhận giải Nobel!" . Có 8400 pháp môn áp dụng, tùy khu vực văn hóa và căn cơ của mỗi người. Đức tin là điều kiện cần nhưng không đủ. Vấn đề bác Vô Trước nhận xét thì để bác ấy cần làm rõ mới đúng. Vo Truoc là một bằng chứng đại diện cho những người sống trong nền văn minh của khoa học kỹ thuật ngày nay lại không tin vào khoa học kỹ thuật có thể đưa cuộc sống của con người càng ngày càng tốt đẹp hơn như có điện, ô tô, máy bay, các dây truyền sản xuất hiện đại... . Với những người như Vo Truoc thì bất kỳ một bằng chứng khoa học nào được tìm ra thì đều không tin và câu cửa miệng của họ là: "họ bịa (nghĩa là KHÔNG CÓ... , BỊP BỢM...) ra một cách "khoa học" mà thôi". Theo những người như Vo Truoc thì nền văn minh ngày nay có được là do những cái đầu "Viện Sĩ" của họ làm lên chắc?. Bác Vu Long nhận xét chưa hợp lý và nhận định về bác Vô Trước hơi quá. Có thể bác Vô Trước đã nhận thấy một sự kết hợp giữa khoa học và Lý học Đông Phương chăng? Tôi thấy, Hành lang học thuyết ADNH của bác Vô Trước là một công trình nghiên cứu rất nghiêm túc và công phu, dĩ nhiên còn có những cái cần làm rõ và bổ sung nếu bác Vu Long chỉ ra rõ ràng để thảo luận. Đối với tôi cho rằng Vo Trước chưa tốt nghiệp phổ thông trung học cho nên trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong xã hội văn minh ngày nay thì Vo Truoc chỉ là con số không mà thôi. Một câu hỏi là: Hạt của Chúa là hạt nhỏ nhất vào tạo cấu thành vạn vật trong vũ trụ - làm sao ta biết hạt Giggs vừa phát hiện là nhỏ nhất? Không ai có thể trả lời nổi, cho nên phải vận dụng một lý thuyết tổng hợp, thường gọi là triết học. Tôi đã nói ở trên rồi là chỉ nên hiểu nó (nếu nó thực sự tồn tại) là một trong những hạt nhỏ nhất tại thời điểm này mà thôi, còn ngôn từ "Duy Nhất" thì do "Dị Nhân" nào đó đưa ra chứ không phải các nhà Vật Lý đưa ra. Triết học là cái gì và ai đưa ra nó ngoài con người? Nếu đúng là của con người thì nó cũng chỉ là lý thuyết như các lý thuyết khác mà thôi, còn ai tin nhiều hay ít không liên quan gì đến chuyện nó đúng hay sai. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2012 Một câu hỏi là: Hạt của Chúa là hạt nhỏ nhất vào tạo cấu thành vạn vật trong vũ trụ - làm sao ta biết hạt Giggs vừa phát hiện là nhỏ nhất? Không ai có thể trả lời nổi, cho nên phải vận dụng một lý thuyết tổng hợp, thường gọi là triết học. Tặng thêm 1 câu hỏi: trong trạng thái Biabang, phải chăng chỉ toàn là Hạt Giggs? chắc chắn botay.com. Dĩ nhiên, kết quả sẽ không phải có một loại Hạt Giggs, hãy chờ xem. Thành quả khoa học giúp cho đời sống con người về mặt vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn, chắc không ai phủ nhận nhưng nếu dùng thực nghiệm để tìm nguồn gốc vũ trụ lúc sơ khởi sẽ bị bế tắc hoàn toàn bởi lý do kết quả của thực nghiệm chỉ là tìm hiểu cái tương đối, còn cái tuyệt đối là mãi mãi không thể khám phá qua công cụ, chưa kể đây là một vũ trụ rộng lớn đến vô cùng. Do vậy, phải dùng phương pháp suy luận bắc cầu. Tốc độ vũ trụ cấp I: 11.2 km/giây thì đến bao giờ đi tới tâm Ngân hà? với bán kính 10.000 năm ánh sáng???. Chỉ dùng Lý học Đông phương thì sẽ tới ngay. Kính. Chủ đề này là của tôi, cho nên các câu hỏi của mọi người phải hỏi về những cái thuộc quan điểm hay ý tưởng của tôi chứ đừng có đưa ra các câu hỏi về những người khác. Cụ thể như tôi đã nói rõ quan điểm của tôi là BigBang chỉ là thời điểm khi mà Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng. Khi các nhà Vật Lý đi tìm hạt Higgs (tức "Hạt Của Chúa") thì một số người cho rằng không có, còn bây giờ người ta tìm được ra rồi thì lại nói rằng: "kết quả sẽ không phải có một loại Hạt Higgs". Đọc câu: "Tốc độ vũ trụ cấp I: 11.2 km/giây thì đến bao giờ đi tới tâm Ngân hà? với bán kính 10.000 nămkhoong có ánh sáng???. Chỉ dùng Lý học Đông phương thì sẽ tới ngay" , chúng ta thấy chỉ có các "Viện Sĩ" của cái Học Viện: "Sài Đồng Sổng VanQuyTang" mới có thể nghĩ ra và tin được mà thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2012 Nếu sự thật là tìm ra "Hạt của chúa" thì không biết nó ứng dụng như thế nào trong cuộc sống nhỉ ? Nó xuất hiện thoáng chút rồi biến mất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2012 Đúng ra khi đưa những nhận xét bất thường với nhận thức chung, tôi nên viết rõ thêm những khai triển và lý giải. Nhưng không có thời gian, nên viết hơi muộn, lại bị phản ứng kiểu thành kiến, thiếu xây dựng nên mất hứng thôi, chẳng muốn viết nữa. Thật ra cũng không muốn mất thì giờ vô bổ với VL làm gì vì thấy điều đó thật vô ích. Nhưng để tránh hiểu nhầm với một số bạn có thiện chí, tôi xin viết mấy dòng. Thực chất, tôi rất quan tâm đến những kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học, coi đó là những bằng chứng khách quan, cơ sở của các nghiên cứu, nhưng tôi có nhiều điểm không đồng ý với cách xử lý kết quả của họ. Cái tôi nghi ngờ là cái lý thuyết để lý giải của các nhà khoa học chứ không phải là những kết quả thực nghiệm. Không phải như bị VL chụp mũ: “Như Vo Truoc không tin vào thực nghiệm của các nhà Khoa Học nên cho rằng …”. Rồi triển khai: “Với những người như Vo Truoc thì bất kỳ một bằng chứng khoa học nào được tìm ra thì đều không tin và câu cửa miệng của họ là: "họ bịa (nghĩa là KHÔNG CÓ... , BỊP BỢM...) ra một cách "khoa học" mà thôi". Theo những người như Vo Truoc thì nền văn minh ngày nay có được là do những cái đầu "Viện Sĩ" của họ làm lên chắc?...” Những người hay chụp mũ thường là nông cạn, hẹp hòi. … tốt nhất là tránh xa họ ra. Khi tôi đã viết về một chủ đề nào đó trên diễn đàn, bao giờ cũng đã nghiên cứu kỹ và cái viết ra chỉ là một phần rất nhỏ. Theo những nghiên cứu của tôi, nền khoa học đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong nhận thức thế giới tư nhiên. Nhưng nền tảng lý thuyết của những thành công ấy lại có rất nhiều (chứ không phải một vài) sai lầm cơ bản, do nhận thức chủ quan, đơn giản . Tuy nhiên, sai số do những sai lầm ấy gây ra vẫn còn đủ nhỏ trong những miền ứng dụng cụ thể nên những thành tựu mà khoa học đạt được vẫn lớn lao, khiến cho người ta cứ tưởng rằng chúng hoàn toàn đúng đắn trong mọi miền xác định. Những sai số ấy cũng tương tự như sai số của cơ học Niuton so với thuyết tương đối vậy. Nhưng khi khoa học càng phát triển, miền ứng dụng của những lý thuyết đó mở rộng ngày càng không giới hạn thì “niềm tin” sai lầm ấy sẽ dần dần gây ra những khó khăn ngày càng lớn. Khi những mâu thuẫn chưa đủ lớn và rõ ràng, người ta có thể nghĩ ra rất nhiều cách lý giải để “cứu vãn”, mà tôi gọi là “bịa ra” để ám chỉ tính khiên cưỡng dựa trên sai lầm. Nhưng cứ mỗi khi họ tưởng “giải quyết” được mâu thuẫn này lại xuất hiện mâu thuẫn khác lớn hơn, khó giải quyết hơn gấp bội. Cứ như vậy, sẽ đến lúc mà không thể giải quyết mâu thuẫn thì cái “lâu đài” khoa học cũ sẽ phải sụp đổ và một “lâu đài” mới sẽ lại mọc ra. Có điều, chắc còn lâu lắm! Nhưng điều đó là chắc chắn và lịch sử khoa học đã có nhiều lần như thế. Để nhân loại đỡ tốn công, phí sức, tinh thần cũng như vật chất, có một lý thuyết có thể hiệu chỉnh thành công những sai lầm đang âm thầm tồn tại của khoa học, ngõ hầu đưa khoa học vào thời kỳ phát triển mới mạnh mẽ hơn, nhân văn hơn. Đó chính là học thuyết âm dương ngũ hành – học thuyết bao trùm Vũ trụ của nền văn hiến Lạc Việt mà anh Thiên Sứ hay nói là “một thời huyền vĩ phía nam sông Dương tử”. Học thuyết ADNH hiệu chỉnh các luận điểm cơ bản của khoa học như thế nào thì có lẽ tôi cần viết ở bài khác, nơi khác dài hơi hơn. Nhưng tôi xin liệt kê một số nền tảng của khoa học hiện tại mà tôi “hiệu chỉnh” là: - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Hai tiên đề của Einstein. - Các biến đổi Lorent - Nguyên lý không gian đồng tính và đẳng hướng - Bản chất tính sóng, hạt của vật chất - Vụ nổ Big Bang. … Các bạn thấy đấy, nếu tôi đúng thì khoa học còn cái gì? Chắc chỉ còn lại … các kết quả thực nghiệm!!! Do đó, tôi cũng không mong mình đúng lắm, nhân loại đỡ tốn bao công sức. Xưa kia, khi không lý giải được các “mâu thuẫn” gặp phải, người ta “bịa ra” các vị thần. Khi chấp nhận có các vị thần, người ta cho rằng phải có một vị thủ lĩnh. Vì thế Ngọc Hoàng thượng đế ra đời. Vị Thủ lĩnh phải thực hiện vai trò cai quản, điều phối, kết quả cả một Thiên đình được dựng lên. Rồi căn cứ vào vị trí, vai trò các thần, chân dung họ được vẽ ra rất cụ thể và khá … logic, từ quần áo, râu tóc, phép thuật, … Khi Đạo Phật xuất hiện, để dung hòa, giải quyết mâu thuẫn, họ lại tiếp tục dựng lên thế giới Tây Phương cực lạc cũng đầy đủ ban bệ một cách rất … logic…. làm hàng xóm với Thiên đình, có thể thỉnh thoảng giúp đỡ và tham vấn lẫn nhau. Cứ như vậy, cả một thế giới song song được xây dựng và hầu hết … cộng đồng đều công nhận. Khoa học ngày nay cũng có nhiều nét tương đồng! Thân ái! Vô Trước Quả thực là tôi không thể ngờ được lại có quá nhiều các "Viện Sĩ" của cái Học Viện "Sài Đồng Sổng VanQuyTang" ở đây đến thế. Vì cho khách quan, tôi đã đưa câu mà Vo Truoc đã viết: "Chỉ có điều, họ bịa ra một cách "khoa học" mà thôi. Thế là trở thành Thiên tài và nhận giải Nobel!"" cho các em học sinh cấp 2 (lớp 5; 6 và 7 trước đây, còn bây giờ tương đương với các lớp cuối cấp Phổ Thông cơ sở thì phải) của tôi đọc và nhận xét xem sao. Đầu tiên tôi yêu cầu các em hiểu như thế nào về giải Noben, thì các em trả lời theo nhiều ý nhưng chung quy lại có chung một ý là: Giải Noben dành cho những ai có các công trình quan trọng nhất, giá trị nhất trong tất cả các công trình nghiên cứu khoa học đã đưa xã hội loài người tiến tới nền văn minh ngày nay. ...... Vậy mà Vo Truoc lại cho rằng "họ bịa ra" một cách "Khoa Học" để "trở thành Thiên tài" và "nhận giải Noben" . Điều này quá đủ các điều kiện Cần và Đủ để kết luận trình độ hiểu biết của Vo Truoc về giải Noben không bằng các em học sinh cấp 2 của tôi. Cho nên ông ta cho tôi là "chụp mũ" ông ta là phải thôi, vì ông ta có hiểu những cái mà ông ta viết ra đâu. Thấy thiên hạ nói giải Noben cũng nói giải Noben, thấy người ta nói Einstein, Lorent, Big Bang... cũng nói Einstein, Lorent, Big Bang... như ai, chứ thực chất có hiểu cái cóc khô gì đâu cơ chứ. Đành phải Bye....Bye... các "Viện Sĩ" của cái "Học Viên Sài Đồng Sổng VanQuyTang" (tức là tôi không trả lời những bài viết của những người mà tôi đã xác định là các "Viện Sĩ " của cái....). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2012 Để minh chứng mình không nói “long phong” về sự sáng tạo một cách khiên cưỡng dựa trên một nền tảng sai lầm, mà tôi gọi là “bịa”ra một cách khoa học, của một số công trình khoa học, tôi đơn cử một ví dụ. Ai cũng biết, Louis de Broglie, một nhà khoa họcPháp nhận giải Nobel vật lý năm 1929 bởi công thức lưỡng tính sóng hạt. λ = h/p Công thức này thực chất dựa trên dựa trên công việc của Max Planck và Albert Einstein về ánh sáng, được tổng quát hóa trong vật chất nói chung, rằng không chỉ hạt ánh sáng mà rằng bất kỳ di chuyển của hạt hoặc của vật thểt đều có một sóng liên quan vớ bước sóng λ được tínhtheo công thức trên với h là hằng số Plank và p là động lượng. Như vậy Louis de Broglie đã dựa trên các công trình của Max Planck và Albert Einstein về ánh sáng một cách hình thức, không biết được bản chất thật của nó nên đề xuất (“bịa”) công thức thật gọn gàng, đẹp mắt. Mà ngay cả Max Planck và Albert Einstein cũng chẳng nắm được bản chất thật công trình của mình nên cũng vỗ tay. Các thực nghiệm đều chứng tỏ tính đúng đắn của công thức trên, do đó, tất cả đồng loạt ca ngợi Louis de Broglielà thiên tài, có một dự cảm khoa học tuyệt vời và trao giải Nobel vật lý năm1929. Nhưng nếu hiểu bản chất của vấn đề, chứ không chỉ dựa vào tính hợp lý hình thức thì công thức đúng của nó như thế này: λ = h(1+1/γ)/(ζp) Rõ ràng khác khá nhiều so với công thức của Louisde Broglie. Các nhà thực nghiệm cũng không phát hiện được sai lầm vì họ chỉ có thể kiểm chứng công thức khi γ khá lớn, thậm chí người ta cũng không có ý niệm phải thực nghiệm kiểm tra với γ nhỏ hơn thì sẽ thấy sự bất cập của công thức trên. Còn thông số ζ thì cho đến nay, giới khoa học cũng chưa có ý niệm thì nói sao được về kiểm chừng. Họ chỉ hành động như một cái máy. Sau này chắc giới khoa học cười xòa thông cảm cho thời còn bị “hạn chế về mặt nhận thức”. Còn một số công trình khác cũng được “bịa”ra một cách tương tự, có nghĩa là sáng tạo một cách khiên cưỡng dựa trên một nền tảng sai lầm. Thân ái! Vô Trước Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2012 Hội nghị đầu tiên về hạt Higgs ở châu Á Xem tin gốc Tuổi Trẻ - 6 giờ trước 17 lượt xem TT - Ngày 16-7, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Hội Gặp gỡ VN (Rencontres du Viet Nam) đã tổ chức hai hội nghị vật lý quốc tế với chủ đề “Hạt cơ bản sau mô hình chuẩn” và “Va chạm ion nặng trong kỷ nguyên LHC” với sự tham gia của 120 giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học chuyên ngành vật lý hạt và vật lý thiên văn ở 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hai hội nghị này nằm trong chuỗi cuộc gặp gỡ quốc tế trong khuôn khổ “Gặp gỡ VN” do giáo sư Trần Thanh Vân hợp tác với giáo sư Nguyễn Văn Hiệu sáng lập từ năm 1993. Giáo sư Trần Thanh Vân - chủ tịch Hội Gặp gỡ VN, chủ trì hội nghị - đặc biệt nhấn mạnh: Đây là hội nghị đầu tiên ở châu Á và là hội nghị thứ hai trên toàn cầu được lãnh đạo Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu ở Geneva (Thụy Sĩ) trình bày chi tiết những khám phá mới nhất đã và đang làm rung chuyển thế giới khoa học xung quanh việc phát hiện hạt Higgs. Hội nghị lần này kéo dài đến ngày 21-7-2012. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2012 Trong giáo trình hóa học phổ thông mà tôi học trước đây người ta kết luận Nguyên Tử là phần tử nhỏ nhất không thể chia cắt được. Khi đó tôi có thắc mắc thì cô giáo có giải thích rằng: "Đừng có hiểu theo nghĩa đen mà phải hiểu theo nghĩa bóng của nó, nghĩa là tại thời điểm đó người ta mới tìm ra Nguyên Tử là hạt nhỏ nhất mà thôi". Cho nên vừa rồi các nhà Vật Lý tuyên bố đã tìm ra một hạt cơ bản mới (có tính chất tương tự như hạt Higgs) là một trong các Hạt nhỏ nhất của Vật Chất thì cũng đừng nghĩ rằng nó là Hạt nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên mà cũng chỉ nên hiểu rằng nó chỉ là một trong những Hạt nhỏ nhất mà con người đã phát hiện tại thời điểm này mà thôi. Với tôi không có khái niệm khởi nguyên của vũ trụ mà vũ trụ không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. BigBang chỉ là thời điểm khi Lỗ Đen đang thống trị vũ trụ của chúng ta chuyển thành Lỗ Trắng (chứ không phải Lỗ Đen phải hút hết tần tật mọi thứ trong vũ trụ của chúng ta rồi mới chuyển thành Lỗ Trắng (BigBang)). Gửi chú Vũ Long, nếu có hạt của Chúa, thì sẽ có Chúa 1, 2, 3, .... n . Share this post Link to post Share on other sites