Lãn Miên

Thông Tin Cập Nhật 02

156 bài viết trong chủ đề này

TS Trần Công Trục: Mục đích Philippines-TQ khai thác dầu khí chung

(Tin tức thời sự) - "Chúng tôi phải lựa chọn hợp tác với một bên nào đó có tiềm lực, và ai biết được sẽ có những rủi ro địa chính trị nào", ông Pangilinan nói.

Tờ The Wall Streets Journal ngày 5/3 đưa tin, tập đoàn dầu khí Philex Petroleum của Philippines tiếp tục quan tâm đến đối tác CNOOC, tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc với tham vọng thăm dò và khai thác chung dầu khí (trái phép) ở khu vực bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều yêu sách chủ quyền).

Ngày 4/3, ông Manuel Pangilinan, Chủ tịch Philex Petroleum cho biết nhóm của ông đã không gặp đại diện của CNOOC kể từ cuộc họp 2 bên tại Hồng Kông trong quý 1 năm ngoái, nhưng sẵn sàng để đàm phán với CNOOC một lần nữa.

Philex Petroleum là cổ đông kiểm soát của Diễn đàn Năng lượng có trụ sở tại London, được chính phủ Philippines chỉ định thăm dò và khai thác (trái phép) tại bãi Cỏ Rong. Tháng 10/2012 Diễn đàn Năng lượng đã tổ chức khảo sát thăm dò tại khu vực này nhưng bị tàu hải quân Trung Quốc liên tục quấy rối nên phải dừng lại.

Sau đó Bắc Kinh đề xuất phương án "gác tranh chấp cùng khai thác" với Manila tại khu vực này và đề cử CNOOC làm đối tác cho dự án.

Posted Image

Bãi cỏ rong

Phân tích về kế hoạch khai thác dầu khí chung do tập đoàn Philippines đề xuất, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban, Ban Biên giới của Chính phủ cho biết: "Kế hoạch này chỉ có ý nghĩa về kinh doanh thương mại, mục đích là kêu gọi đầu tư, góp vốn, nghiên cứu để cùng nhau thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực mà Philippines cho rằng thuộc vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của mình mà thôi.

Kế hoạch đó hoàn toàn không có ý nghĩa là một giải pháp “ hợp tác khai thác chung” trong vùng biển “chồng lấn”, càng không phải là nội dung “gác tranh chấp cùng khai thác”.

Kế hoạch này cũng hoàn toàn không giống như thỏa thuận hợp tác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ mà hiện nay 2 bên đang tiến hành đàm phán để thực hiện một cụ thể theo nguyên tắc mà 2 bên đã thỏa thuận".

Vì vậy, Tổng thống Philippines Aqunio đã yêu cầu, tất cả các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác khai thác dầu khí "trong lãnh thổ Philippines phải tuân thủ luật pháp Philippines"; trong khi đó, ông Tập Cận Bình chỉ thị chủ trương của Bắc Kinh là "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác".

Trước tuyên bố của ông Aqunio, liên hệ về kế hoạch khai thác chung dầu khí của hai tập đoàn ở khu vực bãi Cỏ Rong, TS Trần Công Trục nói rằng: “Bãi Cỏ Rong là khu vực bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa, theo lập trường của Việt Nam là thuộc chủ quyền của Việt Nam; vì vậy mọi hoạt động của các quốc gia khác, kể cả các Công ty nước ngoài, là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã từng có ý kiến phản đối”.

Posted Image

TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủMặt khác, theo ông Trục: “Không thể có kết quả trong việc khai thác chung này, vì lập trường của hai bên đã rõ rồi. Philippines nói của Philippines, Trung Quốc nói của họ nên khó có thể đạt được kết quả thực tế.

"Chính vì vậy, kế hoạch khai thác chung dầu khí này không phải là giải pháp “ hợp tác khai thác chung” (joint - development) tại vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982; càng không phải là “gác tranh chấp cùng khai thác” mà Trung Quốc đã luôn luôn hô hào, theo nghĩa “chủ quyền của Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” - ông Trục một lần nữa nhấn mạnh.

Được biết, năm ngoái một cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ ước tính Biển Đông có khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 ngàn tỉ mét khối khí đốt, trong đó khu vực quần đảo Trường Sa có khoảng 5,4 tỉ thùng dầu và 55 ngàn tỉ mét khối khí thiên nhiên, hầu hết các nguồn tài nguyên có khả năng nằm ở bãi Cỏ Rong.

Hoài Ngân - Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Trung Quốc mượn cớ đòi xây cảng ở Trường Sa

Lợi dụng vụ máy bay Boeing 777-200 của Malaysia mất tích bí ẩn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”.

Trang tin China.org.cn dẫn lời ông Doãn biện hộ rằng hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Chưa hết, ông này còn đề xuất xây dựng một sân bay ở Trường Sa và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực. Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Cũng trong ngày 10.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tân Cương ngang nhiên tuyên bố tàu công vụ nước này vừa đuổi 2 tàu Philippines khỏi bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tần nói rõ trong lúc tuần tra bãi Cỏ Mây vào ngày 9.3, tàu Trung Quốc phát hiện 2 tàu mang cờ Philippines chở vật liệu xây dựng đang tiến đến đó và đã ra cảnh báo yêu cầu họ rời khỏi. Philippines chưa có phản ứng về vụ việc này.

Trong một diễn biến khác, Cơ quan an ninh Đài Loan thông báo giới chức vùng lãnh thổ này đã nhận được cảnh báo về nguy cơ đe dọa tấn công khủng bố nhằm vào các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục hồi đầu tháng này. Các mục tiêu tấn công có thể là sân bay quốc tế Bắc Kinh và hệ thống xe điện ngầm. Theo CNA, cảnh báo trên đang được giới chức Bắc Kinh xem xét nghiêm túc. Tuy nhiên, Đài Loan cũng cho rằng nó không liên quan đến vụ máy bay mất tích.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Âm mưu đã dần lộ diện. Bọn tàu này tởm quá. Hy vọng kịch bản này các lãnh đạo nước nhà đã dự phòng trước. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia TQ đòi xây căn cứ trung chuyển ở Biển Đông

(GDVN) - Kim Nhất Nam đề xuất xây dựng các "căn cứ trung chuyển" ở Biển Đông để gần khu vực tai nạn, sau này máy bay mất tích thì dễ tìm kiếm - nhưng TQ sẽ xây ở đâu?

Posted Image

Thiếu tướng Kim Nhất Nam, học giả Đại học Quốc phòng Trung Quốc

Trang mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 14 tháng 3 đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm cứu nạn liên quan đến máy bay chở khách mất tích của Malaysia, cộng đồng quốc tế đã điều động đội ngũ tìm kiếm cứu nạn có quy mô lớn nhất trong lịch sử, đã có hơn 10 nước và khu vực (trong đó có Trung Quốc) điều hơn 100 tàu, vài chục máy bay triển khai tìm kiếm cứu nạn.

Nhiều nước còn khẩn cấp sử dụng vệ tinh để "soi" vùng biển có liên quan hỗ trợ cho tìm kiếm cứu nạn.

Trình độ khoa học công nghệ có hạn

Ngày 8 tháng 3, sau khi chuyến bay MH370 của Công ty hàng không Malaysia mất liên lạc, đến nay rơi ở đâu chưa rõ, an nguy của hơn 200 hành khách trên máy bay khiến người ta rất lo lắng, sau khi sự việc xảy ra, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng triển khai chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn đối với máy bay chở khách mất liên lạc, trong đó "Quân đội Trung Quốc đã điều nhiều tàu chiến và máy bay thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn".

Giáo sư Kim Nhất Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng, thông qua tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách mất tích của hãng hàng không Malaysia không có kết quả, khiến người ta nhìn thấy “tính hạn chế của phát triển khoa học công nghệ” hiện nay.

Posted Image

Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích từ Biển Đông có thể lệch sang eo Malacca hoặc Ấn Độ Dương

Kim Nhất Nam cho rằng: Chỉ về bảo vệ an ninh vùng trời, vùng biển quốc tế và an ninh tuyến đường hàng hải trên Biển Đông, Trung Quốc xây dựng các "căn cứ trung chuyển" như cảng biển, sân bay trên biển Đông cũng "rất cần thiết", như vậy mới có thể bảo đảm đến được khu vực tìm kiếm cứu nạn trong thời gian đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn trên biển hoặc tai nạn trên không.

Theo Kim Nhất Nam, sau khi chiếc máy bay chở khách Malaysia mất liên lạc, đến nay vẫn chưa có thông tin, đã xảy ra việc lớn như vậy, hãng hàng không Malaysia đã bị "tấn công" rất nặng nề.

Bài viết tuyên truyền: Người Mỹ trên máy bay tuy không nhiều, nhưng Boeing 777 là máy bay Mỹ, hơn nữa là máy bay chủ yếu của các tuyến đường hàng không quốc tế trên thế giới hiện nay. Gần đây có tin cho biết, Boeing 777 tồn tại một số “mầm họa”, nếu được chứng thực thì điều này sẽ gây tác động to lớn đối với ngành hàng không Mỹ và Công ty Boeing.

Bài viết điểm qua các sự việc, cho biết: Trong sự việc lần này, kiểm tra có người mạo anh hộ chiếu đăng ký lên máy bay này, vùng trời mất liên lạc thuộc khu vực quản lý ... Người chịu trách nhiệm rất nhiều, tất cả tình hình cho thấy rất nhiều nước đều bị cuốn theo, được cộng đồng quốc tế quan tâm rộng rãi.

Posted Image

Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích

Bài viết tỏ ra nghi ngờ thái độ và hành động tìm kiếm cứu nạn của các nước, cho rằng: Trong quá trình xử lý sự kiện này, rất khó nói nước nào là "phớt lờ". Chẳng hạn, dân mạng (Trung Quốc) phê phán rất gay gắt đối với Malaysia, cho rằng Malaysia "phớt lờ".

Nhưng bài viết cho rằng, thực ra, Malaysia cũng hết sức cố gắng. Trung Quốc cũng như vậy, Mỹ cùng điều động không ít lực lượng, đều đang tích cực triển khai chiến dịch tìm kiếm cứu nạn.

Bài viết khẳng định: Ai có thể tìm thấy trước tiên địa điểm xảy ra sự cố thực sự của máy bay, từ đó phát hiện nguyên nhân của sự cố, họ sẽ đạt “điều kiện rất có lợi” trong dư luận quốc tế. Vì vậy, các nước có liên quan là rất nhiều, lực lượng điều động rất lớn.

Chê Mỹ ba hoa, chích choè

Bài viết chê Mỹ cho rằng: Mỹ là nước mạnh nhất thế giới, người Mỹ "ba hoa chích chòe", khoe khoang về trình độ khoa học công nghệ của họ: vệ tinh trên vũ trụ của họ mỗi ngày tiến hành quét qua Trái đất mấy chục lần, biết tất cả mọi dấu hiệu trên mặt đất, tuyên bố ai xây căn cứ phóng tên lửa ở đâu, xây dựng sân bay ở chỗ nào đều không giấu được, khoe vệ tinh quân sự của Mỹ có thể soi được cả biển số xe trên Trái đất...

Bài viết cho rằng, sự việc lần này làm người ta nhìn thấy hạn chế của khoa học công nghệ, sau khi máy bay Boeing 777 lớn như vậy mất liên lạc, các nước đã điều động nhiền lực lượng trong đó có vệ tinh, máy bay, tàu thuyền, nhưng đến nay vẫn không tìm thấy.

Posted Image

Hạm đội Hải Nam, Hải quân Trung Quốc điều tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, Type 071 đến vùng biển liên quan tìm kiếm máy bay mất tích

Mặc dù khoa học công nghệ phát triển đến hôm nay, nhưng con người nhận thức tự nhiên, nắm bắt tự nhiên vẫn có hạn; hoàn toàn không phải là khoa học công nghệ phát triển đạt trình độ như hôm nay, thì tất cả đều có thể nắm trong lòng bàn tay.

Theo bài viết, Trung Quốc điều động hết lực lượng tốt nhất hiện có để tìm kiếm cứu nạn, điều động vài vệ tinh, điều động các lực lượng như hải quân, ngư chính, hải giám – triển khai lực lượng như vậy cũng là một sự “rèn luyện” và “nâng cao” rất lớn.

Hiện nay, không ai dám bảo đảm rằng có tìm được máy bay chở khách mất tích trong thời gian tới hay không, nhưng tất cả đều hết sức cố gắng.

Xây dựng “căn cứ trung chuyển” ở Biển Đông

Chiến dịch tìm kiếm cứu nạn của Quân đội Trung Quốc đã được "ca ngợi", nhưng đồng thời cũng có những tiếng nói khác biệt, chẳng hạn, so sánh tàu chiến, máy bay của các nước như Mỹ, Malaysia, Việt Nam đã triển khai giai đoạn đầu ở vùng biển có liên quan, một số dân mạng (Trung Quốc) cho rằng, Quân đội Trung Quốc đã "đến muộn", thậm chí có người hỏi: "Tại sao Quân đội Trung Quốc hành động chậm chạp?".

Đối với vấn đề này, Kim Nhất Nam cho rằng, Quân đội Trung Quốc đến chậm là có nguyên nhân, nhưng câu hỏi của dân mạng kia không phải không có lý, chỉ về việc gọi là "bảo vệ an ninh vùng trời, vùng biển quốc tế và an ninh tuyến đường hàng hải" trên Biển Đông (trái phép theo tuyên bố lưỡi bò), "Trung Quốc xây dựng các căn cứ trung chuyển trên Biển Đông như cảng, sân bay cũng rất cần thiết".

Posted Image

Ngày 12 tháng 3, Không quân Trung Quốc tìm kiếm máy bay mất tích

Quân Mỹ có căn cứ Changi ở Singapore, có thể triển khai tàu sân bay, tàu chiến của Mỹ cách vùng biển máy bay chở khách mất liên lạc rất gần. Malaysia và Việt Nam càng không cần phải nói, đều ở lân cận, các bên điều động lực lượng đều rất nhanh chóng.

Từ Trung Quốc đến đó cần vượt qua toàn bộ Biển Đông, khoảng cách rất xa, tàu chiến Trung Quốc thường phải “đi vài ngày” mới có thể đến vùng biển mất liên lạc. Trong khi đó, căn cứ quân sự của Mỹ ở gần đó, họ phản ứng rất nhanh, có thể đến trước. .

Theo Kim Nhất Nam, việc tìm kiếm cứu nạn lần này đem lại một "bài học" cho Trung Quốc. "Trung Quốc cần phải có sân bay hoặc bến cảng ở Biển Đông mới có thể hoàn thành bảo vệ tuyến đường hàng hải Biển Đông, hoàn thành tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích ở vùng biển này".

Theo bài viết, việc đến trước mặt mới điều động từ đất liền, bất kể từ cảng Trạm Giang hay cảng Du Lâm, Hải Nam điều đi, hoặc từ Hải Khẩu điều đi thì đều phải mất 3 - 5 ngày mới có thể đến khu vực đó.

Posted Image

Tháng 3 năm 2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận trái phép ở vùng biển Trường Sa - quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Có thể tưởng tượng, nếu máy bay Trung Quốc cất cánh từ đất liên đến khu vực đó tìm kiếm cứu nạn, đợi đến đó thì xăng dầu đã tan đi rất nhiều, thời gian ở lại trên không đã rất có hạn.

"Nếu Trung Quốc có "căn cứ trung chuyển" như cảng, sân bay trên Biển Đông, phản ứng sẽ nhanh hơn nhiều. Nhìn vào điểm này, không cần nói đến bao vệ "chủ quyền quốc gia", chỉ để bảo vệ vùng trời, vùng biển quốc tế và tuyến đường hàng hải Biển Đông, Trung Quốc cũng cần thiết phải thực hiện hiện diện hiệu quả ở Biển Đông, đây là một yêu cầu đặt ra đối với Trung Quốc - khi làm "một nước lớn có trách nhiệm"." - Truyền thông của Bắc Kinh dẫn lời chuyên gia tuyên truyền.

Tuy nhiên, trên thực tế, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, Trung Quốc chỉ chủ trương “đường lưỡi bò” bất hợp pháp trên Biển Đông, vậy Trung Quốc sẽ xây dựng các “căn cứ trung chuyển” (cảng, sân bay) ở đâu? Sẽ xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam?

Khi Trung Quốc gặp bất cứ tai nạn (như máy bay) ở đâu, Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở đó? Những tuyên truyền, quan điểm của “học giả” Đại học Quốc phòng Trung Quốc có ý đồ rất rõ ràng – muốn kiểm soát Biển Đông, thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” bất hợp pháp và… không khả thi! Điều này cần hết sức cảnh giác.

Posted Image

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn xâm nhập vùng biển nghi máy bay Malaysia mất tích

Share this post


Link to post
Share on other sites

La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây

(GDVN) - Trung Quốc sẽ không những tìm cách chiếm quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây mà còn đánh chiếm các đảo khác ở Trường Sa hiện Philippines đang đóng giữ.

Posted Image

La Viện.Inquirer ngày 3/4 đưa tin, hôm 1/4 Tân Hoa Xã đăng bài phân tích của La Viện, một học giả mang lon Thiếu tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu, người tự nhận mình là "diều hâu" đã đưa ra kiến nghị cho giới chức Bắc Kinh 10 bước thực hiện chiếm bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan đều yêu sách "chủ quyền").

Vẫn với giọng diều hâu, hiếu chiến và hoang tưởng quen thuộc, La Viện đang cố tình khuấy căng thẳng trong dư luận về Biển Đông để lấp liếm cho các hành động leo thang của Trung Quốc ngoài thực địa khi đưa ra cái gọi là 10 kiến nghị.

Thứ nhất, La Viện đề nghị Bắc Kinh lập tức công bố cái gọi là bản ghi nhớ Philippines đề nghị (cho) đánh chìm chiến hạm cũ của Mỹ tại bãi Cỏ Mây để Bắc Kinh chiếm lợi thế về pháp lý và dư luận.

Thứ 2, Bắc Kinh cần tuyên bố thời hạn tàu Philippines lánh nạn ở bãi Cỏ Mây đã hết, Manila cần nhanh chóng dọn xác chiếc tàu cũ này. Nếu không làm được, Bắc Kinh sẽ "làm giúp" với điều kiện Manila chi tiền. Nếu Philippines không chịu rút, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế (Philippines có thể phát huy "trí tưởng tượng" của họ, ông Viện chú thích).

Thứ 3, La Viện xúi giới chức Bắc Kinh đòi Philippines...trả phí sử dụng bãi Cỏ Mây từ 1999 đến nay, trên cơ sở đó để gây sức ép với Philippines về mặt ngoại giao và dư luận?!

Thứ 4, tiếp tục nhắc lại cái gọi là yêu sách chủ quyền (phi lý, bất hợp pháp) của Trung Quốc với toàn bộ quần đảo Trường Sa, lấy bãi Cỏ Mây làm tâm vạch đường tròn bán kính 12 hải lý và dùng mực đỏ khoanh lên bản đồ để ... đánh dấu lãnh thổ, cấm tàu thuyền các nước vào khu vực này?!

Posted Image

Tàu tiếp tế Philippines chở theo nhiều phóng viên quốc tế chọc thủng vòng vây 2 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc để vào bãi Cỏ Mây chiều 29/3. Động thái này khiến những viên học giả Trung Quốc hiếu chiến như La Viện vừa bất lực, vừa tức tối.Thứ 5, tuyên bố cái gọi là (quy tắc) an ninh hàng không - hàng hải trên Biển Đông, xây dựng trạm quan trắc và điểm cứ hộ hàng không (bất hợp pháp) trên bãi Cỏ Mây.

Thứ 6, sau nhiều lần thông báo ngoại giao không hiệu quả, Bắc Kinh có thể tuyên bố hành động quân sự ngoài bãi Cỏ Mây, báo trước cho Philippines nếu không dọn khỏi khu vực này sẽ phải tự lãnh hậu quả?!

Thứ 7, La Viện tuyên bố nếu Philippines còn "gây sự" ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc sẽ không những tìm cách chiếm quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây mà còn đánh chiếm các đảo khác ở Trường Sa hiện Philippines đang đóng giữ.

Thứ 8, các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài cần tổ chức họp báo về Biển Đông công bố toàn bộ bản đồ của Philippines từ trước đến nay cũng như các văn bản luật của quốc gia này về Biển Đông.

Thứ 9, Trung Quốc cũng sẽ đưa các phóng viên ra bãi Cỏ Mây để thu thập cái gọi là "chứng cứ phá hoại DOC của Philippines".

Thứ 10, tiến hành chào thầu khai thác tài nguyên (bất hợp pháp) ngoài bãi Cỏ Mây và các vùng phụ cận trên nguyên tắc "chủ quyền thuộc Trung Quốc" hoặc bắt tay với Đài Loan. Nếu Philippines muốn dự thầu, điều kiện phù hợp Bắc Kinh sẽ xem xét?!

Kết thúc cái gọi là 10 kiến nghị, La Viện dẫn lời Tập Cận Bình phát biểu về Biển Đông trong chuyến công du châu Âu vừa qua: Trung Quốc không sinh sự, cũng không sợ sự sinh. Ông Viện cao giọng, một khi Philippines đã gây sự rồi thì hãy để họ gánh hậu quả?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/168771/vi-sao-duc-tang-tq-ban-do-khong-co-hoang-sa-.html

04/04/2014 00:02 GMT+7

Vì sao Đức tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa?

Một tấm bản đồ cổ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập Cận Bình nhân dịp ông thăm châu Âu đang trở thành chủ đề tranh luận khi nó mâu thuẫn với cách người Trung Quốc nhìn nhận về những ranh giới lịch sử.

Hàng trăm bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường SaTừ chuyện bộ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD

Posted ImageThủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc thế kỷ 18. Ảnh: Getty Images

Trong bữa tiệc tối 28/3, bà Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc tấm bản đồ vẽ năm 1735 được in tại Đức. Tác giả là họa sĩ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville. Bản đồ cổ là một phần trong hàng loạt tác phẩm của d’Anville, dựa trên các thông tin thu thâp được của những nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc.

Đây là món quà hoàn hảo cho một thượng khách tới thăm? Có thể là như vậy. Nhưng kể từ khi nó được trao đổi, các trang mạng Trung Quốc đã tranh luận gay gắt về món quà này. Rằng tại sao bà Merkel lại chọn lựa đặc biệt như vậy? Thông điệp gửi gắm là gì?

Với sinh viên chuyên ngành sử Trung Quốc, thời gian ra đời tấm bản đồ rất dễ nhận thấy. Đó là lúc hoàng kim của triều đại nhà Thanh, nhất là khi Càn Long lên nắm quyền. Ông chủ trương cuộc mở rộng quân sự về phía Tây và Bắc. Nhưng sau khi ông qua đời năm 1799, giai đoạn lụi tàn của triều đại này cũng bắt đầu.

Tiếp theo là các ranh giới. Bản đồ 1735 của d’Anville có chú thích bằng chữ Latinh có nghĩa là “Trung Quốc chuẩn” cho thấy chủ yếu là vùng dân cư người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu. Biên giới phía Nam kéo dài đến sát đảo Hải Nam.

Và tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.

Posted ImageTấm bản đồ cổ. Ảnh: Foreign Policy

Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.

Số khác thì lý luận, đó là do người vẽ bản đồ, và Thủ tướng Merkel “không có ý gì đặc biệt”. “Thời điểm đó, các nhà truyền giáo không được phép đi tới những vùng này”.

Khác lạ là, khi tin tức về tấm bản đồ lan rộng ở Trung Quốc, bằng cách nào đó nó lại biến ra khác biệt. Rất nhiều báo chí Trung Quốc khi đưa tin về món quà của bà Merkel đã đưa ra tấm bản đồ thể hiện rõ một đế chế ở thời đỉnh cao với lãnh thổ gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và nhiều vùng rộng lớn của Siberia.

Theo tạp chí Foreign Policy, đây là tấm bản đồ của hoạ sĩ người Anh John Dower, được công ty Henry Teesdale & Co. tại London xuất bản năm 1844 và chắc chắn không phải là món quà mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập. Tuy nhiên, sai sót này không được giải thích.

Cả hai phiên bản quà tặng của bà Merkel đều xuất hiện trên những phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đem lại những đánh giá khác nhau. Hạo Kiên,một phóng viên tài chính nói rằng, tấm bản đồ “là món quà khá khó xử”. Tác giả Hiếu Trình thì chỉ trích bà Merkel cố “hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương”. Còn kiến trúc sư Lưu Côn bình luận: “Người Đức chắc chắn có động cơ phía sau”. Một người khác thì hỏi: “Tại sao có thể thế này? Tây Tạng, Tân Cương ở đâu? Ông Tập phản ứng thế nào?”.

Thái An (theo Time, Foreign Policy)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan lên kế hoạch tập trận với giả định bị Trung Quốc tấn công

(TNO) Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND) vừa thông báo trong cuộc tập trận thường niên mang tên Hán Quang sắp tới sẽ có phần diễn tập với giả định bị Trung Quốc tấn công toàn diện vào năm 2015.

Posted Image

Đài Loan sắp diễn tập với giả định Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh tấn công vào năm 2015 - Ảnh: AFP

Hãng thông tấn CNA tối 22.4 dẫn lời một quan chức MND nói rõ phần diễn tập được giả định trên máy tính, trong đó Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay Liêu Ninh cho cuộc tấn công nói trên.

Phần diễn tập này là một trong những dấu hiệu mới nhất cho thấy Đài Loan vẫn lo ngại nguy cơ bị Trung Quốc tấn công dù quan hệ song phương đã được cải thiện dần kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008.

Trước đó, CNA trích nội dung báo cáo của MND cho hay quân đội Trung Quốc (PLA) đang tăng cường khả năng tác chiến đến mức có thể tấn công toàn diện Đài Loan trước năm 2020. PLA được cho là đã triển khai nhiều chiến đấu cơ tiên tiến gần Đài Loan, nâng cao đáng kể khả năng đổ bộ dưới sự yểm trợ của không quân.

Sau phần diễn tập giả định trên máy tính, Đài Loan sẽ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 5 ngày như là phần hai của cuộc tập trận Hán Quang.

Theo MND, cuộc tập trận Hán Quang 2014 sẽ diễn ra từ ngày 19-23.5 nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng tác chiến. Đây là cuộc tập trận thường niên quan trọng nhất của Đài Loan, với sự tham gia của các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển.

Trong cuộc tập trận Hán Quang năm nay, Đài Loan cũng sẽ triển khai một số khí tài quân sự mới, như trực thăng tấn công AH-64E vừa nhận từ Mỹ, máy bay săn tàu ngầm P-3C và hệ thống phóng rốc-két đa nòng nội địa Thunderbolt-2000.

Văn Kho

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản tố cáo 2 tàu của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải

Posted Image

Tàu tuần dương Trung Quốc ở gần vùng đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông hồi năm 2013. AFP/ TTXVN

<br style="line-height: 21.920000076293945px;">Khoảng trưa 26/4, tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) xác nhận 2 tàu thuộc Cục Cảnh sát Biển Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở thành phố Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa. <br style="line-height: 21.920000076293945px;"><br style="line-height: 21.920000076293945px;">Đây là vụ xâm nhập lãnh hải lần thứ 9 của các tàu công vụ Trung Quốc trong năm 2014 và diễn ra từ ngày 12/4 đến nay. Trong khi đó, tàu Trung Quốc xuất hiện liên tục trong 34 ngày qua tại vùng tiếp giáp lãnh hải tính đến ngày 24/4. <br style="line-height: 21.920000076293945px;"><br style="line-height: 21.920000076293945px;">Ngay sau khi nhận được thông báo về vụ xâm nhập trên, Chính phủ Nhật Bản đã lập tổ liên lạc tại Phòng đối sách thuộc Văn phòng Thủ tướng.<br style="line-height: 21.920000076293945px;"><br style="line-height: 21.920000076293945px;">Theo Văn phòng JCG khu vực 11, hai tàu Trung Quốc sau khi đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải sáng 26/4 đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản. Tàu tuần tra JCG đã yêu cầu các tàu trên lập tức rời khỏi vùng biển này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines phản ứng về phát biểu của Lý Khắc Cường

(GDVN) - Philippines không phải nước gia tăng rất nhiều sự hiện diện hải quân và hàng hải trên Biển Đông, cũng không tìm cách phong tỏa hay đe dọa một cách mạnh mẽ

Inquirer ngày 13/4 đưa tin, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á rằng Bắc Kinh sẽ đáp trả cái gọi là "hành động khiêu khích" trên Biển Đông, hôm qua Phủ Tổng thống Philippines tuyên bố nước này đã luôn giữ quan điểm không hành động khiêu khích.

Cho đến nay, Lý Khắc Cường là quan chức Trung Quốc cao cấp nhất nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh, bất kỳ bất đồng nào đối với đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông là một sự "khiêu khích".

Phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, Abigail Valte cho biết Manila luôn tìm cách tiếp cận vấn đề Biển Đông không hề khiêu khích. Ngược lại, Philippines luôn tìm kiếm một giải pháp hòa bình để xử lý tranh chấp.

Trong quá khứ, mọi nỗ lực của Philippines đều tập trung vào việc tránh những tình huống có thể leo thang căng thẳng ở Biển Đông, và bây giờ việc đưa đường lưỡi bò Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển cũng là một giải pháp phù hợp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose khẳng định rằng, Philippines không phải nước gia tăng rất nhiều sự hiện diện hải quân và hàng hải trên Biển Đông, cũng không tìm cách phong tỏa hay đe dọa một cách mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào trên Biển Đông.

Trong ngày hôm qua, Lưu Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cũng tuyên bố rằng nước này đang phải đối mặt với những "thách thức nghiêm trọng về quyền hàng hải của mình" ở Biển Đông và Hoa Đông.

Ông Quý viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cho rằng Trung Quốc có lợi ích chiến lược và các quyền hợp pháp trong các vùng biển mở, các đại dương, vùng đáy biển quốc tế cũng như Nam Cực và Bắc Cực.

Posted Image

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr.

Xung quanh cảnh báo của Trung Quốc rằng việc Philippines khởi kiện đường lưỡi bò ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển "làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ song phương", Đai sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr khẳng định rằng Manila có quyền tìm kiếm giải pháp trọng tài quốc tế khi đối mặt với sự xâm nhập của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Vụ kiện này sẽ là một mô hình hoặc một ví dụ cho các quốc gia nhỏ khác trong một tình huống tương tự xem xét các cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS như một biện pháp hòa bình", Cuisia cho biết.

Theo ông vụ kiện của Philippines đã tăng cường hơn nữa vai trò của UNCLOS, các thủ tục tố tụng và kết quả tiếp theo của nó sẽ làm giàu thêm cho luật pháp hàng hải quốc tế, đặc biệt là tranh chấp xung quanh việc áp dụng, giải thích các quy định của UNCLOS.

Philippines mong muốn thông qua vụ kiện để vô hiệu hóa tuyên bố yêu sách "lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 30/3 vừa qua Manila đã nộp bản thuyết trình quan điểm của mình cho Hội đồng Trọng tài, động thái khiến Bắc Kinh giận dữ.

Đại sứ Cuisia khẳng định, Philippines đã thiết lập một tiền lệ quốc tế, theo đó các quốc gia có lựa chọn khả thi khác để giải quyết tranh chấp hàng hải trong bối cảnh thương lượng bất đối xứng, nơi các quốc gia lớn với tiềm lực quân sự mạnh sẽ thống trị các quốc gia nhỏ hơn trên bàn đàm phán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan ngang nhiên tập trận đổ bộ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

28/04/2014 21:35

(TNO) Đài Loan trong tháng 4.2014 đã ngang nhiên tập trận đổ bộ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Posted Image

Một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP

AFP dẫn lời nhà làm luật Đài Loan Lin Yu-fang ngày 28.4 cho rằng cuộc tập trận diễn ra tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Lin cho biết có 2 đại đội thủy quân lục chiến được trang bị súng cối, rocket chống tăng đi trên 20 xe tác chiến thủy bộ tập trận đổ bộ vào đảo Ba Bình vào ngày 10.4.

Ngoài ra, còn có các tàu khu trục nhỏ lớp Lafayette và lớp Perry cùng các tàu đổ bộ tham gia tập trận, theo ông Lin.

“Đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất ở Trường Sa kể từ năm 2000”, ông Lin nói trong một cuộc họp kín.

Phát ngôn viên Lực lượng phòng vệ Đài Loan David Lo xác nhận thông tin này nhưng không công bố thêm chi tiết.

Phúc Duy

===========

Khổ thân cô em Đài Loan rùi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thông Trung Quốc đòi giành cả đảo Okinawa của Nhật

(TNO) Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc vào hôm nay, 8.5, đăng bài bình luận kêu gọi tái xem xét chủ quyền của Nhật với đảo Okinawa, nơi có các căn cứ lớn của Mỹ.

Theo AFP, bài báo dài trên tờ Nhân dân Nhật báo lập luận rằng Trung Quốc có thể có chủ quyền với quần đảo Ryukyu, vốn bao gồm Okinawa.

“Đã đến lúc tái xem xét những vấn đề chưa giải quyết liên quan đến quần đảo Ryukyu”, hai tác giả Trương Hải Bằng và Lý Quốc Cường nhắc lại các tuyên bố thời Thế chiến thứ hai, vốn yêu cầu Nhật trả quần đảo Ryukyu cho Trung Quốc.

Hai tác giả này là các học giả tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, vốn được xem là tổ chức nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc.

Bài báo cũng lặp lại lý lẽ của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Hai quốc gia này đã leo thang khẩu chiến về tranh chấp chủ quyền quần đảo trong nhiều tháng qua. Các tàu bè của Bắc Kinh thường xuyên tiến vào vùng biển được Tokyo xem là lãnh hải xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, làm phát sinh những lo ngại về xung đột vũ trang tại đây.

Okinawa là đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu và là trung tâm của vương quốc Ryukyu, từng triều cống cho các hoàng đế Trung Quốc cho đến khi bị Nhật sáp nhập vào năm 1879.

Hòn đảo là nơi có nhiều căn cứ không quân và hải quân Mỹ cùng dân số 1,3 triệu người, vốn được xem là có mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật về mặt chủng tộc và ngôn ngữ so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số người Trung Quốc xem mối quan hệ lịch sử là cơ sở cho vấn đề chủ quyền và cho rằng việc Nhật sở hữu quần đảo là di sản từ chủ nghĩa bành trướng của Nhật vốn kết thúc trong thất bại vào cuối Thế chiến thứ hai.

Chính phủ Trung Quốc không đưa ra những tuyên bố như thế song truyền thông nhà nước của Bắc Kinh từng nhiều lần đăng tải những bài báo và bình luận đặt vấn đề về chủ quyền của Nhật với quần đảo Ryukyu, theo AFP.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan xây cầu cảng trái phép ở đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam

(TNO) Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Đài Loan đang ngang ngược tiến hành xây dựng trái phép đê chắn sóng để xây cầu cảng (hay cầu tàu) ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Posted Image

Ảnh vệ tinh 10.3 và 18.4.2014 cho thấy Đài Loan xây dựng trái phép đê chắn sóng ở đảo Ba Bình - Ảnh: IHS Jane

Theo tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane ngày 29.4, Đài Loan lên kế hoạch xây dựng một bến cảng ở đảo Ba Bình mới có thể tiếp nhận các tàu khu trục nhỏ với độ choán nước 2.000 tấn đến neo đậu.

So sánh các hình ảnh vệ tinh Không gian và Quốc phòng Airbus (Mỹ) chụp trong ngày 10.3 và 18.4.2014 cho thấy Đài Loan đang xây dựng đê chắn sóng, một phần của bến cảng ở phía tây nam đảo Ba Bình, theo nhận định của IHS Jane.

IHS Jane cho hay đê chắn sóng này không xuất hiện các hình ảnh vệ tinh chụp vào năm 2013.

Dự án xây cầu cảng mới nằm trong kế hoạch của Đài Loan nhằm tăng cường cái gọi là khả năng phòng vệ của họ ở Ba Bình. Đài Loan còn muốn nâng cấp đường băng phi pháp ở Ba Bình từ 1.150 m lên 1.500 m.

Mới đây, Đài Loan đã ngang nhiên tập trận đổ bộ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tháng 4.2014, tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

AFP dẫn lời nhà làm luật Đài Loan Lin Yu-fang ngày 28.4 xác nhận cuộc tập trận diễn ra tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Lin cho biết có 2 đại đội thủy quân lục chiến được trang bị súng cối, rocket chống tăng đi trên 20 xe tác chiến thủy bộ tập trận đổ bộ vào đảo Ba Bình vào ngày 10.4.

Ngoài ra, còn có các tàu khu trục nhỏ lớp Lafayette và lớp Perry cùng các tàu đổ bộ tham gia tập trận, theo ông Lin.

“Đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất ở Trường Sa kể từ năm 2000”, ông Lin nói trong một cuộc họp kín.

Phát ngôn viên Lực lượng phòng vệ Đài Loan David Lo xác nhận thông tin này nhưng không công bố thêm chi tiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh đang biến Đá Gạc Ma thành căn cứ lớn ở Trường Sa

Thông tin chưa được kiểm chứng bởi các nguồn tin chưa được xác định.

==============

Túy Lão thân mến.

Rất nhiều kẻ từ mọi phía đang gây sự với diễn đàn của chúng ta. Gần nhất là "Quá nửa đời người". Bởi vậy, tránh những điều không cần thiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ Nhật, 04/05/2014 - 19:56

Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam

(Dân trí) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: "Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam".

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. (Nguồn: Bộ Ngoại giao)

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: "Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối."

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã ra thông cáo cho biết ngày 2/5/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ Vĩ Bắc, 111012’ Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Ngày 4/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Việc làm nói trên của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai Tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự.

PV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc định xây dựng sân bay trái phép trên đảo Gạc Ma?

04/05/2014 19:30

(TNO) Chính quyền Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay trên đảo Gạc Ma nhằm tăng cường khả năng tham chiến tại khu vực quần đảo Trường Sa, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 4.5 dẫn lại tin tức từ Duowei News, trang tin tức của người Trung Quốc ở hải ngoại.

Theo thông tin này, Trung Quốc sẽ dùng sân bay trên để tăng cường sức mạnh không quân cho các tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở quần đảo Trường Sa.

Mới đây, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Đài Loan cũng đang ngang ngược tiến hành xây dựng trái phép đê chắn sóng để xây cầu cảng ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đài Loan cũng đã xây dựng phi pháp một đường băng sân bay dài 1.150 m ở đảo Ba Bình.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đợt bùng phát xung đột sắp tới với TQ trên biển Đông

- Trung Quốc loan báo và thực tế đã kéo giàn khoan siêu sâu nội địa đầu tiên của họ xâm nhập sâu vùng biển Việt Nam. Giàn khoan khủng này đã bị báo chí Việt Nam điểm mặt cảnh báo từ năm 2011.

- Việt Nam lập tức chính thức phản đối quyết liệt bằng Bộ ngoại giao và Tổng công ty dầu khí.

- Trung Quốc đáp lại bằng cách ra thông cáo tăng phạm vi cấm tiếp cận khu vực giàn khoan từ 1 hải lý lên 3 hải lý.

- Tiếp theo Việt Nam sẽ phải làm gì?

Hiện nay giàn khoan vẫn chưa cố định. Cần 3 đến 5 ngày để cố định giàn khoan. Một khi họ cố định giàn khoan thì khó mà bứng họ đi. Có thể Việt Nam phải điều tàu hải quân ra bao vây ? Đi theo giàn khoan Trung quốc chắc chắn là đội tàu bảo vệ hậu cần hùng hậu có hậu cứ là quần đảo Hoàng sa gần đó hiện đang do TQ chiếm giữ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đợt bùng phát xung đột sắp tới với TQ trên biển Đông

- Trung Quốc loan báo và thực tế đã kéo giàn khoan siêu sâu nội địa đầu tiên của họ xâm nhập sâu vùng biển Việt Nam. Giàn khoan khủng này đã bị báo chí Việt Nam điểm mặt cảnh báo từ năm 2011.

- Việt Nam lập tức chính thức phản đối quyết liệt bằng Bộ ngoại giao và Tổng công ty dầu khí.

- Trung Quốc đáp lại bằng cách ra thông cáo tăng phạm vi cấm tiếp cận khu vực giàn khoan từ 1 hải lý lên 3 hải lý.

- Tiếp theo Việt Nam sẽ phải làm gì?

Hiện nay giàn khoan vẫn chưa cố định. Cần 3 đến 5 ngày để cố định giàn khoan. Một khi họ cố định giàn khoan thì khó mà bứng họ đi. Có thể Việt Nam phải điều tàu hải quân ra bao vây ? Đi theo giàn khoan Trung quốc chắc chắn là đội tàu bảo vệ hậu cần hùng hậu có hậu cứ là quần đảo Hoàng sa gần đó hiện đang do TQ chiếm giữ.

Nhận dạng dàn khoan HD-981 của Trung Quốc và các loại tàu đi kèm

Lê Dũng Cường

05/05/14 13:43

(GDVN) - Chưa tính đến lực lượng quân sự bảo vệ trên biển, trên không, dàn khoan này có rất nhiều các loại tàu hỗ trợ cỡ lớn đi kèm.

Ngày 4/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Cụ thể là việc Trung Quốc ra thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8/2014.

Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Tuyên bố của Việt Nam nói rõ: việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Dàn khoan biển sâu HD-981 chính thức được TQ đưa vào hoạt động vào ngày 9/5/2012. Đây là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, HD- 981 lần đầu đi vào hoạt động tại giếng Liwan 6-1-1 có độ sâu 1.500 m nằm cách bờ biển Hong Kong 320 km về phía đông nam.

Trước khi được lai giắt xuống vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam dàn khoan này đã được Trung Quốc nghiên cứu và thử nghiệm rất kỹ.

Chưa tính đến lực lượng quân sự bảo vệ trên biển, trên không, dàn khoan này có rất nhiều các loại tàu hỗ trợ cỡ lớn đi kèm. Dưới đây là một số hình ảnh nhận dạng.

Dàn HD -981

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

Các loại tàu hỗ trợ

Những con tàu chở dầu khổng lồ đi cùng với dàn khoan 981 tạo thành một dây chuyền khép kín như một nhà máy lọc dầu di động trên biển Đông.

Chỉ tính riêng con tàu "Dầu khí Hải dương 117" tải trọng 300 ngàn tấn, mỗi ngày có thể sản xuất 19 vạn thùng dầu thô, khả năng trữ dầu lên tới 2 triệu thùng với 140 nhân công trên tàu.

Posted Image

Tàu "Dầu khí Hải dương 117" như một nhà máy lọc dầu di động trên biển được phái ra dàn khoan 981

Posted Image

Tàu "Dầu khí Hải dương 720" phụ trách thăm dò địa chấn với 12 dây cáp dài 8000 m

Posted Image

Tàu "Dầu khí Hải dương 201" là chiếc tàu duy nhất hiện nay trên thế giới có khả năng khoan thăm dò độ sâu 3000 m, tải trọng nâng 4000 tấn và hệ thống định vị DP-3 chuyên khoan thăm dò vùng nước sâu.

Posted Image

Tàu "Dầu khí Hải dương 708" vừa có chức năng khoan, thăm dò, xây dựng công trình trên dàn khoan ở vùng nước sâu 3000 m, khoan sâu xuống đáy biển 600 m, trang bị cần cẩu tải trọng 150 tấn.

Posted Image

Tàu "Dầu khí Hải dương 681" chuyên thu hồi dầu loang, trang bị rô bốt lặn sửa chữa trang thiết bị dưới nước

Posted Image

Tàu "Dầu khí Hải dương 682" chức năng tương tự "Dầu khí Hải dương 681

Posted Image

Tàu "Dầu khí Hải dương 682" bị nghiêng hôm hạ thủy 14/1/2012, đến ngày 19/1/2012 thì hạ thủy thành công

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo nguồn tin vịt chưa được kiểm chứng thì 30 tàu Việt đang húc nhau với 55 tàu Tàu. Không tàu nào dám khai hoả nhưng húc nhau rất quyết liệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ gọi việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan là khiêu khích

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố việc Trung Quốc di dời giàn khoan ở Biển Đông là một bước đi "khiêu khích" và Washington đang theo dõi sát tình hình.

Posted Image

Giàn khoan HD-981 của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Ảnh: AP

"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này", AFP dẫn lời bà Jen Psaki, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm qua nói. Bà Psaki cho rằng trong bối cảnh những căng thẳng thời gian gần đây ở Biển Đông, việc Trung Quốc quyết định vận hành giàn khoan là khiêu khích, không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trước đó, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Russel cũng cho biết Mỹ đang theo dõi sát sao động thái di dời giàn khoan của Trung Quốc, và kêu gọi các bên liên quan thận trọng.

Cục Hải sự Trung Quốc hôm 3/5 đơn phương đăng cảnh báo hàng hải trên trang web, cho biết giàn khoan HD-981 sẽ hoạt động ở Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hà Nội khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gọi động thái của Bắc Kinh là bất hợp pháp và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, trong cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm qua.

"Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác", Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói trong cuộc điện đàm.

HD-981 thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines bắt giữ tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ Tư, 07/05/2014 - 14:29

(Dân trí) - Philippines ngày 7/5 cho biết đã bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc tại Biển Đông, trong một vụ việc chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng tại vùng biển vốn tồn tại các tranh chấp về chủ quyền.

Posted Image

Một tàu cá của Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Cảnh sát trưởng Niel Vargas từ Cơ quan cảnh sát biển quốc gia Philippines, cho hay một tàu cá của Trung Quốc đã bị bắt giữ vào khoảng 7 giờ sáng ngày 6/5 tại vùng biển gần bãi cạn Bán Nguyệt (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Tàu cá Trung Quốc chở 11 thuyền viên và cảnh sát đã tìm thấy khoảng 500 con rùa trên tàu, một số con đã chết.

Ông Vargas cũng cho biết thêm, một tàu của Philippines cùng các thuyền viên cũng bị bắt giữ và bị phát hiện có 40 con rùa trên tàu. Một số loài rùa biển hiện đang được bảo vệ theo luật pháp Philippines.

Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết Bắc Kinh đã yêu cầu Manila thả tàu cá Trung Quốc và các thuyền viên, vốn bị cảnh sát biển Philippines bắt giữ tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.

Philppines nên chấm dứt các hành động khiêu khích, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo thường ngày.

Cảnh sát biển giờ đây đang áp giải 2 tàu tới thị trấn Puerto Princesa trên đảo Palawan, nơi các cáo buộc thích hợp sẽ được đưa ra nhằm chống lại họ, ông Vargas nói.

Một nguồn tin thứ 2 từ Philippines, một quan chức hải quân cấp cao, cho biết có 2 tàu cá Trung Quốc tại khu vực nhưng một tàu đã trốn thoát. Trong khi đó, hãng tin Xinhua của Trung Quốc cho biết liên lạc với 11 ngư dân đã bị mất sau khi họ bị “các nam giới có vũ trang” chặn lại tại vùng biển không xa Philippines.

Các ngư dân có mặt trên tàu cá Qiongqionghai 09063, vốn bị chặn bởi một tàu mang vũ khí chưa rõ danh tính vào khoảng 10 giờ sáng ngày 6/5 tại vùng biển gần bãi cạn Trăng Khuyết, Xinhua đưa tin, trích dẫn một hiệp hội đánh cá tại thành phố Quỳnh Hải trên đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc.

“Vài nam giới có vũ trang đã xông lên tàu và bắn 4-5 phát súng chỉ thiên. Sau đó họ đã kiểm soát con tàu”, Xinhua đưa tin.

Posted Image

Bãi Bán Nguyệt (Half Moon Shoal), nơi tàu cá Trung Quốc bị giới Philippines bắt giữ (Ảnh: Inquirer).

Một tàu cá thứ 2 đã trốn thoát, nhưng sau đó lại đối đầu với một tàu có vũ khí khác nhưng vẫn chạy thoát, Xinhua cho biết thêm. Theo Xinhua, chính quyền thành phố Quỳnh Hải đã điều các tàu đánh cá khác hoạt động gần đó để trợ giúp tìm kiếm các ngư dân nhưng chưa tìm thấy họ.

Bộ ngoại giao Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin trên.

Vụ việc trên chắc chắn sẽ làm gia tăng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh, vốn đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như goàn bộ Biển Đông, bác bỏ các tuyên bố quyền của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Vụ bắt giữ tàu cá Trung Quốc cũng diễn ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm châu Á để nhấn mạnh cam kết của ông với các đồng minh trong khu vực, trong đó có Nhật Bản và Philippines, vốn đều vướng vào các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

An Bình

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày đăng : 10:12 13/05/2014 (GMT+7) http://kienthuc.net....-sa-340968.html

Ai là người đầu tiên dịch sắc lệnh Hoàng Sa?

Ít ai biết người đầu tiên phát hiện ra sắc lệnh của vua Minh Mạng phái các binh phu ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa lại là ông đồ trên đảo Lý Sơn...

Bởi một nỗi niềm riêng khó nói, cụ chôn chặt bí mật trong mình 10 năm từ năm 1999 đến năm 2009, kể từ khi cụ tiếp xúc với tờ sắc lệnh quý ở nhà thờ họ Đặng trên đảo Lý Sơn, bây giờ là báu vật quốc gia. Đến tận ngày nay, sau tròn 14 năm mới “chịu” thừa nhận. Năm 2009, trong lễ khao lề ở Lý Sơn, chính TS. Nguyễn Đăng Vũ – giám đốc Sở VH- TT&DL Quảng Ngãi đã nói ra chuyện này, nhưng cụ là người ẩn danh lui vào hậu trường chuyện dần quên lãng. “Ông Dương Quỳnh chính là người phát hiện và dịch đầu tiên tờ sắc lệnh phái binh phu đi Hoàng Sa trong các giấy tờ ở gia phả nhà họ Đặng. Đó là bản dịch tốt, sát nghĩa và hay nhất. Sau này, TS Nguyễn Xuân Diện dịch bản chính thức cũng phải tham khảo và nhờ ông Quỳnh tư vấn” - TS. Vũ khẳng định.

Posted Image Đã 94 tuổi, cụ Dương Quỳnh đọc tờ sắc lệnh (photo) vẫn không cần đeo kính. Ảnh: Nam Cường.

Duyên tiền định

Lý Sơn những ngày biển động, từng con sóng ầm ào xô vào vách đá núi sừng sững, tung bọt trắng xóa. Thật lạ, khi bước hẳn vào nhà cụ Dương Quỳnh như lạc vào thế giới khác. Thanh bình tịch mịch. Căn nhà đúng như phong thái của chủ nhân. Dân đảo tôn kính gọi cụ là một thầy Quỳnh, cụ chỉ lắc đầu cười hiền: Tôi chỉ là người suốt ngày đọc sách, trồng cây. Vẻ mình triết uyên thâm ẩn sâu dưới đôi mắt buồn và mái tóc bạc phơ. 94 tuổi, sống vắt qua hai thế kỷ, đời cụ trải qua vạn thăng trầm, nếm ngàn đau khổ, cụ vẫn chỉ lắc đầu cười, bỏ tất cả sau lưng. “Đó là một cơ duyên tiền định. Không ai cắt nghĩa được”- thong thả chế trà nóng, cụ kể. Cụ với tộc họ Đặng cùng ở đảo Lý Sơn mà lại chưa hề ghé qua thăm nhau mặc dù danh tiếng Dương Quỳnh thông tuệ Hán văn, tinh tường tiếng Pháp, đọc gia phả làu làu. Cơ duyên đó là năm 1982, cụ Quỳnh cùng cả nhà rời đảo vào đất Long Thành (Đồng Nai) làm kinh tế mới. Ở đó, cụ gặp lại một người học trò từng học tại nhà ở Lý Sơn khi xưa, tên Đặng Như Tri, bây giờ là sư thầy Thích Giải Thiện ở chùa Huệ Minh. Đôi bên qua lại thăm nhau, cụ gặp anh trai của sư Thích Giải Thiện là ông Đặng Tôn, thành ra thân thiết. Bẵng mấy năm sau, thời gian này cụ cùng gia đình về lại Lý Sơn an cư, vẫn hay qua lại với ông Đặng Tôn, trà dư tửu hậu. Năm 1999, đúng tháng 4, như thông lệ gia tộc, họ Đặng lại mở tàng thư dòng tộc, rải rác công bố từng phần. Ông Đặng Văn Siểm (người được nhắc tới trong sắc lệnh), kể: Gia tộc họ Đặng có một chiếc tráp, khóa cẩn thận. Tháng 3/1979, có một người xưng của nhà nước đến gom hết cả gia phả, sắc lệnh của 13 họ tộc trên đảo. Ai cũng nộp, riêng họ tộc Đặng bởi một lời dặn của ông nội tui là Đặng Văn Ngạc, mất năm 1939, rằng trong chiếc hộp có đồ vật rất quý giá, muốn mở hộp phải có đủ chức sắc trong tộc, 20 năm mở một lần “vào những năm lẻ có đuôi số 9". Năm 1999, cụ Quỳnh được ông Đặng Tôn mời đến, trước sự chứng kiến của gia tộc, dịch tiếp một phần gia phả và các loại giấy tờ đọc trong tráp. “Lẫn trong giấy tờ, tôi thấy có một tờ lệnh, đóng mộc đỏ thời vua Minh Mạng, lại thấy nhắc đến Hoàng Sa. Tôi biết ngay, đó là vật quý, là bảo ngọc quốc gia” – đến tận hôm nay, sau 14 năm, nhắc lại chuyện này, cụ Quỳnh vẫn thảng thốt. Posted Image Sắc lệnh phái binh phu đi Hoàng Sa ở nhà thờ họ Đặng. Ảnh: Nam Cường.

Ngay đêm đó, cụ Quỳnh ngồi trước án hương tộc Đặng, dưới ánh đèn mờ tỏ, rành rọt phiên âm và dịch nghĩa của tờ sắc lệnh. Sau đó, cụ viết lại cẩn thận, dặn họ Đặng: “Cái này rất quan trọng, ảnh hưởng đến sinh mệnh, cương thổ quốc gia, có thể là một bằng chứng vô cùng quan trọng sau này. Phải giữ gìn cẩn mật”.

Cụ Dương Quỳnh nhớ lại, kể từ năm 1999, khi biết có báu vật trên đảo, cụ lại phải dặn lòng, chuyện cơ mật quan trọng không được tiết lộ. Một người từng trải trước biến cố cuộc đời, cụ hiểu, lúc nào nên nói và nói lúc nào. “Nhưng tôi biết, rồi sẽ có một ngày quốc gia cần đến nó”. Qủa thật, tiên đoán của cụ Quỳnh không sai. Năm 2009, họ Đặng trình lên huyện thông báo cho tỉnh, TS Nguyễn Đăng Vũ lặn lội ra Lý Sơn, rồi các bộ ban ngành .. cùng vào cuộc. Sắc lệnh được đem vào đất liền sau đó, trong bóng tối cụ Quỳnh cười mãn nguyện. Cũng cần phải nhắc lại một chút câu chuyện rước sắc lệnh vào năm 2009, công tác an ninh được tuyệt đối bảo đảm. Sắc lệnh được bỏ vào một vali an toàn, không cháy, không thấm nước. Đích thân TS. Vũ ôm vali , ngồi phòng riêng trên tàu cao tốc, đội an ninh vây quanh bảo vệ..

Trầm tích Lý Sơn

Cụ Dương Quỳnh sinh ra và lớn lên ở Lý Sơn, từ thuở nhỏ thông minh hiếu học, tiếng Pháp đọc làu làu. Sau này, chữ Nho, Hán văn với cụ như là lẽ sống. Là thầy giáo ở đảo, cụ được người dân kính trọng. Biến cố thời cuộc, năm 1975 cụ nghỉ hưu, chuyên tâm vào việc sưu tầm sách cổ và tìm đến các tộc họ dịch gia phả. Từ đó, cụ phát hiện được nhiều báu vật quốc gia còn lưu lạc trong nhân gian trên hòn đảo này. Năm 1979, trong một lần dịch gia phả tộc họ Nguyễn, cụ phát hiện những tờ khế quan trọng bằng chữ Hán. Đó chính là khế bán đất của tộc họ Nguyễn để lo chuyện sắm thuyền, lương thực cho bình phu ra Hoàng Sa. Cụ Quỳnh kể, nhiều chuyện lâu nay cụ chôn chặt trong lòng, thấy ấm ức vì không nói ra được. Cụ dịch tất thảy gia phả, sắc lệnh, giấy tờ... của 7 tộc họ trên đảo Lý Sơn mà chỉ còn tộc Đặng là có sắc lệnh, tộc Nguyễn có giấy họp hương chức bán đất, còn lại mất cả. “Năm đó, tức 1979, dân Lý Sơn chứng kiến một người tự xưng là nhà báo gì đó ở nước ngoài, người Trung Quốc đi thu mua và lùng hết các sắc lệnh, giấy tờ liên quan đến Hoàng Sa. Tôi đã linh cảm có chuyện không lành. May mắn thay, tộc họ Đặng vẫn còn giữ được”. Cụ Quỳnh có tất cả 11 người con, hai đời vợ (vợ đầu mất 1965). Con cháu cụ giờ thành đạt khắp nơi, từ Quảng Ngãi đến Tây Nguyên, Sài Gòn. Cụ vẫn ở đảo Lý Sơn với một người cháu nội đang đi biển. “Con thứ 7 là Dương Quang Thụy đi biển, bị Trung Quốc bắt, thua lỗ triền miên. Bệnh mà chết. Cháu tôi giờ cùng đi biển”. “Thầy Quỳnh” giờ như của hiếm còn sót lại của đảo Lý Sơn, một hòn đảo còn chất chứa bao sự u minh, bao chứng tích còn lưu lạc. Không ai biết được, tôi hỏi tâm trạng cụ thế nào khi cầm sắc lệnh có dấu mộc đỏ của vua Minh Mạng ở nhà họ Đặng, cụ chỉ khẽ bảo: giật mình thảng thốt nhưng rồi lại nghĩ, cũng là hợp lý. Câu chuyện hùng binh Lý Sơn đi Hoàng Sa truyền miệng hàng trăm năm nay, chắc chắn là có thật và ở Lý Sơn, phải có cái gì đó lưu lại làm bằng chứng. Cụ lại cười, nụ cười của một bậc hiền minh… Cụ Dương Quỳnh kể, khi ra đảo Lý Sơn, TS. Nguyễn Xuân Diện cùng trò chuyện với nhau về một vài chữ còn chưa rõ. Ví như câu “do kim san đội nhị danh”. Có người hiểu là hai người canh giữ súng. Nhưng cụ nói, hồi đó đi tiểu điếu thuyền (thuyền cá nhỏ), làm sao có súng thần công. Bởi thế, chữ “san” hiểu là chum hoặc nồi. Vì thế, đây là hai người nuôi quân.

Theo Tiền Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/gian-khoan-hai-duong-981-va-thu-doan-gian-manh-cua-tq-3038065/?p=72

Giàn khoan Hải Dương 981 và thủ đoạn gian manh của TQ

(Quan hệ quốc tế) - TQ đã áp dụng các biện pháp cấp bách và những chiến lược dài hơi để xây dựng lực lượng chấp pháp hòng “gặm” biển Đông từ 2013.

Trung Quốc định “gặm” biển Đông từ 2013?

Ngay từ tháng 3-2013, trong khi tình hình bán đảo Triều Tiên trở lên căng thẳng, dường như lúc đó Trung Quốc đã có dự định thực hiện một động thái lấn chiếm hoặc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Trong thời điểm đó, Bắc Kinh đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển, khởi đầu bằng quyết định thống nhất toàn bộ lực lượng chấp pháp biển.

5 lực lượng chấp pháp biển, bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển - thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp) đã được quy về một mối, cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc.

Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03/2013.

Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09-04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01-5-2013, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines.

Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải.

Posted Image

Trung Quốc đã từng âm mưu lấn chiếm biển Đông từ năm 2013?

Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough, bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) của Malaysia và quần đảo Natuna của Indonesia là điểm cực Nam, còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp.

Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên khi đó thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Mỹ, Hàn - Triều đều suýt biến thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”.

Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo ở những vị trí chiến lược hoặc cắm giàn khoan giống như hiện nay. Khi đó, nếu bán đảo Triều Tiên có biến thì chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ có những động thái gây hấn trên biển Đông. Rất may, khi đó ngòi nổ trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo gỡ.

Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó ngay từ năm 2013 chứ không phải là hiện nay mới bắt đầu. Nếu khi đó Mỹ, Hàn-Triều không nhanh chóng xuống thang bình ổn tình hình bán đảo Triều Tiên thì có thể Trung Quốc đã thực hiện những hành động xâm lấn biển Đông ngay từ năm 2013.

Nên lưu ý rằng, năm 2013, Trung Quốc chỉ bày tỏ thái độ lấy lệ, nhằm thúc đẩy mâu thuẫn giữa Mỹ-Hàn và Triều Tiên ngày càng căng thẳng, thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế vào xung đột trên bán đảo Triều Tiên, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc.

Posted Image

Tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên biển

Vào ngày 10 và 11-4 vừa qua, báo Đất Việt đã có loạt bài về chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc bằng cách đóng mới và hoán chuyển hàng loạt tàu quân sự thành tàu chấp pháp để dùng lực lượng “hải quân 2” này đè bẹp lực lượng tàu công vụ các nước trên biển Đông thì đến ngày 2-5, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến lược nguy hiểm đó.

Bắc Kinh đã nhân cơ hội cả thế giới tập trung vào vấn đề Ukraine để “đục nước béo cò”, cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của ta tại quần đảo Hoàng Sa để thực hiện âm mưu bẩn thỉu là biến quần đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam thành khu vực có tranh chấp, biến vùng có tranh chấp thành lãnh thổ của mình.

Có thể khẳng định là Việt Nam không hề bất ngờ khi giàn khoan tự hành bán ngầm có tốc độ tối đa 8 hải lý/h này tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nham hiểm ở chỗ Trung Quốc dùng giàn khoan tự hành là phương tiện cơ động trên biển nên được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (các phương tiện này chỉ bị cấm khi nó dừng lại khoan thăm dò, khai thác tài nguyên).

Khi giàn khoan này vừa dừng lại, các lực lượng chấp pháp biển Việt Nam đã nhanh chóng có mặt thực thi chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã điều hàng trăm lượt tàu công vụ, ngày cao điểm có hơn 80 tàu, tấn công lực lượng tàu nhỏ của ta. Đặc biệt, trong số này có nhiều tàu được Trung Quốc “phù phép” từ tàu hải quân chính quy thành tàu chấp pháp.

Âm mưu thâm độc được thực hiện bằng thủ đoạn gian manh

Chiến lược biến tàu hải quân thành tàu chấp pháp được Trung Quốc triển khai mạnh nhất trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng từ năm 2012-2013. Trong 2 năm này, hàng chục chiến hạm có lượng giãn nước rất lớn được biến đổi chức năng, nhiệm vụ thành các tàu hải giám và ngư chính.

Posted Image Tàu Hải Cảnh 3411 chính là tàu Ngư chính 311, nguyên là tàu Nam Cứu 503, lớp 4000 tấn của Hạm đội Nam Hải Liên tục trong 2 năm 2012 và 2013, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đưa vào biên chế gần 20 tàu Hải giám và Ngư chính mới với lượng giãn nước rất lớn, ví dụ như: Hải giám 110, Hải giám 111, 112, 137, 168; Ngư chính 206, 311, 312…., với lượng giãn nước hàng nghìn tấn. Trong số đó, chủ yếu là các tàu hải quân chuyển loại.

Trong số các tàu đã tham gia ngăn chặn, đâm ủi tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam, ngăn chặn tàu ta áp sát giàn khoan Hải Dương 981 có một số tàu hải quân chuyển loại sang.

Tại buổi họp báo của Bộ ngoại giao nước ta ngày 7-5 vừa qua, một số bức ảnh do phía Việt Nam công bố thể hiện rõ các tàu hải cảnh 46101, 44044, 37102, 44103 của Trung Quốc, bao vây, đâm vào tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam. Đặc biệt, trong đó có tàu Hải cảnh 3411, Hải cảnh 31101 thuộc dạng tàu chiến chính quy chuyển loại sang tàu cảnh sát biển.

“Kẻ đầu sỏ” trong số các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, có lượng giãn nước rất lớn là tàu Hải cảnh 3411. Nó nguyên là tàu Ngư chính 311, có lượng giãn nước không tải 4500 tấn, là “hóa thân” của tàu trục vớt, cứu hộ Type 922II của hạm đội Nam Hải, mang số hiệu “Nam Cứu” 503.

Còn tàu hải cảnh 31101 là tàu phối thuộc của cảnh sát biển Bắc Hải. Nó nguyên là tàu tuần tiễu của lực lượng biên phòng biển Trung Quốc (thuộc Bộ quốc phòng), có lượng giãn nước 1617 tấn…

Posted Image Tàu Hải cảnh 3367 nguyên là Hải giám 167, thực chất là tàu kéo Nam Đà 154, lớp 3000 tấn của Hạm đội Nam Hải Ngoài ra, Trung Quốc còn hàng chục tàu cảnh sát biển “trá hình” có lượng giãn nước trên 3000 tấn đang tập trung ở khu vực này.

Có thể kể đến tàu Hải cảnh 3367 (nguyên là Hải giám 167-thực chất là tàu kéo Nam Đà 154, lớp 3000 tấn), tàu Hải cảnh 3368, nguyên là tàu Hải giám 168, trước đây là tàu Nam Điều 411 (lớp 3000 tấn), tàu Hải cảnh 3469, trước là Hải giám 169, nguyên bản là tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (lớp 4000 tấn). Tất cả các tàu Hải cảnh “giả cầy” này, trước đây đều thuộc biên chế Hạm đội Nam Hải.

Hành động kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã lột tả đầy đủ “âm mưu thâm độc, thủ đoạn đê hèn và sự vu khống trắng trợn” của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam,chà đạp lên luật pháp quốc tế, lại còn dựng lên cái gọi là vụ việc “tàu công vụ Việt Nam trang bị vũ khí đầy đủ, chủ động đâm vào tàu chấp pháp và tàu dân sự của Trung Quốc”

Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, vượt trội lực lượng bảo vệ an ninh biển thuộc dạng mạnh nhất châu Á của Nhật Bản. Hiện Nhật có khoảng 51 tàu từ cỡ 1000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc.

Vì thế, ngoài các biện pháp mang tính cấp bách là hoán cải tàu chiến thành tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, Trung Quốc còn dự định đến năm 2015 sẽ hoàn tất kế hoạch đóng mới gần 50 tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 3.000-12.000 tấn, nhằm thực hiện chiến lược lâu dài để độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông.

Posted Image Tàu cảnh sát biển CBS-80003 của Việt Nam có lượng giãn nước hơn 1000 tấn Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu hải giám lượng giãn nước 3500 tấn, 11 tàu ngư chính loại 3500 tấn, 10 tàu hải cảnh cỡ 4000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6000 tấn, và ít nhất là 4 tàu hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn.

Bắc Kinh hiện còn một số lượng không nhỏ các tàu hộ vệ thuộc Type 053 (lớp Giang Hồ) và tàu khu trục Type 051 (Lớp Lữ Đại I) đã đến thời điểm nghỉ hưu. Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ ồ ạt “phù phép” các chiến hạm thực thụ này trở thành tàu cảnh sát biển.

Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu chấp pháp siêu mạnh. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiều duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương. Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.

Có thể nhận định là, sau năm 2015, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chiến lược xâm chiếm toàn bộ biển Đông và biển Hoa Đông bằng “cuộc chiến tranh không khói súng”. Lực lượng tàu công vụ khổng lồ đông đảo của họ sẽ lấp kín các vùng biển, không cho đối thủ có cơ hội trong cuộc xung đột phi quân sự, nặng về tranh chấp, va đập.

Posted Image Các tàu chấp pháp khổng lồ của Trung Quốc chiếm lợi thế lớn trong tranh chấp trên biển Thời gian chuẩn bị cho các nước ven bờ biển Đông và Hoa Đông thực sự không còn nhiều khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược “gặm nhấm” dần dần biển Đông, bắt đầu từ Philippines với bãi cạn Scaborough, bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong, sau đó là Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Nếu Việt Nam lùi bước như Philippines, hậu quả thật không thể tưởng tượng.

Việt Nam yêu hòa bình và không ưa sử dụng vũ lực trong giải quyết các sự vụ quốc tế nên chúng ta thường nhường nhịn để giải quyết ổn thỏa mọi tranh chấp, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc ngày càng trắng trợn và manh động. Việt Nam sẽ nhường nhịn đến mức độ nào?

Trước tiên, Việt Nam vẫn sẽ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, xung đột. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ, biện pháp nào cũng chỉ là sự vận dụng các hành động cụ thể nhằm mục đích bảo vệ các nguyên tắc cốt lõi là độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Vì thế, chúng ta phải xác định rõ, đâu là mức ngưỡng của các hành động xâm phạm nguyên tắc cơ bản để có biện pháp đáp trả thích ứng. Có xác định được như thế, Việt Nam mới có các hành động đúng, chặn đứng âm mưu thôn tính biển Đông, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

  • Thiên Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Về thông tin Trung Quốc báo động chiến đấu cấp 3 ở biên giới
(Kênh 13) - Nếu thông tin này đúng sự thật thì đây tiếp tục là một động thái khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc, chúng ta cần hết sức cảnh giác.




Posted ImageÔng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa tới biên giới Tây Nam tại tỉnh Vân Nam để “điều tra, nghiên cứu” tình hình.

Thông tấn xã Đài Loan ngày 15/5 cho biết, quân đội Trung Quốc đã báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 3 đối với các đơn vị quân đội ở sát biên giới Việt – Trung, tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).

Dẫn nguồn tin đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông sáng nay, Thông tấn xã Đài Loan cho biết bắt đầu từ sáng sớm hôm nay các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên giới với Việt Nam bắt đầu chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp độ 3.

Theo Wikipedia Trung Quốc, quân đội nước này có 4 cấp độ trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trong đó cấp 1 là cấp cao nhất – bước vào trạng thái chiến tranh; cấp 2, trạng thái động viên sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chuẩn bị cho chiến tranh; cấp 3 toàn đơn vị cấm trại 100% quân số, chuẩn bị vật tư, bố phòng trận địa công sự; cấp 4 là duy trì trực ban, canh gác, tuần tra tăng cường.

Ngoài ra, Tân Hoa Xã hôm 12/5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn gần đây đã tới “điều tra nghiên cứu” tại các huyện Đức Hoằng, Bảo Sơn, Nộ Giang của tỉnh Vân Nam.

Trong thời gian Biển Đông đang hết sức căng thẳng, ông Toàn nhấn mạnh các đơn vị chủ lực tại Vân Nam cần phải nhận thức rõ “tính phức tạp và nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, tăng cường nỗ lực làm tốt công tác biên phòng ở Vân Nam”, củng cố ổn định biên giới.

Động thái này của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các trang báo người Hoa hải ngoại như Đa chiều (Duowei News) ở Mỹ, IASK tại Canada trong đó cho rằng việc này có liên quan đến căng thẳng Việt – Trung trên Biển Đông (vụ giàn khoan 981).

Trong lúc tình hình Biển Đông hết sức căng thẳng và nhà cầm quyền Trung Quốc chưa có dấu hiệu xuống thang trong vụ giàn khoan 981, những thông tin chưa rõ thực hư như trên cần đề cao cảnh giác, theo dõi chặt chẽ tình hình, tránh mắc mưu Trung Quốc

========================================================

Các báo chính thống của VN chưa đăng thông tin này, nên chưa rõ độ chính xác.

Nhưng khả năng nhà cầm quyền trung quốc báo động quân đội ở biên giới là gậy áp lực với Việt Nam (hoàn toàn có thể xảy ra)

Nhân dân Việt Nam sẽ hết sức cảnh giác.

 

Edited by Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các thành viên chú ý: Không dẫn các nguồn tin không chính thống hoặc các nguồn tin từ các tổ chức, cá nhân chưa được kiểm chứng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trắng trợn "bóp méo" tại họp báo về Biển Đông

(VIETNAM+)

Trung Quốc

Posted Image

Tàu Trung Quốc vây hãm và phun nước vào tàu kiểm ngư Việt Nam. (Ảnh: Văn Sơn/TTXVN)

C

hiều 16/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo quốc tế về vấn đề Biển Đông do Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh chủ trì và Vụ Trưởng Vụ Biên giới Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Âu Dương Ngọc Tịnh tham dự.

Người phát ngôn khi giới thiệu về bối cảnh vẫn lặp lại giọng điệu Việt Nam “quấy nhiễu” hoạt động bình thường của phía Trung Quốc, và vì lý do thời gian hạn hẹp nên đề nghị phóng viên hỏi tập trung về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Còn ông Âu Dương Ngọc Tịnh thông báo rằng có một số diễn biến mới nên Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo để thông báo cho phóng viên, đầu tiên là công bố một vài hình ảnh về vị trí của giàn khoan, ông Âu muốn chứng minh với phóng viên quốc tế rằng vị trí này cách đảo Tri Tôn (đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) 17 hải lý, còn cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý.

Vụ trưởng Âu Dương Ngọc Tịnh còn ngang nhiên giải thích hoạt động thăm dò này đã được thực hiện 10 năm nay, tháng 5-6/2013 Trung Quốc cũng đã tiến hành công tác khảo sát ba chiều.

Phía Trung Quốc đổ hoàn toàn trách nhiệm cho Việt Nam, bóp méo sự thật một cách trắng trợn rằng Việt Nam đem một lượng lớn tàu ra “quấy nhiễu” - con số được đưa ra là 63 tàu, tăng gấp đôi so với họp báo hôm 8/5.

Ông Âu Dương Ngọc Tịnh còn thống kê từ 2/5 đến nay, tàu Việt Nam đã đâm 560 lần vào tàu Trung Quốc, trong đó ngày 13/5 cao nhất lên đến 160 lần.

Thuyền công vụ của Trung Quốc phát hiện trên một số tàu của Việt Nam có phóng viên đi theo, trong đó có cả phóng viên nước thứ 3, cho thấy mục đích của Việt Nam rõ ràng là muốn làm lớn chuyện, gây căng thẳng tại khu vực.

Đáng phẫn nộ hơn khi ông Âu Dương Ngọc Tịnh còn chỉ trích Việt Nam lừa gạt dư luận quốc tế và đã đưa ra một số bức ảnh va chạm tại hiện trường với mong muốn có thể thay đổi cách nhìn của phóng viên quốc tế.

Ngoài ra, Vụ trưởng Âu Dương Ngọc Tịnh nhắc đến việc trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực tranh chấp, tổng cộng vẽ ra 57 lô dầu khí, trong đó có bảy lô đang khai thác dầu, có 37 giàn khoan, tại lô 117, 119 cách Trung Quốc 20 hải lý, cách Việt Nam hơn 70 hải lý.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên quốc tế, Vụ trưởng Âu Dương Ngọc Tịnh nhắc đi nhắc lại ba điểm: một là vùng biển hạ đặt giàn khoan không thuộc vùng biển tranh chấp với Việt Nam, hai là tại Biển Đông chưa có đường phân giới trên biển, ba là trước khi đàm phán đạt được thỏa thuận về đường phân giới này thì theo thông lệ quốc tế các nước được quyền tác nghiệp tại những vùng biển thuộc chủ quyền và vùng biển gần bờ.

Cuối cùng, Vụ trưởng Âu Dương Ngọc Tịnh cho hay tính đến nay đã có 20 lần trao đổi ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hà Nội và Bắc Kinh, kể cả thông qua đường dây nóng, kênh trao đổi thông tin giữa hai nước luôn thông suốt./

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay