Lãn Miên

Thông Tin Cập Nhật 02

156 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc tăng yêu sách với tàu cá các nước trên Biển Đông

Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá trên một diện tích lớn chiếm đến hai phần ba Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền.

Posted Image

Ảnh minh họa: Trí Tín

Hãng tin AP hôm qua đưa tin, quy định mới này được chính quyền tỉnh Hải Nam thông qua từ cuối tháng 11/2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1.

"Người nước ngoài, các tàu cá nước ngoài vào vùng biển do tỉnh quản lý để tiến hành các hoạt động sản xuất và điều tra tài nguyên nghề cá, phải được sự phê chuẩn của các cơ quan chủ quản liên quan thuộc Quốc vụ viện", điều thứ 35 của Quy định về việc thực hiện "Luật Nghề cá nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết.

Theo đó, hai triệu km vuông trên tổng số 3,5 triệu km vuông diện tích Biển Đông nằm trong phạm vi hiệu lực của quy định đơn phương này. Tàu vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ (82.600 USD). Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Ông Raul Hernandez, người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, hôm qua cho biết cơ quan ngoại giao nước này đang tiến hành thẩm tra, xác minh các quy định mới mà Trung Quốc đưa ra.

Nhiều nhà phân tích nhận định, động thái mới này của Trung Quốc sẽ khiến tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. "Đây là một diễn biến quan trọng nhưng không phải là bất ngờ", trang tin Washington Freebeacon dẫn lời ông John Tkacik, cựu chuyên gia Trung Quốc của bộ Ngoại giao Mỹ. "Bắc Kinh đang vượt ra khỏi quy chế pháp lý mơ hồ trước đây về 'đường chín đoạn', để ban bố một biện pháp cấp tỉnh nhằm thăm dò phản ứng của các nước khác".

Ông Tkacik cũng kiến nghị các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc có thể vận dụng Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, để thách thức vùng cấm đánh cá mới của Bắc Kinh. Theo chuyên gia này, "với quy định trên, Trung Quốc rõ ràng đang xem thường công ước của Liên Hợp Quốc".

Quy định mới của Trung Quốc ra đời không lâu sau khi nước này đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hôm 23/11/2013. Vùng này bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Washington, Tokyo và Seoul.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ coi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là nguy hiểm

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết Washington coi việc Trung Quốc ra quy định hạn chế đánh bắt cá mới trên phần lớn Biển Đông là"hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm".

Posted Image

Mỹ coi quy định mới của Trung Quốc ở Biển Đông là khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm. Trong ảnh là một tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh minh họa: Xinhua

"Việc thông qua các quy định hạn chế hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm", Reuters dẫn lời bà Jen Psaki, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết tại cuộc họp báo ngày hôm qua. "Trung Quốc không đưa ra được bất kỳ lời giải thích hay cơ sở luật pháp quốc tế nào cho tuyên bố hàng hải trên phạm vi rộng lớn trên".

Bà Psaki cũng khẳng định lập trường nhất quán của Washington trên vấn đề Biển Đông là "các bên liên quan cần tránh có những hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và làm giảm triển vọng về một giải pháp ngoại giao hòa bình".

Từ cuối tháng 11/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông qua quy định mới, trong đó yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nước này và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Quy định mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1 và các tàu vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ (82.600 USD). Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc. Bắc Kinh cũng lên tiếng bảo vệ quyết định đơn phương của họ.

"Trung Quốc là quốc gia hàng hải, vì vậy điều này hết sức bình thường và là một phần nghị trình của các tỉnh tiếp giáp với biển trong việc xây dựng quy định theo khuôn khổ luật pháp quốc gia, nhằm bảo tồn, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật biển", bà Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua cho biết.

Giáo sư Thời Ân Hoằng, thuộc Học viện Quan hệ quốc tế, đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng việc thực hiện quy định mới sẽ linh hoạt và căn cứ theo quốc tịch của các tàu cá. "Nếu quan hệ song phương tốt, việc thực hiện quy định sẽ nới lỏng hơn", ông Thời nói.

Trong khi đó, ông Raul Hernandez, người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, hôm 8/1 cho hay cơ quan ngoại giao nước này đang tiến hành thẩm tra, xác minh các quy định mới mà Trung Quốc đưa ra.

Nhiều nhà phân tích nhận định, động thái mới này của Trung Quốc sẽ khiến tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. "Bắc Kinh đang vượt ra khỏi quy chế pháp lý mơ hồ trước đây về 'đường chín đoạn', để ban bố một biện pháp cấp tỉnh nhằm thăm dò phản ứng của các nước khác", ông John Tkacik, cựu chuyên gia Trung Quốc của bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định. "Với quy định trên, Trung Quốc rõ ràng đang xem thường công ước của Liên Hợp Quốc".

Quy định mới của Trung Quốc ra đời không lâu sau khi nước này đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hôm 23/11/2013. Vùng này bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Washington, Tokyo và Seoul.

Đức Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc biện minh cho quy định đánh cá Biển Đông

Tiếp sau loạt phản đối của các nước, bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua biện minh cho quy định hạn chế đánh cá trên Biển Đông, nơi đang có tranh chấp gay gắt về chủ quyền.

Posted Image

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: SCMP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói nước này "có quyền và có trách nhiệm điều hòa những việc có liên quan đến các đảo và bãi cạn cũng như các nguồn tài nguyên" theo luật pháp quốc gia và quốc tế.

"Trong hơn 30 năm, các luật và quy định về đánh cá của Trung Quốc được thi hành một cách bình thường và chưa từng gây ra căng thẳng nào", bà Hoa phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ.

Quy định do tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, ban hành trong đó yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông. Quy định mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1 và các tàu vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ (82.600 USD). Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Washington khẳng định quy định này là khiêu khích và làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

"Việc thông qua các quy định hạn chế hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm. Trung Quốc không đưa ra được bất kỳ lời giải thích hay cơ sở luật pháp quốc tế nào cho tuyên bố hàng hải trên phạm vi rộng lớn trên", Jen Psaki, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu hôm 8/1.

Bà Psaki cũng khẳng định lập trường nhất quán của Washington trên vấn đề Biển Đông là "các bên liên quan cần tránh có những hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và làm giảm triển vọng về một giải pháp ngoại giao hòa bình".

Việt Nam hôm qua cũng phản đối mạnh mẽ quy định mới của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định những yêu sách đơn phương mà Trung Quốc áp đặt tại Biển Đông là bất hợp pháp và vô giá trị.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez gọi đây là hành động vi phạm quyền đánh cá của các nước ở vùng biển sâu và làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Nhiều nhà phân tích nhận định, động thái mới này của Trung Quốc sẽ khiến tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. "Bắc Kinh đang vượt ra khỏi quy chế pháp lý mơ hồ trước đây về 'đường chín đoạn', để ban bố một biện pháp cấp tỉnh nhằm thăm dò phản ứng của các nước khác", ông John Tkacik, cựu chuyên gia Trung Quốc của bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định. "Với quy định trên, Trung Quốc rõ ràng đang xem thường công ước của Liên Hợp Quốc".

Quy định mới của Trung Quốc ra đời không lâu sau khi nước này đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hôm 23/11/2013. Vùng này bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Washington, Tokyo và Seoul.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Nhân dân TQ dọa dùng máy bay J-16 đạp cửa, càn quét Biển Đông

(GDVN) - Trung Quốc khoe máy bay chiến đấu J-16 hơn J-15 của Nhật, Hàn; còn tên lửa trang bị cho J-16 hơn hẳn tên lửa Sidewinder của Mỹ.

Posted Image

Máy bay chiến đấu J-16 mới xuất hiện ở tư thế bay, được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền

Máy bay chiến J-16 Trung Quốc hơn của Nhật-Hàn?

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 9 tháng 1 có bài viết khoe khoang về máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc vừa cho lộ diện tư thế bay của máy bay chiến đấu J-16, đồng thời dẫn chuyên gia quân sự Trung Quốc Hồ Tư Viễn cho rằng, máy bay J-16 có thể được xác định là máy bay chiến đấu thế hệ 3+, trong khi đó chê máy bay chiến đấu của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc là máy bay chiến đấu thế hệ ba kiểu cũ và chúng "tuyệt đối không phải là đối thủ".

Theo bài báo, J-16 là máy bay chiến đấu đa năng mới nhất được nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay J-11B, có nhiều chức năng tương tự như máy bay chiến đấu ném bom Su-30MKK2 mua của Liên Xô trước đây. Loại máy bay chiến đấu này thời gian tới có thể sẽ bước vào giai đoạn bay thử tập trung, được định vị là một loại máy bay chiến đấu hạng nặng kiểu tấn công, ném bom, đặc điểm lớn nhất của nó là có khả năng tấn công ngoài tầm nhìn và khả năng tấn công đối đất, đối hải mạnh.

Hiện nay, các nước láng giềng cũng trang bị máy bay chiến đấu hạng nặng như Ấn Độ trang bị Su-30, Nhật Bản và Hàn Quốc trang bị F-15, nhưng bài báo cho rằng, J-16 không chỉ “giỏi” tác chiến đối đất, mà còn đặc biệt coi trọng khả năng tác chiến kiểm soát trên không, "vượt máy bay chiến đấu cùng loại của các nước láng giềng về công nghệ" (?).

Posted Image

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga

Báo Trung Quốc dẫn tờ nguyệt san "Nghiên cứu Quân sự" Nhật Bản cho rằng, nếu lắp radar mảng pha chủ động, máy bay chiến đấu J-16 kết hợp với tên lửa không đối không mới, thì những vũ khí trang bị Nhật Bản mua của Mỹ sẽ "chẳng có ưu thế gì".

Hồ Tư Viễn tự tin cho rằng, máy bay chiến đấu J-16 thực sự "ưu việt hơn" máy bay chiến đấu do Nhật Bản trang bị, do bán kính tác chiến xa, thiết bị điện tử trên máy bay có thể tự động tìm kiếm, vũ khí của nó có các loại tên lửa tầm trung và xa.

Đặc biệt là sau khi đã lắp vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, máy bay J-16 có thể được định vị là máy bay chiến đấu thế hệ 3+, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba kiểu cũ của Nhật Bản, Hàn Quốc hoàn toàn không phải là đối thủ của J-16 (?).

Bài báo đe dọa, máy bay chiến đấu J-16 chủ yếu nghiên cứu phát triển cho lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc, nếu nói trong tương lai J-20 đóng vai trò "đạp cửa" (mở cửa), J-16 sẽ thực hiện nhiệm vụ "càn quét". Một khi J-16 "trấn giữ" Biển Đông, biển Hoa Đông, đủ để "đe dọa" hạm đội "địch", làm cho họ "không dám dễ dàng tới gần.

Posted Image

Báo Trung Quốc chê máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản và Hàn Quốc

Tên lửa không đối không mới nhất Trung Quốc có tính năng hơn hẳn AIM-9X?

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 9 tháng 1 cũng có bài viết cho rằng, tên lửa không đối không mới của Trung Quốc đã lộ ra hình dáng trên các trang mạng. Trong thử nghiệm máy bay nguyên mẫu J-16 công khai mới nhất, trên cánh máy bay này đã trang bị một quả tên lửa màu trắng, ngoại hình gần với tên lửa không đối không mới đang thử nghiệm trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ tư J-20 Trung Quốc cách đây không lâu.

Trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ cho rằng, loại tên lửa mới này của Trung Quốc có kích cỡ vượt tất cả tên lửa chiến đấu cự ly gần hiện có trên thế giới, gần bằng tên lửa Mica của Pháp.

Bài báo cho rằng, loại tên lửa không đối không mới này có thể "sánh vai" với tên lửa không đối không thế hệ thứ tư AIM-9X Sidewinder của Mỹ. Tên lửa Sidewinder ra đời trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có thể gọi là đại diện cho tên lửa chiến đấu cự ly gần của Mỹ. Tên lửa AIM-9X Sidewinder thế hệ thứ tư ra đời vào đầu thế kỷ mới, áp dụng rất nhiều công nghệ mới, tính năng tiên tiến.

Posted Image

Máy bay chiến đấu J-16 nguyên mẫu mang theo 1 quả tên lửa màu trắng, đang cất cánh

Năm 1981, quân Mỹ tiến hành giao chiến với máy bay chiến đấu Không quân Libya trên bầu trời Ấn Độ Dương, hai quả tên lửa Sidewinder đã bắn rơi 2 máy bay chiến đấu của Libya. Năm 1982, trong thời gian chiến tranh Malvinas, Không quân Anh bắn 27 quả tên lửa Sidewinder, bắn rơi 18 máy bay chiến đấu của Argentina.

Hồ Tư Viễn cho rằng, nhìn vào phương thức dẫn đường, Sidewinder được dẫn đường hồng ngoại. Còn loại tên lửa mới của Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo sẽ vừa có dẫn đường radar chủ động và bán chủ động, vừa có dẫn đường hồng ngoại. Mà loại phương thức dẫn đường phức hợp này có tính năng “ưu việt” hơn Sidewinder.

Posted Image

Máy bay chiến đấu J-20 mang theo 1 quả tên lửa màu trắng giống như J-16

Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập “Komodo 2014”

Liên quan đến Quân đội Trung Quốc, ngày 10 tháng 1, mạng “Tin tức Trung Quốc” dẫn lời một thượng tướng hải quân Indonesia cho biết, 10 thành viên ASEAN và 8 nước đối tác gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ cử ít nhất 40 tàu chiến sắp tham gia diễn tập quân sự liên hợp ASEAN+8.

Theo sáng kiến của Indonesia và Mỹ, Indonesia sẽ đảm nhiệm diễn tập quân sự liên hợp giữa lực lượng hải quân các nước ASEAN với 8 nước đối tác. Cuộc diễn tập mang tên “Komodo 2014”, tổ chức vào tháng 4 năm 2014 tại đảo Batam, đảo Natuna và quần đảo Anambas của Indonesia.

Indonesia sẽ cử 5.000 binh sĩ và 12 tàu chiến tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp này. Cuộc diễn tập này sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết giữa hải quân các nước, nâng cao khả năng tác chiến, tăng cường điều phối và phối hợp.

Posted Image

Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc (ảnh minh họa)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại thêm một qui định phi lý và ngang ngược!

(Dân trí) - Có lẽ không phải chỉ bây giờ mà từ ngàn năm nay với Việt Nam, Trung Quốc vẫn thường “nói một đằng làm một nẻo”, “mềm nắn, rắn buông”, “cá lớn nuốt cá bé”… Song cũng từ ngàn năm nay, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục Xin họ hãy nhớ rằng Việt Nam – Một dân tộc không bao giờ khuất phục!

Posted Image

Có lẽ khó có thể dùng từ nào khác để chỉ hành động của chính quyền tỉnh Hải Nam khi họ ngang nhiên đề ra những qui định yêu cầu tàu cá nước ngoài phải "xin phép" chính quyền Trung Quốc, nếu muốn đánh bắt trong "vùng quản lý" mà theo họ là của tỉnh Hải Nam, chiếm khoảng 2/3 Biển Đông. Qui định phi lý đến ngang ngược này được tuyên bố có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2014. Hành động của chính quyền Hải Nam đã gặp phải sự phải đối quyết liệt của Việt Nam và thế giới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thanh Nghị khẳng định: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng, đòi hỏi nói trên của Trung Quốc là "khiêu khích và nguy hiểm".

Tóm lại, đây có thể nói là một qui định hết sức ngang ngược và phi lý đến mức… hài hước như cách nói hình ảnh của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an: "Việc làm ấy của Trung Quốc không thể chấp nhận được... Trong nhà anh, anh muốn làm gì thì làm chứ anh không thể cấm tôi bắt cá trong ao nhà tôi được... Vụ Trung Quốc cấm đánh cá vừa rồi cũng giống như một nhà cấm nhà hàng xóm bắt cá trong ao của họ. Trên đời này không ai làm như vậy cả”.

Ngang ngược và phi lý. Thế nhưng họ vẫn làm. Đó là nghịch lý khiến Trung Quốc chẳng giống ai. Mồm họ nói đường lối của họ là trỗi dậy hòa bình, rằng họ không xâm phạm công việc nội bộ của quốc gia nào, không xâm phạm chủ quyền của nước nào nhưng việc họ làm trái ngược hẳn với những điều họ nói.

Nhớ lại thời điểm giữa năm 2011, trong khi họ nhiều lần lớn tiếng với láng giềng và đặc biệt là với Việt Nam về tình hữu nghị thì cũng thời điểm đó, họ phá cáp quang của tàu Viking II (ngày 26/5/20011) và cắt cáp quang của tàu Binh Minh II (ngày 9/6/2011).

Sau đó một năm, ngày 22/6/2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa bao chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và chỉ 01 ngày sau (23/6), Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu quốc tế trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…

Có lẽ không phải chỉ bây giờ mà từ ngàn năm nay với Việt Nam, Trung Quốc vẫn thường “nói một đằng làm một nẻo”, “mềm nắn, rắn buông”, “cá lớn nuốt cá bé”….

Song cũng từ ngàn năm nay, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục Xin họ hãy nhớ rằng Việt Nam – Một dân tộc không bao giờ khuất phục!

Ngay lúc này đây, đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn căng buồm lướt sóng ra khơi, đánh bắt cá tôm trên ngư trường truyền thống ở Biển Đông.

Trả lời báo chí, thuyền trưởng tàu DNa-90163 Nguyễn Xuân Cường ( phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) nói: “Anh em chúng tôi vẫn tiếp tục ra Hoàng Sa. Biển của mình mà, không đánh bắt sao được. Họ cấm thì cứ cấm, còn việc của mình mình cứ làm, chẳng sợ”.

Anh Nguyễn Công Hoan (Bảo Ninh, Quảng Bình), thuyền trưởng tàu QB-91667 khẳng khái: “Nếu không tiếp tục đánh bắt thì còn gì là biển của mình nữa. Khi đó tàu Trung Quốc tràn ngập thì nguy. Do vậy anh em chúng tôi sẽ tiếp tục ra khơi dù có gì xảy ra đi nữa”

Hình ảnh thuyền trưởng Bùi Văn Phái (tàu cá QNg 96382 TS - Lý Sơn, Quảng Ngãi) quấn cờ Tổ quốc quanh mình với câu nói: “Tàu có thể cháy nhưng cờ không thể cháy” đã trở thành tuyên ngôn bất hủ về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Posted Image

(Thuyền trưởng Bùi Văn Phải" "Tàu cháy, nhưng không để cờ cháy")

Họ mang trong mình dòng máu bất khuất của Ngọn lửa Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Những hành động sai trái của Trung Quốc chỉ khiến hình ảnh của họ trở nên thấp hèn và xấu xí.

Bùi Hoàng Tám

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ lại 'giăng bẫy' về chủ quyền trên Biển Đông

Posted ImageCác chuyên gia quốc tế nhận định, việc đưa ra quy định mới lần này về đánh bắt cá là một cách để Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.

Tháng 11/2013, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua quy định mới của tỉnh Hải Nam. Theo đó, các tàu cá nước ngoài khi đi vào vùng biển mà Bắc Kinh cho rằng thuộc khu vực hàng hải tỉnh Hải Nam phải được sự cho phép của chính quyền địa phương, nếu không sẽ bị chế tài bởi các quy định xử lý đặc biệt.

Theo báo chí Trung Quốc đưa tin, quy định mới được đưa ra vào ngày 29/11 và công bố trên các phương tiện truyền thông quốc gia ngày 3/12, như một phần của chính sách thực thi luật thủy sản của Trung Quốc.

Quản lý tài nguyên hay khẳng định chủ quyền?

Theo số liệu của chính quyền địa phương (2011), quy định này sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát hơn 2 triệu km2 nước, trên tổng diện tích Biển Đông là 3,5 triệu km2. Như vậy, Trung Quốc đã tự cho mình quyền kiểm soát hơn 1/2 khu vực Biển Đông.

Theo một báo cáo của Tân Hoa Xã, cơ quan thực thi luật pháp Trung Quốc sẽ trục xuất bất kỳ tàu cá nước ngoài vào vùng biển mà không được phép và tịch thu thiết bị đánh cá của họ. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị phạt 500.000 nhân dân tệ (khoảng 82.600 đôla Mỹ). Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và đoàn của họ sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Có thể nói, việc Bắc Kinh đưa ra quy định kiểm soát này cũng mang hàm ý như tuyên bố "đường lưỡi bò" hay ADIZ từng đưa ra. Tuy nhiên, có vẻ hai động thái trước đây chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vì thế, lần này Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố pháp lý rắn rỏi hơn và ngang nhiên thách thức chủ quyền với các quốc gia có yêu sách tại Biển Đông.

Sự kiện nhãn tiền minh chứng cho quyết tâm lần này, như truyền thông quốc tế loan tin là, tàu Trung Quốc đã tấn công tàu cá "lạ".

Posted Image

Đội tàu cá của Trung Quốc tiến vào Biển Đông đánh bắt hải sản hồi tháng 8/2013. Ảnh: Tân Hoa xã.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, việc đưa ra quy định mới lần này là một cách để Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc nhận định: "Các quy định mới là ví dụ mới nhất về việc Trung Quốc sử dụng các quy định và pháp luật trong nước để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của mình".

Ông cũng lưu ý: "Bằng cách ban hành các quy định, Trung Quốc có thể buộc các nước đáp ứng những cơ sở pháp lý cho tuyên bố của Trung Quốc; từ đó vô tình rơi vào cái bẫy công nhận tồn tại tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc".

Tuy nhiên, phía Trung Quốc phủ nhận điều này. Họ cho rằng quy định mới chỉ nhằm mục đích tăng cường an ninh cho nguồn lợi thủy sản, cũng như sử dụng và khai thác chúng một cách hợp lý.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Doanh cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ rằng, đó hoàn toàn là việc thi hành một quy định hiển nhiên. Bà này cho rằng: "Trung Quốc là một quốc gia hàng hải, vì vậy việc thiết lập quy định trong khu vực theo luật pháp quốc gia để điều chỉnh việc bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật biển là hoàn toàn bình thường."

Các quan chức tại Hải Nam cho biết quy định mới là nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương. Chen Qinghong, nghiên cứu viên tại Viện Trung Quốc cho biết, "quy định chỉ là một bước để Hải Nam hoàn thành các quy định nghề cá địa phương và chuẩn hóa việc thực thi pháp luật". Bà cũng nhấn mạnh rằng quy định này đã bị cường điệu hoá bởi các phương tiện truyền thông quốc tế.

Dùng quy định đối đầu pháp lý?

Mặc cho những biện giải, giới chức Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với những lập luận cho rằng các quy định này đã vi phạm nghiêm trọng Luật biển quốc tế.

Một quan chức hải quân cấp cao Philippines cho biết, các quy định này đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ông cho rằng Trung Quốc chỉ có quyền thực thi các biện pháp này bên trong lãnh hải của họ, tức là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cách 200 dặm từ tỉnh Hải Nam. Trước đó, Philippines cũng đã chỉ trích những luận điệu của Trung Quốc về "đường chín đoạn", và đưa vụ việc ra tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc. Philippines cho rằng "đường chín đoạn" của Trung Quốc hoàn toàn trái với UNCLOS.

Còn theo Phó GS Taylor Fravel, thành viên Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), quy tắc mới phản ánh mong muốn của Bắc Kinh tiếp tục khẳng định chủ quyền trên biển theo một hình thức không phù hợp với UNCLOS.

Mối quan tâm hiện nay tập trung vào Điều 35 của quy tắc đánh cá mới của Hải Nam. Điều 35 quy định "người nước ngoài hoặc tàu cá nước ngoài vào vùng biển được quản lý bởi Hải Nam và tham gia vào sản xuất thủy sản, khảo sát nguồn lợi thủy sản nên nhận được sự chấp thuận của các phòng ban có liên quan của Hội đồng Nhà nước". Nếu được thực hiện, các biện pháp này sẽ kiểm soát việc đánh cá trong toàn bộ "khu vực biển được quản lý bởi Hải Nam".

Posted Image

Trung Quốc cấm đánh cá 2/3 diện tích Biển Đông? Ảnh: ĐS&PL

Trên thực tế, các quy tắc này hầu như lặp lại nguyên văn Khoản 2, Điều 8 của Luật thủy sản Trung Quốc năm 2004, trong đó nói rằng các tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển được quản lý bởi Trung Quốc nên nhận được sự chấp thuận của cơ quan Hội đồng Nhà nước có liên quan. Có nghĩa là, nếu các quy tắc mới khẳng định việc áp dụng pháp luật quốc gia năm 2004 cho vùng biển Hải Nam thì đồng nghĩa Trung Quốc đã gián tiếp công nhận vùng biển đó thuộc chủ quyền của mình.

Quy định năm 2013 của Hải Nam không nêu rõ cách tỉnh này dự định điều chỉnh sự hiện diện của tàu cá nước ngoài, cơ quan nào chịu trách nhiệm hoặc quy tắc nào sẽ được sử dụng.

Với việc tuyên bố quy định dưới hình thức của chính quyền địa phương chứ không phải là một phần chính sách quốc gia, Bắc Kinh mong muốn có thể làm chệch hướng những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Chiêu bài "tung hỏa mù" lần này nhằm để tiếp tục và tái khẳng định yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông. Nếu các quốc gia trong khu vực nhượng bộ, Trung Quốc sẽ càng lấn tới. Ngược lại, Bắc Kinh sẽ tiếp tục các "chiêu trò" mới trong chuỗi khẳng định chủ quyền nhằm khiến Biển Đông luôn dậy sóng.

Tuy nhiên, Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và chuyên gia vụ Trung Quốc John Tkacik cho rằng, các quốc gia Đông Nam Á có thể thách thức các khu vực cấm đánh cá mới thông qua UNCLOS. Ông nhận định: "Với tuyên bố lần này, Trung Quốc rõ ràng đang coi thường UNCLOS." Cũng vì vậy mà tình hình Biển Đông sắp tới sẽ có khá nhiều biến động. Trong đó, tiếng nói của ASEAN và các cường quốc là rất quan trọng.

Huỳnh Tâm Sáng - Hồ Hải Yến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa

Chỉ một tuần sau chuyến công du của Ngoại trưởng Henry Kissinger, thấy rõ ý định "bỏ rơi" của Mỹ cũng như các điều kiện bất lợi với Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã điều chiến hạm ra cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

40 năm trước, ngày 19/1/1974, một biến cố trọng đại trong lịch sử Việt Nam hiện đại đã diễn ra - hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc. Sau trận chiến, quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm giữ.

Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường (Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo), đã có bài viết tái hiện những sự kiện chính diễn ra trước, trong và sau trận hải chiến:

Suốt nhiều thế kỷ, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hòa bình và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa[/color] khi các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền bất cứ quốc gia nào. Từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện hiệu quả chủ quyền với hai quần đảo này và luôn bảo vệ các quyền, danh nghĩa của mình trước mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam với hai quần đảo thiêng liêng của mình.

Đầu thế kỷ XX, nhận thấy vị trí chiến lược cũng như tầm quan trọng của biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng, một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc) đã xâm chiếm bất hợp pháp các vùng lãnh thổ này của Việt Nam.

Xem chi tiết.

Trung Quốc luôn coi biển Đông, đặc biệt là các quần đảo của Việt Nam là bàn đạp quan trọng để thực hiện chiến lược bành trướng xuống Đông Nam Á. Vì vậy, giới cầm quyền Trung Quốc từ Trung Hoa Dân Quốc cho đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã không ngừng đẩy mạnh thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông.

Lợi dụng tình hình rối ren khi Nhật đầu hàng đồng minh và việc giải giáp quân Nhật theo Hiệp định Postdam 1945, Trung Hoa Dân Quốc đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) vào cuối năm 1946. Sau đó Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa, và Nhật rút quân khỏi quần đảo này theo Hòa ước San Fransisco 1951. Sau khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết, Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 21/1/1956 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng đảo Phú Lâm và Lin Côn.

Năm 1974, nhận thấy thời cơ đã chín muồi, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực toàn bộ nhóm đảo Trăng Khuyết phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Thời cơ này xuất phát từ tình hình, bối cảnh quốc tế và trong nước.

Đầu thập niên 1970, phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên thế giới[/color] khiến Mỹ ngày càng xa lánh Việt Nam Cộng hòa; đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh phải rút quân khỏi Việt Nam. Do không muốn tham gia vào một cuộc chiến đã bước vào hồi kết, tháng 6/1973 Lưỡng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật "Case-Church" cấm cơ quan hành pháp nước này tái can thiệp quân sự vào ba nước Đông Dương trừ khi được chấp thuận của Lưỡng viện.

Ngoài ra, Mỹ được cho là có một “toan tính” sâu xa hơn khi không can dự vào trận Hải chiến 1974 vì khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đều đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Việc Washington “làm ngơ” cho Bắc Kinh ngang nhiên chiếm Hoàng Sa sẽ tạo thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến chia rẽ giữa các nước cộng sản. Khi người "bảo trợ" đã ra đi, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình thế đơn độc và bất lợi trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa.

Cuộc đụng độ biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon tháng 2/1972. Sau chuyến công du đó, Trung Quốc trở thành "đồng minh giai đoạn" của Mỹ để kìm chân và chống lại Liên Xô. Mỹ không muốn quan hệ chiến lược này bị rạn nứt vì vụ Hoàng Sa. Việc lựa chọn giữa "đồng minh cũ" hay "người bạn mới" trong “thời kỳ trăng mật” này không phải là sự lựa chọn khó khăn đối với Mỹ.

Ngoại trưởng Kissinger trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh tư liệu

Posted Image

Thực tế, trong trận Hải chiến Hoàng Sa chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần thông báo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào.

Trên vùng biển Đông ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Hoàng Sa (Việt Nam) thời điểm đó có mặt Hải đoàn 77 (Task Force 77) của Hải quân Mỹ gồm các hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, cũng như hoạt động của các tàu ngầm trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc.

Cũng thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa mới chỉ là quan sát viên mà chưa phải thành viên của Liên Hợp Quốc trong khi Trung Quốc là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Vị thế quốc tế của Trung Quốc khiến nước này tự tin rằng, Việt Nam Cộng hòa không có đủ tư cách sử dụng các cơ chế để tự vệ và bảo vệ Hoàng Sa theo các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngày 30/1/1974, Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cơ quan này nhận định, Trung Quốc đã có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa từ trước.

Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ, quyết định đánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa. Điều này đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất.

Theo nhận định trong các hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc. Đây là thời kỳ đỉnh điểm rạn nứt quan hệ Xô - Trung liên quan đến tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới hai nước, cũng như các vấn đề Nam Phi, Trung Đông và Đông Dương.

Trong lúc nhiều yếu tố bên ngoài nghiêng về hướng có lợi cho một cuộc chiến chớp nhoáng của Trung Quốc[/color] thì bối cảnh trong nước cũng hết sức bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa khi Lưỡng viện Mỹ giảm dần viện trợ từ 1,4 tỷ USD năm 1972 xuống 1 tỷ USD năm 1973 và 700 triệu USD vào năm 1974. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần rơi vào thế thụ động vì thiếu nhiên liệu, vũ khí. Bất lợi hơn là ý định “bỏ rơi” miền Nam Việt Nam của Mỹ. Tình trạng phân chia Bắc - Nam cũng là một trở ngại cho phía Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến 1974.

Lợi dụng bối cảnh đó, Trung Quốc đã không e ngại khi điều động chiến hạm đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines tố Trung Quốc thâu tóm Biển Đông bằng luật đánh cá

Philippines cho rằng quy định đánh cá mới của Trung Quốc, trong đó yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép mới được vào phần lớn Biển Đông, là một phần trong kế hoạch lâu dài của Bắc Kinh nhằm tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển.

Posted Image

Tàu Hải Tuần 31 trong một chuyến tuần tra trên Biển Đông hồi năm 2012. Ảnh minh họa: MSA

Ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, hôm qua cho biết luật đánh cá mới của tỉnh Hải Nam chỉ là một trong những biện pháp đơn phương của Trung Quốc "để thay đổi nguyên trạng khu vực", nhằm thúc đẩy lập trường về tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Ông Hernandez cũng nói thêm rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ Biển Đông là "vi phạm trắng trợn luật quốc tế". "Đây là vấn đề cốt lõi phải được đề cập một cách đặc biệt và đầy đủ", ông nói và kêu gọi Trung Quốc đồng ý đưa vấn đề lên tòa án trọng tài quốc tế.

"Chúng tôi nhắc lại lời mời Trung Quốc cùng góp mặt tại tòa án trọng tài, bởi chúng tôi dự định tiếp tục dù có hoặc không có Trung Quốc trong kế hoạch cuối cùng", phát ngôn viên ngoại giao Philippines cho biết thêm. Phía Philippines cũng khẳng định "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh vạch ra nhằm tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có cả vùng biển đảo gần các nước láng giềng hơn, là bất hợp pháp.

Hải Nam, tỉnh đảo miền nam Trung Quốc, hồi tháng 11/2013 thông qua luật đánh cá mới tại Biển Đông có hiệu lực từ năm nay, trong bối cảnh căng thẳng còn tồn tại do những tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

Quy định mới ban hành yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông. Các tàu vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ (82.600 USD). Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói ngư dân nước này sẽ phớt lờ luật của tỉnh Hải Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ gọi việc giới thiệu luật là "một hành động khiêu khích, nguy hiểm tiềm ẩn". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị thì khẳng định những yêu sách đơn phương mà Trung Quốc áp đặt tại Biển Đông là bất hợp pháp và vô giá trị.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Nga lo ngại về động thái của TQ ở Biển Đông

(TTXVN)

Posted Image Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Cao Cường/Vietnam+)

Vừa qua, tại Khoa Phương Đông, Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg của Liên bang Nga đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học về những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và các hệ lụy địa-chính trị đối với khu vực.

Tham dự hội thảo có các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu châu Á, lịch sử và luật biển đến từ Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg, Đại học Công nghệ Quốc gia Baltic - Voenmekh, Học viện Quan hệ Quốc tế - Bộ Ngoại giao Nga, Viện các vấn đề địa chính trị, Viện các nước Á-Phi thuộc Đại học tổng hợp Quốc gia Moskva, Viện Đông phương học, Viện Viễn Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện nghiên cứu chiến lược Nga, Học viện Công vụ trực thuộc Tổng thống Nga và đại diện lãnh đạo thành phố Saint-Peterburg.

Trong một ngày làm việc, Hội thảo đã nghe các tham luận về lịch sử tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; chính sách của Trung Quốc và các nước liên quan trong giải quyết xung đột; phản ứng của các cường quốc ngoài khu vực và cộng đồng quốc tế trước những diễn biến ở Biển Đông; vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết xung đột...

Hội thảo cho rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến tiến trình xử lý tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp.

Tham luận của các chuyên gia đều nhấn mạnh việc Trung Quốc công bố bản đồ “đường lưỡi bò” có nguy cơ gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải quốc tế.

Hội thảo bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông và nguy cơ bất ổn trong khu vực, cho rằng biện pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp là đàm phán hòa bình trên cơ sở tính đến lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiếp tục nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng các cường quốc ngoài khu vực như Nga, Mỹ, Ấn Độ hết sức quan tâm đến sự phát triển hòa bình và ổn định ở Biển Đông vì lợi ích chính trị, kinh tế-thương mại với các nước trong khu vực, mong muốn các nước liên quan giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ đưa tàu nghìn tấn ra 'Tam Sa' tuần tra

Theo hãng tin Reuters, một tờ báo chính thống Trung Quốc vừa đưa tin, nước này sẽ bố trí một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn tại cái mà họ gọi là "một trong những đảo chính thuộc sự kiểm soát" tại Biển Đông và bắt đầu tuần tra thường xuyên.

Posted Image

TQ thường dùng tàu dân sự tuần tra trên biển. Ảnh: Telegraph

Đây là động thái đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và các láng giềng. Theo tờ China Ocean News, thuộc Cục Quản lý đại dương Trung Quốc, con tàu sẽ bố trí ở cái gọi là thành phố Tam Sa ở quần đảo Hoàng Sa.

"Trung Quốc sẽ dần dần thiết lập một hệ thống tuần tra thường xuyên tại 'Tam Sa' để cùng bảo vệ các lợi ích hàng hải của đất nước", tờ báo nhấn mạnh. "Đồng thời sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo như một nền tảng chung để chia sẻ các dữ liệu an ninh hàng hải".

Bất chấp chồng lấn chủ quyền, Trung Quốc ngày càng gây bất bình với láng giềng trong tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh đưa ra yêu sách với phần lớn diện tích vùng biển, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Trong tháng này, họ đã đưa ra quy định mới, yêu cầu mọi tàu cá nước ngoài phải được cấp phép từ chính quyền tỉnh đảo Hải Nam khi đánh bắt tại 2/3 diện tích Biển Đông.

Trung Quốc thường sử dụng tàu dân sự để tuần tra ở Biển Đông, cho dù hải quân của họ thường xuyên diễn tập trong vùng, gần đây nhất còn có sự tham dự của tàu sân bay đầu tiên.

Tờ báo không nói rõ bao giờ việc tuần tra bắt đầu, dù khẳng định, một trong những ưu tiên là hoạt động tìm kiếm, cứu hộ và "Phản ứng tốc độ, trật tự, hiệu quả với các sự cố bất ngờ trên biển".

Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn việc thiết lập một tiền đồ quân sự ở cái gọi là Tam Sa từ hai năm trước. Theo họ, "Tam Sa chịu trách nhiệm quản lý hầu hết các đảo không có người ở ở Biển Đông mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền".

Tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với 4 nước Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Họ còn có tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông.

Thái An (theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay Trung Quốc liên tục tuần tra vùng phòng không

Các máy bay của không quân Trung Quốc thường xuyên tuần tra Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, kể từ khi nó được đơn phương thiết lập cách đây hai tháng.

Posted Image

Máy bay Trung Quốc bay gần chuỗi đảo tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông hồi tháng 7/2013. Ảnh minh họa: Roll.sohu

Xinhua dẫn lời phát ngôn viên không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa hôm qua cho biết nhiều loại máy bay Trung Quốc được cử tới để "giám sát, nhận dạng, theo dõi và cảnh báo" nhiều loại máy bay quân sự nước ngoài đi vào ADIZ.

Phát ngôn viên này tái khẳng định việc thiết lập ADIZ là một động thái hoàn toàn mang tính tự vệ, tuân theo các quy định quốc tế. Ông Thân cũng cho hay những chuyến bay bình thường của các hãng hàng không quốc tế không bị ảnh hưởng trong khu vực trong vòng hai tháng qua.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không người ở biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng lên cao khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập ADIZ vào ngày 23/11, bao trùm không phận phía trên quần đảo này, và yêu cầu tất cả máy bay đi vào đây phải báo trước. Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Tokyo và đồng minh Washington.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật-Mỹ quyết không để ADIZ ảnh hưởng hoạt động quân sự

(Vietnam+)

Posted Image

Máy bay của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản bay qua vùng ADIZ mà Trung Quốc tự công bố trên biển Hoa Đông. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Kyodo, ngày 3/2, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông sẽ không được phép làm ảnh hưởng tới các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và quân đội Mỹ.

Trong một cuộc họp tại thủ đô Tokyo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Ngoại trưởng Fumio Kishida và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, tái cam kết hai nước sẽ tiếp tục hợp tác đối phó với hành động của Trung Quốc.

Theo thông cáo báo chí, ông Kishida và Đô đốc Locklear đã tuyên bố nâng cấp quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ để qua đó đảm bảo hòa bình-ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng bất ổn do Triều Tiên tiếp tục phát triển hạt nhân và tên lửa cũng như nhiều yếu tố khác.

Ông Locklear cũng hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người đã kêu gọi nhanh chóng tăng cường các mối quan hệ giữa SDF và các lực lượng Mỹ.

Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đã thông báo các quy định, theo đó các máy bay đi vào ADIZ, bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, phải thông báo trước kế hoạch bay và tuân thủ các chỉ dẫn của phía Trung Quốc nếu không sẽ phải đối mặt với "các biện pháp khẩn cấp mang tính phòng vệ".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tiếp tục gay gắt về việc Trung Quốc sẽ thiết lập thêm ADIZ

(TTXVN)

Posted Image

Máy bay B-52 của Mỹ đã bay qua Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương xác lập (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Daniel Russel ngày 4/2 cho biết Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc không tiếp tục thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở các khu vực có tranh chấp chủ quyền.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trả lời báo giới tại Trung tâm Báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Russel khẳng định Mỹ rất quan ngại về những diễn biến gần đây ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông, đặc biệt là các hành động đơn phương, mang tính khiêu khích, các tuyên bố không mang tính ngoại giao và không có tính pháp lý.

Ông Russel đồng thời tuyên bố rằng Mỹ coi việc lập ADIZ chỉ làm khu vực trở nên bất ổn, tạo căng thẳng, làm cản trở tiến trình lưu thông trên các vùng không phận quốc tế. Thậm chí, vị trợ lý Ngoại trưởng Mỹ còn cảnh báo “hành động này có thể dẫn tới những tính toán sai lầm, và các đối đầu bất ngờ.”

Trước những nghi ngại cho rằng các tuyên bố và hành động của Mỹ đối với Trung Quốc thiếu hiệu quả, liệu Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng ADIZ tới các khu vực có tranh chấp khác, ông Russel cho biết chính quyền Tổng thống Barack Obama đã có phản ứng rất mau lẹ khi Trung Quốc lập ADIZ ở vùng biển tranh chấp với Nhật Bản hồi cuối năm ngoái.

Tháng 12/2013, sau khi Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ ở biển Hoa Đông, Mỹ đã phái hai máy bay B-52 bay qua khu vực này mà không thông báo theo như yêu cầu của Bắc Kinh. Trong chuyến đi thăm tới Trung Quốc ngay sau thời điểm đó, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những đối thoại mang tính xây dựng nhưng cũng rất thẳng thắn và rõ ràng.

Ông Russel cũng chỉ trích hành động của Trung Quốc và cho rằng bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trong khu vực cũng phải dựa trên luật pháp quốc tế, Luật biển của Liên hợp quốc.

Đánh giá về chiếc lược tái cân bằng ở khu vực của Mỹ, trợ lý Ngoại trưởng Russel khẳng định Mỹ “hiện đang dành nhiều hơn bao giờ hết cả về nhân lực và vật lực” để thực thi chiến lược này. Ông khẳng định kinh tế là lĩnh vực hết sức quan trọng và đó là lý do Mỹ đang thúc đẩy quá trình đàm phán TPP.

Ông Russel cũng cho biết ngoài chuyến thăm Đông Nam Á vào tháng Tư tới của Tổng thống Obama, thì Tổng thống, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Mỹ cũng sẽ thực hiện hàng loạt các chuyến đi tới khu vực trong năm 2014, bởi ”châu Á rất quan trọng với Mỹ.”

Đề cập đến những căng thẳng gần đây giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, Trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel đã kêu gọi 3 nước nên tìm cách hợp tác để xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt. Ông nhấn mạnh mọi căng thẳng đều được giải quyết, nhưng cần được giải quyết hòa bình bởi tất cả các bên.

Ông Rusel khẳng định Nhật Bản và Hàn Quốc đều là đồng minh của Mỹ và đều chia sẻ những giá trị vốn được thiết lập trên nền tảng tin cậy lẫn nhau trong một thời gian dài. Còn Trung Quốc và Nhật Bản đều là hai nền kinh tế lớn nhất của châu Á, phải hợp tác trong mối quan tâm chung vì lợi ích của công dân mỗi nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thách thức tính pháp lý "đường 9 đoạn" của Trung Quốc

(Vietnam+)

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 5/2, Mỹ kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông, đồng thời hối thúc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho một trong những điểm nóng có nguy cơ ngày càng lớn của châu Á này. Trong khi căng thẳng đang ở mức cao do Bắc Kinh áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm quần đảo mà Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông, thì người ta ngày càng quan ngại về một cuộc đọ sức mới trong cuộc tranh chấp riêng rẽ ở Biển Đông.

Đề cập đến những tranh chấp này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã thách thức cái gọi là “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh thể hiện các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông.

Ông Russel cho rằng các tuyên bố hàng hải theo luật pháp quốc tế cần dựa trên đặc điểm đất đai.

Ông nói: “Bất cứ đòi hỏi nào của Trung Quốc đối với quyền hàng hải mà không dựa trên các đặc điểm đất đai được tuyên bố đều không phù hợp với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể nêu bật sự tôn trọng luật pháp quốc tế của mình bằng việc làm sáng tỏ hoặc điều chỉnh lại đòi hỏi của họ cho phù hợp với luật biển quốc tế”. Ông Russel đồng thời ủng hộ quyền của Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật biển của Liên hợp quốc như một phần của nỗ lực tìm kiếm giải pháp “hòa bình phi cưỡng bức”.

Tuy nhiên, biện pháp này đã bị Trung Quốc bác bỏ trong năm ngoái.

Theo ông Russel, việc Trung Quốc không làm sáng tỏ các đòi hỏi của họ ở Biển Đông đã tạo ra sự bất định trong khu vực và hạn chế triển vọng đạt được giải pháp đồng thuận hay các thỏa thuận phát triển chung công bằng.

Những bình luận của ông Russel thể hiện lập trường ngày càng quyết liệt của Mỹ ở Biển Đông.

Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton tuyên bố rằng tự do đi lại là một lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông, tuyến vận chuyển hơn một nửa khối lượng hàng hóa thương mại của thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung, Nhật toan tính gì ở Hoa Đông?

Bế tắc ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản, liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông, đang bị cuốn theo hướng xung đột quân sự. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos hồi tháng 1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ ra điểm tương đồng rõ rệt giữa tình trạng kình địch Trung - Nhật hiện tại với những gì từng xảy ra với Anh - Đức trước Thế chiến I.

Hiểu rõ Trung Quốc và Nhật Bản thực sự muốn gì từ tranh chấp Hoa Đông là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ nỗ lực ý nghĩa nào nhằm duy trì hòa bình trong khu vực. Mỹ được cho là cần giúp Trung Quốc giữ thể diện, để khôi phục lại nguyên trạng ở Hoa Đông và đặt dấu chấm hết cho chương trình nghị sự nhằm sửa đổi Hiến pháp của ông Abe trước khi quá muộn.

Posted Image

Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông là điểm nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh: AP

Trung Quốc muốn giữ thể diện

Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền trong giai đoạn căng thẳng Trung - Nhật ở biển Hoa Đông bùng lên vào cuối năm 2012. Các cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp, đã trở thành thách thức chính trị đầu tiên mà ông Tập phải đối mặt.

Tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ), bao gồm cả các đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hành động này tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" cho căng thẳng giữa hai quốc gia, kết thúc bằng chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Abe tới ngôi đền tử sĩ, bị phía Trung Quốc cực lực phản đối.

Một số người có thể nói rằng, ông Tập đang sử dụng tranh chấp đảo để củng cố quyền lực. Điều đó có thể đúng vào cuối năm 2012, vì ông Tập không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tỏ ra cứng rắn khi quyền lực chính trị của mình bị đe dọa trong quá trình chuyển giao. Tuy nhiên, lập luận này không còn đúng, vì ông Tập đã củng cố thành công vị trí của mình.

Chủ tịch Tập Cận Bình hiện có thể đang nghĩ cách giảm bớt căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, để ông có thể tập trung đối phó với những xung đột sắc tộc ở Tân Cương cũng như làm đậm thêm các cải cách kinh tế trong nước.

Điều ông Tập mong muốn ở Hoa Đông là dạng nhượng bộ nào đó từ phía Nhật Bản, ngay cả khi về bản chất đó chỉ là một cách nói hoa mỹ. Theo truyền thống "có đi, có lại" của Trung Quốc, Nhật Bản đã đi trước một bước thông qua việc quốc hữu hóa 3 hòn đảo tranh chấp. Vì vậy, Trung Quốc cần lấy lại ít nhất "vài phân" bằng cách buộc Nhật Bản công nhận sự tồn tại của tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các cuộc tuần tra thường xuyên cũng như việc công bố ADIZ của Trung Quốc đều nhằm đạt được mục tiêu hạn chế này.

Nhật muốn tạo "các thay đổi"

Ông Abe đắc cử chức thủ tướng Nhật sau "cuộc khủng hoảng quốc hữu hóa" đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 12/2012. Ông do đó không phải người ban đầu chịu trách nhiệm về các quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Abe đã không làm gì để tiết giảm chúng. Việc ông viếng thăm ngôi đền tử sĩ Yasukuni tháng 12 năm ngoái tiếp tục đẩy mối quan hệ vốn đã dễ đổ vỡ với Trung Quốc tới mức thấp nhất.

Thủ tướng Abe muốn gì từ tranh chấp? Phán đoán logic đầu tiên là, ông muốn duy trì quyền lực. Ủng hộ quan điểm cánh hữu bằng cách khiêu khích Trung Quốc có thể tăng sự tín nhiệm đối với ông Abe, ít nhất là trong nước. Tuy nhiên, ông Abe nên hiểu rằng, sự ủng hộ ông trong nước phụ thuộc vào nền kinh tế của Nhật Bản nhiều hơn là chiến thuật "đánh mạnh Trung Quốc" của ông. Làm tổn hại các quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, có thể không phải là một lựa chọn khôn ngoan đối với bất kỳ chính trị gia Nhật Bản nào đang tìm kiếm cơ hội tái đắc cử.

Mục tiêu cuối cùng của ông Abe trong tranh chấp với Trung Quốc rõ ràng là thay đổi Hiến pháp, vốn từ bỏ quyền viện nhờ đến chiến tranh của Nhật Bản. Là một nhà lãnh đạo theo đường lối vô cùng bảo thủ, ông Abe có một giấc mơ chính trị là khôi phục trạng thái bình thường của Nhật bằng cách thay đổi Hiến pháp mà Mỹ áp đặt sau Thế chiến II. Hồi đầu tháng 1, đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe đã từ bỏ cam kết "không bao giờ phát động một cuộc chiến tranh" tại hội nghị thường niên của đảng ở Tokyo.

Bản thân ông Abe cũng tuyên bố rằng, hiện đã đến lúc để sửa đổi Hiến pháp hòa bình. Bước tiếp theo có thể dự đoán được đối với Thủ tướng Abe là chọn thời điểm thích hợp để loại bỏ điều 9 của Hiến pháp, để Nhật Bản có thể tự do thực hiện sức mạnh quân sự. Đối với ông Abe, một Nhật Bản "bình thường" có thể còn giá trị hơn một Nhật Bản "giàu có", mặc dù tình trạng bình thường của Nhật Bản chắc chắn sẽ gợi nhắc người dân ở hầu hết các thủ đô châu Á về chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ.

Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cung cấp cái cớ tốt nhất cho ông Abe thực thi kế hoạch thay đổi này. Ông Abe có thể sử dụng các động thái khiêu khích của Trung Quốc để chứng minh nhu cầu phải sửa đổi Hiến pháp. Một mặt, ông Abe có thể trưng ra thẻ bài chủ quyền để dập tắt sự chống đối trong nước. Mặt khác, ông đã sử dụng hiệp ước an ninh để lôi kéo Mỹ vào tranh chấp. Vì vậy, không có động cơ nào để ông Abe phải dịu giọng trong tranh chấp đảo.

Nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang gia tăng. Trung Quốc cần một cách để giữ thể diện trong vụ tranh chấp, nhưng Nhật Bản ít khả năng sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó. Các ký ức lịch sử, chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy và cạnh tranh chiến lược dường như đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột. Ngay cả khi những cái đầu "dịu mát hơn" ở Bắc Kinh rốt cuộc công nhận chương trình nghị sự cuối cùng của ông Abe, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về cách tự mình xoa dịu tranh chấp đảo ở Hoa Đông.

Mỹ đã phái các quan chức cấp cao trong một nỗ lực nhằm dập tắt các "đám cháy" ở cả Bắc Kinh và Tokyo trong tháng 1.

Tuấn Anh(theo The Diplomat)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Mỹ không kìm chế được tham vọng biển đảo của Trung Quốc"

(Vietnam+)

Posted Image

Quần đảo tranh chấp trên biển Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tờ Le Figaro của Pháp vừa đăng bài "Kerry không kìm được tham vọng của Trung Quốc," trong đó cho rằng dưới danh nghĩa đồng minh của một số quốc gia châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề nghị Bắc Kinh giảm bớt các yêu sách chủ quyền lãnh thổ nhưng không thành công.

Tờ báo nhận định khả năng xử lý khó khăn của Ngoại trưởng Kerry vẫn không thay đổi được tình hình. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc bị bắt nạt và ngày càng quan ngại trước các yêu sách lãnh thổ ngày càng mạnh của Trung Quốc, ông Kerry đã cố gắng đàm phán với Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhưng vô ích, thậm chí Mỹ cũng đã dọa rằng các quần đảo đang tranh chấp với Nhật là nằm trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh, quy định Mỹ được phép can thiệp bảo vệ Nhật khi có một nước thứ ba tấn công. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn bỏ ngoài tai những cảnh báo trên.

Theo bài báo, Ngoại trưởng Kerry đã không thành công trong việc giải quyết tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng tại Biển Đông.

Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí cả những lãnh hải rất xa với vùng duyên hải của mình, gây lo ngại đặc biệt cho Philippines và Việt Nam. Thế nhưng, căng thẳng nhất vẫn là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa hai đại cường kinh tế châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.

Bài báo nhận định Trung Quốc ngày càng tự tin hơn vào chính mình, đang sử dụng nghệ thuật "quyền lực mềm" và trở thành "đối thủ" đáng gờm đối với Mỹ trong khu vực, bất chấp chính sách "xoay trục" sang châu Á của Mỹ./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines đòi tòa án quốc tế xử “đường lưỡi bò”

Nước này đang hoàn tất các đệ trình cuối cùng tới tòa trọng tài quốc tế để chứng minh ”đường lưỡi bò” của TQ là vô căn cứ.

5 luật sư Anh và Mỹ đại diện cho Philippines đang hoàn tất các đệ trình cuối cùng tới tòa trọng tài quốc tế trước hạn chót 30/3 để chứng minh tuyên bố của Trung Quốc về”đường lưỡi bò” là vô căn cứ, không có hiệu lực theo Công ước của LHQ về luật biển.

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu trước các thành viên quốc hội Indonesia tại Jakarta ngày 3/10/2013. Ảnh: Reuters

Diễn biến xoay quanh vụ kiện của Philippines đang được Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan thụ lý.

Philippines đã đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông ra trọng tài quốc tế phân xử theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo New York Times hồi đầu tháng 2, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Đức vào năm 1938.

Ông Aquino nói: "Thế giới cần phải lên tiếng. Hãy nhớ rằng, Sudetenland (vùng đất của Tiệp Khắc cũ, nay thuộc CH Séc, nơi có đa số người Đức sinh sống - PV) từng được hiến tặng trong một nỗ lực nhằm dỗ dành Hitler ngăn chặn Thế chiến II bùng phát".

Bắc Kinh đã gọi cách so sánh này là sự sỉ nhục.

Bất chấp việc các nước láng giềng vẫn chưa có biện pháp chống đối bằng vũ lực trước những hành động được coi là gây hấn gần đây của Trung Quốc (điều tàu đổ bộ và tàu khu trục tiến vào khu vực bãi đá ngầm James đang tranh chấp với Malaysia hay lập căn cứ cho một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, …), Bắc Kinh tỏ ra đề phòng vụ kiện đang được Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan thụ lý.

Các luật sư của Philippines từng chỉ ra rằng, tòa trọng tài quốc tế đã ra những quy định cho phép các nước khác ứng dụng để can thiệp và tham gia vào vụ tranh tụng.

Trong khi đó, Trung Quốc đang từ chối tham gia và đã khuyến cáo Việt Nam không nên tham gia vào vụ kiện.

Posted Image

Tàu đổ bộ “khủng” Jinggangshan của hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: China Daily Mail

Ông Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện quốc phòng Australia tin rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra một trong những cảnh báo trong chuyến công du Hà Nội hồi tháng 9 năm ngoái.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị không bình luận trực tiếp về áp lực của Trung Quốc, kể cả các khuyến cáo cụ thể từ ông Vương, nhưng khẳng định với hãng thông tấn Reuters rằng, Hà Nội đang theo dõi chặt chẽ các động thái pháp lý của Manila.

Khi được hỏi liệu Việt Nam đã quyết định có tham gia vụ kiện hay không, ông Nghị tái nhắc lại các tuyên bố trước đây rằng, Việt Nam sẽ áp dụng “mọi biện pháp hòa bình cần thiết và thích hợp” nhằm bảo vệ chủ quyền và các lợi ích quốc gia.

Các quan chức khác của Việt Nam cho biết thêm, mặc dù ít có khả năng Việt Nam sẽ tham gia vụ kiện do mối quan hệ gần gũi và phức tạp với Trung Quốc, họ đang cẩn thận xem xét các diễn tiến, kể cả tham vấn với các chuyên gia luật nước ngoài.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying tái lặp lại các phản đối của nước này đối với hành động của Philippines cũng như tuyên bố, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt “một nhất trí quan trọng” về cách giải quyết tranh chấp ở biển Đông.

Giới chức Mỹ tuần trước tiếp tục đưa ra những tuyên bố nêu rõ quan điểm đứng về phía Philippines - nước mà Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung.

Đô đốc Samuel Locklear - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ và Daniel Russel - Thứ trưởng Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, đều lên tiếng ủng hộ hành động của Philippines trong việc tìm kiếm một giải pháp hợp pháp, hòa bình.

Trước những diễn biến đang khiến vụ kiện chống Trung Quốc ở biển Đông “nóng” lên, giới phân tích nhận định, bất kỳ phán quyết cuối cùng nào của tòa án về vụ tranh chấp, một trong những điểm nóng căng thẳng nhất ở châu Á hiện nay, khó có thể được thực hiện, nhưng sẽ có ảnh hưởng chính trị và đạo đức rất lớn.

"Nếu nhiều nước, bao gồm cả các quốc gia thành viên ASEAN, lên tiếng ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp, Bắc Kinh có thể kết luận rằng, coi thường phán quyết của tòa án là quá tai hại, ngay cả khi đường 'lưỡi bò' của Trung Quốc ở khu vực biển Đông được phát hiện là bất hợp pháp", chuyên gia Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Mỹ, cho hay.

Tuấn Anh (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ leo thang hạt nhân ở Đông Bắc Á

Trung Quốc thúc giục Nhật Bản hoàn trả kho plutonium cho Mỹ, sau khi Tokyo úp mở khả năng đón vũ khí hạt nhân từ Washington trong trường hợp khẩn cấp.

Posted Image

Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ tại cảng Yokosuka, Nhật Bản - Ảnh: U.S Navy

Bán đảo Triều Tiên không phải là khu vực duy nhất tại Đông Bắc Á đang bị bóng mây hạt nhân ám ảnh. Trong lúc căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông vẫn ở mức cao, Trung Quốc đã gián tiếp chỉ trích Nhật Bản đang có ý đồ phát triển vũ khí hạt nhân, dù trước nay chính quyền Tokyo luôn bảo lưu quan điểm không sở hữu và sử dụng loại vũ khí này.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 17.2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” trước thông tin Nhật Bản đang trì hoãn việc hoàn trả cho Mỹ kho plutonium cấp độ chế tạo vũ khí từ thời Chiến tranh lạnh. “Trung Quốc tin rằng Nhật Bản, bên đã ký vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, sẽ tuân thủ nghiêm ngặt cam kết của mình đối với an toàn hạt nhân và giải trừ vũ khí nguy hiểm”, Reuters dẫn lời bà Hoa.

Trước đó, hãng Kyodo News đưa tin Washington đã gây áp lực buộc Tokyo trả 331 kg plutonium có thể dùng để sản xuất đến 50 quả bom nguyên tử. Theo một quan chức Nhật Bản, số nguyên liệu trên, một phần do Anh sản xuất, đã được chuyển giao cho Tokyo vào thập niên 1960 với mục đích nghiên cứu. Được biết, Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản hoàn trả kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2010. Ngoài chuyện lo lắng số plutonium trên có thể rơi vào tay thế lực khủng bố, giới quan sát cho rằng lý do thực sự khiến Mỹ phải đòi lại số nguyên liệu hạt nhân này là lo ngại Nhật Bản có thể phát triển vũ khí hạt nhân.

Chương trình hạt nhân Nhật

Theo Kyodo News, Tokyo đã liên tục cự tuyệt với lý do cần số plutonium để nghiên cứu các lò phản ứng nhanh tại thành phố Tokaimura, tỉnh Ibaraki. Đây là cơ sở duy nhất trên nước Nhật được trang bị công nghệ này. Sau nhiều năm trì hoãn, cuối cùng Tokyo cũng buộc phải đồng ý và dự kiến hai bên sẽ đạt được thỏa thuận liên quan tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần 3 ở Hà Lan vào tháng 3.

“Washington hy vọng có thể giảm bớt số lượng nguyên liệu hạt nhân trong tay của chính quyền Tokyo vào thời điểm quốc gia Đông Á có khuynh hướng đẩy mạnh năng lực hạt nhân”, theo tờ China Daily dẫn lời ông Hạ Lập Bình, Trưởng khoa Khoa học chính trị và quan hệ quốc tế của Đại học Đồng Tế tại Thượng Hải.

Ông Hạ nhận định Tokyo có thể đang gom nguyên liệu hạt nhân trong những năm qua để chuẩn bị cho các chương trình hạt nhân. Theo Kyodo News dẫn lời giới phân tích, Nhật Bản đang nắm trong tay khoảng 44 tấn plutonium. Dù không sánh bằng với số plutonium của Mỹ về mặt chất lượng, số nguyên liệu đó đủ để sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử, theo ông Hạ. “Theo một số chuyên gia Nhật Bản, thậm chí nước này còn đủ sức chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 1 tháng”, ông Hạ nói.

Trong lịch sử, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay từng hứng đòn tấn công hạt nhân, với sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào Thế chiến thứ hai. Chính sách của Nhật Bản là không sản xuất, sở hữu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, phát biểu trước Ngân sách Hạ viện vào tuần trước, Ngoại trưởng Fumio Kishida gợi ý Tokyo có thể đón vũ khí hạt nhân từ Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, khi sự an toàn của người dân Nhật Bản bị đe dọa, theo Kyodo News.

Ông Kishida nhấn mạnh chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe duy trì quan điểm của các chính phủ tiền nhiệm. Theo kết quả một cuộc điều tra vào năm 2010, Nhật - Mỹ đã ký kết các hiệp định bí mật thời Chiến tranh lạnh, trong đó có thỏa thuận cho phép các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ cập cảng ở Nhật.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc cùng 9 thủy thủ

(Vietnam+)

Posted Image

Tàu tuần tra Nhật Bản (phải) truy đuổi tàu đánh cá Trung Quốc gần đảo Miyako ngày 2/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Sáng 22/2, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Fukuoka, Nhật Bản xác nhận một tàu đánh cá Trung Quốc đã bị nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ tại vùng biển gần tỉnh Nagasaki với lý do "hải trình hoạt động gian dối."

Theo Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, chiếc tàu trên đăng ký ở tỉnh Chiết Giang, bị bắt vào tối 21/2 ở ngoài khơi thành phố Goto của Nagasaki.

Toàn bộ 9 thủy thủ trên tàu cùng thuyền trưởng đã được đưa tới Hakata, tỉnh Fukuoka.

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc đã yêu cầu phía Nhật Bản đảm bảo an toàn cho các thủy thủ và tàu trên cũng như xử lý đúng vụ việc, đồng thời yêu cầu được gặp người thuyền trưởng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc: Việt Nam đang "tạo thế chân vạc" ở Biển Đông

(GDVN) - "Thế chân vạc" gồm 3 phương diện: Lựa chọn các kênh ngoại giao đa phương - cân bằng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao;

Posted Image

Các hoạt động quốc phòng, đối ngoại bình thường của Việt Nam luôn trở thành tâm điểm bình luận của một số tờ báo Trung Quốc với những ý đồ chính trị rõ ràng.

Tân Hoa Xã ngày 21/2 dẫn phân tích của tờ "Thanh Niên tham khảo" xuất bản tại Trung Quốc đưa ra những bình luận, nhận xét về hoạt động quốc phòng, đối ngoại của Việt Nam năm 2013 đều xoay quanh việc bảo vệ lợi ích (hợp pháp - PV) của mình ở Biển Đông.

Tờ báo đánh giá, một năm qua Việt Nam đã kiềm chế tối đa những nhân tố có thể kích hoạt căng thẳng trên Biển Đông, mặt khác cũng "không ngừng mua sắm vũ khí hiện đại trang bị cho hải quân, không quân", việc nhận chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên từ Nga là một dấu mốc quan trọng.

Dẫn phân tích của nguyệt san "Quốc phòng châu Á" xuất bản tại Malaysia, tờ báo một lần nữa nhấn mạnh vai trò yết hầu chiến lược của Biển Đông, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương cùng diễn biến nóng lên trong những năm gần đây.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại An ninh Shangri-la năm 2013 tại Singapore, kêu gọi các nước lớn đóng vai trò tích cực hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và xây dựng một lòng tin chiến lược giữa các bên.

Việt Nam đã tích cực tăng cường các quan hệ quốc tế, ngoài việc nâng cao vai trò vị thế của mình trên trường quốc tế còn tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác an ninh, đặc biệt là an ninh trên biển.

Posted Image

Sự kiện Viện Nam đón nhận tàu ngầm Hà Nội, chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên do Nga chế tạo cũng không nằm ngoài những bình luận của giới truyền thông Trung Quốc. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

Đánh giá các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam sau bài phát biểu tại Shangri-la của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tờ báo cho rằng chính sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay tập trung hàng đầu vào Biển Đông trong khi nỗ lực "tạo thế chân vạc" trên mặt trận đối ngoại.

Tờ báo này lý giải, "thế chân vạc" gồm 3 phương diện: Lựa chọn các kênh ngoại giao đa phương - cân bằng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao; Duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.

Nhận xét về nền quốc phòng của Việt Nam, tờ báo cho rằng ngoài Nga và Ukraina, Việt Nam cũng đang tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội từ các nước khác như châu Âu, Mỹ, Canada, Israel, Ấn Độ, trong đó tờ báo này đặc biệt quan tâm đến "bước đột phá" trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt sau cấm vận.

Dẫn phân tích của một nhà nghiên cứu từ Viện S. Rajaratnam ở Singapore, tờ báo cho rằng Việt Nam đang "mô phỏng" chính cách làm của Trung Quốc trong việc phát triển lực lượng "chống xâm nhập" nhằm đối phó với thực lực hải - không quân của Trung Quốc trên hướng Biển Đông.

Và vẫn với những suy đoán chủ quan, luận điệu lèo lái dư luận quen thuộc của một số tờ báo theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, bài báo cho rằng Việt Nam đang sử dụng cảng Cam Ranh để thu hút, "lôi kéo" các cường quốc trên thế giới tham gia vào vấn đề Biển Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bắc Kinh đòi 90% Biển Đông, Mông Cổ có thể đòi cả Trung Quốc"

(GDVN) - Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.

Posted Image

Zachary Keck.

Zachary Keck, biên tập viên tạp chí The Diplomat ngày 19/2 nhận xét, cái gọi là nguyên tắc của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (trên quan điểm chủ quyền lịch sử) đe dọa sự ổn định không chỉ ở Biển Đông hay châu Á mà đe dọa trật tự toàn cầu khiến Mỹ đã phải công khai phản đối đường 9 đoạn.

Trái ngược với những gì Trung Quốc tuyên bố, Mỹ thể hiện rõ quan điểm của mình sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra đối đầu, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh trên Biển Đông.

Từ địa vị vững chắc của Mỹ tại Thái Bình Dương hiện nay, có vẻ Washington rõ ràng sẽ không chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, ít nhất là trong bối cảnh hiện tại.

Tuy nhiên, một số người theo đuổi tham vọng thực thi tuyên bố chủ quyền với Biển Đông ở Bắc Kinh có thể có những nhận định khác nhau về vấn đề này.

Trường hợp Washington đã khoanh tay đứng nhìn quân đội Trung Quốc đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough năm 2012 và tiếp tục nhăm nhe tìm cách đánh bật Manila ra khỏi bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đối tượng Trung Quốc, Đài Loan và Philippines cũng nhảy vào tranh chấp - PV) khiến những người này tin rằng Hoa Kỳ sẽ không dám "mạo hiểm đương đầu" với Trung Quốc ở Biển Đông.

Posted Image

Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương hôm 5/2 công khai phản đối đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông. Quan điểm này được liên tục lặp lại bởi các quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng John Kerry, Tư lệnh Không quân Bộ tư lệnh Thái Bình Dương hay Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.

Nếu Trung Quốc phớt lờ các cảnh báo của Mỹ, điều này có khả năng tạo cho Bắc Kinh một khoảng tạm dừng lớn hơn để thúc đẩy tuyên bố của họ ở Biển Đông, và nó cũng sẽ đặt Mỹ vào tình thế khó khăn hơn.

Vì vậy chính quyền Obama đã đưa các biện pháp thích hợp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á.

Khi Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn của mình, Washington sẽ tránh bị rơi vào khả năng va chạm với Trung Quốc.

Quan trọng hơn, việc Mỹ thách thức yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó gây bất ổn không chỉ cho khu vực châu Á. Tuyên bố của Trung Quốc đòi "chủ quyền" với 90% diện tích Biển Đông bắt nguồn từ quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc về "chủ quyền lịch sử".

Năm 2008, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các quan chức Mỹ rằng đường 9 đoạn Trung Quốc (tự vẽ ra) ở Biển Đông "cho thấy chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có từ thời cổ đại"?!

Nếu cứ để Trung Quốc tự thiết lập "nguyên tắc" một mình một kiểu như vậy sẽ là một thảm họa với vô số xung đột chủ quyền bởi sự dịch chuyển biên giới giữa các quốc gia trong lịch sử.

Posted Image

Đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc yêu sách "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, cứ lý luận theo kiểu Bắc Kinh thì người Mông Cổ có quyền đòi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Hoa lục.

Lý luận theo kiểu Trung Quốc, đế chế Ottoman đã kiểm soát phần lớn châu Âu ở những thời điểm khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có quyền đòi "chủ quyền" với toàn bộ châu lục này.

Tương tự, Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền hầu hết Tây Âu và Đông Âu thời kỳ Napoleon và Đức quốc xã, Nga có quyền yêu cầu "chủ quyền" ở các nước Đông Âu do biên giới Liên Xô để lại....

Trớ trêu hơn nữa, một số quốc gia có thể áp dụng "nguyên tắc đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đang bám lấy để yêu sách chủ quyền với chính một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

Nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc từng là thuộc địa của Đức, Pháp và Anh thời thế kỷ 19, 20 thì họ cũng có thể yêu sách "chủ quyền" với những vùng đất này như những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông.

Chính phủ ông Shinzo Abe có thể yêu sách chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc vì Hoàng gia Nhật đã từng kiểm soát chúng một thời.

Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.

Tất cả điều này nói lên rằng nguyên tắc đằng sau cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trật tự toàn cầu. Cứ theo cái cách Bắc Kinh giải thích thì ngay cả Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trên thế giới sẽ trở nên sẽ trở nên hỗn loạn.

4 tàu Trung Quốc lại kéo ra "tuần tra" trái phép bãi Cỏ Mây, Trường Sa

(GDVN) - 4 tàu Trung Quốc đã tái xuất hiện (bất hợp pháp) tại bãi Cỏ Mây, Trường Sa sau nhiều tháng rút lui kể từ những lần xâm nhập (trái phép) trước đó.

Tàu hải quân Trung Quốc, hình minh họa.ABS CBN News ngày 22/2 dẫn lời 1 quan chức an ninh Philippines xin giấu tên cho biết, 4 tàu Trung Quốc đã tái xuất hiện (bất hợp pháp) tại bãi Cỏ Mây, Trường Sa sau nhiều tháng rút lui kể từ những lần xâm nhập (trái phép) trước đó.

Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đều nhảy vào tranh chấp - PV.

Quan chức Philippines cho hay, trong số 4 tàu này có 2 khu trục hạm của hải quân Trung Quốc, 2 tàu còn lại được đánh số hiệu 306 và 363. Chúng xuất hiện tại bãi Cỏ Mây kể từ tuần trước.

Một nguồn tin khác cho biết hải quân Trung Quốc lại một lần nữa duy trì sự hiện diện (bất hợp pháp) nhiều hơn ở quần đảo Trường Sa, Philippines vẫn tiếp tục khuyến khích ngư dân ra bãi Cỏ Mây đánh cá bất chấp sự hiện diện của Trung Quốc.

Bãi Cỏ Mây nằm trên tuyến đường tiếp tế từ Palawan, Philippines ra đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Thị Tứ hiện bị Philippines chiếm đóng và đặt bộ máy chỉ huy quân - dân sự tại đây - PV).

Tháng 5 năm ngoái, tàu Trung Quốc đã xâm nhập bất hợp pháp bãi Cỏ Mây và ở lỳ tại đó, chúng chỉ rời khỏi khu vực này khi bước vào mùa mưa bão.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao TQ cố khai thác bằng chứng lịch sử mơ hồ?

(Tin tức thời sự) - "Trong thời đại ngày nay, Trung Quốc dùng các hoạt động dân sự, nhằm vào kinh tế, điều này rất nguy hiểm", TS Trần Công Trục phân tích.

Trung Quốc đang tìm mọi cách

PV: Trung Quốc vừa ngang ngược tuyên bố tàu khảo cổ dưới nước đầu tiên của nước này sẽ được đưa vào hoạt động tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ tháng 5/2014, thậm chí sẽ phát triển Hoàng Sa thành điểm đến du lịch. Thưa ông, động thái này của Trung Quốc đã thể hiện điều gì?

TS Trần Công Trục: Đây cũng là một hành động nằm trong một loạt các hoạt động của TQ triển khai trong thời gian vừa qua, đặc biệt từ năm 2004 đến nay.

Ví dụ như quy định các tàu đánh cá vào vùng biển thuộc quản lý của tỉnh Hải Nam phải xin phép có hiệu lực từ năm 2004. Tăng cường tàu làm nhiệm vụ cấp phát trên biển 5000 tấn ở Hoàng Sa, các hoạt động đánh cá, nghiên cứu khoa học, du lịch...tất cả các chuyện đó nằm trong chuỗi hoạt động mà TQ muốn thông qua để khẳng định quyền quản lý của họ đối với vùng đảo, biển mà họ tự nhận có chủ quyền.

TQ đang cố gắng tìm mọi cách, biện pháp để khẳng định được trên thực tế, thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông sử dụng Biển Đông làm con đường vươn ra biển, phấn đấu trở thành cường quốc biển, trước khi trở thành siêu cường quốc tế thì họ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả các hoạt động có tính dân sự, quân sự, nghiên cứu khoa học, tổ chức, tuần tra, thậm chí đổ bộ tập trận...

Về mặt pháp lý, họ ra các quy định, luật lệ, lệnh cấm, rồi xây dựng về mặt hành chính, kể cả mặt trận ngoại giao tuyên bố chủ quyền các khu vực nằm trong đường biên giới lưỡi bò.

Nhưng mặt khác, họ tỏ ra rất thiện chí, sẵn sàng ngồi đàm phán giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hòa bình, tất cả những điều đó được phối hợp 1 cách bài bản. Có thể nhận thấy, biện pháp của họ không kém phần hiệu quả và nguy hiểm hơn, tức là họ dùng hoạt động có tính chất dân sự, kinh tế và nghiên cứu khoa học thay vì vũ lực.

Posted Image

TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Ở đây, thực chất TQ muốn độc chiếm không chỉ bằng quân sự, có thể 1 lúc nào đó họ sẽ dùng nhưng quan trọng họ muốn chủ động kiểm soát được vùng này, tổ chức hoạt động có lợi cho họ nhất, bằng biện pháp về mặt dân sự như vậy họ vẫn đạt được mục tiêu của mình.

Việc đưa tàu khảo cổ ra Hoàng Sa, nghiên cứu khảo cổ cũng là 1 trong những biện pháp họ sử dụng, chúng ta phải để ý kỹ việc này. Theo tôi, thời gian tới, TQ sẽ chủ yếu tiến hành những hoạt động như, tổ chức đấu thầu lô dầu khí, đưa các dàn khoan, chế biến hải sản xuống biển, ra lệnh kiểm soát mặt biển, công bố vùng nhận diện phòng không. Nên nếu không lưu ý, xem thường thì họ sẽ đạt mục tiêu mà không cần vũ lực.

PV: Vậy việc Trung Quốc đưa tàu khảo cổ vào hoạt động trong thời điểm này, có mục đích gì không thưa ông? Tại sao?

TS Trần Công Trục: Từ trước đến nay khi nghiên cứu vấn đề này, TQ cũng đã phát hiện ra nhiều di chỉ.

Nguyên nhân sâu xa là TQ đang cố tìm mọi cách chứng minh cho luận thuyết của họ là có chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đối với vùng biển trong đường ranh giới lưỡi bò.

Họ từng ngang ngược tuyên bố rằng người dân TQ hàng nghìn năm trước công nguyên đã xuống làm ăn, sinh hoạt tại đây. Sau đó, tìm mọi chứng cứ để tìm ra được di chỉ khảo cổ, tìm mọi cách củng cố thêm luận thuyết danh nghĩa, chủ quyền lịch sử của mình.

Đây là hành động tăng thêm sức nặng, củng cố thêm quan điểm pháp lý của họ dựa vào yếu tố lịch sử. Họ muốn chứng minh cho quốc tế luận thuyết của họ đúng.

Thế nhưng, trên thực tế, điều đó hoàn toàn không thể mang đến một sức nặng cho việc chứng minh chủ quyền lãnh thổ của 1 quốc gia. Việc Trung Quốc đang làm cũng giống như tuyên truyền dư luận, mê hoặc, để dư luận nghĩ rằng Trung Quốc đúng.

Việt Nam cần làm gì?

PV: Trong thời gian vừa qua hàng loạt nhưng động thái khác lạ của TQ đã diễn ra, như xây dựng trung tâm cảnh báo sóng thần, dụ Philippines bỏ kiện tụng, minh chứng chủ quyền bằng việc trục vớt xác tàu đắm. Những hành động này của TQ thể hiện điều gì, thưa ông?

TS Trần Công Trục: Như trong vụ kiện của Philippines, TQ một mực quay lưng lại, mặt khác vận động 1 số nước có liên quan không tiếp tục ủng hộ, đứng ra bỏ kiện TQ, có thể thấy họ đang ở thế yếu, ít nhất về dư luận, chính trị.

Có thể thời gian trước đây thậm chí ngay bây giờ họ có cách đi khiến 1 số dư luận hiểu lầm, mất cảnh giác, nếu cứ tiếp tục như thế này, dư luận sẽ nhìn ra thực chất vấn đề, phụ thuộc vào những yếu tố trực tiếp liên quan.

Đây có thể khẳng định là TQ đang khai thác tính chất mơ hồ về các bằng chứng lịch sử để bảo vệ cho chủ quyền lịch sử của mình. Thế nhưng, chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử không phải là những nguyên tắc của Luật pháp quốc tế sử dụng trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia đối với vùng lãnh thổ có tranh chấp. Chỉ là yếu tố tham khảo để tìm ra bằng chứng pháp lý.

Hiện nay, TQ nhằm vào cái đó vì, nó là vô cùng. Kể cả những người nghiên cứu, đến những người làm công tác quản lý đất cần hiểu rõ, không nên say sưa với chủ quyền, bằng chứng lịch sử, dùng yếu tố, sự kiện lịch sử để tìm ra bằng chứng có giá trị, chứng minh cho quyền lãnh thổ.

PV: Trước những hành động này của TQ, theo ông Việt Nam cần làm gì vào lúc này? Vì sao?

TS Trần Công Trục: Rõ ràng tất cả hành động của TQ cho dù là hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động kinh tế nhưng nó vào vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của chúng ta cần có tiếng nói phản đối, không nên làm ngơ, không nên bỏ qua.

Posted Image

Tàu khảo cổ của Trung Quốc

Việc đưa tàu khảo cổ vào hoạt động là vi phạm chủ quyền, cần lên án mạnh mẽ, vô hiệu hóa hành động đó, phân tích rõ cho thế giới biết bản chất vấn đề TQ đang làm.

Điều quan trọng là dư luận đang thấy tình hình Biển Đông lắng xuống không có đụng độ nhưng thực chất không phải vậy mà bây giờ TQ sử dụng hành động tinh vi hơn, không nên mất cảnh giác, nên hiểu rằng để làm chủ, độc chiếm, thực hiện ý đồ làm chủ Biển Đông, không phải chỉ sử dụng lực lượng quân sự, tạo ra xung đột như thời điểm trước đây.

Trong thời đại ngày nay họ chỉ cần bằng các hoạt động dân sự, bằng luật lệ có tính chất dân sự nhằm vào hoạt động kinh tế, đấy mới là nguy hiểm, nếu họ làm được chính họ thực hiện được mục tiêu khống chế, độc chiếm Biển Đông.

PV: Việc tàu khảo cổ hoạt động trong vùng lãnh thổ của nước ta, cụ thể là quần đảo Hoàng Sa, chúng ta phải xử lý ra sao?

TS Trần Công Trục: Chúng ta là người Việt Nam phải đặt mình vào vị trí trong quan hệ Việt Nam với TQ, Việt Nam với các nước trong khu vực, VN với thế giới để chúng ta có 1 xử lý thích hợp làm sao tất cả cách giải quyết, 1 mặt bảo đảm được nguyên tắc pháp lý, lợi ích chính đáng phù hợp với luật pháp quốc tế, bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng 1 cách rõ ràng, công khai, tôn trọng sự thật.

Đặt lợi ích dân tộc trong bối cảnh khu vực và thế giới, đừng làm cái gì tạo ra cớ để 1 số nước lợi dụng sức mạnh, vị thế để gây ra xung đột tạo ra an ninh, hòa bình thế giới.

Đương nhiên, tôi thấy với cách đi đó chúng ta không nên mất cảnh giác với những hoạt động TQ đang làm, bài bản, khôn khéo hơn, đừng nghĩ đã bớt căng thẳng. Tất cả những hoạt động TQ đã, đang xảy ra có tính chất nguy hiểm ảnh hưởng lợi ích sống còn của các nước trong khu vực này.

Tất nhiên không nên gây kích động chia rẽ làm sao phân tích khoa học, thuyết phục bằng lý lẽ, niềm tin chiến lược.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ‘ra điều kiện’ với Philippines về tranh chấp lãnh thổ

(TNO) Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 1.3 cho hay Trung Quốc được cho là đã đưa đề nghị rút tàu nước này khỏi bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, với điều kiện Manila làm điều tương tự và trì hoãn vụ phân xử Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế theo luật Biển (ITLOS) về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Trung Quốc hồi tháng 1.2014 đã đưa ra đề nghị trên thông qua các kênh hành lang (không chính thức), South China Morning Post (SCMP) dẫn lời ông Roilo Golez, cựu nghị sĩ và cố vấn an ninh cho Tổng thống Philippines, cho hay.

Tuy nhiên, Philippines đã bác bỏ đề nghị từ Trung Quốc, theoSCMP.

Theo ông Golez, Trung Quốc không đề nghị Manila hủy bỏ vụ kiện, chỉ yêu cầu trì hoãn việc lập bản ghi nhớ cho đến sau ngày 30.3, hạn chót do ITLOS đưa ra.

Ngày 30.3 là hạn chót để Philippines lập một bản ghi nhớ đệ trình cho ITLOS, trong đó nêu rõ lập trường của Philippines liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông.

Ông Lauro Baja, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, cho biết việc trì hoãn đệ trình bản ghi nhớ sẽ khiến cho vị thế của Philippines trong vụ phân xử này trở nên yếu ớt bởi vì nó đồng nghĩa với việc Philippines chưa sẵn sàng. Sự nhận thức dư luận sẽ trở nên tiêu cực.

Hai nguồn tin giấu tên từ Philippines cho SCMP biết Tổng thống Philippines đã thảo luận đề nghị trên của Trung Quốc với nội các của ông hồi tháng 1.2014.

Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino vẫn chưa chính thức xác nhận thông tin về đề nghị của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn tờ The New York Times (Mỹ) ngày 4.2, ông Aquino đã “hé lộ” đề nghị này, cho rằng chấp nhận đề nghị từ Trung Quốc sẽ là hoàn toàn sai lầm đối với Philippines, theo SCMP.

Ông Zhang Mingliang, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam (Trung Quốc), cho rằng Trung Quốc lo ngại việc Philippines mang vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông ra tòa án quốc tế sẽ làm phức tạp thêm tình hình.

Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã bác bỏ thông tin kể trên của tờ SCMP.

Mới đây, Trung Quốc - Philippines lại hục hặc với nhau trong vụ ngư dân Philippines bị tàu hải giám Trung Quốc phun nước từ vòi rồng tại bãi cạn Scarborough hôm 27.1.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc triển khai cả 3 tàu ngầm 094 và 1 tàu ngầm 093 ở Tam Á?

(GDVN) - Tại căn cứ Tam Á không chỉ có các hạng động tàu ngầm dưới nước, mà còn có các công trình bí mật dự trữ tên lửa, tạo mối đe dọa ít bị phát hiện.

Posted Image

Từ hình ảnh có thể thấy 4 tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn của Trung Quốc (ảnh nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)Đầu năm 2014 có dân mạng chụp được hình ảnh về 3 chiếc tàu ngầm được nghi là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 ở căn cứ tàu ngầm Á Long, Tam Á, tỉnh Hải Nam - căn cứ này thuộc Hạm đội Nam Hải.

Tại cuộc họp báo ngày 27 tháng 2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân trả lời phỏng vấn báo chí, nhưng đã từ chối tiết lộ thông tin có liên quan.Theo bài báo, gần đây, dân mạng lại chụp được nhiều tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực căn cứ tàu ngầm này, các hình ảnh cho thấy, vị trí bị nghi đậu 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094 trước đó lại có thêm 1 chiếc tàu ngầm nữa, nhìn bề ngoài phán đoán có thể là tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093, tình hình 4 tàu ngầm hạt nhân Hải quân Trung Quốc đồng thời xuất hiện là điều ít gặp.

Trong khi đó, căn cứ tàu ngầm ở Tam Á này cách đây không lâu cũng đã gây chú ý rất cao cho Hải quân Mỹ.

Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất châu Á ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Được biết, căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Tam Á, Hải Nam bố trí tàu ngầm hạt nhân loại mới nhất của Quân đội Trung Quốc, trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc có thể trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Cự Lang-2 có tầm bắn vượt 8.000 km.

Posted Image

Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc (ảnh tư liệu)Tin tức tình báo mới nhất do Hải quân Mỹ công bố cho biết, thông qua phân tích của vệ tinh quân sự phát hiện, 3 tàu ngầm hạt nhân của Quân đội Trung Quốc liên tiếp ẩn hiện ở vùng biển Tam Á, căn cứ vào tuyến đường của những tàu ngầm này, đã phát hiện sự tồn tại của căn cứ hải quân bí mật của Quân đội Trung Quốc ở Tam Á.

Đồng thời, tin tức tình báo của Quân đội Mỹ cũng xác nhận, tại những khu vực căn cứ hải quân bí mật ở Tam Á này còn có các công trình bí mật đồng bộ dự trữ tên lửa của Quân đội Trung Quốc.

Trước đó, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho biết, vệ tinh của Mỹ cũng xác nhận, ngay từ trước đây 10 năm, Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ quân sự bí mật của hải quân ở Tam Á, Hải Nam.

Theo truyền thông quốc tế, Hải quân Trung Quốc từ rất sớm đã chọn Tam Á, Hải Nam làm nơi xây dựng "động chứa" tàu ngầm hạt nhân trong núi, những căn cứ tàu ngầm hạt nhân này được xây dựng dựa vào núi, nằm sâu trong núi, kết hợp giữa núi và biển, hơn nữa, tàu ngầm hạt nhân có thể trực tiếp xuất phát từ "hang động" dưới nước để trực tiếp chạy ra biển, không dễ bị dò tìm, phát hiện.

Ngoài ra, từ Tam Á rời Hải Nam, thuận lợi cho tàu ngầm hạt nhân trực tiếp và lập tức xâm nhập biển sâu, triển khai tấn công tập kích.

Posted Image

Hình ảnh này được cho là tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa (ảnh tư liệu)

Tờ "Honolulu Star" Hawaii mới đây cho rằng, báo cáo mới nhất của Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc bắt đầu ra biển tuần tra từ năm 2014, tên lửa xuyên lục địa của tàu ngầm này ít nhất có thể vươn tới 2 bang Hawaii và Alaska của Mỹ.

Trang mạng Mỹ gần đây liên tiếp tiết lộ "bí mật quân sự Trung Quốc" là "Washington Free Beacon" cũng xác nhận, vào tháng 1 năm 2014, Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ đã đệ trình lên Ủy ban quan hệ kinh tế và an ninh Mỹ-Trung một báo cáo cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn Type 094 Trung Quốc trang bị tên lửa xuyên lục địa Cự Lang-2 mới, bắt đầu ra biển tuần tra vào năm 2014, nhưng báo cáo này hoàn toàn không đưa ra thời gian ra khơi cụ thể của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.

Nhưng, vào ngày 12 tháng 2, Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ triển khai thêm tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles mang tên Topeka ở Guam.

Theo hãng Kyodo Nhật Bản, đây sẽ là tàu ngầm hạt nhân lớp này thứ tư lấy Guam làm cảng chính. Truyền thông Nhật Bản cho rằng, xét đến hoạt động trên biển của Trung Quốc ngày càng gia tăng, hành động này của Mỹ nhằm củng cố căn cứ chiến lược ở Tây Thái Bình Dương.

Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm hạt nhân USS Topeka bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1989, có thể trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, khả năng điều khiển và chạy êm ở dưới mặt biển đóng băng rất tốt.

Thời cơ triển khai ở Guam lần này trùng với những bộc lộ mới của căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á Trung Quốc cách đây không lâu, ý đồ không cần nói cũng biết.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)Hiện nay, trên phạm vi thế giới chỉ có Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ sở hữu tàu ngầm hạt nhân, nhưng sở hữu khả năng đáp trả hạt nhân chỉ có 5 nước đầu, tuy tàu ngầm hạt nhân Arihant của Ấn Độ đã chế tạo, nhưng còn lâu mới đưa vào hoạt động, đồng thời tầm bắn của tên lửa K-15 quá gần, không có khả năng đáp trả hạt nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu cá bị đâm chìm,12 ngư dân thoát chết

TPO - Trong lúc neo đậu cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 9 hải lý, sáng 5/2, tàu cá số hiệu BĐ 94398 TS (có 12 lao động do ông Lê Đức Hoàng, ở Phú Thứ, Mỹ Đức, Phù Mỹ, Bình Định, làm chủ) bất ngờ bị một tàu chở hàng đâm mạnh, rồi bỏ chạy.Hậu quả, tàu cá này phá nước và bị chìm xuống biển. Rất may, 12 ngư dân đi trên tàu bị nạn được một tàu cá khác kịp thời cứu vớt. Đến chiều 5/3, 12 lao động trên đã được các tàu bạn đưa vào đảo Lý Sơn an toàn.

Theo ông Hoàng, vì bị đâm đột ngột nên ông và các bạn chài trên tàu không kịp trở tay. Một số lao động kịp sử dụng diện thoại di động gọi cho tàu bạn đang neo đậu gần đó đến ứng cứu, số khác nỗ lực tát nước cứu tàu nhưng không thành vì tàu bị đâm vỡ toác.

“Tôi đã huy động anh em tập trung cứu tàu nhưng do va chạm mạnh, tàu bị vỡ mạn, nên chỉ vài phút, tàu cá trị giá gần 3 tỷ đồng của tôi đã chìm xuống biển”, ngư dân Hoàng bức xúc.

Hiện nay, 12 lao động được đưa vào ăn nghỉ tại Đồn biên phòng Lý Sơn. Chính quyền huyện Lý Sơn đã cử đoàn đến thăm và chỉ đạo cho Đồn biên phòng Lý Sơn báo cáo với cơ quan chức năng để có biện pháp điều tra xử lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay