Lãn Miên

Thông Tin Cập Nhật 02

156 bài viết trong chủ đề này

Chuyên gia nước ngoài: Sự chuyển màu của TQ ở Biển Đông

(Tin tức thời sự)- "Việc thực hiện DOC là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và chúng ta cần có những biện pháp cụ thể thúc đẩy việc nghiêm chỉnh chấp hành DOC trong các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc", ông Ralf Emmers (người Mỹ) - chuyên gia nghiên cứu biển Đông tại Singapore cho biết tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội.

PV: -Thời gian qua, cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển này đối với hòa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của khu vực Đông Á mà của toàn châu Á - Thái Bình Dương. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của việc tuân thủ Luật Biển, các công ước quốc tế về biển trong việc duy trì hòa bình ổn định tại khu vực này? Chuyên gia Ralf Emmers (người Mỹ) - chuyên gia nghiên cứu Biển Đông tại Singapore: Tôi đã có thời gian nghiên cứu về yêu sách quyền lịch sử của TQ và tôi cũng đã chia sẻ ý kiến của mình trong Hội thảo Biển Đông tại Hải Nam trong thời gian vừa qua. Theo tôi, yêu sách quyền lịch sử của TQ rất mập mờ và có thể gây ra nhiều vấn đề nếu ta xem xét dưới góc độ Luật pháp quốc tế, bởi vì quyền lịch sử là một vấn đề được xem xét rất là hạn chế trong Luật quốc tế và chỉ được quy định rất ít ỏi trong Công ước luật biển 1982. Đối với yêu sách quyền lịch sử của TQ trong thời gian vừa qua đã có sự thay đổi, ban đầu TQ chỉ giới hạn quyền lịch sử, quyền đánh cá, sau đó TQ thay đổi cả yêu sách đối với nguồn tài nguyên dưới đáy biển bao quanh 200 hải lý của quần đảo Trường Sa và tôi nghĩ đây là diễn biến tiêu cực có ảnh hưởng tới quá trình giải quyết tranh chấp. Chuyên gia TermSak Chalermpalanupap - nghiên cứu Biển Đông tại Singapore: - Dưới góc độ các nước ASEAN chúng ta là những nước nhỏ, những nước nhỏ cần tuân thủ Luật pháp tại Biển Đông, vấn đề về đường chín đoạn cũng như yêu sách của TQ là vấn đề có liên quan đến luật pháp vì thế chúng ta nên kêu gọi TQ giúp áp dụng luật pháp tại Biển Đông, không một cường quốc lớn nào có thể áp dụng luật riêng của mình. Theo tôi, luật ở đây là luật quốc tế, Công ước luật biển là những luật được sử dụng tại vùng biển và vì thế các bạn hãy truyền tải lời kêu gọi của chúng tôi đến TQ trong việc khuyến khích thực thi luật quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.

Posted Image

Các nước cần tuân thủ Luật biển, công ước Biển Đông Việc thực hiện DOC là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và chúng ta cần có những biện pháp cụ thể thúc đẩy việc nghiêm chỉnh chấp hành DOC trong các quốc gia, đặc biệt là TQ.Hòa bình, ổn định có tầm quan trọng đối với mọi quốc gia, chứ không riêng gì ASEAN và TQ cũng như tuân thủ luật pháp là một tầm quan trọng rất lớn đối với ASEAN và TQ. Để giải quyết tranh chấp như đánh bắt cá không hề dễ dàng, nên các bên liên quan nên ngồi lại với nhau để đàm phán giải quyết vấn đề này. PV: - Việc tuân thủ Luật Biển, các công ước quốc tế về biển của các bên liên quan tới Biển Đông thời gian qua được thực hiện như thế nào? Ông đánh giá như thế nào về thiện chí của các bên liên quan trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông?Chuyên gia Ralf Emmers: - Theo tôi trong thời gian vừa qua chúng ta có nhìn thấy hai bước tiến triển tích cực, bước đầu tiên là về phía Trung Quốc.Đầu năm nay TQ có quyết định đồng ý bắt đầu cuộc tham vấn chính thức về COC, đây là một sư thay đổi lớn về quan điểm của Trung Quốc vì trước đây nước này có quan điểm khá cứng rắn về quá trình tham vấn COC, họ cho rằng chưa đến lúc thực hiện công việc này. Với quyết định đồng ý tham vấn COC thì tôi nghĩ đây là tiến chuyển lớn, cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra vào tháng 9 tại TQ. Tất nhiên quá trình đàm phán và hoàn thiện COC sau này là một quá trình lâu dài, chúng ta không thể trông đợi một văn bản COC ngay lập tức. Diễn biến tích cực thứ 2 là chuyến thăm của Thủ tướng TQ đến một vài nước Đông Nam Á vài tuần vừa rồi.Trong chuyến thăm này khái niệm về khai thác chung đã được đề cập và thảo luận, khai thác chung tài nguyên và theo tôi các lãnh đạo TQ càng có nhiều thời gian cầm quyền thì họ càng cảm thấy tự tin với cương vị mới, hy vọng còn nhiều cơ hội thảo luận, đàm phán, ngoại giao, các quốc gia ASEAN về vấn đề Biển Đông. Chuyên gia TermSak Chalermpalanupap: - Có lẽ chúng ta đã biết ASEAN và Trung Quốc hiện đang tham vấn rất tích cực Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông, đã thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, cũng như các hoạt động hợp tác, để xây dựng lòng tin ở biển Đông.Nếu nhìn một cách rộng hơn, ASEAN và Trung Quốc đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác, không riêng gì biển Đông, chẳng hạn như Hiệp định tự do về thương mại, Trung Quốc đề ra một hiệp định rất thân thiện với ASEAN và nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta nhìn thấy ở Tô Châu tháng 9 vừa rồi, ASEAN và Trung Quốc đã có cuộc họp chính thức đầu tiên để tham vấn chính thức về COC, tuy nhiên cách tiếp cận khác nhau giữa ASEAN và Trung Quốc về COC vẫn còn. Theo quan điểm của ASEAN thì DOC là không đủ và chúng ta cần những biện pháp cam kết pháp lý chặt chẽ hơn, mang tính ràng buộc hơn để giải quyết những sự kiện đã xảy ra tại biển Đông trong năm 2011 - 2012. Tuy nhiên, theo quan điểm của TQ thì DOC chúng ta vẫn còn chưa thực hiện hết và vì thế điều quan trọng nhất là tiếp tục thực hiện DOC. Đấy là quan điểm thực sự khác nhau giữa hai bên, vì vậy mặc dù tham vấn chính thức đã bắt đầu, TQ luôn nói quá trình tham vấn là bước đầu việc thực hiện DOC và như vậy theo tôi đánh giá là không có gì mới theo quan điểm của TQ.Có điều ASEAN và TQ đã gặp gỡ với nhau song phương, khuôn khổ gặp gỡ đấy là nhóm công tác trong khuôn khổ của DOC, tiến hành đồng thời tham vấn về COC. PV: - Thưa ông, sự gắn kết các nước ASEAN có ý nghĩa như thế nào trong việc chống lại những âm mưu bành trướng, gây mất ổn định tại khu vực Biển Đông?Chuyên gia Ralf Emmers: - ASEAN không phải một bên tranh chấp, vì thế ASEAN không thể đàm phán trực tiếp về các vấn đề tranh chấp với TQ. ASEAN chỉ có thể có liên quan đến quá trình đàm phán về DOC và COC. Có lẽ lí do như vậy TQ mong muốn là gặp gỡ và đàm phán trực tiếp với từng bên tranh chấp ở biển Đông. Và cũng vì ASEAN không phải một bên tranh chấp chủ quyền nên ASEAN không phải là người đưa ra các giải pháp để giải quyết tranh chấp đó. Chuyên gia TermSak Chalermpalanupap: - Quan điểm chính thức của Mỹ về tranh chấp Biển Đông đã được làm rất rõ, Mỹ là một bên trung lập trong việc tranh chấp Biển Đông không đứng về bên nào đối với yêu sách chủ quyền. Tuy nhiên, chính quyền Obama đã đưa ra tuyên bố rõ ràng họ có những lợi ích lớn hơn tại biển Đông, lợi ích đó dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do hàng hải, không để bất kì hoạt động nào tại Biển Đông diễn ra, vi phạm đến nguyên tắc tự do hàng hải. PV: - Với diễn biến khá nóng trong thời gian qua, theo ông, sau sự kiện này, hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông sẽ được thực hiện đúng luật quốc tế?Chuyên gia TermSak Chalermpalanupap: - Thiếu sót lớn nhất của chúng ta là trong tất cả các cuộc thảo luận ngoại giao, mức độ chi tiết cuộc thảo luận đang bị bỏ qua.Trong tất cả các cuộc thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc có lẽ các ngôn từ ngoại giao vẫn chung chung, mập mờ, để cố gắng giải quyết các tình huống kịp thời của khu vực thì ổn, nhưng các vấn đề cụ thể thì chưa đạt được, chúng ta cần có biện pháp để đối phó với các sự kiện thực tế như đánh bắt cá. Việc thực hiện DOC là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và chúng ta cần có những biện pháp cụ thể thúc đẩy việc nghiêm chỉnh chấp hành DOC trong các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Hòa bình, ổn định có tầm quan trọng đối với mọi quốc gia, chứ không riêng gì ASEAN và Trung Quốc cũng như tuân thủ Luật pháp là một tầm quan trọng rất lớn đối với ASEAN và Trung Quốc.Để giải quyết tranh chấp như đánh bắt cá không hề dễ dàng, nên các bên liên quan nên ngồi lại với nhau để đàm phán giải quyết vấn đề này. Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông luôn tiềm ẩn những xung đột căng thẳng

(Tin tức thời sự)- Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện chính phủ, học giả, chuyên gia đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Hội thảo quốc tế lần này diễn ra trong hai ngày 11 – 12/11.

Tại hội thảo các học giả trao đổi, tăng cường hiểu biết về lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, đề xuất các biện pháp tăng cường an ninh và hợp tác ở Biển Đông. Phát biểu khai mạc, ông Đặng Đình Quý- Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhận định, 5 năm qua, tình hình Biển Đông và những vấn đề liên quan đến Biển Đông đã có nhiều thay đổi. Có những thay đổi tích cực và có những thay đổi không tích cực. Về mặt tích cực, phải kể đến các điểm chính như sau:

Thứ nhất, nhận thức của cộng đồng khu vực và quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông đã cao hơn trước và cùng với nó là là sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, một sứ mệnh không chỉ là lợi ích, là trách nhiệm của các bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông mà là lợi ích, là trách nhiệm của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Từ một khu vực chưa được nhiều người biết đến, Biển Đông trở thành khu vực được quan tâm của cộng đồng khu vực và quốc tế, của giới cố vấn và hoạch định chính sách bao gồm cả lãnh đạo cấp cao các nước; Biển Đông trở thành “thuốc thử” đối với chiến lược và chính sách đối ngoại của các nước; “thuốc thử” đối với hòa bình và an ninh của khu vực và thế giới. Thứ hai, vì lợi ích của chính mình, cũng vì lợi ích của cả cộng đồng khu vực và quốc tế, các nước liên quan trực tiếp và gián tiếp tới Biển Đông đều có điều chỉnh chính sách, có lúc quyết đoán, có lúc táo bạo, nhưng nhìn chung là đều kiềm chế, không để xảy ra xung đột. Thứ ba, có thêm các cơ chế hợp tác song phương và đa phương được hình thành, có thêm các cơ chế hợp tác song phương và đa phương bắt đầu phát huy tác dụng trong việc kiềm chế xung đột, xử lý các vấn đề nảy sinh. Và theo đó, thay vì đối đầu, tập quán và văn hóa hợp tác giữa các bên liên quan đã được củng cố thêm một bước. ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực triển khai DOC, cùng hướng tới xây dựng một COC với mức độ cam kết chính trị cao, với những cơ chế kiểm soát tranh chấp, ngăn ngừa xung đột có hiệu quả. Mặt không tích cực lớn nhất là còn một số bên liên quan đến tranh chấp quan niệm và theo đuổi các lợi ích trước mắt của mình ở Biển Đông mà chưa tính đến đầy đủ lợi ích lâu dài và rộng lớn hơn của chính mình, chưa tính đến đầy đủ lợi ích của các nước trong khu vực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Mặt không tích cực khác là vẫn tồn tại sự khác nhau về cách diễn giải và áp dụng luật quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật biển 1982 đối với các vùng biển có chồng lấn yêu sách ở Biển Đông, đối với quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Posted Image

Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 5 Tiếp đó là sự chần chừ, thiếu quyết tâm trong việc xây dựng một cơ chế hợp tác hiệu quả hơn trong quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông; hiệu quả hơn trong việc giữ nguyên trạng trong khi hướng tới một giải pháp cơ bản lâu dài cho khu vực này. Những mặt tích cực và chưa tích cực nêu trên vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của một thực tế, năm năm qua, Biển Đông mặc dù là khu vực cơ bản có hòa bình,ổn định nhưng luôn tiềm ẩn những căng thẳng; luôn tiềm ẩn những vấn đề có thể trở thành xung đột nóng nếu thiếu vắng sự quan tâm và các nỗ lực xây dựng của các nước liên quan, thiếu vắng nỗ lực chung của cộng đồng khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, ông dự báo, Biển Đông 5 năm tới tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc. Biển Đông tiếp tục là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới. Chủ nghĩa dân tộc quá khích đã xuất hiện và gia tăng trong một số nước; xu hướng tăng cường vũ trang, bán vũ trang đang mạnh dần lên; lòng tin giữa các bên liên quan tiếp tục suy giảm. Cũng trong phiên khai mạc, ông Nyan Lynn, Phó Tổng thư ký ASEAN, đã chuyển giúp thông điệp của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh gửi Hội thảo. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho rằng, ASEAN là một chủ thể có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông vì ASEAN có 8 nước ven Biển Đông, trong đó 4 nước yêu sách chủ quyền lãnh thổ tại đây. Nếu không có hòa bình, ổn định ở Biển Đông, ASEAN khó lòng xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Vì vậy, ASEAN luôn kêu gọi và thúc đẩy các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển Liên Hợp quốc. Lập trường đó của ASEAN đã được kết tinh rõ ràng trong Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về tranh chấp Biển Đông năm 2012.Ông Lê Lương Minh nhấn mạnh, một ASEAN đoàn kết và có vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực, thực thi hiệu quả các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương ASEAN, như nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế và chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định chung của cả khu vực, sẽ giúp ASEAN có vai trò và đóng góp tích cực cho việc kiểm soát và tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Với mục tiêu đó, trong những năm qua, ASEAN đã có nhiều nỗ lực để tạo ra một khuôn khổ đáng tin cậy để các bên có liên quan đối thoại và hợp tác. Nhờ những nỗ lực nhất quán và thiện chí của các bên, trong năm 2013, ASEAN và Trung Quốc đã khởi động tham vấn về một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với nội dung toàn diện và có tính ràng buộc về pháp lý. Tổng thư ký Lê Lương Minh khẳng định, thời gian tới ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy các bên thực hiện đẩy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC. Hội thảo tiếp diễn đến hết ngày 12/11, với rất nhiều bài tham luận quan trọng của các học giả quốc tế. Sẽ có 9 phiên thảo luận với các chuyên đề như: Những diễn biến gần đây tại biển Đông; ASEAN và vấn đề Biển Đông; quan hệ giữa các nước lớn và vấn đề Biển Đông; luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và vấn đề Biển Đông; đánh giá nội dung và việc thực thi DOC; quản lí căng thẳng và tương lai của Biển Đông. Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://kienthuc.net....-my-280480.html

Khám phá vũ khí tạo ra siêu bão đáng sợ của Mỹ

06:27 14/11/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Vũ khí hủy diệt hàng loạt của tương lai không phải là bom hạt nhân hay bom khinh khí mà chính là những trận siêu bão do con người tạo ra.

Nói đến những trận bão hay lốc xoáy, động đất hay sóng thần thì rõ ràng đây là những hiện tượng do thiên nhiên tạo ra được vận hành theo một quy luật nhất định và con người gần như không thể can thiệp vào nó. Tuy nhiên cái tưởng chừng là quy luật của tự nhiên này đang được con người nghiên cứu nhằm thay đổi thời tiết theo ý muốn và biến chúng thành một thứ vũ khí. Vũ khí thời tiết, khái niệm nghe có vẽ mơ hồ này đang là trọng tâm của một chương trình nghiên cứu bí mật của Mỹ - HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program, chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần). Đây là một chương trình nghiên cứu tối mật được liệt vào hàng “an ninh quốc gia” của Mỹ được tài trợ bởi Hải quân-Không quân Mỹ, Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA và Đại học Alaska. Chương trình này núp bóng dưới danh nghĩa là một chương trình nghiên cứu khoa học tìm hiểu về tầng điện ly phục vụ cho các hoạt động thông tin liên lạc trên mặt đất cho cả mục đích quân sự và dân sự.

Posted Image

Ảnh minh họa.

Theo như thông tin được giới thiệu trên trang web của chương trình thì “HAARP là một nỗ lực lớn của khoa học nhằm nghiên cứu tính chất, hành vi của tầng điện ly, đặc biệt chú trọng vào khả năng hiểu và sử dụng nó để tăng cường thông tin liên lạc và các hệ thống giám sát cho cả mục đích quốc phòng và dân sự”. Về cơ bản chương trình HAARP sử dụng các máy phát cao tần truyền tín hiệu điện từ vào tầng điện ly nhằm nghiên cứu những thay đổi do tín hiệu điện từ tạo ra từ đó tìm hiểu những thay đổi của tầng điện ly khi có sự kích thích bằng tín hiệu điện từ ở những mức độ khác nhau. Mục đích của chương trình là nghiên cứu hiện tượng “nhiễu khí tượng”(IRI). Tầng điện ly nằm cách mặt đất từ 70-300km, tầng điện ly là quá trình chuyển đổi giữa khí quyển và từ quyển, những thay đổi ở tầng điện ly chi phối quá trình thay đổi thời tiết ở trên mặt đất. Tính chất vật lý của tầng điện ly thay đổi liên tục theo từng giờ từng phút, từng ngày và theo từng mùa khác nhau. Tính chất vật lý của tầng điện ly càng trở nên phức tạp hơn khi ở gần điểm cực từ của trái đất, một trong những hiện tượng tiêu biểu cho sự thay đổi của tầng điện ly là hiện tượng cực quang. Một trong những ứng dụng quan trọng của tầng điện ly đối với hoạt động con người là thông tin liên lạc. Các liên lạc sóng ngắn trên mặt đất nhờ vào sự phản xạ của tầng điện ly để tín hiệu được truyền đi xa hơn.

Posted Image

Cơ sở nghiên cứu của dự án HAARP.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu uy tín trên thế giới cho rằng, HAARP thực chất là một chương trình nghiên cứu vũ khí thời tiết của Mỹ. Rõ ràng mọi thay đổi ở tầng điện ly chi phối thời tiết ở trên mặt đất, nếu kiểm soát được tầng điện ly hoàn toàn có thể kiểm soát việc thay đổi thời tiết trên mặt đất. Tiến sĩ Michel Chossudovsky vàTiến sĩ Nick Begich thuộc Đại học Ottawa và Đại học Alaska cho rằng, việc kích thích tầng điện ly có thể gây ra những tác động lớn thậm chí là tai hại. Các nhà khoa học còn đưa ra những bằng chứng cho thấy rối loạn ở tầng điện ly có thể gây nên những trận động đất hay sóng thần. Với chương trình HAARP, Mỹ có thể tạo ra một thứ vũ khí siêu hủy diệt mới chính là vũ khí thời tiết. Chương trình HAARP có khả năng tạo ra những kiểu thời tiết bất thường như các trận siêu bão, hạn hán, lũ lụt, tuyết rơi làm phá hủy hệ thống sinh thái và nông nghiệp của đối phương, gây bất ổn và làm kiệt quệ nền kinh tế dẫn đến phải phụ thuộc vào viện trợ hay nhập khẩu lương thực từ Mỹ và các nước phương Tây khác.

Posted Image

Theo các chuyên gia, HAARP có thể tạo ra trận siêu bão, lốc xoáy tàn phá cả một quốc gia.

Nếu chương trình HAARP thành công, Mỹ hoàn toàn có thể tạo ra những trận siêu bão hay siêu lốc xoáy đánh vào những quốc gia được xem là “mối đe dọa” đối với họ. Sức tàn phá của một trận siêu bão có thể khiến nền kinh tế quốc gia đó kiệt quệ và phải mất hàng chục năm mới có thể khôi phục được. HAARP không chỉ là một vũ khí siêu hủy diệt mà còn là một vũ khí siêu bí mật bởi rất khó để chứng minh được trận siêu bão hay siêu lốc xoáy đó là một “tác phẩm” do con người tạo ra hay đó là một quy luật của tự nhiên. Khi đó, Mỹ có thể thống trị toàn cầu và tiêu diệt bất cứ quốc gia nào mà không cần tốn dù chỉ một viên đạn. Tiến sĩ vật lý Bernard Eastlund cho rằng: “Chương trình HAARP là một lò vi sóng lớn nhất từng được chế tạo, người Mỹ đang cố gắng để tác động vào tầng điện ly nhằm tạo ra sự thay đổi thời tiết nhằm làm gián đoạn thông tin liên lạc và hoạt động của radar trên toàn cầu”. Rosalie Bertell - Chủ tịch Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng quốc tế cho rằng: “HAARP hoạt động như một lò vi sóng khổng lồ có thể làm gián đoạn và xáo trộn sự biến đổi của tầng điện ly, nó có thể tạo ra những lỗ hổng hay những vệt rạch dài ở tầng điện ly đang bảo vệ trái đất trước bức xạ chết người từ mặt trời”.

Posted Image

Sức hủy diệt của vũ khí thời tiết có thể sẽ ghê gớm hơn rất rất nhiều so với vũ khí hạt nhân, nhưng quốc gia sử dụng vẫn có thể ung dung che giấu hành vi này và đổ lỗi "đó là thời tiết, không phải chúng tôi".

Chương trình HAARP được khởi xướng từ những năm 1990 đến nay đã có khoảng 132 máy phát tần số cao tần được lắp đặt trên một khu vực bí mật ở bang Alaska. TheWeatherSpace từng tiết lộ rằng, Không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tạo ra một cơn lốc xoáy ở bang Oklahoma. Mặc dù chương trình HAARP vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn nhưng rõ ràng tiềm năng để kiểm soát tầng điện ly từ đó kiểm soát thời tiết hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Vũ khí thời tiết sẽ là thảm họa đối với nhân loại nếu không được ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.

Năm 1977, Liên Hợp Quốc đã thông qua một đạo luật nhằm ngăn cấm việc can thiệp vào thời tiết để phục vụ cho các mục đích chiến tranh, nhưng với tầm chiến lược to lớn của nó đã khiến một số quốc gia như Mỹ âm thầm nghiên cứu chúng nhằm tạo được lợi thế áp đảo về chiến lược trên toàn cầu, thậm chí nó còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.

Bình Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://kienthuc.net....-my-280480.html

Khám phá vũ khí tạo ra siêu bão đáng sợ của Mỹ

06:27 14/11/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Vũ khí hủy diệt hàng loạt của tương lai không phải là bom hạt nhân hay bom khinh khí mà chính là những trận siêu bão do con người tạo ra.

Posted Image

Ảnh minh họa.

Posted Image

Cơ sở nghiên cứu của dự án HAARP.

Bình Đức

Chém gió gọi bằng cụ! Nếu Hoa kỳ mần được như vậy thì năm ngoái, họ đã tạo ra mưa lớn ở bang Okaloma gì đó bị cháy rừng toàn bang tý thì tiêu.Không nhờ quẻ Lạc Việt độn toán có một trận mưa khắp bang này thì sang phim.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản triển khai tên lửa ở cửa ngõ Thái Bình Dương

Các quan chức Nhật Bản cho hay nước này đang triển khai hệ thống tên lửa trên các hòn đảo được coi là cửa ngõ vào Thái Bình Dương như một phần của cuộc tập trận lớn đang diễn ra, sự kiện khiến Bắc Kinh "đứng ngồi không yên".

Posted Image

Trong cuộc tập trận nhằm củng cố khả năng phòng vệ tại các hòn đảo xa bờ, Nhật Bản đã lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối hạm Type-88 trên đảo Miyako. Cuối ngày 7/11, thêm bốn tên lửa cũng đã được chuyển tới đảo Okinawa, và hiện chưa rõ số tên lửa này sẽ được triển khai tại đây trong bao lâu. Phát ngôn viên Bộ Tham mưu Các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nói rằng "đây là lần đầu tiên" hệ thống tên lửa này được đưa đến Miyako và nhấn mạnh các tên lửa tuy đã được triển khai song chưa thể khai hỏa và "cuộc tập trận là nhằm mục đích củng cố năng lực phòng vệ cho các hòn đảo này".

Mặc dù quân đội Nhật Bản khẳng định các tên lửa chưa thể khai hỏa song giới quan sát cho rằng việc triển khai hệ thống phòng thủ này cũng đủ khiến người ta phải lưu tâm. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu cuộc tập trận từ ngày 1/11 vừa qua, với sự tham gia của khoảng 34.000 binh sỹ, 6 tàu chiến và 360 máy bay.

Cuộc tập trận nói trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản và nhiều quốc gia trong khu vực ngày càng lo ngại về sức mạnh không ngừng gia tăng của quân đội Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc gần đây rất tích cực tìm cách mở rộng tầm với trên Thái Bình Dương trong khi liên tục vướng vào các tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Tokyo tại Biển Hoa Đông và với nhiều quốc gia khác tại Biển Đông, nơi cường quốc này tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng lãnh hải.

Các hòn đảo mà Nhật Bản sở hữu chia tách Biển Hoa Đông với Thái Bình Dương, đồng thời tạo thành một vành đai vây quanh các khu vực thuộc chủ quyền Trung Quốc nằm ở phía Bắc Nhật Bản. Eo biển giữa đảo Miyako và đảo Okinawa là một trong số ít cửa ngõ trực tiếp vào Thái Bình Dương. Theo truyền thông Nhật Bản, cuộc tập trận mà nước này đang tiến hành sẽ đặt eo biển rộng khoảng 300km (tương đương 190 dặm) giữa Okinawa và Miyako nằm trong tầm hoạt động của hệ thống tên lửa này.

Tokyo nói rằng cuộc tập trận bắt đầu hôm 1/11 vừa qua không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào song giới lãnh đạo Nhật Bản gần đây đã công khai bày tỏ thái độ không hài lòng và lo lắng khi Trung Quốc không ngừng gia tăng các tuyên bố chủ quyền lãnh hải. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đang chuẩn bị thành lập một đơn vị đặc biệt, tương tự Quân đoàn Lính thủy đánh bộ của Mỹ, có trách nhiệm bảo vệ các hòn đảo và tái chiếm trong trường hợp bị mất.

Bắc Kinh vẫn thường xuyên điều tàu tới các vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Động thái này đã làm gia tăng không ít nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước. Mới đây nhất, ngày 7/11, bốn tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải ngoài khơi quần đảo Senkaku - hiện do Tokyo kiểm soát. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết các tàu này đã lưu trú tại khu vực này trong khoảng 90 phút trước khi rút đi.

Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này đã trở nên hết sức căng thẳng vào cuối năm 2012, và thực tế là việc chủ nghĩa dân tộc tại cả hai nước lên cao càng "đổ thêm dầu vào lửa" trong các tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tại Trung Quốc, các ký ức thời chiến càng làm gia tăng tư tưởng phản đối Nhật Bản trong khi Tokyo luôn không hài lòng với việc nước láng giềng không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự.

Cuộc tập trận đang diễn ra tại Nhật Bản đã khiến Bắc Kinh hết sức tức giận, và truyền thông nước này khẳng định cuộc tập trận này là nhằm vào Trung Quốc. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" - có mối quan hệ gần gũi với Đảng Cộng sản Trung Quốc - đăng tải trên trang nhất số ra ngày 7/11 bài viết cho rằng quyết định lắp đặt các tên lửa trên đảo Miyako của Nhật Bản là "động thái chưa từng có tiền lệ mà giới chuyên gia cho là nhằm ngăn cản Hải quân Trung Quốc". Tờ báo trích dẫn bình luận của chuyên gia về Hải quân của Trung Quốc Li Jie nói rằng "việc (Nhật Bản) triển khai tên lửa chủ yếu nhằm chống lại Trung Quốc và hành động này có thể đe dọa thực sự tới Hải quân Trung Quốc".

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lập vùng nóng: Mỹ cam kết, Nhật điều xe tăng

(Tin tức 24h) - Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả khu vực tranh chấp với Nhật.

"Hành động đơn phương này là ý định thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông. Hành động leo thang kiểu này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực", Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói tại Geneva, nơi ông tham gia cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận với Iran về chương trình hạt nhân của nước này. Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Ông Kerry cũng cho biết Mỹ yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc thực hiện vùng nhận dạng phòng không. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công. Theo ông Hagel, với khoảng 70.000 binh sĩ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ không đồng ý với tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc và nó sẽ không thể thay đổi cách Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực. Nhật Bản: Việc lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc là ‘rất nguy hiểm’ Không lâu sau khi Trung Quốc quyết định lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm Hoa Đông, chồng lấn vào cả quần đảo Senkaku do Tokyo quản lý, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã mạnh mẽ phản đối quyết định này từ phía Bắc Kinh, đồng thời nhấn mạnh việc làm này là “rất nguy hiểm” và “có thể gây thêm căng thẳng trên Hoa Đông”. Tối 23/11, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á - châu Đại Dương Junichi Ihara đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ tới Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản Hàn Chí Cường qua điện thoại. Ông khẳng định Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận vùng nhận dạng phòng không này, và cho rằng hành động của Trung Quốc có thể dẫn tới những căng thẳng mới trên biển Hoa Đông. Tuy nhiên, giới chuyên gia Trung Quốc vẫn một mực cho rằng ADIZ của nước này là “phù hợp với luật pháp quốc tế” và tuyên bố Bắc Kinh có quyền tự quyết định ADIZ của riêng Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân còn nhấn mạnh quyết định này là nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không tiềm tàng.

Posted Image

Bản đồ Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông của Trung Quốc

Trong khi đó, theo Kyodo News, Nhật Bản đang xem xét đưa vào trong “Đại cương kế hoạch phòng vệ mới” kế hoạch triển khai tới 300 “xe tăng cơ động” độc đáo, được trang bị pháo đại pháo và có tính năng cơ động rất cao. Kyodo News cho biết, loại xe tăng này đang được Bộ quốc phòng Nhật Bản nghiên cứu, chế tạo. Nó sẽ hội tụ những ưu điểm vượt trội như nhẹ hơn các xe tăng truyền thống, thuận lợi trong vận chuyển đường không, chuyên dùng để tăng cường khả năng phòng thủ khu vực Senkaku. Về ngoại hình, nó cũng tương tự như các xe tăng và xe thiết giáp thông thường, tuy nhiên nó không dùng hệ thống truyền động bằng xích như xe tăng mà dùng bánh lốp, giống như các loại xe thiết giáp bánh hơi thông dụng. Sở dĩ nó được gọi là “xe tăng cơ động” bởi vì phần thân trên của nó được thiết kế theo kiểu xe tăng, khá giống với xe tăng Type 10 với tháp trọng pháo điều khiển tự động, tuy nhiên khung gầm của nó được thiết kế kiểu xe chiến đấu bộ binh với 8 bánh lốp để nâng cao khả năng cơ động. Với thiết kế kiểu này, ưu điểm nổi trội của nó thể hiện ở khả năng cơ động cực cao với vận tốc tối đa có thể đạt đến 100km/h, uy lực tấn công của trọng pháo rất mạnh, nhược điểm là khả năng tự vệ của nó kém hơn các xe tăng chủ lực vì phần khung gầm không có vỏ thép và giáp bảo vệ như xe tăng. Tuy nhiên, nếu loại “xe tăng lai thiết giáp” độc đáo này được sử dụng trong tác chiến đổ bộ đường không, tập kích bất ngờ thì tính năng cơ động và hỏa lực mạnh của nó sẽ rất hiệu quả trong tình huống quân địch không chuẩn bị trước các điểm phòng thủ hỏa lực.

Posted Image

Phần trên của loại “xe tăng cơ động” này khá giống với xe tăng Type-10 của Nhật Bản

Loại “xe tăng cơ động” này đã được ra mắt vào tháng 10 năm nay, sau khi hoàn tất thực nghiệm nó sẽ được trang bị hàng loạt cho lực lượng tự vệ trên đất liền (lục quân Nhật-GSDF) vào năm 2016.

Hiện Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới nhằm thể hiện lập trường của Tokyo về vấn đề này có thể trong ngày mai (25/11). Tuy nhiên, việc đưa ra một ADIZ trong bối cảnh hiện nay hẳn nhiên Bắc Kinh đã phải tính toán kỹ, và sẽ không dễ dàng chịu rút bớt lửa cho ấm nước đang sôi lên sùng sục. Việc Trung Quốc thiết lập ADIZ cũng đã tác động một phần vào lợi ích của Đài Loan, bởi hòn đảo này cũng đòi xác lập chủ quyền của mình trong khu vực. Bộ Quốc phòng Đài Loan đã lên tiếng bày tỏ “lấy làm tiếc” và khẳng định sẽ có biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền của mình. Nguyễn Ngân (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay B-52 trong tầm ngắm của Trung Quốc ở “vùng phòng không”

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã “giám sát” chuyến bay của hai chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ khi chúng bay trong “vùng phòng không” như là một động thái khẳng định sức mạnh thực sự của mình chứ không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa.

Chuyến bay của hai chiếc B-52 Stratofortress khổng lồ là một lời cảnh báo rõ ràng rằng Mỹ phớt lờ những gì mà họ xem là một thái độ ngông cuồng của Bắc Kinh trong khu vực.

“Khu vực xác định phòng không” ( gọi tắt là “vùng phòng không” hay ADIZ) mà Trung Quốc tuyên bố, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện vẫn do Nhật Bản quản lý, đang là tâm điểm của một cuộc tranh chấp căng thẳng giữa hai nước. Bắc Kinh đã yêu cầu các máy bay phải gửi lịch trình bay khi đi qua “vùng phòng không” cho Trung Quốc đang gây ra một làn song phản đối ngoại giao trên thế giới, đặc biệt là những nước có quyền lợi liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ không làm theo các quy định mà Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên, trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng của Bắc Kinh cho biết: "Quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi toàn bộ quá trình, tiến hành xác định một cách kịp thời, và xác định chắc chắn các loại máy bay Mỹ”.

" Trung Quốc có khả năng thực hiện quyền kiểm soát không phận này", Geng nói thêm.

Tuyên bố này là phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc đối với hành động của Mỹ. Nó thể hiện một thái độ không nhân nhượng, không giận giữ và có ý định đối đầu rõ rệt với việc Mỹ cho máy bay B-52 đi qua “vùng phòng không”. Tuyên bố cũng là một lời tái khẳng định ý định kiểm soát không phận biển Hoa Đông của Bắc Kinh.

Posted Image Máy bay ném bom B-52 của Mỹ Theo “các quy định” mà Trung Quốc đặt ra, các máy bay đi qua “vùng phòng không” sẽ được hướng dẫn để cung cấp lịch trình bay, xác định rõ quốc tịch và duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều, và cho phép chính quyền Trung Quốc truy vấn xác định.

Bất kỳ máy bay nào không tuân thủ quy định đó có thể sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp”. Bắc Kinh miêu tả quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết, “vùng phòng không” của Trung Quốc tới gần Nhật Bản cũng giống như việc Tokyo đưa ra khu vực giám sát phòng không tương tự với Bắc Kinh.

Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ khác phủ nhận “vùng phòng không” sau khi nó được công bố vào cuối tuần qua, và Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định hôm thứ Ba rằng hành động của Trung Quốc dường như là một nỗ lực để "đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông".

Các chuyến bay B-52 cho thấy Mỹ đang đưa ra tín hiệu ủng hộ Nhật Bản, đồng minh hiệp ước của Washington. Tân đại sứ Mỹ ở Tokyo, ông Caroline Kennedy hôm qua cho biết: "Người Nhật có thể thấy rằng nước Mỹ là một đối tác sẽ cùng bảo vệ Nhật Bản".

Các máy bay ném bom không mang theo vũ khí đã cất cánh từ Guam hôm thứ Hai (25/11) theo một lịch trình bay mà các quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định đã được sắp xếp theo chương trình tập trận thường xuyên có tên là "Coral Lightning Global Power Training Sortie"

Các hãng hàng không Nhật Bản, dưới áp lực của Tokyo, đã ngừng làm theo quy định mới của Trung Quốc hôm thứ Tư (27/11) sau khi trước đó đã đồng ý tuân thủ do lo sợ cho an ninh của các chuyến bay.

Các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cáo buộc Nhật Bản và Mỹ, hai quốc gia đều có ADIZ của riêng mình. Trong một bài bình luận hôm thứ Ba, tờ Tân Hoa Xã cho rằng hai quốc gia đồng minh “có sở thích đổi trắng thay đen".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuần này khẳng định tuyên bố “vùng phòng không” của Bắc Kinh không làm gia tăng căng thẳng khu vực. "Những căng thẳng hiện nay liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hoàn toàn do phía Nhật Bản", ông nói tại một cuộc họp báo thường kỳ.

Các hòn đảo nhỏ không có người ở được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Senkaku được cho là nằm trong khu vực biển giàu tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên, cá và các nguồn tài nguyên khác. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước đã âm ỉ trong nhiều thập kỷ, leo thang kể từ tháng 9/2012, khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân.

Nhật Bản miêu tả động thái này là một nỗ lực để tránh xung đột nội bộ, tuy nhiên Bắc Kinh đã cáo buộc Tokyo thay đổi hiện trạng. Kể từ đó, Trung Quốc liên tục đưa tàu và máy bay đến các đảo tranh chấp, khiến Nhật Bản buộc phải đưa máy bay chiến đấu ra đối phó 386 lần trong 12 tháng tính đến tháng Chín năm nay.

Các lần đụng độ gần đây đã gây ra lo ngại sẽ có một cuộc xung độ xảy ra. Nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng cả Trung Quốc và Nhật Bản có động lực mạnh mẽ để tìm mọi cách tránh xung đột vũ trang. Một phần là bởi vì hai nước có mối quan hệ thương mại quan trọng lẫn nhau trong vai trò là nền kinh tế thứ hai và lớn thứ ba trên thế giới.

Ngoài tranh chấp trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh cũng thực hiện một số tranh chấp lãnh thổ táo tợn khác, đặc biệt là ở Biển Đông. Để đáp ứng với sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Mỹ đã tìm cách chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của Washington ở Thái Bình Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ts Trần Công Trục: Âm mưu thủ đoạn đằng sau khu nhận diện PK Hoa Đông

(GDVN) - Chấp nhận “xin phép, báo cáo” TQ khi đi qua không phận quốc tế, điều này có nghĩa là anh mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của TQ, đó mới là âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm TQ. Tuy nhiên thủ đoạn này không phải điều gì mới mà họ đã từng dùng nó trong thực tế ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng không thành.

Gần đây một sự kiện khiến khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm là việc Trung Quốc (TQ) tuyên bố thành lập khu vực nhận diện phòng không (tên tiếng Anh là Air Defense Identification Zone, viết tắt là ADIZ) ở Hoa Đông. ADIZ mà TQ tuyên bố có phạm vi cụ thể bao gồm gần như toàn bộ biển Hoa Đông, bao gồm cả nhóm đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát, có phần chồng lấn lên ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Khi Trung Quốc công bố ADIZ ở Hoa Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tuyên bố chính thức phản đối của Mỹ, Úc. Xung quanh sự kiện này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về bản chất cũng như tác động, ảnh hưởng của sự kiện này đối với quốc tế, khu vực và đặc biệt là ở Biển Đông.

Posted Image

Tiến sĩ Trần Công Trục

- PV: Thưa Tiến sĩ Trần Công Trục, mấy ngày qua dư luận đang xôn xao về việc TQ tuyên bố thiết lập ADIZ ở Hoa Đông, đặc biệt là ngay sau đó Mỹ đã điều 2 chiếc B-52 đi thẳng vào khu vực này nhằm thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh. Từ góc độ pháp lý quốc tế, xin ông vui lòng chia sẻ các căn cứ luật pháp và thông lệ quốc tế của các ADIZ?

- Ts Trần Công Trục: Theo dõi sự kiện này mấy ngày qua TQ vẫn cho rằng họ công bố thiết lập ADIZ ở Hoa Đông là “hoàn toàn phù hợp thông lệ quốc tế”. Bắc Kinh giải thích rằng cho đến nay thế giới đã có khoảng 20 nước thiết lập ADIZ và họ cũng nhấn mạnh ADIZ ở Hoa Đông chỉ nhằm bảo vệ không phận, chủ quyền, an ninh quốc gia của Trung Quốc trong bối cảnh an ninh khu vực nhiều bất ổn và đe dọa đến an ninh của họ. TQ cho rằng động thái này là chỉ nhằm phòng vệ, không ảnh hưởng gì đến hàng không quốc tế. Đó là những gì Bắc Kinh đã nói.

Quy chế ADIZ Trung Quốc ban hành có những nội dung chính: Tất cả các máy bay đi qua khu vực này phải tuân thủ các quy định của TQ, tức phía TQ có quyền buộc các hãng hàng không phải thông báo kế hoạch bay cho phía TQ; Trong quá trình cơ động qua ADIZ ở Hoa Đông các máy bay nước ngoài phải mở liên tục phương tiện liên lạc 2 chiều; Trả lời các câu hỏi, đáp ứng các yêu cầu, chỉ dẫn từ phía TQ. Nếu không tuân thủ quy chế này, TQ sẽ áp dụng các “biện pháp phòng thủ khẩn cấp”, cụ thể là gì thì họ không nói.

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, chúng ta cần trở lại lịch sử thiết lập các khu vực nhận diện phòng không trên thế giới. Qua nghiên cứu thực tế, đúng là trên thế giới đã có hơn 20 quốc gia thiết lập ADIZ kể từ khi nổ ra Thế chiến 2. Để bảo vệ không phận và lãnh thổ của mình, Mỹ và Canada đã thiết lập ADIZ để đề phòng khả năng đối phương tấn công bằng đường không.

Sau này một số quốc gia khác cũng theo thông lệ trên để thiết lập ADIZ của mình và họ cơ bản mô phỏng theo phạm vi ý nghĩa của ADIZ mà Mỹ đã thiết lập.

Mỹ, quốc gia đầu tiên lập ra khu nhận diện phòng không có quy định và giải thích rất rõ, ADIZ không phải không phận lãnh thổ của 1 quốc gia mà là 1 vùng đệm, 1 không gian để nhận diện các phương tiện bay có thể tấn công, đe dọa đến không phận, an ninh của quốc gia đó. Khi thiết lập ADIZ Mỹ chỉ nhằm vào các máy bay được xác định là có ý đồ đe dọa an ninh quốc gia của họ chứ không phải tất cả các máy bay hàng không dân dụng đi qua đây.

Mỹ không công nhận quyền của một quốc gia ven biển buộc các máy bay nước ngoài không có ý định xâm nhập không phận quốc gia ven biển đó phải áp dụng thủ tục ADIZ của họ. Đồng thời Mỹ cũng không buộc các máy bay nước ngoài không có ý định xâm nhập không phận Mỹ phải áp dụng các thủ tục ADIZ của Mỹ. Theo đó, máy bay quân sự Mỹ không có ý định nhập không phận 1 quốc gia ven biển không phải tuân thủ các quy định ADIZ của quốc gia ven biển đó, trừ khi Hoa Kỳ đã thỏa thuận rõ ràng cần làm như vậy.

Như vậy ở đây bản chất hành động thiết lập ADIZ này là nhằm tăng cường theo dõi, phát hiện và cảnh báo sớm các nguy cơ đối với an ninh quốc gia, ý đồ xâm nhập bất hợp pháp không phận sau đó mới đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với các máy bay cụ thể bay vào khu vực ADIZ chứ không có nghĩa là anh được quyền đặt ra quy tắc bắt các máy bay nước ngoài phải tuân thủ.

Trong điều kiện chiến tranh, khủng bố, có mối đe dọa an ninh quốc gia, thiết lập ADIZ để phát hiện sớm các mối nguy cơ từ trên không, điều này không có gì ảnh hưởng đến cộng đồng và là việc làm cần thiết để giảm thiểu rủi ro an ninh.

Về mặt pháp lý, luật pháp quốc tế chưa có bất cứ quy định nào về khu nhận diện phòng không của một quốc gia. Nếu là không phận của các quốc gia có chủ quyền thì đó là khoảng không nằm trên lãnh thổ đất liền, nằm trên nội thủy và lãnh hải, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền mà quốc gia đó có toàn quyền sử dụng. Tại các khu vực không phận chủ quyền này quốc gia đó có quyền yêu cầu máy bay nước khác phải xin phép, báo cáo, tuân thủ các quy định đảm bảo an ninh hàng không và có thể bị ngăn chặn hoặc xử lý.

Còn đối với các khu vực thuộc không phận quốc tế, trong đó có thể bao gồm ADIZ của các nước ven biển, về mặt pháp lý máy bay các nước đi qua đây chỉ cần tuân thủ luật pháp hàng không quốc tế và không nước ven biển nào có quyền ép buộc máy bay nước khác tuân thủ quy định, báo cáo lịch bay, làm theo hướng dẫn như là trong khu vực “không phận chủ quyền” của quốc gia đó vừa phân tích ở trên.

Posted Image

Khu nhận diện phòng không TQ tuyên bố ở Hoa Đông không những bao trùm lên nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát mà còn chồng lấn lên cả ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Ảnh: BBC.

- PV: Vậy theo Tiến sĩ, trong trường hợp ADIZ mà TQ tuyên bố ở Hoa Đông, có điều gì bất thường so với thông lệ quốc tế khiến các nước liên quan phản ứng mạnh mẽ như vậy?

- Ts Trần Công Trục: Quay trở lại khu ADIZ của Trung Quốc vừa tuyên bố hôm 23/11 với những quy chế của họ tôi cho rằng nó có vấn đề. Thứ nhất về phạm vi, nếu theo công bố của TQ rõ ràng ADIZ Bắc Kinh thiết lập bao trùm toàn bộ biển Hoa Đông trong đó bao gồm nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, tức là khu vực chủ quyền đang có những tranh chấp phức tạp mà dư luận đang quan tâm. TQ công bố ADIZ bao trùm khu vực này là một vấn đề.

Thứ 2, ADIZ của TQ tuyên bố chồng lấn lên ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng lại đơn phương áp đặt mà không có sự thỏa thuận bàn bạc với các nước liên quan. Đây là điều chúng ta cần lưu ý và Bắc Kinh cần trả lời rõ ràng trước dư luận.

Thứ 3, ngay trong quy chế ADIZ do TQ đưa ra, Bắc Kinh muốn giành quyền kiểm soát buộc các hoạt động hàng không nằm ngoài không phận, lãnh thổ TQ vẫn phải thông báo kế hoạch bay, mở radar liên tục, trả lời các câu hỏi và nghe theo chỉ dẫn của TQ, tức những biện pháp cưỡng chế, tôi cho rằng điều này đã vượt quá phạm vi quyền hạn của TQ và thông lệ quốc tế.

Việc kiểm soát đảm bảo an ninh hàng không, điều hành điều phối các chuyến bay quốc tế do tổ chức hàng không quốc tế phụ trách. Nếu cứ theo như Bắc Kinh, tuyên bố của TQ đã đe dọa đến quyền tự do hàng không hợp pháp của các nước khác trên không phận quốc tế ở Hoa Đông.

Chỉ 3 vấn đề này cũng đã khiến dư luận khu vực và quốc tế phản đối. Mỹ là nước đầu tiên khởi xướng ra ADIZ và họ hiểu rất rõ nội dung, bản chất của ADIZ, rõ ràng có điều không bình thường trong tuyên bố của TQ.

Posted Image

Mỹ điều 2 máy bay ném bom B-52 đi vào Hoa Đông, vào giữa ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố mà không báo trước theo yêu cầu của Bắc Kinh, một phản ứng mạnh mẽ, kịp thời trước yêu cầu vô lý của Trung Quốc. Ảnh minh họa.

- PV: Vậy theo ông, động cơ, mục đích và thủ đoạn thực sự của TQ là gì đằng sau cái gọi là khu nhận diện phòng không này ở Hoa Đông?

- TS Trần Công Trục: Những “vấn đề” trong tuyên bố của TQ mà tôi vừa phân tích mới chỉ là về mặt kỹ thuật, nhưng vấn đề cần bàn luận sâu hơn là động thái này liên quan đến tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tôi cho rằng nhiểu khả năng tuyên bố của TQ xuất phát từ động cơ này. Quá trình tranh chấp giữa 2 nước đã và đang rất căng thẳng, chưa có dấu hiệu nào cho thấy một câu trả lời ngã ngũ, mặc dù Nhật đang quản lý nhóm đảo Senkaku.

TQ đã dùng rất nhiều thủ đoạn về tuyên truyền, pháp lý, ngư nghiệp, tuần tra, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế...để tranh giành chủ quyền khu vực này và cũng đã vấp phải những phản ứng gay gắt từ Nhật Bản.

Thủ đoạn TQ tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông cũng chỉ nhằm một lần nữa giành lấy thế chủ động đòi yêu sách chủ quyền, tìm kiếm sự công nhận mặc nhiên hoặc trên thực tế của các quốc gia khác, thậm chí là các nước liên quan trực tiếp về quyền quản lý của TQ đối với khu vực này.

Quy chế ADIZ của TQ đã cho thấy điều đó khi Bắc Kinh khẳng định sẽ áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp nếu các máy bay nước ngoài không tuân thủ quy tắc TQ đưa ra. Rõ ràng các hãng hàng không quốc tế đều mong muốn đảm bảo an toàn cho các hành khách trên các chuyến bay và hoạt động kinh doanh của họ khi đi qua Hoa Đông thì họ buộc lòng phải đáp ứng yêu cầu của TQ.

Cần phải nhấn mạnh rằng chấp nhận “xin phép, báo cáo” TQ khi đi qua không phận quốc tế, điều này có nghĩa là anh mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của TQ, đó mới là âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm TQ. Tuy nhiên thủ đoạn này không phải điều gì mới mà họ đã từng dùng nó trong thực tế ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng không thành.

Phần 2: Bài học Vùng thông báo bay Hoàng Sa, nguy cơ "nhận diện PK" Biển Đông

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ: Toan tính gắn với độc hành?

Nếu Trung Quốc định giữ các đảo tranh chấp với láng giềng bằng vũ lực, họ sẽ bị phản ứng mạnh mẽ.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Presstv

Tuần này, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du châu Á với điểm khởi đầu Nhật Bản - nơi các chính khách đang nổi giận vì Trung Quốc. Sau đó, ông đã tới Bắc Kinh - nơi đang bất mãn về hành xử của Tokyo rồi hôm nay, ông đến Hàn Quốc - đất nước đang sùng sục với những diễn biến của cả Nhật và Trung Quốc.

Chào đón ông Biden là một Đông Á với bối cảnh mới mẻ.

Hai tuần trước, người ta đã được nghe tới cái gọi là "Vùng xác định phòng không" - kiểu những quy định bay thời Chiến tranh Lạnh mà Trung Quốc quyết định áp dụng với một khu vực khá rộng ở Hoa Đông. Những quy định tối tăm mơ hồ này đã trở thành điểm nóng mới nhất trong lịch sử tranh chấp của khu vực tới nay vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.

Không phận quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bỗng nhiên trở thành không phận gây tranh cãi nhất thế giới.

Đưa ra các quy định bay là một phần của toan tính lớn hơn: chiến thuật tăng áp lực của Trung Quốc để thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở những lãnh thổ tranh chấp, nhất là với quần đảo nằm dưới sự quản lý của Nhật nhưng Bắc Kinh vẫn khẳng định chủ quyền. Kể từ năm 2008, và nhất là trong năm qua, Trung Quốc đã điều động nhiều tàu tuần tra xung quanh quần đảo. Vùng phòng không mà họ mới tuyên bố bao gồm không phận bên trên quần đảo này.

Trong thực tế, chương trình nghị sự lâu dài của Trung Quốc là áp dụng sự kiểm soát lớn hơn với Hoa Đông và Biển Đông, nhanh chóng và dễ dàng đẩy lùi ưu thế Hải quân Mỹ ra khỏi tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh đang nỗ lực có được tham vọng như những gì mà nhiều cường quốc thường làm: ngăn chặn quốc gia khác khỏi phạm vi thống trị trong khu vực của mình.

Động thái mới nhất của Trung Quốc khiến Mỹ - Nhật lâm vào thế khó. Tokyo đã phấn khích khi hai máy bay ném bom B52 của Mỹ bay quanh vùng tranh chấp mà phớt lờ quy định Trung Quốc đưa ra. Nhưng sự hài lòng nhanh chóng bị dập tắt khi Washington nói với các hãng hàng không thương mại Mỹ cần tuân thủ quy định mới. Nhật đã nhìn thấy áp lực từ Trung Quốc như một thách thức trực tiếp và nóng bỏng.

Nước cờ mạo hiểm

Dù sao thì chiến thuật của người Trung Quốc quả thực khá thông minh. Cân nhắc sức mạnh hải quân Nhật, người Trung Quốc hiểu rằng họ không thể đơn giản khẳng định sự kiểm soát với Senkaku/Điếu Ngư như họ từng làm năm ngoái với bãi cạn Scarborough ở Hoa Đông. Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này. Nếu Nhật Bản và Mỹ duy trì một lập trường vững chắc và có kỷ luật, tránh sự khiêu khích thì hiện trạng có thể giữ vững trong một thời gian.

Nếu Trung Quốc toan tính dùng sức mạnh để thế chân Nhật kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thì điểm yếu sẽ vượt trội mọi lợi ích tiềm năng. Quần đảo không có người ở đã trở thành biểu tượng cạnh tranh của chủ nghĩa dân tộc, của giành giật ảnh hưởng, nhưng lại có rất ít giá trị chiến lược và khó bảo vệ.

Hậu quả ngoại giao trong khu vực sẽ rất lớn. Bắc Kinh muốn cô lập Nhật tại châu Á, muốn rung chuông báo động các nước khác về chủ nghĩa xét lại thời Thế chiến II. Nhưng nếu dùng vũ lực, họ sẽ tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ của khu vực dành cho Nhật. Ngay cả Hàn Quốc, nước "cơm không lành" với Nhật cũng bất bình vì Vùng phòng không Trung Quốc.

Nghĩa là, Bắc Kinh đã làm gia tăng sự thù địch trong khu vực với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc sở hữu nền kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống thương mại mở, dường như cho rằng, cách tiếp cận cứng rắn của họ cuối cùng sẽ buộc Nhật tuân thủ thiết kế họ áp đặt cho khu vực.

Nhưng kết quả sẽ là một trong hai chọn lựa rất khác biệt: một liên minh Mỹ - Nhật bền chặt hơn hay sự thay đổi lớn trong nội tại nước Nhật hướng tới củng cố và tăng cường sức mạnh phòng thủ kể cả khả năng sở hữu bom hạt nhân. Bắc Kinh luôn cảnh báo không ngừng về sự hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản nhưng họ lại tạo điều kiện cho nó sống lại.

Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc thực sự nghĩ gì trong nước cờ cuối cùng. Ở bài phát biểu gần đây tại Bắc Kinh, Paul Keating, cựu Thủ tướng Australia đã vạch ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Bắc Kinh phải đối mặt. Ông Keating nằm trong nhóm nhỏ lãnh đạo nghỉ hưu ở châu Á - Thái Bình Dương tin rằng, Mỹ cần làm nhiều hơn để chia sẻ lợi ích và quyền lực trong khu vực với Bắc Kinh. Nhưng trước người Trung Quốc, ông đưa ra cách nhìn nhận khác: “Không có một trật tự ổn định và hòa bình ở châu Á trừ phi Nhật thực sự cảm thấy như vậy".

Nếu Bắc Kinh thực sự muốn định hình thế kỷ tiếp theo ở châu Á dựa trên "phí tổn" của Mỹ, họ sẽ cần bạn bè và đồng minh ủng hộ các ưu tiên cũng như chương trình nghị sự đặt ra. Nếu chỉ nỗ lực ép buộc các láng giềng, họ sẽ tự biến mình trở thành một nước lớn cô độc.

Thái An(theo Financial Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xong bước đệm Hoa Đông, Trung Quốc nhắm tới Biển Đông?

Việc thành lập cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông mới đây có lẽ nhiều quốc gia vẫn chưa thể biết được Trung Quốc thực sự muốn gì, tất cả chỉ dừng lại ở phán đoán. Nhiều chuyên gia cho rằng tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông chỉ là bước đệm để tiến ra Biển Đông.

Kiểm soát được Senkaku thành công, vấn đề Biển Đông sẽ đơn giản

Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là quy chế ADIZ Hoa Đông, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và cộng đồng quốc tế phản đối quyết liệt. Trong lúc dư luận đang mải chú ý vào sự kiện này thì Bắc Kinh liền điều cụm chiến hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 25/11, Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban cố vấn của Hải quân Trung Quốc, tuyên bố trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng: "Trung Quốc từ nay có thể thiết lập Vùng xác định phòng không ở Hoàng Hải và Biển Đông".

Posted Image

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ công an.

Trước những động thái của Trung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an phân tích: "Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960.

Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán".

Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng việc thành lập ADIZ ở Hoa Đông chỉ là mục tiêu trước mắt, nếu trôi chảy đây sẽ là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự có giới hạn.

"Việc chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư rút cuộc cũng chỉ là bước đầu tiên, phục vụ cho nhiều mục đích khác của Trung Quốc.

Trong Binh pháp Tôn Tử có kế “giết gà dọa khỉ”, theo tôi, nói chính xác hiện tại Trung Quốc đang “giết khỉ dọa gà”, nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản", ông dự đoán.

Chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy cũng cho biết: "Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về Biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra.

Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc thì bất biến", ông nói.

Về việc điều chiến hạm ra Biển Đông, theo ông Dương Danh Dy, điều đó nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc.

"Bây giờ theo tôi, sau một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại thực hiện một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại Biển Đông ngày một mạnh lên.

Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm Biển Đông, chiếm 80% vùng Biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở Biển Đông thôi", ông Dương Danh Dy cho chia sẻ.

Ông Dương Danh Dy dự đoán Trung Quốc họ làm thế thôi, còn giờ nếu xảy ra xung đột thì có lẽ chưa phải lúc. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Chuyên gia này cho rằng: "Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở Biển Đông. Nội bộ Trung Quốc nhiều chuyện lắm. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này ta cũng thấy là nhiều vấn đề lắm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng rồi vụ nổ ở Quảng trường Thiên An Môn hay Tân Cương vân vân.

Cho nên là, tôi nghĩ rằng họ làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được".

Ý đồ đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông

Trước đó, việc xây dựng cảng Hải Nam đã dấy lên sự nghi ngờ cho dư luận. Nhưng đến thời điểm bây giờ khi mà tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc neo đậu tại cảng này mới dần hé lộ ý đồ của Trung Quốc.

Posted Image

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông

Các nhà phân tích cho rằng việc đưa tàu sân bay tới Tam Á cho thấy Trung Quốc có thể đặt các tàu sân bay trong tương lai ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, vốn cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực.

Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học khoa học luật và chính trị Thượng Hải, cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự.

"Tam Á là lối vào cho phần lớn các nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng đường biển", ông Ni nói.

Các tàu thuyền và tàu chở dầu tới từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca cũng đi qua khu vực này, chuyên gia Ni nói thêm.

Việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh mới đây tuyên bố tự thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines cho rằng việc Liêu Ninh tới Biển Đông là một sự triển khai đáng lo ngại.

"Việc triển khai Liêu Ninh đã làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), phát ngôn viên Raul Hernandez nói.

Thùy Vân (Tổng hợp)

Nguồn: http://www.baodatvie...n-dong-2361161/

Trung Quốc đẩy Nga vào 'vòng tay' Nhật?

Posted ImageNga và Nhật Bản tìm thấy mối dây liên hệ trước tình hình khó khăn chung của khu vực Châu Á - TBD, khi Trung Quốc ngày càng độc đoán trong tranh chấp biên giới với các nước láng giềng.

Tokyo sẽ đối đầu quân sự với Bắc Kinh?

Ngày 2/11, Nhật Bản và Nga đã tổ chức cuộc họp "2+2" đầu tiên tại Tokyo, với sự tham dự của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước để bàn thảo việc hợp tác an ninh giữa hai quốc gia. Cuộc họp đã nêu ra một vài vấn đề chung, nhưng chưa phải là cuộc họp thường xuyên được dành riêng cho các đồng minh thân cận, vốn chưa có tiền lệ trong lịch sử quan hệ hai nước.

Tuy nhiên, Nga và Nhật Bản tìm thấy mối dây liên hệ trước tình hình khó khăn chung của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khi Trung Quốc ngày càng độc đoán trong tranh chấp biên giới với các nước láng giềng. Những thoả thuận mới giữa Nga và Nhật Bản không chỉ đánh dấu một bước đột phá trong quan hệ giữa hai nước, mà còn là sự thay đổi đáng kể về chính trị khu vực Đông Bắc Á.

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại điện Kremlin, Moscow, ngày 29/4/2013. Ảnh: AP

Từ những năm 1950, liên minh giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc đã thống trị an ninh khu vực. Nga và Trung Quốc đã nối lại quan hệ vào những năm 1990 và ký kết hiệp ước hữu nghị năm 2001, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm gia tăng những căng thẳng trong khu vực và khiến Moscow lo ngại.

Nhật Bản có lý do chính đáng cho việc chuyển đổi mối quan hệ với Nga. Tokyo đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh do các yêu sách của Trung Quốc tại quần đảo Sensaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng không chắc chắn về sự hợp tác của đồng minh chiến lược Hoa Kỳ khi xảy ra sự cố quân sự lớn ở khu vực này.

Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng hùng hồn lên án Nhật Bản về những tội ác của Quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới. Giới chính trị Nhật Bản vẫn đồng thuận tránh đụng độ quân sự với Trung Quốc bằng mọi giá, tuy nhiên, nước này vẫn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, đặc biệt khi mối quan hệ với Hàn Quốc vẫn căng thẳng vì những vấn đề lịch sử.

Vị thế của Nga có phần khác biệt. Tổng thống Putin đã tuyên bố Trung Quốc là đối tác chiến lược, và Moscow cương quyết từ chối thừa nhận bất kỳ thay đổi đáng kể nào với Bắc Kinh. Tuy nhiên, những động thái trong năm 2012 - 2013 cho thấy sự quan ngại của Nga về tham vọng dài hạn của Trung Quốc.

Mùa hè năm 2012, một tàu phá băng của Trung Quốc mang tên Snow Dragon đã thực hiện chuyến thám hiểm lịch sử đến Bắc Cực. Khi tàu này đi ngang qua biển Okhotsk, Nga đã thực hiện cuộc tập trận quân sự trong khu vực trùng khớp với lộ trình của tàu phá băng Trung Quốc. Khi tàu đi qua eo biển giữa đảo Sakhalin của Nga và Nhật Bản, quân đội Nga đột nhiên cho thử nghiệm tên lửa chống hạm ngay trên đảo Sakhalin.

Động thái thứ hai là vào tháng 7/2013, sự xuất hiện đầu tiên của tàu hải quân Trung Quốc trên vùng biển Okhotsk khiến Moscow đặc biệt lo ngại. Năm tàu chiến của Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận chung với hải quân Nga đã bất ngờ trở về cảng. Họ tuần tra phía nam của Sakhalin, qua quần đảo Kuril và đi một vòng xung quanh Nhật Bản. Tuyến đường này khiến cả Nga và Nhật Bản đều thiết lập báo động, mặc dù các tàu vẫn hoàn toàn đi trong vùng biển quốc tế và đi về phía bắc của các quần đảo đang tranh chấp.

Vài giờ sau khi tàu Trung Quốc di chuyển vào vùng biển Okhotsk, Bộ Quốc Phòng Nga đã huy động diễn tập lớn nhất trên đất liền và vùng biển quân sự phía Đông kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. Ông Putin đã bay đến Chita, vùng biên giới đất liền của Nga và Trung Quốc, sau đó tới Sakhalin để đích thân chỉ đạo cuộc diễn tập.

Những động thái này dường như đã khiến Nga và Nhật Bản đẩy mạnh các nỗ lực giải quyết tranh chấp của họ. Sau chuyến đi của Snow Dragon, Moscow đã ủng hộ vị thế của Nhật Bản trong Hội đồng Bắc Cực, và cố ý phớt lờ nỗ lực lâu dài của Trung Quốc tại vị trí tương tự.

Không rõ ràng và khó đoán

Cuộc họp "2+2" là bước tiến tiếp theo cho cả hai nước. Những thoả thuận khác có thể diễn ra vào năm 2014, trong chuyến thăm dự kiến của ông Putin đến Nhật bản sau Thế vận hội mùa đông Sochi. Ông Putin cũng công khai ủng hộ Nhật Bản đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2020, thậm chí hứa hẹn bỏ phiếu cho Nhật Bản vào Uỷ ban Olympic Quốc tế.

Trong khi đó, Tokyo đang phân tích tuyên bố của ông Putin xem có bất cứ dấu hiệu nào về việc Moscow sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở lãnh địa phía Bắc, đáp ứng các lợi ích của Nhật Bản. Ngoài ra, Tokyo cũng đưa ra những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ sửa đổi những lập trường cứng nhắc để tiến xa hơn trong quan hệ với Nga.

Mặc dù hai nước đều thể hiện nỗ lực hoà giải, nhưng rất khó có thể dự tính mối quan hệ đối tác thực sự giữa Nga và Nhật Bản. Cả hai nước đều đang tìm cách để tăng cường vị trí của mình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng không tạo ra các cam kết ràng buộc.

Nga đang nỗ lực khẳng định chủ quyền đối với thềm lục địa ở biển Okhotsk và Bắc Cực trước một loạt thăm dò của Trung Quốc vào khu vực này. Bắc Kinh đang sản xuất một con tàu tương tự với Snow Dragon và dự kiến hạ thuỷ vào năm 2014.

Trong khi đó, Nhật Bản chỉ đơn giản gia tăng quan hệ hữu nghị và thân thiện ở Đông Bắc Á để bổ sung cho liên minh với Hoa Kỳ, ngay cả khi Nga sẽ chỉ dự bị trong trường hợp nổ ra cuộc đụng độ trên quần đảo đang tranh chấp Sensaku/Điếu Ngư.

Cả Nga và Nhật Bản đều không muốn chấp nhận những rủi ro mới. Việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản sẽ thúc đẩy hàng hải của Nga và giảm thiệt hại của cả hai bên khi Trung Quốc đang nỗ lực bành trướng sang cả hai nước. Nhưng do sự phức tạp khi cân bằng giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực, cả Nga và Nhật Bản đều gặp khó khăn trong việc theo đuổi một chiến lược phù hợp.

Một phần chiến lược đối ngoại của Nga là sự không nhất quán, đặc biệt dưới thời của ông Putin. Moscow luôn muốn đối tác của họ không hiểu rõ về ý định của mình. Có thể lấy ví dụ, Điện Kremlin đề nghị cuộc họp "2+2" nhưng sau đó lại yêu cầu Tokyo đưa ra yêu cầu chính thức để giảm thiểu bất kỳ phản ứng nào từ Bắc Kinh.

Nga vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi tuyên bố vững chắc của họ về mối quan hệ với Trung Quốc. Trong các cuộc thảo luận với Nhật Bản, Nga đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mời Trung Quốc tham gia vào bất cứ cuộc tập trận nào trong khu vực sẽ không nằm trong các thoả thuận mới giữa Nga - Nhật.

Nga cũng duy trì trạng thái quân sự quyết đoán của mình đối với Nhật Bản, và thường xuyên cử máy bay đến gần không phận Nhật Bản. Sự xuất hiện của các lực lượng này là tín hiệu hữu ích đối với Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc, rằng Nga vẫn can thiệp vào khu vực này và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ, ngay cả khi Moscow và Tokyo trở nên gắn bó hơn.

Các liên minh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể thay đổi, nhưng các mối quan hệ trong khu vực thời gian tới sẽ vẫn không rõ ràng và khó đoán trước.

Tiến trình quan hệ hai nước

Nga và Nhật Bản vốn không phải là đối tác an ninh từ trước. Trong thế kỷ 20, họ đã có hai cuộc chiến tranh, lần đầu tiên vào năm 1904-1905 khi Nhật xâm chiếm lãnh thổ của Nga và lần thứ hai vào năm 1945, Nga chiếm giữ lãnh thổ của Nhật. Trong những thập kỷ sau, hai nước đều giữ khoảng cách ngoại giao, dù hoạt động thương mại giữa hai nước nở rộ trong những năm 2000.

Mặc dù giữa hai nước đã có nhiều cố gắng để cải thiện quan hệ song phương, nhưng phần lớn không thành công. Có thể kể đến những nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Tokyo gọi là "vùng lãnh thổ phía Bắc" của họ, bao gồm: ba hòn đảo - Etorofu (Nga gọi là Iturup), Kunashiri, Shikotan và - và một nhóm các đảo nhỏ, đảo Habomais, mà Liên Xô chiếm của Nhật Bản từ năm 1945.

Các đảo tranh chấp nằm ở mũi phía nam của quần đảo Kuril, kéo dài từ lãnh thổ phía bắc Hokkaido của Nhật Bản đến bán đảo Kamchatka của Nga. Tranh chấp là một trong những lý do chính mà Nga và Nhật Bản đã không thể đi đến một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Thế chiến II sau 75 năm.

Trong những năm 1990, tổng thống Nga Boris Yeltsin đã hứa hẹn giải quyết vấn đề giữa hai nước và ký kết hiệp ước hoà bình, nhưng cũng thất bại. Trong thời gian nắm quyền song song giữa Vladimir Putin và Dmitry Medvedev, Nga đã phát đi những tín hiệu sẵn sàng đàm phán trong năm 2009, nhưng đà tích cực dừng lại khi Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso khẳng định trong một một cuộc họp báo rằng Nga đã chiếm đóng bất hợp pháp các đảo trong năm 1945.

Đến năm 2010, bất chấp chuyến thăm Tokyo của thủ tướng Putin, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng khi Tổng thống Medvedev thực hiện chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo đất nước đến quần đảo tranh chấp (chuyến thăm rầm rộ công khai có nhiều ảnh chụp "cá nhân" tại một số điểm tham quan ven biển).

Trong năm 2011, Nga thực hiện một loạt các cuộc tập trận trên và xung quanh các hòn đảo và tuyên bố tăng cường triển khai quân sự. Quan hệ song phương dường như trở nên bế tắc. Tuy nhiên, ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống tháng 9 năm 2011, ông Putin đã đề cập một loạt các cuộc họp với quan chức cấp cao của Nhật Bản, thể hiện nỗ lực cải thiện quan hệ song phương.

Ông Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp gỡ nhiều lần sau đó, trong mối quan hệ được mô tả là ngày càng "ấm áp và thân thiện". Tháng 4 vừa qua, ông Abe đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản đến Moscow trong vòng một thập kỷ qua.

Như Nguyệt (theo Foreign Affairs)

Nguồn: http://vietnamnet.vn...tay--nhat-.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật - Trung thêm quyết liệt quanh vùng phòng không

Hạ viện Nhật vừa thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc từ bỏ vùng nhận diện phòng không mới thiết lập, và Bắc Kinh đáp lại bằng tuyên bố Tokyo không có quyền đòi hỏi điều đó.

Posted Image

Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp Trung - Nhật trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh: AP

Theo Wall Street Journal, tiêu đề nghị quyết của Hạ viện Nhật trực tiếp yêu cầu Trung Quốc hủy vùng nhận dạng phòng không, còn nội dung văn bản đề nghị Bắc Kinh "ngay lập tức xóa bỏ mọi biện pháp hạn chế tự do bay trên vùng biển quốc tế".

Nghị quyết, được thông qua hôm qua, cho rằng việc thiết lập vùng này "gây căng thẳng hơn bao giờ hết trên biển Hoa Đông và vì vậy, nó là hành động nguy hiểm gây đe dọa đến hòa bình và ổn định trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Văn bản cũng coi khu vực này là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Nhật.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phản đối mạnh mẽ đoạn viết trong nghị quyết.

"Nhật Bản không có quyền có những tuyên bố vô trách nhiệm như vậy và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ những phát ngôn đó. Nhật nên chấm dứt những hành động sai lầm này, và ngừng việc can thiệp, khiêu khích", ông nói. Phát ngôn viên cũng cho rằng việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là hợp pháp.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cuối tháng 11 tuyên bố thành lập ADIZ, bao trùm chuỗi đảo tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh yêu cầu máy bay nước ngoài muốn vào vùng này phải báo trước lịch bay, nếu không sẽ đối mặt với những "biện pháp phòng thủ kiên quyết".

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đầu tuần này chỉ trích hành động của Trung Quốc, trong chuyến thăm Tokyo. "Chúng tôi ở Mỹ quan ngại sâu sắc về hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông", ông nói.

Quyết định của Trung Quốc và phản ứng của Nhật là động thái mới nhất trong tranh chấp lãnh thổ gây căng thẳng quan hệ hai nước trong những năm gần đây.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối sách của Việt Nam trên không phận Biển Đông

Điều khẳng định chắc chắn là nếu quốc gia nào lập khu nhận dạng phòng không trên Biển Đông thì sẽ có nhiều vùng chồng lấn rộng lớn lên chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.

Ngay tại khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông cũng đã chồng lấn lên chủ quyền và quyền chủ quyền của 2 quốc gia là Hàn Quốc và Nhật Bản. Còn Đài Loan thì chúng ta không quan tâm ở đây tuy rằng họ hô hào phản đối và cũng thay lời muốn nói cho Trung Quốc dọa dẫm các nước ĐNA. Chẳng hạn họ cảnh báo rằng Hoa Đông chỉ là đòn nghi binh, Biển Đông mới thật sự đòn chính của Trung Quốc, rồi thì dọa dẫm, khuyên răn theo kiểu “Đài Loan phải báo cáo kế hoạch bay với Trung Quốc cho an toàn”…

Nếu ADIZ trên Biển Đông thì ngoài Việt Nam sẽ có nhiều quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia…cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Posted Image

ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa đông

ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông bị phá như thế nào?

Việc 2 chiếc B-52 bay vào ADIZ của Trung Quốc khiến giới quan sát vỡ vạc ra nhiều vấn đề.

Mỹ không sử dụng F-22 vì F-22 hay B1, B2 gì đó là vì đây là những loại máy báy tàng hình, nếu sử dụng hóa ra Mỹ sợ Trung Quốc nên chỉ lén lút mà không dám công khai. Trong khi đó B-52 không phải là máy bay tàng hình (thế giới công nhận như vậy) thì bay vào đó là bay vào công khai cho đồng minh và thế giới biết.

Điều đáng buồn là Trung Quốc không phát hiện ra B-52 mà chỉ biết khi Mỹ công bố sau đó 7 tiếng đồng hồ.

Nên nhớ rằng khi Trung Quốc đã tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông thì Bộ Quốc phòng của họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện cần thiết chứ không phải suông vì đây là tuyên bố tầm quốc gia của một siêu cường đang cố chứng minh cho thế giới biết sức mạnh của mình.

Khi đó, bất kỳ một chiếc máy bay nào vào đó đều bị phát hiện và nhắc nhở ngay để thể hiện uy danh cường quốc chứ không phải chuyện đùa.

Nhưng cũng nên hiểu rằng, phát hiện ra máy bay B-52, trên thế giới này chỉ có Việt Nam. Việt Nam phát hiện được B-52 không phải chỉ bằng kỹ thuật đơn thuần mà bằng cả chiến thuật và rất nhiều máu xương… chứ không dễ dàng như mấy ông tướng diều hâu tưởng tượng.

Vì thế Mỹ dùng B-52 là đắc sách, là nước cờ cao, vừa kiểm tra năng lực “nhìn” của Trung Quốc, vừa đề phòng khỏi mất mặt nếu bị Trung Quốc phát hiện ra rồi phát lời cảnh báo.

Phát hiện ra B-52 Mỹ bay vào không phận hay không hay chỉ thấy trên màn hình radar bị nhiễu nặng, là cách mà B-52 thường tạo ra, thì chỉ Trung Quốc biết. Chỉ biết rằng, khi không phát hiện được B-52 bay vào lãnh hải, lãnh thổ, thì…coi như xong. Trung Quốc đừng huênh hoang và còn rất nhiều việc để làm.

Theo hành động của Mỹ, Hàn Quốc cũng không thèm “báo cáo”, bay vào ADIZ như chưa hề có tuyên bố của Trung Quốc. Trong khi đó thì Nhật Bản hành xử còn rắn hơn…nhưng Trung Quốc chưa có hành động nào cứng rắn để thực thi, ngoại trừ có nhiều hãng hàng không trình kế hoạch bay với Trung Quốc do vì tiền, vì an toàn cho hành khách.

Điều này chứng tỏ Trung Quốc chưa đủ khả năng sức mạnh để trấn áp buộc các quốc gia khác phải thực thi trên ADIZ của mình trên biển Hoa Đông.

Việt Nam và ADIZ trên Biển Đông

Khu vực nhận dạng phòng không của quốc gia nào đó lập ra là buộc các máy bay của các hãng hàng không báo cáo kế hoạch bay, các máy bay quân sự cũng phải vậy. Nếu có hướng, hành động ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia thì lập tức sẽ dùng biện pháp phòng không khẩn cấp.

Như vậy, trong khu vực đó, máy bay dân sự hay quân sự của quốc gia đó là tự do muốn bay kiểu gì cũng được. Họ khôn ngoan và ngạo mạn vậy sao?

Điểm đặc biệt của ADIZ trên Biển Đông là do Biển Đông là hẹp nên ADIZ luôn chồng lấn lên chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia xung quanh, nó không phải là nơi như Hoa Đông.

Khu “nhận diện phòng không” và khu vực “cấm đánh bắt” về hình thức khác nhau, nhưng về tính chất thì không khác nhau là đều buộc các quốc gia khác thực thi yêu cầu của mình trong khi chính mình lại không nằm trong phạm vi điều chỉnh (đương nhiên) trên khu vực đó.

Việt Nam đã có kinh nghiệm và đối sách có hiệu quả trong khu vực “cấm đánh bắt” mà Trung Quốc tuyên bố (phi lý, phi pháp), nhưng Philippines, theo khả năng của mình, cũng có sách lược khá hay, đó là lập tức tuyên bố khu vực mà Trung Quốc tuyên bố cũng là khu vực “cấm đánh bắt”.

Điểm duy nhất khiến ta chú ý trong cách này của Philippines là “anh cấm tôi thì tôi cũng cấm anh”, nghĩa là trong khu vực đó anh cũng phải và cũng bị trấn áp nếu không tuân thủ.

Bởi vậy, nếu như quốc gia nào tuyên bố ADIZ xâm hại đến chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta thì Việt Nam cũng tuyên bố ADIZ của mình ngay và lập tức tại khu vực đó, đồng thời, được mở rộng để phục vụ yêu cầu của chiến thuật phòng thủ khẩn cấp.

Điều này vừa khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp nhưng cũng khẳng định quyền tự vệ chính đáng của chúng ta.

Việt Nam từ xưa tới nay, khi bất kỳ kẻ thù nào xâm phạm đến chủ quyền thì dù chúng hung bạo bao nhiêu cũng không sợ, dù có phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng sẵn sàng.

Trước việc Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông, dư luận đang lo ngại Trung Quốc sẽ tiến hành lập các ADIZ khác mà chủ yếu là trên Biển Đông.

Điều đặc biệt nguy hiểm là khi Mỹ phát hiện và khẳng định khả năng của Trung Quốc sau vụ B-52 thì Mỹ có khả năng sẽ “chơi con bài Trung Quốc” mạnh dạn hơn, sâu hơn.

Đó là, Mỹ đánh vào tâm lý của chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc, “bật đèn xanh”, khuyến khích để Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực để Mỹ trục lợi.

Việt Nam và Trung Quốc quá hiểu nhau và quá hiểu Mỹ, cho nên, chắc chắn đôi bên sẽ có những tham vấn cần thiết, những đối sách cần thiết để Biển Đông ổn định, hòa bình, phát triển thịnh vượng.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc im lặng trước vùng phòng không mới của Hàn Quốc

09/12/2013 14:05

(TNO) Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9.12 đưa tin về vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc nhưng không kèm theo bình luận chỉ trích gì. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không có ý kiến.

Posted Image

Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận cụ thể nào về vùng nhận dạng phòng không vừa được mở rộng của Hàn Quốc - Ảnh: Reuters

Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo về vùng phòng không mới chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc vừa thiết lập ở biển Hoa Đông, theo AFP.

Trước đó, Seoul, Tokyo và Washington đã lên tiếng phản đối vùng phòng không mới mà Bắc Kinh đơn phương thành lập hồi tháng 11, vốn bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu (nơi đang có tranh chấp với Hàn Quốc) và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản).

Giới quan sát nhận định Trung Quốc luôn phản ứng gay gắt với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; nhưng đối với Seoul, Bắc Kinh luôn tìm cách thắt chặt quan hệ hữu nghị.

Một bài xã luận trên ấn phẩm tiếng Hoa của Hoàn Cầu thời báo, nhật báo có xu hướng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ không có phản ứng cụ thể gì về vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc.

Cũng theo nhận xét của tờ báo này, động thái mới đây của Hàn Quốc “mang tính lợi dụng”, tranh thủ thời điểm Bắc Kinh và Tokyo đang đối đầu, nhưng cho biết “Trung Quốc vẫn tôn trọng quyền lợi của Hàn Quốc”.

“Hàn Quốc là một đối tác hữu nghị và quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Hy vọng Hàn Quốc sẽ đáp lại ý tốt của Trung Quốc một cách toàn tâm, chứ không phải chỉ qua điện thoại”, Hoàn Cầu thời báo nhắn nhủ.

Các hãng tin chính thống khác tại Trung Quốc, gồm cả tờ Nhân dân nhật báo do đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, hay Tân Hoa xã, đã không có bất kỳ bài bình luận gì về chủ đề nói trên, trong khi các tờ báo khác đưa tin rất mơ hồ.

“Mặc dù vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc một cách chủ quan, nhưng đây là một hành động mà chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành để đảm bảo cho quyền lợi và thỏa mãn yêu cầu của người dân nước này”, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Su Hao, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc, nhận định.

Bình luận này được đăng tải trên ấn bản tiếng Anh của Hoàn Cầu thời báo. Ông Su cũng nói rằng động thái của Hàn Quốc không mang tính hiếu chiến.

Phản ứng của truyền thông Trung Quốc tương tự với các phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không.

“Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, ông Hồng trả lời, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch của Hàn Quốc “cần tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế”.

Mỹ, Nhật, Hàn bước vào 'cuộc chiến cân não' với Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế của Duma Quốc gia Nga, ông Alexei Pushkov, nhận định rằng Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn Quốc đã bước vào "cuộc chiến cân não" về vùng nhận dạng phòng không với Trung Quốc.

Ông Pushkov cho rằng việc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lập vùng nhận dạng phòng không chồng lấn nhau là động thái nguy hiểm, theo trang tin Russia Beyond Headlines ngày 8.12.

“Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc đã bước vào cuộc chiến cân não với Trung Quốc", ông Pushkov nhận xét.

Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không của nước này thêm hơn 66.000 km2 về phía nam, bao gồm không phận bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu tranh chấp với Trung Quốc.

Vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc cũng chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không mới thành lập ở biển Hoa Đông của Trung Quốc và của Nhật, theo AFP.

Mỹ “hoan nghênh” việc Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không.

Nhưng Washington và hai đồng minh Nhật, Hàn lại kịch liệt phản đối vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập hồi 23.11.

(Phúc Duy)

Nhật không phản đối vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc

Chính phủ Nhật Bản cho biết kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc không gây ra vấn đề gì đối với Tokyo, đài NHK (Nhật) đưa tin ngày 9.12.

Vào hôm 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo sẽ mở rộng vùng phòng không chồng lấn sang một phần vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông.

Vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu, vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Seoul và Bắc Kinh.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thông báo rằng vùng phòng không mở rộng sẽ có hiệu lực vào ngày 15.12 và khẳng định đã “tham khảo với Mỹ, Nhật và Trung Quốc” trước khi đưa ra quyết định này.

NHK dẫn lời các quan chức Nhật xác nhận đã được phía Hàn Quốc thông báo trước về vùng phòng không mở rộng.

Mặc dù không phản đối, nhưng Tokyo bày tỏ quan ngại rằng động thái của Hàn Quốc có thể gây phương hại đến quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh, cũng như gây căng thẳng trong khu vực.

(Hoàng Uy)

Hoàng Uy

Nguồn: http://www.thanhnien...a-han-quoc.aspx

==============================

Vì sao chú Kim Jong-Un bị 'hất cẳng'?

09/12/2013 13:35 |

Quốc tế(VTC News) – Theo Reuters, phía Triều Tiên đã liệt kê một loạt tội danh của chính trị gia quyền lực Chang Song-Thaek – người vừa bị sa thải tuần trước.

Reuters đưa tin, ngày 9/12, Triều Tiên thông báo nguyên nhân cách chức Chang Song-Thaek là bởi ông này dính dáng đến một loạt tội liên quan đến yếu kém trong việc quản lý tài chính, tham nhũng, bồ bịch và ma túy.

Trước đó, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết, ông Chang Song-thaek vừa bị khai trừ khỏi đảng vì tội phản đảng, phản cách mạng, làm tổn hại tới lợi ích của đảng, đất nước và nhân dân Triều Tiên. Quyết định trên được đưa ra trong cuộc họp Bộ Chính trị của Trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 8/12.

Posted Image

Một loạt tội danh của Chang Song-Thaek vừa được Triều Tiên liệt kê

Cùng ngày, hãng tin AFP cho hay mọi hình ảnh, bài báo hay phim tài liệu về Chang Song-Thaek đều bị truyền thông Triều Tiên xóa sạch. Trong bộ phim tài liệu mới nhất về nhà lãnh đạo Kim Jong-Un phát sóng ngày 7/12, hình ảnh của ông Chang cũng bị cắt bỏ.

Thông tin việc ông Chang Song-Thaek - Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên bị cách chức được tình báo Hàn Quốc tiết lộ vào ngày 3/12. Cơ quan này còn nói rằng hai trợ lý thân cận là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil đã bị tử hình giữa tháng 11.

Một trợ lý khác không được tiết lộ danh tính của ông Chang được cho là đã bỏ trốn và ẩn náu tại Trung Quốc dưới sự bảo vệ của chính quyền Hàn Quốc. Báo giới phương Tây đánh giá, nếu đây là sự thực, thì Triều Tiên đang đối mặt với cuộc đào tẩu lớn nhất trong 15 năm qua, đồng thời đất nước này sắp sửa chứng kiến một cuộc chiến giành quyền lực mới.

Hoàng Nhi

Nguồn: http://vtc.vn/311-46...bi-hat-cang.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu TQ liều lĩnh lao vào chiến hạm Mỹ trên Biển Đông

(Tin tức 24h) - Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 13/12 thông báo, hồi tuần trước tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Cowpens hoạt động ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông đã buộc phải bẻ tay lái đột ngột để tránh va quệt khi một tàu của Hải quân Trung Quốc cứ tiến thẳng lúc chỉ còn cách tàu Mỹ khoảng hơn 500 mét.

Một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết: “Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông vào ngày 5/12”. “Cuối cùng, cũng có liên lạc qua lại hiệu quả giữa các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc và cả hai tàu đã chuyển hướng để đảm bảo an toàn”, quan chức cho hay. Posted Image

Tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens (CG-63). Một quan chức quân sự khác cho biết tàu Mỹ đã phát tín hiệu "tất cả dừng" nhưng tàu Trung Quốc đã phớt lờ. "Việc tránh nhằm thoát khỏi một vụ va chạm trên biển là hoàn toàn không bình thường", ông cho hay. "Vụ việc này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo các tiêu chuẩn chuyên môn, chuyên nghiệp cao nhất, bao gồm cả việc thông tin liên lạc giữa các tàu, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố ngoài ý muốn", một quan chức Mỹ cho biết. Các nguồn tin nói với Foxnews rằng, tàu USS Cowpens đang thực hiện nhiệm vụ giám sát tàu sân bay Liêu Ninh - gần đây đã rời xuống căn cứ ở Tam Á, đảo Hải Nam. Theo các quan chức, tàu Hải quân Trung Quốc đã gửi một cảnh báo và "ra lệnh" cho USS Cowpens dừng lại. Tàu tuần dương Mỹ dĩ nhiên là từ chối vì nó đang hoạt động hợp pháp trên vùng biển quốc tế. Tàu tên lửa USS Cowpens (CG-63) là một trong những tuần dương hạm tên lửa thuộc lớp Ticonderoga. USS Cowpens được ghi nhận là tàu chiến đầu tiên của hải quân Mỹ bắn 37 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào lãnh thổ Iraq trong cuộc chiến lật đổ chế độ Sadam Hussein vào năm 2003. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Mỹ cùng đồng minh đang bày tỏ mối quan ngại trước việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Biển Đông.

Quân đội Mỹ lặp lại tuyên bố rằng sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trên vùng biển và không phận quốc tế. Washington đang gia tăng sự hiện diện ở Đông Nam Á trong những năm qua nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực này. Nguyễn Ngân (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc đưa tàu sân bay đến Tam Á để bao trùm Biển Đông"

(VIETNAM+) LÚC : 01/12/13 05:49

Posted Image

Máy bay J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. (Nguồn: THX/TTXVN)

Mạng tin Nhân dân của Trung Quốc ngày 30/11 dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Tống Trung Bình trên tờ Tân Kinh báo hôm 29/11 cho biết, căn cứ hàng không mẫu hạm Tam Á của nước này có phạm vi khống chế bao gồm toàn bộ Biển Đông.

Tuyên bố trên đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống biển Đông và tàu này đã tới Tam Á hôm 29/11, gây ra sự quan ngại đặc biệt đối với các nước trong khu vực.

Hôm 27/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho rằng việc tàu Liêu Ninh tới biển Đông là diễn biến đáng lo ngại, vi phạm các thỏa thuận giữa Trung Quốc và các bên về việc kiềm chế căng thẳng trên biển Đông.

Ông Hernandez nói: "Việc triển khai (tàu Liêu Ninh) làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở biển Đông (DOC). Quyết định triển khai này không được vi phạm luật quốc tế, trong đó gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển."

Chính vì vậy, nhận xét của chuyên gia Tống rõ ràng ẩn chứa những yếu tố khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Theo ông Tống thì Tam Á là một quân cảng tổng hợp loại lớn, không những có thể làm căn cứ cho tàu sân bay đồn trú mà còn có khả năng thu nạp tất cả các quân hạm khác.

Ông Tống cho rằng điểm xa nhất của biển Đông là bãi ngầm Tăng Mẫu (Trung Quốc coi đây là cực nam lãnh thổ nước mình, song Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền) và máy bay cất cánh từ căn cứ trên đất liền có thể bay qua nhưng không thể lưu lại trên không quá lâu, vì vậy rất khó "bảo vệ hiệu quả chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ."

Do đó, nếu có căn cứ hàng không mẫu hạm thì có thể đảm bảo cho tàu sân bay tuần tra liên tục biển Đông, "giành được quyền khống chế trên không đối với toàn bộ khu vực."

Từ nhận xét của ông Tống, có thể thấy rõ ràng, việc Trung Quốc đưa tàu sân bay xuống Biển Đông là hành động không bình thường, nhất là khi nước này nhiều lần đưa ra những đòi hỏi về chủ quyền vô lý ở Biển Đông.

Cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc rêu rao đã nhiều lần bị các học giả quốc tế coi là thiếu căn cứ khoa học cũng như pháp lý và hoàn toàn vô giá trị./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc đưa tàu sân bay đến Tam Á để bao trùm Biển Đông"

(Vietnam+) lúc : 01/12/13 05:49

Posted Image

Máy bay J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. (Nguồn: THX/TTXVN) Mạng tin Nhân dân của Trung Quốc ngày 30/11 dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Tống Trung Bình trên tờ Tân Kinh báo hôm 29/11 cho biết, căn cứ hàng không mẫu hạm Tam Á của nước này có phạm vi khống chế bao gồm toàn bộ Biển Đông.

Tuyên bố trên đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống biển Đông và tàu này đã tới Tam Á hôm 29/11, gây ra sự quan ngại đặc biệt đối với các nước trong khu vực.

Hôm 27/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho rằng việc tàu Liêu Ninh tới biển Đông là diễn biến đáng lo ngại, vi phạm các thỏa thuận giữa Trung Quốc và các bên về việc kiềm chế căng thẳng trên biển Đông.

Ông Hernandez nói: "Việc triển khai (tàu Liêu Ninh) làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở biển Đông (DOC). Quyết định triển khai này không được vi phạm luật quốc tế, trong đó gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển."

Chính vì vậy, nhận xét của chuyên gia Tống rõ ràng ẩn chứa những yếu tố khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Theo ông Tống thì Tam Á là một quân cảng tổng hợp loại lớn, không những có thể làm căn cứ cho tàu sân bay đồn trú mà còn có khả năng thu nạp tất cả các quân hạm khác.

Ông Tống cho rằng điểm xa nhất của biển Đông là bãi ngầm Tăng Mẫu (Trung Quốc coi đây là cực nam lãnh thổ nước mình, song Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền) và máy bay cất cánh từ căn cứ trên đất liền có thể bay qua nhưng không thể lưu lại trên không quá lâu, vì vậy rất khó "bảo vệ hiệu quả chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ."

Do đó, nếu có căn cứ hàng không mẫu hạm thì có thể đảm bảo cho tàu sân bay tuần tra liên tục biển Đông, "giành được quyền khống chế trên không đối với toàn bộ khu vực."

Từ nhận xét của ông Tống, có thể thấy rõ ràng, việc Trung Quốc đưa tàu sân bay xuống Biển Đông là hành động không bình thường, nhất là khi nước này nhiều lần đưa ra những đòi hỏi về chủ quyền vô lý ở Biển Đông.

Cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc rêu rao đã nhiều lần bị các học giả quốc tế coi là thiếu căn cứ khoa học cũng như pháp lý và hoàn toàn vô giá trị./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Nga: Trung Quốc sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông

(GDVN) - Theo bài báo, Trung Quốc đang có những chuyển đổi quan trọng trong thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại, trong đó sẽ có các hành động mạnh bạo hơn.

Posted Image

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc được cho là bắt đầu sản xuất hàng loạt Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 3 tháng 1 dẫn trang mạng "Đài tiếng nói nước Nga" Ngày 31 tháng 12 năm 2013 đưa tin, chuyên gia Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, năm 2013 đã trở thành một năm có sự thay đổi to lớn của chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc.

Có lẽ, chúng ta bắt đầu nhìn thấy Trung Quốc có sự chuyển đổi căn bản trong nguyên tắc hành động trên vũ đài quốc tế, trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ thực hiện tham vọng trở thành cường quốc quân sự thế giới với ý nghĩa toàn diện.

Nội dung nguyên văn bài viết như sau:

Tháng 3 năm 2013, Trung Quốc đã thay đổi quy tắc hành động của họ ở khu vực đảo Senkaku có tranh chấp, lần đầu tiên phái tàu chiến và máy bay quân sự không quân tới khu vực này, trong khi đó, trước đó Trung Quốc chỉ điều tàu hải giám đến đó tuần tra.

Hành động này có hiệu quả chính trị đáng kể, đặc biệt là sau khi Trung Quốc sử dụng radar điều khiển hỏa lực của tàu chiến ngắm bắn tàu chiến và máy bay trực thăng của Nhật Bản.

Posted Image

Máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 Trung Quốc vừa bay thử Ngoài ra, điều đáng nói đến là, Trung Quốc đã tiến hành cải cách quan trọng cơ quan "bảo vệ chủ quyền" trong năm 2013, xây dựng tổ chức cảnh giới bờ biển có thực lực mạnh. Khả năng phản ứng phi quân sự đối với tình hình có tranh chấp đã nâng lên, về điểm này, cũng có thể nhìn thấy trong các hành động của Quân đội Trung Quốc ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tháng 11 năm 2013, Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông. Trong khi đó, Mỹ và Nhật Bản bắt đầu sử dụng máy bay quân sự tiến hành bay biểu thị công khai ở khu vực này, thông qua đó khẳng định không thừa nhận quyết định do Trung Quốc đơn phương đưa ra.

Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa trực tiếp sử dụng vũ lực, nhưng không thể nói Trung Quốc không đạt được gì. Tháng đầu tiên sau khi thiết lập Khu nhận biết phòng không, để đáp trả sự xâm nhập của máy bay quân sự nước ngoài, Trung Quốc cho máy bay quân sự cất cánh 51 lần. Nói chung, máy bay quân sự Trung Quốc đã tổng cộng thực hiện bay cất cánh 87 lần.

Posted Image

Trung Quốc cho tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông thử nghiệm Do đó, trong vấn đề lãnh thổ, Trung Quốc đã có thủ đoạn tiềm năng mới để gây sức ép với Nhật Bản. Nhìn vào viễn cảnh, loại gây sức ép này có thể buộc lãnh đạo Nhật Bản tìm cách nhượng bộ với Trung Quốc, đương nhiên, trên phương diện tăng cường Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản và đồng minh quân sự Nhật-Mỹ cũng đã xuất hiện hiệu quả trái ngược.

Xem ra, trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ còn thiết lập Khu nhận biết phòng không ở toàn bộ khu vực Biển Đông hoặc khu vực có tranh chấp khác. Hiện nay, thông tin cụ thể về vấn đề này còn chưa có, nhưng Mỹ đã cho biết sự lo ngại của họ về khả năng này.

Năm 2013, Trung Quốc cũng đã tăng mạnh khả năng đưa ra phản ứng đối với tình hình khủng hoảng trong và ngoài nước, theo đó đã thiết lập Ủy ban An ninh Quốc gia, thay thế cơ chế hiệp thương liên bộ-ủy ban trong khuôn khổ Tiểu ban lãnh đạo (Tiểu ban lãnh đạo các vấn đề quốc tế và an ninh) có hiệu suất thấp trước đây.

Posted Image

Theo báo Nga, Trung Quốc đang đồng thời chế tạo 2 tàu sân bay.

Trong hình là tàu Liêu Ninh thử nghiệm, huấn luyện trên Biển Đông. Ủy ban An ninh Quốc gia có quyền hạn lớn hơn, quyết định đưa ra phải được thực hiện. Ủy ban này trở thành một trung tâm quan trọng khác đưa ra quyết sách, trong khi đó, sự tồn tại của đại diện quân đội trong Ủy ban An ninh Quốc gia cũng đã nâng cao tiếng nói của quân đội trong chính trị.

Trung Quốc cũng đã đạt được thành tựu mới về củng cố thực lực quân sự, hơn nữa những thành tựu này sẽ làm cho Trung Quốc trở thành cường quốc quân sự. Xem ra, chính trong năm 2013, tàu ngầm hạt nhân mới và tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tàu ngầm của Trung Quốc đã có khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã tích cực thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, máy bay ném bom H-6K cũng đã trang bị toàn diện cho lực lượng vũ trang, máy bay tàu sân bay J-15 cũng bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Hơn nữa, Trung Quốc vẫn đang đồng thời chế tạo hai tàu sân bay, đồng thời, trong hệ thống chỉ huy quân sự, Trung Quốc cũng đã khởi động các biện pháp cải cách quan trọng.

Posted Image

Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc Năm 2013 đã trở thành năm đưa ra các quyết định chính trị quan trọng và bắt đầu cải cách quan trọng. Trong một số năm tới, những thành quả cải cách này sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt tới tình hình chính trị và quân sự toàn thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan tăng cường hoạt động phi pháp tại đảo Ba Bình

(Tin tức 24h) - Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.

Báo The China Post (Đài Loan) ngày 4/1 dẫn một số nguồn tin cho hay tàu mới mang tên Cao Hùng và sẽ được hạ thủy vào tháng 3/2014.

Posted Image

Tàu tuần tra 3.000 tấn của Đài Loan vừa được hạ thủy

Loại tàu trên dài hơn 117m, rộng 15,2m, có bãi đáp trực thăng và được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực dành cho súng 40 mm.

The China Post còn ngang nghiên đưa tin, tàu Cao Hùng có thể neo đậu tại Ba Bình sau khi CGA hoàn tất dự án nâng cấp cầu cảng tại đảo này.

Hôm 3/1, CGA đã cho hạ thủy một chiếc cùng loại tàu Cao Hùng để tuần tra vùng biển phía bắc Đài Loan, trong đó có quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Hai tàu 3.000 tấn trên nằm trong kế hoạch 10 năm đóng 37 tàu cho CGA, với ngân sách gần 835 triệu USD.

Sau khi kế hoạch hoàn tất, đội tàu của CGA sẽ tăng lên 173 chiếc.

Trước đó, ngày 5/11, Đài Loan thông báo kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp tại đảo Ba Bình, bao gồm công trình xây cầu cảng và gia cố đường băng trên đảo.

Dự án sẽ khởi động vào đầu năm và dự kiến hoàn tất trong khoảng 2 năm, với chi phí trên dưới 3,3 tỉ đài tệ (khoảng 111 triệu USD).

Theo tờ Taipei Times, Đài Loan muốn nâng cấp đường băng để đón máy bay vận tải quân sự C-130 nhưng công trình trọng điểm của dự án là xây dựng cầu cảng để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và vật liệu.

Theo tính toán, khi hoàn tất, cầu cảng mới có thể cho phép chiến hạm có trọng tải 2.000 tấn cập thẳng vào đảo.

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép cũng như không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Hàn Quốc bắt đầu chuyến công du tới Mỹ

(Vietnam+)

Posted Image

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ( trái). (Nguồn: KYODO/TTXVN)

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se ngày 6/1 đã bắt đầu chuyến công du ba ngày tới Washington để thảo luận với các quan chức cấp cao nước chủ nhà về vấn đề Triều Tiên, lịch sử và tình hình căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á.

Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Yun Byung-se sẽ có cuộc gặp trong ngày với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry vào ngày 7/1.

Phát biểu trước báo giới ngay sau khi tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các cựu chiến binh Hàn Quốc, Ngoại trưởng Yun cho hay: "Trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Mỹ, tôi sẽ giải thích quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc về vấn đề đền Yasukuni của Nhật Bản."

Theo Ngoại trưởng Yun, các cuộc thảo luận với hai ông Kerry và Hagel cũng sẽ tập trung vào Triều Tiên.

Theo trợ lý của Ngoại trưởng Yun, những vấn đề khác trong chương trình nghị sự sẽ bao gồm cả việc Seoul yêu cầu lùi lại thời điểm chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động thời chiến cũng như việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không ở Biển Hoa Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loạt bài kỷ niệm Hải chiến Hoàng sa trên các báo chính thống Thanh niên, Tuổi Trẻ gần đây

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/588163/40-nam-hai-chien-hoang-sa.html#ad-image-0

và Đài Truyền hình Trung Quốc vừa chiếu cảnh tàu Hải giám Trung Quốc đâm vào tàu của Việt Nam trên Biển Đông ở qui mô lớn năm 2007 ( 6 tàu Việt Nam đấu với 12 tàu Hải Giám Trung Quốc+ 1 tàu nghiên cứu Hải dương TQ ) dù không nói rõ ở đâu cho thấy nhận thức 2 bên đang chuyển biến theo chiều hướng tăng nhiệt.

http://www.youtube.com/watch?v=xzaBjIbQJlI

Đây là clip quay từ tàu TQ, bạn nào có clip trận đấu ủi tàu này được quay từ camera Việt Nam thì post lên nhé

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông tạm lắng, ASEAN-Trung Quốc có thể đạt được COC

(Vietnam+)

Posted Image

Tàu cá Philippines hướng tới bãi cạn Scarborough, nơi xảy ra tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc (Nguồn: AFP)

Tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn giữa lúc các nước tranh chấp đang thương thuyết để đạt được một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc.

Một bản tin của tờ “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng" xuất bản ở Hong Kong (Trung Quốc) ngày 6/1 nói rằng tình hình có thể thay đổi vào giữa năm 2014, khi Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) của Liên hợp quốc bắt đầu quá trình xét xử đơn kiện của Philippines, thách thức tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này.

Theo nguồn tin này, ít nhất 4 buổi họp đã được ấn định vào đầu năm nay giữa Trung Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thương thuyết về COC.

Tờ báo dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quốc tế về các vấn đề Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia, nói rằng nỗ lực của Trung Quốc hối thúc các cuộc thương thuyết để đạt một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý đã gặp sự đoàn kết của các nước ASEAN.

Các nước này sẽ tự kiềm chế để không tác động tới mục tiêu nhắm tới, bởi đang có hy vọng sẽ đạt được COC. Theo ông Oh Ei Sun, một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại trường Quan hệ Quốc tế Rajaratnam ở Singapore, thì Bắc Kinh rốt cuộc đã kết luận rằng COC phù hợp với mục tiêu mà chính họ nhắm tới, đó là gác lại tranh chấp để tập trung cho hợp tác.

Trong khi chờ đợi, Philippines có thời hạn tới ngày 30/3/2014 để đệ trình một biên bản ghi nhớ lên ITLOS đưa ra những lập luận của họ chống tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”.

ITLOS sau đó sẽ gửi một văn kiện yêu cầu Trung Quốc trả lời. Nếu Trung Quốc không trả lời, thì tòa sẽ sớm đưa ra quyết định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay Trung Quốc đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku

(VIETNAM+)

Posted Image

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 7/1, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết một chiếc máy bay công vụ của Trung Quốc đã tiến vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của nước này và bay gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý ở biển Hoa Đông, song trên thực tế chưa xâm phạm không phận của Nhật Bản.

Theo bộ trên, chiếc máy bay cánh quạt Y-12 của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã bay tới vị trí cách không phận của quần đảo Senkaku 140km, buộc Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản cho máy bay chiến đấu cất cánh khẩn cấp.

Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho máy bay chiến đấu cất cánh khẩn cấp để đối phó với máy bay của Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh thiết lập ADIZ bao trùm cả quần đảo Senkaku hôm 23/11/2013.

Số hiệu trên máy bay Trung Quốc cho thấy đây cũng là chiếc máy bay đã xâm phạm không phận Nhật Bản gần quần đảo trên lần đầu tiên hồi tháng 12/2012.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay điều các máy bay chiến đấu đến vùng trời trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông để bảo vệ khi máy bay của chính phủ Trung Quốc xuất hiện tại đây.

Posted Image

Máy bay cánh quạt Y-12 của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Chiếc máy bay cánh quạt Y-12 của Trung Quốc bay vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Nhật Bản, cách quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) do Tokyo kiếm soát 160 km, AFP dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.

Sau khi chiến đấu cơ của Nhật xuất hiện, máy bay Y-12 quay trở lại Trung Quốc và không đi vào không phận tranh chấp, một quan chức quốc phòng Nhật nói, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản thực hiện hành động kể trên từ khi Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ hồi tháng 11 năm ngoái. Vùng phòng không của Trung Quốc bao trùm cả khu vực tranh chấp với Nhật Bản và chồng lấn với Vùng Nhận dạng Phòng không của Nhật Bản, khiến Tokyo phản đối.

Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước tăng cao. Đại sứ của Trung Quốc và Nhật Bản tại Anh gọi nước nước kia là Chúa tể hắc ám Voldemort, một nhân vật phù thủy trong tiểu thuyết nổi tiếng Harry Porter.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm nay có chuyến thăm tới Tây Ban Nha và Pháp, dự kiến ông sẽ thể hiện lập trường của nước mình trong tranh chấp với Trung Quốc.

Tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên lui tới khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa các đảo này hồi tháng 9/2012, và cũng nhiều lần Nhật Bản điều các máy bay chiến đấu đến ngăn chặn các máy bay Trung Quốc.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ đòi tàu cá nước ngoài ra khỏi phần lớn Biển Đông

Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải có sự chấp thuận của giới chức địa phương trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích Biển Đông.

Posted Image

Tàu TQ hoành hành trên biển. Ảnh: chinadefense

Khi tranh chấp tại vùng biển này chưa hề có dấu hiệu lắng dịu, thì động thái mới của Trung Quốc lại càng gây ra sự đối đầu lớn giữa Bắc Kinh với các láng giềng. Được biết lệnh mới có hiệu lực từ 1/1 sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam công bố hồi tháng 11.

Theo đó, mọi tàu cá nước ngoài đi vào khu vực hành chính mới do Hải Nam quản lý - bao trùm khoảng 2/3 diện tích Biển Đông - sẽ phải có sự phê chuẩn từ nhà chức trách Trung Quốc. Các biện pháp mới được đưa ra ngày 29/11 và công bố vào 3/12 trên báo chí, chúng được coi là một phần trong chính sách thực thi luật ngư nghiệp Trung Quốc.

Quy định mới nhấn mạnh, bất kỳ tàu nào vi phạm sẽ phải ra khỏi khu vực, tịch thu phương tiện và đối mặt với số tiền phạt lên tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp, có thể bị tịch thu tàu cá, thuỷ thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc đưa ra tuyên bố pháp lý rõ ràng áp dụng ở vùng biển họ có tranh chấp với một số nước Đông Nam Á. Động thái của Trung Quốc đang đe doạ tự do hàng hải quốc tế khi đòi nỗ lực nắm giữ, kiểm soát vùng biển được cho là giàu nguồn cá, cũng như trữ lượng dầu khí.

Xâm lấn hàng hải

Tháng trước, Trung Quốc đã gây chấn động tại biển Hoa Đông - nơi họ có tranh chấp với Nhật và Hàn Quốc khi tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không. Nhật bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, Lầu Năm Góc điều động hai máy bay ném bom B52. Đầu tháng 12, một tàu tuần dương của Mỹ đã suýt va chạm với tàu hải quân Trung Quốc tại Biển Đông gần đảo Hải Nam.

Tại Manila ngày 17/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định, Mỹ muốn tranh chấp hàng hải trong khu vực được giải quyết một cách hoà bình. “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của ASEAN với Trung Quốc để nhanh chóng đi tới bộ quy tắc ứng xử - coi đó là chìa khoá giải quyết các nguy cơ sự cố, hiểu lầm”, ông nói. “Trong tiến trình đó, chúng tôi nghĩ các bên liên quan cần có trách nhiệm làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình, và tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Về biển Hoa Đông, ông Kerry cho hay, Vùng nhận diện phòng không không nên được thực thi và cảnh báo Trung Quốc “kiềm chế những hành động đơn phương tương tự trong khu vực, nhất là ở Biển Đông”.

Trở lại lệnh gọi là “vùng đánh bắt” với 2/3 diện tích Biển Đông. Theo giới phân tích, đây dường như là một nỗ lực của Trung Quốc để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền hàng hải trong vùng biển. Nó sẽ khiến tranh chấp trở nên căng thẳng hơn.

“Đây là diễn biến quan trọng nhưng không bất ngờ”, cựu quan chức ngoại giao Mỹ John Tkacik nói. Theo ông, quy định mới là một phần chính sách giúp Trung Quốc thắt chặt kiểm soát trong khu vực. Trước đó, Bắc Kinh đã ra yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông bằng cái gọi là “đường 9 đoạn” bất chấp ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

“Bắc Kinh đang đẩy mạnh sự mơ hồ trước đây về tính pháp lý của đường 9 đoạn bằng cách tăng cường “biện pháp cấp tỉnh”, ông nhận định. Tuyên bố Vùng đánh bắt mới có thể còn là cách buộc các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Ban chấp nhận cách xâm lấn hàng hải của Trung Quốc.

Theo ông Tkacik, các quốc gia Đông Nam Á có thể thách thức quy định mới mà Trung Quốc đưa ra thông qua Công ước LHQ về Luật biển. “Trung Quốc rõ ràng đang coi thường Công ước với quy định mới của họ”, ông nói.

Thái An(theo Washingtonfreebeacon)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc đang xem thường Công ước về Luật Biển"

(Vietnam+)

Posted Image

Trung Quốc đã ra lệnh cho tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương trước khi đánh bắt hoặc thăm dò cá tại 2/3 diện tích Biển Đông.(Ảnh minh họa: THX/ TTXVN)

Đánh giá về việc Trung Quốc ra lệnh cho tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương trước khi đánh bắt hoặc thăm dò cá tại 2/3 diện tích Biển Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, các nhà phân tích cho rằng hành động này của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm cho tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn.

Ông John Tkacik, một chuyên gia về Trung Quốc từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nói với đài TNHK: “Đây là một diễn tiến quan trọng, nhưng không phải là bất ngờ.”

Ông nói thêm rằng việc tuyên bố khu vực quản lý mới của tỉnh Hải Nam dường như là một phần chính sách của Trung Quốc nhằm siết chặt dần dần sự kiểm soát của họ trong khu vực.

Theo ông Tkacik, Bắc Kinh đang bước ra khỏi sự mơ hồ trước đây về qui chế pháp lý của “đường chín đoạn” để ban bố “một biện pháp cấp tỉnh” để thăm dò phản ứng của các nước khác.

Ông Tkacik cho biết các nước Đông Nam Á có thể thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển để thách thức vùng cấm đánh cá mới của Trung Quốc.

Ông này nói: “Với thông báo này, Trung Quốc rõ ràng là đang xem thường công ước của Liên hiệp quốc".

Theo quy định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 vốn được chính quyền tỉnh Hải Nam công bố vào cuối tháng 11/2013 này, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài đi vào khu vực quản lý hành chính mới của Hải Nam phải có sự cho phép của giới hữu trách Trung Quốc.

Qui định mới còn nói rằng tàu nào vi phạm sẽ bị xua đuổi, cá tôm bắt được sẽ bị tịch thu và bị phạt với số tiền phạt lên tới 82.600 USD, trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ trên tàu sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay