Lãn Miên

Thông Tin Cập Nhật 02

156 bài viết trong chủ đề này

Chiêu bản đồ hộ chiếu cũng đụng đến Ấn Độ, Đài Loan thì ...kệ nó.

Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ

Ấn Độ và Đài Loan vừa lên tiếng phản đối, tuy mỗi bên ở một góc độ khác, trước hành động của Trung Quốc cho in bản đồ về lãnh thổ và lãnh hải vào hộ chiếu của công dân họ.

Tin từ New Dehli 22/11/2012 cho hay chính phủ Ấn Độ không hài lòng với cách làm của Trung Quốc sau khi có tin chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu có bản đồ ôm trọn Arunachal Pradesh và Aksai Chin, hiện do Ấn Độ làm chủ nhưng Trung Quốc nói là của mình.

Chính quyền Ấn Độ cũng là nước mới nhất có ngay hành động đáp trả.

Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngay lập tức cho biết họ phát hành thị thực có hình bản đồ gồm bang Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin cho công dân Trung Quốc đến xin visa.

Hì! Đúng là ý tưởng tuyệt vời của cô gái Ấn Độ.

Nhưng mà tớ bảo với đằng ấy Tung cooc biết rằng: Phàm một siêu cường - chưa nói đến tham vọng bá chủ - có định hướng đúng trong phát triển quốc gia và dân tộc thì chẳng bao giờ cần thiết làm cái trò tiểu xảo như vậy cả.

Hành vi tiểu xảo của Trung Quốc chứng tỏ họ hoàn toàn bế tắc trong việc đối phó với tương lai phát triển và tồn tại, chưa có một giải pháp nào khả thi để ổn định xã hội và tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Cho nên mới phải chơi thế "Cờ bí dí tốt".

Suy ngẫm đi, nếu đúng như thế thì trả lại Trường Sa và Hoàng Sa với các tranh chấp lãnh thổ khác và long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Thiên Sứ đây tuy tài hèn sẽ chỉnh sửa lại vài chi tiết trong lời tiên tri.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh Mạng đã sai quân vẽ bản đồ Hoàng Sa thế nào?

Châu bản triều Minh Mạng ghi việc triều đình nhiều lần sai phái quân đội ra Hoàng Sa đo đạc và vẽ bản đồ, người hoàn thành nhiệm vụ được ban thưởng, kẻ chậm trễ hay làm không tốt bị phạt.

Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội có lưu nhiều châu bản triều Nguyễn, gồm các thượng dụ, chiếu chỉ, tấu, sớ, là nguồn thông tin chính thống có giá trị về nội dung. Trong đó có một số châu bản thời Minh Mạng nói về các việc liên quan tới Hoàng Sa.

Trong tờ Châu bản số 061, Stt 036, quyển số 043, triều Minh Mạng có ghi chép về sự hoạt động của các thuyền phương tây gặp hoạn nạn trên biển gần đảo Hoàng Sa.

“Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng, Nguyễn Văn Ngữ tâu: Ngày 20 tháng này năm nay, thuyền buôn Pháp ra khơi đi đến Lữ Tống buôn bán. Sự việc đã báo cáo rõ. Ngày 27 thấy Tài phó và thuỷ thủ gồm 11 tên, đi trên 1 chiếc thuyền tam bản vào bản tấn nói rằng: Ngày 21 tháng này thuyền đi qua phía Tây Hoàng Sa, bỗng nước ngấm vào thuyền, ngập sâu hơn 8 thước đã bàn bạc chọn lấy 2 hòm bạc công quỹ, phân chia 2 thuyền tam bản thuận theo chiều gió quay về. Nhưng chủ thuyền Đô Ô Chi đi trên một chiếc tam bản, đi sau, chưa thấy tới. Thần lập tức sai thuyền tuần tiễu của bản tấn, chở nước ngọt ra khơi tìm kiếm. Giờ ngọ gặp Đô Ô Chi Ly và phái viên cùng thuỷ thủ, gồm 15 viên, hiện đã vào cửa tấn. Người và bạc đều được an toàn. Châu phê: "Đã xem".

Tờ Châu bản số 092, Stt 070, quyển 054 triều Minh Mạng ghi việc sai phái quân đội ra Hoàng Sa đo đạc và vẽ bản đồ, nhưng vì chậm trễ nên bị trách tội:

“Chúng thần Hà Tôn Quyền, Hoàng Quýnh ở Nội các phụng thượng dụ: Viên được phái ra Hoàng Sa là Cai đội Phạm Văn Nguyên trở về chậm trễ, vừa qua đã có chỉ giao cho Bộ trị tội. Nhưng đã tra chưa thấy rõ có tình tội riêng. Vả lại lần đó phái đi ra biển, đã hoàn thành công việc lẽ ra được dự thưởng, chỉ có quản viên Phạm Văn Nguyên lúc về lại dám tự ý giữ chức thật là không hợp, trước đây đã có chỉ cách chức giam cùm, nay truyền đánh ngay 80 gậy và gia ân khai phục nguyên chức. Vẽ bản đồ chưa được rõ ràng là các Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện và Nguyễn Văn Hoằng đều đánh 80 gậy chuẩn cho thả tất cả. 2 tên hướng dẫn là Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sinh đều thưởng cho 3 mai tiền bằng bạc hạng nhỏ. Các binh thợ tham gia đều thưởng cho mỗi người 1 quan tiền, rồi cho về đơn vị và cục. Dân phu do tỉnh phái, trừ 2 tên hướng dẫn ra, còn lại đều thưởng cho mỗi người 1 quan tiền”.

Trong tờ Châu bản số 245, stt 161, quyển 057 triều Minh Mạng cũng ghi việc sai phái quân đội đi đo đạc Hoàng Sa.

“Phạm Văn Sênh, thủy thủ Lưu Đức Trị. Bốn tên ấy đã có chỉ phạt gậy. Ngoài ra binh dân trong hàng ngũ phải xông pha đường biển cũng gian lao nên lượng thưởng cấp... Lại phạm binh Trương Viết Soái thuộc Giám Thành trước can tội sơ ý trong khi đôn đốc làm thuốc súng bị trảm giam hậu. Năm ngoái đã từng phái đi Hoàng Sa và thành Gia Định hiệu lực chuộc tội, nay lại phái theo cùng đi đo đạc. Tuy đã qua 11 nơi, vẽ bản đồ chưa chu đáo nhưng qua nhiều lần khổ sai cũng thuộc loại có chút biết xấu hổ mà phấn đấu. Gia ân cho Trương Viết Soái được lập tức phóng thích, vẫn giao cho vệ giám thành làm lính, để sau sẽ tùy việc sai phái chuộc tội trước. Lại phụng xét binh đinh tại hàng ngũ 22 tên, dân phu 31 tên đều gồm lại trình bày rõ ràng. Châu điểm”.

Thần Hà Duy Phiên, Lý Văn Phức vâng Thượng dụ: Trước đã phái xuất Thủy Sư Giám Thành cùng dân binh thuyền bè hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi đảo Hoàng Sa đo đạc nay hiện đã trở về. Trừ những người đi về chậm trễ là các viên do kinh phái thủy sư suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phái hướng dẫn Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, thủy thủ Lưu Đức Trị. Bốn tên ấy đã có chỉ phạt gậy. Ngoài ra binh dân trong hàng ngũ phải xông pha đường biển cũng gian lao nên lượng thưởng cấp... Lại phạm binh Trương Viết Soái thuộc Giám Thành trước can tội sơ ý trong khi đôn đốc làm thuốc súng bị trảm giam hậu. Năm ngoái đã từng phái đi Hoàng Sa và thành Gia Định hiệu lực chuộc tội, nay lại phái theo cùng đi đo đạc. Tuy đã qua 11 nơi, vẽ bản đồ chưa chu đáo nhưng qua nhiều lần khổ sai cũng thuộc loại có chút biết xấu hổ mà phấn đấu. Gia ân cho Trương Viết Soái được lập tức phóng thích, vẫn giao cho vệ giám thành làm lính, để sau sẽ tùy việc sai phái chuộc tội trước. Lại phụng xét binh đinh tại hàng ngũ 22 tên, dân phu 31 tên đều gồm lại trình bày rõ ràng. Châu điểm.

Posted Image

Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn, vẽ khoảng năm 1838, có vẽ Hoàng Sa và Trường Sa Trong tờ Châu bản số 244, stt 160, quyển 057 triều Minh Mạng, Bộ Công tâu:

“Lần này phái đi đảo Hoàng Sa mà công vụ trở về. Vì việc đi về chậm trễ nên viên do Kinh phái là suất đội Thủy sự Phạm Văn Biện, tỉnh phái các hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, thủy thủ Lưu Đức Trị đã vâng minh chỉ phạt gậy rồi. Tất cả binh dân thuyền bè nguyên phái đi nên cho trở về chỗ cũ đơn vị cũ. Bộ thần đã tra xét, năm ngoái được phái đi đảo Hoàng Sa làm công vụ gồm các quản suất, hướng dẫn, khi trở về không có bản đồ đều bị tội. Còn như các binh đinh được thưởng 1 tháng lương bằng tiền, dân phu được thưởng hai quan tiền. Lần này đi làm công vụ trở về trừ những người đã được phân xử là bọn Phạm Văn Biện gồm 4 người, không cần bàn nữa. Ngoài ra binh dân tại hàng ngũ nên chiểu theo lệ xét thưởng. Lại phạm nhân hiệu lực bị giam Trương Viết Soái thuộc giám thành năm ngoái từng phái đi Hoàng Sa hiệu lực, nhân không có bản đồ đệ về, kính vâng minh chỉ chuẩn y nguyên án trảm giam hậu. Lần này tên đó nên định đoạt thế nào kính cẩn trình bày rõ đợi chỉ. Châu điểm”.

Trong tờ Châu bản số 021, stt 013, quyển 068 triều Minh Mạng, Bộ Công tâu:

“Vâng xét việc cử đi Hoàng Sa, Bộ thần đã bàn xin hạ tuần tháng 3 ra khơi, tới nơi đo đạc xung quanh xong đến hạ tuần tháng 6 thì quay trở về. Vâng được phê chuẩn ngay tại văn bản. Chúng thần đã sao lục ngay cho các tỉnh Bình Định , Quảng Ngãi thi hành và chọn cử thị vệ ở các Bộ đi Khâm thiên giám cùng binh thuyền Thuỷ sư ra đi rồi. Sau đó theo phái viên trình rõ: Từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 4 liên tiếp có gió đông, chưa tiện ra khơi xin đợi đến hôm nào gió Nam thuận tiện, thuyền này ra khơi sẽ tiếp tục báo. Chúng thần vâng xét, thuyền này đến hạ tuần tháng 4 mà vẫn chưa đi là đã quá hạn, vậy dám xin tâu trình rõ. Châu điểm”.

Nguyễn Lê Thảo – Nguyễn Huy Khuyến

Theo Bee

Share this post


Link to post
Share on other sites

44 tướng quân đội Đài Loan làm gián điệp cho Trung Quốc

Thứ tư 02/01/2013 13:00

(GDVN) - 8 Thượng tướng 3 sao, 18 Trung tướng, 16 Thiếu tướng, 25 Thượng tá, 14 Trung tá, 4 Thiếu tá tham gia đường dây gián điệp của Bắc Kinh.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 1/1 dẫn nguồn tin tờ Apple Đài Loan cho hay, vụ Thiếu tướng La Hiền Triết, cựu Cục trưởng Thông tin bộ tư lệnh lục quân Đài Loan bị xử tù chung thân hồi năm ngoái do làm gián điệp cho Trung Quốc tưởng đã êm xuôi, nhưng gần đây lại lộ ra một bản danh sách 87 sĩ quan quân đội Đài Loan được cho là tham gia đường dây làm gián điệp cho Trung Quốc.

Posted Image

La Hiền Triết, lon Thiếu tướng bị xử tù chung thân vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc

Đặc biệt trong số sĩ quan bị phát hiện làm gián điệp cho Trung Quốc bị phanh phui lần này có cả 2 viên quan chức cấp cao gồm Hoắc Thủ Nghiệp, Thượng tướng cấp 1 (4 sao, tương đương cấp Đại tướng) cựu Tổng tham mưu trưởng và Lâm Trấn Di, Tổng tham mưu trưởng sắp mãn nhiệm, lon Thượng tướng 4 sao.

Posted Image

Hoắc Thủ Nghiệp, cựu Tổng tham mưu trưởng Đài Loan đã nghỉ hưu, lon Thượng tướng 4 sao và vợ

Trước đó, giới chức Đài Loan ra thông báo, bắt đầu từ ngày 1/1/2013 sẽ bắt đầu điều chỉnh cơ cấu nhân sự Bộ Quốc phòng Đài Loan theo hướng tinh giản, trong đó hạ cấp quân hàm của ghế Tổng tham mưu trưởng từ Thượng tướng 4 sao xuống Thượng tướng 3 sao, vì vậy Lâm Trấn Di được cho là sắp nghỉ hưu và quân đội Đài Loan đang chuẩn bị nhân sự thay thế.

Posted Image

Lâm Chấn Di, lon Thượng tướng 4 sao, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan từ 2/2/2009 và chuẩn bị nghỉ do vượt trần quân hàm

Theo danh sách của tờ Apple Đài Loan tiết lộ, trong số 87 sĩ quan làm gián điệp cho Trung Quốc, ngoài 2 viên quan chức cấp cao nói trên còn có 8 Thượng tướng 3 sao, 18 Trung tướng, 16 Thiếu tướng, 25 Thượng tá, 14 Trung tá, 4 Thiếu tá tham gia đường dây gián điệp của Bắc Kinh.

Trình Nhân Hoằng, một quan chức thuộc Ủy ban Giám sát Đài Loan nhận định, đây là vụ trọng án gián điệp lớn nhất, số lượng nhiều nhất, chức vụ cao nhất trong lịch sử.

Posted Image

Trình Nhân Hoằng: Đây là vụ án gián điệp lớn nhất trong lịch sử

Trong số quan chức, tướng tá Đài Loan bị phát hiện lần này có 4 người bị coi phạm tội nghiêm trọng nhất, gồm Kim Nãi Kiệt, lon Trung tướng, cựu Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu, Hác Bảo Tài, Phó cục trưởng Cục Tình báo, Triệu Thế Chương và Dương Thiên Tiếu, lon Thượng tướng, cựu Tư lệnh Lục quân Đài Loan.

Trình Nhân Hoằng và Triệu Xương Bình, 2 quan chức thuộc Ủy ban Giám sát Đài Loan phụ trách vụ trọng án này cho biết, do tính chất vụ án gián điệp đặc biệt nghiêm trọng, liên quan tới "bí mật quốc gia" nên không thể cung cấp các thông tin chi tiết cho báo chí.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)

============================

Bởi vậy! Đừng bày đặt cà chớn trên Biển Đông của Việt Nam nữa. Không thì b tống cổ ra khỏi chiếu bạc là vừa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan đau đầu cải tổ ngành Tình báo quân sự

Thứ sáu 04/01/2013 07:14

(GDVN) - Phòng Tình báo quân sự trước đây chủ yếu phụ trách nhiệm vụ thành lập đường dây điệp viên khai thác các thông tin tình báo quân sự tại Trung Quốc

Posted Image

Thang Gia Khôn, Trưởng phòng Tình báo quân sự Đài Loan thắp hương cho các điệp viên "hi sinh"

Viện Lập pháp Đài Loan đang họp bàn việc cắt Phòng Tình báo quân sự thuộc biên chế Cục An ninh quốc gia sang biên chế Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội trong khi các đơn vị tình báo trinh sát - kỹ thuật sẽ được biên chế về Phòng Phát triển điện tín Bộ Tổng tham mưu.

Với phương án tổ chức mới, số lượng sĩ quan chỉ huy Phòng Tình báo quân sự sẽ bị cắt giảm từ 11 tướng chỉ huy hiện nay xuống còn 5 đến 6 sĩ quan cấp tướng. Tuy nhiên về mặt nghiệp vụ, Cục An ninh quốc gia Đài Loan vẫn đang muốn tiếp tục tham gia điều phối, đây là một vấn đề gây tranh cãi tại Viện Lập pháp Đài Loan.

"Cuộc chiến" giành quyền chỉ huy Phòng tình báo quân sự giữa Bộ Quốc phòng và Cục An ninh quốc gia Đài Loan đã diễn ra dai dẳng trong nhiều năm, ngay cả chuyện bổ nhiệm nhân sự Trưởng phòng Tình báo quân sự cũng trở thành đề tài tranh cãi giữa 2 cơ quan này.

Lực lượng tình báo trinh sát - kỹ thuật thuộc Phòng tình báo quân sự trước đây chuyên thực hiện các điệp vụ đặt máy nghe trộm những nhân vật quan trọng ở Trung Quốc đại lục, tuy nhiên từ khi lên nắm quyền năm 2008, Mã Anh Cửu đã quyết định "không sử dụng các thủ đoạn nghe trộm phi pháp" trong nghiệp vụ tình báo.

Posted Image

Lâm Giới Sơn, một trong 36 thương gia Đài Loan được Phòng Tình báo quân sự biệt phái sang Trung Quốc nhưng đã bị an ninh, phản gián Bắc Kinh tóm gọn

Trong thời điểm cải tổ hệ thống cơ cấu tổ chức Bộ Quốc phòng, khi nghe tin Phòng Tình báo quân sự sẽ được chuyển từ Cục An ninh quốc gia sang Bộ Quốc phòng, Lý Thiên Vũ, một sĩ quan tình báo thuộc biên chế cơ quan này với lon Trung úy đã bỏ trốn ngày 28/12, đến ngày 1/1/2013 thì sĩ quan này bị bắt.

Phòng Tình báo quân sự trước đây chủ yếu phụ trách nhiệm vụ thành lập đường dây điệp viên khai thác các thông tin tình báo quân sự tại Trung Quốc. Năm 2003, dàn điệp viên mà cơ quan này tuyển dụng từ các thương gia Đài Loan làm ăn tại Trung Quốc đại lục bị lực lượng phản gián Trung Quốc tóm gọn và phạt tù.

Năm 2007, 2 "điệp viên" Trịnh Sí Viễn và Tống Hiếu Khiêm sau khi ra tù đã trở về Đài Loan, kéo đến cổng trụ sở Bộ Quốc phòng Đài Loan yêu cầu cơ quan này luận tội một "kẻ phản quốc" trong Phòng Tình báo quân sự đã tiết lộ bí mật, bán đứng điệp viên khiến một dây 36 điệp viên - thương gia Đài Loan bị an ninh, phản gián Trung Quốc tóm gọn.

Posted Image

Trình Sí Viễn (trái) và Tống Hiếu Khiêm (phải) sau khi ra tù đã đến biểu tình trước cổng trụ sở Bộ Quốc phòng yêu cầu xét xử "kẻ phản quốc" đã bán đứng thông tin 36 điệp viên Đài Loan cho an ninh Trung Quốc

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cuộc chiến tranh giành quyền chỉ huy, kiểm soát Phòng Tình báo quân sự vẫn chưa ngã ngũ, Cục An ninh quốc gia Đài Loan vẫn tiếp tục đòi được chỉ huy nghiệp vụ đối với cơ quan này và sẽ "nhường" cho Bộ Quốc phòng phụ trách phần nhân sự.

Về mặt nghiệp vụ, một sĩ quan tình báo Đài Loan tiết lộ với tờ Singtao, sau khi chuyển biên chế về Bộ Quốc phòng, Phòng Tình báo quân sự Đài Loan sẽ không phái điệp viên sang Trung Quốc nữa mà sẽ chủ yếu thu thấp tin tức tình báo qua nguồn tin công khai.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: Chinatimes)

=============================

Trước đây, Trung Hoa Lục địa còn nghèo, mà mạng lưới tình báo đã đông như rệp. Huống chi bây giờ trở thành cường quốc thứ II trên thế giới thì sự hoạt động sẽ phát triển như thế nào. Cái đảo Đài Loan bé tý mà tướng tá đến Tổng Tham Mưu trưởng còn làm điệp viên cho Trung Quốc thì thôi, về mà lo giữ nhà đi. Đừng bày đặt múa may ở biển Đông nữa.

Có lần ngay cả tổng thống Peru cũng bị coi là tình báo Nhật và phải trốn sang Nhật để ...tỵ nạn. Không biết bao giđến lượt Đài Loan đây?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mã Anh Cửu "hùa theo" Trung Quốc khuấy căng thẳng Biển Đông, Hoa Đông

Chủ nhật 13/01/2013 07:36

(GDVN) - Trong xử lý tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Tô Trinh Xương, Mã Anh Cửu đã "hợp tác với Trung Quốc và vấn đề này tạo ra những căng thẳng và bất ổn"

Tờ Taipei Times ngày 13/1 đăng bài phỏng vấn Tô Trinh Xương - Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan (DPP) đối lập cho rằng Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền và Mã Anh Cửu hiện nay đang hùa theo Trung Quốc trong chính sách biển đảo làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Posted Image

Mã Anh Cửu, Chủ tịch Quốc dân đảng cầm quyền (KMT) và là người đứng đầu đảo Đài Loan

"Washington cho rằng Mã Anh Cửu sẽ thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ổn định cho tới khi tranh chấp nhóm đảo Điếu Ngư Đài (Senkaku/Điếu Ngư) diễn ra, khi Mỹ nhận ra rằng đã có một sự thay đổi lớn trong sự cân bằng của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan", ông Xương nói với tờ Taipei Times.

Trong 8 năm cầm quyền trước đó DPP cũng tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư Đài (tên gọi phía Đài Loan đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư), nhưng không hề có xung đột với Nhật Bản. DPP luôn kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng chính quyền của Mã Anh Cửu và KMT lại kéo vòi rồng ra bắn vào tàu Cảnh sát biển Nhật Bản hồi năm ngoái.

Những động thái của giới cầm quyền Đài Loan trên Biển Đông (Đài Loan gọi là biển Nam Hải) theo Tô Trinh Xương, cũng đã tạo ra những căng thẳng "không cần thiết" với các quốc gia trong khu vực.

"Đài Loan đã có quân đồn trú trên đảo Thái Bình (tên gọi đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp - PV) và tuyên bố chủ quyền đối với khu vực, nhưng nó (chính quyền Đài Loan thời DPP - PV) cũng tôn trọng trật tự trên biển Nam Hải (Biển Đông), trong đó nhấn mạnh biện pháp giải quyết tranh chấp là đàm phán hòa bình chứ không phải "những hành động khiêu khích".

Posted Image

Tô Trinh Xương, Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) đối lập tại Đài Loan

Tô Trinh Xương đưa ra một ví dụ về "những hành động khiêu khích" của chính quyền Mã Anh Cửu trên Biển Đông là việc giới chức Đài Loan cho tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật (phi pháp - PV) trên đảo Ba Bình, Trường Sa hồi năm ngoái.

"Điều này (hành động của chính quyền KMT và Mã Anh Cửu trên Biển Đông, Hoa Đông - PV) chỉ có Trung Quốc hài lòng nhưng lại gây ra căng thẳng với các bên tranh chấp khác. DPP không bao giờ rút lại tuyên bố chủ quyền của mình, nhưng DPP cũng không gây xung đột với các bên", Tô Trinh Xương nhấn mạnh.

Trong xử lý tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Tô Trinh Xương, Mã Anh Cửu đã "hợp tác với Trung Quốc và vấn đề này tạo ra những căng thẳng và bất ổn". Quan điểm của DPP là không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy (Nguồn: Taipei Times)

===========================

Một chính phủ mà gián điệp cái cắm đến mức độ như vậy ở cấp cao nhất trong quân đội, mà vẫn không phát hiện được thì ở trong chính phủ, sự phát hiện khó hơn nhiều. Bởi vậy, người Đài Loan rất dễ bị Trung Quốc xỏ mũi. Đây chính là nguyên nhân sâu xa để cô gái Đài Loan bị đuổi khỏi chiếu bạc và không có cả "cái khố mà mang".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan sẽ tiến hành 62 cuộc tập trận trong năm 2013

16/01/2013 12:30

(TNO) Đài Loan vào hôm 15.1 thông báo sẽ tổ chức 62 cuộc tập trận trong năm nay nhằm củng cố năng lực phòng thủ trước mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc.

Posted Image

Một cuộc tập trận của Đài Loan - Ảnh: AFP

Cuộc tập trận thường niên lớn nhất mang tên Hán Quang sẽ được tổ chức thành hai giai đoạn trong năm nay, theo tờ China Post. Đây là cuộc tập trận nhằm kiểm tra năng lực phòng thủ của Đài Loan trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc.

Người phát ngôn của Cơ quan Phòng vệ Đài Loan La Thiệu Hòa cho biết, giai đoạn tập trận bắn đạn thật Hán Quang sẽ diễn ra vào tháng 4 và cuộc tập trận giả lập máy tính sẽ diễn ra vào tháng 7.

Thiếu tướng Lý Triệu Minh thuộc Lực lượng Phòng vệ Đài Loan thông báo có ba cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ được tiến hành bởi các quân đoàn số 6, số 8 và số 10, với sự tham gia của tên lửa đất đối không, không đối không và không đối đất, theo tờ Taipei Times.

Lực lượng biệt kích sẽ huấn luyện trên địa hình đồi núi vào tháng 3 và tháng 11. Các cuộc tập trận chống tàu ngầm và ngư lôi sẽ được tổ chức một lần trong năm nay. Một cuộc diễn tập nhảy dù và không vận cũng sẽ được tổ chức.

Theo ông La Thiệu Hòa, Đài Loan không có kế hoạch tập trận tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư trong năm nay song có các kế hoạch dự phòng toàn diện để đối phó với bất kỳ kịch bản nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo với Trung Quốc và Nhật.

Sơn Duân

======================

vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo với Trung Quốc và Nhật.

Nếu đã được coi là "chỉ một nước Trung Hoa" thì làm gì có chuyện tranh chấp chủ quyền quần đảo với Trung Quốc? Mà chỉ là vấn đề gọi tên quốc hiệu là gì thôi!

Bởi vậy! Thiếu tính chính danh thì thành một lũ ngọng cả.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trung Quốc chỉ trích Mỹ "phản bội" khi đứng về phía Nhật Bản

Trung Quốc đã không ngần ngại gọi Mỹ là “kẻ phản bội” sau khi Washington có những tuyên bố thể hiện rõ sự ủng hộ đối với Nhật Bản trong vấn đề quản lý quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc họp báo chung ở Washington DC ngày 18/1/2013.

Trong bài xã luận đăng trên Tân Hoa Xã ngày hôm qua, Bắc Kinh tuyên bố những cảnh báo ngầm của Mỹ liên quan đến quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với Senkaku/Điếu Ngư là “sự bội tín”.

“Những lời cảnh báo ngầm của Mỹ rằng Bắc Kinh không được thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp đã khuyến khích chính phủ thiên hữu nguy hiểm ở Tokyo và phản bội lại cam kết giữ lập trường trung lập của Oasinhtơn về vấn đề này”, bài xã luận viết.

Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Washington công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vì vậy quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ.

“Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm là suy yếu hay phá hoại quyền quản lý của Nhật Bản với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói dù không đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh.

Bà cũng hối thúc Trung – Nhật giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ hiện nay.

“Chúng tôi muốn nhìn thấy Trung Quốc và Nhật Bản giải quyết bất đồng một cách hòa bình thông qua đối thoại. Chúng tôi không muốn nhìn thấy bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng hoặc dẫn tới sự hiểu lầm có thể gây phương hại cho hòa bình, an ninh và tăng trưởng kinh tế trong khu vực”, bà Clinton nói.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã lập tức bác bỏ tuyên bố ủng hộ Nhật Bản của bà Clinton, đồng thời cảnh báo nguy cơ suy giảm lòng tin đối với Mỹ.

“Sự quay ngoắt lập trường của Washington đang tạo ra hoài nghi về mức độ đáng tin cậy (của Mỹ-PV) với tư cách là một cường quốc có trách nhiệm trong khu vực”, bài xã luận viết.

“Washington đã không khôn ngoan khi bày tỏ ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp đảo với Bắc Kinh và hành động thiếu công bằng này đã phản bội các tuyên bố trước đây là giữ lập trường trung lập", bài báo viết thêm.

Trung Quốc thường xuyên chỉ trích lập trường của Mỹ trong việc ủng hộ Nhật Bản và một vài quốc gia khác trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh. Vì vậy, Bắc Kinh đã lựa chọn giải giáp liên tục điều tàu hải giám đến các khu vực quần đảo tranh chấp cả ở Hoa Đông và Biển Đông để vừa phủ nhận quyền quản lý của các nước, vừa từng bước lấn lướt chủ quyền đối với các quần đảo này.

Đơn cử vào sáng qua, Trung Quốc đã cử 3 tàu hải giám tiến vào vùng lãnh hải gần Điếu Ngư/Senkaku vào lúc 9h00 theo giờ địa phương và các tàu này chỉ rời đi vào 13h50 chiều cùng ngày, cho dù tàu của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) liên tục phát hiệu lệnh cảnh báo.

Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kanji Yamanouchi đã lập tức phản đối hành động của tàu hải giám Trung Quốc trong cuộc điện đàm chiều cùng ngày với Tham tán công sứ Guo Yan của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Đáp lại, ông Guo Yan cho biết sẽ chuyển lại thông điệp của phía Nhật Bản cho chính phủ Trung Quốc.

Đức Vũ

Theo AFP

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Mỹ không hề trung lập trong vấn đề đảo Senkaku, sẵn sàng bảo vệ Nhật"

Thứ sáu 15/02/2013 09:08

(GDVN) - Mỹ hoàn toàn không trung lập trung vấn đề đảo Senkaku, vì Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ an ninh Nhật Bản, thậm chí Mỹ chống lại lập trường TQ trong các vấn đề khu vực khác.

Posted Image

Randy Schriver, cựu phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ

Tờ “Hoàn Cầu” vừa dẫn lời cứu phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Randy Schriver ngày 8/2 thừa nhận, Mỹ tuy không lựa chọn đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền đảo Senkaku, nhưng hoàn toàn không trung lập trong vấn đề này. Qua đó, ông khuyên Đài Loan không nên gây thêm phiền phức trong vấn đề đảo Senkaku, nếu không Mỹ sẽ không hài lòng.

Cùng ngày, tại diễn đàn quan hệ Mỹ-Đài do Quỹ Truyền thống (Heritage Foundation) Mỹ và Hội liên hiệp hữu nghị đồng hương Đài Loan ở Mỹ (Taiwan Benevolent Association of America, TBAA) tổ chức, khi nói về vấn đề biển Hoa Đông, ông Randy Schriver nói, ông hy vọng Đài Loan phát huy vai trò tích cực hơn, mang tính xây dựng hơn, ít nhất Đài Loan không nên trở thành vấn đề hoặc trở ngại của các giải pháp mang tính xây dựng.

Ông Schriver còn nói về 3 phương diện để Đài Loan phát huy vai trò mang tính xây dựng là:

Đài Loan cần tránh thể hiện bất cứ sự hợp tác nào với Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku. Ông nói, tuy Mỹ không lựa chọn bên nào trong vấn đề đảo Senkaku, nhưng Mỹ hoàn toàn không trung lập, bởi vì Mỹ là đồng minh của Nhật Bản, có nghĩa vụ thực hiện Hiệp ước, Điều 5 của Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật thích hợp với đảo Senkaku.

Posted Image

Tàu công vụ Nhật Bản dùng vòi rồng xua đuổi tàu Đài Loan ở vùng biển đảo Senkaku

Đây là quan điểm rất rõ ràng của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Armitage khi đến Tokyo và Bắc Kinh gần đây; hơn nữa tính toán về lợi ích chiến lược lâu dài, Mỹ cũng không muốn để chủ quyền đảo Senkaku và các khu vực xung quanh thuộc về tay Trung Quốc, vì vậy Đài Loan không nên hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề này, nếu không Mỹ sẽ không thích.

Đài Loan phải tích cực hợp tác với Tokyo, cố gắng cải thiện quan hệ Đài-Nhật. Ông cho biết, biết Đài Loan rất khó xử khi bị kẹt ở giữa Trung Quốc, một đối tác kinh tế lớn nhất với đồng minh Mỹ-Nhật, một đối tác an ninh lớn nhất, nhưng nếu Đài Loan có bất cứ hành động nào làm nảy sinh vấn đề với Nhật Bản, thì sẽ nảy sinh vấn đề với Mỹ, gây tổn hại cho quan hệ Mỹ-Đài.

Đài Loan cần tránh tham gia vào môi trường đã không xác định và bất ổn. Ông cho rằng, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật đã rất nguy hiểm, nếu Đài Loan tham gia, sẽ tăng thêm phiền phức cho môi trường không xác định, quan điểm của Mỹ đối với Đài Loan sẽ rất tiêu cực.

Dean Cheng, nhà nghiên cứu Quỹ Truyền thống Mỹ và Stephen Yates, phó cố vấn an ninh quốc gia của cựu Phó Tổng thống Cheney khi tham dự diễn đàn cũng đều nhấn mạnh rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang mở rộng, làm cho Đài Loan càng không an toàn hơn, đồng thời bày tỏ lập trường ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku.

Posted Image

Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự gây sức ép ngày càng tăng đối với an ninh khu vực.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Việt Dũng

===================

Biết ngay mà! Mấy em Đài Loan mà dây vào việc này thì giăng i ti sớm. Cái này nói rồi.

Còn Biển Đông nữa. Mấy em về Đài Loan bán trầu đi. Khi nào rảnh anh qua, mua trầu ủng h! Thấy em nhỏ xíu anh thương mà cứ bày đặt ra cái điều tỏ vẻ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan khẳng định không muốn bắt tay với Trung Quốc ngoài Biển Đông

Thứ tư 20/02/2013 19:04

(GDVN) - Hạ Quý Xương cho biết, chính quyền Mã Anh Cửu sẽ không xem xét hợp tác hai bờ eo biển trong vấn đề Biển Nam Hải (tức Biển Đông - PV).

Posted Image

Hạ Quý Xương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan

Website Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 20/2 dẫn lời người phát ngôn cơ quan này, Hạ Quý Xương cho biết, chính quyền Mã Anh Cửu sẽ không xem xét hợp tác hai bờ eo biển trong vấn đề Biển Nam Hải (tức Biển Đông - PV).

Hạ Quý Xương đồng thời khẳng định về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) đối với Biển Đông cũng như 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), đồng thời kêu gọi hợp tác với các bên tranh chấp để khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực này, nhưng với điều kiện "tôn trọng chủ quyền" của Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Đài Loan một lần nữa nhắc lại 3 lý do không thể "liên thủ" với Trung Quốc ngoài Biển Hoa Đông và Senkaku mà nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu đã đề cập trước đó, nếu Trung Quốc không công nhận Hiệp ước Trung - Nhật hay còn gọi là Hiệp ước Đài Bắc được Tưởng Giới Thạch ký với người Nhật năm 1952 thì "đừng mơ" hợp tác.

Bắc Kinh đang tỏ ra lo ngại khi Đài Loan và Nhật Bản đang xúc tiến các cuộc đàm phán song phương về vùng đánh cá chung của hai bên trên Biển Hoa Đông ở khu vực Senkaku mà Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài trong khi Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư.

Hồng Thủy (Nguồn: Taiwan Today)

===========================

Tốt! Cái này anh nói lâu rùi! Bây giờ em mới nhõng nhẽo phát biểu ý kiến. Kể cũng hơi muộn. Nhưng thấy cô em tội nghiệp nên anh bỏ qua. Bây giờ em gái đáng thương hãy ủng hộ dư luận Hoa Kỳ đã xác định Hoàng Sa Trường sa là của Việt Nam, tôn trong lịch sử và thực tế mà trao trả lại đảo Ba Bình mà các em đang trú ngụ, Anh sẽ dành cho em một lời tiên tri cực kỳ hữu nghị cho tương lai. Còn không thì mọi chuyện sẽ đi theo một chiều hướng khác không mấy tốt đẹp trong trận tả phí lù của "Canh bạc cuối cùng"!

===========================

Đây là topic thời sự chuyên đề về Đài Loan và Biển Đông. Anh chị em đưa bài lưu ý, không thì lạc đề!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ kiện "đường lưỡi bò" bước vào thời điểm quan trọng

Tờ Philstar dẫn lời Ngoại trưởng Rosario cho hay vụ Manila kiện "đường lưỡi bò" phi pháp và những hành động leo thang của Trung Quốc đang bước vào "thời điểm quan trọng".

Posted Image

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario: Vụ kiện "đường lưỡi bò" đang bước vào "thời điểm quan trọng".

Ca ngợi “hành động vị tha và yêu nước”

Thông báo trên được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đưa ra trong lá thư khen ngợi chuỗi nhà sách National Book Store cũng như các cơ quan, trường học đã kịp thời loại bỏ các quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất đã ngấm ngầm đưa đường "lưỡi bò" phi pháp vào hòng đầu độc thế hệ trẻ Philippines.

Trong thư, cả Ngoại trưởng và Tổng thống Philippines đều gọi đây là "hành động vị tha và yêu nước", Tổng thống Aquino và Ngoại trưởng Rosario "lấy làm tự hào về điều này" khi chuỗi nhà sách lớn nhất Phiippines đã chấp nhận bỏ qua lợi ích kinh tế để cùng với chính phủ đấu tranh bác bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.

Theo Ngoại trưởng Rosario, hành động của National Book Store vô cùng có ý nghĩa khi vụ Philippines kiện đường "lưỡi bò" phi pháp và những hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc ngoài Biển Đông đang bước vào thời điểm quan trọng.

Điều này, theo ông Rosario, có tác dụng truyền cảm hứng cho người dân Philippines có những hành động thiết thực để ủng hộ chính phủ trong vụ kiện Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển nhằm tìm kiếm "một giải pháp hòa bình và lâu dài để giải quyết các tranh chấp trên Biển Tây Philippines (Biển Đông)".

Ngoại trưởng Philippines một lần nữa nhắc lại, đường lưỡi bò, hay còn gọi là đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra hòng độc chiếm Biển Đông là vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (1982) mà chính Trung Quốc đã ký kết tham gia.

Manila hy vọng Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển sẽ chỉ đạo Trung Quốc tôn trọng "chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, vùng tiếp giáp lãnh hải ở Biển Tây Philippines (Biển Đông)".

Rosario nói thêm rằng, vụ kiện đường "lưỡi bò" phi pháp và các hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể sẽ kéo dài trong 3 đến 4 năm.

Trung Quốc chính thức né tránh vụ kiện

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục né tránh vụ kiện. Tùy viên chính trị đại sứ quán Trung Quốc tại Manila tiếp tục khẳng định, tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bởi các bên liên quan thông qua thương lượng.

Tân Hoa Xã ngày 19/2 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã có một cuộc hội đàm với các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines trong cùng ngày và sau đó phía Trung Quốc mới đưa ra bản tuyên bố bác bỏ vụ kiện.

Những gì phía Philippines đưa ra “không chỉ vi phạm tình đồng thuận được nêu trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm", ông Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Ngoài ra, Hồng Lỗi còn nhấn mạnh rằng Trung Quốc hy vọng Philippines sẽ tôn trong cam kết của mình bằng cách không tiến hành bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp thêm vấn đề, tích cực đáp ứng đề nghị của Bắc Kinh về việc thiếp lập các cơ chế đối thoại song phương về tranh chấp lãnh hải và giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán song phương.

Theo GDVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Biển Đông: Chỉ một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi chiến tranh

Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông dường như đang tiến triển ngày càng nguy hiểm và chỉ cần một lỗi ngu xuẩn cũng có thể châm ngòi cho chiến tranh -tạp chí Chính trị Mỹ cảnh báo.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông.

Phillippines, Việt Nam, Đài Loan và một số quốc gia khác đang phản ứng dữ dội với những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc, điều mà nhiều nhà phân tích cho rằng “chỉ cần một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh”. Bằng chứng là tân Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội nước này “chuẩn bị chiến tranh”.

Trong khi cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn và ngày càng tồi tệ hơn thì Hoa Kỳ lại im hơi lặng tiếng. Và chính điều này đang khiến cho Bắc Kinh ngày càng ít lo ngại về Mỹ.

Ông Ruan Zongze, Viện phó Viện nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói: “Theo viễn cảnh của Trung Quốc, năm 2013 có nhiều điểm tương đồng với năm 1913. Một thế kỉ trước đã đánh dấu sự trỗi dậy của phương Tây. Nhưng hôm nay thì ngược lại. Tiền, sức mạnh và tầm ảnh hưởng đang chuyển dần từ Mỹ, phương Tây sang Châu Á”.

Ông Ruan, giống với nhiều người Trung Quốc khác cho rằng việc Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm sang Châu Á đang khuấy đảo tình hình khu vực. Nhưng trên thực tế, sự bành trướng hung hăng của Trung Quốc bắt đầu khuấy đảo tình hình thậm chí trước khi Mỹ có tuyên bố này.

Ông Xia Yeliang, một giáo sư kinh tế học tai Đại học Bắc Kinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, vài năm trước, quân đội Trung Quốc đã được củng cố liên tục và muốn bắt đầu xung đột quân sự với Nhật Bản, đối thủ lâu năm của Trung Quốc nhằm giành thế ảnh hưởng quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, Chủ tịch nước khi đó là Hồ Cẩm Đào vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện điều này.

Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế xã hội của Trung Quốc tiếp tục xấu đi, ông Xia và những người khác cho biết, vào mùa xuân năm 2009, một cơ hội tái thiết ảnh hưởng quân sự đã xuất hiện, trong khi cơ hội này cũng đưa Trung Quốc vào một cuộc xung đột ngoại giao. Đó là khi hầu hết các quốc gia trên thế giới phải đệ trình giấy tờ lên Liên Hợp Quốc, nêu rõ quyền thực thi pháp lý ngoài khơi như một phần của Công ước về Luật Biển.

Trước đó, vào năm 1946, khi phương Tây hối thúc Trung Quốc làm rõ vị trí lãnh thổ của mình trên biển, nước Cộng hòa Trung Quốc đã đưa ra tấm bản đồ chính thức trong đó tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông. Khi đó, ít người quan tâm đến vấn đề này bởi chỉ vài năm sau, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh bại Quốc Dân Đảng và nắm quyền kiểm soát đất nước.

Nhưng đến năm 2009, khi đến hạn các quốc gia trình Liên Hợp Quốc tài liệu chủ quyền biển thì chính phủ Trung Quốc chính thức gửi tấm bản đồ năm 1946. Kể từ đó, nước này liên tục khẳng định hầu hết Biển Đông và các vùng nước lân cận là “một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc”.

Do đó, việc Trung Quốc cho rằng sự hiện diện ở Mỹ ở khu vực đang khiến tình hình phức tạp thêm là không đúng. Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục nhắc lại rằng Mỹ không đứng về bất cứ phe nào trong cuộc tranh chấp này.

Đến thăm khu vực vào mùa thu năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các quốc gia Châu Á xây dựng quy tắc ứng xử cho các quốc gia giáp Biển Đông và nói thêm: “Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”.

“Trung Quốc không muốn Mỹ can thiệp dưới bất cứ hình thức nào”, ông Jose Cuisia Jr., Đại sứ Phillippines tại Mỹ cho biết trong cuộc hội thảo ở Đại học Stanford.

Posted Image

Biển Đông yên bình đang dậy sóng. Ảnh: Politica

Trung Quốc bị xa lánh

Tranh chấp lãnh thổ đã khiến Trung Quốc ngày càng bị các nước láng giềng xa lánh. Ông Yann-huei Song, thuộc Viện nghiên cứu Mỹ và Châu Âu ở Taipei, Đài Loan cho biết: “Trung Quốc không còn bạn trong khu vực nữa, ngoại trừ Campuchia”.

Trung Quốc đã và đang đổ khá nhiều tiền vào Campuchia, nhiều hơn tổng số tiền tài trợ của tất cả các quốc gia khác cho nước này (khoảng 8 tỉ USD trong vài năm qua). Về cơ bản, Trung Quốc đã 'mua' được lòng trung thành của Campuchia, điều này đã được chứng minh là khá hữu ích cho Bắc Kinh.

Trong khi đó, Lào dường như cũng là một đồng minh của Trung Quốc nhưng là đồng minh “nước đôi”. CHDCND Triều Tiên, một nước phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng cũng có những mối bất hòa “ngầm” với Trung Quốc. Còn lại, tất cả các quốc gia khác trong khu vực đều nổi giận trước những tuyên bố bành trướng của Trung Quốc.

Năm ngoái, Campuchia là nước chủ trì hội nghị Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hai cuộc họp ASEAN được tổ chức tại Phnom Penh và Thủ tướng Hun Sen là chủ tịch hội nghị.

Ấn tượng đầu tiên của các đại biểu ASEAN khi đi từ sân bay đến Phnom Penh đó là những tấm biển ca ngợi Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dọc đường quốc lộ cũng như hàng trăm lá cờ nhỏ Trung Quốc treo khắp mọi nơi.

Trước khi hội nghị diễn ra, ông Hồ Cẩm Đào đã tới thăm ông Hun Sen. Tuy nhiên, nội dung cuộc thảo luận giữa họ không được tiết lộ. Tất cả các dự đoán đều tập trung vào mối quan tâm của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông trong hội nghị diễn ra lần này.

Khi cuộc họp thứ nhất kết thúc, lần đầu tiên trong 45 năm lịch sử, ASEAN không đưa ra tuyên bố nào.

Đến tháng 11-2012, tại phiên họp cuối cùng của hội nghị ASEAN, ông Hun Sen đọc tuyên bố rằng ASEAN đã đi đến sự đồng thuận rằng: Tranh chấp trên Biển Đông sẽ không được quốc tế hóa. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia ASEAN sẽ phải đàm phán riêng với Trung Quốc. Và đây chính xác là điều mà Trung Quốc muốn.

I-Hsin Chen, phó chủ tịch của Tổ chức Nghiên cứu Hòa bình châu Á-Thái Bình Dương tại Đài Loan cho biết: “Trung Quốc muốn đàm phán song phương với các quốc gia. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các nước châu Á muốn đàm phán đa phương."

Phan Yến

Theo Tiền phong/Politica

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan tuyên bố tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình

Thứ Sáu, 01/03/2013 - 12:14

(Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan hôm nay 1/3 cho biết sẽ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào tháng tới ở đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Posted Image

Đảo Ba Bình nhìn từ trên cao.

Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan cho biết, cuộc tập trận dự kiến diễn ra từ ngày 9-11/4 tới. Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đảo duy nhất có nước ngọt. Động thái này chắc chắn sẽ đẩy căng thẳng trên Biển Đông tăng cao, khi gần đây Bắc Kinh liên tục có những động thái gây hấn.

Cũng theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan, trong số vũ khí tham gia tập trận có pháo cao xạ 40mm, pháo cối 120mm. Cả hai loại vũ khí này đã được đưa lên đảo Ba Bình vào năm ngoái, trong động thái tăng cường sự hiện diện quân sự trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng của Việt Nam. Đài Loan cũng duy trì một đơn vị bảo vệ bờ biển nhỏ trên hòn đảo này.

Năm ngoái, Việt Nam đã lên tiếng phản đối kịch liệt việc Đài Loan cho triển khai pháo tầm xa và pháo cối lên đảo Ba Bình.

Vũ Quý

===================

Khởi tố tướng Đài Loan làm gián điệp cho Trung Quốc

Thứ Sáu, 01/03/2013 - 14:39

Một trung tướng nghỉ hưu của Đài Loan vừa bị khởi tố vì làm gián điệp cho Trung Quốc, truyền thông Đài Loan cho biết hôm 28/2.

Posted Image

Tướng Lo Hsien-che bị kết án chung thân vào năm 2011 vì làm gián điệp cho Trung Quốc.

Ông Chen Chu-fan, cựu phó giám đốc Bộ Tư lệnh cảnh sát bị cáo buộc làm gián điệp, thu thập tin tức, tài liệu quân sự và chính trị của Đài Loan cho Bắc Kinh, theo truyền hình FTV.

Ông Chen cũng bị cáo buộc tuyển dụng một sỹ quan tình báo quân đội đã nghỉ hưu để giúp ông thu thập thông tin cho Trung Quốc, truyền hình trích dẫn bản cáo trạng.

Trong vài năm qua, Đài Loan liên tục xảy ra các vụ bê bối gián điệp. Đầu tháng này, một cựu trung tá của lực lượng không quân Đài Loan vừa lĩnh án 12 năm tù giam vì bán các tài liệu mật cho Trung Quốc với giá 270.000 USD.

Năm 2011, một vị tướng quân đội và giám đốc một đơn vị tình báo bị kết án tù chung thân vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc, đây được coi là một trong những bê bối gián điệp tồi tệ nhất của Đài Loan.

Theo Phan Yến

Tiền phong/CNA

===================

Trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng" thì tất cả đều rõ mặt. Chỉ có em Trung Quốc quay lưng lại, nên không rõ 'rung' nhan. Tuy nhiên nhìn vai em xăm trổ thấy mà ghê. Nhưng trong đó lại có cả em gái Đài Loan nhỏ xíu thấy thương. Vậy mà cũng tham gia với các Đại tỷ giang hồ cộm cán. Nên em bị đuổi ra khỏi chiếu bạc, cũng không oan. Bức tranh này, chính là tiên tri của người họa sĩ gốc Nam Dương Tử quốc tịch Gia Nã Đại cho số phận của em đấy! Anh xem bức tranh này và đặt tên "Canh bạc cuối cùng".

Thấy thương em bán trầu - di sản văn hóa phi vật thể Việt - anh thành thật khuyên em về Đài Loan bán trầu và lo phong thủ và im lặng. Đứng có nhí nhố bày đặt này nọ. Nếu không, sau này ngọc đá tan nát thì mọi chuyện đã muộn. Tướng tá quyền cao chức trọng, "ơn vua lộc nước" tràn trề còn quay lưng làm gián điệp. Huống chi mấy thằng "mưu sĩ" xôi thịt thì làm sao tin được!

Lời nói của anh tuy tưng tửng. Nhưng thành thật khuyên em. Hãy suy ngẫm cho kỹ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu cá bị cướp ở Hoàng Sa: Chủ tịch đảo Lý Sơn nói gì?

11/07/2013 16:20 | Xã hội


(VTC News) - Chủ tịch huyện đảo Lý Sơn nói, việc 2 tàu cá Quảng Ngãi bị đập phá ở Hoàng Sa đang được điều tra và huyện sẽ kiến nghị gửi công hàm.

» Tàu cá hỏng máy, 31 ngư dân thả trôi trên biển
» Cứu 18 ngư dân chìm tàu ở Trường Sa

Ngày 11/7, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Trần Ngọc Nguyên cho biết, UBND huyện đang phối hợp với Bộ đội Biên phòng điều tra thống kê thiệt hại, trên cơ sở đó sẽ có đề xuất hỗ trợ cho ngư dân.

"Sau khi có số liệu đầy đủ, chúng tôi sẽ báo cáo vụ việc lên tỉnh và đề nghị các ngành chức năng có biện pháp bảo vệ ngư dân mình; đồng thời kiến nghị Bộ Ngoại giao gửi công hàm lên tiếng phản đối, yêu cầu cho phía nước ngoài tuân thủ luật pháp quốc tế", ông Nguyên nói.

Ông Nguyên cho biết thêm, sáng 9/7, hai tàu cá của ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (cùng trú thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) bị tàu nước ngoài đe dọa, phá hoại tài sản khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã trở về đến Lý Sơn.

» Video: Tàu cá Quảng Ngãi bị cướp tài sản ở Hoàng Sa

“Theo thông tin ban đầu từ Chỉ huy bộ đội biên phòng và chủ tàu, hai tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu nước ngoài đe dọa, truy đuổi, đập phá nhiều tài sản khi đang hành nghề hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Sự việc khiến ngư dân không thể hành nghề buộc phải trở về lại đất liền”, ông Trần Ngọc Nguyên xác nhận.

Theo ngư dân Nguyễn Tỏa trên tàu cá QNg 96787 do ông Võ Minh Vương (trú thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ tàu, vào khoảng 8-9h sáng 6/7, khi tàu cá QNg 96787 đang hành nghề lặn hải sâm và đánh bắt hải sản tại khu vực vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam mình thì xuất hiện tàu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 306 tiến tới dùng dùi cui khống chế, phá hoại nhiều tài sản trên tàu.

“Sau khi khống chế dừng tàu, số người trên tàu Trung Quốc này dùng dùi cui xông qua đập phá tài sản của tàu và dùng dùi cui điện đánh đập ngư dân trên tàu. Họ bỏ đi sau khi chặt phá ngư lưới cụ, đập phá cửa kính cabin và lấy đi nhiều tài sản trên tàu. Hiện tàu bị mất hết ngư cụ nên đành phải nằm bờ”, ngư dân Nguyễn Tỏa cho biết.

» Video: Tàu cá Quảng Ngãi bị tịch thu tài sản ở Hoàng Sa
» Tàu cá hỏng máy, 31 ngư dân thả trôi trên biển

PV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những cơn sóng trái chiều ở Biển Đông

Đối mặt với xung đột có khả năng bùng nổ với Trung Quốc, ASEAN tái khởi động đàm phán về COC để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Posted Image


Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM-46) được tổ chức tại Brunei từ 30/6 đến 2/7 đã có một cách tiếp cận hoàn toàn khác với hội nghị chức năm ngoái tại Phnom Penh, nơi 10 thành viên ASEAN không nhất trí thảo luận về tranh chấp Biển Đông.


ASEAN thành công trong việc tạo ra đồng thuận về vấn đề Biển Đông

Vào thời điểm này, ASEAN đã thành công cả trong việc tạo ra một sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông lẫn lôi kéo Trung Quốc đàm phán hướng tới một Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc. Về phần mình, Trung Quốc đã đồng ý tổ chức cuộc họp các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh vào tháng 9 tới để thảo luận về COC.

Việc Trung Quốc chấp nhận, ít nhất là về nguyên tắc, khởi động lại các cuộc đàm phán hướng tới một bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông có tính ràng buộc đa phương đã khiến cho giới phân tích chiến lược cảm thấy bất ngờ.

Tại Hội nghị AMM Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố: “Trung Quốc và các nước ASEAN là láng giềng gần gũi. Chúng ta là thành viên của một gia đình lớn”. Đồng thời, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng việc Philippines tìm cách hồi sinh quan hệ quân sự với Mỹ và kêu gọi tăng cường quan hệ với Nhật Bản là một “sai lầm chiến lược”.

Sau nhiều tháng bận rộn đi lại như con thoi đến Châu Âu và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ mong muốn của Washington muốn sớm có một giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp ở Biển Đông.

Trong cuộc gặp ASEAN-Mỹ ở Brunei, Ngoại trưởng Kerry tuyên bố: “Chúng tôi rất quan tâm đến cách thức giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và đến hành động của các bên. Chúng tôi rất hy vọng sớm thấy có tiến bộ nhanh chóng về một bộ qui tắc ứng xử để giúp đảm bảo ổn định trong khu vực quan trọng này”.


Những tín hiệu lẫn lộn, trái chiều

Tuy nhiên, liệu nhà lãnh đạo dân sự của Trung Quốc có muốn hoặc có khả năng kiềm chế trong Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và các lực lượng bán quân sự? Đây là hai lực lượng chủ chốt trong các vụ đối đầu gần đây ở Biển Đông.

Sau khi giành quyền kiểm soát chấp bãi cạn Scarborough trong cuộc đối đầu với các lực lượng Philippines năm ngoái, trong những tuần gần đây, Trung Quốc mưu toan kiểm soát Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) giàu dầu khí ở ngoài khơi phía tây đảo Palawan.

Philippines đã tuyệt vọng kêu gọi sự hỗ trợ bên ngoài, (chủ yếu là từ Mỹ và Nhật Bản) để duy trì quyền kiểm soát mong manh đối với Bãi Cỏ Mây (Thomas 2) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một cửa ngõ quan trọng trên đường tới Bãi Cỏ Rong. Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã cáo buộc Trung Quốc "quân sự hóa" Biển Đông.

Những căng thẳng mới đây cho thấy sự cần thiết của việc đạt được một Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc. Chỉ có điều, trong nội bộ ASEAN xuất hiện 2 xu hướng: một ủng hộ phương án COC “tối thiểu” và một ủng hộ phương án COC “tối đa”.

Đối với những người ủng hộ của COC “tối thiểu”, ưu tiên hàng đầu là tham gia một loạt các cuộc đàm phán nhằm thiết lập một loạt thỏa thuận có tính ràng buộc sẽ chi phối cung cách ứng xử các bên và giải quyết tranh chấp có ít nhất 3 bên can dự.

Một COC như vậy sẽ là phần mở rộng hợp lý của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó kêu gọi giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, từ bỏ đe dọa và sử dụng vũ lực trong việc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền. Nó cũng sẽ phù hợp với "Nguyên tắc 6 điểm" mà Indonesia đề xuất, trong đó nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp biển đảo dựa trên luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Xét từ góc độ của Trung Quốc, một COC “tối thiểu” sẽ cho phép Bắc Kinh giải quyết song phương tranh chấp chỉ liên quan đến một trong các nước láng giềng Đông Nam Á. Các nhà phân tích chiến lược cho rằng Bắc Kinh sẽ cố thúc đẩy điều này, khi các cuộc thảo luận ASEAN-Trung Quốc được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng Chín tới.

Mặt khác, những người ủng hộ một COC “tối đa” hướng tới một thỏa thuận toàn diện hơn, trong đó đặt vấn đề về tính hợp pháp của “đường chín đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương, ngăn chặn Trung Quốc dùng “song phương” để bắt bí các nước láng giềng.

Đối với Philippines, một COC “tối đa” sẽ là cách tốt nhất để tiến về phía trước, bởi vì quan hệ Philippines-Trung Quốc đã trở nên căng thẳng nghiêm trọng do Manila kêu gọi phục hồi quan hệ an ninh với cả Nhật Bản lẫn Mỹ.

Trong khi ASEAN đang tìm cách dung hòa những quan niệm khác nhau về COC, nguy cơ của một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông vẫn liên tục gia tăng.


Lê Chân (theo Asia Times Online)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://kienthuc.net....nam-250442.html

Ngày đăng : 06:00 03/08/2013 (GMT+7)

Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.

Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina

- Thưa ông, có những ý kiến cho rằng các loại vũ khí khí tài được đưa từ Liên Xô sang Việt Nam là loại đã lạc hậu?

Theo tôi, vào thời điểm bấy giờ thì đó là những trang bị hiện đại nhất. Ví dụ như tiêm kích phản lực MiG-21, chính trên những máy bay này các phi công Việt Nam đã bắn rơi cả “thần sấm” F-105 hay “pháo đài bay” B-52. Trong những năm chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ.

Posted Image

Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.

Về phần Không quân Nhân dân Việt nam bị tổn thất ít hơn nhiều, chỉ mất 145 máy bay. Tên tuổi các phi công “át chủ bài” bắn rơi đến 7, 8, 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó phi công thành công hơn cả của Mỹ chỉ giành được 6 trận không chiến thắng lợi.

Các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) được đưa sang Việt Nam trong những năm chiến tranh có thể tiêu diệt mục tiêu thậm chí ở độ cao 25km.

Tạp chí kỹ thuật quân sự của Mỹ những năm đó ghi nhận rằng: “Cho đến nay đây là những quả đạn chết người nhất được bắn lên từ mặt đất nhằm vào máy bay”.

Bộ đội tên lửa phòng không của Việt Nam (dùng S-75 Dvina) do các chuyên gia Liên Xô huấn luyện đã bắn rơi gần 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi chiếc như vậy chở 25 tấn bom, và có khả năng tiêu diệt sự sống và mọi công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá.

Posted Image

"Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.

Sau những chiến thắng đầu tiên của lực lượng tên lửa ở Việt Nam, quân Mỹ buộc phải giảm mạnh độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của pháo phòng không.

Ngoài ra, khi tên lửa Liên Xô xuất hiện các phi công quân sự Mỹ đã bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Bộ chỉ huy của họ đã phải đưa ra những biện pháp khẩn cấp, kể cả tăng tiền trả cho mỗi chuyến bay chiến đấu, thường xuyên thay đổi thành phần đội bay của các tàu sân bay.

Thời gian đầu các trận đánh của tên lửa do các sĩ quan Liên Xô thực hiện, các bạn Việt Nam học tập kinh nghiệm của chúng tôi. Lần đầu tiên tên lửa Liên Xô xuất kích trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24/7/1965. Khi đó, một tốp 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ bay về phía Hà Nội ở độ cao pháo cao xạ không bắn tới. Các tên lửa của chúng tôi đã được phóng về phía chúng và 3 trong 4 chiếc đã bị bắn rơi. Ở Việt Nam ngày chiến thắng này hàng năm được kỷ niệm như ngày truyền thống của bộ đội tên lửa.

- Ông nhớ trận thử lửa đầu tiên của mình chứ? Khi đó ai giành chiến thắng?

Ngày 11/8/1965, chúng tôi đã 18 lần chiếm lĩnh trận địa theo báo động chiến đấu, nhưng tất cả đều không có kết quả. Và, cuối cùng, đến khuya chúng tôi đã dùng 3 quả tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tổng cộng các tiểu đoàn của các trung đoàn phòng không thứ nhất và thứ 3 trong các trận đánh mà tôi có tham gia đã bắn rơi 15 máy bay địch.

Posted Image

Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.

- Chắc là Không quân Mỹ đã săn lùng các kíp chiến đấu của các ông?

Vâng đúng vậy. Sau mỗi trận đánh chúng tôi phải di chuyển trận địa. Không thể khác được, ngay lập tức quân Mỹ sẽ bắn tên lửa và ném bom vào các trận địa đã phát hiện được. Người Mỹ cố gắng tìm mọi cách ngăn cản sử dụng trang bị của chúng ta, chúng dùng thủ đoạn nhiễu, tên lửa chống radar Shrike. Các nhà thiết kế quân sự của chúng ta cũng đáp trả và hoàn thiện vũ khí trang bị tên lửa phòng không.

- Ông đã tự mình nhìn thấy phi công Mỹ bị bắt làm tù binh chưa?

Chính tôi chưa lần nào nhìn thấy. Hơn nữa sự có mặt của chúng tôi ở Việt Nam đã không được công khai. Suốt thời gian ở Việt Nam chúng tôi chỉ mặc thường phục, không có vũ khí cá nhân và thậm chí không có bất kỳ giấy tờ nào. Giấy từ được cất giữ ở Đại sứ quán Liên Xô.

- Vậy ông đã được giải thích ra sao là sẽ bay sang Việt Nam và ông đã nói gì với gia đình ở nhà?

Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không gần Moscow. Trung đoàn trưởng tuyên bố là có đề nghị với chúng tôi đi công tác đến đất nước “có khí hậu nhiệt đới nóng”. Hầu như tất cả đã đồng ý đi, còn những ai vì lí do nào đó không muốn đi thực tế đã không đi. Tôi cũng đã nói với gia đình ở nhà như vậy.

- Điều gì làm ông, một chàng trai trẻ, ngạc nhiên nhất?

Mọi điều đều làm tôi ngạc nhiên, thiên nhiên không quen thuộc, con người, khí hậu và trận bom đầu tiên phải chịu. Bởi vì ở Moscow chúng tôi được định hướng là chỉ huấn luyện và đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam. Nhưng thực tế, ở Việt Nam chúng tôi đã phải huấn luyện ngay trên trận địa, mà Không quân Mỹ vẫn không ngừng ném bom hàng ngày.

Người Việt Nam rất kiên cường, họ học rất nhanh. Tôi cũng đã học thuộc những khẩu lệnh và từ chuyên dùng cơ bản bằng tiếng Việt.

- Điều gì là khó khăn nhất?

Nóng và ẩm không thể chịu nổi. Ví như, sau 40 phút mặc quần áo tráng cao su chuyên dụng để nạp chất ôxy hoá cho tên lửa (thành phần nhiên liệu đạn tên lửa), chúng tôi đã giảm cân đến 1kg.

Posted Image

Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV

- Thanh niên Việt Nam ngày nay nghĩ gì về cuộc chiến tranh này và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến tranh đó?

Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh này luôn rất quý trọng. Chúng tôi nhớ lại những ngày gian khổ khó khăn và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ thì quan tâm hỏi chúng tôi về những trận đánh và các tình tiết mà họ chưa biết của cuộc chiến tranh này.

- Hiện nhiều người ở nước ta (Nga) có ý kiến khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ. Đối với ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?

Đối với tôi những trận đánh đó vẫn là những sự kiện sáng chói nhất trong cuộc sống. Tôi và các bạn chiến đấu của tôi, cả Liên Xô và cả Việt Nam đã tham gia vào các sự kiện lịch sử, đã góp phần tạo nên chiến thắng.

Tôi tự hào là đã giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ và đã tham gia vào việc xây dựng Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.

“Viện trợ quân sự của Liên Xô là rất to lớn và toàn diện. Nếu nói về giá trị thì đó là khoảng 2 triệu USD/ngày trong suốt cuộc chiến tranh. Liên Xô đã đưa sang Việt Nam một số lượng lớn trang bị kỹ thuật gồm: 2.000 xe tăng; 7.000 pháo và súng cối; hơn 5.000 pháo phòng không; 158 tổ hợp tên lửa phòng không; hơn 700 máy bay chiến đấu; 120 trực thăng và hơn 100 tàu chiến”, ông Nikolai cho biết. Để huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng khí tài này chiến đấu, các chuyên gia Liên Xô đã được điều sang Việt Nam. Từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 đã có gần 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như 4.500 chiến sĩ và hạ sĩ quan của các Lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Việt Nam. Ngoài ra, các trường và học viện quân sự của Liên Xô cũng bắt đầu đào tạo quân nhân Việt Nam, khoảng 10.000 người.

Nguyễn Vũ

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201307/tac-chien-dien-tu-viet-nam-trong-bao-ve-truong-sa-2350320/

Cập nhật lúc 05:58, 12/07/2013

Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa

(ĐVO) - Tác chiến điện tử không những là sự đối đầu về kỹ thuật mà còn là sự đối đầu về chiến thuật, khí tài hiện đại là điều cần thiết, nhưng con người vận hành nó còn quan trọng hơn nhiều.

Hành động của Trung Quốc và tuyên bố của các tướng lĩnh “diều hâu” về Biển Đông đã chứng tỏ việc chấp nhận tham vấn về COC với ASEAN chỉ là chiêu bài sau 11 năm lẫn tránh. Trung Quốc không từ bỏ ý đồ coi Biển Đông là “ao nhà” của họ. Trung Quốc tuyên bố vùng cấm đánh bắt phi pháp, xua tàu cá của họ dưới sự bảo kê của tàu Hải giám đánh bắt trái phép trên chủ quyền quốc gia khác, đến việc tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông, phô trương sức mạnh…làm cho các quốc gia khu vực lo ngại, cảnh giác.

Với Việt Nam, Biển Đông là Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988, vì vậy, trong tình hình hiện nay, bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng cho rằng những thách thức đến an ninh Trường Sa là hiện thực tiềm ẩn là logic không thể khác được.

Kẻ thù hung hăng đe dọa chiếm đảo theo cách nào?

Chẳng ai muốn chiến tranh, xung đột, nhưng hòa bình không thể quyết đinh được một phía từ Việt Nam.

Nếu địch sử dụng phương án tấn công đánh chiếm Trường Sa như nước Anh đã từng sử dụng đánh chiếm quần đảo Manvinas, tức là chiến dịch tấn công sẽ huy động nhiều lực lượng bao gồm tàu chiến, tàu vận tải đổ bộ, tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phục vụ… hình thành nhiều thê đội trong đội hình tấn công với 2 nhiệm vụ chính là bảo vệ đội hình trước đòn tấn công của đối phương và lực lượng dọn bãi đổ bộ, đổ bộ đánh chiếm các đảo.

Có thể nói, địch rất muốn thực hiện theo phương án này vì nó có rất nhiều cái lợi.

Trước hết là nó rất phù hợp với một lực lượng hải quân mạnh, khả năng răn đe lớn, tấn công tầm xa tốt, cho nên bảo vệ được đội hình tấn công chính, bao vây, chia cắt, cô lập được mục tiêu để tiêu diệt.

Tiếp theo là khu vực tác chiến của phương án này có phạm vi nhỏ, bao gồm vùng trời, vùng biển quanh Trường Sa, cho nên, tính chất cuộc chiến, do đó, được xem như là một cuộc xung đột trên biển và đặc biệt sự xung đột này không lan rộng thành một cuộc chiến tranh lớn khó kiểm soát.

Sau cùng là thời gian tác chiến nhanh, nếu thắng lợi thì tạo ra một “sự đã rồi”, dư luận, thế giới tố cáo thì đã muộn.

Tuy nhiên, muốn là một chuyện, được hay không lại là chuyện khác. Thực tế từ tình thế khu vực, tương quan lực lượng, ý chí quyết tâm…của 2 bên không giống như tình hình mà nước Anh tiến hành chiến dịch đáng chiếm quần đảo Manvinas.

Trường Sa là chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam mà việc bảo vệ chủ quyền, chống xâm lược của dân tộc Việt bao đời nay đều có ý chí quyết tâm cao hơn núi.

Lực lượng địch chưa có khả năng và đủ mạnh để thách thức toàn bộ lực lượng phòng thủ biển từ đất liền của Việt Nam bao gồm không quân, hải quân pháo, tên lửa bờ… được tự do lựa chọn phương án tấn công. Huống chi, trong khi phương án đó còn quá nhiều lỗ hổng về chiến thuật, những tử huyệt “bất khả kháng” do không có địa lợi.

Không phải cứ tàu chiến địch có tầm bắn xa là không có con tàu nào của Việt Nam vào được gần…Chiến tranh không đơn giản chỉ là phép cộng trừ số học, nó có những nghịch lý riêng. Kiếm dài, kiếm ngắn không quan trọng, quan trọng là kiếm pháp.

Posted Image Tên lửa Scud-B của Việt Nam có tầm bắn 500 km và liệu có xa hơn sau khi Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud-B??? Chỉ có câu trả lời khi sử dụng.

Chắc chắn kẻ địch phải tính và phải hiểu Việt Nam có bao nhiêu loại tên lửa vươn tới Trường Sa và những chiến hạm nào của Việt Nam mà tên lửa chưa thể vươn tới Trường Sa thì dựa vào chiến thuật độc đáo, Việt Nam đều biến nó thành có thể…

Chắc chắn kẻ địch phải tính toán kỹ và trên bản đồ tác chiến của địch thì không thể thiếu ký hiệu những bãi thủy lôi xung quanh Trường Sa đang và sẽ hình thành chờ đón, sẵn sàng kích hoạt mà những tàu siêu đổ bộ bằng sắt cũng chần chừ huống chi loại tàu đổ bộ đệm khí…

Rốt cuộc, ý chí Việt Nam, khả năng Việt Nam khiến cho Bộ Tham mưu địch không thể chủ quan, bất chấp như những học giả quá khích, những viên tướng hiếu chiến đã về hưu hô hào…mà liều lĩnh sử dụng phương án trên.

Sử dụng phương án này chẳng khác nào một đội bóng cậy hàng phòng thủ mạnh, thủ môn giỏi lui về phòng thủ ở vòng 16m50, nhường sân cho một đối thủ đang hừng hực ý chí quyết tâm với một tinh thần không còn gì để mất thì thủng lưới là vấn đề thời gian.

Chính vì lẽ đó, đánh chiếm đảo chỉ có thể thực hiện theo phương án khác, đó là, dùng tên lửa tầm xa, tầm trung từ tàu ngầm, khu trục tấn công vào đất liền nơi sân bay, hải cảng khu vực miền Trung Việt Nam làm tê liệt hoạt động của Hải quân, không quân Việt Nam, cắt đứt sự chi viện của đất liền cho Trường Sa. Đòn tấn công này trước hoặc cùng lúc với chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa.

Phương án này về mặt quân sự có tính khả thi cao, nhưng có những hệ lụy, “phản ứng phụ” không thuận lợi, nguy hiểm.

Đó là nó biến cuộc tấn công chiếm đảo thành một cuộc chiến tranh không thể kiểm soát. Phạm vi chiến trường lan rộng không giới hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng không những đến tình hình kinh tế, an ninh của 2 quốc gia đối đầu mà còn cả khu vực và thế giới.

Về mặt chính trị, phương án này đã lộ rõ tính phi nghĩa của địch làm cho thế giới lên án, cô lập và ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam về chính trị và có thể không loại trừ quân sự (vũ khí trang bị).

Những hệ lụy này gắn chặt với khả năng đương đầu của Việt Nam. Việt Nam đủ sức đương đầu, buộc địch phải trả giá thì những hệ lụy này càng bộ lộ và sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự thảm bại của phương án.

Như vậy, trong tình hình hiện nay, với ý chí và lực lượng hiện tại của Việt Nam thì tấn công đánh chiếm đảo như phương án đầu là không khả thi, bởi nó chỉ giải quyết được phần ngọn, trong khi chiến dịch sẽ kéo dài, hao người tốn của khiến cho địch sẽ không chịu đựng nổi. Và, phương án sau là sự lựa chọn duy nhất để đạt được mục tiêu chiến dịch (quân sự).

Bảo vệ Trường Sa, trước hết là bảo vệ các căn cứ không quân, hải quân, hệ thống chỉ huy, quan sát, TTLL trước đòn tấn công phủ đầu của địch, tổ chức phản công giáng trả kịp thời buộc địch phải trả giá, trong đó vấn đề đầu tiên là Việt Nam phải bẻ gãy được đòn tấn công bằng tên lửa tầm xa, tầm trung hiện đại, độ chính xác cao, sức hủy diệt lớn của địch từ tàu ngầm, tàu khu trục, máy bay tàng hình ở ngoài tầm bắn của các phương tiện phòng thủ biển Việt Nam.

Sư đoàn Phòng không 377 bảo vệ Trường Sa

Posted Image Radar thụ động Kolchuga của Ukraine cung cấp cho Việt Nam

Bẻ gãy đòn tấn công bằng tên lửa, máy bay tàng hình địch, bảo vệ Trường Sa

Bờ có vững thì đảo mới yên. Trường Sa của Việt Nam khác với Manvinas, Trường Sa là máu thịt của Việt Nam, khi Trường Sa bị xâm chiếm thì chỉ khi không còn một “tấc sắt trong tay”, đất liền Việt Nam mới nghiến răng, nén căm hận vào tim chờ đến lúc rửa hận, còn khi dù chỉ có một “tấc sắt trong tay” thì Việt Nam quyết không chịu để yên.

Nguyên lý đó, tâm lý này của người Việt, dân tộc Việt, kẻ địch quá hiểu, cho nên, chỉ đụng vào Trường Sa, giải quyết “êm gọn” trong tình thế Việt Nam đã và đang chuẩn bị rất bài bản (vũ khí trang bị, chiến thuật, bố trí lực lượng) là hoang tưởng.

Nếu như xác định rằng, trong chiến tranh hiện đại với VKCNC thì tên lửa tầm xa, tầm trung đóng vai trò quan trọng trên chiến trường thì tác chiến điện tử đóng vai trò quyết định sự thành bại. Đây chính là nguyên tắc, phương châm, tư tưởng, quan điểm, bảo vệ Tổ quốc nói chung và Trường Sa nói riêng trong tình hình hiện nay.

Đương nhiên, sẽ có nhiều sách lược, biện pháp, hoạt động tác chiến khác để đối phó tấn công địch, nhưng điều chúng ta quan tâm ở đây là tác chiến điện tử, hoạt động quan trọng quyết định thành bại của cuộc chiến này như thế nào và ra sao mà thôi.

Thực ra, tác chiến điện tử là một nhiệm vụ thường xuyên của bất kỳ một đơn vị nào trong thời bình cũng như trong chiến tranh của QĐND Việt Nam ngay cả khi chưa có Cục tác chiến điện tử-Bộ TTM.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, hơn ai hết Việt Nam đã quá hiểu vai trò lợi hại và cái giá phải trả khi hoạt động tác chiến điện tử của Mỹ khi có nền khoa học công nghệ vượt trội, và năm ấy, 1972, điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam không bắn rơi được B-52 Mỹ?

Trong chiến tranh VKCNC, tác chiến điện tử tốt sẽ làm cho vũ khí công nghệ cao (VKCNC) của quân địch thành kẻ “mù và ngu dốt”, hạn chế sức hủy diệt của chúng. Tác chiến điện tử tốt giúp cho hải quân, không quân có điều kiện tiếp cận mục tiêu, phát hiện mục tiêu để phản công bằng lối đánh sở trường hay đối kháng.

Vấn đề là tác chiến điện tử để bẻ gãy đòn tần công bằng tên lửa tầm xa, tầm trung hiện đại của địch, bảo vệ Trường Sa như thế nào.

Trước hết là trinh sát phát hiện mục tiêu, hành động của địch, quyết không để bị bất ngờ.

Chuẩn bị một cuộc tấn công trong chiến tranh hiện đại không dễ dàng, nhanh gọn như lấy đồ chơi trong túi. Phát hiện ra âm mưu, ý đồ của địch để tổ chức, bố trí, cơ động lực lượng đến vị trí xuất phát tấn công có lợi. Đây cũng là chiêu hạn chế ưu thế tầm bắn xa của chiến hạm địch.

Mục tiêu cố định như sân bay, bến cảng…dễ bị đánh phá nhất, đều bị địch xác định tọa độ chính xác cho tên lửa, bom thông minh. Vì vậy phải làm mù các thiết bị định vị mục tiêu của địch, buộc địch phải tác chiến ở tầm gần, tạo điều kiện cho lực lượng phòng thủ phát huy hỏa lực. Trong đó, ngụy trang và gây nhiễu là hai biện pháp chính để đối phó với sự định vị và dẫn đường cho tên lửa của hệ thống định vị toàn cầu.

Rõ ràng là với sự phát triển của vệ tinh quân sự hiện nay thì một cái kim ngọn cỏ trên mặt đất vẫn bị phát hiện. Tuy nhiên bản thân hệ thống này không có khả năng nhận biết đâu là thật là giả, nó dể dàng bị đánh lừa bởi các biện pháp ngụy trang.

Sương mù, khói, thời tiết xấu, các thiết bị điện tử làm nhiễu tín hiệu khiến cho việc xác định tọa độ cũng như dẫn đường cho tên lửa trở nên kém chính xác, cho nên tên lửa “thông minh” giá hàng đống tiền của địch bay vào mục tiêu giả mà “thật hơn cả thật”, bởi khả năng cơ động, tính năng điện từ, tính năng nhiệt còn “bắt mắt” hơn đồ thật là điều dễ xảy ra. Bộ đội ta trên đường Trường Sơn đã từng “lái” không quân Mỹ đổ hàng vạn tấn bom vào chỗ không người theo phương cách đó.

Trong chiến tranh hiện đại, thiết bị gây nhiễu tích cực, định hướng có thể được coi như một vũ khí nguy hiểm của những nước có nền kinh tế thấp do giá thành rẻ, thời gian nghiên cứu chế tạo nhanh nhưng có uy lực rất mạnh đối với các thiết bị điện tử có điều khiển. Hệ thống gây nhiễu hiện đại SPN-30 của Việt Nam có khả năng không chỉ gây nhiều GPS mà có thể gây nhiẽu tất cả các thiết bị điện tử trong khu vực bảo vệ mục tiêu.

Nếu như đã tìm ra vị trí phù hợp trên bờ biển để đặt trạm phát sóng, phủ gần như toàn bộ vùng biển Việt Nam với bán kính cách bờ 100km, điều mà chỉ có trên lý thuyết chứ chưa có công ty nào trên thế giới làm được, thì với Cục tác chiến điện tử, vấn đề còn lại chỉ là chiến thuật.

Vô hiệu hóa đòn tấn công bằng các loại tên lửa chống bức xạ hay tên lửa chống radar của địch hòng làm mù hệ thống radar, chỉ dẫn mục tiêu của ta bằng cách di chuyển liên tục của các đài phát sóng và sự lẫn lộn giữa các đài giả và đài thật trong một hệ thống mạng nội bộ của các đài radar ở nhiệu cụm tác chiến, nhiều vị trí khác nhau trên một khu vực tác chiến rộng lớn sẽ làm suy giảm rõ rệt khả năng tấn công của tên lửa chống bức xạ.

Sử dụng phương pháp phát hiện mục tiêu thụ động, không chủ động phát sóng radar mà sử dụng các thiết bị thu sóng điện từ để theo dõi sự di chuyển của đối phương (Radar VERA cùng với Kolchuga của Việt Nam) và bằng phương pháp giao hội (3 phương vị) là “tóm gọn” dễ dàng máy bay tàng hình (máy bay tàng hình nhìn thấy nó khó khăn bao nhiêu thì khi nhìn thấy diệt nó dễ dàng bấy nhiêu), đồng thời định vị các mục tiêu trên không trên biển, tạo điều kiện cho radar điều khiển tên lửa (radar ngắm bắn) chỉ mở khi có thông số xác định về mục tiêu…vân vân và vân vân.

Tác chiến điện tử không những là sự đối đầu về kỹ thuật mà còn là sự đối đầu về chiến thuật, khí tài hiện đại là điều cần thiết, nhưng con người vận hành nó còn quan trọng hơn nhiều. Đó là sự kết hợp giữa ý chí sức mạnh của con người, sự thông minh sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ hoàn hảo các trang thiết bị đang khai thác sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ. Con người vẫn là nhân tố quyết định cho mọi sự thành bại trên chiến trường.

Con người Việt Nam, khả năng Việt Nam nếu kẻ thù đụng đến Trường Sa thì nhất định chúng sẽ trả giá đắt.

Lê Ngọc Thống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ðài Loan lấn Biển Đông: Lộ sự thật đi đêm với TQ

Cập nhật lúc 07:26, 04/09/2013

(Quan hệ quốc tế) - Đây được xem là lần hiếm có truyền thông Trung Quốc có ý kiến trái chiều đối với động thái phi pháp của Đài Bắc liên quan tới vấn đề Biển Đông.

Đài Loan đã đi quá xa

Không phải đến giờ Ðài Loan mới lớn tiếng tuyên bố về chủ quyền sai trái của họ đối với vùng biển tranh chấp trên Biển Ðông. Thế nhưng với những bước đi vượt ngoài khuôn khổ gần đây, Đài Bắc đã thực sự làm mất lòng Trung Quốc.

Theo thông tin mới nhất vào cuối tuần trước, giới chức ở Ðài Bắc đã loan báo kế hoạch dự chi hàng trăm triệu đôla để xây dựng một cầu cảng có thể tiếp nhận tàu chiến. Kế hoạch này đồng nghĩa với việc Đài Loan sẽ tiếp tục thực hiện đề án phi pháp xây dựng cầu cảng cỡ lớn cũng như nâng cấp đường sân bay trên một vài hòn hòn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Với dự định chi cả trăm triệu đôla cho dự án cầu cảng trong khuôn khổ một dự án cơ sở hạ tầng rộng lớn hơn trong 3 năm tới, Đài Loan nuôi tham vọng sẽ nâng vị thế trong vùng biển đang có tranh chấp gay gắt ở Biển Ðông.

Tuy nhiên, trên thực tế Đài Bắc đã thực sự làm mất lòng Bắc Kinh. Trung Quốc - nước tuyên bố phi pháp chủ quyền lớn nhất trong vùng tranh chấp này, đang gia tăng các hoạt động tranh chấp cũng như tạo tầm ảnh hưởng của mình đối với vùng Biển Đông.

Posted Image

Đài Loan đang có những bước đi cho thấy nước này đã thay đổi chính sách khi tích cực "lộ diện" nhiều hơn trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo cũng như củng cố sức mạnh quân sự trong nước.

Các chuyên gia quốc tế cũng tin rằng Trung Quốc đang vận động lập một liên minh bí mật với Ðài Loan, nước cũng có một tranh cãi với Philippines, Brunei và Malaysia trong năm nay, thế nhưng sau sự việc trên, nhận định này được xem là có nhiều điểm đáng nghi.

Tờ CNJ của Trung Quốc thậm chí còn thẳng thừng đưa ra nhận định: Đài Bắc đã có những hành động không cần thiết trong bối cảnh hiện tại, việc Đài Loan chủ động kiên cố hóa những hòn đảo có tranh chấp trên Biển Đông khiến tình hình càng thêm khó giải quyết.

Việc truyền thông Trung Quốc bất ngờ có lập luận trái ngược với hành động của Đài Loan cũng khiến nhiều quốc gia trong khu vực ĐNA cảm thấy bất ngờ, “phải chăng đây là một chiêu bài được báo chí Trung Quốc đưa ra nhằm tạo dư luận ảo trong bối cảnh hiện nay?”, tờ Japanmil nhận định.

Đài Loan thân Mỹ hay Trung Quốc hơn?

Được nghi ngờ có sự hợp tác “bí mật” đối với vấn đề Biển Đông, nhưng rõ ràng Đài Bắc sẽ không chịu làm con rối cho Trung Quốc giật dây.

Bằng chứng là chuyên gia nghiên cứu khu vực Đông Bắc Á, Lâm Bưu, thuộc trường Ðại học Đài Bắc ở Ðài Loan đã cho rằng Ðài Loan cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn và không cần tới sự hỗ trợ của nước khác sau nhiều năm khiêm tốn.

Phát biểu này khiến nhiều người sẽ hiểu lầm rằng Đài Bắc muốn tách khỏi đồng minh trong nhiều năm tranh đấu với Trung Quốc là Mỹ, nhưng thực ra mọi chuyện không hẳn như vậy.

Ông Lâm Bưu cho rằng, trước đây, Đài Loan chỉ dám giữ một vai trò khiêm tốn hoặc giữ hòa hoãn trên biển, nhưng nay thì đã khác.

Ông Lâm có thừa nhận Tổng thống Mã Anh Cửu chú ý nhiều hơn đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông một phần là vì áp lực của Bắc Kinh đòi hợp tác trong các vấn đề lãnh thổ, nhưng ông cũng không quên chú ý đến liên minh không chính thức của Ðài Bắc với Hoa Kỳ.

Trên thực tế mọi chính sách của Tổng thống Mã là làm sao để đứng giữa Bắc Kinh và Washington một cách cân bằng nhất. Tuy nhiên, cán cân sẽ nghiêng về phía Mỹ nếu Đài Bắc bị ép.

Rõ ràng không chỉ mình Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông, mà Đài Bắc cũng muốn chứng tỏ vai trò của mình tại khu vực biển giàu tiềm năng này, vì thế Đài Bắc sẽ không bỏ qua cơ hội nhằm củng cố nền tảng của mình hơn là chỉ biết thỏa hiệp theo Bắc Kinh.

Tăng cường đảo Ba Bình sẽ là một đáp ứng đối với yêu cầu của Bắc Kinh về vấn đề quản lý lãnh thổ. Mặt khác, Ðài Loan trước đây không muốn làm phật lòng Hoa Kỳ. Hoa Kỳ muốn thấy hòa bình trong khu vực này.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Ðài Loan đã căng thẳng trong mấy chục năm, trong lúc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Ðài Loan. Năm 2008 hai bên đã bắt đầu hợp tác trên một loạt các vấn đề nhằm xây dựng lòng tin với nhau và thúc đẩy cho nền kinh tế Ðài Loan.

Posted Image

Tàu chiến lớp Perry của Đài Loan trong cuộc tập trận ở Cao Hùng gần đây.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc hy vọng sẽ liên kết với Ðài Loan trong những vấn đề tranh chấp chính trị quốc tế. Nhưng nhiều người Ðài Loan muốn hai bên phải giữ khoảng cách trong lúc nước cựu thù trong cuộc Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ là Trung Quốc đang tăng cường phát triển quân sự.

Kế hoạch phi pháp trên Biển Đông của Ðài Loan, hiện được cho là có nhiều điểm mâu thuẫn với chính sách của Bắc Kinh.

Hiện trong tranh chấp tại Biển Đông, Mỹ đang đứng ngoài và quan sát động thái giữa Đài Loan và Philippines sau khi lực lượng tuần dương của Manila đã bắn chết một ngư dân Ðài Loan trong vùng lãnh hải trùng lắp chủ quyền, gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao mới chỉ chấm dứt hồi tháng trước.

Ðài Loan yêu cầu Manila phải ngồi vào bàn đối thoại về đánh bắt hải sản trước khi bỏ các lệnh chế tài kinh tế.

Trên thực tế Mỹ không muốn làm mất lòng cả hai chiến hữu của mình trong một cuộc tranh chấp mà người Mỹ muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, vì thế Đài Bắc sẽ đôi lúc ngả theo Bắc Kinh để tạo sức ép trước đối thủ, nhưng sau đó sẽ bắt tay với Mỹ, đó là chính sách biển đảo của Đài Loan, tờ Ausdefence nhận định.

Bản chất thực sự của vấn đề trên đã được các chuyên gia Đài Loan nói rằng dù có nhiều sự ủng hộ nhất định, nhưng Trung Quốc hùng mạnh về ngoại giao vẫn không để cho Ðài Bắc tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương về gìn giữ hòa bình tại khu vực. Đó chính là thể hiện sự thiếu tin tưởng giữa Bắc Kinh đối với Đài Bắc trong thời điểm hiện tại.

Thái Yên

=============

Đài Loan sắp phải trả giá cho hành vi của mình. Không chỉ là những hành vi bây giờ mà từ khi họ còn trên lục địa Trung Hoa với tuyên bố chủ quyền ở biển Đông từ 1948.

Cuộc trả giá này sẽ đến từ nhiều hướng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/binh-luan/canh-giac-voi-trung-tam-canh-bao-song-than-cua-tq-2354929/

Cập nhật lúc 07:42, 16/09/2013

Cảnh giác với Trung tâm cảnh báo sóng thần của TQ

(Bình luận) - Mới đây, Liên hợp quốc (LHQ) đã chấp thuận đề xuất của Trung Quốc về việc xây dựng một Trung tâm cảnh báo sóng thần ở Biển Đông, theo Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) hôm 12/9.

Việc xây dựng trung tâm được thông qua giữa lúc Trung Quốc đang gây nhiều căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia ở Biển Đông. PV Đất Việt đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, về ảnh hưởng của trung tâm này đến những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa các quốc gia hiện nay. PV: - Mới đây, LHQ chấp thuận đề xuất của Trung Quốc về việc xây dựng Trung tâm cảnh báo sóng thần ở Biển Đông, theo ông Trung Quốc sẽ đặt trung tâm này ở đâu?

TS Trần Công Trục: - Hiện nay chúng ta cũng chỉ mới nghe thông tin chung thế thôi, còn địa điểm đặt ở đâu, phạm vi hoạt động của nó như thế nào, quyết định của LHQ cụ thể ra sao... thì có lẽ chúng ta phải chờ đợi thêm thông tin.

Tuy nhiên, theo dõi quá trình mà Trung Quốc đã triển khai mọi hoạt động nhằm giành sự công nhận trên thực tế “chủ quyền” theo yêu sách vô lý của họ trên Biển Đông, theo tôi có nhiều khả năng quần đảo Hoàng Sa sẽ là nơi thích hợp nhất để Trung Quốc đặt trung tâm này.

Hoặc cũng có thể họ đặt trung tâm này ở một số đảo chìm mà Trung Quốc đã xây dựng để biến thành đảo nổi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các trạm này sẽ được đăng ký và mang số hiệu theo quy định của LHQ, như vậy sẽ được coi là một sự mặc nhiên thừa nhận của LHQ, cũng như của các quốc gia khác khi sử dung các thông tin do các trạm này phát đi, đối với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Bởi vì Trung Quốc biết rằng LHQ chỉ có thể căn cứ vào trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện kinh tế, tài chính… để quyết định công nhận các trạm cảnh báo sóng thần này và nếu như vậy là họ đã thành công.

Posted Image Một khu vực bị tàn phá trong thảm họa sóng thần ở Indonesia năm 2005 - Ảnh: Reuters PV: - Theo ông việc thành lập Trung tâm cảnh báo sóng thần này có ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của các quốc gia khác ở xung quanh Biển Đông không?

TS Trần Công Trục: - Theo tôi, việc LHQ quyết định công nhận các trạm cảnh báo sóng thần của Trung Quốc trong Biển Đông, nếu đơn thuần chỉ là nội dung khoa học, kỹ thuật và chỉ vì mục đích nhân đạo, thì chúng ta cần hoan nghênh và ủng hộ, chẳng việc gì phải bàn thảo cả.

Nhưng như đã nói ở trên, vấn đề này lại rất có khả năng liên quan, ảnh hưởng, thậm chí vi phạm đến chủ quyền và các quyền hợp pháp của các quốc gia trong khu vực Biển Đông; vì vậy chúng ta không thể không lên tiếng phản đối thích hợp khi chúng ta có được thông tin đầy đủ về sự kiện này, chẳng hạn, trung tâm được đặt ở đâu, phạm vi hoạt động của chúng…

Nếu các trạm này được đặt ở quần đảo Hoàng Sa hay quần đảo Trường Sa, hay ở bất kỳ một khu vực nào đó nằm trong các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không được phép của Việt Nam thì nhất định phải kiên quyết lên tiếng phản đối, vì im lặng thì coi như chúng ta mặc nhiên từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông.

Theo tôi, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác trong khu vực cũng nên lưu ý, cảnh giác trước động thái này.

PV: - Theo ông thì Việt Nam nên có những hành động cụ thể như thế nào đối với vấn đề này?

TS Trần Công Trục: - Chúng ta cần phải theo dõi sát sao các thông tin cụ thể của trung tâm này. Nếu biết chắc trung tâm được đặt và hoạt động trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và các quyền hợp pháp của mình thì cần phải ngay lập tức có ý kiến phản đối theo đúng thủ tục…

Cần lưu ý là chúng ta không nên bác bỏ hay lên án nội dung khoa học với mục đích nhân đạo có thể nhìn thấy được này, nhưng chúng ta cần phải yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, có sự thông báo, xin phép với hoạt động của trung tâm.

Và như tôi đã nói ở trên, kể cả khi trung tâm đi vào hoạt động, chúng ta cũng cần phải rất lưu ý khi sử dụng các thông tin do các trung tâm này cung cấp để tránh việc Trung Quốc lồng ghép các quan điểm, yêu sách không chính đáng và bất hợp pháp của họ.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Lê (Thực hiện)

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++=

Cái này phaỉ xem bộ phim (hinh như tên tiếng anh là Battleship) đang chiếu trên TV (kênh star movie, hay HBO)Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày đăng : 13:30 01/10/2013 (GMT+7) http://kienthuc.net....uoc-267427.html

Mỹ “lo sợ” sức mạnh không gian của Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Mỹ tỏ ra lo lắng trước sự phát triển trong “âm thầm nhưng đáng sợ” vũ khí tác chiến không gian vũ trụ của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, tướng lĩnh cao cấp, Quân đội Mỹ đang chủ yếu dựa vào các vệ tinh và các hệ thống thông tin liên lạc, và các quốc gia như Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm phương án để phá hoại các hệ thống này.

"Tác chiến tương lai phụ thuộc rất nhiều vào môi trường không gian và không gian mạng", Tướng William L. Shelton, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không gian và Không quân, Quân đội Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tác chiến không gian và tác chiến không gian mạng trong quân sự đang có những bước phát triển mạnh, thử thách tiếp theo phải đảm bảo liên kết thông tin giữa các binh sĩ, các tổ chiến đấu, đồng thời phải đảm bảo những kết nối đó.

Shelton nói rằng, Mỹ đang đối mặt với 4 mối đe dọa chính: gây nhiễu; lade; các cuộc tấn công trên các bãi phóng tên lửa trên bộ, và những vụ nổ hạt nhân trong không gian.

Ông cho rằng, Quân đội Mỹ cần nghiêm túc nhìn nhận những mối đe dọa này. "Chúng tôi không thể tiếp tục những chiến thuật cũ được. Điều đó sẽ làm mất ưu thế trên không", ông nói.

Bốn mối đe dọa chính ông đề cập đến cũng là 4 phương thức chiến đấu mà chính quyền Trung Quốc đang phát triển.

Posted Image Ảnh minh họa.

Những tài liệu được rò rỉ từ WikiLeaks cho thấy, sự căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về vũ khí phục vụ chiến tranh không gian. Ngày 11/1/2007, Trung Quốc đã phá hủy thành công một trong những vệ tinh của mình bằng cách sử dụng vũ khí chống vệ tinh (ASAT).

Tài liệu trang mạng WikiLeaks cho biết, các thử nghiệm đã được thực hiện mà không cần đưa ra lời cảnh báo và Trung Quốc đã "không có câu trả lời hợp lý" đối với bất kỳ quốc gia nào.

Thử nghiệm này cũng tung ra quĩ đạo khoảng 2.500 mảnh vụn nguy hiểm. Các tài liệu WikiLeaks nói rằng: "Mỹ có quyền, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, để bảo vệ và bảo vệ hệ thống không gian của mình với một loạt các tùy chọn, từ ngoại giao đến quân sự”. Nhiều thông tin đã khẳng định mối lo ngại rằng, Trung Quốc đang phát triển các hệ thống vũ khí tác chiến không gian, trái với những tuyên bố khác của họ. Mỹ đã phải dừng nhiều dự án hợp tác vũ trụ với Trung Quốc.

"Một trong những lí do chính cho việc này là sự thiếu minh bạch của Trung Quốc liên quan đến hàng loạt các hoạt động không gian của họ." Mỹ đã buộc phải theo dõi và tránh các mảnh vỡ của vệ tinh và thiết bị không gian khác.

Tháng 5 năm nay, các mảnh vỡ từ thử nghiệm năm 2007 của Trung Quốc tấn công và phá hủy một vệ tinh của Nga.

Posted Image Ảnh minh họa.

Một tài liệu cho biết, ngày 11/1/2010, tên lửa đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc được phóng gần như cùng một lúc từ căn cứ không gian Shuangchengzi và Trung tâm tên lửa.

Tên lửa được bắn đi trong cuộc phóng này cùng loại với tên lửa đã được Trung Quốc được sử dụng trong thử nghiệm chống vệ tinh năm 2007, và "thử nghiệm này được đánh giá là đã đẩy mạnh cả khả năng tác chiến chống vệ tinh của Trung Quốc và tác chiến phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD)." Theo các quan chức Mỹ, trong khi Trung Quốc cố gắng gây ra nhiều tiếng vang trong việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và lực lượng hải quân của mình, họ lại im lặng và che giấu tham vọng tác chiến không gian của mình.

Theo trang mạng Alert5, trong tháng 5, khi Trung Quốc đưa ra loại tên lửa chống vệ tinh mới Dong Ning-2, họ đã cố gắng nói với công chúng rằng đây là một thử nghiệm tên lửa của Học viện Khoa học Trung Quốc. “Phát triển các loại vũ khí phục vụ tác chiến không gian và tác chiến mạng của Trung Quốc là một phần của chiến lược chống tiếp cận của họ”, chuyên gia Roger Cliff của Tập đoàn RAND chỉ ra.

Cliff cho biết, chiến lược này nhằm mục đích vô hiệu hóa đội quân công nghệ cao bằng cách tấn công các hệ thống quan trọng nhất phục vụ công nghệ này. "Khái niệm này được dựa trên ý tưởng rằng, thay vì cố gắng để tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của một kẻ thù, Quân đội Trung Quốc nên cố gắng làm tê liệt kẻ thù bằng cách tấn công các điểm quan trọng trong hệ thống tác chiến”, ông này nói.

Trong năm 2012, khi đánh giá những mối đe dọa hàng năm, Trung tướng Ronald L. Burgess, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã cảnh báo về việc Trung Quốc ngày càng tập trung nghiên cứu tác chiến không gian. Burgess cho biết, các chương trình không gian của Trung Quốc có khả năng gây tổn hại cho hệ thống không gian của các quốc gia khác và tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc.

"Bắc Kinh hiếm khi thừa nhận các ứng dụng quân sự trực tiếp của các chương trình không gian, và nói rằng hầu như tất cả đều được phóng lên phục vụ mục đích hòa bình như khoa học hoặc dân sự”, ông nói.

Ông cho biết, ngoài các tên lửa chống vệ tinh, Trung Quốc cũng được cho là đang "phát triển thiết bị gây nhiễu và vũ khí chùm năng lượng cho nhiệm vụ chống vệ tinh." “Mặc dù Trung Quốc tuyên bố ngân sách quân sự của họ chỉ khoảng 93 tỉ USD, Mỹ tin rằng con số đó lên đến 183 tỉ USD”, Burgess nói.

Lương Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://nguyentandung.org/noi-dung-hiep-dinh-ve-vung-nuoc-lich-su-cua-viet-nam-va-campuchia.html

Nguyễn Tấn Dũng » An ninh – Quốc Phòng – Biển đảo »

Nội dung Hiệp định về Vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia

Thứ bảy, 21/09/2013, 16:04 (GMT+7) Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thuỷ.

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia,

Posted ImageNội dung Hiệp định về Vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia

Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Campuchia, theo tinh thần Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 18/2/1979,

Căn cứ thực tế là vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cộng hoà nhân dân Campuchia, gồm những vùng biển từ lâu thuộc nước Việt Nam và nước Campuchia do những điều kiện địa lý đặc biệt của nó và ý nghĩa quan trọng của nó đối với quốc phòng và kinh tế của mỗi nước,

Đã thoả thuận những điều sau đây:

ĐIỀU 1

Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thuỷ, được giới hạn (theo kinh tuyến Greenwich Đông):

Về phía Tây Bắc bởi đường thẳng nối liền các toạ độ 9o54′.2 Bắc – 102o55′.2 Đông và 9o54′.5 Bắc – 102o57′.0 Đông ở đảo Poulo Wai (Campuchia) đến toạ độ 10o24′.1 Bắc – 103o48′.0 Đông và 10o25′.6 Bắc – 103o49′.2 Đông ở đảo Koh Sès (Campuchia) đến toạ độ 10o30′.0 Bắc – 103o47′.4 Đông ở đảo Koh Thmei (Campuchia) kéo đến toạ độ 10o32′.4 Bắc – 103o48′.2 Đông trên bờ biển tỉnh Kampot (Campuchia).

Về phía Bắc bởi đường bờ biển tỉnh Kampot từ toạ độ 10o32′.4 Bắc – 103o48′.2 Đông đến điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.

Về phía Đông Nam bởi đường nối liền từ điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đến toạ độ 10o04′.2 Bắc – 104o02′.3 Đông ở mũi An Yên đảo Phú Quốc (Việt Nam) vòng theo bờ Bắc đảo đến mũi Đất Đỏ ở toạ độ 10o02′.8 Bắc – 103o59′.1 Đông kéo qua toạ độ 9o18′.1 Bắc – 103o26′.4 Đông ở đảo Thổ Chu (Việt Nam) đến toạ độ 9o15′.0 Bắc – 103o27′.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) .

Về phía Tây Nam bởi đường thẳng kéo tà toạ độ 9o55′.0 Bắc – 102o53′.5 Đông ở đảo Poulo Wai đến toạ độ 9o15′.0 Bắc – 103o27′.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).

ĐIỀU 2

Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở điềm 1.

ĐIỀU 3

Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1:

Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau.

- Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này.

- Việc tuẫn tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả hai bên cùng tiến hành;

- Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó, hai bên sẽ cùng nhau thoả thuận.

Hiệp định này làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 7 năm 1982, thành hai bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

(Đã ký)

NGUYỄN CƠ THẠCH

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THAY MẶT CHÍNH PHỦ

NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN

CAMPUCHIA

(Đã ký)

HUN XEN

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

nước Cộng hòa nhân dân Campuchia

(Biên Giới Lãnh Thổ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://kienthuc.net....ong-272597.html

07:30 18/10/2013 (GMT+7)

Ấn Độ lắp hệ thống cảnh báo sóng thần ở Biển Đông

(Kienthuc.net.vn) - Nhằm tránh lập lại thảm họa từng xảy ra vào năm 2004, Ấn Độ đang xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần tại Biển Đông.

Posted Image

Hệ thống cảnh báo này sẽ hoạt động trong vòng 10 tháng tới.

Theo VOA, Ấn Độ đã có một hệ thống cảnh báo sóng thần ở Hyderabad và muốn cài đặt thêm một số thiết bị ở Biển Đông để thu thập sự thay đổi của mực nước biển trước khi có động đất và lập ra các trạm cảnh báo sóng thần.

Ông Shailesh Nayak, Bộ trưởng bộ Khoa học Trái đất của Ấn Độ nói rằng việc chọn địa điểm cài đặt tại Biển Đông rất quan trọng và cần được sự chấp thuận của IOC, cơ quan của Liên Hợp Quốc về khoa học đại dương, quan sát, trao đổi dữ liệu thông tin.

Các nguồn tin nói rằng Ấn Độ rất cần có một hệ thống cảnh báo như vậy vì lợi ích thương mại và chiến lược trong khu vực.

Trận động đất mạnh hồi tháng 12 năm 2004 đập vào tỉnh Aceh của Indonesia đã gây ra một trận sóng thần khủng khiếp trên Ấn Độ Dương, giết chết 230.000 người của 14 nước.

Tháng trước, IOC đã chấp thuận cho Trung Quốc xây hệ thống cảnh báo sóng thần tương tự tại Biển Đông.

Văn Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đổi sách lược trên Biển Đông?

(Quan hệ quốc tế) - Nguyên tắc chiến lược về tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi: Đó là, Trung Quốc chỉ tiến hành đàm phán song phương và kiên quyết phản đối quốc tế hóa Biển Đông.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2013 lại đây, giới quan sát đã nhận thấy ứng xử của Trung Quốc đối với các nước trong khối ASEAN thông qua các chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc hết sức là nhã nhặn giống như thời gian từ năm 2005 về trước. Những hứa hẹn như đàm phán về COC do ASEAN đề xuất, giao kết đối tác…đã làm cho ASEAN có vẻ như an tâm, bớt đi sự lo ngại phần nào. Điều gì đã khiến cho sách lược của Trung Quốc phải thay đổi?

Sách lược “chia để trị” của Trung Quốc

Sách lược “chia để trị”, trong quân sự, được coi như là chiến thuật chia cắt, cô lập, bao vây tiêu diệt quân địch, rất lợi hại mà có điều kiện thì nhà quân sự nào cũng luôn nghĩ đến và nếu như khi một lực lượng lớn của địch bị chia cắt, cô lập, bao vây từng bộ phận thì thắng lợi chỉ là vấn đề thời gian.

Trong cuộc chiến địa chính trị, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực để dễ bề lôi kéo quốc gia nào đó theo mình hoặc ít nhất không để họ theo quốc gia khác chống lại mình là không hiếm và được gọi là “đục nước thả câu”.

Mức độ nghiêm trọng hơn khi ở trong một khu vực chỉ tồn tại những quốc gia nhỏ yếu như tổ chức ASEAN chẳng hạn thì nước lớn sẽ thực hiện sách lược mang tính cường quyền, áp đặt hơn, đó là “chia để trị”.

Thực chất, “chia để trị” là một biện pháp cô lập các nước trong khối ASEAN, cô lập ASEAN với bên ngoài, lợi dụng ưu thế sức mạnh quân sự, kinh tế của mình gây sức ép, mua chuộc, khống chế, đe dọa để buộc đối tác phải thần phục, lệ thuộc…Đó là cách để “bẻ gãy một bó đũa bằng từng chiếc đũa một” mà Trung Quốc đã từng tiến hành trong các hoạt động tranh chấp với các quốc gia trên Biển Đông thời gian vừa qua.

Tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với 5 quốc gia trong khối ASEAN diễn ra căng thẳng bắt đầu từ năm 2010 khi tham vọng chiếm trọng Biển Đông của Trung Quốc đã thành hành động, trong đó nóng nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Trung Quốc với Philippines.

Là tranh chấp nhưng Trung Quốc luôn giữ quan điểm chỉ đàm phán song phương và kiên quyết không quốc tế hóa Biển Đông. Nghĩa là tranh chấp với nước nào thì nước đó đàm phán riêng với Trung Quốc dù cho khu vực tranh chấp đó liên quan đến nhiều nước và liên quan đến an ninh hàng hải của quốc tế. Đương nhiên, quan điểm này không phù hợp với quan điểm của ASEAN là những vấn đề tranh chấp nào chung thì phải đàm phán đa phương.

Những tuyên bố hung hăng đe dọa sử dụng vũ lực; những hành động cậy mạnh bất chấp, ngang ngược; những hành động phô trương sức mạnh, tăng cường sức mạnh vượt ra ngoài phòng thủ…đã có tác dụng.

Posted Image

ASEAN tuy là những quốc gia nhỏ nhưng đều có vị trí địa chính trị rất quan trọng không những với Trung Quốc mà còn với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga Tác dụng ngược của sách lược “chia để trị”

Thực ra, cơ cấu tổ chức, thành phần như của ASEAN, sự liên kết, ràng buộc nhau trong khối ASEAN không như EU… thì với khả năng kinh tế, quân sự của mình, Trung Quốc gây chia rẽ, phá sự đoàn kết trong khối ASEAN, mua chuộc một quốc gia nào đó trong khối, phá vỡ nguyên tắc đồng thuận là không mấy khó khăn. Nghĩa là “chia” ASEAN thì nằm trong tầm tay của Trung Quốc.

Vấn đề là “chia” để “trị” (đương nhiên là vậy) nhưng có “trị” được không mới là điều quyết định thành bại của chiến lược.

Chia rẽ ASEAN, cùng với đó, là sự hung hăng, động thái quyết đoán đầy cơ bắp của Trung Quốc trên Biển Đông khiến ASEAN toán loạn, lo ngại và tìm cách đối phó.

Trong bối cảnh Mỹ đã quay trở lại Châu Á-TBD đang ráo riết tiến hành một cuộc chiến địa chính trị với Trung Quốc mà tâm điểm là ASEAN…thì có thể nói rằng, Trung Quốc đã quá nóng vội, chủ quan, nên đã mắc phải một sai lầm lớn trong sách lược “chia để trị”, đó là “chia” thì được, nhưng không cô lập, bao vây được nên không bao giờ “trị” được, thậm chí lại bị cô lập, bao vây.

Tại sao ư? ASEAN là một khối “thống nhất trong đa dạng”, nếu khi không thống nhất, bị chia rẻ, thì lập tức mang tính “đa dạng”. Đa dạng trong đối nội, trong đối ngoại về kinh tế cũng như quốc phòng…rất khó lường là tất yếu.

Việt Nam, Indonesia, Malaysia tăng cường tiềm lực quốc phòng, Philippines củng cố liên minh quân sự với Mỹ và đe khi cần thiết mời Mỹ trở lại căn cứ Subic, còn Singapore đã cho phép hạm đội Mỹ luân phiên thường trực tại cảng nước mình…

Trung Quốc không đủ khả năng để cô lập Philippines, ngăn chặn Hàn Quốc bán máy bay cho Philippines, không đủ khả năng ngăn chặn Nga xuất vũ khí sang các nước ASEAN, ngăn chặn Nhật Bản hợp tác an ninh biển với ASEAN…

Về kinh tế Trung Quốc cũng không thể ngăn cản được TTP mà Mỹ đang triển khai ở Châu Á-TBD mà Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei tham gia…

Tất cả đơn giản là vì Mỹ, Nga, Hàn quốc và Nhật Bản không giống Campuchia.

Tháng 7/2012, dưới thời Campuchia làm chủ tịch, ASEAN sau 45 năm tồn tại không ra được một tuyên bố chung tại hội nghị cấp cao là biểu hiện cao nhất sự thành công của Trung Quốc khi “chia” ASEAN.

Tuy nhiên, nếu như coi cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ như một trận đấu bóng đá đỉnh cao thì hành động trên như là một cú tắc bóng mang tính bản năng, “vô thưởng vô phạt” khiến cho Trung Quốc bị dính thẻ đỏ, tạo lợi thế cho Mỹ.

Lợi thế của Trung Quốc với ASEAN trước đây so với Mỹ là rất lớn, bởi do Mỹ bỏ quên ASEAN khi vướng bận vào Trung Đông, Apganistan…trong khi Trung Quốc đang trong thời kỳ “giấu mình chờ thời”, tập trung phát triển kinh tế trong hòa bình nên đã ít nhiều tạo ra được lòng tin nhất định.

Nhưng khi không cần “giấu mình chờ thời” nữa, với bản chất cậy mạnh, bá quyền nước lớn thì Trung Quốc “đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” với ASEAN…Đó là những cách nhanh nhất để Trung Quốc đã đánh mất lợi thế lớn.

Tương lai của Châu Á-TBD sẽ được tạo dựng bởi sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là 2 nước lớn Trung Quốc và Mỹ, trong đó chắc chắn không thể thiếu vai trò của ASEAN.

Quốc gia nào muốn nắm tương lai Châu Á-TBD thì phải nắm ASEAN. Cậy mạnh về kinh tế, quân sự để lũng đoạn, phá vỡ ASEAN, một tổ chức “thống nhất trong đa dạng” là một sai lầm có tính quyết định sự thất bại của chiến lược.

Trước sự trở lại của Mỹ tại Châu Á-TBD, đặc biệt nổi lên một nhân tố đáng gờm Nhật Bản, ĐNA trở thành tâm điểm của cuộc chiến địa chính trị một bên là Trung Quốc bên kia là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…thì cách hành xử như trước đây của Trung Quốc cũng có nghĩa là cách đánh mất ASEAN.

Thiếu tôn trọng ASEAN là sai lầm mang tầm chiến lược.

Việc Trung Quốc chấp nhận đàm phán với ASEAN về COC dù là hứa hẹn cũng là một dấu hiệu tôn trọng cần thiết với ASEAN, việc Thủ tướng, Chủ tịch Trung Quốc đi thăm một số nước trong ASEAN nâng cấp đối tác chiến lược…là lấy lại lòng tin với nhau.

Có đúng không nếu như cho rằng Trung Quốc đang sửa sai?

Theo Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đổi sách lược trên Biển Đông?

Có đúng không nếu như cho rằng Trung Quốc đang sửa sai?

=========================================

Các bạn nên nhớ rằng đừng bao giờ tin Trung Quốc.

Những lời nói và việc làm của họ chỉ vì quyền lợi của đấ nước trung quốc mà thôi

Tin là chết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham vọng mới của Trung Quốc

Posted ImageChủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố chuyến đi hồi tháng 9 vừa qua của ông nhằm định hình "con đường tơ lụa" của Thế kỉ 21 với các quốc gia láng giềng Trung Á.

Giữa tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du kéo dài 10 ngày đến hàng loạt các nước Trung Á, bao gồm: Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan và đặc biệt là tham gia thượng đỉnh G20 tại St. Petersburg và diễn đàn hợp tác Thượng Hải SCO tại Bishkek. Ông Tập Cận Bình đã đưa ra hàng loạt các cam kết hỗ trợ tài chính, kí kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác dầu khí và kêu gọi tăng cường quan hệ ngoại giao, nhằm bảo đảm môi trường an ninh và hợp tác năng lượng với các nước tại khu vực.

Thuận lợi không nhỏ

Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc có thể xem như một phần của chiến lược làm giảm sức ép về nguy cơ an ninh tại vùng biên giới phía Tây và nhằm đảm bảo thị trường cung cấp năng lượng chiến lược cho Trung Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong nhiều năm qua gắn liền với nhu cầu hiện đại hóa quân đội, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều đó, vấn đề năng lượng chính là "trái tim" trong tham vọng phát triển của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố chuyến đi hồi tháng 9 của ông là nhằm định hình "con đường tơ lụa" của Thế kỉ 21 với các quốc gia láng giềng Trung Á.

Tại Kazakhstan, Trung Quốc cam kết đầu tư 30 tỉ USD vào lĩnh vực năng lượng và những dự án giao thông vận tải, đặc biệt Trung Quốc đã thế chân Ấn Độ ký hợp đồng mua lại 8.33% cổ phần một giếng dầu lớn tại quốc gia này với chi phí khoảng 5 tỉ USD. Tại Uzbekistan ông Tập Cận Bình cam kết sẽ tăng cường đầu tư và hợp tác trong những năm tới với các thỏa thuận ký kết trị giá khoảng 15 tỉ USD, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác dầu khí và urani. Hai bên cũng ký văn kiện cho phép sửa đổi một thỏa thuận liên quan đến đường ống dẫn khí Uzbekistan-Trung Quốc ký vài năm trước. Những sửa đổi này xuất phát từ việc xây dựng nhánh thứ tư của đường ống khí đốt Turkmenistan-Trung Quốc chạy qua lãnh thổ Uzbekistan và Kazakhstan. Trong khi đó Trung Quốc và Kyrgyzstan đã nhất trí nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược, tạo tiền đề cho những hợp tác tích cực hơn nữa trong tương lai.

Posted Image

Ảnh: Wordpress Những thành công tại Trung Á vừa qua không phải là tất cả những gì Trung Quốc đã làm được trong chiến lược vươn tới Châu Âu. Một trong những sự phát triển thành công nhất của Trung Quốc trong những năm qua phải kể đến kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc- Châu Âu. Ngày 17 tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã khánh thành tuyến đường đầu tiên từ Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam và hàng loạt các cơ sở sản xuất nội địa lớn của Đài Loan trong đó có Foxconn, đến Humburg, Đức.

Theo tính toán, mỗi chuyến hàng trong năm 2013 có trị giá khoảng 1.5 triệu USD, chủ yếu là mặt hàng điện tử, và sẽ là một đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc. Với tuyến đường sắt này, Trung Quốc sẽ chỉ mất 21 ngày để vận chuyển hàng hóa đến Châu Âu, trong khi họ sẽ phải mất khoảng 5 tuần nếu sử dụng đường thủy.

Hiện nay chi phí vận chuyển qua tuyến đường sắt Trung Quốc- Châu Âu này đang đắt hơn khoảng 25% so với đường thủy nhưng đã có rất nhiều công ty, ví dụ như HP (đã bắt đầu đưa những chiếc laptop được lắp ráp tại các nhà máy ở Trùng Khánh sang Châu Âu kể từ năm 2011) hay DHL ( đã có những chuyến tàu nhanh hàng tuần sang Châu Âu từ Thành Đô) nhìn thấy lợi ích từ tuyến đường sắt này.

Thách thức chồng chất

Theo thống kê của tạp chí Times Trung Quốc và Kazakhstan kì vọng sức tải hàng hóa được lưu thông qua khu vực này sẽ tăng từ 2500 FEU lên tới 7.5 triệu FEU vào năm 2020,. Nếu tăng trưởng cũng đạt giá trị tương tự, kinh ngạch thương mại Trung Quốc- Châu Âu sẽ tăng thêm khoảng 4.5 tỉ USD- con số này không lớn nếu đặt trong tổng thể quan hệ thương mại nhưng nó sẽ có đóng góp đáng kể cho những thành phố của Trung Quốc có tuyến đường sắt đi qua, chủ yếu là những thành phố kém phát triển.

Tuy nhiên những tham vọng của Trung Quốc tại Trung Á và Châu Âu vẫn gặp phải nhiều thách thức cả trong hiện tại và tương lai, đó là: khoảng cách địa lí, địa hình phức tạp và những nguy cơ bất ổn chính trị-an ninh. Trong đó, những nguy cơ về chính trị- an ninh không chỉ đến từ các quốc gia bên ngoài mà còn có thể đến từ bên trong, nhạy cảm nhất là tại khu vực Tân Cương.

Những dự án như hành lang Kashgar- Gwadar sẽ trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng cho các tổ chức ly khai hoặc các tổ chức thánh chiến có quan hệ với Phong trào Hồi giáo ở Tân cương và Pakistan. Trong khi đó tuyến đường sắt Trung Quốc- Châu Âu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự lo ngại của Nga trước việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Trung Á nơi Nga có ảnh hưởng truyền thống. Các thách thức sẽ tăng thêm nhiều nếu tuyến đường sắt được mở rộng đi qua các quốc gia Trung Đông.

Hơn hết Trung Quốc sẽ cần phải thận trọng trong chiến lược phát triển xuyên Á- Âu này. Bài học về đường ống dẫn dầu tại Myanmar là bài học nhãn tiền cho Trung Quốc trong hợp tác về năng lượng. Mặc dù hiện nay chiến lược này đang có dấu hiệu phát triển thuận lợi, nhưng cần nhớ rằng lượng hàng hóa đi qua Trung Á để đến Châu Âu mới chỉ đạt khoảng 5%-7% tổng thương mại Trung Quốc- Châu Âu. Trong thời gian ngắn và trung hạn, tuyến đường này chưa phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc nhưng vai trò của tuyến đường này về khía cạnh chiến lược và dài hạn đang tăng lên.

Với những khởi đầu thuận lợi trước mắt trong chiến lược vươn tới Châu Âu, Trung Quốc hoàn toàn có thể hi vọng vào kế hoạch tham vọng này. Nhưng đừng quên rằng sẽ còn đó rất nhiều thách thức đang chờ đợi Trung Quốc ở phía trước.

Nguyễn Vinh Hiển

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://truongtansang...-len-tieng.html

Tác giả trụ sở Nhân Dân Nhật Báo có hình dáng “nhạy cảm” lên tiếng

Thứ hai, 04/11/2013, 14:51 (GMT+7)

(Quốc tế) - Từ khi công trình trụ sở mới của Nhân dân Nhật báo vào giai đoạn cuối cùng trong năm nay, dư luận ngỡ ngàng khi chứng kiến vẻ ngoài giống như “của quý” của tòa nhà. Kiến trúc sư trưởng của công trình lên tiếng hôm 3.11 phản bác các chỉ trích.

Trả lời báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), kiến trúc sư Chu Kỳ (giảng viên kiến trúc Đại học Đông Nam, Nam Kinh) khẳng định những ý kiến rằng thiết kế công trình của ông trông không khác gì bộ phận sinh dục của đàn ông là sự nhầm lẫn; rằng “những suy diễn không ai ngờ tới” xuất phát từ một phần vẻ đẹp công trình của ông.

Posted Image

Kiến trúc sư Chu Kỳ bên công trình trụ sở Nhân dân Nhật báo

“Khi công trình hoàn tất và dàn giáo được dỡ xuống thì người ta sẽ không còn thấy hình dáng ‘của quý’ nữa” – kiến trúc sư Chu Kỳ nói.

Ông Chu hoan nghênh những ý kiến trái chiều, tuy nhiên ông một mực phủ nhận rằng bản thân có ý đồ xây dựng một hình ảnh phồn thực ngoại cỡ ngay tại trung tâm Bắc Kinh.

Posted Image

Kiểu thiết kế gây sốc của trụ sở Nhân dân Nhật báo

“Đối với tôi thì phần thú vị nhất trong công việc của một kiến trúc sư là những ý kiến trái chiều mà một mẫu thiết kế có thể tạo ra. Cuộc tranh luận dữ dội cho đến nay chứng tỏ thiết kế của chúng tôi có tiêu chuẩn cao”.

Ông Chu khẳng định tòa nhà được thiết kế “ổn định, hợp lý và tròn trịa với những đường công. Một mẫu thiết kế đơn giản, khiêm nhường, đúng như truyền thống của tờ báo”.

Posted Image

Trụ sở mới của Nhân dân nhật báo (trái) có kiến trúc nhạy cảm xếp cạnh trụ sở Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (phải) có biệt danh hài hước là "quần chíp lớn".

Nhật báo Trung Quốc cho biết ông Chu vẫn “vững như bàn thạch” trước mọi ý kiến chỉ trích, và phủ nhận những suy diễn xuyên tạc về hình dáng tòa nhà chọc trời do ông thiết kế. “Từ góc nhìn trên cao thì tòa nhà rất giống chữ ‘Nhân dân’ trong tiếng Trung”.

Posted Image

Trụ sở Nhân dân Nhật báo và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV bị các cư dân mạng tinh nghịch ghép hình lại như thế này

Trụ sở mới của Nhân dân Nhật báo dự kiến hoàn thành vào tháng 5.2014 gồm 32 tầng, cao 180 mét và tiền đầu tư 1,5 tỉ Nhân dân tệ (hơn 246 triệu USD).

(Một Thế Giới)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay