Lãn Miên

Thông Tin Cập Nhật 02

156 bài viết trong chủ đề này

Minh moi tham gia dien dan, noi cho do^ng thi ngai qua nhung ma minh tim duoc trang web ten la spiritualresearchfoundation. Co no'i ve tuong lai the gioi trong bai viet ten la` Amagedon. Minh cung khong ra`nh nen ki'nh nho cac co bac xem qua de ne'u hay thi` post len dien dan cho moi nguoi xem :)

Nhớ viết bài có dấu cho đúng quy định của diễn đàn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan lại gây rối ở Trường Sa

Thứ Tư, 08/08/2012 --- cập nhật 02:39 GMT+7

China Post đưa tin, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đang hợp tác với Cơ quan Tuần duyên để tăng cường sức mạnh phòng thủ cho đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tuy nhiên, một người phát ngôn của Cơ quan Phòng vệ Đài Loan từ chối bình luận về những tường thuật nói rằng, một tàu hải quân mang theo pháo phòng không 40 mm và pháo 120 mm đã khởi hành từ Cao Hùng và dự kiến đến Ba Bình trong một tuần nữa. Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng hiện bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp.

Động thái tăng cường sức mạnh phòng thủ của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hoạt động khiêu khích, làm leo thang căng thẳng ở biển Đông, bao gồm việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đơn vị đồn trú tại đây.

Theo Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

(TNO) Tàu tuần dương Rush của lực lượng Tuần duyên Mỹ đã truy đuổi một tàu đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc.

tuanduong.jpg

Tàu tuần dương Rush của Mỹ trong một lần ghé thăm Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Hãng tin AP dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ đô đốc Robert J. Papp hôm 6.8 cho biết tàu tuần dương Rush vốn được điều đến vùng biển Alaska song đã truy bắt một tàu cá trên Thái Bình Dương theo luật đánh bắt thương mại. Tàu cá này không có giấy phép đăng ký đánh bắt, đồng thời sử dụng một phương pháp đánh bắt đã bị cấm.

Người phát ngôn của Lực lượng Tuần duyên Mỹ David Mosely từ chối cho biết cuộc truy đuổi diễn ra vào lúc nào và ở đâu vì cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn.

Tôi sẽ nói rằng hoạt động cướp cá này đang tiếp diễn… Họ dùng loại lưới dài 8 dặm (12,8 km) ở đó và thu gom mọi thứ chảy qua nó”, ông Papp phát biểu tại phiên điều trần của một tiểu ban thuộc Ủy ban An ninh Nội địa của Thượng viện Mỹ. Theo ông này, nhiều đàn cá di cư đến Alaska cũng có thể bị vơ vét.

Hãng AP dẫn lời ông Papp cho biết lực lượng tuần duyên trên tàu Rush đã lên tàu cá và đang hợp tác với các cơ quan khác để xử lý vụ việc.

Tàu cá chở theo các công dân Trung Quốc và có thể được giao lại cho phía Trung Quốc để tiến hành tố tụng.

Thượng nghị sĩ Mary Landrieu, chủ tịch tiểu ban điều tra phát biểu: “Tôi hy vọng chúng ta không chỉ truy tố những kẻ điều khiển tàu mà còn cả những kẻ thu mua cá và phanh phui mạng lưới tài trợ cho kiểu hoạt động trái phép này”.

Theo ông Paul Niemeier, người làm việc cho Ban các vấn đề ngư nghiệp quốc tế của Cục Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ, cho biết loại lưới vét đã bị quốc tế cấm từ năm 1992. Vào đầu thập niên 1990, hàng trăm tàu cá đã sử dụng chúng để vơ vét và tận diệt thủy sản. Các tấm lưới thường dài từ 50 đến 80 km.

Lưới vét không phân biệt thứ nào cả, không chọn lọc những gì chúng bắt. Mọi thứ trôi vào lưới đều có thể bị mắc kẹt lại”, hãng AP trích lời ông Niemeier.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông:

Nghị sỹ Đài Loan thừa nhận dùng vũ lực chiếm đảo Ba Bình

Thứ hai 13/08/2012 15:05

(GDVN) - Lâm Úc Phương đã bộc lộ âm mưu nuốt trọn Biển Đông mà trước đây chưa quan chức nào từ phía Trung Quốc, Đài Loan dám thừa nhận: Đảo Ba Bình do Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt và khống chế từ Thế chiến thứ Hai đến nay

Thông tấn xã Đài Loan (CNA) ngày hôm qua 12/8 dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay, hiện tại Cục Hải tuần Đài Loan đã vận chuyển xong số pháo phòng không 40 mm và cối truy kích 120 mm ra đảo Ba Bình và bố trí hoàn tất từ tuần trước.

Posted Image

Cối truy kích 120 mm Đài Loan trang bị cho lính đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (ảnh: NowNews Đài Loan)

Trước đó, ngày 30/4, Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan dẫn theo 2 Nghị sĩ khác cùng một tàu Cục Hải tuần Đài Loan ra thị sát trái phép đảo Ba Bình và bãi Bàn Than ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan dùng vũ lực chiếm đóng trái phép.

Sau chuyến đi này, Lâm Úc Phương liên tục hối thúc giới chức Đài Loan tăng cường vũ khí cho lực lượng chốt giữ trái phép đảo Ba Bình.

Cũng trong ngày hôm qua 12/8, Lâm Úc Phương lên tiếng sẽ ra thị sát (trái phép) đảo Ba Bình vào trung tuần tháng 9 tới đây và kiểm tra hoạt động bắn đạn thật (thử pháo) của lực lượng đồn trú trái phép tại Ba Bình.

Posted Image

Lâm Úc Phương (giữa) dẫn theo 2 nghị sĩ khác ra bãi Bàn Than, đảo Ba Bình thị sát trái phép hôm 30/4 vừa qua

Lần trước, ngày 30/4 khi thị sát trái phép bãi Bàn Than, Lâm Úc Phương tuyên bố sẽ hối thúc giới chức Đài Loan nhanh chóng kéo dàn khoan ra khu vực đảo Ba Bình, bãi Bàn Than để thăm dò, khai thác dầu khí (phi pháp) tại khu vực này vào cuối năm nay.

Sau những phản ứng mạnh mẽ từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xung quanh những động thái leo thang làm phức tạp tình hình trên Biển Đông, xâm phạm chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa từ phía Đài Loan, Lâm Úc Phương dường như lại hung hăng hơn trước.

Và trong phát biểu của mình, Lâm Úc Phương đã bộc lộ âm mưu nuốt trọn Biển Đông mà trước đây chưa quan chức nào từ phía Trung Quốc, Đài Loan dám thừa nhận: Đảo Ba Bình do Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt và khống chế từ Thế chiến thứ Hai đến nay, do đó “Đài Loan có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông – Trường Sa.

Posted Image

Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan là nhân vật theo đuổi đường lối hiếu chiến và tham gia thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng cường vũ khí trang bị cho lực lượng Đài Loan chốt giữ trái phép đảo Ba Bình, Trường Sa

Cục trưởng Cục Hải tuần Đài Loan Vương Tiến Vượng cho hay, sẽ thực hiện chỉ thị của Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng như Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Viện Lập pháp do Lâm Úc Phương phụ trách, tăng cường vũ khí trang bị cho lực lượng đồn trú trên đảo Ba Bình.

Hơn 4 năm qua kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan thay Trần Thủy Biển, Đài Bắc luôn tỏ ra thận trọng trong vấn đề Biển Đông, chưa từng có các động thái công khai leo thang, thách thức các bên như hiện nay.

Mặc dù giới chức Đài Loan vẫn lên tiếng bày tỏ mong muốn được tham gia các hoạt động đàm phán với các bên liên quan giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng lại mượn tay một số Nghị sỹ hiếu chiến để tăng cường các hoạt động quân sự phi pháp trên đảo Ba Bình.

Posted Image

Ngô Đôn Nghĩa, Viện trưởng Viện Hành chính Đài Loan, cùng Mã Anh Cửu đều công khai tuyên bố không "bắt tay" với Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng những gì đang diễn ra trên thực địa khiến người ta không khỏi nghi ngờ những phát ngôn, tuyên bố như vậy của giới chức Đài Loan

Những động thái từ phía Đài Loan khiến người ta không thể không đặt dấu hỏi, có hay không một thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa khi trên thực địa cả hai bờ eo biển Đài Loan đang ngày càng leo thang, lấn lướt, bất chấp công luận và phá vỡ hệ thống luật pháp, thông lệ quốc tế.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy

======================

Trung Hoa Dân Quốc là tên gọi chính thức của Trung Quốc trước 1949 và tất nhiên là trong năm 1945. Ngày ấy họ là một trong những quốc gia Đồng Minh chống lại phe Trục là Nhật Bản, Đức và Ý. Về mặt nguyên tắc chiến tranh cổ điển thì những quốc gia theo phe Phát xít, hoặc thuộc địa của phe này đều là chiến lợi phẩm của quân Dông minh. Còn trong thế chiến thứ II, các nước Đồng minh đã thừa nhận việc tiến hành chiến tranh nhằm mục đích giải phóng các dân tộc bị đô hộ bởi chủ nghĩa và chính quyền phát xít. Bởi vậy:

Thứ nhất: Không có vấn đề thuộc địa khi quân Đồng minh giải phóng các nước bị phe Trục chiếm đóng. Ngay cả trong điều kiện này thì Việt Nam không phải là thuộc địa của Nhật, chí ít về mặt lý thuyết.

Thứ hai: Việt Nam có chính Đảng đi theo Đồng Minh và cả một mặt trận theo Đồng Minh chính là Việt Minh. Những người lính Hoa Kỳ nhảy dù xuống Việt Bắc chống Nhật đã được sự hỗ trợ của Việt Minh là một thí dụ.

Thứ ba: Việt Nam đã giành độc lập khỏi sự xâm lược của hai đế Quốc Pháp, Nhật trước khi người Nhật chính thức ký văn bản đầu hàng Đông Minh.

Thứ tư: Quân đội của Trung Hoa Dân Quốc và quân Pháp chỉ thay mặt Đồng Minh vào Việt Nam tước khí giới của quân Nhật, chứ không được quyền chiếm đóng.

Nhưng quân đội Pháp đã lợi dụng chuyện này xâm lược nước Việt một lần nữa và kết quả thì chúng ta đã biết. Riêng quân của Trung Hoa Dân Quốc - mà chính thể tiếp nối của họ chính là chính quyền trên đảo Đài Loan hiện nay - đã lợi dụng nhiệm vụ được quốc tế giao phó để xâm chiếm đảo Ba Bình của Việt Nam. Việc làm này đã làm heon ố hình ảnh của quân Đồng minh chiến thắng phát xít và đi ngược lại luật pháp quốc tế với quyền lợi của dân tộc Việt.

Bởi vậy, nếu thế giới này thật sự công bằng và chính danh thì phải gây sức ép buộc Đài Loan trả lại đảo Ba Bình cho Việt Nam.

Đấy là phân tích và nhìn nhận trên những lý giải hoàn toàn phù hợp tư duy hiện đại và chính danh.

Ngoài những vấn đề trên, Thiên Sứ tôi nhận thấy rằng:

Quả báo ban đầu cho chính thể Trung Hoa Dân Quốc là họ đã bị tống cổ khỏi Liên Hiệp quốc và chỉ còn chiếm giữ một hòn đảo nhỏ bé phía Tây Thái Bình Dương, quen gọi là Đài Loan. Nhờ bảo đảm của Hoa Kỳ và sự may mắn mà tồn tại đến ngày hôm nay. Họ nên nhận thấy rằng: Cả một lục địa bao la đã bị mất, họ còn không giữ được thì với hòn đảo Ba Bình nhỏ nhoi đó, nếu họ cố tình chiếm giữ thi không khác gì ngáng chân - với tư cách đồng minh của Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ lên tiếng về biền Đông với sự chính danh của một siêu cường đang bá chủ thế giới trên thực tế. Bởi vậy, họ sẽ lãnh một quả báo nặng nề hơn nhiều khi Hoa Kỳ không thể tiếp tục bảo vệ họ trước sự "giải phóng' của nước Trung Quốc lục địa. Nếu chiến tranh xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì họ chính là mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc, khi bị Hoa Kỳ tấn công. Vì chỉ có chiếm được Đài Loan, Trung Quốc mới hy vọng có thể cố thủ trước các đòn tấn công của Hoa Kỳ.

Trả lại toàn bộ các đảo hợp pháp và đã từng được lịch sử xác định trên biến Đông với sự công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến (Điều kiện của riêng Thiên Sứ), các người mới hy vọng thoát hiểm.

================================

TÀI LIỆU THAM KHẢO LIÊN QUAN

HỒ SƠ TƯ LIỆU VỀ PHÁT XÍT NHẬT (kỳ 6)

Nhật hoàng quyết định đầu hàng

Thứ Sáu 28, Tháng Ba 2008,

Nguyen Hai

Chiến tranh kết thúc

Sau Nagasaki, người Nhật thấp thỏm chờ xem trái bom thứ 3 sẽ rơi xuống đâu. Tình hình vô cùng nguy cấp buộc Nhật phải trả lời ngay có chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam hay không. Ngày 9, nhà vua dự “Ngự tiền Hội nghị” của Hội đồng Tối cao Chỉ đạo Chiến tranh. Sakomizu kể lại :

"Đêm khuya ngày 9, “Ngự tiền hội nghị” họp trong một gian hầm tránh bom rộng 45 m2 sâu dưới đất 10 mét. Mọi người yên vị chờ nhà vua. Đức Vua mặt đỏ gay nặng nề bước vào. Một ấn tượng sâu sắc cho đến nay tôi vẫn chưa quên được là có mấy sợi tóc rủ xuống trán Đức Vua. Cuộc họp do Thủ tướng chủ trì. Trước tiên tôi đọc Tuyên ngôn Potsdam. Vì các điều kiện nêu trong Tuyên ngôn này chứa những nội dung Nhật Bản rất khó chịu đựng nổi, cho nên người nghe ai nấy đều rất xấu hổ." (Sđd1)

Phái bộ Nhật xin hàng trên tàu chiến Mỹ

Sau đó Bộ trưởng Ngoại giao Togo phát biểu nên tiếp thu Tuyên ngôn Potsdam. Thủ tướng, Bộ trưởng Hải quân Yonai và Viện trưởng Viện Cơ mật Hiranuma cũng đồng ý như vậy. Một số bộ trưởng cho biết tình hình kinh tế rất gay go, không còn sức để kháng cự nữa. Phái chủ chiến gồm Bộ trưởng Lục quân Anami, Tổng Tham mưu trưởng (TTMT) Lục quân Umezu và TTMT Hải quân Toyoda nói nếu địch tấn công lên đất Nhật thì nhất định địch sẽ thiệt hại vô cùng lớn, qua đó Nhật có thể chuyển bại thành thắng, họ chủ trương “bản thổ quyết chiến”, “hy sinh cả trăm triệu dân”. Họ chỉ đồng ý đầu hàng nếu Đồng minh bảo đảm 4 điều kiện : - giữ chính thể quân chủ, - Nhật tự giải tán quân đội, - Nhật tự xét xử tội phạm chiến tranh, - hạn chế số lượng quân Đồng minh chiếm đóng Nhật.

Số người phái chủ hàng và chủ chiến trong Hội đồng Tối cao Chỉ đạo chiến tranh ngang nhau, đều là 3, do đó Thủ tướng Suzuki đề nghị Hoàng thượng quyết định.

"Đức Vua nói: “Thế thì Trẫm phát biểu ý kiến của Trẫm vậy”. Tiếp đó Ngài nói: “Ý kiến của Trẫm là tán thành ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao”. Xin các vị hãy tưởng tượng xem quang cảnh lúc ấy thế nào? Địa điểm là sâu 10 mét dưới đất, và là trước mặt Đức Vua. Nếu nói về sự yên tĩnh thì không nơi nào yên lặng hơn nơi này... Khi Đức Vua nói xong, tôi thấy tức thở trong ngực, nước mắt trào ra rơi xuống giấy tờ để trước mặt. Đại tướng Umezu ngồi cạnh tôi cũng vậy. Hình như vào lúc ấy tôi nghe thấy tiếng nước mắt của mọi người tí tách rơi xuống. Phút tiếp sau là tiếng thút thít. Sau nữa là tiếng khóc to, tiếng gào lên. Tôi nhìn Đức Vua qua làn nước mắt, phát hiện thấy mới đầu Ngài dùng ngón tay cái đeo găng trắng muốt liên tục lau mắt cặp kính của Ngài, nhưng cuối cùng Đức Vua cũng bắt đầu dùng hai tay lau má. Đức Vua cũng khóc rồi!

Nước Nhật Bản lập quốc đã 2600 năm, hôm nay đón ngày chiến bại đầu tiên của mình. Hôm ấy cũng là ngày đầu tiên Thiên Hoàng Nhật Bản khóc." (Sđd1)

Sau đó Thiên Hoàng trình bày lý do tiếp thu Tuyên ngôn Potsdam: phía Nhật căn bản chưa chuẩn bị xong “bản thổ quyết chiến”, nếu cứ mù quáng quyết chiến thì “tất sẽ dẫn đến sự vong quốc diệt chủng của dân tộc”, Trẫm “vẫn còn muốn truyền lại cho con cháu đời sau cái gọi là quốc gia Nhật Bản”!

Vua Hirohito nhớ lại: "Khi ấy lý do thứ nhất tôi hạ quyết tâm (chấp nhận Tuyên ngôn) là: nếu cứ thế này thì dân tộc Nhật sẽ diệt vong, tôi chẳng thể bảo vệ được các thần dân trung thành của mình. Lý do thứ hai là để giữ gìn quốc thể (thể chế đất nước)... Nếu địch đổ bộ lên gần vịnh Ise thì đền Ise sẽ bị địch kiểm soát, như vậy sẽ không kịp di chuyển các vật thiêng. Nếu quả như thế thì sẽ càng khó hộ trì quốc thể. Cho nên lúc ấy tôi cảm thấy dù phải hy sinh thân mình, tôi cũng quyết giảng hoà (với địch)" (Sđd2)

"Thiên Hoàng trình bày Thánh Dụ của Ngài về tình hình hiện nay. Đó thật là những triết lý sâu sắc, những chỉ thị sáng suốt đưa ra từ một nhận thức nhìn xa trông rộng. Qua chỉ dụ của Thánh thượng, chúng tôi cảm thấy Đức Vua nắm tình hình chiến cuộc chính xác biết bao! Tất cả mọi người yên lặng nghiêm chỉnh lắng nghe." (Sđd4)

Thánh thượng đã quyết thì chẳng ai dám chống lại. 7 giờ sáng ngày 10 tháng 8, Thủ tướng Suzuki gửi điện báo cho các nước thành viên LHQ, nói rõ ý định chuẩn bị tiếp thu Tuyên ngôn Potsdam. Trong bức điện đầu tiên do Bộ Ngoại giao Nhật dự thảo có đưa ra một điều kiện: “Dưới tiền đề không bao gồm điều kiện đòi thay đổi địa vị pháp lý quốc gia của Thiên Hoàng được thông cảm”. Chủ tịch Viện Cơ mật phản đối điều này với lý do đại quyền thống trị của Thiên Hoàng là đại quyền của thần thánh, vượt trên quốc pháp. Kết quả, trong bức điện phát đi đã giữ nguyên câu đó.

Ngày 10.8, CP Nhật gửi điện cho CP Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ, nhờ chuyển tới CP Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc nội dung: Nhật sẵn sàng chấp nhận tất cả các điều khoản trong Thông cáo Potsdam; nếu Hoàng gia cùng chủ quyền quốc gia Nhật không bị bất kỳ tổn hại nào, Nhật sẽ lập tức vô điều kiện chấp nhận Thông cáo đó.

Sáng ngày 10, nhận được bức điện nói trên, TT Truman bàn với Byrnes, Stimson, Forrestal (Bộ trưởng Ngoại giao, Lục quân, Hải quân) về vấn đề có nên giữ lại chế độ quân chủ Nhật hay không. Stimson cho rằng giữ lại Nhật Hoàng sẽ có lợi cho việc giải giáp quân đội Nhật đang đóng phân tán khắp nơi trên Thái Bình dương. 2 giờ chiều, Truman đọc trước Quốc hội bức điện phúc đáp Nhật do Byrnes thảo với nội dung chính là: sự cai trị của Nhật hoàng và Chính phủ Nhật sẽ lệ thuộc vào (nguyên văn subject to) Tư lệnh Tối cao quân đội Đồng minh; hình thức chính quyền cuối cùng của Nhật sẽ do nhân dân Nhật quyết định.

Nhận được phúc đáp đó, Thủ tướng Nhật cho rằng có thể chấp nhận điều kiện này, vì chế độ quân chủ vẫn được bảo lưu. Nhưng phái chủ chiến quyết không chấp nhận.

Ngày 13 tháng 8, điện trả lời chính thức của LHQ gửi đến Tokyo. Theo Thủ tướng Suzuki, nội dung bức điện này như sau:

"Thứ nhất, nói rõ quyền cai trị quốc gia của Thiên Hoàng và Chính phủ ta phải đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Tư lệnh Tối cao LHQ. Thứ hai, sau khi chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam, sẽ lập tức ra lệnh nói về các công việc Thiên Hoàng và Chính phủ ta phải làm. Thứ ba, nói rõ hình thái chính trị cuối cùng của Nhật Bản phải được quyết định căn cứ theo ý chí tự do biểu đạt của quốc dân Nhật Bản." (Sđd4)

Trong bức điện có câu: Thiên Hoàng và Chính phủ Nhật Bản là “subject to” Bộ Tư Lệnh LHQ. Từ tiếng Anh này đã gây ra sự chống đối của quân đội Nhật và nổ ra một cuộc bàn cãi sôi sục về vấn đề “giữ quốc thể”.

Bộ Ngoại giao Nhật dịch "subject to" là “đặt dưới sự kiểm soát của ...”, và cho rằng Nhật có thể tiếp thu. Bên quân đội dịch là “lệ thuộc vào ...”, do đó họ nói như thế là mất quốc thể, vì vậy họ càng kiên quyết không đầu hàng. Thiên Hoàng nhớ lại:

“Trong quá trình xảy ra bất đồng như vậy, Mỹ bắt đầu cho máy bay rải truyền đơn báo cho toàn thể quốc dân Nhật biết là Nhật đang xin chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam... Nếu những truyền đơn ấy rơi vào tay quân đội thì tất nhiên sẽ nổ ra đảo chính... Bởi vậy 8h30 ngày 14, tôi ra lệnh Thủ tướng triệu tập họp ngay.” (Sđd2)

"11h trưa ngày 14, Hội đồng Tối cao và Chính phủ bắt đầu họp liên tịch. Hai phái chủ hàng và chủ chiến lại cãi nhau. Cuối cùng vua Hirohito nói: “Trẫm đã xem xét điện văn của Đồng minh, rút ra kết luận là các điều kiện họ đưa ra đã hoàn toàn thừa nhận lập trường trong công hàm của ta. Trẫm cho rằng có thể chấp nhận bức điện này... mong Nội các lập tức dự thảo Chiếu thư chấm dứt chiến tranh... Thời vận nay đã như thế rồi, ta không còn sức để chống lại nữa. Tiếp tục chiến tranh chỉ dẫn đến sự huỷ diệt dân tộc... Đúng là Trẫm sẽ vô cùng đau lòng khi nhìn thấy quân đội trung thành với Trẫm bị tước vũ khí... Nhưng bây giờ ta cần nhẫn nhịn cái không thể nhẫn nhịn được. Cho nên Trẫm dự định toàn bộ tiếp nhận các điều kiện của đối phương.”

Nói đến đây, Đức Vua ngừng lại. Tôi ngẩng đầu nhìn, ôi, thật đau lòng ! Thì ra, Đức Vua đang khóc... Tất cả mọi người cũng không thể chịu đựng được nữa, họ oà lên khóc hu hu, thậm chí có người khóc tru tréo, kêu trời gọi đất...” (Sđd3)

Theo truyền thống Võ Sĩ Đạo, đàn ông Nhật “không bao giờ thất sắc khi Thái sơn sụp đổ ngay trước mặt”, thế mà các vị samurai cấp cao nhất ấy lại khóc hu hu. Bộ trưởng Lục quân quỳ xuống bò về phía nhà vua nói to: “Xin Đức Vua không đầu hàng!”

Bây giờ Thiên Hoàng đã hai lần quyết định, chẳng ai dám chống lại Thánh ý. Hai nhà Hán học giỏi nhất được mời đến để thảo “Chiếu Thư chấm dứt chiến tranh” cho Thiên Hoàng ký. Nửa đêm 14, Chiếu Thư viết bằng chữ Hán-Nhật dự thảo xong trình lên Hội đồng Tối cao. Bộ trưởng Lục quân đòi sửa đi sửa lại từng chữ sao cho “giữ được quốc thể”. Câu viết về “3 vật thiêng” cũng bị xoá, vì sợ phía Mỹ biết sẽ đi tìm kiếm. Cuối cùng Thiên Hoàng đọc Chiếu Thư ghi âm vào đĩa để hôm sau phát trên đài phát thanh.

Khi Bộ trưởng Lục quân Anami về cơ quan bộ truyền đạt Thánh chỉ, nhiều sĩ quan doạ “Thà chết chứ không đầu hàng”. Anami rút súng lục ra đặt lên bàn hét lớn: “Thánh chỉ đã hạ, ai không phục tùng thì hãy giết tôi trước!”. Hai sĩ quan lập tức nổ súng tự sát. Anami cũng quyên sinh.

Theo ấn định, ngày 15.8 đài phát thanh Tokyo sẽ phát đi lời Thiên Hoàng đọc Chiếu thư gửi toàn thể thần dân ghi trên đĩa. Suốt đêm trước, 30 sĩ quan trẻ trong đội cảm tử của “Trung đoàn Thần phong (Kamikaze) Quốc gia” do một đại uý chỉ huy đi xe tải từ cảng Yokohama đến Tokyo, sát khí đằng đằng tuyên bố sẽ giết hết lũ “phản nghịch” quốc gia, tức phái chủ hoà. Trước tiên chúng đi tìm Thủ tướng Suzuki. Lúc nửa đêm, chúng bắn súng máy vào Phủ Thủ tướng. Lính bảo vệ ở đây trốn sạch. Biết Suzuki không có mặt, chúng phóng hoả đốt toà nhà rồi kéo đến nhà riêng Thủ tướng. Do được báo trước, Suzuki đang ngủ vội kéo cả gia đình lên xe, chạy được một quãng thì gặp xe của đội Thần phong. Suzuki vội bảo mọi người cúi rạp xuống, nhờ đó mới thoát chết.

Dù Bộ trưởng Lục quân ra sức khuyên mọi người kiềm chế không được chống lại Thánh chỉ, nhưng lũ sĩ quan trẻ không nghe. Con rể cựu Thủ tướng Tojo cùng em trai Bộ trưởng Lục quân và các sĩ quan trẻ chủ trương dùng vũ lực diệt phái chủ hàng và buộc Nhật Hoàng tiếp thu yêu cầu đánh đến cùng. Chúng kéo đến Hoàng cung để tìm và huỷ đĩa ghi âm lời nhà vua đọc Chiếu thư đầu hàng, nhưng muốn vào thì phải được tướng Mori chỉ huy sư đoàn cận vệ Hoàng gia cho phép. 1 giờ sáng, chúng đến nhà riêng Mori, nhưng cũng nhận được lời khuyên không được chống lại Hoàng thượng. Lập tức chúng bắn chết Mori và chặt đầu em trai ông này, rồi tự viết “Mệnh lệnh số 584 của sư đoàn cận vệ” và đóng dấu của sư đoàn trưởng. Sau khi phân phát lệnh đó đi các nơi, quân đảo chính xông vào Hoàng cung sục tìm đĩa ghi âm Chiếu thư, nhưng vì Hoàng cung quá rộng nên không tìm được.

Trang đầu Văn kiện Nhật đầu hàng Đồng minh

5 giờ sáng, Đại tướng Tanaka đến sư đoàn cận vệ giải quyết vụ rắc rối và được biết, chính Liên đội 2 của sư đoàn này chiếm Hoàng cung. Ông ra lệnh bắt giam viên thiếu tá ký “Mệnh lệnh 584” và gọi điện cho đại tá chỉ huy Liên đội 2 ra lệnh rút hết quân ra khỏi Hoàng cung, và tuyên bố ông tiếp quản chỉ huy sư đoàn cận vệ Hoàng gia.

Cuộc đảo chính kết thúc với thất bại thảm hại vào lúc toàn thể dân chúng Nhật túm tụm bên loa truyền thanh hoặc rađiô để lần đầu tiên trong đời được nghe tiếng nói của Thiên Hoàng. 11 giờ 30 ngày 15, đĩa ghi âm lời Thiên Hoàng đọc Chiếu thư được đưa đến đài phát thanh canh gác vô cùng cẩn mật. Đúng 12 giờ trưa, đài phát thanh phát quốc ca Nhật Bản. Tiếp đó, giọng Thiên Hoàng Hirohito vang lên :

“Sau khi xem xét xu thế lớn của thế giới và hiện trạng của Đế quốc (tức Nhật bản), Trẫm muốn dùng biện pháp bất thường để thu dọn thời cuộc. Nay Trẫm báo để các thần dân trung lương của Trẫm biết : Trẫm đã ra lệnh cho Chính phủ Đế quốc thông báo cho 4 nước Mỹ, Anh, Trung, Xô, tiếp thu Thông cáo chung của họ ...”

Nói cách khác, tức là chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, nhưng vì giữ sĩ diện, Chiếu Thư không hề dùng chữ “thua trận”, “đầu hàng”. Chiếu Thư còn trơ trẽn nói: trước đây Trẫm không định xâm lược nước khác; Nhật tuyên chiến với Mỹ, Anh là do nhu cầu “tự tồn và an ninh của Đông Á”, ...“nhưng chiến cục không chuyển biến tốt, xu thế lớn trên thế giới bất lợi cho ta; cộng thêm địch mới đây sử dụng loại bom tàn nhẫn giết người vô tội, không thể lường được thiệt hại. Nếu tiếp tục giao chiến, cuối cùng sẽ dẫn đến sự diệt vong dân tộc ta, phá hoại nền văn minh nhân loại.” Nghĩa là Nhật ngừng chiến không phải do thua mà chỉ là để tránh thảm hoạ dân chúng bị bom nguyên tử giết hại. Chiếu thư cũng lờ đi việc Nhật xâm lược Trung Quốc và bị Liên Xô đánh cho tơi bời ở Mãn Châu... Tóm lại, chính quyền Nhật vẫn còn vô cùng ngoan cố.

Trước tình hình đó, ngày 19.8, MacArthur Tư lệnh quân đội Đồng minh đã giao cho Nhật 3 văn bản để ký, đó là :

Posted Image Bố cáo của Thiên hoàng về việc chấm dứt chiến tranh,

Posted Image Văn kiện đầu hàng,

Posted Image Quân lệnh số Một về việc hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện.

Nhận được Chiếu thư nói trên của Thiên Hoàng, quân đội Nhật trên tất cả các mặt trận trong và ngoài nước đã nghiêm chỉnh ngừng chiến và sau đó nộp vũ khí khi quân đội Đồng Minh tới giải giáp. Nước Nhật thành lập Chính phủ mới do Hoàng thân Higashikuni làm Thủ tướng và cử Bộ trưởng Ngoại giao cùng Tổng Tham trưởng quân đội dẫn đầu phái đoàn Nhật đến ký văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 2.9 trên chiến hạm Missouri của Mỹ neo đậu trong vịnh Tokyo. Chiến tranh Thái Bình Dương chấm dứt từ đó, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho nhiều dân tộc châu Á giành lại độc lập từ tay các đế quốc phương Tây. Một kỷ nguyên mới bắt đầu bừng sáng ở phương Đông – kỷ nguyên tan rã, sụp đổ của chế độ thực dân trên toàn cầu.

Nguyễn Hải Hoành tổng thuật từ các tư liệu nước ngoài

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật đúng là tráo trở hết mức. Vừa ăn cướp vừa la làng mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật bắt 14 người xâm nhập đảo tranh chấp

16/08/2012 3:20

Ngày 15.8, cảnh sát Nhật Bản bắt giữ 14 người Trung Quốc sau khi họ đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, theo AFP. Những người này xuất phát từ Hồng Kông và Macau hồi cuối tuần và tuyên bố đến quần đảo để “khẳng định chủ quyền”. Trung Quốc chưa có phản ứng về các vụ bắt giữ nhưng Hoàn Cầu thời báo ngày 15.8 đăng bài xã luận hung hăng cảnh báo: “Nhật phải lựa chọn giảm căng thẳng hoặc tiếp tục đương đầu. Nhật chọn sao thì Trung Quốc đáp vậy”.

Tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và các nước láng giềng đặc biệt nóng lên trong dịp kỷ niệm 67 năm kết thúc Thế chiến 2. Vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bất ngờ thăm nhóm đảo Dokdo/Takeshima và yêu cầu Tokyo xin lỗi về giai đoạn chiếm đóng bán đảo Triều Tiên (1910-1945). Đến ngày 15.8, căng thẳng song phương liên quan đến chuyến thăm có phần dịu bớt nhưng Nhật lại hứng chỉ trích từ 2 miền Triều Tiên và Trung Quốc sau khi 2 bộ trưởng nước này viếng ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni, theo AFP. Đền này thờ những người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh nhưng bao gồm một số tướng lĩnh bị xếp vào loại tội phạm chiến tranh.

Posted Image

Tàu tuần tra Nhật so kè cùng tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP

AFP dẫn lời giới phân tích cho rằng những vấn đề do chiến tranh để lại, sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng tình hình chính trị ở từng nước khiến tranh chấp thêm căng thẳng. Trong vài tháng tới, tại Trung Quốc sẽ có sự chuyển giao quyền lãnh đạo, Hàn Quốc sẽ tổ chức bầu cử tổng thống trong khi đảng cầm quyền ở Nhật đang gặp nhiều khó khăn.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nga thông báo 2 tàu chiến nước này sẽ thăm nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril mà Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phía bắc từ ngày 25.8-17.9, theo Reuters.

Văn Khoa

======================

Qua những hành vi ngang ngược và vô lý của Trung Quốc ở biển Đông; qua hành động lợi dung nhiệm vụ quốc tế được giao cho Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật ở Đài Loan để cưỡng chiếm đảo Ba Bình của Việt Nam - thì - tôi hoàn toàn có quyền nghi ngờ hành vi đòi đảo Điếu Ngư của Trung Quốc , cũng chỉ là một âm mưu bành trướng lãnh thổ. Nghi ngờ của tôi hoàn toàn có cơ sở là:

Năm 1945 quân đội Nhật thua trận, nếu đảo Điếu Ngư đích thực có lịch sử thuộc về Trung Quốc thì quân đội của Trung Hoa Dân Quốc - với tư cách là một đồng minh quan trọng chống Nhật sẽ phải tiếp quản đảo Điếu Ngư. Sao người Nhật vẫn ngang nhiên đóng ở đây. Khi chính Đài Loan trước 1945 là thuộc địa của Nhật được trả cho Trung Quôc?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan không hậu thuẫn TQ tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản Cập nhật lúc :8:04 AM, 22/08/2012

Đài Loan sẽ không hỗ trợ Trung Quốc đại lục trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản trên các đảo ở biển Hoa Đông.

Posted ImageTheo AFP, trước đây Đài Loan thường ngả về phía Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo với Nhật Bản. Ảnh flickr.com Theo hãng tin AFP, trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trước đây, Đài Loan đứng về phía Trung Quốc chống Nhật Bản. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Nhật Bản NHK, ông Ma Ying-jeou nói rằng Đài Bắc không sẽ hỗ trợ Bắc Kinh trong vụ tranh chấp về các quần đảo, không làm tổn thương mối quan hệ giữa Đài Loan Nhật Bản.

Ông nói: "Chúng tôi muốn những người bạn Nhật Bản biết rằng chúng tôi coi mối quan hệ với Nhật Bản là rất quan trọng". Theo ông, điều quan trọng là các bên tranh chấp không chỉ để bảo vệ lợi ích của họ, mà mỗi bên cũng phải suy nghĩ về làm thế nào để "giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.

Trong khi đó, ngày Chủ nhật vừa qua Đài Loan triệu tập đại diện Nhật Bản ở Đài Bắc để phản đối hành động một nhóm dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản đã đổ bộ lên một trong các đảo tranh chấp và coi đó là "hành động khiêu khích". Ở Trung Quốc, các cuộc biểu tình lớn chống Nhật đã nổ ra.

Theo VOR

===================

Chính quyền Đài Loan nên tham khảo và nhờ các chính khách năm xu, chuyên bàn chuyện thời sự ở các quán trà vỉa hè Hanoi tư vấn, sẽ có những hành xử khôn ngoan hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hacker Trung Quốc làm giả lệnh BQP Đài Loan về đảo Ba Bình, Trường Sa

Thứ ba 21/08/2012 07:53

(GDVN) - Văn bản này không hiểu tại sao đã được in ra và gửi cho Ủy ban An ninh quốc gia, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Kinh tế, Cục Tuần tra biển và Ủy ban Đại lục thuộc Viện Hành chính Đài Loan cũng như nhiều trường đại học khác

Giới truyền thông Đài Loan ngày 20/8 đưa tin, nhiều khả năng một hoặc một nhóm hacker Trung Quốc đại lục đã làm giả và phát tán một văn bản thông báo lấy danh nghĩa Bộ Quốc phòng Đài Loan về vấn đề đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị quân Đài Loan chiếm đóng trái phép).

Posted Image

La Thiệu Hòa, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan

Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 20/8 cho biết, văn bản thông báo “có dấu” của Bộ Quốc phòng Đài Loan này được gửi cho rất nhiều trường đại học, cơ quan nghiên cứu và các cơ quan hành chính Đài Loan yêu cầu họ không nên gọi sân bay trên đảo Ba Bình (Đài Loan xây dựng trái phép – PV) là “sân bay quân sự” để tránh các bên liên quan “hiểu lầm, khiếu nại”.

Văn bản này không hiểu tại sao đã được in ra và gửi cho Ủy ban An ninh quốc gia, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Kinh tế, Cục Tuần tra biển và Ủy ban Đại lục thuộc Viện Hành chính Đài Loan cũng như nhiều trường đại học khác.

Posted Image

Cựu lãnh đạo Đài Loan Trần Thủy Biển thị sát trái phép đảo Ba Bình, Trường Sa năm 2008

Các hacker Trung Quốc bị cáo buộc là đã làm giả văn bản này rất tinh vi, rất giống các mẫu văn bản khác mà Bộ Quốc phòng Đài Loan vẫn sử dụng. Tuy nhiên hacker đã để lộ chi tiết khiến ai tinh ý có thể phát hiện đó là văn bản giả mạo, trên văn bản này phần “Số công văn” ghi hai chữ “Đài quân”, tức quân đội Đài Loan mà không phải là “Bộ Quốc phòng”.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan La Thiệu Hòa cho hay, không bao giờ cơ quan này tự gọi mình theo cách Đại lục vẫn gọi, và có lẽ đây là manh mối để khẳng định hacker Trung Quốc là thủ phạm. Tuy nhiên ông Hòa cũng cho biết hệ thống an ninh nội bộ của Bộ Quốc phòng Đài Loan rất nghiêm mật và hacker Trung Quốc không thể xâm nhập. Các cơ quan chức năng Đài Loan đang điều tra làm rõ vụ việc này.

Hồng Thủy (nguồn China Times)

=============================

Có gì đâu mà phải làm rõ! Gián điệp Trung Quốc phải có mặt ngay trên đảo Đài Loan thì họ mới gửi "công văn" này đến các cơ quan trên đảo Đài Loan được.

Họ ghi "Đài quân" là phải! Vì nhân danh sự nhất quán của sự lãnh đạo của Đại Lục đối với Đài Loan mà! Chứ nếu ghi "Bộ quốc phòng" của Đài Loan thì hóa ra công nhận Đài Loan là một chính thể hợp pháp ở Trung Quốc sao? Thế mà cũng phải làm rõ. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan trong "thế lưỡng nan Malacca"

Tác giả: Đình Ngân theo atimes

Bài đã được xuất bản.: 18/08/2012 02:00 GMT+7

Đài Loan đang đứng trước áp lực lớn hơn trong quan điểm đối với vấn đề chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp. Theo nhiều thông tin, để xoa dịu những người muốn Đài Loan thể hiện một thái độ quả quyết, nước này đã lên kế hoạch mở rộng một đường băng sân bay tại Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đó chính là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và là đảo duy nhất có nước ngọt sinh hoạt. Đài Loan đang chiếm đóng tại đảo này và lực lượng cảnh sát biển đồn trú tại đây.

Vùng biển quanh Ba Bình được Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền toàn bộ, và Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippine tuyên bố một phần. Nơi đây được dự báo có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí tự nhiên hay thậm chí đất hiếm (như mới xuất hiện trong một số công trình nghiên cứu khoa học). Bất kỳ ai kiểm soát Ba Bình một ngày nào đó sẽ không chỉ giành được những lợi thế kinh tế mà còn củng cố được cả các lợi ích chiến lược.

Nhưng do không được quốc tế công nhận, Đài Loan gần như không có tiếng nói trong các cơ chế giải quyết tranh chấp song phương và đa phương. Để khai thác nguồn tài nguyên có thể có hoặc không có ở đây, Đài Loan cũng thiếu các công cụ kỹ thuật như Trung Quốc, chẳng hạn giàn khoan nổi hay tàu lặn Gia Long, tàu vừa lập kỷ lục lặn ở độ sâu 7.000 met hồi tháng trước. Và Đài Bắc cũng chưa đủ tham vọng tiến hành một chiến dịch quân sự đối với bất kỷ các bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông khác. Khi hợp tác tại vùng biển tranh chấp với Bắc Kinh còn là chủ đề quá nhạy cảm với Đài Loan, thì việc kiểm soát Ba Bình đơn giản chỉ càng đặt gánh nặng.

Posted Image

Ảnh minh họa

"Đảo thực sự không có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với Đài Loan, bởi Đài Loan thiếu các nguồn lực để đảm bảo cho nó", James Holmes, một phó giáo sư tại Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, nói trong bài phỏng vấn với Asia Times Online. "Và việc 'không chơi với' Trung Quốc (trong trường hợp này) có thể còn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho Đài Loan".

Trong khi việc sở hữu đảo Ba Bình mang lại cho Đài Loan những lợi ích gì còn chưa rõ ràng, thì dường như dễ thấy hơn chính là việc Bắc Kinh, sau khi làm nóng các trang báo trong thời gian gày đây với những lời lẽ thách thức Philippine và Việt Nam tại Biển Đông và Nhật Bản tại biển Hoa Đông, đang rất coi trọng tầm quan trọng của hòn đảo.

Theo Holmes, bối cảnh Biển Đông hiện nay, trong đó Ba Bình sẽ trở thành điểm quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, không chỉ đơn thuần là việc quốc gia ven biển này hay quốc gia ven biển kia có thể vươn tới điểm nào trên Biển Đông, mà đúng hơn, đó giống như một "thế lưỡng nan Malacca". Eo biển hẹp chia tách Indonesia, Malaysia và Singapore, tất cả được coi là rất thân thiết với Mỹ, luôn tấp lập các tàu chở công-ten-nơ mang đủ các loại nguyên liệu thô từ châu Phi và Vịnh Ba Tư tới nuỗi dưỡng cho nền kinh tế Trung Quốc, và các tàu mang hàng hóa Trung Quốc tới châu Âu và các thị trường khác, nên nếu Mỹ áp đặt lệnh phong tỏa eo biển Malacca thì quả thực đó chính là cơn ác mộng cho Trung Quốc.

"Theo tôi hiểu, đảo Ba Bình đủ lớn để trở thành một trung tâm hậu cần; nếu Trung Quốc giành được quyền kiểm soát nó, nghĩa là đã giúp quân đội Trung Quốc tiến được nửa đường tới eo biển Malacca - một chuyện không thể coi là nhỏ".

Bắc Kinh từ lâu luôn kêu gọi Đài Loan cùng nhau "bảo vệ quyền lợi chung của tổ tiên", và mới gần đây đã bắt đầu đề nghị khai thác chung các nguồn tài nguyên Biển Đông. Bắc Kinh hẳn đang coi lực lượng cảnh sát biển Đài Loan trên đảo Ba Bình là người bảo vệ cho hòn đảo, và xem tranh chấp chủ quyền ở cả Biển Đông và biển Hoa Đông là công cụ để buộc Đài Loan không coi Đại lục là kẻ thù, mà thay vào đó sẽ cùng hiệp lực thách thức các bên trong tranh chấp khác, đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản.

Để thao túng dư luận và hoạt động hoạch định chính sách Đài Loan, Bắc Kinh liên tục triển khai chiêu bài "Mặt trận thống nhất", dựa vào những người được hưởng quyền đối xử ưu đãi kinh tế của Bắc Kinh ở Đài Loan để đạt được các công cụ chính trị tại đây. Minh chứng rõ ràng về hiệu quả của chiến lược này là việc Chiu Yi, chủ tịch ban giám đốc của Công ty dầu khí Đài Loan CPC Corp, mới đây vừa lên tiếng yêu cầu Đài Loan và Đại lục nên cùng nhau khai thác môi trường biển quanh đảo Ba Bình.

Albert Wu, chủ tịch Hội đồng Phát triển công nghiệp và thương mại, một tổ chức mà tổng sản lượng của các doanh nghiệp trong đó chiếm hơn 48% tổng sản phẩm nội địa của Đài Loan, cũng hối thúc Đài Loan mở cửa đảo Ba Bành cho hoạt động du lịch, mặc dù, sẽ không thu được nhiều lợi nhuân, và một cuộc thăm dò ý kiến cùng được tiến hành giữa tờ Thời báo hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tờ China Times của nhà tài phiệt Đài Loan Tsai Eng-meng, cũng thể hiện điều đó.

Cuộc thăm dò đó gây bất ngờ lớn với kết quả, 51,1% số người Đài Loan tham gia cho biết ủng hộ hợp tác với Đại lục chống lại Nhật Bản tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, một nhóm đảo đang thuộc quản lý của Nhật tại biển Hoa Đông và được cả Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền. Có đến 41,2% người Đài Loan thập chí còn ủng hộ sử dụng vũ lực.

Việc một số nghị sĩ Đài Loan cũng bắt đầu kêu gọi mạnh mẽ hơn cho việc quân sự hóa đảo Ba Bình càng chứng tỏ xu hướng trên. Một nhóm lớn tiếng xoay quanh nghị sĩ Lin Yu-fang đã nhiều lần phản đối cái mà họ gọi là sự "xâm nhập" của Việt Nam, và kêu gọi triển khai lính thủy đánh bộ, cùng với các vũ khí như súng cối, tên lửa đất đối không, và súng chống máy bay... đến đảo Ba Bình.

Các tổ chức phi chính phủ cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc kêu gọi Đài Loan mạnh tay: Đầu tháng 7, nhiều nhà hoạt động Đài Loan thuộc phong trào Baodiao (Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư) đã đi thuyền ra khu vực đảo tranh chấp và tham gia vào một cuộc đối đầu căng thẳng với tàu tuần tra Nhật Bản tại đây, và thay vì vẫy cờ Đài Loan, họ lại giương cờ của Trung Quốc đại lục.

Khi sự việc diễn này ra dưới sự theo dõi thận trọng của lực lược cảnh sát biển Đài Loan, lực lượng sau khi nhận được lệnh yêu cầu hộ tống cho các nhà hoạt động ra đảo Điếu Ngư, khiến có vẻ như Đài Bắc thực sự đang xem xét khả năng đứng về phe Bắc Kinh chống lại Tokyo, và đây chính là kết quả mà Bắc Kinh đã mường tượng ra ban đầu.

Kế hoạch mở rộng đường băng tại Ba Bình lên thêm 500m rất có thể chính là sự phản ứng trước áp lực đang gia tăng. Khi tờ Liberty Times bằng tiếng Hoa đưa thông tin, ngay lập tức bài viết đã được rất nhiều các cơ quan thông tin đối ngoại và các nhà bình luận trên khắp Biển Đông đăng tải lại. Trước tính chất nghiêm trọng của sự việc, Việt Nam sau đó đã liên tục cảnh báo Đài bắc không tiến hành kế hoạch trên.

Trước các thông tin về việc mở rộng đường băng, nhiều người cho rằng kế hoạch của Đài Bắc nhằm cho phép máy may tuần tra trên biển P-3C Orion, mà Đài Loan sẽ đưa vào sử dụng vào năm sau, có thể hoạt động tại đây. Máy bay P-3C cung cấp khả năng chống tàu ngầm và có thể giám sát phần lớn Biển Đông.

Đánh giá về kế hoạch trên, Steve Tsang, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, phân tích: "Tôi không có thông tin nội bộ tại sao đường băng được mở rộng. Nhưng có thể đó họ đang cố gắng tính toán khôn ngoan để vừa giải quyết áp lực từ những người muốn thấy một Đài Loan có quan điểm quả quyết hơn đối với những hòn đảo vừa có một chính sách hợp lý để không gây chiến với bất kỳ ai".

======================

Lối thoát duy nhất cho đường lối chính trị của các chính khứa ở Đài Loan là thừa nhận đảo Ba Bình của Việt Nam và trao trả cho người Việt. Tất nhiên, lối thoát danh dự của các người là một cuộc trao trả trong trao đổi học thuật, có "cơ sở khoa học" từ lịch sử hẳn hoi. Hi! Còn cái đảo Điều Ngư kia thì các vị vẫn có thể thể hiện lòng yêu nước theo kiểu Hàn Quốc với Nhật Bản và có thể hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề này.

Còn nếu quí vị ngoan cố tiếp tục chiếm đóng đảo Ba Bình - dù không hợp tác với Trung Quốc thì các quí vị cũng ngáng chân Hoa Kỳ trên thực tế, khi Hoa Kỳ lên án các hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Mặc dù biển Đông sẽ chẳng bao giờ là chiến trường trong một cuộc chiến dứt điểm, để xác định địa vị ở chấu Á. Nhưng nó làm cho Hoa Kỳ không có tính chính danh khi các vị là đồng minh của họ. Đây chính là điểm chết của các vị.

Bởi vậy, các vị hãy suy nghĩ cho chín chắn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh hâm nóng các quan hệ

31/08/2012 3:05

Dường như, Trung Quốc đang cố gắng hâm nóng quan hệ với các bên để tìm cách che mờ những e ngại về tham vọng của Bắc Kinh.

Ngày 30.8, tờ The Times of India dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ đến New Delhi vào tuần sau. Đồng thời, Trung Quốc cũng tìm cách hâm nóng quan hệ quân sự với Mỹ. Cuối tuần trước, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Sái Anh Đĩnh bất ngờ đi thăm Mỹ và hội kiến với Thứ trưởng Quốc phòng chủ nhà Ashton Carter, theo Tân Hoa xã. Tiếp đến, ông Sái còn gặp Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, ở Honolulu, Hawaii. Cùng thời điểm chuyến thăm này, AP dẫn tin từ Lầu Năm Góc cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Trung Quốc vào giữa tháng 9 để bàn về hợp tác song phương. Những bước đi trên của Bắc Kinh diễn ra sau khi cả Washington lẫn New Delhi đều liên tục có nhiều động thái tăng cường vành đai “phòng ngừa” ở châu Á - Thái Bình Dương vì e ngại Trung Quốc. Mới đây, báo chí Mỹ đưa tin Washington đang gia cố lá chắn tên lửa tại khu vực trên. Tương tự, Ấn Độ cũng liên tục có nhiều động thái gia tăng sức mạnh quân sự như: phát triển tên lửa, hình thành lá chắn tên lửa, bổ sung tàu chiến, máy bay chiến đấu.

Posted Image

Cuộc diễn tập chung giữa Trung Quốc đại lục với Đài Loan - Ảnh: AFP

Liên quan đến Trung Quốc, Tân Hoa xã dẫn tin từ giới chức nước này cho hay Bắc Kinh sẽ triển khai máy bay không người lái, trang bị hệ thống giám sát 3D, để do thám ở các vùng biển lân cận. Dù không công bố địa điểm do thám nhưng thông tin trên khiến giới quan sát lo ngại trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục có nhiều hành động gây bất ổn về tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Cũng trong ngày 30.8, CNA đưa tin lần đầu tiên trong lịch sử eo biển Đài Loan, một thứ trưởng của Trung Quốc đã lên tàu khu trục Đài Nam của Đài Loan. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc Từ Tổ Viễn dẫn đầu một nhóm quan chức nước này chứng kiến cuộc diễn tập chung hiếm hoi giữa đại lục và Đài Loan tại vùng biển trên. Diễn ra vào ngày 30.8, cuộc tập luyện cứu hộ chung có sự góp mặt của 18 tàu cứu hộ và tuần duyên, 2 trực thăng từ Đài Loan tham gia cùng 11 tàu, 1 trực thăng từ Trung Quốc đại lục. Hai bên điều động tổng cộng 600 người cho sự kiện lần này. Diễn biến này thể hiện quan hệ giữa Bắc Kinh với Đài Bắc đang chuyển sang giai đoạn “thân ái” giữa lúc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang căng thẳng.

Đài Loan xâm phạm chủ quyền việt nam

Ngày 30.8, CNA dẫn thông báo từ Lực lượng Phòng vệ Đài Loan cho biết trại hè huấn luyện dành cho sinh viên vùng lãnh thổ này trên đảo Ba Bình, tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, vừa kết thúc. Ngoài ra, tờ Taipei Times hôm qua đưa tin một số nhà lập pháp Đài Loan ngày 4.9 sẽ đến đảo Ba Bình để quan sát cuộc tập trận bắn đạn thật trái phép tại đây. Cuối tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chính thức yêu cầu Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch tập trận bắn đạn thật từ ngày 1 - 5.9 trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

H.G

Thụy Miên

==============

Cũng trong ngày 30.8, CNA đưa tin lần đầu tiên trong lịch sử eo biển Đài Loan, một thứ trưởng của Trung Quốc đã lên tàu khu trục Đài Nam của Đài Loan. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc Từ Tổ Viễn dẫn đầu một nhóm quan chức nước này chứng kiến cuộc diễn tập chung hiếm hoi giữa đại lục và Đài Loan tại vùng biển trên. Diễn ra vào ngày 30.8, cuộc tập luyện cứu hộ chung có sự góp mặt của 18 tàu cứu hộ và tuần duyên, 2 trực thăng từ Đài Loan tham gia cùng 11 tàu, 1 trực thăng từ Trung Quốc đại lục. Hai bên điều động tổng cộng 600 người cho sự kiện lần này. Diễn biến này thể hiện quan hệ giữa Bắc Kinh với Đài Bắc đang chuyển sang giai đoạn “thân ái” giữa lúc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang căng thẳng.

Híc! Cái xứ sở vừa ăn trầu vừa ăn mỳ vắn thắn này , kiểu gì cũng bị tống cổ ra khỏi chiếu bạc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đảng đối lập ĐL bất ngờ ủng hộ Mã Anh Cửu leo thang trên Biển Đông

Thứ năm 06/09/2012 19:34

(GDVN) - Khi Đài Loan đang thấy sự khó khăn để bảo vệ chủ quyền đối với các đảo bằng sức mạnh quân sự hạn chế của mình, các chiến lược gia tại Đài Loan muốn Đài Bắc thiết lập một cơ chế tin cậy lẫn nhau về quân sự với Trung Quốc.

Đài Loan định tái triển khai thủy quân lục chiến tại đảo Ba Bình

Video: Nghị sĩ Đài Loan xem thử cối ngoài đảo Ba Bình, Trường Sa

Hoạt động phi pháp của nhóm Nghị sĩ Đài Loan ở Ba Bình, Trường Sa

Đài Loan sẽ mời thầu khai thác dầu khí trái phép ở Trường Sa?

Biển Đông căng thẳng, giới ngoại giao Đài Loan đột ngột lên giọng

Tờ China Times (Đài Loan) ngày 6/9 đã xuất bản một bài xã luận bày tỏ quan điểm của một bộ phận học giả mong muốn Đài Bắc và Bắc Kinh thiết lập sự tin cậy lẫn nhau về mặt quân sự trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông, biển Hoa Đông đang leo thang.

Posted Image

Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trái phép trên đảo Ba Bình - một động thái thu hút sự quan tâm và ủng hộ bất ngờ của Đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập.

China Times cho hay, khi căng thẳng gia tăng xung quanh tranh chấp đảo ở các vùng Biển Đông và Hoa Đông, Đài Loan đang cảm thấy thực sự khó khăn về sức mạnh quân sự hạn chế của mình.

Hiện tại, cả đảng Quốc Dân cầm quyền và đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) đối lập đều thống nhất và tỏ ra tập trung, quan tâm cao độ đối với việc kiểm soát đảo Ba Bình, (đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền cua Việt Nam bị Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt - PV). Do đó, một nhóm học giả Đài Loan nhắc lại rằng, Đài Bắc và Bắc Kinh cần thiết lập một cơ chế thí điểm lòng tin lẫn nhau về quân sự ở Biển Đông.

Đối với những tuyên bố chủ quyền cũng như hoạt động tranh chấp lãnh thổ đang leo thang gay gắt trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông giữa Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản thì thái độ của DPP tỏ ra rất thờ ơ, nhưng DPP lại quan tâm một cách khác thường tới đảo Ba Bình, bãi Bàn Than trên Biển Đông.

Posted Image

Nữ Nghị sĩ đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập ở Đài Loan (thứ 2 từ trái sang) đồng ý đi theo Lâm Úc Phương ra Ba Bình, sau đó chủ động kêu gọi tái triển khai lực lượng thủy quân lục chiến thay thế cảnh sát biển đồn trú trái phép trên đảo này

Các Nghị sĩ DPP đã đồng ý đi cùng với Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền để theo dõi hoạt động diễn tập bắn thử cối 81 (trái phép, làm phức tạp tình hình Biển Đông) của cảnh sát biển Đài Loan trên đảo Ba Bình hôm 4/9. Sau khi từ Ba Bình trở về, chính viên Nghị sĩ này cũng chủ động đề xuất tăng quân, tái triển khai thủy quân lục chiến tại Ba Bình và bãi Bàn Than bất kể những chỉ trích từ Mỹ.

Những hành động này cho thấy DPP đã quan tâm trong việc bảo vệ tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" phi lý, phi pháp và vô hiệu của Đài Loan trên Biển Đông - Trường Sa hơn nhiều so với Senkaku/Điếu Ngư.

Liên quan tới những hòn đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, Mã Anh Cửu về mặt ngoại giao khôn khéo từ chối đứng cùng phe với Trung Quốc và đưa ra cái gọi là "sáng kiến hòa bình trên biển Hoa Đông" trong khi DPP đã không thể hiện lập trường rõ rệt.

Posted Image

Mã Anh Cửu đột ngột đổi thay đổi chính sách đối với Biển Đông từ im lặng chờ thời sang leo thang, gây hấn

Cho rằng Đài Loan thiếu sức mạnh quân sự để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" đối với Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ba Bình - Trường Sa, các chiến lược gia tại Đài Loan bình luận rằng Đài Bắc cần thiết lập một cơ chế tin cậy lẫn nhau về quân sự với Trung Quốc. Tuy nhiên, do áp lực từ Mỹ và DPP, Mã Anh Cửu đã không được thực hiện bất kỳ động thái công khai nào theo hướng này.

Một cơ chế tin cậy công khaiy sẽ liên quan đến việc thành lập một đường dây nóng, một hệ thống báo cáo tai nạn quân sự, phòng ngừa xung đột và trung tâm điều khiển cho hai bên, trao đổi nhân viên quân sự, thông tin liên lạc và đối thoại giữa các nhà lãnh đạo quân sự, một cơ chế tham vấn để tăng cường an toàn hàng hải quân sự và trao đổi thông tin an toàn khu vực.

Trước đó, Đài Loan và Trung Quốc đã thảo luận một cơ chế công khai tin cậy lẫn nhau về quân sự, nhưng không thành công do sự phản đối từ Mỹ và DPP.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.

Trong quá trình học tập, công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn. Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Anh Vũ (Nguồn China Times)

========================

Trước đó, Đài Loan và Trung Quốc đã thảo luận một cơ chế công khai tin cậy lẫn nhau về quân sự, nhưng không thành công do sự phản đối từ Mỹ và DPP.

Đã bảo mà! Tốt nhất các vị chính khứa Đài Loan nên ít nói thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông căng thẳng, giới ngoại giao Đài Loan đột ngột lên giọng

Thứ tư 05/09/2012 05:30

(GDVN) - Lần đầu tiên Mã Anh Cửu lên tiếng khẳng định cái gọi là "một tấc chủ quyền cũng không nhượng bộ" khi nói về các vùng biển đảo Đài Bắc tuyên bố "chủ quyền".

Ngày 4/9 Thông tấn xã Đài Loan dẫn lời Vương Quốc Nhiên, Vụ trưởng Vụ Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Đài Loan cho hay: "Đài Loan đã nhận thấy sự không hài lòng của Việt Nam đối với cuộc diễn tập trên đảo Ba Bình", tuy nhiên viên quan chức ngoại giao này cao giọng: "Không ai có quyền phản đối việc Đài Loan tiến hành diễn tập quân sự ở đó.”

Posted Image

Vương Quốc Nhiên (trái)

Từ ngày 1/9 đến 5/9, lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan triển khai diễn tập bắn đạn thật (phi pháp, làm căng thẳng tình hình Biển Đông - PV) trên đảo Ba Bình, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt và phái lính đồn trú.

Nhiều kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc tỏ ra hả hê với hoạt động này của phía Đài Loan, thậm chí coi động thái này là sự hỗ trợ Bắc Kinh bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” đối với Biển Đông - Trường Sa. Vương Quốc Nhiên phủ nhận mối liên hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh về Biển Đông mà coi đó là hoạt động của Trung Hoa dân quốc, tức Đài Loan.

Posted Image

Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Hồ Vị Chân đổ bộ trái phép lên đảo Ba Bình

Cầm đầu cổ súy cho việc liên kết hai bờ eo biển Đài Loan độc chiếm Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu đã nhận định rằng, đảo Ba Bình hiện do Đài Loan chiếm đóng có lợi thế đặc biệt khi Bắc Kinh "huy động các nguồn lực" để đối phó với các tranh chấp lãnh hải liên quan đến Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Tháng trước, Đài Loan đã triển khai pháo cao xạ 40 mm và cối 120 mm trên đảo Ba Bình để tăng cường khả năng phòng thủ ở đây, một động thái mà Wang cho là đúng thời gian và đúng địa điểm.

Vương Quốc Nhiên tuyên bố: “Chúng tôi không thể đợi đến khi kẻ khác thò chân vào cửa rồi mới bày tỏ quan điểm” và rằng nếu Đài Loan "càng trì hoãn giải quyết vấn đề thì cái giá phải trả sẽ càng lớn".

Posted Image

Mã Anh Cửu

Trước đó, trong cuộc họp Nội các Mã Anh Cửu hôm 3/9 bàn về chuyến thị sát Senkaku/Điếu Ngư từ xa của Mã Anh Cửu bằng trực thăng, Ngoại trưởng Đài Loan Dương Tiến Thiêm bất ngờ lên giọng, đối với cái gọi là "chủ quyền" biển đảo, Bộ Ngoại giao Đài Loan đều lên tiếng phản đối hoạt động của các bên liên quan, nhưng bây giờ sẽ không "nói suông" như trước.

Lần đầu tiên trong hơn 4 năm cầm quyền của Mã Anh Cửu, Đài Loan đã liên tục phái quan chức hành chính cấp cao cùng với giới Nghị sĩ đổ bộ, thị sát và cắm cờ trái phép trên đảo Ba Bình, bãi Bàn Than thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Dương Tiến Thiêm, Ngoại trưởng Đài Loan: Không "nói suông", Đài Loan sẽ làm gì trên Biển Đông và biển Hoa Đông sắp tới?

Cũng là lần đầu tiên Mã Anh Cửu lên tiếng khẳng định cái gọi là "một tấc chủ quyền cũng không nhượng bộ" khi nói về các vùng biển đảo Đài Bắc tuyên bố "chủ quyền" đang có tranh chấp (Biển Đông, biển Hoa Đông).

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Bảo Thành (Nguồn: CNA)

======================

Cũng là lần đầu tiên Mã Anh Cửu lên tiếng khẳng định cái gọi là "một tấc chủ quyền cũng không nhượng bộ" khi nói về các vùng biển đảo Đài Bắc tuyên bố "chủ quyền" đang có tranh chấp (Biển Đông, biển Hoa Đông).

Đám chính khứa Đài Loan dạo này tỏ ra ồn ào quá! Bày đặt cũng lên volum la lối về chủ quyền. Híc! Nghe nói ông Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng thì phải?! Cả một lãnh thổ Trung Hoa lục địa bao la cũng phải bỏ của chạy lấy người, ra Đài Loan. Đến nay hơn 60 năm trôi qua, chưa lấy lại được. "Bại tướng thì không thể nói mạnh", quí vị không thấy xấu hổ với tiền nhân của Quốc Dân Đảng hay sao, mà um sùm quá vậy?

Nếu quí vị lập luận rằng: Trong vấn đề chủ quyền quốc gia thì quyền lợi của Đại lục và Đài Loan là một,

để lớn giọng - thì các vị lại đang ngáng chân đồng minh của chính mình tại biển Đông và Điếu Ngư. Điếu Ngư thì có thể lớn giọng được, vì Nhật - Hoa vốn cũng có nợ nần từ thế chiến. Nhưng ở biển Đông mà lớn giọng thì nó buồn cười. Nó không khác gì các vị gián tiếp xác định chống lại đồng minh của mình trong việc bảo vệ quyền lợi trên một vùng biển chiến lược.

Hơn nữa, Việt Nam và các nước Đông Nam Á chưa tỏ ra động binh chiếm lại các đảo trên biển Đông của họ, mà thực tế các ngài đang chiếm đóng. Vậy tấc đất không rời của quí vị ở đây chỉ là Điếu Ngư mà thôi. Vì người Nhật đang chiếm đóng các hòn đảo này. Nhưng các vị lại ở thế khó vì Nhật Bản cũng là một đồng minh của Hoa Kỳ được bảo vệ. "Tấc đất không rời" thì các ngài đang chĩa mũi vào chính Hoa Kỳ.

Cũng biết các vị đang ở thế khó - nhưng khác với các nước khác, trong đó có Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền - Nếu chiến tranh xảy ra thì các vị không khéo cũng bị dầm như tương giữa hai siêu cường. Nhưng "quân tử thì không trái lý". Lỡ làm chính khứa thì cũng nên cố tỏ ra chính danh một tý chứ nhỉ? Tốt nhất nên văn nhỏ volum lại, cho đỡ điếc tai hàng xóm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại châu Á-TBD?

Những tưởng vụ Scarborogh, biển Đông mà Trung Quốc làm cho dậy sóng tạm lắng xuống thì tranh chấp biển đảo ở Hoa Nam nổi lên quyết liệt giữa Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhật Bản-Đài Loan là 3 đồng minh của Mỹ và nóng nhất là Nhật Bản-Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra?

Nhiều người cho rằng với Trung Quốc, Mỹ giống như kẻ “thả gà ra để đuổi bắt”. Nghĩa là dung dưỡng cho Trung Quốc phát triển hơn 30 năm nay, giờ thấy Trung Quốc lớn mạnh mới hốt hoảng kiềm chế, đối phó…, rằng, đã quá muộn cho Mỹ khi phát hiện ra Trung Quốc có ý đồ truất ngôi bá chủ…Nhầm to đấy, chê Mỹ như vậy chẳng khác nào chê “gái... không biết vén váy”.

Mỹ được mệnh danh là thực dụng, điều này nói lên tính khoa học và tính thực tiễn của Mỹ. Mỹ làm điều gì cũng phải có lợi, đúng lúc, đúng nơi. Mỹ trở lại châu Á-TBD là do Trung Quốc và các nước trong khu vực này “mời” Mỹ đến đấy chứ! Ai bảo tàu Cheonan bị chìm làm chi (té ra bị chìm là do chính mìn của Hàn Quốc); ai bảo Trung Quốc vào tháng 10/2011 định ăn tươi nuốt sống Nhật Bản trong vụ Nhật bắt gã thuyền trưởng vô danh tiểu tốt xâm phạm Senkaku làm chi…

Mỹ trở lại châu Á-TBD mới chỉ bằng tuyên bố, trong đó hùng hồn nhất là sẽ điều 60% lực lượng hải quân sang châu Á-TBD, đồng thời tiến hành một vài hoạt động cài thế, nhưng khu vực châu Á-TBD này đã nổi sóng.

Posted Image

Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?

“Tội” nhất là Nhật Bản. Bỗng dưng, Nhật Bản phải lao vào vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo gay gắt, quyết liệt với Nga, Trung Quốc và ngay cả 2 đồng minh là Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc lại quyết liệt như vậy?

Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố mua lại 3 hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân, mà vốn trước đây là cho thuê. Việc quốc hữu hóa mấy hòn đảo bị Bắc Kinh gọi là phi pháp và không có hiệu lực, đồng thời đe dọa thi hành biện pháp tùy thuộc theo sự phát triển tình hình.

Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản cũng quan tâm khai thác chủ đề yêu nước, bởi rất cần phải xả van, hóa giải những dồn nén của công luận xã hội bắt nguồn từ những vấn đề chính trị trong nước.

Đồng thời quan trọng nhất là đã đến lúc Nhật Bản được “cởi trói”, được tự mình tái vũ trang để chống lại “kẻ bắt nạt” (tất nhiên không phải là Hàn Quốc và Đài Loan) một cách “danh chính ngôn thuận”.

Nhật Bản tái vũ trang, không phải là chuyện đùa cho bất cứ quốc gia nào ở châu Á, nhất là Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vị Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản tuyên bố: “Cần giữ nhà máy điện hạt nhân để răn đe…”.

Điều này ai cũng hiểu và không có một chút nghi ngờ về khả năng, công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân trong tầm tay của Nhật Bản. Nhật Bản muốn là có.

Nhật Bản tái vũ trang, Trung Quốc phải cẩn thận, phải “suy nghĩ 2 lần”. Khu vực châu Á-TBD, Trung Quốc không thể muốn gì được nấy.

Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?

Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để trục lợi, nhưng quá đà. Nếu không có những kẻ quá khích nhảy xổ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiêu khích. Nếu như không có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc, xé cờ Nhật, chặn xe đại sứ quán… kích hoạt, hun nóng máu dân tộc Nhật thì Nhật Bản chưa có cơ hội để quốc hữu hóa.

Đến đây, dư luận có một câu hỏi mà không đặt ra thì không hiểu được bản chất của một vấn đề, rằng, Mỹ ở đâu và có vai trò gì?

Còn nhớ sự kiện ngày 16/3/2012 khi Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng vệ tinh vào ngày 12-16/4. Ngay lập tức Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đánh chặn nếu nó bay sang không phận.

Không như các lần trước, lần này họ không chỉ nói suông. Nhật Bản từ ngày 6/4 đã triển khai xong hệ thống đánh chặn ở phía đông gồm rất nhiều bệ phóng.

Hàn Quốc cũng thế, triển khai xong các hệ thống đánh chặn phía tây với một tinh thần “nếu tên lửa Triều Tiên xâm phạm không phận của họ dù chỉ 1cm sẽ tiêu diệt”.

Còn Mỹ thì đem thi thố sử dụng trang bị cực kỳ hiện đại trong dò tìm phát hiện tên lửa như radar X-Band và chia sẻ thông tin cho Nhật, Hàn…Sự chuẩn bị của 3 nước này có vẻ rất chi là “hồ hởi”.

Vệ tinh thì phóng không thành công, nhưng cái “của nợ” mà Mỹ, Nhật, Hàn và Đài Loan đã triển khai thì còn tồn tại hay không và nếu tồn tại thì để làm gì, với ai… chỉ có Trung Quốc mới trả lời được.

Thế trận ở châu Á-TBD, Mỹ và đồng minh đã cài xong.

Còn bây giờ? Đương nhiên Mỹ và đồng minh phải tăng cường lực. Nếu Trung Quốc cho rằng, Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng thì sẽ yếu đi, lúc đó Trung Quốc có quyền mơ ước. Có thể đúng, nhưng, Mỹ cũng có nhiều nước cờ hay để chơi với Trung Quốc.

“Cởi trói” cho Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm cũng đủ kiềm chế Trung Quốc. Nhật Bản tái vũ trang chỉ là vấn đề thời gian.

Té ra thế giới cũng lắm người tài. Trung Quốc rất giỏi lợi dụng thời cơ thì Mỹ, Nhật, Hàn cũng thế, nhưng họ trên Trung Quốc một bậc bởi họ không chỉ thụ động lợi dụng mà còn giỏi tạo ra thời cơ để lợi dụng.

Trung Quốc sẽ làm gì khi về thế, Mỹ và đồng minh đã cài xong, về lực cũng đã được tăng cường, và, trong khi chính cái thế trận này Trung Quốc đang bị bao vây là chắc chắn?

Xem ra ý tưởng dùng thuốc nổ cài vào tàu cá để tấn công hải quân Mỹ của ông tướng Hải quân Trung Quốc nào đó; dùng sức mạnh hải quân bắt nạt, đe dọa, lấn lướt các nước nhỏ để tranh dành vài hòn đảo không người trên biển… của các nhà chiến lược, học giả uyên thâm, những “đại trượng phu” của Trung Quốc sao quá tầm thường so với ý tưởng chiến lược của Mỹ và đồng minh trên khu vực châu Á-TBD.

Chẳng lẽ có được mấy hòn đảo giữa biển, Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển hay sao?

Theo ông trung tướng Lưu Á Châu, tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: “Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả”.

Và ông Lưu Á Châu phản bác: Vậy, Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?”

Chưa dừng ở đó, ngày nay nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng Biển Đông là “sinh mạng của Trung Quốc” nữa cơ…thì quả là một sự ngụy biện cực đoan nguy hiểm.

Nhìn diễn biến thời sự, nhiều người lo ngại cuộc chiến Trung – Nhật sẽ xảy ra. Xin đừng tốn giấy mực để bàn luận chuyện này. Không đời nào xảy ra.

Lê Ngọc Thống

Theo: phunutoday.vn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng lẽ có được mấy hòn đảo giữa biển, Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển hay sao?

Theo ông trung tướng Lưu Á Châu, tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: “Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả”.

Và ông Lưu Á Châu phản bác: Vậy, Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?”

Chưa dừng ở đó, ngày nay nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng Biển Đông là “sinh mạng của Trung Quốc” nữa cơ…thì quả là một sự ngụy biện cực đoan nguy hiểm.

Tư duy của người Trung quốc dở đến mức Thiên Sứ tôi cứ tưởng có những gián điệp trong việc vạch kế hoạch chiến lược của đất nước này. Té ra không phải. Đôi khi sự suy nghĩ thiển cận cũng có một kết quả như vậy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc không tỉnh táo sẽ giống Liên Xô cũ

- Trung Quốc thường tố cáo Mỹ dở bài “chiến tranh lạnh” ra với mình. Thực ra, điều này hơi oan cho Mỹ.

Thế giới đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn nửa thế kỷ giữa Liên Xô và Mỹ trên 3 mặt trận chính trị tư tưởng, kinh tế và quân sự.

Gọi là “lạnh” bởi trên mặt trận quân sự nó không có tiếng nổ của súng đạn, tên lửa, bởi cả hai bên đều hiểu khi mà lực lượng quân sự đang ở thế cân bằng thì sẽ cùng chết nếu như nó nổ ra.

Do đó, chạy đua vũ trang để chiếm ưu thế và qua đó làm sụp đổ nền kinh tế đối phương là mục đích của mặt trận này.

Nhưng trên mặt trận chính trị tư tưởng và kinh tế thì xảy ra hết sức gay gắt, nóng bỏng, quyết liệt, một mất một còn. Cả hai đều triển khai toàn lực không nương tay vì kết quả sẽ cho ra “kẻ thắng, người thua” chứ không phải cả hai cùng chết như trên mặt trận quân sự.

Đối với Trung Quốc, trên mặt trận chính trị tư tưởng, nếu như quan điểm “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước của giới lãnh đạo, thì Trung Quốc, đương nhiên, chẳng có hệ tư tưởng, Trung Quốc chỉ có mục đích.

Vì thế, sẽ không có hay nếu có thì mức độ chẳng gay gắt, quyết liệt kiểu “ai thắng ai” trên mặt trận này giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trên mặt trận kinh tế, sự phụ thuộc vào nhau quá lớn, đến mức khi “Trung Quốc hắt hơi thì thế giới cũng sổ mũi”, cho nên Mỹ và đồng minh chẳng dại gì “đốt nhà ông hàng xóm để cả hai cùng cháy”.

Trên mặt trận quân sự, khác với Liên Xô trước đây, Mỹ và đồng minh có một lực lượng quân sự vượt trội so với Trung Quốc. Đây là sự khác biệt và chính sự khác biệt này để thế giới phải công nhận vai trò bá chủ thế giới của Mỹ.

Vậy, nếu có cuộc “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Trung Quốc thì chỉ có thể xảy ra trên mặt trận này, nhưng theo kiểu gì?.

Cái có thì Mỹ đã có, Mỹ không muốn ai thách thức cái đã có của mình, cho nên, với sức mạnh quân sự vượt trội, họ sử dụng để kiềm chế quốc gia nào có ý đồ “chiếm ngai vàng” là tất nhiên.

Mỹ muốn Trung quốc giàu nhưng không được mạnh. Và đây chính là mục đích để Mỹ triển khai các chiến lược bao vây, kiềm chế để Trung Quốc luôn là một thị trường, một công trường của thế giới. Những vấn đề này, xem ra không giống với khái niệm “chiến tranh lạnh” như trước đây mà Xô-Mỹ tiến hành. Trung Quốc đừng ngạc nhiên khi hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh đã ngay trước cửa nhà, đừng ngạc nhiên khi Mỹ “xía” vô Biển Đông và các nơi nhạy cảm khác như Ấn Độ, Myanma…Trung Quốc đừng cay cú khi các tử huyệt năng lượng của mình bị Mỹ khống chế…

Thực tế là tại khu vực châu Á-TBD đang có cuộc chạy đua vũ trang mà Trung Quốc là quốc gia cầm đầu.

Trung Quốc khi có nhiều tiền thì họ tăng ngân sách quân sự (hiện nay chỉ sau Mỹ). Nếu như để đối đầu với Mỹ, muốn phá vỡ thế độc tôn của Mỹ, thì không nói làm gì, đằng này, cùng với tăng cường tiềm lực quân sự, Trung Quốc tuyên bố thêm các khu vực có “lợi ích cốt lõi” khác, mạnh bạo, quyết đoán trong tranh chấp biển Đông với láng giềng đến mức ngang ngược, bất chấp pháp luật quốc tế.

Cho nên, hành động của Trung Quốc khiến các nước nhỏ lo lắng, bắt buộc họ cũng phải tăng cường tiềm lực quân sự để phòng thủ.

Cũng phải công nhận rằng, khi Mỹ và đồng minh cài thế, tăng cường lực lượng ở châu Á-TBD để bao vây kiềm chế Trung Quốc thì Trung Quốc không thể ngồi yên, hơn nữa trong khi mục tiêu của Trung Quốc là truất ngôi Mỹ để bá chủ thế giới thì lại càng không thể.

Nhưng, phải chăng, đây là con đường dẫn Trung Quốc đi đến…Liên Xô mà chính Trung Quốc tự mình chứ không phải Mỹ?

Trước hết, đua với Mỹ để đạt mục tiêu vươn tới là các loại vũ khí mới nhất của Mỹ với phương châm: "Những gì Mỹ có thì Trung Quốc nhất định phải có” là sai lầm mang tính chủ quan, duy ý chí.

Thực tế GDP của Trung Quốc chỉ sau Mỹ, nhưng các ngành nghề tạo nên chất lượng GDP của Trung Quốc thì không như Mỹ, Nhật Bản…vì thế nền công nghiệp Trung Quốc nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng có một nền tảng thấp kém.

Nếu như những sản phẩm quân sự thuộc hàng công nghệ cao còn phụ thuộc vào nước ngoài, như động cơ máy bay chẳng hạn…, thì hãy khoan nói đến “đua” với đối thủ mà chỉ phấn đấu cố gắng “đuổi cho kịp” là vĩ đại lắm rồi. Tiếc thay, hiện nay, trong khi Mỹ đang tinh gọn lực lượng quân sự của mình thì Trung Quốc, do mục đích chiến lược quá lớn (không dám nói là tham vọng) nên họ phải hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình với tốc độ nhanh và tất nhiên, ở trên một nền tảng công nghiệp như vậy thì khi đó, nó chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng. Sản xuất chế tạo vũ khí trang bị, xây dựng lực lượng phải phục vụ cho chiến thuật, cho chiến lược. Nhưng nếu như chiến lược đề ra dựa vào ảo tưởng, tham vọng, duy ý chí, thì vũ khí trang bị sẽ trở nên vô bổ với thực tế, dùng để tác chiến thì sẽ không phù hợp về chiến thuật, rất mạo hiểm và rất không đáng tin cậy.

Thực tế đã chứng minh. Trong chiến tranh, dù cho hình thức tác chiến kiểu gì, thì chỉ khi có sự xuất hiện người lính trên chiến trường, cuộc chiến mới được giải quyết trọn vẹn. Bởi thế, không khó hiểu khi Mỹ xây dựng và có một lực lượng lính thủy đánh bộ hùng mạnh nhất thế giới.

Đây là lực lượng triển khai nhanh mọi nơi trên ven bờ đại dương bằng các tàu đổ bộ lớn LHD (tàu mẹ) và loại tàu con LCAC…, gây uy hiếp lớn, thực sự, lên đối phương của Mỹ.

Posted Image

Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng

Trung Quốc cũng muốn như Mỹ với lực lượng lính thủy đánh bộ của mình, họ xây dựng và đóng nhiều tàu loại LHD, LCAC… nhưng nhóm tàu loại LHD, thay vì được bảo vệ bởi tàu sân bay, tàu ngầm …hiện đại của Mỹ và chỉ xuất hiện khi khả năng chống trả của đối phương bị tê liệt thì của Trung Quốc lại không được như thế vì khả năng hạn chế.

Đã thế, Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng (thời bình thì vận tải, thời chiến thì chở quân và xe lội nước) chở được 2000 quân và 300 xe mà vận tốc chỉ dưới 20M/h để chứng tỏ có tàu đổ bộ lớn hơn Mỹ…thì quả là chạy đua.

Nhưng, khi mà chính Trung quốc và thực tế cũng như vậy, đã xác định hải quân TQ (PLAN) chưa đủ sức tác chiến ngoài khu vực châu Á-TBD; tàu sân bay Thi Lang chỉ để huấn luyện, thì nhóm tàu LHD (Type 071) và Ro-Ro liệu có khả dụng trong vùng biển chật hẹp, địa hình phù hợp cho kiểu tác chiến phi đối xứng của một đối phương mà sự chống trả vô cùng quyết liệt?

Lực lượng tàu ngầm, nếu đúng như giới quân sự Mỹ và phương Tây đánh giá về khả năng tác chiến, tính năng kỹ chiến thuật, thì 60 tàu ngầm trong PLAN phải “nuôi” nó quả là rất tốn kém.

Lực lượng này quá lạc hậu khi phải đối đầu với Mỹ và đồng minh nhưng lại quá nhiều, không cần thiết cho việc răn đe khi tranh chấp biển đảo với các nước nhỏ trong khu vực. Vân vân và vân vân.

Vậy, giới quân sự tinh anh, các học giả uyên bác, chẳng lẽ không phát hiện ra những vấn đề trên? Tất nhiên, nhưng, nhìn thấy sai lầm là một chuyện và ngăn chặn được hay không lại là chuyện khác.

Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group - ICG) đã từng chỉ ra rằng, trên biển Đông, Trung Quốc có đến 9 cơ quan chấp pháp (9 con rồng), cạnh tranh sức mạnh bằng hành động hiếu chiến để được phân bổ nhiều ngân sách, để tăng trưởng vì lợi ích cục bộ…

Đồng thời, khi nền công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đã chuyển đổi với việc ra đời khu công nghiệp quân sự riêng, trong đó yếu tố tư nhân đóng vai trò chính thì mối quan hệ “khăng khít”, “kẻ tung, người hứng” của giới hiếu chiến đầy thế lực-“giới diều hâu đầy lông măng” hò hét, phê phán chính phủ “bạc nhược”, “đớn hèn” đòi “phải cứng rắn với Mỹ”, “sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược…” với các nhà tài phiệt quân sự là không tránh khỏi và gây lên chính phủ một áp lực không phải là nhỏ.

Phương châm: “Những gì Mỹ có thì Trung Quốc nhất định phải có”, đã cho ra đời hàng loạt những sản phẩm “nhái”, sao chép, mang yều tố tấn công nhất, đồ sộ nhất… thì, hình như vừa mang tính chủ quan, duy ý chí, đua đòi, vừa thiếu định hướng khả năng sử dụng, bất chấp chiến thuật, nó chỉ là biểu tượng hoành tráng sức mạnh, hữu dụng trong diễu võ dương oai hơn là tác chiến.

Rõ ràng, các nhà tài phiệt vũ khí được lợi, nhóm “diều hâu” được “lên đời”, còn tính mạng người lính?

Sách lược của Trung Quốc và cả ngay giới hiến chiến đều tránh đối đầu với Mỹ, đến mức họ chỉ cho “tàu cá lên tuyến đầu, thay vì hải quân…để khỏi mắc mưu Mỹ”, nên sẽ không đối đầu với Mỹ đâu mà lo.

Ngoài Mỹ ra thì “9 con rồng đang khuấy nước trên biển”, giới hiếu chiến “lên đời”, các nhà tài phiệt quân sự, chẳng nể sợ ai hết, khu vực càng căng thẳng, càng nóng, càng được phân bổ kinh phí hoạt động, càng có nhiều dự án đặt hàng, càng lợi nhuận.

Rốt cuộc, hơn 250 triệu dân Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo khổ và quyết tâm “Mỹ có gì Trung Quốc phải có nấy” mới là nội dung của một cuộc “chiến tranh lạnh” mà Trung Quốc phải đối phó. Ai tạo ra? Đương nhiên không phải Mỹ. Mỹ không đua vì Mỹ đã vượt trội, Mỹ chỉ ngăn cản, kiềm chế Trung Quốc mà thôi. Chỉ có “ma đưa lối, quỹ dẫn đường”, chỉ có tham vọng lớn vượt ra ngoài khả năng mà vẫn quyết tâm đeo đuổi thì điểm đến cuối cùng của con đường đó mới là…Liên Xô cũ.

  • Lê Ngọc Thống
  • Nguồn: phunutoday.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai diễn biến có thể xảy ra trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

Chủ Nhật, 07/10/2012 - 07:42

(Dân trí) - Sự can dự gần đây của Đài Loan đã khiến tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng thêm căng thẳng. Trong bối cảnh ấy, Mỹ với vai trò là đồng minh của Nhật Bản có thể làm được gì?

Posted Image

Chuỗi đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Thời gian qua, Đài Loan đã trở thành nhân tố xúc tác quan trọng đẩy tình hình trên biển Hoa Đông diễn biến theo chiều hướng ngày càng "nóng". Tinh thần dân tộc đã kéo lãnh thổ Đài Loan xích tại gần hơn với Trung Quốc đại lục trong cuộc chiến tranh giành chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc), Điếu Ngư Đài (theo cách gọi của Đài Loan) hay Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản). Nhưng không chỉ vậy, động thái này còn báo hiệu nguy cơ đảo lộn cân bằng chiến lược ở khu vực theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, nếu như liên minh Nhật – Mỹ không còn khả năng trụ vững trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Nhận thức rõ lợi thế này, Bắc Kinh ngày càng thể hiện quyết tâm chơi “rắn mặt”. Vì vậy, tình hình có thể sẽ diễn biến theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, Nhật Bản và Mỹ buộc phải củng cố sức mạnh và công khai đối đầu với Trung Quốc. Trong trường hợp này, cả ba bên sẽ lâm vào tình thế sẵn sàng chiến đấu. Nhưng trên bình diện quân sự, Trung Quốc hiện chưa thể đọ sức được với liên minh Nhật-Mỹ. Do đó, có khả năng Bắc Kinh sẽ chùn bước và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku rất có thể sẽ trở lại hiện trạng ban đầu. Có nghĩa là Nhật Bản vẫn nắm quyền kiểm soát chuỗi đảo này và Trung Quốc thỉnh thoảng lại cử tàu thuyền ra gây sự.

Tình huống này sẽ giống như những gì xảy ra năm 1996, khi Trung Quốc bắn một loạt tên lửa vào vùng lãnh hải của Đài Loan nhằm phản đối cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên trên hòn đảo mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh của nước này. Sự khiêu khích đó đã tạo cớ cho Mỹ gửi hai hàng không mẫu hạm đến Đài Loan, buộc Trung Quốc phải vừa đánh vừa lui. Nếu như giả thuyết này xảy ra, tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có lẽ sẽ giữ nguyên trạng trong vài năm, cho đến khi Bắc Kinh cảm thấy đủ sức để đối đầu quân sự với cặp liên minh Mỹ-Nhật. Khi đó, họ có thể quay trở lại với một lực lượng mạnh hơn.

Thứ hai, Mỹ sẽ trở nên nhún nhường do những khó khăn đang gặp phải ở khu vực Trung Đông. Nếu điều này xảy ra, Nhật Bản sẽ cảm thấy e dè vì không có sự hỗ trợ của Mỹ và kết cục là, Tokyo có thể phải lùi bước. Trong trường hợp này, các tàu thuyền Trung Quốc có thể xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản, thậm chí người Trung Quốc có thể đặt chân lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tạo nên một hiện trạng mới.

Khi ấy, kế hoạch trở lại châu Á của Mỹ chỉ là chuyện viễn tưởng. Đó là chưa kể Trung Quốc sẽ được dịp chế nhạo thất bại của Nhật cũng như liên minh Mỹ-Nhật, đồng thời trở thành quốc gia không có đối trọng ở Đông Á, thậm chí cả ở khu vực châu Á.

Nhưng đó vẫn chưa phải là cái đích cuối cùng của Trung Quốc. Nếu “thắng” Nhật trong vụ này, rất có thể Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng chiêu bài này để chống các nước khác trong khu vực, đặc biệt là những người cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ tìm cách đè bẹp lần lượt từ nước này đến nước khác và không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” sẽ không xảy ra.

Xét cả hai chiều hướng trên có thể thấy không cái nào có lợi cho khu vực, đặc biệt khi xen vào giữa câu chuyện này còn có cả nhân tố Đài Loan, vùng lãnh thổ luôn giữ khoảng cách nhất định với Trung Quốc đại lục trong nhiều vấn đề, kể cả trong việc mua vũ khí của Mỹ, nhưng riêng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì lại đang vào hùa rất ăn ý với Bắc Kinh.

Liệu có thể có giải pháp thứ ba tốt hơn hai giải pháp trên. Có lẽ đã đến lúc nên tính đến điều này.

Đức Vũ

=================

Cho dù Đài Loan có ký ngay một hiệp ước Đồng minh với Trung Quốc về quân sự trong việc giành lại đảo Điếu Ngư/ Senkaku thì điều này cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cái gọi là tương quan lực lượng cả. Việc Đài loan tỏ ra hăng hái trong việc tuyên bố chủ quyền Điều Ngư thì thực ra cô bé này bị kẹt vì tính chính thống của lãnh đạo chính trị so với Đại Lục. Nếu không tỏ ra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì rõ ràng Đài Loan xác nhận gián tiếp tính chính thống của chính thể Đại Lục. Nhưng mà này cô gái Đài Loan xinh đẹp ạ! Cái gì cũng có giới hạn của nó, nếu không em bị tống cổ ra khỏi chiếu bạc đấy.

Còn hai tình huống mà bài báo này nêu ra thì thật ra chẳng có tình huống nào có khả năng xảy ra cả. Bởi vì, việc Trung Quốc chiếm đảo Điếu Ngư/ Senkaku đồng nghĩa với chiến tranh với Hoa Kỳ và Đồng Minh. Còn dửng lại công nhận Senkaku của Nhật thì mất tình chính thống với Đài Loan và gây phẫn nộ trong nước. Còn cứ chập chờn kiểu cực lực phản đối, rồi cho tàu chạy vòng quanh thì mất uy tín. Và về lâu dài cũng có kết quả giống như thừa nhận Senkaku của Nhật.

Thôi công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến và trả lại Trường Sa và Hoàng Sa cho Việt Nam đi, lúc ấy các người sẽ tự thấy giải pháp thoát hiểm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc, Đài Loan rủ nhau hút dầu khí Biển Đông

Thứ hai, 29/10/2012, 09:14 GMT+7

Các học giả Trung Quốc đại lục và Đài Loan kêu gọi hợp tác với nhau để cùng thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Posted Image

Giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981 của Trung Quốc vừa chính thức đi vào hoạt động hồi tháng 8 tại phía đông của Biển Đông sau 6 năm xây dựng. Ảnh: Xinhua.

Theo Taipei Times, nhóm học giả kể trên gồm 16 người, thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau của Trung Quốc và Đài Loan, chủ trương Trung - Đài nên hợp tác với nhau để hình thành ra một cơ chế cùng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông.

Họ đề nghị Tập đoàn lọc dầu CPC Corp của Đài Loan cùng với Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC mở rộng hợp tác vốn, không chỉ ở vùng eo biển Đài Loan như hiện nay, mà mở rộng sang vùng biển phía bắc của quần đảo Pratas (Đông Sa), cũng như qua các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.

Ngoài kêu gọi hợp tác trên Biển Đông trong lĩnh vực dầu khí, nhóm học giả này còn kêu gọi Trung Quốc và Đài Loan tích cực nghiên cứu về "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" vô lý mà cả Bắc Kinh và Đài Bắc dùng làm cơ sở tuyên bố chủ quyền ở đây. Đường lưỡi bò do phía Trung Quốc đơn phương đưa ra mà không có cơ sở pháp lý nào và cũng không được nước khác công nhận.

Hồi tháng 8, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý. Hồi tháng 6, Trung Quốc mời thầu dầu khí quốc tế với 9 lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam khẳng định rằng những việc mời thầu trên là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tuyên bố DOC và là hành động phi pháp,vô giá trị; yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ việc mời thầu và không lặp lại các hành động tương tự như vậy.

Biển Đông là một trong những điểm nóng về tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Một bên khác là Đài Loan, đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh, cũng lên tiếng đòi chủ quyền. Tất cả các bên kể trên, trừ Brunei, đều có lực lượng vũ trang trên hơn 100 đảo, bãi cạn và đảo san hô trong khu vực có diện tích hơn 5 km2.

Vũ Hà

=====================

Đúng là một đám cướp cạn. Này:

Của Bụt mất một đền mười.

Bụt vẫn còn cười Bụt chẳng nhận cho.

Ca dao Việt

Theo tôi chính phủ Hoa Kỳ nên cân nhắc, tạo điều kiện cho Đài Loan và Trung Quốc có cơ hội thống nhất đất nước. Tất nhiên không phải cho không, biếu không.

Share this post


Link to post
Share on other sites
HIC. KIỂU NÀY CÓ KHI ĐÒI LẠI ĐƯỢC, CHẲNG CÒN GIỌT DẦU NÀO QUÁ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tịch biên 2 biệt thự triệu đô của cựu lãnh đạo Đài Loan

Thứ Năm, 15/11/2012 - 13:27

(Dân trí) – Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 14/11 khẳng định cơ quan này đã tịch biên 2 căn hộ với tổng trị giá 2,1 triệu USD thuộc sở hữu của gia đình cựu lãnh đạo Đài Loan Trần Thủy Biển do nghi đây là tài sản hình thành từ tiền phi pháp.

Posted Image

Ông Trần Thủy Biển phải trả giá vì nhiều hành vi phạm pháp

Thông báo được Bộ Tư pháp Mỹ đăng tải trên website chính thức của cơ quan này. Theo đó số tài sản bị tịch biên gồm một biệt thự cao cấp tại Manhattan, New York và một căn nhà tại bang Virginia.

Các tài sản này đều do con trai ông Trần đứng tên tuy nhiên cơ quan chức năng tin rằng chúng được mua bằng tiền hối lộ mà vợ ông Trần đã nhận. Hiện cả nhà cựu lãnh đạo Đài Loan lẫn vợ là bà Wu Shu-chen đều đang phải ngồi tù vì tội danh nhận hối lộ.

Theo đó ngôi nhà tại thành phố Keswick, bang Virginia đã được chuyển giao cho Cơ quan quản lý nhập cư và hải quan Mỹ trong khi biệt thự tại New York đã được giao cho chính phủ. “Chúng tôi cam kết áp dụng mọi biện pháp có thể để vạch rõ chân tướng hoạt động tham nhũng của các quan chức nước ngoài”, trợ lý Tổng trưởng lý Lanny Breuer tuyên bố.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, khi ông Trần còn đương nhiệm, năm 2004 vợ ông là bà Wu đã nhận khoản hối lộ 200 triệu Đài tệ (tương đương 6 triệu USD) từ công ty Yuanta Securities Co. Ltd. để đổi lại việc chính quyền Đài Loan không phản đối việc công ty này mua lại một công ty đầu tư tài chính khác.

Gia đình nhà cựu lãnh đạo Đài Loan đã mua hai bất động sản hạng sang tại Mỹ bằng cách sử dụng tài khoản tại các ngân hàng ở Hong Kong, Thụy Sỹ cũng như các công ty và quỹ đầu tư tại British Virgin Island, quốc đảo St. Kitts & Nevis. Hiện ông Trần đang thụ án 18 năm sáu tháng tù giam vì các tội nhận hối lộ và rửa tiền.

Thanh Tùng Theo AFP

===============================

Tất nhiên ông Trần Thủy Biên thuộc phe đối lập ở Đài Loan. Nhưng điều này chứng tỏ người Mỹ có thể làm ví dụ cho tất cả những phe phái khác ở đây.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Con át Đài Loan' trong học thuyết Không - Hải chiến (kỳ 1)

Cập nhật lúc :8:02 AM, 20/11/2012

Học thuyết “Không Hải Chiến” (Airsea Battle) không chỉ cần người chơi duy nhất là Mỹ. Thêm vào đó, Đài Loan là một "cổ đông chiến lược" giúp Mỹ đảm bảo thế cân bằng trong khu vực.

Posted Image

Tác giả Mark Stokes.

(ĐVO) Bài viết của 2 tác giả, Mark Stokes – Giám đốc điều hành và cộng sự Russel Hsiao thuộc Viện Dự án 2049, đánh giá sự cần thiết của Đài Loan trong sự thành công của học thuyết Không Hải chiến của Mỹ.

Dưới đây là nội dung chính của bài viết:

Hạ nghị sĩ Mỹ, Randy Forbes, trong bài viết đăng tải trên The Diplomat với tiêu đề “Tầm nhìn Không - Hải chiến Thái Bình Dương của Mỹ”, kêu gọi Quốc hội nước này hỗ trợ tầm nhìn Lầu Năm Góc về Không - Hải chiến.

Đây là học thuyết nhằm cải thiện sự liên kết và phối hợp của lực lượng hải quân và không quân nhằm phô trương sức mạnh trước những thách thức về môi trường “chống tiếp cận” (anti-access)* và “phủ nhận khu vực” (area denial)** (A2/AD) trên toàn cầu. Ông Forbes chỉ ra, Mỹ cần phải "kéo các đồng minh vào nỗ lực này".

Riêng với Trung Quốc, chỉ riêng sự phát triển nhanh chóng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) đã là động lực về việc tái định hình chiến lược quân sự của Mỹ.

Con át chủ bài "Đài Loan"

Học thuyết Không - Hải chiến sẽ giúp tăng khả năng răn đe và chứng minh cho đồng minh, đối tác của Mỹ rằng, Washington cam kết và có thể đối kháng lại quân đội Trung Quốc.

Giải quyết những thách thức này đòi hỏi sự hợp tác lớn hơn, không chỉ trong bản thân cơ sở quốc phòng của Mỹ mà cần tận dụng hiệu quả tài năng của các đồng minh, liên kết đặc biệt trong khu vực.

Cụ thể, Mỹ đã có nhiều hoạt động nhằm đa dạng hóa quan hệ quốc phòng với các đồng minh truyền thống trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy nhiên, một đối tác khác đang ít được xem xét nhưng có vai trò quan trọng là Đài Loan. Quốc gia này có quyết định tới tương lai và lợi ích của Mỹ trong chiến lược phát triển quốc phòng bao gồm Không Hải chiến.

Dưới đây là những lí do chủ yếu:

Posted Image

Trong việc triển khai học thuyết Không Hải chiến, Mỹ cần Đài Loan cho thành công của mình dưới tư cách quan hệ đối tác thực sự.

Thứ nhất, Đài Loan nên là tâm điểm cho các kế hoạch quốc phòng của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong đánh giá các yêu cầu liên quan đến Không - Hải chiến, điều được nhấn mạnh nhất là lập kế hoạch dự phòng cho một cuộc đổ bộ của Quân đội Trung Quốc vào Đài Loan với những cảnh báo tối thiểu.

Đài Loan luôn là cái gai trong mắt Trung Quốc. Trước sự phát triển về cơ sở hạ tầng quốc phòng, như hệ thống tên lửa đường đạn mới, PLA càng cảm thấy không hài lòng khi không thể có hành động gì ngăn cản được nó.

Mỹ không thể xem xét Đài Loan như một thực thể “cô lập” trong khu vực, đặc biệt, trước nguy cơ đổ bộ của Trung Quốc. Do đó, Mỹ cần đảm bảo khả năng phòng thủ được của hòn đảo này. Nó còn liên quan tới vấn đề tự do hàng hải ở biển Đông.

Posted Image

Vị trí địa lý lân cận Trung Quốc là yếu tố tiên quyết cho đóng góp của Đài Loan với Mỹ.

Thứ hai, đó là những đóng góp tiềm năng của Đài Loan.

Bản thân Đài Loan là đối tác an ninh cơ bản trong khu vực, sẵn sàng và có thể giúp Mỹ phát triển lực lượng cần thiết cho những chiến dịch, hoạt động ngăn chặn sâu trong một môi trường A2/AD. Chỉ cần Đài Loan hiểu về một sai lầm nhỏ trong hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của PLA, có thể giúp Mỹ nắm phần thắng. Do đó, việc duy trì khả năng của Đài Loan trong việc này sẽ giúp giảm gánh nặng hoạt động cho Mỹ và giảm nguy cơ về leo thang quân sự.

Với Đài Loan, một hệ thống phòng vệ thích hợp cần có một khả năng để ngăn chặn và vô hiệu quá các điểm quan trọng của lực lượng tên lửa chiến lược của PLA và các hệ thống hoạt động tích hợp khác chống lại Đài Loan.

Vị trí chiến lược độc nhất của Đài Loan có thể đóng góp vào khả năng nhận thức của Mỹ về tình hình khu vực trong mọi lĩnh vực. Ví dụ, những dữ liệu giám sát trên không cùng các nguồn tin tình báo sẽ giúp hiểu về các học thuyết, chiến thuật của Không quân PLA. Nhờ vào hệ thống radar cảnh báo sớm sử dụng sóng UHF tầm xa có thể lấp đầy các lỗ hổng trong vấn đề giám sát không gian khu vực...

(còn nữa)

Chống tiếp cận” là những hành động nhằm ngăn ngừa một lực lượng đối địch tiếp cận vào một vùng hoạt động nào đó bằng các biện pháp như hệ thống đánh chặn tầm xa, có thể triển khai chống lại các căn cứ và mục tiêu di động trên biển như đội tàu sân bay.

Phủ nhận khu vực” là những hành động ở tầm gần hơn với các khả năng làm quấy nhiễu sự tự do hoạt động của lực lượng đối địch trong mọi lĩnh vực như không, bộ, không gian,

biển và mạng.

Mạnh Thắng (theo Diplomat)

=======================

'Con át Đài Loan' trong học thuyết Không - Hải chiến (kỳ 2)

Cập nhật lúc :7:34 AM, 21/11/2012

Có lợi thế từ vị trí địa lý và quan hệ liên minh lâu đời, Đài Loan có đầy đủ các hấp lực trong sự quan tâm của Mỹ với thực hiện học thuyết Không - Hải chiến tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Dưới đây là một trong những "ưu điểm" của Đài Loan có thể "cộng sinh" với Mỹ trong bối cảnh áp dụng thuyết Không - Hải chiến mà Washington đề xuất. Bên cạnh đó, là những gợi ý hợp tác Mỹ cần tiến hành với Đài Loan cũng như các rào cản cho tiến trình này.

Ưu điểm của Đài Loan

Am hiểu khu vực

Bản thân Hải quân Đài Loan nắm rõ địa lý khu vực dưới đáy biển và môi trường thủy văn ở Tây Thái Bình Dương. Trong lĩnh vực không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sẽ tăng cường chuyên môn cho Đài Loan, vì nước này là mục tiêu đầu tiên và dầy đặc nhất của các cuộc tấn công từ các mạng máy tính Trung Quốc.

Những yếu tố về địa lý, am hiểu khu vực và mong muốn đóng góp cho Mỹ có giá trị đáng kể với Mỹ cả trong mục đích quân sự và phản ứng thiên tai.

Mỹ cũng cần quan tâm, chú trọng việc xây dựng tường lửa để đảm bảo các đối thủ tiềm tàng không thể thâm nhập vào mạng lưới của Mỹ thông qua mạng lưới của những đồng minh, đối tác của mình.

Do đó, Mỹ có thể cung cấp cho Đài Loan các hệ thống hoạt động dựa trên không gian như hệ thống thông tin liên lạc băng thông rộng và các vệ tinh cảm biến từ xa nhằm đóng góp cho khả năng nhận biết tình hình khu vực cho cả mục đích quân sự và phòng chống thiên tai dân sự. Sự tham gia của Đài Loan trong cơ cấu hàng hải khu vực cũng đáng để xem xét.

Cơ hội hợp tác

Một thành tố khác là hợp tác công nghiệp quốc phòng. Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét mở rộng hợp tác R&D với Viện Nghiên cứu Công nghệ Đài Loan (ITRI), Học viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn (CSIST) và nhiều tập đoàn công nghiệp tư nhân khác.

Có thể thấy, Đài Loan là một nước điển hình trong đổi mới công nghệ, đặc biệt là áp dụng thông tin và liên lạc với cơ sở lợi ích tương hỗ. Đặc biệt là CSIST, nơi làm việc của rất nhiều các nhà nghiên cứu quốc phòng và tài năng kỹ thuật.

Posted Image

Tăng cường hợp tác quốc phòng là cách giúp Mỹ giảm chi phí quân sự từ lợi thế của Đài Loan.

Yêu cầu của Đài Loan đã được xác nhận cho mục đích quốc phòng quốc gia và xa hơn nữa, đóng vai trò quan trọng trong ngăn chặn các tàu đổ bộ từ đại lục Trung Quốc sang vùng nước phía Tây Bắc và Tây Nam của Đài Loan, phong tỏa hoạt động truy cập và tăng cường khả năng giám sát.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ và các đối tác Đài Loan nên xem xét hình thành một liên kết song phương về các ý kiến sáng tạo, lấy nhân lực từ các tổ chức hàng đầu, tập đoàn tư nhân. Các lĩnh vực tập trung chính của liên kết này là nghiên cứu về phòng thủ tên lửa hành trình, hệ thống chống ngầm (ASW), cảnh báo đa lĩnh vực và vai trò trung tâm của Đài Loan trong việc tái cân bẳng của Mỹ với châu Á.

Một lí do khác nữa là không có xã hội tự do và cởi mở nào hiểu Trung Quốc hơn Đài Loan. Thế nhưng, mới rất ít cán bộ quân sự Mỹ tham gia khóa huấn luyện ở Đài Loan. Chưa hề có học sinh nào tham gia vào Đại học Quốc phòng Quốc gia của Đài Loan (NDU) hay các trường vũ trang khác. Do đó, cần đảm bảo tăng cường hoạt động trao đổi giáo dục giữa các cơ sở quốc phòng, đặc biệt dành cho cán bộ cơ sở.

Nghịch lý chính trị ở eo biển Đài Loan

Hiện nay, nghịch lý này đang hình thành mối quan hệ xuyên eo biển giữa Đài Loan và Trung Quốc. Một mặt, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai bên làm giảm khả năng xung đột. Tuy nhiên, sự khác biệt về hệ thống chính trị, khiến đại lục liên tục dựa vào thế o ép quân sự dể ép buộc những nhượng bộ chủ quyền.

Cho đến khi Trung Quốc từ bỏ việc sử dụng vũ lực để giải quyết sự khác biệt chính trị ở eo biển Đài Loan và các hành vi quân sự chống lại Đài Loan, Mỹ cần tăng cường và mở rộng quan hệ quốc phòng với Đài Loan.

Nhận thức vai trò quan trọng của Đài Loan trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ là một điểm bắt đầu thích hợp.

Về phần mình, Đài Loan với sự hỗ trợ của nước ngoài nếu cần, có thể thực hiện các giải pháp có hiệu quả chi phí nhằm đáp ứng với thách thức quân sự đáng ngại nhất hiện nay từ phía Trung Quốc, là cuộc thử nghiệm cho các quốc gia khác noi theo.

Nền quốc phòng của Đài Loan có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và phát triển các khái niệm hoạt động mới. Dù phải đối mặt với thách thức lớn, nhưng nếu Đài Loan được giải quyết về các vấn đề hoạt động nhất định, ví dụ như phòng thủ tên lửa/phòng không tích hợp hay ASW, nước này có thể tự giải quyết nhiều điều.

Đồng thời, cả Đài Loan và Mỹ có thể tìm cách cùng có lợi để kết hợp nỗ lực về quốc phòng liên quan đến R&D, các cấu kiện điện tử chất lượng cao mà giá rẻ do phía Đài Loan cung cấp, từ đó giảm chi phí cho các hệ thống vũ khí của Mỹ.

Bản thân Đài Loan là một trong những khách hàng lớn nhất của Mỹ trong doanh số buôn bán quân sự. Việc buôn bán vũ khí này đóng góp cho học thuyết Không - Hải chiến nhờ việc thúc đẩy khả năng tương tác kết hợp và tiết kiệm chi phí cho Không quân, Hải quân Mỹ thông qua lợi thế về sản xuất lớn và hiệu ứng quy mô kinh tế.

Tuy nhiên, kênh buôn bán của Đài Loan và Mỹ hiện nay theo quan hệ bảo trợ - khách hàng. Mỹ cần thay đổi quan hệ này theo hướng quan hệ đối tác đích thực thì sẽ bền vững hơn.

Từ thực tế rằng, Đài Loan cũng cố gắng để trở nên tự lực hơn trong việc bảo vệ cho mình và việc Mỹ xem xét học thuyết Không Hải chiến, việc phát triển công nghệ tối tân là điều quan trọng. Nó đảm bảo cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên cho hiện đại hóa lực lượng, nhân lực và khả năng sẵn sàng.

Một mục tiêu cơ bản của Không - Hải chiến, đó là “làm được nhiều thứ hơn trong thời đại của ràng buộc ngân sách”. Các sáng kiến như tăng cường hợp tác trong công nghiệp quốc phòng Mỹ - Đài Loan sẽ cho ra hiệu quả chi phí và sản phẩm quốc phòng tiên tiến, làm lợi cho nền tảng công nghiệp của Đài Loan và yêu cầu của Mỹ.

Trên tất thẩy, trong số các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ với Mỹ, Đài Loan sẽ có lợi ích lớn nhất nếu học thuyết Không - Hải chiến của Mỹ thành công.

Mạnh Thắng (theo Diplomat)

=======================

Bài viết này chắc được đám vận động hành lang của Đài Loan trả nhiều tiến lắm nhỉ? Nhưng rất tiếc, người nhận tiền để viết bài này dở tệ. Thiếu tính hợp lý cần thiết cho vị trí Địa chính trị quân sự ở đây. Thời buổi trình độ khoa học quân sự tiên tiến hiện nay, không cần đến tất cả những thứ mà Đài Loan đang được coi là cần thiết với chiến lược "Thủy Không chiến" của Hoa Kỳ, trong bài báo này. Thí dụ như ý tưởng này:

Bản thân Hải quân Đài Loan nắm rõ địa lý khu vực dưới đáy biển và môi trường thủy văn ở Tây Thái Bình Dương. Trong lĩnh vực không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sẽ tăng cường chuyên môn cho Đài Loan, vì nước này là mục tiêu đầu tiên và dầy đặc nhất của các cuộc tấn công từ các mạng máy tính Trung Quốc.

Cái này thì chỉ cần lên Goolge, mua cái bản đồ vệ tinh đáy biển Đài Loan, thế là mọi địa hình đáy biển nó cứ rõ như ban ngày và một cuộc hải chiến hiện đại không cần kinh nghiệm của bác thuyền chài. Bởi vậy, cái bài viết này không sâu sắc bằng nội dung bức tranh "Canh bạc cuối cùng" - do chính Hoa kiều Canada vẽ. Trong đó cô gái Đài Loan bị tống ra khỏi chiếu bạc.

Hoa Kỳ mà dây dưa sâu với Đài Loan thì mất cả chỉ lẫn chài - do chính chủ nghĩa Đại Hán và tư tưởng bá quyền trong cách nghĩ của họ giữa hai eo biển Đài Loan.

Bởi vậy, chỉ cần Hoa Kỳ giữ chân Đài Loan, không theo hẳn Trung quốc là được. Còn nếu thích thì cho đi luôn, cho đỡ tốn kém trong thời buổi kinh tế khó khăn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Đường lưỡi bò' không có cơ sở pháp lý

Các nhà nghiên cứu quốc tế nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho sự an ninh, hòa bình trong khu vực Biển Đông.

> Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế Biển Đông

Sau ba ngày làm việc với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã bế mạc vào cuối ngày 21/11.

Điểm nhấn của hội thảo là các học giả đã xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Nhiều ý kiến cho rằng lập luận về đường lưỡi bò dựa trên quyền lịch sử của Trung Quốc cũng không có cơ sở. Bởi lẽ quyền lịch sử của các quốc gia nếu được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán. Điều này được quy định trong Công ước luật biển 1982 về đặc quyền cho các quốc gia ven biển.

Các học giả khẳng định, tại biển Đông, sự tồn tại của yêu sách đường 9 đoạn dựa trên quyền lịch sử mà Trung Quốc tuyên bố chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển này, là không thỏa đáng. Yêu sách đường 9 đoạn không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, lại chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Điều này đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế.

Bên lề hội thảo, các nhà nghiên cứu đề xuất gói giải pháp tháo gỡ xung đột trên Biển Đông. Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) nêu quan điểm: "Trung Quốc đã đơn phương áp đặt đường lưỡi bò và vì thế họ cũng có thể đơn phương từ bỏ yêu sách này. Đây là phương án đầu tiên trong các ứng xử thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên Biển Đông".

Posted Image

Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) kêu gọi Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò. Ảnh: Vũ Lê

Giáo sư Long phân tích, theo quy định quốc tế về vùng lãnh hải, các quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý. Nếu các quốc gia ven biển có sự chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế thì họ phải đàm phán song phương. Đối với đảo, Luật quốc tế có một số điều chỉnh là không thể chiếm đảo bằng vũ lực và không thể nói rằng đây là vấn đề chủ quyền không thể tranh cãi rồi lấy đó làm vùng đặc quyền kinh tế.

Điều quan trọng đối với mọi quốc gia khi tranh chấp Biển Đông, theo ông Long là phải tuân thủ Công ước Luật Biển và sẵn sàng giải quyết bất đồng bằng tòa án quốc tế. Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế và tất cả mọi quốc gia đều có quyền đi qua vùng biển này. Việc đóng cửa tuyến đường hàng hải quốc tế bằng yêu sách bất hợp pháp là vi phạm quyền của nhiều quốc gia. Trung Quốc không thể áp đặt đường 9 đoạn của mình khi nó vi phạm quyền của nhiều bên. Đây không chỉ là lợi ích của riêng ASEAN mà còn là lợi ích của nhiều nước khác.

"Trung Quốc áp dụng đường 9 đoạn đã vi phạm đến quyền của thế giới. Một trong những giải pháp đầu tiên để ngăn xung đột leo thang là Trung Quốc phải từ bỏ đường 9 đoạn. Nếu vấn đề không thể giải quyết có thể châm ngòi nổ cho rất nhiều bất đồng sau này", ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Nhã đến từ Hội Lịch sử Việt Nam nhận xét: "Vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết mâu thuẫn trên Biển Đông rất quan trọng. Chừng nào Trung Quốc thống nhất giữa lời nói và việc làm, chừng đó vấn đề Biển Đông mới có cơ hội được giải quyết".

Posted Image

Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc giải thích đường lưỡi bò là di sản lịch sử của Trung Quốc. Ảnh: Vũ Lê

Bị vây bởi nhiều câu hỏi bên lề hội thảo liên quan đến đường lưỡi bò, Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc phát biểu: "Tôi đồng cảm với việc cộng đồng quốc tế quan ngại về tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc sẽ làm căng thẳng thêm tranh chấp Biển Đông".

Giáo sư Su Hao giải thích, đường 9 đoạn là di sản của chính quyền trước để lại, được vẽ bởi chính phủ Trung Hoa dân quốc trước đây. Vì thế các quyền liên quan đến đường này một phần của lịch sử. Vùng nước nằm phía trong đường chín đoạn không phải là khu vực Trung Quốc có chủ quyền mà chỉ là cơ sở để Trung Quốc bàn thảo với các quốc gia khác. Trong tương lai, khi các nước đạt thỏa thuận cùng nhau thì Trung Quốc có thể tiến hành hợp tác, khai thác chung ở khu vực này.

Học giả đến từ Bắc Kinhm nói rằng chính sách của Trung Quốc về Biển Đông luôn nhất quán và xem trọng hòa bình trên vùng biển này. Cơ sở để giữ an ninh trên Biển Đông là cần phải giữ nguyên hiện trạng để có được sự nhất trí chung. Tuy nhiên từ năm 2002 trở lại đây có nhiều thay đổi, đặc biệt là những năm gần đây đã có sự bất đồng giữa Trung Quốc với một số nước có yêu sách tại Biển Đông. Điều này cản trở quá trình tiến tới hoàn thiện các quy tắc ứng xử COC.

Để giải tỏa tranh chấp vùng biển, quan điểm của Trung Quốc là các bên nên tổ chức hội thảo để làm rõ các yêu sách của mình, từ đó xác định được các khu vực bị chồng lấn và có phương pháp giải quyết toàn diện. "Trong tương lai tôi tin chắc rằng sẽ đến một thời điểm cuộc thảo luận về bộ luật ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được tiến hành", ông Su Hao nói.

Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia nhận xét, thời gian vừa qua thế giới chứng kiến nhiều tiêu cực liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Hiện nay cách ứng xử của các quốc gia vẫn có những vi phạm nhất định, đặc biệt là việc tăng cường lực lượng hải quân, chạy đua vũ trang làm tăng xung đột trong khu vực này.

Posted Image

"Đường lưỡi bò" (màu đỏ) bị các nước liên quan phản đối mạnh mẽ vì nó không có cơ sở pháp lý. Đồ họa: maritime-executive.com

Theo học giả đến từ Australia, Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế vô cùng quan trọng, vì thế sự tự do hàng hải cần được bảo vệ. Đây không chỉ là lợi ích của ASEAN - Trung Quốc hay Mỹ - Australia - Nhật mà còn là lợi ích của Hàn Quốc, Ấn Độ. "Thời gian không còn nhiều nữa, đối thoại và đàm phán là các giải pháp có thể thúc đẩy hợp tác phát triển trên Biển Đông", ông Thayer khuyến cáo.

Trả lời báo chí trong giờ giải lao trước phiên bế mạc, Giảng viên Khoa Luật quốc tế Đại học Luật TP HCM, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định: "Có nhiều cơ chế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nhưng điều quan trọng nhất là các bên có thật sự muốn giải quyết xung đột hay không".

Theo ông Việt, Trung Quốc luôn tuyên bố tôn trọng hợp tác và tuân thủ các quy tắc quốc tế nhưng lại có nhiều hành động đi ngược lại với tuyên bố chẳng hạn như đơn phương cấm săn bắt cá trên Biển Đông. Đây là một trở ngại lớn trong việc duy trì sự ổn định và nền hòa bình trên vùng biển phức tạp này.

"Để giải quyết bất đồng, Trung Quốc phải làm rõ những cơ sở pháp lý một cách khoa học về yêu sách đường lưỡi bò trước cộng đồng quốc tế", ông nói.

Vũ Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Phản đối Trung Quốc in "đường lưỡi bò" trong hộ chiếu

(Dân trí) - Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử.

>> Trung Quốc to mà vẫn… không lớn!

> >> Biển Đông - Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế

Posted Image

Hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc (phải)

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22/11/2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông

“Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.”, ông Lương Thanh Nghị cho biết.

Cũng tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã xác nhận thông tin, sau khi Hội nghị ASEAN 21 kết thúc, các nước tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông thuộc khối ASEAN sẽ có cuộc họp vào ngày 12/12/2012 tại Manila để thảo luận về vấn đề này.

“Chúng tôi đã được phía Philippines thông báo về vấn đề này và hiện đang chờ thư mời chính thức, trong đó sẽ thống nhất về cách thức tổ chức, nội dung và thời gian của cuộc gặp gỡ”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói.

Theo ông Lương Thanh Nghị, việc tham vấn giữa các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông là việc làm bình thường và thường xuyên để thúc đẩy việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông cũng như để thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận và cam kết đã có như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN và mới đây là Tuyên bố chung Cấp cao Kỷ niệm 10 năm DOC.

K. Tân

Nguồn: http://dantri.com.vn...hieu-665846.htm

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tung cẩu ngày càng ngang ngược. Để xem chúng làm được gì? Chờ đến hạn rằm tháng giêng Việt lịch........Posted ImagePosted ImagePosted Image

Edited by Chipbee cherries

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tung cẩu ngày càng ngang ngược. Để xem chúng làm được gì? Chờ đến hạn rằm tháng giêng Việt lịch........Posted ImagePosted ImagePosted Image

Thực ra cho đến ngày 15. Tháng Giêng Việt lịch, cũng sẽ chỉ là một ngày như mọi ngày. Báo chí vẫn đăng tin thời sự, như người mẫu nào tạo dáng và yêu đương ra sao, chỗ nào kẹt xe, chỗ nào cháy nhà. ...vv... và....vv.....Nhưng trong khoảng thời gian từ nay đến đó, nó sẽ định hình được mục tiêu chiến lược của người Trung Quốc. Tất nhiên nó sẽ xác định tính tương tác của mục tiêu này với các siêu cường trên thế giới và sẽ ra một kết quả thế nào. Đương nhiên là không thể gọi là tốt đẹp cho đất nước Trung Quốc, nếu chiều hướng cực đoan xảy ra..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra cho đến ngày 15. Tháng Giêng Việt lịch, cũng sẽ chỉ là một ngày như mọi ngày. Báo chí vẫn đăng tin thời sự, như người mẫu nào tạo dáng và yêu đương ra sao, chỗ nào kẹt xe, chỗ nào cháy nhà. ...vv... và....vv.....Nhưng trong khoảng thời gian từ nay đến đó, nó sẽ định hình được mục tiêu chiến lược của người Trung Quốc. Tất nhiên nó sẽ xác định tính tương tác của mục tiêu này với các siêu cường trên thế giới và sẽ ra một kết quả thế nào. Đương nhiên là không thể gọi là tốt đẹp cho đất nước Trung Quốc, nếu chiều hướng cực đoan xảy ra..

Bài báo đăng trên Hoàn Cầu thời báo ngày 23-11, tiêu đề: Hộ chiếu mới của Trung Quốc vẽ chủ quyền Nam Hải, Philipin và Việt Nam kháng nghị “chủ quyền” bị xâm phạm. (中国新护照划南海主权 菲越抗议“主权”遭侵犯 2012-11-23 01:17 环球时报 3133 字号:TT )

Hoàn Cầu Thời Báo tổng hợp ngày 23-11 2012 đưa tin, hộ chiếu điện tử mới của TQ có một trang in bản đồ TQ đã làm Philippin và Việt Nam phản đối. Thời báo Tài chính của Anh nói, bản đồ này vẽ ra phạm vi chủ quyền của TQ ở Nam Hải (Biển Đông), là hành động TQ cho đến nay muốn nhấn mạnh chủ quyền của mình ở Biển Đông, “ Khi tiếp công dân TQ nhập cảnh, các nước này phải đóng dấu vào hộ chiếu tức coi như là ngầm thừa nhận chủ trương lãnh thổ của chính phủ TQ”. Theo báo tiết lộ, hai nước Philipin và Việt Nam ngày 22 đã đều tỏ thái độ phản đối, gọi hành vi đó là “xâm phạm chủ quyền”. Bài báo cũng dẫn thuật trả lời của Bộ ngoại giao TQ nói rằng, hộ chiếu mới của TQ phù hợp luật pháp quốc tế, bản đồ trên hộ chiếu không nhằm vào một quốc gia đặc định nào, TQ sẵn sàng tích cực tiến hành đối thoại với các quốc gia liên quan, thúc đẩy giao lưu nhân viên giữa TQ và các nước đó. “Hộ chiếu: phương thức mới của TQ để tuyên bố chủ quyền” , đó là đầu đề bài báo trên ra ngày 22, bài báo nói, Bắc Kinh in bản đồ trên hộ chiếu mới thể hiện đòi hỏi lãnh thổ của họ ở Nam Hải, đem lãnh thổ trong “đường chín đoạn” vẽ thành lãnh thổ của TQ, điều này đã kích nộ các nước láng giềng. Theo báo mạng GMA của Philipin, ngoại trưởng Philippin ngày 22 đã tuyên bố, hành động này của TQ “không thể chấp nhận”, “xâm phạm chủ quyền của Philipin”, Philipin chính thức nêu kháng nghị đối với TQ. Bài báo đưa ra bình luận nói, đây là “hành động trắng trợn nhất” hiện nay của Bắc Kinh. Khi được hỏi liệu có yêu cầu TQ thu hồi lại loại hộ chiếu này không, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Philipin nói: “Chúng tôi hy vọng nó phải được nhanh chóng thu hồi lại”. “Ông ấy còn nói, Philipin không thể nào nhẫn mà nhìn hành động này của TQ, cho phép TQ tiếp tục phát hành hộ chiếu mới này có nghĩa là phục tùng đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Ông ấy nói, công dân TQ sẽ sử dụng loại hộ chiếu này, nếu trên hộ chiếu có bản đồ vi phạm bộ phận chủ quyền của nước tôi, chúng tôi cho phép họ nhập cảnh, thì có nghĩa là ngầm cho phép đòi hỏi chủ quyền của TQ đối với Biển Đông. Hiến pháp nước tôi qui định phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quốc dân chúng tôi cũng yêu cầu chúng tôi phải làm như vậy”.

Bài báo nói, Việt Nam cũng phản đối Bắc Kinh về vấn đề hộ chiếu mới này của TQ. Đại sứ quán VN tại TQ nói: “ Phía Việt Nam đã chú ý đến vấn đề này, hai bên đang triển khai thương thảo vấn đề này, nhưng đến nay thảo luận vẫn chưa đạt được kết quả. Báo nói, phát ngôn viên Bộ ngoại giao VN Lương Thanh Nghị ngày 22 trong cuộc họp báo đã yêu cầu TQ “Sửa đổi ngay sai lầm này”. Báo còn dẫn thuật lời của ông Nguyễn Quang A cố vấn trước đây của chính phủ, nói: “Tôi cho rằng đây là một chiêu thâm độc của Bắc Kinh. Khi người TQ đến Việt Nam, chúng tôi không thể không tiếp nhận hộ chiếu mới, và đóng dấu trên cái hộ chiếu đó”.

Từ 15 tháng 5 năm 2012 Công An TQ đã thống nhất bắt đầu phát hộ chiếu phổ thông kiểu hộ chiếu điện tử , phù hợp xu thế phát triển điện tử hóa trên toàn cầu. Hộ chiếu điện tử có tấm lõi điện tử có ảnh và tư liệu cá nhân kèm thêm vào trong hộ chiểu phổ thông truyền thống. Báo “Điện tấn mỗi ngày” của Anh ngày 22 nói, khi làm thủ tục cho thương nhân TQ, ánh mắt sắc như kim của nhân viên Hải quan Việt Nam đã phát hiện ra vấn đề bản đồ. Để phản ứng, cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã cự tuyệt đóng dấu vào trang hộ chiếu, mà phát cho một tờ chứng nhận nhập cảnh rời riêng”. Thời báo tài chính Anh dẫn thuật lời một quan chức TQ không nêu tên cụ thể, nói rằng Bộ Công An TQ chịu trách nhiệm thiết kế và phát hành hộ chiếu mới. Ngoài tranh chấp bản đồ ra, trong hộ chiếu mới còn có cả sơ đồ một số danh thắng của TQ, bao gồm phong cảnh hai khu du lịch của Đài Loan. Bài báo còn dẫn lời một cán bộ ngoại giao cao cấp Bắc Kinh nói: “Điều này có nghĩa là sự nghiêm trọng của thế cuộc đã thăng cấp. Trung Quốc đang phát hành vô số các hộ chiếu mới, mà hộ chiếu cho người thành niên có niên hạn 10 năm. Nếu phía Bắc Kinh sau này thay đổi lập trường thì tất phải thu hồi tất cả các loại hộ chiếu mới”.

Báo “Pháp tân xã” ngày 22 đăng bài tiêu đề “Bản đồ trong hộ chiếu điện tử của TQ vẽ ra một số đảo và bãi ngầm, đã ẩn tàng một số cái riêng”, bài báo nói, đảo Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản không hiển hiện trên bản đồ trong hộ chiếu. Nhưng “Thời báo tài chính” lại nói, chính phủ Nhật Bản cũng rất quan tâm đến hộ chiếu mới của TQ. Nhưng vì kích cỡ bản đồ trong hộ chiếu rất nhỏ, đảo Điếu Ngư chưa hiển hiện ra, phía Tokyo cũng chưa nêu vấn đề này với phía Bắc Kinh. Ngoài ra chính phủ khu vực Đài Loan cũng nói chú ý đến vấn đề hộ chiếu mới, nhưng chưa có kháng nghị chính thức với Bắc Kinh. Bái báo nói có quan chức của “Lục ủy hội “ của Đài Loan nói rằng: “ Phía đại lục phải nên đối diện với hiện thực tồn tại Trung Hoa Dân Quốc. Chúng ta nên gác tranh chấp, cùng nỗ lực vì biển đảo Đài Loan hòa bình và phát triển ổn định”.

Báo “Điện tấn mỗi ngày” nói, theo lượng xin cấp hộ chiếu mỗi tháng, TQ đã in gần 6 triệu hộ chiếu điện tử, nhiều người TQ oán thán rằng hộ chiếu điện tử mới đã ảnh hưởng đến việc xuất hành của họ, khi nhập cảnh Việt Nam bị thông báo là “chứng nhận vô hiệu”. Một nhân viên làm thuê cho công ty du lịch TQ đã công tác ở VN nhiều năm nói, điều này chỉ tạo cơ hội tốt cho nhân viên xuất nhập cảnh VN có “thu nhập kinh tế”, họ đòi người giữ hộ chiếu phải nạp 30 nhân dân tệ để được đổi lấy “chứng nhận hợp cách”.

Ký giả đặc phái tại Thái Lan của Hoàn Cầu thời báo Ký Bội Quyên , ký giả đặc phái của Hoàn Cầu thời báoVương Hiểu Hùng  【环球时报驻泰国特派记者 暨佩娟 环球时报特派记者 王晓雄】

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiêu bản đồ hộ chiếu cũng đụng đến Ấn Độ, Đài Loan thì ...kệ nó.

Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ

Ấn Độ và Đài Loan vừa lên tiếng phản đối, tuy mỗi bên ở một góc độ khác, trước hành động của Trung Quốc cho in bản đồ về lãnh thổ và lãnh hải vào hộ chiếu của công dân họ.

Tin từ New Dehli 22/11/2012 cho hay chính phủ Ấn Độ không hài lòng với cách làm của Trung Quốc sau khi có tin chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu có bản đồ ôm trọn Arunachal Pradesh và Aksai Chin, hiện do Ấn Độ làm chủ nhưng Trung Quốc nói là của mình.

Chính quyền Ấn Độ cũng là nước mới nhất có ngay hành động đáp trả.

Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngay lập tức cho biết họ phát hành thị thực có hình bản đồ gồm bang Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin cho công dân Trung Quốc đến xin visa.

'Cuộc chiến hộ chiếu'

Hiện chưa rõ ‘chiến tranh hộ chiếu’ này sẽ đi đến đâu vì trước đây, Trung Quốc từng gây ra tranh cãi ngoại giao sau khi chỉ cấp thị thực đính kèm, không phải loại tem dán vào hộ chiếu, cho công dân Ấn sống tại Jammu và vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Bắc Kinh lấy lý do đây là “các vùng lãnh thổ tranh chấp” dù đây là tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, nước đồng minh của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng bác hồ sơ xin visa của công dân Ấn Độ từ bang Arunachal Pradesh, viện cớ đó chính là “lãnh thổ Trung Quốc”.

Các hãng thông tấn ghi nhận sự ngạc nhiên về vụ "tranh chấp lãnh thổ" qua hộ chiếu bùng trở lại giữa Ân Độ và Trung Quốc.

Động thái của Bắc Kinh xảy ra không lâu ngay sau khi Thủ tướng sắp từ nhiệm Ôn Gia Bảo của Trung Quốc và người tương nhiệm Ấn Độ, Manmohan Singh vừa bàn với nhau tại Campuchia bên lề Hội nghị của ASEAN về cách khắc phục mâu thuẫn biên giới.

Còn từ Đài Loan, cả Quốc Dân Đảng cầm quyền và phe đối lập gọi chuyện Trung Quốc cấp hộ chiếu cho dân chúng của họ với bản đồ ôm trọn Đài Loan, quốc gia trên thực tế không lệ thuộc chính trị vào Bắc Kinh, là "hành động khiêu khích, phi thực tế", theo hãng tin AP hôm nay 23/11.

Từ xưa tới nay, Đài Loan chưa bao giờ công nhận hộ chiếu Trung Quốc và công dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn sang Đài Loan phải xin một loại giấy thông hành riêng.

Tuy Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) và Trung Hoa cộng sản đều tuyên bố chủ quyền trên cả nước Trung Quốc và vùng Biển Đông, hành động mới nhất của phía Bắc Kinh khiến chính phủ ở Đài Bắc lên tiếng nói họ "không thể nào chấp nhận thứ bản đồ đó".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói việc in bản đồ nước họ loại mới trong hộ chiếu điện tử (e-passport) từ tháng 5 năm nay "không nhắm vào nước nào cụ thể".

Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối "hộ chiếu lưỡi bò" của Trung Quốc, đòi chủ quyền chiếm gần trọn Biển Đông.

Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam dự kiến có cuộc họp vào ngày 12/12 tới để bàn về Biển Đông và vai trò của Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay