Thiên Sứ

Bên Cạnh Văn Phòng T T N C L H D P

86 bài viết trong chủ đề này

Rubi giơ tay phát biểu ạ.

Trong các phim kiếm hiệp, thường thấy nhiều cảnh Hành giả ( có Luyên công ) búng tay phóng trưởng để thắp sáng đèn nến hoặc đuốc. Đó là sự luyện thành, và sử dụng khí lực. Đối lập với sự luyện thành là sự bẩm sinh.

Thế thì, các vật có thể cháy theo sự "tâm linh" như thế, một là do luyện thành, hai là do bẩm sinh. Do bẩm sinh nên các vật cháy loạn, do luyện thành nên các vật cháy có sự điều khiển. Cô bé Th có triển vọng là một Cao đồ dưới tay một Minh sư. Ví như Hòa Thượng Tuyên Hóa có những đệ tử có khả năng thần thông, mà những đệ tử này chưa đầy 10 tuổi. Các đệ tử đó của HT Tuyên Hóa dùng thần thông dạo chơi các cõi trời, bị lạc vào cung ma không ra được. Khi HT Tuyên Hóa biết, HT đã lập đàn trì chú Lăng Nghiêm để phá tan cung ma, cứu được các đệ tử trở về.

Share this post


Link to post
Share on other sites

nếu thạch anh có tác dụng kiềm chế khả năng gây cháy của cháu bé , sao người ta ko thử lại với liều lượng thấp hơn hoặc với dạng đá khác nhi?

đeo trực tiếp vào người thì gây co giật , vậy ta cho các viên đá nhỏ vào túi rồi đem theo bên mình là được Posted Image

td nghĩ mang thạch anh khói dạng bột sẽ giúp ích cho cháu bé

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến có đưa ra hướng hóa giải hỏa khí trong cơ thể bé :

"Để hóa giải hỏa trong người bé nên cho bé hạ nhiệt bằng cách dùng tro bếp với nước, cho bé ngâm tay chân vào, làm thường xuyên chắc chắn sẽ có kết quả hạ nhiệt”

Đây có thể cũng là một phương pháp ứng dụng để hóa giải, tương tự như những cách hóa giải trong phong thủy đã được áp dụng.

Mong Sư phụ và các ACE có sự hiểu biết sâu rộng, nhận định thêm về vấn đề này ạ.

Tôi thường nhiều lần trình bày rằng:

Hiện tượng là khách quan. Xác định tính chất "mê tín dị đoan" hay khoa học là cách giải thích hiện tượng. Sự phủ nhận tính khách quan của hiện tượng chính là sự "cuồng tín" - dù anh nhân danh cái gì. Người ta có thể chỉ trích cách giải thích hiện tượng nhân danh khoa học hay tôn giáo, tín ngưỡng, chứ không thể bác bỏ hiện tượng. Rất nhiều người - kể cả những người có bằng cấp cao - đã nhầm lẫn điều này.

Trong trường hợp giải thích theo nhận thức khoa học như cháu bé gây cháy thì vấn đề còn lại là giải thích đó đúng hay sai?

Tôi đã xác định rằng: Tất cả các nhận định được đăng tải trên báo mạng từ trước đến nay đều không phản ánh đúng nguyên nhân gây cháy. Bởi vậy, nên các biện pháp đều mơ hồ.

Kết luận của cá nhân tôi là - (cũng có thể sai):

Trong qúa trình phát triển tiến hóa của nhân loại, do sự đột biến gen - do sự ngẫu nhiên của Tạo hóa, rơi vào trường hợp em bé gây cháy - đã

hình thành trong người cháu bé một cấu trúc cơ địa có khả năng tác động cộng hưởng với môi trường, nên gây cháy những đồ vật có những cấu trúc hóa học thích hợp (Lý học phân loại thuộc hành Mộc). Nguyên lý gây cháy có thể so sánh với một nguyên lý tương tự khác là bếp từ hay lò vi sóng. Hoặc ở con người thì có thể so sánh với hiện tượng dùng tư duy nướng cá của một người Trung Hoa.

Có thể cấu trúc này - do mới xuất hiện - nên thiếu tính bền vững cho sự tồn tại trong cấu trúc cơ thể và nó có thể biến mất nếu chịu sự tác động khác.

Do đó, chữa cho cháu bé bắng cách dùng thạch anh; hoặc tro bếp ....là tác động trực tiếp đến cấu trúc cơ địa gây cháy của cháu bé. Cháu có thể khỏi, nhưng mất khả năng này. Ở đây tôi cũng phải nói rõ thêm rằng: Trong các loại tro bếp thì không phải loại nào cũng có khả năng "hạ hỏa" trong cơ thể. Chỉ có loại tro dùng làm "bánh tro" mới có khả năng này.

Nhưng tôi tin chắc rằng - người ta không thể chứng minh với những chứng cứ khoa học về cơ chế tương tác gây cháy của cô bé này. Điều này không có gì là khó hiểu. Bởi vì với một cơ chế tương tác vượt ra ngoài nền tảng tri thức khoa học hiện đại thì phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tri thức khoa học hiện đại - rất khó có khả năng kiểm chứng cơ chế tương tác mà nền tảng tri thức chưa biết được. Bởi vậy, để xác định cơ chế tương tác này, sẽ không phải bằng phương tiện kỹ thuật , mà là một giả thiết khoa học phù hợp với tiêu chí khoa học. Sau này, khi nền khoa học kỹ thuật phát triển, có điều kiện xuất hiện những phương tiện khoa học hiện đại hơn sẽ kiểm chứng sau.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin giơ tay phát biểu> Hiện tượng cô bé gây cháy có thể coi như một dạng "công năng đặc biệt" như dùng ý nghĩ di chuyển đồ vật, thấu thị, thiên nhãn, thiên nhĩ, chữa bệnh bằng ý nghĩ, chữa bệnh bằng năng lượng...Cháu cũng lại nghĩ bản chất của khả năng gây cháy của cô bé là vấn đề năng lượng. Bằng một cách nào đó mà năng lượng của cô bé bộc phát ra một cách thái quá tương tác với các dòng năng lượng xung quanh( của đồ vật) mà gây cháy.

Nếu năng lượng này ở dạng không kiểm soát được (như của cô bé) thì rất tai hại. Cháu cũng ý kiến thêm về cách khắc phục

1. Nếu mọi vật có lúc thịnh lúc suy như vì sao Linh Tinh có khi tỏ khi mờ thì dải đồ thị năng lượng của cô bé lên cao thì cũng có lúc xuống thấp. Liều thuốc thời gian được trông chờ nhưng vấn đề là không biết chờ đến bao giờ...

2. Sử dụng các vật có năng lượng cao (như thạch anh) để át chế, hấp thụ, cân bằng dòng năng lượng của cô bé, phương pháp này tốt, tuy nhiên cần phải cần phải định lượng được mức độ năng lượng sử dụng át chế, hấp thụ hoặc cân bằng.

3. Như cách của sư phụ Thiên sứ đề ra là dán đĩa CD hoặc gương ở phòng cô bé. Cháu nghĩ chắc là mang bản chất của đánh chệch hướng của các dòng năng lượng từ cô bé phát ra, làm cho dòng năng lượng đó không có khả năng (hoặc suy yếu) tương tác với các dòng năng lượng bên ngoài (đồ vật), giống như cách hóa giải trong phong thủy khi gặp các dòng năng lượng xung xạ, để từ đó mà các đồ vật không bị cháy nữa. Tuy nhiên cháu thấy cách hóa giải này còn mang tính cục bộ vì chỉ có phạm vi tác động khi cô bé ở trong phòng, nếu đi đến nơi khác vẫn không kiểm soát được.

4. Dùng một nguồn năng lượng khác tương đồng nhằm cân bằng ổn định lại hệ thống năng lượng toàn cơ thể của cô bé, cân bằng hiệu chỉnh lại hoạt động của tất cả các trung tâm thần kinh nằm trên vỏ não, cân bằng hiệu chỉnh, ổn định hoạt động của toàn bộ hệ thống luân xa toàn cơ thể...Có như vậy cháu nghĩ mới là cách giải quyết triệt để, hữu hiệu.

Cháu cũng xin vài dòng tham gia

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé gái ngưng 'gây cháy', các nhà khoa học vẫn tranh cãi

10 ngày qua nhà bé Thùy ở TP HCM không còn hiện tượng cháy "bí ẩn" nữa. Mỗi nhà khoa học đang nghiên cứu sự việc đưa ra một cách lý giải khác nhau.

Toàn cảnh một tháng bé gái 'gây cháy'

Trong khi các nhà ngoại cảm cho rằng cô bé không còn "gây cháy" nữa có thể do "phương pháp chữa trị bằng trái dừa" mà họ áp dụng đã phát huy tác dụng, thì một số nhà khoa học khác lại hoài nghi bản chất hiện tượng này. Họ cho rằng đây có thể là một vụ dàn xếp ngụy tạo hiện trường, và khi "có động tĩnh" thì kẻ chủ mưu không dám tiếp tục phóng hỏa nữa.

Posted Image

10 ngày qua cô bé Thùy không còn "gây ra" vụ cháy nào nữa. Ảnh: T.T.

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải, dẫn đầu đoàn nhà ngoại cảm Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người trực tiếp đến nhà cô bé "gây cháy" để tìm hiểu, cho biết gia đình bé Thùy thông báo với ông là đã áp dụng phương chữa bệnh bằng trái dừa do một nhà ngoại cảm đề xuất.

Có nhiều ý kiến hoài nghi về hiệu quả của cách chữa bệnh "lạ lùng" trên, song ông Hải khẳng định, đó là phương pháp thường được các nhà ngoại cảm sử dụng để chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Theo ông, một nhà ngoại cảm nữ có khả năng "thấu thị đặc biệt" nhìn thấy não của cô bé "gây cháy" bị một tổn thương lớn nên "đưa năng lượng vào trái dừa" cho Thùy ăn để lành bệnh.

"Chữa bệnh bằng năng lượng sinh học có 2 cách: tác động trực tiếp (đặt tay nhân điện) hoặc tác động gián tiếp như truyền năng lượng vào nước, nước dừa rồi cho bệnh nhân uống. Ở đây chúng tôi dùng trái dừa tươi vì xét về góc độ thực phẩm, dừa tươi vốn là một thức uống giải khát lành tính, sạch sẽ và độ an toàn cao hơn", ông Hải nói.

Mặt khác, vừa qua Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã gửi công văn đến các đơn vị công an địa phương khẳng định đơn vị này không chịu trách nhiệm về phát ngôn của ông Giác Hải liên quan đến hiện tượng bé "gây cháy". Lý do là ông Hải tham gia nghiên cứu tự phát và mang tính cá nhân chứ không phải được trung tâm cử đi.

Về vấn đề này ông Hải khẳng định đã xin ý kiến của Giám đốc trung tâm (đang đi công tác ở Mỹ). Ông sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về phát ngôn của mình với tư cách là chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo.

"Ngày 9/5 tôi nhận được thư của gia đình cháu bé nhờ chúng tôi tìm hiểu để chữa trị cho cháu. Tôi đã xin phép Giám đốc trung tâm và đưa các nhà ngoại cảm vào TP HCM với tư cách là người nghiên cứu. Những công bố tôi nói ra tôi sẽ chịu trách nhiệm", ông Hải quả quyết.

Posted ImageNhững quả dừa đã được truyền năng lượng dùng để "chữa" bệnh cho cháu bé. Ảnh: TT.

Cũng tham gia tìm hiểu vụ việc này, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA cho biết đến nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác về bản chất của hiện tượng. Về phương diện điều tra hình sự thì bản thân cháu bé "gây cháy" cũng chỉ là một nghi vấn, bên cạnh rất nhiều tình huống và đối tượng nghi vấn khác đang được khoanh vùng để tìm hiểu nguyên nhân.

Ông Khanh đưa ra 5 giả thiết về nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy bất thường này. Thứ nhất, có thể năng lượng điện từ trường xung quanh tác động đến cơ thể cô bé và gây kích cháy, nổ những vật dụng bằng điện xung quanh. Thứ hai - có thể sau khi trải qua một biến cố nào đó, cấu trúc sinh học trong cơ thể con người thay đổi nên có những khả năng đặc biệt. Trường hợp này cũng kỳ bí tương tự như hiện tượng của thiên nhiên là "sét hòn" khoa học chưa thể giải thích được;

Nguyên nhân thứ ba, theo ông Khanh hiện tượng "gây cháy" do có người dàn xếp. Thứ tư - xuất phát từ yếu tố ngẫu nhiên; và giả thiết thứ năm là yếu tố tâm linh.

Vị đứng đầu UIA cho rằng, trong nghiên cứu hình sự trước hết phải hoài nghi tất cả, rồi dùng các biện pháp suy luận để loại bỏ dần các yếu tố ngoại phạm mới mong tìm ra nguyên nhân chính của vụ việc. Khi xác định chắc chắn nguyên nhân của vụ việc, giải thích bản chất hiện tượng rồi mới tìm biện pháp ứng phó.

Về phương pháp "chữa trị" bằng trái dừa của các nhà ngoại cảm Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, ông Khanh từ chối bình luận mà cho rằng mỗi nhà khoa học có một phương pháp nghiên cứu và giải pháp khác nhau. Trên thực tế một số nhà ngoại cảm đã dùng năng lượng sinh học tương tự để chữa bệnh hoặc tìm mộ liệt sĩ, những thành tựu này đã được công nhận rộng rãi.

Theo ông Khanh, người xưa chứng kiến hiện tượng nguyệt thực thì cho rằng do 'gấu ăn trăng'. Có nơi mang mật ong ra cúng (vì gấu hay ăn mật ong), có người đốt pháo (vì cho rằng gấu sợ pháo), hoặc đốt lửa, gõ nồi niêu xoong chảo để gấu sợ. 30 phút sau, mặt trăng xuất hiện và người nào cũng cho rằng 'gấu' đã nhả mặt trăng ra là do công của mình. Trong khi đó nhà thiên văn học thì vẫn mải mê dùng kính viễn vọng quan sát, và vẫn chưa biết nói gì.Ông Khanh cũng dẫn câu chuyện về hiện tượng nguyệt thực để "tóm lại" hiện tượng bé gái "gây cháy" hiện nay và nhấn mạnh "tôi chưa có kết luận cụ thể".

Về phía gia đình cháu bé, bố mẹ của Thùy khẳng định không "tự đốt nhà để được nổi tiếng" như nhiều lời đồn đại. Trong 10 ngày qua hiện tượng cháy đồ vật trong nhà không còn nữa nhưng cơ thể bé Thùy liên tục nổi mẩn ngứa và co giật. "Một mặt gia đình sẽ sử dụng các thiết bị máy móc để tự kiểm chứng, một mặt vẫn tiếp tục gửi thư đến các tổ chức khoa học uy tín nhờ họ vào cuộc tìm nguyên nhân", anh Vũ, bố của cháu bé bày tỏ.

Hơn một tháng qua nhà bé Thùy liên tiếp xảy ra tình trạng cháy đồ đạc vật dụng không rõ nguyên nhân. Bằng nhiều cách thử, gia đình cho rằng hiện tượng cháy chỉ diễn ra khi có mặt cô con gái 11 tuổi trong vòng bán kính khoảng 20 mét. Gia đình cầu cứu các nhà khoa học vào cuộc để nghiên cứu, mong đưa bé cùng cả nhà trở lại đời sống bình thường. Mỗi nhà khoa học đưa ra một giả thiết khác, là bé "có năng lượng cơ thể đặc biệt có thể đốt cháy mọi thứ", "khả năng bé tự đốt bằng bật lửa khò của Trung Quốc", "có âm mưu đốt"... song chưa có bằng chứng chứng mình cụ thể.

Thi Trân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể cấu trúc này - do mới xuất hiện - nên thiếu tính bền vững cho sự tồn tại trong cấu trúc cơ thể và nó có thể biến mất nếu chịu sự tác động khác.

Tôi kể cho các quí vị và anh chị em nghe một câu chuyện giả tưởng. Chuyện này tôi cũng đã một lần kể trên diễn đàn. Nay tôi kể lại vì nó có liên quan đến trường hợp này:

Có một nhà thám hiểm trong thế giới văn minh của chúng ta đi lạc vào một thế giới những người mù. Nhưng các giác quan khác của họ rất phát triển, nên họ vẫn sinh hoạt bình thường, chỉ có cái là không phân biệt được màu sắc. Con người của nền văn minh chúng ta được tiếp đón nồng hậu trong thế giới người không mắt và sống ở đấy. Nhưng sau một thời gian, cư dân ở đây thấy con người văn minh của chúng ta có những biểu hiện khác thường. Anh ta hay nói lảm nhảm những câu rất khó hiểu. Thí dụ như: Nước da cô này đen quá. Bộ quần áo của cô trông rất lòe loẹt, hoặc màu sắc này không phù hợp với cảnh quan của ngôi nhà ...vv....

Sự việc khiến các nhà khoa học của thế giới những người mù quan tâm. Nhưng họ cũng không sao giải thích được. Cuối cùng họ cho anh đi siêu âm thì phát hiện anh ta có hai nhãn cầu trên đầu và xương ở chỗ đó lõm xuống - mà chúng ta quen gọi là hốc mắt. Họ nhận định rằng đây chính là tác nhân gây rta trạng thái tinh thần không ổn định của anh này. Tất nhiên họ giải phẫu hai cục u này và quả nhiên anh ta không thấy làm nhảm nói những câu khó hiểuPosted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi kể cho các quí vị và anh chị em nghe một câu chuyện giả tưởng. Chuyện này tôi cũng đã một lần kể trên diễn đàn. Nay tôi kể lại vì nó có liên quan đến trường hợp này:

Có một nhà thám hiểm trong thế giới văn minh của chúng ta đi lạc vào một thế giới những người mù. Nhưng các giác quan khác của họ rất phát triển, nên họ vẫn sinh hoạt bình thường, chỉ có cái là không phân biệt được màu sắc. Con người của nền văn minh chúng ta được tiếp đón nồng hậu trong thế giới người không mắt và sống ở đấy. Nhưng sau một thời gian, cư dân ở đây thấy con người văn minh của chúng ta có những biểu hiện khác thường. Anh ta hay nói lảm nhảm những câu rất khó hiểu. Thí dụ như: Nước da cô này đen quá. Bộ quần áo của cô trông rất lòe loẹt, hoặc màu sắc này không phù hợp với cảnh quan của ngôi nhà ...vv....

Sự việc khiến các nhà khoa học của thế giới những người mù quan tâm. Nhưng họ cũng không sao giải thích được. Cuối cùng họ cho anh đi siêu âm thì phát hiện anh ta có hai nhãn cầu trên đầu và xương ở chỗ đó lõm xuống - mà chúng ta quen gọi là hốc mắt. Họ nhận định rằng đây chính là tác nhân gây rta trạng thái tinh thần không ổn định của anh này. Tất nhiên họ giải phẫu hai cục u này và quả nhiên anh ta không thấy làm nhảm nói những câu khó hiểuPosted Image.

Nếu những người mù đó chịu khó tìm hiểu về hai nhãn cầu đó thì họ có thể cải tiến cái thiếu xót của mình cũng giống như con người bây giờ chịu khó tìm hiểu khả năng của cô bé đề phát triển rộng rãi thì sức mạnh của con người tăng lên nhiều lần phải không bác Thiên Sứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu những người mù đó chịu khó tìm hiểu về hai nhãn cầu đó thì họ có thể cải tiến cái thiếu xót của mình cũng giống như con người bây giờ chịu khó tìm hiểu khả năng của cô bé đề phát triển rộng rãi thì sức mạnh của con người tăng lên nhiều lần phải không bác Thiên Sứ?

Đúng vậy! Nhưng chưa chi nó đã bị coi là "mê tín dị đoan" , là chưa có "cơ sở khoa học". Tôi rất khó chịu với mấy cái câu đã trở thành sáo ngữ của các đại gia có thẩm quyền ít nhiều trong giới khoa học là "Cần được khoa học xác nhận"; cần có "cơ sở khoa học"....Nhưng bản thân khái niệm khoa học là gì thì ...chưa định nghĩa được.

Bởi vậy, một nhà khoa học nổi tiếng Việt Nam phải than trời: "Khoa học Việt Nam đang tuyệt tự!". Híc. Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nói đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với em bé thì người ta có thể nói cô này tạo ra đám cháy. Nhưng với viên gạch này thì "pha học" giải thích thế nào? Hay lại coi là chuyện "nhảm nhí" cho đỡ phải tư duy?

========================================

Viên gạch lạ kỳ

Từ mấy tháng nay, gian chái nhỏ phía bên hông nhà ông Hồ Văn Tỉu ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa – Quảng Trị, được dân bản gọi là “nơi hẹn hò” của dân bản, giáo viên, bội đội biên phòng. Bởi ở đó có một viên gạch “kỳ lạ”…

Điểm hẹn bất đắc dĩ

Ngược đoạn đường gần 150 km từ thành phố Đông Hà, vượt qua đèo Sa Mù quanh năm sương phủ, chúng tôi vào bản Cù Bai.

Cả bản Cù Bai hơn 100 hộ dân nhưng có vẻ rất yên ắng, chỉ có gian chái nhà ông Tỉu là đông vui nhộn nhịp. Khác với hình dung ban đầu về “một nơi hẹn hò” lãng mạn, gian chái nổi tiếng này chỉ đơn giản là mấy tấm tôn thưng che tạm bợ bên hông nhà.

Như hiểu sự thắc mắc của chúng tôi, anh Hồ Văn Bái (dân bản Cù Bai) “bật mí”: “Sự đặc biệt nằm ở viên gạch trên bức tường kia. Cả vùng này chỉ có chỗ trên viên gạch đó là có sóng điện thoại. Chỉ cần nhích điện thoại ra khỏi viên gạch đó, hay nhấc lên vài centimet thôi là mất sóng ngay…”.

Posted Image

Cô Nhạn, giáo viên cắm bản ở Cù Bai phải đặt điện thoại lên viên gạch, bật loa ngoài và ghé sát vô máy để nói chuyện với con đang học ở tận Đà Lạt

Trong gian chái nhỏ, người đã ngồi kín hai chiếc bàn gỗ chủ nhà thường dùng để ngồi uống nước. Trên bàn, cả chục chiếc điện thoại đều được đặt trong tình trạng sẵn sàng dò sóng. Tất cả đều giữ im lặng trừ người ngồi sát bức tường gạch. Người này, với một điệu bộ không thể lạ hơn là đang ngồi ở mép bàn và dí sát miệng vào viên gạch phía trên bức tường. Trên viên gạch là chiếc điện thoại đã được bật loa ngoài. Tiếng người này nói và cả tiếng người trong điện thoại đều rõ mồn một.

Gần 10 phút trôi qua, câu chuyện điện thoại của người đàn ông nọ cũng kết thúc. Một người khác trong bản chuẩn bị đặt máy điện thoại của mình vào viên gạch thì từ ngoài sân, một người đàn ông khác hai ống quần ướt nhẹp hớt hải chạy vào: “Mình có việc gấp lắm. Cho mình mượn chỗ gọi trước”.

Xong cuộc gọi, người đàn ông này mới quay ra bắt chuyện: “Nhà mình ở tận bản Cuôi. Cách bản Cù Bai đến nửa ngày đi bộ. Ở đó, không có sóng nên phải chạy ra đây. Mình đi rừng về thì hay tin vợ mình đã được đưa ra bệnh viện huyện sinh em bé. Mình lo quá nên đành chạy về đây gọi điện…”.

Cầu nối với miền xuôi

Thầy Bùi Văn Phước, một giáo viên cắm bản ở Cù Bai đã 8 năm cho biết: Đây là chuyện thường ngày ở Cù Bai. Bởi nơi gần đây nhất có sóng điện thoại cũng phải cách mấy cây số, cả điện thoại bàn, cả internet đều là những khái niệm xa xỉ.

Rồi tình cờ, một buổi chiều cách đây ba tháng, một thanh niên trong bản đến chơi nhà ông Tỉu, đang ngồi tựa vào bức tường gạch thì bất ngờ điện thoại đổ chuông. Người này reo lên. Nghe tin, gần như hàng trăm người dân trong bản đều kéo đến xem. Các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng cắm bản ở đây thì mừng như bắt được vàng. Thế là từ đó đến nay, cứ rảnh giờ nào là các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng, dân bản đều xuống gian chái nhà ông Tỉu giờ đó. Gian chái được gọi tên mới là “gian chái hẹn hò”.

Thầy Phước cũng là “khách quen” của gian chái này. “Vợ con đều ở dưới xuôi. Mấy hôm nay con nhỏ lại bị ốm nên tranh thủ ra gọi về nhà hỏi thăm chút cho vợ đỡ tủi”, thầy tâm sự.

Cô Nhạn, một cô giáo cắm bản khác kể: Ở vùng biên giới này sóng điện thoại là “của hiếm”, nên không ít “tai nạn” đã xảy ra ở gian chái này trong những lần “hẹn hò”. Vốn là chỗ duy nhất có sóng, nhưng người gọi không được cầm điện thoại lên, mà chỉ có để đúng một chỗ trên viên gạch và bật loa ngoài mới gọi được, nên có hôm, vợ của một chú bộ đội biên phòng quên mất hỏi chồng một câu hơi… tế nhị. Máy đang bật loa ngoài nên những người ngồi chờ được một trận cười nắc nẻ. Còn chú bộ đội thì đỏ mặt vì xấu hổ. “Ở đây không có gì là bí mật” – cô Nhạn nói.

Cô Nhạn là giáo viên nữ duy nhất cắm bản ở Cù Bai này. Cô có 2 con đang đi học đại học tận Đà Lạt nên gian chái này cũng là cầu nối duy nhất của mấy mẹ con. Trước khi phát hiện ra gian chái này có sóng, cả năm mẹ con gặp nhau được hai lần khi về hè và tết. Nhớ con, nhưng không biết làm cách nào, cô Nhạn chỉ còn biết tranh thủ giờ nghỉ dạy hàng đêm để xuống gian chái gọi điện cho con.

Theo Dantri

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia nghiên cứu bí ẩn thế giới tìm hiểu bé 'gây cháy'

Nguồn VnExpress

Paul Cropper, người Australia chuyên nghiên cứu về những hiện tượng bí ẩn trên thế giới, vừa đến nhà cô bé "gây cháy" ở TP HCM để tìm hiểu vụ việc. Paul cho biết từng ghi nhận một trường hợp tương tự ở Malaysia.

"Tôi rất quan tâm đến hiện tượng lửa xuất hiện bí ẩn như thế. Các trường hợp tương tự đã được báo cáo trên thế giới và tôi thu thập toàn bộ thông tin trên một trang web riêng của mình", tác giả cuốn sách về những hiện tượng bí ẩn trên thế giới nói. Ông cũng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi hiện tượng cô bé "gây cháy" ở quận Tân Bình để tìm hiểu nguyên nhân.

Tiếp xúc với gia đình bé Thùy mấy ngày qua, Paul kể cuối năm 2010 từng trực tiếp ghi nhận một trường hợp đồ vật bốc cháy một cách bí ẩn ở nhà bà Zainab Sulaiman (Malaysia). Nguyên nhân cháy sau đó được xác định xuất phát một cách kỳ lạ từ đứa cháu 13 tuổi của bà.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Paul tìm hiểu vụ cháy bí ẩn ở nhà bà Zainab tại Malaysia. Ảnh: Whatsonxiamen.

Trong trang sách viết về trường hợp này, Paul cho biết từ tháng 12/2010 hàng loạt sự cố bí ẩn xảy ra ở nhà góa phụ Zainab Sulaiman, 73 tuổi, sống tại một ngôi làng gần Kota Bharu, Malaysia. Ban đầu là hiện tượng đồ đạc như quần áo, thức ăn tự nhiên biến mất rồi xuất hiện trở lại, tuy nhiên chúng thường bị cắt xé, đồ ăn thì đổ vương vãi trên giường...

"Điều đó gây phiền toái nhưng Zainab và gia đình bà không cho là đáng sợ. Họ chỉ đơn thuần cảm thấy bị quấy rầy và cho rằng đây là một trò đùa của thánh thần. Ngay cả khi chiếc quần tây bị mất 3 ngày rồi lại thấy nằm trong tủ lạnh, họ vẫn bình tĩnh và hy vọng tìm ra thủ đoạn của kẻ chọc phá", Paul miêu tả.

Sau đó các "trò đùa" trên ngày càng nguy hiểm hơn. Chỉ trong 10 tuần tiếp theo hàng chục đám cháy thiêu quần áo, thảm, vải lót sàn và nệm ngủ trong nhà bà Zainab. Một số vụ cháy chỉ xảy ra trong vài phút, ngày cao điểm lên đến 78 lần phát hỏa khiến Zainab lo lắng không ngủ được. Bà đã phải cất toàn bộ đồ vật có thể cháy vào tủ và không bao giờ rời mắt khỏi đó.

Một nhóm giáo sĩ đã đến nhà bà Zainab và tuyên bố rằng ngôi nhà đã bị ám bởi các thế lực siêu nhiên gọi là Djinn. Nhóm này đã thực hiện các nghi thức trừ tà nhưng rồi thất bại.

Nhiếp ảnh gia Zulhanifa Sidek cũng đến nhà bà Zainab, chứng kiến và chụp ảnh hai vụ hỏa hoạn, ngọn lửa bén ra từ đống quần áo nhưng hoàn toàn không có khói. Zulhanifa cũng đồng quan điểm với các giáo sĩ cho rằng "Djinn" đã gây nên hiện tượng bí ẩn trên.

Sống cùng nhà với bà Zainab còn có một người con dâu và 2 đứa cháu. Theo Paul, hầu hết vụ cháy, cô bé gái Wan Nurfatifa, 13 tuổi, thường là người phát hiện và dập tắt đầu tiên. Cũng như bé Thùy ở Việt Nam, Wan Nurfatifa thường bảo "có mùi khét" trước khi thấy hỏa hoạn.

Hàng xóm cũng chứng kiến những vụ hỏa hoạn tương tự, thậm chí một chiếc khăn ướt cũng tự nhiên bốc cháy. Những người này đánh giá gia đình bà Zainab thật thà và có lối sống lành mạnh. Họ không tin cô bé Wan hay những người trong nhà phóng hỏa mà không bị phát hiện, bởi có rất nhiều vụ cháy.

Chuyên gia này cũng ghi nhận một trường tương tự xảy ra ở Australia. Từ những nghiên cứu của mình, Paul cho rằng những hiện tượng huyền bí trên thường tập trung vào các bé gái ở tuổi vị thành niên.

Về phía gia đình bé Thùy, người cha cho biết vẫn tiếp tục tìm cách "chữa trị" cho con, từ việc nhờ các nhà khoa học can thiệp, dùng phương pháp ngoại cảm, tập yoga, thiền, đến thỉnh bùa cầu an ở chùa. Đến nay đã gần 20 ngày không xảy ra vụ hỏa hoạn nào nữa, anh Vũ - cha cô bé tâm sự cả nhà rất mừng nhưng vẫn không lơ là cảnh giác. "Nỗi lo duy nhất của gia đình là đến giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân cháy thực sự nên vẫn chưa thể yên tâm được", anh Vũ nói.

Từ đầu tháng 4, trong nhà bé Thùy liên tục xảy ra tình trạng đồ đạc cháy "bí ẩn". Sau khi áp dụng nhiều cách loại trừ, gia đình phát hiện hỏa hoạn chỉ xảy ra khi có mặt bé Thúy - con gái họ, trong vòng bán kính 20 mét. Các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu, nhiều giả thiết được đưa ra như cô bé có nguồn năng lượng nội tại lạ, tự đốt bằng quẹt khò... song đến nay chưa ai đưa ra được bằng chứng hay kết luận chính thức.

Thi Trân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với em bé thì người ta có thể nói cô này tạo ra đám cháy. Nhưng với viên gạch này thì "pha học" giải thích thế nào? Hay lại coi là chuyện "nhảm nhí" cho đỡ phải tư duy?

========================================

Viên gạch lạ kỳ

Từ mấy tháng nay, gian chái nhỏ phía bên hông nhà ông Hồ Văn Tỉu ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa – Quảng Trị, được dân bản gọi là “nơi hẹn hò” của dân bản, giáo viên, bội đội biên phòng. Bởi ở đó có một viên gạch “kỳ lạ”…

Điểm hẹn bất đắc dĩ

Ngược đoạn đường gần 150 km từ thành phố Đông Hà, vượt qua đèo Sa Mù quanh năm sương phủ, chúng tôi vào bản Cù Bai.

Cả bản Cù Bai hơn 100 hộ dân nhưng có vẻ rất yên ắng, chỉ có gian chái nhà ông Tỉu là đông vui nhộn nhịp. Khác với hình dung ban đầu về “một nơi hẹn hò” lãng mạn, gian chái nổi tiếng này chỉ đơn giản là mấy tấm tôn thưng che tạm bợ bên hông nhà.

Như hiểu sự thắc mắc của chúng tôi, anh Hồ Văn Bái (dân bản Cù Bai) “bật mí”: “Sự đặc biệt nằm ở viên gạch trên bức tường kia. Cả vùng này chỉ có chỗ trên viên gạch đó là có sóng điện thoại. Chỉ cần nhích điện thoại ra khỏi viên gạch đó, hay nhấc lên vài centimet thôi là mất sóng ngay…”.

Posted Image

Cô Nhạn, giáo viên cắm bản ở Cù Bai phải đặt điện thoại lên viên gạch, bật loa ngoài và ghé sát vô máy để nói chuyện với con đang học ở tận Đà Lạt

Trong gian chái nhỏ, người đã ngồi kín hai chiếc bàn gỗ chủ nhà thường dùng để ngồi uống nước. Trên bàn, cả chục chiếc điện thoại đều được đặt trong tình trạng sẵn sàng dò sóng. Tất cả đều giữ im lặng trừ người ngồi sát bức tường gạch. Người này, với một điệu bộ không thể lạ hơn là đang ngồi ở mép bàn và dí sát miệng vào viên gạch phía trên bức tường. Trên viên gạch là chiếc điện thoại đã được bật loa ngoài. Tiếng người này nói và cả tiếng người trong điện thoại đều rõ mồn một.

Gần 10 phút trôi qua, câu chuyện điện thoại của người đàn ông nọ cũng kết thúc. Một người khác trong bản chuẩn bị đặt máy điện thoại của mình vào viên gạch thì từ ngoài sân, một người đàn ông khác hai ống quần ướt nhẹp hớt hải chạy vào: “Mình có việc gấp lắm. Cho mình mượn chỗ gọi trước”.

Xong cuộc gọi, người đàn ông này mới quay ra bắt chuyện: “Nhà mình ở tận bản Cuôi. Cách bản Cù Bai đến nửa ngày đi bộ. Ở đó, không có sóng nên phải chạy ra đây. Mình đi rừng về thì hay tin vợ mình đã được đưa ra bệnh viện huyện sinh em bé. Mình lo quá nên đành chạy về đây gọi điện…”.

Cầu nối với miền xuôi

Thầy Bùi Văn Phước, một giáo viên cắm bản ở Cù Bai đã 8 năm cho biết: Đây là chuyện thường ngày ở Cù Bai. Bởi nơi gần đây nhất có sóng điện thoại cũng phải cách mấy cây số, cả điện thoại bàn, cả internet đều là những khái niệm xa xỉ.

Rồi tình cờ, một buổi chiều cách đây ba tháng, một thanh niên trong bản đến chơi nhà ông Tỉu, đang ngồi tựa vào bức tường gạch thì bất ngờ điện thoại đổ chuông. Người này reo lên. Nghe tin, gần như hàng trăm người dân trong bản đều kéo đến xem. Các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng cắm bản ở đây thì mừng như bắt được vàng. Thế là từ đó đến nay, cứ rảnh giờ nào là các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng, dân bản đều xuống gian chái nhà ông Tỉu giờ đó. Gian chái được gọi tên mới là “gian chái hẹn hò”.

Thầy Phước cũng là “khách quen” của gian chái này. “Vợ con đều ở dưới xuôi. Mấy hôm nay con nhỏ lại bị ốm nên tranh thủ ra gọi về nhà hỏi thăm chút cho vợ đỡ tủi”, thầy tâm sự.

Cô Nhạn, một cô giáo cắm bản khác kể: Ở vùng biên giới này sóng điện thoại là “của hiếm”, nên không ít “tai nạn” đã xảy ra ở gian chái này trong những lần “hẹn hò”. Vốn là chỗ duy nhất có sóng, nhưng người gọi không được cầm điện thoại lên, mà chỉ có để đúng một chỗ trên viên gạch và bật loa ngoài mới gọi được, nên có hôm, vợ của một chú bộ đội biên phòng quên mất hỏi chồng một câu hơi… tế nhị. Máy đang bật loa ngoài nên những người ngồi chờ được một trận cười nắc nẻ. Còn chú bộ đội thì đỏ mặt vì xấu hổ. “Ở đây không có gì là bí mật” – cô Nhạn nói.

Cô Nhạn là giáo viên nữ duy nhất cắm bản ở Cù Bai này. Cô có 2 con đang đi học đại học tận Đà Lạt nên gian chái này cũng là cầu nối duy nhất của mấy mẹ con. Trước khi phát hiện ra gian chái này có sóng, cả năm mẹ con gặp nhau được hai lần khi về hè và tết. Nhớ con, nhưng không biết làm cách nào, cô Nhạn chỉ còn biết tranh thủ giờ nghỉ dạy hàng đêm để xuống gian chái gọi điện cho con.

Theo Dantri

Nếu DĐ không bắt được sóng, đó không phải là do “biên giới” mà là do vị trí, vùng ấy nhiều núi non lô nhô hoặc địa mạo có gì đó đặc biệt, chỉ có ở bản ấy là một vị trí thu phát được (tương tự như “khí” trong PTLV, nhưng sóng là cái cụ thể hơn cho đến nay). Chỗ viên gạch nằm là một vị trí trong vị trí là cái chái ở bản ấy, điều này kỹ thuật truyền sóng vẫn giải thích được. Nếu bỏ viên gạch ra, thay vật khác thế chỗ để lại đặt DĐ lại không bắt được, thì bản thể viên gạch là vị trí trong vị trí. Điều này khoa học đang chịu. “Xu hướng phát triển của khoa học là theo chiều rộng và chiều sâu” mà. Rộng cũng vô cùng và sâu cũng vô cùng. Khi đã hiểu ra cái trừu tượng thì cái đó trở thành cụ thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay