Thiên Sứ

Bên Cạnh Văn Phòng T T N C L H D P

86 bài viết trong chủ đề này

Dị nhân Tuấn Anh bày chiêu độc giúp cô bé phát hỏa

(Đời sống) - Thông tin về cháu T. (11 tuổi, ở quận Tân Bình, TP. HCM) có khả năng “gây cháy” các đồ vật xung quanh thu hút sự quan tâm đặc biệt. Mặc dù đã có nhiều nhà khoa học phân tích lý giải nhưng cho đến nay chưa có kết luận chính thức nào được đưa ra. Theo lý giải của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Lý học phương Đông xem đó chỉ đơn giản là do sự cộng hưởng từ.

TIN LIÊN QUAN

Cháu bé phát hỏa sẽ ra Hà Nội dập lửa?

TS.Vũ Thế Khanh sẵn sàng dập lửa giúp cô bé phát hỏa

Những vụ tự bốc hỏa bí ẩn nhất ở Việt Nam

Hình ảnh bé gái đi đâu đồ vật bốc cháy ở đó

Bí ẩn cô bé đánh lửa: Nhờ Hoa Kỳ truy nguyên nhân

Cháu bé có khả năng “bốc cháy” là do sự cộng hưởng sóng từ

Lý giải về hiện tượng lạ của cô bé này, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương (Hội Nghiên cứu Phát triển Khoa học Việt Nam - Đông Nam Á): "Cháu bé này không thể tỏa nhiệt để làm cháy được vật. Vì nếu cháu bé tỏa nhiệt thì da thịt của cháu phải tự cháy trước từ chỗ tỏa nhiệt ra.

Như vậy, sự gây cháy của cô bé với đồ vật xung quanh chỉ có thể lý giải bằng một cách khác.

Có một hiện tượng được các nhà khoa học dùng các phương tiện kỹ thuật xác định, đó là ở khu vực bán cầu não bên phải có một cấu trúc lạ. Cấu trúc lạ trong não này xuất hiện vô tình trong sự phát triển tự nhiên của cơ thể cô bé này.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương (Hội Nghiên cứu Phát triển Khoa học Việt Nam - Đông Nam).

Từ đó có thể đặt một giả thiết rằng: Chính cấu trúc đặc biệt này tạo ra sóng cộng hưởng kích thích được một dạng năng lượng mà Lý học Đông phương có khái niệm là “Hỏa khí” có trong tự nhiên.

Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì vạn vật từ các thiên hà khổng lồ cho đến mọi dạng tồn tại của vật chất nhỏ nhất đều được phân loại theo Ngũ hành. Trong đó có khái niệm về “khí” cũng được phân loại.

Quán xét các thông tin thì những vật bị cháy do cháu bé gây ra đều thuộc nhóm phân loại Hành Mộc theo Lý học Đông Phương.

Theo ông Tuấn Anh thì Lý học Đông phương quan niệm tất cả các dạng đốt ra lửa được đều thuộc Hành Mộc, như: nhựa, giấy, bông gòn, vải, đệm, xăng dầu, gỗ....Và nhận thấy sự cháy xảy ra với cháu bé đều thuộc vào Hành Mộc.

Cũng theo quan niệm của Lý học Đông phương thì xung quanh chúng ta có rất nhiều loại khí luân chuyển trong môi trường và cả trong không gian nhà.

Đến khi nào chu kỳ Hỏa khí vương phát, như giờ thuộc Hỏa, ngày tháng thuộc Hỏa….vv…thì Hỏa khí rất mạnh. Sự cộng hưởng của tần số sóng não do cấu trúc vật chất đặc biệt của cô bé này kích thích Hỏa khí thì xung quanh cô bé các vật thể thuộc Hành Mộc sẽ bị cháy. Chứ không phải lúc nào cũng cháy được.

Với sự giải thích trên cơ sở lý thuyết này thì sự kích thích cộng hưởng chỉ giới hạn trong không gian nào đó cụ thể, vì sự giới hạn của năng lượng tạo ra tần số cộng hưởng. Đó là lý do khiến cho mọi vật xung quanh cô bé này bốc cháy.

Do đó, ông cũng khẳng định hoàn toàn không có chuyện năng lượng tâm linh ở cô bé này. Khái niệm tâm linh ở đây là một sai lầm.

“Chữa cháy” bằng cách dán đĩa CD lên xung quanh phòng

Hiện tượng gây cháy của cô bé này chỉ xảy ra được ở những thứ mà Lý học Đông phương phân loại thuộc Hành Mộc. Để một vật bốc cháy thì có hai khả năng.

Posted Image

Căn phòng bé T bị cháy rụi

Khả năng thứ nhất là truyền năng lượng trực tiếp. Thí dụ như hiện tượng mồi lửa, đốt củi nhóm lò…

Khả năng thứ hai là tạo tần số cộng hưởng sinh nhiệt.Có thể thí dụ như lò vi sóng - nhà Nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết.

Trường hợp cô bé tương tự như lò vi sóng đang dùng trong các nhà bếp hiện đại. Nhưng sự tương tác cụ thể của cô bé này thông qua sự cộng hưởng với một dạng tồn tại của vật chất được phân loại theo Lý học Đông phương là “Hỏa khí”.

Khi bị kích thích cộng hưởng và Hỏa khí mạnh thì các vật thể thuộc Mộc đã nói ở trên sẽ bốc cháy.

Nếu giả thuyết này đúng theo cách giải thích của Lý học Đông phương, đã có cộng hưởng thì phải có tần số. Nếu bây giờ chúng ta dùng những dụng cụ để làm sai lệch hoặc triệt tiêu tần số này thì chuyện "bốc hỏa" sẽ không còn xảy ra.

Posted Image

Sau sự cố "phát cháy" của bé T, nhiều bình chữa cháy được gia đình chuẩn bị (Ảnh VNN)

“Chúng tôi cho rằng chúng tôi có khả năng làm sai lệch tần số đó để chuyện bốc hỏa không còn xảy ra. Chúng tôi sẽ thí nghiệm nếu gia đình họ đồng ý” – Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói.

Theo ông cách đơn giản nhất có thể làm ngay là chỉ cần lấy đĩa CD dán xung quanh phòng bé. Nếu cách đó không hiệu nghiệm thì có thể lót những gương phản xạ.

Nếu gương làm cho cháu bé bị choáng thì dán đĩa CD là an toàn nhất. Cái này vẫn dùng trong phong thủy.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lý giải theo cơ sở lý luận của Lý học Đông phương thì trên đĩa CD có rãnh từ với mật độ phát từ khác nhau. Từ các rãnh từ đó sẽ tạo ra những tần số dao động khác nhau và khả năng sẽ có những tần số cộng hưởng làm sai lệch tần số phát ra từ cấu trúc đặc biệt của cô bé, hoặc có thể triệt tiêu tần số cộng hưởng này.

Điều này giải thích vì sao cháu bé kia đeo vòng thạch anh vào người thì bị choáng. Thạch anh là một loại đá hấp thụ rất nhiều linh khí của tự nhiên và nó cũng phát ra những cộng hưởng bức xạ.

Nhưng sự cộng hưởng bức xạ này ảnh hưởng trực tiếp vào người bé, ảnh hưởng đến bộ phận tạo ra nó nên cháu bé bị choáng, chóng mặt.

Như vậy, thạch anh tác động trực tiếp bộ phận do cấu trúc phát triển nội tiết của cô bé này bị ảnh hưởng ngay. Giống như đối với người bình thường, chẳng may cái tay bị chặt mất một ngón thì sẽ bị đau.

Nếu dùng đĩa CD, nó chỉ có tác động vào bức xạ gây cộng hưởng vào cô bé này phát ra chứ không ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển của cô bé này.

Hình ảnh bé gái đi đâu đồ vật bốc cháy ở đó

Trần Phương

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô bé "gây cháy" làm cháy đồ ngay trước mặt chuyên gia!

Thứ Sáu, 18/05/2012 - 17:36

(Dân trí) - Trong lúc đoàn chuyên gia có mặt tại nhà bé T., tủ quần áo nhà em đã tự bốc cháy...

Bé "đốt cháy" đồ vật: Não phải phát triển giống nhà tu hành?!

Bé gái 11 tuổi nghi có khả năng “đốt cháy” mọi vật

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Chủ nhiệm Bộ môn Thông tin - Dự báo của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người xác nhận, trưa nay (18/5), trong lúc đoàn nghiên cứu của ông đang có mặt tại gia đình em T, sự việc cháy tủ quần áo đã xảy ra.

“Đoàn nghiên cứu chúng tôi (gồm 6 người) đang tiến hành quay phim, chụp ảnh tại ngôi nhà của cháu T. thì ngửi thấy mùi khét. Lúc đó là 12h trưa, khi đoàn đang khảo sát một số điểm cháy ở tầng 1 do người nhà chỉ dẫn thì phía bên trên tầng 2 vọng xuống tiếng cháu T. hốt hoảng la báo cháy.

Ngay sau đó mọi người cùng người nhà chạy lên tầng 2 thì ngửi thấy mùi khét lẹt và khói tỏa kín căn phòng cháu T.. Khói bốc ra từ trong tủ quần áo của cháu. Mấy bộ quần áo của cháu cháy sém, khét lẹt... Người nhà cháu cho biết, số quần áo này cháu vừa thay ra. Theo quan sát của chúng tôi, quần áo có chất liệu pha nilon”- ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, chuyên gia trong đoàn đã tiến hành thu hồi các mẫu vật bị cháy ngay tại hiện trường để tiến hành xét nghiệm. Ông Hải khẳng định, việc cháu T. có khả năng gây cháy là có thật, chứ không phải do dàn dựng hay cố tình tạo hiện trường giả.

Được biết, đoàn nghiên cứu của ông sẽ tiếp tục có cuộc hội thảo tập hợp các nhà khoa học lý giải và bàn bạc hướng giải quyết vấn đề liên quan đến cháu T.

Thanh Trầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé "đốt cháy" đồ vật: Não phải phát triển giống nhà tu hành?!

(Dân trí) - PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi đo chụp hào quang, các nhà khoa học nhận thấy bán cầu não phải của Th phát triển và có một vệt hơi lạ. “Chỉ có nhà tu hành, nhà triết học hay họa sĩ thì mới có hiện tượng đó", ông khẳng định.

Bé gái 11 tuổi nghi có khả năng “đốt cháy” mọi vật

Loại trừ khả năng ảnh hưởng của môi trường sống

Chiều 15/5, đoàn các nhà nghiên cứu gồm chuyên gia khoa học, bác sĩ trong lĩnh vực văn hóa, y học, sinh học môi trường… do PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng dẫn đầu đã đến nhà cháu bé 11 tuổi có khả năng gây cháy tại A75/6E/1, đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về khả năng gây cháy đồ vật của cháu Th.

Do có đông đảo phóng viên tụ tập bên ngoài nên gia đình phải đóng kín cổng. Sau khi tìm hiểu, làm việc với gia đình và tiếp xúc trực tiếp với bé Th, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định: “Nên xem đây là trường hợp hết sức đặc biệt. Đây là hiện tượng lạ của Việt Nam và cả thế giới”.

Posted Image

Đông đảo phóng viên vây nhà cháu bé

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Hôm nay chúng tôi đến đây để hỏi thăm, điều tra cơ bản về gia đình, về cuộc sống của cháu, ăn ở thế nào và cảm giác trong người ra sao. Chúng tôi thấy cháu có cảm giác khó chịu trong người”.

Ông Hùng khẳng định cháu bé có khả năng gây cháy ổ điện, vật dụng bằng nhựa, quần áo… Với khả năng của Th, bất kể thứ gì cũng có thể cháy. “Xin tuyên bố, cháu đi học bằng xe bus cũng cháy. Vào trường cũng cháy đến nỗi phải có bình chữa lửa riêng và có lúc cháy thành ngọn lửa cao lớn. Đây là hiện tượng rất kỳ lạ”, PGS.TS Hùng nhấn mạnh.

Posted Image

Nhưng căn nhà kín cổng cao tường nên PV đợi ở ngoài

Đoàn cũng đã nghiên cứu về môi trường sống ở đây. Nhận thấy trước nhà bé Th có trạm điện nên giả thuyết được đặt ra là: trạm điện có thể xảy ra ảnh hưởng với cá nhân nào đó mà không ảnh hưởng đến người khác. Nhưng bé đi nơi khác cũng xảy ra cháy nên khả năng này bị loại. Về đất sống ở đây cũng được loại trừ vì: “Nếu đất sống ở đây có vấn đề gì thì tại sao bé đến nơi khác vẫn cháy”.

Gia đình đã lấy những thông số như đất, nước, các đồ vật trong nhà... để đưa các nhà chuyên môn phân tích, chẩn đoán.

Não phải phát triển giống nhà tu hành?!

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi đo chụp hào quang, các nhà khoa học nhận thấy bán cầu não phải của Th phát triển và có một vệt hơi lạ. “Chỉ có nhà tu hành, nhà triết học hay họa sĩ thì mới có hiện tượng đó. Dù cháu bé nói không tập trung suy nghĩ, không mang tư tưởng tôn giáo nhưng tôi phát hiện bán cầu não phải của cháu có điều hơi khác. Sơ bộ thì thấy ở bên bán cầu não phải là nơi tư duy trừu tượng của những nhà tôn giáo chỉ có thì cháu lại phát triển ở đó”, ông Hùng nói.

Posted Image

Trong nhà, cha cháu bé nói chuyện với các nhà khoa học

Cái bất thường tiếp theo là cháu không tập trung, không ngồi, không sờ vào nhưng vẫn gây cháy các đồ vật. Không có một giới hạn cụ thể nào về khoảng cách giữa cháu bé và đồ vật bị cháy. “Nơi nào cháu ở thì có thể cháy chứ không tập trung vào cái gì hay ngồi lên cái gì thì mới cháy. Đó rất kỳ lạ. Cháu ngồi trên lầu thì cháy ở dưới. Nơi nào có cháu đặt chân đến là có thể cháy”, PGS.TS Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng cũng cho hay, trên trán cháu bé có một vệt đỏ. Khi đeo vòng đá thạch anh vào thì cái vệt đỏ ở trên trán hết. Tháo vòng ra thì vệt đỏ xuất hiện trở lại. Khi đeo vòng cháu cảm thấy khó chịu như là có dòng điện chạy qua.

Posted Image

Người nhà cháu Th cho xem lại những vụ cháy mà nguyên nhân nghi ngờ khả năng của cháu

Nhiều người lo lắng cho cuộc sống của bé gái 11 tuổi khi “bỗng dưng bị nổi tiếng”. Thế nhưng, hiện việc học và sức khỏe của cháu Th vẫn bình thường. Cháu rất thông minh. Những ngày qua tâm lý của cháu lúc đầu lo lắng nhưng bạn bè rất thông cảm. Bạn bè xem cháu Th là trường hợp đặc biệt chứ không xa lánh.

Th có gương mặt bầu bĩnh, dễ thương và đôi chân mày rậm. Không những vậy, cháu còn thích nhảy nhót, hòa nhập với cộng đồng. Khi các nhà khoa học hỏi sở thích sau này thì Th cho biết rất đam mê ngành sinh học mổ xẻ.

Posted Image

Còn với PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét cháu Th: "Đây là con người đặc biệt"

“Đây là trường hợp chúng ta sở hữu một tài sản rất quý. Một con người xuất hiện rất đặc biệt và không nên coi thường trường hợp này. Chúng tôi chữa trị bằng phương pháp khoa học, khám nghiệm lâm sàng bằng y học, chẩn đoán theo tư duy trừu tượng. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và sẽ công bố khi có kết quả”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết không hạn chế thời gian nghiên cứu và để ngỏ khả năng mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu nước ngoài vào hợp tác trong vụ việc này.

Công Quang

===========================

“Đây là trường hợp chúng ta sở hữu một tài sản rất quý. Một con người xuất hiện rất đặc biệt và không nên coi thường trường hợp này. Chúng tôi chữa trị bằng phương pháp khoa học, khám nghiệm lâm sàng bằng y học, chẩn đoán theo tư duy trừu tượng. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và sẽ công bố khi có kết quả”, ông Hùng nói.

Tôi nghĩ PGS. Nguyễn Mạnh Hùng là một nhà khoa học chịu dấn thân. Ông không phủ nhận những hiện tượng lạ mà lao vào nghiên cứu. Có thể thất bại và có thể thành công. Nhưng đáng kính trọng hơn những kẻ lười biếng, phán một câu xanh rờn"Mê tín dị đoan, trò bịp! ". Vâng! Như thế cho đỡ mất thời giờ mà vẫn ra vẻ hiểu biết!

Cái tài sản đáng quý mà ông nói tới chính là việc khám phá bản chất tương tác dẫn đến gây cháy từ cô bé này. Nếu biết được bản chất tương tác đó thì có thể chế tạo ra những máy phát tương tự để kích hoạt sử dụng một loại năng lượng mới.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trời đất khả năng mà không giới hạn thật là khủng khiếp vô cùng.

Cô bé này nổi tiếng rùi. (Tài sản quý giá quốc gia) Posted Image

Sau cô bé này thì tới những người nào xuất hiện nữa đây. Cái này phải nói xem phim X men phần 2

Con người sẽ tiến hóa tiếp Posted Image.

May là môi trường sống đây được loại trừ không thôi thì: đất ở đây tăng giá (trong khi BĐS đang chết ngắt).Posted Image

Edited by Thiên Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay, các quí vị khoa học các loại tụ tập để mần một cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu về hiện tượng cô bé gây cháy. Sở dĩ tôi biết tin này vì Khaiphamkhac - một nhà cảm xạ có tên tuổi và là người tôi nhờ hỗ trợ trong dịp "đuổi mưa" Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Một cuộc hội thảo cháy vé mới vì sự tò mò của con người - chứ không ế nhệ như semianar Chữ Việt Cổ.

Tôi đã gửi một tin nhắn cho anh Khaiphamkhac như sau:

Tôi không tin cuộc hội thảo của các ông tìm ra nguyên nhân gây cháy của bé gái ở A75. Bạch Đằng. Ngoại trừ coppi ý tưởng của tôi trên báo phunutoday.

Chúng ta hãy chở xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

van chua co cach nao lay duoc ngay gio sinh cua chau be ha chu .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé 11 tuổi lại tiếp tục gây cháy

TTO - Trưa nay 18-5, khi một đoàn nghiên cứu đang có mặt tại nhà bé T. ở P.2, Q.Tân Bình (TP.HCM), hiện tượng cháy lại bất ngờ xảy ra trước sự chứng kiến của các nhà ngoại cảm trong đoàn.

Bé gái 11 tuổi có khả năng gây cháy?

“Bé gái có thể gây cháy?”: Lập hội đồng nghiên cứu

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải - trưởng đoàn, chủ nhiệm Bộ môn Thông tin dự báo của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) - cho biết khi các nhà ngoại cảm và thành viên đoàn công tác đang đứng tại căn phòng đã từng xảy ra cháy trước đây tại tầng 2 của căn nhà, thì ngửi thấy mùi khét.

“Các loại quần áo có chất liệu bằng ny lông đã bốc cháy bên trong tủ quần áo đặt tại phòng và mọi người đã phải nhanh chóng dập lửa”, ông Hải nói.

Theo người nhà, trước khi đoàn công tác phát hiện ra vụ cháy, bé T. đang ở phòng bên cạnh. Và bé cũng là người phát hiện có mùi khét đầu tiên và cho biết đã… có cháy.

Trong các vụ cháy trước đây cũng thế, bé luôn là người đầu tiên cảm nhận được sự cố.

Sau khi gây cháy, cô bé 11 tuổi cho biết cảm thấy mệt, đầu óc căng thẳng và thấy nóng ran trong người.

QUỐC NGỌC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay, các quí vị khoa học các loại tụ tập để mần một cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu về hiện tượng cô bé gây cháy. Sở dĩ tôi biết tin này vì Khaiphamkhac - một nhà cảm xạ có tên tuổi và là người tôi nhờ hỗ trợ trong dịp "đuổi mưa" Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Một cuộc hội thảo cháy vé mới vì sự tò mò của con người - chứ không ế nhệ như semianar Chữ Việt Cổ.

Tôi đã gửi một tin nhắn cho anh Khaiphamkhac như sau:

Tôi không tin cuộc hội thảo của các ông tìm ra nguyên nhân gây cháy của bé gái ở A75. Bạch Đằng. Ngoại trừ coppi ý tưởng của tôi trên báo phunutoday.

Chúng ta hãy chở xem.

Vừa rôi anh khaiphamkhac đã liên lạc bằng dt với tôi là cuộc hội thảo không đi được đến kết luận cuối cùng. Anh cho biết tất cả chỉ là giả thuyết và cần phải có phương tiện kỹ thuật để giám định. Tất nhiên là như vậy và tôi đã xác định trước việc này.

Nhưng chiều nay, tại Văn Phòng Trung Tâm cũng có một buổi offline bàn về việc này. Tất nhiên cũng chỉ là một giả thuyết, nhưng có tính hợp lý trong giả thuyết này và có thể kiểm chứng bằng khả năng xác định những hiện tượng có thể dự báo. Chúng tôi sẽ đưa hình ảnh và nội dung buổi offline sau đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời giải thích sư phụ đã nói ở báo phunutoday rồi. Nguồn năng lượng này dân võ thuật gọi là nội công, phương Tây có tên gọi là mana, Nhật Bản có tên gọi khác là Charka (nguồn Charka này tùy người sẽ có những dạng khác nhau theo ngũ hành)...cí này gọi là vô tình lấy được bí kíp.Posted Image

=====================

'Bé gái gây cháy là do luồng năng lượng trong cơ thể'

Thứ bảy, 19/5/2012, 20:09 GMT+7

Đây là nhận định bước đầu của các nhà ngoại cảm về hiện tượng đồ vật phát cháy trong nhà bé Thùy, đưa ra tại buổi hội thảo khoa học hôm nay tại TP HCM.

> Lần đầu ghi nhận hỏa hoạn ở nhà cô bé 'gây cháy'

Khoảng một tháng qua, trong nhà và những nơi bé Thùy có mặt thường xuyên xảy ra hiện tượng cháy đồ đạc. Các vật dụng bị cháy như công tắc điện, dây điện, giấy, quần áo...

Đại diện nhóm khoa học, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, kết quả bước đầu của các nhà ngoại cảm đưa ra là trong người bé Thùy có một luồng năng lượng không ổn định. Khi nguồn năng lượng này lên cao thì chính là lúc em "phát hỏa".

Sau hôm nay, nhóm sẽ kết hợp với các chuyên gia tại Đại học Hồng Bàng để tiếp tục tìm hiểu về hiện tượng đặc biệt của bé Thùy.

Hồng Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

TTNC LHĐP & HIỆN TƯỢNG EM BÉ GÂY CHÁY.

Posted Image

Về lý thuyết thì 15g mới offline, nhưng mãi gần 16 giờ tôi mới ngủ dậy. Hôm nay căng đầu quá. Nên buổi offline trễ gần cả tiếng đồng hồ. Tôi cũng hay căng bán cầu não bên phải. Hôm nay cực kỳ căng, lại thêm rất khó chịu giữa khoang trán - nơi có một cái răng mọc ở đây - làm tôi cứ tưởng tăng huyết áp.

Posted Image

Sau vài câu chuyện gẫu, thày trò hỏi thăm nhau, tôi bắt đầu trình bày về giả thiết liên quan đến hiện tượng em bé gây cháy. Tất nhiên về nội dung chính cũng không nằm ngoài những ý tưởng mà tôi đã trình bày trên báo Phunutoday. Nhưng nó được phát triển kỹ hơn.

Posted Image

Mặc dù không trực tiếp quan sát và cũng chỉ qua thông tin trên báo mạng. Nhưng chúng tôi xác định ngay đây là hiện tượng có thật. Tất cả mọi suy luận hợp lý dựa trên các vấn đề và hiện tượng liên quan dẫn đến sự xác định như vậy. Trên cơ sở sự xác định này thì phải tìm một nguyên nhân để giải thích hiện tượng một cách hợp lý...Hay nói cách khác: Sự giải thích hợp lý hiện tượng em bé gây cháy là yếu tố xác định tính khoa học của giả thiết hiện tượng gây cháy của em là có thật.

Tiêu chí khoa học xác định rằng: Một giả thiết khoa học đúng thì nó phải có sự tiếp tục liên hệ giải thích được những sự kiện phát triển tiếp theo thuộc phạm trù của nó.

Hay nói rõ hơn: Khi đã xác định hiện tượng em bé gây cháy là một thực tế khách quan thì những sự kiện phát triển tiếp theo là hiện tượng cháy liên quan đến em bé phải được tiếp tục giải thích một cách hợp lý. Và đây là điều kiện chứng minh giả thiết xác định "hiện tượng em bé gây cháy có thật" là đúng theo tiêu chí khoa học.

Có thể nói rằng: Tất cả mọi vấn đề liên quan đến một giả thiết được coi là khoa học - tức phản ánh chân lý, phản ánh sự thực - từ những giả thuyết khoa học vĩ mô mang tính nền tảng lý thuyết khoa học căn bản cho đến giả thuyết đơn giản nhất trong sinh hoạt nhận xét về một con người - đều phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng.

Nếu như chỉ bằng nhận thức trực quan qua các giác quan; hoặc hiện đại hơn là sự nhận thức trực quan thông qua những phương tiện kỹ thuật cao cấp để gọi là "Được khoa học công nhận" - thì không cần đến tri thức khoa học cao cấp để thẩm định một vấn đề liên quan đến giả thuyết khoa học được coi là đúng - mà chỉ cần mời Thị Nở ra làm chứng khi các nhà khoa học tranh luận.

Những tiêu chí khoa học hiện nay cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng, mới chỉ hình thành một cách tự phát ở những nhà khoa học cao cấp tầm cỡ quốc tế và lưu truyền giới hạn trong giới khoa học cao cấp - theo kiểu "lưu truyền trong dân gian" - Nó chưa chính thức được một tập hợp các nhà khoa học uy tín xác định ở tầm quốc tế.

Bởi vậy, đứng trước những hiện tượng và những vấn nạn cần giải quyết, hoặc cần tìm hiểu để phát triển - từ vi mô đến vĩ mô mà tôi đã nói ở trên - thì con người còn lờ mờ trong việc xác đính tính chân lý của nó.

Thí dụ: Vĩ mô như vấn đề đi tìm Hạt của Chúa, các nhà khoa học hàng đầu thế giới cấn phải đến một cỗ máy giá hàng chục tỷ dollar - một phương tiện kỹ thuật giúp cho một nhận thức trực quan - để "nhìn thấy Hạt của Chúa. Trong khi phương tiện kỹ thuật chỉ là một yếu tố cần, chứ không phải là yếu tố duy nhất để tiếp cận chân lý. Hoặc một thí dụ về vấn nạn xã hội vĩ mô khác là vấn nạn tham những trong xã hội loài người. Gần đây có nhiều cuộc hội thảo quốc tế bàn về vấn đề này. Nhưng chưa thấy ai xác định ra được bản chất của tình trạng tham những trong xã hội loài người. Họ chỉ kêu gọi nhằm khơi dậy những gía trị đạo đức chung chung, kêu gọi sự công bằng và nghiêm minh trong pháp luật khi phát hiện tham nhũng. Bởi vậy, nạn tham nhũng sẽ còn đe doa sự bền vững của bất cứ thể chế nào, khi người ta chưa xác định được nguyên nhân đích thực của nạn tham nhũng. Chưa xác định được nguyên nhân thìu tất nhiên là khó có thể có một biện pháp hữu hiệu.

Vấn đề không chỉ dừng ở những vấn nạn vĩ mô từ khoa học kỹ thuất đến vấn đề xã hội mà còn ảnh hưởng đến cả những giả thiết phản ánh chân lý,sự thật cần có trong mối quan hệ xã hội và các hiện tượng cần có sự xác định của tư duy khoa học khác, như: Xác định một con người có phạm tội hay không khi xảy ra vụ án mà không có bằng chứng trực tiếp. Hay gần hơn ngay trong diễn đàn này về vấn để thẩm định sự phát hiện chữ Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đúng hay sai.

* Sự xác định ngay vấn đề phát hiện Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền là hoàn toàn khoa học của tôi có thể làm phiền lòng vài nhà khoa học Việt Nam liên quan. Mong các quí vị khoa học ấy đừng phiền lòng trong những va chạm khi đi tìm chân lý. Tôi cũng đã làm phiền toàn bộ cộng đồng khoa học thế giới khi xác định ngay "Không có Hạt của Chúa" từ lúc mà cỗ máy LHC chưa khởi động thí nghiệm.Hơn nữa việc nghiên cứu Chữ Việt cổ của bác Xuyền do bác ấy tự bỏ tiền túi ra vì quyền lợi của dân tộc Việt, chứ chắc không tốn kém công quỹ vì được quan tâm nhiều như việc nghiên cứu hiện tượng lạ "hiện tương cô bé gây cháy".

Điều này đã thể hiện tính giới hạn nhận thức của mặt bằng nền tảng tri thức khoa học hiện nay trên tầm cỡ quốc tế về mọi phương diện. Nên những con người liên quan tỏ ra lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề; từ tầm cỡ quốc tế đến gia đình, và quan hệ xã hội: Thiên tai, sự bế tắc của khoa học hiện đại, nạn tham nhũng, khủng hoảng kinh tế toàn cầu; đe dọa chiến tranh....vv...và ...vv...Và tất nhiên cả chuyện cô bé gây cháy ở khu A75, Bạch Đằng . P2. Tân Bình. Chúng ta đều biết rằng để gây cháy do con người tạo ra thì trước đây chỉ biết một phương pháp duy nhất là truyền năng lượng trực tiếp thí dụ như dùng bùi nhùi để nhóm bếp, hoặc gây ma sát sinh nhiệt.

Khi con người mới biết dùng điện thì có thể dùng điện trở để gây cháy, hoặc truyền năng lượng làm nóng những vật thể. Nhưng vẫn là tác đông tạo nhiệt trực tiếp. Nếu như không có sự tiến bộ của khoa học hiện đại thì gần như chúng ta sẽ bất lực khi giải thích hiện tượng này.

Nhưng nay do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta được biết đến một khả năng truyền nhiệt nữa là dao động điện từ. Thí dụ như bếp từ; hoặc lò vi sóng....Chúng ta tạm phân loại hiện tượng truyền nhiệt này là khả năng tác động gây nhiệt gián tiếp. Và đây chính là sự so sánh với hiện tượng truyền nhiệt của "em bé gây cháy".

Tuy nhiên, cũng với sự tiến bộ của khoa học, người ta vẫn có vẻ khó hiểu một hiện tượng tương tác giữa em bé làm cháy các đồ vật chung quanh nó. Nó không giống với lò vi sóng và bếp điện từ vốn là một ví dụ của tôi để so sánh về sự truyền nhiệt gián tiếp so với sự truyền nhiệt cổ điển, khi con người còn nấu bếp củi. Nhưng đấy chỉ là một ví dụ so sánh chứ không phải tôi xác định hiện tượng em bé gấy cháy là do cảm ứng điện từ.

Ví dụ về bếp điện từ, lò vi ba của các quí bà, quí cô nội trợ khả kính- mà ngày nay đã quên mất con bùi nhùi rơm để nhóm củi - chỉ là một hình tượng nhắm xác định một hiện tượng truyền nhiệt gián tiếp. Người ta có thể tạo ra một công cụ truyền nhiệt gián tiếp - là bếp điện từ và lò vi sóng mà tôi thí dụ - thì liệu trong điều kiện tự nhiên và cả sự phát triển của khoa học kỹ thuật sau này khi mô phỏng tự nhiên - có thể có những hình thức truyền nhiệt gián tiếp khác hay không? Hiện tượng cô bé gây cháy đã xác định rằng có hình thức truyền nhiệt gián tiếp khác ngoài công cụ truyền nhiệt gián tiếp bằng bếp điện từ và lò vi sóng.

Còn tiếp

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TTNC LHĐP & HIỆN TƯỢNG EM BÉ GÂY CHÁY.

Tiếp theo

Posted Image

Thì ra tôi vẫn chưa phải là kẻ lề mề nhất. Tôi có lý do chính đáng: Ngủ wên. Hi. Nhưng Chiêu Nam và phu nhân còn đến sau cả tôi

Một yếu tố nữa cần xét đến và là hệ quả cần của khả năng tương tác gián tiếp gây cháy là phương tiện tạo ra nguồn tương tác. Ở lò vi sóng và bếp điện từ là những cấu trúc vật lý trong cấu hình của nó tạo ra sóng cảm ứng điện từ. Nhưng ở cô bé này tất nhiên phải là một cấu trúc nào đó hình thành đột biến trong qúa trình phát triển tự nhiên của cô bé đó. Cũng có thể cấu trúc tạo sự tương tác gây nhiệt gián tiếp trong cơ thể cô bé này rất tế vi và những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại không "nhìn thấy", như trường hợp các nhà ngoại cảm (Điều kiện để cái gọi là "khoa học công nhận").

Nhưng may mắn thay! Nhà khoa học cảm xạ Dự Quang Châu và các phương tiện khoa học hiện đại qua chụp CT, đã xác định bán cầu não bên phải của em bé gây cháy có một cấu trúc đặc biệt. Như vậy một yếu tố cần để có thể giải thích hiện tượng gây cháy của em bé này là cấu trúc phương tiện gây cháy đã thể hiện - một cách may mắn vì đã được "khoa học công nhận".

Sau gần một giờ vào nhà khảo sát, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết kết quả chụp não đồ bằng phương pháp RFI sơ bộ cho thấy bán cầu não phải của cháu T. có biểu hiện bất thường (có vệt đỏ). Khi cho đeo vòng đá thạch anh và chụp hào quang cho cháu T. thì thấy vệt đỏ biến mất nhưng cháu lại có cảm thấy khó chịu như có dòng điện gì đó nên phải tháo ra ngay. Khi tháo vòng ra thì vệt đỏ trở lại... Về vấn đề tâm lý của cháu T., theo ông Hùng, cháu rất bình thường, nhảy nhót vui đùa với bạn bè, hòa nhập cộng đồng.

tin247.com

Như vậy, điều kiện để gây cháy khi xác định "Hiện tượng em bé gây cháy là có thật" đã hoàn chỉnh. Nó bao gồm: Có vật thể đã cháy trên thực tế xung quanh em bé và phương tiện tác động gây cháy xuất hiện khi kiểm tra bán cầu não phải của cô bé. Tất nhiên, cô bé này không thể "bịp" các nhà khoa học bằng cách tạo ra một vệt đỏ trong bán cầu não phải để khi đeo vòng thạch anh thì nó biến mất. Vấn đề còn lại là cơ chế tương tác như thế nào để gây cháy?

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bé gái gây cháy" nên đến Vĩnh Phúc

Thứ bảy, 19/05/2012, 22:42

Cộng đồng mạng tán thành với nguyên nhân sinh cháy của "bé gái gây cháy" (do lửa tam muội) và chỉ cách để bé và gia đình tìm được nơi giúp bé điều khiển năng lượng này.

Lửa tam muội-góc nhìn khoa học và Phật giáo

‘Lửa tam muội bí truyền’ kỳ bí trong thuật ướp xác của người Việt

TS. Nguyễn Phúc Giác Hải: Bé gái gây cháy do "lửa tam muội"

Những ngày qua, thông tin bé gái gây cháy được cộng đồng mạng bàn tán hết sức rôm rả. Trước khi sự việc được các nhà khoa học biết đến và vào cuộc, có một bài viết trên diễn đàn V. cho biết bé Th. là người nhà, và trước đó bé gây cháy liên tục. Thậm chí có lần bé đang chuẩn bị đi tắm thì quần bé đang mặc bị ngún cháy, may mà mẹ bé kéo vô nhà tắm xối nước kịp. Lần khác, bé đi chơi Vũng Tàu thì điện khách sạn bị chập chờn liên tục, trong khi người khác vô thì không việc gì.

Thành viên này cho biết gia đình hết sức lo lắng và mục đích đưa thông tin này nhằm hỏi ý kiến mọi người cách "chữa trị" cho bé Th.

Trong nhiều ý kiến cười cợt, không tin vào khả năng này của bé Th. thì có một bài viết bày tỏ tính chất rất nghiêm trọng và cấp bách của sự việc, đồng thời đề nghị được giúp đỡ bé.

Thành viên O.M viết " Hiện tượng người phát ra nhiệt lượng cực mạnh, thậm chí bốc thành ngọn lửa như bé Th., đối với hầu hết mọi người là xa lạ. Nhưng đối với những ai đã và đang tìm hiểu cũng như thực hành các pháp tu Mật Thừa trong Phật Giáo thì hiện tượng này không có gì bất ngờ.

Các nhà khoa học của chúng ta có thể làm đủ thứ xét nghiệm dịch tễ, cảm xạ, nghiên cứu này nọ… cũng không đưa ra được kết luận chính xác. Để hiểu biết tận gốc vấn đề này cũng như điều quan trọng nhất là giúp bé Th. điều tiết được cơ thể mình thì hãy đến với các nhà sư phái Mật Thừa ở Hymalaya.

Posted Image

Con rắn lửa (hỏa xà) tượng trưng cho nhiều nấc thang rèn luyện tâm thức theo Phật học

Phật Giáo gồm có Đại Thừa, Tiểu Thừa và Mật Thừa với tám vạn bốn ngàn pháp môn (84 ngàn pháp môn). Trong Mật Thừa có “sáu pháp du già của Naropa”, có thể tạm dịch là “sáu pháp Yogas của ngài Naropa”. Trong sáu pháp này có pháp Tumo còn gọi là Lửa Tam Muội. Khi tu theo pháp này các hành giả Mật Thừa có khả năng điều tiết các luân xa trong cơ thể sinh nhiệt (còn gọi là tâm nhiệt) và chủ động điều khiển nguồn nhiệt này.

Tùy theo từng mức độ đạt được trong tu tập mà nguồn nhiệt mạnh hay yếu. Đơn giản là việc giữ ấm cơ thể, khoác chiếc chăn ướt lên mình rồi sấy khô. Mạnh hơn là phóng nhiệt làm tan băng tuyết, thiêu cháy những thứ xung quanh, phát ra thành ngọn lửa.

Theo suy nghĩ của tôi, các luân xa của bé Th. hiện nay đang ở trong tình trạng giống như các hành giả nói trên nhưng bé không biết chủ động điều tiết các luân xa ấy. Sở dĩ bé thấy mệt mỗi khi tâm nhiệt sắp phát ra là do bé bị thụ động, chính các luân xa tự vận hành điều khiển cơ thể bé. Tình trạng này có thể tự mất đi theo thời gian khi các luân xa có sự thay đổi. Còn nếu nó kéo dài sẽ ảnh hưởng không hề tốt cho bé. Tôi có biết, có thấy, và có thể giới thiệu người giúp được bé.

Posted Image

Sơ đồ 7 luân xa-các mức độ "hỏa xà" sẽ "bò" qua theo Phật học

Gia đình bé Th. nên đưa bé đến gặp các vị hành giả Mật Thừa đã tu cao pháp môn này. Họ sẽ dạy bé các phương pháp tập luyện để kiểm soát được nguồn nhiệt đó. Để gặp được các vị đó, gia đình có thể liên hệ với ngài Pháp vương Gyawang Drukpa ở Nepal thông qua trang web của Ngài. Ngài được công nhận là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm hiện nay. Năm 2011 vừa qua Ngài cũng đã đến VN chúng ta theo lời mời của Giáo hội Phật giáo Hà Nội, TP HCM với cả một hành trình dài từ Bắc vào Nam trong sự hân hoan của các Phật tử cả nước.

Nếu thấy khó khăn, gia đình hãy đến Mật Thất Tây Thiên (Vĩnh Phúc), gặp các sư thầy tại đó, nhờ giúp liên hệ với Pháp Vương. Hiện nay có hai vị Lạt Ma là đệ tử của Pháp Vương đang ở Tây Thiên giúp đỡ chúng ta xây dựng Đại Bảo Tháp, chắc chắn các vị ấy có thể giới thiệu bé Th. với các vị Lạt Ma tu theo pháp môn nói trên. Gia đình đừng lo về vấn đề tài chính, mọi sự giúp đỡ nói trên đều vô điều kiện. Tôi tin rằng đây chính là lựa chọn tốt nhất cho bé Th. hiện nay".

Vào ngày 13/5, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải - chủ nhiệm bộ môn thông tin dự báo Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - cũng cho biết, theo ông, đây là hiện tượng rối loạn lửa nội sinh hay luồng hỏa xà (kundalini).

“Trong cơ thể con người ta có nhiều trung tâm lực gọi là sacra. Trong điều kiện nào đó, nếu các trung tâm lực này được khai mở sẽ tạo ra những khả năng mới. Trong đó có một trung tâm lực ở đốt sống cuối cùng có thể gây nên luồng nóng của cơ thể gọi là luồng hỏa xà tỏa sức nóng. Các tu sĩ yoga thường điều khiển sức nóng này để chống rét cho cơ thể giữa trời băng tuyết. Nếu không điều khiển được luồng hỏa xà này, khiến nó phát ra một cách hỗn loạn thì sẽ gây nên sự điên loạn của cơ thể gọi là tẩu hỏa nhập ma” - ông Hải nói.

Thanh Loan (tổng hợp)

(http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/saigonnews.vn/Be-gai-gay-chay-nen-den-Vinh-Phuc/8503648.epi)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TTNC LHĐP & HIỆN TƯỢNG EM BÉ GÂY CHÁY.

Tiếp theo

Trong sự trình bày của tôi trước anh chị em TTNC LHDP tôi đã không đề cập đến vấn đề "Lửa tam muôi". Bởi vì tôi không coi đây là nguyên nhân gây cháy của "em bé gây cháy" này. Nhưng vì có bài viết nói về vấn đề này, nên tôi phải nói thêm về lửa tam muôi.

"Bé gái gây cháy" nên đến Vĩnh Phúc

Thứ bảy, 19/05/2012, 22:42

Cộng đồng mạng tán thành với nguyên nhân sinh cháy của "bé gái gây cháy" (do lửa tam muội) và chỉ cách để bé và gia đình tìm được nơi giúp bé điều khiển năng lượng này.

Lửa tam muội-góc nhìn khoa học và Phật giáo

‘Lửa tam muội bí truyền’ kỳ bí trong thuật ướp xác của người Việt

TS. Nguyễn Phúc Giác Hải: Bé gái gây cháy do "lửa tam muội"

Những ngày qua, thông tin bé gái gây cháy được cộng đồng mạng bàn tán hết sức rôm rả. Trước khi sự việc được các nhà khoa học biết đến và vào cuộc, có một bài viết trên diễn đàn V. cho biết bé Th. là người nhà, và trước đó bé gây cháy liên tục. Thậm chí có lần bé đang chuẩn bị đi tắm thì quần bé đang mặc bị ngún cháy, may mà mẹ bé kéo vô nhà tắm xối nước kịp. Lần khác, bé đi chơi Vũng Tàu thì điện khách sạn bị chập chờn liên tục, trong khi người khác vô thì không việc gì.

Thành viên này cho biết gia đình hết sức lo lắng và mục đích đưa thông tin này nhằm hỏi ý kiến mọi người cách "chữa trị" cho bé Th.

Trong nhiều ý kiến cười cợt, không tin vào khả năng này của bé Th. thì có một bài viết bày tỏ tính chất rất nghiêm trọng và cấp bách của sự việc, đồng thời đề nghị được giúp đỡ bé.

Thành viên O.M viết " Hiện tượng người phát ra nhiệt lượng cực mạnh, thậm chí bốc thành ngọn lửa như bé Th., đối với hầu hết mọi người là xa lạ. Nhưng đối với những ai đã và đang tìm hiểu cũng như thực hành các pháp tu Mật Thừa trong Phật Giáo thì hiện tượng này không có gì bất ngờ.

Các nhà khoa học của chúng ta có thể làm đủ thứ xét nghiệm dịch tễ, cảm xạ, nghiên cứu này nọ… cũng không đưa ra được kết luận chính xác. Để hiểu biết tận gốc vấn đề này cũng như điều quan trọng nhất là giúp bé Th. điều tiết được cơ thể mình thì hãy đến với các nhà sư phái Mật Thừa ở Hymalaya.

Posted Image

Con rắn lửa (hỏa xà) tượng trưng cho nhiều nấc thang rèn luyện tâm thức theo Phật học

Phật Giáo gồm có Đại Thừa, Tiểu Thừa và Mật Thừa với tám vạn bốn ngàn pháp môn (84 ngàn pháp môn). Trong Mật Thừa có “sáu pháp du già của Naropa”, có thể tạm dịch là “sáu pháp Yogas của ngài Naropa”. Trong sáu pháp này có pháp Tumo còn gọi là Lửa Tam Muội. Khi tu theo pháp này các hành giả Mật Thừa có khả năng điều tiết các luân xa trong cơ thể sinh nhiệt (còn gọi là tâm nhiệt) và chủ động điều khiển nguồn nhiệt này.

Tùy theo từng mức độ đạt được trong tu tập mà nguồn nhiệt mạnh hay yếu. Đơn giản là việc giữ ấm cơ thể, khoác chiếc chăn ướt lên mình rồi sấy khô. Mạnh hơn là phóng nhiệt làm tan băng tuyết, thiêu cháy những thứ xung quanh, phát ra thành ngọn lửa.

Theo suy nghĩ của tôi, các luân xa của bé Th. hiện nay đang ở trong tình trạng giống như các hành giả nói trên nhưng bé không biết chủ động điều tiết các luân xa ấy. Sở dĩ bé thấy mệt mỗi khi tâm nhiệt sắp phát ra là do bé bị thụ động, chính các luân xa tự vận hành điều khiển cơ thể bé. Tình trạng này có thể tự mất đi theo thời gian khi các luân xa có sự thay đổi. Còn nếu nó kéo dài sẽ ảnh hưởng không hề tốt cho bé. Tôi có biết, có thấy, và có thể giới thiệu người giúp được bé.

Posted Image

Sơ đồ 7 luân xa-các mức độ "hỏa xà" sẽ "bò" qua theo Phật học

Gia đình bé Th. nên đưa bé đến gặp các vị hành giả Mật Thừa đã tu cao pháp môn này. Họ sẽ dạy bé các phương pháp tập luyện để kiểm soát được nguồn nhiệt đó. Để gặp được các vị đó, gia đình có thể liên hệ với ngài Pháp vương Gyawang Drukpa ở Nepal thông qua trang web của Ngài. Ngài được công nhận là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm hiện nay. Năm 2011 vừa qua Ngài cũng đã đến VN chúng ta theo lời mời của Giáo hội Phật giáo Hà Nội, TP HCM với cả một hành trình dài từ Bắc vào Nam trong sự hân hoan của các Phật tử cả nước.

Nếu thấy khó khăn, gia đình hãy đến Mật Thất Tây Thiên (Vĩnh Phúc), gặp các sư thầy tại đó, nhờ giúp liên hệ với Pháp Vương. Hiện nay có hai vị Lạt Ma là đệ tử của Pháp Vương đang ở Tây Thiên giúp đỡ chúng ta xây dựng Đại Bảo Tháp, chắc chắn các vị ấy có thể giới thiệu bé Th. với các vị Lạt Ma tu theo pháp môn nói trên. Gia đình đừng lo về vấn đề tài chính, mọi sự giúp đỡ nói trên đều vô điều kiện. Tôi tin rằng đây chính là lựa chọn tốt nhất cho bé Th. hiện nay".

Vào ngày 13/5, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải - chủ nhiệm bộ môn thông tin dự báo Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - cũng cho biết, theo ông, đây là hiện tượng rối loạn lửa nội sinh hay luồng hỏa xà (kundalini).

“Trong cơ thể con người ta có nhiều trung tâm lực gọi là sacra. Trong điều kiện nào đó, nếu các trung tâm lực này được khai mở sẽ tạo ra những khả năng mới. Trong đó có một trung tâm lực ở đốt sống cuối cùng có thể gây nên luồng nóng của cơ thể gọi là luồng hỏa xà tỏa sức nóng. Các tu sĩ yoga thường điều khiển sức nóng này để chống rét cho cơ thể giữa trời băng tuyết. Nếu không điều khiển được luồng hỏa xà này, khiến nó phát ra một cách hỗn loạn thì sẽ gây nên sự điên loạn của cơ thể gọi là tẩu hỏa nhập ma” - ông Hải nói.

Thanh Loan (tổng hợp)

(http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/saigonnews.vn/Be-gai-gay-chay-nen-den-Vinh-Phuc/8503648.epi)

Để rõ hơn về vấn đề lửa tam muôi, xin quý vị và anh chị em tham khảo thêm bài viết sau đây:

Lửa tam muội-góc nhìn khoa học và Phật giáo

Thứ bảy, 19/05/2012, 22:13

Theo một số tài liệu của Phật giáo, lửa tam muội là hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể, nhiệt độ có thể lên đến cực cao. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này dưới cái tên năng lượng hoặc điện từ.

‘Lửa tam muội bí truyền’ kỳ bí trong thuật ướp xác của người Việt

TS. Nguyễn Phúc Giác Hải: Bé gái gây cháy do "lửa tam muội"

Vật thể là năng lượng

Cách đây khoảng 75 năm, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật chất là Năng lượng mà công thức E = mc2 là bằng chứng. Con người là một Vật thể mà Vật thể tức là Năng lượng. Ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự hô hấp (Combustion lente) và thúc ăn có calories tạo nên.

Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion mà tôi tạm dịch là vi năng tử, tức là những nhà máy vi ti phát sinh năng lượng và phân tử Protein F1-ATPase, hay là cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất (...)

Posted Image

Lửa tam muội là tên gọi nhiều pháp tu của Phật giáo

Các khoa học gia Nhật Bản loan báo khi nghiên cứu chiều sâu của tế bào, họ đã khám phá ra những cánh quạt máy thiên nhiên vi ti nhất. Họ nói rằng những cánh quạt này quay với một lực rất mạnh, và họ có thể quay phim hoạt động này.

Trong một bài đăng trong báo Thiên Nhiên, các khoa học gia tại Viện Kỹ Thuật Ðông Kinh đã tuyên bố rằng bằng cách quan sát trực tiếp sự chuyển động, họ đã nhận thấy một phân tử Protein F1-ATPase hoạt động như một cánh quạt máy vi ti nhất. Ðường kính của nó chỉ bằng một Namometer (1 phần tỉ của một thước) đang quay trong một cái “thùng” có đường kính 10 Nanometer.

Tôi không phải là một khoa học gia nên không thể đưa ra một giả thuyết với đủ dữ kiện khoa học mà chỉ ước đoán như sau:

Những vi năng tử nằm trong tế bào phát sinh năng lượng do sự ôxy hóa trong việc chế biến thức ăn tạo nên. Phân tử Protein F1-ATPase, hay những cánh quạt máy thiên nhiên vi ti quay với một lực rất mạnh để phân phối năng lượng xuất phát từ những vi năng tử đến các cơ quan trong cơ thể của con người.

Trong khoa học, năng lượng này gọi là điện từ (Electromagnetic). Bộ óc và Trung tâm thần kinh hệ là nơi tương tác với điện từ trường. Ðiện từ trưòng có trong thiên nhiên và trong cơ thể của sinh vật.

Các khoa học gia gọi Năng lượng và Ðiện từ trong khi những nhà huyền nhiệm hay đồng cốt gọi là Nhân điện. Những việc thôi miên, thần giao cách cảm, thiên lý nhãn, dùng điện não bẻ cong cái thìa, và đọc tư tưởng của người khác v.v... đều là do tác dụng của Nhân điện, Năng lượng, hay Ðiện từ trong người.

Có những người sanh đắc thông, nghĩa là bẩm sanh đã có những năng lượng không phải ai cũng có. Ví dụ có những người bay lên cây cao hay lên trần nhà, đi qua tường vách, đi trên than hồng, hoặc trong người phát ra lửa ... Nhiều lắm! (Xin xem Người có năng lực siêu phàm của Ðặng Văn Thông).

Trái lại, có những người có năng lực siêu phàm là do sự tu luyện gian khổ trong nhiều năm. Ví dụ những đạo sĩ Ấn Ðộ hay Tây Tạng tu luyện trong hang đá, rừng sâu, hay trên những chóp đỉnh lạnh buốt của dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Ngoài ra, công phu thiền định đã nâng trí tuệ của phàm phu lên đến mức tột đỉnh khiến họ trở thành những bậc thánh nhân.

Hỏa quang tam muội

Sư cô Như Thủy kể rằng sau khi Phật nhập diệt, bà Kiều Ðàm di mẫu (dì của Phật) và bà Da Du Ðà La cùng 500 ni tăng đã dùng một thứ lửa gọi là Hỏa quang tam muội để tự thiêu. Sư cô nói thêm rằng trong thế gian này có một số người tự phát ra lửa để đốt cháy thân thể của họ. Ví dụ một bác sĩ đang ngồi làm việc, bỗng trong người ông phát ra một thứ lửa đốt cháy cơ thể của ông ra tro trong khi bàn làm việc, giày dép và quần áo vẫn y nguyên.

Posted Image

Một phép luyện công theo Tam muội. Ảnh: Internet

Trong Lăng Kính Ðại Thừa, cụ Nghiêm Xuân Hồng kể rằng ngài Mã Minh Bồ Tát lúc thị hiện tịch diệt, ngài nhập Long Phân Tán Tam Muội, thân bay lên hư không, bay luôn và chói sáng như mặt trời trong một hồi lâu rồi là là đáp xuống mặt đất, ngồi kiết già mà thị tịch.

Trong cuốn Người có năng lực siêu phàm, tác giả Ðoàn Văn Thông kể chuyện một cậu bé nằm xuống giường, giường bốc cháy, đứng gần tấm màn, màn gió bốc cháy ...

Hai chuyện nữa của hai người tự nhiên thân thể phát ra lửa. Tác giả nói hiện tượng thân phát ra lửa đã xảy ra rất nhiều trên thế giới. Ðiều này phù hợp với lời kể của sư cô Như Thủy.

Theo tác giả, các đạo sĩ đã khổ luyện để tập trung lửa nội thân gọi là thân nhiệt. Khi thân nhiệt được đánh thức dậy, đó là Tam muội.

Qua những câu chuyện kể trên, chúng ta thử hỏi lửa Tam muội từ đâu mà có?

Lửa Tam muội là từ những vi năng tử phát ra và được những phân tử Protein F1-ATPase, hay những cánh quạt thiên nhiên vi ti đưa tới. Trường hợp vị bác sĩ tự thiêu bằng lửa trong người phát ra và những người trong cơ thể có lửa là do bẩm sinh mà có. Trường hợp những vị đạo sĩ hay những vị Bồ Tát có lửa nội thân là do tu luyện hay đắc đạo.

Ðó là trường hợp của bà Kiều Ðàm di mẫu và 500 ni tăng đã tự thiêu bằng hỏa quang tam muội. Ðó cũng là trường hợp của Mã Minh Bồ Tát đã dùng Long phân tán tam muội tự biến thành một vầng mặt trời sáng chói trước khi tịch diệt.

Cơ thể con người ta có 100 tỉ tỉ tế bào (100,000,000,000,000, hay 1014), mỗi Tế bào có khoảng 100,000 vi năng tử, tức là cơ thể chúng ta có tất cả:

100,000 x 100,000,000,000,000 = 1019, hay 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử. Nếu biết số nhiệt lượng của mỗi vi năng tử đem nhân với 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử, chúng ta sẽ biết tổng số nhiệt lượng trong người.

Tuy nhiên, nhiệt lượng trung bình hay thân nhiệt (body temperature) của chúng ta là 98.6o F. Muốn đốt một cơ thể một con người ra tro phải mất 1,200o F.

Như vậy, bà Kiều Ðàm di mẫu cùng 500 ni tăng và vị bác sĩ nói trên đã phải dùng thân nhiệt hay lửa Tam Muội đến 1.200o F.

Vàng nóng chảy ở 1945o F, và khi luyện kim, có một loại sắt nóng chảy ở 1490o F. như vậy, lửa Tam muội có thể làm sắt nóng chảy.

Trong những trang kinh xưa đã nói có sự liên hệ giữa Vật chất và Năng lượng, và không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật. Ðiều này có nghĩa là Vật chất là Năng lượng mà Einstein ngày nay đã triển khai với công thức E = mc2.

Theo Đạo Phật khoa học

Theo tôi hiểu thì khái niệm "Lửa Tam Muôi" trong Phật giáo, tính nguyên thủy của nó chỉ là hình tượng cho sức mạnh của nghiệp chướng xuất phát từ Tham, sân, si (Tam muội) thiêu cháy chánh giác của con người.

Trong Tây Du Kỳ đã dùng hình tượng này khi thày trò Tam Tạng đi qua Hỏa Diệm Sơn. Các vị Long Vương dùng nước biển Nam Hải cũng không dập tắt được. Bởi vì ngọn lửa của Hỏa Diệm sơn là lửa Tam Muội (Tham , sân , si) - ngăn cản từ trong nội tâm con người đến với vô thượng chánh đẳng giác - nên mấy thứ nước ở trần gian không thể dập tắt được mà phải dùng quạt "Ba Tiêu" - tiêu trừ lửa Tam Muội - mới quạt tắt được ngọn lửa này.

Nhưng lâu ngày khái niệm có tính biểu tượng của "Lửa Tam muội" bị đồng nhất với khái niệm "Hỏa xà" trong Yoga và phương pháp rèn luyện theo phái Mật tông. Và như vậy với nguyên lý dùng nhiệt năng trong cơ thể theo phương pháp Yoga thì về lý thuyết nó có trong tất cả mọi con người chứ không riêng gì ở "cô bé gây cháy ". Sự kích hoạt Hỏa Xà trong phương pháp Yoga theo một số tài liệu có thể tự thiêu đốt cơ thể vô tình hay cố ý, nhưng chưa hề có hiện tượng gây cháy đồ vật xung quanh. Bởi vậy, tôi loại trừ yếu tố này.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Bé gái gây cháy là do luồng năng lượng trong cơ thể'

Đây là nhận định bước đầu của các nhà ngoại cảm về hiện tượng đồ vật phát cháy trong nhà bé Thùy, đưa ra tại buổi hội thảo khoa học hôm nay tại TP HCM.

> Lần đầu ghi nhận hỏa hoạn ở nhà cô bé 'gây cháy'

Khoảng một tháng qua, trong nhà và những nơi bé Thùy có mặt thường xuyên xảy ra hiện tượng cháy đồ đạc. Các vật dụng bị cháy như công tắc điện, dây điện, giấy, quần áo...

Đại diện nhóm khoa học, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, kết quả bước đầu của các nhà ngoại cảm đưa ra là trong người bé Thùy có một luồng năng lượng không ổn định. Khi nguồn năng lượng này lên cao thì chính là lúc em "phát hỏa".

Sau hôm nay, nhóm sẽ kết hợp với các chuyên gia tại Đại học Hồng Bàng để tiếp tục tìm hiểu về hiện tượng đặc biệt của bé Thùy.

Xem video ở đây:

Hồng Phúc

http://vnexpress.net/gl/doi-song/2012/05/be-gai-gay-chay-la-do-luong-nang-luong-trong-co-the/
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ em bé “gây cháy”: Bật mí đầu tiên do... chập điện!

SGTT.VN - Thượng tá Phạm Công Nghĩa: “Cơ quan phòng cháy chữa cháy TP.HCM điều tra và kết luận nguyên nhân vụ cháy ngày 12.5 là do chập điện”. Trong khi đó, gia đình đề nghị công an giữ kín nguyên nhân này, không cho báo chí biết.

Ngày 19.5, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức hội thảo khoa học Thực nghiệm về tiềm năng con người. Hội thảo gồm nhiều nội dung: Khả năng chữa bệnh của một số lương y giúp người bại liệt có thể đi đứng được, người câm điếc có thể nghe, nói được. Đặc biệt, hội thảo nhấn mạnh đến những tiềm năng của con người, trong đó có khả năng gây cháy của cháu T.

Gọi là hội thảo khoa học nhưng đa số đại biểu là các nhà lương y, ngoại cảm.

Trước khi vào hội trường, mỗi đại biểu được phát một phong bì, trong đó có nhiều thư cảm tạ của một số bệnh nhân sau khi được trị hết bệnh nhờ phương pháp năng lượng sinh học không dùng thuốc cộng với phương pháp chích lễ của ngoại khoa Đông y hay phương pháp cảm xạ, phương pháp tâm linh…

Nghiên cứu tiềm năng nhưng lại ra... bé xinh, mẹ đẹp

Anh họ bé T. chỉ căn phòng tầng 3 trong vụ hỏa hoạn ngày 12.5 tại nhà anh chị V.. Ảnh: CAND

Phần trình bày về trường hợp của cháu T., chỉ thấy cha cháu lên phát biểu ít phút mong muốn các nhà khoa học tìm hướng nghiên cứu, giúp đỡ cháu để cháu sống cuộc sống bình thường. Thời gian còn lại là những phát biểu của ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Ông Hải cho rằng các vụ cháy do con người gây ra xuất hiện nhiều ở nước ngoài. “Khả năng gây cháy của cháu T. là đặc biệt. Cháu có năng lượng tự phát ngoài ý muốn” - ông Hải nói rõ.

Đang là hội thảo về năng lượng... tiềm năng... nhưng ông Hải lại hết khen cháu T. xinh, phúc hậu, ngoan ngoãn… đến khen mẹ cháu đẹp, hiền lành! Ông còn hy vọng trong tương lai, cháu T. sẽ có những khả năng đặc biệt.

Ông Hải cũng không quên nhắc lại buổi khảo sát tại nhà cháu T. vào ngày 18.5 của các nhà ngoại cảm. “Chúng tôi đang khảo sát thì nghe tiếng la cháy và ngửi mùi khét ở lầu hai nên tất cả ào xuống, tỏa tìm và phát hiện quần áo của cháu T. cất trong tủ bị cháy” - ông Hải kể lại. Trước đó, trả lời báo chí, ông Hải khẳng định áo quần cháy trong tủ không phải do cháu T. nghịch bởi khi xảy ra cháy cửa tủ đóng, còn cháu đang ở phòng bên cạnh.

Xâu chuỗi lại sự kiện trên, mọi người có quyền đặt câu hỏi: “Không loại trừ khả năng ai đó cố tình cho lửa vào đống quần áo trong tủ rồi đóng cửa tủ lại và chạy sang phòng khác để đánh lừa đoàn khảo sát”. Nhiều người cho rằng chỉ khi vụ cháy xảy ra ngay thời điểm đoàn khảo sát có mặt tại chiếc tủ thì nguyên nhân cháy do cháu T. gây ra mới có thể thuyết phục.

Ông Hải còn cho biết phải chờ thêm ý kiến của vài nhà ngoại cảm mới kết luận được khả năng gây cháy của cháu T. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng kết luận của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người liệu có đáng tin hay không bởi chỉ dựa vào tâm linh, cảm nhận để suy đoán, không có chứng cứ khoa học.

Vụ cháy 12.5: Gia đình nhờ công an giấu nguyên nhân (!)

Ngày 13.5: “Anh V. (cha cháu T. - PV) kể cho báo chí: Gia đình lo sợ nên lúc nào cũng chuẩn bị xô nước, khăn ướt, bình cứu hỏa để gần nơi bé ngủ. Nhưng hiện tượng đồ đạc bốc cháy chỉ xảy ra khi bé thức mà thôi. Sáng qua 12.5, bé lên lầu lấy quần áo giúp mẹ, khi bé vừa quay xuống thì 2 phút sau chiếc giường nệm, tủ quần áo, đồ đạc trên lầu bốc cháy dữ dội, buộc phải gọi cứu hỏa đến chữa cháy”. Trong lần trao đổi với báo chí, ông V. khẳng định thông tin trên báo trước khi đăng tải đã được gia đình ông xem trước và thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc ông V. thừa nhận khi xảy ra cháy ngày 12.5 gia đình ông trực tiếp gọi cứu hỏa.

Tuy nhiên, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, thượng tá Phạm Công Nghĩa, trưởng Công an phường 2, quận Tân Bình (TP.HCM), khẳng định khi xảy ra cháy tại nhà ông V., người dân địa phương gọi điện thoại báo cho công an phường. “Do lửa cháy quá cao, Công an phường 2 khó xử lý nên đã gọi lực lượng phòng cháy chữa cháy TP.HCM tiếp cứu. Chúng tôi không nhận điện báo trực tiếp từ gia đình ông V., cũng chẳng được gia đình cho biết nguyên nhân cháy có thể do cháu T. gây ra” - ông Nghĩa khẳng định.

Theo ông Nghĩa, sau khi dập tắt đám cháy, cơ quan phòng cháy chữa cháy TP.HCM điều tra và kết luận nguyên nhân cháy là do chập điện. Sáng 13.5, khi nghe thông tin nguyên nhân cháy do cháu T. gây ra, đoàn công tác của địa phương đến nhà ông V. làm việc để tìm hướng giúp đỡ cháu T. “Tuy nhiên, đoàn cũng không tiếp xúc được với cháu T. Gia đình còn đề nghị chính quyền giữ kín chuyện, đừng tiết lộ bất kỳ thông tin gì cho báo chí” - ông Nghĩa cho biết thêm.

Cũng theo ông Nghĩa, sau khi thông tin cháu T. có khả năng gây cháy lan truyền, nhiều người hiếu kỳ kéo đến nhà cháu rất đông, gây mất trật tự. “Không loại trừ một số người lợi dụng việc này để đồn thổi, thêu dệt, dựng những câu chuyện mang đậm chất mê tín dị đoan thì không hay” - ông Nghĩa nêu quan điểm.

Vậy là nguyên nhân cháy nhà đã rõ. Tuy nhiên, trước khi bức màn bí mật này được mở ra, đã có rất nhiều lời phát biểu hùng hồn từ các nhà nghiên cứu.

Xem tử vi, dùng “thầy bói” RFI . Đây là một trường hợp đặc biệt, chúng tôi khảo sát bé bằng các phương pháp khoa học, định bệnh lâm sàng, thậm chí xem lá số tử vi để xem bé sinh vào ngày giờ nào nhằm tìm hiểu khả năng tư duy trừu tượng của bé. Qua phỏng vấn, chúng tôi thấy bé rất thông minh, thích ngành sinh vật và mổ xẻ. Kết quả chụp não đồ cho bé bằng máy RFI cho thấy bán cầu não phải (với chức năng tư duy trừu tượng) có biểu hiện phát triển như một nhà tu hành, triết gia, họa sĩ.

PGS-TS sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG, hiệu trưởng trường ĐH Hồng Bàng

Có thêm máy...”Khuếch đại cảm nhận”. “Trường hợp của cháu T. là đặc biệt bởi hiện tượng phóng hỏa xảy ra ở mọi nơi, mọi thời điểm và đốt cháy mọi thứ”.

Thông tin cho báo chí biết sau buổi khảo sát tại nhà cháu bé vào ngày 18-5, ông Hải cho biết trong quá trình khảo sát, các nhà ngoại cảm có sử dụng máy “khuếch đại cảm nhận” để hỗ trợ. Khi sử dụng máy này để đo, nhà ngoại cảm phát hiện năng lượng cháu T. vọt lên rồi hạ xuống, nghĩa là có những biến đổi không bình thường ở cơ thể cháu.

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải, giám đốc trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người

Một cách tháo lui? Phát biểu trên một số tờ báo, nhà cảm xạ Dư Quang Châu, giám đốc trung tâm Cảm xạ Địa sinh học - trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết trên thế giới đã ghi nhận trường hợp người bốc cháy. Tuy nhiên, cháu T. không cháy trên cơ thể mà có khả năng gây cháy các đồ vật xung quanh. Theo ông Châu, những trường hợp trên đều có các nguyên nhân từ môi trường sống như ảnh hưởng của điện từ trường, hệ thống sinh học của hệ tuần hoàn, ăn uống.

Trung tâm đã kiểm tra điện từ trường tại nhà cho bé T. nhưng không thấy dấu hiệu bất thường. Do vậy, vấn đề còn lại là do bán cầu não phải bị kích thích quá mức. Trung tâm đã đưa ra phương pháp tập luyện cho cháu để nhằm điều chỉnh và cân bằng hệ thống sinh học đó.

Tuy nhiên, sau hai bài báo của Pháp Luật TP.HCM ngày 17 và 18.5, ngày 19.5, ông Châu cho biết mình không còn tham gia nghiên cứu gì về cháu bé nữa!

Không dám mặc chỉnh tề vì sợ cháy (?!) Mấy ngày nay không thấy “đột biến” của bé xảy ra. Có thể do đồ đạc, vật dụng trong nhà đã dọn đi nơi khác. Tuy nhiên, tôi không dám mặc quần áo chỉnh tề, còn tinh thần lúc nào cũng cảnh giác cao độ. Bé đang ở “phòng không, nhà trống” cùng với vợ chồng.

Cha cháu T. (Theo VTC)

Lộng ngôn: Nhiều sở cảnh sát và các văn phòng thám tử sử dụng những ông bà đồng đã được tập luyện để lần tìm dấu vết. RFI là một công cụ tin cậy hơn về mặt khoa học... lật tẩy những chủ định, tâm lý, sức khỏe của kẻ tình nghi.

( BS Dư Quang Châu trên trang web con Cảm xạ học của ĐH Hồng Bàng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay, các quí vị khoa học các loại tụ tập để mần một cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu về hiện tượng cô bé gây cháy. Sở dĩ tôi biết tin này vì Khaiphamkhac - một nhà cảm xạ có tên tuổi và là người tôi nhờ hỗ trợ trong dịp "đuổi mưa" Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Một cuộc hội thảo cháy vé mới vì sự tò mò của con người - chứ không ế nhệ như semianar Chữ Việt Cổ.

Tôi đã gửi một tin nhắn cho anh Khaiphamkhac như sau:

Tôi không tin cuộc hội thảo của các ông tìm ra nguyên nhân gây cháy của bé gái ở A75. Bạch Đằng. Ngoại trừ coppi ý tưởng của tôi trên báo phunutoday.

Chúng ta hãy chở xem.

Vụ em bé “gây cháy”: Bật mí đầu tiên do... chập điện!

SGTT.VN - Thượng tá Phạm Công Nghĩa: “Cơ quan phòng cháy chữa cháy TP.HCM điều tra và kết luận nguyên nhân vụ cháy ngày 12.5 là do chập điện”. Trong khi đó, gia đình đề nghị công an giữ kín nguyên nhân này, không cho báo chí biết.

Ngày 19.5, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức hội thảo khoa học Thực nghiệm về tiềm năng con người. Hội thảo gồm nhiều nội dung: Khả năng chữa bệnh của một số lương y giúp người bại liệt có thể đi đứng được, người câm điếc có thể nghe, nói được. Đặc biệt, hội thảo nhấn mạnh đến những tiềm năng của con người, trong đó có khả năng gây cháy của cháu T.

Gọi là hội thảo khoa học nhưng đa số đại biểu là các nhà lương y, ngoại cảm.

Trước khi vào hội trường, mỗi đại biểu được phát một phong bì, trong đó có nhiều thư cảm tạ của một số bệnh nhân sau khi được trị hết bệnh nhờ phương pháp năng lượng sinh học không dùng thuốc cộng với phương pháp chích lễ của ngoại khoa Đông y hay phương pháp cảm xạ, phương pháp tâm linh…

Nghiên cứu tiềm năng nhưng lại ra... bé xinh, mẹ đẹp

Anh họ bé T. chỉ căn phòng tầng 3 trong vụ hỏa hoạn ngày 12.5 tại nhà anh chị V.. Ảnh: CAND

Phần trình bày về trường hợp của cháu T., chỉ thấy cha cháu lên phát biểu ít phút mong muốn các nhà khoa học tìm hướng nghiên cứu, giúp đỡ cháu để cháu sống cuộc sống bình thường. Thời gian còn lại là những phát biểu của ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Ông Hải cho rằng các vụ cháy do con người gây ra xuất hiện nhiều ở nước ngoài. “Khả năng gây cháy của cháu T. là đặc biệt. Cháu có năng lượng tự phát ngoài ý muốn” - ông Hải nói rõ.

Đang là hội thảo về năng lượng... tiềm năng... nhưng ông Hải lại hết khen cháu T. xinh, phúc hậu, ngoan ngoãn… đến khen mẹ cháu đẹp, hiền lành! Ông còn hy vọng trong tương lai, cháu T. sẽ có những khả năng đặc biệt.

Ông Hải cũng không quên nhắc lại buổi khảo sát tại nhà cháu T. vào ngày 18.5 của các nhà ngoại cảm. “Chúng tôi đang khảo sát thì nghe tiếng la cháy và ngửi mùi khét ở lầu hai nên tất cả ào xuống, tỏa tìm và phát hiện quần áo của cháu T. cất trong tủ bị cháy” - ông Hải kể lại. Trước đó, trả lời báo chí, ông Hải khẳng định áo quần cháy trong tủ không phải do cháu T. nghịch bởi khi xảy ra cháy cửa tủ đóng, còn cháu đang ở phòng bên cạnh.

Xâu chuỗi lại sự kiện trên, mọi người có quyền đặt câu hỏi: “Không loại trừ khả năng ai đó cố tình cho lửa vào đống quần áo trong tủ rồi đóng cửa tủ lại và chạy sang phòng khác để đánh lừa đoàn khảo sát”. Nhiều người cho rằng chỉ khi vụ cháy xảy ra ngay thời điểm đoàn khảo sát có mặt tại chiếc tủ thì nguyên nhân cháy do cháu T. gây ra mới có thể thuyết phục.

Ông Hải còn cho biết phải chờ thêm ý kiến của vài nhà ngoại cảm mới kết luận được khả năng gây cháy của cháu T. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng kết luận của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người liệu có đáng tin hay không bởi chỉ dựa vào tâm linh, cảm nhận để suy đoán, không có chứng cứ khoa học.

Vụ cháy 12.5: Gia đình nhờ công an giấu nguyên nhân (!)

Ngày 13.5: “Anh V. (cha cháu T. - PV) kể cho báo chí: Gia đình lo sợ nên lúc nào cũng chuẩn bị xô nước, khăn ướt, bình cứu hỏa để gần nơi bé ngủ. Nhưng hiện tượng đồ đạc bốc cháy chỉ xảy ra khi bé thức mà thôi. Sáng qua 12.5, bé lên lầu lấy quần áo giúp mẹ, khi bé vừa quay xuống thì 2 phút sau chiếc giường nệm, tủ quần áo, đồ đạc trên lầu bốc cháy dữ dội, buộc phải gọi cứu hỏa đến chữa cháy”. Trong lần trao đổi với báo chí, ông V. khẳng định thông tin trên báo trước khi đăng tải đã được gia đình ông xem trước và thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc ông V. thừa nhận khi xảy ra cháy ngày 12.5 gia đình ông trực tiếp gọi cứu hỏa.

Tuy nhiên, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, thượng tá Phạm Công Nghĩa, trưởng Công an phường 2, quận Tân Bình (TP.HCM), khẳng định khi xảy ra cháy tại nhà ông V., người dân địa phương gọi điện thoại báo cho công an phường. “Do lửa cháy quá cao, Công an phường 2 khó xử lý nên đã gọi lực lượng phòng cháy chữa cháy TP.HCM tiếp cứu. Chúng tôi không nhận điện báo trực tiếp từ gia đình ông V., cũng chẳng được gia đình cho biết nguyên nhân cháy có thể do cháu T. gây ra” - ông Nghĩa khẳng định.

Theo ông Nghĩa, sau khi dập tắt đám cháy, cơ quan phòng cháy chữa cháy TP.HCM điều tra và kết luận nguyên nhân cháy là do chập điện. Sáng 13.5, khi nghe thông tin nguyên nhân cháy do cháu T. gây ra, đoàn công tác của địa phương đến nhà ông V. làm việc để tìm hướng giúp đỡ cháu T. “Tuy nhiên, đoàn cũng không tiếp xúc được với cháu T. Gia đình còn đề nghị chính quyền giữ kín chuyện, đừng tiết lộ bất kỳ thông tin gì cho báo chí” - ông Nghĩa cho biết thêm.

Cũng theo ông Nghĩa, sau khi thông tin cháu T. có khả năng gây cháy lan truyền, nhiều người hiếu kỳ kéo đến nhà cháu rất đông, gây mất trật tự. “Không loại trừ một số người lợi dụng việc này để đồn thổi, thêu dệt, dựng những câu chuyện mang đậm chất mê tín dị đoan thì không hay” - ông Nghĩa nêu quan điểm.

Vậy là nguyên nhân cháy nhà đã rõ. Tuy nhiên, trước khi bức màn bí mật này được mở ra, đã có rất nhiều lời phát biểu hùng hồn từ các nhà nghiên cứu.

Xem tử vi, dùng “thầy bói” RFI . Đây là một trường hợp đặc biệt, chúng tôi khảo sát bé bằng các phương pháp khoa học, định bệnh lâm sàng, thậm chí xem lá số tử vi để xem bé sinh vào ngày giờ nào nhằm tìm hiểu khả năng tư duy trừu tượng của bé. Qua phỏng vấn, chúng tôi thấy bé rất thông minh, thích ngành sinh vật và mổ xẻ. Kết quả chụp não đồ cho bé bằng máy RFI cho thấy bán cầu não phải (với chức năng tư duy trừu tượng) có biểu hiện phát triển như một nhà tu hành, triết gia, họa sĩ.

PGS-TS sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG, hiệu trưởng trường ĐH Hồng Bàng

Có thêm máy...”Khuếch đại cảm nhận”.

“Trường hợp của cháu T. là đặc biệt bởi hiện tượng phóng hỏa xảy ra ở mọi nơi, mọi thời điểm và đốt cháy mọi thứ”.

Thông tin cho báo chí biết sau buổi khảo sát tại nhà cháu bé vào ngày 18-5, ông Hải cho biết trong quá trình khảo sát, các nhà ngoại cảm có sử dụng máy “khuếch đại cảm nhận” để hỗ trợ. Khi sử dụng máy này để đo, nhà ngoại cảm phát hiện năng lượng cháu T. vọt lên rồi hạ xuống, nghĩa là có những biến đổi không bình thường ở cơ thể cháu.

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải, giám đốc trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người

Một cách tháo lui?

Phát biểu trên một số tờ báo, nhà cảm xạ Dư Quang Châu, giám đốc trung tâm Cảm xạ Địa sinh học - trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết trên thế giới đã ghi nhận trường hợp người bốc cháy. Tuy nhiên, cháu T. không cháy trên cơ thể mà có khả năng gây cháy các đồ vật xung quanh. Theo ông Châu, những trường hợp trên đều có các nguyên nhân từ môi trường sống như ảnh hưởng của điện từ trường, hệ thống sinh học của hệ tuần hoàn, ăn uống.

Trung tâm đã kiểm tra điện từ trường tại nhà cho bé T. nhưng không thấy dấu hiệu bất thường. Do vậy, vấn đề còn lại là do bán cầu não phải bị kích thích quá mức. Trung tâm đã đưa ra phương pháp tập luyện cho cháu để nhằm điều chỉnh và cân bằng hệ thống sinh học đó.

Tuy nhiên, sau hai bài báo của Pháp Luật TP.HCM ngày 17 và 18.5, ngày 19.5, ông Châu cho biết mình không còn tham gia nghiên cứu gì về cháu bé nữa!

Không dám mặc chỉnh tề vì sợ cháy (?!)

Mấy ngày nay không thấy “đột biến” của bé xảy ra. Có thể do đồ đạc, vật dụng trong nhà đã dọn đi nơi khác. Tuy nhiên, tôi không dám mặc quần áo chỉnh tề, còn tinh thần lúc nào cũng cảnh giác cao độ. Bé đang ở “phòng không, nhà trống” cùng với vợ chồng.

Cha cháu T. (Theo VTC)

Lộng ngôn:

Nhiều sở cảnh sát và các văn phòng thám tử sử dụng những ông bà đồng đã được tập luyện để lần tìm dấu vết. RFI là một công cụ tin cậy hơn về mặt khoa học... lật tẩy những chủ định, tâm lý, sức khỏe của kẻ tình nghi.

( BS Dư Quang Châu trên trang web con Cảm xạ học của ĐH Hồng Bàng)

======================

Cứ theo cách nói trong nội dung bài báo mà Thiên Đồng đưa lên thì câu chuyện cháy nhà của "cô bé gây cháy" này chỉ là một trò bịp. Mọi hiện tượng lạ trên thế gian này chẳng có quái gì đáng quan tâm cả. Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PGS.TS Nguyễn Đình Phư: Bé gái gây cháy nằm ngoài mọi quy luật

'Lửa cháy các đồ vật quanh bé T. chỉ là hiện tượng biến dạng cấu trúc vật chất và giải phóng tiếp năng lượng tại điểm cháy. Nhưng các hiện tượng cho thấy rằng tùy loại “chất cháy” mà hiện tượng có khác nhau’.

Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Đình Phư, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Sinh học – CBE về hiện tượng phát ra năng lượng gây cháy của cháu T. (A75, Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh).

Posted Image

Gia đình cháu bé khẳng định cháu bé có thể tự gây cháy bất cứ lúc nào.

PV:- Qua lời kể về hiện tượng phát ra năng lượng gây cháy của cháu T. (11 tuổi, A75, Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, Tp HCM), ông nhìn nhận hiện tượng này như thế nào?

Trao đổi với Phunutoday, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Hội đồng khoa học trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh) vẫn đang tiếp tục theo dõi, nghiên cứu trường hợp của cháu T.

“Có thể phải từ 1,2 tháng nữa chúng tôi mới có buổi làm việc với gia đình. Hiện nay vẫn chưa có kết luận nào khác ngoài kết quả mà chúng tôi đã cung cấp trước đó”, ông Hùng cho biết.

Trong ngày 17/5, đoàn chuyên gia và ngoại cảm của Trung tâm nghiên cứu tiền năng con người cũng đã từ Hà Nội vào Tp Hồ Chí Minh để tìm hiểu về việc gây cháy của cháu T. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết sẽ ghé thăm gia đình và tìm hiểu thực tế sự việc.

PGS.TS Nguyễn Đình Phư:- Như chúng ta đã biết qua các phương tiện truyền thông, hiện tượng bé T gây cháy là có thật. Sự cố cháy các đồ vật rồi cháy nhà kéo dài cả tháng nay. Anh V. , chị H. là ba mẹ của cháu đã phải đưa cháu T đi nhiều bệnh viện để khám và điều trị cho cháu. Gia đình đang gặp rắc rối vì chưa biết giải quyết hiện tượng gây cháy này ra sao.

PV: Theo ông đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng kỳ lạ này?

PGS.TS Nguyễn Đình Phư:- Đây là hiện tượng có thật, đúng 100%. Nhưng nhiều người, đặc biệt giới các nhà khoa học lại hoài nghi. Thậm chí trên một trang báo điện tử, một kỹ sư điện tử còn cho rằng chuyện cháy là không có thật mà “đó chỉ là ảo thuật”. Nhiều người lớn tiếng phủ nhận và xem đây là ý muốn làm nổi của ai đó, tuy nhiên sự thật thì vẫn là sự thật.

Khoa học vật lý nói riêng và khoa học thực nghiệm nói chung hiện nay vẫn quan niệm rằng sự cháy là do nhiệt độ cao nên ai cũng muốn giải thích theo hướng bé T “phát nhiệt”. Ngoài nguyên nhân nhiệt độ cao, còn có những nguyên nhân gây cháy khác nữa:

Một là có phản ứng khử, trong trường hợp không có chất xúc tác cháy ôxy.

Hai là do vật chất tự thay đổi cấu trúc, bị biến dạng do cộng hưởng các sóng. Khi biến dạng cũng sản sinh ra nhiệt. Cháu T. gây cháy có nguyên nhân này nhiều hơn hai nguyên nhân ở trên, bởi vì cái xô đang đựng nước trong nhà vệ sinh cũng bị cháy, hoặc chẳng có một nguồn nhiệt nào mạnh đến mức truyền những 20m mới gây cháy (nên biết rằng súng phun lửa cũng chẳng đạt được khoảng cách này!).

Vậy là nguyên nhân “gây cháy” không thuộc quy luật vật lý thông thường, nó thuộc “quy luật của sự sống” – chuyển hóa năng lượng mang thông tin. Nó nằm ngoài quy luật vật lý.

PV: Từ trước đến giờ ông đã gặp trường hợp nào tương tự chưa như trường hợp của cháu T. hay chưa?

PGS.TS Nguyễn Đình Phư:- Qua tư liệu thì có nhiều, tôi chỉ xin nhắc đến hai trường hợp. Thứ nhất là vào năm 1982, Benedetto Supino khiến dư luận ở Ý cực kỳ sửng sốt với khả năng đặc biệt nguy hiểm của mình. Cậu bé 10 tuổi ở Formia (Ý) có thể khiến đồ vật bốc cháy khi nhìn vào chúng. Điều đáng sợ là Benedetto cũng không thể điều khiển được khả năng này như bé T. (11 tuổi ở Quận Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh).

Trường hợp thứ hai là vào năm 2011, chỉ dùng năng lực trí óc, ông He Tieheng, người Trung Quốc có thể làm chín cá mà không cần lửa. Tieheng cho biết anh sử dụng kỹ thuật khí công để truyền sóng não vào thức ăn.

Anh He Tieheng trình diễn nướng cá bằng tư duy.

Anh cũng khẳng định mình có thể điều khiển "năng lực tâm sinh lý". "Tôi từng nấu chín một con cá chép khi nghĩ đến chiếc bếp gas có nhiệt độ 1.000 độ".

Posted Image

Hiện trường vụ cháy tầng 3.

PV: Ông cho rằng hiện tượng cháy này là do cộng hưởng làm biến dị cấu trúc vật chất và giải phóng tiếp năng lượng tại điểm cháy?

PGS.TS Nguyễn Đình Phư:- Hoàn toàn đúng thế! Lửa cháy các đồ vật quanh bé T. chỉ là hiện tượng biến dạng cấu trúc vật chất và giải phóng tiếp năng lượng tại điểm cháy. Nhưng các hiện tượng cho thấy rằng tùy loại “chất cháy” mà hiện tượng có khác nhau, ví dụ một chiếc xô đựng nước mà vẫn cháy thì bạn không thể đun kiểu gì bằng nhiệt cho nó cháy được!

PV: Hiện tại, đã có nhiều khoa học, chuyên gia liên lạc với cháu T để mong tìm ra nguyên nhân cũng như tiết chế hiện tượng trên (chẳng hạn như đeo vòng thạch anh). Theo ý kiến của ông thì có nên “làm mất” khả năng của cháu T. hay không?

PGS.TS Nguyễn Đình Phư:- Chuyện bé T. bị một tai nạn lúc nhỏ là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới bé có khả năng đặc biệt. Về vấn đề này tôi đã đề cập trong cuốn sách Nhân điện – Những phát hiện và ứng dụng.

Có nhiều phương pháp để làm mất khả năng gây cháy. Theo tôi, mọi cố gắng dập tắt khả năng kỳ diệu này của bé T. đều rất có thể gây nguy hiểm về mặt sức khỏe. Tại sao chúng ta không hướng bé T. làm chủ khả năng kỳ diệu này để phục vụ lợi ích cho cuộc sống.

PV: Với khả năng phát ra năng lượng gây cháy thì hiện tượng của cháu T. có ích như thế nào đối với khoa học nói riêng và cho xã hội nói chung?

PGS.TS Nguyễn Đình Phư:- Có nhiều ứng dụng cho hiện tượng này, trước hết cần phải xem đây là một đối tượng cho nghiên cứu khoa học sự sống hiếm có trên thế giới. Một khi hướng dẫn bé T. thành công trong việc làm chủ khả năng gây cháy thì sức khỏe sẽ tốt hơn là loại bỏ khả năng này.

Ngoài ra có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ tại một sân vận động bé T. có thể biểu diễn cho hàng chục ngàn người xem, như ông He Tieheng, người Trung Quốc có thể làm chín cá mà không cần lửa đã từng biểu diễn, tiền vé thu được sẽ nhiều hơn một trận đá bóng hiện nay và có thể trích một phần làm quỹ nghiên cứu các hiện tượng lạ, làm từ thiện....

PV: Nếu có cơ quan chức năng, hoặc gia đình cháu T. mời ông làm tư vấn giúp đỡ cháu T. thì ông có tham gia hay không?

Chúng tôi luôn sẵn sàng cộng tác.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Phunutoday)

_________________________________________________________________________________________________________________

Như vậy: TS. Vật lý Nguyễn Đình Phư, một cao thủ về Nhân điện cũng đã đưa nhận định về bé gái gây cháy sau khi sư phụ đã khẳng định sự tồn tại của hiện tượng này.

Quan điểm của ông về việc làm chủ và ứng dụng khả năng này của cô bé T trong việc nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội đó là hoàn toàn đúng; tuy nhiên, đó là định hướng lâu dài và cần có thời gian để thực hiện.

Phải xác định khả năng gây cháy của cô bé là 1 nguồn gây nguy hiểm đối với gia đình, hàng xóm và môi trường nơi cô bé sinh hoạt nên trước mắt, cần phải cô lập hoặc gây mất khả năng gây cháy tạm thời để đảm bảo an toàn cho chính cô bé và những người xung quanh. Và một trong các giải pháp đó là phương pháp do sư phụ đã nêu: dán đĩa CD trong phòng hoặc cho đeo 1 túi CD bên mình khi đi học (cái này chiêu nam nghĩ theo nguyên lý trên Posted Image).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể cung cấp thêm một thông tin nữa là dãy phố bên khu nhà cô bé gây cháy trong vòng 8 năm có đến 4 người chết trẻ - trên 40 tuổi - và đều bệnh không lâu và chết đột ngột.Cái lý luận cho rằng nhà cô bé này bịp chỉ là một cách giải thích thuộc dạng tư duy đơn giản, chưa được "khoa học công nhận".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SP đã đề ra giải pháp đơn giản và chứng minh tính khoa học theo lý luận Lý Học Đông Phương nhưng gia đình họ bận tiếp các nhà khoa học nên chưa quan tâm "lắp đĩa CD trong căn nhà của Cô Bé gây cháy" nhưng vấn đề Wild muốn đặt ra là nếu ứng dụng giải pháp này thì Cô Bé vẫn gây cháy ở nơi khác nếu ko được lắp đĩa CD thì chưa triệt để?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu từng nghe các sư huynh nói khu đất này phạm không vong thì phải.

Hiện tượng 4 người chết bất ngờ là có. Với lại cũng nghe nói mãnh đất này là khu quân đội (trại lính) thì phải? (Có lẽ có nhiều người chết ở đây)

Nhưng nhà cô bé gây ra vụ cháy thì không thể vì cô bé đi đến nơi khác cũng gây cháy.

--> Cô bé đã được kích hoạt khả năng đặc biệt của mình 1 cách vô tình.

Edited by Thiên Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ cháu bé “gây cháy”: Nghi vấn dùng… quẹt “khò” để đốt

21/05/2012 - 03:10

Tất cả vật dụng bị cháy đều nằm trong tầm tay của cháu bé. Hộp quẹt “khò” do Trung Quốc sản xuất, to hơn hộp quẹt gas bình thường một tí, hình bầu, có năm chấu nằm trên vị trí ngọn lửa.

Sáng 20-5, trao đổi riêng với Pháp Luật TP.HCM, ông Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ địa sinh học - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), khẳng định trung tâm và trường không tiếp tục tham gia nghiên cứu khả năng gây cháy của cháu T. nữa. Theo ông Châu, nguyên nhân ngừng việc này là do trung tâm không đủ chuyên môn, trình độ.

Cháu T. nghịch ngợm
Ông Châu cho biết qua tiếp xúc, ông nhận thấy cháu T. lanh lẹ, nghịch ngợm. Hơn nữa, quan sát vật dụng bị đốt cháy như ổ điện, quạt đứng, máy nước nóng, nệm…, tất cả đều nằm trong tầm tay của cháu. Đối với nắp bồn cầu, nếu cháu T. có khả năng đốt cháy thì phải cháy từ trên xuống, đằng này lại cháy từ dưới lên. Với lại cháu T. luôn là người phát hiện ra cháy đầu tiên. “Xâu chuỗi những sự kiện trên, tôi cho rằng các vật dụng bị cháy là do cháu T. đốt để thu hút mọi người quan tâm” - ông Châu nêu quan điểm.
Theo ông Châu, “đồ chơi” cháu T. dùng để đốt có thể là hột quẹt “khò” của Trung Quốc, bán đầy ngoài đường, nhỏ gọn, dễ giấu trong túi áo quần, cặp xách... “Lửa hộp quẹt màu xanh, rất nóng, dễ làm cháy các vật dụng bằng nhựa, gỗ…” - ông Châu nói rõ.

Posted Image

Hộp quẹt “khò” Trung Quốc có khả năng đốt cháy vật dụng bằng nhựa, gỗ. Ảnh: TRẦN NGỌC

Theo ông Châu, gia đình cháu T. khẳng định vật dụng bị cháy là “do cháu có khả năng gây cháy” nhưng ông không tin vì không tận mắt chứng kiến. “Gia đình cần mời các chuyên gia đầu ngành về y học, vật lý, điện, hóa học… nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc thì mới có thể tìm được nguyên nhân gây cháy chính xác. Nếu kết quả chỉ dựa vào suy đoán, cảm nhận thì vụ việc trở thành… dở hơi, hoang tưởng!” - ông Châu nhìn nhận.

Nên đưa cháu T. đến chuyên gia tâm lý
Trên góc độ tâm lý trẻ em, ThS tâm lý học Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý và Truyền thông cộng đồng, nhận xét: “Trẻ ở độ tuổi trên 10 luôn muốn tự khẳng định chính mình, muốn thu hút sự quan tâm của người khác. Có em tự khẳng định bằng cách học giỏi hoặc biểu hiện những tài năng bẩm sinh. Nhưng cũng có em muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn bộc lộ cái tôi của bản thân bằng cách tinh nghịch, quậy phá, đánh nhau hoặc tạo ra những sự việc quá mức…
Cũng có trường hợp trẻ thiếu sự quan tâm, yêu thương của gia đình nên tạo ra những vụ việc khác lạ để lôi kéo sự chú ý của cha mẹ, người thân. Nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trường hợp nghịch phá, gây ra sự việc khó ngờ là do trẻ bị rối loạn hành vi, rối nhiễu tâm lý. Nếu không ngăn ngừa kịp thời sẽ gây hậu quả xấu. Trong những trường hợp nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu”.

Hộp quẹt “khò” do Trung Quốc sản xuất, to hơn hộp quẹt gas bình thường một tí, hình bầu, có năm chấu nằm trên vị trí ngọn lửa, có bán rộng rãi ở các tủ thuốc lá và những người bán dạo, giá 7.000-10.000 đồng. Trong khi lửa hộp quẹt gas màu đỏ thì lửa hộp quẹt “khò” màu xanh. Hộp quẹt này lửa mạnh nên vừa đi đường vừa quẹt hút thuốc lá vẫn được. Người bán cho biết nhiều người mua hộp quẹt này để “khò” sạch lông trâu, bò, heo nằm gần móng. Cũng có người dùng đốt mềm đầu nhựa để gắn chặt vào ống nước.

Sáng 20-5, đoàn công tác của quận Tân Bình (TP.HCM) đã đến gia đình cháu T. để trao đổi những vụ việc liên quan. Theo bà Lê Thị Kim Thúy, Trưởng ban Dân vận Quận ủy Tân Bình, gia đình cháu T. mong muốn các nhà khoa học nghiên cứu, sớm tìm nguyên nhân gây cháy và có hướng giúp đỡ để cháu trở về cuộc sống bình thường.

TRẦN NGỌC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính ông Dư Quang Châu xác định bán cầu não bên phải của cháu bé có phát năng lượng đặc biệt, và ông GS Hùng cũng xác định bán cầu não phải của cháu có vệt cấu trúc lạ.

Dùng hộp quẹt khò để đốt và giải thích tính hiếu động của cháu bé là một thứ giải thích của tư duy ngớ ngẩn. Tại sao tôi nói vây?

Vì cháu không thể leo lên dùng hộp quẹt khò để đốt cái đèn trần được.

Posted Image

Trần nhà được cho là do cô bé gây cháy. Nguồn bee.net

Chưa nói đến những vật dụng cháy liên quan mà hộp quẹt khó không thể tạo ra vùng cháy như vậy:

Posted Image

Căn phòng của T. cháy rụi sau khi cô bé vào thay quần áo. Ảnh: ANH THƯ

Vụ cháu bé “gây cháy”: Nghi vấn dùng… quẹt “khò” để đốt

21/05/2012 - 03:10

Tất cả vật dụng bị cháy đều nằm trong tầm tay của cháu bé. Hộp quẹt “khò” do Trung Quốc sản xuất, to hơn hộp quẹt gas bình thường một tí, hình bầu, có năm chấu nằm trên vị trí ngọn lửa.

Sáng 20-5, trao đổi riêng với Pháp Luật TP.HCM, ông Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ địa sinh học - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), khẳng định trung tâm và trường không tiếp tục tham gia nghiên cứu khả năng gây cháy của cháu T. nữa. Theo ông Châu, nguyên nhân ngừng việc này là do trung tâm không đủ chuyên môn, trình độ.

Cháu T. nghịch ngợm

Ông Châu cho biết qua tiếp xúc, ông nhận thấy cháu T. lanh lẹ, nghịch ngợm. Hơn nữa, quan sát vật dụng bị đốt cháy như ổ điện, quạt đứng, máy nước nóng, nệm…, tất cả đều nằm trong tầm tay của cháu. Đối với nắp bồn cầu, nếu cháu T. có khả năng đốt cháy thì phải cháy từ trên xuống, đằng này lại cháy từ dưới lên. Với lại cháu T. luôn là người phát hiện ra cháy đầu tiên. “Xâu chuỗi những sự kiện trên, tôi cho rằng các vật dụng bị cháy là do cháu T. đốt để thu hút mọi người quan tâm” - ông Châu nêu quan điểm.

Theo ông Châu, “đồ chơi” cháu T. dùng để đốt có thể là hột quẹt “khò” của Trung Quốc, bán đầy ngoài đường, nhỏ gọn, dễ giấu trong túi áo quần, cặp xách... “Lửa hộp quẹt màu xanh, rất nóng, dễ làm cháy các vật dụng bằng nhựa, gỗ…” - ông Châu nói rõ.

Posted Image

Hộp quẹt “khò” Trung Quốc có khả năng đốt cháy vật dụng bằng nhựa, gỗ. Ảnh: TRẦN NGỌC

Theo ông Châu, gia đình cháu T. khẳng định vật dụng bị cháy là “do cháu có khả năng gây cháy” nhưng ông không tin vì không tận mắt chứng kiến. “Gia đình cần mời các chuyên gia đầu ngành về y học, vật lý, điện, hóa học… nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc thì mới có thể tìm được nguyên nhân gây cháy chính xác. Nếu kết quả chỉ dựa vào suy đoán, cảm nhận thì vụ việc trở thành… dở hơi, hoang tưởng!” - ông Châu nhìn nhận.

Nên đưa cháu T. đến chuyên gia tâm lý

Trên góc độ tâm lý trẻ em, ThS tâm lý học Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý và Truyền thông cộng đồng, nhận xét: “Trẻ ở độ tuổi trên 10 luôn muốn tự khẳng định chính mình, muốn thu hút sự quan tâm của người khác. Có em tự khẳng định bằng cách học giỏi hoặc biểu hiện những tài năng bẩm sinh. Nhưng cũng có em muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn bộc lộ cái tôi của bản thân bằng cách tinh nghịch, quậy phá, đánh nhau hoặc tạo ra những sự việc quá mức…

Cũng có trường hợp trẻ thiếu sự quan tâm, yêu thương của gia đình nên tạo ra những vụ việc khác lạ để lôi kéo sự chú ý của cha mẹ, người thân. Nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trường hợp nghịch phá, gây ra sự việc khó ngờ là do trẻ bị rối loạn hành vi, rối nhiễu tâm lý. Nếu không ngăn ngừa kịp thời sẽ gây hậu quả xấu. Trong những trường hợp nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu”.

TRẦN NGỌC

Share this post


Link to post
Share on other sites

TTNC LHĐP & HIỆN TƯỢNG EM BÉ GÂY CHÁY.

Tiếp theo

Posted Image

Như vậy chúng ta đã có đầy đủ yếu tố để xác định hiện tượng cô bé gây cháy này là có thật. Yếu tố đó gồm: Cấu trúc cơ địa cô bé có hiện tượng khác lạ; hiện tượng cháy chung quanh cô bé lặp lại nhiều lần, có cơ chế tạo nhiệt tương tự là bếp điện từ, lò vi sóng để so sánh.

Mặc dù có một số ý kiến cho là gia đình cô bé này gây scandal và cháy là do chập điện. Nhưng đây chỉ là sự suy luận hời hợt của những tư duy chỉ có khả năng suy luận đơn giản. Không có cơ sở nào để chứng minh cho thứ suy luận này.

Một vấn đề cần đề cập chính là nguyên nhân nào để xuất hiện hiện cấu trúc cơ địa ở cô bé gây cháy?

Trong buổi offline tôi đã dẫn chứng qúa trình tiến hóa của các loài. Tôi cho rằng sở dĩ có sự tiến hóa vì biến đổi gen đột ngột bởi điều kiện môi trường. Sự đột biến gen này không phải lúc nào cũng tạo ra những khả năng của con người thích nghi với tính tiến hóa. Mà cũng có thể có những đột biến thoái hóa. Trường hợp cô bé này tôi xếp vào dạng đột biến tiến hóa.

Ở đây tôi cần nói thêm rằng: Trước đây Thuyết Di truyền có vẻ như đối lập với thuyết tiến hóa. Mặc dù cả hai đều phản ánh chân lý khách quan. Nhưng do qúa trình phát triển của nền tảng trí thức văn minh nhân loại chưa đủ khả năng xâu chuỗi, liên hệ hai học thuyết có vẻ mâu thuẫn đó. Một thời thuyết di truyền bị coi là phản động và bị cấm ứng dụng và giảng dạy ở một số nước có nền khoa học tiến tiến như Liên Xô. Tất nhiên những nhà khoa học Liên Xô có quyền lực học thuật thời bấy giờ chưa đủ khả năng để nhìn ra mối liên hệ giữa hai học thuyết cùng phản ánh chân lý để giải quyết mâu thuẫn hình thức tạm thời của chúng. Chức danh của họ tất nhiên cũng giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ ...vv....Nhưng chức danh ấy khiến trong con mắt mọi người họ là những người thông minh nhất trong thời đại của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là những phán quyết của họ là chân lý cuối cùng luôn luôn đúng. Và bây giờ cũng vậy, không phải cứ có học vị cao là có thể gọi là phán quyết cuối cùng cho sự tiếp tục phát triển của văn minh nhân loại. Bằng chứng là những phán quyết phủ nhận thuyết di truyền của các nhà khoa học cao cấp thời Liên Xô cũ đã làm chậm sự phát triển của đất nước này và là một yếu tố không kém quan trọng trong việc đưa đất nước này đến sự sụp đổ.

Cứ hơi một tý là "khoa học là vấn đề phức tạp"; "khoa học chưa chứng minh"; "Khoa học chưa công nhận"....Nhưng khái niệm "khoa học" là gì? Họ - những người có bằng cấp ồn ào ấy - có đủ tư cách để đại diện cho toàn thể tri thức khoa học của nhân loại không, mà nhân danh khoa học để xác định tính khoa học cho ý kiến của họ? Thế nào là "khoa học chưa công nhận" và điều kiện gì để gọi là được "khoa học công nhận"? Nếu như "khoa học" chỉ là những thực tế được xác định bời các giác quan , như: Nhìn thấy, sờ thấy bằng giác quan trực tiếp, hoặc gián tiếp quan sát được bởi các phương tiện khoa học - theo kiểu nhờ có kính hiển vi nên công nhận là có vi trùng - thì đấy là thứ tư duy khoa học ở làng Vũ Đại, không có tiêu chuẩn cư ngụ trong lò gạch.

Những giáo sư viện sĩ và cộng đồng khoa học viện Hàn lâm khoa học Liên Xô từng phủ nhận thuyết di truyền là một bằng chứng chứng tỏ khả năng tồn tại một thứ tư duy giẻ rách nhân danh khoa học.

Trong qúa trình tiến hóa của nền văn minh nhân loại, không phải chỉ có những phát minh có tính kỹ thuật ứng dụng tình cờ, theo kiểu vô tình đánh rơi một ít bột lưu huỳnh và phát hiện ra kỹ thuật làm cứng cao su gọi là cao su lưu hóa; hoặc tổng hợp các tri thức kỹ thuật để phát minh ra robot, máy vi tính bảng, ra máy bay tàng hình và siêu tên lửa đạn đạo.....(Những thứ này không nằm ngoài khả năng tiên tri của lý học Đông phương). Mà nó còn là những giả thuyết, lý thuyết khoa học phát triển trên nền tảng tri thức hiện đại. Không chỉ vậy, mà có thể nói rằng: Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng luôn luôn xuất hiện và tồn tại những giả thuyết cho mọi vấn để của cuộc sống con người. Từ những chính khách ấp ngồi uống trà 5xu bên quán vỉa hè bàn về chiến tranh giữa thằng Iran và thằng Mỹ, cho đến các quý bà buôn dưa lê dự đoán cách sài kem của con mẹ đầu phố có thể dẫn đến bệnh hôi nách khó chữa...Hoặc một kẻ tình nghi có đúng là tội phạm quan trọng của một vụ án hay không? Tôi muốn nói đền những giả thiết luôn có trong cuộc sống của chúng ta và chúng ta cần một tiêu chí để xác định một giả thuyết được coi là đúng và phản ánh chân lý - tức khoa học - để có thể định hướng tiếp tục cho sự phát triển trong cuộc sống của chúng ta.

Như vậy, vấn đề là giải thích khả năng đặc biệt của cô bé này vào loại đột biến gen theo xu hướng tiến hóa. Sự đột biến này đã tạo ra cho cô bé một cấu trúc cơ địa ở một bộ phận cơ thể có khả năng tương tự tạo ra sự cộng hưởng từ như trong lò vi ba, hoặc bếp từ và gây cháy các vật thể có khả năng sinh Hỏa Khí theo quan niệm của Lý học Đông phương - tức là các vật thể xếp loại thuộc Mộc.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nên đưa cháu T. đến chuyên gia tâm lý

Trên góc độ tâm lý trẻ em, ThS tâm lý học Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý và Truyền thông cộng đồng, nhận xét: “Trẻ ở độ tuổi trên 10 luôn muốn tự khẳng định chính mình, muốn thu hút sự quan tâm của người khác. Có em tự khẳng định bằng cách học giỏi hoặc biểu hiện những tài năng bẩm sinh. Nhưng cũng có em muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn bộc lộ cái tôi của bản thân bằng cách tinh nghịch, quậy phá, đánh nhau hoặc tạo ra những sự việc quá mức…

Cũng có trường hợp trẻ thiếu sự quan tâm, yêu thương của gia đình nên tạo ra những vụ việc khác lạ để lôi kéo sự chú ý của cha mẹ, người thân. Nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trường hợp nghịch phá, gây ra sự việc khó ngờ là do trẻ bị rối loạn hành vi, rối nhiễu tâm lý. Nếu không ngăn ngừa kịp thời sẽ gây hậu quả xấu. Trong những trường hợp nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu”.

Giả thiết trên nếu được coi là đúng thì phải giải thích những vấn đề sau đây: Liệu cô bé này có thể vì "luôn muốn tự khẳng định chính mình, muốn thu hút sự quan tâm của người khác" mà thường xuyên đốt nhà mình như hình ảnh dưới đây không? Nó có ý thức rằng làm thế nó sẽ bị ăn đòn không? Con bé này bị thần kinh chăng? Hay là "lợn lành chữa thành lợn què" vì những thứ khoa học nửa mùa này? Con người ta đang yên lành cho vào bệnh viện tâm thần?

Liệu một đứa bé 11 tuổi có ý thức rằng nó đốt nhà và biết trước rằng người lớn sẽ suy luận ra nó có khả năng đặc biệt để gọi là "tạo ra những vụ việc khác lạ để lôi kéo sự chú ý của cha mẹ, người thân" không?

Thật là vớ vẩn!

Những chuyên gia tâm lý kiểu này khiến cho học sinh bây giờ đấm đá, đánh nhau đến mức bây giờ không còn là sự chú ý của dư luận.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những phát ngôn trái ngược về “cô bé gây cháy”

21/05/2012 18:30:34

- Kienthuc.net.vn đã tóm lược lại một số ý kiến của các nhà khoa học về hiện tượng “cô bé gây cháy”:

Posted Image

Quần áo được cho là tự cháy khi có mặt một nhóm nhà khoa học

1. TS Nguyễn Văn Khải ("ông già ô-zôn"):

“Từ những cơ sở trên tôi cho rằng nội năng của cơ thể cô bé không thể đủ để bốc cháy vật nào xung quanh nếu không có tác động khác. Và, theo định luật bảo toàn năng lượng thì không thể có hiện tượng này xảy ra”.

2. TS Cao Huy Thiện (Phó Viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM):

“Tôi không tin năng lượng xuất phát từ cơ thể con người có thể gây cháy đồ vật. Những vụ việc gây cháy chỉ nghe từ phía gia đình, không ai tận mắt chứng kiến”.

“Trong trường hợp hiện tượng chỉ xảy ra ngẫu nhiên thì không thể kết luận. Trong trường hợp này phải thực nghiệm khả năng gây cháy của cháu bé là có thật hay không rồi mới có nghiên cứu tiếp theo. Việc đưa cháu chụp RFI khi chưa chứng minh khả năng gây cháy là không phù hợp”.

3. PGS.TS Nguyễn Đình Phư (Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Sinh học – CBE):

“Đây là hiện tượng có thật, đúng 100%. Nhưng nhiều người, đặc biệt giới các nhà khoa học lại hoài nghi. Thậm chí trên một trang báo điện tử, một kỹ sư điện tử còn cho rằng chuyện cháy là không có thật mà “đó chỉ là ảo thuật”. Nhiều người lớn tiếng phủ nhận và xem đây là ý muốn làm nổi của ai đó, tuy nhiên sự thật thì vẫn là sự thật”.

4. TS Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA):

“Đối với trường hợp bé gái này, chúng ta cũng có thể giả định cô bé ấy như một cục sét hòn” hoặc “Có thể trong con người ấy có chứa năng lượng sinh học hoặc cảm xạ sinh học”. Nếu không thì “đó là năng lượng tâm linh”.

5. GS.TS Hà Huy Bằng (Chủ nhiệm Bộ môn Năng lượng cao, Khoa Vật lý, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội):

“Hiện tượng tự thân làm cháy đồ vật của cô bé có thể là do cơ chế vật lý nào đó mà khi hạt này xúc tác với vật tạo nên phản ứng giúp giải phóng năng lượng lớn. Đây chỉ là lý thuyết nhưng cần có sự hiểu biết dấu tích cũng như phải xem xét cụ thể vấn đề mới có thể đánh giá cụ thể. Qua sự việc này cũng là bài học để bộ môn năng lượng cao hiểu rõ hơn về cơ chế này”.

6. TS. Phạm Văn Thiều (Phó Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam):

“Tôi không đồng ý với cách ngồi nhà nghe rồi trả lời ngay, như thế là phi khoa học, là nói vu vơ, đoán mò mà đoán mò thì thường là sai. Còn nếu nói chung chung một cách vô thưởng vô phạt cũng là vô trách nhiệm và phi khoa học”.

“Cũng không loại trừ việc một số cá nhân muốn nổi tiếng nên nhân danh khoa học để nói. Ai hỏi gì họ cũng nói và họ vô trách nhiệm đối với những ý kiến của mình”.

7. PGS-TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Bàng, TP.HCM; Chủ tịch hội đồng khoa học nghiên cứu về trường hợp cô bé làm cháy đồ vật):

“Chúng ta sở hữu một tài sản rất quý, con người này rất đặc biệt. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp khoa học, lâm sàng, thậm chí chúng tôi sẽ sử dụng cả lá số tử vi để xem cháu sinh vào ngày giờ nào để suy đoán. Đồng thời kết hợp căn cứ theo khám nghiệm lâm sàng để suy đoán”.

“Các nhà khoa học đã đã chụp lại điện não đồ cho cháu bằng phương pháp RFI thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng, cho ra thông tin chi tiết các dạng hào quang và các trường năng lượng sinh học để coi hào quang của cháu. Sơ bộ cho thấy, trên bán cầu não phải là nơi tư duy trừu tượng xuất hiện vệt hơi lạ. Chỉ những nhà tu hành, triết học, họa sỹ, nhà tôn giáo mới có hiện tượng đó, trong khi đó cháu bé không tập trung vào thứ gì cả”.

8. PGS. Dương Ngọc Huyền (Phó Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội):

“Con người cũng còn có những khả năng kỳ lạ mà khoa học chưa thể giải thích được… Năng lượng trong mỗi con người chỉ có thể di chuyển như đẩy, hút hoặc làm cong các vật nhỏ, nhẹ như cây kim, cái thìa bé... Năng lượng lớn đến mức có thể làm cháy những vật lớn như ổ điện, nắp bồn cầu, tủ quần áo… là một điều rất khó xảy ra”.

9. Chuyên gia cảm xạ, BS. Dư Quang Châu (Giám đốc Trung tâm cảm xạ địa sinh học, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng):

“Qua đo chỉ số RFI (thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng, cho ra thông tin chi tiết các dạng hào quang và các trường năng lượng sinh học) thì thấy nghi ngờ bán cầu não bên phải có vấn đề, nên cho bé đeo vòng đá thạch anh ở tay bên trái để tác động cân bằng cho não phải. Gia đình cho biết khi đeo vòng thì hiện tượng cháy không còn nhưng bé bị co giật, nên chúng tôi cho tháo vòng ra. Chúng tôi rất quan tâm và vẫn tiếp tục theo dõi, tìm hiểu trường hợp lạ này”.

10. ThS Vũ Đức Huynh (Chuyên gia nghiên cứu về ngoại cảm, tâm linh - tác giả của gần 20 cuốn sách về vấn đề này):

Đây là hiện tượng mới cần nghiên cứu cụ thể, chớ nên phủ định bởi con người tàng chứa nhiều khả năng mà chúng ta chưa khai phá hết. Với bé gái này, nguồn năng lượng ở dạng sóng, nên cô bé có thể phát năng lượng sóng giống như sóng viba làm chập điện, gây cháy, nổ cầu chì...

11. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Chủ nhiệm Bộ môn Thông tin - Dự báo của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người):

“Không như mọi người nghi ngờ về chuyện cô bé và gia đình đốt cháy để đánh bóng tên tuổi mà việc gây cháy này là có thực”.

Vũ Chương

----------------------------------------

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay