yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Chúng ta nên tự hào và ngừng 'ném đá' BPhone!

 

Nếu nói Bphone của Bkav là một “hiện tượng” công nghệ trong thời gian qua thì chắc hẳn không ai phản đối. Bất cứ thông tin rò rỉ nào, dù là nhỏ nhất cũng làm "nóng" các diễn đàn hay trang mạng trong nước. Vậy tại sao cộng đồng lại "ném đá" quá nhiều?

 

Trước tiên, hãy điểm qua một chút về bối cảnh công nghệ nước ta trước khi Bphone xuất hiện. Chắc hẳn câu chuyện các doanh nghiệp Việt Nam không đủ sức làm nổi một con ốc-vít cho chuỗi cung ứng sản xuất Samsung là nỗi đau không của riêng ai. Hay các hãng điện thoại mang mác “thương hiệu Việt” nhưng 99% sản xuất ở Trung Quốc đã đủ làm chán ngán người dùng. Bất chợt, Bphone ra mắt như lóe lên một tia sáng, một niềm hi vọng về những chiếc smartphone “made in Vietnam” do người Việt đầu tư, nghiên cứu và sản xuất.

 

hinh4.jpg

Một mẫu concept Bphone do người yêu công nghệ thực hiện

 

Bphone được Bkav nghiên cứu và ấp ủ trong khoảng thời gian 5 năm để sản xuất theo mô hình OEM (nhà sản xuất gốc). Hãng đầu tư nhà máy sản xuất riêng tại Từ Liêm, Hà Nội để làm chủ mọi quy trình, công đoạn hay chủ động về thiết kế cơ khí, điện tử, phần mềm.

 

hinh7.jpg

Các công nhân đang lắp ráp sản phẩm tại nhà máy Từ Liêm, Hà Nội

 

Tương tự các thương hiệu khác như Apple, Samsung thì Bkav đặt hàng linh kiện từ các đơn vị nổi tiếng như: màn hình của Sharp, chip Qualcomm, bộ nhớ của Toshiba… Đặc biệt, board mạch chủ có thông tin là được mạ vàng và bắt vít vào khung máy giống như các sản phẩm cao cấp để đảm bảo kết nối các linh kiện bền bỉ, độ ổn định cao.

 

hinh6.jpg

Board mạch chủ máy được mạ vàng chất lượng và bắt vít kết nối

 

Nắp lưng Bphone được làm bằng kính cường lực tương tự các điện thoại hàng đầu hiện nay như Galaxy S6. Được biết, số tiền mà Bkav gửi gắm vào dự án này từ năm 2010 đến nay lên đến hàng chục triệu USD. 

 

hinh8.jpg

Mặt lưng làm bằng kính hứa hẹn thiết kế đẹp và thời trang

 

hinh2.jpg

Đội ngũ kỹ sư phát triển Bphone gồm 200 người đang hăng say làm việc

 

Có một điều ít ai để ý, Bphone chính là chiếc smartphone đầu tiên sản xuất tại Đông Nam Á hợp tác với Qualcomm. Việc này đảm bảo cho smartphone của Bkav được hỗ trợ tối đa từ nhà sản xuất Hoa Kỳ về công nghệ, bằng sáng chế hay thử nghiệm sản phẩm không khác gì LG, HTC, Sony…

 

hinh11.jpg

Trang bị chip mạnh nhất hiện tại của Qualcomm

 

Tất cả cho thấy việc dồn tâm huyết vào chiếc điện thoại đầu tiên này lớn như thế nào, thật đáng khen và đáng ngưỡng mộ cho một doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mạnh dạn đi theo con đường này. Không chỉ chúng ta mà những con người “dám nghĩ dám làm” ấy có quyền tự hào về sản phẩm của họ, một sản phẩm tốn hàng chục triệu USD đầu tư và nhiều năm ấp ủ. Nên việc cho rằng "con cưng" của mình đẹp hơn, cá tính hơn iPhone 6 của Apple là điều dễ hiểu và dễ thông cảm.

 

hinh9.jpg

CEO Bkav, Ông Nguyễn Tử Quảng, giới thiệu Bphone với nhân viên 

 

Hiện tại chúng ta mới biết được một số thông tin về máy như: màn hình 5 inch Full HD của Sharp sản xuất, bộ nhớ do Toshiba đảm nhận, vi xử lý hàng đầu hiện nay của Qualcomm (Snapdragon 810 64-bit), chip này hiện được trang bị trên các siêu phẩm hàng đầu như HTC One M9, hay sắp tới là LG G4, Xperia Z4 của Sony. Bphone sẽ có độ mỏng lý tưởng, thiết kế khung kim loại nguyên khối với mặt lưng làm bằng kính cường lực. Toàn bộ linh kiện bên trong được đầu tư nghiêm túc, chính vì vậy sản phẩm sẽ có mức giá cao cấp.

 

Dĩ nhiên, việc Bphone nhận được không ít ý kiến trái chiều hay ngờ vực về năng lực của một doanh nghiệp Việt Nam lần đầu sản xuất điện thoại thông minh, hay những chỉ trích về chiến lược và giá bán... là điều không có gì lạ, khi mà cộng đồng thực tế rất ít người biết và được trải nghiệm thiết bị. Có thể Bphone chỉ là một "quân cờ chiến lược" cho mục đích nào đó của Bkav, hay có chăng cũng chỉ là một mẫu smartphone tầm tầm chứ chưa phải đẳng cấp, nhưng ít ra vẫn nên tự hào vì Bphone đã phần nào thoả mãn mong ước của người Việt và sẽ làm nền tảng cho các mẫu smartphone "made in Vietnam" khác.

 

Một khi sản phẩm vẫn chưa ra mắt chính thức, chúng ta vẫn đang có quyền tự hào và hi vọng về chiếc smartphone “made in Vietnam” đầu tiên, vậy thì tại sao lại "ném đá tảng" vào Bphone và Bkav? Cho dù có thành công hay thất bại, đứng dưới góc độ người Việt yêu công nghệ, đừng nên quay lưng với họ!

 

theo thegioididong.com

=======================

Trên các mạng internet bây giờ có nhiều anh hùng bàn phím, chỉ biết ngồi và chê bai đủ kiểu.

Việc chê BKAV với sản phẩm đầu tay Bphone không ra gì.

Như đã từng không ngớt la lối Campuchia là được oto nhưng VietNam chưa làm đượvc oto, mà không biết rằng Công ty Trường Hải hoặc công ty Thaco to gấp nhiều 1.000 lần cái cơ sở sản xuất xe bên Kampuchia.

Bphone sẽ là sản phẩm đáng tự hào của VietNam (so với  các sản phẩm dtdd khác đặt làm 100% ở trung quốc, chỉ gắn mỗi cái tên của Vietnam) 

Chúc mừng BKAV 

 

Lão Gàn luôn ủng hộ sự đầu tư phát triên hàng Việt Nam. Lão sẽ mua cái dt đầu tiên xuất xưởng của Bkav và mua tặng Gấu mẹ vĩ đại một cái. Nếu BKAV đồng ý thì lão khuyên nên chỉnh lại cái logo này cho hợp với phoengshui.

 

hinh11.jpg

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Logo đó của hãng chip snapdragon chứ không phải của Bkav sư phụ à.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc tranh giành 'hoa anh đào' với Nhật Bản

 

Những người trồng hoa TQ tuyên bố biểu tượng “hoa anh đào” của Nhật Bản là thuộc quyền sở hữu của họ, trong khi người Hàn Quốc cũng giành “chủ quyền”.

 

Nhóm chuyên gia trồng hoa thuộc Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc đang tranh cãi, cho rằng loài hoa anh đào Nhật Bản được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc.

 

Báo Tin tức Đô thị phương Nam dẫn lời Hà Tông Nho, chủ tịch hiệp hội này, còn khẳng định “có bằng chứng lịch sử” chứng minh nguồn gốc loài hoa có từ Trung Quốc. 

 

Ông Hà đưa ra bình luận trên sau khi truyền thông Hàn Quốc đầu tháng 3/2015 cho rằng loài hoa anh đào được phát hiện lần đầu tiên ở tỉnh Jeju, phía nam Hàn Quốc.

 

“Chúng tôi không muốn khởi xướng cuộc khẩu chiến với Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng chúng tôi có thể nhấn mạnh sự thật rằng nhiều chứng cứ văn học lịch sử cho thấy hoa anh đào có từ Trung Quốc” - ông Hà khẳng định.

 

 

Chuyên gia này còn cho rằng hoa anh đào được đưa sang Nhật Bản từ khu vực Himalaya trong thời đại nhà Đường. 

 

bieu-tuong-hoa-anh-dao-thuoc-quyen-so-hu

Người dân chạy bộ dưới những tán anh đào ở Tokyo hôm 29/3

 

Dĩ nhiên những tuyên bố trên đã gây phản ứng dữ dội tại Nhật, nơi mùa hoa anh đào là đặc sản du lịch. Một số hãng truyền thông Nhật Bản cho rằng những tuyên bố của phía Hàn Quốc không đáng tin. Còn báo Japan Times dẫn lời tiến sĩ Takeshi Kinoshita, thuộc trường đại học Teikyo đặt nghi vấn vì sao phía Hàn Quốc cứ đưa ra tuyên bố trên vào mỗi dịp hoa anh đào nở rộ ở Nhật Bản. Ông cũng cho rằng tuyên bố của Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc cũng thiếu tính ngoại giao. 

 

Được biết, cứ mỗi năm vào cuối tháng 3 vào đầu tháng 4, Nhật Bản chào đón mùa xuân khi hoa anh đào nở. Hoa anh đào thể hiện cái tinh túy, đẹp đẽ của dân tộc Nhật Bản và hầu như bất cứ hình tượng trang trí nào của Nhật Bản cũng gắn hoa anh đào.

 

Trong suốt chiều dài lịch sử của Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước, là tâm hồn, cốt cách, là cái đẹp truyền thống mà nó còn trở thành chủ đề, nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật như thơ ca, nhạc, họa…

 

Những bông hoa anh đào đã gắn với quan niệm về luân lý, thẩm mỹ của người Nhật và xuất hiện trên những bộ Kimono truyền thống, trên những đồ gốm, sứ, sơn mài và những sản phẩm trang trí khác.

 

Ngoài việc được xem như là quốc hoa của Nhật Bản, hoa đào sakura còn là loài hoa biểu tượng cho biểu tượng cho tính cách người Nhật, đặc biệt là những Samurai thời phong kiến.

 

Sakura tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, những người dũng sĩ thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục, đồng thời đó cũng là tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản từ hàng trăm năm nay.

 

Võ sĩ Samurai coi cái chết nhẹ nhàng như những cánh hoa anh đào rơi xuống trong sự tinh khôi. Hoa khi nở rộ tươi tắn và rụng ngay chứ không tàn phai, héo hon như những loài hoa khác. Người Nhật cũng như những ai từng đặt chân đến đất Nhật đều biết đến câu châm ngôn: “Anh đào giữa các loài hoa cũng như Samurai giữa những người đàn ông khác”.

theo baodatviet.vn

=============================

Mấy em China này cái gì cũng giành là của mình, mà không biết xấu hổ  :ph34r: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi dân biết thì mọi sự đã rồi

 

tuanvietnam.gifHiện nay có quá nhiều thứ tương tự vẫn luôn bị giấu kín vì các mục đích khác nhau. Đến khi dân biết được thì mọi sự đã rồi.

 

Câu nói đùa “một cửa nhưng nhiều khóa” trong cung cấp dịch vụ hành chính công tại các địa phương, một phần có nguyên nhân từ các bất cập liên quan đến chia sẻ thông tin giữa các đơn vị liên quan nằm sau cái cửa mà người bên ngoài nhìn thấy là chỉ có một kia.

 

"Thông tin" luôn được xem là đi liền với “lợi ích” nên ngành nào cũng cố giữ lấy cho riêng mình và khi có ai đó hay cơ quan nào khác cần đến chúng thì không thể thiếu đi “vai trò” của “chủ sở hữu”, nếu muốn được việc .

 

Một thực trạng mang tính nghịch lý ở nước ta lâu nay đó là: “thông tin thiếu, khó kiếm và nếu có sẵn thì cũng không dùng được”. Hệ lụy của thực trạng này chính là (i) các thông tin quan trọng thường chỉ được tiếp cận và sử dụng bởi những cá nhân có quyền hay nhóm lợi ích, và (ii) gây lãng phí nguồn lực xã hội khi nhiều thông tin không được chia sẻ cho các bên liên quan cùng xu thế “trăm hoa đua nở” trong quản lý.

 

20150327154933-ke-khai-0febc.jpg

Thông tin giống như là máu trong cơ thế mỗi con người. Cần một trái tim khỏe mạnh và các mạch máu thông suốt cho một cơ thể cường tráng với những tế bào khỏe mạnh. Ảnh: Dân Trí

 

Khi thông tin là "món hời"

 

Trong quy hoạch, chắc không ai nghi ngờ tầm quan trọng của việc nắm bắt thông tin. Ai có thông tin sớm hơn, người đó sẽ có quyền và lợi bằng cái cách mà nhiều người Việt rất thành thục – “đi trước đón đầu”.

Một số đô thị thường gặp khó khi giải tỏa đền bù mở rộng hay làm mới đường giao thông với hậu quả là tạo ra những đường (phố) cong mềm mại cùng cảnh quan thò thụt, méo mó không giống ai ở hai bên. Cách giải tỏa, đền bù đất đai này thường tạo ra những bất công nhất định, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

 

Trong khi một số người phải nhường đất cho việc mở đường thì một số khác bỗng chốc được ra mặt đường. Trong khi đó, một tình phía Nam được biết đến với cách làm hiệu quả - khi thu hồi đất, ngoài diện tích cần cho làm đường, họ thu hồi thêm mỗi bên từ 20 đến 30 m để sau này bán đấu giá làm nhà ở hoặc văn phòng.

 

Điều gì cản trở các địa phương khác học theo cách này.  Phải chăng, nguyên do ở chỗ, nếu làm theo cách trên thì...  minh bạch quá, còn đâu lợi thế của người nắm giữ thông tin (quy hoạch) nữa.

 

Vừa rồi báo chí đưa tin, tại một tỉnh miền Trung,  đã nhiều năm người dân chờ mỏi cố để được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất rừng mà họ đang nhận giao khoán, bảo vệ. Bỗng một ngày đẹp trời, tất cả các hộ được yêu cầu gấp rút làm các thủ tục, và trên cả trông đợi, họ đã được cấp sổ rất nhanh sau đó.

 

Cũng rất nhanh chóng số diện tích rừng vừa được cấp sổ này đã được một DN tư nhân mua lại quyền sử dụng từ người dân. Khi bà con còn chưa hết vui mừng vì bỗng dưng họ kiếm được một khoản nhờ cái nỗ lực “vì dân”, “vì rừng” của chính quyền thì cũng là lúc họ được thông báo tái định cư để dành đất cho một công trình thủy điện, có hồ chứa nằm trên diện tích rừng mà họ vừa chuyển nhượng. Việc có thông tin đã giúp DN trên, bằng các bước đi “bài bản” để thay dân nhận và tiêu hộ một số tiền lớn từ việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho xây dựng thủy điện.

 

Chưa kể một chuyện khác, là mạnh ai người nấy lo quy hoạch. Trong lĩnh vực quản lý đô thị, ngành TN & MT đã xây dựng và cập nhật dữ liệu, thông tin đất đai cùng phần mềm quản lý dữ liệu tương thích tại một số TP lớn. Đây chính là những thông tin nền tảng cho các ngành khác có thể sử dụng để phục vụ cho các nhiệm vụ chuyên môn khác nhau như xây dựng hay giao thông. Ngạc nhiên là tuy rất nhiều người biết về “sự sẵn có” cũng như “khả năng tiếp cận” của các thông tin trên, nhiều ban ngành khác vẫn tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin cho riêng mình thông qua những đề án xin ngân sách nhà nước. Lý do cơ bản đằng sau sự lãng phí này chắc không cần phải nói.

 

Chìa khóa gỡ độc quyền?

 

Nhu cầu muốn biết và quyền được biết về những gì đang và sẽ xảy ra vốn có thể gây nên các tác động tiêu cực lên đời sống của người dân là rất chính  đáng. Rất tiếc là hiện nay có quá nhiều thứ tương tự vẫn luôn bị dấu kín vì các mục đích khác nhau. Đến khi dân biết được thì mọi sự đã rồi và không thể hoặc rất khó khắc phục, như câu chuyện Đồng Nai lấp sông đang gây tranh cãi.

 

Các bất cập mang tên "độc quyền thông tin" ở nước ta vẫn sẽ còn tiếp diễn chừng nào chưa có được một cơ chế đảm bảo sự minh bạch trong tất cả các mắt xích của hệ thống quản lý. Chỉ khi nào nền tảng luật pháp đảm bảo rằng mọi công dân có thể tiếp cận và biết được các chính sách mới đang được bàn bạc, xây dựng ra sao và có ảnh hưởng đến đời sống của họ như thế nào, đồng thời minh bạch hóa quy trình tiếp cận và cung cấp thông tin (ở các mức độ khác nhau), lúc đó sự độc quyền trong sở hữu và sử dụng thông tin mới có khả năng được hạn chế.

 

Nhiều hệ lụy sẽ tiếp tục gia tăng khi xã hội chưa tạo được môi trường và cơ chế đảm bảo cơ hội được tiếp cận thông tin một cách bình đẳng cho mọi công dân.

 

Một môi trường thể chế dân chủ, tiến bộ, nơi đảm bảo một trong các quyền cơ bản của mỗi công dân – tiếp cận thông tin chính là công cụ hữu hiệu hạn chế phương thức đi tắt, đón đầu của các nhóm lợi ích. Nhà nước cần đưa ra các quy định cụ thể trong đó xác định rõ ngoài một vài nhóm thông tin liên quan đến an ninh quốc phòng ra thì các nhóm thông tin còn lại sẽ được phân loại và chia sẻ theo luật định. Sự ra đời của Luật tiếp cận thông tin có thể xem như chìa khóa cho những vấn đề này.

 

Thông tin giống như là máu trong cơ thế mỗi con người. Cần một trái tim khỏe mạnh và các mạch máu thông suốt cho một cơ thể cường tráng với những tế bào khỏe mạnh.

 

====================================

Tóm gọn lại là thiếu minh bạch và không có cơ chế giám sát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bloomberg: Công xưởng mới của châu Á là Việt Nam

 

Nếu nghĩ rằng “gã khổng lồ” công xưởng của châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc hay Thái Lan thì hiện tại bạn có thể nói “xin chào” với một quốc gia mới là Việt Nam.

 

Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg thì: "Nếu nghĩ rằng 'gã khổng lồ' công xưởng của châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc hay Thái Lan thì bây giờ bạn có thể nói 'xin chào' với một quốc gia mới là Việt Nam".

Chỉ số PMI của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất mỗi tháng đã liên tiếp tăng lên trên 50 điểm kể từ tháng 8/2013 theo đánh giá của HSBC và Markit Economics.

2015-04-02.09.30.05-cong-xuong.jpg

Đây là thành tích cực kỳ đáng nể so với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác mà HSBC và Markit theo dõi. Đối lập lại đó, PMI của Trung Quốc trong cùng kỳ lại giảm 8 tháng liên tiếp và PMI của Thái Lan cũng giảm 22 tháng liên tiếp tính đến tháng 1/2015.

“Vấn đề nằm ở những cải thiện đáng kể về điều kiện kinh doanh đã giúp gia tăng cả về đầu ra lẫn số đơn đặt hàng mới”, HSBC và Markit nói trong tuyên bố vừa mới phát hành. Các công ty Việt Nam có thể đáp ứng những đơn hàng mới từ cả khách hàng trong nước và nước ngoài và “đà giảm giá hàng hóa trên thị trường thế giới cũng là điều kiện tốt giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp”, Andrew Harker – Kinh tế trưởng của Markit nói.

Vào năm ngoái, Việt Nam cũng chính thức trở thành nước xuất khẩu đến Mỹ lớn nhất trong số 10 quốc gia Đông Nam Á. Với lớp dân số trẻ và chi phí rẻ hơn Trung Quốc, Việt Nam đang thu hút những tập đoàn lớn như Samsung, Intel và Siemens và nhiều nhà sản xuất quần áo, dày dép khác.

Một số lợi thế của Việt Nam gồm:

- Lương trung bình của Việt Nam thấp: Lương trung bình tháng là 197 USD vào năm 2013, so với mức 391 USD của Thái Lan và 613 USD của Trung Quốc.

- Dân số trẻ: Chỉ 6% dân số Việt Nam là trên 65 tuổi so với con số tương tự của Trung Quốc và Thái Lan là 10% và Hàn Quốc là 13%.

Dĩ nhiên, các nhà máy hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là những ngành sản xuất sản phẩm cấp thấp như vải sợi, quần áo, thiết bị nội thất và điện tử. Tuy nhiên điều này sẽ sớm thay đổi khi các công ty đầu tư nhiều hơn đào tạo, nghiên cứu và phát triển.

===============================================

Xem bài báo thấy cũng vui vui cho việc đầu tư nước ngoài gia tăng ở VN, cũng buồn buồn vì chỉ gia công thì đến bao giờ VN biến thành rồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tin tức mới nhất cơn bão Maysak gần Biển đông

 

(ĐSPL) - Sáng nay (3/4), vị trí tâm bão MAYSAK ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 131,1 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 1000km về phía Đông Đông Nam.

Theo tin tức từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7h ngày 3/4 vị trí tâm bão MAYSAK ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 131,1 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 1000km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

 

bao.JPG.jpg

 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 07 giờ ngày 4/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 126,2 độ Kinh Đông cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 500km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 7 giờ ngày 05/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 122,3 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin).
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km và có khả năng đi vào Biển đông.
Do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây phát triển nên ở vịnh Bắc Bộ ngày và đêm hôm qua (2/4) đã quan trắc được gió Nam mạnh 12 – 13 m/s (cấp 6), có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.
Dự báo ngày và đêm nay (3/4) ở vịnh Bắc Bộ tiếp tục có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Sóng biển cao 1.75 – 2.75 mét. Biển động mạnh.
==================================================
Mong cho cơn bão này đi đúng theo sơ đồ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách sai chính tả, tôi lo lắm!

 

(Lam me) - Sách tham khảo tiểu học lại ngọng đến buồn cười, khiến tôi bần thần...

 

Đọc tin, sách tham khảo tiểu học lại ngọng đến buồn cười, tôi bần thần cả người. Chết thật, các nhà xuất bản sách cứ 'đua nhau' mắc lỗi tai hại đến thế thì biết tin vào cái gì đây? Phải chăng xã hội càng hiện đại, con người ta càng sống gấp, sống vội và đến cái việc biên tập sách, in sách cũng cần gấp vội vậy?

Cách đây khoảng 3 tháng, việc phóng viên một tòa soạn phát hiện "Vở luyện tập Tiếng Việt 1", của nhà xuất bản Đà Nẵng, mắc những lỗi chính tả không - thể - chấp - nhận - được, đã khiến bao người làm cha, làm mẹ 'thoi thóp' (tất nhiên trong đó có thằng tôi).

1345543316-sachdaytrengong1.jpg

1345543316-sachdaytrengong.jpg
Sai sót đến giật mình trên cuốn "Vở Luyện tập Tiếng Việt 1"
(ảnh Bee.net)

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng ba", một câu nói đầy tính giáo dục là thế, vậy mà chẳng hiểu biên tập sách sơ suất kiểu gì lại sai ngay được chữ 'dỗ' (đáng ra là chữ 'Giỗ'). Rồi 'Cây Nêu', viết thành 'Cây Lêu'...

Dẫu rằng sau đó, giám đốc NXB Đà Nẵng có cuống cuồng xin lỗi, nhận sai: "Việc sai lỗi là đã quá rõ rồi, không còn cách nào khác là phải thu hồi toàn bộ số ấn bản này. Về trách nhiệm, cao nhất thuộc về Nhà xuất bản và chịu trách nhiệm trực tiếp là biên tập viên và Tổng biên tập". Nhưng đâu đó, tôi tin vẫn có những đứa trẻ viết sai chính tả 2 câu này theo đúng mẫu của Vở luyện tập Tiếng Việt!

1345543316-sachdaytrengong4.jpg
"Thướt đo" là cái gì? (Ảnh: VTC News)

Đến hôm nay, NXB Mỹ Thuật lại 'gia nhập' đội ngũ sách tham khảo tiểu học ngọng với cuốn "Vở ô ly có viết chữ mẫu". Trong phần lấy ví dụ cho vần 'ướt', tác giả đã dẫn minh họa là “thướt đo”. Tôi đọc xong ngớ người, chả hiểu 'Thướt đo' là gì? Có lẽ tầm hiểu biết của tác giả cao quá?!

1345544209-sachdaytrengong7.jpg
Là năng nỉ ư?!

Mỗi lần lựa sách cho con thì sách của nhà xuất bản ĐH Sư phạm và nhà xuất bản Giáo Dục luôn được tôi ưu tiên hàng đầu. Có trăm nghìn lý do để tôi chọn sách của 2 nhà xuất bản đó, nhưng 'to' nhất chắc tại cái mác 'Sư phạm' và 'Giáo dục'. Thế mà hôm nay, niềm tin của tôi bị 'ngược đãi' khi biết thông tin cuốn 'Bài tập thực hành tiếng Việt 2' (của NXB Sư Phạm) cũng mắc lỗi sai về từ - người biên soạn đã dùng sai từ “năng nỉ” mà đáng nhẽ phải là “năn nỉ”.

1345543316-sachdaytrengong5.jpg
Các con số dài dằng dặc như đánh đố trong sách toán nâng cao của học sinh THCS

Sách tham khảo Tiếng Việt thì 'đua nhau' sai chính tả, sách nâng cao toán học lại chọn cách viết liền tù tì một dãy số dài (như kiểu đánh đố, thử trí tuệ học sinh) để 'nổi bật'.

Liệu bạn có thể ngay lập tức nhận ra ý nghĩa của con số 2345823458? Vậy nhưng đó lại là một trong rất nhiều các con số xuất hiện trên những cuốn sách Toán tham khảo, nâng cao dành cho học sinh lớp 6.

Quy định lâu nay của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với việc viết số có nhiều chữ số là các số cùng hàng phải được bóc tách và phân cách nhau bằng một dấu cách (hoặc dấu chấm). Tuy nhiên, có vẻ như các nhà biên soạn sách thích 'chơi số'.

Sự rối rắm, vô hình chung khiến cho việc nhận biết ý nghĩa của các con số gặp rất nhiều khó khăn. Và người thừa hưởng 'thành quả lao động sáng tạo' này chẳng ai khác là con trẻ. Mà nói thật, như tôi (ngày xưa là dân khối A đàng hoàng) muốn dạy con, chắc cũng phải tần ngần một chút với cái 'mớ' hỗn độn này.

Tôi chỉ có cái nỗi lo rất 'bản năng' của người làm cha, chứ chẳng có ý 'bới bèo ra bọ' hay 'đá đểu', nói 'xoáy', nói 'móc' gì các bạn biên tập và nhà xuất bản. Chỉ mong đội ngũ biên tập sách cho trẻ em cẩn thận hơn, chu đáo hơn, tỉ mẩn hơn, biết nghĩ cho học sinh nhiều hơn...

'Sảy một ly, đi một dặm', chỉ là lỗi nhỏ trong sách nhưng sẽ khiến rất nhiều trẻ em có những định nghĩa sai khi mới bắt đầu bước chân tới lớp. 1 lỗi nhỏ, 2 lỗi nhỏ...sẽ gộp lại thành 1 lỗi lớn và rồi tương lai thế hệ trẻ Việt sẽ đi đâu về đâu?!

=========================================
XIN LỖI! SÁCH ĐẾN GIỜ CÒN IN SAI CHÍNH TẢ, HUỐNG CHI THIÊN ĐỒNG TÔI VIẾT SAI CHÌNH TÃ!
CHIỆN NHỎ TÍ NHƯ CON CHÍ!!!!
Lo bò trắng răng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Sách sai chính tả, tôi lo lắm!

 

(Lam me) - Sách tham khảo tiểu học lại ngọng đến buồn cười, khiến tôi bần thần...

 

Đọc tin, sách tham khảo tiểu học lại ngọng đến buồn cười, tôi bần thần cả người. Chết thật, các nhà xuất bản sách cứ 'đua nhau' mắc lỗi tai hại đến thế thì biết tin vào cái gì đây? Phải chăng xã hội càng hiện đại, con người ta càng sống gấp, sống vội và đến cái việc biên tập sách, in sách cũng cần gấp vội vậy?

Cách đây khoảng 3 tháng, việc phóng viên một tòa soạn phát hiện "Vở luyện tập Tiếng Việt 1", của nhà xuất bản Đà Nẵng, mắc những lỗi chính tả không - thể - chấp - nhận - được, đã khiến bao người làm cha, làm mẹ 'thoi thóp' (tất nhiên trong đó có thằng tôi).

1345543316-sachdaytrengong1.jpg

1345543316-sachdaytrengong.jpg

Sai sót đến giật mình trên cuốn "Vở Luyện tập Tiếng Việt 1"

(ảnh Bee.net)

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng ba", một câu nói đầy tính giáo dục là thế, vậy mà chẳng hiểu biên tập sách sơ suất kiểu gì lại sai ngay được chữ 'dỗ' (đáng ra là chữ 'Giỗ'). Rồi 'Cây Nêu', viết thành 'Cây Lêu'...

Dẫu rằng sau đó, giám đốc NXB Đà Nẵng có cuống cuồng xin lỗi, nhận sai: "Việc sai lỗi là đã quá rõ rồi, không còn cách nào khác là phải thu hồi toàn bộ số ấn bản này. Về trách nhiệm, cao nhất thuộc về Nhà xuất bản và chịu trách nhiệm trực tiếp là biên tập viên và Tổng biên tập". Nhưng đâu đó, tôi tin vẫn có những đứa trẻ viết sai chính tả 2 câu này theo đúng mẫu của Vở luyện tập Tiếng Việt!

1345543316-sachdaytrengong4.jpg

"Thướt đo" là cái gì? (Ảnh: VTC News)

Đến hôm nay, NXB Mỹ Thuật lại 'gia nhập' đội ngũ sách tham khảo tiểu học ngọng với cuốn "Vở ô ly có viết chữ mẫu". Trong phần lấy ví dụ cho vần 'ướt', tác giả đã dẫn minh họa là “thướt đo”. Tôi đọc xong ngớ người, chả hiểu 'Thướt đo' là gì? Có lẽ tầm hiểu biết của tác giả cao quá?!

1345544209-sachdaytrengong7.jpg

Là năng nỉ ư?!

Mỗi lần lựa sách cho con thì sách của nhà xuất bản ĐH Sư phạm và nhà xuất bản Giáo Dục luôn được tôi ưu tiên hàng đầu. Có trăm nghìn lý do để tôi chọn sách của 2 nhà xuất bản đó, nhưng 'to' nhất chắc tại cái mác 'Sư phạm' và 'Giáo dục'. Thế mà hôm nay, niềm tin của tôi bị 'ngược đãi' khi biết thông tin cuốn 'Bài tập thực hành tiếng Việt 2' (của NXB Sư Phạm) cũng mắc lỗi sai về từ - người biên soạn đã dùng sai từ “năng nỉ” mà đáng nhẽ phải là “năn nỉ”.

1345543316-sachdaytrengong5.jpg

Các con số dài dằng dặc như đánh đố trong sách toán nâng cao của học sinh THCS

Sách tham khảo Tiếng Việt thì 'đua nhau' sai chính tả, sách nâng cao toán học lại chọn cách viết liền tù tì một dãy số dài (như kiểu đánh đố, thử trí tuệ học sinh) để 'nổi bật'.

Liệu bạn có thể ngay lập tức nhận ra ý nghĩa của con số 2345823458? Vậy nhưng đó lại là một trong rất nhiều các con số xuất hiện trên những cuốn sách Toán tham khảo, nâng cao dành cho học sinh lớp 6.

Quy định lâu nay của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với việc viết số có nhiều chữ số là các số cùng hàng phải được bóc tách và phân cách nhau bằng một dấu cách (hoặc dấu chấm). Tuy nhiên, có vẻ như các nhà biên soạn sách thích 'chơi số'.

Sự rối rắm, vô hình chung khiến cho việc nhận biết ý nghĩa của các con số gặp rất nhiều khó khăn. Và người thừa hưởng 'thành quả lao động sáng tạo' này chẳng ai khác là con trẻ. Mà nói thật, như tôi (ngày xưa là dân khối A đàng hoàng) muốn dạy con, chắc cũng phải tần ngần một chút với cái 'mớ' hỗn độn này.

Tôi chỉ có cái nỗi lo rất 'bản năng' của người làm cha, chứ chẳng có ý 'bới bèo ra bọ' hay 'đá đểu', nói 'xoáy', nói 'móc' gì các bạn biên tập và nhà xuất bản. Chỉ mong đội ngũ biên tập sách cho trẻ em cẩn thận hơn, chu đáo hơn, tỉ mẩn hơn, biết nghĩ cho học sinh nhiều hơn...

'Sảy một ly, đi một dặm', chỉ là lỗi nhỏ trong sách nhưng sẽ khiến rất nhiều trẻ em có những định nghĩa sai khi mới bắt đầu bước chân tới lớp. 1 lỗi nhỏ, 2 lỗi nhỏ...sẽ gộp lại thành 1 lỗi lớn và rồi tương lai thế hệ trẻ Việt sẽ đi đâu về đâu?!

=========================================
XIN LỖI! SÁCH ĐẾN GIỜ CÒN IN SAI CHÍNH TẢ, HUỐNG CHI THIÊN ĐỒNG TÔI VIẾT SAI CHÌNH TÃ!

CHIỆN NHỎ TÍ NHƯ CON CHÍ!!!!

Lo bò trắng răng!

 

 

 

Nhưng nhà người là nhà ngâm cứu nó phải khác. Không được phép sai chính tả. Sư phụ nói nhiều lần rùi. Không được đem thói quen cảm tính vào công việc.

À! Dạo này rảnh chưa? Thiên Đồng và Thiên Luân có thể tiếp tục làm amin giúp sư phụ quản lý trang web này được không? Sư phụ định nhờ thêm Yeuphunu và Hungnguyen nữa.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Sách sai chính tả, tôi lo lắm!

 

 

"Doanh nhân văn hóa" chứ không phải "Danh nhân văn hóa"

Ai biết doanh nhân văn hóa là gì không?   :P 

1466158_3563001811390_1857860317_n.jpg?o
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

"Doanh nhân văn hóa" chứ không phải "Danh nhân văn hóa"

Ai biết doanh nhân văn hóa là gì không?   :P 

1466158_3563001811390_1857860317_n.jpg?o

 

 

Doanh nhân văn hóa tức là mấy nhà sách đấy.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Hồ Ngọc Đại: "Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ"

 


(GDVN) - Trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết, đó là sư phạm.  

 

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại - người đã từng từ chối làm Thứ trưởng để dạy tiểu học đã bình luận như vậy khi nói về vai trò của người thầy - yếu tố thiên cốt tạo nên sức sống của nền giáo dục.

 

"Ai cũng dạy được, thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được"

 

GS Hồ Ngọc Đại nhận định: "Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi chúng ta bắt đầu chuẩn bị cuộc cải cách giáo dục với nhiều ảo tưởng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi về tôi cuộc cải cách giáo dục như thế nào? Tôi trả lời ngay: "Sẽ thất bại, vì chiến lược về nền giáo dục hiện đại dông dài, ly kỳ, khó hiểu. Cho đến bây giờ, Việt Nam chúng ta nếu nhìn về mặt triết học thì ngang bằng lịch sử, nhưng thực chất là đang tụt lùi 1-2 thế kỷ”.

 

giaosuhongocdaigiaoducnetvn.JPG

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại: Trong thế kỷ 21 ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm. Ảnh: Ngọc Quang.

 

Nếu đặt ra câu hỏi: Trước quá nhiều chuyện xấu xí của nền giáo dục, chúng ta phải chọn vấn đề gì cần phải làm trước để mở đường cho một cuộc cải cách? Hẳn bất cứ ai có hiểu biết về giáo dục đề sẽ trả lời: Cái lõi của sự đổi mới, không gì hơn được, đó chính là người thầy. Nếu người thầy năng lực không tốt, không mẫn cán mà nói vui là không chịu được áp lực "lái tàu cao tốc" thì hệ lụy là sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học

sinh. Nhưng dường như ngành giáo dục chưa có một kế hoạch đủ mạnh để thay đổi vai trò của người thầy. Do đó, GS Hồ Ngọc Đại đánh giá rằng, trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm.

 

“Đi đến đâu tôi cũng kể lại câu chuyện ông bố Kennedy mở lớp dạy cho trẻ con và nói rằng, dòng họ Kennedy sẽ làm tổng thống nước Mỹ. Nếu không làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ nghề gì, kể cả đó là nghề móc cống thì cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là xã hội đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, nhưng chúng ta hiện nay không có tính chuyên nghiệp gì cả.

 

Khi nghiên cứu về tâm lý học, tôi thấy rất tự ái về nghề, vì rằng ai cũng làm giáo viên được cả, kể cả thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được. Do đó, tôi muốn biến cái nghiệp vụ sư phạm thành công việc chỉ có thầy giáo mới làm được, ngoài ra không ai làm được”, GS Đại chia sẻ.

 

Đào tạo giáo viên dư thừa quá lớn

 

Song song với yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống cho người thầy thì công tác tuyển sinh ngành sư phạm cũng phải siết thật chặt, không nên để điểm đầu vào quá thấp như mấy năm qua. Nói cách khác, những ai không xứng đáng thì cũng đừng đứng vào hàng ngũ người thầy.

 

PGS.TS Nguyễn Thám – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế cho hay: “Tôi thống kê hiện nay có 43 trường sư phạm, hoặc các trường không sư phạm nhưng lại có khoa sư phạm đào tạo giáo viên, thậm chí có những trường không có khoa sư phạm cũng đào tạo giáo viên. Năm trước, chỉ tiêu đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục là 16 nghìn có ngân sách nhưng các trường ở địa phương thì tăng lên 25.500 chỉ tiêu. Dù chủ trương của Bộ Giáo dục là giảm chỉ tiêu đào tạo giáo viên, nhưng năm nay vẫn có tới 25.250 chỉ tiêu đào tạo ở tất cả các trường trên cả nước. Như vậy là quá dư thừa".

 

tiensinguyenthamhieutruongdaihocsuphamhu

PGS.TS Nguyễn Thám - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế đề nghị ngăn chặn sự phát triển ồ ạt đào tạo giáo viên. Ảnh: Ngọc Quang.

 

Trước thực trạng trên, PGS Nguyễn Thám đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục cần phải ngăn chặn được sự phát triển ồ ạt vượt quá hệ thống các trường đào tạo giáo viên.

 

"Nếu không kiên quyết điều chỉnh lại hệ thống các trường đào tạo giáo viên, không kiên quyết giảm chỉ tiêu của các trường đào tạo giáo viên thì đừng nói đến chuyện. Tôi biết rằng chuyện này khó, nhưng phải kiên quyết làm cho được, đây là câu chuyện mang tầm quốc gia và nếu chỉ có riêng Bộ Giáo dục thì không thể làm được", PGS Thám nói.

 

Chia sẻ về những lo lắng này với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định rằng "đào tạo vẫn rất nhiều và tuyển dễ dãi dẫn tới vàng thau lẫn lộn".

GS Thuyết đánh giá, chương trình - SGK hay trang thiết bị dạy học rất quan trọng, nhưng vai trò của nhà giáo luôn luôn là số một. Chính vì vậy, trong lần đổi mới này, chúng ta cần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nếu không đổi mới được trước thì ít nhất cũng phải song song với đổi mới chương trình - SGK.

 

"Trước hết, cần đổi mới ở khâu tuyển sinh. Lâu nay, biện pháp miễn học phí cho sinh viên, học viên sư phạm đã tỏ ra hết hiệu lực, không hấp dẫn được học sinh giỏi như trước nữa; bởi vì được miễn vài triệu đồng học phí, lúc ra trường phải chạy hàng trăm triệu đồng mới có một chỗ dạy học thì thầy cô lương ba cọc ba đồng lấy tiền đâu để bù vào khoản “tiêu cực phí” ấy? Chi bằng họ chọn nghề khác, tuy lúc ra trường vẫn phải “chạy việc” nhưng khả năng kiếm thêm, bù lại vẫn nhiều hơn. Để hấp dẫn người giỏi vào ngành sư phạm, theo tôi, Nhà nước cần xác định được tương đối chính xác nhu cầu giáo viên để không đào tạo tràn lan và đảm bảo công ăn việc làm cho giáo sinh lúc ra trường. Xác định điều này hoàn toàn không khó khi đã có số liệu về trường, lớp, môn học, số trẻ sinh ra mỗi năm…

 

Sau khâu tuyển sinh là phương thức đào tạo. Công tác đào tạo ở các trường sư phạm phải gắn với đơn vị sử dụng lao động. Giáo sinh chỉ nên dành tối đa 60% thời gian học ở trường sư phạm, còn 40% thời gian học ở trường phổ thông. Có như vậy thì đào tạo mới gắn liền với thực tế, giáo viên mới giỏi được", GS Thuyết chia sẻ.

 

==============================================================

Giáo sư Đại bức xúc với nền giáo dục nước nhà quá  B) 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xe buýt có mặt tại Việt Nam từ khi nào?

 

Theo lịch sử, GM là nhãn hiệu xe được dùng làm xe buýt đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất vào khoảng năm 1919.

Xe buýt hay ôtô buýt là mượn từ tiếng Pháp autobus chỉ xe chở mọi người. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là xe buýt dù xe tuyến ngắn hay tuyến dài, nhưng đến chế độ mới thì xe đường dài và khách được mang theo hàng hóa gọi là xe khách còn xe chạy tuyến ngắn và khách chỉ được mang đồ đạc gọn nhẹ gọi là xe buýt.

 

2.jpg

 

Theo lịch sử, GM là nhãn hiệu xe bus đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất vào khoảng năm 1919. Những chiếc xe bus này xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội và nơi 4 chiếc xe này đón - trả khách là bến cột Đồng Hồ gần cầu Long Biên.

 

Xe buýt thời Pháp chỉ có một cửa lên xuống ở phía sau. Ban đầu có 2 hàng ghế gỗ sát thành xe như ghế tầu điện và tầu hỏa, ở giữa là chỗ đi lại. Nhưng sau đó nhận thấy để ghế dọc chở ít khách nên các hãng xe cải tiến thành ghế ngang chở được nhiều khách hơn, trung bình mỗi xe trở khoảng 30 khách.

 

Năm 1930 cả miền Bắc có gần 5.000 xe các loại trong đó có 405 xe buýt nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, số xe ở Hải Phòng bằng một phần ba Hà Nội.

 

Trên thế giới, người ta cho rằng hệ thống vận chuyển công cộng đầu tiên có thể là ở Nantes (Pháp) vào năm 1826, là khi một cựu viên chức xây dựng các nhà tắm công cộng ở ngoại ô và lập ra một tuyến xe ngắn chạy từ trung tâm thành phố tới các nhà tắm đó.

 

606_001.jpg

 

Sau đó ông phát hiện ra rằng hành khách chỉ lên xe để xuống ở những điểm giữa đường chứ không phải đến nhà tắm, ông liền nảy ra ý tưởng phát triển tuyến xe đó. Những chiếc voiture omnibus ("xe cho tất cả mọi người") là những chiếc xe ngựa thuê để chạy theo tuyến đã định trước từ điểm này tới điểm kia, chở theo hành khách và hàng hoá. Những chiếc omnibus đó đặc trưng bởi những hàng ghế dài bằng gỗ để dọc hai bên thành xe và lối lên ở phía sau.

 

Có thể do cạnh tranh trực tiếp hoặc do ý tưởng này đã được phát sóng lên đài mà vào năm 1832, sáng kiến này được sao chép lại ở Paris, Bordeaux và Lyons.

 

Traffic_in_London_in_1927.jpg

 

Vào ngày 4 tháng 7 năm 1829, một tờ báo ở London đã đưa tin rằng "loại phương tiện mới, được gọi là omnibus, đã bắt đầu chạy sáng hôm nay từ Paddington tới thành phố" và dịch vụ xe buýt này ở London do George Shillibeer điều hành.

Sau đó dịch vụ này lan rộng ra những nơi khác và có tác động tích cực tới xã hội, và góp phần thúc đẩy xã hội hóa, xe omnibus giúp những người ở ngoại ô có thể đến trung tâm thành phố nhiều hơn. Rồi xe điện xuất hiện, trở thành đối thủ của omnibus và dần thành phương tiện phổ biến hơn cả xe omnibus.

 

theo http://autodaily.vn/

=================================================

 Không ngờ lịch sừ xe bus ở VietNam có lâu đời vậy  :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

 

logo.gif- Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.

 

 

20140305213312-ts1.jpg  

Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

 

Nhiều quan chức

 

Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.

 

Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

 

Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.

 

Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

 

Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

 

PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".

 

Tiến sĩ rởm “bị lộ” đã từng làm việc ở những đâu?

 

Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.

 

Chắc chắn không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.

 

Đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.

 

“Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.

 

Đang đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả mà vị “tiến sĩ kinh tế” này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ.

=====================================================

Năm nay cố gắng làm. kiếm ít tiền dư, đi học 6 tháng là có bằng Tiến Sĩ  :rolleyes: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Táo bạo dự án 10 tỷ USD làm thay đổi Hà Nội

 

Dẫn nước sông Đà về thẳng Hà Nội theo trục Hồ Tây – Ba Vì qua một hệ thống tự chảy;  xây đập dâng trên sông Hồng để hồi sinh sông Tích, sông Nhuệ, sông Tô Lịch; đắp đê sông Đáy kết nối Hà Nội với tuyến đê biển quốc gia ở phía Nam, trục đê sông Hồng ở phía Bắc… Với ý tưởng được đánh giá là “cực kỳ táo bạo nhưng có tính khả thi”, dự án nếu được triển khai thành công trên thực tế sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.

 

Dẫn nước sông Đà về thẳng Hà Nội theo trục Hồ Tây – Ba Vì qua một hệ thống tự chảy;  xây đập dâng trên sông Hồng để hồi sinh sông Tích, sông Nhuệ, sông Tô Lịch; đắp đê sông Đáy kết nối Hà Nội với tuyến đê biển quốc gia ở phía Nam, trục đê sông Hồng ở phía Bắc… Với ý tưởng được đánh giá là “cực kỳ táo bạo nhưng có tính khả thi”, dự án nếu được triển khai thành công trên thực tế sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.

 

images651356_scan0001__1_.jpgMột phối cảnh trong Dự án Hệ Mạch.

 

Sau một thập kỷ ấp ủ, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh vừa chính thức công bố dự án Hệ Mạch về cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan Thủ đô Hà Nội lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Lấy nước sông Đà, xây đập chắn ngang sông Hồng

 

Ông Phùng Văn Hệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh, tác giả dự án Hệ Mạch về cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan Thủ đô Hà Nội (gọi tắt là dự án Hệ Mạch) cho biết, công ty của ông đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu dự án từ năm 2002.  Trong vòng 5 năm, từ 2002 đến 2007, công ty đã tiến hành viết ý tưởng, lập hồ sơ, báo cáo xin ý kiến các cấp có thẩm quyền. Từ tháng 6/2007, công ty đã hoàn thành đề án trình Chính phủ và báo cáo UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hòa Bình và Phú Thọ.

 

Dự án Hệ Mạch bao gồm ba hợp phần, liên quan chặt chẽ với nhau. Theo đó, với dự án thành phần Hệ Mạch 1 (cấp nước cho Thủ đô Hà Nội từ hồ Hòa Bình), thì nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch một cách bền vững, ổn định với lưu lượng lớn, giá thành rẻ cho các nhu cầu dùng nước tại Hà Nội và địa phương lân cận. Giải pháp kỷ thuật chủ yếu là xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước hiện đại, tự chảy từ hồ Hòa Bình về Hà Nội. Trên tuyến dẫn xây dựng một nhà máy thủy điện và kết hợp trục dẫn chính Hệ Mạch với tuyến đường quy hoạch đã được duyệt (trục Hồ Tây – Ba Vì) nhằm giảm thiểu kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng…

 

Theo ông Hệ, với dự án thành phần Hệ Mạch 2 (đập dâng sông Hồng kết hợp cầu giao thông) có nhiệm vụ kết hợp với dự án thành phần Hệ Mạch 1 để tối ưu hóa nhiệm vụ cấp nước chung của dự án tổng thể. Bằng việc xây dựng đập dâng trên sông Hồng kết hợp giao thông nối Ba Vì với Việt Trì (Phú Thọ) sẽ sử dụng nước ở hạ lưu nhà máy thủy điện Hòa Bình để cung cấp nước tự chảy cho sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, lưu lượng nước dự kiến khoảng 53m3/s.

 

Riêng dự án thành phần 3 (cải tạo sông Đáy đoạn qua thành phố Hà Nội) sẽ tạo ra hai tuyến đê vững chắc, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng chống lũ lụt cho Thủ đô. Đồng thời, tuyến đê kết hợp giao thông sẽ kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, tuyến đê biển quốc gia về phía Nam; nối Hà Nội với trục đê sông Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc, cầu vành đai 4 ở phía Bắc và tạo được cảnh quan như sông Volga, sông Seine…

 

Mức vốn khủng

 

Ông Hệ tiết lộ, dự án này có tổng mức đầu tư 248.529 tỷ đồng (tương đương hơn 10 tỷ USD). Trong đó, vốn cho dự án thành phần Hệ Mạch 1 là 50.277 tỷ đồng, dự án thành phần Hệ Mạch 2 có nguồn vốn là 7.806 tỷ đồng, với dự án Hệ Mạch 3 có nguồn vốn lớn nhất là 190.394 tỷ đồng.

 

Theo ông Hệ, dự án đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, vì vậy cần có cơ chế vốn và huy động vốn phù hợp. Nhà đầu tư đề xuất các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, vốn từ các nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO, BOO, PPP và các nguồn vốn hợp pháp khác…

 

Ngày 13/2, tại Hà Nội, dự án này đã được Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học.

 

Ngày 22/6/2007, Văn phòng Chính phủ ra văn bản (số 3461) giao Bộ KHĐT, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương liên quan xem xét, nghiên cứu đề án Hệ Mạch trình Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 28/12/2007, trên cơ sở ý kiến của các bộ Khoa học công nghệ, NN&PTNT, Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường, tỉnh Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nội … Bộ KHĐT cũng đã có công văn về dự án Hệ Mạch trình Thủ tướng.

 

Ngày 5/12/2009, Văn phòng Chính phủ có công văn (số 8702) giao Tập đoàn Bình Minh chủ động đề xuất báo cáo Bộ Xây dựng một số nội dung liên quan đến hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội và trình bày các ý tưởng có tính khả thi trong quá trình lập Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

 

Ngày 25/5/2010, Thủ tướng Chính phủ có công văn (số 853) giao Tập đoàn Bình Minh lập báo cáo đầu tư Dự án Hệ Mạch cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan của Thủ đô và trình Thủ tướng Chính phủ.

 

Ngày 7/7/2011, Văn phòng Chính phủ có công văn (số 4581) thông báo ý kiến Thủ tướng, giao cho Công ty cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh bổ sung hạng mục đập dâng sông Hồng vào dự án Hệ Mạch.

Theo http://baophapluat.vn/ 

==================================================

Dự án quá khủng khiếp, dự toán chỉ có 10 tỉ usd và có khả năng trượt giá 30% là 3 tỉ nữa thôi.

Nếu việc thực hiện dự án xảy ra, thì không biết con người Hà Nội bị tác động ntn 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Táo bạo dự án 10 tỷ USD làm thay đổi Hà Nội

 

Dẫn nước sông Đà về thẳng Hà Nội theo trục Hồ Tây – Ba Vì qua một hệ thống tự chảy;  xây đập dâng trên sông Hồng để hồi sinh sông Tích, sông Nhuệ, sông Tô Lịch; đắp đê sông Đáy kết nối Hà Nội với tuyến đê biển quốc gia ở phía Nam, trục đê sông Hồng ở phía Bắc… Với ý tưởng được đánh giá là “cực kỳ táo bạo nhưng có tính khả thi”, dự án nếu được triển khai thành công trên thực tế sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.

 

Dẫn nước sông Đà về thẳng Hà Nội theo trục Hồ Tây – Ba Vì qua một hệ thống tự chảy;  xây đập dâng trên sông Hồng để hồi sinh sông Tích, sông Nhuệ, sông Tô Lịch; đắp đê sông Đáy kết nối Hà Nội với tuyến đê biển quốc gia ở phía Nam, trục đê sông Hồng ở phía Bắc… Với ý tưởng được đánh giá là “cực kỳ táo bạo nhưng có tính khả thi”, dự án nếu được triển khai thành công trên thực tế sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.

 

images651356_scan0001__1_.jpgMột phối cảnh trong Dự án Hệ Mạch.

 

Sau một thập kỷ ấp ủ, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh vừa chính thức công bố dự án Hệ Mạch về cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan Thủ đô Hà Nội lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Lấy nước sông Đà, xây đập chắn ngang sông Hồng

 

Ông Phùng Văn Hệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh, tác giả dự án Hệ Mạch về cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan Thủ đô Hà Nội (gọi tắt là dự án Hệ Mạch) cho biết, công ty của ông đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu dự án từ năm 2002.  Trong vòng 5 năm, từ 2002 đến 2007, công ty đã tiến hành viết ý tưởng, lập hồ sơ, báo cáo xin ý kiến các cấp có thẩm quyền. Từ tháng 6/2007, công ty đã hoàn thành đề án trình Chính phủ và báo cáo UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hòa Bình và Phú Thọ.

 

Dự án Hệ Mạch bao gồm ba hợp phần, liên quan chặt chẽ với nhau. Theo đó, với dự án thành phần Hệ Mạch 1 (cấp nước cho Thủ đô Hà Nội từ hồ Hòa Bình), thì nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch một cách bền vững, ổn định với lưu lượng lớn, giá thành rẻ cho các nhu cầu dùng nước tại Hà Nội và địa phương lân cận. Giải pháp kỷ thuật chủ yếu là xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước hiện đại, tự chảy từ hồ Hòa Bình về Hà Nội. Trên tuyến dẫn xây dựng một nhà máy thủy điện và kết hợp trục dẫn chính Hệ Mạch với tuyến đường quy hoạch đã được duyệt (trục Hồ Tây – Ba Vì) nhằm giảm thiểu kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng…

 

Theo ông Hệ, với dự án thành phần Hệ Mạch 2 (đập dâng sông Hồng kết hợp cầu giao thông) có nhiệm vụ kết hợp với dự án thành phần Hệ Mạch 1 để tối ưu hóa nhiệm vụ cấp nước chung của dự án tổng thể. Bằng việc xây dựng đập dâng trên sông Hồng kết hợp giao thông nối Ba Vì với Việt Trì (Phú Thọ) sẽ sử dụng nước ở hạ lưu nhà máy thủy điện Hòa Bình để cung cấp nước tự chảy cho sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, lưu lượng nước dự kiến khoảng 53m3/s.

 

Riêng dự án thành phần 3 (cải tạo sông Đáy đoạn qua thành phố Hà Nội) sẽ tạo ra hai tuyến đê vững chắc, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng chống lũ lụt cho Thủ đô. Đồng thời, tuyến đê kết hợp giao thông sẽ kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, tuyến đê biển quốc gia về phía Nam; nối Hà Nội với trục đê sông Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc, cầu vành đai 4 ở phía Bắc và tạo được cảnh quan như sông Volga, sông Seine…

 

Mức vốn khủng

 

Ông Hệ tiết lộ, dự án này có tổng mức đầu tư 248.529 tỷ đồng (tương đương hơn 10 tỷ USD). Trong đó, vốn cho dự án thành phần Hệ Mạch 1 là 50.277 tỷ đồng, dự án thành phần Hệ Mạch 2 có nguồn vốn là 7.806 tỷ đồng, với dự án Hệ Mạch 3 có nguồn vốn lớn nhất là 190.394 tỷ đồng.

 

Theo ông Hệ, dự án đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, vì vậy cần có cơ chế vốn và huy động vốn phù hợp. Nhà đầu tư đề xuất các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, vốn từ các nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO, BOO, PPP và các nguồn vốn hợp pháp khác…

 

Ngày 13/2, tại Hà Nội, dự án này đã được Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học.

 

Ngày 22/6/2007, Văn phòng Chính phủ ra văn bản (số 3461) giao Bộ KHĐT, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương liên quan xem xét, nghiên cứu đề án Hệ Mạch trình Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 28/12/2007, trên cơ sở ý kiến của các bộ Khoa học công nghệ, NN&PTNT, Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường, tỉnh Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nội … Bộ KHĐT cũng đã có công văn về dự án Hệ Mạch trình Thủ tướng.

 

Ngày 5/12/2009, Văn phòng Chính phủ có công văn (số 8702) giao Tập đoàn Bình Minh chủ động đề xuất báo cáo Bộ Xây dựng một số nội dung liên quan đến hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội và trình bày các ý tưởng có tính khả thi trong quá trình lập Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

 

Ngày 25/5/2010, Thủ tướng Chính phủ có công văn (số 853) giao Tập đoàn Bình Minh lập báo cáo đầu tư Dự án Hệ Mạch cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan của Thủ đô và trình Thủ tướng Chính phủ.

 

Ngày 7/7/2011, Văn phòng Chính phủ có công văn (số 4581) thông báo ý kiến Thủ tướng, giao cho Công ty cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh bổ sung hạng mục đập dâng sông Hồng vào dự án Hệ Mạch.

Theo http://baophapluat.vn/ 

==================================================

Dự án quá khủng khiếp, dự toán chỉ có 10 tỉ usd và có khả năng trược giá 30% là 3 tỉ nữa thôi.

Nếu việc thực hiện dự án xảy ra, thì không biết con người Hà Nội bị tác động ntn 

Yeuphunu à! Hôm nào rách việc Yeuphunu cùng sư phụ lập hẳn một dự án 100 tỷ dol để sửa lại và bổ sung máy gia tốc hạt của cộng đồng Châu Âu, đi tìm "siêu hạt của Chúa".

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch Vinaxuki:

'Có dại dột mới đi sản xuất ô tô made-in-Vietnam'

 

"Buổi trưa tôi ăn cơm với các anh em công nhân cán bộ, chiều làm mẩu bánh mì với chút rau cỏ là xong. Cá, bò, lợn, dê tôi nuôi lấy. Nhưng tôi chỉ mong có tiền để làm ra cái xe do chính tay người Việt Nam sản xuất" - ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki).

Từ một doanh nghiệp đi đầu trong đẩy mạnh nội địa hóa, đến nay Vinaxuki lại rơi vào tình cảnh "sống dở chết dở". Bản thân doanh nghiệp này đang phải ôm khoản nợ lên đến 1.200 tỷ, trong khi nhà máy buộc phải ngừng hoạt động đã 3 năm nay vì không tìm đâu ra vốn để hoạt động.

 

2015-04-14.08.47.15-vg150.jpg

Mẫu xe du lịch VG-150 nội địa hóa 50% của Vinaxuki suốt 3 năm qua vẫn chỉ là mô hình

 

Suốt 3 năm qua, để trả lương cho người lao động, Vinaxuki đã phải bán hơn 5.000 tấn sắt vụn và máy móc cũ. Doanh nghiệp cũng buộc phải cắt giảm lao động từ 1.160 xuống còn hơn 200 người, trong đó có nhiều lao động tay nghề cao, được đào tạo bài bản.

Điều gì đã khiến một doanh nghiệp được coi là hình mẫu phát triển cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, lại lâm vào "thảm cảnh" như vậy? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Bùi Ngọc Huyên.

Thưa ông, sau 20 năm hình thành và phát triển, ông đánh giá như thế nào về nền công nghiệp ô tô Việt Nam?

Ông Bùi Ngọc Huyên: Bằng nhiều năm phân tích, suy nghĩ, so sánh với nước ngoài, tôi kết luận công nghiệp ô tô Việt Nam không thành công. Tôi không nói thất bại mà là không thành công, chủ yếu do chính sách thuế và chính sách vốn.

Hai chính sách đó làm "chết" công nghiệp ô tô, mà không chỉ công nghiệp ô tô mà còn nhiều ngành công nghiệp khác.

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Có một điều thế này, tôi đã nhiều lần được Bộ Công thương mời tham gia hội thảo, những vấn đề liên quan đến chính sách. Nhưng tôi thấy chúng ta không có cái gì là thống nhất cả.

Ví dụ, Bộ Công thương thì nói rằng học tập kinh nghiệm của các nước nếu Việt Nam muốn có nền công nghiệp ô tô. Chính phủ phải hỗ trợ các doanh nghiệp ban đầu, giống như Chính phủ đang hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, hỗ trợ nông dân trồng cây cao su...

Riêng ô tô, gần như Bộ công thương đề nghị rất nhiều, nào là giảm thuế, nào là hỗ trợ vốn với lãi suất bằng 0, nào là tạo điều kiện để có công nghệ này công nghệ kia. Bộ Khoa học công nghệ cũng đưa ra rất nhiều chính sách đề nghị, Bộ muốn nền công nghiệp ô tô được ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất. Nhưng tất cả sang Bộ tài chính gần như bị "tắc" hết.

Nhiệm vụ của Bộ tài chính là thu, cụ thể là thu thuế. Ô tô thì thu được rất nhiều thuế. Một cái xe hơi giá 1 tỷ đồng thì trong đấy phải 400 đến 450 triệu là tiền thuế rồi. Thế sao Bộ tài chính lại luôn "kêu" rằng không có tiền? Không có tiền vì nhiều lí do khác. Do những khủng hoảng về tài chính, do những thất thoát, do rất nhiều nguyên nhân, nên ngân sách không đủ tiền để hỗ trợ công nghiệp ô tô.

Như các nước khác thì rất đơn giản. Muốn hỗ trợ nền công nghiệp ô tô, người ta chỉ cần trích ra khoảng 10% số thuế thu được của ngành ô tô là xong. Việt Nam thì không cần đến 10%, chúng ta chỉ cần trích 5% số thuế thu được trong quá trình doanh nghiệp ô tô đã nộp lên thì cũng đủ tiền hỗ trợ.

Là người trong cuộc và là chủ một doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa, ông mong muốn một chính sách ưu đãi như thế nào?

Chính sách ưu đãi tức là xe nội địa hóa trong nước thì cần được hạ các loại thuế xuống, để ta có giá bán cạnh tranh. Ví dụ như xe của tôi, chúng tôi có thể lắp động cơ, lắp bộ phụ tùng ngang dòng xe tầm trung. Loại xe này nước ngoài đang bán từ 550-600 triệu VNĐ, nhưng tôi là doanh nghiệp Việt Nam tôi không thể bán với giá đấy.

Tôi chỉ bán khoảng 350 triệu VNĐ thì người tiêu dùng mới mua. Xe mới ra chưa biết thương hiệu thế nào người ta không dám mua, nhưng nếu bán rẻ thì người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Trong 100 người Việt Nam, tôi tin đến 60-70 người muốn sử dụng hàng trong nước.

Nhưng nếu không có chính sách hỗ trợ thì hàng trong nước chết ngay. Nước nào người ta cũng hỗ trợ, không riêng gì Việt Nam. Cái gì mới ra đời, không được "nuôi" là "chết", hỗ trợ không phải cho tôi mà chính là cho người tiêu dùng. Đáng lẽ cái xe có giá 550 triệu, người tiêu dùng chỉ phải mua 350 triệu thôi.

Nhiều doanh nghiệp khác cứ đi lắp ráp, có lãi thì mua vàng, đất đai v.v… tôi thì nuôi nội địa hóa. Tôi có suy nghĩ khác họ.

Vậy còn vấn đề của chính sách vốn là gì thưa ông?

Chính sách vốn là do ngân hàng. Năm 2014, thị trường ô tô tăng trưởng đến 43%, ngân hàng nói rằng thừa rất nhiều tiền, nhưng ai vay được vốn? Toàn bộ là doanh nghiệp lắp ráp với nhập xe nguyên chiếc, họ được vay thoải mái. Thậm chí có doanh nghiệp còn không trang bị công nghệ, chẳng có gì cả, gần như không đủ tiêu chuẩn làm ô tô. Nhưng họ có thể vay được 500-700 tỷ đồng để nhập phụ tùng hoàn chỉnh, thậm chí xe sơn rồi, về Việt Nam lắp lại, hoặc nhập xe nguyên chiếc về bán.

Còn những doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao để sản xuất nội địa hóa thì chẳng được gì cả. Tài sản của tôi vẫn đủ để thế chấp, ngân hàng cũng thừa nhận tôi có tài sản để thế chấp nhưng họ bảo tôi không vay được vì tôi nội địa hóa, như thế là không khả thi, phiêu lưu, chưa ổn định.

Có lẽ nguồn vốn là vấn đề gây khó khăn nhất cho Vinaxuki trong những năm vừa qua?

3 năm nay tôi đi xin họ, "lạy" họ rồi, nhưng họ đều trả lời là Vinaxuki đầu tư công nghệ cao thì phải vay vốn Chính phủ, Chính phủ chỉ định Ngân hàng phát triển cho tôi vay, nhưng Ngân hàng phát triển lại bảo rằng: dự án tôi làm là vay vốn các ngân hàng thương mại, nên có dự án mới họ mới cho vay, dự án cũ thì không cho vay được. Tôi bây giờ sợ chết khiếp các ông làm dự án mới rồi.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh từng nói rằng: "Vì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cũng có nhiều doanh nghiệp chết oan", và tôi cũng là một trong những doanh nghiệp đó. Đầu tư công nghiệp như thế mà 3 năm nay tôi phải để máy chết yên một chỗ, còn những người họ chỉ làm thủ công thôi thì vay vốn, tiêu thụ ra nước ngoài thoải mái.

Ngân hàng cho tôi vay 150 tỷ đồng, cái nhà máy tôi xây hết 450 tỷ. Khi ngân hàng mới tài trợ tôi 50 tỷ còn 100 tỷ họ cắt luôn. Thế là nhà máy của tôi "chết". Giả sử nhà máy tôi nội địa hóa 30% thì ít nhất cũng có lợi cho đất nước 30%, tôi tạo việc làm cho công nhân làm lốp, thùng xe v.v…

Tiếp tục câu chuyện về công nghiệp hỗ trợ, ông có thể phân tích rõ thêm thực trạng của công nghiệp hỗ trợ nước ta hiện nay?

Nói về công nghiệp hỗ trợ thì phải dẫn chứng từ xe máy. Hồi trước, xe Dream nhập khẩu từ Thái Lan về, có lúc giá lên đến 2.600 USD, nhưng sau đấy thì nội địa hóa trong nước thì Dream hạ xuống 1.000 USD. Tại sao? Khi Honda vào đây đầu tiên họ nhập nguyên chiếc về bán hoặc nhập phụ tùng về lắp. Nhưng bây giờ xe máy có thể nội địa hóa ở Việt Nam đến 60-70% rồi, thì giá xe máy phải hạ xuống.

Nền công nghiệp ô tô cũng tương tự, để hạ được giá bán thì giá thành phải hạ, muốn hạ giá thành phải sản xuất phụ tùng trong nước. Bộ Công thương tìm mọi cách sản xuất phụ tùng trong nước, nhưng theo lời một lãnh đạo của trung tâm sản xuất phụ tùng hỗ trợ, có nói với tôi là “cuối cùng chẳng ra cái gì”. Thí dụ, chính sách đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp, thế mà hàng chục năm nay trong ngành sản xuất hàng hỗ trợ có mỗi một doanh nghiệp ở Tp.HCM là được vay vốn và chính sách ưu đãi.

Sản xuất phụ tùng ai cũng biết là quan trọng, nhưng không có cái gì tự nhiên nó có cả. Để dân làm được thì nhà nước phải cho vay vốn, và quan trọng là phải dài hạn. Giống như các tập đoàn ô tô Hàn Quốc, trước đây họ được cho vay thời hạn tới 30 năm mà lãi suất có thể bằng 0.

Tôi vay 200 tỷ đồng, thời hạn 2-3 năm, mới có 1 năm rưỡi họ đã cắt, họ dựa vào nghị quyết 11 của Chính phủ là ổn định chính sách vĩ mô. Vậy nên tôi đang đầu tư dở từ năm 2013 đến giờ chẳng được vay vốn, các vốn khác đều là vốn vay từ ngân hàng.

Sản xuất ra trong những năm 2010-2012, gần như chỉ đủ trả lãi vay và nộp thuế. Đến nay doanh nghiệp của tôi đang ôm khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ như thế, thành ra chẳng ai đầu tư sản xuất hàng hỗ trợ, mà chỉ có tôi "đâm đầu" vào.

Người ta bảo tôi dại dột, nhưng "có chết" tôi vẫn không từ bỏ.

Còn về 'Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035' thì sao, ông đánh giá thế nào?

Theo tôi, chiến lược này không phải là sai hoàn toàn. Chiến lược có thể nói đúng đến khoảng 60-70% nhưng chính sách kèm theo lại không chuẩn hoặc chưa có.

Chiến lược Thủ tướng ký tháng 7/2014 nhưng đến giờ, chính sách về chiến lược ấy lại chưa xong, chưa duyệt. Trong một trận đánh, Bộ Tổng tham mưu có thể đề ra một chiến lược, nhưng chiến lược ấy không cụ thể, không rõ ràng, bài bản, thì quân lính sao thực hiện được?

Chiến lược ô tô cũng thế thôi, chiến lược có rồi, vạch ra từ cách đây 15 năm tôi không nghĩ là sai, nhưng mà chính sách lại ngược lại với chiến lược.

Theo ông, đến năm 2018 người tiêu dùng có cơ hội được mua xe giá rẻ không?

Nếu 2018, thuế nhập khẩu xuống 0%, điều này chỉ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, còn người tiêu dùng Việt Nam chưa chắc đã được lợi.

Bởi vì để cân bằng ngân sách, thì Bộ Tài chính sẽ nghĩ cách phải tăng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐ B) lên. Vì thuế TTĐB chẳng ai cấm tăng cả, WTO không cấm. Thế nên người tiêu dùng đừng nghĩ là chờ đến 2018, thuế nhập khẩu ô tô hạ đi sẽ được mua xe giá rẻ.

Như vấn đề xăng dầu bây giờ, nếu thuế nhập khẩu hạ đi thì người ta tăng thuế gì? Thuế môi trường, từ 100% lên 300%. Người ta còn tăng nhiều thứ khác nữa chứ.

Quay trở lại với khó khăn hiện tại của Vinaxuki, ông đã tìm ra giải pháp nào để gỡ khó cho doanh nghiệp chưa?

Một vài đối tác nước ngoài đồng ý bán chịu cho tôi phụ tùng ô tô 9 tháng mới trả nhưng tôi cần bán đất, bán bớt nhà máy để trả nợ ngân hàng và lấy vốn để nộp thuế. Một chiếc ô tô nhập khẩu phụ tùng về đến Hải Phòng phải có tiền nộp thuế ngay mới được.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đang bày tỏ sự quan tâm và muốn mua lại cổ phần của Vinaxuki. Nếu tìm được đối tác phù hợp, tôi dự định sẽ bán 50% cổ phần. Tài sản của Vinaxuki hiện giờ kiểm toán có giá trị 3.200 tỷ, nếu bán một nửa cổ phần tôi sẽ có đủ tiền để trả hết nợ ngân hàng. Phần tiền còn lại, tôi sẽ tập trung đầu tư để nhà máy có thể hoạt động trở lại.

Sau đợt khó khăn, những doanh nghiệp bị ngân hàng bao vây sẽ là những người khôn nhất.

nguon trithuctre

==========================

Xem xong cũng cảm thấy đắng lòng.

Ước gì ngày náo đó được lái oto ma da in VietNam đây.

P/s: cái logo của xe, nhìn tệ quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch Vinaxuki:

'Có dại dột mới đi sản xuất ô tô made-in-Vietnam'

 

"Buổi trưa tôi ăn cơm với các anh em công nhân cán bộ, chiều làm mẩu bánh mì với chút rau cỏ là xong. Cá, bò, lợn, dê tôi nuôi lấy. Nhưng tôi chỉ mong có tiền để làm ra cái xe do chính tay người Việt Nam sản xuất" - ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki).

Từ một doanh nghiệp đi đầu trong đẩy mạnh nội địa hóa, đến nay Vinaxuki lại rơi vào tình cảnh "sống dở chết dở". Bản thân doanh nghiệp này đang phải ôm khoản nợ lên đến 1.200 tỷ, trong khi nhà máy buộc phải ngừng hoạt động đã 3 năm nay vì không tìm đâu ra vốn để hoạt động.

 

2015-04-14.08.47.15-vg150.jpg

Mẫu xe du lịch VG-150 nội địa hóa 50% của Vinaxuki suốt 3 năm qua vẫn chỉ là mô hình

 

Suốt 3 năm qua, để trả lương cho người lao động, Vinaxuki đã phải bán hơn 5.000 tấn sắt vụn và máy móc cũ. Doanh nghiệp cũng buộc phải cắt giảm lao động từ 1.160 xuống còn hơn 200 người, trong đó có nhiều lao động tay nghề cao, được đào tạo bài bản.

Điều gì đã khiến một doanh nghiệp được coi là hình mẫu phát triển cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, lại lâm vào "thảm cảnh" như vậy? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Bùi Ngọc Huyên.

Thưa ông, sau 20 năm hình thành và phát triển, ông đánh giá như thế nào về nền công nghiệp ô tô Việt Nam?

Ông Bùi Ngọc Huyên: Bằng nhiều năm phân tích, suy nghĩ, so sánh với nước ngoài, tôi kết luận công nghiệp ô tô Việt Nam không thành công. Tôi không nói thất bại mà là không thành công, chủ yếu do chính sách thuế và chính sách vốn.

Hai chính sách đó làm "chết" công nghiệp ô tô, mà không chỉ công nghiệp ô tô mà còn nhiều ngành công nghiệp khác.

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Có một điều thế này, tôi đã nhiều lần được Bộ Công thương mời tham gia hội thảo, những vấn đề liên quan đến chính sách. Nhưng tôi thấy chúng ta không có cái gì là thống nhất cả.

Ví dụ, Bộ Công thương thì nói rằng học tập kinh nghiệm của các nước nếu Việt Nam muốn có nền công nghiệp ô tô. Chính phủ phải hỗ trợ các doanh nghiệp ban đầu, giống như Chính phủ đang hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, hỗ trợ nông dân trồng cây cao su...

Riêng ô tô, gần như Bộ công thương đề nghị rất nhiều, nào là giảm thuế, nào là hỗ trợ vốn với lãi suất bằng 0, nào là tạo điều kiện để có công nghệ này công nghệ kia. Bộ Khoa học công nghệ cũng đưa ra rất nhiều chính sách đề nghị, Bộ muốn nền công nghiệp ô tô được ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất. Nhưng tất cả sang Bộ tài chính gần như bị "tắc" hết.

Nhiệm vụ của Bộ tài chính là thu, cụ thể là thu thuế. Ô tô thì thu được rất nhiều thuế. Một cái xe hơi giá 1 tỷ đồng thì trong đấy phải 400 đến 450 triệu là tiền thuế rồi. Thế sao Bộ tài chính lại luôn "kêu" rằng không có tiền? Không có tiền vì nhiều lí do khác. Do những khủng hoảng về tài chính, do những thất thoát, do rất nhiều nguyên nhân, nên ngân sách không đủ tiền để hỗ trợ công nghiệp ô tô.

Như các nước khác thì rất đơn giản. Muốn hỗ trợ nền công nghiệp ô tô, người ta chỉ cần trích ra khoảng 10% số thuế thu được của ngành ô tô là xong. Việt Nam thì không cần đến 10%, chúng ta chỉ cần trích 5% số thuế thu được trong quá trình doanh nghiệp ô tô đã nộp lên thì cũng đủ tiền hỗ trợ.

Là người trong cuộc và là chủ một doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa, ông mong muốn một chính sách ưu đãi như thế nào?

Chính sách ưu đãi tức là xe nội địa hóa trong nước thì cần được hạ các loại thuế xuống, để ta có giá bán cạnh tranh. Ví dụ như xe của tôi, chúng tôi có thể lắp động cơ, lắp bộ phụ tùng ngang dòng xe tầm trung. Loại xe này nước ngoài đang bán từ 550-600 triệu VNĐ, nhưng tôi là doanh nghiệp Việt Nam tôi không thể bán với giá đấy.

Tôi chỉ bán khoảng 350 triệu VNĐ thì người tiêu dùng mới mua. Xe mới ra chưa biết thương hiệu thế nào người ta không dám mua, nhưng nếu bán rẻ thì người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Trong 100 người Việt Nam, tôi tin đến 60-70 người muốn sử dụng hàng trong nước.

Nhưng nếu không có chính sách hỗ trợ thì hàng trong nước chết ngay. Nước nào người ta cũng hỗ trợ, không riêng gì Việt Nam. Cái gì mới ra đời, không được "nuôi" là "chết", hỗ trợ không phải cho tôi mà chính là cho người tiêu dùng. Đáng lẽ cái xe có giá 550 triệu, người tiêu dùng chỉ phải mua 350 triệu thôi.

Nhiều doanh nghiệp khác cứ đi lắp ráp, có lãi thì mua vàng, đất đai v.v… tôi thì nuôi nội địa hóa. Tôi có suy nghĩ khác họ.

Vậy còn vấn đề của chính sách vốn là gì thưa ông?

Chính sách vốn là do ngân hàng. Năm 2014, thị trường ô tô tăng trưởng đến 43%, ngân hàng nói rằng thừa rất nhiều tiền, nhưng ai vay được vốn? Toàn bộ là doanh nghiệp lắp ráp với nhập xe nguyên chiếc, họ được vay thoải mái. Thậm chí có doanh nghiệp còn không trang bị công nghệ, chẳng có gì cả, gần như không đủ tiêu chuẩn làm ô tô. Nhưng họ có thể vay được 500-700 tỷ đồng để nhập phụ tùng hoàn chỉnh, thậm chí xe sơn rồi, về Việt Nam lắp lại, hoặc nhập xe nguyên chiếc về bán.

Còn những doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao để sản xuất nội địa hóa thì chẳng được gì cả. Tài sản của tôi vẫn đủ để thế chấp, ngân hàng cũng thừa nhận tôi có tài sản để thế chấp nhưng họ bảo tôi không vay được vì tôi nội địa hóa, như thế là không khả thi, phiêu lưu, chưa ổn định.

Có lẽ nguồn vốn là vấn đề gây khó khăn nhất cho Vinaxuki trong những năm vừa qua?

3 năm nay tôi đi xin họ, "lạy" họ rồi, nhưng họ đều trả lời là Vinaxuki đầu tư công nghệ cao thì phải vay vốn Chính phủ, Chính phủ chỉ định Ngân hàng phát triển cho tôi vay, nhưng Ngân hàng phát triển lại bảo rằng: dự án tôi làm là vay vốn các ngân hàng thương mại, nên có dự án mới họ mới cho vay, dự án cũ thì không cho vay được. Tôi bây giờ sợ chết khiếp các ông làm dự án mới rồi.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh từng nói rằng: "Vì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cũng có nhiều doanh nghiệp chết oan", và tôi cũng là một trong những doanh nghiệp đó. Đầu tư công nghiệp như thế mà 3 năm nay tôi phải để máy chết yên một chỗ, còn những người họ chỉ làm thủ công thôi thì vay vốn, tiêu thụ ra nước ngoài thoải mái.

Ngân hàng cho tôi vay 150 tỷ đồng, cái nhà máy tôi xây hết 450 tỷ. Khi ngân hàng mới tài trợ tôi 50 tỷ còn 100 tỷ họ cắt luôn. Thế là nhà máy của tôi "chết". Giả sử nhà máy tôi nội địa hóa 30% thì ít nhất cũng có lợi cho đất nước 30%, tôi tạo việc làm cho công nhân làm lốp, thùng xe v.v…

Tiếp tục câu chuyện về công nghiệp hỗ trợ, ông có thể phân tích rõ thêm thực trạng của công nghiệp hỗ trợ nước ta hiện nay?

Nói về công nghiệp hỗ trợ thì phải dẫn chứng từ xe máy. Hồi trước, xe Dream nhập khẩu từ Thái Lan về, có lúc giá lên đến 2.600 USD, nhưng sau đấy thì nội địa hóa trong nước thì Dream hạ xuống 1.000 USD. Tại sao? Khi Honda vào đây đầu tiên họ nhập nguyên chiếc về bán hoặc nhập phụ tùng về lắp. Nhưng bây giờ xe máy có thể nội địa hóa ở Việt Nam đến 60-70% rồi, thì giá xe máy phải hạ xuống.

Nền công nghiệp ô tô cũng tương tự, để hạ được giá bán thì giá thành phải hạ, muốn hạ giá thành phải sản xuất phụ tùng trong nước. Bộ Công thương tìm mọi cách sản xuất phụ tùng trong nước, nhưng theo lời một lãnh đạo của trung tâm sản xuất phụ tùng hỗ trợ, có nói với tôi là “cuối cùng chẳng ra cái gì”. Thí dụ, chính sách đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp, thế mà hàng chục năm nay trong ngành sản xuất hàng hỗ trợ có mỗi một doanh nghiệp ở Tp.HCM là được vay vốn và chính sách ưu đãi.

Sản xuất phụ tùng ai cũng biết là quan trọng, nhưng không có cái gì tự nhiên nó có cả. Để dân làm được thì nhà nước phải cho vay vốn, và quan trọng là phải dài hạn. Giống như các tập đoàn ô tô Hàn Quốc, trước đây họ được cho vay thời hạn tới 30 năm mà lãi suất có thể bằng 0.

Tôi vay 200 tỷ đồng, thời hạn 2-3 năm, mới có 1 năm rưỡi họ đã cắt, họ dựa vào nghị quyết 11 của Chính phủ là ổn định chính sách vĩ mô. Vậy nên tôi đang đầu tư dở từ năm 2013 đến giờ chẳng được vay vốn, các vốn khác đều là vốn vay từ ngân hàng.

Sản xuất ra trong những năm 2010-2012, gần như chỉ đủ trả lãi vay và nộp thuế. Đến nay doanh nghiệp của tôi đang ôm khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ như thế, thành ra chẳng ai đầu tư sản xuất hàng hỗ trợ, mà chỉ có tôi "đâm đầu" vào.

Người ta bảo tôi dại dột, nhưng "có chết" tôi vẫn không từ bỏ.

Còn về 'Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035' thì sao, ông đánh giá thế nào?

Theo tôi, chiến lược này không phải là sai hoàn toàn. Chiến lược có thể nói đúng đến khoảng 60-70% nhưng chính sách kèm theo lại không chuẩn hoặc chưa có.

Chiến lược Thủ tướng ký tháng 7/2014 nhưng đến giờ, chính sách về chiến lược ấy lại chưa xong, chưa duyệt. Trong một trận đánh, Bộ Tổng tham mưu có thể đề ra một chiến lược, nhưng chiến lược ấy không cụ thể, không rõ ràng, bài bản, thì quân lính sao thực hiện được?

Chiến lược ô tô cũng thế thôi, chiến lược có rồi, vạch ra từ cách đây 15 năm tôi không nghĩ là sai, nhưng mà chính sách lại ngược lại với chiến lược.

Theo ông, đến năm 2018 người tiêu dùng có cơ hội được mua xe giá rẻ không?

Nếu 2018, thuế nhập khẩu xuống 0%, điều này chỉ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, còn người tiêu dùng Việt Nam chưa chắc đã được lợi.

Bởi vì để cân bằng ngân sách, thì Bộ Tài chính sẽ nghĩ cách phải tăng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐ B) lên. Vì thuế TTĐB chẳng ai cấm tăng cả, WTO không cấm. Thế nên người tiêu dùng đừng nghĩ là chờ đến 2018, thuế nhập khẩu ô tô hạ đi sẽ được mua xe giá rẻ.

Như vấn đề xăng dầu bây giờ, nếu thuế nhập khẩu hạ đi thì người ta tăng thuế gì? Thuế môi trường, từ 100% lên 300%. Người ta còn tăng nhiều thứ khác nữa chứ.

Quay trở lại với khó khăn hiện tại của Vinaxuki, ông đã tìm ra giải pháp nào để gỡ khó cho doanh nghiệp chưa?

Một vài đối tác nước ngoài đồng ý bán chịu cho tôi phụ tùng ô tô 9 tháng mới trả nhưng tôi cần bán đất, bán bớt nhà máy để trả nợ ngân hàng và lấy vốn để nộp thuế. Một chiếc ô tô nhập khẩu phụ tùng về đến Hải Phòng phải có tiền nộp thuế ngay mới được.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đang bày tỏ sự quan tâm và muốn mua lại cổ phần của Vinaxuki. Nếu tìm được đối tác phù hợp, tôi dự định sẽ bán 50% cổ phần. Tài sản của Vinaxuki hiện giờ kiểm toán có giá trị 3.200 tỷ, nếu bán một nửa cổ phần tôi sẽ có đủ tiền để trả hết nợ ngân hàng. Phần tiền còn lại, tôi sẽ tập trung đầu tư để nhà máy có thể hoạt động trở lại.

Sau đợt khó khăn, những doanh nghiệp bị ngân hàng bao vây sẽ là những người khôn nhất.

nguon trithuctre

==========================

Xem xong cũng cảm thấy đắng lòng.

Ước gì ngày náo đó được lái oto ma da in VietNam đây.

P/s: cái logo của xe, nhìn tệ quá

 

 

 

Lại "đắng lòng"! Tại lòng rửa không sạch nên ăn hơi bị đắng thui.

Tại ông ta không tin phong thủy Lạc Việt. Đưa đây 300. 000. 000 VND, lão Gàn sửa lại phoengshui toàn bộ từ văn phòng Cty đến nhà xưởng đến cả logo. Doanh nghiệp này không phát lên lão Gàn trả lại tiền.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học thương hiệu của Mai Linh và Coca Cola

 

Scott Parker nhìn thẳng vào rừng xanh, bước đi và không quay trở lại. Pi kiệt sức nhưng vẫn cố ngóc đầu dậy dõi theo bạn đồng hành.

 

Anh chờ cái ngoái đầu nhìn lại lần cuối của nó. Scot Parker không làm điều đó. Pi đã gào khóc như chưa bao giờ được khóc. Không phải vì cảm giác được chạm vào đất liền. Không phải vì đã được sống lại. Pi khóc vì không nhận được một cái ngoái đầu lần cuối của con hổ.

 

Trên đây là đoạn kết của bộ phim đoạt giải Osca lần thứ 85 Cuộc đời của Pi (Life of Pi). Một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của đạo diễn Ang Lee. Con hổ không ngoái đầu nhìn lần cuối với Pi, bạn đồng hành duy nhất của nó.

 

Ân nhân của nó. Người đã cho nó cuộc sống, rất nhiều lần trong suốt hành trình. Bởi vì Scot Parker đã hành động theo bản năng. Bản năng của con hổ khi nhìn thấy rừng xanh. Đối với nó đó là tất cả cuộc sống.

Khi đứng trước bản ngã nó không nhớ gì những chuyện xảy ra với Pi. Sống chết ngọt bùi cùng nhau với Pi, tất cả chỉ là tạm thời. Nó bỏ qua nhiều ga xép khi cập bến ga cuối cùng là rừng xanh. Không chút đắn đo và nó đã hành động rất tự nhiên. Sức mạnh của bản năng không có đối thủ.

 

Câu chuyện hành trình trở lại bản năng gốc của chú hổ Parker cũng giống như câu chuyện đã từng xảy ra trong ngành taxi Việt Nam: Mai Linh. Trong một chia sẻ gần đây, ông chủ của Mai Linh đã nói một câu về sự trở lại của hãng taxi số 1 Việt Nam như sau: Mai Linh không còn bị nguy hiểm nữa! Ý ông muốn nói về sự trở lại của Mai Linh sau giai đoạn lao đao gần một năm trước đây.

 

Từ vị thế một thương hiệu số 1 tại Việt Nam chuyên về taxi, Mai Linh rơi vào bờ vực phá sản vì rơi vào bẫy mở rộng kinh doanh ngoài ngành (bất động sản, xây dựng, đào tạo, công nghệ...) dẫn đến mất kiểm soát cả về tài chính, kinh doanh lẫn sức mạnh thương hiệu.

 

Nói về giai đoạn bão táp này, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh đã chia sẻ, đại ý từng dằn vặt sao mình không hiểu sớm hơn câu nói "nhất nghệ tinh nhất thân vinh" của người xưa.

 

Cơn bão đầu tư ngoài ngành cuốn phăng và ném con thuyền Mai Linh vào các con sóng dữ. Có cảm tưởng như những gì Mai Linh đã trải qua giống như Pie và Scot Parker đã nếm mùi. Lỡ rơi vào bão nhưng không buông xuôi.

 

Chiến đấu tranh chấp với từng cơ hội sống và cuối cùng họ đã sống sót và cập bờ. Parker bỏ lại tất cả sau lưng không một giây đắn đo khi nó nhìn thấy rừng xanh. Rừng xanh gắn với bản năng sống của Parker.

Ông bạn tốt bụng Pi dù cứu nó nhiều lần trong sóng dữ chỉ như điểm dừng chân chốc lát. Ông chủ Mai Linh cũng bỏ lại tất cả sau lưng để quay về với màu xanh Mai Linh. Taxi Mai Linh là màu xanh, màu xanh là taxi Mai Linh.

 

Có phải thương hiệu nào cũng có di sản này đâu. Ngành nghề taxi là bản năng gốc của Mai Linh. Các ngành nghề kinh doanh khác chỉ là những ga xép mang lại những kỷ niệm tồi tệ cho vị hành khách VIP Mai Linh.

Một "chúa sơn lâm" toàn cầu khác trong ngành nước giải khát có ga là Coca Cola. Năm 1969, Coke ra mắt slogan rất nổi tiếng và đầy sức mạnh là "The real thing". Từ năm đầu thành lập 1886 đến nay, Coke đã có tổng cộng 47 slogan.

 

Riêng "The real thing" thể hiện hiệu quả nhất giá trị và vị thế thương hiệu của Coke: họ là người phát minh ra thứ nước uống từ cây coca và là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực này. Từ năm 1969 đến 2009, Coke tiếp tục nhiều lần thay đổi slogan và "The real thing" tiếp tục được quay lại sử dụng nhiều nhất và lâu nhất.

Coke không bị trải qua các cơn bão khốc liệt như chú hổ Parker hay Mai Linh. Nhưng họ giống nhau ở một điểm: Sau một thời gian hành trình phiêu bạt, nhanh chóng quay trở lại bản năng gốc - cái đã làm nên bản sắc và tên tuổi của họ.

 

Khi thoát chết và chạm vào bờ biển Mexico, Pi sẽ trở về với cuộc sống văn minh loài người, Scott Parker sẽ trở về với thế giới hoang dã. Pi không gào khóc vì Parker không ở lại. Cậu khóc vì không được Parker ngoái lại lần cuối như một lời chào.

 

Vì cậu chỉ cần nói với Parker câu cuối rằng: Cảm ơn Parker đã cho cậu biết giá trị của cuộc sống khi có một người bạn trong hoàn cảnh không nơi bấu víu. Pi khóc chứ cũng chẳng trách móc gì Parker. Vì có bạn đồng hành với nhau trong khó khăn là quý rồi.

 

Con người, sự vật cũng như thương hiệu, trong hành trình cuộc sống sẽ có lúc trôi dạt với những cuộc phiêu lưu với rất nhiều trạm dừng chân. Nhưng cuối cùng tất cả rồi sẽ đều quay về nơi họ đã sinh ra. c Parker quay về với rừng xanh. Mai Linh quay về với taxi. Coca quay về với "real thing".

 

theo http://www.doanhnhansaigon.vn/

=====================================================

"Quay về với giá trị cốt lõi của chính họ".

Vâng, hiểu nhưng  . . .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật rợn gáy về quán cơm 'bao no' ở Sài Gòn

 

Để kéo khách, các chủ quán cơm ở Sài Gòn đang rỉ tai nhau về một loại bột nở có nguồn gốc từ Pháp mà sau khi cho bột vào gạo và nấu, lượng cơm thu được gấp 2 – 3 lần so với cách nấu thông thường.

Gói bột trắng 6 ngàn đồng giúp cơm nở gấp 3 lần

 

Sau nhiều ngày xin vào làm việc tại một quán cơm trên đường Tên Lửa, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM, phóng viên được cô chủ quán tên Huyền giao cho công việc vo gạo, cũng như chuẩn bị công đoạn nấu cơm bán cho khách.

 

Trong những ngày đầu mới vào làm việc, công đoạn này tôi không được tiếp cận mà chỉ làm các việc nhỏ nhặt như bưng cơm cho khách, dọn bàn… Sau một thời gian khi đã tin tưởng, cô chủ quán mới chịu giao cho tôi công đoạn vo gạo nấu cơm và tất nhiên là không quên hướng dẫn tôi cách thực hiện nồi cơm Thạch Sanh.

 

com-bao-no-1-23072013.jpg

 

Công thức mà cô Huyền hướng dẫn cho tôi đó là: cứ 3 kg gạo là cho một gói bột nở, nấu khoảng 5 phút bớt nước và rắc thêm một ít bột trên mặt là cơm sẽ thơm ngon và dẻo dai. Theo tìm hiểu của tôi thì đa phần các hàng cơm bụi đều cho khách ăn cơm thêm thoải mái, nhiều quán cơm đều ghi biển “bao no” (ăn khi nào no thì thôi, không tính tiền thêm).

 

Dù khách có đông đến mấy, cũng chỉ khoảng 30 phút sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng dẻo, thơm phức nhờ gói bột trắng hóa chất phép màu. Theo sự chứng kiến của tôi thì cứ khoảng 3 – 5 ngày, cô Huyền lại gọi điện thoại cho một đại lý ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) giao hàng, mỗi lần lấy khoảng 100 gói bột này vói giá 6 ngàn đồng/gói.

 

Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm bao no trên đường Phạm Văn Bạch (quận Tân Bình ) thì chỉ cần 2 gói bột màu trắng này có thể hóa phép cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm, tương đương như khi nấu 20 – 25 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại bột này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.

 

Từ lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nở… và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.

 

Trong vai một người bán quán tìm mua loại bột để ngâm gạo giúp nấu cơm chín nhanh và nở tơi mẩy gấp đôi số gạo bình thường, chúng tôi tìm tới khu chợ Bà Chiểu dò hỏi. Tuy nhiên khi đến quầy trưng bày gia vị trong chợ, chúng tôi không hỏi ngay được sạp nào bán loại hóa chất này.

 

Phải mất một lúc lâu tìm kiếm, mới có một chủ sạp kéo nhẹ tay tôi bảo: “Chị có loại bột nở đấy”. Chị Gái (chủ sạp Chị Gái – Anh Tâm) bật mí, loại bột này chỉ bán cho người quen hoặc có khách hỏi mới đưa chứ không bán đại trà. “Cái này là hàng của ngoại mà, hàng của Pháp đấy. Vì đây là loại bột mới, chưa có nhiều người biết đến nên chị chỉ trưng bày vài gói để làm mẫu, khách hỏi chị mới đem ra thôi”, chị Gái tiết lộ.

 

Thấy có vẻ gặp phải mối, chị chủ quán lôi ra một hũ trong đó có khoảng 10 gói bột màu trắng hồng nhỏ bằng 4 ngón tay và bắt đầu giới thiệu: “Đây chính là loại bột mà em cần tìm, chỉ cần cho một gói vào 3 kg gạo là giúp hô biến gạo thành cơm nhanh chóng và lượng cơm bằng em nấu 6 kg gạo”.

 

Theo quan sát của chúng tôi, bên ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp vẫn khẳng định đây là hàng nhập.

 

Xé vỏ giấy ra bên trong là thứ bột trắng, nhỏ mịn như đường cát và có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Trung Quốc và có hình cô gái nội trợ. Hỏi cách sử dụng bột sao cho hiệu quả, chị Gái bật mí: “Chỉ cần ngâm 15 – 20 kg gạo chung với 5 gói nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa, loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh. Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả, lợi lắm đấy”.

 

Chúng tôi tỏ vẻ không tin, chị Gái tiếp tục trấn an “Em cứ xài thử, nếu không nở gấp đôi, đem đến đây chị bù tiền gấp 10 lần cho em”. Chị Gái còn chia sẻ thêm: “Khách của chị hầu hết là chủ quán cơm bình dân, em không phải lo, cứ an tâm mà dùng, có gì khó hiểu alo chị hướng dẫn cho”.

 

Chúng tôi đánh bạo hỏi thêm vài điều về gói bột thần này, chị Gái không giấu diếm: “Một đĩa cơm giá 12.000 – 15.000 đồng, tính tất cả chi phí và lại còn bao no nữa chứ. Thử hỏi không có loại bột này, ai dám bao no cho khách? Thế nên chủ quán cơm đến đây hỏi mua gói bột này rất nhiều, vì họ làm như vậy mới có lãi”.

 

com-bao-no-2-23072013.jpg

Khách ăn cơm thoải mái không tính tiền là nhờ bột nở thần kỳ

Nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng

 

 Sau khi mua 5 bịch bột trắng, chúng tôi tiếp tục theo chân 1 chị bán hàng cơm vỉa hè ở Bình Thạnh hỏi về công dụng loại bột xem có đúng không, vì “bọn em muốn mở quán cơm bình dân”. Chị Thùy, 35 tuổi, thâm niên bán cơm vỉa hè 5 năm cho biết, dân trong nghề gọi bột này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả.

 

Vì vậy “một ngày ước tính bán 40kg gạo, nhưng kỳ thực chúng tôi chỉ bỏ tiền mua 15 – 20 kg gạo thôi bởi cho bột vào ngâm gạo rồi hấp lên ra cơm nở, xốp và chín nhanh, mà được nhiều lắm. Nhưng cơm ăn không được dẻo, sống sượng”. Vừa nói chị Thùy vừa đẩy mấy thau gạo mới ngâm, quấy thêm ít bột và chuẩn bị đưa vào nồi hấp cho cơm nở, chuẩn bị bán buổi trưa.

 

Ghé qua quán bán cơm gần bệnh viện Ung bướu (quận Bình Thạnh ), chúng tôi luôn thấy chủ quán rất xởi lởi đong 1 bát cơm trắng to đùng khi khách gọi xin thêm. Thức ăn nhiều, cơm ngon, lại mong muốn giá rẻ, nên chủ quán cơm như chị Thùy phải nghĩ cách sao cho thịt đẻ 2, cơm sinh 3 mới mong có lời.

 

Nhiều khách ăn cơm rẻ hàng ngày cho biết, họ ít khi quan tâm đến việc cơm ra sao mà chỉ chăm chăm xem rau, thịt, cá có sạch và ôi thiu hay không. Vì thế việc cơm nở từ gạo ngâm bột trắng hóa chất gì đó với họ là ngoài sức tưởng tượng. Anh Nguyễn Quang Sáng, nhân viên văn phòng ở Bình Thạnh cho biết: “Hàng ngày tôi vẫn ăn cơm 15.000 đồng/suất, đầy đủ rau, thịt, cá và chủ quán còn hào phóng miễn phí thêm cơm nên đây là quán ruột”.

 

com-bao-no-3-23072013.jpg

Những quán cơm bao no luôn trở thành “quán ruột” của dân lao động

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho biết, loại bột mà phóng viên đề cập tới là một loại hóa chất giúp giữ hơi nước trong hạt gạo cũng như tổng hợp các chất khí giúp hạt gạo nở to hơn bình thường, và chính điều này có thể nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Chưa kể việc các quán cơm sử dụng một loại bột không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hướng dẫn sử dụng là sai quy định và vi phạm pháp luật.

 

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm được nhiều người rất quan tâm và Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế cũng liên tục đưa ra những khuyến cáo cho người dân nên chọn những loại thức ăn có nguồn gốc xuất xứ, hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên đối với tầng lớp như sinh viên, người lao động nghèo thì lại không có điều kiện và cơm bụi vẫn là lựa chọn số 1 đối với họ.

 

Thạc sĩ Trương Quốc Khánh – Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM cho rằng, hiện tại không thể quản lý nổi đối với loại hình thức ăn đường phố do không đủ năng lực cán bộ, cán bộ trạm y tế quá thiếu, quá yếu và thay đổi liên tục.

 

Vấn đề là các đối tượng kinh doanh quán cơm đường phố hầu hết là dân nghèo, vì mục đích mưu sinh nên thường bỏ qua hoặc không biết về các yếu tố ô nhiễm, nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và bất chấp tất cả chỉ nhằm mục đích mang lại lợi nhuận. Như vậy, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, việc nâng cao ý thức cho những người bán hàng thức ăn đường phố, cũng như nâng mức độ nghiêm khắc của các chế tài xử lý phạt là rất cần thiết.

 

theo http://kenh13.info/su-that-ron-gay-ve-quan-com-bao-no-o-sai-gon.html

==========================================================

Vì ít tiền lợi nhuận mà tiếp tay cho bọn "chung cuốc" bán hàng độc, hàng giả, hại người Việt

Cần phải lên án chính những người Việt, đang làm những việc tệ hại này. :ph34r:  

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bây giờ có nhiều thứ quá thất vọng nên bản năng thức dậy"

22/04/2015 02:00 GMT+7

Trong nhiều sự kiện xã hội gần đây như tranh cướp bia, hôi của, cướp hoa... và gần đây nhất là chen lấn vượt rào để vào công viên nước Hồ Tây, nhiều người lại nhắc tới khái niệm "Tâm lý đám đông", trích dẫn phân tích của nhà tâm lý học Gustave Le Bon để phân tích hiện tượng này.

Đám đông nam thanh niên "quây" cô gái rách tơi tả bikini tại công viên nước

Cô gái rách bikini bị quây kín ở công viên nước Hồ Tây

Chúng tôi đã tìm gặp nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, người dịch cuốn sách Tâm lý học đám đông" của Gustave Le Bon (Nguyễn Xuân Khánh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, NXB Tri thức, 2006).

Một cách ngắn gọn nhất, trên những kiến thức mà ông tiếp nhận và truyền bá đi, ông lý giải các hiện tượng nói trên như thế nào?

- Cứ khi nào đám đông tập hợp lại thì vô thức của đám đông xuất hiện. Khi đã vào đám đông, con người mất hết bản sắc riêng rồi. Lúc bấy giờ, đám đông hướng dẫn, chỉ đạo mình.

Cũng không thể điều đó nói là sai hay đúng được. Khi định nghĩa sai - đúng là qua chính trị rồi, là hai bên đối kháng nhau. Còn những hiện tượng nêu trên không điển hình cho tâm lý đám đông như những sự kiện liên quan tới chính trị, có ý tưởng, có chuẩn bị.

Những sự kiện vừa rồi chỉ là dùng đông người để đỡ sợ, tìm sự đồng lõa, chứ không hẳn là tâm lý đám đông. Chỉ là dùng đám đông để tự tin hơn, chứ không phải cả đám đông đi ăn cướp, làm bậy.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

 

Vậy thì, hiện tượng nói trên cho thấy người dân đang thiếu hụt những điều gì, thưa ông?

- Theo như tôi được biết, thì cuốn sách "Tâm lý đám đông" đã được tái bản tới lần thứ 6.

Những kiến thức về đám đông rất quan trọng đối với con người hiện đại. Mình phải có ý thức, đừng để trở thành một phần tử của đám đông cuồng nhiệt, biến mình thành vô thức. Người trí thức là phải lặng lẽ, suy nghĩ cẩn thận, và như thế thì phải “ở riêng” thôi.

Đã có đầy những dẫn chứng về việc ngay những nhà bác học, học giả lỗi lạc khi đã đi vào đám đông sẽ không còn suy nghĩ được cá nhân nữa, mất cả cá tính. Đối với trí thức thế là hỏng, sẽ bị tầng lớp khác, người khác lợi dụng, chỉ đạo.

Còn với “thường dân” thì sao? Trước những hiện tượng "lệch chuẩn" của xã hội, trước những hành vi lệch lạc của người lớn hiện nay, thì theo ông, các bạn trẻ hay mỗi ông bố bà mẹ nên đọc thêm những cuốn sách nào?

- Các nhà xuất bản cũng thấy được phần này rồi.

Đám đông có mặt tiêu cực, nhưng có mặt tích cực. Con người hiện đại không thể chỉ làm việc một mình được. Tuổi trẻ bây giờ làm việc theo nhóm, theo cụm, bổ trợ cho nhau rất nhiều, chứ không phải cứ đám đông là làm những việc lệch lạc.

"Tuổi trẻ rất dễ bị đám đông kích động, cách tốt nhất là tránh ra thì hơn. Bởi khi đã tham gia không thể nói giỏi được, mà sẽ bị cuốn theo"

Người nước ngoài thường đánh giá người Việt Nam có kỹ năng làm việc nhóm kém. Người trẻ Việt thiếu hụt những phần này rất nhiều. Sách tâm lý học hiện đại có hẳn những lý thuyết riêng về vấn đề này như cuốn “Trí khôn của tập thể”.

Đám đông có lúc đưa ra những ý kiến rất hay. Làm việc nhóm phải có kỹ thuật riêng, có thỏa hiệp, tôn trọng ý kiến của người khác… Nếu chỉ biết đám đông như thế kia mà lo sợ là không được. Phải học cách cùng làm việc với đám đông. Những lý thuyết đó phải đọc. 

Còn những hành động lệch lạc, thì như tôi đã nói, dùng tâm lý đám đông chỉ giải thích được một phần. Đó là sự lây nhiễm hành vi xấu. Những hành động đấy chủ yếu nói lên văn hóa của cả xã hội đang xuống cấp.

Nhìn nhận về hiện tượng này, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ lập luận: "Trong số những người hôm nay, tôi nghĩ có nhiều người đã từng xếp hàng rất ngay ngắn hàng giờ để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và khóc. Vậy thì có đáng lên án họ không, khi ở hoàn cảnh này, họ có những hành động rất bản năng, nhưng ở hoàn cảnh khác họ lại rất văn hóa và đáng trân trọng". Nhưng lại có phản biện: "Văn hóa là cái vỏ bọc, bản năng là cái ruột. Khi cái vỏ văn hóa có giá trị làm chủ, bảo vệ, điều chỉnh cái ruột bản năng, bắt cái ruột bản năng phải phục tùng trong mọi hoàn cảnh, đó là văn hóa thật. Còn cái vỏ văn hóa không làm chủ được điều đó, ở hoàn cảnh này nó che giấu mọi thứ để tỏ ra thanh lịch, hào hoa, ở hoàn cảnh khác nó lại thả cửa cho sự tham lam, bần tiện, thì đó là cái vỏ văn hóa giả".

Theo ông lập luận nào thuyết phục hơn?

- Khi đã vào đám đông là bản năng trỗi dậy, văn hóa không thể làm chủ được. Chỉ có những người tạo lập được phông văn hóa rất cao sẽ tránh được những chuyện này thôi.

Nhưng cũng không thể bảo những người còn lại là có vỏ văn hóa giả. Chỉ là, vỏ văn hóa của họ không vững chắc thôi. Đã để bị lôi cuốn tức là không vững chắc rồi, chứ họ không giả tạo.

Muốn đề kháng được những thứ lệch lạc của hoàn cảnh, chỉ có cách là có phông văn hóa vững chắc. Đây là việc thuộc nhà trường, thuộc đoàn thanh niên, mà quan trọng nhất là phụ thuộc vào gia đình. Nhà trường là phần cực kỳ quan trọng, nhưng cha mẹ mới là quan trọng nhất.

Vậy thì, ông có cảm thấy buồn trước hiện tượng trên?

- Buồn rồi sẽ qua thôi.

Bởi vì xã hội mình bây giờ nhiều cái thất vọng quá nên bản năng thức dậy. Mà trong con người mình đầy bản năng xấu, nào là tham sân si. Bản năng là một trong những cái vô thức, chi phối mình ghê gớm lắm. Gặp hoàn cảnh, bản năng thức dậy ngay, đừng ai nói trước điều gì.

Còn vì sao tôi nói “sẽ qua”, bởi vì rồi xã hội sẽ vẫn giải quyết được thôi.

Trong bản năng con người có bản năng chết và bản năng sống. Nói như Freud, bản năng chết là bản năng dẫn tới chiến tranh, bạo lực, còn bản năng sống là bản năng yêu đương, sinh tồn. Nếu một dân tộc nào lao xuống dốc, kể cả khi dường như không còn con đường nào khác, thì thông thường bản năng sống trong dân tộc đấy vẫn thức dậy được. Sẽ vẫn có những ngọn lửa, có con người kích thích bản năng sống thức dậy. Và hết giai đoạn ấy là sẽ hồi phục lại.

Dân tộc nào cũng có những lúc rất bi quan trong vấn đề tư tưởng, nhưng không phải là hết. Nếu dân tộc ấy còn sống được, tức là nó sẽ còn sức sống để tái sinh trở lại.

Không bi đát đâu, tôi nghĩ thế. Hai bản năng luôn tồn tại trong chúng ta, trong cộng đồng cũng như trong mỗi cá nhân. Mình biết cách trau dồi, nuôi nấng phần đẹp, lúc nào đó bản năng tốt sẽ trỗi dậy trở lại. Chứ bây giờ ta muốn đi tìm một xã hội hoàn toàn tốt lành là không thể có được.

Chấp nhận cái lệch lạc nhưng phải nuôi dưỡng cái đẹp. Mà việc đó không phải chỉ một vài người làm được...

Xin cảm ơn ông.

Chi Mai – Hạ Anhthực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó chủ tịch huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập” (!?)

 


Sau khi báo Pháp luật Việt Nam số 35 ra ngày 4/2 đăng bài “Huyện Chư Pảh (Gia Lai): Cầu sập liên tiếp, dân kêu, chính quyền làm ngơ?”,  rất nhiều độc giả đã điện thoại đến số máy đường dây nóng của toà soạn bày tỏ sự bất bình trước cách hành xử của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

 

Sau khi báo Pháp luật Việt Nam số 35 ra ngày 4/2 đăng bài “Huyện Chư Pảh (Gia Lai): Cầu sập liên tiếp, dân kêu, chính quyền làm ngơ?”,  rất nhiều độc giả đã điện thoại đến số máy đường dây nóng của toà soạn bày tỏ sự bất bình trước cách hành xử của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

 

Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân sập cầu và trách nhiệm của các cấp chính quyền, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pảh, ông Quang cho biết: Sau khi cầu sập huyện đã báo cáo tỉnh, tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh điều tra nguyên nhân cầu sập nên huyện không nắm về vấn đề này. Nhưng theo nhận định khách quan, cầu sập là do mưa lũ tạo dòng lớn làm trống chân trụ giữa của cầu làm cầu tạo thành chữ V chứ không sập. Với lại cả hai cây cầu đều là vốn của tỉnh và trung ương nên huyện không quản lí.

 

images650978_10a.JPG

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?

 

Khi được hỏi về nạn khai thác cát bừa bãi cách cầu chỉ chừng trăm mét có phải do huyện không quan tâm hay không, ông Quang cũng khẳng định là không có chuyện đó và cho rằng tất cả các cơ sở đó đều đã được tỉnh cấp giấy phép khai thác.

 

Trả lời chúng tôi về Kết luận thanh tra, ông Phạm Minh Trung - Phó trưởng Phòng Nội chính, được ông Ngô Ngọc Sinh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai giao quyền phát ngôn về vấn đề này - cho biết: Sau khi được UBND huyện Chư Pảh báo cáo, UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh làm rõ vấn đề. Ngày 24/10/2011 Thanh tra tỉnh có báo cáo. Hai cây cầu đã được làm đúng tiêu chuẩn, chất lượng và đầy đủ các thông số kỹ thuật như trong thiết kế đã được phê duyệt.

 

Nguyên nhân cầu sập là do mưa lũ làm rỗng đế trụ giữa của chân cầu. Sau khi có kết luận UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện kiểm điểm trách nhiệm trước tỉnh.

 

Về hướng khắc phục, tỉnh đã chỉ đạo làm cầu tạm cho dân ngay sau khi sự cố xảy ra được 5 ngày. Về việc xây lại hai cây cầu mới thì chắc chắn sẽ làm nhưng thời gian thì chưa có kế hoạch cụ thể.

 

Như vậy, nạn khai thác cát bừa bãi và xe chở cát quá tải ở đây đã không được nhắc tới mặc dù đến lúc này những đống cát to đùng vẫn còn nằm bên bờ sông, một vài máy hút cát vẫn đang còn hoạt động không biết các cấp chính quyền nơi đây có biết?

 

Chỉ còn mấy tháng nữa là lại đến mùa mưa lũ, những cây cầu mới không biết đến khi nào mới được xây dựng? Chỉ có một điều mà chúng tôi, cũng như những người dân nơi đây biết rằng, khi những cây cầu được đúc bằng bê tông, cốt thép có thiết kế vĩnh cửu, mới đưa vào sử dụng mà còn sập, thì đối với  những cây cầu, rõ ràng đời sống sẽ mong manh, tính mạng người dân đi qua cầu cũng khó lòng nói trước?.

 

theo baophapluat.vn

======================================================

Thật sự không hiểu Phó chủ tịch huyện mà còn phát biểu yếu kém đến thế 

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về"

 

Trưa qua đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam mắc kẹt ở Nepal do động đất đã về đến Hà Nội an toàn. Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ dự định về nước hôm 26/4 nhưng bị mắc kẹt lại do trận động đất một ngày trước đó.

 

Đã đành về theo lịch đã định trước, nhưng dư luận không thể không băn khoăn: Hội Chữ thập đỏ VN là một tổ chức mà tính thiện nguyện phải đặt lên hàng đầu, là những người luôn có mặt để trợ giúp người khác khi có thiên tai, thảm họa. Đoàn qua đây để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế thì sao gặp động đất lại quay về?

 

fcda3654862402bc64e864952dabe17a.jpg?Thu

Mệt mỏi sau chặng bay dài, anh Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam đang kể chuyện thoát chết trong gang tấc. Ảnh: Vnexpress.

 

Tại sao không ở lại xắn tay cùng người dân Nepal, giúp đỡ họ và qua đó học thêm kinh nghiệm? Nếu ở lại việc ăn ở có thể gây gánh nặng cho họ thì có thể liên hệ với bên nhà, và bản thân người làm công tác thiện nguyện thì phải biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong sinh hoạt ở vùng thảm họa chứ.. Và nếu không giúp đỡ được người dân Nepal, việc quan sát cách vận hành guồng máy cứu trợ, giúp đỡ người dân của các lực lượng tại Nepal cũng là những bài học trực quan sinh động rất quý giá hơn bất kỳ sự học hỏi nào. Thế vì sao lại không làm? Vì sao lại trở thành những người Việt đầu tiên rời thảm họa khi còn bao nhiêu đồng hương của mình kẹt lại?

 

Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, với chức năng của Hội chữ thập đỏ, khi mà VN chưa có lãnh sự tại Nepal, 10 nhân viên chữ thập đỏ VN nói trên hoàn toàn có thể trở thành một chiếc cầu nối giúp ngay chính những đồng hương VN của mình còn kẹt lại Nepal kết nối với lãnh sự quán tại Ấn Độ và gia đình và các cơ quan chức năng sở tại.

 

Trong tai ương ai cũng muốn về. Nhưng là những người có sứ mệnh trợ giúp người hoạn nạn thì không nên trở thành người đầu tiên quay về khi thảm họa xảy ra!.

 

theo http://www.tamguong.vn/nong/lang-kinh/693901/Di-hoc-kinh-nghiem-ung-pho-voi-dong-dat-gap-dong-dat-thi-ta-di-ve.html

===============================

 Haha các VIP của Hội chữ thập đỏ VietNam là đi để học kinh nghiệm xử lý động đất khi xảy ra thôi, học xong là phải về Hà Nội bàn giao cho người khác đi xử lý hay giúp đỡ chuyện động đất, có thế mà các bạn cũng làm ồn ào  :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đòi hỏi của Toyota

 

Đề xuất giảm thuế của Toyota là bài toán hóc búa cho Chính phủ, bởi không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phụ trợ trong nước mà còn cả hệ thống thuế áp dụng cho các doanh nghiệp khác.
 

Trong một cuộc họp giữa Bộ Công Thương với Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản mới đây, Toyota đã đưa ra 5 đề xuất giúp duy trì sản xuất tại Việt Nam sau năm 2018. Đáng chú ý trong số này là các đề xuất giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp Nhật Bản từ mức 15-25% theo cam kết WTO xuống 0%; đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất ôtô và đề xuất Chính phủ hỗ trợ cho xe lắp ráp CKD tương đương 50% mức chênh lệch chi phí sản xuất xe trong nước và xe nhập khẩu.

 

Bài toán khó với Chính phủ

 

Nếu nhìn từ góc độ của Chính phủ, các đề xuất trên khó hoặc không thể thực hiện về nguyên tắc. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không được phép phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên. Để thực hiện đề xuất của Toyota, Chính phủ cũng phải giảm thuế nhập khẩu linh kiện CKD từ các nước thành viên WTO khác ngoài Nhật Bản xuống 0%. Nhưng cũng lưu ý rằng Việt Nam vẫn được áp thuế suất ưu đãi với ôtô CKD và một số linh kiện, phụ tùng theo các thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam - Nhật Bản hay ASEAN - Nhật Bản.

 

Kết hợp với cam kết giảm thuế nhập khẩu linh kiện trong khuôn khổ CEPT/AFTA xuống 0% ngay từ năm 2015, việc cắt giảm thuế nhập khẩu linh kiện từ các nước ngoài ASEAN xuống 0% chắc chắn sẽ là hồi chuông nguyện cho phần lớn ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện ôtô nói chung ở Việt Nam. Đó là chưa kể việc bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện trên diện rộng và ở mức độ lớn như vậy sẽ là đòn chí mạng cho ngân sách Nhà nước.

 

toyota-5110-1430210266.jpg

Toyota vừa đề xuất một loạt vấn đề để tiếp tục sản xuất xe tại Việt Nam.

 

Về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất ôtô, thông thường, động thái này chỉ cần và nên thực hiện vào thời điểm các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nào đó gặp khó khăn nghiêm trọng do biến động bất lợi của môi trường kinh doanh, đe dọa đến sự sống còn và công ăn việc làm trong ngành. Hoặc vào thời điểm mới tạo dựng ngành đó, Chính phủ cần phải có những khuyến khích tài chính đặc biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

 

Đành rằng đến năm 2018 Việt Nam sẽ phải mở cửa ngành ôtô nội địa cho cạnh tranh trong khu vực với thuế nhập khẩu không chỉ linh kiện mà cả ôtô nguyên chiếc là 0%. Nhưng nhìn rộng ra cả nền kinh tế thì không chỉ có ngành công nghiệp ôtô nội địa mà còn nhiều ngành kinh tế khác cũng bị đe dọa một cách tương tự. Bởi vậy, với cùng một logic trong đòi hỏi của Toyota thì Chính phủ sẽ phải hạ thuế thu nhập doanh nghiệp trên diện rộng cho hàng loạt doanh nghiệp và ngành kinh tế. Lúc đó, bài toán thâm hụt ngân sách Chính phủ càng bế tắc hơn, không có lời giải.

 

Trong khi Toyota kêu khó khăn, đòi giảm thuế để hỗ trợ thì vẫn có doanh nghiệp ôtô khác, kể cả doanh nghiệp nội địa như Thaco Trường Hải tỏ ra tự tin với thành công nối tiếp của mình trong tương lai. Điều này chứng tỏ tuy có đáng sợ, nhưng việc giảm thuế nhập khẩu ôtô và linh kiện về 0% năm 2018 cũng không thể bức tử hết các doanh nghiệp ôtô tới mức đặt Chính phủ vào tình thế phải lựa chọn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc không còn gì để đánh thuế.

 

Với đề xuất hỗ trợ, theo nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong và ngoài nước trong khuôn khổ WTO thì Chính phủ không được phép trợ giá trực tiếp cho xe ôtô lắp ráp trong nước. Bởi vậy, đề xuất Chính phủ hỗ trợ cho xe CKD tương đương 50% mức chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu như trên của Toyota là không thể thực hiện được, cho dù Chính phủ có sẵn lòng thực hiện.

 

Liên quan đến cam kết của Toyota tăng tỷ lệ nội địa hóa và đầu tư tăng sản lượng để giảm chênh lệch về chi phí giữa ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu, điều này có chăng vẫn chỉ là lời hứa hay cam kết, mà việc thực hiện hóa có được hay không là điều không được đảm bảo và chắc chắn là Toyota cũng sẽ không bị trừng phạt nếu lời cam kết là không thành. Tiền lệ là chuyện hãng này cam kết khi bắt đầu sản xuất ở Việt Nam năm 1996 rằng sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa ít nhất 30% sau 10 năm hoạt động, để rồi đến nay sau gần 20 năm mới chỉ có mẫu xe Inova là đạt được đúng như cam kết.

 

Sự nhượng bộ cần thiết

 

Nhưng nếu nhìn ở góc độ doanh nghiệp, cũng có thể hiểu tại sao Toyota đặt ra những yêu cầu như vậy. Với thị phần lớn nhất nhì nhiều năm qua và làthương hiệu mạnh, quen thuộc trên thị trường, Toyota có thể được hưởng lợi thế trong các cuộc thương lượng không chỉ với đối tác kinh doanh mà với cả Chính phủ trên nguyên tắc "quá lớn để có thể cho phá sản". Ở địa vị này, việc mặc cả chính sách sao cho có lợi nhất cho Toyota là tất yếu, nhất là ở những thời điểm mang tính bước ngoặt như hiện nay. Áp lực lên Chính phủ sẽ lớn hơn nếu các doanh nghiệp ôtô khác cũng đưa ra những đòi hỏi tương tự hoặc đặc thù hơn.

 

Do đó, Chính phủ cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp và các bên liên quan để phân tích và đánh giá chính xác được các rủi ro và khó khăn về môi trường kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp trong những năm tới. Đồng thời, có những nhượng bộ cần thiết.

 

Trong số những điều kiện mà Toyota đề xuất, điều kiện về thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe CKD cũng như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản xuất trong nước là điều mà Chính phủ nên xem xét nhượng bộ. Bởi khi phát triển được thị trường ôtô với nhiều người sử dụng hơn, nguồn thu từ thuế và phí sẽ tăng lên, bù đắp phần thiếu hụt trên.

 

Ngoài những điều kiện đó, nếu Toyota và các doanh nghiệp khác vẫn khăng khăng đòi hỏi Chính phủ phải chấp nhận thêm điều kiện khác thì lúc này sự đòi hỏi đó trở nên quá đáng và vô lý, Chính phủ nên bỏ qua.

Trong tương lai, nếu Toyota và các doanh nghiệp khác sẽ thu hẹp hoặc ngừng sản xuất với lý do Chính phủ không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của họ thì đây là điều đáng tiếc cho Việt Nam, song cũng là điều hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trường

 

Tiến sĩ Phan Minh Ngọc

theo http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doi-hoi-cua-toyota-3208246.html

======================================================

Thích câu nhận xét của Tiến sĩ Ngọc là : " nếu Toyota và các doanh nghiệp khác sẽ thu hẹp hoặc ngừng sản xuất với lý do Chính phủ không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của họ thì đây là điều đáng tiếc cho Việt Nam, song cũng là điều hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trường" .

Hãy tuân theo quy luật kinh tế thị trường.

Toyota có phá sản ở VietNam thì cũng sẽ có các công ty khác xuất hiện và vươn lên thôi

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không còn tin thì không nên sử dụng nữa


 

Hội đồng kỷ luật Tập đoàn FPT đã thống nhất yêu cầu cho thôi việc 4 cán bộ có dấu hiệu không minh bạch trong việc lựa chọn cũng như thiếu kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng của nhà cung cấp, gây thất thoát tài chính cho FPT.

 

4 người này không tuân thủ quy trình mua sắm gây thất thoát tài chính. Trong đó, có 2 trường hợp mua sắm thông qua công ty sân sau và có dấu hiệu tư lợi cá nhân.

 

Đây là một bản tin mang tính chất nội bộ vừa xuất hiện ngày hôm qua, gây ra rất nhiều phản hồi tích cực.

 

Nhân viên FPT nhìn thấy nỗ lực xử lý vấn nạn “quân xanh, quân đỏ” gây thất thoát lớn và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, thấy “văn hóa FPT”, với niềm tự hào về sự trung thực và trong sạch - đã bất minh thì dù là ai, ở vị trí nào chỉ có sự lựa chọn hoặc tự xin thôi việc, hoặc bị cho thôi việc.

 

Những cổ đông FPT nhìn thấy trong đó sự minh bạch - nơi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình có người chịu trách nhiệm.

Còn “chúng ta” thấy trong quyết định tưởng chừng như đơn giản này sự khác biệt giữa tư nhân và Nhà nước, nhất là trong việc xử lý cán bộ sai phạm trong các cơ quan công quyền.

 

Có rất, rất nhiều ví dụ về cách thức xử lý cán bộ chỉ là khiển trách, kiểm điểm, mặc dù hành vi của họ rõ ràng là tham ô, tham nhũng. Có rất nhiều lập luận rằng, vì số người sai phạm quá đông, nếu kỷ luật hết thì không còn người làm việc, hay vì họ là cán bộ chủ chốt nên không thể cho nghỉ.

 

Hay mới nhất, trong vụ huyện Nông Cống chi sai gần 1 tỉ đồng cho cán bộ “đi chơi” vừa được ông chủ tịch huyện “gãi đầu gãi tai”: “Cái này tôi đã kiểm điểm với chủ tịch tỉnh. Tôi cũng đã yêu cầu các đơn vị, anh em nộp lại, nhưng vì anh em vẫn chưa có tiền nộp lại…”.

Cái sai 3 năm không được sửa. 3 năm không có ý định sửa sai. Cái sai gần như “chìm xuồng” nếu báo chí không nhắc lại. Và cái sai mà cuối cùng chẳng ai phải trả giá, chẳng ai phải chịu trách nhiệm.

 

Và rõ ràng, cách thức xử lý hay những lập luận như vậy chỉ càng khiến cho niềm tin của nhân dân với cuộc chiến chống tham nhũng, với cán bộ, với bộ máy công quyền ngày thêm đổ vỡ.

 

Khi yêu cầu sa thải cán bộ bất minh, TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc nói rằng: “Điểm mấu chốt là chúng ta mất niềm tin với những cán bộ như vậy. Và khi đã không còn tin thì không nên sử dụng nữa”. Liệu đã đến lúc niềm tin dân chúng trở thành một tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ trong bộ máy công quyền.

 

theo http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/khong-con-tin-thi-khong-nen-su-dung-nua-322241.bld

=============================================================

Hay 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mua sắm ăn chơi: Dân Hà Nội khác biệt Sài Gòn

 

Với chị em, mua sắm có lẽ là một trong những thú giải trí thú vị nhất. Hãy cùng xem những khác biệt thú vị trong chuyện mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn nhé!

Thời gian mua sắm 20150503091031-mua-sam-o-ha-noi1.jpg  

Một trong những khác biệt đầu tiên giữa mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn là thời gian. Ngoại trừ các chợ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, người sống ở Hà Nội thường bắt đầu mua sắm muộn, thường khoảng 10 giờ 30 sáng trở đi.

 

Chẳng có quy định nào trong chuyện này, nhưng buổi sáng sớm thường là khoảng thời gian “rỗng” trong việc kinh doanh ở Hà Nội, nhất là với các mặt hàng như trang phục, mỹ phẩm… Người bán hàng có lẽ ngại khách đến buổi sáng mà không chọn được mặt hàng nào sẽ làm xúi quẩy cả ngày kinh doanh, còn người mua hàng có lẽ cũng ngại phải là người “mở hàng”, khó có thể xem hàng rồi bỏ đi mà không mua gì. Nắm bắt được tâm lý này, một số trung tâm thương mại cố tình mở cửa lúc 10 giờ sáng, thay vì 8 giờ sáng như giờ hành chính.

 

Mua sắm ở Sài Gòn thì trái lại, không kể sáng trưa chiều tối, miễn là bạn thích và có thời gian, lúc nào cũng có thể là thời điểm “vàng” để shopping. Bạn là người mở hàng hay là khách hàng thứ n trong ngày, đến mua lúc cửa hàng vừa mở cửa hay gần giờ ăn trưa cũng chẳng quan trọng, bạn vẫn được người bán hàng chào đón nhiệt tình.

 

Cách phục vụ

20150503091031-mua-sam-o-ha-noi2.jpg  

Nếu “nhỡ” vào xem hàng lúc cửa hàng chưa bán được món nào, ngắm nghía, xem xét một hồi, hỏi giá và đi ra mà không mua gì ở Hà Nội, bạn sẽ không còn là “thượng đế” nữa. Phương châm “khách hàng là thượng đế” không phải lúc nào cũng chính xác ở Hà Nội. Nhẹ thì một cái lườm, một câu lẩm bẩm không vừa ý, nặng hơn, bạn có thể bị nhân viên cửa hàng nói “mát” hoặc “đốt vía” vì sự hồn nhiên của mình.

 

Ở Sài Gòn thoải mái hơn. Bạn có thể sà vào quầy bán hàng hỏi giá cả, yêu cầu nhân viên tư vấn sản phẩm, thử một lúc dăm bảy chiếc váy rồi quyết định không mua gì mà chẳng ai dám nặng lời với bạn. Thậm chí, nhân viên vẫn tươi cười, cúi đầu chào khi bạn bước ra cửa hàng với lời dặn dò: “Dạ, cảm ơn anh chị đã xem hàng. Lần sau lại ghé em nha!”

 

Giá cả

20150503091031-mua-sam-o-ha-noi3.jpg  

 

Ở Hà Nội, một số ít cửa hàng niêm yết giá sản phẩm và bán đúng giá, còn nhiều chợ và cửa hàng vẫn giữ thói quen nói thách (nói giá sản phẩm cao hơn giá bán). Khách mua hàng phải tự định mức giá mình cho là hợp lý và mặc cả với cửa hàng. Mặc cả khéo, mua được sản phẩm tốt với giá “hời” là một trong những niềm vui và sự tự hào của chị em khi mua sắm ở Hà Nội.

 

Người bán hàng ở Sài Gòn dường như ít khi nói thách mà nói giá khá sát, vì thế, gần như không có chuyện mặc cả khi bạn đi mua sắm tại đây. Dầu vậy, nhân viên cửa hàng có thể bớt cho bạn một chút đỉnh so với giá bán nếu bạn mua nhiều sản phẩm.

 

Quán café

20150503091145-mua-sam-o-ha-noi4.jpg  

Phong cách phục vụ chuyên nghiệp có lẽ là điều rất nhiều người ấn tượng khi đến Sài Gòn. Nếu bạn vào một quán café và gọi đồ uống, nhân viên thường bê ra một khay to, trên đó có đồ uống của bạn, một ly đá to đùng bên ngoài kèm thêm rất nhiều trà đá. Ở một số quán, nhân viên còn chăm sóc khách đến mức, chỉ cần đá trong ly trà đá của bạn bị tan, họ sẽ thay cho bạn ly mới. Thậm chí, ngay cả bạn đi cùng nhóm bạn và gọi nước ít hơn số lượng người, nhân viên vẫn nhiệt tình với bạn như với các khách khác.

 
 

Ở Hà Nội, nhân viên phục vụ quán café có vẻ “thật thà” hơn và thường chỉ đem ra đồ uống mà bạn gọi, không phải lúc nào cũng kèm theo nước lọc hay trà đá. Bạn thường phải yêu cầu nếu muốn có phục vụ kèm theo này. Ngay cả ở những quán chú ý đến phần nước lọc, trà đá cho khách, họ thường chỉ phục vụ lần đầu. Đi uống café cùng bạn bè ở Hà Nội, bạn cũng khó có “can đảm” không uống gì, vì có thể vấp phải sự khó chịu của nhân viên phục vụ.

 

Nhà sách

20150503091208-mua-sam-o-ha-noi5.jpg  

Đi “coi cọp” sách là thú vui của nhiều người Sài Gòn, nhất là trẻ nhỏ và sinh viên. Cảnh thường thấy ở các nhà sách tại Sài Gòn là các quầy sách có đông người đứng đọc tại chỗ, trẻ con thậm chí còn ngồi bệt xuống đất say sưa đọc các quyển truyện yêu thích mà chẳng bị nhắc nhở gì. Nhiều nhà sách thậm chí còn bố trí khu vực riêng, có ghế ngồi cho trẻ em thỏa sức khám phá thế giới sách. Đi nhà sách, vì thế là một trong những thú giải trí, niềm vui của trẻ nhỏ Sài Gòn, nhất là trong những ngày hè.

 

Ở Hà Nội, cảnh tượng trên rất hiếm thấy. Ít nhà sách ở Hà Nội có không gian rộng để người đọc có thể nhẩn nha đọc sách trước khi mua. Nếu trẻ con Hà Nội muốn đọc sách miễn phí, chúng có thể vào thư viện, thay vì các nhà sách.

 

Nơi mua sắm

20150503091232-mua-sam-o-ha-noi6.jpg  

 

Nếu có nơi nào thể hiện rõ nhất phong cách mua sắm ở Hà Nội, có lẽ đó chính là các chợ cóc ven đường. Chợ có thể mọc lên ở các ngõ ngách, ở ven đường, trong các khu dân sinh quanh Hà Nội, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Người Hà Nội đi chợ cũng theo một cách rất độc đáo và tranh thủ, đôi khi họ ngồi ngay trên yên xe máy để xem và mua hàng.

 

Chợ ở Sài Gòn cũng không thiếu, nhưng ở thành phố này, siêu thị có vẻ thông dụng hơn với người dân. Các siêu thị vì thế cũng có giá cả rất hợp ly, thường xuyên có chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng. Nhiều người Sài Gòn bận rộn đi siêu thị để mua thực phẩm cho cả tuần, chủ yếu là hàng đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc tẩm ướp sẵn cho tiện nấu nướng.

 

Định lượng thực phẩm ở chợ

h20150503091330-mua-sam-o-ha-noi7.jpg  

Một điểm thú vị khác là ở chợ Hà Nội, nhiều thực phẩm vẫn được định lượng theo kiểu “quê”, nhất là các loại rau thông dụng như rau muống, cải, rau gia vị... thường được bó thành các mớ, ước lượng theo khẩu phần ăn phù hợp gia đình. Thực phẩm bán ở chợ Sài Gòn thì được cân theo kg, dù là rau củ hay thịt cá.

 

Chợ đêm

20150503091353-mua-sam-o-ha-noi8.jpg  

 

Chợ đêm cũng là một nét mua sắm thú vị mà cả hai thành phố đều có. Ở Hà Nội, chợ đêm nổi tiếng nhất là chợ đêm Đồng Xuân ở phố cổ. Do chỉ mở cửa từ 18.00 – 23.00 vào những ngày cuối tuần (thứ sáu – chủ nhật), lượng người đến chợ đêm mua sắm, tham quan thường rất đông. Chợ đêm nổi tiếng nhất Sài Gòn là chợ đêm Bến Thành (trước đây còn có chợ đêm Kỳ Hòa) luôn nhộn nhịp, đông người đến mua sắm, tham quan, nhưng không đến mức quá tải, bởi chợ đêm này hoạt động tất cả các ngày trong tuần.

 

Theo  Trí Thức Trẻ

================================

Haha văn hóa mỗi vùng, mỗi miền có khác nhau và nơi nào cũng có cái đáng iêu cả  :lol: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay