yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Phụ huynh sốc với bản dịch mới của bài thơ Sông núi nước Nam trong SGK lớp 7

 

Bài thơ Sông núi nước Nam vốn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, với những câu thơ quen thuộc, nay đã được dịch khác đi và in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 khiến nhiều phụ huynh sốc!

Dư luận bức xúc trước bản dịch bài thơ Sông núi nước Nam

Mới đây, trên các trang mạng xã hội đang bàn tán xôn xao về phần dịch trong bài thơ: “Sông Núi Nước Nam” của Lý Thường Kiệt, không chính xác và bị “cải biên”, khiến phụ huynh cũng như các học sinh đang khá bức xúc.

 

infonetnguvan3_dfpr.jpg?width=470

Cuốn sách Ngữ Văn lớp 7 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

 

Nếu trước đây, bài thơ: “Sông Núi Nước Nam” được dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”, thì nay ở trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phát hành lại dịch như sau: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

 

Như vậy, từ 4 câu thơ quen thuộc với hàng triệu học sinh, phụ huynh nay đã được “cải biên” 3 câu thơ sau so với bản dịch trước. Theo nhận định của nhiều phụ huynh, bản dịch sau trúc trắc, khó đọc và không hay như bản cũ.

 

 

infonetnguvan2_qlsq.jpg?width=470

Phần dịch thơ trong sách Ngữ văn lớp 7 tập một mới đây.

 

Người có nickname Đinh Nho Anh thốt lên: "Ôi trời. Tam sao thất bản! "Tuyên ngôn độc lập" mà bị "bôi nhọ" này sao! Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ở đâu…"

 

Trong khi đó, một bạn có Nickname Pham Phuc Thinh phản ánh: Cái này ông Darwin gọi là "Sự biến dị"... Xin lỗi dịch thơ kiểu này bảo sao bọn nhóc nó không chán môn Ngữ văn?! Học thơ như thế này mà yêu văn học mới lạ. Bản văn dịch như kiểu này thì làm mất đến 90% cái thần của bài thơ... Bạn nghĩ sao về 2 từ "vằng vặc" và " tan vỡ" liệu nó có mạnh mẽ quyết liệt và khẳng định bằng 2 cụm từ "rành rành" và "đánh tơi bời" không?

 

Còn người có Nickname Thuha Nguyen lại bàn luận: Cái sự "tan vỡ" hơi bị ép duyên, nhưng cách dịch này không làm sai lệch tinh thần bài thơ. Vấn đề là chúng ta đã quá quen với vần điệu cũ, nên thấy cái này hơi gợn, hơi khó tiếp nhận.

 

Trong khi đó, người có nickname Mong Thuy Bui lấy ví dụ của chính mình: "Vụ này chị cũng đang bức xúc đây. Hôm trước trên đường chở con đi học, con gái chị đọc, chị đọc cho nó nghe bài dịch ngày xưa được học. Con phán một câu xanh rờn "mẹ dịch không đúng bài con học". Nghe nó đọc xong mà chị muốn rớt xuống đất và nghĩ bụng kiểu này thì không thể nào dạy con theo kiến thức mình học rồi".

 

Nghĩa khác, nhưng ý thơ không có gì thay đổi

 

PV Infonet đến Công ty Sách và Thiết bị Trường học, ở 45 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mua cuốn sách Ngữ văn lớp 7 tập I và nhận thấy, bài thơ này dịch đúng như dư luận phản ánh. 

 

infonetdichtho_dhku.jpg?width=470

Nội dung của bài thơ Sông Núi Nước Nam.

 

Nhân viên bán sách tại nhà sách này khẳng định: “Ở đây không bao giờ bán sách lậu. Sách bán ở đây toàn bộ lấy từ nhà xuất bản, có dám tem kiểm định đầy đủ”. 

 

Có cuốn sách trên tay, PV Infonet nét nhận thấy, sách này được NXBGDVN phát hành vào tháng 8/2015. Nhóm tác giả chủ biên gồm: Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) – Nguyễn Đình Chú (Chủ biên phần Văn)- Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt)- Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn). Ngoài ra còn có các biên tập viên Đỗ Kim Hồi – Nguyễn Văn Long – Bùi Mạnh Nhị - Lê Xuân Thại – Đỗ Ngọc Thống.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề nội dung trong cuốn sách nêu trên, PV Infonet đã liên hệ với PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT, một trong những người biên tập cuốn sách Ngữ văn lớp 7 tập 1 này.

 

infonetnguvan1_ltiy.jpg?width=470

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống trao đổi với PV Infonet:Từ ngữ của bài thơ không giống như trước, nhưng ý nghĩa của bài thơ không có gì thay đổi.

 

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết: “Thời tôi đi học thì họ dịch: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Nhưng một bài thơ có thể dịch ra nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ý của bài thơ thì không thay đổi”.

 

“Chính vì vây, đến thời điểm này, các nhà Hán nôm, cụ thể ở đây là ông Nguyễn Khắc Phi và Nguyễn Đình Chú dịch là: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

 

Từ ngữ của bài thơ không giống như trước, nhưng ý nghĩa của bài thơ không có gì thay đổi. Khi phát hành sách đã có các nhà thẩm định rồi, nên không sai được. Tôi cũng tham gia biên soạn sách Ngữ văn tập I lớp 7, nhưng chỉ biên soạn Tập làm văn”.

 

theo http://phapluattp.vn/giao-duc/phu-huynh-soc-voi-ban-dich-moi-cua-bai-tho-song-nui-nuoc-nam-trong-sgk-lop-7-589746.html

=============================================

Các bác giỏi chữ thì dịch cho phù hợp, vì ngoài chuyện đúng chữ nghĩa, còn phải dúng ngữ cảnh nữa

"Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời" hay hơn "Chúng mày nhất định phải tan vỡ" ngàn lần

Lời dịch cũ rất hay, uy nghiêm, hùng tráng, thể hiện ý chí đánh tan quân thù 

Lại buồn ngủ 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Tập Cận Bình phát biểu 20 phút tại Quốc hội Việt Nam

 

theo http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151106/ong-tap-can-binh-phat-bieu-20-phut-tai-quoc-hoi-viet-nam/998236.html

==============================================================

D/c Tập này phát biểu cũng giống d/c Mao ngày xưa nói, rất là xã giao mà thôi

Nói và làm là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn.

Ngày xưa d/c Mao nói tình hữu nghị Việt-Trung như :"Môi hở răng lạnh" và Bác Hồ cũng đã nói: "có khi răng cắn vào môi" (thực tế cho thấy là răng nó cắn vào môi mấy lần rồi) 

Tóm lại là không bao giờ tin bạn "chung cuốc" này  :ph34r:

 

Bạn Tập sang singapore lại phát biểu linh tinh, về biển đông rồi.

Bạn hư quá

Không tin bạn tí nào

Mời ACE xem bên dưới

==================================================

 

Tập Cận Bình ngang nhiên khẳng định đảo ở biển Đông thuộc Trung Quốc

 

Tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) sáng 7-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên khẳng định rằng các đảo ở biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ xưa. 

 

366235555131-1446883422.jpg                                  Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học quốc gia Singapore (NUS) - Ảnh:Reuters

 

Theo báo Straits Times, ông Tập nói đảo ở biển Đông thuộc Trung Quốc cổ xưa, do đó Trung Quốc phải “giữ gìn chủ quyền và lợi ích biển của mình” (?).

 

Ngay sau đó, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc đang tìm cách giải quyết những vấn đề tồn tại giữa họ và các nước đang “chiếm một số đảo” (?) (dù những đảo này không thuộc chủ quyền của Trung Quốc - PV) ở biển Đông thông qua đối thoại hòa bình.

 

Chủ tịch Trung Quốc cam kết rằng: “Sẽ không bao giờ có vấn đề gì về tự do hàng hải ở biển Đông hoặc quyền bay trên khu vực này".

 

Trong bài phát biển tại NUS, ông Tập nói điểm bắt đầu và mục đích cơ bản trong chính sách về biển Đông của Trung Quốc là duy trì hòa bình và ổn định.

 

Người đứng đầu Trung Quốc cho rằng môi trường ổn định cho sự phát triển là “lợi ích chung của tất cả các nước châu Á”. Tất cả các quốc gia châu Á hiện nay đang đứng trước nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo sự phát triển mạnh và bền vững, điều này đang đòi hỏi một môi trường hòa bình và ổn định.

 

“Đây là lợi ích chung của các nước châu Á. Các nước ngoài châu Á nên hiểu và tôn trọng điều này và nên đóng vai trò xây dựng” - ông Tập nói.

 

Chủ tịch Trung Quốc còn “khuyên” các nước châu Á nên phối hợp để giữ hòa bình và ổn định. “Chúng ta không bao giờ để sự thù hận chia rẽ mình”- ông Tập nói trước các sinh viên và đại biểu tại NUS.

 

Theo Straits Times, Trung Quốc đang có những tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước trong khu vực biển Đông, Bắc Kinh đòi chủ quyền gần trọn khu vực này. Gần đây, Trung Quốc ồ ạt cho xây dựng bồi đắp đảo ở biển Đông, động thái gây phản ứng và quan ngại trong cộng đồng quốc tế.  

 

Ông Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức Singapore trong hai ngày 6 và 7-11. Chiều cùng ngày, ông có cuộc gặp với lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tại khách sạn Shangri - La.

 

theo http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20151107/tap-can-binh-ngang-nhien-khang-dinh-dao-o-bien-dong-thuoc-trung-quoc/998965.html

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nông dân Thái Bình chế máy cấy siêu tốc, nhà khoa học lặng tiếng

 

Ấp ủ ước mơ nhiều năm trời là giúp mẹ và người nông dân quê mình đỡ vất vả, anh Trần Đại Nghĩa, ở thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng (Tiền Hải - Thái Bình) đã chế tạo thành công máy cấy không cần động cơ. Việc làm của anh gây "sốt" một vùng quê, đến nay cơ sở của anh sản xuất không kịp các đơn đặt hàng.

 

Mong mẹ đỡ vất vả

 

Lúc chúng tôi đến tìm gặp, anh Nghĩa đang phải tiếp một đoàn khách từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến mua máy. Một lúc, họ đòi "ôm" về hơn chục chiếc với giá cao gấp đôi. Nhưng anh Nghĩa chỉ bán đúng một chiếc gọi là… "nể mặt lắm rồi đấy". Nghĩa bảo, muốn mua thì phải đặt hàng trước, ai đặt trước thì làm trước chứ tôi không làm ăn theo kiểu chen ngang, dù có đưa giá gấp đôi. "Bây giờ họ lấy luôn hơn chục chiếc, làm sao tôi sản xuất được để mà trả hàng những người đã đặt cách đây hai tháng?", anh nhấn mạnh.

 

Lạ thế, tính cương trực, thẳng thắn và lúc nào cũng nghĩ đến sáng tạo đã khiến người nông dân này vất vả. Những người thân của anh cho biết, đâu phải bây giờ, mà từ ngày nhỏ, là anh cả trong gia đình ở vùng quê lúa, Nghĩa đã phải làm lụng vất vả trên đồng giúp cha mẹ. Lớn lên, học xong một khóa sửa chữa điện tử ở Trường Trung cấp Truyền thanh Nam Định, nhưng cứ ngày nghỉ là lại về làm quần quật trên đồng để đỡ đần bố mẹ, thu vén ít tiền cho bản thân theo học.

 

20151108092142-a1.jpg

Máy cấy ra đồng.

 

Trần Đại Nghĩa tâm sự: "Học xong, tôi về quê sửa chữa điện tử kiếm sống, rồi lập gia đình. Đồng lúa quê nhà vẫn là nơi chủ yếu nuôi sống đại gia đình của tôi. Bố mẹ tôi vẫn chưa hết khổ. Vợ tôi vẫn phải còng lưng xuống cấy, đêm về đau ê ẩm cả người. Nhất là những tháng mang bầu, việc cấy hái cứ phải cúi gằm mặt xuống, thật vất vả. Điều ấy cứ day dứt mãi trong tôi mà lúc đó chẳng biết làm thế nào để giúp".

 

Nhiều năm trời như thế, rồi phong trào xuất khẩu lao động ở Tiền Hải trở nên khá sôi động. Gia đình cố lo tiền để Nghĩa có một suất sang Hàn Quốc làm việc. Sẵn có nghề sửa chữa điện tử trong tay, lại là người thông minh, ở công ty, nhiều loại máy hỏng hóc, quản đốc thường tìm đến Nghĩa. Anh sửa chữa được nhiều lần mà không phải mất tiền tìm thợ bên ngoài nên được thưởng khá nhiều. Năm 2002, anh ra cánh đồng, thấy bà con nông dân Hàn Quốc sao mà nhàn hạ quá! Họ có máy cấy bốn bánh to lù lù, chỉ một ngày đã làm được hàng mẫu ruộng như ở Việt Nam.

 

"Tôi tự nhủ, bao giờ Việt Nam mới có loại máy này? Nếu có, hẳn là mẹ tôi, gia đình tôi rồi người nông dân quê tôi sẽ bớt vất vả. Lúc này thì ý tưởng chế tạo máy hình thành. Tôi cứ nghĩ đến khuôn mặt hả hê, mừng vui của mẹ khi được giải phóng sức lao động mà thấy vui lắm. Tôi liền chụp ảnh máy cấy của nước bạn, và tìm hiểu nguyên lý hoạt động và tìm thêm sách vở để nghiên cứu".

 

20151108092142-a2.jpg

Anh Trần Đại Nghĩa (giữa) nói về năng suất máy cấy.

 

Nghiên cứu đêm ngày cho máy cấy ra đời

 

Năm 2005 về nước, dù dày công đi tìm hiểu, nhưng Nghĩa không thể thấy động cơ nào có thể phù hợp cho việc chế tạo của mình. Người nông dân một nắng hai sương vẫn chưa được giải phóng sức lao động. Có chút vốn liếng, Nghĩa đầu tư mua ôtô về làm nghề lái taxi, vợ anh vẫn gắn bó với ruộng đồng và mở được một hiệu tạp hóa. Và rồi, chính năng suất lao động thấp, phải chi phí nhiều, người nông dân quê anh vẫn chẳng được thụ hưởng bao nhiêu từ cấy lúa tiếp tục khiến Nghĩa trăn trở.

 

Năm 2011, người nông dân Trần Đại Nghĩa tiếp tục nghiên cứu, cần mẫn tìm cách chế tạo máy. Nhưng làm gì đây, khi máy gắn động cơ lớn thì người nông dân sẽ không đủ sức mua, bởi giá thành rất cao. Nghĩa nghĩ đến máy gắn bình ắc quy, động cơ nhỏ, vẫn không được vì bình ắc quy vẫn nặng, bà con khó vận chuyển.

 

Nghĩa nhớ lại: "Tôi nghĩ đến chuyện làm ra chiếc máy không cần động cơ. Có như thế, máy mới không tốn nhiên liệu, nhẹ, di chuyển dễ dàng, giá thành hạ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân. Tôi la cà các cửa hiệu sửa chữa xe máy, hàn xì để mua đồ, mài giũa, đấu nối các chi tiết theo bản thiết kế tôi đã vẽ ban đêm. Ngay cả khi ngồi chờ khách đi taxi, tôi cũng bỏ các bản thiết kế ra nghiên cứu. Tôi chẳng dám nói với vợ con, bố mẹ hay bất cứ ai về công việc của mình. Nhiều hôm đi sớm về khuya, vợ tôi cũng tỏ vẻ thắc mắc. Đến khi chuẩn bị bắt tay vào công đoạn lắp ráp cuối cùng, tôi mới chia sẻ với vợ về công việc mình đang làm. Đến lúc này tôi nghĩ, phải bỏ lái taxi để dồn tâm huyết cho ruộng đồng thôi. Bỏ công việc tốt để về với ruộng đồng, đúng là tôi hơi liều. Nhưng tôi tin là mình đang có hướng đi đúng đắn".

 

Trải qua hơn một tháng cần mẫn, cuối cùng, người nông dân trẻ đã lắp ráp và hoàn thiện xong chiếc máy cấy. Máy không dùng động cơ mà vận hành bằng sức kéo, nguyên liệu chủ yếu bằng thép hộp nên khá nhẹ, chỉ nặng 24kg. Vì thế, người kéo sẽ không tốn nhiều sức khi di chuyển. Anh bảo: "Người ta cứ hỏi tôi làm cái gì, rồi họ đoán non đoán già. Tôi chưa muốn thổ lộ, nên người ta bảo đó là máy gì thì tôi cũng gật. Nhưng khi muốn thử máy thì ruộng đồng đã khô. Tôi mang máy ra đoạn sông cạn để thử. Bộ phận tách mạ hoạt động rồi, nhưng chưa tốt lắm. Tôi về nghĩ cách chế tạo cho hoàn thiện hơn. Đến vụ, mang máy ra cấy thử, thấy hoạt động tốt. Vụ đó, cây lúa phát triển tốt, năng suất cao. Tôi vô cùng sung sướng!".

 

Nể phục sáng chế của anh Nghĩa, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng tâm sự: "Thật mỹ mãn, công suất của máy nhanh bằng 7-8 người cấy, bằng khoảng 4 sào/ngày. Khoảng cách hàng cấy có thể tự điều chỉnh theo ý muốn. Với bốn mỏ cấy, một giây làm được 4 khóm lúa, và máy có hệ thống gạt bùn nên không phải mất thời gian xoa vết chân người đi lại".

 

Máy cấy anh Nghĩa chế tạo ra chỉ có giá từ 4 đến 5 triệu đồng, phù hợp với điều kiện canh tác và khí hậu của Việt Nam, khắc phục được nhược điểm của các loại máy động cơ. Đặc biệt, phù hợp với nền ruộng xấu, ruộng cao và miền núi.

 

"Tôi đã làm được"

 

Anh Nghĩa vui mừng nói như vậy. Bởi giờ đây anh đã mở được xưởng chế tạo, trong nhà lúc nào cũng có hơn chục công nhân, mỗi tháng cho ra đời gần 200 chiếc máy. Nhà anh giờ đây lúc nào cũng có người đến. Bà con nông dân, các phòng nông nghiệp ở trong Nam, ngoài Bắc đều tìm đến đặt mua. Số lượng người tìm đến mua hàng không ngừng tăng. Nhìn vào quyển sổ đặt hàng của anh dày cộp lên từng ngày, tôi cũng hiểu được phần nào sự tiện lợi và hữu ích mà chiếc máy cấy này đem đến cho người sử dụng. "Hầu hết những người đến đây đều là người quanh năm mưa nắng với đồng ruộng, thiếu kiến thức về công nghệ, máy móc hiện đại nên khi chế tạo chiếc máy cấy này, tôi nghĩ cần phải tối ưu hóa, nhỏ gọn và càng đơn giản càng tốt. Nhưng để làm ra máy đơn giản mà hoạt động tốt, bà con nông dân ai cùng có thể sử dụng thì khó khăn lắm đấy", anh Nghĩa chỉ vào các chi tiết máy, nói.

 

20151108092142-a3.jpg

Anh Nghĩa trong xưởng chế tạo.

 

Mẹ, chị, người thân của anh Nghĩa và cả những người nông dân xã Đông Hoàng là những người mừng vui nhiều nhất. Họ hết lời ca ngợi, đặt cho anh cái tên gắn với sáng chế: "Nghĩa máy cấy". Anh nông dân Trần Đại Nghĩa không thể ngờ rằng, với phát minh của mình, anh vinh dự là 1 trong 6 người nông dân của tỉnh Thái Bình về Hà Nội dự Hội nghị Đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc tại Hà Nội.

 

Rồi anh cũng vinh dự được đón các đoàn nghiên cứu khoa học về trao đổi và học hỏi kinh nghiệm. Với Nghĩa, niềm vui của anh là đã giúp mẹ đỡ vất vả, giúp những người nông dân quê mình được giải phóng sức lao động. Hơn thế, tầm ảnh hưởng của chiếc máy cấy không động cơ, đang "phủ sóng" dần trên ruộng đồng, giúp cho nhiều bà con ngoại tỉnh khác đỡ khổ.

 

Có một điều, là hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu khoa học vẫn đang loay hoay tại các phòng thí nghiệm và vật lộn trên bản vẽ nhúng những phát minh của họ vẫn chỉ để trong ngăn tủ, không áp dụng được, dù dày công học hành, đầu tư tiền của nhiều năm học ở nước ngoài, thì những người nông dân như anh Nghĩa, bằng kiến thức tự học, bằng nỗi trăn trở thật sự đã chế tạo ra chiếc máy vô cùng thiết thực.

 

Dự định của Nghĩa là sẽ tiếp tục cải tiến máy cấy, để tăng hiệu quả sử dụng, giúp người nông dân nhàn hơn mà giá cả không đổi. Anh cũng trăn trở và ước mong nhà nước có những giúp đỡ, bảo hộ, tiện lợi trong đăng ký bản quyền tác giả cho các sáng tạo của những người nông dân như anh. Đồng thời, khích lệ họ phát huy nội lực, tiếp tục tạo ra những sản phẩm hay, thiết thực hơn.

 

theo http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/271931/nong-dan-thai-binh-che-may-cay-sieu-toc--nha-khoa-hoc-lang-tieng.html

================================================

Nghĩ cái gì.

Nhà khoa học hay cộng đồng khoa học còn nghiên cứu những vấn đề cao siêu.

Còn mấy việc này thì . . .   :lol: 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nông dân Thái Bình chế máy cấy siêu tốc, nhà khoa học lặng tiếng

 

Ấp ủ ước mơ nhiều năm trời là giúp mẹ và người nông dân quê mình đỡ vất vả, anh Trần Đại Nghĩa, ở thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng (Tiền Hải - Thái Bình) đã chế tạo thành công máy cấy không cần động cơ. Việc làm của anh gây "sốt" một vùng quê, đến nay cơ sở của anh sản xuất không kịp các đơn đặt hàng.

 

theo http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/271931/nong-dan-thai-binh-che-may-cay-sieu-toc--nha-khoa-hoc-lang-tieng.html

================================================

Nghĩ cái gì.

Nhà khoa học hay cộng đồng khoa học còn nghiên cứu những vấn đề cao siêu.

Còn mấy việc này thì . . .

 

  :lol: 

 

 

Họ còn đang nghiên cứu về UFO, Người ngoài hành tinh, vấn đề sự sống trên sao Hỏa, có nước trên Mặt trăng hay không và....tìm dự án.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bìa sách 'Truyện Thúy Kiều' bán nude:

Không đáng tranh cãi!

Thứ Sáu, 13/11/2015 07:07
 

(Thethaovanhoa.vn) - Bức tranh vẽ cảnh Thúy Kiều tắm của danh họa Lê Văn Đệ bỗng trở thành tâm điểm của dư luận khi được thiết kế thành bìa cuốn văn họa Truyện Thúy Kiều. Giới mỹ thuật đánh giá cuốn sách là “ấn bản đáng chờ đợi” còn rất nhiều ý kiến của cộng đồng mạng cho rằng cuốn sách “đi ngược thuần phong mỹ tục”.

 

Để rộng đường dư luận, Thể thao & Văn hóa (TTXVN) có cuộc trao đổi với các họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật và đơn vị phối hợp ấn hành cuốn văn họa Truyện Thúy Kiều. Ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo được Công ty Cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam và NXB Thế giới phối hợp xuất bản.

 

Những ồn ào nực cười!

Trao đổi với Thể thao & Văn hóa, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ của Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ: Văn họa Truyện Thúy Kiều ngoài việc in ấn bản đặc sắc do học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo còn bao gồm 11 bức tranh màu in trên giấy dó của các họa sĩ thuộc “thế hệ vàng” của mỹ thuật Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung…  Đây là một ấn phẩm quý, đáng mong chờ nhất trong đợt kỷ niệm 250 ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Những ồn ào dư luận đang đổ dồn về bìa của cuốn sách là rất nực cười và không đáng có.

 

Truyen-Thuy-Kieu.jpg
 Bìa cuốn “Truyện Thúy Kiều” (tranh của Lê Văn Đệ)

 

Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, bìa cuốn sách là tác phẩm bán nude duyên dáng, nghệ thuật, đúng tinh thần Truyện Kiều. Bức tranh tái hiện câu thơ của Nguyễn Du mô tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Đơn vị xuất bản lấy bức tranh ra làm bìa cũng rất đẹp và ý nghĩa.

“Còn nếu nói tranh cụ Đệ “đi ngược thuần phong mỹ tục”, “lõa lồ”, “xúc phạm Truyện Kiều” là những quan điểm rất hạn hẹp trong thẩm mỹ. Thêm nữa, những bình luận đều xuất phát từ mạng xã hội với cái nhìn hời hợt và quy chụp” - ông Lương Xuân Đoàn nói.

 

Tu-ba.jpg
Tranh "Tú bà ghé lại thong dong dặn dò" của Tô Ngọc Vân
 

Chờ sự công tâm của cơ quan quản lý

Theo nhà sưu tập Nguyễn Minh - người đang giữ nhiều tranh của lớp đầu trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - trước khi đánh giá, cộng đồng cần bình tâm nhìn lại tác giả bìa sách. Cụ thể, Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930, từng là người phụ trách việc trang trí kỳ đài trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình.

“Trong các bức tranh của “thế hệ vàng” mỹ thuật Đông Dương lấy cảm hứng từ Kiều, bức tranh trên bìa sách của cụ Đệ có phần “hiền”. Có nhiều bức khác, các danh họa vẽ Kiều táo bạo hơn rất nhiều. Tiêu biểu như bức vẽ cảnh “Tú Bà ghé lại thong dong dặn dò” của Tô Ngọc Vân. Bởi vậy, bức tranh trên bìa sách của Lê Văn Đệ không đáng phải tranh cãi” - ông Nguyễn Minh nói.

 

avt.jpg

Chiêm ngưỡng tranh về 'Truyện Kiều' của những họa sĩ hàng đầu Việt Nam

 

Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đăng tải toàn bộ những bức tranh của các danh họa hàng đầu Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… xuất hiện trong cuốn sách gây tranh cãi.


Cuốn Truyện Thúy Kiều cho đến nay vẫn chưa lên kệ. Mọi ồn ào đều xuất phát từ việc hình bìa cuốn sách được công bố ra ngoài. Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Hoàng Giang, Phó GĐ Nhã Nam, cho hay: “Cho đến lúc này, chúng tôi vẫn chưa có ý định đổi hình bìa. Nhiều người nhiều quan điểm và quan điểm của số đông chưa hẳn đã là đúng”.

Còn ông Lương Xuân Đoàn chia sẻ: “Tôi rất sợ cơ quan quản lý đưa ra một kết luận gì đó theo dư luận. Và nếu tranh của họa sư Lê Văn Đệ mà còn không được xuất bản trên bìa sẽ tạo tiền lệ rất xấu với ngành xuất bản và ngành mỹ thuật. Tôi chờ đợi sự công tâm của các cơ quan quản lý trong thời khắc thử thách bản lĩnh này”.

 

Nhã Nam khẳng định không “chơi chiêu”

Khi được hỏi về việc chọn bức tranh bán nude của danh họa Lê Văn Đệ (trong số 11 bức tranh của các danh họa nổi tiếng), Nhã Nam có “chơi chiêu” PR? Ông Vũ Hoàng Giang cho hay: “Chúng tôi khẳng định việc lựa chọn bức tranh của cụ Đệ hoàn toàn là do tinh thần của bức tranh chứ không do một nguyên nhân nào khác. Chúng tôi không PR theo hướng phản cảm, lố lăng. Bởi trong 11 bức tranh, bức tranh của Lê Văn Đệ vẫn không “sốc” bằng bức tranh của Tô Ngọc Vân. Nếu cố tình PR theo hướng “trần trụi hóa” nghệ thuật, chúng tôi đã có lựa chọn khác”.

 

 

Phạm Mỹ
Thể thao & Văn hóa

 

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/bia-sach-truyen-thuy-kieu-ban-nude-khong-dang-tranh-cai-n20151113061605769.htm

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đúng là bức tranh bìa quá đẹp và nghệ thuật, chẳng có gì là trần trụi, đi ngược thuần phong mỹ tục cả. Để đánh giá chính xác một tác phẩm thì cần có phông văn hóa nhất định và một khoảng lùi về thời gian. Đến tác phẩm Truyện Kiều ngày xưa còn bị coi là dâm thư cơ mà, 200 năm sau lại là kiệt tác của đại thi hào, mà mỗi nhà thơ đều phải học, gối đầu giường. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Bìa sách 'Truyện Thúy Kiều' bán nude:

Không đáng tranh cãi!

Thứ Sáu, 13/11/2015 07:07
 

(Thethaovanhoa.vn) - Bức tranh vẽ cảnh Thúy Kiều tắm của danh họa Lê Văn Đệ bỗng trở thành tâm điểm của dư luận khi được thiết kế thành bìa cuốn văn họa Truyện Thúy Kiều. Giới mỹ thuật đánh giá cuốn sách là “ấn bản đáng chờ đợi” còn rất nhiều ý kiến của cộng đồng mạng cho rằng cuốn sách “đi ngược thuần phong mỹ tục”.

 

Để rộng đường dư luận, Thể thao & Văn hóa (TTXVN) có cuộc trao đổi với các họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật và đơn vị phối hợp ấn hành cuốn văn họa Truyện Thúy Kiều. Ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo được Công ty Cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam và NXB Thế giới phối hợp xuất bản.

 

Những ồn ào nực cười!

Trao đổi với Thể thao & Văn hóa, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ của Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ: Văn họa Truyện Thúy Kiều ngoài việc in ấn bản đặc sắc do học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo còn bao gồm 11 bức tranh màu in trên giấy dó của các họa sĩ thuộc “thế hệ vàng” của mỹ thuật Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung…  Đây là một ấn phẩm quý, đáng mong chờ nhất trong đợt kỷ niệm 250 ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Những ồn ào dư luận đang đổ dồn về bìa của cuốn sách là rất nực cười và không đáng có.

 

Truyen-Thuy-Kieu.jpg
 Bìa cuốn “Truyện Thúy Kiều” (tranh của Lê Văn Đệ)

 

Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, bìa cuốn sách là tác phẩm bán nude duyên dáng, nghệ thuật, đúng tinh thần Truyện Kiều. Bức tranh tái hiện câu thơ của Nguyễn Du mô tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Đơn vị xuất bản lấy bức tranh ra làm bìa cũng rất đẹp và ý nghĩa.

“Còn nếu nói tranh cụ Đệ “đi ngược thuần phong mỹ tục”, “lõa lồ”, “xúc phạm Truyện Kiều” là những quan điểm rất hạn hẹp trong thẩm mỹ. Thêm nữa, những bình luận đều xuất phát từ mạng xã hội với cái nhìn hời hợt và quy chụp” - ông Lương Xuân Đoàn nói.

 

Tu-ba.jpg
Tranh "Tú bà ghé lại thong dong dặn dò" của Tô Ngọc Vân
 

Chờ sự công tâm của cơ quan quản lý

Theo nhà sưu tập Nguyễn Minh - người đang giữ nhiều tranh của lớp đầu trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - trước khi đánh giá, cộng đồng cần bình tâm nhìn lại tác giả bìa sách. Cụ thể, Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930, từng là người phụ trách việc trang trí kỳ đài trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình.

“Trong các bức tranh của “thế hệ vàng” mỹ thuật Đông Dương lấy cảm hứng từ Kiều, bức tranh trên bìa sách của cụ Đệ có phần “hiền”. Có nhiều bức khác, các danh họa vẽ Kiều táo bạo hơn rất nhiều. Tiêu biểu như bức vẽ cảnh “Tú Bà ghé lại thong dong dặn dò” của Tô Ngọc Vân. Bởi vậy, bức tranh trên bìa sách của Lê Văn Đệ không đáng phải tranh cãi” - ông Nguyễn Minh nói.

 

avt.jpg

Chiêm ngưỡng tranh về 'Truyện Kiều' của những họa sĩ hàng đầu Việt Nam

 

Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đăng tải toàn bộ những bức tranh của các danh họa hàng đầu Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… xuất hiện trong cuốn sách gây tranh cãi.

Cuốn Truyện Thúy Kiều cho đến nay vẫn chưa lên kệ. Mọi ồn ào đều xuất phát từ việc hình bìa cuốn sách được công bố ra ngoài. Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Hoàng Giang, Phó GĐ Nhã Nam, cho hay: “Cho đến lúc này, chúng tôi vẫn chưa có ý định đổi hình bìa. Nhiều người nhiều quan điểm và quan điểm của số đông chưa hẳn đã là đúng”.

Còn ông Lương Xuân Đoàn chia sẻ: “Tôi rất sợ cơ quan quản lý đưa ra một kết luận gì đó theo dư luận. Và nếu tranh của họa sư Lê Văn Đệ mà còn không được xuất bản trên bìa sẽ tạo tiền lệ rất xấu với ngành xuất bản và ngành mỹ thuật. Tôi chờ đợi sự công tâm của các cơ quan quản lý trong thời khắc thử thách bản lĩnh này”.

 

 

Phạm Mỹ

Thể thao & Văn hóa

 

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/bia-sach-truyen-thuy-kieu-ban-nude-khong-dang-tranh-cai-n20151113061605769.htm

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đúng là bức tranh bìa quá đẹp và nghệ thuật, chẳng có gì là trần trụi, đi ngược thuần phong mỹ tục cả. Để đánh giá chính xác một tác phẩm thì cần có phông văn hóa nhất định và một khoảng lùi về thời gian. Đến tác phẩm Truyện Kiều ngày xưa còn bị coi là dâm thư cơ mà, 200 năm sau lại là kiệt tác của đại thi hào, mà mỗi nhà thơ đều phải học, gối đầu giường. :)

 

 

nhỉ! Thấy có quái gì đâu. Bức tranh Chử Đồng Tử và Tiên Dung của cụ Nguyễn Phan Chánh còn sex hơn nhiều. Nhưng câu mà lão Gàn thích nhất trong bài báo này, là:

 

ông Vũ Hoàng Giang, Phó GĐ Nhã Nam, cho hay: “Cho đến lúc này, chúng tôi vẫn chưa có ý định đổi hình bìa. Nhiều người nhiều quan điểm và quan điểm của số đông chưa hẳn đã là đúng”.

 

 

Theo quan điểm cá nhân lão Gàn thì Cty Nhã Nam cứ việc xuất bản, nếu không phạm pháp. Còn ai chê thì đừng mua.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

PUTIN: “CÁC VỊ CÓ HIỂU CÁC VỊ ĐÃ GÂY NÊN NHỮNG GÌ KHÔNG?!”

 

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Kính thưa Ngài Tổng thư ký,
Kính thưa các nguyên thủ quốc gia và các thủ tướng chính phủ,
Thưa các quý bà và các quý ông,
Lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp quốc là dịp tốt để chúng ta cùng ôn lại cội nguồn lịch sử và nói về tương lai chung. Năm 1945, những quốc gia từng chiến thắng chủ nghĩa quốc xã đã hợp sức để xây dựng nền tảng vững chắc cho cơ cấu thế giới thời hậu chiến.
Xin được nhắc lại rằng, những quyết định cốt lõi về nguyên tắc tương quan giữa các quốc gia, về việc thành lập LHQ đều đã được thông qua tại hội nghị các thủ lĩnh khối Đồng Minh ở Yalta, tức ở nước chúng tôi. Cái giá phải trả cho “hệ thống Yalta” là cái chết của hàng chục triệu người, là hai cuộc thế chiến xảy ra khắp nơi trên trái đất trong thế kỷ trước. Nói một cách khách quan, hệ thống đó đã giúp nhân loại vượt qua những sự kiện bão táp, đôi khi đầy bi thảm trong bảy chục năm qua, và đã cứu thế giới tránh khỏi những chấn động với quy mô lớn.
LIÊN HIỆP QUỐC là cơ cấu có một không hai về tính chính thống, quy mô đại diện và tính tổng hợp. Vâng, trong thời gian gần đây, LHQ phải nhận nhiều trách móc, như vẻ LHQ không còn hiệu quả và không thể đưa ra các quyết định quan trọng bởi những mâu thuẫn khó khắc phục, nhất là giữa các thành viên Hội đồng Bảo an.
Tuy vậy, tôi muốn lưu ý rằng, trong LHQ suốt 70 năm tồn tại vẫn luôn có mâu thuẫn. Các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô, và sau đó là Nga cũng đều từng sử dụng quyền phủ quyết. Điều này hoàn toàn tự nhiên đối với một tổ chức đa mặt và đa đại diện. Khi thành lập LHQ, chẳng ai nghĩ sự đồng tư tưởng sẽ trị vì ở đây. Mục đích cơ bản của Liên hiệp chính là tìm kiếm và đưa ra các thỏa hiệp, còn sức mạnh của Liên hiệp là sự tham khảo các ý kiến và quan điểm khác nhau.
Những quyết định được thảo luận trên sàn LHQ được thống nhất ở dạng nghị quyết hoặc không được thống nhất, hay nói theo ngôn ngữ ngoại giao là được thông qua hoặc không được thông qua. Mọi hành động của bất kỳ quốc gia nào né tránh quy định này là bất hợp pháp và vi phạm Hiến chương LHQ, luật quốc tế hiện đại.
****************
12063815_10203294481882402_1798331857384
Tất cả chúng ta biết rằng, sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, trên thế giới đã xuất hiện một trung tâm thống trị. Những ai được đứng trên đỉnh hình tháp này bỗng dưng không tránh khỏi ảo tưởng rằng, nếu họ mạnh mẽ và đặc biệt như vậy thì họ biết tốt hơn ai hết là nên phải làm gì, suy ra… không cần đếm xỉa đến LHQ, tổ chức mà theo ý họ thay vì phải ngay lập tức trừng phạt hay duyệt một quyết định cần thiết, lại chỉ phá quấy, như người ta thường nói là “vướng chân”. Từ đó có những tiếng đồn rằng, LHQ dưới hình thức mà nó được sáng lập đã hoàn thành sứ mệnh của mình và trở nên lỗi thời.
Dĩ nhiên, thế giới thay đổi, nên LHQ cũng phải thích ứng với sự chuyển biến tự nhiên này. Với sự đồng thuận rộng rãi, nước Nga sẵn sàng cho công việc đó, nhằm tiếp tục phát triển LHQ cùng các đối tác khác. Nhưng chúng tôi cho rằng, mọi mưu toan làm lung lay uy tín và tính chính thống của LHQ là vô cùng nguy hiểm. Điều này có thể dẫn tới việc sụp đổ cấu trúc các mối quan hệ quốc tế. Lúc đó, chúng ta chẳng còn luật gì, ngoài “luật của kẻ mạnh”.
Đó sẽ là một thế giới mà trong đó tính ích kỉ sẽ nổi trội hơn tính tập thể; một thế giới mà trong đó sẽ có thêm nhiều sự độc đoán và bớt sự bình đẳng, nền dân chủ và tự do thật sự; một thế giới mà trong đó thay vì những quốc gia độc lập thật sẽ có nhiều nước bị bảo hộ và bị điều khiển từ bên ngoài. Chủ quyền quốc gia mà các đồng nghiệp của tôi đã nhắc đến là gì ư? Trước tiên đó là vấn đề tự do, quyền tự do lựa chọn cuộc sống dành cho mỗi con người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia.
Thưa các đồng nghiệp kính mến, vấn đề liên quan tới thứ được gọi là “tính chính thống của chính quyền quốc gia” cũng nằm ở đây. Chớ nên chơi chữ! Trong luật quốc tế, mỗi thuật ngữ phải thật dễ hiểu, minh bạch và có cách hiểu, cũng như tiêu chí đồng nhất.
Tất cả chúng ta đều khác nhau. Chúng ta phải tôn trọng điều đó. Không thể bắt buộc ai đi theo mô hình phát triển, được công nhận một lần bởi một ai khác và sau đó được coi là đúng mãi.
Chúng ta không được quên bài học quá khứ. Ví dụ, chúng tôi luôn nhớ những bài học từ lịch sử Liên Xô. Việc “xuất khẩu” các kinh nghiệm xã hội, những mưu toan khuấy động biến đổi trong nước này hay nước nọ, xuất phát từ những lý tưởng của bản thân, thường dẫn đến những kết cục đáng tiếc, mang lại sự suy thoái thay cho sự tiến bộ. Tuy vậy, có vẻ như không ai muốn học qua lỗi lầm của người khác, mà chỉ muốn lặp lại chúng. Việc “xuất khẩu” này (giờ là xuất khẩu cái thứ gọi là “cách mạng dân chủ”) đang được tiếp tục.
******************
Chúng ta chỉ cần nhìn vào tình hình Cận Đông và Bắc Phi mà người phát biểu trước tôi đã nhắc tới. Tất nhiên, những vấn đề chính trị - xã hội trong những vùng này đã chín muồi từ lâu, nên dĩ nhiên người dân ở đó khao khát sự biến đổi. Nhưng kết quả thực tế là gì? Sự can thiệp mang tính công kích từ ngoài đã dẫn tới việc các chế độ quốc gia và cả nếp sống đời thường không được cải cách mà bị phá hủy một cách bất trọng. Thay cho sự vinh quang của dân chủ và sự tiến bộ được hứa hẹn là nạn bạo lực, đói khổ, khủng hoảng xã hội, còn quyền con người, kể cả quyền được sống, chẳng được coi là gì.
Tôi rất muốn hỏi những ai đã tạo nên hoàn cảnh này: “Các vị có biết các vị đã gây nên những gì không?!” Nhưng tôi e rằng, câu hỏi sẽ bị lơ lửng trên không, bởi vì những người đó vẫn chưa thể từ bỏ chính sách dựa trên tính chủ quan, đi kèm với chính kiến về sự đặc biệt và vô phạt của chính họ.
*******************
 
11221344_10203294483682447_6117119629141
 
Giờ chúng ta đã rõ ràng: khoảng trống quyền lực ở các nước Cận Đông và Bắc Phi đã sinh ra những vùng vô chính phủ, ngay lập tức được lấp đầy bởi những kẻ cực đoan và khủng bố. Hiện đang có hàng chục nghìn binh sĩ đấu tranh dưới lá cờ tự xưng là “Quốc gia Hồi giáo”. Trong số đó có những quân lính người Iraq từng bị quẳng ra đường sau cuộc xâm lăng Iraq năm 2003. Nước cung cấp lính đánh thuê là Libya, đất nước bị mất chủ quyền quốc gia bởi Nghị quyết 1973 (năm 2011) của Hội đồng Bảo an LHQ đã bị vi phạm nghiêm trọng. Còn hiện nay, phe đối lập được coi là “ôn hòa” của Syria và được hỗ trợ bởi phương Tây cũng đang gia nhập hàng ngũ quân cực đoan.
Đầu tiên, người ta trang bị vũ khí và huấn luyện chúng, sau đó chúng chuyển sang phe “Quốc gia Hồi giáo”. Ngay cả “Quốc gia Hồi giáo” cũng không tự nhiên có: ban đầu tổ chức này được đào tạo như công cụ để chống đối các chế độ thượng lưu “khó dùng”. Xây xong căn cứ quân sự ở Syria và Iraq, “Quốc gia Hồi giáo” đã tự lan tràn sang các vùng khác, nhằm thống trị cả trong lẫn ngoài thế giới hồi giáo. Có điều, kế hoạch của chúng không dừng lại ở đây.
Tình hình đang hết sức nguy hiểm! Vậy mà trong hoàn cảnh này, có những người lớn tiếng tuyên bố về việc chống khủng bố quốc tế một cách giả mạo và vô trách nhiệm, trong khi đó vờ như không thấy những kênh cấp tài chính cho lũ khủng bố, kể cả nhờ buôn ma túy, vũ khí và dầu bất hợp pháp; hoặc có những kẻ mưu toan sử dụng các nhóm cực đoan để đạt các mục tiêu chính trị của bản thân, với hy vọng sẽ xử lý, hay nói đơn giản là “khử” chúng sau này.
Đối với những ai đang làm và nghĩ vậy, tôi muốn nói: “Thưa các ngài, dĩ nhiên các ngài đang hợp tác với những kẻ hung bạo, nhưng hoàn toàn không hề giản đơn và ngu ngốc. Chúng không ngốc hơn các ngài, nên chưa biết ai đang sử dụng ai để đạt mục đích của mình đâu”. Những thông tin cuối cùng về việc chuyển vũ khí cho nhóm “phe đối lập ôn hòa” kia khẳng định điều này.
Chúng tôi cho rằng, mọi ý đồ “chơi” với khủng bố, và hơn thế nữa là trang bị vũ khí cho chúng không chỉ là hiển cận mà còn dễ gây bùng nổ. Kết quả là mối đe dọa khủng bố toàn cầu sẽ có thể phát triển một cách đáng sợ, lan thêm nhiều vùng trên trái đất. Đặc biệt vì “lò” “Quốc gia Hồi giáo” đang tôi luyện binh sĩ từ nhiều nước, trong đó có cả các nước châu Âu.
Đáng tiếc, tôi phải nói thẳng điều này, nước Nga cũng không phải ngoại lệ. Không thể để cho những kẻ giết người sau khi đã nếm mùi máu sẽ được trở về nhà và tiếp tục việc đen tối của chúng. Chúng ta hoàn toàn không muốn vậy! Chẳng ai muốn vậy, phải không?! Nước Nga luôn đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố trong mọi hình thức một cách cứng rắn và triệt để.
Hiện nay, chúng tôi đang hỗ trợ kỹ thuật quân sự cho Iraq, Syria, cũng như những quốc gia khác trong vùng đang đấu tranh với các nhóm khủng bố. Chúng tôi cho rằng, việc từ chối hợp tác với chính quyền Syria, quân đội của họ và những ai đang anh dũng đấu tranh với khủng bố là một sai lầm lớn! Hãy phải công nhận rằng, ngoài quân đội của Tổng thống Assad và dân quân người Kurd ở Syria thì hiện nay không ai đấu tranh với “Quốc gia Hồi giáo” và các tổ chức khủng bố khác một cách thực sự! Tuy chúng ta biết mọi vấn đề và những mâu thuẫn trong vùng, nhưng vẫn phải xuất phát từ tình trạng thực tế.
Các đồng nghiệp kính mến! Tôi phải lưu ý rằng, cách làm thật thà và thẳng thắn của chúng tôi hiện nay đang là cớ để bị vu tội về những tham vọng đang lớn dần. Như vẻ những người nói về điều này lại không hề có tham vọng gì. Nhưng vấn đề đâu phải là tham vọng của Nga, mà là ở chỗ chúng ta không thể chịu đựng tình hình thế giới như vậy thêm nữa!
*******************
Bởi vậy, chúng tôi đề nghị không chạy theo các tham vọng, mà tuân theo những giá trị và lợi ích chung dựa trên nền tảng luật quốc tế, hợp sức để giải quyết những vấn đề mới đứng trước chúng ta và thành lập một liên minh chống khủng bố thật lớn. Tương tự khối Đồng Minh chống phát xít, liên minh mới này có thể đoàn kết nhiều thế lực khác nhau, sẵn sàng chiến đấu với những kẻ đang gieo tội ác và sự căm hờn như quân phát xít trước đây.
Dĩ nhiên, các thành viên cốt lõi trong khối này phải là các nước Hồi giáo. Bởi vì “Quốc gia Hồi giáo” không chỉ là mối đe dọa trực tiếp đối với họ. Bằng việc gây ra tội ác đẫm máu, chúng còn đang bôi nhọ một nền tôn giáo vĩ đại, đó là Hồi giáo; bóp méo và nhạo báng những giá trị nhân văn của đạo này.
Tôi muốn nói với những thủ lĩnh tinh thần Hồi giáo: lúc này đang rất cần uy tín, cũng như tiếng nói hướng đạo của các ngài. Phải giúp những người mà quân khủng bố đang cố tuyển mộ tránh khỏi những hành động thiếu suy nghĩ; cần hỗ trợ những ai từng bị lừa gạt và vì các lí do khác nhau đã thuộc hàng ngũ khủng bố trở về cuộc sống bình thường, gác vũ khí và ngưng cuộc chiến anh em giết nhau.
*******************
12027708_10203294485122483_6815252675976
 
Chỉ trong vài ngày tới, Nga với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an sẽ triệu gọi cuộc họp cấp bộ trưởng về việc phân tích tổng quan mối đe dọa ở vùng Cận Đông. Đầu tiên, chúng tôi đề nghị thảo luận khả năng thông qua nghị quyết về việc phối hợp các thế lực chống “Quốc gia Hồi giáo” và những nhóm khủng bố khác. Xin nhắc lại, việc phối hợp này phải dựa trên những nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
Mong rằng, hiệp hội thế giới sẽ vạch ra chiến lược toàn diện về việc bình ổn chính trị và khôi phục kinh tế-xã hội ở Cận Đông. Lúc đó, các bạn thân mến, sẽ không cần phải xây trại tị nạn.
Dòng người phải rời quê hương vừa qua đã tràn vào những nước láng giềng, sau đó đổ vào châu Âu. Số người tị nạn tính tới hàng trăm nghìn, nhưng có thể sẽ lên tới hàng triệu. Có thể nói, đây là cuộc đại thiên di dân tộc mới và là bài học nặng nề cho tất cả chúng ta, trong đó có châu Âu.
Tôi muốn nhấn mạnh: những người tị nạn dĩ nhiên cần được cảm thông và hỗ trợ. Tuy vậy, vấn đề chỉ có thể được giải quyết triệt để bằng cách khôi phục chủ quyền quốc gia ở những nơi đã bị xóa bỏ, củng cố quy chế của những chính quyền vẫn còn tồn tại hoặc mới được tái tạo, hỗ trợ toàn diện về quân sự, kinh tế, vật chất cho những nước đang trong tình trạng khó khăn và dĩ nhiên cho cả những người vẫn ở lại quê hương, bất chấp mọi thử thách.
Dĩ nhiên, không thể ép buộc, mà chỉ có thể đề nghị sự giúp đỡ cho các quốc gia có chủ quyền, theo đúng Hiến chương LHQ. Tất cả những gì đang và sẽ được thực hiện trong lĩnh vực này mà tương xứng với các quy tắc luật quốc tế, phải được ủng hộ bởi Liên hiệp của chúng ta; còn những gì trái với Hiến chương LHQ, phải bị gạt bỏ.
Tôi cho rằng, việc khôi phục cơ cấu quốc gia ở Libya, ủng hộ chính phủ mới ở Iraq, giúp đỡ toàn diện cho chính quyền hợp pháp của Syria là tối quan trọng, cần làm trước tiên.
*******************
Các đồng nghiệp kính mến, mục đích cốt lõi của hiệp hội quốc tế, do LHQ đứng đầu, là đảm bảo hòa bình, duy trì ổn định tại các miền vùng nói riêng và toàn cầu nói chung. Theo chúng tôi, cần phải nói đến việc hình thành các khu vực không thể bị chia rẽ và có sự an toàn như nhau: không chỉ cho vài nước đặc biệt, mà cho tất cả. Vâng, đây việc này rất khó, phức tạp, tốn thời gian và công sức, nhưng chúng ta chẳng có lựa chọn khác.
Tiếc thay, trong một số đồng nghiệp vẫn còn nổi trội lối suy nghĩ kiểu “các nước cùng khối” từ thời “chiến tranh lạnh”, cũng như lòng quyết tâm chinh phục những vùng đất mới. Trước tiên, họ vẫn duy trì chiến lược mở rộng NATO. Tôi rất muốn hỏi: để làm gì, nếu như khối Warsaw đã ngưng tồn tại, Liên Xô đã tan rã? Thế nhưng NATO không những vẫn duy trì, thậm chí còn mở rộng ra, cả về mặt địa lý lẫn cơ sở hạ tầng quân sự.
Tại sao các bạn lại khiến người dân các nước thuộc Liên Xô cũ phải đứng trước sự lựa chọn giả dối: đi cùng với phương Tây hay phương Đông? Logic xung đột kiểu này dù sớm hay muộn sẽ dẫn tới khủng hoảng địa-chính trị. Điều này đã xảy ra ở Ukraine, do việc sử dụng sự bất mãn của phần lớn dân số đối với chính quyền hiện hành kèm sự khiêu khích đảo chính quân sự từ bên ngoài. Kết cục là nội chiến.
Chúng tôi khẳng định: chỉ có thể kết thúc sự đổ máu, gỡ rối bế tắc bằng cách thực hiện Hiệp ước Minsk, kí ngày 12/2 năm nay, một cách toàn diện, chân thực. Không thể đảm bảo sự vẹn toàn của Ukraine bằng cách đe dọa hay dùng vũ lực. Cần phải tính đến quyền lợi người dân Donbass, tôn trọng sự lựa chọn của họ, thỏa thuận với họ, như đã ghi trong Hiệp ước Minsk. Đó là điều kiện cần thiết để Ukraine có thể phát triển như một quốc gia văn minh, thành một cầu nối quan trọng trong việc xây dựng không gian chung về an ninh và hợp tác kinh tế ở châu Âu lẫn Âu Á.
*******************
Thưa các quý bà và các quý ông, tôi không phải ngẫu nhiên nhắc tới không gian hợp tác kinh tế. Cách đây không lâu, chúng ta tưởng rằng, trong kinh tế, nhờ có các quy luật thị trường khách quan hiện hành, chúng ta có thể không dùng đến các vạch ngăn cách, hành động tuân theo những bộ luật minh bạch, đã được thống nhất, trong đó có các nguyên tắc của WTO, bao gồm sự tự do thương mại và đầu tư, cũng như sự cạnh tranh mở. Nhưng hôm nay, những trò trừng trị một chiều, tránh né Hiến chương LHQ, đã trở thành lệ thường. Điều này không chỉ nhằm mục đích chính trị, mà còn là cách loại trừ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tôi xin lưu ý thêm một triệu chứng bệnh ích kỉ trong kinh tế đang ngày phát triển. Một loạt nước đang theo hướng thành lập các liên minh kinh tế độc quyền ngầm. Họ giấu cả công dân của nước họ, các tổ chức doanh nghiệp, dư luận và các nước khác, trong đó có những nước mà lợi ích bị thiệt hại do sự thành lập này. Có thể họ đang muốn cho chúng ta biết rằng, luật chơi đã bị thay đổi để mang lợi ích cho một số bên đặc biệt, mà không có sự tham gia của WTO. Điều này có nguy cơ gây mất cân bằng cho toàn bộ hệ thống thương mại, chia nhỏ không gian kinh tế toàn cầu.
Những vấn đề vừa được nêu động chạm đến quyền lợi của mọi quốc gia, ảnh hưởng tới tiềm năng kinh tế toàn thế giới. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị thảo luận chúng trong khuôn khổ LHQ, WTO và G20. Thay cho chính sách độc quyền, nước Nga đề nghị hòa hợp các dự án kinh tế vùng, theo kiểu “liên kết những liên kết”, dựa trên những nguyên tắc thương mại quốc tế tổng hợp và minh bạch. Tôi xin dẫn chứng ví dụ về kế hoạch liên kết giữa Liên minh Kinh tế Âu-Á và đề xuất “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” của Trung Quốc. Chúng tôi vẫn thấy nhiều triển vọng trong việc dung hòa những quá trình liên kết trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Âu-Á và Liên minh châu Âu.
***********
Thưa các quý bà, các quý ông,
Trong số các vấn đề ảnh hưởng tới tương lai toàn nhân loại còn có thử thách thay đổi khí hậu toàn cầu. Chúng tôi mong đợi kết quả tốt từ Hội nghị Khí hậu LHQ sẽ được tổ chức vào tháng 12 ở Paris. Nhằm đóng góp cho lợi ích chung, đất nước chúng tôi dự kiến tới năm 2030 sẽ giảm thải khí nhà kính tới 70-75% so với mức năm 1990.
Nhưng tôi đề nghị nhìn vấn đề này rộng hơn. Vâng, việc đưa ra các hạn ngạch về chất thải có hại và sử dụng những biện pháp chiến lược khác có lẽ sẽ giúp giảm mức độ gay gắt của vấn đề, nhưng không thể giải quyết nó một cách triệt để. Chúng ta cần những cách tiếp cận hoàn toàn khác. Cần bàn việc sử dụng những công nghệ mới “tựa thiên nhiên”, không làm tổn hại mà dung hòa với môi trường xung quanh, giúp khôi phục sự cân bằng giữa sinh quyển và công nghệ, đã bị phá hủy bởi loài người. Đây là một thử thách với quy mô toàn cầu, nhưng tôi tin rằng, nhân loại có đủ tiềm năng trí tuệ để khắc phục nó.
Chúng ta, nhất là những quốc gia có nền tảng khoa học vững chắc và cơ sở nghiên cứu mạnh mẽ, cần chung sức với nhau. Tôi đề nghị tổ chức một hội thảo đặc biệt, dưới sự bảo trợ của LHQ, nhằm phân tích các vấn đề gây kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường sinh sống, thay đổi khí hậu. Nước Nga sẵn sàng đóng vai trò một trong những nhà tổ chức hội thảo này.
***********
Kính thưa các quý vị, các đồng nghiệp,
Ngày 10/01/1946, Đại hội đồng LHQ lần thứ nhất đã bắt đầu làm việc tại Luân Đôn. Khai mạc Đại hội đồng, trưởng ban chuẩn bị đại hội, nhà ngoại giao người Columbia Zuleta Angel đã đề ra những nguyên tắc hoạt động của LHQ mà tôi cho là rất đầy đủ và sâu sắc: đó là lòng thiện chí, sự ghét bỏ những gian mưu xảo kiệt và tinh thần hợp tác.
Hôm nay câu nói này như lời dặn dò cho tất cả chúng ta. Nước Nga tin vào tiềm năng đồ sộ của LHQ, tin rằng nó sẽ giúp tránh những xung đột toàn cầu mới và đi tới hợp tác chiến lược. Chúng tôi sẽ cùng các quốc gia khác làm việc cho sự củng cố vai trò trung tâm phối hợp của LHQ.
Tôi chắc rằng, hành động cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho thế giới ổn định và an toàn hơn, đảm bảo điều kiện phát triển cho mọi quốc gia và dân tộc.
Cảm ơn sự chú ý của các bạn.

===============================================================================

Diễn văn phát biểu của Tổng thống Putin tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28/9/2015.

Rất thẳng thắn.

Những nước nhỏ, nằm trong quỹ đạo của nước lớn, phải hiểu để vận động cho hợp lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xây tượng anh hùng Trung Quốc... “trấn thủ” biển phía Nam?

 

Một doanh nghiệp đang đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng cho xây tượng vị anh hùng của Trung Quốc cao đến 36m, “trấn thủ” vùng biển phía Nam của Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Lãnh đạo tỉnh đã có cuộc họp với đại diện Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (có trụ sở tại TP.HCM) để bàn về Dự án xây dựng Khu Du lịch tâm linh - biển Vĩnh Châu.
 
Dự án có quy mô dự kiến gần 18ha tọa lạc tại đường Đê, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, với tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỉ đồng, còn lại là vốn góp từ các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác.
Có nhiều hạng mục công trình quy mô để phục vụ khai thác kinh doanh như ăn uống, du lịch sinh thái dã ngoại, dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp, thể dục thể thao… Đặc biệt là có khu riêng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của du khách. Thời gian xây dựng dự kiến từ 2-3 năm. Trong đó, công trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép.
 
Đại diện Sở Xây dựng giải trình khu đất quy hoạch không thuộc đất rừng phòng hộ mà chỉ nằm trong định hướng quy hoạch trồng rừng phòng hộ của UBND tỉnh (vào năm 2009). Do đó, UBND tỉnh có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Đại diện Sở VH-TT&DL đánh giá đây là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, công tác quản lý phải chặt chẽ, làm rõ sự khác biệt giữa “tính thiêng” và mê tín dị đoan trong du lịch tâm linh. Còn Sở KHĐT cho rằng dự án không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành và thuộc thẩm quyền UBND tỉnh nên đề nghị xem xét cho phép đầu tư.
 
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hiếu kết luận: "Vĩnh Châu là thị xã biển, do đó phải tạo điều kiện để địa phương “hướng ra biển”. Tỉnh rất cần các dự án như vậy để phát triển về du lịch. Vị trí xin phép đầu tư khá “tế nhị”, nên các sở, ban ngành hữu quan vẫn khách quan hỗ trợ doanh nghiệp theo chuyên môn, thẩm quyền của mình. Đề nghị doanh nghiệp xin phép đầu tư cần thuyết trình, báo cáo cụ thể về dự án với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành hữu quan".
 
Theo ông Hiếu, nếu khu du lịch hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn trong hệ thống các khu du lịch tâm linh liên tỉnh khác, đồng thời tạo được việc làm cho người dân và khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, với đề xuất của đơn vị đầu tư là xây tượng Quan Công trong khu du lịch này thì Chủ tịch Hiếu không đồng ý mà gợi ý chủ đầu tư thay thế bằng các tượng khác phù hợp, có thể là tượng Phật Quan Âm.
 
Trước đó, Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
 
Theo dư luận nhân dân địa phương, đây là dự án không lớn nhưng xây dựng tượng có quy mô hoành tráng mà lại là tượng Quan Công, 1 nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc thì không phù hợp. Việc thờ cúng Quan Công là việc bình thường, nhưng xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm.
 
Một cán bộ về hưu ở Vĩnh Châu giải bày: “Trong điều kiện chính trị xã hội và tranh chấp biển Đông đang có chiều hướng gia tăng thì việc 1 công ty xin cho xây tượng Quan Công quy mô hoành tráng tại vùng biển phía Nam tổ quốc ta lại nhìn ra biển Đông liệu có quá nhạy cảm không? Theo tôi đây là vấn đề rất tế nhị, không muốn nói là quá nhạy cảm.
 
Quan Công là nhân vật tâm linh, một anh hùng theo quan niệm của người Trung Quốc. Tượng Quan Công đứng trấn thủ nhìn ra biển Đông là một việc càng không nên có. Về kinh tế, dự án này chưa thể nói là sẽ mang về lợi ích khổng lồ bởi du lịch ở Sóc Trăng vẫn chưa tương xứng, chưa thể thu hút khách du lịch nhiều bằng các địa phương khác. Nếu doanh nghiệp xây dựng khu du lịch tâm linh mà họ đề nghị xây dựng tượng Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tượng các vị Anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực,… thì có lẽ ai cũng ủng hộ.
 
=========================================================================
Cái doanh nghiêp này không biết nghĩ cái gì.
Tệ thật  :ph34r: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề ăn chay, ăn mặn trong đạo Phật

 

Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: "Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!".

 

Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: "Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!".

 

Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: "Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!". Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?". Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: "Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay" thì họ bẻ lại ngay: "Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?".

 

Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.

 

Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.

Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:

1. Thịt ăn mà không thấy người giết.

2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.

3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.

4. Thịt của con thú tự chết.

5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.

Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.

 

Khi đi khất thực, ai cho gì mình ăn cái nấy, đây là một phương pháp tu hành rất hay, nó tập cho ta bỏ tánh ham ăn ngon, ăn nhiều, bỏ tánh đòi hỏi cao lương mỹ vị, tăng trưởng hạnh tri túc và tánh bình đẳng. Ðiển hình là Ðại Ðức Pindola Bharadvaja (Tân-Đầu-Lô Phả-La-Ðọa) đã thản nhiên ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài, khi người này cúng dường vật thực. Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.

 

"Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối". Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Ðạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.

 

Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.

 

Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).

 

Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.

 

Ngoài ra vào thời đức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:

1. Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.

2. Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.

3. Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).

4. Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.

5. Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.

Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.

Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?".

 

Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.

 

Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại Institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).

 

Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: "Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?". Thrangou Rinpoché trả lời: "Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?".

 

Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau để dành phần thắng về mình!

 

Như vậy, ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.

 

Có câu "bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất", có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ thừa tại "nghiệp"! Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?

 

Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.

 

Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v... Ăn quá no cũng được xem là Tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.

 

Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v... Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.

 

Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v...

 

Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.

 

theo http://www.thangnghiem.vn/news/?ID=69&CatID=12

====================================

Xem xong mới biết là có rất nhiều thông tin mà mình chưa hề biết  :o 

Thông tin thật là bao la

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vì sao kéo co được công nhận là di sản nhân loại
 
Kéo co là nghi lễ rất cổ của cả vùng Đông và Đông Nam Á, mỗi nơi có cách thức thực hiện riêng nhưng tinh thần chung là mong muốn sự phồn thực, sinh sôi, phát triển.
 
keo-co-tranh-dong-ho-1449129316_660x0.jp 

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết, kéo co là nghi lễ cổ xưa được thực hành vào các hội mùa xuân để cầu mong sự phồn thực, sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa. "Mấy chục năm nay theo phát triển chung người ta biến nó thành hoạt động thể thao. Họ bỏ câu chuyện của ngày xưa, bỏ qua ý nghĩa tâm linh của nghi lễ. Đó là một sai lầm", PGS nói. Trong ảnh là nghi lễ và trò chơi kéo co dân gian được mô phỏng trên tranh Đông Hồ (Hà Nội). 

 

 
tro-choi-dan-gian-tren-giay-do-9-1449130 

Nghi lễ kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á tiêu biểu như: Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia và Philippines. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy, do văn hóa đa dạng nên cách thức thực hành nghi lễ này ở các vùng có sự khác biệt. Ví dụ ở Việt Nam, nghi lễ kéo co tại phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) là đôi bên ngồi trên đất kéo co bằng dây song luồn qua lỗ một cây cột gỗ chôn chặt xuống đất. Kéo co ở làng Xuân Lai (Sóc Sơn, Hà Nội) lại là kéo cọc tre, giống Hàn Quốc. Trong ảnh là trò chơi kéo co trong tranh dân gian làng Sình (phổ biến ở Cố đô Huế). 

 

 
keo-co-o-den-tran-vu-1449131471_660x0.jp 

Hội làng Cự Linh (Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch có trò diễn nghi lễ kéo co ngồi với những nghi thức bắt buộc đối với người tham gia thực hành và công cụ, không gian thực hiện trò diễn. Trước khi vào kéo co, các đội sẽ rước lễ lên đền và làm lễ thánh.

 
keo-co-o-thach-ban-1449132190_660x0.jpg 

Tính đặc biệt của công cụ và cách thức thực hành nghi lễ kéo co ở đây là các đội thi phải ngồi trên đất kéo co bằng dây song luồn qua lỗ một cây cột gỗ chôn chặt xuống đất. PGS Nguyễn Văn Huy cho biết, chiếc cột với lỗ tròn ở giữa mà hai đội chơi phải kéo dây qua là biểu trưng của âm dương. Cột gỗ như một linga (sinh thực khí).

 

 
thi-dau-keo-co-1449132583_660x0.jpg 

Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa cho thấy, ý nghĩa của trò diễn nghi lễ kéo co ngồi mang tính tâm linh, thể hiện mong muốn của cộng đồng là đội nào thắng sẽ mang lại điều may mắn cho làng xóm, tức là thông điệp của họ đã đến với đức Thánh và đức Thánh đã nhận được và ban cho họ những điều tốt lành. 

 
keo-co-ngoi-1449133109_660x0.jpg 

Truyền thuyết về nguồn gốc của trò kéo co ngồi bắt nguồn từ việc cầu mong có đầy đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các vị Thánh được thờ làng Cự Linh đều liên quan đến nước như: Thành hoàng làng - đức Thánh Linh Lang, vốn xuất thân từ thủy cung (hay thần Nước), Đức Trấn Vũ là một vị thánh của đạo giáo có tài hô phong hoán vũ (còn được gọi là thần Trị Thủy).

 

 
keo-co-la-di-san-van-hoa-1449134320_660x 

Kéo co ở Vĩnh Phúc cũng dùng dây luồn qua cột chôn sẵn. Ảnh: Thu Trang.

 
le-ruoc-truoc-khi-keo-co-1449133434_660x 

Ở lễ hội đền Đức Vua Bà (Xuân Lai, Sóc Sơn, Hà Nội), trước khi vào thi đấu kéo co (kéo mỏ), các đội cũng làm lễ Thánh, dâng lễ vật là cá chép, cơm trắng.

 
thi-keo-mo-1449133761_660x0.jpg 

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa, kéo mỏ trong hội đền Vua Bà là trò diễn nghi lễ mang đậm giá trị lịch sử. Trò diễn được xuất hiện cùng thời điểm có Hội đền, kéo dài hàng trăm năm và hầu như không thay đổi về nghi thức, phương thức thực hành, từ công cụ phục vụ trò diễn đến người tham gia.

 
thi-dau-keo-mo-2-1449133965_660x0.jpg 

Kéo mỏ chỉ được thực hiện trong ngày hội đền với những nghi thức nghiêm ngặt đối với người tham gia thực hành trò cũng như công cụ trò diễn, từ việc chọn trai kéo mỏ, đến việc chọn tre làm mỏ, rồi các quy định bắt buộc với người đi chặt tre, làm mỏ; cách thức đặt tre sau khi chặt về, cách làm mỏ... Tất cả đều mang tính tâm linh, với quan niệm đây là trò diễn hầu Thánh đầu năm lấy may nên mọi thứ đều nhất nhất làm theo ý Thánh, không được thay đổi, cho dù điều kiện về không gian, thời gian có thay đổi. 

 

 
keo-co-o-Son-La-1449134610_660x0.jpg 

Ngoài cư dân vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thường xuyên thực hành kéo co, nghi lễ và trò chơi này còn được các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam như: Tày, Thái, Giáy tỉnh Lào Cai tổ chức. Trong ảnh, các thanh niên dân tộc ở Sơn La đang thi đấu kéo co. 

Ngày 2/12, Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: HH.

theo http://vnexpress.net/photo/thoi-su/vi-sao-keo-co-duoc-cong-nhan-la-di-san-nhan-loai-3322204.html

=============================================

 Sau này có nhiều cái đã được đưa vào văn hóa phi vật thể quá  :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái tầm xa

 

  • may-bay-1449728217727-1449804296646-0-26
  •  
  • Các nhà khoa học trong nước đã có đủ điều kiện để chế tạo máy bay không người lái tầm xa.

     

    Sau hơn 2 năm tiến hành thử nghiệm 5 loại máy bay không người lái tầm ngắn và tầm trung với hơn 250 chuyến bay thành công phục vụ nghiên cứu khoa học tại bãi thử Hòa Lạc,Tây Nguyên và vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà), Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố, các nhà khoa học trong nước đã có đủ điều kiện để chế tạo máy bay không người lái tầm xa.

  •  

     

    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện Công nghệ Không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã kết hợp với Bộ Công an nghiên cứu, chế tạo thành công máy bay không người lái tầm xa với sải cánh 22m; cự ly bay trên 4.000km hành trình; 35 giờ bay liên tục.
  •  

     

    Máy bay này sử dụng vệ tinh dẫn đường; trên máy bay được tích hợp các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và thiết bị trinh sát điện tử phục vụ mục đích an ninh Quốc gia.
  •  

     

    Trong chuyến thăm mới đây của Giáo sư, Viện sĩ Gusakov - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Belarus cùng đoàn Belarus sang thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đoàn đã được giới thiệu về sản phẩm máy bay không người lái trinh sát điện tử tầm xa và triển khai chương trình bay thử nghiệm.
  •  

     

    PGS. TS Phạm Ngọc Lãng - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khẳng định, Việt Nam đã có đủ khả năng chế tạo máy bay không người lái tầm xa để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ đất nước.

 

theo http://soha.vn/quan-su/viet-nam-che-tao-thanh-cong-may-bay-khong-nguoi-lai-tam-xa-20151211102826329.htm

===================================================

Cái vụ samsung tìm nhà thầu phụ ở VN không có, nên anh hùng bàn phím ồn ào kết luân VN không làm nổi cái ốc vít.

Trên thực tế VN đã thành công ở rất nhiều lĩnh vực, mà báo chí ít nói đến mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"TP.HCM nên xóa sạch tên đường để đặt lại"

 

"Chuyện xóa sạch tên đường rồi đặt lại một lần không tốn người, không mất thời gian nếu ta đừng bày vẽ họp lên họp xuống. Chỉ cần giao cho một người, công khai danh tính và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu phạm phải sai lầm".

Gần đây, TS Lưu Đức Hải, nguyên Cục trưởng Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng việc đặt tên đường phố ở Hà Nội nặng về danh nhân, từ đó mới dẫn đến cạn quỹ tên. TP.HCM nhiều năm nay cũng trong tình trạng đặt tên đường thiếu hệ thống, trong khi các tuyến đường mới không ngừng được mở ra.: 

 

tphcm-nen-xoa-sach-ten-duong-de-dat-lai.
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần

 

Là ủy viên thường trực Hội đồng tên đường (TP.HCM), nhiều năm qua, TS Nguyễn Khắc Thuần kiên trì nêu quan điểm cá nhân của mình: Nên xóa sạch tên đường ở TP.HCM để đặt lại từ đầu. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông về ý tưởng này.

 

Cái cần sửa không sửa, cái không đáng làm lại làm

 

. Phóng viên: Ông có suy nghĩ gì về cách đặt tên đường ở TP.HCM?

 

+ TS Nguyễn Khắc Thuần: Tôi không đồng ý cách đặt tên đường của TP như lâu nay. Tuy nhiên, là Ủy viên Thường trực của Hội đồng tên đường, tôi nghiêm túc chấp hành ý kiến chung.

 

Theo tôi, chúng ta cần mạnh dạn xóa sạch tên đường và tiến hành đặt lại một cách có hệ thống. Ý kiến này tôi đã nêu ra từ cách đây mấy chục năm, khi mới được làm Ủy viên Thường trực Hội đồng tên đường phố chứ không phải mới đây và đến nay tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình.

 

Phải nói rằng trước năm 1975, tuy có một số tên đường chỉ phù hợp với đặc trưng chính trị riêng của chế độ cũ nay cần phải thay thế nhưng còn lại, nhìn chung việc chọn và đặt tên đường khá tốt. Những cụm tên đường phản ánh mối quan hệ lịch sử giữa các nhân vật và sự kiện đã hình thành khá rõ. Sự lộn xộn về tên đường phố chỉ mới xuất hiện sau năm 1975 bởi hồi đó, thành phố đã trao việc không đúng người. Tôi có nêu ý kiến phản bác khá mạnh mẽ nhưng…

 

. Sự lộn xộn như ông thấy, cụ thể là như thế nào?

 

+ Kể cũng hơi nhiều nhưng có thể gom lại thành hai nhóm chính.

 

Thứ nhất, TP.HCM được xác lập trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị hành chính cũ là Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Thực tế này khiến không ít tên đường bị trùng. Gia Định cũ có đường Bùi Hữu Nghĩa; Chợ Lớn cũ có đường Bùi Hữu Nghĩa. Gia Định cũ có đường Lê Lợi, Đinh Tiên Hoàng. Sài Gòn cũ cũng có hai tên đường này. Tuy nhiên, lịch sử để lại là chuyện của lịch sử còn giải quyết những vấn đề của lịch sử để lại trách nhiệm của chúng ta. Đổ hết cho lịch sử không ổn và những người có lòng tự trọng không ai đổ lỗi như thế.

 

Thứ hai, có quá nhiều thành viên của Hội đồng đặt tên đường do thành phố lập ra vào hồi mới giải phóng đều thuộc hàng hữu danh vô thực. Số lỗi tính đến hàng trăm nhưng xin kể ra đây bốn loại lỗi lớn của Hội đồng cũ:

- Những tên đường cần sửa họ không sửa, ví như đường Nguyễn Văn Tráng (bởi chẳng có nhân vật nào mang họ tên này xứng đáng được đặt tên đường) hay đường Trương Quốc Dung đáng lẽ phải sửa là Trương Quốc Dụng mới đúng thì họ cũng không sửa…

 

- Những tên đường không cần đổi họ lại đổi như Phan Đình Phùng đổi thành Nguyễn Đình Chiểu, Đoàn Thị Điểm đổi thành Trương Định, Yên Đổ đổi thành Lý Chính Thắng…. Tất nhiên, Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định hay Lý Chính Thắng và hàng ngàn nhân vật lừng danh thời cận và hiện đại cần được dùng tên để đặt cho đường phố nhưng không phải đặt đổi lung tung như vậy.

 

- Những tên đường Hội đồng cũ sửa xong, thiên hạ mấy chục năm qua chỉ biết kêu trời, đại để như Trần Hưng Đạo đổi thành Trần Hưng Đạo A và Đồng Khánh đổi thành Trần Hưng Đạo B hoặc cùng một con đường nhưng một bên là Hùng Vương, một bên là An Dương Vương.

 

- Chẳng hiểu sao người ta tách tên đường và số nhà thành hai khối công việc khác nhau. Số nhà ở các đường phố quá phức tạp chưa đổi mà lại lo đổi số phòng trong cao ốc mới xây vốn dĩ đã rất hợp lý và dễ tìm. Chuyện rất hài hước này xin cứ đến khu chung cư cao cấp số 328 Võ Văn Kiệt sẽ rõ.

 

Không lớn chuyện như nhiều người tưởng

 

. Ông nghĩ sao nếu có những người cho rằng xóa sạch tên đường rồi đặt lại sẽ thành lớn chuyện?

 

+ Lớn nhỏ tùy từng bộ óc. TP chỉ có mấy ngàn tên đường phố, chẳng đáng gì so với trí nhớ của một người đã về hưu lâu năm như tôi. Mấy chục năm qua, nhiều đài phát thanh và truyền hình vẫn phỏng vấn tôi về đề tài này nhưng chưa bao giờ tôi phải cần đến một dòng tư liệu nào trong tay cả. Một nhà Sử học dù rất trẻ cũng không thể tệ hại đến mức chỉ thuộc mấy ngàn nhân vật huống chi trí tuệ của cả một lực lượng khoa học xã hội đông đảo và giàu tài năng.

 

tphcm-nen-xoa-sach-ten-duong-de-dat-lai.
Chính quyền cũng hồn nhiên sử dụng tên đường do dân “sáng tác”: đường Điện Cao Thế.

 

Việc đặt lại toàn bộ tên đường, theo tôi không tốn nhiều thời gian. Chỉ giao cho một người soạn thảo và trình cơ quan có thẩm quyền thông qua để ra quyết định là quá đủ. Trong thời buổi công nghệ hiện đại như ngày nay, đừng ngại thay tên đường và thay số nhà sẽ phức tạp. Tất cả chỉ bối rối trong một thời gian rất ngắn, sau đó sẽ đâu vào đó ngay.

 

Tại sao người ta cứ thích bỏ cả ngày điên đảo đi tìm một số nhà mà không thích bỏ vài giờ học cách truy cập để sau đó không bao giờ nhầm nữa? Hãy tin rằng, đổi tên đường và đổi số nhà xong, giao cho các cháu cỡ 5 tuổi, mỗi cháu một chiếc điện thoại di động, các cháu sẽ tìm được tất cả các địa chỉ cần tìm ở khắp thành phố này.

 

TS. Nguyễn Khắc Thuần là sử học và là tác giả của nhiều bộ sách lịch sử, văn hóa. Ông có hai bộ sách được công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam vào năm 2011: Công trình dịch thuật, hiệu đính và chú giải sách chữ Hán cổ lớn nhất do một người thực hiện cho bộ sách Lê Quý Đôn tuyển tập - 8 tập, NXB Giáo dục Việt Nam. Công trình lớn nhất về lịch sử văn hoá Việt Nam do một người biên soạn  cho bộ sách Đại Việt sử lược - 5 tập, NXB Giáo dục Việt Nam.

 

Thời chiến tranh, ông từng ở trong quân đội, làm việc tại báo Văn nghệ giải phóng cùng với Trần Bạch Đằng, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy. Sau năm 1975, ông là giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM. Hiện nay, ông là trưởng khoa Việt Nam học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

 

Các vị quản lý hộ khẩu, nhà đất và các dịch vụ công cộng nếu thấy khó thực hiện là chuyện của họ chứ việc này chẳng phức tạp gì. Sự chuẩn bị cần thiết và duy nhất là hoàn thành quy hoạch phát triển lâu dài của các địa phương. Đừng bày vẽ họp lên họp xuống, hoàn chỉnh rồi còn bổ sung, bổ sung rồi rút kinh nghiệm lần 1, lần 2…

 

. Giả sử ông được giao đặt lại tên đường, thì ông sẽ làm thế nào ?

 

+ Tôi sẽ làm đúng như tôi đã nghĩ và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

 

. Còn nếu TP vẫn kiên quyết không xóa sạch mà chỉ sửa chữa thì ông nghĩ sao?

 

+ Thì tên đường TP sẽ nằm trong tình trạng bổ sung, điều chỉnh rồi lại bổ sung và điều chỉnh mãi. Như thế chẳng khác nào ta làm lộn xộn thêm một sự lộn xộn và làm cho sự lộn xộn kéo dài. Nếu vậy thà giữ nguyên, không sửa đổi gì cả.

 

Chỉ nên học nước ngoài cách qui hoạch

 

.Trở lại chuyện quỹ tên đường bị cạn kiệt như thông tin từ TP Hà Nội, ông có nhận định gì?

 

+ Không có chuyện đó. Một dân tộc anh hùng và có nền văn hiến đồ sộ như Việt Nam, nếu chỉ tính riêng danh nhân cũng đã quá dư dả, huống chi tên đường đâu phải chỉ có tên danh nhân.

 

.Theo ông, TP có thể học gì từ việc đặt tên đường ở các nước phát triển?

 

+ Nói chung đặt tên đường không có gì khó, nhưng phải giao việc quan trọng này cho những người thực sự có năng lực. Chưa khai thác tiềm năng có sẵn, không nên bỏ tiền đi ra nước ngoài học hỏi làm gì. Nếu học hỏi nước ngoài, có lẽ điều cần học trước nhất là quy hoạch phát triển khoa học và bền vững. Mọi việc còn lại không đến nỗi phải quá bận tâm.

. Xin cảm ơn ông!

 

------------------------------------------------------------------------------------------

TS PHẠM QUỐC QUÂN - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia:

Ta cứ đặt tên đường theo kiểu tùy tiện, đối phó

 

Những đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội đều có chung một tình trạng là việc đặt tên đường, tên phố rất lộn xộn. Quan điểm của tôi cần phải có dự báo và quy hoạch. Nếu không có dự báo trước cho những khu vực đô thị thì sẽ không tránh khỏi tình trạng lộn xộn. Khu vực trước đây định đặt cho những danh nhân về văn hóa và những danh nhân về khoa học thì tất cả chuyện đó đều bị thay đổi làm cho lộn xộn.

Nếu không có quy hoạch thì không tính được sự tương thích giữa cơ sở hạ tầng, quy mô, kích thước… của đường với những nhân vật cụ thể. Có những nhân vật rất lớn có khi để tên ở những đường rất nhỏ, những nhân vật nhỏ lại đặt tên cho đường lớn. Việc đặt tên đường, tên phố cũng hay có sự thay đổi, có những tên cũ rất hay, rất phù hợp lại bị đổi tên làm phá vỡ quy hoạch.

 

Có một thực tế nữa là việc đặt tên đường bằng tên những danh nhân hiện nay ở trong tình trạng lạm dụng. Có những người chưa đến tầm cũng được đặt tên, thậm chí có những tên đường của nhân vật mà ở Hà Nội mọi người không biết ông đó là ai.

 

Việc có quỹ, ngân hàng tên đường, tên phố cần tính toán làm sao có nghiên cứu công phu, tỉ mỉ với những nhân vật, lý lịch trích ngang, làm được những thảo luận trước khi đưa vào ngân hàng dữ liệu. Không có quy hoạch, dự báo thì việc đặt tên đường chỉ được giải quyết theo kiểu tình huống”.

 

theo http://dantri.com.vn/xa-hoi/tp-hcm-nen-xoa-sach-ten-duong-de-dat-lai-2015120810320005.htm

=======================================================================

 Phát biểu hay và rất mạnh dạn  :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cay đắng sự thật đằng sau những nền độc lập thỏa hiệp!

Hơn 60 năm kể từ khi nước ta giành độc lập từ tay thực dân Pháp (1954), hơn 40 năm thoát khỏi móng vuốt đế quốc Mỹ (1975), chúng ta hiện đang được sống trong một đất nước hòa bình, yên ổn, giữa một thế giới đang chao đảo bởi hàng trăm vụ xung đột, khủng bố, can thiệp,.. Ấy vậy mà, "no cơm ấm cật", không ít kẻ, dù được ăn học tử tế, đang thụ hưởng thành quả cách mạng được đánh đổi bằng sinh mạng hàng triệu người của những thế hệ đi trước, lại không từ bỏ thủ đoạn gì để xuyên tạc, bôi nhọ chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc nói riêng, và giải phóng loài người nói chung, cum cúp làm tay sai cho ngoại bang, hòng âm mưu biến dân tộc ta trở lại thời kỳ nô lệ thêm một lần nữa. Phải chăng chúng chính là hiện thân của những kẻ tay sai, những kẻ chỉ điểm, những con chó săn cho giặc từ thế kỷ trước? Chỉ khác là trong thời điểm bây giờ, chúng không có xe tăng, đại bác, máy bay và những đội quân viễn chinh hùng mạnh hỗ trợ, nên người ta khó nhận ra thứ vũ khí nguy hiểm nhất của chúng: "nọc độc". "Nọc độc" có trong hơi thở, có trong từng lời nói, từng chữ viết, từng lời thủ thỉ, từng cử chỉ thân thiện,... của chúng.


Một trong những lý lẽ khốn nạn nhất của chúng là chúng ta không cần phải hy sinh chừng đó con người vì đằng nào Pháp cũng trao trả lại độc lập cho Việt Nam, cũng như Anh đã "tháo xích" cho Ấn Độ, Mỹ "sổ lồng" cho Philippine, hay thậm chí là Pháp với các nước thuộc địa ở châu Phi. Rõ ràng đó là tiếng thì thào ru ngủ của con rắn độc đối với những con mồi của chúng: người Việt Nam. Chúng không thèm đếm xỉa đến việc các đế quốc thực dân phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, ở giữa thế kỷ 20, là kết quả của một quá trình những biến động lịch sử - xã hội lâu dài mà quan trọng nhất là sự phản kháng ngày càng quyết liệt từ các thuộc địa. Các nhà sử học trên khắp thế giới đều phải công nhận, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng của Việt Nam trước liên minh đế quốc Mỹ - thực dân Pháp năm 1954, chính là đòn tấn công chí mạng vào hệ thống thuộc địa toàn cầu của các nước thực dân. Nó là nguồn cổ vũ không thể tuyệt vời hơn cho các dân tộc bị áp bức khác vùng lên. Chỉ trong vòng tám năm (1954-1962) Pháp phải trao trả độc lập cho nhiều nước thuộc địa ở châu Phi. Nếu như trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Phi mới chỉ có 2 nước được độc lập trên danh nghĩa (Ethiopia và Liberia), thì đến 1968, đã có 39 nước, bao gồm 85% lãnh thổ và 93% dân số toàn lục địa đã thoát khỏi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Tính đến giữa năm 60 của thế kỷ XX đã có gần 70 nước Châu Á, Phi, Mỹ Latinh giành được độc lập.

Sự thật lịch sử ấy đã được ông Giăng Báp-ti-xtơ Đê-en, trưởng đoàn đại biểu Tổng liên đoàn lao động Ghi-nê sang dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai (từ ngày 23 đến ngày 27-5-1961) ca ngợi bằng những dòng viết sôi sục và thắm thiết như sau: “Điện Biên Phủ! Cái tên ấy kêu như một cái roi bi thảm đánh ngang tai bọn thực dân, nhưng lại thổi to ngọn lửa chiến đấu của những người đang cầm khí giới trong tay để chống lại sự áp bức. Điện Biên Phủ! Tiếng chuông đưa ma của chủ nghĩa đế quốc kéo liên hồi bởi một dân tộc khao khát muốn phục hồi địa vị và nhân phẩm của mình, đã mãi mãi trở thành một gương sáng cho các nước Á - Phi anh em đang sống trong vòng nô dịch. Điện Biên Phủ! Cái bóng ma đang làm cho bọn xâm lược chưa hết cơn run sợ, và cái bóng ma đó từ nay sẽ như lưỡi gươm Đa-mô-clét treo trên đầu chủ nghĩa đế quốc ở An-giê-ri, ở Ca-ma-run, Công-gô, Gu-an-đa, U-run-đi và ở Lào,...”.

Thế nhưng sự thật của những nền độc lập được thực hiện thông qua sự thỏa hiệp giữa các nước thực dân và thuộc địa của chúng là gì? Bạn có biết rằng trong thế kỷ 21 này, còn rất nhiều quốc gia châu Phi vẫn phải đóng "thuế thân" cho Pháp kể từ khi giành được độc lập cho đến nay!? Bài viết dưới đây của tác giả Mawuna Remarque Koutonin, đăng trên trang Silicon Africa, sẽ cho ta thấy phần nào sự thật cay đắng của những "nền độc lập thỏa hiệp".



Pháp buộc 14 nước châu Phi phải trả thuế thuộc địa vì những lợi ích của chế độ nô lệ và thuộc địa! - Tác giả: Mawuna Remarque KOUTONIN

Africa-France-relationship.png Mối quan hệ giữa Pháp & châu Phi

 

Năm 1958, Khi Sékou Touré của Guinea quyết định thoát ra khỏi đế chế thực dân Pháp, và lựa chọn nền độc lập quốc gia, tầng lớp chóp bu của thực dân Pháp ở Paris đã rất tức giận, và trong cơn thịnh nộ lịch sử, chính quyền Pháp ở Guinea đã phá hủy tất cả mọi thứ tại đất nước này vốn đại diện cho những gì họ gọi là những lợi ích từ chế độ thực dân Pháp.

Ba ngàn người Pháp rời khỏi đất nước, cùng với tất cả tài sản của họ và phá hủy bất cứ thứ gì không thể chuyển đi được: trường học, nhà trẻ, các tòa nhà hành chính công bị phá sập; xe ô tô, sách vở, thuốc men, dụng cụ nghiên cứu, máy kéo đã bị nghiền nát và phá hoại; ngựa, bò trong các trang trại đã bị giết chết, và thực phẩm trong nhà kho đã bị đốt cháy hoặc bị đầu độc.

Mục đích của hành động thái quá này là để gửi một thông điệp rõ ràng cho tất cả các thuộc địa khác về hậu quả của việc chối bỏ Pháp sẽ rất khủng khiếp.

Nỗi sợ hãi từ từ lan tỏa trong tầng lớp ưu tú của châu Phi, và không ai sau sự kiện Guinea có đủ can đảm để làm theo tấm gương của Sekou Touré, người có câu khẩu hiệu: "Chúng tôi thích sự tự do trong đói nghèo hơn là sự giàu có trong chế độ nô lệ."

Sylvanus Olympio, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Togo, một quốc gia nhỏ bé ở phía tây châu Phi, tìm thấy một giải pháp trung hòa đối với nước Pháp.

Ông không muốn đất nước của mình để tiếp tục dưới quyền thống trị của Pháp, do đó ông đã từ chối ký hiệp ước thuộc địa tiếp theo do De Gaule đề xuất, nhưng đồng ý trả một món nợ hàng năm sang Pháp cho cái gọi là lợi ích Togo đã có từ chế độ thực dân Pháp. Đó là điều kiện duy nhất để người Pháp không tàn phá đất nước trước khi rời đi. Tuy nhiên, số tiền ước tính của Pháp là quá lớn khi mức bồi thường cho cái gọi là "khoản nợ thuộc địa" chiếm gần 40% ngân sách quốc gia vào năm 1963.

Tình hình tài chính của đất nước Togo mới độc lập là rất không ổn định, do đó, để có thể ra khỏi tình trạng này, Olympio quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA (đồng franc cho các thuộc địa của Pháp ở châu Phi), và phát hành đồng tiền riêng.

Ngày 13 tháng 01 năm 1963, ba ngày sau khi đồng tiền chính thức của đất nước bắt đầu được in, một nhóm lính ngu dốt dưới sự giật dây của Pháp đã giết chết vị tổng thống dân cử đầu tiên của châu Phi vừa được độc lập. Olympio đã bị giết bởi Etienne Gnassingbe, một cựu sỹ quan quân đội Lê dương Pháp, người được cho là đã nhận được số tiền thưởng 612 đô-la từ lãnh sự quán Pháp tại địa phương với công việc giết người này.

Giấc mơ của Olympio là xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ và tự lực cánh sinh. Nhưng người Pháp không thích ý tưởng đó.

Ngày 30 tháng 6 năm 1962, Modiba Keita, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Mali, quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA, vốn đã được áp dụng đối với 12 quốc gia châu Phi mới độc lập. Đối với vị tổng thống Mali này, người vốn nghiên cứu về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, rõ ràng là hiệp ước thuộc địa mở rộng với Pháp là một cái bẫy, một gánh nặng cho sự phát triển đất nước.

Ngày 19 Tháng 11 năm 1968, giống như Olympio, Keita đã là nạn nhân của một cuộc đảo chính được thực hiện bởi một cựu lính Lê dương Pháp khác, trung úy Moussa Traoré.

Thực tế là trong thời kỳ hỗn loạn của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi khỏi chế độ thực dân châu Âu, Pháp đã liên tục sử dụng nhiều cựu binh Lê dương để thực hiện các cuộc đảo chính chống lại các tổng thống dân bầu:

* Ngày 1 Tháng 1 năm 1966, Jean-Bédel Bokassa, một cựu binh Lê dương Pháp, thực hiện một cuộc đảo chính chống lại David Dacko, Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Trung Phi.

* Ngày 3 tháng 1 năm 1966, Maurice Yaméogo, Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Upper Volta, bây giờ gọi là Burkina Faso, là nạn nhân của một cuộc đảo chính thực bởi Aboubacar Sangoulé Lamizana, một cựu binh Lê dương Pháp, người đã chiến đấu trong quân đội Pháp ở Indonesia và Algeria chống lại nền độc lập của các nước này.

* Vào ngày 26 Tháng Mười năm 1972, Mathieu Kérékou, một người vệ sỹ của Tổng thống Hubert Maga, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Benin, tiến hành một cuộc đảo chính, ngay sau khi ông ta được tham dự các khóa học tại các trường quân sự của Pháp trong những năm 1968-1970.


Trên thực tế, trong suốt 50 năm qua, có tổng cộng 67 cuộc đảo chính xảy ra tại 26 quốc gia ở châu Phi, mà 16 trong số đó là những nước cựu thuộc địa của Pháp, có nghĩa là 61% các cuộc đảo chính xảy ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp.


Dao-chinh-o-chau-Phi.PNG

Như những con số này đã chứng minh, Pháp đã khá dữ dội và tích cực trong việc giữ lại ảnh hưởng mạnh mẽ của mình tại các thuộc địa cũ, bằng bất cứ giá nào, cách thức nào.

Tháng 3 năm 2008, cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói:

"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ trượt xuống thứ hạng của một (thế giới) quyền lực thứ ba"

Người tiền nhiệm của Chirac, cựu tổng thống François Mitterand đã tiên tri từ năm 1957 rằng:

"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21"

Ngay lúc này đây, khi tôi đang viết bài này, 14 quốc gia châu Phi bị Pháp bắt buộc, trong một hiệp ước thuộc địa, phải đưa 85% dự trữ nước ngoài của họ vào ngân hàng trung ương Pháp dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp. Cho đến bây giờ, năm 2014, Togo và khoảng 13 quốc gia châu Phi khác vẫn phải trả "khoản nợ thuộc địa" cho Pháp. Lãnh đạo châu Phi nào từ chối sẽ bị giết hoặc là nạn nhân của những cuộc đảo chính. Ai vâng lời sẽ được Pháp hỗ trợ và khen thưởng Pháp với một cuộc sống xa hoa trong khi người dân của họ phải chịu đựng cảnh nghèo cùng cực, và tuyệt vọng.

Đây đích thực là một hệ thống ma quỷ và mặc dù bị Liên minh châu Âu chỉ trích, nước Pháp vẫn chưa sẵn sàng để dỡ bỏ hệ thống thuộc địa này khi nó đem về cho nước Pháp khoảng 500 tỷ đô-la từ châu Phi.

Chúng ta thường lên án các nhà lãnh đạo châu Phi tham nhũng và phục vụ lợi ích quốc gia phương Tây, nhưng điều đó có nguyên nhân của nó. Họ cư xử như vậy bởi vì họ sợ bị giết hoặc là nạn nhân của một cuộc đảo chính. Họ muốn có một quốc gia mạnh mẽ để hỗ trợ họ khi bị xâm lược hay gặp rắc rối. Nhưng, ngược lại với sự bảo vệ hữu hảo, sự bảo vệ của phương Tây là kết quả của sự thỏa thuận với việc các nhà lãnh đạo châu Phi phải từ bỏ việc phục vụ người dân của họ, lợi ích quốc gia của họ.

Lãnh đạo châu Phi sẽ làm việc vì lợi ích của người dân nước họ nếu họ không liên tục quấy nhiễu và bị bắt nạt bởi các nước đế quốc.

Năm 1958, lo sợ về hậu quả của việc lựa chọn độc lập, giáng xuống từ nước Pháp, Leopold Sédar Senghor tuyên bố: "Sự lựa chọn của người dân Senegal là độc lập; nhưng họ chỉ muốn nó trong sự hữu hảo với nước Pháp, chứ không có trong sự bất hòa."

Từ đó về sau Pháp chỉ chấp nhận một "nền độc lập trên giấy" cho các thuộc địa của mình, nhưng các nước này phải đã ký kết "Hợp tác Accords", mô tả chi tiết bản chất của mối quan hệ của họ với Pháp, đặc biệt, bị buộc chặt vào hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp (đồng Franc), hệ thống giáo dục Pháp, quân sự và các ưu đãi thương mại.

Dưới đây là 11 thành phần chính của "hiệp ước thuộc địa mở rộng" có từ những năm 1950:

# 1. Khoản nợ thuộc địa vì những lợi ích từ chế độ thuộc địa Pháp

Các quốc gia mới được "độc lập" trả tiền cho cơ sở hạ tầng được Pháp xây dựng trong nước thời thuộc địa.


Tôi vẫn phải tìm ra các chi tiết đầy đủ về các số liệu, đánh giá những lợi ích thực dân và các điều khoản thanh toán đối với các nước châu Phi, nhưng chúng tôi đang làm việc trên đó (giúp chúng tôi với thông tin).


# 2. Tự động tịch thu của dự trữ quốc gia

Các nước châu Phi phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương Pháp.

Pháp đang giữ ngân khố dự trữ quốc gia của mười bốn nước châu Phi kể từ năm 1961: Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, CH Congo, Equatorial Guinea và Gabon .

Tiến sĩ Gary K. Busch cho biết:


Ước tính, hiện Pháp đang nắm giữ gần 500 tỷ đô-la của các nước châu Phi trong ngân quỹ của mình, và sẽ làm bất cứ điều gì để chống lại bất cứ ai muốn làm sáng tỏ sự đen tối của đế chế cũ này.

Các nước châu Phi không có quyền đụng vào số tiền đó.

Pháp chỉ cho phép họ tiếp cận có 15% số tiền mỗi năm. Nếu họ cần nhiều hơn thế, họ phải vay thêm tiền từ 65% của họ trong Kho bạc Pháp với lãi suất thương mại.

Tệ hơn nữa, Pháp áp đặt một hạn mức trên số tiền mà các nước có thể vay từ nguồn dự trữ này. Hạn mức được cố định là 20% thu nhập quốc gia của họ trong năm trước đó. Nếu các quốc gia cần phải vay mượn hơn 20% số tiền của họ, Pháp có quyền phủ quyết.

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac gần đây đã nói về tiền quốc gia châu Phi trong các ngân hàng Pháp. Dưới đây là một đoạn video của ông ta nói về kế hoạch khai thác của Pháp. Ông ta nói bằng tiếng Pháp, nhưng có thể tạm dịch như dưới đây:

"Chúng ta phải thành thật, và thừa nhận rằng một phần lớn số tiền trong ngân hàng chúng ta đến, chính xác là, từ việc khai thác lục địa châu Phi"

# 3. Quyền được ưu tiên đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào được tìm thấy trong nước."Chi phối chính sách tiền tệ là một hình thức xâm lược các nước khác một cách không bị làm phức tạp hóa, bởi vì, trên thực tế, nó được điều hành bởi Kho bạc Pháp, mà không cần tham vấn bất cứ cơ quan tài chính trung ương nào của WAEMU hoặc CEMAC. Theo các điều khoản của thỏa thuận về việc thiết lập các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia châu Phi (CFA) thì các ngân hàng này có nghĩa vụ phải gửi ít nhất 65% dự trữ ngoại hối của mình vào một "tài khoản giao dịch" tại Kho bạc Pháp, cùng với 20% khác để trang trải các khoản nợ tài chính.

Các ngân hàng trung ương CFA cũng áp đặt một khoản tín dụng mở rộng cho mỗi nước thành viên tương đương với 20% thu nhập của các nước này trong năm trước đó. Mặc dù BEAC và BCEAO có một cơ sở thấu chi với Kho bạc Pháp, các khoản giải ngân phải tùy thuộc vào sự đồng ý của Kho bạc Pháp. Nói cho cùng là của Kho bạc Pháp đã đầu tư dự trữ ngoại hối của các nước châu Phi vào chính mã cổ phiếu của nó ở thị trường chứng khoán Paris (Paris Bourse).

Nói ngắn gọn, hơn 80% dự trữ nước ngoài của các nước châu Phi được gửi vào "tài khoản giao dịch" dưới sự kiểm soát của Kho bạc Pháp. Hai ngân hàng CFA dù dưới cái tên châu Phi, nhưng không hề có được chính sách tiền tệ của riêng mình. Bản thân các nước cũng không biết, và cũng không được biết, có bao nhiêu dự trữ ngoại hối đang giữ bởi Kho bạc Pháp thuộc về họ.

Lợi nhuận từ đầu tư bằng tiền của các quỹ này trong Kho bạc Pháp được bổ sung vào quỹ nhưng không có bản kiểm kê chi tiết về bất kỳ sự thay đổi nào được đưa ra cho cả những ngân hàng này hay các quốc gia châu Phi. Một nhóm hạn chế các quan chức cao cấp tại Kho bạc nhà nước Pháp, những người biết rõ về số tiền trong "tài khoản giao dịch", nơi mà các quỹ này được đầu tư; các khoản lợi nhuận từ đầu tư; đều bị cấm tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho các ngân hàng CFA hoặc các ngân hàng trung ương của các quốc gia châu Phi."


Pháp được quyền đầu tiên mua bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy của các cựu thuộc địa. Chỉ sau khi Pháp nói "Tôi không quan tâm", thì các nước châu Phi được cho phép để tìm kiếm các đối tác khác.

#4. Ưu tiên cho Pháp và các công ty Pháp trong mua sắm công và đấu thầu công khai

Trong các hợp đồng của chính phủ cựu thuộc địa, các công ty của Pháp phải được xem xét ưu tiên đấu thầu trước, họ nhả ra mới được tìm nơi khác. Do vậy, trong rất nhiều ngành kinh tế trọng điểm của các cựu thuộc địa đều ở trong tay của người Pháp.

Ví dụ, tại Bờ biển Ngà, các công ty Pháp sở hữu và kiểm soát tất cả các dịch vụ tiện ích lớn như nước, điện, điện thoại, giao thông, bến cảng và các ngân hàng lớn, cũng như các ngành thương mại, xây dựng, nông nghiệp.

Cuối cùng, như tôi đã viết trong một bài viết trước, người Châu Phi bây giờ "sống trên một lục địa thuộc sở hữu của người châu Âu"!

# 5. Pháp được độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho các cán bộ quân sự nước cựu thuộc địa.

Thông qua các “học bổng”, “trợ cấp”, các quốc gia cựu thuộc địa châu Phi phải gửi sĩ quan quân đội cấp cao của họ đến đào tạo ở Pháp hoặc các cơ sở đào tạo Pháp. Nhờ đó, Pháp luôn duy trì được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn "nội gián" trong bộ máy quân sự các nước châu Phi và nuôi dưỡng lực lượng này. Họ không hoạt động khi không cần thiết, và được kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hay bất kỳ mục đích nào khác!


# 6. Phải cho Pháp để sẵn sàng triển khai quân đội và can thiệp quân sự các nước cựu thuộc địa để bảo vệ lợi ích của Pháp.

Điều này tương tư như một "Hiệp định quốc phòng" thuộc khối Hiệp ước Thuộc địa Pháp. Pháp có quyền hợp pháp để can thiệp quân sự vào các nước châu Phi, cũng như đóng quân vĩnh viễn trong các căn cứ trên lãnh thổ các nước này (Mời xem bản đồ quân sự Pháp ở các nước Châu Phi).


French-military-bases-in-Africa.png

Bản đồ quân sự Pháp ở các nước Châu Phi

 

Khi Tổng thống Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà cố gắng để kết thúc việc khai thác thuộc địa trên nước mình, Pháp đã tổ chức một cuộc đảo chính. Trong suốt quá trình lâu dài để lật đổ Gbagbo, xe tăng, trực thăng vũ trang và lực lượng đặc biệt Pháp đã can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột, bắn vào thường dân và giết nhiều người.

Như để xát muối vào vết thương, Pháp ước tính rằng cộng đồng doanh nghiệp Pháp đã mất vài triệu đô la, trong khi đó, trong cuộc tháo chạy khỏi Abidjan năm 2006, quân Pháp tàn sát 65 thường dân không vũ trang và làm bị thương 1.200 người khác.

Sau khi thực hiện cuộc đảo chính thành công và chuyển giao quyền lực cho Alassane Outtara, Pháp đã yêu cầu chính phủ Ouattara phải bồi thường cho cộng đồng doanh nghiệp Pháp về những tổn thất trong cuộc nội chiến. Thực tế, chính phủ Ouattara đã phải trả cho họ gấp hai lần những gì họ nói rằng họ đã bị mất trong cuộc di dời.

# 7. Có nghĩa vụ cho tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục.
Oui, Monsieur. Vous devez parlez français, la langue de Molière!
Thực tế, một tổ chức phổ biến văn hóa và ngôn ngữ của Pháp gọi là "Cộng đồng Pháp ngữ" được xây dựng ở các nước cựu thuộc địa với nhiều chi nhánh khác nhau chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.
Như đã nói trong bài viết này, nếu tiếng Pháp là ngôn ngữ duy nhất mà bạn có thể nói, bạn chỉ có thể truy cập ít hơn 4% tri thức và tư tưởng của nhân loại. Rất hạn chế.

# 8. Nghĩa vụ sử dụng hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA.
Đó thực sự là con bò sữa của nước Pháp và bất chấp Liên minh châu Âu lên án việc làm xấu xa này nhưng Pháp không chịu từ bỏ chương trình đem lại 500 tỷ USD cho kho bạc của mình từ các nước Châu Phi thuộc địa cũ. Khi đồng Euro bắt đầu được khởi xướng tại châu Âu, các nước châu Âu phát hiện ra các chương trình này của Pháp. Nhiều nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu đã phát hoảng và đề nghị Pháp bỏ hệ thống này nhưng không thành công.

# 9. Nghĩa vụ gửi cho Pháp dự trữ và cân đối thu chi hàng năm.
Nếu không có báo cáo, không có tiền.

Dù sao các thư ký của ngân hàng trung ương của các cựu thuộc địa, và thư ký của các cuộc họp, tổ chức hai lần một năm, của các Bộ trưởng Tài chính của các cựu thuộc địa được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương / Kho bạc Pháp.

# 10. Không được phép gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự cho phép của Pháp.
Các nước châu Phi nói chung là những người ít khi có ý muốn liên minh quân sự khu vực. Hầu hết các nước đó chỉ có liên minh quân sự với các cựu thực dân của họ! (Có vẻ buồn cười, nhưng bạn không thể làm tốt hơn!).
Với các cựu thuộc địa của Pháp, Pháp cấm họ để tìm kiếm liên minh quân sự khác, trừ khi do Pháp cung cấp cho họ.

# 11. Nghĩa vụ liên minh với Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh hay khủng hoảng toàn cầu

Hơn một triệu lính châu Phi đã tham gia cuộc chiến chống Phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đóng góp của họ thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ, nhưng bạn nghĩ sao khi chỉ mất có 6 tuần để Đức đánh bại Pháp vào năm 1940? Người Pháp biết người châu Phi có thể có ích cho các cuộc chiến đấu cho "Grandeur de la France" trong tương lai.

Có một cái gì đó gần như điên loạn trong mối quan hệ của Pháp với châu Phi.
Đầu tiên, Pháp say sưa cướp bóc và khai thác châu Phi kể từ thời của chế độ nô lệ. Sau đó, tầng lớp ưu tú của họ đã hoàn toàn thiếu sự sáng tạo và trí tưởng tượng để nghĩ xa hơn là chìm đắm trong quá khứ và truyền thống.
Cuối cùng, nước Pháp lại tìm ra 2 kẻ, vốn hoàn toàn chìm nghỉm trong quá khứ: Bộ Tài chính và Ngân sách và Bộ Ngoại giao.
Hai cơ quan này không chỉ là một mối đe dọa cho châu Phi, mà còn với chính người Pháp.

Những người châu Phi phải tự lực tự cường để tự giải phóng chính mình, mà không cần phải xin phép. Tôi vẫn không thể hiểu được thế nào mà 450 binh sĩ Pháp tại Bờ biển Ngà có thể kiểm soát dân số 20 triệu người !?

Phản ứng đầu tiên của mọi người khi họ biết về "thuế thuộc địa" của Pháp thường là một câu hỏi: "Sẽ đến khi nào?"
Một so sánh lịch sử là, Pháp đã buộc Haiti phải trả số tiền, tương đương với giá trị hiện nay là 21 tỷ đô-la từ năm 1804 đến năm 1947 (gần một thế kỷ rưỡi) cho các thiệt hại của các nhà buôn nô lệ Pháp bằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ và giải phóng nô lệ Haiti.
Các nước châu Phi đang phải trả thuế thuộc địa chỉ mới trong vòng 50 năm qua, vì vậy tôi nghĩ rằng có thể còn phải trả trong vòng 1 thế kỷ nữa!

theo http://www.dlv.vn/2015/11/cay-dang-nen-doc-lap-thoa-hiep.html#ixzz3udvl0pH9

================================================================

Thật không ngờ được là đến thế kỷ 21 này rồi, mà vẫn còn những nước bị nô lệ như vậy.

Nước Pháp cũng đại diện cho Châu âu văn minh, dân chủ, xã hội công bằng, mà làm những điều tồi tệ như vậy.

Có nhiều bạn trẻ còn khen Pháp đã khai phá văn minh cho nước VN, xây dựng cơ sở hạ tầng cho VN, . . . 

Cũng còn có ý kiến VN đừng đánh Pháp năm 1945, thì ít năm sau cũng sẽ giành độc lập, ôi tư duy trẻ em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Trương Gia Bình kêu gọi doanh nhân trẻ làm nông nghiệp số

 
 
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình cho biết, ông đã kêu gọi giới doanh nhân trẻ Việt Nam làm nông nghiệp số bằng cách đưa các đoàn sinh viên, doanh nghiệp dự triển lãm nông nghiệp ở Israel.
 
a6fso23_truonggiabinh.jpg
 
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT.
 
ng dụng tối ưu công nghệ tự động hóa là một trong các tiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao và Interrnet of Things (IoT - vạn vật kết nối) sẽ tham gia tích cực vào khâu này.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT - cho rằng, nhờ IoT toàn bộ dữ liệu liên quan đến cây cối, đất đai, điều kiện khí hậu sẽ được kết nối. Khoảng 5-10 năm tới, tất cả những phương thức cũ sẽ bị xóa đi, sự biến đổi của các doanh nghiệp và các nền kinh tế là không biên giới. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do sự phát triển của IoT. Hiện tại, nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới như Toshiba, Panasonic đã tham gia vào việc cung cấp giải pháp cho lĩnh vực nông nghiệp. “Nếu như Việt Nam sở hữu một nền nông nghiệp chính xác, có sự tham gia của Internet và hạ tầng công nghệ thì sẽ tạo ra những giá trị lớn chưa từng có” - ông Trương Gia Bình nhận định.
 
Để được gọi là nông nghiệp số thì toàn bộ dữ liệu, thế giới thực và thế giới số phải nhập một, các cảm biến sẽ đo toàn diện. Ví dụ như để theo dõi một chú bò, tất cả các chỉ số trên cơ t hể sẽ được đo từ A đến Z. Trong trồng trọt, các thông số về cây trồng, đất đai, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm sẽ được đo bằng máy chuyên dụng và đây là những con số hoàn toàn chính xác. Khi cần ánh sáng, hệ thống tự động bật đèn, cần nước sẽ tự động bật nước. Hệ thống tự động toàn bộ và điều khiển trên các thiết bị cầm tay. Ngoài ra, nông nghiệp tự động hóa đi xuyên suốt từ khâu chọn giống cho đến chế tạo, vận tải đến siêu thị và khâu cuối cùng là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Chủ tịch HĐQT FPT cũng cho biết, ông đã kêu gọi giới doanh nhân trẻ Việt Nam làm nông nghiệp số bằng cách đưa các đoàn sinh viên, doanh nghiệp dự triển lãm nông nghiệp ở Israel. “Với việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ số vào nông nghiệp, chỉ 1 hécta nhà kính, người Israel tạo ra doanh thu khoảng 2,8 triệu USD, trong khi Việt Nam đang nói đến 200USD. Đây là một khoảng cách lớn” - ông Bình so sánh.
========================================
Ứng dụng kỹ thuật mới thật là tuyệt vời
VN là nước nông nghiệp rất cần những ứng dụng này 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh "hớ" vì trò hề mang tên "đẩy láng giềng đi" của Hoàn Cầu

 

  Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) mới đây đã mở ra chương trình bình chọn cuối năm, cho phép độc giả "đóng vai Thượng đế" và... xếp lại bản đồ thế giới theo cách mà họ muốn.

  •  

Hoàn Cầu đưa ra 3 câu hỏi, bao gồm: Độc giả muốn gì ở 1 nước láng giềng? Độc giả hy vọng các nước láng giềng nào phải "chuyển đi" hoặc được "giữ lại" bên cạnh Trung Quốc? Độc giả muốn quốc gia nào trở thành láng giềng với Trung Quốc?

Mặc dù giới thiệu và rào đón rằng đây chỉ là trò chơi cuối năm, nhưng trên thực tế kết quả cuộc bình chọn trên tờ báo "diều hâu" nổi tiếng Trung Quốc này lại thể hiện nhiều điều về quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Kết quả bình chọn sơ bộ tính đến 21h00 (28/12, giờ địa phương) cho thấy, 5.2% người bình chọn trên Hoàn Cầu - tương đương 5.861 lượt bình chọn - muốn Nhật Bản phải "chuyển đi" xa Trung Quốc.

Xếp sau đó là Philippines (4.7%), Việt Nam (4.4%) và Triều Tiên (4.2%).

bac-kinh-ho-vi-tro-he-mang-ten-day-lang-

Một câu hỏi trong chương trình bình chọn cuối năm của Hoàn Cầu, yêu cầu độc giả làm "Thượng đế" và "bắt láng giềng ra đi, hoặc giữ lại" (Ảnh chụp màn hình)

Trao đổi với chúng tôi về "trò chơi" mang nhiều màu sắc chính trị này, chuyên gia Kiều Tỉnh, nguyên Trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Bắc Kinh và Hồng Kông, đánh giá kết quả trên không có gì đáng ngạc nhiên.

Ông Kiều Tỉnh chỉ ra: "Thời báo Hoàn Cầu là tờ báo do báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo chủ quản, là tiếng nói chính thống của phía Trung Quốc.

Do đó, quan điểm của tờ báo và độc giả của nó có thể đại diện cho Trung Quốc, cụ thể có nhiều khả năng là giới quân sự hiếu chiến ở Trung Quốc.

Với cuộc bình chọn 'đẩy láng giềng đi' như thế này, họ cũng sẽ thăm dò một số nhóm đối tượng nhất định mà thể hiện quan điểm theo hướng của Bắc Kinh."

Theo ông, trên thực tế phần lớn giới quân sự Trung Quốc coi Nhật Bản là đối thủ hàng đầu "như một truyền thống", tiếp đó là nhóm 4 nước ASEAN mà bộ phận 'diều hâu' này tuyên bố là chống Trung Quốc mạnh nhất, trong đó có Philippines và Việt Nam.

"Hồi năm ngoái, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam thì giới quân sự nước này cũng có cuộc thăm dò ý kiến và lớn tiếng rằng nếu xảy ra xung đột vũ trang thì cần đối phó với Việt Nam trước tiên.

Do đó, đối với kết quả bình chọn (sơ bộ) của Thời báo Hoàn Cầu như vậy thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên," ông Kiều Tỉnh bình luận.

bac-kinh-ho-vi-tro-he-mang-ten-day-lang-

5.2% người bình chọn trên Hoàn Cầu muốn Nhật Bản "ra đi"

Tương tự, ông Kiều Tỉnh khẳng định tỉ lệ độc giả Hoàn Cầu muốn Triều Tiên "ra đi" khá cao phản ánh tình trạng "cơm không lành,canh không ngọt" trong quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng thời gian gần đây.

Căng thẳng Trung-Triều tưởng như có dấu hiệu dịu lại đã bất ngờ leo thang sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố "sẵn sàng dùng bom khinh khí bảo vệ an ninh và tôn nghiêm quốc gia".

Đồng thời ban nhạc nữ Triều Tiên Moranbong thẳng thừng hủy diễn ở Trung Quốc và ra thẳng sân bay về Triều Tiên hôm 12/12.

Bên cạnh đó, thông tin cho rằng Bình Nhưỡng tiến hành các hoạt động điều tra nhằm vào Hoa kiềucũng khiến truyền thông và dư luận Trung Quốc nghi ngại, bất chấp Bộ ngoại giao nước này khẳng định "không có chuyện đó".

Điều nực cười là, lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình tới Thủ tướng Lý Khắc Cường, khi nói về ngoại giao láng giềng đều hết lời tuyên bố hữu hảo.

Ông Tập Cận Bình từng nhấn mạnh phương châm quan hệ với các nước châu Á là “đối thoại, tin cậy, hợp tác” theo tinh thần 4 chữ “Thân, Thành, Huệ, Dung”, tức thân thiện, chân thành, có lợi, bao dung.

Ông Lý Khắc Cường thì đề cao: "Ngoại giao láng giềng là hàng đầu...".

Thế nhưngcái cách Hoàn Cầu bày ra trò hề "lấy ý kiến độc giả" này, cũng như kết quả sơ bộ của nó, khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về việc, có thật sự Trung Quốc muốn "bỏ ngàn vàng mua láng giềng" như lãnh đạo của họ vẫn nói không.

Trưng cầu ý kiến tình cờ lộ "mảng tối" quan hệ Nga-Trung

Cũng trong chương trình trưng cầu ý kiến của Hoàn Cầu, một điểm đáng chú ý là tỉ lệ người bình chọn Nga "ra đi" nhỉnh hơn tỉ lệ "giữ lại", 2.6% so với 2.5%.

Nhìn bề ngoài, điều này dường như trái ngược với tình trạng quan hệ tốt đẹp mà Bắc Kinh và Moscow thường tuyên bố trước phương Tây trong 2 năm qua, kể từ khi Nga "ngả" về Trung Quốc do bị phương Tây cấm vận.

Tuy nhiên, ông Kiều Tỉnh khẳng định đây là mối quan hệ "trên nóng dưới lạnh".

"Thực tế người Trung Quốc có câu nói: 'Quan hệ Trung-Nga, trên nóng dưới lạnh'.

Các học giả Trung Quốc đánh giá, lãnh đạo cấp cao Nga và Trung Quốc luôn tuyên bố rất hữu nghị và tốt đẹp, nhưng các quan chức đôi bên thì lại hết sức thờ ơ, lạnh nhạt với phát biểu ngoại giao của lãnh đạo.

Thậm chí, các quan chức Nga-Trung rất thường xuyên nghi ngờ nhau, và các bài báo của 2 nước đều đề cập."

bac-kinh-ho-vi-tro-he-mang-ten-day-lang-

Kết quả tương đối bất ngờ khi tỉ lệ người bình chọn muốn Nga "ra đi" nhỉnh hơn số người muốn Moscow tiếp tục làm láng giềng

Ông cho hay, báo Trung Quốc từng viết rằng “đối với Nga, chúng ta phải luôn luôn giữ khoảng cách, bất chấp quan hệ song phương có tốt đẹp đến mấy thì cũng không giải quyết được vấn đề cốt yếu của Trung Quốc”.

Còn phía Nga tin rằng Trung Quốc chỉ có thể là “mục tiêu tạm thời”, nhưng nếu xem Bắc Kinh như một người bạn lâu dài, chỗ dựa hay liên minh, thì chỉ có đưa Nga vào “ngõ cụt”.

"Kể từ thời Pier Đại đế đến nay, Nga chưa bao giờ xem Trung Quốc là một người bạn chiến lược,"ông Kiều Tỉnh kết luận.

Trong khi đó, cũng theo kết quả bình chọn trên Hoàn Cầu tính đến tối 28/12, quốc gia mà độc giả tờ này "muốn đưa về cạnh Trung Quốc nhất" là New Zealand với 6.1% người lựa chọn, sau đó là Thụy Điển với 6%.

Kết quả này cũng phù hợp với các tiêu chí được những người tham gia đánh giá cao nhất ở 1 quốc gia như "thân với Trung Quốc", "có thể sử dụng đồng NDT", "miễn thị thực"...

theo http://soha.vn/quoc-te/bac-kinh-ho-vi-tro-he-mang-ten-day-lang-gieng-di-cua-hoan-cau-2015122820225042.htm

============================================================

Tuy là trò nhảm nhí của báo hoàn cầu, nhưng nó thể hiện ý chí của trung quốc trong đối sách ngoại giao

Không bao giờ tin trung quốc  :ph34r: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ông Trương Gia Bình kêu gọi doanh nhân trẻ làm nông nghiệp số

 
 
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình cho biết, ông đã kêu gọi giới doanh nhân trẻ Việt Nam làm nông nghiệp số bằng cách đưa các đoàn sinh viên, doanh nghiệp dự triển lãm nông nghiệp ở Israel.
 
a6fso23_truonggiabinh.jpg
 
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT.

 
ng dụng tối ưu công nghệ tự động hóa là một trong các tiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao và Interrnet of Things (IoT - vạn vật kết nối) sẽ tham gia tích cực vào khâu này.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT - cho rằng, nhờ IoT toàn bộ dữ liệu liên quan đến cây cối, đất đai, điều kiện khí hậu sẽ được kết nối. Khoảng 5-10 năm tới, tất cả những phương thức cũ sẽ bị xóa đi, sự biến đổi của các doanh nghiệp và các nền kinh tế là không biên giới. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do sự phát triển của IoT. Hiện tại, nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới như Toshiba, Panasonic đã tham gia vào việc cung cấp giải pháp cho lĩnh vực nông nghiệp. “Nếu như Việt Nam sở hữu một nền nông nghiệp chính xác, có sự tham gia của Internet và hạ tầng công nghệ thì sẽ tạo ra những giá trị lớn chưa từng có” - ông Trương Gia Bình nhận định.

 
Để được gọi là nông nghiệp số thì toàn bộ dữ liệu, thế giới thực và thế giới số phải nhập một, các cảm biến sẽ đo toàn diện. Ví dụ như để theo dõi một chú bò, tất cả các chỉ số trên cơ t hể sẽ được đo từ A đến Z. Trong trồng trọt, các thông số về cây trồng, đất đai, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm sẽ được đo bằng máy chuyên dụng và đây là những con số hoàn toàn chính xác. Khi cần ánh sáng, hệ thống tự động bật đèn, cần nước sẽ tự động bật nước. Hệ thống tự động toàn bộ và điều khiển trên các thiết bị cầm tay. Ngoài ra, nông nghiệp tự động hóa đi xuyên suốt từ khâu chọn giống cho đến chế tạo, vận tải đến siêu thị và khâu cuối cùng là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Chủ tịch HĐQT FPT cũng cho biết, ông đã kêu gọi giới doanh nhân trẻ Việt Nam làm nông nghiệp số bằng cách đưa các đoàn sinh viên, doanh nghiệp dự triển lãm nông nghiệp ở Israel. “Với việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ số vào nông nghiệp, chỉ 1 hécta nhà kính, người Israel tạo ra doanh thu khoảng 2,8 triệu USD, trong khi Việt Nam đang nói đến 200USD. Đây là một khoảng cách lớn” - ông Bình so sánh.

========================================
Ứng dụng kỹ thuật mới thật là tuyệt vời
VN là nước nông nghiệp rất cần những ứng dụng này 

 

 

Thế giới và cụ tỷ là người Do Thái làm rồi. Việt Nam học tập làm theo. Ok thôi, lão Gàn ủng hộ (Và đã ủng hộ trên cả thực tế). Nhưng Việt Nam cần một cơ sở hạ tầng tương thích. Lão Gàn nghĩ mãi chưa ra làm sao thuyết phục được bác nông dân Việt bỏ tiền ra làm nông nghiệp số với mấy sào ruộng và con trâu của mình. Đại để là như vậy. Có thể bước đầu ứng dụng vào các doanh nghiệp.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cay đắng sự thật đằng sau những nền độc lập thỏa hiệp!

Hơn 60 năm kể từ khi nước ta giành độc lập từ tay thực dân Pháp (1954), hơn 40 năm thoát khỏi móng vuốt đế quốc Mỹ (1975), chúng ta hiện đang được sống trong một đất nước hòa bình, yên ổn, giữa một thế giới đang chao đảo bởi hàng trăm vụ xung đột, khủng bố, can thiệp,.. Ấy vậy mà, "no cơm ấm cật", không ít kẻ, dù được ăn học tử tế, đang thụ hưởng thành quả cách mạng được đánh đổi bằng sinh mạng hàng triệu người của những thế hệ đi trước, lại không từ bỏ thủ đoạn gì để xuyên tạc, bôi nhọ chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc nói riêng, và giải phóng loài người nói chung, cum cúp làm tay sai cho ngoại bang, hòng âm mưu biến dân tộc ta trở lại thời kỳ nô lệ thêm một lần nữa. Phải chăng chúng chính là hiện thân của những kẻ tay sai, những kẻ chỉ điểm, những con chó săn cho giặc từ thế kỷ trước? Chỉ khác là trong thời điểm bây giờ, chúng không có xe tăng, đại bác, máy bay và những đội quân viễn chinh hùng mạnh hỗ trợ, nên người ta khó nhận ra thứ vũ khí nguy hiểm nhất của chúng: "nọc độc". "Nọc độc" có trong hơi thở, có trong từng lời nói, từng chữ viết, từng lời thủ thỉ, từng cử chỉ thân thiện,... của chúng.

Một trong những lý lẽ khốn nạn nhất của chúng là chúng ta không cần phải hy sinh chừng đó con người vì đằng nào Pháp cũng trao trả lại độc lập cho Việt Nam, cũng như Anh đã "tháo xích" cho Ấn Độ, Mỹ "sổ lồng" cho Philippine, hay thậm chí là Pháp với các nước thuộc địa ở châu Phi. Rõ ràng đó là tiếng thì thào ru ngủ của con rắn độc đối với những con mồi của chúng: người Việt Nam. Chúng không thèm đếm xỉa đến việc các đế quốc thực dân phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, ở giữa thế kỷ 20, là kết quả của một quá trình những biến động lịch sử - xã hội lâu dài mà quan trọng nhất là sự phản kháng ngày càng quyết liệt từ các thuộc địa. Các nhà sử học trên khắp thế giới đều phải công nhận, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng của Việt Nam trước liên minh đế quốc Mỹ - thực dân Pháp năm 1954, chính là đòn tấn công chí mạng vào hệ thống thuộc địa toàn cầu của các nước thực dân. Nó là nguồn cổ vũ không thể tuyệt vời hơn cho các dân tộc bị áp bức khác vùng lên. Chỉ trong vòng tám năm (1954-1962) Pháp phải trao trả độc lập cho nhiều nước thuộc địa ở châu Phi. Nếu như trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Phi mới chỉ có 2 nước được độc lập trên danh nghĩa (Ethiopia và Liberia), thì đến 1968, đã có 39 nước, bao gồm 85% lãnh thổ và 93% dân số toàn lục địa đã thoát khỏi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Tính đến giữa năm 60 của thế kỷ XX đã có gần 70 nước Châu Á, Phi, Mỹ Latinh giành được độc lập.

Sự thật lịch sử ấy đã được ông Giăng Báp-ti-xtơ Đê-en, trưởng đoàn đại biểu Tổng liên đoàn lao động Ghi-nê sang dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai (từ ngày 23 đến ngày 27-5-1961) ca ngợi bằng những dòng viết sôi sục và thắm thiết như sau: “Điện Biên Phủ! Cái tên ấy kêu như một cái roi bi thảm đánh ngang tai bọn thực dân, nhưng lại thổi to ngọn lửa chiến đấu của những người đang cầm khí giới trong tay để chống lại sự áp bức. Điện Biên Phủ! Tiếng chuông đưa ma của chủ nghĩa đế quốc kéo liên hồi bởi một dân tộc khao khát muốn phục hồi địa vị và nhân phẩm của mình, đã mãi mãi trở thành một gương sáng cho các nước Á - Phi anh em đang sống trong vòng nô dịch. Điện Biên Phủ! Cái bóng ma đang làm cho bọn xâm lược chưa hết cơn run sợ, và cái bóng ma đó từ nay sẽ như lưỡi gươm Đa-mô-clét treo trên đầu chủ nghĩa đế quốc ở An-giê-ri, ở Ca-ma-run, Công-gô, Gu-an-đa, U-run-đi và ở Lào,...”.

Thế nhưng sự thật của những nền độc lập được thực hiện thông qua sự thỏa hiệp giữa các nước thực dân và thuộc địa của chúng là gì? Bạn có biết rằng trong thế kỷ 21 này, còn rất nhiều quốc gia châu Phi vẫn phải đóng "thuế thân" cho Pháp kể từ khi giành được độc lập cho đến nay!? Bài viết dưới đây của tác giả Mawuna Remarque Koutonin, đăng trên trang Silicon Africa, sẽ cho ta thấy phần nào sự thật cay đắng của những "nền độc lập thỏa hiệp".

Pháp buộc 14 nước châu Phi phải trả thuế thuộc địa vì những lợi ích của chế độ nô lệ và thuộc địa! - Tác giả: Mawuna Remarque KOUTONIN

Africa-France-relationship.png Mối quan hệ giữa Pháp & châu Phi

 

Năm 1958, Khi Sékou Touré của Guinea quyết định thoát ra khỏi đế chế thực dân Pháp, và lựa chọn nền độc lập quốc gia, tầng lớp chóp bu của thực dân Pháp ở Paris đã rất tức giận, và trong cơn thịnh nộ lịch sử, chính quyền Pháp ở Guinea đã phá hủy tất cả mọi thứ tại đất nước này vốn đại diện cho những gì họ gọi là những lợi ích từ chế độ thực dân Pháp.

Ba ngàn người Pháp rời khỏi đất nước, cùng với tất cả tài sản của họ và phá hủy bất cứ thứ gì không thể chuyển đi được: trường học, nhà trẻ, các tòa nhà hành chính công bị phá sập; xe ô tô, sách vở, thuốc men, dụng cụ nghiên cứu, máy kéo đã bị nghiền nát và phá hoại; ngựa, bò trong các trang trại đã bị giết chết, và thực phẩm trong nhà kho đã bị đốt cháy hoặc bị đầu độc.

Mục đích của hành động thái quá này là để gửi một thông điệp rõ ràng cho tất cả các thuộc địa khác về hậu quả của việc chối bỏ Pháp sẽ rất khủng khiếp.

Nỗi sợ hãi từ từ lan tỏa trong tầng lớp ưu tú của châu Phi, và không ai sau sự kiện Guinea có đủ can đảm để làm theo tấm gương của Sekou Touré, người có câu khẩu hiệu: "Chúng tôi thích sự tự do trong đói nghèo hơn là sự giàu có trong chế độ nô lệ."

Sylvanus Olympio, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Togo, một quốc gia nhỏ bé ở phía tây châu Phi, tìm thấy một giải pháp trung hòa đối với nước Pháp.

Ông không muốn đất nước của mình để tiếp tục dưới quyền thống trị của Pháp, do đó ông đã từ chối ký hiệp ước thuộc địa tiếp theo do De Gaule đề xuất, nhưng đồng ý trả một món nợ hàng năm sang Pháp cho cái gọi là lợi ích Togo đã có từ chế độ thực dân Pháp. Đó là điều kiện duy nhất để người Pháp không tàn phá đất nước trước khi rời đi. Tuy nhiên, số tiền ước tính của Pháp là quá lớn khi mức bồi thường cho cái gọi là "khoản nợ thuộc địa" chiếm gần 40% ngân sách quốc gia vào năm 1963.

Tình hình tài chính của đất nước Togo mới độc lập là rất không ổn định, do đó, để có thể ra khỏi tình trạng này, Olympio quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA (đồng franc cho các thuộc địa của Pháp ở châu Phi), và phát hành đồng tiền riêng.

Ngày 13 tháng 01 năm 1963, ba ngày sau khi đồng tiền chính thức của đất nước bắt đầu được in, một nhóm lính ngu dốt dưới sự giật dây của Pháp đã giết chết vị tổng thống dân cử đầu tiên của châu Phi vừa được độc lập. Olympio đã bị giết bởi Etienne Gnassingbe, một cựu sỹ quan quân đội Lê dương Pháp, người được cho là đã nhận được số tiền thưởng 612 đô-la từ lãnh sự quán Pháp tại địa phương với công việc giết người này.

Giấc mơ của Olympio là xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ và tự lực cánh sinh. Nhưng người Pháp không thích ý tưởng đó.

Ngày 30 tháng 6 năm 1962, Modiba Keita, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Mali, quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA, vốn đã được áp dụng đối với 12 quốc gia châu Phi mới độc lập. Đối với vị tổng thống Mali này, người vốn nghiên cứu về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, rõ ràng là hiệp ước thuộc địa mở rộng với Pháp là một cái bẫy, một gánh nặng cho sự phát triển đất nước.

Ngày 19 Tháng 11 năm 1968, giống như Olympio, Keita đã là nạn nhân của một cuộc đảo chính được thực hiện bởi một cựu lính Lê dương Pháp khác, trung úy Moussa Traoré.

Thực tế là trong thời kỳ hỗn loạn của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi khỏi chế độ thực dân châu Âu, Pháp đã liên tục sử dụng nhiều cựu binh Lê dương để thực hiện các cuộc đảo chính chống lại các tổng thống dân bầu:

* Ngày 1 Tháng 1 năm 1966, Jean-Bédel Bokassa, một cựu binh Lê dương Pháp, thực hiện một cuộc đảo chính chống lại David Dacko, Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Trung Phi.

* Ngày 3 tháng 1 năm 1966, Maurice Yaméogo, Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Upper Volta, bây giờ gọi là Burkina Faso, là nạn nhân của một cuộc đảo chính thực bởi Aboubacar Sangoulé Lamizana, một cựu binh Lê dương Pháp, người đã chiến đấu trong quân đội Pháp ở Indonesia và Algeria chống lại nền độc lập của các nước này.

* Vào ngày 26 Tháng Mười năm 1972, Mathieu Kérékou, một người vệ sỹ của Tổng thống Hubert Maga, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Benin, tiến hành một cuộc đảo chính, ngay sau khi ông ta được tham dự các khóa học tại các trường quân sự của Pháp trong những năm 1968-1970.

Trên thực tế, trong suốt 50 năm qua, có tổng cộng 67 cuộc đảo chính xảy ra tại 26 quốc gia ở châu Phi, mà 16 trong số đó là những nước cựu thuộc địa của Pháp, có nghĩa là 61% các cuộc đảo chính xảy ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp.

Dao-chinh-o-chau-Phi.PNG

Như những con số này đã chứng minh, Pháp đã khá dữ dội và tích cực trong việc giữ lại ảnh hưởng mạnh mẽ của mình tại các thuộc địa cũ, bằng bất cứ giá nào, cách thức nào.

Tháng 3 năm 2008, cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói:

"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ trượt xuống thứ hạng của một (thế giới) quyền lực thứ ba"

Người tiền nhiệm của Chirac, cựu tổng thống François Mitterand đã tiên tri từ năm 1957 rằng:

"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21"

Ngay lúc này đây, khi tôi đang viết bài này, 14 quốc gia châu Phi bị Pháp bắt buộc, trong một hiệp ước thuộc địa, phải đưa 85% dự trữ nước ngoài của họ vào ngân hàng trung ương Pháp dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp. Cho đến bây giờ, năm 2014, Togo và khoảng 13 quốc gia châu Phi khác vẫn phải trả "khoản nợ thuộc địa" cho Pháp. Lãnh đạo châu Phi nào từ chối sẽ bị giết hoặc là nạn nhân của những cuộc đảo chính. Ai vâng lời sẽ được Pháp hỗ trợ và khen thưởng Pháp với một cuộc sống xa hoa trong khi người dân của họ phải chịu đựng cảnh nghèo cùng cực, và tuyệt vọng.

Đây đích thực là một hệ thống ma quỷ và mặc dù bị Liên minh châu Âu chỉ trích, nước Pháp vẫn chưa sẵn sàng để dỡ bỏ hệ thống thuộc địa này khi nó đem về cho nước Pháp khoảng 500 tỷ đô-la từ châu Phi.

Chúng ta thường lên án các nhà lãnh đạo châu Phi tham nhũng và phục vụ lợi ích quốc gia phương Tây, nhưng điều đó có nguyên nhân của nó. Họ cư xử như vậy bởi vì họ sợ bị giết hoặc là nạn nhân của một cuộc đảo chính. Họ muốn có một quốc gia mạnh mẽ để hỗ trợ họ khi bị xâm lược hay gặp rắc rối. Nhưng, ngược lại với sự bảo vệ hữu hảo, sự bảo vệ của phương Tây là kết quả của sự thỏa thuận với việc các nhà lãnh đạo châu Phi phải từ bỏ việc phục vụ người dân của họ, lợi ích quốc gia của họ.

Lãnh đạo châu Phi sẽ làm việc vì lợi ích của người dân nước họ nếu họ không liên tục quấy nhiễu và bị bắt nạt bởi các nước đế quốc.

Năm 1958, lo sợ về hậu quả của việc lựa chọn độc lập, giáng xuống từ nước Pháp, Leopold Sédar Senghor tuyên bố: "Sự lựa chọn của người dân Senegal là độc lập; nhưng họ chỉ muốn nó trong sự hữu hảo với nước Pháp, chứ không có trong sự bất hòa."

Từ đó về sau Pháp chỉ chấp nhận một "nền độc lập trên giấy" cho các thuộc địa của mình, nhưng các nước này phải đã ký kết "Hợp tác Accords", mô tả chi tiết bản chất của mối quan hệ của họ với Pháp, đặc biệt, bị buộc chặt vào hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp (đồng Franc), hệ thống giáo dục Pháp, quân sự và các ưu đãi thương mại.

Dưới đây là 11 thành phần chính của "hiệp ước thuộc địa mở rộng" có từ những năm 1950:

# 1. Khoản nợ thuộc địa vì những lợi ích từ chế độ thuộc địa Pháp

Các quốc gia mới được "độc lập" trả tiền cho cơ sở hạ tầng được Pháp xây dựng trong nước thời thuộc địa.

Tôi vẫn phải tìm ra các chi tiết đầy đủ về các số liệu, đánh giá những lợi ích thực dân và các điều khoản thanh toán đối với các nước châu Phi, nhưng chúng tôi đang làm việc trên đó (giúp chúng tôi với thông tin).

# 2. Tự động tịch thu của dự trữ quốc gia

Các nước châu Phi phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương Pháp.

Pháp đang giữ ngân khố dự trữ quốc gia của mười bốn nước châu Phi kể từ năm 1961: Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, CH Congo, Equatorial Guinea và Gabon .

Tiến sĩ Gary K. Busch cho biết:

Ước tính, hiện Pháp đang nắm giữ gần 500 tỷ đô-la của các nước châu Phi trong ngân quỹ của mình, và sẽ làm bất cứ điều gì để chống lại bất cứ ai muốn làm sáng tỏ sự đen tối của đế chế cũ này.

Các nước châu Phi không có quyền đụng vào số tiền đó.

Pháp chỉ cho phép họ tiếp cận có 15% số tiền mỗi năm. Nếu họ cần nhiều hơn thế, họ phải vay thêm tiền từ 65% của họ trong Kho bạc Pháp với lãi suất thương mại.

Tệ hơn nữa, Pháp áp đặt một hạn mức trên số tiền mà các nước có thể vay từ nguồn dự trữ này. Hạn mức được cố định là 20% thu nhập quốc gia của họ trong năm trước đó. Nếu các quốc gia cần phải vay mượn hơn 20% số tiền của họ, Pháp có quyền phủ quyết.

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac gần đây đã nói về tiền quốc gia châu Phi trong các ngân hàng Pháp. Dưới đây là một đoạn video của ông ta nói về kế hoạch khai thác của Pháp. Ông ta nói bằng tiếng Pháp, nhưng có thể tạm dịch như dưới đây:

"Chúng ta phải thành thật, và thừa nhận rằng một phần lớn số tiền trong ngân hàng chúng ta đến, chính xác là, từ việc khai thác lục địa châu Phi"

# 3. Quyền được ưu tiên đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào được tìm thấy trong nước."Chi phối chính sách tiền tệ là một hình thức xâm lược các nước khác một cách không bị làm phức tạp hóa, bởi vì, trên thực tế, nó được điều hành bởi Kho bạc Pháp, mà không cần tham vấn bất cứ cơ quan tài chính trung ương nào của WAEMU hoặc CEMAC. Theo các điều khoản của thỏa thuận về việc thiết lập các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia châu Phi (CFA) thì các ngân hàng này có nghĩa vụ phải gửi ít nhất 65% dự trữ ngoại hối của mình vào một "tài khoản giao dịch" tại Kho bạc Pháp, cùng với 20% khác để trang trải các khoản nợ tài chính.

Các ngân hàng trung ương CFA cũng áp đặt một khoản tín dụng mở rộng cho mỗi nước thành viên tương đương với 20% thu nhập của các nước này trong năm trước đó. Mặc dù BEAC và BCEAO có một cơ sở thấu chi với Kho bạc Pháp, các khoản giải ngân phải tùy thuộc vào sự đồng ý của Kho bạc Pháp. Nói cho cùng là của Kho bạc Pháp đã đầu tư dự trữ ngoại hối của các nước châu Phi vào chính mã cổ phiếu của nó ở thị trường chứng khoán Paris (Paris Bourse).

Nói ngắn gọn, hơn 80% dự trữ nước ngoài của các nước châu Phi được gửi vào "tài khoản giao dịch" dưới sự kiểm soát của Kho bạc Pháp. Hai ngân hàng CFA dù dưới cái tên châu Phi, nhưng không hề có được chính sách tiền tệ của riêng mình. Bản thân các nước cũng không biết, và cũng không được biết, có bao nhiêu dự trữ ngoại hối đang giữ bởi Kho bạc Pháp thuộc về họ.

Lợi nhuận từ đầu tư bằng tiền của các quỹ này trong Kho bạc Pháp được bổ sung vào quỹ nhưng không có bản kiểm kê chi tiết về bất kỳ sự thay đổi nào được đưa ra cho cả những ngân hàng này hay các quốc gia châu Phi. Một nhóm hạn chế các quan chức cao cấp tại Kho bạc nhà nước Pháp, những người biết rõ về số tiền trong "tài khoản giao dịch", nơi mà các quỹ này được đầu tư; các khoản lợi nhuận từ đầu tư; đều bị cấm tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho các ngân hàng CFA hoặc các ngân hàng trung ương của các quốc gia châu Phi."

Pháp được quyền đầu tiên mua bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy của các cựu thuộc địa. Chỉ sau khi Pháp nói "Tôi không quan tâm", thì các nước châu Phi được cho phép để tìm kiếm các đối tác khác.

#4. Ưu tiên cho Pháp và các công ty Pháp trong mua sắm công và đấu thầu công khai

Trong các hợp đồng của chính phủ cựu thuộc địa, các công ty của Pháp phải được xem xét ưu tiên đấu thầu trước, họ nhả ra mới được tìm nơi khác. Do vậy, trong rất nhiều ngành kinh tế trọng điểm của các cựu thuộc địa đều ở trong tay của người Pháp.

Ví dụ, tại Bờ biển Ngà, các công ty Pháp sở hữu và kiểm soát tất cả các dịch vụ tiện ích lớn như nước, điện, điện thoại, giao thông, bến cảng và các ngân hàng lớn, cũng như các ngành thương mại, xây dựng, nông nghiệp.

Cuối cùng, như tôi đã viết trong một bài viết trước, người Châu Phi bây giờ "sống trên một lục địa thuộc sở hữu của người châu Âu"!

# 5. Pháp được độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho các cán bộ quân sự nước cựu thuộc địa.

Thông qua các “học bổng”, “trợ cấp”, các quốc gia cựu thuộc địa châu Phi phải gửi sĩ quan quân đội cấp cao của họ đến đào tạo ở Pháp hoặc các cơ sở đào tạo Pháp. Nhờ đó, Pháp luôn duy trì được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn "nội gián" trong bộ máy quân sự các nước châu Phi và nuôi dưỡng lực lượng này. Họ không hoạt động khi không cần thiết, và được kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hay bất kỳ mục đích nào khác!

# 6. Phải cho Pháp để sẵn sàng triển khai quân đội và can thiệp quân sự các nước cựu thuộc địa để bảo vệ lợi ích của Pháp.

Điều này tương tư như một "Hiệp định quốc phòng" thuộc khối Hiệp ước Thuộc địa Pháp. Pháp có quyền hợp pháp để can thiệp quân sự vào các nước châu Phi, cũng như đóng quân vĩnh viễn trong các căn cứ trên lãnh thổ các nước này (Mời xem bản đồ quân sự Pháp ở các nước Châu Phi).

French-military-bases-in-Africa.png

Bản đồ quân sự Pháp ở các nước Châu Phi

 

Khi Tổng thống Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà cố gắng để kết thúc việc khai thác thuộc địa trên nước mình, Pháp đã tổ chức một cuộc đảo chính. Trong suốt quá trình lâu dài để lật đổ Gbagbo, xe tăng, trực thăng vũ trang và lực lượng đặc biệt Pháp đã can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột, bắn vào thường dân và giết nhiều người.

Như để xát muối vào vết thương, Pháp ước tính rằng cộng đồng doanh nghiệp Pháp đã mất vài triệu đô la, trong khi đó, trong cuộc tháo chạy khỏi Abidjan năm 2006, quân Pháp tàn sát 65 thường dân không vũ trang và làm bị thương 1.200 người khác.

Sau khi thực hiện cuộc đảo chính thành công và chuyển giao quyền lực cho Alassane Outtara, Pháp đã yêu cầu chính phủ Ouattara phải bồi thường cho cộng đồng doanh nghiệp Pháp về những tổn thất trong cuộc nội chiến. Thực tế, chính phủ Ouattara đã phải trả cho họ gấp hai lần những gì họ nói rằng họ đã bị mất trong cuộc di dời.

# 7. Có nghĩa vụ cho tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục.

Oui, Monsieur. Vous devez parlez français, la langue de Molière!

Thực tế, một tổ chức phổ biến văn hóa và ngôn ngữ của Pháp gọi là "Cộng đồng Pháp ngữ" được xây dựng ở các nước cựu thuộc địa với nhiều chi nhánh khác nhau chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.

Như đã nói trong bài viết này, nếu tiếng Pháp là ngôn ngữ duy nhất mà bạn có thể nói, bạn chỉ có thể truy cập ít hơn 4% tri thức và tư tưởng của nhân loại. Rất hạn chế.

# 8. Nghĩa vụ sử dụng hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA.

Đó thực sự là con bò sữa của nước Pháp và bất chấp Liên minh châu Âu lên án việc làm xấu xa này nhưng Pháp không chịu từ bỏ chương trình đem lại 500 tỷ USD cho kho bạc của mình từ các nước Châu Phi thuộc địa cũ. Khi đồng Euro bắt đầu được khởi xướng tại châu Âu, các nước châu Âu phát hiện ra các chương trình này của Pháp. Nhiều nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu đã phát hoảng và đề nghị Pháp bỏ hệ thống này nhưng không thành công.

# 9. Nghĩa vụ gửi cho Pháp dự trữ và cân đối thu chi hàng năm.

Nếu không có báo cáo, không có tiền.

Dù sao các thư ký của ngân hàng trung ương của các cựu thuộc địa, và thư ký của các cuộc họp, tổ chức hai lần một năm, của các Bộ trưởng Tài chính của các cựu thuộc địa được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương / Kho bạc Pháp.

# 10. Không được phép gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự cho phép của Pháp.

Các nước châu Phi nói chung là những người ít khi có ý muốn liên minh quân sự khu vực. Hầu hết các nước đó chỉ có liên minh quân sự với các cựu thực dân của họ! (Có vẻ buồn cười, nhưng bạn không thể làm tốt hơn!).

Với các cựu thuộc địa của Pháp, Pháp cấm họ để tìm kiếm liên minh quân sự khác, trừ khi do Pháp cung cấp cho họ.

# 11. Nghĩa vụ liên minh với Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh hay khủng hoảng toàn cầu

Hơn một triệu lính châu Phi đã tham gia cuộc chiến chống Phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đóng góp của họ thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ, nhưng bạn nghĩ sao khi chỉ mất có 6 tuần để Đức đánh bại Pháp vào năm 1940? Người Pháp biết người châu Phi có thể có ích cho các cuộc chiến đấu cho "Grandeur de la France" trong tương lai.

Có một cái gì đó gần như điên loạn trong mối quan hệ của Pháp với châu Phi.

Đầu tiên, Pháp say sưa cướp bóc và khai thác châu Phi kể từ thời của chế độ nô lệ. Sau đó, tầng lớp ưu tú của họ đã hoàn toàn thiếu sự sáng tạo và trí tưởng tượng để nghĩ xa hơn là chìm đắm trong quá khứ và truyền thống.

Cuối cùng, nước Pháp lại tìm ra 2 kẻ, vốn hoàn toàn chìm nghỉm trong quá khứ: Bộ Tài chính và Ngân sách và Bộ Ngoại giao.

Hai cơ quan này không chỉ là một mối đe dọa cho châu Phi, mà còn với chính người Pháp.

Những người châu Phi phải tự lực tự cường để tự giải phóng chính mình, mà không cần phải xin phép. Tôi vẫn không thể hiểu được thế nào mà 450 binh sĩ Pháp tại Bờ biển Ngà có thể kiểm soát dân số 20 triệu người !?

Phản ứng đầu tiên của mọi người khi họ biết về "thuế thuộc địa" của Pháp thường là một câu hỏi: "Sẽ đến khi nào?"

Một so sánh lịch sử là, Pháp đã buộc Haiti phải trả số tiền, tương đương với giá trị hiện nay là 21 tỷ đô-la từ năm 1804 đến năm 1947 (gần một thế kỷ rưỡi) cho các thiệt hại của các nhà buôn nô lệ Pháp bằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ và giải phóng nô lệ Haiti.

Các nước châu Phi đang phải trả thuế thuộc địa chỉ mới trong vòng 50 năm qua, vì vậy tôi nghĩ rằng có thể còn phải trả trong vòng 1 thế kỷ nữa!

theo http://www.dlv.vn/2015/11/cay-dang-nen-doc-lap-thoa-hiep.html#ixzz3udvl0pH9

================================================================

Thật không ngờ được là đến thế kỷ 21 này rồi, mà vẫn còn những nước bị nô lệ như vậy.

Nước Pháp cũng đại diện cho Châu âu văn minh, dân chủ, xã hội công bằng, mà làm những điều tồi tệ như vậy.

Có nhiều bạn trẻ còn khen Pháp đã khai phá văn minh cho nước VN, xây dựng cơ sở hạ tầng cho VN, . . . 

Cũng còn có ý kiến VN đừng đánh Pháp năm 1945, thì ít năm sau cũng sẽ giành độc lập, ôi tư duy trẻ em.

 

Còn có cả nghệ thuật "làm nô lệ tư tưởng nữa": cả đời lẫn tôn giáo.

 

Cụ Vương Hồng Sển cảm thán: chỉ có 6.000 tên Pháp mà đô hộ cả Việt Nam, thấy ít người trí dũng đứng lên giải phóng dân tộc -> Qua đó mới thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại như thế nào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

90% người Việt Nam không hiểu bài hát: 'Bắc kim thang cà lang bí rợ'

 

"Bắc kim thang cà lang bí rợ" có thể được coi là câu hát cửa miệng của tất cả chúng ta thời thơ ấu, thế nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó, thậm chí tôi dám cam đoan đến hơn 90% chúng ta hát sai câu hát này.

 

rước khi tìm hiểu thế nào là “bắc kim thang, cà lang bí rợ”, tôi xin kể lại một câu chuyện cổ tích mà mình nghe được trong chuyến đi công việc tại Long Xuyên khoảng 5 năm trước. Người kể câu chuyện này là một cụ bà khoảng gần 80 tuổi, tụ tập cháu chắt lại rồi vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa kể chuyện. Chắc hẳn rằng nghe xong mọi người sẽ hiểu thêm về việc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Chuyện kể như sau:

“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người đi soi đèn bắt ếch về đêm, còn anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn vào rạng sáng. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo. Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau. Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.

 

Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẫy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẫy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.

 

Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa. Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.

 

Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đấy là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma, quỷ. Theo lời le le và bìm bịp, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia.

 

Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say xỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng quẩy hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.”

 

Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài đồng dao “Bắc kim thang” có 4 câu cuối là:

 

Chú bán dầu, qua cầu mà té.

Chú bán ếch, ở lại làm chi.

Con le le đánh trống thổi kèn,

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.

 

Thực chất là để diễn tả lại câu chuyện cổ tích đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa.

Thế nên vấn đề còn lại nằm ở hai câu:

 

Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Cột qua kèo, là kèo qua cột.

 

Ở câu đầu tiên, “cà, lang, bí rợ” là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.

 

Nói đến “bắc kim thang” thì phải hiểu hơi “hàn lâm” một chút, là từ kim thang ở đây hiểu cho đúng phải là cái thang hình chữ KIM -金- tức là hình tam giác cân. Từ “kim tự tháp” cũng là bắt nguồn từ chữ “kim” này mà có, do chỉ hình dạng cái tháp của người Ai Cập cổ là hình tam giác cân.

 

Còn cái “kim thang” của con nít ngày xưa là do người lớn dùng hai thanh tre dài, bắt chéo vào nhau tạo thành một hình tam giác cân rồi cắm trên mặt đất, cách vài mét lại đặt một cái như vậy, tạo thành một hàng dài. Bản thân của cái kim thang này trở thành một cái cột (do không có cây cột dựng đứng giữa nên hai thanh tre chéo vào trở thành cột luôn). Những cái kim thang được nối vào nhau bởi cái “vì kèo” là những thanh tre chạy dọc theo giàn, cứ như thế tạo thành một giàn cốt là để cho cà, lang, bí rợ leo lên mà sinh sôi, phát triển.

 

Vậy “cột qua kèo, kèo qua cột” là chỉ mối quan hệ gắn bó vào nhau của hai vật thể. Cả câu “bắc kim thang, cà lang bí rợ, cột qua kèo, là kèo qua cột” cốt để miêu tả mối quan hệ keo sơn, quấn quít, gắn bó vào nhau của anh bán dầu và anh bán ếch ở bốn câu sau.

 

Cả bài đồng dao này được viết lại dựa trên câu chuyện cổ tích kia, nên cách lý giải cũng vì thế mà nên hiểu cho đúng. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim thang” cứ thế mà lưu truyền, gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho người nghe.

 

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều lời bàn, tranh cãi xung quanh việc lý giải ý nghĩa cho bài đồng dao này. Điển hình là ông Nguyễn Hữu Hiệp ở An Giang đã phát biểu trong hội thảo khoa học tại trường Đại học Cần Thơ năm 2003, rằng hiểu cho đúng thì bài đồng dao này phải được hát là:

 

Bắt kim than, cà lang bí rợ

Cột quai chèo, chèo qua chèo lại,

Bắt ngựa ô, chạy vô vườn mít,

Hái lá mít, chùi đít ngựa ô.

 

Tuy nhiên cách giải thích này lại khập khiễng và vô cùng tối nghĩa, khó hiểu.

 

Vậy nên tôi mới mạn phép truy tìm nguồn gốc, đọc và thẩm định rồi giải thích để mọi người hiểu hơn về bài đồng dao này. Nếu mọi người thấy cách lý giải này là hợp lý thì nhớ đặng mà con cháu có hỏi, thì ta biết trả lời rằng vì sao trẻ con hay hát:

 

Bắc kim thang, cà lang bí rợ,

Cột qua kèo, là kèo qua cột…

 

theo http://phapluattp.vn/van-hoa-giai-tri/90-nguoi-viet-nam-khong-hieu-bai-hat-bac-kim-thang-ca-lang-bi-ro-480578.html

=============================================

 Mình cũng chẳng hiểu, nếu không đọc bài này    :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một cách để mua trúng cái vé số trúng $1.4 tỷ.


 


Trước hết, nói về dư luận hiện nay. Cả nước Mỹ mấy hôm nay chỉ nói mỗi một chuyện: Vé số Powerball lên đến $1 tỷ 400 triệu, cao nhất trong lịch sử (có lẽ của cả thế giới).


 


Xác suất để trúng giải này, để thoắt một cái trở thành “gần tỷ phú,” là 1 phần 292 triệu, nghĩa là khó gấp mấy trăm lần cơ hội tự làm giàu để trở thành tỷ phú.


 


Trước khi nói về cái khó để trúng số, hãy nói một tin không vui trước: Trúng số phải đóng thuế, và đóng rất nhiều.


Tiền trúng số là thu nhập, và là thu nhập phải đóng thuế. Thuế suất trên tiền trúng số là 39.6%. Ngay khi trúng, Sở Thuế thu trước 25%, phần còn lại thu vào thời điểm khai thuế.


 


Đó là nói về thuế liên bang. Xuống đến địa phương, người trúng số phải đóng hàng loạt thuế khác. Thuế suất tiểu bang khác nhau, tùy địa phương. Chẳng hạn, New Jersey chỉ đánh 3%, trong khi New York đánh nặng nhất Hoa Kỳ, gần 9%.


Vậy thì người may mắn sẽ bỏ túi bao nhiêu? Tùy thuộc cách bỏ túi.


 


Có 2 cách lấy tiền trúng số: Lấy hết một lần (sau khi trừ thuế), hoặc lấy từ từ trong 30 năm.


 


Trong trường hợp $1.4 tỷ đang là niềm hy vọng của mọi người, Powerball sẽ trả “giá trị tiền mặt,” tương đương $868 triệu. Có nghĩa là, người trúng sẽ phải đóng thuế trên số tiền này. Chẳng hạn, một người sống ở New York City, nếu chọn lấy hết một lần, anh ta/cô ta sẽ mang về $495.8 triệu (chính phủ lấy thuế $327.2 triệu, gần 40%).


 


Cách lấy tiền thứ hai là lấy từ từ, hàng năm. Trường hợp này, người trúng số được nhận trước một khoản, còn bao nhiêu, Powerball mang đi đầu tư rồi lấy tiền lời trả hàng năm, trong 30 năm, cho người trúng số. Con số hàng năm được trả lớn dần theo thời gian, thậm chí tổng cộng có thể lên đến $1.4 tỷ (trước khi đóng thuế).


 


Các chuyên viên tài chánh khuyên, để lấy được giá trị cao nhất của giải thưởng, nên lấy một lần, lấy liền. Sao lạ vậy? Trả lời: Đã nói là mang tiền đi đầu tư thì làm sao biết chắc đầu tư đúng! Nếu đầu tư vào thị trường rủi ro, nhiều khi chẳng còn đồng nào.


 


(Trong trường hợp đãng trí, xin nhắc quý vị: Hãy mua vé số rồi hãy hy vọng). Coi như có vé số trong túi rồi, bây giờ nói chuyện trúng $1.4 tỷ dễ hay khó.


 


Xác suất trúng số lần này là 1 phần 292 triệu. Là sao, dễ hay khó?


Hồi Tháng Hai, 2015, vé Powerball độc đắc có xác suất 1 phần 175 triệu. Nghĩa là bây giờ còn khó trúng hơn hồi đó. Lý do là người mua vé số có thêm số để chọn. Càng nhiều số, xác suất trúng càng nhỏ, tức là... khó hơn. (Trước đây, người mua chọn 5 số trong tổng số 59 con số. Tháng 10 rồi, Powerball nâng lên thành 69 số.)


 


Powerball có lý do để không muốn có nhiều người trúng độc đắc. Càng ít trúng thì số tiền cộng dồn càng lớn, giải thưởng sẽ lớn hơn. Giải thưởng lớn hấp dẫn người chơi. Càng nhiều người mua vé thì giải thưởng càng lớn, cứ thế chúng ta có... $1.4 tỷ.


Như đã nói, xác suất trúng độc đắc kỳ này là 1 phần 292 triệu. Hãy làm vài so sánh, xem trúng số dễ hay khó:


 


Trở thành một tỷ phú Mỹ: Xác suất 1 phần 575,097


 


Tử vong do sét đánh: Xác suất 1 phần 164,968


 


Có chỉ số IQ 190 (tức là thông minh hơn cả nhà bác học Albert Einstein): 1 phần 107 triệu.


 


Trúng số khó như vậy, thế mà hiện có 114 giải thưởng (mỗi giải hơn $1 triệu) không có người nhận. Tổng cộng số tiền không có người nhận mỗi năm là $2 tỷ. Một nhà nghiên cứu kết luận rằng, người mua vé số hay để ý mình có trúng độc đắc không. Khi biết tin không trúng độc đắc, họ liệng luôn tờ vé số, quên rằng còn có các giải khuyến khích, từ vài đồng đến triệu đồng.


 


Trở lại chuyện vé số $1.4 tỷ đang chờ đợi bạn. Câu hỏi đặt ra là có cách gì mua vé số và biết chắc mình sẽ trúng? Có đấy: Mua tất cả những tập hợp số có thể có, “chỉ” khoảng $584 triệu!


 


Như vậy là vẫn có lời, vì số tiền trúng nếu lãnh ngay một lần là $868 triệu. Lời $284 triệu. (Đó là chưa kể các giải “khuyến khích,” tổng giá trị đến $92 triệu).


Tính đi tính lại hết mọi giải thưởng có thể có, nếu đầu tư $584 triệu để mua tất cả vé số lần này, “nhà đầu tư” có thể mang về $576 triệu “tiền lời.”


 


Vậy tại sao các tỷ phú Mỹ không đầu tư vào dịch vụ này? Có một vài rủi ro.


 


Thứ nhất, có người khác cũng trúng độc đắc, và phải chia giải thưởng. Các nhà toán học tính ra, nếu đi mua hết tất cả các vé, xác suất để một mình mình trúng độc đắc chỉ là 22%. (Còn xác suất để có một người khác cũng trúng như mình là 33%; và hai người nữa trúng như mình thì xác suất là 25%). Nếu phải chia đôi, hay chia ba, chia bốn, số tiền độc đắc, vụ đầu tư xem như... lỗ.


 


Cái khó thứ hai dễ hiểu hơn: Rất khó để mua tất cả các số có thể có. Giả sử mua một vé tốn hết 1 giây đồng hồ, vậy để mua tất cả các vé, người mua mất hết... 9 năm. Đó là nói một cách lạc quan, vì bạn cần phải mua tất cả các số cùng một lúc (chứ không chỉ 292 triệu “quick-pick”). Nếu bạn là tỷ phú, có nhiều tiền, bạn có thể thuê cả một đội quân để đi gom số. Nhưng vẫn không thể bảo đảm là bạn có thể làm chủ tất cả các con số.


 


(Đã từng có một lần “thu gom” số: Tháng Hai, 1992, một công ty Úc muốn trúng $24 triệu của Virginia Lotto, dồn công sức đi mua vé số, chỉ mua được 2.4 triệu vé trong tổng số 7 triệu, vì... hết giờ).


 


Thành ra, đầu tư vé số là chuyện có thể thực hiện trên lý thuyết, và không thể thực hiện trên thực tế.


 


Thôi thì, mua vé số để kiến thiết quốc gia, đừng tính chuyện ăn thua với nhà nước.


nguồn internet


========================================


Ngày 13/1/2016 sẽ mở powerball có giải thưởng nó ó óng là $1.4 tỷ


Nếu Sư Phụ còn ở Mỹ thì có lẽ Sư Phụ sẽ là người mua số và trúng giải $1.4 tỷ này


 Vì Sư Phụ chỉ cần ra 1 quẻ "Lạc Việt Độn Toán" là xong ngay mà  :D


Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơn Tinh là nhân vật có thật trong lịch sử

 

Trong hệ thống các đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), người ta thường biết đến chủ yếu là đền Và (Sơn Tây) và các đền đài trên núi Ba Vì (hay còn gọi là Tản Viên Sơn). Tuy vậy hai ngôi đền đó về mặt lịch sử lại chỉ là những nơi thờ vọng chứ không phải là đất phát tích của nhân vật này. Trong khi đó, nằm phía bên kia sông Đà, về phía huyện Thanh Thủy, Phú Thọ có một ngôi đền mà theo Ngọc phả, chính là ngôi đền đầu tiên thờ thánh Tản Viên. Ngôi đền có tên là đền Lăng Sương, hiện nằm ở xã Trung Nghĩa, Thanh Thủy, Phú Thọ. 
 

1-tinh_kienthuc-net-vn.jpg  

Cổng đền Lăng Sương.

 
Theo như tài liệu tại đền Lăng Sương, ngôi đền này được xây dựng vào năm 1011, triều Lý. Đền đặt trên nền đất cũ nơi thánh Tản Viên sinh ra và lớn lên. Ông Tăng Văn Tuất, một trong ba thủ nhang của đền cho biết: “Mọi người thường lầm tưởng thánh Tản Viên là trong truyền thuyết nhưng ngọc phả còn lưu ở đây cho biết ngài là một người có thật, tên là Nguyễn Tuấn. Thân phụ ngài là ông Nguyễn Cao Hành, thân mẫu là Đinh Thị Đen, vốn là những người tu nhân tích đức nhưng hiếm muộn con cái. Một hôm mẫu Đen (Cách người dân ở đây gọi những bậc sinh thành ra thánh Tản Viên một cách kính trọng) ra giếng gánh nước thì gặp rồng vàng phun châu nhả ngọc. Mẫu gánh nước về tắm thì đột nhiên mang thai. Người thường chỉ mang thai 9 tháng nhưng mẫu mang thai đúng 14 tháng mới sinh. Đến thai kỳ thì sinh được một con trai có tướng mạo khôi ngô, đặt tên cho là Nguyễn Tuấn”.
 

2-tinh_kienthuc-net-vn.jpg  

Đền thờ đức thánh Tản ngay tại mảnh đất thánh hiển sinh.

 
Ngày nay, trong khuôn viên ngôi đền vẫn còn di tích cái giếng và phiến đá bên miệng giếng có in dấu chân người Việt cổ. Tương truyền rằng những dấu vết đó là dấu ấn do mẹ Nguyễn Tuấn thường ngồi trên phiến đá cúi xuống lấy nước nên in thành vết. Theo ông thủ nhang ra xem giếng, chúng tôi thấy độ sâu của giếng chỉ khoảng 3 đến 4m. Tuy vậy, ông Tuất cho biết rằng chưa bao giờ giếng này cạn nước cả: “Như năm 1954, ở khu vực xung quanh đại hạn, ruộng đồng rồi ao hồ đều cạn nước mà giếng nước này vẫn có nước, nước vẫn trong. Không rõ là có mạch nước ở đâu mà như vậy”.
 
Đến cuộc quyết đấu “Sơn Tinh Thủy Tinh”
 
Ngọc phả chép lại: Năm 6 tuổi Nguyễn Tuấn mồ côi cha, hai mẹ con dời sang xóm Cốc ở núi Tản Viên, phía bên kia sông Đà sinh sống. Ở đó Nguyễn Tuấn đã được thần núi Ma Thị Cao Sơn nhận làm con nuôi. Hai mẹ con Nguyễn Tuấn ở núi Tản Viên 3 năm thì lại trở về sống ở động Lăng Sương (tức khu vực đền Lăng Sương ngày nay). 
 

3-tinh_kienthuc-net-vn.jpg  

Giếng Thiên Thanh – nơi thánh mẫu lấy nước tắm rồi mang thai thánh

Tản Viên.
 
Đến năm 12 tuổi, Nguyễn Tuấn thường sang núi Tản Viên ở bên kia sông Đà để đốn củi. Nhưng kỳ lạ là cứ ngày hôm sau sang thì lại thấy những cây mình chặt hôm trước đã mọc trở lại. Thấy lạ, chàng mới núp kín rồi rình xem có chuyện gì. Nhờ đó mà Nguyễn Tuấn gặp được ông Tử Vi thần tướng Bạch Tuyết – chính là người đã làm cho các cây gỗ bị chặt mọc lại. Gặp Nguyễn Tuấn, thấy tướng mạo khôi ngô tuấn tú, ông Tử Vi thần tướng bèn truyền cho chàng cây gậy đầu sinh đầu tử. Trên đường trở về nhà, đi qua sông Đà, Nguyễn Tuấn gặp con vua Thủy Tề bị chết. Chàng liền cầm đầu sinh cây gậy chỉ vào làm con vua Thủy Tề sống lại. 

Cảm kích ơn cứu mạng con mình, vua Thủy Tề rẽ nước mời chàng xuống Thủy cung chơi và dùng nhiều bạc vàng để trả ơn nhưng Nguyễn Tuấn đều từ chối, ngài chỉ thích vật duy nhất là cuốn sách ước – Bảo vật của vua Thủy Tề. 
 

5-tinh_kienthuc-net-vn.jpg  

Ông Phạm Tiến Thi, một trong 3 thủ nhang của đền Lăng Sương đang 

mô tả tư thế của mẫu theo dấu vết chân trên phiến đá
 
Kể đến đây, ông Tăng Văn Tuất nói: “Ở ngoài tấm biển tóm tắt kia nói là vua Thủy Tề cho Nguyễn Tuấn sách ước là không phải, cuốn sách là bảo bối của ông, lý gì ông lại dễ dàng cho. Nhưng con vua Thủy Tề đã ăn cắp của cha để trả ơn Nguyễn Tuấn. Tức giận vì bị mất sách cho nên vua Thủy Tề mới dâng nước lên đánh để bắt Nguyễn Tuấn hòng lấy lại sách ước. Nhưng ngài có sách ước nên nước dâng đến đâu ngài ước núi cao đến đó. Cuối cùng vua Thủy Tề phải chịu thua”.
 

4-tinh_kienthuc-net-vn.jpg  

Phiến đá có dấu chân của mẹ thánh Tản Viên, vết tròn phía trái là dấu 

đầu gối mẫu tì vào, bên phải là dấu bàn chân.
 
Cũng theo ngọc phả, Nguyễn Tuấn sau này lấy con gái Hùng Vương và được truyền ngôi vua. Nhưng đến năm Đinh Thìn thì ngài nhường ngôi cho Thục Phán An Dương Vương để lập ra nước Âu Lạc. Nhờ những công lao trị thủy và hộ quốc an dân, sau khi ngài hóa, nhân dân thờ phụng và tôn làm Tản Viên Sơn Thánh, đứng đầu trong bộ Tứ Bất Tử của người Việt.
 

6-tinh_kienthuc-net-vn.jpg  

Hòn đá ép bụng và âu đựng nước tắm cho thánh Tản Viên.

 
Đoạn ngọc phả chép cùng với những giải thích của ông thủ nhang đền Lăng Sương phần nào cho chúng ta thấy một góc cạnh khác về thánh Tản Viên. Ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đã đi vào tiềm thức của hàng triệu người Việt qua đường truyền miệng hoặc qua sách giáo khoa tiểu học. Tuy vậy, truyền thuyết này lại không cho chúng ta biết nguồn gốc xuất thân của thánh Tản Viên. Về mặt này, cuốn ngọc phả của đền Lăng Sương đã giải thích cặn kẽ hơn. Mặc dù cả hai câu chuyện đều lung linh nét huyền bí, thần thoại song có lẽ với những gì được ngọc phả cung cấp, chúng ta thấy được một nhân vật có thật của lịch sử chứ không chỉ là một Sơn Tinh thần bí trong truyền thuyết.

theo http://kienthuc.net.vn/tham-cung/son-tinh-la-nhan-vat-co-that-trong-lich-su-176810.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

PGS Trần Lâm Biền: Không ai gọi rùa hồ Gươm bằng 'cụ' cả

 

Sự việc rùa hồ Gươm chết vào chiều 19.1 thu hút sự chú ý của dư luận và các nhà khoa học với nhiều ý kiến khác nhau.
 

1_57059.jpg

Rùa ở hồ Gươm

 

Có thể bạn quan tâm

 

Báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trò chuyện ngắn với PGS-TS Trần Lâm Biền là một trong những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, với các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam về vấn đề này.

 

- Chào ông, sau khi có thông tin về rùa hồ Gươm chết và được bảo tồn, ý kiến của ông về việc này như thế nào?

 

Theo tôi được biết không ai gọi con rùa đó là “cụ” rùa cả, chỉ có mỗi ông Hà Đình Đức gọi con rùa đó là “cụ” thôi. Không ai định tuổi được con rùa đó cả nên đừng “bịa” rằng nó có từ thời Lê Sơ, gắn với Lê Lợi, hoàn toàn không có chứng cớ về mặt khoa học.

 

Việc một con rùa chết, có lẽ chỉ có mỗi PGS Hà Đình Đức coi là "cụ" và để tang mà thôi. Các nhà khoa học không ai coi con rùa đó là "cụ" cả.

 

- Vậy con rùa biểu tượng cho điều gì, thưa ông?

 

Biểu tượng của con rùa lúc nào cũng có 2 mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là nó gắn với thần bảo tồn trong thần thoại, còn ở Việt Nam nó gắn với thần Kim Quy. Ý nghĩa tích cực của nó là có mái khum, tượng trưng cho bầu trời, bụng nó phẳng tượng trưng cho mặt đất. Và cái nhà sàn người Việt ở chính là biểu tượng bắt nguồn từ hình tượng con rùa, mang ý nghĩa vững chắc. Con người sống trong nhà sàn đó là sống trong nguồn sinh lực nối giữa trời và đất nên người ta cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh.

 

2_40267.jpg

PGS-TS Trần Lâm Biền

 

Còn ý nghĩa tiêu cực về rùa đó chính là rùa và rắn là 2 con vật thủy quái luôn luôn dâng nước làm lũ lụt. Cả người Á Đông đều có ý chống lại việc đó. Biểu hiện đầu tiên của việc chống lại đó gắn với ông Lý Ông Trọng, ông ấy đã thò tay xuống nước khoắng đưa con rùa (còn được gọi là con giải) đó lên vì nó dâng nước phá đê.

 

Ở Hà Nội, người ta còn kể sự tích rùa dâng nước làm lụt lội cả vùng ấy và khi đó người ta gọi là hồ Lục Thủy - một cái hồ rất to, nay đã bị thu hẹp lại và người ta gọi là hồ Gươm. Còn sự tích “trả gươm cho rùa” của ông cha ta chính là sự huyền thoại hóa việc sống chung với lũ lụt để phát triển nghề nông nghiệp ở thời Lê Sơ. Đó chính là sự tích văn nghệ hóa, huyền thoại hóa của ông cha ta kể cho con cháu sau này mà thôi.

 

- Nhưng thông tin về con rùa trong hồ Gươm đã chết gây nhiều sự chú ý trong dư luận, thậm chí có người còn nói đến tâm linh?

 

Người dân Hà Nội nhìn con rùa hồ Gươm như là một kỷ niệm, là một con vật mà họ thường gặp nên họ yêu quý. Bởi lẽ nó đã được thuần dưỡng. Nó giống như thể con chó nào ban đầu cũng là chó sói, nhưng khi được thuần dưỡng thì thành chó cưng. Con rùa này cũng vậy. Sống lâu thì có tình cảm, quen thuộc thì thấy thân thương, nên nó chết tất nhiên là người dân Hà Nội sẽ cảm thấy thiếu vắng mà thôi.

 

theo http://www.baomoi.com/PGS-Tran-Lam-Bien-Khong-ai-goi-rua-ho-Guom-bang-cu-ca/c/18493684.epi?utm_source=facebook&utm_medium=feedfb&utm_campaign=facebook

=====================================================

Các bác không hài lòng với nhau, nên . . . thế thôi  :blink: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục thờ cúng ngày Tết

ông Công ông Táo

 

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.

Sự tích ngày ông Công ông Táo

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào 23 tháng Chạp nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi tiễn ông Táo chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. 

Sự tích này, bắt nguồn từ xa xưa từ những câu chuyện mà dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Sự tích 1

Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày.

Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương, người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.

Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.

Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:

"Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà"

Sự tích  2

Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Thị Nhi có chồng là Trọng Cao.

Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. 

Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng.

Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. 

Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. 

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:

Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Sự tích 3

Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. 

Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi một tên đầy tớ tên là Lốc.

Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. 

Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.

Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.

Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.

Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". 

Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.

Ý nghĩa của sự tích

Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.

Bên cạnh đó, các sự tích còn nhấn mạnh vai trò của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, còn là nơi cả gia đình quây quần bên nhau.

 

3.jpg

Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo (Ảnh: giadinhvietnam.com)

 

Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm áp… Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.

Phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. 

Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Lễ vật cúng Táo Quân

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn.
 
Bàn thờ Táo Quân được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. 

Những đồ vàng mã sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Sau khi cúng Táo Quân, người ta đem hóa mã.

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. 

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy. 

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Công về trời.

Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép

Theo truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. 

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người
.”

Trong truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

theo http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Nguon-goc-y-nghia-phong-tuc-tho-cung-ngay-Tet-ong-Cong-ong-Tao-post165300.gd

=================================================================

 Thủ tục cúng ông Táo ngày nay cũng đã thay đổi nhiêu, theo hướng đơn giản hơn  :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

            Bị lên án vì giết cá heo, người Nhật trả lời: “Hãy biến khỏi đất nước của tôi”

 
Rất nhiều cơ quan truyền thông của Nhật đã tiến hành các cuộc điều tra ý kiến của người dân, và lần này, người Nhật đã kiên quyết bảo vệ những gì họ coi là thuộc về truyền thống của mình.
 
Từ câu chuyện của một nhà bảo vệ động vật

Ngôi sao của một bộ phim tài liệu về hoạt động tàn sát cá heo tại Nhật đã bị trục xuất về Mỹ mới đây. Quan chức Cục Xuất nhập cảnh Nhật đã tạm giữ ông trong 2 tuần và ban hành lệnh cấm ông trở lại Nhật. Trong quá trình bị tạm giữ, ông đã sụt cân rất nhiều, sức khỏe suy yếu đi trông thấy.

Khi được hỏi, nhà hoạt động bảo vệ cá heo, ông Ric O’Barry, cho biết ông quyết tâm sẽ trở lại Nhật và tiếp tục đấu tranh để bảo vệ loài cá heo. Nói chuyện với phóng viên trước khi lên máy bay, ông tuyên bố: “Tôi sẽ vẫn tiếp tục trở lại Nhật để theo đuổi những gì mà tôi cho là đúng. Việc đưa tôi ra khỏi nước Nhật không làm thay đổi quan điểm của tôi.”

Ông O’Barry từng là cố vấn quan trọng cho bộ phim “The Cove” từng được giành giải Oscar cho với danh hiệu bộ phim tài liệu hay nhất.

Trong phim đó, hàng trăm con cá heo đã bị truy đuổi đến một khu vịnh đặc biệt gần Taiji, Nhật và bị tàn sát đến chết, nước cả một khu vực rộng lớn nhuộm đỏ màu máu. Là một cựu huấn luyện viên cá heo giàu kinh nghiệm, ông hiểu rất rõ về loài động vật này, ông thường xuyên đến Taiji.

Ông O’Barry hiện đang quản lý dự án bảo vệ cá heo của riêng mình, dự án có mục tiêu bảo vệ loài cá heo trên khắp thế giới. Ông đã làm việc với những người Nhật làm nghề săn cá heo trong suốt nhiều năm qua để thuyết phục họ chuyển sang các loại hình kinh doanh khác ví như kinh doanh dịch vụ lặn biển hay làm xiếc cá heo.

Người Nhật trả lời: “Hãy biến khỏi đất nước chúng tôi”

Và người Nhật nói gì? Ngay sau vụ việc trên, rất nhiều cơ quan truyền thông của Nhật đã tiến hành các cuộc điều tra ý kiến của người dân, và lần này, người Nhật đã kiên quyết bảo vệ những gì họ coi là thuộc về truyền thống của mình.

Nhà báo Matt Gabriel tại Nagasaki nói: “Một quyết định hoàn toàn đúng đắn của chính phủ Nhật. Chúng tôi không cần những kiểu người như thế này đến đất nước chúng tôi để dạy chúng tôi phải cư xử thế nào, phải thay đổi truyền thống của mình ra sao.”

Bà Kazuko Fujita, công chức ở Tokyo, khẳng định rằng vụ việc ông Ric O’Barry bị yêu cầu rời khỏi Nhật không liên quan gì đến tự do ngôn luận, bởi theo bà, những người phương Tây chỉ trích Nhật cần nhìn lại chính những gì họ đã và đang làm.

Người Nhật chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích người phương Tây vì giết mổ gia cầm hay bò, lợn; bất kỳ loài động vật nào cũng có linh hồn, vì thế việc người Nhật giết một con cá heo cũng chẳng khác gì việc người Mỹ giết một con bò hay gà, lợn.

Có thể người Nhật rất bảo thủ. Tuy nhiên, ngay cả với lý do bảo vệ loài cá heo, chính nhiều người phương Tây cũng không ủng hộ cách làm của ông Ric O’Barry.

Kỹ sư công nghệ thông tin người Mỹ Trent Bruch nói: “Chắc chắn ông O’Barry sẽ chẳng bao giờ làm một bộ phim tài liệu tương tự về tình trạng thảm sát cá heo tương tự tại đảo Faroe bởi những người da trắng thường chia sẻ suy nghĩ rằng họ chung một chiến tuyến. Trên thế giới còn biết bao nhiêu nước giết hại loài cá heo như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan nhưng tại sao ông O’Barry không làm?”

Rất nhiều nước trên thế giới đều có những phong tục dã man khác nhau

Thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia và mỗi quốc gia có cách đối xử khác nhau đối với các loài động vật, có những con vật được đất nước này trân quý nhưng với nước khác chúng cũng chỉ là động vật bình thường.

Sẽ là không hợp lý nếu lấy quan điểm sống của nước mình áp đặt lên nước khác, phản đối truyền thống phong tục của người mang quốc tịch khác mình.

Ở Mông Cổ, người nước này rút xương và ruột của con bò hay cừu qua đường cổ họng sau đó nhét đá nóng cháy vào cũng qua đường này để thịt của con vật được chín từ trong ra ngoài. Người Peru thì nổi tiếng với món sinh tố ếch, người ta lột da con ếch rồi cho nó vào máy xay sinh tố khi nó còn đang sống nguyên cùng với một số loại gia vị khác để làm thành món sinh tố yêu thích.

Món ăn ếch sống cũng không phải riêng người Peru mới có, ở một số vùng của nước Nhật người ta cũng ăn món ếch sống theo một cách mà người nước ngoài nhìn vào hẳn thấy rất kinh dị. Đó là người Nhật rửa sạch một con ếch sống, sau đó bổ đôi giữa lưng con vật, họ cho con vật bổ đôi vào bát, rắc gia vị lên rồi cho vào mồm nhai sống từng nửa một.

Cá nhân người viết từng thấy rợn người khi mà người ta cho con ếch vào mồm, mắt nó vẫn mở trợn trừng và bởi nó bị chặt nhanh quá, dây thần kinh của nhiều bộ phận chân tay chưa chết hẳn, nó vẫn còn đủ khả năng giẫy vùng vẫy trong miệng người nhai để mong thoát thân.

Trong các phong tục, lễ hội đấu bò tót của Tây Ban Nha cũng không kém phần dã man khi chạy đua cùng với người dân và khách du lịch thì hai chú bò tót bị giết chết ngay trước mắt hàng nghìn khán giả đang reo hò cổ vũ. Đó là một lễ hội đã có truyền thống rất lâu đời của Tây Ban Nha và nó mang lại nguồn lợi không hề nhỏ cho kinh tế Tây Ban Nha.

Nếu một người xa lạ nhìn vào, đó chắc chắn là những hành động hêt sức dã man. Tuy nhiên, là một người trong cuộc, người dân chỉ đơn giản nhìn nó như những phong tục truyền thống của mình.

Nó cũng giống như việc bạn sang Ấn Độ và yêu cầu họ phải ăn thịt bò, bạn sang Mỹ yêu cầu họ đừng giết lợn, sang Pháp bảo họ đừng ăn gan ngỗng nữa vi để làm ra món gan ngỗng thì họ đã đối xử với con vật đó vô cùng tàn tệ trong lúc nuôi.

Tại sao người Việt không thế?

Vòng quanh thế giới, quay lại Việt Nam, ta có thể có cái nhìn khác hơn về câu chuyện chém lợn ở làng Ném Thượng. Các tổ chức bảo vệ động vật rồi không ít người Việt chỉ trích đây là hành động bạo lực. Dưới những áp lực từ chính quyền, dư luận, lễ chém lợn năm nay phải tổ chức trong bạt kín, thay vì tổ chức lộ thiên cho bà con chứng kiến như mọi năm.

Tuy nhiên, nếu ai đó lập luận rằng nó khiến làm tăng tình trạng bạo lực, vậy có ai thống kê được rằng tỷ lệ bạo lực hay tội phạm ở làng Ném Thượng cao nhất, cao nhì tại Việt Nam hay không?

Nếu tìm hiểu, có thể thấy văn hóa truyền thống của làng lại bắt nguồn từ một câu chuyện ý nghĩa với nguồn gốc rõ ràng. Những người dân trong làng đều trân trọng truyền thống này, có chăng, chỉ có những "kẻ ngoài cuộc" ít hiểu biết về truyền thống, mới mạnh miệng lên án hay chạy theo phong trào.

 

Lý do người Việt ngay lập tức chạy theo việc a dua, chỉ trích các phong tục truyền thống, một phần không nhỏ đến từ việc họ không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời đấy.

 

Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa người Việt với người Tây Ban Nha, người Chi Lê hay người Nhật Bản. Ở những quốc gia kia, họ hiểu rõ ý nghĩa của công việc mình đang làm.

Không phải cứ họ đến từ những nước “nhà giàu” thì làm gì cũng hay, một bản lĩnh và nền tảng kiến thức để bảo vệ cho truyền thống dân tộc trước sức ép của những người nước ngoài với nền tảng văn hóa và truyền thống khác chúng ta là điều hoàn toàn cần thiết.

Ngọc Thúy

Theo Trí Thức Trẻ

http://cafebiz.vn/life-style/bi-len-an-vi-giet-ca-heo-nguoi-nhat-tra-loi-hay-bien-khoi-dat-nuoc-cua-toi-20160215094512151.chn

======================================

 

Trích:

Lý do người Việt ngay lập tức chạy theo việc a dua, chỉ trích các phong tục truyền thống, một phần không nhỏ đến từ việc họ không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời đấy.

 
Đúng, vì không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời nên mới phát sinh tâm lý vọng ngoại. Nhưng cái quan trọng là phải hiểu đúng giá trị văn hóa truyền thống của gần 5000 năm văn hiến.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

Chương 16: QUY CĂN.

có đoạn viết:
3. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng.[3] Phục mạng viết thường.

Dịch:
3. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu.

Thiên Đồng bàn:
Vậy là, theo suy nghĩ của tôi, "Dương tịnh âm động", là phát hiện của Sư Phụ Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, là sự hợp lý cho mọi vấn đề mà cổ thư Đạo Đức Kinh đã ghi lại, nhưng tri thức Hán thì cứ mãi nhầm lẫn "Dương động, âm tịnh".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

Chương 16: QUY CĂN.

có đoạn viết:

3. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng.[3] Phục mạng viết thường.

Dịch:

3. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu.

Thiên Đồng bàn:

Vậy là, theo suy nghĩ của tôi, "Dương tịnh âm động", là phát hiện của Sư Phụ Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, là sự hợp lý cho mọi vấn đề mà cổ thư Đạo Đức Kinh đã ghi lại, nhưng tri thức Hán thì cứ mãi nhầm lẫn "Dương động, âm tịnh".

 

 

Trong Đông Y, tức cấu trúc nội quan cơ thể con người như kinh mạch, huyệt vị và khí thì quy tắc này có đúng không: Dương tịnh Âm động? Khi các sách Đông Y viết: Dương động Âm tịnh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay