yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Phát hoảng nhan sắc thảm hại của thí sinh Hoa hậu hoàn vũ

Chi Nguyễn | 

09/09/2015 09:52

 

Vào ngày 8/9, tại buổi diễn tập cho vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc, rất nhiều ký giả đã nhanh chóng ghi lại được hình ảnh của 14 thí sinh đến từ các khu vực khác nhau của Trung Quốc.

 

that-vong-voi-nhan-sac-thi-sinh-cuoc-thi

Nhan sắc tầm thường của các thí sinh trong cuộc thi hoa hậu Trung Quốc khiến người xem khá chán nản và thất vọng.

 

Tại vòng thi trình diễn áo tắm, các thí sinh phải mặc trang phục bikini và đeo trên mình "đôi cánh" được cho là bản nhái "chất lượng kém" so với nguyên gốc Victoria's Secret.

 

Điều khiến cư dân mạng sốc nhất đó chính là nhan sắc của các thí sinh năm nay, thậm chí để lại bình luận: "Chỉ đáng làm Hoa hậu thôn".

 

Sau đây là hình ảnh của một số thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc:

phat-hoang-nhan-sac-tham-hai-cua-thi-sin

Thí sinh xuất hiện với khuôn mặt bóng dầu

phat-hoang-nhan-sac-tham-hai-cua-thi-sin

Khuôn mặt thí sinh này còn nhiều khuyết điểm như mụn, đeo một cặp kính dày

phat-hoang-nhan-sac-tham-hai-cua-thi-sin

Quầng thâm mắt của thí sinh 05 hiện rõ

phat-hoang-nhan-sac-tham-hai-cua-thi-sin

Thí sinh 02 phải đeo "đôi cánh phương Trung Quốc" kém sang

phat-hoang-nhan-sac-tham-hai-cua-thi-sin

Thí sinh bị cư dân mạng cho là quá gầy và có nụ cười không đẹp

phat-hoang-nhan-sac-tham-hai-cua-thi-sin

Thí sinh được coi là có nhan sắc khá nhất trong dàn thí sinh năm nay

theo http://soha.vn/giai-tri/phat-hoang-nhan-sac-tham-hai-cua-thi-sinh-hoa-hau-hoan-vu-2015090909473933.htm

===============================================================

Ái dà, xem mấy em "chung cuốc" này xấu quá, thế mà cũng là thí sinh thi hoa hậu hoàn vũ  :ph34r: 

Hay là "chung cuốc"  sắp hết thời ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Có người hỏi tôi sao không mang 10 tỉ đồng mời Richard Branson về Việt Nam đi làm từ thiện”

 

 

“Thậm chí còn có người ngồi tính xem với số tiền đó có thể mua được bao nhiêu … thùng mì tôm. Nó cho thấy có những vấn đề trong tư duy những người trẻ tuổi”, Nguyễn Quốc Trung, CEO của M.O.V.E, đơn vị mời Richard Branson tới Việt Nam chia sẻ.

 

richard-branson-1441762389675.jpg

 

Sinh năm 1987, Nguyễn Quốc Trung còn rất trẻ. Mặc dù vậy, anh đã làm được một điều mà các không ít các đại gia tại Việt Nam muốn nhưng chưa thực hiện được: Mời tỉ phú hàng đầu thế giới tới Việt Nam tham gia một sự kiện công khai. Trung kỳ vọng, việc Richard Branson tới Việt Nam sẽ giúp thay đổi cách tư duy kinh doanh của người trẻ Việt.

 

Từng chia sẻ mời Richard Branson đến Việt Nam tiêu tốn của anh hơn 10 tỉ đồng, 3 năm trời thương thuyết và gần như chắc chắn sẽ lỗ, tại sao anh vẫn quyết tâm theo đuổi?

 

- Trước đây, tôi đã có từng thời gian theo học tại Singapore. Du học, tôi rất kỳ vọng sẽ học được những điều tuyệt vời, kiến thức mới, giáo trình mới. Tôi tin rằng nền giáo dục của Singapore sẽ là một chương trình đột phá. Tuy nhiên, khi sang Singapore, tôi phát hiện ra giáo trình của họ chẳng khác gì giáo trình được dùng tại ĐH Ngoại Thương cả.

 

Vậy tại sao tôi, cũng như rất nhiều người Việt khác lại bỏ ra cả tỉ đồng để đi du học?

 

Về sau tôi phát hiện ra, gần như 100% giáo viên dạy tôi tại Singapore đều là người đi làm trong lĩnh vực họ giảng dạy từ 10 năm trở lên. Đó chính là nguyên nhân giúp nền giáo dục Singapore phát triển rất tốt: Họ đi làm rồi mới đi dạy. Giáo trình là một chuyện, nhưng người dạy là ai cũng quan trọng không kém.

 

Tôi liền nghĩ: Nếu người dạy chúng ta là một tỉ phú, thì xác suất thành công chắc hẳn sẽ cao lên nhiều. Sao chúng ta không đi học? Đó là lúc ý tưởng mời những tỉ phú trên thế giới về Việt Nam bắt đầu nhen nhóm trong đầu tôi.

 

Khi về nước, tôi lần lượt mời những diễn giả nổi tiếng như Adam Khoo , Blair Singer, Allan Pease về Việt Nam. Mời Richard Branson là sự kiện quy mô nhất với chi phí lớn nhất. Đối với tôi, mời diễn giả không chỉ là công việc kinh doanh mà còn là đam mê của mình.

 

Những người trẻ tuổi hẳn sẽ là đối tượng cần Richard Branson truyền cảm hứng nhất?

 

Đúng vậy. Chúng tôi hướng tới những người thích kinh doanh và đầu tư độ tuổi từ 23 đến 35. Đây là nhóm khách hàng lớn nhất trong các sự kiện trước đây của M.O.V.E, chiếm khoảng 70%. Đây cũng là mục tiêu của M.O.V.E: kết nối và truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi.

 

Tuy nhiên, tôi cũng khá ngạc nhiên khi sự kiện này được quảng bá ra công chúng, có rất nhiều bạn trẻ đưa ra quan điểm như: Tại sao khoản tiền này không làm từ thiện? Tại sao lại phải bỏ tiền tốn kém như vậy để đi tham dự?, Bỏ 70 triệu đồng đi gặp Richard Branson có mà “điên”?, Thậm chí có người còn tính xem số tiền mua vé có thể mua được bao nhiêu … thùng mì tôm.

 

Sau những bình luận như vậy, tôi nhận ra rằng có một bộ phận những người trẻ tuổi Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng về tầm nhìn.


co-nguoi-hoi-toi-sao-khong-mang-10-ti-do

Nguyễn Quốc Trung, CEO của M.O.V.E

 

‘Tầm nhìn’ mà anh nói ở đây, cụ thể là gì?

 

Tôi không nghĩ những người sẵn sàng bỏ ra 70 triệu đồng để mua vé gặp trực tiếp Richard Branson bị “điên”. Họ chỉ nghĩ khác các bạn trẻ còn lại. Họ chỉ đơn giản là nghĩ dài hơn.

Hiện nay, chúng ta tán dương một bộ phận các bạn trẻ bỏ học để mở cửa hàng, quán cà phê rồi sau đó tự hào “khoe” doanh thu cả trăm triệu mỗi tháng. Ở nước ngoài không ai gọi những người đó là ông chủ, mà gọi là “self employed – tự làm thuê cho chính mình”.

 

Tôi không phản đối việc các bạn tự mở ra công việc kinh doanh, nhưng nếu làm, sao không nghĩ lớn hơn? Nếu mở quán cà phê, hãy đặt mục tiêu biến nó thành một chuỗi, nếu mở cửa hàng quần áo, hãy biến nó thành một thương hiệu thời trang.

 

Chúng ta đều biết Richard Branson mở ra tới 400 công ty trong hệ thống thương hiệu Virgin mà không quản lý thương hiệu nào. Ông ta đã làm như thế nào? Tôi không nghĩ rằng Richard Branson sẽ dạy chi tiết chúng ta điều này. Tuy nhiên, ông ta hoàn toàn có thể chia sẻ ý tưởng tại sao ông lại có thể sở hữu nhiều công ty như vậy.

 

Vậy gặp Richard Branson sẽ giúp tôi thành thay đổi tư duy và thành công nhanh chóng?

 

Nhiều khóa học làm giàu tại Việt Nam khi mở ra thường cam kết “giúp doanh số tăng 300% ngay sau khi học xong” hay “trở thành tỉ phú chỉ sau 1 năm”,… Nếu bạn gặp Richard Branson với tâm thế như vậy, bạn chắc chắn sẽ thất vọng ra về. Trong mắt tôi những mô hình này rất phản cảm khi đưa ra một cam kết chẳng lấy gì làm chắc chắn.

 

Như đã nói ở trên, quan điểm của tôi đó là học người càng giỏi thì khả năng thành công sẽ càng cao hơn. Khi mời diễn giả nổi tiếng về Việt Nam, bao gồm cả Richard Branson tôi đưa ra mục tiêu “kết nối” và “tăng xác suất thành công”.

 

Nói cách khác, Richard Branson có thể chỉ cho những người trẻ biết chỗ nào có cá. Điều đó mới là điều quan trọng.

 

“Con cá” thay vì “cần câu” như người Việt chúng ta vẫn hay nói với nhau?

 

Tại Việt Nam, chúng ta hay nói rằng để thế hệ đi trước tốt hơn thế hệ đi sau thì nên cho cần câu thay vì cho con cá. Tôi cho điều này đúng nhưng chưa đủ.

 

Khi tôi làm việc tại Singapore, sếp của tôi đã nói: “Ở Singapore chúng tôi dạy các bạn trẻ rằng: Tôi chỉ cho bạn chỗ có cá, bạn đưa tôi tiền môi giới”.

 

Chẳng hạn, tôi chỉ cho bạn biết đất ở đây đang lên giá. Quyết định mua hay không là việc của bạn. Nhưng chỉ 1 thông tin đấy có thể đủ để biến bạn thành tỉ phú rồi. Theo tôi, người Việt Nam cần thay đổi tư duy trong kinh doanh, đó là con cá cũng quan trọng không kém cần câu, và biết chỗ nào có cá lại càng quan trọng. Khi biết chỗ nào có cá, những thứ còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật và có thể giải quyết dễ dàng hơn.

 

Tuổi của tôi rất nhiều bạn trẻ ra trường nói về khởi nghiệp. Nhưng các bạn luôn đòi hỏi quá nhiều: xin bố mẹ cho tiền vốn, mong xã hội tạo điều kiện phát triển,… Theo tôi điều quan trọng nhất thực ra quan trọng là chỗ nào có cá. Nếu xác định được “hồ cá”, những việc còn lại chỉ là vấn đề về kỹ thuật mà thôi.

 

Anh chia sẻ mời diễn giả là đam mê, nhưng là một doanh nghiệp, M.O.V.E vẫn cần quan tâm tới doanh thu và lợi nhuận chứ?

 

- Đúng là M.O.V.E xác định sẽ lỗ cho sự kiện sắp tới đây. Đến tháng 5 vừa rồi, Richard Branson mới nhận lời tới Việt Nam và chúng tôi chỉ có 4 tháng để chuẩn bị. Thời gian tổ chức rất gấp ảnh hưởng tới các hoạt động quảng bá cho sự kiện.

 

Mặc dù vậy, tôi sẵn sàng chấp nhận lỗ vì nếu tôi bỏ lỡ cơ hội này, không biết đến bao giờ mới có một cơ hội tương tự như vậy. Dù thua lỗ, tôi tin đây sẽ là sự kiện tốt quảng bá cho bản thân M.O.V.E và quan trọng hơn, tôi muốn cộng đồng thế giới có cái nhìn mới về doanh nhân trẻ Việt Nam: Chúng tôi năng động, sáng tạo và sẵn sàng chớp lấy thời cơ.

 

Trở thành công ty trung gian mời các diễn giả hàng đầu thế giới về Việt Nam là một hướng kinh doanh tiềm năng?

 

Đó là một trong những cơ hội mà tôi nhắc đến. Ngay sau khi M.O.V.E mời thành công Richard Branson, đã có đơn vị tìm đến chúng tôi để làm cầu nối mời các diễn giả nổi tiếng khác về Việt Nam. Đây sẽ là ngách kinh doanh tiềm năng của M.O.V.E trong tương lai.

 

Ngoài Richard Branson, anh tự tin có thể mời được tất cả những doanh nhân hay những người nổi tiếng khác về Việt Nam?

 

Khi doanh nghiệp đã chứng minh được năng lực của mình thông qua những diễn giả nổi tiếng họ đã mời thì vấn đề còn lại chỉ còn là vấn đề tài chính. Hiện tại, miễn là các doanh nghiệp trong nước “chịu chi”, chúng tôi tin rằng có thể kết nối với hầu hết các diễn giả lớn trên thế giới, như Donald Trump, Elon Musk hay Tony Blair,…

 

theo http://cafebiz.vn/nhan-vat/co-nguoi-hoi-toi-sao-khong-mang-10-ti-dong-moi-richard-branson-ve-viet-nam-di-lam-tu-thien-2015090908450762.chn

================================

Hay

Đây là con người dám nghĩ lớn 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
7 cán bộ phải viết tường trình vì không uống bia sản xuất tại Hà Tĩnh


Ngày 11/9, ông Dư Lý Trí, Phó chánh văn phòng Sở Giáo dục Hà Tĩnh cho biết, sau hội nghị điển hình tiên tiến vào cuối tháng 6, một số cán bộ trong cơ quan đã tổ chức liên hoan tại một nhà hàng ở TP Hà Tĩnh. Tại đây, khi gọi đồ uống, nhiều người đã không dùng bia Sài Gòn.

 

“Mấy người làm tiếp thị, kinh doanh tại nhà hàng thấy cán bộ Sở Giáo dục không uống bia của hãng nên nhắn tin cho lãnh đạo tỉnh, vị này sau đó trao đổi với Giám đốc Sở”, ông Trí nói và giải thích, làm như vậy là để hướng anh em nên sử dụng hàng hóa sản xuất trong tỉnh.

 

Sau đó, trong một cuộc họp nội bộ, 7 cán bộ liên quan đã phải viết bản tường trình sự việc và bị nhắc nhở. 

 

Thời gian qua, Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, ban ngành đẩy mạnh sử dụng hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại địa phương nhằm góp phần thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

 

Ngày 1/9, trong khuôn khổ tổ chức lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn”, ông Lê Minh Đạo, Chánh văn phòng tỉnh Hà Tĩnh đã ký giấy mời đóng dấu hỏa tốc gửi tới các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, thủ trưởng sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch các hội, hiệp hội trong tỉnh, lãnh đạo huyện trên địa bàn… tới tham gia.

 

Đến ngày 15/6, tổng thu ngân sách nội địa 6 tháng đầu năm của Hà Tĩnh đạt 2.511 tỷ đồng. Một lãnh đạo Sở Công thương cho biết, năm nay dự kiến thu ngân sách từ phía Chi nhánh bia Sài Gòn đóng trên địa bàn là 380 tỷ đồng.

 

Theo Bộ Y tế, Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao thứ 3 tại châu Á (sau Nhật Bản và Trung Quốc) với khoảng 3 tỷ lít bia trong năm 2013. Trong 10 năm qua tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng hơn 200%. Rượu, bia đứng trong số 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất toàn cầu.

 

theo http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/7-can-bo-phai-viet-tuong-trinh-vi-khong-uong-bia-san-xuat-tai-ha-tinh-3277728.html

=====================================

Không uống bia sản xuất tại quê nhà bị kiểm điểm.

Không lấy vợ là người địa phương thì có lẽ trục xuất ra khỏi tỉnh   :lol: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ dùng chiêu người Hán trị người Hán, làm Trung Quốc đau đầu

Nhàn Đàm

01/06/2015 10:28

 

Về chiến lược, nó là vành đai bao gồm một loạt các quốc gia đồng minh và không đồng minh, đang có xung đột hoặc quan tâm đến sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 

 

dai-loan-lkdh-1433126753658-33-0-339-600

 

Mục tiêu của vành đai này là kiềm chế một sự hung hăng về quân sự của Bắc Kinh trong khu vực. Nhưng về cơ bản nó vẫn chỉ là một chiến lược mang tính kiềm chế, nền an ninh của Trung Quốc sẽ không bị đe dọa nếu như nước này không vượt ra ngoài khuôn khổ.

 

Nhưng có vẻ như tất cả đã quên mất một quân cờ quan trọng khác trên bàn cờ châu Á Thái Bình Dương.

Quân cờ này không trói buộc nó vào mục tiêu kiềm chế Trung Quốc như các nước khác, đó là Đài Loan (vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc nhưng Bắc Kinh chưa giành được quyền kiểm soát).

 

Việc xác định được vai trò của Đài Loan trong bàn cờ châu Á Thái Bình Dương trong tương lai là một việc không dễ thực hiện.

 

Trong hệ thống vành đai chiến lược vây quanh Trung Quốc mà Mỹ đang xây dựng để ngăn cản sự mở rộng ảnh hưởng về quân sự quốc phòng của Bắc Kinh, thì Đài Loan không có mặt.

 

Gần như hòn đảo này sẽ không tham gia vào bất cứ một liên minh quân sự chính trị nào với mục tiêu chống lại Trung Quốc, kể cả khi liên minh đó do đích thân đồng minh quan trọng nhất của Đài Loan là Mỹ thành lập.

 

Đó là vì vấn đề của Đài Loan với Trung Quốc hoàn toàn khác hẳn các nước khác trong khu vực.

Các nước trong khu vực như Nhật Bản, Philippines lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể đe dọa những lợi ích cốt lõi của mình, và cần thiết phải hợp tác để đối phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

 

Còn Đài Loan thì lại khác, vấn đề giữa Đài Loan và Trung Quốc không đơn giản là tranh chấp một vài hòn đảo hay một vài đường ranh giới trên biển, mà đó là vấn đề hợp nhất giữa hai vùng lãnh thổ là Đài Loan và đại lục.

 

Do bản chất mối quan hệ đặc biệt như vậy, nên Đài Loan gần như không thể tham gia vào bất cứ liên minh hay hệ thống nào trong khu vực có mục đích đối trọng với Trung Quốc.

 

Việc Đài Loan tham gia bất cứ một liên minh hay hệ thống nào trong khu vực có mục đích đối trọng với Trung Quốc, cũng đồng nghĩa với việc mục đích của liên minh đó có thể sẽ chuyển thành việc giúp Đài Loan chiếm lại đại lục để thống nhất Trung Quốc.

 

Vì thế, trong chiến lược châu Á Thái Bình Dương mà Mỹ đang xây dựng, Đài Loan gần như không có vai trò gì. Nhưng nếu nghĩ rằng gánh nặng trên vai Bắc Kinh vì thế sẽ giảm đi một phần, thì đó lại là một sai lầm.

 

Vì điều quan trọng là, ở thời điểm hiện tại, Đài Loan là thế lực duy nhất có thể thực hiện các động thái quân sự vào lãnh thổ Trung Quốc.

 

Điều này bắt nguồn từ khát vọng của những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đài Loan sau khi tàn dư của Quốc dân Đảng chạy ra hòn đảo này vào năm 1949.

 

Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo đầu tiên của Đài Loan sau khi bại trận dưới tay Mao Trạch Đông, chưa bao giờ quên mục tiêu tái chiếm lại Trung Hoa lục địa.

 

Khát vọng này tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ lãnh đạo kế cận của Đài Loan, mà điển hình là Tưởng Kinh Quốc - con trai của Tưởng Giới Thạch - người giữ chức tổng thống Đài Loan sau đó.

 

Dù mục tiêu này bắt đầu giảm dần sự ưu tiên từ phía Đài Bắc sau khi những người Đài Loan bản địa lên nắm quyền, thì nó cũng chưa bao giờ tỏ ra bị hoàn toàn lãng quên.

 

Khác với các quốc gia láng giềng, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và cho dù các nhà dân túy Đài Bắc có nuôi ý định đưa Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập hoàn toàn tách khỏi Trung Quốc, thì Bắc Kinh cũng sẽ không bao giờ chấp nhận.

 

Nguy cơ bị đe dọa về quân sự sẽ luôn ở trên vai Đài Loan, và buộc hòn đảo này phải có những biện pháp phòng ngừa, và một trong số đó là tái chiếm lục địa.

 

Chính vì lý do này, nên khi Mỹ bắt đầu xoay trục về châu Á Thái Bình Dương, thì Đài Loan là đối tượng đề phòng được đặt lên hàng đầu đối với Bắc Kinh.

 

Trong sách trắng về chiến lược quân sự của Trung Quốc được công bố vào thứ Tư vừa qua, Đài Loan được coi là nguy cơ số một đối với quân giải phóng Trung Quốc.

 

Kịch bản chiến tranh nổ ra ở eo biển Đài Loan được coi là vấn đề ưu tiên số một đối với quốc phòng Trung Quốc. Vì nếu như Mỹ và các đồng minh gần như không thể tấn công lãnh thổ Trung Quốc, thì Đài Loan lại hoàn toàn có thể.

 

Tính đến thời điểm hiện tại, Liên Hợp Quốc vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận Đài Loan như một quốc gia độc lập, và vẫn coi đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

 

Vì thế, khả năng một sự thống nhất được thực hiện là điều có thể xảy ra, dù nó được thực hiện bởi Bắc Kinh hay Đài Bắc đi chăng nữa.

 

Nói cách khác, khả năng Đài Loan thực hiện một cuộc chiến để thống nhất là một cánh cửa đang được để ngỏ và thế giới chấp nhận điều này.

 

Xét về thực lực quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, gần như Đài Loan không có cơ hội để chống lại Trung Quốc trong một cuộc chiến theo kiểu một chọi một.

 

Nhưng trong bối cảnh hàng loạt các quốc gia lân cận đang tăng cường tiềm lực quốc phòng mạnh mẽ thì cục diện sẽ lại khác hẳn.

 

Việc những cường quốc như Nhật Bản hay Ấn Độ đang tăng cườngtiềm lực quân sự sẽ buộc Trung Quốc phải dàn trải lực lượng hơn để đối phó với áp lực đến từ họ, đồng nghĩa với việc những đề phòng cần thiết đối với Đài Loan sẽ giảm đi đáng kể.

 

Ở thời điểm hiện tại, châu Á Thái Bình Dương đang thực sự là một trại lính được vũ trang ở quy mô khổng lồ, và không ai dám khẳng định điều gì có thể xảy ra và điều gì không thể xảy ra ở khu vực này trong tương lai.

 

Người Trung Quốc dĩ nhiên lại càng không, nhất là khi cái ngòi nổ Đài Loan luôn ở ngay bên cạnh.

 

theottp://soha.vn/quan-su/my-se-dung-chieu-nguoi-han-tri-nguoi-han-lam-trung-quoc-dau-dau-20150601095501054.htm

=====================================================

Chiêu thức ép người quen thuộc của Mỹ 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lá thư từ Nga vạch trần kỳ nhân đuổi mưa Ngọc Huỳnh?

 

14.49pm 15-09-2015
 

"Kỳ nhân đuổi mưa" Lương Ngọc Huỳnh khẳng định ông chưa từng phải bỏ ra dù chỉ một đồng để mua bằng cấp, nhưng một lá thư từ Nga đang cho thấy những...

 

Sau khi tuyến bài về khả năng đuổi mưa, võ thuật của Chưởng môn Lương Ngọc Huỳnhđược đăng tải, một độc giả từ Nga đã thay mặt nhiều người có cùng nghi vấn, gửi những thắc mắc đến "dị nhân 1 phút".

 

Chúng tôi xin được đăng nguyên văn:

 

"Chúng tôi mới đọc được bài viết về Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh, kể chuyện ông Huỳnh có tài đuổi mưa hôm 2/9, từng chữa bệnh cho tỷ phú Abramovich, được ngôi saoBóng đá Pháp - Zidane cảm phục.

 

Hay chuyện đánh võ trên nghìn trận, trận nào cũng thắng ngon ơ khi chưa đấu đến 1 phút.

 

Quá cảm phục! Khâm phục thêm nữa khi theo lời ông Huỳnh kể nhiều lần với báo giới Việt Nam từ nhiều năm nay, không chỉ là võ sư, ông còn là Giáo sư, Viện sĩ, từng làm việc trong bệnh viện của Tổng thống Nga (!).

 

Tìm hiểu thêm, chúng tôi đọc được 1 bài báo về "kỳ nhân" Lương Ngọc Huỳnh, đăng 2/2015, tức cũng gần đây thôi. Tác giả của bài báo kể là đã gặp trực tiếp võ sư để được nghe thuật lại những kỳ tích của mình.

 

Chỉ mới sang Nga năm 2001, trong 14 năm mà đã thu được những kết quả quá to lớn, về mặt học thuật cũng như võ thuật, y thuật. Thật hiếm có ai được như vậy từ trước đến nay.

 

Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm hiểu thêm về ông, và thật bất ngờ, có nhiều điều đã được “lộ sáng”, xuất hiện nhiều nghi vấn mà chỉ có ông Huỳnh mới có thể giải đáp được.

 

la-thu-tu-nga-vach-tran-ky-nhan-duoi-mua

Chưởng môn Lâm Sơn Động - Lương Ngọc Huỳnh.

 

Ông Lương Ngọc Huỳnh có là Giáo sư?

 

Theo như một bài báo ở Việt Nam, và nhiều bài khác, ông Huỳnh sang Nga năm 2001. Bài báo ra ngày 8/11/2008 viết, ông kể được Công ty Đông nam dược Bảo Long cử sang Nga để “phát triển việc bán thuốc hiệu Bảo Long và truyền bá võ thuật”.

 

Trả lời một báo khác mới đây, ông Huỳnh lại nói Đại sứ VN tại Nga thời đó là Ngô Tất Tố mời sang để phát triển Võ thuật VN bên Nga. PV tờ báo khác nữa, đầu năm nay lại nghe chính ông Huỳnh kể Hội võ thuật VN tại Nga "mời anh sang làm Phó Chủ tịch thứ nhất của hội".

 

Chưa biết lý do nào sang Nga theo như các lời kể mỗi lúc một khác, duy nhất về mặt thời gian là thống nhất, năm 2001.

 

Theo một tờ báo "Ở Nga, anh học tại Trường ĐH Y khoa Moskva để lấy bằng bác sĩ”.Chúng tôi biết ở Moskva có 3 trường Đại học Y, chả biết ông Huỳnh học Y số mấy, chắc không phải Y3 chuyên Răng Hàm Mặt, học có 4 năm.

 

Tức là ông có thể học Y1, Y2, trường nào cũng mất 6 năm. Chân ướt chân ráo mới sang năm 2001, tiếng tăm chưa biết, coi như mất 1 năm học tiếng, cộng 6 năm học là 7 năm, tức đến 2008 ông Huỳnh mới có thể tốt nghiệp, mới có diplom để được cấp giấy hành nghề bác sĩ.

 

Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, theo báo đăng thì "GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư.

 

Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh hiện là Phó Chủ tịch Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga".

 

Như vậy đã rõ, ông Lương Ngọc Huỳnh được phong chức danh Giáo sư bởi cái Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga mà ông làm Phó chủ tịch (!).

 

Vậy Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga là cơ quan gì?

 

Tìm hiểu kỹ, thì chúng tôi thấy ở Nga chả có cái Học viện nào tên như vậy. Có lẽ phóng viên ghi nhầm chăng?

 

Truy ra thì có cái Học viện tư nhân với tên na ná, mà ông Huỳnh kể là làm Phó CT, có tên tiếng Nga là Межрегиональная общественная организация "ОБЩЕСТВЕННАЯ АКАДЕМИЯ НАЦИОНАЛЬНОЙ БЕЗОПАСНОСТИ", viết tắt là ОАНБ (OANB)

 

Dịch ra tiếng Việt là: "Tổ chức Xã hội liên vùng "HỌC VIỆN XÃ HỘI AN NINH QUỐC GIA". Tức là không phải Học viện nhà nước, mà là dạng một tổ chức tư nhân, đang mọc lên nhan nhản ở Nga.

 

(Cũng cần chú ý chút, là tên của Học viện này na ná với tên của một Học viện khác thành lập năm 1997 ở Saint Peterburg, là Học viện an ninh quốc gia - «Академия национальной безопасности», viết tắt là АНБ, dưới sự hậu thuẫn của Chủ tịch Duma quốc gia thời đó là Ghenady Seleznev).

 

Cũng trên trang của tổ chức OANB này cho biết "Học viện xã hội an ninh quốc gia" mới kỷ niệm 5 năm thành lập hôm 4/4/2014, suy ra nó mới thành lập năm 2009.

 

Điều kỳ khôi là dù có chữ “Học viện” trong tên gọi, nhưng nó không đào tạo một ai. Điều kiện trở thành thành viên của “Học viện” cũng vô cùng đơn giản: công dân Nga trên 18 tuổi, công dân nước ngoài có giấy tờ cư trú hợp pháp và... đóng tiền gia nhập.

 

Sau khi hoàn tất thủ tục, thành viên sẽ được cấp 1 thẻ bìa da chứng nhận có giá trị... 1 năm và 1 huy hiệu cài ve áo.

 

la-thu-tu-nga-vach-tran-ky-nhan-duoi-mua
 
la-thu-tu-nga-vach-tran-ky-nhan-duoi-mua

Ảnh minh họa về mẫu thẻ của OANB.

 

Tại trang web của tổ chức xã hội này:

 

http://www.oanb.ru/index-105.html

 

Có ghi rõ các chức danh của Lương Ngọc Huỳnh:

 

(Phó Chủ tịch Tổ chức xã hội liên vùng OANB Lương Ngọc Huỳnh (doctor Li), sáng lập viên Trung tâm y học phương Đông, bác sĩ riêng của Chủ tịch nướcViệt Nam, tiến sĩ y khoa, Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ, Chưởng môn phái LÂM SƠN ĐỘNG).

 

(Вице-президент МОО «ОАНБ» Лыонг Нгок Хуинь (доктор Ли), основатель Центра Восточной медицины, личный врач Президента Вьетнама, Доктор медицинских наук, Академик Академии медицинских наук Монголии ,основатель авторской шкоы боевых искусств «Лам.Шон.Донг»)

 

la-thu-tu-nga-vach-tran-ky-nhan-duoi-mua
 

Cứ theo trang này, ông Huỳnh còn là tiến sĩ y khoa. Chúng ta chú ý là tiến sĩ khoa học (Доктор), không phải là Phó tiến sĩ (Кандидат) mà ở VN cứ gọi chung là TS.

 

Không rõ ông Huỳnh bảo vệ luận án PTS, rồi TS, đề tài gì, ở đâu mà mấy năm sau khi ra trường đã làm được điều đó nhanh đến thế?

 

Trang này cũng không cho biết Học viện OANB phong Giáo sư cho ông Lương Ngọc Huỳnh vào năm nào, với lý do gì.

 

Điều kỳ lạ, trong các bản tin về Hội nghị khoa học lần thứ 2 (30/11-1/12/2013), lần thứ 3 (6-7/12/2014) của Học viện này, tất cả những người khác được ghi đầy đủ là GS.TS, hay Viện sĩ (đa số là các Viện hàn lâm tư nhân).

 

Thì họ và tên ông Lương Ngọc Huỳnh bao chưa giờ được gắn với bất kỳ học hàm, học vị nào, ví dụ như GS. Thậm chí, các bản tin còn gọi ông Huỳnh là “vị khách từ Việt nam” (!).

 

Theo như ông Huỳnh kể, ông là nhà khoa học, là GS do Liên bang Nga phong, tuy nhiên các trang tìm kiếm hàng đầu của Nga như Yandex, Rambler, hay Google.ru, khi chúng tôi gõ cụm từ “GS.Lương Ngọc Huỳnh” bằng tiếng Nga, kết quả tìm kiếm là... con số “0” tròn trĩnh.

 

Lý do vì sao, chắc cũng chỉ ông Huỳnh mới giải thích được.

 

Ông Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện gì?

 

Như đã viết trên, trang web của Học viện tư nhân OANB ghi ông Lương Ngọc Huỳnh là “Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ”.

 

Ông Huỳnh kể với một tờ báo Việt Nam "ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ".

 

Tớ báo khác (17/10/2010), và một tờ nữa (31/5/2011) cũng như nhiều báo, đều viết: Lương Ngọc Huỳnh được phong viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ.

 

Một trang của Nga có tên "Đế chế sức khỏe", đó là tên Trung tâm y học phục hồi nơi ông Huỳnh làm việc, có giới thiệu ông là Viện sĩ "Viện hàn lâm Quốc tế chiêm tinh và y học dân tộc Mông Cổ" (Академик «Международной академии астрологии и народной медицины» Монголии)

Không biết ông Huỳnh thật sự là Viện sĩ của cái Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ? Mà chưa chăc, nó đã ở bên Mông Cổ.

 

Ngay từ cuối năm 2008, phóng viên một tờ báo nổi tiếng ở Việt Nam cũng ghi: Ông Huỳnh cho biết ông đã “được phong Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ”.

 

Và ông Huỳnh cho PV biết: Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ được 18 nước trên thế giới công nhận và có trụ sở chính ở Mỹ (!). Sau này, một số báo cũng viết y chang như thế.

 

Thấy quá lạ, chúng tôi tìm hiểu thì biết chính xác Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ được thành lập từ năm 1961, và đương nhiên, nó đã, và hiện đang được đặt tại thủ đô Ulan Bator của nước này, ở địa chỉ Улаанбаатар 14200, Монгол улс Шуудангийн салбар 20А Харйцаг – 34.

 

Vậy Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ? Không có lẽ ông không nhớ, mà kể cho báo giới VN mỗi lần một khác?

 

Chuyện “lạ” về chiến tích của “dị nhân 1 phút” người Việt
 

theo Trí Thức Trẻ

==========================================

Mời ACE xem thêm thông tin tham khảo nhé  :D 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Xuất hiện smartphone thứ 2 trên thế giới của Fujitsu sử dụng TransferJet sau Bphone

Thứ Tư, ngày 16/09/2015 12:34 GMT +7facebook_icon.jpg twitter.jpg
 



Chiếc smartphone Fujitsu Arrows NX F-04G xuất hiện tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về viễn thông di động được trang bị công nghệ truyền dữ liệu siêu nhanh TransferJet. Đây là smartphone thứ hai trên thế giới sử dụng công nghệ này sau Bphone của Việt Nam.


 


Phóng viên VnReview từ Hong Kong ghi nhận chiếc smartphone Nhật Bản Fujitsu Arrows NX F-04G có màn hình 5.2 inch, độ phân giải 2K (1440x2560 pixel), chạy hệ điều hành Android 5.0 Lollipop, RAM 3GB, bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 810. Nhà sản xuất nhấn mạnh công nghệ TransferJet tích hợp trong máy cho phép truyền dữ liệu tầm gần tốc độ cao đến 375 Mbps, đủ để truyền một file video HD dài 20 giây trong vòng có 1 giây.


 


1446287.jpg?t=1442382403181


Khách hàng đang thử nghiệm truyền dữ liệu giữa Bphone và Fujitsu Arrows (trái) tại Triển lãm bên lề Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về viễn thông di động (Hong Kong). Fujitsu Arrows NX-04G là điện thoại thứ hai trên thế giới tích hợp công nghệ TransferJet.


 


Trước đó, vào tháng 5/2015, Tập đoàn công nghệ Bkav của Việt Nam đã chính thức trình làng mẫu Bphone với tuyên bố đây là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị công nghệ TransferJet. Một số người đã tỏ ra dè dặt khi tiếp nhận thông tin này, trong khi nhiều người khác không tin hoặc "ném đá", cho rằng Bkav "nổ".


 


Như vậy, hiện tại ngoài Bphone, có Fujitsu Arrows NX-04G là điện thoại thứ hai trên thế giới tích hợp công nghệ TransferJet. Tuần trước, tại Triển lãm điện tử IFA Berlin (Đức), Toshiba đã giới thiệu thẻ nhớ SDHC hỗ trợ TransferJet. Toshiba cho hay chiếc thẻ nhớ dung lượng 16GB này có tốc độ truyền tải dữ liệu không dây lên đến 560Mbps, chủ yếu phục vụ nhóm khách hàng yêu thích nhiếp ảnh.


 


theo http://vnreview.vn/tin-tuc-san-pham-moi/-/view_content/content/1650079/xuat-hien-smartphone-thu-2-tren-the-gioi-cua-fujitsu-su-dung-transferjet-sau-bphone


 


=====================================


Chúc mừng Bphone ngày càng phát triển.  :D 


 


Share this post


Link to post
Share on other sites
Tân Hiệp Phát mời sếp nước ngoài quản lý
 
TPO - Tập đoàn Number 1 (từng được biết đến với tên gọi Tân Hiệp Phát) vừa chính thức bổ nhiệm ông Roland Ruiz vào vị trí Phó Tổng Giám đốc dịch vụ tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Trước khi đến với Number 1, Roland Ruiz từng làm việc trong bộ máy Chính phủ Philippines; có 15 năm làm việc cho Chính phủ Singapore với vai trò dẫn dắt, định hướng cho các doanh nghiệp Châu Á tại Singapore.

Roland Ruiz cũng từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại Tập đoàn tư vấn nhân sự toàn cầu Hay Group như Cố vấn cho Hay Group Hồng Kông, Giám đốc điều hành Hay Group Singapore, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Hay Group. Roland Ruiz cũng là người đầu tiên đưa Hay Group vào Việt Nam.

 

Tại Mercer – công ty chuyên về tư vấn nhân sự, Roland Ruiz để lại dấu ấn khi đưa công ty từ đang làm ăn thua lỗ trở nên có lợi nhuận chỉ sau 6 tháng, liên tiếp gặt hái nhiều thành công và đưa Mercer phát triển lên tầm khu vực.

 

Với nhận định thị trường đồ uống Việt Nam đầy tiềm năng và nhiều cơ hội phát triển, tin tưởng vào cam kết của cổ đông và Ban lãnh đạo Number 1, Roland Ruiz bày tỏ tham vọng chèo lái con thuyền Number 1 thành một trong những tập đoàn hàng đầu Châu Á.

 

Tập đoàn Number 1 (từng được biết đến với tên gọi Tân Hiệp Phát) là doanh nghiệp Việt đang sở hữu các thương hiệu đồ uống lớn như: Nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành cao cấp Soya, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Linh Chi… Với chặng đường 21 năm, Ban lãnh đạo Number 1 cho rằng: “Không gì là không thể và sẽ tiếp tục xây dựng đội ngũ thỏa mãn khách hàng vì sự phát triển bền vững để “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”.

 

“Việc bổ nhiệm Roland Ruiz là bước đột phá ghi nhận cam kết đầu tư vào dịch vụ và con người của Number 1 một cách chuyên nghiệp” – Thông báo của Number 1 nêu.

 

theo http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/tan-hiep-phat-moi-sep-nuoc-ngoai-quan-ly-910530.tpo

==============================================

Tân Hiệp Phát có nhiều sự cố đã xảy ra, nay quyết định thay tên đổi họ, không biết có thoát được cái vận này không  :rolleyes: 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xây dựng, phục dựng Văn miếu: Nên hay không?

 

 

 

8ba39a3ef3c90168c33b7029a273db5b_L.jpg

Văn miếu Vĩnh Phúc vừa xây dựng hết 271 tỷ VNĐ

 

Lời tòa soạn: Bấy lâu nay trong dư luận cả nướ cũng như trên địa bàn Nghệ An, trong dư luận đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên xây dựng, phục dựng các văn miếu hay không. Những người bảo nên thì có lý do cho rằng dù là thờ Khổng Tử, là biểu tượng của nên học vấn, và chính trị Nho học, là có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã hàng ngàn năm nay, Nho học và Văn miều gắn liền với văn hóa Việt Nam, thậm chí nó là một biểu tượng của văn hóa Việt. Những người không đồng tình với việc xây dựng. phục dựng Văn miếu lại có lý lẽ cho rằng Nho học là nền học thuật – chính trị của Trung Quốc, nó đã lỗi thời, hoàn toàn không còn phù hợp với nền học thuật, với các tư tưởng chính trị - học thuật của xã hội văn minh ngày nay; Hơn nữa, người Trung Quốc đang lợi dụng Nho học, cố tình dựng lại Khổng tử và phô trương ở nước ngoài như một sức mệnh mềm phục vụ cho tư tưởng bá quyền phục vụ cho lợi ích của người Trung Quốc…Bởi vậy, việc không xây dựng, phục dựng văn miếu klhong chỉ vì nó không còn phù hợp mà còn là một biểu thị của tinh thần cảnh giác và phản kháng văn hóa, hơn nữa, là cảnh giác với dã tâm xâm lấn kiểu tằm ăn dâu của nhà cầm quyền Trung Quốc. Để rộng đường dư luận, chúng tôi chủ trương diễn đàn trao đổi về vấn đề này để này. Chúng tôi, và chúng ta, chấp nhận các ý kiến có thể khác nhau trên tinh thần thẳng thắn, minh bạch, khoan dung và xây dựng…

 

BÙI VĂN CHẤT: Việc xây Văn miếu, trong đó có thờ Không Tử là việc bình thường

 

Ở Việt Nam ta, Văn miếu, nơi thờ Không Tử, người sáng lập Đạo Học , cũng  là nơi thờ, vinh danh các vị Tiên Hiên bản hạt, những người có công với sự nghiệp giáo dục của nước nhà và chính họ là hiện thân của sự nghiệp đó.  Là tượng  trưng của nền văn hóa Phương Đông.  Văn miếu còn là nơi biểu dương  một nền văn học, nền tảng văn hóa / văn minh của một quốc gia,  một địa phương trong mọi thời đại.

 

Từ ý nghĩa  ấy, Văn miếu cùng những tấm Bia Nghè đã trở thành biểu tượng sống động  trong tâm thức mọi người và  có sức thu hút,  khích lệ  tinh thần  hiếu học của mọi thế hệ nhằm mở mang dân trí, phát triển dân sinh, gìn giữ phát huy bản sắc, nâng cao vị thế dân tộc…

 

Chẳng thế mà ngay giữa lúc đang cơn binh hỏa,  thần tốc tiến ra Bắc Hà  đại phá quân Thanh,  trước cảnh tượng Văn miếu – Quốc Tử Giám, một Di tích  Lịch sử Văn hóa tiêu biểu của quốc gia,  được dựng lên từ thời Lý Thánh Tông (1070) và các triều đại tiếp theo thừa kế mở rông,  bị xâm hại, Hoàng đế Quang Trung   đã tính đến

 

           “ Nay mai xây lại nước nhà / Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian”. 

 

Văn miếu- Bia Nghè, đối với văn nhân, chí sĩ là nơi đàm đạo văn chương, thế sự; Đối với sĩ tử là nơi chiêm ngưỡng, gửi gắm ước mơ, nuôi chí tiến thủ.

 

Vốn là đất học, từ thời Lê, Nghệ An đã có các Văn miếu huyện,  như Quỳnh Lưu, Đông Thành , Chân Lộc, La Sơn, Thiên Lộc…Ở các tổng, các xã, theo đó,  có Nhà Thánh, có Văn từ,  Văn chỉ (Nền Văn bên cạnh nền Xã tắc cúng Thần Nông) và hội Tư văn. Hai dãy bia Khoa bảng ở Đình Võ Liệt; Bia Văn chỉ Cát Ngạn;  Cuốn “ Lịch triều Khoa bảng  Đông- Yên nhị huyên;  Đại Đồng khoa lục v.v…là những di sản văn hóa còn tươi nguyên, lưu giữ một minh chứng về  ý thức tôn sùng Đạo Học của Xứ Nghệ ta.

 

          Cách nay 10 năm, nhằm “Bảo tồn  và phát huy giá trị Di sản văn hóa dân tộc ,  Tỉnh ủy Nghệ An đã đưa vào Chương trình hành động, theo Chỉ thị số 20-Ctr/ TU ngày 20 tháng 8 năm 2004, trong đó có Dự án “ Dựng lại khu Văn miếu Nghệ An, tại thành phố Vinh” là  một công trình  lớn , được quan tâm bàn bạc nhiều nhất. Song, việc chưa thành,  vì còn  vướng mắc ( nan giải nhất là giải phóng mặt bằng). Tới nay, Nhà Thánh Vinh  xưa vẫn là ngôi miếu cổ ‘xác xơ’; Bức đại tự “VĂN TẠI TƯ”  (文在茲) và Chuông Văn của Văn Thánh Vinh  đang  tạm đặt bên Tòa Võ Miếu ( Hồng Sơn).

 

Gần đây, khi  nghe ồn về “Dịch xây Văn Miếu”,  vấn đề  “ Dựng lại Văn miếu Vinh: Nên – Chăng  ” lại được nêu lên. 

 

Thực ra, việc xây Văn miếu, trong đó có thờ Không Tử là việc bình thường và thờ Các vị Tiên hiền  của bản hạt là điều hợp với lòng người . Như Văn miếu các tỉnh đã có hoặc  mới dựng lai như Văn miếu Trấn Biên ( khởi động cùng thời với Văn miêu Nghệ An), đã hoạt động rất tốt và có hiệu quả theo đúng tinh thần bảo vệ  và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc có nền văn hiến.

 

TÔ DUY HỢP: Không nên xây dựng Văn Miếu mới để chứng tỏ Văn hóa Việt đã trưởng thành, độc lập với Văn hóa Hán

 

Từ hướng tiếp cận Lý thuyết khinh - trọng  ta có thể thấy trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên thì Văn Miếu là rất hợp lý, hợp tình; tuy nhiên trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay nên sử dụng chủ trương "kính nhi viễn chi" của Khổng Tử đối với Văn Miếu. Chỉ phục chế cở sở cũ để tưởng nhớ về một thời đã qua của Văn hóa dân tộc Viết; tuy nhiên không nên phục hồi - cách tân, càng không nên xây dựng Văn Miếu mới để chứng tỏ Văn hóa dân tộc Việt đã trưởng thành, độc lập với Văn hóa Hán, và Văn hóa Ấn!

 

TRỊNH VĂN ĐỊNH: Phục dựng Văn Miếu, xây dựng Viện Khổng Tử - hay “con đường tơ lụa văn hóa” của Trung Quốc?

 

Trước khi trả lời cho câu hỏi nên hay không nên khôi phục Văn Miếu, chúng ta cần đặt vấn đề Văn Miếu, Khổng Tử trong một bối cảnh rộng lớn hơn? Và có một câu hỏi đơn giản hơn là tại sao thời điểm này rộ lên vấn đề phục dựng văn miếu? Lõi của vấn đề là gì? Nó thuộc về vấn đề văn hóa, tôn giáo hay vấn đề chính trị? Nó xuất phát từ nhu cầu của dân tộc hay từ tác động của những trào lưu từ Thiên Triều? Đây hoàn toàn không phải là vấn đề nhỏ.

 

Có hay không một mối liên hệ giữa việc xây dựng Viện Khổng Tử trên khắp toàn cầu và vấn đề phục dựng văn miếu ở Việt Nam. Ý đồ  của xây dựng Viện Khổng Tử trên toàn thế giới đã được vô số học giả bình luận, đánh giá. Ở đây chúng tôi không đi sâu bàn về vấn đề này. Có một điểm đặc biệt đáng lưu tâm là, theo giáo sư Lý Linh,  Đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách nổi tiếng Chó nhà có tang, tôi đọc Luận ngữ của mình, nói một ý đặc biệt quan trọng, sau khi Khổng Tử mất (551-479 TCN), bắt đầu từ thời kỳ nhà Hán, khuôn mặt tinh thần của Khổng Tử đã được chính trị hóa, mỗi thời kỳ họ dùng ông để phục vụ cho một ý đồ chính trị cụ thể. Việc xây dựng Viện Khổng Tử trên toàn cầu thực chất là việc Khổng Tử tiếp tục được chính trị hóa, nhưng ở quy mô toàn cầu. Một hình ảnh đạo đức là cái mà Trung Quốc cần để tạo sự cạnh tranh với thế giới, bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê su…

 

Phục dựng văn miếu ở Việt Nam có xuất phát từ nhu cầu nội tại của văn hóa Việt hay không? Có hai vấn đề cần thiết phải làm rõ, nho giáo, Khổng Tử là hệ giá trị đạo đức và Khổng Tử, Nho giáo bị chính trị hóa. Với tư cách là học thuyết đạo đức, nó đã kết thúc vai trò của nó. Giá trị “nhận đồng” về văn hóa khu vực chỉ có thể được chia sẻ trong cộng đồng nhà nho trước đây. Ngày nay, giá trị này ít được chia sẻ hơn. Do vậy, nó không thuộc về nhu cầu nội tại của văn hóa Việt Nam. Ngày nay, người Việt có thể nhận thức được và tự kiến tạo cho mình một hệ giá trị Việt, là kết tạo của tinh hoa thế giới, và phần nào đó là giá trị của khu vực Đông Á, trong đó có giá trị đạo đức Nho giáo.

 

Đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn, sự hiện diện của Trung Quốc ngày càng đậm đặc trên toàn cầu và cả Việt Nam. Tính chất kết nối toàn cầu của Trung Quốc và thế giới được liên thông bởi vành đai kinh tế con đường tơ lụa và con đường tơ lụa trên Biển thế kỷ XXI với trung tâm thế giới là Bắc Kinh, Trung Quốc. Sự hiện diện của Viện Khổng Tử, phục dựng Văn Miếu có thể  là “con đường tơ lụa văn hóa” mà Bắc Kinh muốn kiến tạo, tạo ảnh hưởng và “giúp” thế giới dần quen với sự hiện diện, lan tỏa, và sau cùng, là thống trị của văn hóa Trung Hoa trên toàn cầu.

 

Vì vậy, phục dựng Văn Miếu dù vô tình hay hữu ý đều có mối liên hệ với xây dựng Viện Khổng Tử, do vậy tuyệt đối không nên phục dựng Văn Miếu.

 

THÁI HỮU THỊNH: Trước hết, phải hiểu Văn miếu thờ ai?

 

Theo định nghĩa của Từ điển Việt Nam, thì “Văn miếu là để thờ Khổng Tử “. Trong tâm thức của người dân Việt Nam ta xưa,  đã nói đến Văn miếu thì đó là đền thờ Khổng Tử.   

   

Được biết, để phổ biến, phát huy ảnh hưởng của mình, cho đến năm 2014, Trung Quốc đã thành lập được 450 Học viện Khổng Tử ở100 quốc gia trên toàn thế giới. Ở Việt Nam ta, tiêu biểu,vàlinh thiêng nhất là Văn miếu QuốcTử Giám tại Hà Nội. Đây cũng là nơi thờ Khổng tử và các Nhà Đại khoa bảngcủa đất nước thời xưa.

 

Hiện nay, tại Mỹ và Canada, đã chấm dứt hợp tác với các Viện Khổng Tử, có nơi cấm các Trường Đại học giảng dạy học thuyết Khổng Tử. Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ, đã hối thúc các Trường Đại học Phương Tây cắt đứt quan hệ với Học Viện Khổng tử.

 

Ở Việt Nam ta, Nho giáo, gần như đã lụi tàn từ thời Nhà Nguyễn. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, tiến bộ, có nhất thiết, phải xây dựng mới, xây dựng lại các Văn miếu cũ hay không? Đây vẫn là câu hỏi nhiều người quan tâm và có nhiều ý kiến. Theo tôi là “dứt khoát là không ”.  Không chỉ hiện nay, đất nước ta còn nghèo, còn bao nhiêu việc phải lo cho dân.  Nào là phụng dưỡng  Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sỹ, mái ấm gia đình cho các em bé mồ côi …mà cảmai đây, khi đất nước giàu lên, thì tôi vẫn hoàn toàn phản đối việc xây dựng mới, phục hồi Văn miếu cũ.

 

Tỉnh Vĩnh Phúc, sang Trung Quốc tham quan, học tập, xây dựng Văn miếu hết 217 tỷ đồng. Nay dư luận phản đối… chưa biết thờ ai ? Tỉnh Hà Tĩnh xây dựng văn miếu có thể đến hơn 70 tỷ đồng, rồi cũng để thờ ai ?

 

Nghệ An ta, tôi có nghe loáng thoáng là phục dựng Văn miếu ở Vinh Tân, thành phố Vinh, đang còn vết tích. Nếu vì đạo học, truyền thống hiếu học của Nghệ An ta, cần phục dựng lại, theo tôi cũng chỉ nên xây dựng 1 cái miếu nhỏ, trang nghiêm, có văn bia thì tốt, để nhân dân đến viếng bái tiền nhân và lấy 1 tên khác chứ không để tên Văn miếu Nghệ An. Ví dụ : “ Đền thờ các vị Đại khoa Nghệ An xưa” , …

 

LẠI NGUYÊN ÂN: Bên Trung Hoa bây giờ người ta không xây thêm Văn Miếu!

 

Những ai bằng hoặc nhiều hơn lớp tuổi tôi (sinh cùng năm sinh nước VNDCCH), hẳn còn nhớ, tại các làng xã xưa kia, trong Nam cũng như ngoài Bắc,  thường có các Văn miếu hoặc Văn chỉ. Những kiến trúc ấy hầu hết đã đổ nát và bị dẹp bỏ, nhưng nếu vài nơi còn lại đôi di tích có tên gọi ấy, thì các cư dân bây giờ ở độ tuổi 50-60 trở xuống, hầu hết đều không biết đó là gì.

 

Văn miếu là gì? Đó là miếu thờ Khổng Tử (552 - 479 Tr.CN), người khai sinh học thuyết mang tên ông (cũng gọi Khổng học, Khổng giáo, Nho học, Nho giáo). Học thuyết Khổng Tử ra đời vào thời Xuân thu – Chiến quốc, là một trong vô số học thuyết sản sinh ở thời đại “bách gia tranh minh” ấy, Khổng Tử là một trong số “Bách gia chư tử”. 

 

Từ thời Hán (206 Tr.CN - 220) trở đi, suốt hai ngàn năm, các nhà nước quân chủ chuyên chế ở Trung Hoa đều sử dụng Khổng giáo làm hệ tư tưởng chính thống trong việc cai trị, dùng thi cử theo Khổng học để tuyển nhân sự cho bộ máy cai trị; việc này chỉ chấm dứt sau cách mạng Tân hợi (1911).

 

Ở Việt Nam, do bị các đế chế Trung Hoa xâm chiếm và áp đặt nền cai trị suốt 1000 năm (từ Triệu Đà, 207 Tr.CN., đến 938), Khổng giáo cũng được truyền vào trong nước. Sang các triều đại quân chủ chuyên chế độc lập (từ Ngô Vương, 939 đến hết triều Nguyễn thời Tự Đức, 1883), giai tầng thống trị dần dần tiếp nhận mô hình quân chủ chuyên chế của Trung Hoa, từ triều Lý đến triều Nguyễn, đã thống nhất dùng Khổng học làm nền giáo dục chính thống quốc gia, dùng học thuyết Khổng giáo làm quốc giáo (hệ tư tưởng chính thống).

 

Sử cũ ghi nhận: năm 1070 nhà Lý dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long; năm 1075 vua Lý mở khoa thi Nho học đầu tiên để tuyển người cho hệ thống quan chức; 1076 vua Lý đặt ra Quốc Tử Giám và bổ các quan có văn tài đến đấy giảng dạy Nho học.

 

Suốt từ thời điểm kể trên đến tận triều Nguyễn, nền học Nho và khoa cử theo Nho học là nền học duy nhất ở Việt Nam.

 

Quan lại của các triều đại từ Lý đến Nguyễn đều xuất thân từ Nho học. Đạo học (con đường của người đi học, cũng là tôn giáo của họ) mang màu sắc trung cổ rõ rệt, vừa có thuộc tính học vấn, vừa có thuộc tính sùng tín tôn giáo, – là gắn với Nho học, Nho giáo.

 

Giới người học này có một “tụ điểm” để thể hiện sự phụng thờ “đạo học” của mình: ấy là các Văn Miếu (là các miếu thờ Khổng Tử ở các tỉnh thành lớn) hoặc Văn Chỉ (miếu thở Khổng Tử tại các làng xã có nhiều nho sĩ). Những người từng học Nho, dù đỗ đạt cao thấp ra sao, đều họp nhau trong các thứ hội gọi là hội tư văn, hoặc hội đồng môn, thường họp mặt hằng năm vào “thánh đản” tức ngày sinh Khổng Tử (27 tháng 8 âm lịch) tại các Văn Miếu, Văn Chỉ, lễ thánh, ăn thịt uống rượu, luận bàn thời thế. Cái dư luận của giới kẻ sĩ này, ở những thời Nho học thịnh trị, vẫn được coi là “thanh nghị” (“thanh nghị” là khen, “phi nghị” là phê, chê trách, chỉ trích), tức là những dư luận khen chê rất có giá trị, thường có tác động điều chỉnh mạnh mẽ đến nếp sống, phong hóa làng xã.

 

Tất nhiên, ở cuối thời đại thịnh Nho, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, khoa cử ngày càng bị thương mại hóa, giá trị của những khen chê của giới nhà nho cũng kém dần. Và tất cả đã bị vô hiệu hóa kể từ khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ (ở Trung Hoa sau cách mạng Tân hợi 1911, ở Việt Nam sau cách mạng tháng 8/1945). Ngay trước thời điểm kết thúc chế độ quân chủ, nền học Nho đã bị bãi bỏ từng phần, ở Trung Hoa cũng như Việt Nam, thay bằng nền học mới, với các nguồn kiến thức mới, là những tri thức khoa học khách quan, tiếp nhận từ nguồn Âu-Mỹ.

 

Chính vì vậy, từ khi không còn chế độ quân chủ, các hội tư văn, hội đồng môn của các cựu học trò Nho học đã không còn ý nghĩa thực tế, hầu hết đã không còn hoạt động nữa. Các Văn Miếu, Văn Chỉ ở khắp nơi suốt năm nọ qua năm kia không ai hương khói, mục nát và biến mất dần; một vài ngôi còn sót lại, cũng chỉ có ý nghĩa là những di tích của quá khứ. Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội, hay các ngôi Văn Miếu ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Huế, Biên Hòa, Vĩnh Long, v.v… đều đang là những di tích như vậy.

 

Vậy thì những ngôi gọi là “Văn Miếu” đang, thậm chí sẽ được dựng mới lên thì sao?

Tôi nghĩ đó sẽ là những quái tượng không thể chấp nhận, vì không còn ý nghĩa gì nữa.

Ta biết, các kiến trúc tôn giáo được dựng lên, là để phục vụ sự hoạt động của chính các tôn giáo ấy; các ngôi nhà thờ Thiên Chúa, ngôi chùa thờ Phật, hay các ngôi từ đường của các dòng họ – đều có ý nghĩa như vậy, vì các tôn giáo ấy vẫn còn đang đầy sức sống, tận hôm nay!

 

Còn “Văn Miếu”, với tính cách là nơi thờ Khổng Tử và Khổng giáo, thì cái tôn giáo, cái nền học vấn gắn với nó – đã vĩnh viễn chết rồi; những lớp người từng là học trò Nho giáo – cũng vĩnh viễn lùi vào lịch sử rồi. Sẽ lấy đâu ra những con người gắn bó cả cuộc đời với nền học vấn kiêm tôn giáo xưa cũ ấy, mà nếu không có họ thì làm gì có nhu cầu hành lễ vào ngày “thánh đản” 20 tháng Tám hàng năm? 

 

Nếu nói đến Nho giáo như dị bản nguyên thủy của sự học ở Đông Á trong đó có Việt Nam, mà Văn Miếu như là “trú sở” thờ tự những người khai sáng lĩnh vực này; thì cũng cần biết, kể từ sau Nho học, nền học vấn, nền giáo dục ở Châu Á, trong đó có nước ta, đã chuyển sang “tân học” từ cách nay trên dưới 100 năm. Nền học từ ấy dựa vào việc truyền bá những tri thức khoa học có nguồn gốc từ các nền học vấn Âu-Mỹ. Đó là những tri thức phân chia theo chuyên ngành, và tuy mỗi bộ môn có những nhà khai sáng, nhà cách tân khác nhau, song đều là những nền học vấn đã thế tục hóa chứ không còn là những nền học vấn thần thánh hóa như Khổng giáo nữa. Do vậy, dù người Việt có tự coi mình là ham học đến thế nào thì cũng không nên vì thế mà lập ra những đền thờ thần “học”!

 

Nếu nói đến Nho giáo như hệ tư tưởng chính thống trong một thời đại lịch sử mà Văn Miếu là một biểu tượng, thì đừng nên quên, từ sau tháng 8/1945 cho đến hiện nay, hệ tư tưởng được coi là chính thống ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lê chứ không phải là Nho giáo. Cũng đừng nên quên, bên Trung Hoa bây giờ người ta không xây thêm Văn Miếu, nhưng lại đang đầu tư lập các “Viện Khổng Tử” ở bên ngoài biên giới Trung Hoa, được coi như một trong những phương cách hữu hiệu truyền lan “sức mạnh mềm” của một tân đế quốc đang trỗi dậy.

 

Lẽ nào những Văn Miếu đã và đang được toan tính dựng mới lên ở Việt Nam, sẽ là “trú sở” tương lai cho những “Viện Khổng Tử”, nơi không chỉ dạy viết dạy nói tiếng Trung Quốc phổ thông, mà còn là nơi hướng dẫn quý bạn nên ăn nói ra sao cho phù hợp với những gì người Trung Hoa mong muốn?

 

theo http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/khach-moi-cua-tap-chi45/xay-dung-phuc-dung-van-mieu-nen-hay-khong

======================================================

Nhiều vị thích lập dự án xây dựng thôi, vì xây thì có . . .  mà chẳng cần biết nội dung là cái gì

Share this post


Link to post
Share on other sites

Relax tí nhé  :D 

============================================

 

Khi chàng rể cũng có yêu cầu cho bố vợ

 

Một ông có cô con gái đến tuổi lấy chồng. Ngày nọ, ông gọi con lại và bảo hãy đưa người yêu của cô đến cho ông duyệt.


Cô gái mừng lắm đi gọi người yêu tới ra mắt ông già. Ngồi nói chuyện được vài câu, cô con gái biết ý ra ngoài cho ông già hỏi chuyện chàng trai.


Ông già hỏi chàng con rể tương lai về gia cảnh, ông ưng ý lắm, nhưng vẫn chưa an tâm, ông bắt chàng rể phải hứa với ông vài điều.

 

Chàng trai hỏi:


- Bây giờ bố muốn con hứa với bố điều gì thì bố cứ nói?


- Ta chẳng có gì, chỉ có mỗi đứa con gái này thôi. Anh phải hứa với ta: không được uống rượu, không hút thuốc, không gái gú, không được đánh đập vợ con, không tiêu xài hoang phí, không đi về quá khuya… thì ta mới cho anh lấy con gái ta về làm vợ!


Chàng trai đáp lời:


- Con hứa sẽ làm đúng những điều trên, nhưng con mong bố hứa với con một việc.


- Việc gì?


- Bố đừng nói với ai là bố đã gả con gái mình cho một thằng ngu!


- !?!

 

Sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐH Tôn Đức Thắng tự phong GS: 'Không có lý do dừng'

 

(Giáo dục) - Đó là khẳng định của ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng trước thông tin trường sẽ dừng thực hiện việc tự bổ nhiệm GS, PGS.

 

Chỉ là chức vụ chuyên môn, không là học hàm suốt đời.

 

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, ông Lê Vinh Danh cho biết: "Quy định này vừa ban hành, nội dung và quy trình thì đã đủ nhưng biểu mẫu chưa làm xong, báo Pháp Luật đã biết và đưa lên, thế là cả xã hội quan tâm đến. Chứ thật ra chúng tôi "chưa thực hiện".

 

Tôi không hiểu từ đâu có thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng dừng lại việc này. Tại sao "dừng"? Việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho chuyên gia, nhà khoa học của trường đã được Chính phủ cho phép thí điểm tại Khoản 2.b, Mục II, Điều 1 của quyết định 158 ngày 29/1-2015. Chúng tôi làm việc có cơ sở pháp lý của mình. Không có lý do gì để "dừng".

 

Bên cạnh đó, theo ông Danh Chính phủ có quy định về tiêu chuẩn xét phong học hàm PGS, GS. Nhưng nhà trường được thí điểm tự chủ toàn diện, trong đó có thí điểm việc bổ nhiệm nhân sự là chuyên gia, nhà khoa học vào các chức danh nghề nghiệp tại trường.


Nói về bộ tiêu chuẩn riêng của nhà trường, ông Danh cho hay, để xét xem ứng viên có đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp hay không thì tiêu chuẩn xét học hàm có cùng tên của Hội đồng chức danh GS nhà nước về chất và về lượng và nhất là đầy đủ: có tiêu chuẩn cứng, tiêu chuẩn mềm, thậm chí còn cao hơn.Vì thế, nhà trường có quyền thí điểm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng, phù hợp với yêu cầu của nhà trường để xét và bổ nhiệm.

 

"Chúng tôi tham khảo kỹ từ nước ngoài và có các GS nước ngoài cố vấn trong quá trình xây dựng chuẩn. Chúng tôi nghiên cứu cẩn thận, có hội đồng khoa học và đào tạo thông qua chứ không phải bê nguyên xi của nước ngoài về.

 

Xin đính chính là chúng tôi không "phong". Việc "phong hàm" hãy để cho hội đồng nào đó làm. Chúng tôi xét nhà giáo đang công tác tại trường và có nhu cầu so với bộ tiêu chuẩn của chúng tôi xem đủ điều kiện không? Có vi phạm pháp luật không? Có vi phạm đạo đức nhà giáo không?", ông Danh nhấn mạnh.

 

tu-phong-gs-pgs-khong-co-ly-do-gi-de-dun

Trường ĐH Tôn Đức Thắng

 

Nếu nhà giáo đạt chuẩn và không có bất kỳ vi phạm gì, trường sẽ bổ nhiệm vào chức vụ tương ứng với tiêu chuẩn mà họ có (trợ lý GS, GS cộng tác, GS; hoặc trợ lý GS nghiên cứu, GS cộng tác nghiên cứu, GS nghiên cứu và GS nghiên cứu xuất sắc).

 

Khi họ hết làm việc hoặc họ vi phạm quy định, trường bãi miễn hoặc tự xin từ nhiệm, có nghĩa trợ lý GS, PGS, GS tại trường chỉ là chức vụ chuyên môn, nghề nghiệp; không là học hàm suốt đời.

 

Nhờ chuyên gia hàng đầu trong ngành ở nước ngoài xét duyệt

 

Nhà trường có quy trình peer review-bình duyệt để tự xét và bổ nhiệm, có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong ngành ở nước ngoài thẩm định.

 

Năm 2007 khi Bộ GD&ĐT quyết định cho phép các trường đăng ký và trường nào đủ điều kiện thì tổ chức đào tạo tiến sĩ, rất nhiều lo ngại nhưng sau 8 năm mọi việc vẫn ổn.

 

"Dĩ nhiên có trường đào tạo tiến sĩ chất lượng khá tốt, có trường trung bình và có trường thật sự chất lượng vẫn còn thấp. Nhưng xã hội đều biết và tự có sự lựa chọn. Đó là một chính sách thông minh.

 

Đào tạo bậc tiến sĩ là một việc làm vô cùng quan trọng vậy mà Bộ GD&ĐT còn cho thí điểm và hệ thống đại học đã chứng minh là làm được, không có loạn tiến sĩ. Thế tại sao hôm nay không ai nhớ và rút kinh nghiệm từ chuyện năm 2007?", ông Danh nêu dẫn chứng cụ thể.

 

Hơn nữa, theo ông, chỉ có suy nghĩ cực đoan và duy ý chí mới cho rằng những từ ngữ như GS, PGS thuộc độc quyền dùng của của một cơ quan nào đó. Hoặc cho rằng những từ đó là độc quyền của Hội đồng chức danh GS nhà nước thì khi các đại học nước ngoài mở và hoạt động tại VN (thí dụ: RMIT), họ xét và công nhận GS, PGS cho họ, họ cũng phải dùng từ khác để khỏi đụng đến độc quyền này hay sao?

 

Trước đây GS để chỉ những người đi dạy và chúng ta có cả GS trung học, GS đại học. Ông GS đại học chẳng buồn gì khi bạn mình ở cấp dạy thấp hơn mình vẫn được gọi là GS bởi ông hiểu mỗi người có mỗi việc, và tên gọi trên dùng để chỉ chung nghề nghiệp của họ.

 

Chỉ từ năm 2008 khi Nhà nước giao quyền cho Hội đồng chức danh GS nhà nước việc công nhận trong toàn quốc mới xuất hiện tâm lý này.

 

Trước đó, trao đổi với Đất Việt, GS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc cho rằng, đại học chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thì việc áp dụng các quy trình và chuẩn mực quốc tế trong việc bổ nhiệm các chức vụ học thuật là rất nên khuyến khích.

 

theo http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/dh-ton-duc-thang-tu-phong-gs-khong-co-ly-do-dung-3286654/

========================================================

ah, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đi trước thời đại hay là cầm đèn đi trước ô tô ?

Khen cho ông Lê Vinh Danh là hiệu trưởng dám làm điều mới.

Thành hay bại trong vụ này thì thấy ngay là bại.

Vì . . .  :D  

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ts Trần Công Trục gửi ông Tập Cận Bình: Hãy nên noi gương Thủ tướng Hun Sen

 

TRẦN CÔNG TRỤC

26/09/15 09:11

 

(GDVN) - Mong ông Tập Cận Bình nên dành thời gian tìm hiểu thấu đáo những vấn đề liên quan đến chủ quyền dưới góc độ pháp lý một cách khoa học, khách quan và cầu thị.

 

 

LTS: Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc sau cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng đã có phát biểu công khai về cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại" của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và ông Bình cam kết không "theo đuổi mục tiêu quân sự" trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp.

 

Xung quanh phát biểu này của ông Chủ tịch nước Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bình luận của ông và một vài lời gửi đến ông Tập Cận Bình, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

tran_cong_truc.JPG

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

 

The Wall Street Journal ngày 25/9 đưa tin, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama, ông Tập Cận Bình nhắc lại lập luận của mình trước đó rằng Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam "từ thời cổ đại".

 

Để tìm cách trấn an dư luận và qua mặt Hoa Kỳ, ông Tập Cận Bình lại cam kết: "Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốcgia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự".

 

Phát biểu của ông Tập Cận Bình không thể qua mặt được Hoa Kỳ

 

Tuy nhiên do đã quá nhiều lần Trung Quốc dùng xảo thuật ngôn từ hòng qua mắt dư luận nên phát biểu của ông Tập Cận Bình không thể tạo được niềm tin đối với các học giả quốc tế. Học giả M. Taylor Fravel, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc từ Viện Công nghệ Massachusetts bình luận:

 

"Những gì Tập Cận Bình tuyên bố còn phụ thuộc vào cách người Trung Quốc định nghĩa các thuật ngữ. Thực tế, các thực thể ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) đều đã được quân sự hóa và có lính đồn trú với vũ khí tối thiểu là để phòng thủ."

 

"Những lời hoa mỹ đó có thể giúp Mỹ và những nước khác tham khảo về tuyên bố của Tập Cận Bình đánh gia hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng làm như vậy muốn có hiệu quả đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng và không quá rộng về mặt quân sự", ông Taylor Fravel nhấn mạnh.

 

Còn theo tường thuật của Reuters ngày 25/9, các nhà phân tích và quan chức Hoa Kỳ thừa biết, việc quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo bất hợp pháp đã bắt đầu và câu hỏi duy nhất đặt ra hiện nay là sẽ có bao nhiêu vũ khí mới Trung Quốc sẽ kéo ra lắp đặt tại đây.

 

Họ lưu ý rằng, những bức ảnh chụp từ vệ tinh từ đầu tháng 9 cũng cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục nạo vét xung quanh các đảo nhân tạo, một tháng sau khi họ tuyên bố rằng hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ấy đã dừng lại.

 

Tuần san Quốc phòng của hãng tin quân sự Jane đã công bố ảnh vệ tinh mới nhất trên đá Chữ Thập chụp ngày 20/9 cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành đường băng trên bãi đá này và chuẩn bị bước vào hoạt động. Đường băng hoàn thành có thể cho phép Trung Quốc tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu tuần tra trên quần đảo (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp.

 

da_chu_thap_1.jpg

Đường băng quân sự Trung Quốc bồi lấp trên đảo nhân tạo phi pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam đã hoàn thành cơ bản. Ảnh: The Wall Street Journal.

 

Những động thái mới nhất này cùng với những gì đã diễn ra trên Biển Đông thời gian qua đã tố cáo bản chất cam kết của ông Tập Cận Bình chỉ là trò "ảo thuật ngôn từ" nhằm che đậy dã tâm và hành động bành trướng của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông.

 

Động thái này nhằm tìm cách hoãn xung, "giảm sóc" các áp lực từ Hoa Kỳ và khu vực về chống chủ nghĩa bành trướng, chà đạp luật pháp quốc tế trên Biển Đông, đe dọa dùng vũ lực, phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Với 3 đường băng dài hơn 3000 mét có thể cất hạ cánh các máy bay quân sự hiện đại nhất của Trung Quốc, người ngây thơ nhất cũng không thể tin được lời ông Tập Cận Bình.

 

Lập luận của ông Tập Cận Bình về cái gọi là chủ quyền lịch sử

 

Ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền" đối với Trường Sa "từ thời cổ đại" và có chủ đích tránh né đề cập đến Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ 1956, 1974 đến nay. Chỉ riêng điều này thôi đã cho thấy sự tùy tiện, ngẫu hứng của một chính khách quốc tế trước các vấn đề pháp lý và lịch sử.

 

Wikipedia giải thích, thời kỳ cổ đại là lịch sử thế giới từ khi con người xuất hiện lần đầu tiên ở Cựu thế giới đến thời Sơ kì Trung Đại ở châu Âu và nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) ở Trung Hoa. Lập luận của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại" với hầu như toàn bộ Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thực chất là gì?

 

Để làm rõ cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại của Trung Quốc", xin ông Tập Cận Bình và thuộc cấp vui lòng bỏ chút thời gian đọc kết quả nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang từ Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam số 21 năm 2013:

 

"Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường nói họ có đầy đủ chứng cứ để chứng minh người Trung Quốc đã phát hiện và khai thác hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và làm chủ Biển Đông (trong vùng lưỡi bò) từ cách đây hơn 2.000 năm.

 

Tuy nhiên, trên thực tế họ không đưa ra được một bằng chứng xác thực nào mà chỉ dựa vào những trích dẫn từ các sách cổ của các tác giả Trung Quốc rồi giải thích một cách tùy tiện theo ý mình rằng đó là bằng chứng về việc họ phát hiện và khai thác hai quần đảo này.

 

Với cách thức tập hợp rất nhiều đoạn trích dẫn có dụng ý chủ quan, cắt xén, lắp ghép tùy tiện là một cách tung hỏa mù, khiến những người không có điều kiện tìm hiểu sâu dễ bị đánh lừa là tư liệu của Trung Quốc rất dày dặn. Tuy nhiên, những đoạn trích như vậy hoàn toàn không có giá trị chứng minh việc thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Điều nguy hiểm là trong lập luận, Trung Quốc thường đề cao cái gọi là “chủ quyền lịch sử”, theo đó, từ thế kỷ II trước công nguyên, vùng đất nay là Trung Trung Bộ của Việt Nam, từng là một quận của nhà Hán (quận Nhật Nam) và như vậy, vùng biển, các đảo thuộc quận này đương nhiên là của Trung Quốc. Kiểu lý sự này hết sức phi lý và phản khoa học, nếu không nói là rất phản động và đậm chất thực dân.

 

Khi lập luận như vậy họ cũng đã cố tình quên rằng cả nước Trung Hoa đã từng nằm dưới ách cai trị của người Mông Cổ từ năm 1271 đến năm 1368. Theo cách lý sự đó, người Mông Cổ hoàn toàn có thể đòi chủ quyền lịch sử đối với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

 

Để “gò theo” một nguyên tắc rất cơ bản của luật pháp quốc tế là chủ quyền phải được thực thi liên tục (khác với cái gọi là chủ quyền lịch sử), phía Trung Quốc đã cố tìm ra mỗi thời dăm ba sự kiện để chứng minh họ liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này.

 

Trung Quốc thừa hiểu rằng lập luận về “chủ quyền lịch sử” của họ (dù chẳng ai thừa nhận) thì cũng không thể kéo dài sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, khi người Việt đã giành lại độc lập chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, nên họ ra sức tìm kiếm chứng cớ từ đời Tống (thành lập năm 960).

Họ viện dẫn các sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi, Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát những đoạn nói về hai quần đảo Vạn Lý Trường Sa và Thiên Lý Thạch Đường (mà sau này Trung Quốc nói là tên kác của Tây Sa/Hoàng Sa và Nam Sa/Trường Sa). Nhưng như tên gọi của những sách này, “Lĩnh ngoại” là ngoài biên giới Trung Quốc, nói về những chuyện bên ngoài.

 

vu_minh_giang.jpg

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang.

 

“Chư phiên” là các nước Trung Quốc cho là chư hầu của mình, chuyện chép về các nước xung quanh mình. Do vậy, những mô tả về biển, đảo hoặc hải trình đi tới các nước, như Giao Chỉ, Chiêm Thành, Chân Lạp thì tên các quần đảo Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường (mà Trung Quốc cho là Tây Sa và Nam Sa) được nhắc đến để chỉ vị trí hoàn toàn không có ý nghĩa nào trong việc xác định chủ quyền của Trung Quốc.

Đấy là chưa kể từ ngữ dùng trong các sách này cho thấy tác giả cũng chỉ nghe truyền lại (truyền văn), chứ không biết đích xác ra sao.  

 

Sang đến thời kỳ Trung Quốc bị người Mông Cổ chinh phục, lập ra triều Nguyên (nay Trung Quốc nhận là của Trung Quốc), họ dẫn một vài sự kiện chép trong Nguyên Sử như việc thủy quân nhà Nguyên đi qua “Thất Châu Dương, Thiên Lý Thạch Đường” để nói họ thực thi chủ quyền trên hai quần đảo.

 

Thực ra đây là sự kiện quân Nguyên trên đường đi đánh Giava năm 1293. Hay việc năm 1279 Quách Thủ Kính theo lệnh vua Nguyên tiến hành đo đạc thiên văn ở 27 nơi, trong đó có một điểm tương đương với Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc cho rằng sự kiện này góp phần khẳng chủ quyền của họ vào thời Nguyên trên quần đảo Hoàng Sa.

 

Khi lập luận, họ không dẫn giải hết rằng cùng thời điểm đó, Quách Thủ Kính đã tiến hành đo đạc trên một phạm vi rất rộng, phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc (Xibêri), đúng như chỉ dụ của vua Nguyên là đo đạc thiên văn “bốn biển”. 

 

Cần nhớ rằng đế chế Đại Nguyên dưới thời Đại Hãn Khubilai/ Hốt Tất Liệt (1271 - 1294) là thời kỳ hùng mạnh nhất và năm 1279 chính là năm lãnh thổ đế chế mở rộng đến cực đại, với diện tích lên tới 24 triệu km2, nối liền từ Thái Bình Dương sang đến Địa Trung Hải.

 

Nhưng cũng trong giai đoạn lịch sử này quân và dân Đại Việt đại thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Với đà lập luận như vậy, đến một lúc nào đó, khi có điều kiện Trung Quốc có thể chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ Hàn Quốc và Liên bang Nga.

 

Trung Quốc đặc biệt đề cao cái gọi là “phát kiến hàng hải” của Trịnh Hòa vào thế kỷ XV. Dưới thời Minh, trong khoảng thời gian gần 30 năm, từ năm 1405 đến năm 1433, một quan thái giám là Trịnh Hòa trước sau đã có bảy lần vượt biển xuống Đông Nam Á, sang đến Ấn Độ Dương, qua Hồng Hải tới các nước Ả Rập và thậm chí xuống đến tận bờ biển Đông Phi.

 

Phía Trung Quốc đề cao sự kiện này và đối với Biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì họ cho đây là bằng chứng hùng hồn của việc thực thi chủ quyền. Chưa nói đến sự phi lý của việc đồng nhất một chuyến du hành biển xa với việc khẳng định chủ quyền, những người muốn lợi dụng sự kiện này để nói về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã cố tình hay vô ý quên rằng Trịnh Hòa đã công phu vẽ lại cuộc hành trình của mình thành hàng trăm tấm hải đồ. 

 

Trên hải đồ vẽ đoạn đi ngang qua Việt Nam, chú thích ở dưới ghi một hàng chữ nhỏ Giao Chỉ dương /Biển Giao Chỉ (交阯洋). Giao Chỉ là tên gọi Việt Nam theo cách của Trung Quốc. Như vậy là ở thế kỷ XV, Đô đốc Trịnh Hòa chắc chắn am tường chủ quyền các vùng biển, hải đảo mà ông đi qua hơn những người Trung Quốc hiện nay.

 

Nếu đúng là đã thuộc về Trung Quốc sau chuyến đi của ông, hay đã là của Trung Quốc từ trước đó như chính quyền Trung Quốc hiện đang tuyên truyền thì trên hải đồ vùng này chắc hẳn phải ghi Đại Minh nam hải, hay chữ gì đó để ghi nhận chủ quyền của Trung Quốc mới đúng."

 

trinh_hoa.JPG

Trung Quốc sử dụng hình ảnh Trịnh Hòa để tuyên truyền quảng cáo cho chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển thế kỷ 21.

 

Sự thật lịch sử không thể dấu diếm được là từ thế kỷ XIX trở về trước, người Trung Hoa luôn coi biển và đại dương là hiểm họa cho sự tồn tại của họ, một phần vì họ không kiểm soát được, phần nữa vì hoạt động cướp biển luôn luôn đe dọa trong nhiều thế kỷ, tạo thành một mối lo canh cánh cho triều đình phong kiến Trung Quốc.

 

Nhiều chính sách ngăn cấm rất nghiệt ngã được đề ra làm kim chỉ nam cho việc giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa... Đã có những thời kỳ ai đặt chân xuống biển đã bị coi là đại tội, dân chúng bị bắt buộc di cư vào trong đất liền 40 dặm, dọc theo duyên hải từ nam chí bắc không một bóng người. 

 

Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa và xác lập chủ quyền phi pháp bằng vũ lực

 

Mãi tới cuối triều nhà Mãn Thanh, trên thực tế là kể từ sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, mối đe dọa đến từ vùng ven biển mới làm thức tỉnh ý thức về biển của người Trung Quốc, hình thành một loạt ý tưởng về chiến lược biển. Chính vì vậy, vào đầu thế kỷ thứ  XX Trung Quốc mới bắt đầu thực hiện các bước tiến ra phía biển.

 

Mở đầu là sự kiện năm 1909, Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó đã vội vã rút lui.

 

Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa. Tuy nhiên, với Hiệp định Sơ bộ Hồ Chủ tịch ký với Cộng hòa Pháp ngày 6/3/1946, Việt Nam vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp nên Pháp vẫn thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa.

 

Khi đó, những phản ứng mạnh mẽ của Pháp đối với sự chiếm đóng trái phép của quân đội Tưởng Giới Thạch ở Hoàng Sa và sự suy yếu trước các cuộc tấn công như vũ bão của quân đội Mao Trạch Đông ở trong nước, quân Trung Hoa Dân quốc buộc phải rút khỏi đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, kết thúc khoảng thời gian ngắn chiếm đóng trái phép ở quần đảo này.

 

Đến ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ Hoàng Sa. Lợi dụng thời khắc lịch sử rối ren của Việt Nam khi quân viễn chinh pháp buộc phải rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo Hiệp định Geneva, Trung Quốc đã lén lút đưa quân chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956.

 

Ngày 21/2/1959, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa nhằm đánh chiếm nhóm đảo còn lại của quần đảo Hoàng Sa nhưng đã bị lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa phát hiện. 82 binh lính Trung Quốc đóng giả ngư dân cùng với 5 tàu đánh cá vũ trang đã bị bắt giữ và áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó đã được trao trả cho Trung Quốc. 

 

hai_chien_hoang_sa.JPG

Sơ đồ tác chiến của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974.

 

Năm 1970, vào lúc công cuộc thống nhất đất nước của Việt Nam đến giai đoạn sắp kết thúc, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đã tiến hành một số hoạt động “ít kín đáo” trên nhóm đảo An Vĩnh - bộ phận phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Nhiều công trình hạ tầng quân sự đã được xây dựng vào năm 1971.

 

Từ ngày 17 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc mở cuộc tấn công vào lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa với lực lượng hùng hậu gồm: một hạm đội gồm 8 tàu chiến, lính thủy đánh bộ…  Trước sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lực lượng đông và mạnh của Hải quân Trung Quốc, quân đội của Việt Nam Cộng Hòa đã không bảo vệ được phần còn lại là nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

 

Đầu tháng 3.1988, Trung Quốc sau khi chiếm giữ trái phép 5 bãi đá  thuộc quần đảo Trường Sa (bao gồm các đá Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi) Trung Quốc đã huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa với 9 đến 12 tàu chiến, 2 tàu hộ vệ pháo, hai tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc và một pôngtông lớn để hỗ trợ nhằm chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

 

Trong đó, Gạc Ma là bãi đá san hô nằm ở phía nam đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông mà Hải quân thuộc lực lượng  Quân giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã tiếp quản vào hạ tuần tháng 4 năm 1975.

 

Như vậy, Trung Quốc dùng vũ lực để xác lập chủ quyền là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Cụ thể, điều 2 khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: “Nghiêm cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác”.

 

Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên hợp quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc, trong đó có Trung Quốc phải tuân thủ. Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong đó quy định:

 

“Các quốc gia có nghĩa vụ không đe doạ hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay (coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia…

 

Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe doạ hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”. 

 

Qua việc xem xét kỹ các tư liệu do người Trung Quốc đưa ra, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận: Người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác nhưng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này. 

 

tap_can_binh_reuters.jpg

Ông Tập Cận Bình, ảnh: Reuters.

 

Rõ ràng, Trung Quốc đã “biến không thành có” từ  đầu thế kỷ XX, bằng thủ đoạn lợi dụng những thời điểm lịch sử  để tổ chức đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa vào những năm 1956, 1974, 1988, 1995 và chiếm đóng trái phép đến ngày nay.

 

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn thực hiện hàng loạt các hoạt động sai trái khác và tổ chức các bước đi tiếp theo nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, biến “vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp”, tìm mọi cách hiện thực hóa yêu sách đường “lưỡi bò”bao lấy trên 90% diện tích Biển Đông như hàng loạt hành động leo thang gây hấn những năm qua.

 

Vài lời với ông Tập Cận Bình

 

Đó chỉ là vài nét về lịch sử nêu ra để ông Tập Cận Bình và thuộc cấp tham khảo vì ông nhắc đến cái gọi là "chủ quyền lịch sử". Còn trong thực tiễn Công pháp quốc tế không ai chấp nhận lập luận ấy của các ông, bởi cứ theo logic Trung Quốc đưa ra thì đúng như Giáo sư Vũ Minh Giang nói, Mông Cổ có quyền đòi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa vì họ từng có "chủ quyền lịch sử".

 

Nếu ông Tập Cận Bình và các thuộc cấp quan tâm muốn tìm hiểu thêm về Công pháp quốc tế quy định như thế nào về vấn đề chủ quyền, nguyên tắc xác lập chủ quyền xin vui lòng đọc thêm bài phân tích của tôi về chủ đề này TẠI ĐÂY.

Là người đứng đầu một quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là cái nôi của nền văn minh phương Đông coi trọng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, mong ông Tập Cận Bình nên dành thời gian tìm hiểu thấu đáo những vấn đề liên quan đến chủ quyền dưới góc độ pháp lý một cách khoa học, khách quan và cầu thị.

Chỉ có cách đó mới có thể giúp Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông trở thành một cường quốc thực sự được nể trọng, chứ không phải thực dân kiểu mới khiến ai ai cũng phải đề phòng. 

 

Nay ông đã công khai nói trước thiên hạ rằng Trung Quốc có "chủ quyền từ thời cổ đại" đối với quần đảo Trường Sa, thì xin ông hãy noi gương Thủ tướng Campuchia Hun Sen, chứng minh lập luận của mình bằng hành động, hoặc đưa ra bằng chứng, hoặc đối chất trước cơ quan tài phán quốc tế.

 

Và cũng xin ông Tập Cận Bình vui lòng đừng né tránh quần đảo Hoàng Sa và đường lưỡi bò đầy tham vọng. Biết ông sắp sang thăm chính thức Việt Nam, với tư cách một người dân Việt Nam và từng nghiên cứu về luật pháp quốc tế cũng như biên giới lãnh thổ, tôi xin gửi tới ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc vài lời như trên. Trần Công Trục.

 

theo http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Ts-Tran-Cong-Truc-gui-ong-Tap-Can-Binh-Hay-nen-noi-guong-Thu-tuong-Hun-Sen-post162050.gd

=======================================================

Bạn Tập nói chuyện "từ thời cổ đại" đã có Trường sa & Hoàng sa là dốt về lịch sử.

 Cần cho bạn xuống cấp 1, học lại lịch sử  :ph34r:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lập phố 'đèn đỏ', mở casino: Người Việt ai dám vào?

 

Casino là trò chơi của người giàu, có tiền thì chơi, hay là tệ nạn xã hội? Gần 48% số người được hỏi trong một khảo sát gần đây ủng hộ việc cho người Việt Nam vào sòng bài chơi. Và khoảng 6,6% số người này sẵn sàng chi trên 3 triệu trở lên để thử vận may rủi.

 

 
 

Có tiền thì chơi

 

Thái độ của người dân đối với sòng bài ngày nay đã cởi mở hơn rất nhiều so với trước đây - ông Nguyễn Đình Chúc, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển bền vững Vùng, nhận xét. Điều này thể hiện rõ nét ở cuộc khảo sát điều tra xã hội học về vấn đề hợp pháp hoá sòng bài, do Viện này công bố hôm 30/9. Lần đầu tiên Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học đầy đủ về ngành công nghiệp giải trí này.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, suy nghĩ về hình thức hợp pháp hoá casino của người dân cũng khá trung lập. Gần 78% người dân được hỏi cho rằng casino là nơi vui chơi có thưởng như mọi loại hình vui chơi khác, số còn lại cho rằng có là trò cho giới nhà giàu.

 

Ngoài ra 16,5% người dân trả lời rằng, casino chỉ là nơi để "giết" thời gian rảnh rỗi trong khi 11,7% thì cho rằng, đó là nơi tiêu tốn và làm lãng phí thời gian.

 

20150930163859-casino-macau-10.jpg

 

Trong khi có tới 29,3% người dân được hỏi nhìn nhận casino là nơi tập trung các tệ nạn xã hội thì lại có 8,5% người dân nhìn nhận, đó là nơi tạo lập, duy trì các quan hệ xã hội.

 

Đặc biệt, với câu hỏi có nên cho người Việt Nam được vào chơi casino trong nước hay không, theo kết quả khảo sát, gần một nửa (47,8%) người trả lời cho rằng, ai cũng có thể vào chơi được.

 

Lý do ủng hộ là bởi, họ coi đây là nơi giải trí (chiếm 72%), là quyền tự do của người chơi (47,6%), là nơi tìm kiếm vận may (39,6%).

 

Tuy nhiên, cũng có 16,6% ý kiến phản đối, không nên cho người Việt Nam vào chơi. 29,3% quan điểm rằng chỉ nên cho một số đối tượng nhất định vào chơi casino. Họ lo ngại các tác động tiêu cực mà casino gây ra, như suy giảm đạo đức xã hội (62,2%), gia tăng tội phạm có tổ chức (48,6%) và gia tăng bạo lực (43,2%).

 

Năng lực tài chính của người tham gia chơi casino cũng được khảo sát khả cụ thể. Cụ thể, gần 1/3 người trả lời sẵn sàng chi trả dưới 100.000 đồng. Với mức cao hơn, từ 500.000-1 triệu đồng thì có 18,7% số người sẵn lòng chi trả chơi casino. Với 1-3 triệu đồng, tỷ lệ này là 22% và 6,6% người dân trả lời có thể đầu tư 3 triệu đồng để vào chơi casino.

 

Ông Chúc cho biết, khoảng 4,4% số người được hỏi có thu nhập trên 20 triệu đồng và khoảng 20% có thu nhập từ 10-20 triệu đồng, còn lại đa phần thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng.

 

Với một bức tranh như vậy, ông Chúc cho biết, khá nhiều ý kiến đề nghị cần hạn chế các đối tượng tham gia chơi casino, trong đó là giáo viên, học sinh sinh viên, cán bộ nhà nước và lực lượng vũ trang. Những đối tượng này có thể chơi casino với nguồn tiền tham nhũng, hoặc là đối tượng chưa đủ năng lực tài chính.

 

20150930163859-casino-phuquoc.jpg Kiên Giang dự kiến xây khu casino ở Bãi Dài, Phú Quốc

 

Sòng bài cần có cơ quan quản lý

 

Hầu hết các chuyên gia kinh tế góp ý về nghiên cứu này bày tỏ ủng hộ việc hợp pháp hoá casino ở Việt Nam.

 

Ông Mai Quỳnh Nam, Viện nghiên cứu con người, chia sẻ: "Cách đây 2 tháng tôi có tham gia phản biện một nghiên cứu về đổi mới tư duy liên quan đến tệ nạn xã hội, trong đó có cờ bạc. Nhưng nghiên cứu này cũng cho thấy một cách tiếp cận mới đáng suy nghĩ".

 

"Ở đây, rõ ràng có mối quan hệ tương quan giữa quyền con người và mức thu nhập của người dân, có tiền thì quyền cá nhân cao, có tiền là có thể làm được nhiều việc như chơi casino", ông nói.

 

Dẫn lại câu chuyện TP.HCM dự kiến thí điểm phố đèn đỏ, ông Nam bày tỏ: "Việt Nam nên phát triển casino nhưng chú ý đến thể chế chính sách cho rõ ràng bởi đây là vấn đề tương đối nhạy cảm. Muốn thay đổi thể chế quản lý ngành này thì phải thay đổi tư duy".

 

Ông Nguyễn Trọng Xuân, Viện Kinh tế Việt Nam, bày tỏ sự tiếc nuối khi nghiên cứu này chưa đào sâu các vấn đề về kinh tế. "Nếu như khảo sát có thêm nghiên cứu về kết quả chơi lãi, lỗ ra sao của người chơi hay chỉ là bỏ tiền mua vui thì sẽ mang tính kinh tế hơn".

 

Tuy nhiên, "các tác động tích cực của casino như tăng thu ngân sách hay làm phát triển ngành du lịch Việt Nam là có cơ sở khoa học", ông Xuân nhìn nhận.

 

Có kinh nghiệm 7 năm nghiên cứu về lĩnh vực sòng bài, GS. Hà Tôn Vinh cho hay, nhiều tập đoàn quốc tế lớn trên thế giới trong casino thế giới đang nhắm đến Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn. Nhiều nước cũng đã có động thái mở cửa casino cho người dân bản địa tham gia như Nhật Bản... Quan niệm "cờ bạc là bác thằng bần" chỉ còn đúng ở thời 50 năm trước.

 

"Nếu như báo cáo bổ sung thêm nghiên cứu về những chuyển biến tích cực ở các dự án đầu tư casino trên thế giới thì sẽ thuyết phục hơn", GS Vinh bày tỏ.

 

Tác giả nghiên cứu, ông Nguyễn Đình Chúc lưu ý, kinh nghiệm các nước cần phải hoàn thiện sớm hành lang pháp lý, thành lập cơ quan chuyên trách quản lý casino. Để tránh các tác động tiêu cực, Việt Nam cần thử nghiệm thí điểm việc người Việt vào chơi casino trước khi chính thức hoá. Đặc biệt, nếu Việt Nam hợp pháp hoá thì công tác tuyên truyền để người chơi kiểm soát được hành vi của mình là cần thiết.

 

theo http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/265002/lap-pho--den-do--mo-casino-nguoi-viet-ai-dam-vao.html

====================================================================

Qui luật thị trường đã có rồi mà, suy nghĩ gì nhiều, có cầu thì ắt có cung

Cờ bạc hay mại dâm cũng đã có từ hàng ngàn năm và sẽ tiếp tục tại song hành cùng đời sống con người  :D 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nỗi lo bây giờ thành sự thật:
Người Hồi giáo tị nạn yêu cầu hủy Lễ hội bia Oktoberfest ở Đức !

 

Nguồn: Á Châu Thời Báo 09/30/2015
 
Nỗi lo bây giờ đã trở thành sự thật, chỉ còn là vấn đề về thời gian khi dòng người tị nạn đổ xô vào Châu Âu bắt đầu áp đặt những tư tưởng Hồi giáo của họ lên châu lục này.
 
Morad Almuradi, một người Hồi giáo ở Hà Lan đã tổ chức một cuộc vận động trên trang Change.org yêu cầu Hội đồng thành phố Munich hủy bỏ Lễ hội 16 ngày bia Oktoberfest.
Đây là những gì anh ta viết:
 
“Thưa Hội đồng thành phố Munich, Tôi viết tâm thư này để lôi kéo sự chú ý của các người về những vấn đề mà tôi và nhiều tín đồ Hồi giáo khác cảm thấy bất công.
 
Tôi muốn nói rằng: Lễ hội bia Oktoberfest là một sự phỉ báng và bài xích đạo Hồi. Chúng tôi đã cố không để tâm tới Lễ hội, nhưng đã có quá nhiều những hành động mà chúng tôi cho rằng nó phi Hồi giáo như: uống quá nhiều bia rượu, khỏa thân nơi công cộng, và nó ảnh hưởng đến chúng tôi.
 
Chúng tôi hiểu rằng: Oktoberfest là Lễ hội truyền thống của nước Đức, nhưng chúng tôi không thể chịu đựng được sự kiện mang tính phi Hồi giáo này, vì nó xúc phạm đến tất cả những người đạo Hồi trên thế giới.
 
Chúng tôi yêu cầu các người hủy bỏ Lễ hội Oktoberfest ngay lập tức !
 
Chúng tôi cũng tin rằng: Lễ hội Oktoberfest cũng có thể ảnh hưởng đến những đồng đạo Hồi giáo tị nạn đến từ Syria, Iraq, Afganishtan. Hủy bỏ Lễ hội Oktoberfest sẽ giúp họ rất nhiều trong việc ghi nhớ những giá trị truyền thống của đạo Hồi. Cảm ơn sự quan tâm của các người.

Chân thành,

Morad Almuradi.”
======================================
Châu âu lo đánh IS, nhưng còn mầm mống ngay trong lòng thì làm sao mà xử ?
 Dân hồi giáo mong muốn nhập quốc tịch châu âu, là thành công bước đầu, sau đó là thể hiện quyền dân chủ, hihi đúng là được voi, đòi tiên  :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nỗi buồn của nhà sáng chế ra xe chạy bằng nước lã
06/10/2015 05:02
 

(TNO) Cả đời say mê với khoa học với nhiều công trình 'mang tầm vóc quốc tế' nhưng nay đã 75 tuổi, kỹ sư Vũ Hồng Khánh vẫn buồn phiền vì những công trình của ông chưa được chuyển giao, áp dụng.

 

khanh-3_qwvo.jpg?width=689
Khí tách ra được dùng làm nhiên liệu đốt cháy có nhiệt độ rất cao
Trong một khu nhà cũ kỹ dưới chân cầu Niệm (TP.Hải Phòng), có một cỗ máy đầy chú thích được viết bằng tay và ông Vũ Hồng Khánh bảo đây là máy tách oxy và hydro từ... nước. Ông lấy một chai nước đổ vào máy, đồng thời uống luôn một ngụm để chứng minh đó là... nước. Khoảng 20 giây khởi động, một luồng khí từ trong máy thoát ra ngoài qua một đường ống, ông bảo đó là hydro và châm lửa đốt và tạo ra một ngọn lửa sáng rực, màu đỏ hồng.
Ông Khánh nói hydro là khí đốt cho nhiệt lượng cao nhất và dùng ngọn lửa để hàn một thanh thép chỉ trong khoảng nửa phút. Theo ông Khánh, với 1 lít nước, chiếc máy này có thể hoạt động liên tục trong 10 tiếng đồng hồ. Rồi ông dẫn hydro vào một chiếc máy cũ trông giống như một chiếc xe máy, mỗi khi ông Khánh điều chỉnh đường ống thì chiếc máy cũng nổ to hoặc bé, giống như người ta vặn ga xe máy. Bỗng một tiếng nổ chát chúa, ông Khánh mặt tỉnh bơ, nói: “Máy cũ, lấy ở bãi rác nên bị hở, không sao đâu”.
khanh-1_otbl.jpg?width=689
Ông Khánh bên những bằng khen, ảnh kỷ niệm
Rồi ông bảo: “Sinh nghề tử nghiệp mà cháu, tai nạn trong lúc chế tạo là chuyện bình thường. Có lần ông tách hydro vào lọ thủy tinh, khi ngó đầu vào kiểm tra thì khí bốc cháy, làm trụi hết lông mày. Một lần khác thì bị cháy sạch tóc”.
Nói xong về chiếc máy máy tách hydro và oxy từ nước, ông Khánh dẫn tôi ra chiếc máy “chế tạo nhiên liệu tên lửa”. Cũng theo nguyên lý tách hydro và oxy từ nước, nhưng chiếc máy này tiên tiến, cao cấp hơn khi hydro thu được dưới dạng chất lỏng, cũng cháy và tạo ra tiếng rít như tên lửa thật. Tôi đứng xa đến 2 m mà vẫn thấy hơi nóng phả vào mặt.
khanh-2_nqlz.jpg?width=689
Ông Khánh và chiếc máy tách hydro, oxy từ nước
Nguyên lý hoạt động của hai chiếc máy này là dùng phương pháp điện phân để tách hydro, oxy khỏi nước. Nước khi cho vào máy sẽ được pha thêm chất phụ gia. Hydro sau khi được tách ra sẽ dẫn về những bình giảm nhiệt rồi dẫn ra để sử dụng. Bảo quản hydro an toàn nhất là hóa lỏng ở nhiệt độ âm cao. Tuy nhiên việc này sẽ tốn chi phí lớn nên ông Khánh chưa làm được. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng để hàn nhiệt, cắt gọn thì chiếc ô tô với động cơ đốt trong chạy bằng hydro tách từ nước là ứng dụng tốt nhất của ông.
Ông Khánh mất vài triệu để cải tiến chiếc Kia Morning của mình. Ông gắn máy tách hydro lên xe, bơm khí tách được vào động cơ đốt trong cùng với xăng để làm cho xe hoạt động. Kết quả, chiếc xe tiết kiệm được 35% nhiên liệu so với xe thông thường. Mặc dù mới dừng lại ở mức thử nghiệm nhưng "sản phẩm" này đã cho thấy tính thực tiễn từ “dự án” tách hydro từ nước của ông Khánh.
Trong khu nhà kho cũ kỹ này, ông Khánh đã tự chế ra nhiều điều thú vị. Đó là xăng sinh học, công nghệ tái sinh dầu thải, máy cắt hơi tự động, máy cắt sắn tự động. Việc suy nghĩ, sáng tạo với người kỹ sư từng tốt nghiệp khoa Chế tạo máy, Trường đại học Bách khoa Hà Nội là không ngừng nghỉ. Ông nói: “Kiến thức có thể ở khắp mọi nơi, mỗi người tùy vào khả năng sẽ vận dụng, sáng tạo kiến thức theo những cách khác nhau. Tôi trung thành với khoa học và khoa học đã mang lại tất cả cho tôi”.
Ông Khánh cũng từng lập một doanh nghiệp tư nhân mang tên Khánh Hòa chuyên sản xuất vành xe đạp bằng dây chuyền tự động. Những năm 2000 đến 2005 là thời kỳ hoàng kim. Vành xe đạp inox Khánh Hòa không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất khẩu tới một số nước châu Á. Thế nhưng, vì nhiều lý do, doanh nghiệp của ông đã dừng hoạt động từ 5 năm trước.
Có tiền, ông đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Ông bảo: “Càng ngày những nghiên cứu của tôi càng mang tầm vóc quốc tế. Như công trình tách hydro từ nước tôi đang hoàn thiện để xin cấp bằng sáng chế, độc quyền để có thể áp dụng vào công nghệ sản xuất động cơ đốt trong, chế tạo tên lửa và các vũ khí khác. Nói chung là thay thế những nguyên liệu đang dùng như gas, dầu, than đá”. Rồi ông chỉ vô số bằng khen, giấy chứng nhận, huy chương các loại treo trong xưởng và phòng làm việc...
khanh-6_cvmr.jpg?width=689
Ông Khánh bên những văn bản, giấy tờ chứng nhận sản phẩm, công trình nghiên cứu của mình
Tiếc rằng, theo ông Khánh, hàng trăm phát minh, đề tài của ông vẫn nằm im trong xưởng. Ông trăn trở: “Nhà nước mình chưa mạnh dạn đầu tư cho những nhà khoa học thực tiễn. Tôi hay anh Hòa (chế tạo tầu ngầm), anh Hải (chế tạo máy bay) cứ mãi say mê nghiên cứu nhưng rồi để đấy”. Ông Khánh cho biết cũng đã có đối tác nước ngoài tìm đến ông muốn hợp tác nhưng ông đều từ chối. Ông bảo những “phát minh” của mình chỉ nên áp dụng cho nước nhà.
Năm 2012, tại Hà Tĩnh, ông Khánh đã ký một hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vành xe inox với giá trị hơn 37 tỉ đồng nhưng dự án đổ bể vì đối tác... thiếu tiền.
============================================
Thông tin báo chí đăng tải về vụ này cũng mấy lần.
Không hiểu vì sao không thấy Chính phủ có ý kiến.
Dù không công nhận hay phản biện gì, thì cũng công bố cho mọi người biết ntn

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thông tin báo chí đăng tải về vụ này cũng mấy lần.
Không hiểu vì sao không thấy Chính phủ có ý kiến.
Dù không công nhận hay phản biện gì, thì cũng công bố cho mọi người biết ntn

 

Điện phân H2O cho H2 và O2 người ta đã làm hàng thế kỷ nay rồi . Việc sản xuất Hydro làm nhiên liệu thông thường không hiệu quả về kinh tế .

 

Nếu có khả năng thì bác Khánh hãy chế tạo máy sản xuất hydro cho phòng thí nghiệm .

Hiện chúng tôi vẫn phải mua mấy máy này từ nước ngoài ~ trăm triệu VND một cái với công suất chỉ  cỡ 300cc( 300cm3 quy về áp suất thường) một phút - độ tinh khiết 99,9995% .

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hàng trăm người sập bẫy 'đại tá quân đội Mỹ' qua mạng
 
Cảnh sát ghi nhận có 162 người chuyển gần 10 tỷ đồng nộp phí cho món quà của "đại tá quân đội" gửi về bị "kẹt ở sân bay".


Ngày 13/10, Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục ghi nhận những nạn nhân nghi bị người nước ngoài lừa đảo gần 10 tỷ đồng qua mạng xã hội.

 

Trước đó, đầu tháng 7, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Đồng Nai nhận đơn của bà Nguyễn (ngụ huyện Long Thành) tố cáo bị người đàn ông xưng tên Eric Townsend (53 tuổi) lừa đảo. 

 

Theo nạn nhân, Eric Townsend làm quen với bà trên mạng xã hội, giới thiệu là đại tá quân đội Mỹ, đang chiến đấu tại Afghanistan. Ông ta cho biết vợ đã qua đời nên muốn tìm bạn gái tâm sự.

 

Sau một thời gian trò chuyện, Eric Townsend hứa sẽ đến Việt Nam kết hôn với bà Nguyễn. Ông ta bảo gửi cho "vợ sắp cưới" thùng quà có 1,8 triệu USD cùng một số giấy tờ liên quan. 

Những ngày sau đó, bà Nguyễn nhận được email của người xưng là Steven cho biết thùng hàng Eric Townsend chuyển cho bà khi đến sân bay Việt nam đã bị kẹt, cần một số tiền "thông quan".

 

Tin lời, bà Nguyễn chuyển 2,2 tỷ đồng vào 6 tài khoản mà người này đưa, trong đó 5 tài khoản đứng tên người Việt Nam, một tài khoản đứng tên người nước ngoài.

 

Mở rộng điều tra, Công an Đồng Nai xác định có 162 bị hại trên cả nước cũng chuyển gần 10 tỷ đồng vào 6 tài khoản mà bà Nguyễn bị lừa.

 

Mới đây, Công an Quảng Ngãi cũng đang mở rộng điều tra đường dây lừa đảo bằng thủ đoạn tương tự của nhóm người nước ngoài, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của các phụ nữ Việt Nam.

 

Hồi cuối tháng 9, TAND TP HCM đã tuyên phạt Mbouwe Ebubu (41 tuổi, người Nam Phi) 7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vi tương tự.

 

theo http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hang-tram-nguoi-sap-bay-dai-ta-quan-doi-my-qua-mang-3294960.html

===================================

Lòng tham đã làm con người ngu muội, chán nhỉ 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viettel khai trương mạng Halotel tại Tanzania

 

Thứ sáu, 16/10/2015, 10:25 (GMT+7)

 

(SGGP).- Ngày 15-10, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương dịch vụ viễn thông với thương hiệu Halotel tại thị trường Tanzania.

 

 Với hơn 50 triệu dân, Tanzania là quốc gia đông dân nhất trong số 8 thị trường nước ngoài mà Viettel đang cung cấp dịch vụ. Halotel - thương hiệu được Viettel lựa chọn cho dự án của mình tại Tanzania là mạng viễn thông duy nhất phủ sóng di động, đặc biệt là 3G trên toàn quốc. Viettel cũng xây dựng hạ tầng cáp quang của Halotel lớn gấp 2,5 lần tổng số cáp quang trục quốc gia của Tanzania.

 

images586896_Untitled-1.jpg

Xây dựng hạ tầng cáp quang tại Tanzania. Ảnh: Viettel

 

Việc chính thức kinh doanh tại Tanzania, thị trường thứ 4 ở khu vực châu Phi sau Mozambique, Cameroon và Burundi giúp Viettel mở rộng hiện diện và nâng cao đáng kể tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Viettel hiện chính thức kinh doanh tại 10 nước ở khu vực châu Á, châu Mỹ và châu Phi với tổng dân số hơn 260 triệu người, 75 triệu khách hàng. Tổng doanh thu của Tập đoàn Viettel năm 2014 đạt gần 10 tỷ USD, trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh viễn thông tại nước ngoài đạt 1,2 tỷ USD.

 

=====================================

Rất cần những tập đoàn năng động như Viettel

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đến tòa ly hôn, vợ đâm chết chồng ngay tại sân tòa
 

Ngay sau khi cả hai vợ chồng làm xong các bản tự khai tại tòa án để giải quyết ly hôn, ông Vũ Quang Hiển đã bị vợ rút dao đâm chết tại sân tòa án.


 




Tối 16-10, tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho hay đã tiến hành mổ tử thi, khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân cái chết của ông Vũ Quang Hiển (54 tuổi, ngụ thôn 5, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).


 


Theo thông tin ban đầu, khoảng 11g cùng ngày, ông Hiển và vợ là bà Đinh Thị Hiền (45 tuổi) đến Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng để làm thủ tục ly dị. Sau khi viết xong bản tự khai hai người ra về. 


 


Tuy nhiên, khi vừa ra đến sân tòa, hai người cãi vã lớn tiếng. Quá bực tức nên bà Hiền đã rút con dao gọt trái cây thủ sẵn trong người đâm nhiều nhát vào người chồng, trong đó có nhát chí mạng trúng tim khiến ông Hiển gục chết ngay sân tòa.


 


Sau khi gây án, bà Đinh Thị Hiền đã bị công an bắt ngay tại chỗ. 


 


Được biết, bà Hiền và ông Hiển từng ly dị rồi lại tái hôn năm 2012. Hai người chưa có con chung. Thời gian gần đây hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên lại đến tòa làm thủ tục ly hôn. 


 



======================================================================

Thời thế đã thay đổi, các anh trai cẩn thận nhé  :blink: 


 


Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Bành Lệ Viện gặp “sự cố trang điểm” ở London

 

Trong buổi yến tiệc được tổ chức tại London (Anh) tối 21/10, Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện bất ngờ bị "tai nạn hóa trang" khi chụp ảnh.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viện, đã tham dự buổi tiệc do giám đốc Trung tâm Tài chính London Alderman Alan Yarrow chủ trì tối 21/10.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Vợ của giám đốc Trung tâm Tài chính London Alderman Alan Yarrow, bà Gilly Yarrow, vui mừng chào đón Đệ nhất phu nhân Trung Quốc.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Tuy nhiên,Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện đã gặp "sự cố trang điểm" khi chụp ảnh.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Những bức ảnh ghi lại cho thấy, khuôn mặt của bà Bành lộ rõ lớp bột màu trắng trên trán và mũi. Nguyên nhân là do phấn phủ silica phản chủ khi bị ánh đèn flash của máy ảnh chiếu vào.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc nâng cốc chúc mừng trong buổi tiệc.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh cùng vợ chồng giám đốc Trung tâm Tài chính London Alderman Alan Yarrow và Hoàng tử Andrew trong buổi tiệc tại Guildhall.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Vợ chồng ông Tập Cận Bình cười tươi trong buổi tiệc.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Buổi tiệc có sự tham dự của Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York (ngoài cùng bên phải).

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

 

Bà Bành Lệ Viện lấy lại vẻ đẹp quý phái sau sự cố trang điểm.

 

20151022-ba-banh-le-vien-gap-su-co-trang

...và vỗ tay sau bài phát biểu tại buổi tiệc của Chủ tịch Tập Cận Bình.

 

theo http://vietbao.vn/The-gioi/Ba-Banh-Le-Vien-gap-su-co-trang-diem-o-London/150577282/159/

==============================================================

 

Ái chà chà, sau lớp son phấn đẹp đẽ là bộ mặt nhìn . . . hì hì

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử gia Dương Trung Quốc: Suy thoái văn hóa chạm ngưỡng, đẩy dân tộc đến hiểm họa khôn lường

 

Gameshow trên các kênh truyền hình chính thống ngày càng vô bổ, đầy rẫy cảnh dung tục, cởi áo, cãi nhau thiếuvăn hóa, trẻ em rộ “mốt” nam giả nữ… Phim ảnh Việt chạy theo mô típ đồng tính bệnh hoạn, phổ biến cảnh sex và bạo lực đẫm máu cốt để câu khách. Những yếu tố cấu thành nên văn hóa đang ngày càng trở nên thiếu văn hóa. 

Sử gia Dương Trung Quốc cho rằng với cách duy trì như thế này, sự suy thoái sẽ chạm ngưỡng và sẽ đẩy dân tộc này đến những hiểm họa khôn lường.

- Ông có nhận xét như thế nào, về thực trạng nền văn hóa nước ta, khi rất nhiều giá trị văn hóa đã bị suy thoái đến mức đáng báo động?

Trước hết phải thấy, thực trạng này không phải bây giờ mới được nói ra, mà nó đã được nhắc đến ở rất nhiều diễn đàn khác nhau, về tình trạng đạo đức xuống cấp, và sự suy thoái của văn hóa.



 

DuongTrungQuoc22-aa171.jpg

Sử gia Dương Trung Quốc

 

Đã có những hiện tượng đáng báo động, khi tiêu cực xã hội gia tăng, hay những vụ án nghiêm trọng liên tiếp xảy ra. 

Ở đó không chỉ đơn thuần là sự biến dạng của nhân cách, mà là sự tan vỡ của rất nhiều hệ giá trị đạo đức truyền thống, như quan hệ trong gia đình, quan hệ thầy trò và nhiều quan hệ xã hội khác.



- Có vẻ như để lý giải cho hiện tượng ấy, người ta nói nhiều đến nguyên nhân trực tiếp, về sự chi phối của đồng tiền, mà quên đi nguyên nhân cốt lõi, bắt nguồn từ nền văn hóa, thưa ông?



Nguyên nhân của nó, người ta nói nhiều đến sự thay đổi của đời sống kinh tế. Nhưng thực ra, điều quan trọng nhất, nguyên nhân sâu xa nhất, đó chính là vai trò của văn hóa.



Văn hóa chính là môi trường, và môi trường ấy chúng ta có thể soi chiếu ngay vào lịch sử để thấy tầm quan trọng. 

Có những thời kỳ chúng ta rất khó khăn về kinh tế như thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, nhưng vì sao các mối quan hệ xã hội vẫn còn những yếu tố tích cực, thậm chí rất trong sáng?

Còn trong thời mở cửa, hãy thử đi khảo sát một vùng đất có các dự án giải tỏa đất đai, nơi người dân đang sống một cuộc sống bình dị nhất, bỗng nhiên có trong tay nhiều tỷ bạc, mà không biết dùng số tiền ấy vào việc gì, đầu tư ra sao cho ra lợi nhuận, thay vào đó là sự tranh giành chia chác, những bi kịch nảy sinh trong chính gia đình.



Từ ấy, trở lại với sự nghèo, thậm chí nghèo hơn, đau khổ hơn vì bên cạnh cái nghèo là sự tan vỡ của bao nhiêu giá trị đạo đức.

 

avatarKBXLjpgashx.jpgGameshow cởi áo dung tục trên sóng truyền hình

'Bệnh hoạn'

- Trước khi nói đến văn hóa vĩ mô, đã thấy ngay tình trạng đáng báo động từ những yếu tố cấu thành nên văn hóa. Văn hóa chính thống đang bị che lấp bởi những yếu tố giải trí, nhảm nhí và vô bổ: Các gameshow dung tục, cởi áo, cãi nhau trên sóng truyền hình, trẻ em bắt đầu có “mốt” nam giả nữ, giới trẻ xây dựng phim sitcom bệnh hoạn…

Những chương trình truyền hình thực tế, phần lớn được xây dựng theo kịch bản, mô hình có sẵn, mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng đến khi áp dụng vào Việt Nam có độ chênh do đặc trưng văn hóa. 



Những chương trình ấy được thực hiện trong môi trường văn hóa còn nhiều điều chưa chuẩn mực, thậm chí hỗn loạn, nên các yếu tố tiêu cực có cơ hội phát triển mạnh mẽ, kích thích giá trị tầm thường, nhu cầu tầm thường và tầm nhìn hạn hẹp.



Tất nhiên, đặt trong bối cảnh chung, nếu không có tất cả những chương trình giải trí ấy, đời sống tinh thần của người dân sẽ trở nên nghèo nàn, nhưng điều cần làm, là sự cân nhắc và thay đổi phù hợp với môi trường văn hóa hiện có.



Biết rằng những chương trình mua bản quyền của nước ngoài họ đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt với phiên bản gốc, nhưng không phải vì thế chúng ta nhân danh chuyện đó để bê y nguyên của họ áp đặt vào chúng ta được.



Vấn đề trở lại là cách ứng xử thế nào, và ở đây vai trò của nhà nước, của các hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội rất quan trọng. Những vai trò ấy, không phải không có, nhưng dường như nó đã để lại lỗ hổng rất lớn.

- Những chương trình văn hóa chính thống thưa thớt người tham dự, ít người quan tâm, nhưng nhữngchương trình giải trí vô bổ tràn lan trên sóng giờ vàng lượng người xem ngất ngưởng. Một người trẻ sẽ không vào xem một bộ phim lịch sử dù được mở cửa tự do, nhưng sẽ rạch tay đòi tự tử nếu bố mẹ không cho tiền mua vé xem chương trình của thần tượng…



Cuộc đấu tranh để lấy lại sự cân bằng này bao giờ cũng có 2 cách, một cách là ngăn tiêu cực, bên cạnh đó là kích thích tích cực, xây dựng những chương trình tích cực, để tạo ra môi trường lành mạnh hơn.



Còn các bạn trẻ, điều đó khó trách, bởi một phần lỗi của chính xã hội, chứ không phải từ các cá nhân.

Tất cả đều có quyền lựa chọn, vậy nếu họ không chọn những điều nghiêm túc, chính thống thì phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao. 

Tôi nghĩ, nó do phương thức thể hiện.

 Tại sao phim lịch sử không có người xem, bảo tàng vắng bóng, hãy thử hỏi xem bản thân những điều ấy đã hấp dẫn chưa? Nhà nước đã đầu tư bao nhiêu cho văn hóa? Hay đầu tư cũng không có hiệu quả. Lúc đó lại nói đến câu chuyện trình độ và sự thiếu chuyên nghiệp. 

 

can-ho-so-69-tap-1-coi-ao-nguc-so-soang-

Những bộ phim sitcom bệnh hoạn

 

- Trong khi các cơ quan chức năng đang điều chỉnh định hướng báo chí, nhất là các trang báo mạng điện tử, về việc tiếp cận, phổ biến tin tức liên quan đến lĩnh vực văn hóa giải trí, thì ở lĩnh vực truyền hình, dường như mọi thứ lại khá thoáng và cởi mở?

Tôi ủng hộ việc điều chỉnh cách đưa tin của các trang báo mạng, nhưng rõ ràng có điều gì đó đang diễn ra với lĩnh vực truyền hình, như một sự thả nổi.

 Vì đó là lĩnh vực có tác động rất lớn đến người dân, bởi trong con mắt của họ, cứ cái gì xuất hiện trên truyền hình là chính thống.



Tất nhiên chúng ta không phải kiểm soát để biến tất cả đều trở nên cứng nhắc, nhưng cần nghiên cứu để có sự điều chỉnh hợp lý.

Diễn biến hòa bình đáng sợ


- Dường như, đã đến lúc cần sự nhìn nhận nghiêm túc thực trạng nền văn hóa, đạo đức đang xuống cấp nghiêm trọng. Và đặt ra câu hỏi gay gắt: Những gì đang diễn ra cổ súy cho thứ văn hóa gì? Liệu có đưa dân tộc này đến hiểm họa?



Nếu chúng ta không giải quyết từ gốc, và có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của văn hóa, tôi e rằng sẽ không dừng lại ở sự suy thoái về đạo đức, sự tan vỡ các giá trị truyền thống, mà với cách duy trì như thế này, sự suy thoái sẽ chạm ngưỡng, đẩy dân tộc này đến những hiểm họa khôn lường. Đó là một thứ ‘diễn biến hoà bình’ đáng sợ.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội, nhưng đầu tư vào lĩnh vực mang tầm tối quan trọng này hình như đang ít ỏi?



Nhà nước dường như còn ít đầu tư vào lĩnh vực này, và hình như những gì đã được đầu tư còn chưa mang lại hiệu quả.




Chúng ta vẫn thường cảm tính để đưa ra câu trả lời, nhưng cần một nghiên cứu thật kỹ, xem nguyên nhân chính của sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức bắt nguồn từ đâu, có tác động ra sao, nhất là trong bối cảnh đất nước đang hội nhập, có nhiều yếu tố chưa được định hình. 



Trong quá trình hội nhập ấy, có những cái chúng ta giữ bản sắc, nhưng có những cái phải học hỏi, ví dụ câu chuyện về tri thức tình dục ai cũng phải biết, phải đượcgiáo dục chứ không phải che đậy như ngày xưa nữa. 

Ví dụ để đánh giá loại phim dành cho đội tuổi nào, người ta có hẳn hệ thống tiêu chí, quy định, để nếu anh vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào.



Những nghiên cứu ấy sẽ đưa ra cách giải quyết phù hợp, tìm lại những giá trị văn hóa đã, và đang tan vỡ. 

Ta nhớ có thời kỳ đất nước gắn liền với hai chữ chiến tranh, bao cấp, có những chuẩn mực thời đó có thể khắc nghiệt, nhưng lại phù hợp trong một giai đoạn lịch sử.



Rõ ràng trong quá trình đổi mới này, tôi không dám nói mình buông lỏng, nhưng mình đã không quan tâm đúng mức tới văn hóa.


Oanh.jpg

Thí sinh cãi nhau vô văn hóa trên sóng truyền hình

 

Thuốc an thần không chữa được bệnh


- Chúng ta vẫn thường nói đến giải pháp giáo dục văn hóa từ trong nhà trường, đó không còn là câuchuyện mới, nhưng hiệu quả, thì còn nhiều điều cần bàn?



Cần một sự đồng bộ hóa, giáo dục văn hóa và tạo ra môi trường văn hóa, bắt kịp xu hướng thời đại. Không thể dừng lại ở cách giáo dục văn hóa nửa vời.



Có thể thấy, câu chuyện bóng đá người trẻ có thể thể hiện được sự văn hóa của mình, câu chuyện đám tang của một danh nhân họ thể hiện được, nhưng môi trường ấy quá ít, trong khi môi trường khác thì xuất hiện hàng ngày.

 Mà theo quy luật tâm lý, cái xấu thì dễ học hơn, cái tốt, càng đàng hoàng tử tế không dễ học, nhất là trong xã hội này.



Những nhà nghiên cứu văn hóa trong hoạch định chính sách, cần đưa ra những nhận thức dựa trên cơ sở khoa học, bởi nếu không có khả năng nhận thức và suy xét, rất có thể anh lại đưa ra chính sách sai lầm.



Văn hóa, giáo dục hay đời sống xã hội đều nói đến hệ thống giá trị, và nhiều hệ thống giá trị của chúng ta đang đảo lộn.




20140605101835-2.jpg

Trào lưu giả gái đáng báo động trên truyền hình

 

- Liệu có giải pháp nào mang tính tức thời hơn, để ngăn chặn tình trạng suy thoái văn hóa, mà không phải quá trình diễn tiến lâu dài và mô phạm trên sách vở, bởi vấn đề đã được đặt ra một cách bức thiết?



Xã hội là phức hợp rất phong phú và đa dạng, anh không thể lấy một yếu tố, mà phải tổng hòa tất cả những giá trị chung được thừa nhận.



Yếu tố suy thoái văn hóa phải được nhìn từ gốc, và giải quyết triệt để từ những cái ‘hắt hơi sổ mũi’ ban đầu, trước khi nó thành ung nhọt nặng nề. Đây không còn là câu chuyện giải quyết từ ngọn, giải quyết từ ngọn đôi khi hết sức giả.



Tôi lấy ví dụ ngay những cuộc phát động rất tốn kém, như một kiểu hình thức chủ nghĩa mà chúng ta duy trì như thứ thuốc an thần. Mà nên nhớ, thuốc an thần không chữa được bệnh.



Hay như việc nói dối, từ lâu đã được quan niệm là việc rất xấu trong xã hội. Nhưng có thể thấy từ trong giáo dục đến hoạt động xã hội, chúng ta vô tình hay hữu ý đã kích thích nói dối.



Đứa trẻ trong nhà trường được dạy cách nói dối, người lớn được dạy cách lên án tham nhũng, nhưng lại ký 2 chữ ký trong một cuộc họp để lấy thêm một suất bồi dưỡng tương xứng với tiền đi taxi tới dự. 

Chúng ta hồn nhiên như không với tất cả những điều ấy, nhưng thực chất, nó chính là cái hắt hơi sổ mũi đầu tiên.

Chúng ta không chịu động não, không chịu thay đổi từ gốc, thì không thể tìm ra phương thức giải quyết.


FBAND-LYVOPHUHUNG8ZQWCJPGashx.jpgCác thí sinh trong một chương trình dùng khăn Piêu của người dân tộc Thái làm khố của người Tây Nguyên.

 

- Cái ‘giả’ ấy, chính là vỏ bọc khoác bên ngoài che đi sự xuống cấp đến mức đáng báo động của văn hóa?



Sự thật đang diễn ra như này, dù được phủ lên trên rất nhiều hào nhoáng bóng bẩy, nhưng bên trong nó sẽ càng mưng mủ, sưng tấy lên, và hậu quả sẽ nguy hại đến mức không lường trước được.

Cho nên tôi vẫn nói một nguyên lý tưởng như rất đơn giản, là dám nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật, để làm cho sự thật thay đổi theo chiều hướng tích cực.

 

- Nhưng chúng ta đã xây dựng rất nhiều hệ thống chế tài, liệu có thể áp dụng triệt để như một cách giải quyết ‘dọn đường’ cho sự thay đổi về lâu dài, ví như một chương trình quá lố lăng lên sóng truyền hình, có thể phạt, và cấm chiếu; một bộ phim cổ súy cho lối sống lệch lạc, có thể đưa ra những hình thức xử phạt đích đáng?



Tôi cho là nên có sự chia sẻ về thông tin, giữa những người làm chương trình ấy, với công chúng và cơ quan quản lý. 



Ví như một chương trình được mua bản quyền, có những ràng buộc về quy định chúng ta phải chấp nhận, nhưng sẽ phải có cách tác động để phù hợp hơn với văn hóa trong nước, hạn chế mặt tiêu cực.

Hay ai cũng biết, hệ thống truyền hình có tác động rất mạnh mẽ đến đời sống nhân dân, có thể sử dụng ngay hiệu quả của nó để phát huy những chương trình đề cao yếu tố văn hóa.

Còn khi có những ý kiến được đưa ra, tôi nghĩ nhà đài nên chủ động giải thích, trao đổi và điều chỉnh, không nên thả nổi, dẫn đến việc người dân bức xúc, nhà đài hành thì xử theo tư duy của mình, lợi nhuận của mình.



 

theo http://vtc.vn/su-gia-duong-trung-quoc-suy-thoai-van-hoa-cham-nguong-day-dan-toc-den-hiem-hoa-khon-luong.2.524181.htm

=============================================================

Nhức cái đầu 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư đại học đề xuất đàn ông ế nên dùng chung vợ

 

24/10/2015 - 18:06 (GMT+7)

Trước khủng hoảng mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc, một giảng viên Đại học tại Triết Giang (Trung Quốc) đã đưa ra giải pháp “đa phu” ở các vùng nông thôn.
 

1-1137.jpeg

Giáo sư Tạ, giảng viên đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang.

 

Trước đây, chúng ta mới chỉ thường nghe thấy chế độ đa thê, nghĩa là một ngườiđàn ông có thể được lấy nhiều vợ. Tuy nhiên, hiện nay tại Trung Quốc tình trạng mấtcân bằng giới tính đang trở nên trầm trọng. Ước tính tới năm 2020, tại nước này, nam giới sẽ nhiều hơn nữ giới 33,8 triệu người.

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng này là do tình trạng nạo phá thai để chọn giới tính vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và Trung Quốc chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng sinh một con nên nhiều cha mẹ muốn đứa con duy nhất của mình là con trai.

 

Trước vấn nạn này, Giáo sư Tạ Tác Thơ, giảng viên của trường Đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang đã đưa ra giải pháp: Những người đàn ông nghèo không lấy được vợ nên nhóm lại và kiếm một người phụ nữ dùng chung, gọi tắt là chế độ “đa phu”.

 

Trên blog cá nhân, ông Tạ cho rằng, đa phu là một giải pháp nên đưa vào áp dụng ở Trung Quốc.

“Trong các vùng xa xôi và nghèo đói, các anh em trai chia nhau một bà vợ, và họ vẫn sống rất hạnh phúc, chan hòa”, ông Tạ viết.

 

Tuy nhiên, đề xuất này đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội. Nhiều người cho rằng, ý tưởng này là “một sự sỉ nhục”.

Trong cuộc thăm dò trên Weibo, 66,5% trong 7.700 người được hỏi trả lời rằng họ không đồng ý với ý tưởng đa phu.

Trước phản ứng này, ông Tạ vẫn khẳng định đây là giải pháp tốt bởi theo ông, nếu hơn 30 triệu đàn ông độc thân không lấy được vợ, họ sẽ phạm tội, gây mất ổn định trật tự.

 

theo http://www.baogiaothong.vn/giao-su-dai-hoc-de-xuat-dan-ong-e-nen-dung-chung-vo-d125031.html

==============================================================

Ở vùng sâu vùng xa  của "Chung cuốc" thì thực tế là gia đình mấy anh em giai lấy chung 1 vợ, vì quá nghòe, vì quá ít phụ nữ, . . . 

Cái đề xuất này không mới, nhưng nó tạo tâm lý sĩ diện của đờn ông thôi mà, vì quen 1 ông lấy nhiều bà 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt nên ứng xử ra sao với chuyến thăm của

ông Tập Cận Bình?  

 

(GDVN) - Sự đón tiếp chân tình, trọng thị của chúng ta sẽ tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện để làm tiền đề cho việc hai bên ngồi vào bàn đối thoại với nhau.  


LTS: Xung quanh chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cuối tuần này, dư luận Việt Nam còn những nhận thức khác nhau. Tiến sĩ Trần Công Trục gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết của ông về vấn đề này, xin giới thiệu cùng quý bạn đọc.

 

tap_can_binh_tanhoaxa.jpg

Ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam khi còn là Phó Chủ tịch nước, ảnh: Tân Hoa Xã.

 

Một sự kiện đối ngoại quan trọng của Việt Nam sắp diễn ra trong ngày 5, 6/11 này khi ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam trên 2 cương vị, người đứng đầu đảng và nguyên thủ quốc gia Trung Quốc.

 

Chuyến thăm được nhiều kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển lành mạnh, đồng thời là cơ hội để hai bên thống nhất lại một lần nữa thỏa thuận nguyên tắc mang tính pháp lý phố biến, phản ánh tinh thần thật sự cầu thị, bình đẳng, cùng có lợi, nhằm định hướng và chỉ đạo cho hai bên tiếp tục đàm phán thực chất, giải quyết các mâu thuẫn bất đồng về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông vốn đang trở thành lực cản trong quan hệ hai nước.

 

Bởi lẽ có những bất đồng mâu thuẫn liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông cùng những hành động phá vỡ hiện trạng mà phía Trung Quốc tiến hành, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế nên khiến dư luận bất bình, lo ngại.

 

Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến một số quan điểm trong dư luận Việt Nam tỏ ra không thiện chí, thậm chí là phản đối chuyến thăm này. Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng quan điểm này lợi bất cập hại.

 

Tình cảm thiêng liêng với chủ quyền quốc gia dân tộc của mỗi người con đất Việt đều đáng nâng niu, trân trọng, lắng nghe, nhưng cách thể hiện sao cho có lợi nhất cho đất nước, cho dân tộc, cho cộng đồng khu vực và quốc tế trong bối cảnh phức tạp như hiện nay mới là điều đáng bàn và nên thống nhất trong hành động.

 

Cha ông ta vẫn dạy rằng "cả giận mất khôn" để răn con cháu, trong tình huống khó khăn nào cũng phải cố giữ bình tĩnh, sáng suốt để xử lý các tình huống, đừng để cái nóng giận nhất thời nó lôi mình đi quá xa.

 

Đó là trong đời sống thường nhật của mỗi người, trong quan hệ giữa hai quốc gia mà lịch sử đã từng có nhiều khúc mắc, thăng trầm với nhau như Việt Nam và Trung Quốc, nhất là những khúc mắc khó khăn phức tạp như vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay, chúng ta càng cần phải tỉnh táo và sáng suốt hơn.

Quan hệ giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc có những giai đoạn hòa bình, hữu nghị, đồng chí anh em và cũng có những giai đoạn hai bên hai đầu chiến tuyến, xung đột và đổ máu. Những lúc quan hệ hai nước khó khăn, trục trặc, tâm lý xã hội, công tác tuyên truyền, áp lực dư luận ở mỗi nước có hảnh hưởng tác động rất lớn đến quyết sách của các nhà lãnh đạo.

 

Trong khi đó cả hai đều xác định, dù mâu thuẫn đến đâu thì nhà có thể chuyển chứ nước láng giềng thì bất di bất dịch. Do đó tìm cách chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ môi trường khu vực ổn định, bảo vệ công lý và lẽ phải mới là lựa chọn tối ưu.

 

Bởi vậy cá nhân tôi cho rằng trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình, chúng ta với tư cách chủ nhà cần có sự tiếp đón trọng thị, lịch sự, văn minh theo đúng thể thức ngoại giao dành cho nguyên thủ quốc gia.

 

Thứ nhất, điều đó thể hiện truyền thống nhân văn, hiếu khách của người Việt Nam từ xưa đến nay; Thứ hai là phù hợp với thông lệ quốc tế và cách ứng xử văn minh trong quan hệ đối ngoại quốc tế hiện nay; Thứ ba là để đáp lễ về mặt ngoại giao đối với sự tiếp đãi trọng thị mà phía Trung Quốc đã dành cho lãnh đạo nước ta, đặc biệt là chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tháng 4 vừa qua.

 

tap_can_binh_nguyen_phu_trong.jpg

Ông Tập Cận Bình đã tổ chức tiếp đón trọng thị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn lãnh đạo cấp cao

Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc tháng 4 vừa qua, ảnh: Tân Hoa Xã.

 

Thứ tư và quan trọng hơn cả theo cá nhân tôi là, sự đón tiếp chân tình, trọng thị của chúng ta sẽ tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện để làm tiền đề cho việc hai bên ngồi vào bàn đối thoại với nhau một cách thiện chí, cầu thị, trên cơ sở pháp lý quốc tế để tìm cách tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn, đặc biệt là vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của Việt Nam cũng như khu vực, quốc tế ở Biển Đông.

 

Muốn đàm phán hòa bình, đầu tiên phải có thiện chí đối thoại. Không ai muốn chiến tranh, xung đột, giải quyết mâu thuẫn bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế là ưu tiên lựa chọn cho cả hai phía Việt Nam, Trung Quốc cũng như các bên có liên quan khác ở Biển Đông.

 

Muốn làm được điều này, các bên liên quan phải thực sự có thiện chí và cầu thị trong đối thoại. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình thiết nghĩ là cơ hội quý chúng ta không nên bỏ qua.

Đặc biệt lần này ông Tập Cận Bình sẽ có bài diễn văn đọc trước Quốc hội Việt Nam - cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Thời điểm diễn ra chuyến thăm cũng là lúc Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đặt ra cho chúng ta.

 

Thiết nghĩ lúc này dư luận đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước nên đồng lòng cùng ủng hộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bang giao, chuẩn bị phương án đón tiếp và trao đổi với phía Trung Quốc. Làm sao để chúng ta bảo vệ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong khi vẫn giữ vững được hòa bình, ổn định cho chính chúng ta cũng như khu vực và quốc tế.

Trước khi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Trợ lý Trưởng ban Liên lạc đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức họp báo về nội dung chuyến thăm, trong đó có đề cập đến vấn đề Biển Đông, tất nhiên là theo quan điểm và cách hiểu của Trung Quốc.

 

Thiết nghĩ các cơ quan tham mưu của Việt Nam cũng nên có động thái tương tự để dư luận hiểu hơn, đồng cảm, chia sẻ với lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong vấn đề đấu tranh gìn giữ chủ quyền, bảo vệ hòa bình phát triển.

 

Một bộ phận dư luận lo lắng, thậm chí bức xúc dẫn đến những hành động phản đối gây bất lợi cho chuyến thăm có thể là do thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin về cách thức Việt Nam chúng ta xử lý vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào, có đề cập vấn đề này với lãnh đạo Trung Quốc hay không và đề cập ra sao.

 

Do đó việc tuyên truyền, giải thích những nội dung này để tạo môi trường đồng thuận, hiểu biết, chia sẻ của xã hội cũng là việc nên làm, vừa thể hiện sự tôn trọng lắng nghe ý kiến người dân, vừa thể hiện sự tôn trọng với khách.

 

Tôi tin rằng, hơn ai hết người Việt Nam, đặc biệt là các vị lãnh đạo đất nước, sẽ biết cách để ứng xử khôn khéo, thích hợp nhất và có hiệu quả nhất trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc. Bởi vì, chúng ta đã có  khá nhiều bài học lịch sử trải qua 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc! 

 

Ts Trần Công Trục

theo http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Nguoi-Viet-nen-ung-xu-ra-sao-voi-chuyen-tham-cua-ong-Tap-Can-Binh-post163077.gd

===================================================

Bác Trần Công Trục nhiều năm làm Trưởng ban biên giới Chính Phủ, nên quá hiểu "chung cuốc".

Đồng ý với quan điểm này

Nhưng cũng còn băn khoan là không biết bạn "Tập" nói cái gì trước Quốc hội Viet Nam ?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vị sứ thần Việt nào dám giương cung bắn... Mặt Trời?

 

Đó chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) đời nhà Trần. Ông quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương (nay là làng Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương), đỗ Trạng nguyên vào năm 1304 triều vua Trần Anh Tông.
Sau khi thi đỗ, Mạc Đĩnh Chi được ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia tức quản lý kho sách của thư viện Hoàng gia. Sau đó thăng dần lên Hàn lâm Đại học sĩ, Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung.
Ông làm quan trải bốn triều vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông. Ông được cử đi sứ 2 lần sang nhà Nguyên vào các năm 1308 và 1324. Quanh chuyện đi sứ của ông có nhiều điều thú vị.
Một lần, đoàn sứ bộ đi đến cửa quan thì đã muộn, cửa quan đã đóng. Sứ bộ ta gọi cửa mãi mà không được. Một lúc sau thấy từ trên vọng lâu thòng xuống một mảnh giấy, trên đó là một vế đối, thách sứ giả ta đối được thì mới mở cửa quan cho đi. Vế ra như sau: Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan (Tới cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua).
Đây là một vế đối khó, phải tìm được một câu trong đó một từ phải được lặp lại 4 lần và một từ phải được lặp lại 3 lần tương ứng với hai từ ở vế ra. Mạc Đĩnh Chi đã rất nhanh ý, lấy ngay hoàn cảnh của mình lúc này để đối lại: Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước).
Nói là mời tiên sinh đối trước (ý nhún nhường) nhưng bản thân đây đã là một vế đối hoàn hảo rồi. Câu này cũng có chữ đối được lặp lại 4 lần và chữ tiên được lặp lại 3 lần, ý tứ rất chỉnh. Những người giữ cửa quan đành phải mở cho đoàn sứ bộ của ta đi qua.
Khi Mạc Đĩnh Chi được diện kiến vua Nguyên, vua ra vế đối: "Nhật: hoả, vân: yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ (mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng). Có ý tự phụ ta đây là vua của Thiên triều, là bậc Thiên tử, như mặt trời đỏ có thể thiêu cháy tất cả, còn các nước chư hầu như mặt trăng yếu ớt, chỉ dám sáng vào ban đêm, còn ban ngày sẽ bị mặt trời thiêu cháy.
Với sự thông minh, mẫn tiệp và dũng cảm, Mạc Đĩnh Chi đã khẳng khái đối lại: "Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô (Mặt Trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rơi mặt trời). Vế đối lại của Mạc Đĩnh Chi rất chỉnh, ý tứ rất mạnh mẽ. Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! Quả thật là táo bạo. Vua Nguyên dù hậm hực nhưng đành chịu tài sứ giả, chẳng bắt bẻ vào đâu được.
Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống liêm khiết, vì vậy tuy làm quan mà vẫn nghèo. Có lần đang đêm vua sai người lén bỏ 10 quan tiền trước cửa nhà ông. Sáng ra ông thấy tiền liền đem nộp triều đình, nhưng không ai nhận cả.
Vua nói: Tiền đó không ai nhận thì là của nhà ngươi, ngươi hãy cầm lấy mà dùng. Thật ra đây chỉ là một hình thức trợ cấp mà nhà vua có ý dành cho Mạc Đĩnh Chi. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng đế.
=======================================================
Quá hay.
 Người tài đất Việt đời nào cũng có  :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Người Việt nên ứng xử ra sao với chuyến thăm của

ông Tập Cận Bình?  

 

 

===================================================

Bác Trần Công Trục nhiều năm làm Trưởng ban biên giới Chính Phủ, nên quá hiểu "chung cuốc".

Đồng ý với quan điểm này

Nhưng cũng còn băn khoan là không biết bạn "Tập" nói cái gì trước Quốc hội Viet Nam ?

 

 

 

Ông Tập Cận Bình phát biểu 20 phút tại Quốc hội Việt Nam

 

Sáng 6-11, Tổng bí thư, chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã dẫn ngạn ngữ “mất hàng ngàn vàng mua láng giềng gần” khi phát biểu hơn 20 phút trước Quốc hội Việt Nam. 

 

tap-can-binh-1-1446783121.jpg

Ông Tập Cận Bình đang phát biểu - Ảnh: Lê Kiên

 

Trước đó, khi ông Tập Cận Bình bước vào phòng Diên Hồng nơi các đại biểu Quốc hội đang họp, các đại biểu Quốc hội đã đứng dậy, đồng loạt vỗ tay.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thay mặt Quốc hội Việt Nam đón ông Tập Cận Bình.

Theo chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: "Đây là lần đầu tiên đồng chí Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam ở cương vị cao nhất, tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, tạo bước tiến mới trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc”.

 

Để nghe bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, các đại biểu Quốc hội đeo tai nghe để nghe phiên dịch trực tiếp qua tai nghe này.

 

Trước Quốc hội Việt Nam, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định mong muốn hai nước Việt Nam - Trung Quốc sẽ trở thành những láng giếng tốt, cùng nhau phát triển.

 

Ông Tập Cận Bình đã tỏ ra là một người rất am hiểu thơ văn, ca dao, tục ngữ của hai nước khi trong bài phát biểu của mình ông đã nhiều lần dùng các tứ thơ, ngạn ngữ của hai nước để minh chứng cho nội dung mình nói.

 

Nói về quan hệ hai nước, ông Tập trích dẫn ngạn ngữ Trung Hoa: "Huynh đệ đồng tâm, ký lợi đoạn kim" (anh em đồng làm thì đủ sắc bén để cắt vàng).

 

Ông Tập cho rằng hiện nay tình hình của thế giới đang có những diễn biến phức tạp thì hai nước Việt - Trung với “núi liền núi, sông liền sông” càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau để vượt qua thử thách, khó khăn, cùng nhau phát triển.

 

Ông Tập đề nghị:

 

Thứ nhất, thực tiễn chứng minh rằng phương hướng sẽ quyết định vận mệnh. Thực tiễn đã chứng minh là nhân dân, hai Đảng, hai nước đã lựa chọn đúng con đường phát triển và cả hai dân tộc cần phải kiên định lòng tin, chung tay tiến lên, quyết không để thế lực nào cản trở sự hợp tác đó.

Phía Trung Quốc kiên định ủng hộ Việt Nam xây dựng XHCN và mong muốn Việt Nam phát triển càng nhanh càng tốt.

 

Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc cần hợp tác tốt với nhau trong bối cảnh thế giới đang có những rối ren. Hệ thống quốc tế đang có những sự phát triển theo hướng công chính và hợp lý nhưng đồng thời cũng có những rối ren bất ổn.

Việt Nam và Trung Quốc phải cùng nắm bắt thời cơ để xây dựng cộng đồng cùng vận mệnh châu Á thông qua đó thúc đẩy cộng đồng vận mệnh chung của nhân loại.

 

Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng tốt của nhau. Ông Tập dẫn ngạn ngữ “mất hàng ngàn vàng mua láng giềng gần” và cho rằng đây là câu ngạn ngữ mà nhân dân hai nước đều dùng, đều tâm đắc.

 

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm nhưng hai bên cần kiên trì giải quyết, vì khi đã được đại sự thì không khó để giải quyết tiểu sự. Đồng thời đã là bạn bè tốt thì phải thường xuyên viếng thăm nhau. Càng đi thăm nhiều thì càng gần gũi.

 

11g10 phút, ông Tập Cận Bình đã kết thúc bài phát biểu của mình.

 

Thay mặt Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng đã cảm ơn bài phát biểu với những đánh giá tốt đẹp của ông Tập Cận Bình về những thành tựu của Việt Nam. 

 

Chủ tịch Quốc hội mong rằng trong dòng chảy hữu nghị, những định hướng trong quan hệ và lãnh đạo cấp cao sẽ được thực hiện nghiêm túc, đưa hai nước vượt qua những trở ngại, kiểm soát bất đồng, cùng phát triển vững chắc hơn vì sự ổn định của hai nước và thế giới.

 

11g15 phút ông Tập Cận Bình đã chào các đại biểu, rời khỏi phòng Diên Hồng.

 

tapcanbinh-qh3-1446786683.jpg

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải) thay mặt Quốc hội đón ông Tập Cận Bình - Ảnh: V.Dũng

 

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, trong cuộc hội kiến sáng 6-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí tăng cường giao lưu hợp tác giữa quốc hội hai nước.

 

Tại cuộc hội kiến, ông Hùng cho rằng trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực không ngừng thay đổi, diễn biến phức tạp, Việt Nam và Trung Quốc cần phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hữu nghị, tăng cường hợp tác cùng có lợi, kiểm soát tốt và xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển.

 

Lãnh đạo hai nước cần coi trọng việc xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển, trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, vì lợi ích lâu dài của hai Đảng, hai dân tộc.

 

Ông Hùng cũng đề nghị Quốc hội hai nước cần tăng cường hợp tác, tham khảo kinh nghiệm của nhau, nhất là trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

 

Ngoài ra, các cơ quan chuyên trách của Quốc hội hai nước, nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt - Trung của hai Quốc hội cần đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về công tác lập pháp, công tác giám sát và ra quyết sách đối với các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

 

Theo ông Hùng, hai bên cần quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất, nhất là về kinh tế thương mại phát triển theo hướng cân bằng, chất lượng và hiệu quả, ưu tiên quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống của người dân; góp phần đem lại hạnh phúc cho nhân dân hai nước, tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước không ngừng phát triển.  

 

Về phần mình, ông Tập Cận Bình khẳng Đảng và Nhà nước Trung Quốc luôn coi trọng và ủng hộ việc tăng cường giao lưu hợp tác giữa Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc và Quốc hội Việt Nam cũng như giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, cho rằng đây là thành tố quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam.

 

Ông Tập Cận Bình hoan nghênh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Trung Quốc trong thời gian tới.

 

tapcanbinh-qh2-1446786684.jpg

Ông Tập Cận Bình bắt tay một số đại biểu Quốc hội Việt Nam - Ảnh: Việt Dũng

 

tapcanbinh-qh4-1446786684.jpg

Ông Tập Cận Bình đến thăm Quốc hội Việt Nam sáng 6-11 - Ảnh: V.Dũng

 

theo http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151106/ong-tap-can-binh-phat-bieu-20-phut-tai-quoc-hoi-viet-nam/998236.html

==============================================================

D/c Tập này phát biểu cũng giống d/c Mao ngày xưa nói, rất là xã giao mà thôi

Nói và làm là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn.

Ngày xưa d/c Mao nói tình hữu nghị Việt-Trung như :"Môi hở răng lạnh" và Bác Hồ cũng đã nói: "có khi răng cắn vào môi" (thực tế cho thấy là răng nó cắn vào môi mấy lần rồi) 

Tóm lại là không bao giờ tin bạn "chung cuốc" này  :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Tập Cận Bình phát biểu 20 phút tại Quốc hội Việt Nam

theo http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151106/ong-tap-can-binh-phat-bieu-20-phut-tai-quoc-hoi-viet-nam/998236.html

============================================================================

D/c Tập này phát biểu cũng giống d/c Mao ngày xưa nói, rất là xã giao mà thôi

Nói và làm là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn.

Ngày xưa d/c Mao nói tình hữu nghị Việt-Trung như :"Môi hở răng lạnh" và Bác Hồ cũng đã nói: "có khi răng cắn vào môi" (thực tế cho thấy là răng nó cắn vào môi mấy lần rồi) 

Tóm lại là không bao giờ tin bạn "chung cuốc" này  :ph34r:

Cóa câu ngạn cmn ngữ mà hai nước cũng thường hay dùng...

"Khẩu Phật... tâm xà..." hay nôm na là "Nam Mô... một bồ dao găm"...!

Đắng... à mà thôi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay