yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Phụ nữ Việt dưới con mắt của một người đàn ông Tây

 

Đàn ông Việt Nam luôn không ngừng kêu ca và chê bai vợ mình trong khi họ không biết họ đang có trong tay thứ gì. Còn tôi - một người đàn ông Tây lại yêu người phụ nữ Việt của mình tha thiết.

Tôi là người đàn ông Tây (người Mỹ). Tôi đã học tiếng Việt được một thời gian dài và mới cưới vợ - một cô gái Việt Nam được hai năm. Lí do tôi học tiếng Việt cũng là muốn tán tỉnh vợ tôi bây giờ. 

Tôi là độc giả thường xuyên của mục tâm sự. Lí do là bởi vì vợ tôi cũng rất thích mục này và chúng tôi hay chia sẻ cũng như bình luận về những vấn đề được mọi người đưa ra. Gần đây, tôi thấy mọi người hay bàn tán về việc phụ nữ Việt và phụ nữ Tây, mà cơ bản là bài viết của bạn Huy, nên cũng muốn đưa ra quan điểm của bản thân.

Bài viết của bạn Huy tôi cũng thấy không hẳn là sai theo như những người phụ nữ Việt Nam tôi biết. Nhưng tôi nghĩ là nó chưa hoàn chỉnh hoặc ý kiến bạn đưa ra có thể nói là phiến diện. Ít nhất đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của bản thân bạn, nên chúng ta có thể trao đổi nhiều hơn.
 


28122012_1552_phunudepsua.jpg

Trước hết tôi khẳng định là không phải cô gái Việt nào mắt cũng một mí và mũi tẹt, hoặc ngực và dáng nhỏ. 

Bạn nói về ngoại hình, phụ nữ Việt không thể so sánh với phụ nữ Tây. Trước hết tôi khẳng định là không phải cô gái Việt nào mắt cũng một mí và mũi tẹt, hoặc ngực và dáng nhỏ. Với bạn, phụ nữ phương Tây với mắt to, mũi cao, da trắng là đẹp thì bạn nhìn ai nào cũng như vậy, bạn sẽ thấy gái Tây luôn đẹp.

Ý tôi là, việc phụ nữ nào xấu hay đẹp là cái nhìn chủ quan. Đến giờ chúng ta chưa thể khẳng định đâu là nét đẹp chuẩn mực của con gái. Phụ nữ Việt có vẻ đẹp Á Đông của họ, ý tôi nói là đường nét trong khuôn mặt họ có thể hài hòa hơn so với phụ nữ Tây, có lẽ do mũi Tây cao quá không? Haha, tôi cũng không biết nhưng về ngoại hình thì tôi vẫn ưng ý phụ nữ Việt hơn một chút. Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến của tôi.

Về món ăn Tây, nó không lằng nhằng rắc rối đâu. Thậm chí có những món còn đơn giản hơn món ăn Việt vậy. Tôi nhìn thấy vợ nấu bún từ thịt bò, nấu mấy món ăn truyền thống mà mình chỉ biết đứng đấy nhìn vì sợ sờ vào là hỏng của vợ mặc dù mình cũng rất muốn giúp.

Vợ tôi còn cười dọa là nếu tôi làm hỏng thì phải làm bù cho cô ấy nên tôi càng sợ. Món ăn của nước nào cầu kì, công phu thì chưa thể khẳng định được và nó cũng không giúp mình nhận xét được cái sự tài giỏi của phụ nữ nước đấy trong nấu ăn. Mẹ vợ tôi từ hồi chuyển xuống ở cùng hai vợ chồng, bà nấu ăn hệt như mẹ tôi ở bên Mỹ vậy. 

Phụ nữ nước nào cũng có thể học hỏi món ăn của nước khác, người giỏi thì học nhanh, người kém thì học chậm. Còn nữa là tôi thấy phụ nữ Việt họ dám cắt thịt gà, có người còn thịt cả lợn nữa. Trong khi phụ nữ Tây thì tôi cam đoan họ chẳng biết đâu, cũng phải bởi vì hoàn cảnh họ không phải làm những việc đấy. Ở đâu cũng có người này người kia.

Về khoản quản lí tiền của chồng, may mắn là vợ tôi không có thói quen đấy, nhưng phải thừa nhận là nhiều chị hay làm như vậy với chồng. Với tôi, điều đó cũng thật là kinh dị. Bản thân tôi thấy rằng về sinh hoạt phí hoặc khoản chi cần thiết thì tất nhiên là phải đưa cho vợ. 

Đó là trách nhiệm của những người đàn ông, tuy nhiên nếu có trường hợp được vợ cho tiền hằng ngày thì tôi thật không biết nói gì. Có thể những người đàn ông đó quá kém hoặc không nói rõ quan điểm với vợ họ ngay từ đầu chăng? Dù gì đi nữa thì đồng ý với bạn Huy, tôi không thể chấp nhận việc bị tịch thu tất cả các khoản tiền như vậy.
 


tumblr_m283ke5p5g1qadv0oo1_500.jpg


Nhưng phải công nhận khoản làm việc nhà của phụ nữ Việt thì đáng nể thật. Họ có thể đi làm cả ngày, sau đấy thì dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tinh tươm, đàn ông chỉ cần đi làm về, ăn uống. Tôi thật chẳng hiểu những người đàn ông Việt Nam để cho vợ mình làm những công việc đấy, họ phải thấy xấu hổ vì để vợ mình khổ sở như vậy mới đúng. 

Tôi thấy vài đồng nghiệp người Việt của tôi hay kêu ca về chuyện vợ vụng, vợ đoảng trong khi bản thân họ đâu có giúp được gì cho vợ mình. Các anh hay khoe các anh là giỏi, vậy nếu giỏi thì anh đi làm cho vợ con anh sung sướng đi. Một khi để người phụ nữ của mình phải vất vả làm việc thì chẳng có lí do gì mà đứng khoe cả.
Về khoản giường chiếu của vợ chồng, tôi thấy có nhiều điểm để tranh luận. Thật ra, phụ nữ Việt và những nhược điểm của họ về sex cũng một phần xuất phát từ môi trường của người Việt và người Châu Á.

Trước hết, con gái Việt sau khi đã mất trinh thường hay níu kéo người con trai đã lấy nó. Cũng là bởi vì đàn ông Việt quá coi trọng cái đấy mỗi khi họ cưới vợ về. Nếu còn thì được, không còn thì lấy cớ quát mắng này kia, thật chẳng hiểu ra làm sao trong khi tôi biết đàn ông Việt kinh nghiệm về sex đầy mình, họ không giữ trinh tiết cho chính mình nhưng lại yêu cầu cái đấy ở vợ?

Thật khó hiểu. Nếu đàn ông Việt không để ý cái đấy, không quan tâm vợ mình còn hay mất trinh mà chỉ nghĩ đơn giản, "tình dục là sự thăng hoa của tình yêu" thì liệu con gái Việt có phải chạy theo người con trai đã có cái trinh tiết của họ không? Chắc chắn là không rồi.

Phụ nữ Việt không giỏi kinh nghiệm so với phụ nữ Tây về sex? Làm ơn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, với một đất nước mà con gái luôn phải giữ trinh tiết cho đến khi lấy chồng thì họ có thể có kinh nghiệm được không? 

Phải có sự luyện tập nhiều lần mới có thể hình thành được số lượng kinh nghiệm nhất định, ta không thể yêu cầu một người làm quá tốt một việc trong khi đấy là lần đầu tiên họ bắt tay vào thực hiện. 

Ban đầu em cũng ngại ngùng lắm, nhìn vợ nhắm mắt nghiêm túc tôi vừa buồn cười vừa yêu vợ. Thế mà bây giờ, có những lúc tôi sợ mình tụt lại đằng sau vậy.

Vợ tôi còn trinh 100% khi lấy tôi. Bạn không thể hiểu cảm giác vui sướng tột cùng khi biết chuyện đấy của tôi đâu, vì quá khó để tìm được người con gái phương Tây như vậy. Ban đầu em cũng ngại ngùng lắm, nhìn vợ nhắm mắt nghiêm túc tôi vừa buồn cười vừa yêu vợ. Thế mà bây giờ, có những lúc tôi sợ mình tụt lại đằng sau vậy.

Chỉ muốn nói với những người đàn ông Việt, bạn hãy bước vào cuộc sống của vợ bạn, với những công việc cô ấy làm, những thứ cô ấy phải lo nghĩ, bạn sẽ nhận ra thế giới của vợ bạn có rất nhiều mối bận tâm. Đàn ông mà chỉ lo kinh tế rồi về đưa tiền cho vợ, sau đấy yêu cầu vợ phải làm thế này, chuyện quan hệ phải thế kia, thì có khác gì bạn đi thuê một người giúp việc kiêm gái gọi về nhà không?

Với tất cả những quan điểm trên, tôi thấy phụ nữ Việt hay phụ nữ Tây đều có ưu điểm và thay vì ngồi so sánh ai hơn ai, vì việc đấy chẳng mang lại tác dụng gì, hãy dành thời gian chăm lo cho gia đình của bạn.

Có thể vợ tôi sẽ đọc được bài viết này, nên tôi cũng muốn nói với vợ là: Anh rất yêu em!

theo http://www.webtretho.com/forum/f4003/phu-nu-viet-duoi-con-mat-cua-mot-nguoi-dan-ong-tay-2004643/

 

===================================

Nhất Vợ - Nhì Bà Ngoại

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc nguy hơn Hy Lạp

 

Bắc Kinh “đang hoảng loạn và thiếu niềm tin vào thị trường tài chính của chính mình”.

 

Trong khi sự lo ngại khắp thế giới đổ dồn về Hy Lạp, một mối đe dọa lớn hơn nhiều được cho là đang nằm ở Trung Quốc. Sự trượt dốc thê thảm của thị trường chứng khoán nền kinh tế thứ hai thế giới khiến ít nhất 3.200 tỉ USD “bốc hơi” trong 3 tuần qua, tương đương gần 14 lần GDP của Hy Lạp, quốc gia vừa tuyên bố vỡ nợ.

 

Điều đáng lo là cổ phiếu Trung Quốc hôm 7/7 lại tiếp tục rớt giá bất chấp các biện pháp bình ổn chưa từng có tiền lệ được Bắc Kinh khẩn cấp tung ra hồi cuối tuần qua.
 
CKTrungQuoc87-4bffb.jpg

 

Sau khi tạm ngưng tuột dốc hôm 6/7, chỉ số CSI300 của các công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán tại TP Thượng Hải và TP Thâm Quyến đã giảm 2% trong phiên giao dịch hôm 7/7. Cùng chung số phận là chỉ số Shanghai Composite, giảm 3,4%. Đáng chú ý, chỉ số ChiNext - chỉ số gồm các công ty nhỏ hơn của Trung Quốc - giảm đến 5,1%.

 

Ngoài ra, nhà đầu tư ngày càng hoang mang trước việc 3.000 công ty - một số lượng lớn khác thường - yêu cầu tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của mình trên 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến trong ngày 6 và 7/7.

 

Diễn biến đáng lo ngại này dường như đi ngược lại tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đăng tải trên trang web chính phủ trước khi thị trường chứng khoán mở cửa hôm 7-7, theo đó khẳng định Bắc Kinh tự tin và có khả năng giải quyết các thách thức của nền kinh tế. Tuyên bố hoàn toàn không đả động đến sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán thời gian qua.

 

Theo một loạt biện pháp được công bố vào cuối tuần rồi, 21 công ty môi giới chứng khoán lớn của Trung Quốc cam kết chi 128 tỉ nhân dân tệ (20,6 tỉ USD) mua cổ phiếu nhằm đáp ứng cam kết bình ổn thị trường. Ngoài ra, khoảng 57 công ty quản lý quỹ cũng bắt đầu chi 2,16 tỉ nhân dân tệ để mua các cổ phiếu thường. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cấp quỹ “bảo vệ sự ổn định của thị trường chứng khoán” và hàng loạt đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị tạm ngưng.

 

Đài BBC gọi sự vào cuộc sốt sắng của Bắc Kinh là một sự “hoảng loạn” và phản ánh tình trạng thiếu niềm tin của chính phủ đối với thị trường tài chính của chính mình. Giới phân tích thường ví von thị trường chứng khoán Trung Quốc như một sòng bạc khi diễn biến giá cổ phiếu thường không mấy liên hệ với các yếu tố kinh tế vĩ mô.

 

Mặt khác, các nhà quan sát lại cho rằng động thái giải cứu của Bắc Kinh chỉ có lợi cho giới đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, uy tín và “bỏ rơi” các nhà đầu tư nhỏ vốn chiếm phần lớn trong số khoảng 90 triệu nhà đầu tư chứng khoán nước này.

 

Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc hôm 7-7 làm dấy lên những lo ngại về khả năng ổn định thị trường của những nhà hoạch định chính sách nước này.

 

Theo chuyên gia phân tích Tề Dịch Phong, thuộc hãng tư vấn tài chính CEBM (Trung Quốc), các biện pháp trợ giúp của chính phủ không đủ mạnh để đảo ngược tình thế, đặc biệt là trước “thói quen” các nhà đầu tư vay nợ để mua cổ phiếu rồi bán ra khi bắt đầu có biến động. “Đây chỉ là vấn đề liệu thị trường sẽ trượt giảm chậm hơn hay tiếp tục rơi tự do” - ông Tề nhận định.

 

Theo BBC, Trung Quốc có phần ảo tưởng vào niềm tin mong manh rằng thị trường của họ “quá lớn để sụp đổ”. Đài này còn cảnh báo các biện pháp trợ giúp của chính phủ thậm chí có thể khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc vấp phải phản ứng ngược. Trong khi đó, các nhà đầu tư toàn cầu ngày càng lo ngại về nguy cơ thị trường chứng khoán sụp đổ toàn diện khiến kinh tế Trung Quốc thực sự khủng hoảng.

 

theo http://dantri.com.vn/su-kien/trung-quoc-nguy-hon-hy-lap-1095954.htm

=====================================================

Sự khủng hoảng của "chung cuốc" về mặt tài chính, thì ắt cũng ảnh hưởng đến VietNam

Nhưng không biết mức độ ntn

Share this post


Link to post
Share on other sites

HĐND 'sốc' ý tưởng Tôn Ngộ Không bị đè dưới Ngũ Hành Sơn của Bí thư quận

 
 
(VTC News) - Ý  tưởng 'xuất thần' được ông Võ Văn Thương, Bí thư Quận ủy Hải Châu đưa ra ngay tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng khiến không ít đại biểu 'sốc'.

 

Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng Khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra ngày 9/7, ông Võ Văn Thương, Bí thư Quận ủy Hải Châu (nguyên Chánh VP UBND TP Đà Nẵng) đã làm nghị trường Đà Nẵng bất ngờ khi đề xuất truyền thuyết hóa mối liên kết giữa danh thắng Ngũ Hành Sơn với Tôn Ngộ Không (Trung Quốc) của Ngô Thừa Ân.

ong_Thuong_bai.jpg

Ông Võ Văn Thương, Bí thư Quận ủy Hải Châu  làm nghị trường bất ngờ về ý tưởng 'táo bạo' của mình

 

Sau khi nghe trả lời nội dung chất vấn của ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở VH-TT và Du lịch Đà Nẵng về thực trạng du lịch địa phương. Ông Võ Văn Thương đề xuất khi được tham gia thảo luận chuyên đề phát triển du lịch, đặc biệt là khu du lịch văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). 

"Sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư Dự án khu công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn. Mà tôi nhớ không nhầm là trước đây, hồi trước giải phóng, có tiểu thuyết "Tề Thiên Đại Thánh". 

Trong đó có vẽ năm ngọn núi Ngũ Hành khi mà Tề Thiên Đại Thánh phạm tội bị đè dưới năm ngọn núi Ngũ hành này. Và tôi được biết tác phẩm được Ngô Thừa Ân viết cách đây 500 năm mà năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn của chúng ta có thể có lâu hơn tác phẩm của Ngô Thừa Ân. Nên đề nghị Giám đốc Sở Du lịch sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư vào dự án này, nên chăng chúng ta truyền thuyết hóa, đưa một số chi tiết như thế, để lôi kéo, tìm cái sự tò mò của du khách về 5 ngọn núi Ngũ hành của chúng ta hay không?".

Tâm đắc với ý tưởng này, ông Võ Văn Thương thuyết phục Giám đốc Sở VH-TT và DL: "Nếu được, khách du lịch Trung Quốc đến đây rất là nhiều, nếu bây giờ đề nghị Giám đốc Sở tìm lại cuốn sách "Tề Thiên Đại Thánh" thì tôi tin chắc rằng hình vẽ đó giống y năm ngọn núi Ngũ hành".

Chưa dừng lại, vị Bí thư quận này liên tưởng: "Trước đây, khi tôi chưa đọc thì tôi chưa nghĩ, chưa biết năm ngọn núi Ngũ Hành. Nhưng bây giờ hình dung lại khi xem phim Tôn Ngộ Không thì hình dung cũng có thể trước đây, cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè trong năm Ngọn núi Ngũ hành của Ngũ Hành Sơn này".

Trả lời về vấn đề này, giám đốc Ngô Quang Vinh cho biết sẽ tiếp thu ý tưởng của các vị đại biểu và sẽ tổ chức triển khai thực hiện ngay(!?)
anh-Ngu-Hanh-Son.jpg

Một góc danh thắng Ngũ hành Sơn (Đà Nẵng) 

 

Bất ngờ với ý tưởng của Bí thư Quân ủy Hải Châu, nhiều đại biểu trong hội trường bật cười. Một số đại biểu HĐND TP Đà Nẵng giấu tên cho biết thật sự "sốc" với sự liên tưởng này của ông Võ Văn Thương.

"Tôi không hiểu ông ấy nghĩ gì. Sao có thể liên tưởng, gán ghép như vậy", một đại biểu HĐND TP Đà Nẵng giấu tên nói.

Được biết, danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Danh thắng còn có tên gọi là núi Non Nước với  5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2km2 gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn và Thổ Sơn.

anhbai9.jpg

 

Ngũ Hành Sơn không chỉ là danh thắng văn hóa tâm linh mà còn là di tích lịch sử cấp Quốc gia được Bộ VH-TT và DL công nhận 

 

Danh thắng không những có giá trị về văn hóa, du lịch, lịch sử lâu đời với dấu ấn của nền văn hóa Chămpa hàng nghìn năm cũng như bút tích, sắc phong của Vua triều Nguyễn,... 

Đặc biệt, nơi đây còn từng là căn cứ cách mạng của Đảng bộ và nhân dân TP Đà Nẵng. Danh thắng gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của Đà Nẵng. Chính vì vậy, năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ VH-TT và Du lịch công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

 

==========================================================

Trước đây có lần nghe Thiên Đồng nói về Bác Lãn Miên đang có ý tưởng và tìm kiếm tài liệu, chứng minh rằng chuyện Tây Du Ký là của Việt Nam.

Dựa trên 1 số ý là:

-Khi vua Lê Thánh Tông (nghe biết chính xác không) nhường ngôi cho con, sau đó du ngoạn và ở 1 thời gian dài ở đèo Hải Vân.

-Bắt đầu viết chuyện "Tây Du Ký", mở đầu với núi "Ngũ Hành Sơn" ở Đà nẵng và kết thúc chuyện ở chùa "Tây Phương" tại Quảng Ninh.

-Các người viết văn xưa, thường dựa vào những địa danh có thực ở nơi sống để viết.

-Quân hán xâm lược Việt Nam ngoài việc cướp tài sản vật chất, chúng còn cướp cả tài sản văn hóa. Nên chuyện "Tây Du Ký" bị đưa về "chung cuốc" và đến tay Ngô Thừa Ân.

-Ngô Thừa Ân không hề công bố chuyện này và sau khi chết, người cháu mới đưa chuyện ra và mọi người chấp nhận.

==> việc chứng minh chuyện "Tây Du Ký" là của Việt Nam là rất khó khăn  :D 

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Bắt đầu viết chuyện "Tây Du Ký", mở đầu với núi "Ngũ Hành Sơn" ở Đà nẵng và kết thúc chuyện ở chùa "Tây Phương" tại Quảng Ninh.

 

Nên kiểm tra lại, còn có chùa Lôi Âm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Bắt đầu viết chuyện "Tây Du Ký", mở đầu với núi "Ngũ Hành Sơn" ở Đà nẵng và kết thúc chuyện ở chùa "Tây Phương" tại Quảng Ninh.

 

Nên kiểm tra lại, còn có chùa Lôi Âm.

 

Chùa Lôi Âm là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Quảng Ninh với phong cảnh rất đẹp và nổi tiếng linh thiêng.

Theo truyền thuyết vẫn được lưu truyền tại chùa, tên chùa được giải thích như sau:

Mảnh đất này xưa kia là một mảnh đất linh thiêng. Nhiều cụ bô lão trong vùng còn kể lại rằng: vùng núi cao trùng điệp này xưa vốn nhiều lũ yêu ma ẩn náu và lộng hành. Chúng thường xuyên quấy nhiễu, cướp bóc và hãm hại người dân khiến cho dân chúng kinh hãi mà phải bỏ quê quán đi tha phương cầu thực. Khi những ngôi làng lân cận đã vãn người, hầu hết chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ yếu sức không kịp chạy, lũ yêu ma bèn bắt giữ cầm tù tất cả dân làng làm nô lệ.

Năm tháng trôi qua, có một cậu bé mồ côi cha mẹ đã dần trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Chứng kiến cảnh yêu ma lộng hành, chàng trai bèn trốn thoát, sau nhiều năm ròng rã cuối cùng cũng gặp được đức Phật. Đức Phật ban cho chàng trai một hộp gỗ, dặn khi nào về đến quê nhà đợi đúng giữa đêm khuya khi yêu ma lộng hành hãy mở hộp ra. Như lời dặn của Đức Phật, chàng trai trở về quê nhà, tập hợp tất cả người dân trong làng đợi đúng thời khắc giữa đêm và mở hộp. Khi nắp hộp vừa mở ra, một mùi hương trầm lan tỏa khắp nơi nơi cùng với đó là tiếng tụng kinh niệm Phật vang xa văng vẳng khắp núi rừng. Lũ yêu ma kinh hãi hú hét bỏ chạy toán loạn.

Từ đó, nơi đây trở nên thái bình. Cứ vào giữa đêm, mùi hương trầm và tiếng tụng kinh niệm Phật lại âm vang khắp núi rừng. Thấy vậy, nhân dân trong vùng cùng nhau lập lên một ngôi chùa thờ Phật tại đỉnh ngọn núi cao nơi chàng trai mở hộp Phật gọi là chùa Lôi Âm. Cái tên "Lôi Âm" có thể hiểu là "tiếng của Phật" cũng vì vậy

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_L%C3%B4i_%C3%82m

===========================

Chính xác là chùa Lôi Âm ở Việt Nam 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ts Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thay đổi lập trường bản đồ Hiến pháp 93?


(GDVN) - Đàm phán ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ, ông Hun Sen lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia, cho nên hơn ai hết ông biết rất rõ sự thật.  


LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phân tích của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về việc Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng các nhà soạn thảo Hiến pháp Campuchia 1993 đã sai lầm khi ấn định lấy 26 mảnh bản đồ bonne do Sở Địa dư Đông Dương của Pháp phát hành từ 1933-1954 làm bản đồ biên giới quốc gia trong Hiến pháp.

 

Để rộng đường dư luận trước những thông tin từ phía Campuchia liên quan đến biên giới với Việt Nam về mặt pháp lý, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết này.

 

tran_cong_truc.jpg

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

 

Gần đây, liên quan đến vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, một số chính khách phía Campuchia thường nhấn mạnh Hiến pháp 1993 đã xác định rằng bản đồ được xuất bản bởi chính quyền thực dân Pháp sẽ là căn cứ duy nhất có giá trị pháp lý đối với phân giới cắm mốc biên giới. 

 

Số người này đã “sử dụng” các mảnh bản đồ này để “đối chiếu” với một số vị trí mốc biên giới vừa được cắm tại thực địa bởi các chuyên gia pháp lý, kỹ thuật của cả Việt Nam và Campuchia trong các Tổ chức liên hợp phân giới cắm mốc được thành lập đúng thủ tục pháp lý theo Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 và 2005 hiện đang có hiệu lực thi hành. 

 

Nhóm người Campuchia này đã “quả quyết” rằng một số cột mốc biên giới đã cắm sai, lấn sang lãnh thổ Campuchia. Từ đó họ đòi hủy bỏ các Hiệp ước biên giới đã ký với Việt Nam, hủy bỏ thành quả về phân giới cắm mốc mà hai bên đã thực hiên được trong thời gian qua và vu cáo Chính phủ Vương quốc Campuchia đã vi phạm Hiến pháp 1993 của Campuchia.

 

Và điều đặc biệt nghiêm trọng là số người này đã kích động, huy động đám đông người Campuchia thiếu thông tin và kiến thức về biên giới tiến hành gây rối ở khu vực biên giới Tây Nam, bất chấp nững đề nghị thiện chí và mọi cố gắng của Việt Nam mỗi khi xẩy ra tranh chấp trên thực địa. Để hiểu rõ bản chất của những luận điệu và động thái nói trên, chúng ta cần xem xét một số nội dung sau đây: 

 

1.Mối quan hệ giữa Hiến pháp và các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết hoặc tham gia

 

Theo nguyên tắc của Công pháp quốc tế hiện hành, Luật pháp của một quốc gia (bao gồm cả Hiếp pháp) không được trái với nội dung của các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết hoặc tham gia. Nếu có quy định nào đó của Nội luật trái với các Điều ước quốc tế thì các quy định của các Điều ước quốc tế đó vẫn có giá trị thi hành đối với quốc gia là chủ thể trong quan hệ quốc tế. 

 

Vì vậy, khi ban hành bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật, Cơ quan xây dựng và ban hành chúng phải nắm vững những quy định của các Điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia. Nếu có những quy định của Nội luật trái với Điều ước quốc tế đó thì phải điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa kịp thời.

 

Chẳng hạn, khi một quốc gia đã trở thành thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) thì mọi quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về biển của mình phải được điều chỉnh và sửa; không thể nói rằng các ”sản phẩm lịch sử” (như yêu sách “lưỡi bò” của Trung Quốc) có trước khi UNCLOS ra đời thì không bị điều chỉnh bởi Công ước này!

 

hun_sen.jpg

Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

 

Vì vậy, Hiến pháp 1993 của Campuchia, mặc dù là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước Campuchia, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nước Campuchia thì nó vẫn chỉ có giá trị thi hành đối với các tổ chức và cá nhân mang quốc tịch Campuchia.

 

Nó không có giá trị phủ định được các Điều ước quốc tế mà Nhà nước Vương quốc Campuchia đã ký kết. Theo đó, các Hiệp ước biên giới đã được ký kết và phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý năm 1983, 1985 giữa Campuchia và Việt Nam không thể bị hủy bỏ một cách tùy tiện, chủ quan được. 

 

Nói như vậy không có nghĩa là các Hiệp ước này là bất di bất dịch, nếu cả hai bên thấy cần thiết phải sửa chữa, bổ sung, thậm chí hủy bỏ, thì đều có thể thực hiện theo đúng thủ tục pháp lý, đương nhiên phải được sự đồng ý của cả hai bên ký kết. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoach định biên giới Việt Nam-Campuchia năm 2005 là một thực tế tiêu biểu cho ý chí của cả hai bên, thể hiện tinh thần cầu thị, khách quan và bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền.

 

2.Về quy định liên quan đến đường biên giới đất liền Campuchia và Việt Nam

 

Hiến pháp 1993 của Campuchia có đề cấp đến đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia lả dựa theo đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ bonne  tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản từ trước năm 1954.

 

Theo tôi, về cơ bản điều này không trái với các Điều ước về biên giới đã ký giữa 2 nước năm 1983, 1985, 2005. Bởi vì khi đàm phán ký hết các Hiệp ước này, hai bên đều thống nhất dựa vào đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ bonne nói trên làm căn cứ pháp lý để hoạch định biên giới. 

 

Vấn đề là 26 mảnh bản đồ này có phải là bản gốc hay không?  Đường biên giới được vẽ trên đó có đáng tin cậy không hay đã bị cạo sửa theo ý đồ chủ quan của một bên? Trong quá trình trao đổi xem xét các mảnh bản đồ mà hai bên đang sở hữu, hai bên đã cùng nhau loại bỏ các mảnh bản đồ không phải là bản gốc và một vài mảnh có đường biên giới bị cạo sửa trên một tinh thần thật sự khách quan, khoa học, cầu thị, tôn trọng lẫn nhau…

 

Với kết quả đó, hướng đi của đường biên giới đã được hai bên thống nhất mô tả trong Hiệp ước hoạch định biên giới và được thể hiện trên bản đồ UTM của Mỹ, đính kèm theo Hiệp ước này, sau khi đã được các chuyên gia bản đồ tính toán chuyển đổi từ bản đồ bonne sang UTM theo các phương pháp chuyển đổi khoa học tiên tiến, đáng tin cậy nhất. 

 

Căn cứ vào quy trình làm việc và thủ tục pháp lý ghi nhận kết quả đó thì rõ ràng hướng đi của đường biên giới được thể hiện trên bản đồ UTM của Mỹ kèm theo Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 và 2005 chính là đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ bonne của Pháp. 

 

Hiến pháp 1993 của Campuchia qui định đường biên giới theo 26 mảnh bản đồ bonne đã được 2 bên thỏa thuận dùng làm căn cứ để chuyển đổi nói trên thì chẳng có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu dùng các mảnh bản đồ đã bị loại ra, do có sự cạo sửa đường biên giới thì đương nhiên phát sinh vấn đề. Đó là còn chưa tính đến các sai số kỹ thuật trong khi đối chiếu, xác định các loại bản đồ được xác lập theo các hệ quy chiếu hoàn toàn khác nhau. 

 

hun_sen_nguyen_tan_dung.jpg T

hủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ cắt băng khánh thành cột mốc biên giới số 314.

 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhận xét trên The Cambodia Daily ngày 16/7: Các nhà soạn thảo Hiến pháp 1993 đã mắc sai lầm khi xác định rằng bản đồ được xuất bản bởi chính quyền thực dân Pháp giai đoạn 1933 - 1954 sẽ là cơ sở duy nhất có giá trị pháp lý đối với phân giới cắm mốc biên giới.

 

Phe đối lập Campuchia gần đây đã phát động một chiến dịch quyết liệt cáo buộc Chính phủ không sử dụng bản đồ đó, cho nên Thủ tướng Hun Sen mới yêu cầu Liên Hợp Quốc cho mượn bản copy của nó để so sánh các mảnh bản đồ đã được Chính phủ của ông sử dụng trong đàm phán hoạch định biên giới với Việt Nam.

 

Ông Hun Sen cho biết, việc lựa chọn bản đồ đó bị hạn chế vì chúng đã bị xuống cấp trong quá trình lưu trữ tại Phnom Penh, trong khi các mảnh tại Liên Hợp Quốc có thể bây giờ trong thực tế bị mất.

 

Khi đàm phán ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ, ông Hun Sen lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia, cho nên hơn ai hết ông biết rất rõ sự thật đúng sai, những khó khăn thuận lợi khi thống nhất các mảnh bản đồ dùng làm căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, để thanh minh và trấn an dư luận, Hun Sen sẵn sàng đề nghị Liên Hợp Quốc cũng như các nước liên quan giúp đỡ tìm ra sự thật về 26 mảnh bản đố này. 

 

Đó là công việc nội bộ của Campuchia, chỉ hy vọng rằng họ tránh được “con dao 2 lưỡi” nguy hiểm mà họ đang sử dụng; đặc biệt là con dao này có thể hiện đang nằm trong tay của những phần tử cơ hội chính trị, gió chiều nào che chiều ấy.

 

Về những thông tin từ phía Campuchia đã vu khống Việt Nam vi phạm thỏa thuận về quản lý biên giới trong khi hai bên chưa giải quyết xong việc phân giới cắm mốc.

 

Trong bức công hàm gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam tối 30/6 phía Campuchia cũng nêu rõ các vị trí biên giới giáp với Việt Nam hiện đang chưa được phân định rõ ràng, và yêu cầu Việt Nam chờ đến khi nào Ủy ban Phân giới cắm mốc biên giới của hai quốc gia hoàn tất công việc của mình thì mới tiến hành các dự án xây dựng… Sự thật của tình hình trên một vài khu vực biên giới Tây Nam hiện nay như thế nào?

 

Đúng là hiện nay việc phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia mới hoàn thành được hơn 80%. Vì vậy hai bên tiến hành quản lý biên giới theo Hiệp định quy chế biên giới đã ký năm 1983 mà nội dung cơ bản là quản lý theo đường biên giới và mốc giới theo hiện trạng. 

 

Mọi tranh chấp về quan lý thực tế phải được 2 bên cùng nhau xem xét giải quyết theo các phương án có tính thức tiễn và hợp tình, hợp lý nhất, tránh để xẩy ra xung đột, gây bất ổn là làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị truyền thông tốt đẹp giữa 2 nước. Đặc biệt là có 7 khu vực hai bên còn có nhận thức khác nhau. 

Xuất phát từ thiện chí đó, phía Việt Nam đã chủ động đề xuất với phía Campuchia cùng nhau xem xét cụ thể tại thực địa để tìm ra phải trái. Đối với các khu vực chưa phân giới cắm mốc xong tạm thời không được tiên hành xây dựng bất kỳ công trình nào trong phạm vi 100 mét cách đường quản lý thực tế. Đó là đề xuất rất thực tế và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc quản lý biên giới. 

 

Nhưng phía Campuchia chưa đáp ứng và vẫn tiếp tục khăng khăng bảo vệ cho quan điểm chủ quan của họ rằng Việt Nam đã xâm phạm đất đai của họ….Tuy nhiên, các lực lượng quan lý của Việt Nam cũng đã nhiều lần bác bỏ sự vu khống này của một số phần tử cực đoan, chống đối của phía Campuchia. 

 

Đồng thời, người Việt Nam cũng đã sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong phạm vi đường biên giới đã được các Hiệp ước, Hiệp định, các thỏa thuận đã đạt được giũa 2 nước cho đến thời điểm hiện nay. Việt Nam quyết không để cho các phần tử chống đối có cơ hội kích động nhân dân Khmer vô tội lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, vì những động cơ chính trị đen tối.

 

theo http://giaoduc.net.vn/quoc-te/ts-tran-cong-truc-hun-sen-bat-ngo-thay-doi-lap-truong-ban-do-hien-phap-93-post160294.gd

=====================================================

Ông em Kampuchia này lộn xộn quá  :ph34r: , lại theo bạn "chung cuốc" phá đây mà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công trình Văn Miếu gần 80 tỷ đồng xây xong không biết thờ ai ?!

 

Một công trình Văn Miếu được xây dựng trên cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 74 tỷ đồng. Thế nhưng khi công trình văn hóa này xây xong, địa phương đang loay hoay… đi tìm thần linh để thờ.

Được biết để phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân trong tỉnh năm 2010, tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt triển khai dự án phục hồi và phát huy các giá trị di tích Văn Miếu Hà Tĩnh. Công trình được xây dựng trên khu đất cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) với diện tích 1,67 hecta. Tổng mức đầu tư thời điểm phê duyệt là 72 tỷ đồng.

 

cong-trinh-van-mieu-gan-80-ty-dong-xay-x

Hạng mục Tả Vu và Hữu Vu của Văn Miếu Hà Tĩnh

 

Văn Miếu được triển khai một số hạng mục đầu tiên vào giữa tháng 12/2014. Theo thiết kế, một số hạng mục như 4 cổng phụ, nhà đại bái, hồ bán nguyệt, tứ trụ tam quan, tả vu, hữu vu, hạng mục phụ trợ được lấy làm điểm nhấn.

 

Công trình được xây dựng từ ngân sách tỉnh và kêu gọi đóng góp xã hội hóa. Thời điểm phê duyệt là 72 tỷ đồng. Tuy nhiên đến khi hoàn thành, tổng kinh phí dự tính lên đến gần 80 tỷ đồng.

 

cong-trinh-van-mieu-gan-80-ty-dong-xay-x

 Một số hạng mục của Văn Miếu đang chờ nhà đầu tư​

 

Hạng mục then chốt của Văn Miếu là nhà đại bái, hiện tại nhà mới được đổ móng trên diện tích đất 300 m2, nhà chủ yếu được dựng bằng gỗ lim, kinh phí xây nhà ước tính khoảng 14 tỷ đồng đã được một tập đoàn lớn ở Hà Nội tài trợ. Thiết kế tổng thể trong nhà gồm từ đường, chum đường, hậu cung, dự kiến nhà đại bái sẽ là điểm nhấn của Văn Miếu.

 

Trưởng ban quản lý công trình xây dựng cơ bản TP Hà Tĩnh, ông Phạm Tiến Sinh cho biết: “ Hiện nguồn vốn cấp cho việc xây dựng công trình tâm linh này mới được 20 tỷ đồng, với nguồn vốn đang ít thì việc hoàn thành toàn bộ để đưa vào sử dụng thì chưa thể nói trước được". Ông Sinh cũng cho hay hiện nguồn vốn cũng chưa chưa biết tìm ở đâu.

 

Khi được hỏi về Văn Miếu Hà Tĩnh xây lên để thờ ai, ông Sinh cho hay: “ Công trình xây dựng nhằm phục vụ tín ngưỡng văn hóa cho nhân dân trong tỉnh. Thế nhưng thờ ai thì chưa biết. Thờ Khổng Tử thì không phải, thờ ai, thờ cái gì, thờ như thế nào? Đề tài này đang chờ rất nhiều cuộc hội thảo, đề tài này đang phải chờ dài dài…”.

 

theo http://dantri.com.vn/van-hoa/cong-trinh-van-mieu-gan-80-ty-dong-xay-xong-khong-biet-tho-ai-20150729110747076.htm

================================================================

 Tỉnh nào cũng thích xây dựng văn miếu, tiêu bớt đi ít tiền ngân sách và cuối củng là không biết thờ ai, là sao ?  :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bkav và "canh bạc" Bphone
 
Sau nhiều chờ đợi, smartphone Bphone đã ra mắt trong đỉnh điểm tò mò, trong rầm rộ tiếng khen, lời chê của dư luận. Chưa biết Bkav sẽ thắng hay thua trong “canh bạc” này, nhưng việc dám đưa ra “lời tuyên chiến” với các đại gia Samsung, Apple, Sony… ít nhiều cho thấy sự dũng cảm của một thương hiệu Việt.
 

Tham vọng lớn

 

Sau nhiều chờ đợi, Bkav đã ra mắt Bphone hôm 26/5 vừa qua. Nhưng nếu người tiêu dùng chỉ phải chờ đợi hơn 4 tháng, kể từ sau tiết lộ tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng thế giới CES (Mỹ), thì “người Bkav” đã phải đợi đến 4 năm. Câu chuyện này đã được đích thân Chủ tịch, kiêm CEO của Bkav Nguyễn Tử Quảng kể tại buổi lễ ra mắt Bphone, trước 2.000 khách mời.

 

bkav-va-canh-bac-bphone1433076919.jpg

Bkav đã thành công trong truyền thông cho thương hiệu Bphone

 

 

Đó là tháng 9/2010, Bkav đã đăng ký tên miền Bphone và chính thức khởi động Dự án Bphone. Kể từ đó, khoảng 200 nhân viên của Bkav đã tập trung vào thiết kế, hoàn thiện và xây dựng các ứng dụng riêng dành cho mẫu smartphone này tại nhà máy ở Cầu Giấy (Hà Nội). Hàng triệu USD đã được Bkav chi để thực hiện tham vọng lấn sân vào sản xuất smartphone, mà phải là dòng smartphone hàng đầu thế giới, chứ không phải là “thường thường bậc trung”.

 

“Chúng tôi tham gia lĩnh vực này sau các hãng khác, vậy để trở thành một thương hiệu thực sự trong lĩnh vực, không có cách nào khác là phải làm ra sản phẩm tốt hơn của họ”, CEO Nguyễn Tử Quảng giải thích.

 

Để sản xuất Bphone, Bkav đã phải mua thiết bị, linh kiện từ 82 nhà cung cấp trên toàn cầu và đưa về sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. Và trên các bao bì sản phẩm Bphone in rõ dòng chữ “Bphone Designed by Bkav, Made in Vietnam”.

 

Cũng cần phải nhắc lại rằng, trên thị trường hiện không thiếu các thương hiệu điện thoại Việt, từ Viettel, FPT cho đến Mobistar, Qmobile… Tuy nhiên, tất cả các nhà sản xuất này đều thuê ngoài sản xuất (OEM) từ Trung Quốc, gắn mác thương hiệu của mình, rồi đưa về Việt Nam tiêu thụ. Chỉ riêng Bphone có nhà máy ở Hà Nội. Đây là nhà máy cơ khí và điện tử mà Bkav phục vụ việc sản xuất cả Bphone và SmartHome, dòng sản phẩm được Bkav đưa ra hồi tháng 6/2014 và cũng đã gây được tiếng vang trên thị trường.

 

Bkav khởi đầu từ một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ an ninh mạng từ năm 1995, với một trong những sản phẩm được nhiều người Việt Nam biết đến là phần mềm diệt virus BKIS. Ngay từ thời đó, Bkav đã tuyên bố, đó là phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới. Thậm chí, Mobile Security còn được Bkav công bố là “vượt mặt” cả 4 ông lớn bảo mật thế giới là Kaspersky, McAfee, BitDefender và Norton Antivirus.

 

Bỏ qua mọi mỹ từ, phát ngôn “gây sốc”, thì những gì mà Bkav làm được thật đáng ghi nhận. Tại thị trường trong nước, Bkav chiếm ưu thế áp đảo so với các phần mềm diệt virus của nước ngoài, với 73,95% doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Đây là kết quả xếp hạng các thương hiệu phần mềm được doanh nghiệp ưa chuộng, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam  thực hiện. Bkav cũng là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam lọt danh sách các công ty hấp dẫn tại các thị trường mới nổi trên toàn cầu do Gartner, hãng tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới công bố. Công ty đã thành lập Bkav Singapore và Bkav USA đặt tại Thung lũng Silicon (Mỹ).

 

Nhưng với SmartHome, và mới đây là Bphone, tham vọng lớn của Bkav bộc lộ rõ ràng hơn: trở thành nhà sản xuất các thiết bị di động, thông minh hàng đầu không phải chỉ tại Việt Nam.

 

Canh bạc lớn

 

Phải thẳng thắn thừa nhận, Bkav đã thành công trong truyền thông cho thương hiệu Bphone. Kể từ khi Bphone bị rò rỉ tại CES tới khi Bphone chính thức ra mắt và cho tới thời điểm này, cái tên Bphone đã thu hút được sự quan tâm cực lớn của dư luận. Và bất kể vẫn còn những “hạt sạn”, thì lễ ra mắt Bphone với sự xuất hiện của 2.000 khách mời và khoản chi 10 tỷ đồng của Bkav được đánh giá là thành công và rất chuyên nghiệp.

 

Nhưng ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Chiến lược thương hiệu Richard Moore Associates, đã hoàn toàn đúng khi cho rằng, dù thành công trong việc thổi Bphone trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, song bất kể mục tiêu cuối cùng là gì, Bkav vẫn cần bán điện thoại. Nghĩa là nếu bán được Bphone, Bkav thành công trong “canh bạc” này, còn ngược lại, Bkav thua.

 

“Chúng tôi tin rằng, ngày hôm nay sẽ làm nên lịch sử của ngành công nghệ Việt Nam. Ngày hôm nay, Bkav đã đem đến cho các bạn một siêu phẩm hàng đầu thế giới, thiết kế tinh tế, đẹp, chế tạo tinh xảo, mạnh mẽ về hiệu năng. Âm thanh, camera và màn hình với chất lượng và tính năng hàng đầu thế giới…”, CEO Nguyễn Tử Quảng tự tin khẳng định.

 

Lại một lần nữa bỏ qua mọi mỹ từ, thì nhìn từ thiết kế, đến xem kỹ cấu hình sản phẩm, như dùng hệ điều hành riêng BOS, sở hữu chip xử lý Qualcomm Snapdragon 801, 4 lõi, 2,5 GHz, RAM Sky Hynic 3GB LPDDR3, màn hình Sharp 5 inch Full HD, hai mặt kính cường lực Gorilla Glass, camera không lồi, lại có tính năng bảo mật tuyệt vời, truyền dữ liệu nhanh gấp 500 lần NFC…, Bphone thực sự là một smartphone rất được.

 

Điều băn khoăn lớn nhất, đó là Bphone là một thương hiệu Việt và giá bán không hề rẻ, với ba mức giá là 9,99 triệu đồng (phiên bản 16 GB), 12,96 triệu đồng (phiên bản 64 GB) và 20,19 triệu đồng (phiên bản đặc biệt, mạ vàng, 128 GB) - chưa bao gồm VAT.

 

Bkav, dù chỉ là một “đại gia tay ngang”, nhưng đã không giống bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào khác, đó là chỉ “đánh” vào phân khúc bình dân để cạnh tranh lẫn nhau, cạnh tranh với các thương hiệu Trung Quốc như Oppo, Huawei, Xiaomi…, mà lại dũng cảm đương đầu với hàng loạt nhà sản xuất hàng đầu thế giới, như Samsung, Apple, Sony, LG…

 

Với mức giá của phiên bản đặc biệt, Bphone sẽ phải cạnh tranh trực diện với Iphone 6 Plus, với Galaxy S6, S6 edge… Với phiên bản 64 GB, sẽ là cuộc cạnh tranh với Galaxy Note 4, Sony Xperia Z3… Phiên bản 16 GB sẽ là cuộc đối đầu với dòng smartphone tầm trung của Samsung, Sony, LG, HTC…

 

Thị trường smartphone Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh, với 11,6 triệu chiếc được bán ra trong năm 2014, chiếm 41% tổng thị trường điện thoại di động Việt Nam, tăng 57% so với năm trước, theo khảo sát của IDC. Thị trường chắc chắn sẽ dành “cửa” cho Bphone, song khả năng cạnh tranh của Bphone đến đâu còn phải chờ đợi.

 

Hơn nữa, việc Bkav không bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng, mà lại thông qua thương mại điện tử - trên website vala.vn cũng là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Dù Bkav cho người mua 14 ngày để đổi và trả máy, nhưng việc không được trải nghiệm sản phẩm mà đã đặt mua một sản phẩm có mức giá trên 10 triệu đồng không phải là đơn giản với người tiêu dùng Việt Nam.

 

Vấn đề cũng không hẳn chỉ nằm ở giá bán. Để thắng trong “canh bạc” này, Bkav còn phải vượt qua định kiến của người tiêu dùng Việt Nam đối với các thương hiệu Việt và tâm lý sính hàng ngoại, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.

 

Nhưng mọi chuyện mới chỉ là bắt đầu

 

Mọi chuyện đúng là mới chỉ là bắt đầu. Song rất dễ nhận thấy, Bkav đã đầu tư một cách nghiêm túc và bài bản cho việc phát triển Bphone.

 

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch Bkav cho biết, hiện công suất nhà máy ở Cầu Giấy của Bkav đáp ứng khoảng vài chục nghìn sản phẩm/tháng. “Nhưng chúng tôi cũng đã sẵn sàng cho hạ tầng tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc với diện tích 2,3 ha. Trong trường hợp thị trường phản hồi tốt thì sẽ phải nhanh chóng nâng công suất lên vài trăm nghìn sản phẩm mỗi tháng”, ông Thắng cho biết.

 

Có vẻ như, Bkav rất tự tin vào sản phẩm của mình và cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiêu thụ và sản xuất Bphone. Chưa kể, cùng với Bphone, Bkav cũng đã công bố một mảng sản xuất mới, đó là smart device - các thiết bị thông minh. Thông tin Bkav sẽ sản xuất  cả máy tính bảng Bpad cũng đã được xác nhận. “Song song với Bphone, chúng tôi còn phát triển nhiều sản phẩm và ngay từ thời điểm này đã phải bắt tay cho những phiên bản tiếp theo”, đại diện Bkav cho biết.

 

Bkav còn nhiều kế hoạch ở phía trước và mọi chuyện mới đang chỉ là bắt đầu trong tham vọng trở thành một tập đoàn hàng đầu trong sản xuất thiết bị di động, thiết bị thông minh. Sau khi Bphone ra mắt, lời khen cũng lắm mà lời chê cũng nhiều, cũng không thiếu những lời dè bỉu, nhưng tuyên bố của ông Nguyễn Tử Quảng về việc “từ nay Việt Nam không còn là vùng trũng công nghệ của thế giới” rõ ràng là rất đáng trân trọng.

 

Dù chưa biết Bkav thành công hay không, nhưng nỗ lực, quyết tâm và sự dũng cảm của họ là rất đáng trân trọng. Trong vô vàn lời khen, chê của cộng đồng mạng, có một bình luật thực sự rất có ý nghĩa: “Hãy cho Bkav một cơ hội, cũng là cho Việt Nam một cơ hội”.

 

theo http://baodautu.vn/bkav-va-canh-bac-bphone-d27627.html

================================================

Rất cần những con người mạnh mẽ , dũng cảm như Nguyễn Tử Quảng dám nói, dám làm, cạnh tranh sòng phẳng với iphone, samsung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chia sẻ một góc nhìn khác :

 

Flappy Bird và Bphone – Reboot Your PC

 

nguye1bb85n-hc3a0-c491c3b4ng.jpg?w=450&h

Tác giả của Flappy Bird Nguyễn Hà Đông. Ảnh: Internet

 

Cả hai tác giả của Flappy Bird và Bphone đều là dân IT gạo cội của Việt Nam, đều hói đến tận gáy. Một người lặng lẽ, một người thích nổ, đều thành công lúc đầu, nhưng khi cần về đích lại mang đậm dấu ấn bóng đá Việt, thắng những trận không quan trọng, thua đau vào phút cuối.

 

Flappy Bird đang bay ở đâu?

Cách đây một năm rưỡi, đầu năm mới 2014, một thanh niên Việt Nam tên là Nguyễn Hà Đông, sống ở Hà Nội, bỗng nổi đình đám ở tầm toàn cầu. Anh lập trình cho một con chim có tên là Flappy Bird “bay” trên các thiết bị di động iOS và Android, “bắt” hàng triệu bạn trẻ phải đuổi theo chim của anh.

Theo Tuổi trẻ và nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới như  Forbes, Huffington Post, Atlantic, Cnet, Time, USA Today, Reuters, PC Magazine, Flappy Bird được Hà Đông phát hành trên Apple App Store từ tháng 5-2013.

Nghe nói nhờ có ứng dụng này mà tác giả có thu nhập hàng chục ngàn đô la/ngày. Không hiểu vì lý do gì, anh Hà Đông cho con chim đang bay phải hạ cánh khẩn cấp khiến hàng triệu người tiếc nuối.

Anh Đông hứa sẽ cho một con chim khác tung cánh, nhưng đã hơn một năm nay, Flappy Bird đang bay ở phương nào, có giời biết.

 

Bphone đang nổ ở đâu?

Cách đây 1 tháng rưỡi, BKAV của anh Tử Quảng, tác giả của phần mềm BKAV nổi tiếng tiền thu như nước, tung ra một chiêu quảng cáo về Bphone. Nào là Siêu phẩm hàng đầu thế giới, Vẻ đẹp thách thức thời gian, Màn hình chất lượng hiển thị hàng đầu thế giới, Hệ điều hành tốt nhất cho người dùng, Bảo mật hàng đầu thế giới…

 

nguye1bb85n-te1bbad-que1baa3ng-bkis1.jpg

Nguyễn Tử Quảng. Nguồn BKAV.COM

 

Một số nhà cung cấp smart phone của Việt Nam dùng hàng sản xuất tại Trung Quốc. Nếu không có module nào của người Việt phải đề là Made in China. Họ bán sang các nước thứ ba nên thị trường tạm ổn.

Nếu có chút đóng góp của dân công nghệ xứ Việt có thể đề Made in Vietnam trên sản phẩm. Tuy nhiên Trung Quốc không có trách nhiệm bảo hành, và giá thành thường cao hơn nhập nguyên chiếc.

Bphone nhắm vào nội địa với giấc mơ “Made in Vietnam” có thương hiệu tầm toàn cầu, cái giá đó là không nhỏ. Đối với nhà cung cấp thì profit – lợi nhuận phải đặt lên hàng đầu. Vì một danh hão mà đổ đi mấy chục triệu đô la thì Công tử Bạc Liêu có thức dậy cũng vái chào vì cách đốt tiền của các đại gia.

Nghe nói được sản xuất tại Việt Nam, người dùng đoán già đoán non không hiểu nhà máy đó ở đâu, BKAV giấu như một bí mật quân sự, mà lẽ ra, nếu là niềm tự hào hàng Việt hàng đầu thế giới, tại sao lại phải làm thế.

Show (sô) trình diễn Bphone được chuẩn bị rất công phu. CEO Bkav, anh Nguyễn Tử Quảng xuất hiện trên sâu khấu có dáng dấp như Steve Jobs với áo thun đen và quần jeans, và đầu hói.

Có người gọi đó Bom Phone. Dù có copy Steve Jobs hay kiểu cách Iphone cũng không giúp được gì. Bphone bày bán trên thị trường trong 1 tuần đã bị thu hồi vì lý do…kỹ thuật.

Tương tự như con chim của Hà Đông, Bphone đang nổ ở đâu, có giời biết.

 

Vĩ thanh

Một con chim đang bay lên tuyệt vời bỗng tác giả sợ nên cho hạ cánh, Flappy Bird – chim nhảy nhót thành Flabby Bird – chim rã cánh.

Một quả bom Bphone chưa qua thử nghiệm, BKAV đã cho nổ. Tịt là phải thôi và giá cao ngất ngưởng làm sao cạnh tranh với thương hiệu có sắn như Samsung, Iphone, chưa kể còn lỗi đã vội vàng tung chưởng bốc lên trời xanh.

Hai sự kiện của hai anh IT giỏi nhất nhì Việt Nam trái ngược nhau, một người lặng lẽ, một người nổ, nhưng vì không đúng lúc nên kết cục có nét tương đồng.

 

que1baa3ng-vc3a0-steve-jobs.jpg?w=950

Tử Quảng và Steve Jobs. Ảnh: VNN

 

Thị trường smartphone thay đổi từng ngày. Cái đáng nổ phải cho nổ ngay, nhưng cái không đáng nổ cần cho tịt. Nổ cái mà biết như Bphone sẽ tịt thì đừng nổ, nhưng bắt cái đang nổ hay và đẹp như Flappy Bird phải tịt, thì cách Reboot Your Computer (khởi động lại máy tính) của cánh IT xứ Việt sẽ giống nhau, chẳng khác chi nền bóng đá nước nhà.

HM. 21-7-2015

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế Nga đang hồi sinh nhanh hay sẽ trả giá đắt?

 

Các chuyên gia phân tích thế giới hiện có 2 luồng ý kiến, một lạc quan và một bi quan khi đánh giá về tương lai của nền kinh tế Nga.

 

Putin khôi phục sức mạnh của Nga nhanh hơn dự kiến của Mỹ

Vừa qua, khi trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông Sputnik của Nga, nhà khoa học chính trị Mỹ Paul Craig Roberts cho biết, Hoa Kỳ đã, đang và sẽ tìm mọi cách buộc Nga phải khuất phục theo ý mình, nhưng trên thực tế, Tổng thống Putin đã hồi sinh Nga nhanh hơn Washington dự kiến.

 

Nền tảng của chính sách đối ngoại và chiến lược quân sự Hoa Kỳ là học thuyết Wolfowitz, theo đó nhiệm vụ tối quan trọng của của Washington là ngăn chặn sự xuất hiện mọi đối thủ đe dọa đất nước. Mối đe dọa này đến từ một nhà nước đủ mạnh để theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập với Nhà Trắng.

 

"Trong khi các nhà tân bảo thủ ở Washington hăng say với cuộc chiến kéo dài cả thập kỷ của họ ở Trung Đông, Vladimir Putin đã khiến cho nước Nga thất bại của Yeltsin hồi sinh trở lại và Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự kiến ​​của Washington" - nhà bình luận cho biết.

 

Ông Roberts nhấn mạnh rằng, hiện có hai nước như vậy là Nga và Trung Quốc. Vai trò của Nga đặc biệt cao sau khi Nga kiên quyết đòi giải quyết cuộc khủng hoảng Iran và Syria bằng con đường ngoại giao, Hoa Kỳ nhận thấy rằng Nga đã đạt được sức mạnh có khả năng hạn chế quyền lực đơn phương của Washington.

 

"Washington không có ý định áp dụng biện pháp nhằm giảm bớt căng thẳng - ông Roberts nói khi trả lời câu hỏi về các bước cần thực hiện để giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga. Ngoài ra, ông cho biết, những căng thẳng hiện có biện minh cho các khoản chi tiêu quân sự rất lớn của Mỹ.

 

kinh-te-nga-dang-hoi-sinh-nhanh-hay-se-t

Phương Tây cho rằng kinh tế Nga đang khủng hoảng trầm trọng

 

Chính phủ Nga hiện vượt qua khó khăn chủ yếu dựa trên các chính sách ngoại giao, nhưng Hoa Kỳ coi ngoại giao là dấu hiệu của sự yếu đuối. Washington theo đuổi quan điểm dựa vào quyền lực và sự cưỡng chế, đồng thời quyết tâm buộc Nga phải tuân phục Hoa Kỳ.

 

Một số nhà phân tích trên thế giới cho rằng, các nước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và BRICS có khả năng thay thế cho các tổ chức phương Tây. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Washington sẽ đứng yên xem các cường quốc mới nổi tạo ra các liên minh địa-chính trị mới.

 

IMF dự báo kinh tế Nga không khả quan

 

Hiện nay, thị trường dầu thô thế giới đang đối mặt với đợt giảm giá thứ hai khi kể từ phiên giao dịch ngày 23/6 đến nay, giá dầu thế giới đã giảm 20% xuống khoảng 49 USD/thùng, sau khi khó khăn nhích dần lên khoảng 60 USD/thùng vào tháng 5-2015.

 

Đà trượt giá lần này đã dập tắt hy vọng nhen nhóm rằng giá “vàng đen” sẽ duy trì ổn định ở mức 60 USD/thùng hoặc nhích lên 65 USD/thùng, bởi theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2016 sẽ giảm 1,2 triệu thùng/ngày, từ mức 1,4 triệu thùng/ngày của năm nay.

 

Bối cảnh trên khiến nguy cơ giá dầu rớt xuống 40 USD/thùng, giống thời điểm giá dầu chạm đáy 42 USD/thùng trong tháng 3/2015, đã được đặt ra và các chuyên gia phương Tây nhận định: Nga - quốc gia có tới 50% ngân sách được thu từ dầu mỏ và khí đốt, sẽ bị đẩy vào chân tường?

 

kinh-te-nga-dang-hoi-sinh-nhanh-hay-se-t

Giá dầu suy giảm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nga

Ngày 4-8 vừa qua, IMF đã có báo cáo phân tích cho rằng, kinh tế Nga phải trả giá đau đớn ngoài tưởng tượng. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine rốt cuộc có thể khiến kinh tế Nga suy thoái ở mức tương đương 9% GDP.

 

Báo Telegraph (Anh) dẫn thông tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt đối với khả năng tiếp cận các thị trường tài chính của Nga ở nước ngoài, cũng như các hoạt động đầu tư công nghệ mới vào trong nước sẽ kéo dài.

 

Trong các phát biểu gần đây, Tổng thống Nga Putin vẫn vững tin vào sự ổn định của nền kinh tế nước nhà. Nhưng IMF ước tính tác động trước mắt của các biện pháp trừng phạt nói trên sẽ khiến Moscow mất 1% tới 1,5% GPD và con số này có thể tăng lên tới mức khó tin là 9% vào năm 2016.

 

Định chế tài chính này còn dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng yếu vào khoảng 1,5% mỗi năm, trong giai đoạn trung hạn, trong khi nước này đã tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

 

theo http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/kinh-te-nga-dang-hoi-sinh-nhanh-hay-se-tra-gia-dat-3280579/

======================================================================

Nước Mỹ có chính sách : "Nền tảng của chính sách đối ngoại và chiến lược quân sự Hoa Kỳ là học thuyết Wolfowitz, theo đó nhiệm vụ tối quan trọng của của Washington là ngăn chặn sự xuất hiện mọi đối thủ đe dọa đất nước. Mối đe dọa này đến từ một nhà nước đủ mạnh để theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập với Nhà Trắng".

Ông Putin đã từng nhận đình Mỹ không có đồng minh, mà chỉ có các chư hầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế Nga đang hồi sinh nhanh hay sẽ trả giá đắt?

======================================================================

Nước Mỹ có chính sách : "Nền tảng của chính sách đối ngoại và chiến lược quân sự Hoa Kỳ là học thuyết Wolfowitz, theo đó nhiệm vụ tối quan trọng của của Washington là ngăn chặn sự xuất hiện mọi đối thủ đe dọa đất nước. Mối đe dọa này đến từ một nhà nước đủ mạnh để theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập với Nhà Trắng".

Ông Putin đã từng nhận đình Mỹ không có đồng minh, mà chỉ có các chưng hầu.

 

 

Thấy các "chư hầu" của Mỹ... GDP đầu người toàn trên 10k Mỹ kim...!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế Nga đang hồi sinh nhanh hay sẽ trả giá đắt?

 

Các chuyên gia phân tích thế giới hiện có 2 luồng ý kiến, một lạc quan và một bi quan khi đánh giá về tương lai của nền kinh tế Nga.

 

Putin khôi phục sức mạnh của Nga nhanh hơn dự kiến của Mỹ

======================================================================

Nước Mỹ có chính sách : "Nền tảng của chính sách đối ngoại và chiến lược quân sự Hoa Kỳ là học thuyết Wolfowitz, theo đó nhiệm vụ tối quan trọng của của Washington là ngăn chặn sự xuất hiện mọi đối thủ đe dọa đất nước. Mối đe dọa này đến từ một nhà nước đủ mạnh để theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập với Nhà Trắng".

Ông Putin đã từng nhận đình Mỹ không có đồng minh, mà chỉ có các chư hầu.

 

Lão Gàn không lấy làm hài lòng khi nước Nga tập trận chung với Bắc Kinh ở biển Nhật Bản. Bởi vậy, điều này sẽ làm kinh tế Nga thêm phần suy thoái.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Công trình Văn Miếu gần 80 tỷ đồng xây xong không biết thờ ai ?!

 

Một công trình Văn Miếu được xây dựng trên cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 74 tỷ đồng. Thế nhưng khi công trình văn hóa này xây xong, địa phương đang loay hoay… đi tìm thần linh để thờ.

================================================================

 Tỉnh nào cũng thích xây dựng văn miếu, tiêu bớt đi ít tiền ngân sách và cuối củng là không biết thờ ai, là sao ?  :ph34r:

 

 

Ơn giời, thần đây rồi

 

Một quan chức Hà Tĩnh cả tuần nay quên ăn mất ngủ vì chưa tìm ra vị thần nào để thờ trong công trình Văn miếu trị giá 80 tỉ đồng nhưng xây xong không biết... thờ ai. Cuối cùng, quan quyết định vời một nhà ngoại cảm danh tiếng đến để xin ý kiến.

 

Nhà ngoại cảm vừa nghe quan thổ lộ đã bĩu môi:

 

- Văn miếu cốt để thờ Khổng Tử, chẳng qua ông sợ bị dư luận ném đá như Vĩnh Phúc nên xây miếu rồi mà phải chọn vị khác để thờ chớ giề?

 

Quan đỏ bừng mặt vì bị điểm trúng tim đen, nhưng vẫn phải xuống giọng:

 

- Thầy đã biết thế thì thôi ráng tìm giúp một vị thần tử tế cho dân chúng bớt điều tiếng, ta sẽ hậu tạ.

- Chuyện nhỏ như con thỏ, ta sẽ mời một đống thần thánh về đây cho ông tha hồ chọn lựa!

 

Nói xong thầy bấm độn niệm chú, lát sau quả nhiên có hàng chục vị thần tề tựu chật cả phòng khách. Có điều, điểm mặt thì toàn thổ công với hà bá, không xứng đưa vào ngôi miếu bạc tỷ. Cả hai đang lắc đầu chán ngán thì trong số đông có một vị mặc long bào giơ tay:

 

- Này này, các ngươi chọn ta để thờ là phù hợp nhất đấy!

 

Cả nhà ngoại cảm lẫn nhà quan đều ngạc nhiên:

 

- Thần là ai mà tự tin quá vậy?

 

Vị thần khoác áo rồng không trả lời mà hỏi lại:

 

- Thế có phải các ngươi đang mang món nợ hơn 1.200 đô la Mỹ mỗi đầu người?

 

Vị quan sửng sốt:

 

- Chính xác!  Bộ Tài chính vừa thừa nhận nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2014 ước tính tương đương 110 tỷ USD, chia ra cho 90 triệu dân thì trên đầu mỗi già trẻ gái trai đang phải gánh khoản nợ không nhỏ.

 

Vị thần nọ vỗ đùi:

 

- Thấy chưa! Ta không giỏi đánh giặc nhưng rất giỏi vay mượn, thờ ta là phải rồi!

 

- Nhưng thần là ai mới được?

 

- Ta là vua Lê Trang Tông, dân gian thường gọi là... Chúa Chổm!

 

theo http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/phiem-biem/6058/on-gioi-than-day-roi.ndt

====================================

Haha cuối cùng có nên thờ ông này chăng  :ph34r: 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngân Giang thơ đẹp, người đẹp của muôn người

 

 

Năm 1978 nhìn nhà thơ Ngân Giang của chúng ta vẫn rất đẹp, vẻ đẹp sang mà quý phái. Sinh ra và lớn lên ở Hà Đông nhưng lại sống nhiều ở Hà Nội, gia đình khá giả, chị theo cách mạng rất sớm. Khi 16 tuổi chị đã được một đồng chí giác ngộ theo cách mạng, cuộc hẹn hò của họ thường ở miếu Ba Cô tại Nghi Tàm (Hà Nội), đó cũng là mối tình đầu chị yêu thầm nhớ trộm một con người “của cách mạng”.

 

 

Cũng vì thương nhớ người bạn cách mạng, chị đã giấu giữ tài liệu, vào hôm lên xe hoa, chị mang theo cả mớ tài liệu ấy về nhà chồng. Ngày hôm sau “mật thám” đã đến khám, gia đình phải chạy vạy nên chị không bị bắt.

 

Ngay từ năm 1935, chị đã tham gia cách mạng từ đó. Năm 1944 là Trưởng đoàn phụ nữ thành Hoàng Diệu, góp phần xây dựng “Tuần lễ vàng”. Với một dáng vẻ sang trọng, quý phái, chị đã vào giải cứu một số đồng chí trinh sát thành bộ bị bắt giam tại Ôn Như Hầu (trong đó có nhạc sĩ Đỗ Nhuận). Những tháng năm sau chị được phân công chuẩn bị lương thực cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Tôi nhớ rất nhiều lần chị kể với tôi gia đình chị quyên góp bằng vàng. Số vàng ấy quy ra gạo cũng chất hàng toa xe lửa (ngày ấy ai ai cũng tính ra gạo để quyên góp cho cách mạng, đó là lòng yêu nước của tầng lớp thương gia).

 

Trong giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Pháp, chị công tác tại Sở Tuyên truyền khu vực I (Thái Nguyên). Cuối 1949, chị biệt phái về thủ đô cho tới ngày hòa bình.

 

Lần gặp gỡ sau này giữa tôi và chị, khi tôi hỏi sao lúc đó chị không làm việc ở một cơ quan nào đó cho đời sống ổn định hơn khi mà chị rất đông con, chị trả lời: “Thời ấy đón đoàn quân về Hà Nội là mừng đến chảy nước mắt và thế là thành người dân xứ “Độc lập”. Ta mừng ta hát, ta làm ta ăn là sung sướng. Có biết đâu sau này lại có một lớp cán bộ nhà nước được sống khá hơn”. Lời nói của nhà thơ Ngân Giang rất đúng như bài thơ chị đã làm năm đó:

 

Năm cửa ô cùng lên tiếng hát
Đón muôn nhịp bước chín thu ròng
Đã khơi nguồn sống trong dân tộc
Đẹp cỏ hoa và đẹp núi sông.
...
Hà Nội tưng bừng hồn Tổ quốc
Thét lên thành nhạc, nói thành thơ
...
Lắng bước anh hùng trong tiếng nhạc
Nghe hồn thiêng dân tộc dẫn đường về…

(Chín mùa trông đợi)

Một lần đi họp ở Hội Văn nghệ Hà Nội, tôi mời chị ăn phở ở Lý Quốc Sư, hai chị em nói chuyện say sưa quá đà, chị lại đứng lên đọc lại bài Trưng Nữ Vương:

 

Bốn phương gió bãi lùa chân ngựa,
Tám nẻo mưa ngàn táp đóa mai
Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ
Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai!
Hồn người chín suối cười an ủi
Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi
Lạc tướng quên đâu lời huyết hận
Non Hồng quét sạch bụi trần ai
Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận
Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời.
Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi…

(Trưng Nữ Vương, 1934)

 

Chị càng đọc, đôi mắt càng sáng, người và lời thơ như bay lên giữa Hà Nội. Tôi hình dung 1934 khi bài thơ Trưng Nữ Vương ra đời như một quả bom tấn nổ giữa trời Hà Nội. Một lần nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói ở lớp học chúng tôi: “Khi bài thơ của Ngân Giang ra đời, chúng tôi tìm đọc và càng muốn tìm đọc vì đó là bài thơ đầy khí tiết của một nữ sĩ được ra đời giữa Hà Nội”.

 

 Ngan%20Giang.jpg
Nhà thơ Ngân Giang, người đứng thứ ba từ trái sang phải, chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhâ Đại hội Hội Nhà văn lần thứ V .
 

Nếu ngồi nói chuyện với chị, đến thơ ca, chị như người lên đồng cứ lúng liếng, đọc hết bài thơ này sang bài thơ khác. Chị ít kể về thời hoạt động của mình, chỉ một lần duy nhất chị nói: “Chị đã được gặp Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch”, nói xong chị ca ngợi Chủ tịch đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

Những năm đó tôi còn làm ở tổ thơ của báo Văn Nghệ, chị cho con mang đến cả một xấp thơ chị viết trên giấy trắng, những bài thơ hầu như ít được đăng, nên tôi hay tìm để trả về cho chị (thời đó chưa có phô-tô, nên thơ viết ra rất dễ bị mất). Khi được gặp nhà thơ Anh Thơ, câu chuyện của tôi và chị Anh Thơ hay xoay quanh chủ đề về Ngân Giang: “Khi mình còn nhỏ được đến nhà của chị Ngân Giang ở Hà Đông, chị đẹp, sống sang trọng trong một ngôi nhà giàu có với đầy đủ sập gụ tủ chè”. Với Ngân Giang, Anh Thơ phục về tài và sắc.

 

Trong suốt cuộc đời vất vả của Ngân Giang, Anh Thơ luôn luôn ở bên giúp đỡ. Khi căn nhà được cấp ở Bách Khoa (do anh em báo chí, báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn đấu tranh cho chị được phân ở) chị bán nhà được phân, mua đất ở ngoài bãi Yên Dũng (Hà Nội) dựng nhà. Sau này chị cũng được Hội Nhà văn trợ cấp khó khăn, trợ cấp sáng tác, nhưng cũng chỉ là đỡ dăm bảy bữa cho bớt một phần nhỏ khó khăn. Căn nhà số 48 (trước là nhà số 3) ở Nghĩa Dũng có hai khóm trúc Phật Bà trồng trước cửa, một thời chị cũng bán trà chén sống qua ngày:

 

Còm cõi bên sông tóc úa dần
Tay nâng chén nước lệ đầy khăn
Bữa cơm rau muống chia từng ngọn
Giấc ngủ giường tre đêm khắc lần.

(Quán mưa bãi vắng, 1976)

Cuộc sống sau này của nhà thơ càng vất vả khi tuổi ngày càng cao. Cuộc đời làm thơ của chị đã cho ra đời các tác phẩm:Những người sống mãi (thơ in chung, 1931), Giọt lệ Xuân (thơ, 1931), Tiếng vọng sông Ngân (thơ, 1944), Thơ Ngân Giang(1990, 1994), Tuyển tập thơ Ngân Giang (1996). Trong đó có: Thơ Ngân Giang in 1996 do một giám đốc bao bì là Hồ Ngọc Chương in cho chị 3000 quyển không lấy tiền.

 

Chị Lý Thị Trung có nhờ các anh Đàm Quang Trung, sau đó là Mạc Văn Trọng (Giám đốc Thư viện Quân Đội mua hộ 1000 quyển phân cho bộ đội có thơ Ngân Giang đọc). Còn lại chị bán lắt lay mãi sau này. (Ban Nhà văn nữ thường họp ở nhà chị Phan Thị Thanh Nhàn, khi họp xong chúng tôi thường nhắc tới việc thăm chị Ngân Giang. Chị Cẩm Lai và chị Lý Thị Trung thường nhắc chúng tôi tới thăm thì nên mua gạo chở đến cho chị để có cái ăn dài dài (đó là những năm 1997, 1998, 1999, 2000, mà chị vẫn còn thiếu gạo).

 

Riêng chị Cẩm Lai mỗi lần đến thăm là đưa gạo, chị Lý Thị Trung thì chuẩn bị thức ăn. Tình thương của các chị nó gắn rất chặt với đời sống thực tế và cũng là thương nhau lắm lắm, mặc dù tuổi cao mà luôn nhớ thương nhau. Còn sự giúp đỡ của các cơ quan quanh Hội Nhà văn, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, bạn bè cũng chỉ vơi đi một chút khó khăn thường nhật.

 

Những năm đó chúng ta chưa đưa vấn đề nghèo khó của văn nghệ sĩ ra cho toàn xã hội cùng tham gia góp sức giúp đỡ. Giá chị sống đến bây giờ thì sẽ có nhiều bàn tay giúp đỡ chị hơn khi mà vấn đề người nghèo và sức khỏe của người khó khăn được toàn xã hội quan tâm đến.

 

Chị sống ở Hà Nội nhưng cũng đổi nhiều chỗ ở như gác 3, số 175 Bà Triệu, Bách Khoa, nhà 48 Nghĩa Dũng. Chị mất năm 2002 vào mùa mưa ở bãi Nghĩa Dũng, căn nhà có hai khóm trúc trước nhà ngập cùng bãi sông Hồng, bà con phường Nghĩa Dũng và gia đình đẩy chị trên một chiếc trõng tre đưa lên bờ đê sông Hồng rồi mới chuyển vào nhà tang lễ Phùng Hưng.

 

Chị ra đi trong khi nước sông Hồng tràn vào nhà, bà con nâng chị trên tay cùng sông nước, những cảnh đó ít người biết đến. Nhưng ngày truy điệu thì đông vô cùng, dân chúng mến mộ thơ chị đến đặt vòng hoa tưởng niệm.

 

Chị không làm ở một cơ quan nào khác, nhưng người yêu thơ chị tự bỏ tiền túi mua hoa viếng một nữ sĩ tài hoa, một nữ sĩ đẹp người, đẹp cả tâm hồn.

 

Hình ảnh một nhà thơ lên ngâm thơ, chị múa cùng thơ, chân tay đeo rất nhiều vòng, cổ đeo chuỗi hạt lấp lánh mà công chúng thủ đô đã được xem trên ti-vi, trên bục thơ còn đọng lại trong lòng họ. Không mấy ai biết chị sống cơ cực ra sao, nhưng mỗi chúng ta đều ngầm hiểu chị đã suốt đời say thơ, cống hiến cho độc giả những vần thơ hay nhất của mình.

 

Ngược lại công chúng yêu thơ luôn luôn yêu chị về những bài thơ mà Ngân Giang đã “làm thức tỉnh mọi người, thức tỉnh cả Hà nội, nhờ bài thơ Trưng Nữ Vương của Ngân Giang” (lời của Nguyễn Tuân).

 

Chị đã đi xa chúng ta 8 năm, nhưng suy nghĩ về văn chị đã viết:

 

“Tuổi cầm bút của tôi gần bằng tuổi đời. Những truân chuyên điêu đứng của tôi lại hơn cả tuổi đời và tuổi cầm bút. Tôi chỉ có một chủ trương: Phục vụ dân tộc, xã hội; sẵn sàng quật khởi chống lại bạo lực, giai cấp bóc lột, thống trị, tha thiết hy sinh cho xã hội, dân tộc, nhân loại, hòa bình. Trong tôi, luôn là một tình cảm, một tâm hồn xa với quyền và lợi. Tôi yêu quê hương, yêu xã hội vô cùng. Cho nên, dù những năm tháng qua tôi sống rất khó khăn nhưng cuối cùng tôi tồn tại… Tôi luôn biết hy vọng ở tương lai”.

 

Đây cũng là tâm huyết của một cây bút đã bảy mươi năm làm thơ yêu nước, đọc xong chúng ta ngẫm nghĩ được rất nhiều điều trong đó.

 

 

============================================================================
 

Nhân dịp kỷ niệm 13 năm (17/8/2002 -17/8/2015) ngày mất của Thi Sĩ Ngân Giang, cũng là Mẹ của Sư Phụ Thiên Sứ, con mới có dịp xem các bài báo viết về Bà, đọc các bài thơ mà Bà đã viết.

Một nhà thơ tài năng, sao mà khổ quá:

 

Trích:Còm cõi bên sông tóc úa dần

            Tay nâng chén nước lệ đầy khăn
            Bữa cơm rau muống chia từng ngọn
            Giấc ngủ giường tre đêm khắc lần".

                        (Quán mưa bãi vắng, 1976)

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ngân Giang thơ đẹp, người đẹp của muôn người

 

 

Năm 1978 nhìn nhà thơ Ngân Giang của chúng ta vẫn rất đẹp, vẻ đẹp sang mà quý phái. Sinh ra và lớn lên ở Hà Đông nhưng lại sống nhiều ở Hà Nội, gia đình khá giả, chị theo cách mạng rất sớm. Khi 16 tuổi chị đã được một đồng chí giác ngộ theo cách mạng, cuộc hẹn hò của họ thường ở miếu Ba Cô tại Nghi Tàm (Hà Nội), đó cũng là mối tình đầu chị yêu thầm nhớ trộm một con người “của cách mạng”.

 

 

Cũng vì thương nhớ người bạn cách mạng, chị đã giấu giữ tài liệu, vào hôm lên xe hoa, chị mang theo cả mớ tài liệu ấy về nhà chồng. Ngày hôm sau “mật thám” đã đến khám, gia đình phải chạy vạy nên chị không bị bắt.

 

Ngay từ năm 1935, chị đã tham gia cách mạng từ đó. Năm 1944 là Trưởng đoàn phụ nữ thành Hoàng Diệu, góp phần xây dựng “Tuần lễ vàng”. Với một dáng vẻ sang trọng, quý phái, chị đã vào giải cứu một số đồng chí trinh sát thành bộ bị bắt giam tại Ôn Như Hầu (trong đó có nhạc sĩ Đỗ Nhuận). Những tháng năm sau chị được phân công chuẩn bị lương thực cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Tôi nhớ rất nhiều lần chị kể với tôi gia đình chị quyên góp bằng vàng. Số vàng ấy quy ra gạo cũng chất hàng toa xe lửa (ngày ấy ai ai cũng tính ra gạo để quyên góp cho cách mạng, đó là lòng yêu nước của tầng lớp thương gia).

 

Trong giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Pháp, chị công tác tại Sở Tuyên truyền khu vực I (Thái Nguyên). Cuối 1949, chị biệt phái về thủ đô cho tới ngày hòa bình.

 

Lần gặp gỡ sau này giữa tôi và chị, khi tôi hỏi sao lúc đó chị không làm việc ở một cơ quan nào đó cho đời sống ổn định hơn khi mà chị rất đông con, chị trả lời: “Thời ấy đón đoàn quân về Hà Nội là mừng đến chảy nước mắt và thế là thành người dân xứ “Độc lập”. Ta mừng ta hát, ta làm ta ăn là sung sướng. Có biết đâu sau này lại có một lớp cán bộ nhà nước được sống khá hơn”. Lời nói của nhà thơ Ngân Giang rất đúng như bài thơ chị đã làm năm đó:

 

Năm cửa ô cùng lên tiếng hát

Đón muôn nhịp bước chín thu ròng

Đã khơi nguồn sống trong dân tộc

Đẹp cỏ hoa và đẹp núi sông.

...

Hà Nội tưng bừng hồn Tổ quốc

Thét lên thành nhạc, nói thành thơ

...

Lắng bước anh hùng trong tiếng nhạc

Nghe hồn thiêng dân tộc dẫn đường về…

(Chín mùa trông đợi)

Một lần đi họp ở Hội Văn nghệ Hà Nội, tôi mời chị ăn phở ở Lý Quốc Sư, hai chị em nói chuyện say sưa quá đà, chị lại đứng lên đọc lại bài Trưng Nữ Vương:

 

Bốn phương gió bãi lùa chân ngựa,

Tám nẻo mưa ngàn táp đóa mai

Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ

Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai!

Hồn người chín suối cười an ủi

Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi

Lạc tướng quên đâu lời huyết hận

Non Hồng quét sạch bụi trần ai

Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận

Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời.

Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa

Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi

Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá

Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi…

(Trưng Nữ Vương, 1934)

 

Chị càng đọc, đôi mắt càng sáng, người và lời thơ như bay lên giữa Hà Nội. Tôi hình dung 1934 khi bài thơ Trưng Nữ Vương ra đời như một quả bom tấn nổ giữa trời Hà Nội. Một lần nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói ở lớp học chúng tôi: “Khi bài thơ của Ngân Giang ra đời, chúng tôi tìm đọc và càng muốn tìm đọc vì đó là bài thơ đầy khí tiết của một nữ sĩ được ra đời giữa Hà Nội”.

 

 Ngan%20Giang.jpg
Nhà thơ Ngân Giang, người đứng thứ ba từ trái sang phải, chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhâ Đại hội Hội Nhà văn lần thứ V .
 

Nếu ngồi nói chuyện với chị, đến thơ ca, chị như người lên đồng cứ lúng liếng, đọc hết bài thơ này sang bài thơ khác. Chị ít kể về thời hoạt động của mình, chỉ một lần duy nhất chị nói: “Chị đã được gặp Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch”, nói xong chị ca ngợi Chủ tịch đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

Những năm đó tôi còn làm ở tổ thơ của báo Văn Nghệ, chị cho con mang đến cả một xấp thơ chị viết trên giấy trắng, những bài thơ hầu như ít được đăng, nên tôi hay tìm để trả về cho chị (thời đó chưa có phô-tô, nên thơ viết ra rất dễ bị mất). Khi được gặp nhà thơ Anh Thơ, câu chuyện của tôi và chị Anh Thơ hay xoay quanh chủ đề về Ngân Giang: “Khi mình còn nhỏ được đến nhà của chị Ngân Giang ở Hà Đông, chị đẹp, sống sang trọng trong một ngôi nhà giàu có với đầy đủ sập gụ tủ chè”. Với Ngân Giang, Anh Thơ phục về tài và sắc.

 

Trong suốt cuộc đời vất vả của Ngân Giang, Anh Thơ luôn luôn ở bên giúp đỡ. Khi căn nhà được cấp ở Bách Khoa (do anh em báo chí, báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn đấu tranh cho chị được phân ở) chị bán nhà được phân, mua đất ở ngoài bãi Yên Dũng (Hà Nội) dựng nhà. Sau này chị cũng được Hội Nhà văn trợ cấp khó khăn, trợ cấp sáng tác, nhưng cũng chỉ là đỡ dăm bảy bữa cho bớt một phần nhỏ khó khăn. Căn nhà số 48 (trước là nhà số 3) ở Nghĩa Dũng có hai khóm trúc Phật Bà trồng trước cửa, một thời chị cũng bán trà chén sống qua ngày:

 

Còm cõi bên sông tóc úa dần

Tay nâng chén nước lệ đầy khăn

Bữa cơm rau muống chia từng ngọn

Giấc ngủ giường tre đêm khắc lần.

(Quán mưa bãi vắng, 1976)

Cuộc sống sau này của nhà thơ càng vất vả khi tuổi ngày càng cao. Cuộc đời làm thơ của chị đã cho ra đời các tác phẩm:Những người sống mãi (thơ in chung, 1931), Giọt lệ Xuân (thơ, 1931), Tiếng vọng sông Ngân (thơ, 1944), Thơ Ngân Giang(1990, 1994), Tuyển tập thơ Ngân Giang (1996). Trong đó có: Thơ Ngân Giang in 1996 do một giám đốc bao bì là Hồ Ngọc Chương in cho chị 3000 quyển không lấy tiền.

 

Chị Lý Thị Trung có nhờ các anh Đàm Quang Trung, sau đó là Mạc Văn Trọng (Giám đốc Thư viện Quân Đội mua hộ 1000 quyển phân cho bộ đội có thơ Ngân Giang đọc). Còn lại chị bán lắt lay mãi sau này. (Ban Nhà văn nữ thường họp ở nhà chị Phan Thị Thanh Nhàn, khi họp xong chúng tôi thường nhắc tới việc thăm chị Ngân Giang. Chị Cẩm Lai và chị Lý Thị Trung thường nhắc chúng tôi tới thăm thì nên mua gạo chở đến cho chị để có cái ăn dài dài (đó là những năm 1997, 1998, 1999, 2000, mà chị vẫn còn thiếu gạo).

 

Riêng chị Cẩm Lai mỗi lần đến thăm là đưa gạo, chị Lý Thị Trung thì chuẩn bị thức ăn. Tình thương của các chị nó gắn rất chặt với đời sống thực tế và cũng là thương nhau lắm lắm, mặc dù tuổi cao mà luôn nhớ thương nhau. Còn sự giúp đỡ của các cơ quan quanh Hội Nhà văn, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, bạn bè cũng chỉ vơi đi một chút khó khăn thường nhật.

 

Những năm đó chúng ta chưa đưa vấn đề nghèo khó của văn nghệ sĩ ra cho toàn xã hội cùng tham gia góp sức giúp đỡ. Giá chị sống đến bây giờ thì sẽ có nhiều bàn tay giúp đỡ chị hơn khi mà vấn đề người nghèo và sức khỏe của người khó khăn được toàn xã hội quan tâm đến.

 

Chị sống ở Hà Nội nhưng cũng đổi nhiều chỗ ở như gác 3, số 175 Bà Triệu, Bách Khoa, nhà 48 Nghĩa Dũng. Chị mất năm 2002 vào mùa mưa ở bãi Nghĩa Dũng, căn nhà có hai khóm trúc trước nhà ngập cùng bãi sông Hồng, bà con phường Nghĩa Dũng và gia đình đẩy chị trên một chiếc trõng tre đưa lên bờ đê sông Hồng rồi mới chuyển vào nhà tang lễ Phùng Hưng.

 

Chị ra đi trong khi nước sông Hồng tràn vào nhà, bà con nâng chị trên tay cùng sông nước, những cảnh đó ít người biết đến. Nhưng ngày truy điệu thì đông vô cùng, dân chúng mến mộ thơ chị đến đặt vòng hoa tưởng niệm.

 

Chị không làm ở một cơ quan nào khác, nhưng người yêu thơ chị tự bỏ tiền túi mua hoa viếng một nữ sĩ tài hoa, một nữ sĩ đẹp người, đẹp cả tâm hồn.

 

Hình ảnh một nhà thơ lên ngâm thơ, chị múa cùng thơ, chân tay đeo rất nhiều vòng, cổ đeo chuỗi hạt lấp lánh mà công chúng thủ đô đã được xem trên ti-vi, trên bục thơ còn đọng lại trong lòng họ. Không mấy ai biết chị sống cơ cực ra sao, nhưng mỗi chúng ta đều ngầm hiểu chị đã suốt đời say thơ, cống hiến cho độc giả những vần thơ hay nhất của mình.

 

Ngược lại công chúng yêu thơ luôn luôn yêu chị về những bài thơ mà Ngân Giang đã “làm thức tỉnh mọi người, thức tỉnh cả Hà nội, nhờ bài thơ Trưng Nữ Vương của Ngân Giang” (lời của Nguyễn Tuân).

 

Chị đã đi xa chúng ta 8 năm, nhưng suy nghĩ về văn chị đã viết:

 

“Tuổi cầm bút của tôi gần bằng tuổi đời. Những truân chuyên điêu đứng của tôi lại hơn cả tuổi đời và tuổi cầm bút. Tôi chỉ có một chủ trương: Phục vụ dân tộc, xã hội; sẵn sàng quật khởi chống lại bạo lực, giai cấp bóc lột, thống trị, tha thiết hy sinh cho xã hội, dân tộc, nhân loại, hòa bình. Trong tôi, luôn là một tình cảm, một tâm hồn xa với quyền và lợi. Tôi yêu quê hương, yêu xã hội vô cùng. Cho nên, dù những năm tháng qua tôi sống rất khó khăn nhưng cuối cùng tôi tồn tại… Tôi luôn biết hy vọng ở tương lai”.

 

Đây cũng là tâm huyết của một cây bút đã bảy mươi năm làm thơ yêu nước, đọc xong chúng ta ngẫm nghĩ được rất nhiều điều trong đó.

 

 

============================================================================
 

Nhân dịp kỷ niệm 13 năm (17/8/2002 -17/8/2015) ngày mất của Thi Sĩ Ngân Giang, cũng là Mẹ của Sư Phụ Thiên Sứ, con mới có dịp xem các bài báo viết về Bà, đọc các bài thơ mà Bà đã viết.

Một nhà thơ tài năng, sao mà khổ quá:

 

Trích:Còm cõi bên sông tóc úa dần

            Tay nâng chén nước lệ đầy khăn

            Bữa cơm rau muống chia từng ngọn

            Giấc ngủ giường tre đêm khắc lần".

                        (Quán mưa bãi vắng, 1976)

 

 

Tôi cũng có lần hỏi mẹ tôi như vậy: "Sao mẹ nghèo mãi vậy?". Mẹ tôi trả lời: "Nếu tao muốn làm giầu, không cần đến trí thông minh". Ngày ấy, với trí óc non nớt của gã thành niên mới lớn, tôi chưa hiểu lắm câu nói của mẹ tôi.

Đến nay, tuổi gần hết đát, tôi mới thấy mẹ tôi nói đúng. Không phải người nào giầu cũng thông minh. Bởi vậy, tôi hiểu một cách sâu sắc về bản chất của định mệnh.

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Nga viết về người giàu nhất Việt Nam - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

 

Trang tin chuyên về kinh doanh của Nga Fastsalttimes đã đăng bài viết với tiêu đề “Hành trình từ mỳ gói và tua-vít trong túi đến người giàu nhất Việt Nam.

 

Ngày 19/8, trang tin chuyên về kinh doanh của Nga Fastsalttimes đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Hành trình từ mỳ gói và tua-vít trong túi đến người giàu nhất Việt Nam” ca ngợi tỷ phủ giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới do Forbes bình chọn, đồng thời nằm trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.

 

   pham-nhat-vuong-bao-nga-1440123925.jpg

Ông Vượng từng nói: "Tôi muốn để lại cái gì đó cho đời sau bởi vì sau khi chết thì tiền không quan trọng. Nếu tôi làm được điều đó thì tôi sẽ rất hạnh phúc"

 

Mở đầu bài viết tác giả đưa ra nhận xét như sau: Cuộc chiến tại Ukraine buộc nhiều người phải nghĩ ngay đến nhà sáng lập thương hiệu mỳ ăn liền “Mivina” Phạm Nhật Vượng với ấn tượng khó quên, bởi các sản phẩm đồ ăn nhanh của ông rất cần thiết cho những người sống trong vùng chiến sự và cụm dân cư đói nghèo.

 

Phạm Nhật Vượng chưa chắc đã nhận ra điều đó khi hiện nay ông đang sở hữu khối tài sản lên đến 1,65 tỷ USD.

 

Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968 trong một gia đình Việt Nam nghèo. Ông lớn lên ở Hà Nội cùng 3 người anh em. Bố ông phục vụ trong lực lượng phòng không của Quân đội Việt Nam, còn mẹ gánh hàng rong bán trà dạo phố.

 

Nhờ kết quả học giỏi môn toán nên ông đã nhận được học bổng nhà nước du học ở nước ngoài. Năm 1987 ông đã được cử sang Moscow du học chuyên ngành kinh tế khoáng sản. Năm 1993, ông tốt nghiệp Trường Đại học khảo sát địa chất Moscow.

 

Sau khi ra trường, ông bắt đầu các hoạt động kinh doanh đầu tiên của mình ở Moscow bằng việc mở một quán ăn ở nhà số 5, đường Aminevskoe, nơi mà trong những năm 1990, ký túc xá của sinh viên Việt Nam nằm ở đó.

Sau khi kết hôn với cô gái người Việt Nam cũng là du học sinh, vợ chồng ông chuyển tới Kharkov và sau đó vay mượn được 10.000 USD để mở một nhà hàng Việt Nam ở Kiev mang tên Thăng Long.

 

Ngày 8/8/1993, ông thành lập thương hiệu “Mivina” và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay 100.000 USD từ những người bạn Việt với lãi suất 8%.

 

Hoạt động kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng tại Ukraine diễn ra rất thuận lợi. Đến năm 1995, thương hiệu mỳ “Mivina” bắt đầu xuất hiện trênthị trường rồi nhanh chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine. Nguyên liệu cho mỳ “Mivina” được nhập từ Việt Nam và Đài Loan.

 

Đến năm 1996, sản lượng mỳ “Mivina” là 1 triệu gói. Đến năm 1999, ông tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói, năm 2000 là sản phẩm bột khoai tây. Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine.

 

Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói.

 

   pham-nhat-vuong-1440089475.jpg
Ông Phạm Nhật Vượng được chọn làm nhân vật trang bìa cho tạp chí Forbes Việt Nam số ra mắt

 

Năm 2010, công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ đã mua lại công ty sản xuất đồ ăn nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Texnocom của ông Phạm Nhật Vượng với giá 150 triệu USD.

 

Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.

 

Mặt hàng sản xuất được xuất đi 20 nước, trong đó có Nga, các nước vùng Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba lan và Romania.

 

Cùng với việc kinh doanh ở Ukraine, năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đã bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam. Ông thành lập công ty Vinpearl vào năm 2001 và Tập đoàn Vingroup năm 2002 để thâm nhập thị trường bất động sản ở Việt Nam.

 

   vinc2-1440089442.jpg

Ông Phạm Nhật Vượng mong muốn biến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành những thành phố không hề thua kém Hồng Kông và Singapore

 

Năm 2007, ông đưa Vingroup lên sàn giao dịch. Hiện tại, Vingroup là một trong 5 công ty đắt giá nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

Trong số các dự án thương hiệu của công ty gồm khu nghỉ dưỡng Vinpearl với cáp treo từ đảo với đất liền, trung tâm mua sắm Vincom Center Bà Triệu và các khu chung cư cao cấp tại Hà Nội, trung tâm mua sắm Vincom Center ở Sài Gòn và nhiều dự án khác.

 

Ông Vượng đã đi khắp nơi để tìm hiểu và xây dựng ý tưởng cho các dự án. Khi xây dựng Vincom Center tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã lặn lội sang Singapore, đến thăm những trung tâm thương mại lớn để học tập kinh nghiệm.

 

Trước khi xây dựng Vinpearl Nha Trang, ông cũng đã đến thăm các khách sạn tại Phuket, Thái Lan.

Theo đánh giá của tờ Forbes, tài sản của ông vào tháng 8/2015 đạt 1,65 tỷ USD, số vốn hóa công ty Vingroup đạt 3 tỷ USD. Ông trở thành tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam và liên tục nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes bình chọn.

 

Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng đang đầu tư vào các dự án giáo dục, làm từ thiện, xây dựng các tổ hợp công viên như Công viên trung tâm ở New York, xây dựng các tòa nhà chọc trời, khu du lịch trên đảo Phú Quốc, xây dựng 100 siêu thị và 1000 cửa hàng.

 

Ông đang thực hiện dự án thương mại đầy triển vọng e-commerce có giá trị tới 50 triệu USD mà ông ấp ủ từ năm 2006 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.

 

theo http://www.nguoiduatin.vn/bao-nga-viet-ve-nguoi-giau-nhat-viet-nam-ty-phu-pham-nhat-vuong-a203001.html

====================================================

Hiz, cái bạn Vượng này bằng tuổi mình, nay đã là tỉ phú usd.

Còn mình, về nhà ngồi tính toán, thì tài sản của mình cũng là hơn 1 tỉ. 

Vậy là tỉ phú vnd  :P 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xung đột Triều Tiên:

Cả Mỹ-Hàn-Triều đều là “kịch sĩ” đại tài

 

 Cả Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đều không muốn xảy ra chiến tranh nhưng vì sĩ diện nên phải cố gồng mình, không bên nào chịu xuống thang trước.

 

xung-dot-trieu-tien-ca-myhantrieu-deu-la

Mỹ-Hàn không muốn chiến tranh bởi mất mát quá lớn

 

 

Về phía Mỹ, kế hoạch điều chỉnh trọng tâm chiến lược xưng bá toàn cầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang gặp khó khăn rất lớn bởi sự “cứng đầu” đáp trả quyết liệt của Nga trong vấn đề Ukraine và sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc.

 

Tuy Washington không ưa gì Bình Nhưỡng và luôn coi là cái gai trong mắt nhưng Mỹ vẫn hy vọng giải quyết được ổn thỏa tình hình Triều Tiên mà không phải phát động chiến tranh. Nguyên nhân chủ yếu như sau:

 

Một là: Trọng điểm trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là ngăn cản sự xuất hiện và lớn mạnh của một quốc gia trong khu vực có thể đe dọa vị trí bá chủ của Mỹ, mà tiềm lực của Triều Tiên thì Mỹ xem là không đáng kể trong con mắt của mình.

 

 

Mặc dù Triều Tiên đã chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa và thử thành công vũ khí hạt nhân nhưng tiềm lực của Triều Tiên vẫn quá nhỏ bé so với Mỹ. Đối phó với Trung Quốc và Ấn Độ; khống chế được Nhật Bản và Hàn Quốc mới là vấn đề cốt lõi trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

 

Hai là: Một khi chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bùng phát, kẻ gặp họa chính là đồng minh của họ.

 

xung-dot-trieu-tien-ca-myhantrieu-deu-la

Binh lính Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung

 

Hàn Quốc là quốc gia có nền công nghiệp phát triển, các cơ sở công nghiệp và nhân lực kỹ thuật cao của họ đều đặt ở các vị trí rất tập trung và rất gần giới tuyến, chỉ cần Triều Tiên sử dụng các loại tên lửa tầm ngắn và lực lượng pháo binh là đủ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

Người Mỹ không muốn Hàn Quốc và cả Nhật Bản bị tổn hại, bởi vì trong chiến tranh hiện đại, chỉ vài phút là đã gây thiệt hại rất lớn. Hoàn toàn có thể lường trước được hậu quả khi mật độ dân cư và các cơ sở kinh tế của các bên đều tập trung vào những khu vực trọng điểm trong tầm nhìn thấy.

 

Hiện nay, Triều Tiên đã đặt các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam và Nhật bản trong tầm ngắm tên lửa đạn đạo, nếu Triều Tiên ra tay trước thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, còn nếu đòn tấn công phủ đầu của Mỹ không tiêu diệt được hết thực lực tên lửa của Bình Nhưỡng thì Washington cũng sẽ gặp họa.

 

Đây là kết cục mà cả Mỹ-Hàn đều hết sức lo ngại. Cho nên, Mỹ không chỉ lo lắng cho lợi ích bản thân mình mà còn ra sức ngăn cản các đồng minh của họ. Đây là những nguyên nhân xuất phát từ Mỹ và đồng minh làm cho bán đảo Triều Tiên khó có thể xảy ra chiến tranh.

 

xung-dot-trieu-tien-ca-myhantrieu-deu-la

Triều Tiên đã huy động tới hơn 50 tàu ngầm ra biển

 

Tuy nhiên, không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ chiến tranh. Bởi nếu Mỹ-Hàn không thể nhịn được trước sự klhiêu khích của Triều Tiên thì rất có thể họ sẽ chấp nhận “mất mát nhỏ” để diệt trừ “hậu họa lớn". Khi đó, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên sẽ bùng phát và hậu quả thật khôn lường.

 

Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra.

 

Triều Tiên không muốn chiến tranh nhưng phải gồng mình dọa Mỹ-Hàn

 

 

Thường mọi người đều cho rằng chiến tranh Triều Tiên đã là quá khứ, nhưng trên thực tế, Hàn Quốc và Triều Tiên mới chỉ ký kết hiệp định tạm thời đình chiến tháng 7-1953 chứ không phải là hiệp định hòa bình. Điều này có nghĩa, chiến tranh lại có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

 

Tuy nhiên, suốt hơn nửa thế kỷ qua. Triều Tiên thường xuyên đưa ra các tuyên bố cứng rắn đối với Mỹ và Hàn Quốc, cục diện căng thẳng lần này cũng không phải là lần đầu Bình Nhưỡng đẩy 2 bên quay trở lại “trạng thái chiến tranh” như 60 năm về trước.

 

theo http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/xung-dot-trieu-tien-ca-my-han-trieu-deu-la-kich-si-dai-tai-3283107/

==================================================

Tuy là mèo vờn chuột, nhưng mà  chuyện gì cũng có thể xảy ra

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không đủ giỏi, đừng dại đi ngược đám đông

 

 

Đối với những sự việc ta không hiểu, không chắc chắn, cách an toàn nhất đó là chạy theo đám đông. Bởi trong đa số trường hợp, số đông thường luôn đúng.

 

1-1440479072304-crop-1440479079329.jpg

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Bạn sẽ làm gì khi một ngày đẹp trời, bỗng dưng các cửa hàng đồng loạt tung khuyến mãi? Hàng hóa đồng loạt giảm giá khiến bạn có cơ hội mua rẻ những mặt hàng mà trước đây chưa bao giờ bạn dám nghĩ tới.

 

Lúc này, bạn sẽ vội vàng xông vào mua hết những gì bạn thích, hay sẽ dừng lại để suy nghĩ thêm một chút: Tại sao giá lại giảm nhiều đến vậy? Liệu ngày mai sẽ lại tiếp tục có khuyến mãi?

 

Có lẽ, là nhà đầu tư ai cũng biết tới châm ngôn nổi tiếng nhất của Warren Buffett:"Hãy sợ hãi khi người khác tham lam. Và hãy tham lam khi mọi người đang sợ hãi". Hãy nhìn vào thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Đang có quá nhiều dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang sợ hãi, và mọi người đều cố rút lui khỏi thị trường.

 

neu-khong-du-gioi-dung-dai-di-nguoc-dam-

Chứng khoán Việt Nam vẫn đang rơi, và chưa thấy điểm dừng lại

 

Câu hỏi được đặt ra trong lúc này: Chúng ta có nên làm theo câu châm ngôn của Warren Buffett?

Ngoài triết lý "đám đông", nhà đầu tư dường như đã quên mất hai nguyên tắc đầu tư kinh điển khác của Warren Buffett. Ông thường dặn dò các nhà đầu tư của mình phải thuộc lòng 2 nguyên tắc sau:

 

Nguyên tắc số 1 - “Không được thua lỗ”.

Nguyên tắc số 2 - “Không được quên nguyên tắc số một”.

 

Trong những giai đoạn nhạy cảm của thị trường, là một nhà đầu tư chúng ta cần một cái đầu tỉnh táo để đánh giá. Benjamin Graham, vị thầy giáo thông thái của Warren Buffett, đã ví đám đông là Mr Market - “Ông thị trường”. Ông thị trường thường mua vào khi vui và sẵn sàng trả giá gấp đôi để mua được cổ phiếu yêu thích của mình. Nhưng khi buồn, ông ta sẵn sàng bán lại nó với giá còn một nửa.

 

Tuy nhiên, Benjamin cho rằng một nhà đầu tư khôn ngoan cần phải hiểu rõ tâm tính của "Ông thị trường" và lợi dụng đặc điểm này. Người thắng cuộc trên thị trường chứng khoán là người biết sử dụng lý trí của mình, và không để cảm xúc chế ngự.

 

Điều quan trọng nhất là phải luôn xem chừng “Ông thị trường”, xem ông ta hành động thế nào. Khi ông ta vui vẻ nhất là lúc ta nên bán ra. Khi ông ta buồn chán nhất, chính là lúc ta nên mua vào.

Do đó, câu châm ngôn của Warren Buffett cần được viết lại một cách rõ ràng hơn, theo đúng tinh thần của Buffett và người thầy của ông:

 

"Hãy sợ hãi khi người khác Tham Lam Nhất. Và hãy tham lam khi mọi người đang Sợ Hãi Nhất".

 

Cũng vì không hiểu hết câu nói của Buffett, nhiều nhà đầu tư đã phải hứng chịu những khoản thua lỗ lớn.

 

Họ vội vàng bán ra khi đám đông mới chỉ bắt đầu "tham lam", thị trường tiếp tục đi lên và họ dằn vặt bản thân vì đã bán rẻ cổ phiếu. Sai lầm hơn, có những người vội vàng mua vào khi đám đông mới chỉ bắt đầu "sợ hãi". Thị trường cứ đi xuống, tài khoản cứ thế vơi dần đi theo từng ngày...

 

Có một câu chuyện vui như thế này: Có một ông trùm dầu mỏ lên thiên đường tham gia một hội nghị. Khi bước vào phòng họp, phát hiện ra không còn chỗ trống nào nữa, ông liền nảy ra một kế, ông liền hét lớn: “Địa ngục vừa phát hiện ra mỏ dầu lớn chưa từng có!”.

 

Và thế là tất cả các ông trùm dầu mỏ trên thiên đường bèn thi nhau chạy xuống địa ngục, chẳng mấy chốc trên thiên đường chỉ còn lại ông trùm nọ. Lúc này ông ta liền nghĩ, mọi người đã chạy đi hết rồi, có khi địa ngục phát hiện ra dầu mỏ thật chăng? Và thế là ông ta cũng vội vàng chạy về phía địa ngục.

 

Câu chuyện trên là ví dụ điển hình của “hiệu ứng bầy đàn” hay “tâm lý đám đông”. Giống như ông trùm nọ, cho dù có thông minh đến mấy, nhưng nhiều lúc chúng ta buộc phải từ bỏ quan điểm của mình để chạy theo phong trào.

 

Khi đám đông tham lam, ta không thể ngồi yên một chỗ. Ngược lại, khi đám đông sợ hãi không lý do, ta cũng nên sợ hãi theo. Đối với những sự việc ta không hiểu, không chắc chắn, cách an toàn nhất đó là chạy theo đám đông.

 

Thái Nam

Theo Trí Thức Trẻ

 

theo http://cafebiz.vn/quan-tri/neu-khong-du-gioi-dung-dai-di-nguoc-dam-dong-20150824154708364.chn

==============================

Nghe đơn giản, nhưng không đơn giản  :angry: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nếu không đủ giỏi, đừng dại đi ngược đám đông

 

 

Đối với những sự việc ta không hiểu, không chắc chắn, cách an toàn nhất đó là chạy theo đám đông. Bởi trong đa số trường hợp, số đông thường luôn đúng.

 

1-1440479072304-crop-1440479079329.jpg

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Bạn sẽ làm gì khi một ngày đẹp trời, bỗng dưng các cửa hàng đồng loạt tung khuyến mãi? Hàng hóa đồng loạt giảm giá khiến bạn có cơ hội mua rẻ những mặt hàng mà trước đây chưa bao giờ bạn dám nghĩ tới.

 

Lúc này, bạn sẽ vội vàng xông vào mua hết những gì bạn thích, hay sẽ dừng lại để suy nghĩ thêm một chút: Tại sao giá lại giảm nhiều đến vậy? Liệu ngày mai sẽ lại tiếp tục có khuyến mãi?

 

Có lẽ, là nhà đầu tư ai cũng biết tới châm ngôn nổi tiếng nhất của Warren Buffett:"Hãy sợ hãi khi người khác tham lam. Và hãy tham lam khi mọi người đang sợ hãi". Hãy nhìn vào thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Đang có quá nhiều dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang sợ hãi, và mọi người đều cố rút lui khỏi thị trường.

 

neu-khong-du-gioi-dung-dai-di-nguoc-dam-

Chứng khoán Việt Nam vẫn đang rơi, và chưa thấy điểm dừng lại

 

Câu hỏi được đặt ra trong lúc này: Chúng ta có nên làm theo câu châm ngôn của Warren Buffett?

Ngoài triết lý "đám đông", nhà đầu tư dường như đã quên mất hai nguyên tắc đầu tư kinh điển khác của Warren Buffett. Ông thường dặn dò các nhà đầu tư của mình phải thuộc lòng 2 nguyên tắc sau:

 

Nguyên tắc số 1 - “Không được thua lỗ”.

Nguyên tắc số 2 - “Không được quên nguyên tắc số một”.

 

Trong những giai đoạn nhạy cảm của thị trường, là một nhà đầu tư chúng ta cần một cái đầu tỉnh táo để đánh giá. Benjamin Graham, vị thầy giáo thông thái của Warren Buffett, đã ví đám đông là Mr Market - “Ông thị trường”. Ông thị trường thường mua vào khi vui và sẵn sàng trả giá gấp đôi để mua được cổ phiếu yêu thích của mình. Nhưng khi buồn, ông ta sẵn sàng bán lại nó với giá còn một nửa.

 

Tuy nhiên, Benjamin cho rằng một nhà đầu tư khôn ngoan cần phải hiểu rõ tâm tính của "Ông thị trường" và lợi dụng đặc điểm này. Người thắng cuộc trên thị trường chứng khoán là người biết sử dụng lý trí của mình, và không để cảm xúc chế ngự.

 

Điều quan trọng nhất là phải luôn xem chừng “Ông thị trường”, xem ông ta hành động thế nào. Khi ông ta vui vẻ nhất là lúc ta nên bán ra. Khi ông ta buồn chán nhất, chính là lúc ta nên mua vào.

Do đó, câu châm ngôn của Warren Buffett cần được viết lại một cách rõ ràng hơn, theo đúng tinh thần của Buffett và người thầy của ông:

 

"Hãy sợ hãi khi người khác Tham Lam Nhất. Và hãy tham lam khi mọi người đang Sợ Hãi Nhất".

 

Cũng vì không hiểu hết câu nói của Buffett, nhiều nhà đầu tư đã phải hứng chịu những khoản thua lỗ lớn.

 

Họ vội vàng bán ra khi đám đông mới chỉ bắt đầu "tham lam", thị trường tiếp tục đi lên và họ dằn vặt bản thân vì đã bán rẻ cổ phiếu. Sai lầm hơn, có những người vội vàng mua vào khi đám đông mới chỉ bắt đầu "sợ hãi". Thị trường cứ đi xuống, tài khoản cứ thế vơi dần đi theo từng ngày...

 

Có một câu chuyện vui như thế này: Có một ông trùm dầu mỏ lên thiên đường tham gia một hội nghị. Khi bước vào phòng họp, phát hiện ra không còn chỗ trống nào nữa, ông liền nảy ra một kế, ông liền hét lớn: “Địa ngục vừa phát hiện ra mỏ dầu lớn chưa từng có!”.

 

Và thế là tất cả các ông trùm dầu mỏ trên thiên đường bèn thi nhau chạy xuống địa ngục, chẳng mấy chốc trên thiên đường chỉ còn lại ông trùm nọ. Lúc này ông ta liền nghĩ, mọi người đã chạy đi hết rồi, có khi địa ngục phát hiện ra dầu mỏ thật chăng? Và thế là ông ta cũng vội vàng chạy về phía địa ngục.

 

Câu chuyện trên là ví dụ điển hình của “hiệu ứng bầy đàn” hay “tâm lý đám đông”. Giống như ông trùm nọ, cho dù có thông minh đến mấy, nhưng nhiều lúc chúng ta buộc phải từ bỏ quan điểm của mình để chạy theo phong trào.

 

Khi đám đông tham lam, ta không thể ngồi yên một chỗ. Ngược lại, khi đám đông sợ hãi không lý do, ta cũng nên sợ hãi theo. Đối với những sự việc ta không hiểu, không chắc chắn, cách an toàn nhất đó là chạy theo đám đông.

 

Thái Nam

Theo Trí Thức Trẻ

 

theo http://cafebiz.vn/quan-tri/neu-khong-du-gioi-dung-dai-di-nguoc-dam-dong-20150824154708364.chn

==============================

Nghe đơn giản, nhưng không đơn giản  :angry: 

 

 

Trong nghiên cứu khoa học chạy theo đám đông toàn là những thằng ngu!

Cái này ông Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bảo thế. Ghi vào! Ghi vào! Để sau này còn trích dẫn.

Còn câu của siêu tỷ phú Warren Buffett

Nguyên tắc số 1 - “Không được thua lỗ”.

Nguyên tắc số 2 - “Không được quên nguyên tắc số một”.

 

Chứng tỏ thằng cha này giàu gặp may vì số phận mỉm cười, chứ hoàn toàn không do tài năng của ông ta. Bởi vì bất cứ con mẹ bán ve chai nào cũng không hề muốn thua lỗ khi gánh thúng ve chai trên vai. Nhưng chỉ vì ông ta nổi tiếng, nên - như các cụ nhà ta nói :

Vai mang túi bạc kè kè.

Nói quấy, nói quá, người nghe rầm rầm...

Bởi vậy, những con bò luôn luôn thấy đúng. Trong khi câu của ông Warren Buffett nó cũng chỉ đơn giản là: "Nhảy vào lửa chắc chắn bị bỏng". Số đông rất cần thiết với những người hoạt động chính trị và kinh doanh. Chính vì sức mạnh đó, nên nó quan trọng với họ. Nhưng để phát triển thì cần những cá nhân sáng tạo. Điếu có một phát minh nào được biểu quyết để thẩm định tính chân lý cả.

Cái tít bài báo thì hay: "Không đủ giỏi, không nên đi ngược lại số đông". Nhưng cái nội dung thì dở ẹc.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nghiên cứu khoa học chạy theo đám đông toàn là những thằng ngu!

Cái này ông Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bảo thế. Ghi vào! Ghi vào! Để sau này còn trích dẫn.

Còn câu của siêu tỷ phú Warren Buffett

Chứng tỏ thằng cha này giàu gặp may vì số phận mỉm cười, chứ hoàn toàn không do tài năng của ông ta. Bởi vì bất cứ con mẹ bán ve chai nào cũng không hề muốn thua lỗ khi gánh thúng ve chai trên vai. Nhưng chỉ vì ông ta nổi tiếng, nên - như các cụ nhà ta nói :

Vai mang túi bạc kè kè.

Nói quấy, nói quá, người nghe rầm rầm...

Bởi vậy, những con bò luôn luôn thấy đúng. Trong khi câu của ông Warren Buffett nó cũng chỉ đơn giản là: "Nhảy vào lửa chắc chắn bị bỏng". Số đông rất cần thiết với những người hoạt động chính trị và kinh doanh. Chính vì sức mạnh đó, nên nó quan trọng với họ. Nhưng để phát triển thì cần những cá nhân sáng tạo. Điếu có một phát minh nào được biểu quyết để thẩm định tính chân lý cả.

Cái tít bài báo thì hay: "Không đủ giỏi, không nên đi ngược lại số đông". Nhưng cái nội dung thì dở ẹc.

 

Thưa Sư Phụ...

Có một câu tương tự ông Quá-rảnh Bốc-phét nói...

Thiên Bồng áp dụng trên 10 năm...

Vẫn thấy... luôn chính xác đến từng mi-li-mét...

Đó là...

 

Quy tắc 1: Vợ luôn luôn đúng...

Quy tắc 2: Nếu vợ sai... Xem lại Quy tắc 1...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia thôi miên kịch liệt phản đối TS Phan Quốc Việt

Hoàng Đan |

27/08/2015 07:19 13

 
Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, không ai dạy trẻ nhỏ đi trên thủy tinh và đây không phải dũng cảm mà chỉ là chứng minh việc này không nguy hiểm như vẫn tưởng.
 

sohaquan-1440606745968-42-0-379-660-crop

Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân.

 

Không phải chứng minh lòng dũng cảm

Bài tập đi trên thảm thủy tinh để thể hiện lòng dũng cảm dành cho trẻ em lớp 1 ở một trong năm cuốn "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh cấp 1" do TS Phan Quốc Việt - Nguyễn Thị Thùy Nương (chủ biên) do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành đang gây xôn xao dư luận.

Trước những ý kiến trái chiều, tranh cãi nhau về bài học của lòng dũng cảm này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân, Trung tâm nghiên cứu phát triển Tâm - Thể - Trí.

Ngay khi vừa nhắc đến câu chuyện dạy học sinh lớp 1 đi trên thảm thủy tinh, chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân đã bày tỏ sự phản đối việc này.

"Việc dạy trẻ em đi trên thủy tinh như vậy rõ ràng không phải là kỹ năng, phản khoa học và không hiểu hết về vấn đề tâm lý", chuyên gia Mạnh Quân nói.

 

chuyen-gia-thoi-mien-kich-liet-phan-doi-
Hai học sinh cấp 2 được các thành viên của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn phát triển ABA hướng dẫn đi trên thảm thủy tinh.
 

Theo chuyên gia Mạnh Quân, việc đi trên thảm thủy tinh hay trên lửa này không phải để chứng minh lòng dũng cảm của con người mà chỉ nhằm chứng minh việc con người có thể làm được nhiều việc không tưởng.

"Ở bên Đức, tôi có dạy một số học viên và sau đó đã từng trả lời báo chí về vấn đề đi chân không trên than lửa hồng mà không bị bỏng.

Thực tế, việc chúng ta đi trên lửa hay trên thảm thủy tinh hoặc dùng cổ bẻ gãy mũi tên, cong thanh sắt... không phải để chứng minh sự dũng cảm hay can đảm của con người.

Mà hiệu ứng này chỉ là chứng minh có nhiều việc chúng ta tưởng rằng nguy hiểm nhưng trên thực tế nó không nguy hiểm như chúng ta nghĩ", chuyên gia Mạnh Quân cho hay.

Lý giải thêm về việc đi trên thảm thủy tinh, chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, thực tế, nếu đi trên thảm thủy tinh mà đi đúng cách thì không hề gặp nguy hiểm.

"Ở nước ngoài, những thảm thủy tinh này được đặt hàng, gia công riêng, chỉ dành để áp dụng cho những bài học vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách đi trên thảm.

Phải rất cẩn thận từ khâu chọn thủy tinh dày, mài nhẵn những cạnh sắt, nhọn đến việc khử trùng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng

Việc đi trên thảm thủy tinh dựa trên nguyên tắc vật lý là càng nhỏ bao nhiêu thì áp suất càng lớn bấy nhiêu và tụt xuống dưới còn bề mặt càng lớn bao nhiêu thì áp suất càng lớn bấy nhiêu thì nổi ở trên.

Chính vì thế các mảnh thủy tinh lớn sẽ ở trên còn nhỏ ở dưới.

Ở đây, nếu chúng ta tin rằng việc đi như vậy không việc gì và cộng với tiết diện của bàn chân lớn như vậy thì sẽ tác động lên não rồi từ não chỉ huy xuống làm da chân sẽ mềm.

Khả năng đứt chân là không thể xảy ra. Còn khi chúng ta vẫn còn sợ thì tạo thành stress và não chỉ huy xuống là da chân sẽ căng, cứng.

Khi đó, khả năng đứt chân sẽ là rất cao. Từ đó cũng chứng minh thêm rằng, tư duy của chúng ta sẽ tác động vào cơ thể vật lý", chuyên gia Mạnh Quân nhấn mạnh.

 

Nguy hiểm phía sau giờ học đi trên thảm thủy tinh

Chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân cũng nhấn mạnh thêm, dù nếu biết đi đúng cách trên thảm thủy tinh là không nguy hiểm nhưng không ai lại đi dạy cho trẻ nhỏ những điều này.

"Chưa bao giờ trong các khóa học mà tôi giảng dạy trẻ em chứng minh dũng cảm bằng việc đi trên thảm thủy tinh này. Bởi đây là sai lầm khi tâm lý con trẻ của chúng ta là học và làm theo nhưng lại thiếu sự phân tích, logic.

Chính vì thế, những trò ảo thuật hay phim hành động đều phải chiếu muộn hoặc ghi rõ cấm người dưới 16 tuổi vì sợ trẻ em làm theo.

Chưa kể, việc giải thích cho rằng, các mảnh thủy tinh đã được xử lý, mài ra sao, lọc cái nhỏ ra sao, băng dính ra sao... nếu đúng là an toàn và các vị giẫm lên để chứng minh lòng dũng cảm thì đâu còn là dũng cảm nữa.

Dũng cảm là vượt qua những thử thách rất lớn mà thậm chí có thể gây tổn thương cho họ bằng cả tính mạng. Còn ở đây, thách thức do các vị đặt ra và biết rõ rằng, chẳng có gì nguy hiểm, vậy thì đâu còn gọi là chứng minh lòng dũng cảm", chuyên gia Mạnh Quân chia sẻ.

 

chuyen-gia-thoi-mien-kich-liet-phan-doi-
Việc đi trên thảm thủy tinh chỉ an toàn khi thảm dày và người đi biết cách giữ thăng bằng. (Ảnh chụp sách dạy kỹ năng sống của Tâm Việt Group)
 

Cùng với đó, chuyên gia Mạnh Quân cũng bày tỏ sự lo lắng, khi ở lớp các mảnh thủy tinh đã xử lý và thầy cô ở lớp đều được huấn luyện.

"Nhưng sau khi rời lớp học đi qua thủy tinh xong, các em trở về nhà và cùng chứng minh sự dũng cảm với nhau thì đây mới là điều đáng lo lắng, không quản lý được.

Bản chất mảnh thủy tinh thì cùng lắm có thể cắt đứt gân chân nhưng cái nguy hiểm hơn là con vi trùng, nhất là vi trùng uốn ván ở trong mảnh thủy tinh này.

Nếu chẳng may bị cứa vào mà không kịp xử lý thì nguy hiểm đến vô cùng. Cái nguy hiểm nhất ở đây chính là các em nhỏ không thể biết đó là sự nguy hiểm", chuyên gia Mạnh Quân nhận định.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân, thực tế, việc giáo dục kỹ năng cho trẻ em ở nước ta còn rất thiếu và yếu. Chưa kể, không ít bậc phụ huynh còn thiếu quan tâm đến con, em mình.

Nhưng để khuyến khích cho trẻ lớp 1 thì có nhiều cách khác nhau chứ không phải dùng đến việc đi trên thủy tinh.

"Ở đây, với các em nhỏ lớp 1, tâm lý chưa hoàn thiện, mới chủ yếu là bắt chước và làm theo nên chúng ta hãy khuyến khích bằng cách dạy, tập các kỹ năng cho các em như chào hỏi, cư xử lễ phép với ông bà, bố mẹ, người lớn.

Các kỹ năng nói chuyện trước tập thể, trình bày ý kiến của mình trước ba mẹ, dám đi cùng bạn bè mình để thực hiện ước mơ, trao đổi, dám nhận lỗi về mình, dám vượt qua thử thách trong một môn học nào đó…", chuyên gia Mạnh Quân nói thêm.

 

chuyen-gia-thoi-mien-kich-liet-phan-doi-
TS Nguyễn Văn Khải
 
Tôi là một nhà vật lý, tôi sẽ không cho con hay cháu tôi đi như vậy, tôi cũng không rèn luyện cho con cháu tôi lòng dũng cảm theo kiểu ấy. Với học trò của tôi, tôi cũng không dạy kiểu điên rồ như vậy nhất là đối với học sinh lớp 1

theo Trí Thức Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự đáng sợ của nước Mỹ    

Tác giả: Đại tướng Lưu Á Châu

(Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

 

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa.

 

Ảnh: Tướng Lưu Á Châu. 

luu-a-chau.jpg?w=660

 

Hai nước Trung Hoa – Mỹ không có xung đột vì lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động.

 

Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

 

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ.

 

Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

 

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.”

Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác:

–        “Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.”

 

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!” Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa.

 

Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người  đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo TQ vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

 

Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

 

– Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ.

Bi kịch của Trung Quốc chúng ta :phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu oc.

 

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế,

1 -là họ không mắc sai lầm;

2 -là họ ít mắc sai lầm;

3 -là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

 

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ.

Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. 

 

Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

 

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất.

 

Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc.

 

Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao. 

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc.

 

Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác,không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi.

 

Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan

Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.

 

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên.

 

Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý.

 

Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố.

Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

 

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.

 

Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

 

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

 

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

 

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

 

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi.

Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này:

 

Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác.

Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc.

 

Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

 

nguồn internet

==========================

Một cách nhìn khác vể nước Mỹ 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự đáng sợ của nước Mỹ    

Tác giả: Đại tướng Lưu Á Châu

(Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

 

Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

 

nguồn internet

=========================================================

Một cách nhìn khác vể nước Mỹ 

 

Hoàn toàn OK, chính phủ Mỹ giải tán ăn chơi cả tháng mà quốc gia vẫn hoạt động bình thường, một người Mỹ là một viên gạch chắc chắn lắm. Hãy học cái hay của họ.

 

Tất nhiên tùy thời Mỹ thống trị thế giới, tới lúc không thể được bởi các quốc gia khác đang tích lũy năng lượng tới lúc nào đó mà thôi!

 

Ở Việt Nam, một ông nội nào đó cầm con dấu củ khoai chạy mất hoặc bỏ quên đâu đó sau khi ăn nhậu là rối beng lên ngay, không biết bằng cách gì nữ quái ma-ba-ke Huyền Như dùng nó lại lừa được 4.300 tỷ, phải công nhận siêu thật.

 

Mặc dù vậy, mỗi người dân vẫn là "độc lập tư tưởng" trong chừng mực nào đó, căn bệnh "chết" vẫn cứ ám ảnh mọi thời đại, Mỹ và Châu Âu có người bị thần kinh nhiều nhất thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Yêu nước xin đừng đại ngôn, hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất này

 

Đi xem diễu hành 70 năm ngày Quốc Khánh để thể hiện tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Nhưng lại đua nhau xả rác thế này.

11914883_1473989949594778_48492903012839

Yêu nước xin đừng đại ngôn, hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất này. Như bỏ rác vào thùng chẳng hạn.

11935057_1473989969594776_64894273929113
 
11947493_1473990062928100_26149985733861
 
11949453_1473990022928104_40829404990413
 

image_2laikachisej9.jpg
 

Nguon: http://vitalk.vn/threads/yeu-nuoc-xin-dung-dai-ngon-hay-bat-dau-tu-nhung-viec-lam-nho-nhat-nay.2117631/

=============================

 Các bạn trẻ bây giờ ý thức yếu quá  :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tin bị xóa về duyệt binh TQ

  • 3 tháng 9 2015
150903032359_xi_jinping_jiang_zemin_hu_jImage copyrightXINHUAImage captionCác lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào - trước lễ duyệt binh

Lễ duyệt binh hôm 3/9 tại Bắc Kinh, mà Trung Quốc gọi là để “kỷ niệm 70 năm Thắng lợi Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và Chiến thắng Phát xít của thế giới”, được kiểm soát chặt chẽ.

 

Nhưng trên truyền thông xã hội Trung Quốc, lại có câu chuyện khác.

Các công dân mạng trên trang Weibo đã đùa cợt, đăng nhiều hình châm biếm và chê các lãnh đạo mặt lạnh tanh.

 

Giới kiểm duyệt cũng nhanh chóng xóa bài để giữ đúng “kịch bản”.

Một số bài đăng được ghi lại nhờ Cedric Sam, sống ở Hong Kong, và Weiboscope, một dự án của Đại học Hong Kong muốn theo dõi những nội dung bị xóa trên Weibo.

 

150903150505__85339650_028833868-1.jpg

Một chủ đề được ưa chuộng là Chủ tịch Tập Cận Bịnh, người duyệt đoàn quân trên xe ô tô.

150903150555__85339648_1b6a10d1-1783-474

Người dùng Weibo, Diuz, đăng ảnh đồ chơi gấu Winnie the Pooh. Dù không chú thích, nhưng hàng ngàn người hiểu ngay. Bài này được chia sẻ 65.000 lần trước khi bị xóa, theo Weiboscope.

 

Từ 2013, ông Tập được gắn liền với chú gấu này, sau khi dân mạng thấy hình ông đi bộ cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama, trông giống gấu Pooh và cọp Tigger.

Gương mặt lạnh tanh của ông Tập cũng trở thành chủ đề diễu nhại.

 

Người dùng tên hiệu Buyuesangw trên Weibo đăng hình ông Tập với dòng chữ: “Tâm hồn tôi mệt quá.”

 

150903150623__85339652_fb96b557-1236-421

Một người khác lại đăng hình: “Nóng quá, tôi muốn chết đây.”

 

150903150711__85340500_5ed74f35-f5b4-45d

Một chủ đề được đặc biệt quan tâm là sự xuất hiện của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

 

Một người đăng hình ông Giang, bình phẩm: “Tin lớn nhất ngày hôm nay.”

 

150903150745__85340507_028832215-1.jpg

Một hình khác nổi lên là cảnh một cụ già thương xót ông Tập, vốn có biệt danh “Tập Đại Đại”.

 

150903150813__85339643_2ef14707-6bfc-40e

Một phụ đề ghi: “Bắc Kinh nóng quá, bà thương Tập Đại Đại.”

 

Nhưng cũng có những mẩu tin trên Weibo, chủ yếu từ Đài Loan, cáo buộc Bắc Kinh bóp méo lịch sử.

 

150903150844__85340502_aca6e3ab-bea6-47a

 

Trong đó có tuyên bố của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, nói Quốc Dân Đảng, đã đóng vai trò chính đánh đuổi Nhật trong Thế chiến Hai, cộng thêm tấm ảnh Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo Quốc Dân Đảng.

 

Một người trên Weibo, Visionanimal, đăng ảnh và viết: “Kính chào người hùng thực sự của nhân dân Trung Quốc!”

 

theo : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/09/150903_china_military_parade_socialmedia?ocid=socialflow_facebook

=========================================================================

Vấn đề chiến thắng quân Nhật thì công lớn nhất là Hồng quân xô viết, 

Chú china  giờ tuyên bố là của mình

Chú taiwan cũng ấm ức tuyên bố có công kháng Nhật 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay