yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc, Thái Lan xây kênh đào nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương

 

Thông tin sơ bộ về dự án

 

Truyền thông Thái Lan cho biết, Biên bản ghi nhớ (MoU) về dự án này đã được ký kết tại Quảng Châu (Trung Quốc) hồi cuối tuần trước. Khi hoàn thành, kênh đào Kra (lấy theo tên eo đất Kra) sẽ là tuyến đường biển huyết mạch nối giữa châu Á, Trung Đông và châu Âu mà không phải đi qua eo biển Malacca – tuyến hàng hải sầm uất nhất thế giới hiện chuyên chở 40% hàng hóa giao thương toàn cầu.

 

Kra19-5-8bc7c.jpg
Kênh đào Kra nối liền Biển Andaman ở Ấn Độ Dương với Biển Đông trên Thái Bình Dương. (Ảnh: Iims.org)
 

Theo dự kiến, dự án mất khoảng 10 năm xây dựng, với tổng mức đầu tư lên đến 28 tỉ USD. Nếu áp dụng những công nghệ mới nhất, thời gian hoàn tất có thể sẽ rút ngắn xuống còn 7 năm, nhưng chi phí đội lên khoảng 36 tỉ USD.

 

Kra sẽ là kênh đào hai làn, với chiều dài 102km, độ sâu 25m, chiều rộng tầm 400 m (kênh đào Panama hiện chỉ có độ sâu 15m, chiều rộng tại điểm lớn nhất chỉ là 304m). Điểm đầu sẽ là từ tỉnh Satun (Vịnh Amadan) và điểm cuối sẽ là ở Songkhla (Vịnh Thái Lan). Dự kiến tuyến kênh sẽ được đào dọc theo tuyến đường quốc lộ 406, do Công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Kra Trung Quốc – Thái Lan làm chủ đầu tư.

 

Kênh đào Kra từng được đưa ra thảo luận từ thế kỉ 17, với việc vua Xiêm Narai yêu cầu kĩ sư người Pháp De Lamar tính toán khả năng xây dựng một tuyến đường biển nối Songkhla tới Biển Andaman. Ý tưởng này bị ngừng lại, vì công nghệ lúc đó chưa cho phép, thiếu tiền. Năm 1882, kiến trúc sư xây dựng kênh đào Suez là De Lesseps cũng nhận được một đề nghị tương tự. Sang thế kỉ 20, kế hoạch này bị ngưng lại, do xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới. Đến năm 2005, tờ Washington Post (Bưu điện Washington) tiết lộ thông tin liên quan đến báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, nói rằng Bắc Kinh tìm cách bỏ vốn và xây dựng kênh Kra nhằm tạo ảnh hưởng tại khu vực. Việc Trung Quốc và Thái Lan ký MoU được xem là thành quả rõ ràng nhất từ trước đến nay liên quan đến Kra.

 

Lợi ích của các bên

 

Kênh đào này sẽ rút ngắn được tới 1.200km đối với tàu thuyền trên cung đường từ Ấn Độ Dương (phía Tây) đến Vịnh Thái Lan. Thời gian di chuyển giảm được 2-5 ngày và tàu chở dầu có trọng tải 100.000 DWT có thể tiết kiệm được khoản chi phí lên đến 350.000 USD đối với mỗi chuyến đi. Giới phân tích nhận định, quy mô của kênh đào Kra cho phép mọi loại tàu vận tải cỡ lớn đi qua, kể cả loại tàu chở dầu thô kích cỡ siêu lớn (VLCC).

 

Với Thái Lan, lợi ích thu được từ dự án này sẽ là nguồn thu thuế chung chuyển, phí cảng biển, tạo làn sóng kích thích đầu tư nước ngoài, cùng với đó là hàng loạt các dự án hạ tầng ăn theo kênh đào. Bangkok cũng hy vọng, kênh đào Kra sẽ tạo ra một bộ mặt kinh tế mới cho khu vực miền Nam, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Từ đây chính quyền có thể kiểm soát tốt hơn an ninh trật tự, khi mà các cuộc tấn công, bạo động tại các tỉnh miền Nam được cho là khởi nguồn từ bất bình đẳng kinh tế.

 

Quan chức Trung Quốc mô tả, tuyến kênh mới này là một phần trong các dự án hạ tầng thuộc “Con đường tơ lụa trên biển” mà Bắc Kinh đề xuất thời gian gần đây, làm sống lại tuyến hàng hải từ Trung Quốc xuyên qua Đông Nam Á và Ấn Độ Dương tới châu Âu. Bắc Kinh hy vọng, kênh đào Kra sẽ giúp giảm chi phí vận tải dầu nhập khẩu từ Trung Đông, châu Phi; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải tốt hơn so với tuyến đường qua eo biển Malacca.

 

Quốc gia chịu ảnh hưởng “tiêu cực” có lẽ là Singapore. Ngành giao nhận vận tải biển của nước này trong năm 2014 đã vận chuyển được khoảng 581 triệu tấn hàng hóa bằng đường biển, với khoảng 34 triệu container. Nhưng con số này sẽ giảm đi nhiều nếu Kra chính thức đi vào vận hành.

 

theo http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-thai-lan-xay-kenh-dao-noi-thai-binh-duong-an-do-duong-1073853.htm?mobile=true

====================================================

Nếu kênh đào này được thực hiện, thì VietNam cũng có cái lợi và cái bất lợi

Có lẽ bất lợi nhiều hơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tạo thế đi lên”

 

 

Dân trí “Đổi tên nước, thực chất là lấy lại tên nước thời Bác Hồ, tất nhiên sẽ có tốn kém một chút nhưng cái được sẽ lớn hơn rất nhiều. Cái được lớn nhất là được lòng dân và tạo thế đi lên vững chắc cho đất nước”, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão trao đổi.
 

UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa đưa ra bản dự thảo Hiến pháp mới, với nhiều điểm mới sau thời gian 3 tháng lấy ý kiến người dân. Ở một số nội dung quan trọng, bản dự thảo mới đã đưa ra 2 phương án để tiếp tục thảo luận, cân nhắc, lựa chọn. Ông đánh giá thế nào về việc này?

 

Tôi rất quan tâm và hoan nghênh cách làm này. Dù thời gian tiếp cận ngắn, tôi chưa nghiên cứu sâu về tất cả các nội dung nhưng trước hết tôi rất vui và phấn khởi bởi thấy cách thức làm việc của UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp như vậy là nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm, có sự khiêm tốn để  lắng nghe và tiếp thu. Một số nội dung quan trọng mà còn có ý kiến khác nhau, Uỷ ban đã đưa ra 2 phương án để rộng đường phân tích, trao đổi, lựa chọn. Việc làm ấy, tôi cho là cần thiết và tích cực, thể hiện sự cầu thị, tiếp thu và tinh thần dân chủ để chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp có lợi nhất. 

 

Tôi tin rằng nhân dân sẽ quan tâm và đồng tình với việc làm trên. Cũng như nhân dân đã từng hoan nghênh và ủng hộ với chủ trương cho phát thanh và truyền hình trực tiếp chất vấn và trả lời chất vấn, cách đây 20 năm.

 

Vu-Mao---du-thao-Hien-phap-1-985bd.jpg
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão: "Tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản ánh đúng tình hình đất nước hiện nay".
 
Một điểm mới rất được dư luận chú ý là đề xuất về phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như tên khai sinh nước mà Chủ tịch HCM đã nêu trong tuyên ngôn độc lập để công bố với toàn thể dân tộc và quốc tế năm 1946. Quan điểm của ông về điểm mới này?
 

Tôi rất đồng tình và cho rằng việc này thực sự hợp lòng dân. Tôi tán thành phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có thể nêu các lý do sau đây:

 

Một là, tên nước cần phản ánh đúng tình hình đất nước trong giai đoạn hiện nay.  

 

Hai là, nhân dân ta, Đảng ta luôn luôn có đầu óc thực tiễn. Chúng ta là những người chân thực, biện chứng, dám nhìn thẳng vào sự thật. 

 

Ba là, hiện nay Đảng ta phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc lấy lại tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một việc làm rất thiết thực. Tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hoà được Bác Hồ đặt ra, được quy định trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Chúng ta rất trân trọng vì nó thể hiện sự sáng suốt, thiết thực của Bác Hồ.

 

Bốn là, bà con người Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn hướng vể tổ quốc, vui mừng dõi theo những thành quả mà nhân dân ta đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong nhiều năm qua, tôi đã nhiều lần  được gặp gỡ, “tiếp xúc với các cử tri Việt Kiều”. Tôi hiểu được nguyện vọng của bà con. Tôi tin rằng việc đổi lại tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ được bà con hoan nghênh. Như thế, càng có lợi cho sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc. 

 

Năm là, các nước cùng thể chế chính trị như nước ta thì hầu như không nước nào đổi tên để có cụm từ xã hội chủ nghĩa như nước ta. Trung Quốc từ năm 1949 đến nay vẫn giữ nguyên gọi là nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa...

Tôi thực sự vui mừng khi UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra 2 phương án, trong đó có phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và tôi tin đa số người dân sẽ ủng hộ phương án này. Đây cũng là việc cần thiết để tạo động lực phấn đấu cho cả nước trong tình hình hiện nay.

 

Nói như vậy có nghĩa, tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ thể hiện được đúng đặc điểm, trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay và sẽ có tác động tích cực tới các bước phát triển của đất nước?

 

Lấy lại tên nước như vậy sẽ rất có lợi cho nhân dân, để người dân hiểu thực chất chế độ chính trị của mình, hiểu thực chất mức độ phát triển hiện tại của đất nước mình, để mỗi người dân không ngạo mạn, chủ quan rằng mình đang ở “mốc” xã hội chủ nghĩa. 

 

Thực chất là mình đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ (mà thời gian của thời kỳ quá độ còn dài lắm). Nhân dân là người chủ, là nền tảng và là động lực để phát triển đất nước. Lãnh đạo định hướng đúng thì nhân dân cũng sẽ nhận thức đúng. Và như thế người dân sẽ nhận rõ trách nhiệm của mình phải làm gì để để xây dựng đất nước giàu mạnh. 

 

Đồng thời cần nhận rõ, chúng ta chấp nhận cơ chế thị trường (bản chất là cơ chế vận động của tư bản chủ nghĩa), chúng ta hội nhập quốc tế thì phải rất tỉnh táo và sắc sảo để chủ động có những chiến lược và sách lược để áp dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, minh bạch. Những người lãnh đạo cần có cái nhìn thực tiễn, không chủ quan, không ngộ nhận, tức là không được phép kiêu ngạo cộng sản như Lênin đã chỉ rõ. Bài học của thế giới và thực tiễn cách mạng của nước ta đã cho thấy tự kiêu tự đại là thất bại.  

 

Nhìn ra bên ngoài, các nước theo đuổi con đường Xã hội chủ nghĩa cũng đặt tên nước khác ta và nhiều người cho rằng, tên Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ giúp Việt Nam có được nhiều lợi thế trong quan hệ với bên ngoài?

 

Tôi nghĩ bạn bè quốc tế cũng rất vui đón nhận tên gọi nói trên vì thấy Việt Nam tự nhận thức đúng giai đoạn phát triển hiện tại của mình, chặng đường mà mình đang đi. 

 

Nhìn ra thế giới, nước bạn láng giềng của ta là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, họ không cần lấy tên nước là xã hội chủ nghĩa mà họ vẫn đổi mới, khôn ngoan và tài ba để tiến lên như vũ bão, vươn lên hàng thứ 2 thế giới và đang cạnh tranh vị trí số 1 với Mỹ.  

 

Tuy nhiên, nếu thay đổi tên nước cũng kéo theo nhiều hệ lụy như phải thay đổi rất nhiều văn bản, giấy tờ, con dấu, quốc huy… thậm chí có thể phải in lại tiền?

 

Tôi cũng hiểu và cân nhắc nhiều về điều đó. Tuy nhiên, tôi thấy ở đây, phải đi vào bản chất của vấn đề. Tất cả những việc đó chúng ta có thể chuyển đổi dần, có quá trình. Tất nhiên sẽ có tốn kém một chút nhưng tôi nghĩ cái được sẽ lớn hơn rất nhiều. Cái được lớn nhất là được lòng dân, nghĩa là tạo dựng được vị thế chắc chắn để đi lên mạnh mẽ hơn. Những thứ thu về chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với những tốn kém do thay đổi tên nước. 

 

Hơn nữa, cũng sẽ có cách để giảm thiểu chi phí. Chẳng hạn, không nhất thiết ngay tức thì ta phải đổi tiền vì Quốc hội có thể ra một Nghị quyết với nội dung khẳng định, các loại giấy tờ, văn bản, tiền tệ đang sử dụng với tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn có giá trị như tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc này có thể kéo dài trong 2 năm, 3 năm hoặc 5 năm… để chuyển đổi dần dần. Chúng ta đủ thông minh để giải quyết, xử lý được những chuyện không lớn này. 

 

Xin cảm ơn ông!

theo http://dantri.com.vn/xa-hoi/ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-se-tao-the-di-len-719932.htm

============================================

Cá nhân tôi thì ủng hộ việc đổi tên Nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa  :P 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

“Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tạo thế đi lên”

============================================

Cá nhân tôi thì ủng hộ việc đổi tên Nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa  :P 

 

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là cú pháp theo Hán Việt...

Phài là Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai mới thực sự là Quốc tổ của người Việt?

 

logo.gifViệc truy tôn một người nào đó là Quốc tổ là việc hệ trọng. Vậy mà, chỉ điểm qua các báo gần đây cũng thấy có đến vài vị Quốc tổ khác nhau.

 

Trong cây phả hệ của một dòng họ/chi nhánh dòng họ, Ông tổ được coi là người khởi dựng dòng họ/chi nhánh dòng họ ấy, là người có quan hệ huyết thống với các hậu thế của mình. Trong một nghề thủ công, Ông tổ nghề được coi là người sáng lập và truyền dựng nên nghề ấy. Người ta thường dựng nhà thờ Tổ, xây ngôi mộ Tổ, cử hành giỗ Tổ để thành kính tưởng nhớ công lao của một vị Tổ. 

 

Những việc làm đó mang ý nghĩa tâm linh sâu xa, hướng về nguồn cội và có tác dụng giáo dục các thế hệ phát huy truyền thống gia phong hay bảo tồn những nguyên tắc tốt đẹp của nghề nghiệp. Vì vậy, việc coi một người nào đó là Ông tổ là một việc hệ trọng.

 

Trong phạm vi một dòng họ hay một nghề còn như vậy, việc truy tôn một người nào đó là Quốc tổ, người khởi dựng nên một quốc gia, một dân tộc lại càng là việc hệ trọng hơn bội phần.

 

Vậy mà, điểm qua các báo gần đây ta thấy gì? Sau đây là bốn ví dụ trong số nhiều tin tương tự:

 

1. Khởi công xây dựng Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân: Chiều 26/3, Bộ Văn hóa Thông tin (?) đã tổ chức khởi công xây dựng Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại khu đồi Sim, xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. (Báo Vn Media)

 

2.Lễ giỗ Ðức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ (TTXVN)

 

3.Kiên Giang: Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương đón nhận bằng di tích LSVH (Báo Tiền phong )

 

4.Tượng Quốc tổ, 18 tượng Vua Hùng được công nhận lớn nhất Việt Nam. (Báo Thanh niên)

 
 

20150522151919-2015-05-22-151745.jpg

 

Như vậy,

 

- Theo bài 1, ở Việt Trì, Quốc tổ là Lạc Long Quân; còn theo bài 2), ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quốc tổ cũng là Lạc Long Quân, bởi từ "Đức" ở đây là để tỏ ý tôn kính, tương tự như nói Đức Phật, Đức Chúa, Đức Thánh Trần, Đức Bà... nên Đức Quốc tổ cũng chỉ là Quốc tổ mà thôi;

 

- Theo bài 3, ở Kiên Giang, Quốc tổ là Hùng Vương (thứ nhất?). Các đền thờ Hùng Vương ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... đều ghi "Đền Quốc tổ Hùng Vương". Trước đây Đền Hùng Phú Thọ cũng có tên là "Đền Quốc tổ Hùng Vương".

 

- Theo bài 4, ở Gia Lai, Hùng Vương (thứ nhất?) không phải là Quốc tổ, vì đã có tượng đứng cùng với 17 vị khác; còn Quốc tổ “môi đỏ như son, da trắng như tuyết” thì không có tên!

 

Và dường như tất cả các hoạt động và sự kiện này, từ ý tưởng dự án, thiết kế, xây dựng... đến khánh thành đều có vai trò quản lý nhà nước của Sở Văn hóa sở tại.

 

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có 1417 di tích thờ vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Hầu khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng tổ chức cúng lễ ...Nhưng với việc sử dụng các danh xưng bất nhất như trên thì ai là Ông tổ đích thực của chúng ta?

 

Sắp tới các cháu học sinh sẽ phải trả lời thế nào, nếu có các đề thi liên quan trong môn Lịch sử?

TS.Phan Văn Khôi

 

Nhà sử học Lê Văn Lan: Gọi Lạc Long Quân là quốc tổ là 2 lần sai
GS sử học Lê Văn Lan cho biết, ông đã nhiều lần góp ý với Phú Thọ rằng chỉ nên gọi Hùng Vương là Quốc tổ còn Lạc Long Quân thì không. "Chúng ta đang cố gắng chứng minh Hùng Vương là có thật, và điều đó đang dần sáng tỏ. Còn Lạc Long Quân là nhân vật huyền thoại, không thể có thật được. Nếu gọi Lạc Long Quân là Quốc tổ là 2 lần sai. Cái sai thứ nhất là gọi nhân vật không có thật là Quốc tổ. Cái sai nữa là về lịch sử vì Lạc Long Quân chỉ là nhân vật huyền thoại".

 

Nhà sử học Nguyễn Ngọc TiếnLạc Long Quân và Hùng Vương đều là nhân vật truyền thuyết. Nhưng tài liệu sử sách ghi lại thì đều thể hiện Hùng Vương mới chính là Quốc tổ. Nói như vậy để thấy rằng Hùng Vương là nhân vật có tài liệu chứng cứ ghi chép rõ ràng. Trong khi đó Lạc Long Quân do truyền thuyết ghi lại thành sử rồi bị sai lệch năm này qua năm khác. Gọi Hùng Vương là Quốc tổ là chính xác.

(Tình Lêghi)

======================================================

Đây cũng là 1 vấn đề mà các Bác phải xác định rõ  :lol: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời ACE xem bình luận về sấm trạng trình về Trung quốc.

Tôi xin trích 1 phần trong blog của ông Hoàng Hữu Phước.  :D 

====================================================

Trung Quốc Trong Sấm Trạng Trình

. . . 

Điều tôi nhận xét về Sấm Trạng Trình là:

 

- Đối Với Bản In: không rõ vì sao các bản in tôi tìm thấy được đều kỳ dị, đọc như mớ hổ lốn vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta trong suốt 485 dòng sấm, không thể tin đó là từ thần bút của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoặc nếu nguyên tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự tuyệt hảo về văn chương hàn lâm thi phú thì bản dịch cho tác phẩm mang tên Sấm Trạng Trình đã hàng trăm năm nay không là công trình nghiêm túc của người dịch có học thức.

 

sam.jpg

 

- Đối Với Người Đọc: không rõ vì sao người Việt của rất nhiều thế hệ của rất nhiều thế kỷ đều sẻ chia chung một ý nghĩ rằng những từ Hán Việt hiếm hoi trong bản dịch vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta là nói về các năm, như: năm Rồng (Long), năm Rắn (Xà), năm Ngựa (Mã), năm Dê (Dương), năm Khỉ (Thân), năm Gà (Dậu), v.v., để rồi bị hố liên tục, chờ tiếp chu kỳ một kỷ tức 12 năm tiếp theo, hy vọng “ngày ấy” sẽ đến.

 

Tôi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không “huỵch toẹt” gì cả trong những lời tiên đoán hay sấm truyền của Ông. Thí dụ rõ nhất là đối với giai thoại về “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” tôi lại thấy nêu bật những ba điều gồm (a) câu cú cực chuẩn, văn vẻ, văn chương hàn lâm, chứ không hỗn độn như bản dịch Sấm, ( B) ngụ ý xa vời để không phạm tội tiết lộ thiên cơ, và © không hề “bói” rằng triều đại nhà ấy chỉ cần vào ấy là tồn tại hàng vạn đời mà rõ ràng là Ông chỉ khẳng định rằng đất nước ta tồn tại muôn đời sau khi trãi rộng Nam Tiến vượt Hoành Sơn, chứ tầm cỡ như Ông không thể làm kẻ vẽ đường cho một triều đại nào cả.

 

Dựa vào những nhận xét trên, tôi thấy kiểu diễn giải bám vào ý sơ đẳng (dịch từng chữ một) để nói Cuối Năm Rồng, Đầu Năm Rắn Có Chiến Tranh (Long Vĩ Xà Đầu Khởi Chiến Tranh) là không sâu sắc vì tầm cỡ của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ cần dùng một trong hai, tức hoặc Long Vĩ, hoặc Xà Đầu, chứ không dùng cả hai, nếu thực sự ám chỉ năm Rồng hay năm Rắn, vì cuối năm rồng tức là…đầu năm rắn rồi, nếu dùng cả hai hóa ra “nhà thơ” bị bí từ ngữ hay sao! Ngoài ra, hầu như ai cũng diễn sai rằng “Đầu Năm Ngựa, Cuối Năm Dê” khi nói về “Mã Đề, Dương Cước” vì Đề là Móng, thì sao lại nói cứ như thể chỉ có chân trước của ngựa là có đóng móng để cho đó là “đầu năm”; và “cước” là chân, cớ sao lại cho rằng dê chỉ có chân sau để nói đến chuyện “cuối năm”?

 

Do đó, đoạn

Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh

Can qua tứ xứ loạn đao binh

Mã đề Dương cước anh hùng tận

Thân Dậu niên lai kiến thái bình …

cần được hiểu như sau:

 

… Cái con quái thú đầu rắn đuôi rồng quậy phá

Khiến nơi nơi bất ổn vì phải dồn sức chống ngăn

Song, nếu ngựa mà xưng hùng xưng bá xuất chiêu đạp dê, sẽ bị dê đá bại

Dân ta cứ như chú gà nhỏ bé nhưng sẽ đường bệ gáy vang khi thấy rực sáng ánh dương

 

Diễn nghĩa thêm, có khi ta nghiệm được lời dặn sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:

“Hỡi con dân nước Việt, đừng sợ bất kỳ bọn siêu cường nào vỗ ngực xưng rồng (Thiên Tử) vì chúng chỉ giỏi hù dọa thôi do đuôi thì tuy giống rồng thật đấy, chứ bản mặt thì nhỏ xíu như mặt rắn nước; nếu chúng xưng hùng xưng bá tự cho mình đẹp đẽ như ngựa chiến lớn đùi to chân dài chà đạp chúng ta thì nước ta tuy nhỏ yếu như dê cũng sẽ tiêu diệt được chúng; và nước ta vẫn cứ thế: bản thân tuy nhỏ nhưng đẹp, đủ lông đủ cánh mà gáy vang vì muôn đời ánh sáng luôn chiếu rọi trên đất nước chúng ta”.

 

Do chỉ có Trung Quốc hay xưng mình là Thiên Tử, là rồng, nên ắt là đối tượng được ám chỉ trong Sấm Trạng Trình. Như vậy, Trung Quốc đang là con quái vật mặt rắn bẹp lưỡi dài chẻ nhánh, có đuôi mọc gai giống đuôi rồng, chẳng khác gì hàng không mẫu hạm rĩ sét Varyag được phủ bằng lớp sơn cực đẹp chứa độc tố kẽm (còn sót lại sau sự thất bại sản xuất đồ chơi búp bê bán qua Mỹ) biến thành Thi Lang, chở vài chục chiến đấu cơ tàng hình Chengdu J-20 mà khoe là sẽ cho Raptor F-22 của Mỹ và Sukhoi PAK FA T-50 của Nga ngửi khói xịt phía sau để biết thế nào là lễ độ với mùi Trung Quốc, được lái bởi bọn “giặc lái” hậu duệ bọn thảo khấu Lương Sơn Bạc chuyên gia bán bánh bao nhân thịt người (tức bọn cướp cạn lúc nào cũng tự xưng “anh hùng”), từ nhỏ được nuôi bằng sữa bột có pha melamine hiệu Sanlu. Nói tóm lại, cái con quái thú mình giun, đuôi rồng (long vĩ), đầu rắn (xà đầu) có tên Trung Quốc nếu tấn công Việt Nam (hình cong chữ S giống mình chú gà ngồi nghểnh cổ – tức làmình gà, còn gọi là thân gà, nếu toàn Hán Việt thành … Thân Dậu) sẽ bị Việt Nam đánh cho đại bại, hết kiếp xưng bá (bá chủ Biển Đông) xưng hùng (Anh Hùng…Xạ Điêu).

 

Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, nói: “Nếu chiến tranh xảy ra, không bên nào chiến thắng.” Đó là ngôn phong vị tướng lĩnh làm công tác đối ngoại lịch lãm với báo giới.

Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trình Tuyền Hầu nhà Mạc, để lại cho con dân anh dũng của nước Việt hào hùng một lời trấn an, đúng mực bậc tài hoa “thiên cơ bất khả lậu” gởi gắm trong câu sấm một khẳng định tuyệt vời: Nếu chiến tranh xảy ra, chỉ có Việt Nam chiến thắng. Đó là ngôn phong nhà giáo thiên tài nho nhã đối nội lịch lãm với hậu thế.

 

Công dân Hoàng Hữu Phước do tin rằng mình nghiệm ra và giải mã được lời trấn an của Trạng, nên trong đêm khuya thanh vắng ở Thủ Đô nghe tiếng gió rít mưa sa của cơn bão số 3, viết rằng: Mã đề dương cước anh hùng tận = Ngựa mà đạp Dê sẽ bị Dê đá trả khiến“anh hùng Lương Sơn Bạc”bị diệt vong = China Delenda Est = Sinās Delenda Est = Trung Quốc Phải Bị Tiêu Diệt!Đó là ngôn phong người học trò bình dân mon men văn luyện võ ôn, tập tành ráp nối dăm ba chữ Latinh và Hán Việt sơ đẳng khi đối thoại với trần nhà. (Kính mong các tu sĩ chủng viện và các bậc túc nho rộng lòng chỉ giáo.)

 

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phía sau việc Intel chuyển bản doanh về Việt Nam

 

 Intel - tập đoàn sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới - đang chuyển dần hoạt động từ Malaysia, sang Việt Nam.

 

Thông tin trên tờ The Star của Malaysia ngày 28/5 cho biết. Theo đó, các hoạt động sản xuất bo mạch chủ và bộ vi xử lý từ cơ sở ở Kulim, bang Kedah của Malaysia, sẽ được chuyển sang Việt Nam và Trung Quốc.

 

intel-chuyen-ban-doanh-ve-viet-nam_28223 Ảnh minh họa

 

Một trong những động thái rõ nhất là công cuộc tinh giản nhân sự để tuyển lựa nhân sự bản địa nơi có chi phí lao động rẻ hơn. Ước tính khoảng 600 công nhân tham gia sản xuất các sản phẩm bo mạch chủ và bộ vi xử lý cho máy tính tại Malaysia đã bị tinh giản để chuyển sang các cơ sở của tập đoàn này ở Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thành Đô (Trung Quốc).

 

TTXVN dẫn các nguồn tin cho biết: “Hiện Intel đang chuyển sang Kulim các sản phẩm công nghệ mới từ các cơ sở sản xuất như Costa Rica để hỗ trợ thị trường máy chủ và các sản phẩm điện tử tiêu dùng hợp thị hiếu khác."

 

Được biết, Intel sẽ tuyển chọn công nhân để phục vụ sản xuất nhưng số lượng không lớn hơn số công nhân bị cắt giảm.

 

Không chỉ Intel, Canon, Samsung, LG, và đến Nokia- Microsoft gần đây đã quyết định chuyển dịch đại bản doanh sản xuất toàn cầu về Việt Nam. Đến nay, Việt Nam tụ hội hầu hết các nhà máy sản xuất điện tử lớn trên thế giới, đến từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc.

 

Điều này có vẻ phù hợp với mục tiêu cho rằng: "Công nghiệp điện tử Việt Nam đang nhắm tới ngôi vị số 1 ASEAN" của Giám đốc Marketing của LG Electronics (Thailand).

 

Tuy nhiên, cái "ngai vàng" nếu đạt được thì VN sẽ có được gì và đóng góp được bao nhiêu?

 

PGS Nguyễn Thanh Thu - Trường ĐHKT.TPHCM nói thẳng "có ở vị trí số 1 VN cũng không nên tự hào". Bản chất của ngôi vị này không đem lại hào quang cho VN như những gì lĩnh vực này đang thể hiện.

 

Bởi trên thực tế, thành quả này thực chất là của các doanh nghiệp FDI (trên 90% kim ngạch xuất khẩu). Riêng Samsung đã đạt tỉ lệ xuất khẩu trên dưới 20 tỷ đô/năm. Còn lại là Nokia, Sony. Canon, LG cũng đang đầu tư lớn vào Việt Nam. Như vậy để thấy doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp được mấy phần trăm trong thành quả này?.

 


Cùng quan điểm, Th.s Bùi Ngọc Sơn cũng cho rằng, VN đang quá ảo tưởng về ngôi vị số 1 ASEAN trong lĩnh vực công nghệ điện tử. Cái nhất nhì này chưa biết sẽ đem lại gì cho Việt Nam nhưng với nền công nghiệp hỗ trợ gần như chết đứng; DN Việt không tham gia được vào dây truyền công nghệ cao, chủ yếu đi làm thuê, lắp ráp...lại thêm chính sách thu hút đầu tư không bền vững thì khi khai thác hết lợi thế doanh nghiệp nước ngoài cũng dứt áo ra đi.Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu và gia công, lắp ráp. Trong khi chính sách thu hút đầu tư lại đang ưu đãi quá nhiều, ưu đãi đến hụt hơi.

 

Tức là khi tìm kiếm được một môi trường đầu tư có lợi thế hơn, họ sẽ bỏ VN.

theo http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/phia-sau-viec-intel-chuyen-ban-doanh-ve-viet-nam-3270291/

=====================================================

Cái lợi thì có nhưng mà ít

Cái hại là các doanh nghiệp Việt không có cơ hội mà phát triển 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”

  •  
  •  
Attachment-1_ZQDR.jpg
Nếu đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Xã hội nào cũng có có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Chẳng hạn, ở phương Tây, “chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, thì không ai quan tâm bạn sống hay chết” - tiến sĩ Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - trao đổi với PV Lao Động về “giấc mơ phương Tây” của người Việt.

 

Bất ổn mà thú vị

 

- Là một tiến sĩ kinh tế người Áo gốc Việt, ông đã có một cuộc sống có thể nói là giấc mơ với rất nhiều người tại một quốc gia phát triển hàng đầu Châu Âu. Vì sao ông quyết định về nước?

 

- Mỗi người có một giấc mơ khác nhau. Người thì mong có một công việc ổn định, thu nhập cao, người lại chỉ muốn leo được lên đỉnh Everest – nóc nhà thế giới. Tôi muốn có một môi trường mới mẻ, gặp được những người thú vị, làm được nhiều điều khác nhau. Tôi ưa thích một tương lai bất ngờ, khó đoán định và không muốn một lộ trình được vạch ra rõ ràng…

 

- Ông trở về Việt Nam vì muốn tìm một tương lai mạo hiểm hơn?

 

- Cuộc sống ở Việt Nam nhiều bất ổn hơn, nhưng cũng thú vị hơn nhiều so với cuộc sống ở Châu Âu…

 

- Ở góc độ nào?

 

- Bất ổn vì tỉ lệ tai nạn giao thông cao hơn, nền y tế không hiện đại bằng, mua nhà đất thì cũng rủi ro vì chả biết khi nào bị thu hồi …

Nhưng ở Việt Nam, người ta có thể thử nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này chỉ có thể làm được trong một xã hội chưa có độ chuyên môn hóa cao. Ở phương Tây, mỗi người sẽ chỉ có đúng chỗ đứng của mình như một mắt xích trong dây chuyền xã hội. Việt Nam đang chuyển dịch, đang đầy những đứt gãy xã hội, những xung đột về giá trị và văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá. Điều này thực sự là thú vị, tuy rằng có thể gây hoang mang.

 

- Có nghĩa giấc mơ phương Tây sẽ không tròn trịa khi ở trong nó?

 

- Nếu đã sống ở nhiều nơi, bạn sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Ở đâu cũng có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Ở đâu thì khả năng bạn không hạnh phúc cũng khá cao.

 

- Và vì thế, ông sẵn lòng từ bỏ “sự ổn định phương Tây” để về với “sự lộn xộn” của Việt Nam?

 

- Phương Tây có thể sạch sẽ và giàu có, nhưng không phải thiên đường. Tuần trước, CNN vừa đưa tin là ở một thành phố Mỹ, một người phụ nữ độc thân đã chết trong nhà và tận 5 năm sau, người ta mới phát hiện ra, khi lệnh trả tiền tự động hằng tháng của bà ta không được thực hiện nữa vì tài khoản của bà ta hết tiền. Trong 5 năm đó, không có người thân, bạn bè, hàng xóm nào để mắt tới xem bà ta sống chết thế nào.

 

Sự lộn xộn, nhếch nhác ở Việt Nam gắn liền với mức phát triển kinh tế của chúng ta, nhưng không phải là đặc thù Việt. Các nước đang phát triển khác cũng lộn xộn, bụi bặm, thiếu quy củ như vậy. Cũng khó mà yêu cầu những người nghèo đang vật lộn hằng ngày phải lịch sự, đi nhẹ nói khẽ và nhường nhịn người xung quanh. Hay thậm chí, những người không còn nghèo nữa thì vẫn mang thói quen từ thời bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức, nên vào resort (khu nghỉ dưỡng) vẫn còn chen lấn nhau khi lấy đồ ăn...

 

- Ông có vẻ lạc quan về “thói xấu” của người Việt?

 

- Tôi chỉ muốn đưa ra những phân tích và lý giải. Khi chúng ta hiểu vì sao họ lại xử sự như vậy thì ta cũng dễ yêu thương và thông cảm với mọi người hơn.

 

Người Việt nên tôn trọng bản thân hơn

 

- Người Việt mỗi khi bức xúc hay nói: “Ở Tây sẽ khác”. Là người “từ bển về”, ông có đồng tình?

 

- Không có nền văn hóa nào lại ưu việt toàn phần hơn các nền văn hóa khác. Tôi ngạc nhiên thấy tâm lý sùng bái phương Tây hiện hữu đến vậy ở Việt Nam. Theo tôi, phương Tây đang có những bế tắc trong xã hội, trong quan hệ giữa người và người. Nói một cách thật khái quát thì chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, không ai quan tâm bạn sống hay chết.

 

- Vì sao ông lại có thể “phật lòng” với phương Tây đến thế nhỉ? Chẳng phải “giấc mơ phương Tây” đang hiện rõ qua khát vọng du học của nhiều người Việt trẻ sao, thậm chí nhiều bậc phụ huynh có thể bán nhà bán cửa nếu cần?

 

- Giấc mơ này rất mâu thuẫn và hời hợt. Họ muốn con họ có bằng cấp của tây, nhưng nếu chúng thấm nhuần văn hóa và suy nghĩ phương Tây - ví dụ con gái không chịu lấy chồng, hay con trai mà đi học triết học - thì họ sẽ rất hốt hoảng. Người Việt không muốn thành phương Tây đâu, họ chỉ mơ cuộc sống vật chất phương Tây mà thôi. Có thể nói là giấc mơ phương Tây bị mắc kẹt trong cái bảo thủ phương Đông.

 

- Ngược lại, phương Tây lại khát thèm văn hóa gia đình, bạn bè của người phương Đông?

 

- Đúng vậy, nhưng không nên cực đoan quá. Phương Tây đặt cá nhân lên trên hết và đôi khi làm con người mất phương hướng. Nhưng người Việt lại quá lo lắng xem tập thể nghĩ gì về mình, khiến họ tự đàn áp cái tôi của mình. Điều này làm thui chột sự sáng tạo và khiến người ta khổ sở.

 

Người Việt cũng hay rơi vào giữa hai thái cực đoan: Khi thì kiêu ngạo, nghĩ mình là ưu tú hơn hết hoặc lúc thì tự ti, coi mình thuộc loại vô phương cứu chữa.

 

- Điều gì khiến ông thấy khó chịu nhất khi sống ở phương Tây?

 

- Họ cao to quá, mình nhỏ bé hơn nhiều (theo nghĩa đen), khi nói chuyện mình cứ phải ngước hết cả lên, mỏi cổ...

Nghiêm túc hơn: Xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt… là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành. Việt Nam cũng vừa đi lên con đường cao tốc này. Chúng ta đang có hai loại đền thờ. Một là chùa chiền để người ta tới cầu may từ thánh thần. Loại thứ hai là các “shopping mall” thờ chủ nghĩa vật chất, người ta tới chiêm ngưỡng hàng hiệu như một trải nghiệm “gột rửa tâm linh”.

 

- Để mỗi cá nhân hội nhập thành công, theo ông, yếu tố cốt lõi là gì?

 

- Nên tôn trọng bản thân, không quá lo lắng xem mọi người sẽ phản ứng thế nào. Hãy coi mình là một cá thể độc lập, trước khi băn khoăn mình có làm mất thể diện của họ tộc nhà mình, làng mình, tỉnh mình, quốc gia mình hay không.

 

- Xin cảm ơn ông!

theo http://laodong.com.vn/the-gioi/tien-si-nguoi-ao-goc-viet-dang-hoang-giang-phuong-tay-mot-giac-mo-hoi-hot-186268.bld

===============================================

 

Bài phỏng vấn cũng cho thấy vài khía cạnh sát hơn với phương tây và đúng là nhiều người Việt mơ cuộc sống vật chất của phương tây  :D 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc hay lời đe dọa “Ngộ tả nị xị hằm pà lằng”

 

Có thể trên thế giới có ai đó run sợ, còn người Việt lịch sử xa xưa, giữa lúc hai đầu đất nước đều có chiến tranh năm 1979 cũng đã “ngộ tả nị xị hằm pà lằng"

 

Sách trắng quốc phòng 2015 của Trung Quốc viết: “một số quốc gia láng giềng cá biệt ngày càng có hành vi khiêu khích trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, một số nước ngoài khu vực can thiệp vào Biển Đông, các quốc gia cá biệt đặc biệt cảnh giác, giám sát Trung Quốc bằng đường không, đường biển…" (GDVN 26/5/2015).

 

Dù sách trắng không nêu đích danh tên nước thì thế giới cũng biết ngôn từ trong sách trắng “quốc gia láng giềng cá biệt” là ám chỉ quốc gia nào.

 

Cách nói ấy, người Việt gọi là “ăn nói xỏ xiên”, nó chỉ phù hợp với những người sẵn sàng bán đứng bạn bè, họ hàng, đồng chí miễn là thu lợi cho bản thân.

 

Khi một quốc gia nói với thế giới rằng có “quốc gia láng giềng cá biệt khiêu khích” thì có nghĩa là người ta đã, đang không xem “quốc gia láng giềng cá biệt” đó là bạn bè cùng chí hướng. Vậy thì nếu quốc gia đó cứ hữu nghị với họ, cứ coi họ là bạn bè chẳng phải là nhận vơ sao?

 

Không biết từ năm nào xuất hiện một con tem mô tả người bán Mâu – Thuẫn, dòng chữ 中華民國郵票 trên tem nghĩa là "Trung Hoa dân quốc bưu chính" cho thấy con tem này thuộc về Đài Loan.

 

Con tem mô tả một điển tích cổ: một lái buôn vũ khí quảng cáo chiếc “mâu” của anh ta tốt nhất thiên hạ, đâm cái gì cũng thủng, (mâu là loại vũ khí dùng để đâm như thương, khác với đao, kiếm dùng để chém, Trương Phi trong Tam Quốc dùng bát xà mâu, phần ngọn của mâu uốn lượn như hình con rắn tám khúc – bát xà).

 

Bán hết mâu anh ta chuyển sang bán “thuẫn” (khiên) và quảng cáo, thuẫn của anh ta bền chắc vô địch, không gì đâm thủng được.

 

Nghe thế tất cả những người đã mua mâu của anh ta liền đem mâu trả, lại còn đòi tiền, lại còn dọa đánh cho một trận vì tội lừa đảo.

 

tem_dai_loan.jpg

Một con tem Đài Loan minh họa chuyện bán Mâu – Thuẫn (ảnh Internet)

 

Nếu quả đúng con tem trên hình vẽ được người Đài Loan xuất bản thì phải nghĩ như thế nào?

Lẽ thường, trên thế giới, đưa một sự kiện vào tem phát hành chứng tỏ người ta coi trọng sự kiện đó. Đưa điển tích thuộc loại lừa đảo vào tem thì phải chăng với họ sự lừa đảo đã trở thành biểu tượng!

 

Từ “mâu thuẫn” mà người Việt sử dụng ngày nay chính là bắt nguồn từ điển tích bên Tàu, có lẽ vì thế mà người Việt thua xa hàng xóm về chuyện lươn lẹo, nói trước quên sau.

 

Nhắc đến biển Đông là nhân loại nhắc tới đường lưỡi bò, đã có lưỡi bò thì đương nhiên phải có đầu bò, phải có thân bò, tóm lại là phải có cả… con bò.

 

Giời sinh ra muôn loài, mỗi loài có một nguồn thức ăn riêng, loài bò mà Giời sinh ra vốn chỉ ăn cỏ, lá cây, chẳng hiểu sao ngày nay loài “quái bò” này lại chuyên uống nước mặn, nói thế là vì cái lưỡi của nó thò xuống biển Đông, thò hàng ngàn cây số xuống tới tận quốc gia vạn đảo.

 

Nhưng mà thôi, chuyện cái lưỡi bò chỉ là chuyện hư cấu, mặc dù loài “bò nước mặn” này thông minh kiệt xuất, nhân loại đều phải lè lưỡi thán phục, nhưng người viết không muốn dùng từ “smart bò” vì đã trót dùng cho loại “smart dê” mất rồi. Vậy nên tốt nhất là quay lại chuyện loài người.

 

Nhân loại đông tây, kẻ khen người chê, kẻ nịnh người ghét sự trỗi dậy của Trung Hoa là chuyện bình thường, các học giả tốn rất nhiều giấy mực bàn về “sự trỗi dậy hòa bình” của người ta, thán phục triết lý “mèo trắng, mèo đen” của người ta, nhưng trả lời câu hỏi, chiến lược nào làm nên điều phi thường của người Hoa Hạ thì chắc ít người để ý.

 

Chiến lược đó, người viết chỉ mới phỏng đoán chứ để khẳng định thì còn phải nghiên cứu dài dài, rằng thời cổ và ngày nay chiến lược của giới tinh hoa phương Bắc tuy hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng mục đích trước sau như một, không có gì thay đổi.

 

Ngày xưa, dân chúng được giới vua chúa, sĩ phu nhồi nhét tâm lý phải đẻ thật nhiều, câu cửa miệng được truyền từ đời này qua đời khác là: “con đông là có phúc”.

 

Người đông nhưng của cải có hạn nên sinh ra đói, khi đói thì “đầu gối phải bò”, thế nên “đói” lại trở thành động lực cho sự phát triển, vì thế hai yếu tố “mắn đẻ” và “bỏ đói” được kết hợp đã trở thành chiến lược quốc gia.

 

Nếu ai không tin thì thử tìm hiểu xem vì sao vào những năm 60 của thế kỷ trước mấy chục triệu người bên ấy chết đói?

 

Mắn đẻ nên đông người, bỏ đói nên phải tìm kiếm thức ăn, trước là ở gần, sau là đi xa, tận khắp hang cùng ngõ hẻm trên thế giới.

 

Ở gần thì đánh chiếm đất đai của các tộc người khác, người đông nên cuộc chiến “tay vo” với gươm, giáo, khiên, mâu chiến thắng đa phần thuộc về lực lượng “biển người”.

 

Xa hơn thì người ta không đánh, mà dùng chính sách di dân, đi đâu cũng được miễn là giảm bớt khẩu phần nơi chính quốc.

 

Theo kiểu lý luận “mèo trắng, mèo đen”, đấy không phải là bành trướng, đấy chỉ là chiếm cứ hợp pháp một dãy phố, một khu vực trong lòng nước khác mà thôi, còn nếu mà tiện tay lập luôn một quốc gia thì càng tốt.

Ngày nay, chiến lược hoàn toàn ngược lại: “đẻ ít” nhưng “ăn nhiều”.

 

Khi việc “đẻ” đã hoàn thành nhiệm vụ, khi dân số đã chiếm tới một phần sáu dân số địa cầu thì “tạm dừng đẻ” mà lo ăn.

 

Ăn bao nhiêu cũng không đủ, thế nên cũng lại phải tìm kiếm, xâm chiếm vườn tược, biển đảo của người khác.

 

Thời đại mới nên ngôn từ cũng tân tiến hơn, người ta vẫn bảo đấy không phải là bành trướng, đấy chỉ là dựa trên tình cảm bạn bè, đồng chí nên “nhà của anh là nhà của tôi, vườn của anh cũng là vườn của tôi”, chúng ta “gác tranh chấp, cùng khai thác, cùng hưởng lợi”, hoa lợi chia mười, tôi chín rưỡi anh nửa phần vì người của tôi đông gấp gần 20 lần người của anh?

 

Tất nhiên những ai không muốn “nhà của anh là nhà của tôi, vườn của anh cũng là vườn của tôi” theo “lời khuyên” của láng giềng thì đều trở thành “kẻ cá biệt”.

 

Nếu mà ngoan ngoãn “nhường và nhịn” thì hảo hảo, còn không thì liệu chừng, hãy nhìn xem sân bay cho tàu bay, bến cảng cho tàu chiến, cả pháo và đài điều khiển không lưu, cả nhà 7 tầng với lỗ châu mai tua tủa đã làm gần xong ở ngoài biển.

 

Hãy cứ phản đối, cứ đưa ra cuộc họp miễn là chỉ nói bằng lời, phản đối thêm ít thời gian nữa là “gạo chín thành cơm”, ai dám làm gì “ngộ”?

 

Chữ “ngộ” ở đây không phải là “ngộ” nhà Phật trong từ “giác ngộ”. Nếu mà các bạn không biết “ngộ” là gì thì nên biết câu này: “ngộ tả nị xị hằm pà lằng” nghĩa là “tao đánh cho mày túi bụi”, đây là khẩu ngữ địa phương, không phải ngôn ngữ chính thống của “chính quốc”, nhưng mà người Việt vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh thì chắc ai cũng biết.

 

Nói đến dân vùng biên Móng Cái, chợt nhớ có một dạo đồ gốm sứ bên Tàu tuồn ồ ạt qua biên giới, đập vỡ cái đĩa thấy bên trong có những gói bột lạ, chẳng hiểu là thứ hóa chất độc hại gì, bát ăn cơm va nhẹ là vỡ vụn.

 

Đồ gốm thời Minh, Thanh là đồ cổ quý hiếm, nhà nào có vài cái là cả một gia tài. Đồ gốm ngày nay đưa sang đất Việt đa phần là đồ rởm, chất lượng kém nên người Việt phía Bắc thì dùng gốm sứ Bát Tràng, Hải Dương…, phía Nam thì dùng gốm sứ Bàu Trúc-Phan Rang, gốm Đồng Nai, Sông Bé…

 

bot_trong__dia.jpg

Hai gói bột "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc (ảnh Vietnamnet)

 

Vietnamnet.vn  ngày 16/5/2014 có bài mang tiêu đề: “Bát đĩa Tàu yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh”. Bài báo còn khẳng định “Cốc thủy tinh Trung Quốc độc gấp nghìn lần cho phép”.

 

Nói thế để thấy người Việt ngày nay dị ứng với gốm sứ bên Tàu, bất kể là bát đĩa, ấm chén hay bình hoa giả cổ.

 

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan, công bố năm 2013 cho biết melamine được tìm thấy trong bát đĩa và có thể nhiễm vào cơ thể qua đường thức ăn.

 

Theo đó, khi dùng thực phẩm nóng, chất melamine có trong đĩa đựng thức ăn có thể thâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

 

Bát đĩa, cốc thủy tinh, phích nước, đồ gia dụng, kể cả đồ chơi cho trẻ em sản xuất tại Trung Quốc chứa chất độc thì rõ rồi, tiếc là hiện chưa có nghiên cứu nào về bình hoa, lọ hoa có chứa chất độc hay không?

 

Dẫu không có thì vẫn nên theo lời tổ tiên truyền dạy “cẩn tắc vô áy náy”, cảnh giác không bao giờ thừa.

Năm 1979, xua quân xâm lược Việt Nam, Đặng Tiểu Bình lu loa Trung Quốc chỉ “phản kích tự vệ”. Năm nay tại đối thoại Shangri-la, người Trung Quốc lại lớn tiếng, rằng Việt Nam và Philippines "khiêu khích, gây sự cố để đẩy Bắc Kinh vào một cuộc chiến". (VOA 31/5/2015).

 

Thay vì lặp lại câu “phản kích tự vệ” người ta nói “đẩy Bắc Kinh vào một cuộc chiến”.

 

Phải chăng họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến mới và phải chăng nếu họ tấn công Việt Nam hay Philippines thì cũng chỉ là “bị đẩy vào” chứ họ vốn muốn sống hòa bình, không ham chiến tranh?

 

Không phải chỉ trong sách trắng mà ngay tại Shangri-la, Trung Quốc đang chỉ đích danh quốc gia “đẩy” họ vào một cuộc chiến, lời lẽ của Trung Quốc không còn mập mờ mà đã quá rõ ràng: “Xây dựng và Phát triển lực lượng quân sự; Chuẩn bị chiến tranh quân sự; Duy trì khả năng răn đe chiến lược và năng lực tổ chức hành động phản kích hạt nhân…”.

 

Không nghi ngờ gì họ đang muốn “ngộ tả nị xị hằm pà lằng” bất kể “Nị” (phát âm tiếng Hoa phổ thông là Nỉ - anh, mày, ngươi…) là ai.    

 

Có thể trên thế giới có ai đó run sợ, còn người Việt, không nói lịch sử xa xưa, ngay giữa lúc hai đầu đất nước đều có chiến tranh năm 1979 cũng đã “ngộ tả nị xị hằm pà lằng” bất kỳ chúng là ai, bất kỳ chúng đến từ nơi nào./.

 

theo http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Sach-trang-quoc-phong-Trung-Quoc-hay-loi-de-doa-Ngo-ta-ni-xi-ham-pa-lang-post158805.gd

===========================================================

Cái bạn china này mồm lưỡi kinh lắm, mỗi ngày nói một kiểu  :ph34r: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bốn ông “thần kinh” chế tạo xuồng 
năng lượng mặt trời

 

“Họ đã chế tạo thành công thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời, không tiếng ồn, không ô nhiễm. Vậy là đã có phương tiện di chuyển không làm chim cò bay dáo dác rồi”.

 

 

5545c6c1.jpg

 

Lãnh đạo các sở ngành đi thử nghiệm xuồng năng lượng mặt trời do bốn nông dân sáng chế - Ảnh: Ngọc Tài

 

Ông Lê Hoàng Long, giám đốc Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp), reo vui thông báo như trên qua điện thoại.  

 

Dưới cái nắng chói chang, chiếc thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời rẽ sóng lướt băng băng. Không một tiếng động cơ, chỉ có tiếng sóng nước ập vào thân thuyền rào rạt.

 

Chẳng ai ngờ bốn ông “hai lúa” xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) lại có thể chế tạo thành công phương tiện này, kể cả người thân trong gia đình mấy ông cũng chẳng ai dám tin đều đó.

 

Bốn ông “thần kinh”

 

Ông Huỳnh Thiện Liêm, Nguyễn Văn Dũng, Thái Văn Hoàng, Huỳnh Văn Trăng được người dân “phong tặng” biệt hiệu bốn ông “thần kinh” kể từ khi các ông bắt tay vào sáng chế thuyền năng lượng mặt trời.

Không “thần kinh” sao được khi giữa cái nắng như thiêu như đốt mà bốn ông lại hì hục suốt ngày với chiếc thuyền, chốc chốc lại nhảy ùm xuống sông tháo ra một cái chân vịt gãy cánh. Bản thân bốn ông đến giờ phút này cũng phải cười lớn về hành động khác người của mình.

 

Ý tưởng làm thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời xuất phát từ ông Liêm. Ông bảo chiếc thuyền chạy không tốn dầu, không tiếng ồn, thân thiện môi trường đã nằm trong đầu ông hàng tháng trời.

 

Rồi một ngày ông quyết định chia sẻ ý tưởng với ông Dũng, thợ cơ khí có tiếng trong vùng.

 

“Lúc đầu cũng sợ anh Dũng cười “thúi mũi”, hổng ngờ ảnh vỗ đùi nói ảnh cũng muốn làm lâu rồi. Rồi tui rủ thêm anh Trăng rành về máy móc thiết bị. Vậy là ba anh em bắt tay vô làm” - ông Liêm nhớ lại.

 

Ông Liêm vốn là thợ lắp ráp pin năng lượng mặt trời cho những hộ dân vùng sâu vùng xa mà lưới điện quốc gia chưa tới được. Từ vốn liếng tích lũy này mà bước đầu khi bắt tay vào làm thuyền năng lượng cũng không mấy khó khăn.

 

Tuy nhiên đến đoạn truyền tải điện vào động cơ thì chân vịt gãy cánh liên tục. Lúc này cả ba người quyết định tìm đến ông Hoàng, biệt danh Hoàng “lác”.

 

“Người ta kêu ổng vậy vì ổng bị lác cùng mình, nhưng cái tên này cũng có giá lắm. Ổng chuyên làm bộ phận chân vịt của máy ghe mà hồi xưa ai ra chợ mua không thấy tên ổng trên chân vịt là không chịu mua đâu” - ông Trăng chia sẻ.

 

Pin năng lượng đã có ông Liêm, chân vịt “giở chứng” thì ông Hoàng thiết kế lại rồi đưa ông Dũng mài giũa. Sau khi mọi chi tiết đã hoàn thành, ông Trăng sẽ đảm nhiệm ráp chúng lại và vận hành bánh lái cho trơn tru.

 

Mặc bao chê cười, rào cản kỹ thuật, cả bốn người đã gặt hái được thành công bước đầu. Trên chiếc thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời, cả bốn ông có thể ưỡn ngực hát ca “nắng lên rồi căng buồm cho khoái, gác chèo lên ta nước khô khoai, hò ơi...”.

 

Do không hề có tiếng động cơ nên giọng hát của bốn người vừa xướng lên đã gây chú ý cả một khúc sông.

 

Những đơn hàng đầu tiên

 

Sáng 31-5, căn nhà của ông Liêm bất ngờ có nhiều vị khách đặc biệt ghé thăm. Đó là đoàn cán bộ của UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện Tháp Mười, Vườn quốc gia Tràm Chim và các sở, ban ngành tỉnh cùng một nông dân ở tận Long An.

Những vị khách này đang rất hiếu kỳ về sản phẩm mới của bốn ông “hai lúa”. Hơn nữa, một số người cũng đến tìm hiểu để nếu phương tiện chạy êm ái, họ sẽ đặt “nóng” mấy chiếc để sử dụng.

 

Sau khi nắm được yêu cầu của các bên, bốn ông không giải thích nhiều mà dẫn ngay cả đoàn ra bến sông “mục sở thị” đứa con tinh thần.

 

Lần lượt những vị khách được bước lên thuyền năng lượng thử cảm giác đi trên sông không cần người chèo, cũng không tốn nhiên liệu. Hầu hết vị khách hôm đó đều tỏ ra rất thích thú với quá trình vận hành của thuyền.

 

Vừa cập bến, ông Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, liền chia sẻ:

 

“Tôi rất hoan nghênh tinh thần sáng tạo của những anh nông dân này. Thuyền này đưa vào khai thác trong các khu du lịch sinh thái rất phù hợp vì thân thiện với môi trường.

 

Đặc biệt, nếu đưa những chiếc thuyền vào Vườn quốc gia Tràm Chim thay cho thuyền chạy máy dầu thì thật tuyệt vời. Tôi hoàn toàn ủng hộ”.

 

Liên quan đến những chi tiết chưa phù hợp, ông Hùng góp ý: “Nên thay đổi thiết kế phần thân thuyền để đảm bảo an toàn cho du khách hơn. Có thể chế tạo kiểu dáng, màu sắc của thuyền trông giống như các con vật để góp phần tuyên truyền bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như tạo cảm giác mới lạ cho du khách như thuyền sếu đầu đỏ, thuyền cá lóc, thuyền cá trê chẳng hạn”.

 

Ông Nguyễn Quang Tuyên, phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Tháp, sau khi trải nghiệm cảm giác đi thuyền năng lượng mặt trời đã bước thẳng đến bốn nhà sáng chế để bắt tay và khen ngợi.

 

Ông chia sẻ: “Tôi vui mừng lắm. Thuyền năng lượng mặt trời rất phù hợp với đề án du lịch của Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 với phương châm thuần khiết như hồn sen.

 

Phải đặt hàng ngay thôi. Hơn nữa, đây lại là sáng tạo của nông dân thì càng đáng trân trọng. Phải nói các anh rất có tâm huyết mới kiên trì để có thành công như hôm nay”.

 

theo http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150603/bon-ong-than-kinh-che-tao-xuong-nang-luong-mat-troi/756114.html

=======================================================

 

Chuyện các ông nông dân chế tạo ra sản phẩm là chuyện vẫn thường xảy ra.

Cái mà ai cũng thắc mắc nhiều là các ông khoa học gì gì đó, sao không chế tạo và ứng dụng cho người dùng?

Việc chế cái tàu nhỏ xíu dùng năng lượng mặt trời thì không cói gì khó cả  :D 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chân dung thầy bói Chu Vĩnh Khang từng hết mực tin tưởng

 

Được đồn đại là có khả năng tiên tri ngay từ khi còn nhỏ, khí công sư mà Chu Vĩnh Khang coi là người đáng tin cậy nhất cũng không thể giúp Chu trốn thoát được bản án chung thân.
 

tao-vinh-chinh-6709-1434120125-3262-1434

Tào Vĩnh Chính. Ảnh: Want China Times

 

Chu Vĩnh Khang từng có nhiều thân tín trong đường dây tham nhũng, nhưng không ai trong số họ được Chu tin tưởng hơn Tào Vĩnh Chính, 56 tuổi, người được mệnh danh là "Đại tiên Tân Cương". Chu đã trao 6 tài liệu mật cho Tào, khiến ông bị kết tội cố tình làm lộ bí mật nhà nước.

 

Tào được truyền thông Trung Quốc xác định là một nhà tiên tri thần bí và chuyên gia về khí công. Theo XinhuaTào đã cung cấp lời khai chống lại Chu trong phiên xử kín ở tòa án tại Thiên Tân ngày 22/5. Tuy nhiên, không rõ liệu ông ta trực tiếp đến làm chứng, hay lấy lời khai từ trước, hoặc có thể ông ta cũng đang bị giam giữ.

 

Tào được đồn đại là một tỷ phú có khả năng dự đoán tương lai, nhờ đó giành được lòng tin của các quan chức hàng đầu Trung Quốc. Một bài báo trên Southen Weekly năm 2013 viết rằng Chu Vĩnh Khang đã gọi Tào là "người đáng tin cậy nhất" của Chu khi giới thiệu với mọi người. Theo truyền thông Trung Quốc, "nhà tiên tri" này giành được sự tin tưởng của Chu Vĩnh Khang nhờ quan tâm đến con trai thứ hai của Chu là Chu Hàn, người có tính cách hướng nội, từng làm việc trong Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec). Sinopec có trụ sở tại Bắc Kinh, từng là công ty có doanh thu cao thứ 5 thế giới, theo thống kê của Forbes.

 

aaaaa-zhou-reuters-3478-1434340075.jpg

Chu Vĩnh Khang lĩnh án chung thân trong phiên tòa tại Thiên Tân. Ảnh: CCTV

 

Caixin năm ngoái tiết lộ Tào có mối quan hệ thân thiết với các quan chức cấp cao tỉnh Tứ Xuyên, trong đó có cựu bí thư tỉnh ủy Lý Xuân Thành và nguyên phó chủ tịch Hội đồng nhân dân Quách Vĩnh Tường. Tào cũng quen biết một loạt quan chức cấp cao trong Sinopec. Cả Lý và Quách đều bị buộc tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.

 

Tào được cho là đã khoe khoang rằng tất cả những người nằm trong Danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới hàng năm của tạp chí Forbes sẽ không thể đọ lại ông ta, nếu ông ta tiết lộ tổng tài sản của mình. Tào cũng tuyên bố đã gặp hơn 600 quan chức chính phủ Trung Quốc.

 

Tào xuất thân từ Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, từng theo cha làm việc cho công ty xây dựng và sản xuất Tân Cương với đồng lương ít ỏi. Tào sau đó tốt nghiệp Đại học Tân Cương ngành chính trị năm 1982. Ông ta làm nhiều công việc khác nhau, từ làm giáo viên cho đến biên tập viên tại một nhà xuất bản.

 

Siêu năng lực

 

Tào nổi tiếng với những lời đồn đại là "có năng lực siêu phàm" trong việc dự đoán tương lai. Ông được cho là đã có công năng đó từ khi học lớp ba. Một cuốn sách do phóng viên của People's Daily viết năm 1998 gọi Tào là "huyền thoại" ngay từ khi còn bé vì khả năng nói, hoặc nhận biết quá khứ, hiện tại và tương lai của một người trong vòng một phút, chỉ bằng cách nhìn người đó hoặc xem ảnh, card visit, hay một thứ người đó hay sử dụng.

 

Tào cũng được cho là đã sử dụng một nhánh cây dâu để chữa trị cho một bệnh nhân vẹo cột sống và dự báo năm 1993 rằng Bắc Kinh sẽ mất quyền đăng cai Thế vận hội Olympic 2000 vào tay Sydney.

Tào đã dự đoán một tỷ phú sẽ bị bệnh tim trong vòng 7 ngày sau khi ông ta nhìn thấy tên của người đó trên máy tính. Tỷ phú đó sau này giúp Tào thiết lập một câu lạc bộ sức khỏe độc ​​quyền ở Hong Kong, có phí tham gia lên đến 800.000 USD. Thành viên của câu lạc bộ này được đồn đại là có cả quan chức nước ngoài, các doanh nhân hàng đầu và nghệ sĩ đẳng cấp thế giới.

 

Kỳ nhân hay lừa bịp

 

Được tán tụng là "quốc sư", Tào có cơ hội gặp gỡ nhiều quan chức cấp cao, doanh nhân và người nổi tiếng Trung Quốc. Số tiền ông ta kiếm từ họ và phát triển kinh doanh riêng đã đưa ông ta trở thành tỷ phú.

Tào được cho là đã mua một khu nhà cổ ở Bắc Kinh với giá hơn 100 triệu nhân dân tệ (16 triệu USD) và thuê nhiều nhân viên được đào tạo tốt. Các cán bộ cấp cao, tỷ phú, người muốn chữa bệnh và những người muốn gặp quan chức đã nghỉ lại nơi này.

 

Theo Caixin, ít nhất 4 quan chức cấp tỉnh đã đến thăm khu nhà năm 2011. Tuy nhiên, khu nhà đã lọt vào tầm ngắm của các quan chức chống tham nhũng và bị đóng cửa tháng 7/2013, với cáo buộc rằng nó được sử dụng cho mục đích tham nhũng . Công ty năng lượng Niên Đại của Tào, thành lập năm 2006, từng được phép sử dụng đất đặc quyền trong khu công nghệ cao Thành Đô, cũng bị điều tra tham nhũng.

 

Tào không phải là bậc thầy khí công tự xưng duy nhất có liên kết chặt chẽ với các quan chức cấp cao Trung Quốc trong những năm qua. Trong số các khí công sư ở Trung Quốc, cái tên nổi tiếng nhất là Trương Bảo Thắng. Ông này thường đi lại với các quan chức cấp cao trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Năm 1982, các quan chức đảng đưa Trương đến làm việc tại Bắc Kinh vì tài năng đặc biệt của ông ta. Ông ta trở nên nổi tiếng sau khi thể hiện công năng dùng mũi để xác định chữ trước mặt Tướng Diệp Kiếm Anh, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.

 

Trương sau đó được giao cho một vị trí trong quân đội. Ông ta được hưởng những đặc quyền ngang hàng với các lãnh đạo chính phủ trung ương, bao gồm có nhà, nhân viên, và xe riêng.

 

Tuy nhiên, Trương bị lật tẩy năm 1995, sau khi bị một nhà khoa học và các nhà ảo thuật tố cáo ông ta sử dụng thủ thuật để lừa bịp. Trương nhanh chóng biến mất, hiện chưa rõ ông ta ở đâu.

 

Hu Xingdou, nhà kinh tế tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh, nói rằng các quan chức cấp cao rất hay tìm đến các "kỳ nhân" có công năng đặc biệt về khí công hoặc phong thủy. Những "bậc thầy" này thường có ảnh hưởng đến quyết định của các quan chức, và đôi khi còn làm trung gian rửa tiền tham nhũng cho cán bộ.

"Các quan chức thường tin rằng, việc có ngồi vững trên chiếc ghế quyền lực hay không nằm ngoài tầm kiểm soát của họ", Hu nhận xét. "Họ lo lắng về số phận, và việc đó khiến họ tìm đến những người được đồn đại là kỳ nhân, để mong những người đó chỉ đường dẫn lối".

"Chức càng cao thì càng mê tín", Hu nói.

 

theo http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/chan-dung-thay-boi-chu-vinh-khang-tung-het-muc-tin-tuong-3233828.html

=====================================================

Ai cũng cần có 1 niềm tin, để sống và làm việc, tuy nhiên như các vị này, tin vào mấy ông thầy để có thể tiến quan chức, có nhiều tiền, . . . thì bị lừa cũng là tất nhiên thôi mà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc làm hoạt hình ví von Việt Nam là khỉ

 

Mới đây một phim hoạt hình ngắn được Trung Quốc sản xuất nói về quan hệ giữa hai nước Việt Trung qua các ví von châm biếm, đang được chia sẻ và gây tranh cãi qua mạng vì tính chất thời sự của nó.

 
maxresdefault-1.jpg

Video Trung Quốc gọi Việt Nam là Khỉ (Hình cắt từ video)

Với nội dung xuyên tạc lịch sử, sỉ nhục Việt Nam. Trung Quốc làm phim hoạt hình gọi Việt Nam là khỉ, vừa ăn cướp vừa la làng. Trong mắt chúng Việt Nam chúng ta mới là nước xâm phạm chủ quyền. Video đang được lan truyền mạnh trên mạng xã hội Trung Quốc

 

Phim ngắn được sử dụng làm nội dung tuyên truyền lịch sử của chính quyền Trung Quốc, trong đó nước này được ví như siêu nhân to cao, trong khi dân Việt Nam chỉ là giống khỉ mắt trắng khó thuần ở phía Nam.

 

Clip có nhiều chi tiết hài hước trong đó việc kể lể khỉ Việt Nam đã từng nhận viện trợ hàng đống “chuối” từ Trung Quốc, thế mà giờ lại đâm ra bội bạc tranh chấp mấy cái đảo bé tí với nước này. Rồi nào là Việt Nam cho lùa hàng tá tàu “be bé” ra khiêu khích, ra bao nhiêu thì anh siêu nhân Trung Quốc cho ủi sạch bấy nhiêu.

 

tinhhoa.net-wt2wqj-20150617-viet-nam-bi-

Sau đây là nội dung lời thoại trong clip:

Việt Nam là nước anh hùng

Nghe nói sách lược của chúng ta là tông cho tới khi nào Việt Nam không còn chiếc tàu nào nữa. Thật là không tưởng tượng nổi!

 

Lịch sử diễn biến của Khỉ mắt mờ Việt Nam (phần đầu).

 

Ngày 13 tháng 5 năm 2014, ở Hầu Sơn (núi khỉ) diễn ra một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc quy mô lớn. Trung Quốc thăm dò dầu trong lãnh hải của mình ở biển Hoa Nam (biển Đông). Bọn dân ở núi Khỉ bèn tiến hành biểu tình kháng nghị hành động này của Trung Quốc. Sau đó diễn biến thành biểu tình bạo lực làm nhiều người Hoa chết và bị thương.

 

Thái độ của chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ chê trách thái độ này của phía Khỉ và tối ngày 17 tháng 5 đã đón hơn 3000 Hoa kiều trở về. “Bẩm đại vương, mọi người xung quanh đều bắt đầu chỉ trích chúng ta rồi“. “Trước tiên, do ổn định hầu tử hầu tôn, để ta đi xin lỗi, kiên quyết xử bọn khỉ con bạo loạn. Tổn thất của các xí nghiệp quy ra chuối bồi thường“. Trung Việt nguồn xấu xa xôi là vậy.

 

Trước thời Thanh luôn khuất phục Trung Quốc. Cuối đời Thanh thì là thuộc địa của Pháp. Lúc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 thì đang ở thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đáp lại sự van xin khẩn khoản của Việt Nam, Trung Quốc xuất viện trợ hơn 32 vạn kỹ sư, phòng không, hậu cần, hơn 2 vạn chuyên gia cố vấn và 2 tỷ trái chuối giúp tụi nó! Chúng ta thắng lợi rồi!

 

Nhưng sau chiến tranh, Việt Nam chưa thống nhất thật sự mà chia ra miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc do Hồ Chí Minh thống trị, là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai nước này vốn không ưa nhau, rồi sau đó xảy ra chuyện gì biết không hả? Tập sau sẽ rõ.

 

Lịch sử diễn biến của tụi Khỉ mắt trắng Việt Nam

 

Bắt đầu từ năm 1955, miền Nam dưới sự thao túng của Mỹ, đã phát động tấn công miền Bắc, đánh cả các nước xung quanh, đánh luôn Trung Quốc. “Miền Bắc chúng tôi lại phải nhờ các anh giúp đỡ nữa rồi”!

 

Trung Quốc lần nữa phải chìa tay ra viện trợ. Viện trợ chính phủ Việt Nam 80 tỷ NDT, pháp hơn 17 vạn bộ đội giúp đỡ tụi nó và có được sự thống nhất đúng nghĩa. “Tôi thay mặt toàn thể hầu tử, hầu tôn Hầu Sơn đa tạ các ông. Ân tình của các ông, chúng tôi không bao giờ quên“.

 

Nhưng đến năm 1978, sự tình lại đổi ngược 180 độ, Việt Nam yêu cầu chủ quyền các khu Sơn Đầu – Hải Tiên ở Biên giới Việt Trung, tuyên bố đưa các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) vào bản đồ của nước chúng nó và trục xuất hơn 1,5 triệu người Hoa. Vậy mà trước đó tụi nó bày tỏ là “Chúng tôi chỉ cần chuối, không cần đảo”.

 

Vốn trước giờ vì cả nể, “Dĩ hòa vi quý” nhưng giờ thì Trung Quốc buộc lòng. Đến tận hôm nay, Việt Nam cũng chưa có dám làm gì to tát, nhưng liên tục quấy rối lặt vặt xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc là tông mãi cho tới khi tụi nó không còn chiếc tàu nào!

 

theo VTC new

=====================================

Mấy thằng trung quốc này bố láo, trơ trẽn, xuyên tạc

Trung Quốc là nước nửa khùng nửa điên.
Việt Nam đang sống yên bình
trung quốc ngứa miệng làm phiền Việt Nam.
Trung Quốc đông dân toàn cỏ rác 
Việt Nam lác đác toàn siêu nhân.
Việt Nam cưỡi rồng bay trong gió
Trung Quốc cưỡi chó sủa gâu gâu.
Thái Lan hỏi nó đi đâu?

Trung Quốc nó bảo đi hầu Việt Nam.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc làm hoạt hình ví von Việt Nam là khỉ

 

Mới đây một phim hoạt hình ngắn được Trung Quốc sản xuất nói về quan hệ giữa hai nước Việt Trung qua các ví von châm biếm, đang được chia sẻ và gây tranh cãi qua mạng vì tính chất thời sự của nó.

 
maxresdefault-1.jpg

Video Trung Quốc gọi Việt Nam là Khỉ (Hình cắt từ video)

Với nội dung xuyên tạc lịch sử, sỉ nhục Việt Nam. Trung Quốc làm phim hoạt hình gọi Việt Nam là khỉ, vừa ăn cướp vừa la làng. Trong mắt chúng Việt Nam chúng ta mới là nước xâm phạm chủ quyền. Video đang được lan truyền mạnh trên mạng xã hội Trung Quốc

 

Phim ngắn được sử dụng làm nội dung tuyên truyền lịch sử của chính quyền Trung Quốc, trong đó nước này được ví như siêu nhân to cao, trong khi dân Việt Nam chỉ là giống khỉ mắt trắng khó thuần ở phía Nam.

 

Clip có nhiều chi tiết hài hước trong đó việc kể lể khỉ Việt Nam đã từng nhận viện trợ hàng đống “chuối” từ Trung Quốc, thế mà giờ lại đâm ra bội bạc tranh chấp mấy cái đảo bé tí với nước này. Rồi nào là Việt Nam cho lùa hàng tá tàu “be bé” ra khiêu khích, ra bao nhiêu thì anh siêu nhân Trung Quốc cho ủi sạch bấy nhiêu.

 

tinhhoa.net-wt2wqj-20150617-viet-nam-bi-

Sau đây là nội dung lời thoại trong clip:

Việt Nam là nước anh hùng

Nghe nói sách lược của chúng ta là tông cho tới khi nào Việt Nam không còn chiếc tàu nào nữa. Thật là không tưởng tượng nổi!

 

Lịch sử diễn biến của Khỉ mắt mờ Việt Nam (phần đầu).

 

Ngày 13 tháng 5 năm 2014, ở Hầu Sơn (núi khỉ) diễn ra một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc quy mô lớn. Trung Quốc thăm dò dầu trong lãnh hải của mình ở biển Hoa Nam (biển Đông). Bọn dân ở núi Khỉ bèn tiến hành biểu tình kháng nghị hành động này của Trung Quốc. Sau đó diễn biến thành biểu tình bạo lực làm nhiều người Hoa chết và bị thương.

 

Thái độ của chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ chê trách thái độ này của phía Khỉ và tối ngày 17 tháng 5 đã đón hơn 3000 Hoa kiều trở về. “Bẩm đại vương, mọi người xung quanh đều bắt đầu chỉ trích chúng ta rồi“. “Trước tiên, do ổn định hầu tử hầu tôn, để ta đi xin lỗi, kiên quyết xử bọn khỉ con bạo loạn. Tổn thất của các xí nghiệp quy ra chuối bồi thường“. Trung Việt nguồn xấu xa xôi là vậy.

 

Trước thời Thanh luôn khuất phục Trung Quốc. Cuối đời Thanh thì là thuộc địa của Pháp. Lúc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 thì đang ở thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đáp lại sự van xin khẩn khoản của Việt Nam, Trung Quốc xuất viện trợ hơn 32 vạn kỹ sư, phòng không, hậu cần, hơn 2 vạn chuyên gia cố vấn và 2 tỷ trái chuối giúp tụi nó! Chúng ta thắng lợi rồi!

 

Nhưng sau chiến tranh, Việt Nam chưa thống nhất thật sự mà chia ra miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc do Hồ Chí Minh thống trị, là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai nước này vốn không ưa nhau, rồi sau đó xảy ra chuyện gì biết không hả? Tập sau sẽ rõ.

 

Lịch sử diễn biến của tụi Khỉ mắt trắng Việt Nam

 

Bắt đầu từ năm 1955, miền Nam dưới sự thao túng của Mỹ, đã phát động tấn công miền Bắc, đánh cả các nước xung quanh, đánh luôn Trung Quốc. “Miền Bắc chúng tôi lại phải nhờ các anh giúp đỡ nữa rồi”!

 

Trung Quốc lần nữa phải chìa tay ra viện trợ. Viện trợ chính phủ Việt Nam 80 tỷ NDT, pháp hơn 17 vạn bộ đội giúp đỡ tụi nó và có được sự thống nhất đúng nghĩa. “Tôi thay mặt toàn thể hầu tử, hầu tôn Hầu Sơn đa tạ các ông. Ân tình của các ông, chúng tôi không bao giờ quên“.

 

Nhưng đến năm 1978, sự tình lại đổi ngược 180 độ, Việt Nam yêu cầu chủ quyền các khu Sơn Đầu – Hải Tiên ở Biên giới Việt Trung, tuyên bố đưa các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) vào bản đồ của nước chúng nó và trục xuất hơn 1,5 triệu người Hoa. Vậy mà trước đó tụi nó bày tỏ là “Chúng tôi chỉ cần chuối, không cần đảo”.

 

Vốn trước giờ vì cả nể, “Dĩ hòa vi quý” nhưng giờ thì Trung Quốc buộc lòng. Đến tận hôm nay, Việt Nam cũng chưa có dám làm gì to tát, nhưng liên tục quấy rối lặt vặt xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc là tông mãi cho tới khi tụi nó không còn chiếc tàu nào!

 

theo VTC new

=====================================

Mấy thằng trung quốc này bố láo, trơ trẽn, xuyên tạc

Trung Quốc là nước nửa khùng nửa điên.

Việt Nam đang sống yên bình

trung quốc ngứa miệng làm phiền Việt Nam.

Trung Quốc đông dân toàn cỏ rác 

Việt Nam lác đác toàn siêu nhân.

Việt Nam cưỡi rồng bay trong gió

Trung Quốc cưỡi chó sủa gâu gâu.

Thái Lan hỏi nó đi đâu?

Trung Quốc nó bảo đi hầu Việt Nam.

 

Văn Miếu 271 tỷ ở Vĩnh Phúc nhìn từ trên cao

Lê Hiếu - Hoàng Anh

13/06/2015 10:11

 

lhz-9117-1434164137147-22-0-359-660-crop

 

Công trình gây nhiều ý kiến băn khoăn, trái chiều được xây dựng trên khuôn viên 4,2 ha, tổng vốn đầu tư lên tới 271 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2016.

 

van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc có số vốn đầu tư 271 tỷ đồng (nằm tại khu đô thị Hà Tiên, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên) xây dựng từ năm 2012, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Công trình đồ sộ có phần cổng Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá xanh Ninh Vân (Ninh Bình), đây là lối vào đầu tiên của khu Văn Miếu.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Khu hồ Thiền Quang và bia tiến sĩ sắp được hoàn thiện.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Qua cổng Nghi Môn Nội, khách tham quan sẽ thấy toàn cảnh công trình rộng hơn 4,2 ha với các hạng mục như nhà che bia tổng, hồ Thiền Quang, nhà bia hai bên tả - hữu, đại thành môn, gác chuông, sân hành lễ, đền thờ chính, đại bái, hậu cung...
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Trong tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại. Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Phần nhà bia tương tự ở Văn Miếu Hà Nội, mỗi hàng bia gồm 9 tấm bia đá trên lưng rùa, tổng cộng có 18 tấm bia trong hai nhà nằm đối diện nhau. Trong 795 năm tồn tại của nền khoa cử nho học, Vĩnh Phúc tạo lập được truyền thống khoa bảng với 393 người đỗ đạt khoa trường trong đó có 91 vị đỗ đại khoa.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Đi thẳng vào bên trong là cổng chính và hai cổng tả, hữu. Hầu hết tất cả được làm bằng đá được vận chuyển từ Ninh Vân (Ninh Bình) tới.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Công trình sân hành lễ và khu nhà liên quan nhìn từ trên cao trông khá đồ sộ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Những đường nét trạm trổ trên các mái nhà tả hữu trong khu sân hành lễ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Khu gác trống giống Văn Miếu - Hà Nội.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Phía trong cùng là khu nhà thờ chính, gồm 2 tòa tiền đường và hậu cung. Tiền đường với quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim, mái cong lợp ngói mũi hài. Tiền đường là nơi làm lễ trước khi vào hậu cung và cũng là nơi giới thiệu, tôn vinh các danh nhân đương đại của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Nơi dự kiến đặt ban thờ tại nhà tiền đường. Đại diện Sở VHTT và DL Vĩnh Phúc cho biết, việc thờ Không Tử tại đây mới là dự kiến ban đầu. Quyết định cuối cùng còn phải nghiên cứu, cân nhắc. "Sở sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử và cơ quan liên quan xung quanh chuyện này", lãnh đạo Sở này nói.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Đi qua nhà tiền đường, sau đó lên vài bậc cầu thang sẽ tới nhà hậu cung.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Tiền đường nối với hậu cung bởi một nhà cầu hay còn gọi là ống muống, có mái che bằng gỗ sơn son thếp vàng.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Tòa hậu cung gồm 2 tầng, tầng 1 là nhà trưng bày hiện vật và một số đồ thờ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Toàn bộ lối đi lại đều được sơn son thếp vàng bắt mắt.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Tầng 2 chính điện dự kiến là nơi thờ đức Khổng Tử và 8 vị đỗ hàng Đại khoa đại diện cho 8 huyện, thị của Vĩnh Phúc.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn chạm trổ cầu kỳ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Công trình Văn Miếu được lãnh đạo Sở VHTT và DL Vĩnh Phúc kỳ vọng như một nơi tôn thờ truyền thống hiếu học của tỉnh, ngoài ra đây còn được coi là một công trình văn hóa trọng điểm.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Hầu hết vật liệu xây dựng tại công trình này đều là đá và gỗ, khá đắt tiền. Ngoài ra dãy tường rào còn được làm bằng đá ong, một loại gạch xa xưa có nguồn gốc từ Vĩnh Phúc (nổi tiếng cùng ngói Hương Canh). Hiện, công trình vẫn còn ngổn ngang một số hạng mục. Theo lãnh đạo sở VHTT và DL Vĩnh Phúc, đơn vị này sẽ cố hoàn thành vào năm 2016 để phục vụ người dân và du khách tham quan.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Nói về việc xây dựng công trình, nhiều nhà văn hóa, lịch sử bày tỏ sự băn khoăn. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN) cho rằng, việc chi tiền ngân sách xây Văn miếu vài trăm tỷ để thờ Khổng Tử là không hợp lý. “Dù Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc thờ ai đi chăng nữa cũng không có lý do gì chi một số tiền ngân sách để xây một công trình lớn như thế. Đây là việc làm rất lãng phí tiền của. Kể cả khi không dùng tiền ngân sách, cũng không nên xây một công trình Văn miếu khi trong lịch sử không có cơ sở để xây dựng", tiến sĩ Tuấn phát biểu trên báo Tuổi trẻ.

theo Zing

======================

Hoành tráng nhể? Viện Khổng Tử của chính Trung Quốc e rằng cũng chưa mơ ước có được chỗ thờ ông ta như thế này.

 

 

Đúng là khốn nạn thật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vuột mất đơn hàng 2 tỉ USD rất vô lý!

 

Doanh nghiệp Việt mất hợp đồng 2 tỉ USD may quân trang cho quân đội Mỹ. Hay tin này ai cũng thấy tiếc đứt ruột, 2 tỉ USD quá lớn, nhưng lại để vuột mất.

 

Nhiều người cứ tưởng như DN may Việt Nam yếu kém, không đáp ứng yêu cầu chất lượng của đối tác nên hỏng ăn. Ai ngờ, chuyện hỏng ăn lại không vì doanh nghiệp bất tài, mà vì bất lực trước cơ chế.

 

Hiểu ra chuyện càng thấy đứt ruột, mà còn tức anh ách nữa, bởi vì một số DN dệt may trong nước được chào hàng gồm quần áo, cờ, giày dép, quân trang cho quân đội Mỹ, đã thỏa thuận xong nhưng hàng mẫu về lại bị ách ở hải quan vì là hàng cấm nhập theo quy định của Bộ Quốc phòng. DN xoay chạy cho xong thủ tục thì đã muộn, đối tác không thể ngồi chờ cơ chế của VN.

 

Quy định của Bộ Quốc phòng là căn cứ vào Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 9.5.2006, cấm nhập khẩu mặt hàng quân trang, quân dụng. Hàng mẫu của đối tác gửi vào cho các DN sản xuất bị xem là hàng quân trang nhập khẩu, thế là bị ách.

 

Không hiểu tại sao các cơ quan chức năng lại áp dụng quy định máy móc đến mức vô lý như vậy. Ở đây không phải là nhập khẩu quân trang, quân dụng, mà nhận hàng mẫu để sản xuất theo đơn hàng. Các DN dệt may có quyền tìm kiếm đối tác nước ngoài, đấu thầu gia công hàng hóa. Quân trang, quân dụng của quân đội các nước đặt may cũng giống như các loại sản phẩm may mặc khác, cần linh động để DN làm ăn. Chỉ vì áp dụng quy định máy móc, đã khiến cho một số DN mất cơ hội vàng.

 

2 tỉ USD hợp đồng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ ngành dệt may, kéo theo các ngành nghề kinh doanh khác như vận tải, sản xuất nguyên phụ liệu. Với đơn hàng “khủng” này, DN có lãi, đóng thuế cho Nhà nước. Nhìn xa hơn, khi DN dệt may VN thực hiện tốt các hợp đồng cho quân đội Mỹ, họ sẽ có uy tín thương hiệu để tiếp tục nhận các hợp đồng may quân trang tiếp theo, không chỉ riêng của Mỹ mà còn nhiều nước khác như Australia, Romania, Italia…

 

Các hợp đồng may quân trang cho lực lượng vũ trang thường rất lớn, các DN dệt may xem đó là thị trường béo bở cần nỗ lực cạnh tranh. Thế nhưng, họ đã thất bại hoặc mất ưu thế chỉ vì hàng rào do chính nước mình đặt ra.

 

Chúng ta nói quá nhiều đến việc tạo điều kiện thuận lợi, tháo bỏ các rào cản cho DN phát triển, xây dựng các chính sách thông minh cho DN hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng trên thực tế còn tồn tại quá nhiều những điều ngược lại.

 

Chuyện các hợp đồng may quân trang cho quân đội Mỹ bị vuột mất chỉ là một ví dụ.
 
theo dantri.com.vn
============================================================
Xem thông tin này xong, trên mạng xã hội, các anh hùng bàn phím  ào ào chửa bới, la hét, tố cáo,  . . .  nghe nhức hết cả đầu  :ph34r: 
Đọc kỹ thì thấy vấn đề gì đã xãy ra ?
Các doanh nghiệp may mặc VietNam không thể nhập lô hàng mẫu quân trang (phục vụ cho quân đội Mỹ) vào VietNam.
Cái này là do các anh Hải Quan cứng nhắc, máy móc quá.
Nhưng xem kỹ thì thực tế các doanh nghiệp may VietNam chưa hề ký hợp đồng 2 tỉ usd nào cả.
Ở đây vấn đề cần phải xem lại và xử lý nghiêm là các anh phóng viên báo chí, viết rất tầm phào, gây nên sự hiểm lầm cho bạn đọc.
Tóm lại là phản tác dụng tuyên truyền.
Kém

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chóng mặt với thú "đốt tiền" của những đại gia... kín tiếng nhất Việt Nam

 

Không ồn ào như các thiếu gia, đại gia đẳng cấp luôn tạo những cơn sóng ngầm dữ dội và cũng chỉ những con người thừa tiền nhưng biết chơi mới hiểu. Không vào nhà hàng xem các vũ công múa sexy show, không bỏ vài triệu bạc uống bia say bí tỉ…món quà của đại gia thực thụ là: tiêu vàng.

 

 

Đắp mặt bằng vàng

 

PGS. TS Phạm Tất Thắng thuộc Viện nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) từng tiết lộ: “Tại Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không cần quan tâm đến giá cả, trung bình chi tới 80-100 triệu đồng/lần mua hàng”.

 

Mới đây, dư luận xôn xao khi một đại gia khét tiếng ăn chơi Sài thành đã chi ra hơn 115.000 USD tương ứng 2,3 tỷ đồng để tậu chiếc xế Lexus mui trần IS 250 C để tặng cho một Á hậu mới chân ướt, chân ráo vào TP.HCM tìm đất “dụng võ”. Dư luận chưa kịp lắng xuống thì thêm lần nữa phải ngã mũ cúi chào trước độ “ngông” của nữ đại gia Trà Thanh Hương. Là cô gái lớn lên từ xứ Quảng, Hương đi du học ở Úc về làm việc tại một ngân hàng nước ngoài có văn phòng tại TP.HCM. Nhà đã giàu có, ba Hương lại trúng đậm kỳ nam nên gia đình cô chẳng mấy chốc trở thành tỷ phú ở miền Trung. Vốn kiến thức 4 năm tu nghiệp ở nước ngoài, lại làm ở một ngân hàng lớn, thu nhập khủng nhưng Hương không mấy khi để ý đến tiền lương của mình. Độc thân, vui tính, xinh đẹp, Hương “biến” không biết bao chàng phải hóa kiếp cây si. Với một người giàu có như Hương thì cần gì đại gia để nương tựa. Sau công việc, cô vi vu khắp nơi và thú vui tiêu khiển của Hương là vào một cửa hàng spa để đắp mặt nạ bằng… vàng.

 

Nhiều người bỏ ra cả vài trăm triệu đồng để mua một sim số đẹp, bỏ bạc tỷ chơi biển số tứ quý để khẳng định đẳng cấp. Với Hương, “mốt” này “xưa rồi Diễm”. Điện thoại xịn, biệt thự to, xế hộp khủng, sim tứ quý, biển số xe “độc nhất vô nhị”… Hương cũng đã có tất. Chưa có được “cây tùng cây bách”, Hương quay sang giải trí trong những tiệm spa. Hương kể, trong một lần đi du lịch Thái Lan, khám phá Bangkok, cô phát hiện nơi đây có dịch vụ spa, chăm sóc da bằng vàng. “Nếu như trước kia, tại Thái Lan, vàng thường được dùng làm của hồi môn trong các nghi lễ truyền thống thì giờ đây, nó còn được sử dụng cả trong lĩnh vực kinh doanh spa bởi nhiều người Thái tin rằng, vàng có thể chữa lành các vết thương trên da, giúp họ liền vết sẹo. Cũng như em, nhiều nữ doanh nhân Việt Nam cũng sang đây tìm đến phương thức chăm sóc da với vàng bao gồm cả hình thức đắp mặt nạ bằng vàng”, Hương cho biết. Chi phí cho mỗi lần đắp mặt nạ như thế tốn cả trăm triệu nhưng Hương vẫn bay qua, bay lại đều đặn mỗi tuần. Hiện nay, không chỉ Thái Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… mà ngay ở trung tâm TP.HCM và Hà Nội cũng đã có dịch vụ này. Chính vì thế, cứ mỗi tuần, Hương lại đến spa này để đắp mặt nạ bằng vàng, dưỡng da.
 

images1147739_thu_tieu_vang.jpg

Chiếc bánh mì được làm từ rượu champagne hảo hạng cùng vàng 24 cara và các nguyên liệu khác.

 

Đắp vàng nặng mặt rồi cũng chán. Thời gian còn lại của ngày cuối tuần, Hương đi mua sắm hàng hiệu. “Em bị mắc cái chứng bệnh “nghiện mua sắm hàng hiệu”. Nhóm bạn em cũng thế. Hình như, Việt Nam mình ngày càng nhiều người mắc “bệnh” như em”, Hương cười giòn tan và không mảy may suy nghĩ khi bỏ ra hơn 200 triệu đồng trong một lần đi mua nước hoa và giày dép hàng hiệu.

 

Chia sẻ về quyết định tiêu tiền táo bạo của mình, Hương nói: “Thực ra nếu phải trả một cái giá để mang lại niềm vui cho mình hay người mà mình yêu thương, thì dù có đắt hơn nữa, em cũng sẽ cố. Vài trăm triệu còn là rẻ so với những thứ đồ các nam đại gia tặng cho bồ nhí mà. Em mua sắm như vậy chưa là gì so với các anh đâu”.

 

Ăn vàng

 

Nữ đại gia như Hương thì lo đi đắp mặt nạ vàng để làm đẹp bên ngoài, còn với đại gia tuổi 58 như Phạm Huỳnh Long, thì lại chăm lo sức khỏe từ bên trong của mình bằng cách ăn, uống… vàng. Đại gia trong lĩnh vực khai thác khoáng sản này quan niệm rằng, ăn vàng sẽ tốt cho sức khỏe. Ông Long cho biết, để ăn được vàng cũng không phải dễ. Mỗi lần ăn, phải tán nhuyễn vàng ra thành bột rồi cho vào nhân bánh để ăn. Giá của mỗi chiếc bánh như vậy có thể lên tới vài triệu đồng. Ngoài ra, ông cũng thường thay đổi khẩu vị với vàng bằng cách pha rượu lẫn một chút vàng để uống.
 

images1147742_thu_tieu_vang1.jpg

Đắp mặt nạ vàng, món “chơi” mới của quý bà lắm tiền nhiều của.

 

Ông Long kể, ăn vàng đầu tiên xuất hiện trong giới thượng lưu Trung Quốc. Họ thường bỏ vàng vào bánh trung thu rồi ăn “nhân vàng”. Từ năm 2005 trở đi, trào lưu này không còn xa lạ với các đại gia người Việt. “Với các bạn trẻ, họ lại nướng tiền vào những cuộc vui thâu đêm, trác táng. Vui chơi như vậy, tiền tốn đã đành, còn ảnh hưởng đến thể trạng và làm cho nhân cách mình thấp đi. Chưa có khoa học nào chứng minh ăn, uống vàng là tốt, nhưng “ăn chơi, sợ gì mưa rơi” nên uống đại. Vậy mà thấy cũng khỏe hẳn. Đúng là vàng có khác…”, đại gia Long biện hộ cho sở thích “gàn” của mình.

 

Với những trò tiêu khiển như các đại gia Long, Cường, Đại… hay nữ doanh nhân xinh đẹp Trà Thanh Hương, có lẽ đến Công tử Bạc Liêu cũng phải ngã mũ cúi chào!

 

Theo Người tiêu dùng

==================================

Chuyện này cũng thường thôi mà.

 Tương lai sẽ có người mài kim cương ra để uống nước hay nuốt luôn hạt kim cương chữa bện ho  :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Chóng mặt với thú "đốt tiền" của những đại gia... kín tiếng nhất Việt Nam

 

Không ồn ào như các thiếu gia, đại gia đẳng cấp luôn tạo những cơn sóng ngầm dữ dội và cũng chỉ những con người thừa tiền nhưng biết chơi mới hiểu. Không vào nhà hàng xem các vũ công múa sexy show, không bỏ vài triệu bạc uống bia say bí tỉ…món quà của đại gia thực thụ là: tiêu vàng.

 

 

Đắp mặt bằng vàng

 

PGS. TS Phạm Tất Thắng thuộc Viện nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) từng tiết lộ: “Tại Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không cần quan tâm đến giá cả, trung bình chi tới 80-100 triệu đồng/lần mua hàng”.

 

Mới đây, dư luận xôn xao khi một đại gia khét tiếng ăn chơi Sài thành đã chi ra hơn 115.000 USD tương ứng 2,3 tỷ đồng để tậu chiếc xế Lexus mui trần IS 250 C để tặng cho một Á hậu mới chân ướt, chân ráo vào TP.HCM tìm đất “dụng võ”. Dư luận chưa kịp lắng xuống thì thêm lần nữa phải ngã mũ cúi chào trước độ “ngông” của nữ đại gia Trà Thanh Hương. Là cô gái lớn lên từ xứ Quảng, Hương đi du học ở Úc về làm việc tại một ngân hàng nước ngoài có văn phòng tại TP.HCM. Nhà đã giàu có, ba Hương lại trúng đậm kỳ nam nên gia đình cô chẳng mấy chốc trở thành tỷ phú ở miền Trung. Vốn kiến thức 4 năm tu nghiệp ở nước ngoài, lại làm ở một ngân hàng lớn, thu nhập khủng nhưng Hương không mấy khi để ý đến tiền lương của mình. Độc thân, vui tính, xinh đẹp, Hương “biến” không biết bao chàng phải hóa kiếp cây si. Với một người giàu có như Hương thì cần gì đại gia để nương tựa. Sau công việc, cô vi vu khắp nơi và thú vui tiêu khiển của Hương là vào một cửa hàng spa để đắp mặt nạ bằng… vàng.

 

Nhiều người bỏ ra cả vài trăm triệu đồng để mua một sim số đẹp, bỏ bạc tỷ chơi biển số tứ quý để khẳng định đẳng cấp. Với Hương, “mốt” này “xưa rồi Diễm”. Điện thoại xịn, biệt thự to, xế hộp khủng, sim tứ quý, biển số xe “độc nhất vô nhị”… Hương cũng đã có tất. Chưa có được “cây tùng cây bách”, Hương quay sang giải trí trong những tiệm spa. Hương kể, trong một lần đi du lịch Thái Lan, khám phá Bangkok, cô phát hiện nơi đây có dịch vụ spa, chăm sóc da bằng vàng. “Nếu như trước kia, tại Thái Lan, vàng thường được dùng làm của hồi môn trong các nghi lễ truyền thống thì giờ đây, nó còn được sử dụng cả trong lĩnh vực kinh doanh spa bởi nhiều người Thái tin rằng, vàng có thể chữa lành các vết thương trên da, giúp họ liền vết sẹo. Cũng như em, nhiều nữ doanh nhân Việt Nam cũng sang đây tìm đến phương thức chăm sóc da với vàng bao gồm cả hình thức đắp mặt nạ bằng vàng”, Hương cho biết. Chi phí cho mỗi lần đắp mặt nạ như thế tốn cả trăm triệu nhưng Hương vẫn bay qua, bay lại đều đặn mỗi tuần. Hiện nay, không chỉ Thái Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… mà ngay ở trung tâm TP.HCM và Hà Nội cũng đã có dịch vụ này. Chính vì thế, cứ mỗi tuần, Hương lại đến spa này để đắp mặt nạ bằng vàng, dưỡng da.

 

images1147739_thu_tieu_vang.jpg

Chiếc bánh mì được làm từ rượu champagne hảo hạng cùng vàng 24 cara và các nguyên liệu khác.

 

Đắp vàng nặng mặt rồi cũng chán. Thời gian còn lại của ngày cuối tuần, Hương đi mua sắm hàng hiệu. “Em bị mắc cái chứng bệnh “nghiện mua sắm hàng hiệu”. Nhóm bạn em cũng thế. Hình như, Việt Nam mình ngày càng nhiều người mắc “bệnh” như em”, Hương cười giòn tan và không mảy may suy nghĩ khi bỏ ra hơn 200 triệu đồng trong một lần đi mua nước hoa và giày dép hàng hiệu.

 

Chia sẻ về quyết định tiêu tiền táo bạo của mình, Hương nói: “Thực ra nếu phải trả một cái giá để mang lại niềm vui cho mình hay người mà mình yêu thương, thì dù có đắt hơn nữa, em cũng sẽ cố. Vài trăm triệu còn là rẻ so với những thứ đồ các nam đại gia tặng cho bồ nhí mà. Em mua sắm như vậy chưa là gì so với các anh đâu”.

 

Ăn vàng

 

Nữ đại gia như Hương thì lo đi đắp mặt nạ vàng để làm đẹp bên ngoài, còn với đại gia tuổi 58 như Phạm Huỳnh Long, thì lại chăm lo sức khỏe từ bên trong của mình bằng cách ăn, uống… vàng. Đại gia trong lĩnh vực khai thác khoáng sản này quan niệm rằng, ăn vàng sẽ tốt cho sức khỏe. Ông Long cho biết, để ăn được vàng cũng không phải dễ. Mỗi lần ăn, phải tán nhuyễn vàng ra thành bột rồi cho vào nhân bánh để ăn. Giá của mỗi chiếc bánh như vậy có thể lên tới vài triệu đồng. Ngoài ra, ông cũng thường thay đổi khẩu vị với vàng bằng cách pha rượu lẫn một chút vàng để uống.

 

images1147742_thu_tieu_vang1.jpg

Đắp mặt nạ vàng, món “chơi” mới của quý bà lắm tiền nhiều của.

 

Ông Long kể, ăn vàng đầu tiên xuất hiện trong giới thượng lưu Trung Quốc. Họ thường bỏ vàng vào bánh trung thu rồi ăn “nhân vàng”. Từ năm 2005 trở đi, trào lưu này không còn xa lạ với các đại gia người Việt. “Với các bạn trẻ, họ lại nướng tiền vào những cuộc vui thâu đêm, trác táng. Vui chơi như vậy, tiền tốn đã đành, còn ảnh hưởng đến thể trạng và làm cho nhân cách mình thấp đi. Chưa có khoa học nào chứng minh ăn, uống vàng là tốt, nhưng “ăn chơi, sợ gì mưa rơi” nên uống đại. Vậy mà thấy cũng khỏe hẳn. Đúng là vàng có khác…”, đại gia Long biện hộ cho sở thích “gàn” của mình.

 

Với những trò tiêu khiển như các đại gia Long, Cường, Đại… hay nữ doanh nhân xinh đẹp Trà Thanh Hương, có lẽ đến Công tử Bạc Liêu cũng phải ngã mũ cúi chào!

 

Theo Người tiêu dùng

==================================

Chuyện này cũng thường thôi mà.

 Tương lai sẽ có người mài kim cương ra để uống nước hay nuốt luôn hạt kim cương chữa bện ho  :ph34r:

 

Cũng thường thôi. Ngày xưa nữ hoàng Ai Cập Cleopatra bỏ viên ngọc trai thất bảo trị giá hàng trăm cây vàng vào dấm cho tan ra và pha với rượu, làm cái "ực" xong cả trăm cây vàng.

Hàn Tín ngày xưa còn đem cả ngàn lạng vàng quăng xuống sông để đền nghĩa cho người giặt lụa bên sông. U Vương thưởng 1000 lạng vàng cho ai làm được cho Bao Tự cười (Gặp lão Gàn chỉ lấy 100 lượng. Bảo đảm Bao Tự cười như điên.Hì)...Như vậy mới gọi là chịu chơi đi vào lịch sử. Còn mấy vị này chỉ được đăng báo coi chơi thì chán bỏ mẹ.

Thúy Kiều ngày xưa bán mình còn được 400 lượng. Bi wờ hoa hậu bán có vài ngàn dollar. Vậy mà mấy đại gia cũng gọi là chơi. Vớ vẩn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hà Tĩnh xây văn miếu hơn 70 tỷ đồng
Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng trên nền di tích cũ, với các hạng mục như nhà đại bái, hồ bán nguyệt, tứ trụ tam quan... Tỉnh đang kêu gọi xã hội hóa để hoàn thiện các hạng mục.
 

Nhà chức trách Hà Tĩnh cho hay, văn miếu Hà Tĩnh đã có từ trước, được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) trên cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) với mục đích ghi danh những người Hà Tĩnh học hành, đỗ đạt cao. Tuy nhiên, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, công trình bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại rất ít dấu tích.

 

vanmieu-4194-1434619622.jpg

 

Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng trên diện tích 1,67 hécta, hiện mới xây được một vài hạng mục nhỏ. Ảnh: Đức Hùng.

Để phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của các tầng lớp nhân dân, năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án phục hồi và phát huy các giá trị di tích văn miếu Hà Tĩnh. Công trình được xây dựng trên khu đất 1,67 hécta thuộc nền đất của văn miếu cũ. Tổng mức đầu tư thời điểm phê duyệt là 74 tỷ đồng.

Tháng 12/2014, văn miếu được xây dựng một số hạng mục đầu tiên. Tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định di dời trường dạy nghề số 5 sang một cơ sở mới để lấy đất. Theo thiết kế, văn miếu có một số điểm nhấn chính như 4 cổng phụ, nhà đại bái, hồ bán nguyệt, tứ trụ tam quan, tả vu, hữu vu, hạng mục phụ trợ… Thời điểm này, bờ tường, 4 cổng phụ của văn miếu đang được xây.

 

h6-4096-1434620941.jpg

Gỗ lim nhập khẩu từ Lào đang được gia công để dựng nhà đại bái. Ảnh: Đức Hùng.

 

Ông Phạm Tiến Sinh, Trưởng ban quản lý công trình xây dựng cơ bản TP Hà Tĩnh cho biết, công trình được xây dựng từ ngân sách tỉnh và kêu gọi đóng góp xã hội hóa. “Thời điểm phê duyệt là 74 tỷ đồng. Tuy nhiên đến khi hoàn thành chắc phải trên 100 tỷ”, ông Sinh thông tin.

Hạng mục then chốt là nhà đại bái, hiện tại mới được đổ móng trên diện tích đất 300 m2, chủ yếu được dựng bằng gỗ lim, kinh phí xây nhà ước tính 14 tỷ đồng được một tập đoàn lớn ở Hà Nội tài trợ. 

 

h8-2233-1434620941.jpg

Gạch men dùng để trang trí các cổng phụ. Ảnh: Đức Hùng.

 

Theo vị trưởng ban quản lý xây dựng công trình cơ bản Hà Tĩnh, dự kiến trong năm 2016 sẽ hoàn thiện một số hạng mục cơ bản của văn miếu. Khi xây xong, việc bố trí bài vị thờ những ai cần phải lập báo cáo riêng, bàn bạc cả quá trình mới có thể thống nhất được.

“Việc hoàn thành toàn bộ để đưa vào sử dụng thì chưa thể ấn định được thời gian, bởi tiến độ còn phải phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn. Hiện nguồn vốn đã có để xây dựng là 20 tỷ đồng. UBND TP Hà Tĩnh đang huy động vốn bằng cách mở các cuộc vận động kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ”, ông Sinh nói.

Đức Hùng

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-tinh-xay-van-mieu-hon-70-ty-dong-3235891.html

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dạo này thi nhau xây Văn Miếu! Những trăm tỷ cơ đấy! Các dự án xây dựng thi nhau vẽ ra để có "cơm ăn việc làm", dưới lý do nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh. Xây xong lại cãi nhau chả biết thờ ai?? B) B) B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Hà Tĩnh xây văn miếu hơn 70 tỷ đồng
Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng trên nền di tích cũ, với các hạng mục như nhà đại bái, hồ bán nguyệt, tứ trụ tam quan... Tỉnh đang kêu gọi xã hội hóa để hoàn thiện các hạng mục.
 

Nhà chức trách Hà Tĩnh cho hay, văn miếu Hà Tĩnh đã có từ trước, được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) trên cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) với mục đích ghi danh những người Hà Tĩnh học hành, đỗ đạt cao. Tuy nhiên, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, công trình bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại rất ít dấu tích.

 

vanmieu-4194-1434619622.jpg

Đức Hùng

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-tinh-xay-van-mieu-hon-70-ty-dong-3235891.html

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dạo này thi nhau xây Văn Miếu! Những trăm tỷ cơ đấy! Các dự án xây dựng thi nhau vẽ ra để có "cơm ăn việc làm", dưới lý do nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh. Xây xong lại cãi nhau chả biết thờ ai?? B) B) B)

 

 

 

 

 Tớ đếch wan tâm đến quý zdị chi bi nhiu tiền và ăn bi nhiu.Wan đỉm của tớ là không động chạm đến nhóm lợi ích.Nhưng thằng nào, con nào mà bảo tớ vô cảm, tớ đập mẹ nào vào mặt, tớ chửi cho xóc nóc, chửi có "cơ sở khoa học", chửi có văn hóa đàng hoàng, đúng truyền thống văn hóa chửi của Việt tộc, mà cụ Nguyên Công Hoan chửi trong "Bước đường cùng" chỉ là "tài liệu tham khảo".

Nhưng tớ khuyên cái tỉnh nào có cái đền Trăm Gian, lên án kịch liệt thằng cha sư đập chùa, làm rùm beng lên để....bỏ ra vài ngàn tỷ phục hồi lại đền Trăm gian, kêu gọi tài trợ Liên Hiệp Quốc và xã hội . Bảo đảm vừa có "cơm ăn, việc mần" vừa được khen ngợi.

Thiếu điếu gì việc vừa có ăn mà lại vừa được khen, Việc điếu gì cứ đi làm những việc bị chúng chửi?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện Hà Nội: Gia phong người Hà Nội

 

 1. Trong tất cả tinh hoa của Hà Nội, có lẽ đáng kể là tính cách lịch lãm, là nếp nhà thuần hậu.

 

Bây giờ nhiều thứ mất chuẩn, cả văn hóa, lối sống, đạo đức… Nhưng trong nhiều gia đình Hà Nội, việc giữ “nếp nhà” (gia phong) luôn được các thế hệ tuân thủ, tự giác và coi đó là mực thước.

 

Hình như người Hà Nội không ai nói to, không thanh niên nào bặm trợn. Người hàng phố gặp nhau chào hỏi xã giao, lịch lãm. Có người cho đó là sự khách sáo, là nhiêu khê, nhưng đa số chúng ta đều tôn trọng nếp sống ấy của người Hà Nội. Một sự chỉn chu, nhẹ nhàng, lịch sự… Con cái dù lớn đến đâu luôn giữ lễ nghi chào hỏi, “lời chào cao hơn mâm cỗ”.

 

Tôi có dịp đến chơi nhà một người quen đã "bốn đời ra phố" nên tạm gọi là người “Hà Nội gốc”, thấy mọi chuyện ở đây hình như chưa mấy thay đổi. Cô con dâu đi làm về nhà là vào cung kính chào khách, sau khi lễ phép chào mẹ chồng: Thưa mẹ, con đi làm về ạ!

 

Người phụ nữ Hà Nội xưa e dè, khép nép, tuy chưa hẳn đã là khuôn mẫu nhưng có những nét đẹp đến bây giờ vẫn vẹn nguyên giá trị.

 
thieu-nu-ha-noi_w_480.jpg
Ảnh chụp bốn mỹ nhân Hà thành đầu thế kỷ 20

 

Những phẩm chất ấy có được là do sự giáo dục chặt chẽ trong gia đình, một nền giáo dục cần phát huy trong nếp sống mới hôm nay. Ý thức sâu sắc về danh dự và lòng tự trọng luôn nhắc nhở mọi người sống tử tế, đứng đắn, không làm điều xấu ảnh hưởng đến gia phong. Câu cảm ơn, xin lỗi được cho là khuôn phép, chuẩn mực trong cách cư xử, trong từng lời ăn tiếng nói.

 

2. Thời hiện đại, nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình giàu có lên, khi đồng tiền lên ngôi, lối sống người Hà Nội cũng hình như phức tạp hơn, nhiều gia trị văn hóa, giá trị đạo đức đảo lộn, thậm chí xuống cấp. Điều đó đã làm cho những người hoài cổ bi quan lo lắng, nhiều người lại ao ước muốn quay về lối sống, với nếp sống xưa.

 

Có thể đó là điều không tưởng. Thời đại nào cũng có sản phẩm tinh thần phù hợp. Quan trọng là chúng ta vừa kế thừa nét đẹp truyền thống, vừa phải thích nghi với cái mới, phù hợp thời đại.

 

Nhiều người cho rằng, sự thay đổi về thành phần dân cư, cùng với sự quá tải của hạ tầng đô thị đã phá vỡ lối sống của người Hà Nội xưa. Chưa hẳn vậy. Bởi có nhiều người "nhà quê ra tỉnh” sống, nhưng gia đình vẫn gia phong nền nếp.

 

Gần đây, thành phố có chương trình xây dựng văn hóa người Hà Nội văn minh thanh lịch. Hy vọng cuộc sống người Thủ đô, bên cạnh kinh tế phát triển, là đời sống tinh thần phong phú, là gia phong, nền nếp trong mỗi gia đình được giữ vững. Mỗi người luôn hướng đến cách sống nhân hậu, bao dung, tử tế và mến khách…

 

Thể thao & Văn hóa

==================================================

Thời gian thay đổi, cuộc sống cũng chuyển biến theo.

Nét đẹp văn hóa thì cấn giữ và cũng phải phù hợp với thời cuộc.'

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tp.HCM cấp phép cho dự án toà nhà cao nhất Việt Nam

 

Các kỷ lục về toà nhà cao nhất Việt Nam liên tiếp bị xô đổ trong vài năm trở lại đây...
Thap-empire-9426d.jpg

Phối cảnh dự án tháp Empire City nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Chiều 30/6, UBND Tp.HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Liên doanh Empire City thực hiện dự án khu phức hợp Tháp quan sát Empire City.

Theo quy hoạch, dự án Tháp quan sát Emprie City nằm trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, tương đương 26.000 tỷ đồng. Dự án có mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật trên diện tích là 14,5ha, nằm dọc theo trục đường Mai Chí Thọ và ven sông Sài Gòn.

Dự án được thiết kế là một khu phứ hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc, căn hộ, bãi đậu xe ngầm... theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích sàn xây dựng 730.000m2, trong đó có một toà nhà đa chức năng cao 86 tầng, là công trình điểm nhấn cao nhất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tổng giám đốc điều hành Công ty Liên doanh Empire City Võ Sỹ Nhân cho biết công ty đang nỗ lực hoàn thành thủ tục pháp lý đầu tư để phấn đấu khởi công dự án vào quý 4/2015, đồng thời thu xếp nguồn tài chính từ các định chế tài chính nước ngoài và sử dụng nguồn nhân lực chủ chốt là người Việt để phát triển và điều hành dự án.

Với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trên, Tháp Empire City sẽ là dự án toà nhà cao nhất Việt Nam hiện nay (tính theo giấy phép). Hiện kỷ lục về toà nhà cao nhất đã hoàn thành vẫn thuộc về toà Keangnam Landmark Tower tại Hà Nội với 72 tầng. Tiếp đó là toà Bitexco Finacial cao 68 tầng tại Tp.HCM và  Lotte Center Hà Nội cao 65 tầng.
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam


 
Những hành động này không thể không có sự “chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một trong kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.
 
Ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng yêu cầu Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc ngày 28/6 khoảng 250 người Campuchia, trong đó có một số nghị sĩ đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa phận tỉnh Long An.
 

Những người này đã tấn công người dân Việt Nam khiến 7 người bị thương. Ông Bình yêu cầu phía Campuchia không để tái diễn những hành động phá hoại hòa bình ổn định ở biên giới như trên để đảm bảo công tác phân giới cắm mốc được triển khai thuận lợi.

 

Việt Nam có quyền ngăn chặn các hoạt động xâm nhập biên giới bất hợp pháp

 

Theo đài VOA Hoa Kỳ ngày 1/7, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong nói rằng cơ quan ông sẽ có cuộc họp với cơ quan chức năng đồng cấp Việt Nam từ ngày 6/7 đến ngày 9/7 tới.

 

Var_Kimhong.jpg

Ông Var Kim Hong, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia. Ảnh: KI Media.

 

Ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời nói rằng: "Chúng tôi đang yêu cầu họ ngừng các hoạt động này bởi vì chúng tôi chưa phân giới xong hoàn toàn ở bất kỳ khu vực nào, tỉnh nào. Chúng ta không nên thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào, chúng ta phải giữ nguyên hiện trạng phù hợp với tuyên bố chung ngày 17/1/1995".

 

Ông Var Kim Hong cho biết, cuộc họp tuần tới không phải được tổ chức chỉ vì vụ va chạm ngoài biên giới hôm 28/6, nhưng nó sẽ được 2 bên trao đổi. Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia khẳng định, cả hai bên đều có quyền qua lại khu vực chồng lấn chưa phân giới.

 

"Vì vậy họ (Việt Nam) có quyền ngăn cản chúng ta (vượt mốc 203)", ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời cho biết. Trưởng ban Biên giới Campuchia kêu gọi người dân nước này tránh những sự có vô dụng và các cuộc va chạm vô ích.

 

Xung quanh luận điệu kích động bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia của CNRP kêu gọi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đưa cái gọi là "tranh chấp biên giới Việt Nam - Campuchia" ra Tòa án Công lý Quốc tế, ông Var Kim Hong khẳng định: Các giải pháp cho vấn đề biên giới đang được hai bên đàm phán giải quyết.

 

"Đầu tiên chúng ta phải đánh giá. Chúng ta không thể cứ ra tòa mà không biết chúng ta sẽ kiện gì và kiện như thế nào". Ông cũng bác bỏ tuyên bố của CNRP về cái gọi là bản đồ "chứng minh Việt Nam lấn đất". Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia bình luận: "Đó là một giấc mơ. (CNRP) Hãy để chỉnh phủ làm việc và đàm phán".

 

Ông cũng bác bỏ kêu gọi của CNRP vô hiệu hóa các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã chính thức ký kết với Việt Nam từ những năm 1985 và 2005. Ông Var Kim Hong khẳng định Campuchia đã đàm phán thành công với Việt Nam trong những hiệp định này và nó phát huy tác dụng trong việc củng cố đường biên giới chung giữa hai nước.

 

Phe đối lập Campuchia vẫn điên cuồng chống phá Việt Nam, lấp ló đằng sau là bóng dáng Trung Quốc

 

Ngày 29/6, hai nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton nhắc lại trên tờ The Phnom Penh Post rằng, hơn 5 năm trước ông Sam Rainsy Chủ tịch đảng CNRP hiện nay dã bị nhà nước Campuchia phạt tù 2 năm và sau đó phải sống lưu vong vì tội đào và dịch cột mốc biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.

 

sam_rainsy.jpg

Sam Rainsy, Chủ tịch đảng đối lập CNRP theo đuổi chủ trương bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Campuchia và chống phá biên giới giữa 2 nước làm thủ đoạn tìm kiếm sự ủng hộ trong nước.

 

Nửa thập kỷ sau Sam Rainsy về nước hợp tác với Kem Sokha thành lập đảng CNRP mưu đồ theo đuổi con đường chính trị nhưng không phải bằng sách lược gì tốt đẹp, mà vẫn ngựa quen đường cũ, tiếp tục mị dân lừa gạt bằng chiêu bài chống phá kịch liệt Việt Nam, bợ đỡ Trung Quốc - PV.

 

Năm ngoái Sam Rainsy đã công khai đường lối chính trị bài Việt và bám gót Trung Hoa khi khẳng định trên đài BBC tiếng Việt rằng: "Trung Quốc là tương lai" với mộng tưởng "Bắc Kinh sẽ giúp đỡ bảo vệ cái gọi là chủ quyền".

 

Sam Rainsy lập luận rằng ông ta học theo cố Quốc vương Norodom Sihanouk vì ông ấy là người xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc từ những năm 1950. Sam Rainsy tuyên bố: Coi Trung Quốc là nước thứ 3 để làm "đối trọng với ảnh hưởng" của 2 nước láng giềng, Thái Lan và Việt Nam?!

 

Theo The Cambodia Daily, ngày 4/3 năm nay cấp phó của ông Sam Rainsy, Kem Sokha với vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã gặp bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh và tuyên bố, CNRP muốn hợp tác rộng lớn hơn với Trung Nam Hải.

 

The Cambodia Daily lưu ý, CNRP đã tìm cách lấy lòng Bắc Kinh trong cuộc bầu cử năm 2013 bằng tuyên bố ủng hộ yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông.

 

Ngày 2/7 The Cambodia Daily dẫn lời Sam Rainsy tuyên bố: "Tình hình ở Campuchia đã thay đổi. Mọi thứ không còn giống như một vài năm trước đây." Sam Rainsy nói ông ta tin rằng những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc đã tạo cho Campuchia cái gọi là "cơ hội duy nhất chống Việt Nam xâm lấn biên giới"?!

 

"Khi tôi nói chuyện với các quan chức Mỹ tại Washington DC, họ muốn Campuchia kết hợp với ASEAN chống Trung Quốc. Người Mỹ cho rằng họ cần sự gắn kết trong ASEAN, và do đó Mỹ có mối quan tâm rằng không nên có sự căng thẳng giữa Campuchia với Việt Nam.

 

Trong khi họ đang phải đối đầu với Trung Quốc, sẽ không phải lúc để Việt Nam tạo ra những căng thẳng với Campuchia hay gửi thông điệp sẽ có biện pháp cứng rắn với Campuchia, nước láng giềng yếu hơn", Sam Rainsy công khai bộc lộ tư tưởng bám gót Trung Quốc, chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia.

 

Những tuyên bố lạc loài ra mặt ủng hộ lập trường vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

 

The Phnom Penh Post ngày 5/3 vừa qua cho biết, chính phủ Campuchia đã được quan sát thấy có thái độ đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN. Đổi lại Bắc Kinh đã "hào phóng khen thưởng" hàng tỉ USD đầu tư và cho vay!

 

Năm 2013 sau cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia, Tân Hoa Xã đã nhắc "vỗ mặt" Hun Sen rằng, nếu không "cải cách sâu sắc và nghiêm túc", CPP khó giành chiến thắng trong bầu cử quốc gia năm 2018.

 

Từ đó trở đi, những tiếng nói phụ họa, bao che ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều tại Campuchia. Gần đây nhất là phát ngôn của Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày 6/5 ủng hộ lập trường đàm phán tay đôi của Trung Quốc và gạt Mỹ khỏi Biển Đông.

 

Ngày 4/6 người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lại cáo buộc Mỹ "gây rối Biển Đông" và đòi Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc, bất chấp các hành động leo thang của Trung Quốc.

 

Norodom_Sirivudh.jpg

Ông Norodom Sirivudh.

 

Ngày 27/6, đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tổ chức hội thảo quan hệ đối ngoại quốc tế có sự tham gia của các ông Vương Nghị - Ngoại trưởng và Lý Nguyên Triều - Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Norodom Sirivuth, Cố vấn Cơ mật tối cao của Quốc vương Campuchia lại tiếp tục lên tiếng phụ họa với Trung Nam Hải đòi Mỹ, Nhật "rời khỏi Biển Đông".

 

Đó là lý do tại sao ngay cả 2 nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton cũng phải lưu ý trên The Phnom Penh Post hôm 29/6 rằng: Trong tuần qua những "hùng biện công khai" của một số quan chức CPP cầm quyền về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia theo xu hướng ủng hộ quan điểm của phe đối lập đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

 

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak cũng phát biểu sai sự thật rằng Việt Nam "dùng vũ lực" với nhóm người Campuchia trong vụ xâm nhập bất hợp pháp. Những động thái này khiến người ta khó tin rằng không có sự đổi chác, giật dây từ Bắc Kinh.

 

Cảnh giác với trò dương Đông kích Tây của Bắc Kinh ở biên giới Tây Nam

 

Bình luận về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho chúng tôi biết:

 

"Những phát ngôn tuyên bố chính thức gần đây của Campuchia vừa qua đi ngược lại xu thế, nhận thức chung của khu vực và quốc tế về căng thẳng Biển Đông, đi ngược lại những thỏa thuận, thậm chí là hiệp định đã ký kết chính thức với Việt Nam phải chăng là hậu quả của những ngón đòn hiểm Trung Quốc dùng tiền, viện trợ vũ khí để thao túng?

 

Phải chăng các thế lực chính trị phản động Camphuchia cũng đang tính toán lợi dụng lúc Việt Nam đang tập trung đối phó với Trung Quốc trên hướng Biển Đông để kích động một bộ phận người dân Campuchia nhẹ dạ?

 

Hành động của bọn họ đang quấy phá vùng biên giới, thậm chí đòi hủy bỏ toàn bộ những thành quả của quá trình giải quyết vấn đề biên giới trong thời gian qua của 2 nước là điều không thể chấp nhận được. Tất nhiên, những hành động này không thể không có sự "chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.

 

tran_cong_truc_1.JPG

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

 

Đã đến lúc Việt Nam cần cho những thế lực nói trên thấy rõ, người Việt Nam đã và sẽ có cách bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cơ đồ cha ông để lại như thế nào.

 

Tất nhiên,trong bối cảnh quốc tế hiện nay, biện pháp đấu tranh ngoại giao, pháp lý vẫn là thích hợp nhất so với biện pháp quân sự. 

 

Bởi vì, hòa bình luôn luôn là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân loại. Nhiều nhà bình luận quốc tế cũng đã từng cảnh báo rằng đã có lúc thế giới đang đứng bên miệng hố chiến tranh bởi những tranh chấp gay gắt giữa các thế lực mang đậm màu sắc chính trị, quân sự, sắc tộc và tôn giáo. 

 

Tại thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang ở trong tình trạng bất ổn đó. Các liên minh, các phe phái đối nghịch nhau trên phạm vi thế giới đã có mầm mống xuất hiện tại một số điểm nóng.

 

Có thể nói đây là thời khắc mà mọi ứng xử đều hết sức thận trọng, phải đặt lợi ích chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới lên trên hết. Cách ứng xử thích hợp nhất là phải thật sự bình tĩnh, cảnh giác phân biệt rõ đúng sai.

 

Bất kể là ai nếu hành xử không theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của mình thì kiên quyết phản đối đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng"./.

 

theo http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Canh-giac-voi-yeu-to-Trung-Quoc-o-bien-gioi-Tay-Nam-post159731.gd

============================================================

Nhìn là biết có bàn tay bẩn thỉu của "chung cuốc" thòi vào quấy phá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam

 

Những hành động này không thể không có sự “chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một trong kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.
 
Ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng yêu cầu Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc ngày 28/6 khoảng 250 người Campuchia, trong đó có một số nghị sĩ đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa phận tỉnh Long An.
 

Những người này đã tấn công người dân Việt Nam khiến 7 người bị thương. Ông Bình yêu cầu phía Campuchia không để tái diễn những hành động phá hoại hòa bình ổn định ở biên giới như trên để đảm bảo công tác phân giới cắm mốc được triển khai thuận lợi.

 

Việt Nam có quyền ngăn chặn các hoạt động xâm nhập biên giới bất hợp pháp

 

Theo đài VOA Hoa Kỳ ngày 1/7, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong nói rằng cơ quan ông sẽ có cuộc họp với cơ quan chức năng đồng cấp Việt Nam từ ngày 6/7 đến ngày 9/7 tới.

 

Var_Kimhong.jpg

Ông Var Kim Hong, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia. Ảnh: KI Media.

 

Ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời nói rằng: "Chúng tôi đang yêu cầu họ ngừng các hoạt động này bởi vì chúng tôi chưa phân giới xong hoàn toàn ở bất kỳ khu vực nào, tỉnh nào. Chúng ta không nên thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào, chúng ta phải giữ nguyên hiện trạng phù hợp với tuyên bố chung ngày 17/1/1995".

 

Ông Var Kim Hong cho biết, cuộc họp tuần tới không phải được tổ chức chỉ vì vụ va chạm ngoài biên giới hôm 28/6, nhưng nó sẽ được 2 bên trao đổi. Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia khẳng định, cả hai bên đều có quyền qua lại khu vực chồng lấn chưa phân giới.

 

"Vì vậy họ (Việt Nam) có quyền ngăn cản chúng ta (vượt mốc 203)", ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời cho biết. Trưởng ban Biên giới Campuchia kêu gọi người dân nước này tránh những sự có vô dụng và các cuộc va chạm vô ích.

 

Xung quanh luận điệu kích động bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia của CNRP kêu gọi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đưa cái gọi là "tranh chấp biên giới Việt Nam - Campuchia" ra Tòa án Công lý Quốc tế, ông Var Kim Hong khẳng định: Các giải pháp cho vấn đề biên giới đang được hai bên đàm phán giải quyết.

 

"Đầu tiên chúng ta phải đánh giá. Chúng ta không thể cứ ra tòa mà không biết chúng ta sẽ kiện gì và kiện như thế nào". Ông cũng bác bỏ tuyên bố của CNRP về cái gọi là bản đồ "chứng minh Việt Nam lấn đất". Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia bình luận: "Đó là một giấc mơ. (CNRP) Hãy để chỉnh phủ làm việc và đàm phán".

 

Ông cũng bác bỏ kêu gọi của CNRP vô hiệu hóa các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã chính thức ký kết với Việt Nam từ những năm 1985 và 2005. Ông Var Kim Hong khẳng định Campuchia đã đàm phán thành công với Việt Nam trong những hiệp định này và nó phát huy tác dụng trong việc củng cố đường biên giới chung giữa hai nước.

 

Phe đối lập Campuchia vẫn điên cuồng chống phá Việt Nam, lấp ló đằng sau là bóng dáng Trung Quốc

 

Ngày 29/6, hai nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton nhắc lại trên tờ The Phnom Penh Post rằng, hơn 5 năm trước ông Sam Rainsy Chủ tịch đảng CNRP hiện nay dã bị nhà nước Campuchia phạt tù 2 năm và sau đó phải sống lưu vong vì tội đào và dịch cột mốc biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.

 

sam_rainsy.jpg

Sam Rainsy, Chủ tịch đảng đối lập CNRP theo đuổi chủ trương bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Campuchia và chống phá biên giới giữa 2 nước làm thủ đoạn tìm kiếm sự ủng hộ trong nước.

 

Nửa thập kỷ sau Sam Rainsy về nước hợp tác với Kem Sokha thành lập đảng CNRP mưu đồ theo đuổi con đường chính trị nhưng không phải bằng sách lược gì tốt đẹp, mà vẫn ngựa quen đường cũ, tiếp tục mị dân lừa gạt bằng chiêu bài chống phá kịch liệt Việt Nam, bợ đỡ Trung Quốc - PV.

 

Năm ngoái Sam Rainsy đã công khai đường lối chính trị bài Việt và bám gót Trung Hoa khi khẳng định trên đài BBC tiếng Việt rằng: "Trung Quốc là tương lai" với mộng tưởng "Bắc Kinh sẽ giúp đỡ bảo vệ cái gọi là chủ quyền".

 

Sam Rainsy lập luận rằng ông ta học theo cố Quốc vương Norodom Sihanouk vì ông ấy là người xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc từ những năm 1950. Sam Rainsy tuyên bố: Coi Trung Quốc là nước thứ 3 để làm "đối trọng với ảnh hưởng" của 2 nước láng giềng, Thái Lan và Việt Nam?!

 

Theo The Cambodia Daily, ngày 4/3 năm nay cấp phó của ông Sam Rainsy, Kem Sokha với vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã gặp bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh và tuyên bố, CNRP muốn hợp tác rộng lớn hơn với Trung Nam Hải.

 

The Cambodia Daily lưu ý, CNRP đã tìm cách lấy lòng Bắc Kinh trong cuộc bầu cử năm 2013 bằng tuyên bố ủng hộ yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông.

 

Ngày 2/7 The Cambodia Daily dẫn lời Sam Rainsy tuyên bố: "Tình hình ở Campuchia đã thay đổi. Mọi thứ không còn giống như một vài năm trước đây." Sam Rainsy nói ông ta tin rằng những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc đã tạo cho Campuchia cái gọi là "cơ hội duy nhất chống Việt Nam xâm lấn biên giới"?!

 

"Khi tôi nói chuyện với các quan chức Mỹ tại Washington DC, họ muốn Campuchia kết hợp với ASEAN chống Trung Quốc. Người Mỹ cho rằng họ cần sự gắn kết trong ASEAN, và do đó Mỹ có mối quan tâm rằng không nên có sự căng thẳng giữa Campuchia với Việt Nam.

 

Trong khi họ đang phải đối đầu với Trung Quốc, sẽ không phải lúc để Việt Nam tạo ra những căng thẳng với Campuchia hay gửi thông điệp sẽ có biện pháp cứng rắn với Campuchia, nước láng giềng yếu hơn", Sam Rainsy công khai bộc lộ tư tưởng bám gót Trung Quốc, chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia.

 

Những tuyên bố lạc loài ra mặt ủng hộ lập trường vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

 

The Phnom Penh Post ngày 5/3 vừa qua cho biết, chính phủ Campuchia đã được quan sát thấy có thái độ đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN. Đổi lại Bắc Kinh đã "hào phóng khen thưởng" hàng tỉ USD đầu tư và cho vay!

 

Năm 2013 sau cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia, Tân Hoa Xã đã nhắc "vỗ mặt" Hun Sen rằng, nếu không "cải cách sâu sắc và nghiêm túc", CPP khó giành chiến thắng trong bầu cử quốc gia năm 2018.

 

Từ đó trở đi, những tiếng nói phụ họa, bao che ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều tại Campuchia. Gần đây nhất là phát ngôn của Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày 6/5 ủng hộ lập trường đàm phán tay đôi của Trung Quốc và gạt Mỹ khỏi Biển Đông.

 

Ngày 4/6 người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lại cáo buộc Mỹ "gây rối Biển Đông" và đòi Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc, bất chấp các hành động leo thang của Trung Quốc.

 

Norodom_Sirivudh.jpg

Ông Norodom Sirivudh.

 

Ngày 27/6, đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tổ chức hội thảo quan hệ đối ngoại quốc tế có sự tham gia của các ông Vương Nghị - Ngoại trưởng và Lý Nguyên Triều - Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Norodom Sirivuth, Cố vấn Cơ mật tối cao của Quốc vương Campuchia lại tiếp tục lên tiếng phụ họa với Trung Nam Hải đòi Mỹ, Nhật "rời khỏi Biển Đông".

 

Đó là lý do tại sao ngay cả 2 nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton cũng phải lưu ý trên The Phnom Penh Post hôm 29/6 rằng: Trong tuần qua những "hùng biện công khai" của một số quan chức CPP cầm quyền về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia theo xu hướng ủng hộ quan điểm của phe đối lập đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

 

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak cũng phát biểu sai sự thật rằng Việt Nam "dùng vũ lực" với nhóm người Campuchia trong vụ xâm nhập bất hợp pháp. Những động thái này khiến người ta khó tin rằng không có sự đổi chác, giật dây từ Bắc Kinh.

 

Cảnh giác với trò dương Đông kích Tây của Bắc Kinh ở biên giới Tây Nam

 

Bình luận về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho chúng tôi biết:

 

"Những phát ngôn tuyên bố chính thức gần đây của Campuchia vừa qua đi ngược lại xu thế, nhận thức chung của khu vực và quốc tế về căng thẳng Biển Đông, đi ngược lại những thỏa thuận, thậm chí là hiệp định đã ký kết chính thức với Việt Nam phải chăng là hậu quả của những ngón đòn hiểm Trung Quốc dùng tiền, viện trợ vũ khí để thao túng?

 

Phải chăng các thế lực chính trị phản động Camphuchia cũng đang tính toán lợi dụng lúc Việt Nam đang tập trung đối phó với Trung Quốc trên hướng Biển Đông để kích động một bộ phận người dân Campuchia nhẹ dạ?

 

Hành động của bọn họ đang quấy phá vùng biên giới, thậm chí đòi hủy bỏ toàn bộ những thành quả của quá trình giải quyết vấn đề biên giới trong thời gian qua của 2 nước là điều không thể chấp nhận được. Tất nhiên, những hành động này không thể không có sự "chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.

 

tran_cong_truc_1.JPG

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

 

Đã đến lúc Việt Nam cần cho những thế lực nói trên thấy rõ, người Việt Nam đã và sẽ có cách bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cơ đồ cha ông để lại như thế nào.

 

Tất nhiên,trong bối cảnh quốc tế hiện nay, biện pháp đấu tranh ngoại giao, pháp lý vẫn là thích hợp nhất so với biện pháp quân sự. 

 

Bởi vì, hòa bình luôn luôn là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân loại. Nhiều nhà bình luận quốc tế cũng đã từng cảnh báo rằng đã có lúc thế giới đang đứng bên miệng hố chiến tranh bởi những tranh chấp gay gắt giữa các thế lực mang đậm màu sắc chính trị, quân sự, sắc tộc và tôn giáo. 

 

Tại thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang ở trong tình trạng bất ổn đó. Các liên minh, các phe phái đối nghịch nhau trên phạm vi thế giới đã có mầm mống xuất hiện tại một số điểm nóng.

 

Có thể nói đây là thời khắc mà mọi ứng xử đều hết sức thận trọng, phải đặt lợi ích chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới lên trên hết. Cách ứng xử thích hợp nhất là phải thật sự bình tĩnh, cảnh giác phân biệt rõ đúng sai.

 

Bất kể là ai nếu hành xử không theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của mình thì kiên quyết phản đối đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng"./.

 

theo http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Canh-giac-voi-yeu-to-Trung-Quoc-o-bien-gioi-Tay-Nam-post159731.gd

=================================================

Nhìn là biết có bàn tay bẩn thỉu của "chung cuốc" thòi vào quấy phá.

 

Lạ nhỉ! Tại sao họ có thể vô cảm với quá khứ suýt bị diệt chủng bởi chính quyền Khơ Me Đỏ thân Tàu mới gần đây thôi? Chính Quốc Vương Xihanuc được tôn kinh của họ phải thừa nhận "Nếu không có Việt Nam thì dân tộc Khơ Me sẽ bị diệt chủng". Hay là họ muốn thế khi quay lại liên kết với Tàu?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Chóng mặt với thú "đốt tiền" của những đại gia... kín tiếng nhất Việt Nam

 

Không ồn ào như các thiếu gia, đại gia đẳng cấp luôn tạo những cơn sóng ngầm dữ dội và cũng chỉ những con người thừa tiền nhưng biết chơi mới hiểu. Không vào nhà hàng xem các vũ công múa sexy show, không bỏ vài triệu bạc uống bia say bí tỉ…món quà của đại gia thực thụ là: tiêu vàng.

 

 

Đắp mặt bằng vàng

 

PGS. TS Phạm Tất Thắng thuộc Viện nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) từng tiết lộ: “Tại Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không cần quan tâm đến giá cả, trung bình chi tới 80-100 triệu đồng/lần mua hàng”.

 

Mới đây, dư luận xôn xao khi một đại gia khét tiếng ăn chơi Sài thành đã chi ra hơn 115.000 USD tương ứng 2,3 tỷ đồng để tậu chiếc xế Lexus mui trần IS 250 C để tặng cho một Á hậu mới chân ướt, chân ráo vào TP.HCM tìm đất “dụng võ”. Dư luận chưa kịp lắng xuống thì thêm lần nữa phải ngã mũ cúi chào trước độ “ngông” của nữ đại gia Trà Thanh Hương. Là cô gái lớn lên từ xứ Quảng, Hương đi du học ở Úc về làm việc tại một ngân hàng nước ngoài có văn phòng tại TP.HCM. Nhà đã giàu có, ba Hương lại trúng đậm kỳ nam nên gia đình cô chẳng mấy chốc trở thành tỷ phú ở miền Trung. Vốn kiến thức 4 năm tu nghiệp ở nước ngoài, lại làm ở một ngân hàng lớn, thu nhập khủng nhưng Hương không mấy khi để ý đến tiền lương của mình. Độc thân, vui tính, xinh đẹp, Hương “biến” không biết bao chàng phải hóa kiếp cây si. Với một người giàu có như Hương thì cần gì đại gia để nương tựa. Sau công việc, cô vi vu khắp nơi và thú vui tiêu khiển của Hương là vào một cửa hàng spa để đắp mặt nạ bằng… vàng.

 

Nhiều người bỏ ra cả vài trăm triệu đồng để mua một sim số đẹp, bỏ bạc tỷ chơi biển số tứ quý để khẳng định đẳng cấp. Với Hương, “mốt” này “xưa rồi Diễm”. Điện thoại xịn, biệt thự to, xế hộp khủng, sim tứ quý, biển số xe “độc nhất vô nhị”… Hương cũng đã có tất. Chưa có được “cây tùng cây bách”, Hương quay sang giải trí trong những tiệm spa. Hương kể, trong một lần đi du lịch Thái Lan, khám phá Bangkok, cô phát hiện nơi đây có dịch vụ spa, chăm sóc da bằng vàng. “Nếu như trước kia, tại Thái Lan, vàng thường được dùng làm của hồi môn trong các nghi lễ truyền thống thì giờ đây, nó còn được sử dụng cả trong lĩnh vực kinh doanh spa bởi nhiều người Thái tin rằng, vàng có thể chữa lành các vết thương trên da, giúp họ liền vết sẹo. Cũng như em, nhiều nữ doanh nhân Việt Nam cũng sang đây tìm đến phương thức chăm sóc da với vàng bao gồm cả hình thức đắp mặt nạ bằng vàng”, Hương cho biết. Chi phí cho mỗi lần đắp mặt nạ như thế tốn cả trăm triệu nhưng Hương vẫn bay qua, bay lại đều đặn mỗi tuần. Hiện nay, không chỉ Thái Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… mà ngay ở trung tâm TP.HCM và Hà Nội cũng đã có dịch vụ này. Chính vì thế, cứ mỗi tuần, Hương lại đến spa này để đắp mặt nạ bằng vàng, dưỡng da.

 

images1147739_thu_tieu_vang.jpg

Chiếc bánh mì được làm từ rượu champagne hảo hạng cùng vàng 24 cara và các nguyên liệu khác.

 

Đắp vàng nặng mặt rồi cũng chán. Thời gian còn lại của ngày cuối tuần, Hương đi mua sắm hàng hiệu. “Em bị mắc cái chứng bệnh “nghiện mua sắm hàng hiệu”. Nhóm bạn em cũng thế. Hình như, Việt Nam mình ngày càng nhiều người mắc “bệnh” như em”, Hương cười giòn tan và không mảy may suy nghĩ khi bỏ ra hơn 200 triệu đồng trong một lần đi mua nước hoa và giày dép hàng hiệu.

 

Chia sẻ về quyết định tiêu tiền táo bạo của mình, Hương nói: “Thực ra nếu phải trả một cái giá để mang lại niềm vui cho mình hay người mà mình yêu thương, thì dù có đắt hơn nữa, em cũng sẽ cố. Vài trăm triệu còn là rẻ so với những thứ đồ các nam đại gia tặng cho bồ nhí mà. Em mua sắm như vậy chưa là gì so với các anh đâu”.

 

Ăn vàng

 

Nữ đại gia như Hương thì lo đi đắp mặt nạ vàng để làm đẹp bên ngoài, còn với đại gia tuổi 58 như Phạm Huỳnh Long, thì lại chăm lo sức khỏe từ bên trong của mình bằng cách ăn, uống… vàng. Đại gia trong lĩnh vực khai thác khoáng sản này quan niệm rằng, ăn vàng sẽ tốt cho sức khỏe. Ông Long cho biết, để ăn được vàng cũng không phải dễ. Mỗi lần ăn, phải tán nhuyễn vàng ra thành bột rồi cho vào nhân bánh để ăn. Giá của mỗi chiếc bánh như vậy có thể lên tới vài triệu đồng. Ngoài ra, ông cũng thường thay đổi khẩu vị với vàng bằng cách pha rượu lẫn một chút vàng để uống.

 

images1147742_thu_tieu_vang1.jpg

Đắp mặt nạ vàng, món “chơi” mới của quý bà lắm tiền nhiều của.

 

Ông Long kể, ăn vàng đầu tiên xuất hiện trong giới thượng lưu Trung Quốc. Họ thường bỏ vàng vào bánh trung thu rồi ăn “nhân vàng”. Từ năm 2005 trở đi, trào lưu này không còn xa lạ với các đại gia người Việt. “Với các bạn trẻ, họ lại nướng tiền vào những cuộc vui thâu đêm, trác táng. Vui chơi như vậy, tiền tốn đã đành, còn ảnh hưởng đến thể trạng và làm cho nhân cách mình thấp đi. Chưa có khoa học nào chứng minh ăn, uống vàng là tốt, nhưng “ăn chơi, sợ gì mưa rơi” nên uống đại. Vậy mà thấy cũng khỏe hẳn. Đúng là vàng có khác…”, đại gia Long biện hộ cho sở thích “gàn” của mình.

 

Với những trò tiêu khiển như các đại gia Long, Cường, Đại… hay nữ doanh nhân xinh đẹp Trà Thanh Hương, có lẽ đến Công tử Bạc Liêu cũng phải ngã mũ cúi chào!

 

Theo Người tiêu dùng

========================

Chuyện này cũng thường thôi mà.

 Tương lai sẽ có người mài kim cương ra để uống nước hay nuốt luôn hạt kim cương chữa bện ho  :ph34r:

 

 

Bà Bill Gate : một Bồ Tát của nhân loại

 

20140629-205634-75394389.jpg

 

Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates

Là vợ của người đàn ông giàu nhất thế giới nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như… chu trình sống của con muỗi.

 

Một người phụ nữ hơi bất thường chăng?

Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu). Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ.

Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh… “Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền”, Melinda nói.

 

Tại sao lại phải nhọc công đến thế?

Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái. “Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác. Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.

Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.

Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.

Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.

Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy”.

“Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động” / Melinda Gates

Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000.

Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD.

Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD – một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.

Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi… Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia .

Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:

“Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”.

 

Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?

Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình. 9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000

 

Chúng được chia ra như sau:

Sức khoẻ: 5,5 tỷ USD (gồm chiến lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD; nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD; các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)

Giáo dục: 2,4 tỷ USD

Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD

Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD

Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD .

 

Melinda Gates- quyền lực mà thầm lặng

Có một người phụ nữ giản dị, nhân hậu đã chinh phục được biết bao chính khách, doanh nghiệp. Xuất thân trong một gia đình bình dân Mỹ nhưng nhờ nỗ lực cá nhân và cả nét duyên thầm, người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của quyền lực mềm thế giới.

Năm nay 44 tuổi, Melinda Gates luôn sát cánh cùng người chồng tỷ phú, nhà sáng lập và điều hành Microsoft trong nhiều năm qua, và bản thân bà cũng là chủ tịch quỹ tài trợ lớn nhất thế giới.

Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates, là một trong những động lực to lớn để Bill Gates lập ra quỹ Bill & Melinda Gates.

Chung sống với Bill Gates đã 14 năm nhưng Melinda luôn có một cuộc sống trầm lặng, ít khi lộ diện trước báo giới. Những cuộc phỏng vấn luôn bị từ chối, thay vào đó là những cuộc trò chuyện mỗi tuần với những người cộng sự. Người ta biết đến Melinda qua những người bạn của bà nhiều hơn.

 

Mối thâm tình với chiếc máy tính

Trước khi quen biết Bill Gates, nàng thiếu nữ Melinda đã mê tít máy tính. Chính tình yêu này đã thay đổi cuộc đời cô.

Khi Melinda 14 tuổi, cha cô tặng cho con gái yêu chiếc máy tính Apple II. “Tôi đã nịnh cha mẹ đặt vào phòng riêng của mình để tiện học tập nhưng thời gian đầu tôi khoái chơi game hơn”, Melinda nhớ lại.

Không lâu sau, Melinda đã nắm được ngôn ngữ lập trình cơ bản và thường xuyên trao đổi kiến thức với các cậu con trai quanh xóm. Chính việc ham thích trao đổi về máy tính đã khiến cô bé bớt đi những rụt rè tuổi dậy thì, tự tin và hòa đồng hơn hẳn. Chiếc máy tính Apple II năm sau đã được nâng cấp lên thành Apple III. Melinda thường dùng máy tính giúp cha quản lý sổ sách, kế toán.

Gia đình Melinda không giàu có. Bố cô là kỹ sư và mẹ cô là một người nội trợ điển hình. Mặc dù cha mẹ cô có cho thuê một vài gian phòng để phụ thêm nhưng việc lo cho cả 4 chị em Melinda học lên đại học quả thật không hề dễ dàng. Melinda cùng các anh chị em từ nhỏ đã phụ giúp mẹ lau bàn, dọn bếp và cắt cỏ.

Khi Melinda còn đi học, tuy không có quy định thành văn nhưng thành tích học tập luôn được cả gia đình coi trọng. Melinda luôn đặt cho mình những mục tiêu để chinh phục một cách bền bỉ và quyết tâm. Cô giáo dạy môn đại số đã nhận xét “Melinda luôn tìm ra cách học tập hiệu quả nhất!”.

Khi đó, Melinda theo học tại một trường nữ sinh Thiên Chúa giáo, cô ao ước được vào trường Notre Dame. Trong suốt quá trình học, Melinda luôn cố gắng và đã trở thành đại diện phát biểu trong lễ bế giảng.

Nhưng cũng chính Melinda là người đưa ra quyết định từ bỏ trường đại học đặc biệt này vì nơi đây coi “máy tính là sở thích nhất thời, phụ nữ không phù hợp với nghiên cứu công nghệ”.

Sau đó Melinda được nhận vào trường đại học Bắc California .. Trong 5 năm học tại đây, Melinda đã được nhận bằng cử nhân khoa học máy tính và thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Ngay trước hôm tiến hành lễ tốt nghiệp, Melinda đã tham gia phỏng vấn vào công ty IBM. Cô nhớ lại “Tôi đã nói với người phỏng vấn là mình sẽ tham gia thi tuyển vào một công ty phần mềm nữa. Bà ấy đã mỉm cười và nói nếu tôi được công ty phần mềm đó chọn, tôi càng có nhiều cơ hội hơn”. Và Melinda đã đến nơi có nhiều cơ hội hơn – Microsoft.

 

Tình yêu với sếp và khát vọng chung thay đổi thế giới

Năm 1987, Melinda bắt đầu làm việc chính thức tại Microsoft. Cô phụ trách quảng bá phần mềm văn bản.

Ngay từ những ngày đầu tiên, Melinda đã thích không khí làm việc cởi mở, năng động nơi đây. Cô chúi mũi vào công việc mà không thể ngờ rằng chỗ làm việc lý tưởng này lại đem đến cơ hội tình yêu cho mình.

Melinda là người trẻ nhất trong những người được nhận vào Microsoft làm việc đợt đó. Trong 10 người có bằng MBA, cô cũng là người nữ duy nhất. “Những người được tuyển đợt đó rất tài năng.

Tôi đã choáng ngợp khi tiếp xúc với họ và nghĩ họ có thể thay đổi thế giới. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sao công ty phần mềm nho nhỏ hồi đó lại hấp dẫn họ đến thế!”

Khi đó hai sếp lớn Bill Gates và Steve Ballmer đang bất đồng trong khá nhiều vấn đề, họ thường căng thẳng và quát cả cấp dưới. Nếu như không có cảm tình đặc biệt khi nhìn thấy dáng vẻ thư sinh của Bill, Melinda đã bỏ việc từ lâu.

Sau khi vào công ty được 4 tháng, Melinda đến New York tham dự một triển lãm công nghệ và ngồi cạnh Bill Gates trong một buổi tiệc.

Melinda nhớ lại: “Anh ấy quả thật rất có phong cách, còn hơn trong tưởng tượng của tôi”. Khi Bill được hỏi tại sao để ý Melinda, ông trả lời: “Tôi nghĩ chắc là do vẻ đẹp của cô ấy”.

Mùa thu năm đó, Bill và Melinda gặp lại nhau tại nhà để xe của công ty. Melinda nhớ hôm đó là thứ 7 và mọi người trong công ty vẫn phải đi làm.

Họ nói chuyện một lúc, Bill nhìn đồng hồ và hỏi: “Em có đồng ý hẹn hò với tôi trong vòng hai tuần bắt đầu từ thứ 6 tuần sau không?”

Melinda trả lời: “Từ thứ 6 tuần sau bắt đầu hai tuần hẹn hò? Em thấy không được tự nhiên lắm! Không biết được, đến lúc đó hãy gọi cho em”.

Sau đó, Bill gọi lại báo cho Melinda lịch hoạt động ngày hôm đó, Melinda nhận lời hẹn gặp ông vào buổi tối thứ 6 định mệnh.

Trước khi hai người gặp nhau, Bill đã là một tỉ phú nhưng điều đó không có nghĩa là ông có thể “mua” được tình yêu. “Theo đuổi cô ấy thật vất vả”, Bill than thở. Số là mẹ của Melinda vốn cho rằng chuyện tình cảm của con gái mình với sếp không có gì hay ho cả.

Nhưng Melinda đã đặt ra những giới hạn cho mối quan hệ này, quyết không để ảnh hưởng đến công việc. “Tôi không muốn công khai tình cảm, không bao giờ nói chuyện công việc trong thời gian hẹn hò…”

Dù có công khai chuyện tình cảm với sếp lớn hay không thì bạn bè đồng nghiệp vẫn phải nể Melinda về năng lực làm việc.

Sau 9 năm làm việc bà đã lên chức giám đốc phụ trách các sản phẩm thông tin.

Cấp trên trực tiếp của Melinda lúc đó, bà Patty Stonesifer đã nhận xét: “Nếu tiếp tục ở lại làm việc, Melinda chắc chắn sẽ đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của Microsoft”.

Tháng 1/1994, Melinda rời khỏi Microsoft, dành toàn bộ tâm huyết cho quỹ từ thiện. Tình cảm hai người dành cho nhau càng trở nên sâu sắc.

Trước đây Bill Gates chưa bao giờ nghĩ đến việc thành lập quỹ tài trợ, dù luật sư và kế toán của ông thường xuyên khuyên ông nên dành thời gian và tiền bạc để chính thức tham gia các hoạt động từ thiện.

Đó cũng là lý do mà báo chí những năm 1990 gọi Bill là “kẻ hà tiện”. Cha của Bill giải thích “Con tôi không muốn đứng ra thành lập quỹ từ thiện vì không muốn sở hữu thêm một công ty nữa”. Ngay từ ngày đầu lập quỹ, Melinda đã quán xuyến công việc quản lý.

Những ngày đầu, Melinda và Bill lập ra dự án tặng cho mỗi phòng học một laptop phục vụ việc giảng dạy nhưng công tác quảng bá đã bị giới truyền thông phê bình gay gắt vì… phô trương và thiếu thực tế.

Khi đi khảo sát các trường học, Melinda nhận ra rằng, chỉ trang bị cơ sở vật chất đơn thuần không giải quyết được những vấn đề giảng dạy, vì thế sau này thúc đẩy phổ cập giáo dục mới là mục tiêu chính của quỹ.

Dưới ảnh hưởng của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong lĩnh vực phòng chống AIDS, bệnh sốt rét…

Melinda chia sẻ: “Chúng tôi muốn dần dần thiết lập một danh sách cần cứu trợ hợp lý. Tiền chỉ có ích khi mang lại những lợi ích thực sự cho những người cần cứu trợ nhất”.

Bà cũng cho biết, quỹ Bill & Melinda Gates không quyên gửi thẳng tiền cho viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ mà tập trung cho những dự án và khu vực khẩn thiết hơn.

Bà Gates dùng phương pháp liên kết những nhà bán thuốc và bảo đảm trợ cấp tài chính cho việc nghiên cứu để đổi lấy sự hạ giá thuốc cho những nước nghèo, qua đó tạo đà mới cho ngành y học ngừa bệnh của các nước kém phát triển vốn đã bị chững lại từ những năm 1990.

Và rõ nét nhất là việc sáng lập Công ty Vaccine HIV – là công ty liên kết các nhà nghiên cứu với ngân sách 400 triệu USD.

Trải qua 7 năm hoạt động, dưới sự điều hành của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã góp phần cứu sống ít nhất 700.000 người tại các quốc gia nghèo thông qua các khoản đầu tư vào những chương trình vaccine.

Quỹ Bill & Melinda Gates hiện là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, với tài sản lên tới 29,1 tỉ USD và luôn đi đầu trong chiến dịch nâng cao sức khỏe cộng đồng trên quy mô quốc tế. Melinda, Bill Gates và cha của Bill là 3 thành viên điều hành quỹ.

Gần đây, Bill Gates đã chính thức rời khỏi Microsoft để hoàn toàn tập trung cho công việc từ thiện.

Mỗi năm quỹ này nhận được khoảng 6.000 thư xin được trợ giúp ở khắp nơi trên thế giới.

Bill và Melinda sẽ tự mình phê duyệt với tổng số tiền trên 40 triệu USD. Cách làm những công việc ở quỹ của đôi vợ chồng này uyển chuyển và có phần thử thách hơn cả khi điều hành Microsoft.

“Chúng tôi trò chuyện ngay cả lúc cùng chạy bộ với nhau”, Bill cười nói. Trong vòng hai năm trở lại đây Bill Gates đã chạy bộ khá đều đặn và cùng luyện tập trí nhớ một cách thú vị và ý nghĩa.

Hai người cùng thảo luận và nêu ra các phương án hành động cho các dự án tài trợ. Các thông tin này sẽ được cả hai nhẩm nhớ, không ghi lại bằng giấy gì cả và ghi nhớ cho đến khi thông báo lại cho các thành viên quản lý quỹ để thông qua chính thức.

Tháng 6/2006, Warren Buffet đã chuyển giao một phần tài sản trị giá khoảng trên 30 tỉ USD của mình vào việc làm từ thiện, trong đó 83% số tiền được đưa vào Quỹ Bill & Melinda Gates. Khoản hiến tặng này được xem là lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Vào thời điểm đó, số tiền được quyên này còn lớn hơn gấp đôi số tiền hiện có của quỹ. Đây là lời công nhận đầy thuyết phục đối với khả năng quản lý từ thiện, một lĩnh vực mới mẻ và nhiều thách thức của nhà đầu tư tài chính hàng đầu với hai vợ chồng Bill Gates.

Tin vui này cũng đến khi cả hai người đang chạy bộ. Melinda nhớ lại với một vẻ bồi hồi: “Tôi nhận được điện báo và không tin vào tai mình nữa. Tôi nói với Bill, và thực sự muốn khóc. Chúng tôi đã làm được, chúng tôi đã có niềm tin của mọi người, và chúng tôi có nhiều trách nhiệm hơn nữa”.

Hiện nay, Quỹ từ thiện của hai vợ chồng bà đã thu thập được 37,6 tỉ USD, trong đó, 3,5 tỉ USD là phần góp của nhà tỉ phú Warran Buffet, người đứng đầu công ty Berkshire Hathaway. Sắp tới đây, Warren Buffet dự định chuyển cho quỹ Bill & Melinda Gates thêm 9.000 cổ phiếu nữa với trị giá 41 tỉ USD.

Như vậy, cùng với các khoản lạc quyên và hàng tỉ USD của chính hai vợ chồng Bill Gates, tổng số vốn của quỹ trong vài năm tới sẽ đạt đến con số khổng lồ là 100 tỉ USD.

Cả hai vợ chồng đều sẵn sàng chi tiêu toàn bộ số tiền này vào việc giúp đỡ những người nghèo khổ không chỉ ở nước Mỹ. Đến nay, quỹ đã chi gần 20 tỉ USD cho nhiều hoạt động từ thiện.

Bill Gates thừa nhận rằng vợ ông hiểu biết về con người hơn ông. Khi động chạm đến việc nên chi tiền trong quỹ vào những lĩnh vực gì, bà Melinda bao giờ cũng có những ý tưởng thông minh hơn chồng.

Melinda nói: “Hai vợ chồng chúng tôi đã cùng soạn lập danh mục những hiện tượng bất công nhất trên thế giới. Và chúng tôi lựa ra những hiện tượng mà chúng tôi có thể đấu tranh”.

Trong hoạt động nhân đạo chung của cả hai vợ chồng, vai trò của bà Melinda dường như nổi bật hơn.

Không phải vô cớ mà người bạn thân của họ – nhà tỉ phú Warren Buffet – đã có nhận xét rất đáng chú ý: “Bill Gates cực kỳ thông minh. Nhưng khi ta nhìn toàn bộ bức tranh chứ không phải một phần riêng biệt nào đó thì Melinda hiển nhiên là vượt xa chồng. Nếu như Melinda không làm việc trong quỹ từ thiện của hai vợ chồng họ thì liệu tôi có trao tiền cho Bill không? Có lẽ không”.

Như vậy, điều kiện chủ yếu thúc đẩy Buffet chuyển giao tài sản chính là người vợ nhanh nhẹn, hiểu biết, thấu tình đạt lý của Bill Gates. Buffet đã khiến Bill phải thốt lên: “Melinda đúng là vận may lớn nhất cuộc đời tôi”.

 

Yêu thích cuộc sống bình lặng

Là vợ người thường xuyên giữ vị trí giàu nhất thế giới, Melinda không tránh khỏi những phiền toái của cuộc sống.

Dù cố gắng thế nào đi nữa, Melinda cũng rất khó khăn để có được cuộc sống bình thường. Nhưng đến nay, sau nhiều nỗ lực, người phụ nữ dịu dàng này vẫn có cách để cuộc sống của mình đi theo những quỹ đạo mong muốn.

Trước khi kết hôn với Bill Gates, Melinda cũng chịu nhiều áp lực từ khối tài sản đồ sộ này. Melinda luôn băn khoăn con người mải mê công việc và cạnh tranh thương trường của Bill Gates có thích hợp với cuộc sống gia đình hay không.

Câu hỏi: “Cái người có thể phát điên lên vì công việc này nếu làm chồng mình sẽ ra sao?” luôn quẩn quanh trong đầu Melinda.

Cuối cùng bà cũng nói thẳng điều này ra với Bill, rằng: “Nếu muốn em dọn đến ở cùng anh, anh cần phải tạo nên một ngôi nhà thực sự ấm cúng của gia đình giống như em tưởng tượng”.

Sau 6 tháng thảo luận, bàn bạc với vị hôn phu, Melinda đã đích thân thuê kiến trúc sư cải tạo khu nhà ở 3.700m2. Đến nay, cứ cuối tuần Melinda đều cho đội ngũ làm thuê trong tư gia nghỉ, để gia đình có thể trải qua những giây phút quây quần bên nhau như những gia đình bình thường khác.

Có 3 con, điều đáng ngạc nhiên là chính Melinda đã tuân thủ các quy định nuôi con bằng sữa mẹ như các bác sĩ khuyến cáo.

Trong việc nuôi dạy bọn trẻ, Melinda cũng khuyến khích các con tự lập và làm việc chăm chỉ. Bà cũng tranh thủ đưa các con đi cùng trong các chuyến đi từ thiện để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa mở rộng tầm nhìn về thế giới cho chúng.

Melinda và Bill cũng thống nhất trong việc để dành thừa kế cho các con. Sẽ không quá 5% tài sản của họ sẽ trở thành tiền thừa kế của 3 con, còn khối tài sản khổng lồ còn lại sẽ trở thành khoản đầu tư từ thiện với mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.

Thực ra, ban đầu Bill và Melinda thậm chí không muốn để lại tài sản gì cả nhưng người bạn thân Buffet đã khuyên :

“Một người có rất nhiều tiền nên để lại cho con cái họ đủ số tiền, để chúng thực hiện ước mơ của mình, nhưng cũng không được nhiều đến mức, chúng không muốn làm gì nữa”.

Không thích mua sắm, ghét những nhãn hàng xa xỉ và chỉ trang điểm nhẹ nhàng, Melinda vẫn giữ được vẻ đẹp trẻ trung suốt những năm qua.

Một trong những bí quyết của bà là luyện tập thể thao đều đặn. Melinda đã tập chạy marathon từ gần 15 năm qua, thậm chí còn tham dự cả giải Seattle Marathon.

Dù bận rộn đến mấy, mỗi tuần bà cũng có một cuộc chạy việt dã, trong 1 giờ vượt qua 11km. Việc Bill tham gia chạy trong 2 năm trở lại đây cũng là do Melinda khuyến khích và thôi thúc.

========================

Bởi vậy, cách sử dụng đồng tiền của những kẻ gặp may mắn của số phận, khác hẳn cách sử dụng đồng tiền của những người tài năng đích thực.

Ngày xưa, khi tôi đến thăm mẹ tôi - Nữ Sĩ Ngân Giang - Thấy mẹ tôi quá nghèo, mà vẫn chỉ lo ngồi làm thơ. Tôi hỏi: "Sao mẹ nghèo mãi thế?". Mẹ tôi trả lời: "Nếu tao muốn làm giàu thì không cần đến trí thông minh". Ngày ấy, tôi chỉ là một gã thanh niên mới lớn, nên những ai giàu đều là những người lớn tuổi và tất nhiên khôn hơn tôi. Nên tôi cứ nghĩ những người giàu phải là những kẻ thông minh hơn người. Bởi vậy, lúc ấy tôi không thể hiểu được ý nghĩa lời mẹ tôi nói.

Đến bây giờ, ngót 70 cái lá vàng rơi, va chạm cuộc đời cũng nhiều. Tôi mới thấy mẹ tôi nói đúng.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc và suy ngẫm thấy bài viết của tác giả Hà Văn Thịnh khá xác đáng,  bây giờ thì TP đã hiểu vì sao học sinh phổ thông hiện nay ngán học và thi môn lịch sử, xem cái đề thi như vậy thì bố khỉ ai mà làm cho nổi, hì...  B)  :D Mặc dù lâu rồi TP chưa rõ chương trình giáo khoa sử lớp 12 như thế nào.

 

http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/de-thi-va-dap-an-mon-lich-su-2015-co-nhung-cho-muon-dung-phai-cham-sai-206680.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc và suy ngẫm thấy bài viết của tác giả Hà Văn Thịnh khá xác đáng,  bây giờ thì TP đã hiểu vì sao học sinh phổ thông hiện nay ngán học và thi môn lịch sử, xem cái đề thi như vậy thì bố khỉ ai mà làm cho nổi, hì...  B)  :D Mặc dù lâu rồi TP chưa rõ chương trình giáo khoa sử lớp 12 như thế nào.

 

http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/de-thi-va-dap-an-mon-lich-su-2015-co-nhung-cho-muon-dung-phai-cham-sai-206680.html

 

Cũng còn may vì người ta chưa ra đề: Thế nào là "cơ sở khoa học" của môn Sử!

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tình chống Trung Quốc bùng phát dữ dội tại Thổ Nhĩ Kỳ

 

Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 6/7 cho biết, nước này đã lên tiếng cảnh báo công dân du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ cần thận trọng trước các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh, sau khi một số du khách Trung Quốc bị tấn công hoặc nhục mạ tại Istanbul.

 

Trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 5/7 ra thông báo cho biết có "nhiều" cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Istanbul thời gian gần đây. Thông báo nhắc nhở du khách Trung Quốc không tới gần hoặc ghi hình người biểu tình.

 

Theo CCTV, các cuộc biểu tình diễn ra sau khi báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Trung Quốc cấm người Hồi giáo ở Tân Cương không được thờ cúng và ăn chay trong tháng lễ Ramadan.

 

Tuy nhiên Đại sứ quán Trung Quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thông tin này, nói rằng chúng "hoàn toàn không đúng sự thật."

 

"Chính quyền Trung Quốc bảo vệ các hoạt động tôn giáo bình thường" - thông báo nói - "Chính quyền địa phương hoàn toàn tôn trọng tín ngưỡng và truyền thống của nhân dân. Chính quyền không can thiệp vào các hoạt động nhân lễ Ramadan ở Tân Cương."

 

Trong ngày Chủ nhật ở Istanbul, vài trăm người biểu tình đã tuần hành trước Đại sứ quán Trung Quốc, cầm theo nhiều lá cờ và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc. Trước đó, một số còn đốt cờ Trung Quốc.

Theo hãng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm người biểu tình cũng tìm cách tấn công các du khách tới từ Hàn Quốc, bị họ nhầm lẫn với người Trung Quốc. May mắn thay, các du khách này đã được cảnh sát giải cứu.

 

Theo Reuters, quan hệ giữa Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây có một số bất đồng liên quan đến cộng đồng người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vốn được coi là có chung nguồn gốc với người Thổ Nhĩ Kỳ./.

 

Theo vietnamplus

=================================================================

Trung quốc bây giờ đang và sẽ phải trả giá cho những việc đã làm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay