yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Vợ nhiều năm đánh chồng đến liệt nửa người

 

Từ một người đàn ông khỏe mạnh, ăn nói lưu loát, trải qua những trận đòn của người vợ độc ác, anh Bùi Viết Liên trở thành tàn phế, liệt nửa người, lẹo lưỡi nói không ra tiếng vì chấn thương sọ não.

 

 

Ngày 12/4, báo Phụ Nữ nhận được đơn cầu cứu của gia đình anh Bùi Viết Liên (SN 1966, thôn 7, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), khiếu nại về việc anh bị vợ hành hung đến chấn thương sọ não.

 

Theo trình bày của anh Liên, năm 1988, anh kết hôn với chị Nguyễn Thị Sương (SN 1966) và có với nhau bốn người con. Thời gian đầu hai vợ chồng đều chịu khó làm ăn, kinh tế cũng đủ trang trải với 6 ha điều.

 

Sóng gió bắt đầu nổi lên từ năm 2008, do đầu tư vốn chuyển đổi cây trồng nên kinh tế gia đình trở nên khó khăn, mâu thuẫn vợ chồng phát sinh ngày càng gay gắt. Anh Liên không quản ngại khó khăn nhưng vợ anh lại khác, “từ khi tiền trong nhà eo hẹp vợ tôi thường tìm cách gây chuyện rồi đánh đập tôi, đánh chán cô ấy lại bỏ nhà ra đi”, anh Liên ấm ức kể.

 

Cũng theo anh Liên, từ sau lần đầu tiên cãi nhau, đánh chồng rồi bỏ đi được khoảng nửa tháng, lúc trở về, tính tình Sương càng trở nên khó chịu hơn, hung dữ hơn, nhiều lần anh Liên phải chịu những trận đòn chí mạng của vợ chỉ vì một lý do duy nhất là không có tiền.

 

“Khoảng hai năm trở lại đây, vợ tôi thường bỏ nhà đi từ sáu tháng tới một năm mới về. Nhưng, khác với các lần trước, cứ mỗi lần về là cô ấy lại đòi tôi ký đơn ly hôn để chia tài sản. Tôi không chịu ký là cô ấy đánh tôi bằng bất cứ vật gì cô ấy vớ được, từ con dao tới cái cuốc. Những lúc như thế tôi lại nhẫn nhục chỉ vì thương các con” anh Liên chia sẻ.

 

 1-1.jpg

Anh Liên bị đánh liệt nửa người, gần như tàn phế

 

Đỉnh điểm của việc bạo hành là lần Sương đánh chồng đến chấn thương sọ não, thương tích 59%, ngày 20/12/2014. Trưa hôm đó, anh Liên đi đám cưới về thì Sương gây chuyện chửi bới, rồi dùng gậy gỗ đánh vào đầu chồng làm anh Liên bất tỉnh. Mãi đến hai ngày sau (22/12), khi anh Chiến, một người hàng xóm, sang nhà nhờ anh Liên đi xịt thuốc bón cây điều thì mới phát hiện Liên nằm mê man, bất tỉnh.

 

Anh Chiến hỏi thăm thì Sương lạnh lùng trả lời “Em mới đánh cho nó một trận nhừ tử đấy”. Thấy anh Liên người bê bết máu, trong tình trạng nguy kịch nên anh Chiến đã bế thốc anh Liên đi cấp cứu tại bệnh xá xã... Ngay sau đó, anh Liên được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Sau nhiều ngày điều trị, anh Liên mới qua khỏi cơn nguy kịch.

 

Theo chứng nhận thương tích của Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng thì anh Liên bị giập não xuất huyết bán cầu (P), không nói được, bị liệt một số cơ quan chức năng, phát âm rất khó khăn.

 

“Từ khi vụ việc xảy ra, em tôi từ một người khỏe mạnh bình thường, nói năng lưu loát giờ như một người tàn phế, đến việc ăn cơm cũng rơi vãi như một đứa con nít, nói chuyện thì lâu lâu mới rặn ra được một tiếng, liệt nửa người, đi đứng rất khó khăn, thường xuyên phải nằm một chỗ”, ông Bùi Viết Chắt, anh trai anh Liên ứa nước mắt khi nói về đứa em trai bất hạnh đang được ông chăm sóc.

 

Cũng theo ông Chắt, từ khi đánh chồng bị chấn thương sọ não, Sương còn nhiều lần hù dọa, đòi đánh nếu như anh Liên trở về nhà. “Em tôi giờ có nhà mà không dám về vì sợ vợ đánh. Mỗi lần tôi tính dẫn Liên về nhà là bị cô ta cầm cây đuổi đánh, vừa đuổi cô ta còn tuyên bố “sẵn sàng đánh cho chết”, ông Chắt bức xúc.

 

Theo kết quả giám định thương tích, anh Bùi Viết Liên bị mất 59% sức lao động vĩnh viễn.

 

Trao đổi với phóng viên, đại diện Viện Kiểm sát Bù Gia Mập cho biết, cơ quan chức năng đã ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng chưa áp dụng biện pháp tạm giam vì còn lý do liên quan đến gia đình, Nguyễn Thị Sương đang phải nuôi con nhỏ (!?). Trong khi đó, đứa con nhỏ nhất nay cũng đã 17 tuổi.

 

theo http://phunuonline.com.vn/ban-doc/duong-day-nong/vo-nhie-u-nam-da-nh-cho-ng-de-n-lie-t-nu-a-nguo-i/a141248.html

==================================================================

Ai za, xem xong thấy ngứa ngáy quá, 

 Thôi thì kết luận là tại cái số.  :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Vợ nhiều năm đánh chồng đến liệt nửa người

 

Từ một người đàn ông khỏe mạnh, ăn nói lưu loát, trải qua những trận đòn của người vợ độc ác, anh Bùi Viết Liên trở thành tàn phế, liệt nửa người, lẹo lưỡi nói không ra tiếng vì chấn thương sọ não.

 

 

Ngày 12/4, báo Phụ Nữ nhận được đơn cầu cứu của gia đình anh Bùi Viết Liên (SN 1966, thôn 7, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), khiếu nại về việc anh bị vợ hành hung đến chấn thương sọ não.

 

Theo trình bày của anh Liên, năm 1988, anh kết hôn với chị Nguyễn Thị Sương (SN 1966) và có với nhau bốn người con. Thời gian đầu hai vợ chồng đều chịu khó làm ăn, kinh tế cũng đủ trang trải với 6 ha điều.

 

Sóng gió bắt đầu nổi lên từ năm 2008, do đầu tư vốn chuyển đổi cây trồng nên kinh tế gia đình trở nên khó khăn, mâu thuẫn vợ chồng phát sinh ngày càng gay gắt. Anh Liên không quản ngại khó khăn nhưng vợ anh lại khác, “từ khi tiền trong nhà eo hẹp vợ tôi thường tìm cách gây chuyện rồi đánh đập tôi, đánh chán cô ấy lại bỏ nhà ra đi”, anh Liên ấm ức kể.

 

Cũng theo anh Liên, từ sau lần đầu tiên cãi nhau, đánh chồng rồi bỏ đi được khoảng nửa tháng, lúc trở về, tính tình Sương càng trở nên khó chịu hơn, hung dữ hơn, nhiều lần anh Liên phải chịu những trận đòn chí mạng của vợ chỉ vì một lý do duy nhất là không có tiền.

 

“Khoảng hai năm trở lại đây, vợ tôi thường bỏ nhà đi từ sáu tháng tới một năm mới về. Nhưng, khác với các lần trước, cứ mỗi lần về là cô ấy lại đòi tôi ký đơn ly hôn để chia tài sản. Tôi không chịu ký là cô ấy đánh tôi bằng bất cứ vật gì cô ấy vớ được, từ con dao tới cái cuốc. Những lúc như thế tôi lại nhẫn nhục chỉ vì thương các con” anh Liên chia sẻ.

 

 1-1.jpg

Anh Liên bị đánh liệt nửa người, gần như tàn phế

 

Đỉnh điểm của việc bạo hành là lần Sương đánh chồng đến chấn thương sọ não, thương tích 59%, ngày 20/12/2014. Trưa hôm đó, anh Liên đi đám cưới về thì Sương gây chuyện chửi bới, rồi dùng gậy gỗ đánh vào đầu chồng làm anh Liên bất tỉnh. Mãi đến hai ngày sau (22/12), khi anh Chiến, một người hàng xóm, sang nhà nhờ anh Liên đi xịt thuốc bón cây điều thì mới phát hiện Liên nằm mê man, bất tỉnh.

 

Anh Chiến hỏi thăm thì Sương lạnh lùng trả lời “Em mới đánh cho nó một trận nhừ tử đấy”. Thấy anh Liên người bê bết máu, trong tình trạng nguy kịch nên anh Chiến đã bế thốc anh Liên đi cấp cứu tại bệnh xá xã... Ngay sau đó, anh Liên được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Sau nhiều ngày điều trị, anh Liên mới qua khỏi cơn nguy kịch.

 

Theo chứng nhận thương tích của Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng thì anh Liên bị giập não xuất huyết bán cầu (P), không nói được, bị liệt một số cơ quan chức năng, phát âm rất khó khăn.

 

“Từ khi vụ việc xảy ra, em tôi từ một người khỏe mạnh bình thường, nói năng lưu loát giờ như một người tàn phế, đến việc ăn cơm cũng rơi vãi như một đứa con nít, nói chuyện thì lâu lâu mới rặn ra được một tiếng, liệt nửa người, đi đứng rất khó khăn, thường xuyên phải nằm một chỗ”, ông Bùi Viết Chắt, anh trai anh Liên ứa nước mắt khi nói về đứa em trai bất hạnh đang được ông chăm sóc.

 

Cũng theo ông Chắt, từ khi đánh chồng bị chấn thương sọ não, Sương còn nhiều lần hù dọa, đòi đánh nếu như anh Liên trở về nhà. “Em tôi giờ có nhà mà không dám về vì sợ vợ đánh. Mỗi lần tôi tính dẫn Liên về nhà là bị cô ta cầm cây đuổi đánh, vừa đuổi cô ta còn tuyên bố “sẵn sàng đánh cho chết”, ông Chắt bức xúc.

 

Theo kết quả giám định thương tích, anh Bùi Viết Liên bị mất 59% sức lao động vĩnh viễn.

 

Trao đổi với phóng viên, đại diện Viện Kiểm sát Bù Gia Mập cho biết, cơ quan chức năng đã ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng chưa áp dụng biện pháp tạm giam vì còn lý do liên quan đến gia đình, Nguyễn Thị Sương đang phải nuôi con nhỏ (!?). Trong khi đó, đứa con nhỏ nhất nay cũng đã 17 tuổi.

 

theo http://phunuonline.com.vn/ban-doc/duong-day-nong/vo-nhie-u-nam-da-nh-cho-ng-de-n-lie-t-nu-a-nguo-i/a141248.html

==================================================================

Ai za, xem xong thấy ngứa ngáy quá, 

 Thôi thì kết luận là tại cái số.  :ph34r:

 

 

 

 

Tại số là nói theo Lý học. Nhưng phát biểu theo "khoa học" thì do "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Không tin hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không ai giầu 3 họ, lời nguyền không thể hóa giải

 

  

Không một bộ óc vĩ đại nào có thể lường hết được những bất trắc, nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy đến trong mấy chục năm về sau.


 

Người Việt Nam có quan niệm “Không ai giàu 3 họ”; còn người Trung Quốc cho rằng “Một gia tài không thể thọ nổi 3 thế hệ”. Quan niệm trên cũng xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với người phương Tây thì họ gọi đó là “định luật Midas”… Liệu đây có phải là một “lời nguyền” không thể hoá giải?

 

Theo bình chọn của Tạp chí Forbes, năm 2014 có 483 tỷ phú quốc tế. Trong danh sách đó thì 321 tỷ phú (chiếm 66,5%) thuộc thế hệ thứ nhất;  khoảng 20% thuộc thế hệ thứ 2; và dưới 10% là thế hệ thứ 3.

 

Sự giàu có tiếp nối sang thế hệ thứ 4 có 13 gia đình, đến thế hệ thứ 5 còn lại 7 gia đình. Và chỉ 2 gia đình kéo dài sự giàu sang được đến thế hệ thứ 6.

 

Một thống kê khác ở phương Tây cho thấy rằng: Trong 10 gia đình có tài sản lớn thì có đến 6 gia đình sẽ bị “hao tổn” tài sản ở thế hệ thứ 2; và 9 trong 10 gia đình sẽ “tiêu sạch” toàn bộ tài sản vào thế hệ thứ 3.

Quy luật “thịnh – suy” có sức mạnh chi phối tới vạn vật, từ các quốc gia, dân tộc hùng cường cho tới những cá nhân nhỏ bé trong xã hội. Không có gì thịnh mãi, có thịnh rồi tất sẽ phải đến lúc suy. Vấn đề là thịnh lâu hay chóng, suy sớm hay muộn mà thôi.

 

“Không ai giàu ba họ” chính là một sự cụ thể hoá của quy luật thịnh - suy đó.

 

giau_ba_ho_giaoducnet.jpg

 

Không ai có thể lường hết được những bất trắc có thể xảy đến trong mấy chục năm về sau. (Ảnh: minh họa)

 

Một trong những nguyên nhân sâu xa của nó có lẽ bắt nguồn từ nhược điểm tâm lý của con người.

Thần thoại Hy Lạp đã kể về một lối trừng phạt rất quái ác của các vị thần đối với loài người, đó là ban cho loài người vượt quá mức những điều họ ước muốn.

 

Có lẽ nhiều tỷ phú đã ban phát quá nhiều cho thế hệ kế cận so với nhu cầu và khả năng quản lý, kiểm soát của họ.

 

Thế hệ thứ nhất - là những người tài giỏi, có nghị lực mạnh mẽ, bền bỉ, có chí tiến thủ và không hài lòng với cuộc sống thiếu thốn hiện tại, vậy nên họ cố gắng vươn lên.

 

Bước sang thế hệ thứ hai trở đi đã ngay lập tức phải đối mặt với rất nhiều các “nguy cơ” làm hao tổn tài sản - khi họ được sinh ra, hoặc được sống quá lâu trong nhung lụa… thường sẽ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, dựa dẫm.

 

Ý chí, nghị lực, và cả năng lực, trình độ dần bị mai một. Họ được kế thừa gia sản, song không mấy ai được kế thừa những kinh nghiệm xương máu của thế hệ đi trước.

 

Nguyên nhân thứ hai cần phải đề cập liên quan tới tố chất, tài năng của những người thừa kế. Điều đó lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khách quan như gen di truyền, môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường, hoàn cảnh, điều kiện sống…

 

Không có gì để đảm bảo chắc chắn rằng cha mẹ thông minh, tài giỏi thì sinh ra con cái cũng thông minh, tài giỏi.

 

Nguyên nhân thứ ba không thể không nhắc tới đó là sự biến chuyển không ngừng của của thời cuộc.

Những cơn sóng gió dữ dội của lịch sử, của chính trị - xã hội nhiều khi khó có thể lường hết được. Nó không chỉ nhấn chìm sự nghiệp, danh vọng của các chính trị gia, mà còn có thể khiến cho nhiều tỷ phú giàu sang trở nên tay trắng.

 

Ngoài các nguyên nhân chủ yếu đã đề cập ở trên, hoạt động kinh doanh, sản xuất và đầu tư còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro – là những điều xảy ra trong tương lai không được như mong muốn. Bất kể hoạt động ở lĩnh vực nào, bao giờ cũng có những sự rủi ro tiềm ẩn nhất định như: Rủi ro thị trường, lãi xuất, rủi ro lạm phát, rủi ro về pháp lý, hoặc rủi ro trong xung đột lợi ích, cạnh tranh…

 

Những tỷ phú thế giới và trong nước với tầm nhìn chiến lược lâu dài, họ đã nỗ lực chống lại “định luật Midas” đó bằng cách tập trung vào huấn luyện, đào tạo thế hệ kế cận các kỹ năng quản lý, sử dụng tiền bạc, hoặc xác định những “lĩnh vực đầu tư an toàn”, hay đưa ra  quy định bắt buộc phải thực hiện đối với người thừa kế…

 

Song không một bộ óc vĩ đại nào có thể lường hết được những bất trắc, nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy đến trong mấy chục năm về sau. Do đó “Không ai giàu ba họ” vẫn thực sự là một thách thức lớn không dễ vượt qua đối với loài người. 

 

theo http://giaoduc.net.vn/gdvn-post158016.gd

=========================================================

Đó là quy luật của cuộc sống 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Không ai giầu 3 họ, lời nguyền không thể hóa giải

theo http://giaoduc.net.vn/gdvn-post158016.gd

=========================================================

Đó là quy luật của cuộc sống 

 

 

Còn Thiên Bồng nghèo... từ đời ông nội... của ông nội Thiên Bồng tới giờ... cũng không khá nổi... Híc...!

Share this post


Link to post
Share on other sites
7 ĐẢO NHÂN TẠO TRUNG QUỐC VỪA BỒI ĐẮP Ở TRƯỜNG SA ĐẶT RA CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH NÀO? [iII]
  •  
 

93fcd7b0dfd43cfae13a90d3f4af3ba3_L.jpg

Trung Quốc ngang ngược bồi đắp đảo Gạc ma của Việt Nam

 

Trung Quốc muốn Mỹ “quên” Biển Đông để hướng đến tương lai!?

 

Các cuộc đối thoại Mỹ-Trung sẽ khởi sự vào tháng 9/2015, khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hội kiến theo kế hoạch định trước. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tìm cách đẩy mạnh hợp tác và xoa dịu căng thẳng. Điều này không hề giảm thiểu sự hung hăng trong hành động và ngỗ ngược trong tuyên bố của Trung Quốc liên quan tới các tranh chấp giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng trong khu vực.

 

Ngày 30/3, hãng tin Bloomberg đã trích lời cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger khuyên rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc nên tháo ngòi nổ và giảm thiểu tính cách cấp bách của các cuộc tranh luận về vấn đề Biển Đông. Lên tiếng tại Singapore, nơi ông đến dự tang lễ của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, Henry Kissinger giải thích, Đặng Tiểu Bình trước đây đã xử lý một số chương trình nghị sự bằng cách chấp nhận không phải vấn đề nào cũng có thể giải quyết trong thế hệ hiện tại, mà có lẽ “nên chờ thêm một thê hệ nữa, thay vì làm cho tình hình càng xấu hơn”. Phải chăng ông Tiến sỹ gốc Do Thái này khuyên mọi người kiên nhẫn, chờ đến khi Trung Quốc kết thúc mọi chuyện đâu vào đó và nuốt trọn Biển Đông mới hành động? Ông này nói như chưa bao giờ biết gì mưu mô của Tàu là gì! Công dân Mỹ mà sao lại đi “tung hỏa mù” để mưu lợi cho Trung Quốc?

 

“Lập lờ đánh lận con đen”

 

Trong khi đó, Tư lệnh hạm đội 7 và một số Thượng Nghị sỹ hàng đầu của Mỹ đã đưa ra một số khuyến nghị rất cụ thể để đối phó với thực tế Trung Quốc đã/đang bồi đắp 7 đảo san hô thành các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ngày 17/3, phát biểu trước tư lệnh Hải quân các nước nhân cuộc Triển lãm Hàng hải và Hàng không tại Langkawi (Malaysia), Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước ASEAN hãy thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền. Tiếp theo đó, ngày 19/3, bốn Nghị sĩ hàng đầu tại Thượng viện Hoa Kỳ đã công bố một bức thư báo động về mối đe dọa mà các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông đang đặt ra cho chính nước Mỹ cũng như cho các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.

 

Ngay lập tức, ngày 20 và 21/3, Trung Quốc đã “cay cú” phản pháo trước các đề nghị nói trên. Trung Quốc cực lực đả kích hai sáng kiến mới nhất ấy của Mỹ. Tân Hoa Xã đã gọi Mỹ là kẻ "xúi bậy", sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bác bỏ trước đấy một ngày. Trong bài xã luận bằng tiếng Anh, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã dùng từ "kibitzer" để chỉ Hoa Kỳ. Kibitzer là một danh từ tiếng Yiddish, tức là tiếng Do thái dùng ở châu Âu trước đây, hàm nghĩa miệt thị để chỉ một loại người hoàn toàn ở ngoài cuộc. Ở đây Trung Quốc cho rằng Mỹ không liên quan gì đến vấn đề Biển Đông, nhưng lại đưa ra những ý kiến không mong muốn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó cũng cho rằng hồ sơ Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ và Bắc Kinh hy vọng rằng Hoa Kỳ "sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ".

 

“Trung Quốc và Mỹ không nên luôn dùng kính hiển vi phóng đại các vấn đề của nhau, mà nên sử dụng kính tiềm vọng để nhìn vào tương lai của chúng ta và giữ mối quan hệ song phương đúng hướng”. Ngoại trưởng Vương Nghị từng nói như thế về chuyện Trung Quốc muốn Mỹ “quên” Biển Đông để cùng hướng về tương lai. Ngày 8/3, Vương Nghị phát biểu trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội hồi đầu tháng. Vương trả lời khoảng 16 câu hỏi trong suốt 90 phút với các nhà báo quốc tế. Vẫn cách thức như từ trước tới nay, hành động một đằng, tuyên bố một nẻo. Trong khi cấp tập làm biến dạng các cấu trúc các đảo trên Biển Đông, tại Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở Hải Nam mới đây (26 – 29/3), ông Tập Cận Bình vẫn tuyên bố, hướng tới cộng đồng chung vận mệnh, cần kiên trì hợp tác để cùng thắng, cùng phát triển, duy trì an ninh chung ở khu vực.

 

Mặc cho thái độ “lập lờ đánh lận con đen” của Trung Quốc, dư luận Mỹ và thế giới vẫn cho rằng, ý kiến nêu trong bức thư nói trên cũng là ý kiến của toàn thể Thượng viện Mỹ, chứ không chỉ là quan điểm cá nhân của những người ký tên. Tầm quan trọng của bức thư còn thể hiện qua việc văn kiện này đã được công bố rộng rãi tương tự như một lá thư ngỏ, cho thấy rõ mục tiêu đánh động và vận động công luận để gây áp lực trên hành pháp Mỹ. Về mặt nội dung, có thể coi bức thư là một bản cáo trạng đối với các hành động bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng mà Trung Quốc đang rốt ráo tiến hành trên các rạn san hô và bãi đá ngầm mà nước này đang chiếm đóng tại Biển Đông. Những hoạt động này từng bị Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đánh giá là "hung hăng", nhằm "bành trướng sự hiện diện và củng cố các yêu sách chủ quyền của mình".

 

Một cách cụ thể, các tác giả nêu bật tốc độ nhanh chóng của công việc cải tạo đất mà Bắc Kinh đang tiến hành: “Đa phần công việc này đã được hoàn tất chỉ nội trong một năm qua. Nếu tốc độ hiện nay được duy trì, thì Trung Quốc có thể hoàn tất công trình cải tạo dự định vào năm tới”. Quy mô to lớn của các công trình cũng được nhấn mạnh: “Bãi đá Ga Ven (Gaven Reef) đã có thêm 114.000 m² đất mới từ tháng 3/2014 và bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef), trước đây là một bãi ngầm, nay đã trở thành một hòn đảo nổi, rộng 100.000 m². Công việc cải tạo và xây dựng đã làm cho Đá Chữ Thập (Fiery Cross) tăng diện tích hơn 11 lần kể từ tháng 8/2014”. Bốn Thượng nghị sĩ Mỹ kết luận: "Trong khi các nước khác xây dựng trên những khoảnh đất hiện hữu, Trung Quốc lại thay đổi kích thước, cấu trúc và tính năng hình thể của những thực thể địa lý này. Đây là một thay đổi về chất nhằm thay đổi nguyên trạng Biển Đông".

 

Các biện pháp đều khả thi

 

Trước việc Trung Quốc cố tình dùng các phương pháp cưỡng chế phi quân sự để thay đổi nguyên trạng cả ở Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông, các Thượng nghị sĩ đã yêu cầu chính quyền Mỹ và các đối tác trong khu vực có một đối sách toàn diện mà Quốc hội Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Các tác giả bức thư còn đề xuất một số biện pháp cụ thể chính quyền nên áp dụng. Nhận xét về các đề nghị của bốn Thượng nghị sĩ Mỹ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) đã nhấn mạnh đến tính chất khả thi rất cao của các biện pháp được đề xuất: “Các biện pháp cụ thể có tính chất khả thi rất lớn và đây là những điều mà chính quyền Obama đang thực hiện nhưng chưa đồng bộ và nhất quán. Đó là lý do tại sao bốn Thượng nghị sĩ công bố lá thư của họ để vừa khuyến cáo chính quyền, vừa gây dư luận trong/ngoài nước để ủng hộ và thúc đẩy những biện pháp đang theo đuổi”.

 

Theo đề xuất, Mỹ nên cũng nên cung cấp thường xuyên các tin tình báo về những hoạt động gây mất an ninh của Trung Quốc. Đây là một sáng kiến rất dễ thi hành và không tốn nhiều công sức. Đồng thời với việc xem lại các hình thức hợp tác an ninh, nên duy trì hình thức hớp tác nào nếu Trung Quốc ngưng xây cất và nên chấm dứt hình thức nào hay có hình thức nào mới để “phạt” nếu Trung Quốc cứ tiếp tục các hoạt động bồi đắp và xây dựng trên các đảo. Đây cũng là việc rất dễ tiến hành vì nó có tính chất đơn phương, tuy nhiên, Mỹ phải chuẩn bị dư luận để có thể triển khai tốt. Mỹ hãy tìm cách giúp các đối tác trong khu vực Biển Đông tăng cường khả năng bảo vệ an ninh cho chính họ và cho khu vực cũng như thế giới. Cứ mỗi lần có tin Trung Quốc bồi đắp hay xây cất trên các đảo thì Mỹ có thể cung cấp các phương tiện và các vũ khí cần thiết cho Philippines, Việt Nam và Malaysia nếu các nước này yêu cầu.

Trung Quốc muốn Mỹ “quên” câu chuyện Biển Đông nóng bỏng hàng ngày nhưng chính quyền đang được các nhà lập pháp khuyến cáo làm ngược lại.

 

Thúc đẩy thêm quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN và những nước khác trên thế giới để ủng hộ thông thương trên biển cả trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một biện pháp kết nối mang tính toàn cầu. Việc này phải được thi hành một cách nhất quán và lâu dài, chứ không phải chỉ là những phản ứng nhất thời. Do việc cung cấp các phương tiện để bảo vệ an ninh cho bao nhiêu người trong khu vực và trên thế giới, Mỹ không nên gắn biên pháp này với những điều kiện tiên quyết, như là vấn đề nhân quyền, vốn có thể dần dần được giải quyết qua các kênh khác nhau. Không thể đem việc sống còn và quyền lợi to lớn của khu vực và thế giới làm con tin cho các chính sách khác trong các tình huống khẩn cấp như hiện nay.

 

Người Tàu năm xưa kiên nhẫn để đạt mục tiêu của mình, chịu lép vế để thành danh. Kẻ nghèo đói năm nào giờ đã thành “gấu” lớn, ước vọng của Trung Quốc hôm nay không chỉ thoát nghèo, mà là từng bước tiến lên bá chủ thiên hạ. Không có nhượng bộ nào có thể thỏa mản lòng tham của thú đói, không có thỏa hiệp nào có thể mang lại hòa bình lâu dài nếu những chính khách hiếu chiến vẫn luôn mài dao múa kiếm. Không ai thích chiến tranh, nhưng kiên nhẫn nào cũng có giới hạn, nhượng bộ nào cũng phải có ranh giới. Thú kia một khi đủ lông đủ cánh muốn thuần hóa nó cũng khó hơn. Bài học Chamberlain năm nào Âu Mỹ còn nhớ, một đế quốc mặt trời không bao giờ lặn đã chìm trong bóng đêm. Sự kiên nhẫn trong những hoàn cảnh đặc biệt chính là sự yếu đuối bạc nhược và lòng hiếu hòa chỉ là cơ hội thúc đẩy tham vọng ngày càng trở nên quyết liệt hơn.

 

Vì những lẽ trên, phát biểu hôm 28/3 của Kissinger được dư luận đánh giá là “một sự tiếp tay” cho Trung Quốctrong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Biển Đông. Kissinger đã khuyên cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ nên theo gương cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình để giảm căng thẳng. Lời khuyên này gắn với một quan điểm của ông Đặng về tranh chấp biển đảo thường xuyên được nhắc đến: Tạm gác tranh chấp để cùng nhau khai thác. Vấn đề đặt ra là câu nói của Đặng còn có một vế tiên quyết mà guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh ít đề cập đến, đó là “chủ quyền về ta” (chủ quyền thuộc ngã). Trong bối cảnh ấy, rõ ràng là Bắc Kinh sẽ không từ bỏ tham vọng trên Biển Đông, sau khi đã công bố tấm bản đồ hình lưỡi bò đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng biển này. Lời cố vấn của ông Kissinger nhắm vào cả Mỹ lẫn Trung Quốc, nhưng rõ ràng chỉ tác dụng trói tay Mỹ./.

 

theo http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/7-dao-nhan-tao-trung-quoc-vua-boi-dap-o-truong-sa-dat-ra-cac-van-de-cap-bach-nao-iii

 

================================================

Các nước lớn có cạnh tranh vì quyền lợi của mình, nhưng xét cho cùng thì những nước nhỏ là bi thiệt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nó xây thì khó, ta phá mấy hồi!

Không chừng sau "canh bạc cuối cùng", ta thu hồi lại, đỡ phải xây !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nó xây thì khó, ta phá mấy hồi!

Không chừng sau "canh bạc cuối cùng", ta thu hồi lại, đỡ phải xây !!!

 

Số thì như vậy. Nhưng lý thì phải xem nó diễn biến thế nào để hợp Lý số. Tất nhiên, nếu giả thuyết Trung Quốc xây xong rồi đem trả Việt Nam thì điều này chỉ có lý thuyết của giáo sư vật lý hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng bảo kê.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Số thì như vậy. Nhưng lý thì phải xem nó diễn biến thế nào để hợp Lý số. Tất nhiên, nếu giả thuyết Trung Quốc xây xong rồi đem trả Việt Nam thì điều này chỉ có lý thuyết của giáo sư vật lý hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng bảo kê.

 

Dĩ nhiên thu hồi phải bằng máu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dĩ nhiên thu hồi phải bằng máu!

 

Cũng có thể coi là một khả năng hợp lý. Nhưng cũng không nhất thiết phải như vậy. Có nhiều phương pháp hợp lý có thể xảy ra.

Nhưng anh em ta chém gió chơi vậy thôi, chứ định mệnh đã an bài. Theo Huyền Không Lạc Việt thì qua 2014 vận 8 đã chuyển sang nửa sau của nó.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nhưng anh em ta chém gió chơi vậy thôi, chứ định mệnh đã an bài. Theo Huyền Không Lạc Việt thì qua 2014 vận 8 đã chuyển sang nửa sau của nó.

Thiên cơ khả lậu ... từ từ !!!

Nhưng đại khái sẽ thế nào hả anh Thiên Sứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites
Dự kiến đưa tiếng Hoa vào nhà trường
 

Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS. 

Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết/tuần.

20_7_1331651459_51.jpg

Ở cấp tiểu học, mục tiêu hướng đến là bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.

Cấp THCS hướng tới củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam…

Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản: gia đình, trường học, thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều chỉnh hợp lý theo từng lớp học).

Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc theo quy định.

theo http://www.tinmoi.vn/du-kien-dua-tieng-hoa-vao-nha-truong-01807418.html

=========================================================

Dự thảo này cần phải bỏ ngay từ trong ý tưởng.

Không nên đưa việc dạy chữ hán vào các cấp trường tiểu học.

Chỉ nên xem chữ hán là 1 ngoại ngữ, nên sẽ dạy học ở cấp độ trường Đại học mà thôi.

 
 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điếu mịa mấy cái tay ở Bộ GD bị lú lẫn rùi, hồi năm 2004 còn định bỏ sách giáo khoa và bắt các em sử dụng tài liệu online trên mạng và bằng máy tính bảng của Huawei nữa cơ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự kiến đưa tiếng Hoa vào nhà trường

theo http://www.tinmoi.vn/du-kien-dua-tieng-hoa-vao-nha-truong-01807418.html

=========================================================

Dự thảo này cần phải bỏ ngay từ trong ý tưởng.

Không nên đưa việc dạy chữ hán vào các cấp trường tiểu học.

Chỉ nên xem chữ hán là 1 ngoại ngữ, nên sẽ dạy học ở cấp độ trường Đại học mà thôi.

 

Ý Thiên Bồng là nên đưa vào cấp trung học trở lên... vào mục văn học sử...

Và nên đưa vào chữ phồn thể... tuyệt đối không dùng chữ giản thể...

Phiên âm chuẩn là... Hán Việt... để cho lo lớp trẻ biết... cha ông ta "chơi chữ" ra sao...

 

Ví dụ:

Chặt đầu Tây
Một lần, khi mới mười hai tuổi, vua Duy Tân đi dự ngự yến ở tòa Khâm Sứ. viên quan tuyên úy người Pháp là người thông thạo tiếng Việt, tiếng Hán ra một vế đối :
-  Rút ruột Vương, tam phân thiên hạ
 
(Rút ruột ông vua, chia thiên hạ làm 3. Câu đối vừa Hán vừa Nôm, bộc lộ ý đồ chia nước ta làm 3 kỳ của Pháp để nhập vào Liên bang Đông Dương. Cái khó của câu đối là chữ Vương (王), nếu bỏ đi nét xổ dọc thì thành chữ Tam (三): Tam phân thiên hạ.
Vua Duy Tân nghe xong, liền ứng khẩu đối ngay: 
-  Chặt đầu Tây, tứ hải giai huynh

(Chặt đầu thằng Tây, 4 biển sẽ là anh em. Vế đối chỉnh từng chữ một, trong đó chữ Tây (西), nếu bỏ phần trên đầu thì sẽ thành chữ Tứ (四) : Tứ hải giai huynh

 
Và còn rất... rất nhiều...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời ACE xem thông tin khác về việc học chữ hán .

Vấn đề này vẫn còn chưa xử lý xong đâu.

========================================

 

Cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam

 

 


1. Chữ Hán là của Trung Hoa, chữ Hán được du nhập vào Việt Nam cùng với cuộc xâm lăng của nhà Hán đối với Việt Nam ở thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Con đường đến với Việt Nam của chữ Hán không quang minh chính đại, nhưng thực tế chữ Hán cũng đã thành một thứ văn tự từng có vai trò tiên phong khai mở, phát triển văn hóa Việt Nam nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Thử nghĩ, trong quá khứ dằng dặc hơn ngàn năm từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XIII tính đến khi Việt Nam bắt đầu dùng chữ Nôm để sáng tác tác phẩm văn chương, nếu không có chữ Hán vào thì văn hóa Việt Nam, văn học viết Việt Nam có gì để con cháu hôm nay khám phá, biểu dương, tự hào, và không có chữ Hán thì làm gì có chữ Nôm ? Ở đây, cần thấy rằng chữ Hán đã đến với Việt Nam theo hai (chứ không phải một) quan hệ : quan hệ với cuộc xâm lăng nhà Hán và sau đó còn gắn bó với các cuộc xâm lăng tiếp theo của các triều đại phong kiến Trung Hoa trên đất nước ta ; nhưng còn có quan hệ thuộc quy luật tự nhiên của văn hóa, trong đó có sự lan tỏa ảnh hưởng, cũng có thể nói là sức nâng đỡ của một nền văn hóa lớn đối với các nền văn hóa bé trong phạm vi một khu vực – mà quan hệ này là điều tất yếu và cần thiết. Chẳng phải vì thế mà nhiều người đã cho rằng chữ Hán là của Trung Hoa, nhưng chữ Hán cũng là của khu vực trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc.

 

2. Chữ Hán trong nền văn hóa Việt Nam đã tồn tại theo quy luật thăng trầm, thịnh suy. Ở thời Bắc thuộc, nó đã phát triển đủ để lưu lại cho ngày nay một số trước tác, dịch phẩm liên quan đến Phật học, một số thơ văn. Đến thời tự chủ, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn, chữ Hán đã đóng vai trò công cụ hàng đầu của nền văn hóa văn học bác học của Việt Nam. Nó là văn tự chính trong các lĩnh vực văn hóa Việt Nam : hành chính, giáo dục, thi cử, lễ nghi, văn học. Dù dân tộc ta đã tạo ra chữ Nôm, nhưng chữ Nôm vẫn lệ thuộc vào chữ Hán trên phương diện cấu tạo, và văn hóa chữ Nôm vẫn chưa lấn át được văn hóa chữ Hán dưới triều đại phong kiến. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, cùng với sự đổi thay của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, chế độ phong kiến bị thay thế bằng chế độ thực dân nửa phong kiến kéo theo tình trạng văn hóa phong kiến Việt Nam vốn mang tính chất khu vực bị thay thế bằng văn hóa tư sản, kế nữa là văn hóa vô sản vốn mang tính chất toàn cầu. Do đó chữ Hán cùng với nền Hán học cổ truyền không kém hào quang đã lâm vào cảnh tàn cuộc. Năm 1915, ở Bắc Kỳ bỏ thi chữ Hán sau lần thi cuối cùng. Năm 1918, ở Trung Kỳ cũng là khoa thi Hương chữ Hán cuối cùng. Khoa thi Hội cuối cùng là năm 1919. Ở Nam Kỳ thì việc bỏ thi chữ Hán đã diễn ra ngay sau ngày bị mất vào tay thực dân Pháp. Sau khi bỏ thi cử chữ Hán, trong các nhà trường Pháp Việt, từ cấp tiểu học bậc hai (lớp nhì đệ nhất, lớp nhì đệ nhị, lớp nhất) đến cấp học cao tiểu (primaire supérieur), vẫn có dạy chữ Hán (caractères Chinois) mỗi tuần 2 tiết, trong cảnh “chơi đồ cổ” mà cả thầy lẫn trò nói chung chẳng ai muốn chơi nữa. Mặc dù không phải không có người sau này có một trình độ Hán học vốn lại nhờ chính những giờ khai tâm chữ Hán từ đó. Cũng cần nói thêm trước năm 1945, trong số các gia đình có truyền thống Hán học, các cụ vẫn dạy chữ Hán cho con cháu. Thậm chí, có nơi còn có trường học chữ Hán được mở trong một số gia đình mà học sinh không chỉ là con em của gia đình đó, mà còn là con em trong làng xã.

 

Sau cách mạng Tháng Tám, trong khu vực kháng chiến, ở bậc trung học cấp II (nay là trung học cơ sở - THCS), tại nhiều trường vẫn học chữ Hán, mỗi tuần 3 tiết, nhưng sau đó thì bỏ. Đặc biệt đến năm 1950, khi có cải cách giáo dục thì chữ Hán ra rìa hoàn toàn. Sau này, ở trung học phổ thông (THPT) có học Trung văn, là chữ Hán nhưng đọc theo âm Trung Quốc hiện đại, không phải là âm Hán cổ nữa; vả chăng Hán cổ và Hán hiện đại, ngữ nghĩa, cú pháp cũng có sự khác nhau không ít. Có người giỏi Trung văn hiện đại mà vẫn hiểu sai văn Hán cổ, chính là vì lẽ đó.

 

3. Chuyện đã diễn ra trong quá khứ là vậy, nhưng suy nghĩ của con người, nhất là với các bậc thức giả, lại không bao giờ dừng một chỗ. Gần đây, trong dư luận xã hội, kể cả trên sách báo, đã có ý kiến đề xuất là cần dạy lại chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Lý do đề xuất này chính bắt đầu từ chỗ biết rằng: trong kho từ vựng tiếng Việt, số lượng từ gốc Hán mà từ đó gọi là từ Hán Việt, chiếm 70%. Cho nên việc bỏ học chữ Hán là dẫn đến tình trạng người Việt Nam hiện nay hiểu sai ngữ nghĩa trong tiếng Việt rất nhiều. Không riêng gì dân chúng, mà cả đến các nhà văn, các vị Tiến sĩ, Viện sĩ cũng không ít người hiểu sai từ Hán Việt. Có nhà thơ đã viết trên báo giải thích “ý tại ngôn ngoại” là “ý ở trong, lời ở ngoài” (trong khi nghĩa của nó là : ý nằm ngoài lời). Có Viện sĩ trong buổi nói chuyện tại Thư viện Quốc gia đụng đến hai chữ “chiết tỏa” đã giải thích là “tỏa rộng ra” (!)… Chúng ta còn có thể kể ra nhiều dẫn chứng cho việc không biết chữ Hán nên đã hiểu sai, nói sai, viết sai tiếng Việt hiện đại. Và đó là lý do để đề xuất vấn đề : cần dạy chữ Hán trong nền giáo dục THCS và THPT Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, điều này cách đây mươi mười lăm năm, và gần đây, cũng đã có chút khởi động. Cụ thể, ở chương trình Văn – Tiếng Việt bậc THPT trước cuộc cải cách 1990 đã có 4 tiết học về từ Hán Việt (lớp 12). Riêng với chương trình Ngữ văn THCS hiện nay thì đã có sự quan tâm về việc dạy từ Hán Việt ngay từ lớp 6 với hai hình thức: Thứ nhất, đối với một số bài thơ chữ Hán (ví dụ Nam quốc sơn hà…), cùng với việc phiên âm, dịch nghĩa, có thêm giải thích từng từ Hán Việt; Thứ hai, quy định số lượng từ Hán Việt cần học trong chính khóa là 50 yếu Hán Việt cho mỗi lớp (lớp 6, 7, 8) và 70 yếu tố Hán Việt cho lớp 9. Cuối các sách giáo khoa đều có bảng từ Hán Việt được học chính thức của từng năm.

 

4. Với ý thức muốn đưa chữ Hán và chút ít khởi động như trên, thiết tưởng đã đến lúc cần đặt vấn đề học chữ Hán trong nền giáo dục phổ thông nước ta hiện nay một cách thấu đáo, có bài bản, có chủ trương kế hoạch hẳn hoi. Nhưng, muốn làm được điều đó, lại trước hết cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc học chữ Hán là thế nào trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại và tương lai.

 

4.1 Hãy trở lại vấn đề bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ. Đúng là từ lâu rồi, hình như người Việt Nam ta đã thống nhất với quan niệm rằng: dù chữ Quốc ngữ không phải do người Việt Nam sáng tạo ra, mà đó là sản phẩm của các cố đạo phương Tây nhằm tạo công cụ truyền giáo, nhưng sau đó, dưới chế độ thực dân, người Việt Nam ta đã vượt qua thời kì không chấp nhận và coi đó là chữ viết của nước mình (quốc ngữ), bởi nó có lợi ích rất lớn trong việc dân chủ hóa nền văn hóa Việt Nam so với chữ Hán ngày trước. Đó là quan niệm tưởng như không có điều gì phải bàn nữa. Tuy nhiên gần đây, nhà ngôn ngữ học có tên tuổi Cao Xuân Hạo lại có quan niệm gần như trái ngược, khi ông cho rằng việc nước ta bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ là một điều mất mát lớn. Quan điểm này đã bị nhà báo Nguyễn Hoàng Sơn công kích khá quyết liệt trên tạp chí Văn nghệ quân đội (2003). Vậy chúng ta nên hiểu thế nào cho thỏa đáng trước sự kiện bỏ chữ Hán thay bằng chữ Quốc ngữ?

 

Trước hết, phải thấy rằng: việc bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ là hiện tượng xảy ra trong cuộc đụng độ giữa hai khu vực Đông – Tây. Trong cuộc đụng độ này, có vấn đề liên quan đến chữ viết của khu vực phương Đông, trong đó có chuyện la-tinh hóa hay không? Thực tế tại phương Đông, ở nước này nước khác, ít nhiều có chuyện la-tinh hóa chữ viết, nhưng rút cục cho đến ngày nay, không một nước nào đi theo con đường la-tinh hóa chữ viết truyền thống nước mình. Nhật Bản trước sau vẫn dùng chữ Hán để viết cả văn Hán lẫn quốc văn với hai cách đọc: Hán âm (Kan-on) và Quốc âm (Go-on). Ví dụ: với chữ “sơn” 山, cách đọc Kan-on là “san” còn Go-on là “yama”. Triều Tiên, Hàn Quốc trước sau vẫn dùng chữ viết của nước mình là Hangeul do vua Sejong phát minh vào thế kỷ XV, mà trước đó họ cũng dùng chữ Hán như người Việt Nam (Hán Hàn). Trung Quốc cũng có lúc muốn la-tinh hóa nhưng rút cục cũng thôi hẳn. Các nước khác trong khu vực từng dùng chữ Hán không đâu la-tinh hóa. Chỉ một Việt Nam ta làm thế, để rồi được cái gì và không được cái gì? Ý kiến của ông Cao Xuân Hạo không phải là không có lý, mà điều này ngay từ năm 1918, ông chủ bút Nam Phong – Phạm Quỳnh – trong bài Chữ Nho với văn quốc ngữ có nói:“Chắc ngày nay Nho học đã nhiều phần quá cũ rồi, không hợp thời nữa. Nhưng cũ là về phần hình thức mà thôi, còn phần cốt cách tinh thần, còn cái gốc đạo đức của Nho học thì cùng với núi sông mà sống mãi muôn đời. Ta nên bỏ là bỏ phần hình thức phiền toái, còn phần cốt cách tinh túy phải giữ lấy, vì nước ta còn có mặt trên địa cầu là còn phải nhờ cái tinh thần cố hữu ấy mới sống được. Nhưng muốn giữ tinh thần ấy mà bỏ hẳn chữ Hán là biểu hiện của tinh thần ấy thì sao được” (1). Ngược thời gian lên cuối thế kỷ XIX, chúng ta còn thấy nhà duy tân tiên phong và lỗi lạc Nguyễn Trường Tộ trong Tế cấp bát điều, trong khi chủ trương xây dựng chữ Quốc ngữ mới cho đất nước, đã không lấy chữ Quốc ngữ do các người cố đạo phương Tây sáng tạo mà sau này cả nước dùng. Ông chủ trương lấy ngay chữ Hán để đọc âm theo nghĩa Việt. Ví dụ 飲 食 (ẩm thực) nhưng đọc là “ăn uống”. Đúng là chúng ta cần suy nghĩ trước hiện tượng Nguyễn Trường Tộ vốn là người theo đạo Thiên chúa lại đã được trực tiếp tiếp xúc với phương Tây, có tư tưởng duy tân rất mực cấp tiến, mà vẫn không chấp nhận chữ Quốc ngữ la-tinh hóa, kể cả chữ Nôm mà ông cha ta đã xây dựng từ các thành tố của chữ Hán.

 

Đúng là chuyện bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ la-tinh hóa là chuyện không đơn giản khi nghĩ đến cái được cái mất trong sự phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỷ XX trở đi. Điều đã có thế nói và cần nói là : việc bỏ chữ Hán quả là ít nhiều cắt đứt với văn hóa truyền thống ngàn năm trước đó. Có điều kiện so sánh Việt Nam ta với Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, trên phương diện truyền thống xưa, liên quan đến yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho muôn đời, hẳn là sẽ rõ vấn đề hơn.

 

4.2 Để rõ vấn đề hơn, thử so sánh chữ Hán và chữ Quốc ngữ la-tinh hóa xem sao. Từ lâu, hình như tuyệt đại đa số người Việt Nam ta đều thấy chữ Quốc ngữ la-tinh hóa tiện lợi hơn hẳn chữ Hán. Với chữ Hán, chỉ một thiểu số người Việt Nam chiếm lĩnh được. Học chữ Hán phải “thập niên đăng hỏa” (mười năm đèn sách”. Trong khi với chữ Quốc ngữ, người sáng dạ chỉ dăm bữa là xong, người tối dạ cũng chỉ ba bốn tháng là được. Chữ Quốc ngữ đã giúp đất nước ta dân chủ hóa được nền văn hóa văn học. Mấy điều đó quả thật không thể chối cãi. Tuy nhiên, đã đến lúc phải so sánh chữ Quốc ngữ với chữ Hán một cách khoa học hơn, cặn kẽ hơn. Cũng lại nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo trong bài biết Chữ Tây và chữ Hán thứ chữ nào hơn?(Kiến thức ngày nay, 1989) đã cho ta biết: trên thế giới từ những thập niên đầu thế kỷ XX, người châu Âu thường yên trí rằng mình dùng chữ viết ABC – thứ chữ ghi âm – là hợp lý nhất, khoa học nhất. Nhưng từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau những công trình của trường ngữ học Prague nêu rõ những chức năng và yêu cầu của ngôn ngữ viết khiến cho nó khác với ngôn ngữ nói thì quan điểm cho chữ viết ghi âm là “khoa học nhất” đã phải nhường chỗ cho quan điểm “tổ hợp âm” của chữ viết, nhất là từ thập niên 70 trở lại đây. Để chứng minh tính ưu việt của lối chữ viết “tổ hợp âm”, năm 1978, một nhóm ngữ học ở Mỹ đã làm thí nghiệm, mở một số lớp gồm trẻ em khuyết tật bị chứng Alexia (chứng bệnh không học chữ được) bằng cách dạy cho chúng học tiếng Anh nhưng đều được viết bằng chữ Hán. Ví dụ: câu “He came to a high mountain”được viết bằng chữ Hán là 他 到 及 一 高 山 (tha đáo cập nhất cao sơn), thì 1 năm sau, các em đọc và viết được 1600 từ đơn và về khả năng hấp thụ tri thức tỏ ra không đần độn chút nào. Thậm chí, kết quả học tập của chúng lại có phần trội hơn các em học tiểu học bằng chữ ABC. Điều này có liên quan đến bộ não, trong đó với loại trẻ khuyết tật, công năng của bán cầu bên phải (tri giác tổng hợp) trội hơn công năng của bán cầu bên trái (tri giác phân tích). Để chứng minh tính ưu việt của hiện tượng này, người ta còn xét đến cơ chế của việc đọc chữ, và thấy rằng khi đọc, người biết chữ thành thục không hề đánh vần. Họ nhận ra các từ qua diện mạo chung của chúng không khác gì khi nhận ra một vật, một người quen không phải bằng cách lần lượt nhận ra từng chi tiết (mắt rồi mũi, rồi miệng, rồi tai…) mà nhận ra ngay tức khắc toàn thể diện mạo của vật hay người đó. Tâm lý học hiện đại đã từ hiện tượng đó mà đưa ra khái niệm “diện mạo tổng quát”, được gọi là “Gestalt”. Cái gestalt càng gọn ghẽ (pregrant) thì việc nhận dạng “tức khắc” càng dễ dàng và tự nhiên. Về phương diện này, chữ Hán hơn hẳn lối chữ ABC. Chính từ quan điểm trên mà năm 1985, trong cuốn sách nổi tiếng Le mouveau monde Chinoisé (Thế giới Hán hóa ngày nay), Léon Vandermeersch đã khẳng định sở dĩ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Singapore phát triển thành những “con rồng” được chính là vì họ vẫn dùng chữ Hán.

 

Riêng Cao Xuân Hạo lại còn từ kết quả nghiên cứu cấu trúc ngữ âm mà đi đến những kết luận khoa học có liên quan tới vấn đề đang nói ở đây. Theo Cao Xuân Hạo: “Tiếng Việt có một cấu trúc ngữ âm khác hẳn các thứ tiếng châu Âu” nên “âm vị học của phương Tây (vốn là nền tảng lý thuyết của cách viết ABC) không thể đem ứng dụng để nghiên cứu và phân tích những thứ tiếng đơn lập như tiếng Hán, tiếng Việt, hay những thứ tiếng chắp dính như tiếng Nhật, hay những thứ tiếng “có sườn phụ âm” như tiếng Ả rập, tiếng Do Thái… Nó chỉ có giá trị và hiệu lực đối với các ngôn ngữ biến hình”. “Chữ viết ABC vốn phản ánh cái cấu trúc ấy, khó lòng thích hợp với tiếng Việt và cách tri giác của người Việt đối với tiếng mẹ đẻ của họ” vốn thuộc loại hình “ngôn ngữ âm tiết tính, trong đó âm tiết là một đơn vị có cương vị ngôn  ngữ học minh xác, lại không thể phân tích ra thành những “âm tố” có cương vị tương đương, trong khi các thứ tiếng châu Âu, chính âm tố mới có cương vị của những đơn vị ngôn ngữ (âm vị) còn âm tiết lại không có cương vị ngôn ngữ học gì ?”. Từ quan điểm trên đây, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo cho rằng :“việc học chữ Hán không thể không đưa vào chương trình trung học”. Ông còn cho biết thêm : “Hiện nay, nhiều người trong đó có cả những nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thấy rõ những ưu điểm lớn lao của chữ Hán. Có người còn tiên đoán chỉ vài ba mươi năm nữa, cả thế giới sẽ nhất loạt dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc. Theo họ, đến lúc ấy, cái hàng rào ngôn ngữ (barrières linguistiques) xưa nay vẫn ngăn cách các dân tộc sẽ bị vô hiệu hóa và đến lúc ấy nhân loại sẽ giao tiếp với nhau dễ dàng gấp trăm lần so với hiện nay”. Điều dự báo này có thành hiện thực hay không? Xin chờ thời gian. Chỉ biết rằng người ta xem ra rất đề cao chức năng của chữ Hán. Vậy người Việt Nam ta nghĩ gì trước dự báo đó?

 

4.3 Chung quanh vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chủ trương coi trọng từ thuần Việt, hạn chế từ Hán Việt. Đây cũng là vấn đề có liên quan tới thái độ đối xử với chữ Hán mà tưởng như đã được giải quyết xong xuôi đâu vào đấy, không còn gì phải bàn thêm. Nhưng thực ra, ở đây vẫn có những điều cần được tường minh hơn, nếu không sẽ bất lợi cho việc xây dựng phát triển tiếng Việt nói riêng, văn hóa Việt nói chung. Có hai vấn đề đáng nói :

 

4.3.1. Thế nào là từ thuần Việt? và từ Hán Việt? Từ thuần Việt theo quan niệm thông thường là những từ do chính người Việt (dân tộc Việt) sáng tạo ra từ đầu, chứ không bắt nguồn từ tiếng nói của một dân tộc hay một tộc người khác. Nếu thế thì cũng khó nói đến từ thuần Việt theo định nghĩa đó. Bởi lẽ tiền thân của tiếng Việt hiện đại là tiếng Việt Mường, mà tiếng Việt Mường lại là một chi của tiếng Môn – Khmer. Tất nhiên ở đây cần phân biệt hai hiện trạng ngôn ngữ (état de langue) : tiếng Việt – Mường khi còn là một chi của tiếng Môn – Khmer và tiếng Việt - Mường một khi đã tách khỏi tiếng Môn – Khmer. Hiện trạng sau là “thuần Việt Mường”. Với từ gốc Hán thì phức tạp hơn, vì ở đây có liên quan tới cuộc xâm lăng của nhà Hán và giữa Việt Nam với Trung Hoa luôn luôn vẫn là hai quốc gia khác nhau (trong đó chủ nghĩa Đại Hán lại thường xuyên lấn át, bắt nạt Việt Nam) do đó mà trong tâm lý người Việt Nam dễ có mặc cảm xa cách thậm chí đối lập với tiếng Hán. Nhưng về khách quan, theo quy luật giao lưu ngôn ngữ, thực tế tiếng Hán và cũng là chữ Hán đã gia nhập kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt với cái tên là Hán Việt. Hán Việt chứ không phải là Hán hoàn toàn, Hán Việt là của Việt. Nó chiếm hơn 70% vốn từ tiếng Việt như ta đã biết. Sao lại cứ phải kỳ thị với nó, thậm chí là muốn bài trừ nó để sinh ra cái chuyện “phi công” thì nói “người lái”, “không phận” thì nói là “vùng trời”, “hải phận” thì nói là “vùng biển”, “nữ du kích” thì gọi là “du kích gái”…, mà thực ra là có thể dùng cả hai, thậm chí có trường hợp muốn thay nhưng thay không được, hoặc thay thì chỉ dở hơn thôi.

 

4.3.2 Vị trí, giá trị của từ Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt : Tâm lý kì thị từ Hán Việt ít nhiều đã bỏ quên, không nhận rõ hết tính năng, tính trội của từ Hán Việt trên hai phương diện ngữ pháp và tu từ :

 

- Về ngữ pháp : cũng theo Cao Xuân Hạo, cách kết cấu từ Hán Việt theo kiểu “trật tự ngược” (phụ chính) hơn hẳn kiểu “trật tự xuôi” (chính phụ) trong từ thuần Việt. Ví dụ: “xạ thủ nam” thì chỉ có thể hiểu một nghĩa người bắn là đàn ông, còn “người bắn nam” thì có thể hiểu 2 hay 3 cách: người bắn là đàn ông ; người bắn tên Nam ; người bắn anh Nam. Mối quan hệ cú pháp giữa các từ Hán Việt chặt chẽ này rất cần cho việc xây dựng thuật ngữ chuyên môn. Trong vốn thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện nay ở nước ta, số lượng thuật ngữ Hán Việt chiếm phần chủ yếu chính là nhờ tính chặt chẽ đó trong cú pháp từ Hán Việt.

 

- Về tu từ : các từ Hán Việt thực tế đã tạo ra phong cách, sắc thái ngữ nghĩa trang trọng, cổ kính, bác học, mà nếu thiếu chúng thì quả thật vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt, văn chương tiếng Việt sẽ sút kém đi một phần đáng kể. Thử tưởng tượng : “Hội phụ nữ Việt Nam” mà chuyển thành “Hội đàn bà Việt Nam”, “Hội con gái Việt Nam” ; “nữ Thủ tướng Ấn Độ” mà chuyển thành “Thủ tướng gái Ấn Độ” ; “nữ đồng chí” mà chuyển thành “đồng chí gái” ; “nữ giáo sư” mà chuyển thành “giáo sư gái” thì buồn cười biết bao !

 

5. Tất cả những gì được trình bày trên đây là nhằm đi đến kiến nghị “cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam”. Nhưng khôi phục như thế nào? Có mấy vấn đề cần bàn :

 

5.1. Học chữ Hán là chỉ học từ Hán Việt đã phiên âm, hay học bằng chính văn tự Hán ? Rõ ràng là học bằng chính văn tự Hán thì có lợi hơn vì tận dụng được chức năng “tổ hợp âm” như trên đã nói. Nhưng thực tế, với thực trạng giáo dục Việt Nam vốn đã bỏ học chữ Hán từ lâu mà nay đặt ra yêu cầu đó thì khó thực hiện, nhất là liên quan đến vấn đề đào tạo giáo viên dạy chữ Hán lại không đơn giản tí nào. Nên chăng là thế này: sắp tới nếu phân ban làm 2: A (gồm các ngành khoa học tự nhiên) và B (gồm các ngành khoa học xã hội) thì ở ban A sẽ học từ Hán Việt đã được phiên âm bằng chữ Quốc ngữ, ở ban B sẽ học từ Hán Việt bằng chữ Hán hẳn hoi, mà có thể buổi đầu chưa thể làm đại trà, nhưng phải có kế hoạch từng bước tiến tới đại trà trong ban B này. Nếu tôi không lầm thì trước 1950, tại một số trường chuyên khoa (như chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng lúc còn ở Hà Tĩnh), với ban cổ điển (tương đương với ban B này) vẫn có giờ cổ văn, trong đó có học chữ Hán. Và ở miền Nam trước 1975, với một loại trường phổ thông nào đó, vẫn có giờ chữ Hán. Xin các vị có trách nhiệm và hiểu hết lịch sử giáo dục kiểm tra, bổ chính cho.

 

5.2. Học chữ Hán từ bậc học nào? Từ THCS lên THPT hay chỉ đến THPT mới học ? Theo tôi nên từ bậc THCS, mỗi tuần 1 tiết, cứ thế cho hết bậc THPT. Thời gian của tiết học này sẽ lấy ở quỹ thời gian của phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn đã đi theo hướng tích hợp. Chẳng những thế mà còn phải lợi dụng tính năng của việc tích hợp này, ngay ở phần Văn cũng phải coi trọng việc dạy nghĩa từ Hán Việt trong các giờ giảng văn, chẳng riêng gì với văn học cổ mà cả ở văn học hiện đại. Mà việc này cũng cần được chương trình hóa, có định mức, định lượng hẳn hoi như sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện nay.

 

5.3 Vừa qua, được cơ quan truyền thông đại chúng cho biết trong luật sửa đổi về giáo dục mà Quốc hội sẽ thông qua có đặt vấn đề đưa việc học chữ Hán vào lại nhà trường phổ thông (Nhật Bản, Hàn Quốc đều có dạy chữ Hán ở trường phổ thông). Tôi cũng mong rằng cả xã hội, đặc biệt là các bậc thức giả của đất nước cần lên tiếng ủng hộ quan điểm tích cực, giàu ý nghĩa đó để dự kiến trên đây trở thành chính thức trong luật sửa đổi về giáo dục. Và nếu đã thành luật thì phải gấp rút xây dựng chương trình và vạch kế hoạch đào tạo giáo viên một cách khẩn trương, trong đó việc tăng cường bộ môn chữ Hán tại các trường Đại học Sư phạm và xây dựng bộ môn chữ Hán tại các trường Cao đẳng Sư phạm trong cả nước.

 

GS. NGND. Nguyễn Đình Chú,  Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội.

 

theo http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=403:cn-khn-trng-khoi-phc-vic-dy-ch-han-trong-nha-trng-ph-thong-vit-nam&catid=72:hi-ngh-khoa-hc-han-nom&Itemid=146

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tôi cũng mong rằng cả xã hội, đặc biệt là các bậc thức giả của đất nước cần lên tiếng ủng hộ quan điểm tích cực, giàu ý nghĩa đó để dự kiến trên đây trở thành chính thức trong luật sửa đổi về giáo dục.

 

Cá nhân tôi không ủng hộ.  Tôi đề nghị quốc hội không thông qua luật bắt buộc học tiếng Hán trong nhà trường phổ thông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của ông PGS.TS Lê Xuân Thại quá hay, mời ACE cùng xem

=============================================================

 

 

Nên hay không nên dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông?

 

Thay_do.jpg

 

Trên Kiến thức ngày nay số 141 năm 1994, nhà ngôn ngữ học tên tuổi Cao Xuân Hạo đã viết bài “Chữ Tây và chữ Hán thì chữ nào hơn?”. Từ đó đến nay, không ít bài viết đã trao đổi xung quanh việc có nên đưa viêc dạy-học chữ Hán vào trong nhà trường vì một lí do đơn giản "để hiểu tốt hơn, chính xác hơn các từ ngữ Hán Việt " (chiếm tới già nửa vốn từ tiếng Việt). 
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Xuân Thại và mong nhận được ý kiến trao đổi từ phía người đọc.

   

            

Gần 20 năm nay trên báo chí có một số nhà giáo, nhà ngôn ngữ học chủ trương đưa chữ Nho vào chương trình giáo dục phổ thông. Người đầu tiên đưa ra chủ trương này có lẽ là PGS. Cao Xuân Hạo với bài viết “Chữ Tây và chữ Hán thì chữ nào hơn?” in lần đầu tiên trên Kiến thức ngày nay số 141 năm 1994. Sau đó là các bài viết “Chữ Nho với nền văn hóa Việt Nam” của GS. Nguyễn Cảnh Toàn; “Cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam” của GS. Nguyễn Đình Chú; “Vai trò Hán Nôm trong các ngành khoa học xã hội” của GS. Lê Văn Quán v.v...

 

              Trước Cách mạng tháng Tám, tôi đã học chữ Nho, theo sách thành hiền 2 năm trước lúc học chữ quốc ngữ, sau đó vào học tiểu học ở trường Pháp - Việt, đến lớp nhì đệ nhất mỗi tuần chỉ học một tiết chữ Nho gọi là giờ Caractère Chinois. Sau Cách mạng tháng Tám trường phổ thông không dạy chữ Hán và đến cuối năm 1954 tôi sang Trung Quốc học đại học. Một người như tôi, đã gắn bó với chữ Hán, tiếng Hán trong một thời gian dài như vậy, đáng lẽ khi có người chủ trương dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông Việt Nam thì phải nhiệt liệt tán thành, ủng hộ. Nhưng trái lại tôi lại rất băn khoăn trước chủ trương này.

 

Thứ chứ Hán hay chữ Nho mà các học giả trên đây chủ trương đem dạy ở trường phổ thông là thứ chữ Hán của văn bản cổ đại mà Trung Quốc gọi là văn ngôn. Chủ trương dạy chữ Hán ở đây thực chất là chủ trương dạy văn ngôn chứ không phải là dạy tiếng Hán hiện đại. Việc dạy chữ Hán và tiếng Hán hiện đại thì chẳng có gì phải bàn cãi nữa vì trước đây và hiện nay trong trường phổ thông Việt Nam đều có môn tiếng Trung (tiếng Hán hiện đại) bên cạnh các môn sinh ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga v.v... mặc dù số lượng học sinh học tiếng Trung bây giờ không nhiều như trước nữa. Học chữ Nho thì phát âm theo cách đọc Hán Việt, còn học chữ Hán tiếng Hán hiện đại thì phát âm theo hệ thống ngữ âm Bắc Kinh hiện đại.

 

Để sáng tỏ vấn đề chúng ta thử tìm hiểu những lí do mà các học giả trên đây dựa vào để chủ trương dạy chữ Nho ở trường phổ thông.

 

P1010215.JPG

PGS.TS Lê Xuân Thại thuyết trình bài viết tại Hội thảo NNH toàn quốc

 

 

Trước hết, là về tác dụng của chữ Hán đối với não bộ con người và sự tiến bộ xã hội. GS. Cao Xuân Hạo và cả GS. Nguyễn Đình Chú đều đánh giá rất cao tác dụng của chữ Hán đối với não bộ con người tức là đối với cơ quan của tư duy, nhận thức. Lòng tin này dựa vào một thành quả của việc dạy tiếng Anh bằng chữ Hán cho các học sinh Mỹ mắc chứng alexia (không học được cách “đánh vần”). “Năm 1978, một nhóm ngữ học Mỹ quyết định làm một cuộc thí nghiệm. Họ mở một lớp gồm toàn trẻ em “khuyết tật” mắc chứng elexia và dạy chương trình tiểu học cho chúng bằng chữ Hán (xin bạn đọc hiểu đúng cho: dĩ nhiên các em ấy học tiếng Anh và học các môn khác bằng tiếng Anh, nhưng các từ tiếng Anh đều được viết bằng chữ Hán. Chẳng hạn, câu He came to a high mountaine được viết bằng sáu chữ Hán là “Tha đáo cập nhất cao sơn”. Sau năm đầu, các em đọc và viết được 1.600 từ đơn, và về khả năng hấp thu tri thức chứng tỏ ra không “đần độn” chút nào, mà kết quả học tập của chúng lại có phần trội hơn các em học tiểu học bằng chữ ABC”. Trên cơ sở thực nghiệm này, lại dựa vào khái niệm “diện mạo tổng quát” (được gọi là Gestalt) trong tâm lí học hiện đại, người ta cho rằng chữ Hán - một thứ chữ không ghi âm - là một thứ chữ hơn hẳn chữ Tây.

“Mỗi chữ Hán là một Gestalt tuyệt hảo, trong khi cái chuỗi chữ cái La - Tinh chắp thành một hàng dài không làm thành một hình ảnh có thể nhận diện dễ dàng trong một chớp mắt như chữ Hán” (Cao Xuân Hạo).

 

Từ chỗ ca ngợi tính ưu việt của chữ Hán đối với não bộ con người, đối với nhận thức, tư duy, GS. Cao Xuân Hạo và GS. Nguyễn Đình Chú rất tâm đắc với nhiều nhận định của một số học giả nước ngoài về tác dụng của chữ Hán đối với tiến bộ xã hội. Đó là ý kiến của Léon - Vandermermeesh cho rằng những nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thương Cảng, Đại Hàn, Singapore là những “con rồng” và sở dĩ thành rồng được chính là vì họ dùng chữ Hán. Chỉ còn một nước chưa thành rồng được: Việt Nam - Nước này đã bỏ mất chữ Hán mà trước kia nó đã từng dùng. Đó là những lời tiên đoán của một số người phương Tây cho rằng chỉ vài ba mươi năm nữa, cả thế giới sẽ nhất loạt dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc... chữ Hán là thứ chữ tương lai của nhân loại (dẫn theo Cao Xuân Hạo).

 

Quả thật, đọc rất nhiều sách báo của Trung Quốc tôi chưa thấy một học giả Trung Quốc nào ca ngợi tính ưu việt của chữ Hán như mấy người nước ngoài này. Chữ Hán do đặc điểm của nó có thể là “liều thuốc” để chữa khuyết tật cho những người mắc chứngelexia nhưng không nên ngộ nhận là thứ thuốc đó có thể dùng để kích thích trí thông minh của con người lên vượt bậc, nhất là đối với con người bình thường không mắcelexia. Nếu học chữ Hán mà thông minh, sáng tạo vượt bậc thì giải thưởng Nobel phần lớn phải thuộc về người Trung Quốc nhưng thực tế không phải như vậy. Nếu học chữ Hán mà xã hội văn minh, tiến bộ đến như vậy thì hiện nay Trung Quốc phải đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, khoa học, kĩ thuật nhưng thực tế không phải như vậy. Ông Lý Quang Diệu, một người gốc Hoa, nguyên thủ tướng Singapore, người lãnh đạo Singapore trở thành con rồng khi sang thăm Việt Nam nói về kinh nghiệm phát triển kinh tế, xã hội của Singapore, ông không hề nói đến vai trò của tiếng Hán, chữ Hán mà khuyên Việt Nam nên đẩy mạnh việc học tập tiếng Anh. Một số người phương Tây cho rằng chỉ vài ba mươi năm nữa, cả thế giới sẽ nhất loạt dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc, lời tiên đoán này đến nay cũng đã vài mươi năm rồi mà trên thế giới chưa thấy nước nào “rục rịch” dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của dân tộc họ!

 

Theo tôi thì thứ chữ nào hiện nay trên thế giới cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Ưu điểm của chữ Hán đã được nhiều người nói đến. Chữ Hán thường có bộ phận biểu ý nên trong trường hợp đồng âm, nhìn vào chữ là biết ngay được nghĩa của yếu tố đồng âm đó. Chữ ABC không có được ưu điểm này. Chẳng hạn một người Việt Nam có tên là Dương thì rất khó biết tên anh ta có nghĩa là gì: là mặt trời, là biển lớn, là tên một loài cây hay là con dê. Sức mạnh của chữ Hán cho mãi đến ngày nay là phương tiện giao tiếp chung của nhân dân Trung Quốc trong tình trạng các ngôn ngữ địa phương quá cách xa nhau, người Thượng Hải không hiểu tiếng Quảng Đông, người Quảng Đông không hiểu được tiếng Tứ Xuyên v.v... nhưng mọi người Trung Quốc có học đều đọc hiểu các văn bản chữ Hán. Cũng chính vì thế mà cho đến nay chữ phiên âm của tiếng Hán chỉ có thể là phương tiện phụ trợ trong việc dạy chữ Hán chứ không thể thay thế chữ Hán được. Nhưng nhược điểm của chữ Hán là rất khó học. Người Trung Quốc và những người nước ngoài học chữ Hán đều thấm thía điều này. Nó là một cản trở rất lớn cho việc xóa nạn mù chữ ở Trung Quốc. Trong lúc đó thì chữ ABC của ta tuy có nhược điểm như trên đã nói nhưng học rất nhanh, điểm này thì ai cũng thấy.

 

Từ chỗ ca ngợi tính ưu việt của chữ Hán, GS. Cao Xuân Hạo coi việc bỏ chữ Hán, chữ Nôm ở nước ta là “một tai họa, một trận đại hồng thủy” gây nhiều mất mát, không còn hoán cãi được nữa. Nói như vậy cũng có nghĩa là chê trách cha ông ta đã không sáng suốt, đã quá nhu nhược. Tôi thì tôi không nghĩ như vậy, tôi cho rằng việc lựa chọn chữ ABC là sự lựa chọn sáng suốt của lịch sử, của nhân dân ta. Và chữ ABC đã có công lớn trong sự phát triển của xã hội ta, nhất là từ Cách mạng tháng Tám đến nay.

 

Một lí do khác của chủ trương dạy chữ Nho ở trường phổ thông là việc tiếp nhận, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Một lí do, một mục đích thật là hấp dẫn ! Quả thật, cha ông chúng ta đã để lại một di sản văn hóa vô cùng quý báu, trong đó một khối lượng không nhỏ được viết bằng chữ Hán: Bài thơ Nam quốc sơn hà (có người cho là của Lý Thường Kiệt), Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, văn thơ Lý Trần, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh, Nam dược thần liệu của Tuệ Tĩnh, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên,Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Chu Tiên, Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh v.v... Nếu ai cũng có trình độ chữ Hán đọc trực tiếp các văn bản chữ Nho đó thì tốt quá. Nhưng vấn đề là ở chỗ ngày nay dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông có thể đạt đến trình độ đó hay không. Ai cho rằng dạy chữ Nho ở trường phổ thông để học sinh trực tiếp đọc được văn bản chữ Hán trong di sản văn hóa dân tộc thì đó là một ảo tưởng. Các cụ ta ngày xưa bao nhiêu năm đèn sách, sôi kinh nấu sử mới đạt được trình độ đó chứ đâu phải là chuyện dễ! Học chữ Nho khó không phải chỉ vì bản thân chữ Nho phức tạp mà còn vì văn chữ Nho là văn cổ đại (văn ngôn) mà ngay người Trung Quốc hiện đại cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tôi là người cảm nhận rất rõ điều này. Tôi học tiếng Hán hiện đại đến nay đã hơn 50 năm, chữ Hán tôi học được cũng khá nhiều nhưng đọc loại văn cổ đó tôi cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. Không những tôi mà ngay các bạn học Trung Quốc cùng lớp với tôi cũng không hiểu gì mấy khi bất đầu tiếp xúc với Kinh thi, với Luận ngữ, với Sở từ v.v...

 

GS. Cao Xuân Hạo cảm thấy chạnh lòng khi hiện nay, tất cả các khách du lịch đến nước ta đều kinh ngạc trước tình trạng người Việt không đọc được những dòng chữ đề trên các đền đài và di tích lịch sử. Họ nói: “Các ngài là những người mù chữ ngay trên đất nước mình”. Nếu là tôi, tôi sẽ trả lời với người khách du lịch đó rằng, thứ chữ này không phải là chữ của Việt Nam mà là chữ Hán trước đây cha ông chúng tôi dùng, bây giờ chữ của Việt Nam là chữ quốc ngữ. Cho nên thứ chữ này bây giờ ít người đọc được là chuyện bình thường. Thực ra thì hiện tượng này không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ngay ở Trung Quốc cũng có khá đông người đến đền, chùa của họ mà vẫn không đọc được hoặc đọc mà không hiểu được các dòng chữ viết trên câu đối hoặc hoặc các bức hoành phi mặc dù họ cũng có một vốn chữ Hán kha khá.

 

Theo tôi thì để tiếp cận di sản văn hóa chữ Hán ở Việt Nam, cần phải đào tạo một đội ngũ chuyên gia Hán học để họ có thể nghiên cứu và dịch các trước tác chữ Hán có giá trị của cha ông ra tiếng Việt chứ không trông chờ gì ở việc học tập chữ Nho của học sinh ở trường phổ thông. Việc dịch thuật này ngay từ thời phong kiến đã có người làm như Đoàn Thị Điểm đã dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, thời Pháp thuộc vẫn tiếp tục có người làm, và sau Cách mạng tháng Tám nhất là mấy chục năm gần đây đã đạt được rất nhiều thành tựu. Việc thành lập Viện Hán Nôm, việc thành lập khoa Hán Nôm ở một số trường đại học đã có tác dụng rất lớn trong vấn đề này.

 

Ngoài hai lí do trên, còn một lí do nữa mà những người chủ trương dạy chữ Nho ở trường phổ thông thường hay nêu ra là dạy chữ Nho để nâng cao trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng Việt. GS. Cao Xuân Hạo viết:

 

“Nạn mù chữ Hán cũng là cội nguồn của việc hiểu sai các từ Việt gốc Hán. Cũng như người Pháp không thể giỏi tiếng Pháp nếu không biết tiếng La Tinh, người Việt Nam cũng không thể giỏi tiếng Việt nếu không biết chữ Hán, thứ chữ đã từng được dùng để viết hơn 70% số từ của tiếng Việt, những từ mà ngày nay vẫn được dùng với một tần suất rất cao”. Để chứng minh cho điều này, người ta đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng, các lỗi về âm, về nghĩa, về phong cách trong việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trên sách báo và trong cuộc sống thường nhật. Những lỗi này là sự thật không thể chối cãi nhưng phải chăng là do nạn mù chữ Nho và muốn khắc phục cái lỗi này thì phải dạy chữ Nho từ bậc học phổ thông? 

 

Thử lật lại vấn đề: nếu các lỗi về sử dụng từ ngữ Hán Việt là do mù chữ Nho thì tại sao có rất nhiều nhà văn, nhà báo, nhà khoa học Việt Nam chẳng biết một chữ Nho nào cả mà tác phẩm của họ chẳng có một lỗi nào về từ ngữ Hán Việt. Sở dĩ như vậy là vì tuy không biết một chữ Nho nào cả nhưng họ đã có một quá trình tu dưỡng tìm hiểu âm, nghĩa, giá trị phong cách của từ ngữ Hán Việt. Việc thụ đắc từ ngữ Hán Việt không nhất thiết phải qua chữ Nho. Người ta hoàn toàn có thể thụ đắc từ ngữ Hán Việt bằng cách liên hệ với tư duy, liên hệ với thực tế, với giao tiếp. Điều này không những đúng với việc thụ đắc từ ngữ Hán Việt mà còn đúng với việc thụ đắc các từ ngữ ngoại lai khác trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt có nhiều từ gốc Pháp nhưng để hiểu những từ đó người Việt không nhất thiết phải học chữ Pháp, tiếng Pháp. Điều này cũng đúng đối với việc thụ đắc các từ ngữ ngoại lai của người bản địa dân tộc khác. Trong tiếng Hán có nhiều từ gốc Nhật, nhưng người Hán cũng không nhất thiết phải học tiếng Nhật, chữ Nhật (mặc dù trong chữ Nhật có nhiều chữ Hán). Như vậy, theo tôi là những người dùng sai từ ngữ Hán Việt không phải là do không biết chữ Nho mà là do họ không học tập đến nơi đến chốn tiếng Việt nói chung và từ ngữ Hán Việt nói riêng.

 

Có người nghĩ rằng có học chữ Nho mới hiểu được nghĩa của yếu tố cấu tạo từ, hiểu được yếu tố cấu tạo từ thì mới hiểu được nghĩa của từ ngữ Hán Việt. Thực tế không hẳn là như vậy. Có nhiều trường hợp người ta không hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt nhưng vẫn hiểu và sử dụng đúng từ ngữ Hán Việt. Người ta có thể không hiểu ái trong ái nam ái nữ nghĩa là gì, nhưng hiểu rất đúng thế nào là ái nam ái nữ (Ái ở đây có nghĩa làphảng phấtgần như), có thể không hiểu ái trong ái ngại nhưng ai cũng hiểu dùng đúng từái ngại (Ái ở đây có nghĩa là băn khoăn), có thể không hiểu sở trong từ khổ sở nghĩa là gì nhưng không mấy ai không hiểu và dùng sai từ khổ sở (Sở ở đây có nghĩa là đau xót).

 

Như vậy có thể thấy rằng trong việc thụ đắc từ ngữ Hán Việt, quan trọng là việc hiểu nghĩa, hiểu cách dùng từ ngữ chứ không phải là hiểu nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ. Mà ngay cả việc hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt cũng không nhất thiết phải qua chữ Nho mà có thể dạy qua chữ quốc ngữ như chúng ta đã dạy ở các giờ ngữ văn phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Tất nhiên việc dạy từ ngữ Hán Việt ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều điều phải cải tiến để thu được nhiều hiệu quả hơn nữa, nhưng đó là chuyện khác mà chúng tôi không bàn đến ở đây.

Nói tóm lại, chúng tôi cho rằng không nên, không cần thiết phải dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông với tư cách là một môn học bắt buộc, có tính chất đại trà. Tất nhiên, những em học sinh phổ thông nào thích học chữ Nho mà nhà trường có điều kiện thì cũng có thể theo học ở những giờ ngoại khóa. Và chúng tôi cũng không phản đối việc giảng dạy cho học sinh phổ thông hiểu thế nào là chữ Nho, thế nào là chữ Nôm và học nhận diện một số lượng chữ Nho nào đó mà không bắt buộc phải nhớ như GS. Nguyễn Quang Hồng đề nghị.

 

Thực ra thì đây không phải là ý kiến của riêng chúng tôi. Đã có một số người viết bài tỏ rõ ý kiến không đồng tình với chủ trương dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông như bài “Vấn đề dạy chữ Hán cho học sinh trung học phổ thông Việt Nam” của Trương Đức Quả, “Vấn đề đưa chữ Hán vào nhà trường phổ thông” của Nguyễn Thìn Xuân. Và cuộc thăm dò ý kiến của chúng tôi cũng cho thấy khá nhiều người tán thành với ý kiến của chúng tôi. Bài viết này của chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói để trong tương lai những người làm chương trình và SGK mới tham khảo.

 

theo http://vienngonnguhoc.gov.vn/?act=Science&do=Detail&nid=142

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi. Lão Gàn thì điếu thể lịch sự được như những bài tham luận đọc trước các quý vị đại biểu và các vị khách quý. Lão nói thẳng: Những thằng cho rằng nên dạy chữ Nho trong trường phổ thông đều có vấn đề phải xem xét lại về khả năng tư duy và mục đích đặt vấn đề.

Chữ Nho bây giờ thực chất là tử ngữ. Tức là nó không còn có ý nghĩa trong sinh hoạt phổ biến trong giao thiệp với nước Đại Trung Hoa. Điếu mựa. Học nó chỉ dành cho những nhà nghiên cứu chuyên sâu về các bản văn cổ, hoặc để đào tạo những nhà cứu chuyên sâu. Nhưng nó sẽ có tác dụng nếu nước Đại Việt bị bắc thuộc lần thứ ba thì việc hiểu chữ Hán, tiếng Hán sẽ nhanh hơn, nếu như nó được chuẩn bị sẵn từ chương trình phổ thông. Điếu mựa! Đó là lý do mà lão Gàn điếu ủng hộ.

Nội chữ Việt, tiếng Việt là ngôn ngữ cao cấp nhất trong xã hội loài người. Như lão đã nhiều lần phát biểu: Tiếng Việt có thể dịch tất cả các thứ tiếng ra ngôn ngữ của nó. Ngược lại tất cả các ngôn ngữ trên thế giới này vô cùng chật vật khi dịch từ tiếng Việt ra ngôn ngữ của họ. Kể cả tiếng Anh và Đại Trung hoa. Muốn dịch cái điếu gì từ các thứ tiếng ra tiếng Việt đều được hết.

Tiếng Việt thì điếu học đến nơi đến chốn. Nghiên cứu tiếng Việt thì toàn những thằng dốt nát, chém gió đập ruồi.

Nói chuyện với những thằng ngu, mệt bỏ mẹ.

Đợi hạ hỏa đã, lão sẽ sửa lại lời văn cho lịch sự và khiêm tốn, nhã nhặn.

BÀI SẼ CHỈNH SỬA HOẶC XOA BỎ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng rồi, những di sản văn hóa bây giờ đã bị mai một và con người hiện đại không còn biết lý do vì sao các cụ làm nhà như mô hình bên dưới.

 

Nổi da gà với tác phẩm mới của “thánh mô hình”

 

Được mệnh danh là “thánh mô hình” với những tác phẩm khiến người xem “nổi da gà”, anh Đức Toàn vừa tiếp tục “gây bão” với tác phẩm “Quê ngoại” độc đáo của mình.

 

Nhắc đến “thánh mô hình” ở Hải Phòng là mọi người nghĩ ngay đến anh Đức Toàn, hiện đang làm việc tại Viện quy hoạch Hải Phòng. Với những tác phẩm khiến không ít người phải “nổi da gà”, anh Đức Toàn trở thành một trong số ít những kiến trúc sư được để ý đến tại thành phố hoa phượng đỏ này.

Mới đây, tác phẩm “Quê ngoại” anh vừa hoàn thành được chia sẻ trên cộng đồng mạng đã nhận được rất nhiều lời khen từ mọi người và được chia sẻ rộng rãi trên các trang cá nhân. Nhiều người còn nói vui: “Thánh mô hình, xin nhận của tại hạ một lạy” vì quá thích tác phẩm này của anh.

 

1431525783-11257838-479557575542838-8884

 

Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đây là một công trình cổ ở làng quê được chụp lại. Từ cổng nhà, tường gạch rêu phong, sân nhà, hàng cây,…đều tạo nên cảm giác thân quen, gần gũi với rất nhiều người.

 

1431525783-11245806-479557732209489-2830

Sân gạch, mái ngói được tái hiện lại một cách tỉ mỉ, chỉn chu.

 

1431525783-11221365-479557992209463-1573

Thậm chí, chi tiết ống dẫn nước mưa bằng gốc cau cũng được tác giả đưa vào một cách khéo léo.

 

1431525783-11143437-479558372209425-9509

Ngôi nhà của ngoại giản dị, đơn sơ nhưng chứa đựng cả linh hồn của thế kỷ trước mà ít người sinh ra bây giờ có cơ hội được trải nghiệm.

 

1431525783-11012948-479558128876116-1398

Những chi tiết dù nhỏ nhất cũng được anh Đức Toàn dựng một cách kỳ công, khiến cho nhiều người như đang được đứng giữa ngôi nhà của ngoại ở làng quê ngày xưa.

 

1431525783-11011241-479558235542772-3724

Một tác phẩm sáng tạo, chỉn chu và khiến người xem “nổi da gà” bởi sự mộc mạc, chân thực cũng như gợi cho nhiều người về một khoảng ký ức ngọt ngào nơi làng quê.

 

1431526930-11203100-479092972255965-7243

Trước đó, tác phẩm “Nhà hát thành phố Hải Phòng” của anh cũng nhận được rất nhiều lời khen từ Hiệp hội Kiến trúc Việt Nam.

 

1431526996-1545894-479403102224952-84754

Với tác phẩm này, anh Đức Toàn đã vinh dự được nhận phần thưởng cao quý từ UBND Thành phố Hải Phòng nhân dịp 60 năm Giải phóng thành phố.

 

1431527057-11120526-467123320119597-5471

Là người sống khá giản dị và thích khám phá những nét văn hóa thú vị của làng quê Việt Nam, anh Đức Toàn chia sẻ sẽ tiếp tục thực hiện những tác phẩm “chất” hơn nữa về cuộc sống lam lũ mà đầy tiếng cười của tầng lớp nông dân Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giỏi để làm gì?

Giao_duc_2.JPG
Trong toàn bộ bản báo cáo 568 trang của OECD, với hàng loạt các chỉ số khác nhau, giáo dục Việt nam gần như không có tên ở các hạng mục khác...

Việc báo Vietnamnet dẫn lại một bài báo trên BBC, đề cập đến bản báo cáo "Education at a glance 2014" của Tổ chức hợp tác và phát triển OECD đã khiến khá nhiều người "giật mình", khi trong một bản thống kê ở báo cáo này, học sinh Việt Nam được xếp trên khá nhiều nước phát triển về khả năng toán và khoa học ở lứa tuổi 15. 

Tôi thì lại hoàn toàn không giật mình vì thông tin ấy. Và còn cảm thấy đáng ngại hơn, khi không dừng ở một bản thống kê dựa trên điểm số trong các báo cáo của các hiệu trưởng nằm ở một trang trong toàn bộ bản báo cáo 568 trang của OECD, với hàng loạt các chỉ số khác nhau về giáo dục. Ngành giáo dục Việt nam gần như không có tên ở các hạng mục khác, từ tình hình tài chính và đầu tư cho giáo dục, hoạt động của giáo viên, việc làm của sinh viên, môi trường giáo dục và tổ chức nhà trường, sự quan tâm của gia đình....

Cái đáng ngại cũng nằm ở chính cái chỉ số về khả năng toán và khoa học ở tuổi 15 kia. Các bạn thiếu niên của chúng ta quả có xếp trên nhiều bạn đồng lứa của họ ở nhiều nước về giải toán và khoa học, nhưng họ đã mất những gì để có được cái đó?

Câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đáng kính hỏi nhau là "Con học có giỏi không?" và nếu gặp phải những phụ huynh "cá biệt" như tôi trả lời bằng cái lắc đầu "không biết" thì rất lạ lẫm, e ngại, thậm chí nghi ngờ sự thân thiện ở người đối diện.

Chúng ta gần như đã tước đoạt tuổi thơ của con em mình, để đổi lấy những bảng điểm vô hồn, con cái chúng ta giỏi toán, nhưng lại kém về khả năng trình bày về chính bài toán vừa giải xong. Con cái của chúng ta có điểm số "đẹp" về khoa học nhưng lại không có khả năng tranh luận với giáo viên và nói ra những cảm xúc có thật của mình.

Khi tôi nói chuyện với các vị phụ huynh về sự cần thiết của việc cho trẻ em chơi nhiều hơn và sống gần gũi với thiên nhiên, câu cửa miệng là "cuối tuần bận quá, các cháu bận học lắm, trong tuần thì không rảnh....". Chúng ta đang có một thế hệ, cả một thế hệ thiếu niên thành thị không biết gì  nhiều hơn ngoài việc học và học, lớn lên với sự vị kỷ và thiếu quan tâm đến con người và thiên nhiên xung quanh, ít dần cảm xúc, cho dù họ có điểm số toán và khoa học cao, đó mới là sự thật.  Chưa kể, nếu đánh giá theo đủ các tiêu chí trong bản báo cáo của OECD, hẳn là chúng ta sẽ còn giật mình hơn nữa, về tương lại đang chờ đón thế hệ mà chúng ta nuôi dạy hôm nay. 

Học "giỏi", vì vậy, chẳng để làm gì cả, nếu phải hy sinh đi mọi cảm xúc và tuổi thơ để có nó. Vì vậy, thưa các bậc phụ huynh đáng kính, đừng bắt con mình phải làm học sinh giỏi lâu như vậy, hãy đấu tranh cho quyền được vui chơi và có cảm xúc của con cái mình, quyền được lớn lên như một đứa trẻ.

Và tất nhiên, giá mà bản báo cáo của OECD được quan tâm một cách đầy đủ, đọc một cách chỉn chu nghiêm túc, hẳn sẽ giúp chúng ta nhiều hơn.

theo http://infonet.vn/hoc-gioi-de-lam-gi-post164404.info

==========================================

Biết làm sao đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

16 lý do hài hước không nên lấy vợ

 

1. Tháng trước vợ cho một triệu tiêu vặt, cuối tháng hỏi tiền tiêu những khoản nào rồi. Mua bộ đồ lót cho vợ hết 500 nghìn, mua cây thuốc lá cho bố vợ hết 200 nghìn, đổ xăng hết 150 nghìn, cắt tóc hết 50 nghìn, mua hai lon Coca hết 40 nghìn, còn 60 nghìn tiêu gì không tài nào nhớ nổi. Vợ nghe thế liền nổi trận lôi đình, bắt tôi đi lau nhà. Tôi hỏi tại sao thì vợ quát:“ Ông đem 60 nghìn đi chơi gái rồi phải không?”.

 

2. Đi du lịch với vợ, tối ngủ khách sạn, điện thoại reo không ngừng, đủ các loại massage tẩm quất. Vợ tôi điên tiết nói: “Ranh con, định cướp nghề của chị mày hả?”.

 

3. Vào nhà vệ sinh không cần đóng cửa, đi tắm không cần mang theo quần áo, muốn xì hơi lúc nào cũng được, tóm lại vợ tôi không coi tôi là người khác giới nữa. Nhiều lúc tủi lắm các bác ạ.

 

4. Sau khi kết hôn 4 câu hỏi lớn nhất của phụ nữ là: "đẻ thường hay đẻ mổ", "sinh một hay sinh hai", "làm sao để vừa lòng mẹ chồng", "giải quyết thế nào nếu kẻ thứ ba xuất hiện".

 

5. Nghe mọi người bảo trước và sau khi cưới, tính nết anh chồng hoàn toàn khác hẳn. Tôi may mắn lấy được anh chồng trước sau như một. Bất kể lễ tết sinh nhật gì, anh ta cũng chưa từng tặng quà cho tôi. Nhưng tôi giữ lương anh ta nên thích gì là mua thôi.

 

6. Anh em tuyệt đối không được để thẻ ngân hàng lọt vào tay chị em, hối không kịp đấy. Nhớ ngày xưa mới cưới vợ tôi lúc nào cũng “anh yêu”, “chồng yêu”, không bao giờ tức giận, chiều chuộng tôi cả ngày lẫn đêm. Trong lúc nhất thời mất cảnh giác tôi đã giao thẻ ngân hàng cho cô ấy. Sau đó chỉ trong vòng ba tháng, cô ấy bảo tôi cút 382 lần, mắng tôi là lợn 276 lần, 194 lần bảo tôi đi chết đi, 87 lần quát: “Tiểu tử nhà ngươi dám tạo phản hả”, 39 lần từ chối thẳng thừng khi tôi xin tiền tiêu vặt.

 

7. Con trai tôi hỏi cuộc sống hôn nhân là như thế nào, tôi bèn lấy Ipod của nó, xoá hết những bài hát trong đó, chỉ để lại một bài, rồi bật chế độ chạy liên tục cho đến khi hết pin thì thôi.

 

8. Trước khi cưới, đi làm về thấy trong nhà sáng đèn thì lòng chợt nhẹ bẫng. Sau khi cưới, làm về thấy nhà vẫn sáng đèn thì hai chân nặng như đeo chì.

 

couple4-3452-1431679137.jpg

Ảnh minh họa.

 

9. Trước khi cưới nàng bảo: “Tối nay anh rửa bát thì em sẽ chiều anh chút.” Sau khi cưới nàng nói: “Tối nay anh rửa bát thì em sẽ tha cho anh”.

 

10. Ngồi nhậu với anh em, vợ gọi giục về trông con, bực quá mới quát: “Tôi đang bận công chuyện, cô đừng có lằng nhằng!”. Anh em vỗ tay khen hay. Về đến nhà bèn lao vào ôm chân vợ: “Vợ ơi anh biết lỗi rồi, tại anh em ngồi đấy, em cho anh ra oai một tí. Tuần này việc nhà anh lo tất, đừng giận em nhé!”.

 

11. Quay về cuộc sống học sinh, tan ca là về nhà, đầu tháng lĩnh tiền tiêu vặt, cuối tháng kê khai chi tiết, mà thực chất còn nghèo hơn cả học sinh. Lau nhà nấu cơm, trông con đi chợ, cái gì cũng biết. Nếu chẳng may bị đuổi việc có thể đi làm bảo mẫu ngay được.

 

12. Hai vợ chồng cãi nhau, chồng tức quá bảo: “Tôi mà về cái nhà này nữa thì tôi là con cô!”. Nửa tiếng sau, anh chồng tay xách nách mang gõ cửa: “Mama, mở cửa, mua rau về rồi đây”.

 

13. Lấy vợ là khi có thêm một "bà mẹ" nhưng lại không được đối xử như một đứa con.

 

14. Hồi trước nhà tôi nuôi một con chó, địa vị gia đình từ cao xuống thấp là vợ-con-chó-tôi. Sau con chó ốm qua đời, nhà lại nuôi một con mèo, lần này địa vị gia đình trở thành vợ-con-mèo-tôi.

 

15. Yêu nhau tám năm trời, vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn cuối cùng cũng được bên nhau. Mỗi ngày xong việc là tôi lao về nhà ngay, việc nhà tôi lo tất, cũng không nỡ để vợ đi làm, sau này có con tôi sẽ thuê người giúp việc chăm sóc nó, vợ tôi chỉ có trách nhiệm tận hưởng hạnh phúc mà thôi…

 

16. Muốn cưới thì cứ cưới, muốn độc thân thì cứ độc thân, đằng nào đến cuối cùng các người cũng hối hận cả thôi.

 

theo ngoisao.vn

===========================================

Haha độc thân thì muốn lấy vợ, có vợ rồi lại muốn độc thân.

Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt, con cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô  :D 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi tin nhắn ‘độc’ cho giám đốc sở

 
(PL)- Ngày 22-11-2014, bà Trần Thị Kim Châu, Hiệu trưởng Trường THCS Trà Lân, huyện Con Cuông, Nghệ An, nhắn tin đến điện thoại của bà Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An và một số người từng là lãnh đạo Sở.
 

Nội dung tin nhắn: “Vấn nạn hối lộ tình dục đang nhức nhối ở Việt Nam và sắp sửa đưa vào luật. Cô Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, vừa lên giám đốc đã đưa tài sản tự có của mình để đi… các sếp liên quan. Chắc là muốn leo cao hơn trong kỳ ĐH sắp tới. Cẩn thận phạm pháp đó cô giáo GĐ ạ!”.

Sau khi sự việc xảy ra, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An có công văn đề nghị công an vào cuộc.

 

Nhắn tin để cảnh báo…?!

 

Trao đổi với PV, bà Châu cho biết ngày 28-1, có hai người công an đến phòng làm việc của bà Châu và đã đọc cho bà nghe nhiều nội dung tin nhắn về bà Kim Chi. Trong số tin nhắn đọc ra đó, bà Châu nhận ra một tin nhắn duy nhất của bà gửi bà Chi.

 

Bà Châu giải trình: “Thời điểm đó trong máy điện thoại tôi có danh sách điện thoại một số người từng công tác ở Sở (bà Đinh Thị Lệ Thanh, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh, hiện làm phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - PV) và đang công tác ở Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An. Tôi gửi tin nhắn cho một số người đó. Họ là bạn bè của tôi và một số người đã và đang công tác cùng bà Kim Chi chứ tôi không gửi bất kỳ ai ngoài ngành giáo dục Nghệ An. Về quan hệ cá nhân, tôi và bà Kim Chi không có thù oán gì. Tôi đã đề nghị hai cán bộ công an để tôi được đối thoại với bà Kim Chi nói rõ lý do, mục đích nhắn tin của tôi nhưng họ không đồng ý”.

 

5-chot_yquq.jpg?width=300

Bà Châu, người nhắn tin.

Theo bà Châu, mấy năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An có nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu mua sắm thiết bị, tuyển dụng giáo viên, tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, cho con cháu lãnh đạo tỉnh, Sở học “trái tuyến” ở Trường Mầm non Hoa Sen, bổ nhiệm hiệu trưởng…“Bà Kim Chi với tư cách là tỉnh ủy viên, đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An không thể không chịu trách nhiệm trước những yếu kém của ngành. Với tư cách là cử tri và là đảng viên trong ngành, tôi gửi bà Kim Chi lời cảnh báo về một hành vi vi phạm mới mà Quốc hội đang nghiên cứu để đưa vào luật nhằm điều chỉnh hành vi của những người có chức, có quyền đó là “hối lộ tình dục”. Dịp 20-11-2014, tôi thấy bà Kim Chi xuất hiện rất đẹp, quyến rũ trên truyền hình nên tôi bột phát gửi tin nhắn cảnh báo. Sự cảnh báo của tôi là mong muốn lãnh đạo đầu ngành vừa có đức, vừa có tài chứ không xuất phát từ thù oán cá nhân nào” - bà Châu nói.

 

Hiểu “vốn tự có” như thế nào?

 

Có người đặt câu hỏi nội dung tin nhắn có vu khống, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An hay không? Một số người cho rằng tách bạch từng câu, từng chữ thì nội dung tin nhắn là bình thường. Có người nói đừng có hiểu “vốn tự có” là chuyện đen tối.

 

Bà Châu cho rằng: “Nội dung tin nhắn đó không hề khẳng định bà Kim Chi thực hiện hành vi gì trái với pháp luật và thuần phong mỹ tục. Vì vậy nói tôi nói xấu bà Kim Chi, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín bà Kim Chi là không đúng. Về “tài sản tự có”, đó có thể là trí tuệ, nhiệt huyết, sức khỏe, ánh mắt, nụ cười…”. Bà Châu khẳng định: “Tôi không vi phạm gì, bởi tôi gửi tin nhắn qua điện thoại của tôi bằng hình thức thư tín chứ không phải phát tán trên mạng truyền thông như web hoặc mạng xã hội Facebook...”.

 

Trao đổi với PV, bà Kim Chi cho biết có nhận được tin nhắn trên. Bà Chi khẳng định: “Tôi không gửi đơn đề nghị công an vào cuộc điều tra mà Ban giám đốc Sở có công văn”. Bà Kim Chi cũng không bình luận thêm việc gửi tin nhắn đó có xúc phạm bà hay không mà cho rằng: “Hiện vụ việc đang được công an làm rõ”.

 

=========================

 Ai dùng vốn tự có mà hối lộ, thì tịch thu luôn vốn tự có  :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi đất nước tôi bị nói xấu

 

·       

TTO - Mỗi quốc gia đều có những vấn đề của riêng mình, thậm chí là vấn nạn, nhưng bạn sẽ làm gì khi những từ như "tởm lợm" được giành để nói về đất nước của bạn?. TTO giới thiệu câu chuyện của du học sinh Nguyễn Hữu Công từ New Zealand.

 

 

Trà đá Việt Nam

 

Chuyện xảy ra trong lớp học Quản trị đa văn hóa của chúng tôi. Xin được gọi là thầy - như cách tôn trọng người làm giáo dục của người Việt mình - đang trong chuyến về thăm trường sau hai năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam với vai trò tuyển sinh quốc tế và dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM.

Thầy được mời chia sẻ những kinh nghiệm đối phó với khác biệt văn hóa khi từ New Zealand sang Việt Nam sinh sống, lúc chúng tôi đang học về Cultural Intelligence (viết tắt là CI - am hiểu văn hóa).

 

Trước khi mở đầu câu chuyện, thầy giới thiệu mình đã đặt chân đến hơn 40 quốc gia khác nhau nên tự tin về chỉ số am hiểu văn hóa CI của mình.

Thầy mang một Việt Nam còn khá xa xôi trong mắt bạn bè tôi ở xứ sở Chúa Nhẫn qua những câu chuyện của mình, mà mỗi một câu chuyện là một lần tôi nhói tim, bẽ bàng.

 

“Thật là “horrible” (tởm lợm) khi người Việt cho đá vào mọi thứ nước uống. Người ta có thể phán vào mặt bạn rằng “mày giống siêu mẫu đấy, nhưng mày mập quá”. Ở Việt Nam, người ta quăng rác ngoài đường để tạo công ăn việc làm cho người khác, hay vỉa hè là nơi để chạy xe…”.

Tôi không thể chịu đựng cách nói chuyện này và đứng dậy thưa với thầy: “Em nghĩ thầy cần nhiều thời gian hơn để am hiểu văn hóa Việt Nam. Mỗi quốc gia đều đối mặt với vấn đề xã hội của riêng mình và em tin rằng thầy chia sẻ những điều này ở một lớp học Quản trị đa văn hóa là không phù hợp”.

Lòng tự tôn của tôi cần một lời xin lỗi.

Tôi viết email cho cô hiệu phó trường, đại ý rằng: “Gần hai năm sống ở New Zealand, em hiểu rằng mỗi quốc gia đều có những vấn nạn xã hội riêng. Không có nơi đâu là hoàn hảo. Tuy nhiên, khách mời được mời đến để chia sẻ kinh nghiệm đối mặt với đa văn hóa thì chỉ tập trung vào chỉ trích vấn nạn xã hội của quốc gia ấy, nơi thầy đã sinh sống, kết hôn với người Việt và thậm chí là kiếm tiền từ chính người dân địa phương. Chúng ta không có quyền đánh giá văn hóa của một quốc gia bởi nó “không giống” với mình, và ở trường hợp này thầy dùng tính từ “horrible” (tởm lợm) càng không phù hợp. Và chẳng có gì khó hiểu khi người dân ở một xứ nhiệt đới như Việt Nam thích cho đá vào đồ uống để làm mát thân nhiệt của họ”.

 

Tôi nhận được sự đồng cảm từ cô hiệu phó, và một buổi gặp mặt trực tiếp để nói lời xin lỗi từ thầy. Thầy giải thích rằng ông không cố ý xúc phạm tôi và ông yêu Việt Nam rất nhiều. “Tôi lẽ ra nên dùng từ “surprising” (ngạc nhiên) để diễn tả tâm trạng của tôi lúc ấy thay vì “horrible” (tởm lợm)” – ông nói.

Dẫu lời xin lỗi ấy chân thành nhưng những tổn thương, bẽ bàng thì không thể xóa nhòa. Tôi sẽ chẳng thể nào gỡ bỏ hết ấn tượng đầu tiên về hình ảnh một Việt Nam xấu xí trong mắt bạn bè bản xứ và du học sinh trong lớp qua những câu chuyện có phần định kiến của thầy.

 

Hai nhà nhân loại học người Mỹ Kevin Avruch và Peter W. Black đã chỉ ra rằng khi đối mặt với một sự tương tác mà chúng ta không am hiểu, con người có khuynh hướng tự giải nghĩa rằng những người kia là “bất thường”, “lạ đời”, hay “sai biệt”. Khuynh hướng này, nếu được nuông chiều, sẽ càng làm gia tăng mức độ cá nhân về các định kiến.

 

Như thế để thấy rằng khi nhìn nhận văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia khác, hãy giữ cho mình đôi mắt trẻ thơ và một tâm hồn trong trẻo, để mọi sự khác biệt kia khi đến với người tiếp nhận, sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo hơn là bó hẹp trong góc nhìn thiển cận rằng đó là bất bình thường hay ngược đời.

Và ở nam Thái Bình Dương xa xôi, tôi hay chạnh lòng nghĩ về quê nhà, trời nóng gần 40 độ C, má tôi ngoài Trung cũng như bao nhiêu người Việt khác, cho thêm ít đá vào nước chanh uống cho  mát trước khi ra đồng thu mua lúa thì có gì là xấu xa chăng?

 

Dù đã nhận được lời xin lỗi, tôi không giấu được câu chuyện này đã để lại trong lòng tôi một nỗi buồn khó tả.

 

HỮU CÔNG (từ New Zealand)

theo http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20150516/khi-dat-nuoc-toi-bi-noi-xau/747969.html

========================================================

Cám ơn bạn Hữu Công đã mạnh dạn có chính kiến của mình

Người nước ngoài không thể chỉ đi 1 vòng mà hiểu được văn hóa Việt Nanm

Suy nghĩ của nước nước ngoài nói chung là thẳng thắng nhưng không thâm thúy bằng người Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi đất nước tôi bị nói xấu

 

·       

TTO - Mỗi quốc gia đều có những vấn đề của riêng mình, thậm chí là vấn nạn, nhưng bạn sẽ làm gì khi những từ như "tởm lợm" được giành để nói về đất nước của bạn?. TTO giới thiệu câu chuyện của du học sinh Nguyễn Hữu Công từ New Zealand.

 

 

Trà đá Việt Nam

 

Chuyện xảy ra trong lớp học Quản trị đa văn hóa của chúng tôi. Xin được gọi là thầy - như cách tôn trọng người làm giáo dục của người Việt mình - đang trong chuyến về thăm trường sau hai năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam với vai trò tuyển sinh quốc tế và dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM.

Thầy được mời chia sẻ những kinh nghiệm đối phó với khác biệt văn hóa khi từ New Zealand sang Việt Nam sinh sống, lúc chúng tôi đang học về Cultural Intelligence (viết tắt là CI - am hiểu văn hóa).

 

Trước khi mở đầu câu chuyện, thầy giới thiệu mình đã đặt chân đến hơn 40 quốc gia khác nhau nên tự tin về chỉ số am hiểu văn hóa CI của mình.

Thầy mang một Việt Nam còn khá xa xôi trong mắt bạn bè tôi ở xứ sở Chúa Nhẫn qua những câu chuyện của mình, mà mỗi một câu chuyện là một lần tôi nhói tim, bẽ bàng.

 

“Thật là “horrible” (tởm lợm) khi người Việt cho đá vào mọi thứ nước uống. Người ta có thể phán vào mặt bạn rằng “mày giống siêu mẫu đấy, nhưng mày mập quá”. Ở Việt Nam, người ta quăng rác ngoài đường để tạo công ăn việc làm cho người khác, hay vỉa hè là nơi để chạy xe…”.

Tôi không thể chịu đựng cách nói chuyện này và đứng dậy thưa với thầy: “Em nghĩ thầy cần nhiều thời gian hơn để am hiểu văn hóa Việt Nam. Mỗi quốc gia đều đối mặt với vấn đề xã hội của riêng mình và em tin rằng thầy chia sẻ những điều này ở một lớp học Quản trị đa văn hóa là không phù hợp”.

Lòng tự tôn của tôi cần một lời xin lỗi.

Tôi viết email cho cô hiệu phó trường, đại ý rằng: “Gần hai năm sống ở New Zealand, em hiểu rằng mỗi quốc gia đều có những vấn nạn xã hội riêng. Không có nơi đâu là hoàn hảo. Tuy nhiên, khách mời được mời đến để chia sẻ kinh nghiệm đối mặt với đa văn hóa thì chỉ tập trung vào chỉ trích vấn nạn xã hội của quốc gia ấy, nơi thầy đã sinh sống, kết hôn với người Việt và thậm chí là kiếm tiền từ chính người dân địa phương. Chúng ta không có quyền đánh giá văn hóa của một quốc gia bởi nó “không giống” với mình, và ở trường hợp này thầy dùng tính từ “horrible” (tởm lợm) càng không phù hợp. Và chẳng có gì khó hiểu khi người dân ở một xứ nhiệt đới như Việt Nam thích cho đá vào đồ uống để làm mát thân nhiệt của họ”.

 

Tôi nhận được sự đồng cảm từ cô hiệu phó, và một buổi gặp mặt trực tiếp để nói lời xin lỗi từ thầy. Thầy giải thích rằng ông không cố ý xúc phạm tôi và ông yêu Việt Nam rất nhiều. “Tôi lẽ ra nên dùng từ “surprising” (ngạc nhiên) để diễn tả tâm trạng của tôi lúc ấy thay vì “horrible” (tởm lợm)” – ông nói.

Dẫu lời xin lỗi ấy chân thành nhưng những tổn thương, bẽ bàng thì không thể xóa nhòa. Tôi sẽ chẳng thể nào gỡ bỏ hết ấn tượng đầu tiên về hình ảnh một Việt Nam xấu xí trong mắt bạn bè bản xứ và du học sinh trong lớp qua những câu chuyện có phần định kiến của thầy.

 

Hai nhà nhân loại học người Mỹ Kevin Avruch và Peter W. Black đã chỉ ra rằng khi đối mặt với một sự tương tác mà chúng ta không am hiểu, con người có khuynh hướng tự giải nghĩa rằng những người kia là “bất thường”, “lạ đời”, hay “sai biệt”. Khuynh hướng này, nếu được nuông chiều, sẽ càng làm gia tăng mức độ cá nhân về các định kiến.

 

Như thế để thấy rằng khi nhìn nhận văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia khác, hãy giữ cho mình đôi mắt trẻ thơ và một tâm hồn trong trẻo, để mọi sự khác biệt kia khi đến với người tiếp nhận, sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo hơn là bó hẹp trong góc nhìn thiển cận rằng đó là bất bình thường hay ngược đời.

Và ở nam Thái Bình Dương xa xôi, tôi hay chạnh lòng nghĩ về quê nhà, trời nóng gần 40 độ C, má tôi ngoài Trung cũng như bao nhiêu người Việt khác, cho thêm ít đá vào nước chanh uống cho  mát trước khi ra đồng thu mua lúa thì có gì là xấu xa chăng?

 

Dù đã nhận được lời xin lỗi, tôi không giấu được câu chuyện này đã để lại trong lòng tôi một nỗi buồn khó tả.

 

HỮU CÔNG (từ New Zealand)

theo http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20150516/khi-dat-nuoc-toi-bi-noi-xau/747969.html

========================================================

Cám ơn bạn Hữu Công đã mạnh dạn có chính kiến của mình

Người nước ngoài không thể chỉ đi 1 vòng mà hiểu được văn hóa Việt Nanm

Suy nghĩ của nước nước ngoài nói chung là thẳng thắng nhưng không thâm thúy bằng người Việt

 

Việc cho đá vào mọi thứ thức uống là một cách sinh hoạt đời sống. Nó không phải là văn hóa. Cái nhà ông này gọi là "văn hóa" là sai.   Ông Tây New Zealand nói tiếng Tây bằng từ “horrible”, có thể dịch ra tiếng Việt là "lợm giọng" . Với người Việt, từ "lợm giọng" chỉ thể hiện một thứ thức ăn mà mình không ăn được. Không biết tiếng Anh có từ "lợm giọng" không?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bài toán lớp 3 làm khó cả tiến sĩ

 

Một bài toán ôn tập để thi cuối kỳ của học sinh lớp 3 ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã khiến phụ huynh, nhiều giáo viên và thậm chí cả tiến sĩ không làm được.
 

Gửi thư đến VnExpress, bạn đọc Hồ Hữu Công cho biết, cháu của anh đang học lớp 3 ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Vừa rồi trường đưa đề ôn thi cuối kỳ có bài toán đặc biệt mà cháu không thể giải.

 

"Cháu đã gửi cho chúng tôi nhờ giải nhưng chúng tôi cũng bó tay. Mong Ban Giáo dục hỏi các chuyên gia xem đề như vậy có thực sự phù hợp với học sinh lớp 3 không, để chúng tôi có cơ sở phản ánh với nhà trường, sau này họ ra đề phù hợp hơn”, bạn đọc Công viết.

 

Đề bài: "Điền các số từ 1 đến 9 vào ô trống để được kết quả đã cho".

 

toan-lop-3-4979-1431937086.jpg

 

Thầy giáo Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng cho biết, về mặt kiến thức, bài toán phù hợp với học sinh lớp 3 vì ở cuối kỳ II, các em đã học thứ tự thực hiện các phép tính, nhân chia trước, cộng trừ sau.

 

Tuy nhiên, dù là kiến thức lớp 3 nhưng để tìm ra lời giải đúng là một chuyện khác. "Bài toán này khó ngay cả với những người lớn giỏi toán, vì vậy sẽ rất khó cho học sinh lớp 3, và còn thách thức hơn đối với học sinh ở vùng cao", thầy Phương nhận xét. 

 

Thầy cho rằng, bài toán có 362.880 khả năng điền số, nhưng chỉ một vài đáp án đúng. Với khả năng của người lớn, có thể tư duy và lập luận logic thì sau khi loại trừ cũng phải thử vài chục trường hợp mới có thể tìm ra đáp số.

 

"Tôi đã gửi bài toán cho một số người, trong đó có cả tiến sĩ kinh tế có xuất phát từ Toán học, nhưng họ chưa đưa ra được lời giải", thầy Phương cho hay.

 

theo http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bai-toan-lop-3-lam-kho-ca-tien-si-3220186.html

==================================================

Hiz, ai ra đề thi gì mà khó thế

Các cháu lớp 3 mà giải được ==> dân Việt Nam giỏi toán nhất thế giới 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay