yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này


​Tránh cho nó lành


09/02/2015 09:08 GMT+7

 

TT - Ngày xửa ngày xưa, người ta vẫn bảo rằng trâu và bò húc nhau ruồi muỗi chết là có ý nói rằng hai con vật lớn đánh nhau thì cái đám nhỏ bị oan mạng.

 




Đó là cách hiểu của con người, chứ sự thật chuyện trâu bò húc nhau mang ý nghĩa khác. Số là ruồi muỗi vốn ưa đeo bám lên mình trâu bò.


 


Bực mình với đám ruồi muỗi gây phiền nhiễu này, trâu bò thường nhấm nháy nhau, một hai ba lao vào nhau và nghĩ rằng đó là cách tiêu diệt ruồi muỗi hiệu quả.


 


Thật sự, với những chú ruồi muỗi già nua, bay chậm thì thân xác dẹp lép như con tép sau những cú thúc thỏa hiệp đó của trâu bò.


 


Nhưng dần dà, trâu bò thấy rằng cách diệt ruồi muỗi như thế là không hiệu quả, chỉ giết được vài con già nua, trong khi đầu của cả hai thì sưng vếu.


 


Và cả hai đã tìm ra cách, đó là không húc đầu nữa. Thay vào đó, hai con đứng sát cánh với nhau, kẻ tung người hứng, con này dùng đuôi đập lên mình con kia. Ôi thôi, kể từ ấy ruồi muỗi chết vô số kể.


 


Ruồi muỗi chết nhiều đến độ chúng cũng phải họp lại với nhau và bàn mưu tính kế phản pháo lại trâu bò.


Nhưng rồi kết thúc hội nghị mà vẫn không tìm được kế nào vi diệu, nên ruồi muỗi đành thống nhất: Từ nay nên tránh trâu bò cho nó lành!


==============================


Từ nay sẽ có câu "Tránh trâu bò cho nó lành" cùng với câu "Tránh voi chẳng xấu mặt nào".



1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

​Tránh cho nó lành

09/02/2015 09:08 GMT+7
 
TT - Ngày xửa ngày xưa, người ta vẫn bảo rằng trâu và bò húc nhau ruồi muỗi chết là có ý nói rằng hai con vật lớn đánh nhau thì cái đám nhỏ bị oan mạng.
 

Đó là cách hiểu của con người, chứ sự thật chuyện trâu bò húc nhau mang ý nghĩa khác. Số là ruồi muỗi vốn ưa đeo bám lên mình trâu bò.

 

Bực mình với đám ruồi muỗi gây phiền nhiễu này, trâu bò thường nhấm nháy nhau, một hai ba lao vào nhau và nghĩ rằng đó là cách tiêu diệt ruồi muỗi hiệu quả.

 

Thật sự, với những chú ruồi muỗi già nua, bay chậm thì thân xác dẹp lép như con tép sau những cú thúc thỏa hiệp đó của trâu bò.

 

Nhưng dần dà, trâu bò thấy rằng cách diệt ruồi muỗi như thế là không hiệu quả, chỉ giết được vài con già nua, trong khi đầu của cả hai thì sưng vếu.

 

Và cả hai đã tìm ra cách, đó là không húc đầu nữa. Thay vào đó, hai con đứng sát cánh với nhau, kẻ tung người hứng, con này dùng đuôi đập lên mình con kia. Ôi thôi, kể từ ấy ruồi muỗi chết vô số kể.

 

Ruồi muỗi chết nhiều đến độ chúng cũng phải họp lại với nhau và bàn mưu tính kế phản pháo lại trâu bò.

Nhưng rồi kết thúc hội nghị mà vẫn không tìm được kế nào vi diệu, nên ruồi muỗi đành thống nhất: Từ nay nên tránh trâu bò cho nó lành!

==============================

Từ nay sẽ có câu "Tránh trâu bò cho nó lành" cùng với câu "Tránh voi chẳng xấu mặt nào".

 

 

Mất công viết cả một bài dài thoòng đăng báo "Tức Tối" - Í nhầm! "TT" có thể là Tuổi Trẻ, hay Thế thao - Trong khí đó, ông cha ta đã có một câu đầy hình tượng và triết lý sống động, vừa rất thực tế đó chính là "tránh voi chẳng xấu mặt nào".

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy ngày Tết

 

Nhân dịp Tết Nguyên đán, cha đẻ của tàu ngầm Hoàng Sa đã đưa tàu ngầm ra lặn trên sông.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Chân vịt của tàu ngầm Hoàng Sa.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Tàu ngầm Hoàng Sa chạy lặn trên sông.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Ông Ngà tô thêm vẻ đẹp cho tàu ngầm Hoàng Sa.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Mọi người đến chúc mừng tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy thành công trên sông Hương.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Ông Ngà mang tàu ngầm Hoàng Sa ra phố cho trẻ em chiêm ngưỡng.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Tàu ngầm Hoàng Sa rất hoành tráng với nhà khoa học tay ngang như ông Ngà.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Tàu ngầm Hoàng Sa madein Việt Nam.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Tàu ngầm Hoàng Sa chạy lặn trên sông Hương.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Ông Ngà tại buổi thi đua tàu ngầm.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Chân vịt 6 cánh của tàu ngầm Hoàng Sa.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Tàu ngầm Hoàng Sa trước giờ lặn trên sông Hương.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy trên sông Hương hàng giờ.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Người dân đến chiêm ngưỡng tàu ngầm Hoàng Sa.

 

hinh-anh-tau-ngam-hoang-sa-lan-chay-ngay

Ông Trần Ngọc Nam, giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế cũng hiếu kỳ đến xem kỹ tàu ngầm Hoàng Sa

 

Hồng Sơn

Theo baodatviet.vn

 

======================================================

Nhân dân ta rất sáng tạo, tuy nhiên từ ý tưởng đến mức độ sử dụng đại trà còn xa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật ký đi Tết sếp đầy gian nan của một "cư dân" công sở

 

Chọn quà sếp sao cho khéo, đi Tết sao cho sếp vừa lòng mà mình vừa túi là cả một nghệ thuật. Một dân công sở đã ghi lại hành trình đi tết sếp đầy gian nan của mình.

 

Dưới đây là hành trình đi Tết sếp của một dân công sở

 

Rằm tháng Chạp: Còn vài này nữa là cơ quan tổ chức tất niên và công bố thưởng Tết. Tết chưa thấy đâu, thưởng chả rõ được bao nhiêu, chỉ thấy việc ngập đầu ngập cổ. Mấy cái kế hoạch kinh doanh, định hướng, chương trình… vẫn còn đợi người làm, vậy mà anh chị em cơ quan đã bàn nhau việc đi Tết sếp. Chọn quà gì cho đặc trưng, độc đáo để sếp vừa lòng, nhớ đến mình mà lại không quá “lõm” ví thật là hại não.

 

17 tháng Chạp: 3 ngày nữa là công bố thưởng Tết. Vẫn chưa nghĩ được món gì biếu sếp. Các ông anh bà chị cỡ trưởng, phó phòng bàn đến toàn những thứ cao siêu, nào là vi cá, yến sào, bào ngư, sò điệp, hải sâm, gân nai, bóng cá… toàn cỡ vài chục triệu một kg; nhân viên thì người bàn mua hoa quả nhập khẩu tiền triệu, cây bonsai độc đáo, đào thất thốn, đá quý phong thủy, dê ngọc, dê dát vàng; người định đặt sản vật quê hương, nào gà Đông Tảo, gà chín cựa, nào bưởi hồ lô, rượu sâu chít… đủ các lựa chọn. Nhân viên quèn như mình biết tặng gì sếp đây? Cây cối, đồ phong thủy thì phải hợp gu, nhỡ sếp không ưng thì có đắt cũng chẳng khác gì cành củi khô, cục đá mài; sơn hào hải vị, sản vật trên trời dưới biển thì chắc sếp cũng đã thưởng thức rồi, đem tặng sếp khác nào chở củi về rừng, liệu sếp có nhớ đấy là quà của mình không?

 

18 tháng Chạp: Chẳng có tâm trạng đâu mà làm việc. Cứ tưởng mỗi mình mình tranh thủ lướt Facebook tìm quà “độc”, mò vào các diễn đàn xem gợi ý, ai ngờ đồng nghiệp cũng y chang. Gợi ý từ các diễn đàn cũng đầy rẫy, nhưng nhìn chung không mới hơn những ý tưởng mà mấy chục con người trong phòng mình đã nghĩ ra. Nhưng cũng từ đó nảy ra ý tưởng mới: mua quà tặng sếp khó thì ta mua quà tặng vợ sếp, con sếp.

 

Quà tặng vợ sếp thì vô cùng đa dạng: viên uống colagen, viên uống nhung hươu, hồng sâm, mỹ phẩm dưỡng da, kem nhau thai cừu, dầu hải cẩu omega…tha hồ lựa chọn. Tìm hiểu chán chê, đang hí hửng định nhấc máy gọi shop mang đến một bộ mỹ phẩm Úc thì bà chị cơ quan dòm vào màn hình máy tính rồi phán rõ to: “Mua mỹ phẩm phải cẩn thận nhé, nếu chị ấy thuộc dạng da nhạy cảm là phiền đấy!”

 

Lại hì hục search. Quyết định sẽ tặng một giỏ quà toàn thực phẩm hữu cơ và thực phẩm handmade của một nhà hàng nổi tiếng: măng vầu gác bếp, miến dong Bắc Kạn, sen khô Huế, lạp xưởng Sóc Trăng lăn nước dừa, nấm hương rừng Tuyên Quang… Đang tưởng tượng cảnh sếp bà vui vẻ nhận giỏ thực phẩm, ông anh đồng nghiệp lại “chim lợn”: “Cô định đá đểu vợ sếp hay sao mà mua giỏ quà ấy? Cô không biết vợ sếp bận trăm công nghìn việc, chẳng nấu nướng bao giờ, ngày Tết không có osin thì vợ sếp đặt nhà hàng mang cỗ đến à?”.

 

20150212085348-qua.jpg

Chọn quà gì tặng sếp luôn khiến dân công sở đau đầu. (Ảnh minh họa)

 

20 tháng Chạp: Tất niên cơ quan. Sếp công bố thưởng Tết. Quà biếu sếp đã sẵn sàng. Đi tong 2/3 lương thưởng Tết. Tin nhắn ghi địa chỉ nhà sếp đã nằm trong điện thoại, kèm với lời hứa “sẽ thu xếp lịch cho em sớm” của trợ lý sếp.

 

23 tháng Chạp:

 

17 giờ 30: Trợ lý sếp nhắn tin: “Khoảng 6 giờ chiều sếp rảnh em nhé!”. Bỏ qua lời nhắc khéo của mẹ chồng: “Liệu nhanh mà về ăn đấy nhé! Tôi nấu nướng, cúng xong từ trưa rồi, chị ạ!”, vội lấy quà Tết sếp để lên xe, “thủ” thêm một chiếc điện thoại phòng khi “giữa đường hết pin”, mình lao đi như đèn cù ngoài đường. Phố xá đông nghẹt, không khí huyên náo, có lẽ một phần “nhờ” đội quân đi Tết sếp, cũng giống như mình thôi. Nhận diện họ dễ thôi mà, cách ăn mặc trang trọng đúng chất công sở, túi quà, giỏ hoa quả, cây cảnh… chất trên xe, mặt mũi trầm ngâm, chắc lo đến nhà sếp muộn giờ, hoặc cũng có thể đang xót số tiền thưởng chưa kịp ấm túi đã phải ra đi, thi thoảng lại nhổm lên nhìn dòng xe dài như bất tận hoặc nhòm vào đồng hồ của các nhà ven đường.

 

18 giờ 15: Trước cửa nhà sếp, một hàng xe dài xếp hàng, chằng khác gì cảnh xếp hàng hồi bao cấp. Trợ lý sếp ra đón, trách luôn: “Ngày Tết, thời giờ của sếp rất quý báu, đã hẹn thì em phải đúng giờ chứ. Chậm 15 phút rồi, có tốp khác đến rồi. Tí nữa sếp lại đi Tết sếp của sếp rồi. Em đợi vậy nhé!”

 

18 giờ 30: Một tốp nhân viên công ty bước ra, có mấy ông anh, bà chị cùng phòng. Mấy hôm trước còn dặn: “Khi nào đi nhớ rủ anh chị đi cùng cho vui”, giờ mới “lòi đuôi” là đánh lẻ đến nhà sếp.

 

Cầm chiếc thẻ spa ở một trung tâm chăm sóc sắc đẹp có tiếng giá ngót nghét 2 triệu làm quà cho vợ sếp, món mực rim me “tự tay cô làm” (thực ra là mua sẵn), nghe nói là con sếp rất nghiện, giỏ hoa quả nhập khẩu và phong bao dày, mình cùng mấy đồng nghiệp ở bộ phận khác tự tin bước vào chúc Tết sếp. Liếc mắt thấygiỏ mỹ phẩm Úc và giỏ thực phẩm homemade trên bàn cùng với hàng đống quà cáp khác, có một sự ấm ức không nhẹ.

 

18 giờ 40: Con gái sếp cười hí hửng khi nghe thấy trong giỏ quà có món ăn yêu thích của mình, bị bố lừ mắt cho một cái. Sếp bà mủm mỉm: “Cảm ơn em, chu đáo thế này chắc ở cơ quan làm việc tốt lắm nhỉ”. Sếp tiễn mình về, mặt không biểu lộ cảm xúc gì rõ rệt.

Trong lòng hơi lâng lâng. Vợ sếp, con sếp có vẻ thích, thế có thể coi là đi Tết thành công. Nhưng rồi lại nghĩ, không biết ông anh, bà chị “chim lợn” cùng phòng mình tặng quà thế, vợ con sếp có thích không, phong bao đỏ có “nặng đô” hơn mình không? Năm sau quy hoạch cán bộ nguồn, vợ con sếp có ấn tượng với mình để nhắc sếp không?...

 

20150212085348-qua2.jpg

Chọn quà sếp sao cho sếp vừa lòng mà mình vừa túi là cả một nghệ thuật. (Ảnh minh họa)

 

18 giờ 50: Hoàn thành việc Tết sếp. Tạm thở phào nhẹ nhõm. Vừa đi về, vừa nghĩ cách sắm Tết nhà mình với 1/3 tiền lương thưởng còn lại.

 

20 giờ 15: Cơm nước xong xuôi, chồng bảo: “Em tư vấn xem anh nên mua gì tặng sếp anh nhỉ, có cả các sếp nhỏ, sếp nhỡ nữa đấy!” rồi vừa kể chuyện vừa thở dài: “Thằng X. thế mà sướng em ạ, làm nhân viên kinh doanh ở công ty tư nhân, chẳng phải Tết sếp gì cả, nghe bảo sếp nó tuyên bố: các cậu cứ đẩy mạnh doanh thu là được, Tết không phải đến nhà tôi nhé, các cậu định lấy mỡ tôi rán tôi à?; còn thằng Y., vừa lên trưởng phòng 2 tháng trước, Tết này con nó ấm túi rồi”…

 

theo vietnamnet.vn

============================================================

Nhức cái đầu  :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hè, sao khổ quá vậy trời, kiểu toàn đội nịnh hót, kaka, nhớ khi sưa đi làm, toàn xếp đi mình trước, mấy ngày tết mình đến tết xếp hộp bánh sau, ko cầu kỳ, ko tính toán, mà tình cảm anh em vẫn bền vững cho đến khi ko còn làm với nhau nữa, cho đến tận bi giờ anh em vẫn thế

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tỷ phú tuổi Mùi giàu nhất thế giới

 

(VietQ.vn) - Những người sinh năm Mùi thường có bản tính hiền lành, vui tươi, sống chân thực và khá thành công trên thương trường. Điều này đã được đúc rút từ cuộc đời của một số tỷ phú tuổi Mùi nổi tiếng trên thế giới.
 

Bill Gates

Bill Gates là một trong những tỷ phú tuổi mùi nổi tiếng nước Mỹ và toàn thế giới với khối tài sản hiện lên tới 81 tỷ USD. Ông là chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. 

 

ty_phu_tuoi_mui.jpg

Bill Gates là một trong những tỷ phú tuổi mùi nổi tiếng

Tuổi: 60

Tài sản: 78,7 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Nhà đồng sáng lập đế chế phần mềm Mircroft hiện là người giàu nhất thế giới, theo danh sách của Forbes. Không chỉ có ảnh hưởng lớn đến giới công nghệ, ông còn là hình tượng tỷ phú hảo tâm điển hình. Sau khi rời vị trí CEO tại Microsoft năm 2008 và từ chức chủ tịch năm ngoái, Gates tập trung hoàn toàn cho công tác từ thiện thông qua quỹ Bill & Melinda Gates. Số tiền ông chi cho các hoạt động từ thiện đã lên tới gần 40 tỷ USD.

 

Hoàng thân Alwaleed bin Talal Alsaud

ty_phu_tuoi_mui_2.jpg 

Chân dung nhà tỷ phú tuổi mùi nổi tiếng thế giới

 

Tuổi: 60

Tài sản: 23,5 tỷ USD

Quốc tịch: Ảrập Xêút

Alwaleed bin Talal là một trong những nhà đầu tư có gia thế hiển hách nhất thế giới khi là hoàng thân Ảrập Xêút. Ông sở hữu cổ phần trong nhiều công ty Mỹ, châu Âu và Trung Đông, thông qua Tập đoàn ông làm Chủ tịch - Kingdom Holdings. Các công ty tỷ phú đang rót vốn vào có Citigroup, Apple, News Corp, chuỗi khách sạn Four Seasons Hotels & Resorts, Movenpick Hotels & Resorts hay Fairmont Raffles.Forbes tính tài sản của tỷ phú dựa trên số tài sản Kingdom sở hữu, thay vì giá cổ phiếu công ty. Năm 2013, Alwaleed bin Talal từng đâm đơn kiện Forbes do tạp chí này đánh giá tài sản của ông là 20 tỷ USD. Trong khi ông khẳng định mình phải có 29,6 tỷ USD.

 

Anne Cox Chambers

ty_phu_tuoi_mui_3.jpg 

Anne Cox Chambers là nữ tỷ phú tuổi mùi sở hữu khối tài sản lớn 

 

Tuổi: 96

Tài sản: 16,8 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Anne Cox Chambers là cháu gái của người sáng lập Tập đoàn Cox - James M. Cox. Ngày nay, tập đoàn này gồm Cox Communications (dịch vụ cáp), Cox Media Group (báo chí, TV, phát thanh) và Cox Automotive (đấu giá và mua bán ôtô). Bà hiện vẫn là cổ đông lớn của công ty.

 

Rupert Murdoch

ty_phu_tuoi_mui_4.jpg 

Rupert Murdoch, tỷ phú tuổi mùi mang quốc tịch Mỹ sở hữu khối tài sản lên đến 13,8 tỷ USD

 

Tuổi: 84

Tài sản: 13,8 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Sau scandal nghe lén tại Anh, ông trùm truyền thông Mỹ đã có một năm 2013 đầy sóng gió, khi vừa tách đôi đế chế News Corp, vừa ly dị người vợ đã chung sống 14 năm. Để bảo vệ sự nghiệp kinh doanh, năm ngoái, tỷ phú đã đưa hai con trai lên vị trí lãnh đạo cao nhất của 2 công ty sau chia tách - News Corp và 21 Century Fox. Đế chế của Murdoch gồm 120 tờ báo lớn nhỏ thuộc 5 quốc gia; mạng lưới truyền hình cáp khổng lồ tại Mỹ, châu Âu, Mỹ Latin, châu Phi, châu Á; hãng phim 21 Century Fox và nhà xuất bản sách HarperCollins.

 

John Paulson

ty_phu_tuoi_mui_5.jpg

J John Paulson là tỷ phú tuổi mùi, nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ 

 

Tuổi: 60

Tài sản: 11,2 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

John Paulson là nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ, có tài sản tỷ USD nhờ thị trường nhà đất. Ông tốt nghiệp Đại học New York, sau đó đầu quân cho Tập đoàn tư vấn Boston trước khi chuyển sang gia nhập Wall Street. Paulson là người rất sính vàng. Năm 2013, ông từng mất gần 1 tỷ USD chỉ trong 2 ngày khi giá vàng lao dốc.

==============================================

 

Ước gì  mình cũng tuổi mùi

Nếu không giàu có, thì cũng be be be :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ngày xuân bàn thú uống trà ở khắp nơi
 

Trà có lịch sử hàng ngàn năm và với nhiều nền văn hóa, huyền sử thì cho rằng trà có từ thời vua Thần Nông ở Trung Hoa thời cổ đại, nhưng qua cứ liệu còn lưu giữ được thì trà được sử dụng như một dược phẩm để uống từ thời nhà Đường.

 

2_ZLKN.jpg?width=600&height=360&crop=aut
 
Từ Trung Hoa, trà theo các nhà tu, thương nhân đến nhiều xứ sở khác, song mãi tới thế kỷ XVI thì người châu Âu mới biết đến thức uống này. Sang thế kỷ XVII, uống trà đã hết sức phổ thông ở nước Anh và chính người Anh đã góp phần quan trọng để hình thành công nghiệp sản xuất trà, tiêu thụ trà rộng rãi trên thế giới bắt đầu từ Ấn Độ khi đất nước này còn là thuộc địa của đế quốc Anh.
 
1_xjdh.jpg?width=600

 

Chỉ riêng ở Trung Quốc ngày nay đã có hàng trăm loại trà khác nhau với nhiều cách thưởng thức, còn khi trà du nhập vào những xứ sở khác thức uống này lại có những cách chế biến phù hợp với khẩu vị của người bản xứ.

 

Trà ở Trung Quốc

 

Tất nhiên tại quê hương của trà thì ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ trà phát triển rất mạnh.Đến Trung Quốc, du khách tìm trà để uống còn dễ hơn tìm nước lọc song điều đó không có nghĩa là mọi thứ trà đều có giá rẻ. Ai ai cũng có thể uống một chén trà thông thường với giá vài xu, song để thưởng thức những loại trà thượng hạng, những danh trà bậc nhất như trà ô long Đại Hồng Bào thì phải là “đại gia” hay “ẩm giả” thứ thiệt: 1kg trà được coi là ngon nhất thế giới này có giá khoảng 70.000 USD! Bà Heidi Johannsen Stewart, chuyên gia về trà và là chủ nhân cửa hàng trà Bellocq nổi tiếng ở New York cho biết: “Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất trà lớn nhất thế giới với sản phẩm trà cực kỳ đa dạng: các vùng đất khác nhau sản xuất các loại trà đen, trà xanh, trà ô long, hoàng trà, bạch trà và trà phổ nhĩ (trà được trồng ở vùng Vân Nam, được lên men trong quá trình sản xuất và làm thành những “bánh trà” hình tròn nhiều kích cỡ, khi uống sẽ cắt ra một miếng nhỏ để pha)”.
 
2_zlkn.jpg?width=600

Giá 1kg trà Đại Hồng Bào loại thượng hạng có thể lên đến 70.000 USD!

 

Không chỉ “cực kỳ đa dạng” về các thương hiệu trà, người Trung Quốc còn hết sức cầu kỳ trong cách pha trà với các loại trà cụ. Mới đây, một tỉ phú và là nhà sưu tập cổ vật ở Thượng Hải đã bỏ ra 36,3 triệu USD để mua một cái tách uống trà có từ đời nhà Minh và tuyên bố sẽ uống trà hằng ngày bằng cái tách ngàn vàng ấy!

 

Trà ở nước Anh

 

Có lẽ ngoại trừ người Hoa, không dân tộc nào yêu thích trà cho bằng người Ăng-lê. Thói quen đã thành tục lệ là uống trà chiều với vài món ăn nhẹ bắt nguồn từ giới quý tộc, thượng lưu vào đầu thập niên 1840, sau đó lan rộng ra các tầng lớp khác và trở thành truyền thống không chiở̉ Anh mà còn tại nhiều nước từng là thuộc địa của đế quốc Anh hoặc chịu ảnh hưởng của văn hóa Anh. Người khởi xướng cho tục lệ này được cho là Anna Maria Russell, nữ công tước xứ Bedford. Bữa trà chiều thường diễn ra vào khoảng từ 4g đến 6g chiều mỗi ngày, trà được uống với sữa hoặc đường và đi kèm là ít bánh ngọt, bánh mì phết bơ, rau xà lách… Trà dùng cho bữa trà chiều là trà đen, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka…
 
3_ncio.jpg?width=600
Trà chiều kiểu Anh

 

Thương hiệu trà đen nổi tiếng, thông dụng tại Anh là Earl Grey với hương bergamot, một loại chanh trái nhỏ có vỏ chứa tinh dầu mùi thơm đặc trưng, được trồng ở vùng Calabria của nước Ý, chỉ nở hoa vào mùa đông. Trà Earl Grey được đặt tên từ huân tước Earl Grey đệ nhị, nguyên là Thủ tướng Anh thập niên 1830 bởi ông đã được nhận một món quà tặng về mặt ngoại giao là một gói trà ướp hương chanh và từ đó ưa thích loại trà ướp hương này.

 

Trà xứ Ấn Độ

 

Nếu như màu cam nóng là màu sắc đặc trưng của Ấn Độ thì hương thơm đặc trưng của tiểu lục địa này chính là hương trà. Gần nhưở mỗi góc đường trong các đô thị xưẤ́n đều có một người bán trà, mỗi người lại có một cách pha trà theo công thức của riêng mình với loại trà đen chủ yếu được trồng ở bang Assam vùng cao phía đông bắc Ấn. Trà được cho lên men nhẹ, được ướp với nhiều hương liệu như quế, gừng, hồ tiêu, nhục đậu khấu, đinh hương, anise; khi pha được uống với đường cát hoặc đường thô, mật ong.
 

“Ở xứ Ấn, trà được nấu khá đậm, vì thế chén trà rất nồng và nhiều bọt. Khi tôi pha trà kiểu Ấn tại nhà mình, tôi còn thêm vào tách trà một lát gừng tươi, mùi vị của nó khiến chén trà càng đậm đà và tăng thêm sưậ́m nóng, khoan khoái”, bà Heidi Stewart nói.

 

Trà đạo Nhật Bản

 

Chắc hẳn không có nền văn hóa nào trên Trái đất yêu thích các nghi thức như văn hóa Nhật.Ở đất nước Phù Tang, vào mùa trăng rằm hay khi hoa anh đào mùa xuân bắt đầu nở hoặc lúc lá cây đang xanh trở nên vàng rực vào mùa thu, người ta lại bắt đầu những lễ hội truyền thống với rất nhiều nghi thức được gìn giữ từ bao năm qua. Nên không lạ khi uống trà đã được nâng lên thành một nghệ thuật hết sức tinh tế, cầu kỳ, hay đúng hơn đã trở thành một dạng tôn giáo: Trà đạo.

4_mhek.jpg?width=600

Trà đạo Nhật trong tranh khắc gỗ của họa sĩ Toyohara Chikanobu (1838-1912)

 

Theo truyền thuyết Nhật Bản, vào thế kỷ XII vị cao tăng Eisai sang Trung Hoa học đạo, khi về nước ngài mang theo hạt giống trà về trồng trong sân chùa; cũng chính nhà sư Eisai đã viết tập sách Khiết trà dưỡng sinh ký (Kissa Yojoki) nói về thú uống trà. Ban đầu là một cách thưởng ngoạn cuộc sống của giới cầm quyền thời phong kiến, dần dà uống trà phổ biến rộng rãi trong xã hội Nhật và rồi kết hợp với Thiền đạo của Phật giáo, thú uống trà được nâng cao trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của dân tộc Nhật. Và như bà Heidi Stewart nhận định: “Cho tới ngày nay, mọi thứ trong nghi thức uống trà của người Nhật vẫn luôn được gìn giữ cẩn thận: loại chén để uống, chiếc khay trà, thời gian uống…”. Song sâu xa hơn nữa của Trà đạo Nhật chính là cái khoảnh khắc thời gian quý giá của nghi thức uống trà, khi mà mọi sự diễn ra chậm rãi, người uống trà chỉ còn tập trung thưởng thức chén trà xanh nóng hổi trong tay mình.

 

Uống trà kiểu Đông Phi, kiểu Ma-rốc

 

Một trong những “khai sáng” của thực dân Anh ở vùng Đông Phi chính là bữa trà chiều, cũng có từ đầu thế kỷ XIX. “Nhiều loại trà được trồng ở Kenya và Malawi, đậm mùi da cũ (do trà được đựng trong các túi may bằng da các loại gia súc). Trà vùng Đông Phi rất khác thường, rất đặc biệt” theo lời chuyên gia Heidi Stewart. Cũng theo bà thì để nếm trải hương vị “rất khác thường” đó, hãy uống loại trà Shire Highland Antlers được trồng ở một đồn điền nhỏ tại Malawi sau một chuyến safari trên đồng cỏ châu Phi: “Nó có mùi vị thô mộc, đáng yêu của cacao”.
 
Trong khi đó, du khách từng đến với đất nước Ma-rốc ở Tây Phi đều sẽ được chào mừng với một ly trà bạc hà bốc khói, thơm ngát, hoặc ngọt vừa hoặc rất ngọt. Người đàn ông cao tuổi nhất ở ngôi nhà du khách đến thăm sẽ thực hiện nghi thức mời trà truyền thống đó. “Trà ở Ma-rốc là sự kết hợp của trà xanh Trung Quốc với lá bạc hà tươi hoặc phơi khô bản xứ. Cách mời trà thật đẹp và tinh tế, cũng là trà thôi nhưng trà Ma-rốc được chế biến thơm hơn và tỏa mùi hương khắp căn phòng”, bà Heidi Stewart cho biết.
 
5_yuvm.jpg?width=600

 

Còn những phong cách uống trà cũng độc đáo như kiểu Nga, kiểu Thổ Nhĩ Kỳ… Tại Việt Nam, theo sách An Nam chí lược thì từ thời nhà Đinh, trong số sản vật tiến cống nhà Tống có trà thơm, cho thấy người Việt đã biết uống và chế biến trà từ lâu. Các cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành Nông Giang, Thanh Hóa đã phát hiện nhiều bình, chén, đĩa trà có niên đại cùng thời với đời Tống. Các vùng trà tại Việt Nam có từ Bắc chí Nam, nổi tiếng là Thái Nguyên, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng)…

 

theo baomoi.com

=============================================

"1kg trà được coi là ngon nhất thế giới này có giá khoảng 70.000 USD!" đang cố để dành tiền mua 1kg trà này để mời Sư phụ và các huynh đệ uống chơi :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ngày xuân bàn thú uống trà ở khắp nơi
 

Trà có lịch sử hàng ngàn năm và với nhiều nền văn hóa, huyền sử thì cho rằng trà có từ thời vua Thần Nông ở Trung Hoa thời cổ đại, nhưng qua cứ liệu còn lưu giữ được thì trà được sử dụng như một dược phẩm để uống từ thời nhà Đường.

 

2_ZLKN.jpg?width=600&height=360&crop=aut
 
Từ Trung Hoa, trà theo các nhà tu, thương nhân đến nhiều xứ sở khác, song mãi tới thế kỷ XVI thì người châu Âu mới biết đến thức uống này. Sang thế kỷ XVII, uống trà đã hết sức phổ thông ở nước Anh và chính người Anh đã góp phần quan trọng để hình thành công nghiệp sản xuất trà, tiêu thụ trà rộng rãi trên thế giới bắt đầu từ Ấn Độ khi đất nước này còn là thuộc địa của đế quốc Anh.
 
1_xjdh.jpg?width=600

 

Chỉ riêng ở Trung Quốc ngày nay đã có hàng trăm loại trà khác nhau với nhiều cách thưởng thức, còn khi trà du nhập vào những xứ sở khác thức uống này lại có những cách chế biến phù hợp với khẩu vị của người bản xứ.

 

Trà ở Trung Quốc

 

Tất nhiên tại quê hương của trà thì ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ trà phát triển rất mạnh.Đến Trung Quốc, du khách tìm trà để uống còn dễ hơn tìm nước lọc song điều đó không có nghĩa là mọi thứ trà đều có giá rẻ. Ai ai cũng có thể uống một chén trà thông thường với giá vài xu, song để thưởng thức những loại trà thượng hạng, những danh trà bậc nhất như trà ô long Đại Hồng Bào thì phải là “đại gia” hay “ẩm giả” thứ thiệt: 1kg trà được coi là ngon nhất thế giới này có giá khoảng 70.000 USD! Bà Heidi Johannsen Stewart, chuyên gia về trà và là chủ nhân cửa hàng trà Bellocq nổi tiếng ở New York cho biết: “Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất trà lớn nhất thế giới với sản phẩm trà cực kỳ đa dạng: các vùng đất khác nhau sản xuất các loại trà đen, trà xanh, trà ô long, hoàng trà, bạch trà và trà phổ nhĩ (trà được trồng ở vùng Vân Nam, được lên men trong quá trình sản xuất và làm thành những “bánh trà” hình tròn nhiều kích cỡ, khi uống sẽ cắt ra một miếng nhỏ để pha)”.
 
2_zlkn.jpg?width=600

Giá 1kg trà Đại Hồng Bào loại thượng hạng có thể lên đến 70.000 USD!

 

Không chỉ “cực kỳ đa dạng” về các thương hiệu trà, người Trung Quốc còn hết sức cầu kỳ trong cách pha trà với các loại trà cụ. Mới đây, một tỉ phú và là nhà sưu tập cổ vật ở Thượng Hải đã bỏ ra 36,3 triệu USD để mua một cái tách uống trà có từ đời nhà Minh và tuyên bố sẽ uống trà hằng ngày bằng cái tách ngàn vàng ấy!

 

Trà ở nước Anh

 

Có lẽ ngoại trừ người Hoa, không dân tộc nào yêu thích trà cho bằng người Ăng-lê. Thói quen đã thành tục lệ là uống trà chiều với vài món ăn nhẹ bắt nguồn từ giới quý tộc, thượng lưu vào đầu thập niên 1840, sau đó lan rộng ra các tầng lớp khác và trở thành truyền thống không chiở̉ Anh mà còn tại nhiều nước từng là thuộc địa của đế quốc Anh hoặc chịu ảnh hưởng của văn hóa Anh. Người khởi xướng cho tục lệ này được cho là Anna Maria Russell, nữ công tước xứ Bedford. Bữa trà chiều thường diễn ra vào khoảng từ 4g đến 6g chiều mỗi ngày, trà được uống với sữa hoặc đường và đi kèm là ít bánh ngọt, bánh mì phết bơ, rau xà lách… Trà dùng cho bữa trà chiều là trà đen, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka…
 
3_ncio.jpg?width=600
Trà chiều kiểu Anh

 

Thương hiệu trà đen nổi tiếng, thông dụng tại Anh là Earl Grey với hương bergamot, một loại chanh trái nhỏ có vỏ chứa tinh dầu mùi thơm đặc trưng, được trồng ở vùng Calabria của nước Ý, chỉ nở hoa vào mùa đông. Trà Earl Grey được đặt tên từ huân tước Earl Grey đệ nhị, nguyên là Thủ tướng Anh thập niên 1830 bởi ông đã được nhận một món quà tặng về mặt ngoại giao là một gói trà ướp hương chanh và từ đó ưa thích loại trà ướp hương này.

 

Trà xứ Ấn Độ

 

Nếu như màu cam nóng là màu sắc đặc trưng của Ấn Độ thì hương thơm đặc trưng của tiểu lục địa này chính là hương trà. Gần nhưở mỗi góc đường trong các đô thị xưẤ́n đều có một người bán trà, mỗi người lại có một cách pha trà theo công thức của riêng mình với loại trà đen chủ yếu được trồng ở bang Assam vùng cao phía đông bắc Ấn. Trà được cho lên men nhẹ, được ướp với nhiều hương liệu như quế, gừng, hồ tiêu, nhục đậu khấu, đinh hương, anise; khi pha được uống với đường cát hoặc đường thô, mật ong.
 

“Ở xứ Ấn, trà được nấu khá đậm, vì thế chén trà rất nồng và nhiều bọt. Khi tôi pha trà kiểu Ấn tại nhà mình, tôi còn thêm vào tách trà một lát gừng tươi, mùi vị của nó khiến chén trà càng đậm đà và tăng thêm sưậ́m nóng, khoan khoái”, bà Heidi Stewart nói.

 

Trà đạo Nhật Bản

 

Chắc hẳn không có nền văn hóa nào trên Trái đất yêu thích các nghi thức như văn hóa Nhật.Ở đất nước Phù Tang, vào mùa trăng rằm hay khi hoa anh đào mùa xuân bắt đầu nở hoặc lúc lá cây đang xanh trở nên vàng rực vào mùa thu, người ta lại bắt đầu những lễ hội truyền thống với rất nhiều nghi thức được gìn giữ từ bao năm qua. Nên không lạ khi uống trà đã được nâng lên thành một nghệ thuật hết sức tinh tế, cầu kỳ, hay đúng hơn đã trở thành một dạng tôn giáo: Trà đạo.

4_mhek.jpg?width=600

Trà đạo Nhật trong tranh khắc gỗ của họa sĩ Toyohara Chikanobu (1838-1912)

 

Theo truyền thuyết Nhật Bản, vào thế kỷ XII vị cao tăng Eisai sang Trung Hoa học đạo, khi về nước ngài mang theo hạt giống trà về trồng trong sân chùa; cũng chính nhà sư Eisai đã viết tập sách Khiết trà dưỡng sinh ký (Kissa Yojoki) nói về thú uống trà. Ban đầu là một cách thưởng ngoạn cuộc sống của giới cầm quyền thời phong kiến, dần dà uống trà phổ biến rộng rãi trong xã hội Nhật và rồi kết hợp với Thiền đạo của Phật giáo, thú uống trà được nâng cao trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của dân tộc Nhật. Và như bà Heidi Stewart nhận định: “Cho tới ngày nay, mọi thứ trong nghi thức uống trà của người Nhật vẫn luôn được gìn giữ cẩn thận: loại chén để uống, chiếc khay trà, thời gian uống…”. Song sâu xa hơn nữa của Trà đạo Nhật chính là cái khoảnh khắc thời gian quý giá của nghi thức uống trà, khi mà mọi sự diễn ra chậm rãi, người uống trà chỉ còn tập trung thưởng thức chén trà xanh nóng hổi trong tay mình.

 

Uống trà kiểu Đông Phi, kiểu Ma-rốc

 

Một trong những “khai sáng” của thực dân Anh ở vùng Đông Phi chính là bữa trà chiều, cũng có từ đầu thế kỷ XIX. “Nhiều loại trà được trồng ở Kenya và Malawi, đậm mùi da cũ (do trà được đựng trong các túi may bằng da các loại gia súc). Trà vùng Đông Phi rất khác thường, rất đặc biệt” theo lời chuyên gia Heidi Stewart. Cũng theo bà thì để nếm trải hương vị “rất khác thường” đó, hãy uống loại trà Shire Highland Antlers được trồng ở một đồn điền nhỏ tại Malawi sau một chuyến safari trên đồng cỏ châu Phi: “Nó có mùi vị thô mộc, đáng yêu của cacao”.
 
Trong khi đó, du khách từng đến với đất nước Ma-rốc ở Tây Phi đều sẽ được chào mừng với một ly trà bạc hà bốc khói, thơm ngát, hoặc ngọt vừa hoặc rất ngọt. Người đàn ông cao tuổi nhất ở ngôi nhà du khách đến thăm sẽ thực hiện nghi thức mời trà truyền thống đó. “Trà ở Ma-rốc là sự kết hợp của trà xanh Trung Quốc với lá bạc hà tươi hoặc phơi khô bản xứ. Cách mời trà thật đẹp và tinh tế, cũng là trà thôi nhưng trà Ma-rốc được chế biến thơm hơn và tỏa mùi hương khắp căn phòng”, bà Heidi Stewart cho biết.
 
5_yuvm.jpg?width=600

 

Còn những phong cách uống trà cũng độc đáo như kiểu Nga, kiểu Thổ Nhĩ Kỳ… Tại Việt Nam, theo sách An Nam chí lược thì từ thời nhà Đinh, trong số sản vật tiến cống nhà Tống có trà thơm, cho thấy người Việt đã biết uống và chế biến trà từ lâu. Các cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành Nông Giang, Thanh Hóa đã phát hiện nhiều bình, chén, đĩa trà có niên đại cùng thời với đời Tống. Các vùng trà tại Việt Nam có từ Bắc chí Nam, nổi tiếng là Thái Nguyên, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng)…

 

theo baomoi.com

=================="1kg trà được coi là ngon nhất thế giới này có giá khoảng 70.000 USD!" đang cố để dành tiền mua 1kg trà này để mời Sư phụ và các huynh đệ uống chơi :lol:

 

 

 

Trước hết, cám ơn có tư tưởng tốt! Hì! :lol: :lol: :lol:

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lần đầu tiên Việt Nam thi tuyển sếp tổng công ty nhà nước

 

7 "thí sinh" tham gia kỳ thi tuyển chức danh Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam...

 

Thi-tuyen-01df6.jpg

Các thí sinh tham gia cuộc thi tuyển lãnh đạo Tổng cục Đường bộ trong năm 2014.

 

7 cán bộ ngành giao thông đã tham gia kỳ thi tuyển vào chức danh Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức sáng 9/2 tại Hà Nội.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, đây là kỳ thi tiếp nối các kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo đơn vị trực thuộc mà Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức từ giữa năm 2014.

Tuy nhiên, đây lại là kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo đầu tiên của một tổng công ty nhà nước tại Việt Nam.

Trước đó, theo Quyết định số 301/QĐ-BGTVT phê duyệt danh sách người dự thi, kỳ thi có bảy "thí sinh", gồm ông Nguyễn Đình Công, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; ông Phạm Việt Dũng, Chánh văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; ông Lâm Phúc Anh Hà, Giám đốc Công ty Quản lý bay Miền Bắc; ông Nguyễn Thế Hưng, Phó trưởng phòng Quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam; ông Lê Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Thông báo tin tức hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và ông Nguyễn Mạnh Quang, Giám đốc Trung tâm Hiệp đồng điều hành bay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

Các thí sinh sẽ thuyết trình chương trình hành động của mình và trả lời các câu hỏi trực tiếp của ban giám khảo. Nội dung của kỳ thi được truyền trực tiếp tới phòng họp bên cạnh phòng thi để các đồng nghiệp, gia đình và phóng viên báo chí theo dõi công khai.

Trong một phát biểu gần đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay "quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là chọn cán bộ phải vừa có đủ năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị và quyết liệt trong hành động. Công tác cán bộ là hết sức quan trọng nhưng đồng thời cũng rất nhạy cảm, phức tạp. Do vậy, việc tổ chức thi tuyển là tốt nhất".

Ông Thăng cũng cho rằng chỉ có tổ chức thi tuyển mới "đảm bảo được sự công khai minh bạch, dân chủ, lựa chọn được đúng người, tránh được tiêu cực".

Kỳ thi dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 9/2 đến 11/2 tại trụ sở Bộ Giao thông Vận tải, số 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

 

http://vneconomy.vn/

===============================

Có tư duy mới, rồi từ từ các chuyện sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa hậu Kỳ Duyên chúc Tết giáo sư Vũ Khiêu

 

logo.gif-Đầu năm mới Ất Mùi 2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên và gia đình đã tới thăm và chúc Tết Anh hùng Lao động - Giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng của ông.


Hoa hậu Kỳ Duyên và gia đình đã chúc mừng giáo sư Vũ Khiêu bước sang tuổi 100, đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ và cảm phục trước tấm gương học tập và nghiên cứu không ngừng nghỉ của ông.

 

20150224142110-4.jpg

Giáo sư Vũ Khiêu và hoa hậu Kỳ Duyên.

 

Giáo sư Vũ Khiêu bày tỏ sự vui mừng khi biết hoa hậu Kỳ Duyên cũng là một người con của quê hương Nam Định (GS Vũ Khiêu sinh ngày 19/9/1916 tại làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định).
 
20150224142110-3.jpg
 
Giáo sư đồng thời dặn dò Kỳ Duyên phải luôn ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, tích cực tham gia quảng bá hình ảnh của đất nước, tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng cố gắng, nỗ lực học hỏi, trau dồi thêm kiến thức.
 
20150224142110-1.jpg  

 

Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên đôi câu đối: "Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tương y thường họa tương dung". Và để bày tỏ sự cảm mến, giáo sư Vũ Khiêu đã chép lại đôi câu đối cho hoa hậu Kỳ Duyên ký lưu bút để ông treo ở nhà.

 

20150224142218-6.jpg
 
"Kỳ Duyên thấy mình may mắn khi nhận được lời khen ngợi từ giáo sư Vũ Khiêu và tự hứa sẽ luôn học tập thật tốt, trau dồi và phát huy những kiến thức được học để có thể trở thành một người trẻ có ích cho gia đình và xã hội" - hoa hậu nói.
 
20150224142218-5.jpg

 

============================================

 

Thích nhất là cái ảnh, cụ hôn hoa hậu :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tư duy “bò sữa”

 

Tin vui là Việt Nam có tỉ phú dollar thứ hai lọt top thế giới, chưa kể vô số thuộc nhóm “siêu giàu”. Tin buồn là các DN Việt vẫn được coi là “bò sữa”.

 

Cáo bạch “Billionaire Census 2014” của một ngân hàng Thụy Sĩ cho biết năm 2014, số tỉ phú USD Việt Nam đã tăng từ 1 lên 2 người và tổng giá trị tài sản từ 1 lên đến 3 tỉ USD.

 

Ngoài 2 tỉ phú, còn có thêm 210 người siêu giàu với tổng tài sản khoảng 20 tỉ USD, tăng cao hơn rất nhiều so với con số cũng đã không ít hoành tráng 115 triệu phú và 13 tỉ USD hồi 2011.

 

Cùng với tỉ phú và siêu giàu, Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều hơn xe sang, phi cơ và du thuyền.

 

Chỉ có điều. Có điều là người ta đang nhìn những siêu xe, du thuyền, phi cơ ấy như là một biểu hiện của nhà giàu Việt trong “bản đồ chịu chơi” thế giới. Và tai hại hơn, nhà giàu, hay DN đang được mặc nhiên coi như là “bò sữa”.

 

“Bò sữa” là từ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi ông thẳng thắn trên Tuổi trẻ rằng, “Tư tưởng coi DN là bò sữa không hiếm, thậm chí, còn nhiều… Đó là khi chúng ta đang phải đối mặt với những người thực thi công vụ không có tâm, vì lợi ích cá nhân hay cái gì đó, rồi lợi dụng kẽ hở để hành DN. Đây là tàn dư tư duy của những người trong bộ máy quản lý (cho rằng) tôi có quyền yêu cầu ra lệnh cho anh” - ông Vinh nói. 

 

Xem ra, “tư duy bò sữa”, không phải bây giờ mới được nói tới, mới thật sự là điều nguy hiểm cho sự phát triển, cho đất nước

Có ai đó đã nói tuyệt hay: Xã hội thêm một người giàu là thêm nhiều cơ hội cho những người chưa giàu.

 

Vingroup của Tỷ phú dollar Phạm Nhật Vượng là một ví dụ. Tập đoàn tư nhân này vừa trở thành doanh nghiệp tư nhân nộp thuế lớn nhất cả nước. Và quan trọng hơn cả, số lượng người lao động năm 2014 đã lên tới 17.300 người, tăng gần gấp đôi so với 1 năm trước đó.

 

Năm 2015 sẽ được coi là năm doanh nghiệp. Bộ trưởng Vinh cho là cơ hội để phải chuyển bộ máy từ quản lý sang phục vụ. Những người thực thi công vụ phải tự hỏi ai nộp tiền nuôi anh? Việc đánh giá cũng phải theo sự hài lòng của người dân, chứ không phải anh đã hoàn thành cái gì, đã quản được cái gì.

 

Cái cần phải dẹp bỏ, vì thế không chỉ là cái nhìn, chỉ thấy hai chữ “chịu chơi” trong những phương tiện đắt tiền, mà còn là cách nghĩ, lối quan niệm, thói “củ hành củ tỏi” khi coi DN như bò sữa, vắt cho đến kiệt cùng từ những người về danh nghĩa là phục vụ.

 

theo laodong.com.vn

============================================

Càng ngày càng có nhiều Lãnh đạo cấp cao dám nói thẳng, nói thật

Tuy nhiên là cũng chưa nói hết mọi chuyện. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

10 điều vô giá không thể mua bằng tiền

 

 

Tiền là chủ đề trong phần lớn các vấn đề giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Chúng ta nói về việc bản thân có bao nhiêu tiền, nhiều hay ít, tiêu xài vào việc gì cũng như tiết kiệm ra sao.

 

Chúng ta cũng thường xuyên nghĩ về chúng - làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn. Từ đó phát sinh tâm lý sợ bị thiếu tiền hoặc tìm cách an toàn để giữ số tiền mình đang có.

 

Chính vì thế, chúng ta mặc nhiên nghĩ rằng tiền là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Nhưng bạn có biết rằng có một vài thứ không thể mua được bằng tiền dù cho bạn có ra giá bao nhiêu đi chăng nữa!

 

Vậy những thứ vô giá đó là gì?

 

1. Thời gian

 

Thời điểm duy nhất của thời gian mà bạn có là hiện tại - ngay bây giờ. Khi giây phút này trôi qua, bạn không thể lấy lại được. Khi bạn không tận dụng khoảnh khắc này để nói với ai đó rằng bạn yêu họ hay tha thứ cho họ, có thể bạn sẽ không bao giờ có được thời điểm ấy lần thứ hai.

 

Tương tự đối với những cơ hội cũng vậy, nếu bạn bỏ lỡ một cơ hội tốt trong cuộc đời mình, nó sẽ không bao giờ trở lại. Vì vậy hãy hành động ngay bây giờ.

 

2. Hạnh phúc

 

Hạnh phúc là một hình thức của suy nghĩ, đó không phải là một điều gì đó bạn có thể tìm thấy bên ngoài. Hạnh phúc không phải là sự vật, sự việc hay con người mà là một trạng thái của tâm hồn.

 

Bạn có thể khám phá hạnh phúc thật sự từ trong chính con người mình. Chỉ có bạn mới có thể tự cho mình một hạnh phúc bền lâu.

Tiền chỉ có thể "mua" được những hạnh phúc thoáng qua. Chúng thường không kéo dài và sớm bị thay thế bởi một hạnh phúc khác hấp dẫn hơn.

 

3. Tình yêu

 

Tình yêu thật đặc biệt, đó là thứ cảm giác kỳ diệu mà tất cả mọi người đều mong muốn, là hiện thân của sự may mắn và quan tâm, chăm sóc.

Nhưng có một sự thật đáng buồn là tình yêu không phải luôn dễ dàng có được.

 

Nó là một trong những cảm xúc mãnh liệt nhất mọi người có thể đối với nhau mà không tốn một xu. Bạn chỉ cần là chính mình và chia sẻ tình yêu chân thành với mọi người xung quanh. Khi bạn cho đi điều gì, bạn sẽ nhận lại gấp đôi hoặc hơn thế nữa.

 

4. Sự khôn ngoan

 

Sự khôn ngoan có được từ những kinh nghiệm trong cuộc sống. Bạn càng trải nghiệm nhiều điều trong cuộc đời, bạn càng nhận thức được nên hay không nên làm việc gì.

 

Thông qua việc trải nghiệm và những sai lầm, bạn hiểu được những gì bạn thích hay không thích, những gì có ích hay gây hại. Tiền không bao giờ mua được giá trị của sự hiểu biết vì đơn giản chúng được gặt hái từ những kinh nghiệm.

 

5. Tài năng

 

Tất cả mọi người được sinh ra với những sở trường đặt biệt và độc nhất. Đối với một số có thể rất rõ ràng, như thần đồng âm nhạc bắt đầu chơi violon lúc 3 tuổi. Một số khác thì mất nhiều thời gian hơn để khám phá. Bất kể cho dù có hiển nhiên hay không, tất cả chúng ta đều có những năng khiếu nhất định.

 

Tài năng bẩm sinh của bản thân là món quà không thể mua được dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa.

 

6. Sự tìm tòi

 

Tò mò là bản tính của hầu hết trẻ nhỏ, không biết sợ và luôn đặt ra những câu hỏi trung thực, thẳng thắn với người lớn chỉ để muốn biết tại sao là những điều thường thấy ở các em.

 

Khi trưởng thành, chúng ta đã có câu trả lời cho tính hiếu kỳ thuở bé và thay vào đó là tính sợ sệt, e ngại. Một số cá nhân đã duy trì sự tìm tòi, không ngừng học hỏi, đã trở thành những nhân tài làm thay đổi thế giới. Tiền không mua được những thành tựu, thành công của họ xuất phát từ sự tò mò.

 

7. Niềm tin

 

Niềm tin là cơ sở của mọi mối quan hệ. Nó biểu hiện giá trị một con người. Nhưng rất khó để đạt được và càng khó khăn hơn để lấy lại khi đã đánh mất.

 

Tiền không thể mua lại lòng tin khi đã bị phá vỡ. Bạn chỉ có thể gầy dựng lại thông qua hành động của mình.

 

8. Mục đích sống

 

Mỗi người đều có mục đích trong cuộc sống. Có thể đơn giản như trở thành một người trung thực hay phức tạp như điều hành một đất nước.

 

Mục đích sống của bạn xuất phát từ bên trong. Đó là những gì bạn cảm thấy tuyệt vời hay những điều bạn thích làm. Bạn biết bạn đang theo đuổi mục đích sống khi bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng và sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, khó khăn trong ngày. Bạn hạnh phúc, tích cực và tràn đầy năng lượng. Cảm giác này không phụ thuộc vào tiền, nó xuất phát tinh thần của bạn.

 

9. Cuộc sống

 

Cuộc sống, hay bản chất của sự sống, là điều rất kì diệu. Mà điều kì diệu này đôi khi lại bị xem thường. Chúng ta được sinh ra, sống từng ngày mà không nhận thức được rằng tất cả những điều kỳ diệu đang xảy ra trong cơ thể chúng ta. Nó chỉ là một thứ gì đó mà chúng ta chỉ chú ý tới khi "hoạt động" không tốt.

 

Cuộc sống không lệ thuộc vào tiền. Tiền chỉ có thể giúp cho sự sống luôn khoẻ mạnh, nhưng bản chất của nó không đòi hỏi tiền bạc. Nó là một món quà!

 

10. Sự lựa chọn

 

Khi bạn đọc đến đây thì chủ đề này dành cho bạn, hãy nghĩ ra những điều vô giá khác mà tiền không thể mua được.

 

Theo Kinh Doanh và Pháp Luật |  17:14 PM Ngày 31/08/2014  827.251

=====================================================

Vâng, có những điều không thể mua được bằng tiến

Nhưng có tiền, thì đạt được những điều đó dễ dàng hơn :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật việc đoàn rước kiệu phá hỏng xe ô tô của dân

 

Theo PGS TS Lê Quý Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân.

 

kieu_ruoc_pha_xe_kiaplovn_jdts.png?width

 Ảnh chụp từ clip
 

Sáng 27/2/2015, dư luận xôn xao trước đoạn video clip ghi lại cảnh đoàn rước kiệu tại một lễ hội liên tục đâm vào chiếc ô tô hiệu KIA làm dàn kính phía sau xe vỡ tung. 

 

Đám đông đứng xung quanh liên tục hò reo, nhiều người “mách” chủ xe phải làm lễ mới được “thánh” tha. Trong clip cũng xuất hiện một người phụ nữ đã quỳ sụp xuống, tay cầm tờ tiền liên tục khấn vái hướng về phía kiệu rước. Sau đó, chiếc kiệu đã chuyển hướng đi đường khác.

 

Theo Vietnamnet, địa điểm xảy ra sự việc được xác định là khu vực gần cổng Trường Trung học phổ thông Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội) trong lễ rước kiệu lễ hội Đình Giàn.

 

Sự việc đoàn rước kiệu đâm vỡ kính xe của một giáo viên khiến dư luận tranh cãi nảy lửa về quy cách thực hành nghi lễ rước kiệu, người thì cho rằng đó là đường của thánh, thánh đi, không cấm được. Người lại cho rằng, đó là hành động nhân danh tâm linh để phá hoại tài sản của công dân.

 

20150228084913anh2_khct.jpg?width=470

Đình Giàn, nơi xảy ra sự việc

 

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Các làng xã thường tổ chức rước kiệu trong hội làng vào dịp Tết, nhằm tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng. Đông, vui, hân hoan là những trạng thái, cảm xúc có thể thấy ở những nơi tổ chức rước kiệu, nhưng hiện tượng "kiệu quay” và "kiệu bay" cho tới nay vẫn gây tranh cãi nhiều trong cộng đồng.

 

TS Đức phân tích theo chủ nghĩa duy vật, hiện tượng kiệu bay, kiệu quay là một dạng vô thức tập thể của những người tham gia rước kiệu. Đây cũng có thể là hiện tượng tâm lý đám rước.

 

“Cũng có thể mấy ông rước kiệu cố tình làm như vậy để cho ông Thành hoàng làng của mình thiêng hơn. Cũng có thể chiếc ô tô kia đỗ ở vị trí làm cản trở đường đi của đoàn rước, cũng có thể đoàn rước thấy chướng mắt với chiếc ô tô này nên làm vậy,..”, TS Đức phân tích.

 

Tuy nhiên, theo TS Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân. “Từ trước tới nay chưa có tiền lệ nào như vậy”, TS Đức nói.

 

Theo TS Đức, pháp luật Việt Nam cũng có những chiếu cố nho nhỏ cho những trường hợp ma chay cưới hỏi, chẳng hạn như nhà có tang, nhà có đám cưới, với không gian chặt hẹp nơi phố phường, người ta vẫn căng phông dựng bạt lấn chiếm không gian công cộng trong một khoảng thời gian. Rõ ràng điều này pháp luật không cho phép nhưng lại được chiếu cố linh hoạt.
 

“Tuy nhiên, hiện tượng phá hoại tài sản của người khác dù hữu thức hay vô thức thì vẫn phải bồi thường tài sản cho người bị hại. Và đây là hiện tượng mới xảy ra nên chúng ta phải cảnh tỉnh cả BTC lễ hội. Vai trò của ban tổ chức lễ hội rất quan trọng, họ phải đưa ra được các cảnh giới, sắp xếp không gian rước kiệu phù hợp”, TS Đức nói.

 

Đồng quan điểm, PGS TS Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật VN cho rằng, quan niệm tâm linh của người rước kiệu từ xưa tới nay là ‘Đường thánh thánh đi, đường trần trần đi’, người rước kiệu có thể đi bất cứ đường nào vì thánh muốn. Tuy nhiên, trong xã hội bây giờ, cũng không loại trừ nhiều trường hợp những người thực hiện nghi lễ vô tình hay hữu ý lợi dụng tâm linh để xảy ra những chuyện khiến dư luận bức xúc.

 

“Xung đột xã hội Việt Nam với người giàu người nghèo, người nông dân thường bức xúc với những khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đương đại. Nên việc kiệu đâm hỏng ô tô cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Xe đó của ai, có mâu thuẫn gì với đội ngũ rước kiệu hay không, có đậu xe đúng quy định hay không,…Nhưng tôi cần nhấn mạnh rằng phải xem xét kỹ xem xung đột đời thường ở trường hợp này là như thế nào”, TS Thắng bày tỏ.

 

 

kieu_ruoc_huc_xeplovn_vuhm.png?width=470
 Chiếc Toyota Zace bị kiệu húc thủng kính trong lễ rước năm 2011 khi đã đỗ trong khu đô thị Ciputra. Ảnh: xedoisong.vn

 

Chia sẻ trên Đời sống và Pháp luật ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lên tiếng xác nhận sự việc “kiệu bay” đâm vỡ kính ô tô xảy ra tại địa điểm gần trường THPT Xuân Đỉnh.

 

Ông Khiêm cho biết, sự việc xảy ra từ 3 năm trước: “Ngay khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã giao cho cán bộ xử lý và tiến hành tuyên truyền vận động để người dân cùng ban quản lý Đình Giàn tránh để xảy ra sự việc tương tự”.

 

Vị Chủ tịch phường Xuân Đỉnh thông tin, chủ nhân chiếc ô tô cũng không có phản ánh và đòi bồi thường.

 

Ông Khiêm cũng cho hay, hiện tượng “kiệu bay” không thể lý giải được và trong một vài năm gần đây thì có biến thể gây ra việc va chạm làm hư hỏng tài sản của nhân dân.

 

Còn theo xedoisong.vn, ngoài clip đoàn rước kiệu phá kính xe ô tô như trên mạng trong các lần diễn ra rước “thánh kiệu” trước đây, trên mạng youtube đã có clip kiệu "phá" ôtô tương tự trong năm 2011, 2013, thậm chí còn lao vào khu đô thị Ciputra để “quậy” các cửa kính…

theo vietnamnet

==============================================

Mấy bạn trẻ khiên kiệu đã lợi dụng tín ngưỡng để phá hoại.

Còn người bị hại thì mệt mỏi, vì phải đi kiện và kiện ai. :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật việc đoàn rước kiệu phá hỏng xe ô tô của dân

 

Theo PGS TS Lê Quý Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân.

 

kieu_ruoc_pha_xe_kiaplovn_jdts.png?width

 Ảnh chụp từ clip
 

Sáng 27/2/2015, dư luận xôn xao trước đoạn video clip ghi lại cảnh đoàn rước kiệu tại một lễ hội liên tục đâm vào chiếc ô tô hiệu KIA làm dàn kính phía sau xe vỡ tung. 

 

Đám đông đứng xung quanh liên tục hò reo, nhiều người “mách” chủ xe phải làm lễ mới được “thánh” tha. Trong clip cũng xuất hiện một người phụ nữ đã quỳ sụp xuống, tay cầm tờ tiền liên tục khấn vái hướng về phía kiệu rước. Sau đó, chiếc kiệu đã chuyển hướng đi đường khác.

 

Theo Vietnamnet, địa điểm xảy ra sự việc được xác định là khu vực gần cổng Trường Trung học phổ thông Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội) trong lễ rước kiệu lễ hội Đình Giàn.

 

Sự việc đoàn rước kiệu đâm vỡ kính xe của một giáo viên khiến dư luận tranh cãi nảy lửa về quy cách thực hành nghi lễ rước kiệu, người thì cho rằng đó là đường của thánh, thánh đi, không cấm được. Người lại cho rằng, đó là hành động nhân danh tâm linh để phá hoại tài sản của công dân.

 

20150228084913anh2_khct.jpg?width=470

Đình Giàn, nơi xảy ra sự việc

 

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Các làng xã thường tổ chức rước kiệu trong hội làng vào dịp Tết, nhằm tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng. Đông, vui, hân hoan là những trạng thái, cảm xúc có thể thấy ở những nơi tổ chức rước kiệu, nhưng hiện tượng "kiệu quay” và "kiệu bay" cho tới nay vẫn gây tranh cãi nhiều trong cộng đồng.

 

TS Đức phân tích theo chủ nghĩa duy vật, hiện tượng kiệu bay, kiệu quay là một dạng vô thức tập thể của những người tham gia rước kiệu. Đây cũng có thể là hiện tượng tâm lý đám rước.

 

“Cũng có thể mấy ông rước kiệu cố tình làm như vậy để cho ông Thành hoàng làng của mình thiêng hơn. Cũng có thể chiếc ô tô kia đỗ ở vị trí làm cản trở đường đi của đoàn rước, cũng có thể đoàn rước thấy chướng mắt với chiếc ô tô này nên làm vậy,..”, TS Đức phân tích.

 

Tuy nhiên, theo TS Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân. “Từ trước tới nay chưa có tiền lệ nào như vậy”, TS Đức nói.

 

Theo TS Đức, pháp luật Việt Nam cũng có những chiếu cố nho nhỏ cho những trường hợp ma chay cưới hỏi, chẳng hạn như nhà có tang, nhà có đám cưới, với không gian chặt hẹp nơi phố phường, người ta vẫn căng phông dựng bạt lấn chiếm không gian công cộng trong một khoảng thời gian. Rõ ràng điều này pháp luật không cho phép nhưng lại được chiếu cố linh hoạt.
 

“Tuy nhiên, hiện tượng phá hoại tài sản của người khác dù hữu thức hay vô thức thì vẫn phải bồi thường tài sản cho người bị hại. Và đây là hiện tượng mới xảy ra nên chúng ta phải cảnh tỉnh cả BTC lễ hội. Vai trò của ban tổ chức lễ hội rất quan trọng, họ phải đưa ra được các cảnh giới, sắp xếp không gian rước kiệu phù hợp”, TS Đức nói.

 

Đồng quan điểm, PGS TS Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật VN cho rằng, quan niệm tâm linh của người rước kiệu từ xưa tới nay là ‘Đường thánh thánh đi, đường trần trần đi’, người rước kiệu có thể đi bất cứ đường nào vì thánh muốn. Tuy nhiên, trong xã hội bây giờ, cũng không loại trừ nhiều trường hợp những người thực hiện nghi lễ vô tình hay hữu ý lợi dụng tâm linh để xảy ra những chuyện khiến dư luận bức xúc.

 

“Xung đột xã hội Việt Nam với người giàu người nghèo, người nông dân thường bức xúc với những khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đương đại. Nên việc kiệu đâm hỏng ô tô cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Xe đó của ai, có mâu thuẫn gì với đội ngũ rước kiệu hay không, có đậu xe đúng quy định hay không,…Nhưng tôi cần nhấn mạnh rằng phải xem xét kỹ xem xung đột đời thường ở trường hợp này là như thế nào”, TS Thắng bày tỏ.

 

 

kieu_ruoc_huc_xeplovn_vuhm.png?width=470
 Chiếc Toyota Zace bị kiệu húc thủng kính trong lễ rước năm 2011 khi đã đỗ trong khu đô thị Ciputra. Ảnh: xedoisong.vn

 

Chia sẻ trên Đời sống và Pháp luật ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lên tiếng xác nhận sự việc “kiệu bay” đâm vỡ kính ô tô xảy ra tại địa điểm gần trường THPT Xuân Đỉnh.

 

Ông Khiêm cho biết, sự việc xảy ra từ 3 năm trước: “Ngay khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã giao cho cán bộ xử lý và tiến hành tuyên truyền vận động để người dân cùng ban quản lý Đình Giàn tránh để xảy ra sự việc tương tự”.

 

Vị Chủ tịch phường Xuân Đỉnh thông tin, chủ nhân chiếc ô tô cũng không có phản ánh và đòi bồi thường.

 

Ông Khiêm cũng cho hay, hiện tượng “kiệu bay” không thể lý giải được và trong một vài năm gần đây thì có biến thể gây ra việc va chạm làm hư hỏng tài sản của nhân dân.

 

Còn theo xedoisong.vn, ngoài clip đoàn rước kiệu phá kính xe ô tô như trên mạng trong các lần diễn ra rước “thánh kiệu” trước đây, trên mạng youtube đã có clip kiệu "phá" ôtô tương tự trong năm 2011, 2013, thậm chí còn lao vào khu đô thị Ciputra để “quậy” các cửa kính…

theo vietnamnet

==============================================

Mấy bạn trẻ khiên kiệu đã lợi dụng tín ngưỡng để phá hoại.

Còn người bị hại thì mệt mỏi, vì phải đi kiện và kiện ai. :ph34r:

 

Theo tôi thì không thể nói rằng đây là mâu thuẫn xã hội vì khoảng cách giàu nghèo. Mà chỉ là hiện tượng - tạm thời gọi là "khoa học chưa giải thích được". Bởi vì: Rước kiệu ít nhất cũng phải 4 người, nhiều lên đến 12 người. Cho nên họ không thể đang rước kiệu mà đồng lòng "Đâm vào cái ô tô cho nó bể mẹ nó kiếng đi". Nó không phải - và chắc chắn như vậy - là ý đồ của ban tổ chức. Nó cũng không phải do một người trong đám lính rước kiệu khởi xướng. Nó hoàn toàn vô thức và mang tính ngẫu nhiên. Họ đã thỏa thuận bồi thường và người bị nạn cũng không kiện cáo gì thì thôi. Bới ra cho lắm chuyện.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lễ hội Minh Thề: Chỉ có dân thề, quan không thề!

 

ANTĐ - Sáng 13-2, tại đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, diễn ra lễ hội Minh Thề (hay còn gọi là Minh Thệ). Đây là lễ hội dành cho những người làm quan thề “không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, không hách dịch nhân dân, làm việc chí công vô tư”, nếu ai làm trái với lời thề sẽ bị trời tru đất diệt.
 

Sau nhiều năm bị gián đoạn, lễ hội Minh Thề được phục dựng lại từ năm 2003. Minh Thề được tổ chức hết sức bài bản vào sáng 14 tháng Giêng. Người ta dựng một đài thề trước cửa đền, chiếc mũ cũ của Thành hoàng làng trước đây được đặt ở vị trí cao nhất trên đài thề. Xung quanh có hoa quả, bát hương, một con dao bầu (bọc vải điều), một bình rượu lớn (phủ vải điều) và một con gà sống phủ vải điều.

Trước đài thề có một vòng tròn bằng vôi trắng đường kính khoảng 2m, ở giữa có một ô đất trống, gọi là vòng thiêng. Sau khi chủ tế và các vị bồi tế (là các vị có chức sắc trong làng, mặc áo lễ màu đen) đã yên vị, chủ tế vái lạy, là lúc con dao bầu được chuyển từ trên đài thề xuống. Chủ tế cắm mạnh con dao vào tử địa vòng thiêng, rồi rút nó lên, vẽ một vòng tròn theo hình vòng vôi trắng, rồi lại cắm xuống tử địa giữa vòng thiêng. Sau đó, chủ tế bắt đầu đọc Văn thề bằng âm Hán - Việt.

Sau mỗi hồi đọc là tất cả các vị "quan giả”, đều là những nông dân hàng ngày vẫn chân lấm tay bùn, bám đồng, bám ruộng tăng gia sản xuất đứng nghiêm trang, đồng thanh hô vang lời thề năm xưa của các bậc tiền nhân làm quan: “Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công làm của tư xin thần linh đả tử;…”

Sau màn đọc văn thề chủ tế cầm dao bầu tiến đến đài thề cắt tiết gà với sự giúp đỡ của hai lính áo đỏ, nhỏ huyết vào bình rượu trên đài thề. Rượu được chuyển cho chủ tế và các vị bồi tế uống như thể ghi nhận lời thề đã tấu lên trước đó.

Theo tài liệu Hán Nôm còn lưu giữ và theo truyền khẩu của người dân địa phương, người có công xây dựng nên chùa và đền Hòa Liễu là một Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc họ Vũ. Vào thập niên 1650, khi vương triều Mạc còn thịnh, bà đã kêu gọi các hoàng thân quốc thích khác cùng đóng góp, dựng nên ngôi chùa Thiên Phúc ở làng Hòa Liễu và mấy chục chùa khác ở các nơi.

Riêng Hòa Liễu, bà xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào ruộng cúng Tam bảo. Nhiều vị trong hoàng tộc hưởng ứng, sau số ruộng cúng chùa đạt tới 47 mẫu 3 sào. Từ số ruộng đó, làng cho nhà chùa 4 mẫu để cày cấy, còn lại làm ruộng công để đảm bảo người nào trong làng cũng có ruộng. Tương truyền, nhân đó, Thái hoàng Thái hậu đã đặt ra những lời thề đối với người được sử dụng đất, và bản văn Minh Thề "không lấy của công làm của tư" đã dần dần định hình.

 

Trao đổi với ông Nguyễn Trọng Khải- Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên về ý nghĩa của lễ hội, ông Khải cho biết, Hội Minh thề có từ hơn 500 năm nay, được khôi phục từ năm 2003. Những lời thề có ý nghĩa giáo dục các vị chức sắc, người dân phải công tâm chính trực, chí công vô tư, đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương...

Nhưng khi PV đề cập tới ý kiến của người dân thắc mắc: “Vì sao từ khi khôi phục lễ hội đến nay, không thấy quan thề mà chỉ thấy toàn dân thề?”. Ông Khải bối rối, cười trừ.

 

 Phải chăng một số vị chức sắc sợ lời thề có linh ứng hay vì theo tục lệ mà họ chỉ là những người đến dự, ngồi ghế dưới xem lễ (!?). Ước gì lễ hội Minh Thề không giới hạn chỉ đối với người dân thôn Hòa Liễu mà được mở rộng, nâng lên vài cấp.

Một số hình ảnh diễn ra tại lễ hội Minh Thề:

le5.jpg?width=300

le6.jpg?width=300

le7.jpg?width=300

le3.jpg?width=300

le2.jpg?width=300

le1.jpg?width=300

 

===============================================

Cái bạn phóng viên hỏi hay thật :D   :lol:   :D

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bất đồng quan điểm về mía đường của Bầu Đức

 

Bộ Công Thương cho rằng đường sản xuất tại Lào của Hoàng Anh Gia Lai là sản phẩm của Việt Nam, trong khi Hiệp hội mía đường không đồng tình.

 

Vừa qua, Cổng thông tin Bộ Công Thương đăng tải một số ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đối với việc nhập khẩu đường từ Lào về Việt Nam, trong đó ông Tú  khẳng định đường của Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào là sản phẩm của Việt Nam. Lý do theo Thứ trưởng đây là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, vay vốn cũng như vận hành đều từ nguồn trong nước. Doanh nghiệp chỉ thuê đất tại Lào để sản xuất. 

 

Không đồng tình, tại văn bản phản hồi chiều 3/3, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) - ông Nguyễn Hải cho rằng đường sản xuất tại Lào được xem như hàng hóa của Việt Nam là không hợp lý. Theo Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010, định hướng 2020, Chính phủ không cho phép xây dựng thêm nhà máy đường mới.

 

"Nếu coi nhà máy đường của Hoàng Anh Gia Lai mới xây dựng ở Lào như nhà máy đường Việt Nam thì hoàn toàn sai với quy hoạch trước đó", ông Hải nói. Theo vị này, với giá thành cạnh tranh, sản phẩm đường của Hoàng Anh Gia Lai hoàn toàn có thể xuất khẩu vào nhiều quốc gia khác, thay vì nhập về Việt Nam. Thậm chí, vị này còn tỏ ra nghi ngờ khả năng "bán đường giá rẻ của Hoàng Anh Gia Lai tại thị trường trong nước". 

 

Hồi đầu năm nay, khi Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Chính phủ cho nhập 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất ưu đãi 0%, đại điện doanh nghiệp mía đường trong nước đã phản ứng khá gay gắt. Khi đó, ông Đoàn Nguyên Đức cũng khẳng định trên VnExpress rằng Hoàng Anh Gia Lai không đề xuất nhập và đường làm ra tại Lào không lệ thuộc vào bất kỳ thị trường nào.

 

Trong nhiều ý kiến đăng tải trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng cho biết một số bất cập của ngành mía đường trong nước chưa thể giải quyết thời gian qua. Cụ thể, giá thành quá cao, chính sách hỗ trợ người nông dân yếu, phương thức kinh doanh không ổn định và mối liên kết giữa các doanh nghiệp lỏng lẻo... Theo ông Tú, thay vì trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước nên tập cạnh tranh với Hoàng Anh Gia Lai. Nếu thành công, ngành mía đường của Việt Nam mới có thể đứng vững trước áp lực cạnh tranh với hàng nghìn doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

 

theo vnexpress.net

====================================

Xét theo thực tế thì Hiệp hội mía đường VietNam đang bị tụt hậu quá nhiều, vì không có thực quyền để điều hành các doanh nghiệp mía đường.

Hiệp hội chỉ có thực quyền khi có tiền để điều phối tài chính cho các doanh nghiệp và có quyền cách chức bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp.

Việc Hiệp hội làm ăn thua kém doanh nghiệp HAGL cũng là lẽ bình thường và nên chấp nhận, để có cơ hội đổi mới trên chính quê hương mình, nếu để lâu ngày doanh nghiệp nước ngoài vào thì chỉ có  . . .   :ph34r: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời ACE xem thêm thông tin vụ mía đường này.

Chỉ mong mỏi các doanh nghiệp hãy tự đổi mới để cứu lấy mình, trước khi cuộc chơi toàn cầu mở, với thuế nhập khẩu đường là 0%.

===================================

 

“Cuộc chiến” mía đường và “quả bóng” trách nhiệm


Trong khi đại diện Bộ Công thương cho rằng việc người dân phải mua giá đường cao do doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, đại diện Hiệp hội Mía đường lại đẩy quả bóng trách nhiệm về phía Bộ Công thương.

 
 
 
duong-hoang-anh-gia-lai-bizlivevn_rhhg.j

Giá đường Hoàng Anh Gia Lai thấp hơn nhiều so với trong nước. Ảnh: TL

 
Trong phát biểu mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã đánh giá: “Nhiều năm qua, 90 triệu người dân Việt Nam liên tục phải tiêu thụ đường ăn với giá cao gấp rưỡi, thậm chí có thời điểm gấp đôi so với thế giới. Tại thời điểm hiện tại, giá bán đường giao tại cửa các nhà máy trong nước đang cao khoảng gấp rưỡi giá đường ăn thế giới”.

Tuy nhiên, trong phản hồi dài 9 trang của Hiệp hội Mía đường, ông Nguyễn Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, giá thành đường của Việt Nam hiện nay có cao hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới nhưng không phải là quá cao. Nguyên nhân giá thành cao là do giá mía cao. 

Cũng theo ông Hải, giá đường tiêu thụ nội địa của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới, chỉ cao hơn một số ít nước như Brazil, Ấn Độ.

“Chúng ta không thể so sánh giá tiêu thụ nội địa với giá thương mại thế giới. Lại càng không thể có so sánh khập khễnh giữa giá tiêu thụ nội địa với giá đường lậu, đặc biệt là đường lậu từ quota C của Thái Lan”, ông Hải nêu quan điểm. 

Ông Hải phân tích cụ thể, giá tiêu thụ nội địa của Việt Nam bắt đầu là giá bán sỉ cấp 1 từ các nhà máy đường không cao, có cao chăng là giá lẻ, chênh lệch giữa giá sỉ và giá lẻ có khi lên đến 50 – 60 % mà dư luận đã lên tiếng chênh lệch quá cao giữa giá sỉ và giá lẻ thuộc về các nhà thương mại trung gian và bán lẻ. 

Vị đại diện Hiệp hội Mía đường đặc biệt nhấn mạnh, đẩy trách nhiệm sang Bộ Công thương: “Đây là phạm vi của quản lý thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương quản lý, để người tiêu dùng được ăn đường giá rẻ thì yếu tố quan trọng nhất làm ngay sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn là Bộ Công thương nên có biện pháp để quản lý chặt để triệt nạn đầu cơ làm giá nếu có, không loại trừ bất cứ doanh nghiệp nào có liên quan”.

Ngành mía đường bảo thủ?

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại cho biết, ông đồng tình với những quan điểm được Thứ trưởng Bộ Công thương đưa ra, chỉ thẳng những yếu kém của ngành mía đường tại Việt Nam, yêu cầu sự đổi mới, cạnh tranh để có lợi cho người tiêu dùng. 

“Nguyên liệu trong giá thành đường tại Việt Nam vào khoảng 12.000 đồng/kg trong khi Thái Lan là 8.000 đồng/kg, Hoàng Anh Gia Lai là 5.000 đồng/kg. Mỗi năm người tiêu dùng Việt Nam bị móc túi 4.000 tỷ, thay vì mua đường với giá 17.000 đồng/kg đã phải mua với giá 21.000 đồng/kg thậm chí 25.000 đồng/kg”, ông Phú dẫn chứng. 
 
ong-vu-vinh-phu-bizlivevn_mpwu.jpg?width
 Ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại

 

Đặc biệt, ông Phú chỉ ra bất cập trong khâu phân phối, trung gian được hưởng lợi nhiều trong chuỗi sản xuất, phân phối. 

“Luật Mía đường của Thái Lan quy định người sản xuất mía được 70% lợi nhuận sau khi bán ra hạt đường cuối cùng còn lại các khâu trung gian, bán buôn bán lẻ chỉ được hưởng 30% trong khi đó tại Việt Nam, người nông dân lại thua thiệt nhất”, ông Phú nói. 

Cũng theo ông Phú, có thời điểm sốt đường, Vụ thị trường trong nước vào nhà máy đường đề xuất việc nhà máy giao thẳng đường cho siêu thị đóng gói bán nhưng các nhà máy này không trả lời. 

“Ngành đường là ngành bảo thủ, thao túng giá, đầu cơ, giết người tiêu dùng. Chúng ta hội nhập sâu rộng nên không thể duy trì câu chuyện này”, ông Phú nhấn mạnh. 

Ông Phú cho rằng, chỉ cần mỗi phân xưởng, nhà máy sản xuất đường tự đóng gói đường sẽ bớt đi 3 khâu trung gian. Tuy nhiên để làm được điều này Bộ Công thương cũng cần “siết” các quy định, doanh nghiệp sản xuất đầu nguồn phải chịu trách nhiệm đến cùng về giá cả hàng hóa. 

Đồng thời, phải có cơ chế để người nông dân có cổ phần tại các nhà máy đường, hệ thống siêu thị như các nước đã làm thay vì mô hình liên kết 4 nhà như hiện nay. 

Cuối cùng ông Phú kết luận, khi mở cửa hội nhập, mức thuế về 0%, đường từ các nước như Thái Lan, Lào sẽ “đổ bộ” vào, đến lúc đó sẽ không còn hiện tượng “đá đẩy trách nhiệm” như hiện nay, “bầu sữa bảo hộ” không còn, các doanh nghiệp khỏe sẽ sống, yếu sẽ chết.

 

theo bizlive.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trăm tuổi vẫn phải cẩn trọng ngôn hành

  Đoàn Lê Giang

Thứ bảy, 28 Tháng 2 2015 06:29

theo www.vanhoanghean.com

 

GS Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu là một tên tuổi lớn, nhưng hình như danh quá thực tài. Ngày xưa cụ từng không chịu bản dịch Bình Ngô đại cáo của Bủi Kỷ -Trần Trọng Kim, nên đã dịch lại và công bố trong Nguyễn Trãi toàn tập, xb năm 1980 (nhân dịp UNESCO kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trãi). Bản dịch của cụ non và nhạt quá, kết cục là cho đến nay không một ai dùng, người ta vẫn dùng bản dịch của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim. Gần đây cụ còn soạn văn bia khắp nơi. Ở miền Nam văn bia cụ soạn đến mấy cái mà na ná nhau về nội dung (chung chung) và ngôn từ (sáo rỗng).

 

Cụ làm việc đáng trách nữa là khen tập sách của một anh chàng kỹ sư "dở người", muốn nổi tiếng theo kiểu đốt đền: chê ngôn ngữ Truyện Kiều nên đã sửa 1/3 tác phẩm của Nguyễn Du, thay vào đó là ngôn từ ngô nghê, nhảm nhí của mình. Đành rằng ở một số nước có chuyện "tân dịch" các tác phẩm cổ điển, nhưng không phải là làm như thế. Một việc làm nhảm nhí phản văn hóa như thế mà sao lại được Đặng SG khen?  

Mấy ngày nay thì cư dân mạng lại ồn ào lên về "câu đối" cộc lệch của cụ: 
Trí như bạch tuyết, tâm như ngọc;
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung. 

Vế trên thì sai và bình thường: Trí như tuyết trắng là sao? Không lẽ cụ lại thâm nho giả vờ khen mà thực ra là chê cháu: trí não trắng toát, đầu óc trống rỗng, ít học?

Vế dưới thì đúng là cụ lấy "nguyên con" của Lý Bạch trong bài Thanh bình điệu. Lý Bạch khen Dương Quý Phi một cách rất nghệ thuật: Mây trời rực rỡ tưởng như váy áo của nàng, hoa đẹp đẽ tưởng như gương mặt của nàng. Ý nói là nàng còn đẹp hơn cả thiên nhiên (Đáng lý thông thường chỉ ví ngược lại: Váy áo của nàng đẹp như mây trời, gương mặt nàng đẹp như hoa). Lý Bạch khen hay tới mức Đường Minh Hoàng phải ghen với ông. 

Vậy câu đối của Đặng giáo sư đã phạm ba điều: 
1) Lấy nguyên câu thơ của Lý Bạch, đáng ra chỉ nên dùng điển 
2) Vế của GS sai về ý nghĩa như đã nói ở trên, khen người ta mà hóa chửi người ta
3) Vế của GS cộc lệch: đối không chỉnh về từ loại (Bạch tuyết (tuyết trắng), không đối với Y thường (váy áo)), tầm thường về nghệ thuật (phép so sánh bình thường chứ không cầu kỳ như Lý Bạch). 

Câu đối kém tài hoa lại đi kèm hình ảnhcủa cụ hôn hoa hậu một cách nhiệt tình quá đáng, không tao nhã chút nào. 

Bức ảnh ấy cho người ta một cảm giác cụ không cẩn trọng, có gì đó hơi thái quá. 

Bậc trí giả sống đến trăm năm là phúc cho gia tộc, cho quốc gia. Đức Khổng Tử dạy rằng: Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ (70 tuổi thì có thể làm theo điều mình muốn mà không sợ trái đạo). Nay Đặng GS 100 rồi, nhưng kẻ hậu bối vẫn mạn phép nhắc cụ và cũng là nhắc chung trong đó có mình: dù đến 100 tuồi vẫn phải lo đến danh phận mà cẩn trọng trong ngôn hành!

 

======================

Thương cho cụ Vũ Khiêu quá đi, chỉ vì kiss vào má của cháu hoa hậu mà bị đem ra soi các kiểu.

100 tuổi rồi nghỉ cho khỏe cụ ơi

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sách vén màn bí mật của các thầy tướng số
 
"Tôi là thầy tướng số" của tác giả Dịch Chi nói về những bí thuật của nghề tướng số đồng thời công bố những trang sử thần bí của giáo phái Giang Tướng. 

 

Tác giả Dịch Chi là thành viên Ban thường vụ Hiệp hội Chu dịch Trung Quốc, chuyên nghiên cứu Huyền học và Phật học. Người cậu ruột của Dịch Chi, vốn là một truyền nhân phái Giang Tướng - môn phái chuyên dựa vào kiến thức về Chu Dịch để đặt bẫy lừa tiền bạc ở Trung Quốc, trước khi qua đời đã tiết lộ bí mật và đồng ý cho cháu công bố những trang sử thần bí của giáo phái có lịch sử gần 300 năm. 

 

body-Tuong-so-5991-1424836725.jpg

Bìa sách "Tôi là thầy tướng số" tập II.

 

Hai tập sách Tôi là thầy tướng số, phát hành tại Việt Nam đầu năm 2015, kể về những bí truyền của phái Giang Tướng, cũng là bí quyết chung của nghề tướng số. Theo lẽ thường những người hỏi đi hỏi lại một việc, thì nhất định việc đó không được như ý nguyện. Đó là nguyên nhân gây lo lắng nên thầy căn cứ vào đó xem mặt để nắm bắt từng tia hy vọng, lòng tham lam, sự đố kỵ, hư vinh, tính ngạo mạn, nỗi sợ hãi... của người đến xem. Vận mệnh của người xem biểu lộ trên khuôn mặt, có nghĩa không hẳn thầy tướng bói đúng, mà do người xem đã tự tiết lộ nhiều điều.

 

Sách chỉ ra những kinh nghiệm bí truyền của thầy tướng như: "Những kẻ khờ khạo dễ bị dắt mũi, tin tưởng tuyệt đối khi ta tuôn châu nhả ngọc (đích thị là những con gà béo), lúc này cứ rút đao ra mà chặt chém, chỉ cần đừng để họ khuynh gia bại sản là được. Những kẻ nghi ngờ lời phán của ta, ta chớ nên hiếu chiến, tuyệt đối không được tham lam, không lấy tiền dù chỉ một đồng. Những người cố ý bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, gặp tình huống này ba mươi sáu chước chuồn là thượng sách...".

 

Đặc biệt, sách tiết lộ thuật lừa đảo của phái Giang Tướng: "Tổ Gia sẽ phái một vài tay chân đi theo, tìm hiểu cuộc sống của đối phương, khoảng vài ba tháng sau, tìm mấy tên lưu manh cố ý kiếm cớ va chạm, đánh cho mặt mũi bầm dập hoặc phóng hỏa hậu viện, hôm sau người đó nhất định sẽ ngoan ngoãn quay lại giải hạn". Chiêu giả quỷ giả thần, ma thuật của phái Giang Tướng được tác giả đề cập trong hai tập sách. Tuy nhiên, theo Chu Dịch, phái Giang Tướng dù có những tội ác, họ vẫn có những nguyên tắc riêng, như lấy ác trị ác, không gây chia rẽ bất hòa tình cảm ruột thịt...

 

Tác giả Dịch Chi đang viết tiếp tập ba và bốn cho bộ sách, với mục đích tiếp tục giới thiệu trí tuệ của người xưa được áp dụng trong thuật xem tướng, cũng như giới giang hồ hiểm ác ẩn sau nghề tướng số.

 

Tại Trung Quốc, hai tập đầu của bộ sách bán được hơn 200.000 bản trong vòng 3 tháng sau khi xuất bản. Cộng đồng đọc sách lớn nhất Trung Quốc douban lý giải sự thu hút của Tôi là thầy tướng số: "Tác giả có kiến thức uyên thâm về dịch học, mở ra cho độc giả cánh cửa đến một thế giới khác, hiện nay dù ít dù nhiều vẫn có người tin vào số mệnh... Điều quan trọng nhất, tác giả truyền năng lượng tích cực tới độc giả, vận mệnh nằm trong tay chúng ta. Tướng tay, tướng mặt, bát tự... đều là nói quàng nói xiên".

theo vnexpress.net

====================================

Nhận xét hồ đồ quá nhỉ  :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites
4 người Trung Quốc thiệt mạng vì bom chiến đấu cơ Myanmar

 

4 người Trung Quốc hôm qua thiệt mạng vì một quả bom rơi từ chiến đấu cơ của Myanmar, trong bối cảnh bạo lực đang leo thang ở biên giới hai nước. 
 

myanmar1-3894-1426298191.jpg

Người dân chạy trốn xung đột ở biên giới Myanmar-Trung Quốc tại một trại tị nạn ở Lashio, Myanmar. Ảnh: AFP

 

Hãng thông tấn Xinhua cho hay quả bom rơi xuống một cánh đồng mía ở thành phố Lâm Thương, tỉnh Vân Nam. Ngoài 4 công nhân thiệt mạng, 9 người khác bị thương.

 

Vụ việc diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tuần cho hay một ngôi nhà ở Vân Nam bị trúng pháo kích từ biên giới Myanmar, nơi quân đội đang giao tranh với lực lượng nổi dậy.

 

Tối qua, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã triệu đại sứ Myanmar Thit Linn Ohn lên để bày tỏ sự phản đối của Bắc Kinh trước vụ việc 4 người dân thiệt mạng.

 

Ông Lưu yêu cầu Myanmar "điều tra kỹ" và "có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn những vụ việc tương tự". Ông cũng kêu gọi chính quyền Myanmar bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực biên giới giữa hai nước.

 

Bắc Kinh trước đó đã cảnh báo về nguy cơ bất ổn ở biên giới trước tình trạng bùng phát xung đột sắc tộc tại vùng Kokang xa xôi thuộc tỉnh Shan, đông bắc Myanmar.

 

Cuộc xung đột nổ ra từ ngày 9/2, khi lực lượng nổi dậy Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), dưới sự lãnh đạo của chỉ huy người Hoa Peng Jiasheng, tìm cách tái chiếm vùng tự trị Kokang. Kokang nằm dưới sự kiểm soát của MNDAA đến năm 2009. MNDAA hiện liên minh với quân đội của ba nhóm dân tộc thiểu số khác.

 

Bạo lực đã biến khu vực biên giới vốn nhộn nhịp trở thành một chiến trường tan hoang. Hơn 30.000 người đã bỏ chạy từ Myanmar sang tỉnh Vân Nam. Tháng trước, Myanmar phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại Kokang.

 

theo vnexpress.net

=======================================

Cái này gọi là gậy ông đập lưng ông

Trung quốc ủng hộ ngầm cho phần tử phiến quân người gốc hoa chống chính phủ Myanmar và ngược lại thì bán máy bay cho Myanmar dùng đánh phiến quân.

Share this post


Link to post
Share on other sites
'Nghề chơi' cũng lắm công phu
 
Chơi chim, hoa, cá, kiểng là thú tiêu khiển của mọi tầng lớp. Tuy nhiên, thú chơi trên là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì rất phong phú và có sáng tạo thì mới thú vị.
 

Chơi ở đây là chơi cá, chơi hoa, chơi chim, chơi kiểng... Quả thật đại thi hào Nguyễn Du đã nhận xét rất đúng về những thú tiêu khiển mang đậm nét văn hóa: "Chơi cho lịch mới là chơi/ Chơi cho đài các cho người biết tay".

 

Các "tay chơi" sành điệu ai cũng muốn đưa ra những mẫu vật độc đáo, lạ và đẹp mà họ dày công sưu tầm hoặc nuôi dưỡng để mọi người đến thưởng lãm. Đương nhiên, ai cũng thích những lời ngợi khen. Tuy vậy, giới nghệ nhân hoặc những tay chơi sành điệu khác hay có những lời phê bình tuy nhẹ nhàng nhưng khắt khe.

 

Không phải cứ có rất nhiều tiền thì mới mua được những đồ mỹ nghệ quý giá, những cây mai đặc sắc, những con cá cảnh mà ai cũng phải trầm trồ khen ngợi, mà ngược lại nếu mua không đúng, có khi bạn còn bị mọi người chê cười là không biết chơi, hoặc là "trưởng giả học làm sang".

 

Muốn được tiếng là "tay chơi sành điệu", ít nhất bạn phải có kiến thức rộng về thú tiêu khiển mà mình muốn chơi, để khỏi phải mua lầm những sản phẩm tầm thường nhưng với giá hàng tỷ đồng, những sản phẩm bị lỗi mà không thể tha thứ được hoặc những sản phẩm mà người bán "nổ" về giá trị của nó.  

 

Những mẫu vật quý nhưng chưa độc đáo thường được người bán "nổ" quá sức tưởng tượng và hét giá không tưởng tượng nổi, đơn cử như trường hợp cây mai và cây khế giá hàng tỷ đồng.

 

Thứ nhất, tôi xin được nói về lão mai 100 tuổi, hàng tỷ đồng: Ông nội tôi, lúc sinh tiền là một nghệ nhân hoa kiểng nổi tiếng ở miền Nam. Ông có bộ sưu tập hơn 300 loại xương rồng. Đặc biệt, ông trồng đủ các loại mai. Do đó, từ nhỏ tôi được may mắn tiếp xúc với các nghệ nhân lão tiền bối về mai. Được biết, Lão Mai chỉ có thể là "Đại lão bạch mai".

 

Theo các cụ, thì thực tế Đại lão bạch mai chỉ có thể sống trên 100 tuổi (mặc dù sách cổ nói là sống được 300 tuổi). Còn hoàng mai thì các cụ chỉ cho rằng hiếm có cây nào sống đến 70, 80 tuổi. Thực tế, Đại lão bạch mai ở Phụng Sơn Tự, thuộc giống Nam mai (là giống mai trắng mạnh mẽ nhất), đến nay chỉ mới được 109 tuổi...

 

Trước đây, có một cây mai vàng 60 tuổi ở đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), mà năm nào từ ngày 23 Tết, mỗi ngày tôi đều bỏ ra hai giờ đồng hồ để ngắm. Sắc vàng rực rỡ từ ngọn đến cách mặt đất khoảng 0,50m. Gốc mai có đường kính khoảng 30cm. Lão mai vàng có bộ rễ rất phát triển, ăn sâu xuống đất.

 

Khi ông nội tôi mất, phải di chuyển một chậu lớn của lão mai vàng 60 tuổi được đặt trên bậc thềm  cao hơn 1m. Năm thợ hồ rất khó khăn mới lấy chậu mai lên, bộ rễ của lão mai ăn xuyên qua chậu lớn, xuyên qua lớp bê-tông của thềm và ăn sâu vào 1/3 của tảng đá xanh to bằng một vòng tay ôm.

 

Do đó, tôi không tin có gốc mai vàng 100 tuổi mà bộ rễ rất mảnh mai và nổi lên trên mặt đất. Mai càng già sức đề kháng càng cao, kiến và sâu bọ không đục khoét thân và lá được.

 

Trước đây, tôi có gốc mai vàng 30 tuổi trồng cạnh hàng chục cây mai nhỏ (dưới 7 tuổi). Công nhân ăn và xả rác cạnh hàng mai khiến các cây mai nhỏ bị kiến đục, chết. Riêng cây mai 30 tuổi vẫn không hề hấn gì. Cho nên tôi không tin có một cây mai hàng trăm tuổi, được chào bán gần một tỷ đồng mà bị kiến đục vào thân.

 

Nguyễn Du đã viết: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần". Do đó, cây mai quý không thể là một cây mai già có cành, nhánh mọc vô trật tự. Từ xưa, các nghệ nhân đã cho rằng "Lão mai độc thụ là quý nhất" (năm nay, cây mai đoạt huy chương vàng Hội hoa xuân chính là Lão mai độc thụ).

 

Ngay cả trong võ thuật, người ta cũng tôn vinh Lão mai độc thụ vì cốt cách của nó (trong bài Mai Hoa Quyền, mỗi chiêu thức được xướng lên bằng một câu thơ, trong đó có chiêu "Lão mai độc thụ").

bonsai-tieucanh-dep-2058-1424837305.png

Chơi cây cảnh không hề đơn giản.

 

Thứ hai là chuyện hai cây khế 300 tuổi, giá 7 tỷ đồng. Tôi không biết các nhà khoa học có xác định được tuổi của cây khế này hay không, thế nhưng, cho dù là đúng như chủ nhân của cây khế nói thì cũng chưa có sách vở nào bàn đến sự quý hiếm cũng như giá trị nghệ thuật của cây khế già (như người ta đã tốn nhiều bút mực để nói về lão mai).

 

Như vậy, nếu có ai đó mua hai cây khế già này về thì chỉ được người đời khen là "nhiều tiền lắm của", chứ không có tay chơi sành điệu nào thán phục cả. Thực tế cho thấy, không phải bạn cứ có rất nhiều tiền thì sẽ mua được những con cá cảnh đoạt giải nhất thế giới thì ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.

 

Em ruột của tôi có chín con cá rồng đủ loại, tuyệt đẹp, được mua sau khi đoạt giải nhất thế giới. Mỗi con vài trăm nghìn USD. Một hồ cá Koi gồm cả trăm con, dài trên một mét, mỗi con từ 10.000 USD trở lên. Có hơn chục con đoạt giải nhất thế giới. Nhưng giới nghệ nhân và các tay chơi sành điệu đều nhận xét như nhau: "Đàn cá của anh Ba (em tôi) vô địch thế giới nhưng tụi tôi không nể anh Ba vì anh Ba chỉ lấy thịt đè người".

 

Còn tôi, gần 50 năm chơi cá Tàu, tôi đã tự lai tạo được những con cá Tàu đẹp và hiếm, hoặc những giống cá Tàu mới. Với lý thuyết "lai tạo tập thể, nhiều giống" do tôi nghiên cứu ra, tôi đã tái hiện lại giống cá Tàu đã tuyệt chủng hàng ngàn năm "Bạch Long Phụng Vĩ" vào năm 1983, khiến nghệ nhân trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ.

 

Con cá Tàu này màu trắng, vảy bạc lóng lánh, mình dài 20cm, nhưng đuôi voile rất dài (30cm) rũ xuống như áo cô dâu. Chính tôi lúc đầu cứ nghĩ là giống cá Tàu mới, nhưng khi tôi thỉnh giáo Đại lão tiền bối về cá Tàu Ba Quá (nay đã quá cố), thì ông mới lục sách cổ bằng tiếng Hoa và tiếng Anh ra cho tôi xem, lúc ấy tôi mới biết tên gọi của nó và biết nó đã tuyệt chủng hàng ngàn năm.

 

Thế nhưng cách chơi cá Tàu của tôi cũng rất ít tốn kém. Hiện tôi sở hữu trên 30 giống cá Tàu, nhưng tôi chỉ gầy dựng bằng số tiền trên 20 triệu đồng . Tôi chỉ mua những con cá Tàu đẹp, lạ nhưng rất nhỏ và rất rẻ (những con cá lớn, đẹp thường bị nước ngoài chích thuốc, khó nuôi). Khi ép đẻ được một bầy cá tôi chỉ tuyển được một, hai con để nuôi lớn, số còn lại đem cho hoặc bán rẻ từ nhỏ.

 

Tóm lại, chơi chim, hoa, cá, kiểng là thú tiêu khiển của mọi tầng lớp. Tuy nhiên, chơi chim, cá, hoa, kiểng quý là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì rất phong phú và có sáng tạo thì mới thú vị.
 

Theo vnexpress.net

==========================================================

Đúng là nghế chơi lắm công phu. Người chơi phải am hiểu , có thời gian và nhất là cũng có tiền nữa

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

'Nghề chơi' cũng lắm công phu
 
Chơi chim, hoa, cá, kiểng là thú tiêu khiển của mọi tầng lớp. Tuy nhiên, thú chơi trên là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì rất phong phú và có sáng tạo thì mới thú vị.
 

Chơi ở đây là chơi cá, chơi hoa, chơi chim, chơi kiểng... Quả thật đại thi hào Nguyễn Du đã nhận xét rất đúng về những thú tiêu khiển mang đậm nét văn hóa: "Chơi cho lịch mới là chơi/ Chơi cho đài các cho người biết tay".

 

Các "tay chơi" sành điệu ai cũng muốn đưa ra những mẫu vật độc đáo, lạ và đẹp mà họ dày công sưu tầm hoặc nuôi dưỡng để mọi người đến thưởng lãm. Đương nhiên, ai cũng thích những lời ngợi khen. Tuy vậy, giới nghệ nhân hoặc những tay chơi sành điệu khác hay có những lời phê bình tuy nhẹ nhàng nhưng khắt khe.

 

Không phải cứ có rất nhiều tiền thì mới mua được những đồ mỹ nghệ quý giá, những cây mai đặc sắc, những con cá cảnh mà ai cũng phải trầm trồ khen ngợi, mà ngược lại nếu mua không đúng, có khi bạn còn bị mọi người chê cười là không biết chơi, hoặc là "trưởng giả học làm sang".

 

Muốn được tiếng là "tay chơi sành điệu", ít nhất bạn phải có kiến thức rộng về thú tiêu khiển mà mình muốn chơi, để khỏi phải mua lầm những sản phẩm tầm thường nhưng với giá hàng tỷ đồng, những sản phẩm bị lỗi mà không thể tha thứ được hoặc những sản phẩm mà người bán "nổ" về giá trị của nó.  

 

Những mẫu vật quý nhưng chưa độc đáo thường được người bán "nổ" quá sức tưởng tượng và hét giá không tưởng tượng nổi, đơn cử như trường hợp cây mai và cây khế giá hàng tỷ đồng.

 

Thứ nhất, tôi xin được nói về lão mai 100 tuổi, hàng tỷ đồng: Ông nội tôi, lúc sinh tiền là một nghệ nhân hoa kiểng nổi tiếng ở miền Nam. Ông có bộ sưu tập hơn 300 loại xương rồng. Đặc biệt, ông trồng đủ các loại mai. Do đó, từ nhỏ tôi được may mắn tiếp xúc với các nghệ nhân lão tiền bối về mai. Được biết, Lão Mai chỉ có thể là "Đại lão bạch mai".

 

Theo các cụ, thì thực tế Đại lão bạch mai chỉ có thể sống trên 100 tuổi (mặc dù sách cổ nói là sống được 300 tuổi). Còn hoàng mai thì các cụ chỉ cho rằng hiếm có cây nào sống đến 70, 80 tuổi. Thực tế, Đại lão bạch mai ở Phụng Sơn Tự, thuộc giống Nam mai (là giống mai trắng mạnh mẽ nhất), đến nay chỉ mới được 109 tuổi...

 

Trước đây, có một cây mai vàng 60 tuổi ở đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), mà năm nào từ ngày 23 Tết, mỗi ngày tôi đều bỏ ra hai giờ đồng hồ để ngắm. Sắc vàng rực rỡ từ ngọn đến cách mặt đất khoảng 0,50m. Gốc mai có đường kính khoảng 30cm. Lão mai vàng có bộ rễ rất phát triển, ăn sâu xuống đất.

 

Khi ông nội tôi mất, phải di chuyển một chậu lớn của lão mai vàng 60 tuổi được đặt trên bậc thềm  cao hơn 1m. Năm thợ hồ rất khó khăn mới lấy chậu mai lên, bộ rễ của lão mai ăn xuyên qua chậu lớn, xuyên qua lớp bê-tông của thềm và ăn sâu vào 1/3 của tảng đá xanh to bằng một vòng tay ôm.

 

Do đó, tôi không tin có gốc mai vàng 100 tuổi mà bộ rễ rất mảnh mai và nổi lên trên mặt đất. Mai càng già sức đề kháng càng cao, kiến và sâu bọ không đục khoét thân và lá được.

 

Trước đây, tôi có gốc mai vàng 30 tuổi trồng cạnh hàng chục cây mai nhỏ (dưới 7 tuổi). Công nhân ăn và xả rác cạnh hàng mai khiến các cây mai nhỏ bị kiến đục, chết. Riêng cây mai 30 tuổi vẫn không hề hấn gì. Cho nên tôi không tin có một cây mai hàng trăm tuổi, được chào bán gần một tỷ đồng mà bị kiến đục vào thân.

 

Nguyễn Du đã viết: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần". Do đó, cây mai quý không thể là một cây mai già có cành, nhánh mọc vô trật tự. Từ xưa, các nghệ nhân đã cho rằng "Lão mai độc thụ là quý nhất" (năm nay, cây mai đoạt huy chương vàng Hội hoa xuân chính là Lão mai độc thụ).

 

Ngay cả trong võ thuật, người ta cũng tôn vinh Lão mai độc thụ vì cốt cách của nó (trong bài Mai Hoa Quyền, mỗi chiêu thức được xướng lên bằng một câu thơ, trong đó có chiêu "Lão mai độc thụ").

bonsai-tieucanh-dep-2058-1424837305.png

Chơi cây cảnh không hề đơn giản.

 

Thứ hai là chuyện hai cây khế 300 tuổi, giá 7 tỷ đồng. Tôi không biết các nhà khoa học có xác định được tuổi của cây khế này hay không, thế nhưng, cho dù là đúng như chủ nhân của cây khế nói thì cũng chưa có sách vở nào bàn đến sự quý hiếm cũng như giá trị nghệ thuật của cây khế già (như người ta đã tốn nhiều bút mực để nói về lão mai).

 

Như vậy, nếu có ai đó mua hai cây khế già này về thì chỉ được người đời khen là "nhiều tiền lắm của", chứ không có tay chơi sành điệu nào thán phục cả. Thực tế cho thấy, không phải bạn cứ có rất nhiều tiền thì sẽ mua được những con cá cảnh đoạt giải nhất thế giới thì ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.

 

Em ruột của tôi có chín con cá rồng đủ loại, tuyệt đẹp, được mua sau khi đoạt giải nhất thế giới. Mỗi con vài trăm nghìn USD. Một hồ cá Koi gồm cả trăm con, dài trên một mét, mỗi con từ 10.000 USD trở lên. Có hơn chục con đoạt giải nhất thế giới. Nhưng giới nghệ nhân và các tay chơi sành điệu đều nhận xét như nhau: "Đàn cá của anh Ba (em tôi) vô địch thế giới nhưng tụi tôi không nể anh Ba vì anh Ba chỉ lấy thịt đè người".

 

Còn tôi, gần 50 năm chơi cá Tàu, tôi đã tự lai tạo được những con cá Tàu đẹp và hiếm, hoặc những giống cá Tàu mới. Với lý thuyết "lai tạo tập thể, nhiều giống" do tôi nghiên cứu ra, tôi đã tái hiện lại giống cá Tàu đã tuyệt chủng hàng ngàn năm "Bạch Long Phụng Vĩ" vào năm 1983, khiến nghệ nhân trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ.

 

Con cá Tàu này màu trắng, vảy bạc lóng lánh, mình dài 20cm, nhưng đuôi voile rất dài (30cm) rũ xuống như áo cô dâu. Chính tôi lúc đầu cứ nghĩ là giống cá Tàu mới, nhưng khi tôi thỉnh giáo Đại lão tiền bối về cá Tàu Ba Quá (nay đã quá cố), thì ông mới lục sách cổ bằng tiếng Hoa và tiếng Anh ra cho tôi xem, lúc ấy tôi mới biết tên gọi của nó và biết nó đã tuyệt chủng hàng ngàn năm.

 

Thế nhưng cách chơi cá Tàu của tôi cũng rất ít tốn kém. Hiện tôi sở hữu trên 30 giống cá Tàu, nhưng tôi chỉ gầy dựng bằng số tiền trên 20 triệu đồng . Tôi chỉ mua những con cá Tàu đẹp, lạ nhưng rất nhỏ và rất rẻ (những con cá lớn, đẹp thường bị nước ngoài chích thuốc, khó nuôi). Khi ép đẻ được một bầy cá tôi chỉ tuyển được một, hai con để nuôi lớn, số còn lại đem cho hoặc bán rẻ từ nhỏ.

 

Tóm lại, chơi chim, hoa, cá, kiểng là thú tiêu khiển của mọi tầng lớp. Tuy nhiên, chơi chim, cá, hoa, kiểng quý là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì rất phong phú và có sáng tạo thì mới thú vị.

 

Theo vnexpress.net

==========================================================

Đúng là nghế chơi lắm công phu. Người chơi phải am hiểu , có thời gian và nhất là cũng có tiền nữa

 

 

Lão Gàn cũng là một tay chơi cá ....dởm đây! Không biết cụ chủ con cá Lia thia Tàu Ba Quá trắng này ở đâu. Thực tâm muốn theo học "đạo" cá.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Lén thay cây giữa đêm” và chuyện “lỗi người đánh máy”

 

Sáng nay, sau rất nhiều sửng sốt, ngạc nhiên trước những diễn biến kịch tính của vụ chặt cây, công chúng lại thêm một lần…bỡ ngỡ trước một thông tin có phần ảo diệu: Cây tự biến hình trong đêm.

 

Đó là chỉ sau một đêm, người dân xung quanh bỗng thấy có 4 cây vàng tâm xanh tốt mọc lên từ chỗ 4 cây trụi lá “bị nghi là cây mỡ”, trên đường Nguyễn Chí Thanh.

 

Ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội đã khẳng định với tờ Dân Việt việc thay cây là chính xác.

 

Tất nhiên, người ta rất dễ tìm ra lý do ổn thỏa: Việc thay cây phải tiến hành ngay trong đêm để không cản trở giao thông.

 

Tuy nhiên, ở thời điểm mà rất nhiều việc diễn ra công khai ban ngày (như đốn cây, họp báo) còn có nhiều chuyện khuất tất, thì việc thay cây giữa đêm, đối với công chúng, không khác gì hành động lén lút. Huống hồ, các chuyên gia vừa vạch mặt “vàng tâm” là cây mỡ.

 

Nhưng, “bổn cũ soạn lại”, một lần nữa cái lỗi lại được đẩy về phía nhà tài trợ: “Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về".

 

Cứ theo luận điệu này thì nhà tài trợ mua về cây gì là Cty trồng cây đó, khỏi phải theo đề án, khỏi phải kiểm tra, kiểm soát. Nhà tài trợ siêu quyền lực.

 

Chẳng biết lần này, các nhà tài trợ có "nhảy dựng lên" như lần trước hay không, nhưng chắc chắn một điều: Nhà tài trợ chẳng thể bắt cơ quan chức năng phải thay cây ngay trong đêm.

Khi ông Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ, ông Tuấn bị một vị “khép tội”: “Cố tình theo đuổi” và “không tin” việc làm minh bạch của thành phố.

 

Khi bị dư luận truy hỏi, thì những cây xà cừ 80 năm tuổi, vẫn cường tráng, khỏe mạnh, liền bị “đổ tội” cho già cỗi, sâu mục, cong nghiêng, không thuộc chủng loại cây xanh đô thị.

 

Khi họp báo, những nhà tài trợ vốn chỉ biết móc hầu bao góp tiền cho một thành phố xanh hơn, bị đổ tội “nôn nóng muốn chặt cây”.

 

Khi bị yêu cầu kiểm điểm, một ông Phó Sở bình thản: Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm chưa hẳn là đã có khuyết điểm.

 

Cơ quan nào cũng có một người đánh máy. Vì thế, về mặt lý thuyết, điều ảo diệu nhất mà người ta có thể làm ngay và luôn, là biến nhiều lỗi to đùng thành lỗi của người đánh máy – lỗi của một vài chữ cái.

 

Nhưng rủi thay, những cuộc họp báo và đối thoại công khai, thì các vị không thể cắp theo một em đánh máy. Thế nên, rất nhiều người đã “dính chưởng” nặng khi phát ngôn.

 

Cách rút kinh nghiệm hoàn hảo nhất là khất hẹn. 21 câu hỏi của báo chí trong cuộc họp báo hay cả ngàn câu hỏi của người dân trên các diễn đàn, thì cũng xin khất, trả lời sau. Trả lời bằng văn bản....đánh máy!

Nhưng khất nợ câu hỏi không đáng sợ bằng việc…khất hẹn trách nhiệm và khất hẹn vị trí. Sợ nhất là người ký sai thì “nguyễn y vân” còn người đánh máy thì bị giáng làm “phó đánh máy”.

 

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã phát ra một thông điệp quan trọng: Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm từ cấp GĐ Sở ban ngành liên quan. Không được né tránh, bao biện hay xử lý kiểu "hòa cả làng".

 

Trước đó, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã đình chỉ và yêu cầu kiểm điểm nghiêm một số cán bộ có trách nhiệm.

 

Tại sao chi đến 35 triệu đồng chi phí chặt hạ một cây? Gỗ đi đâu và được đấu giá thế nào? Tại sao trồng mới cả loại cây không phù hợp với tiêu chuẩn cây xanh đô thị?...

 

Đó là những câu hỏi mà “người đánh máy” không thể gõ nhầm, dù năng lực gõ chữ của họ có kém đến thế nào đi nữa.

 

Khi việc xử lý trách nhiệm được công bố, hy vọng không xuất hiện tên của một “người đánh máy” tội nghiệp nào nữa.

http://soha.vn/

==============================================

Theo dõi vụ chặt cây xanh ở Hà Nội giống như xem hài kịch, có nút thắt xong lại mở và lại thắt tiếp, làm người xem hồi hộp qúa 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời ACE xem giải trí

====================

  Thử xem vui mức độ giàu có của bạn qua đường chỉ tay

(VTC News) - Chữ M được tạo ra từ đường đời, số mệnh, trí đạo và tâm đạo, nếu chữ M xuất hiện rõ nét thì có thể đó là bàn tay của người có tiền.

 

xem-muc-do-giau-co-cua-ban-qua-duong-chi

Bàn tay xuất hiện chữ M.

 

Chữ M xuất hiện trên bàn tay. Chữ M được tạo ra từ đường đời, số mệnh, trí đạo và tâm đạo. Nếu chữ M xuất hiện rõ nét thì đó là bàn tay của người có tiền.

 
xem-muc-do-giau-co-cua-ban-qua-duong-chi
Đường số mệnh chạm vào đường thái dương báo hiệu  giàu có.  Nếu 1 nhánh của đường số mệnh chạm vào đường Thái dương cũng báo hiệu giàu có và có tên tuổi trong xã hội mà người đó sống. 
 
xem-muc-do-giau-co-cua-ban-qua-duong-chi
Ký tự đuôi cá ở cuối đường đời.  Nếu trên bàn tay xuất hiện ký tự đuôi cá ở cuối đường đời, đó cũng là dấu hiệu quý hiếm chỉ ra cuộc sống thịnh vượng không lo thiếu tiền.
 
xem-muc-do-giau-co-cua-ban-qua-duong-chi
Đường thái dương chia làm ba. 
 
Trên đường thái dương chia làm 3, dấu hiệu quý hiếm chỉ ra người này có mối quan hệ rộng lớn trong xã hội và dần trở nên giàu có.
 
Một số dấu hiệu khác trên bàn tay chứng tỏ chủ nhân của nó là người giàu có
 
Lòng bàn tay hồng hào
 
Những bàn tay hồng hào thường là những người có phúc khí. Và thường không phải lo nghĩ về chuyện tiền nong, công danh, sự nghiệp vì thường có quý nhân phù trợ.
 
Lòng bàn tay dày dặn và có độ đàn hồi
 
Lòng bàn tay lớn, dày nhưng không thô cứng mà mềm mại, đàn hồi, hơn nữa còn có đường tình cảm sâu, rõ ràng hẳn là người vững vàng, có lý tưởng lớn lao cũng như cái nhìn đầy mới mẻ trong kinh doanh. Tương lai họ sẽ có được những vinh dự to lớn, làm rạng danh dòng họ.
 
5 ngón tay sát nhau, gọn gàng cân đối
 
Những người có đôi bàn tay hồng hào, thêm vào đó 5 ngón tay khi chụm lại không bị hở thì đều là những người giỏi quản lý tiền bạc, biết chi tiêu, làm việc cẩn thận, có kế hoạch, biết nhìn xa và không bao giờ tiêu tiền một cách mù quáng.
 
Người có 5 ngón tay dài ngắn đâu ra đấy là người làm việc chu đáo có trình tự, vì thế công việc và cuộc sống đều được thu xếp khéo léo, không gặp cảnh bữa no bữa đói.
 
Chỉ tay rõ nét, không lộn xộn
 
Đường chỉ tay rất quan trọng, nó thường thể hiện trình độ trí tuệ, công danh, sự nghiệp cũng như số mệnh của một người. Những người có đường chỉ tay rõ nét, không lộn xộn thường là những người thông minh, có cuộc sống suôn sẻ. Đặc biệt, những người này luôn có cách làm việc khoa học. Chính vì thế, họ thích hợp với các vị trí lãnh đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta nên tự hào và ngừng 'ném đá' BPhone!

 

Nếu nói Bphone của Bkav là một “hiện tượng” công nghệ trong thời gian qua thì chắc hẳn không ai phản đối. Bất cứ thông tin rò rỉ nào, dù là nhỏ nhất cũng làm "nóng" các diễn đàn hay trang mạng trong nước. Vậy tại sao cộng đồng lại "ném đá" quá nhiều?

 

Trước tiên, hãy điểm qua một chút về bối cảnh công nghệ nước ta trước khi Bphone xuất hiện. Chắc hẳn câu chuyện các doanh nghiệp Việt Nam không đủ sức làm nổi một con ốc-vít cho chuỗi cung ứng sản xuất Samsung là nỗi đau không của riêng ai. Hay các hãng điện thoại mang mác “thương hiệu Việt” nhưng 99% sản xuất ở Trung Quốc đã đủ làm chán ngán người dùng. Bất chợt, Bphone ra mắt như lóe lên một tia sáng, một niềm hi vọng về những chiếc smartphone “made in Vietnam” do người Việt đầu tư, nghiên cứu và sản xuất.

 

hinh4.jpg

Một mẫu concept Bphone do người yêu công nghệ thực hiện

 

Bphone được Bkav nghiên cứu và ấp ủ trong khoảng thời gian 5 năm để sản xuất theo mô hình OEM (nhà sản xuất gốc). Hãng đầu tư nhà máy sản xuất riêng tại Từ Liêm, Hà Nội để làm chủ mọi quy trình, công đoạn hay chủ động về thiết kế cơ khí, điện tử, phần mềm.

 

hinh7.jpg

Các công nhân đang lắp ráp sản phẩm tại nhà máy Từ Liêm, Hà Nội

 

Tương tự các thương hiệu khác như Apple, Samsung thì Bkav đặt hàng linh kiện từ các đơn vị nổi tiếng như: màn hình của Sharp, chip Qualcomm, bộ nhớ của Toshiba… Đặc biệt, board mạch chủ có thông tin là được mạ vàng và bắt vít vào khung máy giống như các sản phẩm cao cấp để đảm bảo kết nối các linh kiện bền bỉ, độ ổn định cao.

 

hinh6.jpg

Board mạch chủ máy được mạ vàng chất lượng và bắt vít kết nối

 

Nắp lưng Bphone được làm bằng kính cường lực tương tự các điện thoại hàng đầu hiện nay như Galaxy S6. Được biết, số tiền mà Bkav gửi gắm vào dự án này từ năm 2010 đến nay lên đến hàng chục triệu USD. 

 

hinh8.jpg

Mặt lưng làm bằng kính hứa hẹn thiết kế đẹp và thời trang

 

hinh2.jpg

Đội ngũ kỹ sư phát triển Bphone gồm 200 người đang hăng say làm việc

 

Có một điều ít ai để ý, Bphone chính là chiếc smartphone đầu tiên sản xuất tại Đông Nam Á hợp tác với Qualcomm. Việc này đảm bảo cho smartphone của Bkav được hỗ trợ tối đa từ nhà sản xuất Hoa Kỳ về công nghệ, bằng sáng chế hay thử nghiệm sản phẩm không khác gì LG, HTC, Sony…

 

hinh11.jpg

Trang bị chip mạnh nhất hiện tại của Qualcomm

 

Tất cả cho thấy việc dồn tâm huyết vào chiếc điện thoại đầu tiên này lớn như thế nào, thật đáng khen và đáng ngưỡng mộ cho một doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mạnh dạn đi theo con đường này. Không chỉ chúng ta mà những con người “dám nghĩ dám làm” ấy có quyền tự hào về sản phẩm của họ, một sản phẩm tốn hàng chục triệu USD đầu tư và nhiều năm ấp ủ. Nên việc cho rằng "con cưng" của mình đẹp hơn, cá tính hơn iPhone 6 của Apple là điều dễ hiểu và dễ thông cảm.

 

hinh9.jpg

CEO Bkav, Ông Nguyễn Tử Quảng, giới thiệu Bphone với nhân viên 

 

Hiện tại chúng ta mới biết được một số thông tin về máy như: màn hình 5 inch Full HD của Sharp sản xuất, bộ nhớ do Toshiba đảm nhận, vi xử lý hàng đầu hiện nay của Qualcomm (Snapdragon 810 64-bit), chip này hiện được trang bị trên các siêu phẩm hàng đầu như HTC One M9, hay sắp tới là LG G4, Xperia Z4 của Sony. Bphone sẽ có độ mỏng lý tưởng, thiết kế khung kim loại nguyên khối với mặt lưng làm bằng kính cường lực. Toàn bộ linh kiện bên trong được đầu tư nghiêm túc, chính vì vậy sản phẩm sẽ có mức giá cao cấp.

 

Dĩ nhiên, việc Bphone nhận được không ít ý kiến trái chiều hay ngờ vực về năng lực của một doanh nghiệp Việt Nam lần đầu sản xuất điện thoại thông minh, hay những chỉ trích về chiến lược và giá bán... là điều không có gì lạ, khi mà cộng đồng thực tế rất ít người biết và được trải nghiệm thiết bị. Có thể Bphone chỉ là một "quân cờ chiến lược" cho mục đích nào đó của Bkav, hay có chăng cũng chỉ là một mẫu smartphone tầm tầm chứ chưa phải đẳng cấp, nhưng ít ra vẫn nên tự hào vì Bphone đã phần nào thoả mãn mong ước của người Việt và sẽ làm nền tảng cho các mẫu smartphone "made in Vietnam" khác.

 

Một khi sản phẩm vẫn chưa ra mắt chính thức, chúng ta vẫn đang có quyền tự hào và hi vọng về chiếc smartphone “made in Vietnam” đầu tiên, vậy thì tại sao lại "ném đá tảng" vào Bphone và Bkav? Cho dù có thành công hay thất bại, đứng dưới góc độ người Việt yêu công nghệ, đừng nên quay lưng với họ!

 

theo thegioididong.com

=======================

Trên các mạng internet bây giờ có nhiều anh hùng bàn phím, chỉ biết ngồi và chê bai đủ kiểu.

Việc chê BKAV với sản phẩm đầu tay Bphone không ra gì.

Như đã từng không ngớt la lối Campuchia là được oto nhưng VietNam chưa làm đượvc oto, mà không biết rằng Công ty Trường Hải hoặc công ty Thaco to gấp nhiều 1.000 lần cái cơ sở sản xuất xe bên Kampuchia.

Bphone sẽ là sản phẩm đáng tự hào của VietNam (so với  các sản phẩm dtdd khác đặt làm 100% ở trung quốc, chỉ gắn mỗi cái tên của Vietnam) 

Chúc mừng BKAV 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay