yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Nghề vú nuôi quái đản hay mại dâm trá hình?

 

Tờ Southern Metropolis Daily tại Quảng Châu mới vừa có bài viết về nghề vú nuôi cho người lớn. Theo bài báo, ngày càng nhiều người Trung Quốc giàu có muốn uống sữa tươi từ các cô vú nuôi, với mong muốn bồi bổ sức khỏe.

======================================================

Các quan tham của china ghê nhỉ,  đạo đức Khổng tử đâu hết rồi :ph34r:

Khổng tử sống lại bảo: "Ai kêu tôi đấy?".

Khổng tử được gán cho tác giả các cuốn kinh điển của Nho giáo chỉ từ thời Khổng An Quốc đời Tây Hán, đó là truyền thuyết vậy thôi. Mà truyền thuyết thì không có "cơ sở khoa học".

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người dân Malaysia phản đối người Trung Quốc lập 'quận'

 

(Tin tức 24h) - Dự án căn hộ cao cấp Datum Jelatek đã bị người dân Malaysia biểu tình, phản đối vì lo ngại tại đây sẽ hình thành 'quận Trung Quốc'.

 

Tờ NLD dẫn thông tin trên The Malaysian Insider, China News cho biết, cuộc biểu tình bắt đầu lúc 11 giờ ngày 25/1 (giờ địa phương).

 

Ban đầu, người dân tuần hành ôn hòa quanh địa điểm triển khai dự án. Thế nhưng, sau đó, một số cư dân địa phương phá bỏ hàng rào và tiến vào sâu khu vực xây dựng.

 

nguoi-dan-malaysia-phan-doi-nguoi-trung-

 

Người dân Malaysia phản đối việc xây dựng dự án Datum Jelatek vì lo ngại khu vực sinh sống của cư dân bản địa bị thu hẹp

 

Lý do phản đối các dự án Datum Jelatek xuất phát từ lo ngại khu vực sinh sống của cư dân bản địa bị thu hẹp.

Người dân tại đây cho rằng chỉ có người Trung Quốc mới đủ khả năng mua các căn hộ tại chung cư cao cấp đang xây này.

Lo lắng của người dân Malaysia không phải không có cơ sơ bởi theo Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, tại Châu Phi thông qua con đường viện trợ, Trung Quốc nhằm đưa người dân sang xây ấp lập làng, và khai thác tài nguyên.

 

Từng có thời điểm người dân Châu Phi tẩy chay, phản đối mạnh mẽ đối với hàng hóa và những ông chủ Trung Quốc được cho là tận lực bóc lột sức lao động người dân bản địa với mức giá rẻ mạt.

 

 Tính đến năm 2014, có khoảng gần 1 triệu người Trung Quốc sinh sống, làm việc ở châu Phi và gần 1.000 công ty Trung Quốc đang làm ăn ở châu lục này.

====================================

Người Trung quốc bành trướng 1 cách lặng lẽ,

Cẩn thận

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấy thần tượng làm chồng thê thảm lắm người ơi!

 

 

(PLO) Anh cứ nói tôi ham tiền mà không chịu hiểu rằng tiền tôi kiếm ra là để nuôi thêm hai người, trong đó có anh. Anh quên mất rằng, trước khi làm một nhà thơ vĩ đại, anh cần làm người cha có trách nhiệm.

 

Bạn bè vẫn gọi tôi là cái đứa trên mây từ hồi con đi học. Bà tôi thì hay thở dài khi thấy tôi cứ thơ thẩn văn chương. Nhưng cũng có người suy nghĩ khác, nó chậm chạp vô dụng như thế có khi lại sướng vì chắc chắn ai lấy nó sẽ phải lo cho nó mà thôi.

 

6-duoc_jllg.jpg?width=470
Tôi từng là một đứa con gái mộng mơ. Ảnh minh họa 

 

Rồi tôi vào đại học, ngành văn như sở nguyện của mình. Sau một hai bài thơ được đăng báo, tôi được anh em trong giới viết lách biết đến. Khi hội Nhà văn tổ chức các cuộc họp mặt, tôi cũng được tham gia. Trong môi trường ấy, tôi quen chồng tôi bây giờ.

 

Phải thành thật thú nhận là tôi rất nể trọng tài năng thi phú của anh ấy. Trong giới viết, anh cũng là một cây bút được nhiều người đánh giá cao. Tôi biết thơ anh, tiếng tăm của anh trước khi gặp mặt. Cho nên, khi đối diện, nói vài câu chào hỏi ban đầu, tôi đã thầm nghĩ trong lòng, có lẽ mình sẽ yêu người đàn ông này mất.

hang-2-1350379981480x0_rapm.jpg?width=47
Hai kẻ làm thơ lấy nhau rồi ở trên mây hoài được không? Ảnh minh họa 

 

Cuối cùng thì chúng tôi yêu nhau, lấy nhau thật. Bất chấp sự e dè của bạn bè anh chị em nghề viết. bất chấp cản ngăn của gia đình. Tôi luôn luôn nghĩ, dẫu anh không phải là người đẹp trai nhưng với cặp kính cận, anh rất ra dáng một người trí thức, một người nhiều chữ nghĩa trong đầu. Hơn nữa, khi viết được những vần thơ, những truyện ngắn lẫn tiểu thuyết như thế. Anh hẳn phải có đầu óc hơn người. Lo gì đói, lo gì nghèo. Mà dẫu có nghèo nhưng được sống với người tài hoa như thế thì cũng đáng.

 

Vậy là vừa tốt nghiệp đại học, tôi với anh cưới nhau. Vừa cưới xong thì tôi xin được việc làm, ở một tạp chí dành cho phụ nữ. còn anh lúc đó vẫn còn lêu bêu với lý do “anh là nghệ sĩ, anh cần tự do cho sáng tạo. Chuyện tiền bạc không thành vấn đề, chỉ cần hai cái truyện đăng trên báo Thanh Niên mỗi tháng là anh nuôi được em và con!”

 

Tôi không phải là con nhà giàu, nhưng ba mẹ đã chăm lo cho tôi rất chu đáo. Tôi chưa từng biết thế nào là khó khăn tiền bạc trước khi về làm vợ anh. Lương của tôi không cao nhưng cũng đủ để thu vén lo cho gia đình. Nhưng mỗi tháng trôi qua cũng là mỗi thấm thía nhận ra chồng mình không tài hoa, giỏi giang như mình tưởng. Anh chẳng phải thiên tài để mỗi tháng đẻ ra hai cái truyện ngắn đăng trên báo Thanh niên mà nuôi vợ con. Mà dẫu như cho đủ sức viết được, với chừng ấy nhuận bút mà anh nghĩ rằng đủ nuôi vợ con thì đúng là anh đang ở trên mây.

 

Thực tế là từ ngày lấy được người chồng là nhà thơ thần tượng, tôi đã trở nên “tiếp đất” gần hơn bao giờ. Tôi đã hiểu ra rằng, chữ nghĩa không giúp con tôi ngừng khóc vì đói. Chữ nghĩa không thay tã để cho con tôi yên giấc hơn.

 

Đối diện với thực tế cuộc sống. Hai kẻ trên mây đã có những ứng xử khác nhau. Tôi là mẹ, tôi không muốn con mình thiếu thốn. Tôi muốn con mình được chăm sóc chu đáo hơn. Tôi muốn thoát khỏi cảnh ở nhà thuê nên đã ra sức làm việc. tôi làm đủ thứ việc liên quan đến chữ nghĩa để kiếm tiền. Thậm chí, tôi còn kết hợp với em gái mở shop thời trang để trang trải thêm. 

 

Trong khi đó, khi thấy tôi gồng vai lên lo cho gia đình anh lại càng trở nên lười biếng. Dĩ nhiên là anh còn sáng tác, nhưng càng ngày càng “cao siêu” nên không có báo nào “đủ trình độ đăng hết”. Cũng là người viết lách, tôi vừa tức giận vừa thấy nực cười trước suy nghĩ vĩ cuồng của chồng.

 

b8534achiendichcaitaochongsieu_plma.jpg?
 Con tôi cần hơn một người cha trách nhiệm. Ảnh minh họa

 

Tôi đã cố gắng một thời gian dài. Có những tháng anh không có lấy một xu thu nhập. Sáng hôm nào không có tiền, anh chở tôi đi làm rồi có cớ lấy một hai trăm ngàn dằn túi. Khi tôi còng lưng làm việc ở tòa soạn thì anh cà phê cà pháo với bạn bè nói chuyện văn chương. Chiều về nhà, khi tôi nai lưng ra nấu cơm quét dọn nhà cửa thì anh nằm xem tivi cho theo kịp thời cuộc. Lấy chồng nhà thơ nên cái bóng đèn hư tôi cũng phải nhờ em trai đến sửa. Cái bồn nước đứt dây anh cũng không biết nguyên nhân.

 

Sau một lần cãi nhau vì anh tiêu pha hết 50 triệu trong tài khoản mà không giải thích được tiêu vào đâu thì những rạn nứt bắt đầu. Anh không đẹp đẽ như văn anh đâu. Khi cãi nhau, anh trở nên cục súc và vô học hơn cả những hạng người mà anh cho là hạ cấp. Quả thật là ở trong chăn mới biết chăn có rận. người ngoại nhìn vào chắc sẽ nghĩ, vợ chồng này văn chương chữ nghĩa như thế, sống với nhau chắc nhẹ nhàng, sâu sắc lắm đây.

 

Quả là có nhẹ nhàng sâu sắc thật, nhưng chỉ một thời gian ngắn ban đầu. Bởi cuộc sống gia đình thì cần người có trách nhiệm và siêng năng hơn. Hạnh phúc không thể được xây dựng bởi trách nhiệm một bên trong khi bên kia chỉ toàn hoang tưởng. Anh giờ đây cứ rêu rao là tôi ham tiền mà không hiểu rằng, tôi ham một người siêng năng hơn. Anh cứ nói rằng tiền bạc phù du và chẳng quan tâm học phí năm nay cho con là bao nhiêu, tiền nhà tháng này lên hay xuống. Anh cứ nói tôi ham tiền mà không chịu hiểu rằng tiền tôi kiếm ra là để nuôi thêm hai người, trong đó có anh. 

 

Anh quên mất rằng, trước khi làm một nhà thơ vĩ đại, anh cần làm người cha có trách nhiệm. sao anh có thể thức suốt đêm dưới trăng ngâm thơ với bạn mà không thể ngồi đọc cho con viết chính tả một bài? Sao anh cất công đi pho to những tập thơ “cấm lưu hành” nhưng vợ nhờ chạy ra mua cho con cuốn sách anh lại từ chối?

 

Hơn bao giờ hết, bây giờ tôi thấm thía cái gọi là yêu thần tượng. Thần tượng chỉ nên để ở xa mà ngắm. Chứ lấy phải thần tượng làm chồng thì sụp đổ thê thảm lắm người ơi.

=====================================================

Haha mấy em gái yêu thần tượng và lấy thần tượng là sướng rồi , còn la gì nhỉ.

Àh, em gái quên mất là còn phải phục vụ thần tượng nữa. :wub:

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung tâm thương mại miễn phí vĩnh viễn đầu tiên sắp mở cửa

 

Doanh nghiệp muốn được miễn phí thuê mặt bằng tại trung tâm thương mại V+ phải sản xuất và kinh doanh 100% sản phẩm trong nước...

 

TTTM-V--Hoa-Binh-54bc4.jpg

 

V+ là trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam được chủ đầu tư miễn phí vĩnh viễn đối với các khách thuê mặt bằng.

 

Ngày 31/1 tới, Tập đoàn Hoà Bình sẽ chính thức khai trương trung tâm thương mại V+ tại 505 Minh Khai, Hà Nội.

Với tổng diện tích lên tới 25.000 m2, đây là trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam được chủ đầu tư miễn phí thuê mặt bằng vĩnh viễn đối với tất cả các khách thuê.

Đổi lại, điều kiện để các doanh nghiệp có thể được miễn phí thuê mặt bằng phải là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 100% hàng “made in Viet Nam”. Chủ đầu tư từ chối tất cả các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngoài hoặc bán hàng nhập ngoại.

Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo chiều 28/1, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình Nguyễn Hữu Đường cho hay, sau khi hoàn thành, trung tâm thương mại V+ đã được một liên doanh siêu thị lớn tại Hà Nội đặt vấn đề mua lại, song doanh nghiệp này đã từ chối.

Tập đoàn này quyết định miễn phí toàn bộ tiền thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong nước với mục đích khuyến khích người dân sử dụng hàng tiêu dùng do Việt Nam sản xuất.

Tuy nhiên, ông Đường cũng cho biết, mặc dù đã thông báo miễn phí từ vài tháng nay, song số doanh nghiệp đăng ký thuê mặt bằng hiện còn khá khiêm tốn, mới chỉ lấp đầy hơn một trong số 5 tầng khối đế của trung tâm thương mại này.

Lý do là bởi, khá nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện của chủ đầu tư đưa ra, như: phải bán 100% sản phẩm Việt Nam, phải để chủ đầu tư kiểm soát giá thành sản xuất, từ đó đưa ra mức giá bán ở mức thấp nhất với lợi nhuận bị khống chế tối đa 15%.

Đối với một số doanh nghiệp đã đăng ký thuê mặt bằng miễn phí, ông Đường khẳng định, các sản phẩm bày bán tại trung tâm thương mại V+ sẽ rẻ hơn từ 30 -50% sản phẩm cùng loại nếu bán ở nơi khác.

Nhân dịp này, Tập đoàn Hoà Bình cũng chính thức giới thiệu ra thị trường một số sản phẩm nước giải khát có gas, trong đó đáng chú ý là sản phẩm V Cola – một loại nước giải khát có gas tương tự Coca Cola, Pepsi do chính Hoà Bình sản xuất, với giá rẻ hơn gần 20% so với các sản phẩm cùng loại.

 

theo http://vneconomy.vn

==================================================================

Đây là ý tưởng hay, để phát triển hàng Vietnam.

Các nhà sản xuất còn dè chừng, vì không muốn công khai giá thành sản xuất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền"

 

Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.

 

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia chia sẻ với Đất Việt về chuyện chạy công chức, chạy quyền.

 

Chạy công khai, tiền nổi, Nhà nước quản lý được

 

PV: - Là người có nhiều năm nghiên cứu về hành chính và là trưởng ban chấm thi nâng ngạch công chức chắc ông hiểu rõ bản chất của sự việc ‘chạy' công chức mới đây ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội có nêu. Ông có bình luận gì về câu chuyện này?

 

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.

 

Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.

 

Sở dĩ tôi kể lại câu chuyện này là vì cũng xuất phát từ quan điểm cơ chế thị trường. Chúng ta nói nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là theo quy luật cơ bản của cơ chế thị trường bởi vì cái gì cũng có quy luật của nó tức là cung cầu, cạnh tranh, giá trị.

 

Điều mà tôi băn khoăn, cơ chế thị trường đã được vận dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, vậy nó có được vận dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội hay không. Câu trả lời là có.

 

Như vậy, trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.

 

Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.

 

Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.

 

Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.

 

Tức là nếu tạo ra được cái khung khuôn khổ pháp lý thì cứ thế làm theo. Bầu cử cũng là cạnh tranh, thi cũng là cạnh tranh nhưng nếu đảm bảo một cuộc thi công khai theo quy chế luật định thì nếu phạm vào sẽ bị xử lý.

 

images1177233_Ts_Tri_anh_bai.jpg

Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc

 

PV: - Đành rằng đồng ý với quan điểm của tiến sĩ đưa ra rằng sẽ công khai để cho số tiền ‘chạy’ chức nổi lên dễ kiểm soát nhưng còn chất lượng cán bộ sẽ ‘đo’ như thế nào?

 

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Nếu công khai thì sẽ kiểm soát được. Chính những người tổ chức hiểu điều này, nhưng biết đâu để ngầm thì họ sẽ có lợi cho cá nhân hơn. Cũng như ở các trường, chuyện mua bán bằng cấp, phải có người bán mới có kẻ mua.

 

Án tại hồ sơ - không tìm được dấu vết

 

PV: - Nhưng thưa ông, hiện công chức lương rất thấp và chịu nhiều sự bó buộc bởi các quy định. Vậy công khai chuyện phải ‘chạy’ tiền rồi kiểm soát cả chất lượng. Vào được vị trí đó rồi, họ làm gì để ‘thu hồi vốn’?

 

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi xin đưa một ví dụ, dựa trên quan hệ cung - cầu, tôi cần một trưởng phòng. Cung có 5 người muốn được vào vị trí đó, nhưng nếu là 10 người muốn thì cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Nhưng nếu ai được thì giá trị sẽ phải lớn hơn.

 

Khái niệm giá trị ở đây không phải chỉ là tiền, nó có thể là tinh thần, tình cảm, chính trị xã hội… trong các mối quan hệ sẽ bao hàm lợi ích. Vậy thì quy luật giá trị ở đây thực chất là thực hiện cái lợi ích. Trong điều kiện đó, nếu chúng ta hiểu điều đó, tất cả những cơ chế chính sách của chúng ta phải theo nó.

 

Có một điều phải bàn ở đây để thấy rõ hơn chuyện ‘chạy’ vào biên chế. Dù rằng trong Nghị quyết của Trung ương thì nói rằng các vị trí lãnh đạo có lên có xuống, có vào có ra nhưng thực tiễn không có ai kiên quyết làm điều này. Không thiết lập cơ chế để xác định rõ điều này nên ở ta đã vào biên chế là không có ra, đã lên cao là không xuống thấp.

 

Ví dụ một anh Bí thư đảng ủy xã rất giỏi, thậm chí là xã anh hùng, trong một nhiệm kỳ huyện Đảng bộ, anh này được bầu vào làm thường vụ huyện ủy, trúng phó Bí thư huyện ủy. Trong một nhiệm kỳ, anh này được phân công làm chủ tịch UBND huyện. Khi đó anh ta đi học bồi dưỡng làm chủ tịch khoảng 2-3 tháng nhưng về làm không được.

 

Vài năm sau, anh ta không được bầu vào thường vụ huyện ủy và chắc chắn không được làm Chủ tịch UBND huyện. Thế nhưng, cái ngược đời ở đây vì anh ra đang ở mức lương chủ tịch đang rất cao, tuổi lại ở chừng 45, không thể hạ xuống thấp và không biết đưa anh này đi đâu.

 

Lúc này buộc phải sắp xếp anh ta lên trưởng, phó ban trên tỉnh. Trượt ở tỉnh thì lại đưa lên Trung ương.Suốt mấy chục năm nay, tình trạng này diễn ra khiến chất lượng bộ máy của chúng ta cứ thấp dần đều.Cộng với tâm lý một ông trưởng phòng sẽ không bao giờ chọn một ông phó giỏi hơn mình. Tương tự, ông phó phòng lại chọn người dưới quyền kém hơn mình nữa. Như vậy nếu lên sơ đồ thì sẽ thấy chất lượng cứ giảm dần.

 

Từng là trưởng ban chấm thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tôi hiểu rất rõ điều này. Khi chấm thi, hỏi tôi thấy rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như thế nào và kiến thức họ ra sao.

 

PV: - Những phân tích của ông đang thừa nhận việc chạy công chức là có thật. Nghĩa là ông đồng ý với ý kiến mà ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, nêu là có thật. Vậy theo ông tại sao có tới 3 đoàn thanh tra mà không phát hiện được ‘dấu vết’ của câu chuyện này?

 

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Làm sao mà phát hiện được?. Nguyên tắc là án tại hồ sơ nên làm sao đoàn thanh tra tìm được văn bản nào hay bằng chứng nào để nói lên điều này. Trừ những trường hợp bắt quả tang.

 

Câu chuyện này tạo ra dư luận xã hội mà không có chuẩn mực nào để xác định được nên rất khó. Nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải có câu trả lời rõ ràng cho xã hội.

 

Hiện tôi cho rằng bộ máy khá tắc trách. Khi những người trong cuộc cấu kết với nhau rồi thì chỉ những người trong cuộc biết với nhau thôi, còn người ngoài cuộc bó tay. Trừ khi cố tình lừa một vụ để làm điểm.

 

Trong khâu tổ chức, làm đi đã khó, làm lại còn khó hơn. Tình trạng này còn nhiều việc không thể xử lý được.

Tôi khẳng định không thể tìm được gì vì lấy đâu ra chuyện giấy trắng mực đen.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

 

Theo baodarviet.vn

======================================

Vị này có tư duy thoáng và có ý tưởng đổi mới

Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền"

images1177233_Ts_Tri_anh_bai.jpg

Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc

========================================================

Vị này có tư duy thoáng và có ý tưởng đổi mới

Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng.

Điếu mựa! (mượn chữ Sư phụ... Hehe...)

Chạy quyền chạy chức công khai thì sau này được quyền được chức rồi thì "thu hồi vốn" bằng cách nào...!?

Chẳng lẽ "công cmn khai" luôn...!

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điếu mựa! (mượn chữ Sư phụ... Hehe...)

Chạy quyền chạy chức công khai thì sau này được quyền được chức rồi thì "thu hồi vốn" bằng cách nào...!?

Chẳng lẽ "công cmn khai" luôn...!

 

Giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam (Theo sự giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thụ) - ông Nguyễn Văn Trọng - phát biểu tại Cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Đây là một ví dụ cho luận điểm của giáo sư Trọng.

Từ nay, nếu cả cái xã hội loài người coi luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên là đúng thì mọi quan hệ xã hội của loài người trên thế giới này chỉ còn luật....."rừng" và không còn gì để bàn. Giáo sự Trọng có thể thanh minh cho luận điểm của ông ta với một cách duy nhất là: ông ta chỉ nói về lý thuyết khoa học và không dính dáng đến các mối quan hệ xã hội. Trong trường hợp này tôi sẽ đặt vấn đề với ông ta: Vậy những lý thuyết khoa học ấy được hình thành để ứng dụng vào cái gì? Xã hội loài người có cần đến nó không?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi, chú Thiên Sứ thù ông Trọng dai quá, hihi

 

 

Hì. :D  :D  :D . Cổ thư viết: "Người quân tử giận ai không quá ba ngày". Ngày xưa, hồi mới thống nhất, giữa Saigon chú gặp một người quen cũ ở Hanoi. Chú mừng quá, chạy lại gọi người đó. Người này nhìn chú có vẻ sợ và đạp xe đi mất. Khi người ấy đi rồi, chú chợt nhớ là người này đã làm nên kiếp giang hồ của chú mới cách đó vài năm. Hiện nay ông ta đã già lắm rồi và không còn ở chốn xưa nữa. Chú có đến thăm đầu năm nay, vì nghĩa cũ - kể từ năm 1976 là lần cuối nhìn thấy ông ta. Đấy chỉ là một ví dụ.

Thực sự chú không có kẻ thù, mà chỉ có ân nhân và những người bạn tử tế. Nhưng giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi phản biện chú đã động chạm tới nền tảng để thiết lập chân lý và chuẩn mực xã hội của cả xã hội loài người là "tính hợp lý" trong nội hàm của mọi giả thiết và lý thuyết khoa học - là nền tảng trí tuệ và mọi quan hệ xã hội của con người - Nên chú sẽ phải nhắc, cho đến khi chú thấy mọi người nhận thức được rằng ông ta đã sai.

Thực sự chú chẳng thù hằn gì cá nhân ông ta. Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến được xác định đúng chân lý thì chắc chú cũng chẳng để ý đến ông ta nữa. Nếu gặp lại trên bàn nhậu, đừng ai nhắc đến tên ông ta, chắc chú cũng không nhớ ông ta là ai, vì mới gặp có một lần. Chú không có "cơ sở khoa học" để thù ông ta (Muốn biết khái niệm "cơ sở khoa học" là gì, xin hỏi giáo sư viện sĩ hẳn Pháp quốc Phan Huy Lê. Hì :D :D :D ). Còn với những loại lặt vặt chỉ trích chú đầy trên mạng, cả quen biết lẫn chưa bao giờ gặp, chú không để ý.

Bởi vì bản chất của vấn đề là hệ thống luận điểm của chú chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến sai ở đâu? Nó rất cần được sự phản biện khoa học nghiêm túc của "Hầu hết những nhà  khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", chứ không phải lấy chức danh và địa vị khoa học để bác bỏ không có căn cứ với những lập luận mơ hồ và chính trị hóa một sự kiện khoa học (Thí dụ như giáo sư viện sĩ hẳn Pháp quốc Phan Huy Lê. Ông ta đòi hỏi hệ thống luận điểm của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phải có "cơ sở khoa học". Nhưng khi chú đặt vấn đề công khai, yêu cầu ông ta làm rõ nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" là gì để những kẻ dốt nát như chú căn cứ vào cái "cơ sở khoa học" ấy làm cái "cơ sở khoa học" chứng minh cho luận điểm của chú cho nó có "cơ sở khoa học",  thì không thấy ông ta trả lời công khai?!)

Chú chỉ có một mình, bằng cấp pháp lý hiện nay chú còn giữ được là lớp 4/ 10 của trường tiểu học Thanh Quan phố Hàng Cót Hanoi cấp. Còn phía phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học thế giới", mà toàn là giáo sư tiến sĩ từ hạng nhất đến hạng bét. Nhưng với số lượng áp đảo và nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt - trơ tráo nhân danh khoa học đó -  không thể phản biện vạch ra được cái sai trong hệ thống luận điểm của chú. Ngược lại thực tế chú bị gây sức ép phi học thuật rất nặng nề cho một người nghiên cứu nhân danh khoa học. Bởi vậy, chú cọi sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt nhân danh khoa học của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" là một sự kiện khoa học trơ tráo và bần tiện nhất trong lịch sử khoa học của cả một nền văn minh.

=================

PS: Cụm từ "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" là của một người có bút danh Nguyễn Anh Hùng khoe khoang trên báo Kiến thức ngày nay về luận điểm phủ nhận cội nguồn Việt tộc, tức là của chính họ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi, mấy cái đầu bò ấy mà chú, trong khi trong nước thì phủ nhận, còn nước Nga Ngố họ đang cho xuất bản cuốn sách lịch sử 5000 năm của Việt Nam mình, nghĩ mà buồn, không biết những cái đầu bò kia phủ nhận cuốn sách kia như thế nào, hay lại té nước theo mưa nhiệt tình ủng hộ nữa vì cuốn sách đó nó mang Mác Nga hẳn hoi

 

Hi, chắc mấy người đó ưa dùng đồ ngoại, hihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi, mấy cái đầu bò ấy mà chú, trong khi trong nước thì phủ nhận, còn nước Nga Ngố họ đang cho xuất bản cuốn sách lịch sử 5000 năm của Việt Nam mình, nghĩ mà buồn, không biết những cái đầu bò kia phủ nhận cuốn sách kia như thế nào, hay lại té nước theo mưa nhiệt tình ủng hộ nữa vì cuốn sách đó nó mang Mác Nga hẳn hoi

 

Hi, chắc mấy người đó ưa dùng đồ ngoại, hihi

 

Hi. Khi chú còn sống bằng nghề vẽ truyện tranh và tranh biếm họa. Chú có vẽ một cái tranh biếm họa cho báo Thông tin - Quảng cáo số Xuân 1998, nội dung thế này:

Hai người đi xe gắn máy đâm phải cột điện bay lên trời. Khi đang lơ lửng ở trên không gian, một người vội cởi chiếc mũ bảo hiểm. Thấy vậy người kia hỏi: "Sao mày lại cởi mũ bảo hiểm ra vào lúc này?". Người kia trả lời: "Mũ bảo hiểm của tao là hàng ngoại nhập". Người kia nói: "Thế còn cái đầu mày?". Trả lời: "Nó là đồ locan".

Câu chuyện xảy ra lúc cả hai chưa rơi xuống đất. Khi nào chú tìm lại được tài liệu này chú sẽ đưa lên đây.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình cờ xem và thấy bài phỏng vấn cũ của Sư Phụ trên tuanvietnam.net, mời anh chị em xem lại.

======================================================================

 

Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào?

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Bài đã được xuất bản.: 08/12/2009 06:40 GMT+7
 

Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử.

 

LTS: Thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta ăn mặc thế nào đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Có thể một vài thông tin trong bài cần được thảo luận thêm.

 

Nhà Xuất Bản Giáo Dục đã cho phép in cuốn sách minh họa hình ảnh tổ tiên ta vào thời An Dương Vương ăn mặc như thời mông muội trong lịch sử nhân loại: Chung quanh người chỉ cuốn lá cọ. Mà vào thời đại tương đương với thời gian lịch sử ấy, có thể nói rằng: Hầu hết các dân tộc khác trên mặt địa cầu này đã có một nền văn minh phát triển. Điều này khiến tôi có thể chắc chắn rằng: Không phải chỉ một mình tôi cảm thấy đau lòng vì sự miêu tả tổ tiên một cách thấp kém của những cuốn sách truyện loại này

 

Một trào lưu hạ thấp giá trị cội nguồn dân tộc

 

Tôi không có thành kiến riêng với người họa sĩ minh họa cho bộ chuyện tranh này. Anh ta chỉ là một trong rất đông người nằm trong trào lưu của quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống về cội nguồn trải gần 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt.

 

ResizedImage450400-10156-114.jpg

 

Cách đây không lâu trong cuộc thi thể hình ở Đài Loan, Nguyễn Tiến Đoàn - mệnh danh là Hoa vương của cuộc thi - cũng đã ăn mặc như truyện tranh trên miêu tả và hiên ngang phát biểu trước tất cả các đại diện thi thể hình nam của các dân tộc trên thế giới: "Đây là y phục dân tộc truyền thống của dân tộc Việt". Điều này khiến tôi - người viết bài này thấy nghẹn ngào khi y phục truyền thống của các dân tộc khác trên thế giới rất đẹp và chứng tỏ họ là một dân tộc văn minh.

 

Còn hình ảnh y phục truyền thống dân tộc Việt, theo như Nguyễn Tiến Đoàn công bố thì chỉ "Ở trần đóng khố"!?. Sự việc cũng không chỉ mới ở Nguyễn Tiến Đoàn và truyện tranh "An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc".

 

Từ năm 1996, Nxb Trẻ cũng in một bộ truyện "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", khi miêu tả về thời Hùng Vương thì chúng ta cũng lại chỉ gặp hình ảnh những người dân "ở trần đóng khố".

 

Dưới đây là hai hình minh họa của bộ truyện tranh "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" về y phục thời Hùng Vương:

 

115.jpg

 

Vua Hùng và các quan lang (Lịch Sử Việt Nam bằng tranh - tập III. Nxb Trẻ 1998.

 

116.jpg

Vua Hùng và Chử Đồng Tử (Lịch sử Việt Nam bằng tranh - Nxb Trẻ - 1998.

 

Những bài viết về y phục dân tộc thời Hùng Vương miêu tả như những con người sống ở thời bán khai, nhan nhản, có thể không khó khăn lắm khi tìm những tài liệu này rải rác trên báo chí và sách, mạng...và ngay cả trong sách giáo khoa phổ biến từ trước 2004 từ cấp I đến Đại học.

 

Quan niệm về một hình ảnh thấp kém của tổ tiên không còn là một suy nghĩ riêng lẻ, một thứ tư duy lạc loài mà người ta quen gọi là "hiện tượng cá biệt". Nó đã trở thành một tư duy khá phổ biến.

 

Họ đã căn cứ vào đâu để có một nhận định như vậy về y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương?

Có thể xác định rằng: Không hề có một căn cứ khoa học nào hết.

 

Nhưng ngược lại, tôi có thể xác định rằng: Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Nhưng bằng chứng mà tôi trình bày dưới đây, xác định quan điểm này.

 

Y phục thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến Việt

 

1 - Y phục giới bình dân

Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây:

 

117.jpg

 

Hình trên  được chép lại từ cuốn "Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20" (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời gian này.

 

ResizedImage400550-10156-118.jpg

 

Hình lớn trong trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: "Đánh ghen", thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ.

 

Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt. Ngược lại, chúng ta so sánh y phục trong bức tranh "Đánh ghen" và y phục dân tộc truyền thống của phụ nữ miền Bắc với hình người trên cán dao bằng đồng trong hình mô tả dưới đây:

 

ResizedImage220350-10156-119.jpg

Minh họa: Thiên Sứ

 

ResizedImage400300-10156-120.jpg

Ảnh Tượng chùa Dâu: Thiên Sứ; Ảnh người phụ nữ nông thôn: Võ An Ninh.

 

Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương - có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm - Hà Bắc - trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc (Ảnh Võ An Ninh) và ảnh Tượng chùa Dâu, do người viết ghép lại thành cụm hình để tiện so sánh.

 

Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2009 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang - nơi cội nguồn của người Việt - trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ.

 

Qua hình ảnh minh họa đã trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến.

 

Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy: Từ 2300 năm qua trở lại đây - về căn bản - hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể.

 

Như vậy, có thể khẳng định: Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục phổ biến trong giới bình dân, tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam.

 

Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Việt thời Hùng Vương.

 

2 - Y phục tầng lớp trên trong thời Hùng Vương

 

Tất nhiên, khi mà trang phục phổ biến của các tầng lớp bình dân đã hoàn chỉnh và đa dạng thì y phục của tầng lớp trên cũng phải phù hợp với đẳng cấp của nó vì sự trang trọng và việc thực hiện những nghi lễ quốc gia văn hiến. Để chứng minh điều này, bạn đọc tiếp tục xem xét các vấn đề và hiện tượng được trình bày sau đây:

 

121.jpg

 

Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN).

 

Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1995).

 

Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của hình người trên cán dao đồng, còn phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương, thì chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi vì, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây.

 

Về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang, người viết xin được trình bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong Kinh Thư được chứng minh trong sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt.

 

Đoạn trích dẫn sau đây liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương được trích trong cuốn "Thượng Thư - sách ghi chép thời thượng cổ" (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156): "Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như "cổn" thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu".

 

Qua đoạn văn trên, bạn đọc nhận thấy rằng "cổn miện" (tức là mũ của vua) có chín bậc, trong đó long cổn đứng đầu; "tệ miện tức là cái mũ có hình chim trĩ". Về hình ảnh mũ có hình tượng rồng của vua và mũ có hình chim trĩ của các quan - Oái oăm thay - nó lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang.

 

122.jpg 123.jpg

 

Qua hình trên, bạn đọc cũng dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đã được cách điệu để chứng tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của Kinh Thư.

 

Nếu như hình vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong Kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất thì có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: Thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và một lần nữa cũng không chỉ dừng lại ở đấy.

Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định 1971):

 

"Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ "Viết" cũng đọc và viết là "Việt". "Viết nhược kê cổ" cũng là "Việt nhược kê cổ". Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu "Việt nhược kê cổ". Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ "nhược" là thuận, chữ "kê" là khảo. Và, câu trên có nghĩa rằng: "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa". Nếu nói "Viết nhược kê cổ" thì ra câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ "Việt" với "Viết" như nhau..."

 

Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không cho rằng: "Việt nhược kê cổ" tức là "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa" và càng không thể là người Việt có công chép lại Kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa. Từ những sự phân tích trên, hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của Kinh Thư. Và câu trên có thể hiểu là: "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt".

 

Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: Y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những hình ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Y phục của vương triều được nhắc tới trong Kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những hình ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Kinh Thư chính là cuốn "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt" mà điều này đã ghi rõ ngay trên câu đầu của cuốn sách "Việt nhược kê cổ" và nội dung của nó hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh trên trống đồng của nền văn hóa Việt đã trình bày.

 

Nếu theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, thì sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong Kinh Thư, bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lý và hàng thiên niên kỷ về thời gian.

 

Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy: Sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đã chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đã chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xã hội, mà ở tầng lớp trên đã có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ.

 

Điều này minh chứng bổ sung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau:

 

* Hình người trên trống đồng mà giáo sư Nguyễn Khắc Thuần viết trong "Thế thứ các triều đại Việt Nam" cho rằng: "Hình người đang múa" thực ra đây là hình ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua hình ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội.

 

* Từ đó đặt vấn đề: Hình chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc hình chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt.

 

* Sự tồn tại hình ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua: đội mũ có hình đầu rồng; đại thần: đội mũ gắn hình chim phượng, đã khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đã trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và hình ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau: 19.2.1.1 Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 5000 năm (như di chỉ Bầu Tró), đã thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung.

 

Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau của nền nông nghiệp Việt Nam. Người Hán từ xưa cũng luôn xem đó là hai đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam: đó chính là hai đặc điểm đầu tiên mà Từ Tùng Thạch kể đến trong cuốn Việt giang 178 lưu vực nhân dân (Kim Định 1971a: 108); trong chữ "Man" mà người Hán dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm.

 

(Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm).

 

Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai trò của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xã hội Trung Hoa, chính Khổng Tử đã nói: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên tả như người Man Di"

 

Bạn đọc có thể tìm thấy câu nói đã dẫn của Khổng Tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như:

"Luận Ngữ - thánh kinh của người Trung Hoa". Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Hoa". tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin - 1997. trang 32) ...

 

Quản Trọng - tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu - sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rõ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà không ít những nhà nghiên cứu đã căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương".

 

Việt sử lược viết: Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 - 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương"

 

Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 - 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nhìn mới - mà họ cho rằng: "Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lý, khi chính Khổng Tử thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của nền văn minh này.

 

Đã có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc"(?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ "Man di" để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, "Man di" là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ "người Man" trong câu nói của Khổng Tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có trình độ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng Tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Bản văn sau đây do chính Tô Đông Pha, một danh sĩ thời Tống - sau Khổng Tử ngót 1500 năm xác nhận lại điều này:

 

Tô Đông Pha chép rằng: ...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại tình trạng man di. B' Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành. Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đã mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.*

----------------------------------

 

* Chú thích: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục "Cổ Tích". Viện Đại học Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận.

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ.

 

Đây cũng chính là vùng đất: Bắc giáp Động Đính Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải của nước Văn Lang xưa. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để "nếu không có Quản Trọng thì người Hán đã phải cài vạt áo bên trái" .

 

Hình ảnh của việc cái vạt áo bên trái (Bên tả) cho y phục truyền thống Việt trong các bản văn trên, được minh chứng tiếp tục trong di sản văn hóa Việt tiếp nối qua các thời đại lịch sử đến tận ngày hôm nay. Bạn đọc tiếp tục so sánh với các hình ảnh dưới đây:

124.jpg

 

Hình bên đây là một hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tình Hồ Nam, thuộc Nam Dương Tử, có niên đại trên 2500 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. Chúng ta lại nhận thấy vạt áo cài bên trái của vua Phục Hy và bên phải của bà Nữ Oa. Có thể nói: Đây là dấu chứng cổ xưa nhất minh chứng về y phục truyền thống Việt liên hệ đến câu nói của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ viết về hiện tượng áo cài vạt bên trái vào thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên.

 

Mối liên hệ này chúng ta sẽ còn tiếp tục tìm thấy những dấu chứng qua các thời đại, mà điển hình là hình tượng những con rối nước sau đây:

 

125.jpg

 

Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritage số tháng 9/10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam. Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh.

 

Bạn đọc cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên "tả" (trái) và mấy cái búi tóc của những hình rối nước này. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn đàn ông của dân tộc Việt vẫn búi tóc. Điều này chắc không cần phải chứng minh.

 

Hình tượng những con rối nước - một nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt - cái vạt áo bên trái sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi đó chính là sự tiếp nối của y phục dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước, khi liên hệ với câu của Khổng Tử trong sách Luận ngữ: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di".

 

Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đã hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Đây là sự biến dạng của những di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương.

 

Xin bạn đọc tiếp tục xem hình bên:

 

126.jpg

Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ
(Trích từ bài "Cạy cửa tìm nhau"
Ngọc Vinh và Lương Ngọc An - Tuổi Trẻ 8/6/2002

 

Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải.

 

Vấn đề cũng không chỉ dừng ở đây:

 

127.jpg

Đám cưới người Mông với
y phục từ ngàn xưa Nam mặc áo bên tả,
nữ bên hữu (Ảnh chụp từ VTV1).

 

Hình trên đây được người viết chụp trực tiếp hình ảnh trên chương trình truyền hình VTV1, có nội dung miêu tả đám cưới người dân tộc Mông. Chúng ta lại một lần nữa tìm thấy dấu ấn y phục từ ngàn xưa của tổ tiên với người nam mặc áo bên "tả" và nữ bên "hữu":

 

Dân tộc Dao và Mông sống trong vùng rừng núi hẻo lánh, cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán.

 

Do đó, hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông trong y phục của những dân tộc này còn lại đến nay, cùng với các tư liệu đã trình bày ở trên cho thấy: Đó là những chứng cứ có sự tiếp nối văn hóa từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ - khi bạn đọc đang xem bài viết này - của nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở nam Dương Tử. Những chứng cứ rõ ràng đó và luận điểm trình bày hoàn toàn phù hôp với những tiêu chí khoa học: "Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng tiên tri" .

 

Những vấn đề được hân hạnh trình bày với bạn đọc, nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương Tử mà chính Khổng Tử nói tới với sự tiếp nối, liên hệ của những giá trị đó trong những di sản văn hóa Việt Nam hiện nay.

 

Tính đa dạng trong y phục của Việt tộc thời cổ xưa

 

Sự đa dạng trong y phục của Việt tộc xác định qua sự liên hệ với hình ảnh những con rối nước là một minh chứng "Y phục dân tộc thời Hùng Vương" được tiếp tục qua những hình ảnh sau đây.

 

128.jpg

 

Hình bên là một hình ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đã dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và hình nhân vật rối nước trong trò "Múa Tiên".

 

Qua hình ảnh trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về hình thức cái mũ trên đầu hình rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, còn một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lý cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Hay nói một cách khác: Hoàn toàn có căn cứ khoa học thực sự khi dùng những hình mẫu có chọn lọc của những con rối nước truyền thống để phục chế lại y phục thời Hùng Vương.

 

129.jpg

 

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên hình cán dao đồng - được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương - với chiếc nón trong hình rối nước "Múa Tiên" và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ (ảnh bên):

 

Hiện nay, có rất nhiều trò rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng trò "Múa Tiên" là một trò truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam, tất cả các đoàn rối đều có trò này. Do đó, hình rối nước trong trò "Múa Tiên" chắc chắn đã xuất hiện từ thời xa xưa.

 

Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh - đời Lý - của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này.

 

Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây.

 

Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: Trò "Múa Tiên", tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛò "Múa Tiên" và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi tìm ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên.

 

Hình thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ, đã xác định sự tiếp nối truyền thống xuyên thời gian của y phục dân tộc Việt từ thượng tầng xã hội cho đến các tầng lớp bình dân là đa dạng và phong phú, thể hiện qua y phục của những con rối nước trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Những hình thức y phục của những con rối nước Việt còn thấy tồn tại trong y phục dân tộc của các quốc gia láng giềng với Việt Nam ngày nay.

 

Lịch sử gần 5000 năm văn hiến qua y phục dân tộc

 

Qua y phục dân tộc thời Hùng Vương trình bày ở trên, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở khoa học để xác quyết về một truyền thống văn hóa sử được chính sử xác định: Thời Hùng Vương có niên đại 2879 BC và kết thúc vào 258 BC, có biên giới: Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt của phương Đông cổ đại. Và chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng thừa nhận. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây:

 

Phát hiện mộ cổ bí ẩn ở Trung Quốc

 

Các nhà khảo cổ nước này vừa khai quật một ngôi mộ hơn 2.500 tuổi, có thể thuộc về một vị vua của triều đại Ba (Ba Kingdom) bí ẩn. Ngoài 500 đồ vật bằng đồng, trong mộ còn có bộ xương của 2 người đàn bà và một người đàn ông, mặt ngửa lên trời và hướng về phía đông.

 

Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tuỳ tùng hoặc chư hầu được chôn cùng vị vua. Nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất liên quan tới triều đại Ba. Ngôi mộ nằm ở Luo Jiaba, tỉnh Tứ Xuyên, mang đặc điểm điển h́ình của một ngôi mộ thuộc đẳng cấp cao nhất trong số các ngôi mộ thuộc triều đại Ba đã được tìm thấy. 31 ngôi mộ khác cũng đã được khai quật ở khu vực. Hầu hết các đồ đồng là vũ khí (như giáo, gươm, dao găm và rìu), hay các vật cúng tế tương ứng với vị trí tối cao của chủ nhân ngôi mộ.

 

Triều đại Ba bao trùm các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc trước khi biến mất một cách bí ẩn khoảng 2.000 năm trước đây. Người dân thời đại này được miêu tả là những chiến binh hiếu chiến và gan dạ. Tuy vậy, nguồn gốc, cấu trúc xã hội và văn hoá của họ vẫn còn là một điều bí ẩn.

 

Minh Thi theo Tân Hoa Xã (Nguồn VNexpress)

 

Cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc và ban biên tập báo Vietnamnet, đã cho tôi một cơ hội trình bày luận điểm của mình.

  • Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt nam
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Yêu cầu HS lớp 2 nhớ tên 5 hoa hậu thế giới

 

logo.gif - VietNamNet nhận được bài viết của một giáo viên phân tích những bất cập khi đưa tài liệu dạy kĩ năng sống vào các trường tiểu học. Dưới đây là nội dung bài viết.

 

20150202154553-kinang1.jpg  

 

1. Vì “Thực hành kĩ năng sống”, thời gian “chơi” của các em đã hết thì bây giờ hết hẳn...

 

Hiện nay, đa số học sinh tiểu học nước ta được học 2 buổi/ngày. Vậy là mỗi tuần các em có 35 tiết học. Trừ đi 25 tiết theo quy định của Bộ GD-ĐT thì các em HS lớp 1 còn 12 tiết buổi học thứ 2. Ở các khối lớp khác, các em còn 10 tiết buổi học thứ 2. Tưởng như vậy thì thời gian cho buổi học thứ 2 là “mênh mông”. Thực ra không phải như vậy.

 

Nhìn vào thời khóa biểu của một học sinh, chẳng hạn lớp 4, ta thấy: 10 tiết của buổi 2 được sử dụng như sau: 4 tiết tiếng Anh (cũng có chương trình 2 tiết), 2 tiết Tin học (những nơi có điều kiện, hiện nay là hầu hết đâu cũng dạy), 1 tiết luyện viết (thường là theo vở luyện viết của NXBGD).

 

Như vậy là còn lại 3 tiết. Nếu 3 tiết đó mà để cho HS vui chơi, giao lưu, hoạt động tập thể để mà giáo dục thể chất, thẩm mĩ, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước thì hay biết mấy. Vậy mà đâu còn ...

 

- Để tìm hiểu về an toàn giao thông, mỗi năm các em phải học 8 bài theo tài liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

- Để củng cố và nâng cao kiến thức chính khóa, mỗi tuần các em phải học 1-2 tiết bổ sung (Toán và tiếng Việt).

 

Năm 2013, NXBGD Việt Nam xuất bản cuốn “Thực hành kĩ năng sống” cho tất cả các khối lớp ở Tiểu học. Mỗi cuốn sách đó có 15 bài. Mỗi bài này phải dạy 2 tiết mới hết. Vậy là các em chẳng còn thời gian để mà vui chơi.

 

Trước đây, khi bắt đầu triển khai học 2 buổi/ngày cho HS tiểu học, các phụ huynh rất mừng vì từ nay các con mình được đến trường học vừa học tập, vừa vui chơi với nhiều hoạt động lí thú (theo đúng phương châm: chơi mà học, học mà vui). Vậy mà nay không được thế.

 

2. “Thực hành kĩ năng sống” nghiễm nhiên trở thành một môn học.

 

Như trên đã nói, mỗi cuốn “Thực hành kĩ năng sống” có 15 bài. Mỗi bài ít nhất 4 trang, đa số các bài được trình bày từ 5 đến 7 trang, có bài tới 9 trang (hầu hết SGK các môn học ở Tiểu học mỗi bài được trình bày không quá 2 trang.) Mỗi bài học khoảng 7-10 bài tập hoặc yêu cầu tương đương bài tập. Lượng kiến thức đó phải giải quyết trong 2 tiết một cách vất vả mới xong.

 

NXBGD đã in sách; Bộ GD-ĐT khuyến khích giáo dục kĩ năng sống (Nhưng không khuyến khích cách dạy nhồi sọ); các cấp quản lí giáo dục địa phương cũng khuyến khích giáo dục kĩ năng sống; các nhà trường mua sách về theo đầu HS.

 

Đã mua sách về thì phải dạy. Vậy là 15 bài “Thực hành kĩ năng sống” chiếm 30 tiết/35 tuần của một năm học. Với thời lượng như vậy, “Thực hành kĩ năng sống” nghiễm nhiên trở thành một môn học. Và thời gian hoạt động ngoài giờ của HS... đã hết!

 

3. Dạy theo tài liệu “Thực hành kĩ năng sống”, HS quá tải về lí thuyết

 

HS lớp 1 chưa biết đọc đã phải làm quá nhiều bài tập:

 

Mở ra bài đầu tiên của lớp 1, sách “Thực hành kĩ năng sống 1” dạy HS “Hòa nhập môi trường mới” bằng 8 yêu cầu (bài tập) lớn nhỏ.

Bài tập đầu tiên là yêu cầu các em vẽ ước mơ của mình. Bài tập này thì được nhưng tất cả các bài tập sau rất nhiều chữ. Điều đáng nói là các em lớp 1 lúc này chưa biết đọc mà đã phải làm sao cho hiểu các lệnh dưới mỗi hình ảnh. Các sách bài tập cho lớp 1 trong chính khóa, các nhà biên soạn rất hạn chế sử dụng kênh chữ trên mỗi bài tập ở những tuần đầu.

 

Bài “Hòa nhập môi trường mới” của sách “Thực hành kĩ năng sống 1” được trình bày trên 5 trang. Trong quá trình hoàn thành 8 yêu cầu và bài tập trên 5 trang đó, các em phải hát ba lần với ba bài hát khác nhau. Bài hát thứ nhất là bài “Em yêu trường em” của Hoàng Vân. Bài hát thứ hai là “Tạm biệt búp bê” của Hoàng Thông. Bài hát thứ ba là bài “Làm quen”với yêu cầu Em và các bạn trong lớp cầm tay nhau cùng hát. Bài “làm quen” ở đây gồm 12 câu với... 108 chữ.

 

Vậy thì để thuộc bài hát này cũng đã đủ nhọc rồi chứ còn thời gian đâu mà “cầm tay nhau cùng hát”.

 

HS lớp 2 mà đã phải tiếp thu quá nhiều “bài học” trong một bài học:

 

20150202154553-kinang2.jpg  

 

Bài 11 “Thực hành kĩ năng sống 2” là bài “Trí nhớ của em”. Mục tiêu của bài là cách tiếp nhận thông tin và khả năng ghi nhớ của bộ não. Bài học này có hơn chục câu hỏi và bài tập lớn nhỏ trình bày trong 5 trang. Để có kết quả sau bài học, các em phải làm bài tập và đúc rút ra 5 “bài học” (những phần đóng khung đề là “Bài học” có ý là kiến thức cần hiểu và áp dụng).

 

Bài tập 3 trang 56 yêu cầu HS đánh dấu x vào ô trống trước các từ chỉ giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Khổ thân các em vì các em đã biết khứu giác, xúc giác , ... là cái gì đâu.

 

Về sách “Thực hành kĩ năng sống” lớp 2 cần nói thêm chi tiết nữa: Bài tập ở mục c Ý nghĩa trang 58 có 4 yêu cầu như sau:

 

1. Kể tên 5 người bạn trong lớp em.

2. Kể tên 5 người thân trong gia đình em.

3. Kể tên 5 hoa hậu thế giới trong 5 năm vừa qua.

4. Kể tên 5 người đoạt giải Nô-ben năm 2012.

Lớp 2 mà làm được bài tập đó thì giỏi quá trời !

 

HS lớp 3 sao đã học “Tổng quan cấu trúc bài thuyết trình”?

 

20150202154553-kynang3.jpg  

 

Bài 9 “Thực hành kĩ năng sống 3” có tên “Tổng quan cấu trúc bài thuyết trình”. Nếu không nhìn thấy người mà chỉ nghe nói “Hôm nay cháu học bài Tổng quan cấu trúc bài thuyết trình” thì cứ tưởng rằng “cháu” ở đây phải là học sinh trung học hay sinh viên đại học. Vậy mà cháu lại chỉ là “học sinh lớp 3”.

 

Bài học này được trình bày tới hơn ... 8 trang sách (Từ trang 45 đến trang 53). Nội dung bài yêu cầu HS phải hiểu tầm quan trọng của một cấu trúc hoàn chỉnh (giống như ngôi nhà). Sau đó, HS thấy rằng bài thuyết trình cũng vậy. Phải có đủ mở bài, thân bài, kết luận.

Sang phần thực hành, sách yêu cầu HS làm rất nhiều bài tập và những bài tập này HS lớp 3 không thể làm được. Chẳng hạn:

 

- Em viết ra mở bài cho phần thuyết trình mà em lựa chọn.

- Em trình bày phần thân bài của một chủ đề bất kì mà em lựa chọn.

- Phân tích phần kết bài sau .............................................

 

HS lớp 4 sao đã học “Hai bán cầu não” ?

 

20150202154602-kynang4.jpg  

 

Bài 9 “Thực hành kĩ năng sống 4”“Hai bán cầu não”. Lâu ngày rồi thì các giáo viên có thể đã quen hoặc không thèm bực dọc nữa chứ lần đầu soạn để dạy bài này, các thầy cô cứ “giật mình” vì con em mình bây giờ học “sâu quá”.

 

Bài này gồm 6 trang sách. Qua thao tác với nhiều bài tập, HS phải hiểu rằng: Não người gồm hai bộ phận: Bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái có chức năng là ... Bán cầu não phải có chức năng là ...

 

Dạy đến bài này, các thầy cô Tiểu học tưởng như mình đang được dạy môn Sinh học của THCS ... chứ đâu phải dạy “cách sống” cho học trò.

 

HS lớp 5 sao đã phân tích chữ Hán?

 

20150202154602-kynang5.jpg  

 

Các thầy cô phản ánh nhiều về “Thực hành kĩ năng sống 5”. Thôi, nói ra thì dài, tôi chỉ chú ý hai bài. Đó là bài 1 “Lắng nghe và nghe thấy” có chữ Hán và bài 8 “Loại hình thông minh” với độ dài 9 trang.

 

Bài 1 “Lắng nghe và nghe thấy” có hai mục tiêu là phân biệt lắng nghe với nghe thấy và lắng nghe sao cho có hiệu quả hơn. Chỉ để HS hiểu tại sao gọi là “thính” mà sách phải in và phân tích chữ “thính” Hán tự gồm 5 bộ chữ ghép lại. 5 bộ đó là các chữ nhĩ, vương, nhãn, nhất, tâm. Sau đó, sách lại chỉ ra nghĩa của từng chữ Hán trong 5 bộ đó. Sách viết vậy thì không sai, nhưng HS lớp 5 mà phải tiếp thu những cái đó thì thương các em quá.

 

Mở tiếp đến trang 46 “Thực hành kĩ năng sống 5” ta gặp bài 8 “Loại hình thông minh”. Tôi chưa thấy một bài học nào ở tiểu học dài như vậy, những 9 trang sách. Trong 9 trang đó, HS phải nắm được “Bài học” là “Thế giới đã chứng minh hằng năm có 30% số người có chỉ số IQ thấp hơn mức trung bình mà vẫn gặt hái được những thành công vượt trội.....năm 1988, Giáo sư Ho-oát Ga-đờ và nhóm cộng sự đã đặt ra lí thuyết về “đa thông minh” ... đến năm 1999, Ho-oát Ga-đờ chia thông minh làm 9 loại...”

 

Phần kiến thức cần biết có nhan đề là “Bài học” rất dài, tổng cộng hai chỗ đóng khung gần 200 chữ. Và tiếp sau đó, HS phải nắm được 9 loại thông minh là: Thông minh không gian, thông minh nội tâm, thông minh lô-gic, thông minh tâm linh, ...

 

Tiếp theo nữa, HS phải “thử” với 9 bài tập để xem mình thuộc loại thông minh nào.

 

***

Không phải là cố tình “tìm sạn”, nhưng sách “Thực hành kĩ năng sống” dành cho tiểu học có rất nhiều điều đáng nói. Tôi chỉ minh chứng mỗi cuốn một bài để bạn đọc thấy đây là những cuốn sách dạy nhiều về lí thuyết chứ không phải để thực hành cách sống cho HS.

Nhìn vào chương trình các môn học Tiểu học hiện nay, chúng ta nhận ra rằng: “Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, coi nhẹ vận dụng kiến thức; ... Giáo dục nặng về lý thuyết, hàn lâm, không gắn với thực tiễn, ...Chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc. Chúng ta chưa chú ý đến việc giúp học sinh hình thành các kĩ năng mềm; dạy quá nặng về lý thuyết...” Quả đúng vậy, tài liệu để dạy “Kĩ năng sống” cho HS mà còn chẳng thiên về thực hành, kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc thì những sách khác chỉ chú trọng đến kiến thức môn học là lẽ đương nhiên.

 

Trần Trung Huy (Trường Tiểu học Lai Vu – Kim Thành – Hải Dương)

 

Theo http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/219912/yeu-cau-hs-lop-2-nho-ten-5-hoa-hau-the-gioi.html

==========================================================================

Chu chu choa choa ơi, xem xong bị choáng, huyết áp tăng cao

Thật sự không biết các bác soạn sách nghĩ gì mà đặt ra yêu cầu như thế.

"Kể tên 5 hoa hậu thế giới trong 5 năm vừa qua" câu này quá khó và không biết có ý nghĩa gì, đến Cha của đứa trẻ cũng không biết và cũng tự khẳng định rằng, nếu đem hỏi các Thầy Cô giáo cấp 3 thì họ cũng không trả lời được.

"Kể tên 5 người đoạt giải Nô-ben năm 2012"  câu này các sinh viên cũng cười trừ mà thôi.

"HS lớp 5 sao đã phân tích chữ Hán?cái  này thì thật sự tôi không hiểu là sao? 1 đứa trẻ lớp 2 chưa học xong tiếng Mẹ đẻ đã đi phân tích tiếng hán, mà phân phân phân tích để làm gì, trong khi lên lớp 6 các cháu học Anh văn?

Đang viết thì huyết áp lại lên nữa rồi  . . .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu HS lớp 2 nhớ tên 5 hoa hậu thế giới

 

logo.gif - VietNamNet nhận được bài viết của một giáo viên phân tích những bất cập khi đưa tài liệu dạy kĩ năng sống vào các trường tiểu học. Dưới đây là nội dung bài viết.

 

20150202154553-kinang1.jpg  

 

==========================================================================

Chu chu choa choa ơi, xem xong bị choáng, huyết áp tăng cao

Thật sự không biết các bác soạn sách nghĩ gì mà đặt ra yêu cầu như thế.

"Kể tên 5 hoa hậu thế giới trong 5 năm vừa qua" câu này quá khó và không biết có ý nghĩa gì, đến Cha của đứa trẻ cũng không biết và cũng tự khẳng định rằng, nếu đem hỏi các Thầy Cô giáo cấp 3 thì họ cũng không trả lời được.

"Kể tên 5 người đoạt giải Nô-ben năm 2012"  câu này các sinh viên cũng cười trừ mà thôi.

"HS lớp 5 sao đã phân tích chữ Hán?"  cái  này thì thật sự tôi không hiểu là sao? 1 đứa trẻ lớp 2 chưa học xong tiếng Mẹ đẻ đã đi phân tích tiếng hán, mà phân phân phân tích để làm gì, trong khi lên lớp 6 các cháu học Anh văn?

Đang viết thì huyết áp lại lên nữa rồi  . . .

 

 

 

"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Đây là một ví dụ nữa cho phát biểu nổi tiếng của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng tại Cafe Trung Nguyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời anh chị em xem một vài tấm ảnh nghệ thuật, rất đẹp , vẻ đẹp của tạo hóa.

=================================================

 

 

 

vaol_DQD-01.jpg
 
vaol_DQD-02.jpg

 

vaol_DQD-04.jpg

 

vaol_DQD-03.jpg

 

vaol_DQD-05.jpg

 

vaol_DQD-06.jpg

 

vaol_DQD-07.jpg

 

vaol_DQD-08.jpg

 

vaol_DQD-09.jpg

 

vaol_DQD-10.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Mời anh chị em xem một vài tấm ảnh nghệ thuật, rất đẹp , vẻ đẹp của tạo hóa.

=================================================

 

 

 

vaol_DQD-01.jpg
 
vaol_DQD-02.jpg

 

vaol_DQD-04.jpg

 

vaol_DQD-03.jpg

 

vaol_DQD-05.jpg

 

vaol_DQD-06.jpg

 

vaol_DQD-07.jpg

 

vaol_DQD-08.jpg

 

vaol_DQD-09.jpg

 

vaol_DQD-10.jpg

 

Thế này thì chết! Nguy hiểm quá. Lý học Đông phương thành nói ngọng mất. Hì.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ảnh của Dương Quốc Định rất đẹp. Âm Dương rất hài hòa!!!

Bản chất của mọi cái đẹp là ở chỗ quân bình âm dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghi án cao nhân phong thủy ‘yểm’ ngôi cổ lăng

 

Người sống có ý đồ đặt ngôi cổ lăng theo hướng “triệt” long mạch, với dụng ý thế hệ con cháu của người trong mộ sau này không còn đường thăng tiến nữa.

 

Đó là ý kiến của chuyên gia mộ cổ Đỗ Đình Truật khi ông nghiên cứu ngôi cổ lăng nằm trong khu Mả Hầu thời Nguyễn triều ở vùng Gia Định (P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM). Với kiến thức về phong thủy học, ông Truật cho rằng, ngôi mộ bị chôn một cách bất thường. Vậy thực hư người nằm trong mộ là ai? Và có hay không khi chết rồi vẫn bị đối xử tàn độc như vậy?

 

ẩn hàng chữ“Đông cung lăng”

 

Nhà khai quật mộ lão thành Đỗ Đình Truật (82 tuổi, TP.HCM), nguyên là cán bộ khảo cổ học của Viện Khoa học xã hội và nhân văn (Viện KHXH&NV) bảo rằng, đây là trường hợp khai quật mộ khiến ông hao công, tốn sức nhất trong cuộc đời làm khảo cổ của mình.
Bởi, vụ khai quật không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc mở áo quan, nghiên cứu xương cốt là xong. Mà khi xác định được danh tính của người trong mộ, ông đã tiếp tục đi một bước, giải những chuyện “thâm cung bí sử’ bị chôn vùi một thời sóng gió của lịch sử. Như ông nói thì đây là câu chuyện về số phận bi thảm của một đương kim hoàng tử giai đoạn đầu của nhà Nguyễn.
Vị hoàng tử đó chính là Nguyễn Phúc Cảnh (1780-1801), anh cùng cha khác mẹ với hoàng tử thứ Nguyễn Phúc Đảm (1781-1841), người sau này nối ngôi vua cha Nguyễn Ánh (1765-1820), lấy hiệu Minh Mạng. Một vụ án bị “khuất tất” đến 2 thế kỷ mới được giải mã bởi bàn tay của nhà khảo cổ họ Đỗ.

Vụ khai quật đặc biệt này đã trở thành một công trình nghiên cứu lịch sử nghiêm túc, được ông hoàn tất hồ sơ báo cáo kết quả lên Viện KHXH&NV. Và cho đến nay thì những luận cứ chứng minh mà ông đưa ra về “vụ án” kinh điển trong lịch sử vẫn chưa có nhà sử học nào phản bác. Đối với khoa học thì đó là sự là thành công.

 

Ngôi mộ Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh trước khi khai quật được xem là nằm hướng tuyệt mệnh

Ông Đỗ Đình Truật bảo, bản thân biết về ngôi Cổ lăng Hoàng tử Cảnh từ hồi thập niên 70 của thế kỷ trước. Vào năm 1977, sau khi đất nước thống nhất, lúc đó ông đang công tác ở Phân viện phía Nam (Viện KHXH&NV) với chuyên ngành khảo cổ mộ.

Trong lần cùng ông Nguyễn Văn Công (đã mất), lúc đó là Giám đốc Bảo tàng cách mạng TP. HCM đi rà soát các công trình mộ cổ để có biện pháp nghiên cứu trùng tu. Khi đến khu quần thể mộ Mả Hầu (vùng lăng tẩm dành cho vua, quan triều Nguyễn giai đoạn trấn vùng Gia Định, nay là P.8, Q.Phú Nhuận), thì dừng lại ở một ngôi mộ cổ bề thế, bị bỏ quên trong vùng cây rậm rạp, đầy rắn rết và bọ cạp.

Ngôi mộ bằng hợp chất cao 3,5m, ngang 2,5m, dài 4,2m, vùng ngoại vi gồm sàn tế, cổng mộ và áng phong diện tích lên tới 400m2, so với những mộ khác thì nó nổi trội. Không những quy mô lớn, những chi tiết hoa văn trên thân mộ được điểm tô bằng hình rồng phượng, những biểu tượng chỉ dành cho mồ mã vua, chúa.

Tiếp tục dò tìm, ông còn phát hiện ra tấm bia đá bằng cẩm thạch quý, màu trắng ngà, cao 1,2m, rộng 0,8m cũng chạm hoa văn rồng, phượng. Nhưng những hàng chữ đã bị đục gần như không thể đọc, phải kỳ công phục dựng mãi mới dịch được vỏn vẹn 3 chữ “Đông cung lăng”.

Với kinh nghiệm của mình, ông Truật và cộng sự xét đoán, đây là ngôi mộ chứa nhiều bí ẩn, chắc chắn không phải là ngôi mộ thường dân. Nhưng điều khiến 2 ông đau đầu nhất là vì sao mộ của hàng vua chúa lại bị đục bỏ chữ, và bị (chứ không phải được) chôn ở hướng long mạch quá xấu, mà theo phong thủy học thì đó là hướng mà các đời con cháu bị “triệt đường công danh”.

Điều này đã dấy lên những nghi hoặc, ông tự nhủ, nhiệm vụ của mình là phải trả lời những khuất tất mà lịch sử để lại. Tuy nhiên, ngày đó đất nước còn nghèo, chưa có điều kiện khai quật, ông Truật đành “lỗi hẹn” và ý định sẽ tiến hành khai quật sớm nhất khi có điều kiện.

Sau lần phát hiện đó, về nhà ông đăm chiêu với 3 chữ “Đông cung lăng”. Là một người tường tận lịch sử vùng Gia Định cũng như Nam Bộ thời kỳ khẩn hoang, ông Truật dừng lại đến một nhân vật lịch sử khá mờ nhạt, đó là Nguyễn Phúc Cảnh, con trai của người vợ đầu vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh). Theo sử chép thì sinh thời Nguyễn Phúc Cảnh không được vua cha truyền ngôi mà phong cho chức gọi là “Đông cung Thái tử”.

Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh theo sử ghi lại thì đã chết vì bệnh đậu mùa lúc vừa tròn 22 tuổi (đến thời điểm những năm sau giải phóng các nhà sử học vẫn chưa có ai tìm ra mộ). Nhưng điều làm ông nghi vấn là vì sao một thái tử con đầu của vị vua quyền thế Gia Long lại bị chôn ở hướng mộ quá xấu như thế? Ông quyết định đi tìm câu trả lời.

 

pt_zps632d2a17.jpg

Ông Đỗ Đình Truật là người đặt ra nghi vấn ngôi mộ Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh bị yểm

Thực hư ở lăng một Hoàng tử

Qua hàng chục chuyến nghiên cứu thực địa quanh ngôi mộ cổ, ông thấy rằng, hướng mộ rõ ràng có “vấn đề” (xin nói thêm rằng, lúc đó ông Đỗ Đình Truật đã là một người rất am hiểu về phong thủy và hiện tại ông cũng là nhà phong thủy hiếm hoi của Việt Nam).

Ngôi mộ cổ nằm ở vị trí phía Nam giáp rạch Thị Nghè (cầu Nguyễn Văn Trỗi), phía Bắc giáp sông Tham Lương (cầu Tham Lương ngày nay), cách trung tâm TP. HCM lệch 12 độ về hướng bắc chừng 3km. Trong giai đoạn Nguyễn Ánh giành giật đất đai vùng Nam Bộ với quân Tây Sơn thì nổ ra sự kiện bi thảm.

Vào cuối năm 1789 lúc đó Nguyễn Huệ cho Đô đốc Phạm Văn Tham (chết 1789) ở lại giữ Thành Gia Định để tiến quân ra Bắc đánh lại quân Thanh xâm lược, ở phía Nam do yếu thế, nên Nguyễn Ánh mưu sự cho quân phản công chiếm lại thành Gia Định.

Sau đó là cuộc trả thù hết sức tàn bạo, Nguyễn Ánh bắt hết quân lính và gia quyến những người theo nhà Tây Sơn ra rạch hành quyết, trong đó có Đô đốc Tham. Tiếng già trẻ, gái trai khóc thét thảm thương dưới tay những đao phủ của Nguyễn Ánh, xác của hàng trăm người chất đống, máu chảy nghẹn rạch sông, cảnh tượng vô cùng thê lương. Để tưởng nhớ về những người đã khuất và Đô đốc Phạm Văn Tham, người dân trong vùng gọi trệch đi thành rạch Tham Lương, tên cầu cầu Tham Lương ngày nay cũng xuất phát từ sự kiện bi thảm đó.

Theo nhà địa lý, phong thủy nổi tiếng triều Gia Long là Ngô Nhân Tịnh (1761-1813, người mưu sự cho vua Gia Long dời kinh từ Gia Định về Phú Xuân- Huế) từng cho rằng chính vì cái “dớp” thảm sát đen tối đó mà vùng đất này (từ rạch Thị Nghè đến cầu Tham Lương ngày nay) rất thịnh âm khí. Về địa lý mà nói, vùng đất này giống hệt con nghê thần (kỳ lân) thò đầu ra phí Đông sông Sài Gòn uống nước và vùng vẫy tắm ở phí Tây (vùng Q. Tân Bình và một phần Long An ngày nay).

Nhưng “âm thịnh dương suy”, có lần Ngô Nhân Tịnh sau khi đi dạo vùng này có ghé tai nói với sử gia nổi tiếng Trịnh Hoài Đức (1765-1825) rằng: “Đất thiêng, tuy thịnh nhưng phát một mà hại mười. “Nhất đế vương, vô cầu nhị thể” (có một mà không có hai)”. Cùng chung với khu lăng Hoàng tử Cảnh ở đây có các ngôi mộ của những tướng quân trong triều Gia Long- Minh Mạng như: Tả quân Lê Văn Duyệt, phò mã Võ Tánh, Nguyễn Văn Học, Lê Văn Quận… được gộp chung trong “Khu lăng mộ Mả Hầu” (mả của những công hầu).

Những vị công hầu này có lợi ích đối trọng với vua Gia Long, khi chết đều phải chôn vào vùng này. Điều đáng nói, họ có điểm chung là chỉ hưng thịnh một đời mà thôi, con cháu không thể nào ngoi lên làm quan ở các đời sau. Những nhà am hiểu phong thủy cho rằng, Vua Gia Long và Minh Mạng không muốn cho con cháu họ dành công bộc với mình nên muốn triệt lợi ích thế hệ con cháu của họ (?!).

Và phải chăng ở đây câu chuyện “nồi da nấu thịt” đã thành hiện thực? Hoàng tử Đảm giết anh cùng cha là Hoàng tử Cảnh do không muốn sau này con cháu tranh cạnh lợi lộc với mình, điều này chúng tôi sẽ trở lại luận bàn sau.

Theo phân tích của ông Đỗ Đình Truật thì chuyện này không phải không có cơ sở. Thời Gia Long thì Ngô Nhân Tịnh là thầy địa lý- phong thủy chuyên lo việc xem hướng mồ mả cho triều, nhưng tất cả phải theo sự sắp xếp của vị vua độc đoán Gia Long mà sau này là vua Minh Mạng.
Chắc chắn việc để huyệt mộ cho Hoàng tử Cảnh lúc đó có sự nhúng tay của Ngô Nhân Tịnh. Khi nghiên cứu hướng mộ thì ông Truật thấy, Hoàng tử Cảnh sinh năm 1881 (năm Tân Tỵ) thuộc cung Khôn, mạng Kim, nhưng lăng mộ thì đầu quay về hướng Bắc.

Theo khoa học phong thủy thì đó là hướng tuyệt mạng hoàn toàn. Nhưng điểm đáng lưu ý là mộ chếch 12 độ la bàn, hướng này có nghĩa là chừa lại con đường sống, tức người bị yểm sẽ chết, nhưng con cháu vẫn còn sống. Ông Truật chứng minh luận điểm này bằng khoa học phong thủy. Ông soi chiếu vào “Bát quái đồ” của cung Khôn thì thấy sơn hướng 9 và 10.
Sơn hướng 9 là “Tấn tài”, nghĩa là nếu còn con cháu thì con cháu cũng giàu có, nhưng không làm quan, còn sơn hướng 10 là bệnh tật. Theo đó, dụng ý của người xây mộ là muốn cho con cháu của Hoàng tử Cảnh triệt đường vua, chúa, công hầu?. Và, thực tế sau này con cháu của Nguyễn Phúc Cảnh vẫn còn may mắn sống sót vài ba người, nhưng phải sống lay lắt, chìm nổi dưới những thủ đoạn nham hiểm của vua Minh Mạng.

Ngôi cổ lăng bị yểm?
Trên thực tế, sau khi Hoàng tử Cảnh chết đi, con cháu bị vu oan giáo họa dưới thời vua Minh Mạng và không ai được làm công bộc triều đình nữa. Chỉ còn một người con gái là Nguyễn Phúc Mỹ Thùy thoát chết trong vụ thanh trừng nội bộ của vua Minh Mạng và con cháu của Mỹ Thùy phải sống lay lắt. Đến nay thì có chị Nguyễn Phúc Huy Đoan (hiện sinh sống công tác ở nước ngoài) xác nhận là cháu 7 đời của Nguyễn Phúc Mỹ Đường (con trưởng của Hoàng tử Cảnh).
Kỳ Anh- Người đưa tin

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trả "lương” cho... lớp trưởng

 

Câu chuyện có thật vừa được Trường THPT Long Bình, huyện Gò Công Tây (một trường vùng sâu của tỉnh Tiền Giang) thực hiện từ học kỳ II năm học 2014-2015 này. 

 

d3zh25kZ.jpg

Bạn Trương Nguyễn Ngọc Yến (lớp trưởng lớp 9/1) ghi sổ đầu bài - Ảnh: Vân Trường

 

42 lớp trưởng từ khối 6 đến khối 12 của trường đều được hưởng chế độ này.

 

Cô Cao Châu Thanh Thủy, hiệu trưởng Trường THPT Long Bình, cho biết chủ trương hỗ trợ vật chất cho lớp trưởng (còn gọi là “trả lương”) của trường đã chính thức được thực hiện từ tháng 1-2015 sau khi hội đồng sư phạm nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh biểu quyết tán thành.

 

Nhà trường không chi tiền mặt cho các em mà giảm trực tiếp 50% học phí và 50% tiền học thêm tại trường. Chỉ riêng học kỳ II năm học này, tổng số tiền chi “trả lương” cho 42 lớp trưởng khoảng 10 triệu đồng.

 

Xứng đáng trả công

 

Em làm lớp trưởng được ba năm, khi gần ra trường thì được “trả lương”, thật là bất ngờ.

Tính ra “tiền lương” của em cũng khá nhiều, khoảng 600.000 đồng do học thêm nhiều môn để chuẩn bị thi tốt nghiệp.

Em thấy hãnh diện và xúc động vì được nhà trường ghi nhận, đánh giá cao vai trò của lớp trưởng. Em chỉ mong các bạn tiếp tục ủng hộ để em hoàn thành tốt trách nhiệm của mình

TRẦN NGỌC THÙY DƯƠNG (lớp trưởng lớp 12/3)

 

Người đề xuất “trả lương” cho lớp trưởng là thầy Lê Minh Hoàng (giáo viên chủ nhiệm lớp 8/5).

Trong cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường vào tháng 12-2014, thầy Hoàng đã nêu đề xuất này và nói rõ mức chi. Khi đó tập thể giáo viên đã thảo luận sôi nổi và 100% tán thành đề xuất này, đồng thời đề nghị ban giám hiệu cho thực hiện ngay từ đầu học kỳ II. 

 

Vấn đề này vượt thẩm quyền của hiệu trưởng do có liên quan đến học phí nên cô Thanh Thủy đã trao đổi với ban đại diện cha mẹ học sinh.

 

Ban đề nghị hỗ trợ bằng quà cho đỡ rắc rối chuyện tiền bạc, sổ sách, chứng từ. Nhà trường cho rằng hỗ trợ quà không phù hợp vì sách vở, dụng cụ học tập học sinh đã có, nếu tiếp tục tặng cho các em có khi lãng phí.

 

Cuối cùng nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất giảm 50% học phí chính khóa và chi phí học thêm là phù hợp nhất, tránh việc đưa tiền cho các em sẽ không hay. 

 

Đối với phần giảm học phí, ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ chi trả để bù đắp bởi số tiền này không lớn. Riêng tiền học thêm chi hỗ trợ cho lớp trưởng (khoảng 8 triệu đồng/học kỳ), ban giám hiệu nhà trường tự nguyện đóng góp bằng hình thức trích khoản tiền học thêm bồi dưỡng cho ban giám hiệu.

 

Theo cô Thanh Thủy, tất cả giáo viên của trường đều thống nhất chi “trả lương” cho lớp trưởng vì các em làm rất nhiều việc, xứng đáng được nhận tiền công, dù chỉ là tượng trưng.

 

Khi quyết định trả tiền “lương” tức là thầy cô của trường ghi nhận những đóng góp quan trọng của các em đối với công tác giáo dục của nhà trường.

 

“Khi được ghi nhận và trả công, các em sẽ làm tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với lớp, với các bạn đã tin tưởng bầu chọn các em giữ trọng trách lớp trưởng. Thực tế cho thấy trong ban cán sự lớp gần như tất cả công việc đều do lớp trưởng gánh vác. Nhiều lúc thấy lớp trưởng chịu phạt thay cho lớp chúng tôi rất xót xa” - cô Thanh Thủy nói.

 

Thầy Lê Minh Hoàng, người đề xuất việc này, nói rằng môi trường giáo dục hiện nay khác ngày xưa. Lớp trưởng làm rất nhiều việc hằng ngày và là người đứng mũi chịu sào thay cho ban cán sự lớp. Bây giờ không còn hình thức truy bài đầu giờ nên vai trò của lớp phó học tập cũng không đáng kể, còn vai trò lớp phó lao động cũng không lớn vì mỗi năm chỉ lao động vài ba lần. 

 

Thầy Hoàng kể: “Có một số lớp trưởng bị giám thị phạt đứng suốt một tiết trên văn phòng chỉ vì lớp của các em này có mấy bạn không đeo phù hiệu hoặc không mặc đúng đồng phục, rất tội nghiệp. Trường tôi có quy định học sinh nghỉ học thì hôm sau phụ huynh phải đến văn phòng xin giấy vào lớp. Học sinh đó phải cầm giấy vào lớp nộp cho lớp trưởng mới được vào học. Nếu không có giấy, lớp trưởng có quyền không cho vào lớp, tức là mời bạn mình rời khỏi lớp. Đa số lớp trưởng không dám làm việc này vì ngại và sợ bị bạn chửi, thậm chí trả đũa. Vì thế khi bị phát hiện thì lớp trưởng bị giám thị phạt. Tôi thấy lớp trưởng rất áp lực, rất cực nên mới đề xuất hỗ trợ cho các em”.

 

Động lực và áp lực

 

Bạn Trương Nguyễn Ngọc Yến (lớp trưởng lớp 9/1) cho biết bạn được tín nhiệm bầu giữ chức lớp trưởng suốt chín năm qua.

 

Công việc thường xuyên của bạn hằng ngày là điểm danh đầu giờ xem bạn nào vắng thì ghi lên góc bảng để giáo viên nắm, ghi sổ đầu bài, những tiết trống hoặc giáo viên bận không đến lớp được thì phải quản lý lớp, không để các bạn đùa giỡn gây ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, làm báo cáo cuối tuần, đến văn phòng nhận và trả đồ dùng dạy học mỗi ngày cùng nhiều công việc không tên khác.

 

Ngọc Yến kể vừa rồi bạn bị giám thị phạt đứng một tiết ở văn phòng vì tội “để bạn trong lớp không mang phù hiệu”.

 

Bạn tâm sự: “Khi đó em rất buồn, nản vì em không gây ra lỗi mà phải chịu phạt thay cho bạn có lỗi. Em rất muốn từ chức lớp trưởng vì áp lực quá, nhưng được thầy cô, bạn bè động viên nên em tiếp tục làm. Hiện giờ các bạn đã biết em được trả công làm lớp trưởng rồi nên sẽ yêu cầu em nhiều hơn, chắc là sẽ mệt hơn. Nhưng em thấy vui vì vai trò và công sức của em được thầy cô và bạn bè ghi nhận nên sẽ cố gắng làm thật tốt”. 

 

Học kỳ II này trung bình một học sinh lớp 9 đóng 440.000 đồng tiền học phí và học thêm trong trường.  Do lớp trưởng được giảm 50% nên bạn Ngọc Yến chỉ đóng 220.000 đồng.

 

Bạn cho rằng số tiền được trả công một học kỳ không phải nhiều, nhưng với học sinh vùng sâu thì cũng không hề ít.

Còn lớp trưởng lớp 12/3 Trần Ngọc Thùy Dương bảo rằng trong ba năm làm lớp trưởng đã có nhiều lần bạn bị suy sụp tinh thần vì một số bạn trong lớp không ủng hộ, không hợp tác.

 

“Có lần lớp em đi lao động, một nhóm bạn nam không làm gì mà tụ tập đùa giỡn. Em có nhắc thì một bạn không nghe, tức quá em đã đuổi bạn ấy đi về. Lúc đó em thấy vai trò của lớp trưởng như bù nhìn, các bạn bầu lên nhưng không tôn trọng nên em buồn lắm. Sau đó em có gặp bạn ấy để giải thích, nói chuyện thẳng thắn rằng nếu các bạn không ủng hộ thì em sẽ từ chức thì bạn có xin lỗi em. Sau này bạn ấy lao động tốt hơn trước, em thấy vui lắm. Một lần em vô lớp không thuộc bài, khi ra chơi các bạn nói xiên nói xỏ là làm lớp trưởng mà đi học không thuộc bài. Em buồn và mắc cỡ lắm vì mình chưa làm gương tốt cho các bạn” - Thùy Dương kể.

 

“Ban cán sự lớp có nhiều người nhưng chỉ trả lương cho lớp trưởng, các lớp phó có so bì không?” - chúng tôi đặt vấn đề.

Cô Thanh Thủy cho biết nhà trường có giải thích rõ vì sao chỉ hỗ trợ lớp trưởng. Thực tế lớp phó cũng thấy công việc của mình không có bao nhiêu nên không so bì.

 

Tuy nhiên nhà trường cũng sẽ có ưu đãi cho ban cán sự lớp, chẳng hạn như khi có nhà hảo tâm tặng sách vở, quà cáp thì sẽ đưa các em vào danh sách được tặng. 

 

Tình cờ chúng tôi gặp bạn Lê Bảo Trân (lớp phó lớp 6/6) đến văn phòng nhận văn phòng phẩm cho lớp liền hỏi: “Đây là công việc của lớp trưởng, sao em làm thay? Có phải lớp trưởng nhờ làm giùm không?”.

 

Bảo Trân đáp: “Dạ không. Em vô sớm thì đi lấy cho lớp. Nhưng chiều bạn lớp trưởng sẽ đem cất ở văn phòng”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Lớp trưởng được trả công, lớp phó thì không có, em có thấy bất công không?”. Bảo Trân cười: “Dạ không. Bạn lớp trưởng làm nhiều việc cực lắm. Tụi em đâu có làm gì mà trả công”.

 

Cô Thanh Thủy nói do đây là lần đầu tiên trường thực hiện việc này nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Các năm học tới vẫn sẽ giữ quy định này, nhưng chắc chắn sẽ nghiên cứu làm hay hơn, có thể tiền “lương” của lớp trưởng sẽ cao hơn và đương nhiên sẽ giao trách nhiệm cho các em nhiều hơn.

 

“Sẽ nhân rộng cách làm hay này”

Cô Trần Thị Quý Mão, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang, cho biết cô cũng vừa nắm được thông tin này và thấy đây thật sự là một cách làm hay, rất sáng tạo của tập thể hội đồng sư phạm Trường THPT Long Bình.

“Đúng là vai trò của lớp trưởng hiện nay rất nặng và nhiều áp lực. Việc ghi nhận bằng hành động cụ thể như vậy sẽ có tác dụng động viên các em làm tốt hơn nữa trách nhiệm của mình vì nhiệm vụ giáo dục chung của trường. Tôi rất xúc động khi biết ban giám hiệu nhà trường đã trích tiền bồi dưỡng của mình để chi hỗ trợ lại cho các lớp trưởng. Trong các hội nghị hay họp với các địa phương, tôi sẽ giới thiệu mô hình này để trường nào có điều kiện thì học tập làm theo” - bà Quý Mão nói.

 

Theo tuoitre.vn

====================================================

Việc làm này của trường Long Bình cần xem lại, còn có vấn đề đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày nay, cái gì người ta cũng suy ra tiền cả ư !!!

Không biết có đến lúc nghười ta có lập ra công thức tính giá trị của lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm, ... , một người bạn,... hay thậm chí của bố và mẹ là bao nhiêu $ không nhỉ ??? !!!

Ngành giáo dục mà như thế này sao ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày nay, cái gì người ta cũng suy ra tiền cả ư !!!

Không biết có đến lúc nghười ta có lập ra công thức tính giá trị của lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm, ... , một người bạn,... hay thậm chí của bố và mẹ là bao nhiêu $ không nhỉ ??? !!!

Ngành giáo dục mà như thế này sao ?

 

Lý học là một khoa học nghiên cứu tất cả các đối tượng khách quan và chủ quan. Cho nên nó mới bao trùm lên tất cả.

Bởi vậy, với tôi tất cả chỉ là đối tượng nghiên cứu - kể cả "tôi" cũng là đối tượng nghiên cứu của chính tôi, anh Votruoc ạ. Trong một câu chuyện hài, chính Thiên Sứ cũng được định giá 50. 000 VND.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trong một câu chuyện hài, chính Thiên Sứ cũng được định giá 50. 000 VND.

Như thế cũng cao rồi!!!

Còn hơn tôi,Tôi phải bù thêm tiền cho người mua cũng ... 50.000 VND!

Không biết cái đám "cộng đồng..." ấy giá bao nhiêu nhỉ? Chắc không rẻ đâu! Được đào tạo kỹ lắm mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sởn da gà chuyện “liêu trai” ở những ngôi nhà bị “âm binh” về quấy phá

 

Những câu chuyện khó tin về ngôi nhà bị “ma trêu quỷ ghẹo” khiến cho gia chủ không dám ở, bán không ai mua, vẫn xuất hiện đâu đó trong cuộc sống và đặc biệt vẫn tồn tại giữa thủ đô Hà Nội tấp nập.

 

Để tìm ra nguyên nhân, lý giải và tìm cách giải quyết hợp tình hợp lý là một việc không phải dễ.

 

Những câu chuyện “sởn da gà”…

2 giờ sáng, bị dựng dậy bởi một giấc mơ “quái đản”, Ngọc Vân không thể ngủ được, đầu đau khủng khiếp. Cô kể lại: “Em mơ thấy bị nhiều người truy đuổi, dọa giết. Khắp nơi lửa cháy đỏ rực, em cố tìm để cứu con mà không thấy. Sợ quá, em hét lên và tỉnh giấc”.

Từ khi chuyển về sống trong căn nhà này, vợ chồng cô thường cãi nhau vì những lý do vặt vãnh và thường kết thúc bằng việc chồng cô gào thét, đòi tự tử, rồi đốt nhà… Chính bản thân anh cũng không thể lý giải nổi những hành vi của mình, anh nói: “Lúc đó như có ai điều khiển làm đầu óc anh rối loạn, tức giận một cách thái quá và chỉ muốn đốt nhà”.

Kèm theo đó, việc làm ăn của vợ chồng luôn gặp trục trặc, đơn giản nhất là việc đôi khi đồ vật bị “giấu” đi như có “ma trêu”. Rõ ràng, tập hồ sơ cô đặt trên mặt bàn làm việc để chuẩn bị đi ký hợp đồng nhưng đến giờ đi, tìm cách gì cũng không thấy. Đến trưa, tự nhiên cô nhìn thấy hồ sơ trên mặt bàn, nhưng… có một tờ báo phủ lên trên. Có hôm, cô tìm toát mồ hôi không ra chìa khóa két và sau đó “bỗng dưng” lại thấy xuất hiện trong túi một chiếc áo rét lâu ngày không mặc.

Với vẻ ngoài cổ kính, ngôi nhà số 138 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hướng ra hồ Gươm nằm ở vị trí “đắc địa” nhưng bị bỏ hoang nhiều năm vì có nhiều tin đồn cho rằng thường xuất hiện hình ảnh một người phụ nữ tóc rất dài và đen ngồi đung đưa trên tầng 2 ngôi nhà. Đặc biệt, cây đa mọc xuyên qua nóc nhà, tuy không có đất và không người chăm sóc nhưng rất xanh tươi. Vào những đêm mưa phùn gió bấc, có người thấy người phụ nữ ấy ôm cây đa trên nóc nhà khóc lóc thở than rất thảm thiết. Cũng đã có vài người thuê ngôi nhà này để kinh doanh nhưng không tán gia bại sản thì cũng gặp tai nạn nên ngôi nhà bị bỏ hoang như vậy.

 

Giữa con phố đông đúc, sầm uất, ngôi nhà số 217 đường Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội cũng bị bỏ hoang vì những lời đồn “liêu trai”. Kiến trúc ngôi nhà cũng có vẻ hơi “kỳ dị” khi tầng 1 được ngăn đôi, một bên là cửa cuốn luôn đóng im ỉm, một bên được người bán hàng thuê lại vài mét để bán “Món ngon Sài Gòn” và cũng chỉ bán cho khách mang về chứ không có chỗ cho khách ngồi lại. Tầng 2 ngôi nhà toát ra sự hoang lạnh với tường quét vôi vàng thẫm, bong tróc nhiều chỗ, cửa sổ cũng như cửa chính mở toang hoác. Theo mọi người kể lại, trong ngôi nhà này trước đây có người tự tử nên không ai dám ở, thậm chí người bán hàng cũng không dám ngủ lại. Theo anh, khi ngủ trong ngôi nhà, đêm đến anh thường gặp những giấc mơ rất đáng sợ.

Ngôi nhà số 300 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội nhuốm một vẻ thâm u, huyền bí khi tọa lạc trên mảnh đất hàng nghìn m2 nhưng phía ngoài căn nhà là cánh cửa sắt hoen gỉ luôn khóa chặt và phía trong là ngôi nhà khoác màu sơn xám xịt. Những lời đồn thổi về “ngôi nhà ma” này rất nhiều, thậm chí trên mạng có hẳn một “hội” chuyên bàn luận về vấn đề này. Theo họ, khi đêm đến, những người có việc phải ngủ lại đây thường nghe tiếng trẻ con kêu khóc, đang ngủ cảm giác như bị dựng giường dậy.

Họ thường nghe thấy tiếng bước chân đi lại, tiếng người nói chuyện rì rầm ở tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà. Đặc biệt, bàn ghế thường bị dịch chuyển một cách khó hiểu, thậm chí có chiếc ghế buổi chiều để ở ngoài sân nhưng sáng hôm sau luôn thấy chiếc ghế đó ở trong mái hiên. Mọi người giải thích, đó là chiếc ghế của một “ông Tây” khi còn sống rất thích sử dụng, khi mất đi, vong hồn ông vẫn lởn vởn ở đây nên việc ông sử dụng chiếc ghế vào ban đêm rất có thể xảy ra.

 

16444801016_997ae4a30c.jpg

Ngôi nhà số 300 Kim Mã, quận Ba Đình được cho là có phong thủy xấu và được xây dựng trên một khu đất nhiều mồ mả chưa di chuyển.     Ảnh: TL

Căn nguyên của những câu chuyện khó tin

 

Vợ chồng Ngọc Vân đã quyết định gặp một chuyên gia về phong thủy. Sau khi nghiên cứu kỹ địa thế ngôi nhà, chuyên gia phong thủy đã tìm ra nguyên nhân khiến những người trong nhà luôn nóng nảy, cãi vã lẫn nhau. Ngôi nhà thuộc về hướng Đông, thuộc “hỏa vượng”, nếu hợp phong thủy sẽ rất tốt. Nhưng ngôi nhà này không hợp phong thủy vì có một tòa cao ốc chắn phía trước, ngoài ra còn có một dòng nước bẩn chảy ngang qua trước cửa nhà. Khi ở trong ngôi nhà phạm phải điều này, mọi người sẽ bị đau gan, đau nửa đầu, hay quên, khi ngủ thường gặp ác mộng, tinh thần làm việc uể oải. Đặc biệt, các thành viên trong gia đình hay cãi vã và dễ xảy ra hỏa hoạn. Sau khi ngôi nhà được “hóa giải” lại bằng phong thủy, gia đình Ngọc Vân đã được an lành, mọi việc suôn sẻ như xưa.

Ngôi nhà ở số 138 phố Hàng Trống hiện nay đã được chủ khách sạn Phú Gia mua lại với giá rất rẻ. Việc phá bỏ ngôi nhà này, xây nên một công trình mới sẽ đánh tan những lời đồn ma mị, xóa đi một địa chỉ “nhà ma ám” tại Hà Nội.

doisong-can-nha-ma-2-doi-song-phap-luat.

Ngôi nhà số 138, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm luôn khiến mọi người rờn rợn vì sự liêu trai, kỳ bí. Ảnh: TL

Việc ngôi nhà số 217 đường Tôn Đức Thắng, hiện vẫn bỏ hoang, được UBND phường Hàng Bột cho biết: Ngôi nhà trước đây thuộc Xí nghiệp kinh doanh nhà quản lý, hiện nay, ngôi nhà đã được người dân mua theo Nghị định 61 và thuộc quyền sở hữu của 3 hộ dân. Tầng 1 do bà Nguyễn Thị M và ông Nguyễn Văn N sở hữu, tầng 2 thuộc về quyền sở hữu của ông Nguyễn Văn L. UBND phường cũng đã nhắc nhở các chủ sở hữu phải chủ động sửa chữa, tôn tạo lại ngôi nhà, đảm bảo mỹ quan cũng như an toàn cho nhân dân sống xung quanh nhưng các chủ sở hữu vẫn chưa tiến hành việc này.

Có lẽ, do việc đồng sở hữu một căn nhà nên dẫn đến sự bất đồng trong việc thỏa thuận chuyển nhượng, sửa chữa ngôi nhà nên cả 3 chủ sở hữu đều không về ở và cũng khó bán trong thời điểm này. Đó mới là lý do chính giải thích cho việc “bỏ hoang” căn nhà ngay giữa phố xá sầm uất.

doisong-can-nha-ma-3-doi-song-phap-luat.

Ngôi nhà số 217, đường Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, được đồn thổi là “ngôi nhà ma ám”. Ảnh: Vy Anh

Khu đất rộng 3.200m2 ở số 300 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội vốn là trụ sở của Đại sứ quán Bulgaria quản lý, sử dụng trên cơ sở ký kết Hiệp định ngày 14/12/1982. Tòa nhà này đã bị bỏ hoang từ năm 1991 do đại sứ quán Bulgaria không sử dụng nữa. Do sự ràng buộc về Hiệp định đã ký kết nên dù không sử dụng nữa nhưng Đại sứ quán vẫn thuê người bảo vệ trông nom. Nhiều người không hiểu nổi lý do tại sao một ngôi nhà tọa lạc trên khu đất rộng hàng nghìn m2 lại bỏ hoang nên lý giải bằng việc “nhà bị ma ám”.

Việc có những “hiện tượng lạ”, “kỳ bí” xảy ra khi chúng ta sống trong một môi trường nào đó không phải là không có. Nhưng mỗi người giải thích theo một cách khác nhau, có người cho là do các vong hồn chưa được siêu thoát quấy nhiễu, do phong thủy… Theo TS Vũ Văn Bằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP nghiên cứu môi trường tia đất bảo vệ sức khỏe, khi gặp những trường hợp đó, ta cần kiểm tra môi trường đất, không khí, vật liệu xây dựng của những ngôi nhà đó. Khi tia đất xấu, môi trường ô nhiễm, vật liệu xây dựng bị nhiễm phóng xạ… rất dễ dẫn đến bệnh tật, tinh thần hoảng loạn cho những người sống trong ngôi nhà.

Những lời đồn đoán về “ma ám” xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện tượng thì có nhiều nhưng để giải thích hiện tượng, không phải ai cũng tìm ra lời giải một cách thông minh và đúng đắn. Chúng ta nên tìm hiểu, lý giải theo chiều hướng tích cực và khoa học để tránh rơi vào trạng thái tâm lý không tốt.

 

Theo Báo Pháp luật và xã hội

 

---------------------------

Toàn những vị trí đắc địa cả, giá mà họ bán rẻ thì tốt quá nhỉ? bố cháu đăng ký mua ngay để ở, hehehe


 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trả "lương” cho... lớp trưởng

 

 

Thầy Hoàng kể: “Có một số lớp trưởng bị giám thị phạt đứng suốt một tiết trên văn phòng chỉ vì lớp của các em này có mấy bạn không đeo phù hiệu hoặc không mặc đúng đồng phục, rất tội nghiệp. .

 

 

Chúng ta phải xem kỹ lớp trưởng là ai? lớp trưởng chỉ là 1 học sinh như những học sinh khác mà thôi.

Lớp trưởng không phải là 1 cấp lãnh đạo mà có nghĩa vụ và quyền lợi.

Tại sao giám thị có quyền  phạt lớp trưởng vì lỗi của những học sinh khác quên đeo phù hiệu? nếu áp dụng phạt lớp trưởng được, thì phải trả lương cho lớp trưởng.

Vấn đề quản lý giáo dục là phúc tạp, nhưng các vị quản lý cấp cao có nhìn thấy được vấn đề không?

Mời anh chị em xem thông tin bài viết tham khảo ở dưới , về vấn đề lớp trưởng ở nước ngoài.

=====================================================================

 

Chuyện “lớp trưởng” của con trẻ ở nước Đức

 

Bài viết của anh Trần Đình Ngân từ nước Đức về chuyện “lớp trưởng” của con trẻ gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ về nền giáo dục của nước nhà. Một câu chuyện nhỏ, nhiều ý nghĩa, rất đáng đọc…

 

Bài dưới đây được anh Trần Đình Ngân viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010, bài viết không phải là mới nhưng những điều mà bài viết gợi mở vẫn thật bổ ích với các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
 
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khỏe mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.

Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, quà thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!

- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế giễu nhau ngoái lớp thì làm sao? - bố Hòa hỏi chen vào.

- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.

- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?

- Có mà dám!

Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.

*

Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.

Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: “Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!”.

Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?” (cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).

Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn quá bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau”.

Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là “sỹ quan”, đứa là “lính” ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.

R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.

Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hóa Đông - Tây về giáo dục!”.

*

Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).

Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).

Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).

Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.

Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.

Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay.

Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm - Berlin.

Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết. Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da màu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".

Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:

- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?

- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).

- Tự con đánh giá về mình thế nào?

- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.

Còn môn lịch sử, con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.

- Hoạt động ngoại khóa?

- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.

Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO”. Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?

Chuyện “lớp trưởng” đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.

Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi, liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?

*

Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo - đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có “nghề lớp trưởng” rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!

Trần Đình Ngân

Theo http://huc.edu.vn/chi-tiet/2289/Chuyen-lop-truong-cua-con-tre-o-nuoc-Duc.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta phải xem kỹ lớp trưởng là ai? lớp trưởng chỉ là 1 học sinh như những học sinh khác mà thôi.

Lớp trưởng không phải là 1 cấp lãnh đạo mà có nghĩa vụ và quyền lợi.

Tại sao giám thị có quyền  phạt lớp trưởng vì lỗi của những học sinh khác quên đeo phù hiệu? nếu áp dụng phạt lớp trưởng được, thì phải trả lương cho lớp trưởng.

Vấn đề quản lý giáo dục là phúc tạp, nhưng các vị quản lý cấp cao có nhìn thấy được vấn đề không?

Mời anh chị em xem thông tin bài viết tham khảo ở dưới , về vấn đề lớp trưởng ở nước ngoài.

=====================================================================

 

Chuyện “lớp trưởng” của con trẻ ở nước Đức

 

Bài viết của anh Trần Đình Ngân từ nước Đức về chuyện “lớp trưởng” của con trẻ gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ về nền giáo dục của nước nhà. Một câu chuyện nhỏ, nhiều ý nghĩa, rất đáng đọc…

 

Bài dưới đây được anh Trần Đình Ngân viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010, bài viết không phải là mới nhưng những điều mà bài viết gợi mở vẫn thật bổ ích với các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
 
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khỏe mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.

Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, quà thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!

- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế giễu nhau ngoái lớp thì làm sao? - bố Hòa hỏi chen vào.

- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.

- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?

- Có mà dám!

Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.

*

Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.

Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: “Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!”.

Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?” (cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).

Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn quá bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau”.

Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là “sỹ quan”, đứa là “lính” ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.

R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.

Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hóa Đông - Tây về giáo dục!”.

*

Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).

Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).

Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).

Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.

Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.

Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay.

Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm - Berlin.

Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết. Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da màu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".

Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:

- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?

- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).

- Tự con đánh giá về mình thế nào?

- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.

Còn môn lịch sử, con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.

- Hoạt động ngoại khóa?

- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.

Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO”. Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?

Chuyện “lớp trưởng” đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.

Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi, liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?

*

Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo - đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có “nghề lớp trưởng” rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!

Trần Đình Ngân

Theo http://huc.edu.vn/chi-tiet/2289/Chuyen-lop-truong-cua-con-tre-o-nuoc-Duc.html

 

Đấy là ở bên Đức. Còn ở Đông phương thì từ thời còn "Thầy đồ Cóc" dậy chữ Khoa Đẩu đã có "Trưởng tràng" - không tin xem lại tranh "Thầy đồ cóc". Tuy nhiên, tổ chức lớp học của "Thầy đồ cóc" lại không như bây giờ. Bác trưởng tràng có thể là một ông già lụ khụ đến 70 tuổi và là xếp tất cả các lớp từ sơ học đến cao cấp. Học trò từ trưởng tràng đến mới học tam tự kinh đều như nhau, khi trưởng tràng hách dịch, trò đều có thể khoanh tay "Bẩm thầy! Anh trường tràng quẹt lọ vào sách con". Trưởng tràng chỉ là người phụ việc cho thày, như mài mực, sắp giấy. Học trò ngày xưa nghịch lắm. "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cho nên lôi thôi là thày sai trưởng tràng đánh đít vài roi. Không tin xem "Thày đồ cóc". Bởi vậy: "Bắc Nam cương vực đã chia. Phong tục mỗi nơi một khác". Đâu phải cứ Tây là tiến bộ đâu. Mọi chuyện cần xem xét kỹ, cân đối, hài hòa và hợp lý là tốt. Vấn đề là "Lớp trưởng có lương" là không ổn mà thôi.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay