yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Đôi khi chửi nhau cũng là cách PR cho cuốn sách. Nhưng Lão Gàn xác nhận cuốn sách này sai về phương pháp chứng minh. Lão gàn xem cuốn sách này rồi. Đúng là dở hơi.

Nếu rảnh, Lão Gàn sẽ có bài viết vạch ra cái sai của cuốn sách này. Đây ko có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.Nên rảnh thì viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi khi chửi nhau cũng là cách PR cho cuốn sách. Nhưng Lão Gàn xác nhận cuốn sách này sai về phương pháp chứng minh. Lão gàn xem cuốn sách này rồi. Đúng là dở hơi.

Nếu rảnh, Lão Gàn sẽ có bài viết vạch ra cái sai của cuốn sách này. Đây ko có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.Nên rảnh thì viết.

Nói rõ hơn là thế này: Cuốn sách này tôi có cách đây vài tháng. Do Thế Trung tặng. Tôi mở xem lướt qua phương pháp chứng minh của tac giả, thấy dở hơi, nên chưa xem hết cuốn sách. Sách còn mới toanh. Bi wờ thấy dư luận ầm ĩ, nên đành phải xem xem nó thế nào mà ầm ĩ thế. Hì. Nếu không có ai thuê Lão gàn làm phong thủy thì chắc mai xem xong. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị và chủ nhân topic
Cuốn sách gây ầm ĩ của nhà nghiên cứu Ta Đức thật tình tôi chỉ xem lướt qua. Chán quá! Nhưng nếu nói phong long như thế thì e rằng bị coi là chê bai không có chứng cứ - như những người vẫn chê tôi. Bởi vậy tôi phải trưng ra đấy làm bằng chứng cho cái sự chê của tôi là có "cơ sở khoa học"(*).
Dưới đây là ba trang rưỡi trong cuốn sách của ông ta trong việc đi tìm từ gốc của tên thành "Cổ Loa". Qua đó để thấy phương pháp chứng minh của ông ta rất phiến diện và cục bộ.
Tôi đưa lên đây toàn bộ luận điểm của ông Tạ Đức về vấn đề này, để quí vị tham khảo chứ không cắt trích.
Với những quí vị quan tâm, chắc sẽ chịu khó xem hết phần này và tôi sẽ chứng minh sai lầm về phương pháp của ông Tạ Đức vào lúc rảnh.Tôi sẽ cố gắng trong này mai, trong trường hợp tôi không phải đi làm phong thủy.

IMG_2546_zps8632a727.jpg
IMG_2547_zps190b2e1d.jpg
IMG_2548_zps3836c000.jpg
IMG_2549_zps3a422ff8.jpg
====================
* Chú thích: Cụm từ "cơ sở khoa học" không phải do tôi sáng tác, mà là ăn theo nói leo. Xin đừng hỏi tôi lấy từ này từ đâu ra

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc tế ›› http://vietnamnet.vn...trung-quoc.html

22/05/2014 10:17 GMT+7

Putin "thắng lớn" ở Trung Quốc

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặt hái được những gì phương Tây lo ngại: ông đạt được "siêu thỏa thuận" cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, một trục xoay hướng Đông giúp Nga mạnh mẽ hơn trước những lệnh cấm vận mà phương Tây có thể áp đặt.

Hợp đồng khí đốt Nga - Trung đã được thương lượng suốt 10 năm qua, với rào cản chủ yếu là về giá cả. Các số liệu của hợp đồng đã được Tổng giám đốc tập đoàn Gazprom Alexey Miller công bố, cho thấy mức giá cuối cùng sẽ vào khoảng 10 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (Btu).

Theo hãng tin Bloomberg, con số này thấp hơn nhiều so với mong muốn của Nga. Số liệu từ Platts cho thấy, mức giá khí đốt trung bình từ Myanmar, Turkmenistan và Uzbekistan là khoảng 10,14 USD trong năm ngoái. Năm nay, Gazprom hy vọng sẽ xuất khẩu khí ở mức giá trung bình 10,62 USD trên 1 triệu Btu nhưng các khách hàng truyền thống của tập đoàn ở châu Âu đang muốn mặc cả xuống.

Posted Image Hợp đồng khí đốt Nga - Trung trị giá 400 tỷ USD. Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moscow, trong bối cảnh phía châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga.

Về phía Trung Quốc, hợp đồng cũng giúp nước này "dễ thở" hơn nhiều. Đất nước đông dân nhất thế giới hiện đang dựa 2/3 tổng năng lượng tiêu thụ vào than và đang nóng lòng muốn chuyển sang dùng khí đốt để thay thế vì các lý do về môi trường. Lượng khí đốt nhập khẩu hiện nay của nước này chỉ như muối bỏ biển so với quy mô thị trường tiềm năng.

Thêm hai điểm nữa: Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giúp Nga rót vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng to lớn của nước này - ước tính ở mức hơn 30 tỷ USD, và Trung Quốc có thể cũng sẽ thanh toán bằng Nhân dân tệ, đảm bảo cho hợp đồng an toàn trước bất kỳ lệnh cấm vận nào của phương Tây.

Một thông báo chung giữa hai bên được ký trước khi đạt thỏa thuận nghe có vẻ giống như một hiệp ước chống phương Tây. Nhắc lại lập trường của Nga về khủng hoảng Ukraina, văn bản này chứa những lời tố cáo mạnh mẽ nhằm vào các chính sách của châu Âu và Mỹ:

"Các bên nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng di sản lịch sử của các nước, truyền thống văn hóa của họ, lựa chọn độc lập của họ về hệ thống chính trị xã hội, hệ thống giá trị và con đường phát triển, về việc chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, về việc phản đối ngôn ngữ của các lệnh cấm vận đơn phương, hoặc tổ chức, hỗ trợ, cấp kinh phí hay khuyến khích hoạt động nhằm thay đổi hệ thống hiến pháp của nước khác, hoặc lôi kéo nước đó vào bất kỳ một liên minh hoặc khối đa phương nào".

Đi kèm cùng một loạt các hợp đồng và thỏa thuận nhỏ hơn, đó là tất cả những gì mà ông Putin có thể mong muốn. Trung Quốc dường như không thấy có bất lợi trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với Nga. Nước này vừa nhận được nguồn cung năng lượng tin cậy, vừa có được sự yên ổn dọc đường biên giới dài 2.600 dặm và nhiều điều khoản dễ dàng hơn cho các công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên to lớn của Nga.

Trong khi đó, phương Tây vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất các hàng hóa công nghiệp và duy trì một mức độ đầu tư cao vào nợ công. Do vậy, Bắc Kinh khó có thể phải hứng chịu một sự tác động chính trị nào từ việc tiếp đón ông Putin trong khi lãnh đạo Nga đang bị lên án ở phương Tây.

Bloomberg cho rằng, về phần Putin, ông gần như xuất hiện như một người chiến thắng trong kế hoạch phiêu lưu về Crưm. Liên minh với Trung Quốc cho phép ông "ra khỏi đám lau sậy như một chú cá sấu no nê". Vào lúc này, ông không còn "đói bụng" nữa, và không hề có nguy cơ ngay lập tức nào về một sự cô lập hoàn toàn.

Thanh Hảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em đã xem hết luận cứ của ông Tạ Đức, nguyên văn và hoàn chỉnh. Tôi tin quí vị và anh chị em đã nhận thấy phương pháp chứng minh của ông ta là mô tả các từ liên quan của các ngôn ngữ khác và liên hệ với từ Cổ Loa ở Bắc Việt Nam hiện này và tất nhiên nó liên hệ với Việt sử là An Dương Vương Thục Phàn.

Tôi không có thời gian để phân tích chi tiết từng đoạn như trước. Tôi chỉ xin vắn tắt thế này:
Ở vùng đồng bằng sông Hồng có rất nhiều địa danh mang từ "Cổ", thí dụ như: Cổ Loa, Cổ Mễ, Cổ Bi, Cổ Pháp, Cổ Ngư....Vậy nếu phương pháp của ông Tạ Đức đúng thì nó phải tiếp tục giải thích được các địa danh trên. Không giải thích được thì đó là phương pháp sai.
Ở đây tôi chưa nói đến việc các giáo sư, tiến sĩ và các nhà nghiên cứu cổ sử Việt từ trước đến tận ông Tạ Đức này luôn mặc định Cổ Loa là do An Dương Vương xây dựng chống lại nhà Tần . Nhưng họ lại không hề có một bằng chứng gọi là "cơ sở khoa học" nào để chứng minh cho điều đó; ngoại trừ hai danh từ "Cổ Loa" ở Bắc Ninh và "Loa Thành" trong truyền thuyết An Dương vương xây thành ốc , trùng nhau ở chữ "Loa".
Còn luận điểm của ông Tạ Đức cho rằng Thực Phán là hậu duệ của Vua Thục; thực chất là lập lại quan điểm của ông Đào Duy Anh mà tôi đã chỉ ra sai lầm của vị học giả này trong cuốn "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp" (Nxb Thanh Niên. 1999).

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả sách cho rằng “người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc” lên tiếng

(Tinmoi.vn) Nhà dân tộc học Tạ Đức cho biết, ông viết cuốn “Nguồn gốc người Việt – người Mường” không phải vì háo danh mà vì bổn phận nghề nghiệp, và người “kiện” cuốn sách này chính là bạn thân của tác giả.

Như đã đưa tin, vụ việc buổi giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức – Nhà xuất bản Tri Thức phát hành bị hoãn vào phút chót đang thu hút sự chú ý của dư luận và tạo ra những tranh cãi trong giới nghiên cứu.

Theo những thông tin ban đầu, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hội thảo giới thiệu sách trên bị tạm hoãn là do PGS, TS Bùi Xuân Đính - Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc Ngôn ngữ Việt - Mường - Viện Dân tộc học Việt Nam – đã có đơn thư “khiếu nại” về cuốn sách. Một lý do đáng chú ý mà ông Đính đưa ra là cho rằng: “Đây là cuốn sách có rất nhiều sai sót về phương pháp luận, về việc sử dụng tài liệu, do vậy, đưa đến những kết luận khoa học không đúng đắn: phủ nhận người Việt và người Mường cùng nguồn gốc, phủ nhận tính bản địa của hai tộc người này, coi họ đều từ Trung Quốc sang”.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Nhà Dân tộc học Tạ Đức – tác giả cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” – để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc.

- Xin ông cho biết thông tin cụ thể, chi tiết hơn về việc buổi giới thiệu cuốn sách của ông tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace vừa bị hoãn vào phút chót?

- Trước tiên, tôi xin nói rõ rằng, cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tôi thực ra đã được NXB Tri Thức chính thức phát hành từ tháng 1/2014. Buổi hội thảo giới thiệu sách dự kiến diễn ra ngày 15/5 tại L’Espace 24 Tràng Tiền vừa qua là do NXB Tri Thức và Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức, tôi cũng chỉ là một khách mời đến trao đổi về cuốn sách với các học giả, nhà nghiên cứu khác. Buổi giới thiệu sách này đã được lên kế hoạch và ấn định thời gian từ nhiều tháng trước, chứ không phải cố ý chọn đúng thời điểm đang xảy ra những căng thẳng về Biển Đông giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc để tổ chức.

Nhưng như mọi người đã biết, buổi giới thiệu sách đã bất ngờ có thông báo hoãn vào ngày 14/5, tức là chỉ một ngày trước ngày dự kiến tổ chức.

Nguyên nhân trực tiếp của việc hoãn trên là do ông Bùi Xuân Đính, nhân danh là PGS.TS, Trưởng phòng, Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc Ngôn ngữ Việt - Mường, Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã gọi điện thoại (ngày 9/5), gửi thư và trực tiếp đến Trung tâm văn hóa Pháp (ngày 13/5) lớn tiếng đòi hoãn cuộc hội thảo. Và ông ta đã đạt được mục đích.

- Ông Bùi Xuân Đính đưa ra nhiều lý do trong thư yêu cầu gửi một số nơi liên quan để đòi hủy bỏ buổi giới thiệu cuốn sách của ông. Ông nhìn nhận như thế nào về hành động của ông Đính?

- Với những lời lẽ gay gắt, có phần trịch thượng, ông Đính đưa ra nhiều lý do để đòi hủy bỏ buổi hội thảo giới thiệu cuốn sách của tôi.

Ông Đính đã nói rằng: “Đây là cuốn sách có rất nhiều sai sót về phương pháp luận, về việc sử dụng tài liệu, do vậy, đưa đến những kết luận khoa học không đúng đắn: phủ nhận người Việt và người Mường cùng nguồn gốc, phủ nhận tính bản địa của hai tộc người này, coi họ đều từ Trung Quốc sang; phủ nhận hầu hết các thành tựu nghiên cứu của các ngành Khảo cổ học, Sử học, Dân tộc học, Ngôn Ngữ học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của nhiều học giả Pháp trong hơn nửa thế kỷ qua”.

Chưa dừng lại, ông Đính tiếp tục ngoa ngôn: “Những luận điểm về nguồn gốc Trung Quốc của nhiều tộc người ở Việt Nam đã và đang bị sử dụng để gây ly khai, chia rẽ cộng đồng các tộc người ở Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết, thống nhất của quốc gia Việt Nam... Trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam đã và đang bị dư luận thế giới phản đối, việc Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức giới thiệu cuốn sách "Nguồn gốc người Việt - người Mường" của tác giả Tạ Đức là không phù hợp, dễ bị lợi dụng”.

Tôi khẳng định, đó là những lời lẽ vu khống và vu cáo trắng trợn, bởi những ai đã đọc sách đều thấy rõ khi đưa ra các giả thuyết của mình, tôi đã kế thừa có chọn lọc thành tựu của các học giả Pháp như E. Chavanes, L. Anrousseau, C.Madrolle, V. Goloubew, L. Bezacier, J. Cusinier, Porée Maspéro…, hơn nữa, dựa trên những thành tựu mới của khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, di truyền học ở Việt Nam và thế giới trong 60 năm qua.

Tôi được biết và đã đọc một bài viết của ông Đính về cuốn sách của tôi, chuẩn bị đăng trên một tạp chí. Trong bài viết này có nhiều bằng chứng cho thấy ông Đính chỉ đọc cuốn sách của tôi một cách cẩu thả, qua loa, đại khái và thay cho việc phản biện một cách khoa học, ông ta đã đưa ra nhiều luận điểm vô căn cứ, tùy tiện, chụp mũ quan điểm chính trị một cách thô bạo, bịa đặt… mà những lời nêu trên chỉ là một ví dụ.

Tôi cho rằng, các lời lẽ “đao to búa lớn” của ông Đính với cán bộ của Trung tâm văn hóa Pháp, đòi hoãn cuộc giới thiệu và hội thảo là ngông cuồng. Vô lý hơn, sau khi L’Espace thông báo hoãn buổi giới thiệu sách, ông Đính còn viết thư yêu cầu một số cơ quan báo chí phải gỡ tin, bài đã đưa trước đây nói về buổi hội thảo giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”.

- Ông và ông Bùi Xuân Đính có quan hệ như thế nào với nhau?

- Từ năm 1980 – 1989, tôi là cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng người Việt – Viện Dân tộc học. Trong khoảng thời gian này, tôi và ông Đính là đồng nghiệp cùng phòng với nhau. Ngoài đời, hai chúng tôi cũng là bạn thân.

Chính vì có mối quan hệ có thể coi là thân tình với ông Đính nên tôi đã rất bất ngờ và sốc một chút khi biết chuyện ông ta chính là người khiếu nại, đòi hủy bỏ buổi giới thiệu cuốn sách của tôi ngay sát ngày dự kiến tổ chức.

Tôi đã gọi điện ngay cho ông Đính để hỏi rõ sự tình với suy nghĩ là có thể ông Đính được giao nhiệm vụ nên phải thực hiện. Nhưng qua điện thoại, ông Đính vẫn lớn tiếng nói hành động vừa rồi là do ông chủ ý làm và tỏ ra tự đắc khi kể về việc “dọa” cán bộ Trung tâm văn hóa Pháp như thế nào để đạt được mục đích là buổi hội thảo giới thiệu sách bị hoãn.

Bị một người có thể coi là bạn thân làm thế với mình, tôi hơi buồn. Trước đây, đã có người nói với tôi về những tính xấu của ông Đính nhưng tôi không quan tâm lắm.

- Vậy ông cảm thấy thế nào, ông có thấy buồn không khi buổi giới thiệu cuốn sách – đứa con tinh thần của mình – bị hoãn vào phút chót?

- Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin chia sẻ một chút về quá trình viết cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”.

Tôi bắt đầu các công việc viết cuốn sách này từ năm 2003. Tôi nghiên cứu và viết sách một cách độc lập, hoàn toàn với tư cách cá nhân chứ không phải làm theo một dự án, nguồn tài trợ nào. Tôi có may mắn là có kinh tế vững nên có thể tập trung hoàn toàn cho sở thích công việc của mình.

Sau hơn 10 năm, cuốn sách trên của tôi đã hoàn thành và được chính thức phát hành bởi NXB Tri Thức. Kinh phí in ấn, xuất bản sách hoàn toàn là do phía NXB. Tôi không phải bỏ tiền túi ra để tự in sách của mình như một số người khác, bởi tôi nghiên cứu và viết sách vì đam mê khoa học chứ không có nhu cầu xuất bản rộng rãi để lấy danh.

Như tôi đã nói ở trên, buổi hội thảo giới thiệu sách dự kiến diễn ra ngày 15/5 tại L’Espace 24 Tràng Tiền vừa qua là do NXB Tri Thức và Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức, tôi cũng chỉ là một khách mời đến trao đổi về cuốn sách với các học giả, nhà nghiên cứu khác.

Ngay từ đầu, tôi đã không quan trọng việc ra sách, giới thiệu sách nên khi buổi giới thiệu sách bị hoãn, thực sự là tôi không buồn lắm. Chỉ buồn một chút vì nó bị gây ra bởi người mà mình coi là bạn thân thôi.

- Xin ông cho biết vài nét khái quát về cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”, trong đó có những chi tiết khiến ông Bùi Xuân Đính phản ứng?

- Cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” dày 843 trang, gồm 17 chương và 31 phụ lục.

Về nội dung, chủ đề chính của cuốn sách là nguồn gốc của hai nền văn hóa Đá Mới Phùng Nguyên và Đồng Thau Đông Sơn; sự hình thành của các nước Xích Quỉ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (những nước được coi là tổ tiên của người Việt), từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc người Việt – người Mường, hai tộc người vốn khác nhau từ gần 4.000 năm qua.

Nhiều giả thuyết, kết luận tôi đưa ra trong cuốn sách trái ngược với những điều nhiều nhà nghiên cứu vẫn thừa nhận lâu nay, như tôi cho rằng tổ tiên trực tiếp của người Việt - người Mường là người Lạc Việt - người Phùng Nguyên, là dân di cư từ phương Bắc xuống; người Việt và người Mường từ xa xưa đã là hai tộc người khác nhau…

Tôi ý thức được rằng, những điều khác với sự thừa nhận lâu nay của số đông mà tôi nêu ra trong cuốn sách sẽ phải nhận những phản ứng, thậm chí là phản đối, nhưng là một học trò của Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, tôi rất tâm đắc với lời của thầy: “Nếu sự thật nâng chúng ta lên thì chúng ta càng phấn khởi, nhưng có cái đau đớn chúng ta cũng phải chấp nhận. Chân lý phải được đặt lên cao nhất. Sự thật lịch sử phải được tôn trọng đầy đủ”.

Tôi viết cuốn sách này như một cách làm tròn bổn phận nghề nghiệp, một cách đền đáp lại những gì đã nhận được từ tổ tiên, đất nước và cuộc đời.

Tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là một ngọn lửa nhỏ góp phần làm sáng tỏ lịch sử đất nước, làm ấm lên tri thức lịch sử dân tộc, làm cháy lên tình yêu đối với các ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học và khoa học xã hội nói chung.

Tôi đã đọc cuốn sách này của tác giả Tạ Đức, cùng cuốn của ông đã xuất bản khá lâu trước đó là Tình yêu trai gái Việt xưa, rất hay.

Khi nhận xét cuốn sách Nguồn gốc người Việt - Người Mường, chúng ta không nên đưa quá sâu vào ý kiến chủ quan cá nhân về những vấn đề kết luận chưa hợp lý của ông, chẳng hạn người Việt và Mường có nguồn gốc từ phương Bắc. Bởi vì, chúng ta cần phải chú ý những mắt xích đan xen trong vô số sự kiện diễn giải trong cuốn sách này: như đô thành của Văn Lang nằm ở Hồ Nam (phương Bắc) chẳng hạn, mà Hồ Nam thuộc Văn Lang.

Những thông tin trong cuốn sách này rất hữu ích và giá trị về mặt lịch sử toàn cảnh, tuy nhiên khi kết luận cần phải tổng hợp một cách logic và khách quan, ví dụ ông vẫn giữ quan điển Văn Lang có từ thế kỷ thứ VII tr.CN (của các tác giả trước đó) lại mâu thuẫn với kết luận về đô thành Văn Lang ở Hồ Nam cùng thời trận chiếc thắng Ân Thương.

Có nhiều sự kiện lịch sử rất quan trọng được viết, chẳng hạn sự phân bố "nha chương" ở Đông Nam Á và Trung Quốc, hay tiến trình lịch sử đồ đồng thau nam Ngũ Lĩnh và Trung Quốc, nhận xét chính xác về Thần Độc Cước thờ ở Thanh Hóa trong hình tượng "Rồng một chân" chẳng hạn... chúng ta cần sử dụng những ưu điểm nổi trội của cuốn sách.

Cuốn sách Nguồn gốc người Việt - Người Mường đã ra đúng thời vận như nó đã là.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không nên nhầm lẫn giữa sự phong phú về tư liệu với phương pháp của tác giả thể hiện ở những luận cứ và cuối cùng dẫn đến những kết luận sai.

Tôi mua rất nhiều cuốn sách khá dở, nhưng nó giá trị ở nguồn tư liệu mà tác giả sưu tầm được.
Nhầm lẫn về rồng một chân và thần độc cước. Có lẽ đây là một trong những suy luận chủ quan nhất của ông Ta Đức.
Hoàngnt có biết tại sao thần Độc cước chỉ có 1/2 thân hình không? Nếu rồng một chân là "thần Độc cước" thì rồng phải có hai chân đấy: chân trước và chân sau. Vì chẳng ai gọi chân trước của rồng là tay cả. Ngoại trừ đổi lại từ điển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thảm cảnh lò đốt rác phát điện của nông dân Thái Bình

Thứ Tư, 09/07/2014 07:08

(Ảnh Nóng)- Chiếc lò đốt bị tháo rời, vứt quanh nhà mỗi nơi một bộ phận. Nó đã thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, nhưng cuối cùng, nó rơi vào thảm cảnh

Posted ImageNgười nông dân Bùi Văn Kiên chia sẻ về chiếc lò có khả năng đốt rác triệt để và phát điện của mình với phóng viên chiều ngày 7/7/2014. Ông khẳng định phát minh của ông có thể có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.

Tuy nhiên, không được sự ủng hộ của chính quyền sở tại, ông Kiên đã quyết định tháo dỡ toàn bộ chiếc lò và rải quanh nhà mình mỗi nơi vài bộ phận.

Phần lò đốt để ở sân vườn, rêu mốc mọc kín, những bộ phận nằm ngổn ngang han gỉ. Mỗi lần nhìn vào chiếc lò, ông Kiên chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.

Posted Image Nồi hơi bằng gang được công ty nồi hơi Đông Anh chế tạo, có chứng nhận kiểm định để han gỉ theo năm tháng.

Cửa bỏ rác vào lò đốt cũng bị ông Kiên bịt kín lại, như minh chứng cho khát khao sáng tạo và trí tuệ của ông cũng không còn đường thoát. "Sáng chế này giờ chỉ còn là đồ bỏ. Muốn đập đi mà không đủ nhẫn tâm vì nó là tâm huyết cả đời tôi" - Ông Kiên chia sẻ.

Posted Image Các bộ phận khác của chiếc lò được ông để trên sân thượng của ngôi nhà.

Khung sườn, giá đỡ của chiếc máy, tua bin phát điện mọc rêu xanh và han gỉ. "Trước tôi còn che chắn nắng mưa, thi thoảng sơn chống gỉ, nhưng giờ thì cũng mặc kệ" - ông Kiên cho biết.

Năm 2011, trước sự chứng kiến của nhân dân và Sở KHCN Thái Bình, ông Kiên đã thử nghiệm đốt rác và phát điện với chiếc lò này ở chợ Sặt, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. (Ảnh tư liệu)

Posted ImagePosted ImagePosted Image Những bóng đèn được thắp sáng rực bằng nguồn điện từ rác. "Tôi đã thành công lần đó, sau đó còn cải tiến hiệu quả hơn. Nếu nói không an toàn, xin thưa tôi làm chủ được nhiệt năng, áp suất. Nồi hơi chứa được bao nhiêu cân, tôi đảm bảo được lượng hơi trong đó luôn ở mức an toàn." - Ông Bùi Văn Kiên quả quyết.

Posted ImagePosted ImagePosted Image Một giám đốc người Nhật đến thăm "công trình" của người nông dân Thái Bình. Vị giám đốc này bày tỏ sự khâm phục và sẽ tìm nguồn đầu tư, hợp tác với ông Bùi Văn Kiên. (Minh Tú thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kẻ La, “Ai ơi chớ lấy Kẻ La. Muối dưa thì khú, muối cà thì thâm”. Đây có lẽ là câu chê của dân Kẻ Chợ đối với dân Kẻ La, rằng văn hóa ẩm thực của họ thua kém so với Kẻ Chợ. Kẻ La là làng của dân làm lưới. Lưới, nhấn mạnh “Lưới Ạ!” = La. La chỉ riêng loại lưới dùng để đánh bẫy chim. Chữ La 羅 viết hội ý bằng chữ Võng 罒 (là lưới) và chữ Duy 維 (là Giữ Gìn; “Giữ Kín” = Gìn; “Giữ Chi 之!” = Duy 維, chữ Duy 維 viết biểu ý bằng chữ Tơ 糸 để đan lưới và tá âm bằng chữ Chuy 隹, bộ thủ Chuy 隹 có nghĩa là chim, “Chim Chi 之!” = Chuy 隹, Hán ngữ gọi chim là “Nẻo” nên Hán ngữ không có bộ thủ Chuy 隹), La 羅 để chỉ loại lưới giữ kín chim không cho chúng thoát ra, lưới bẫy chim, gọi là La 羅. Loại lưới này do người Mường làm ra đầu tiên. TVGT: 古 cổ 者 giả 芒 Mường 氏 thị 初 sơ作 tác 羅 la (xưa tộc Mường là người đầu tiên làm ra lưới bẫy chim). Vậy Kẻ La là một làng của người Mường. Tên các làng Việt xưa đều bằng hai chữ, chữ đầu là chữ Kẻ chỉ người, chữ sau thường chỉ đặc điểm hoặc địa lý, hoặc thổ sản, hoặc nghề nghiệp. Chữ nho không có chữ Kẻ, chỉ có chữ đồng nghĩa với Kẻ là chữ nhấn mạnh “Dân Ạ!” = Gia 家 và “Dân Ạ!” = Giả 者, âm tiết của chúng quá xa âm tiết “kẻ”. Do vậy phải chọn chữ nho nào cận âm hơn để phiên âm từ Kẻ. Ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) để phiên âm từ Kẻ bằng chữ nho thì nho đã chọn chữ nào “Cận âm với kẻ Hề 兮!” = Kê 雞, nên từ Kẻ được ký âm bằng chữ Kê 雞, hoặc chọn chữ nào “Khớp âm với kẻ Hề 兮!” = Khê 溪, nên chọn chữ Khê 溪 để phiên âm từ Kẻ (nhiều địa danh bắt đầu bằng Kê 雞 hay Khê 溪, do các học giả TQ ngày nay nêu ra các ví dụ cụ thể, nhưng không lý giải được vì các vị không biết tiếng Việt). Còn ở Hà Nội thì vì Hà Nội là đất Đô (kinh đô) do vậy khi phiên âm tên các làng có từ Kẻ ở đầu thì nho đã biết rằng kẻ này là kẻ Đô đấy, nên đã theo logic “Kẻ Đô” = Cổ mà dùng chữ Cổ 古 để phiên âm cho từ Kẻ của các làng ở Hà Nội. Do vậy HN có lắm làng tên nôm là Kẻ … mà tên chữ là Cổ …, ví dụ Kẻ Noi viết chữ là Cổ Nhuế, làng Cổ Nhuế thuộc tổng Chèm, sát nách hồ Tây HN, nhưng dân làng thì vẫn nói tiếng Kinh nhưng giọng Mường, chẳng khác gì giọng Sơn Tây.
Xưa xây thành có nghĩa là xây cả tường Thành, cả nhà ở ( địa Ốc), gọi chung là xây Thành 城 Ốc 屋, tức gồm Thành Lũy 城 壘 và Cư Ốc 居 屋, chứ không phải Thành Ốc 城 屋 là cái thành hình trôn ốc, mặc dù thành đắp bằng đất như con đê bao hình tròn, ví dụ đê bao của thành Đại La gọi là La Thành (bây giờ là đường La Thành trên nền đê cũ). Còn cái thành quân sự nào đó xây trên cánh đồng làng Kẻ La thì có thể chữ nho viết là Thành 城 Cổ 古 La 羅, Hán văn viết là La 羅 Thành 城, rồi viết sai ra Loa 螺 Thành 城 (thành ốc), bởi Hán ngữ phát âm La 羅 và Loa 螺 đều là “Luo”. Hai nghìn năm trước thì chắc vẫn gọi con ốc là “Ốc” chứ chưa có gọi con ốc là Loa 螺. TVGT: 抱歉,没有收录汉字“螺” : Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Loa 螺” [ www.cidianwang.com/shuowenjiezi ]

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Shanghai Art Museum

From the outside, the building strikes an opulent modern pose but once inside, it is a sanctuary for ancient art appreciation. Take a look at the intricate beauty of thousand-year-old Chinese bronzes, sculptures, ceramics, jades, seals, calligraphies, coins and currencies, paintings, furniture as well as crafts of China’s ethnic minorities.

Bảo tàng lịch sử Việt Nam "trộm mẫu" - có tay Tàu trong nội bộ rồi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Nhà tiên tri' số một của Việt Nam là ai?

Theo Pháp luật Việt Nam

 

 
Sinh ở triều Lê, làm quan dưới triều Mạc, ở vào những năm tháng rối ren và nhiều biến động của đất nước, bằng tài năng và đức độ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt lên hoàn cảnh trở thành một bậc hiền triết, nhà văn hoá lớn của dân tộc ở vào thế kỷ thứ XV-XVI. Đặc biệt với "Sấm Trạng Trình", ông được người dân suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.

Một nho sinh xuất sắc

Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuở nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi (1491), dưới triều Lê Thánh Tông - thời kỳ được xem là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Có tài liệu cho rằng Trạng Trình đổi từ tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông chuẩn bị đi thi (1535). Nghĩa của hai chữ "Bỉnh Khiêm" được hiểu là "giữ trọn tính khiêm nhường". 

Quê ông ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng không hanh thông trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan.

Bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định, là người có tướng sinh quý tử.

Đến tuổi trưởng thành, nghe danh tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, một đại thần từng giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng đã cáo quan về quê sống đời dạy họ ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo.

Vốn sáng dạ, lại chăm chỉ nên chẳng bao lâu ông đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là "Thái Ất thần kinh", đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho ông dạy dỗ.

Giỏi nhưng không làm quan

Mặc dù được đào tạo bài bản về Hán học, song gặp thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn, rồi triều Mạc thay thế vào năm 1527), nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không mấy hào hứng với khoa cử. Ông bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ và 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm 1534, đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) được xem là thịnh trị nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi Hương và đỗ đầu, sau đó ông đỗ đầu hai kỳ thi Hội, thi Đình năm 1535, đoạt danh hiệu Trạng nguyên khi đã 45 tuổi.

Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng rồi Mạc Thái Tông qua đời (1540), Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) lên thay, triều chính bị bọn bất tài, cơ hội lũng đoạn. Năm 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận, ông bỏ quan về quê dậy học, làm thơ, viết sách.

Tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Có lẽ do vậy mà dân gian quen gọi ông là "Trạng Trình". Gần hai chục năm (từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: "Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế"), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về quê, làng Trung Am.

Nhà tiên tri kỳ lạ

Tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là "Bạch Vân cư sĩ", lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Do vậy "Tuyết Giang phu tử" chính là danh hiệu mà các môn sinh sau này dành cho ông. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)... Người ta cho rằng Nguyễn Dữ (tác giả của Truyền kỳ mạn lục) cũng từng là học trò của ông.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế tại quê nhà vào ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có vào thời ấy. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: "... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng".

Để tỏ sự trọng thị, vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về dự lễ tang. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là "Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ".

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho hậu thế một di sản khá đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm, cả về văn thơ và bia ký. Đặc biệt, trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng cũng như các tập sấm kí mang tên "Sấm Trạng Trình", phần lớn viết theo thể lục bát.

Người đầu tiên sử dụng danh xưng "Việt Nam"?

Khi đặt vấn đề đi tìm nguồn gốc hai chữ Việt Nam, nhiều học giả ở nước ta hiện nay cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất để gọi tên của đất nước. Theo họ, trong các tác phẩm của mình có ít nhất bốn lần danh xưng Việt Nam đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng. Hiện Viện Nghiên cứu Hán-Nôm còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định. Ngay trong phần đầu của tập "Sấm ký" có tựa đề "Trình tiên sinh quốc ngữ", tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: "Việt Nam khởi tổ xây nền…".

Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề "Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh" (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra, tên gọi Việt Nam còn có trong hai bài thơ chữ Hán được chép trong "Bạch Vân am thi tập" của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân.

Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối ông viết: "Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?). Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối ông cũng viết: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam).

=====================================================================

Rất tiếc là Cụ không có đệ tử chân truyền 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm

 
Đỗ Doãn Hoàng - (LĐ) - Số 184
7:26 AM, 09/08/2014

 
Tôi viết những dòng này trong một đêm mất ngủ, bởi bàn thờ tổ tiên, nếp nhà cổ Đường Lâm tri ân các bề trên máu mủ của mình (và nhiều nhà khác) bị xâm hại theo đúng nghĩa đen. Nơi ấy, tiếc thay, lại bị xâm hại bởi các danh hiệu tưởng như đáng tự hào nhất “làng cổ - di tích quốc gia”, “di tích cấp tỉnh thành phố”; bởi những diễn viên hài được xem là rất “nổi tiếng” ở Việt Nam (như Phạm Bằng, Quốc Anh, Quang Thắng, Kim Oanh…); bởi các hãng phim đang sản xuất chương trình được xem là ăn khách nhất hiện nay. Không lẽ chúng ta cứ tôn vinh di sản văn hóa ở bề nổi, rồi “khai thác du lịch” để rồi giết chết các di sản theo kiểu đó sao?
 
a3_GYZX.jpg
 

Nhảy sập thờ, vén váy, chửi nhau, chim chuột nhau trước nhang án…

Chuyện đang diễn ra ở Di tích Quốc gia Làng Việt cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Tôi viết những dòng này không phải để “chụp ảnh” bàn thờ tổ tiên nhà mình cho người khác xem mà viết với mong muốn cơ quan chức năng - những quý đơn vị đã tôn vinh ngôi nhà của chúng tôi là di sản lớn (họ cung cấp tiền cho nó hoạt động phục vụ khách du lịch; họ bảo tồn, sửa chữa nó với hàng tỉ đồng mỗi lần) hãy xem lại cách quản lý của mình để thảm kịch không còn tiếp diễn.
Chúng tôi đã có một tòa nhà thờ rất đáng tự hào. Đó là một di sản cổ kính, nguyên vẹn, ở đó, cụ tôi rồi ông nội tôi đã sinh ra và tắt thở khi hết việc dương gian. Ở đó, bố mẹ tôi đã hợp hôn và sinh ra chúng tôi. Ở đó, bốn anh em tôi đã lớn lên với biết bao kỷ niệm và lòng tự hào khôn xiết, vì cha ông mình là quan Đốc học (kiểu như Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo bây giờ) của tỉnh Sơn Tây, cụ mình là quan Tổng Giám binh của mảnh đất xứ Đoài. 
Ảnh các cụ còn khảm xà cừ óng ánh, ngồi ghế gụ với bành to trên các vách nhà cổ. Thơ văn câu đối nguyên bản đã đón nhiều vạn khách Việt Nam và quốc tế trong gần chục năm qua. Anh tôi mới chết cũng ở trên bàn thờ. Các bà vợ của ông tôi, rồi anh trai ông tôi bị bắn trong cải cách ruộng đất, tất cả các vị đều ở trên ban thờ hằng ngày hằng đêm nhìn chúng tôi, nhìn dân làng và… du khách.
 
1_TPJU.jpg
   Đoàn làm phim gây ầm ĩ, leo lên nóc cổng nhà thờ, nói chuyện “ăn ba bát cứt chó cấm được ọe ợ” cứ oang oang suốt cả ngày trong ngôi nhà thờ linh thiêng của chúng tôi.
 
Các vị đau lòng nhìn nườm nượp du khách đến thắp nhang liền tù tì rồi đặt tiền lẻ vào cái đĩa trước mặt các vị ấy. Khách du lịch không muốn vậy, nhưng… không xùy tiền ra thế nào được! Đặc biệt đáng sợ là nạn đóng phim hài, phim đậm chất dân gian cải biên và quá nhiều dâm tục. Các bộ phim ấy quý báu với ai thì tôi không biết, nhưng khi lôm lổm diễn cảnh chợ búa ở trước bàn thờ nhà tôi, nó là một thứ mất dạy. 
Các bộ phim được đóng với tiếng loa của đạo diễn đinh tai nhức óc, diễn viên quần chúng chạy ào ào, họ phát sóng, bán băng đĩa vô cùng ầm ĩ. Ông Phạm Bằng (diễn viên) sờ soạng, cởi yếm cô Kim Oanh (diễn viên), ông Quang Thắng chửi bới tục tĩu “tổ cha tổ mẹ”, lũ nọ lũ kia; ông Quốc Anh rầm rĩ “bắt nó ăn ba bát cứt chó”, dân làng ơi vào xem thằng này ăn hết ba bát cứt chó cấm rớt ra tí nào (đại ý thế, có clip kèm theo). 
Họ vạch váy áo của nhau ra. Họ sờ nhau và diễn cách chim chuột “thịt đâm vào thịt” (ngoại tình giữa quan anh và vợ của quan em) ngay trong ngôi nhà cổ đó, nơi các cụ nhà tôi cũng đều là quan cả... Họ ngồi, đứng, vén váy, sờ chỗ nhạy cảm của nhau, chia tiền hối lộ, giấu hòm tiền xuống gậm bàn thờ, chửi bới nhau tục tĩu ngay trên cái sập thờ thiêng liêng chính giữa ngôi nhà thờ của chúng tôi. 
Ở đó, cách chưa đầy 1m là ông nội tôi, cụ nội tôi, các ông bác ông chú đã khuất của tôi, anh tôi… từ trong ảnh thờ đang nhìn ra. Nó gần lắm, gần đến mức khi tôi chụp lại màn hình bộ phim đang “chiếu” đó (họ đã phát hành chính thức), thì ai cũng biết đó là họ đang ngồi trước bàn thờ nhà tôi (chứ không phải nhà khác). Tức là họ làm đủ trò đáng xỉ nhục trên cái nơi mà tôi chưa bao giờ dám giẫm chân lên, mẹ tôi 50 năm về làm dâu cũng chưa bao giờ dám ngồi vào.
 
Anh%20X_EQBJ.jpg
  Những  cảnh kinh khủng diễn ra trên sập thờ, ngay trước ban thờ, bát nhang, ảnh thờ của tổ tiên chúng tôi.
 
Xin được hỏi: Văn hóa, di sản văn hóa quốc gia, sao lại có thứ văn hóa đem bàn thờ nhà người khác ra để đóng phim, để diễn thứ hài dân gian dung tục toàn cứt đái, chim chuột, quan tham, lừa lọc, đểu cáng, mất dạy… đến mức ấy? Thử hỏi ở đất nước này, có nơi nào, có khi nào, có ai (kể cả các vị đạo diễn, các vị diễn viên, các chuyên gia đang quản lý văn hóa ở làng Đường Lâm) dám mang bàn thờ tổ tiên linh thiêng và duy nhất của mình ra đóng thứ phim đó không? 
Có ai để cho kẻ xa lạ ẵm bình hoa thờ tự nhà mình ra ngoài sân chụp ảnh rồi “ắp” (đăng tải) lên facebook (một thứ mạng xã hội) để tự sướng không? Có ai để cho người ta chửi bới nhau, sờ soạng nhau, hí húi tí tủm diễn cảnh trai trên gái dưới, rồi bắt nhau ăn ba bát cứt chó cấm rơi ra tẹo nào… ở ngay vị trí cách ảnh thờ, bát nhang thờ của tổ tiên mình chưa đầy 1m không? Tôi đã khóc khi thấy ban thờ nhà mình được chiếu trên phim ảnh “sốt sình sịch” trên thị trường với đủ thứ dâm tục đáng xấu hổ.
 
Anh%20X5_JGCB.jpg
 
Ngành văn hóa, chính quyền địa phương, các ông bà chủ hãng phim hài không thể vô can!
Tôi xin chụp lại màn hình các bộ phim dâm tục (phim hài dân gian chiếu trong các dịp Tết Nguyên đán) để chứng minh cho kiến nghị trên của tôi. Tôi cũng xin gửi các clip “ăn ba bát cứt chó không rơi tí nào” trong nhà cổ nhà tôi, tư liệu ấy được ghi hình vào ngày 6.8.2014, tức là còn nóng hổi lắm. Câu hỏi trở lại là: Ai sẽ chịu trách nhiệm về thảm trạng trên?
Xin thưa: Chính chúng tôi là những người có lỗi đầu tiên. Theo đúng truyền thống, tòa nhà thờ hàng trăm năm tuổi của chúng tôi được trao quyền quản lý cho con cả của ông nội tôi. Bác ấy đã chết, con trai duy nhất của bác cũng đã chết, cháu trai cả của bác ấy cũng đã chết. Chị dâu con nhà bác tôi quản lý. Chị ấy là cán bộ xã, vì cởi mở, vì yêu văn hóa, vì muốn có tiền của đoàn làm phim nên chị đã cho họ đóng phim. 
Nhưng xin hỏi: Khi mà bao năm làng tôi được ghi nhận là làng cổ đầu tiên (mấy năm đầu là duy nhất) được vinh danh là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, thì giá trị ngôi nhà cổ nổi tiếng đó (nó là một trong gần 10 ngôi nhà của làng cổ được nhận tiền từ ban quản lý và liên tục mở cửa đón khách du lịch) của chúng tôi có nằm trong tay chúng tôi hoàn toàn nữa đâu. Không được sửa chữa, thậm chí không được phép đóng cửa khi du khách muốn vào. 
Khi đông đảo bà con làng tôi muốn trả lại di tích quốc gia cho nhà nước đã gây một cú sốc lớn trong giới truyền thông và các nhà quản lý văn hóa, đích thân đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã làm một việc vô cùng tử tế, ấy là đồng chí về thay mặt cơ quan chức năng, “xin lỗi” người dân làng tôi, vì các bất cập trong quản lý khiến bà con quá khổ trong suốt gần chục năm qua. Vậy là, rõ ràng: làng tôi là di tích quốc gia, nhà thờ của chúng tôi (riêng nó) cũng là di tích cấp tỉnh, thành phố với cái bằng công nhận to bằng cái bàn uống nước treo ở giữa nhà. 
 
Anh%20M_GTNN.jpg
 
Vậy thì, việc nhà thờ nhà tôi bị xâm hại, ngành văn hóa và những đơn vị tôn vinh nó, khai thác bộn tiền nhờ nó, được nhà nước và nhân dân giao trọng trách quản lý bảo tồn phát huy giá trị của nó phải có chịu trách nhiệm chứ? Nếu quý vị trả lại “nguyên bản” cái nhà gỗ khổng lồ, tuyệt đẹp và mấy trăm năm tuổi của chúng tôi về cho chúng tôi, để nó chỉ tồn tại với tư cách một cái nhà thờ linh thiêng, thì tôi sẽ không nói gì nữa. Tôi sẽ tự giải quyết bi kịch của chúng tôi. Đằng này nó là di tích được tôn vinh, có ban quản lý, ngân sách nhà nước năm ngoái vừa bỏ 1 tỉ đồng để sửa chữa, hằng tháng siết bao con người vẫn khai thác hưởng lợi từ việc làm du lịch của nó (ngôi nhà thờ ấy). Quý vị phải có trách nhiệm chứ?!
Tôi xin đề nghị thẳng thắn: Lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo thị xã Sơn Tây, ngành văn hóa, Ban Quản lý di tích làng cổ phải chấn chỉnh tình trạng lộn xộn, bát nháo, thiếu văn hóa đang diễn ra ở các ngôi nhà cổ tại Đường Lâm. Đừng xâm hại bàn thờ, bát nhang, phần mộ tổ tiên của chúng tôi bằng tiền lẻ, bằng các trò vô văn hóa.
 
Gửi nghệ sĩ hài Quốc Anh: Cô giáo Thủy ơi, nhà cô có “đường lên giời” à?
Có chuyện rất thật thế này. Chị Đỗ Thu Thủy, con nhà bác ruột tôi, con của người con trai đang còn sống mà lớn tuổi nhất của ông nội tôi. Chị là một cô giáo tử tế, dạy ở trong Xuân Khanh, cách nhà vài cây số. Bỗng một ngày học trò hí hí bảo: Cô giáo Thủy ơi, nhà cô có đường lên trời à? Chị rất ngạc nhiên: “Sao em nói thế?”. Bọn trẻ hí hí bỏ đi. 
Cô giáo về tìm hiểu rồi ngượng chín người, hóa ra trong phim hài “Thầy rởm” đậm chất dân gian hiếu tục (có một phần) đóng ở nhà thờ nhà tôi (chị Thủy sống trong khuôn viên ngôi nhà cổ đó) có cảnh nghệ sĩ Quốc Anh đi chim chuột gái bằng cách bắc thang sang nhà một nàng nạ dòng hơ hớ là mẹ học trò của mình (ý thế, tôi không để ý kỹ lắm). Đang trèo lểu bểu trên thang thì bị học trò bắt được, họ hỏi ông đồ đi đâu đấy, ông đồ (Quốc Anh) vuốt râu dê bảo, “thầy đang tìm đường lên giời”. 
   
Và làng tôi, rồi bao năm qua, rất rất nhiều người đã quen với hình ảnh ấy, “tích truyện” dân gian cải biên ấy, người Sơn Tây thì cười tủm tự hiểu: “Đường lên giời” là để chỉ cái chuyện tòm tem “trai trên gái dưới”. Cô giáo Thủy đỏ mặt. Đi đâu học trò cũng hí hí: Nhà cô giáo có đường lên giời. Khổ, bấy giờ, chị tôi là gái chưa chồng. Tôi thì tái mặt vì nhục. Sao họ đem cái dâm tục của dân gian kia ụp vào nhà thờ nhà tôi, năm này qua năm khác, vẫn mấy gương mặt ấy, vẫn mấy chuyện mà khi xem bố tôi tắt bỏ màn hình rồi lầu bầu chửi đó?
Người làng tôi mặc áo nâu, đi guốc mộc đóng cảnh diễn viên quần chúng xem ăn cứt chó để lấy vài đồng bạc lẻ, đóng xong, có bà chị nôn ọe kêu tởm quá trong video tôi quay lại để hầu độc giả. Vài cậu quay phim lêu têu ngồi trên nóc phom cổng có chữ Nho cũng kêu ghê quá. Ai cũng ghê, nhưng có lẽ họ không thấy hết cái tởm của tôi khi thấy nhà thờ của mình trở thành sân khấu cho những cảnh nôn ọe đó. Tôi đã làm tất cả để ngăn cản sự báng bổ, mong các bậc tiên hiền ở nơi xa xăm hãy thấu hiểu.
 



Tái bút: Kính mong những dòng này đến tay các chuyên gia văn hóa, các nhà quản lý văn hóa, các ông bà chủ hãng phim, các diễn viên ít nhiều đã được biết đến ở xứ sở này. Sinh thời, ông nội tôi là một nhà Nho, ông bảo, đời người diễn viên gắn với bao nhiêu “bức tranh vân cẩu treo rồi xé, mấy cuộc tang thương xếp lại bày”, tác phẩm kinh điển “Cung oán ngâm khúc” cũng có câu “bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”. Các nghệ sĩ có thể dùng đủ thứ phông để diễn hài, để sờ soạng nhau và dâm tục với nhau, chửi nhau rồi chửi đời, nói chuyện ăn cứt chó rồi cười khành khạch, nhưng xin quý vị đừng lấy “bức tranh” nền “treo rồi xóa” là cái bàn thờ nhà tôi. Xin hãy thương tôi như tôi đã thương quý vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

shanghai-art-museum_7.jpg

Shanghai Art Museum

From the outside, the building strikes an opulent modern pose but once inside, it is a sanctuary for ancient art appreciation. Take a look at the intricate beauty of thousand-year-old Chinese bronzes, sculptures, ceramics, jades, seals, calligraphies, coins and currencies, paintings, furniture as well as crafts of China’s ethnic minorities.

Bảo tàng lịch sử Việt Nam "trộm mẫu" - có tay Tàu trong nội bộ rồi.

 

Nhìn cái thiết kế này, xét yếu tố Hình Lý khí - Cấu trúc hình thể trong Phong Thủy Lạc Việt thì đây chính là quẻ "Thiên Địa bĩ". Bởi vậy, theo phoengshui Tàu thì cứ từ chết đến bị thương.

Cũng vớ vẩn cả.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cấm bán rượu bia sau 10 giờ đêm có khả thi không?

 

Quy định cấm bán rượu bia từ 22 giờ đến 6 giờ sáng trong dự thảo “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia” được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến lần đầu đã gây ra những ý kiến khác nhau trong dư luận về tính khả thi cũng như phạm vi ảnh hưởng của quy định này đối với đa số người dân và doanh nghiệp.

 

Quy định được đưa ra trong tình hình tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta đang ở mức cao, bình quân mỗi người sử dụng 4 lít/người/năm và đến năm 2015 có thể lên tới 7 lít/người/năm. Lạm dụng rượu bia gây tác động lớn tới sức khỏe, giảm khả năng lao động, bạo lực gia đình, an toàn giao thông.

Theo thống kê, có khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam do lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và 70% số người chết trong các vụ tai nạn này ở lứa tuổi từ 15 tới 44, tức là lứa tuổi sung sức nhất.

Về mặt kinh tế thì mức tiêu thụ 3 tỉ lít bia như hiện nay tương đương 3 tỉ USD, chưa kể đến những chi phí cho tiêu thụ rượu và chi phí gián tiếp để giải quyết những hậu quả do lạm dụng rượu bia, cao gấp bốn lần mức đóng góp mà ngành sản xuất rượu bia cho ngân sách.

Do đó, phương án không bán bia sau 10 giờ đêm được một số người ủng hộ và cho rằng đó là lựa chọn tối ưu.

Việc sử dụng rượu bia bất cứ giờ nào đã là một thói quen của không ít người và trong thực tế đây là một tệ nạn ảnh hưởng đến đời sống gia đình và sức khỏe người dân. Đã là thói quen thì không dễ dàng thay đổi, chính vì vậy mà nhiều người tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của quy định trên, cho nên việc thực hiện cần nỗ lực cao về tuyên truyền, nhận thức, tổ chức, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Theo giải thích của Bộ Y tế là đã có các phương án khác nhau như chỉ cấm ở một số địa điểm nhất định và có lộ trình, hoặc giao cho địa phương xem tình hình để có quy định cụ thể.

Giảm thiểu tác hại của lạm dụng rượu bia là đúng, nhưng làm sao thực hiện cho có kết quả mới là chuyện chính. Vừa qua đã có nhiều quy định pháp luật không đi vào cuộc sống, trong khi đó một trong những nguyên tắc của việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải bảo đảm tính khả thi.

Trước khi soạn thảo quy định này, không biết Bộ Y tế đã thực hiện cuộc điều tra xã hội nào chưa nhằm trả lời được câu hỏi nếu áp dụng như vậy thì giảm được tỷ lệ bao nhiêu tác hại của việc lạm dụng rượu bia? Ảnh hưởng của quy định này đến các ngành nghề khác như dịch vụ, du lịch ra sao?

Nghĩa là ban soạn thảo phải có đánh giá tác động rõ ràng, chứ không thể đơn giản cấm đoán theo cảm tính và chỉ vì lý do sức khỏe. Chưa đánh giá đầy đủ, toàn diện thì e rằng quy định này nếu có áp dụng sẽ chỉ ở trên giấy mà thôi.

Hiện nay không có nhiều nước đưa ra quy định này, như Anh, Pháp thì chưa áp dụng quy định số giờ bán đồ uống có cồn, còn Singapore cũng mới chỉ nghiên cứu để hạn chế việc kinh doanh rượu bia.

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có mức độ tiêu thụ rượu thấp hơn Thái Lan, Lào, Campuchia… còn bia thì cũng ở mức trung bình so với các nước. Nếu muốn hạn chế việc lạm dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe của người dân thì Bộ Y tế cần công bố với thể trạng người Việt Nam, uống bao nhiêu thì được gọi là lạm dụng.

Do đó, một trong những giải pháp có thể hạn chế việc sử dụng bia rượu là hạn chế khu vực kinh doanh như một số nước đang dự kiến áp dụng, là khoanh vùng khu vực không được bán, chẳng hạn như gần trường học… thay vì việc cấm bán sau 22 giờ như Bộ Y tế đang tính đến.

Trước đây, trong Chương trình quốc gia phòng chống tác hại của đồ uống có cồn, Bộ Y tế đã đề xuất quy định hạn chế thời gian sử dụng rượu bia của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi chương trình đưa phê duyệt, quy định này đã bị bác bỏ, không được áp dụng. Nay Bộ Y tế lại đưa quy định này vào Luật về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.

Nhưng thế nào là lạm dụng? Theo dự thảo vừa nói được gọi là lạm dụng khi vượt quá giới hạn sau đây: Trên 60 tuổi là 14 đơn vị rượu/tuần hoặc 2 đơn vị/ngày hoặc 1,5 đơn vị/giờ. Dước 60 tuổi các con số nói trên theo thứ tự là 21,3 và 1. Một đơn vị rượu = 1 lon bia 330 mililít hoặc 30 mililít rượu trên 40°.

Cách tính này thật nhiêu khê trong việc kiểm soát. Trong Luật Bảo vệ trẻ em đang được áp dụng cũng có quy định cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi nhưng có ai tuân thủ đâu và cũng chưa có ai bị phạt.

Suy cho cùng, để một quy định có tính khả thi thì việc soạn thảo không chỉ được nghiên cứu thấu đáo trong thực tế mà còn phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, nhiều ngành khác nhau.

Chẳng hạn lâu nay ngành sản xuất bia được xem là “con gà đẻ trứng vàng” không chỉ của ngân sách nhà nước mà còn cho cả ngân sách các địa phương, vì vậy nhiều năm nay các địa phương đua nhau mở nhà máy bia.

Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với bia luôn là vấn đề tranh cãi và đã có lần Quốc hội từng bác bỏ đề nghị của Bộ Tài chính tăng mức thuế này. Vậy thì trong việc soạn thảo quy định liên quan đến việc kinh doanh mặt hàng bia, Bộ Tài chính có được tham khảo ý kiến đến mức độ nào?

Nhiều ý kiến phản biện quy định này cho rằng sẽ ảnh hưởng đến chuyện làm ăn của các hộ kinh doanh nhỏ cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch, khách sạn. Không biết các nhà soạn thảo đã tham khảo các ngành liên hệ như thế nào để cho ra những con số đáng tin cậy nhằm định hướng cho một biện pháp dự kiến ban hành.

Câu hỏi khác đặt ra là liệu tai nạn giao thông xảy ra với con số đáng sợ thời gian qua có phải là do việc uống bia sau 10 giờ đêm hay do những nguyên nhân khác và trong những thời khắc khác?

Tất nhiên hạn chế rượu bia trong tình hình nước ta “thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong khi tiêu thụ rượu bia thuộc nhóm nước cao nhất” là điều cần làm, nhưng nếu không nghiên cứu nghiêm túc thì việc áp dụng sẽ trở nên ngớ ngẩn, không thuyết phục.

Có thể rồi đây, chúng ta sẽ chứng kiến những màn tranh luận gay gắt giữa các đại biểu khi Quốc hội mổ xẻ vấn đề này tại diễn đàn công khai.

Theo doanhnhansaigon online

=====================================================================

Việc uống rượu bia cũng là một thói quen, một nét văn hóa của người Việt, đã tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại.

Tác hại của việc uống rượu bia thì ai cũng biết. [/color]

Ngành sản xuất rượu bia là ngành đem lại lợi nhuận khẩu lồ cho nhà sản xuất và cũng đóng góp cho ngân sách.

Giải pháp cấm uống rượu bia sau 22h00 là giải pháp nửa vời

Hy vọng . . . 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cấm bán rượu bia sau 10 giờ đêm có khả thi không?

Việc uống rượu bia cũng là một thói quen, một nét văn hóa của người Việt, đã tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại.

Tác hại của việc uống rượu bia thì ai cũng biết.

Ngành sản xuất rượu bia là ngành đem lại lợi nhuận khẩu lồ cho nhà sản xuất và cũng đóng góp cho ngân sách.

Giải pháp cấm uống rượu bia sau 22h00 là giải pháp nửa vời

Hy vọng . . .

Mình ngồi tại quán nhậu lai rai...

Khoảng 9h55 PM, goi ra 1 thùng...

Nhậu hết rồi về...

Có gọi là... đúng luật...!

Mắc cười...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình ngồi tại quán nhậu lai rai...

Khoảng 9h55 PM, goi ra 1 thùng...Nhậu hết rồi về...Có gọi là... đúng luật...!Mắc cười...

 

ha há há, Bác Thiên Bồng lói chí phải.

Ta cứ phải làm đúng luật.

21h59 gọi thêm vài thùng nữa cũng được mà! hehehhe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cưa bom, hai người đàn ông nhặt phế liệu chết thảm (Dân trí) - Sau tiếng nổ vang trời, mọi người chạy đến thì thấy cây cối đổ tan nát, đất đá bị cày xới ngổn ngang, hai người đàn ông nhặt phế liệu bị bom nổ tan xác.

Vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng 13/8, tại khu rừng Đá Chát (thuộc thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến 2 người đàn ông nhặt phế liệu tử vong.

Thượng tá Nguyễn Quang Tuyên, Phó trưởng Công an huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, vụ nổ bom kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng 2 người đàn ông là Võ Thắng (41 tuổi, trú ở khu phố Tịnh Sơn, thị trấn Củng Sơn) và Nguyễn Tấn An (25 tuổi, trú ở thôn Tân Hội, xã Sơn Hội) đều thuộc huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

Trước đó, khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, 2 anh Thắng và An đào quả bom trên ở khu rừng Đá Chát, sau đó đem ra sau khu nhà ở của cán bộ bảo vệ rừng phòng hộ thuộc thôn Tân Hội (xã Sơn Hội), dùng cưa sắt cưa bom thì đột nhiên bom phát nổ.

Tại hiện trường, nhiều cây côi cối xung quanh bị ngã đổ, đất đá bị cày xới ngổn ngang, đường dây điện hạ thế cũng bị đứt. Riêng 2 người đàn bị bom nổ tan xác nên lực lượng chức năng và người nhà phải gom các mảnh thi thể về lo hậu sự.

Nhận được tin báo, Công an huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) kịp thời có mặt phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng khám nghiệm hiện trường, tử thi, bàn giao thi thể các nạn nhân cho gia đình mai táng.

==========================================================

Không biết nên gọi họ là người can đảm hay là . . .

Vì miếng cơm manh áo , mà đâm đầu làm việc liều lĩnh như cưa bom.

Nhưng làm thì cũng cố mà nghĩ 1 giây, là có nên hay không.

Thôi hãy để họ yên nghĩ và mong rằng không còn ai đi cưa bom nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cấm bán rượu bia sau 10 giờ đêm có khả thi không?

 

 

Trân trọng kính mời quý vị uống nhiều, đón xem ảnh.[/font]

 

HS-NOP-Custom.jpgTranh của họa sĩ NOP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con ếch và hoa hậu

Tôi thường tự nhắc mình rằng, hãy học để là một tấm gỗ quý trước đã, bởi nước sơn đẹp mấy cũng không cứu nổi tấm gỗ mục nát bên trong; hoặc giả như nếu có là một con ếch, cũng hãy là một con ếch thích phiêu lưu, vì thế giới ngoài kia thật hấp dẫn!

Thí sinh trong một cuộc thi hoa hậu. Ảnh minh họa: internet (không đăng được ảnh)

Hôm rồi người bạn ở Việt Nam gửi cho tôi xem bài viết về một cô gái trẻ đã vứt vào thùng rác tấm băng giải thưởng được trao trong một cuộc thi sắc đẹp vì nghĩ mình xứng đáng được giải nhất nhưng cuối cùng chỉ được giải phụ. Tôi nhớ đến cô em họ Tết năm vừa rồi cũng tham gia một cuộc thi phong trào của địa phương.[/size]
Lúc công bố giải thưởng chỉ còn Hoa khôi và Á khôi, khán giả đồng thanh gọi to tên em tôi vì em ứng xử rất lưu loát, ngoại hình sáng, thể hiện rất tốt trong các phần thi tài năng và còn được giải phụ Người đẹp Ảnh. Kết quả cuối cùng em họ tôi được Á khôi. Tôi xem bình luận trên trang cá nhân của em, nhiều bạn bè khá bức xúc và cho rằng lẽ ra em phải là người chiến thắng.[/size]
Sau cuộc thi, tôi hỏi điều gì em thích và không thích nhất trong cuộc thi? Em nói, vui vì được tập cho cách đi đứng, luyện cách ứng xử trước đám đông và thấy mình tự tin hơn rất nhiều; chỉ có điều phải nghỉ mấy buổi học. Tôi lại hỏi: “Em thấy ai đẹp nhất trong cuộc thi?”. Em nói vô vòng chung kết thấy ai cũng đẹp, có bạn cao vượt trội, có bạn rất duyên. “Thế nếu là giám khảo thì em chấm ai giải nhất?”. Em nói sẽ chấm cô bạn học trường A vì bạn đó rất cá tính và tự tin, gây ấn tượng tốt với người khác. Rồi chúng tôi nói với nhau về sự khác nhau trong quan điểm cá nhân của mỗi người và tôi tin là em mình đã hiểu ra việc giành giải nhất hay không không quan trọng bằng việc em đã có được những trải nghiệm quý báu sau cuộc thi và em cũng đã chiến thắng chính bản thân mình về nhiều mặt.[/size]
Tôi nghĩ về vô số cuộc thi lớn nhỏ đang ngày ngày diễn ra trên khắp nước mình. Với tâm thế của người từng đi thi, tôi tin ít nhiều ai cũng mong mình là người chiến thắng, thế nhưng ngôi quán quân chỉ có một mà thôi. Còn hàng trăm, hàng nghìn thí sinh khác không được xướng tên cho ngôi vị cao nhất kia, họ nên đối mặt với thực tế về kết quả cuộc thi như thế nào? Tôi không nghĩ họ không xứng đáng bước lên bục vinh quang. Chiến thắng trong một cuộc thi chỉ mang ý nghĩa là sự xác tín tạm thời về khả năng của một người tại thời điểm diễn ra cuộc thi. Chứng minh khả năng thực sự của mình sau đó mới là việc khó, nó đòi hỏi một sự nỗ lực bền bỉ trong thời gian lâu dài. Có nhiều thí sinh đạt giải cao trong các cuộc thi lặn mất tăm, mất phong độ khi chạy đường dài, trong khi có những người vốn từng bị loại lại từng bước tỏa sáng trong sự nghiệp của mình đầy thuyết phục.[/size]
Trở lại với câu chuyện danh hiệu bị vứt vào thùng rác, không cần thiết phải bàn nhiều về những tiêu cực nếu có cũng như tính công bằng của những danh hiệu được trao cho các thí sinh trong cuộc thi, hành động ấy làm tôi suy nghĩ về một bộ phận những bạn trẻ có nhận thức lệch lạc về giá trị của bản thân. Rõ ràng, tự tin rất khác với tự cao tự đại, nhưng thường thì những 'con ếch'  khó mà nhìn thấy được gì ngoài phạm vi 'cái giếng' của chúng.[/size]
Thời còn đi học, tôi cũng tham gia khá nhiều cuộc thi cả trong lẫn ngoài nước, lúc ấy ở tuổi mười tám đôi mươi vừa bắt đầu những ngày tháng sống tự lập xa nhà, tôi lập tức bị choáng ngợp bởi ngoài kia có biết bao nhiêu người hơn hẳn mình về nhiều mặt. Đó cũng là một trong những bài học đầu tiên mà tôi học được rằng, trong xã hội lúc nào cũng có rất nhiều người tài năng hơn mình và có nhiều lợi thế khác hơn hẳn mình. Dù rằng quá trình nhận ra và chấp nhận khuyết điểm của bản thân không phải lúc nào cũng dễ dàng và thoải mái, nếu không muốn nói là đôi khi thật khó khăn để chấp nhận rằng mình còn quá kém cỏi. Nhưng không phải vì thế mà tôi cảm thấy tự ti và rúc mình vào 'cái giếng' để tận hưởng cảm giác mình là ‘con ếch số một’. Ngược lại, tôi luôn cảm thấy háo hức được kết bạn với những người vượt trội hơn mình và chính họ đã dạy cho tôi những bài học tuyệt vời mà tôi không được học trên ghế nhà trường. Bởi vậy tôi thường tự nhắc mình rằng, hãy học để là một tấm gỗ quý trước đã, bởi nước sơn đẹp mấy cũng không cứu nổi tấm gỗ mục nát bên trong; hoặc giả như nếu có là một con ếch, cũng hãy là một con ếch thích phiêu lưu, vì thế giới ngoài kia thật hấp dẫn![/size]
Theo vnexpress[/size]
=============================================[/size]
 
Nhưng mà mấy cô thí sinh, đi thi hoa hậu,  thì thích mình là con ếch đẹp nhất  :D 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời các bạn xem 1 phần dịch của cuốn sách: "LÝ QUANG DIỆU Bàn về Hoa Kỳ, Trung Quốc và thế giới"

Đây là ý kiến của ông cưu Thủ tướng Singapore.

=====================================================

 

MỸ NHIỀU TRỞ NGẠI NHƯNG VẪN GIỮ VỊ TRÍ SỐ MỘT
Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờ Foreign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin , Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này
Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam . (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.
Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.
Ví dụ như Việt Nam , là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam . Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.
Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.
Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.
Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.
Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.

CUỘC CẠNH TRANH CUỐI CÙNG
Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.
Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.
Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.

TẠI SAO TÔI LẠI TIN VÀO THÀNH CÔNG DÀI HẠN CỦA HOA KỲ
Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.
Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.
Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.
Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.
Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.
Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge ). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.
Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.
Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.
Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ham cổ vật rừng, cả nhà mang họa

 

Vô cớ đưa vào nhà, đưa lên bàn thờ càng nhiều đồ vật cổ thì càng thêm nhiều khả năng mang họa vào thân. Nếu phòng nào cũng đầy đồ cổ thì chẳng khác gì gia chủ đang cảm tưởng như sống trong một bảo tàng hay ngôi mộ.

 

Nhiều chuyên gia nghiên cứu cổ vật cho rằng, hậu quả của việc mua đồ cổ, đồ cũ giả cổ, đồ cổ không rõ nguồn gốc... thật khôn lường. Mặc dù bác bỏ những tin đồn về "ma ám" đồ cổ, họ vẫn cho rằng những câu chuyện về hậu vận xấu của người mạo phạm có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng đằng sau đó là lời răn dạy của ông cha xưa về sự trân trọng, lưu giữ giá trị văn hóa.

 

Chỉ số BOVIS và quy luật nhân - quả

 

Chia sẻ về những câu chuyện mà báo Đời sống và Pháp luật đăng tải (Phúc, họa từ những món đồ cổ: Trước giàu bất ngờ, sau chết đột tử),đăng tải, nhà nghiên cứu Trần Mai cho rằng: "Xét về mặt tâm linh, nhìn chung cổ vật đều trôi nổi qua nhiều đời, nhiều thế hệ và được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Có khi được sử dụng làm đồ tùy táng, tức là chôn theo người chết, sau đó được bới ra và sử dụng trở lại. Có khi do con người tham lam lấy từ những nơi đền miếu đình chùa thờ cúng về và đem ra bán. Những đồ cổ đó dường như đã được yểm bùa khiến hậu vận của những người này gặp tai ương. Hay nói cách khác như lời của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã nói ở số báo trước: Đó là quy luật nhân - quả.

 

Xét về mặt khoa học, những người mang trong mình năng lượng BOVIS (chỉ số năng lượng sinh học của con người và năng lượng địa sinh học) yếu nhưng do ham chơi đồ cổ thì sức khỏe bị ảnh hưởng từ chính năng lượng của đồ cổ phát ra. Đặc biệt những đồ cổ thờ tự nếu không biết cách trang trí đều rất nguy hiểm cho người chơi và con cái trong nhà. Chính vì vậy, ngay việc đặt đồ cổ tùy tiện cũng khiến nhiều người sức khỏe suy sụp, tâm trí bất an, dần dần trở nên bệnh tật, hoảng loạn".

 

Vô cớ đưa vào nhà, đưa lên bàn thờ càng nhiều đồ vật cổ thì càng thêm nhiều khả năng mang họa vào thân. Nếu phòng nào cũng đầy đồ cổ thì chẳng khác gì gia chủ đang cảm tưởng như sống trong một bảo tàng hay ngôi mộ. Chính vì vậy, ông Mai cho rằng người chơi đồ cổ ngoài sự đam mê thì cần có sự hiểu biết về nó. Đặc biệt đối với những đồ cổ không rõ nguồn gốc mua ở chợ trời hoặc những đồ thuộc về đồ thờ tự của chùa chiền, nếu thấy bất an thì nên dâng trả. Còn đối với những đồ cổ của dòng họ được di chúc giao lại cho mình thì nên tiếp tục bảo quản, thờ cúng.

 

20140906090457-1.jpg

 

Việc trang trí, sắp đặt cổ vật cho hợp linh khí và thẩm mỹ cũng đòi hỏi sự am hiểu của người chơi.

 

Ở góc nhìn về phong thủy, nhà ngoại cảm Nguyễn Cung Hà, chuyên viên bộ môn Cận Tâm lý, viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm năng Con người chia sẻ: "Cổ vật là những cái quý giá, linh thiêng của tự nhiên và con người từ xa xưa. Cổ vật lưu từ đời này qua đời khác nên việc có "vong hồn chiếm giữ" là dễ hiểu. Do vậy, một số câu chuyện, lời đồn về hậu vận của người ăn cắp, mạo phạm đồ cổ hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, một số cổ vật nằm dưới lòng đất lâu năm nên có ám khí, đồ thờ tự để trong chùa chiền cả nghìn năm đã hội tụ linh khí. Vì thế, những người không am hiểu về nó, trang trí bất hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình".

 

"Tôi chỉ xin chia sẻ thêm rằng, những gia đình đang lưu giữ cổ vật của tổ tiên thì nên gìn giữ vì đó là tài sản quý báu. Người chơi đồ cổ cũng phải biết tường tận về nguồn gốc, lịch sử và nét văn hóa trong đồ cổ. Đó là chưa kể đến chuyện những người mua bán đồ ăn cắp, dính chuyện lừa đảo rồi vi phạm pháp luật. Có một số cổ vật, nhất là tượng cổ mà người ta vẫn cho rằng có linh hồn, nếu người đang lưu giữ cảm thấy bất an thì nên cung tiến lại cho Nhà nước, cho bảo tàng hoặc nơi thờ tự để nhiều người được chiêm ngưỡng. Như vậy là góp bảo tồn nét văn hóa xa xưa khi trả lại cổ vật về vị trí đích thực của nó", ông Cung Hà nói.

 

Một vụ việc ba năm trước từng gây xôn xao dư luận khi một người đàn ông (trú tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) đi vào rừng tìm thấy một cái hang và lấy được rất nhiều đồ cổ, đa phần là đồ thờ. Khi ông chưa kịp mừng vì kiếm lời được từ số đồ cổ này thì bỗng dưng đổ bệnh, nằm liệt giường.

 

ít hôm sau, cả hai đứa con của ông bỗng dưng phát điên, phải đưa đến bệnh viện để điều trị. Phát hoảng vì chuyện đồn thổi đồ cổ bị yểm bùa khiến những người mạo phạm gặp hạn nên gia đình ông đã mời thầy cúng về làm lễ và mang toàn bộ số đồ cổ trả lại hang.

 

Không bàn đến chuyện lời đồn ma mị xung quanh vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, trên thực tế đã có nhiều người xuất phát từ lòng tham, bất chấp lấy đồ cổ không rõ nguồn gốc về bày bừa bãi trong nhà. Dưới góc độ phong thủy, đồ cổ thờ tự thường mang đến những nguồn năng lượng xấu, trường khí xấu, hay vi khuẩn gây hại, bởi đa phần đồ cổ có nguồn gốc từ mộ, nghĩa địa. Đo đạc thực tế bằng máy móc hiện đại cũng cho thấy, nơi đặt đồ cổ có thể làm trường khí bị sụt giảm, thậm chí chuyển sang âm khí. Như việc đặt hũ đồng xu cổ dưới giường, sẽ gây chia rẽ tình cảm vợ chồng...

 

20140906090457-2.jpg

 

Những nhà nghiên cứu đồ cổ cho rằng, nếu không có sự gìn giữ, trân trọng và cách nhìn đúng về cổ vật thì thế hệ sau chỉ còn biết đến cổ vật qua sử sách.

 

Đừng để "tẩu hỏa nhập ma" vì đồ cổ

 

Phú quý sính lễ nghĩa. Sự lưu tâm hơn của xã hội khiến cho thú chơi cổ vật được nhiều người hướng tới. Tuy nhiên, đi kèm với nó là các tệ nạn mê tín dị đoan, khiến gia chủ bị... "tẩu hoả nhập ma" bởi chính sự thiếu hiểu biết từ cách sưu tập đến trang trí.

 

Ông Lê Sỹ Tuyên, Chủ tịch hội Cổ vật Hà Nội cũng chia sẻ: Nhiều người nghĩ mình có tiền nên vung tay "săn" đồ cổ để tự lăng xê mình. Rồi có những người chơi đồ cổ mang tính chất chộp giật, miễn thấy có lợi là mua - bán. Đó là họ không hiểu về văn hóa cổ xưa.

 

"Còn chuyện chuyển giao đồ cổ mà khi món đồ ấy ở bên người này thì thịnh, sang bên người kia thì suy đó là do cách chơi và nhìn nhận của từng người. Các cụ bảo khổ luyện thành tài, mình yêu quý món đồ ấy sẽ có sự trân trọng và gìn giữ. Đồ cổ vốn qua nhiều đời, vì vậy khí tiết, phong thủy cũng là điều đáng lưu ý. Mình đam mê những cái thuộc về lĩnh vực văn hóa thì phải hiểu về văn hóa chứ chẳng phải cứ gặp chuyện chẳng lành là nghĩ đến chuyện "ma ám", yểm bùa đồ cổ. Tất cả là do mình tạo ra cả", ông Tuyên nhấn mạnh.

 

Trong các bài viết về câu chuyện phúc - họa khó lường, tác giả Tiêu Hà Minh cho rằng, nếu có tai họa xảy ra thì người ta thường dành những lời an ủi, động viên để giảm bớt buồn phiền, đau khổ cho những kẻ đó chứ không ai nỡ lòng nào mong cho kẻ đó chuốc thêm họa nữa vào thân. Phúc, họa xoay vần khó biết. Vậy nên gặp phúc thì cũng đừng cho là phúc mãi, gặp họa cũng đừng bi quan.

 

Nghề chơi cũng lắm công phu, riêng thú chơi đồ cổ lại càng nghiêm ngặt hơn. Để phân biệt thật giả, hiểu được chiều sâu của các món đồ cổ, người sưu tập phải chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, địa lý... và tích lũy một số kiến thức nhất định, bởi mỗi cổ vật đều có chứa đựng những tiêu chí đó. Hiểu biết càng sâu sắc thì niềm vui cảm nhận càng lớn lao.

 

Khép lại câu chuyện về phúc - họa đồ cổ, những nhà nghiên cứu cổ vật vốn trăn trở về nạn "chảy máu cổ vật" phấn khởi khi biết thông tin "vua cổ vật Sài Gòn" Hoàng Văn Cường đang nung nấu ý định hiến tặng 70% giá trị cổ vật cho quỹ quốc phòng và hỗ trợ các ngư dân bám biển.

 

Ông Cường cho biết: "Từ lúc biết chơi cổ vật đến nay đã 64 tuổi tôi chỉ biết mua cổ vật về để sưu tầm chứ không bao giờ bán. Mỗi cổ vật đều chứa linh hồn của những người đã từng gắn bó với nó thông qua dòng chảy thời gian. Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ bán đi cổ vật hoặc tặng một người nào. Nếu có thể, tôi chỉ mong muốn bán đấu giá số cổ vật hiện có để ủng hộ 70% tổng giá trị cho quỹ quốc phòng và quỹ hỗ trợ các ngư dân bám biển. 30% tôi giữ lại cho gia đình".

 

Theo Vietnamnet

====================================================

Cái vụ đem cổ vật từ chùa hoặc có xuất xứ nơi khác về nhà, để ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ, ốm đau, điên khùng, . . . là chuyện đã được Phong Thủy Lạc Việt nói rõ trong lớp học phong thủy rồi.

Chứ không có linh hồn nào trong cổ vật cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tận mục đồ phong thủy hàng chục tỷ đồng của đại gia

 

Trên thị trường, đồ phong thủy có giá thấp nhất chỉ vài trăm ngàn, nhưng những món đắt giá thì lên tới hàng chục tỷ đồng.

Tại một số cửa hàng phong thủy trên đường Hoàng Hoa Thám, chuyên cung cấp đồ phong thủy, anh Phong chủ hàng cho biết, những ngày này khách hàng đã bắt đầu đặt hàng Tết, mỗi món quà thường có giá từ 3- 5 triệu đồng nhưng cũng có khách đặt cả trăm triệu đồng.

 

Còn những đại gia thì đặt hàng trăm triệu, thậm chí có khách hàng đã từng bỏ ra 4 tỷ để mua được ấn ngọc.

Để có được một vật phẩm phong thủy hàng trăm triệu, khách hàng phải mất 3 tháng chờ đợi. Trong đó, việc nhập nguyên liệu đã mất gần 2 tháng và một tháng để thợ chế tác. Nguồn nhập nguyên liệu như đá, ngọc tự nhiên thường từ các nước Brazil, Ai Cập, Mianma….

Nói đến những món đồ đắt tiền, chủ cửa hàng cho biết, chiếc sập bằng đá tự nhiên này có giá gần chục tỷ đồng.

 

20131122114905-a.jpg

Sập bằng đá tự nhiên được giới thiệu có giá gần chục tỷ đồng.

 

Tuy nhiên đẳng cấp nhất vẫn là vật phẩm phong thủy từ ngọc. Ngọc được xem là tốt cho vận khí, sức khỏe và tiền tài, danh vọng nên từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có vương giả thường dùng cho bậc đế vương.

Bộ niên niên hữu dư được chế tác bằng ngọc huyết dụ, có giá 2 tỷ đồng. Một đại gia ở Hà Nội đã mạnh tay bỏ ra khoản tiền này để có được bộ Niên niên hữu dư này nhằm chiêu tài lộc, vượng đinh, vượng của, hóa giải hướng xấu, nâng bước công danh.

 

20131122114715-2.jpg

Bộ niên niên hữu dư được chế tác bằng ngọc huyết dụ, có giá 2 tỷ đồng

 

Kể về món đồ bằng ngọc có giá "khủng", chủ cửa hàng chia sẻ đó là ấn ngọc cổ có giá 4 tỷ đồng. Đây là món đồ có từ thời nhà Thanh, là ngọc ấn vua ban cho các quan có công. Anh Phong cho biết để có được nó, anh đã phải đấu giá ở nước ngoài. Sau đó anh đã bán món đồ này cho một vị quan chức với giá 4 tỷ đồng.

Cũng theo anh Phong ở Việt Nam chỉ còn duy nhất một bộ. Ngọc ấn cổ này rất quý hiếm và không phải ai cũng có cơ duyên sở hữu nó, người ta thường nói “quý vật tìm quý nhân” là thế. Ngọc càng cổ càng quý giá và càng có nguyên khí lớn.

 

20131122114715-3.jpg

Ấn ngọc cổ có giá 4 tỷ đồng

 

Tuy nhiên việc lựa chọn, bày trí vật phẩm phong thủy không được tùy tiện. Nói về vấn đề này, anh Phong cho biết, có không ít người mang đồ phong thủy đến đây để tư vấn nhờ đổi món đồ khác vì do người tặng, biếu không nắm rõ được tuổi, mệnh của người ta.

Chẳng hạn người mệnh kim thì nên chọn đồ phong thủy bằng đá có màu vàng, trắng. Hay những đồ phong thủy chế tác bằng ngọc huyết dụ dành thích hợp cho một số năm tuổi như những người sinh năm Mậu Thân, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Đinh Dậu.

Có người mang một quả cầu đá đến đây sẵn sang đổi lấy quả nhỏ hơn vì mệnh ngược nhau nên tiền tài, sức khỏe suy giảm. Cho nên thông thường chơi đồ phong thủy khách hàng thường phải nhờ đến sự tham vấn.

 

20131122115117-4.jpg   20131122114905-5.jpg

Ông cóc ngậm tiền giá hàng trăm triệu đồng

 

20131122114905-6.jpg

Những vật phẩm bằng ngọc nhân tạo thường có rẻ hơn, còn đá hay ngọc tự nhiên dao động từ 4 triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy vào khối lượng, kích thước, độ tuổi của chất liệu.

 

Anh Phong, chủ cửa hàng cho biết, những vật phẩm phong thủy có giá trị lớn hàng trăm triệu anh không dám trưng bày nhiều ở cửa hàng. Chỉ về chiếc vòng cổ của mình, anh Phong cho biết, chẳng hạn như miếng ngọc nhỏ xíu đã có giá 15 triệu đồng nên chỉ khi khách đặt hàng thì anh mới đem ra.

 

20131122115117-7.jpg

Đồ bằng ngọc có giá thấp nhất là 15 triệu đồng.

 

Theo anh Phong, những vật phong thủy bằng ngọc hay đá tự nhiên rất hiếm, ở Việt Nam gần như không có nên phải đặt hàng từ nước ngoài. Thông thường khách hàng là doanh nghiệp thường đặt những vật có giá trị từ 3 đến 5 triệu đồng làm quà tặng.

theo vietnamnet.vn

=============================

Cái câu: “quý vật tìm quý nhân” cũng có phần đúng vì quý nhân mới nhiều tiền để tiêu. :D

Đúng là các đại gia có nhiều tiền và cũng dễ bị lừa tiền.

Vật phẩm của Phong Thủy Lạc Việt có tác dụng tốt và tất nhiên là rẻ hơn nhiều so với các vật phẩm rao bán ở trên, tác dụng thì như nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

300 người tỷ phú trong nhóm siêu giàu Việt Nam

 

Dường như là nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng được dự báo đứng đầu thế giới trong 10 năm tới. 

 

Điểm mặt danh sách siêu giàu

 

Chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên mà một ngân hàng của Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 9/2013, lại có thông tin số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới.

 

Mức tăng được dự đoán lên tới gần 170%, với tổng số người siêu giàu lên gần 300 người.

 

Điểm những tên tuổi trên các sàn chứng khoán chỉ có khoảng 20 người đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu có giá trị từ 600 tỷ đồng tương đương với khoảng 30 triệu USD  đạt ngưỡng lọt vào hạng siêu giàu.

 

Như vậy, so với gần 200 người siêu giàu được nói đến gần đây, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đên 90%. Tổng giá trị tài sản cũng cao gấp nhiều lần so với con số tỷ USD của những ông chủ đã lên sàn hiện tại.

Nhiều người không biết ngoài những cái tên đình đám trên sàn chứng khoán như tỷ phú USD đầu tiên Phạm Nhật Vượng, ông trùm BĐS-cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), 2 đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), ông lớn ngân hàng-BĐS-bán lẻ Hà Văn Thắm (OGC), doanh nhân-chính trị gia Đặng Thành Tâm (KBC, ITA), ông vua cá tra Dương Ngọc Minh (HVG), ông lớn công nghệ Trương Gia Bình (FPT), đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành (KDC)... và vợ con, còn có những ai thuộc tốp siêu giàu.

 

Điểm những gương mặt nổi lên nhanh chóng trong một vài năm gần đây có thể thấy, siêu giàu còn gồm nhóm các đại gia trở về từ Đông Âu như Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank), Lê Viết Lam (SunGroup), Đặng Khắc Vỹ (VIB), Nguyễn Thanh Hùng (Sovico), Trịnh Thanh Huy (BĐS Bình Thiên An), Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow Holding), Ngô Chí Dũng  (VPBank) ...

 

Các đại gia còn được truyền tai với những cái tên như Bà Nguyễn Thị Nga (BRG, SeABank), ông Vũ Văn Tiền (Geleximco), "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển (Tuần Châu), vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn (IPP), Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát), ông Huỳnh Uy Dũng (Sóng Thần), ông Đỗ Minh Phú (DOJI), ông Võ Quốc Thắng (DTG), CEO của Nam Cường, ông Đoàn Quốc Việt (BIM Group), ông Trầm Bê (STB), ông Vũ Quang Hội  (Bitexco), Lê Văn Kiểm (Long Thành), Lê Thanh Thản (Lai Châu)...

 

Nhìn vào tốc độ tăng gia tăng số lượng người giàu ở Việt Nam, nhiều người giật mình vì sự lấn lướt các nước khác. Tuy nhiên, xét về số lượng, con số 2-3 trăm người siêu giàu là khá khiêm tốn, so với con số cả chục nghìn ở Nhật Bản, Trung Quốc, hay hàng nghìn của đất nước nhỏ bé Singapore, hoặc chỉ bằng 30-40% của những nước gần tương đương "cùng chiếu" như Pakistan, Philippines, Thái Lan, Malaysia...

 

Điểm đáng chú ý là trong bối cảnh khủng hoảng, số lượng người siêu giàu Việt cùng một vài nước trong khu vực lại đang tăng lên nhanh chóng, trái ngược với sự sụt giảm ở nhiều nền kinh tế lớn hoặc mới nổi trên thế giới.

 

Nhiều người giàu hơn là tất yếu

 

Đến nay, hiều doanh nhân không muốn thể hiện sự giàu có của mình. Không ít doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực mình hoạt động và có thể rất giàu có nhưng mỗi khi được nhắc tên rộng rãi đều không muốn. Có rất nhiều lý do khiến họ không muốn được nhắc đến để được yên ổn làm ăn.

 

Thực tế, những tai họa còn nóng hổi gần đây đổ sập lên đầu một số doanh nhân nổi tiếng cũng có thể phần nào ảnh hưởng tới tâm lý của những người trong cuộc. Nhiều người lo ngại làm ăn kinh doanh lớn thể nào chả có chuyện nên càng nổi, họ càng dễ bị "soi".

 

Tuy nhiên, một xu hướng không thể thay đổi là nền kinh tế sẽ ngày càng minh bạch hơn. Số lượng DN lên sàn đang ngày một tăng lên bất chấp nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và trong một thời gian dài TTCK trầm lắng. Đi cùng với quá trình này, số lượng người giàu chắc chắn sẽ tăng lên nhanh chóng do tài sản được công khai. Tên tuổi của những "siêu giàu" mới sẽ được công nhận.

 

Gần đây, giới đầu tư chứng kiến nhiều DN lớn lên sàn như BIDV, Phân lân Ninh Bình... Rất nhiều DN dự kiến sẽ niêm yết trong năm 2014 và các năm sắp tới. Quá trình cổ phần hóa gắn với niêm yết cũng đang được thúc đẩy với hàng loạt tên tuổi lớn như: Vinatex, Viglacera, Vietnam Airlines, Viwaseen, Hancorp, Cienco 5, Vinamotor, Vinawaco, DN con của Tập đoàn Hóa chất, Dầu khí... cũng có thể sẽ mang lại những người giàu có mới bởi không ít các đại gia nhiều tiền có thể rót tiền vào một số DN tiềm năng.

 

Đặc biệt, trên thị trường, còn rất nhiều ngân hàng (NH) chưa lên sàn. Có rất nhiều đại gia đang chi phối tại các NH này và họ sẽ lọt tốp những người siêu giàu khi tài sản được minh bạch hoàn toàn.

 

Mới đây, cơ quan quản lts đã có những yêu cầu về quá trình tái cơ cấu NH, giải quyết sở hữu chéo trong lĩnh vực này. Trong đó, yêu cầu các NHCP lên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, quy định mới cũng yêu cầu các DN ngoài sàn phải công bố thông tin. Các DN có quy mô từ 120 tỷ đồng trở lên phải thực hiện các yêu cầu công bố thông tin giống như DN niêm yết.

 

Khi một nền kinh tế minh bạch hơn, một đất nước minh bạch hơn, tài sản của quốc gia cũng như của các gia đình, các cá nhân sẽ được nhận biết rõ ràng hơn. Dòng tiền chảy như thế nào, tiền sinh ra tiền như thế nào cũng như các đại gia giàu như thế nào, kiếm tiền bằng những cách như thế nào sẽ rõ ràng hơn. Số lượng người giàu có lẽ sẽ tăng lên ở tốc độ nhanh hơn so với các nước khác.

 

theo http://vef.vn/

========================================

Việc nước Việt có nhiều người giàu có, là điều đáng mừng.

Cũng lo là sự phân hóa giàu ngheò ngày càng lớn.

Dẫn đến sự mất cân bằng, trong việc công bằng xã hội.

Mặt khác cần minh bạch về cách kiếm tiền của các vị, là kiếm bằng nguồn nào, doanh thu năm bao nhiêu, đã nộp thúê là bao nhiêu và còn thu nhập là bao nhiêu, . . .

 

 

 

 

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tận mục đồ phong thủy hàng chục tỷ đồng của đại gia

 

Trên thị trường, đồ phong thủy có giá thấp nhất chỉ vài trăm ngàn, nhưng những món đắt giá thì lên tới hàng chục tỷ đồng.

Tại một số cửa hàng phong thủy trên đường Hoàng Hoa Thám, chuyên cung cấp đồ phong thủy, anh Phong chủ hàng cho biết, những ngày này khách hàng đã bắt đầu đặt hàng Tết, mỗi món quà thường có giá từ 3- 5 triệu đồng nhưng cũng có khách đặt cả trăm triệu đồng.

 

Còn những đại gia thì đặt hàng trăm triệu, thậm chí có khách hàng đã từng bỏ ra 4 tỷ để mua được ấn ngọc.

Để có được một vật phẩm phong thủy hàng trăm triệu, khách hàng phải mất 3 tháng chờ đợi. Trong đó, việc nhập nguyên liệu đã mất gần 2 tháng và một tháng để thợ chế tác. Nguồn nhập nguyên liệu như đá, ngọc tự nhiên thường từ các nước Brazil, Ai Cập, Mianma….

Nói đến những món đồ đắt tiền, chủ cửa hàng cho biết, chiếc sập bằng đá tự nhiên này có giá gần chục tỷ đồng.

 

20131122114905-a.jpg

Sập bằng đá tự nhiên được giới thiệu có giá gần chục tỷ đồng.

 

Tuy nhiên đẳng cấp nhất vẫn là vật phẩm phong thủy từ ngọc. Ngọc được xem là tốt cho vận khí, sức khỏe và tiền tài, danh vọng nên từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có vương giả thường dùng cho bậc đế vương.

Bộ niên niên hữu dư được chế tác bằng ngọc huyết dụ, có giá 2 tỷ đồng. Một đại gia ở Hà Nội đã mạnh tay bỏ ra khoản tiền này để có được bộ Niên niên hữu dư này nhằm chiêu tài lộc, vượng đinh, vượng của, hóa giải hướng xấu, nâng bước công danh.

 

20131122114715-2.jpg

Bộ niên niên hữu dư được chế tác bằng ngọc huyết dụ, có giá 2 tỷ đồng

 

Kể về món đồ bằng ngọc có giá "khủng", chủ cửa hàng chia sẻ đó là ấn ngọc cổ có giá 4 tỷ đồng. Đây là món đồ có từ thời nhà Thanh, là ngọc ấn vua ban cho các quan có công. Anh Phong cho biết để có được nó, anh đã phải đấu giá ở nước ngoài. Sau đó anh đã bán món đồ này cho một vị quan chức với giá 4 tỷ đồng.

Cũng theo anh Phong ở Việt Nam chỉ còn duy nhất một bộ. Ngọc ấn cổ này rất quý hiếm và không phải ai cũng có cơ duyên sở hữu nó, người ta thường nói “quý vật tìm quý nhân” là thế. Ngọc càng cổ càng quý giá và càng có nguyên khí lớn.

 

20131122114715-3.jpg

Ấn ngọc cổ có giá 4 tỷ đồng

 

Tuy nhiên việc lựa chọn, bày trí vật phẩm phong thủy không được tùy tiện. Nói về vấn đề này, anh Phong cho biết, có không ít người mang đồ phong thủy đến đây để tư vấn nhờ đổi món đồ khác vì do người tặng, biếu không nắm rõ được tuổi, mệnh của người ta.

Chẳng hạn người mệnh kim thì nên chọn đồ phong thủy bằng đá có màu vàng, trắng. Hay những đồ phong thủy chế tác bằng ngọc huyết dụ dành thích hợp cho một số năm tuổi như những người sinh năm Mậu Thân, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Đinh Dậu.

Có người mang một quả cầu đá đến đây sẵn sang đổi lấy quả nhỏ hơn vì mệnh ngược nhau nên tiền tài, sức khỏe suy giảm. Cho nên thông thường chơi đồ phong thủy khách hàng thường phải nhờ đến sự tham vấn.

 

20131122115117-4.jpg   20131122114905-5.jpg

Ông cóc ngậm tiền giá hàng trăm triệu đồng

 

20131122114905-6.jpg

Những vật phẩm bằng ngọc nhân tạo thường có rẻ hơn, còn đá hay ngọc tự nhiên dao động từ 4 triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy vào khối lượng, kích thước, độ tuổi của chất liệu.

 

Anh Phong, chủ cửa hàng cho biết, những vật phẩm phong thủy có giá trị lớn hàng trăm triệu anh không dám trưng bày nhiều ở cửa hàng. Chỉ về chiếc vòng cổ của mình, anh Phong cho biết, chẳng hạn như miếng ngọc nhỏ xíu đã có giá 15 triệu đồng nên chỉ khi khách đặt hàng thì anh mới đem ra.

 

20131122115117-7.jpg

Đồ bằng ngọc có giá thấp nhất là 15 triệu đồng.

 

Theo anh Phong, những vật phong thủy bằng ngọc hay đá tự nhiên rất hiếm, ở Việt Nam gần như không có nên phải đặt hàng từ nước ngoài. Thông thường khách hàng là doanh nghiệp thường đặt những vật có giá trị từ 3 đến 5 triệu đồng làm quà tặng.

theo vietnamnet.vn

=============================

Cái câu: “quý vật tìm quý nhân” cũng có phần đúng vì quý nhân mới nhiều tiền để tiêu. :D

Đúng là các đại gia có nhiều tiền và cũng dễ bị lừa tiền.

Vật phẩm của Phong Thủy Lạc Việt có tác dụng tốt và tất nhiên là rẻ hơn nhiều so với các vật phẩm rao bán ở trên, tác dụng thì như nhau.

 

 

 

Những vật phẩm phong thủy nếu quả có tác dụng thật thì trước tiên cái cửa hàng bán đồ phong thủy phải giàu hơn tất cả các đại gia đến mua đồ ở đấy với momg muốn làm giàu hơn. Nhưng thực tế ngược lại: Hầu hết các của hàng bán đồ phong thủy đều dẹp tiệm trong cơn khủng hoảng kinh tế. Sự "linh thiêng" của các vật phẩm phong thủy không giúp gì được họ.

Chính hiện thực này đã chứng tỏ: những vật phẩm phong thủy muốn phát huy tác dụng phải có điều kiện của nó.

Địa Lý Lạc Việt đã xác định rằng: Vật phẩm phong thủy chỉ phát huy tác dụng khi căn nhà đã đủ tụ khí. Còn không nó cũng vô tri như đất đá mà thôi.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay