yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Ai đã giúp Thủy Tinh đánh thắng Sơn Tinh?

TT - Lần này Thủy Tinh lại xuất quân đánh Sơn Tinh.

Nước biển dâng sục sôi, các cụ cao niên nhìn ngọn sóng ước đoán đỉnh sóng gấp hàng trăm lần cơn bão Hải Âu, Hải Yến gì đó. Trên quốc lộ, mấy cây cầu được xây bằng câu thần chú Umbala gãy ngang, giống như ai đó dùng con dao chặt xương bò và chém mạnh xuống cái bánh tráng vậy.

Vậy mà Sơn Tinh vẫn kê gối ngủ ngon bên cạnh người vợ xinh đẹp. Quần thần nhốn nháo, dâng biểu xin vào tấu chật cả lối vào điện Viễn Thông, khiến dân tình càng thêm ai oán. Lát sau bỗng có chiếu truyền ra: "Các khanh cứ bình tĩnh, nước lên thì núi lên, non cao vô tận hà cớ gì các khanh lại lo âu".

Quần thần nghe vậy lục tục đi về, duy nhất chỉ có mỗi vị quan Rừng ở lại, quỳ dưới sân điện, hai mắt nhắm nghiền mà nước mắt cứ trào ra. Giọng bi ai nghẹn ngào: "Chúa thượng ơi... sai rồi, sai rồi. Lần này Thủy Tinh đánh ta, còn có cả thằng em mới kết nghĩa nữa. Thằng này nó hại thần ra nông nỗi này đây". Nói xong quan Rừng gỡ nón xuống, mái tóc xanh um hôm nào giờ đã trọc lóc, lồi lõm, nham nhở... Sơn Tinh vén màn nhìn ra, cười khẩy đuổi quan Rừng về.

Nước dâng cao, núi cũng cao...

Bỗng đâu dòng nước rít mạnh đột ngột tung lên. Sơn Tinh bật dậy, giơ ngón tay định dùng phép Biển Thủ trấn lại thì bỗng dưng một dòng nước từ trên đỉnh núi ào xuống. Long trời lở đất, cuốn phăng cả Sơn Tinh đi, khi miệng Sơn Tinh vẫn tròn vo vì không hiểu trên đỉnh núi sao có dòng nước tràn về mạnh thế.

Tối đó Thủy Tinh mở tiệc chiến thắng và giới thiệu người em kết nghĩa đã giúp mình đưa dòng nước từ trên núi về nhấn chìm Sơn Tinh.

Thủy Tinh cùng người em Thủy Điện oai hùng bước ra. Tiếng vỗ tay tràn ngập.

Theo tuoitre.vn

===================================================================

Cơn bão Hải yến đã không vào miền trung mà đi ngược đến Trung quốc, đó là may mắn

Nhưng không có bão mà người dân miền trung vẫn chết

Lý do bị lụt.Posted ImagePosted ImagePosted Image

Hiz nguyên nhân nào đây? không nói ra ai cũng hiểu, chỉ có vài vị không hiểu

Share this post


Link to post
Share on other sites

10 tật xấu "kinh hoàng" của đàn ông Việt

Trước hết, tôi xin được giải thích luôn: Tôi có một cuộc sống vô cùng hạnh phúc với một người chồng là đàn ông Việt, vì vậy tôi viết bài này không phải trong tâm trạng cay cú, trả thù gì cả.

Tôi có một chức vị kha khá trong một doanh nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ, vì vậy việc tiếp xúc với các đối tác, khách hàng nam giới đủ thành phần, đủ lứa tuổi cũng cho phép tôi có cái nhìn tương đối về đàn ông Việt Nam.

Tôi không phủ nhận là có những người đàn ông Việt rất tốt, rất tuyệt vời như hoặc hơn chồng tôi, nhưng phần lớn đàn ông Việt lại có rất nhiều điểm xấu sau đây, mà tất cả xuất phát từ cách nghĩ.

1. Coi thường phụ nữ: Đàn bà thì biết gì!

Xin thưa với các ông, bộ óc của phụ nữ chả thua kém gì các ông cả. Chẳng qua là chúng tôi quá bận rộn với việc nhà, việc chăm sóc con cái và ti tỉ việc vặt khác nên không có thời gian xem ti vi, thời gian nhậu nhẹt chém gió như các ông, nên không thể có được “kiến thức xã hội” như các ông được. Những việc lớn các ông cho mình quyền tự quyết, tự bàn bạc với nhau, phụ nữ chúng tôi có được tham gia đâu mà biết. Cứ thử đổi việc cho nhau xem, các ông chăm con cái, làm việc nhà, chúng tôi làm việc lớn, chắc gì ai đã giỏi hơn ai!

Chính sự coi thường phụ nữ của các ông đã khiến cho phụ nữ chúng tôi bức xúc, cáu bẳn rồi sinh ra cãi cọ nhau. Tất nhiên chúng tôi muốn thể hiện với chồng là chúng tôi cũng chả kém cỏi gì, mà các ông lại ko cho chúng tôi cơ hội, rồi mặc nhiên quy ước với nhau là: đàn bà thì biết gì!

Khi thấy một phụ nữ nào đó thành đạt, giỏi giang, ngay lập tức các ông nghĩ ngay là nhờ dùng thân xác, dựa dẫm đàn ông thành đạt mới đi lên được. Các ông cùng mấy người đẹp showbiz tạo nên lý thuyết mới à?

2. Coi việc nhà là việc của đàn bà.

Các đức ông chồng ơi, qua rồi cái thời việc nhà đổ hết lên đầu phụ nữ. Các ông nghĩ là mình đi làm 8 tiếng ở công sở rồi thì về nhà không phải làm gì nữa ư? Vậy vợ các ông, những người mà sức vóc không bằng các ông, làm ở công sở cũng 8 tiếng, về nhà lại một núi việc nhà, đêm thì không ngon giấc vì chăm con, con nhỏ, vì sợ con lạnh, lo con đái dầm... Những người chồng vô tâm ích kỷ như vậy thì làm sao phụ nữ chúng tôi lúc nào cũng yêu nồng nàn cho được? Các ông nghĩ chúng tôi dốt tới mức chỉ cần mỗi tháng đưa tiền lương thôi là là điều kiện đủ để được vợ yêu à? Vì thiếu tình yêu nên tất cả mọi hành động quan tâm, yêu thương chồng chỉ là nghĩa vụ, là gượng ép. Rồi gượng mãi cũng chán, thành ra chúng tôi mặc xác các ông. Các ông tưởng như vậy là sướng à, vợ không thèm kiểm soát chồng, tức là chả còn tình cảm gì với chồng nữa rồi. Từ không còn tình cảm, chúng tôi cũng sẽ ngoại tình, cũng đi tìm một người đàn ông đích thực biết yêu thương chia sẻ (dù có thể chả bao giờ tìm được).

Posted ImageẢnh minh họa3. Không có nghĩa vụ gì với bố mẹ vợ:

Tôi chúa ghét cái câu của các cụ để lại mà các ông cứ ra rả suốt ngày “Dâu là con, rể là khách”. Con dâu thì phải cung phụng bố mẹ chồng, bố mẹ chồng nói cấm cãi, lấy chồng là phải tuân theo nhà chồng trong mọi việc. Còn con rể thì về nhà vợ cứ như quan huyện về quê, ai tiếp đón không vừa lòng là có cớ lần sau không về nữa. Các ông có biết tình cảm gia đình thì ở đâu cũng như nhau, tình mẫu tử thì chả phân biệt trai gái. Bố mẹ chúng tôi nuôi dưỡng chúng tôi hàng mấy chục năm trời, công lao chả kể xiết, vậy mà muốn về thăm, cho con về ngoại chơi chúng tôi cũng phải xin phép. Bố mẹ chồng ốm đau thì con dâu chăm sóc tận tình, bố mẹ vợ đau ốm thì con rể có bao giờ chăm sóc không? Các ông đừng bao giờ dùng từ nghĩa vụ với chúng tôi, chúng tôi tự biết phải làm thế nào, nhưng làm có kèm tình cảm chân thành không thì chả ai ép buộc được chúng tôi cả. Chồng chúng tôi cư xử thế nào để chúng tôi cảm kích, đó mới là việc khó.

4. Phó mặc con cái cho vợ:

Đành rằng chuyện con cái thuộc thiên chức của người phụ nữ, chúng tôi chả đòi hỏi phải công bằng 100% trong chuyện này. Những gì người mẹ cần phải làm, chúng tôi đã làm mà chả một lời kêu than. Nhưng chuyện đưa con đi chơi, dạy dỗ con học, đưa đón con đến trường, đàn ông đều có tay chân và trí tuệ bình thường đều có thể làm được cả. Tôi được biết có những người đàn ông thậm chí còn không biết con học trường nào, bao giờ nghỉ hè. Các ông không đỡ đần vợ trong việc nhà, rồi cả việc nuôi dạy con cái cũng chả cần đoái hoài. Việc của các ông chỉ là kiếm tiền, giải trí cho sướng bản thân các ông thôi sao? Gia đình đâu chỉ bền vững nhờ nhiều tiền? Đó là lý do các ông chả thể nào có nổi một gia đình hạnh phúc đích thực.

5. Ghen tị với vợ:

Vợ cứ kiếm được tiền nhiều hơn, có công việc tốt hơn, chức vụ cao hơn là y như rằng ông chồng sẽ ghen tức và kiếm cách dìm vợ xuống trước mặt người khác. Cứ ông nào vợ giỏi mà chồng có kém hơn tí là các ông lao vào chê bai ông đó, thay vì mừng cho người ta. Các ông cứ mặc định là đàn ông thì luôn phải thắng à? Nếu muốn thắng, hãy lấy người phụ nữ kém cỏi hơn, vì ông không xứng với người vợ đó chứ không phải dìm người khác xuống để tôn mình lên.

6. Ngoại tình như cơm bữa.

Có một thực tế rất buồn cười hiện nay đó là các ông tự đưa ra định nghĩa mới cho việc ngoại tình: nếu cặp hẳn với một em thì mới là ngoại tình, còn việc bóc bánh trả tiền, chùi sạch mép thì không tính.

Các đức ông chồng ơi, vậy phụ nữ chúng tôi cũng sẽ thực hiện nếp sống mới theo định nghĩa của các ông nhé?

Càng ngày tôi càng thấy việc ngoại tình của các ông công khai, trơ trẽn và thường xuyên hơn. Các ông tự bao che cho nhau và tự dựng cho mình một tấm khiên bằng rơm rác. Bản thân tôi không biết đã tiếp xúc với bao nhiêu khách hàng nam có lời đề nghị khiếm nhã. Họ đề nghị và bị từ chối nhưng không hề xấu hổ, lạ lùng thay!

7. Vũ phu:

Hãy tự hỏi mình xem, tại sao một kẻ sức dài vai rộng lại có thể bạo lực với người phụ nữ yếu ớt hơn mình? Khi người phụ nữ không phục, thì đánh đập họ chỉ càng làm họ coi thường các ông hơn mà thôi. Hãy từ bỏ suy nghĩ “Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về đi”. Các ông kém, bằng hoặc hơn chúng tôi vài tuổi, tư cách gì mà đòi dạy chúng tôi bằng đòn roi? Chúng tôi đã đến tuổi tự học rồi, không cần phải dạy!

8. Nhậu nhẹt bê tha, lắm tệ nạn:

Phụ nữ chỉ cần túm tụm ở quán café nói chuyện phiếm với nhau là các ông đã dùng những lời không ra gì để bình phẩm: mấy mụ đàn bà lắm chuyện, suốt ngày buôn dưa lê, ngồi lê đôi mách. Không phủ nhận thói quen thích tám chuyện của phụ nữ, nhưng hãy nhìn lại các ông mà so sánh xem hành vi nào để lại hậu quả nặng nề hơn:

- Các ông đi nhậu nhẹt say mướt, về còn nôn ọe để chúng tôi phải dọn, hình ảnh ông bố say xỉn trong mắt các con chả đẹp đẽ chút nào.

- Các ông hút thuốc, uống bia rượu: không những bản thân các ông bị tác hại mà vợ con các ông cũng bị ảnh hưởng theo. Những đứa con ốm yếu quặt quẹo ra đời sẽ bị đổ cho mẹ nó là sữa không tốt, không khéo nuôi con, nhưng có ngờ đâu là do giống của bố nó đã bị ảnh hưởng bởi đủ thứ thói hư tật xấu từ trước rồi.

- Các ông bài bạc, lô đề (lúc nào cũng bảo chơi cho vui thôi, nhưng các bà vợ chả thấy vui gì cả). Các ông như vậy thì đừng hy vọng dạy được các con của các ông, vì các ông đâu có cho đấy là hành vi xấu. Rồi F1 lại kế tiếp, F2 cũng duy trì, chả bao giờ đàn ông Việt thay đổi được đâu.

9. Ít lãng mạn, kiệm lời khen.

Người chồng mà hàng chục năm sau khi kết hôn vẫn còn duy trì thói quen tặng hoa, quà cho vợ vào những ngày đặc biệt. Ai mà làm thế thì cũng phải giấu nhẹm đi, không thì người khác sẽ cười mình. Ui cha, ngoại tình thì khoe, yêu vợ thì giấu, điều gì đang diễn ra trên đất nước Việt Nam thế này?

10. Nói dối.

Các ông muốn đi đâu, làm gì các ông cứ đàng hoàng nói với vợ dù vợ cằn nhằn, đừng nói dối. Vì nếu nói dối bị phát hiện chỉ một lần thôi, lòng tin của chúng tôi. Đừng trách sao vợ suốt ngày gọi điện kiểm soát đi đâu, làm gì, đơn giản chỉ là vì các ông đã từng nói dối. Đừng làm không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề vì các thói xấu nhỏ nhặt của các ông.

Trên đây mới là sơ sơ 10 điểm xấu của đàn ông Việt mà tôi cho rằng tất cả xuất phát từ suy nghĩ sai lệch đối với phụ nữ. Từ suy nghĩ sai dẫn đến những hành động sai. Các ông chồng cần biết rằng: tất cả mọi người vợ đều yêu chồng, đều muốn gia đình êm ấm hạnh phúc cho tới khi không duy trì nổi điều đó nữa.

Đừng vội phê phán vợ trước khi nhìn lại bản thân mình.

Không có lửa thì không có khói.

Độc giả : Lê Thùy Linh

Theo vietnamnet.vn

===============================================================

Xem bài này, thì tôi có nhận xét là đồng chí Lê Thùy Linh viết cơ bản là đúng Posted Image

(tất nhiên phần không cơ bản là không đúng Posted Image )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư của giun gửi rồng

Rồng thân mến!

Tớ rất cảm động khi nhận được thư của cậu. Tuy nhiều người vẫn đồng là chúng ta có họ hàng với nhau, nhưng do sự quá khác biệt về hình tượng, hoàn cảnh sống và tài sản, tớ chưa khi nào nghĩ sẽ đến gặp cậu để làm quen. Nào ngờ...

Tớ phải nói ngay rằng tớ đọc rất kỹ thư cậu và suy nghĩ rất lâu. Đầu tiên do giun không phải hoa hậu, không phải ca sĩ, không phải diễn viên, điện ảnh nên rất ít nhận được thư.

Tiếp theo, vấn đề cậu đặt ra trong khi quá lớn, quá bất ngờ và đột ngột, khiến tớ phải cân nhắc thật kỹ trước khi hồi âm.

Cậu viết rằng tớ hãy rời bỏ mặt đất, và lên làm rồng cùng với cậu. Cậu đưa ra những lý do xác đáng và hấp dẫn quá!

Về xác đáng thì khỏi phải nói, chúng ta có bà con với nhau.Tuy chênh nhau về tầm vóc, về độ dài ngắn, về màu sắc khi tớ chủ yếu đen hay nâu thì cậu rực rỡ đỏ, xanh, tím thậm chí vàng hoặc bạc. Nhưng cơ bản, hai đứa đôi khi cũng uốn lượn và cũng loằng ngoằng tương tự mà thôi.

Trong nghệ thuật nếu tớ không nhầm, thiếu gì các họa sĩ, các nhà điêu khắc hay kiến trúc muốn tạo hình rồng phải nhìn tới giun. Thậm chí từ giun mà vẽ thêm ra. Bởi một lý do đơn giản là lấy đâu rồng để họ nhìn? Muốn coi giun thì chỉ có việc vác quốc ra đồng, cuốc vài nhát chứ muốn chiêm ngưỡng rồng thì nhiều kẻ cả đời chưa hề thấy tận mắt. Do đó việc tớ có quyền đến gần cậu, thậm chí đại diện cho cậu cũng rất tự nhiên.

Sau đấy là những lý do vật chất. Cậu trình bày rất chi tiết trong thư, nếu tớ hóa rồng tớ sẽ có nhiều cái lợi. Được ăn ngon, được mặc đẹp, được ở những ngôi nhà trên mây chứ không ở dưới đất và tất nhiên không khi nào phải làm mồi câu cá. Chưa có kẻ nào trên đời liều lĩnh lấy rồng mắc vào lưỡi câu.

Tớ công nhận cậu là người tri thức, cho nên cậu không ỷ vào vật chất. Cậu nêu rõ, cũng trong thư, nếu tớ hóa rồng, tớ sẽ được cái quý nhất là sự kính trọng, nhiều khi đến mức thành kính và sợ hãi của loài người.

Rồng thân mến!

Buông lá thư xuống tớ day dứt vô cùng. Rõ ràng là một tương lai xán lạn đang mở ra trước mắt tớ, nếu như tớ chui lên và bay cao cùng cậu. Nhưng sau khi suy tính và trằn trọc một cách nghiêm túc, tớ thấy mình chưa thể nhận lời cậu được.

Đầu tiên bởi cậu là rồng còn tớ là giun. Dù có chút họ hàng nhưng tớ thấy mình chẳng nên lạm dụng chuyện ấy. Ở trên mây chắc cậu cũng biết, sự lạm dụng các mối quan hệ thân quen, sự tạo điều kiện cho con cháu, họ hàng một cách vô nguyên tắc hiện nay thì gây tai hại đến mức nào, tớ không thể vẫn biết mà nhắm mắt làm theo.

Tiếp nữa, tớ lên với cậu để làm gì? Tớ cho rằng điều cơ bản nhất của mỗi con người là lao động. Ở dưới đất tớ đào hang, tớ khai thông nước và không khí cho cây trồng, giúp anh giúp chị nông dân trồng rau cấy lúa một cách thiết thực. Còn lên mây tớ làm gì?

Ngay cả cậu, rồng ạ, tớ cũng xin hỏi nghiêm túc là cậu làm gì? Tớ chưa từng thấy cậu tham gia vào bất cứ công việc cụ thể nào, mà chỉ uốn éo, bay lượn, thấp thoáng trên bầu trời mà cũng là bầu trời trong tranh, chứ khi bầu trời thật có mây đen hoặc sấm chớp chả thấy cậu bao giờ.

Tiếp nữa, lên với cậu tớ lấy đâu ra quần áo đẹp? Cậu suốt ngày gấm vóc lụa là. Còn tớ suốt năm cởi trần, người đầy mồ hôi, da bóng lên vì mưa nắng. Chưa có ai thêu tớ lên gối hay chăn, màn, và kẻ vẽ tớ duy nhất trên đời lúc này mới có Trạng Quỳnh mà thôi, mà lại vẽ tới mức 10 con.

Nhưng điều quan trọng khiến tớ suy nghĩ, rồng ạ, là đến với cậu tớ chả có bạn bè. Ở dưới mặt đất, giun có dế, có ve sầu, có sâu, có rất nhiều côn trùng thân mật, đêm ngày vui vẻ hát rộn bài ca bất tận thì ở trên trời rồng chơi với ai? Có khi nào thấy chim bay với rồng đâu? Ngay cả quạ hay diều hâu cũng thấy rồng là chuồn thẳng. Cậu đẹp đẽ, cậu oai hùng nhưng cậu cô đơn.

Cuối cùng là lòng tôn kính. Đúng là người ta hay đưa cậu vào đền thờ, vào lễ hội, là những nơi chẳng khi nào có ai nghĩ tới tớ, nhưng khi người ta muốn một việc gì cụ thể, như làm thức ăn cho gà, cho cá, làm thuốc cho người hoặc làm cho ruộng tươi tốt thì lại nhớ tới giun. Chả ai vườn tới rồng trong những việc nhỏ nhoi, nhưng cuộc sống lại là muôn ngàn thứ nhỏ nhoi cộng lại.

Tóm lại xét về đủ mọi phương diện, tớ thấy tốt nhất cho hai ta và cho xã hội là rồng cứ ở chỗ của rồng, giun cứ ở chỗ của giun, như thế mới bảo đảm một sự công bằng và một môi trường lành mạnh.

Nếu kẻ này cứ mơ ước vị trí của kẻ kia, vị tất đã hay. Tớ biết đọc tới đây, có thể cậu hết sức ngạc nhiên, pha bực mình và tức giận. Bởi thiếu gì những đứa chẳng có một chút độ dài, hoặc chẳng có một chút học thức và đạo đức cũng cứ mơ hóa rồng hoặc chí ít, được làm bạn với rồng.

Đừng nói tới cá chép, có khi cả dê và cừu cũng tưởng mình làm rồng được tất. Lũ ấy suốt ngày nịnh nọt cậu, vây quanh cậu còn chưa xong, đằng này một gã giun vớ vẩn như tớ có cơ hội lại chả biết lợi dụng. Nhưng thôi, cậu tha cho tớ. Tớ không cho phép mình để tâm trí ở mây trời. Tớ cần mặt đất và mặt đất cần tớ. Tớ nghĩ cậu cần xuống chứ chả phải tớ cần lên. Chào cậu, chúc cậu một năm mới khang trang và thịnh vượng. Chúc cho tình bạn của hai đứa mình bền lâu. Hẹn gặp lại!

Thân mến!

Giun

(Theo Lê Hoàng/Báo Thanh niên số Xuân)

===============================================================

Chuyện vui vui thôi, cái chính là mỗi con vật đều có giá trị riêng của nó và giá trị đó ở những nơi nhất định.

nếu đã là giun thì cứ chấp nhận làm giun, hà cớ gì mà ước mơ làm rồng.

nếu đã làm rồng thì hãy chấp nhận cô đơn Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể chối bỏ Triệu Đà và nước Nam Việt?

Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bài viết của tác giả Hà Văn Thùy đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An về vấn đề Triệu Đà và nước Nam Việt - một vấn đề lịch sử đang có nhiều ý kiến khác nhau. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.

Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, giới sử gia miền Bắc vào thập niên 1960 phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.

Từ đó tới nay, trong dư luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này. Nay xin trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu khỏi chính sử.

Truyền thuyết cũng như chính sử Việt Nam ghi rằng, Xích Quỷ là nhà nước đầu tiên tiên của người Việt được thành lập năm 2879 TCN. Sau này, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng hình thành trên cương vực của nước Xích Quỷ. Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như Ngô, Việt, Sở… Tần Thủy Hoàng diệt nước Sở, sáp nhập đất đai cùng dân cư nước Văn Lang cũ vào đế chế Tần. Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà, một viên huyện lệnh người Việt đã lãnh đạo dân Việt phía nam Dương Tử lập nước Nam Việt. Việc Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào mình, về bản chất lịch sử không khác gì việc Quang Trung diệt nhà Lê Trịnh để lập Đại Việt thống nhất bao gồm cả vùng đất phía Nam. Dù gì đi nữa, cũng không thể bác bỏ sự thật là, trong một thế kỷ tồn tại, Nam Việt là cái cầu, là sợi dây nhau cuối cùng kết nối Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt.

Vì vậy, việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau:

  • Tước bỏ tư cách thừa kế của người Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Từ những phát hiện của di truyền học đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Việt không chỉ sinh sống lâu đời ở Nam Dương Tử mà hàng vạn năm trước là chủ nhân của đất Trung Hoa. Trên đất này, đại tộc Việt đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ.
  • Tước bỏ vai trò chủ nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng hiện nay. Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm trước.
  • Tước bỏ vai trò sáng tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện đầu tiên vào thời nhà Ân ở Hà Nam. Nhưng khảo cổ học xác định rằng tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước đã có ký tự hình vẽ trên yếm rùa. Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây phát hiện ký tự tượng hình khắc trên xẻng đá có tuổi 4000 tới 6000 năm trước. Những ký tự kiểu Giáp cốt này xuất hiện trước khi người Hoa Hạ ra đời. Do vậy nó hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của người Vịệt.
  • Tước bỏ mối liên hệ huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống trên đất Trung Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ: Thục và Ba phía tây nam; Ngô, Sở, Việt ở trung tâm và phía đông; Văn Lang phía nam. Do cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế Tần. Trong phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có không ít nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng núi. Lâu dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư- họ bị thiểu số hóa. Những nhóm người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt cổ, có thể nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu nghiên cứu văn hóa của những tộc người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại nhiều điều quý giá của văn hóa Việt cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340.000 người vẫn giữ được sách Thủy (Thủy thư -水书) viết bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp cốt văn nhưng hành văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa thạch sống, được Trung Quốc coi là bảo vật.
  • Mất quyền thừa kế với truyền thống và văn hóa Nam Việt.
Sáp nhập đất đai và dân cư Âu Lạc, Nam Việt thành quốc gia lớn trong khu vực. Trái với quan niệm phổ biến cho đến nay là Triệu Đà dùng kế sách “nội đế ngoại vương” (bên trong xưng đế nhưng đối với nhà Hán thì xưng vương), suốt đời mình, Triệu Đà xưng danh hiệu Triệu Vũ Đế và cháu ông cũng xưng đế mà bằng chứng là chiếc ấn bằng vàng, kich thước 310 x 310 mm (lớn hơn mọi con ấn của vua Hán) khắc bốn chữ Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) tìm thấy trong lăng mộ. Sau khi phát hiện lăng mộ Triệu Văn Đế, người Trung Hoa đã lập khu trưng bày di tích này với khoảng 2500 hiện vật đặc sắc, trong đó đại đa số là thuộc văn hóa Việt. Do coi đây là của người Trung Hoa nên giới sử học Việt chưa hề có nghiên cứu nào về di chỉ quan trọng này.

Để mất những mối liên hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam, dòng cuối cùng của Bách Việt còn độc lập và giữ được cương thổ. Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không chằng, dưới không rễ!

Từng có cuộc tranh biện giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào có trước? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông Sơn có trước! Nếu không tự từ bỏ Nam Việt, học giả Việt Nam có thể dõng dạc tuyên bố: “Với công nghệ định tuổi đồ đồng hiện nay cùng tình trạng cổ vật khi thu hồi, không thể định tuổi chính xác hai loại trống đồng trên. Tuy nhiên điều này không thật có ý nghĩa vì trống Đông Sơn cũng như Vạn Gia Bá đều là sản phẩm sáng tạo của người Lạc Việt, tổ tiên chúng tôi trên đất đai mênh mông của người Lạc Việt từ nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên!”

Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Bởi vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và kĩ càng về vấn đề này và các vấn đề khác của lịch sử dân tộc.

HÀ VĂN THÙY (TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN)

Posted Image

==================================================

Đáng suy ngẫm

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái suy ngẫm ở đây là:

Trong Bình Ngô Đại cáo:

Từ Triệu Đinh,Lý, Trần xây nền Độc lập.

Đổi thành:

Từ Đinh Lê Lý trần xây nền độc lập.

Chưa. Nếu thừa nhận Triệu Đà là Nam Việt Vương thì làm gì có chuyện "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh 15 bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố" và "địa bàn sinh hoạt chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng".

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiêu lừa 7 ngân hàng lấy 600 tỷ của cà phê Trường Ngân

Tác giả: Theo Lao Động

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ các ngân hàng (NH) tranh chấp kho hàng cà phê nhân xô của Cty TNHH Trường Ngân (trụ sở tại đường Bến Vân Đồn, P.9, Q.4, TPHCM) đặt tại Dĩ An (tỉnh Bình Dương) có dấu hiệu vi phạm hình sự, Tòa án dân sự đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều ra thụ lý theo thẩm quyền.

Có dấu hiệu lừa đảo

Ngày 15.12, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã tiếp nhận hồ sơ vụ án từ TAND quận 4 (TPHCM) chuyển đến để thụ lý điều tra, vì vụ án có dấu hiệu vi phạm hình sự của Cty TNHH Trường Ngân, trong vụ 7 NH tranh chấp cùng 1 kho hàng càphê của Cty này đặt tại Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Như vậy, đến nay vụ án đã có hướng giải quyết để tránh sự tranh chấp khi 7 NH cùng muốn thu về khối càphê nhân xô mà hiện nay chưa biết nó còn chính xác là bao nhiêu? Lúc đầu theo Cty Trường Ngân là 20.000 tấn để vay 600 tỉ đồng (khoảng 30 triệu đồng/tấn, giá thời điểm 2009) của 7 NH, sau đó số càphê "lao dốc" chỉ còn 3.360 tấn, đến giữa năm 2013, chỉ ước vào khoảng dưới 2.800 tấn, cho đến khi bị cưỡng chế vào đầu tháng 12.2013, thì theo một số người "canh gác" tại kho này, trong kho hiện ước còn 600 tấn!

Đến nay, kho hàng này đã bị phát hiện có sự gian dối, tẩu tán tài sản đảm bảo vay NH, Cty móc ruột và nghiêm trọng là có dấu hiệu lừa đảo khi phát hiện tới 261 tấn là rác, sỏi đá và vỏ càphê trộn lẫn. Trước nguy cơ mất hàng là tài sản đảm bảo vay, một số NH đã tranh nhau "xiết nợ"; một số NH tự liên kết với nhau để cùng nhau bảo vệ kho hàng nhằm giữ nguyên hiện trạng, chờ Cơ quan điều tra vào cuộc.

Posted Image

THA dân sự Dĩ An được cho là rất "nhiệt tình" trong vụ cưỡng chế kho hàng!

Vì sao Thi hành án dân sự "nhiệt tình" cưỡng chế?

Theo điều tra, vào ngày 29.5, đại diện 7 NH đã tổ chức cuộc họp, các NH có sự tranh chấp, chồng lấn và đi đến thỏa thuận "Các bên thống nhất thu xếp một buổi làm việc tại kho Cty để ghi nhận lại hiện trạng, vị trí toàn bộ kho hàng, ghi nhận các lô hàng trùng lặp. Việc phân chia sau đó các NH sẽ tiếp tục đàm phán sau, hoặc theo quyết định của tòa án. Các NH có liên quan nộp đơn khởi kiện Cty Trường Ngân tại TAND quận 4 (TPHCM) và đã được tòa thụ lý giải quyết".

Tuy nhiên, chỉ sau cuộc họp một tuần (7 ngày) tức là vào ngày 5.6, TAND quận 4 (TPHCM) đã ra Quyết định số 24/2013/QĐST-KDTM công nhận sự thỏa thuận giữa nguyên đơn là NH TMCP Phương Đông (OCB) và bị đơn là Cty Trường Ngân.

Với nội dung: "Cty Trường Ngân cam kết tài sản bảo đảm là 3.360 tấn càphê nhân xô còn đúng đủ số lượng đã nêu trong hợp đồng cầm cố số 0183/2012/BĐ ngày 21.9.2012.... Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Cty chúng tôi cam kết đảm bảo đủ số lượng hàng đã cầm cố cho OCB, tại kho riêng của OCB theo các hợp đồng cầm cố và biên bản có liên quan...".

Ngay lập tức, các NH đã làm đơn khiếu nại đề nghị hủy Quyết định số 24/2013/QĐST-KDTM, đơn khiếu nại cũng được gửi đến Thi hành án (THA), công an, Viện KSND thị xã Dĩ An, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan CSĐT. Bởi theo các NH nhận thấy quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa Cty Trường Ngân và OCB đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định bởi Bộ luật Tố tụng dân sự, xâm hại trực tiếp đến quyền lợi của các NH, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự: "Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác".

Tài sản bảo đảm của Cty Trường Ngân đang bị thế chấp trùng lặp tại nhiều NH khác, nhưng TAND quận 4 không triệu tập các NH liên quan tham gia vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan dẫn đến Quyết định số 24/2013/QĐST-KDTM của TAND quận 4 có dấu hiệu xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của các NH có liên quan.

Mặc dù đã nhận đơn thư khiếu nại, nhưng THA vẫn "quyết tâm" cưỡng chế khiến dư luận không khỏi hoài nghi về sự "nhiệt tình" này của THA dân sự Dĩ An, Bình Dương(!?).

Chưa hết, ngay cả việc THA dân sự Dĩ An (Bình Dương) cho rằng phát hiện hàng trăm tấn rác trộn vỏ cà phê trong lô hàng mà chính THA đã cưỡng chế tại kho Cty Trường Ngân mang đi nơi khác, vậy không biết là một cơ quan tổ chức nhà nước, bảo vệ luật pháp, THA Dĩ An đã có động thái nào tố giác tội phạm đối với Cty Trường Ngân hay chưa?

=======================

Dễ gì mà lữa được Ngân hàng Posted Image

Chỉ có trường hợp Ngân hàng . . . ký duyệt mà thôi Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà tiên tri Ai Cập: Nước Mỹ sẽ sụp đổ vào năm ‘may mắn’ 2014

Ti tức

(TNO) Nhà tiên tri Ai Cập Joy Ayad, người đưa ra dự đoán chính xác về số phận bị lật đổ của hai vị Tổng thống nước này, hồi tuần rồi đưa ra dự đoán năm 2014 mang đến nhiều may mắn cho các quốc gia trên thế giới, nhưng lại là năm đánh dấu sự sụp đổ của nước Mỹ.

Bà Joy hồi đầu năm 2013 đã dự đoán Ai Cập sẽ có tuyết vào cuối năm 2013 và một phần phía bắc Ai Cập và cả thủ đô Cairo đang hứng tuyết lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, theo Đài tiếng nói nước Nga ngày 15.12.

Trước đó, nhà tiên tri này còn dự đoán chính xác việc cựu Tổng thống Hosni Mubarak và cựu Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ.

Sự thật là ông Mubarak bị lật đổ vào năm 2011 sau làn sóng biểu tình rầm rộ chống chính phủ, còn ông Morsi bị quân đội phế truất hồi tháng 7.2013.

Trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói nước Nga, bà Joy dự đoán sẽ có một sự thay đổi lớn trên toàn cầu trong năm 2014, mang lại may mắn ở nhiều quốc gia.

“Năm 2014. Nếu lấy 2+0+1+4 = 7. Trong kinh thánh đạo Thiên chúa và kinh thánh Koran (Hồi giáo) thì con số 7 là con số biểu tượng cho sự hoàn hảo. Thú vị hơn là số 7 trong tiếng Ả Rập có hình giống ký hiệu V tức Victory (Chiến thắng)”, bà Joy nói.

Tuy nhiên, bà Joy lại dự đoán nước Mỹ sẽ sụp đổ trong năm 2014 vì thảm họa thiên nhiên và chia rẽ nội bộ.

“Mỹ đang hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên, chẳng hạn như bão tuyết, cộng với bất ổn nội bộ. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ sụp đổ”, bà Joy cho hay.

=========================================================

Bà Joy tiên tri chưa chuẩn rồi Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã bộ tộc bí ẩn nhất thế giới ở Việt Nam

Nghe chúng tôi chia sẻ thông tin, người Rục Việt Nam lọt vào top 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới, ông Đinh Thanh Dự – Nhà nghiên cứu văn hóa các tộc người ở Quảng Bình gật gù: “Đúng là bí ẩn thật!”. Gần hết một đời người bỏ công nghiên cứu về các tộc người thiểu số ở miền Tây Quảng Bình, đến giờ, tộc người Rục vẫn còn nhiều ẩn số mà ông Dự vẫn chưa giải mã được. Năm 1959, tộc người Rục sống ở trong hang đá giữa rừng sâu heo hút, đã được một tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tình cờ phát hiện. Sau nhiều tháng thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục đầu tiên “miễn cưỡng” rời hang đá về thung lũng Rục Làn (Thượng Hóa, Minh Hóa) dựng lều và bắt đầu làm quen với làm rẫy, trỉa đậu, trồng ngô…

Posted Image

Người Rục

Từ đây, tộc người Rục được biết đến như là “người em út” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Họ được các nhà khoa học ghép vào nhóm người Chứt bởi có những nét tương đồng về nhân chủng, ngôn ngữ… nhưng trong đời sống của mình, người Rục vẫn ẩn chứa những bản sắc rất riêng, mang nét bí ẩn chưa được khám phá.

Hậu duệ hiếm hoi của cư dân tiền Việt Mường

Theo ông Đinh Thanh Dự, do đặc điểm sống ẩn mình trong hang đá, nơi rừng sâu, núi thẳm, bản tính lại nhút nhát nên mãi đến năm 1959, Nhà nước mới phát hiện tộc người này. Nhưng người Nguồn ở Minh Hóa thì tiếp xúc với tộc người Rục đã từ rất lâu. Từ tấm bé, ông Dự đã nghe ông bà kể nhiều câu chuyện huyền bí về người Rục.

Theo các nhà nghiên cứu, địa vực hình thành, phát triển và sinh sống lâu đời của người Rục ở Trườn, sát biên giới Việt Lào. Sau khi được vận động, họ chuyển ra sinh sống tại Dằn, Ón, Ồ ồ, Lũ Làn ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa) cho đến nay. Người Rục vốn không có họ, không có tộc danh.

Những già làng người Rục cho biết, ngày xưa họ thường ở hang lèn, dưới những vòm, mái đá lèn hoặc làm trại dưới chân núi, nơi có nước rục (nước trong núi đá vôi hoặc trong lòng đất) chảy ra. Vì lẽ đó, nên các tộc người khác đã gán cho họ cái tên “Rục”. Ông Dự khẳng định, người Rục tiếp nhận họ Cao từ người Sách, sau quá trình quan hệ qua lại, kết hôn, ở với người Sách.

Tiến sĩ Võ Xuân Trang, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian từng khẳng định: “Người Rục cũng như người Sách, người Mày, người Mã Liềng và người Arem ở Quảng Bình là bộ phận cư dân tiền Việt Mường hiếm hoi còn lại ở nước ta” – (Sách Người Rục ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1998).

Trước khi rời hang đá, người Rục vốn sống tách biệt, cuộc sống hoàn toàn dựa vào tự nhiên nên còn giữ nhiều yếu tố sinh hoạt của người tiền sử. Dường như người Rục không biết đến sự tồn tại của các tộc người khác, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tóc dài quá lưng, không mặc quần áo, chỉ che thân bằng những tấm vỏ cây sơ sài là hình ảnh của người Rục lúc bấy giờ.

Người Rục quen leo trèo cây, trên các triền núi cao ngất để săn bắt, hái lượm. Món ăn phổ biến yêu thích của họ là bột nhúc, bột đoác và thịt thú nhỏ, nhưng thích nhất vẫn là thịt khỉ. Ông Dự cho rằng: Về văn hóa ẩm thực của người Rục, người Nguồn đã có câu đúc kết: “Ăn cơm tôốc mầy trôốc cá rấu, nghẹn ấm poóc/ Ăn dúc mầy thịt doóc, dót thấm thuẩy” (Ăn cơm gạo rẫy với đầu cá to, nghẹn không nuốt được/ Ăn cơm bột cây đoác với thịt khỉ, nuốt ngon lành).

Đã hơn 50 năm rời hang đá, về hòa nhập với cộng đồng nhưng người Rục còn “nặng lòng” với cuộc sống hoang sơ, gắn với tự nhiên, nơi rừng sâu, hang đá… Anh Cao Văn Đàn, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ cho hay: người trẻ thì đã ít dần, nhưng các già bản thì còn “ham” trở lại hang đá lắm. Mỗi năm cứ đến mùa rẫy, họ lại dắt díu nhau rừng có khi vài ba tháng mới về nhà.

Thế giới tâm linh bí ẩn

Người Rục không có tục thờ cúng người chết. Họ quan niệm: “xác về đất đá, hồn về với thần núi, thần khe”. Với họ, người chết đi cũng thành ma rú, họ chỉ cúng ma rú, ma rừng.

Sống giữa tự nhiên nơi đại ngàn hùng vĩ, người Rục có cách riêng để tự bảo vệ mình trước mọi hiểm nguy. Theo ông Đinh Thanh Dự, hiện trong cộng đồng người Rục vẫn còn tồn tại hai dạng phép thuật rất bí hiểm mà các tộc người khác không có, đó là: Thuật thổi thắt, thổi mở và thuật hấp hơi.

Posted Image

Thầy Ràng Cao Ống diễn lại các động tác của thuật "thổi thắt, thổi mở"

Thuật thổi thắt, thổi mở của người Rục được nói đến như là một cách kế hoạch hóa gia đình ngày nay. Họ dùng bùa chú thổi vào bát nước, sau đó cho người phụ nữ uống thì sẽ không sinh đẻ và ngược lại. Còn thuật hấp hơi cũng dùng bùa chú để giữ tính mạng trước lam sơn chướng khí và thú dữ của những người đi rừng.

Ông Dự cho biết: người Rục quan niệm nếu dùng bùa chú, thú dữ không dám tấn công, thậm chí còn có thể dắt cả hổ đi theo được. Theo ông Dự, hình như sau khi đọc câu thần chú, xung quanh họ có một luồng điện trường rất mạnh, bất kỳ thú dữ hay con người đến gần người dùng bùa chú sẽ bị phương hại đến tính mạng. Ông cũng khẳng định mình đã tận thấy uy lực thuật hấp hơi của người Rục trong một lần cùng Tiến sỹ Võ Xuân Trang điền dã để tìm hiểu những phép thuật của người Rục.

Mặc dù đã được cảnh báo là luôn phải đi trước mặt người đang dùng thuật hấp hơi và phải luôn cách xa 5m, nhưng ông Trang đã bất ngờ tụt lại sau. Ngay tức thì ông Trang ngã lăn ra đất, người co giật, miệng hộc máu. Chỉ đến khi được người đang dùng thuật hấp hơi niệm thần chú, ông Trang mới trở lại bình thường.

Mang theo sự tò mò từ lời kể của ông Dự, chúng tôi tìm đến thung lũng Rục Làn để tìm hiểu thực hư câu chuyện này… Anh Cao Văn Đàn, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ cùng hai chiến sĩ đồn Biên phòng Cà Xèng dẫn chúng tôi tới nhà một thầy Ràng có tên Cao Ống.

Ông năm nay đã 80 tuổi, ốm yếu, không đi lại được nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Ông cho biết: ông có thể thổi chữa bệnh đứt da, chảy máu, rắn độc cắn… và mỗi dạng bệnh tật có những câu chú khác nhau. Ngoài thuật hấp hơi để tránh thú dữ cho riêng mình, ông có thể dùng phép thuật vẽ một vòng tròn cho nhiều người ngồi trong đó để chống lại thú dữ.

Thuyết phục mãi, thầy Ràng Cao Ống mới đồng ý diễn lại các động tác trong thuật thổi thắt, thổi mở. Không ai dám đụng đến các dụng cụ làm lễ của ông, cho đến khi em trai của thầy Ràng là ông Cao Ngọc Ên sang. Theo lời hướng dẫn của thầy Ràng, ông Ên sắp xếp các dụng cụ như một buổi lễ thổi thắt, thổi mở, gồm: hai ống nứa, một dài (1m), một ngắn (0,5m), một phiến đá nhỏ, một cái bát đựng nước, một cái đĩa để hoa. Ông Ên nói, còn thiếu sáp ong làm nến, hương và sợi tóc, hoặc sợi chỉ để vào bát nước.

Thầy Ràng Cao Ống ngồi xổm trên giường, hai tay cầm hai ống nứa cà phần đầu nhọn vào phiến đá. Cùng lúc, ông đọc thần chú có vần điệu như hát theo âm thanh huyền hoặc từ hai ống nứa phát ra. Vừa đọc, ông vừa thổi hơi vào bát nước.

Theo thông lệ, chừng 30 phút sau đưa bát nước có sợi tóc, hoặc sợi chỉ cho người phụ nữ muốn thắt không sinh nở uống và sẽ hiệu nghiệm. Thầy Ràng Cao Ống cho biết, thổi mở cũng ở dạng này, nhưng bài chú sẽ có nội dung khác. Hỏi ông về nội dung các câu chú, và nhờ dịch sang tiếng quốc ngữ thì ông lắc đầu: “Đó là điều thiêng của người Rục, không thể để người ngoài biết được”.

Anh Cao Văn Đàn cho biết, những phép thuật nói trên nay không còn phổ biến trong cộng đồng người Rục, những thầy Ràng như ông Cao Ống cũng không còn nhiều, lớp trẻ dường như cũng ít quan tâm đến điều đó.

Trở lại câu chuyện với ông Đinh Thanh Dự, ông cho biết đã cố công nghiên cứu về nó nhưng không thể. Bao nhiêu năm tìm hiểu, đến giờ, tộc người Rục vẫn còn nhiều “vùng cấm” trong hoạt động nghiên cứu của ông, từ nếp ăn, ở, sinh hoạt, cách chữa bệnh đến chuyện thờ cúng… Ngay cả việc chép lại truyện kể dân gian của người Rục cũng không dễ như những tộc người khác. Nếu như người Sách có thể kể một mạch về những điều mình muốn tìm hiểu thì người Rục lại rất ngần ngại trong việc chia sẻ.

Người Rục vốn kín đáo, đặc biệt là những câu chuyện tâm linh, thờ cúng, họ luôn muốn giữ riêng cho mình.

(VTC)

==================================================

Đúng là 1 bộ tộc còn nhiều bí ẩn, Chính phủ phải hỗ trợ phát triển

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuẩn bị tiền phạt trước khi chửi vợ

(Hom nay 28-12), nhiều quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng chống cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” bắt đầu có hiệu lực.

Các ông chồng hay mắng chửi vợ chuẩn bị tiền phạt trước khi chửi vợ nhé! Điều 51 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình. Nghiêm vậy đấy, chỉ cần “chì chiết” vợ là mất toi bạc triệu.

Khoan đã! Các bà vợ chớ vội mừng, “chì chiết” cũng là nghề của quý bà. Nhỡ chồng có đi nhậu say sưa thì cũng phải nói lời ngon ngọt. Nếu xúc phạm nhân phẩm của bợm nhậu là chồng mình thì cũng phải nộp tiền phạt đấy.

Không phải chỉ vợ hoặc chồng, cha mẹ chì chiết, lăng mạ con cái cũng bị phạt tất tần tật. Nếu như con học kém, thi rớt, cha mẹ nói nặng lời, xúc phạm danh dự nhân phẩm của con cái thì cứ thế mà nộp phạt.

Đôi khi chì chiết, xúc phạm danh dự không bằng lời nói, mà bằng ánh mắt, bằng sự im lặng, bằng nụ cười khinh bỉ. Cho nên, các nhà chức trách cũng cần phải đi học nhiều khóa bồi dưỡng về tâm lý học, phân tâm học để nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ. Nếu không thì bỏ sót “tội phạm” hoặc bắt oan cho người tử tế.

Càng nghĩ tới các quy định này, càng đau đầu cho những người có thẩm quyền xử phạt cũng như đối tượng có thể bị xử phạt, trong đó có cá nhân mình.

Còn nữa, nghị định cũng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành viên ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Thế này thì quý bà liệu đấy nhé! Nếu như các ông chồng có hẹn hò với bạn bè đi chơi vui vẻ mà vợ ngăn cản thì cứ chuẩn bị 300.000 đồng. Các ông chồng có quyền tố cáo sự ngăn cản đó lên chính quyền. Nhưng quý ông cũng coi chừng, nếu vợ tham gia câu lạc bộ nhảy đầm lành mạnh, vừa thể dục thể thao, vừa thưởng thức nghệ thuật thì không được ngăn cản. Các bà vợ sẽ lên phường “đánh trống” kêu oan cho mà coi. Đúng là quy định văn minh hơn cả các xứ văn minh trên trái đất này.

Vợ và chồng nộp phạt thì cũng tiền của một nhà cả. Hãy thi nhau tố cáo lên chính quyền để mà nộp phạt.

Nhưng liệu khi ban hành các quy định này, có phạt được ai và ai phạt?

Quy định ban hành rất nhiều, trong đó có những điều không biết xác định hành vi vi phạm như thế nào để thực hiện cho đúng luật. Ví dụ, những biểu hiện rất cảm tính như vừa phân tích trên khó có thể cho là một hành vi vi phạm.

Trong phiên họp Chính phủ gần đây, một số bộ trưởng cho rằng, không có thời gian để đọc các văn bản dự thảo xây dựng luật, chỉ đọc lướt khi cấp dưới trình lên, rồi ký. Có lẽ vì chỉ đọc lướt và ký nên mới có những quy định như thế này đây.

Xây dựng và ban hành quy định pháp luật mà không thực hiện được khi áp dụng vào đời sống xã hội thì tốn kém tiền bạc của nhà nước, tiền thuế của dân chúng.

Theo laodong.com.vn

===================================================

Hoan hô nghị định đã bảo vệ chị em phụ nữ Posted ImagePosted Image

May quá, mình là nguời sợ vợ Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân phận người thầy

Người thầy ngày xưa sống với nghề, được xã hội trọng vọng, có quyền hành và có tự do trong việc tổ chức giảng dạy và đánh giá học sinh của mình. Còn người thầy ngày nay trong xã hội ta thì sao?

Posted Image

Chân dung người thầy hiện nay

Người thầy ngày nay nhất là đối với giáo viên phổ thông thực sự là một người “thợ dạy” nghèo về vật chất, vất vả áp lực trong công việc, thiếu tự do và quyền hạn trong chuyên môn, và do đó, cũng chẳng phong phú gì về mặt tinh thần.

Trước hết là chuyện cơm áo gạo tiền. Theo kết quả đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, làm chủ nhiệm cho thấy: “Thu nhập bình quân từ lương và các phụ cấp theo lương trong khoảng từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng. Tính theo năm công tác thì lương giáo viên sau 13 năm từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng, sau 25 năm từ 4,1 đến 4,7 triệu đồng/tháng. GV mới ra trường ở cả 3 cấp học nhận mức lương trên dưới 2 triệu đồng/ tháng. Với số lượng GV như hiện nay, theo tính toán của đề tài, chỉ khoảng 50% GV các cấp có thâm niên dạy học từ 13 năm trở lên và được hưởng mức lương bình quân, 50% còn lại được hưởng dưới mức lương bình quân”1.

Cả hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay tựa như một trường đua mà đích đến là đủ thứ danh hiệu gắn liền với cá nhân với tập thể.

Lương của giáo viên như thế, trong khi vật giá đắt đỏ, các thầy cô cứ phải sống tằn tiện qua ngày. Nếu hai vợ chồng cùng là giáo viên, nuôi hai đứa con ăn học, thì kể là đói. Có thực mới vực được đạo, bụng mà còn đói thì khó có thể nói chuyện lý tưởng “trồng người”, tiêu cực dạy thêm học thêm, mua bán, trao đổi điểm chác cũng từ đây mà ra, làm nền giáo dục đi xuống, làm hình ảnh người thầy nhếch nhác trong mắt học trò và xã hội.

Về thời gian, trước đây tuy vẫn thiếu thốn, nhưng người giáo viên còn thong dong về mặt thời gian vì họ chỉ dạy một buổi, nay đa số trường dạy hai buổi một ngày, nên họ phải có mặt ở trường từ sáng sớm đến chiều, về tới nhà lại còn phải lo chuyện gia đình, con cái, rồi bao nhiêu chuyện không tên như soạn giáo án, làm sổ sách, vv. Ngày này qua ngày khác làm họ mệt mỏi, những người có lý tưởng khi mới vào nghề vì vậy cũng phai nhạt dần.

Người thầy bị giao phó đủ thứ nhưng lại chẳng có quyền hành gì trong công việc. Các đề thi các kỳ kiểm tra trong năm đều do phòng và sở giáo dục ra. Nghĩa là giáo viên cứ dạy theo những gì có sẵn, nhưng ai đó bên trên họ lại là người giữ quyền đánh giá học sinh của họ.

Chuyện thiếu thời gian, thu nhập ở trên đã là vấn đề, thì chuyện áp lực trong nghề nghiệp là vấn đề trầm trọng, thường trực đối với người thầy hiện nay. Nhiều giáo viên nói với tôi là họ bị căng thẳng thường trực vì luôn chịu áp lực. Căng thẳng vì phải luôn lo đối phó với các đoàn thanh tra, kiểm tra từ Bộ, từ sở, từ phòng và từ ban giám hiệu trường. Có những đợt thanh tra, dự giờ có báo trước, nhưng cũng có nhiều lúc không báo trước. Để đối phó với các đoàn thanh tra, giáo viên nhiều lúc phải bố trí cho học sinh đóng kịch, tạo ra các giờ học “chất lượng” giả tạo, không phản ánh đúng chất lượng thật, không tốt gì cho học sinh và cho cả xã hội.

Người thầy còn chịu áp lực vì bệnh thành tích, hệ quả của cách quản lý giáo dục kiểu “thi đua khen thưởng”. Cả hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay tựa như một trường đua mà đích đến là đủ thứ danh hiệu gắn liền với cá nhân với tập thể. Người ta nhắc lên đặt xuống các cán bộ quản lý, các giáo viên và cả học sinh đều dựa chủ yếu trên các thành tích thi đua khen thưởng này. Sự hơn thua trong các cuộc đua được đánh giá thông qua các thành tích điểm số bên ngoài. Vì phải đua, nhà trường khoán cho giáo viên làm sao đó để cuối kỳ, cuối năm, phải đạt bao nhiêu học sinh khá, giỏi, xuất sắc nhằm có được những con số đẹp trong các báo cáo. Ngoài chuyện này, hệ thống còn tổ chức vô số các cuộc đua khác, một người bạn giáo viên tiểu học viết thư cho tôi kể: “bọn mình dạy tiểu học đến trường ngày 2 buổi cho đến hết tuần. Tối về lại bao nhiêu việc không tên khác như làm báo cáo, soạn bài, làm các chuyên đề để lên lớp và ôn luyện cho các cuộc thi: Thi quản lí giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp, thi khảo sát chất lượng quản lí và giáo viên, hội thi hát dân ca, thi đàn piano, thi luật an toàn giao thông….Tháng 1 này (2013) chúng mình đếm có đến 6 cuộc thi quan trọng. Nghe thầy Hiệu trưởng công bố chúng mình hồn vía lên mây xanh cả, cảm thấy áp lực vô cùng”.

Người thầy bị giao phó đủ thứ nhưng lại chẳng có quyền hành gì trong công việc. Các đề thi các kỳ kiểm tra trong năm đều do phòng và sở giáo dục ra. Nghĩa là giáo viên cứ dạy theo những gì có sẵn, nhưng ai đó bên trên họ lại là người giữ quyền đánh giá học sinh của họ. Không có quyền gì, nhưng họ lại là người phải chịu trách nhiệm nếu như học sinh mình không đỗ đạt cao. Kiểu tổ chức thi cử đánh giá này thể hiện sự không tin tưởng và tôn trọng người thầy, đặt cả thầy và trò vào thế bị động, buộc họ phải đối phó một cách căng thẳng và tiêu cực. Với cách làm này, chúng ta hoàn toàn dễ hiểu tại sao giáo viên sẵn sàng dạy “văn mẫu” cho học sinh, vì chỉ làm như vậy mới có thể đối phó với các đề thi áp đặt từ trên xuống.

Người Thầy trong xã hội Phần Lan

Tôi xin lấy mô hình giáo dục Phần Lan, một nền giáo dục đang thu hút cả thế giới vì sự thành công kỳ diệu của nó trong những thập niên gần đây, để làm mốc quy chiếu nhằm từ đó biết chúng ta đang ở đâu trên thế giới này.

Cũng như Việt Nam, người Phần Lan xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa của sự tăng trưởng và cạnh tranh quốc tế. Tại xứ Bắc Âu này, người thầy được cả xã hội tin tưởng và quý mến. Do đó, cửa vào ngành sư phạm là rất hẹp, giới trẻ xem nghề giáo là một nghề lý tưởng, ai cũng muốn trở thành “kỹ sư tâm hồn”, nên ngành sư phạm tha hồ chọn người tài. Cô Paula, một giáo viên trong ngôi trường mà chúng tôi đã chọn quan sát ở Phần Lan kể về con đường trở thành giáo viên tiểu học của cô: “khóa thi vào khoa sư phạm của tôi năm đó chỉ có 1/5 ứng sinh trúng vào vòng hai, trong số này, sau nhiều vòng phỏng vấn, người ta chỉ chọn ra một người mà thôi” 2. Và để trở thành giáo viên chính thức của trường này, chị đã phải vượt qua 36 hồ sơ khác cùng nộp đơn dự tuyển. Con đường trở thành giáo viên ở bất kỳ cấp học nào tại xứ này cũng thực sự gian truân nhưng cũng đầy vinh dự.

Người thầy trong xã hội Phần Lan là một chuyên gia giáo dục, ai cũng phải có bằng thạc sĩ trở lên. Họ là một nhà sư phạm trong việc chuyển tải tri thức, một người biết làm nghiên cứu về giáo dục, một kỹ sư tâm hồn đúng nghĩa. Họ là chủ thể tham gia vào hoạch định mục tiêu chương trình giảng dạy, họ tự do trong việc tổ chức giảng dạy, lựa chọn phương pháp sư phạm và đánh giá học sinh. Về đời sống vật chất, lương bổng cho phép họ sống đàng hoàng để toàn tâm toàn ý dấn thân cho nghề nghiệp. Theo báo cáo của Hội đồng châu Âu, lương trung bình trước thuế của giáo viên phổ thông Phần Lan trong năm học 2011 - 2012 là 2 598 euro/ tháng3, tương đương với 72.479.364 vnđ, trong khi tôi thấy vật giá giữa Việt Nam và Phần Lan không chênh lệch nhau là mấy.

Giáo viên Phần Lan không hề phải chịu bất kỳ áp lực gì, chẳng ai thanh tra rình rập họ. Hiệu trưởng thỉnh thoảng có thể góp ý, nhưng không có quyền nói với họ là họ phải làm thế này thế khác. Giáo viên chẳng cần phải thi đua với ai, so bì với ai, chẳng có các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp này cấp kia. Hệ thống giáo dục Phần Lan hoàn toàn vắng bóng hình thức thi đua khen thưởng như ở ta.

Giáo viên Phần Lan không hề phải chịu bất kỳ áp lực gì, chẳng ai thanh tra rình rập họ. Hiệu trưởng thỉnh thoảng có thể góp ý, nhưng không có quyền nói với họ là họ phải làm thế này thế khác. Giáo viên chẳng cần phải thi đua với ai, so bì với ai, chẳng có các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp này cấp kia. Hệ thống giáo dục Phần Lan hoàn toàn vắng bóng hình thức thi đua khen thưởng như ở ta.

Người Phần Lan quan niệm đơn giản về triết lý giáo dục, đó là nhiệm vụ của nhà trường là làm cho trẻ em hạnh phúc, bởi một đứa trẻ hạnh phúc thì cũng là đứa trẻ phát triển toàn diện, có đầy đủ khả năng để lãnh hội bất kỳ thứ gì. Mọi hình thức cạnh tranh, kiểm tra, kiểm soát chỉ gây ra căng thẳng cho cả thầy và trò, khi bị căng thẳng sẽ không thể có môi trường thoải mái thực sự để có thể sáng tạo. Hơn nữa phương cách này chẳng giúp cải thiện chất lượng giảng dạy, nó chỉ tạo ra sự giả dối mà thôi. Một cán bộ quản lý giáo dục cấp địa phương nói với chúng tôi trong đợt chúng tôi khảo sát ngôi trường nằm trong vùng ông quản lý: “Ngày nay chúng tôi không có bất kì loại thanh tra nào cả. Về môn Lịch sử thì tôi nhớ cách đây 20 hay 40 năm gì đó người ta có thanh tra, nhưng giờ thì hoàn toàn không. Tôi nghĩ, thanh tra cũng không mang lại gì. Vì nếu như bạn biết có thanh tra, thì bạn sẽ làm tốt hơn để đối phó, và như vậy là không thật, và cũng không thật đối với học sinh nữa. Là giáo viên thì bạn phải dạy tốt mỗi ngày, không phải để đối phó với thanh tra nhưng mà dạy tốt cho học sinh”.

Có lẽ vì người thầy trong xã hội Việt Nam như vậy mà người trẻ ngày nay quay lưng lại với nghề giáo, trường sư phạm thiếu vắng đầu vào có chất lượng. Phản ánh về thực trạng này, Bà Trần Thị Tâm Đan- nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong Hội thảo “Khoa học sư phạm trong chiến lược đào tạo giáo viên - yếu tố căn bản của đổi mới giáo dục Việt Nam” ngày 28-12-2011 đã mô tả: “Giáo viên cũ chuyển ngành, thế hệ trẻ thì quay lưng lại với nghề giáo. Một xã hội mà người thầy không ai muốn làm thì sẽ đi đến đâu?”. Một câu hỏi nhức nhối đáng cho mọi người suy nghĩ, vì nó liên quan đến hiện tại và tương lai của chúng ta và con cháu chúng ta, liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc.

(Theo Nguyễn Khánh Trung/ Tia Sáng)

=============================================================

Đầu năm mới 2014, xem xong bài này thấy buồn quá,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh cãi tên gọi bảo vật quốc gia: Rồng hay Rắn?

(TNO) Có tới hai tên gọi của bảo vật quốc gia tại đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (Bắc Ninh). Tên thứ nhất là "Rồng đá", tên thứ hai là "Xà thần".

Posted Image

Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn hịnh Ảnh: Đỗ Nguyễn

Trong quyết định công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30.12, hiện vật số 15 có tới 2 tên gọi.

Cụ thể, bảo vật này được ghi: “Rồng đá (Xà thần), thời Lý, hiện ở tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”.

Cách định danh bằng cả hai tên gọi này cho thấy việc xác định đây là Rắn hay là Rồng vẫn còn chưa thống nhất.

Bức tượng được tìm thấy trong khuôn viên từng là nhà riêng của Thái sư Lê Văn Thịnh, cũng là người đỗ trạng nguyên khoa thi đầu tiên của nhà Lý. Bản thân vị thái sư này cũng đã bị hàm oan trong vụ án “hóa hổ giết vua” thời vua Lý Nhân Tông. Ông bị nghi là đã hóa thành hổ nhằm giết vua mà không thành. Sau đó, Lê Văn Thịnh bị đi đày.

Chính vì thế, có một luồng quan điểm cho rằng nếu để mô tả nỗi hàm oan của một vị quan thì không thể dùng hình tượng rồng. Hình rồng vốn chỉ sử dụng cho nhà vua.

Bản thân PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cũng cho rằng đây là Rắn chứ không phải Rồng. Chính ông là người đã đề nghị Hội đồng khoa học thẩm định bảo vật quốc gia ghi tên đây là Xà thần.

“Tôi thấy về mặt tạo hình đây là Rắn chứ không phải Rồng thời Lý. Tuy nhiên, là Rắn thần”, ông Tín nói.

Mặc dù vậy, cũng có quan điểm cho rằng đây chính là Rồng.

PGS.TS Lê Đình Phụng, Trưởng phòng Khảo cổ học Lịch sử Viện Khảo cổ học Việt Nam chính là người có quan điểm đó.

=====================================================

Xét theo về mặt hình thức thì yeuphunu thấy đây là con rắn

Xét theo yếu tố thực tế thì chỉ có rắn mới cắn vào thân mình (có lẽ bức tượng nêu lên sự oan ức của Thái sư Lê Văn Thịnh)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Tác giả: Báo Đại Đoàn Kết

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng".

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra.

Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân" của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Posted ImageĐảo Núi Le ở quần đảo Trường Sa. Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng" Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách" đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH -Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em". Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH - Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa" của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép" thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.

Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Posted Image

Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel" để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel". Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel" phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel" cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine", bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua", bản án "Ngôi đền Preah Vihear"...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn" Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình".

====================================================================

Tôi nghĩ rằng đã đến thời điểm "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để Việt Nam công bố thông tin, giải thích rõ ràng về công văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi năm 1958, mà trung qốc vẫn ứ vin vào đó để làm càn. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Thần đồng Đất Việt” khiến báo chí Trung Quốc mất bình tĩnh

Trên hàng loạt những trang báo mạng Trung Quốc gần đây đăng tải thông tin về bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt của Việt Nam tập mới nhất mang tên Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có báo giật tít: “Việt Nam xuất bản truyện tranh về quần đảo Nam Hải để tuyên truyền chủ quyền đất nước”.

Nội dung các bài viết đề cập chi tiết đến thông tin tập truyện về chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm 10 quyển và đã xuất bản ra mắt tập 1 tại TP.HCM. Đặc biệt công ty Phan Thị còn tặng 200 quyển cho trẻ em đang sinh sống tại hai quần đảo Trường Sa và dự kiến phát hành tập 2 Lãnh thổ An Nam vào tháng 12 năm nay.

Có báo thể hiện sự lo ngại: “Đây là bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam đề cập đến lịch sử vùng biển và hải đảo. Việt Nam đã bắt đầu ý thức đến việc giáo dục trẻ em về chủ quyền đất nước ngay từ nhỏ.”

Song song với đó, giới báo chí Trung Quốc cũng vẫn cách nói cũ rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo.

Sự xuất hiện của bộ truyện tranh gần như khiến giới báo chí Trung Quốc dậy sóng. Không chỉ báo mạng mà ngay cả các báo giấy, tạp chí như như Quân đội nhân dân Trung Quốc, Tân Hoa Xã, Trang Quân sự… cũng đưa tin khá nhiều về sự kiện và lần lượt giật các tít lớn như: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, Việt Nam dùng “Thần đồng Đất Việt” để gây hấn vấn đề chủ quyền đảo Tây Sa, Nam Sa, Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên khẳng định chủ quyền trên biển Đông…”

Thần Đồng đất Việt là dự án truyện tranh dài hạn của Công ty Phan Thị, do NXB ĐH Sư phạm TP.HCM ấn hành.

Bài & Ảnh : Petrotimes

============================================================

Thần đồng Đất Việt làm bạn hàng xóm to xác, lo sốt vó, vì bạn chỉ cậy to xác mà hành xử côn đồ Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.thanhnien...-hanh-dong.aspx

Ý chí, kiến thức và hành động

13/01/2014 08:00

“… Mặc dù việc giành lại Hoàng Sa là rất khó khăn, hiện nay người duy nhất có thể làm cho chúng ta mất chủ quyền là chính chúng ta”. Tiếp tục chuyên đề 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, Thanh Niên Online xin giới thiệu bài viết của tiến sĩ Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu Biển Đông sống tại Anh.

Posted Image

Bãi Xà Cừ (phải) trong nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa - Ảnh Google Maps

Cần loại bỏ những quan niệm lệch lạc và hão huyền

Cho tới nay Trung Quốc đã chiếm đóng nhóm An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 60 năm, và đã đánh chiếm nhóm Lưỡi Liềm (còn gọi Nguyệt Thiềm), tức là đã xâm lăng toàn bộ Hoàng Sa, 40 năm.

Có quan niệm cho rằng bị một nước mạnh hơn chiếm đoạt lãnh thổ, nhất là sau bấy nhiêu năm, thì coi như là đã mất chủ quyền, chúng ta hãy chấp nhận và quên đi. Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà một trong những niềm tự hào đáng kể nhất chúng ta có là tinh thần quật cường chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ, thì quan niệm đó có sai sót. Nếu so sánh với các dân tộc khác thì cũng khó tự hào về quan niệm đó. Thí dụ, người Tây Ban Nha sau nhiều thế kỷ vẫn đòi chủ quyền đối với Gibraltar, người Argentina sau vài thế kỷ vẫn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Falklands/Malvinas. Không những thế, quan niệm đó là không phù hợp với thế giới hiện đại hay với việc Hiến chương Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng bạo lực. Mặc dù Trung Quốc đang chiếm đóng Hoàng Sa bằng bạo lực, theo luật quốc tế thì chủ quyền vẫn thuộc về Việt Nam trừ phi chúng ta bị cho là đã bỏ rơi chủ quyền đó.

Ngược lại, cũng có quan niệm cho rằng tới ngày nào Trung Quốc bị loạn lạc thì chúng ta sẽ đánh chiếm lại Hoàng Sa. Thứ nhất, quan niệm đó là hoang tưởng. Không biết tới ngày nào thì Trung Quốc mới loạn lạc đủ để cho chúng ta có thể chiếm lại và giữ Hoàng Sa. Thứ nhì, tư duy “chờ sung rụng” đó chỉ làm cho chúng ta thụ động thêm, với hệ quả là Hoàng Sa ngày càng xa thêm.

Chúng ta cũng phải biết rõ về những khó khăn thực tế trong việc giành lại Hoàng Sa. Giải pháp quân sự là không thể, giả sử như nếu có thể thì chắc chắn sẽ là rất đắt, và đó là chưa nói đến trên nguyên tắc thì sẽ không phù hợp với thế giới văn minh. Trong tương lai có thể thấy được, giải pháp ngoại giao song phương với Trung Quốc cho Hoàng Sa chỉ là hy vọng hão huyền.

Dựa vào chính mình

Giải pháp ngoại giao đa phương cho Hoàng Sa cũng vô cùng khó khăn. Trong khi thế giới có thể phê phán Trung Quốc về chủ trương hiện thực hóa đường chữ U trên Biển Đông, và trong khi một số nước trong khu vực có thể phản đối các động thái của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa, thì đối với Hoàng Sa chủ yếu là Việt Nam sẽ đơn độc trong cuộc đối kháng với Trung Quốc. Trong tranh chấp đảo, các nước bên thứ ba thường không quan tâm về lý lẽ chủ quyền của các bên trong tranh chấp, và thường chọn vị trí trung lập. Vì vậy, không có nước bên thứ ba nào lên án việc Trung Quốc đang chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực. Trung Quốc cũng không bị nước bên thứ ba nào lên án khi họ tăng cường đàn áp ngư dân Việt Nam từ năm 2009 nhằm đẩy các ngư dân này ra khỏi vùng biển Hoàng Sa. Trong tương lai, khi Trung Quốc xây cất thêm trên đảo và khai thác khoáng sản trong vùng biển Hoàng Sa, khả năng là Việt Nam sẽ đơn độc trong phản đối. Không những thế, không loại bỏ được khả năng trong tương lai các nước ASEAN khác sẽ gây áp lực đòi Việt Nam rút vấn đề Hoàng Sa xuống khỏi bàn nghị sự, để cho ASEAN có thể đi đến thỏa thuận nào đó với Trung Quốc về những tranh chấp khác.

Vì Trung Quốc không chấp nhận để cho bất cứ tòa án quốc tế nào phân xử tranh chấp Hoàng Sa, hiện nay cũng không có điều kiện cho giải pháp pháp lý.

Tóm lại, chúng ta không thể nào dựa vào niềm tin Trung Quốc sẽ đàm phán về Hoàng Sa và sẽ có nhượng bộ, và cũng không thể dựa vào niềm tin các nước khác sẽ hỗ trợ chúng ta nhiều. Điều chúng ta cần phải nhìn nhận là trong vấn đề Hoàng Sa chúng ta phải dựa vào chính mình hơn cả so với trong những tranh chấp biển đảo khác.

Dựa vào chính mình không thể là dựa vào ngư dân kiên trì bám biển Hoàng Sa. Ngư dân và gia đình của họ là những con người bằng da bằng thịt. Dù dũng cảm đến bao nhiêu, họ khó có thể chịu đựng mãi tình trạng tàu thép và đạn đồng Trung Quốc đè người. Có thể một ngày nào đó họ sẽ không còn bám biển Hoàng Sa nổi nữa.

Dựa vào chính mình là mỗi người chúng ta, từ cá nhân đến nhân viên nhà nước và lãnh đạo cao nhất, phải làm điều đúng và đúng với nghĩa vụ của mình để làm cho đất nước tốt hơn. Đất nước càng tốt thì khả năng đấu tranh cho Hoàng Sa càng cao. Chúng ta không quên rằng việc Trung Quốc chiếm nhóm An Vĩnh, Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa, cũng như một số đảo của quần đảo Trường Sa, đã xảy ra trong những ngày tháng khó khăn của Việt Nam.

Dựa vào chính mình cũng là nhà nước và người dân quan tâm phải làm những gì cần thiết và có thể trong những gì liên quan trực tiếp đến Hoàng Sa.

Ý chí và kiến thức

Điều cần thiết để chúng ta bảo vệ chủ quyền Việt Nam, cần thiết cho danh dự của mỗi người chúng ta, cũng như cho nghĩa vụ vủa chúng ta với các thế hệ trong tương lai, là ý chí, kiến thức và những hành động cần thiết.

Về ý chí, chúng ta phải giữ vững ý chí của mình, và phải giáo dục cho thế hệ sau giữ vững ý chí của họ. Chúng ta cần phải xây dựng một ý chí quốc gia về Hoàng Sa. Thế nhưng có lẽ trong 40 năm qua Hoàng Sa vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong nền giáo dục, tâm thức của chúng ta. Nếu chúng ta quan niệm rằng 40, 60 hay 100 năm là quá lâu thì chúng ta có thể noi gương những dân tộc khác vẫn giữ vững ý chí của họ về đòi lại lãnh thổ, dù là sau hàng trăm năm.

Kiến thức về lịch sử và địa lý Hoàng Sa sẽ làm cho Hoàng Sa gần gũi với chúng ta hơn, và sẽ giúp cho chúng ta giữ vững ý chí. Chúng ta sẽ thấy Hoàng Sa không phải là những đảo xa vô nghĩa mà là những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với xương máu của tổ tiên và thế hệ cha, anh.

Kiến thức pháp lý sẽ là cần thiết để chúng ta tranh biện về Hoàng Sa trên các diễn đàn học thuật, chuyên gia và truyền thông quốc tế, và hy vọng một ngày nào đó sẽ là trước một tòa án quốc tế. Chúng ta không nên chủ quan rằng thế giới sẽ thấy một cách dễ ràng rằng chính nghĩa là thuộc về ta, mà chúng ta phải xây dựng khả năng tranh biện ở mức cao nhất, và phải bỏ công sức ra để tranh thủ dư luận. Đặc biệt, chúng ta phải xử lý một cách triệt để những nghi vấn phía đối phương có thể đặt ra cho lập luận của chúng ta. Như một thí dụ, việc Pháp tạm im lặng một thời gian khi tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn phái Lý Chuẩn đem pháo thuyền đến Hoàng Sa tuyên bố chủ quyền năm 1909 có ảnh hưởng gì đến chủ quyền Việt Nam hay không? Hay là, khi Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại thì chính thể đó có phải là một chủ thể trong luật quốc tế có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, và bao gồm cả đối với Hoàng Sa, hay không?

Làm đúng với nhiệm vụ và biến sự quan tâm thành công việc

Về mặt đối nội thì nhà nước cần có chính sách để xây dựng ý chí, kiến thức và khả năng tranh biện, tranh thủ dư luận quốc tế. Về mặt đối ngoại thì nhà nước cần có chính sách hiệu nghiệm để duy trì chủ quyền và giữ cho thế giới không quên rằng Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, để cho thế giới không ứng xử như thể Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Tuy Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ các đảo 40 năm, họ chỉ mới bắt đầu tiến hành siết chặt sự kiểm soát trong vùng biển lân cận từ năm 2009. Trong những năm tới, họ sẽ tiếp tục siết chặt thêm sự kiểm soát và mở rộng vùng họ kiểm soát như vết dầu loang. Điều đó có nghĩa nhiệm vụ của chúng ta đối với Hoàng Sa không chỉ là duy trì chủ quyền để một này nào đó có thể giành lại sự quản lý đã mất trên đảo, mà còn là đấu tranh để chống lại nỗ lực của Trung Quốc để siết chặt và bành trướng sự kiểm soát trên biển.

Dựa vào chính mình cũng là dùng những phương tiện mình có. Như một thí dụ, vì Trung Quốc hoàn toàn không đếm xỉa đến các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam liên quan đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Việt Nam nên công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa. Mặc dù chắc chắn Trung Quốc sẽ không chấp nhận ra tòa, việc đó cũng làm cho thế giới thấy họ sợ lẽ phải và dựa vào bạo lực. Nếu Trung Quốc thật sự tin rằng không tồn tại tranh chấp Hoàng Sa, họ cần dũng cảm để cho tòa xét có tồn tại tranh chấp hay không.

Đối với các cá nhân thì người quan tâm nên vừa đặt vấn đề nhà nước có thể làm gì cho Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, vừa đặt vấn đề bản thân mình có thể làm gì. Nhà nước thi hành đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Hoàng Sa là cần thiết, nhưng không đủ. Sự quan tâm của người dân là cần thiết, nhưng không đủ. Nói cho nhau nghe Hoàng Sa là của Việt Nam là cần thiết nhưng không đủ. Phải có đủ người quan tâm biến sự quan tâm của mình thành sự sáng tạo, công sức, hành động, hay thành những đóng góp khác cho tranh chấp Hoàng Sa, nhất là trên trường quốc tế.

Mặc dù Trung Quốc đã xâm chiếm một phần của Hoàng Sa khoảng 60 năm, và phần còn lại 40 năm, mặc dù việc giành lại Hoàng Sa là rất khó khăn, hiện nay người duy nhất có thể làm cho chúng ta mất chủ quyền là chính chúng ta. Và chúng ta phải giữ vững ý chí và duy trì chủ quyền đó bằng kiến thức và hành động, bằng cách làm đúng với nhiệm vụ của mình, và bằng cách biến sự quan tâm thành đóng góp thiết thực.

Trong trận hải chiến Trafalgar, khi hạm đội Anh đối đầu với hạm đội phối hợp Pháp - Tây Ban Nha mạnh hơn, đô đốc Anh Horatio Nelson đã giăng lên soái hạm một khẩu hiệu không lời hay chữ đẹp, chỉ với câu “Nước Anh mong đợi mỗi người sẽ làm nhiệm vụ của mình”. Trong bối cảnh tranh chấp Hoàng Sa nói riêng, và bối cảnh của đất nước nói chung, Việt Nam cần mỗi người chúng ta làm đúng với nhiệm vụ và sự quan tâm của mình để cho đất nước tốt hơn, cũng như về những gì liên quan trực tiếp đến tranh chấp biển đảo.

Dương Danh Huy

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mẹ tha hương tìm con suốt 17 năm

Thứ Hai, 13/01/2014 17:10

(NLĐO) – Sau 17 năm tha hương tìm kiếm, người mẹ già tìm được cậu con trai bị bắt cóc từ nhỏ. Bà ra sức bù đắp tình cảm và kiếm tiền trang trải học phí cho con. Tuy nhiên, chàng trai lại lạnh nhạt bỏ đi…

Vụ việc đau lòng xảy ra ở Trung Quốc. Năm 42 tuổi, bà Ye Jinxiu vay tiền người thân, rời bỏ quê nhà để bắt đầu đi tìm con. Trải qua quá trình tìm kiếm gian khổ kéo dài suốt 17 năm, bà Jinxiu cuối cùng cũng gặp lại được cậu con trai của mình – bây giờ đã là một thanh niên trưởng thành.

Ngày hai mẹ con đoàn tụ, trái ngược với suy nghĩ của bà Jinxiu, cậu con trai tỏ vẻ hết sức lãnh đạm, thậm chí còn không ôm người mẹ ruột của mình. Người mẹ nhân hậu vẫn cố gắng bù đắp tình cảm, kiếm tiền trang trải học phí cho người con rồi lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, đến nỗi bà không dám quay trở lại quê hương vì không có tiền trả nợ. Sau 1 năm đoàn tụ, đứa con cũng rời bỏ bà Jinxiu, biến mất và không hề liên lạc lại.

Nay đã 59 tuổi, bà mẹ tội nghiệp vẫn một mình lang thang trên khắp các nẻo đường của thành phố Phúc Châu để giúp đỡ những bậc phụ huynh khác tìm kiếm con cái bị thất lạc của họ.

Khi nói về cậu con trai, ánh mắt bà Jinxiu trở nên rạng rỡ: “Tôi không hối tiếc về quyết định đi tìm con. Con trai tôi đã phải sống khốn khổ nhiều năm qua. Ai bị mất con cũng sẽ khắc khoải đi tìm như tôi thôi”.

Posted Image

Bà mẹ Trung Quốc 17 năm đi tìm con trai thất lạc. Ảnh minh họa

Tại Trung Quốc, mỗi năm có hàng ngàn trẻ em bị bắt cóc. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2013, cảnh sát đã giải cứu 24.000 đứa trẻ - chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số trường hợp chưa phát hiện.

Nguyên nhân chủ yếu là những người có cuộc sống khó khăn bắt cóc trẻ em rồi bán cho các gia đình giàu có bên bờ biển phía đông Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Phúc Kiến, để lấy tiền trang trải cuộc sống. Mỗi đứa trẻ có thể bán được hàng chục ngàn nhân dân tệ, một số tiền không hề nhỏ đối với những người nghèo. Cá biệt còn có một cặp vợ chồng ở thành phố Thượng Hải bán đứa con gái sơ sinh để kiếm tiền mua một chiếc điện thoại iPhone!

P.Nghĩa (Theo Straits Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ viên thiên thạch rởm giá 260 tỷ đồng đầu thú

Sau 3 tháng trốn truy nã, người được cho là chủ viên thiên thạch rởm ở miền Tây đã ra đầu thú khi hay tin các đồng bọn bị bắt.

Chiều 16/1, cơ quan điều tra di lý Trần Văn Phương (47 tuổi, ngụ Bến Tre) từ huyện Giồng Trôm về TP Cần Thơ để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai ngày trước, đồng bọn của Phương là Vi Xuân Uyên (68 tuổi) và Trần Văn Ngọc (45 tuổi, cùng ngụ TP HCM) đã bị Công an TP Cần Thơ bắt giữ.

Posted Image

Sau 3 tháng trốn truy nã, Phương (bìa trái) ra đầu thú khi hay tin 3 đồng bọn bị bắt. Ảnh: C.A.

Theo điều tra, gần một năm trước Phương và Nguyễn Văn Đoàn (35 tuổi, đã bị bắt) tung tin có người quen ở Bến Tre muốn bán thiên thạch với giá 40 triệu USD/kg. Nếu ai có tiền mua cục "đá trời" nặng hơn 2 kg để kinh doanh thì họ sẽ giúp tìm mối "sang tay".

Bà Lan - một nữ đại gia ở TP HCM quen biết với một nhóm người do Uyên, Ngọc sắp đặt để rao "đang cần mua thiên thạch" với giá gấp đôi. Hay tin Đoàn có nguồn hàng, bà này đánh xe hơi xuống miền Tây liên hệ tìm mua thiên thạch để bán cho công ty của Uyên.

Đoàn sau đó gọi điện cho Phương giả đóng vai "chú Út" - người sở hữu đá quý, mang mẫu thiên thạch sang Cần Thơ cho đối tác kiểm chứng.

Để nữ đại gia tin tưởng, nhóm lừa đảo dùng đá lửa và lò so hộp quẹt đặt gần cái được cho là thiên thạch trong 10 phút thì đột nhiên nát vụn như cám. Thêm việc thủy ngân đặt gần "đá trời" cũng nhanh chóng vón cục nên bà Lan đồng ý mua vì tin "chú Út" sở hữu thiên thạch thật.

Ngày 12/5/2013, hợp đồng bán "đá trời" cho nữ đại gia với giá 260 tỷ đồng được lập. Đoàn dùng chứng minh nhân dân giả mang tên Lâm Văn Phụng do "chú Út" chuẩn bị để nhận tiền cọc 2,9 tỷ đồng rồi cả nhóm biến mất cùng giỏ tiền. Sau nhiều lần hứa hẹn giao hàng mà không thực hiện, bà Lan nghi bị lừa nên đến Công an TP Cần Thơ tố cáo.

Khi hay tin Đoàn bị bắt vào cuối tháng 10/2013, Uyên và Ngọc đã mang tiền được chia gửi vợ Đoàn trả lại nạn nhân. Hay tin tất cả đồng bọn sa lưới pháp luật, Phương biết không thể trốn thoát nên đã đến Công an huyện Giồng Trôm của tỉnh Bến Tre đầu thú.

Theo vnexpress.net

============================

Bị lừa 1 cách dễ dàng quá nhỉ

Tại sao vậy? cái đầu thông minh để đâu rồi?

Cái đầu chỉ nghĩ đến tiền, vì tham nên dễ bị lừa

Có lời bỏ túi (không đời nào chia cho công an), bị lừa đi báo công an Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bị lừa 1 cách dễ dàng quá nhỉ

Tại sao vậy? cái đầu thông minh để đâu rồi?

Cái đầu chỉ nghĩ đến tiền, vì tham nên dễ bị lừa

Có lời bỏ túi (không đời nào chia cho công an), bị lừa đi báo công an Posted Image

Làm giàu thì không cần phải có trí thông minh xuất sắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng xem thường những chuyện nhỏ

19/01/2014 02:15 (GMT + 7)

TT - Nhớ lại thời chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, sau một trận bom, một lần báo động, loa truyền thanh lại gióng giả: “Máy bay địch đã đi xa, cuộc sống trở lại bình thường”. “Cuộc sống trở lại bình thường” không chỉ là máy bay địch đã đi xa, mà còn là hòa bình, là hạnh phúc, là ước mơ cháy bỏng.

Là có công ăn việc làm, cơm ăn áo mặc, con cái được học hành. Là con người được sống ngay thẳng với nhau, người tốt được đề cao, kính trọng. Kẻ xấu bị lên án, trừng phạt. Người dốt học người giỏi, kẻ gian sợ người ngay.

Hòa bình đã ngự trên đất nước hình chữ S tươi đẹp gần bốn chục năm. Nhưng những ai cả nghĩ, không bàng quan, cũng không vô cảm với cuộc sống quanh ta hiện nay sẽ lại đặt câu hỏi trước bao nhiêu nghịch lý:

Đất nước xuất khẩu đến 7 triệu tấn gạo ra thế giới, tính ra hằng năm nuôi sống tới 35 triệu người nước ngoài. Vậy mà cứ vào dịp giáp hạt cuối năm vẫn có trên 10 tỉnh xin gạo dự trữ quốc gia cứu đói cho đồng bào nghèo, trong khi ở các thành phố người ta đua nhau hút mỡ, ăn gạo lứt muối mè hoặc nhịn ăn nhiều ngày để chống béo.

Một anh cảnh sát giao thông dắt tay một cụ già qua đường, hình ảnh bình thường ấy đưa lên mạng cũng được mọi người khen ngợi (thật lòng) một cách bất thường.

Một đất nước tự hào có hàng ngàn năm văn hiến, có hàng chục ngàn tiến sĩ, giáo sư, vậy mà không có trường đại học nào nằm trong tốp 1.500 của thế giới hiện đại. Dân có khả năng đều đặn đưa con em ra nước ngoài du học, mỗi năm đổ hàng mấy tỉ đôla “mua chữ” cho con em ở nước ngoài, và chất xám bị người ta hớt váng thảm hại.

Cảm ơn, xin lỗi vốn là chuyện bình thường từ khi con người tự nhận mình là văn minh cũng như đầy rẫy trong giáo huấn của cha ông ta. Thế nhưng trên đất nước của chúng ta ngày nay, lời cảm ơn, xin lỗi đã trở nên quá khó để thoát ra khỏi miệng.

Một chuyện bình thường như thương thảo với dân thì có tiến có lùi, có được có thua. Thế nhưng tính kiêu ngạo cố hữu làm người ta không chịu “thua dân” dù một li một tấc. Cho nên khi ông bí thư tỉnh Thanh Hóa chịu lùi trước tiểu thương Bỉm Sơn, một cách thừa nhận cái sai của chính quyền, được dư luận cả nước khen ngợi hết mực khi ông chỉ làm một việc đúng đắn bình thường trên cương vị của ông. Cũng như một ông bộ trưởng, không như nhiều vị bộ trưởng khác, ông đã can đảm nói lên một số “sự thật mất lòng” (và đau lòng) trong công việc điều hành. Đó cũng là chuyện bình thường, một bộ trưởng mà không biết nói, không dám nói như thế mới là lạ. Thế nhưng ông được ca ngợi như một vị anh hùng, được gửi gắm rất nhiều niềm tin của dân chúng. Phải chăng như thế là “bình thường”?

Và mới đây, người tài xế bị dân Đồng Nai “hôi bia”, được nhiều mạnh thường quân gửi hàng trăm triệu giúp bồi thường cho hãng. Và anh đã trả lại toàn bộ số tiền khi không phải bồi thường nữa. Đó là một chuyện bình thường, ai có lương tri đều làm. Nhưng tỉnh đó đã công nhận anh là một trong ba công dân tiêu biểu của năm. Có vẻ như muốn vớt vát lại sự hổ thẹn của tỉnh do những kẻ “hôi bia” gây nên, tỉnh này đã làm một việc bất bình thường. Trả lại những gì không phải của mình đang là hành động hiếm hoi, thậm chí “anh hùng” rồi chăng?

Chuyện “bình thường bất bình thường” tuy có vẻ nhỏ nhặt nhưng là triệu chứng lâm sàng của một căn bệnh nguy cấp và khó chữa của xã hội. Xin hãy hành động và điều chỉnh để người ta khỏi phải hỏi mình: “Liệu anh có làm sao không đấy?”.

NGUYỄN QUANG THÂN (Cà phê Chủ Nhật - Tuổi Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa, khi có ai hỏi con: “Bố làm nghề gì ?” ….

Bố thấy con gái không vui và không bao giờ chịu trả lời với họ là ... bố làm nghề thợ hồ.

Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học và mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội.

Con thành đạt rồi lấy chồng như ước nguyện của bố.

Vài lần trước mặt khách, bố thường thấy con khoe với khách là “Chồng em làm luật sư nên lúc nào cũng bận”.

Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố …

St internet

==========================================

Bố không hoàn hảo, nhưng bố luôn yêu thương con theo cách hoàn hảo nhất.... Vì thế không có lý do gì khiến chúng ta phải xấu hổ khi nói về bố của mình phải không. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy cho đi, rồi sẽ được nhận lại...

Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai.

Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con.

Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.

Bước chân vào nhà, bà gọi: "Con trai ngoan của mẹ, nhìn xem mẹ cho con gì đây này!".

Đang học bài, cậu bé ngước đôi mắt trong veo nhìn trái cam như một báu vật :"Ôi, mẹ mua cho con ạ ? Trái cam ngon quá, con cám ơn mẹ". Người mẹ cảm động :"Con học bài ngoan, mẹ đi nấu cơm nhé".

Vừa làm công việc bếp núc, người mẹ vừa thầm cảm ơn ai đó đã vô tình đánh rớt trái cam để bà được tận hưởng niềm vui sướng hạnh phúc khi đã biết nhịn cơn khát và dành phần trái cam ngon ngọt cho con mình.

Còn cậu bé, vừa hít hà hương thơm dịu dịu, vừa ngắm nghía màu sắc vàng tươi của trái cam, cậu nghĩ: Mẹ thương mình biết bao khi mua trái cam ngon ngọt dường này, mình phải ngoan ngoãn vâng lời mẹ.

Chợt nghĩ đến Bố giờ này đang vất vả làm việc, cậu ngập ngừng đôi chút rồi nhẹ nhàng xé tờ giấy đôi trắng tinh trong tập vở, cậu vụng về nét bút: “Bố ơi, con yêu Bố lắm, chắc Bố đang làm việc mệt lắm phải không Bố, Bố ăn trái cam này cho đỡ mệt Bố nhá.”

Viết xong cậu mở trang giấy, gói trái cam rồi rón rén đặt ở góc tủ, nơi mỗi khi đi làm về Bố sẽ cởi áo khoác và cất mũ tại đó.

Chiều tối dần, người đàn ông cố dấu sự mệt nhọc khi bước chân vào ngôi nhà ấm áp của mình, cởi áo khoác ngoài, đặt mũ xuống, bỗng tay anh chạm phải một vật gì tròn tròn được gói trong tờ giấy vở. Mắt ông nhòa lệ khi đọc những nét chữ ngây thơ của cậu bé, ông hôn cả mảnh giấy và trái cam xinh xắn như muốn cảm ơn đứa con yêu quý.

Nhìn xuống bếp, thấy vợ đang lúi húi công việc, ông thấy thương người phụ nữ nhỏ bé, suốt ngày bận rộn để chăm sóc cho hai bố con mà không bao giờ phàn nàn kêu ca, ông cảm thấy mình mang ơn vợ biết bao. Nhẹ nhàng đến bên cạnh và choàng tay ôm vợ, ông ghé tai nói nhỏ: Cám ơn em, cha con anh cám ơn em, anh cho em này. Và ông đưa trái cam cho vợ. Người vợ bật khóc khi nhận ra đây chính là trái cam mình đã đưa cho cậu con trai…

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân mạng quốc tế tranh cãi về 'quyền của loài vịt' ở VN

(REDS.VN) "Đây là thói đạo đức giả của một số người ở các nước phát triển. Mồm họ đang nhai thịt, nhưng tay thì gõ trên Facebook những dòng như ‘con vịt tội nghiệp’. Họ không biết gì về thực tế cuộc sống cả. Hãy sang Việt Nam làm một người chăn vịt, đó là vị trí thích hợp hơn dành cho họ".

Ghi lại một hình ảnh rất bình thường với người Việt Nam, nhưng bức ảnh được hãng thông tấn Reuters đăng tải ngày 31/5 vừa qua đã khiến cộng đồng mạng nước ngoài “nổi sóng”.

Đó là bức ảnh ghi lại cảnh một người đàn ông đi xe máy chở ở phía sau một chiếc lồng lớn nhét hàng chục chú vịt ở tỉnh Hà Nam của Việt Nam, được chụp ngày 31/5. Sau khi được đăng tải trên trang Facebook chính thức của Reuters với tư cách của hình ảnh nổi bật trong ngày, bức ảnh đã nhận được gần 900 lượt chia sẻ và hơn 1000 lượt bình chọn ưa thích.

Posted Image Bức ảnh của Reuter ghi lại một hình ảnh rất bình thường với người Việt Nam. Đặc biệt, bức ảnh đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi giữa các thành viên của mạng xã hội Facebook, với hàng trăm bình luận bày tỏ các quan điểm khác nhau về vấn đề “quyền của vịt”.

Rất nhiều ý kiến của dân mạng quốc tế cho rằng việc chở vịt trong chiếc lồng chật chội như bức ảnh ở Việt Nam là hành vi… ngược đãi, vi phạm quyền của các con vịt.

Thành viên Linda Pongphasuk bình luận: “Những con vịt tội nghiệp... Tôi sẽ không bao giờ ăn chúng, nếu biết rằng chúng đến từ Việt Nam”.

"Chúng là nạn nhân của những con người thiếu hiểu biết và không có lòng tôn trọng sự sống”, thành viên Marion Meier phát biểu.

"Anh chàng lái xe này nên được nhét vào trong một cái lồng giống như những con vịt khốn khổ kia...”, ý kiến của thành viên Katja Conrad.

Tuy vậy, không phải ai cũng đồng tình với những ý kiến kiểu như trên. Thành viên Nani P McFarland bày tỏ sự hứng thú với bức ảnh: “Đây là một trong số những bức ảnh lý thú nhất tôi từng được xem. Điều này không hoàn toàn xấu vì tôi đã nhìn thấy những cảnh tồi tệ hơn thế. Hãy suy nghĩ thoáng hơn và nhìn ra khía cạnh thú vị của nó!”.

“Đó là một cách thông minh để giảm chi phí vận chuyển khi cung cấp vịt cho thị trường. Thật ngớ ngẩn khi nói đến quyền lợi của những con vật khi chúng sẽ bị giết thịt ngay sau đó”, thành viên Hassan Suleiman bình luận.

Không ít thành viên đã đưa ra ý kiến phản bác quan điểm cho rằng người đàn ông Việt Nam trong ảnh ngược đãi đàn vịt.

“Các bạn chấp nhận những nhà máy giết mổ hàng loạt ở châu Âu, nhưng lại cho rằng người đàn ông nghèo đang chở những con vịt đem bán để kiếm sống là độc ác ư? Suy nghĩ của các bạn đúng là không hơn những con vịt!”, thành viên Dimitris Athanassiadis nhận xét.

“Đây là thói đạo đức giả của một số người ở các nước phát triển. Mồm họ đang nhai thịt, nhưng tay thì gõ trên Facebook những dòng như ‘con vịt tội nghiệp’. Họ không biết gì về thực tế cuộc sống cả. Hãy sang Việt Nam làm một người chăn vịt, đó là vị trí thích hợp hơn dành cho họ”, thành viên Jorge DeLeon Hey bày tỏ.

Những hình ảnh như vậy là một thực tế trong cuộc sống hàng ngày ở các nước đang phát triển, dù chúng có vẻ khó coi đối với người phương Tây.

Thành viên người Mỹ Nancy Neidt phân tích: “Có nhiều điều ẩn chứa sau tấm ảnh này hơn là cảnh một người đàn ông chở đàn vịt trong chiếc lồng chật cứng. Tất cả những con vịt nhìn sạch sẽ, khỏe mạnh và hẳn là chúng đã được chăm sóc tốt. Quan trọng hơn, chúng là nguồn sống của người đàn ông cùng gia đình mình. Việc vận chuyển đàn vịt trông có vẻ khó chấp nhận được với người Mỹ, nhưng đó là cách hiệu quả và ít tốn kém nhất đối với những người nông dân Việt Nam. Tôi cũng hơi ái ngại cho tình trạng của những con vịt, nhưng điều đó chỉ là tạm thời mà thôi. Khi nhìn nhận sự việc trong một bối cảnh cụ thể, bạn sẽ hiểu rằng cần phải tôn trọng người đàn ông chở vịt kia”.

Đồng tình với quan điểm trên, thành viên Morgan cho rằng: “Đó là một thế giới hoàn toàn khác với chúng ta. Họ phải lo cho việc mưu sinh từng ngày của bản thân và gia đình trước khi có thể suy nghĩ về quyền lợi của các loài vật. Theo tôi đọc trên Wikipedia, thu nhập của một hộ gia đình trung bình ở Việt Nam là chỉ vào khoảng 32USD một tháng. Hầu hết trong số họ chỉ dám tiêu một nửa khoản này và một nửa còn lại thì để tiết kiệm…”.

==========================================

Mấy anh bạn tây (nói chung là tây) có văn hóa riêng củ họ, nhưng việc họ dùng cái văn hóa đó để áp đặt cách nhìn vào chuyên con vịt ở VN là không chấp nhận được. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì, hì... dân Tây cũng rất đa dạng, chứ không đơn giản hay cực đoan văn hoá đâu.

11/2/2014 10:36 GMT+7 http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-dan-mach-benh-vuc-vu-xe-thit-huou-cao-co-2949647.html

Người Đan Mạch bênh vực vụ xẻ thịt hươu cao cổ

Nhiều người dân Đan Mạch hôm nay thanh minh và bảo vệ quyết định xẻ thịt một chú hươu cao cổ của vườn thú Copenhagen, bất chấp làn sóng phẫn nộ của dư luận tại nhiều nước trên thế giới.

Vườn thú xẻ thịt hươu cao cổ cho sư tử ăn

Posted Image Sư tử ăn ngấu nghiến mảnh xác chú hươu cao cổ Marius. Ảnh: AFP

Theo AFP, đa số người dùng Internet tại Đan Mạch cho rằng việc cộng đồng quốc tế lên án và phản đối quyết định xẻ thịt con hươu cao cổ Marius của Sở thú Copenhagen là đạo đức giả và muốn tỏ thái độ đúng đắn.

“Marius từng sống dưới một mái nhà tốt đẹp tại sở thứ trong một năm rưỡi. Nó đã sống và nay bầy sư tử được hạnh phúc, no nê”, Mikkel Dahlqvist, một nhà tư vấn quan hệ công chúng, viết trên trang mạng xã hội Twitter.

Dorte Dejbjerg Arens, một điều phối viên dự án, viết: “Tôi còn cảm thấy tức giận về vụ Marius. Tại sao mọi người lại phát điên lên vì một con hươu cao cổ, trong khi bệnh ung thư, chiến tranh Syria và đảng Nhân dân Đan Mạch (chính đảng có quan điểm chống nhập cư) vẫn còn tồn tại”.

“Quá trình đô thị hóa tại Đan Mạch diễn ra khá muộn. Đó là lý do mà người dân tại đây cảm thấy việc giết động vật là bình thường, miễn là đối xử tốt với nó”, Giáo sư Peter Sandoee, một chuyên gia ngành đạo đức sinh vật học thuộc đại học Copenhagen, bình luận về phản ứng trái ngược giữa người dân Đan Mạch và cộng đồng quốc tế.

Chuyên gia này thậm chí còn cho rằng vườn thú Copenhagen có “lập trường tiến bộ” với quyết định trên, bởi “một khía cạnh cơ bản nhất về điều kiện sống của động vật trong tự nhiên là thiểu số sinh tồn”, và cách làm của vườn thú “mô phỏng lại cách loài vật sống trong tự nhiên.

Vườn thú Copenhagen hôm qua bắn chết con hươu cao cổ 18 tháng tuổi Marius, để ngăn chặn nó giao phối với các anh em cận huyết. Cuộc giải phẫu thi thể con thú này được truyền hình trực tiếp trên Internet. Thịt của nó sau đó bị đưa cho sư tử ăn.

Trước đó, hàng nghìn người trên toàn thế giới đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu vườn thú không sát hại con hươu. Một nữ tỷ phú còn đề nghị mua lại Marius, để nuôi trong khu vườn của mình ở Beverly Hills, thuộc bang California của Mỹ.

Đức Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ: Bẫy tiền tinh vi của các thầy phong thủy

Thứ Hai, ngày 10/02/2014 19:41 PM (GMT+7)


Với chiêu xem bói miễn phí, các thầy phong thủy tha hồ hù dọa khách hàng để ép họ mua những món đồ với giá cắt cổ.

Phong thủy, một thuyết truyền thống của Trung Quốc chuyên nghiên cứu về đời sống họa phúc của con người dưới tác động của các yếu tố khác nhau trong vũ trụ giờ đây đang sản sinh ra nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các “thầy phong thủy” trong dịp năm mới Giáp Ngọ.

Ở thành phố Nam Ninh thủ phủ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, các cửa hàng Phong Thủy, nơi bày bán vô số bùa chú, vòng cổ, tượng phật và tượng kỳ lân đang tìm cách thu hút khách hàng bằng dịch vụ xem bói miễn phí.

Các “chuyên gia phong thủy” tại cửa hàng tuyên bố những lá bùa may mắn của họ đã được các vị sư tổ ban phước và “sẽ đem lại vận may” cho người mua trong năm Giáp Ngọ.

Posted Image

Những món đồ phong thủy bán chạy trong năm Giáp Ngọ

Để khách hàng tin tưởng và bị thuyết phục hơn nữa, những thầy phong thủy này còn sẵn sàng xem bói miễn phí cho khách hàng, và thông thường những người xem bói tại đây sẽ bị phán rằng năm 2014 là một năm rất xấu đối với họ, và họ chỉ có thể hóa giải vận hạn đó bằng cách mua những món đồ phong thủy tại cửa hàng.

Một khi khách hàng đã tin vào những lời phán “chắc như đinh đóng cột” của thầy bói kiêm chuyên gia phong thủy, họ sẽ được dẫn đi xem các món đồ được cho là phù hợp, và những lá bùa hay món đồ phong thủy này có giá không hề rẻ, có thể lên tới gần 350 triệu đồng (16.500 USD).

Đi lễ đầu năm mới, cô Trương Vũ, một người dân sống ở Nam Ninh đồng ý xem bói “miễn phí” tại một cửa hàng phong thủy, và “thầy” phán rằng cô sẽ gặp rất nhiều xui xẻo trong năm Giáp Ngọ, và thứ duy nhất có thể giúp cô hóa giải vận hạn là những hòn đá quý bày bán trong cửa hàng.

Cô Trương mỉm cười chua chát: “Nhưng mà viên đá rẻ nhất mà họ bày bán ở đây có giá lên tới gần 7 triệu đồng, thật vớ vẩn.”

Thuật phong thủy đã được áp dụng ở Trung Quốc trong hàng ngàn năm qua, tuy nhiên nhiều người vẫn coi đây là một trò mê tín hơn là một hiện tượng văn hóa, và mặc dù chính phủ Trung Quốc chưabao giờ ra lệnh cấm chính thức, song thuật phong thủy vẫn được định nghĩa trong các từ điển tiếng Trung là “tín ngưỡng siêu nhiên ở Trung Quốc cổ đại”.

Posted Image

Những lá bùa như thế này có giá lên tới hàng triệu đồng

Tuy nhiên gần đây, đặc biệt là trong dịp năm mới, thuật phong thủy đã đem lại cho các “thầy”, các “chuyên gia” khoản lợi nhuận khổng lồ.

Một thầy bói kiêm thầy phong thủy trên phố Dongge ở Nam Ninh cho biết ông đã kiếm được hơn 3,8 triệu nhân dân tệ trong năm 2012, trong khi chi phí thuê cửa hàng chưa đến 800.000 tệ.

Ông Chen Lidan, một người chuyên mở các lớp đào tạo về thuật phong thủy ở miền nam Trung Quốc cho hay các “thầy” hiện đang tìm cách kiếm lời từ việc kinh doanh các món đồ phong thủy. Ông nói: “Chỉ riêng ở thành phố 3 triệu dân Nam Ninh đã có tới hơn 100 cửa hàng chuyên bán đồ phong thủy.”

Trong khi đó, một chuyên gia phong thủy tên Hoàng ở Nam Ninh cho biết đa phần các thầy bói trong cửa hàng phong thủy đều là những người trẻ tuổi, thậm chí nhiều người không được học hành tử tế.

Một thầy phong thủy giấu tên nói rằng những người mới được tuyển vào cửa hàng của ông chỉ được đào tạo qua loa về bói toán, và sau đó có thể dần tiếp xúc với khách hàng để “kiếm cơm”. Ông này tiết lộ bí quyết: “Nếu khách hàng không biết nhiều về phong thủy, bạn hãy cứ nói rằng họ sẽ gặp năm hạn, và đề nghị họ mua bùa cầu may ở trong cửa hàng.”

Posted Image

Một thầy phong thủy đang xem bói cho khách hàng

Huang Bindi là chủ của một công ty tư vấn phong thủy ở Nam Ninh, chuyên giới thiệu những thầy phong thủy hàng đầu cho khách hàng có nhu cầu. Khách hàng chủ yếu của ông là các doanh nghiệp lớn, tuy nhiên ông cho rằng nghề này chỉ hái ra tiền nếu có quan hệ tốt.

Ông này tiết lộ: “Nhiều lãnh đạo hàng đầu của các công ty khi có nhu cầu di chuyển trụ sở đều đến gặp tôi để nhờ tìm kiếm các thầy phong thủy tài năng, và họ sẵn sàng chi ra hàng triệu tệ để mua những con sư tử đá, những loài cây cổ và rất nhiều thứ khác.”

Để giải thích cho sự thành công của mình, Huang cho biết dù thầy phong thủy có là ai và trình độ đến thế nào đi chăng nữa, họ cũng phải có một danh hiệu thật kêu và thật ấn tượng để xóa tan đi bất cứ nghi ngờ nào của khách hàng, và những danh hiệu này thường phải bao gồm cả cụm từ “quốc tế” hoặc “toàn cầu” vào trong đó.

Theo Huang, danh hiệu càng lớn, số tiền mà ông kiếm được từ khách hàng càng nhiều. Hồi năm ngoái, ông đã giới thiệu một thầy phong thủy nước ngoài tới giảng giải nửa ngày về thuật phong thủy cho một công ty ở Nam Ninh với mức thù lao hơn 100.000 tệ.

Tuy nhiên Huang cũng thú nhận rằng ông không hề ảo tưởng về nghề nghiệp của mình, và cho biết ông sẽ chỉ làm nghề phong thủy trong một thời gian ngắn.

Vị giám đốc chuyên môi giới phong thủy này tâm sự: “Tôi không thể sống mãi với nghề làm ăn giả dối được, và hết tết này tôi có thể sẽ bỏ việc để về quê kiếm sống.”

Trí Dũng (Theo Hoàn Cầu) (Khampha.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ: Bẫy tiền tinh vi của các thầy phong thủy

Thứ Hai, ngày 10/02/2014 19:41 PM (GMT+7)

Với chiêu xem bói miễn phí, các thầy phong thủy tha hồ hù dọa khách hàng để ép họ mua những món đồ với giá cắt cổ.

Phong thủy, một thuyết truyền thống của Trung Quốc chuyên nghiên cứu về đời sống họa phúc của con người dưới tác động của các yếu tố khác nhau trong vũ trụ giờ đây đang sản sinh ra nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các “thầy phong thủy” trong dịp năm mới Giáp Ngọ.

Ở thành phố Nam Ninh thủ phủ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, các cửa hàng Phong Thủy, nơi bày bán vô số bùa chú, vòng cổ, tượng phật và tượng kỳ lân đang tìm cách thu hút khách hàng bằng dịch vụ xem bói miễn phí.

Các “chuyên gia phong thủy” tại cửa hàng tuyên bố những lá bùa may mắn của họ đã được các vị sư tổ ban phước và “sẽ đem lại vận may” cho người mua trong năm Giáp Ngọ.

Posted Image

Những món đồ phong thủy bán chạy trong năm Giáp Ngọ

Để khách hàng tin tưởng và bị thuyết phục hơn nữa, những thầy phong thủy này còn sẵn sàng xem bói miễn phí cho khách hàng, và thông thường những người xem bói tại đây sẽ bị phán rằng năm 2014 là một năm rất xấu đối với họ, và họ chỉ có thể hóa giải vận hạn đó bằng cách mua những món đồ phong thủy tại cửa hàng.

Một khi khách hàng đã tin vào những lời phán “chắc như đinh đóng cột” của thầy bói kiêm chuyên gia phong thủy, họ sẽ được dẫn đi xem các món đồ được cho là phù hợp, và những lá bùa hay món đồ phong thủy này có giá không hề rẻ, có thể lên tới gần 350 triệu đồng (16.500 USD).

Đi lễ đầu năm mới, cô Trương Vũ, một người dân sống ở Nam Ninh đồng ý xem bói “miễn phí” tại một cửa hàng phong thủy, và “thầy” phán rằng cô sẽ gặp rất nhiều xui xẻo trong năm Giáp Ngọ, và thứ duy nhất có thể giúp cô hóa giải vận hạn là những hòn đá quý bày bán trong cửa hàng.

Cô Trương mỉm cười chua chát: “Nhưng mà viên đá rẻ nhất mà họ bày bán ở đây có giá lên tới gần 7 triệu đồng, thật vớ vẩn.”

Thuật phong thủy đã được áp dụng ở Trung Quốc trong hàng ngàn năm qua, tuy nhiên nhiều người vẫn coi đây là một trò mê tín hơn là một hiện tượng văn hóa, và mặc dù chính phủ Trung Quốc chưabao giờ ra lệnh cấm chính thức, song thuật phong thủy vẫn được định nghĩa trong các từ điển tiếng Trung là “tín ngưỡng siêu nhiên ở Trung Quốc cổ đại”.

Posted Image

Những lá bùa như thế này có giá lên tới hàng triệu đồng

Tuy nhiên gần đây, đặc biệt là trong dịp năm mới, thuật phong thủy đã đem lại cho các “thầy”, các “chuyên gia” khoản lợi nhuận khổng lồ.

Một thầy bói kiêm thầy phong thủy trên phố Dongge ở Nam Ninh cho biết ông đã kiếm được hơn 3,8 triệu nhân dân tệ trong năm 2012, trong khi chi phí thuê cửa hàng chưa đến 800.000 tệ.

Ông Chen Lidan, một người chuyên mở các lớp đào tạo về thuật phong thủy ở miền nam Trung Quốc cho hay các “thầy” hiện đang tìm cách kiếm lời từ việc kinh doanh các món đồ phong thủy. Ông nói: “Chỉ riêng ở thành phố 3 triệu dân Nam Ninh đã có tới hơn 100 cửa hàng chuyên bán đồ phong thủy.”

Trong khi đó, một chuyên gia phong thủy tên Hoàng ở Nam Ninh cho biết đa phần các thầy bói trong cửa hàng phong thủy đều là những người trẻ tuổi, thậm chí nhiều người không được học hành tử tế.

Một thầy phong thủy giấu tên nói rằng những người mới được tuyển vào cửa hàng của ông chỉ được đào tạo qua loa về bói toán, và sau đó có thể dần tiếp xúc với khách hàng để “kiếm cơm”. Ông này tiết lộ bí quyết: “Nếu khách hàng không biết nhiều về phong thủy, bạn hãy cứ nói rằng họ sẽ gặp năm hạn, và đề nghị họ mua bùa cầu may ở trong cửa hàng.”

Posted Image

Một thầy phong thủy đang xem bói cho khách hàng

Huang Bindi là chủ của một công ty tư vấn phong thủy ở Nam Ninh, chuyên giới thiệu những thầy phong thủy hàng đầu cho khách hàng có nhu cầu. Khách hàng chủ yếu của ông là các doanh nghiệp lớn, tuy nhiên ông cho rằng nghề này chỉ hái ra tiền nếu có quan hệ tốt.

Ông này tiết lộ: “Nhiều lãnh đạo hàng đầu của các công ty khi có nhu cầu di chuyển trụ sở đều đến gặp tôi để nhờ tìm kiếm các thầy phong thủy tài năng, và họ sẵn sàng chi ra hàng triệu tệ để mua những con sư tử đá, những loài cây cổ và rất nhiều thứ khác.”

Để giải thích cho sự thành công của mình, Huang cho biết dù thầy phong thủy có là ai và trình độ đến thế nào đi chăng nữa, họ cũng phải có một danh hiệu thật kêu và thật ấn tượng để xóa tan đi bất cứ nghi ngờ nào của khách hàng, và những danh hiệu này thường phải bao gồm cả cụm từ “quốc tế” hoặc “toàn cầu” vào trong đó.

Theo Huang, danh hiệu càng lớn, số tiền mà ông kiếm được từ khách hàng càng nhiều. Hồi năm ngoái, ông đã giới thiệu một thầy phong thủy nước ngoài tới giảng giải nửa ngày về thuật phong thủy cho một công ty ở Nam Ninh với mức thù lao hơn 100.000 tệ.

Tuy nhiên Huang cũng thú nhận rằng ông không hề ảo tưởng về nghề nghiệp của mình, và cho biết ông sẽ chỉ làm nghề phong thủy trong một thời gian ngắn.

Vị giám đốc chuyên môi giới phong thủy này tâm sự: “Tôi không thể sống mãi với nghề làm ăn giả dối được, và hết tết này tôi có thể sẽ bỏ việc để về quê kiếm sống.”

Trí Dũng (Theo Hoàn Cầu) (Khampha.vn)

========================

thuật phong thủy vẫn được định nghĩa trong các từ điển tiếng Trung là “tín ngưỡng siêu nhiên ở Trung Quốc cổ đại”.

Qua đó thì thấy rõ rằng: Phong thủy Tàu không đủ tư cách để coi là một ngành khoa học. Chỉ có phong thủy Lạc Việt mới đủ chứng lý xác định điều này - căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống phương pháp luận trong ngành Phong thủy Lạc Việt.

Đây là một bằng chứng nữa rất sắc xảo xác định rõ ràng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của Lý học Đông phương.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

Nguyễn Quang Thiều

Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật.

Chúng ta bắt đầu bước vào tháng Giêng, một tháng của lễ hội. Khi lễ hội Chùa Hương chưa khai mạc thì mỗi ngày đã có năm, sáu vạn khách. Có lẽ trong tháng này, rất nhiều người không còn tâm trí cho công việc cho dù họ vẫn đến công sở. Bao nhiều lễ hội, bao nhiêu đền chùa đang đợi họ. Nào lễ hội Chùa Hương, nào chợ Viềng, nào đền Đức Thánh Cả, nào đền Bà Chúa Kho, nào Bia Bà....

Chúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít.

Không ai bảo những người đi cầu tiền tài, chức tước là không chính đáng. Nhưng soi xét cho tận gốc rễ của vấn đề thì đó là điều thật đáng lo. Bây giờ, để có được những lợi ích cá nhân người ta có thể làm tất cả những gì có thể kể cả việc "hối lộ Thánh Thần".

Tôi không phải là người nghĩ ra cụm từ "hối lộ Thánh Thần" xếch mé, láo xược này. Đó là cụm từ do người dân sáng tạo ra từ những quan sát thực tế mà ta có thể gọi đó là sản phẩm của dân gian. Một người bạn vong niên đầu năm khuyên tôi một cách chân thành: "Nếu chú mày muốn có một chút chức tước thì phải đến đền Đức Thánh Trần xin Ngài một câu".

Cho dù tôi có muốn một cái bỉ chức nào đó thì tôi cũng không bao giờ đến để xin Ngài điều ấy. Vì đến thì cũng phải dâng lễ cho dù lễ to hay lễ nhỏ. Rồi thì phải khấn rằng: "Con có chút lễ mọn dâng lên Ngài xin ngài cho con năm nay được lên chức đội phó".

Nói như thế là bắt đầu hỗn láo với Ngài rồi. Thế hoá ra Ngài là trưởng ban tổ chức của thế gian ư? Chẳng lẽ Ngài là Thánh lại nhận mấy cái lễ mọn hay cho dù cả tỷ đồng để làm cái điều ấy ư? Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng ở không ít ngôi đền, ngôi chùa lâu nay Thánh Thần không còn trú ngụ hay ghé qua đó nữa. Bởi ở những nơi như thế lâu nay chỉ là cảnh chen lấn, cảnh mua Thần bán Thánh, cảnh mê tín dị đoan, cảnh lừa nhau để kiếm chác. Các Ngài làm sao chịu nổi những cảnh ấy. Vì thế, các Ngài có đâu mà biết đến những trò "hối lộ Thánh Thần" .

Khi nghe tôi tâm sự điều này, có người vặn vẹo: "Thế sao mấy tay hay đến đó xin chức tước đều được thăng quan tiến chức cả". Nghe vậy, tôi lại bảo: "Đừng xúc phạm Thánh Thần mà có ngày hối không kịp. Việc muốn thăng quan tiến chức là nhờ mấy "ông thánh ông thần" ngồi ở phòng máy lạnh chứ đâu phải Thánh Thần trong đền trong chùa".

Mẹ tôi hầu như cả đời không đi chùa cúng lễ. Bà nói: "Sống có đức thì ở đâu Thần Phật cũng biết". Mẹ tôi cũng nói: "Nếu Thần Phật chỉ phù hộ độ trì cho những ai đến chùa dâng lễ thì lòng tin của bà vào Thần Phật cũng sẽ chấm dứt. Với bà, Thần Phật mà như thế thì khác gì mấy ông, mấy bà dưới trần này. Bà thấu hiểu câu nói của người xưa: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Đúng là như vậy. Ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được lòng từ bi của mình thì người đó chưa thực sự từ bi.

Posted Image

Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật. Bởi thế, ngôi chùa hay ngôi đền thiêng nhất là ở chính lòng người.

Thế nhưng, quá ít người biết điều đó. Họ thì thầm kháo nhau về ngôi đền này thiêng lắm, ngôi chùa kia thiêng lắm, xin gì được nấy. Thế là nườm nượp kéo nhau đi. Rồi xì xụp khấn vái với đủ lễ vật to nhỏ. Thử hỏi có mấy ai đến đền, đến chùa chỉ bằng một nén nhang tâm tưởng trong sâu thẳm lòng mình để nói với Thánh Thần rằng lòng họ vẫn còn những u tối, còn những tham lam, còn nhiều ghen ghét.... xin Thánh Thần ban cho họ ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi để xua đi những điều tội lỗi kia trong lòng ???

Mà chỉ thấy hết người này đến người nọ cầu xin mọi thứ có lợi cho mình rồi sau khi ra khỏi cửa đền, cửa chùa thì thản nhiên đối xử với nhân quần bằng trái tim vô cảm và nhiều mưu mô, toan tính. Thế mà sao Thần Thánh vẫn mang cho họ nhiều bổng lộc?

Khi đặt câu hỏi như vậy tôi đã vô tình trở thành kẻ hỗn láo và xúc phạm Thánh Thần. Một người nói cho tôi nghe rằng: không phải Thánh Thần giúp đỡ những kẻ đó mà Thánh Thần đang đi vắng và vô tình lãng quên thế gian một đôi ngày. Mà một ngày của Thánh Thần bằng 100 năm của những kẻ trần thế. Nhưng Thánh Thần sẽ quay lại. Thế gian không thể mãi mãi suy đồi như thế được.

Nhưng tôi lại không nghĩ rằng Thánh Thần đi vắng. Thánh Thần vẫn dõi theo con người dưới thế gian từng giây từng phút. Thánh Thần đã gửi thông điệp từng ngày cho con người để cảnh báo về tai hoạ sẽ ập xuống thế gian bởi chính con người. Thông điệp đó hiện ra trong thiên tai dịch hoạ, hiện ra trong những giết chóc của con người, hiện ra trong sự đối xử tàn tệ của con người với con người, hiện ra trong những cơn hoảng loạn, mù loà của con người, hiện ra trong sự trống rỗng tâm hồn của con người...

Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông... lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh.

Nguồn: tuan vietnam

=====================================

Ông bà ta đã từng có câu thứ nhất tu tâm, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

Nhưng thời buổi kinh tế thị trường mọi người thích nhét tiền lẻ vào tay Phật cho linh Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay