yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Thăm chùa, một nữ du khách bị các nhà sư đánh bằng đá và búa

Một nữ du khách cho biết các nhà sư ném đá vào người cô và đánh cô tới tấp khi cô tới thăm một ngôi chùa ở núi Wutai Trung Quốc vào giữa tháng bảy vừa qua, hãng tin CRI đưa tin hôm qua 7/8.

Posted Image

Hiện trường vụ ẩu đả có liên quan đến các nhà sư ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Quá bất bình trước hành động này, nữ du khách trên đã gửi thư đến ông Yuan Chunqing, Bí thư tỉnh Sơn Tây, tố cáo về những gì cô gặp phải ở khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới, nơi có 53 ngôi chùa linh thiêng này.

Cô kể lại, cô nhìn thấy ba hay bốn nhà sư đang cố gắng ngăn không cho các công nhân xây tường. Thấy vậy, cô chen vào hòa giải nhưng chỉ nhận được những lời đe dọa và xúc phạm.

Một số nhà sư khác thậm chí còn đánh cô bằng các dụng cụ xây dựng ở hiện trường. Khi nữ du khách định chụp ảnh lại những hành vi này, họ nổi giận và ném đá vào cô.

Posted Image

Cô bị đánh bầm dập khắp người và chảy máu cho đến khi các du khách khác tới hiện trường và ngăn cản những vị sư.

Nạn nhân gửi thư tố cáo yêu cầu nhà chức trách có liên quan trừng trị những nhà sư này, bảo vệ tôn nghiêm cho chùa.

Posted ImageTheo Tiền Phong

=======================================================

Thế mới là thầy chùa china chứ, cạnh tranh với thầy chùa thailan Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

08/08/2013 13:36 GMT+7

Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời

Posted Image - “Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo”.

XEM VIDEO GĐ SỞ Y TẾ HÀ NỘI NÓI VỀ VỤ VIỆC

Chị Hoàng Thị Nguyệt – cán bộ khoa xét nghiệm – BV Hoài Đức (Hà Nội) chia sẻ với VietNamNet về động cơ tố cáo của mình.

Bị đè nén quá nhiều

Mục đích của chị khi làm đơn tố cáo những sai phạm xảy ra tại khoa Xét nghiệm (do Giám đốc Nguyễn Trí Liêm trực tiếp chỉ đạo) là gì?

Mục đích của tôi trước tiên là đấu tranh bảo vệ người dân huyện Hoài Đức được quyền chăm sóc, khám chữa bệnh đúng với chuyên môn và quy định của pháp luật, sau đó là bảo vệ bản thân và các cán bộ khác của bệnh viện.

Chúng tôi đã bị ông giám đốc đè nén nhiều quá, độc quyền nhiều quá.

Posted Image

Người dân chia sẻ, ủng hộ hành động của chị Nguyệt (Ảnh: C.Q)

Chị có thể nói rõ về điều này?

Ông Liêm là người độc đoán và không tạo được môi trường làm việc lành mạnh, tích cực.

Ngoài tôi ra, có rất nhiều người làm chứng việc ông này đã chửi mắng cả vị phó giám đốc hay tát vào mặt một vị trưởng khoa trước mặt bệnh nhân chỉ vì trái ý.

Khi biết chúng tôi không đồng tình với chỉ đạo của mình (làm xét nghiệm giả, lắp ghép kết quả xét nghiệm của bệnh nhân - PV), ông giám đốc đã có những biểu hiện như trù dập, cô lập. Không cho chúng tôi tham gia trực hay được làm các công việc chuyên môn đầy đủ như trước đây.

Vẫn phải đấu tranh!

Từ khi tố cáo sự việc, cuộc sống riêng của chị và gia đình bị ảnh hưởng như thế nào? Chị và gia đình có bị đe dọa, mất an toàn không?

Tôi bị đe dọa, đàn áp nhiều chứ. Có nhiều cuộc nhắn tin dọa dẫm. Khi đơn tố cáo chưa được gửi thì đã bị lộ tên người ký, ngay hôm sau ông giám đốc đã phân công người xuống gặp tôi để uy hiếp, bắt phải rút đơn.

Posted Image

Chị Nguyệt vừa nói vừa khóc khi kể về chuyện bệnh nhân bị làm giả kết

quả xét nghiệm và chuyện cán bộ bệnh viện phải “chịu nhục” khi làm việc dưới một Giám đốc độc đoán - (Ảnh: C.Q)

Chị có lường trước được những chuyện này không?

(Trước khi trả lời câu hỏi này, chị Nguyệt nghẹn ngào khóc).

Rồi chị nói: Tôi chấp nhận phải hi sinh, vì không ai dám nói ra. Cả bệnh viện biết hết đạo đức của giám đốc thế nào nhưng không ai dám đứng lên đấu tranh.

Tôi biết trước mình sẽ bị như thế, thậm chí bị trả giá. Nhưng tôi chấp nhận!

Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã! Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo.

Nhiều người đấu tranh chống tiêu cực đã bị trả giá. Vì sao chị vẫn lựa chọn mình sẽ là người tiếp theo?

Tôi hiểu điều đó chứ! Nhưng tôi có niềm tin cái gì là sự thật thì sẽ được ủng hộ, còn cái gì xấu thì ta phải đấu tranh với nó.

Tôi muốn người dân được hưởng đúng quyền lợi của mình khi khám chữa bệnh, còn cán bộ công chức như tôi có môi trường làm việc lành mạnh, có sự tôn trọng, thân thiện, chia sẻ.

Thêm niềm tin

Chị có nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của đồng nghiệp, chồng con và người thân không?

Tôi có nhận được sự ủng hộ của họ và của cả hàng xóm láng giềng, báo chí nữa. Một số đồng nghiệp của tôi rất tốt.

Posted Image

"Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo” - lời chị Nguyệt.Họ biết nhưng họ không dám ra mặt vì sợ, song phía sau thì họ ủng hộ mình rất nhiều. Có thể không nói ra thành lời nhưng bằng ánh mắt, bằng cử chỉ thì mình cảm nhận được.

Có người chỉ dám gặp riêng rồi mới nói là đã biết sự việc, có người chỉ ra hiệu. Sự ủng hộ đó họ cũng không dám công khai vì sợ ông giám đốc. Khi sự việc được phanh phui, cơ quan chức năng vào cuộc và báo chí lên tiếng ủng hộ, họ rất phấn khởi.

Những kết quả ở thời điểm hiện tại đã khiến sự việc sai trái bị dừng lại. Chị sẽ làm gì tiếp theo?

Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho sự việc này. Dù ‘cái xấu đang lấn át cái tốt’, nhưng tôi cũng tin rằng sự việc được dư luận quan tâm như vậy thì sự công bằng sẽ sớm được lấy lại.

Ông Giám đốc đã làm hỏng một thế hệ các cháu là nhân viên trẻ khi cho các cháu được toàn quyền làm việc sai trái. Lúc đầu mới đến thì các cháu biết lắng nghe người lớn. Nhưng khi được giám đốc trao quyền quá nhiều và lại làm láo như thế thì các cháu hư đi rất nhanh, bản thân các cháu không còn biết đâu là đúng sai phải trái.

Đó là bài học về hậu quả của đạo đức người lãnh đạo không tốt, người nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin cảm ơn chị!

Sau khi làm việc với chị Nguyệt, phóng viên VietNamNet có tiếp xúc với một số người dân sống và buôn bán hàng hóa lâu năm ngay ở cổng bệnh viện.

Qua câu chuyện có thể thấy ngoài phản ánh từ phía cán bộ y tế trong bệnh viện thì ngay cả dư luận bên ngoài cũng “râm ran” nhiều chuyện không hay về tư cách, đạo đức của vị giám đốc này.

XEM VIDEO GĐ SỞ Y TẾ HÀ NỘI NÓI VỀ VỤ VIỆC

Cẩm Quyên(Thực hiện)

Khởi tố điều tra vụ "nhân bản kết quả xét nghiệm"

Thời sự trong ngày: 'Nhân bản' xét nghiệm chấn động

'Nhân bản' xét nghiệm: Không chấp nhận chuyên môn lẫn đạo đức

'Nhân bản' kết quả xét nghiệm: Chuyên gia y tế nói gì?

Sự thật khó tin vụ 'nhân bản' kết quả xét nghiệm

Chuyện động trời ở Thủ đô: Nhân bản kết quả xét nghiệm

Ý kiến bạn đọc (38)

Hải 08/08/2013 16:25:23 PM

Tin nhắn đe dọa khủng bố đó từ đâu ai cũng biết, sao không xử lý ngay để bảo vệ người tố cáo. Hành động của chị quá dũng cảm, người dân luôn ủng hộ chị!

Phạm Minh Tâm08/08/2013 16:40:16 PM

Mong các cơ quan chức năng vào cuộc và xử lý thật nghiêm những cá nhân, tập thể có trách nhiệm liên quan và bảo vệ kịp thời Chị Nguyệt - người đã dũng cảm tố cáo sai phạm.

Lương thanh Hà 08/08/2013 16:43:12 PMChị là một người hiếm hoi trong xã hội này dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu .Thật cảm động và đắng cay với những giọt nước mắt của chị .

Minh Ly08/08/2013 16:43:58 PM

Chị sẽ là Phạm Việt Khoa của ngành y! XH cần nhiều người dũng cảm như chị.

Lương Văn Duy08/08/2013 16:49:38 PM

Hoan hô chị Nguyệt vì chị đã đứng lên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bệnh. Hơn 2.000 người bị trả kết quả xét nghiệm sai hành vi này sẽ bị Pháp luật xử lý nghiêm. Chị Nguyệt sẽ đc cơ quan NN bảo vệ theo Luật định

Nguyễn Sơn08/08/2013 16:59:15 PM

Rất khâm phục chị Nguyệt; cả một tập thể trên dưới 100 người với hàng chục đảng viên, một cơ quan ngay tại thủ đô...thật là buồn ! sai phạm sảy ra trong thời gian dài mà không ai dám tố cáo; phải chăng vì cuộc sống cá nhân hay vì ...

Nguyễn Thị Huệ08/08/2013 16:06:59 PM

Đúng là lời Hồ Chủ Tịch đã dạy: "không có người chiến sĩ tồi mà chỉ e người lãnh đạo không tốt..."

nguyen thanh sang08/08/2013 16:37:07 PM

Hãy bảo vệ người can đảm. Cơ chế nào đây??

Hà Văn Truyền08/08/2013 16:25:16 PM

Rất cảm phục nghị lực của chị Nguyệt! Dân ta đại đa phần là người tốt, nhưng vì cái gì mà cái xấu cái ác vẫn thắng thế. Mong Đảng mau chóng thiết lập cơ chế phù hợp để cái đức, cái tài được hưng thịnh. Chúc chị Nguyệt sức khỏe, chúng tôi ủng hộ chị!

...Âm thịnh - Dương suy...???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lang_ph lưu ý:

Khi đưa bài vở từ trang web khác lên đây cần xem xét kỹ nội dung. Cần nhớ rằng: Tôi đã từng bị "hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay" và "khả năng truy sát sư phụ". Và đấy chỉ là một trường hợp làm ví dụ thôi.

Tốt nhất cứ có đuôi vn thì hãy đưa lên.

Còn nếu không tôi buộc phải xóa bài để tránh phiền phức.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thanks Sư phụ, cho lời khuyên chân thành. SP cứ xóa thôi. An toàn của Diễn đàn là trên hết để một người cùng có một sân chơi bổ ích cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lâu dài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vietnamnet.vn...n-khong-lo.html

Trung Quốc: Cuộc di dân khổng lồ

Tác giả: Đình Ngân (theo NYtimes)

Bài đã được xuất bản.: 14/08/2013 06:00 GMT+7

Trung Quốc đang tiếp tục hoàn thành một kế hoạch quy mô lớn, đưa 250 triệu dân nông thôn vào các thị trấn và thành phố mới trong vòng một thập kỷ tới - một sự kiện mang tính đột biến có khả năng mở ra một làn sóng tăng trưởng mới hoặc đẩy nước này vào sâu những rắc rối trong các thế hệ tiếp theo.

Chính phủ, thường thông qua các sắc lệnh, đang thay thế những ngôi nhà nhỏ ở nông thôn bằng những tòa nhà cao tầng, mọc lên trên các diện tích đất canh tác rộng lớn và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của người dân nông thôn. Quy mô của kế hoạch này lớn đến mức tổng số thị dân tại các thành phố mới này sẽ bằng số dân cư thành thị của Mỹ Posted Image- ở một đất nước vốn đang bùng nổ các siêu thành phố.

Điều này sẽ có tính chất thay đổi quyết định. Bởi đảng cầm quyền suốt nhiều thập niên qua luôn nhấn mạnh, phần lớn nông dân, ngay cả những người đang làm việc tại thành phố, sẽ vẫn có những mảnh đất cắm dùi nhỏ để đảm bảo ổn định chính trị và kinh tế. Nhưng hiện tại, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi các ưu tiên, chủ yếu để tìm kiếm nguồn động lực tăng trưởng mới khi nền kinh tế đang có xu hướng chậm lại và phụ thuộc ngày càng nhiều vào tiêu dùng của dân thành thị.

Sự chuyển hướng này đang diễn ra mau lẹ và chi phí bỏ ra cho kế hoạch này sẽ lớn đến mức một số người lo ngại nông thôn Trung Quốc sẽ một lần nữa là nơi chứng kiến một cuộc kiến thiết xã hội toàn diện mới.

Những thập niên qua, đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ít lần điều chỉnh quyền sử dụng đất của nông dân. Trong cuộc cải cách đất đai những năm 1950, nông dân được trao những mảnh đất nhỏ để canh tác, nhưng vài năm sau đó lại bị tập thể hóa. Hiện giờ số lượng các chủ đất nhỏ đang bị dần thu hẹp.

Posted Image Ảnh: Newyork Times Tại khắp Trung Quốc, máy ủi đang san lấp các làng quê có từ nhiều triều đại về trước.

Những ngọn tháp đua nhau mọc lên tận trời cao từ những cánh đồng và trên những ngọn đồi xanh tươi. Những đền chùa đổ nát hay các sân khấu ngoài trời ở vùng nông thôn thường phải nhường chỗ cho các trường học và bệnh viện.

"Thành phố mang đến một thế giới mới cho chúng tôi", Tian Wei, 43 tuổi, người trước đây từng trồng lúa mì ở tỉnh Hồ Bắc, và hiện đang làm bảo vệ ca đêm ở một nhà máy, băn khoăn. "Cả cuộc đời tôi làm việc với hai bàn tay trên cánh đồng. Liệu tôi có đủ trình độ để theo kịp người dân thành phố hay không?"

Trung Quốc lâu nay luôn có những ngôi làng thuộc hạng nhỏ nhất thế giới và cũng có những khu ổ chuộc thành thị đông đúc, ô nhiễm nhất thế giới. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hiện đại hóa là nâng mức dân số thành thị lên 70%, tức khoảng 900 triệu người, vào năm 2025 (Tỷ lệ hiện nay là khoảng 35%).

Công cuộc xây dựng điên cuồng này đang diễn ra ở nhiều nơi, như Liêu Thành, khu vực trước đây từng nổi tiếng là vựa lúa mì ở đồng bằng phía bắc. Nhưng giờ đây, bao quanh nó là vô số các tòa nhà trên dưới 20 tầng - nơi ở của nhiều nông dân không đất canh tác bị đẩy vào cuộc sống thành thị. Nhiều người hăm hở với cuộc sống mới - họ nhận căn hộ miễn phí, cộng thêm hàng chục nghìn USD tiền đền bù đất - nhưng không ít người cũng lo xa hơn, không biết sẽ làm gì sau khi tiêu hết số tiền trên.

Theo một số nhà kinh tế, khoản ngân sách khổng lồ sẽ được đổ vào xây dựng đường sá, bệnh viện, trường học, trung tâm công cộng - ước tính khoảng 600 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, tổng ngân sách cần thiết để chi cho giáo dục, y tế và trợ cấp cho các nông dân cũ cũng sẽ rất lớn.

Trong khi của cải của nhiều người đã tăng lên nhanh chóng trong cuộc đại di cư vào thành phố, thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác cũng sẽ theo sau những sự xáo trộn này. Một số thanh niên cảm thấy may mắn có được việc làm đủ để mưu sinh với mức lương khoảng 150 USD/tháng. Số khác thì hưởng thụ những ngày tháng giàu sang tại những khách sạn có bể bơi và các quán game.

Những nỗ lực chỉ đạo từ trên xuống nhằm nhanh chóng làm biến đổi toàn bộ xã hội thường khó dẫn đến kết quả mong muốn, và công cuộc thành thị hóa hiện nay có vẻ chính là một trong những thay đổi mạnh mẽ nhất trong 35 năm chuyển đổi kinh tế vừa qua ở Trung Quốc. Tranh chấp đất đai là nguyên nhân dẫn tới hàng nghìn cuộc biểu tình mỗi năm, bao gồm hàng chục vụ tự thiêu diễn ra trong những năm gần đây do người dân cương quyết không chịu rời đi.

Tân Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ ra tại buổi họp báo nhậm chức hồi tháng 3 rằng đô thị hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng nó sẽ đòi hỏi kèm theo là những thay đổi về pháp luật "để khắc phục nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình này".

Một số vấn đề có thể kể đến bao gồm nạn thất nghiệp kinh niên ở thành thị, việc làm không được đảm bảo, và các cuộc biểu tình của những nông dân nghi ngờ với kế hoạch và không sẵn sàng di dời. Thay vì mang đến một cuộc sống sung túc, thành thị hóa có thể sinh ra một tầng lớp dưới cư trú tại những thành phố lớn và dẫn đến hủy hoại văn hóa cũng như phong tục nông thôn.

Từ hơn hai năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng một kế hoạch thành thị hóa toàn diện. Kế hoạch ban đầu được dự kiến trình bầy tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc hồi tháng 3, nhưng do nhiều quan ngại nên đã bị đình lại, theo một số thông tin thân cận với chính phủ. Một vài trong số đó bao gồm thách thức về mặt tài chính, sự phối hợp giữa nhiều bộ ngành và cân bằng quyền lợi cho nông dân, những người có đất bị tịch thu cho các dự án đô thị.

Những quan ngại này cũng đã khiến Trung Quốc phải hoãn một hội nghị cấp cao để chính thức công bố kế hoạch dự kiến diễn ra trong tháng này. Theo các nhà cố vấn chính phủ, sự kiện trên sẽ được lui lại đến mùa thu này. Các lãnh đạo cấp cao có thể đang cân nhắc khoản chi tiêu này sẽ dẫn đến lạm phát và nợ xấu.

Các lo ngại đó đã dẫn tới cuộc kêu gọi bảo vệ quyền tài sản của nông dân trong một báo cáo chính phủ công bố hồi tháng 3. Báo cáo nói Trung Quốc phải "bảo đảm quyền và lợi ích về tài sản của nông dân". Dù vậy, đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên nông dân sẽ không có quyền sở hữu dù theo bản kế hoạch mới này.

Tuy nhiên, trên mặt đất thì một làn sóng đô thị hóa mới đã đang diễn ra. Gần như mỗi tỉnh đều có các chương trình quy mô lớn di dời nông dân vào ở tại các tòa nhà cao tầng, và đất đai của những nông dân này sẽ được trao cho các doanh nghiệp và thành phố quản lý. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để nâng cao sức hấp dẫn của cuộc sống đô thị, nhưng nông dân nằm trong diện quy hoạch của các chương trình thường không có lựa chọn nào khác.

Thực tế, xu hướng lớn này đã bắt đầu từ mấy chục năm trước. Đầu những năm 1980, khoảng 80% dân số Trung Quốc sống ở nông thôn, so với tỷ lệ 47% hiện nay, cộng với 17% lao động làm việc ở thành phố (nhưng được phân loại là nông dân). Ý tưởng ở đây là phải đẩy nhanh quá trình và đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia đô thị hóa sớm hơn so với việc cứ để diễn ra một cách tự nhiên.

Còn nữa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiên cứu gây sốc về thời khắc trước khi chết của con người

Dân Việt - Thời khắc cận tử của con người là một bí ẩn cực lớn, thách thức các nhà khoa học. Mãi cho tới gần đây, manh mối về điều này mới được hé lộ phần nào qua một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Michigan (Mỹ).

Trước nay đã có rất nhiều trường hợp con người thoát khỏi cơn thập tử nhất sinh và lưỡi hái của tử thần để trở về từ cõi chết. Họ đã kể lại những điều rất giống nhau, từ ánh sáng trắng đến cảm giác “thoát xác” và đặc biệt là cảm thấy cuộc sống của mình như lướt qua trước mắt.

Posted Image

Sóng não của con người hoạt động rất mạnh trong thời điểm chết lâm sàng.

Từ lâu, các nhà khoa học đã rất quan tâm đến “thời khắc cận tử” của con người, đến những gì xảy ra trong đầu con người trong khoảnh khắc có một không hai đó. Mãi cho tới gần đây, manh mối về điều này mới được hé lộ phần nào trong một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Michigan (Mỹ).

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng tại thời điểm kề cận với cái chết, não của người hoạt động cực mạnh, hơn hẳn cả những thời điểm khỏe mạnh trong cuộc đời.

“Trước nay nhiều người vẫn tin rằng sau cái chết lâm sàng, não người sẽ không hoạt động, hoặc nếu có thì rất yếu so với khi còn khỏe mạnh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra điều hoàn toàn ngược lại”, tiến sĩ Jimo Borjigin, người đứng đầu nghiên cứu này cho hay.

Để đi đến kết luận đó, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm với loài chuột, một loại động vật có khá nhiều đặc điểm giống với con người. 9 con chuột được theo dõi trong thời điểm cận kề cái chết.

Kết quả cho thấy, 30 giây sau khi trái tim của những con vật này ngừng đập, các nhà khoa học đo được sự gia tăng cực mạnh của xung động sóng não cao tần, hay còn gọi là dao động gamma so với khi con vật tỉnh táo và khỏe mạnh.

Các xung kể trên là một trong những tính năng thần kinh dùng để củng cố ý thức của con người, là công cụ đặc biệt để liên kết các thông tin từ những phần khác nhau trong não.

Tiến sĩ Borjigin khẳng định điều tương tự cũng xảy ra đối với bộ não con người, giúp con người gia tăng “tầm nhìn” trong thời điểm cận kề cái chết.

“Kết quả nghiên cứu có thể là khởi đầu cho việc tìm hiểu thời khắc cận tử. Nó giải thích được rất nhiều điều. Chẳng hạn như ánh sáng mà nhiều người sau khi thoát chết cảm nhận được là do phần điều khiển thị giác trong vỏ não được kích hoạt cao độ vào thời điểm đó. Chúng tôi có thể kết luận như vậy là bởi đã nhận thấy sự tăng dao động gamma trong khu vực não điều khiển thị giác”, bà Borjigin cho hay.

Tuy nhiên, nhà khoa học này cho biết nghiên cứu này cần thiết phải được thực hiện trên người, đặc biệt là những người đã trải qua cái chết lâm sàng và đã được hồi sinh.

Trong khi đó, nhận xét về nghiên cứu này, Tiến sĩ Jason Braithwaite, Đại học Birmingham, cho biết: “Đây là bằng chứng ấn tượng cho giả thiết trong thời điểm cận tử, não người bị kích thích quá mức dẫn đến những kích động đặc biệt”.

Tiến sĩ Chris Chambers, Đại học Cardiff nhận xét: "Nghiên cứu này rất thú vị và hữu ích. Nó mở ra cánh cửa để có thể nghiên cứu sâu hơn về thời điểm cận tử của con người. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cực kỳ thận trọng khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về thời điểm đặc biệt này của con người”.

Được biết, nghiên cứu này đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

=================================================================

Vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/ong-pham-quang-tu-loi-nguyen-khoang-san-va-gia-phai-tra-2353557/

Cập nhật lúc 13:38, 29/08/2013

Ông Phạm Quang Tú: Lời nguyền khoáng sản và giá phải trả...

(Thị trường) - "Các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác chỉ được hưởng lợi từ việc làm gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản mà thôi"- ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE) đã chia sẻ về việc Chính phủ đề nghị tăng mức thuế tài nguyên với hàng loạt kim loại quý như vàng, titan và nhiều loại tài nguyên khác.

Việt Nam chưa hiểu đúng bản chất thuế tài nguyên

PV: - Ngày 21/8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về đề xuất tăng một số khoản mục thuế sử dụng tài nguyên sắt, titan, đồng, vàng, than... Đa số các đại biểu đều đồng tình với đề xuất này để đảm bảo tài nguyên được sử dụng hợp lý. Quan điểm của ông thế nào về đề xuất này?

Th.S Phạm Quang Tú: - Mặc dù có một vài loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như Titan, bô xít, đất hiếm... nhưng phải khẳng định Việt Nam không phải là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.

Những loại khoáng sản ấy dù lớn về mặt trữ lượng nhưng vì ta có và trên thế giới cũng có nhiều nên để huy động nó vào trong việc phát triển đất nước thì đương nhiên gặp rất nhiều khó khăn.

Chúng ta có hai loại khoáng sản là than và dầu khí có giá trị kinh tế thì hiện đã khai thác gần như cạn kiệt. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, nếu định hướng phát triển kinh tế đất nước dựa vào khai thác tài nguyên thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tư duy phát triển đất nước dựa vào việc khai thác tài nguyên cần được loại bỏ nhanh chóng.

Bản thân tôi không phủ nhận vai trò của ngành công nghiệp khai khoáng như dầu khí và than đá trong những năm vừa qua, thế nhưng cho đến nay, sứ mệnh lịch sử của việc khai thác tài nguyên để xuất khẩu nhằm tạo nguồn lực cho phát triển đã xong và cần phải chấm dứt để chuyển sang một giai đoạn mới.

Posted Image ThS. Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện Tư vấn & Phát triển (CODE) Hiện Việt Nam đang định hướng phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu, tiền công nghiệp và để tiến đến là một đất nước công nghiệp còn một chặng đường chông gai phía trước.

Trong đó, vai trò của tài nguyên khoáng sản là rất lớn bởi nó là nguyên liệu đầu vào, không thể thiếu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chính vì chúng ta không có nhiều, nhu cầu lại rất lớn vì vậy yêu cầu đặt ra là phải quản lý và sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Với yêu cầu đó, việc tăng các loại thuế liên quan đến tài nguyên khoáng sản là xu hướng đúng.

Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm tăng thuế của Chính Phủ cũng như một số ý kiến đóng góp về việc tăng thuế trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua. Nhưng việc tăng loại thuế nào và với khung thuế suất bao nhiêu cần được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả nhà nước và doanh nghiệp.

PV: - Ông đánh giá thế nào về các mức thuế suất đang áp dụng cho sử dụng tài nguyên hiện nay, khi thuế suất với các loại khoáng sản chính như sắt, titan, đồng, than... đều áp dụng ở mức bình quân dưới 10%, đặc biệt, khi so với mức thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới? Như vậy thì mức tăng được Ủy ban Quốc hội đề xuất đã phù hợp chưa, hay theo ông, cần phải tăng cao hơn?

Th.S Phạm Quang Tú: - Trước hết, phải hiểu đúng khái niệm thuế tài nguyên. Theo tôi ở Việt Nam chưa có cách hiểu đúng về bản chất của loại thuế này.

Thuế tài nguyên thực chất là giá trị nguyên khai của tài nguyên khoáng sản. Về nguyên tắc, tài nguyên khoáng sản là thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý, có nghĩa là người dân thông qua Nhà nước được hưởng 100% giá trị nguyên khai của các loại tài nguyên khoáng sản.

Các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác chỉ được hưởng lợi từ việc làm gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản mà thôi. Vấn đề hiện nay là chúng ta không định được giá trị nguyên khai mà thay vào đó làm công việc đơn giản hơn đó là tính theo tỷ lệ % trên sản lượng khai thác, và như vậy xét về bản chất của nó là không đúng.

Vì thế, trong trường hợp thuế suất đang áp dụng cho sử dụng tài nguyên hiện nay với các loại khoáng sản chính như sắt, titan, đồng, than... đều ở mức bình quân dưới 10% để mà nói rằng đúng hay sai, đã phù hợp hay chưa, thông lệ như thế nào thì quả thật rất khó nói.

Chúng ta đang đánh thuế vào một nội dung vấn đề nhưng nó lại không phản ánh đúng bản chất của nội dung ấy đang xảy ra hiện nay, khiến cho việc đưa ra những nhận định về biểu thuế là rất khó.

Hiện trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở nước ta có rất nhiều loại thuế, phí khác nhau như thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ mô trường… Vừa rồi đây chúng ta quy định thêm phí cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản 2010.

Theo tôi, chúng ta có quá nhiều các loại thuế, phí nên gây khó khăn cho công tác quản lý và có những biểu hiện trùng nhau giữa các loại thuế, phí phải thu. Ví dụ như phí cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên.

Điều này không chỉ khiến cho Nhà nước gặp khó khăn cho việc quản lý mà còn là kẽ hở để doanh nghiệp trốn thuế. Vì vậy theo tôi chúng ta cần những biện pháp để giảm các đầu thuế, hạn chế trùng nhau nhưng đánh mạnh vào một số loại thuế cụ thể để có thể phát huy hiệu quả của việc thu thuế một cách cao nhất. Việc này có thể làm được nếu chúng ta có quy định về đấu giá mỏ.

Có một thực tế là chúng ta cần phải tăng thuế, nhưng cách tăng như thế nào để hợp lý, góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thì lại cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng.

Trong bối cảnh hiện nay, theo tôi loại thuế cần tăng nhất phải là thuế xuất khẩu để ngăn chặn việc chảy máu tài nguyên.

Đã cận kề "lời nguyền tài nguyên"

PV: - Trong vài chục năm nay, xuất khẩu khoáng sản Việt Nam vẫn kiên trì ở dạng thô, lấy số lượng đè chất lượng khiến cho nguồn tài nguyên trong nước tiến sát tới nguy cơ cạn kiệt. Ông lý giải như thế nào về chính sách phát triển "ăn thịt" tài nguyên của Việt Nam?

Th.S Phạm Quang Tú: - Trên thế giới có rất nhiều quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng nền kinh tế lại không thể phát triển vì quá dựa dẫm vào tài nguyên và rơi vào “lời nguyền tài nguyên”.

Lý do là các quốc gia này không biết tính toán sử dụng hợp lý tài nguyên và nguồn thu từ tài nguyên để đầu tư phát triển lâu dài cho các ngành khác như giáo dục, khoa học, công nghệ kỹ thuật, chế biến…Và cuối cùng thu về được ngoại tệ, nhưng số tiền ấy lại chui vào túi của một nhóm lợi ích và xã hội gần như không được hưởng lợi từ nó.

Trong trường hợp của Việt Nam hiện nay, có thể nói rằng chúng ta sẽ không bị rơi vào lời nguyền tài nguyên, thế nhưng chúng ta có nguy cơ đứng chân này chân kia, cận kề của miệng bẫy.

Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất là tháng 5/2013 này, Viện giám sát nguồn thu của Mỹ có đưa ra một chỉ số đánh giá toàn cầu gọi là Chỉ số quản trị tài nguyên. Nghiên cứu này được thực hiện ở 58 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Nghiên cứu chia các quốc gia thành 4 nhóm: đạt yêu cầu, đạt được một phần, yếu kém và mất kiểm soát. Và Việt Nam đứng thứ 43/58, đứng thứ cuối cùng trong nhóm yếu kém, có nghĩa là chỉ cần sẩy chân một chút chúng ta sẽ rơi vào nhóm mất kiểm soát, đây chính là những nước đang phải hứng chịu lời nguyền tài nguyên.

Chính vì vậy chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề quản lý và khai thác tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm. Nếu chúng ta cứ tiếp tục khai thác như thời gian vừa qua, hậu quả để lại sẽ vô cùng lớn.

PV: - Những hậu quả đó là thế nào, thưa ông?

Th.S Phạm Quang Tú: - Thứ nhất chúng ta sẽ bị cạn kiệt nguồn tài nguyên và sẽ không có đủ nguồn tài nguyên và nguyên liệu đầu vào để phục vụ chiến lược công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, nhà nước sẽ bị thất thu từ việc khai thác tài nguyên của đất nước.

Từ trước tới này chúng ta luôn lầm tưởng việc khai thác thô tài nguyên đem xuất khẩu ra thị trường để thu lại ngân sách là tốt, nhưng đó chỉ là cái tốt trước mắt và thực tế thì nhà nước thu được từ nguồn này không đáng kể.

Theo nghiên cứu gần đây của Viện CODE về việc khai thác khoảng sản Titan tại Bình Định, doanh nghiệp càng chế biến sâu bao nhiêu thì nguồn thu của nhà nước tăng lên bấy nhiêu.

Ở trong chuỗi khai thác Titan nếu doanh nghiệp chế biến thành sản phẩm pigment thì nhà nước thu ngân sách lên đến 34-35% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất ra ilmenit, một dạng quặng ở dạng thô thì nhà nước chỉ được hưởng từ 1-2%, tối đa là 3% doanh thu của doanh nghiệp.

Nếu so sánh thì rõ ràng nhà nước thu được nhiều hơn rất nhiều khi doanh nghiệp chế biến sâu.

Thứ 3 là hậu quả về môi trường và xã hội, khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội nhiều nhất trong các hoạt động phát triển. Và hiện nay chúng ta đang gặp khó khăn trong vấn đề phục hồi lại môi trường cũng như làm thế nào để người dân được hưởng lợi từ những khoáng sản ấy.

Nếu chúng ta khai thác thô thì chúng ta phải thực hiện ở quy mô lớn, diện rộng hơn nên hậu quả về môi trường và xã hội để lại trong tương lai càng nhiều. Vì vậy nhìn một cách tổng quan là chúng ta đang ăn lạm vào tương lai.

Đã phải trả giá

PV: - Lâu nay các nước phát triển đều định hướng nhập tài nguyên từ các nước khác, trong khi tài nguyên hiện có thì bảo vệ chưa sử dụng để cho thế hệ mai sau (như Mỹ nhập khẩu dầu, Nauy nhập khẩu gỗ...). Có ý kiến cho rằng, trong tương lai không xa, có lẽ chỉ vài chục năm tới, chính những nước nghèo sẽ lại phải nhập khẩu ngược tài nguyên từ những nước phát triển với giá cao, dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế sâu hơn. Đó có phải là một nỗi lo xa hay thực tế được báo trước, thưa ông? Và những nước nghèo sẽ phải ứng phó ra sao với lời nguyên tài nguyên ngược này?

Th.S Phạm Quang Tú: - Việt Nam đã có thực tế về việc xuất khẩu tài nguyên và rồi phải nhập khẩu ngược lại chính tài nguyên đó với cái giá đắt hơn. Một ví dụ từ ngành than, ngành được xem là đã có nhiều đóng góp cho phát triển trong thời gian qua.

Sau 1 thời gian dài xuất khẩu than chúng ta luôn luôn lạc quan, hồ hởi khi báo cáo hàng năm sản lượng khai thác và xuất khẩu than tăng lên, thậm chí đến 50 triệu tấn một năm. Nhưng đến bây giờ chúng ta đã phải quay sang nhập khẩu than.

Đặc biệt trong quy hoạch năng lượng của Việt Nam chúng ta, khi mà năng lượng thủy điện dần cạn kiệt, năng lượng điện hạt nhân dường như mới chập chững ban đầu, và năng lượng tái tạo như điện gió còn quá đắt đỏ thì trong thời gian 10 năm tới đây, Việt Nam phải phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng nhiệt điện.

Như vậy việc nhập khẩu lại than ngày càng tăng lên và với giá ngày càng đắt hơn. Đây chính là bài học cho bất cứ ngành khai thác khoáng sản nào của Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp tục với lối tư duy ngắn hạn, ăn xổi như thế này chúng ta sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.

Ta không thể không khai thác tài nguyên, nhưng chúng ta cần phải khai thác tài nguyên sao cho phù hợp với nhịp độ phát triển của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay thì chúng ta cần phải tiết kiệm và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, không thể khai thác tràn lan như hiện nay được.

PV: - Tài nguyên là tài sản quốc gia, ai sử dụng thì phải trả tiền cho đất nước, nhưng trên thực tế ở ta lại có những khoáng sản được ưu đãi thuế, bauxite là một ví dụ, ông nghĩ sao về trường hợp này? Liệu đấy có phải là một cách để hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế đất nước? Ông có đề xuất gì về vấn đề này?

Th.S Phạm Quang Tú:- Tài nguyên khoáng sản là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý, vì thế, nói một cách sòng phẳng, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân khi khai thác tài nguyên đều phải đóng góp cho xứng đáng với giá trị tài nguyên đó.

Thời gian vừa qua thì mô hình kinh tế của chúng ta có lẫn cả thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tư nhân và chúng ta cũng đã lẫn lộn giữa vai trò của thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tư nhân cho nên nhiều doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng luận điểm xã hội vào bài toàn kinh tế để tạo lợi cho mình.

Trên thực tế, trong một sân chơi kinh tế các doanh nghiệp phải sòng phẳng, bình đẳng với nhau. Ví dụ như khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nếu tính hiệu quả kinh tế xã hội thì lỗ nhưng Tập đoàn than-khoáng sản luôn nói rằng khai thác than bởi vì lợi ích kinh tế xã hội và có tác động lan tỏa, góp phần phát triển Tây Nguyên.

Nhưng thực tế không ai, kể chủ đầu tư biết được nó lan tỏa như thế nào, lan tỏa đến đâu và ai được hưởng từ đó.

Chúng ta cần phải trả lại cho các doanh nghiệp một sân chơi bình đẳng. Kinh tế là kinh tế và xã hội là xã hội. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp xã hội sau khi tạo được lợi nhuận sẽ sử dụng lợi nhuận đó cho mục tiêu xã hội.

Các doanh nghiệp xã hội không chia lại lợi nhuận về các cổ đông như ở doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần mà người ta sẽ sử dụng cái lợi nhuận đó cho các hoạt động xã hội.

PV: - Việt Nam được cho là một quốc gia giàu nguồn tài nguyên và giáo dục luôn ý thức về điều đó, nhưng trên thực tế thì Việt Nam cũng đang trên đà cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vậy theo ông hiện nay chúng ta có cần phải chú trọng việc giáo dục ý thức thế hệ tương lai của đất nước? Từ đó nên có những định hướng như thế nào về vấn đề này cho thế hệ trẻ?

Th.S Phạm Quang Tú: - Việt Nam đã từng có những thời điểm dạy cho học sinh tư duy “Rừng vàng biển bạc”, vì thế chúng ta tạo ra các doanh nghiệp chỉ để đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên tưởng chừng vô tận này ở tất cả các nguồn khoáng sản như dầu khí, than đá, gỗ…Và cho đến bây giờ, chúng ta đã phải trả giá đắt với việc làm đó.

Đến giờ chúng ta cần phải nhận thức được hậu quả đó và cần có hướng giải quyết phù hợp hơn. Trước nhất, chúng ta nên trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về sự khan hiếm và vai trò quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển đất nước. Trên cơ sở đó phải có những hành động cụ thể để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có kế hoạch và hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Lê (Thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong vụ cướp nhà băng, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!"

Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.

> Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"

Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"

> Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"

Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"

> Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở"

Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"

> Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"

> Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì có khác…!"

> Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng"

KẾT LUẬN: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.

Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.

=================================

Chuyện vui cũng có vài điều đáng suy nghĩ Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có hay không mảnh đất được gọi là "địa linh"?

http://kienthuc.net....inh-261376.html

13:00 11/09/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Địa linh có thật hay không và cách nhận biết đất thiêng như thế nào là cả một vấn đề phức tạp.

Thuật ngữ "địa linh, nhân kiệt" đã có từ lâu đời và nhiều học giả cho rằng, địa linh tức là đất thiêng, đất thiêng tất sinh ra người tài. Tuy nhiên, địa linh có thật hay không và cách nhận biết đất thiêng như thế nào là cả một vấn đề phức tạp.

"Địa linh" không phải chuyện cổ tích

Rất nhiều người cho rằng, việc dùng từ "địa linh" chỉ là cách nói quá, thần thánh hóa về một địa danh nào đó mà không có cơ sở và bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, quan niệm này nhanh chóng bị bác bỏ khi các nhà khoa học đưa ra những bằng chứng thuyết phục khẳng định, địa linh là có thật, không phải chuyện cổ tích.

Tại sao lại gọi là "địa linh"?

Đó không chỉ là câu hỏi mà còn là một trong những băn khoăn của nhiều người khi đề cập đến địa danh được đánh giá là địa linh. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương, thông thường khái niệm địa linh luôn là một thành tố có mối liên hệ nhân quả trong cụm từ "địa linh, nhân kiệt".

Khái niệm địa linh sẽ trở nên mơ hồ, nếu không có một kết quả tương ứng là nhân kiệt. Do đó, cụm từ "địa linh, nhân kiệt" không thể tách rời, nhằm mô tả mối liên hệ hữu cơ giữa con người và môi trường. Đây là hệ quả của quan niệm trong khoa Địa lý cổ Đông Phương mà bây giờ quen gọi là phong thủy học để mô tả mối liên hệ nhân quả của những vùng đất đặc biệt với những con người có khả năng đặc biệt sinh ra từ những vùng đất đó.

Trong đó, địa linh là một vế mang tính nguyên nhân, trong mối liên hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên. Khái niệm địa linh là sự mô tả một vùng đất có cấu trúc địa hình đặc biệt, khác hẳn cấu trúc môi trường tổng thể xung quanh nó.

Posted Image

Địa linh là một vế mang tính nguyên nhân, trong mối liên hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên.

Đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hoá & Khoa học - Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam sau nhiều năm sưu tầm và nghiên cứu về lĩnh vực phong thủy đã rút ra những điều cơ bản về khái niệm địa linh.

TS Hoàng Điệp cho rằng, địa linh xét theo nghĩa rộng là tổng hoà của yếu tố tâm linh, thổ nhưỡng và địa chất học. Còn nếu xét theo nghĩa hẹp là mảnh đất mà điều kiện tự nhiên, môi trường hoàn toàn phù hợp với con người. Trong đó, không thể không xét về chất đất xem trong đó có độc tố hay phóng xạ độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của con người hay không. Chứng minh về điều này, TS Hoàng Điệp đưa ra hàng loạt dẫn chứng có thật đã được khoa học ghi nhận. Trong đó, có hiện tượng vùng đất hoặc mảnh đất nào đó trồng cây gì cũng chết hoặc cằn cỗi. Khi các nhà khoa học vào cuộc tìm hiểu, sau nhiều xét nghiệm tỉ mỉ mới phát hiện chất đất có độc tố và phóng xạ mạnh, đến cây cỏ còn lụi tàn thì con người làm sao có thể tồn tại. Cũng theo ông Điệp, nếu đơn giản hoá khái niệm địa linh thì có thể hiểu nôm na đó là vùng đất thiêng, đất lành đã gắn liền với con người cùng giá trị lịch sử và tâm linh. Địa linh không phải là cách nói cường điệu hay thần thánh hoá mà chỉ là một đúc rút mang tính Á Đông.

Posted Image

Bình Định là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”.

"Địa linh" có thể mất đi

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương khẳng định: "Về nguyên lý thì địa linh không thay đổi nhưng chính con người tàn phá thiên nhiên làm nó thay đổi. Ví dụ như Vịnh Hạ Long, nếu người ta để sập vài ngọn núi đảo tiêu biểu chẳng hạn. Hay như việc đào núi, lấp sông mà thiếu những tính toán khoa học, rất có thể đem lại những hậu quả hơn là kết quả".

Một ví dụ mới nhất và điển hình nhất để giải thích cho vùng đất bị tàn phá do con người là vụ chôn thuốc sâu tại Thanh Hóa. Thuốc sâu có thể theo nguồn nước ngầm lan rộng ra khắp nơi, người dân sử dụng sẽ có những ảnh hưởng đến tính mạng và tinh thần. Nếu dân trí thấp, thiếu những giải thích khoa học thì rất có thể người dân sẽ đổ lỗi cho đất dữ có thần linh, ma quỷ.

TS Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, địa linh gắn với thời đại, lịch sử. Có những nơi tồn tại hàng vạn năm nhưng cũng có những vùng chỉ một thời gian ngắn là tàn lụi. Đất Hoa Lư từng là vùng đất thiêng nhưng khi vua Lý Công Uẩn nhận thấy không còn vượng khí mới chèo thuyền đến bến Giang Tân (Làng Bái Ân) và thấy thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay) có thế đất đẹp mới dời đô, đổi tên là Thăng Long. Sự lụi tàn của vùng đất được gọi là địa linh luôn luôn bắt nguồn từ gió, khí và nước. Ba yếu tố quan trọng của môi trường này nếu xét về mặt khoa học phong thủy là những nguyên lý cơ bản tương hỗ quan trọng nhất. Trong đó, đặc biệt chú ý đến yếu tố khí: Sinh khí hay nguyên khí được xem là bản thể, nguồn gốc của vạn vật. Khí còn gọi là long (rồng). Gồm khí tiên thiên và khí hậu thiên, hiện nay được gọi là plasma sinh học.

Nguyên khí được xem là gắn bó với nước vì nước giúp khí di chuyển. Nước di chuyển thì nguyên khí cũng di chuyển, nước dừng lại thì nguyên khí cũng dừng. Sinh khí tụ mạnh nhất tại các nơi giao hội của nước.

Nguyên khí cũng được xem là gắn bó với núi. Từ đó, quan sát hướng đi của núi hay sơn mạch, ta có thể tìm được nguyên sinh. Có khí lành (cát khí) và có khí dữ (hung khí). Sự lành dữ của khí có thể phụ thuộc vào phương hướng. Những điểm lớn tập trung cát khí gọi là địa linh. Như vậy, khi yếu tố khí của vùng địa linh bị thay đổi thì những yếu tố khác cũng thay đổi theo. Lịch sử đã chứng minh và ghi nhận nền văn minh sông Nin từng được coi là "vùng đất thánh" với cát khí tuyệt diệu. Trải qua 30 vương triều kéo dài từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 đến năm 332 trước Công nguyên. Sự thay đổi khí đã kéo theo hậu quả dòng sông Nin cạn nước và biến một vùng đất rộng lớn thành sa mạc.

TS Nguyễn Hoàng Điệp kết luận, cái gì cũng có sự sinh ra, phát triển và tàn lụi. Vùng địa linh cũng thế, sự tàn lụi có thể do con người vô tình hoặc cố ý và thông thường sự tàn lụi ấy gắn liền với các hiện tượng thiên nhiên như sóng thần, động đất, núi lửa sẽ xoá sổ địa linh hoặc có thể biến địa linh ấy thành một vùng đất dữ.

"Có một thực tế là không ít người khi nhắc tới vùng đất "long mạch hay địa linh" thì cứ nghĩ chỉ là huyễn hoặc, thần thánh hoá mà không biết rằng địa linh là có thật. Vấn đề là địa linh ở quy mô to nhỏ thế nào mà thôi. Có những vùng đất rộng lớn tụ cát khí trở thành kinh thành như Thăng Long. Có nơi quy mô nhỏ hơn dùng để làm nhà hay táng mộ tổ tiên".

TS Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hoá & Khoa học - Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam).

Trần Hoà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria?

Dân Việt - Tổng thống Obama đã từ bỏ ý định tấn công sau khi bước đầu tiên của thảm họa "Armageddon” xuất hiện tại Syria. Theo Sách Khải Huyền, "Armageddon" là thuật ngữ ám chỉ về bất kỳ kịch bản nào dẫn tới sự kết thúc của thế giới.

Một báo cáo rất đáng sợ của Văn Phòng của Tổng thống Mỹ (OoP) vừa được tiết lộ trên báo chí đã giải thích tại sao Mỹ nhanh chóng từ chối việc sử dụng hành động quân sự đối với Syria.

Theo tờ EU Times, Tổng thống Obama đã nhanh chóng từ bỏ ý định tấn công vào quốc gia Trung Đông này sau khi bước đầu tiên của thảm họa "Armageddon” đã xuất hiện tại Syria. Theo Sách Khải Huyền, Armageddon là thuật ngữ ám chỉ về bất kỳ kịch bản nào dẫn tới sự kết thúc của thế giới.

Theo báo cáo của OoP: Trong một buổi gặp mặt rất hiếm hoi giữa hai Tổng thống Mỹ và Nga bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại St Petersburg (Nga), ông Putin đã cảnh báo người đồng cấp của mình rằng nhà lãnh đạo Syria Assad đã chuẩn bị kế hoạch “Armageddon” để phá hủy đập Tagba- công trình giữ nước của sông Euphrates tại hồ Assad- và nếu điều đó xảy ra sẽ gây một thảm họa nhân tạo lớn nhất từ trước tới nay ở Trung Đông.

Cũng theo báo cáo này, Tổng thống Putin còn tiếp tục cung cấp cho Obama một "cơ hội cuối cùng" để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn tại Trung Đông. Theo đó, Mỹ sẽ có những lý do chính đáng để “rút lui trong danh dự” - không mở các cuộc tấn công vào Syria - nếu Nga đảm bảo tất cả các vũ khí hóa học của Syria nằm dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc.

Tuy vậy, Tổng thống Obama đã bỏ ngoài tai và xem lời cảnh báo của ông Putin là “trò đùa” nên đã lên chuyên cơ bay thẳng về nước mà không tham gia cuộc họp báo chung.

Posted Image

Chỉ vài giờ sau khi Mỹ từ chối thiện chí của Nga, Syria đã dùng không quân mở ra một loạt các cuộc oanh kích “cảnh báo” nhằm vào các công trình phụ của đập Tagba bằng vũ khí do Nga sản xuất - bom chùm KAB-500L-KE.

Tổng thống Assad vẩn chưa sử dụng loại vũ KAB-1500L-Pr. Nếu sử dụng chúng việc phá hủy hoàn toàn đập Tagba hoàn toàn sẽ xảy ra trong nháy mắt vì sức nổ của loại vũ khí này có thể khoan sâu xuống lòng đất 10-20 m hoặc xuyên thủng các khối bê tông cốt thép dày trên 2 m.

Ngay sau khi xác nhận tin, Tổng thống Assad “phá từng phần đập Tagba, Tổng thống Obama đã “ngã ngửa người ra” vì đã xem thường lời Tổng thống Putin.

Ngay sau đó, ông cùng với các đồng minh của mình như Liên minh Quốc gia Trong Cách mạng Syria và lực lượng đối lập và quân đội Syria tự do (FSA) đã vội và đưa ra một tuyên bố chung phản đối vụ không kích và kết luận rằng: Cuộc tấn công vừa rồi đã mở đường cho một thảm họa nhân đạo chưa từng có sẽ xảy ra tại đây nếu đập Tagba bị vỡ.

Posted Image

Ông Obama đã từng bỏ qua lời cảnh báo của ông Putin.

Báo cáo của OoP cho biết, khu vực gần đập Tagba ở miền bắc Syria đang nằm dưới sự kiểm soát bởi các phe phái do chính quyền của ông Obama hỗ trợ kể từ giữa tháng 3.2013. Đập Tagba có chiều cao 60m và dài 4,5 km và là đập lớn nhất ở Syria. Đập này cho phép hồ Assad trở thành hồ chứa nước lớn nhất của Syria và một khi đập này bị vỡ, nước trong hồ sẽ không chỉ cuốn sạch mọi lực lượng chống đối Tổng thống Assad ngay tức thì mà gây thảm họa cho cả Syria lẫn Iraq.

Giáo sư Arnon Sofer - người đứng đầu nhóm địa lý chiến lược Chaikin, giảng viên lâu năm tại trường đại học quốc phòng hàng đầu của IDF và là người đứng đầu Trung tâm Đại học Nghiên cứu Quốc gia Israel - đã cảnh báo về sự bùng nổ dân số chưa từng có tại khu vực này với tình tiết ngày càng tăng nặng do thiếu nước một cách trầm trọng và kết luận: “các cuộc xung đột về nước sẽ bùng nổ vào bất kỳ thời điểm nào."

Trên thực tế, vào năm 1967, Israel đã phát động một cuộc chiến tranh toàn diện với quy mô chưa từng có để bảo vệ quyền lợi nước dưới cái tên Chiến tranh Ả Rập-Israel, hay Chiến tranh sáu ngày trực tiếp với các nước láng giềng Ả Rập: Ai Cập, Jordan, Syria… còn các quốc gia khác như Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Algérie thì đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập. Bản thân Syria cũng đã sử dụng nước như một “phương thức” để đối đầu với “chiến tranh”.

Năm 1973, khi Iraq vội vã đưa quân tới biên giới phía đông của Syria, nơi là thượng nguồn của sông Euphrates, Syria ngay lập tức khách thành đập Tagba và cho nước sông Euphrates vào để tạo ra hồ Assad. Trong năm 1967, khi Tel Aviv chuyển nước từ sông Jordan xuống sa mạc Negev của Israel, trong lúc người Ả Rập tức giận và đe dọa ngăn chặn dòng chảy vào hồ Galile, thì người Syria đã khẩn trương làm các công trình thủy lợi để lấy nước từ Israel về. Các công trình này sau đó đã bị Israel đánh bom phá hủy trong năm 1965 và 1966…

Phát biểu với hãng thông tấn Anadolu, sau khi nhận tin đập Tagba sẽ bị san phẳng, ông Iraqi Rava - thành viên Hội đồng huyện Musnah Ismail - cho rằng các huyện Rava, Ane và Al-Qaem sẽ bị ngập chìm trong nước nếu đập Tagba bị vỡ và đặt ít nhất 300 nghìn mạng sống dọc theo biên giới Syria - Iraq bị đe dọa nghiêm trọng.

Một quan chức khác của chính phủ Iraq cho biết, ngay sau vụ oanh kích trên, nước này đã thực hiện biện pháp phòng ngừa cần thiết để đối phó với lũ lụt cho các khu vực nông nghiệp, cơ sở dân sinh và hạ từng thuộc ngành dầu mỏ.

Các quan chức Iraq cũng cảnh báo rằng sự sụp đổ của đập Tagba sẽ gây nguy hiểm cho khoảng 430 di tích lịch sử và hiện vật bảo tàng cổ, trong đó bao gồm Lâu đài Ane có niên đại từ triều đại Abbasid và một số hang động từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

Điều quan trọng nhất cần lưu ý, mà báo cáo của OoP nhấn mạnh, là Tổng thống Assad đã bắt đầu sử dụng nước như một thứ vũ khí nguy hiểm nhất và nhạy cảm nhất để gây áp lực lâu dài cho cả Trung Đông, theo đúng như kịch bản đã xảy ra tại đây trong quá khứ.

Tổng thống Assad biết rõ ràng rằng: Trung Đông là khu vực thiếu nước trầm trọng hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Dân số ở đây ngày một gia tăng khiến 60% lượng nước ngầm đã bị mất do khai thác bất hợp pháp, và có tổng cộng 177 triệu mẫu Anh dùng để canh tác đã bị xóa sổ.

Sau khi nhận được tin về cuộc tấn công của Syria vào đập Tagba, Tổng Thống Obama ngay lập tức đã ra lệnh ngưng bất kỳ hành động quân sự nào nhằm vào Syria, kể cả việc hoãn vô thời hạn cuộc bỏ phiếu về vấn đề này tại Quốc hội Mỹ, và "nhanh chóng chạy đến" bên cạnh Tổng thống Putin nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến này.

Đó là hành động duy nhất đúng sau khi Tổng thống Mỹ khước từ giải pháp của Tổng thống Nga.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu Tổng thống Mỹ hành động khác đi, chế độ Assad trong bước đường cùng sẽ phá hủy đập Tagba. Và cho dù các tổ chức nổi dậy ở Syria dành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh này thì một vùng lãnh thổ rộng lớn sẽ bị thảm họa do úng ngập trước mắt và hạn hán kéo dài vô tận sau này khiến cho chính phủ Obama lẫn các đồng minh phương Tây phải “suốt đời” chịu lời “nguyền” của “Cuộc chiến tranh về nước” tại Trung Đông.

=======================================================

Bất kỳ cuộc chiến nào cũng phải trả giá đắt cho sinh mạng con người và tài nguyên bị phá hủy.

Vụ này của Tổng thống Seria cũng giống như chó cùn cắn dậu, sẽ làm luôn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện lạ về lời dặn của hòa thượng 'vì sao không nên ăn thịt chó' Hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”. Khi tôi làm xong Hòa thượng nói: “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.rn

Trong hành trình tri ân từ Hà Nội vào Huế, chúng tôi đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ và rất may mắn chúng tôi được vào chùa Cam Lộ và gặp Trưởng Ban trụ sự Gíao hội PGVN tỉnh Quảng Trị - Hòa thượng Thích Thiện Tấn. Nhiều người nói ông là một Hòa thượng rất uyên thâm, những câu chuyện phức tạp, khó hiểu nhất đều được ông lý giải thật đơn giản và dễ hiểu.

Hòa thượng hỏi tôi có sức khỏe không, tôi khẳng định “có” vì tôi vẫn còn trẻ và cũng to cao. Hòa thượng bảo tôi bê một chậu cây cảnh vào và nhấc lên đặt xuống vài ba lần, tôi làm ngay và thấy nó cũng nhẹ thôi.

Posted Image

Hoà thượng trì chú vào bức tượng

Nếu Hòa thượng muốn thử sức tôi thì phải lấy cái chậu cảnh gấp 2 -3 lần thế này mới thể hiện hết sức mạnh của tôi. Hòa thượng nói tôi chắp tay lại nguyện ước được khỏe mạnh, hạnh phúc, được gặp những điều may mắn và nhất là mẹ tôi có sức khỏe sống cùng tôi đến trăm tuổi, sau đó Hòa thượng trì chú vào chậu cây và bảo tôi nhấc lên.

Thật kì lạ cái chậu tôi vừa nhấc lên đặt xuống nhẹ như không, bây giờ trở nên nặng trĩu, tôi phải cố gắng lắm lắm mới nhấc lên nổi. Lúc này tôi cảm thấy đã khâm phục thật sự, nhưng Hòa thượng lại tỏ vẻ không hài lòng, bảo tôi làm đi làm lại vài ba lần. Tôi vẫn có thể nhấc lên được dù rất nặng.

Rồi Hòa thượng chợt hỏi tôi “có phải con thỉnh thoảng vẫn ăn thịt chó phải không?”

Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời “có ạ” . Hòa thượng lặng im một lúc rồi Ngài nói rất ân cần: “Đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà, nhưng tất cả những điều đấy chỉ là lý do nhỏ thôi.”

Rồi Hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau bệnh tật ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, chó đều dọn sạch, những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó hóa thành xương thịt nó, máu huyết nó, còn con người lại thích thú khi được ăn thịt chó, mong muốn ăn thịt chó uống tiết canh. Con hãy suy nghĩ kĩ về điều này, có nên ăn thịt chó nữa hay không ?”

Sau vài phút suy ngẫm tôi cảm thấy rùng mình, lạnh sống lưng và không phải một mình tôi, cả đoàn ai cũng muốn nôn ói.

Tôi hứa với Hòa thượng: 'Con sẽ không bao giờ ăn thịt chó nữa'.

Posted Image

Chậu cây mà tôi thấy nặng trĩu sau khi thầy trì chú (tác giả bài viết)

Tôi hiểu rằng điều này là tốt cho tôi chứ không phải tốt cho Hòa thượng, lúc này Hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”. Khi tôi làm xong Hòa thượng nói: “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.

Tất nhiên tôi nghĩ, phúc đức của tôi nó nằm ở đâu đó chứ không nằm ở chậu cây, nhưng lần này thì Hòa thượng có vẻ rất mãn nguyện vì sau khi ông trì chú tôi gắng hết sức đỏ mặt tía tai cũng không thể nhấc nổi cái chậu ấy lên. Thì ra Hòa thượng cân phúc đức bằng việc lấy hết phúc đức của tôi đặt vào chậu cây này, không biết nghĩ gì , nhưng tôi và mọi người hoàn toàn tâm phục khẩu phục Ngài. Chỉ sau mấy lời chú của thầy và một lời thệ nguyện của tôi từ bỏ thịt chó mà chậu cây như nặng hàng trăm cân.

Rồi Hòa thượng bảo “việc xong rồi thôi cất chậu cây đi”.

Mặt tôi xanh lét: “Làm sao con bê nổi cơ chứ?” nhưng Hòa thượng nói: “Hòa thượng đã bỏ ra rồi”. Quả thật tôi nhấc chậu cây lên và nó lại nhẹ như lúc ban đầu.

Trên đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong chuyến đi vừa qua mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn hãy đọc và suy ngẫm rồi tự quyết định xem có nên ăn thịt chó hay không!

=================================================================

Cái vụ ăn thịt chó này khó ly giải

Mình nghe lời vợ là làm ăn thì không ăn thịt chó, nên bỏ vụ này đã lâu Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những linh ứng kỳ lạ trong lễ cầu siêu và tụng kinh niệm Phật

Đất nước ta mỗi năm tổ chức nhiều cuộc cầu siêu cho các vong hồn. Nhiều ý kiến băn khoăn rằng các vong hồn có nghe thấu và siêu thoát? Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã: "Tôi xin khẳng định, cầu siêu như vậy giúp đỡ được rất nhiều, cho nhiều thế giới khác nhau."

Một lần, chúng tôi tổ chức đại lễ cầu siêu ở Bến Tre, hôm đó gió rất lớn. Cạnh hội trường có một cây sứ rất cao to. Khi vị đại đức đọc kinh, cái cây ấy cứ nghiêng dần về phía ngược chiều gió rồi bật gốc đổ rầm xuống nơi ông đang đứng trong sự ngạc nhiên, lo sợ của những người dự khán. Tôi giải thích với họ rằng, không phải sợ hãi.

Đó là tín hiệu cho thấy hàng ngàn hàng vạn vong hồn về dự khán. Lần khánh thành Bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở Quảng Ngãi cũng vậy, mưa như trút nước khiến buổi lễ sẽ khó thực hiện đúng giờ. Có người ra chân tượng chị phát tâm xin ngưng mưa và thật kỳ lạ, cơn mưa nhỏ dần sau đó thì ngớt hẳn. Buổi lễ diễn ra đúng giờ suôn sẻ, ngay sau buổi lễ, trời lại tiếp tục mưa. Những trải nghiệm cho tôi hiểu rằng anh linh những người đã khuất vẫn tồn tại, sẵn sàng lắng nghe và đã thấu tỏ tấm lòng người sống.

Năm 2005, miền Trung tan tác sau cơn bão số 7. Chưa kịp hoàn hồn thì đã có tin cơn bão số 8 sức gió mạnh hơn sẽ tràn vào bờ biển sau 3 ngày nữa. Các đồng nghiệp miền Trung gọi vào cho tôi than thở: “Dân miền Trung khổ quá rồi. Có cách nào xin thôi bão được không”. Tôi nói, xem có vị lãnh đạo nào thành tâm cùng anh em ăn chay, cầu nguyện và nhờ chùa gióng chuông trì chú cầu nguyện ngay trong ngày, chắc trời đất thấu hiểu. Họ làm theo, và như một phép mầu, cơn bão ấy chuyển hướng không vào đất liền nữa, các nước đặt tên là cơn bão “Con bò rừng”.

Tôi nhớ nhất kỷ niệm một lần ở Côn Đảo là vì đoàn người năm ấy muốn vào nghĩa trang để thắp nhang cầu nguyện. Thế nhưng, không hiểu sao người quản trang nhất quyết không cho đoàn vào bên trong. Thấy lạ quá, tôi phát tâm tìm câu trả lời. Nhiều vong hồn ở nghĩa trang nói với tôi rằng: “Chúng tôi ở đây, quanh năm người thăm viếng hương khói rất nhiều. Còn nhiều anh em, đồng bào ta nằm giữa biển khơi. Xin hãy cứu giúp họ trước”.

Đêm hôm đó, chúng tôi lập hương án trên bờ biển cầu siêu. Một cảnh tượng lạ lùng diễn ra. Càng tụng kinh đến đâu, những vệt màu lạ bay lên đến đó. Hàng chục ngàn vong hồn hàng hàng lớp lớp vỗ tay hạnh phúc, một không khí hoan vui bao trùm. Hôm sau, chúng tôi vào lại nghĩa trang thì đã thấy người quản trang đợi sẵn, tay bắt mặt mừng hoa hỉ mời vào. Ông không hề nhớ chuyện xảy ra hôm trước, tuồng như có vong hồn liệt sĩ bên trong nghĩa trang nhập vào, bắt ông phải làm như vậy.

Posted Image

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã cùng các đồng sự trong hành trình lên đỉnh Fansipan

Một lần chúng tôi cầu siêu ở Lào Cai thì có rất nhiều vong hồn lính phía Trung Quốc nhờ cứu giúp. Cả đoàn phải nhờ người qua bên kia, tìm một ngôi chùa cầu nguyện để gửi linh hồn họ vào đó. Người trải nghiệm tâm linh nhiều như chúng tôi đều nhận thấy trong thế giới ấy cũng có những cơ duyên kỳ lạ, những điều kỳ diệu, hấp dẫn chưa nhiều người chạm tới. Những năm tháng tìm mộ, có những trường hợp tôi nhớ mãi.

Ví dụ như: Mộ liệt sĩ tên Hoa thì tìm thấy trên đất bà Nở (Hoa nở), hoặc hài cốt liệt sĩ Đức ở trên đất ông Đạo (Đạo Đức)...đó là những cơ duyên thú vị như thế. Lại nhớ, lúc tìm ra mộ của một tỉnh ủy viên ở nghĩa trang. Lãnh đạo tỉnh tất tả có ý dời mộ ông lên hàng đầu, cao nhất nghĩa trang. Hồn ông tỉnh ủy viên nhập vào con trai nói rằng: “Hãy để tôi nằm yên cùng anh em, đồng đội”. Lãnh đạo tỉnh hầu như lần đầu gặp phải một hiện tượng tâm linh lạ lùng và thiêng liêng như vậy, ai cũng ngỡ ngàng. Cuối cùng, họ quyết định làm theo di nguyện của người đã khuất.

Và ánh linh Phật pháp

Suốt những năm tháng hoạt động ngoại cảm và cả về sau này, điều mà tôi luôn trăn trở cùng bạn đọc là làm sao để vong hồn siêu thoát về những cảnh giới tốt đẹp hơn? Hàng chục năm như người tìm đường, tôi đã tìm ra “kho báu” mang tên: Phật pháp. Phật pháp ở nước ta cũng đã có lịch sử lâu đời và sức cuốn hút không cần phải khẳng định lại.Còn tôi nhận thấy đường tu ắt phải thú vị và hấp dẫn lắm.

Mỗi lần nhìn tượng đức Phật đều toát lên niềm an vui tự tại. Lần tôi theo đoàn lên núi Trúc Lâm Yên Tử, một vị tổng giám đốc trong đoàn lần đầu biết đến sự tích vua Trần Nhân Tông đi tu lập nên Thiền phái này, ông cảm phục và nhận ra tu theo Phật pháp không phải cực khổ hành xác mà là nơi đạt đến vui sướng, hạnh phúc thực sự. Ông về ăn chay niệm phật luôn từ đó.

Riêng tôi đi nhiều nơi và gặp nhiều người mới thấy rằng: Làm một người đứng đầu đơn vị mà hướng tâm thực hành Phật pháp thì không chỉ giúp mình mà còn giúp được nhiều người dưới mình. Giám đốc một doanh nghiệp tôi vừa gặp kể rằng ông niệm phật ăn chay trường nhiều năm qua. Trong khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp ông vẫn làm ăn ổn định, đơn hàng đến đều đặn. Ông coi đó là nhờ ánh sáng Phật pháp soi đường.

Một số vị lãnh đạo, chủ doanh nghiệp khác vốn là chỗ quen thân với tôi nhiều năm trước bị bệnh nan y đi chạy chữa ở khắp nơi trong và ngoài nước nhưng không thuyên giảm đã hỏi tôi còn giải pháp nào không về mặt tâm linh ? Tôi trả lời, bệnh của họ chỉ có trời Phật cứu, nếu tin vào tâm linh hãy thành tâm ăn chay niệm Phật.. Thật kỳ lạ, hầu hết họ nói khối u lúc trước to như trái chanh thì sau khi họ ăn chay, niệm Phật, hướng thiện đã dần dần nhỏ đi, teo dần. Một số rất vui mừng đã đi hẳn vào con đường tu.

Posted Image

Nhiều người hỏi tôi làm thế nào để thấy đức Phật hiển linh? Tôi cho rằng duyên đến và chỉ đến với người vững tin, kiên nhẫn. Lần tôi ở một ngôi chùa tại Đà Nẵng, cả đạo tràng đang trì chú thì mưa to. Thật kỳ lạ là nơi phật tử ngồi, bán kính chừng 10m không có mưa, không ai bị ướt. Có lần cầu siêu ở Nghệ An, hàng ngàn người dự, bỗng có ánh hào quang Đức Quán Thế Âm hiện ra trong không trung. Tôi và nhiều nhà ngoại cảm khác biết rằng những lúc như vậy, Bồ Tát đã hiển linh, đã thấu tỏ lòng người.

Trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi là lần cùng các nhà ngoại cảm khác thỉnh tượng đức thánh Trần và tượng Quán Thế Âm lên đỉnh Fansipan. Đường đi gian khổ mất 3 ngày 2 đêm từ Sapa mới lên tới đỉnh. Người Mèo dẫn đường lên đỉnh núi rất e ngại vì chưa thấy đoàn người cao tuổi nào đi. Lên được đỉnh Fansipan phải là người trẻ, còn phải rèn luyện thể lực hai tháng mới đi được. Đoàn người hôm đó chỉ có sức mạnh là ý chí và niềm tin, cuối cùng cũng lên được đỉnh. Đỉnh núi âm u, mây phủ, điều kiện áp suất thấp rất khó thở, buồn nôn khiến người thường chỉ nán lại 15 phút rồi quay về. Tôi cùng 7 nhà tâm linh khác đi đến một quyết định táo bạo: Ở lại một đêm tụng kinh tĩnh tâm cầu nguyện trên đỉnh núi.

Thật kỳ lạ, dù đã lớn tuổi nhưng không ai hề hấn gì. Trước khi đi một tuần tất cả đều ăn chay. Mấy ngày leo núi cũng chỉ ăn chay nhưng ai cũng khỏe mạnh lạ thường. Đến sáng, đoàn người tiếp tục trì chú niệm Phật thì bỗng thấy mặt trời mọc. Có vài người trong đoàn đều cảm nhận tín hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát hiển linh. Vì trên đỉnh núi ấy rất hiếm khi nhìn thấy mặt trời. Chợt nhớ lời thầy Huyền Diệu rằng Fansipan là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất thế giới, một Kailash của Việt Nam, quả đúng không sai.

Còn nhiều câu chuyện khác không thể kể hết. Tựu trung lại, thế giới tâm linh bao la và rộng lớn, có những cõi giới cao hơn thế giới con người đang sống rất nhiều. Không có trợ lực từ các thế giới ấy, con người khó nhận ra giá trị của cuộc sống. Tâm linh là hành trình đưa con người đến với những điều tốt đẹp, cho con người chúng ta một tâm thế sống và xa hơn nữa là một tâm thế khi rời xa thể phách này. Nếu nhận diện được điều ý nghĩa kỳ diệu này là đã đến được với điểm xuất phát của hành trình thiêng liêng đó rồi.

Theo nguoiduatin.vn

=====================================================================================

Phật pháp vô biên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bứng” hết sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi đình chùa

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các bộ, ban, ngành chức năng và Ban Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này Như đã phản ánh, mấy năm gần đây, tại một số đình chùa, công sở Việt Nam xuất hiện cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc được đặt ở hai bên lối vào. Có người cho rằng những con sư tử đá này biểu trưng cho quyền lực, có người nói sư tử đá thể hiện sức mạnh của Phật giáo…

Để tìm hiểu vấn đề này, PV đã ghi lại ý kiến của các chuyên gia. Theo nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện khảo cổ học: Sư tử đá xuất hiện khoảng 3.000 năm bắt nguồn từ người Ba Tư, thông qua việc các nước Tây Á cống nạp sư tử cho các triều đình phong kiến Trung Quốc. Từ đó, Trung Quốc du nhập sư tử đá vào lãnh thổ và biến nó thành linh vật để canh mộ. Duy nhất đôi sư tử đá trước điện Thái Hòa là biểu tượng cho quyền uy của các vua chúa Minh – Thanh. Đặc điểm chung của sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa. Trong khi sư tử đá ở Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, nó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo. Sư tử đá của Việt Nam có tạo hình rất nuột nà, mềm mại, trang trí cực kỳ tinh mỹ, mang nhiều nét dân gian, có phần gần giống hổ hoặc lân, là những con sư tử dạng cách điệu. Posted Image Ảnh minh họa (CAND) Lý giải về sự xuất hiện của sư tử đá kiểu Trung Quốc tại các đình chùa, công sở, cơ quan tại Việt Nam, ông Tống Trung Tín cho rằng đây là do sự thiếu hiểu biết của người dân tin vào những thông tin đồn thổi về sự linh thiêng của sử tử đá như: có sư tử đá án ngữ sẽ bảo vệ gia chủ, sử tử đá giúp phát tài phát lộc… “Đây là những thông tin sai sự thật, không phải quan điểm chính thống, mà rõ ràng ở Trung Quốc, sư tử đá được dùng để canh mộ. Mọi người cứ đồn như thế, một đồn mười, mười đồn trăm dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại. Nhiều quan chức, đại gia cũng không tiếc tiền mua sư tử đá tặng đình chùa, rồi các cơ quan công sở cũng mua về bày. Nếu thật sự sư tử đá có tác dụng phát tài phát lộc thì cho 5 tỷ người trên thế giới mỗi người một con đi để được giàu có hết.” - ông Tống Trung Tín bức xúc. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định trong văn hóa truyền thống của mình, người Việt không có lệ đặt sư tử đá trong chùa. “Sư tử vào chùa thứ nhất là do sính ngoại nhưng mà không phải sính ngoại vô ý thức mà do các thí chủ mong điều tốt lành. Họ muốn đặt vào nơi linh thiêng để đạt được mong cầu của họ. Nhưng tại nơi linh thiêng như ở ngôi chùa thì các nhà sư cũng không ý thức được. Họ nghĩ sư tử tạc bằng đá, thậm chí, bằng đá quý thì rất đẹp, nên chiều lòng thí chủ rồi cho đặt trong ngôi chùa mà không ý thức được tác hại phản cảm của nó.”- Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết. Về một số ý kiến cho rằng cho sư tử đá kiểu Trung Quốc vào chùa là bởi vì sư tử có liên quan đến Phật giáo, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định đây là một sự nhầm lẫn. Hòa thượng giải thích rằng, nơi các nhà sư thuyết pháp được gọi là tòa sư tử - một tên gọi chứ không hề có một con sư tử bằng đá cụ thể nào ở đó cả. Trong kinh Phật dạy rằng các vị sư thuyết pháp như tiếng rống sư tử. Tức là nói các điều mạnh để làm điều xấu bị át đi, mang những điều lành đến cho mọi người. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các bộ, ban, ngành chức năng và Ban Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này. Ở đâu chùa nào có đặt tượng sư tử đá thì sẽ có ý kiến với các vị sư ở chùa đó. “Chùa triền là nơi thờ tự tôn nghiêm, ngoài bốn con vật linh là Long, Ly, Quy, Phượng thì không nên xuất hiện những linh vật khác không phù hợp với văn hóa truyền thống. Phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.” – Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói. Trước vấn đề này, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Ủy ban sẽ có văn bản kiến nghị với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra và khuyến nghị những cơ sở, đơn vị thờ tự hay chùa chiền… mà có những con sư tử đá ấy thì nên bỏ, thay vào đó là những linh vật Việt Nam. “Những nghiên cứu của các nhà khoa học, phản ánh tử các cơ quan ngôn luận… sẽ là những kênh thông tin để Ủy ban xem xét. Nếu qua kiểm tra thấy đúng có hiện tượng này chúng tôi sẽ có văn bản kiến nghị. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để những cơ quan chịu sự kiểm soát của Ủy ban thực hiện.” - ông Lê Như Tiến khăng định. Bên cạnh đó, ông Tiến cũng cho rằng cần có hướng dẫn, định hướng cụ thể cho các nghệ nhân, thợ thủ công, những người đang trực tiếp sản xuất những sản phẩm sư tử đá ngoại lai hiểu và phân biệt được đâu là sư tử đá Trung Quốc linh vật canh mộ và đâu là sư tử đá Việt Nam biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo. Còn tại các công sở, khách sạn hay nhà dân việc sử dụng tượng sư tử đá trước một cách tùy tiện tưởng như không mấy ảnh hưởng nhưng đó lại tiềm tàng một nguy cơ xấu do sự thiếu kiến thức văn hóa. Người Việt cần chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, văn hóa nước Việt. Trước khi sử dụng một biểu tượng gì, nên chăng hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh vừa mất tiền vừa nhận về những tác dụng không như ý lại ảnh hưởng không tốt đến văn hóa truyền thống dân tộc. Theo VOV

=====================================

Mỗi nước có bản sắc văn hóa riêng

Chỉ tiếc công tác tuyên truyền của VN còn yếu quá Posted Image

Đồng ý với ý kiến phải đưa tất cả thứ ngoại lai ra ngoài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa “bảng hiệu”

(TBKTSG) - Người đi đường dễ dàng nhìn thấy các loại bảng hiệu hai bên đường với đủ loại kiểu dáng khác nhau, to nhỏ, kèm màu sắc, kích cỡ đủ loại, muôn hình muôn vẻ, cái thò ra, cái thụt vào... hằng hà sa số được giăng chi chít san sát nhau ở mặt tiền các con đường lớn nhỏ.

Rất nhiều bảng hiệu thiếu đồng bộ, to nhỏ, cao, thấp, đặc biệt bảng hiệu màn hình LED rất to có nguy cơ cháy nổ khá cao. Có rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài lấy tên bằng chữ nước ngoài, nhiều người đọc không hiểu là cái gì. Chữ nghĩa Tây-ta lẫn lộn rất khó cho người dân khi cần giao dịch.

Tiếng nước ngoài đã đành, còn tiếng Việt cũng lắm rắc rối. Rất nhiều trung tâm, viện... Nào trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm răng hàm mặt, trung tâm da liễu, “viện” thẩm mỹ.

Các bảng hiệu thuộc khối cơ quan nhà nước có phần nghiêm chỉnh hơn, kể cả kích thước khuôn chữ, nền bảng, và chữ viết đúng chuẩn... Song cũng còn không ít tên cơ quan tham dùng từ quá dài, như “Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên giám định cà phê và hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu”; “Chi cục quản lý nước và công trình thủy lợi + Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lào Cai”. Có lẽ họ nhầm khái niệm tên cơ quan với chức năng nhiệm vụ, nên bảng hiệu cứ phải viết dài như thế. Chỉ tội người dân cần giao dịch làm sao mà nhớ xuể.

Bảng hiệu cũng là biểu hiện nét văn hóa. Cần có những giải pháp tuyên truyền đầy đủ các nội dung của Luật Quảng cáo đến các hộ kinh doanh, ngay từ khi họ đến xin đăng ký kinh doanh, để thực hiện đúng Luật Quảng cáo đã quy định để trả lại mỹ quan đô thị cho thành phố.

=====================================================

Thật sự yeuphunu cũng không biết có cái luật nào hay văn bản nào, hướng dẫn cho việc đặt tên doanh nghiệp hay tên công ty hay không?

Tình hình là khó kiểm soát cách thể hiện quảng cáo của doanh nghiệp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sập bẫy 'kho báu' 900 tỉ USD

03/10/2013 03:00

Chiều 2.10, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an - Cơ quan thường trực phía nam đã công bố với báo chí về việc bắt tạm giam nghi phạm Nguyễn Thành Chơn (44 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM), để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Posted Image

Cơ quan an ninh đọc lệnh bắt tạm giam Chơn - Ảnh: công an cung cấp

Kho tiền cổ, USD “ma”

Theo thông tin từ Cơ quan an ninh điều tra (ANĐT), thời gian qua, nhiều băng nhóm tội phạm đã dựng lên kịch bản lừa những người nhẹ dạ cả tin, bỏ hàng tỉ đồng để khai thác kho tiền cổ, kho USD giá trị từ 200 - 900 tỉ USD của “Hoa Mai Hội” nằm rải rác trên lãnh thổ Việt Nam. Nhóm người này bịa ra rằng, kho tiền trên được bậc tiền nhân giao cho các “cụ” ủy quyền cho bọn chúng liên hệ với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cơ quan chức năng; xin giấy phép khai thác, vận chuyển tiền từ kho tiền về nộp cho nhà nước nhằm phục vụ mục đích an sinh xã hội. Người nào bỏ tiền đưa cho chúng đi “quan hệ” xin giấy phép khai thác, “thăm hỏi, quà cáp” cho các “cụ” giữ kho để khai thác thì sẽ được nhà nước trích thưởng rất lớn… Nổi cộm nhất ở địa bàn TP.HCM là băng nhóm của Chơn.

Tháng 6.2013, Chơn gạ gẫm bà Lê Thị Lý (ngụ TP.HCM), hiện hắn đang giữ 2 hộp Bond; trị giá mỗi hộp là 274,3 tỉ USD. Hiện số tiền theo 2 hộp Bond này đang nằm trong kho trên lãnh thổ Việt Nam do các “cụ” trông coi. Để lấy được số tiền này ra, người giữ 2 hộp Bond này phải trực tiếp gặp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam để xin giấy phép khai thác, vận chuyển giao lại cho nhà nước sử dụng vào mục đích an sinh xã hội; còn những người có công sẽ được trích thưởng 30% trên tổng số tiền lấy được. Giữa năm 2013, Chơn đã đưa 2 hộp Bond cho bà Lý giữ làm tin, lấy 500 triệu đồng để đi “lo việc” và hứa 2 ngày sau sẽ đưa cho bà Lý 7 block tiền USD của 7 loại mệnh giá từ 1 - 100 USD và 1 triệu USD có số sêri liền nhau theo 2 hộp Bond để đi làm thủ tục lấy tiền ra. Sau đó, bà Lý đã mang 2 hộp Bond này đưa cho một người tên Tương, Nguyễn Thị Hoa cùng tham gia khai thác “kho” tiền này. Sau nhiều lần, các nạn nhân đã đưa cho Chơn tổng số tiền là 3,2 tỉ đồng. Để có tiền USD với số sêri liền kề nhau giao cho nạn nhân tạo niềm tin, Chơn đã đưa cho Phạm Hoàng Dũng lùng sục tại các ngân hàng, tiệm vàng tìm đổi.

Bằng thủ đoạn tương tự, cuối năm 2012, Chơn đã lừa chiếm đoạt của ông Huỳnh Văn Chính (ngụ H.Bình Chánh) 1,5 tỉ đồng để đóng thuyền ra kho tiền ở một hòn đảo (Kiên Giang) chở tiền về… nhưng ông Chính đợi hoài không thấy.

Giả cán bộ cố vấn T.Ư

Đáng chú ý, sau khi thực hiện lệnh bắt tạm giam Chơn, cơ quan công an đã thu giữ trong người của Chơn một số thẻ, giấy tờ như: thẻ “Cố vấn Ban Chiến lược Trung ương - Thẻ bất khả xâm phạm” (có dán hình của Chơn); “Giấy giới thiệu”; “Giấy công lệnh”... Qua xác minh, Cơ quan ANĐT đã xác định số giấy tờ, thẻ nói trên đều là giả. Chơn đã đưa các loại giấy tờ “dỏm”, thẻ giả nói trên cho nạn nhân xem để tạo niềm tin. Mỗi lần tiếp xúc với nạn nhân, Chơn đều tự xưng là Đội phó sản xuất của Tổ công tác đặc biệt thuộc Ban Cố vấn chiến lược T.Ư; hắn đến bất cứ cơ quan có công trình xây dựng ở 63 tỉnh, thành trên cả nước để làm việc. Đi đến đâu, Chơn đều “nổ” không có cơ quan chức năng nào xâm phạm, bắt giữ Chơn bởi hắn thuộc đối tượng được cấp “Thẻ bất khả xâm phạm”…

Theo đại tá Nguyễn Xuân Mừng, Phó thủ trưởng Cơ quan ANĐT, sau khi xác minh, ANĐT xác định không có tổ chức nào có tên “Hoa Mai Hội” và cũng không có kho tiền cổ, kho USD nào trên lãnh thổ Việt Nam. Có một lần, Chơn đã dẫn người đàn ông tên Ba đến giới thiệu với nạn nhân là “cụ” thuộc bậc cao niên, có học thức uyên bác khác người, đang giữ kho tiền ở một hòn đảo (Tiền Giang), nhưng sau khi xác minh cơ quan an ninh phát hiện đó là một nông dân ngụ H.Cần Giờ (TP.HCM). Trong quá trình điều tra, đại tá Mừng có dịp tiếp xúc với một đại tá về hưu (không tiết lộ đơn vị) và người này khăng khăng kho tiền là có thật. Vị này quả quyết đã bỏ nhiều năm đeo đuổi kho tiền nói trên và đến năm 2013 là thời gian thích hợp nhất để khai thác. Tuy nhiên, một thời gian sau, vị đại tá này đã bị công an một tỉnh ở phía bắc bắt giữ… “Trước tình hình này, Bộ Công an nhờ các kênh thông tin tuyên truyền cho người dân cảnh giác. Thông qua đây, ai là nạn nhân của băng nhóm tội phạm nói trên đến trình báo, cung cấp thông tin cho cơ quan an ninh phục vụ công tác điều tra” - đại tá Mừng khuyến cáo.

Theo thanhnien.com.vn

=============================================================

Xem thông tin trên báo này, giận ghê:

1-Nhiều người tham tiền quá, nên bị lọt bẫy Posted Image

2-Chỉ cần có suy nghĩ 1 chút xíu, thì làm gì co kho báu nào. Posted Image

3-Thiếu hiểu biết về cơ cấu lãnh đạo của đất nước, nghe giới thiệu thôi là biết ngay đồ đểu.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ Alan Phan: ’Mác thành đạt đang bị lạm phát’

Alan Phan, một doanh nhân Việt kiều, vừa có bài viết chia sẻ về việc mác thành đạt bị "lạm phát" gần đây. Theo ông, người trẻ cần quên đi danh từ, nhớ đến thực chất trên con đường kiếm tìm tiêu chí để là người thành đạt.

Posted Image

Tiến sĩ Alan Phan hiện chủ yếu kinh doanh tại thị trường Đông Á trong lĩnh vực đầu tư.

"Thành công là đạt được những gì mình mong muốn. Hạnh phúc là muốn những gì mình đạt được" (Dale Carnegie). Gần đây, tôi hay "bị" gán cho cái mác "doanh nhân thành đạt", rồi có người còn gọi là "tỷ phú" dù tôi nói rõ chỉ là tỷ phú tiền đồng.

Khi một từ ngữ nào bị lạm dụng, tôi thường dị ứng lạ thường. "Thành đạt", "đỉnh cao", "đại gia"… một ngày rồi "phá sản", "tội phạm", "siêu lừa"… một ngày khác. Biển dâu của ngôn ngữ còn sống động hơn những đổi thay trong thực tại.

Vài bạn trẻ gửi thư mong tôi chỉ cho bí quyết trở thành một doanh nhân thành đạt, càng nhiều đường tắt càng tốt! Khi hỏi lại là họ nghĩ một doanh nhân thành đạt phải ra sao, tất cả đều cho rằng phải có tiền thật nhiều để tiêu xài thoả thích, phải được xã hội trọng vọng kính nể, phải có quyền lực qua quan hệ, phải có cả núi "đồ chơi": chân dài, siêu xe, tiệc tùng, hàng hiệu…

Tôi thường trả lời là các bạn có một góc nhìn, dù khá phổ biến ở đây hiện nay, nhưng rất sai lạc khi đối diện với thực tế. Cái giá phải trả cho những "ước muốn" trên có lẽ các bạn sẽ không bao giờ muốn trả, trừ khi bạn sinh ra là cậu ấm cô chiêu trong nhà siêu quan.

Thêm vào đó, mác đại gia càng lớn thì càng nhiều ganh tỵ thù địch. Chỉ đọc và nghe những tin đồn hay vu khống về mình cũng mất hết ngày giờ. Sau 15 năm quản lý một công ty đại chúng ở Mỹ, tôi nghĩ là mình đã quá quen với những thị phi, bịa đặt của các diễn đàn trên net. Nhưng những tấn công cá nhân gần đây khi tôi được mạng truyền thông "bơm" lên làm mình phải tính đến chuyện tịnh khẩu để có chữ bình an!

Tôi luôn nghĩ là một người khi vượt khỏi những nhu cầu thúc hối về cơm áo và có chút tự do, giá trị đẳng cấp của họ phải được định lượng trên sáu khía cạnh để được tạm gọi thành đạt: sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, xã hội, tiền bạc và tâm linh. Theo 6 tiêu chuẩn này thì chắc chắn cá nhân tôi không phải là người thành đạt, ngay cả trong vài chục năm tới khi tôi gần xuống lỗ.

Tôi nghĩ mọi người phải làm một chuẩn lượng riêng cho mình: sức khoẻ của bạn có kham nổi một chương trình làm việc liên tục 16 giờ mỗi ngày, những chuyến bay liên lục địa năm bảy lần mỗi tháng? Tinh thần của bạn có mất đi cái bén nhạy của phán đoán khi bị vây bủa bởi áp lực, và ý chí sắt đá vẫn tràn đầy khi sự nghiệp đứng bên vực thẳm?

Về trí tuệ, bạn có cập nhật kiến thức, tìm tòi nghiên cứu mỗi ngày? Bạn có thường xuyên đặt câu hỏi cho mọi biện luận và sẵn sàng quên đi tự ái sĩ diện nếu mình sai? Với gia đình – xã hội, bạn có lo lắng và "cho đi" đầy đủ cho mọi người thân với một tình thương không điều kiện? Kính nể và tôn trọng những người kém may mắn, chân thành và trân trọng người đang thua thiệt?

Về tiền bạc, yếu tố chính mà mọi người dùng để tôn vinh các đại gia, thì bạn có nhiều như một đại gia với tuyên bố "tiền của tôi ăn ba hay sáu đời cũng không hết"? Có thể không nhiều như vậy, nhưng phải đủ để một cơn bão tài chính hay một quyết định sai lầm của nhân viên, hay một thay đổi xã hội không làm tài sản tạo dựng bao năm qua biến mất.

Nếu bạn chưa hội đủ năm yếu tố trên về "thành đạt", thì vẫn còn chút hy vọng về yếu tố sau cùng: cái con người bên trong. Trong con người "không thành đạt" của tôi, một điều luôn làm tôi hạnh phúc: tâm linh bình an và giác ngộ. Tôi học cách tha thứ cho mình, cho người; tôi không ghen tỵ giận hờn với ai hay với hoàn cảnh nào. Tôi biết ơn và biết yêu thương trân trọng từng niềm vui nho nhỏ đến với đời sống mỗi ngày.

Tôi luôn luôn hưng phấn mỗi khi đi ngủ nếu tôi vượt qua các thành tựu của ngày hôm trước. Nó xác định là tôi đang tiến bộ trên chuyến phiêu lưu của đời sống và đây là động lực thúc đẩy tôi mạnh bước. Cái đích thành đạt có lẽ không bao giờ đến, nhưng có phải các triết gia đã khuyên ta mục tiêu "không phải là điểm đến mà là cuộc lữ hành".

Dĩ nhiên đó là với cá nhân tôi. Còn những doanh nhân thành đạt khác thì sao? Cái mác thành đạt không phải mất tiền mua, và người sử dụng cũng không phải đóng thuế, nên sự lạm phát danh từ này cũng là điều dễ hiểu. Tôi chỉ nghĩ các bạn trẻ đang muốn làm người thành đạt nên quên đi danh từ và nhớ đến cái thực chất.

Kịch tác gia George Burns đã chia sẻ: "Tôi thực sự nghĩ rằng thất bại khi làm điều mình yêu thích tốt hơn là thành công với điều mình khinh ghét. (Theo Sài Gòn Tiếp thi)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://baodatviet.vn...356287/?paged=3

Cập nhật lúc 11:50, 02/10/2013

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung:Cao su và thủy điện tận lực phá rừng!

(Kinh tế) - Từ chủ trương chuyển đổi rừng trồng cao su cũng như lấy đất làm thủy điện khiến rừng đang bị tàn phá thảm hại. Hệ quả là bão, lũ liên miên và người dân đang phải hứng chịu.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đau xót chia sẻ với Đất Việt: “Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải chịu hậu quả. Cả thủy điện, cao su nỗ lực phá rừng thì lấy gì ngăn lũ lụt?”.

Thủy điện ngốn hơn 50.000 ha rừng

Kết quả rà soát triển khai các dự án thủy điện trong cả nước vừa được Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, Bộ Công Thương thực hiện đã đưa ra con số giật mình đó là: Từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện.

Thế nhưng vào cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi rừng để thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012 chỉ có hơn 20.000 ha rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Trong số này diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.

Con số này chỉ bằng một nửa số thực. Bởi kết quả rà soát mới đây của Bộ Công Thương cho thấy thực tế tỉ lệ diện tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều.

Theo Bộ Công thương, từ khi thực hiện Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đến nay có đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho các dự án thủy điện. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có phương án trồng rừng thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được hơn 1.000 ha, bằng 2% diện tích rừng đã chuyển đổi.

Posted Image Chưa thể thống kê chi tiết diện tích rừng bị mất vì thủy điện Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, con số thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện là những số thống kê được trong thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được.

GS Lung chỉ rõ, mỗi nhà máy thủy điện chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống kê.

Cái mà GS Nguyễn Văn Lung cho rằng không thống kê hết đó chính là diện tích đất rừng mới nơi mà dân cư sẽ di dời tới để sinh sống. Như vậy có nghĩa có thể con số thực sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Còn TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy hội sông Mekong Việt Nam, thành viên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng nhiều năm gắn bó với thủy điện cũng phải thốt lên rằng: Cách phát triển thủy điện ào ạt, tàn phá rừng và găm dày đặc trên các con sông như hiện nay là “tận diệt” tài nguyên. Chỉ nghĩ đến lợi ích của một bộ phận là không công bằng, không để gì cho con cháu cả.

Cao su, cây công nghiệp cũng phá rừng

Báo cáo “Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam” của hai tổ chức quốc tế là Forest Trends và Tropenbos đã chỉ rõ quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su tại một số địa phương đã bị lạm dụng. Do vậy có tình trạng nhiều địa phương nhanh chóng chuyển đổi khiến cho quy hoạch cao su bị phá vỡ.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trồng là 800.000 ha. Thế nhưng cũng “nhờ” chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su mà chưa cần có sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, các địa phương đã nhanh nhảu khoanh đất phá rừng trồng ngay cây cao su. Thế nên mới chỉ đến năm 2012, diện tích cao su đã lên tới 915.000ha.

GS Nguyễn Ngọc Lung còn chỉ thêm, Nhà nước cho cả Tây nguyên 90.000-100.000ha, nhưng chỉ riêng Gia Lai đã ra thông báo quy hoạch 60.000 ha làm cao su mới. Các tỉnh khác cũng tranh thủ mà không đợi quy hoạch phân bổ tỉnh này bao nhiêu, tỉnh kia bao nhiêu.

“Cách làm vội vàng như vậy nếu không vì quyền lợi cục bộ địa phương hoặc nhóm lợi ích thì cũng không còn giải thích nào khác dễ nghe hơn”, ông Lung nói.

Posted Image Hàng trăm người dân huyện Krông Năng vào Tiểu khu 340 A (nơi được giao cho Công ty Lộc Phát khảo sát trồng cao su) chặt phá rừng. Đó là còn chưa kể, các đại gia nhanh chóng xin phá rừng, chọn đất làm cao su lại không hẳn vì trồng cây cao su. Vì khu đất đó có bốn tháng hạn, ba tháng úng, không thể phù hợp trồng cao su. Để rồi khi trồng không thành công, họ sẽ xin chuyển đổi mục đích sử dụng khác...

GS Nguyễn Văn Lung đau xót: “Không có đất nước nào mà tự nhiên lại đổ xô bỏ tiền của nhao vào cây cao su rồi tàn phá rừng như vậy. Đáng ra, nếu có trồng cũng cần phải có một cơ quan khoa học, đứng ra trồng thử nghiệm rồi sau đó mới nhân rộng. Đằng này cả nhà nước và tư nhân lao vào cao su, để rồi bây giờ rừng thì mất, cao su thì không ai dám khẳng định hiệu quả thế nào. Thử hỏi khi chưa rõ hiệu quả, vậy vì sao họ vẫn muốn có rừng để trồng cây khác?”.

Không chỉ thế, GS Nguyễn Văn Lung nói thẳng: “Tôi không xót xa cho các vị doanh nghiệp nhà nước dùng tiền ngân sách đi phá rừng rồi trồng cao su. Nếu có thất bại các vị này cũng lại dùng ngân sách, tái cơ cấu rồi biết đâu lại chuyển sang vị trí mới. Còn thành công, có thể lại lên chức cao hơn. Điều tôi đau xót là rừng thì mất, những người dân, không xin nhanh thì đất cấp cho doanh nghiệp hết. Không trồng cao su thì bị đòi đất lại. Nhưng giờ có nhắm mắt trồng cao su thì cũng chưa biết hiệu quả ra sao”.

Theo GS Lung, trong tổng số diện tích cao su đã được trồng thì có 50% trong số đó là doanh nghiệp tư nhân và những người dân đã tham gia.

Không thể tin nổi!

Câu chuyện hệ quả từ việc phá rừng, làm thủy điện được bàn nhiều, phân tích nhiều, nhưng theo GS Nguyễn Văn Lung, dường như những chính sách sai đang ngày một thể hiện hậu quả rõ hơn.

“Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải hứng chịu hậu quả”, GS Lung bức xúc.

Posted Image Và rôì chính những người dân bị nhấn chìm trong nước vì không còn rừng để ngăn nước lũ TS Đào Trọng Tứ nhìn nhận: Nhìn thực trạng thiên nhiên đất nước thực sự đáng lo ngại.

Theo ông Tứ, nếu chỉ nói đến sông suối, nước non – tài nguyên mà thế giới ngày nay gọi là động mạch chủ là máu của cuộc sống của một dân tộc-đất nước, thì chỉ một hai thập kỷ trước còn trong xanh, nay đã tắc nghẽn- đã bị ô nhiễm đến mức không thể tin nổi.

Hầu hết các côn sông lớn đã được cắt khúc để xây hồ-xây đập chủ yếu phục vụ cho phát điện. Cùng với việc xây đập và hồ là nhiều diện tích đất, nhiều diện tích rừng được thay bằng mặt nước – muông thú tất phải xa rời nơi bản địa để tìm đường sinh sống. Thiên nhiên bị thay đổi (không dám nói là tàn phá) từng ngày từng giờ để thỏa mãn cho nhu cầu của con người.

Bích Ngọc

Ý kiến bạn đọc:

  • Nguyễn Tiến Lộc - gửi lúc 06:45 | 03-10-2013 Đây là hậu quả của những cái đầu rổng, tham lam

  • Hữu Thắng Btqb - gửi lúc 22:14 | 02-10-2013 Như dân quê tôi, xóm trồng cao su, xóm đi phá rừng. Không phải đổ lỗi cho ai nhưng Quảng Bình là một trong những nơi như thế

  • Nguyễn Hữu Hào - gửi lúc 21:53 | 02-10-2013 Làm lãnh đạo phải có tâm, có tầm. Thiếu 1 trong 2 cái đó đều ko được.

  • huynh than - gửi lúc 19:41 | 02-10-2013 Đúng là "gieo gió ắt gặt bão"

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Sạn' trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1


Câu thơ nguyên văn trong bài Quê hương của nhà thơ Ðỗ Trung Quân làTuổi thơ con thả trên đồng, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1, in "Chiều chiều con thả trên đồng" (bài 80, trang 163).

Ðọc toàn bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1, do Nxb Giáo Dục (Bộ Giáo dục - đào tạo) phát hành năm 2003, chúng tôi nhận ra nhiều sai sót. Theo đó, từ bài 1 đến bài 27, các chữ đầu câu và tên người không được viết hoa.

Hỏi một giáo viên thì người này cho biết do những bài đầu chưa dạy học sinh chữ viết hoa và viết thường nên tạm không dùng chữ viết hoa để tránh làm học sinh rối trí(!).
Thế nhưng sau bài 28, cách sử dụng chữ viết hoa vẫn tùy tiện. Cụ thể, bài 56 (trang 115) sách viết: "Trai gái bản mường cùng vui vào hội", nếu viết đúng thì chữ "mường" phải viết hoa ("Mường") vì là danh từ riêng. Còn các loài vật thì đều được viết hoa như Rùa, Khỉ, Kiến, Sên... nhưng cũng tùy tiện. Chẳng hạn trang "Một số bài học khác" thì việc viết hoa viết thường tùy hứng như "Sáo Sậu với châu chấu, cào cào, Sói và Cừu" (bài 43, trang 89), "Cừu" viết hoa còn "hươu, nai"... viết thường.

Posted Image

Trích dẫn không chính xác viết hoa tùy tiện - Ảnh: Như Hùng - chụp từ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1, Nxb Giáo Dục 2003.

Ðộ tuổi các trẻ (6 tuổi) chưa có nhiều khái niệm về cuộc sống xung quanh nhưng nội dung sách lại đánh đố bằng câu chữ như "Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non, còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối". Sên ở đây nghĩa là ốc sên, nhưng trong sách chỉ ghi Sên. Bản thân người viết phải nhìn hình minh họa mới biết nói về loài ốc chứ không phải tên người. Hỏi lý do thì nghe trả lời là do các bé chưa học chữ "ốc" nên bỏ chữ này không viết ra (!).

Các em luyện viết, luyện đọc và hiểu từ không chỉ qua con chữ mà còn qua hình minh họa. Thế nhưng những hình ảnh minh họa trong sách nét vẽ còn dối so với rất nhiều tranh, ảnh trên các sách khác. Nhiều bài học còn thể hiện độ vênh giữa hình vẽ với nội dung cần truyền đạt.

Ðó là ảnh minh họa cho từ "giữa trưa" (bài 30, trang 63), sách in hình một người đàn ông đứng trong bóng râm đang cởi trần cho mát. Phải là người trưởng thành mới liên tưởng được vì giữa trưa nắng nóng, phải tìm vào bóng râm, nhưng dùng cách này thì trẻ con không thể hiểu được. Hình và chữ lệch pha như vậy rất khó cho việc dạy và học.

Ngoài ra trong cấu trúc câu cũng gặp lỗi như "bò bê có cỏ, bò bê no nê" (bài 13, trang 29) đúng phải là từ "ăn" chứ không phải là "có", hoặc câu "mẹ cho bé ra y tế xã" (bài 26, trang 55), thay vì phải là "trạm y tế xã"...

Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1 đã áp dụng hơn mười năm nhưng những sai sót này vẫn không được chỉnh sửa, điều này khiến các phụ huynh lo lắng, thậm chí nhiều người cho rằng "học sách cải cách chưa biết hiệu quả ra sao, chỉ biết hiện nay tình trạng viết sai chính tả, viết hoa không theo nguyên tắc và văn phạm lủng củng diễn ra khá phổ biến, kể cả ở những người trưởng thành".


Theo Đàm Vũ/Tuổi Trẻ
=============================
Cứ tưởng Thiên Đồng sai chính tả, nhớ nhầm câu là bình thường. Ai ngờ sách giáo khoa cũng nhớ nhầm và sai chính tả. Chắc là...bình thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch Bình Dương tố Dũng 'lò vôi' bất tài, lừa đảo

Chủ tịch tỉnh Bình Dương khẳng định, trong đơn tố cáo, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ Khu du lịch Đại Nam đã "bịa đặt" chuyện ông đẩy trách nhiệm lên Bộ Xây dựng.

Vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng - chủ khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), tố cáo ông Lê Thanh Cung - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, vẫn đang nóng dư luận, chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng.

Theo đó, ông Dũng tố ông Cung làm sai quy định pháp luật, chưa công tâm, có hơi hướng cá nhân xen vào việc công trong khu đất dự định xây dựng thành khu nhà ở với diện tích 61,5ha (thuộc KCN Sóng Thần 3), gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến nhiều người.

"Không thể để cái "lệ" nằm trên cái luật đã tồn tại từ nhiều năm nay tại đất nước chúng ta nên tôi quyết định lên tiếng, không thể im lặng mãi. Không chỉ mình tôi mà còn hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp muốn nói nhưng không dám. Tôi làm việc này là chính tôi tự lấy dao đâm vào tim mình nhưng tôi vẫn chấp nhận" - ông Dũng bức xúc.

Đây được xem là vụ kiện cáo hy hữu, khi một cá nhân là chủ doanh nghiệp đi kiện một cá nhân là người đứng đầu một tỉnh. Theo nhiều người ví đây là "vụ con kiến đi kiện củ khoai", hay "châu chấu đá xe"...

Để rộng đường dư luận, phóng viên VTC News có cuộc phỏng vấn ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBDN tỉnh Bình Dương.

Posted Image

- Thưa ông, việc ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông lên Thủ tướng Chính phủ đang gây xôn xao dư luận. Ông có thể cho biết quan điểm của mình về vụ việc này?

Tôi phải chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới được trả lời. Tuy nhiên, tôi cũng nói rõ quan điểm của tôi, tôi là người điều hành Nhà nước, tôi phải làm đúng theo quy định pháp luật đối với việc hình thành và phát triển khu công nghiệp tập trung. Cái việc Dũng tố cáo tôi là chuyện của riêng doanh nghiệp.

Trong khu công nghiệp tập trung, theo Luật thì không được cho phép hình thành khu dân cư. Dưới Luật có hai Nghị định khẳng định việc này, đó là Nghị định 36 và Nghị định 29, do đó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ chối không cho thành lập khu dân cư trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 là đúng pháp luật.

- Theo phản ánh, khi ông Dũng gửi thắc mắc, ý kiến lên tỉnh, không thấy trả lời là sao, thưa ông?

Do ông Dũng làm không đúng nên tôi có quyền từ chối. Dũng là chủ một doanh nghiệp bình thường lại đề nghị một vị chủ tịch tỉnh làm trái pháp luật thì làm sao tôi trả lời. Tôi chỉ đạo các ngành chức năng là không xem xét giải quyết đối với kiến nghị trái luật. Làm trái luật ở tù ai chịu.

Việc hình thành khu dân cư trong khu công nghiệp tập trung, Luật cấm không cho phép, có Bộ trưởng hay Thủ tướng cũng không duyệt được.

- Đơn tố cáo của ông Dũng có được ông giải quyết đúng theo Luật khiếu nại tố cáo?

Không có đơn nào đến tôi cả. Còn văn bản Dũng trình gì đó, theo nguyên tắc phải qua ngành tham mưu như Sở Xây dựng, Sở Xây dựng báo cáo đến UBND tỉnh, UBND tỉnh thấy nội dung đó là trái luật đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng thu hồi và trả lời cho doanh nghiệp được biết. Vậy thôi, chứ trên 15.000 doanh nghiệp mà tôi phải mời từng doanh nghiệp đến trả lời sao cho hết được.

- Theo đơn tố Ông có "đẩy" vụ việc lên Bộ Xây dựng?

Không, tôi không có đẩy, tôi không đẩy cho ai cả, cái đó ông Dũng nói bậy và tự bịa đặt ra, cái đó là hình thức lừa đảo, cái đó là không được. Việc điều chỉnh từ khu công nghiệp tập trung 533ha của khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành hai khu: KCN trên 300ha và khu dân cư trên 136ha, thẩm quyền cho phép là thuộc Thủ tướng chính phủ, chứ không phải Bộ Xây dựng.

Do đó, UBND tỉnh Bình Dương xem xét đề nghị này là không phù hợp với việc quy hoạch khu liên hợp của tỉnh và xét thấy không cần thiết phải điều chỉnh; ý thứ hai là Ban thường vụ Tỉnh ủy chưa có nghị quyết xem xét, có ý kiến cho tách khu dân cư từ khu công nghiệp để thành lập khu dân cư riêng hay không.

Do đó UBND tỉnh chưa có cơ sở để xem xét và đề nghị với Thủ tướng Chính phủ. Mình làm việc phải theo pháp luật, nghị quyết chứ đâu muốn làm gì thì làm. Ông Dũng đâu phải là Đảng viên nên đâu biết chuyện này.

- Nhưng ông Dũng trước đây từng là Đại biểu Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội nhưng bị người ta gạt ra mất rồi, chỉ có hơn 1 nhiệm kỳ là người ta cho ra rồi, không còn nữa. Người ta thấy không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi.

Ông Dũng không phải là Đảng viên, không làm Nhà nước ngày nào. Cái đó là cơ cấu người ngoài Đảng. Cái đó chuyện riêng mình không nói nhiều nhưng dù ai đi nữa mình vẫn làm đúng theo hiến pháp, pháp luật chứ đâu muốn đề nghị chuyện này chuyện kia đối với Nhà nước cho được.

- Nghe đâu có chuyện tỉnh ưu ái cho BECAMEX Bình Dương hơn các doanh nghiệp khác, xảy ra việc cạnh tranh không lành mạnh?

Không có. Cái này nói rõ hai việc. Thứ nhất, BECAMEX Bình Dương là một doanh nghiệp Nhà nước, làm theo nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương. BECAMEX Bình Dương thực thi một nhiệm vụ là xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, đây là nhiệm vụ chính trị chứ không phải kinh doanh, và quy hoạch một khu riêng chứ không phải là một dự án chung.

Đó là một dự án khu nhà ở cho người có thu nhập thấp tách riêng và được Bộ trưởng Bộ Xây dựng đồng thuận; thứ nữa BECAMEX làm một khu tái định cư cho người dân trong vùng giải tỏa 665ha đất theo quyết định phê duyệt 522 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thẩm quyền UBND tỉnh Bình Dương không được làm trái luật.

Những gì tôi làm phải đúng luật, không vì sự quen biết, không cứ lợi ích riêng của doanh nghiệp hay cá nhân người nào đó mà làm trái với quy định của pháp luật gây hậu quả cho Nhà nước và cho nhân dân tỉnh Bình Dương.

- Ông Dũng cũng có công trạng, đầu tư nhiều cho tỉnh Bình Dương?

Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ. Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương, ông Dũng mới có tài sản như hiện nay chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất đai Bình Dương thôi.

Ai cũng vậy, ai làm tốt, làm đúng pháp luật mình ủng hộ, còn không đúng thì anh không được quyền yêu cầu một chủ tịch tỉnh như tôi làm trái quy định pháp luật. Cái đó là cố ý làm trái đó.

(Theo VTC)

===================================================================

Anh bạn Dũng lò vôi này tôi cũng đã nghe từ gần 20 năm về trước, nghe tốt cũng có, nghe xấu cũng có.

Nói chung bạn Dũng giàu lên (nói chung cứ giàu là có tài, dù là tài kiễu gì) là nhờ cơ chế đất đai, xin đất quy hoạch khu công nghiệp và bán thề là giàu nức đố đổ vách

Nhưng khi giàu rồi lại ngông cuồng, suy nghĩ trên trời.

Tôi thích nhất câu nói của Chủ tịch tỉnh Bình Dương: "Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ"

Rất sòng phẳng Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo dục ››http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146740/ca-dao-viet-voi-giao-su-nguoi-my.html

Ca dao Việt với giáo sư người Mỹ

29/10/2013 01:17 GMT+7

Là một nhà thơ, một người mê ca dao Việt Nam, giáo sư người Mỹ John Balaban (ĐH North Carolina) còn sáng lập ra Hội bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF), một tổ chức phi chính phủ của Mỹ giúp bảo tồn thứ chữ viết đang có nguy cơ mai một ở Việt Nam. Ông sang Việt Nam lần này là để trao giải thưởng Balaban của hội cho học giả chữ Nôm xuất sắc 2013.

Posted Image

Cuộc gặp với ông diễn ra vào một sáng thu tháng 10 Hà Nội. Đang giữa cuộc gặp, ông chỉ ra ngoài cửa kính, ngay đường Bà Triệu gần kề với hồ Hoàn Kiếm, một cơn mưa lá đang rơi. “Trong ca dao Việt Nam, cảnh này sẽ là gió đưa, gió đẩy…” - vị giáo sư Mỹ thốt lên bằng tiếng Việt, âm sắc Nam Bộ.

Thưa giáo sư, cơ duyên nào dẫn ông đến với ca dao Việt Nam?

- Năm 1967, là một người phản chiến, tôi sang Việt Nam lần đầu tiên, khi mới ngoài 20 tuổi, tham gia một tổ chức tình nguyện và dạy ngôn ngữ học ở Đại học Cần Thơ. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, tôi bị mảnh đạn trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và phải về Mỹ điều trị. Một tháng sau tôi quay lại nhưng không đi dạy được nữa vì trường bị phá hủy. Tôi chuyển sang làm việc với một tổ chức cứu trợ trẻ em, điều trị cho các trẻ em bị thương do chiến tranh. Khi đưa các em trả về gia đình, tôi thường về các vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Huế... Trong lúc chờ thuyền sang sông, tôi nghe những người nông dân hát gì đó mà sau tôi mới biết là vọng cổ, ca dao. Tôi rất tò mò, và tôi bắt đầu quan tâm đến ca dao. Đến khoảng năm 1971 - 1972 tôi mang máy ghi âm đi khắp nơi, đề nghị mọi người hát khúc ca dao họ thích.

Điều đó có lẽ khá lạ lùng. Chiến tranh đang diễn ra... Liệu mọi người có giúp ông không?

- Vậy nhưng những người nông dân tôi gặp đã rất sẵn sàng để tôi ghi âm. Tôi cũng ngạc nhiên. Đang chiến tranh, những người nông dân Việt Nam thấy một người Mỹ không mặc quân phục mà lại đi ghi âm ca dao. Có lẽ họ thấy ca dao rất quan trọng về văn hóa, và họ muốn người Mỹ biết về ca dao Việt Nam. Rõ ràng là người Mỹ không hiểu con người, đất nước mà họ thả bom xuống, hoặc rất ít. Tôi cho rằng nếu người Mỹ nghe được ca dao thì sẽ thay đổi cách nhìn về Việt Nam, biết được người Việt là ai. Tôi cho rằng cuộc chiến tranh là một sai lầm lớn. Năm 1973 - 1974, tôi đến Paris, cùng với ông Trần Văn Khê làm một bộ phim về ca dao, cũng với mục đích làm cho thế giới hiểu người Việt.

Các bản ghi âm đó được ông xử lý như thế nào, chúng vẫn còn chất lượng tốt chứ?

- Thời đó chưa có Internet. Bộ phim của chúng tôi là cách để người Mỹ hiểu về VN. Tôi đi nói chuyện và chiếu phim ở nhiều nơi, đến giờ bộ phim đó vẫn được chiếu tại các trường ĐH. Chất lượng phim và các bản ghi âm vẫn còn rất tốt. Có lần tôi làm một chương trình với BBC, dùng các bản ghi âm tôi thực hiện trên một hòn cù lao có nhà thờ ở gần Mỹ Tho. Tôi muốn mọi người nghe rõ bài ca dao, nên không thích âm thanh chuông nhà thờ ở nền, cứ vài phút lại boong boong.

Một tối khi tôi đang ghi âm - tôi hay ghi âm buổi tối vì ban ngày mọi người đi làm - thì chiến sự xảy ra gần sông và người ta nghe rất rõ tiếng súng nổ. Tôi gọi cho BBC và xin lỗi họ vì âm thanh bị nhiễu. Họ bảo, có tiếng nền đó mới tuyệt vời. Thế mà tôi đã dừng máy khi âm ngay khi người hát dừng lại, khiến tiếng chuông ngân nga bị cắt đứt. BBC mất nhiều công để phục hồi tiếng chuông đó. Đấy, tôi chỉ muốn nói là chất lượng âm thanh vẫn rất tốt.

Nhưng tôi cũng lo ngại vì nhiều năm rồi tôi không động đến đống băng gốc, sợ là thời gian sẽ làm chúng dính với nhau. Có lẽ tôi phải mang đến trường đại học nhờ các kỹ thuật viên xử lý. Các bản ghi âm đó đi cùng tôi khắp nước Mỹ. 500 bài ca dao được ghi trong đó, khoảng 12 giờ ghi âm, mà phim chúng tôi làm mới có 10 phút thôi.

10 phút ghi âm John Balaban đã đưa lên trang web của ông (johnbalaban.com) là những bản ghi âm nguyên sơ y như từ hơn 40 năm trước. Những câu hát mà Balaban gọi chung là ca dao - bằng đúng từ tiếng Việt đó - gồm cả các bài ca dao, dân ca, vọng cổ, những điệu hò về quê hương, điệu ru con, về những cánh cò, về tình yêu, sự chia ly, thân phận người phụ nữ… Những giọng hát thô mộc của phụ nữ, nam giới, người già, trẻ con, cả tiếng chuông nhà thờ binh boong mà ông kể, cả tiếng trẻ em ríu rít kêu “mắc cỡ lắm” không chịu hát ngay… vẫn còn nguyên trong băng, thực sự là một tài sản quý giá không chỉ về mặt tư liệu, mà còn bởi tính thời gian, bối cảnh, làm nên sự hiếm có của chúng, những bản ghi âm mà ngay người Việt cũng khó mà có được. Giáo sư Balaban kể tiếp:

- Khi tôi đi sưu tầm ca dao, mọi người hay nói với tôi về Hồ Xuân Hương. Sau này tôi mới nghiên cứu về bà, mà muốn hiểu bà thì phải học một ít chữ Nôm. Càng học tôi càng thú vị. Thế mà ở phương Tây, ở Mỹ chẳng ai biết bà, hoặc biết chữ nôm, hoặc truyền thống Việt Nam. Nên năm 1999, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam lập ra Quỹ Bảo tồn di sản chữ Nôm ở Mỹ, để góp phần gìn giữ di sản 1.000 năm văn hóa lịch sử Việt Nam được ghi lại bằng chữ viết này.

Năm 2000, tôi xuất bản cuốn “Spring Essence: The poetry of Hồ Xuân Hương” (Hương Mùa Xuân: Thơ Hồ Xuân Hương) ở Mỹ, bằng 3 thứ tiếng: chữ Nôm, chữ quốc ngữ tiếng Việt, và tiếng Anh do tôi dịch. Cuối năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam, trong bài phát biểu chính thức, ông đã nhắc đến cuốn thơ Hồ Xuân Hương của tôi như một nhịp cầu văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ, vì thế rất nhiều người Mỹ quan tâm đến cuốn sách.

Người Mỹ đón nhận đến thơ Hồ Xuân Hương như thế nào, thưa ông?

- Cho đến giờ cuốn sách vẫn được tái bản. Hồ Xuân Hương thực sự được đón nhận và đến nay hơn 20.000 bản thơ Hồ Xuân Hương đã được in ra, mà thường thơ chỉ bán được 1.000 bản ở Mỹ.

Ông nói rằng nếu người Mỹ biết về ca dao, văn hóa người Việt thì họ đã hiểu hơn về người Việt. Là người nghiên cứu ca dao và văn hóa Việt Nam, theo ông đâu là sức mạnh của nền văn hóa đó?

- Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu giành độc lập. Một số khía cạnh của văn hóa Việt Nam tiếp thu từ văn hóa Trung Quốc, nhưng vẫn có sự độc lập và tôi ngưỡng mộ sự độc lập đó. Nói về văn hóa, ví dụ, một số thể thơ Việt Nam là theo hình thức thơ Đường, nhưng vẫn có sự độc đáo, chẳng hạn như hiện tượng Hồ Xuân Hương.

Trong bài giới thiệu về Hồ Xuân Hương với người Mỹ, John Balaban viết: “Trong 10 năm tôi gọt giũa những bản dịch này, thường phải bỏ dở giữa chừng, nhưng bao giờ cũng quay lại. Sự kiên nhẫn của tôi được nâng đỡ bởi lòng ngưỡng mộ và kính phục, điều tôi hy vọng độc giả sẽ nghiệm thấy: Về sự đơn độc, cuộc sống thông minh của Hồ Xuân Hương, về thơ ca tinh tế của bà, về tính bướng bỉnh của bà, những lời châm biếm của bà, sự bạo dạn của bà, cái hài hước bất kính của bà, và tấm lòng từ bi Bồ Tát của bà. Bà là nhà thơ tầm thế giới, người có thể làm chúng ta ngày nay xúc động như bà đã làm xúc động người Việt trong 200 năm”. (1)

Vị giáo sư Mỹ còn hiểu về văn hóa Việt hơn cả chính nhiều người Việt chúng ta. Từ việc ông tỉ mỉ đi ghi âm những câu hát truyền thống 40 năm trước, việc thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm với hàng loạt dự án gìn giữ chữ Nôm mà hội đã và đang hợp tác với Việt Nam, đến việc giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Mỹ. Và ca dao Việt đã ngấm vào ông - một người Mỹ, ngay trong cuộc sống hằng ngày.

Đến Hà Nội vào lúc cả đất nước Việt Nam đang cuồn cuộn trong tình cảm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, John Balaban cũng đến viếng Đại tướng tại Hoàng Diệu với bài thơ ông viết bằng tiếng Anh, nhưng đầy những hình ảnh thơ ca, truyền thuyết Việt và ông còn đưa vào đó cả ca dao Việt: “Huyền thoại bao đời nay là vậy/ Tướng tài khi sứ mệnh đã xong/ Gươm kia bỏ lại phía sau/ Bước lên thuyền nhỏ khuất dần trong sương/ Sông Lô một dải trong ngần/ Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên”…(2)

(Theo Mỹ Hằng/ Lao Động)

======================

Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu giành độc lập. Một số khía cạnh của văn hóa Việt Nam tiếp thu từ văn hóa Trung Quốc, nhưng vẫn có sự độc lập và tôi ngưỡng mộ sự độc lập đó.

Với sự tìm hiểu của tôi thì chẳng có cai gì gọi là Việt Nam tiếp thu của Trung Quốc cả. Chỉ có Trung Quốc Hán hóa những giá trị của văn hóa Việt thành của họ. Ngoại trừ: Áo cài vạt bên phải cho cả người nam lẫn người nữ. Người Việt cổ Nam cài vạt áo bên trái.

Kinh Dịch thì không nói nữa, chắc chắn của người Việt,Kinh thư, Kinh Thi...Đều của người Việt tuốt. Chắc chắn vậy đó. Thậm chí cái gọi là Thơ Dường, xuât hiện vào đời Đường cũng của người Việt. Từ từ tôi sẽ đưa chứng lý. Nhiều việc quá, làm không xuể.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://doisong.vnexp...t-2902617.html#

Văn hóa ăn uống 'thảm họa' của một bộ phận người Việt

Thứ ba, 29/10/2013 16:51 GMT+7

Chen chúc nhận sushi miễn phí, tranh giành ăn buffet giá rẻ... là những hình ảnh của người Việt gây nhức nhối cộng đồng.

'Phụ huynh đạp đổ cổng trường là gương xấu cho con'

Ảnh xô đẩy ăn sushi miễn phí ở Hà Nội gây sốc cộng đồng

Cảnh tượng hàng nghìn người chen lấn, tràn ra giữa lòng đường để tranh nhau từng suất ăn sushi miễn phí trên phố Đoàn Trần Nghiệp, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hôm 24/10 khiến không ít người phát hoảng. Trước đó, sự kiện này được quảng bá khá rầm rộ trên các mạng xã hội nhân dịp khai trương cửa hàng sushi. Lượng thực khách kéo đến quá đông, vượt cả dự liệu của quản lý cửa hàng tạo nên khung cảnh xô bồ, hỗn loạn.

Posted Image

Cảnh tượng chen lấn ăn sushi tràn ra lòng đường ở Hà Nội ngày 24/10. Ảnh: Facebook Jenny.

Nhiều người có mặt cho biết, càng gần đến giờ ăn, số lượng người càng đông nghẹt, gây ách tắc giao thông. Số lượng 300 - 400 suất ăn dự tính phục vụ không đáp ứng được lượng khách lên đến hàng nghìn người. Anh Thành, sinh viên Học viện Ngân hàng, cho biết đến xem vì tò mò, nhưng sau khi thấy cảnh chen lấn kinh hoàng trên, Thành hãi hùng không dám vào nữa. Bác Tiến Đông, người dân sống gần đó, bình luận: “Tôi không được sống ở thời 1945, nhưng hôm nay đã được thấy các bạn trẻ tái hiện một cách sinh động”.

Sự kiện này cũng trở thành chủ đề bàn luận xôn xao của nhiều diễn đàn, trang mạng. Không ít người chia sẻ cảm giác xấu hổ khi nhìn thấy hình ảnh người dân chen chúc, chầu chực trước cửa hàng mong nhận được một suất ăn miễn phí. “Nhìn mà thấy tủi cho dân Việt mình, có phải đói khát gì đâu? Chẳng qua hiếu kỳ, đua đòi, cộng thêm đơn vị tổ chức kém thành ra mới có cảnh tượng trên”, Hồng Hà, nhân viên văn phòng tại Hà Nội, chia sẻ.

Cuối tháng 7/2012, đoạn video ghi lại khung cảnh ăn buffet của một nhà hàng tại TP HCM khiến người xem choáng váng.

Trong video, nhiều người tham gia dùng buffet không ngại lấy tay bốc thức ăn. Không ít người tranh nhau bốc thật nhanh mỗi khi nhân viên nhà hàng đặt đồ hải sản như tôm, hàu lên khay.

Posted Image

Cảnh giành đồ ăn buffet như "cướp". Ảnh chụp màn hình.

Theo những người có mặt, đây là nhà hàng nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3. Nguyên nhân tạo nên cảnh tranh giành trên đường là số lượng người tham gia quá đông, trong khi phần ăn hạn hẹp. Giá buffet khá rẻ (100 nghìn đồng một suất) cũng tạo cho các thực khách tâm lý tranh nhau để không bỏ lỡ bữa ăn giá rẻ này.

Đoạn video với cảnh tượng ăn uống nhốn nháo, mất mỹ quan nơi đông người đã tạo nên cú sốc trong dư luận về văn hóa dùng buffet của một bộ phận người Việt. Chị Hoàng Lan, nhân viên một siêu thị ở quận 3, TP HCM, chia sẻ: “Không ít người Việt có tính ham đồ rẻ, văn hóa ăn buffet lại chưa được phổ biến, nên những cảnh lộn xộn, lố lăng khi ăn uống tập thể là điều tất yếu”. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ, thực trạng tham gia các bữa tiệc buffet của người Việt, đặc biệt là trong sự kiện có thực khách nước ngoài tham gia, đang là vấn đề đáng báo động.

Nhiều người Việt khi dùng tiệc ở nước ngoài cũng bị chỉ trích, thậm chí bị cảnh báo và tạo ấn tượng xấu trong mắt các vị khách quốc tế.

Tấm bảng với dòng chữ bằng tiếng Việt cảnh báo thực khách ăn uống tiết kiệm, được cho là ở một nhà hàng Thái Lan gây xôn xao. Nội dung tấm bảng ghi: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.

Posted Image

Bảng cảnh báo phạt nếu để thức ăn thừa bằng tiếng Việt ở Thái Lan. Ảnh: Facebook Dùng Hàng Việt

Theo nhiều người, những cảnh báo tương tự không phải là điều hiếm hoi ở các nước có đông người Việt sinh sống hoặc du lịch. Nguyên Hà, cựu sinh viên Đại học NUS, Singapore, chia sẻ, ở đảo quốc sư tử, không hiếm dòng chữ có nội dung cảnh báo về văn hóa ăn uống, ứng xử nơi công cộng được viết song song bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. “Những hộp sữa rỗng, bao bì bánh có chữ tiếng Việt bị vứt lung tung, ngay trước khách sạn”, du học sinh này cho biết.

Cùng với bảng phạt đồ ăn thừa bằng tiếng Việt của nhà hàng Thái Lan, nhiều tấm biển khác như cấm trộm đồ ăn vặt ở Nhật Bản, cấm vứt rác bừa bãi tại Hàn Quốc bằng tiếng Việt và tiếng bản địa cũng khiến đông đảo người xem lo lắng về viễn cảnh hình ảnh người Việt đang ngày càng xấu xí ở nước ngoài.

Video tranh giành khi ăn buffet ở TP HCM

Mai Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

HKPhone: "Một cái nhìn phiến diện"

BLOG CÔNG NGHỆ facebook twitter google+ Pin It LinkedInPosted Image

HKPhone: "Một cái nhìn phiến diện"

Blog công nghệ BLOG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN uy tín hàng đầu Việt Nam cập nhật những bài bình luận về công nghệ mới nhất,blog công nghệ thông tin lớn nhất

Mời bạn xem video sau:

Sponsor video on Techz.vn

Trước tiên khi đi vào bài viết, tôi xin được khẳng định: “HKPhone là sản phẩm tốt nếu so với giá cả”. Đây là điều không có gì phải bàn cãi, tuy nhiên…

Nếu xét một khía cạnh khác ngoài yếu tố thương mại, tiêu dùng thì trên quan điểm cá nhân, tôi thấy có nhiều điều “lạ”. Xin được nhắc lại, đây là cái nhìn chủ quan mà bản thân tôi muốn đưa đến độc giả, để độc giả có thêm một góc nhìn chứ không phải quy chụp, và cũng có thể là cái nhìn phiến diện.

Đầu tiên, bàn một chút về thương hiệu : “HKPhone” được mặc định là “Điện thoại Hồng Kông”, ít nhất thì LTT co.ltd (công ty xuất nhập khẩu Linh Trung Tín) cũng chưa bao giờ phủ nhận về cái “mặc định” này. Chúng ta luôn thận trọng với hàng “China” nhưng lại rất thông thoáng với hàng của Đài Loan (Taiwan) hay Hồng Kông (HongKong) vì trên danh nghĩa thì đây là 2 bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc nhưng là “đặc khu tự trị”, có trình độ phát triển cao hơn “Đại lục” rất nhiều và các sản phẩm của 2 “đặc khu” này trước nay luôn có chất lượng cao.

Thế HKPhone có phải được sản xuất ở Hồng Kông? Câu trả lời chính xác là “HK phone được sản xuất ở GẦN Hồng Kông”, nhà máy sản xuất, lắp ráp của HK phone là SHENZHEN WEIDEXIN Trade ở Thẩm Quyến, ngay cạnh biên giới Hồng Kông.

Posted Image

Giấy chứng nhận,một trong những hình ảnh hiếm hoi đề cập tới nhà máy sản xuất HKPhone

Posted Image

Vị trí của Thẩm Quyến (SHENZHEN) _vùng khoanh đỏ nằm ngay sát ranh giới của Hong Kong (có viền màu hồng nhạt)

Thêm một thông tin nữa, ở Hồng Kông không có thương hiệu HKPhone nào được đăng kí bảo hộ. Và nếu đọc kĩ hơn về sự kiện chuyển giao thương hiệu: “Thương hiệu smartphone giá rẻ HKPhone vừa về tay Tập đoàn Linh Trung Tín sau cuộc chuyển giao của hãng điện thoại này tại Hong Kong.”, tại sao không phải là “của Hồng Kông” mà là “tại Hồng Kông”? vì đơn giản, Hồng Kông chỉ là địa điểm giao dịch, và LTT đã khéo léo sử dụng cái tên “Hồng Kông” một cách vô cùng tinh quái. Đây là mánh khóe kinh doanh rất thông minh, đánh vào tâm lí “xính hàng Hồng Kông” của đa số người Việt (cũng như xính hàng Japan, USA, EU,… vậy).

Như đã đề cập, HKPhone đã trở thành thương hiệu điện thoại Việt Nam, nhưng liệu điều này có mấy ý nghĩa với người tiêu dùng hay chỉ là một mục đích Marketing?

Posted Image

Và sự thật trần trụi thì đây vẫn là điện thoại China 100% chứ không phải của Hồng Kông. “Đúng là điện thoại của Trung Quốc thì sao, người tiêu dùng vẫn có sản phẩm tốt với mức giá siêu rẻ là được.” sẽ là lời giải thích của rất nhiều người. Tôi thừa nhận sự đúng đắn của quan điểm này,nhưng tôi thấy nó chưa sâu. Trình độ tiêu dùng của người Việt ta còn rất hạn chế, nếu có thể đặt tên thì tôi sẽ gọi là “Tư duy giá cả thuần túy”. Người tiêu dùng Việt Nam bây giờ “sẽ thận trọng với hàng rẻ, nhưng hoàn toàn mù quáng trước hàng rất rẻ”, không giống với văn hóa tiêu dùng của người châu Âu : “không mua hàng tốt nhất, mà mua hàng ít tệ nhất”. LTT vận dụng triệt để chiến lược “ Giá rẻ nhất” và họ đã thành công rực rỡ về mặt doanh số. Yếu tố giá cả được thỏa mãn và chúng ta vui vẻ sử dụng máy. Nhưng đã bao giờ bạn tự đặt ra hai câu hỏi: “ Tại sao giá sản phẩm lại lí tưởng như thế?” & “Có nguy cơ nào từ thiết bị bạn sử dụng?” .

Về câu hỏi thứ nhất, HKPhone có câu trả lời tại đây: Tại sao HKPhone lại có giá rẻ?, nhưng thực chất bài chỉ có tính tham khảo và Marketing hơn là một lời gải thích thuyết phục. Chất lượng phần cứng của HKPhone không tốt bằng các thương hiệu lớn, đó là điều hiển nhiên, nhưng nếu so với giá cả thì chất lượng phần cứng còn trên cả mong đợi. Nếu giải thích theo cách sau thì cũng quá là giọng GATO vì mọi thứ cũng mới chỉ dừng ở mức dự đoán, chi phí thực tế thì chỉ nhà sản xuất mới nắm được, nhưng chắc chắn mọi nhà sản xuất đều muốn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá thấp nhất.

Posted Image

Thống kê giá các linh kiện để sản xuất và chi phí lắp ráp của HKPhone 4S-Retinapro

Thực sự thì cá nhân tôi rất dị ứng với những bài ăn theo kiểu: “giá linh kiện thực tế và chi phí lắp ráp…”. Theo tôi,chất lượng phần cứng của HKPhone thực sư rất tốt ,nếu không xét theo kiểu căn ke từng li của “dân công nghệ” mà chỉ dùng như 75% những người sử dụng thì “không biết đến khi nào mới hỏng”. Muốn kiểm chứng điều này bạn cứ hỏi 5 khách hàng bất kì của HKPhone bạn sẽ thấy mức độ hài lòng. Bản thân tôi cũng đã được tiếp xúc với mainboard của 3 mẫu máy HKPhone và thấy rằng chất lượng mainboard này nếu chỉ để sử dụng tác vụ thông thường hoặc chỉ để chơi game free ở trên Play store thì quá mượt mà và bền.

Nhìn bề ngoài main khá “đẹp” nhưng một vấn đề là chất liệu phần cứng ở đây là gì? Chúng ta chẳng lạ lẫm gì với việc một số sảm phẩm của Trung Quốc chứa hóa chất độc hại (thậm chí cả đồ chơi trẻ em). Vậy liệu HKPhone có hoàn toàn an toàn với sức khỏe của bạn? Có thể các bạn sẽ cho tôi là quan trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ lại một thiết bị gắn bó với bạn ít nhất 8h/ngày nếu có chứa chất độc hại thì sao?

Đây là vấn đề có cơ sở tại vì HKPhone chỉ lưu hành rộng rãi ở Việt Nam, trong khi các cơ quan kiểm định của nước ta thì còn nhiều hạn chế, trong các bài giới thiệu của HKPhone cũng chỉ tập trung giới thiệu về giá cả và tính năng chứ không nói về các tiêu chuẩn. Các bạn có nhìn thấy những biểu tượng lạ ở mặt sau dưới đáy của iPhone và các sản phẩm khác nhưng liệu bạn đã nhìn thấy những biểu tượng đó trên HKPhone?

Đó là những chứng nhận kiểm định chất lượng, hàng hóa muốn lưu thông ở các nước phát triển phải thỏa mãn những tiêu chuẩn này về chất lượng, môi trường,… nhưng còn máy của HKPhone thì chỉ có tên của thương hiệu được in một cách khá sơ sài.

Posted Image

Biểu tượng của các chứng nhận mà IPhone đạt tiêu chuẩn

Còn gì nữa, HKPhone rẻ vì đó là sản phẩm copy. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến rằng HKPhone là sản phẩm vi phạm bản quyền thiết kế hoàn toàn, nhưng Huawei và ZTE cũng làm thế, và cả những hãng kém tên tuổi hơn cũng làm thế, vậy tại sao giá của HKPhone lại chênh lệch quá lớn so với những sản phẩm tương đương lưu hành ngay ở trong nội địa Trung Quốc?

Posted Image

Đến đây, tôi có thể kết luận: giá của HKPhone thực sự rất rẻ, nhưng có được giá rẻ không phải do chi phí sản xuất thấp. Nói trắng ra thì HKPhone đang chịu lỗ (chứ không phải nhà phân phối LTT). Có thể chứng minh điều này cực kì đơn giản: Nếu cứ chấp nhận tính theo bảng giá linh kiện ở trên thì mỗi máy HKPhone bán ra đều có lãi đi. Nhưng các bạn lên nhớ đó là giá bán đã đến tay người tiêu dùng, là giá mà LTT niêm yết, còn giá “gốc” họ nhập thì như nào? Và thử suy nghĩ xem một nhà máy sản xuất có thể nuôi công nhân và trang trải chi phí với từng ấy lợi nhuận?

Bây giờ, việc chấp nhận bán dưới giá thành là việc rất bình thường trên thế giới : Amazon chấp nhận chịu lỗ khi bán Kindle Fire, Google chấp nhận chịu lỗ khi bán Nexus,… Điểm chung của những công ty này là họ là những công ty cung cấp và kinh doanh nội dung, dịch vụ, họ chấp nhận lỗ để bán sản phẩm nhưng bù lại họ có thể bán được nội dung. Nhưng còn HKPhone, họ không kinh doanh nội dung hay dịch vụ. Thế thì sao họ lại phân phối cho LTT với giá thấp để LTT cũng bán ra với giá thấp?

Posted Image

Mỗi thiết bị Kindle Fire bán ra, Amazon đều chịu lỗ

Dân ta vẫn nghèo cũng vì thế, không có gì để sản xuất, có sản xuất thì cũng chẳng cạnh tranh được với hàng Trung Quốc giá rẻ. Các công ti như Việt Tiến, Nhà Bè, Nhựa Song Long đang chật vật như nào? (VD: Bạn nào tìm hiểu về dệt may đều biết chi phí làm ra 1 chiếc áo không thể rẻ hơn giá của hàng Trung Quốc được, còn chi phí vận chuyển, rõ rang Trung Quốc “lỗ”, thêm vào đó, dây chuyền sản xuất đồ may mặc của ta không phải lạc hậu nếu không muốn nói là hiện đại.).

Posted Image

Nhìn lại HKPhone, tôi cũng thấy mục tiêu như thế: Làm thị trường smartphone Việt Nam bị lệ thuộc. Nếu cái mục tiêu 70% người dân Việt sử dụng điện thoại HKPhone thì sẽ như nào? Nhưng lệ thuộc về smartphone thì có gì lo lắng, đâu phải cơm ăn, áo mặc, vả lại nước ta cũng đâu thể sản xuất smartphone mà lo lắng cho nền sản xuất nước nhà?

Posted Image

Liệu HKPhone có chứa mã độc hay các chương trình giám sát?

Bài viết của tôi không phải là một sự khẳng định, vì tôi không có đủ căn cứ để khẳng định, đó chỉ là một góc nhìn của tôi hay đúng hơn, đây chỉ là những thắc mắc và tôi rất hi vọng những hoài nghi của tôi sẽ được giải đáp trong thời gian tới. Mong là chúng ta sẽ vẫn có những sản phẩm tốt thực sự.

=================================================================

Trước đây tôi cũng nghĩ là HK phone là sản phẩm của Hồng kong và 1 cty VietNam có khả năng tài chính to lớn đã mua lại hãng DTDD này.

Nay qua bài báo trên đã cho chúng ta thấy được 1 phần sự thật về HKphone này.

Mấy bạn làm kinh doanh HKphone thật sự đã mang tính chất lừa đảo rồi , không khá được.

Hãy giỏi xây dựng doanh nghiệp như Vinamilk để vươn tầm ra thế giới.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà ngoại cảm Bích Hằng chuyển lời vua Quang Trung

Theo Phật tử Việt Nam Posted Image Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng tại Đàn cầu siêu

Cuối tháng 7 vừa qua, tại Bình Định đã diễn ra Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã cảm nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua Quang Trung, và cả Đức vua Quang Trung.

Trong những ngày cuối tháng 7, cùng với đồng bào cả nước làm lễ tri ân với những người đã ngã xuống hy sinh, những người đã sẻ chia xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hoà bình cho đất nước, tại tỉnh Bình định, một đại lễ Cầu siêu cho các liệt sỹ đã hy sinh tại nơi đây, đặc biệt, những nghĩa sỹ nhà Tây Sơn đã được diễn ra rất trang trọng, với sự góp mặt của Nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Đến Bình định, chúng tôi đến ngay khu tưởng niệm anh em nhà Tây Sơn tại Làng Gò, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, nơi có nhà thờ Tổ của Nhà Tây Sơn. Đó là một ngôi nhà thờ dòng họ giản dị năm gian như biết bao nhà thờ họ khác tại Việt với 3 ban thờ chính và 2 ban thờ nhỏ hai bên. Phía ngoài có mấy cây thị xanh tốt, chắc cũng có tuổi thọ trên trăm năm. Con đường đất nhỏ chạy ngang cửa đi vào khoảng sân rộng, xung quanh um tùm cỏ cây.

Các sư thầy tại đây đã sắp đàn lễ rất long trọng cho buổi lễ sẽ diễn ra trong hai ngày tới. Chúng tôi quỳ lạy trước bàn thờ Liệt tổ Liệt tông nhà Tây Sơn, kính mời các vị tiền hiền về dự đàn lễ cùng con cháu.

Bất ngờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cảm nhận được sự hiện diện của hai cụ thân sinh của Đức Vua Quang Trung, cô quay sang:

- Hai cụ nói rất hài lòng vì đàn lễ chuẩn bị long trọng, người đời thường nhắc đến tam kiệt Tây sơn. Nhưng thực ra các cụ có 4 người con trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc 19 tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho người con cả này. Hai cụ tiếc vì sự nghiệp nhà Tây sơn không được lâu dài.

Vua Quang Trung nói :

- Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng:

Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm Nhâm Tý)

Cho nên cũng không cần phải oán than nữa. Nhân dịp này ta cũng muốn mời nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn chơi.

Sau đó Vua Quang Trung nói: Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy.

Có người cứ hỏi ta về ngày mất, đúng là ngày cuối cùng của tháng 7, ngày 29 tháng 7, nhưng giỗ vào ngày 1/8 cũng được vì tháng 7 này là tháng thiếu, năm mất là năm Nhâm tý.

Bà thân sinh ra Hoàng đế nói rằng:

- Đàn lễ tuy đủ nhưng vẫn thiếu một thứ. Đó là một mâm trầu, được bày theo kiểu trong này, lá trầu có têm vôi. Vì trước đây, khi Ngọc Hân công chúa về làm dâu, nhà tôi cũng chưa kịp mang trầu cau ra để làm lễ hỏi, nay muốn mang trầu ra mời thông gia.

Xưa kia nhà ta cũng làm nghề buôn trầu nên trầu cau là thứ không thể thiếu được trong đàn lễ này. Ta cũng muốn có thêm một đĩa gừng cay và muối để ta dạy con cháu biết đoàn kết, bảo ban nhau..

Vua Quang Trung lại mong muốn:

- Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện.

Chỉ với vài lời dặn dò như vậy, chúng tôi đã nhận ra được mấy điều còn khiếm khuyết của việc chuẩn bị và vội chia nhau đi lo:

Anh Hà đi lo mời đoàn quan họ ở tận Bắc Ninh và đưa họ vào Bình Định, cô Hằng nhờ bên Bảo Tàng Quang Trung tiết mục trống trận và múa võ Bình Định, anh Quang lo hai mâm xôi và lợn quay để khao quân, tôi thì lo đặt thêm hoa kết theo kiểu Chàm , cổng chào hoa và ba mâm cau, các Thầy trị sự thì lo đôn đốc hơn 120 nhà Sư đến dự và hành lễ…

Sau đó chúng tôi đã được anh Thiện – Bí thư tỉnh Uỷ mời cơm và báo cáo toàn bộ công việc, Khi trở về phòng, ngã được ra giưòng thì đã gần 11 giờ đêm.

Sáng hôm sau, đàn lễ dành cho liệt tổ liệt tông nhà Tây sơn và lễ cầu siêu các liệt sỹ bắt đầu, mở màn bằng hồi trống trận hào hùng, sau đó là những màn múa võ đậm đặc chất Bình định. Những chàng trai, cô gái Bình định múa gậy, múa đao…. từng tràng vỗ tay nổi lên như sấm khi được thưởng thức hơn một tiếng biểu diễn võ thuật tràn đầy hào khí Tây Sơn. Rồi phần lễ tụng của các tăng ni phật tử.

Buổi chiều, đoàn Quan họ vào đến nơi, các diễn viên nói: bị huy động đi mà không biết là đi đâu, ra sân bay mới biết là đi Bình Định. Nói vậy thôi, nhưng các liền anh liền chị đều đã cháy hết mình với các điệu hát quê mình. Người dân Bình Định ngồi chật cứng để xem các tiết mục văn nghê đặc biệt này.

Chiều nay, đoàn của chị Loan Hà nội đã mang vào góp lễ thêm bao nhiêu hoa quả, bánh trái sẳn vật xứ Kinh bắc, vàng mã chất cao… Cũng may, tôi đã mang vào theo hai thùng gíây to đựng tiền vàng, hương trầm, quần áo bộ đội, các vật dụng mà bộ đội ta khi xưa rất thích như; điếu cày, thuốc lào, tam cúc, tú lơ khơ, tổ tôm… góp phần cho lễ vật thêm phong phú. Gạo khao quân đổ đầy các mâm…

Lễ cúng dược sư bắt đầu vào 1.30 sáng , chúng tôi cùng các sư thầy khấn chữa chạy các vết thương cho những người chết ở nơi trận mạc, những người bị đau đớn vì bệnh tật…

Đã chuyển sang rạng sáng ngày 27/7, ngồi quỳ lạy đọc kinh mà nước mắt rơi lã chã, nghĩ đến những máu xương của cha ông đã đổ xuống trên mảnh đất Việt nam để có ngày hôm nay, nghĩ đến những vết thương đang hành hạ các bạn tôi, những người đã tham gia tại các chiến trường ác liệt năm xưa, Các sư làm lễ cũng không ngừng đưa vạt áo lau nước mắt, tôi tin chắc trong số họ, ai cũng có người thân bị chết trận, bị thương tật trong chiến tranh, có người đã là trẻ mồ côi nương nhờ cửa Phật …đặc biệt ở khúc ruột miền Trung này. Nghĩ đến sự tàn khốc của số phận các quân sỹ Tây sơn: người bị truy sát, người bị quật mộ, người bị voi dày, người bị mạng thủ cấp giam trong ngục tối.. biết bao chua sót và bi ai của một thời oanh liệt…

Chúng tôi chỉ mong sao phần nào xoa dịu được các vết thương, những nỗi đau tan nát da thịt, những sân si, thù hận.. để dân Việt được yên vui trong thái bình vững bền.

Buổi lễ cầu siêu kéo dài đến chiều và kết thúc bằng một trận mưa to khủng khiếp, sau đó chúng tôi có sang đền Đô Đốc Bùi Thị Xuân cách đó chừng một km. Nơi đây vẫn hoàn toàn yên tĩnh chỉ lất phất vài hạt mưa bay không đủ ướt áo. Có lẽ các quân sỹ đều đã tập hợp tại đàn lễ hò reo và chứng đàn, chắc Đô Đốc cũng đẫ sang đó cùng các tướng sỹ rồi.

Đây là lần đầu tiên, một lễ cầu siêu hoành tráng dành cho quân sỹ nhà Tây sơn được tổ chức ngay tại mảnh đất địa linh đã sinh ra vị Hoàng Đế bách chiến bách thắng Quang Trung - người anh hùng của dân tộc Việt nam.

Lá cờ Đào năm xưa nay lại được kéo lên trên đỉnh cột với hình mặt trời vàng ở giữa bay phần phật, Hào khí Tây sơn lại một lần nữa được khơi dậy trong lòng người dân nơi đây.

Chùm ảnh cầu siêu (Phật giáo Bình Định):

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

=========================================================================

Không biết Phật giáo nghĩ gì?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/xa-hoi/ai-xot-thuong-cho-6-thi-the-bac-menh-troi-song-2903892.html

Thứ sáu, 1/11/2013 10:23 GMT+7

Ai xót thương cho 6 thi thể bạc mệnh trôi sông?

6 nạn nhân này đang nhanh chóng bị quên lãng, thậm chí có người tỏ ra thất vọng vì đó không phải thi thể của chị Huyền.

Hơn 10 ngày qua, cả xã hội sôi sục với việc đi tìm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ thủ tiêu xác của thẩm mỹ viện Cát Tường. Thi thể của chị Huyền thì vẫn chưa thấy đâu tuy nhiên đã có 6 cái xác khác bị nghi là của chị.

Cùng trên sông Hồng, cùng trong một địa bàn tìm kiếm, cùng là những người không may mắn, nhưng sự đối xử của xã hội với họ lại không như nhau.

Posted Image

Hàng nghìn người đứng xem tìm kiếm thi thể chị Huyền

Trong số 6 thi thể tìm được đó, có một đôi vợ chồng trung niên chết cùng nhau trong khi tay vẫn trong tay, một nam thanh niên đã làm rõ được danh tính, còn lại 3 người vẫn thuộc diện vô danh, tức là không có người thân đến nhận xác.

Có những người xung quanh vô cảm bởi cái xác đó bởi vì không phải là điều mà họ đang mong đợi. Có vẻ mọi người cũng không ai chú ý đến những nhân vật phụ này lắm.

Biết đâu trong số các thi thể trôi sông kia, cũng là hậu quả của một vụ án dã man như của chị Huyền?

Chưa có tổ chức nào thống kê được số nạn nhân tử vong trên sông Hồng hàng năm là bao nhiêu? Tuy cùng là những người chết trên con sông này nhưng chị Huyền vẫn "hơn" họ khi chị có được một cuộc tìm kiếm quy mô, được cả xã hội quan tâm.

Còn những người khác có khi cứ chìm dần vào dòng sông mà không có manh mối nào, nếu có nổi thì họ cũng chỉ được chôn cất tạm ở những xóm làng ven sông. Không có gì đau đớn hơn việc nằm xuống ở một vùng đất xa lạ giữa những con người xa lạ.

Trên các bờ biển có những khu mộ gió, cho những người ra đi mà không bao giờ trở về, mộ có tên, có tuổi nhưng lại không có cốt. Còn ven sông Hồng thì không biết có bao nhiêu những ngôi mộ vô thừa nhận, có cốt nhưng không có tên tuổi, quê hương.

Ai rơi nước mắt? Ai đốt nhang cho 6 thi thể kia, vì sao họ đã phải chết thương tâm như vậy? Và còn bao nhiêu thân phận đau thương nữa trên sông Hồng đỏ ngầu phù sa kia chưa được tìm thấy xác?

Nhiều người cho rằng cuộc sống không bao giờ công bằng. Đúng là cuộc sống không thể và không bao giờ công bằng. Có người đã phải chấp nhận sự bất công đó trong cuộc đời để tin về sự công bằng ở thế giới bên kia. Nhưng qua vụ việc này mới thấy chết rồi cũng vẫn có sự phân biệt, chứ cũng không công bằng lắm đâu.

Nhiều người trong chúng ta đang quên đi nỗi đau của người khác mà chỉ chăm chăm đến mục đích của mình. Chúng ta đang lo lắng cho con người, lo lắng đến các giá trị của xã hội hay chúng ta chỉ đang thỏa mãn sự tò mò những câu chuyện giật gân thôi?

>> Xem thêm: Đi tìm xác chị Huyền, bắt gặp 6 thi thể "vô danh".

Hoàng Long

Ý kiến bạn đọc:

Anh nói đúng "Chúng ta đang lo lắng cho con người, lo lắng đến các giá trị của xã hội hay chúng ta chỉ đang thỏa mãn sự tò mò những câu chuyện giật gân thôi?"

cat vinh hung - 18 phút trước bài viết hay về tình người

dang thang Le - 21 phút trước

Cầu mong mau tìm thấy thi thể chị Huyền..

Tommy - 16 phút trước

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bầu show vạch trần chuyện đổi chác tình tiền showbiz

Share627 Posted Image Ảnh (Ngoisao.vn): Bầu sô Phúc Nguyễn

Bầu show từng đưa nhiều hoa hậu, á hậu và các nam người mẫu lên vị trí cao ở các cuộc thi nhan sắc Phúc Nguyễn đã thẳng thắn vạch trần sự đổi chác tình tiền và bạc bẽo trong giới chân dài.

Người mẫu vừa đánh trống vừa la làng

- Trên trang cá nhân, anh tỏ ra rất bức xúc trước những thông tin báo chí viết về đại gia và người mẫu nam?

- Tôi đã và đang làm quản lý cho nhiều người mẫu nam, tiếp cận rõ chuyện hậu trường nên khi đọc những bài báo phiến diện, tôi cảm thấy rất buồn cười. Các em người mẫu đều đã lớn hơn 18 tuổi, đủ trưởng thành để suy nghĩ chín chắn và biết công việc của mình là gì. Các em suy nghĩ, toan tính và chủ động làm những công việc đó, không phải nai tơ. Bản thân giống như một món hàng ngoài chợ, đâu thể ép khách tới mua. Việc các em tố bầu show và đại gia dụ dỗ và “giăng bẫy” mình giống như các em vừa đánh trống vừa la làng.

- Ý anh là chính các mẫu nam chấp nhận đánh đổi để lấy tiền và tiếng?

- Khi một người mẫu nam tìm đến với Phúc Nguyễn, tôi sẽ hỏi cậu ta lần lượt những câu: “Bạn đã biết về hậu quả con đường mà bạn đang chọn chưa?”, “Bạn có chấp nhận được nó không?”. Nếu cậu ta không chấp nhận, tôi sẽ khuyên dừng lại. Nếu cậu ta chấp nhận, tôi sẽ tiếp tục bàn về mối quan hệ giữa chúng tôi.

- Đó là mối quan hệ như thế nào?

- Có ba trường hợp xảy ra: thứ nhất, nếu như cậu ta có tiền, hãy mang đến cho tôi và muốn gì cũng được, xuất hiện trên bao nhiêu tờ báo, muốn thi siêu mẫu... tôi sẽ lo hết. Thứ hai, nếu không có tiền sẽ là quan hệ tình cảm. Bản thân cậu ta tự tìm đến tôi, dĩ nhiên đã hiểu tôi thuộc giới nào rồi. Mối quan hệ thứ ba là tôi sẽ bỏ tiền ra, “mua đứt” sự tự do. Khi đó, cậu ta phải ký hợp đồng và nghe theo mọi sự sắp đặt của tôi trong công việc.

- Những người mẫu nam dưới trướng của anh chọn lựa ra sao?

- Khi đặt ra các mối quan hệ, tôi chỉ muốn biết các bạn chịu chơi tới đâu và suy nghĩ thế nào về cuộc chơi này. Nếu một người mẫu nam đồng ý đánh đổi, tôi cũng không lên giường với cậu ta.

Với Mạnh Hiệp, cậu ấy đồng ý vì hiểu rõ đến với tôi sẽ được - mất gì. Còn Hữu Long, sau khi nghe những câu hỏi của tôi, cậu ấy chần chừ một xíu rồi trả lời: “Em không trao đổi tình cảm được”. Tôi cảm thấy rất buồn cười và hỏi lại: “Em hãy nói thật suy nghĩ chứ đừng màu mè. Em đã đến đây vì biết rõ con người, giới tính của anh, nếu không chấp nhận trao đổi đến làm gì? Anh cho em cơ hội trả lời lại, nếu không, em cứ bước ra đi về”.

- Quyết định cuối cùng của Hữu Long?

- Hữu Long đồng ý, nhưng tôi không lấy sự trao đổi của cậu ấy. Đến gần ngày thi siêu mẫu, cậu ấy vẫn cứ ỡm ờ nên tôi mới hỏi lại, cuối cùng cậu ấy chọn cách thứ ba của tôi.

- Chấp nhận đánh đổi để lấy danh tiếng, nhưng hiện cả Hữu Long, Mạnh Hiệp đều rời bỏ Phúc Nguyễn và hoạt động độc lập?

- Giá trị lợi dụng của Phúc Nguyễn là khi các em chưa có giải, chưa được showbiz biết đến. Như khi đào tạo Hoàng My, tôi nghĩ hợp đồng chỉ là tờ giấy. Nếu hai người làm việc không hợp cũng chẳng được gì, nên những người mẫu trước My, tôi không ký một hợp đồng nào.

Sau vụ lùm xùm với Hoàng My, tôi phải ký kết để mọi thứ trở nên chặt chẽ. Đến Hữu Long và Mạnh Hiệp, bây giờ tôi nghĩ không thể nào xài được hợp đồng. Ở showbiz Việt, hợp đồng quản lý nghệ sĩ thường vô giá trị.

Trong khi hợp đồng độc quyền 5 năm giữa tôi với Mạnh Hiệp vẫn còn hiệu lực, Đ.M.C. tuyên bố “Mạnh Hiệp sẽ là Lê Thúy thứ 2” hay V.K.T. cũng khẳng định, Mạnh Hiệp là người mẫu của Venus. Công sức, tiền bạc tôi bỏ ra đầu tư cho người mẫu, giờ người khác tự nhiên ngồi hưởng thụ.

- Không phải vì Phúc Nguyễn đã “xài” xong?

- Các em “xài” Phúc Nguyễn chứ không phải Phúc Nguyễn “xài” các em. Hữu Long ký hợp đồng với tôi 8 năm, nhưng khi có được chút tiếng tăm, em ấy sẵn sàng phủi tay. Trên thực tế, hợp đồng giữa tôi và Hữu Long, Mạnh Hiệp vẫn còn. Cầm hai tờ hợp đồng trong tay nhưng tôi lên tiếng thì có ai tin?

Mọi người thường có cái nhìn phiến diện về các ông bầu. Kiện tụng chỉ làm các em càng nổi tiếng hơn, rốt cuộc tôi chọn phương án ngậm bồ hòn làm ngọt. Qua mỗi lần như thế, tôi càng hiểu rõ hơn mặt trái của showbiz.

- Phúc Nguyễn tường tận showbiz quá nên những người mẫu vào tay anh đều trở nên nổi tiếng?

- Tôi tự hào khi tất cả người do mình đào tạo đều lọt vào top 3 ở các cuộc thi nhan sắc. Với tôi, thủ đoạn được chia làm nhiều loại. Chơi xấu cũng là thủ đoạn, gây sự chú ý cũng là thủ đoạn. Tôi không nói mình thánh thiện nên chấp nhận dùng cả hai cách đó. Trong một cuộc thi, mọi người đều dùng thủ đoạn, riêng mình cứ “ăn chay” có được gì đâu? Đã bước chân vào giới này, bắt buộc mình phải thủ đoạn. Nhập gia tùy tục thôi.

Posted Image

Chính người mẫu “bẫy” đại gia

- Anh lấy lại được bao nhiêu lợi nhuận từ số tiền đầu tư lăng xê người mẫu?

- Nói ra không ai tin, nhưng từ xưa tới giờ tôi chưa lấy đồng nào của người mẫu. Năm 24 tuổi, tôi tham gia cuộc thi tìm kiếm nhà tạo mẫu tóc. Đó là cuộc thi đầu tiên trong đời tôi. Từ một người không có gì, đời sống vật chất cho tới tinh thần đều là số 0 nhưng may mắn tôi lại đoạt giải nhất. Tôi vô cùng thích cảm giác vinh quang. Bản thân là người háo thắng nên sau này khi gặp bạn người mẫu nào có tâm lý muốn chinh phục thử thách giống mình ngày xưa, tôi đều nhiệt tình giúp đỡ. Tôi thích cảm giác biến một con cóc trở thành thiên nga.

Nói Phúc Nguyễn là gay, mê trai thì có, nhưng không vì vậy tôi ưu ái đầu tư cho người mẫu nam, bởi số lượng học trò nữ của tôi còn đông hơn nhiều. Tôi làm vì sở thích, đam mê. Nếu một người mẫu nào chứng minh được Phúc Nguyễn từng lấy một đồng nào của họ, bao nhiêu trách nhiệm tôi sẽ nhận hết.

Posted Image

Ngọc Tình.

- Đầu tư tiền của, công sức vào người mẫu mà không ăn chia thu nhập với họ sao?

- Tôi không ăn chia. Ai gọi show sẽ trực tiếp thanh toán với người đó, tôi không nhận và giữ tiền. Thật ra, các em có show cũng chỉ là đồng ra đồng vào. Nhiều khi đoạt giải vàng nhưng đi diễn chỉ 500.000 đồng, cao hơn cũng được 2-3 triệu đồng mà tôi còn lấy tiền của các em thì tội quá.

- Không lấy tiền, anh sẽ được gì?

- Nếu nói được tình, tôi mới chỉ lấy được của hai người là Trương Thị May và Ngọc Tình. Trương Thị May là một người tiến rất xa trong showbiz nhưng không bị vấy bẩn. Từ trước thế nào, bây giờ cô ấy vẫn vậy, không thay đổi. Những dịp sinh nhật tôi hay Trung thu, May và mẹ vẫn đi xe ôm tới chúc mừng. Với Ngọc Tình, dù đăng quang mấy năm, có tiếng tăm thế nào, tính em ấy vẫn thế.

- Còn về điều kiện thứ hai anh từng thỏa thuận với các người mẫu?

- Về tình cảm, Vũ Mạnh Hiệp chấp nhận trao đổi khi đến với tôi, nhưng rốt cuộc tôi cũng không lấy. Trong suy nghĩ của tôi, tình dục cũng chỉ là một đêm trên giường. Nếu chỉ vì một đêm đó mà đánh mất đi sự tôn trọng, tâm huyết, công sức của tôi dành cho người mẫu thật sự không đáng. Chuyện đó bây giờ rẻ vô cùng. Chỉ cần 500.000 đồng cũng kiếm được đàn ông phục vụ mình. Nhiều hơn, có mác người mẫu giá chừng 1-5 triệu đồng hay quá lắm chỉ 1.000 USD.

Tôi đưa ra điều kiện chỉ để thử phản ứng của các em, qua đó hiểu được người mẫu ấy có chịu chơi không, có dám sống với tham vọng của mình không?

Posted Image

Ngọc Tình (giữa) giãi bày: “Tôi và Hữu Long muốn có bạn gái, Mạnh Hiệp

có kế hoạch riêng về sự nghiệp, không theo định hướng công ty

nên mỗi người có sự lựa chọn để bước tiếp”.

- Nếu không định lấy sự đánh đổi đó, anh đưa ra điều kiện làm gì?

- Ví dụ thế này, khi còn nhỏ, bố mẹ muốn cho mình cái gì thường thử thách xem mình có vượt qua lòng tham được không. Nếu vượt qua được, họ sẽ ưu ái dành cho mình một phần thưởng cao hơn. Người nào dám nói, dám làm mới có thể thành công.

Tôi có vị trí, quyền lực thế nào để các bạn mới tìm đến tôi. Vì vậy, tôi có quyền đặt ra điều kiện. Nếu có chuyện trao đổi cũng là bình thường. Chính các bạn tính toán khi tìm đến bầu show và đại gia. Đại gia giàu hơn những gì bạn thấy và khôn hơn sự tưởng tượng của bạn. Họ thống trị đồng tiền và khi đã bước chân vào, bạn phải chấp nhận cuộc chơi với cái giá họ muốn.

- Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn?

- Điển hình như khi bạn muốn đi thi quốc tế thì phải có tiền. Các bạn hiểu người nào có thể cho các bạn tiền mới chủ động liên lạc để nhờ giúp đỡ. Muốn người ta cho cái gì, mình cũng phải đáp ứng lại những yêu cầu của người ta. Việc đó có phải là mua bán không? Các bạn “giăng bẫy” người ta nhưng xong việc lại hét lên người ta sàm sỡ, bắt ép này nọ... Chính người mẫu đi “săn” đại gia để phục vụ cho tham vọng của mình nên các bạn tự nhận mình bị lừa buồn cười lắm.

Showbiz Việt đang “lũng đoạn”. Để nó tới mức này trách ai? Trước tiên đừng trách những hoa hậu, á hậu, người mẫu này kia mà trách những người như Phúc Nguyễn, V.K.T., Đ.M.C...

- Tại sao vậy?

- Vì những người dày dặn kinh nghiệm trong nghề mới biết dạy dỗ và hướng các em tới sự lũng đoạn đó. Cách đây vài hôm, một công ty gọi điện mời Mạnh Hiệp diễn chương trình thời trang, cậu ấy đồng ý, nhưng khi biết phải mặc đồ của nhà thiết kế C.T. lại không chịu diễn nữa. Lý do vì cậu ấy đang là người mẫu độc quyền của Đ.M.C. Vậy là tôi bị mắng vốn. Tôi thấy vừa buồn cười, vừa chua chát. Người ta muốn cướp đoạt công sức của tôi. Cả tôi và Đ.M.C. đều đủ biết mình phải sống như thế nào sao cho có đầu, có đuôi. Đi lên bằng cách nào sẽ có hậu quả như thế.

- Anh có hối hận vì đã mang tới cho họ tiếng tăm để bây giờ nhận quả đắng?

- Đồng ý, lỗi là do mình. Biến một con cóc thành thiên nga, con thiên nga đó vẫn có cái đầu của con cóc.

Theo Mốt & Cuộc sống

==============================================================

Xem bài này trên Mốt & Cuộc sống thấy cái thế giới Showbiz thật trần trụi, một bức tranh màu đen, không có gì tốt lành cho cả người mẫu nam lẫn người mẫu nữ.

Tôi nghĩ là rằng anh bạn bầu sô Phúc Nguyễn khá thẳng thắn khi nói vào vấn đề và có lẽ chưa nói hết mọi chuyện.

Thích nhất câu cuối: "Biến một con cóc thành thiên nga, con thiên nga đó vẫn có cái đầu của con cóc"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: đa số án oan do bức cung

17/11/2013 09:00 (GMT + 7)

TT - Năm 2005, xã hội Trung Quốc chấn động khi tòa án tuyên bố đã xử tử nhầm một người vô tội trong vụ án cưỡng hiếp, giết người ở tỉnh Hà Bắc. Vụ án khơi dậy một cuộc tranh luận gay gắt về quyền của nghi phạm trước, trong và sau khi bị xét xử.

Posted Image

Chánh án Tòa án cao cấp tỉnh Hà Nam cúi đầu xin lỗi ông Triệu Tác Hải (trái) - Ảnh: CFP

Ông Nhiếp Thụ Bân bị cảnh sát bắt giữ vì tội cưỡng hiếp, giết người và bị đưa đi xử bắn vào năm 1995. Mười năm sau, một người khác thú nhận là hung thủ thật sự trong vụ án này.

Mẹ của ông Nhiếp cho biết con trai bà nhiều lần bị bức cung và cuối cùng phải nhận tội giết người. Vụ án làm bùng lên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận và trở thành vết nhơ không thể gột rửa trong ngành tư pháp Trung Quốc.

Nhận tội do bị bức cung

“Nếu người tôi “giết” trở về, chuyện các ông tra tấn tôi sẽ phải xử lý thế nào?” - ông Triệu Tác Hải, nghi phạm trong vụ án giết và chặt đầu người hàng xóm, hỏi một cách căm phẫn sau khi bị áp giải lên xe phạm nhân. Tuy nhiên, mãi đến 11 năm sau đó, cơ quan công quyền mới phải trả lời câu hỏi này.

Theo Tân Hoa xã, năm 1999 cảnh sát thành phố Thương Khẩu, tỉnh Hà Nam bất thình lình ập vào nhà ông Triệu Tác Hải sau khi phát hiện một xác chết không đầu nghi ngờ là người hàng xóm (đã mất tích) của ông Triệu. Vốn có mâu thuẫn lâu ngày với người mất tích, ông Triệu trở thành nghi phạm số 1.

Chín lần khai nhận tội nhưng lại nhiều lần kêu oan, năm 2002 ông Triệu bị kết án tử hình treo (hình phạt thường được giảm xuống thành tù chung thân). Năm 2010, tám năm sau ngày bị kết án, ông Triệu được minh oan khi “nạn nhân” bất thình lình trở về.

Để có được lời khai nhận tội giết người của ông Triệu, đội cảnh sát hình sự đã dùng nhiều hình thức bức cung. Trong phiên tòa xử tổ điều tra vụ án Triệu Tác Hải, các cảnh sát khai nhận đã chia ca để thẩm vấn nghi phạm trong 33 ngày liên tiếp.

Ông Triệu bị tra tấn, đánh đập, bỏ đói. “Trong đội chúng tôi có ba tổ thay phiên nhau tra hỏi, không khi nào gián đoạn, Triệu Tác Hải vì thế chẳng thể nào nghỉ ngơi” - báo Thành Đô Buổi Chiều dẫn lại lời thú nhận của một cảnh sát.

Năm cảnh sát hình sự lãnh án từ 1-2 năm tù. Lời xin lỗi công khai và khoản tiền bồi thường 170.000 nhân dân tệ (gần 590 triệu đồng) cho ông Triệu chẳng thể nào bù đắp được khoảng thời gian hơn 10 năm sống trong oan khuất cùng những mất mát không đong đếm được của ông.

Báo South Reviews dẫn lời giáo sư Trần Vĩnh Sinh, Học viện pháp luật, ĐH Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc là một trong những nước có tỉ lệ phá án hình sự cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, căn bệnh thành tích này cũng là nguyên do của nhiều vụ án oan. Trong hơn 20 vụ án oan mà giáo sư Trần nghiên cứu, không một vụ nào không dính đến chuyện bức cung.

Trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ bức cung nổi tiếng đối với ông Ngô Hạc Sinh. Qua 71 lần tra tấn bức cung, tòa chỉ dựa vào một lần thú tội duy nhất để kết án.

Sau tám năm ngồi tù oan, ông Ngô kể lại chuyện bị cảnh sát điều tra bức cung mà không nén được sự căm phẫn. “Nhân viên điều tra không ngừng đánh mắng, tát tai và ép tôi nhận tội. Khi tôi quyết không nghe, họ tiếp tục đánh đập cho đến khi tôi thú nhận đã giết người” - ông Ngô ràn rụa nước mắt.

Quyền im lặng và cơ chế rửa oan

Theo giáo sư Trần Vĩnh Sinh, đa số các vụ án oan đều không phải do tòa án tự phát hiện cái sai mà do xuất hiện tình tiết mới như nghi phạm ra đầu thú hoặc nghi phạm bị bắt sau đó khai nhận. Từ đó dấy lên cuộc tranh luận về nhu cầu thừa nhận quyền im lặng của người bị tình nghi và việc thiết lập các cơ chế phát hiện oan sai.

Quyền im lặng được hiểu là quyền không bình luận hoặc trả lời của nghi phạm, bị cáo trước các câu hỏi thẩm vấn của cảnh sát hoặc khi ra trước tòa. Để bảo vệ quyền lợi của nghi phạm, bị cáo, quyền giữ im lặng được quy định trong luật pháp nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Czech, Canada... Tại Mỹ, quyền giữ im lặng được thể hiện bằng cảnh báo Miranda (quyền Miranda).

Để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ án oan, nhiều nước trên thế giới đã thiết lập cơ chế “sửa sai”. Năm 1997, nước Anh thành lập hội đồng xem xét các vụ oan sai. Hội đồng này là một cơ cấu độc lập với cơ quan hành chính và tư pháp, quy tụ hơn 100 luật sư, học giả và người dân. Mỗi năm, hội đồng này xem xét lại hơn 1.000 vụ án, phát hiện gần 100 vụ án oan sai, giúp nhiều người vô tội thoát khỏi lao tù.

Tại Mỹ, tổ chức xã hội “Dự án giải oan” (Innocence Project) do các giáo sư luật học và luật sư thành lập đem đến nhiều cơ hội cho người bị oan. Cho đến nay, chương trình này đã đem lại công lý cho hơn 300 người bị kết án oan, trong đó có 18 người được giải oan lúc đang chờ thi hành án tử hình.

Quyền Miranda

Quyền Miranda được Tòa án tối cao Hoa Kỳ xác lập năm 1966 bằng một phán quyết trong vụ án ông Miranda kiện bang Arizona.

Năm 1963, Ernesto Miranda bị bắt giữ vì tội bắt cóc và cưỡng dâm. Do không được thông báo rằng có thể im lặng và mời luật sư đại diện cho mình, Miranda đã nhận tội. Tại Tòa án bang Arizona, các công tố viên dẫn lời nhận tội của Miranda làm bằng chứng chống lại ông. Phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ lật ngược bản án của Tòa án bang Arizona và cho rằng Miranda không phạm tội cưỡng dâm, vì những lời khai nhận của ông này được thực hiện khi ông không ý thức đầy đủ về quyền của mình.

Theo Tòa án tối cao Mỹ, trước khi thẩm vấn, cảnh sát phải thông báo cho nghi phạm hình sự như sau: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư”.

Nếu cảnh sát không thông báo cho nghi phạm về các quyền nói trên, tất cả lời khai của nghi phạm sẽ không được dùng làm bằng chứng tại tòa.

ĐÔNG PHƯƠNG

===================

Suy ngẫm của Lão Gàn:

Không bao giờ coi lời khai của bị can là bằng chứng tại tòa - nếu những lời khai đó không có sự liên hệ hợp lý với những chứng cứ liên quan.

Nên xem xét lại cái gọi là "quyền im lặng"; nếu không kẻ gian sẽ thoát tội. Chỉ được im lặng trong điều kiện nào và phải trả lời; hoặc tìm người trả lời thay trong điều kiện nào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay