Thiên Sứ

Lời Tiên Tri 2012

1.430 bài viết trong chủ đề này

TƯ LIỆU THAM KHẢO

'Mỹ có thể hủy diệt toàn bộ chương trình hạt nhân của Iran'

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :3:09 PM, 09/01/2012

Đòn tấn công quân sự của Mỹ có khả năng hủy diệt toàn bộ chương trình hạt nhân của Iran, Tướng Martin Dempsey đứng đầu Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tuyên bố.

>> Khi nào Iran có bom nguyên tử?

"Đòn tấn công quân sự của Mỹ có thể quét sạch chương trình hạt nhân của Iran khỏi mặt đất. Tôi muốn ban lãnh đạo nước Cộng hòa Hồi giáo hiểu được điều đó”, viên tướng Mỹ tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của hãng truyền hình CBS.

Trong bài phát biểu của mình, Tướng Dempsey cũng bình luận về tình hình hiện nay ở eo biển Hormuz.

Posted Image

Tướng Mỹ đe dọa hủy diệt toàn bộ chương trình hạt nhân của Iran. Ảnh: ScrapeTV.

Theo quan điểm của ông, nếu Tehran quyết định dùng biện pháp quân sự, thì họ có thể chặn eo biển trong khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy Mỹ "sẽ có thể giải quyết nhiệm vụ này", Tướng Dempsey nhấn mạnh.

Theo RUVR

=========================

Cái này nói rồi! Nếu đánh nhau thì chỉ trong vòng một giờ hơn kém 15 phút theo đồng hồ Tây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Iran bắt đầu các hoạt động hạt nhân trong hầm ngầm

Vietnamnet.vn

Cập nhật 09/01/2012 11:06:25 AM (GMT+7)

Iran đã bắt đầu làm giàu uranium tại một cơ sở ngầm mới, có khả năng trụ vững trước các cuộc không kích có thể xảy ra, một tờ báo theo đường lối cứng rắn hàng đầu của Iran hôm 8/1 đưa tin.

Iran liên tiếp tập trận

Iran đe dọa Mỹ

Clip Iran phóng tên lửa đất đối hạm

Iran công bố "đột phá" về hạt nhân

Posted Image

Bên ngoài một cơ sở hạt nhân của Iran

Tuyên bố trên lại một lần nữa thể hiện sự thách thức của Iran trước sức ép của phương Tây trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này.

Theo nhật báo Kayhan, hoạt động hạt nhân tại một cơ sở như boongke ở nam Tehran là khá nhỏ so với cơ sở làm giàu uranium chính của Iran. Tuy nhiên, các máy li tâm tại các phòng thí nghiệm ngầm được coi là khá hữu hiệu và được che chắn khỏi các cuộc do thám trên không cũng như các cuộc không kích.

Làm giàu uranium hiện là tâm điểm bế tắc của cuộc tranh cãi về chương trình hạt nhân Iran. Mỹ và các đồng minh của nước này lo ngại Iran có thể dùng các cơ sở làm giàu uranium để tạo ra vật liệu hạt nhân cấp cao cho đầu đạn.

Iran, tuyên bố chỉ muốn có lò phản ứng hạt nhân để dùng vào mục đích năng lượng và nghiên cứu, đã tăng cường đe dọa và ra oai về quân sự để chống lại sức ép đang ngày càng mạnh lên, gồm cả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào ngân hàng trung ương Iran để gây khó khăn cho việc bán dầu của Iran.

Một chỉ huy cấp cao của lực lượng vệ binh cách mạng Iran nói, giới lãnh đạo ở Tehran đã quyết định ra lệnh đóng cửa eo Hormuz, tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng, nếu việc xuất khẩu dầu của nước này bị chặn lại. Lực lượng bộ binh thuộc Vệ binh cách mạng Iran đã bắt đầu tập trận ở phía đông nước này, trong động thái dường như để tỏ rõ quyết tâm chống lại quân Mỹ ở phía bên kia biên giới - là Afghanistan.

Quan chức Iran cũng đưa ra những đe dọa tương tự, song đây là tuyên bố mạnh nhất từ trước tới nay của một chỉ huy an ninh Iran. "Chính quyền tối cao khẳng định rằng nếu kẻ thù ngăn chặn chúng ta xuất khẩu dầu, chúng ta sẽ không cho phép một giọt dầu nào đi qua eo Hormuz. Đó là chiến lược của nước Cộng hòa Hồi giáo trong việc chống lại những mối đe dọa", báo Khorasan trích lời phó chỉ huy lực lượng vệ binh cách mạng Ali Ashraf Nouri tuyên bố.

Những tuyên bố mới nhất của Iran chắc chắn sẽ khiến căng thẳng giữa Iran với Mỹ và các đồng minh của Mỹ gia tăng.

Posted Image

Theo nhật báo Kayhan - tờ báo có quan hệ gần gũi với các giáo sĩ cầm quyền Iran cho biết, Tehran đã bắt đầu đưa khí uranium vào các máy quay li tâm tinh vi ở căn cứ Fordo, gần thành phố linh thiêng Qom. Quản lý tờ Kayhan là một đại diện của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, người có tiếng nói quyết định cuối cùng trong mọi vấn đề nhà nước quan trọng.

Phụ trách hạt nhân Iran là Fereidoun Abbasi hôm 7/1 nói, Iran sẽ "sớm" làm giàu uranium ở Fordo. Tuy nhiên, hiện chưa thể biết hai thông báo này có phải là cùng nội dung không. Iran từng tuyên bố, các hoạt động làm giàu uranium ở mức cao, lên tới gần 20%, sẽ được tiến hành ở Fordo. Phương Tây đặc biệt lo lắng về điều này vì uranium được làm giàu ở mức 20% có thể dễ dàng chuyển đổi để phù hợp cho đầu đạn hơn là uranium chỉ làm giàu ở mức 3,5%.

Iran có một cơ sở làm giàu uranium chính, đặt tại Natanz, miền trung Iran, với gần 8.000 máy li tâm đang hoạt động. Tehran bắt đầu làm giàu uranium ở Natanz vào năm 2006.

Được xây dựng gần một khu liên hợp quân sự, Fordo đã từ lâu được giữ bí mật và Iran chỉ mới thừa nhận sự tồn tại của nó sau khi bị tình báo phương Tây phát hiện vào tháng 9/2009. Cơ sở này là một hầm ngầm vững chắc, được bảo vệ bằng các dàn tên lửa phòng không và lực lượng vệ binh cách mạng. Nó nằm cách Qom - trung tâm đầu não tôn giáo của hệ thống cầm quyền ở Iran, 32km về phía bắc

Hoài Linh (Theo AP, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ vạch lằn ranh đỏ cho Iran

Thứ Ba, 10/01/2012, 07:23 (GMT+7)

TT - Các biện pháp cấm vận của Mỹ và châu Âu dường như không hiệu quả đối với Iran. Chính quyền Tehran vẫn tỏ thái độ thách thức trước mọi lời đe dọa.

Posted Image

Tàu HMS Daring, tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Anh, trên đường đến vùng Vịnh để đảm bảo giao thông tại eo biển Hormuz - Ảnh: AFP

Hãng thông tấn Iran FARS ngày 9-1 đưa tin Tòa án Tehran đã kết án tử hình đối với Amir Mirzai Hekmati, 28 tuổi, cựu thủy quân lục chiến Mỹ, vì tội “hợp tác với một quốc gia thù địch và làm gián điệp cho Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA)”. Hekmati mang hai quốc tịch Mỹ - Iran do sinh tại Mỹ và là con một gia đình nhập cư gốc Iran.

Vào giữa tháng 12-2011, truyền hình Iran chiếu cảnh Hekmati thừa nhận mình có “nhiệm vụ” xâm nhập Bộ Tình báo Iran theo yêu cầu của CIA. Chính phủ Mỹ tuyên bố chính quyền Tehran đã vu khống Hekmati. Gia đình Hekmati ở Mỹ cũng khẳng định anh chỉ đến Iran để thăm ông bà.

Sự kiện này nằm trong một chuỗi diễn biến đang làm căng thẳng thêm cuộc xung đột giữa Washington và Iran, do áp lực của phương Tây đang tăng lên nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình.

Cơ sở hạt nhân trong lòng núi

"Mỹ sẽ không thể thống trị thế giới. Người dân Mỹ Latin sẽ không chịu quỳ gối"

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố trước cuộc gặp với Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad

Trước đó, các quan chức Iran tuyên bố Tehran “sắp” vận hành cơ sở làm giàu uranium thứ hai là nhà máy Fordow gần thành phố thiêng Qum. “Cơ sở Fordow sẽ sớm mở cửa và đi vào hoạt động” - Hãng thông tấn Mehr dẫn lời giám đốc Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (IAEO) Fereydoon Abbasi cho biết. Trong khi đó, như báo Iran Kayhan đưa tin, hoạt động làm giàu uranium đã bắt đầu ở Fordow. Các quan chức Mỹ và châu Âu khẳng định nhà máy này có thể chứa tối đa 3.000 máy ly tâm. Nó không đủ năng lực để sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân, nhưng đủ khả năng sản xuất một lượng nhỏ uranium làm giàu mức độ cao để sản xuất vũ khí nguyên tử.

Kể từ khi cơ sở Fordow bị lộ diện hồi tháng 9-2009, các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thường xuyên đến đây kiểm tra, nhưng lại chưa phát hiện các hoạt động khả nghi. “Vấn đề là không ai biết Iran muốn làm gì với Fordow” - một nhà ngoại giao phương Tây được New York Times dẫn lời cho biết.

Vẫn theo báo này, ảnh chụp qua vệ tinh cho thấy nhà máy này nằm sâu trong lòng núi. Đánh bom sẽ không thể phá hủy được. Hơn nữa, quân đội Iran đã triển khai cả một hệ thống chống máy bay quanh nhà máy. Giới quan sát nhận định Mỹ và Israel phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu quyết định tấn công phủ đầu Iran.

Quyết đóng cửa eo biển Hormuz

Một diễn biến khác: nhật báo Iran Khorasan mới đây dẫn lời tư lệnh Lực lượng vệ binh cộng hòa Ali Ashraf Nouri tiết lộ Tehran đã quyết định sẽ chắc chắn đóng cửa eo biển Hormuz nếu bị phương Tây cấm vận xuất khẩu dầu. Ông Nouri nhấn mạnh đây là phán quyết của các lãnh đạo cấp cao nhất trong chính quyền Iran.

Các quan chức Mỹ và châu Âu trước đây đã nhận định Iran sẽ không dám có bước đi mạo hiểm này do hậu quả kinh tế quá lớn, và đó cũng sẽ là lời tuyên chiến với Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng hải quân Iran vẫn có thể “quấy rối” tàu chở dầu đi qua Hormuz hoặc thả mìn xuống biển, đe dọa an ninh hàng hải khu vực.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo Mỹ sẽ “đáp trả” bằng sức mạnh nếu Iran tìm cách đóng cửa eo biển Hormuz - con đường chiến lược cho vận chuyển dầu trên biển.

“Đó là một lằn ranh đỏ không được phép xâm phạm” - ông Panetta nhấn mạnh. Bộ trưởng Panetta cũng cho biết “sản xuất vũ khí hạt nhân” cũng là một lằn ranh đỏ khác mà Iran vượt qua. Theo các chuyên gia phương Tây, Iran hiện có đủ nhiên liệu để sản xuất bốn quả bom hạt nhân.

SƠN HÀ

=================================

Cái khó của Hoa Kỳ ở chỗ Iran là một nước mà sự thống trị là một tín ngưỡng thần quyền. Bởi vậy, mặc dù có thể chiến thắng dễ dàng (Chuyện nhỏ), nhưng sau đó là làm thế nào để áp đặt một sự thống trị lên đất nước này? Đây là điểm mấu chốt khiến Hoa Kỳ lưỡng lự chứ không phải họ không chiến thắng được Iran. Do đó nếu chiến tranh xảy ra thì tạm thời là hủy diệt cơ sở hạt nhân và các cơ sở kinh tế chủ chốt chứ không thể chiếm đóng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những ý tưởng điên rồ về ngày tận thế

Dù cho đã có thông tin khẳng định là không có "ngày tận thế" vào năm 2012, nhưng nhiều gia đình đã thiết lập các boongke, giết vật nuôi và lên kế hoạch cho tự tử tập thể vì tin rằng không thể sống qua ngày 21/12 năm nay.

BÀI LIÊN QUAN:

NASA: “2012 - Thế giới sẽ không tận thế”

Tại sao thế giới không tận thế ngày 21/12/2012?

Posted Image

Lịch của người Maya cổ đại.

Sâu trong một căn phòng bí mật của một ngôi đền bằng đá cổ ở Mexico, có điều gì đó đen tối và kinh hoàng cuối cùng cũng đã bị khuấy đảo.

Hay đó là những người nói về ngày tận thế, cùng với trí tưởng tượng vô cùng sống động của họ sẽ khiến bạn tin là thật. Dòng cát thời gian đang chảy khắp thế giới và thậm chí Tiến sĩ Indiana Jones (nhân vật điện ảnh) cũng không hể cứu được chúng ta.

Theo truyền thuyết, vào ngày 21/12 này, lời sấm về ngày tận thế từ 5.125 năm trước của người Maya cổ sẽ trở về và kết liễu cả thế giới này.

Tất nhiên, những lời sấm như thế người ta đã nghe mãi. Harold Camping - một người truyền giáo trên sóng phát thanh đã khiến hàng ngàn người tỉnh giấc trong đêm khi ông dự đoán rằng Chúa sẽ giáng trần vào ngày 21/5 năm ngoái. Khi điều đó không xảy ra, ông nói rằng thế giới có thể sẽ bị hủy diệt vào ngày 21/10. Rồi sau đó thì ông hủy các buổi phát thanh. Nhưng "hiện tượng 2012" lại không giống như vậy - nó quá phổ biến trên internet. Công chúng lo ngại tới nỗi NASA phải tổ chức một bộ phận để làm sáng tỏ các lý thuyết về ngày tận thế trên website của họ. Cơ quan này cho biết, họ nhận được hơn 5000 câu hỏi từ mọi người. Một số hỏi rằng họ có nên tự tử, hoặc cả gia đình nên tự sát, hay là giết lũ gia súc hay không.

"Năm 2012 sẽ chẳng có điều gì tệ hại xảy ra với Trái Đất cả" - NASA viết trên website của họ. "Hành tinh của chúng ta đã tồn tại suốt hơn 4 tỉ năm, và các nhà khoa học đáng tin cậy trên toàn thế giới biết rằng chẳng có mối đe dọa nào liên quan tới năm 2012 cả".

Posted Image

Ngôi đền bằng đá cổ ở Mexico

Nhưng trong lúc này, vẫn còn hàng ngàn người hoài nghi vẫn nhất mực không tin. David Morrison - một nhà khoa học cấp cao ở Viện Sinh vật học vũ trụ của NASA cho biết: ông đã nhận được khoảng 10 email mỗi ngày từ những người "vô cùng, vô cùng lo âu buồn phiền".

Một người phụ nữ từ Đan Mạch viết rằng: "Mẹ của một cô bé và một em bé sắp chào đời. Ngày hôm qua, tôi đã định tự tử, đứa bé trong bụng tôi và đứa con gái 2 tuổi bé bóng của tôi trước khi ngày tận thế diễn ra vào tháng 12/2012 vì sợ phải trải qua cảm giác Trái đất bị hủy diệt".

Một cô bé 13 tuổi người Mỹ viết: "Cháu đã nghĩ đến việc tự tử. Cháu sợ đến phát khóc... Cháu không muốn sống thêm nữa. Cháu cần được nghe giải thích".

Bức thư thứ 3 viết: "Tôi quá sợ hãi. Tôi chỉ có một chú chó nhỏ làm bạn. Khi nào thì tôi nên để cho nó "ngủ" để không phải trải qua cảm giác Trái đất bị phá hủy?" Những người khác thì lo lắng và mua vội tất cả - từ các hướng dẫn thoát hiểm với giá 17 Bảng (Anh) cho tới các chỗ trú ẩn có giá 32.000 Bảng mỗi người ở trong hầm tránh được bom hạt nhân và ... ngày tận thế.

Robert Vicino - một doanh nhân ở California đang xây dựng các hầm trú ẩn ở những địa điểm bí mật. Trên website của ông có viết: "Điều gì sẽ xảy ra nếu như các lời tiên tri là thật? Bạn sẽ chọn bên phía nào của cánh cửa?" Vicino nói rằng hiện có hơn 5000 người Mỹ "đặt" chỗ trong hầm trú ẩn của ông, và giờ ông đang xây thêm các hầm trú ẩn ở châu Âu.

Posted Image

Bức phù điêu minh họa ở Mexico

Steve Cramer - một trong số những người đã "đặt chỗ" ở hầm trú ẩn này - quả quyết: "Chúng tôi không điên, đây là những khoảng thời gian đáng sợ. Gia đình chúng tôi không muốn chết. Bạn cần phải được chuẩn bị". Jason Hodge - cha của bốn đứa con - cũng tự nhận mình là "người sống sót trong tương lai" nói thêm: "Đó là đầu tư cho sự sống. Tôi muốn chắc chắn rằng mình có một nơi mà cả gia đình có thể ẩn náu ở đó trong trường hợp xấu nhất xảy ra".

Nhưng không chỉ có người Mỹ mới vậy. Rất nhiều dị bản của lời "sấm" của người Maya đã bắt đầu bay đến Bugarach - một thị trấn nhỏ ở một ngọn đồi bên chân núi Pyrenees. Cộng đồng 200 người dân địa phương đã phải đấu tranh với 20.000 người kể từ hồi đầu năm ngoái, và chính phủ Pháp lo ngại về nguy cơ tự tử tập thể ở đây. Nhiều người cho rằng lực từ trường bao quanh ngọn núi "bí hiểm" của thị trấn - nơi mà các các lớp đá phía trên già hơn các lớp đá phía dưới. (Các nhà địa chất cho biết ngay khi ngọn núi được hình thành, nó đã bị thổi bay và phần đỉnh bị hất tung lên trời rồi sau đó rơi xuống đất). Người ta cho rằng lực từ trường sẽ bảo vệ họ khỏi các tác động của ngày tận thế. Những người khác mò đến Bugarach thì quả quyết rằng ngọn núi là một cách cửa để mở ra một chiều không gian khác và có thể có cả "căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh". Nhưng rất tiếc là, người Maya đã không nói rõ điều gì sẽ xảy ra khi trái đất "tận thế".

Lê Thu (theo DM)

=====================================

Chán thật! Đúng là tư duy dạng "Ở trần đóng khố".

Trân trọng kính mời những người bạn của tôi đi ăn nhậu vào đúng ngày 21. 12. 2012.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

======================================

BĐS: Không đảo nợ chỉ có phá sản?

Tác giả: Trường Sơn

Vietnamnet chấm vê en nờ

Bài đã được xuất bản.: 11/01/2012 06:00 GMT+7

BĐS năm Rồng: Bắt đầu chu kỳ hồi phục mới

(VEF.NV) - Trong vòng 6 tháng nữa, nếu không tiêu thụ được khối tài sản bất động, sẽ có không ít doanh nghiệp BĐS phía Nam phải đối mặt với đáp số kiệt quệ. Còn tình trạng đó kéo dài thì kết quả không có gì ngoài: phá sản.

Đảo nợ hay nợ chồng nợ?

Không khác mấy tình hình gần cuối quý 2/2011, những tháng cuối năm trước lại rộ lên hàng loạt dự báo và đồn đoán về nguy cơ sụt mạnh của giá nhà đất ở khu vực phía Nam. Luồng thông tin suy đoán này còn được củng cố một cách chắc chắn bởi hiện tượng giảm mạnh giá bán căn hộ ở các dự án Petro Ladmark thuộc quận 2 và An Tiến ở huyện Nhà Bè tại TP.HCM.

Nhưng cũng chẳng khác với thời điểm 30/6/2011, ngày 31/12 cùng năm đã lặng lẽ trôi qua mà không chứng kiến một làn sóng "chạy loạn" nào của các doanh nghiệp BĐS. Lại càng không có lấy một ngân hàng nào kêu cứu về chuyện hụt thanh khoản từ nợ khó đòi.

Cuối cùng, những tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất ở mức 22% và 16% chỉ là khái niệm mang tính tượng trưng. Về thực chất, hoạt động đảo nợ đã diễn ra một cách êm thắm và phổ biến vào cả hai thời điểm trên.

Những con số được Bộ Xây dựng công bố chỉ vào cuối năm 2011 mới hé lộ một phần về ẩn số đảo nợ mà dư luận và giới đầu tư BĐS trước đó vẫn hoài nghi.

Theo thống kê của cơ quan này, nhìn chung các khoản tín dụng trong năm 2011 đều giảm: vay xây dựng khu đô thị là 24.618 tỷ đồng, giảm 13,08%; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (trừ trường hợp khách hàng vay trả nợ bằng tiền lương) là 54.285 tỷ đồng, giảm 26,97%; vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khác (xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng) là 38.875 tỷ đồng, giảm 36,23% so với cuối năm 2010.

Posted Image

Tuy nhiên, cũng báo cáo của Bộ Xây dựng lại cho thấy, vẫn có một số khoản mục có mức tăng dư nợ như: vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 13.877 tỷ đồng, tăng 5,74%. Đặc biệt vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê là 23.453 tỷ đồng, tăng tới 76,6% so với 31/12/2010. Riêng vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê là 32.573 tỷ đồng, tăng 20,81%.

Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng từ hầu hết các ngân hàng trong nguyên năm 2011, vì sao lại có những khoản vay tăng khác thường như thế?

Một điểm đáng chú ý là chính Bộ Xây dựng cũng đánh giá đây là một sự bất thường, khi mà cho vay các khoản mục xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê (thuộc đầu cung) lại tăng quá cao, đến 76,6%, trong khi cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (đầu cầu) lại giảm nhiều tới 26,97%.

Trong quan điểm của mình, Bộ Xây dựng cũng cho rằng tuy dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản 2011 giảm số tuyệt đối so với cuối năm 2010 (giảm hơn 31.000 tỷ đồng), nhưng không phải giảm tốc độ tăng trưởng theo nghị quyết 11 và các nghị quyết phiên họp khác của Chính phủ.

Sự "bất thường" chỉ lộ ra vào thời điểm cuối năm có lẽ cũng gián tiếp xác nhận tính chất danh nghĩa về thắt chặt tín dụng của một số ngân hàng thương mại, trong khi về thực chất đã có nhiều khoản vay của doanh nghiệp BĐS, bằng hình thức này hoặc hình thức khác, đã được ngân hàng "biến thái".

Một trong những cơ sở khích lệ cho sự biến thái trên là tỷ lệ vay trung và dài hạn của doanh nghiệp BĐS chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay BĐS. Nếu căn cứ vào báo cáo của Bộ Xây dựng, trong tổng dư nợ cho vay BĐS, khoản vay ngắn hạn là 40.890 tỷ đồng chiếm 20,08%, vay trung và dài hạn là 162.708 tỷ đồng chiếm 79,92%.

Vay trung và dài hạn BĐS lại kéo dài từ 3-5 năm. Như vậy, những doanh nghiệp đã vay ngân hàng từ năm 2008, tức vào thời kỳ "đen tối' của thị trường BĐS, cho tới cuối năm 2011 thì vẫn còn "room" thời gian để hy vọng trả nợ. Còn doanh nghiệp nào chỉ mới vay ngân hàng từ hai năm 2009-2010 thì đương nhiên còn dư "quota", thậm chí còn có thể được vay tiếp.

Kiệt quệ hay phá sản?

Quyền được vay tiếp cũng chính là là nguyên do dẫn đến con số tăng "bất thường" trong một số khoản vay BĐS, như cách diễn giải của Bộ Xây dựng. Nếu quyền này không được "phát huy" thì làm sao trong bối cảnh gần như không thể tiêu thụ được vài ba phần trăm lượng căn hộ trung - cao cấp còn tồn đọng, các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là khối đại gia, lại có thể triển khai tiếp những công trình dang dở của mình?

Còn sau một văn bản của Ngân hàng Nhà nước về loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất, dĩ nhiên các ngân hàng càng nhẹ gánh khi không phải quá ráo riết đòi nợ doanh nghiệp.

Nhưng tất nhiên, nợ bao nhiêu thì vẫn là bấy nhiêu, chỉ có khác biệt là nợ đó được hạch toán vào hạng mục sản xuất hay phi sản xuất mà thôi.

Hiện tượng đảo nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp BĐS ỏ Việt Nam cũng gần giống như tình trạng tương tự đang diễn ra ở Trung Quốc. Khi mà giá nhà đất đã giảm khá mạnh trong 3 tháng cuối cùng của năm 2011, nhưng trầm trọng hơn là thanh khoản của thị trường gần như đóng băng và doanh số bán nhà của các doanh nghiệp BĐS Trung Quốc bị sụt giảm dến 50-70% so với thời điểm cuối năm 2010, nền kinh tế nước này đã phải đối mặt với một hệ quả rất nguy hiểm là có tới 2.200 tỷ USD do các chính quyền địa phương nợ ngân hàng, trong đó ít nhất 50 thuộc về nợ BĐS, nhưng lại chưa có hy vọng nào được thanh toán.

Cũng bởi thế, bài toán đảo nợ chỉ có ý nghĩa như một động thái giãn nợ chứ không thể giải quyết bất cứ một vấn đề nào thuộc về thực chất thanh toán. Khi đã được chấp thuận cho đảo nợ, có trường hợp được hạch toán khoản nợ sang một hạng mục khác, doanh nghiệp BĐS có thể được nới thời gian và còn có thể được vay thêm một khoản tiền để dùng chính tiền đó trả lãi vay ngắn hạn.

Thế nhưng vay nợ không phải là một phạm trù vĩnh viễn, cũng như các ngân hàng luôn cầm đằng chuôi trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Dù có thể vượt qua được cơn sóng gió năm 2011, nhưng triển vọng nào cho năm 2012 để các doanh nghiệp BĐS trả được nợ, ít nhất là 20% số nợ vay trong ngắn hạn?

Tiếp sau những vụ việc gây chấn động giới BĐS như Petro Landmark và An Tiến ở TP.HCM, người ta cũng bắt đầu chứng kiến sự thay đổi khác thường của một doanh nghiệp BĐS hàng đầu ở khu vực phía Nam là Hoàng Anh Gia Lai. Khác hẳn với 9 tháng đầu năm 2011, 3 tháng cuối năm qua lại xuất hiện tuyên bố của ông Đoàn Nguyên Đức về khả năng sẽ rút khỏi lĩnh vực BĐS sau 3 năm, tính từ năm 2011. Mặc dù tuyên bố này sau đó đã được chính ông Đức đính chính, thay vào đó sẽ bổ sung 2.500 căn hộ ra thị trường với giá hợp lý vào năm 2012, nhưng sự mâu thuẫn ít nhất về "ý tưởng chiến lược" như thế cũng đương nhiên để lại một dấu ấn nghi ngờ về năng lực trả nợ hiện tại của đa số, nếu không nói là tất cả các đại gia BĐS.

Nợ chồng lên nợ thông qua đảo nợ, giãn nợ, và do đó làm gia tăng nợ xấu trong bối cảnh chưa có ánh sáng le lói nào cho việc tăng doanh số bán BĐS. Đó cũng là lý do dẫn đến rất nhiều hoài nghi về tỷ lệ dư nợ xấu BĐS chỉ có 4,14%, tức chỉ khoảng 8.000 tỷ đồng, như Ngân hàng nhà nước công bố.

Theo một số chuyên gia, tỷ lệ thực về nợ xấu BĐS có thể gấp đôi, thậm chí gấp ba lần con số chính thức.

Còn trước mắt là thời hạn tháng 6/2012, thời điểm "nợ chồng nợ" tính từ tháng 6/2011. Trong vòng 6 tháng nữa, nếu không "sáng tạo" ra được cách thức nào mới để tiêu thụ tài sản bất động, sẽ có không ít doanh nghiệp BĐS phía Nam phải đối mặt với đáp số kiệt quệ.

Còn nếu đến cuối năm 2012 mà thị trường BĐS vẫn không được cải thiện ít ra về thanh khoản, đáp số bài toán khi ấy sẽ chỉ còn gọn ghẽ hai từ: phá sản.

===================================

BĐS: Không đảo nợ chỉ có phá sản?

Làm thế nào để đáo nợ nhỉ? Vay ngân hàng à? Wên nhanh đi nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CUỐI NĂM 2011

& Những lời tiên tri của năm 2012

Tiếp theo

LỜI DỰ BÁO TOÀN CẢNH THẾ GIỚI & VIỆT NAM 2012

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương.

Posted Image

VIỆT NAM 2012

Phân tích dưới góc nhìn của Lý học

Kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam sẽ được sự đầu tư mạnh mẽ từ nhiều nước trên thế giới. Nhưng phải có một chính sách, định hướng cho sự đầu tư hướng tới tương lai. Ví dụ như: đầu tư hạ tầng cơ sở như cầu, đường giao thông... Cân đối về môi trường sinh thái, năng lượng của tương lai....Đặc biệt nên đầu tư vào các ngành khoa học mũi nhọn sẽ phát triển trong tương lai đó là Công nghệ thong tin, tự động hóa, đầu tư nghiên cứu khoa học cơ bản về lý thuyết... Theo tôi, Việt Nam nên cố gắng phát triển đồng bộ về mọi mặt, văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế... Nên khôi phục những giá trị văn hóa lịch sử để cân bằng những trạng thái tâm lý xã hội.
Những nền kinh tế xương sống của Nhà Nước mang tính đầu tầu như Doanh nghiệp lớn của Nhà nước cần củng cố lại về tổ chức lẫn định hướng phát triển.

=============================

Cú "PR" có giá triệu đô

Tác giả: Bảo Linh

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 10/01/2012 15:51 GMT+7

Mang tiếng "chơi ngông" khi bỏ ra hơn triệu USD mời Tiến sỹ Snow, Bộ trưởng Ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ, Chủ tịch quỹ Cerberus với tài sản hàng nghìn tỷ USD đến Việt Nam hồi tháng 11/2011, doanh nhân Anna Nguyễn, Tổng Giám đốc Link World International lại cho rằng những giá trị mang lại từ chuyến đi mở đầu này "tiền cũng không mua được".

Có vẻ như cú đầu tư mạo hiểm này đang bắt đầu chứng minh hiệu quả, ông Snow sẽ quay trở lại Việt Nam trong tuần này, chưa đầy 2 tháng sau khi đến Việt Nam lần đầu tiên để ký bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào một số doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. "Ông trùm" tài chính này cũng sẽ bàn thảo với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính - ngân hàng.

Trong tuần này, ông John Snow và đồng sự sẽ trở lại Việt Nam. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, một nhân vật quyền lực thế giới đã quay trở lại, còn đồng sự của ông ấy thì đã sang Việt Nam đến lần thứ ba. Hẳn phải có hấp lực nào đó từ đây chứ?

Nhà vận động hành lang số 1 của Mỹ, đồng sự của ông Snow là ông Billy Cooper có nói vui là họ sang Việt Nam nhiều lần như vậy vì tôi đã cho họ ăn "bánh vẽ" và tạo ra quá nhiều công việc cho họ.

Nhưng thực ra tôi không cho ai ăn "bánh vẽ", vì làm sao mà qua mặt được họ. Tôi đã nói hết với ông Snow về những điều có thể và không thể của nền kinh tế Việt Nam và những điều mà Chính phủ, người dân đang trăn trở. Có cả những điều mất và được. Tôi đã nói với ông Snow về cuộc sống của mọi người nơi đây và cả những ước nguyện của cá nhân tôi, về mong muốn đất nước thực sự đổi mới và vươn lên từ chính mỗi cá nhân, mỗi điều luật và mỗi chính sách.

Chỉ có sự đổi mới chính mình mới có cơ may đem lại sự phồn thịnh cho đất nước. Một nền kinh tế sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng con người, chất lượng nguồn nhân lực. Cho đến nay, điều đó vẫn đang là một nan đề của Việt Nam. Nếu nhìn thẳng vào sự thật thì thậm chí chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đang khủng hoảng về chất lượng nguồn nhân lực.

TS Snow hoàn toàn chia sẻ với những điều này. Qua các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, hay lãnh đạo Ban Tổ chức TƯ Đảng, ông Snow rất ấn tượng về sự phát triển năng động của Việt Nam cũng như tầm nhìn và mong mỏi của ngài Chủ tịch nước. Ông ấy hứa sẽ quay trở lại bất kể lúc nào tôi cần và Việt Nam cần đến.

Posted Image

TS John Snow chụp ảnh lưu niệm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Không bỏ lỡ cơ hội này, khi ông ấy sang Bắc Kinh làm việc với chính quyền Trung Quốc, tôi đã mời ông và đồng sự quay trở lại để cùng Việt Nam bàn bạc những câu chuyện liên quan đến việc hỗ trợ đào tạo cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Đây là thế mạnh của ông Snow, với tư cách là "cánh tay phải" về chính sách kinh tế, tài chính trong suốt những năm làm thứ trưởng, rồi bộ trưởng trong nội các của Tổng thống Ford, Nixon, Bush (cha), Clinton và Bush (con).

Chuyện đưa những bộ óc lớn của thế giới vào Việt Nam trong những năm gần đây không còn là chuyện lạ. Nhưng năm 2011, năm khó khăn kinh tế chất chồng, chẳng ai dám đưa những nhân vật lớn của thế giới đến đây nữa vì quá tốn kém. Thế mà doanh nhân Anna lại "chơi trội" đến mức bỏ ra hơn 1 triệu USD để đưa ông Snow sang Việt Nam. Bà nghĩ sao khi nhiều người bảo bà chơi ngông?

Thực lòng mà nói, tôi không phải là tuýp người chơi ngông. Tiền tôi kiếm được từ mồ hôi nước mắt và bao nhiêu năm lăn lộn trên thương trường quốc tế, nên tôi cũng xót lắm chứ! Nhưng tôi chỉ biết việc tôi đang làm sẽ đem đến những lợi ích cho quốc gia và lợi ích của quốc gia chính là lợi ích cốt lõi của tôi.

Mọi người vẫn nói rằng khủng hoảng kinh tế đã xảy ra khắp nơi và mọi ngõ ngách. Nhưng tôi lại có một quan điểm khác. Đó không phải là khủng hoảng về kinh tế mà chính là khủng hoảng về lòng tin, về đạo đức, khủng hoảng về lòng tham và cũng là khủng hoảng về sự bội tín.

Thực chất thì đó chính là sự khủng hoảng cả về đạo đức và cách thức điều hành vung tay quá trán của hầu hết các chính phủ, từ nước nghèo đến nước giàu, từ quốc gia phát triển đến quốc gia kém phát triển. Chỉ có điều là ở đâu sự minh bạch cao hơn thì ở đó độ sâu của khủng hoảng sẽ thấp hơn và hệ lụy của nó sẽ bớt nặng nề hơn mà thôi. Đương nhiên, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

Khủng hoảng cũng chính là cơ hội để các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách có điều kiện nhìn nhận lại một cách tốt nhất về hệ thống và chính sách, về hạn chế và những khiếm khuyết của mình, từ đó có thể đưa ra những chính sách phù hợp, linh động hơn để tái cơ cấu tổ chức các chính sách và doanh nghiệp để đạt đến độ linh hoạt cao hơn, hoàn hảo hơn, mạnh mẽ hơn, đủ sức chống đỡ với những rủi ro trong một thế giới đầy biến động hiện nay.

Đó là lý do vì sao tôi đã mất hơn 3 năm để mời Giáo sư John Snow sang Việt Nam. Tiền quý thật đấy nhưng có những giá trị mà có khi cả triệu triệu USD cũng không mua được ấy chứ!

Thế giá trị nhận được từ vụ đầu tư triệu USD đó là gì?

Khoan bàn đến chuyện "tiền tươi thóc thật" mà Cerberus có thể mang đến Việt Nam, điều đầu tiên tôi quan tâm là giá trị hình ảnh. Giữa lúc nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc tế đánh tụt hạng tín nhiệm tín dụng của Việt Nam, rồi cộng đồng các nhà doanh nghiệp nước ngoài như Eurocham than phiền về môi trường kinh doanh của Việt Nam thì sự hiện diện của một nhà tài phiệt tầm cỡ toàn cầu như Chủ tịch quỹ Cerberus sẽ mang lại một hiệu quả "PR" mà tiền cũng không mua nổi.

Nhưng thú thực là trong lúc đó, việc đến Việt Nam đã đưa Snow vào một tình huống nhạy cảm. Có đến hàng trăm cú điện thoại và email chất vấn vì sao Snow lại đến Việt Nam trong bối cảnh môi trường đầu tư và chỉ số tín nhiệm sụt giảm. Liệu khi ông ấy bước chân vào Việt Nam thì ông có nghĩ đến việc quay trở lại đó không? Lý do gì mà ông lại đến Việt Nam. Tôi nghĩ đây cũng chính là điều mà chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý phải nhìn nhận một cách nghiêm túc vì danh dự và quyền lợi quốc gia.

Tôi đã thuyết phục ông Snow rằng "trăm nghe không bằng một thấy". Việc ông Snow đến Việt Nam cũng là một tín hiệu với thế giới rằng, bất kì ở nơi đâu, một quốc gia nào cũng đều phải có sự quan tâm và đối xử công bằng với nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nơi đó. Được đối xử công bằng, được trân trọng, nguồn vốn đó sẽ quay lại. Vốn ở đây không đơn giản chỉ là tài chính, mà bao gồm cả con người, công nghệ, kinh nghiệm và thương hiệu.

Trước khi sang Việt Nam, Ts Snow đã trả lời Bloomberg và làm việc với Bộ Ngân khố Mỹ. Ông ấy đã bày tỏ rất lạc quan về Việt Nam. Khi trở về, ông Snow đã dành những lời "có cánh" về cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Ban tổ chức TƯ Đảng Nguyễn Văn Quynh. Ông ấy ngạc nhiên khi biết trong 3 năm qua, đề án 165 đã đưa được hơn 3000 cán bộ đến hơn 40 nước để đào tạo, trong đó có lớp đầu tiên sẽ đào tạo tại ĐH Maryland, một đại học hàng đầu của Mỹ về chính sách và quản trị công nơi ông Snow từng là giáo sư.

Hầu hết giới chính khách trên thế giới đều biết TS Snow là đại diện bảo vệ quyền lợi của Bắc Kinh tại Washington DC nên sự quan tâm mới mẻ này của ông Snow đến Việt Nam là một điều thú vị.

Trở lại với câu hỏi "tôi có chơi ngông" không khi bỏ cả triệu đô cho chuyến đi của ông Snow thì đây chính là câu trả lời. Dân gian có câu "mua danh ba vạn..." Chỉ mất 1 triệu USD mà có được một hình ảnh Việt Nam cải thiện hơn trong con mắt thế giới thì đây là cú đầu tư đáng giá đấy chứ?

Liệu có thể kì vọng sự hiện diện của một nhân vật lớn như Snow sẽ là một sự mở đầu cho sự xuất hiện cua những tập đoàn lớn của Mỹ tại VN? Nếu vậy, phía VN cần phải làm gì để có thể thu hút được sự quan tâm của những tập đoàn lớn từ Mỹ?

Tôi có thể tâm sự rất thật với nhà báo một điều rằng "một nhân vật lớn như Snow" cũng chỉ là một trong rất nhiều những "nhân vật lớn" khác mà Link World sẽ mời sang Việt Nam trong thời gian tới. Vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhất ở đây chỉ là việc những "nhân vật lớn" này sẽ được chào đón ra sao? Qua rất nhiều những sự kiện của những "nhân vật lớn" đã đến Việt Nam trong thời gian qua, tôi thấy sự ủng hộ của nhà nước và Đảng thì rất mạnh mẽ, nhưng doanh nghiệp lại chưa chủ động, nếu không muốn nói là có đôi chút hờ hững. Có thể vì họ chưa hiểu hết được những giá trị lớn và luật chơi của những ông lớn.

Cá nhân tôi mong muốn cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội này để tiếp cận với người đứng đầu Quỹ đầu tư khổng lồ của thế giới này và học hỏi được ở họ những luật chơi toàn cầu. Vì để có được cuộc chơi của những ông lớn thì bản thân cộng đồng doanh nghiệp phải là những ông lớn về sự hiểu biết, mạnh về bản lĩnh và tính chuyên nghiệp, điều mà chúng ta đang thiếu và yếu.

Được biết trong chuyến thăm tới đây, ông Snow sẽ ký MOU làm cố vấn phát triển cho Vinaconex ITC và là đại diện kêu gọi đầu tư cho dự án Cát Bà. Tại sao ông ấy lại chọn một DN không phải là lớn như công ty này? Bởi vì người ta hay nghĩ rằng một "ông lớn" như Snow sẽ quan tâm đến những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của VN. Từ câu chuyện của Vinaconex ITC, theo bà các DNVN cần phải làm gì để "lọt được vào mắt xanh" những quỹ lớn như Cerberus?

Tôi thấy ở ITC từ giám đốc đến nhân viên đều có tinh thần cầu thị và mong muốn phát triển với những tiêu chuẩn quốc tế. Họ không vỗ ngực mình là hàng đầu mà chịu lắng nghe đối tác, cởi mở và dám nói về những hạn chế của mình với đối tác. Tôi đã gặp một số tập đoàn nhà nước có quy mô lớn hơn họ rất nhiều nhưng tôi ấn tượng với công ty này bởi ở họ không có sự kiêu hãnh không đáng có và biết tiếp cận một cách khôn ngoan. Riêng thái độ đó là một "điểm cộng" để thuyết phục Snow rằng họ có thể là một đối tác tin cậy. Lòng tin là nền tảng và chỉ có thể xây dựng đối tác chiến lược hay cùng nhau đầu tư phát triển khi có lòng tin mà thôi.

=============================

Năm 2012 Việt Nam sẽ có nhiều sự đầu tư từ bên ngoài. Nhưng từ quỹ Cerberus thì có lẽ chưa chiếm một tỷ trọng đáng kể!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tàu sân bay Mỹ tấp nập đến vùng Vịnh

12/01/2012 12:00

(TNO) Quân đội Mỹ thông báo hôm 11.1 rằng một nhóm tàu sân bay mới đã đến biển Ả Rập và một nhóm tàu khác đang trên đường đến khu vực, song phủ nhận mọi sự liên hệ với các căng thẳng gần đây với Iran, theo Reuters.

Posted Image

Tàu sân bay USS Carl Vinson - Ảnh: AFP

Việc dịch chuyển các sức mạnh hải quân Mỹ đến giữa lúc căng thẳng cao với Iran, nước vốn đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz, cửa ngõ vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới, nếu Mỹ và châu Âu trừng phạt họ vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Dù vậy, Lầu Năm Góc phủ nhận mối liên hệ trực tiếp giữa các căng thẳng leo thang với sự dịch chuyển các tàu sân bay.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby phát biểu: “Để đưa một nhóm tàu sân bay đến bất kỳ nơi nào trên thế giới cần có thời gian. Cần phải có hàng tháng trời chuẩn bị và huấn luyện”.

Các quan chức quân sự cho biết tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến biển Ả Rập vào hôm thứ hai, 9.1, để thay thế nhóm tàu USS John C. Stennis mà Iran cảnh cáo rằng không được quay trở lại vùng Vịnh sau khi rời khỏi vào cuối tháng 12.

Tàu USS John C. Stennis dự kiến sẽ về căn cứ tại San Diego song Lầu Năm Góc không tiết lộ cụ thể thời điểm.

Một nhóm tàu tấn công khác do tàu sân bay USS Abraham Lincoln dẫn đầu đã kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 10.1 và đang có mặt tại Ấn Độ Dương. Nó dự kiến sẽ tiến vào khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh miền Trung (CENTCOM) cùng với tàu USS Carl Vinson.

Một quan chức cấp cao của quân đội Mỹ nói việc có hai tàu sân bay trong vùng phụ trách của CENTCOM không phải là chuyện bất thường.

Một quan chức khác cho biết trong 18 tháng qua, có ít nhất hai lần hai tàu sân bay cùng có mặt tại vùng Vịnh.

Anh điều “siêu chiến hạm" đến vùng Vịnh

Phương Tây dự trữ dầu đề phòng Iran phong tỏa eo biển Hormuz

Hải quân Mỹ giải cứu con tin Iran khỏi cướp biển

Mỹ “đưa quân sang Israel để đánh Iran”

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mafia thâu tóm nền kinh tế Ý

12/01/2012 11:52

Tội phạm có tổ chức ở Ý hiện có doanh thu lên đến 140 tỉ euro và lợi nhuận hơn 100 tỉ euro mỗi năm.

Posted Image

Một thành viên băng đảng mafia ‘Ndrangheta bị bắt vào năm ngoái

Tội phạm có tổ chức đang thâu tóm nền kinh tế Ý giữa lúc kinh tế đang chìm trong khủng hoảng và biến mafia thành một “ngân hàng” lớn nhất nước cũng như bóp nghẹt hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ của nước này. Đó là nhận định được đưa ra trong một báo cáo công bố ngày 10-1 của SOS Impresa, một tổ chức được thành lập tại thành phố Palermo 10 năm trước để chống lại hoạt động tống tiền đối với doanh nghiệp nhỏ.

Cho vay nặng lãi là quốc nạn

Báo cáo nói trên cảnh báo rằng tình trạng cho vay nặng lãi của các tổ chức tội phạm đang trở thành “quốc nạn”, một phần vì mối liên hệ giữa nó với một số nhà chức trách và chính khách. Tội phạm có tổ chức hiện có doanh thu lên đến 140 tỉ euro và lợi nhuận hơn 100 tỉ euro mỗi năm. Báo cáo cũng nhận định: “Với số tiền mặt lên đến 65 tỉ euro, mafia hiện là ngân hàng số 1 ở Ý”.

Theo báo cáo này, các nhóm tội phạm có tổ chức như Cosa Nostra ở Sicily, Camorra ở Napoli và ‘Ndrangheta ở Calabria từ lâu đã kiểm soát nền kinh tế Ý, thu về các khoản lợi nhuận tương đương 7% tổng sản phẩm quốc gia. Cho vay nặng lãi ngày càng trở thành một nguồn thu nhập lợi nhuận cao và tinh vi bên cạnh việc buôn bán ma túy, vũ khí, mại dâm, cờ bạc và tống tiền.

Doanh nghiệp nhỏ khó khăn

Theo một báo cáo mới của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ CNA ở Ý, ngân hàng đã siết chặt các yêu cầu cho vay đối với 56% doanh nghiệp nhỏ ở nước này trong 3 tháng qua. Không ít doanh nghiệp nhỏ vốn khó khăn trong việc vay mượn vào thời buổi kinh tế sụt giảm buộc phải chuyển sang vay tiền của mafia.

Báo cáo cho biết kiểu cho vay nặng lãi truyền thống ở khu phố đã nhường chỗ cho những tổ chức cho vay được điều hành chặt chẽ và chuyên nghiệp. Không còn hình ảnh những găng-xtơ đến giao tiền mặt tại các quán bar hoặc quán bida. Thay vào đó là sự xuất hiện của những chủ ngân hàng, luật sư hoặc công chứng viên khả kính. Báo cáo nhận định: “Đây là kiểu tống tiền với một diện mạo sạch sẽ. Thông qua nghề nghiệp của mình, họ biết được cơ chế hoạt động của thị trường tín dụng hợp pháp và cũng thường biết rõ tình hình tài chính của những nạn nhân của mình”.

Thiệt hại lớn

Nạn nhân của tình trạng cho vay nặng lãi này thường là những chủ cửa hàng trong độ tuổi trung niên hoặc doanh nhân đang vật lộn với việc tìm kiếm việc làm mới hoặc sẵn sàng làm đủ mọi cách để tránh bị phá sản. Báo cáo nhận định: “Họ thường là những người làm việc trong lĩnh vực bán lẻ truyền thống, như thực phẩm, rau quả, quần áo, giày dép, hoa hoặc đồ nội thất. Đây là những ngành đang phải trả giá cao cho cuộc khủng hoảng kinh tế”. Theo hãng tin Reuters, báo cáo ước tính khoảng 200.000 doanh nghiệp ở Ý có liên quan tới những kẻ cho vay nặng lãi mỗi năm và hậu quả là đã có hàng chục ngàn việc làm bị mất và hơn 1.800 doanh nghiệp đóng cửa mỗi năm.

Hậu quả không chỉ dừng lại ở đó. Tổ chức doanh nghiệp nhỏ Conferscenti, một đơn vị có đóng góp nội dung cho báo cáo nói trên, tiết lộ rằng những chủ doanh nghiệp nào vay tiền từ mafia sau buộc phải trả lãi cao hoặc đối mặt với nguy cơ xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tài sản hoặc người thân của mình. Trong một số trường hợp, án mạng đã xảy ra. Marco Venturi, Chủ tịch Conferscenti, nhận định: “Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng này, các tổ chức mafia là nhóm doanh nhân duy nhất có khả năng đầu tư”.

Theo Người Lao Động

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Leo thang quân sự giữa Iran - Mỹ

Thứ Sáu, 13/01/2012, 08:36 (GMT+7)

TT - Căng thẳng giữa Tehran và Washington ngày càng trở nên nghiêm trọng. Leo thang các biện pháp trừng phạt và leo thang quân sự đang trượt dần đến một cuộc chiến tranh...

Posted Image

Các chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS Carl Vinson (Mỹ) đang trên đường tới vùng Vịnh -Ảnh: Reuters

Nổ xe bom, nhà khoa học hạt nhân Iran chết

Mỹ, Israel phủ nhận cáo buộc ám sát nhà khoa học Iran

Ngày 12-1, báo Nga Kommersant dẫn lời thư ký Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev cảnh báo khả năng Mỹ tấn công Iran “là nguy cơ hoàn toàn có thật”. “Leo thang quân sự nhiều khả năng sẽ xảy ra, và Israel đang thúc ép Mỹ hành động” - ông Patrushev khẳng định. “Mỹ đang xem Iran là vấn đề số 1. Họ muốn biến Tehran từ một kẻ thù thành một đối tác trung thành, và để làm được điều đó cần thay đổi chế độ cầm quyền này bằng mọi cách” - ông Patrushev nêu rõ. Không là “cuộc diễn tập”

Nhật giảm nhập dầu Iran

Theo Reuters, ngày 12-1 Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ thực hiện các bước mạnh mẽ để giảm nhập khẩu dầu từ Iran. Có mặt tại Tokyo, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner hoan nghênh quyết định này của Nhật và cho biết Washington đang tìm cách loại bỏ hoàn toàn Ngân hàng Trung ương Iran khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Nhiều diễn biến đang cho thấy một sự leo thang quân sự đã bắt đầu ở phía Mỹ và phương Tây. AFP ngày 12-1 cho biết tàu sân bay Mỹ USS Stennis đang di chuyển trên biển Oman, gần cửa ngõ vào eo biển Hormuz. Một máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk từ tàu sân bay này đã được triển khai để giám sát mọi hoạt động trên bờ biển Iran và eo biển Hormuz.

Bộ Quốc phòng Mỹ lại mới cho biết tàu sân bay USS Carl Vinson, với một tàu tuần dương và một tàu khu trục đi kèm cùng 80 máy bay, đã đến vùng Vịnh.

Cùng lúc, hải quân Mỹ cũng tiết lộ tàu sân bay USS Abraham Lincoln đang di chuyển trên Ấn Độ Dương và sẽ tới vùng Vịnh.

Trong khi đó trang tin quân sự Israel DEBKAfile tiết lộ Mỹ đã triển khai khoảng 9.000 quân đến Israel. Tướng không quân Mỹ Frank Gorenc khẳng định đây không phải là một “cuộc diễn tập”.

Giới quan sát Israel đánh giá Mỹ đang chuẩn bị để sẵn sàng với khả năng chiến tranh Iran nổ ra hoặc nguy cơ Tehran đóng cửa eo biển Hormuz.

Ngoài Mỹ, Anh đã cử tàu chiến hiện đại HMS Daring, được trang bị công nghệ bắn chặn tên lửa, tới biển Oman.

Tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle cũng sẽ có mặt tại đây. Canada cũng đưa tàu chiến HMCS Charlottetown tới Địa Trung Hải.

Báo Canada Ottawa Citizen đưa tin Thủ tướng Canada Stephen Harper mô tả Iran là “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh thế giới”.

Ai giết các nhà khoa học hạt nhân Iran?

Chính quyền và truyền thông Iran đang nổi giận với vụ chuyên gia hạt nhân Mostafa Ahmadi-Roshan bị sát hại. Một số tờ báo đã kêu gọi chính quyền trả đũa, thậm chí như báo Keyhan tuyên bố, “ám sát các quan chức và tướng lĩnh Israel là không khó”.

Reuters ngày 12-1 cho biết Tehran khẳng định có đủ bằng chứng cho thấy “các thế lực nước ngoài” đứng sau vụ sát hại và yêu cầu Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lên án hành vi này.

Trước đó Phó tổng thống Iran Mohammad Reza Rahimi cáo buộc Mỹ, Israel và Anh thực hiện vụ sát hại này. Trong khi đó, như báo Washington Post cho biết, Nhà Trắng lại lên án vụ sát hại chuyên gia hạt nhân Roshan của Iran. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ “không có liên quan đến bất kỳ hành vi bạo lực nào bên trong Iran”.

Người phát ngôn lực lượng quốc phòng Israel Yoav Mordechai cũng tuyên bố “không biết ai giết các nhà khoa học Iran”.

Thế nhưng chuyên gia Trita Parsi, chủ tịch Hội đồng quốc gia Mỹ - Iran, cho rằng “ứng cử viên” hàng đầu là tình báo Israel với sự hợp tác của các nhóm chống chính phủ ở Iran.

Một số nguồn tin cho biết Israel đã hợp tác với nhóm phiến quân Mujahedin-e-Khalq (MEK) để ám sát các nhà khoa học Iran, dù Chính phủ Mỹ liệt MEK vào danh sách các nhóm khủng bố quốc tế. CNN cũng dẫn lời học giả Daniel Serwer thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết “chỉ có một lý giải duy nhất: chính người Iran thực hiện các vụ ám sát, bất kể kẻ chủ mưu là ai”.

Có khả năng tình báo các nước Ả Rập thù địch với Iran? Giới tình báo quốc tế đánh giá hiện tình báo Ả Rập cũng sắc bén không kém Cơ quan tình báo Israel (Mossad). Có thể tình báo Ả Rập đã thuê người Shiite ở Iraq thực hiện các vụ ám sát để làm suy yếu năng lực hạt nhân của Iran.

SƠN HÀ

==============================

Từ từ nha các quí vị yêu chuộng hòa bình thế giới. Chờ tớ ăn Tết xong đã.....Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ trừng phạt 3 công ty nước ngoài làm ăn với Iran

(Dân trí) - Mỹ đã đơn phương áp dụng các lệnh trừng phạt đối với 3 công ty năng lượng nước ngoài có liên quan tới việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ tinh chế cho Iran.

Posted Image

Nhà máy hạt nhân Bushehr của Iran.

“Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên 3 công ty theo Luật trừng phạt Iran vì có quan hệ làm ăn với ngành năng lượng của Iran”, Bộ ngoại giao Mỹ

hôm qua cho biết trong một tuyên bố. 3 công ty năng lượng nước ngoài gồm Công ty Zhuhai Zhenrong có trụ sở tại Trung Quốc, Công ty thương mại năng lượng Kuo Oil có trụ sở tại Singapore và Công ty dầu Fal, một công ty thương mại năng lượng độc lập có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE).

Theo Bộ ngoại giao Mỹ, chỉ riêng công ty Zhenrong đã cung cấp số xăng trị giá hơn 500 triệu USD tới Iran trong khoảng thời gian từ tháng 7/2010-1/2011.

“Tất cả 3 công ty đều bị cấm nhận giấy phép xuất khẩu của Mỹ, cấm được ngân hàng US Exim Bank hỗ trợ tài chính và nhận các khoản vay trên 10 triệu USD từ các tổ chức tài chính”, tuyên bố cho biết, và nói thêm rằng các biện pháp cấm vận nhằm vào các công ty riêng rẽ chứ không nhằm vào các chính phủ hoặc quốc gia sở tại.

Các quốc gia phương Tây nghi ngờ Iran, hiện đang chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt quốc tế, theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân nhưng Tehran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ mục đích dân sự.

Các ngoại trưởng EU dự kiến sẽ đưa ra quyết định về lệnh cấm vận dầu mỏ Iran trong cuộc họp vào ngày 23/1 tới.

An Bình

Theo AP

=============================

Các ngoại trưởng EU dự kiến sẽ đưa ra quyết định về lệnh cấm vận dầu mỏ Iran trong cuộc họp vào ngày 23/1 tới.

Ngày 23/ 1 tức đúng mùng Một Tết Nhâm Thìn. Như vậy chắc ăn nếu có "bụp" thì cũng ăn Tết xong đã.Posted Image. Mí lị cũng chưa dàn trận xong mừ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đạn đã lên nòng tại vùng Vịnh

14/01/2012 1:25

Mỹ đang âm thầm chuyển quân đến Trung Đông và cho tàu sân bay áp sát khu vực trong lúc căng thẳng tại eo biển Hormuz ngày càng tăng nhiệt.

Lầu Năm Góc đang bí mật chuyển nhiều lữ đoàn và tàu chiến bao vây Iran, theo báo The Los Angeles Times (LAT) hôm qua. Hiện có gần 15.000 lính Mỹ đồn trú tại Kuwait sẵn sàng đổ sang Iran khi có lệnh. Ngoài ra, Mỹ còn giương oai hết cỡ với 3 tàu sân bay hiện diện tại vùng Vịnh. USS Carl Vinson đang ở gần bờ biển Iran, USS John C.Stennis vờn quanh eo biển Hormuz và USS Abraham Lincoln đang từ Thái Bình Dương đến nhập bọn. Đó là chưa kể các tàu hộ tống kèm theo như tàu tuần dương và tàu khu trục. Anh cũng tuyên bố đưa khu trục hạm hiện đại HMS Daring đến biển Oman.

Posted Image

Tàu sân bay Mỹ đang được huy động bao vây Iran - Ảnh: Reuters

Theo giới chuyên gia quân sự, Iran có thể tạm thời dùng tên lửa chống hạm và ít nhất 2.000 thủy lôi để khóa eo biển Hormuz. Báo The New York Times dẫn báo cáo của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ nhận định: “Eo biển Hormuz khá hẹp nên Iran có thể gài thủy lôi hiệu quả trong thời gian tương đối ngắn”. Iran được cho là sẽ dùng tên lửa chống hạm bắn từ bờ biển và tàu cao tốc mang vũ khí hạng nặng để gây khó khăn cho công tác rà phá thủy lôi của Mỹ. Để đối phó, giới quan sát đánh giá, Mỹ sẽ tiêu diệt giàn tên lửa của Iran bằng chiến đấu cơ.

Tuy nhiên, theo tờ International Business Times, khó có khả năng Iran đóng cửa Hormuz lâu do nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu. Điều gây lo ngại là với ưu thế quân sự của mình thì dù Iran có mở cửa lại Hormuz, Mỹ và Israel vẫn sẽ được đà “làm tới”. Đến lúc này, Nga có thể sẽ nhảy vào và quy mô xung đột sẽ lan rộng đến mức khó kiểm soát.

Để ngỏ đối thoại

Trước viễn cảnh có thể “xảy ra Thế chiến 3” như cảnh báo của một thiếu tướng Trung Quốc hồi năm ngoái, các bên vẫn tỏ ra chừa đường lui cho nhau. Tờ LAT dẫn lời giới chức quân sự Mỹ khẳng định việc tăng cường thêm quân sát nách Iran không nhằm thúc đẩy chiến tranh mà chủ yếu “chuẩn bị sẵn sàng đối phó” mọi tình huống. Mặt khác, có tin Nhà Trắng đã sử dụng một kênh liên lạc bí mật để tiếp cận Đại giáo chủ Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao của Iran, nhằm cảnh báo không nên dồn ép nhau đến bước cuối cùng.

Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani ngày 12.1 cũng tuyên bố ông tin căng thẳng hiện nay có thể được giải quyết thông qua các cuộc thương thuyết nghiêm túc. Ông Larijani đang thăm Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng. “Tôi tin mọi vấn đề có thể được giải quyết qua thương thuyết. Nhưng lần này, chúng tôi muốn các cuộc đàm phán nghiêm túc chứ không phải giả tạo”, AP dẫn lời ông nhấn mạnh. Bên cạnh đó, giới ngoại giao cho biết một phái đoàn cấp cao của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ thăm Iran vào ngày 28.1.

Người ngần ngừ, kẻ phản đối

Các thế lực trên thế giới đang tỏ thái độ khác nhau về vấn đề Iran. AFP dẫn lời một quan chức ngoại giao giấu tên của Pháp loại trừ lựa chọn sử dụng biện pháp quân sự đối với Iran và thừa nhận phương Tây hiện không có công cụ nào khác ngoài gia tăng cấm vận dầu mỏ và tài chính để đưa Iran quay lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, dù EU đang tích cực thảo luận với Ả Rập Xê Út để tìm nguồn cung thay thế nhưng nhiều nước như Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha vẫn lo ngại giá dầu thô sẽ tăng vọt. Trong khi đó, một ngày sau khi thông báo giảm lượng dầu mỏ nhập từ Iran, Nhật Bản đã thay đổi quan điểm. Hôm qua, giới chức Tokyo tuyên bố vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc này. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định chỉ tuân theo nghị quyết của LHQ, trong khi Ấn Độ nói không có ý định giảm lượng dầu mua của Iran, theo AFP.

Nga vẫn phản đối mọi động thái của phương Tây đối với Iran. Trả lời phỏng vấn báo Kommersant, Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev cảnh báo các hành động điều binh quanh Iran có thể dẫn tới nguy cơ chiến tranh vì Mỹ “đang bị Israel thúc ép”. Hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gannady Gatilov cũng tuyên bố các hành động chống Iran sẽ bị coi là âm mưu nhằm thay đổi chế độ ở nước này.

Đến nay, khó lường nhất vẫn là thái độ của Trung Quốc. Một mặt, nước này vẫn phản đối các biện pháp trừng phạt Iran nhưng bắt đầu giảm nhập dầu từ đối tác, theo báo The Wall Street Journal. Trong tháng 1.2012, nhập khẩu dầu thô từ Iran còn 285.000 thùng/ngày, giảm gần một nửa so với trước. Giới quan sát đánh giá tìm nguồn cung mới có thể là mục đích chính trong chuyến công du của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến 3 nước Ả Rập Xê Út, UAE và Qatar bắt đầu từ ngày 14.1.

Trùng Quang - Lan Chi

Thụy Miên - Trùng Quang

=========================

*

Tuy nhiên, theo tờ International Business Times, khó có khả năng Iran đóng cửa Hormuz lâu do nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu.

Dở hơi! Khi đã bị cấm vận thì đối với Iran eo biển Hormuz cũng đã thực sự đóng rồi! Bởi vậy không nói rằng vì Iran cũng cần xuất khẩu dầu nên sẽ không đóng.

*

Đến lúc này, Nga có thể sẽ nhảy vào và quy mô xung đột sẽ lan rộng đến mức khó kiểm soát.

Dở hơi nữa! Người Nga chẳng bao giờ nhảy vào đánh đấm ở đây cả.

*

Trước viễn cảnh có thể “xảy ra Thế chiến 3” như cảnh báo của một thiếu tướng Trung Quốc hồi năm ngoái

Hic! Lại dở hơi biết bơi! Thế chiến III sẽ không xảy ra. Nếu xảy ra thì không ở đây! Hãy chờ xem.

Làm quái gì có Thế Chiến thứ III theo nghĩa hai phe uýnh đấm nhau thời buổi này nhỉ? Vớ vẩn! Đúng là một nhận định xuất phát từ bộ nhớ chưa sạch dữ liệu cũ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NNC LHDP NGUYỄN VŨ TUẤN ANH DỰ BÁO TOÀN CẢNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

http://ktcatbd.com.v...-a-vit-nam-2012

Tai nạn:

Năm 2012 với cả thế giới và VN tai nạn đều mang tính tăng nặng, nhất là tai nạn xe cộ chưa khắc phục được. Những tai nạn khác , như: Sập nhà có liên quan , hoặc không liên quan đến thiên nhiên, cháy nổ....đều có xu hướng tăng lên. Đặc biệt trong năm 2012, ở Việt Nam cần đề phòng cả tai nạn liên quan đến máy bay. Các hãng hàng không cần kiểm tra kỹ thuật kỹ các máy bay liên quan đến các chuyền bay dân sự.....Nhất là một trong hai mùa Đông hoặc Hè.

Máy bay của VNA và Jetstar suýt đụng nhau

14/01/2012 12:24

(TNO) Cục Hàng không VN cho biết, hai chiếc máy bay Airbus A320 của Vietnam Airlines (VNA) và Boeing B737-400 của Jetstar Pacific (JPA) hôm 19.12.2011 đã gặp phải sự cố "hoạt động bay không đủ phân cách tối thiểu, uy hiếp an toàn bay" do sự bất cẩn của kiểm soát viên không lưu.

Sự cố xảy ra khi máy bay A320 của VNA mang số hiệu HVN1184 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) đi Cát Bi (Hải Phòng) được kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh lấy độ cao từ mực bay 270 lên mực bay 350. Cùng thời điểm đó, chuyến bay mang số hiệu PIC511 của JPA đang bay bằng tại mực bay 320 để về sân bay Tân Sơn Nhất.

Khi chiếc A320 của VNA còn cách Buôn Ma Thuột 12 dặm về phía Tây Nam, đang cắt qua mực bay 314 thì được kiểm soát viên không lưu yêu cầu nhanh chóng cắt qua mực bay 330. Nhưng hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ xung đột (TCAS) trên chiếc A320 đã phát tín hiệu cảnh báo có máy bay phía trước (cách 10 dặm) và khuyến cáo tổ lái giảm độ cao xuống mực bay 313. Tổ bay đã điều chỉnh độ cao theo đúng cảnh báo của TCAS, không thực hiện theo huấn lệnh của điều hành không lưu.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chiếc máy bay mang số hiệu chuyến bay PIC511 của JPA lúc 12 giờ còn cách Buôn Mê Thuột 12 dặm về phía Bắc. Khi đang ở mực bay 320, chiếc máy bay của Jetstar Pacific được kiểm soát viên không lưu yêu cầu rẽ trái, đổi hướng bay để tránh máy bay ngược chiều của VNA. Nhưng cùng thời điểm, tổ bay của JPA cũng nhận được cảnh báo của TCAS chuyển độ cao từ mực bay 320 lên 325 để đảm bảo phân cách với máy bay ngược chiều. Ngay lập tức, tổ lái thực hiện theo khuyến cáo của TCAS, sau đó mới thực hiện theo huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu.

Theo Cục Hàng không VN, đây là sự cố hoạt động bay không đủ phân cách tối thiểu, uy hiếp an toàn bay. Hai máy bay ngược chiều của VNA và Jetstar Pacific đã không đảm bảo đầy đủ phân cách tối thiểu, kiểm soát viên không lưu phải xử lý yêu cầu máy bay của Jetstar Pacific đổi hướng bay nhưng tổ lái không thể thực hiện được ngay và phải xử lý tình huống theo cảnh báo của TCAS.

Nguyên nhân ban đầu theo nhận định do số chuyến bay tăng cao, hầu hết các máy bay đều đang trong giai đoạn lấy/giảm độ cao trong khi phương án điều hành bay chưa hợp lý, khả năng bao quát nền không lưu và kỹ năng điều hành của kiểm soát viên không lưu chưa cao. Cục Hàng không VN đã thành lập đoàn công tác kiểm tra về sự cố này để xác định nguyên nhân, biện pháp xử lý và ngăn ngừa tái diễn.

M.Hà

========================

Năm nay các hãng hàng không Việt Nam cần rất thận trọng trong các vấn đề liên quan đến kỹ thuật an toàn bay. Còn thế giới cũng vậy. Rất phiền! Mong rằng đừng có sự cố lớn xảy ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ lo Israel tấn công Iran

14/01/2012 13:52

(TNO) Chính phủ Mỹ lo ngại Israel đang chuẩn bị tấn công Iran bất chấp sự phản đối của Washington và đã tăng cường việc lập kế hoạch dự phòng nhằm bảo vệ các cơ sở của Mỹ trong khu vực, theo tờ Wall Street Journal hôm 13.1.

Posted Image

Mỹ đang lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp Israel tấn công Iran - Ảnh: AFP

Tờ báo cho hay Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cùng các quan chức cấp cao khác đã gửi một loạt những thông điệp cá nhân đến cho giới lãnh đạo Israel, cảnh báo về hậu quả tàn khốc của một cuộc tấn công.

Theo Wall Street Journal, ông Obama đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong hôm 12.1, và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey sẽ gặp gỡ các lãnh đạo quân đội Israel ở Tel Aviv vào tuần tới.

Tờ báo lưu ý rằng quân đội Mỹ đang chuẩn bị cho một số phản ứng tiềm tàng trước một cuộc không kích của Israel, bao gồm các vụ tấn công tòa đại sứ Mỹ tại Baghdad của các tay súng người Shiite thân Iran ở Iraq.

Có khoảng 15.000 nhà ngoại giao, viên chức liên bang và nhân viên hợp đồng của Mỹ vẫn còn ở Iraq.

Để kiềm chế Iran, Mỹ đang duy trì 15.000 binh sĩ ở Kuwait và đã điều một nhóm tàu sân bay thứ hai đến vịnh Ba Tư.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Bất động sản:

Thị trường Bất động sản VN vẫn là sự tiếp tục suy thoái của năm 2011 và bắt đầu tạo ra những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến những ngành liên quan, như: vật liêu xây dựng, sắt thép, ngân hàng..... Diễn biến tiếp theo sẽ là những xáo trộn về kinh tế do những nợ xấu gây ra. Chỉ những ai có tiềm lực thực sự có thể trụ vững được qua giai đoạn khủng hoảng này thì sẽ tiếp tục phát triển về sau.

=====================

Bất động sản có lụi tàn, phá sản?

Vietnamnet_043104.jpg

Vietnamnet – Thứ sáu, ngày 13 tháng một năm 2012

Sau khi đọc bài “Bất động sản (BĐS): Thời ăn xổi lụi tàn” và bài “BĐS: Không đảo nợ chỉ có phá sản?”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

Doanh nghiệp BĐS phá sản là chuyện bình thường?

Không đồng tình với câu kết của bài “Tuy nhiên, một ‘thùng nước lạnh’ bất đắc dĩ có khi cũng tốt để dập tắt cơn hứng khởi quá mức, giúp thị trường (BĐS) tỉnh táo lấy lại cân bằng”, email ngochuadq@gmail.com viết: “Một ‘thùng nước lạnh’ chưa đủ, theo tôi lĩnh vực này phải đặt một ống dẫn nước lạnh mới đúng. Làm ăn theo kiểu ‘chộp giật’ chỉ gây ra bất ổn thị trường. Đầu tư vào BĐS, một lĩnh vực không sinh thêm vật chất, không giải quyết thêm việc làm, thử hỏi lấy gì mà ăn, lấy gì mà tăng trưởng kinh tế?

Đây là ý kiến của email thanhoang68@vnn.vn: “Siêu lợi nhuận từ kinh doanh BĐS đã làm đủ các thành phần trong xã hội đổ xô vào BĐS trong những năm qua, đây là lĩnh vực mà tiêu cực tập trung nhất, gây nhiều bức xúc nhất, tập trung nhiều khiếu kiện nhất và tệ nhất là đã tiêu hao rất nhiều nguồn lực cần thiết để phát triển kinh tế đất nước, tất nhiên góp phần lớn làm kinh tế Việt Nam tụt hậu những năm qua. Bản thân BĐS không có lỗi mà đấy là do con người. Vấn đề đã kéo dài trong nhiều năm, nên chịu trách nhiệm trước hết là bộ máy quản lý nhà nước.”

Bạn đọc Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) phân tích quan hệ BĐS - ngân hàng: “Nếu doanh nghiệp phá sản thì tài sản doanh nghiệp sẽ bị mang đi đấu giá để thu hồi nợ (lạc quan lắm là thu hồi được 70% nợ). Khoản nợ không thu hồi được, người cho vay (ngân hàng) và nhà đầu tư chịu lỗ. Khổ nỗi, ông cho vay và ông đầu tư là 1 mới đau. Thông thường, để thành lập doanh nghiệp thường có 30% là vốn tự có (của nhà đầu tư), 70% là vốn vay (của ngân hàng). 2 "nhà" này là 1 thì doanh nghiệp thực tế là thuộc sở hữu của ông ngân hàng, chủ doanh nghiệp chỉ là danh nghĩa. Như vậy, nếu doanh nghiệp BĐS phá sản đồng nghĩa với ngân hàng phải chịu lỗ. Đảo nợ chỉ là "thủ tục nội bộ" của ngân hàng mà thôi. Cuối năm tổng kết ngân hàng lãi vài nghìn tỷ mà tổng vốn tới mấy chục nghìn tỷ, lãi trên vốn không quá 5%. Nếu trừ đi lạm phát, nói xin lỗi, lỗ sặc máu. Vì sao nói 2 "nhà" này là 1? Vì có nhiều công ty BĐS lúc mới thành lập vốn tự có chỉ vài trăm tỷ, sau khi "xin" được đất thì hàng chục nghìn tỷ từ ngân hàng ào ào tuôn vào những công ty này biến chúng trong thời gian siêu ngắn từ công ty nhỏ thành tập đoàn khổng lồ. Phần lớn các siêu dự án chính là thuộc sở hữu của ngân hàng. BĐS mà ‘sụp’ là ngân hàng ‘sụp’ và ngược lại, tôi dám cá điều đó đấy. Vì thế, cho đến giờ, mặc dù tình hình của cả BĐS và ngân hàng không mấy lạc quan nhưng chả ai sụp vì ‘ông là thằng mà thằng cũng là ông.”

Đồng tình với ý kiến trên, email trandanh_hn@yahoo.com viết: “Ngân hàng cứ việc cho vay vào BĐS dưới chuẩn, cứ việc đảo nợ và kết quả là có được lợi nhuận khổng lồ trên danh nghĩa nhưng mất thanh khoản trên thực tế. Làm sao mà hạ tỉ lệ lãi suất được. Các doanh nghiệp sản xuất làm sao chịu đựng nổi lãi suất cho vay này. Rút cuộc chỉ có nhân dân, cả nền kinh tế bị họ biến thành con tin. Tôi nghĩ cần phải cho phá sản các doanh nghiệp BĐS hay ngân hàng thương mại, chỉ cần nhà nước cam kết đảm bảo các quyền lợi gửi tiền tiết kiệm của dân chúng thì không có chuyện đổ vỡ dây chuyền được. Các năm 1994 - 1997 tại CH Séc cũng như một số nước Đông Âu, một số ngân hàng như Kreditni Bank, Monava Bank ... cũng được chính phủ Séc cho phá sản nhưng nền kinh tế và dân chúng không hỗn loạn”

Bạn đọc Ngọc Lan (email claire_portman@yahoo.com) tán thưởng: “Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong cuộc họp gần đây có nói, đại ý rằng "doanh nghiệp bất động sản phá sản cũng là chuyện bình thường thôi”.

20120112162046_nhadat9.1_1326096018.jpg

(ảnh minh họa)

Với giọng hài hước, email abcphongx@yahoo.com.vn viết: “Tôi không nghĩ là phá sản mà là trở về trạng thái ban đầu. Khi trước anh là anh tay xe ôm phất lên nhờ BĐS thì giờ trở lại là anh xe ôm cũng bình thường thôi. Dù sao cũng sống được vài năm sung sướng rồi.”

Lời cảnh báo ngân hàng

Email nmoclan@yahoo.com viết: “Tôi còn nhớ cách đây 3 năm một số nhà kinh tế đã cảnh báo khẩn thiết tình trạng BĐS cung sẽ vượt cầu ở TP.HCM, sau đó là Hà Nội, nhất là nhóm chung cư cao cấp (mặc dù không thực sự cao cấp). Tuy nhiên lúc đó những ý kiến đó chỉ như vài giọt nước lạnh rơi tõm vào chảo dầu sôi sục các nhà đầu tư. Có người còn cho rằng đó là chiêu đánh xuống để người khác giãn ra còn mình ôm cả, thế là cứ lao đầu vào. Rồi một ngày viễn cảnh đó đã hiển hiện, từ tháng 4- 2011 đến nay, nhiều người giờ chắc vẫn không tin sao BĐS lại có thể ế sưng ế sỉa thế này?

Đã không còn làm được gì cho BĐS nữa, nhưng cảnh báo giờ là dành cho ngân hàng. Nếu các ngân hàng tiếp tục đổ tiền vào BĐS thì chính là đang ký vào bản án "tử" của chính mình sau 1-2 năm nữa. Và Ngân hàng nhà nước cần quyết liệt thể hiện vai trò quản lý của mình ở thời điểm này là không cho dòng tiền đổ tiếp vào BĐS nữa, nếu không thì đổ vỡ thật sự sẽ rất khủng khiếp, và tất cả mọi người đều phải gánh chịu chứ không trừ một ai, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.”.

Đây là ý kiến email luyennv542037@yahoo.com.vn: “Rất nhiều khả năng các ngân hàng sẽ ngầm cho doanh nghiệp BĐS vay để đáo nợ hoặc gia tăng duy trì tài sản của họ tránh phải bán tháo để trả nợ. Cho vay đáo nợ cũng là vi phạm quy định của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng này sẽ lập các loại hồ sơ với nội dung không phải là cho vay BĐS để ‘lách luật’. Cách tốt nhất là tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các hồ sơ đã cho vay với số tiền lớn hoặc chỉ chấp nhận trả lãi không trả gốc.

Vấn đề trên làm sáng tỏ thì người dân mới được hưởng lợi, tránh lợi ích nhóm và tiền mới có thể đến được tay các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không phải BĐS. Lúc đó sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hóa và hoàn thành kế hoạch năm 2012 và các năm tiếp theo.”

Email hoainam1510@gmail.com nêu thực tế đáng giật mình: “Cho đảo nợ lãi suất 21%/ năm thì càng chết hơn!”

Đây là ý kiến bạn đọc Minh Thanh (email minhthanh186@rambler.ru): “Mọi phía tham gia thị trường BĐS Việt nam đều gặp khó.

Rất khó khăn cho các công ty BĐS hiện nay. Tuyên bố phá sản thì không phải chịu tiếp lãi suất ngân hàng nhưng mất hết tài sản cầm cố cũng như chưa cầm cố tại ngân hàng. Tiếp tục đáo nợ ngân hàng thì cũng chỉ là kéo dài thời gian ‘hấp hối’ với tình cảnh nợ chồng nợ. Cách giải quyết tốt nhất là huy động mọi nguồn lực trả nợ cho ngân hàng rồi sau đó nằm im, các công trình đắp chiếu. Phía ngân hàng gắn chặt với doanh nghiệp BĐS cũng chẳng sung sướng gì, phải phù phép chứng từ để nuôi con nợ, trong khi đó vẫn phải trả lãi suất cho đầu vào. Cho nên dù ngân hàng có báo cáo đẹp nhưng thanh khoản rất yếu, luôn phải tìm cách phá rào lãi suất để huy động tiền. Bản chất khó khăn hiện nay là giá BĐS của Việt Nam quá cao, vượt khả năng chi trả của đại đa số dân chúng , dòng tiền đổ vào tiếp không có. Mặt khác bên muốn mua BĐS cũng chẳng được lợi gì nhiều, giá BĐS có giảm thì cũng sẽ giảm rất ít. Cội nguồn của mọi khó khăn hiện nay do cách quản lý đất đai của Việt Nam làm khó cho chính chúng ta, một mặt tạo ra cơ chế xin- cho, nguồn gốc của tham nhũng, thất thoát tài sản, mặt khác ngay cả nhà nước cũng vô cùng khó khăn thu hồi mặt bằng kể cả có giá cao ngất ngưởng vẫn khiếu kiện tràn lan, thậm chí xung đột đổ máu. Chính quyền đã sai lầm khi đánh giá giấy phép của mình (tức QSD đất) quá cao, trong khi trên thực tế mỗi mảnh đất ở Việt Nam đều đã có người chủ sử dụng hợp pháp bao năm nay (dù không có sổ đỏ). Thủ tục giấy tờ phức tạp, giá quá cao đẩy mọi hoạt động trong lĩnh vực này vào bóng tối.

Hướng giải quyết phải nên làm như đại đa số các nước khác trên thế giới là công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân, công nhận tài sản đất đai do cha ông để lại, hoặc đất đai đang sử dụng ổn định. Không thu phí - hoặc phí rất thấp- làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đó. Nhà nước công nhận và bảo vệ tài sản BĐS của công dân nhưng công dân phải nộp thuế hàng năm cho tài sản đó, bằng 0,5-1% trị giá. Anh ở nhà to đẹp 20 tỷ tại trung tâm thành phố thì phải nộp thuế hàng năm là 200 triệu đồng. Anh kêu không có tiền nộp thuế, bán nhà đi, gửi tiết kiệm, chuyển về khu đất công mà ở, thuế thấp hơn… Nhà nước luôn tạo điều kiện để lập công bằng trong xã hội.

Làm như vậy, giá nhà sẽ hạ rất nhanh, người lao động sẽ có cơ hội mua được nhà. Mặt khác có thuế, hiện tượng đầu cơ đất đai sẽ biến mất.”

Với giọng nuối tiếc, email lanhuong@yahoo.com viết: “Nếu từ sớm cách đây 2 hoặc 3 năm, nhà nước cứ dẹp BĐS qua một bên, dẹp lợi ích nhóm một bên, lo thúc đẩy kinh tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án tốt (lúc đó, tiềm lực doanh nghiệp Việt Nam còn có thể lấn mạnh vào hàng ngoại, công ty ngoại), thì bây giờ đâu đến nỗi...”

Email onglaogia@yahoo.com đề nghị: “Nhà nước phải đánh thuế cao đối với người nào sở hữu từ cái nhà thứ 2 trở lên. Đầu cơ nhà đất hốt vàng thì bây giờ phải hạ cánh. Đại gia bất động sản giàu sụ nhờ chém gió giá cả thì giờ phải chịu không có lời thôi. Giá công lao động thấp mà giá nhà quá cao là bất hợp lý.”

“Đại gia BĐS lúc nào cũng ‘đồng hành’ với ngân hàng: "Tiền thì anh nhiều, có điều là chú phải ngoan". Bao giờ cái bong bóng nổ tung thì khi ấy lại gõ đầu nhân dân: chịu thêm vài triệu đồng trên đầu người, nhà nước cũng không cứu được đâu”, đó là ý kiến của email thanhdo@yahoo.com.

Ban Bạn đọc

============================

Tội nghiệp cho những nhà đầu tư bất động sản nhỉ? Tớ đã nói rùi! Ai cứu được miếng đất của tớ bị "Trẹo án dư" thì tớ sẽ cứu doanh nghiệp ấy. Chả ma nào wan tâm. Hết thời hạn hiệu lực rùi! sad.gif

Thiên Sứ ít khi nói đùa - trừ trong topic "Thi nói khoác ", hoặc "Thiên Sứ Cười".

Hôm nay Thiên Sứ tui xin lưu ý quí vị wan tâm rằng: Những "Trẹo án dư" luôn là đề tài cho những bất ổn xã hội, vì kìm hãm sự phát triển ở những vùng đất nằm trong các khu vực có dự án, nhưng không thực hiện được. Ở những nơi có dự án treo, mọi công trình xây dựng do nhu cầu nhà ở chính đáng đều ách tắc, mọi giao dịch bất động sản đều đình trệ....vv...và ...vv...Mà dự án treo thì quá nhiều. Không giải quyết được vấn đề này thì tôi không tin rằng sẽ có một bứt phá về mặt kinh tế. Một nền kinh tế phát triển cần cân đối về nhiều phương diện, kể cả văn hóa, giáo dục...vv

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ - Iran: Khó có khả năng xảy ra chiến tranh

08:06 | 14/01/2012

TP - Những căng thẳng đang leo thang giữa Iran - Mỹ và đồng minh đang bơm vào bầu không khí ở khu vực Trung Đông khét lẹt mùi thuốc súng.

Posted Image

Có cảm tưởng bất cứ lúc nào chiến tranh cũng có thể nổ ra nếu xuất hiện một tia lửa nhỏ từ mỗi bên. Nhưng liệu một cuộc chiến có thể xảy ra ngay trong những ngày đầu của năm mới 2012?

Nếu nghe những ngôn từ mỗi bên tung ra nhằm vào nhau, khả năng ấy là có thể. Trong lúc vòng vây kinh tế thông qua các lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh đang phát huy tác dụng, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã tới thăm nhiều nước thuộc khu vực Mỹ-Latin.

Trong đó có không ít quốc gia “thâm thù” với chính quyền Mỹ, nhằm ít nhất cũng “lên dây cót tinh thần” cho người trong nước và phần nào nắn gân Mỹ. Đồng thời, Iran nói sẽ phong tỏa eo biển Hormuz nếu bị cấm xuất khẩu dầu mỏ.

Đáp lại, báo chí Mỹ nói Iran bắt đầu chương trình làm giàu uranium tại một cơ sở dưới lòng đất. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta còn thẳng thừng tuyên bố Mỹ sẽ có phản ứng quân sự nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa, vì đây là tuyến hải trình quan trọng cho 1/5 lượng dầu cung cấp cho thế giới lưu thông.

Tuy nhiên, dù Mỹ, Anh, Pháp đã cử tàu chiến tối tân tới vùng Vịnh, dù các bên không ngừng đưa ra những tuyên bố cứng rắn, có thể nói khả năng xảy ra chiến tranh là không nhiều.

Về thực lực quân sự, Iran chắc chắn “không có cửa”so với Mỹ và đồng minh. Trong khi đó, sự ủng hộ của các nước đối với quốc gia Hồi giáo vùng Trung Đông là rất hữu hạn.

Bên cạnh đó, những quốc gia có tiếng nói ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc như Nga, và nhất là Trung Quốc dù vẫn phản đối Mỹ can thiệp chuyện Iran, nhưng những tiếng nói ấy cũng không có nhiều lý do để tỏ ra quyết liệt. Tuy Trung Quốc, nước đang nhập 1/3 sản lượng 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Iran, không dễ dàng “bật đèn xanh” cho hành động bủa vây hoặc tấn công Iran, nhưng Bắc Kinh thừa hiểu trong bối cảnh hiện nay, chơi với ai có lợi hơn.

Khi nền kinh tế Mỹ đi xuống, khi giá dầu tăng cao, một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là Trung Quốc. Chẳng thế mà dù không mong muốn có chiến tranh, Trung Quốc đã nhanh chóng chuẩn bị các đầu mối mua dầu mỏ khác ngoài Iran.

Ngay cả Mỹ, dù lớn tiếng vậy, cũng khó có thể hào hứng phát động một cuộc chiến mới ngay sau khi vừa khép lại hai cuộc chiến dai dẳng và tốn kém ở Iraq và Afghanistan, trong khi nền kinh tế chưa thực sự phục hồi.

Một lý do nữa khiến khả năng xảy ra cuộc chiến Mỹ-Iran không cao: Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang đi vào giai đoạn sôi động. Không lẽ gì, ông Barack Obama bước vào Nhà Trắng với việc kết thúc hai cuộc chiến lại thay đổi chiến lược vốn được coi là cơ bản để đem lại cho ông sự ủng hộ của dân Mỹ.

Mục tiêu mà người Mỹ muốn chính là sự thay đổi đến từ bên trong Iran hay nói cách khác là mong muốn xuất hiện “một mùa xuân Ảrập” nữa. Đó chính là lý do Mỹ và đồng minh ra sức tấn công vào nền kinh tế Iran, tạo điều kiện cho lực lượng đối lập trong nước.

Tuy nhiên, cũng tương tự CHDCND Triều Tiên, Iran đang nắm trong tay một lá bài mang tên chương trình hạt nhân và đây chính là biến cố khiến tình hình Iran có thể biến đổi ngoài dự đoán bất cứ lúc nào. Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani ngày 12-1 khẳng định nước này sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân, nhưng sẵn sàng trở lại bàn đàm phán sáu bên nhằm hạ nhiệt căng thẳng hiện nay.

Các quan chức ngoại giao ngày 13-1 cho biết Iran đã đồng ý cho phép các thanh sát viên hạt nhân của Liên Hợp Quốc tới Iran, dự kiến ngày 28-1.

Anh Minh

=========================

Hải quân Mỹ có thể gửi cá heo tới biển Iran

08:50 | 15/01/2012

TP - Nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến đường quan trọng trong vận chuyển dầu mỏ của thế giới, Hải quân Mỹ có thể sẽ gửi những chú cá heo được huấn luyện đặc biệt tới đó, theo báo chí Mỹ.

Để phong tỏa eo biển, Iran phải dùng đến mìn, tàu cao tốc vũ trang, tên lửa hành trình chống hạm…, nên “vấn đề trước mắt đối với quân đội Mỹ là phải gỡ mìn”, ông Michael Connell (Trung tâm Phân tích Hải quân) nói.

Trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Quốc gia Mỹ giữa tuần này, ông Tim Keating, đô đốc hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, nói: “Cá heo có năng lực đáng kinh ngạc về phát hiện vật thể dưới nước. Chúng từng được gửi tới vịnh Ba Tư như là một phần của chiến dịch Mỹ đổ quân vào Iraq”.

Chúng có cách truyền âm giống kỹ thuật sonar hiện đại nên có thể phát hiện một vật thể kim loại hình cầu đường kính 7-8cm từ khoảng cách 111m. Riêng ở vịnh San Diego, Hải quân Mỹ có 80 con cá heo mũi to được huấn luyện dò mìn và thả thiết bị thu phát sóng âm.

Minh Long

Theo New York Times, Seattle Times

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Nga cảnh báo Mỹ về Syria và Iran

Chủ Nhật, 15/01/2012, 06:17 (GMT+7)

TT - Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây không nên can thiệp quân sự vào Iran và Syria trong bối cảnh hàng loạt diễn biến tại Trung Đông đang đe dọa làm bùng nổ chiến tranh.

Posted Image

Một bé gái Iran tham gia phản đối Mỹ trong lễ tang một nhà khoa học bị ám sát trước đó tại thủ đô Tehran ngày 13-1 - Ảnh: Reuters

Reuters dẫn lời đại sứ Nga tại NATO Dmitry Rogozin nhấn mạnh bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này đều sẽ là mối đe dọa đối với an ninh của Matxcơva. “Iran là láng giềng của chúng tôi - ông Rogozin tuyên bố - Chúng tôi tin rằng bất cứ nước nào cũng có quyền được có thứ cần thiết để cảm thấy yên tâm, kể cả Iran”. Ông cho rằng Mỹ đang bị Israel xúi giục để gây chiến với Iran.

Mùa xuân Ả Rập” thành “Mùa hè Ả Rập nóng rực “

Đối với Syria, đồng minh và láng giềng của Iran, ông Rogozin khẳng định nếu NATO nhất quyết can thiệp thì sẽ khó tránh khỏi việc gây ra một thảm họa, bởi đó sẽ là một hành động “thật nguy hiểm”. Ông Rogozin giải thích: “Mùa xuân Ả Rập” đang đưa lực lượng Hồi giáo chính thống quay trở lại nắm quyền, như ở Ai Cập và Tunisia. “Nếu chúng ta góp phần thúc đẩy căng thẳng xung quanh Iran, Syria và hậu chiến Libya, thì sau mùa xuân Ả Rập sẽ là một mùa hè Ả Rập nóng rực” - ông nhấn mạnh.

Tuyên bố của ông Rogozin được xem là một trong nhiều chỉ trích mạnh mẽ gần đây của Nga về ý định tấn công Tehran của Mỹ và đồng minh.

Cùng ngày, Mỹ đáp trả khi bày tỏ quan ngại về việc Nga cho tàu chở vũ khí cập cảng Syria. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ điều tra vụ việc và yêu cầu “tất cả các nước chấm dứt việc buôn bán và cung cấp vũ khí cho Syria”.

Washington cũng đưa ra bằng chứng khẳng định Iran đang cung cấp vũ khí cho Syria. AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết tướng Qasem Soleimani, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc vệ binh cách mạng Iran, đã có mặt tại thủ đô Syria trong tháng này. “Chúng tôi nghĩ nó có liên quan đến việc Iran hỗ trợ Syria đàn áp người dân. Chính phủ Mỹ tin rằng Iran đã cung cấp đạn dược cho Syria” - quan chức này cho biết.

Mối nghi ngờ hợp tác trực tiếp giữa Vệ binh cách mạng Iran và Damascus xuất phát từ lời cáo buộc mới đây ở Cairo của Mahmoud Souleiman Hajj Hamad, một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Syria. Tuy nhiên, Tehran nhất mực phủ nhận việc chuyển vũ khí cho Syria thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyên bố được đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo bắt giữ bốn xe nghi chở vũ khí của Iran cho Syria.

Tấn công Iran hay Syria?

Kênh CBS của Mỹ ngày 14-1 dẫn lời tiểu vương Hamad bin Khalifa Al Thani của Qatar kêu gọi các nước Ả Rập gửi quân đến Syria để chấm dứt tình trạng bạo lực đến nay đã khiến hơn 5.000 người thiệt mạng. “Chúng tôi ủng hộ người dân của những nước tìm kiếm công bằng và chân giá trị. Binh lính nên đến để chấm dứt việc giết chóc”. Tiểu vương Hamad là lãnh đạo Ả Rập đầu tiên công khai ủng hộ sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria kể từ khi bạo động bùng phát ở nước này cách đây mười tháng.

Trong khi đó Mỹ đang lo ngại Israel có thể mất kiên nhẫn. Wall Street Journal ngày 14-1 đưa tin Tổng thống Mỹ Obama, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta và các quan chức cấp cao khác đã gửi thông điệp cảnh báo đến Israel trước lo ngại nước này đang chuẩn bị tấn công Tehran. Washington muốn Israel chờ đợi hiệu quả từ các biện pháp trừng phạt nhằm buộc Tehran từ bỏ chương trình hạt nhân. Iran đã đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến vận chuyển dầu huyết mạch của thế giới, nếu trở thành mục tiêu tấn công.

TRẦN PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

“Nữ hoàng truyền hình” ủng hộ Obama 100%

14/01/2012 21:07:16

Posted Image - Nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey hoàn toàn ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Barack Obama và cho rằng ông đang làm tốt công việc của mình.

Bà Oprah Winfrey đã có cuộc phỏng vấn với CNN tại Nam Phi khi tới tham dự lễ tốt nghiệp lứa học sinh đầu tiên tại ngôi trường bà thành lập cách đây 5 năm.

Thời điểm này 4 năm trước, bà Winfrey đã xuất hiện bên cạnh ông Obama trong những sự kiện vận động bầu cử tại Iowa, New Hampshire và Nam Carolina. Sự ủng hộ đó đã tiếp thêm hi vọng cho Obama trong cuộc vận động tranh cử năm 2008.

Được hỏi về hỗ trợ của bà dành cho ông Obama năm nay, Winfrey nói rằng bà không nghĩ là cần hậu thuẫn Obama trong năm 2012 bởi bây giờ ai cũng biết đến ông rồi.

“Tôi không cần phải bảo đảm về Obama nữa bởi tôi ủng hộ ông ấy 100% và tôi đã từng bảo đảm về ông ấy rồi”, bà Winfrey nói.

Posted Image

Oprah Winfrey hoàn toàn ủng hộ Barack Obama trong chiến dịch tái tranh cử.

Bà Winfrey cũng nhắc mọi người nên nhớ tới tình trạng tồi tệ của nền kinh tế khi ông Obama mới lên nắm quyền nếu muốn đánh giá khả năng làm việc của ông.

Bà Winfrey tự tin rằng ông Obama có thể tái nhiệm: “Tôi nghĩ rằng ông ấy là một nhà lãnh đạo xuất sắc”.

Trả lời về câu hỏi về khó khăn lớn nhất mà ông Obama sẽ phải đối mặt nếu tái nhiệm, bà Winfrey cho rằng: “Tương tự như trong gần 4 năm vừa qua, đó là tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại và xây dựng lòng tin của người Mỹ về một tương lai vững chắc”.

Phương Thanh (theo CNN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Kinh tế 2012: Không ai dám lạc quan

Tác giả: Trần Thuỷ

Bài đã được xuất bản.: 12/01/2012 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Kinh tế 2012 dự báo còn khó khăn dữ dội hơn. Nói về chính sách kinh tế năm 2012, TS. Võ Trí Thành cho rằng "nghệ thuật" điều hành chính sách vĩ mô phải hết sức khôn ngoan, chính sách tiền tệ cố gắng linh hoạt, uyển chuyển nhất có thể được để hỗ trợ DN.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam về dự báo kinh tế 2012-2015, do Tạp chí Kinh tế và dự báo phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ tổ chức, đa số các diễn giả đều bày tỏ sự lo ngại về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012.

Bất ổn vẫn lớn

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2012 vẫn còn nhiều khó khăn. Theo ông Thiên, năm 2012, kinh tế thế giới rất bất ổn, chưa có tín hiệu phục hồi. Ở Việt Nam, lực lượng chủ chốt để thúc đẩy tăng trưởng là các DN lại đang gặp khó khăn lớn.

Năm 2011 hơn 50.000 DN đóng cửa, ngừng sản xuất. Số DN khó khăn phải giảm sản xuất còn lớn hơn nhiều. Hệ thống ngân hàng đang đối mặt với thanh khoản căng thẳng và nợ xấu tăng cao. Nhiều mặt hàng thiết yếu như than, điện sẽ được điều chỉnh giá, tác động đến các mặt hàng khác khiến cho tình hình chung vẫn khó khăn.

Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực tế hiện nay, trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, kinh tế Việt Nam dường như đang xấu đi. Vì thế một số quỹ của Việt Nam không huy động được vốn từ nước ngoài. Điều này dẫn đến giảm đầu tư, giảm thương mại, vốn đầu tư nước ngoài giảm nhiều.

Tuy nhiên, theo ông Thành, năm 2011, lạm phát của Việt Nam đạt đỉnh cao là 23,4% và giảm dần còn khoảng 18,5% vào cuối năm. Lần đầu tiên cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng nhẹ, kiều hối tăng, và thâm hụt ngân sách có giảm. Đó là một bức tranh có "điểm sáng" nhưng kết quả đạt được còn hết sức "mong manh".

Nói về chính sách kinh tế năm 2012, ông Thành cho rằng "nghệ thuật" điều hành chính sách vĩ mô phải hết sức khôn ngoan, chính sách tiền tệ cố gắng linh hoạt, uyển chuyển nhất có thể được để hỗ trợ DN. Chẳng hạn tỷ lệ tín dụng cần phải tăng lên mức 15-17% (tăng 2 điểm phần trăm so với mức tín dụng năm 2011 là 13%). Các ngân hàng cho DN vừa và nhỏ vay vốn với lãi suất hợp lý.

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chế biến hỗ trợ xuất khẩu... sẽ được ngân hàng trung ương khuyến khích và tiếp vốn. Về bất động sản cho phép một số công ty có năng lực được chuyển đầu tư bất động sản ra bên ngoài. Cho phép các DN vừa và nhỏ tiếp cận vốn trái phiếu, vốn ODA tốt hơn...

Posted Image

Kinh tế khó khăn do bất ổn vĩ mô, lạm phát tác động trực tiếp tới người nghèo (ảnh minh họa)

Cũng theo ông Thành, năm 2012 sẽ tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách quyết liệt và lớn nhất. Năm 2012 vẫn tiếp tục có những hiện tượng sáp nhập, mua bán cổ phần... diễn ra giữa các ngân hàng. Điều này góp phần giúp nền kinh tế ổn định trở lại và tái cấu trúc thuận lợi những đề án khác.

Theo dự báo của ông Thành, những tác động phụ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa tiếp tục có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, các doanh nghiệp và thị trường bất động sản, chứng khoán vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quý I và II năm 2012. Đáy của khó khăn sẽ rơi vào đầu quý II/2012, sau đó với mức độ giảm dần nhờ hiệu ứng của việc điều chỉnh chính sách vĩ mô được triển khai từ cuối quý I/2011, dự báo nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khả quan hơn từ quý III/2012.

PGS.TS. Võ Đại Lược, Tổng giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, nhận định, kinh tế thế giới năm 2011 có nhiều "mây đen và bão táp", nhưng năm 2012 sẽ còn dữ dội hơn khi các cơ quan có tín nhiệm nhất trên thế giới đều liên tục hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế. Kinh tế Việt Nam do đó cũng chịu những hệ lụy nhất định.

Mặc dù vậy, ông Võ Đại Lược cho rằng vẫn có cơ hội cho Việt Nam trong khó khăn. Những mặt hàng nhu yếu phẩm của Việt Nam vẫn có khả năng gia tăng xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam cần nghiên cứu sâu hơn về những khó khăn của nền kinh tế thế giới để có thể tránh được các ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng được các lợi thế cho sự phát triển, đồng thời đẩy mạnh công cuộc đổi mới thể chế và công nghệ để tạo đà phát triển bền vững.

Việt Nam cũng có cơ hội thu hút đầu tư nhiều hơn khi các dòng vốn rút khỏi những nền kinh tế rối loạn, tìm nơi đầu tư ổn định. Nếu tình hình kinh tế vĩ mô sớm được ổn định, Việt Nam sẽ có sức hút đầu tư nước ngoài rất lớn, ông Lược nói.

Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2012

Mới đây Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã đưa ra ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012.

Kịch bản tốt là khi tình hình thế giới khả quan, kinh tế châu Âu không quá bi quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt từ 6%-6,3%, lạm phát còn 8% -10%, nợ công dự kiến từ 58,2% -58,8% GDP. Kịch bản này, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, khó đạt được. Nếu không có sự thay đổi về công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả thì cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh từ 35,2% (năm 2011) lên khoảng 43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 và giảm tỷ lệ đầu tư khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% (năm 2011) xuống còn 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào năm 2012.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, để điều chỉnh cơ cấu đầu tư như nêu trên là một thách thức rất lớn vì lý do sau: Để tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực dân doanh từ 35,2% lên tới 43% tổng đầu tư toàn xã hội vào năm 2012, theo tính toán, tăng trưởng tín dụng cần đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với định mức tăng tín dụng từ 15-17% để kiểm soát lạm phát từ 8-10%.

Trong khi đó, để đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế giai đoạn sau, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khó có thể giảm tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011 xuống chỉ còn 34% ngay trong năm 2012.

Như vậy, trong điều kiện chưa tạo được bước đột phá công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả đầu tư kinh tế thì khả năng tăng trưởng GDP ở mức 6% -6,3% là khó đạt được.

Kịch bản trung bình được kỳ vọng nhiều nhất. Do tác động của nền kinh tế thế giới (sản lượng giảm khoảng 1 điểm phần trăm và thương mại giảm khoảng 3-4 điểm phần trăm so với 2011), tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 dự báo đạt tương ứng 8-9% và 7-8%, tỷ lệ nhập siêu theo dự báo từ 7 -8%. Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo chiếm từ 22-22,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội.

Với tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng thương mại như trên, với cơ cấu đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chiếm 36,5-37% và khu vực kinh tế dân doanh chiếm 40,5 -41% tổng đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 5,6-5,9%.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đây là kịch bản có nhiều khả năng nhất và các chỉ số, các cân đối cũng mang tính khả thi nhất; mức tăng trưởng này cũng tương đối sát với mức sản lượng tiềm năng hiện tại của Việt Nam.

Còn đối với kịch bản xấu, trong trường hợp kinh tế thế giới có khả năng rơi vào suy thoái và đạt mức tăng trưởng dưới 2,4%, thương mại thế giới tăng ở mức dưới 3% về khối lượng và giá cả có thể giảm sâu hơn mức dự báo 10%. Điều này sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo trong trường hợp này, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 5-6% so với năm 2011.

Về nhập khẩu, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách vĩ mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ DN, ngăn chặn suy giảm kinh tế nên chính sách có phần nới lỏng hơn và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5-6%, theo đó tỷ lệ nhập siêu vào khoảng 9-10%. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam ước đạt khoảng 10 tỷ USD (tương đương khoảng 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Lạm phát dự báo sẽ giảm còn 8-9% và tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,2-5,5%...

Trường hợp kinh tế thế giới diễn biến bất lợi và thật sự rơi vào suy thoái (tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mức 2,4%) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2012 mà cả trong những năm tiếp theo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Eurozone lún sâu trong vòng xoáy khủng hoảng

Một số chuyên gia thì cho rằng thông báo hạ bậc xếp hạng của Standard&Poors đúng là một tin không vui với châu Âu, song họ cho rằng đây chưa phải là thảm họa.

Những quốc gia châu Âu đang phải vật lộn nhằm chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng tại khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lại vừa bị giáng một đòn mới, với việc một loạt nước bị hạ mức xếp hạng tín dụng do những biện pháp giải quyết khủng hoảng vừa qua chưa cho thấy tính hiệu quả. Động thái này báo hiệu châu Âu và nhất là Eurozone sẽ tiếp tục phải đối mặt với một năm 2012 đầy khó khăn chồng chất.

Nỗi ám ảnh Thứ Sáu ngày 13

Thứ Sáu, ngày 13-1 vừa qua thực sự là một "ngày đen tối" đối với Eurozone với việc Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) bất ngờ hạ mức xếp hạng của một loạt nước trong khu vực, trong khi các cuộc đàm phán về xóa nợ cho Hy Lạp đang rơi vào ngõ cụt.

Dù được kỳ vọng vẫn có thể duy trì mức xếp hạng tín dụng hàng đầu AAA, song Pháp đã bị S&P đánh tụt một điểm xuống AA+. Italia bị hạ 2 điểm xuống còn BBB+, và Tây Ban Nha bị hạ 2 điểm xuống mức A. Bên cạnh đó, tương lai kinh tế của cả 3 quốc gia này còn bị đánh giá là "tiêu cực". Ngoài các nước trên, S&P cũng đã hạ mức xếp hạng tín dụng dài hạn của Cộng hòa Síp, Bồ Đào Nha, Áo, Malta, Slovakia và Slovenia. 7 nước còn lại gồm Bỉ, Phần Lan, Estonia, Đức, Ireland, Luxembourg và Hà Lan được giữ nguyên mức xếp hạng tín dụng. Riêng Hy Lạp đã nhiều lần bị hạ mức xếp hạng kể từ khi quốc gia này trở thành ngòi nổ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu hồi tháng 4 năm ngoái.

S&P cho biết quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng đối với một loạt quốc gia châu Âu phản ánh quan điểm của tổ chức này rằng những sáng kiến chính sách mà các nhà hoạch định chính sách châu Âu áp dụng trong những tuần gần đây không đủ để giải quyết triệt để những căng thẳng mang tính hệ thống đang diễn ra trong Eurozone.

Ngay sau động thái trên của S&P, giới chức Liên minh châu Âu (EU) ngay lập tức đã phản ứng. Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho rằng S&P hành động không nhất quán vì Eurozone đang hành động kiên quyết trên mọi mặt trận để dập tắt cuộc khủng hoảng nợ công. Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Nhóm Bộ trưởng Tài chính Eurozone tuyên bố khu vực này quyết tâm bảo vệ mức xếp hạng tín dụng của các nước thành viên.

Đối với giới chức Pháp, việc nền kinh tế bị đánh tụt hạng tín nhiệm vàng AAA của S&P không quá bất ngờ và họ cũng không coi đây là một "thảm họa". Paris khẳng định quyết định của Standard&Poor's sẽ không ảnh hưởng tới chính sách kinh tế của Pháp, và vì thế sẽ không áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ mới. Đức đã lên tiếng ủng hộ Pháp khi cho rằng nền kinh tế Pháp đang đi đúng hướng. Nền kinh tế đầu tàu khu vực đồng tiền chung châu Âu khẳng định, quyết định của S&P càng thôi thúc các nước châu Âu nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm khôi phục lòng tin của thị trường. Đức cũng khẳng định sẽ làm việc với các đối tác trong khu vực nhằm khôi phục lòng tin của thị trường.

Trong khi đó, có không ít ý kiến chỉ trích quyết định của Standard&Poor's, cho rằng đây là động thái không phù hợp khi mà eurozone đang hành động quyết liệt để đối phó với khủng hoảng. Người dân tại những nước bị hạ bậc tín nhiệm cũng cho rằng các đánh giá của Standard&Poors càng lúc càng không đáng tin cậy. Một số chuyên gia thì cho rằng thông báo hạ bậc xếp hạng của Standard&Poors đúng là một tin không vui với châu Âu, song họ cho rằng đây chưa phải là thảm họa.

Trong khi đó tại Hy Lạp, nhóm các chủ ngân hàng tư nhân tuyên bố ngừng đàm phán với chính phủ nước này về chương trình giảm nợ cho Athens do không đạt đồng thuận về các điều kiện thực hiện. Theo truyền thông Hy Lạp, hai bên hiện bất đồng về mức lãi suất trái phiếu sẽ được phát hành để đổi lấy những khoản nợ đáo hạn. Thỏa thuận giảm nợ là điều kiện mà Aten phải đạt được với các chủ ngân hàng tư nhân để nhận được gói cứu trợ thứ hai từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đây cũng là một trong những biện pháp giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào tháng 3 tới, khi quốc gia này phải thanh toán một lượng trái phiếu lớn đã đáo hạn.

Giới quan sát lo ngại bế tắc trong tiến trình đàm phán về giảm nợ tại Hy Lạp đang làm gia tăng nguy cơ quốc gia này có thể vỡ nợ hoàn toàn, đồng nghĩa đẩy Eurozone lún sâu hơn vào khủng hoảng nợ công. Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cùng ngày thừa nhận nước này đang đối mặt với những nguy cơ kinh tế cấp bách nếu không đạt được thỏa thuận về giảm nợ với khu vực tư nhân và không nhận được gói cứu trợ thứ hai từ EU và IMF.

Những nguy cơ lớn

Trong bối cảnh nợ công và khủng hoảng ngân hàng tại khu vực châu Âu ngày càng gia tăng, phần lớn các nền kinh tế thuộc khu vực đồng euro hứng chịu sự suy giảm tăng trưởng rõ rệt, phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế năm 2012. Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang đối mặt với 4 nguy cơ lớn: suy thoái kép, rối loạn vì bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm, khu vực đồng euro bị thu hẹp hoặc tan vỡ, và khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng.

Các cơ quan quốc tế hầu như đều có cái nhìn tiêu cực về triển vọng nền kinh tế châu Âu khi họ liên tiếp hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này trong năm 2012. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực từ 1,3% xuống chỉ còn khoảng từ -4% đến 1%, thậm chí có tổ chức còn dự báo châu Âu nhiều nhất cũng chỉ tăng trưởng dưới 1%.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra dự báo bi quan về tăng trưởng theo quý cho 3 tháng đầu năm 2012 ở khu vực đồng euro. Nhà kinh tế chủ chốt của OECD Pier Carlo Padoan cảnh báo rằng những vấn đề không mấy lạc quan mà khu vực đồng euro đang đối mặt như không có khả năng thanh toán bằng tiền mặt và tình trạng khan hiếm tín dụng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng lan sang nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng trong năm 2012 và 2013.

Việc các nền kinh tế lớn của ở Eurozone bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm là biểu hiện rõ ràng của việc khủng hoảng nợ công tại khu vực này đang leo thang. Điều này khiến hoạt động tài chính của chính phủ các nước sẽ tốn kém hơn, kéo theo Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu sẽ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm và có khả năng các ngân hàng và doanh nghiệp cũng sẽ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Nếu không khắc phục được tình trạng này, các quốc gia và các doanh nghiệp ở châu Âu sẽ rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn do không còn nguồn tài chính và các gói cứu trợ của chính phủ.

Những diễn biến mới nhất khiến cho nhiều người ngày càng hoài nghi khả năng thanh toán nợ của Hy Lạp. IMF đã gia tăng mức độ nghi ngờ khả năng Hy Lạp cắt giảm được các khoản nợ công trong dài hạn. Nếu điều này trở thành sự thật, khả năng Hy Lạp vỡ nợ và buộc phải ra khỏi Eurozone là điều sẽ trở thành sự thật. Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered Peter Sands cho rằng nền kinh tế thế giới bước vào năm 2012 "với một viễn cảnh đầy khó khăn cho khu vực đồng euro... với ngày càng nhiều khả năng các nước rút khỏi khu vực này". Trong khi đó, Ngân hàng hàng đầu của Italia UniCredit thì cảnh báo rằng nếu khủng hoảng khu vực đồng euro xấu đi thì đồng euro có thể sẽ bị bỏ rơi.

Theo giới truyền thông, nước Anh đang soạn thảo các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp khu vực đồng euro tan vỡ và một số ngân hàng châu Âu cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho khả năng này.

Trước tình trạng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn đang lan rộng, các ngân hàng thương mại ở châu Âu chắc chắn phải chịu tổn thất bởi họ đang nắm giữ khối lượng lớn các trái phiếu chính phủ. Các thống kê cho thấy có tới ít nhất 721 tỷ euro trái phiếu chính phủ do các ngân hàng thương mại nắm giữ (tương đương 929,3 tỷ USD) sẽ phải thanh toán trong năm 2012, trong đó 250 tỷ euro trái phiếu (322,8 tỷ USD) phải trả trong quý I.

Ngày 22-12-2011, ECB đã bơm một khoản kỷ lục 489,19 tỷ euro (641 tỷ USD) cho các ngân hàng khu vực đồng euro qua hoạt động tái cấp vốn 3 năm 1 lần lần đầu tiên của mình. Nỗ lực này đã gia tăng hi vọng rằng tình trạng eo hẹp tín dụng có thể được giải quyết và khoản tiền bổ sung sẽ được sử dụng để mua các trái phiếu của Italia và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, một tuần sau, do thiếu sự tin tưởng vào thị trường, các ngân hàng thương mại đã chuyển trả vốn nhàn rỗi của mình cho ECB, đẩy khoản tiền gửi qua đêm của họ ở ECB lên mức kỷ lục 452 tỷ euro (588 tỷ USD). Thêm vào đó, các lãnh đạo châu Âu tại một hội nghị thượng đỉnh đã thỏa thuận tăng cường các quy định đảm bảo vốn đối với các ngân hàng châu Âu. Để nâng tỷ lệ đảm bảo vốn của mình lên 9% vào tháng 7, các ngân hàng thương mại đã chọn cách bán tài sản và thắt chặt tín dụng.

Cứ như vậy, kinh tế châu Âu và hệ thống ngân hàng khu vực này sẽ bị trói buộc trong một vòng luẩn quẩn và có nguy cơ sẽ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng hơn, nếu không tìm được những giải pháp hợp lý.

Theo đánh giá của giới phân tích, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là biểu hiện rõ ràng của sự tích tụ vốn quá mức. Số tiền này cần phải hoặc "đốt sạch", hoặc trở thành tín dụng giá rẻ để phục vụ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn, trong khi các chính phủ đã trả lại cho những kẻ đầu cơ số tiền bị mất, từ đó phục hồi sự gia tăng tình trạng đầu cơ. Những thủ phạm gây ra khủng hoảng không phải ra hầu tòa và tiền không bị đốt. Hơn nữa, các chủ ngân hàng đã nắm chính quyền và đây là một trong những nguyên nhân làm cho cuộc khủng hoảng dai dẳng hơn.

Minh Tâm

pháp luật và xã hội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Âu thề cải tổ

Thứ Hai, 16/01/2012, 04:35 (GMT+7)

TT - Sau cú sốc Hãng Standard & Poor’s (S&P) hạ định mức tín nhiệm chín quốc gia khối đồng euro, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cam kết thúc đẩy cải tổ tài chính và thắt chặt chi tiêu.

Posted Image

Châu Âu bắt đầu đặt câu hỏi về quyền lực quá lớn của ba “đại gia” xếp hạng tín dụng S&P, Fitch và Moody’s - Ảnh: AFP

“Châu Âu sẽ phải đi một con đường rất dài phía trước” - tạp chí Der Spiegel dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định. Bà Merkel kêu gọi lãnh đạo các nước EU nhanh chóng thông qua thỏa thuận ký hồi tháng 12-2011 về việc thành lập liên minh tài chính. Thủ tướng Đức nhấn mạnh EU sẽ phải triển khai quỹ giải cứu Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) 500 tỉ euro (633 tỉ USD). Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Pháp Franc5ois Fillon cho biết Paris sẽ thúc đẩy cải tổ, bao gồm các biện pháp thắt lưng buộc bụng, để giảm nợ. Bộ trưởng Tài chính Áo Maria Fekter mô tả động thái của S&P là “lời cảnh tỉnh” đối với Áo, buộc quốc gia này phải quyết tâm thắt chặt chi tiêu để giảm nợ và thâm hụt. Pháp và Áo là hai nước mất định mức vàng AAA.

Trên trang Daily Beast, nhà kinh tế Mỹ Zachary Karabell nhận định ba hãng xếp hạng tín dụng S&P, Fitch và Moody’s, với chỉ vài trăm nhân viên, có thể khuynh đảo sự ổn định của cả hệ thống tài chính toàn cầu.

“Đặt sự ổn định của một hệ thống ảnh hưởng đến hàng tỉ người lên vai của những cá nhân không được ai bầu, hoạt động vì lợi nhuận tại ba công ty tư nhân là ngu xuẩn và đáng sợ” - nhà kinh tế Karabell khẳng định.

Ngược lại, Thủ tướng Ý Mario Monti nhận định thắt lưng buộc bụng vẫn không đủ để chống khủng hoảng nợ, châu Âu cần “các nỗ lực ở tầm quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm”. Ngày 30-1, các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ) bàn triển khai ESM cũng như các kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, kế hoạch thành lập liên minh tài chính vẫn sẽ là chủ đề trọng tâm.

Giới quan sát nhận định cú đòn của S&P đã gây sức ép lớn lên các nhà lãnh đạo EU. Thị trường đòi hỏi họ phải đưa ra một giải pháp vững vàng, đáng tin cậy để chống khủng hoảng nợ. “Đây thực tế là cú hạ định mức tín nhiệm khả năng quản trị khủng hoảng của khối đồng euro - AFP dẫn lời chuyên gia Sony Kapoor thuộc Hãng nghiên cứu Re-Define - S&P đã cảnh báo các nhà lãnh đạo EU từ trước, nhưng họ lãng phí một tháng qua mà không đưa ra bất cứ chiến lược chống khủng hoảng nào”.

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến chỉ trích việc S&P hạ tín nhiệm các nước trong thời điểm Ý và Tây Ban Nha mới bán đấu giá thành công trái phiếu chính phủ. Theo Reuters, thủ tướng Cyprus cho rằng quyết định của S&P là “độc đoán” và “vô lý”. Cao ủy kinh tế và tiền tệ châu Âu Olli Rehn cho rằng các lần hạ tín nhiệm của S&P mâu thuẫn nhau.

Trên trang Publicserviceeurope, giáo sư John Ryan thuộc Trường Kinh tế London đặt câu hỏi: “Ai đánh giá định mức tín dụng của ba hãng xếp hạng tín dụng?”. Giáo sư Ryan chỉ ra rằng S&P, Fitch và Moody’s đã xếp hạng tín dụng sai các sản phẩm tài chính hồi trước năm 2002, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng 2008.

SƠN HÀ

==============================

Trên trang Daily Beast, nhà kinh tế Mỹ Zachary Karabell nhận định ba hãng xếp hạng tín dụng S&P, Fitch và Moody’s, với chỉ vài trăm nhân viên, có thể khuynh đảo sự ổn định của cả hệ thống tài chính toàn cầu.

“Đặt sự ổn định của một hệ thống ảnh hưởng đến hàng tỉ người lên vai của những cá nhân không được ai bầu, hoạt động vì lợi nhuận tại ba công ty tư nhân là ngu xuẩn và đáng sợ” - nhà kinh tế Karabell khẳng định.

Nhận định rất chính xác! Nhưng nó chỉ nói lên một mặt của vấn đề. Vì phân công tự nhiên của xã hôi nên mới nẩy sinh ba Cty dịch vụ đó. Không lẽ cả thế giới cùng làm việc này mới bảo đảm tính tín nhiệm cho sự đánh giá tụt hạng của khối EU?

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI DỰ BÁO TOÀN CẢNH THẾ GIỚI & VIỆT NAM 2012

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương.

Posted Image

VIỆT NAM 2012

Phân tích dưới góc nhìn của Lý học

Khoa học kỹ thuật:

Năm 2012 Việt Nam sẽ có xu hướng và nên phát triển khoa học kỹ thuật hướng tới nông nghiệp và các nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển nông nghiệp sẽ phát triển, kể cả ngành cơ khí chế tạo các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp.

Một trong những ngành cần được quan tâm nữa đó là đầu tư năng lượng cho tương lai, đặc biệt là phát triển hệ thống mạng thông tin toàn cầu. Riêng công nghệ điện tử vi tính, mạng toàn cầu có nhiều phát triển vượt trội đặc biệt ở Việt Nam. Nền khoa học nên chú ý nghiên cứu những sản phẩm phục vụ con người và vận tải liên quan tới biển. Tôi cho rằng: Trong tương lai xu hương phát triển của thế giới sẽ hướng tới khai thác các tiềm năng của biển, như: lương thực biển, hải dương học, tài nguyên biển… Khoa học kỹ thuật phục vụ cho quân sự: Sẽ xuất hiện những phát minh, cải tiến phát triển và củng cố sức mạnh phòng vệ của mình đủ để răn đe và làm cho những thế lực nhòm ngó lãnh thổ Việt Nam phải ngần ngại.

===============================

Khoa học công nghệ là khâu đột phá

Cập nhật lúc :8:10 AM, 16/01/2012

“Khoa học chính là khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2011 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 10.1 tại Hà Nội. Phóng viên Đất Việt ghi nhanh ý kiến phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị nói trên.

Trong năm qua, Việt Nam ngày càng chứng tỏ là nước có thế mạnh về nông nghiệp, khi xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, hạt điều, hạt tiêu thứ nhất, thủy sản thứ tư thế giới, sức cạnh tranh tăng mạnh. "Trong đó, đóng góp của KH-CN trong phát triển nông nghiệp khoảng 30%", Thủ tướng nói.

Thu hẹp khoảng cách trình độ KH-CN

Xuất phát từ 6.000 ha mặt nước nuôi cá da trơn, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia số 1 trên thế giới về xuất khẩu loại cá này. KH-CN đã giúp tạo ra giống cá mẹ đẻ nuôi công nghiệp, sau đó là quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, năng suất cao.

Posted Image

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Khoa học chính là khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp”. Ảnh: Mai Hà

Thủ tướng cho biết, năng lực trình độ KH-CN của VN có bước được nâng cao hơn, cho phép tiếp thu, làm chủ nhiều công nghệ mới, nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công một số thiết bị công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khoảng cách KH-CN giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực cũng có bước được thu hẹp lại. Ví dụ như Việt Nam là nước duy nhất ở trong khu vực Đông Nam Á làm được giàn khoan tự nâng 90m nước và hiện đã được một số nước đặt hàng. Việc chế tạo thành công chip 32bit đưa Việt Nam trở thành một trong những nước tự chủ được nền công nghệ thiết kế vi mạch, hay ứng dụng tế bào gốc, ghép nội tạng…

Thủ tướng nhận định, 10 nước ASEAN đều đánh giá cao nông nghiệp Việt Nam, đánh giá cao về giống, kỹ thuật canh tác. Tổng thống Mianma đã giới thiệu với Thủ tướng một trang trại 10ha do người Việt Nam giúp, có năng suất cao hơn hẳn. Hay như Campuchia, Philippin đánh giá rất cao trình độ KH-CN về nông nghiệp của Việt Nam, công nghệ sinh học của Việt Nam trong vấn đề giống, kỹ thuật canh tác.

Tạo môi trường thuận lợi cho KH-CN

KH-CN đã và đang trở thành động lực thúc đẩy phát triển KH-XH, vì vậy Thủ tướng đề nghị Bộ, ngành KH-CN quan tâm xây dựng thể chế, cơ chế chính sách tạo ra một môi trường tốt hơn nữa, điều kiện thuận lợi hơn nữa để KH-CN thực sự là khâu đột phá, là giải pháp quyết định trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, thực sự có vai trò đóng góp nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm và của cả nền kinh tế.

Posted Image

Nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm tế bào gốc ở Đại học khoa học tự nhiên- Đại học quốc gia Tp.HCM. Ảnh: Thái Ngọc

Theo thủ tướng, việc hoàn thiện thể chế để tạo ra môi trường thuận lợi, vừa khuyến khích, vừa tạo sức ép để mọi người, mọi doanh nghiệp ứng dụng KH-CN, coi đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Đó là nhân tố quyết định tái cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Làm sao để các doanh nghiệp đều hào ứng ứng dụng công nghệ mới thay thế công nghệ cũ tiêu hao nhiều nhiên liệu, vật liệu.

Thủ tướng cũng cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa coi đổi mới công nghệ là điều kiện sống còn của mình, vì vậy cần phải có cơ chế để doanh nghiệp thấy phải đổi mới công nghệ mới tồn tại phát triển. Việc này cần có sự chung tay của nhiều bộ ngành và dưới sự chủ trì của Bộ KH-CN.

“Tôi được biết, Bộ KH-CN sắp trình lên Chính phủ 25 sản phẩm trọng điểm quốc gia, nhưng Bộ cần rà soát lại, có thể mỗi sản phẩm là một cơ chế riêng, để sản phẩm ra thị trường có sức cạnh tranh", Thủ tướng lưu ý và cho rằng, nếu đưa mục tiêu 25 sản phẩm mà không kèm theo cơ chế thì không làm được việc gì. Ông đề nghị Bộ KH-CN trình các sản phẩm quốc gia lên trong năm nay, trong đó nên đi sâu vào từng sản phẩm, có cơ chế đặc thù với từng loại sản phẩm. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt phát triển sản xuất nông nghiệp, cần rà soát lại, làm vừa sức và chọn các trọng điểm để đầu tư kinh phí, cơ chế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong năm 2012, Bộ KH-CN cần tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng KH-CN, để khoa học công nghệ thật sự là khâu đột phá, là giải pháp có tính quyết định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

"Phải làm thế nào để ai ai cũng hăng hái đổi mới khoa học công nghệ, làm sao để doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước thấy rằng cần tự chủ trong khoa học mới có thể tồn tại", Thủ tướng nói và mong muốn có nhiều doanh nghiệp khoa học ra đời hơn nữa.

Mai Hà- Thu Hiền (ghi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI DỰ BÁO TOÀN CẢNH THẾ GIỚI & VIỆT NAM 2012

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương.

Posted Image

THẾ GIỚI NĂM 2012

Chiến tranh

Nếu như năm 2011 chúng tôi chỉ đặt vấn đề "Thế giới nên đề phòng chiến tranh cấp quốc gia" thì năm 2012 sẽ có chiến tranh cấp quốc gia, điều này có thể xảy ra vào ngay đầu năm tới. Chậm không quá nửa đầu năm.

Nơi xảy ra có thể là: Trung Đông hoặc Đông Bắc Á. Nhưng khả năng xảy ra ở Trung Đông nhiều hơn.

Vấn đề Biển Đông nói chung sẽ xảy ra nhiều tranh cãi, nhưng sẽ không có chiến tranh lớn xảy ra. Sẽ có nhiều dấu hiệu rất tốt đẹp cho chủ quyền của Việt Nam tại các vùng đảo Hoàng Sa. Trường Sa. Ở đây tôi cần xác định rằng: Nếu ở Biền Đông không xảy ra chiến tranh thì điều nàycuũng đồng nghĩa với không có chiến tranh ở Đông Bắc Á.

==============================================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

'Cuộc chiến Vùng Vịnh 3' xảy ra ngày 30/1?

Cập nhật lúc :12:24 PM, 16/01/2012

Ngày càng nhiều tàu chiến mới của Mỹ và NATO kéo đến bờ biển Iran. Ngày 30/1/2012, Mỹ sẽ tấn công Iran, một số chuyên gia nhận định.

(ĐVO) Không lâu trước năm mới, Mỹ và EU đã tuyên bố sẽ cấm vận mua dầu mỏ Iran, khiến Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad dọa đóng cửa eo biển Hormuz, trong khi hơn 40% dầu mỏ Cận Đông cung cấp cho châu Âu và Mỹ đi qua đây.

Ngay trước thềm năm mới, Mỹ đã phải đến đây cụm tàu sân bay chiến đấu do tàu sân bay John Stennis dẫn đầu. Đầu tháng 1/2012, thêm một cụm tàu sân bay của Hải quân Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson lại kéo đến biển Arab ở tây nam bờ biển Iran.

Trong đội hình của cụm tàu này ngoài bản thân tàu sân bay với 90 máy bay và trực thăng trên khoang, còn có tàu tuần dương tên lửa USS Bunker Hill và tàu khu trục tên lửa USS Halsey. Ngày 10/1/2012, tàu sân bay Abraham Lincoln cũng đến đó cùng tàu tuần dương tên lửa USS Cape St. George. Trong cụm tàu này còn có 2 tàu khu trục tên lửa USS Momsen và USS Sterett.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ đã tung đến khu vực Vùng Vịnh cụm tàu đổ bộ và một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ viễn chinh. Cụm tàu này bao gồm tàu đổ bộ chở trực thăng vạn năng tối tân USS Makin Island lớp Wasp, tàu đốc vận tải đổ bộ USS New Orleans, tàu đốc đổ bộ USS Pearl Harbor, một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một nhóm đặc nhiệm, một phi đội trực thăng tăng cường và một tiểu đoàn hậu cần.

Các tàu đổ bộ vạn năng lớp Wasp được coi là những tàu lớn nhất thuộc loại này trên thế giới. Chúng được sử dụng để đổ bộ các đơn vị lính thủy đánh bộ lên bờ biển không được chuẩn bị để đổ bộ. Trên các boong tàu này có thể bố trí máy bay và trực thăng.

Các tàu này được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không, các hệ thống pháo tầm gần và các tên lửa có điều khiển. Thủy thủ đoàn gồm hơn 1.100 người. Tàu cũng có thể chở gần 1.900 lính thủy đánh bộ.

Posted Image

Đại diện Hải quân Iran trả lời phỏng vấn báo chí về kế hoạch phòng thủ của nước này.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tàu khu trục HMS Daring của Anh cũng được cử đến Vịnh Persique. Nhiệm vụ chính của các tàu loại này là bảo vệ hạm đội chống tấn công đường không. Hệ thống radar hiện đại và hệ thống tên lửa phòng không PAAMS cho phép chúng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa và máy bay tiêm kích của đối phương với hiệu quả cao gấp 5 lần các tàu cùng lớp của các nước khác. Tại khu vực này, hiện tại hiện có mặt tổng cộng 9 tàu của Anh, trong số đó có 4 tàu quét lôi, 1 tàu tuần tra-thủy văn và 3 tàu vận tải tiếp vận.

Kênh truyền hình tiếng Arab Al Arabiya đã đưa tin về việc Lục quân Mỹ bắt đầu đưa tới Israel một đội quân nhiều nghìn lính. Theo site debka.com của Israel chuyên về phân tích chính trị an ninh, đã có gần 9.000 lính Mỹ đến Israel. Ngoài ra, tại Israel sẽ thành lập các sở chỉ huy của Mỹ, còn ở đại bản doanh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu đặt tại Đức sẽ triển khai các sở chỉ huy của quân đội Israel. Mục đích là lập một lực lượng tác chiến chung cho trường hợp xung đột quy mô lớn ở Cận Đông.

Sự cảnh cáo đối với Iran

Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lược đang đến gần của liên minh phương Tây do Mỹ cầm đầu xem ra gần như không tránh khỏi. Việc cấm vận xuất khẩu dầu mỏ Iran thực tế là một thảm họa kinh tế đối với nước này. Sau khi bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt này, Iran đơn giản là không còn cách nào khác là tìm cách dùng quân sự ngăn cản việc chuyên chở dầu mỏ bằng đường biển từ các nước khác. Mà những hành động đó có nghĩa là chiến tranh. Người Mỹ để làm việc đó đang huy động các tàu chiến của mình và các đồng minh để giành ưu thế tuyệt đối trước về các phương tiện chiến tranh.

Thời gian khai chiến tương đối người ta đã biết: nhiều chuyên gia nêu ra ngày 30/1, khi mà tại phiên họp tiếp theo Ủy ban châu Âu của EU dự định công khai tuyên bố áp dụng cấm vận mua dầu mỏ Iran. Đây sẽ là “sự cảnh cáo” đối với Iran. Các hành động tiếp theo của Iran là rõ ràng - đó là đóng cửa eo biển Hormuz. Phản ứng của Mỹ cũng có thể tiên liệu. Mà tiếp sau đó thì cái gì cũng có thể xảy ra. Dẫu sao thì chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo nếu Mỹ hay một nước nào khác tấn công Iran, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp nhanh chóng và trực tiếp tham chiến. Trong một bài báo của Học viện quan hệ quốc tế đương đại mới đăng trên tờ China Daily, có viết: “Dầu mỏ Iran chiếm tỷ lệ lớn trong nhập khẩu của Trung Quốc. Iran là nhà cung cấp hydrocarbon lớn thứ ba cho thị trường Trung Quốc. Trung Quốc hàng năm mua khoảng 20% toàn bộ dầu mỏ Iran xuất khẩu. Mỹ đã quen áp đặt ý chí của mình cho cộng đồng quốc tế, tuy nhiên, họ cần phải biết rằng, thế giới đang thay đổi rất nhanh”

Nam Xương (tổng hợp)

==============================================

30. 1. 2012 Mới uýnh thì lịch sự nhỉ! Ngày ấy Tết Việt hạ nêu rùi! Chứ đang nhậu nhẹt mà coi uýnh nhau thì mất cả ý nghĩa....Cuộc chiến này diễn ra rất nhanh, có thể chỉ cuối ngày là có cáo phó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán là … cái gì … thế nhỉ …

Vậy là năm 2011 chỉ còn mấy ngày nữa là kết thúc.Có lẽ mọi người đều muốn tiễn đưa cái năm … khỉ gió này đi càngnhanh càng tốt … Năm 2011 này có lẽ là năm khá là … đau thương củanhững ai đi theo cái nghiệp này.

Hầu như các nhận định về thị trường đều … trật lất… Đến bây giờ có lẽ ngay cả anh Vũ Bằng cũng không định nghĩa nổi TTChứng khóan … là cái gì …Sòng bạc ư … không hẳn. Kênh dẫn vốn ư …không phải. Nghề cao qúi ư … sao mọi người ai cũng chê. Trò chơi ư …làm gì có trò chơi nào mà người chơi lại buồn như thế … vậy nó làcái gì … cái gì …

Market đáng nguyền rủa như vậy thì tại sao chúng takhông bỏ quách nó đi (tìm nghề gì đàng hoàng hơn mà hành sự), luyếntiếc làm gì? Tuy nói là vậy, nhưng mức độ tái nghiện trong lĩnh vựcnày lại rất là cao.

Có vẻ không lô gích nhỉ? Nhưng ACE hãy bình tĩnh trởlại xem nào! Có lẽ mọi người quyên cái gì thì phải? À đúng rồi,đó là định lý thứ nhất, rất đơn giản, nhưng lại hay bị bỏ qua: NgàiThị Trường Luôn Luôn đúng, chỉ có chúng ta sai thôi.

Ngay cả các Thiên Tử ngày xưa cũng chỉ là “Phụng Thiên Thừa Mệnh” thôi mà. Vậy thì tại sao chúng ta cũng không làm nhưvậy: Hãy là chính mình và Học qúa khứ để nắm bắt tương lai. Đócũng chính là lý do để tôi mượn bài hát “The Sky Of The History” làmdự báo cho tháng 1/2012 và cũng là tháng cuối cùng của năm 2011 đốivới người Phương Đông.

“Sự đời vần vũ như mâygió.

Đổi thời gian, đổi cả không gian.”

Liệu cuộc đời và công việc kinh doanh có khác chuyện Tam Quốc là mấykhông: Nếu chúng ta đổi thời gian về hiện tại, đổi không gian về VN(hoặc là Mỹ …) là ứng nghiệm ngay: Đổng Trác, Lã Bố chết vì tham.Chu Du chết vì kiêu ngạo. Khổng Minh giỏi nhưng không gặp thời. TàoTháo nhờ giữ được chữ Chính Danh nên tạo phúc cho con cháu có đượcthiên hạ …

“Mộng bá vương aingười quyết định?

Lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân?”

Câu này mới tuyệt vời làm sao. Cái gì cũng cónguyên nhân và hệ qủa của nó. Nói đến đây tôi lại nhớ tới câu chuyện“Ngón tay của Phật chỉ Mặt Trăng”, kiến thức là của chung, gần nhưlà miễn phí, nhưng đón nhận, suy luận như thế nào thì lại là tùytừng người.

Không có bữa trưa nào miễn phí, không có một phươngpháp phân tích nào hoàn hảo. Chúng ta hãy là chính mình, biết đứnglên vai kiến thức của người khác, học hỏi từ qúa khứ để nắm bắttương lai.

Ngày mai trời lại sáng và mặt trời lại mọc từhướng Đông!

Share this post


Link to post
Share on other sites

9 lời tiên đoán cho nhân loại 100 năm tới

Tuần trước chúng ta đã nhắc đến 10 điều dự đoán chính xác của một kỹ sư người Mỹ năm 1900 dành cho hiện tại; còn hôm nay chúng ta sẽ xem 9 điều dự đoán cho 100 năm tới.

Những tiên đoán thế kỷ thành sự thật

Sau khi 10 tiên đoán của kỹ sư Watkins người Mỹ biến thành sự thật, BBC đã có một cuộc tham khảo ý kiến độc giả để đưa ra những dự đoán về số phận con người trong 100 năm tới. Trải qua nhiều lần tổng kết, phân loại cùng với sự giúp đỡ của nhà nghiên cứu tương lai Pearson, BBC đã lọc ra được những dự đoán có xác suất cao nhất.

1. Đại dương sẽ trở thành một nông trại lớn không chỉ để nuôi cá

Đúng như vậy, tương lai cả thế giới sẽ có 10 tỉ người phải nuôi dưỡng và thiên nhiên trên mặt đất không theo kịp điều đó. Vì vậy đại dương sẽ là nơi canh tác mới với nhiều loại thực phẩm chứ không đơn giản là cá như hiện nay.

Một trong số đó là tảo và các loại rong biển, đây có thể là nguồn cung cấp thực phẩm quý giá và cũng có khả năng phục hồi các vùng nguyên liệu hóa thạch dưới đáy biển.

Khả năng xảy ra: 10/10

2. Máy tính giúp con người tăng gấp đôi khả năng hoạt động của não

Đối với nhiều người có thể điều này sẽ đến sớm hơn - vào khoảng năm 2050, còn lại phần đa chúng ta sẽ đạt được vào năm 2075. Trong thế giới hiện đại, máy tính sẽ trở thành một phần và giúp bộ não của con người có những khả năng hoạt động gấp 2 lần bình thường.

Khi điều này xảy ra vào cuối thể kỷ này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều người làm việc với khả năng vượt trội. Điều này sẽ làm cho chúng ta có một cuộc sống cạnh tranh hơn.

Khả năng xảy ra: 10/10

3. Khả năng thần giao cách cảm

Đây được xem như một khía cạnh của sự phát triển bộ não loài người. Những suy nghĩ của chúng ta sẽ được định vị tại một số phần của bộ não, sau đó chuyển trực tiếp đến những bộ não khác. Khi đó việc truyền thông tin qua ý nghĩ sẽ đơn giản như cách chúng ta chia sẻ thông tin thông qua mạng internet hiện nay.

Khả năng xảy ra: 10/10

4. Thành công trong kiểm soát năng lượng từ phản ứng hạt nhân

Điều này có thể thực hiện được vào năm 2045-2050, nhưng chắc chắn sẽ được thực hiện vào năm 2100. Các nhà khoa học cho rằng khả năng xảy ra của giả thuyết này là rất cao và đây cũng là một con đường mới giúp con người ít phụ thuộc vào các loại năng lượng hiện có hơn.

Thời điểm đó có lẽ những loại năng lượng chính sẽ bao gồm khí hóa thạch, mặt trời, gió và năng lượng hạt nhân.

Khả năng xảy ra: 10/10

5. Những con người vô cùng thông minh và bất tử

Từ những công nghệ về ADN và robot, các nhà khoa học sẽ tiến đến việc sản xuất ra những con người vô cùng thông minh và bất tử.

Posted Image

Ra đời những con người thông minh và bất tử do sự kết hợp giữa cơ thể và các linh kiện điện tử.

Nhiều khả năng họ sẽ liên kết bộ não với các linh kiện điện tử để có được cuộc sống bất tử cũng như thông minh hơn rất nhiều. Tuy nhiên để đạt được điều đó, con người sẽ phải có một quá trình lâu dài để sống đợi đến khi công nghệ này ra đời.

Khả năng xảy ra: 9/10

6. Một đồng tiền chung cho toàn thế giới

Điều này là rất chính đáng, hiện tại đã có những đồng tiền điện tử được sử dụng tại nhiều nơi trên khắp thế giới.

Vào giữa thế kỷ này, có thể sẽ là một số đồng tiền mang tính khu vực còn tồn tại song song với tiền điện tử, nhưng dự đoán cuối thế kỉ tất cả sẽ bị loại bỏ, chỉ còn lại một loại tiền duy nhất.

Khả năng xảy ra: 8/10

7. Nam Cực sẽ trở thành nơi kinh doanh

Thời điểm hiện tại có thể Nam Cực vẫn chỉ là những mảnh đất đầy băng và hoang vắng mặc cho những người có mặt ở đấy khai hoang. Tuy nhiên trong 100 năm tới, nơi đây có lẽ sẽ được khai thác một cách triệt để và chia ra những phần nhỏ hơn để phục vụ kinh doanh.

Tuy nhiên để có được quyền kinh doanh và khai thác tại đây, các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận việc sử dụng các loại công nghệ không gây ảnh hưởng đến tự nhiên.

Khả năng xảy ra: 8/10

Posted Image

Hôn nhân đồng tính sẽ trở nên phổ biến hơn.

8. 80% các quốc gia trên thế giới sẽ chấp nhận hôn nhân đồng tính

Điều này là hiển nhiên khi mà hiện tại một số nước phương Tây đã chấp nhận điều này. Khi đó mỗi người đồng tính có thể lựa chọn người kết hôn với mình thoải mái, thậm chí là những người bình thường. Tuy nhiên tại một số khu vực, có thể điều này vẫn sẽ bị cấm do các quan niệm tôn giáo.

Khả năng xảy ra: 8/10

9. Khả năng điều khiển thời tiết

Hiện nay đã có một số công nghệ điều khiển thời tiết như việc can thiệp vào các cơn lốc xoáy và mưa. Trong 100 năm tới hứa hẹn con người sẽ tạo ra được những loại công nghệ mới để có thể kiểm soát thời tiết khi chúng ta cần.

Tất nhiên chúng không đủ rẻ để sử dụng một cách thường xuyên, tuy nhiên những nơi có nguy cơ cao và trong các trường hợp nguy hiểm thì công nghệ này sẽ phát huy tác dụng.

Theo Tùng Đinh. VTC News

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI DỰ BÁO TOÀN CẢNH THẾ GIỚI & VIỆT NAM 2012

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương.

Posted Image

VIỆT NAM 2012

Phân tích dưới góc nhìn của Lý học

Khoa học kỹ thuật:

Năm 2012 Việt Nam sẽ có xu hướng và nên phát triển khoa học kỹ thuật hướng tới nông nghiệp và các nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển nông nghiệp sẽ phát triển, kể cả ngành cơ khí chế tạo các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp.

Một trong những ngành cần được quan tâm nữa đó là đầu tư năng lượng cho tương lai, đặc biệt là phát triển hệ thống mạng thông tin toàn cầu.

Riêng công nghệ điện tử vi tính, mạng toàn cầu có nhiều phát triển vượt trội đặc biệt ở Việt Nam.

Nền khoa học nên chú ý nghiên cứu những sản phẩm phục vụ con người và vận tải liên quan tới biển. Tôi cho rằng: Trong tương lai xu hương phát triển của thế giới sẽ hướng tới khai thác các tiềm năng của biển, như: lương thực biển, hải dương học, tài nguyên biển… Khoa học kỹ thuật phục vụ cho quân sự: Sẽ xuất hiện những phát minh, cải tiến phát triển và củng cố sức mạnh phòng vệ của mình đủ để răn đe và làm cho những thế lực nhòm ngó lãnh thổ Việt Nam phải ngần ngại.

==========================

Robot nhảy VN đứng đầu top 9 máy nghe nhạc “đỉnh” nhất thế giới

Thứ Hai, 16/01/2012 - 20:10

(Dân trí) - Với khả năng biến hình như trong “Transformer”, mRobo- robot nhảy của TOSY Việt Nam đã được tờ Huffingtonpost (Mỹ) xếp đầu bảng trong top 9 thiết bị nghe nhạc hay nhất tại Triển lãm điện tử tiêu dùng 2012 (CES- 2012) vừa diễn ra tại Las Vegas, Mỹ.

Posted Image

mRobo được mệnh danh là Bieberbot khi được chàng ca sỹ tuổi teen Justin Bieber giới thiệu.

Đồng thời, mRobo cũng lọt TOP 15 mẫu sản phẩm công nghệ đặc biệt đáng chú nhất theo xếp hạng của tờ Washington Post.

Triển lãm CES nổi tiếng toàn cầu vừa kết thúc tại Las Vegas, Mỹ hôm 14/1/2012 (giờ Việt Nam). Đây là nơi quy tụ những sản phẩm đỉnh cao của công nghệ điện tử tiêu dùng như martphone, máy tính bảng, smart car, TV Internet. robot và nhiều sản phẩm khoa học kỹ thuật khác. Trong số 3.000 công ty tham gia triển lãm với những tên tuổi như Microsoft, Samsung, Canon, HTC... công ty CP Robot TOSY là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự.

Posted Image

mRobo được "trình làng" tại CES 2012.

Huffington Post (Mỹ) đã chọn mRobo- một chú robot dáng người biết nhảy là số 1 trong số 9 sản phẩm nghe nhạc hay nhất tại CES 2012. Theo các tiêu chí như độc đáo nhất, tiện ích nhất, bền nhất và đẳng cấp công nghệ cao nhất, mRobo của Việt Nam qua mặt cả tai nghe iHip, Loa Eton Rukus của hãng Eton, đồng hồ i’M, TheKube2, Sony Walkman Z1000...

Nhìn tổng thể chung về CES, tờ Washington Post xếp mRobo ở thứ 10 trong tổng số 15 mẫu sản phẩm công nghệ được chú ý nhất. Trong số 15 mẫu này, có thể thấy những dòng sản phẩm quá quen thuộc như điện thoại di động, máy tính bảng, tai nghe nhạc… với những thương hiệu rất nổi tiếng như Samsung Galaxy , Lenovo IdeaTab Yoga, Dell XPS 13, Sharp Aquos Smart Board…

Posted Image

Trước đây, Ipod của Apple thuyết phục dân chơi nhạc vì bộ nhớ quá khủng nằm trong một vóc dáng cực kỳ nhỏ gọn. Giờ, Iphone khiến dân sành công nghệ trên toàn thế giới mãn nguyện vì đã mang tất tần tật thế giới tiện ích giải trí nghe- nhìn- đọc- viết- cảm nhận trong 1 chiếc điện thoại di động có hình chữ nhật.

Nhưng ý niệm về một loại máy phát nhạc, biến hình, dáng người, biết nhảy, duy nhất có một không hai chính là mRobo- hoàn toàn “made in Vietnam”. Ra đời trên sự tích hợp tuyệt vời giữa công nghệ điện tử và công nghệ tự động hóa, mRobo có thể là một siêu phẩm nghe nhạc độc đáo nhất mọi thời đại.

Ngay tiêu đề bài viết, Washington Post đã nhấn mạnh: “mRobo “Bieberbot” của TOSY, máy in Cube 3D, tai nghe Earbud tự điều chỉnh và máy tính bảng chơi game của Razer đang đặc biệt gây chú ý tại CES.”

Posted Image

Trang này cho hay, “mRobo -chiếc loa kiêm robot nhảy- đã được giới thiệu tại gian hàng TOSY bởi anh chàng thần tượng của giới teen Justin Bieber, vì thế ngay lập tức nó đã được đặt tên là “Bieberbot”(robot Bieber). Tuy nhiên nó còn hấp dẫn hơn thế rất nhiều. Đây có thể nói là sản phẩm tượng trưng cho giấc mơ thời thơ ấu của thế hệ 8x và 9x, với chiếc loa biến hóa thành một chú robot theo style Transformer và có khả năng vừa phát nhạc vừa nhảy theo giai điệu bài hát yêu thích của bạn.”

“Sản phẩm mRobo Ultra Bass của TOSY có thể mang lại nhiều bất ngờ hơn cả những gì bạn mong đợi. Đó là một máy nghe nhạc mp3 kiêm robot nhảy. Có khả năng lưu tới 2GB bài hát, chỉ cần ấn play là bạn sẽ thấy nó biến thành một con robot nhảy dáng người cao 18inches (45cm)” Huffingtonpost viết.

Không quá lời khi nói rằng, vừa nghe nhạc, vừa ngắm nhìn sự biến hình kỳ diệu, hòa chung cảm xúc với từng vũ điệu, mRobo sẽ làm thay đổi cách mà cả thế giới đang thưởng thức âm nhạc hiện nay.

Với mẫu demo trình diễn ở CES 2012, chàng trai hip-hop sành điệu này chỉ hát được 500 bài hát với bộ nhớ 2GB, nhưng tương lai, cha đẻ TOSY muốn chàng ca hát, nhún nhảy theo cả nghìn bài.

Điều này thật ấn tượng cho một sản phẩm công nghệ đỉnh cao hoàn toàn “made in Vietnam”. Bởi cơ quan đánh giá xếp hạng đều là những kênh truyền thông hàng đầu Mỹ.

Xem video

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=fCnowflaCsk&feature=player_embedded

Share this post


Link to post
Share on other sites