Thiên Sứ

Lời Tiên Tri 2012

1.430 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị và anh chị em.

Hàng năm, chúng tôi đều có "Lời tiên tri" cho toàn năm. Năm nay vẫn theo thông lệ ấy và những dự báo của chúng tôi sẽ được đưa lên vào ngày "Ông Công Ông Táo lên Giời". Nhưng để bắt đầu cho những dự báo thêm phần chính xác, Bắt đầu từ bây giờ, chúng tôi sẽ đưa lên đây những bài tham khảo của các chuyên gia đủ mọi ngành và mọi phương diện trong cuộc sống làm tài liệu tham khảo.

Rất mong những cao thủ Lý học sẽ tham gia chuyên mục này của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn.

==============================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

2012: Sẽ có nhiều bất thường trong chính sách

Tác giả: Bích Ngọc (Theo BI)

Vef.vn Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước

Goldman Sachs vừa công bố những phỏng đoán đầu tiên của mình về tình hình thế giới năm 2012 và 2013.

Dưới sự lãnh đạo của Francesco Garzarelli ở London và Dominic Wilson ở New York, nhóm nghiên này được thành lập với mục đích đưa ra những dự báo về tình hình thị trường, tiền tệ, hàng hóa và thậm chí là chính sách của ngân hàng trung ương các nước. Những dự đoán họ đưa ra không mấy khả quan.

Sẽ tăng trưởng chậm chạp trong hai năm tiếp theo

Bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảm đạm trong hai năm tiếp theo. Những hạn chế của các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ sẽ tác động đến kinh tế Mỹ và Liên minh Châu Âu. Thêm vào đó là biện pháp giảm bớt nợ bằng cách sa thải nhân viên của các doanh nghiệp và hệ thống các ngân hàng.

Posted Image

Thị trường mới nổi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức

Các nước đang phát triển sẽ không phải chịu đựng những vẫn đề các nước phát triển đang phải đối mặt. Tuy nhiên, các nước này cũng không dễ dàng để kiểm soát lạm phát, chính sách kinh tế cũng phải thay đổi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này sẽ được chứng minh vào cuối năm 2011 này. Điển hình như, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tin dụng quốc gia.

Posted Image

Cuộc khủng hoảng ở châu Âu vẫn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới

Posted Image

Khủng hoảng kinh tế sẽ vẫn đeo bám châu Âu trong vài năm tiếp theo. Chính xác là Goldman cho rằng cuộc khủng hoảng này sẽ kìm nén tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tầm nhìn và chiến lược hạn hẹp của châu Âu sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường trong khu vực, đặc biệt là các ngân hàng với những món nợ chồng chất.

Nguy cơ suy thoái của châu Âu vẫn còn gia tăng

Posted Image

Goldman dự đoán GDP của châu Âu sẽ giảm 0,5 % từ quý IV năm nay tới đầu năm 2012 có thể tiếp tục giảm tới 0.8%. Đợt suy thoái này gần giống đợt suy thoái giai đoạn 1992-1993. Năm 2013, GDP châu Âu sẽ giảm 0,7% và sau đó sẽ tăng chậm.

Thị trường cổ phiếu sẽ có một năm vô cùng khó khăn

Posted Image

Các nhà kinh tế Goldman dự đoán rằng trong 3 đến 6 tháng tới các thị trường cổ phiếu lớn như Tolyo Topix, Stoxx Europe 600 và MSCI AC Asia Pacific sẽ giảm. Châu Âu sẽ là khu vực ảnh hưởng nặng nhất, giá trị cổ phiếu của họ có thể giảm tới 16% trước khi trở về mức giá hiện tại.

Cổ phiếu ở Châu Á sẽ tươi sáng hơn

Posted Image

Các công ty đang rút dần khỏi thị trương cổ phiếu châu Âu, đa phần họ cho rằng châu Á (trừ Nhật Bản) là sẽ có tiềm năng phát triển hơn, có thể sẽ tăng 14% vào cuối năm 2012. Goldman ước tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu châu Á sẽ tăng 5.6% trong năm 2012 và 12% trong năm 2013.

Lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ tăng dần

Posted Image

Goldman Sachs dự báo, chính sách tiền tệ của các nước phát triển sẽ vẫn còn lỏng lẻo như hiện nay trong vòng 2 năm tới và lạm phát tại các nền kinh tế này sẽ ở mức vừa phải. Cũng theo Goldman Sachs, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ duy trì trên 2% và tăng dần lên 3,3% vào cuối năm 2013. Lợi suất trái phiếu Đức và Anh cũng sẽ tăng, trong khi lãi suất cơ bản ở Đức sẽ giảm 0,3 điểm.

Dầu thô sẽ đạt mực kỉ lục

Goldman dự đoán tình trạng thị trường năng lượng khan hiếm do thiếu nguồn lực khiến giá dầu tăng cao sẽ kéo dài trong hai năm tới. Sự phát triển của các thị trường mới nổi dẫn đến nhu cầu xăng dầu ở các khu vực này đang gia tăng. Với mức tiêu thụ hiện nay, cầu sẽ vượt xa cung trong vài năm tới.

Các nhà hoạch định chính sách sẽ có những hành động bất thường

Posted Image

Sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ phối hợp các ngân hàng lớn khác bơm thanh khoản vào thị trường, Goldman Sachs dự báo các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển sẽ còn có những động thái mạnh tay nữa trong hai năm 2012 và 2013. Chuyên gia phân tích của Goldman cho biết: "Chúng tôi dự báo về một gói QE3 ở Mỹ, việc mua thêm trái phiếu chính phủ của Ngân hàng Trung ương Anh, và khả năng Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới sắp có thảm họa núi lửa mới

Các nhà khoa học cho biết họ đã ghi nhận được hơn 500 chấn động trong và xung quanh miệng núi lửa Katla trong tháng trước và rất có thể một đợt phun trào sắp xảy ra.

Posted Image

Katla sẽ tạo ra lượng tro bụi gấp 10 lần so với núi lửa Eyjafjallajokull.

Theo BBC, nếu như núi lửa Katla “bừng tỉnh” nó sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ hơn rất nhiều so với đợt phun trào của ngọn núi lửa Eyjafjallajokull hồi tháng 4 năm ngoái. Theo các chuyên gia, lượng tro bụi mà những đợt phun trào của Katla tạo ra có thể nhiều gấp 10 lần so với lượng tro bụi bào trùm cả bắc bán cầu do núi lửa Eyjafjallajokull tạo ra hồi năm ngoái.Tuy nhiên, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Katla nằm sâu dưới lớp băng dày khoảng 500 m thuộc sông băng Myrdalsjokull, sông băng lớn nhất tại Iceland. Lớp băng phía trên Katla dày gấp đôi lớp băng phía trên núi lửa thuộc sông băng Eyjafjallajokull. Các chuyên gia nhận định rằng, với miệng núi lửa rộng tới 10km, việc Katla phun trào có thể làm tan chảy dòng sông băng khổng lồ trên bề mặt và tạo ra hàng tỉ gallon nước đổ về bờ biển phía đông vào Đại Tây Dương. Điều này có thể gây ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp.

“Đã có rất nhiều hoạt động địa chấn được ghi nhân”, Ford Cochran, chuyên gia của National Geographic tại Iceland nói. “Đã có tới hơn 500 chấn động được ghi nhận trong và xung quanh miệng núi lửa Katla trong tháng trước. Điều đó cho thấy sự chuyển động của mắc-ma. Và chắc chắn một đợt phun trào mới sắp xảy ra”.

Posted Image

Người ta đã ghi nhận nhiều chấn động xung quanh miệng núi lửa khổng lồ này.

Lần cuối cùng Katla hoạt động là vào năm 1918 và theo tính toán của các chuyên gia cứ 80 năm Katla lại thức tỉnh một lần. Do vậy, việc Katla phun trào trong thời gian sắp tới là điều hoàn toàn có thể.

Lần phun trào 1918 của Katla đã làm sụp đổ những núi băng khổng lồ và cuốn chúng ra đại dương. Ngoài ra, lương nước do lần phun trào của Katla năm 1775 tạo ra bằng lượng nước của tất cả các con sông lớn nhất thế giới cộng lại.

Theo Nam Phong (VNN)

===============================

Nói trước để đề phòng, nhưng đừng sợ vì nền khoa học hiện đại sẽ có cách đối phó (*). Đó là: Năm nay - 2011 - thiên tai đã làm cho con người phải lo lắng, nhưng nó chẳng là cái gì so với năm 2012. Đặc biệt là các vùng Bắc, Tây Bắc địa cầu (Lấy Ai Cập làm trung tâm phân cung của các đại lục địa, theo phương pháp định tâm của Phong Thủy Lạc Việt).

===============================

* Chú thích: Một bài báo trên web TT VH đã chỉ trích tôi làm nhân dân mất cảnh giác và có thể gây nguy hiểm khi tôi dự báo từ 29. 5 2011 đến 21. 11. 2011 (Là ngày tôi rút lại lời tiên tri này) Việt Nam không có động đất trên 4 độ richter. Bởi vậy tôi nói theo cách nói của bài báo đó. Đó cũng chỉ là cách diễn đạt. Nhưng mục đích diễn đạt của tôi thì khác hẳn bài báo trên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trung thành với hệ thống luận điểm của mình, chúng tôi vẫn dự đoán tình hình thế giới trong năm 2012 trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt - Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Chúng tôi trình bày hai đồ hình Huyền Không Lạc Việt phi tinh thuận nghịch cho năm 2012 như sau - để quy vị có thể tham khảo:

Resized to 94% (was 794 x 397) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Resized to 94% (was 794 x 397) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam Đã Đến Ngày Phục Nghiệp:

Ba tiếng nổ rung trời chuyển đất,

Giọt máu đào hoen ố sông ngòi,

Phật Trời điểm tựa mây coi,

Thế gian nghinh chiến trong ngoài khắp nơi.

Đã đến lúc cuộc đời thay đổi,

Máy càn khôn mỗi mỗi xoay đều,

Năm Tỵ rồi đến con Dê,

Khắp trong trần hạ cảnh nghèo xác xơ.

Mây che khuất mờ mờ ảo ảo,

Trăng cũng tàn điên đảo khắp nơi,

Máy trời vận chuyển đổi đời,

Thượng Ngươn Thánh Đức ra đời ngàn năm.

Cũng đến lúc trăng rằm soi sáng,

Hởi Người Tu hãy ráng mà chờ,

Qua đêm trời sáng bất ngờ,

Việt Nam phục nghiệp ta chờ đã lâu.

Đã đến lúc Phật thâu ngũ hành,

Mây mờ che, khung cảnh như tranh,

Phật Trời chọn lựa xác lành,

Để ngươn Thánh Đức dựng thành Hớn Bang.

Ba tiếng nổ hồn tan vía mất,

Chốn trần gian thây chất núi cao,

Hồn lìa thể xác ngục vào,

Có tu thì khỏi ba đào kỳ ni.

Cơ chuyển đổi cái gì cũng đổi,

Vật chất còn thay đổi huống người,

Hôm nay nói miệng cười cười,

Ngày sau lửa đốt thây người khó chung.

Ngựa kia đi đứng nửa chừng!

Giáng cho một quả như rừng cháy đêm.

Bọn Tàu xưa vì thèm nước Việt,

Đến hôm nay cũng thiệt là thèm,

Đem quân đàn áp đàn em,

Máu loan khắp chốn ta thêm đau lòng.

Vì nhiệm vụ Tiên-Rồng xuống thế,

Cùng với Thầy, nhục thể lâm phàm,

Chừng nào Hoa nở Việt Nam,

Chừng đó Quân-Lực mới tham chiến trường.

Nước Việt Nam trung ương ba cõi,

Dòng máu Hùng len lỏi từ xưa,

Hôm nay nhắc lại chuyện xưa,

Vua Hùng sử để mà chưa phai mờ.

Nước Việt Nam từng giờ thay đổi,

Đuôi Tây Tạng, đầu đổi sang Nam,

Hỡi người Chiến Sĩ Việt Nam!!!

Hãy nghe lời dạy mà làm y theo;

Vào năm Tỵ, dân nghèo xơ xác,

Bị Trung Cộng đàn áp bấy lâu,

Máu đào tuôn chảy đến đâu,

Lòng thù uất hận thấm sâu đáy lòng.

Vì năm Rồng bọn Miên khởi chiến,

Đánh vào Nam, cùng khắp các miền,

Cộng Sản trả đũa liền liền,

Trung Cộng thấy thế mới liền nhào vô.

Vì lòng tham muốn đô hộ Việt,

Vì lòng tà muốn triệt hết dân,

Cho nên máu chảy ngập trần,

Mười phần chết bảy, ba phần xác xơ.

Trong lúc đó làm ngơ chẳng được,

Nên Hoa Kỳ mới ngược sang Đông,

Cùng chung Hải Ngoại cộng đồng,

Hợp thành sức mạnh Biển Đông khai màn.

Ba tiếng nổ mở màn tam chiến!!!

Núi Cấm nay tan biến thành tro,

Trung Cộng bị nạn thua to,

Mới quày trở lại nung lò hạch-nhân.

Khắp thế giới xa gần chinh chiến,

Mười tám nước vào trận Biển Đông,

Trung Đông với bọn Bắc-Hàn,

Mưu mô hợp tác Nam-Hàn thua to.

Vừa thế thắng đập cho Nhật-Bổn,

Một quả bom thất tổn triệu dân,

Liên-Minh chống trả đôi lần,

Cũng không thắng được Quỷ-Tần ma vương.

Bọn Châu-Âu tìm đường chống trả,

Bị ăn nhầm một quả đạn cay,

Thuận theo chiều gió mùa này,

Chết la chết liệt, chẳng thầy cứu cho.

Người có tu Phật lo cứu giúp,

Kẻ không tu Địa-Ngục nhào vô,

Khắp nơi khung cảnh xô bồ,

Máu người đã đổ ao hồ tràn lan.

Vì thương dân Thầy bàn đôi chút,

Dùng lời văn mộc mạc dễ coi,

Hỡi người Chiến Sĩ nước ngoài!!!!

Gắng công tu luyện noi gương Phật Ngài.

Nay đến lúc trổ tài Hùng Dũng,

Dụng Tâm Bi cứu độ nước nhà,

Cuối năm con Rắn mới ra,

Dành lại Độc Lập nước nhà từ đây.

Đuổi Trung Cộng chẳng ngày trở lại,

Toàn thể dân trở lại quê xưa!!!

Sớm chiều đạm bạc muối dưa,

Tâm chuyên Niệm Phật Đại Thừa Vô Vi.

Nước Việt Nam nay thì có đủ,

Có Minh-Hoàng có đủ nhân tài,

Đôi lời hé mở tương lai,

Duyên lành hội ngộ Phật Thầy Tây An. (108)

***

Bửu Ngọc Thầy ban ráng dũa mài,

Sơn Trường Sa Đảo bị bao vây,

Kỳ Lân Phụng gáy đà chinh chiến,

Hương quê phục nghiệp đã đến ngày…

Phật trao bảo kiếm lại càng hay,

Thầy tu cởi áo đánh trận này, Xuất binh bất chiến mà thành toại,

Hiện thân Bồ Tát lập đền đài

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chị VIETHA nhớ trích nguồn bài viết nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết bọ Tàu khựa có sang đánh chiếm Việt Nam không nhỉ ?

Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng

VnExpress

Thứ tư, 7/12/2011, 07:12 GMT+7

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi hải quân chuẩn bị sẵn sàng để có thể đối phó với xung đột, giữa lúc căng thẳng về hàng hải trong khu vực lên cao và việc Mỹ tích cực củng cố vị trí là một thế lực ở Thái Bình Dương. Posted Image

Tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Hải quân nên "củng cố quá trình chuyển hóa và hiện đại hóa một cách vững vàng và chuẩn bị sẵn sàng cho giao tranh nhằm đóng góp tốt hơn cho an ninh quốc gia", AFP dẫn lời ông Hồ cho biết hôm qua tại cuộc họp của Quân ủy Trung ương.

Trang tin của hãng thông tấn Xinhua, Trung Quốc, cũng dịch lại bình luận của ông Hồ, nói rằng hải quân Trung Quốc "cần chuẩn bị cho chiến tranh".

Bình luận của ông - được đăng trên trang web của chính phủ - đưa ra khi Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc tỏ ra quan ngại về sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông. Một số quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, khu vực được cho là giàu dầu mỏ. Một phần ba các giao thương trên biển của thế giới đi qua tuyến đường này.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tìm cách hạ nhiệt bài phát biểu của ông Hồ, cho rằng Bắc Kinh có quyền phát triển quân đội, và phải tiến hành một cách minh bạch. "Họ có quyền phát triển tiềm lực quân sự và lên kế hoạch, giống như chúng ta vậy", phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho hay. "Mỹ liên tục kêu gọi Trung Quốc minh bạch và đó là một phần trong mối quan hệ mà Mỹ tiếp tục xây dựng với quân đội Trung Quốc".

Bình luận của ông Hồ đưa ra sau một loạt chuyến công du châu Á của các quan chức cấp cao Mỹ, bao gồm Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michelle Flournoy dự kiến gặp người đồng nhiệm Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm nay để đàm phán về quân sự.

Tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo "các lực lượng bên ngoài" không nên can thiệp vào tranh cãi trong khu vực, bao gồm vấn đề Biển Đông. Quan điểm này trái ngược với của một số bên liên quan, trong đó có Mỹ. Washington luôn khẳng định họ có lợi ích trong việc đảm bảo an ninh hàng hải và tự do giao thương trên Biển Đông, và thực tế và vấn đề tranh chấp đã được đưa ra bàn bạc tại hội nghị ASEAN và các hội nghị liên quan tháng trước.

Cũng trong tháng 11, Trung Quốc cho hay họ sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Obama cho biết Mỹ sẽ triển khai 2.500 binh sĩ tới Australia.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, lớn nhất thế giới, bao gồm chủ yếu là lục quân song hải quân của họ cũng đóng vai trò quan trọng. Hồi đầu năm, Lầu Năm Góc ra báo cáo cho hay Bắc Kinh ngày càng tập trung phát triển sức mạnh hải quân và đầu tư vào vũ khí công nghệ cao có thể vươn tới Thái Bình Dương và xa hơn thế.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc thử nghiệm lần thứ hai tuần trước. Hồi tháng 8, con tàu này được chạy thử lần đầu tiên, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Bắc Kinh mới chỉ khẳng định sự tồn tại của con tàu này hồi đầu năm và cho biết nó không đe dọa các nước láng giềng và sẽ được sử dụng cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu.

Mai Trang

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI CỦA THIÊN SỨ:

Đại ý:

Không có thế chiến thứ III hiểu theo nghĩa hai phe đánh nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa không có chiến tranh lớn xảy ra.

=================================

Thế chiến thứ 3 nổ ra ở châu Á – Thái Bình Dương?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :8:33 AM, 10/12/2011

Lo sợ quân đội Trung Quốc phát triển vượt bậc mỗi ngày, Mỹ tìm mọi cách kìm chế mà việc tăng cường hợp tác quân sự với Australia là động thái mới nhất.

Bất chấp thất bại trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, Mỹ vẫn duy trì vai trò thống trị ở khu vực Thái Bình Dương, nơi cư ngụ của một nửa dân số thế giới.

Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi. Với sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế, giới phân tích ví von rằng Trung Quốc - “người khổng lồ ngủ say” bắt đầu thức giấc.

Điều đáng nói là, sức mạnh kinh tế đang mang lại cho Trung Quốc một nguồn sức mạnh mới: Sức mạnh quân sự khi đi kèm sự thịnh vượng là khả năng hiện đại hóa quốc phòng. Và Trung Quốc không ngần ngại phô trương các khả năng này ngay tại châu Á – Thái Bình Dương với tham vọng kiểm soát khu vực vốn từ lâu là lợi ích của người Mỹ.

Điều này vô hình chung đánh thức nỗi ám ảnh về một cuộc đối đầu giữa hai siêu cường như cuộc đối đầu Liên Xô – Mỹ trong quá khứ.

Quan sát quan hệ Trung – Mỹ thời gian qua, nhà báo kỳ cựu Max Hastings cảnh báo nếu căng thẳng giữa Washington và con rồng châu Á tiếp tục bị đẩy lên cao thì một cuộc chiến thực sự giữa hai bên ngay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là điều khó tránh.

Đồng quan điểm, chiến lược gia kỳ cựu người Mỹ Paul Stares cũng nhấn mạnh: “Soi vào các sự kiện từng xảy ra trong quá khứ giữa hai nước, nếu những căng thẳng, bất đồng và thái độ thù địch hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington không được điều hòa hiệu quả sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong tương lai giữa hai bên”.

Posted Image

Giới phân tích phương Tây quan ngại đối đầu Trung - Mỹ.

Ảnh minh họa: AFP.

Quan ngại của giới phân tích phương Tây xuất phát từ sự khiêu khích, gây hấn, đối đầu mà Bắc Kinh công khai nhằm vào Washington từ đầu năm đến nay và sức mạnh đang gia tăng từng ngày của quân đội nước này. Đầu tiên là sự kiện hồi tháng giêng. Khi sắp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang thăm, Trung Quốc "làm lễ ra mắt" mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-20 với thiết kế vô cùng phức tạp và tinh vi. Ngay lập tức, giới phân tích phương Tây dồn dập chỉ trích động thái nhằm phô trương tiềm lực quân sự này của Trung Quốc.

Thứ hai là sự kiện Bắc Kinh từ chối cho không các tàu hải quân của Mỹ cập cảng của họ để trú bão khiến người Mỹ "tức điên". “Trung Quốc đang thách thức và hủy hoại các quy tắc và luật pháp toàn cầu bởi lối hành xử vô lý, quá quắt của họ”, ông Michael Auslin, đại diện cho quan điểm của nhiều người Mỹ mạnh mẽ lên án.

Dường như việc làm phật lòng hay chọc giận Washington trở thành thói quen khó sửa của Bắc Kinh. Việc Trung Quốc “bênh chằm chặp người anh em” Triều Tiên liên trong vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, “đồng minh ruột” của Mỹ và sau đó là vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong khiến Washington sôi sục.

Dù Bắc Kinh giải thích rằng họ luôn đánh giá sự việc một cách công tâm và chỉ đang cố kìm chế các bên, Mỹ vẫn đáp trả bằng việc ra lệnh cho lực lượng hải quân triển khai các tàu chiến ở biển Hoàng Hải để hỗ trợ và bảo vệ đồng mình chiến lược của họ.

Tiếp theo là, Trung Quốc do phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ dồi dào của Iran nên cùng với Nga kiên quyết giữ lập trường phản đối Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân, nối dài mâu thuẫn Trung – Mỹ.

Xuất phát từ động thái này của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích phương Tây ái ngại về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh hiện nay khi cho rằng nước này đang bỏ ngoài tai yêu cầu hợp lý của phương Tây và hành động với niềm tin rằng: là một lực lương toàn cầu mới, họ phải đóng một vai trò nhất định trong việc thiết lập trật tự thế giới mới.

Chứng minh cho nhận định của mình, nhóm các nhà phân tích trên dẫn lời một lãnh đạo Trung Quốc rằng: “Trong nhiều thế kỷ qua, phương Tây đã lợi dụng trật tự thế giới để làm những gì mà họ muốn để thỏa mãn lợi ích của họ. Nay đến lượt chúng tôi để thiết lập trật tự toàn cầu mới phù hợp với những lợi ích của chúng tôi”.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc trong một bài phát biểu gần đây còn công khai thể hiện tư tưởng nước lớn đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khi nhấn mạnh rằng họ chỉ là những nước bé bên cạnh một Đại lục rộng lớn.

Ông Michael Auslin, chuyên gia tại viện Doanh nghiệp Mỹnkịch liệt lên án bài phát biểu trên và cáo buộc đây là chính biểu hiện của tư tưởng nước lớn ức hiếp nước nhỏ.

Không dừng lại ở đó, trong kỷ nguyên máy tính kiểm soát gần như mọi thứ, căng thẳng Trung – Mỹ còn bắt nguồn từ những vụ tấn công mạng nhằm vào Mỹ bởi các tin tặc người Trung Quốc. Mục tiêu “ưa thích” của giới tin tặc Trung Quốc là hệ thống máy tính của Chính phủ cũng như của giới quân sự Mỹ và thậm chí, không “tha” cho các tập đoàn hay các công ty lớn của đối thủ.

Nguyên nhân thứ 2 khiến giới phân tích phương Tây chìm trong nỗi quan ngại về một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ còn xuất phát từ việc Mỹ vô cùng quan ngại sức mạnh ngày càng vượt trội của quân đội đối thủ nhờ chủ trương hiện đại hóa quân sự của chính phủ nước này.

Trong đó đáng chú ý nhất là việcTrung Quốc tìm mọi cách để gia tăng các khả năng cho hải quân nhằm đối trọng với Mỹ, quốc gia sở hữu sức mạnh hải quân “đỉnh” nhất thế giới nhằm đối đầu với cường quốc số 1 thế giới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Được trang bị tàu sân bay và các hệ thống tên lửa tinh vi, hải quân Trung Quốc đang phát triển thần tốc, khiến Mỹ vô cùng quan ngại.

Việc Trung Quốc không tiếc tiền của để hiện đại hóa quân đội và thực tế đã thu được nhiều thành tựu đáng chú ý khiến Mỹ nhận ra nguy cơ là các căn cứ quân sự của họ ở Tây Thái Bình Dương có khả năng nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc.

Nguy cơ này thúc đẩy Mỹ “kết đôi” với Australia nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên với một thỏa thuận lịch sử vừa đươc ký cho phép triển khai 2.500 thủy quân lục chiến tinh nhuận của Mỹ trên lãnh thổ phía Bắc nước này.

Ngoài ra, Richard Haas, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cũng nhấn mạnh: "Chính sách của nước Mỹ phải đặt mục tiêu để tạo ra sự liên kết khu vực chặt chẽ nhằm kìm chế nỗ lực gia tăng ảnh hưởng ở bên trong lẫn bên ngoài khu vực Thái Bình Dương của Trung Quốc”.

Điều này phản ánh quan ngại của giới lãnh đạo Mỹ khi tưởng tượng đến viễn cảnh với đà đầu tư hiện đại hóa quân đội như hiện nay thì chỉ trong khoảng một thập kỷ nữa thôi, khi các lực lượng vũ trang của Trung Quốc lớn mạnh, họ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực để giành lấy những gì mà họ muốn.

Dĩ nhiên, Bắc Kinh kịch liệt lên án thỏa thuận này với lời cảnh cáo rằng đây không phải là thời điểm "thích hợp để tăng cường và mở rộng liên minh quân sự và điều này có thể không mang lại bất cứ lợi ích nào cho các quốc gia trong khu vực”.

Điều đáng nói là quan điểm này của Bắc Kinh nhận được sự đồng tình của một số nhà chuyên gia Australia, trong đó có quan điểm của ông Hugh White, công tác tại ĐH Quốc gia Australia.

Ông White cho rằng thỏa thuận hợp tác quân sự Mỹ - Australia đầy rủi ro và rằng trong một thế giới mới, tốt nhất Mỹ nên từ bỏ tham vọng bá chủ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và nên chia sẻ quyền lực với Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.

Tuy nhiên, phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh hay quan ngại của một số nhà phân tích Australia không thể ngăn được chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ. Hơn thế nữa, không chỉ thiết lập liên minh với Australia, Washington còn đang tiến hành chiến thuật “ve vãn” Myanmar, đồng minh truyền thống và chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đến Myanmar hồi đầu tháng này là minh chứng mạnh mẽ nhất cho kế hoạch của Washington để kéo nước này ra khỏi “vòng tay” của Bắc Kinh, có nguy cơ khiến đối đầu Trung – Mỹ leo thang.

Ngoài ra, “đổ thêm dầu vào lửa”, ông Michael Auslin mới đây đưa ra tuyên bố gây sốc rằng: "Vai trò lãnh đạo toàn cầu và địa vị của nền kinh tế nước Mỹ trong tương lai phụ thuộc vào việc duy trì vai trò của chúng tôi trong khu vực năng động nhất của thế giới”.

Tất nhiên, Trung Quốc không ngồi yên để Mỹ thích làm gì thì làm.

Do đó, trong những thập kỷ tới, hòa bình tại khu vực châu Á, thậm chí toàn cầu sẽ bị đe dọa bởi những động thái “không ai nhường ai” của cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Và nếu những mâu thuẫn, căng thẳng truyền thống giữa hai cường quốc không được kìm chế hiệu quả thì cuộc đụng độ Trung – Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ không chỉ là cảnh báo của giới phân tích nữa mà sẽ là thực tế khủng khiếp mà khu vực này lẫn cộng đồng thế giới phải đối mặt.

Tổng thống Obama: 'Mỹ không sợ Trung Quốc'

Lê Dung (Daily mail)

======================================

Công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đi. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://biz.cafef.vn/...e-cuc-thinh.chn

Năm 2012:

Thủy sinh Mộc – thương mại và bán lẻ toàn cầu sẽ “cực thịnh”

Trong khi đó, ngành tài chính và bất động sản sẽ đi xuống bởi yếu tố “thổ” và “kim” yếu. Posted Image

Các chuyên gia về phong thủy từng đưa ra dự báo về năm 2011. Cụ thể, năm 2011 sẽ là năm cực kỳ biến động và đến cuối năm châu Âu có thể sẽ từ bỏ đồng euro.

Nếu nhìn vào biểu đồ, mỗi khi yếu tố “kim” và “mộc” va chạm với nhau, thông thường sẽ có rất nhiều bất ổn. Tình trạng này đã xảy ra trong năm 2011.

Tuy nhiên nếu nhìn vào biểu đồ cho năm 2012, không có nhiều sự xung đột đến như vậy, trái ngược với những gì người ta dự báo về năm 2012, ví như thế giới sẽ đến ngày tận cùng, nhiều thảm họa kinh tế hơn so với năm 2011.

Sau năm 2011, đến giữa năm 2012, năm “rồng nước”, mọi chuyện sẽ ổn định hơn.

Nếu để biểu đồ của năm 2011 và 2012 cạnh nhau, có thể thấy chủ yếu là yếu tố “thủy” và “mộc” vì vậy sẽ chẳng có nhiều sự xung đột giữa các thành phần này.

Trong biểu đồ năm 2012, yếu tố “thủy” nhiều hơn yếu tố “mộc” và gỗ thường nổi trên nước.

Như vậy, sẽ có rất nhiều trận lụt, các vấn đề và thảm họa liên quan đến nước. Ngoài ra cũng sẽ có thể có một số vấn đề liên quan đến đất, ví như động đất.

Posted Image

Năm 2012, chủ đề chính sẽ là “Thủy sinh Mộc”, với ý nghĩa mọi vấn đề rồi sẽ được giải quyết. Như vậy từ thời điểm giữa năm trở đi, mọi chuyện sẽ bình ổn hơn bởi yếu tố thủy và mộc đại diện cho sự hàn gắn và phục hồi.

Thủy là yếu tố mạnh nhất, thủy đại diện cho một số lĩnh vực như thương mại, bán lẻ, nhóm lĩnh vực này sẽ phát triển tốt trong năm 2012.

Yếu tố “thổ” rất yếu, thổ đại điện cho ngành bất động sản. Vì vậy, lĩnh vực bất động sản sẽ đi xuống nhưng chỉ ở mức độ nhẹ khi người ta trở nên thận trọng hơn. Không có yếu tố nào quá thê thảm trong biểu đồ, vì vậy thị trường bất động sản thế giới sẽ không đối đầu với thảm họa.

Posted Image

Yếu tố “hỏa” yếu, nó đại diện cho ngành công nghệ, khí đốt, năng lượng và điện tử. Nhóm ngành này sẽ không phát triển trong năm 2012.

Yếu tố “kim” cũng yếu. Ngành tài chính thế giới nói chung sẽ vẫn tăng trưởng yếu nhưng đủ khả năng tồn tại. Đối với yếu tố “mộc”, đại diện cho ngành y tế và giáo dục, nhóm lĩnh vực này sẽ tăng trưởng tốt bởi yếu tố “mộc” thịnh nhất trong biểu đồ.

Khánh Ly

Theo TTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm ngoái, các "Chiêm tinh ra" quốc tế cũng đoán về Bất động sản lên ngôi, kinh tế ổn định ....- những bài viết này còn nguyên ở những trang đầu của topic "Lời tiên tri 2011". Còn Lý Học Đông phương đoán như thế nào thì tham khảo ngay trong topic đó và các báo đã đăng.

Lời dự báo dưới đây sai hơn một nửa. Nhưng chúng ta cứ để đây để sau này đối chiếu.

http://biz.cafef.vn/...e-cuc-thinh.chn

Năm 2012:

Thủy sinh Mộc – thương mại và bán lẻ toàn cầu sẽ “cực thịnh”

Trong khi đó, ngành tài chính và bất động sản sẽ đi xuống bởi yếu tố “thổ” và “kim” yếu. Posted Image

Các chuyên gia về phong thủy từng đưa ra dự báo về năm 2011. Cụ thể, năm 2011 sẽ là năm cực kỳ biến động và đến cuối năm châu Âu có thể sẽ từ bỏ đồng euro.

Nếu nhìn vào biểu đồ, mỗi khi yếu tố “kim” và “mộc” va chạm với nhau, thông thường sẽ có rất nhiều bất ổn. Tình trạng này đã xảy ra trong năm 2011.

Tuy nhiên nếu nhìn vào biểu đồ cho năm 2012, không có nhiều sự xung đột đến như vậy, trái ngược với những gì người ta dự báo về năm 2012, ví như thế giới sẽ đến ngày tận cùng, nhiều thảm họa kinh tế hơn so với năm 2011.

Sau năm 2011, đến giữa năm 2012, năm “rồng nước”, mọi chuyện sẽ ổn định hơn.

Nếu để biểu đồ của năm 2011 và 2012 cạnh nhau, có thể thấy chủ yếu là yếu tố “thủy” và “mộc” vì vậy sẽ chẳng có nhiều sự xung đột giữa các thành phần này.

Trong biểu đồ năm 2012, yếu tố “thủy” nhiều hơn yếu tố “mộc” và gỗ thường nổi trên nước.

Như vậy, sẽ có rất nhiều trận lụt, các vấn đề và thảm họa liên quan đến nước. Ngoài ra cũng sẽ có thể có một số vấn đề liên quan đến đất, ví như động đất.

Posted Image

Năm 2012, chủ đề chính sẽ là “Thủy sinh Mộc”, với ý nghĩa mọi vấn đề rồi sẽ được giải quyết. Như vậy từ thời điểm giữa năm trở đi, mọi chuyện sẽ bình ổn hơn bởi yếu tố thủy và mộc đại diện cho sự hàn gắn và phục hồi.

Thủy là yếu tố mạnh nhất, thủy đại diện cho một số lĩnh vực như thương mại, bán lẻ, nhóm lĩnh vực này sẽ phát triển tốt trong năm 2012.

Yếu tố “thổ” rất yếu, thổ đại điện cho ngành bất động sản. Vì vậy, lĩnh vực bất động sản sẽ đi xuống nhưng chỉ ở mức độ nhẹ khi người ta trở nên thận trọng hơn. Không có yếu tố nào quá thê thảm trong biểu đồ, vì vậy thị trường bất động sản thế giới sẽ không đối đầu với thảm họa.

Posted Image

Yếu tố “hỏa” yếu, nó đại diện cho ngành công nghệ, khí đốt, năng lượng và điện tử. Nhóm ngành này sẽ không phát triển trong năm 2012.

Yếu tố “kim” cũng yếu. Ngành tài chính thế giới nói chung sẽ vẫn tăng trưởng yếu nhưng đủ khả năng tồn tại. Đối với yếu tố “mộc”, đại diện cho ngành y tế và giáo dục, nhóm lĩnh vực này sẽ tăng trưởng tốt bởi yếu tố “mộc” thịnh nhất trong biểu đồ.

Khánh Ly

Theo TTVN

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

==========================

Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2012?

Chủ Nhật, 18/12/2011 - 12:55

(Dân trí) - Năm 2012 được xem là một năm đặc biệt. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, cần một kịch bản hành động mạnh, rõ ràng, theo đúng tinh thần tái cơ cấu là nhiệm vụ chính, là cách tiếp cận chủ đạo của kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô… Ngày 17/12, tại Hà Nội, Hội thảo “Thế giới và Việt Nam: Dự báo 2012” đã diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả là các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn cùng thảo luận và dự báo về xu hướng kinh tế thế giới và Việt Nam.

Posted Image

PGS.TS Trần Đình Thiên tại hội thảo (ảnh: N.H).

Năm đặc biệt

Có rất nhiều báo cáo thống nhất nhận định về một triển vọng u ám, thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều, của kinh tế thế giới năm 2012 so với năm 2011. Hai điểm nhấn quan trọng nhất cho dự báo trên là: Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, nhất là của các trung tâm tăng trưởng (Mỹ, EU, Nhật bản, Trung Quốc); Bất ổn gia tăng, khả năng bùng nổ cuộc chiến tranh tiền tệ cùng chiến tranh thương mại (thậm chí nguy cơ suy thoái kép).

Do độ mở cửa cao, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực mạnh từ xu hướng nói trên của kinh tế thế giới. Trong năm 2012 tới, Việt Nam có nhiệm vụ khôi phục ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và phục hồi tăng trưởng. Về nguyên tắc, đó là những nhiệm vụ “thông thường” của một nền kinh tế khi lâm vào tình trạng khó khăn.

Nhưng theo đánh giá của PGS.TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam): “Năm 2012 là năm đặc biệt. Đặc biệt theo nghĩa đây là năm nền kinh tế lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng, cũng là năm nền kinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình hình - ổn định vững chắc tình hình (không để lạm phát “khứ hồi”) để khôi phục lòng tin, hạ thấp mức lạm phát đến mức giúp các doanh nghiệp không lún sâu hơn vào tình thế bi kịch (số doanh nghiệp bị đóng cửa và phá sản tiếp tục tăng)”.

Ngoài ra, năm 2012 còn một điểm nhấn đặc biệt khác. Đó là tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế với các hành động thực tế mang tính chiến lược để thay đổi mô hình tăng trưởng. Việc thực hiện các nhiệm vụ - mục tiêu đó, trong điều kiện nguồn lực hạn chế và dư địa cho hành động chính sách của Chính phủ bị “thu hẹp”, rõ ràng là rất khó khăn.

Về cấp độ ưu tiên, thực tiễn nhiều năm cho thấy để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, không thể không ưu tiên cho nhiệm vụ tái cơ cấu (với mục tiêu là làm cho việc thay đổi mô hình tăng trưởng thực sự diễn ra). Nhưng để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội. Đây phải là hai mục tiêu - nhiệm vụ ưu tiên cao nhất.

Tương ứng, mục tiêu tăng trưởng đương nhiên không phải là mục tiêu ưu tiên - nhưng không phải là “không ưu tiên” ở cấp độ “thông thường” như mấy năm nay mà phải là “không ưu tiên” với lập trường kiên định.

Ông Thiên nhấn mạnh điều này vì thực tế mấy năm gần đây diễn ra một tình trạng nghịch lý: mục tiêu ưu tiên (kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tái cơ cấu) thì thường khó (hay không) đạt còn mục tiêu không ưu tiên (tốc độ tăng trưởng GDP) thì đạt được tương đối dễ dàng. Điều này chứng tỏ mục tiêu tăng trưởng được thực hiện theo một cơ chế mang tính tự động, bản năng, bất chấp các nỗ lực chính sách.

Theo logic đó, để xoay chuyển thực tiễn thì điều đầu tiên là phải “đổi mới tư duy”, phải biết đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng ở mức ít tham vọng nhất, ít cần được quan tâm nhất, tức là với sự tự giác cao nhất. “Để làm được điều này, trong năm 2012, cần gạt bỏ triệt để căn bệnh “nghiện” thành tích tốc độ tăng trưởng. Chính phủ và cả hệ thống chính trị cần coi trọng hơn hệ thống đánh giá năng lực và thưởng phạt căn cứ vào thành tích chống lạm phát và khôi phục lòng tin”, ông Thiên nhấn mạnh.

Kịch bản hành động

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với tình huống cấp bách thì chúng ta phải có liệu pháp đặc biệt, theo nguyên lý “lấy độc trị độc”. Việt Nam cần một kịch bản hành động mạnh, rõ ràng, theo đúng tinh thần tái cơ cấu là nhiệm vụ chính của 2012, coi tái cơ cấu cũng là cách tiếp cận chủ đạo của kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, phục hồi các cơ sở cho quá trình tăng trưởng mới.

Năm 2012, chúng ta phải đặt mục tiêu giảm lạm phát xuống 6 - 7%; Không quá chú trọng tốc độ tăng trưởng GDP, có thể chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 3 - 4%, cùng lắm là 5%; Cần kiên quyết giảm thu ngân sách (xuống 22 - 23% GDP), trên cơ sở đó, thực sự giảm chi ngân sách, giảm đầu tư công, kéo mức thâm hụt ngân sách xuống 4% GDP .

TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng hiến kế: Phải bắt tay ngay vào hành động tái cơ cấu thực sự ba lĩnh vực ưu tiên mà Hội nghị Trung ương 3 đã khẳng định (đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại, khu vực doanh nghiệp nhà nước). PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh tới việc cải cách hệ thống lương trong khu vực nhà nước, coi đây là phương cách quyết định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, cũng là cách để khôi phục lòng tin của dân. Ngoài ra, Chính phủ cần cải cách hệ thống ngân sách theo nguyên lý kinh tế thị trường; Đẩy mạnh việc thay đổi Luật Đất đai, không để tình trạng Luật đất đai luôn chạy theo thực tế và cản trở quá trình đổi mới theo hướng thị trường; Tập trung ưu tiên dành vốn nhà nước để xây dựng 4 khu kinh tế tự do, với thể chế hiện đại, đột phá mở đường cho 4 vùng kinh tế trọng điểm (Phú Quốc, Vũng Tàu, Đà Nẵng - Chân Mây, Hải Phòng). “Đó là những yếu tố chính của kịch bản hành động nhằm đạt được kịch bản tăng trưởng với những mục tiêu khiêm tốn hơn về tăng trưởng GDP, song khốc liệt hơn gấp bội về chống lạm phát, ổn định vĩ mô và tái cơ cấu”, ông Thiên nói.

Nguyễn Hiền

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Goldman Sachs:

Chắc chắn Italy sẽ phải chịu một cú sốc cực lớn trong năm 2012

Chuyên gia kinh tế nổi tiếng thuộc Goldman Sachs đưa ra một số dự báo nổi bật nhất cho năm 2012. Ông Jim O'Neill, chủ tịch bộ phận quản lý tài sản thuộc Goldman Sachs, đưa ra một số dự báo nổi bật nhất của ông cho năm 2012.

Posted Image

Châu Âu sẽ không còn được quan tâm nhiều trong năm 2012

Ông viết trong nghiên cứu mới nhất của mình: “Trong năm 2012, chúng ta sẽ không nói về châu Âu nhiều như năm 2011, dù trong vài tuần đầu tiên của năm 2012, châu Âu vẫn là tâm điểm chú ý.”

Posted Image

Một điều rất lớn sẽ xảy đến với đất nước Italy

Jim O'Neill dự báo: “Như tôi đã nói trong vài tuần qua, châu Âu không thể tồn tại nếu không có Italy và Italy chắc chắc không thể tồn tại khi lợi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm vượt mức 6 – 7%. Xét trên phương diện đó, diễn biến cuộc khủng hoảng trong những tuần gần đây thật đáng sợ.”

Posted Image

Đồng euro sẽ giao dịch với đồng USD ở mức 1,10USD/euro

Ông Jim O'Neill cho rằng đồng euro có thể sẽ giao dịch với đồng USD ở mức 1,10USD/euro trong năm 2012 chứ không phải 1,50USD/euro. Khả năng tỷ giá lên mức 1,10USD/euro rất lớn.

Posted Image

Đồng yên sẽ hạ giá so với đồng USD

Theo Jim O’Neill, đồng yên sẽ giao dịch với đồng USD ở mức 100 yên/USD chứ không phải 60 yên/USD. Ngưỡng biến động của đồng yên nhiều khả năng sẽ trong khoảng 79,50 yên – 80 yên/USD và nếu qua ngưỡng này, hoàn toàn có thể tính đến mức 100 yên/USD.

Posted Image

Đồng euro sẽ mạnh lên so với đồng franc Thụy Sỹ

Đồng euro sẽ giao dịch với đồng franc phổ biến ở mức 1 euro đổi 1,4 franc Thụy Sỹ.

Posted Image

Chỉ số kinh tế của Citigroup

Năm 2012, thế giới sẽ đối đầu với nhiều rủi ro liên quan đến kinh tế, chín trị, xã hội và chính sách. Không phải mọi thông tin đều phát đi tín hiệu tiêu cực. Thông tin kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục lạc quan bất ngờ. Thông tin kinh tế của BRIC và một số thị trường thuộc nhóm tăng trưởng khác sẽ tiếp tục gây ấn tượng mạnh.

Posted Image

GDP của châu Âu sẽ tăng trưởng kém

Thông tin kinh tế châu Âu sẽ khiến người ta thất vọng.

Posted Image

Chỉ số S&P 500 hướng tới mốc 1.400 điểm

Năm 2012, khả năng chỉ số S&P 500 lên mức 1.400 điểm nhiều hơn so với mốc 1.000 điểm.

Posted Image

Kinh tế Trung Quốc sẽ chưa phải đón nhận cú sốc nào

Kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh khó nhọc cũng không hạ cánh an toàn mà sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Posted Image

Kinh tế nhóm BRICs và Indonexia, Hàn Quốc, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tầm quan trọng lớn hơn.

Minh Ngọc

Theo TTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN bị đánh giá thấp về triển vọng kinh tế

Cập nhật: 10:52 GMT - thứ hai, 19 tháng 12, 2011

Posted Image

Giới lãnh đạo VN bị xem đã đưa ra các giải pháp khắc phục kinh tế chậm trễ

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế tại Hoa Kỳ và châu Âu xấu đi từng ngày, các nhà đầu tư đang quan sát xem những nước nào ở Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động dây chuyền của suy thoái kép, BBC giới thiệu bài Bấmblogcủa phóng viên Ben Bland (Financial Times) tại Hà Nội.

Tác giả mở đầu bài viết nói rằng Leif Eskesen, kinh tế gia của ngân hàng HSBC tại Singapore theo dõi kinh tế khu vực, cho rằng Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài riêng tại đây, là nước dễ bị tác động của suy thoái nhất do Hà Nội phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài, thực trạng kinh doanh của các công ty kém và vay nợ nhiều, khu vực ngân hàng gặp khó khăn và vị thế tài chính yếu. Indonesia, nước có thị trường nội địa mạnh và giới công ty kinh doanh khấm khá, được cho là sẽ có triển vọng sáng sủa nhất trong các nền kinh tế lớn tại khu vực đông nam Á. Để đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng do suy thoái toàn cầu tới Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, HSBC đã xem xét ba yếu tố: Rủi ro bị ảnh hưởng dây chuyền về tài chính, thương mại và long tin của nhà đầu tư; khả năng kinh doanh và mức độ vay mượn của giới công ty và ngân hàng; và những biện pháp về tài chính mà chính phủ đưa ra. Eskesen đưa ra thang điểm dễ bị tổn thương tương đối cho năm quốc gia tính từ 1 tới 5 và dựa vào ba yếu tố kể trên, với 1 điểm là tốt nhất. Kết luận ông đưa ra có thể sẽ làm cho giới quan chức Việt Nam và các nhà đầu tư thấy lo ngại.

http://www.bbc.co.uk..._findings.shtml

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá vàng có thể giảm sâu đầu năm 2012 ?

Giá vàng có khả năng giảm dưới mức 1.500 USD/ oz trong vòng ba tháng tới đây và khó có thể trở lại mức kỷ lục cho tới nửa sau của năm 2012 -kết quả một cuộc thăm dò ý kiến về dự báo giá vàng do Reuters tiến hành cho thấy.

/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=141649&Width=400

Giá vàng hiện đã giảm dưới mức bình quân của 200 ngày, ngưỡng giá

mà vàng đã giữ được trong suốt 3 năm qua.Theo hãng tin này, khoảng một nửa trong số 20 nhà dự báo tham gia cuộc điều tra của họ nhận định, giá vàng sẽ giảm về mức 1.450 USD/oz trong quý 1/2012. Thậm chí, có 3 nhà dự báo cho rằng, giá vàng sẽ giảm về 1.400 USD/oz.

Tham gia của thăm dò ý kiến dự báo giá vàng do Reuters tiến hành là các nhà quản lý quỹ đầu cơ, chuyên gia kinh tế, và nhà giao dịch vàng. Triển vọng ảm đạm này của giá vàng được đưa ra sau khi vàng sụt giá 11% kể từ đầu tháng 12 này. Đã xuất hiện những ý kiến cho rằng, vàng sắp sửa kết thúc thời kỳ liên tục tăng giá đã kéo dài hơn một thập kỷ và bước vào thời kỳ thị trường giá xuống (bear market).

Trong tuần trước, đã có thời điểm giá vàng lao dốc xuống 1.560 USD/oz, thấp nhất trong vòng 2 tháng rưỡi. Vai trò tài sản an toàn của vàng đã không còn được duy trì khi kim loại này bị các quỹ đầu cơ cần tiền mặt để trả cho khách hàng vào cuối năm và nhiều ngân hàng ở châu Âu tìm cách tăng vốn bán ra mạnh mẽ. Một đợt giảm giá vàng tương tự đã từng xảy ra vào tháng 9/2008, thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ và tình trạng thắt chặt tín dụng toàn cầu lên mức cao điểm.

“Thật bất ngờ vàng lại không giữ được các mức giá cao trong một môi trường đầy bất ổn như hiện nay. Tôi cho rằng, trong năm 2012, vàng sẽ là tài sản có sự thay đổi về giá tệ nhất trong số các kim loại”, ông Christoph Eibl, người sáng lập kiêm CEO của quỹ đầu cơ hàng hóa cơ bản Tiberius ở Thụy Sỹ, nhận định.

Ủy ban Giao dịch kỳ hạn hàng hóa Mỹ (CFTC) vừa công bố số liệu hàng tuần cho thấy, các quỹ đầu tư đã giảm đầu cơ giá lên vào các hợp đồng vàng kỳ hạn và quyền chọn vàng tuần thứ hai liên tục. Đây được xem là một tín hiệu nữa cho thấy những áp lực giảm giá đang đè nặng lên vàng trong ngắn hạn.

Trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước, giá vàng phục hồi về vùng 1.600 USD/oz, nhưng chưa cho thấy khả năng có thể phục hồi mạnh hơn. Phiên phục hồi này đơn thuần chỉ là kết quả của việc giới đầu tư bán khống vàng thực hiện mua vào để đóng trạng thái. Vàng đang tiến tới thời điểm cuối quý 4 với một mức giảm giá mạnh trong quý.

Triển vọng của giá vàng trong dài hạn cũng được các nhà dự báo nhận định là u ám. Quá nửa số nhà dự báo tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters cho rằng, sớm nhất là đến 6 tháng cuối năm 2012, vàng mới có thể bước vào một thời kỳ chinh phục những mốc kỷ lục mới. 4 nhà dự báo thậm chí cho rằng, vàng khó có thể lập kỷ lục mới trước năm 2014.

Việc các ngân hàng trung ương khó đưa ra các chương trình nới lỏng tiền tệ hoặc kích cầu kinh tế của trong thời gian trước mắt là một lý do quan trọng dẫn tới những dự báo kém sáng về giá vàng. “Vàng hiện không hấp dẫn đối với tôi, vì tôi không nhận thấy bất kỳ mối rủi ro lạm phát nào”, nhà quản lý danh mục đầu tư hàng hóa cơ bản Jeffrey Sherman thuộc công ty DoubleLine Capital có trụ sở ở Los Angeles, Mỹ, nhận định với Reuters.

Mối quan hệ thuận chiều giữa giá vàng và giá các tài sản rủi ro như chứng khoán và hàng hóa cơ bản đang gia tăng. Tuần trước, giá vàng “bốc hơi” 7% còn chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm 3%.

Xét trên phương diện kỹ thuật, giá vàng hiện đã giảm dưới mức bình quân của 200 ngày, ngưỡng giá mà vàng đã giữ được trong suốt 3 năm qua. Thực tế này dẫn tới số nhà phân tích uy tín cho rằng, vàng bắt đầu đi vào chặng cuối của chu kỳ tăng giá kéo dài trên một thập kỷ.

“Chúng ta đang chứng kiến sự bắt đầu của một thị trường vàng giá xuống thực sự”, nhà giao dịch lâu năm Dennis Gartman nhận xét. Nhà đầu cơ vàng giá lên lâu năm này còn tiết lộ, ông đã bán hết vàng từ tuần trước, dù mới chỉ cảm thấy lo ngại về xu hướng kỹ thuật của giá vàng trong mấy ngày gần đây.

Trò chuyện với hãng tin CNBC, một nhà giao dịch vàng kỳ cựu khác là Steve Cortes cũng cho biết ông đã bán hết vàng. “Tôi cho rằng vàng sẽ còn giảm giá sâu hơn. Ngưỡng 1.500 USD/oz chưa là gì, giá vàng có thể giảm về 1.000 USD/oz”, ông Cortes nhận định.

Theo Reuters, từ tháng 9 tới nay, mức lợi nhuận mà vàng đem lại cho các nhà đầu tư là kém hơn so với các loại hàng hóa cơ bản thuộc RJ/CRB Index - chỉ số giá của 19 loại hàng hóa cơ bản được giao dịch nhiều nhất và cả đồng Euro. Cũng từ tháng 9 tới nay, chỉ số S&P 500 của thị trường Phố Wall chỉ tăng điểm nhẹ.

Theo Kiều Anh

VnEconomy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 2012: Không tận thế

Thứ Ba, 20/12/2011 22:34

Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ khẳng định rằng thế giới không hề đối mặt với nguy cơ bị tận diệt trong năm 2012

Ngoài ngày đông chí, ngày dài nhất năm 2012, chẳng có gì khác được xem là thú vị về thiên văn được chờ đợi vào năm tới cả. Nhà thiên văn học Don Yeomans, Giám đốc chương trình nghiên cứu các đối tượng gần trái đất của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion ở Pasadena, bang California, tuyên bố: “Mọi người cứ ngủ yên vào ngày 21-12-2012”.

Lịch của người Maya

Ông Yeomans đặt vấn đề: “Nhiều người cho rằng 21-12-2012 là ngày kết thúc lịch của người Maya”. Giống như lịch chúng ta sử dụng hiện nay, lịch của người Maya cổ xưa cũng dài 365 ngày. Ngoài năm, người Maya còn đo lường thời gian bằng những giai đoạn dài hơn, như chúng ta đo lường thời gian bằng thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ.

Posted Image

Nhiều người cho rằng hành tinh Nibiru sẽ va vào trái đất

và gây ra tận thế vào ngày 21-12-2012. Ảnh: CLIPMASS

Ông Yeomans giải thích: “Loại lịch ngắn của họ dài bằng 52 năm của chúng ta, lịch dài của họ bằng 5.125 năm của chúng ta. Và loại lịch dài này kết thúc vào ngày 21-12. Dĩ nhiên, cuốn lịch mới sẽ bắt đầu ngày 22-12. Điều đó cũng giống như lịch của chúng ta kết thúc ngày 31-12 vậy. Người Maya chưa bao giờ dự đoán tận thế sẽ xảy ra vào thời điểm đó”. Trong khi có những người tin rằng ngày 21-12-2012 sẽ mang lại một kỷ nguyên khai sáng mới, nhiều người khác lại lo sợ xảy ra thảm họa. Ông Yeomans kể: “Tôi tra tìm “2012 disasters” (thảm họa năm 2012) trên Google thì nhận được 35 triệu kết quả”.

Cái chết từ hành tinh X

Mối lo sợ khác là một hành tinh được đặt tên “Nibiru” hoặc “hành tinh X” được cho là sẽ hướng về trái đất và đụng vào hành tinh của chúng ta. Về vấn đề này, ông Yeomans lưu ý rằng bà Nancy Leider, nhân vật nổi tiếng say mê đề tài vật thể bay không xác định, từng nói bà đã tiếp xúc với những người ngoài hành tinh đến từ hệ mặt trời Zeta Reticuli, là người đầu tiên nói hành tinh Nibiru sẽ gây nên thảm họa lan rộng vào tháng 5-2003, sau này đã thay đổi, dự đoán sang ngày 21-12-2012.

Ông Yeomans quả quyết: “Chẳng có bất cứ chứng cứ nào cho thấy Nibiru tồn tại cả. Nó không thể ẩn giấu phía sau mặt trời mãi được và lẽ ra chúng ta đã nhìn thấy nó cách đây nhiều năm”.

Những người tin vào hành tinh Nibiru cho rằng các nhà thiên văn và NASA che giấu Nibiru để ngăn ngừa sự hoảng loạn. Ông Yeomans nói vui: “Trên trái đất này chẳng có cách nào để bắt các nhà thiên văn giữ im lặng về bất cứ chuyện gì”.

Hành tinh xếp thẳng hàng

Còn có tin đồn rằng hiệu ứng hấp dẫn từ các hành tinh xếp thẳng hàng với nhau vào năm 2012 sẽ ảnh hưởng xấu đến trái đất. Ông Yeomans cũng phủ nhận điều đó: “Không có chuyện hành tinh xếp thẳng hàng vào ngày 21-12-2012”.

Thậm chí nếu như xảy ra hiện tượng các hành tinh xếp thẳng hàng nhau thì điều đó vẫn sẽ không gây ra vấn đề gì. Các thiên thể có hiệu ứng hấp dẫn đáng kể đến trái đất là mặt trăng và mặt trời, các hiệu ứng đó chúng ta đã gọi là thủy triều. Hiệu ứng thủy triều do các thiên thể khác trong hệ mặt trời của chúng ta gây ra đối với trái đất là không đáng kể. Và chúng ta đã trải nghiệm những hiệu ứng đó hàng triệu năm mà chẳng hề gì.

NGÔ SINH

====================

Điều này Thiên Sứ tôi nói lâu rồi. Đại ý: Tôi sẽ đi nhậu vào ngày hôm đó cùng một số bạn bè và chụp ảnh đưa lên mạng vào ngày 22. 12. 2012.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Sóng thần' trên bầu trời Mỹ

Hàng loạt đám mây lớn có hình dạng giống sóng thần xuất hiện ở đường chân trời tại một thành phố của Mỹ.

Những đám mây kỳ lạ

Đám mây kỳ quái ở Trung Quốc

Posted Image

Những đám mây hình sóng thần di chuyển ở phía chân trời tại thành phố Birmingham, bang Alabama vào ngày 16/12. Ảnh: ABC.

Nhiều người dân tại thành phố Birmingham, bang Alabama đã chụp ảnh những đám mây hình sóng thần và gửi chúng tới trạm dự báo thời tiết địa phương, Life’s Little Mysteries đưa tin.

Trong môi trường nước, sóng hình thành khi lớp không khí phía trên mặt nước di chuyển nhanh hơn tầng nước bên dưới. Khi sự khác biệt về tốc độ giữa gió ở trên mặt nước và lớp nước bên dưới đạt tới một ngưỡng nhất dịnh, sóng sẽ “chồm” về phía trước.

Chris Walcek, một nhà khí tượng của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển thuộc Đại học New York tại Mỹ, giải thích rằng tương tự như vậy, những lớp không khí chuyển động nhanh trong không trung có thể kéo theo những lớp mây chuyển động chậm hơn ở phía dưới.

Posted Image

Nhiều người dân chụp ảnh mây hình sóng thần và gửi tới trạm khí tượng địa phương. Ảnh: ABC.

“Những bức ảnh cho thấy rất có thể một lớp không khí lạnh tồn tại gần mặt đất. Tốc độ gió trong lớp không khí ấy khá thấp. Đó là lý do khiến mây và sương hình thành trong lớp không khí lạnh. Có thể lớp không khí phía trên nó ấm hơn và di chuyển nhanh hơn”, Walcek nói.

Walcek khẳng định rằng, trong phần lớn trường hợp thì sự khác biệt về tốc độ gió, nhiệt độ giữa hai lớp không khí là nhỏ. Vì thế lớp không khí di chuyển nhanh hơn chỉ trượt nhẹ phía trên lớp không khí phía dưới. Song khi tốc độ di chuyển của tầng không khí phía trên cao hơn rất nhiều so với tầng dưới, những đám mây nằm ở giữa hai tầng sẽ chuyển động mạnh theo hình sóng chồm về phía trước.

Minh Long

=============================

Thủy khí bốc cao ngút trời. Năm tới Thái Tuế lại động cung Thìn - Mộc tinh khắc Âm Thổ Khôn ở Đông Nam - Trung cung Thổ sinh xuất cho cả phi tính Lạc Việt thuận nghịch. lai thêm vận 8 tượng Thái Tuế khắc sát. Đối xung Thái Tuế lại là cung Càn. Đúng là "Kinh Thiên, động Địa". Châu Á Thái Bình Dương là nặng nhất.

Thị trường nhà đất từ cảm cúm nặng đến tiếp tục biến chứng thê thảm. Thủy tai cuối năm 2012 gây tai họa nhiều nơi trên cả thế giới là điều không tránh khỏi. Sẽ có những vùng lãnh thổ nhận thức một cách rất trực quan về "Ở trần đóng khố" và "Liên minh bộ lạc". Việt Nam chỉ đỡ hơn thôi, nhưng cũng văng miểng.

Không có ngày Tận Thế. Nhưng thật là buồn!

Việt sử 5000 năm văn hiến cần được tôn vinh ngay bây giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt đầu đếm ngược đến ngày tận thế

Cập nhật 25/12/2011 06:11:00 AM (GMT+7)

Các cộng đồng người Maya tại nam Mexico vừa bắt đầu nghi lễ đếm ngược kéo dài đúng một năm đến ngày 21/12/2012, ngày mà theo lịch Maya cổ đại sẽ là điểm kết của một chu kỳ 5 thiên niên kỷ.

Nhiều học giả đã phiên dịch lời tiên tri này thành một lời dự đoán về ngày tận thế. Nhưng cũng có không ít chuyên gia khẳng định, lịch Maya cổ đại chỉ nhấn mạnh ngày 21/12 năm sau là kết thúc của một kỷ nguyên chứ không phải dấu chấm hết của cả thế giới.

Posted Image

Nhưng trong khi khoa học vẫn còn đang tranh cãi thì các thầy tu Maya đã bắt đầu tổ chức nhiều nghi lễ tôn giáo đặc biệt, còn các quan chức du lịch Mexico cũng đã chuẩn bị cho việc khách du lịch đổ về khu vực sẽ tăng vọt trong thời gian tới.

Theo BBC, cơ quan du lịch nước này dự đoán sẽ đón khỏang 52 triệu khách du lịch trong năm 2012. Những khu vực được coi là trái tim của người Maya như các bang miền Nam Chiapas, Yucatan, Tabasco… sẽ là các điểm du lịch đặc biệt nóng.

Nền văn minh Maya đạt đến thời kỳ đỉnh cao trong giai đoạn từ 250-900 sau CN, với nhiều thành tựu về thiên văn học, toán học và vòng tròn thời gian đầy bí ẩn mà ngày nay vẫn là đề tài nghiên cứu không mệt mỏi của khoa học. Lịch của người Maya bắt đầu tính từ năm 3124 trước CN và chia thời gian thành các Baktun, mỗi Baktun kéo dài 394 năm. Ngày đông chí của năm 2012 sẽ trùng vào giờ khắc cuối cùng của Baktun thứ 13.

Posted Image

Ý nghĩ rằng ngày đông chí này đồng nghĩa với ngày tận thế dựa trên một đoạn văn bản cổ khắc trên một hòn đá từ cách đây 1300 năm. Song các nhà khảo cổ học và chuyên gia nghiên cứu văn hóa Maya cho rằng, lời tiên tri trên chỉ dự đoán ngày trở về Trái đất của một vị thần hùng mạnh, cùng với sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới mà thôi.

Họ chỉ ra rằng người Maya còn có nhiều lời tiên đoán khác về những sự việc sẽ xảy ra sau ngày 21/12/2012. Mặc dù vậy, những tuyên bố này vẫn không thể dập tắt nỗi lo sợ lan rộng khắp thế giới, cùng những bộ phim của Hollywood về ngày tàn của thế giới.

Y Lam

=========================================

Song các nhà khảo cổ học và chuyên gia nghiên cứu văn hóa Maya cho rằng, lời tiên tri trên chỉ dự đoán ngày trở về Trái đất của một vị thần hùng mạnh, cùng với sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới mà thôi.

Đúng rồi theo Việt lịch thì còn 129 năm nữa mới hết hội Tuất mà. Kết thúc một chu kỳ Kim của ba Hội Thân Dậu Tuất. Sang chu kỳ mới gồm ba Hội mới là Hợi Tý Sửu - thuộc Thủy. Thường trước khi chuyển sang một giai đoạn mới phải có một giai đoạn chuyển hóa. Có thể đây là sự vênh khoảng 129 năm giữa Việt lịch và lịch Maya.

Sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong nền văn minh nhân loại được hình tượng hóa bằng vị thần hùng mạnh.

Thế mà cũng không biết! Tư duy "Ở trần đóng khố" mà!

Những nền văn minh cổ xưa nắm giữ những bí ẩn này, gồm: Việt tộc là số 1 về nội dung, thứ nhì về sự chú ý (Trong giai đoạn này). Hậu duệ của nền văn minh Ai Cập và Sumer, Maya, Ấn Độ số 2 về nội dung, thứ nhất về sự chú ý. Văn minh Isarael chỉ là gọi là ké chút để tham khảo, hạng bét.

Nhưng các cụ nhà ta đã dặn bọn trẻ con Việt: "Thứ nhất vứt đi. Thứ nhì ăn cả, thứ ba (bét) vét nồi!

Bởi vậy, sau này, những nhà khoa học - Khoa học thực sự chứ không phải đám "giả khoa học" với những tri thức "liên minh bộ lạc" - sẽ tìm thấy những kết luận cuối cùng để hoàn chỉnh giá trị của một nền văn minh cổ xưa - vị thần hùng mạnh - chính từ nền văn minh Israel này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Sóng thần' trên bầu trời Mỹ

Hàng loạt đám mây lớn có hình dạng giống sóng thần xuất hiện ở đường chân trời tại một thành phố của Mỹ.

Những đám mây kỳ lạ

Đám mây kỳ quái ở Trung Quốc

Posted Image

Những đám mây hình sóng thần di chuyển ở phía chân trời tại thành phố Birmingham, bang Alabama vào ngày 16/12. Ảnh: ABC.

Nhiều người dân tại thành phố Birmingham, bang Alabama đã chụp ảnh những đám mây hình sóng thần và gửi chúng tới trạm dự báo thời tiết địa phương, Life’s Little Mysteries đưa tin.

Trong môi trường nước, sóng hình thành khi lớp không khí phía trên mặt nước di chuyển nhanh hơn tầng nước bên dưới. Khi sự khác biệt về tốc độ giữa gió ở trên mặt nước và lớp nước bên dưới đạt tới một ngưỡng nhất dịnh, sóng sẽ “chồm” về phía trước.

Chris Walcek, một nhà khí tượng của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển thuộc Đại học New York tại Mỹ, giải thích rằng tương tự như vậy, những lớp không khí chuyển động nhanh trong không trung có thể kéo theo những lớp mây chuyển động chậm hơn ở phía dưới.

Posted Image

Nhiều người dân chụp ảnh mây hình sóng thần và gửi tới trạm khí tượng địa phương. Ảnh: ABC.

“Những bức ảnh cho thấy rất có thể một lớp không khí lạnh tồn tại gần mặt đất. Tốc độ gió trong lớp không khí ấy khá thấp. Đó là lý do khiến mây và sương hình thành trong lớp không khí lạnh. Có thể lớp không khí phía trên nó ấm hơn và di chuyển nhanh hơn”, Walcek nói.

Walcek khẳng định rằng, trong phần lớn trường hợp thì sự khác biệt về tốc độ gió, nhiệt độ giữa hai lớp không khí là nhỏ. Vì thế lớp không khí di chuyển nhanh hơn chỉ trượt nhẹ phía trên lớp không khí phía dưới. Song khi tốc độ di chuyển của tầng không khí phía trên cao hơn rất nhiều so với tầng dưới, những đám mây nằm ở giữa hai tầng sẽ chuyển động mạnh theo hình sóng chồm về phía trước.

Minh Long

=============================

Thủy khí bốc cao ngút trời. Năm tới Thái Tuế lại động cung Thìn - Mộc tinh khắc Âm Thổ Khôn ở Đông Nam - Trung cung Thổ sinh xuất cho cả phi tính Lạc Việt thuận nghịch. lai thêm vận 8 tượng Thái Tuế khắc sát. Đối xung Thái Tuế lại là cung Càn. Đúng là "Kinh Thiên, động Địa". Châu Á Thái Bình Dương là nặng nhất.

Thị trường nhà đất từ cảm cúm nặng đến tiếp tục biến chứng thê thảm. Thủy tai cuối năm 2012 gây tai họa nhiều nơi trên cả thế giới là điều không tránh khỏi. Sẽ có những vùng lãnh thổ nhận thức một cách rất trực quan về "Ở trần đóng khố" và "Liên minh bộ lạc". Việt Nam chỉ đỡ hơn thôi, nhưng cũng văng miểng.

Không có ngày Tận Thế. Nhưng thật là buồn!

Việt sử 5000 năm văn hiến cần được tôn vinh ngay bây giờ.

Bất động sản và tài chính không tránh được thêm một năm thê thảm, các vị đứng đầu các quốc gia trên toàn cầu lại phải đau đầu nhức óc nặng nữa rồi, HKLV dự báo như thế mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trạch cát xuân Nhâm Thìn

Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ.

Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương

Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn Tất Niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát.

Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo.

Tất Niên:
Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ.

Ngày tốt theo Việt lịch:

28 . 12 năm Tân Mão, nhằm ngày thứ bảy 21.01. 2012 Tây lịch.

Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo sẽ là một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành.

Giờ tốt nhất trong ngày:

Giờ Tỵ. Từ 9g20 đến 11g20


Xuất Hành:

Ngày tốt theo Việt lịch: mồng 09 tháng Giêng năm Nhâm Thìn, nhằm ngày:
Chủ nhật 31.01. 2012 Tây lịch

Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự.

Giờ tốt trong ngày:
Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g20 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g20

Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g20 Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g20


Hướng Xuất Hành:

Hướng tốt xuất hành là hướng Tây chếch về Tây Nam

Hướng được coi là tốt thì cũng kén người hùng chí và có bản lãnh.


Posted Image

Hướng Tốt Để Động Thổ:

Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh 6 nhập trung, sao Ngũ Hoàng và Nhị Hắc giao lâm tại hai phương Nam Bắc, phương Đông Nam gặp Thái Tuế, phương Tây Tây Bắc xung Thái Tuế, tam sát ở Đông Nam, Nam và Nam Tây Nam,
do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Tây chếch Tây Nam. Cụ thể là phương Dậu Canh.


Ngày Tốt Khai Trương:
Ngày tốt theo Việt lịch:

Mồng 09 tháng Giêng năm Nhâm Thìn, nhằm ngày: thứ ba 31.01. 2012 Tây lịch

Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự.

Giờ tốt trong ngày:

Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g20 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g20

Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g20 Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g20


Hoặc
ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm thìn, nhằm ngày 07.02.2012
.

Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo là ngày phúc đức tôt cho những người bền chí, cầu tiến.

Giờ tốt trong ngày:
Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g20

Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g20

Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g20


T
uổi Tốt Để Xông Đất và Mở Hàng Khai Trương:
Chọn tuổi:
Đinh Tỵ, Đinh Dậu, Mậu Dần. Tân Dậu, Nhâm Ngọ, Giáp Dần, Kỷ tỵ
Các tuổi mang chữ Canh cũng tốt nhưng tốt hơn nếu gia chủ đã có gia đình, là:
Canh Dần,
Canh Ngọ,

Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.

Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ.

Lưu ý là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen.
Áo mặc tông màu xanh lá cây là thuận nhất với năm tới.

Năm nay có lẽ là năm mà lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu còn khó khăn hơn..

Cầu chúc quý vị một năm mới

LỘC LỢI THÔNG TỨ HẢI – TÀI NGUYÊN ĐẠT TAM GIANG


2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xu hướng trong kinh doanh năm 2012

Tác giả: YÊN VŨ

Bài đã được xuất bản.: 27/12/2011 19:16 GMT+7

Lại một năm nữa sắp trôi qua với không ít thay đổi trong kinh doanh. Cuộc cạnh tranh trên thương thường ngày càng khốc liệt, các kênh quảng cáo tiếp thị ngày càng phong phú, hầu như doanh nghiệp nào cũng nỗ lực tận dụng tối đa mọi cơ hội để tiếp cận khách hàng và bán hàng. Tham khảo những dự báo sau đây về xu hướng trong kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp bạn là người “đi trước đón đầu” trong năm 2012.

Kinh tế nhiều biến động:

Với tình hình bấp bênh tại châu Âu hiện tại , nền kinh tế toàn cầu không ổn định vẫn là vấn đề lớn cho tất cả các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người làm kinh doanh phải có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn linh hoạt để có thể "sang số" một cách nhanh chóng trong bất kỳ tình huống nào.

Tiếp thị đa phương tiện được yêu thích:

Sử dụng các công cụ tiếp thị mới sẽ giúp các chủ doanh nghiệp phân tích hành vi và ý kiến khách hàng tốt hơn trên nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau. Sau đó,doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả để tiến hành các chiến dịch tiếp thị đến khách hàng đúng nơi đúng lúc.

Quảng cáo trực tuyến giá rẻ nở rộ:

Các hoạt động tiếp thị trong năm tới sẽ tập trung xung quanh chiến thuật quảng cáo trực tuyến chi phí thấp, chẳng hạn như tìm kiếm trả phí. Thị trường quảng cáo trực tuyến chưa bao giờ hết sôi động kể từ khi nó ra đời.

Khách hàng cùng kinh doanh:

Các doanh nghiệp vẫn đang duy trì và xây dựng cầu nối đến với khách hàng. Dưới sức mạnh của các công cụ khảo sát trực tuyến cũng như ảnh hưởng của mạnh xã hội, khách hàng ngày càng đóng vai trò quyết định hơn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động tiếp thị.

Mua sắm qua điện thoại di động phát triển:

Những nhà bán lẻ chưa tối ưu hóa trang web dành riêng cho điện thoại di động cần phải bắt đầu ngay. Thương mại di động đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay, đạt đến $ 6,7 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2015.

Tín dụng được nới lỏng:

Năm 2012, vấn đề tín dụng cho doanh nghiệp sẽ được giải quyết phần nào. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn nhờ nhiều chính sách hỗ trợ của các chính phủ.

Đầu tư ra nước ngoài:

Mở rộng thị trường, tối đa hóa cơ hội, giảm thiểu chi phí là điều mà bất cứ công ty nào cũng muốn đạt đến.

Mua theo nhóm bão hòa:

Hầu hết các chuyên gia cho rằng các giao dịch hàng ngày (daily deal) va groupon đã sắp tới thời điểm bão hòa. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp khi tham gia groupon bị lỗ. Do đó, hoạt động này sẽ phát triển theo chiều sâu với việ chất lượng các loại giao dịch sẽ được tập trung nâng cao trong năm 2012.

Hình thức bán lẻ được đa dạng hóa:

Các kênh bán lẻ hiện đại sẽ được cải thiện và sáng tạo hơn nữa. Suy thoái kinh tế buộc các công ty phải tìm mọi cách để bán hàng.

Hợp tác và liên kết chặt chẽ:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chọn hình thức hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp lớn hơn trong ngành, trong khu vực để có vị thế vững chắc và khả năng cộng hưởng sức mạnh.

Theo DNSG

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tương lai của ông Obama nằm trong tay bà Merkel?

Cập nhật lúc :9:24 AM, 28/12/2011

Kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong chiến dịch tái tranh cử Tổng thống của ông Obama và điều quyết định xu hướng kinh tế Mỹ lại là giải pháp tháo gỡ khủng hoảng châu Âu, hiện do người Đức “cầm trịch”.

Trong chiến dịch tái tranh cử năm 2012, yếu tố then chốt đối với Tổng thống Mỹ Obama là những dấu hiệu xu hướng chuyển động tích cực của nền kinh tế Mỹ tạo lòng tin cho cử tri. Theo báo Wall Street Journal (WSJ) hôm 26/12, kết quả cuộc chạy đua này lại đang nằm trong tay người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel. Trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ hiện nay là cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu. Trong khi đó, giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng này hiện do người Đức quyết định khi nước này đang là nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng như có tiếng nói quan trọng nhất trong khối eurozone.

Hiện nền kinh tế Mỹ đang có các dấu hiệu phục hồi bền vững khi số việc làm được tạo mới tăng tháng thứ 13 liên tiếp, số người xin trợ cấp thất nghiệp giảm kéo tỷ lệ này xuống chỉ còn 8,6%. Dự báo kinh tế Mỹ trong quý cuối năm và đầu năm 2012 cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Và như vậy, xu hướng tăng trưởng của kinh tế Mỹ sẽ còn được kéo dài nếu châu Âu giải quyết tốt cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay. Trong khi đó, Đức hiện là nền kinh tế thống trị châu Âu, có tiếng nói quyết định trong việc hỗ trợ các nước khác trong khu vực đối phó các khoản nợ công lớn. Thách thức đối với quyết định hỗ trợ các nước khu vực eurozone không nằm ở vấn đề kinh tế mà nằm ở yếu tố chính trị khi chính giới cũng như người dân Đức chia rẽ về các khoản tiền phải chi ra để cứu trợ.

Một tín hiệu tốt với Tổng thống Obama nữa là chính cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang “làm lợi” cho các tập đoàn tài chính “cá mập” của Mỹ. Yêu cầu nâng vốn, giải quyết nợ đọng quyết liệt của châu Âu đang khiến nhiều ngân hàng khu vực phải bán tháo tài sản cho người Mỹ. Báo New York Times cùng ngày cho biết, Kohlberg Kravis Roberts, Blackstone, Wells Fargo và một số thể chế tài chính Mỹ khác trong những tháng qua mua cả chục tỷ USD tài sản của các tập đoàn châu Âu khi phải huy động vốn mới gần 200 tỷ USD trước thời hạn tháng 6/2012. Nhà kinh tế Huw van Steenis, tập đoàn tài chính Morgan Stanley nhận định, trong 18 tháng tới, các ngân hàng châu Âu có thể sẽ bán tới 3.000 tỷ USD tài sản.

Theo WSJ, giải pháp đối phó khủng hoảng nợ công châu Âu của Đức là khả dĩ nhất: tăng cường kỷ luật ngân sách với những quy định chặt chẽ về thâm hụt chi tiêu và nợ công. Giải pháp này cho phép thấy rõ những nước có kỷ luật ngân sách và tài chính tốt và những nước có vấn đề, đồng thời duy trì áp lực “cây gậy và củ cà rốt” đối với các quốc gia trong khu vực.

>> Mỹ 'ghen tức' vì châu Âu ngày càng 'thân' Nga

H.Anh (tổng hợp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Vương Đình Huệ:

Năm 2012, TTCK sẽ khởi sắc

Thứ Năm, 29/12/2011 | 09:12

“Với các giải pháp quyết liệt hỗ trợ TTCK đã và đang được thực thi, thị trường sẽ dần vượt qua khó khăn và phát triển ổn định hơn trong năm 2012”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã khẳng định như vậy khi trao đổi với ĐTCK.

Thưa Bộ trưởng, đâu là những quan điểm trọng yếu về tái cấu trúc TTCK?

Tái cấu trúc TTCK là thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó, có tái cấu trúc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, phát huy hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc tái cấu trúc TTCK sẽ được triển khai toàn diện từ năm 2012 - 2015, trong đó, tập trung vào 4 trụ cột: tái cấu trúc tổ chức quản lý, vận hành thị trường; hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ; cơ sở NĐT và hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Việc tái cấu trúc TTCK nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, đồng thời, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém của thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK, qua đó, tăng cường thu hút đầu tư, luân chuyển vốn và đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống tài chính.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính quốc tế có sự biến đổi nhanh trong cấu trúc thị trường, cũng như hoạt động nghiệp vụ và tiêu chí an toàn tài chính, nên đòi hỏi TTCK cần phải có bước đi thích hợp.

Điều này mới đảm bảo cho TTCK chủ động hơn trong hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng chống đỡ rủi ro, thu hẹp về khoảng cách phát triển với TTCK các nước trong khu vực.

Có ý kiến e ngại, việc tái cấu trúc TTCK sẽ gây nên những xáo trộn, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia thị trường. Bộ trưởng chia sẻ gì về lo ngại này?

Việc tái cấu trúc TTCK được thực hiện chủ động, thận trọng, nên không làm xáo trộn hoạt động của thị trường.

Với định hướng này, việc tái cấu trúc TTCK sẽ đảm bảo giảm thiểu tác động tới các hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường, qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chúng đầu tư, sự an toàn của hệ thống và giảm thiểu chi phí xã hội.

Các hoạt động tái cấu trúc được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp các quy định pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng, thì cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi để có căn cứ pháp lý thực hiện.

Các hoạt động tái cấu trúc được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, DN phải tự chịu trách nhiệm và phải tuân thủ các quy định pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện vai trò chỉ đạo, giám sát, không làm thay DN.

Hiện TTCK gặp quá nhiều khó khăn do suy giảm sâu và kéo dài. Trong năm 2012, Bộ Tài chính sẽ có những giải pháp điều hành trọng tâm nào để hỗ trợ thị trường phục hồi, thưa Bộ trưởng?

Các giải pháp cụ thể được nêu chi tiết trong Đề án tái cấu trúc TTCK mà Bộ Tài chính vừa hoàn chỉnh và trình Chính phủ xem xét, thông qua để làm cơ sở triển khai từ năm 2012.

Trên thực tế, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính và UBCK đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường trong thời gian gần đây.

Việc ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở mới đây là một ví dụ. Tôi thường xuyên chỉ đạo Chủ tịch UBCK tổ chức họp báo để công bố rộng rãi các giải pháp hỗ trợ thị trường cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Năm 2012 và giai đoạn tới, tiến trình cổ phần hóa DNNN, trong đó, có nhiều DN lớn chắc chắn sẽ được đẩy mạnh hơn.

Đề án tái cấu trúc DNNN đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ cho ý kiến lần cuối trước khi trình Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xem xét.

Theo dự thảo Đề án, sẽ hoàn thành cơ bản tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2012 - 2015 và tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

Điều này sẽ góp phần nâng cao số lượng và đặc biệt là chất lượng hàng hoá cho TTCK, đáp ứng nhu cầu đa dạng của NĐT.

Đề án về quản lý vốn đầu tư gián tiếp cũng đã được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, qua đó, tạo cơ sở thu hút NĐT nước ngoài tham gia thị trường, đồng thời, quản lý có hiệu quả hơn dòng vốn gián tiếp.

Cùng với đó, Bộ Tài chính đang chỉ đạo UBCK và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu để đảm bảo tính thống nhất về tổ chức giao dịch cho thị trường.

Sớm đồng bộ các công cụ về công bố thông tin của DN, cơ quan quản lý, để đảm bảo điều hành TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Với niềm tin kinh tế vĩ mô sẽ sớm khởi sắc và các giải pháp quyết liệt hỗ trợ TTCK đã và đang được thực thi, thị trường sẽ dần vượt qua khó khăn để phát triển ổn định hơn trong năm 2012.

Mới đây, Thống đốc NHNN cho biết, sẽ bàn thảo với Bộ Tài chính, UBCK để tìm kiếm phương án hỗ trợ tín dụng cho TTCK. Bộ trưởng đã làm việc với Thống đốc NHNN về vấn đề này chưa?

Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tình hình TTCK hiện tại, cũng như đề xuất các giải pháp tổng thể để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Trong đó, nêu cụ thể các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa ngành tài chính với NHNN trong việc quản lý và thúc đẩy TTCK phát triển. Ngay sau khi có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi tới thị trường, NĐT.

Hữu Hòe thực hiện

đầu tư chứng khoán

================================

Cá nhân tôi chưa thấy cửa sáng cho TTCK trong năm 2012, theo tôi thì 2013 có thể tạo đáy, nhưng không có nghĩa là nó vù lên ngay, 2014 hồi phục tẩm bổ, 2015 TTCK VN mới có uptrend thực sự.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

========================

Thầy bói Nikki Pezaro dự đoán năm 2012

Blog Đỗ Bất Nhị.

Tháng Mười Hai 28, 2011

Như thường lệ, vào cuối mỗi năm, bà thầy bói người Canada Nikki Pezaro lại đưa ra những dự đoán cho năm mới và các sự kiện thế giới xảy ra trong năm 2012 dưới “lăng kính” của bà đầy những chuyện ảm đạm.

Posted Image

Hơn 100 dự đoán được Nikki tung ra hồi năm ngoái chỉ có khoản 10 sự kiện trở thành sự thật, đó là trận động đất sóng thần tại Nhật Bản, tình hình bất ổn tại Syria, biểu tình tại New York, lốc xoáy tấn công nước Mỹ, cái chết của Elizabeth Taylor và Amy Winehouse, hoàng gia Monaco và Anh quốc có hỉ sự…

Nikki cho rằng dầu năm 2012 có nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên toàn cầu làm thay đổi cả bản đồ thế giới, tuy nhiên chẳng có “tận thế” xảy ra như những “lời tiên tri” được đồn thổi.

Các sự kiện đáng chú ý xảy ra vào năm 2012 theo dự đoán của bà là cuộc nội chiến Syria, Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản, động đất lớn dìm một phần đất liền của nước Nhật xuống đáy biển, một thiên thạch lớn va vào Trái đất, tìm thấy Chén Thánh trong huyền thoại, quái vật biển thời tiền sử lộ diện, thời tiết bất thường xảy ra ỏ nhiều nơi trên thế giới…

Dưới đây là những dự đoán chính của bà Nikki Pezaro:

1. Động đất phá hũy phần lớn thành phốMexico City.

2. Xảy ra trận động đất kinh hoàng ởCalifornia.

3. Bão Mặt trời gây gián đoạn liên lạc trên toàn thế giới.

4. Nổi loạn ởLebanon, thủ đôBeirutchìm trong khói lửa.

5. Thú hoang nổi khùng và tấn công con người vào cuối năm 2012.

6. Thời tiết thất thường trên toàn thế giới, tuyết rơi ởHawaii,Las Vegasvà vùngCaribbean.

7. Động đất lớn ở Nhật Bản kéo một vùng đất chìm xuống biển.

8. Lộ diện quái vật biển thời tiền sử.

9. Obama gặp nguy hiểm.

10.Iran và Israel“nện” nhau bằng quân sự.

11. Khủng hoảng chính trị tại các quốc gia Nam Mỹ.

12. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ như năm 1929.

13. Xảy ra vụ nổ hạt nhân và thủy điện tại Hòa Kỳ.

14. Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản.

15. Nổ ra trận đại dịch bệnh toàn cầu.

16. Nội chiếnSyria.

17. Xảy ra vụ bê bối tình dục trong chính quyền Obama.

18. Một công ty sản xuất ô tô bị sập tiệm.

19. Tìm thấy Chén Thánh trong truyền thuyết Ki-tô giáo.

20. Một chiếc máy bay cố tình đâm vào Nhà Trắng.

21. Nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên toàn cầu, bản đồ thế giới phải vẽ lại.

22. Xảy ra trận động đất khủng khiếp tại Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ.

23. Một thiên thạch va vào Trái đất.

Toàn bộ các dự đoán năm 2012 của Nikki Pezaro được đăng tải tại website http://www.psychicni...redictions.html.

========================

Louis Turi dự đoán ‘ngày tận thế’ 2012

Blog Đỗ Bất Nhị.

Posted Image

Chiêm tinh gia Louis Turi

Chiêm tinh gia Louis Turi, kiêm bác sĩ điều trị bằng phương pháp thôi miên tại Mỹ, người nổi tiếng với các dự đoán chính xác về tình hình thế giới như cuộc chiến Iraq, khủng bố ngày 11/9… đã đưa ra những dự báo về năm 2012.

Louis Turi sinh ra và lớn lên tại Pháp, đến năm 1984 thì di cư sang Hoa Kỳ và trở nên nổi tiếng bởi khả năng tiên tri của mình. Ông tự nhận là từng tiếp xúc với người ngoài hành tinh vào năm 7 tuổi, ngộ được bí ẩn của vũ trụ và học được phương pháp chiêm tinh tài tình của Nostradamus. Louis sinh ra ở làngProvence, cũng là quê hương của nhà tiên tri Nostradamus và cho rằng vùng đất này là một nơi chuyên phát tích các tài năng chiêm tinh của Pháp.

Louis Turi chia sẽ, sau những ca bệnh do ông điều trị bệnh bằng liệu pháp thôi miên ông thấy cách làm chủ và sử dụng tiềm thức rất có lợi ích, nó giúp con người tự điều trị một số bệnh nhanh chóng và Thượng Đế đã trao cho chúng ta khả năng này.

Là người từng tiếp xúc với UFO, Louis Turi nói đa số các chính phủ ém nhẹm thông tin về người hành tinh và còn rất nhiều người không tin vào sự tồn tại của một nền văn minh khác loài người. “Namchâm thì không hút gỗ” và người ta sẽ thay đổi nhận thức khi Thời đại Bảo Bình sắp đến, ông nói.

Nhà chiêm tinh người phám cam đoan rằng sau ngày 21/12/2012 nhân loại sẽ bước vào Thời đại Bảo Bình nhưng người ta chẳng thấy có mấy sự thay đổi lớn lao nào xảy ra ở trước mắt. “Nó xuất hiện từ trong đầu” và sự thay đổi nhận thức diễn ra đầu tiên, nó “giải phóng sự sợ hãi”, “ý thức giác ngộ bùng cháy”; cánh cửa vũ trụ trong thời điểm này cũng được mở ra, con người sẽ kết nối được với Thượng Đế.

Ông than phiền, nhiều người vẫn cố hiểu sai về các nền văn minh đã mất, không có “bọn người mọi” nào đủ khả năng xây dựng kim tự tháp theo mô hình các chòm sao và làm được lịch chính xác như người Maya.

Giải thích về nguyên nhân một số nền văn minh (như Maya) bị biến mất, Louis Turi trầm tư, một khi lòng tham của con người trở nên điên rồ hơn thì họ sẽ tự treo cổ mình.

Trong Thời đại Pisces, do chịu sử ảnh hưởng của Hải Vương tinh con người sống trong sự lừa dối và mê mẫn dục lạc. Ngay cả những vị “khả kính” trong Giáo Hội còn dính líu vào những vụ bê bối tình dục thì những người như Paris Hilton, Kim Kardashians, đâu có phải là hiếm thấy. Louis Turi kết luận.

Tổng hợp từ Internet

========================

Dự báo của ông này trùng hợp với tôi về nội dung căn bản: "Không xảy ra Ngày Tận Thế" vào 21. 12. 2012

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xét về góc độ Phong Thủy thì mặt tiền Bộ Tài Chính chưa đạt.

Có điều lạ là xuất hiện không ít những cơ quan, Cty có phong cách xây dựng mặt tiền mang dấu ấn phong thủy với phương pháp gần giống nhau - có lẽ theo phong cách trấn yểm Huyền không Tàu, rất xấu. Tỷ dụ như Vinashin....

====================================================

Bộ trưởng Vương Đình Huệ:

Năm 2012, TTCK sẽ khởi sắc

Thứ Năm, 29/12/2011 | 09:12

“Với các giải pháp quyết liệt hỗ trợ TTCK đã và đang được thực thi, thị trường sẽ dần vượt qua khó khăn và phát triển ổn định hơn trong năm 2012”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã khẳng định như vậy khi trao đổi với ĐTCK.

Thưa Bộ trưởng, đâu là những quan điểm trọng yếu về tái cấu trúc TTCK?

Tái cấu trúc TTCK là thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó, có tái cấu trúc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, phát huy hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc tái cấu trúc TTCK sẽ được triển khai toàn diện từ năm 2012 - 2015, trong đó, tập trung vào 4 trụ cột: tái cấu trúc tổ chức quản lý, vận hành thị trường; hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ; cơ sở NĐT và hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Việc tái cấu trúc TTCK nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, đồng thời, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém của thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK, qua đó, tăng cường thu hút đầu tư, luân chuyển vốn và đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống tài chính.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính quốc tế có sự biến đổi nhanh trong cấu trúc thị trường, cũng như hoạt động nghiệp vụ và tiêu chí an toàn tài chính, nên đòi hỏi TTCK cần phải có bước đi thích hợp.

Điều này mới đảm bảo cho TTCK chủ động hơn trong hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng chống đỡ rủi ro, thu hẹp về khoảng cách phát triển với TTCK các nước trong khu vực.

Có ý kiến e ngại, việc tái cấu trúc TTCK sẽ gây nên những xáo trộn, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia thị trường. Bộ trưởng chia sẻ gì về lo ngại này?

Việc tái cấu trúc TTCK được thực hiện chủ động, thận trọng, nên không làm xáo trộn hoạt động của thị trường.

Với định hướng này, việc tái cấu trúc TTCK sẽ đảm bảo giảm thiểu tác động tới các hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường, qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chúng đầu tư, sự an toàn của hệ thống và giảm thiểu chi phí xã hội.

Các hoạt động tái cấu trúc được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp các quy định pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng, thì cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi để có căn cứ pháp lý thực hiện.

Các hoạt động tái cấu trúc được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, DN phải tự chịu trách nhiệm và phải tuân thủ các quy định pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện vai trò chỉ đạo, giám sát, không làm thay DN.

Hiện TTCK gặp quá nhiều khó khăn do suy giảm sâu và kéo dài. Trong năm 2012, Bộ Tài chính sẽ có những giải pháp điều hành trọng tâm nào để hỗ trợ thị trường phục hồi, thưa Bộ trưởng?

Các giải pháp cụ thể được nêu chi tiết trong Đề án tái cấu trúc TTCK mà Bộ Tài chính vừa hoàn chỉnh và trình Chính phủ xem xét, thông qua để làm cơ sở triển khai từ năm 2012.

Trên thực tế, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính và UBCK đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường trong thời gian gần đây.

Việc ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở mới đây là một ví dụ. Tôi thường xuyên chỉ đạo Chủ tịch UBCK tổ chức họp báo để công bố rộng rãi các giải pháp hỗ trợ thị trường cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Năm 2012 và giai đoạn tới, tiến trình cổ phần hóa DNNN, trong đó, có nhiều DN lớn chắc chắn sẽ được đẩy mạnh hơn.

Đề án tái cấu trúc DNNN đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ cho ý kiến lần cuối trước khi trình Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xem xét.

Theo dự thảo Đề án, sẽ hoàn thành cơ bản tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2012 - 2015 và tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

Điều này sẽ góp phần nâng cao số lượng và đặc biệt là chất lượng hàng hoá cho TTCK, đáp ứng nhu cầu đa dạng của NĐT.

Đề án về quản lý vốn đầu tư gián tiếp cũng đã được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, qua đó, tạo cơ sở thu hút NĐT nước ngoài tham gia thị trường, đồng thời, quản lý có hiệu quả hơn dòng vốn gián tiếp.

Cùng với đó, Bộ Tài chính đang chỉ đạo UBCK và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu để đảm bảo tính thống nhất về tổ chức giao dịch cho thị trường.

Sớm đồng bộ các công cụ về công bố thông tin của DN, cơ quan quản lý, để đảm bảo điều hành TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Với niềm tin kinh tế vĩ mô sẽ sớm khởi sắc và các giải pháp quyết liệt hỗ trợ TTCK đã và đang được thực thi, thị trường sẽ dần vượt qua khó khăn để phát triển ổn định hơn trong năm 2012.

Mới đây, Thống đốc NHNN cho biết, sẽ bàn thảo với Bộ Tài chính, UBCK để tìm kiếm phương án hỗ trợ tín dụng cho TTCK. Bộ trưởng đã làm việc với Thống đốc NHNN về vấn đề này chưa?

Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tình hình TTCK hiện tại, cũng như đề xuất các giải pháp tổng thể để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Trong đó, nêu cụ thể các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa ngành tài chính với NHNN trong việc quản lý và thúc đẩy TTCK phát triển. Ngay sau khi có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi tới thị trường, NĐT.

Hữu Hòe thực hiện

đầu tư chứng khoán

================================

Cá nhân tôi chưa thấy cửa sáng cho TTCK trong năm 2012, theo tôi thì 2013 có thể tạo đáy, nhưng không có nghĩa là nó vù lên ngay, 2014 hồi phục tẩm bổ, 2015 TTCK VN mới có uptrend thực sự.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

====================================

Không có tận thế vì siêu núi lửa năm 2012

Thứ bảy, 31/12/2011, 09:59 GMT+7

Một số người lo ngại một siêu núi lửa sẽ "tỉnh giấc" vào năm 2012 và gây nên cảnh hủy diệt khắp hành tinh, song giới khoa học khẳng định nguy cơ đó sẽ không xảy ra.

Hình ảnh núi lửa trên thế giới

5 núi lửa phun lâu nhất

Posted Image

Núi lửa Lascar ở phía bắc Chile phun trào vào năm 1993 và giải phóng lượng dung nham có thể tích khoảng 1.000 m3. Nếu con số đó tăng lên 10.000 lần, Lascar sẽ trở thành một siêu núi lửa. Ảnh: cornell.edu.

Nhiều vụ phun trào núi lửa trong quá khứ từng gây nên hậu quả khủng khiếp trên phạm vi toàn cầu. Một vụ phun trào núi lửa từng gây nên thảm họa diệt chủng hàng loạt trên diện rộng cách đây hàng trăm triệu năm. Vì thế một số người dự đoán một siêu núi lửa sẽ “tỉnh giấc” vào năm sau và hủy diệt sự sống khắp thế giới theo đúng “lời tiên tri” về ngày tận thế của dân tộc Maya cổ đại, Livescience đưa tin.

Một câu hỏi được đặt ra: Siêu núi lửa nào trên thế giới sắp phun trào?

Với các nhà khoa học, câu trả lời là: Đừng nghĩ tới khả năng đó.

Siêu núi lửa có khả năng giải phóng lượng dung nham và tro lớn gấp hàng nghìn lần so với những núi lửa thông thường. Một vụ phun trào của siêu núi lửa có thể gây nên những hậu quả tương đương với sự va chạm giữa trái đất và một thiên thạch có đường kính hơn 1.600 m. Điều đó có nghĩa là nó có thể giết hàng triệu người. Do tro từ núi lửa cản ánh sáng mặt trời nên nhiệt độ trên bề mặt trái đất sẽ giảm khiến các hệ sinh thái và khí hậu bị xáo trộn.

Vụ phun trào gần nhất của siêu núi lửa đã xảy ra cách đây khoảng 74.000 năm trên đảo Sumatra của Indonesia. Đây cũng là vụ phun trào lớn nhất trong 25 triệu năm qua. Toba, tên của siêu núi lửa ấy, đã giải phóng một lượng dung nham có thể tích lên tới 2.800 km3 và một tầng tro dày đặc ở phía trên khu vực Nam Á. Hàng chục siêu núi lửa đang tồn tại trên khắp hành tinh. Một số siêu núi lửa nằm dưới đáy biển.

Giới khoa học nhất trí rằng những vụ phun trào của siêu núi lửa là hiện tượng cực hiếm. Xác suất siêu núi xảy ra trong một đời người gần như bằng không.

Các nhà địa chất đã xác định tàn dư của khoảng 50 vụ “siêu phun trào”. Với những người bình thường, con số 50 có vẻ lớn. Song nhiều nghiên cứu cho thấy cứ khoảng 700.000 năm trái đất chứng kiến một siêu núi lửa hoạt động. Như vậy trong lịch sử 4,5 tỷ năm của địa cầu, hơn 6.400 vụ siêu phun trào đã xảy ra.

Drew Shindell – một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard tại Mỹ, cho hay, các nhà khoa học thường xuyên theo dõi các vùng có nhiều núi lửa hoạt động trên khắp hành tinh. Họ chưa phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một vụ siêu phun trào sẽ xảy ra trong năm sau hay thậm chí trong tương lai gần.

“Khả năng siêu núi lửa nào đó hoạt động trong tương lai gần hoặc trong suốt cuộc đời của chúng ta là cực nhỏ”, Shindell nói.

Và trong bất kỳ trường hợp nào, những người tin vào nguy cơ tận thế nên nhớ rằng người Maya chưa bao giờ dự đoán siêu núi lửa sẽ phun trào vào năm 2012.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

2012 - Nước Mỹ đi về đâu?

==========================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

"Hỡi nước Mỹ, đã đến lúc tập trung vào xây dựng đất nước"

Tác giả: Châu Giang

theo the american interest

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản: 31/12/2011 05:00 GMT+7

Quyết định đưa quân đội về nhà từ Iraq trước khi hết năm 2012 cũng nằm trong chủ đề này, tương tự như chính sách hạn chế sự can dự của quân đội Mỹ tại Libya và cho phép các đồng minh NATO chia sẻ gánh nặng này.

Chủ nghĩa chống khủng bố đã trở nên phổ biến sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Điều này cũng dễ hiểu. Giống với chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa chống khủng bố được xác định bởi cái mà người ta chống hơn là điều mà người ta hướng tới. Cũng như chủ nghĩa nhân đạo, nó cũng được tiến hành dựa trên một mức độ chiến thuật (giải quyết với một biểu hiện đặc biệt của vấn đề) hay chiến lược (giải quyết tận gốc vấn đề).

Nhưng chủ nghĩa chống khủng bố cũng rất hạn chế trong việc tạo ra chỉ dẫn hữu ích để giải quyết với nhiều thách thức và cơ hội đặt ra bởi toàn cầu hóa và kỷ nguyên quan hệ quốc tế hiện nay. Chủ nghĩa khủng bố đúng là thách thức, nhưng chỉ là một trong nhiều thách thức. Giải quyết nó là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng không thể giải quyết tổng thể, cũng như không thể tạo một nền tảng khái niệm cho toàn bộ vấn đề này.

Hội nhập là nội dung thứ tư và cuối cùng của học thuyết Mỹ. Khác với chính sách ngăn chặn, vốn nhằm giới hạn tầm với của một số quốc gia nào đó, hội nhập lại nhằm kéo họ tham gia vào. Hội nhập nhằm phát triển các quy tắc và thể chế để điều hành các quan hệ quốc tế, từ đó thuyết phục các nước khác rằng củng cố các quy định này là lợi ích sống còn của chính họ. Giống như trong trường hợp thúc đẩy dân chủ, hội nhập là một cách tiếp cận "tích cực" của chính sách đối ngoại, trong đó nhấn mạnh một loạt các mục tiêu cần tạo ra, hơn là điều khiến người ta nản chí.

Tuy nhiên, bản chất hội nhập khác căn bản với thúc đẩy dân chủ. Thúc đẩy dân chủ tìm cách thay đổi bản chất nội tại của các nước khác, không có nguyên tắc và không có niềm tin rằng các nền dân chủ sẽ hành xử tốt hơn ở ngoài biên giới quốc gia mình. Còn hội nhập thì ngược lại, nó tập trung vào đặc điểm nội tại của từng quốc gia, nhất là điều mà quốc gia đó có thể làm ở bên ngoài biên giới nước mình. Đó là chính sách đối ngoại nhằm tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của hầu hết các nước khác, và như vậy phù hợp với các khái niệm "thực dụng" của nền kinh trị quốc tế.

Như vậy, hội nhập là ý tưởng theo đó hợp tác quốc tế có thể diễn ra giữa các nền dân chủ và các chính phủ dựa trên các cấu trúc kinh tế và chính trị tương đối gần nhau, vì động cơ mang tính hệ thống có sức nặng hơn hệ tư tưởng và các động cơ khác mang tính chất địa phương hơn. Khả năng Mỹ điều khiển cuộc cạnh tranh và tránh xung đột với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh là một ví dụ cho thấy lý thuyết này vận hành như thế nào, tương tự như quan hệ Mỹ - Trung ngày nay, hay các thỏa thuận hòa bình giữa Israel với Ai Cập và Jordan.

Hội nhập là nền tảng ngầm của lời kêu gọi một "Trật tự thế giới mới" mà Tổng thống George H.W. Bush đưa ra, mục tiêu vì một kỷ nguyên quan hệ hợp tác hơn sau Chiến tranh Lạnh và sự hợp tác quốc tế thành công nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Iraq - Kuwait. Các yếu tố hội nhập cũng có thể được quan sát thấy trong thời Clinton (như NAFTA) và sau đó là thời George W. Bush (với các thỏa thuận chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu). Hội nhập đã được thấy trong những năm đầu cầm quyền của ông Obama. Chúng ta có thể thấy nó trong nỗ lực cam kết rộng hơn với Trung Quốc, cũng như việc "cài lại số" cho quan hệ với Nga, hay tạo ra tạo một cơ chế toàn cầu để hạn chế biến đổi khí hậu, ủng hộ Ấn Độ giành một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và hành động tại Libya dưới một sự ủng hộ đa phương rộng lớn và được sự phê chuẩn của Liên hợp quốc.

Nhưng điểm mấu chốt là hội nhập, dù rất được mong mỏi, nhưng chỉ là một khát vọng hơn là một thực tế. Các cuộc đàm phán thương mại thế giới bị đình trệ. Các cuộc thương lượng chống biến đổi khí hậu toàn cầu thậm chí còn tệ hơn. Thỏa thuận về cách thức giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên, ngăn chặn Iran hạt nhân hóa, hay đối phó với các thách thức kinh tế toàn cầu (dù G-20 đã ra đời)... đều rất hạn chế. Thực tế là các lợi ích chung đã không vượt lên trên được các mong muốn cục bộ trong nhiều khía cạnh.

Có một sự mỉa mai trong bức tranh mà tôi vừa kể ra, kể từ khi tôi phát triển và đưa ra ý tưởng hội nhập cách đây một thập kỷ, khi còn là Giám đốc Hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao. Tại sao ý tưởng này không có sức hút nữa? Câu trả lời đơn giản, như tôi đã nói, là hầu hết các chính phủ đều nhạy cảm với các sức ép và lợi ích về kinh tế và chính trị trong nước hơn là các cân nhắc trung và dài hạn về mặt chiến lược hay kinh tế. Còn phải giải thích dài về sự thiếu vắng động lực đằng sau một thỏa thuận thương mại thế giới mới. Còn nhiều bất đồng lớn. Ví dụ không có sự đồng thuận về các giới hạn của chủ quyền, hay thời điểm thích hợp để sử dụng vũ lực. Cuối cùng, còn có nhiều ưu tiên khác nhau và các ràng buộc về nguồn lực khác nhau. Hội nhập, dù vẫn có thể là chính sách đối ngoại quyến rũ trong dài hạn, nhưng hiện có lẽ là một ý tưởng chưa hợp thời.

Trên nguyên tắc, các lãnh đạo Mỹ có thể tồn tại không cần một học thuyết về chính sách ngoại giao, vì quá khó để đưa ra một học thuyết phù hợp với thế giới, hay vì một học thuyết có thể là một sự xa hoa chứ chưa hẳn là điều cần thiết. Một số người cho rằng thay vì thế, chúng ta nên sống trong cảnh không có học thuyết nào hết.

Tuy nhiên, trong khi không có nền tảng nào cung cấp định hướng cho việc lựa chọn chính sách đối ngoại, thì một học thuyết lại phục vụ cho những mục tiêu hữu ích. Nó có thể đưa ra định hướng chung cho chính sách và giúp thiết lập các ưu tiên. Nó có thể định hình, định cỡ và định hướng việc phân phối các nguồn lực. Và một học thuyết có thể đưa ra các dấu hiệu hữu ích cho các đồng minh, đối thủ, công chúng và quốc hội.

Đáng mừng là có một học thuyết phù hợp với bối cảnh của nước Mỹ trong thời kỳ lịch sử hiện nay. Đó là học thuyết đánh giá thế giới không đe dọa (lại một lần nữa so sánh với cái mà chúng ta đã làm trong thế kỷ trước), và nói đúng tình hình hiện nay nhất. Mục tiêu sẽ là tái cân bằng các nguồn lực dành cho đối nội, ngược lại với việc ưu tiên cho các thách thức quốc tế như trước. Có một số lý do để làm như vậy: hướng đến các nhu cầu quan trọng trong nước, nhưng đồng thời tái xây dựng nền tảng của sức mạnh quốc gia để đặt nó trong một vị trí tốt hơn trong tương lai nhằm ngăn chặn các đối thủ tiềm năng, hoặc chuẩn bị tốt hơn cho khả năng họ cùng nổi lên một lúc. Tôi gọi một chính sách đối ngoại như vậy là "Chấn hưng": một chính sách đối ngoại Mỹ dựa trên việc khôi phục sức mạnh của quốc gia và bổ sung các nguồn lực kinh tế, con người và vật chất.

Posted Image

Ảnh minh họa: Time

Chấn hưng không phải là chủ nghĩa biết lập.

Chủ nghĩa biệt lập là hoàn toàn toàn quay lưng lại với thế giới ngay cả khi một đánh giá nghiêm khắc về các lợi ích của Mỹ cho thấy cần hành động vì lợi ích của mình. Chủ nghĩa biệt lập không có ý nghĩa gì trong thế kỷ 21; nước Mỹ không thể xây tường bao quanh mình để tránh khỏi các mối đe dọa toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa bảo hộ, dịch bệnh, biến đổi khí hậu hay một loạt sự tiếp cận tới các nguồn lực tài chính, năng lượng và khoáng sản. Chúng ta cũng không thể từ chối khả năng mình có thể giúp thế giới hòa bình hơn và cởi mở hơn. Đi theo chủ nghĩa biệt lập sẽ thúc đẩy sự nổi lên của một thế giới mất trật tự và nguy hiểm hơn, và như vậy thế giới đó ít thịnh vượng và ít tự do hơn.

Không, Chấn hưng là một cái gì đó rất khác với chủ nghĩa biệt lập. Nnước Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi một chính sách đối ngoại năng động: tạo ra hoặc thích nghi với các thỏa thuận quốc tế để quản lý các thách thức và mối đe dọa cố hữu trong quá trình toàn cầu hóa; đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương, khu vực và toàn cầu, các thỏa thuận về năng lượng và khí hậu; củng cố các liên minh và đối tác; và đối phó với các mối đe dọa khác.

Tuy nhiên, Chấn hưng sẽ khác rất nhiều với chính sách phổ biến thời hậu Chiến tranh Lạnh. Một mặt, nước Mỹ sẽ áp dụng chính sách đối ngoại ít dựa trên cái nhìn lạc quan về điều mà Mỹ sẽ đạt được nếu mọi thứ đều cản đường, mà dựa nhiều hơn vào một quan điểm thực tế về việc làm thế nào để đặt mình trong trường hợp mọi chuyện không xảy ra như ý muốn. Có thể gọi đó là một cách tiếp cận ít tùy tiện hơn, ít lạc quan hơn về thế giới. Trên hết, đó là cách tiếp cận ít phải dùng đến vũ lực hơn.

Tổng thống Obama dường như ủng hộ một học thuyết Chấn hưng trong bài phát biểu ngày 22/6 khi ông thông báo bắt đầu giảm quân số tại Afghanistan. Ông nói: "Hỡi nước Mỹ, đã đến lúc tập trung vào xây dựng đất nước ở chính ngôi nhà của mình". Quyết định đưa quân đội về nhà từ Iraq trước khi hết năm 2012 cũng nằm trong chủ đề này, tương tự như chính sách hạn chế sự can dự của quân đội Mỹ tại Libya và cho phép các đồng minh NATO chia sẻ gánh nặng này.

Nhưng có những yếu tố trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama mâu thuẫn với một học thuyết Chấn hưng: việc xây dựng vào năm 2009 và thay đổi định hướng chiến lược tại Afghanistan, và quyết định can thiệp quân sự vào Libya. Việc Tổng thống không muốn làm theo kế hoạch giảm thâm hụt một cách toàn diện mà Ủy ban Simpson-Bowles, một ủy ban mà chính ông trao quyền hành động, đã đưa ra cũng cho thấy một chính sách không tương đồng với Chấn hưng.

Đặc biệt, theo học thuyết Chấn hưng, sẽ có ít chiến tranh tự nguyện hơn trong tương lai của Mỹ. Các cuộc chiến tranh tự nguyện là sự can thiệp quân sự vào nơi mà các lợi ích của đất nước bị ảnh hưởng không quan trọng hoặc nơi có thể áp dụng chính sách thay thế. Các cuộc chiến tranh tự chọn gần đây bao gồm chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq thứ hai và mới đây là sự can dự vào Libya. Tuy nhiên, sẽ tiếp tục có các cuộc chiến tranh bắt buộc - nhất nhất là đang tiềm tàng - liên quan đến các lợi ích sống còn, các cuộc chiến mà mọi giải pháp thay thế cho việc sử dụng vũ lực đều tỏ ra không hữu hiệu.

Các cuộc chiến tranh bắt buộc hiện đại bao gồm chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 và chiến tranh tại Afghanistan sau ngày 11/9/2011. Riêng Afghanistan đã từ một cuộc chiến tranh bắt buộc trở thành một cuộc chiến tranh tự nguyện tốn kém và không hiệu quả đầu năm 2009, khi chính quyền của ông Obama tăng lực lượng tại đây và đặt mục tiêu tấn công là Taliban chứ không chỉ là Al-Qaeda. Tương tự, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã bắt đầu là một cuộc chiến tranh bắt buộc nhưng sau đó chuyển thành một cuộc chiến tranh tự nguyện khi Mỹ tấn công phía Bắc vĩ tuyến 38 làm 30.000 lính Mỹ thiệt mạng.

Xa hơn nữa, việc áp dụng một học thuyết Chấn hưng sẽ dẫn tới sự giảm nhanh (không nên nhầm với rút hoàn toàn) các lực lượng của Mỹ khỏi Afghanistan - với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tuyên bố của Tổng thống Obama hồi tháng Sáu. Mức quân số và các chính sách được đặt ra cho cuối năm 2014 sẽ đạt được vào giữa năm 2012. Mục đích là giảm chi tiêu của Mỹ dành cho cuộc chiến Afghanistan khoảng 75-100 tỷ USD/năm, nhằm đạt mục tiêu giảm 3/4 quy mô quân đội và chấm dứt chiến dịch tấn công chống Taliban. Thay vào đó, chính sách của Mỹ sẽ tập trung vào các chiến dịch chống chủ nghĩa khủng bố, huấn luyện và cố vấn.

Theo học thuyết Chấn hưng, Mỹ sẽ tránh mọi can thiệp nhân đạo mới, trừ phi sự can thiệp đó xuất phát từ mối đe dọa lớn và rõ ràng, những người có thể trở thành nạn nhân của mối đe dọa này kêu gọi sự giúp đỡ, và việc can thiệp nhận được sự ủng hộ và tham gia đáng kể của quốc tế, có khả năng thành công cao với cái giá phải trả hạn chế, và không có giải pháp khác thay thế. Libya - nơi được xem là đứng bên bờ một thảm họa nhân dân (nhưng chưa chắc chắn) gần Benghazi - cũng đạt một số tiêu chí trên, nhưng không phải tất cả.

Trong trường hợp chương trình hạt nhân của Iran, Mỹ sẽ chỉ sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng các lực lượng vũ trang theo cách dự phòng nếu thấy rằng một cuộc tấn công hiệu quả (như cuộc tấn công phá hủy nhiều cơ sở liên quan của Iran) có thể diễn ra, và rằng làm như vậy sẽ không hủy hoại cơ hội thay đổi chính trị có ý nghĩa đang diễn ra trong lòng Iran, rằng cái giá phải trả khi Iran trả đũa là có thể chịu đựng được, rằng các khả năng ngăn chặn một Iran hạt nhân là rất ít, và rằng các tham vọng phổ biến vũ khí hạt nhân của các nước khác không thể được quản lý thông qua các chính sách khác thay thế. Các điều kiện này không có nghĩa là phản đối sử dụng vũ lực; nếu đạt được tất cả các điều kiện đó, Mỹ sẽ hành động một cách phù hợp.

Áp dụng chính sách Chấn hưng đồng nghĩa với việc các quỹ dành cho quốc phòng, viện trợ nước ngoài, ngoại giao, tình báo, chống chủ nghĩa khủng bố và an ninh nội địa sẽ bị xét lại và cắt giảm. Nếu các chi phí bổ sung tại Afghanistan và Iraq được tính gộp vào, chi tiêu quốc phòng sẽ lên tới 700 tỷ USD/năm - hơn cả chi tiêu quốc phòng của cả Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước còn lại của NATO cộng lại. Con số này có thể được giảm một cách an toàn xuống dưới 600 tỷ USD/năm, sau khi các lực lượng của Mỹ rời Iraq (và tương tự nếu quân số tại Afghanistan được giảm nhanh hơn). Ngân sách quốc phòng cốt lõi, hiện xấp xỉ 550 tỷ USD, cũng có thể được cắt giảm bằng cách bỏ một số hệ thống vũ khí và giảm quy mô Lục quân và Thủy quân lục chiến.

Về nguyên tắc, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển việc ứng dụng trong tương lai gần các hệ thống đắt tiền thiết kế cho cuộc chiến tranh thông thường. Chúng ta cũng nên tập trung vào các năng lực không quân và hải quân đang phát triển và đang được huy động, vì gần như chắc chắn rằng khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ trở thành mối đe dọa lớn về địa chính trị thế kỷ 21.

Tuy nhiên, Chấn hưng không phải là làm ít hơn, hay hành động ở nước ngoài một cách có chọn lọc hơn; ngược lại, đó là làm mọi thứ đúng hơn ở trong nước. Trọng tâm sẽ là chấn hưng các nền tảng tài chính của sức mạnh Mỹ. Tình hình hiện nay là không bền vững và khiến nước Mỹ dễ bị tổn thương trước các lực lượng thị trường (tăng lãi suất không mong muốn và cắt giảm chi tiêu kiểu thắt lưng buộc bụng) cũng như trước các sức ép của một hay nhiều ngân hàng trung ương do lo ngại về kinh tế hay chính trị. Trong thế kỷ 21, những tổn thương về địa kinh tế có thể lớn ngang với các tổn thương về địa chiến lược truyền thống, và chúng ta không nên coi nhẹ cái nào.

Theo tôi, cần cải cách khẩn cấp chính sách nhập cư nhằm tạo điều kiện cho nhiều người có trình độ cao hơn được vào và ở lại nước Mỹ; chi tiêu một cách có mục tiêu nhằm cải thiện giáo dục phổ cập trong chương trình trung học phổ thông và đại học và các cấp đại học; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vận tải và năng lượng của đất nước; và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của Mỹ đồng thời giảm không chỉ việc sử dụng dầu mỏ mà cả sự phụ thuộc vào các nguồn cung ở Trung Đông.

Ngoài lĩnh vực chi tiêu có chọn lọc, cắt giảm ngân sách, hoặc giảm tỷ lệ tăng chi tiêu, nên tập trung vào quản lý và quốc phòng như đã nói ở trên. Giảm thâm hụt có thể đạt được bằng cách giảm "chi phí thuế" gồm khấu trừ các kế hoạch chăm sóc sức khỏe và thế chấp. Mục đích là giảm thâm hụt quốc gia 250-300 tỷ USD/năm cho đến khi ngân sách được cân bằng. Chấn hưng cũng sẽ đạt được nhờ việc thông qua các chính sách thuế và quản lý giúp khuyến khích các tập đoàn Mỹ chi tiêu và đầu tư nhiều hơn trong nước.

Thông qua và áp dụng học thuyết Chấn hưng trong một thập kỷ sẽ giúp nước Mỹ dựng lên các nền tảng kinh tế cho sức mạnh của mình trong nhiều thập kỷ sau đó. Chỉ giảm chi tiêu cho an ninh quốc gia và các cuộc chiến tranh tự nguyện sẽ không thể đạt được mục tiêu đó, mà đây chỉ là bước quan trọng đầu tiên hướng tới cân bằng tài chính. Điều này sẽ đảm bảo các đồng minh và gửi một thông điệp tới các kẻ thù tiềm ẩn, đồng thời cho phép Mỹ đương đầu với các mối đe dọa trước mắt hoặc các thách thức sắp nổi lên và đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu. Một trong các sức mạnh chính sách đối ngoại quan trọng nhất mà Mỹ đang có là thành công không thể phủ nhận của hệ thống kinh tế và chính trị. Cả hai yếu tố này đang suy giảm, khiến các nước khác ít muốn đi theo các mô hình kinh tế và chính trị mở cửa và muốn chọn các giải pháp thay thế mang tính tập trung hơn.

Hơn bất cứ cách tiếp cận nào khác về an ninh quốc gia Mỹ, Chấn hưng có tính đến các thực tế trong nước và quốc tế trong kỷ nguyên hiện nay. Nói như vậy nghĩa là vẫn còn những yếu tố của các học thuyết khác cạnh tranh: thúc đẩy dân chủ, chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa nhân đạo và hội nhập. Tuy nhiên, một trong nhiều ưu điểm của học thuyết Chấn hưng là nó cải thiện khả năng thực thi học thuyết hội nhập trong tương lai - cách tiếp cận mà cuối cùng sẽ là có ý nghĩa nhất trong việc đối phó với các thách thức thực sự mang tính toàn cầu. Nhưng Mỹ sẽ chỉ giành lại vị trí dẫn đầu, cả về mô hình và hành động, nếu trước tiên họ giữ được trật tự, kỷ cương trong chính ngôi nhà của mình. Đây là biện pháp đúng đắn mà giới lãnh đạo Mỹ cần hiện nay./.

Share this post


Link to post
Share on other sites