yeuphunu

Chuyện Lạ Thế Giới

82 bài viết trong chủ đề này

Bí ấn "Linh vật thời vua Hùng” trên chú chim bồ câu lạ

(PLO) - Sở hữu tới 9 chiếc móng vuốt, giống như linh vật thách cưới “gà 9 cựa” của vua Hùng thời cổ xưa, tưởng chỉ có trong truyền thuyết, con chim bồ câu lạ kỳ đang khiến gia chủ hoang mang.

“Chim lạ” ra đời đúng mồng 1 Tết

Chủ nhân của con chim là gia đình anh Biện Minh Thảo (26 tuổi, ngụ khu phố 7, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Theo quan sát, chim có bộ lông màu trắng, cánh và chân mọc đầy đủ. Tuy nhiên, chân phải chỉ có 4 móng, còn chân trái lại có tới 9 móng. Do bị khuyết tật như vậy, chim không thể tự đứng vững, di chuyển chậm chạp hơn rất nhiều so với những người “anh em” của mình. Gia đình anh Thảo cho biết: Trước đó khoảng 20 ngày, chim bồ câu mẹ đẻ được 2 quả trứng nhỏ. Nhìn bề ngoài không thấy gì khác lạ, nhà chủ bèn để nguyên 2 quả trứng đó để chim ấp. Cũng như những chu kì khác, mỗi cặp trứng được chim bố mẹ thay nhau ấp trong vòng 18 đến 20 ngày thì nở. Trong thời gian ấp, theo dõi cũng không thấy điều gì bất thường.Đến đúng sáng mùng 1 Tết Giáp Ngọ, anh Thảo ra thăm ổ thì đã thấy 2 chú chim non ra đời. Do mới nở, chim non còn yếu nên gia đình không dám đụng tay vào. Mãi đến chiều tối, khi vào chăm sóc, đụng vào một chú chim non, anh Thảo tá hỏa phát hiện chân trái của nó có tới 9 móng với những kích cỡ hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, chim non còn lại có hình dáng hoàn toàn bình thường. Chủ nhân chú chim kỳ lạ cho biết, đã nuôi chim bồ câu hai năm nay, từng chào đón nhiều lứa chim non ra đời nhưng chưa bao giờ gặp hiện tượng sinh nở kỳ lạ thế này. Sự việc lại diễn ra đúng vào ngày đầu tiên của năm mới, khiến gia đình phần nào cũng thấy hoang mang. Ban đầu là sự ngạc nhiên, kì lạ, sau đó lại nghĩ không biết đây là điềm xui hay điềm lành trong một năm dài sắp tới?Lúc sinh ra, chim non chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay cái, cơ thể đỏ hỏn, không khỏe mạnh và cũng không tự đứng lên được như “người anh em” cùng lứa. Để di chuyển, chú “chim lạ” thường đặt đùi chân trái xuống rồi kéo lê quanh ổ. Thấy vậy, gia đình chủ rất thương nên dành cho chú chim sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt hơn những chú chim khác. “Nó không đi lại được, cứ lết lết như vậy nhìn tội lắm. Vì thế, chúng tôi cố gắng nâng niu, chăm sóc, nó sống được thì tốt”, mẹ anh Thảo cho biết.Con số 9 may mắn?Vì không được bình thường như những chú chim khác nên việc chăm sóc “chim lạ” cũng gặp đôi chút khó khăn. Trong 10 ngày đầu, thức ăn của chim là do chim bố mẹ bón. Anh Thảo chỉ cung cấp thêm cám gà cho chim bố mẹ ăn để chim non dễ hấp thụ và tiêu hóa.

Posted Image Bàn chân với 9 cựa của chim bồ câu

Thời gian sau, chim non đã cứng cáp, người chủ bèn tách ra lồng riêng, dùng bột cám ngâm với nước cho nở ra, đợi bột mềm thì dùng ống xi lanh, ngày 2 lần bơm thức ăn vào mỏ bón cho chim non. Đến nay, chú chim đã có thể tự mình ăn, uống nhưng vẫn phải lê lết với một bên chân khuyết tật.Thoạt đầu thấy con chim yếu ớt lại, một bên chân lại có tới 9 móng, di chuyển khó khăn, anh Thảo lo lắng không biết nó có sống được. “Ngay mùng 1 tết đã có chuyện khác lạ, không biết là điềm xui hay may nhưng nghĩ số 9 là số may mắn nên nên tôi quyết định để nuôi. Đến bây giờ con chim vẫn chịu ăn, lông cánh phát triển bình thường nên tôi cũng mừng”, anh Thảo chia sẻ.Anh Thảo tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học kĩ thuật công nghệ TPHCM. Mặc dù làm việc bên lĩnh vực tin học nhưng những lúc rảnh rỗi, anh lại có sở thích chăm sóc chim bồ câu. Anh bắt đầu nuôi chim bồ câu từ hai năm nay, ban đầu chỉ nuôi 5 cặp chim nhằm thỏa mãn sở thích. Qua quá trình chăm sóc, thấy chim dễ nuôi, lại sinh nở được nhiều, anh đầu tư mở thêm chuồng trại nuôi nhiều hơn rồi rao bán trên mạng. Hiện tại, anh đang chăm sóc 15 cặp chim bố mẹ và 7 cặp chim con với hai giống chủ yếu là bồ câu Hà Lan và Pháp.Vì có thói quen chụp hình và rao bán chim bồ câu trên mạng, khi sở hữu “chim thần” với 9 móng vuốt ở chân, anh cũng muốn chia sẻ cho mọi người biết. Sau đó, anh cung cấp thêm tin và hình ảnh cho một số kênh thông tin, để biết đâu ai đó có thể giải thích hiện tượng lạ này. Đến nay, dù đã đi hỏi nhiều người, nhiều nơi, anh Thảo vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Chú chim đang trở thành đề tài bàn tán xôn xao của người địa phương./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên bắt thanh niên phải để "kiểu tóc Kim Jong-Un"

QPosted Image

Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-Un do KCNA phát hôm 7/3/2014 (Nguồn: AFP)

Theo thông tin mới được tờ Time thu thập thì từ nay, tại Triều Tiên mọi người đàn ông đều sẽ phải cắt tóc giống với nhà lãnh đạo Kim Jong-Un. Đây là một đạo luật đã được Bình Nhưỡng đưa ra cách đây hai tuần song giờ mới được lan tỏa khắp đất nước.

Trong quá khứ, mọi công dân Triều Tiên có quyền lựa chọn kiểu tóc của mình theo danh sách những kiểu đầu đã được nhà nước chấp thuận.

Phụ nữ có tổng cộng 18 lựa chọn, trong đó tóc ngắn được dành cho những người lập gia đình còn những phụ nữ độc thân được phép thoải mái hơn với tóc dài và có thể để xoăn

Để tóc dài cũng là một điều bị cấm đoán với đàn ông, khi họ không được để tóc dài hơn năm phân (người già được phép để tóc dài khoảng 7 phân) và cũng chỉ được chọn từ 10 kiểu tóc đã quy định

Song hiện tại, mọi công dân nam của Triều Tiên đều sẽ phải cắt tóc giống như ông Kim Jong-Un.

Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời một người Triều Tiên giờ đang sinh sống tại Trung Quốc cho biết kiểu tóc giống như Kim Jong-Un không thịnh hành bởi nó gợi nhớ tới những người buôn lậu Trung Quốc.

Nguồn tin giấu mặt này khẳng định: “Cho tới giữa thập niên 2000, chúng tôi gọi đây là kiểu tóc ‘dân buôn lậu Trung Quốc’”.

Tuy vậy, phụ nữ vẫn được phép chọn một trong các kiểu tóc đã quy định từ trước./.

Theo vietnamplus.vn

================================================================

Không biết em Ủn nhân danh cái gì mà bắt nhân dân Bắc triều tiên phải để tóc giống mình Posted Image

Đúng là chuyện lạ của thế giới luôn.

Ngoài ra, em Ủn còn lấy tên lửa ra bắn ầm ầm ngoài biển làm cho vài người khác sợ quá, cũng phải cắt tóc giống em Ủn, để yên thân Posted Image

Ủn ơi, nhìn anh đẹp trai không?

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đàn ông Mông từ Mèo Vạc "băng qua" Himalaya, lạc sang... Pakistan

Chuyện hy hữu xảy ra khi một người đàn ông Mông ở Mèo Vạc đi lạc gần 6.000km đến Pakistan. Hiện anh bị tạm giữ ở đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam vùng Neelum từ tháng 10.2013 đến nay vì không thể xác minh được nhân thân.

Vừ Già Pó, một người đàn ông Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) bị cho là mất tích cách đây 2 năm, không hiểu bằng cách nào lưu lạc hơn 5.800 km băng qua Himalaya đến tận bang Azad Kashmir (Pakistan).

Anh bị tạm giữ ở cơ quan phòng chống tội phạm ở Muzaffarabad rồi chuyển sang đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam vùng Neelum từ tháng 10.2013 đến nay vì không thể xác minh được nhân thân. Trước đó, anh bị Lực lượng Quân báo Pakistan bắt được khi đang lơ ngơ xâm nhập biên giới từ phía bang Jamu & Kashmir của Ấn Độ. Đây vốn dĩ là vùng tranh chấp căng thẳng, được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt giữa 2 quốc gia Nam Á.

Kẻ đột nhập nói ngôn ngữ lạ lùng

Dựa vào cách phát âm khi được bàn giao từ Lực lượng Tình báo quân đội Pakistan (MI - Military Intelligence), anh được cảnh sát phòng chống tội phạm ở Muzaffarabad đặt tên là Wu Ta Puma. Trên người anh không một mảnh giấy tờ tùy thân, không biết một thứ tiếng nào để giao tiếp ngoài ngôn ngữ rất lạ lùng của mình.

Sau thời gian kiểm tra an ninh, đơn vị tình báo quân đội bàn giao người đàn ông cho cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm của tiểu bang (CIA - Crime Investigation Agency) đóng ở Muzaffarabad tiếp nhận để điều tra tiếp vì tội xâm nhập bất hợp pháp. Theo thông tin đăng tải trên một tờ báo địa phương, dẫn lời của ông Raja Yasir, một điều tra viên cho biết: “Ban đầu chúng tôi nghĩ anh ta bị câm vì chả nói năng gì cả, có lẽ do quá hoảng loạn. Tuy nhiên sau khoảng 10 đến 12 ngày, anh ta bắt đầu nói chuyện bằng thứ tiếng kỳ lạ của mình mà chúng tôi hoàn toàn không thể hiểu được”.

Posted ImageGià Pó vượt qua quãng đường từ Mèo Vạc đến Pakistan dài khoảng 5.800 km - Ảnh: Na Sơn

Ông Raja Yasir sau đó đã mời một số công nhân người Trung Quốc, Hàn Quốc đang làm việc tại một số công ty xây dựng ở Muzaffarabad đến để thử giao tiếp và “giám định” xem nhưng cũng không một ai hiểu được ngôn ngữ của anh cả. Ông Yasir cũng cho biết thêm là cơ quan điều tra cũng không nhốt anh vào buồng giam có khóa hay gửi anh ta vào nhà tù trung tâm vì e ngại “anh ta sẽ ở đó đến cuối đời mất”. Không khai thác, điều tra được gì từ kẻ đột nhập nói thứ ngôn ngữ lạ lùng ngoài cái tên mà dựa theo phát âm là: Wu Ta Puma, cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm tiểu bang đành gửi Wu Ta Puma về đồn cảnh sát thị trấn nhỏ Athmuqam vùng Neelum cách đó 75 km về phía bắc, nơi gần với biên giới chỗ anh bị Lực lượng Quân báo Pakistan bắt được vào trung tuần tháng 11.2013.

Mừng rỡ khi nhìn thấy cờ Việt Nam, tiền Việt Nam

Ở Đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam, Wu Ta Puma cũng không bị giam giữ. Anh được bố trí ở khu nhà đổ trong khuôn viên, sau lưng trụ sở đồn. Sự xuất hiện của anh ở thị trấn nhỏ cũng là một sự kiện gây xôn xao cho cư dân nơi đây với rất nhiều tò mò.

Amiruddin Mughal, một phóng viên ảnh tự do, cộng tác viên của Reuters và EPA tại Neelum và cũng là một biên tập viên của Đài truyền hình địa phương Saama TV đã đến đưa tin. Trả lời người viết, anh cho biết: “Tôi gặp anh ta ở Đồn cảnh sát Athmuqam, anh ta được tự do đi lại trong khu vực đồn với sự cho phép của cảnh sát. Họ cung cấp cho anh ta 3 bữa ăn mỗi ngày. Thỉnh thoảng những người dân xung quanh còn mang cho anh ta một ít thức ăn và cho tiền tiêu vặt nữa”. Lần gặp gỡ ấy, Amiruddin thất bại trong việc làm tin tức vì không khai thác được thông tin gì từ Wu Ta Puma do chả ai hiểu ai nói gì, anh chỉ quay một đoạn video trong đó Wu Ta Puma nói hơn 2 phút rồi post lên trang cá nhân của mình kêu gọi mọi người ai hiểu được ngôn ngữ và biết thông tin gì thì báo về cho anh để giúp người đàn ông kia tìm được gia đình.

Cảnh sát ở Athmuqam nhận định Wu Ta Puma chỉ đi lạc vào đất Pakistan chứ không có động cơ gì khác nên họ đối xử thoải mái với anh. Họ còn mua cho anh quần áo ấm, mũ len vì thời tiết ở vùng ven Himalaya này rất lạnh. Cảnh sát cũng nhờ các cơ quan, báo chí, truyền thông sở tại giúp tìm tông tích gia đình Wu Ta Puma để anh sớm đoàn tụ mặc dù đây thực sự là công việc “mò kim đáy bể”.

Thật may mắn là vài ngày sau đó, có người đã giúp cảnh sát ở thị trấn Athmuqam xác định được quốc tịch của Wu Ta Puma. Đó là ông Mukhtar Qureshi, nhân viên của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ địa phương đến đồn cảnh sát. Ông mở mạng internet, tìm hình ảnh cờ và tiền giấy của những nước châu Á và cho Wu Ta Puma xem.

Khi nhìn thấy ảnh cờ và tiền Việt Nam trên màn hình, “Anh ta rất phấn khích và hạnh phúc. Anh ta nói gì đó và ra dấu hiệu để nói rằng: những thứ này của tôi” - ông Mukhtar cho biết. “Sau đó, với sự nhẫn nại quan sát ngôn ngữ cử chỉ kết hợp với những gì anh ta nói, tôi có thêm một số thông tin là: anh ta có vợ và có 5 con, 2 con gái lớn và 3 con trai nhỏ. Bố mẹ anh ta đều đã chết. Và những ngày sau đó thì anh ta trở nên muộn phiền, khóc lóc thảm thiết cả ngày lẫn đêm” - ông Mukhtar trao đổi thêm.

Mấy hôm sau, ông Mukhtar Qureshi đã viết thư, thông báo đến Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad về câu chuyện của Wu Ta Puma. Trong thư có đoạn viết: “Với lòng từ tâm của một con người và cũng là người đang làm việc cho một tổ chức nhân đạo, tôi gửi những thông tin này cho các ông để xem xét và có hướng giải quyết tiếp theo”. Bức thư gửi ngày 7.1.2014.

Theo Thanh Niên

==================================================================

Nếu đúng là người Hmong - Vietnam, thì mong Chính Phủ ra tay đón anh ấy trở về với Đất Mẹ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan - Kỳ 2: Nhân vật bí ẩn Wu Ta Puma

“Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai. Vì ông Vư với ông Phình đưa tôi đi làm thuê chứ không phải tôi đi trộm cắp, nay tôi xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi vay trả song tôi phải về VN, tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi xin cán bộ lãnh đạo đưa tôi về VN để chăm sóc vợ con và gia đình. Xin hãy đừng làm gì tôi để tôi được trở về nước!” - trích lời Vừ Già Pó trong đoạn video của phóng viên Amiruddin Mughal.

Posted Image

Vợ và con gái của Vừ Già Pó ở Khâu Vai - Ảnh: Hoàng Văn Pênh

“Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai, Việt Nam”

Đoạn video mà phóng viên Amiruddin Mughal post lên mạng cuối tháng 12.2013 không có quá nhiều người xem. Gần 3 tháng sau, cách đây mấy hôm, một người bạn làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông gửi tôi đường link của video nói trên vì biết tôi làm báo ở Việt Nam và hay đi lại khắp cả nước với hy vọng sẽ tìm được manh mối nào đó.

Vốn tiếng H’Mông ít ỏi của tôi nhờ hàng chục chuyến đi lên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc không hiểu hết những gì người đàn ông trong hình nói nhưng cũng đủ nghe thấy rất rõ ràng mấy câu “Tôi là Vừ Già Pó ở xã Khâu Vai, Việt Nam”, “Tôi đi làm thuê ở Trung Quốc”. Nhấc điện thoại gọi lên mấy đồn biên phòng vùng cao để hỏi thông tin, nhưng thật không may họ không biết một trường hợp nào mất tích hay đi khỏi địa phương mà có tên như thế cả. Sau tôi tìm hiểu mới biết, hóa ra các đồn biên phòng chỉ quản lý những xã vùng biên, Khâu Vai là xã nằm khá sâu trong nội địa nên họ không nắm được. Tuy nhiên một sĩ quan trẻ cho tôi số điện thoại của Bí thư xã Khâu Vai - Lê Văn Quý.

Gọi cho Quý, ông xác nhận ngay: “Đúng trường hợp Vừ Già Pó này chúng tôi đang xử lý. Anh này đi Trung Quốc làm thuê từ năm 2012, tưởng mất tích đến gần đây mới có tung tích”. Tôi gửi cho ông Quý phần âm thanh của Pó và hôm sau tôi nhận được bản dịch ra tiếng Kinh đầy đủ nội dung trong đoạn video hơn 2 phút kia. Xin trích nguyên văn:

“Tôi là Vừ Già Pó, tôi ở Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Bây giờ tôi chỉ đi lao động Trung Quốc, tôi không phải là người xấu, người buôn bán hay trộm cắp, tôi bị bộ đội (Pakistan) bắt tôi về giam được 3 tháng. Bây giờ mong nước bạn đưa tôi về biên giới Việt Nam để tôi trở về nuôi con cái và gia đình. Gia đình tôi gồm: vợ tôi là Ly Thị Lía - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con gái cả là Vừ Thị Chúa cũng ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con thứ hai là Vừ Thị Hờ, con thứ ba là Vừ Mí Súa, con thứ tư là Vừ Mí Chả và con thứ năm là Vừ Mí Vư là các con trai. Cả nhà tôi ở Khâu Vai còn 6 mẹ con, mong cơ quan chức năng đưa tôi về biên giới Việt Nam để chăm sóc vợ con tôi. Tôi không phải là người Trung Quốc, tôi mong cơ quan chức năng đưa tôi về Việt Nam, cơ quan chức năng hết bao nhiêu tiền tôi sẽ trả. Nay tôi nghèo tôi mới đi làm thuê, tôi không phải là người xấu, hay trộm cắp. Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Vì ông Vư với ông Phình đưa tôi đi làm thuê chứ không phải tôi đi trộm cắp, nay tôi xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi vay trả song tôi phải về Việt Nam, tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi xin cán bộ đưa tôi về Việt Nam để chăm sóc vợ con và gia đình. Xin hãy đừng làm gì tôi để tôi được trở về nước”.

Vậy là nhân vật bí ẩn Wu Ta Puma của cảnh sát Pakistan chính là Vừ Già Pó, một người dân tộc H’Mông thiểu số sinh sống tại vùng núi cao xã Khâu Vai, H.Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang của Việt Nam. Khâu Vai còn nổi tiếng vì có phiên chợ tình độc đáo của miền núi phía bắc, mỗi năm chỉ họp đúng 1 phiên vào ngày 27 tháng ba âm lịch.

Đi làm thuê ở Trung Quốc từ năm 2012

Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Văn Quý cho biết thêm một số thông tin về gia cảnh của Pó. Vừ Già Pó sinh năm 1977, nhà ở thôn Lũng Lầu, xã Khâu Vai, H.Mèo Vạc, Hà Giang. Nhà Pó cũng nghèo như đa phần bà con người H’Mông khác sinh sống ở vùng cực bắc Tổ quốc nhưng cũng do một phần là hai vợ chồng Pó và vợ là Ly Thị Lía (35 tuổi) có tới 5 người con, đứa lớn nhất 18 tuổi, đứa nhỏ nhất 10 tuổi.

Posted Image

Anh Vừ Già Pó cầm tấm ảnh vợ con do Báo Thanh Niên chuyển sang cho tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ tại địa phương xác minh nhân thân của Vừ Già Pó - Ảnh do ông Mukhtar Qureshi, nhân viên Trăng lưỡi liềm đỏ tại địa phương cung cấp

Posted Image

Anh Vừ Già Pó xúc động khi được ông Mukhtar Qureshi đưa cho xem tấm ảnh của vợ con - Ảnh do ông Mukhtar Qureshi, nhân viên Trăng lưỡi liềm đỏ tại địa phương cung cấp

Ngày 30.4.2012, Vừ Già Pó bỏ sang Trung Quốc để làm thuê. Theo lời chị vợ thì đi cùng còn có Vừ Mí Mua là người cùng thôn và một người nữa tên là Vừ Mí Già là người ở xã Lũng Pù gần đó. Còn tên của hai người mà Pó nhắc đến trong đoạn video là Vư và Phình thì chị vợ chỉ biết có một ông Phình, cũng là người H’Mông nhưng sống bên kia biên giới, là người Trung Quốc chứ không phải người Việt Nam, cũng có mấy lần qua lại nhà.

Từ thời điểm đó trở đi, Pó bặt tin tức, và cũng không gửi tiền về nhà như một số người đi làm thuê bên đó. Chị Lía cũng tìm hỏi han tin tức chồng từ những người đi làm thuê bên Trung Quốc hết hạn trở về nhưng cũng không ai mảy may biết tin tức gì của Pó cả. Hoàn cảnh gia đình càng lúc càng khó khăn hơn do không còn người đàn ông trụ cột gia đình và chị Lía đã phải lần lượt bán 3 con bò đi để mấy mẹ con có tiền sinh sống.

Càng tìm hiểu câu chuyện, tôi càng lúc càng cảm thấy ly kỳ với nhiều câu hỏi đặt ra: Phải chăng đã xảy ra chuyện gì đó khiến anh phải bỏ trốn khỏi chỗ làm để tìm đường về quê như rất nhiều hoàn cảnh tôi từng gặp ở rẻo đất tận cùng cực bắc của vùng cao nguyên đá - có nhiều người sang Trung Quốc làm thuê bị chủ quỵt tiền, đánh đập, thậm chí báo cảnh sát Trung Quốc truy bắt vì tội thâm nhập bất hợp pháp phải trốn chui nhủi tìm đường trở về? Phải chăng trong khi về Pó đã lạc đường và cứ đi mãi, đi mãi theo hướng ngược lại cho đến tận Kashmir? Nhưng thú thật dù trí tưởng tượng phong phú đến đâu, tôi cũng không thể hình dung được người đàn ông ấy, không tiền bạc, giấy tờ lại vượt quãng đường gần 6.000 km qua hai vùng giáp ranh đầy nguy hiểm và tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ và Pakistan. Hoặc nếu Pó đi theo đường từ Trung Quốc vòng lên Tây Tạng còn xa xôi hơn và có cả dãy Hymalaya sừng sững chắn ở giữa… (còn tiếp)

======================================================

Anh ta đi bộ và vượt qua 5.800 km đường núi để đi, thật phi thường, có thể sánh với vụ đi thỉnh kinh của Tam tạng Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan - Kỳ 3: Chờ một hồi kết đẹp

Ông Mukhtar Qureshi, nhân viên phụ trách các vấn đề thảm họa của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ đóng tại vùng Neelum là người có công giúp cảnh sát ở đồn Zila Neelum, thị trấn Athmuqam, Pakistan nhận diện Vừ Già Pó là người Việt. Ông cũng là người viết thư thông báo với Đại sứ quán VN về Vừ Già Pó.

Trao đổi với Thanh Niên, ông cho biết: “Tôi gửi thư cho một người Pakistan, là người quen của một người bạn tôi, đang lái xe cho Đại sứ quán VN ở Islamabad, với hy vọng anh ta sẽ chuyển thư cho những người có trách nhiệm trong sứ quán để có thể giúp việc này. Lúc đó tôi cũng không chắc anh ta (Wu Ta Puma) là người Việt hay không?”.

Manh mối từ một tấm ảnh

Cũng thời điểm đó, tờ báo Dawn của Pakistan có một bài viết ngắn của phóng viên Naqash về trường hợp bối rối của cảnh sát ở Athmuqam và vị khách bất đắc dĩ của mình. Tờ báo cũng đăng một tấm ảnh Vừ Già Pó được phóng viên chụp tại đồn cảnh sát Zila Neelum - nơi anh đang bị giữ. Tấm ảnh từ bài báo này là manh mối duy nhất để Đại sứ quán VN tại Pakistan và các cơ quan chức năng trong nước tìm kiếm. Nó được gửi bằng email đi khắp các xã thuộc các huyện ven biên giới của các tỉnh miền núi phía bắc để nhờ nhận diện. Bí thư Đảng ủy xã Khâu Vai, Mèo Vạc, Hà Giang, cho biết: “Hôm ấy đúng là ngày chúng tôi họp HĐND nên anh em cán bộ các cấp khá đông, văn phòng báo là nhận được tấm ảnh nhờ nhận diện. Khi in ảnh ra và đưa mọi người xem thì nhiều người đang có mặt tại cuộc họp lập tức nhận ra Vừ Già Pó chính là người ở địa phương. Sau đó tôi làm công văn báo cáo lên H.Mèo Vạc, xác nhận Pó”. Cuối cùng, “cái kim” Wu Ta Puma đã được tìm ra tại vùng cực bắc của VN, cách nơi anh đang ở gần 6.000 km.

Công tác “giải cứu”

Ngày 28.3.2014, Đại sứ quán VN tại Islamabad (Pakistan) có thư trả lời Thanh Niên về các công tác ngoại giao mà sứ quán đã và đang tiến hành nhằm giải cứu Vừ Già Pó. Nội dung thư như sau:

“Về trường hợp công dân VN Vừ Già Pó đang bị cảnh sát Pakistan giam giữ tại đồn Zila Nellum, Đại sứ quán VN tại Pakistan xin thông báo như sau:

1. Anh Vừ Già Pó bị cảnh sát Pakistan bắt giữ do nhập cảnh trái phép lãnh thổ Pakistan, cụ thể là khu vực biên giới Kashmir - nơi đang có tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ, rất nhạy cảm về an ninh.

2. Ngay sau khi được tin, Đại sứ quán VN tại Pakistan đã tích cực phối hợp với các bên liên quan của bạn và cơ quan chức năng trong nước tiến hành các thủ tục pháp lý để có thể giải cứu và đưa anh Vừ Già Pó hồi hương.

3. Đại sứ quán VN tại Pakistan đã tổ chức tiếp xúc lãnh sự với công dân Vừ Già Pó tại nơi đang bị giam giữ. Anh Pó cho biết, được đối xử nhân đạo, tình trạng sức khỏe và tinh thần bình thường và rất muốn sớm được hồi hương.

4. Đến thời điểm này, về phía VN, mọi thủ tục pháp lý và bảo hộ công dân đối với anh Vừ Già Pó đã hoàn tất. Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an VN) đã đồng ý cấp giấy thông hành (thay thế hộ chiếu) cho Vừ Già Pó. Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao VN) cũng đã đồng ý để đại sứ quán ứng tiền từ Quỹ bảo hộ công dân để mua vé máy bay đưa anh Pó về nước. Theo quy định hiện hành, anh Vừ Già Pó không thuộc diện chi không hoàn trả của Quỹ bảo hộ công dân nên phải hoàn lại số tiền vé trên. Đại sứ quán được thông báo là Quỹ bảo hộ công dân đã nhận được khoản tiền đặt cọc theo quy định từ gia đình anh Vừ Già Pó.

5. Như vậy, cho đến nay, các thủ tục pháp lý, bảo hộ công dân và các thủ tục cần thiết khác để giải cứu và đưa công dân Vừ Già Pó hồi hương về phía VN đã được thực hiện. Đại sứ quán VN tại Pakistan đang khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ Pakistan để giải quyết các thủ tục theo luật pháp Pakistan, nhằm giải cứu anh Vừ Già Pó. Khi phía bạn chấp thuận, đại sứ quán sẽ tổ chức một chuyến công tác tới đồn cảnh sát nơi giam giữ anh Pó, đưa anh Pó về Islamabad, sau đó về Hà Nội” (hết trích).

Posted Image

Tới thời điểm này, tình hình của anh Vừ Già Pó (giữa) đã khả quan lên rất nhiều - Ảnh: Ông Mukhtar Qureshi - Nhân viên Trăng lưỡi liềm đỏ tại địa phương - cung cấp

Theo tìm hiểu của chúng tôi, về phía địa phương, sau khi cấp ủy, chính quyền xã Khâu Vai biết tin Pó đang ở Pakistan, UBND huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang đã mời chị Ly Thị Lía (vợ Pó) cũng như gia đình lên thông báo về tình hình của Pó. Xã đã ứng trước 17 triệu đồng để nộp cho Sở Ngoại vụ nhằm mua vé máy bay cho Pó từ ngày 6.3.2014. Hiện gia đình đã nộp tiền hoàn trả cho xã sau khi đi vay mượn của anh em bạn bè xung quanh.

Như vậy, tới thời điểm bài báo của chúng tôi lên trang, tình hình của Vừ Già Pó đã khả quan hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc bây giờ đang phụ thuộc vào phía Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao Pakistan có đồng ý không truy cứu hình sự Pó về hành vi xâm nhập bất hợp pháp hay không? Theo nguồn tin của chúng tôi từ phía Pakistan thì tình hình có vẻ khả quan. Hy vọng là câu chuyện ly kỳ về người đàn ông Mông lưu lạc hơn 5.800 km của chúng tôi sẽ sớm có hồi kết thật đẹp.

===========================================================================

Anh Vừa Già Pó cũng giống như Tam tạng khi hồi kinh là khi đi mất rất nhiều thời gian, trải qua quãng đường đèo núi, gặp thu dữ, nhưng khi về trên máy bay, vèo 1 cái là về đến kinh đo Hà Nội Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rết biển giống 'Rồng thời Lý' xuất hiện ở Quảng Ninh

Trong khi đi dạo ở khu đầm lầy hoang vắng ven biển trong khu vực Vịnh Hạ Long, chúng tôi bất ngờ gặp một sinh vật có màu sắc rất đẹp và di chuyển linh hoạt trên bờ cát sát mép nước.

Thân hình sinh vật này có nhiều đốt, chân tựa như loài rết, nhưng các chân thì mềm mại và rung rinh như lụa.

Thân hình nhiều màu sắc chuyển từ đỏ, cam đến vàng rồi trắng, giữa thân có đường chỉ đen chạy dọc sống lưng.

Nhìn thoáng qua trông giống như con rết nên một số người đoán già đoán non rằng có thể nó là "con rết biển".

Một số người lại thấy sinh vật này có bề ngoài rất giống hình tượng rồng trong các tác phẩm điêu khắc thời Lý.

Dưới đây là một số hình ảnh của sinh vật này:

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImageTheo kienthuc.net.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kì lạ cô gái đến từ... Ai Cập cổ đại

myidol.com.vn

Thứ Hai, ngày 2 tháng 3, 2015

 
Câu chuyện về kiếp trước của Dorothy Louise một thời tốn nhiều giấy mực của giới khoa học và nghiên cứu. 
 

Khi còn nhỏ, Dorothy Eady Louise (sinh năm 1904) là đứa trẻ bình thường sống tại một thị trấn ven biển thuộc London, Anh. Điều bất hạnh đã xảy ra khi vào một buổi sáng, Dorothy chạy xuống cầu thang, bị trượt chân và té ngã. Cú ngã nghiêm trọng tới nỗi cô bé 3 tuổi được xác định là đã chết.

 

Tuy nhiên, điều kì diệu đã xảy ra, Dorothy bất ngờ sống lại. Cha mẹ cô bé vui mừng khôn xiết, nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Sau khi bình phục, Dorothy có rất nhiều hành động kì lạ. Cô bé từ chối hát thánh ca, đưa ra so sánh giữa Kitô Giáo với Ai Cập cổ đại.

 

 spz1425229843-102936096.jpg

Dorothy Eady Louise (bên phải).

 

4 năm sau, trong một chuyến đi chơi tới Bảo tàng Anh, Dorothy đã chăm chú ngồi ngắm xác ướp rất lâu, hôn chân xác ướp và nhất quyết không về nhà với bố mẹ. Cô bé còn chỉ vào một bức tranh và nói “Đó là nhà của tôi”. Cô bé nói mình đến từ Ai Cập cổ đại và mong muốn được quay về nhà thật sự của mình.

 

fod1425229844-102936101.jpg

Phòng Ai Cập tại Bảo tàng Anh.

 

Sau này, Dorothy tham gia một nhóm nghiên cứu về Ai Cập cổ. Cuối cùng, cô đến Cairo, kết hôn với một người đàn ông ở đây và sinh con. Tuy nhiên, hôn nhân không kéo dài do cô thường xuyên rơi vào trạng thái thôi miên và viết nguệch ngoạc chữ tượng hình. Bản viết của Dorothy kéo dài tới 70 trang kể về cuộc sống từ kiếp trước của mình.

 

Trong bản viết, Dorothy miêu tả mình được sinh ra ở Ai cập cổ đại với tên gọi Bentreshyt và lớn lên như một nữ tu sĩ tại Đền Kom El Sultan. Vào năm 14 tuổi, Pharaong Seti đã yêu và có con với cô. Tuy nhiên, vì lời thề giữ gìn trinh tiết của tu sĩ, Bentreshyt đã tự sát để ngăn không cho Seti bị liên lụy.

 

eaz1425229844-102936105.jpg

Bức tranh mô tả mối tình giữa Pharaong Seti và nữ tu sĩ Bentreshyt.

 

Ban đầu, mọi người cho rằng Dorothy là một kẻ điên. Tuy nhiên sau đó, tất cả đã bị thuyết phục rằng câu chuyện là có thật. Bằng kí ức từ kiếp trước, Dorothy đã chỉ ra vị trí trước đây của đền Garden mà nhờ đó, các nhà khảo cổ đã xác định chính xác vị trí của đền.

 

Cô cũng chỉ ra trong ngôi đền có một lối đi bí mật ở phía bắc.Ngoài ra, Dorothy cũng nói dưới ngôi đền Seti I là một hầm thư viện với những ghi chép liên quan tôn giáo và lịch sử.

 

gyj1425229844-102936109.jpg

Bức tượng được cho là Dorothy ở kiếp trước.

 

Sau này khi về già, Omm Seti (cái tên thể hiện sự kính trọng mọi người dành cho bà) sống tại đền thờ của Abydos thuộc một ngôi làng nhỏ. Nhờ bà mà nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch khi tới thăm Ai Cập. Năm 1981, Omm Seti qua đời.

 

Tới nay, câu chuyện của bà Omm Seti vẫn là một bí ẩn của thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay