Posted 27 Tháng 5, 2016 Tìm thêm được hai tập bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa Lao Động 27/05/2016 21:10 GMT+7 Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng cho biết vừa sưu tầm được thêm 2 tập bản đồ cổ của Trung Quốc không có Nam Sa và Tây Sa - những cái tên mà Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bìa tập 1 "Atlas von China". Theo TS Trần Đức Anh Sơn, 2 bộ bản đồ này được anh tìm thấy ở Vietnamese collection, Chinese collection, Western Collection (Thư viện Harvard-Yenching) và Maps Collection (Thư viện Pusey) ở ĐH Harvard, Hoa Kỳ hôm 26.5.2016. Tại kho sách hiếm ở Thư viện Harvard-Yenching, TS Sơn đã tìm được nhiều tài liệu thuộc diện "hàng độc". Trong đó, có 2 tập bản đồ cổ Trung Quốc, 1 số thư tịch cổ liên quan đến thủy binh Trung Quốc thời nhà Thanh, tờ tranh Minh thập tam lăng đồ và một số tranh dân gian Trung Quốc rất đặc sắc. Tuy nhiên, hai tài liệu đáng lưu ý nhất chính là hai tập bản đồ cổ liên quan đến ranh giới, chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, mà ở trong tài liệu này cho thấy TQ hoàn toàn không có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trên facebook cá nhân của mình, TS Sơn đã đăng chi tiết: Tập CÀN LONG THẬP TAM BÀI ĐỒNG BẢN DƯ ĐỊA ĐỒ, là tập hợp gần 200 bản đồ toàn cõi Trung Hoa, in theo kỹ thuật đồng bản họa dưới triều Càn Long (1735 - 1796). Các bản đồ trong tập dư địa đồ này vẽ rất chi tiết về lãnh thổ Trung Hoa thời nhà Thanh, từ đại lục cho tới biển khơi và hải đảo. Tuy nhiên trong gần 200 bản đồ này không có tờ nào vẽ hay đề cập đến Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) và Nansha qundao (Nam Sa quần đảo), là những cái tên mà Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đáng chú ý là tờ bản đồ kế chót vẽ vùng biển đảo cực nam Trung Quốc thì cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Phía dưới đảo này hoàn toàn để trống, và tờ bản đồ sau cùng kế tiếp tờ này cũng để trống, dù trên bản đồ có vẽ những đường gạch ngang thể hiện các vĩ tuyến nằm phía nam đảo Hải Nam. Trong bộ ATLAS VON CHINA (Tập bản đồ Trung Quốc) xuất bản năm 1885 tại Berlin (Đức), gồm 2 tập. Toàn atlas có 16 trang diễn giải bằng tiếng Đức và 55 bản đồ gồm bản đồ hành chính và bản đồ địa hình của kinh đô Bắc Kinh và 26 phủ thuộc Trung Quốc vào thời Quang Tự (1875 - 1908) nhà Thanh. "Đây là một bổ sung rất có giá trị vào bộ sưu tập atlas mà tôi đã thu thập được, gồm: ATLAS OF THE CHINESE EMPIRE / 中國地圖 (Trung Quốc địa đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1908; COMPLETE ATLAS OF THE CHINA / 中國全圖 (Trung Quốc toàn đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1917; ATLAS POSTAL DE CHINE / POSTAL ATLAS OF CHINA / 中華郵政與圖 (Trung Hoa bưu chính dư đồ) xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và chữ Hán vào năm 1919, tái bản năm 1933. Những atlas trên do anh Trần Thắng đã sưu tầm và trao tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và UBND huyện Hoàng Sa vào năm 2013" - TS Sơn viết. Bộ ATLAS VON CHINA cũng như những atlas nói trên là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ quốc gia do hoàng đế Khang Hi (1662 - 1722) khởi xướng, với sự hợp tác của các nhà bản đồ học phương Tây. Vì thế, các bản đồ này vẽ rất khoa học, rõ ràng và kèm theo các bản đồ còn có các trang chú dẫn rất chi tiết. Trong 55 bản đồ này, bức Trung Hoa tổng đồ in ở đầu tập 1 của bộ ATLAS VON CHINA cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Còn trong tập 2 thì có 2 tờ bản đồ vẽ tỉnh Quảng Đông (hành chính và địa hình), nhưng không bao gồm đảo Hải Nam như các bản đồ tỉnh Quảng Đông vẽ sau năm 1908 và bản đồ vẽ dưới thời Trung Hoa dân quốc. Từ các atlas này có thể nhận thấy rằng các bản đồ Trung Quốc ở trong các atlas do họ chính thức xuất bản dưới thời nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc, luôn xác định rõ cương giới cực nam của Trung Quốc là chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi. Điều này có nghĩa là cho tới năm 1885 (như trong ATLAS VON CHINA) hay tới năm 1933 (như trong POSTAL ATLAS OF CHINA) thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chưa bao giờ thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Vì thế mà Thanh triều và sau đó là chính quyền Trung Hoa dân quốc (trước năm 1933) đã không vẽ hai quần đảo này vào trong bản đồ Trung Quốc do họ soạn vẽ hay do họ hợp tác với các nhà bản đồ học phương Tây biên soạn và ấn hành. Bản đồ Canton (Quảng Đông) thời Quang Tự trong tập 2 bộ ATLAS VON CHINA không có đảo Hải Nam.Ảnh: Trần Đức Anh Sơn Trung Quốc tổng đồ ở đầu tập 1 bộ ATLAS VON CHINA chỉ vẽ lãnh thổ Trung Hoa đến đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn Bản đồ vẽ đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc trong tập "Càn Long thập tam bài đồng bản dư địa đồ". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn Trang bìa trong tập 1 "Atlas von China". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 6, 2016 Chàng trai du học sinh chứng minh Trường sa của VN khiến cả nước Trung quốc nghiêng mình thán phục Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô thị- hut ham cau binh duong lược dịch Có tới trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại DH Yale cuối tuần qua. Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục. Trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung quốc đại lục phải ngả mũ. Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa. Khi mà Thắng cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ 2010. Được biết cha ruột của Thắng rước công tác tại đội xe hut ham cau binh duong. Ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới. Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung quốc vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam. Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền. Các nhà nghiên cứu Trung quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung quốc đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung quốc đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan. Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế (thâm độc , hèn hạ - mượn gió bẻ măng) và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên rằng : Người Việt thật quá tài năng! Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ… Thật đáng ngưỡng mộ! Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của Chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Trao đổi với PV Đô thị - rut ham cau, anh Thắng cho biết. Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng, để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung quốc đại lục, đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền Cộng sản trung quốc che đậy và dẫn dắt thông tin. “Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ nước Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông. Bình Cao - PV Đô thị - lược dịch.(Nguồn : www.moitruongdothi.com) 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2016 Quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam 13:16 ngày 02 tháng 06 năm 2014 Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã (bên trái) tặng bản vẽ lại An Nam Đại quốc họa đồ cho UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng. Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8-3-1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp. Ngày 19-3-1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.Ngày 13-4-1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc. Ngày 23-9-1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục. Ngày 31-12-1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.Ngày 4-1-1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.Ngày 18-2-1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.Ngày 26-11-1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này. Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.Ngày 15-6-1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa. Ngày 30-3-1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây. Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: ĐNĐT Tháng 6-1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”.Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4-4-1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Ngày 15-8-1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và ngày 26-8-1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp. Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.Theo Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.Ngày 14-10-1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.Từ ngày 5-9 đến 8-9-1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5-9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.Ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8-9-1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).Ngày 20-7-1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.Tháng 4-1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối. Ngày 24-5 và 8-6-1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.Ngày 13-7-1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.Từ ngày 17-1 đến 20-1-1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.Kỳ 1: Lý sự cùn của Trung Quốc Kỳ 2: “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền Kỳ 3: Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng thuộc về Trung Quốc Theo Nguyễn Hòa Báo Quân đội nhân dân 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2018 Thanh niên trẻ chia sẻ bản đồ Trung Quốc không hề có Trường Sa, Hoàng Sa Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”do Trung Quốc xuất bản năm 1905 chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Một thanh niên Việt Nam chia sẻ bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường sa, Hoàng Sa trên mạng xã hội Chử Đình Phúc từng ra thăm quần đảo Trường Sa. Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, một thanh niên sinh năm 1984 đang thực hiện việc chia sẻ hơn 10 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trên mạng xã hội, mà theo những tấm bản đồ này Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Chử Đình Phúc từng là sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang công tác tại Viện khoa học xã hội Việt Nam. Công việc của anh có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Thạc sĩ Chử Đình Phúc có trong tay những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, Nhật Bản có thể chứng minh được rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc. Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có hơn 10 tấm bản đồ với chú thích đầy đủ, thể hiện rõ phân vùng lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt những tài liệu cổ này cho thấy Hoàng lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Xem “kho bản đồ” do Chử Đình Phúc chia sẻ trên trang cá nhân: Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图) Bản đồ tỉnh Quảng Đông của nước Trung Quốc năm 1935 bao gồm cả đảo Hải Nam khi đó còn thuộc tỉnh này, không thấy cái gọi là Tây Sa, Nam SaBản đồ TQ có tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), vẽ trong khoảng thời gian 1911-1949, ko có Hoàng Sa, Trường SaBản đồ do người Nhật vẽ năm 1911 có tên “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và tất nhiên là ko có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc.Tấm bản đồ trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên (1908)” (大清帝国全图 宣统元年)Tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc với đảo Hải Nam năm 1908, trích “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên” (大清帝国全图 宣统元年), Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1908.Bản đồ 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – nước Trung Quốc năm 1903 với đảo Hải Nam, trích “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖).“Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖) – Bản đồ vẽ nước Tàu năm 1903 do người Nhật Bản ấn hànhBản đồ nước Tàu có tên là “Chính trị khu vực đồ”, in tận năm 1936 không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bòBản đồ Trung Quốc năm 1911 bằng chữ Hán không có Hoàng Sa, Trường Sa.Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh tấm bản đồ Trung Quốc năm 1905, được xem như một bằng chứng thuyết phục rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Bức ảnh chụp bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (theo Thanh niên) Tấm bản đồ do Tiến sĩ Mai Hồng lưu giữ trong nhiều năm qua và mới được đưa ra trước công chúng trong sự kiện ông tặng lại Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 25/7. Thông tin về tấm bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản không chỉ củng cố lý lẽ pháp lý cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước mà còn khiến dư luận Trung Quốc trở nên hỗn loạn. Nắm bắt tình hình thời sự, cư dân mạng Việt Nam hiện đang tích cực chia sẻ hình ảnh, thông tin về tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa với khẩu hiệu “Vì chủ quyền đất nước, vì Trường Sa, Hoàng Sa, hãy chia sẻ”. Bức ảnh chụp bản đồ Trung Quốc năm 1905 nhận được 1.500 lượt yêu thích và 700 lượt chia sẻ chỉ trong 1 giờ. Huy Khánh Theo phapluatso.org 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites