Posted 29 Tháng 8, 2012 Thêm bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển Đông 29/08/2012 3:40 Ngày 28.8, tại hội trường Báo Giác Ngộ (TP.HCM), Ban Văn hóa T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức buổi họp mặt công bố tập sách cổ Địa dư đồ khảo - một tài liệu quan trọng liên quan đến vấn đề lãnh thổ của đất nước, trong đó có chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển Đông. Đến dự có rất đông nhân sĩ trí thức, các nhà hoạt động văn hóa có uy tín như GS Trần Văn Khê, GS Cao Huy Thuần, học giả Lê Mạnh Thát, nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Việc công bố tập Địa dư đồ khảo góp thêm tài liệu tham khảo về chủ quyền lãnh hải và lịch sử dân tộc vốn đã được quốc tế công nhận - hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hóa T.Ư GHPGVN phát biểu. Ban tổ chức thông báo: “Tập sách do nhà Thanh xuất bản, thời kỳ đầu triều Quang Tự (1875-1908) ở Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tại buổi công bố và bản đồ trong phần Quảng Đông khảo lược cho thấy tận cùng biên giới phía nam của Trung Quốc chỉ ngang tới đảo Hải Nam - Ảnh: Giao Hưởng Tại Việt Nam, cụ Trần Đình Bá (1867-1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình, triều Khải Định (1916-1925) đã sai sao chép và lưu giữ trong tủ sách Phước Trang ở tư thất (hiện mang số 114 Mai Thúc Loan, TP.Huế). Truyền đến đời thứ 4 là nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thừa kế, khi chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968 đã tiếp tục lưu giữ tại nhà số 128 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM”. Học giả Lê Mạnh Thát nhấn mạnh, tập sách đã một lần nữa góp phần soi sáng chủ quyền Việt Nam trên biển Đông từ bao đời nay và việc công bố tài liệu đặc biệt này do Ban Văn hóa T.Ư chủ trì còn bao hàm thái độ và chính kiến của giới trí thức Phật giáo Việt Nam trước hiện tình đất nước. Giao Hưởng 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2012 Minh Mạng đã sai quân vẽ bản đồ Hoàng Sa thế nào? Châu bản triều Minh Mạng ghi việc triều đình nhiều lần sai phái quân đội ra Hoàng Sa đo đạc và vẽ bản đồ, người hoàn thành nhiệm vụ được ban thưởng, kẻ chậm trễ hay làm không tốt bị phạt. Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội có lưu nhiều châu bản triều Nguyễn, gồm các thượng dụ, chiếu chỉ, tấu, sớ, là nguồn thông tin chính thống có giá trị về nội dung. Trong đó có một số châu bản thời Minh Mạng nói về các việc liên quan tới Hoàng Sa. Trong tờ Châu bản số 061, Stt 036, quyển số 043, triều Minh Mạng có ghi chép về sự hoạt động của các thuyền phương tây gặp hoạn nạn trên biển gần đảo Hoàng Sa. “Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng, Nguyễn Văn Ngữ tâu: Ngày 20 tháng này năm nay, thuyền buôn Pháp ra khơi đi đến Lữ Tống buôn bán. Sự việc đã báo cáo rõ. Ngày 27 thấy Tài phó và thuỷ thủ gồm 11 tên, đi trên 1 chiếc thuyền tam bản vào bản tấn nói rằng: Ngày 21 tháng này thuyền đi qua phía Tây Hoàng Sa, bỗng nước ngấm vào thuyền, ngập sâu hơn 8 thước đã bàn bạc chọn lấy 2 hòm bạc công quỹ, phân chia 2 thuyền tam bản thuận theo chiều gió quay về. Nhưng chủ thuyền Đô Ô Chi đi trên một chiếc tam bản, đi sau, chưa thấy tới. Thần lập tức sai thuyền tuần tiễu của bản tấn, chở nước ngọt ra khơi tìm kiếm. Giờ ngọ gặp Đô Ô Chi Ly và phái viên cùng thuỷ thủ, gồm 15 viên, hiện đã vào cửa tấn. Người và bạc đều được an toàn. Châu phê: "Đã xem". Tờ Châu bản số 092, Stt 070, quyển 054 triều Minh Mạng ghi việc sai phái quân đội ra Hoàng Sa đo đạc và vẽ bản đồ, nhưng vì chậm trễ nên bị trách tội: “Chúng thần Hà Tôn Quyền, Hoàng Quýnh ở Nội các phụng thượng dụ: Viên được phái ra Hoàng Sa là Cai đội Phạm Văn Nguyên trở về chậm trễ, vừa qua đã có chỉ giao cho Bộ trị tội. Nhưng đã tra chưa thấy rõ có tình tội riêng. Vả lại lần đó phái đi ra biển, đã hoàn thành công việc lẽ ra được dự thưởng, chỉ có quản viên Phạm Văn Nguyên lúc về lại dám tự ý giữ chức thật là không hợp, trước đây đã có chỉ cách chức giam cùm, nay truyền đánh ngay 80 gậy và gia ân khai phục nguyên chức. Vẽ bản đồ chưa được rõ ràng là các Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện và Nguyễn Văn Hoằng đều đánh 80 gậy chuẩn cho thả tất cả. 2 tên hướng dẫn là Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sinh đều thưởng cho 3 mai tiền bằng bạc hạng nhỏ. Các binh thợ tham gia đều thưởng cho mỗi người 1 quan tiền, rồi cho về đơn vị và cục. Dân phu do tỉnh phái, trừ 2 tên hướng dẫn ra, còn lại đều thưởng cho mỗi người 1 quan tiền”. Trong tờ Châu bản số 245, stt 161, quyển 057 triều Minh Mạng cũng ghi việc sai phái quân đội đi đo đạc Hoàng Sa. “Phạm Văn Sênh, thủy thủ Lưu Đức Trị. Bốn tên ấy đã có chỉ phạt gậy. Ngoài ra binh dân trong hàng ngũ phải xông pha đường biển cũng gian lao nên lượng thưởng cấp... Lại phạm binh Trương Viết Soái thuộc Giám Thành trước can tội sơ ý trong khi đôn đốc làm thuốc súng bị trảm giam hậu. Năm ngoái đã từng phái đi Hoàng Sa và thành Gia Định hiệu lực chuộc tội, nay lại phái theo cùng đi đo đạc. Tuy đã qua 11 nơi, vẽ bản đồ chưa chu đáo nhưng qua nhiều lần khổ sai cũng thuộc loại có chút biết xấu hổ mà phấn đấu. Gia ân cho Trương Viết Soái được lập tức phóng thích, vẫn giao cho vệ giám thành làm lính, để sau sẽ tùy việc sai phái chuộc tội trước. Lại phụng xét binh đinh tại hàng ngũ 22 tên, dân phu 31 tên đều gồm lại trình bày rõ ràng. Châu điểm”. Thần Hà Duy Phiên, Lý Văn Phức vâng Thượng dụ: Trước đã phái xuất Thủy Sư Giám Thành cùng dân binh thuyền bè hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi đảo Hoàng Sa đo đạc nay hiện đã trở về. Trừ những người đi về chậm trễ là các viên do kinh phái thủy sư suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phái hướng dẫn Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, thủy thủ Lưu Đức Trị. Bốn tên ấy đã có chỉ phạt gậy. Ngoài ra binh dân trong hàng ngũ phải xông pha đường biển cũng gian lao nên lượng thưởng cấp... Lại phạm binh Trương Viết Soái thuộc Giám Thành trước can tội sơ ý trong khi đôn đốc làm thuốc súng bị trảm giam hậu. Năm ngoái đã từng phái đi Hoàng Sa và thành Gia Định hiệu lực chuộc tội, nay lại phái theo cùng đi đo đạc. Tuy đã qua 11 nơi, vẽ bản đồ chưa chu đáo nhưng qua nhiều lần khổ sai cũng thuộc loại có chút biết xấu hổ mà phấn đấu. Gia ân cho Trương Viết Soái được lập tức phóng thích, vẫn giao cho vệ giám thành làm lính, để sau sẽ tùy việc sai phái chuộc tội trước. Lại phụng xét binh đinh tại hàng ngũ 22 tên, dân phu 31 tên đều gồm lại trình bày rõ ràng. Châu điểm. Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn, vẽ khoảng năm 1838, có vẽ Hoàng Sa và Trường Sa Trong tờ Châu bản số 244, stt 160, quyển 057 triều Minh Mạng, Bộ Công tâu: “Lần này phái đi đảo Hoàng Sa mà công vụ trở về. Vì việc đi về chậm trễ nên viên do Kinh phái là suất đội Thủy sự Phạm Văn Biện, tỉnh phái các hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, thủy thủ Lưu Đức Trị đã vâng minh chỉ phạt gậy rồi. Tất cả binh dân thuyền bè nguyên phái đi nên cho trở về chỗ cũ đơn vị cũ. Bộ thần đã tra xét, năm ngoái được phái đi đảo Hoàng Sa làm công vụ gồm các quản suất, hướng dẫn, khi trở về không có bản đồ đều bị tội. Còn như các binh đinh được thưởng 1 tháng lương bằng tiền, dân phu được thưởng hai quan tiền. Lần này đi làm công vụ trở về trừ những người đã được phân xử là bọn Phạm Văn Biện gồm 4 người, không cần bàn nữa. Ngoài ra binh dân tại hàng ngũ nên chiểu theo lệ xét thưởng. Lại phạm nhân hiệu lực bị giam Trương Viết Soái thuộc giám thành năm ngoái từng phái đi Hoàng Sa hiệu lực, nhân không có bản đồ đệ về, kính vâng minh chỉ chuẩn y nguyên án trảm giam hậu. Lần này tên đó nên định đoạt thế nào kính cẩn trình bày rõ đợi chỉ. Châu điểm”. Trong tờ Châu bản số 021, stt 013, quyển 068 triều Minh Mạng, Bộ Công tâu: “Vâng xét việc cử đi Hoàng Sa, Bộ thần đã bàn xin hạ tuần tháng 3 ra khơi, tới nơi đo đạc xung quanh xong đến hạ tuần tháng 6 thì quay trở về. Vâng được phê chuẩn ngay tại văn bản. Chúng thần đã sao lục ngay cho các tỉnh Bình Định , Quảng Ngãi thi hành và chọn cử thị vệ ở các Bộ đi Khâm thiên giám cùng binh thuyền Thuỷ sư ra đi rồi. Sau đó theo phái viên trình rõ: Từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 4 liên tiếp có gió đông, chưa tiện ra khơi xin đợi đến hôm nào gió Nam thuận tiện, thuyền này ra khơi sẽ tiếp tục báo. Chúng thần vâng xét, thuyền này đến hạ tuần tháng 4 mà vẫn chưa đi là đã quá hạn, vậy dám xin tâu trình rõ. Châu điểm”. Nguyễn Lê Thảo – Nguyễn Huy Khuyến Theo Bee Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2013 Phóng sự - Ký sự Bộ sưu tập “bản đồ chủ quyền” của Trần Thắng Thứ Sáu, 04/01/2013, 05:00 (GMT+7) TT - Đúng ngày tổ chức ngày hội Mùa xuân biển đảo, ông Trần Đức Anh Sơn, viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, cho biết vừa nhận được nhiều bản đồ cổ rất có giá trị khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Anh Trần Thắng, chủ tịch Viện Văn hóa và giáo dục VN tại Hoa Kỳ, vừa tặng thêm cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng 43 bản đồ cổ và cuốn atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919. Tấm bản đồ lãnh địa Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa trong atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh. Như vậy, đến nay Trần Thắng đã tặng cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng 150 bản đồ (gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản). Đây là những bản đồ được xuất bản ở Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hong Kong trong thời gian 1626-1980, trong đó có 80 bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ VN; 10 bản đồ hàng hải và 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của VN. Cuốn atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh mà Trần Thắng vừa gửi tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Ba atlas quý giá Ngoài ra, Trần Thắng đã sưu tầm được ba atlas (tập bản đồ) do chính quyền Trung Quốc xuất bản trước đây, rất có giá trị trong việc đấu tranh với những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Thứ nhất là atlas Trung Quốc địa đồ, kích thước 31cm x 41cm, xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh, do phái bộ The China Inland Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melbourne biên soạn và phát hành với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh. Atlas này gồm một Index map (bản đồ tổng thể) vẽ toàn bộ lãnh thổ và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc. Trần Thắng mua atlas này từ một nhà sưu tập sách cũ ở Anh và đã trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng ngày 23-11-2012. Trong bài South China Sea: Chinese maps omit modern claims (tóm tắt căn bản: Biển Đông: Bản đồ Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố hiện đại), trả lời phỏng vấn của một ký giả ở Hoa Kỳ (tệp tin: “Thayer Consultancy ABN # 65 648 097 123” công bố trên Internet), GS Carlyle A. Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) cho biết: “Những tấm bản đồ, chẳng hạn như sưu tập bản đồ của Trần Thắng, đã cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử hình thành những tuyên bố về chủ quyền hiện nay. Những bản đồ này đã chứng tỏ mâu thuẫn của Trung Quốc trong việc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ”. Thứ hai là atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, kích thước 61cm x 71cm, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản lần đầu vào năm 1919 ở Nam Kinh. Atlas này in bằng ba ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp, gồm một Index map và 46 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc đương thời. Lời giới thiệu của atlas cho biết đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Hoa dân quốc chính thức xuất bản atlas và chỉ in với số lượng hạn chế. Atlas này đã được một người chơi cổ ngoạn ở Ba Lan rao bán. Sau nhiều lần mặc cả, cuối cùng Trần Thắng đã mua được atlas này. Đây là atlas quan trọng rất quý mà Trần Thắng trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Thứ ba là atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, kích thước 61cm x 71cm, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933. Atlas này cũng in bằng ba thứ ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp, nội dung có một số điều chỉnh cho phù hợp với địa lý hành chính của Trung Quốc lúc bấy giờ. Atlas gồm một Index map và 29 bản đồ các tỉnh, kể cả Tây Tạng và Mông Cổ. Tấm bản đồ số 23 trong atlas này là bản đồ tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả đảo Hải Nam. Vì không thể in đảo Hải Nam nằm trọn trong tờ bản đồ tỉnh Quảng Đông nên người ta đã in riêng bản đồ đảo Hải Nam nằm ở góc trái bản đồ này. Chủ sở hữu atlas 1933 là một người Đài Loan có gốc gác từ Trung Quốc đại lục. Tháng 9-2012, atlas này vừa được chuyển đến New York thì Trần Thắng phát hiện và chỉ sau hai tuần atlas này đến Hoa Kỳ thì Trần Thắng đã mua được. Lãnh thổ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa Điểm chung của ba atlas này là các bản đồ Trung Quốc in trong ba atlas chỉ giới hạn cương vực Trung Quốc đến đảo Hải Nam, không hề đả động gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của VN (mà Trung Quốc gọi là Xisha và Nansha). Các tập atlas này được đặt tên là Trung Hoa bưu chính dư đồ vì đây là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh (1644-1912) vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục. Các bản đồ trong atlas được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Vì thế, nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì họ không đưa vào atlas. Các trang Index in ở cuối các tập atlas đã liệt kê tất cả địa danh hành chính của Trung Quốc đương thời nhưng hoàn toàn không đề cập các địa danh Xisha và Nansha. Đây là những tài liệu chính thống do nhà nước Trung Quốc phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Người sưu tập yêu nước Trần Thắng (trái) nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ Ngoại giao do đại sứ VN tại Hoa Kỳ Lê Lương Minh trao tặng vì những đóng góp của anh trong hoạt động duy trì và phát triển văn hóa trong cộng đồng Ngày 23-11-2012, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đã phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa tiếp nhận hai atlas 1908 và 1933, 92 bản đồ và ba cuốn kỷ yếu đính kèm nhiều bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Trần Thắng tiếp tục mua thêm 43 bản đồ cổ và atlas 1919 gửi về trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng trong những ngày đầu năm mới 2013. Sau khi mua được bản đồ, Trần Thắng còn bỏ tiền mua bìa cứng, giấy bồi, túi plastic chuyên dụng và tốn nhiều thời gian để “sửa sang” những tờ bản đồ riêng lẻ, thậm chí cũ nát thành những “sản phẩm” hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc trưng bày, giới thiệu sưu tập bản đồ này với công chúng. Sau đó anh tiến hành phân loại, viết chú thích cho từng tấm bản đồ, tự tay đóng gói và tìm người tin cậy nhờ mang những tư liệu quý này về nước trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Anh cũng scan toàn bộ số bản đồ và atlas này, tạo một thư mục riêng trên website của IVCE và tải toàn bộ hình ảnh bản đồ lên đó để giới thiệu với độc giả trong và ngoài nước (tại địa chỉ: http://www.ivce.org/map/map.html). Trần Thắng sinh năm 1971 tại Quảng Ngãi, là cháu ngoại của nhà thơ Tế Hanh. Năm 1991, gia đình anh sang Hoa Kỳ định cư. Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí của Trường đại học Connecticut và được Công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney tuyển dụng làm việc từ năm 1999 đến nay. TRẦN ĐỨC ANH SƠN (viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 1, 2013 Bản đồ đường lưỡi bò: tin vui, nhưng đấu tranh vẫn còn tiếp diễn Xin báo một tin ngắn nhưng vui: một website của Bộ Nông nghiệp Mĩ (USDA) đã đồng ý rút bản đồ 9 đoạn (còn gọi là bản đồ đường lưỡi bò) khỏi trang web. Đây là một quyết định công minh của USDA. Nhưng chính quyền China chắc sẽ vẫn còn tiếp tục cho in bản đồ phi pháp đó, và “cuộc chiến” khoa học vẫn còn tiếp diễn. Mấy tuần trước, một bạn phát hiện bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trên trang web của Cục ước lượng và đánh giá sản xuất (PECAD - Production Estimates and Crop Assessment Division) thuộc Bộ Nông nghiệp Mĩ (US Department of Agriculture). Lập tức, ngày 20/12/2012, Gs Phạm Quang Tuấn (Đại học New South Wales) soạn sẵn một lá thư phản đối. Lá thư có chữ kí của 40 nhà khoa học trong và ngoài nước. Lá thư gửi thẳng cho giám đốc và những người có trách nhiệm trong PECAD để báo cho họ biết rằng đó là một bản đồ phi pháp mà chính quyền China đang lợi dụng khoa học để công bố như là một hình thức tuyên truyền. Một tháng sau, hôm nay (24/1/2013), bà Paulette Sandene (FAS – Foreign Agriculture Service) đã có email trả lời rằng bản đồ đường lưỡi bò đó đã được rút khỏi website của PECAD. Lá thư viết: “We have taken action to address the problems you described in the message below. The maps with the controversial 9-dash borders have been replaced on our servers, and they should no longer be accessible through the internet.” Bản đồ đó không còn đường 9 đoạn nữa: Nhưng “cuộc chiến” chống bọn China bành trường vẫn chưa kết thúc. Hiện nay, có khá nhiều tập san khoa học đã và công bố bản đồ 9 đoạn của China, chủ yếu là do không am hiểu vấn đề. Các tác giả China cũng chẳng hiểu vấn đề, nên khi chính quyền Trung Cộng gây áp lực phải bao gồm bản đồ phi pháp đó trong bài báo thì họ … tuân thủ. Một số tác giả China tỏ ra ngoan cố không nhận sai sót, có lẽ do bị chính quyền Trung Cộng tẩy não, nên họ nghĩ Biển Đông là thuộc China. Trước đây, tôi và vài đồng nghiệp đã trả lời phỏng vấn của Nature để phản đối sự lạm dụng khoa học. Bài phỏng vấn cũng gây vài tác động tích cực, nhưng vì có quá nhiều tập san khoa học, mà chúng tôi không thể nào theo dõi hết được. Vì thế, thỉnh thoảng bản đồ đó vẫn xuất hiện trong các tập san khoa học. Dù lí do gì đi nữa, thì việc công bố bản đồ phi pháp đó là một hình thức xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta, những người Việt quan tâm đến vấn đề này, cần phải cảnh giác và sẵn sàng đáp trả khi chúng công bố bản đồ đường lưỡi bò. Nếu các bạn phát hiện bản đồ phi pháp này ở bất cứ tập san khoa học nào, xin báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một lá thư mẩu dùng để phản đối. N.V.T Ps. Trong khi chúng ta đang chống chọi với bọn bành trướng China về bản đồ đường lưỡi bò thì có doanh nghiệp Nhà nước có vẻ thờ ơ. Trong chuyến bay vừa qua, tôi chú ý thấy bản đồ bay của Vietnam Airlines không có ghi Hoàng Sa và Trường Sa, mà thay vào đó là Paracel và Spratly. Tôi hiểu là bản đồ tiếng Anh, nên phải ghi tên bằng tiếng Anh, nhưng tôi nghĩ không có lí do gì chúng ta không mở ngoặc để ghi tên tiếng Việt (Hoàng Sa và Trường Sa) để cho hành khách biết đây là lãnh hải của Việt Nam. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2013 Ps. Trong khi chúng ta đang chống chọi với bọn bành trướng China về bản đồ đường lưỡi bò thì có doanh nghiệp Nhà nước có vẻ thờ ơ. Trong chuyến bay vừa qua, tôi chú ý thấy bản đồ bay của Vietnam Airlines không có ghi Hoàng Sa và Trường Sa, mà thay vào đó là Paracel và Spratly. Tôi hiểu là bản đồ tiếng Anh, nên phải ghi tên bằng tiếng Anh, nhưng tôi nghĩ không có lí do gì chúng ta không mở ngoặc để ghi tên tiếng Việt (Hoàng Sa và Trường Sa) để cho hành khách biết đây là lãnh hải của Việt Nam. Thưa Sư phụ, theo con thì Hoàng Sa và Trường Sa là danh từ riêng, không cần phải dịch dọt gì hết mà phải để đúng tên của nó mới đúng ạ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2013 Thưa Sư phụ, theo con thì Hoàng Sa và Trường Sa là danh từ riêng, không cần phải dịch dọt gì hết mà phải để đúng tên của nó mới đúng ạ Chính xác là như vậy. Nhưng phần trích dẫn mà Phamhung - chắc nghĩ là của tôi - của GS (Giáo sư thật) Nguyễn Văn Tuấn, chứ ko phải của tôi. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 2, 2013 Lắp đặt 15 tụ điểm trưng bày bản đồ cổ về Hoàng Sa - Trường Sa 03/02/2013 3:15 Chiều 2.2, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai lắp đặt tại 15 tụ điểm công cộng các phiên bản cỡ lớn của 4 bản đồ tư liệu cổ, do nhà Nguyễn (Việt Nam), nhà Thanh (Trung Quốc) và Pháp ấn hành, gồm: Đại Nam nhất thống toàn đồ do nhà Nguyễn lập năm 1834, An Nam đại quốc họa đồ, tác giả Jean Louis Taberd (Pháp) vẽ năm 1838, Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh lập năm 1904 (thể hiện cực Nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), bản đồ các đài khí tượng Đông Dương do Pháp lập năm 1940 và Đài khí tượng Itu Aba (Trường Sa) là hai đài khí tượng quan trọng nhất ở Đông Dương. Các điểm được lắp đặt trưng bày gồm: Trung tâm văn hóa tỉnh Khánh Hòa, cảng Cầu Đá (điểm du lịch Nha Trang), Khu tham quan - thuộc Viện Hải dương học Nha Trang, Ga tàu hỏa Nha Trang, ĐH Nha Trang, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và các huyện, thị, TP trong tỉnh. Trần Công Thi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2013 Nguyên TBT Lê Khả Phiêu nói về Hoàng Sa và Trường Sa Chủ nhật 24/02/2013 17:23 Sáng 24/2, nhân chuyến thăm và làm việc tại miền Trung, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đến thăm Bảo tàng Đà Nẵng, nơi đang lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thêm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa Chùm ảnh: Bằng chứng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam Đà Nẵng: Triển lãm tư liệu về chủ quyền đối với Hoàng Sa Ảnh: Hàng chục bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (P2) Ảnh: Hàng chục bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (P1) Nguyên TBT Lê Khả Phiêu nghe TS Trần Đức Anh Sơn giới thiệu về 3 cuốn atlas quý của Trung Quốc gồm: "Trung Quốc địa đồ" (1908), "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (1919) và "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (tái bản, có bổ sung năm 1933) khẳng định cương vực phía Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc chủ quyền của họ! - Ảnh: HC Từ những tấm bản đồ quý Trong gần một tiếng rưỡi đồng hồ tham quan Bảo tàng Đà Nẵng, nguyên TBT đã dành nhiều thời gian lắng nghe Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng giới thiệu cặn kẽ về 3 cuốn atlas (tập bản đồ) rất quý do nhà nước Trung Quốc qua các thời kỳ xuất bản, được Việt kiều Trần Thắng (hiện sống tại Mỹ) sưu tầm, hiến tặng và giới thiệu cho TP Đà Nẵng mua lại. Đó các cuốn atlas "Trung Quốc địa đồ" do phái bộ The China Inland Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melburn xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh (Trung Quốc); "Trung Hoa bưu chính dư đồ" do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản lần đầu năm 1919 ở Nam Kinh bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp; và "Trung Hoa bưu chính dư đồ" do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản (và có bổ sung) tại Nam Kinh năm 1933, cũng in bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp. "Đây là những tài liệu chính thống do hai triều đại nối tiếp nhau của nhà nước Trung Quốc (là nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc) phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía Nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của họ. Điều này khẳng định những tuyên bố Trung Quốc về việc có "chủ quyền lịch sử" hay "vùng nước lịch sử" đối với Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn không có cơ sở. Do vậy những cuốn atlas này rất có giá trị trong việc phản biện những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu tỏ ra rất vui với việc UBND TP Đà Nẵng đã chi 3.000USD mua lại cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" 1933 mà trước đó Việt kiều Trần Thắng đã mua từ một người Đài Loan có gốc ở Trung Quốc đại lục chỉ sau 2 tuần cuốn atlas này đến New York. Trong khi đó, TS Trần Đức Anh Sơn cho biết thêm, theo thông tin anh Trần Thắng vừa báo về thì hiện có một số người Trung Quốc đang lùng sục khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để thu hồi cho bằng hết những tấm atlas như vừa nêu trên! Sau đó nguyên TBT Lê Khả Phiêu ghi vào sổ cảm tưởng... Đến những câu chuyện rành rành trong sử sách Với những tư liệu mới phát hiện có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vừa được UBND huyện đảo Hoàng Sa phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Đà Nẵng trong suốt một tháng vừa qua, TS Trần Đức Anh Sơn khẳng định, chính quyền của Trung Quốc liên tục qua các thời kỳ đã điều chỉnh địa giới và luôn luôn cập nhật vào bản đồ của họ. Trong quá trình đó cho đến năm 1933, Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được người Trung Quốc đưa vào lãnh thổ của họ. "Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với hai câu chuyện lịch sử sau đây: Chuyện thứ nhất là Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An có lần tâu lên vua Càn Long (nhà Thanh) đề nghị cho người ra chiếm Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) để lo một số công việc bảo đảm phên dậu phía Nam của Trung Hoa. Nhưng vua Càn Long trả lời "việc đó không quan trọng, cái đó không phải là việc chính, cái đó của nước khác, vua không quan tâm". Chuyện thứ hai là vào năm 1909, có một tàu buôn của người Pháp bị mắc cạn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc ra ăn cướp hàng hoá trên tàu. Ông Philips, chỉ huy tàu, yêu cầu Tổng đốc Lưỡng Quảng của Trung Quốc giải quyết vụ việc, trả lại hàng hoá cho tàu của mình. Nhưng vị Tổng đốc Lưỡng Quảng này trả lời: "Hòn đảo đó là thuộc Việt Nam, ông đi tìm mấy người Việt Nam mà hỏi chứ chúng tôi không có trách nhiệm gì cả!". Những câu chuyện này được sử sách ghi lại rất rõ ràng, đầy đủ. Như vậy là về tư liệu cũng như về lịch sử, Trung Quốc vốn không quan tâm đến Hoàng Sa, Trường Sa vì không thuộc lãnh thổ của họ. Nhưng sau khi xuất hiện "đường lưỡi bò" 9 đoạn hoàn toàn không có một cơ sở pháp lý nào ở thời Trung Hoa Dân Quốc năm 1949 thì chính quyền Trung Quốc lại bám vào đó để đòi hỏi chủ quyền phi lý cho đến nay!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói. ... những lời căn dặn nhân dân Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước phải luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông: "Nếu dám đem một thước, một tấc đất nào của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di...". - Ảnh: HC Con cháu phải luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông Sau khi tham quan Bảo tàng Đà Nẵng, nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã dành rất nhiều tâm huyết, cân nhắc từng chi tiết để ghi những dòng cảm tưởng kín cả hai trang giấy. Các cán bộ đi theo ông cho biết, hiếm có vị lãnh đạo nào khi đến thăm một nơi nào đó lại viết cảm tưởng nhiều đến như vậy. Trong đó, nguyên TBT Lê Khả Phiêu nhận xét Bảo tàng Đà Nẵng đã sưu tập được rất nhiều hiện vật, tư liệu phong phú về cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bĩ của nhân dân và lực lượng vũ trang Đà Nẵng qua các thời kỳ. Ông nhận xét: "Đà Nẵng đã và đang toả sáng là một trong những TP phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực như xây dựng các khu kinh tế trọng điểm có chất lượng, nhất là xây dựng và quản lý đô thị, cải cách hành chính, vấn đề giải quyết dân sinh, mối quan hệ nhà nước và nhân dân có nhiều đổi mới tiến bộ. Dân tin Đảng, yêu cán bộ". Đặc biệt, nguyên TBT Lê Khả Phiêu nhấn mạnh: "Đà Nẵng vừa có rừng, đặc biệt là vùng biển rộng lớn có từ ngàn xưa như Hoàng Sa, Trường Sa... Đây là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc". Từ đó ông yêu cầu nhân dân Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước "phải luôn luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi viên quan trấn thủ biên giới Lê Cảnh Huy" được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng mà ông đã dừng lại rất lâu để xem, suy ngẫm và ghi vào sổ cảm tưởng: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu dám đem một thước, một tấc đất nào của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di...". Lời Vua dặn từ năm 1473, đã hàng mấy trăm năm, con cháu ngày nay phải cùng nhau giữ gìn bằng được!". Theo Infonet 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2013 Một nỗ lực để Hoàng Sa-Trường Sa luôn trong tim Thứ năm, 14 Tháng 3 2013 23:44 Ngày 14-3 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ đối với tất cả những người Việt Nam quan tâm đến quan hệ Việt-Trung và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta: Đó là ngày đánh dấu tròn 25 năm trận hải chiến Trường Sa (14-3-1988). Nhân sự kiện này, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhóm Trúc Nam Sơn, sẽ công bố cuốn sách mới về Biển Đông, mang tựa đề “Để đảo xa thành đảo gần”. Cuốn sách là kết quả công sức hơn một năm qua của nhóm Trúc Nam Sơn. Dung lượng không quá đồ sộ (hơn 100 trang), nhưng nói về nội dung thì đó là một tài liệu có thể được đánh giá bằng những tính từ như: đầy thông tin, tỉ mỉ, chi tiết. Dựa vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tác giả đã biên soạn nên một “bộ hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nếu bạn quan tâm đến tranh chấp Biển Đông thì có thể coi đây là một cuốn từ điển địa lý thích hợp cho bạn, vì các dữ liệu liên quan đến từng địa điểm đều được trình bày cụ thể: tên (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng khác nếu có), hình ảnh trên vệ tinh Google, toạ độ, diện tích hoặc kích thước, mô tả sơ qua về cấu trúc địa lý, bên tranh chấp nào đang kiểm soát. Ví dụ, nếu tra cứu những thông tin liên quan đến địa danh Gạc Ma, bạn sẽ được biết Gạc Ma là một rạn đá (reef) có tên tiếng Anh là Johnson, nằm ở đầu tây nam của cụm Sinh Tồn (Union Atoll). Gạc Ma “là đá núi lửa màu nâu với san hô trắng viền rìa bên trong”, “bao bọc không hoàn toàn một phá cạn có lối vào từ hướng đông bắc”. Tài liệu cũng nêu rõ, mỏm đá lớn nhất trên rạn đá cao 1,2 mét, một số mỏm khác lộ trên mặt nước, phần đông nam của rạn đá; phần còn lại nằm dưới mặt nước. Gạc Ma nằm ở toạ độ 9 độ 42 phút vĩ Bắc và 114 độ 7 phút kinh Đông. Gạc Ma đã mất vào tay Trung Quốc sau cuộc xâm chiếm đẫm máu ngày 14-3-1988. Cũng trong cuộc xâm chiếm đó, quân xâm lược Trung Quốc còn tấn công các tàu vận tải và công binh Việt Nam tại đá Cô Lin (Collins Reef) và Len Đao (Landsdowne Reef), nhưng ta giữ được hai nơi này. Cô Lin, như được thông tin trong cuốn sách, là “một rạn đá nhỏ với một cồn cát san hô ở phần đông nam”, “nằm cách Gạc Ma 1,5 hải lý về phía tây bắc”, “tách biệt với Gạc Ma bởi một kênh có đáy san hô tương đối sâu”. Đặc biệt, sách còn cung cấp thông tin về những khu vực nguy hiểm, kèm cảnh báo cho người đi biển; ví dụ, “Có cả một vùng hình chữ nhật diện tích 52.000 hải lý vuông ở mạn đông nam của Biển Đông (và phía tây bắc của hành lang Palawan), gọi là Dangerous Ground (Khu vực Nguy hiểm). Tại đây, chưa có khảo sát hệ thống nào, và rất có thể có những mảng san hô và bãi cát ngầm; chưa kể nhiều đảo ở đây còn là đối tượng để tranh chấp chủ quyền”. Đúng như cái tên “Để đảo xa thành đảo gần”, với những dữ liệu, hình ảnh vệ tinh và bản đồ, cuốn sách đã mang lại cho độc giả một hình dung tổng quan về Trường Sa, Hoàng Sa, cùng hàng chục địa danh liên quan trên Biển Đông. Sách cũng còn nhiều chỗ có thể khó hiểu với quảng đại độc giả. Điều này là do bản thân vấn đề biển đảo, địa lý, hàng hải, đã khá phức tạp, với nhiều thuật ngữ chuyên môn chưa bao giờ được Việt hoá một cách thống nhất, ví dụ như khái niệm tương ứng trong tiếng Việt của isle, island, rock… Tuy nhiên dù sao, đây vẫn là một tài liệu thích hợp cho việc tra cứu, tham khảo. Nhóm tác giả gồm một số nhà nghiên cứu trẻ, biên soạn cuốn sách với mục đích góp phần giúp độc giả thêm hiểu, thêm yêu Biển Đông, cũng là để đóng góp một sản phẩm khoa học vào ngày tưởng niệm 25 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma. Một thành viên của nhóm cho biết, tên “Trúc Nam Sơn” được lấy cảm hứng từ một câu trong “Bình Ngô Đại Cáo” của nhà quân sự, tư tưởng Nguyễn Trãi: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi…” Link tải sách: http://tinyurl.com/DeDaoXaThanhGan-14-3-2013 Đoan Trang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 4, 2013 Xác tín chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa Thứ Bảy, 27/04/2013 23:26 Không chỉ các tài liệu của Việt Nam mà ngay cả nhiều tài liệu của phương Tây cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, như nhật ký trên tàu Amphitrite năm 1701, sách của Chaigneau... “Các bằng chứng, căn cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi. Lãnh thổ Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam”. Đó là phát biểu của PGS-TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng, tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, do trường này tổ chức ngày 27-4, ở TP Quảng Ngãi. Hội thảo thu hút 50 đại biểu là các học giả quốc tế, chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới. Các đại biểu thảo luận bên lề hội thảo Trung Quốc tảng lờTại hội thảo, các đại biểu phân tích các khía cạnh của luật pháp quốc tế liên quan đến thụ đắc lãnh thổ và đi đến kết luận: Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa năm 1988 là vi phạm luật pháp quốc tế. Những công dân nhí vui chơi dưới cột mốc chủ quyền ở xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa - Khánh Hòa Ảnh: PHAN ANH GS-TS Tạ Văn Tài, luật sư ở bang Massachusetts - Mỹ, cho rằng chủ quyền đất đai trên các đảo và đá tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố và thực thi với sự chiếm hữu, quản lý trong quá khứ là đúng luật quốc tế truyền thống đã có mấy trăm năm. GS Tài cho biết ông đã từng trực tiếp chất vấn nhiều đại diện, luật gia của Trung Quốc về các hành động xâm chiếm, về lòng tham tài nguyên của họ tại biển Đông nhưng hầu hết đều tảng lờ, không trả lời. Đường lưỡi bò phi pháp Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu lịch sử trong nước và quốc tế đều khẳng định từ nhiều thế kỷ qua, ít nhất là từ thế kỷ XVII, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đây còn là những vùng đất vô chủ. Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu thư tịch cổ Trung Quốc, nhấn mạnh: Phân tích tổng quan nguồn sử liệu Trung Hoa liên quan đến biển Đông của Việt Nam đều cho thấy trong tổng số sách khoảng hơn 200 tựa, thuộc 5 nhóm có chứa các sử liệu nghiên cứu lịch sử biển Đông, đều ghi nhận cực Nam Trung Hoa tại huyện Nhai, tỉnh Hải Nam ngày nay. Ba bức địa đồ tiêu biểu, phụ lục trong sách Nhất thống chí cuối đời Thanh, mang tính chính thống, cũng cho thấy cực Nam Trung Hoa chỉ đến khoảng vĩ độ 18.30 phút. Trong lịch sử từ đời Hán đến Thanh, các quân chủ đại diện cho nhà nước Trung Hoa chưa từng xác lập chủ quyền đối với vùng biển Nam Hải và xác định hải giới ở cực Nam đảo Quỳnh Châu. Hơn nữa, sử liệu Trung Hoa đã thừa nhận các quần đảo trên biển Đông xưa kia thuộc vùng biển Giao Chỉ hoặc Chiêm Thành” - ông Quân dẫn chứng. GS Tài cho biết không chỉ các tài liệu của Việt Nam mà ngay cả nhiều tài liệu của phương Tây cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Như nhật ký trên tàu Amphitrite năm 1701, sách của Chaigneau (1769-1825)... đều ghi nhận vua Gia Long xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816. Các đại biểu bày tỏ quan ngại hành động leo thang, gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông với các nước láng giềng đang tạo ra mối lo ngại chung cho cả cộng đồng quốc tế. Ông Hoàng Việt, giảng viên Trường Đại học Luật TPHCM, cho rằng Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò là trái luật quốc tế, đưa ra nhưng không giải thích gì về tính hợp pháp. Biển Đông - vấn đề quốc tế Các đại biểu nhất trí cho rằng hòa bình ổn định, bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các quốc gia ven biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)... Ông Subhas Kapila, cố vấn các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Nhóm phân tích Nam Á (SAAG) của Ấn Độ, cho rằng tranh chấp trên biển Đông không còn là giữa Trung Quốc và các nước ASEAN láng giềng mà còn với cộng đồng quốc tế, những nước có lợi ích ở biển Đông. Vì vậy, các nước ASEAN phải thể hiện sự đoàn kết khu vực để mang lại lợi ích chung cho toàn cộng đồng. GS-TS Tạ Văn Tài kể: “Tại hội nghị về tranh chấp biên giới do các hãng dầu trên thế giới tổ chức với sự tham gia của các luật gia về luật biển tổ chức tại Texas (Mỹ) tháng 4-2010, chúng tôi đã bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Chúng tôi đặt vấn đề liệu Hạm đội 7 của Mỹ có phải xin phép Trung Quốc mỗi lần đi qua khu vực đường lưỡi bò hay không? Đại diện Trung Quốc không trả lời và nói lảng ra chuyện khác”. Yêu sách thiếu cơ sở Đề cập việc Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế theo phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, các ý kiến tại hội thảo cho rằng hành động này là phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, mở ra cục diện mới cho giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp pháp lý. Việc từ chối tham gia vụ kiện cho thấy rõ Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý cho các yêu sách của họ ở biển Đông. Bài và ảnh: HOÀNG DŨNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 7, 2013 Bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa Thứ Ba, 09/07/2013 15:02 (NLĐO)- Gần 150 bản đồ, tư liệu văn bản, hiện vật và ấn phẩm được trưng bày tại triển lãm vừa được khai mạc sáng nay 9-7 là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” đã khai mạc sáng nay, ngày 9-7, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ông Lê Văn Nghiêm - Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin - Truyền thông, Trưởng Ban tổ chức - cho biết trên cơ sở kết quả các cuộc triển lãm đã được tổ chức ở Đà Nẵng và Hà Tĩnh, cuộc triển lãm tại Hà Nội lần này có sự mở rộng về nội dung, chú giải đầy đủ hơn, đặc biệt là có phần chú giải bằng tiếng Anh và tiếng Trung, nhằm cung cấp các nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hệ thống và chuẩn xác, góp phần nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mọi người dân, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Gần 150 bản đồ, tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế, là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Triển lãm gồm nhiều nhóm tư liệu chính: Phiên bản các văn bản triều đình phong kiến Việt Nam; tập bản đồ; 3 cuốn atlas; một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm khác. Trong đó, phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay. Ba cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (bằng tiếng Anh năm 1908), Trung Hoa bưu chính dư đồ (do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919 bằng 3 thứ tiếng Trung, Anh, Pháp) và Trung Hoa Bưu chính dư đồ tái bản năm 1933. Ba tập atlas khẳng định ranh giới cực Nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam và đều không có Hoàng Sa và Trường Sa. Triển lãm cũng giới thiệu một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm của các nước phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời chế độ cũ về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây. Ngay sau khi khai mạc, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và cả du khách nước ngoài. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 đến ngày 15-7. Một số hình ảnh về triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” được phóng viên Báo Người Lao Động ghi lại sáng nay 9-7: Cắt băng khai mạc Triển lãm Những người lính Hải Quân đến dự khai mạc triển lãm Bản đồ các nguồn nhiên liệu và năng lượng xuất bản tại Mỹ năm 1975 thể hiện phần lãnh thổ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam \ Bản quốc địa đồ trong sách Khải đồng thuyết ước khắc in dưới triều Tự Đức có thể hiện địa danh Hoàng Sa (Bãi Hoàng Sa) bằng chữ Hán Bản đồ của tỉnh Quảng Đông (do Trung Quốc tái bản năm 1933) phần cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam Các chiễn sĩ hải quân chăm chú tìm hiểu về lịch sử 2 quần đảo thân yêu của Tổ quốc Du khách xem và ghi chép tỉ mỉ những tư liệu quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam Vị khách Nhật Bản này cũng rất quan tâm đến chứng cứ chủ quyền của Việt Nám đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tin-ảnh: V. Duẩn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2013 Những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ không Hoàng Sa, Trường Sa Nguoiduatin.vn 28.03.2013 | 07:21 Trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng phát hành, một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ năm 1909 trở về trước đều chứng minh Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) không thuộc về Trung Quốc. Một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc như: Dư địa đồ đời Nguyên (năm 1561), Thiên hạ thống nhất, Chi Đồ (năm 1461), Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ (năm 1635)... do chính người Trung Quốc vẽ lại từ năm 1909 trở về trước đều không có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quán Như Đồ của La Hồng Tiên quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Thiên hạ thống nhất, Chi Đồ đời Minh, trong Đại Minh thống nhất chí, năm 1461, quyền đầu đã vẽ cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ (1635), đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng triều phủ sảnh châu huyện tòan đồ đời Thanh năm 1862, vẽ theo “Nội phủ địa đồ” gồm 26 mảnh mang tên “Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ” trong bản đồ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở biển Đông. Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909), đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Bửu Lâm (VTC News) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 12, 2013 Hội thảo về Biển Đông tại Australia Thứ Hai, 02/12/2013 - 17:07 Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ngày 30/11, tại trường Đại học New South Wales (Australia) đã diễn ra Hội thảo về Biển Đông, thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia, bạn bè quốc tế, Việt kiều và lưu học sinh, sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập tại nước này. Tiến sĩ Nguyễn Nhã (áo đen, đứng trên bục) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hồng Vân/TTXVN Hội thảo đã nghe Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã trình bày về những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo đó nhấn mạnh quyền bất khả tranh nghị này được ghi rõ trong chính sử, sách điển chế, sách địa lý, trong châu bản, văn bản chính quyền từ trung ương đến địa phương thế kỷ XIX, trong nhiều tư liệu phương Tây thế kỷ XIX. Tiến sỹ Nguyễn Nhã cũng dẫn một số luận điểm của các luật gia phương Tây phản bác những yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo Trường Sa cũng như tại Biển Đông, cho rằng chúng không có cơ sở pháp lý. Tham dự hội thảo, Giáo sư danh dự Carlyle A.Thayer của trường Đại học New South Wales cũng trình bày về những cơ sở pháp lý và chính sách thực dụng trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Giáo sư Thayer nhấn mạnh ý nghĩa địa chiến lược của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vai trò của Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 cũng như những bước đi của ASEAN và Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Trong phần trao đổi, nhiều câu hỏi đã được nêu lên xung quanh biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, giá trị của những bằng chứng lịch sử mà Việt Nam lưu giữ được... Theo TTXVN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2014 Tia lửa đầu tiên nhen đám cháy lớn ở Biển Đông 16/01/2014 9:34 Tin Nóng) Đài Tiếng Nói nước Nga ngày 15.1 có bài viết về cuộc hải chiến Hoàng Sa 40 năm trước, và nhận định: Cuộc xung đột xung quanh các đảo trên biển Đông đã có tính chất toàn cầu. Tin Nóng giới thiệu bài viết này. Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ, góc trên) - Đồ họa: Hồng SơnĐơn phương đặt ra quy định mới cho việc đánh cá trong vùng biển Đông, hạn chế quyền của các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đã đẩy tăng mức độ căng thẳng trong khu vực. Cuộc xung đột xung quanh các đảo trên biển Đông đã có tính chất toàn cầu, mà tất cả bắt đầu từ tròn 40 năm trước. Đó là ý kiến khái quát của chuyên viên Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và châu Đại dương, thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm khoa học LB Nga). “Ngày 15.1.1974 vào lúc bình minh, trên đảo Robert (đảo Hữu Nhật), Money (đảo Quang Ảnh), Duncan (đảo Quang Hòa) và Drummont (đảo Duy Mộng) của quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân lực Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, bất ngờ có các “ngư dân” Trung Quốc đổ bộ. Họ cắm cờ Trung Quốc lên những hòn đảo nhỏ và bắt đầu dựng nhà tạm. Chính quyền Nam Việt Nam phái đội bảo vệ biển tới trục xuất các "ngư dân" khỏi các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, nhổ bỏ cờ Trung Quốc. Nhưng đến ngày 17.1 ở hướng khu vực xung đột quanh Hoàng Sa trước đó đã xuất hiện các tàu chiến và lính thủy đánh bộ Trung Quốc. Ngày 19.1 lực lượng này bắt đầu bắn phá các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và đảo Hoàng Sa, rồi ngày 20.1 lính Trung Quốc đổ bộ lên các đảo này và Quang Hòa. Một ngày trước đó đảo Duy Mộng bị chiếm, nơi tốp binh sĩ Việt Nam Cộng hòa rơi vào bẫy phục kích của quân Trung Quốc. Nhóm bố phòng đảo nhanh chóng bị đè bẹp vì tương quan lực lượng trong cuộc xung đột rõ ràng là không cân bằng, lợi thế lớn thuộc về phía Trung Quốc. Hạm đội Trung Quốc chiếm thế thượng phong trên biển, và sau một vài cuộc đụng độ đã đẩy bật tàu tuần phòng Nam Việt Nam khỏi các đảo. Theo một số nguồn tư liệu, cả hai bên đều thiệt hại một tàu chiến. Trong khi đó, chiến hạm Mỹ án binh bất động quan sát sự thất bại của đồng minh thuở nào, chỉ hỗ trợ trong việc sơ tán mấy đơn vị đồn trú trên đảo. Chỉ vẻn vẹn trong vài ngày, chiến dịch quân sự trong vùng đảo đã hoàn thành, và chiều tối ngày 20.1.1974 Bắc Kinh thiết lập sự kiểm soát mới trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và con tàu HQ-10 Nhật Tảo nằm lại giữa biển khơi trong Hải chiến Hoàng Sa - Ảnh tư liệu Hình vẽ minh họa tàu săn ngầm lớp 6604 của hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa - Ảnh: ifeng.com Sự kiện tháng 1.1974 ở vùng biển này lôi cuốn quan tâm của cộng đồng quốc tế không lâu. Người Mỹ không muốn thu hút sự chú ý đến hành động hung hăng của Bắc Kinh, vì rằng theo lý thuyết thì Hoa Kỳ lẽ ra cần hỗ trợ đồng minh Nam Việt Nam. Thế nhưng năm 1972, Trung Quốc và Mỹ đã ký tuyên bố chung tại Thượng Hải, văn kiện đánh dấu kỷ nguyên hợp tác giữa hai cường quốc. Người Mỹ khi đó nhìn thấy ở Trung Quốc một đồng minh trong cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô, còn đối với Bắc Kinh thì quan hệ mới với Washington không chỉ mở ra khả năng thoát khỏi sự cô lập quốc tế và hàng loạt lợi ích khác, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết cuộc xung đột ở quần đảo Hoàng Sa bằng con đường quân sự. Chính quyền Trung Quốc cho rằng triển vọng kết hợp chung đối chọi với Liên Xô là quan trọng hơn nhiều đối với Washington, hơn là lo lắng cho số phận của mấy hòn đảo nhỏ và hoang vắng ở Biển Đông, và do đó người Mỹ sẽ "nhắm mắt" bỏ qua chiến dịch quân sự của Bắc Kinh. Hóa ra họ đã phán đoán đúng. Cuộc gặp Mao Trạch Đông (trái) và Tổng thống Mỹ Richard Nixon (phải) năm 1972 tại Bắc Kinh. Sau khi bắt tay với Mỹ, Mao Trạch Đông đã triển khai kế hoạch bành trướng biển Đông bằng hành động nổ súng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệuCó thể nói rằng Trung Quốc đã hành động với sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Vì vậy, trong báo chí Mỹ, cũng có nghĩa là trong giới truyền thông thế giới đương thời, người ta đã cố gắng phản ánh những sự kiện này sao cho không nổi bật, không thu hút chú ý. Phải thấy là phía Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành động vũ lực đánh chiếm các đảo và tìm kiếm cái cớ thuận tiện để khởi binh xâm lược. Cái cớ ấy, là quyết định của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tháng 9.1973, đưa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào thành phần tỉnh Phước Tuy. Khâu chuẩn bị cho chiến dịch quân sự đã tiếp diễn gần bốn tháng, và suốt thời gian này, cơ quan đối ngoại từ Bắc Kinh im lặng. Chỉ đến khi tất cả đã sẵn sàng cho cuộc chiến chớp nhoáng, Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa mới đưa ra tuyên bố chính thức phản đối quyết định của chính quyền Nam Việt Nam mà họ gọi là "sự xâm phạm lãnh thổ Trung Hoa”. Những xung đột quân sự này là một trong những dấu hiệu đầu tiên về sự trở lại của Trung Quốc với chính sách đối ngoại ráo riết hướng tới các vùng lãnh thổ dường như đã đánh mất trong giai đoạn lịch sử gọi là thời bạc nhược của Trung Quốc thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX . Tuy nhiên, hiện hữu vô số tài liệu minh chứng minh rằng quần đảo Hoàng Sa ngay từ thế kỷ XIX đã là bộ phận của Việt Nam. Người sáng lập triều đại nhà Nguyễn là vua Gia Long trong những năm 1815-1816 đã gửi đoàn thám hiểm đặc biệt đi khảo sát quần đảo Hoàng Sa và các tuyến đường biển tại đây. Trong những năm 1834-1836, các quan chức của triều vua Minh Mạng đã tiến hành vẽ họa đồ từng hòn đảo và lập tổng quan về vùng biển xung quanh, đưa vào bản đồ, dựng chùa miếu và đặt dấu hiệu trên các hòn đảo để khẳng định thuộc tính Việt Nam. Trong thời gian thực dân Pháp cai trị thuộc địa Việt Nam, những hòn đảo này nằm trong thành phần Liên minh Đông Dương, khi đó gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Bản đồ xứ Quảng Nam, in trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo soạn đời Chính Hòa (1680-1705), triều Lê, có ghi danh Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) bằng chữ Nôm nằm ngoài khơi phủ Quảng Nam Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương thực thi chủ quyền trên quần đảo này - Ảnh: Tư liệu Lễ khao lề thế lính ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, một trong những hoạt động dân gian chứng tỏ Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước - Ảnh: Đỗ HùngNhư vậy, quyền lịch sử của Trung Quốc với Hoàng Sa là rất đáng ngờ. Nhưng ở Bắc Kinh thì cả trong những năm 1970 cũng như bây giờ, người ta hiểu rõ hiểu tầm quan trọng chiến lược của những hòn đảo đối với ưu thế kiểm soát quân sự trên biển Đông, cả với lợi ích khai thác nguồn cá tôm cũng như trong việc nghiên cứu khu vực thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, việc chiếm cứ Hoàng Sa đã làm thay đổi cục diện địa chính trị trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đã mở tuyến đường trực tiếp vươn về phía nam đến quần đảo Trường Sa, mà sau Hoàng Sa đã trở thành mục tiêu mới kế tiếp trong chính sách đối ngoại và những nỗ lực quân sự của Bắc Kinh. Hôm nay, bốn chục năm sau sự kiện hải chiến Hoàng Sa, có thể hoàn toàn vững tin nói rằng cuộc chiến chớp nhoáng trên những hòn đảo xa lúc bấy giờ không bị phê phán rộng rãi hoặc thậm chí không từng là chủ đề thảo luận quốc tế nghiêm túc, thực ra là khúc dạo đầu tới một kỷ nguyên lịch sử mới. Cuộc xung đột ở biển Đông đã từ song phương trở thành đa phương và sau đó, có sự quan tâm của Hoa Kỳ, đã biến thành xung đột có tính toàn cầu, - chuyên viên Dmitry Mosyakov nhận định. “Trung Quốc không dừng động thái bành trướng của họ trên vùng biển Đông, cũng như trên biển Hoa Đông. Căng thẳng đang gia tăng, còn triển vọng về một nền hòa bình lâu dài và bền vững đang ngày càng trở nên mong manh. Vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể chờ đợi những kịch phát mâu thuẫn mới”. Nếu không khai thác vận dụng những công cụ gìn giữ hòa bình quốc tế sẵn có, thì chiến dịch quân sự xâm chiếm chớp nhoáng không nổi bật 40 năm trước đây trong phút chốc có thể biến thành cuộc chiến tranh quy mô lớn trong ngày hôm nay, chuyên viên Nga cảnh báo. Tuần hành tại Sài Gòn đầu năm 1974 phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa Hàng ngàn người đến Thành Điện Hải (Đà Nẵng) chờ xem triển lãm tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa - Ảnh do UBND huyện Hoàng Sa cung cấp Tin Nóng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2014 Quyền kế thừa của nhà nước và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa 16/01/2014 16:35 http://www.thanhnien...-truong-sa.aspx (TNO) Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) hy sinh trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.[1] Đảo Hoàng Sa thuộc cụm Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Google Earth Trong 40 năm qua, có nhiều nghiên cứu, bài phỏng vấn, bài viết về trận đánh ở Hoàng Sa nói riêng và về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam nói chung, nhìn từ các góc độ khác nhau.[2] Mục đích của bài viết này nhằm xét đến quyền kế thừa lãnh thổ, trên đất liền và trên sông, biển, của nhà nước, theo luật pháp quốc tế, ứng dụng vào chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa và những tình huống khác nhau để có hành động thiết thực, bảo vệ hữu hiệu quyền lợi Tổ quốc. Vào đầu thập niên 1990, thế giới chứng kiến sự thay đổi địa chính trị lớn lao ở châu Âu, ảnh hưởng đến ranh giới lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực như Đức, Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc... Cùng với tranh chấp lãnh thổ thường xuyên xảy ra, sự thay đổi địa chính trị này góp phần gia tăng hiểu biết về quyền kế thừa lãnh thổ, thông qua quyết định của Tòa án Quốc tế. Quyền kế thừa lãnh thổ của nhà nước chia làm các trường hợp khác nhau: 1. Quyền kế thừa từng phần: - Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành lãnh thổ của nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp tiểu bang Alaska của Mỹ. - Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành nhà nước mới B như trường hợp Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc. 2. Quyền kế thừa toàn bộ: - Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp Đức. - Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước mới B như trường hợp Việt Nam, Yemen. Nhà nước A hay B bao gồm một hay nhiều nhà nước riêng biệt. Ghi nhận một số trường hợp về nhà nước kế thừa: 1. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Nam Tư (Serbia-Montenegro) (gọi tắt là Nam Tư) - sự kiện Liên Hiệp Quốc, trong một thời gian, không thu nhận nước này làm thành viên, khiến quyết định của Tòa án Quốc tế không đi sát với nguyên tắc thông thường, theo đó Nam Tư là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận.[3] 2. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Đức - khi Cộng hòa Dân chủ Đức ngưng hiện hữu năm 1990 và sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức, Tòa án Quốc tế được xem là đã sử dụng nguyên tắc “kế thừa tự nhiên” đối với Đức trong lãnh vực nhân đạo hay khi ứng dụng Công ước Diệt chủng. Cả hai nhà nước là thành viên Liên Hiệp Quốc từ năm 1973.[4] 3. Trong giải quyết tranh chấp Hungary-Slovakia về đập Gabcicovo-Nagymaros, Tòa án Quốc tế sử dụng nguyên tắc kế thừa tự nhiên trên cơ sở Điều 12, Công ước Vienna năm 1978. Slovakia là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận, của Tiệp Khắc, và bị ràng buộc bởi Hiệp ước năm 1977 giữa hai nước. Tiệp Khắc, Hungary và Slovakia là thành viên của Liên Hiệp Quốc lần lượt từ năm 1945, 1955 và 1993.[5] Qua một nghiên cứu trước đây, người viết chứng minh hai sự kiện: 1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17. 2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.[6] Trước hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa đầu năm 1974, vi phạm nghiêm trọng Điều 2, Khoản 4, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hai chính thể ở phía Nam vĩ tuyến 17, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lên tiếng phản đối trước quốc tế. Khi đất nước thống nhất, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp tục hành xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, kế thừa từ Nhà nước VNCH.[7] Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 8 năm 1975. Mặc dù ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của Việt Nam, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức sáp nhập thành Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở khóa họp đầu tiên của Quốc hội giữa năm 1976. CHXHCN Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9 năm 1977. CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố, khẳng định lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, lần lượt vào năm 1977 và 1982.[8] Quyết định của Tòa án Quốc tế về quyền kế thừa của nhà nước và phương cách hành xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp, hình thành nhà nước mới, cho thấy Nhà nước CHXHCN Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc thụ hưởng quyền thừa kế chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa từ các nhà nước, được quốc tế công nhận, trước đấy. Hai quyết định sau của Tòa án Quốc về tranh chấp lãnh thổ cho thấy tình huống có thể xảy ra cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam. 1. Trong giải quyết tranh chấp Honduras-Nicaragua về bốn đảo nhỏ trong Biển Caribe, ngoài sự kiện không có nước thứ ba công nhận một cách liên tục và nhất quán chủ quyền các đảo này thuộc Honduras hay Nicaragua, Tòa án Quốc tế cho rằng sự liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền của Nicaragua là không đầy đủ so với phương cách hành xử chủ quyền của Honduras. Do đó, Tòa án Quốc tế trao chủ quyền bốn đảo nhỏ cho Honduras.[9] 2. Trong giải quyết tranh chấp Malaysia-Singapore về đảo Pedra Branca, Tòa án Quốc tế nhận định Malaysia, không phải Singapore, là nước có chủ quyền ban đầu, nhưng phương cách hành xử chủ quyền của Singapore ở thời điểm sau khiến Tòa án Quốc tế trao chủ quyền đảo Pedra Branca cho Singapore. Quyết định này phản ánh nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định” mà Tòa án Quốc tế vẫn sử dụng.[10] Khi nói về quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, lãnh đạo Nhà nước, trong vài năm qua, có những tuyên bố sau: “Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.”(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2011)[11] hay: “Không nên nói rằng các vị lãnh đạo Việt Nam chỉ bảo vệ chủ quyền bằng nói miệng. Nói vậy cực đoan quá... Chủ trương của ta là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Có thể nước lớn phớt lờ luật pháp quốc tế vì họ mạnh. Nhưng chúng ta không bao giờ và không được từ bỏ công cụ là luật pháp quốc tế."(Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2013)[12] Các tuyên bố như trên phản ánh đúng đắn sự thật lịch sử, phản ánh quyết tâm của lãnh đạo trong nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước. So với Trung Quốc hay so với một nước nào khác trong tranh chấp trên biển Đông, Việt Nam có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa mạnh mẽ, rõ ràng, vững chắc. Đây là thuận lợi có giá trị vô cùng to lớn mà tiền nhân đã để lại cho thế hệ ngày nay. Tuy nhiên, các quyết định của Tòa án Quốc tế trong giải quyết tranh chấp cho thấy thuận lợi về chủ quyền lãnh thổ của một nước không ở lâu dài với nước đấy. Bên cạnh ngụy tạo chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng quyết định của Tòa án Quốc tế, nhận thức rõ điểm yếu trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và tích cực tìm cách khắc phục.[13] Trung Quốc thừa hiểu kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa trong khi tiếp tục “hành xử” chủ quyền có yếu tố quyết định, hoàn toàn thuận lợi cho Trung Quốc ở Tòa án Quốc tế, như đã dẫn chứng trong tranh chấp giữa Honduras-Nicaragua hay giữa Malaysia-Singapore.[14] Nói một cách khác, Việt Nam đang đối diện với thuận lợi về mặt lịch sử và pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa ngày càng giảm thiểu, thu nhỏ; cán cân thăng bằng trong thuận lợi sẽ chuyển hướng, hậu quả của một chiến lược kiên trì, tinh vi và xảo quyệt của Trung Quốc, nhằm chiếm giữ vĩnh viễn Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam vừa nhận chiếc tàu ngầm tối tân đầu tiên từ Nga. Trong khi hiện đại hóa quân đội là bước không thể thiếu để gia tăng phòng vệ, là nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam nên nghiêm túc sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian tới. Chọn lựa dứt khoát, mạnh dạn của Việt Nam, biến quyết tâm hiện có về Hoàng Sa-Trường Sa thành hành động cụ thể là nghĩa vụ, là trách nhiệm phải hoàn thành của mỗi và mọi người Việt Nam trước lịch sử, trước gương hy sinh của các thế hệ đã qua, trước sự mong đợi của các thế hệ sắp đến, trong quá trình dựng nước và giữ nước. Thái Văn Cầu * Tác giả là chuyên gia khoa học không gian, hiện sống tại Mỹ Chú thích: 1. Vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa, khiến 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh. Xem thêm: "Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974", Thạch Sơn-Thành Luân, 2011 http://daidoanket.vn...t=33184&Style=1 “Lời thề trước 64 liệt sĩ hi sinh tại Trường Sa”, Tiến Thành, 2012 http://tuoitre.vn/ch...-truong-sa.html "Ngày 14.3.1988, hai lăm năm nhìn lại", Việt Long, 2013 http://www.thanhnien...m-nhin-lai.aspx" 2. Tài liệu điển hình về trận đánh ở Hoàng Sa: “Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa”, Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm, 2004 “Can trường trong chiến bại”, Hồ Văn Kỳ Thoại, 2007 “Trận Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974”, Hà Văn Ngạc & Hà Mạnh Chí, 2009 “Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974”, Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa, 2010 “Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền”, Trần Công Trục, 2013 http://giaoduc.net.v...n-post135947.gd Tài liệu điển hình về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa: “La souverainete sur les archipels Paracels et Spratleys”, Monique Chemillier-Gendreau, 1996 "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Từ Đặng Minh Thu, 2007 http://www.tapchitho...DangMinhThu.htm "Giải pháp cho vấn đề Biển Đông", Tạ Văn Tài, 2010 http://www.tapchitho...20_TaVanTai.htm “Vietnam's Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012 http://southeastasia...itime-claim.pdf “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, Trần Công Trục (chủ biên), 2011 “Lẽ phải: Luật Quốc tế và Chủ quyền trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Nguyễn Việt Long, 2012 “Hoàng Sa-Trường Sa: Luận cứ & Sự kiện”, Đinh Kim Phúc, 2012 3. “Application of the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide (Bosnia and Herzegovina v. Serbia and Montenegro)”, Toà án Quốc tế, 1996 http://www.icj-cij.o...es/91/13685.pdf 4. “Colonial Genocide and Reparations Claims in the 21st Century: The Socio-Legal Context of Claims under International Law by the Herero against Germany for Genocide in Namibia, 1904-1908”, Jeremy Sarkin, 2008, pp. 162-168 5. “Gabčíkovo-Nagymaros Project (Hungary/Slovakia)”, Toà án Quốc tế, 1997 http://www.icj-cij.o...=3&p2=3&case=92 "Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties", 1978 http://legal.un.org/...ns/3_2_1978.pdf "The Problem of State Succession and the Identity of States under International Law", Matthew C.R. Craven, 1998 http://www.ejil.org/pdfs/9/1/1471.pdf 6. "Hai Nhà nước Việt Nam và Chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa", Thái Văn Cầu, 2013 http://www.diendan.o...ng-sa-truong-sa 7. "La souveraineté du Viet Nam sur les archipels Hoang Sa et Truong Sa", Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, 1979, pp. 54-55 “The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes: Vietnamese Territories”, Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, 1981, pp. 17-18 "Hiến chương Liên Hiệp Quốc: Chương I - Chương IX" http://www.luatquoct...t.9.005025.html 8. “Giai đoạn 1976-1985: Đất nước thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN” http://www.chinhphu....&articleId=2892 "Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam", 1977 http://www.namdinh.g...-chu-nghia.aspx "Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam", 1982 "The Socialist Republic of Vietnam and the Law of the Sea: An Analysis of Vietnamese Behavior within the Emerging International Oceans Regime", Epsey Cooke Farrell, 1998, pp. 300-302 9. “Territorial and Maritime Dispute between Nicaragua and Honduras in the Caribbean Sea (Nicaragua v. Honduras)”, Toà án Quốc tế, 2007 http://www.icj-cij.o...20&code=nh&p3=4 "The ICJ Awards Sovereignty over Four Caribbean Sea Islands to Honduras and Fixes a Single Maritime Boundary between Nicaragua and Honduras", Pieter Bekker & Ana Stanic, 2007 http://www.asil.org/...ds-honduras-and 10. “Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore)”, Toà án Quốc tế, 2008 http://www.icj-cij.o...&code=masi&p3=4 “Estoppel, Acquiescence and Recognition in Territorial and Boundary Dispute Settlement”, Nuno Sergio Marques Antunes, 2000 11. "Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình", TT Nguyễn Tấn Dũng, 2011 http://vnexpress.net...nh-2212051.html “Giải pháp đòi lại Hoàng Sa”, Nguyễn Thái Linh, Lê Minh Phiếu, Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), 2011 http://biendong.tuoi...i-Hoang-Sa.html# “VN khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”, TT Nguyễn Tấn Dũng, 2013 http://tuoitre.vn/th...-truong-sa.html 12. "Không có chuyện chỉ bảo vệ chủ quyền bằng miệng", CTN Trương Tấn Sang, 2013 http://m.nguoiduatin...eng-a78577.html “Chúng ta không nhu nhược trong bảo vệ chủ quyền”, CTN Trương Tấn Sang, 2013 http://vnexpress.net...en-2713623.html, 13. “Tổng lực nghiên cứu chủ quyền Biển Đông”, Hoàng Việt, 2011 http://baodatviet.vn...n-dong-2195341/ Theo bài này, trong giai đoạn 1999-2010, Trung Quốc có 238 luận án tiến sĩ và 516 hội thảo về đề tài Biển Đông. Đầu năm 2013, Phi Luật Tân khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII-UNCLOS. Dù có quan toà của họ trong Tòa án Quốc tế và Toà án Luật Biển, Trung Quốc không muốn đưa tranh chấp Biển Đông ra quốc tế. Ngoài một số nguyên tắc đã nêu, Toà án Quốc tế, Toà án Luật Biển hay Toà Trọng tài có quyết định dựa trên chứng cứ mỗi bên đưa ra. "Philippines đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án LHQ", Vũ Quý, 2013 http://dantri.com.vn...-lhq-688179.htm "Philippines có đủ chứng cứ để kiện TQ", Thái An, 2013 http://vietnamnet.vn...de-kien-tq.html http://www.icj-cij.o...les/7/16987.pdf http://www.itlos.org...x.php?id=96&L=0 Tài liệu chứng cứ lịch sử ngụy tạo của Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa: “China's indisputable sovereignty over the Xisha and Nansha Islands”, Bộ Ngoại giao nước CHNDTH, 1980 “Selected Works of Han Zhenhua”, Han Zhenhua, 1999 "Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Đông được đề cập trong tác phẩm Ngã Quốc Nam Hải Chư Đảo Sử Liệu Hối Biên", Hồ Bạch Thảo, 2010 http://www.tapchitho..._HoBachThao.htm "Những ghi chép liên quan đến Biển Đông của Việt Nam trong Chính sử Trung Quốc", Phạm Hoàng Quân, 2011 http://www.seasfound...inh-s-trung-quc 14.”Trung Quốc ngang nhiên tổ chức lễ thành lập “thành phố Tam Sa”, Sơn Duân, 2012 http://www.thanhnien...pho-tam-sa.aspx ”Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động phi pháp ở 'TP.Tam Sa'”, Văn Khoa, 2014 http://www.thanhnien...-tp-tam-sa.aspx Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 5, 2014 Vua Minh Mạng "cách tân" tàu thuyền trấn giữ Hoàng Sa - Trường Sa 09/05/2014 17:11 Dân Việt - Minh Mạng là vị hoàng đế tiến hành cuộc cải cách lớn nhất dưới triều Nguyễn. Cuộc cải cách của ông được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền cho cư dân đi biển. Vương triều Nguyễn từng cứu tàu đắm ở Hoàng Sa 3 súng Thần công thời Nguyễn: Báu vật "độc nhất vô nhị" 7 “mắt thần” trấn giữ Trường Sa hoành tráng cỡ nào? Từ xa xưa, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được người Việt phát hiện, xác lập chủ quyền, quản lý, khai thác. Đến thời Minh Mạng trị vì, nước ta trở thành một quốc gia cường thịnh, các nước lân bang đều nể phục, các nước phương Tây xa xôi cũng nhiều lần đến xin thông hiếu. Với sức mạnh và vị thế đó, Minh Mạng đã cho lực lượng thủy quân của mình tiếp tục quản lý, khẳng định chủ quyền một cách rõ ràng trên các hải đảo, nhất là tại các khu Vạn lý Hoàng Sa (tên gọi chung và phổ biến trước đây về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa). Minh Mạng là vị hoàng đế tiến hành cuộc cải cách lớn nhất triều Nguyễn. Cuộc cải cách của ông được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền cho cư dân đi biển. Bên cạnh đó, không chỉ chú trọng gia tăng số lượng, mà nhà vua còn cho tăng chủng loại tàu thuyền. Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Mậu Tý (1828) vua định ngạch các hạng thuyền (ấn định số lượng các loại thuyền cần đóng) ở các địa phương. Tinh thần hướng đến tiến bộ mới của Minh Mạng được sử sách ghi nhận rõ, ví dụ cuốn Quốc sử di biên cho biết vào tháng 4 năm Canh Dần (1830) “vua nghe nói ngoại quốc có xe hỏa, tàu thủy và nhiều vật lạ, sai lũ (Đặng) Khải đi Lã Tống, Tây dương để mua”. Quy chế thủy quân cũng được Minh Mạng cải tiến, ông định kích thước và kiểu dáng cho từng hạng thuyền, thống nhất trong phạm vi cả nước để các xưởng thuyền theo các quy thức đó mà đóng cho chuẩn. Đặc biệt, Minh Mạng đã cho đóng thuyền bọc đồng theo mẫu của người Pháp, vào năm Nhâm Ngọ (1822), vua cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp đưa về Huế, đặt tên là Điện Dương, để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền tại kinh đô nghiên cứu, triển khai đóng theo mẫu thuyền này. Sách Khâm định Đại Nam thực lục cho biết tháng 6 năm ấy, vua “sai Thống chế thủy sư Phan Văn Trường coi đóng thuyền hiệu theo kiểu Tây dương”. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên hoàn thành được đặt tên là Thụy Long; sau đó hàng hoạt thuyền bọc đồng được đóng thêm chủ yếu là thuyền chiến, một số là thuyền dùng trong các chuyến công cán ở nước ngoài. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết thuyền bọc đồng được phân thành 4 hạng khác nhau là hạng rất lớn, hạng lớn, hạng vừa, và hạng nhỏ. Ngoài thuyền bọc đồng, năm Mậu Tuất (1838) Minh Mạng cho mua một chiếc tàu máy hơi nước cũ của Pháp đem về tháo ra nghiên cứu để lấy mẫu đóng thử. Đến tháng 4 năm sau, chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên của nước ta đóng xong và chạy thử thành công. Tháng 10 cùng năm đó, chiếc tàu máy hơi nước thứ 2 cũng được hoàn thành. Từ đó, vua xây dựng quy thức đóng tàu máy hơi vào năm Canh Tý (1840) với “thân rộng 7 thước 5 tấc, dài trên dưới 4 trượng, nhưng thân không quá sâu, khoảng 1 trượng, để dễ dàng di chuyển trên các sông, biển” (Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ). Vua Minh Mạng (1820 - 1841). Sự quan tâm đặc biệt của Minh Mạng với ngành đóng thuyền không chỉ phục vục mục đích kinh tế, giao thương, phát triển công nghệ mà còn nhằm xây dựng lực lượng thủy quân hùng hậu, có sức mạnh và khả năng lớn trong việc xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thậm chí vào năm Kỷ Hợi (1839) ông còn ra lệnh tham khảo các tài liệu phương Tây để soạn sách dạy thủy chiến, bản đồ thủy chiến sau đó cho quân lính thao diễn, luyện tập. Nhà vua còn truyền bảo với Binh bộ thượng thư Trương Đăng Quế rằng: “Trẫm muốn các ngươi trù tính kỹ càng, làm thành quyển sách thủy chiến, giao cho quân lính ngày đêm học tập, đó mới là cách phòng bị trước khi có việc”. Vua Minh Mạng còn căn dặn: “Bờ cõi nước ta, chạy dài ven biển, phái quân đi tuần bể, có nhiều đường ngách, hoặc phải bỏ thuyền mà đánh trên bộ, hoặc phải dời dinh mà vây dưới nước. Như thế thời bộ binh cần phải biết cách đánh dưới nước, thủy binh cũng cần phải biết cách đánh trên bộ, cần dụ các viên Thống quản ở kinh sức cho quân lính dưới quyền, cố gắng diễn tập sao cho hết thảy đều tinh, nên người quân mạnh” (Minh Mạng chính yếu). Năm Canh Tý (1840) cuộc tập trận có mục tiêu giả định lần đầu tiên được tiến hành, theo sử sách nhà Nguyễn ghi lại, vua đã định phép thao diễn thuỷ sư như một cuộc tập bắn trên biển với diễn biến như sau: “Một cái bè nổi giả làm hình thuyền, dài độ 3 trượng, ngang hơn 1 trượng, dựng phên nứa làm giả lá buồm được dựng lên. Đặt bè ở biển hoi xa bờ, xung quanh thả neo để khỏi bị trôi. Những thuyền tham gia diễn tập đậu cách bè chừng 50 trượng, tất cả đều chỉnh tề đợi lệnh. Khi thành Trấn Hải treo cờ đỏ thì cuộc thao diễn bắt đầu, các thuyền đều nhỏ neo kéo thuyền chạy về phía bè. Khi đến quãng giữa thì thuyền đến trước sẽ mang súng hồng y lên ngắm vào bè nổi, bắn liền 3 phát rồi tiến quá phía trước bè ngoài 500 trượng lại quay trở về. Các thuyền đi tiếp sau cũng làm như thế, khi trở về thanh thuyền đi trước, khi đến chỗ tiêu chuẩn bè nổi ở trung gian lại bắn súng như trước và chèo thuyền về chỗ bày hàng ban đầu. Lại thuyền buôm tiến lên bắn súng như trước. Bắn xong 3 đợt thì cờ trên thành Trấn Hải hạ xuống, truyền lệnh thu quân, các thuyền cuốn buồm và hạ neo”. Trước đó, vào năm Giáp Ngọ (1834) vua đã cho xây dựng pháo đài phòng thủ trên một số hòn đảo trọng yếu, đồng thời lệnh cho quan chức các địa phương nơi có dân cư sinh sống tại các đảo, bãi ngoài biển phải dùng tiền công quỹ đóng thuyền do họ đi lại và cấp cả gươm giáo, súng đạn để phòng bị giặc biển. Hai năm sau, vào năm năm Bính Thân (1836) Minh Mạng ban quy định về lệ tuần biển để đánh đuổi cướp biển, thuyền ngoại quốc có ý đồ xâm phạm hải đảo của quốc gia. Để biết rõ hơn về các đảo thuộc Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa và Trường Sa), theo sách Đại Nam thực lục chính biên, năm Giáp Ngọ (1834) vua Minh Mạng đã sai Đội trưởng đội Hoàng Sa là Trương Phúc Sĩ dẫn 20 thủy thủ đi đo đạc kích thước, vẽ bản đồ, đo độ nông sâu, địa thế các đảo. Kể từ đó vua đã nhiều lần cho tiến hành công việc này, những người không hoàn thành nhiệm vụ đều bị xử phạt nghiêm khắc, như trường hợp của Giám thành Trương Viết Soái, năm Bính Thân (1836) khi về không có bản đồ đệ trình bị xử “trảm giam hậu” (chém nhưng tạm giam trước)… Đặc biệt, bên cạnh việc khai thác, tuần phòng trên biển, vua Minh Mạng còn cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột, bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm Qúy Tị (1833), Ất Mùi (1835), Bính Thân (1836)… Như vào tháng Giêng năm Bính Thân (1836) các quan ở bộ Công đã dâng sớ tâu rằng: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Hằng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chọn phái biền binh thuỷ quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng Hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào thuyền đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ bến, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về, dâng trình” (Đại Nam thực lục chính biên). Lời tâu này được Minh Mạng chấp thuận ngay, vua còn căn dặn rằng phải “ghi, nói minh bạch trong họa đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm” (Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ). Như vậy việc các tàu thuyền đi tuần tiễu, khảo sát đo đạc tại Vạn lý Hoàng Sa theo lệ sẽ được tiến hành vào mùa Xuân. Theo các tư liệu khác nhau thì hoạt động này được thực hiện trong vòng 6 tháng, dù có năm do mưa gió, bão lớn nên việc khởi hành phải lùi lại nhưng nhiệm vụ của các tàu thuyền vẫn không thay đổi. Thuyền chiến, thuyền buồm, thuyền chỉ huy thời triều Nguyễn. Việc cho quân đồn trú, tiến hành thu thuế và bảo vệ ngư dân cũng đã được thực hiện, một người Anh tên là Gutzlaff trong bài viết đăng trên tập san “Á Châu hội” xuất bản ở Luân Đôn (London) năm 1849 cho biết: “Những đảo ấy đáng lẽ không có giá trị nếu nghề cá ở đó không phồn thịnh và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu… Tuy rằng hàng năm hơn mười phần thuyền bị đắm nhưng đánh cá được nhiều, đến nỗi không những bù hết mọi thiệt thòi mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đều phải trả, và để bảo trợ những người đánh cá bản quốc”. Ngoài hoạt động bảo vệ chủ quyền, khai thác tài nguyên biển, vua Minh Mạng còn lệnh cho thủy quân làm nhiệm vụ cứu hộ, giúp đỡ các tàu thuyền không cứ của nước nào gặp nạn trên vùng biển nước ta. Như vào năm Bính Thân (1836) đã cứu giúp một thuyền buôn của nước Anh gặp bão tại Hoàng Sa, cứu thoát hơn 90 người đưa vào bờ biển Bình Định cấp lương thực, nước uống, thuốc men cho họ rồi cho về nước… Những điều đó cho thấy vua Minh Mạng không chỉ kế thừa mà còn phát triển chiến lược biển đảo của các triều đại trước lên một tầm cao mới, khẳng định sức mạnh quốc gia trên biển Đông, tăng cường hơn nữa vị trí và chủ quyền tại các hải đảo nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. Nó cho thấy những vùng lãnh thổ thiêng liêng trên biển Đông đó muôn đời là của nước Việt. Lê Thái Dũng 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 5, 2014 Hướng về biển đảo Tổ quốc: Thư tịch cổ Việt Nam viết gì về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa? Thứ Hai, 12/05/2014 - 15:57 (Dân trí) - Các văn bản, tài liệu do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bối cảnh vùng biển nước ta đang bị Trung Quốc xâm lấn nghiêm trọng, Dân trí xin giới thiệu với bạn đọc các thư tịch cổ của Việt Nam viết về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là tài liệu mà chúng tôi đã thu thập được tại các cuộc triển lãm về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Các tàu của Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam. Lê Quý Đôn viết về Hoàng Sa dưới thời Chúa Nguyễn trong “Phủ biên tạp lục” biên soạn năm 1776, như sau: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi giáp liền với biển. Ở vùng biển xa về phía đông bắc có nhiều đảo núi, các núi lẻ tẻ kế tiếp nhau nhiều đến hơn 130 ngọn. Giữa các ngọn núi là biển, đảo núi xa cách nhau hoặc là đi một ngày đường hoặc là đi hết mấy canh giờ. Trên núi có suối nước ngọt, trong các đảo có Bãi Cát Vàng dài khoảng hơn 30 dặm, rộng lớn bằng phẳng, nước trong vắt nhìn tận đáy…”. Về hoạt động của Đội Hoàng Sa dưới thời Chúa Nguyễn cũng được Lê Quý Đôn ghi chép chi tiết trong Phủ biên tạp lục. “Trước đây, họ Nguyễn lập ra đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh sung vào. Mỗi năm luân phiên tổ chức đi ra biển, cứ vào tháng Ba nhận lệnh chịu sai dịch, mang theo sáu tháng lương thực đủ dùng”. “Đội dùng năm chiếc thuyền câu nhỏ chở đi ra biển suốt ba ngày ba đêm liền thì mới bắt đầu đến được đảo này. Thuyền dừng ở đấy thả sức thu lượm, bắt lấy chim cá mà ăn. Lại lấy được đồ vật của tàu thuyền như kiếm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thỏi thiếc, thỏi chì, súng ống, ngà voi, sáp ong, đồ chiêu, đồ sứ. Lại thu lượm cả mai đồi mồi, mai ba ba biển, hải sâm, ốc hoa rất nhiều. Đến kỳ tháng Tám thì trở về cửa Eo rồi đi đến thành Phú Xuân để giao nộp...”, Lê Quý Đôn viết. Dưới triều Nguyễn (1802-1945), sách “Đại Nam thực lục chính biên”, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1836 viết về Hoàng Sa và hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền như sau: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Hàng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chọn phái biền binh thủy quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng Hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa”. Sách “Đại Nam thực lục chính biên” cũng ghi rất rõ cách đo đạc, vẽ bản đồ tại quần đảo Hoàng Sa như sau: “Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ”. “Vua sai Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: “Minh Mạng năm thứ 17, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trômg nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”, Đại Nam thực lực chính biên viết về việc khai phá, xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa của triều Nguyễn. Trong một văn bản bằng chữ Chăm, hiện lưu giữ tại một gia đình hậu duệ thuộc Hoàng Gia Champa ở Bình Thuận, phản ánh việc triều Nguyễn huy động dân gốc Chăm ở Plei Koh (tức làng Koh, nay thuộc đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) ra cắm mốc giới ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung văn bản này có đoạn: “Plei Koh trình tấu với quan phủ về việc cử 3 chiếc thuyền đến Trường Sa và Hoàng Sa hỗ trợ việc cắm các mốc giới theo chỉ dụ. Việc này làng Koh đã tập hợp dân đinh và ngư phủ, nhưng bây giờ biển động không thể ra khơi nên làng xin quan phủ do dời đến tháng Mười sẽ khởi hành…”. Việc này cho thấy không chỉ người Việt mà người Chăm cũng được triều đình phong kiến Việt Nam huy động và sử dụng trong công cuộc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong tác phẩm “Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá biên soạn năm 1686 có một tấm bản đồ vẽ xứ Quảng Nam và trên tấm bản đồ này có một đoạn văn viết bằng chữ Hán, nội dung như sau: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm, đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn”. Theo các nhà nghiên cứu, đoạn văn này viết bằng chữ Hán nhưng riêng 3 chữ “Bãi Cát Vàng” lại được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ của riêng người Việt. Điều này khẳng định từ cuối TK XVII, người Việt đã làm chủ Hoàng Sa và đặt tên cho quần đảo này một cái tên thuần Việt là “Bãi Cát Vàng”. Trong sách “Khải đồng thuyết ước” được biên soạn và khắc lần đầu vào năm 1853 dưới triều vua Tự Đức có tờ “Bản quốc địa đồ” vẽ vị trí các tỉnh và các ngọn núi lớn từ ải Nam Quan đến Biên Hòa – Vĩnh Long. Trên tờ bản đồ này, ở ngoài khơi vùng biển miền Trung có ghi rất rõ 3 chữ Hán: “Hoàng Sa chử”, tức “Bãi Hoàng Sa”. Sách “Khải đồng thuyết ước” là sách giáo khoa tiểu học dưới triều Nguyễn. Có thể thấy việc quần đảo Hoàng Sa được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh, chứng tỏ triều Nguyễn rất chú trọng việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ đường thời. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo này; là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý 2 quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Các văn bản, tài liệu do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ TK XVII đến đầu TK XX, đã khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, ai đó đã nhắc đến câu nói của vua Lê Thánh Tông (1442-1497) được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ đi được. Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc bày tỏ rõ điều ngay lẽ gian…”. Viết Hảo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 5, 2014 http://www.thanhnien...n-viet-nam.aspx Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 minh chứng chủ quyền Việt Nam 13/05/2014 16:50 (TNO) Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 minh chứng chủ quyền Việt Nam vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tiếp nhận và công bố hôm nay 13.5 tại Hà Nội. Bộ bản đồ atlas thế giới của Philippe Vandermaelen được nhận định có giá trị quan trọng trong khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (ĐHQG Hà Nội), trong bộ atlas được xuất bản năm 1827 này có tấm bản đồ Partie de la Cochichine. "Tấm bản đồ này cùng tổng thể bộ atlas là một bằng chứng cực kỳ giá trị để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Ngọc cho biết. Ông Nguyễn Quang Ngọc cũng chính là người có công trong việc cùng các cộng sự phát hiện và đưa bộ atlas này về Việt Nam. Theo ông Ngọc, Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận. Mảnh bản đồ mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18 - Ảnh: Tr.Sơn Điều đặc biệt là có nhiều thư viện lớn châu Âu, châu Mỹ, thậm chí đã được ĐH Princeton (Hoa Kỳ) số hóa và đưa lên internet. "Như vậy tính khách quan và khoa học của nó đã được khẳng định và dễ dàng kiểm chứng cho tất cả mọi người", ông Ngọc nói.Trong bộ atlas này, Việt Nam được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochichine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 - 17 và kinh độ từ 109 - 111. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam (Empire d’An-nam). Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết các mảnh bản đồ về Trung Quốc trong tập atlas này cũng thể hiện rõ xác định đảo Hải Nam là vùng cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Cụ thể, tiếp liền Partie de la Cochinchine ở phía trên là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18. Theo ông Ngọc, tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. "Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được thể hiện trong Partie de la Cochinchine", giáo sư Ngọc nói. Bộ trưởng Bộ TT-TT tiếp nhận bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 - Ảnh: Tr.Sơn Chuyến khảo sát kỷ lục Theo Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, từ những phát hiện ban đầu của một đồng nghiệp Việt Nam đang làm nghiên cứu tại Paris (Pháp), Bộ TT-TT đã tạo điều kiện để ông mở rộng khai thác nhiều nguồn thông tin liên quan đến bộ atlas. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc và tập bản đồ atlas Philippe Vandermaelen - Ảnh do GS Ngọc cung cấp Nhờ sự hỗ trợ kinh phí của ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO, Giáo sư Ngọc đã có chuyến đi khảo sát 5 bộ Atlas hiện đang nằm ở các thư viện Quốc gia Pháp, Bỉ, thư viện Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ, thư viện trường Đại học Y Paris. Sau khi thảo luận và thống nhất đánh giá với các chuyên gia Địa lý học, Bản đồ học, Sử học, Luật học, Thư viện học ở Paris, Bruxelles để có cơ sở xác định bộ Atlas Thế giới của Hiệu sách cổ Sanderus, số 32, Nederkouter, thành phố Gent, nước Bỉ là bộ gốc xuất bản tại Bruxelles năm 1827. Có được những thông tin quan trọng này, ông Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO, đã quyết định tài trợ mua trọn bộ 6 tập Atlas Thế giới để tặng lại Nhà nước để làm dầy dặn thêm cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Kể từ lúc có những thông tin ban đầu về bộ atlas đến khi mua về Việt Nam tất cả chỉ mất khoảng một tháng. Đây là điều chưa từng xảy ra với ông Ngọc từ khi ông tham gia công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo từ năm 1993 đến nay. Ông Ngọc cho biết, bình thường nếu xin kế hoạch đi nghiên cứu có thể sẽ mất cả năm, nghiên cứu xong lại phải tính có tiền mua hay không. Giả sử được phép mua về cũng có thể mất hàng năm nữa. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà tài trợ chắc chắn mọi việc không tiến triển nhanh như vậy. "Tôi thực sự cảm kích tấm lòng và sự hỗ trợ của anh Dũng để đem về cho quốc gia một tài sản quý liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Ở châu Âu họ còn lưu trữ nhiều ấn bản nên đồng ý bán cho mình. Về đến Việt Nam rồi thì đây là tài sản vô giá. Nó không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam", ông Ngọc xúc động nói. Năm 1827 Philippe Vandermaelen (1795-1869), nhà Địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa lý Paris xuất bản bộ Atlas Thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang bảng thống kê và nhiều thông tin về địa lý tự nhiên, chính trị, khoáng sản. Bộ Atlas được hoàn chỉnh trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thế giới lúc đó, cùng những thông tin từ quan sát thiên văn hay những chuyến du hành ở nhiều nơi trên trái đất và được vẽ thống nhất theo tỷ lệ 1/1641836, kích thước 53,5X37cm, có thể được ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m. Đây là một cột mốc lớn đánh dấu giai đoạn phát triển trội vượt cuả công nghệ vẽ và in bản đồ hiện đại ở đầu thế kỷ XIX. Đã gần 200 năm nay, bộ Atlas đã trở nên hết sức nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. (Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc) Trường Sơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2014 Xem bản đồ cương vực được Hoàng đế TQ cho xuất bản baodatviet.vn Thêm tài liệu chứng tỏ cương vực của Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam: Về tấm bản đồ Nhà Thanh do Hoàng đế Khang Hi sai vẽ. Cương vực Trung Quốc là nơi hoàng đế Trung Quốc thực sự có chủ quyền và kiểm soát. Cách dễ nhất để coi đâu là cương vực chính thức của Trung Quốc là xem xét chính sử hoặc các bản đồ cương vực được Hoàng đế Trung Quốc cho chính thức xuất bản. Hoàng dư toàn lãm đồ được Hoàng đế Khang Hi sai vẽ và xuất bản vào năm 1717 là một bằng chứng như vậy. Cương vực Trung Quốc là nơi hoàng đế Trung Quốc thực sự có chủ quyền và kiểm soát, như thu thuế, cử quan lại cai trị. Cách dễ nhất để coi đâu là cương vực chính thức của Trung Quốc là xem xét chính sử hoặc các bản đồ cương vực được Hoàng đế Trung Quốc cho chính thức xuất bản. Những sử liệu và bản đồ địa lý này là tài liệu chính thức của quốc gia, có giá trị quốc tế mà Trung Quốc có thể dùng để xác định vùng đất họ có chủ quyền. Bài viết này chỉ nhằm xác định một sự kiện là Hoàng đế Khang Hi (Kangxi) đã sử dụng giáo sĩ dòng Tên phương Tây đi khắp nơi đo đạc địa hình và vẽ bản đồ chính thức cương vực Triều Thanh; công việc này tốn mất gần 10 năm và kết quả là đã xuất bản bản đồ cương vực Trung Quốc có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (Huangyu quan lan tu) vào năm 1717. Bản điện tử chụp từ bản chính được giữ ở Thư viện Anh do Thư viện cung cấp Theo bản đồ này cương vực phía đông nam Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam. Đây là điểm đóng góp mới vì từ trước đến nay khi nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều người, kể cả tác giả bài viết này, đã trưng ra được bản đồ nhà Thanh nhưng đều là bản đồ không rõ xuất xứ và không phải là chính thức. Ngày 28 tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng chính bản sao của tấm bản đồ do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ và được in tại Đức năm 1735 cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Giới thiệu Trước năm 1909 khi phái Lý Chuẩn ra Hoàng Sa, chính quyền vua chúa Trung Quốc đã không coi đảo và biển Đông Nam Á vượt qua phía Nam đảo Hải Nam là thuộc họ. Trong khi đó các chúa Nguyễn và sau này là vua Gia Long, cùng các vua chúa Việt Nam, đã thường xuyên sai lính ra Hoàng Sa. Điều này được ghi lại trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (viết khoảng giữa 1776-1784) , ghi lại trong chính sử năm 1848, và được người nước ngoài ghi lại tuyên bố của vua Gia Long trong bài viết xuất bản năm 1837, nhưng không thấy có sự phản đối nào từ phía Trung Quốc. Điều đáng chú ý là nhiều học giả Trung Quốc đã không sử dụng chính sử hay bản đồ chính thức của các triều đại Trung Quốc, đặc biệt là triều đại cuối cùng là Nhà Thanh, để xác định đâu là cương vực chính thức của Trung Quốc; họ chỉ sử dụng tài liệu ghi chép của những nhà du lịch, thám hiểm có dịp đi qua và thường chỉ là ghi chép những điều được nghe kể lại. Những bản đồ mà họ dùng làm chứng cứ đều do cá nhân vẽ, không thuộc chính sử. Vậy để xác định việc Trung Quốc trước đây có xem Hoàng Sa và Trường Sa thuộc họ không, cần xem xét sử nhà Minh (1368–1644), nhà Thanh (1644–1912) và bản đồ chính thức của hai triều đại này, vì theo qui định được Tòa án Công lý Quốc tế xác định năm 1933: Ý định, ý chí và hiệu lực thực hiện chủ quyền ít nhất phải được xác định trong sử và tài liệu chính thức. Lịch sử triều Minh và triều Thanh đều cho thấy cương vực Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam; họ đã không màng đến khu vực biển Đông Nam Á vượt ngoài Hải Nam, như vậy thì họ không thể cho rằng đấy là khu vực lịch sử đã lâu đời thuộc về mình được. Các tài liệu do công dân đi qua, nhìn thấy và ghi lại ở những tài liệu du ký ghi chép cá nhân không cho phép quốc gia của công dân đó coi đó là minh chứng cho chủ quyền quốc gia họ ở đó. Vào thời nhà Thanh, đảo Hải Nam gồm Quỳnh Châu (Qiongzhu) và Châu Nhai (Zhuya) sau hợp lại thành tỉnh Quỳnh. Như vậy vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong cương vực Trung Quốc. Trong khi đó đây là thời gian ở Việt Nam, Chúa Nguyễn (1558 – 1777) và triều Nguyễn (1802-1862) đã hành xử chủ quyền liên tục ở đó mà không bị Trung Quốc phản đối. Theo Luật Quốc tế, một yêu sách chủ quyền dựa trên cơ sở sự liên tục hành xử chủ quyền gồm có hai yếu tố, và phải chứng tỏ được từng yếu tố có sự hiện diện: ý định và ý chí hành động như một chủ thể, và một số hành xử và bày tỏ thực tiễn quyền làm chủ đó.” Trong trường hợp Việt Nam, hoạt động của các chúa Nguyễn ở Hoàng Sa đã được Lê Quý Đôn ghi trong Phủ Biên Tạp Lục và việc Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa được Taberd ghi lại và xuất bản năm 1837, các hoạt động của các đời vua sau Gia Long đều được ghi trong chính sử. Xem xét bản đồ chính thức thời nhà Thanh Như đã nói, có rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc được xuất bản ở Trung Quốc cho đến cuối đời nhà Thanh đều không có ghi nhận Hoàng Sa hay Trường Sa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Còn bản đồ được trình bày dưới đây là bản đồ do chính Hoàng đế Khang Hi thời nhà Thanh (1644-1912) thuê các giáo sĩ phương Tây đo đạc, vẽ và mất 10 năm mới hoàn thành. Chính vì thế, mục đích của bài viết này là nhằm xem xét cụ thể tấm bản đồ này. Có thể nói đây là lần đầu tiên tấm bản đồ này được xem xét với mục đích xác định cương vực của Trung Quốc. Theo bài viết Traditional Chinese Cartoghraphy and the Myth of Westernization (Kỹ thuật vẽ bản đồ theo truyền thống Trung Hoa và huyền thoại về Tây phương hóa) của Cordell D.K. Yee, thì trước khi giáo sĩ dòng Tên (Jesuit) Matteo Ricci (1552-1610) và Michelle Ruggieri (1543-1607) đến Quảng Đông năm 1583 truyền đạo, người Trung Quốc đã biết dùng cách kẻ ô để vẽ thể hiện khoảng cách trên bản đồ, nhưng vẫn chưa biết trái đất không phẳng mà là hình cầu, và chưa biết dùng hệ thống Ptolemaic để diễn đạt. Giáo sĩ Metteo Ricci là người giới thiệu kỹ thuật vẽ chính xác của phương Tây vào Trung Quốc và coi đó là phương cách truyền đạo. Ricci đã vẽ lại bản đồ Trung Quốc dựa vào thông tin của Trung Quốc nhưng dùng nguyên tắc vẽ của phương Tây. Những tấm bản đồ này chỉ là chép lại thông tin đã có, chứ không dựa vào đo đạc địa hình. Một số người ở Trung Quốc thích thú đã cho khắc in lại, nhưng lại sửa theo cách nhìn nghệ thuật của họ vì giới trí thức coi bản đồ là một vật phẩm nghệ thuật như tranh vẽ và thư họa chứ không coi là khoa học chính xác. Khang Hi toàn lãm đồ (Hoàng dư toàn lãm đồ) Ngay cả Ricci cũng sửa lại địa thế để đặt Trung Quốc nằm ở giữa bản đồ thế giới, có lẽ nhằm làm người Trung Quốc hài lòng. Khang Hi mới là vị vua để ý đến khoa học phương Tây, như toán học, thiên văn học, cho xây đài thiên văn năm 1644, và quyết định chính thức dùng lịch phương Tây từ ngày 19/10/1644 vì nó chính xác hơn. Chỉ đến năm 1698 các giáo sĩ dòng Tên mới đề nghị Khang Hi cho đo đạc địa hình Trung Quốc để vẽ bản đồ, vì cho rằng các bản đồ cũ không chính xác và thậm chí sai lạc. Như thế, có thể nói bản đồ theo phương pháp phương Tây được nhà vua sai vẽ chỉ thực sự ra đời do lệnh của Khang Hi. Cũng theo Cordell D.K. Yee, năm 1698, vào thời vua Khang Hi nhà Thanh, sau khi nghe linh mục dòng Tên (Jesuit) Dominique Parenin (1665-1759) đề nghị điều tra, đo đạc để vẽ lại bản đồ Trung Hoa vì bản đồ châu, huyện, thị lúc đó có nhiều sai sót, Khang Hi đã yêu cầu Joachim Bouvet (1656-1730) về Pháp kiếm những người hiểu biết về thiên văn, toán, địa lý và đo đạc địa hình đem sang Trung Quốc để giúp vẽ lại bản đồ. Ông này trở về Trung Quốc mang theo 10 người. Sau đó, vua sai vẽ: Năm 1705 vẽ Thiên Tân, hoàn thành trong 70 ngày. Năm 1707 vẽ vùng chung quanh Bắc Kinh hoàn thành trong 6 tháng. Năm 1708 vẽ Vạn lý trường thành, hoàn thành vào năm 1709. Vua nhà Thanh sau khi thử nghiệm thấy rằng cách vẽ của Tây phương hơn hẳn cách vẽ bản đồ truyền thống của TQ nên đã tin cậy giao cho giáo sĩ dòng Tên vẽ bản đồ cả nước. Bản đồ cả nước này hoàn thành năm 1717 có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (Huangyu quan lan tu). Hoàng dư toàn lãm đồ này được nhắc đến trong Thanh sử cảo (Qing shi gao) như sau: “Vào năm Khang Hi thứ 58, toàn đồ được hoàn thành. Đây là bản đồ toàn diện, gồm 32 tờ. Có riêng bản đồ từng tỉnh, mỗi tỉnh một tờ.” Thanh sử cảo mặc dù không hoàn toàn là chính sử vì nó được hoàn thành vào năm 1927 sau khi nhà Thanh đã đổ, nhưng nó được vua nhà Thanh chính thức sai soạn thảo nên có thể coi là chính thức. Bản in bằng khắc gỗ năm 1721 theo tỷ lệ 1:1.200.000, cũng có tất cả 32 tờ, mỗi tỉnh một tờ, giống như bản năm 1719. Bản in gỗ này được mấy linh mục dòng Tên gửi về châu Âu và được dùng làm cơ sở cho quyển sách Description, géographique, historique, chronologique, politique, et physique de l'empire de la Chine (1735) của Du Halde và quyển Nouvel atlas de la chine của J.B. Bourguignon. Năm 1726, hoàn thành Cổ kim đồ thư tập thành có 216 bản đồ khu vực hành chính nhưng không có Mông Cổ và Tây Tạng. Các bản đồ này giống như bản đồ được giáo sĩ dòng Tên hoàn thành, nhưng bỏ đi đường vĩ tuyến và kinh tuyến, và nói chung là kết hợp cách vẽ đơn giản của truyền thống Trung Quốc và nguyên tắc vẽ khoa học của phương Tây. Cổ kim đồ thư tập thành được chính quyền nhà Thanh in năm 1728 là sách bách khoa 5.020 tập, gồm các minh họa và trước tác từ thời sớm nhất đến thời cận đại, được soạn dưới thời Khang Hi và Ung Chính (Yongzheng). Sách bách khoa này gồm 800.000 trang và chứa 100 triệu chữ. Số bản in chỉ có 60. Bản đồ cả nước được in lại trong Traditional Chinese Cartoghraphy and the Myth of Westernization của Cordell D.K. Yee như đã nói ở trên (xem ảnh). Hình này cũng cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chấm dứt về phía đông nam bằng đảo Hải Nam. Cũng có thể thấy bản đồ này được viết nhiều trên mạng bằng tiếng Trung. Bản đồ Hoàng dư toàn lãm đồ này là cơ sở cho những bản đồ khác được xuất bản sau đó ở Trung Quốc mà nguồn gốc tác giả và có khi cả nhà xuất bản cũng không rõ. Dưới đây là một số bản đồ được giữ ở các thư viện phương Tây có thể tham khảo qua mạng, tất cả đều cho thấy Trung Quốc hay tỉnh Quảng Đông không có Hoàng Sa hay Trường Sa: 1. Hoàng dư toàn lãm phân tỉnh đồ (Huang yu quan lan fen sheng tu) được lưu giữ ở Thư viện Quốc hội Mỹ (US Libary of Congress): Bản đồ này có thể coi trên mạng. Tập bản đồ này có bản đồ tỉnh Quảng Đông nhưng tỉnh Quảng Đông chỉ có đảo Hải Nam và không có đất đai nào khác ở phía đông nam. Bản đồ này chứa trong một túi riêng, được tặng cho Thư viện Quốc hội Mỹ vào năm 1884, và ghi năm xuất bản là 1693. Cách vẽ rõ ràng theo nguyên tắc Tây phương, không thể có trước khi Khang Hi yêu cầu giáo sĩ vẽ từ năm 1705. Năm xuất bản ghi 1693 chắc là lầm lẫn. Bản đồ phải được vẽ sau 1717, sau khi Hoàng dư toàn lãm đồ ra đời và có vẻ là bản copy. 2. Đại Thanh nhất thống toàn đồ (Da qing yi tong quan tu), hiện đang lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Úc mà tác giả bài viết này tìm ra trên mạng và đã đưa cho nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo nghiên cứu thêm. Bản đồ này, dựa theo phân tích của Cordell D.K Yee (đã nhắc đến ở trên) cũng như bản đồ trong Cổ kim đồ thư tập thành chỉ là bản sao chép của bản đồ chính thức Hoàng Dư toàn lãm đồ nói trên, không có hai tỉnh Tân Cương và Tây Tạng, nhưng được vẽ theo lối kết hợp giữa Tây phương và Trung Hoa. Bản đồ này gồm 12 phần riêng, phần 1 là vẽ toàn Trung Hoa được in lại ở dưới. Phần 12 về Quảng Đông chấm dứt ở đảo Hải Nam như phần 1. Đại Thanh nhất thống toàn đồ ở Thư viện Quốc gia Úc được in ở dưới. 3. Hoàng dư toàn đồ (Huangyu Quantu) là bản đồ chính thức cuối thời nhà Thanh. Vào năm 1890 chính quyền nhà Thanh muốn chuẩn hóa việc vẽ bản đồ các địa phương và vùng hành chính nên cho lập Hội điển quán (huidianquan) và ra lệnh cho vẽ bản đồ địa phương để lập thành bản đồ cả nước theo phương pháp Tây phương, nhưng nhiều địa phương chỉ dựa vào bản đồ của các linh mục dòng Tên đã vẽ để vẽ lại, vì họ không thể hiểu nguyên tắc. Đại Thanh nhất thống toàn đồ Kết quả là Hoàng dư toàn đồ (1899, trong Khâm định đại Thanh hội điển (Qinding Da Qing huidian ), gồm 24 bộ (Beijing Huidianguan, 1899) là bản đồ mang tính chính thức vì được Huidianguan in. Kết luận Như vậy có thể kết luận là có bản đồ do Khang Hy sai giáo sĩ dòng Tên vẽ, tức là Trung Quốc đã từng có một bản đồ chính thức có giá trị trên cơ sở luật pháp quốc tế. Theo bản đồ này, cương vực Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam và không có gì thay đổi sau đó. Điều này cũng phù hợp với chính sử của Trung Quốc thời nhà Minh (Minh Sử) và thời nhà Thanh (Thanh Sử cảo). Hồ Bạch Thảo, một nhà nghiên cứu Việt Nam đã xem xét Thanh Sử Cảo và cho thấy rõ rằng Thanh Sử Cảo cũng không đả động đến Hoàng Sa và Trường Sa và cũng cho thấy nước “tầu” chấm dứt với đảo Hải Nam. Hồ Bạch Thảo cũng xem xét Minh Sử là sử chính thức của nhà Minh, trước nhà Thanh, cũng cho thấy là địa dư Trung Quốc chấm dứt ở Hải Nam. Bản đồ Trung Quốc có đường chữ U 9-đoạn gãy ra đời vào năm 1947 là do Bai Meichu, một viên chức của Cộng hòa Dân quốc Trung Hoa (bây giờ là Đài Loan) tự vẽ ra năm 1947. Bản đồ tự chế không phản ánh lịch sử thật sự về cương vực Trung Quốc này đã được Nhà nước Trung Quốc sử dụng, ngược với truyền thống Luật quốc tế, để tuyên bố chủ quyền trên khu vực đảo và biển rộng lớn trong đường chữ U, chiếm tới 85% biển Đông Nam Á. Họ đã dùng những tài liệu phi chính thống ghi chép mơ hồ về vùng biển người Hán đã đi qua để cho rằng chúng thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Hán (206 BC–220 AD). Điều xác quyết này ngược hoàn toàn với chính sử hai triều đại Minh, Thanh và bản đồ do chính Vua Khang Hi nhà Thanh ra lệnh biên soạn. Các giáo sĩ dòng Tên đã mất 10 năm mới đo đạc và vẽ xong. Không có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông không thể là điều sơ suất với công trình 10 năm này. Mãi đến 1909 Trung Quốc, và cũng chỉ là chính quyền tỉnh Quảng Đông, mới gửi người ra tìm hiểu Hoàng Sa và mãi đến năm 1952, Chu Ân Lai mới lần đầu tiên đưa ra yêu sách Trường Sa. Cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại là chuyện bịa đặt, không đúng sự thật. Vũ Quang Việt 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2014 Sách giáo khoa Trung Quốc thừa nhận biên giới đến đảo Hải Nam Thứ ba, 3/6/2014 | 11:59 GMT+7 Sách giáo khoa Trung Quốc năm 1912 thừa nhận biên giới nước này chỉ tới đảo Hải Nam. Tư liệu trên vừa được Viện nghiên cứu Hán Nôm công bố sáng 3/6. PGS Trịnh Khắc Mạnh, Viện nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đánh giá cuốn sách giáo khoa của Trung Quốc là tư liệu rất quan trọng. "Sách do Bộ Giáo dục của nước Trung Hoa dân quốc phát hành nên có thể coi đây là sự thừa nhận về mặt nhà nước, rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải của họ", ông Mạnh nhận định. Ông Mạnh cho biết, tư liệu này nằm trong bộ bản thảo dày 3.000 trang của công trình nghiên cứu "Thư mục Hán Nôm về biển đảo Việt Nam", đã được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiệm thu. Một phần của bộ tư liệu này lần đầu được công bố nằm trong cuốn sách có độ dày hơn 480 trang, có tên gọi "Những tư liệu về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông". Giáo sư Nguyễn Tá Nhi thuyết trình những giá trị của các tư liệu vừa được công bố. Ảnh: Chí Hiếu. PGS Mạnh cho hay, cuốn sách gồm 46 tư liệu, đa số đã được công bố dưới các hình thức khác nhau, song đây là lần đầu tiên nguyên bản gốc được giới thiệu rộng rãi trong đó có 17 tư liệu là bộ sử, 18 bản đồ. “Các tư liệu thể hiện nhất quán việc quản lý của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển của chúng ta ở Biển Đông”, PGS Mạnh khẳng định. 46 tư liệu lần này tập trung vào 3 luận điểm chính. Một là chứng minh hàng năm, Nhà nước Việt Nam, từ thời chúa Nguyễn đến nay đều cử người ra đo vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa để phục vụ việc quản lý. Thứ hai, các nhà nước phong kiến đã thành lập những đội quản lý, ra xây miếu lập bia, đưa người dân ra trồng rau sinh sống ổn định từ thế kỷ 17. Những điều này đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa ở Việt Nam. “Từ thời Vua Minh Mạng, việc quản lý có bước phát triển mới. Có nhà buôn Ma Cao, Trung Quốc khi bắt gặp bản đồ ghi Hoàng Sa là của Việt Nam đã dâng lên vua Gia Long chứ không phải là dâng vua nhà Thanh. Điều này cho thấy người Trung Quốc đã ý thức rất rõ chủ quyền của đất nước chúng ta với Hoàng Sa”, vị Phó giáo sư nhấn mạnh. Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Nguyễn Xuân Thắng cho hay, các tư liệu về việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến là những bằng chứng pháp lý vững chắc. Ông Thắng cũng thông tin, trong bộ tư liệu này còn có cuốn sách Giao Châu dư địa chí của các tác giả Trung Quốc viết lại theo một cuốn sách thời nhà Minh, đã công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Theo ông Thắng, cơ quan này sẽ gửi tặng sách đến thư viện các tỉnh trong cả nước và có kế hoạch dịch sách ra tiếng Anh để giới thiệu với bạn bè quốc tế. “Qua các hội thảo, các cuộc liên lạc với cơ quan nghiên cứu phía Trung Quốc, các học giả, tri thức Trung Quốc cũng sẽ đọc được những tư liệu này”, ông Thắng nói. Chí Hiếu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 6, 2014 Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Phần 1 Gần đây, Trung Quốc luôn lớn tiếng tuyên bố nước này có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đã đưa ra nhiều chứng cứ lịch sử cho thấy chỉ có Việt Nam mới là nước thực thi chủ quyền thống nhất tại hai quần đảo này. Xin được giới thiệu nghiên cứu của bà Monique Chemillier - Gendreau, Giáo sư công pháp quốc tế và khoa học chính trị tại trường đại học Paris - VII - Denis Diderot, nguyên Chủ tịch hội luật gia dân chủ Pháp về nội dung này, trích trong cuốn “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” được Nxb Chính trị Quốc gia phát hành năm 1997. Phần 1: Lãnh thổ Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam Những tài liệu cổ do Trung Quốc tuyên bố Lập luận của Trung Quốc được thể hiện trong các tài liệu của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công bố hoặc trong các ấn phẩm có nguồn gốc từ Chính phủ Trung Quốc. Có thể tìm thấy ở đây những lời khẳng định chung chung kiểu như: Một số lớn các sách lịch sử và các tài liệu cũng như rất nhiều các di vật khảo cổ khai quật được đều chứng minh rõ rằng các đảo Tây Sa và Nam Sa (tên gọi phía Trung Quốc đặt cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) từ lâu đời đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Trong vài tài liệu của Trung Quốc, các đoạn trích từ các sách địa lý được đem ra để làm điểm tựa cho danh nghĩa của Trung Quốc đối với các đảo. Đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó, nhưng đây lại là các tác phẩm mô tả về các nước nằm ngoài Trung Quốc. Do vậy, chúng không có một giá trị chứng thực. Bản đồ thời nhà Thanh năm 1904 cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Giống như tất cả các nhà địa lý thu thập các thông tin phổ biến, các nhà địa lý và nhà chép sử Trung Quốc đã quan tâm mô tả về các lãnh thổ nhưng việc mô tả đó không có hiệu lực để đặt chúng dưới chủ quyền của Trung Quốc. Các tác phẩm đó chỉ được xếp vào số các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung các địa điểm chứ không có ích gì cho lập luật pháp lý: - Nam Châu dị vật chí (Những vật lạ ở phương Nam) của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220 - 265) viết dưới thời triều Hán Vũ Đế. Đó là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong biển Nam Trung Hoa. Chúng ta đọc thấy có đoạn mô tả nước thì nông và có nhiều “từ thạch”. Thuật ngữ thơ mộng này chắc chỉ là các đá và bãi cát, nhưng lại rất không chính xác để có thể dựa vào hình ảnh đó xác minh được quần đảo này và - hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp. Chính người Trung Quốc cũng thừa nhận là các đảo này đã có “vô số tên gọi hình tượng và sinh động”. Từ đó có sự hoài nghi của các tác giả không phải là người Trung Quốc về việc cuốn sách đó lại có liên quan tới Hoàng Sa hay Trường Sa. - “Phù Nam truyện” của Khang Thái viết cùng thời kỳ ghi trên nhận ra rằng người ta gặp trong Trướng Hải các đảo san hô, với nền là đá tảng, san hô mọc trên đó. Trong tạp chí Window số 9 - 1993 phát hành tại Hồng Kông có đăng một bài nghiên cứu của Phan Thạch Anh, chuyên gia của Hội Nghiên cứu quốc tế và chiến lược Bắc Kinh, có trích dẫn tài liệu rất chung chung này của Khang Thái có niên đại từ những thế kỷ đầu sau công nguyên. Tác giả cho rằng đấy là mô tả các đảo Spratly, thế nhưng đoạn trích không đưa ra được một mức độ chính xác đủ để khẳng định việc xác minh này. - Dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25 - 220 sau CN) nói về những “điều lạ” của các xứ nước ngoài. Lĩnh ngoại đại pháp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí (ghi chú về nước ngoài) của Triệu Nhữ Quát (đời Tống, 1225). Đảo di chí lược (mô tả chung các đảo) của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo (ghi chép về các biển Đông và biển Tây) của Trương Nhiếp (1618). Vũ bị chí (về bảy chuyến đi của Trịnh Hòa), 1405 - 1433 trong các biển Nam và Ấn Độ Dương) của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải ngoại quốc vãn kiến lục (các điều tai nghe mắt thấy về các nước hải ngoại) (viết dưới đời Thanh). Hải lục (ghi chép về các chuyến đi biển) của Vương Bình Nam cùng thời kỳ (1820), Hải quốc đồ chí (ghi chép về các nước ngoài và về hàng hải) của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược (Tổng quan địa lý hoàn cầu) của Bành Ôn Chương (1848) tạo thành một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến khảo địa lý, sách hàng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc. Một số là tác phẩm của chính những người đi biển hoặc các đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài viết. Số khác như Đông Tây dương khảo kể lại những điều “văn kiến” (nghe và thấy), tác giả đã giải thích rằng ông đã áp dụng phương pháp hỏi những người từ phương xa trở về, thủy thủ hoặc các nhà thám hiểm, đôi khi chỉ gặp họ trên các bến cảng. Phần lớn các sách ghi chép trên đều nói tới các đảo với rất nhiều tên gọi khác nhau, rất khó để xác minh một cách chắc chắn. Đôi khi, cũng có một số chỉ dẫn về khoảng cách tính từ bờ biển. Chúng không phải lúc nào cũng được xác nhận đó đúng là các đảo thuộc Hoàng Sa, còn ít hơn nữa đối với các đảo thuộc Spratly ở cách xa bờ biển Trung Quốc hơn rất nhiều. Ví dụ, trong Đông Tây dương khảo, có nói đến các đảo nằm cách huyện Văn Xương 100 dặm (50km), điều này không thể phù hợp về mặt địa lý với Hoàng Sa nằm cách đảo Hải Nam về phía Đông Nam tới 200km. Tên của các đảo rất khác nhau tùy theo sự tưởng tượng. Cửu Nhũ Loa Châu, Vạn Lý Thạch Đường, Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường, Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn - thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ khăng khăng cho rằng đó chính là Hoàng Sa hoặc Trường Sa. Đôi khi chính họ lại là cho rằng địa danh Vạn Lý Thạch Đường chỉ bốn quần đảo, có nghĩa là chỉ tất cả các đảo trong biển Đông; hoặc khi họ rút ra từ đó kết luận về một danh nghĩa của Trung Quốc trong khi các tài liệu trên như cuốn Hải ngữ của Hoàng Trung, đời Minh (1536) lại ghi đó là các bãi cát nổi của các nước Man Di phía Tây - Nam, như vậy là nhấn mạnh tới tính chất ngoại quốc của các lãnh thổ này đối với Trung Quốc. Đôi khi, khẳng định theo đó có lẽ tài liệu đã nói về Trường Sa lại không khỏi làm sửng sốt, khi đoạn văn này lại được minh họa thêm bởi chú thích đề cập tới Hoàng Sa và xác minh rõ chúng nằm ở vĩ độ 17°10’ Bắc. Đây đúng là một sự lẫn lộn nghiêm trọng. Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Phần 2: Thứ Tư, 11/06/2014 - 09:17 Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Tư liệu lịch sử Các tài liệu do Việt Nam nắm giữ khẳng định sự hiểu biết từ lâu đời đối với hai quần đảo. Sự hiểu biết này đã chuyển hóa thành sự chiếm hữu thực sự từ thế kỷ XVIII. Theo đó, các đảo và quần đảo đã được đề cập từ rất lâu đời. >> Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Phần 1 Đó là các bản đồ có lẽ được lập từ cuối thế kỷ XV - thời vua Lê Trang Tông có nói đến quần đảo Hoàng Sa đã được Viện Nghiên cứu lịch sử in lại, cũng trong các tập Hồng Đức bản đồ được lưu trữ tại Nhật Bản niên đại từ thế kỷ XVII. Trung Hoa Dân quốc tối tân địa đồ của Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch cũng không có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những dấu vết đầu tiên khẳng định về một quyền đã xuất hiện trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, điều này đánh dấu niên đại của những dấu hiệu pháp lý chắc chắn đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm của nhà bách khoa với chức vụ Hiệp trấn, các quần đảo đã được mô tả (phải đi ba ngày đêm mới đến được, các quần đảo đã được xác định khá chính xác) và nói đến hoạt động khai thác có tổ chức của các chúa An Nam. Người ta tìm thấy ở đây bản kê khai các tài nguyên thu lượm được việc khai thác này sau khi đã tham khảo các sổ đăng ký của chúa nhà Chúa có ghi ngày: “Tôi từng tra khảo số biên của cai đội Thuyên Đức Hầu ngày trước như sau: năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa thu lượm được 30 thỏi bạc; năm Giáp Thân (1704), thu lượm được 5.100 tấn thiếc; năm Ất Dậu (1705), thu lượm được 126 thỏi bạc. Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần chỉ lượm được mấy cái bát sành và hai khẩu súng đồng. Cũng tác giả này đã thuật lại những sự kiện trước kia đã từng được các nhà sử học biết đến như một số trận đánh giữa hạm đội Hà Lan và thủy binh của các chúa Nguyễn 1643 - 1644. Các sự kiện này chứng tỏ các chúa An Nam đã có một lực lượng hải quân hiệu quả và rất chú ý tới việc kiểm soát trên biển. Điều này liệu có đưa đến việc nghĩ rằng việc khai thác có tổ chức có lẽ đã có từ lâu mà các cuốn sổ ghi chép chính xác này không nói đến? Không thể bảo vệ điều này vì không có đủ các bằng chứng trước đó. Ngược lại, từ đầu thế kỷ XVIII, các bằng chứng về việc cai quản của chúa An Nam đã được xác lập tốt. Như vậy, khi ông Le Fol, Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ viết cho Toàn quyền Đông Dương ngày 22/1/1929 rằng “quần đảo (Hoàng Sa) dường như vẫn còn là res nullius (đất vô chủ) cho đến đầu thế kỷ trước” và cho biết trong văn kiện này các chỉ dẫn về hành vi cai quản các đảo được các triều đại trước đây thực hiện từ đầu thế kỷ XIX. Luận điểm này của ông Le Fol là của một con người đang đảm nhiệm chức vụ ở một miền của Việt Nam, trực tiếp liên quan đến khía cạnh lịch sử của các vấn đề đó, chắc hẳn là dựa trên sự hiểu biết nhất định về các hồ sơ. Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông không đủ để xác định ngày tháng của các hành vi cai quản của An Nam với tất cả các mức độ chính xác mà việc xem xét đầy đủ hồ sơ cho phép. Đặt mình vào thế kỷ XVIII, người ta có thể bảo vệ được rằng cho tới thời điểm đó, sự tồn tại của các đảo Hoàng Sa đã được biết đến một cách rộng rãi, rằng Trung Quốc không thể viện dẫn bất kỳ sự chiếm hữu nào phù hợp với các tiêu chuẩn đã được nêu ở trên, rằng cuốn sách của Lê Quý Đôn ở Việt Nam là tư liệu đầu tiên nêu lên các hành vi tương ứng với một sự quản lý nhất định quần đảo, đó là sự quản lý có niên đại từ những năm đầu của thế kỷ XVIII. Đối với các đảo Trường Sa, sự tồn tại của chúng chắc chắn đã được biết đến cho dù còn chưa xác lập rõ sự khác biệt của chúng với quần đảo Hoàng Sa (trong các tài liệu được tiếp xúc). Không có gì cho phép khẳng định rằng Trung Quốc đã chiếm hữu các đảo này. Việc quản lý các đảo ở Trường Sa đồng thời với các đảo ở Hoàng Sa. Đón đọc kỳ tới: Việc khẳng định chủ quyền đối với thế kỉ XVIII-XIX Theo Báo tin tức Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2014 Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sử Thứ Hai, 16/06/2014 - 17:45 Tính đến nay, tài liệu cổ được coi là mô tả chi tiết và cụ thể nhất về Hoàng Sa là sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn. LTS: Tuần Việt Nam giới thiệu mạch bài Tư liệu chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa, nhằm hệ thống một số cơ sở chứng cứ lịch sử, phục vụ công cuộc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Bài đầu tiên trong loạt này đưa ra một số vấn đề mang tính khơi gợi và khái quát. Những ghi chép sớm nhất Sách sử ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt là sớm nhất thế giới, đến đầu thế kỷ 17 gần như đều nhất quán ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa và xuyên suốt cho đến nay. (Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này trong những kỳ sau). Địa danh Hoàng Sa, chữ nôm là "Bãi cát vàng" được người phương Tây xác nhận là Paracels vào thế kỷ thứ 19. Các bản ghi chép của các nhà nghiên cứu, nhà truyền giáo, nhà buôn phương Tây đều mô tả về Paracels là một vùng dài các đảo, đá, bãi san hô dọc theo bờ biển miền Trung kéo dài đến tận ngoài khơi Bình Thuận. An Nam đại quốc họa đồ Tuy nhiên, cho đến thế kỷ thứ 18 và suốt một thời gian dài tiếp theo, các nhà địa lý Việt Nam cũng như các nhà hàng hải phương Tây chưa phân biệt làm 2 quần đảo rõ ràng như hiện nay. Nhiều tác giả vẫn cho là một, chạy dài dọc theo ngoài biển miền Trung của Việt Nam. Đối với người Việt cũng tương tự, Hoàng Sa hay Bãi cát vàng (có tài liệu còn gọi là Đại Trường Sa hay Vạn lý Trường Sa) là để chỉ những bãi cát dài từ bắc xuống nam biển Đông. Tới đầu thế kỷ 20, cách gọi như trên vẫn được sử dụng. Trong Dụ số 10 năm 1933 (Văn bản của nhà Vua) thời Bảo Đại và Sắc lệnh số 143 năm 1965 của tổng thống Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ vẫn sử dụng Hoàng Sa (Paracels) chỉ chung 2 quần đảo. TS sử học Nguyễn Nhã cùng các đồng nghiệp châu Âu nghiên cứu về lịch sử phương Đông đã phát hiện một chi tiết rất thú vị: Người Trung Hoa thời cổ, trung đại không hề quan tâm đến biển. Với họ lãnh thổ được gọi là "Giang sơn", chiết tự ra là "sông núi", hiểu theo ngôn ngữ hiện đại là lục địa. Còn người Việt, lãnh thổ có ý nghĩa rộng hơn, bao gồm cả biển nên gọi là "Đất nước". Trong tư duy của người Việt, "Đất nước" là Tổ quốc, bao gồm cả lục địa và biển đảo. Tuy nhiên, người Pháp phân biệt sớm nhất 2 quần đảo này bằng 2 tên gọi khác nhau. Những ghi chép của người Pháp cho thấy Hoàng Sa lúc ấy là Paracels phía Bắc, Spratley ở phía Nam. Đến những năm 1970, cách gọi phân biệt 2 quần đảo này được sử dụng thống nhất và phổ biến. Nói chung, dù tên gọi có khác nhau song trong các tài liệu từ rất sớm như "Đại Nam thống nhất toàn đồ" và "Bắc kỳ hội đồ" đều vẽ Hoàng Sa và Trường Sa trong một dãy liên tục từ Bắc xuống Nam... Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sử Tính đến nay, tài liệu cổ được coi là mô tả chi tiết và cụ thể nhất về Hoàng Sa là sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn. Năm 1775, chúa Trịnh ở đàng ngoài cử Lê Quý Đôn vào Phú Xuân để chuẩn bị kế hoạch bình định hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam mới chiếm được từ tay chúa Nguyễn 1 năm trước đó. Năm 1776, ông được phong chức Hiệp trấn và viết sách "Phủ biên tạp lục". Sách gồm 6 quyển, trong đó quyển 2 ghi chép khá nhiều và rõ về việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa. Bản đồ năm 1749 các nhà hàng hải phương Tây ấn hành và sử dụng Trang 78 b và 79 a có đoạn như sau: "...Ở ngoài cửa biển lớn thuộc về địa phận xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn phủ Quảng Nghĩa (nay là tỉnh Quảng Ngãi) có một hòn núi mang tên Cù Lao Ré. Chiều rộng núi này có thể hơn 30 dặm. Ngày trước có dân cư phường Tứ Chính trồng các thứ cây đậu tại ruộng nương nơi đó. Người ta ra biển rồi chèo thuyền đi bốn trống canh nữa có thể đến Cù Lao Ré. Ở ngoài núi Cù Lao Ré có đảo Đại Trường Sa. Nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật chở đi bán các nơi nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận hải vật. Người ta phải mất 3 ngày đêm mới đến được đảo Đại Trường Sa. Như thế là đảo Đại Trường Sa đã gần đến xứ Bắc Hải...". Nhà bác học Lê Quý Đôn đã mô tả về Hoàng Sa như sau: "...ngoài biển phía đông bắc có nhiều cù lao, các ngọn núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển. Từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 20 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào. Các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Bên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục không như ngọc trai..." Đây là vùng biển có nhiều bão trong năm nên nhiều thương thuyền ghé qua trú tránh. Ghi nhận của nhà bác học Lê Quý Đôn trong "Phủ biên tạp lục" rất rõ: "Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này (đảo Hoàng Sa - TG). Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu như gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, sung, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cũng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân thì nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm rồi lĩnh bằng trở về.... Tôi xem sổ đội của cai đội cũ là Thuyên đức hầu biên rằng: Năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân được 5100 cân thiếc; năm Ất dậu được 126 hốt bạc..." Về cách quản lý của nhà Nguyễn, Lê Quý Đôn tìm hiểu, nghiên cứu và ghi chép khá cẩn thận: "Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc hải, không định bao nhiêu suất. Người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiều sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiên quản...". Bản vẽ Bãi cát vàng, tức Hoàng Sa trong thư tịch cổ Đặc biệt xung quanh vùng biển Hoàng Sa lúc bấy giờ có tàu thuyền của người Trung Quốc bị bão tấp vào. Ngược lại, cũng có tàu thuyền của người Việt bị gió bão đánh dạt qua tận vùng biển đảo Hải Nam của Trung Quốc. Chính quyền hai bên cư xử với ngư dân gặp nạn của nhau hết sức văn minh. Trong "Phủ biên tạp lục" ghi nhận một đoạn như sau: "Hoàng Sa chính gần phủ Liêm Châu, đảo Hải Nam. Người đi thuyền có lúc gặp thuyền đánh cá Bắc quốc (tức Trung Quốc - TG), hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu gởi cho Thuận Hóa nói rằng: Năm Kiền Long thứ 18 có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Sa (cũng là tên gọi Hoàng Sa lúc bấy giờ - TG) tìm kiếm các thứ. Có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng (trên đảo Hải Nam). Quan ở đây xét thực, đưa trả về nguyên quán. Nguyễn Phúc Chu (chúa Nguyễn) sai cai bạ Thuận Hóa là Thức Lượng hầu làm thư trả lời" (tức cảm ơn)... (Còn nữa) Theo Duy Chiến Vietnamnet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 11, 2015 Nhà Thanh khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của VN Thứ Ba, 17/06/2014 06:21AM (VTC News) – Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam. Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) - nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán). Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in. Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851). Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 - triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) - niên hiệu Quang Tự. Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập. Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên... Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ). Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa dịch) Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt - tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương - một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc). Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 - chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam - thuộc Quảng Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam. Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích) Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt Nam. Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng). Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết) Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson - Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ - đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”). Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2015 Bản đồ Trung Quốc thời nhà Minh không có 'đường lưỡi bò' 08:00 AM - 26/11/2015 Thanh Niên Online Tấm tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, một trong số này có từ thời nhà Minh - tức từ năm 1368 đến 1644 - cho thấy vùng biển của Trung Quốc không bao gồm khu vực lưỡi bò chín đoạn ngày nay. Trong khi phiên điều trần đang diễn ra ở Hà Lan, người Philippines phản đối Trung Quốc ở trước cơ quan sứ quán nước này tại Manila - Ảnh: AFP Báo chí Philippines hôm nay 25.11 dẫn nguồn tin từ Văn phòng chính phủ Philippines cho biết trong phiên điều trần đang diễn ra tại Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan), Manila đã phản bác đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc thông qua đường lưỡi bò chín đoạn. Đường lưỡi bò này do Trung Quốc tự đặt ra kéo dài từ đảo Đài Loan xuống gần Indonesia; Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lý đối với lãnh hải thuộc phạm vi đường này. Người phát ngôn của chính phủ Philippines, bà Abigail Valte, cho biết các luật sư của nước này đưa ra rất nhiều chứng cứ cho thấy đường lưỡi bò và việc đòi hòi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là vô căn cứ. “Luật sư trưởng Paul Reichler biện luận rằng đòi hỏi chủ quyền lịch sử và những đòi hỏi chủ quyền có chủ đích của Trung Quốc được dẫn từ công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) thực tế là không tồn tại trong công ước”, bà Valte phát biểu trong một thông cáo của chính phủ được phát đi hôm 25.11 từ Hà Lan, nơi đang diễn ra phiên điều trần của vụ tranh chấp lãnh hải do Philippines khởi kiện Trung Quốc, theo Sun Star. Đại diện Philippines chứng minh rằng 8 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, một trong số này có từ thời nhà Minh - tức từ năm 1368 đến 1644 - cho thấy vùng biển của Trung Quốc không bao gồm khu vực lưỡi bò chín đoạn ngày nay. “Trung Quốc đã không chứng minh được yêu cầu đòi hỏi chủ quyền của mình, đó là việc kiểm soát liên tục và trong thời gian dài đối với khu vực mà Bắc Kinh đòi hỏi”, InterAksyon dẫn phát biểu của một luật sư của Philippines trong phiên điều trần. Phiên điều trần giới hạn các thành phần tham dự bắt đầu hôm nay 24.11 và sẽ kéo dài đến hết tháng 11.2015. Thẩm Đinh Lập, một học giả của Trung Quốc trong một hội thảo tổ chức hồi đầu tuần này ở thành phố Vũng Tàu, nói rằng UNCLOS không phải là nền tảng pháp lý để giải quyết tranh chấp lãnh hải thay vào đó chỉ xét xử quyền lợi trên biển. Học giả Trung Quốc đưa ra nhận định này nhằm phủ nhận tính pháp lý của Tòa trọng tài quốc tế. Trong khi đó, Philippines rất tự tin khả năng chiến thắng của mình trong vụ kiện. Indonesia cũng dọa sẽ kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò vì không chấp nhận việc đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Bộ trưởng phụ trách vấn đề an ninh, xã hội và luật pháp Indonesia, ông Luhut Panjaitan, nói rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc đã lấn vào vùng biển xung quanh đảo Natuna của Indonesia. Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa do Philippines khởi kiện ngay từ đầu và tuyên bố không công nhận phán quyết cuối cùng của vụ kiện. Minh Quang 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2015 Dưới thời vua Gia Long, Hoàng Sa – Trường Sa đã thuộc Việt Nam Chủ nhật, 19/01/2014 - 22:29 Dân trí Sáng 19/1 tại Thế Tổ Miếu (Đại Nội Huế) đã diễn ra lễ giỗ lần thứ 194 của vua Gia Long và kỷ niệm 210 năm quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng. Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762, mất ngày 3 tháng 2 năm 1820, là vị chúa Nguyễn thứ 10 cũng là vị hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguyễn, người đã thống nhất toàn cõi Việt Nam sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, phân liệt. Dưới thời vua Gia Long, lãnh thổ nước Việt Nam rộng lớn hơn bao giờ hết, trải dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng dưới thời vua Gia Long, quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804. Nhắc đến vua Gia Long, người ta nghĩ ngay đến những chiến tích oai hùng của một chiến tướng thân trải trăm trận với tài năng quân sự đã được lịch sử công nhận. Một vị tướng thống lĩnh quân đội năm mới 17 tuổi, có thể điều binh khiển tướng bằng nghệ thuật quân sự dày dặn; có thể thu phục nhân tâm bằng khí độ bao dung, bằng tầm nhìn xa rộng; có thể tổ chức gây dựng một lực lượng hùng hậu quy mô và rất khoa học để mưu cầu khôi phục cơ đồ của tổ tiên. Chân dung vua Gia Long trong án thờ ở Thế Miếu Vua đã bao lần bị truy đuổi phải chạy đến những hoang đảo xa, hay lưu vong nước ngoài, cạn kiệt lương thảo, quân không một người… tính mạng bao lần như bị lâm nguy nhưng vua đã vượt qua tất cả. Sau khi thiết đặt triều đại, với quốc hiệu Việt Nam (1804), vua Gia Long đã áp dụng chính sách khoan hòa, cởi mở trong trị vì, khiến cho một đất nước vừa kinh qua chiến tranh nồi da xáo thịt gần 200 năm, đã nhanh chóng trở nên trù phú thịnh vượng, thành một quốc gia hùng cường ở khu vực Đông Nam Á. “Thấu được đạo lý để an dân không gì bằng phát triển đời sống kinh tế và giáo hóa đạo đức; đồng thời cũng nhìn thấy việc tổ chức một nền chính trị không quá hà khắc là cần thiết, nhà vua đã tổ chức chính sự thật qui củ, sưu thuế nhẹ nhàng, quân kỹ nghiêm minh, lấy an cư lạc nghiệp của dân làm gốc, dùng đãi sĩ chiêu hiền làm trọng. Nhờ vậy, đã qui tụ được hiền tài hào kiệt bốn phương cùng nhau xây dựng một thể chế chính quyền độc lập tự chủ và hùng mạnh về mọi mặt. Toàn cảnh lễ giỗ vua Gia Long và kỷ niệm 210 năm quốc hiệu Việt Nam Đặc biệt, với tầm nhìn thấu suốt về vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của biển đảo đối với việc giữ gìn và phát triển đất nước, vua Gia Long đã không ngừng tuyên bố và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời chăm lo xây dựng lực lượng hải quân và các tuyến phòng thủ ven biển, nhưng mặt khác vẫn tích cực phát triển ngoại giao và thương mại trên biển. Vì vậy, nước Việt Nam đầu thời Nguyễn là một quốc gia hùng cường và có uy tín ở khu vực. Vua Gia Long cũng là người cho quy hoạch và xây dựng Kinh thành Huế trên nền tảng của văn hóa truyền thống có kết hợp khéo léo với các yếu tố văn minh phương Tây, tạo nên một “kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị” mà ngày nay đã được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới” – TS. Phan Thanh Hải cho hay. Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ngày giỗ 194 của vua Gia Long và kỷ niệm 210 năm quốc hiệu Việt Nam chính thức được thành lập đã được tổ chức trang nghiêm, long trọng. Sau phần nghi lễ với chiêng trống, dàn Đại Nhạc là phần phát biểu của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc và phần dâng hương lên án thờ vua. Dưới đây là một số hình ảnh từ buổi lễ: TS.Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đọc giới thiệu về vua Gia Long Án cúng ngoài trời Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kính cẩn trong áo dài khăn đóng làm lễ lạy tạ vua Lễ vật ở án thờ vua Gia Long trong Thế Miếu Lễ vật ở bàn sau án thờ, đoạn gần các bài vị của vua và 2 người vợ Thuận Thiên - Thừa Thiên Hoàng hậu Lạy tạ vua trong Thế Miếu Cao đỉnh - Đỉnh đồng tương ứng với vị trí thờ vua Gia Long trong Thế Miếu. Trên đỉnh này có khắc hình nhiều sự tích gắn với cuộc đời thăng trầm vua, và khắc hình biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa Đại Dương 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites