Văn Lang

Chủ Quyền Trên Hai Quần Đảo

79 bài viết trong chủ đề này

Cửu Đỉnh-chứng cứ về chủ quyền VN đối với Biển Đông

25/07/2011 09:41:06

Cửu Đỉnh ở Huế đang được Nhà nước Việt Nam xét duyệt để công nhận là một bảo vật quốc gia. Trên bộ tác phẩm nghệ thuật bằng đồng này, phần lãnh hải của Việt Nam đã được cổ nhân lưu lại một cách cụ thể, sống động bằng cả hình ảnh và ký tự.

Lâu nay, biển Đông đã trở thành một vấn đề thời sự chẳng những của Việt Nam mà còn của khu vực và một số nước trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, trong những năm trở lại đây các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam đã được công bố ngày càng nhiều, làm cho vấn đề ngày càng sáng tỏ.

Bản kiểm kê tài sản quốc gia

Ngoài hàng vạn thư tịch cổ thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam từ nhiều đời về biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hình ảnh biển Đông còn được chạm nổi sắc nét trên bộ Cửu Đỉnh hiện được bảo lưu tại hoàng cung triều Nguyễn bên bờ sông Hương (góc phía tây nam của khu Đại nội).

Cửu Đỉnh là một bộ tác phẩm nghệ thuật bằng đồng gồm chín cái đỉnh to lớn được Bộ Công đúc tại kinh đô Huế vào năm 1836 dưới thời Minh Mạng. Chín cái đỉnh được đặt thành một hàng ngang trước sân Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn. Mỗi đỉnh đối diện với một gian thờ trong tòa miếu ấy. Riêng đỉnh tương ứng với gian thờ vua Gia Long đặt hơi nhích về phía trước, vì vua Minh Mạng cho rằng đó là vị hoàng đế đã có công khai sáng triều đại.

Ở mặt trước hông các đỉnh đều đúc nổi hai chữ đại tự với chữ dưới là chữ đỉnh và chữ trên là tên gọi tắt miếu hiệu của từng vua. Chẳng hạn như Cao Đỉnh (Cao là miếu hiệu của vua Gia Long), Nhân Đỉnh (Nhân là miếu hiệu của vua Minh Mạng), Chương Đỉnh (vua Thiệu Trị), Anh Đỉnh (vua Tự Đức)…, cứ thế lần lượt theo thứ tự các chữ từ vị vua đầu của nhà Nguyễn là Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ và Huyền.

Đáng chú ý nhất ở đây là 153 hình ảnh được thể hiện xung quanh hông các đỉnh. Ở hông mỗi đỉnh người xưa đã đúc nổi 17 cảnh vật, được phân bố theo một biểu đồ chung: chia làm ba hàng ngang, mỗi hàng gồm một chủng loại. Tại mỗi hình ảnh đều có chữ chỉ tên từng cảnh vật.

Bằng kỹ thuật đúc đồng điêu luyện và nghệ thuật chạm khắc tinh vi, các nghệ nhân thời Minh Mạng đã thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích sự phong phú và đa dạng của các cảnh vật tạo nên sự giàu đẹp của Tổ quốc, bao gồm núi sông, lãnh hải, cửa biển, cửa ải, động vật, thực vật, binh khí, xe thuyền...

Nếu ở Nhân Đỉnh có hình ảnh sông Hương thì ở Tuyên Đỉnh có sông Hồng và Huyền Đỉnh có sông Cửu Long. Nếu ở Cao Đỉnh có hình ảnh biển Đông (Đông Hải) thì ở Nhân Đỉnh có biển Nam (Nam Hải) và ở Chương Đỉnh có biển Tây (Tây Hải). Nếu ở Nghị Đỉnh có cửa biển Thuận An (Thuận An hải khẩu) thì ở Thuần Đỉnh có cửa biển Cần Giờ (Cần Giờ hải khẩu) và ở Dụ Đỉnh có cửa biển Đà Nẵng (Đà Nẵng hải khẩu). Nếu ở Cao Đỉnh có cọp trên rừng thì ở Nhân Đỉnh có cá voi dưới biển....

Các hình ảnh ở Cửu Đỉnh đều biểu hiện những cảnh vật rất thật và thân thuộc với dân tộc Việt Nam.

Khi đánh giá cao 153 hình ảnh trên Cửu Đỉnh, một nhà nghiên cứu phương Tây là R.P. Barnouin đã nhận xét bộ hiện vật bằng đồng này “tạo thành một bản tài liệu biểu thị kiến thức bách khoa của các nho sĩ thông thái trong triều đình Huế năm 1836, tài liệu được giữ nguyên vẹn dưới mắt chúng ta, trong khi đó thì những tài liệu khác đã bị tiêu hủy hoặc sai lạc”

(The urns constitute a text expressing the encylopedic knowledge of the learned men of the Court of Hue in 1836, a text preserved intact under our eyes whereas many others have perished or been deformed) (“Les bas- reliefs des urnes dynastiques de Huế”, tạp chí của Hội Nghiên cứu Đông Dương, bộ mới, tập XLIX- 3, 1974, Sài Gòn, trang 426).

Vào khoảng năm 1990, nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy đã nhận định một cách sâu sắc về Cửu Đỉnh trong một bài viết của ông như sau: “Đây là một cuộc triển lãm... xây dựng trên đời sống trí tuệ và tâm linh của cả một dân tộc mà cho đến ngày nay giá trị ấy càng được xác định hơn. Tâm hồn của đất nước truyền thống biểu hiện tài tình... để ca ngợi Tổ quốc hoa gấm, nước biếc non xanh giàu đẹp, vững bền”.

Posted Image

Cửu đỉnh ở Huế. Ảnh: IE

Có thể nói thêm rằng cuộc triển lãm lộ thiên này, trong một chừng mực nào đó, cũng là một bản kiểm kê tài sản quốc gia vào những thập niên đầu thế kỷ 19.

Giấy chủ quyền của dân tộc

Trong những tài sản quý báu nhất của đất nước được thể hiện trên Cửu Đỉnh, có phần lãnh hải của Tổ quốc, mà cụ thể là biển Đông, biển Nam và biển Tây.

Biển Tây là vùng biển nằm ở phía tây của Nam bộ, tiếp giáp với hải phận của Thái Lan, được gọi chung từ xưa là vịnh Thái Lan (Gulf of Siam). Biển Nam là phần lãnh hải nằm ở phía nam của Nam bộ, tiếp giáp với hải phận của các nước Malaysia, Indonesia... Riêng hải phận của biển Đông xem ra rộng lớn hơn nhiều so với hai biển kia.

Các hải phận của nước ta đã được triều đình nhà Nguyễn bấy giờ quan tâm một cách đặc biệt. Hình ảnh biển Đông được thể hiện trên Cao Đỉnh (Gia Long), biển Nam trên Nhân Đỉnh (Minh Mạng) và biển Tây trên Chương Đỉnh (Thiệu Trị) là ba cái đỉnh to cao nhất và quan trọng nhất, tượng trưng cho ba ông vua đầu tiên của triều đại.

Cửu Đỉnh ở Huế đang được Nhà nước Việt Nam xét duyệt để công nhận là một bảo vật quốc gia. Trong các giá trị của nó, chắc hẳn người đời nay không ai không quan tâm đến chủ đề lãnh hải mà cổ nhân đã lưu lại một cách cụ thể bằng cả hình ảnh lẫn ký tự trên đó.

Dù đã trải qua 175 năm (1836-2011) với bao cơn bão táp của thiên nhiên và thời cuộc, Cửu Đỉnh vẫn còn đứng vững giữa lòng đất nước. Bộ tài liệu bằng đồng này cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin cần thiết, trong đó có những hình ảnh khẳng định chủ quyền của dân tộc về lãnh hải nói chung, biển Đông nói riêng.

Với giá trị mang tầm quốc gia, hình ảnh này xứng đáng được đưa vào hồ sơ biển Đông của Việt Nam để đấu tranh ngoại giao trên trường quốc tế.

(Theo Phan Thuận An / báo Tuổi trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam

thanhnien_121.gifThanh Niên – 16 giờ trước

Để giải quyết cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh danh nghĩa lịch sử, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bên thứ ba.

11082011Tu-lieu-khach-quan-thua-nhan-chu-quyen-Viet-Nam-Bando204054594.jpg

Người phương Tây đã từng nói về sự quy thuộc của quần đảo Paracel vào An Nam. Các nhà truyền đạo Pháp trên tàu Amphitrite trên đường sang TQ đã ghi trong một bài tiếng Pháp năm 1701: “Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các tai nạn đắm tàu ở đó” ([1]).

Jean-Louis Taberd ghi nhận:

“Pracel hoặc Paracels (Bãi cát vàng), mặc dù quần đảo này không có gì ngoài các đá, bãi và độ sâu lớn hứa hẹn nhiều bất tiện lợi hơn, Vua Gia Long đã nghĩ tới việc mở rộng lãnh thổ của ngài bằng cách chiếm thêm vùng đất buồn bã này. Năm 1816, ngài đã tới đây long trọng cắm cờ, chính thức chiếm hữu các đảo đá này, mà không một ai tranh giành gì với ngài cả”([2]).

Về phần mình, J.B.Chaigneau, cố vấn của nhà vua An Nam, đã viết trong cuốn hồi ký về nước Cochinchine:

“Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh… một vài đảo có dân cư không xa biển và quần đảo

Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành. Chỉ tới năm 1816, Hoàng đế mới chiếm hữu quần đảo này”([3]).

Dubois de Jancigny trong Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Ceylan có viết: “Chúng tôi quan sát thấy rằng từ ba mươi tư năm nay, quần đảo Paracel (người An Nam gọi là Cát vàng), một ma hồn trận thật sự của các đảo nhỏ, các đá và các bãi cát đầy ngờ vực của các nhà hàng hải và có thể được coi là hoang dã và vô tích sự nhất trong số các điểm của quả địa cầu, đã được người An Nam (Cochinchine) chiếm hữu. Chúng tôi không để ý liệu họ có tạo nên một công trình nào trên đó không (nhằm mục đích, có thể, bảo vệ nghề cá); nhưng chắc chắn rằng Vua Gia Long đã gắn thêm vòng hoa này vào vương miện của người, bởi vì ngài đã thân chinh tới đó chiếm hữu, việc này xảy ra vào năm 1816 khi ngài long trọng kéo cờ của An Nam lên đó”([4]).

Gutzlaff trong bài Địa lý Vương quốc Cochinchine xuất bản năm 1849 tại London (Anh) cũng ghi Cát Vàng (để chỉ Paracel) thuộc Cochinchine. Gutzlaff viết:

“Không biết vì san hô hay vì lẽ khác mà các ghềnh đá ấy lớn dần, nhưng rõ ràng nhận thấy các đảo nhỏ ấy càng năm càng cao, và một vài cái bây giờ đã có người ở thường xuyên, thế mà chỉ mấy năm trước sóng đã vỗ dập qua. Những đảo ấy đáng lẽ không giá trị nếu nghề chài ở đó không phồn thịnh và không biết bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu. Từ lâu đời, những thuyền phần lớn từ đảo Hải Nam tới, đã hằng năm đến thăm các bãi nổi này và tiến hành cuộc viễn du xa xa tới tận bờ đảo Borneo. Tuy rằng hằng năm hơn phần mười bị đắm, nhưng cá đánh được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết được mọi thiệt thòi, mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế được đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đây đều phải trả, và để bảo trợ người đánh cá bản quốc” ([5]).

Trong Địa lý tóm tắt của Ý (Compendio di Geografia) do Adriano Balbi soạn năm 1850, trang 641 mô tả về địa lý Vương quốc An Nam có ghi: Cũng thuộc vương quốc này còn có quần đảo Paracel, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, nhóm đảo Hải Tặc và Côn Đảo). Cũng trong tác phẩm này tr.644-648 về địa lý Trung Hoa không viết gì về Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay cả các sách TQ cũng công nhận việc quy thuộc các đảo này vào An Nam. Chúng ta có thể đọc được điều đó trong phần tựa cuốn Hải Lục năm 1842 trong đó Vương Bính Nam đã so sánh các điều mắt thấy tai nghe do Tạ Thanh Cao, một thủy thủ TQ từng đi nhiều nước nhiều vùng về kể lại:

“Vạn lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên giậu của An Nam”.

Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán (người TQ) năm 1696 ([6]) quyển III đoạn thuật lại chuyến đi về Quảng Đông bắt đầu đi từ Quảng Nam viết: “…bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là "Vạn lý Trường Sa", mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; nếu thuyền bị trái gió trái nước tấp vào dầu không tan nát cũng không gạo, không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm ([7]). Các quốc vương thời trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các tàu thuyền hư hỏng dạt vào". Đoạn văn mô tả này đã xác nhận việc hành xử chủ quyền của thời Chúa Nguyễn qua hoạt động thu lượm hóa vật của Đội Hoàng Sa.

Các mô tả về Paracel từ các nguồn nước ngoài chứng tỏ Hoàng Sa không phải là các đảo ven bờ biển Trung VN. Trong khi có khá nhiều nguồn tài liệu trung gian chứng minh sự chiếm hữu Paracels của các Chúa và Vua Nguyễn, không có một nguồn tư liệu nước ngoài nào chỉ rõ sự chiếm hữu các đảo này của TQ.

TS Nguyễn Hồng Thao

[1] Trích dẫn theo P.B Lafont, Sđd, tr.248.

[2] J.L Taberd, Ghi chép về địa lý Nam Kỳ trong the Journal of Bengal, Calcutta, serie VI, September 1837, tr.737 - 745.

[3] Tập san của người bạn cũ của Huế, số 2,1923, tr.257.

[4] M.A Dubois de Jancigny, Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xeylan, Paris éd, Firmin Didot Freres, 1850, tr. 555.

[5] Journal of the Geographical Society of London (Tạp chí Hội Địa lý London), quyển 19 (1849), London, John Murray, 1849, tr. 93-94.

[6] Hải ngoại ký sự là ghi chép chuyến đi của tác giả Đại Sán Hán Ông, tên là Thạch Liêm từ chùa Trường Thọ tỉnh Quảng Đông đến vùng Thuận Quảng nước Đại Việt vào năm Ất Hợi triều Vua Khang Hy (1695) và trở về Trung Quốc vào năm sau (1696). Sách nguyên bản chữ Hán gồm 6 quyển đã được Viện Đại học Huế dịch trọn bộ ra Quốc ngữ năm 1963. Sau này người TQ đã dựng nên một chiến dịch nói xấu tác giả, chứng minh ông là người không bình thường, là kẻ điên để giảm bớt tính chân thực của tác phẩm. Nguyễn Quang Ngọc, Sđd, tr. 43.

[7] Phạm Hoàng Quân cho rằng ở đây có lỗi dịch Hán-Nôm, thất canh lộ không phải là 7 ngày đêm, canh ở đây là đơn vị chiều dài. Tuy nhiên ông cũng công nhận một canh khoảng trăm dặm. Như vậy về khoảng cách Hải ngoại ký sự mô tả khá chính xác khoảng cách từ bờ đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cách dịch đúng được đề xuất là: “Quãng ấy cách Đại Việt bảy canh đường, chừng bảy trăm dặm”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện thêm văn bản tế lính Hoàng Sa

Cập nhật lúc :8:35 AM, 25/08/2011

(Đất Việt) Chiều 24.8, TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi công bố việc tìm thấy một bài văn tế lính Hoàng Sa - Trường Sa ngay trong đất liền. Nơi tìm thấy bài văn tế lính Hoàng Sa là tại nhà của gia đình ông Diệp Văn Thang (88 tuổi; thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ (phải) cùng ông Diệp Công Thang trước bản chép bài văn tế lính Hoàng Sa - Trường Sa bằng giấy dó. Ảnh: Tuổi Trẻ

Bài văn tế có nội dung tri ân những người lính Hoàng Sa, khấn vái thiên thần, nhiên thần, thủy thần phù hộ, độ trì cho các binh phu Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ trên vùng lãnh hải tổ quốc bình an vô sự.

“Điều đặc biệt là trước nay chúng ta cứ nghĩ lề khao lề thế lính Hoàng Sa chỉ có ở đất đảo Lý Sơn, nhưng qua việc phát hiện bài văn tế này của gia tộc họ Diệp đã khẳng định rằng, không chỉ ở Lý Sơn mới cúng tế thế lính Hoàng Sa mà ngay trong đất liền, ở các vùng ven biển của tỉnh Quảng Ngãi cũng có nghi thức lễ cúng tế và thế lính Hoàng Sa”, TS Vũ nói và cho biết thêm, bài văn tế này đã được gia tộc của ông Diệp Văn Thang gìn giữ và lưu truyền qua nhiều đời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện tài liệu mới về đội hùng binh Hoàng Sa

Thứ hai, 19/9/2011, 12:19 GMT+7

Dòng họ Võ Văn ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang lưu giữ những tài liệu cho thấy tổ tiên họ từng gia nhập đội hùng binh ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ từ năm 1786, sớm hơn 30 năm so với các tài liệu công bố trước đây.

'Bảo tàng biển đảo' của nhà nghiên cứu Huế/ Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa

Trong lúc thực hiện dự án “Khôi phục những ngôi mộ của binh phu đi Hoàng Sa”, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều tài liệu quý của dòng họ Võ Văn ở huyện đảo Lý Sơn liên quan đến chủ quyền lãnh hải Hoàng Sa, Trường Sa từ cuối thế kỷ 18. Võ Văn là một trong 13 dòng họ tiền hiền trên đất đảo Lý Sơn.

Sau nhiều lần phiên dịch, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu lưu trữ viết bằng chữ Hán của dòng họ này, tiến sĩ Vũ kết luận: “Tộc họ Võ Văn ở Lý Sơn có công rất lớn trong việc thiết lập đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, giong buồm ra biển Đông đo đạc hải trình, tìm kiếm các hải vật, sản vật và khí cụ về dâng nộp lên triều đình từ cuối thế kỷ 18".

Đến nay, tại Lý Sơn cũng như ở vùng ven biển Quảng Ngãi, chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về đội hùng binh Hoàng Sa sớm hơn tài liệu của dòng họ Võ Văn. Những tài liệu này ghi rõ ràng: Vào năm Thái Đức thứ 9 - 1786, triều đình Tây Sơn đã cử Võ Văn Khiết làm cai đội Hoàng Sa có nhiệm vụ tuyển mộ binh phu cho đội Hoàng Sa và đội Quế Hương để đi tìm đồi mồi, ba ba biển, các đồ vật quý hiếm trên biển để về phụng nộp cho triều đình.

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tiếp cận tài liệu cổ liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa của dòng họ Võ Văn ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín

Căn cứ vào các bộ chính sử, từ trước đến nay các nhà nghiên cứu cho rằng Cai đội Phạm Quang Ảnh đi ra Hoàng Sa, Trường Sa sớm nhất, vào năm Ất Hợi - 1815. Tuy nhiên, những tài liệu mà Tiến sĩ Vũ và các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được, đặc biệt là tài liệu Hán Nôm tìm thấy trong dòng họ Võ Văn, cho thấy "Cai đội Võ Văn Khiết mới là người Lý Sơn chỉ huy đội Hoàng Sa sớm nhất. Nối tiếp ông Khiết là Cai đội Võ Văn Phú ra Hoàng Sa vào năm 1803" - ông Vũ nhận định.

Hiện tài liệu của dòng họ Võ còn lưu tờ kê trình của Cai thủ cửa biển Sa Kỳ kiêm cai cơ thủ ngự quản đội Hoàng Sa là Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, nói về việc trình tấu cho ông Võ Văn Khiết làm cai đình An Vĩnh vào năm 1803. Tờ kê trình này ghi chép rõ: Tiếp theo Võ Văn Khiết còn có con ông là Võ Văn Phú, mà trong các bộ chính sử có ghi là Phú Nhuận hầu, cũng là cai đội Hoàng Sa vào năm Gia Long thứ 2 (1803).

Ngoài ra, dòng họ Võ Văn còn có nhiều người đi Hoàng Sa nữa, tiêu biểu là Võ Văn Hùng - người mà trong các bộ chính sử triều Nguyễn có nhắc đến nhiều lần với vai trò người dẫn đường cho thủy quân và tuyển chọn đà công, thủy thủ... Đó là những người vâng mệnh triều đình thực thi nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Hoàng Sa trong thời Minh Mạng.

Tại nhà ông Võ Văn Út, hậu duệ thứ 16 của họ Võ ở Lý Sơn, còn giữ phả tộc cổ cũng có ghi chép rõ ràng: Võ Văn Hùng là một trong 10 người con của Hội nghĩa hầu Võ Văn Khiết, ít nhất đã ba lần vượt biển Đông ra Hoàng Sa. Năm Giáp Ngọ (1834) có thể là chuyến vượt biển lần thứ hai của ông.

Chính vì thông thạo hải trình, luồng lạch nên ông Hùng được giao nhiệm vụ dẫn đường (hay còn gọi hoa tiêu) cho hải đội ra quần đảo Hoàng Sa. Cùng đi với ông còn có em trai Võ Văn Công. Người trực tiếp cầm lái là ông Đặng Văn Siểm cùng quê Lý Sơn với anh em họ Võ.

Chính ông Võ Văn Hùng có nhiệm vụ tuyển chọn binh phu đi Hoàng Sa trong trai làng Lý Sơn. Khởi hành vào năm Ất Mùi (1835), những người trực tiếp đưa đoàn thuyền ra quần đảo này như Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh được khen thưởng vì sự tận tâm với trọng trách.

Posted Image

Phần mộ của Cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín

Ông Võ Văn Khiết đã được phong tước Hội Nghĩa hầu, mộ còn ở thôn Tây, làng An Vĩnh, Lý Sơn. Nhưng mộ của Võ Văn Phú, Võ Văn Hùng, Võ Văn Công, Võ Văn Sanh… mà gia phả họ Võ Văn còn ghi, vẫn chưa xác định được nơi yên nghỉ.

Tiến sĩ Vũ cho rằng, có thể họ đã không có cơ may trở về sau những lần vượt biển đi đo đạc thủy trình, cắm mốc, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa từ hai trăm năm trước.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện văn bản phong "Soái đội Hoàng Sa"

Một sắc phong cổ phong “Soái đội Hoàng Sa” cho một người Quảng Nam vừa được phát hiện tại nhà thờ tộc Lê ở xã biển Tam Thanh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam...

Theo sắc phong được lưu giữ tại nhà thờ tộc Lê ở xã biển Tam Thanh (TP. Tam Kỳ) cho biết đây là một trong “Soái đội Hoàng Sa” đầu tiên được phát hiện tại Quảng Nam.

Theo bản dịch mới đây của Thích Chánh Huệ trụ trì chùa Kỳ Viên (Tam Kỳ) và những người am hiểu chữ Hán tại địa phương vừa mới công bố cho biết: bản sắc phong cổ được lưu giữ tại nhà thờ tộc Lê ở xã biển Tam Thanh (TP. Tam Kỳ) khẳng định: vào năm Minh Mạng thứ 18 (Mậu Tuất 1838), Tuần phủ Nam Nghĩa chỉ dụ: Trong đội thủy vệ Quảng Nam số 10 có đội binh Lê Văn Ước “đầu quân lâu năm, công vụ cần mẫn nên đề bạt làm quyền Đội trưởng Đội tả thủy vệ Quảng Nam số 1, giao bằng cấp Soái đội, tùy cai quản”.

Như vậy, ông Lê Văn Ước, người con của tộc Lê quê ở phường Hạ, xã Hòa Thanh, tổng An Hòa, huyện Hà Đông cũ (nay là thôn Hạ Thanh, xã Tam Thanh) được phong giữ chức Đội trưởng Đội tả thủy vệ cai quản Hoàng Sa.

Đây là văn bản chữ Hán cổ nhất được lưu giữ tại phổ ý tộc Lê phái nhất vừa được phát hiện.

Posted Image

Văn bản cổ vừa được phát hiện khẳng định người Quảng Nam cũng từng tham gia bảo vệ đảo Hoàng Sa cách đây hơn 300 năm (Ảnh: V.Trường)

Cùng với chỉ dụ của quan Tuần phủ Nam Nghĩa (đứng đầu 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi) cử ông Lê Văn Ước làm Đội trưởng Đội tả thủy vệ. Phổ ý phái nhất tộc Lê còn lưu một chỉ dụ nữa của quan Tri phủ huyện Hà Đông.

Chỉ dụ này căn cứ lệnh cấp trên đã phê giấy chứng nhận giao Đội trưởng Đội tả thủy vệ Lê Văn Ước tuyển mộ thủy quân lấy vải đỏ may cờ nhỏ, trên đó viết dòng chữ “Hà Đông Tiên Giang Đoàn Dân Dũng”.

Như vậy, có thể khẳng định dưới triều Nguyễn, tại Quảng Nam đã hình thành lực lượng thủy binh để bảo vệ bờ cõi trên biển và đã từng có những người con Quảng Nam cùng Quảng Ngãi ra bảo vệ Hoàng Sa.

Theo nhiều bậc cao niên am hiểu chữ nho cho biết: công việc thủy vệ lúc bấy giờ chủ yếu đi cai quản các đảo ở Hoàng Sa. Lính thủy binh xa nhà có khi hàng năm trời nên những người tham gia đội thủy binh đều có tinh thần dũng cảm, tự nguyện cao mới được tuyển chọn.

Trong một văn bản cổ khác cũng được lưu giữ tại nhà thờ tộc Lê này cho biết: trong chiếu dụ của quan tri phủ huyện Hà Đông (viết năm Tự Đức thứ 11, năm 1859) về việc mộ thủy binh như sau: Dưới đội thì đội trưởng có quyền mộ binh trong thôn xã để thành lập.

Dưới hạt là các thôn, xã, tùy thực tế mỗi nơi châm chước mà quy định tuyển 50, 60 hoặc trên 40 người làm tiểu đoàn; mỗi tiểu đoàn bố trí một đoàn trưởng, lựa chọn thế nào có thể thu phục được họ.

Quy thúc 5 tiểu đoàn có tên theo thứ tự sẽ thành 1 đại đoàn… Phân tác khí giới tùy theo trong dân, có kiếm sắt hoặc dao rựa thì sửa đổi để dùng đều có thể được. Bình thường lực lượng này là tự vệ hương thôn, ngày tập luyện võ nghệ, đêm thì tuần phòng nhưng nếu có công văn lúc cần lập tức xuất binh.

Với phát hiện này đã khẳng định những người con Quảng Nam cách đây hơn 300 năm đã từng tham gia đội Hùng binh Hoàng Sa, tham gia bảo vệ chủ quyền bờ cõi của tổ quốc.

Vũ Trung - Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã tờ lệnh thiêng bảo vệ Hoàng Sa

Thứ sáu 20/04/2012 14:18

Để đảm bảo vận chuyển an toàn về đất liền, nhiều cảnh sát được huy động bảo vệ. Tờ lệnh được cất trong một chiếc cặp kim loại chuyên dụng và niêm phong, rồi khóa dính vào tay của một cán bộ công an.

Tháng 3 âm lịch hằng năm là tháng mà người dân đảo Lý Sơn chọn ngày thắp hương khấn vái, làm Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Trong ngày ấy, họ thả hoa đăng, thả thuyền cùng hình nhân thế mạng, khấn hương hồn những người đã ra đi vì Hoàng Sa được sớm siêu thoát, sớm quay về với quê hương bản quán.

Báu vật khẳng định chủ quyền

Nếu theo quy ước của họ Đặng (20 năm mới được mở rương một lần), thì đến năm 2019 thì mới đến lượt mở. Thế nhưng vào năm 2009, tuy mới được một nửa thời hạn, thì rộ lên chuyện chủ quyền đối với vùng biển đảo Hoàng Sa.

Posted Image

Ông Lên, anh Thành (bên trái sang) đang nhận bằng khen của Bộ Ngoại giao trao tặng.

Tuy không biết chữ Hán, nhưng ông trưởng tộc họ Đặng Lên linh cảm rằng tài liệu nằm trong chiếc rương của dòng họ Đặng mà mình đang giữ, có liên quan đến vấn đề đang được cả dư luận quốc tế quan tâm trên. Vì thế sau khi bàn bạc với mọi người trong dòng họ, ông Lên quyết định tổ chức làm lễ xin mở rương và in ra một số bản phụ. Đồng thời, ông giao cho anh Thành mang một bản tìm đến Sở VHTTDL tỉnh để nhờ người có kiến thức, am hiểu xem xét.

TS Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi, người tiếp nhận tờ lệnh này, nhớ lại: Khi đó tôi đang dự họp thì nghe Thành gọi điện và nói, có tài liệu quan trọng mà dòng họ Đặng cất giữ từ mấy đời nay, có thể liên quan đến Hoàng Sa, muốn nhờ xem giúp.

Tuy chỉ vỏn vẹn có 4 trang, thế nhưng với những thông tin quý đã ghi, tờ lệnh góp thêm một bằng chứng khẳng định rằng vùng biển đảo Hoàng Sa từ xa xưa đã thuộc phạm vi cai quản của Việt Nam. Trước đó, trong quá trình nhiều lần tìm hiểu tại Lý Sơn, tôi có nghe nói gia tộc họ Đặng còn cất giữ nhiều tư liệu cổ rất quý nên cũng đã tiếp cận, nhưng bị người đại diện họ này từ chối. Vì vậy khi nhận được cuộc điện thoại này, tôi đã bỏ cuộc họp để gặp. Sau khi nhận văn bản photocopy từ tay anh Thành, TS Vũ liền đi gặp ngay đến các bạn bè biết chữ Nho để cùng dịch và xác định đây là một tờ lệnh của triều đình Vua Minh Mạng, được ban vào ngày 15.4 âm lịch, năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1835), với nội dung phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy Lý Sơn đi thu lượm sản vật ở Hoàng Sa và đo đạc, vẽ bản đồ...

Tờ lệnh còn ghi rõ tên tuổi, nhiệm vụ những người tham gia chuyến này như: Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để gia nhập đội thuyền; giao Đặng Văn Siểm (bậc tiền nhân gia tộc họ Đặng) lo kham việc đà công (người dẫn đường); giao Võ Văn Công phụ trách lương thảo. Tờ lệnh còn nêu cách tổ chức binh thuyền thành hải đội; thời gian ra khơi...

Hành trình về đất liền

Khi biết ý nghĩa to lớn và quý giá của tờ lệnh, sau khi họp bàn, ngày 9.4.2009, gia tộc họ Đặng đã thống nhất hiến tặng tư liệu quý này cho Nhà nước. Ngày đưa tờ lệnh vào đất liền, gia tộc họ Đặng đã tổ chức một lễ cúng trang nghiêm ở nhà thờ tộc. Không những hậu duệ họ Đặng đi làm ăn xa cũng vội về để tham gia, mà hàng trăm người dân ở đảo cũng đến xem và tiễn đưa tờ lệnh.

TS Vũ kể: Với ý nghĩa vô cùng đặc biệt của tờ lệnh, để đảm bảo vận chuyển an toàn về đất liền và chuyển giao cho Chính phủ, Sở VHTTDL đề nghị huy động lực lượng công an huyện, tỉnh tham gia bảo vệ và áp tải. Tờ lệnh được cất trong một chiếc cặp kim loại chuyên dụng và niêm phong, rồi khóa dính vào tay của một cán bộ công an.

Trong suốt cuộc hành trình từ khi tiếp nhận từ gia tộc họ Đặng, lên tàu và về đến trụ sở của tỉnh, tờ lệnh luôn được đông đảo lực lượng công an bảo vệ. Và sau khi tiếp nhận tờ lệnh từ tộc họ Đặng ở Lý Sơn trao tặng, cũng ngay trong tháng 4.2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao lại tài liệu trên cho đại diện Bộ Ngoại giao. Tuy chỉ vỏn vẹn có 4 trang, thế nhưng với những thông tin quý đã ghi, tờ lệnh góp thêm một bằng chứng khẳng định rằng vùng biển đảo Hoàng Sa từ xa xưa đã thuộc phạm vi cai quản của Việt Nam.

Với những đóng góp đó, ngoài khen thưởng của UBND huyện, tỉnh và các sở, ngành tỉnh Quảng Ngãi, vào đầu tháng 4.2012, Bộ Ngoại giao cũng đã trao tặng bằng khen cho Gia tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn, vì có những đóng góp trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gặp Hoàng Sa ở Lý Sơn - Kỳ 4: Bằng chứng đây!

25/04/2012 3:29

Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, điều đó là bất biến. Nếu có ai đó hỏi “bằng chứng đâu?”, xin thưa: “Nó đây, “sổ đỏ” của Hoàng Sa đây!”.

Kỳ 3: Những hình nhân chết thế

Sổ đỏ” đó chính là Tờ lệnh điều quân ra Hoàng Sa có từ thời Minh Mạng được dòng họ Đặng ở thôn Đồng Hộ xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn gìn giữ từ năm 1834 đến năm 2009, đúng 175 năm. Có thể xem đây là “bằng chứng” sống động nhất về chủ quyền của nước ta tại Hoàng Sa.

Bằng cách nào mà dòng họ Đặng giữ được báu vật ấy một cách nguyên vẹn trong điều kiện có quá nhiều đổi thay của thời cuộc suốt 175 năm qua cũng như sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi vùng đất này? Đó là câu chuyện đậm chất truyền kỳ mà sự cẩn trọng, chỉn chu của người giữ nó không thôi chưa đủ, cần phải có một ý thức rất cao về lòng yêu nước, yêu Hoàng Sa thì mới thực hiện được.

Lần giở trước đèn

Trên đường ra Chùa Hang, di tích văn hóa cấp quốc gia của Lý Sơn, trước khi gặp biển, rẽ trái theo con đường làng một quãng ngắn là gặp nhà thờ họ Đặng ở thôn Đồng Hộ. Đó là gian nhà ngói khiêm nhường nhưng ấm cúng, nép mình dưới hàng cây cổ thụ sum suê lá xanh và rực đỏ hoa giấy mùa này. Họ Đặng không phải là tộc họ lớn ở Lý Sơn, song có một nhân vật của dòng họ này đã thành “giai thoại” của làng. Đó là Đặng Văn Siểm, người đời sau ví ông như con kình ngư của biển khơi. Cũng nghe “đồn đoán” vậy thôi chứ chẳng có tài liệu nào đề cập đến nhân vật này. Cho đến mùa hè năm 2009, khi thấy Đặng Văn Siểm được nêu tên trong “Tờ lệnh”, lại được giao làm đà công thì dòng họ Đặng mới biết thêm về tổ tiên mình.

Posted Image

Trao Tờ lệnh cho Bộ Ngoại giao - Ảnh: Trần Đăng

Ông Đặng Tôn, trưởng tộc họ Đặng, là người chăm sóc hương hỏa đồng thời cũng là người duy nhất được dòng họ giao cho chìa khóa giữ chiếc rương có đựng “tài liệu quý”. Chữ Hán của ông Tôn chỉ đủ nhận mặt nhất nhị tam tứ ngũ nên ông chẳng biết gì về nội dung của các tài liệu toàn chữ Hán được cha ông trao lại đang để trong chiếc rương nọ. Theo di chúc của tổ tiên, họ Đặng quy định phải 20 năm mới được mở chiếc rương một lần. Chủ yếu là xem thử có mối mọt hao khuyết gì không để còn khắc phục. Năm 2004, ông Đặng Tôn mất, em trai ông là Đặng Lên được phép “kế tục” anh trai. Ông Lên nhớ lại: “Tôi được biết là chiếc rương kia đã được mở vào các năm 1939, 1959, 1979, 1999, đúng như quy ước của dòng họ. Lẽ ra đến năm 2019 thì mới được mở nhưng năm 2009, chỉ 10 năm sau lần mở cuối cùng, tôi xin phép dòng tộc được mở rương”. Hỏi ông Lên vì sao lại “phá lệ”? Ông nghiêm trang nói: “Hình như có ai đó mách bảo rằng, chiếc rương ấy đang mang trong lòng nó một sứ mệnh nên tôi quyết định xin phép được mở ra. Và đúng là như thế”.

Kể từ năm 2005, ngư dân Lý Sơn liên tục bị Trung Quốc bắt bớ và đòi tiền chuộc mỗi khi họ ra Hoàng Sa đánh cá, với lý do là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nghe giọng điệu ấy, ông Lên tức lắm. Linh cảm đã mách bảo với ông rằng, tài liệu trong chiếc rương kia có thể giúp được gì chăng trong việc khẳng định chủ quyền của nước ta tại Hoàng Sa. Và rồi ông quyết định sắm một lễ cúng để “xin phép” tiên linh mở rương nhân lệ cúng xuân tháng 4.2009. Đó không phải là lần đầu tiên ông Lên chứng kiến mở chiếc rương nhưng việc “lần giở” báu vật của tiền nhân lần này, lòng ông rộn lên nỗi niềm khó tả! Gần như tập tài liệu vẫn còn nguyên nếp gấp, còn thơm mùi mực, như thể ông bà dòng họ Đặng cất chúng vào rương vừa mới hôm qua. Ông sai đứa cháu sao chụp toàn bộ tài liệu nọ và tìm người dịch giúp. Bản dịch cho biết đó là Tờ lệnh điều động binh phu ra Hoàng Sa năm 1834, trong đó, ông Đặng Văn Siểm được giao làm đà công! Dòng họ Đặng rồi cả đảo Lý Sơn, rồi tỉnh Quảng Ngãi và cả nước như sôi lên với tài liệu này.

Ý thức của dòng tộc

Ông Đặng Lên nói: “Một lần nữa tôi biết ơn tiền nhân dòng họ Đặng đã giữ được báu vật này cho đất nước. Phải rất có ý thức thì mới giữ được, vì suốt 300 năm qua, bao lớp trai làng trên đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa, có rất nhiều tờ lệnh điều động nhưng chỉ giữ được có mỗi một tờ này. Ông cha chúng tôi đã để tài liệu ấy vào chiếc rương bằng gỗ tra bể, một loại danh mộc gần như thất truyền ở Lý Sơn này”. Cũng theo ông Lên, nếu để Tờ lệnh vào chiếc rương bằng loại gỗ khác, e có khi đã hỏng lâu rồi. Tra bể là loại gỗ chống mối mọt và giữ được độ ẩm cao, bảo vệ được lớp giấy dó và chữ viết trên đó còn nguyên vẹn.

Nghe phát hiện “sổ đỏ” cho Hoàng Sa, nhiều cuộc điện thoại “trong bóng đêm” đã tới tấp gọi về nhà ông Lên và xin mua với giá 2 tỉ đồng. Ông Lên đã chối từ và cấp báo sự việc trên với tỉnh Quảng Ngãi. Lập tức một tiểu đội cảnh sát cơ động được cấp tốc điều ra đảo để giữ Tờ lệnh và đợi ngày chuyển vào đất liền để giao cho Bộ Ngoại giao. Lần đầu tiên dân Lý Sơn mới nhìn thấy sắc phục của cảnh sát cơ động trên đảo, không phải để “trấn áp tội phạm” hay xử lý “nóng” các vụ đâm chém mà là để bảo vệ Tờ lệnh. Thế mới biết, giá trị và ý nghĩa của Tờ lệnh như thế nào.

Trước ngày đưa Tờ lệnh vào đất liền để hiến cho Nhà nước, dòng họ Đặng lại có một đêm mất ngủ. Các bà, các cô, các chị trong làng đã tề tựu về đây để cùng với con cháu họ Đặng “cúng cơm” xin ông bà cho phép được hiến báu vật ấy cho quốc gia. Trên mâm cỗ cúng ông bà hôm ấy, người ta lại thấy bày ra những món ăn quen thuộc dành cho lính Hoàng Sa thuở trước. Này là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng Ngãi, nọ là bánh thuẩn, kia là bánh ít lá gai… Đây là những loại bánh dùng làm lương khô, có thể để lâu ngày trên thuyền đi biển mà không sợ hỏng. Cách thức làm những thứ bánh đó được những người đàn bà trên đảo Lý Sơn gìn giữ hết đời này sang đời khác. Gìn giữ và “truyền đời” các loại bánh đó cho con cháu như lưu ký những kỷ niệm của tổ tiên và cũng là hâm nóng Hoàng Sa, là gieo vào lòng thế hệ trẻ hôm nay để chúng biết rằng hiện vẫn còn một góc trời của Tổ quốc nơi Hoàng Sa đang nằm trong tay kẻ khác.

Đáp lại sự hiến dâng đó của dòng họ Đặng, mới đây, đại diện Bộ Ngoại giao đã về tận Lý Sơn để trao cho tộc họ Đặng tấm bằng khen của Bộ. Thay mặt dòng tộc, ông Đặng Lên cảm ơn sự quan tâm đó đồng thời kiến nghị, nên làm cách nào đó để cho Tờ lệnh được “cựa quậy”, được phát huy tác dụng về giá trị của nó trong việc đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa chứ không nên biến nó thành một thứ “hàng mẫu” trưng bày trong viện bảo tàng.

Tờ lệnh là bằng chứng về chủ quyền tại Hoàng Sa là điều không bàn cãi nữa. Nhưng, với thế hệ hậu bối của dân Lý Sơn, họ có một “tờ lệnh” khác cho riêng mình mà không cần bất cứ một ấn chỉ nào. Đó là tấm lòng của con cháu đối với Hoàng Sa, để mỗi khi nổ máy rời bến tàu, các mũi thuyền lại hướng về quần đảo ấy, bất chấp những tai ương đang chờ đón họ.

Trần Đăng - Đỗ Hùng - Hiển Cừ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trong chiến lược độc chiếm biển Đông

05/07/2012 4:00

Ý đồ độc chiếm biển Đông và luận điệu phi lý của Trung Quốc lộ rõ từ lịch sử hành chính Hải Nam đến việc thành lập “TP.Tam Sa”.

Trước thông tin Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, ngày 21.6.2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ quyết định này. Chủ tịch TP.Đà Nẵng và Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũng nhấn mạnh: “Quyết định này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý”.

Chúng ta cùng xem xét xâu chuỗi từ lịch sử quá trình quản lý đảo Hải Nam với các sự kiện thành lập tỉnh Hải Nam (ngày 13.4.1988), thành lập đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên là Tam Sa quản lý Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam (tháng 11.2007) đến quyết định phê chuẩn lập TP.Tam Sa vừa qua. Bình thường, việc thành lập một tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền và là công việc nội bộ của một quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc thành lập tỉnh Hải Nam hay TP.Tam Sa bao gồm cả lãnh thổ nước láng giềng thì không còn là công việc nội bộ của Trung Quốc nữa, mà là một việc làm bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước khác.

Biên giới chỉ đến Hải Nam

Cho đến đời tiền Hán (206 - 8 trước CN), đảo Hải Nam do người Lê (hay Ly), một tộc Việt trong Bách Việt, làm chủ nhưng bị người Trung Quốc ở Quảng Đông chinh phục. Đây có thể coi là bước đầu tiên tiến xuống biển Đông của các triều đại Trung Quốc. Các chính quyền kế tiếp nhau liên tục đưa người Hoa đến định cư ở vùng ven bờ đảo Hải Nam, dồn người Lê (hay Ly) vào vùng rừng núi ở sâu bên trong đảo. Các bộ lạc người Lê không cam chịu cảnh áp bức bóc lột, vùng lên khởi nghĩa nhưng bị đàn áp dữ dội nên đều thất bại. Một điều đáng chú ý là ở đảo Hải Nam có dân Lê (Ly) thì ở Thanh Hóa có dân Ly. Giữa người Lê (Ly) của đảo Hải Nam và Thanh Hóa chắc có sự giao thân. Vì vậy, năm 1905, ông E.Brerault khảo sát đảo Hải Nam thấy có “người Việt ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam”. Đó chính là người Lê (Ly) ở ven biển.

Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản 1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam, và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam)

Ngoài các chính sách bóc lột hà khắc về mặt kinh tế, chính quyền phong kiến Trung Quốc vẫn dùng phương pháp chia để trị. Họ chia nhỏ các bộ lạc người Lê, bắt sống rải rác xen kẽ với các bộ lạc người Mông di cư từ tây nam Trung Quốc đến sau này. Trong vòng 19 thế kỷ tiếp theo, các chính quyền phong kiến Trung Quốc tiếp tục cho di dân đến và áp dụng chính sách đồng hóa để biến Hải Nam thành lãnh thổ của mình.

Từ thời Đường (618 - 906) đến năm 1909, Hải Nam vẫn bị coi là vùng biên giới “lam sơn chướng khí” và dùng làm nơi đày ải tù chính trị. Người bị đi đày nổi tiếng nhất ở đây có lẽ là nhà thơ Tô Đông Pha (1036-1101).

Sự cách biệt với nền văn hóa lục địa Trung Quốc, nạn cướp biển ven bờ, bệnh sốt rét ác tính cùng với sự nổi dậy thường xuyên của các bộ lạc bản xứ đã ngăn cản chính quyền Trung Quốc đưa người Hoa đến đây định cư với quy mô lớn. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới khác xa với đại lục, không thích hợp với kinh tế của người Hoa cũng là nguyên nhân làm cho nền kinh tế trên đảo chậm phát triển và người Hoa không muốn định cư ở đây. Những nguyên nhân khách quan này cản trở chính sách tiến xuống biển Đông của các triều đại Trung Quốc. Vì vậy, đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các chính quyền Trung Quốc đều coi lãnh thổ của mình chỉ bao gồm từ đảo Hải Nam trở lên phía bắc.

Đã có nhiều sự kiện, bằng chứng được ghi nhận trong sách vở Trung Quốc và Việt Nam chứng tỏ cương giới cực nam của Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 chỉ ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam. Các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trong thời gian đó, nhà nước phong kiến Việt Nam đã làm chủ thực sự và tổ chức đội Hoàng Sa đi khai thác 2 quần đảo của mình.

Posted Image

Bản đồ của Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 chỉ vẽ lãnh thổ đến đảo Hải Nam - Ảnh: Đại Thanh nhất thống toàn đồ xuất bản năm 1894 với đảo nhỏ phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ (VN) - Nguồn: Biengioilanhtho.gov.vn

Tham vọng và mưu đồ

Từ năm 1909, Trung Quốc mới bộc lộ tham vọng trên biển Đông. Theo lệnh Phó vương Lưỡng Quảng, Đô đốc Lý Chuẩn đem một số pháo thuyền nhỏ đến một vài đảo của Hoàng Sa, bắn vài phát súng rồi vội vã rút lui dù khi đó quần đảo này đã có chủ. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu có những hành động tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo trên biển Đông của Việt Nam.

Năm 1932, Trung Quốc chính thức nêu yêu sách tiến xuống phía nam tới quần đảo Hoàng Sa. Trong Công hàm 29.9.1932 của đại diện Trung Quốc tại Paris gửi chính phủ Pháp chỉ nêu yêu sách quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): “Tây Sa là bộ phận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Với công hàm này, Trung Quốc chưa hề yêu sách đối với Trường Sa. Những dữ kiện nói trên càng chứng tỏ lập luận Trung Quốc có “chủ quyền từ lâu đời” trên 2 quần đảo là không có cơ sở. Tiếp đó, họ chưa làm thêm được gì thì đảo Hải Nam bị quân đội Nhật chiếm đóng từ 1939 đến năm 1945.

Tháng 4.1950, phe Tưởng Giới Thạch phải từ bỏ Hải Nam. Từ đó, nơi đây được xem là một bàn đạp quan trọng trong chiến lược xâm chiếm biển Đông, vốn được đẩy lên mức hơn hẳn các chế độ trước đó.

Cùng năm, một nhà xuất bản Trung Quốc cho ra bản đồ “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ”. Trong đó, điểm cực nam không còn ở đảo Hải Nam nữa mà nó đã được đưa xuống phía nam hơn 1.500 km, tới tận vĩ tuyến 40 bắc, gần bờ biển Malaysia. Theo bản đồ này, đường “lưỡi bò” trên biển ôm trọn tới 80% biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tham vọng quá đáng của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

Tiếp theo “chính sách xâm lược bằng bản đồ”, vào ngày 15.8.1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố yêu sách về vùng biển và hải đảo theo bản đồ nói trên. Từ đó, Bắc Kinh tích cực bắt tay chuẩn bị hành động. Nhưng do tình hình quốc tế lúc bấy giờ và lực lượng hải quân còn yếu nên tham vọng trên hướng biển vẫn còn có mức độ. Năm 1956, lợi dụng quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế ở Hoàng Sa, Trung Quốc bí mật đưa quân đổ bộ, chiếm đóng đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 1.1974, sau khi ký Thông cáo chung Thượng Hải và với sự làm ngơ của Mỹ, Trung Quốc huy động lực lượng kết hợp hải quân, không quân đánh chiếm nốt nhóm phía tây của Hoàng Sa. Chỉ huy chiến dịch mở mang bờ cõi bất hợp pháp này là ông Đặng Tiểu Bình và tướng Diệp Kiếm Anh (còn tiếp).

Bằng chứng về luận điệu thiếu cơ sở của Trung Quốc

- Nhiều sách báo phương Tây ghi lại sự kiện khoảng năm 1895, 1896 tàu Bellona của Đức và tàu Ymedi Maru của Nhật chở hàng cho Anh bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam 140 hải lý về phía nam. Người Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã ra lấy trộm đồng trên tàu. Lãnh sự Anh ở Hải Nam phản đối với nhà đương cục Trung Quốc và nhận câu trả lời rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc do đó Trung Quốc không có trách nhiệm gì ở đấy.

- Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản 1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam, và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’ bắc.

- Trong cuốn Phủ biên tạp lục của nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn viết năm 1776 cũng ghi lại một sự việc: Năm 1754, thuyền của đội Hoàng Sa do Chúa Nguyễn phái ra khai thác Hoàng Sa bị đứt dây neo, trôi dạt vào cảng Thanh Lan thuộc đảo Hải Nam. Các quan sở tại đã tra xét những người ở trên thuyền, khi biết là người của đội Hoàng Sa Việt Nam, đã chu cấp tiền, gạo cho về quê mà không hề phản đối gì. Chúa Nguyễn còn sai người viết thư cám ơn.

Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập (*)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc

15.07.2012 14:45

(NguoiViet.de) Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…

Posted Image

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905

Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.

Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm. Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.

Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung đại ý rằng từ đời xưa người Hán đã có các tấm bản đồ nhưng không được rõ ràng, chính xác và không rõ ngọn nguồn. Đến đời Khang Hy thứ 47 Thánh tổ nhân hoàng đế đã sai phái 2 giáo sỹ người nước ngoài làm ra tấm “Vạn lý thành đồ” trong vòng hơn 1 năm. Sau khi các tỉnh đã duyệt quy mô như đã định trên bản đồ, đến năm Tân Mão đời Khang Hy thứ 50 các giáo sỹ đã tập trung ở Kinh đô cùng nhau vẽ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” gồm 13 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có nói rõ “Chỗ nào bị tàn khuyết thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì sửa lại cho đúng, khiến cho nó được rõ ràng như trong lòng bàn tay…”.

Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

Ngược về quá khứ, có thể thấy Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay). Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà thuộc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được ấn hành vào năm 1905 và tái bản năm 1910. Trước đó trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”… chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Vì vậy ông sẵn sàng hiến tặng tài liệu quý này cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm để phục vụ vào mục đích chung.

Duy Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử

Thứ Hai, 23/07/2012, 11:12 (GMT+7)

Vụ bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa:

TT - “Chính lịch sử TQ đã khẳng định lãnh thổ của họ không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghĩa là sau này họ mới vẽ vào bản đồ, nhận vơ của mình và không chứng minh được mình có chủ quyền với 2 quần đảo đó”.

Posted Image

Ảnh: Việt Dũng

PGS.TSKH Hà Minh Hòa, viện trưởng Viện Khoa học đo đạc và bản đồ (Bộ Tài nguyên - môi trường), khẳng định như vậy về bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904. PGS.TSKH Hà Minh Hòa nói:

- Tấm bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc công bố năm 1904, được thực hiện dưới thời nhà Thanh có giá trị rất lớn để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Trung Quốc. Điều đó càng cho thấy lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa gì hết. Trong khi đó, ở nước ta thời nhà Nguyễn đã cai quản thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa, làm sao nói đó là chủ quyền của Trung Quốc được?

"Khi thực dân Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đi khám phá các vùng biển và giao lưu buôn bán thì người ta mới vẽ bản đồ. Các tư liệu của Pháp đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, rồi tư liệu của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Mỹ, tất cả đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"

PGS.TSKH HÀ MINH HÒA

* Thưa ông, như vậy tấm bản đồ do Nhà xuất bản Thượng Hải công bố năm 1904 là một chứng cứ lịch sử không thể chối cãi về việc Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc? - Rõ ràng về mặt lịch sử là không thể phủ nhận được điều đó. Tấm bản đồ đó đã khẳng định nơi non cùng đất tận của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Nếu ai nghiên cứu kỹ lịch sử sẽ biết ngày xưa người Trung Hoa không ra biển. Thậm chí đời nhà Thanh có luật ra biển bị tử hình.

Ông thám hiểm hàng hải người Trung Quốc là Trịnh Hòa mà họ hay nói cũng chỉ là đi qua và thấy Hoàng Sa đẹp quá rồi mô tả lại chứ Trung Quốc không chiếm hữu, sử dụng liên tục trong giai đoạn dài ở đấy.

Nếu bảo ông Trịnh Hòa đi qua mô tả rồi nói Hoàng Sa là của mình thì bây giờ chúng ta đi qua Thượng Hải, mô tả Thượng Hải rồi bảo đó là của Việt Nam thì sao?

* Liệu Trung Quốc có thể xóa bỏ các tư liệu lịch sử, trong đó có bản đồ của họ năm 1904?

- Đó là bản đồ của nhà Thanh, một triều đại cai trị đất nước Trung Hoa hơn 200 năm và lãnh thổ họ tới đâu họ vẽ tới đấy, nên bây giờ Trung Quốc sẽ không thể cãi được, không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử của cả một triều đại. Hơn nữa, bản đồ này có tính pháp lý rất cao vì nó là bản đồ do một cơ quan của triều đình nhà Thanh ban hành.

Đặc biệt, bản đồ đó còn là bản đồ của một quốc gia công bố ra thế giới. Không chỉ Việt Nam có mà các nước khác cũng có. Những bản đồ đã xuất bản thì không chỉ một quốc gia mà nhiều quốc gia đều lưu lại. Cái đó, đứng về pháp lý thì Trung Quốc hoàn toàn đuối lý. Cùng với bản đồ thì còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế giới ngày nay người ta không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc là vì thế.

* Thưa ông, nghĩa là sẽ còn nhiều bản đồ khác trong lịch sử khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam?

- Hiện nay, bản đồ của Việt Nam thế kỷ 15 là do các nước phương Tây vẽ. Bản đồ của mình do Lê Quý Đôn vẽ mãi đến thế kỷ 18 mới có. Một trong những bản đồ của cuốn sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 thế kỷ 18 mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ở Trung Quốc, đến đời nhà Thanh mới có bản đồ. Trước đó họ chủ yếu mô tả lịch sử. Ngay cả Trịnh Hòa khi đi thám hiểm cũng chỉ là mô tả những nơi đi qua chứ có vẽ được bản đồ đâu.

Lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa mà bắt đầu vào những năm 1930, khi một nhóm người Trung Quốc học ở Anh, Mỹ, Pháp đem các bản đồ từ nước ngoài về, tùy tiện đặt tên Trung Quốc cho các đảo ở biển Đông. Còn các chuyên gia Trung Quốc dựa vào đó lục tung đống sách cổ từ chính sử đến dã sử, từ đời Minh - Thanh ngược lên đến đời Đường - Tống, lần theo hành trình thám hiểm tây dương của thái giám tam bảo Trịnh Hòa, rồi từ những ghi chép đó họ vạch ra một vùng biển rất xa Trung Quốc, tới tận một bãi đá ngầm mà quốc tế ghi là James Shoal, chỉ cách lãnh thổ Malaysia có 80km, cách Tam Á Hải Nam của Trung Quốc đến 800km.

Cũng cần nói thêm, vào thời kỳ đó người Trung Quốc chưa có năng lực đo đạc trên biển và cũng chưa hiểu biết bao nhiêu về các vấn đề đại dương, chẳng qua là họ chỉ căn cứ trên sổ sách do Trịnh Hòa để lại. Đó là xuất xứ của “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang dựa vào để đòi chủ quyền trên biển Đông.

* Ông đánh giá thế nào về những tư liệu bản đồ trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa?

- Nó rất quan trọng, vì như tôi đã nói, một bản đồ xuất bản do cơ quan nhà nước ban hành nên nó có tính chất pháp lý rất cao. Do đó, trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc không muốn đàm phán đa phương, chỉ muốn đàm phán song phương, nếu có bên thứ ba với những chứng cứ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ đưa ra thì Trung Quốc sẽ đuối lý. Thực tế có rất nhiều nước, nhiều học giả có tư liệu để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

* Theo ông, chúng ta nên sử dụng những tư liệu bản đồ này như thế nào để đấu tranh bảo vệ chủ quyền?

- Trước hết, chúng ta cần sưu tầm các tư liệu này, kể cả việc mua lại các bản đồ từ các nước khác. Ở trong nước, tôi được biết ở Việt Nam có nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đang sở hữu rất nhiều bản đồ quý giá, Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam đã có chương trình làm việc với ông Đầu để tập hợp tư liệu. Chúng ta tập hợp tất cả lại để công bố cho người dân trong nước, cho quốc tế thấy chứng cứ về việc Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Những tư liệu đó khi cần thiết cũng phải được đưa lên Tòa án quốc tế như những chứng cứ pháp lý để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

KHIẾT HƯNG thực hiện

Lập bản đồ cho Hoàng Sa, Trường Sa

Theo dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt đầu tháng 5 vừa qua, trong số các sản phẩm của dự án sẽ có bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỉ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.

Theo ông Lê Minh Tâm - nguyên phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam, trong hệ thống bản đồ Việt Nam đã từng có bản đồ chi tiết cho Hoàng Sa, Trường Sa với các tỉ lệ 1:50.000, 1:25.000. Ông Tâm cho rằng việc lập các bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa tỉ lệ 1:250.000 cho phép có một cái nhìn trọn vẹn hơn, tổng quan về hai huyện đảo này.

Ông Lê Vĩnh Trương (thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông):

Bản đồ là tư liệu phản bác Trung Quốc

Có rất nhiều chứng cứ học thuật, trong đó có bản đồ, thể hiện cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Trung Quốc đã không có lý trước những tư liệu và bản đồ của chính họ khi cố gắng chứng minh đường chữ U (đường lưỡi bò) là ranh giới lịch sử của họ. Hàng loạt tư liệu bên cạnh bản đồ là những lời phản bác nhẹ nhàng mà đanh thép đối với lý lẽ về chủ quyền của Trung Quốc.

Những tấm bản đồ được tìm thấy có ý nghĩa bổ sung rất quan trọng vào trong hệ thống các bản đồ và tư liệu đã và đang tồn tại khắp thế giới. Hầu hết các bản đồ của Trung Quốc trước năm 1947 đều như vậy.

Bấy lâu nay chúng ta vẫn kiên trì đi theo đường lối dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Việc thu thập đầy đủ các bằng chứng lịch sử sẽ rất hữu ích để sẵn sàng cho trận chiến pháp lý. Đây là công việc chung của giới chức, giới nghiên cứu. Chúng ta rất cần nghiên cứu, sử dụng, củng cố bằng chứng một cách có trách nhiệm và có hệ thống.

Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ):

Cần nâng giá trị bản đồ

Posted Image

Tiến sĩ Trần Công Trục - Ảnh: T.PHÙNG

Chúng ta không phủ nhận vai trò, ý nghĩa của bản đồ hay những sử liệu quan trọng được ghi chép. Nhưng trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cũng cần phải tìm ra những chứng cứ pháp lý, sự thống kê chuẩn xác để bác luận điệu của Trung Quốc. Những bản đồ sẽ có giá trị hơn nếu kèm với những quyết định hành chính liên quan đến hoạt động của các quần đảo. Tương tự, những câu chuyện lịch sử cũng cần phải có chứng cứ cụ thể đi kèm.

Điển hình, gần đây nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã phát hiện những tài liệu cho thấy sự tồn tại của một vị cai đội Hoàng Sa tại Huế tên Nguyễn Hữu Niên. Kèm theo đó là tập phổ hệ, tờ sai của vua, tờ sai của quan khâm sai đô thống chế, điều động công việc của cai đội Nguyễn Hữu Niên. Đây là những hiện vật rất quý, khẳng định sự tồn tại của Hoàng Sa, bổ sung tư liệu, cơ sở pháp lý chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Ngoài ra, còn có nhiều chứng cứ quan trọng về chủ quyền trên biển của chúng ta có thể tìm thấy tại toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, thậm chí là Hải ngoại ký sự của hòa thượng người Trung Quốc Thích Đại Sán...

NGA LINH ghi

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương ủng hộ sáng kiến của tiến sĩ Phan Văn Hoàng và sẽ thực hiện sáng kiến của ông với những tư liêu mà chúng tôi sưu tầm được.; Chúng tôi sẽ dịch ra tiếng Trung và tiếng Anh bài viết của mình bằng nguồn tài chính tự túc. Sau đó công bố trên các mạng quốc tế.

=========================

Vụ bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa,Trường Sa:

Thứ Ba, 24/07/2012, 08:30 (GMT+7)

Phải cho dân Trung Quốc cùng biết

* Trung Quốc tiếp tục leo thang bầu “chủ tịch Tam Sa“

TT - Đây là đề xuất của TS Phan Văn Hoàng, nguyên tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM. Ông cho rằng tài liệu về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa - Trường Sa có nhiều và xác đáng nhưng chưa được hệ thống và công bố một cách quy củ.

Phản đối Trung Quốc "bầu đại biểu hội đồng nhân dân ở Tam Sa"

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

Posted Image

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” - bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc, được Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904, trong đó hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh tư liệu

TS Phan Văn Hoàng nói: “Lẽ ra chuyện này các cơ quan chức năng phải làm từ lâu nhưng hiện vẫn chưa thấy làm hoặc chưa công khai rộng rãi. Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 của Trung Quốc chỉ là một trong những tư liệu quý mà chúng ta đang có.

Trong giới nghiên cứu tư nhân cũng có nhiều người đã nghiên cứu và sở hữu nhiều bản đồ, tư liệu quý giá về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa - Trường Sa, như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Hồng Quân, nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo... Những tư liệu này có phần đã công bố nhưng cũng có cái chưa có điều kiện đưa ra”.

Cần hệ thống lại tư liệu chủ quyền

* Như vậy “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 không phải là tư liệu cá biệt?

- Đúng như vậy. Các nhà nghiên cứu Việt Nam từng tiếp cận nhiều bản đồ khác của Trung Quốc như “Hoàng triều dư địa toàn đồ” (1728-1729), “Hoàng triều nhất thống dư địa toàn đồ” (1894) và gần hơn nữa là “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” (1905)... đều vẽ biên giới phía nam Trung Quốc dừng ở đảo Hải Nam. Điều này cũng phù hợp với sử sách của Trung Quốc, như sách Đại Thanh nhất thống chí (1842) nói rõ cực nam của Trung Quốc là núi Nhai (Nhai Sơn hay Thiên Nhai Sơn) nằm phía nam Nhai Châu (đảo Hải Nam) ở vị trí 18030’ vĩ độ bắc.

* Tư liệu chúng ta có không ít, vậy vì sao người dân và ngay cả giới nghiên cứu không phải ai cũng biết những tài liệu như ông nói?

- Đó chính là điều phải suy nghĩ. Chúng ta không thiếu tư liệu nhưng thiếu sự tập hợp và hệ thống lại những tư liệu ấy. Khi những tư liệu ấy chưa được “liên thông”, chúng ta sẽ không biết tất cả những gì mình đang có trong tay. Để hệ thống những tư liệu này, tôi đề nghị Chính phủ nên sớm thành lập một trung tâm để tiếp nhận, hệ thống tư liệu về biển Đông. Thứ hai là phải công bố rộng rãi những kết quả nghiên cứu được, không chỉ trong giới học thuật mà trong cả nhân dân, với thế giới, đặc biệt là nhân dân Trung Quốc cùng biết. Nhiều năm người dân Trung Quốc được tiếp cận những chứng cứ ngụy tạo do chính quyền Trung Quốc đưa ra, đa số không nắm rõ được vấn đề chủ quyền, lịch sử đúng đắn của Hoàng Sa - Trường Sa nên nghĩ Việt Nam “xâm chiếm” hai quần đảo này.

Gần đây, một số tầng lớp tiến bộ ở Trung Quốc (nhất là trong giới trí thức) cũng có không ít nghiên cứu và lên tiếng về chủ quyền ngụy tạo của Trung Quốc với Hoàng Sa - Trường Sa vì không chấp nhận được sự thật bị che giấu. Nhưng số đó còn rất ít và tiếng nói của họ cũng còn rất yếu, không ăn thua gì với tiếng nói ngụy biện về chủ quyền từ các kênh chính thống ở Trung Quốc. Sự ngụy biện về chủ quyền này đã đi vào sách giáo khoa và nhiều tài liệu khác.

Posted Image

Tiến sĩ Phan Văn Hoàng - Ảnh: VIỄN SỰ

Làm tốt sẽ bớt đi mặt trận khác

* Vậy cơ quan nào sẽ là nhạc trưởng và theo ông nên tiến hành ra sao?

- Không ai khác hơn là Bộ Ngoại giao vì đây là cơ quan có cơ hội và chức năng tiếp cận đầy đủ những tài liệu và đối tượng quảng bá trong và ngoài nước. Tùy theo từng đối tượng là nhân dân Việt Nam, thế giới hay Trung Quốc mà soạn ra những tài liệu phù hợp, giới thiệu những tư liệu gốc, dịch ra tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Trung, Nga, Tây Ban Nha...) và quảng bá, làm cho mọi người hiểu ta và ủng hộ ta.

Việc này chúng ta phải làm ngay. Bởi Trung Quốc đã gửi không ít đoàn đến các nước để thuyết trình (tất nhiên là thuyết trình với những chứng cứ ngụy tạo) về chủ quyền với biển Đông, với Hoàng Sa - Trường Sa. Và làm không ít nước hiểu chưa đúng về chủ quyền của Hoàng Sa - Trường Sa. Trong khi đó chúng ta còn hết sức thụ động.

* Theo ông, để quảng bá những tư liệu đó có khó khăn không?

- Không khó! Chúng ta có dồi dào nguồn nhân lực là các học giả, các nhà nghiên cứu về biển Đông và quan trọng là tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo rất quyết liệt. Cái chúng ta thiếu chính là một nhạc trưởng, thiếu người chủ chốt để hệ thống và quảng bá tư liệu đó, điều hòa, phối hợp lại với nhau. Hồi ta kháng chiến chống Mỹ cũng vậy, nhờ có nhạc trưởng tốt mà chúng ta làm dấy lên phong trào phản chiến ở nhiều nước khác. Bây giờ với vấn đề chủ quyền, chúng ta có thêm nhiều điều kiện để thế giới hiểu, nên phải quyết liệt chứ không được rụt rè.

Mặt trận học thuật chỉ là một trong những mặt trận để giành lại Hoàng Sa - Trường Sa... Nhưng nếu mặt trận học thuật thành công có thể sẽ bớt đi công sức hoặc không phải sử dụng những mặt trận khác. Chứ khi đã phải sử dụng nhiều hơn những mặt trận khác để đấu tranh giành lại chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa thì có thể lúc đó việc sử dụng mặt trận học thuật sẽ không có nhiều tác dụng như bây giờ.

Xem bản đồ là báu vật quốc gia

Trước thông tin “Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa” (Tuổi Trẻ 22-7), nhiều bạn đọc đề nghị xem bản đồ này là tài sản quốc gia, sao chụp và đưa lên mạng cho toàn thế giới biết...

* Công bố cho cả thế giới biết

Theo tôi, chúng ta nên sao chụp bản đồ này thật nhiều bản, in bằng nhiều thứ tiếng, nhất là tiếng Trung Quốc rồi phổ biến cho cả nước và các nước khác trên thế giới. Qua đó tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nhân dân Trung Quốc, để họ sớm thấy được việc làm sai trái của chính quyền nước họ.

Long

(huynhlongsisco@...)

* Nên dịch và công bố tư liệu về biển đảo VN

Tôi đề nghị những văn bản Hán - Nôm có nội dung liên quan đến biển đảo VN mà Nhà nước được các cá nhân hiến tặng (như sắc phong, lệnh chỉ...) cần được giao về cho cơ quan chuyên ngành là Viện Hán Nôm, Viện Sử học... nghiên cứu, dịch và công bố chính thức về nội dung và giá trị của những tư liệu này, sau đó lưu giữ tại nơi đúng chức năng.

NGUYỄN THỊ HẬU

* Cần bảo vệ bản đồ nghiêm ngặt

Theo tôi, cần bảo vệ nghiêm ngặt những tấm bản đồ cổ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, đặc biệt là các tấm bản đồ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, cũng như bản đồ năm 1904 của nhà Thanh cho thấy Trung Quốc không hề có Hoàng Sa, Trường Sa... Nhà nước cần bảo vệ những bản đồ này như báu vật quốc gia.

NGUYỄN THIỆN

* Thêm nhiều ấn phẩm bản đồ Việt Nam

Tôi làm việc cho công ty dịch vụ hàng hải, nhiều công ty chủ tàu yêu cầu cung cấp cho họ bản đồ biển VN, chúng tôi không thể cung cấp vì bản đồ VN quá cũ, xuất bản từ năm 1982 và không có tiếng Anh. Tôi nghĩ VN phải cập nhật, làm mới nhiều ấn phẩm hàng hải, du lịch, trong đó có sử dụng song ngữ Việt - Anh. Đây là một điều cần thiết để người nước ngoài biết rằng khu vực đó thuộc chủ quyền VN.

TH Sang

(trannguyen.sang@...)

NGUYỄN VIỄN SỰ thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ Tây Phương từ năm 1525 đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Thứ sáu 27/07/2012 07:49

Có thể nói, từ trước đến nay, ở VN, khó có ai có được bộ sưu tập bản đồ cổ đầy đủ và chi tiết về chủ quyền VN ở biển Đông như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.

Bản đồ Đại Việt trong “vùng Đông Ấn” vẽ năm 1613 (chụp từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu).

Ngoài một số bản đồ Trung Quốc do người bản xứ và giáo sĩ nước ngoài vẽ và ghi chú, bộ sưu tập của ông còn có cả những bản đồ của ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là những bản đồ của Tây Phương công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ năm 1525 cho đến nay.

Với tư cách là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bản đồ, nhân sự kiện TS Mai Hồng trao tặng bản đồ TQ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” 1904 (không có Hoàng Sa, Trường Sa) cho Bảo tàng Lịch sử, ông Nguyễn Đình Đầu nhìn nhận:

“Khi giải thích về tấm bản đồ này, TS Mai Hồng có nói, đây là bản đồ được rút kinh nghiệm từ bản vẽ của các giáo sĩ thừa sai bắt đầu từ M.Licci (Lợi Mã Đậu) và những người về sau cùng một Dòng tên Jésuite từ đầu thế kỷ 17. Sau đó, các giáo sĩ người Pháp cũng giúp Trung Quốc vẽ bản đồ cho đúng kinh tuyến, vĩ tuyến.

Trên tấm bản đồ 1904 này, địa chí từng vùng, miền đều được ghi bằng chữ Hán, nhưng bờ biển và các điểm quan trọng lại ghi bằng chữ Pháp. Đó là chuyện rất mới. Ví dụ, biển Trung Hoa (Mer de Chine) chỉ bắt đầu từ đảo Hải Nam lên tới Thượng Hải (tức nói biển Trung Hoa ở VN là vô lý). Đó là điều đính chính rõ ràng.

Thứ hai, tôi có khoảng 10 tấm bản đồ TQ. Trong đó, có những tấm bản đồ do người TQ và giáo sĩ vẽ và ghi địa danh tương đối đầy đủ tương đương như tấm bản đồ nói trên, mà cũ hơn. Một số bản đồ ấy tôi đã biếu Bộ Công an từ 2 năm trước. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ một số bản đồ của TQ mà trên tất cả những bản đồ ấy đều vẽ biên giới của TQ về phía nam tới đảo Hải Nam là tận cùng.

Người TQ vẽ bản đồ thế giới, ví dụ như ông Ngụy Nguyên từng xuất bản sách “Hải Quốc đồ chí” cũng vẽ bản đồ Trung Quốc tới đảo Hải Nam là cực cuối. Khi vẽ tới VN thì cũng rõ ràng là nước VN lớn hơn biên giới VN bây giờ (tôi có cả cuốn sách và hình ảnh). Bờ biển ở VN được ông ghi lại là Đông Dương Đại hải, tức là biển Đông Lớn.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chỉ quần đảo Paracel trên bản đồ thế giới là thuộc về VN do Tây Phương vẽ năm 1606.

Việc đưa ra tấm bản đồ TQ năm 1904 gây được dư luận chung, làm cho nhiều người thấy được cương vực của nước ta về lãnh thổ, lãnh hải được rõ ràng. Còn trở ngược lại các mốc thời gian trước, cá nhân tôi nghiên cứu các bản đồ của ngoại quốc, trong đó có những bản đồ của TQ và nhiều nhất là các bản đồ của Tây Phương thì các cứ liệu trên đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. Và những bản đồ cổ đó có ghi quần đảo Paracel (cả khối từ trên xuống dưới bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa) như bản đồ của VN chính thức. Đặc biệt, các bản đồ Tây Phương trong bộ sưu tập của tôi từ năm 1825 đến thế kỷ 19 đều ghi: Bờ biển Paracel là ở khoảng Quảng Ngãi...

* Vậy người Trung Quốc đã lợi dụng điều ngộ nhận nào trong lịch sử để “biến” hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành của họ?

- Những bản đồ cũ của TQ như Bản đồ chí vẽ theo tư liệu hải trình của Trịnh Hòa từ đầu thế kỷ 15, trong đó có vẽ VN và ghi là “Giao Chỉ Quốc”, tức nước Giao Chỉ. Biển của Giao Chỉ Quốc được ghi là Giao Chỉ dương. Người phương Tây đầu tiên đi khai phá dọc biển từ Malacca của Mã Lai (Malaysia) qua VN tới TQ, Nhật Bản. Khi tới VN, người Mã Lai ghi là có nước Giao Chỉ, nhưng họ viết chữ Giao Chỉ theo cách phát âm của người Nhật, người Mã Lai là Cochin.

Người Bồ Đào Nha là người đầu tiên khám phá ra Ấn Độ bằng đường thủy như cách vừa nói thì thấy bên Ấn Độ có một tỉnh là Cochin. Cho nên, tránh sự hiểu nhầm của cả hai bên, họ ghi là Cochinchina, nghĩa là nước Cochin (Giao Chỉ) ở giáp giới TQ (China - từ chữ Tần mà ra). Về sau, một số người hiểu nhầm biển Giao Chỉ gần Trung Hoa thành biển Trung Hoa (Chinasea, tức lấy túc từ mà bỏ chủ từ). Đến thế kỷ 20, địa danh biển Trung Hoa trở thành phổ biến.

* Chúng ta nên sử dụng những bản đồ cổ như những cứ liệu lịch sử và pháp lý như thế nào để bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, theo ông?

- Sự hiểu nhầm này cần phải được đính chính. Đính chính không phải là việc duy nhất chúng ta làm, mà phải đưa những bản đồ cũ chúng ta có để nói rằng biển TQ (Mer de Chine) từ đảo Hải Nam đến Thượng Hải mà thôi. Không thể có vấn đề “lưỡi bò” ở đây. Trung Quốc không thể nói Trường Sa, Hoàng Sa là của họ.

Nói về chủ quyền, VN gần đây mới tuyên bố Luật Biển VN. Và Thủ tướng đã giải thích công khai trên Quốc hội, chủ quyền của VN không thể khác. Đã khẳng định VN luôn tranh đấu để biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của VN theo lịch sử. VN cần tranh đấu cùng các nước ASEAN để thực hiện việc giao thông trên biển được tự do và không chấp nhận cái biển Đông mà TQ gọi là “biển của tỉnh Hải Nam”.

Là một nhà khoa học, tôi luôn khẳng định một sự thực lịch sử theo tư liệu VN và ngoại quốc ít nhất từ năm 1525 đến nay với đủ căn cứ Trường Sa, Hoàng Sa là của VN. Bảo vệ biển, Hoàng Sa và Trường Sa là yêu cầu công lý và hòa bình để giải quyết vấn đề trên biển Đông.

- Xin cảm ơn ông!

Minh Thi thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

8 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa

Chủ nhật, 29/7/2012, 10:23 GMT+7

Trong bản đồ cổ do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước, cực nam nước này là đảo Hải Nam. Trong khi, các bản đồ hàng hải châu Âu đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

> Công bố bản đồ Hoàng Sa là của Việt Nam ra khắp thế giới/ Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam

Posted Image

Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách "Quản Như Đồ của La Hồng Tiên" quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Posted Image

Trong "Đại Minh thống nhất chí" năm 1461, quyển đầu cũng vẽ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Posted Image

Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong "Hoàng Minh chức phương địa đồ" của Trần Tổ Thụ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Posted Image

Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo "Nội phủ địa đồ" gồm 26 mảnh mang tên "Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ" không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Posted Image

Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở Quảng Đông.

Posted Image

Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Posted Image

Bản đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến các đảo gần đất liền (trích từ bản đồ Southeast Asia - National Geographic Society - Washington, 1968).

Posted Image

Ngoài ra, bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ XV - XVI thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Posted Image

Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đầu năm 2012, huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng phát hành cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa. Cuốn kỷ yếu dày hơn 200 trang gồm các phần "Hoàng Sa là của Việt Nam", "Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa", "Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử", "Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa".

Đặc biệt, kỷ yếu có các tư liệu lịch sử, bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và phần cảm nhận về Hoàng Sa của 24 nhân chứng từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX.

Nguyễn Đông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật bại trận, Trung Hoa 'thừa nước đục thả câu'

Cập nhật lúc :11:36 AM, 31/07/2012

Khoảng năm 1930-1933 Pháp đã hoàn tất việc thiết lập chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Động thái này đã khiến Trung Quốc như ngồi trên lửa, vì họ đang có mưu đồ xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa.

Đặc biệt, việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông thời điểm này không chỉ giữa Pháp là đại diện cho An Nam với Trung Quốc (Trung Hoa dân quốc) nữa mà với cả một nhân tố thứ ba vừa xuất hiện: Nhật Bản.

Pháp kiên quyết khẳng định chủ quyền cho Việt Nam

Liên tiếp những năm sau đó, để ngăn chặn nước thứ ba nhảy vào xâm chiếm cũng như chuẩn bị cho tính pháp lý quốc tế về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Pháp đã chủ động thực thi hàng loạt động thái xác định chủ quyền ở hai quần đảo này.

Đối với quần đảo Hoàng Sa, để ngăn chặn mối họa xâm chiếm của chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng như Nhật Bản, từ năm 1937 Pháp đã ủy thác cho kỹ sư trưởng Gauthier điều nghiên việc xây dựng một trạm hải đăng ở đảo nhỏ Hoàng Sa (đảo Pattle). Sau đó năm 1938-1939, theo nghị định số 3282 do toàn quyền Đông Dương Brievie ký, Pháp đã triển khai quân binh đến đảo Hoàng Sa xây dựng trạm hải đăng, trạm vô tuyến TFS và trạm khí tượng, song song đó cũng xây dựng thêm một trạm khí tượng khác trên đảo Phú Lâm.

Tại cực nam biển Đông, tháng 3/1933, Pháp đã điều bốn tàu Lamalicieuse, tàu chiến Alerte, hai tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan đến Trường Sa. Sau khi đổ bộ lên các đảo ở đây, người Pháp ngay lập tức soạn thảo một văn bản, sau đó thảo ra 11 bản và thuyền trưởng của các tàu cùng bút ký. Sau đó, các văn bản này được đóng kín trong một cái chai rồi đem đến mỗi đảo ở Trường Sa gắn chặt vào một trụ ximăng xây cố định. Thủ tục xác lập chủ quyền đã được hoàn tất.

Trước đó, trong bản ghi chú gửi cho Vụ châu Á đại dương, Bộ Ngoại giao Pháp đã viết: “Việc chiếm đóng quần đảo Trường Sa (Spratley) mà Pháp thực hiện trong hai năm 1931-1932 là nhân danh hoàng đế An Nam”. Đến năm 1938, Pháp tiếp tục cho xây dựng bia chủ quyền, hải đăng, trạm khí tượng thủy văn và một trạm vô tuyến trên đảo Ba Bình (Itu-Aba). Như vậy, tính từ năm 1930-1938, chính quyền thực dân pháp đã nhân danh An Nam (Việt Nam lúc bấy giờ) xác lập chủ quyền rõ ràng ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Người Nhật xuất hiện

Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 1918-1930 đã có chú ý đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông. Song có lẽ vì còn e ngại sự hiện diện quá mạnh của người Pháp trên biển Đông nên Nhật có phần nhượng bộ.

Ngày 3/7/1938, Bộ Ngoại giao Pháp công bố về việc Pháp chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa: “Do tầm quan trọng của việc chiếm lĩnh quần đảo Hoàng Sa mà vào tháng 7/1938, đại sứ của ta (Pháp) ở Tokyo nhắc lại sự sát nhập quần đảo Trường Sa trước đây vào nước Pháp”.

Posted Image

Trạm hải đăng do Pháp xây dựng trên đảo Hoàng Sa vào những năm 1930.

Ảnh tư liệu

Nước Nhật đã phản ứng lại sự kiện này, họ cho rằng “từ năm 1917 người Nhật đã khai thác mỏ phốt-phát trên hòn đảo chính”. Chính vì vậy ngày 31/3/1938 Tokyo đã cáo thị với đại sứ Pháp rằng “quần đảo Hoàng Sa là đất của Nhật Bản, đã được đặt dưới luật pháp của Nhật Bản, sát nhập cai trị với lãnh thổ Đài Loan; sự chiếm đóng được bảo đảm bằng một đội cảnh sát biệt phái”.

Ngày 14/7/1938, nhật báo La Croix đã khẳng định: “Cần nhắc lại rằng quần đảo Hoàng Sa là một nhóm các đảo nhỏ và đá ngầm nhô trên mặt nước có vị trí nằm ở phía nam đảo Hải Nam, đối diện với Đông Dương và vừa mới đây có một ít lính Đông Dương được gửi tới đây để bảo vệ trạm phát sóng TSF và ngọn hải đăng mà chính quyền Pháp đã xây dựng trên miền đất này, hơn nữa, đảo này thuộc về thuộc địa của chúng tôi”.

Ngay sau đó Nhật Bản thay đổi thái độ, báo Le Journal ngày 21/8/1938 đã đưa tin:

“Paris, 20/8/1938. Theo một công bố của Bộ Ngoại giao Pháp chiều hôm qua, Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận quan điểm của Pháp về việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của quân đội Pháp. Công bố cũng nhắc lại rằng Nhật Bản đã từng tranh cãi về quyền chiếm hữu quần đảo này, một vị trí có tầm quan trọng trên tuyến đường biển giữa Trung Hoa và Đông Dương”.

Tuy nhiên “giấy không gói được lửa”, do tham vọng lập đầu cầu chiến lược xâm lược Đông Nam Á, năm 1938 Nhật Bản đã nuốt lời với Pháp và xua quân chiếm đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa trong cùng năm. Năm 1939, Nhật tràn xuống Trường Sa chiếm đảo Ba Bình. Để nhanh chóng hoàn tất ý đồ xâm chiếm, ngày 31/3/1939 Nhật Bản tuyên bố kiểm soát quần đảo Trường Sa. Đến ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Họ bắt toàn bộ lính Pháp ở Hoàng Sa, Trường Sa làm tù binh.

Nhật đầu hàng, Trung Hoa "thừa nước đục thả câu”

Người Nhật chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không lâu thì phải tháo chạy do thất trận khi Thế chiến thứ 2 kết thúc vào tháng 8/1945. Phát xít Nhật đã đầu hàng vô điều kiện khối đồng minh và chính thức ký văn kiện đầu hàng, chấm dứt chiến tranh Thái Bình Dương vào mùa thu năm 1945. Sau đó Nhật rút toàn bộ quân lực ở Hoàng Sa, Trường Sa về nước.

Theo tuyên ngôn Postdam (Đức), ngày 26/7/1945, quân đội Trung Hoa dân quốc giải giáp và cho hồi hương tàn quân Nhật ở miền Bắc Việt Nam (tính từ vĩ tuyến 16 trở ra), trong đó có quần đảo Hoàng sa. Quân đội Anh sẽ giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào miền Nam Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội của Tưởng Giới Thạch chỉ có nhiệm vụ đến giải giáp tàn quân Nhật ở Hoàng Sa và các vùng nằm trong khu vực đã được tuyên ngôn Postdam ấn định, không có quyền đến quần đảo Trường Sa. Tinh thần tuyên ngôn Postdam cũng chỉ rõ ràng việc giải giáp quân nhân không gắn liền với quyền chiếm cứ lãnh thổ, cho nên cả Trung Hoa dân quốc lẫn nước Anh đều không có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Song, với ý đồ xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã cho quân xuống các quần đảo này rồi tuyên bố chủ quyền. Cuối năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc đưa bốn tàu chiến do tướng Lâm Tuân dẫn đầu xuôi biển Đông để đến Hoàng Sa và Trường Sa, mà theo luận điệu hết sức vô lý là “giải giáp tàn quân Nhật”, dù thời gian giải giáp đã hết từ lâu.

Bình luận của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Những tài liệu mà bài báo dẫn chứng thiết tưởng đã đủ để chứng minh một sự thật là chính quyền “bảo hộ” của thực dân Pháp ở Đông Dương đã tái xác lập chủ quyền của Việt Nam (để bảo vệ quyền lợi chính trị lẫn kinh tế của chính sách thực dân) trong thời kỳ đô hộ.

Nó đã góp phần đấu tranh bác bỏ lập luận của phía Trung Quốc, trước đây là Trung Hoa dân quốc của Quốc dân đảng trong âm mưu bành trướng lâu dài của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán mà bản đồ có đường lưỡi bò xuất hiện vào năm 1947 là một minh chứng hùng hồn nhất.

Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa

Theo Tuổi trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ Trung Quốc biến không thành có

01/08/2012 3:15

Bản đồ Trung Quốc biến không thành có

01/08/2012 3:15

Học giả Đức Nibelungen Schnecke Weinstock vừa chỉ ra quá trình bản đồ Trung Quốc ngang nhiên vẽ thêm quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.

Mới đây, học giả Weinstock đã tóm lược công trình nghiên cứu mang tên Xem lại quá trình quy thuộc biển Đông trong những tấm bản đồ từ cuối đời Thanh đến Trung Hoa Dân quốc (phần 2) trên trang cá nhân của ông tại địa chỉ dddnibelungen.wordpress.com. Công trình này chỉ ra việc Trung Quốc tìm cách hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền phi lý đối với biển Đông bằng cách vẽ thêm quần đảo Hoàng Sa.

Posted Image

Trung Quốc tân hưng đồ (1917) - Ảnh: dddnibelungen.wordpress.com

Theo thứ tự những tấm bản đồ do ông Weinstock cung cấp, cho đến trước năm 1917 quần đảo Hoàng Sa vẫn chưa hề xuất hiện trong bản đồ Trung Quốc. Mặc dù đô đốc nhà Thanh Lý Chuẩn năm 1909 tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa nhưng giới biên vẽ bản đồ nước này vẫn không xem quần đảo này thuộc Trung Quốc. Đây cũng là nhận thức chung của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

Posted Image

Trung Hoa dân quốc tân khu vực đồ (1917) có thêm phụ đồ ở góc dưới bên phải gom cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Tiếp đến, Trung Quốc tân hưng đồ 1917 cũng thể hiện rằng cực nam Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam. Thế nhưng, bắt đầu từ thời điểm này, Trung Hoa Dân quốc manh nha âm mưu thâu tóm biển Đông. Cụ thể, một bản đồ khác là Trung Hoa Dân quốc tân khu vực đồ (1917) quy nạp quần đảo Hoàng Sa bằng cách vẽ thêm một khung vuông phụ trong bản đồ toàn quốc. Tuy nhiên, bản đồ trên không có quần đảo Trường Sa. Tiếp đến, quần đảo Hoàng Sa tiếp tục bị Trung Quốc ngang nhiên thể hiện là điểm cực nam của nước này trong Trung Quốc địa lý các duyên đồ (1922), Trung Quốc tân hình thế đồ (1922) và Trung Hoa triết loại phân tỉnh đồ (1931), Trung Hoa dân quốc tân địa đồ (1934). Chưa dừng lại ở đó, Trung Hoa Dân quốc tiếp tục hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng cách vẽ ra đường 11 đoạn ôm trọn biển Đông. Điều này được thể hiện trong phụ đồ "Vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa dân quốc" (1948). Đến năm 1953, Bắc Kinh tạo ra một biến thể quái thai khác từ bản đồ trên để vẽ nên đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) rồi ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Sự thay đổi phi lý trong các bản đồ trên là bằng chứng chỉ ra quá trình Trung Quốc biến không thành có để thâu tóm các đảo trên biển Đông của Việt Nam.

Lucy Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

9000 tàu cá Trung Quốc trưa nay sẽ đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép

(10:28 01/08/2012) Tổng cộng sẽ có 8994 tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đồng loạt đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép sau 12h trưa nay

>> 30 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại Trường Sa đã về Tam Á

Tờ Nhật báo Hải Nam ngày 1/8 đưa tin, 12h trưa nay 1/8 lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông (phi pháp và vô hiệu) của Bắc Kinh sẽ hết hiệu lực, 8996 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ đồng loạt ra ngư trường trên biển Đông để đánh bắt trái phép, nơi phía Trung Quốc gọi là “ngư trường Tam Sa”.

Đại diện Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam, Trung Quốc cho biết tỉnh này sẽ đẩy mạnh khai thác nghề cá trên biển Đông, cái gọi là “ngư trường thành phố Tam Sa”, hướng dẫn ngư dân Trung Quốc đóng tàu lớn, tổ chức đánh bắt sa bờ ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Trung Sa”.

Ngay từ ngày hôm qua 31/7, rất nhiều tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đã tụ tập về các cảng cá ở đảo Hải Nam, chuẩn bị xăng dầu, tích trữ lương thảo. Tổng cộng sẽ có 8994 tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đồng loạt đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép sau 12h trưa nay, so với năm ngoái số tàu cá Trung Quốc hoạt động trên biển Đông đã tăng 920 chiếc.

Một quan chức thuộc Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam cho biết, tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họ đổ ra biển Đông đánh bắt (trái phép) vào trưa 1/8.

NÓNG QUÁ RỒI. KHÔNG BIẾT CHIẾN TRANH BIỂN ĐÔNG CÓ XẢY RA KHÔNG CÁC BÁC NHỈ.Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Đuối lý sinh làm liều

Thứ Năm, 02/08/2012 - 15:15

"Như ý thức được sự đuối lý của mình nếu đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế, Trung Quốc luôn “nằng nặc” đòi đàm phán song phương và thậm chí còn dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp nước khác."

Việt Nam vừa cung cấp thêm một bằng chứng hùng hồn, bổ sung thêm vào hàng nghìn chứng cứ lịch sử và pháp lý, tất cả đều khẳng định một điều: Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc. Như ý thức được sự đuối lý của mình nếu đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế, Trung Quốc luôn “nằng nặc” đòi đàm phán song phương và thậm chí còn dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp nước khác.

Không có Trường Sa, Hoàng Sa…

Ngày 25/7, Tiến sĩ Mai Hồng - nguyên Trưởng phòng Tư liệu Thư viện - Viện Hán Nôm, đã trao tặng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc được thực hiện dưới thời nhà Thanh) mà ông đã lưu giữ suốt 30 năm qua sau khi tình cờ mua được từ một người bán sách cổ.

Bản đồ xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, cung cấp một số thông tin trong việc tranh biện trên bàn quốc tế. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đây có thể là một tài liệu hết sức có giá trị để các học giả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo trong nước có thể sử dụng.

Bắt đầu từ năm Tân Mão Khang Hy 50, năm 1711, tấm bản đồ này được hoàn chỉnh năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn 1904, với sự đóng góp của nhiều thế hệ giáo sĩ phương Tây và nhân sĩ Trung Hoa. Tuy nhiên, khi đi về phía biển cực Nam Trung Hoa, tất cả họ chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Nhìn tổng thể tấm bản đồ đã chỉ rõ chủ quyền của Trung Quốc trên biển và tất nhiên, không có vùng biển bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hai quần đảo này vốn được ghi rõ trong tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, năm 1838, tức là có trước tấm toàn đồ trên của Trung Quốc.

Posted Image

Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sáng ngày 25/7 vừa qua

Giáo sư Chương Thâu, Viện Sử học Việt Nam khẳng định: “Đây sẽ là chứng cứ không thể chối cãi. Chính Trung Quốc đầu thế kỷ XX cũng đã thừa nhận là họ chỉ có đến thế thôi, chứ chẳng có cái gì liên quan đến Trường Sa - Hoàng Sa hay bây giờ họ gọi là Tam Sa để bao chiếm cả”.

Tiến sĩ Mai Hồng khẳng định đây không phải là bản đồ của tư nhân, của địa phương nào mà đây là của hoàng đế cùng với các nhà khoa học phương Tây cùng với quá trình nghiên cứu khảo sát lâu dài làm ra. “Tôi nghĩ rằng cái bản đồ này không chỉ cho người dân Việt, dân Trung Hoa, mà còn cho cả thế giới biết nữa. Vì thế giới bây giờ họ cũng nghĩ về Biển Đông nhiều lắm. Mà cái này thì không phải do chúng ta làm ra, do Trung Hoa làm. Khách quan thế, nên không phải cãi nhau, không ai cãi nhau về bằng chứng này nữa cả…”- ông Hồng nói.

Năm tháng đã đi qua, nhưng lịch sử đã được khẳng định thì không thể chối cãi. Chính những câu cuối trong “Lời nói đầu” tấm toàn đồ, người Trung Quốc đã viết: Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì để bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người. Tấm toàn đồ này cũng chính là một tri thức mà người Trung Quốc cần biết và cần nhớ, cần công nhận.

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, trong tranh chấp quốc tế, những bản đồ chính thống như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ có giá trị quan trọng, khi mình đưa ra thì nó góp phần chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Còn Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì cho rằng, với bất cứ tài liệu cổ nào của Trung Quốc từ chính sử, dã sử, địa dư, bản đồ đều dễ dàng chứng minh được rằng Paracel tức Hoàng Sa hay Cát Vàng của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa hay Xisha không hề thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc. Ông Nhã khẳng định, có đến hơn 10 bản đồ cổ của Trung Quốc vẽ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam như: Dư địa đồ đời Nguyên vẽ lại thu nhỏ trong sách Quảng dư đồ năm 1561, Thiên hạ nhất thống chí đồ trong Đại Minh nhất thống chí năm 1461, Hoàng Minh đại nhất thống tổng đồ trong Hoàng Minh chức phương địa đồ năm 1635, Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ năm 1894, Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ năm 1897...

Nói gì đến Đường lưỡi bò!

Mặc dù cả về mặt lịch sử lẫn pháp lý, Trung Quốc chưa từng sở hữu quần đảo nào có tên Trường Sa hay Hoàng Sa, nhưng nước này vẫn vẽ ra cái gọi là “Đường lưỡi bò” bao trọn gần hết Biển Đông. Trung Quốc còn đưa ra yêu sách “vùng nước lịch sử” cho Đường lưỡi bò với lý do có công dân cư trú tại các quần đảo từ thời Đông Hán. Yêu sách này lần đầu tiên được đưa ra bởi Chính phủ Quốc dân đảng vào năm 1947 và được nhắc đến trong Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1998 về Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa, những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Nhã (bên trái) - nhà nghiên cứu Hoàng Sa - tặng phiên bản An Nam đại quốc họa đồ cho tộc họ Phạm Văn ở Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Bản đồ này xuất bản năm 1838 có vẽ chính xác tọa độ Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam Trong bức điện mật đề ngày 9/9/2008 của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh được trang mạng Wikileaks công bố ngày 1/9/2010, có viết: Theo người của Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế của Bộ Ngoại giao (Trung Quốc), những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông được thể bằng đường đứt khúc 9 đoạn trong bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (còn được gọi là “Đường lưỡi bò” hoặc “Đường 9 đoạn”) là không căn cứ theo Công ước Luật biển LHQ UNCLOS 1982. Vị quan chức này lập luận rằng: “Như một phản ánh của lịch sử”, yêu sách của Trung Quốc còn ra đời trước UNCLOS, và mặc dù những yêu sách này xung đột với các yêu sách của các quốc gia láng giềng trong khu vực, Trung Quốc sẽ đệ trình yêu sách của họ lên cơ quan giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Trong khi cả quan chức của Bộ Ngoại giao và một học giả nghiên cứu về châu Á của Trung Quốc cố gắng khẳng định chứng cứ lịch sử tồn tại nhằm chứng minh cho yêu sách “đường chín đoạn”, nhưng không ai trong số họ có thể chỉ ra cho tham tán chính trị Mỹ những căn cứ cụ thể.

Quan chức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thừa nhận ông ta không biết những cơ sở lịch sử cho “đường chín đoạn” mặc dù ông ta nói những tài liệu lịch sử của Trung Quốc cho thấy cơ sở cho việc đặt những đường đứt đoạn trên những bản đồ của Biển Đông. Còn vị học giả nghiên cứu châu Á của Trường đại học Bắc Kinh kia thì nói riêng với tham tán chính trị Mỹ rằng, yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông có niên hạn từ thời cổ, trước khi có sự phát triển của những quốc gia hiện nay. Kể từ đó, khi quốc gia Trung Quốc hiện đại phát triển trong thế kỷ XX, dưới sự nắm quyền của Quốc dân đảng và sau đó là Đảng Cộng sản, Trung Quốc trở nên tăng tự tin về bản sắc và biên giới của họ. Cả vị quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và vị học gia kia đều cố cụ thể hóa một tài liệu lịch sử cho thấy cơ sở của việc tạo thành “đường đứt khúc chín đoạn”. Quan chức trên nhắc tới “Sách trắng” của Bộ ngoại giao (Trung Quốc) về Biển Đông từ năm 2000. Tài liệu này cung cấp một cuộc khảo sát về những yêu sách pháp lý và lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông, nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào những căn cứ chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những dải đá cùng những cơ sở khác. Ví dụ như Sách trắng trích dẫn việc Nhật Bản ngừng yêu sách đối với những hòn đảo tại (...đoạn bị xóa) sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc để hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, Sách trắng có dành một chút chú ý nhỏ nhắc tới lịch sử của “đường đứt đoạn 9 khúc”, cung cấp một sự tham chiếu không rõ ràng tới những khu vực được tiếp cận thường xuyên bởi những ngư dân của Hải Nam…

Lấy súng ống đàn áp công lý

Do biết rằng mình yếu thế trong tranh chấp pháp lý, từ hồi nào đến giờ hễ nước nào có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc đòi đưa vấn Trường Sa và Hoàng Sa ra tài phán quốc tế đều bị Bắc Kinh gạt phăng. Và để khẳng định cái chủ quyền vốn không có, để lấp liếm những chứng cứ lịch sử, Trung Quốc xua quân ào ạt xuống Biển Đông với hy vọng có thể “lấy thịt đè người”.

Biển Đông từ lâu được xem là một trong những khu vực chính gây căng thẳng và bất ổn định tại Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài các tranh chấp có liên quan trực tiếp tới các yêu sách về chủ quyền đối với các nhóm đảo bao gồm cả hai bên và nhiều bên, còn có các tranh chấp khác liên quan tới các vấn đề về vùng biển vẫn còn tồn tại.

Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ các đảo trong Biển Đông; Malaysia và Philippines tuyên bố một phần quần đảo Trường Sa còn Brunei thì tuyên bố chủ quyền đối với một bãi đá chìm. Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp quần đảo Hoàng Sa; quần đảo Trường Sa được tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần bởi các nước Brunei, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.

Posted Image

Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

Sự việc làm trầm trọng hơn các tranh chấp ở Biển Đông là ngày 7/5/2009, Trung Quốc gửi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc yêu sách phi lý “Đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông.

Nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, giảm thiểu các căng thẳng đối với tranh chấp liên quan đến Trường Sa, tăng cường đối thoại, ngày 4/11/2002, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại Phnôm Pênh (Campuchia), ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc về vấn đề Biển Đông; thể hiện quan điểm của các nước giải quyết những vất đề đối với Biển Đông cần có cơ chế đối thoại đa phương (cụ thể giữa Trung Quốc và các nước ASEAN). Tuy nhiên, từ khi ký kết đến nay, các cam kết của DOC cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt là Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động vi phạm DOC như tập trận, cấm đánh bắt cá, bắt ngư dân….

Để giải quyết vấn đề Biển Đông, các nước có tranh chấp chủ quyền, cũng như các nước có lợi ích về tự do hàng hải tại Biển Đông đều đã lên tiếng ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng cơ chế hợp tác đa phương ngoại trừ Trung Quốc. Trước thái độ thiện chí của các nước, Trung Quốc luôn kịch liệt phản đối vấn đề này, luôn tuyên bố chỉ giải quyết song phương các tranh chấp trên Biển Đông. Tại diễn đàn ARF tháng 7/2010, ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ phát biểu, Ngoại trưởng Trung Quốc đã phản ứng lại một cách giận dữ rằng, các tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng đàm phán song phương và họ đã phát triển chính sách “hai không” khi đề cập đến Biển Đông: Không đàm phán đa phương; không “quốc tế hóa".

Tại sao Trung Quốc lại không đồng ý giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông? Là nước mạnh nhất trong các bên tranh chấp, Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trên bàn đàm phán song phương, buộc đối phương chấp nhận phương thức giải quyết của họ. Ý đồ của Trung Quốc là “chia để trị”, là “bẻ gẫy từng chiếc đũa”. Do vậy, Trung Quốc luôn khăng khăng giải quyết song phương, luôn chống lại việc “quốc tế hóa” Biển Đông. Trung Quốc sẽ có thể áp đặt sức mạnh của họ, buộc các nước này phải theo luật chơi của họ. Theo ý kiến của các chuyên gia, các nước ven Biển Đông cần hết sức tỉnh táo, không rơi vào “cái bẫy” của Trung Quốc, không để Trung Quốc biến Biển Đông thành một ao nhà của họ.

Trong một phản ứng mới nhất trước hàng loạt động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain nói, Trung Quốc đã “khiêu khích một cách không cần thiết” khi Quân ủy Trung ương tại Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Bộ Chỉ huy Quân sự ở Biển Đông. Theo ông McCain, một quyết định khác của Trung Quốc, việc bầu chọn một Hội đồng Nhân dân quản trị thành phố Tam Sa “chỉ khiến nhiều nước ngày càng quan ngại việc Trung Quốc mở rộng tuyên bố chủ quyền. Những lời tuyên bố này không có căn bản pháp lý quốc tế và có lẽ Trung Quốc sẽ cố thực hiện những tuyên bố chủ quyền thông qua các hành động đe dọa và cưỡng bức”.

Vẫn theo ông McCain những hành động của Trung Quốc “thật đáng thất vọng và không thích hợp với vị thế một cường quốc có trách nhiệm”.

Mấy ngày qua, các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc liên tục tường trình việc Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên, nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Một số người Trung Quốc thừa nhận rằng, với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”.

Giang Khuê

Theo Petrotimes/Năng lượng Mới số 142, ra thứ Ba ngày 31/7/2012

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa trên tem Đài Loan

Một nhà sưu tầm tem Việt Nam vừa đưa ra bộ tem thời Trung Hoa dân quốc với hình bản đồ Trung Quốc không hề có Trường Sa - Hoàng Sa.

Posted Image

Ảnh bộ tem

Những con tem không chỉ đơn thuần là vật trang trí trên các bì thư, mà còn là những minh chứng lịch sử hùng hồn nhất.

Tính từ năm 1878-2012, tem Trung Quốc đã có 134 năm lịch sử. Trong đó riêng thời Trung Hoa dân quốc (1912-1949) đã phát hành hơn 1.300 loại tem. Trong đó bộ tem của nhà sưu tầm tem Việt Nam Nguyễn Văn Anh có được gồm 6 con, thuộc bộ tem Tưởng Giới Thạch - Quang Phục đại lục, được phát hành năm 1957 tại Đài Loan. Trên tem có dòng chữ Tem quốc dân hoa trung trên hoa văn bên dưới con tem, và dòng chữ Quang phục đại lục trên hình bản đồ toàn Trung Quốc.

Bộ tem này ra đời trong bối cảnh Tưởng Giới Thạch có ý định tìm cách lấy lại đại lục và đổi cách nói “phản công đại lục” thành “quang phục đại lục”. Cách nói thay đổi này được áp dụng từ năm 1954 và mang lại cảm giác mới lạ, nhưng mang hàm nghĩa tương đương. Vì vậy hầu hết các diễn đàn, trang mạng đại lục hiện nay đều không bình phẩm về nội dung của bộ tem này, trong khi nhiều nội dung cũ đưa lên đều bị kiểm soát xóa bỏ. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm kiếm trên những trang web của các nhà sưu tầm tem ở đại lục vẫn có thể tìm mua lại được bộ tem trên, như:www.artww.com/29257/Auction/Show-115302... Một số hình của bộ tem này vẫn được lưu tại các trang web và diễn đàn như: blog.sina.com.cn, bbs.artxun.com, www.artww.com, www.artdb.cn, tupian.hudong.com, www.gucn.com, www.chinau.cc...

Điều đáng nói là hình bản đồ toàn Trung Quốc trên 6 con tem này không hề có sự xuất hiện của Trường Sa, Hoàng Sa. Và chúng vẫn được sử dụng bình thường như một sự thừa nhận của chính quyền Đài Loan ngay từ năm 1957.

Sáng 1.8, VPĐD Báo Thanh Niên tại Đà Nẵng nhận được thông tin từ một bạn đọc cho biết người em ruột của mình đang cất giữ một bộ tem xuất phát từ Trung Quốc, thể hiện đảo Hải Nam là điểm cuối cùng của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi đã liên lạc với anh Nguyễn Văn Anh, Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật môi trường là chủ nhân những con tem quý trên và được anh chia sẻ với PV Báo Thanh Niênvề cơ duyên có được bộ tem quý.

Anh cho biết ngay từ khi còn là đứa trẻ, anh và các anh em trong gia đình rất thích sưu tập, chơi tem. Năm 10 tuổi, anh đã phải xa gia đình từ Hội An (Quảng Nam) vào Sài Gòn ở với bà ngoại. “Trước ngày giải phóng mấy ngày, một thiếu tướng chế độ cũ ở Sài Gòn bỏ chạy, để lại nhà cửa và các vật dụng trong gia đình. Nhiều người dân lúc đó đã kéo đến tranh thủ lấy những đồ còn sót lại như ti vi, gạo, xe đạp... Lúc đó tôi hãy còn là đứa trẻ cũng tò mò đến xem. Thấy họ vứt lại 1 album tem trong đống đồ bỏ đi, tôi liền xin về. Bộ tem trên nằm trong cuốn album tem này”, anh Văn Anh nhớ như in.

Vừa rồi, thấy TS Mai Ngọc Hồng hiến tặng bản đồ cổ nhà Thanh, anh mới sực nhớ trong bộ sưu tập tem của mình có 6 con tem bằng tiếng Trung in hình bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa. “Tôi không có chuyên môn để thẩm định giá trị lịch sử của những con tem này, nên thông qua Báo Thanh Niên, nhờ xác minh giúp. Nếu nó thực sự là một trong những tư liệu phục vụ được cho đất nước trong bối cảnh hiện nay, tôi xin hiến tặng”, anh Anh tâm sự.

Vũ Phương Thảo

Ngọc Bi (ThanhNien)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tìm bằng chứng khảo cổ đòi chủ quyền ở Biển Đông

Trung Quốc đã quay sang giới khảo cổ học để tìm kiếm bằng chứng nhằm hỗ trợ tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.

Posted Image

Ngày 29/7, Trung Quốc đã công bố những phát hiện mới dựa trên các kết quả nghiên cứu dưới đáy biển, được tiến hành trong thời gian kỷ lục.

Theo đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện 12 “địa điểm chứa cổ vật văn hóa dưới nước” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng các bằng chứng mới được các nhà khảo cổ học của họ tìm thấy trong quá trình thăm dò dưới nước để chứng minh rằng nước này sở hữu các hòn đảo tranh chấp từ thời cổ đại.

Chính phủ Trung Quốc cho hay các nhà khảo cổ học đã phát hiện được các đồng tiền xu cổ và đồ gốm từ Ấn Độ và vùng Tây Á trong các đợt nghiên cứu dưới nước mới đây. Những cổ vật này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp.

Giới khảo cổ Trung Quốc cũng thu thập một số lượng lớn mẫu vật, bao gồm gốm và đồ sứ cổ, tiền xu đồng và các bộ phận thuyền bè.

Các nhà khảo cổ học còn khẳng định tìm thấy bằng chứng về các vụ ăn cắp tràn lan các di tích dưới nước bởi lực lượng phi Trung Quốc.

CHIÊU MỚI CỦA MẤY THẰNG KHỐN KIẾP NỮA ĐÂY.Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ có tìm được ngọc tỷ của Hán Cao tổ ở đây đi chăng nữa thì chẳng bao giờ Trường Sa và Hoàng Sa của người Hán cả!

Cái trò cứ hơi một tý là "di vật khảo cổ" thấy quen quen.....Nó sắc mùi của đám tư duy "ở trần đóng khố", phủ nhận văn hóa truyền thống Việt!

Trung Quốc tìm bằng chứng khảo cổ đòi chủ quyền ở Biển Đông

Trung Quốc đã quay sang giới khảo cổ học để tìm kiếm bằng chứng nhằm hỗ trợ tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.

Posted Image

Ngày 29/7, Trung Quốc đã công bố những phát hiện mới dựa trên các kết quả nghiên cứu dưới đáy biển, được tiến hành trong thời gian kỷ lục.

Theo đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện 12 “địa điểm chứa cổ vật văn hóa dưới nước” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng các bằng chứng mới được các nhà khảo cổ học của họ tìm thấy trong quá trình thăm dò dưới nước để chứng minh rằng nước này sở hữu các hòn đảo tranh chấp từ thời cổ đại.

Chính phủ Trung Quốc cho hay các nhà khảo cổ học đã phát hiện được các đồng tiền xu cổ và đồ gốm từ Ấn Độ và vùng Tây Á trong các đợt nghiên cứu dưới nước mới đây. Những cổ vật này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp.

Giới khảo cổ Trung Quốc cũng thu thập một số lượng lớn mẫu vật, bao gồm gốm và đồ sứ cổ, tiền xu đồng và các bộ phận thuyền bè.

Các nhà khảo cổ học còn khẳng định tìm thấy bằng chứng về các vụ ăn cắp tràn lan các di tích dưới nước bởi lực lượng phi Trung Quốc.

CHIÊU MỚI CỦA MẤY THẰNG KHỐN KIẾP NỮA ĐÂY.Posted ImagePosted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tấm bản đồ mới của Việt Nam: Hé lộ một sự thật của lịch sử

Đây là tấm bản đồ mới của ViệtNam:

và đây là lý do cho sự tồn tại của nó:

Posted Image

Nguyên bọn Tàu (tức tên tục của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc) cho rằng xưa kia bọn thương nhân của chúng đã từng giong buồm ghé ngang qua Hoàng Sa và Trường Sa , nên nay chúng tuyên bố các quần đảo ấy thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của chúng, cứ như thể toàn bộ các khoa học gia, các trí thức của Tàu đều đến Hoàng Sa và Trường Sa rồi hét toáng mừng vui Eureka rằng đã có chứng cứ trên các đảo này. Theo đúng lời dạy của tiền nhân rằng gậy ông nên đập lại lưng ông, có bậc thức giả kia ở nước Việt cười to khoái trá, phe phẩy quạt mo, nhấm chút trà trinh nữ hoàng cung túi lọc, rồi chậm rãi khoan thai từ tốn bao dung quả quyết phán rằng:

A) Theo Sử Sách Ngàn Xưa

Nguyên sử thế giới, sử Tàu, và sử Việt đều ghi rằng tổ tiên Việt phát xuất từ Xích Quỷ miền Nam sông Dương Tử, chốn Động Đình Hồ cõi Hồ Nam, được nhắc đến trong truyền thuyết Hồng Bàng, bao gồm luôn các vùng đất Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu, v.v. Người Việt từng đánh bại Nhà Tần. Khi các cuộc chiến tranh tàn khốc thời Liệt Quốc Đông ChâuChiến Quốc Xuân Thu đã khiến dân Việt thiên di về phương Nam, nhưng một bộ phận vẫn còn ở lại trên toàn vùng bao la rộng lớn tại các nước đang xưng bá xưng hùng, cố gắng tồn tại hòa nhập hình thành các cư dân bản địa mới, nhưng không bao giờ quên dân tộc mình đang biền biệt chốn trời Nam, từ đó phát sinh một kỳ vấn lịch sử mà nay tôi xin được làm sáng tỏ vì sao có hiện tượng Tiên Phát Chế Nhân, Phạt Tống Lộ Bố Văn của trận viễn chinh Phạt Tống và thiên hùng sử ca Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt.

Thế giới loài người đều biết Lý Thường Kiệt là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam dùng kế “đem đại binh đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” chủ động tấn công “thiên triều”, đè bẹp ý chí xâm lược, phá tan uy danh, đánh bại lực lượng quân sự, và làm hao tổn kinh tế tài chính của triều đại Bắc Tống, biến cơ nghiệp Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn gầy dựng từ năm 960 trở thành mồi ngon cho các xứ Tây Hạ, Liêu Quốc và Nhà Kim xâu xé đến bại vong. Ông còn là là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam ngạo nghễ dương oai diệu võ sử dụng cung cách mà tất cả các hoàng đế “thiên triều” luôn áp dụng mỗi khi xua quân tràn qua biên giới các tiểu quốc lân bang trong các cuộc Chinh Tây, Tảo Bắc, Bình Nam, Chinh Đông: đó là phát hịch văn bố cáo thị uy thiên hạ các tiểu quốc. Bài hịch văn bố cáo Phạt Tống Lộ Bố Văn phát đi trước đến các vùng lãnh thổ nước Tống như thể Tống quốc là xứ sở man di mọi rợ và thiên triều Việt vâng mệnh Trời thuận thiên hành đạo ra tay cứu dân Tống, có nội dung phán dạy của đấng bề trên và bậc trưởng thượng đầy ngạo nghễ. Sử ghi rằng ngày 27 tháng 10 năm 1075, Lý Thường Kiệt khởi đại binh tấn công vào đất Tống, thực hiện đại cuộc kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, gian nguy bất cứu mạc anh hùng, thấy điều nghĩa hiệp mà không làm thì sao đáng gọi là trang vũ dũng, chứng kiến cảnh dân Tống lầm than mà không ra tay cứu độ thì sao đáng gọi đấng anh hùng. Dân Tống đọc bố cáo bao xiết mừng vui, bày bàn hương án quỳ phục lạy hai bên đường tung hô vạn tuế, dâng tặng quân lương, cung cấp đầy đủ thông tin các trận tuyến, đón chào quân đại nghĩa. Lý Thường Kiệt cũng là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam làm vẻ vang rạng ngời danh tiếng hải quân khi đưa hạm đội thủy binh từ Móng Cái đến chiếm Khâm Châu ngày 30/12/1075, không phải tốn đến một mũi tên hòn đạn do hiệu quả tuyệt diệu của tổ chức tình báo và phản gián: quân Tống khiếp đảm đầu hàng, còn toàn bộ tướng lĩnh trấn thủ Khâm Châu đều bị Lý Thường Kiệt bắt sống tại bàn yến tiệc rồi sai quân đem ra xử trảm bêu đầu thị chúng, khai mào cho chiến công bức hạ Liêm Châu chỉ sau đó 3 ngày giết sạch các văn quan võ tướng trấn nhậm Liêm Châu, với sự phối hợp của lục quân trước đó đã làm cỏ tất cả các thành trì, doanh trại Tống quân trên đường tràn sang Phạt Tống. Sau hai tuần bình định vỗ an bá tánh, bắt hàng vạn tù binh vận chuyển tất cả kho tàng chiếm được về nước Việt, Lý Thường Kiệt đưa quân từ Khâm Châu tiến sang tấn công vây hãm Ung Châu, trong khi đạo quân đã triệt hạ Liêm Châu tiến chiếm Bạch Châu chặn đường vận lương tiếp viện của quân Tống. Dù thành trì chiến lược Ung Châu cực kỳ kiên cố và được nhà Tống tập trung toàn lực ra sức cứu viện, Lý Thường Kiệt vẫn lấy thủ cấp Tống Tướng Trương Thủ Tiết cùng các đại tướng khác của đoàn quân tiếp cứu như lấy đồ trong túi, và chiếm Ung Châu sau 42 ngày đêm đã viện công đồn. Lý Thường Kiệt bắt tù hàng binh phá tan Ung Châu, san thành bình địa để lấy đá lấp sông triệt đường thủy binh, chặn dòng thủy lộ, xóa sổ vĩnh viễn một di tích lịch sử trên bản đồ của nhà Tống khiến muôn đời không thể lưu truyền hậu thế Trung Hoa. Thừa thắng, Lý Thường Kiệt xua quân khí thế ào ạt đánh chiếm Tân Châu. Quan quân nhà Tống nghe tin vội bỏ thành đào thoát khiến các châu lân cận tự động tháo chạy dù không nằm trên lộ trình của đoàn quân Phạt Tống. Quân Nam tiến quân vũ bảo như vào chỗ không người, chiếm đóng cả vùng lãnh thổ mênh mông. Cuộc hành quân thần tốc của Lý Thường Kiệt nhằm đánh phủ đầu vào đất Tống đại thắng. Lý Thường Kiệt đường bệ rút quân, đem theo vô số tù binh bắt được từ Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu giải về nước Việt cho vào làm phu khai khẩn vùng đất ngày nay là Thanh – Nghệ, để cải tạo, lấy công sức lao động hầu chuộc tội lỗi đã dám nhòm ngó lờn mặt nước Nam.

Sử còn kể thêm rằng Lý Thường Kiệt là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam có khả năng lập phòng tuyến chiến lược chặn đứng đoàn quân viễn chinh xâm lược hùng hậu của Nhà Tống chỉ sau 5 tháng kể từ khi ca khúc khải hoàn từ cuộc viễn chinh Phạt Tống, rồi đánh bại luôn quân Tống trên đất Việt. Phòng tuyến Sông Như Nguyệt đã giam chân đại binh báo thù của Tống, làm tiêu hao lực lượng quân Tống đến nỗi khi mừng rỡ nghe Lý Thường Kiệt ra ân mở cho con đường sống, tướng Tống là Quách Quỳ vừa vội vã cho quân khẩn cấp di tản khỏi nước Việt, vừa kinh hoàng trước số liệu kiểm điểm thống kê cho thấy chỉ sau 8 tháng tấn công nước Việt, 300.000 quân sĩ thiện chiến cùng dân phu lực lưỡng được đưa sang đánh Việt nay chỉ có 23.400 người còn sống để lết về nước Tống, 100.000 chiến mã chỉ còn 3.174 con thương tật, hao tổn ngân khố hết 5.190.000 lượng vàng ròng. Đặc biệt, cũng như thần uy của Phạt Tống Lộ Bố Văn đã khiến Nhà Tống đại bại trên đất Tống, thần uy của Nam Quốc Sơn Hà khiến Nhà Tống đại bại trên đất Việt:

NướcNamVốn Của VuaNam,

Sách Trời Kia Đã Rõ Ràng Định Phân,

Giặc Cuồng Sao Dám Lấn Xâm,

ChúngBayRồi Sẽ Chuốc Phần Bại Vong.

B) Theo Biện Luận Lý Giải Phân Tích Của Hoàng Hữu Phước

Vì sao Lý Thường Kiệt lại có thể giương oai diệu võ thị thần uy nơi Tống Quốc như chốn không người? Rất đơn giản: vì dân chúng sinh sống trên toàn vùng đất bao la từ phía Nam Sông Dương Tử đến biên giới Việt Nam đều không quên gốc tích tổ tiên mình là người Việt ở Xích Quỷ, nên đã một mặt bí mật cung cấp tin tình báo cho Lý Thường Kiệt, một mặt phân công một số ở lại chu cấp lương thực dẫn đường cho quân Nam tiến như chẻ tre, một mặt đóng vai nạn dân chạy loạn kéo vào các thành tá túc để thừa cơ mở cổng thành rước quân Nam, một mặt giả ùn ùn tháo chạy về phương Bắc để dâng đất cho quân binh Lý Thường Kiệt dễ dàng thu tóm lại bờ cõi Xích Quỷ của cha ông người Việt. Nhưng do Nhà Lý vì bốn chữ chính nghĩa diệt tà, đã phụ lòng tốt trung thành của người dân Tống gốc Việt khi ra lịnh thu binh rút về Việt quốc.

Và để tung hỏa mù nhằm bảo vệ người Tống gốc Việt, Nhà Lý phải tôn vinh rằng uy dũng thiên tài quân sự của Lý Thường Kiệt đã khiến người Tống khiếp sợ rụng rời bỏ chạy. Nhưng sự hồ nghi của bọn Tàu gốc phương Bắc vẫn cứ lởn vởn cho đến năm 1978 mới rõ mười mươi khi chúng xua quân tràn qua toàn tuyến biên giới phía Bắc tấn công nước Việt bị thua xiểng liểng do quân thiện chiến gốc miền Nam Trung Quốc chủ động chưa đánh đã hàng vì nhớ lời dặn của tổ tiên đừng bao giờ được động đến anh em người Việt, còn bọn phỉ từ phương Bắc Trung Quốc thì chỉ giỏi cướp phá, hãm hiếp, tàn sát dân Việt, chứ không biết đánh trận nên phải đền tội xác nằm ngập ngụa chồng chất khắp biên cương. Đây là lý do Tàu không còn tin cậy vào lục quân vốn tuyển mộ từ toàn vùng phía Nam Dương Tử Giang, hễ xua bộ binh tấn công là luôn luôn thảm bại, nên mới buộc phải ra uy gào thét chốn Biển Đông với hy vọng kỳ này sẽ thắng do trên tàu chiến tàu ngầm không có ai là gốc Việt Xích Quỷ vì tuyển toàn từ các tỉnh vùng ven biển phía Đông cận Triều Tiên.

Nói tóm lại, cả vùng rộng lớn từ Dương Tử Giang trở xuống đều có dấu tích sử cổ đại của tộc người Việt miền Xích Quỷ, dấu tích sử trung đại của nhân dân gốc Việt toàn vùng chào đón đoàn quân Bắc Phạt của Lý Thường Kiệt, và dấu tích sử cận đại của nhân dân gốc Việt toàn vùng phá tan kế hoạch Nam Phạt của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Chưa kể dấu tích văn hóa văn chương văn học văn vẻ khu vực phíaNamsông Dương Tử luôn tương đồng với sự phát triển văn hóa văn chương văn học văn vẻ của ViệtNam. Và nếu muốn, toàn bộ các khoa học gia, các trí thức của Tàu nên đến khu vực từ phía Nam Dương Tử Giang để bò bốn chân như chó, dùng mũi hít hà đánh hơi phân tích mùi vị để biết thế nào là lễ độ với tộc Việt Xích Quỷ.

Có một nhà nho nọ người Việt họ Lăng tên chữ là Tần, quê tận miệt Sài Côn, tổ tiên đến từ vùng Xích Quỷ thời thượng cổ, đã có hai bài thơ về “quê cha đất tổ” nòi giống Việt như sau:

Núi núi non non đỉnh dõi trông,

Sông sông nước nước cảnh mênh mông;

Động Đình Hồ ấy quê nòi giống,

Hoàng Sa Đảo nọ đất tổ tông.

Xoạc cẳng băng ngang dòng Dương Tử,

Vói tay thâu lại cõi HồNam.

Việt Quốc địa đồ vươn cao rộng,

Xích Quỷ hoàn nguyên quyết lập công.

Xích Quỷ hoàn nguyên ấy đại công,

Dương Tử sông kia quyết cưỡi rồng,

Cõi Việt Động Đình đem điểm xuyết,

TrờiNamcẩm tú rạng tổ tông.

Trống đồng vỗ mặt ngân dậy núi,

Tiêu Tương phẩy quạt thổi rạp thông.

Thu về Việt Quốc giang sơn rộng,

Bờ cõi mênh mông thỏa thỉ bồng.

Lăng Tần Tiên Sinh xứ Việt cho ra luận cứ đoan chính “trên cơ” rằng hễ nơi nào sử có ghi là nơi phát xuất của tổ tiên Việt, có người bản xứ ra sức giúp quan quân Việt đánh thắng như chẻ tre, và có người bản xứ giúp làm phá sản tất cả các cuộc tấn công quân sự của xứ ấy vào đất Việt, thì nơi ấy tất là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Đó là lý do vì sao bản đồ mới của ViệtNamsẽ có hình dạng một cây cổ thụ uy nghi thế này:

Posted Image

Lời khẳng định: Nước ViệtNamphải bao gồm toàn bộ vùng cương thổ từ Dương Tử Giang. Đây là một sự thật không thể tranh cải về phương diện sử học của nhân loại vậy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Sự Thật Về Võ Thuật Tàu Và Y Dược Tàu

Hoang Huu Phuoc, MIB

Tôi có đến ba điều may mắn mà biết chắc chắn là số người cùng có một lúc cả ba điều này chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay đủ ngón, đó là (a) được ba tôi cho đọc truyện kiếm hiệp cùng dã sử Tàu “từ nhỏ” tức lúc 6 tuổi, (B) nhận ra ngay cốt lõi vấn đề “từ nhỏ” ngay lúc đọc các truyện kiếm hiệp cùng dã sử ấy tức vào lúc 7 tuổi, và © quyết định quẳng các quyển kiếm hiệp và dã sử đó qua một bên lúc tuổi còn trong giai đoạn “từ nhỏ” ấy tức vào lúc 8 tuổi; nghĩa là nhờ đọc từ nhỏ nên say mê đọc ngấu nghiến khiến hết các pho, nhờ phát hiện vấn đề từ nhỏ nên khôn hơn người lớn ở chỗ quẳng tất từ nhỏ để không phí phạm thời gian cho những điều vô bổ, tai hại khôn lường cho kiến thức mai sau, đặc biệt trong sùng bái lộn bọn người Tàu hoặc tâm trí tẩu hỏa nhập ma. Hôm nay xin sẻ chia cùng các bạn sự thật về võ thuật Tàu và y dược Tàu để các bạn chặn ngăn chuyện cho con cái luyện võ Tàu và dùng thuốc Tàu chữa bệnh vốn cực kỳ nguy hiểm lắm đó đa.

Trước hết, cần lược qua mấy cái tên gọi của những cái gọi là môn phái võ thuật của Tàu, mà từ ngàn xưa đã cho thấy tổ tiên họ đã cực kỳ…tiến bộ đối với vấn đề nhạy cảm về giới tính và nhân quyền nên mới đẻ ra các môn phái dành cho giống đực như Võ Đang, giống cái như Nga My, giới ăn mày ăn xin như Cái Bang, và giới tu hành như Thiếu Lâm giết người như ngóe; ngoài ra còn thêm mấy môn phái có tên trong Tiếu Ngạo Giang Hồ như Hoa Sơn, Thái Sơn, Tung Sơn, Hằng Sơn, và Hành Sơn, với bí kíp Tịch Tà Kiếm Phổ của Hoa Sơn dành cho giống trung tính, khiến các phái hệ võ thuật Tàu đủ loại cho mọi hạng người, thượng cám mà hạ cũng cám. Điều này chỉ nêu bật một điểm quan trọng: tổ tiên Tàu toàn thuộc loại sát cuồng, dù tu hay tục vẫn đeo gươm xách gậy nhởn nhơ, lấy đánh nhau và chém giết làm kế sinh nhai hay tranh giành ngôi võ lâm bá chủ: kẻ cùng đường mạt vận thì mang danh cướp cạn, kẻ thắng thế chiếm gom nhiều kim ngân châu báu lấy thịt người làm nhân bánh bao thì được tiếng anh hùng Lương Sơn Bạc, bọn chuột nhắt thời Tống loạn thì tự phong Ngũ Thử, lũ theo đóm ăn tàn thì có danh Thất Hiệp truyền lưu, khiến rối loạn cương thường, đem điều xạo sự tung hê thành hiệp nghĩa. Do bản sắc dân tộc Tàu là man trá, cha chiếm vợ của con, hoàng tử sát hại phụ vương, anh em tranh đoạt ngôi vua, luân thường đạo lý đảo đảo điên điên, khiến xú khí nồng xông thượng giới buộc trời sinh ra một Khổng Khâu, những mong thánh nhân dẫn dắt nẽo chánh đường ngay, nào hay dân tứ xứ ngày càng thêm loạn dữ. Người biết chữ thì nhiều như sao đêm Trừ Tịch, kẻ gian ngu lại ít như cát sa mạc Tân Cương, nên thầy-trò chỉ là cái sự ghi ghi chép chép tại sách kinh, chứ thực tế nào đâu tồn tại, khiến trò thường xuyên làm phản, còn thầy kia phải lo thủ thế phòng thân, có mười chiêu chỉ dạy có bảy rưỡi tám đường, đem diếm một hai để phòng trò đảo chính. Võ thuật mà như thế thì truyền lưu theo thế kỷ, có còn chi những chưởng lực, nội công; phi thân kia là chuyện xạo thế nhân, thần công lực còn thua môn đấm bốc. Để có đủ học trò nuôi cái miệng, thầy phải chế bao thế võ quái kỳ, khiến học trò ngẩn ngẩn với ngơ ngơ, rồi thầy phán: ấy nhập ma tẩu hỏa. Thế mới biết võ Tàu là xạo sự, giỏi sao lại tan tác trước súng Tây? Bát quốc kia gồm Anh, Mỹ, Đức, Ý, Nga; cùng nước Nga, nước Pháp với Áo-Hung, đánh một trận Võ Đang cùng Thiếu Lâm còn không phi thân trốn kịp, khiến Bắc Kinh bị dày xéo bởi những người không môn phái, chẳng chưởng lực nội công gì sất.

Chuyện tương tự cũng xảy ra trong y thuật, thế nên mới có nhiều thầy toàn tự học mà nên, còn học trò chỉ để vặt sai, đứa có chí cũng phải mày mò hiểu tìm hay chôm chỉa mà thôi. Bọn ngự y thì chỉ chuyên phục dịch chuyện dục dâm dù vua là nữ hay nam, nên thần phương ắt chỉ giỏi lấy dâm dương hoắc trộn ngâm cùng bửa củi.

Nói tóm lại, từ nhỏ người viết bài này đã đặt ra nhiều câu hỏi: bọn hiệp khách hành làm nghề ngỗng chi mà cứ vào quán rượu là ném ra đỉnh vàng nén bạc, hay chỉ toàn bảo kê vũ trường tửu điếm hoặc hộ tống thương đoàn bỏ học hành lang bạc đó đây nào phải gương học hỏi của thanh niên; võ sư chưởng môn diếm bớt bí kíp võ công, thì cách chi còn gì cho hậu thế! Còn chuyện dạy võ cho môn sinh người Việt ắt là chuyện tiếu lâm, không những vì Tàu có còn chi mà dạy, mà còn vì ác tâm tàn diệt giống nòi Việt ta, nên có dạy ắt toàn những chiêu làm nhập ma tẩu hỏa.

Nói tóm thêm lần nữa, người viết bài này sang Bắc Kinh vào thời điểm Tàu chuẩn bị tiếp nhận Hong Kong, có đến thăm một “viện Đông Y”, nơi các “thần y” trẻ măng mắt nhìn láo láo liêng liêng khách nữ, tay bắt mạch, miệng phán lốp bốp còn hơn bắp trong chảo nóng. Qua phiên dịch mới biết các “thầy” phán cả đoàn người Việt ông nào cũng bị tim mạch, tiểu đường, mỡ máu ngập tràn, thận suy làm dương liệt; còn các chị ai cũng đều âm hư thận hỏng, khiến da kia ắt sẽ sớm xạm đen, còn xương nọ thế nào cũng loãng lỏng le. Người viết tức cười ngoe nguẩy bỏ ra ngoài, bị một “thầy” chạy ra cự nự, hỏi vì sao đến mà chỉ đứng xem không chịu khám bịnh bốc thuốc thần y, nhìn bộ tịch giống báo tình (…tình báo) từ xứ Việt, rồi gây sự lốp bốp còn hơn bắp trong chảo nóng, khiến anh phiên dịch phải hù nói với “thần y” rằng người viết bài này là võ sư chưởng môn nhân của Việt Phước Đạo nên dáng người to cao vậm vỡ 84 ký mà thịt toàn nạc không chút mỡ mòng, không dùng chất tạo nạc, chẳng cần đến dâm dương hoắc mần chi, khiến “thần y” khiếp sợ bị 84 ký đè, e thuốc thánh của Tàu cũng bó tay đành bỏ cuộc. Tôi về nước Việt, bảo nhân viên mình rằng nước Tàu rất đẹp, rằng họ nên nhanh chân lẹ tay qua đó mà thăm, vì sau chừng từ 2 đến 4 năm, nơi ấy sẽ không còn ai đoan chính.

Nay ngẫm lại xứ mình có bao xưởng bịnh, với bảng treo “Phòng Khám Trung Y”. Bạn hãy tin vào thảo dược nước nhà, chứ Tàu họ có còn gì đâu mà tin với tưởng. Thầy của họ có sách chi mà để lại, cỏ cây nguyên liệu họ có còn lành còn tốt gì đâu, có khi lá với rễ cây cũng toàn chế từ cao su cao áp, nên đừng để tiền mất tật mang, đem của cải tặng dâng phường xạo sự.

Đôi dòng tâm huyết viết theo thể tản văn, dưới trời cao vằng vặc ánh trăng sao, để ngâm vịnh nhận chân giá trị: rằng bất cứ gì thuộc y với võ, đừng rớ vô mấy cái của Tàu, giản đơn vì chúng chỉ toàn dóc tổ.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tấm bản đồ mới của Việt Nam: Hé lộ một sự thật của lịch sử

Đây là tấm bản đồ mới của ViệtNam:

và đây là lý do cho sự tồn tại của nó:

Posted Image

Nguyên bọn Tàu (tức tên tục của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc) cho rằng xưa kia bọn thương nhân của chúng đã từng giong buồm ghé ngang qua Hoàng Sa và Trường Sa , nên nay chúng tuyên bố các quần đảo ấy thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của chúng, cứ như thể toàn bộ các khoa học gia, các trí thức của Tàu đều đến Hoàng Sa và Trường Sa rồi hét toáng mừng vui Eureka rằng đã có chứng cứ trên các đảo này. Theo đúng lời dạy của tiền nhân rằng gậy ông nên đập lại lưng ông, có bậc thức giả kia ở nước Việt cười to khoái trá, phe phẩy quạt mo, nhấm chút trà trinh nữ hoàng cung túi lọc, rồi chậm rãi khoan thai từ tốn bao dung quả quyết phán rằng:

A) Theo Sử Sách Ngàn Xưa

Nguyên sử thế giới, sử Tàu, và sử Việt đều ghi rằng tổ tiên Việt phát xuất từ Xích Quỷ miền Nam sông Dương Tử, chốn Động Đình Hồ cõi Hồ Nam, được nhắc đến trong truyền thuyết Hồng Bàng, bao gồm luôn các vùng đất Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu, v.v. Người Việt từng đánh bại Nhà Tần. Khi các cuộc chiến tranh tàn khốc thời Liệt Quốc Đông ChâuChiến Quốc Xuân Thu đã khiến dân Việt thiên di về phương Nam, nhưng một bộ phận vẫn còn ở lại trên toàn vùng bao la rộng lớn tại các nước đang xưng bá xưng hùng, cố gắng tồn tại hòa nhập hình thành các cư dân bản địa mới, nhưng không bao giờ quên dân tộc mình đang biền biệt chốn trời Nam, từ đó phát sinh một kỳ vấn lịch sử mà nay tôi xin được làm sáng tỏ vì sao có hiện tượng Tiên Phát Chế Nhân, Phạt Tống Lộ Bố Văn của trận viễn chinh Phạt Tống và thiên hùng sử ca Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt.

Thế giới loài người đều biết Lý Thường Kiệt là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam dùng kế “đem đại binh đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” chủ động tấn công “thiên triều”, đè bẹp ý chí xâm lược, phá tan uy danh, đánh bại lực lượng quân sự, và làm hao tổn kinh tế tài chính của triều đại Bắc Tống, biến cơ nghiệp Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn gầy dựng từ năm 960 trở thành mồi ngon cho các xứ Tây Hạ, Liêu Quốc và Nhà Kim xâu xé đến bại vong. Ông còn là là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam ngạo nghễ dương oai diệu võ sử dụng cung cách mà tất cả các hoàng đế “thiên triều” luôn áp dụng mỗi khi xua quân tràn qua biên giới các tiểu quốc lân bang trong các cuộc Chinh Tây, Tảo Bắc, Bình Nam, Chinh Đông: đó là phát hịch văn bố cáo thị uy thiên hạ các tiểu quốc. Bài hịch văn bố cáo Phạt Tống Lộ Bố Văn phát đi trước đến các vùng lãnh thổ nước Tống như thể Tống quốc là xứ sở man di mọi rợ và thiên triều Việt vâng mệnh Trời thuận thiên hành đạo ra tay cứu dân Tống, có nội dung phán dạy của đấng bề trên và bậc trưởng thượng đầy ngạo nghễ. Sử ghi rằng ngày 27 tháng 10 năm 1075, Lý Thường Kiệt khởi đại binh tấn công vào đất Tống, thực hiện đại cuộc kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, gian nguy bất cứu mạc anh hùng, thấy điều nghĩa hiệp mà không làm thì sao đáng gọi là trang vũ dũng, chứng kiến cảnh dân Tống lầm than mà không ra tay cứu độ thì sao đáng gọi đấng anh hùng. Dân Tống đọc bố cáo bao xiết mừng vui, bày bàn hương án quỳ phục lạy hai bên đường tung hô vạn tuế, dâng tặng quân lương, cung cấp đầy đủ thông tin các trận tuyến, đón chào quân đại nghĩa. Lý Thường Kiệt cũng là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam làm vẻ vang rạng ngời danh tiếng hải quân khi đưa hạm đội thủy binh từ Móng Cái đến chiếm Khâm Châu ngày 30/12/1075, không phải tốn đến một mũi tên hòn đạn do hiệu quả tuyệt diệu của tổ chức tình báo và phản gián: quân Tống khiếp đảm đầu hàng, còn toàn bộ tướng lĩnh trấn thủ Khâm Châu đều bị Lý Thường Kiệt bắt sống tại bàn yến tiệc rồi sai quân đem ra xử trảm bêu đầu thị chúng, khai mào cho chiến công bức hạ Liêm Châu chỉ sau đó 3 ngày giết sạch các văn quan võ tướng trấn nhậm Liêm Châu, với sự phối hợp của lục quân trước đó đã làm cỏ tất cả các thành trì, doanh trại Tống quân trên đường tràn sang Phạt Tống. Sau hai tuần bình định vỗ an bá tánh, bắt hàng vạn tù binh vận chuyển tất cả kho tàng chiếm được về nước Việt, Lý Thường Kiệt đưa quân từ Khâm Châu tiến sang tấn công vây hãm Ung Châu, trong khi đạo quân đã triệt hạ Liêm Châu tiến chiếm Bạch Châu chặn đường vận lương tiếp viện của quân Tống. Dù thành trì chiến lược Ung Châu cực kỳ kiên cố và được nhà Tống tập trung toàn lực ra sức cứu viện, Lý Thường Kiệt vẫn lấy thủ cấp Tống Tướng Trương Thủ Tiết cùng các đại tướng khác của đoàn quân tiếp cứu như lấy đồ trong túi, và chiếm Ung Châu sau 42 ngày đêm đã viện công đồn. Lý Thường Kiệt bắt tù hàng binh phá tan Ung Châu, san thành bình địa để lấy đá lấp sông triệt đường thủy binh, chặn dòng thủy lộ, xóa sổ vĩnh viễn một di tích lịch sử trên bản đồ của nhà Tống khiến muôn đời không thể lưu truyền hậu thế Trung Hoa. Thừa thắng, Lý Thường Kiệt xua quân khí thế ào ạt đánh chiếm Tân Châu. Quan quân nhà Tống nghe tin vội bỏ thành đào thoát khiến các châu lân cận tự động tháo chạy dù không nằm trên lộ trình của đoàn quân Phạt Tống. Quân Nam tiến quân vũ bảo như vào chỗ không người, chiếm đóng cả vùng lãnh thổ mênh mông. Cuộc hành quân thần tốc của Lý Thường Kiệt nhằm đánh phủ đầu vào đất Tống đại thắng. Lý Thường Kiệt đường bệ rút quân, đem theo vô số tù binh bắt được từ Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu giải về nước Việt cho vào làm phu khai khẩn vùng đất ngày nay là Thanh – Nghệ, để cải tạo, lấy công sức lao động hầu chuộc tội lỗi đã dám nhòm ngó lờn mặt nước Nam.

Sử còn kể thêm rằng Lý Thường Kiệt là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam có khả năng lập phòng tuyến chiến lược chặn đứng đoàn quân viễn chinh xâm lược hùng hậu của Nhà Tống chỉ sau 5 tháng kể từ khi ca khúc khải hoàn từ cuộc viễn chinh Phạt Tống, rồi đánh bại luôn quân Tống trên đất Việt. Phòng tuyến Sông Như Nguyệt đã giam chân đại binh báo thù của Tống, làm tiêu hao lực lượng quân Tống đến nỗi khi mừng rỡ nghe Lý Thường Kiệt ra ân mở cho con đường sống, tướng Tống là Quách Quỳ vừa vội vã cho quân khẩn cấp di tản khỏi nước Việt, vừa kinh hoàng trước số liệu kiểm điểm thống kê cho thấy chỉ sau 8 tháng tấn công nước Việt, 300.000 quân sĩ thiện chiến cùng dân phu lực lưỡng được đưa sang đánh Việt nay chỉ có 23.400 người còn sống để lết về nước Tống, 100.000 chiến mã chỉ còn 3.174 con thương tật, hao tổn ngân khố hết 5.190.000 lượng vàng ròng. Đặc biệt, cũng như thần uy của Phạt Tống Lộ Bố Văn đã khiến Nhà Tống đại bại trên đất Tống, thần uy của Nam Quốc Sơn Hà khiến Nhà Tống đại bại trên đất Việt:

NướcNamVốn Của VuaNam,

Sách Trời Kia Đã Rõ Ràng Định Phân,

Giặc Cuồng Sao Dám Lấn Xâm,

ChúngBayRồi Sẽ Chuốc Phần Bại Vong.

B) Theo Biện Luận Lý Giải Phân Tích Của Hoàng Hữu Phước

Vì sao Lý Thường Kiệt lại có thể giương oai diệu võ thị thần uy nơi Tống Quốc như chốn không người? Rất đơn giản: vì dân chúng sinh sống trên toàn vùng đất bao la từ phía Nam Sông Dương Tử đến biên giới Việt Nam đều không quên gốc tích tổ tiên mình là người Việt ở Xích Quỷ, nên đã một mặt bí mật cung cấp tin tình báo cho Lý Thường Kiệt, một mặt phân công một số ở lại chu cấp lương thực dẫn đường cho quân Nam tiến như chẻ tre, một mặt đóng vai nạn dân chạy loạn kéo vào các thành tá túc để thừa cơ mở cổng thành rước quân Nam, một mặt giả ùn ùn tháo chạy về phương Bắc để dâng đất cho quân binh Lý Thường Kiệt dễ dàng thu tóm lại bờ cõi Xích Quỷ của cha ông người Việt. Nhưng do Nhà Lý vì bốn chữ chính nghĩa diệt tà, đã phụ lòng tốt trung thành của người dân Tống gốc Việt khi ra lịnh thu binh rút về Việt quốc.

Và để tung hỏa mù nhằm bảo vệ người Tống gốc Việt, Nhà Lý phải tôn vinh rằng uy dũng thiên tài quân sự của Lý Thường Kiệt đã khiến người Tống khiếp sợ rụng rời bỏ chạy. Nhưng sự hồ nghi của bọn Tàu gốc phương Bắc vẫn cứ lởn vởn cho đến năm 1978 mới rõ mười mươi khi chúng xua quân tràn qua toàn tuyến biên giới phía Bắc tấn công nước Việt bị thua xiểng liểng do quân thiện chiến gốc miền Nam Trung Quốc chủ động chưa đánh đã hàng vì nhớ lời dặn của tổ tiên đừng bao giờ được động đến anh em người Việt, còn bọn phỉ từ phương Bắc Trung Quốc thì chỉ giỏi cướp phá, hãm hiếp, tàn sát dân Việt, chứ không biết đánh trận nên phải đền tội xác nằm ngập ngụa chồng chất khắp biên cương. Đây là lý do Tàu không còn tin cậy vào lục quân vốn tuyển mộ từ toàn vùng phía Nam Dương Tử Giang, hễ xua bộ binh tấn công là luôn luôn thảm bại, nên mới buộc phải ra uy gào thét chốn Biển Đông với hy vọng kỳ này sẽ thắng do trên tàu chiến tàu ngầm không có ai là gốc Việt Xích Quỷ vì tuyển toàn từ các tỉnh vùng ven biển phía Đông cận Triều Tiên.

Nói tóm lại, cả vùng rộng lớn từ Dương Tử Giang trở xuống đều có dấu tích sử cổ đại của tộc người Việt miền Xích Quỷ, dấu tích sử trung đại của nhân dân gốc Việt toàn vùng chào đón đoàn quân Bắc Phạt của Lý Thường Kiệt, và dấu tích sử cận đại của nhân dân gốc Việt toàn vùng phá tan kế hoạch Nam Phạt của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Chưa kể dấu tích văn hóa văn chương văn học văn vẻ khu vực phíaNamsông Dương Tử luôn tương đồng với sự phát triển văn hóa văn chương văn học văn vẻ của ViệtNam. Và nếu muốn, toàn bộ các khoa học gia, các trí thức của Tàu nên đến khu vực từ phía Nam Dương Tử Giang để bò bốn chân như chó, dùng mũi hít hà đánh hơi phân tích mùi vị để biết thế nào là lễ độ với tộc Việt Xích Quỷ.

Có một nhà nho nọ người Việt họ Lăng tên chữ là Tần, quê tận miệt Sài Côn, tổ tiên đến từ vùng Xích Quỷ thời thượng cổ, đã có hai bài thơ về “quê cha đất tổ” nòi giống Việt như sau:

Núi núi non non đỉnh dõi trông,

Sông sông nước nước cảnh mênh mông;

Động Đình Hồ ấy quê nòi giống,

Hoàng Sa Đảo nọ đất tổ tông.

Xoạc cẳng băng ngang dòng Dương Tử,

Vói tay thâu lại cõi HồNam.

Việt Quốc địa đồ vươn cao rộng,

Xích Quỷ hoàn nguyên quyết lập công.

Xích Quỷ hoàn nguyên ấy đại công,

Dương Tử sông kia quyết cưỡi rồng,

Cõi Việt Động Đình đem điểm xuyết,

TrờiNamcẩm tú rạng tổ tông.

Trống đồng vỗ mặt ngân dậy núi,

Tiêu Tương phẩy quạt thổi rạp thông.

Thu về Việt Quốc giang sơn rộng,

Bờ cõi mênh mông thỏa thỉ bồng.

Lăng Tần Tiên Sinh xứ Việt cho ra luận cứ đoan chính “trên cơ” rằng hễ nơi nào sử có ghi là nơi phát xuất của tổ tiên Việt, có người bản xứ ra sức giúp quan quân Việt đánh thắng như chẻ tre, và có người bản xứ giúp làm phá sản tất cả các cuộc tấn công quân sự của xứ ấy vào đất Việt, thì nơi ấy tất là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Đó là lý do vì sao bản đồ mới của ViệtNamsẽ có hình dạng một cây cổ thụ uy nghi thế này:

Posted Image

Lời khẳng định: Nước ViệtNamphải bao gồm toàn bộ vùng cương thổ từ Dương Tử Giang. Đây là một sự thật không thể tranh cải về phương diện sử học của nhân loại vậy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Sự Thật Về Võ Thuật Tàu Và Y Dược Tàu

Hoang Huu Phuoc, MIB

Tôi có đến ba điều may mắn mà biết chắc chắn là số người cùng có một lúc cả ba điều này chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay đủ ngón, đó là (a) được ba tôi cho đọc truyện kiếm hiệp cùng dã sử Tàu “từ nhỏ” tức lúc 6 tuổi, (B) nhận ra ngay cốt lõi vấn đề “từ nhỏ” ngay lúc đọc các truyện kiếm hiệp cùng dã sử ấy tức vào lúc 7 tuổi, và © quyết định quẳng các quyển kiếm hiệp và dã sử đó qua một bên lúc tuổi còn trong giai đoạn “từ nhỏ” ấy tức vào lúc 8 tuổi; nghĩa là nhờ đọc từ nhỏ nên say mê đọc ngấu nghiến khiến hết các pho, nhờ phát hiện vấn đề từ nhỏ nên khôn hơn người lớn ở chỗ quẳng tất từ nhỏ để không phí phạm thời gian cho những điều vô bổ, tai hại khôn lường cho kiến thức mai sau, đặc biệt trong sùng bái lộn bọn người Tàu hoặc tâm trí tẩu hỏa nhập ma. Hôm nay xin sẻ chia cùng các bạn sự thật về võ thuật Tàu và y dược Tàu để các bạn chặn ngăn chuyện cho con cái luyện võ Tàu và dùng thuốc Tàu chữa bệnh vốn cực kỳ nguy hiểm lắm đó đa.

Trước hết, cần lược qua mấy cái tên gọi của những cái gọi là môn phái võ thuật của Tàu, mà từ ngàn xưa đã cho thấy tổ tiên họ đã cực kỳ…tiến bộ đối với vấn đề nhạy cảm về giới tính và nhân quyền nên mới đẻ ra các môn phái dành cho giống đực như Võ Đang, giống cái như Nga My, giới ăn mày ăn xin như Cái Bang, và giới tu hành như Thiếu Lâm giết người như ngóe; ngoài ra còn thêm mấy môn phái có tên trong Tiếu Ngạo Giang Hồ như Hoa Sơn, Thái Sơn, Tung Sơn, Hằng Sơn, và Hành Sơn, với bí kíp Tịch Tà Kiếm Phổ của Hoa Sơn dành cho giống trung tính, khiến các phái hệ võ thuật Tàu đủ loại cho mọi hạng người, thượng cám mà hạ cũng cám. Điều này chỉ nêu bật một điểm quan trọng: tổ tiên Tàu toàn thuộc loại sát cuồng, dù tu hay tục vẫn đeo gươm xách gậy nhởn nhơ, lấy đánh nhau và chém giết làm kế sinh nhai hay tranh giành ngôi võ lâm bá chủ: kẻ cùng đường mạt vận thì mang danh cướp cạn, kẻ thắng thế chiếm gom nhiều kim ngân châu báu lấy thịt người làm nhân bánh bao thì được tiếng anh hùng Lương Sơn Bạc, bọn chuột nhắt thời Tống loạn thì tự phong Ngũ Thử, lũ theo đóm ăn tàn thì có danh Thất Hiệp truyền lưu, khiến rối loạn cương thường, đem điều xạo sự tung hê thành hiệp nghĩa. Do bản sắc dân tộc Tàu là man trá, cha chiếm vợ của con, hoàng tử sát hại phụ vương, anh em tranh đoạt ngôi vua, luân thường đạo lý đảo đảo điên điên, khiến xú khí nồng xông thượng giới buộc trời sinh ra một Khổng Khâu, những mong thánh nhân dẫn dắt nẽo chánh đường ngay, nào hay dân tứ xứ ngày càng thêm loạn dữ. Người biết chữ thì nhiều như sao đêm Trừ Tịch, kẻ gian ngu lại ít như cát sa mạc Tân Cương, nên thầy-trò chỉ là cái sự ghi ghi chép chép tại sách kinh, chứ thực tế nào đâu tồn tại, khiến trò thường xuyên làm phản, còn thầy kia phải lo thủ thế phòng thân, có mười chiêu chỉ dạy có bảy rưỡi tám đường, đem diếm một hai để phòng trò đảo chính. Võ thuật mà như thế thì truyền lưu theo thế kỷ, có còn chi những chưởng lực, nội công; phi thân kia là chuyện xạo thế nhân, thần công lực còn thua môn đấm bốc. Để có đủ học trò nuôi cái miệng, thầy phải chế bao thế võ quái kỳ, khiến học trò ngẩn ngẩn với ngơ ngơ, rồi thầy phán: ấy nhập ma tẩu hỏa. Thế mới biết võ Tàu là xạo sự, giỏi sao lại tan tác trước súng Tây? Bát quốc kia gồm Anh, Mỹ, Đức, Ý, Nga; cùng nước Nga, nước Pháp với Áo-Hung, đánh một trận Võ Đang cùng Thiếu Lâm còn không phi thân trốn kịp, khiến Bắc Kinh bị dày xéo bởi những người không môn phái, chẳng chưởng lực nội công gì sất.

Chuyện tương tự cũng xảy ra trong y thuật, thế nên mới có nhiều thầy toàn tự học mà nên, còn học trò chỉ để vặt sai, đứa có chí cũng phải mày mò hiểu tìm hay chôm chỉa mà thôi. Bọn ngự y thì chỉ chuyên phục dịch chuyện dục dâm dù vua là nữ hay nam, nên thần phương ắt chỉ giỏi lấy dâm dương hoắc trộn ngâm cùng bửa củi.

Nói tóm lại, từ nhỏ người viết bài này đã đặt ra nhiều câu hỏi: bọn hiệp khách hành làm nghề ngỗng chi mà cứ vào quán rượu là ném ra đỉnh vàng nén bạc, hay chỉ toàn bảo kê vũ trường tửu điếm hoặc hộ tống thương đoàn bỏ học hành lang bạc đó đây nào phải gương học hỏi của thanh niên; võ sư chưởng môn diếm bớt bí kíp võ công, thì cách chi còn gì cho hậu thế! Còn chuyện dạy võ cho môn sinh người Việt ắt là chuyện tiếu lâm, không những vì Tàu có còn chi mà dạy, mà còn vì ác tâm tàn diệt giống nòi Việt ta, nên có dạy ắt toàn những chiêu làm nhập ma tẩu hỏa.

Nói tóm thêm lần nữa, người viết bài này sang Bắc Kinh vào thời điểm Tàu chuẩn bị tiếp nhận Hong Kong, có đến thăm một “viện Đông Y”, nơi các “thần y” trẻ măng mắt nhìn láo láo liêng liêng khách nữ, tay bắt mạch, miệng phán lốp bốp còn hơn bắp trong chảo nóng. Qua phiên dịch mới biết các “thầy” phán cả đoàn người Việt ông nào cũng bị tim mạch, tiểu đường, mỡ máu ngập tràn, thận suy làm dương liệt; còn các chị ai cũng đều âm hư thận hỏng, khiến da kia ắt sẽ sớm xạm đen, còn xương nọ thế nào cũng loãng lỏng le. Người viết tức cười ngoe nguẩy bỏ ra ngoài, bị một “thầy” chạy ra cự nự, hỏi vì sao đến mà chỉ đứng xem không chịu khám bịnh bốc thuốc thần y, nhìn bộ tịch giống báo tình (…tình báo) từ xứ Việt, rồi gây sự lốp bốp còn hơn bắp trong chảo nóng, khiến anh phiên dịch phải hù nói với “thần y” rằng người viết bài này là võ sư chưởng môn nhân của Việt Phước Đạo nên dáng người to cao vậm vỡ 84 ký mà thịt toàn nạc không chút mỡ mòng, không dùng chất tạo nạc, chẳng cần đến dâm dương hoắc mần chi, khiến “thần y” khiếp sợ bị 84 ký đè, e thuốc thánh của Tàu cũng bó tay đành bỏ cuộc. Tôi về nước Việt, bảo nhân viên mình rằng nước Tàu rất đẹp, rằng họ nên nhanh chân lẹ tay qua đó mà thăm, vì sau chừng từ 2 đến 4 năm, nơi ấy sẽ không còn ai đoan chính.

Nay ngẫm lại xứ mình có bao xưởng bịnh, với bảng treo “Phòng Khám Trung Y”. Bạn hãy tin vào thảo dược nước nhà, chứ Tàu họ có còn gì đâu mà tin với tưởng. Thầy của họ có sách chi mà để lại, cỏ cây nguyên liệu họ có còn lành còn tốt gì đâu, có khi lá với rễ cây cũng toàn chế từ cao su cao áp, nên đừng để tiền mất tật mang, đem của cải tặng dâng phường xạo sự.

Đôi dòng tâm huyết viết theo thể tản văn, dưới trời cao vằng vặc ánh trăng sao, để ngâm vịnh nhận chân giá trị: rằng bất cứ gì thuộc y với võ, đừng rớ vô mấy cái của Tàu, giản đơn vì chúng chỉ toàn dóc tổ.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Bạn nào có thấy cuốn An Nam Chí Lược và cuốn Hải Ngoại Ký Sự bản dịch tiếng Việt ( do Viện Hán Nôm hay Hội Sử Học hoặc Ai đó dịch rồi xuất bản tại Việt Nam) mách giùm cho tôi kiếm đọc với. Dò trên mạng thấy Trung Hoa Thư Cục xuất bản cuốn An Nam Chí Lược. Hải Ngoại Ký Sự ( http://www.anobii.com/books/01d99a2389425cf51e/ 中華書局出版 )

安南志略 ( 黎崱著)An Nam Chí Lược ( Lê Tắc trước). Cuốn sử thư An Nam Chí Lược, tác giả Lê Tắc là một trạng nguyên đại thần nhà Trần, viết về cuộc đấu tranh ngoại giao không khoan nhượng giữa nhà Trần của Việt Nam với nhà Nguyên của thiên triều Trung Quốc, mà nội dung là nhà Nguyên đòi nhà Trần cho mượn đường qua Việt Nam để đi xâm lược Chiêm Thành. 忽必烈(和他的使臣) Hốt Tất Liệt (và các sứ thần của ông ta) dùng mọi thủ đoạn ve vãn, dụ dỗ, dọa dẫm mà vẫn không thuyết phục được nhà Trần cho mượn đường qua Việt Nam để họ đi xâm lược Chiêm Thành. Nhà Trần đã chặn đứng mưu đồ nhà Nguyên xâm lược Đông Nam Á. Nhà Trần đã lãnh đạo dân Việt Nam ba lần đánh tan quân Nguyên xâm lược, giữ vững độc lập và toàn vẹn của Việt Nam. [ Đại cục chống quân Nguyên Mông xâm lược thời đó gồm: Đại Việt, Chiêm Thành, Đại Lý quốc ở Vân Nam từng tồn tại độc lập 400 năm, nhân dân Lĩnh Nam dưới sự lãnh đạo của Văn Thiên Tường tể tướng nhà Tống ]. Một bạn đọc đã ghi lên mạng cảm tưởng sau khi đọc cuốn An Nam Chí Lược như sau: “…高來高去兩方其實都不退讓不過最後還是讓陳朝撐住了. 所以越南才會到處都是興道大王路 đấu tranh ngoại giao bàn tới bàn lui hai bên kỳ thực đều không nhượng bộ, nhưng cuối cùng thì vẫn là nhà Trần đã chặn đứng được. Bởi vậy Việt Nam mới có chỗ nào cũng đều là Hưng Đạo Đại Vương lộ”. [ Sài Gòn vì quá rộng nên có tới mấy quận có tên đường phố Trần Hưng Đạo hay Trần Quốc Tuấn ]

海外記事 ( 釋大汕著)Hải ngoại ký sự (Thích Đại Sán trước). Một bạn đọc ghi lên mạng cảm tưởng sau khi đọc như sau: “ 本來想多了解一點阮氏廣南,不過看到後來都是大汕在嘴砲,真的很會說...但是我還是不懂大汕在中國為什麼會被當妖僧.雖然大話講很多,但是大部分都挺有道理的啊? 以上是認識越南的一部分(雖然看過就忘的差不多了... Vốn định tìm hiểu nhiều một chút mảnh đất Quảng Nam của nhà Nguyễn, nhưng xem rồi toàn là Đại Sán kể lể như tép nhảy, thật là rất biết thuyết… Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao Đại Sán ở Trung Quốc được gọi là Yêu Tăng. Tuy nhiên ông kể khá nhiều và hơi phô trương, nhưng đại bộ phận vẫn là có đạo lý đấy thôi? Ở trên là phần tôi nhận thức về Việt Nam (tuy nhiên xem xong lại quên mất khá nhiều rồi…”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có cuốn "An Nam chí lược", sách xuất bản chính thống mấy năm gần đây. Trong đó xác định Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa ở vùng Nam Dương tử. Để hôm nào tôi photo mang ra Hanoi cho bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư tịch cổ khẳng định Việt Nam cai quản Hoàng Sa

.Hàng loạt tài liệu, thư tịch, sắc phong, châu bản... từ thế kỷ 18 đến thời vua Bảo Đại, được công bố trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, đều chứng minh sự cai quản liên tục về mặt nhà nước của Việt Nam ở quần đảo này.

Posted Image

Chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ thượng tướng công nhà Tây Sơn ngày 14/2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) với nội dung sai Cai đội Hoàng Sa cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các sứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba chở về kinh, tập trung nộp theo lệ

Posted Image

Văn bản phát hiện ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nội dung xử lý vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) và phường An Bằng (xã Vinh An) về việc tranh chấp một chiếc vỏ thuyền của đội Hoàng Sa dạt vào bờ biển giáp ranh giữa hai phường này. Văn bản cho thấy, năm 1760, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã có cai đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc bằng chữ Hán được viết trên giấy dó

Posted Image

Tờ lệnh của họ Đặng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gồm bốn trang, dài 36cm, rộng 24cm và còn nguyên vẹn, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), quan tỉnh Quảng Ngãi phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. Theo giới nghiên cứu, tuy chỉ vỏn vẹn vài trang nhưng tờ lệnh này chứa đựng nhiều thông tin quý, nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng lệnh triều đình đi lính Hoàng Sa, không chỉ riêng huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi

Posted Image

Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung: "Cương giới mặt biển ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu"

Posted Image

Một trong hai bản tấu của Thủ ngự Đà Nẵng ngày 27/6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) gửi đến triều đình với nội dung vừa cứu hộ thành công thuyền buôn của Pháp đụng phải đá ngầm tại phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng)

Posted Image

Tấu của Bộ Công ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có nội dung: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thủy sư Suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phải hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực...

Posted Image

Tấu của Bộ Công ngày 21/6 năm Minh Mạng thứ 19 (1838) về việc thám sát và vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. Bản tấu viết rằng những người được phái đi Hoàng Sa do Bộ ty Đỗ Mậu Thưởng và Thị vệ Lê Trọng Ba dẫn đầu và hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng. Ông Hùng cho biết Hoàng Sa có tất cả 4 nơi cần khảo sát thì lần này đi được 3 nơi

Posted Image

Chỉ dụ số 10, ngày 29/2/1938 của vua Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Quảng Ngãi vào tỉnh Thừa Thiên về phương diện hành chính

Posted Image

Tờ châu bản có chữ phê chuẩn bằng mực đỏ của vua Bảo Đại ngày 27/12, năm Bảo Đại thứ 13, tức ngày 03/2/1939 khẳng định sự tiếp tục quản lý hành chính cũng như việc đưa binh lính ra Hoàng Sa

Theo Nguyễn Đông

VNE

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa

10/08/2012 3:15

Thêm một tài liệu do Trung Quốc biên soạn vào đời Thanh tìm thấy trong tủ sách của gia đình họ Trần do Thượng thư Trần Đình Bá (1867 - 1933) để lại, đã góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, đó là tập Địa dư đồ khảo.

Ngày 9.8, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn - chủ sở hữu tủ sách của gia đình họ Trần dành cho chúng tôi cuộc trao đổi về tài liệu nói trên trước khi chính thức công bố.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn với tập sách Địa dư đồ khảo tại buổi gặp gỡ - Ảnh: Giao Hưởng

Thưa ông, vui lòng cho biết xuất xứ của cuốn sách bản đồ này?

Tập này nguyên nằm trong tủ sách Phước Trang của ông cố tôi là cụ phó bảng Trần Đình Bá. Do cụ có giữ chức Thượng thư bộ Hình triều vua Khải Định nên trong tủ sách có một số sách về luật lệ từ đầu thời Nguyễn đến giai đoạn Pháp sang. Theo chúng tôi nghĩ, sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, chế độ Trung Hoa dân quốc thành lập đã có những thay đổi về bang giao quốc tế, đặc biệt là đường biên giới đối với các nước láng giềng khu vực, trong đó có Việt Nam được thể hiện trên một số bản đồ khác với thời quân chủ. Chế độ quân chủ ở Trung Quốc chấm dứt từ 1912, nhưng ở nước ta mãi đến năm 1945 triều Nguyễn mới cáo chung. Vì thế cụ Trần Đình Bá do giữ trách nhiệm về luật lệ thời ấy ở triều đình chắc chắn phải quan tâm đến vấn đề biên giới và hải phận của đất nước, nên cụ cùng các quan cộng sự của mình tham khảo sách Địa dư đồ khảo của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền Việt Nam để chép tay lưu giữ làm bằng chứng về sau.

Posted Image

Bản đồ tỉnh Quảng Đông trong Địa dư đồ khảo cho thấy đảo Hải Nam là vùng đất cuối cùng ở phía nam của Trung Quốc - Ảnh: Giao Hưởng

Đúng theo nghĩa của nhan đề Địa dư đồ khảo, đây là cuốn sách “khảo cứu về địa dư kèm theo bản đồ” gồm những mục chính như thế nào?

Gồm 24 mục. Từ mục 1 đến mục 7 khảo cứu bảy tỉnh của Trung Quốc: Xiểm Tây (quen đọc là Thiểm Tây - PV), Cam Túc, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Xuyên. Từ mục 8 đến mục 15 khảo cứu về các nước xung quanh có chung biên giới với Trung Quốc: Mãn Châu toàn đồ, Mông Cổ toàn đồ, Thanh Hải Tây Tạng đẳng hợp đồ, Triều Tiên toàn đồ, Tân Cương thống đồ, Việt Nam - Tiêm La - Miến Điện hợp đồ, Phụ đính An Nam Đông Kinh toàn đồ, Nhật Bản toàn đồ. Khảo về Các khu vực lớn gần Trung Quốc gồm: Á Châu Nga thuộc đồ, Tây vực Hồi bộ đẳng thống đồ, Ấn Độ toàn đồ, Ba Tư A Lạc Bá hợp đồ, Đông Thổ Nhĩ Kỳ đồ, Tây Lý Á đồ. Hình vẽ các bản đồ cho thấy rõ ràng biên giới của các nước khác trong khu vực như Miến Điện, Tiêm La (Thái Lan), Triều Tiên... Đây là cơ sở để nghiên cứu vùng cương giới của các nước láng giềng của Trung Quốc đã được triều Thanh xác nhận, trong đó có Việt Nam với bản đồ thể hiện vùng cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi!

Vậy riêng với Việt Nam, sách Địa dư đồ khảo có những nội dung cũng như bản đồ liên quan đến chủ quyền nước ta ở Hoàng Sa - Trường Sa cụ thể hơn ra sao?

Địa dư đồ khảo có phần bản đồ chi tiết về các tỉnh phía nam Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Vân Nam - Quảng Tây - Quảng Đông có chung đường biên giới với Việt Nam. Đảo Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông được thể hiện trên bản đồ là vùng đất cực nam, địa điểm cuối cùng ở phía nam của Trung Quốc. Còn đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sách Địa dư đồ khảo hoàn toàn không thể hiện một chi tiết nào cả. Điều đó có nghĩa là triều đình nhà Thanh đầu thời Quang Tự đã không kể đến các quần đảo trên thuộc về lãnh thổ của mình. Trong lúc đó việc quản lý của triều đình nhà Nguyễn hồi ấy đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi lại rõ ràng qua sử liệu. Cần nói rõ, sách Địa dư đồ khảo được triều đình nhà Thanh biên soạn vào đời vua Quang Tự - ở ngôi từ năm 1875 đến 1908. Đọc trong sách thấy ghi các sự kiện từ năm Quang Tự thứ hai trở về trước, nên tập sách có thể đã ra đời trước năm 1876. Lâu nay chúng ta đã công bố được rất nhiều bản đồ do các giáo sĩ phương Tây, các nhà hàng hải vẽ, có ghi chú quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của đất nước Việt Nam. Sử sách Việt Nam trải qua các thời kỳ đều có ghi chép việc quản lý, khai thác Hoàng Sa - Trường Sa rồi. Đến nay, người Việt Nam trong và ngoài nước vẫn đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm thêm bản đồ, tư liệu để chứng minh chủ quyền của nước ta ở đấy. Đó chính là động lực để gia đình chúng tôi đem tập Địa dư đồ khảo trong tủ sách gia bảo ra công bố và theo nhận định của chúng tôi, tập Địa dư đồ khảo là nền tảng ban đầu để vẽ ra các bản đồ từ đầu thế kỷ 20 về sau. Những phân tích chi tiết và cụ thể hơn sẽ được chúng tôi trình bày tại buổi họp mặt để công bố chính thức tài liệu này trong những ngày sắp tới...

Cụ Trần Đình Bá sinh năm Đinh Mão 1867 tại làng Hiền Lương, H.Phong Điền, Thừa Thiên - đỗ phó bảng năm Mậu Tuất 1898, giữ chức Án sát tỉnh Thanh Hóa (1910), được cử vào Hội đồng Bác vật (1915), làm Tổng đốc An Tĩnh tức Nghệ An và Hà Tĩnh (1919), Thượng thư bộ Hình (1923). Cụ phản đối việc chính phủ Pháp để viên Khâm sứ Pháp chủ tọa Hội đồng cơ mật của triều đình Huế nên quyết định từ chức, về ẩn cư tại căn nhà cổ ở kinh thành Huế (nay là nhà số 114 Mai Thúc Loan) trong 8 năm từ 1925-1933 cho đến ngày qua đời. Cụ Trần Đình Bá được nhắc đến trân trọng qua nhiều công trình nghiên cứu và sách báo ở hai miền Nam - Bắc như: Thành ngữ điển tích - Danh nhân từ điển (GS Trịnh Vân Thanh, Sài Gòn 1967), Việt Nam danh nhân từ điển (Nguyễn Huyền Anh - NXB Khai Trí, Sài Gòn 1970), Hiền Lương chí lược (Huỳnh Hữu Hiến - Huế 1962), Đặng Thai Mai hồi ký (NXB Tác phẩm mới, Hà Nội 1965), Các nhà khoa bảng Việt Nam (Ngô Đức Thọ - NXB Văn Học Hà Nội, 1993)...

Giao Hưởng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites