Thiên Lang

Tàu Hải Giám Trung Quốc Khiêu Khích Nghiêm Trọng Lãnh Hải Việt Nam Sáng Này 26/5

194 bài viết trong chủ đề này

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006 từ Nga.

Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

Posted Image

Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

Posted Image

SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Posted Image

Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

Posted Image

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

(Theo Đất Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một Nhà nghiên cứu Tử vi đã đưa ra kết quả nghiên cứu lá số của Việt Nam năm 2011. Trong phần đánh giá về quan hệ về quan hệ với Trung quốc rất đúng và hay. Mạn phép post lên để diễn đàn kiểm chứng.

* Cung Dậu có cả Hóa Lộc và Hóa Quyền, lại thêm nhiều sao tốt. Lực lượng quốc phòng - kinh tế - ngoại giao từ nay ngày càng có nhiều ưu thế trên chính trường cũng như trong xã hội Việt Nam (so với lực lượng chính trị bảo thủ lý thuyết suông, nhân nghĩa xa thực tế) . Có thể nói, đây là lực lượng theo quan điểm "quân sự thân Nga, Mỹ + kinh tế thân Nhật, Hàn, Nga + ngoại giao thân Âu - Mỹ". Lực lượng này, nếu chiêu tập được anh tài giúp sức, có thể khiến Việt Nam như nước Nga dưới quyền Pu-tin. Có thể đưa Việt Nam thoát ra khỏi bóng của người Tàu và có uy danh vị thế tốt trên trường quốc tế.

Cơ Lương ở Thìn ngộ Phục Binh và cách ứng xử với Trung Quốc

* Thiên Cơ là phân tích, Thiên Lương là tổng hợp. Tuy nhiên, Cơ Lương ở Thìn là phân tích và tổng hợp quá máy móc, quá chi tiết, thành ra không nhìn được xa, thường gọi là ma lanh khôn vặt. Lại thêm có Phục Binh là tính mà không trúng, là bị người khác bắt bài.

- Thìn cung, xét cơ thể người là đại não. Xét xã hội, là lực lượng lãnh đạo. Ở Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất và toàn diên. Thế thì, cung Thìn trên bảng đồ này chính ứng với đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể là tập thể lãnh đạo đảng. Có sao Phục Binh ở đây, nên phòng trong nội bộ có người vì quyền lợi cá nhân, bè nhóm mà vô tình hoặc cố ý làm lợi cho ngoại bang. Phục Binh là sao chủ tượng trưng hoạt động tình báo.

- Mệnh tức là ý chí tư tưởng, là văn hóa lối sống, là suy tính nội tâm, chủ quan.

* Nguy cơ từ Trung Quốc: Hiện nay, nói thẳng ra, đe dọa mạnh mẽ và trực tiếp đến quyền lợi dân ta, nước ta là Trung Quốc. Vận Trung Quốc là Kỷ Mão, có Thiên Tướng, Hồng Loan, Kình Dương, Hỏa Tinh. Thế là họ nhiều mưu mô khôn khéo lắm, cứng mềm nóng lạnh đủ cả. Họ như thế mà ta lại ở vận Giáp Tý, Thiên Tướng ở Mão thì rất là không hay (Thiên Tướng ở Mão với Tý là tướng bất lực, Thiên Tướng xét thực tế là tàu thuyền, là vận tải thủy, là đóng tàu, là hải quân). Nhất là khi lại có Cơ Lương ngộ Phục Binh.

* Cách ứng xử hay nhất:

Thiên Tướng là thuyền, Phá Quân là sóng nước. Thuyền đè được sóng những sóng cũng có thể dìm thuyền. Ta có Phá Quân ở Dậu, lại thêm có Triệt Lộ thì cái cơ chống lại Trung Quốc có thể tìm thấy ở cung Dậu, tức là quân sự quốc phòng - kinh tế - ngoại giao. Cho nên:

Ứng xử với Trung Quốc mà dựa trên những nguyên tắc chính trị - tư tưởng - văn hóa thì nhất định là thua không gỡ được. Muốn thắng, hay ít nhất là không thua họ, thì ứng xử phải dựa trên những nguyên tắc kinh tế - quân sự quốc phòng - ngoại giao.

- Những nguyên tắc kinh tế - quân sự quốc phòng - ngoại giao ứng xử với Trung Quốc, nói gọn lại là:

+ Làm ăn buôn bán không lợi thì cắt, chuyển qua xứ khác.

+ Đe dọa đên an ninh quốc phòng, chủ quyền của nhau thì phải phòng thủ chống trả và phải có quan điểm lập trường dứt khoát (triệt lộ là dứt khoát) "mày như vậy thì tao éo chơi với mày nữa, lằng nhằng thì có oánh cũng éo sợ, tao chết mày cũng toi". Người Trung Quốc còn ảnh hưởng nhiều lễ giáo tư duy Khổng giáo, cho nên, mềm thì họ nắn, rắn là họ buông, họ sợ nhất là sự cứng rắn và bị người khác khinh rẻ. Việt Nam ta phải có quan điểm dứt khoát từ trên xuống dưới là "Những vùng trọng điểm quốc gia, những hoạt động kinh tế quan trọng, những công trình quan trọng nhất định không để Trung Quốc (dù là Hoa Lục hay Hoa Đài) dính vào. Ai chống lại quan điểm này là quân phản quốc hại dân".

+ Họ coi thường ta, khinh dân ta thì trên lĩnh vực ngoại giao, ta cũng mạnh mẽ phang thẳng không nể gì họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một Nhà nghiên cứu Tử vi đã đưa ra kết quả nghiên cứu lá số của Việt Nam năm 2011. Trong phần đánh giá về quan hệ về quan hệ với Trung quốc rất đúng và hay. Mạn phép post lên để diễn đàn kiểm chứng.

/quote]

Cho hỏi chút xíu tên của nhà tử vi này và là người việt hay tàu vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lên tiếng về tình hình Biển Đông

Trước những diễn biến phức tạp mới đây tại Biển Đông, như vụ tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm và phá hoại tàu Việt Nam, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Robert Willard đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc.

Bloomberg dẫn lời Đô đốc Robert Willard cho hay ông lo ngại trước những căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Mới đây nhất là sự kiện hôm 26/5, khi các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Posted Image

Đô đốc Robert Willard. Ảnh: AFP

"Trong năm 2010, toàn bộ khu vực đã lo ngại trước những xung đột tiềm tàng có thể xảy ra tại Biển Đông", ông Willard hôm nay nói trong một cuộc họp báo tại Kuala Lumpur, Malaysia. "Tất nhiên, tôi cũng luôn lo ngại bởi có thể thấy căng thẳng đang gia tăng, với những va chạm xảy ra tại khu vực có ý nghĩa rất quan trọng và chiến lược đối với tất cả chúng ta", đô đốc Mỹ nói thêm.

Trong khi đó, Trung Quốc đang liên tục ra yêu sách vô lý về "đường lưỡi bò" đòi chủ quyền tới 80% Biển Đông, đồng thời chối bỏ chủ quyền hợp pháp của các nước trong đó có Việt Nam tại khu vực này. Trong khi đó, một số công ty như Exxon Mobil, Talisman Energy hay Forum Energy đang lên kế hoạch cho các hoạt động khai thác tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

"Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp", ông Willard cho hay, "Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không".

Tranh chấp trên biển sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao thường niên về an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương mang tên Đối thoại Shangri-La, diễn ra tại Singapore từ ngày 3/6. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ có một bài phát biểu tại hội nghị này. Trong hội nghị năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố nước này phản đối những đe dọa hoạt động của các công ty trên biển.

Đại diện phái đoàn Mỹ dự Đối thoại Shangri-La 2011 vẫn là ông Robert Gates với sự tháp tùng của đô đốc Robert Willard. Đây sẽ là lần cuối ông Gates xuất hiện tại diễn đàn quốc tế trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, trước khi cơ quan này có ông chủ mới. Ông Gates và tướng Lương được dự đoán sẽ có thảo luận song phương bên lề hội nghị, nhằm cải thiện hợp tác và đối thoại giữa hai quân đội.

Phan Lê (VnExpress)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh giác bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác”

Theo các chuyên gia về Trung Quốc ở Nhật, Trung Quốc một mặt chủ trương “giải quyết hòa bình” cuộc tranh chấp nhưng mặt khác lại củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự.

Ngày 31-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du lại tiếp tục khẳng định việc tàu hải giám của họ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 26-5 là “hoàn toàn hợp lý” và còn tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”. Cần nhìn nhận những phát ngôn đổi trắng thay đen, làm sai bản chất sự việc của phía Trung Quốc như thế nào? Pháp Luật TP.HCM tiếp tục trao đổi với chuyên gia nghiên cứu về biển đảo Đinh Kim Phúc.

Ông Đinh Kim Phúc khẳng định: “Về mặt địa lý lẫn luật pháp quốc tế, Trung Quốc không có lý do gì để kéo dài thềm lục địa của họ theo đường lưỡi bò. Việt Nam cần phải liên kết chặt chẽ với các nước trong khu vực để phản đối, gây sức ép bằng cách đặt vấn đề tranh chấp này trong các cuộc đàm phán trong quan hệ song phương lẫn diễn đàn đa phương, tạo tiền đề cho việc đưa vấn đề ra tòa án quốc tế”.

Tuyên bố của Trung Quốc không có gì mới

. Ông đánh giá thế nào về những phát ngôn bóp méo sự thật của phía Trung Quốc?

+ Thực ra những lời tuyên bố của phía Trung Quốc không có gì mới. Vào tháng 2-1992, Trung Quốc đặt ra Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa. Điểm đáng lưu ý là Điều 14 luật này quy định: “Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vi phạm luật pháp Trung Quốc” và “giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải Trung Quốc”; “việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ”.

Khi quy định như vậy, luật này đã lờ đi những gì mà Trung Quốc đã cam kết khi tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS 1982).

Posted Image

Việt Nam không chấp nhận bất kỳ hành động nào xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của mình. Trong ảnh: Lễ chào cờ trên nhà giàn DK1. Ảnh: TB

. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu sai khi kéo vấn đề xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào vấn đề tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ông có thể phân tích để làm rõ vấn đề này?

+ Trên biển Đông hiện đang tồn tại nhiều mối quan hệ tranh chấp giữa các nước và vùng lãnh thổ. Trước hết là tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thứ hai, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là tranh chấp đa phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei. Thứ ba, việc tuyên bố đường lãnh hải lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông (chiếm 80% diện tích trên biển Đông) là một yêu sách vô lý, bất chấp luật pháp quốc tế, hòng độc chiếm biển Đông.

Do đó để giải quyết vấn đề biển Đông, chúng ta cần phải xác định nội dung và lộ trình cho các biện pháp đấu tranh theo thứ tự ưu tiên. Đầu tiên cần phải đấu tranh về mặt luật pháp quốc tế để bác bỏ chủ trương lãnh hải theo đường lưỡi bò của Trung Quốc là bất hợp pháp.

Ngoài việc Việt Nam đã cung cấp hồ sơ về lãnh hải của Việt Nam cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) đúng thời hạn, chúng ta cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế với các nước Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei cùng thống nhất quan điểm công bằng và hợp lý về việc phân định lãnh hải.

Về dài hạn là củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược, diễn tập chiến thuật chung với các nước trong khu vực và quốc tế có cùng chung quyền lợi. Tiến đến việc đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế để ngăn ngừa trường hợp Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Cẩn thận tránh lọt bẫy

. Trung Quốc đưa ra nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” để đàm phán với các nước có tranh chấp trên biển với họ. Ông bình luận gì về quan điểm này?

+ Chủ trương này nghe qua có vẻ hòa hoãn nhưng thực chất đây là một xu thế tấn công trên bàn đàm phán, trong khi chờ “điều kiện chín muồi” để sử dụng sức mạnh.

Theo các chuyên gia về Trung Quốc ở Nhật, Trung Quốc một mặt chủ trương “giải quyết hòa bình” cuộc tranh chấp nhưng mặt khác lại củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự; đàm phán song phương với nước có yêu sách về chủ quyền, phản đối việc giải quyết bằng thương lượng đa phương. Mặt khác, Trung Quốc đưa ra chủ trương “cùng nhau khai thác”tài nguyên đáy biển, “gác lại” vấn đề lãnh thổ với tiền đề Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo nhỏ, dãy đá ngầm khác là của Trung Quốc, với việc khư khư lập trường xem biển Đông là vùng biển “mang tính lịch sử”. Nói là “giải quyết hòa bình” để “cùng khai thác” bằng cách “gác lại tranh chấp” nhưng chính Trung Quốc là nước thực quyền chi phối các quần đảo này.

Vì vậy, nếu chấp nhận đàm phán với Trung Quốc theo phương thức này là lọt bẫy của họ; là thừa nhận một tiền đề nguy hiểm là Trung Quốc có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

. Xin cảm ơn ông.

MINH CƯỜNG (Pháp Luật) thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàn toàn chính xác! Vấn đề không phải là dầu mỏ để cùng khai thác! Mà là chủ quyền quốc gia không thể chia sẻ!

Cảnh giác bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác”

Theo các chuyên gia về Trung Quốc ở Nhật, Trung Quốc một mặt chủ trương “giải quyết hòa bình” cuộc tranh chấp nhưng mặt khác lại củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự.

Ngày 31-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du lại tiếp tục khẳng định việc tàu hải giám của họ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 26-5 là “hoàn toàn hợp lý” và còn tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”. Cần nhìn nhận những phát ngôn đổi trắng thay đen, làm sai bản chất sự việc của phía Trung Quốc như thế nào? Pháp Luật TP.HCM tiếp tục trao đổi với chuyên gia nghiên cứu về biển đảo Đinh Kim Phúc.

Ông Đinh Kim Phúc khẳng định: “Về mặt địa lý lẫn luật pháp quốc tế, Trung Quốc không có lý do gì để kéo dài thềm lục địa của họ theo đường lưỡi bò. Việt Nam cần phải liên kết chặt chẽ với các nước trong khu vực để phản đối, gây sức ép bằng cách đặt vấn đề tranh chấp này trong các cuộc đàm phán trong quan hệ song phương lẫn diễn đàn đa phương, tạo tiền đề cho việc đưa vấn đề ra tòa án quốc tế”.

Tuyên bố của Trung Quốc không có gì mới

. Ông đánh giá thế nào về những phát ngôn bóp méo sự thật của phía Trung Quốc?

+ Thực ra những lời tuyên bố của phía Trung Quốc không có gì mới. Vào tháng 2-1992, Trung Quốc đặt ra Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa. Điểm đáng lưu ý là Điều 14 luật này quy định: “Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vi phạm luật pháp Trung Quốc” và “giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải Trung Quốc”; “việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ”.

Khi quy định như vậy, luật này đã lờ đi những gì mà Trung Quốc đã cam kết khi tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS 1982).

Posted Image

Việt Nam không chấp nhận bất kỳ hành động nào xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của mình. Trong ảnh: Lễ chào cờ trên nhà giàn DK1. Ảnh: TB

. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu sai khi kéo vấn đề xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào vấn đề tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ông có thể phân tích để làm rõ vấn đề này?

+ Trên biển Đông hiện đang tồn tại nhiều mối quan hệ tranh chấp giữa các nước và vùng lãnh thổ. Trước hết là tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thứ hai, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là tranh chấp đa phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei. Thứ ba, việc tuyên bố đường lãnh hải lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông (chiếm 80% diện tích trên biển Đông) là một yêu sách vô lý, bất chấp luật pháp quốc tế, hòng độc chiếm biển Đông.

Do đó để giải quyết vấn đề biển Đông, chúng ta cần phải xác định nội dung và lộ trình cho các biện pháp đấu tranh theo thứ tự ưu tiên. Đầu tiên cần phải đấu tranh về mặt luật pháp quốc tế để bác bỏ chủ trương lãnh hải theo đường lưỡi bò của Trung Quốc là bất hợp pháp.

Ngoài việc Việt Nam đã cung cấp hồ sơ về lãnh hải của Việt Nam cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) đúng thời hạn, chúng ta cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế với các nước Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei cùng thống nhất quan điểm công bằng và hợp lý về việc phân định lãnh hải.

Về dài hạn là củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược, diễn tập chiến thuật chung với các nước trong khu vực và quốc tế có cùng chung quyền lợi. Tiến đến việc đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế để ngăn ngừa trường hợp Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Cẩn thận tránh lọt bẫy

. Trung Quốc đưa ra nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” để đàm phán với các nước có tranh chấp trên biển với họ. Ông bình luận gì về quan điểm này?

+ Chủ trương này nghe qua có vẻ hòa hoãn nhưng thực chất đây là một xu thế tấn công trên bàn đàm phán, trong khi chờ “điều kiện chín muồi” để sử dụng sức mạnh.

Theo các chuyên gia về Trung Quốc ở Nhật, Trung Quốc một mặt chủ trương “giải quyết hòa bình” cuộc tranh chấp nhưng mặt khác lại củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự; đàm phán song phương với nước có yêu sách về chủ quyền, phản đối việc giải quyết bằng thương lượng đa phương. Mặt khác, Trung Quốc đưa ra chủ trương “cùng nhau khai thác”tài nguyên đáy biển, “gác lại” vấn đề lãnh thổ với tiền đề Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo nhỏ, dãy đá ngầm khác là của Trung Quốc, với việc khư khư lập trường xem biển Đông là vùng biển “mang tính lịch sử”. Nói là “giải quyết hòa bình” để “cùng khai thác” bằng cách “gác lại tranh chấp” nhưng chính Trung Quốc là nước thực quyền chi phối các quần đảo này.

Vì vậy, nếu chấp nhận đàm phán với Trung Quốc theo phương thức này là lọt bẫy của họ; là thừa nhận một tiền đề nguy hiểm là Trung Quốc có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

. Xin cảm ơn ông.

MINH CƯỜNG (Pháp Luật) thực hiện

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những thủ đoạn quân sự của Trung Quốc đối phó với các nước trong vấn đề Biển Đông

Posted Image

Nhằm âm mưu độc chiếm Biển Đông của mình, Trung Quốc trong thời gian vừa qua không chỉnh tiến hành nhiều hoạt động kinh tế nhằm tạo dự luận và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” trên Biển Đông, thì bên cạnh đó nước này còn phô diễn nhiều thủ đoạn quân sự khác nhau.

Để có một cái nhìn tổng quan nhất giúp bạn đọc them hiểu rõ âm mưu thâm độc của Trung Quốc, VIT xin phân tích những nét cơ bản nhất về thủ đoạn quân sự của Trung Quốc nhằm vào các nước đang có cùng mục tiêu tranh chấp tại khu vực biển đầy nhạy cảm này.

Hiện nay, đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn coi Việt Nam, Philippin, Malaixia và Indonexia là những đối thủ trực tiếp uy hiếp và cản trở chính trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của mình.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất coi trọng và chú đến sự phát triển về hải quân, không quân, khu vực hải cảng, sân bay, căn cứ hậu cần và lực lượng tình báo của các đối tượng nói trên. Do đây là những lực lượng trực tiếp uy hiếp tới khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang nước này.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng hết sức “lưu tâm” đến các nước có khả năng làm đối tác quân sự như cung cấp vũ khí, hậu cần, chi viện tình báo đặc biệt là những nước có tiềm lực quân sự mạnh có ảnh hưởng hoặc tác động tới kết cục cuộc chiến nếu như Trung Quốc gây chiến với các đối thủ nói trên.

Do đó, giới chức quân sự nước này nhận định, phương thức tác chiến chủ yếu một khi có hoạt động quân sự nổ ra đó là bao vây các đảo, sau đó tiến hành đột kích, tập kích đánh chiếm. Nguyên nhân là do, hiện nay số đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhiều song do diện tích nhỏ hẹp, số lượng quân đóng trên đảo có hạn, chính vì thế trong điều kiện cho phép nên sử dụng phương thức tấn công đột kích qua đó rút ngắn thời gian tác chiến trực tiếp tránh được tổn thương.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị hậu cần kỹ thuật. Giai đoạn 2: Chia binh lực làm hai hướng, một hướng có nhiệm vụ phong tỏa thu hút sức tập trung của đối phương, gây cản trở, một hướng tiến hành tập kích đánh chiếm đảo. Giai đoạn 3: Tiếp tục gia tăng áp lực, tiêu hao sinh lực chủ yếu của đối phương, qua đó ép đối phương tiếp tục triển khai hành động phản công. Giai đoạn 4: Cố thủ trên đảo, chờ viện quân đến tiếp viện bằng đường thủy hoặc không quân. Giai đoạn 5: Giai đoạn kết thúc cuộc chiến. Từng bước biến khu vực Trường Sa trở lại trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, nếu như có cuộc chiến đánh chiếm đảo tại khu vực này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều nước như: Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga và Đông Nam Á, chính vì thế giới chức quân sự nước này nhận định có nhiều khả năng một trong số quốc gia có lợi ích nói trên sẽ “phản ứng” bằng cách chi viện vũ khí, hậu cần và tình báo.

Theo nhận định, chỉ có Mỹ, Nhật và Ấn Độ là có nhiều khả năng nhất chi viện bằng cách cử quân đội, chi viện đường thủy.

Do có sự tham dự của nhiều quốc giai có cùng lợi ích nên có nhiều khả năng cuộc chiến này nếu nổ ra sẽ kéo dài. Đây thực sự là một đòn chí tử đối với ngành công nghiệp trong nước của Trung Quốc. Bởi hầu hết hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này đều đi qua Biển Đông, eo Malacca để đến với các đối tác.

Bên cạnh đó, sự chi viện còn “bỏ ngỏ” của các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga, Ấn Độ…cũng đang là một trở ngại đối với âm mưu độc chiếm Trường Sa của Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc cố tình gây chiến thì hâu quả thật khó có thể dự đoán trước.

Do đó, bước đầu tiên để thực hiện âm mưu này đó chính là từng bước “hóa giải” các trở lực đến từ các nước bên ngoài. Bằng cách trực tiếp đối phó “ một đối một” với Việt Nam. Song, một trở ngại là Việt Nam luôn đặt việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương thức hòa bình, ngoại giao. Đó là một “trở lực” để Trung Quốc không thể tìm ra lý do đơn phương phát động cuộc chiến riêng giữa hai nước. Chính vì thế, thời gain qua Trung Quốc luôn tăng cường một hệ thống các kế hoạch đầy tính “khiêu khích” nhằm “dụ dỗ” Việt Nam nổ súng trước qua đó hợp thức hóa cuộc chiếm trong “mộng tưởng” của mình. Tuy nhiên, khả năng Mỹ có thể nhảy vào cuộc chiến vì lợi ích to lớn của mình tại khu vực này vẫn còn, nên phương thức hữu hiệu nhất hiện này đối với Trung Quốc vẫn là chờ đợi.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Trung Quốc sẽ phải chờ đợi bao lâu nữa để hoàn thành giấc mơ độc chiếm Biển Đông của mình?

Thời điểm đó chính là khi lực lượng hải quân, không quân nước này có đủ khả năng tác chiến tầm xa và có thể thực sự đối trọng được với lực lượng hải, không quân của Mỹ và một số cường quốc quân sự khác. Theo dự đoán, thời điểm đó có thể là năm 2040 – 2050.

Theo Báo mới

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cá nhân tôi thì mình không lạ gì Trung Quốc xem phim Tàu nhiều thì biết một phụ nữ TQ cũng có thể làm thay đổi cả giang sơn, một cái kim cũng có thể chữa được bệnh tâm thần...họ có rất nhiều mưu mô, xảo quyệt...nói chung nếu chơi tay đôi trên các lĩnh vực chúng ta ko xứng với đối thủ nhưng nếu bắt tay bằng hòa bình chúng ta về nhà cũng ko thể không suy nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có chính sách khôn khéo, la làng với TQ trên các báo như hiện nay cũng chẳng ích lợi gì nhiều điều qua trọng rút ra là chúng ta nên quốc tế hóa biển đông cởi mở hơn trong sự hợp tác với các nước khác để có sự ràng buộc và chúng ta có thêm sức mạnh để bảo vệ chủ quyền. Nếu cứ theo đà phát triển của TQ như hiện nay thì VN mình sẽ còn bị uy hiếp nhiều hơn về kinh tế, chính trị kể cả văn hóa và con người. Xem như đó là một lời cảnh báo vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

ải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Posted Image

Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân.

Posted Image

Biên đội tàu vùng 4 Hải quân.

Posted Image

Biên đội tàu tên lửa.

Posted Image

Bộ đội tên lửa Hải quân sẵn sàng chiến đấu.

Posted Image

Posted Image

Tập luyện bảo vệ chủ quyền.

Posted Image

Tàu tên lửa Vùng 4 Hải quân bắn đạn thật trên biển.

Posted Image

Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.

Posted Image

Thủy thủ kiểm tra vũ khí chuẩn bị đi biển.

Posted Image

Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Theo cá nhân tôi thì mình không lạ gì Trung Quốc xem phim Tàu nhiều thì biết một phụ nữ TQ cũng có thể làm thay đổi cả giang sơn, một cái kim cũng có thể chữa được bệnh tâm thần...họ có rất nhiều mưu mô, xảo quyệt...nói chung nếu chơi tay đôi trên các lĩnh vực chúng ta ko xứng với đối thủ nhưng nếu bắt tay bằng hòa bình chúng ta về nhà cũng ko thể không suy nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có chính sách khôn khéo, la làng với TQ trên các báo như hiện nay cũng chẳng ích lợi gì nhiều điều qua trọng rút ra là chúng ta nên quốc tế hóa biển đông cởi mở hơn trong sự hợp tác với các nước khác để có sự ràng buộc và chúng ta có thêm sức mạnh để bảo vệ chủ quyền. Nếu cứ theo đà phát triển của TQ như hiện nay thì VN mình sẽ còn bị uy hiếp nhiều hơn về kinh tế, chính trị kể cả văn hóa và con người. Xem như đó là một lời cảnh báo vậy!

Anh nói vậy là sai rồi, việc la làng trên các báo và cộng đồng quốc tế hiện nay là rất đúng đắn. Cũng như làm kinh doanh thì anh phải quảng cáo thật nhiều thì mọi người mới biết tới anh và trong ý thức của họ sản phẩm đó là của anh, ở đây là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia nếu ta không la lên với thế giới :" Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và Tàu khựa đang xâm phạm 1 cách nghiêm trọng..." thì chúng ta sẽ mất tính chính danh và thiếu sự nhìn nhận đúng đắn của dư luận quốc tế về vấn đề chủ quyền, khi đó Tàu khựa lại tranh thủ được thể la làng với thế giới là hai quần đảo là của chúng và Việt Nam mới là bên xâm phạm, nhiều lần như vậy mà cứ im lặng trong khi chúng cứ quảng bá trên trường quốc tế như vậy cố nhiên chúng có thể đổi trắng thành đen trong ý thức của cộng đồng quốc tế ... Vì vậy không thể không lên tiếng la làng, la càng to thì càng có lợi, la làng ở đây không phải là hèn yếu mà với mục đích lấy chính danh, danh có chính thì ngôn mới thuận, sau này nếu có xảy ra chuyện gì ta vẫn là bên đúng và được sự ủng hộ quốc tế mặt khác phải xây dựng kinh tế và quân sự vững mạnh...(còn đụng đến quân sự tất nhiên là không nên vì ta thua kém về nhiều mặt...). Quốc tế hóa biển Đông thì không có nghĩa là chia sẻ với các nước khác mà là hợp tác có chọn lọc, phải thật rõ ràng Hoàng Sa Trường Sa là của VN và VN muốn khai thác hay hợp tác cùng khai thác tài nguyên với nước nào là quyền của Việt Nam

Edited by Quốc Tuấn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về mặt quân sự gắn liền với kinh tế thì NHNN hiện tại đang thu mua USD, có thể đó là 1 phần chiến lược trong chuẩn bị vũ khí đối trên không và mặt đất với Trung Quốc ( khi có chiến tranh xảy ra => lựa chọn cuối cùng ). TQ ngày càng ngang nhiên khiếu chiến với các nước trong khu vực, Việt Nam không nằm ngoài danh sách đó, và trong tầm chiến lược thì VN sẽ là quốc gia đầu tiên TQ sẽ nhắm đến dùng vũ lực => do địa thế thuận lợi nhất trong khu vực biển Đông.

Như bài của anh Tranlong07 thì "mỗi người ủng hộ 100.000đ để cũng cố an ninh" có vẻ là tốt nhất, đồng thời khích lệ tinh thần nhân dân Việt Nam trong việc yêu nước và gìn giữ nước trong thời đại hiện nay + thêm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nhưng để làm được điều này như thế nào thì rất cần tiếng nói của mỗi người công dân chúng ta.

Mọi người hãy chung tay vì một đất nước gần 5.000 văn hiến.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Trung Quốc dùng giàn khoan khủng đe láng giềng Cập nhật lúc 02/06/2011 06:02:00 AM (GMT+7) Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan Trung Quốc mang tên CNOOC 981 có thể bắt đầu phục vụ hoạt động khoan thăm dò ở Biển Đông vào tháng 7.

>> Tư lệnh Mỹ lo ngại căng thẳng ở Biển Đông

>> Trung Quốc định đưa giàn khoan 'khủng' ra Biển Đông

Tờ Japan Times hôm qua (1/6) đã đăng tải bài viết của Michael Richardson - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về chuyện giàn khoan “khủng” của Trung Quốc. Trung Quốc gần đây đã hoàn thành một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m. Giàn khoan được bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.

Đây có thể là dấu hiệu quan trọng khi kinh tế và nỗ lực hiện đại hóa quân sự đủ làm trụ cột cho những tuyên bố của Bắc Kinh nhằm kiểm soát hầu hết các đảo, mặt nước và đáy biển tại trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.

Mở rộng địa hạt khai thác thăm dò dầu khí

Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan mang tên CNOOC 981 có thể chịu được những rung chấn do bão lớn gây ra. CNOOC tuyên bố có kể hoạch sử dụng giàn khoan để bắt đầu cho hoạt động khoan thăm dò ở Biển Đông vào tháng 7.

Posted ImageẢnh: Reuters Tập đoàn này không nói rõ địa điểm chính xác, nhưng tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết, giàn khoan nước sâu sẽ được đưa tới điểm đến bằng các tàu kéo mạnh, sẽ “giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng hơn ở khu vực phía nam rộng lớn chưa được khai thác của Biển Đông”. Chính khu vực này (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) là nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã được nhấn mạnh thêm lần nữa vào cuối tuần trước, khi Bắc Kinh cố tình bác bỏ phản đối của Việt Nam về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Việt Nam cho hay, ba tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp một tàu thăm thăm dò địa chấn của Petro Việt Nam khi tàu đang hoạt động ở ngoài khơi bờ biển miền trung Việt Nam.

Việt Nam khẳng định, vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du ra sức bênh vực hành động của tàu hải giám: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.

Trung Quốc tuyên bố kiểm soát khoảng 80% Biển Đông. Tuy nhiên, cho tới nay, họ giới hạn trong việc đơn phương tìm kiếm dầu khí ở khu vực phía bắc vùng biển.

Thỏa cơn khát dầu

Tuy nhiên, sức mạnh quân sự Trung Quốc đang trỗi dậy và nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế ngày một lớn. Vì vậy, Trung Quốc trở nên quả quyết hơn trong việc bảo vệ các hòn đảo và biên giới hàng hải mà họ tuyên bố chủ quyền và những tài nguyên kinh tế tại những khu vực ấy.

>> TOÀN CẢNH: Trung Quốc lại gây hấn trên Biển Đông

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc - tờ báo mang đậm quan điểm dân tộc chủ nghĩa - còn nói rằng, các quốc gia khát năng lượng quanh Biển Đông đã khai thác tài nguyên dầu khí của Trung Quốc trong nhiều năm. Triệu Anh, một học giả tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc lớn tiếng kêu gọi: “Giá trị các nguồn tài nguyên tự nhiên của Biển Đông rất rộng lớn. Những công nghệ hiện tại sẵn sàng để Trung Quốc khai thác nguồn tài nguyên ở đó. Nỗ lực bảo vệ hoạt động của mình cũng như ngăn chặn nước ngoài thăm dò trái phép trở nên có ý nghĩa và cần thiết”.

Theo các quan chức Trung Quốc, tính đến giữa năm 2010, hơn 200 cấu tạo dầu khí, khoảng 180 mỏ dầu khí được phát hiện ở Biển Đông, hầu hết ở khu vực nước sâu từ 500 - 2.000 mét.

Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.

Giàn khoan mới của Trung Quốc - giàn khoan đầu tiên trong hàng loạt giàn khoan được lên kế hoạch xây dựng - đã “trình làng” vào ngày 23/5 và được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nước này. Nó có thể khiến Trung Quốc không còn phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài trong hoạt động khoan biển sâu và cho phép họ thăm dò vùng biển sâu tới 3.000 mét, gấp sáu lần so với trước đây.

Những toan tính

Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan CNOOC 981 vào khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành. Giàn khoan dầu khổng lồ này dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn. Với kích cỡ mặt sàn bằng sân bóng đá chuẩn, nó có khả năng hoạt động ngoài khơi ở độ sâu tối đa 3.000m và khoan khoảng 12.000m chiều dài, theo số liệu của CSSC.

Cần chú ý rằng, các quốc gia như Việt Nam và Philippines khó có thể tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở độ sâu như vậy. Lâm Bác Cường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng tại Đại học Hạ Môn, Trung Quốc nói rằng: “Cần luôn luôn đi đầu khi cạnh tranh nguồn tài nguyên không tái tạo được ở các khu vực biển tranh chấp cũng như các nguồn tài nguyên không vô hạn”.

Gần đây, Trung Quốc và Philippines cũng có tranh cãi về quyền năng lượng ngoài khơi ở Biển Đông. Manila đã chính thức gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ. Philippines phản đối mạnh mẽ về vụ việc ngày 2/3 khi hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí Philippines ở Reed Bank (Bãi Cỏ rong), cách phía tây đảo Palawan của Philippines khoảng 250 km.

Ngày 25/3, hai ngày sau khi Bộ Năng lượng Philippines công bố cuộc thăm dò địa chấn ở Reed Bank đã hoàn thành, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo: “Bất kỳ hành động của quốc gia hay công ty nào thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc mà không được phép của chính phủ Trung Quốc sẽ bị coi là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, sẽ là trái phép và không hợp lệ”.

Cho dù khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh hải quân đang ngày càng lớn mạnh để bảo vệ giàn khoan mới nếu nó được đưa tới khu vực phía nam Biển Đông vẫn còn đang bỏ ngỏ thì chỉ một giàn khoan khổng lồ cũng đã đủ biểu trưng cho sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng của nước này.

Và như vậy, mặc dù không mang vũ khí, nhưng bất kỳ nỗ lực nào của lực lượng quân sự Đông Nam Á nhằm hạn chế hoạt động của giàn khoan khổng lồ ở Biển Đông cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ trả đũa từ Bắc Kinh. Nó cũng có thể gây ra thảm họa ô nhiễm nếu giàn khoan tiến hành khoan hoặc sản xuất dầu trong khu vực kéo theo sự can thiệp của nước nào đó chịu tổn thất chính yếu bởi họ ở khoảng cách đối mặt với nguy cơ dầu tràn gần hơn nhiều so với Trung Quốc.

  • Thái An (Theo japantimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh nói vậy là sai rồi, việc la làng trên các báo và cộng đồng quốc tế hiện nay là rất đúng đắn. Cũng như làm kinh doanh thì anh phải quảng cáo thật nhiều thì mọi người mới biết tới anh và trong ý thức của họ sản phẩm đó là của anh, ở đây là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia nếu ta không la lên với thế giới :" Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và Tàu khựa đang xâm phạm 1 cách nghiêm trọng..." thì chúng ta sẽ mất tính chính danh và thiếu sự nhìn nhận đúng đắn của dư luận quốc tế về vấn đề chủ quyền, khi đó Tàu khựa lại tranh thủ được thể la làng với thế giới là hai quần đảo là của chúng và Việt Nam mới là bên xâm phạm, nhiều lần như vậy mà cứ im lặng trong khi chúng cứ quảng bá trên trường quốc tế như vậy cố nhiên chúng có thể đổi trắng thành đen trong ý thức của cộng đồng quốc tế ... Vì vậy không thể không lên tiếng la làng, la càng to thì càng có lợi, la làng ở đây không phải là hèn yếu mà với mục đích lấy chính danh, danh có chính thì ngôn mới thuận, sau này nếu có xảy ra chuyện gì ta vẫn là bên đúng và được sự ủng hộ quốc tế mặt khác phải xây dựng kinh tế và quân sự vững mạnh...(còn đụng đến quân sự tất nhiên là không nên vì ta thua kém về nhiều mặt...). Quốc tế hóa biển Đông thì không có nghĩa là chia sẻ với các nước khác mà là hợp tác có chọn lọc, phải thật rõ ràng Hoàng Sa Trường Sa là của VN và VN muốn khai thác hay hợp tác cùng khai thác tài nguyên với nước nào là quyền của Việt Nam

Bác nói chuẩn không cần chỉnh, "danh có chính thì ngôn mới thuận" nếu ta lặng im thì nhân dân ta chả biết đâu mà lần, đến lúc chúng kề dao vào cổ thì lúc đó dân mới biết âm mưu của chúng

Ý thức hệ thế giới quan niệm biển đông là của bọn chúng mới là đáng sợ, khi đó VN sẽ là kẻ sâm chiếm, cướp nước chứ không phải là Đông Ngô nữa, thế thì nước nào thèm chơi với ta nữa đây

Càng ngẫm nghĩ, càng ngâm cứu, càng tìm tòi lại càng ngộ ra là thế giới đang đi vào 1 quỹ đạo, 1 vòng quay đã được sắp xếp sẵn hết rồi, tôi không biết nước nào đang làm việc này, nhưng có cảm giác, ta không khôn khéo trên quốc tế, thì ta chỉ là 1 con tốt trong bàn cờ của cái tính toán đó thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông? Cập nhật lúc 01/06/2011 06:08:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Quan chức quốc phòng hàng đầu Philippines đã có cuộc gặp với nhiều chỉ huy quân sự địa phương hôm 30/5 để thảo luận về việc nâng cấp các cơ sở quân sự giữa lúc có những báo cáo về sự xâm nhập của Trung Quốc vào các khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

>> Nghị sĩ Philippines: TQ chèn ép các nước Đông Nam Á

>> Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Tổng tham mưu trưởng Eduardo Oban Jr. đã hội ý với các lãnh đạo Bộ tư lệnh vũ trang miền Tây (Wescom) tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước này ở Reed Bank (Bãi cỏ rong) và nhóm đảo Kalayaan (thuộc quần đảo Trường Sa). “Chúng ta đang cố gắng nâng cấp các tài nguyên để có thể bảo vệ khu vực hàng hải. Điều này không dễ dàng vì chúng ta thiếu kinh phí và vì thế chúng ta phải dành ưu tiên”, ông Gazmin nói sau cuộc họp kín với Tư lệnh Wescom, tướng Juancho Sabban.

Posted Image Quan điểm dùng sức mạnh trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc khiến nhiều nước lo ngại. Ảnh minh họa: defencetalk

Tất cả lực lượng chúng tôi được chỉ thị là thận trọng, tiếp tục các sứ mệnh tuần tra trên không và trên biển”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Eduardo Batac nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó. Chuyến thăm của hai quan chức quân sự cấp cao nói trên diễn ra sau khi Không quân Philippines (PAF) báo cáo về việc đã phát hiện ra hai máy bay chiến đấu vào ngày 11/5 ở khu vực Reed Bank thuộc Biển Đông mà nước này tuyên bố chủ quyền. PAF cho hay không thể xác định được các máy bay xâm nhập.

Tháng 3 vừa qua, Philippines đưa ra thông tin về việc hai tàu hải quân Trung Quốc “quấy nhiễu” một tàu thăm dò dầu khí ở Reed Bank.

Ông Gazmin nhấn mạnh, chính phủ Philippines hiện đang theo đuổi chính sách đối thoại, coi đây là cách để đối phó với những động thái gây hấn từ phía Trung Quốc. “Chúng tôi thiên về đối thoại với mục tiêu tránh đối đầu. Bên cạnh đó, mọi hành động của chúng tôi (phản đối ngoại giao) đã được quốc tế ghi nhận và công nhận. Tôi chắc rằng, cộng đồng quốc tế sẽ hiểu rõ các vấn đề này”, ông nói.

Theo ông Gazmin, Philippines đang thúc đẩy sự tham gia lớn hơn của ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi muốn nói một tiếng nói chung của ASEAN”, ông Gazmin khẳng định.

Những phản ứng của Philippines với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông:

- Đầu tháng 3, Philippines đã triển khai hai máy bay chiến đấu (trong đó có một máy bay ném bom) để bảo vệ tàu thăm dò dầu khí của mình, sau khi tàu này đánh tín hiệu báo cáo việc bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu ở một khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Tàu Trung Quốc sau đó rời đi mà không có đụng độ gì. Chính phủ Philippines sau đó đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về vụ việc này.

- Tại cuộc họp báo chung ngày 8/3 ở Jakarta, hai Tổng thống Indonesia và Philippines cho rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán.

Về vụ tàu thăm dò dầu khí bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu, Tổng thống Philippines Benigno Aquino loại trừ bất kỳ "hành động đơn phương" nào của Philippines trong vụ việc này.

Ông khẳng định: “Không có chỗ cho hành động đơn phương ở khu vực đặc biệt này. Vì nếu chúng ta hành động đơn phương, sẽ không giải quyết được vấn đề. Hy vọng rằng, với quan điểm coi đây là vấn đề quan tâm chung, một cơ hội chung, chúng ta sẽ có thể tiến lên phía trước trong việc sử dụng nguồn tài nguyên ở khu vực đặc biệt này nhằm tạo lợi ích cho tất cả các nước tuyên bố chủ quyền".

- Ngày 5/4, chính phủ Philippines cuối cùng cũng đã làm việc mà lẽ ra đã nên làm từ hai năm trước - đó là những gì mà Indonesia, Malaysia và Việt Nam từng làm - gửi lên LHQ thư phản đối về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông bao gồm cả quần đảo Trường Sa - khu vực giàu tài nguyên dầu khí đang tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và ba quốc gia khác.

- Sau khi gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ, quan chức Philippines cho hay, nước này đã sẵn sàng tăng cường gấp bội các khả năng tuần tra tại Biển Đông. Theo đó, vào tháng tới, Philippines sẽ triển khai tàu tuần duyên hạng nặng lớp Hamilton (WHEC) ở gần nhóm đảo mà họ gọi là Kalayaan. Tàu tuần tra lớp Hamilton là tàu lớn nhất mà hải quân Philippines mua từ Mỹ kể từ những năm 1980.

- Ngày 20/5, báo chí Philippines đồng loạt đưa tin về việc các máy bay Trung Quốc đã lượn sát hai máy bay của không quân Philippines (PAF) trong lộ trình tuần tra thường lệ vào thứ năm tuần trước tại vùng lân cận nhóm đảo Kalayaan - một phần của quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Tuy nhiên, tướng Eduardo Oban Jr. phụ trách Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) nhấn mạnh, quân đội nước này vẫn đang thẩm định báo cáo về vụ việc.

- Ngày 23/5, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Manila và Bắc Kinh đã nhất trí tiến hành đối thoại về vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Trả lời báo chí sau cuộc gặp trên, người phụ trách truyền thông Philippines Ricky Carandang nói: “Hai bên nhất trí không để những vụ việc xảy ra trong vài tháng qua gây khó khăn cho quan hệ song phương”.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt đã cam kết tránh “các hành động đơn phương có thể gây báo động và tập trung vào một giải pháp hòa bình” cho tranh chấp ở Biển Đông.

- Ngày 24/5, tờ Philstar của Philippines đưa tin, Trung Quốc đã thiết lập các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Báo này dẫn các tài liệu và hình ảnh mà News5 có được cho thấy, các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự đã được thiết lập ở sáu bãi đá ngầm trong Nhóm đảo Kalayaan. Chính quyền của Tổng thống Aquino đã và đang thúc đẩy các giải pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Philippines đang tuyên bố chủ quyền với Nhóm đảo Kalayaan (một phần của quần đảo Trường Sa).

Cùng ngày, Tổng thống Aquino đã tiếp xúc với báo chí sau cuộc gặp một ngày trước đó với ông Lương Quang Liệt. “Tôi nói, ‘nếu xảy ra những vụ việc thì liệu nó có thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực? Khi chạy đua vũ trang xảy ra, nguy cơ xung đột có gia tăng? Và ai là người hưởng lợi?”, ông Aquino cho biết.

Tôi nói với họ, ‘Hiện tại, chúng tôi có thể không có khả năng nhưng tình thế sẽ bắt buộc chúng tôi phải tăng cường các khả năng của mình”. Tổng thống Aquino nhấn mạnh, ông đã đề cập với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc việc chuyển giao tàu tuần tra lớp Hamilton của Mỹ cho quân đội Philippines.

- Ngày 30/5, tờ Philstar của Philippines đăng tải tuyên bố của thượng nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago cho rằng, Trung Quốc luôn cố chèn ép Philippines và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á nhằm kiểm soát tài nguyên dầu khí khổng lồ ở Biển Đông.

Thái An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lòng yêu nước thúc giục

(Dân trí) - Sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, dường như có một sức mạnh được đánh thức, đó là sức mạnh của lòng dân. Trên các diễn đàn báo chí, trong bữa cơm, trong câu chuyện nơi công sở, ở đâu cũng sôi sục phản ứng. Đã lâu lắm rồi, báo chí VN mới lên tiếng mạnh mẽ. Từ lâu đã có tình trạng tàu Trung Quốc bức hiếp ngư dân, nhưng phía VN vẫn dè dặt phản ứng, chờ đợi một sự hiểu biết và thái độ ứng xử phù hợp từ nước bạn trên cơ sở của tình hữu nghị hai nước và sự tôn trọng pháp luật quốc tế.

Nhưng sự kiên nhẫn đã đến mức vượt giới hạn, khi Trung Quốc cho tàu vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của VN và có những hành động quá ngang ngược, cắt cáp thăm dò của tàu VN, cho tàu thuyền đánh cá xâm phạm ngư trường VN, và nghiêm trọng hơn là sử dụng tàu hải quân bắn tàu ngư dân thì không dân nào chịu đựng được nữa. Hành động từ phía Trung Quốc đã khơi dậy lòng yêu nước, mỗi con người VN đều thấy mình bị xúc phạm, đều thấy có lỗi với tiền nhân.

Posted Image

Lòng yêu nước là sức mạnh vĩ đại của một đất nước

Báo chí không thể đứng ngoài cuộc, các tổ chức nghề nghiệp khác cũng không thể khoanh tay. Đại diện của Liên đoàn Luật sư VN cũng thông báo, ngày 3/6, theo thông lệ quốc tế, liên đoàn sẽ chính thức đưa ra tuyên bố về mặt pháp lý phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và cản trở, phá hoại tài sản của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vào ngày 26/5. Bản tuyên bố này căn cứ vào luật pháp quốc tế hiện hành.

Giới doanh nhân cũng thể hiện lòng yêu nước bằng cách của mình. Ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) mang 1 tỉ đồng đến báo Tuổi Trẻ đóng góp cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa” cùng với câu nói: “Chúng tôi đóng góp vì tự thấy trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của doanh nghiệp khi lòng yêu nước thúc giục” .

Một trang web bán tour đi du lịch Trung Quốc cũng tham gia bằng cách ra thông báo: Những thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng lấn tới và ngang nhiên xâm lấn chủ quyền VN…Tuy rằng đó không phải là hành động của tất cả người dân Trung Quốc, nhưng để nêu cao tinh thần yêu nước, CANA tạm ngưng tất cả các tour đi Trung Quốc và tháo gỡ các thông tin du lịch Trung Quốc ra khỏi trang web.

Trước đây, có rất nhiều vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân, nhiều người trở về trong sợ hãi, có người tuyên bố bỏ nghề đi biển. Nhưng lần này, không ai sợ hãi, tất cả đều quyết tâm ra khơi. Nhiều ngư dân Quảng Ngãi, Phú Yên khảng khái cho rằng đi biển bây giờ là để góp phần bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên biển. Một đất nước mà ngay cả một người dân làm nghề đánh cá cũng có ý thức bảo vệ chủ quyền thì đó chính là sức mạnh vĩ đại.

Lê Chân Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02: "Tôi chứng kiến điều không tin nổi"

Thuyền trưởng Alexander Belov (người Nga) đã có cuộc trao đổi với PV về hải trình này và sự kiện tàu Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc cản trở, phá hoại trên thềm lục địa Việt Nam.

Tối 31-5, tàu Bình Minh 02 về đến cảng Nha Trang, Khánh Hòa sau khi hoàn tất công việc khảo sát địa chấn biển như kế hoạch đề ra từ trước.

Posted Image

Ông Alexander Belov - Ảnh: Q.V.

* Ông đã làm việc ở Việt Nam từ khi nào?

- Tôi ở Việt Nam từ ngày 28-2-2011. Trước đây tôi từng làm việc trên vùng biển của nhiều quốc gia trên thế giới như Na Uy, Iceland, Greenland, Mỹ, Anh, Sudan, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

* Ông từng gặp những trường hợp như vụ tàu hải giám Trung Quốc gây cản trở, phá hoại tàu Bình Minh 02 ở vùng biển Việt Nam vừa rồi?

- Tôi chưa từng gặp và cũng hi vọng trường hợp vừa rồi sẽ là lần cuối cùng. Vụ chạm trán này cũng là một kinh nghiệm cho tôi. Thông thường những tàu hải giám như tàu Trung Quốc vừa qua phải tìm cách liên lạc với chúng tôi thay vì phá hoại các thiết bị của tàu. Đây là hành động trái pháp luật vì chúng tôi đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

* Trong tình huống đó ông đã xử lý thế nào?

- Lúc đầu chúng tôi cố gắng bắt liên lạc với các tàu Trung Quốc và bảo họ tránh xa các thiết bị của chúng tôi. Tôi nghe trên sóng radio họ đọc một tuyên bố gì đó rằng chúng tôi phải rời đi vì đã vi phạm vào chủ quyền Trung Quốc. Chúng tôi bảo để các quan chức giải quyết vấn đề này. Nhưng họ cố đuổi theo tàu chúng tôi. Cuối cùng, một trong ba chiếc tàu Trung Quốc tiến hành cắt cáp của chúng tôi.

Chúng tôi vẫn tiếp tục hành trình, sau đó gọi về văn phòng công ty nhờ giúp đỡ, hỏi xin chỉ dẫn hành động kế tiếp và thu hồi thiết bị bị mất nhằm giảm thiểu thiệt hại.

* Là một người có kinh nghiệm đi biển lâu năm, ông đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của sự việc?

- Đây thật sự là một tình huống rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vừa rồi, họ biết rõ rằng mình đang làm gì, rằng họ đến đó để phá hủy các thiết bị của chúng tôi.

* Từng làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, có bao giờ ông gặp phải những vụ vi phạm chủ quyền giống như vụ các tàu hải giám Trung Quốc vừa rồi không?

- Không hề! Chúng tôi đang làm việc trên vùng biển của Việt Nam và những chiếc tàu (Trung Quốc) đến, điều này thật khác thường.

* Là công dân của một nước có chủ quyền, ông đánh giá về vụ phá hoại này thế nào?

- Tôi nghĩ không thể chấp nhận được. Một điều không thể tin nổi là có chuyện phá hoại thiết bị như vậy. Nhưng lần này tôi đã chứng kiến tận mắt, và cảm thấy rất ghê tởm.

* Trong vụ việc vừa rồi ông có nhận xét gì về thái độ, cách giải quyết hòa bình của người Việt Nam?

- Tôi cho rằng tình huống vừa rồi được giải quyết khá tốt, thủy thủ đoàn và con tàu đều an toàn, thiết bị không bị hư hỏng quá nhiều.

* Sắp tới ông sẽ tiếp tục làm việc ở Việt Nam?

- Vâng, chắc chắn vì chúng tôi đã có hợp đồng và tôi cũng thích làm việc ở đây.

Chúng tôi sẽ tiếp tục ra khơi

Có mặt trên tàu Bình Minh 02 trong sáng 1-6, chúng tôi chứng kiến không khí khẩn trương, chuẩn bị cho hải trình khảo sát địa chấn tiếp theo. Các kỹ thuật viên, thủy thủ đoàn bắt tay nhận ca làm việc mới từ đội ngũ vừa kết thúc chuyến đi.

Kỹ sư thu nhận tín hiệu địa chấn Trần Văn Nhật đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi mới, hào hứng nói: “Mấy ngày qua, tôi có liên lạc với anh em trên tàu và biết rõ sự kiện cản trở, phá hoại của tàu Trung Quốc. Sự việc này rất nghiêm trọng, nguy hiểm nhưng anh em chúng tôi vẫn háo hức chuẩn bị chuyến ra khơi tiếp theo. Chúng tôi làm việc trên vùng biển Tổ quốc và chúng tôi hoàn toàn tự tin vì chúng tôi có lẽ phải”.

Trên cabin, thuyền trưởng Trần Anh Vũ đang nhận bàn giao ca mới từ thuyền trưởng Alexander Belov. Anh khẳng định: “Chúng tôi quyết tâm tiếp tục ra khơi hoàn thành tốt nhiệm vụ trên vùng biển của đất nước có chủ quyền. Đó cũng là nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc”.

Trong đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên khảo sát địa chấn làm việc trên tàu Bình Minh 02 có nhiều người đến từ Canada, Mỹ, Philippines, Malaysia, Anh... Mặc dù chứng kiến sự cản trở, phá hoại của tàu hải giám Trung Quốc nhưng tất cả họ đều khẳng định sẽ tiếp tục làm việc bình thường trên tàu Bình Minh 02 đúng như hợp đồng đã ký từ trước.

Kỹ sư Phạm Khôi - quốc tịch Canada, đội trưởng đội khảo sát địa chấn đã làm việc trên biển Việt Nam - cho biết ngay sau chuyến lên bờ nghỉ để đổi ca này, anh sẽ tiếp tục cùng Bình Minh 02 ra khơi.

“Lúc bị tàu Trung Quốc phá hoại cáp thu tín hiệu địa chấn, tôi không có thời gian để suy nghĩ gì khác ngoài việc cùng anh em cố gắng bảo vệ thiết bị. Nhưng sau đó, tôi nghĩ mình làm việc trên vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia có chủ quyền thì không có gì phải e ngại. Chắc chắn tôi sẽ còn tiếp tục làm việc lâu dài ở quê hương tôi” - anh Khôi nói.

Theo Quốc Việt - Trần Phương thực hiện (Tuổi Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề biển Đông sẽ chiếm lĩnh Diễn đàn An ninh châu Á - Thái Bình Dương

Thanh Niên (03/06/2011 0:57

Sự khiêu khích và hành động lấn chiếm của Trung Quốc ở biển Đông trong những ngày qua sẽ là chủ đề nóng nhất tại Diễn đàn An ninh châu Á - Thái Bình Dương diễn ra từ 3-5.6 tại Singapore.

Đó là nhận định của báo Financial Times. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở xét ở nhiều khía cạnh. Theo nghị trình chung được nhà tổ chức tiết lộ đến cuối ngày hôm qua, diễn đàn thường niên có tên gọi Shangri-La Dialogue (SLD) năm nay sẽ có riêng một cuộc họp hẹp bàn về giải quyết tranh chấp lãnh thổ và 6-7 cuộc họp toàn thể có liên quan đến an ninh biển, Trung Quốc, nguy cơ bất ổn và chạy đua vũ trang.

Posted Image

Đại tướng Phùng Quang Thanh trao đổi với đại biểu các nước tại Shangri-La Dialogue 2010 - Ảnh: Thục Minh

Theo danh sách đại biểu tham dự của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở ở London, đơn vị tổ chức, có 28 quốc gia tham gia SLD năm nay. Trong đó có 1 thủ tướng (Malaysia), 1 phó thủ tướng (Nga), 23 lãnh đạo quốc phòng và 3 lãnh đạo ngoại giao làm trưởng đoàn của các nước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sẽ tham dự SLD với bài phát biểu khai mạc phiên toàn thể đầu tiên sáng 4.6 với chủ đề các thách thức an ninh mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương.

Lần đầu tiên trong 10 năm qua, “Trung Quốc gửi phái đoàn cao cấp chưa từng có” đến tham dự diễn đàn này. Dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt. Tại SLD 2010, trưởng đoàn Trung Quốc là ông Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội.

"Chúng tôi cũng sẽ nêu ra các vấn đề an ninh mà chúng ta đang gặp phải và công khai các chính sách an ninh của mình" - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

Theo nghị trình, ông Lương sẽ có bài phát biểu vào sáng 5.6 với chủ đề “Chiến lược hợp tác an ninh của Trung Quốc”.

Phản ứng của Philippines

Báo Malaya của Philippines hôm qua trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin nói rằng ông “sẽ đưa việc Trung Quốc gần đây liên tục xâm nhập trái phép vào vùng đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền ra trước SLD”.

Vụ thứ nhất xảy ra hôm 21.5 ngay khi phái đoàn của ông Lương Quang Liệt đến Philippines trong một “chuyến thăm thiện chí”. Vụ tiếp theo vào ngày 24.5, tức 1 ngày sau khi ông Lương gặp ông Gazmin ở Trại Aguinaldo. Tại đó, hai ông cùng hứa hẹn sẽ không có hành động gì gây ảnh hưởng lên quần đảo Trường Sa (của Việt Nam - PV), tiếng Philippines gọi là Cụm đảo Kalayaan. Trong hai vụ này, tàu vận tải và 2 tàu tên lửa của Trung Quốc xâm nhập vào Bờ Amy Douglas, và đặt lên đó những trụ cột và phao bơi. Bộ Ngoại giao Phillippines đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu giải thích về hành động “vi phạm Tuyên bố các bên về biển Đông” mà Trung Quốc đã ký kết với ASEAN năm 2002.

Trước đó, hồi tháng 3, tàu hải giám của Trung Quốc đã gây hấn với tàu khảo sát dầu khí của Philippines ở Bãi Cỏ Rong. “Từ đầu năm đến nay Trung Quốc đã 6 lần có hành động xâm nhập trái phép và gây hấn với Philippines”, ông Gazmin nói. “Chúng ta bày tỏ sự nồng hậu đối với họ. Chúng ta nói với họ một cách hài hòa và chủ trương của chúng ta là giải quyết mọi vấn đề qua đối thoại. Vậy mà trong lúc chúng ta làm đúng như thế thì vẫn có chuyện xảy ra”, ông Gazmin tỏ ra thất vọng với hành động của Trung Quốc.

Posted Image

Ảnh do Bộ Ngoại giao Philippines công bố cho thấy một tàu Trung Quốc đậu gần đảo Palawan của nước này - Ảnh: AFP

Quan tâm của Việt Nam

Đoàn đại biểu Việt Nam gồm 15 người do Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh làm trưởng đoàn. Ngay khi đến Singapore vào chiều hôm qua, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên. Trung tướng Vịnh cho biết đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu với chủ đề an ninh hàng hải vào sáng 5.6. Nội dung phát biểu ngoài vấn đề an ninh biển, các nguy cơ truyền thống và phi truyền thống nói chung, vấn đề xung đột lãnh thổ và bảo vệ an toàn cho ngư dân cũng sẽ được đề cập đến. “Chúng tôi cũng sẽ nêu ra các vấn đề an ninh mà chúng ta đang gặp phải và công khai các chính sách an ninh của mình”, ông nói.

Khi được hỏi, liệu Việt Nam có đưa vụ tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu khảo sát đại dương Bình Minh 02 hôm 26.5 và vụ tàu Trung Quốc bắn đe dọa ngư dân Việt Nam hôm 1.6 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ra trước hội nghị, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Tôi cho rằng vấn đề gì mà cộng đồng quốc tế và Việt Nam quan tâm thì sẽ được bộ trưởng đề cập trong bài phát biểu”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết không chỉ vấn đề an ninh biển, đoàn Việt Nam cũng quan tâm đến những vấn đề lớn khác của khu vực và sẽ ủng hộ các chủ trương, ý kiến tích cực được đưa ra tại hội nghị. “Mục đích của đoàn Việt Nam là tham gia tích cực vì hòa bình và ổn định của khu vực; đồng thời bảo vệ an ninh và lợi ích chính đáng của Việt Nam”, ông nói.

Thục Minh

(Văn phòng Singapore)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Clip phối hợp tác chiến Hải-Lục-Không quân của QĐVN

02/06/2011 15:50

(VTC News) – Video phô diễn một phần sức mạnh đáng tự hào của Hải - Lục - Không quân của Việt Nam.

Được sự đùm bọc và giúp đỡ của nhân dân, các đội quân của Quân đội Việt Nam ngày càng lớn mạnh, được trang bị và làm chủ nhiều vũ khí hiện đại.

http://farm.vtc.vn/m...02/VPA_2011.flv

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo


Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.



Posted ImageTập luyện ở Vùng 4 Hải quân.Posted ImageBiên đội tàu hải quân Việt Nam.Posted ImageBiên đội tàu tên lửa.Posted ImageBộ đội tên lửa Hải quân sẵn sàng chiến đấu.Posted ImagePosted ImageTập luyện bảo vệ chủ quyền.Posted ImageTàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.Posted ImageNhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.Posted ImageThủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển.Posted ImageChiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Trọng Thiết

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I

Posted Image

Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul 5. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul 1 nữa

Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.

Posted Image

- Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.* Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm:

- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg (Loại ở Việt Nam chủ yếu trang bị loại này)

- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;

- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km

- Hai pháo phòng không 30mm AK-630M.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.

Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam

Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul 5 cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Tarantul 5 có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul 5 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại.

Được biết khu trục hạm Gepard dài 102m, trọng tải 1,900 tấn, tốc độ 26 knots, trang bị 8 hỏa tiễn SSN-25, có từ một tới ba đai bác 76 ly, bốn ống phóng thủy lôi và có khả năng tránh radar sẽ là một đối thủ đáng gờm cho các hạm đội các nước khác trong khu vực

(theo vndefence.info )

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hi anh YeuPhuNu

Con ghẻ nhà mình thì tác dụng quan trọng nhất đó nó sẽ là tàu chỉ huy, bộ não của 1 hải độ chiến, Khả năng tác chiến của mấy con tàu nhà mình chủ yếu là đánh gần bờ, tức là cách 300km đổ lại, VN mình tuyền sắm loại này cũng đúng, vì mình không có ý định vươn ra đại dương như Đông Ngô, mình sắm mấy chú này đủ để vừa đánh vừa dựa vào địa thế gần bờ để trú ẩn và tránh né, Vũ khí hiện đại có thể thắng vũ khí kém hiện đại hơn, nhưng sẽ không thể thắng được điều kiện địa hình, cách đánh ...

Vì thế nên anh em mình cứ yên tâm đi, theo nhiều tài liệu của nước ngoài đánh giá thì sau 2015 VN đủ khả năng chống trọi lại bất cứ cuộc tấn công nào từ biển cũng như trên không

Theo thống kê mới nhất thì

2013 sẽ nhập 2 chú kilo đầu tiên, trước kia theo kế hoạch là 2012 sẽ nhập 1 chú và mỗi năm 1 chú đến 2017 thì hết, dư mà ko hiểu sao các bác nhà ta làm ăn khẩn trương thế nào mà ép được đối tác 1 năm giao 2 chú, và bắt đầu giao từ 2013 vì thế 2015 là đủ 6 chú kilo

Tiếp tục đến 2012 thì đủ bộ 36 chú su-30MK tấn công đa chức năng

Tự đóng thêm ít nhất 2 chú Ghẻ nữa thì phải, thế là tổng 4 chú Ghẻ, chưa kể 1 số các tàu tác chiến khác cũng được chuyển giao công nghệ và tự đóng, hi vọng là các bác đấu thầu ăn bớt ăn xén ít thôi, cũng như các bác chỉ định đấu thầu và nghiệm thu ăn % in ít thôi để nhân dân được nhờ

Vũ khí càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền bảo dưỡng, rồi vận hành, rồi thì là xây dựng cầu cảng, nhà kho, ... vì thế ta chỉ mua vừa đủ thôi, ko có âm mưu tấn công nước khác như Đông Ngô nên không cần mua nhiều làm gì cả, thừa thãi kiểu cái tàu sân bay của Thái Lan mua từ năm 1999 đến giờ chắc chuẩn bị chuyển qua làm du lịch, quá phí

Nếu nhìn như con mắt của các chuyên gia quân sự nước ngoài thì, với cách đánh dựa vào địa hình gần bờ, và chiến đấu theo kiểu dai dẳng, thì toàn bộ kho vũ khí của VN đủ để tiêu diệt các hạm đội hiện đại nhất trên thế giới rồi

Riêng mấy kiểu quấy nhiễu như tàu hải giám của Đông Ngô thì thấy nhân dân ta trên các mạng như TTVNOL hay QuanSuVN bàn là VN mình nên mua mấy cái tàu phá băng của Nga về, nhiệm vụ chuyên để húc hủi, ko liên quan tới súng đạn Đông Ngô đếch làm được gì, cứ nhằm thẳng tàu địch mà húc, có gì đổ cho tai nạn hàng hải, chả may 2 tàu tông vào nhau

Edited by Vi Tiểu Bảo
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vi tiểu bảo giỏi thật, phát ngôn cứ như nhà nghiên cứu quân sự ấy nhỉ? đọc những lới của VTB bà con cũng thấy yên tâm phần nào. Posted ImageNhưng mà cái gì cũng có mức độ nhất định của nó chứ? cái ông Tàu khựa kia mà cứ dở trò là phải cho ăn đòn ngay, Ngoại giao, đối thoại không nghe thì cho ăn đòn thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...Về bài phát biểu vào ngày 5.6, đại tướng Phùng Quang Thanh cho hay: “Bài phát biểu của tôi sẽ đề cập sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng. Dù tôi không đề cập thì thế giới cũng biết rõ vì trên tàu Bình Minh 02 có thuyền trưởng là người Nga và có thủy thủ đoàn mang nhiều quốc tịch khác nhau”.

Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao và nhất trí với ý kiến của đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế. “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”, thượng tướng Lương Quang Liệt khẳng định.

Thấy cái bẫy họ giăng ra ghê chưa ? PLA không can dự vào. Hải quân Việt nam nên cẩn thận chớ dính vào. Chỉ để "dân sự ++" chơi với nhau thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont

Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Posted Image

Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.

Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.

Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm.

Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân.

Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam.

Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.

Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.

Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.

Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người.

Posted Image Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.

Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990.

Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.

Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007.

Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam.

Theo Vietnamdefence

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont

Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Posted Image

Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.

Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.

Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm.

Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân.

Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam.

Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.

Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.

Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.

Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người.

Posted Image Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.

Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990.

Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.

Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007.

Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam.

Theo Vietnamdefence

Phiên bản của tên lửa Yakhont ở Ấn Độ là Bramos. Tại Việt nam đang có dự án đặt tên cho tên lửa này khi sử dụng và sản xuất ở Việt nam. Hiện đang có mấy tên "ứng cử viên" như Rồng Vàng, Tia Chớp, Thần Sấm...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay