Thiên Lang

Tàu Hải Giám Trung Quốc Khiêu Khích Nghiêm Trọng Lãnh Hải Việt Nam Sáng Này 26/5

194 bài viết trong chủ đề này

Vị trí tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.

Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.

Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.

Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.

Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam./.

Nguồn: TTXVN

http://www.vietnampl...15/91358.vnplus

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG TIN BỔ SUNG

Có hình ảnh minh họa.

=================================

Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam

Thứ Sáu, 27/05/2011 - 16:3

(Dân trí) - Ngày 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo sự việc trên.

Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam. Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam . Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát 2 đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5h5’ ngày 26/5, ra-đa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo. Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu, nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại. Vào lúc 5h58’, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Posted Image

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc tấn công. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm: Ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 h sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát. Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa. Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 h sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định: Việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN, là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN; đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam . PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

TTXVN

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng nay mới Tetpy mới đọc được tin này trên Sài Gòn tiếp thị, liền vào đây xem có bác nào bình luận gì không mà ko thấy.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Chủ Nhật, 29/05/2011 23:50

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho biết đây là biện pháp thông thường và cần thiết của các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền sử dụng trong quan hệ quốc tế

Clip tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu VN

* Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào sau vụ 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?

Posted Image

- Ông Trần Công Trục: Việc làm của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc đã có bước leo thang cực kỳ nguy hiểm khi đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà họ là một trong những bên đã ký kết. * Phải chăng Trung Quốc muốn tiến xa hơn trong tham vọng biến vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” thành “ao nhà” của mình? - Trung Quốc đã rất nhiều lần thể hiện tham vọng đối với biển Đông như đưa ra những tuyên bố về chủ quyền vô căn cứ, đặc biệt chính thức hóa đường biên giới biển “hình lưỡi bò” bằng cách đính kèm công hàm mà họ đã gửi lên Liên Hiệp Quốc năm 2009 phản đối việc Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa. Việt Nam cùng các nước trên thế giới và cộng đồng quốc tế đã nhiều lần phê phán và cực lực phản đối “đường lưỡi bò” phi lý này. Có thể nói việc tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tài sản, thiết bị thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một bước mới trong chiến lược từng bước tiến xuống biển Đông của Trung Quốc và tham vọng muốn giành lấy sự công nhận của thế giới đối với yêu sách biến biển Đông thành “ao nhà” của họ.

* Như vậy là hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam còn gây lo ngại cho cả khu vực? - Việc Trung Quốc liên tục có những hành động khiêu khích, ngang ngược trên biển Đông không chỉ gây ảnh hưởng và đe dọa đến an ninh, quốc phòng, kinh tế… của Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực. * Trong bối cảnh như hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì, thưa ông? - Việt Nam cần tiếp tục triển khai các biện pháp đấu tranh kiên quyết không chỉ trên mặt trận ngoại giao, pháp lý mà còn cả trên mặt trận dư luận bằng cách kêu gọi sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực. Tôi cho rằng các nước trong khu vực cần có tiếng nói thống nhất trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế rất nghiêm trọng của Trung Quốc. * Việt Nam có thể kiện ra Tòa án Quốc tế và có ý kiến tới Liên Hiệp Quốc về hành động xâm phạm của Trung Quốc? - Việt Nam có thể gửi lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc, công bố tất cả bằng chứng vi phạm này cho cả thế giới biết và đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế, Tòa án Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Đây là biện pháp thông thường và cần thiết mà các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền đã sử dụng trong quan hệ quốc tế.

Thế Dũng thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng nay mới Tetpy mới đọc được tin này trên Sài Gòn tiếp thị, liền vào đây xem có bác nào bình luận gì không mà ko thấy.....

Cái này không có gì để bình luận. Mà cần gọi đúng tên sự việc:

Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Vậy thôi!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Sao Việt Nam phản ứng hiền vậy ta.Mấy lần TQ xâm phạm chủ quyên Malai liền bị không quân nó lùa về nước liền.

Edited by chuotaki
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực?

Thứ sáu, 27 Tháng 5 2011 10:02Posted ImagePosted ImagePosted ImageBài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?” trênmạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc phân tích về sự lựa chọn đối thủ trong trường hợp Trung Quốc quyết định dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa. <br style="height: 1px; font-size: 1px; ">

Posted Image

Tại Biển Đông, để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002. “Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương phức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?

Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Trường Sa, là nước chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều. Nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới tuyên bố có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới “giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”.

Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước ngoài. Theo “Báo Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008 tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này. Tuy nhiên, Exxon Mobil lại cho rằng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả lời phóng viên “Báo Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công, đã nói: Hiệp định ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác không có quyền can thiệp.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung Quốc, tự thăm dò tài nguyên dầu khí trong khu vực biển tranh chấp, Việt Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông, Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc BP phải thay đổi kế hoạch.

Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giềng dầu ở khu vực Trường Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển Đông đạt từ 50 - 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực tranh chấp Trung-Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.

Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam ?

Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên - Việt Nam. Dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?

Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trương này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù dọa Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hòa hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.

Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm họa chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp họa”, phiền phức không để đâu cho hết.

Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nói một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Nam Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dùng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc - đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập toàn tuyên truyền về thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hộ của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philíppin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philíppin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.

Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?

Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:

1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?

2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?

3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?

4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?

Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philíppin.

Philíppin chiếm giữ 10 đảo. Philíppin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philíppin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philíppin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philíppin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan , hành vi của Philíppin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.

Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philíppin gọi là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà dân và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân. Philíppin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philíppin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philíppin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philíppin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philíppin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philíppin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philíppin ký với Mỹ, trong Hiệp nước này nói, một khi Philíppin bị tấn công, Philíppin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philíppin theo Hiệp ước.

Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?

Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.

Ngay cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.

<b>Theo báo mạng Quân sự Thiên Thiên, Trung Quốc, ngày 15 tháng 5<br style="height: 1px; font-size: 1px; "></b>

Trần Trung (gt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Cần áp dụng mọi giải pháp để bảo vệ chủ quyền'

Không chỉ bày tỏ phẫn nộ việc 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều độc giả gửi tới VnExpress những trăn trở, đề xuất biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

*Clip: Tàu Trung Quốc cắt cáp địa chấn của Việt Nam

Chép lại bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" của Chế Lan Viên, độc giả Lê Văn Sơn chia sẻ anh cảm nhận được niềm tự hào chính đáng của dân tộc trong lịch sử chống thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên, hôm nay đọc tin Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, anh cảm thấy nhức nhối vì "lại thấy những hình ảnh của kẻ mạnh ngang ngược ngạo mạn".

Theo độc giả Trần Đình Quang, không ít lần Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá của Việt Nam và bây giờ là hành động trắng trợn xâm phạm chủ quyền, phá hoại tài sản của đất nước. "Trung Quốc cần chấm dứt ngay những hành động trên, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, tránh làm căng thẳng thêm tình hình", anh Quang viết.

Độc giả Hồng Liên cho rằng việc làm sai trái này của Trung Quốc thể hiện sự thiếu hiểu biết. "Sang nhà hàng xóm chơi còn phải chào hỏi, báo trước, muốn lấy cái gì phải hỏi, phải xin phép chủ nhà đồng ý mới được lấy. Còn kiểu mò mẫm tự ý coi mọi thứ của người khác là của mình thì gọi là kẻ gian, không thể chấp nhận", độc giả này bày tỏ.

Posted Image

Hải quân tuần tra trên đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Lên án hành động của phía Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại xu thế hòa bình và cam kết về ứng xử biển Đông, độc giả Phạm Trung Hiếu đề xuất, Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc có lời giải thích rõ ràng cho những hành động vừa qua. Bạn Lê Thanh Hải đề nghị đưa vụ việc lên bàn nghị sự thế giới để các nước thấy rõ việc làm sai trái của Trung Quốc. Độc giả Y Phong cho rằng có thể đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, kiên quyết không khoan nhượng cho những hành động xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc không ngừng nuôi ý định biến biển Đông thành "ao nhà", theo độc giả Lê Anh Tuấn nếu chỉ đối thoại thì khó có thể khiến họ từ bỏ âm mưu. "Từ ngàn đời nay chúng ta chỉ có hòa bình thực sự khi có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh. Vấn đề Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của ta một mặt cần phản đối mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, một mặt khi có đủ chứng cứ họ xâm phạm vùng tài phán của ta thì cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn, không để họ lấn dần", độc giả này viết.

"Chúng ta phải có những biện pháp mạnh hơn, hãy đề nghị Liên hợp quốc can thiệp giải quyết", độc giả Trần Văn Dẫu đề xuất.

Cho rằng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp, độc giả Trần Văn Cường kiến nghị trước mắt, khi thực hiện công việc tại biển Đông, doanh nghiệp cũng như ngư dân Việt Nam cần có hải quân hay bộ đội biên phòng bảo vệ. Về quốc phòng, Việt Nam cần xây dựng lực lượng hải quân mạnh đủ sức đối phó với các sự cố. Về ngoại giao, Việt Nam nên tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tích cực thương lượng tìm giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình, nhưng đồng thời cũng phải cứng rắn hơn nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

Việt Nam cần có kế hoạch trang bị hải quân mạnh hơn để bảo vệ ngư dân và kinh tế biển là đề xuất của độc giả Nguyễn Văn Hoa. "Đất nước ta còn nghèo nhưng nếu nhà nước có chủ trương huy động kinh phí cho việc trang bị vũ khí từ nhân dân tôi xin đăng ký là người đầu tiên góp 100.000 đồng. Tôi nghĩ mỗi người Việt yêu nước ít nhất cũng nhất trí đóng góp như tôi", độc giả này bày tỏ.

Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét). Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý.

Xuân Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực?

Thứ sáu, 27 Tháng 5 2011 10:02Posted ImagePosted ImagePosted ImageBài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?” trênmạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc phân tích về sự lựa chọn đối thủ trong trường hợp Trung Quốc quyết định dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa. <br style="height: 1px; font-size: 1px; ">

Posted Image

Tại Biển Đông, để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002. “Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương phức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?

Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Trường Sa, là nước chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều. Nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới tuyên bố có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới “giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”.

Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước ngoài. Theo “Báo Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008 tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này. Tuy nhiên, Exxon Mobil lại cho rằng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả lời phóng viên “Báo Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công, đã nói: Hiệp định ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác không có quyền can thiệp.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung Quốc, tự thăm dò tài nguyên dầu khí trong khu vực biển tranh chấp, Việt Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông, Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc BP phải thay đổi kế hoạch.

Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giềng dầu ở khu vực Trường Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển Đông đạt từ 50 - 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực tranh chấp Trung-Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.

Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam ?

Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên - Việt Nam. Dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?

Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trương này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù dọa Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hòa hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.

Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm họa chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp họa”, phiền phức không để đâu cho hết.

Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nói một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Nam Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dùng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc - đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập toàn tuyên truyền về thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hộ của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philíppin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philíppin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.

Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?

Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:

1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?

2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?

3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?

4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?

Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philíppin.

Philíppin chiếm giữ 10 đảo. Philíppin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philíppin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philíppin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philíppin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan , hành vi của Philíppin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.

Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philíppin gọi là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà dân và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân. Philíppin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philíppin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philíppin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philíppin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philíppin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philíppin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philíppin ký với Mỹ, trong Hiệp nước này nói, một khi Philíppin bị tấn công, Philíppin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philíppin theo Hiệp ước.

Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?

Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.

Ngay cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.

<b>Theo báo mạng Quân sự Thiên Thiên, Trung Quốc, ngày 15 tháng 5<br style="height: 1px; font-size: 1px; "></b>

Trần Trung (gt)

Bài báo trên nói rất đúng cục diện hiện nay ở biển Đông, nhưng đó là lời lẽ của bọn Tàu Khựa. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, xưa nay vẫn vậy, các thế hệ đi trước của Việt Nam đã phải đổ không biết bao nhiêu xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quê hương thì đời nay cũng thế. Tàu Khựa xưa nay đối với nước Việt ta đã chẳng có ý tốt luôn lâm le xâm chiếm cho dù là thời nào, hiện nay có khoảng 10 vạn người Trung đang làm việc tại VN, trong đó có quá nửa là do chính phủ của họ cài vào để thao túng về kinh đế và các lĩnh vực khác đến khi có biến thì trong ứng ngoại hợp rất bất lợi cho ta cần phải đề phòng, đa số bọn này đều khá giỏi tiếng Việt. Tàu khựa và nước ta xưa nay giao tranh cũng nhiều, nếu có xảy ra nữa tôi xin đi xung phong giết giặc. Tôi là người Việt Nam,tôi yêu đất nước mình và nhất quyết không nhường dù chỉ là 1 mét đất cho ngoại bang.

Các bạn thanh niên Việt Nam ơi! Chúng ta cần phải học tập và trau dồi kiến thức hàng ngày, ngoài phát triển tiếng Anh để quan hệ với quốc tế cần phải học cả tiếng Trung để mà hiểu rõ đối phương để khi đất nước cần tới, chúng ta còn hữu dụng, phải chủ động hơn chứ xưa nay chúng ta toàn rơi vào thế bị động để đối phương thao túng quấy phá...Chỉ khi đất nước giàu mạnh ta mới không sợ, muốn vậy thì mỗi người trẻ đều phải cố gắng nỗ lực xây dựng đất nước, chơi bời trác táng ít thôi kẻo có ngày mất nước mất nhà!

Edited by Quốc Tuấn
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài báo trên nói rất đúng cục diện hiện nay ở biển Đông, nhưng đó là lời lẽ của bọn Tàu Khựa. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, xưa nay vẫn vậy, các thế hệ đi trước của Việt Nam đã phải đổ không biết bao nhiêu xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quê hương thì đời nay cũng thế. Tàu Khựa xưa nay đối với nước Việt ta đã chẳng có ý tốt luôn lâm le xâm chiếm cho dù là thời nào, hiện nay có khoảng 10 vạn người Trung đang làm việc tại VN, trong đó có quá nửa là do chính phủ của họ cài vào để thao túng về kinh đế và các lĩnh vực khác đến khi có biến thì trong ứng ngoại hợp rất bất lợi cho ta cần phải đề phòng, đa số bọn này đều khá giỏi tiếng Việt. Tàu khựa và nước ta xưa nay giao tranh cũng nhiều, nếu có xảy ra nữa tôi xin đi xung phong giết giặc. Tôi là người Việt Nam,tôi yêu đất nước mình và nhất quyết không nhường dù chỉ là 1 mét đất cho ngoại bang.

Các bạn thanh niên Việt Nam ơi! Chúng ta cần phải học tập và trau dồi kiến thức hàng ngày, ngoài phát triển tiếng Anh để quan hệ với quốc tế cần phải học cả tiếng Trung để mà hiểu rõ đối phương để khi đất nước cần tới, chúng ta còn hữu dụng, phải chủ động hơn chứ xưa nay chúng ta toàn rơi vào thế bị động để đối phương thao túng quấy phá...Chỉ khi đất nước giàu mạnh ta mới không sợ, muốn vậy thì mỗi người trẻ đều phải cố gắng nỗ lực xây dựng đất nước, chơi bời trác táng ít thôi kẻo có ngày mất nước mất nhà!

Anh Quốc Tuấn nói đúng, chỉ có đất nước phát triển, kinh tế xã hội ổn định, tri thức con người VN ta vươn xa ra quốc tế và vượt qua Đông Ngô khi đó Đông Ngô mới không giám hăm he

Tôi để ý thấy người dân Đông Ngô khi nhắc tới Nhật Bản thì có vẻ gì đó rất là sợ, có 1 cái gì đó đánh giá cao hơn người Đông Ngô, nhưng người Đông Ngô nhìn và nghĩ về người VN ta luôn có 1 vẻ gì đó trịnh thượng, luôn coi ta là ở 1 trình độ thấp hơn, coi ta là chứ hầu, tại sao lại thế, tại vì có lẽ vì Nhật Bản phát triển tốt hơn ta, và thi thoảng trong lịch sử cũng mang quân sang đánh Đông Ngô vì thế 1 mặt đông ngô không giám khinh thường, 1 mặt e dè Nhật Bổn

Vì thế chỉ có phát triển văn hóa dân tộc thật tốt, đồng thời phát triển kinh tế vượt bậc và giữ vững ổn định xã hội, mở rộng quan hệ với quốc tế, ta mới không bị lép vế so với Đông Ngô

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đó cũng là biện pháp lâu dài, nhưng tình hình đang căng thẳng như thế này thì phải làm gì, nếu đứng yên không phản ứng thì cũng không được, nhưng nếu manh động thì chẳng khác gì tạo cớ cho Trung Quốc gây chiến.

Điều cơ bản là chúng ta cần bằng chứng+tuyên truyền, và sự ủng hộ của Quốc Tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

vụ tàu TQ ngang ngược xâm phạm lãnh hải VN qua lời kể và hình ảnh của một bạn trẻ có mặt trên tàu Bình Minh 02!

by Le Duc Duc on Saturday, May 28, 2011 at 5:29pm

Posted Image

tàu Hải giám 84 của TQ

Posted Image

có thể thấy các tàu container của TQ đóng vai trò che chắn cho tàu hải giám và vây hãm tàu ta

Posted Image

3 chiếc tàu hải giám

Posted Image

cáp bị đứt

Posted Image

thu hồi

Posted Image

sửa chữa

Posted Image

éo ngán chúng mày Khựa ạ

Posted Image

ngón tay 1

Posted Image

ngón tay 2

Posted Image

và...:-)

Posted Image

chơi luôn!

Phải đính chính vài thông tin:

- 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).

- Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.

- Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi cứt ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong ... xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.

- Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.

- Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.

- Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Cộng đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).

- Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này

Tàu container gì gọi điện đàm không bắt máy gì cả. Cứ trên 20 knots mà xông vào tàu mẹ, để mình phải đổi hướng. Mịa, lúc đó cứ tưởng là bình thường như mọi lần khác thôi (tàu cá, đặc biệt là tàu cá Trung Quốc băng qua cáp suốt, nhưng bọn tàu cá thì chỉ gây nhiễu trên cáp chứ thường mớn nước nó chỉ khoảng 5m đổ lại nên không sao).

Khoảng 4h45 sáng hôm đó, các anh tàu bảo vệ đã nghi nghi 3 chiếc tàu chiến này rồi vì nó phi thành cụm và tốc độ cao. Một tàu bảo vệ nghe được tiếng Khựa nên biết được tụi nó đang bàn nhau cắt cáp địa chấn của mình. Báo qua tàu mẹ, tàu mẹ thông báo đã set cáp xuống 15m. Ai dè chúng nó vẫn lao vào đuôi cáp (gần đuôi có tàu bảo vệ khác nhưng không cách gì kịp). Do thông báo qua radio kênh 72, bị chúng nó nghe lén, có lẽ cũng có đứa hiểu tiếng người, à không, tiếng Việt nên nó hạ cái neo cắt cáp xuống khá sâu. Cũng may trước đó em thấy có vẻ bất ổn nên đã cho xuống luôn 30m.

Thực ra chuyện chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Tụi nó cắt cáp, gây thiệt hại về thiết bị thì không nói (cũng không đáng kể lắm, cắt thì đứt 1 đoạn 150m, tháo ra thay mới được, đem đi bảo hành không biết được không nữa). Thiệt hại to bự nữa là mất thời gian thu hồi sửa chữa, trung bình một ngày chi phí cho cái tàu cùi bắp này nói vậy chứ cũng 25000$. Rồi thêm về mặt PR nữa, ai dám vào VN đầu tư mấy lô đó đây. Còn về chính trị và chủ quyền quốc gia, thể diện quốc gia thì không phải nói ai cũng tự thấy rồi.

Lúc xảy ra sự cố, em gọi mấy ku làm ca ngày dậy (em làm ca đêm), để lỡ nó có bắn thì cũng kịp chạy mặc áo phao. Ngủ trong phòng khi có chuyện dễ die sớm lắm. Hic hic... Anh em tràn ra mạn phải tàu đứng ngó tụi nó chạy nghênh nghênh thấy bực vãi. Vừa hút thuốc vừa chém gió. Nghĩ lại thấy sao mình gan thế, lỡ thằng Khựa nào dùng ống nhòm ngó thấy mình chửi nó, nó bắn cho một phát chắc là hy sinh anh dũng luôn.

Thông tin mới cho anh em yên tâm nè, không anh em lại bảo nước mình không làm gì cả. Nhưng em không thể đưa quá chi tiết vì như thế là lộ bí mật quốc gia. Hôm qua, bộ quốc phòng mới cấp thêm 5 tàu quân sự (không nói rõ là tàu nào, nhưng nghe nói là HQ-??) ra hỗ trợ. Vậy tổng cộng tới 8 tàu bảo vệ chạy xung quanh tàu mẹ. Không hiểu sao phải làm thế vì còn có mấy ngày nữa là hết ca rồi còn gì. Đồng thời một tàu chiến thuộc dạng hiện đại đang trên đường từ Nga về (coi như tổng cộng 2 chiếc thuộc loại này ở Cam Ranh). Em có hỏi, các anh tàu bảo vệ nói, nếu lại thấy chúng nó ở hải phận mình, thì sẽ tấn công, vì theo luật pháp quốc tế mình có quyền như thế trong lãnh hải của mình.

Tới đây, coi như em đã đưa thông tin khá đầy đủ rồi. Anh em hãy tin vào đất nước nhé, và hãy đoàn kết.

***

Đã định không gọi về nhà để nhà khỏi lo. Thế mà báo chí nó đăng rõ mồn một thì ôi thôi rồi phải gọi gấp. Ai ngờ gọi về thì: "Ơ, thế à, nhưng mà mày không sao mới gọi về được. Vậy thì tốt rồi." Bực ghê cơ

Em cảm thấy, chiến tranh (nói ra từ này thấy đã ghê ghê) vừa dễ xảy ra vừa khó xảy ra. Hai tàu của hai nước thấy ngứa mắt, nhưng thằng nào cũng không dám khai hỏa trước. Thằng nào cũng nghi kỵ, vì không nắm rõ thế và lực của thằng kia như thế nào. Đời mà, cái gì người ta không biết người ta càng sợ. Em nghĩ về hải quân, dạo gần đây chi phí cho hải quân VN cũng ngang ngửa với Ấn Độ, một nước cũng luôn phải e dè thằng Tàu Khựa kia. Còn thằng Tàu, dù nó đang hoán cải tàu sân bay của nó, nhưng cái tàu sân bay đó thì cũng như lễ 1000 năm Thăng Long thôi, chỉ có bề ngoài, bên trong không khác chi con la (lai giữa lừa với ngựa). Chúng ta có lẽ không cần phải quá hãi cái bóng của TQ trên biển Đông như thế. Nhưng dù sao thì đó là chuyện của mấy ông ở trên quyết.

Em vừa nói, chiến tranh có thể rất dễ xảy ra. Vì chỉ cần một thằng nóng máu bóp cò, hoặc một hiểu lầm nào đó, là bụp nhau ngay. Trên sao không biết, chứ mấy anh hải quân máu lắm. Đợt trước, có chiếc tàu cá TQ không trả lời radio mà cũng không tránh đường cho tàu mẹ đi, tàu hải quân VH-797 còn lên hết ga hết số đâm thẳng vào nó (thuyền trưởng máu dã man, chắc làm vài ve rồi), tàu nó bằng gỗ chơi sao lại nên phải né. Mà dù gì nó cũng chỉ là tàu cá ... Phàm là người VN, sinh ra tự nhiên đã ghét TQ, lạ thế chứ. Người TQ mà em thích chắc có lẽ chỉ Châu Tinh Trì, Ngô Mẫn Đạt, với cùng lắm là mấy em diễn viên xinh tươi thôi.

Khi điều đó xảy ra, vị trí ở lô hiện tại hơi bị hot, thành điểm nóng chứ chả chơi. Sân bay và căn cứ quân sự của mình ở Cam Ranh, còn bọn TQ cũng "lập ấp" ở một đảo trong quần đảo Trường Sa.

Nói gì thì nói, làm ơn đừng có oánh nhau. Em chả muốn tí nào. Còn nhiều cách khác, mời Mỹ vào chẳng hạn (cái này thế nào cũng có bác phản đối, nhưng hãy nhìn Nhật và Hàn Quốc, Philippine có Mỹ chống lưng xem, TQ còn lâu mới dạm động đến).

Bài này được đăng trên các diễn đàn và Facebook. (Đọc tham khảo)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm kiếm trên TTVNOL và QUANSUVN thì

Theo Tân Hoa xã, vào ngày 8.5.2011, tàu hải giám 84 với mẫu mã mới đã chính thức gia nhập vào biên chế của Tổng đội tàu hải giám Nam Hải (tức Tổng đội tàu giám sát khu vực biển Đông). Đây là 1 trong 7 con tàu hải giám thuộc giai đoạn 2 của chương trình đóng tàu hải giám và máy bay của Cục Hải dương quốc gia Đông Ngô (CHDQGTQ).

Tàu hải giám nằm trong biên chế Cục quản lý hải dương thuộc Bộ đất đai và tài nguyên của Đông Ngô, không thuộc lực lượng Hải Quân và Cảnh Sát Biển. Như vậy về danh nghĩa đây là lực lượng hành pháp dân sự. Nếu ta huy động tàu chiến của HQ và CSB thì trên danh nghĩa chính phía VN mới là người leo thang xung đột. Với bọn Ngư Chính cũng tương tự.

Hành động cắt cáp của tàu hải giám là hành động dân sự bởi nó được tiến hành bởi lực lượng dân sự chứ không phải quân sự.

Đông Ngô rất khôn khi sua 1 con chó ra cắn hàng xóm, thì hành động của ta chỉ có thể là cho các tàu dân sự ra húc, ủi vào tàu Đông Ngô mà thôi, việc làm như kiểu Đông Ngô vẫn xúi tàu dân sự, đâm thẳng vào tàu đánh cá của ta, cho tàu của ta chìm vậy, tránh việc dùng thuốc súng, bom đạn

Nhưng e rằng tàu thuyền của ta quá nhỏ, không đủ sức để chơi như thế với Đông Ngô, còn lại thì đấu tranh thông qua con đường ngoại giao, cũng như nhân dân ta phản đối 1 cách mạnh mẽ thì 1 thời gian tới, Đông Ngô sẽ làm tình hình dịu đi, ít khiêu khích hơn

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo BBC thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Khương Du - phát biểu về sự kiện này :

Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động bảo vệ pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Vụ việc này đã và sẽ gây thêm nhiều căng thẳng trên Biển Đông. Trong lúc Quốc gia đang chủ trương tập trung vào ổn định và phát triển, thì vấn đề này buộc phải có chính sách cẩn trọng, cứng rắn không được mềm yếu nhằm ổn định và phát triển quả là 1 điều khó khăn trong lúc này. Đã đến lúc Chúng ta cần phải mạnh mẽ phản ứng, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế nhằm bảo vệ biển đảo và đất đai do tổ tiên để lại, nếu không chắc sẽ xảy ra chuyện "Được đằng chân, Lân đằng đầu".

Thiết nghĩ Bác Thiên Sứ cùng Các ACE trên diễn đàn thử xem một quẻ xem tình hình này sẽ đi đến đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Chủ Nhật, 29/05/2011 23:50

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho biết đây là biện pháp thông thường và cần thiết của các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền sử dụng trong quan hệ quốc tế

Clip tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu VN

* Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào sau vụ 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?

Posted Image

- Ông Trần Công Trục: Việc làm của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc đã có bước leo thang cực kỳ nguy hiểm khi đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà họ là một trong những bên đã ký kết. * Phải chăng Trung Quốc muốn tiến xa hơn trong tham vọng biến vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” thành “ao nhà” của mình? - Trung Quốc đã rất nhiều lần thể hiện tham vọng đối với biển Đông như đưa ra những tuyên bố về chủ quyền vô căn cứ, đặc biệt chính thức hóa đường biên giới biển “hình lưỡi bò” bằng cách đính kèm công hàm mà họ đã gửi lên Liên Hiệp Quốc năm 2009 phản đối việc Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa. Việt Nam cùng các nước trên thế giới và cộng đồng quốc tế đã nhiều lần phê phán và cực lực phản đối “đường lưỡi bò” phi lý này. Có thể nói việc tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tài sản, thiết bị thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một bước mới trong chiến lược từng bước tiến xuống biển Đông của Trung Quốc và tham vọng muốn giành lấy sự công nhận của thế giới đối với yêu sách biến biển Đông thành “ao nhà” của họ.

* Như vậy là hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam còn gây lo ngại cho cả khu vực? - Việc Trung Quốc liên tục có những hành động khiêu khích, ngang ngược trên biển Đông không chỉ gây ảnh hưởng và đe dọa đến an ninh, quốc phòng, kinh tế… của Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực. * Trong bối cảnh như hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì, thưa ông? - Việt Nam cần tiếp tục triển khai các biện pháp đấu tranh kiên quyết không chỉ trên mặt trận ngoại giao, pháp lý mà còn cả trên mặt trận dư luận bằng cách kêu gọi sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực. Tôi cho rằng các nước trong khu vực cần có tiếng nói thống nhất trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế rất nghiêm trọng của Trung Quốc. * Việt Nam có thể kiện ra Tòa án Quốc tế và có ý kiến tới Liên Hiệp Quốc về hành động xâm phạm của Trung Quốc? - Việt Nam có thể gửi lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc, công bố tất cả bằng chứng vi phạm này cho cả thế giới biết và đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế, Tòa án Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Đây là biện pháp thông thường và cần thiết mà các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền đã sử dụng trong quan hệ quốc tế.

Thế Dũng thực hiện

Con kiến đi kiện củ khoai ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quốc Tuấn nói đúng, chỉ có đất nước phát triển, kinh tế xã hội ổn định, tri thức con người VN ta vươn xa ra quốc tế và vượt qua Đông Ngô khi đó Đông Ngô mới không giám hăm he

Tôi để ý thấy người dân Đông Ngô khi nhắc tới Nhật Bản thì có vẻ gì đó rất là sợ, có 1 cái gì đó đánh giá cao hơn người Đông Ngô, nhưng người Đông Ngô nhìn và nghĩ về người VN ta luôn có 1 vẻ gì đó trịnh thượng, luôn coi ta là ở 1 trình độ thấp hơn, coi ta là chứ hầu, tại sao lại thế, tại vì có lẽ vì Nhật Bản phát triển tốt hơn ta, và thi thoảng trong lịch sử cũng mang quân sang đánh Đông Ngô vì thế 1 mặt đông ngô không giám khinh thường, 1 mặt e dè Nhật Bổn

Vì thế chỉ có phát triển văn hóa dân tộc thật tốt, đồng thời phát triển kinh tế vượt bậc và giữ vững ổn định xã hội, mở rộng quan hệ với quốc tế, ta mới không bị lép vế so với Đông Ngô

Trung quốc không phải nễ mà còn sợ Nhật nữa , vì tinh thần quốc gia ái quốc đoàn kết cao độ nhất là các lãnh tụ của họ dũng cảm, quyết tâm bảo vệ đất nươc. Câu hỏi lớn là khi nào VN trở nên hùng cường, chứ ngậm miệng há mồm ăn trai đắng mà không dám nói . Tương lai sẽ đi về đâu....
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trước hết tôi nghĩ mình nên có kế hoạch để tự bảo vệ mình trước.

Đây là giải pháp của Tôi được đăng trên vnexpress.net, chắc chắn sẽ trở thành hiện thực nếu TQ chủ động sử dụng quân sự trước:

Việt Nam cần có kế hoạch trang bị hải quân mạnh hơn để bảo vệ ngư dân và kinh tế biển là đề xuất của độc giả Nguyễn Văn Hoa. "Đất nước ta còn nghèo nhưng nếu nhà nước có chủ trương huy động kinh phí cho việc trang bị vũ khí từ nhân dân tôi xin đăng ký là người đầu tiên góp 100.000 đồng. Tôi nghĩ mỗi người Việt yêu nước ít nhất cũng nhất trí đóng góp như tôi", độc giả này bày tỏ.

Edited by nguoivosu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật tự hào về lòng yêu nước của nhân dân ta! Vấn đề là có con đường nào để chúng ta đi lên hay không? Ai là người đủ sức dẫn đầu công cuộc này? Chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Tôi nhớ có 1 ai đó đã nói: chiến tranh bắt đầu từ trên bàn và cũng kết thúc trên bàn. Chỉ có máu xương của nhân dân đổ ra là thật. Chỉ có nỗi đau là hiện hữu và dai dẳng tới muôn đời.

Đọc loạt bài này, lại nhớ câu thơ đầy máu và nước mắt của bác Nguyễn Duy:

Khốn thay nỗi Hữu Nghị Quan

Giá như máu chẳng lênh lang mặt đèo

AQ túm tóc Chí Phèo

Để hai chú lính nhà nghèo đều thua

Gần đây, vào mạng thấy nhiều người lấy câu thơ của bác Huy Cận làm chữ ký mà mừng:

Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng

Rất hiên ngang mà nhân ái chan hòa

Khốn thay cuộc mặc cả trên bàn và dưới gầm bàn đã khiến con đẻ của của người viết những câu tuyên ngôn về văn hóa tư tưởng đó phải vào tù. Những kẻ bán nước, bán máu xương liệt sỹ bao đời thì nhởn nhơ. Những người phải lăn lộn, lao tâm khổ tứ đâm đơn kiện ra Tòa án quốc tế cho kịp thời hạn để bảo vệ cương thổ quốc gia lại phải ngồi sau song sắt. Bác nào thạo xin gieo hộ 1 quẻ xem những nỗi trớ trêu đó khi nào kết thúc với con cháu Lạc Hồng!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước hết tôi nghĩ mình nên có kế hoạch để tự bảo vệ mình trước.

Đây là giải pháp của Tôi được đăng trên vnexpress.net, chắc chắn sẽ trở thành hiện thực nếu TQ chủ động sử dụng quân sự trước:

Việt Nam cần có kế hoạch trang bị hải quân mạnh hơn để bảo vệ ngư dân và kinh tế biển là đề xuất của độc giả Nguyễn Văn Hoa. "Đất nước ta còn nghèo nhưng nếu nhà nước có chủ trương huy động kinh phí cho việc trang bị vũ khí từ nhân dân tôi xin đăng ký là người đầu tiên góp 100.000 đồng. Tôi nghĩ mỗi người Việt yêu nước ít nhất cũng nhất trí đóng góp như tôi", độc giả này bày tỏ.

Mấy ngày này vụ việc này được báo chí bơm lên quá hot nên tò mò lên chinadaily forum xem thấy quả thật dân TQ hiếu chiến gớm. Họ không những coi VN như ruồi muỗi, đập phát chết tốt mà còn bàn tán xem nên phát triển vũ khí thế nào để đủ sức oánh evil USA, nào là hoả tiễn, nào là tàu sân bay, nào là nhanh xây trạm không gian điều khiển bom hạt nhân...bla..bla...nghe phát ớn.

Từ đó suy ra 80triệu (dân số VN) cái 100 nghìn so với 1tỷ ( dân số TQ) cái 100 nghìn thì thế nào nhỉ ? Bị ăn hiếp đè đầu cởi cổ hoài tức chứ nhưng khoan manh động, phải khôn khéo... với những người trách móc chính phủ thì nên hiểu và thông cảm cái khó của những người đứng đầu VN hiện nay. Nói vậy nhưng vẫn phải nhắc chừng để họ luôn nhớ trọng trách trên vai và sử sách đang chờ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước việc Tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam:

Không thể khoan nhượng

> Ngư dân kể chuyện bị kiểm ngư Trung Quốc đoạt tài sản

TP - Đã ít nhiều nhân nhượng, chấp nhận cho phía Trung Quốc giữ tàu, tịch thu hải sản, ngư cụ… để bình an trở về, song, ngư dân Việt Nam giờ đây khẳng định, không thể khoan nhượng.

Posted Image

Tàu Ngư chính Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc hải phận Việt Nam. Mũi tàu trong ảnh là tàu đánh bắt

xa bờ Quảng Ngãi.Ảnh: Nam Cường.

Bắt giam, đánh đập và cướp

Thời điểm này, trọn một năm tàu cá QNg 50362 của gia đình ngư dân Tiêu Viết Là (thôn Châu Thuận, Bình Châu - Bình Sơn - Quảng Ngãi) bị phía Trung Quốc bắt lần thứ 4. Tháng 5 năm ngoái, lần bắt thứ 4 khiến gia đình ông sạt nghiệp, không thể gượng dậy. “Hai lần bị tịch thu tàu, hai lần bị cướp sạch tài sản, giờ đây, chúng tôi không thể phục hồi, đành đi làm tàu bạn, chờ thời đóng tàu mới”.

10 giờ sáng ngày 23-3-2010, tàu kiểm ngư 309 của Trung Quốc xáp vô tàu ông Là, lăm lăm súng lùa ngư dân lên mũi tàu, bắt cúi mặt xuống. Sau đó cướp sạch, từ cá, mực đến lưới, máy Icom, quần áo, điện thoại. Thời gian 39 ngày bị giam ở đảo Phú Lâm thì 6 lần ông bị gọi lên tra khảo.

“Lần hỏi đầu tiên là sau một ngày bị bắt, họ gọi tôi lên hỏi gia cảnh, rồi hỏi nhà nước có cấp dầu, tiền cho các ông đi không. Sau đó cho về. Đến lần thứ 2, họ kêu lên rồi chìa giấy phạt 70 ngàn nhân dân tệ, rồi lại đưa xuống trại giam. Năm ngày sau họ lại kêu xuống tàu kiểm ngư, bắt tôi điện về nhà kêu chuẩn bị tiền phạt. Tui gọi điện xong rồi nói rằng bọn tui nghèo lắm, không có tiền phạt.

Rồi bẵng đi 20 ngày, họ lại gọi tôi lên tàu kiểm ngư, bị 3 người xông vào đánh túi bụi. Người khỏe như tui cũng chỉ trụ được 10 phút là chẳng còn biết trời đất gì nữa. Thấy tui ngất, họ đưa ra xe, chở về quẳng vào trại giam. Lạ là ngay ngày hôm sau, họ lại gọi tui lên nữa. Tui vừa bị đánh trào máu mồm, muốn nghỉ cũng không được, đành nhờ con là Tiêu Viết Linh cùng thằng Lưu (anh Mai Phụng Lưu) dìu đi”.

Mai Phụng Lưu, thuyền trưởng nổi tiếng với biệt danh sói biển đã 5 lần bị Trung Quốc bắt giữ. Mai Phụng Lưu trở nên quen mặt với tàu kiểm ngư Trung Quốc và các sĩ quan trên đảo Phú Lâm, đến nỗi, họ biết cách đánh thế nào để anh thấm đòn nhất.

Posted Image

Ngư dân Phú Yên thu hoạch cá ngừ trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Khoan dung và khảng khái

Sói biển Mai Phụng Lưu giờ đã không còn là thuyền trưởng oai hùng, nhưng cách chọn thuyền đi bạn của anh cũng rất đặc biệt. Chị Phạm Thị Đợi, vợ anh nói: Trước anh đi lặn hải sâm, tui nói anh trở về nghề cũ đi. Nhưng anh không chịu, cứ phải là Hoàng Sa”.

Anh Lưu tâm sự: Tui đã không đi biển thì thôi, chứ đi là phải chọn thuyền đi ngư trường Hoàng Sa. Không phải mình không ngại tàu kiểm ngư Trung Quốc mà cái chính là mình phải ra đó, thứ nhất có nhiều cá, thứ hai để khẳng định ngư trường này là của mình.

Đại tá Ngô Duy Mười, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Ngãi, khẳng định: “Ứng xử của ngư dân khi bị bắt vô cùng quan trọng. Họ không thể cúi đầu, vì đó là chủ quyền của mình. Vấn đề này, trong những buổi tuyên truyền cho ngư dân, cán bộ biên phòng đặc biệt chú trọng. Ngư dân khẳng khái, dù biết rằng sau đó, họ gặp bất lợi. Về việc này, chúng tôi luôn tham mưu cho cấp cao hơn, một là đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, hai là có biện pháp hỗ trợ cần thiết, kịp thời”.

Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, Hải đội trưởng Hải đội 2 (BĐBP Đà Nẵng), khẳng định: “Chúng ta bao dung với ngư dân Trung Quốc, không phải vì e sợ điều gì, mà ở đây, chúng ta không thể để mang tiếng, quân đội trấn áp ngư dân. Dù theo lý, rõ ràng ngư dân của họ ngang nhiên vi phạm, và có nhiều trường hợp hung hăng chống trả”.

Theo Trung tá Quỳnh, chỉ riêng tháng 4 vừa rồi, Hải đội 2 đã đẩy đuổi 20 lượt tàu cá Trung Quốc xâm nhập hải phận Đà Nẵng. Đặc biệt, nhiều tàu cá Trung Quốc tiến sâu vào biển Việt Nam, chỉ cách Sơn Trà 20 - 30 hải lý.

Bám biển giữ ngư trường

Bị lấn chiếm ngư trường, bị tấn công ngay trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc một cách trắng trợn, ngư dân Phú Yên vẫn quyết bám biển.

Ngư dân Trần Văn Tá, thuyền trưởng tàu cá PY 92709TS (phường 6 TP Tuy Hòa), kể: “Tôi cùng 5 tàu khác trong tổ tàu thuyền an toàn đến cách bán đảo Cam Ranh khoảng 105 hải lý về phía đông, thuộc vùng biển nước ta thì gặp 4 tàu Trung Quốc đang chong đèn khai thác mực. Phần lớn tàu Trung Quốc đều có công suất lớn, thỉnh thoảng có tàu hải giám theo bảo vệ”.

“Năm 2010, khi ngư dân mình liên tiếp bị bắt ở Hoàng Sa, thì ở Đà Nẵng, Hải đội 2 đã đẩy đuổi trên 1.000 lượt tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam.

Đặc biệt, chỉ tháng 1-2010 đã có trên 200 lượt tàu thuyền xâm nhập. Càng ngày ngư dân họ càng tiến sâu, hung hăng và liều lĩnh, đích thân tôi cùng anh em nhiều lần giải quyết. Quan điểm của chúng ta là chỉ đẩy đuổi, có lập biên bản, nhưng thả về, không tịch thu bất kỳ thứ gì” - Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, Hải đội trưởng Hải đội 2 (BĐBP Đà Nẵng).

Theo thuyền trưởng tàu PY 92556, TS Nguyễn Tấn Hùng (phường Phú Đông, Tuy Hòa), gần đây, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển của ta, kéo dài xuống tận các vĩ độ ở phía nam.

Cứ cách 6-7 hải lý lại thấy một tàu ngư dân Trung Quốc. Mỗi đoàn có khoảng 8-10 chiếc tàu, mỗi chiếc to gấp ba, bốn lần tàu mình. Trên biển có nhiều đoàn hành nghề chụp mực của Trung Quốc.

Mỗi tối, họ chong dàn đèn sáng khủng khiếp, ánh sáng mỗi tàu lan đến 10-15 hải lý, chụp sạch mực trong một vùng rộng lớn. Bởi vậy, tàu ngư dân VN ở gần đó không còn mực làm mồi để câu cá ngừ đại dương nữa. Nhưng đáng ngại nhất là sự hung hăng của các ngư dân Trung Quốc.

Ngư dân Huỳnh Văn Chùng, làm nghề câu bò gù gần hai mươi năm nay. Trước kia, anh Chùng thường đánh bắt từ 6030-180 vĩ Bắc. Nhưng bây giờ lên 130 độ vĩ Bắc gặp tàu nước ngoài, xuống dưới 90 độ vĩ Bắc cũng gặp tàu hải quân nước ngoài, đánh bắt ở khoảng giữa thì gặp nhiều tàu chụp mực Trung Quốc. “Tôi không hiểu tại sao họ xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác một cách ngang nhiên như thế” - anh Chùng nói.

Theo Đại tá Nguyễn Trọng Huyền - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên, hơn 10 ngày qua, ngư dân Phú Yên phát hiện tàu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để khai thác hải sản. Trung bình mỗi ngày có 120-150 tàu, có những ngày phát hiện trên 200 tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa.

Trước đây, việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từng xảy ra nhưng chưa bao giờ nhiều như những ngày vừa qua. Hành vi này gây khó khăn và đe dọa các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Phú Yên.

“Bộ đội biên phòng Phú Yên đã đề nghị cấp trên sớm có biện pháp giải quyết vấn đề này, hỗ trợ ngư dân Việt Nam làm ăn an toàn trên vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Với ngư dân, chúng tôi đề nghị củng cố lại hơn 100 tổ tàu thuyền an toàn chuyên đánh bắt xa bờ.

Các tàu phải liên kết lại trong quá trình khai thác để đoàn kết, hỗ trợ nhau. Qua hệ thống liên lạc trên biển, BĐBP Phú Yên thường xuyên đề nghị ngư dân cương quyết đấu tranh với tàu đánh cá nước ngoài để khẳng định chúng ta hành nghề ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia” - Đại tá Huyền nói.

Theo thống kê của BĐBP Quảng Ngãi, tính riêng trong năm 2009, phía Trung Quốc đã kiểm tra và bắt giữ 41 tàu cá, 498 ngư dân, tịch thu nhiều tài sản, xử phạt 360.000 nhân dân tệ đối với 6 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi.

Ngày 29-9-2009, các tàu chiến của Trung Quốc bất chợt ùa ra quây chặt các ngư dân. Không thuyền nào chạy thoát. Trong ngày đó, Trung Quốc đã bắt giữ tổng cộng 19 tàu cá, 259 ngư dân, tịch thu tài sản trị giá 1,3 tỷ đồng.

Nam Cường - Văn Tài

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tn rước hết tôi nghĩ mình nên có kế hoạch để tự bảo vệ mình trước.

Đây là giải pháp của Tôi được đăng trên vnexpress.net, chắc chắn sẽ trở thành hiện thực nếu TQ chủ động sử dụng quân sự trước:

Việt Nam cần có kế hoạch trang bị hải quân mạnh hơn để bảo vệ ngư dân và kinh tế biển là đề xuất của độc giả Nguyễn Văn Hoa. "Đất nước ta còn nghèo nhưng nếu nhà nước có chủ trương huy động kinh phí cho việc trang bị vũ khí từ nhân dân tôi xin đăng ký là người đầu tiên góp 100.000 đồng. Tôi nghĩ mỗi người Việt yêu nước ít nhất cũng nhất trí đóng góp như tôi", độc giả này bày tỏ.

[/5aquote]

Bạn ơi, tôi và mọi người đều yêu nước Việt Nam này cả.

Việc góp 100.000 đ/ người, thì cứ cho là 80 triệu người dân già trẻ đều góp thì chúng ta có được bao nhiêu tiền?

100.000 đ x 80.000.000 người = 8.000.000.000.000 đ (tám ngàn tỉ đồng)

Tạm quy đổi ra usd với giá là 20.000 đ/usd thì

8.000.000.000.000 đ : 20.000 = 400.000.000 usd ( khoản bốn trăm triệu usd)

Một con số lớn so với một con người, nhưng trong quân sự để mua 6 tàu ngầm Kilo của nước Nga đã tốn hết 3,2 tỉ usd có nghĩa mỗi tàu là khoảng 533 tr usd. Chưa tính các chi phí khác.

Với bè lũ Trung quốc thì chúng ta phải xác nhận Việt Nam là nước bé, không thể đối trọng bằng quân sự theo kiểu chơi tay đôi với chúng nó. Nó hơn ta về khí tài vũ khí, hơn về công nghệ kỹ thuật ( máy bay tang hình, sản xuất tên lửa vượt đại châu, vệ tinh, . . . ) và lính của nó cũng đông hơn.

Vậy vừa để bảo vệ trọn vọn chủ quyền Đất nước, vừa khẳng định sức mạnh của Việt Nam chúng ta cần khôn khéo trong từng việc và cần có một chính sách đúng đắn, cái này chắc yeuphunu không nghĩ ra được, phải có cac cao nhân đề ra phuong hướng.

Như ví du Việt Nam đã làm là quốc tế hóa biển đông, đây là một lá bài rất hay và lôi kéo Mỹ vào cuộc. Lúc đó Trung Quốc thể hiện sự bành trướng là khó khăn vì phải đối phó với Quốc tế, cụ thể ở asian là Việt Nam, Philippin, Bruney, Singapore, Taiwan và Mỹ.

Tuy nhiên việc tăng cương sức mạnh quân sự nội tại là việc phải làm và sẽ tiếp tục làm trong tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

80triệu x 100nghìn đó mua vũ khí không được gì cả, không khéo lại rách việc trên mặt trận ngoại giao nhưng lập quỹ hổ trợ những ngư dân bị chúng ức hiếp thì rất hợp lý. Ngư dân nào vì tranh đấu ngư trường bị mất tàu thì mua tàu mới to hơn, hiện đại cho họ, ai bất khuất anh hùng thì hổ trợ con em họ ăn học đến nơi đến chốn.

Xem như người thì sẳn sàng liều mạng, kẻ có khả năng kiếm được tiền thì lo sản xuất, kiếm nhiều tiền góp của. Chuyện đánh đấm nhà nước lo thì danh chánh ngôn thuận hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thật ra những gì cần làm thì nhà nước cũng làm hết sức có thể rồi, vụ việc vừa rồi, nhà nước VN thể hiện và hành động phải nói là quá khôn khéo, chỉ để ở mức độ đài báo đăng tin đồng loạt thôi, người phát ngôn cũng chỉ phản đối ở mức độ đó thôi, đồng thời làm cho nhân dân và quốc tế thấy được bộ mặt thật của Đông Ngô, tôi và cũng như các bạn nếu nhìn kỹ và để ý kỹ thì sẽ thấy điều này, khi Đông Ngô định cho ta vào dọ thì chính Đông Ngô đang rơi vào cái dọ của ta răng ra, Đông Ngô càng thể hiện như thế, thì quốc tế càng e Đông Ngô, càng thấy Đông Ngô có lời nói và hành động bất nhất, nhân dân ta càng căm ghét và căm hận Đông Ngô, quả đúng là dùng gậy ông để đập lưng ông

Tôi nghĩ vụ góp 100k mỗi người dân không cần thiết đâu, vì tổng hết cùng lắm mua được 2 con Ghẻ tương tự như con Ghẻ Đinh Tiên Hoàng mới cập cảng cam ranh

Đông Ngô phải bỏ ra 10 đồng để sắm vũ khí tấn công, thì ta chỉ cần bỏ ra 1 đồng để mua vũ khí phòng vệ, bao giờ cũng thế, ông muốn tấn công thì ông phải bỏ nhiều tiền, trong khi chi phí cho bảo dưỡng, hoạt động cực kỳ tốt kém, 1 vụ đi biển của tàu cá con con đã tốn hơn trăm triệu, huống chi 1 tàu chiến lớn

Vì thế, ta cứ phát triển tàu trong bờ, hệ thống đất đối hạm, không đối hạm, phi ra uýnh 1 phát rồi chạy nhanh vào bờ trú ẩn, thì Đông Ngô gây chiến với ta, Đông Ngô mới là người bị sa lầy, nếu mang hết vũ khí, khí tài ra dàn hàng ngang chơi tất tay với Đông Ngô đảm bảo 2h sau quân ta không còn 1 mảnh quần đùi, nhưng nếu dùng chiến thuật, uýnh nó 1 phát rồi chạy vào bờ trú ẩn, tránh né, thì có thể chơi được 20 năm, lúc đó không biết khối lượng tiền Đông Ngô bỏ ra là bao nhiêu để duy trì

Việc phát triển mạnh văn hóa xã hội, hỗ trợ người dân phát triển ngư trường vẫn là thượng sách, làm cho trên biển đông, nhan nhản ngư dân của ta hoạt động, có dân là có tất cả, bảo vệ ngư trường và bảo vệ người dân phải làm hết sức mình, có thế ta sẽ thắng địch 1 cách toàn vẹn

Vì thế mình thấy những gì mà Nhà Nước đang làm là quá hay

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle uống bia tại quán rượu Ollie Hayes trong chuyến thăm quê cụ tổ của ông tại Moneygall, Ireland.

Biển Đông đang căng thẳng. Chủ Tịch Bắc Hàn sang thăm Trung Quốc, Hội nghị Thưởng đỉnh an ninh Châu Á sắp hộp tại Singapo.....Nhưng hình ảnh trên đây cho thấy ngài Obama vẫn vô tư uống bia......(Làm tôi nhớ đến món nhậu ưa thích "heo mọi giả chồn" Posted Image).
Qua hình ảnh này - Theo Lý học - thì có hai khả năng xảy ra:
a/ Hoa Kỳ không quan tâm đến quyền lợi căn bản.
b/ Tất cả đang diễn biến với tầm chiến lược toàn cầu đã hoạch định sẵn.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực?

Bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?” trên mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc phân tích về sự lựa chọn đối thủ trong trường hợp Trung Quốc quyết định dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa.

Tại Biển Đông, để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002. “Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương phức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?

Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Trường Sa, là nước chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều. Nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới tuyên bố có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới “giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”.

Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước ngoài. Theo “Báo Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008 tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này. Tuy nhiên, Exxon Mobil lại cho rằng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả lời phóng viên “Báo Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công, đã nói: Hiệp định ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác không có quyền can thiệp.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung Quốc, tự thăm dò tài nguyên dầu khí trong khu vực biển tranh chấp, Việt Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông, Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc BP phải thay đổi kế hoạch.

Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giềng dầu ở khu vực Trường Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển Đông đạt từ 50 - 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực tranh chấp Trung-Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.

Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam ?

Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên - Việt Nam. Dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?

Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trương này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù dọa Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hòa hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.

Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm họa chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp họa”, phiền phức không để đâu cho hết.

Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nói một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Nam Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dùng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc - đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập toàn tuyên truyền về thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hộ của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philíppin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philíppin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.

Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?

Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:

1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?

2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?

3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?

4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?

Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philíppin.

Philíppin chiếm giữ 10 đảo. Philíppin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philíppin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philíppin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philíppin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan , hành vi của Philíppin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.

Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philíppin gọi là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà dân và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân. Philíppin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philíppin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philíppin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philíppin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philíppin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philíppin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philíppin ký với Mỹ, trong Hiệp nước này nói, một khi Philíppin bị tấn công, Philíppin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philíppin theo Hiệp ước.

Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?

Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.

Ngay cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.

Theo báo mạng Quân sự Thiên Thiên, Trung Quốc, ngày 15 tháng 5

==========================================================

Các bạn xem tham khảo ý kiến của tác giả trung Quốc

Chúng cũng có âm mưu rõ ràng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay