Thiên Lang

Tàu Hải Giám Trung Quốc Khiêu Khích Nghiêm Trọng Lãnh Hải Việt Nam Sáng Này 26/5

194 bài viết trong chủ đề này

Điều hoàn toàn không có lợi cho một cường quốc đang lên


(Dân trí) - Thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông không mới. Nhưng lần này, căng thẳng gia tăng khi Bắc Kinh phô trương sức mạnh quân sự trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng. Điều này hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc, vì họ là một cường quốc đang lên.

Posted Image

Tàu Hải Tuần 31 của Trung Quốc.

Việc một tàu tuần tra trọng tải lớn của Trung Quốc có trang bị máy bay trực thăng tiến hành tuần tra ở Biển Đông đã gây ra những quan ngại rất lớn là tàu này có thể vừa hoạt động giám sát, vừa kiểm tra một số tàu bè nước ngoài trên Biển Đông. Báo Nhật Bản dẫn lời ông Peter Dutton, Viện trưởng Viện nghiên cứu hải dương Trung Quốc thuộc Đại học Hải quân Mỹ, cho rằng Hải quân Trung Quốc đã củng cố sức mạnh hệ thống tên lửa và nâng cao năng lực chiến đấu của tàu chiến cũng như tàu ngầm để tăng cường quyền quản lý trên biển.Như vậy là mặc dù cam kết sẽ không sử dụng vũ lực trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng qua những hành động gần đây, rõ ràng là Bắc Kinh muốn phô trương lực lượng bất chấp luật pháp quốc tế.

Báo Mỹ World Policy dẫn lời ông Abraham Denmark, Cố vấn cấp cao tại Trung tâm Phân tích Hải quân của Mỹ ở Washington, nhận định Trung Quốc đang chơi trò 2 mặt ở Biển Đông: một mặt lớn tiếng về ý đồ hoà bình và lợi ích của việc phát triển quan hệ tốt với các nước tranh chấp ở Biển Đông , mặt khác lực lượng hải quân của họ tiếp tục tấn công tàu của các nước láng giềng.

“Mục đích của trò chơi 2 mặt này rất rõ ràng: tìm cách duy trì tình trạng căng thẳng ở mức độ thấp trong khi không ngừng khẳng định lợi ích của mình bằng sức mạnh cứng. Đối với Trung Quốc, không có sự liên kết nào giữa lời nói và hành động”, ông Denmark phân tích về ý đồ của Trung Quốc.

Hãng tin AP dẫn lời ông Ernest Bower, cố vấn cao cấp kiêm Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, cho rằng các nước, vốn lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc, có thể kêu gọi Mỹ tiếp tay ứng phó với tình hình.

“Nếu Mỹ và các đối tác không có một chiến lược đúng đắn để đáp ứng, thế giới sẽ lâm vào cuộc đối đầu giữa hai cường quốc. Nếu kịch bản xấu nhất diễn ra, chiến tranh bùng nổ do cuộc tranh chấp ở Biển Đông, điều đó hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc vì Trung Quốc là một cường quốc đang lên”, ông Bower nói.

Trong 15 năm qua, có thể nói Trung Quốc đã đạt nhiều bước tiến, uy tín của Trung Quốc tại châu Á đã tăng đáng kể. Họ được coi như một đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập với khu vực. “Nhưng thời gian gần đây, Bắc Kinh dường như muốn thách thức các giới hạn đối với sức mạnh của mình, và khẳng định chủ quyền trong các cuộc tranh chấp biển đảo tại Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Thái động này thực sự gây khó chịu cho các nước láng giềng, làm cho các nước này quan ngại hơn về sự hiện diện của một nước láng giềng khổng lồ đang dương oai để trắc nghiệm sức mạnh của mình”, ông Bower phân tích.

Nhưng theo ông, cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông không có nguy cơ leo thang để trở thành một cuộc đối đầu quân sự và nếu xảy ra sẽ chẳng ai có lợi. “Hiện không phải là thời điểm để Trung Quốc khẳng định quyền lực của mình, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc bị coi là bên gây hấn ở Biển Đông, lấn át các nước nhỏ vốn chỉ tìm cách tự vệ. Tôi tin rằng chiến tranh sẽ là một đại họa đối với Trung Quốc, khu vực và cả Mỹ".

Cần một bàn đàm phán đa phương

Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có thể sẽ phải điều chỉnh lập trường "thương thuyết tay đôi" vì vụ tranh chấp này ảnh hưởng tới an ninh của toàn khu vực và không thể giải quyết bằng đường lối song phương.

Giáo sư Triệu Hồng, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore, nhận định đường lối đa phương mà Mỹ và các nước Đông Nam Á đề xuất cho nỗ lực giải quyết vụ tranh chấp Biển Đông là một phương thức hợp lý.

“Tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không phải là Trung Quốc muốn hay không muốn. Có một số vấn đề không thể giải quyết bằng đường lối song phương mà cần phải thông qua những kênh đa phương. Đây là những vấn đề của cả khu vực, chứ không phải chỉ là vấn đề riêng giữa Trung Quốc với một nước nào đó. Những vấn đề như vậy không thể chỉ dựa vào đàm phán song phương mà có thể giải quyết được”, ông nói.

Tiến sĩ Jonathan Pollack, chuyên gia về Trung Quốc của Viện Brookings ở Washington, cho rằng Mỹ chắc chắn không thể khoanh tay đứng nhìn tình hình ngày càng trở nên căng thẳng ở Biển Đông. Ông Pollack nói: “Rõ ràng, Mỹ có những quyền lợi rất quan trọng trong cuộc tranh chấp này. Mặc dù vậy, Mỹ có một nguyên tắc cơ bản là không muốn dính líu tới những tranh chấp như vậy giữa các nước. Mỹ mong muốn tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và sẵn sàng thúc giục các bên liên quan có thái độ thận trọng và kiềm chế để giải quyết tranh chấp”.

Còn ông Michael Mazza, nhà nghiên cứu cấp cao của Học viện Doanh nghiệp Mỹ về Nghiên cứu Chính sách Công, nhận định việc Washington can dự vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông là đương nhiên. Trong khi đó, Tiến sĩ Tim Huxley, Giám đốc bộ phận châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Anh, cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã nhận thức được sự hạn chế của đường lối song phương và có thể sẽ phải điều chỉnh lập trường của mình.

Nhật Bản, nước đang có mâu thuẫn với Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku và khai thác các mỏ khí ở biển Hoa Đông, cũng đang lo ngại trước động thái tăng cường sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Dư luận Nhật Bản cho rằng chính phủ nước này, cũng giống như Indonesia và các nước châu Á khác đang ngày càng cảnh giác trước Trung Quốc, cần phải xây dựng các cơ cấu khung đối thoại rộng, nhiều tầng lớp.

“Việc tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ chắc chắn cũng có tác dụng kiềm chế Trung Quốc”, một chuyên gia Nhật Bản nói. “Có lẽ các nước cần phải tích cực tận dụng các cơ hội như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào tháng 7 tới và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào mùa Thu năm nay để thúc giục Trung Quốc phải kiềm chế”.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Tim Huxley của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Anh, thừa nhận lập trường đàm phán của Trung Quốc “chắc chắn sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều”.

Nguyễn Viết


Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới KH Việt phản đối chú thích sai về bản đồ TQ

Posted Image - “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế” - TS Tô Văn Trường nói về việc các tác giả Trung Quốc chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam.

Ngày 19/4/2011, Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy) đã đăng tải một bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc (Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc) với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis).

Trong bài báo này các tác giả Trung Quốc đã chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam.

Theo đó, trang số hai của bài báo, (trang 1674 Tập 31, số 8 (8/2011) của Tạp chí), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt đoạt hình chữ U vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới.

Posted Image

Bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò trong bài báo trên tạp chí Waste Management vi phạm chủ quyền Việt Nam

Động thái này của các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm và phản ứng mạnh mẽ của các nhà khoa học Việt Nam.

Tiến sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: “Theo các đồng nghiệp ở nước ngoài thì từ trước đến nay, tạp chí này cũng đã đăng nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc có bản đồ Trung Quốc nhưng chưa bao giờ có hình “lưỡi bò” như lần này”.

Ông nói: “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”.

TS. Trường đề nghị: “Đây là tạp chí quốc tế về chất thải rắn có tiếng trên thế giới có tác động rất lớn đến cộng đồng khoa học, cho nên phía Việt Nam cần phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc.

Không chỉ có các nhà khoa học VN mà các hiệp hội khoa học, các tổ chức xã hội kể cả các tạp chí khoa học chuyên ngành của nước ta cần phải lên tiếng về "sự cố" do Trung Quốc gây ra. Đây rõ ràng là 1 kênh thông tin rất cần các chuyên gia VN phản ứng nhanh và có hiệu quả. Dù biết rằng người TQ rất giỏi "lobby" trong vấn đề này nhưng nếu quyết tâm và tổ chức tốt, chúng ta vẫn thành công hoặc hạn chế tối đa các thiệt hại không đáng có. Việc cần gấp hiện nay là yêu cầu ban biên tập Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải phải cải chính lại hình vẽ đường lưỡi bò".

Còn TS Trần Ngọc Tiến Dũng (đang làm việc tại Pháp) đã chính thức gửi email cho giáo sư Raffaello Cossu, Đại học Padua, Italy, là Trưởng Ban biên tập của Tạp chí này để phản ánh các thông tin sai lệch trên.

Trong email gửi GS. Cossu, TS. Trần Ngọc Tiến Dũng đã nêu lên 4 điểm:

1. Không tìm thấy ở bất cứ bản đồ quốc tế nào (thậm chí là bản đồ Trung Quốc xuất bản trước 1940) thể hiện Trung Quốc như vậy. Đây là lần đầu tiên bản đồ Trung Quốc dạng này xuất bản trên tạp chí khoa học quốc tế.

2. Trong khi chú thích ghi là: “Các vị trí địa chất…” nhưng phía bên trong và bên ngoài đường đứt đoạn thực tế là vùng biển.

Ông giải thích: Vùng biển ở đây là Biển Nam Trung Hoa, là Biển Đông ở Việt Nam và là Biển Tây Phillipines ở Philipines. Đường đứt đoạn là cái gọi là tuyên bố hình chữ U của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế phản đối. Bởi vì nó vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLO) năm 1982 (mà Trung Quốc đã tham gia ký kết) cho phép các quốc gia ven biển mở rộng tới 200 hải lý (tương đương 400km) làm vùng đặc quyền kinh tế.

Nhìn vào ảnh chú thích của bài báo, độ dài đường đứt đoạn hơn 2000km từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc là điều không thể.

3. Tôi cho rằng các tác giả của bài báo đã nhầm lẫn từ: “địa chất” (Geological) và từ địa lý (Geographical).Trong bối cảnh của bức ảnh, tốt hơn là sử dụng từ “địa lý” (Geographical).

4. Tôi mong muốn Tạp chí danh tiếng của chúng ta và các tác giả bài báo có thể hiệu đính bảo đồ của Trung Quốc mà không có đường đứt đoạn gây tranh cãi xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác.

Waste Management là tạp chí khoa học chính thống, có uy tín của Nhóm công tác về chất thải quốc tế (International Waste Working Group) có trụ sở tại Padova, Italy, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập năm 2002 bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải. Tuy nhiên thật đáng tiếc, thông tin của các tác giả người Trung Quốc đăng tải trên Tạp chí lại phản ánh một thông tin hoàn toàn sai sự thật về chủ quyền của Việt Nam.

Đây không phải lần đầu tiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bị thông tin sai lệch. Vụ ghi chú sai về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Hội Địa lý Hoa Kỳ năm 2010 vẫn còn là bài học nóng hổi.

Đứng trước sự việc này, một lần nữa cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam cần có tiếng nói cương quyết, không để các hiện tượng như vậy lặp lại tạo tiền lệ hết sức nguy hiểm cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Minh Phạm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi học giả quốc tế "chỉnh huấn" Trung Quốc về Biển Đông

Tác giả: Hoàng PhươngBài đã được xuất bản.: 22/06/2011 07:00 GMT+7

"Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét. Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".

Một phóng viên nước ngoài đã nhận xét, có lẽ vì vấn đề Biển Đông nên thu hút rất đông học giả và chính khách tên tuổi đến dự hội thảo về an ninh hàng hải tại Biển Đông do CSIS tổ chức. Căn phòng chật kín đến mức TS Termsak Chalermpalanupap phải ngạc nhiên và nghiệm ra độ nóng của vấn đề Biển Đông.

Ngày thảo luận đầu tiên 20/6 (giờ Washington) căng và nóng rẫy sau phần tham luận trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông của GS Tô Hạo đến từ ĐH Ngoại giao Trung Quốc.

Chất vấn và chỉnh huấn, có vẻ đó là những gì các học giả và chính khánh quốc tế tại Hội thảo đã làm với vị giáo sư Trung Quốc và những đồng sự của ông. Đã có lúc, TS Tô Hạo phải kêu lên: "tôi không phải là người phát ngôn của Trung Quốc".

Ai sợ ai?

Trong bài phát biểu của mình, GS Tô Hạo cho rằng, chính hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc "sợ" (scared).

"Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc sợ và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông".

Đến từ Viện nghiên cứu Brookings, TS Tạ Tuấn đặt câu hỏi, "hành động nào của láng giềng khiến Trung Quốc sợ? Là hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam và Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở được công nhận bởi Công ước Luật biển quốc tế 1982 của mỗi nước chăng? Là hoạt động thăm dò của công ty dầu khí cũng trong vùng đặc quyền kinh tế ấy mà Trung Quốc đã cho tàu hải giám (tàu quân sự cải hoán) cắt cáp chăng?

Không chỉ ra được hành động nào, vị GS Trung Quốc phân bua: "Không hẳn là sợ... Nhưng cá nhân tôi lo ngại. Rõ ràng, những năm trước, có rất nhiều hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Một năm trở lại đây, căng thẳng gia tăng...

Vì sao căng thẳng gia tăng một năm trở lại đây? Câu hỏi của ông Tô Hạo đã được hầu hết các học giả tại diễn đàn này chỉ ra. Thỏa thuận về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông đã không thể ngăn được leo thang tranh chấp, không ngăn được hành động gây hấn của Trung Quốc. Hơn nữa, như TNS Mỹ John McCain chỉ ra, các hành động này dựa trên "các quyền tự phong" của Trung Quốc.

Posted ImageGS Tô Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc

Điều đáng nói, như TS Termsak Chalermpalanupap lưu ý, khi chiến hạm Mỹ đi qua đường chữ U để vào Đà Nẵng thì Trung Quốc không lên tiếng phản đối, nhưng khi ngư dân Việt Nam hay các tàu của VietnamPetro hoạt động ở khu vực này thì gặp những phiền nhiễu do phía Trung Quốc gây nên.

"Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét.

Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".

Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ chia sẻ, "nếu tôi là các nước ASEAN, tôi sẽ rất lo lắng".

"Theo tôi biết, Trung Quốc đề xuất thương lượng với ASEAN, rằng cùng hợp tác, lo phát triển kinh tế, và chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Đó là cuộc thương lượng tồi, bởi lẽ ASEAN sẽ phải hi sinh lợi ích lâu dài để đổi lại lợi ích thương mại ngắn hạn với Trung Quốc".

"Tại sao Trung Quốc quyết tâm thực hiện kiểm soát Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó?", TS Peter Dutton nêu câu hỏi trong khi chính học giả Trung Quốc lại thắc mắc với học giả Việt Nam, tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này.

"Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la", TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao Việt Nam đáp lời.

Bà Bonner Glaser, Giám đốc Ban Trung Quốc của CSIS nhắc lại việc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như dựng cột mốc chủ quyền trên các bãi đá ngầm ở Amy Douglas Bank thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cắt dây cáp thăm dò dầu khí thuộc tàu Bình Minh 2 và tàu Viking của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khu vực trước đây chưa hề bị tranh chấp.

Theo bà, những diễn tiến xảy ra tại Biển Đông gắn chặt với các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nơi mà chủ nghĩa quốc gia đã đi hơi quá đà, đặt ra thách thức cho giới lãnh đạo Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển giao lãnh đạo.

Trước đó, dẫn lại lời của GS Tô Hạo, "chủ quyền là lợi ích quốc gia mà một chính thể không thể từ bỏ, nếu muốn tồn tại", một học giả đến từ Philippines đưa ra nghi vấn, phải chăng, có quá nhiều vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Hơn nữa, "Trung Quốc chưa thu được giọt dầu nào từ Biển Đông, trong khi nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Philippines đã khai thác được dầu khí. Chúng tôi đòi chia sẻ lợi ích công bằng", GS Tô Hạo nói.

"Đường lưỡi bò - một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ"

"Vấn đề là Trung Quốc yêu sách tất cả", học giả đại diện cho ASEAN, TS Termsak Chalermpalanupap lên tiếng. "Vì yêu sách này, Trung Quốc đã tạo chồng lấn với các nước thành viên ASEAN, và đó là lí do Trung Quốc luôn muốn tiếp cận song phương", ông nói.

Các học giả đều chia sẻ quan điểm rằng Trung Quốc đang "yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" với bản đồ 9 đoạn hình chữ U mới được trình lên LHQ cách đây chưa lâu.

Với yêu sách đường chữ U, Trung Quốc thực sự đòi bao nhiêu trên Biển Đông? Tất cả Biển Đông chăng? Bản đồ 9 đoạn hình chữ U thực chất thể hiện điều gì, và dựa trên cơ sở nào, rất nhiều học giả nêu câu hỏi.

Khẳng định "không phải Trung Quốc đòi hỏi toàn bộ Biển Đông", thế nhưng GS Tô Hạo cũng không lí giải được nguồn cơn của đường chữ U. "Đây là vấn đề phức tạp".

Ông đã viện dẫn "di sản lịch sử" để biện minh cho đường chữ U, rằng đó là di sản lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ 2, là di sản của thời Tống để lại...

Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, Caitlyn Antrim, khẳng định đường chữ U không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

"Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó", bà Caitlyn Antrim nói.

Không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử, TS Peter Dutton nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS...Việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS".

Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

"Trung Quốc yêu sách đường chữ U nhưng lại không rõ thực ra đường chữ U thể hiện điều gì. Trung Quốc nói quan hệ bạn bè, thực ra cũng không biết có phải là bạn hay không. Giống như anh vừa giơ tay ra bắt, vừa cướp thức ăn trên tay bạn", một học giả Philippines nói.

"Nếu Trung Quốc đã tự tin như vậy về cơ sở cho yêu sách của mình, sao lại phản đối sự tham gia của bên thứ ba trong việc giải quyết vấn đề? Hiện có nhiều cơ chế theo UNCLOS hay ICJ...

Chia sẻ góc nhìn này, một học giả gốc Việt đang sống tại Mỹ nói, sao Trung Quốc lại khăng khăng đòi giải quyết song phương với các nước nhỏ? Để Trung Quốc dễ bề "chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau" như nhận định của TNS John McCain chăng?

Hành xử trách nhiệm?

Học giả Trung Quốc luôn khẳng định, Trung Quốc "hành xử trách nhiệm", "hành xử theo luật và các quy chuẩn quốc tế", vì "hình ảnh quốc gia". Trung Quốc luôn "cố gắng hạ nhiệt để giảm căng thẳng", "sẵn sàng chia sẻ lợi ích trên Biển Đông".

"Nghe Trung Quốc nói về chính sách, nước nào cũng thấy vui, nhưng hi vọng, Trung Quốc thực hành những gì mình nói", TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam dẫn lại phát biểu của một quan chức ASEAN. Đáng tiếc "vẫn tồn tại khoảng cách giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc, và khoảng cách ấy đang lớn lên".

Thiện chí hợp tác của Trung Quốc đến đâu, cứ nhìn quá trình chuyển từ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mang tính cam kết chính trị, sang Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC mang tính ràng buộc pháp lý cao là thấy.

ASEAN đã rất nỗ lực để đạt đồng thuận trong vấn đề COC, TS Termsak Chalermpalanupap cho hay.

Gần 10 năm trước, khi bàn về DOC, chính các nước ASEAN đã không thể thống nhất được phạm vi điều chỉnh của các quy tắc ứng xử, đành chấp nhận một giải pháp tình thế, không nhắc đến trong văn bản.

"Lúc này, tất cả các thành viên ASEAN đã sẵn sàng thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC", vượt qua trở ngại cũ.

20 lần, các nước ASEAN đã thống nhất được đề nghị về COC để đưa ra bàn với Trung Quốc. Và cả 20 lần, Trung Quốc đều bác bỏ. Tuần qua, ASEAN lại vừa họp, và bản đề nghị thứ 21 đã hình thành.

"Trung Quốc đang gây khó khăn trong đàm phán về quy tắc ứng xử", vị học giả đại diện cho ASEAN nói.

"Muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải thay đổi quan điểm của mình", một học giả nói.

Muốn "giữ hình ảnh quốc gia", Trung Quốc sẽ không được quên, thế giới đang nhìn vào hành xử của nước này ở Biển Đông.

"Thái độ hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông giúp Ấn Độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn Độ và với biển Ấn Độ Dương", ông Amer Latif, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế Ấn Độ nói.

Tại Hội thảo, có học giả đã lạc quan hi vọng, GS Tô Hạo và các đồng nghiệp của ông sẽ "thay đổi cách nhìn về Biển Đông" bằng cách lắng nghe các nước. Và sự thay đổi nhận thức từ những học giả lớn của Trung Quốc sẽ lan tỏa đến chính sách.

Còn Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhắn nhủ tới đồng nghiệp Trung Quốc, có lẽ, ông nên tới Hà Nội hay Manila, để nhìn chính sách của Trung Quốc theo cách khác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều khôi hài là trong khi TQ đã ký mà không tuân theo cách này hay cách khác, thì Mỹ cường quốc số 1 thế giới vẫn chưa chịu ký UNCLOS.

"Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại học Maine ở Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về quan hệ Châu Á-Mỹ chia sẻ quan điểm.

Giáo sư Long nói: “Chính phủ Việt Nam cảm thấy bị bắt nạt nhiều quá họ có thể có những phản ứng mạnh. Theo tôi, nếu phản ứng mạnh là mắc mưu Trung Quốc và rất nguy hiểm vì Trung Quốc có thể dựa vào đó tấn công Việt Nam cũng như họ đã làm nhiều lần rồi vào những năm 1974, 1979, và 1988.”

Các diễn giả tại Hội thảo An ninh Biển Đông ở thủ đô Hoa Kỳ đều nêu bật tầm quan trọng của việc các bên tuyên bố nhận chủ quyền Biển Đông phải minh định tuyên bố chủ quyền của mình một cách rõ ràng, đặc biệt là Trung Quốc. Nhiều học giả tham dự hội nghị cho rằng Hoa Kỳ cần giữ một vai trò trong việc thương thuyết để tìm giải pháp cho tranh chấp tại Biển Đông mà trước tiên là Thượng viện Mỹ phải thông qua Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) để đặt Washington vào một vị thế hợp lý và thuận lợi hơn giúp ổn định tình hình tại Biển Đông."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông


Bắc Kinh sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết", bao gồm cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông, bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc hôm qua có đoạn.

Posted Image

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Ảnh: AP.Global Times là phụ bản của báo chính thống Nhân dân Nhật báo, báo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lời lẽ nêu trên được đánh giá là cảnh báo cứng rắn nhất từ phía Trung Quốc trong thời điểm căng thẳng tại khu vực này lên cao về chủ quyền biển đảo, đài phát thanh Mỹ VOA bình luận.

Global Times cho rằng, nếu không đạt được một giải pháp hòa bình trong tranh chấp ở Biển Đông sẽ dẫn tới việc huy động cảnh sát biển và lực lượng hải quân, nếu cần thiết, "để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc".

"Tùy thuộc tình hình diễn biến thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai phương án: đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình hoặc đáp lại khiêu khích bằng các cuộc phản công chính trị, thậm chí là quân sự", bài xã luận có đoạn.

Báo Trung Quốc dẫn ra các phương án như sau: "Đầu tiên Trung Quốc sẽ đối phó bằng lực lượng cảnh sát trên biển, và nếu cần thiết sẽ phản công bằng hải quân".

Trước đó, một tờ báo Hong Kong cũng phát đi tín hiệu cứng rắn của Trung Quốc. Tờ Văn Hối, được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở đặc khu, đăng xã luận nói rằng người Trung Quốc sẽ "có đòn phản kích" chứ "quyết không ngồi nhìn".

Bài xã luận của Văn Hối chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng: “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm”.

Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đã “bày thế trận sẵn sàng chờ quân địch”, “quyết không ngồi đó để nhìn” những hành động xâm phạm chủ quyền quá đáng mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ”.

Những bài xã luận như thế này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc biểu dương lực lượng của mình bằng hai cuộc tập trận mới đây, trong đó có một cuộc diễn ra ba ngày trên Biển Đông. Hôm qua, tờ Hong Kong Commercial Dailycũng vừa loan tin Bắc Kinh sẽ sớm thử tàu sân bay đầu tiên. Báo cho biết việc chạy thử tàu sân bay được sẽ "răn đe các nước đang nhòm ngó" Biển Đông. Quân đội Trung Quốc không bình luận gì về thông tin trên.

Trong khi đó tại hội thảo về Biển Đông ở Washington, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết, Mỹ cần giúp đỡ các nước Đông Nam Á tăng cường lực lượng trên biển để đối phó với những tuyên bố "không có cơ sở" của Trung Quốc ở Biển Đông. McCain tỏ ra quan ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong vấn đề biển đảo, đặc biệt trong vùng biển mà một số các nước ASEAN cũng khẳng định chủ quyền.

Nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ này nói rằng Washington cần trợ giúp ASEAN phát triển và triển khai hệ thống cảnh báo sớm trên biển và tàu an ninh cũng như các hệ thống hàng hải cơ bản.

Mai Trang

VnExpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa

Giảng viên Trần Văn Quyến, Khoa Xã hội, ĐH Phú Xuân Huế, vừa công bố phát hiện bản đồ trong Khải đồng thuyết ước, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa.

> Công bố tài liệu về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa/ Đại lễ cầu siêu đội hùng binh Hoàng Sa

Phát hiện đặc biệt này được tác giả công bố trong bài viết: “Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử” trong khuôn khổ đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng” do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện và sắp được nghiệm thu.

Giảng viên Quyến cho biết, sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức cũng giống như sách giáo khoa ngày nay.

Sách dạy nhiều môn, dựa trên quan điểm tam tài (thiên, địa, nhân) với nhiều ưu điểm như dạy sử Việt Nam, những ghi chép về sản vật, kiến thức về xã hội (nhân sự, niên hiệu nước Việt Nam qua các đời); thiên nhiên (thiên văn, địa lý); cách tu dưỡng bản thân. Sách có hình vẽ bản đồ Việt Nam, mặt trời, mặt trăng, thân thể con người… Vì là sách giáo khoa nên đã được khắc nhiều lần trải qua các triều vua.

Posted Image

Tấm bản đồ trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ Hoàng Sa Chử (phần đảo Hoàng Sa được khoanh ô vuông đỏ).Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là "Bản quốc địa đồ" thuộc các trang 15-16 của sách. Trên bản đồ ghi vị trí các tỉnh, ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long. Sau đó là những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc từng tỉnh.

"Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ Hoàng Sa Chử, có nghĩa là bãi (hay quần đảo) Hoàng Sa”, giảng viên Quyến nói.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho biết, đây là một tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa in dưới triều Tự Đức, dùng để dạy cho trẻ em, trong đó có in hình bản đồ Đại Nam và trên đó ghi rõ địa danh Hoàng Sa chử (bãi Hoàng Sa). Điều này chứng tỏ triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về chủ quyền biển đảo của tổ quốc và đưa vấn đề này vào sách giáo khoa để giáo dục trẻ em.

"Với việc phát hiện sách Khải đồng thuyết ước, lần đầu tiên chúng ta biết được có một cuốn sách giáo khoa của chế độ phong kiến đã đề cập đến chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì thế, tôi cho rằng phát hiện này rất có ích, nhất là đối với việc tuyên truyền giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ”, TS. Trần Đức Anh Sơn khẳng định.

Ngày 15/6 vừa qua, giảng viên Trần Văn Quyến đã có bài tham luận về hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử tại hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa”. Trong đó, việc công bố bản đồ Việt Nam trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ về Hoàng Sa được đánh giá cao.

Văn Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa Việt Nam

VnExpress

Thứ năm, 23/6/2011, 11:06 GMT+7

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng xã luận mang tiêu đề 'Cứng rắn với Trung Quốc không mang lại lợi ích gì cho Việt Nam', chứa đầy những lời lẽ xuyên tạc sự thật và hăm dọa. Bài báo đó được đăng sau khi tàu Trung Quốc vô cớ xông vào cắt, phá cáp của tàu thăm dò Việt Nam.

Trước những tuyên bố ngang ngược của báo chí Trung Quốc thời gian gần đây, hôm qua Đại Đoàn Kết - tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đăng bài xã luận với tiêu đề "Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam".

Nội dung bài xã luận như sau:

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành "láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Posted Image

Hai trong số ba tàu hải giám Trung Quốc đã lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5. Trong ảnh nhỏ là đoạn cắt thăm dò bị cắt đứt. Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc "lớn tiếng” nhất. Ngày 11/6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới - đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông - hiểu đúng sự việc, cần nói lại đôi điều.

Bài xã luận nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là "đe dọa” hay "dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ.

Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.

Posted Image

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý. Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam "dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, "nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại...” (nhân đây, xin nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt).

Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11/6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là "người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa "nước lớn” và "nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương "tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa "trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế..., phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước... Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại.

Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu "trùm chăn mà đánh” được!

Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)?

Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

Bài xã luận đánh giá rằng, "Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ "Hà Nội” bằng chữ "Bắc Kinh” là đủ!

Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Hoàng Trường

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa Việt Nam

VnExpress

Thứ năm, 23/6/2011, 11:06 GMT+7

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng xã luận mang tiêu đề 'Cứng rắn với Trung Quốc không mang lại lợi ích gì cho Việt Nam', chứa đầy những lời lẽ xuyên tạc sự thật và hăm dọa. Bài báo đó được đăng sau khi tàu Trung Quốc vô cớ xông vào cắt, phá cáp của tàu thăm dò Việt Nam.

Trước những tuyên bố ngang ngược của báo chí Trung Quốc thời gian gần đây, hôm qua Đại Đoàn Kết - tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đăng bài xã luận với tiêu đề "Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam".

Posted Image

.......

........Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam "dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, "nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại...” (nhân đây, xin nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt).

......

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa "nước lớn” và "nước nhỏ”.

Tôi là một trong những người Việt nam yêu nước nói thẳng: chẳng sợ chút nào về quân xâm lược Trung Quốc. Năm 1979. Đặng Tiểu Bình rêu rao sẽ dạy cho Việt Nam một bài học. Không những vứt thẳng sách vào mặt bọn cướp nước. Quân & Dân Việt nam đã chôn sống chúng nó tại biên giới. Một lũ giả nhân, giả nghĩa.

Chúng mày cứ thử đặt giàn khoan khủng vào hút dầu của nước Việt nam xem. Thái độ của Quân & Dân Việt nam yêu nước sẽ hành động thế nào thì biết ngay. Không cần phải vừa ăn cướp, vừa la làng.

Người Việt Nam tuy hiền lành, nhưng quyết không để chúng mày xâm lược!

Đất của Tổ tiên, ông cha để lại, quyết không để rơi vào tay chúng mày.

Nghèo thì nghèo, nhỏ thì nhỏ. Tôi là một trong những người Việt nam yêu nước

Quyết bảo vệ Tổ Quốc!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình luận của báo Trung Quốc 'gây phức tạp tình hình'

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay tuyên bố xã luận của Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc đã đưa thông tin sai sự thực, thiếu thiện chí và gây thêm phức tạp cho tình hình Biển Đông.

> Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh

Posted Image

Tàu Viking 2 của Việt Nam. Ảnh: PetroTimes.

Trong những ngày qua, sau việc các tàu của Trung Quốc cắt, phá cáp của tàu thăm dò Việt Nam trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) đã đăng một số ý kiến hoặc xã luận về tình hình Biển Đông, trong đó đổ lỗi cho Việt Nam và thậm chí đề cập khả năng sử dụng sức mạnh trên Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu là bản tiếng Anh thuộc Nhân dân Nhật báo.

Nhận xét về điều này, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà tàu của Trung Quốc tiến hành đã gây bức xúc trong lòng người dân Việt Nam. Một số báo của Trung Quốc, trong đó có Thời báo Hoàn cầu đã đưa các bình luận thiếu thiện chí, không có lợi cho mối quan hệ Việt - Trung và khiến tình hình thêm phức tạp".

Bà Nga cũng nói thêm rằng có những thông tin mà báo nói trên đưa là sai sự thật, gây tổn thương cho tình cảm của người dân hai nước.

"Thời báo Hoàn cầu chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, không đại diện cho nhân dân Trung Quốc", bà Nga nhận định và nói thêm rằng những người dân yêu chuộng hòa bình "sẽ không thể chia sẻ và đồng tình với những thông tin không đúng sự thật và thiếu thiện chí" mà báo nói trên đã đưa ra.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam tái khẳng định Việt Nam chủ trương giải quyết mọi vấn đề, kể cả vấn để tranh chấp trên Biển Đông, bằng cách đối thoại hòa bình.

Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng trong thời gian gần đây, sau khi các tàu của Trung Quốc liên tiếp có hành động quấy phá hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam đang hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Philippines cũng tố cáo tàu Trung Quốc có những hoạt động vi phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền.

Tại Hội nghị của các bên ký công ước về luật biển của LHQ mới đây, nhiều nước trong ASEAN đã công bố ý kiến kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

Thanh Mai

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/binh-luan-cua-bao-trung-quoc-gay-phuc-tap-tinh-hinh/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẵn sàng vũ trang cho Philippines trong tranh chấp Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định nước này sẵn sàng cung cấp khí tài để hiện đại hóa quân đội, ủng hộ Philippines "đối phó với hành động gây hấn" trong bối cảnh tranh chấp đang ngày càng căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario trong chuyến thăm tới Washington hôm qua bày tỏ hy vọng thuê các thiết bị khí tài để nâng cấp hạm đội già nua của mình, và kêu gọi các đồng minh củng cố mối quan hệ, trong bối cảnh có tranh chấp với Trung Quốc.

"Chúng tôi quyết tâm và cam kết hỗ trợ cho việc phòng thủ của Philippines", AFP dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trong cuộc họp báo chung, khi được hỏi về danh sách những thứ Mỹ có thể cung cấp cho Philippines.

Bà Clinton cho biết hai quốc gia đang phối hợp để "quyết định xem Philippines cần những thứ gì và chúng tôi có thể giúp như thế nào là tốt nhất". Bà tiết lộ thêm rằng ông del Rosario sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và các quan chức cao cấp của Lầu Năm góc.

Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông trong thời gian gần đây, sau khi Việt Nam và Philippines tố cáo Trung Quốc ngày càng ngang nhiên trong việc khẳng định cái mà họ cho là chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông - nơi có các tuyên bố chồng lấn về chủ quyền các quần đảo và vùng nước kế cận.

Tháng 7 năm ngoái, tại Diễn đàn an ninh khu vực, bà Clinton khẳng định rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và Mỹ sẵn sàng giúp đỡ để các bên tranh chấp đi đến một giải pháp. Washington thời gian qua liên tục kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

"Chúng tôi lo ngại rằng những diễn biến gần đây" trên Biển Đông "có thể gây hại cho hòa bình và ổn định", bà Clinton nói trước các phóng viên, và yêu cầu "tất cả các bên kiềm chế".

Posted Image

Chiến hạm hàng đầu của Philippines, Rajah Humabon, từng tham gia Thế chiến II. Ảnh: Inquirer.

Phát biểu khi đứng bên cạnh Clinton, ông Rosario nói Philippines là một nước nhỏ nhưng "sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đối phó với hành động khiêu khích ngay trong sân nhà chúng tôi".

Tuần trước, Manila đã tuyên bố triển khai soái hạm của mình trên Biển Đông - tàu Rajah Humabon. Đây là một trong những con tàu già nua nhất thế giới, từng được hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến II.

Đầu tuần này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino công bố chi 11 tỷ peso, tương đương 252 triệu USD, để hiện đại hóa hải quân. Trước cuộc gặp với bà Clinton, ông Rosario đã đề cập khả năng thuê trang bị khí tài "để chúng tôi có thể tiếp cận vũ khí mới và nhanh chóng".

"Chúng tôi cần có những nguồn lực để đứng lên tự bảo vệ, và tôi cho rằng nếu có thể làm được thế, chúng tôi trở thành một người đồng minh mạnh mẽ hơn bên các bạn", del Rosario phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, nơi vừa đứng ra tổ chức một hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ chung ký năm 1951. Ngoại trưởng Philippines cho rằng văn bản đó - có quy định việc phòng thủ chung trong trường hợp có sự tấn công ở khu vực Thái Bình dương - bao gồm cả Biển Đông.

Kể từ khi căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Trung Quốc luôn khẳng định sẽ không dùng vũ lực mà giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình. Tuy nhiên Bắc Kinh đã yêu cầu Mỹ đứng ngoài cuộc tranh chấp.

"Tôi cho rằng có một số quốc gia đang đùa với lửa", Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải phát biểu trước một cuộc tham vấn song phương với Mỹ. "Và tôi hy vọng Mỹ sẽ không bị bỏng vì ngọn lửa này".

Thanh Mai

http://vnexpress.net...chap-bien-dong/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Những người Cộng Sản chân chính Trung Quốc để lo cuộc sống cho nhân dân Trung Quốc đang phát triển chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc,Có thể trong quá trình phát triển kinh tế thị trường mang mầu sắc Trung Quốc có nhiều vấn đề nảy sinh trong mô hình như các tư sản cá mập của các công ty liên quan tới dầu mỏ,công nge vũ khí đã thao túng các tàu giám hải,báo trí, gây phức tạp tình hình biển đông hòng dùng máu xương,mồ hôi của nhân dân cần lao Trung Quốc để thu lợi nhuận.Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc vốn có truyền thống anh em lâu đời quá hiểu về nhau,Trung Quốc như răng Việt nam như môi,nếu răng cá mập muốn dùng máu xương mồ hôi của nhân dân Trung Quốc để trục lợi thì nhân dân việt Nam và nhân dân Trung Quốc có chung quyền lợi hòa bình quyết biến môi Việt Nam thành sắt để cho răng gãy, để hai nước mãi mãi sống trong thanh bình lúc đó nụ cưới nhân ái thấp thoáng trên môi các thiếu nữ Việt mỗi khi đón chào các chàng trai Trung Quốc.

Hỏi khí không phải cụ ở trên rừng mới xuống à? Một đống lý thuyết cực kỳ sách vở, hoàn toàn phi thực tế.

Gớm cụ cùng nhiều người khác cứ cho rằng chỉ lãnh đạo Tàu phát xít còn nhân dân thì tốt. Lãnh đạo cũng từ nhân dân mà ra. Bao đời nay lãnh đạo nó cùng một giuộc cả. Thế nên ko có chuyện chỉ lãnh đạo nó man rợ còn nhân dân nó tốt.

Bây giờ còn vác cái môi với răng thì nó chiếm hết Biển Đông lúc nào không hay. Trong khi bên VN cứ ca ngợi 16 chữ vàng với 4 tốt giả tạo thì Tàu nó đã vứt đi từ tám hoánh ba đời rồi. Vụ tàu Bình Minh chúng tự lột mặt nạ của chúng ra lúc đó những người tôn sùng cái thứ vàng rởm này mới thấy.

Edited by Thiên Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Mỹ bảo vệ Phillipines nếu có xung đột Biển Đông?

24/06/2011 10:49:49

Posted Image- Dù giữ lập trường không đứng về bên nào trong các tranh chấp tại Biển Đông nhưng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Phillipines nếu xảy ra xung đột do những hiệp định đã ký.

Các quan chức Philippines ngày 22/6 cho biết, theo một Hiệp định phòng vệ song phương ký kết giữa Mỹ và Philippines năm 1951, các lực lượng Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ binh lính, tàu bè và máy bay Philippines nếu họ bị tấn công trên Biển Đông.

Với Philippines, Hiệp định được ký kết ngày 30/8/1951 quy định mỗi quốc gia sẽ hỗ trợ bảo vệ quốc gia kia chống lại một cuộc tấn công của kẻ địch từ bên ngoài vào lãnh thổ của họ hoặc khu vực Thái Bình Dương.

Trong một văn bản chính sách, Bộ ngoại giao Philippines nói rằng Hiệp định yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ các lực lượng vũ trang Philippines nếu họ bị tấn công trên đảo Trường Sa. Văn bảy này viện dẫn các thông điệp ngoại giao của Mỹ đã xác định khu vực Thái Bình Dương gồm cả Biển Đông thuộc phạm vi Hiệp định. Tuy nhiên, Biển Đông không được đề cập cụ thể trong Hiệp

định này.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario

Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario gần đây cũng phát biểu rằng các quan chức Mỹ đã nói rõ, Washington sẽ phản ứng trong trường hợp các lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công ở Biển Đông.

Trao đổi qua điện thoại từ Washington, ông Del Rosario cho biết ông sẽ thảo luận các tranh chấp ở Trường Sa cùng với các vấn đề liên quan đến Hiệp định phòng vệ năm 1951 cũng như các mối lo ngại an ninh khác với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khi họ gặp nhau vào thứ Năm ngày 23/6.

Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila từ chối bình luận chi tiết về việc khi nào sẽ áp dụng Hiệp định. “Là một đồng minh chiến lược, Mỹ tôn trọng Hiệp định phòng vệ song phương với Philippines”.

Alan Holst, quyền Trưởng Phòng thông tin văn hóa tại Đại sứ quán Mỹ nói, “chúng tôi sẽ không tham dự thảo luận những tình huống giả định”.

Liên quan tới sự việc này, ngày 22/6, Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ tránh xa các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trung Quốc cho rằng những tranh chấp này nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân nói, Washington sẽ chuốc lấy rủi ro nếu tham gia vào một cuộc xung đột trong trường hợp các căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang.

"Hiệp định phòng vệ, có hiệu lực năm 1952, định nghĩa một cuộc tấn công được coi là tấn công vũ trang nếu nhằm vào “lãnh thổ đất liền của các bên” hoặc “các lực lượng vũ trang, tàu bè hoặc máy bay tại Thái Bình Dương”.

Văn bản của Philippines nói: “Hiệp định có thể diễn nghĩa là bất cứ cuộc tấn công nào vào tàu bè, các lực lượng vũ trang hay máy bay ở Trường Sa thì có thể áp dụng Hiệp định và theo đó buộc Mỹ phải hành động để đối phó với các mối đe dọa chung”.

Philippines gần đây cáo buộc Trung Quốc, kể từ tháng Hai, ít nhất 6 lần đã xâm nhậm vào các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền. Trong đó nghiêm trọng nhất là vụ ngày 25/2 tàu hải quân Trung Quốc đã nổ súng xua đuổi ngư dân Philippines khỏi Jackson Atoll, khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền."

Minh Phạm (Theo AP, The Washington Post)

Share this post


Link to post
Share on other sites

, hãy tìm cái thiện cái nhân của con người,hãy đồng cảm trong vất vả của nhân dân lao động của hai nước vừa thoát nghèo còn lo tháng sau, vụ sau ăn gì thì nhân dân lao động đâu có muốn những bất hòa.

@ Liêm Trinh

Cái thiện và cái nhân, thì con người Việt có thừa

Tuy nhiên cũng phải nhìn thời thế mà xem ntn.

Chúng ta có thể nhân nghĩa mãi không ? người thuyền chài đánh cá ngoài biển có thể nhân nghĩa không ?

Nên nhớ 1 câu của ông bà ta nói rằng: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với mà mặc áo giấy" Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Đài Loan nói về Trung Quốc

(ANTĐ) - Tình hình biển Đông nói chung và hải phận Việt Nam trong vùng biển này nói riêng vẫn nóng bỏng vì những hành động uy hiếp răn đe của Trung Quốc.

Trước phản ứng của quốc tế và của Việt Nam, liệu Bắc Kinh có ngưng thái độ nước lớn cố hữu hay tiếp tục giương nanh vuốt? Ngoài vấn đề chủ quyền và dầu khí trên biển Đông thì còn điều gì tiềm ẩn đằng sau mối đe dọa của Trung Quốc?

Chiến lược và âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

Trung Quốc lộng hành với Việt Nam là chuyện đã lâu. Gần đây họ ra mặt một cách công khai, dùng chính những tàu của hải quân, được gọi là tàu hải giám, đến can thiệp trong lãnh hải của Việt Nam. Báo chí trong và ngoài nước nói có thể do vấn đề dầu khí mà Trung Quốc đang cần, vấn đề công nghiệp hóa đất nước mà họ bắt buộc phải nắm rất cả những kho dầu khí ở biển Đông.

Đó là lý do về kinh tế mà nhiều người nói đến. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là lý do chính”.

Đó là lời Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, Giáo sư Viện Đại học Quốc lập Đài Loan, cũng từng là Giảng viên Đại học Bắc Kinh. Là người am hiểu khá nhiều về Trung Quốc trong tương quan với Đài Loan và các nước nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, điều Giáo sư Trần Văn Đoàn phân tích và góp ý ở đây là đào sâu khía cạnh tâm lý nước lớn mà Trung Quốc thường chủ trương: “Họ tiếp tục chính sách cũ, gọi là cách nhìn hay tâm lý của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, chiến thuật bành trướng của họ”.

Posted Image

Quân đội Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn

Để thực hiện chính sách bành trướng, Giáo sư Trần Văn Đoàn dẫn giải, Trung Quốc áp dụng ba cách:

“Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành vệ tinh của Trung Quốc.

Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất, từng tấc biển. Trong quá khứ, họ đã bành trướng nước Trung Hoa từ vùng Hoàng Hà cho đến giờ vượt ra ngoài Mông Cổ đến Tây Tạng và xuống tận dưới Việt Nam và có thể sẽ đi xa hơn nữa.

Bước thứ ba là họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước xung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy ví dụ điển hình như Hồng Kông, tất cả thực phẩm, nước uống, điện đều từ Trung Quốc, thành ra bây giờ Trung Quốc nói Hồng Kông phải nghe. Họ cũng từng dùng chiến thuật như vậy với Đài Loan. Kinh tế Đài Loan lệ thuộc gần 34% vào Trung Quốc và tương lai sẽ còn nhiều hơn. Tương tự ở Việt Nam, bây giờ có thể nói kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều. Và trong thời gian tới, nếu không để ý, kinh tế của chúng ta sẽ bị Trung Quốc lũng đoạn và lúc đó Việt Nam khó có thể độc lập được”.

Về mặt chính trị của Trung Quốc, điểm quan trọng từ đó xuất phát thái độ nước lớn uy hiếp nước nhỏ mà Giáo sư Trần Văn Đoàn vạch ra là nếu trong nước có những vấn đề đặc biệt thì Bắc Kinh sẽ gây hấn với các quốc gia lân cận, dùng ảnh hưởng ở bên ngoài sẽ đàn áp hoặc để giảm nhẹ mức nghiêm trọng ở bên trong: “Lấy ví dụ rất có thể ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư vào năm tới. Để có được quyền hành thì phải nắm được quân đội. Chính vì lẽ đó, quân đội đã gây sức ép buộc Tập Cận Bình tăng cường thế lực của họ. Đấy là phương pháp tăng cường hải quân của họ, và để tăng cường hải quân họ bắt buộc phải gây hấn với nước nhỏ để thí nghiệm. Nếu thắng họ sẽ được nhiều tiền hơn, nếu thua họ cũng sẽ được nhiều tiền hơn để đổi mới. Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1979 đối với Việt Nam. Khi đó nếu đánh Việt Nam mà thắng thì ông lấy đó để dẹp tan phe cuối cùng của bè lũ bốn tên. Trường hợp thua thì ông vẫn đổ lỗi được cho cách mạng văn hóa đã làm Trung Quốc tê liệt. Dù thắng hay thua ông ta đều thắng cả. Tôi nghĩ lần này ở Biển Đông y hệt như vậy, Tập Cận Bình và các nước Đông Nam Á, hoặc cảnh cáo được cả Nhật Bản nữa, thì uy thế của Trung Quốc rất lớn, nhóm Tập Cận Bình sẽ thành ông vua mới thay thế Hồ Cẩm Đào. Nếu không thắng, ông sẽ nói ở trong nước không có đoàn kết, ông tìm cách dập tan nhóm phản đối để có uy quyền trong tay”.

Có hay không cuộc chiến Biển Đông

Dưới mắt ông Trần Văn Đoàn, trong vấn đề Biển Đông, mới nhất là hôm 16/6, Trung Quốc đã huy động một tàu tuần tra lớn đến khu vực tranh chấp, trong lúc vẫn cam kết là chỉ muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, thì vấn đề cần được nhìn và được hiểu theo văn hóa của Trung Quốc.

Theo ông: “Văn hóa của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược tiến hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước”.

Đó cũng là chiến thuật mà Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, sử dụng tại Hội nghị Đối thoại An ninh ở Singapore mới đây. Ông Trần Văn Đoàn cho biết: “Ông Lương Quang Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã hai mươi bảy lần nói tới chữ “hòa bình”. Đây chỉ là một bước lùi của Trung Quốc mà thôi. Đó là vấn đề văn hóa bản chất của con người Trung Quốc.

Vấn đề thứ hai, trong khi thế giới mới hôm nay chúng ta phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết mọi vấn đề. Đó là cái nhìn của người phương Tây, cái nhìn khi mà cân bằng lực lượng với nhau. Nhưng khi với một lực lượng quá lớn thì Trung Quốc sẽ không ngồi vào bàn hội nghị, và nếu có thì họ sẽ tìm cách áp đặt. Họ sẽ cùng đàm phán và cùng một lúc lấn đất của người khác. Khi mọi người phản đối, họ có thể lùi một bước. Lùi lại một bước thì họ đã tiến được một bước rồi. Thành thử trong thế giới ngày hôm nay, họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng họ sẽ tìm cách để thắng. Đó là tính cách của Trung Quốc”.

Được hỏi về điều này, nhất là câu hỏi Trung Quốc thực sự có tiềm năng nước lớn để uy hiếp lấn chiếm và đe dọa các nước nhỏ xung quanh, nhất là Việt Nam hay không Giáo sư Trần Văn Đoàn nhận định: “Cho rằng Trung Quốc có tiềm năng thì chỉ là bề ngoài thôi. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có tiềm năng. Thứ nhất, Trung Quốc phải lo giải quyết vấn đề một tỷ ba trăm triệu dân, trong đó 300-400 triệu người còn đói kém. Cứ tưởng tượng 300-400 triệu người nổi loạn thì Trung Quốc có đủ tiềm năng giải quyết vấn đề đó không. Bây giờ vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc là tìm cách đánh bóng bên ngoài để làm cho những người nghèo đói thỏa mãn tinh thần yêu nước để quên đi tình cảnh nghèo đói của họ. Nhưng đó chỉ nhất thời. Khi điều nhất thời qua đi họ phải trở lại giải quyết cái nghèo và lúc đó là vấn đề nhức đầu của Trung Quốc. Điểm thứ hai, người Trung Quốc rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi nói đến quyền lực, tài sản, đất đai. Đó là điều thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, không giống như châu Âu hay Mỹ. Tôi không sợ tiềm năng của Trung Quốc như bên ngoài thường thổi phồng”.

Theo Giáo sư Trần Văn Đoàn, dù được coi là một cường quốc kinh tế trên thế giới, dẫu cố tìm cách bành trướng thế lực quân sự và dương oai diễu võ với lân bang, Trung Quốc thực sự không đáng sợ bởi vấn đề khó khăn phải đeo mang là một tỷ ba trăm triệu dân: “Để giải quyết một tỷ ba trăm triệu dân thì kinh tế của họ ngày nay vẫn còn nghèo và chưa đủ để giải quyết vấn đề đó”.

Thế nhưng có một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến thầm lặng mà Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần lưu ý, ông Trần Văn Đoàn kết luận, đó là chiến thuật lấn đất để chen dân vào bên cạnh chiến thuật lũng đoạn kinh tế bằng hàng hóa Trung Quốc.

Theo RFA

http://www.anninhthu...uoc/404081.antd

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Đài Loan nói về Trung Quốc

(ANTĐ) - Tình hình biển Đông nói chung và hải phận Việt Nam trong vùng biển này nói riêng vẫn nóng bỏng vì những hành động uy hiếp răn đe của Trung Quốc.

Trước phản ứng của quốc tế và của Việt Nam, liệu Bắc Kinh có ngưng thái độ nước lớn cố hữu hay tiếp tục giương nanh vuốt? Ngoài vấn đề chủ quyền và dầu khí trên biển Đông thì còn điều gì tiềm ẩn đằng sau mối đe dọa của Trung Quốc?

Chiến lược và âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

Trung Quốc lộng hành với Việt Nam là chuyện đã lâu. Gần đây họ ra mặt một cách công khai, dùng chính những tàu của hải quân, được gọi là tàu hải giám, đến can thiệp trong lãnh hải của Việt Nam. Báo chí trong và ngoài nước nói có thể do vấn đề dầu khí mà Trung Quốc đang cần, vấn đề công nghiệp hóa đất nước mà họ bắt buộc phải nắm rất cả những kho dầu khí ở biển Đông.

Đó là lý do về kinh tế mà nhiều người nói đến. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là lý do chính”.

Đó là lời Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, Giáo sư Viện Đại học Quốc lập Đài Loan, cũng từng là Giảng viên Đại học Bắc Kinh. Là người am hiểu khá nhiều về Trung Quốc trong tương quan với Đài Loan và các nước nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, điều Giáo sư Trần Văn Đoàn phân tích và góp ý ở đây là đào sâu khía cạnh tâm lý nước lớn mà Trung Quốc thường chủ trương: “Họ tiếp tục chính sách cũ, gọi là cách nhìn hay tâm lý của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, chiến thuật bành trướng của họ”.

Posted Image

Quân đội Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn

Để thực hiện chính sách bành trướng, Giáo sư Trần Văn Đoàn dẫn giải, Trung Quốc áp dụng ba cách:

“Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành vệ tinh của Trung Quốc.

Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất, từng tấc biển. Trong quá khứ, họ đã bành trướng nước Trung Hoa từ vùng Hoàng Hà cho đến giờ vượt ra ngoài Mông Cổ đến Tây Tạng và xuống tận dưới Việt Nam và có thể sẽ đi xa hơn nữa.

Bước thứ ba là họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước xung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy ví dụ điển hình như Hồng Kông, tất cả thực phẩm, nước uống, điện đều từ Trung Quốc, thành ra bây giờ Trung Quốc nói Hồng Kông phải nghe. Họ cũng từng dùng chiến thuật như vậy với Đài Loan. Kinh tế Đài Loan lệ thuộc gần 34% vào Trung Quốc và tương lai sẽ còn nhiều hơn. Tương tự ở Việt Nam, bây giờ có thể nói kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều. Và trong thời gian tới, nếu không để ý, kinh tế của chúng ta sẽ bị Trung Quốc lũng đoạn và lúc đó Việt Nam khó có thể độc lập được”.

Về mặt chính trị của Trung Quốc, điểm quan trọng từ đó xuất phát thái độ nước lớn uy hiếp nước nhỏ mà Giáo sư Trần Văn Đoàn vạch ra là nếu trong nước có những vấn đề đặc biệt thì Bắc Kinh sẽ gây hấn với các quốc gia lân cận, dùng ảnh hưởng ở bên ngoài sẽ đàn áp hoặc để giảm nhẹ mức nghiêm trọng ở bên trong: “Lấy ví dụ rất có thể ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư vào năm tới. Để có được quyền hành thì phải nắm được quân đội. Chính vì lẽ đó, quân đội đã gây sức ép buộc Tập Cận Bình tăng cường thế lực của họ. Đấy là phương pháp tăng cường hải quân của họ, và để tăng cường hải quân họ bắt buộc phải gây hấn với nước nhỏ để thí nghiệm. Nếu thắng họ sẽ được nhiều tiền hơn, nếu thua họ cũng sẽ được nhiều tiền hơn để đổi mới. Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1979 đối với Việt Nam. Khi đó nếu đánh Việt Nam mà thắng thì ông lấy đó để dẹp tan phe cuối cùng của bè lũ bốn tên. Trường hợp thua thì ông vẫn đổ lỗi được cho cách mạng văn hóa đã làm Trung Quốc tê liệt. Dù thắng hay thua ông ta đều thắng cả. Tôi nghĩ lần này ở Biển Đông y hệt như vậy, Tập Cận Bình và các nước Đông Nam Á, hoặc cảnh cáo được cả Nhật Bản nữa, thì uy thế của Trung Quốc rất lớn, nhóm Tập Cận Bình sẽ thành ông vua mới thay thế Hồ Cẩm Đào. Nếu không thắng, ông sẽ nói ở trong nước không có đoàn kết, ông tìm cách dập tan nhóm phản đối để có uy quyền trong tay”.

Có hay không cuộc chiến Biển Đông

Dưới mắt ông Trần Văn Đoàn, trong vấn đề Biển Đông, mới nhất là hôm 16/6, Trung Quốc đã huy động một tàu tuần tra lớn đến khu vực tranh chấp, trong lúc vẫn cam kết là chỉ muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, thì vấn đề cần được nhìn và được hiểu theo văn hóa của Trung Quốc.

Theo ông: “Văn hóa của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược tiến hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước”.

Đó cũng là chiến thuật mà Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, sử dụng tại Hội nghị Đối thoại An ninh ở Singapore mới đây. Ông Trần Văn Đoàn cho biết: “Ông Lương Quang Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã hai mươi bảy lần nói tới chữ “hòa bình”. Đây chỉ là một bước lùi của Trung Quốc mà thôi. Đó là vấn đề văn hóa bản chất của con người Trung Quốc.

Vấn đề thứ hai, trong khi thế giới mới hôm nay chúng ta phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết mọi vấn đề. Đó là cái nhìn của người phương Tây, cái nhìn khi mà cân bằng lực lượng với nhau. Nhưng khi với một lực lượng quá lớn thì Trung Quốc sẽ không ngồi vào bàn hội nghị, và nếu có thì họ sẽ tìm cách áp đặt. Họ sẽ cùng đàm phán và cùng một lúc lấn đất của người khác. Khi mọi người phản đối, họ có thể lùi một bước. Lùi lại một bước thì họ đã tiến được một bước rồi. Thành thử trong thế giới ngày hôm nay, họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng họ sẽ tìm cách để thắng. Đó là tính cách của Trung Quốc”.

Được hỏi về điều này, nhất là câu hỏi Trung Quốc thực sự có tiềm năng nước lớn để uy hiếp lấn chiếm và đe dọa các nước nhỏ xung quanh, nhất là Việt Nam hay không Giáo sư Trần Văn Đoàn nhận định: “Cho rằng Trung Quốc có tiềm năng thì chỉ là bề ngoài thôi. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có tiềm năng. Thứ nhất, Trung Quốc phải lo giải quyết vấn đề một tỷ ba trăm triệu dân, trong đó 300-400 triệu người còn đói kém. Cứ tưởng tượng 300-400 triệu người nổi loạn thì Trung Quốc có đủ tiềm năng giải quyết vấn đề đó không. Bây giờ vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc là tìm cách đánh bóng bên ngoài để làm cho những người nghèo đói thỏa mãn tinh thần yêu nước để quên đi tình cảnh nghèo đói của họ. Nhưng đó chỉ nhất thời. Khi điều nhất thời qua đi họ phải trở lại giải quyết cái nghèo và lúc đó là vấn đề nhức đầu của Trung Quốc. Điểm thứ hai, người Trung Quốc rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi nói đến quyền lực, tài sản, đất đai. Đó là điều thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, không giống như châu Âu hay Mỹ. Tôi không sợ tiềm năng của Trung Quốc như bên ngoài thường thổi phồng”.

Theo Giáo sư Trần Văn Đoàn, dù được coi là một cường quốc kinh tế trên thế giới, dẫu cố tìm cách bành trướng thế lực quân sự và dương oai diễu võ với lân bang, Trung Quốc thực sự không đáng sợ bởi vấn đề khó khăn phải đeo mang là một tỷ ba trăm triệu dân: “Để giải quyết một tỷ ba trăm triệu dân thì kinh tế của họ ngày nay vẫn còn nghèo và chưa đủ để giải quyết vấn đề đó”.

Thế nhưng có một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến thầm lặng mà Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần lưu ý, ông Trần Văn Đoàn kết luận, đó là chiến thuật lấn đất để chen dân vào bên cạnh chiến thuật lũng đoạn kinh tế bằng hàng hóa Trung Quốc.

Theo RFA

http://www.anninhthu...uoc/404081.antd

Bài viết rất hay. Cá nhân tôi nhận định trong khoảng 10-12 năm tới, Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ khó khăn do nền kinh tế đang tiêu thụ quá nhiều năng lượng hóa thạch mà khi đó, các nguồn năng lượng hóa thạch hiện có sắp cạn kiệt với khả năng khai thác hiện tại. Nếu ko có phát kiến đột phá như kiểu động cơ hơi nước chuyển sang động cơ đốt trong, bài toán năng lượng sẽ bóp chết loài người chứ không chỉ TQ. Năng lượng hạt nhân hiện có thể khai thác nhưng hiểm họa là khôn lường trong điều kiện thiên tai gia tăng như nhà máy điện Fushukima là 1 cảnh báo.

Về quan hệ giữa VN và TQ, xin nhắc mọi người nhớ, chiến tranh bắt đầu từ trên bàn và kết thúc cũng ở trên bàn, còn nhân dân thì bao giờ cũng khổ cực. Cụ Nguyễn Duy có câu thơ rất hay khi về thăm Hữu Nghị Quan:

Khốn thay nỗi Hữu Nghị Quan

Giá như máu chẳng lênh lang mặt đèo

AQ túm tóc Chí Phèo

Cả hai chú lính nhà nghèo đều thua

Tôi có đọc ở đâu đó, ta chỉ bỏ 1% thời gian để ra quyết định nhưng phải giành 99% thời gian để thực hiện hoặc sửa chữa sai lầm cho các quyết định đó.

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tái khẳng định có lợi ích ở biển Đông

SGTT.VN - Hôm qua 23.6, tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đề nghị Mỹ tránh xa các tranh chấp ở biển Đông. Bà cũng tái khẳng định Mỹ có lợi ích ở khu vực này.

Trong cuộc gặp gỡ với ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario tại Washington, bà Clinton nhấn mạnh: “Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giành được yêu sách của bất cứ bên nào”.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đã nêu 9 vụ xâm phạm của Trung Quốc từ 25.2 đến nay vào vùng Philippines có yêu sách ở biển Đông. Bà Clinton phát biểu: “Chúng tôi lo ngại những vụ việc gần đây ở biển Đông sẽ ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi thúc giục tất cả các bên kiềm chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với tất cả các nước có liên quan”

Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, cuối cùng các tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết bởi các bên liên quan, nhưng Mỹ cũng sẵn sàng ủng hộ một quá trình hợp tác, bằng con đường ngoại giao của ASEAN, nỗ lực tiến tới một bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Trước đó, hôm 22.6, Trung Quốc đã thúc giục Mỹ tránh xa các tranh chấp ở biển Đông, cho rằng vấn đề nên được giải quyết thông qua các đàm phán song phương với các nước có liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai cảnh báo sự tham gia của Mỹ vào biển Đông có thể khiến căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, trước sự phô trương lực lượng hải quân và các tuyên bố cứng rắn từ Trung Quốc trong tuần, ngoại trưởng Mỹ nêu rõ, Mỹ cam kết sẽ ủng hộ Philippines và cung cấp vũ khí cho nước này. Bà Clinton khẳng định, đây là động thái nêu cao tinh thần của hiệp ước quốc phòng song phương với Philippines.

Bà Clinton cũng nhấn mạnh, vấn đề biển Đông sẽ được thảo luận tại cuộc gặp giữa trợ lý của bà là Kurt Campbell và thứ trưởng Trung Quốc Cui Tiankai tại Hawaii cuối tuần này.

Hồi năm ngoái, bà Clinton đã tuyên bố Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo các xung đột ở biển Đông được giải quyết cách hòa bình. Điều đó được coi là một thách thức ngoại giao của Trung Quốc.

Tàu hải quân Mỹ đến Đà Nẵng trong tháng tới

Tàu khu trục tên lửa Chung Hoon (DDG 93) của hải quân Mỹ tham gia diễn tập tại Singapore trong khuôn khổ cuộc huấn luyện SEA CAT (tháng 6.2011). Ảnh: Flickr

Người phát ngôn hải quân Mỹ, thiếu tá Mike Morley cho biết, Mỹ và Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động hải quân chung ở biển Đông trong tháng 7.2011, tại TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, hoạt động này không liên quan tới những căng thẳng trong khu vực gần đây, vì đã được lên kế hoạch trước đó. “Việc này chỉ là trùng hợp về thời gian mà thôi”, ông Morley nói.

Các hoạt động hải quân chung sẽ kéo dài một tuần và không phải là tập trận, không có huấn luyện chiến đấu.

Ít nhất một tàu khu trục của hải quân Mỹ và một tàu ngầm kiêm cứu hộ sẽ tham gia hoạt động đợt này, nằm trong chương trình giao lưu giữa hải quân hai nước.

Hai bên sẽ hợp tác về y tế và tìm kiếm cứu hộ trên mặt biển. Năm ngoái, một chương trình hợp tác hải quân tương tự đã diễn ra.

CA THY (Theo Washingtonpost, FT, AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải trên báo chí Trung Quốc

TP - Không phải bất cứ người Trung Quốc nào cũng tin vào những tuyên truyền về “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Nam Hải” cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông) cùng những lời đe dọa dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông mà một số tờ báo và trang mạng quá khích tung ra.

Chính “Thời báo Hoàn Cầu” (tờ báo vừa qua tung ra những luận điệu xuyên tạc và kích động) trong một bài báo ngày 21-6 cũng thừa nhận: “Giới học giả Trung Quốc khá bình tĩnh (trong vấn đề sử dụng vũ lực). Trong số 5 học giả được “Thời báo Hoàn cầu” phỏng vấn hôm 20-6, có 4 vị cho rằng: Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Nam Hải là không sáng suốt.

Đáng chú ý là trên nhiều trang mạng của Trung Quốc từ hôm 22-6 xuất hiện bài viết của ông Ngô Kiến Dân, Viện sĩ Viện Khoa học Châu Âu, Viện sĩ Viện Khoa học Âu Á, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, nhan đề: “Việc Trung Quốc tự kiềm chế trong vấn đề tranh chấp Nam Hải là thể hiện sự tự tin”. Bài báo đã dấy lên phản ứng rất mạnh, ông Ngô phải hứng chịu những trận “ném đá” tơi bời trên mạng từ phía những kẻ đại diện cho tư tưởng hiếu chiến.

Nguyên nhân khiến Viện sĩ Ngô bị phê phán, bị gọi là “Hán gian” bởi ông phản đối việc gây hấn, sử dụng vũ lực với các nước láng giềng. Ông viết: Do thời thế đã thay đổi nên trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện tình hình mới, tác dụng của chiến tranh không còn như trước. Trong 3 cuộc chiến tranh diễn ra trong thế kỷ này: Chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq và chương trình Lybia thì 2 cuộc đầu do Mỹ và phương Tây tiến hành với ưu thế quân sự tuyệt đối đánh nước nghèo, nước nhỏ, kết quả là Mỹ và đồng minh sa vào cảnh khốn đốn.

Còn cuộc chiến tranh Lybia đang diễn ra cũng sẽ dẫn đến kết cục đó. Vấn đề Nam Hải là do lịch sử để lại, khinh suất gây chiến tranh là không được. Lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh cần phải giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác, phát triển là sáng suốt. Ông phân tích tình hình, vị thế của Đông Á, quan hệ đem lại lợi ích chung lớn đang có giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines rồi khẳng định: “Trước những thách thức cần phải bình tĩnh quan sát, xem xét toàn diện, tối kỵ nôn nóng hành sự, tối kỵ dùng tư tưởng cũ thời chiến tranh và cách mạng để xử lý những vấn đề hiện nay, nếu làm thế sẽ phạm phải sai lầm thời đại”.

Ngay trong muôn vàn ý kiến phản hồi trên Hoàn Cầu và các diễn đàn mạng Trung Quốc khác, bên những ý kiến quá khích, cực đoan, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những ý kiến tỉnh táo, có trách nhiệm của những người dân Trung Quốc hiểu biết, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, như: “Những cái đầu nóng chỉ mang lại tai họa, đầu phải lạnh mới có được quyết sách đúng!”, “Làm gì thì cũng phải tuân thủ Luật quốc tế trước”, “Tôi đã nghi ngờ nhiều năm. Vì sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta. Địa Trung Hải chả phải là biển của riêng nước nào hay sao?”, “Tôi nhìn bản đồ, không tin vào những điều chính phủ nói. Trung Quốc bắt đầu từ thời Minh đã thực thi chính sách bế quan tỏa cảng, đời Thanh cũng vậy, trước nay đâu có phát triển ra biển. Vậy mà nay lại vẽ bản đồ ra xa đến tận cửa nhà người khác như vậy. Tôi không tin trong lịch sử Trung Quốc đã có những nơi đó…”, “Vấn đề lãnh thổ xưa nay luôn là “được làm vua, thua làm giặc”, không hề như lối nói ngu xuẩn “từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của XXX”.

Bản đồ Trung Quốc luôn thay đổi trong lịch sử. Trung Quốc từng là một bộ phận của Mông Cổ, nếu nay người Mông Cổ nhảy ra nói “Trung Quốc là một bộ phận không thể chia cắt của Mông Cổ” thì người Trung Quốc nghĩ sao?”; “Nói thật lòng, là người Trung Quốc tôi dĩ nhiên cho rằng Nam Hải là của Trung Quốc, nhưng sau khi hiểu rõ tình hình và nhìn kỹ bản đồ, tôi mới phát hiện ra rằng Trung Quốc cần rút ra khỏi cuộc tranh chấp với Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Nam Hải cách Trung Quốc xa nhưng gần với họ quá. Nếu Nam Hải thật sự trở thành của Trung Quốc thì nói hơi ngoa một chút, người nước họ bơi ra biển là đã “xuất ngoại” xâm phạm lãnh hải nước khác ư? Nếu là người Việt Nam thì bạn sẽ rất buồn”.v.v.

Thu Thủy

Theo báo chí Trung Quốc

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam, Trung Quốc đàm phán giải quyết tranh chấp biển Đông

VIT - Nhật báo Trung Quốc đưa tin: Trong một diễn biến nhằm làm giảm căng thẳng giữa 2 bên, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông bằng con đường ngoại giao. Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm qua (26/6), ông Dai Bingguo, thành viên thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, đã có cuộc gặp với đặc phái viên Việt Nam – Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy (25/6).

Hai nước đã nhất trí thực hiện thỏa thuận chung giữa các nhà lãnh đạo và thông qua các biện pháp hữu hiệu để cùng bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực biển Đông.

Thỏa thuận đạt được nhằm ngăn chặn những phát ngôn và hành vi làm xâm hại đến mối quan hệ hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước.

“Sự phát triển lành mạnh và ổn định trong quan hệ Việt-Trung phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân 2 nước, có lợi cho hòa bình và an ninh khu vực” thông cáo cho hay.

Hai bên cam kết đẩy nhanh quá trình thảo luận để đi đến thông qua bản Hiệp ước các nguyên tắc cơ bản cần thiết để giải quyết tranh chấp trên biển và hứa hẹn sẽ tiến hành ký kết trong thời gian sớm nhất.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong suốt một tháng qua vì vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Hai nước đều đã tiến hành tập trận hải quân nhưng các nhà phân tích cho rằng cả hai bên đều không có ý định làm trầm trọng thêm tình hình.

Theo ông Chu Hao - chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam tại Viện Quan hệ quốc tế Đương đại Trung Quốc, cuộc hội đàm hôm 25/6 cho thấy hai nước đang muốn làm “dịu nhiệt” mối quan hệ và không muốn làm trầm trọng thêm vấn đề biển Đông.

“Hai nước chia sẻ mong muốn chung là phát triển kinh tế và điều này cần một môi trường ổn định. Căng thẳng trong khu vực biển Đông sẽ không có lợi cho cả hai bên”, tờ nhật báo Trung Quốc hôm qua (26/6) dẫn lời ông Chu Hao cho hay.

Cuộc thương lượng giữa ông Dai Bingguo và đặc phái viên Việt Nam mới chỉ là sự bắt đầu cho hàng loạt cuộc đàm phán như thế. “Tôi vô cùng tin tưởng vào điều đó,” ông Chu nói.

Ông Yang Baoyun – Giáo sư nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại học Bắc Kinh cho biết những tranh chấp trên biển Đông, ở một mức độ nào đó, đã bị phóng đại quá mức trên các phương tiện truyền thông. Khả năng xảy ra xung đột quân sự còn rất xa, ông nói.

Hai nước nhấn mạnh việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trên tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”, bản thông cáo cho hay.

Vân Anh (Theo chinadaily)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc kêu gọi Việt Nam “bớt nóng” về vấn đề biển Đông

VIT - Hôm nay (30/6), một tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin, sau nhiều tuần xảy ra tranh chấp về vấn đề biển Đông, một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam giữ thái độ bình tĩnh nhằm tránh nguy cơ căng thẳng leo thang giữa 2 nước.

Posted Image

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt và đánh đập khi đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam

Phát biểu trên - vừa là lời đe dọa vừa là chiếc cầu nốiđược đưa ra từ ông Ma Xiaotian - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc – trong một cuộc họp với các quan chức thuộc Học viện Quốc phòng Việt Nam, nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đưa tin.

Ông Ma Xiaotian không trực tiếp đề cập đến vấn đề nhạy cảm trên biển Đông thời gian gần đây nhưng rõ ràng có thể nhận thấy bài phát biểu của ông trong cuộc họp tập trung chủ yếu vào vấn đề này.

Ông nói: “ hi vọng rằng phía Việt Nam sẽ có hướng giải quyết phù hợp đối với những vấn đề nhạy cảm và định hướng dư luận cũng như có những quan điểm đúng đắn.”

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng suốt nhiều tháng qua do sự tranh chấp kéo dài về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.

Căng thẳng mới đây nhất xảy ra vào hồi tháng 5 khi các tàu thuyền của Trung Quốc đã đe dọa một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Bắc Kinh cho rằng việc Việt Nam thăm dò dầu khí là xâm phạm đến chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

Hai bên đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân trên biển nhưng các nhà phân tích cho rằng những động thái đó hoàn toàn không làm gia tăng xung đột trong khu vực. Những ngày qua, cả hai bên đều cố gắng tìm cách giảm bớt tình hình căng thẳng đang có nguy cơ leo thang.

Hôm 26/6, Trung Quốc và Việt Nam đã cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn cảnh báo Mỹ đang ngày càng can thiệp sâu vào cuộc tranh chấp trong khu vực.

Trung Quốc có xu hướng muốn giải quyết tranh chấp riêng giữa các nước liên quan với nhau và lên án cái được gọi là vấn đề “quốc tế hóa.”

Vân Anh (Theo Gmanews)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay