Thiên Lang

Tàu Hải Giám Trung Quốc Khiêu Khích Nghiêm Trọng Lãnh Hải Việt Nam Sáng Này 26/5

194 bài viết trong chủ đề này

Đại tướng Nga khẳng định thúc đẩy hợp tác với VN

Ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu Hội đồng An ninh Liên bang Nga sang thăm và làm việc tại Nha Trang (Khánh Hòa).

>> Thư ký Ủy ban An ninh Liên bang Nga thăm Việt Nam

Đại tướng Nicolai Platonovich Patrushev khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai nước.

Tại buổi đón tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Liên bang Nga là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Việt Nam đặc biệt coi trọng và thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với Liên bang Nga trên các lĩnh vực, đồng thời mong muốn và nỗ lực làm hết sức mình để cùng với Chính phủ Liên bang Nga thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định sự ủng hộ các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên và đề nghị Liên bang Nga hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ, khoa học kỹ thuật, cung cấp thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực an ninh…

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đề nghị hai bên phối hợp tốt để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Liên bang Nga V. Putin sang thăm Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị chu đáo một số văn kiện quan trọng hợp tác giữa hai nước được ký kết trong chuyến thăm.

Đại tướng N.P. Patrushev bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đồng thời khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai nước Liên bang Nga và Việt Nam.

Đại tướng N.P. Patrushev cho rằng, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo hai nước thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các quan hệ của hai nước là đối tác chiến lược của nhau, mong muốn tiếp tục phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giữa hai nước.

PHILIPPIN CÓ MỸ, VIỆT NAM CÓ NGA. CÁC CỤ NHÀ TA THỜI BÌNH THÌ CỨ PHÈ PHÈ. NHƯNG THỜI CHIẾN THÌ CÁC CỤ KHÉO LẮM ĐẤY NHÁ. Posted Image

Sư Phụ có thể độn 1 quẻ xem diễn biến thế nào không? Thú thật với Sư Phụ là với tình hình này muốn tổng động viên quyết chiến với bọn tàu 1 phen quá. -_-

CHẮC CŨNG CHẲNG CẦN LÊN QUẺ LÊN QIẾC GÌ ĐÂU. THẾ CUỘC NÀY CHẮC KHÔNG XẨY RA CHIẾN TRANH.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khởi đầu cho mưu đồ kiểm soát toàn bộ biển Đông 11/06/2011 0:46 Việc biển Đông gia tăng căng thẳng gần đây hoàn toàn không đem lại lợi ích nào cho các quốc gia trong khu vực và cho chính TQ, tác nhân chính gây ra tình hình này. Việc TQ tiếp tục gây sức ép đối với VN, Philippines và một số các nước láng giềng khác là đang phá hoại ổn định, an ninh cho khu vực. Bản thân tôi không thể nào hiểu nổi tại sao TQ lại thực hiện những chính sách như vừa qua. Về nhiều mặt TQ và VN là hai quốc gia có nhiều mặt tương đồng do đảng cộng sản lãnh đạo, quan hệ giữa hai đảng và nhân dân hai nước tốt đẹp, nên có điều kiện rất tốt để hợp tác với nhau và hoàn toàn có thể thỏa thuận về vấn đề biển Đông. Nếu để tiếp tục gia tăng căng thẳng như vậy dẫn đến xung đột sẽ vô cùng bất lợi cho tình hình chung của khu vực.

"Mưu đồ của TQ đã rất rõ ràng đó là kiểm soát tài nguyên ở biển Đông và kiểm soát tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới này"

Điều mà ai cũng thấy rõ đó là mưu đồ kiểm soát toàn bộ biển Đông của TQ và những chuyện xảy ra vừa qua chỉ là khởi đầu cho việc này mà thôi. Tuy nhiên cần thấy rằng việc TQ chèn ép các quốc gia ASEAN nói chung và VN nói riêng tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành các liên minh hợp tác giữa các quốc gia ASEAN với nhau và giữa ASEAN với các bên thứ ba như Hoa Kỳ, Nga... và điều này sẽ chỉ càng bất lợi cho TQ mà thôi.

Với những động thái vừa qua, TQ đã và đang tự đánh mất uy tín và những thành tựu mà họ đã cất công gầy dựng hơn 10 năm qua đối với ASEAN, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực diễn ra vào cuối những năm 90. ASEAN sẽ phải dè chừng hơn, thận trọng hơn trước mỗi bước đi của TQ, và trong hoàn cảnh hiện tại khi mà TQ công khai gây sức ép tới các quốc gia ASEAN như vậy thì các bên sẽ tìm kiếm liên minh của mình.

Về mặt chiến lược có thể dễ hiểu tại sao TQ muốn bành trướng kiểm soát toàn bộ biển Đông nhưng về mặt thực tế TQ chưa thể làm được việc này. Về thực lực quân sự đúng là TQ vượt trội so với các quốc gia ASEAN nhưng so với các cường quốc khác thì TQ vẫn chưa là gì. TQ vừa mới hạ thủy một hàng không mẫu hạm nhưng riêng trong khu vực Hoa Kỳ và liên minh có khoảng 20 chiếc. Trước mắt có thể Hoa Kỳ sẽ không can dự trực tiếp vào biển Đông nhưng nếu tình hình an ninh trở nên bất ổn thì đó sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đến liên minh của Hoa Kỳ với Hàn Quốc, Nhật Bản và con đường vận tải huyết mạch qua biển Đông. Mưu đồ của TQ đã rất rõ ràng đó là kiểm soát tài nguyên ở biển Đông và kiểm soát tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới này.

Theo luật pháp quốc tế, TQ hoàn toàn không có quyền kiểm soát đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và họ đang tìm cách hiện thực hóa điều ấy.

GS-TS Vladimir N.Kolotov, Trưởng khoa Lịch sử Viễn Đông - ĐHQG St.Petersburg (Nga)

Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vớ vẩn 2012 VN và Khựa đánh nhau to, đúng như dự đoán của mấy nhà tiên tri, là 2012 là ngày tận thế, ko biết có nguy cơ không, thấy rắn lắm rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

========================

Khi Trung Quốc chấm dứt ảo tưởng “trỗi dậy hòa bình”

Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 11/06/2011 09:02:39 AM (GMT+7)

Những sự kiện xảy ra trong thời gian qua đã chấm dứt ảo tưởng về “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Khu vực cũng không còn nghĩ rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ không tạo ra những vấn đề khác.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Trung Quốc đe dọa các nhà đầu tư vào Việt Nam

Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá

Trung Quốc đòi láng giềng ngừng kiếm dầu ở Trường Sa!

Thay thế vào đó, tâm điểm hiện tại là quản lý các xung đột và nỗ lực giảm bớt những nghi ngờ lẫn nhau thông qua đối thoại.

Trung Quốc đã cố gắng để bù đắp những tổn thất ngoại giao trong năm 2010 khi họ có những tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, và chọc giận Hàn Quốc khi không lên án hành động của Bình Nhưỡng. Một phần hậu quả để lại của thất bại ấy là việc Mỹ tuyên bố hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông là một trong những lợi ích sống còn của họ. Tâm điểm của Mỹ là tầm quan trọng của việc tiếp cận thương mại cởi mở vốn là huyết mạch của hầu hết Đông Á.

Giờ đây, Trung Quốc đang muốn mọi nỗ lực để thể hiện một khuôn mặt tươi cười với quốc tế, trong khi Mỹ thì mong muốn đối thoại với quân đội Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thăm Mỹ đầu năm nay, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nỗ lực chuyển tải thiện ý khắp toàn cầu và Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội nhấn mạnh còn tụt hậu quá xa so với Mỹ về vũ khí….

Nhưng đã quá muộn để Trung Quốc khôi phục hiện trạng như trước đây.

Posted Image

Trong mọi trường hợp, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm đảo lộn hiện trạng. Ảnh minh họa: defencetalk

Kinh tế Mỹ có thể gặp khó khăn, tương tự như Nhật Bản. Australia ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu với Trung Quốc, và Ấn Độ thì cũng nhận thức sâu sắc rằng họ tụt hậu so với Trung Quốc trong công nghệ quân sự. Nhưng những điểm yếu ấy, khi kết hợp với sự khoe khoang về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, đã làm cho các quốc gia ở Tây Thái Dương và Ấn Độ Dương hơn bao giờ hết hiểu được về lợi ích chung của họ.

Indonesia đã bắt đầu thu hút tầm quan trọng về Asean, khi tập trung nhiều vào vấn đề khác hơn là hợp tác kinh tế. Và với Mỹ, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng không chắc sẽ ảnh hưởng tới khả năng quân sự của họ ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc cũng gặp khó khăn khi thay đổi từ “nụ cười” sang sự kiềm chế. Những ngày trước hội nghị an ninh cấp cao châu Á – Đối thoại Shangri-La, họ đã làm hư hỏng một tàu thăm dò Việt Nam khi tàu này hoạt động ở trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chỉ 116 hải lý. Biển Đông được xem là phép thử quan trọng về ý định của Trung Quốc.

Với Trung Quốc, nhu cầu cân bằng ngoại giao với sự thôi thúc chủ nghĩa dân tộc đang chứng minh đầy khó khăn. Một ví dụ là tàu sân bay đầu tiên của họ. Mua từ Ukraine năm 1998, con tàu giờ đây sắp đi vào hoạt động. Mang tên “Shi Lang” (Thi Lang), tàu sân bay sẽ là niềm tự hào của Trung Quốc và cũng là sự nhắc nhở những láng giềng nước này rằng, họ cần phải làm tốt hơn để củng cố các liên minh khu vực của mình.

Trung Quốc cũng không nhận được nhiều giúp đỡ từ số ít bạn bè thực sự của họ. Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gilani, có lẽ sẽ bối rối với Mỹ khi tán dương Trung Quốc trong một chuyến thăm gần đây, nhưng ông cũng có thể ngại ngùng với Bắc Kinh bằng cách khẳng định rằng Trung Quốc đề nghị xây căn cứ hải quân ở Gwadar của Pakistan – gần Vịnh Oman. Khẳng định này có thể là phóng đại, nhưng nó lại “chạm” tới người Ấn Độ. Và bất ngờ là Bắc Kinh đã từ chối tiếp nhận các hoạt động ở cảng biển Gwandar.

Trọng tâm chính của nỗ lực gia tăng vũ trang tuy vậy không nằm ở Biển Đông hay Ấn Độ Dương mà là Đông Bắc Á. Dù có hay không một cuộc “chạy đua vũ trang”, thì ở đây đã xuất hiện những phản ứng với việc Trung Quốc gia tăng nỗ lực sở hữu tên lửa, máy bay tàng hình và hàng loạt vũ khí hiện đại khác. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không có câu trả lời về kho vũ khí chiến lược của Bắc Kinh nhưng hạm đội tàu chiến, tàu ngầm của họ có ưu thế hơn hẳn, và Nhật Bản cũng có sự hợp tác quân sự chặt chẽ với Australia. Ở bối cảnh rộng hơn, sự bất đồng giữa Mỹ và Nhật Bản về căn cứ Okinawa chỉ là một vấn đề nhỏ. Nga cũng đang phục hồi và hiện đại hóa hạm đội Thái Bình Dương lâu nay bị lãng quên.

Trong mọi trường hợp, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm đảo lộn hiện trạng. Các hành động của Bắc Kinh dù hòa hợp hay gây hấn, sẽ thiết lập một tinh thần cho tương lai cũng như cho quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực.

Thái An (Lược dịch từ Nytimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Phải nói là mấy bác nhà ta, thông tin tình báo cũng nhanh, nên sớm đặt hàng mấy con tàu chiến cùng với máy bay su 30, cộng thêm 6 chú kilo từ mấy năm trước, nếu ko bây giờ cũng yếu như chú philipin vậy

Không hiểu tại sao mấy chú khựa biết được các vùng khai thác của mình nhanh thế, mà hình như mấy bác nhà ta đang khai thác đúng vào rốn dầu thì phải, nên mấy đồng chí TQ mới hung hăng như thế, em nghi trong đội ngũ của mình có gián điệp, nên chúng phát hiện sớm và hung dữ như vậy, chắc chắn là mấy bác nhà mình khoan đúng rốn dầu thật rồi

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải nói là mấy bác nhà ta, thông tin tình báo cũng nhanh, nên sớm đặt hàng mấy con tàu chiến cùng với máy bay su 30, cộng thêm 6 chú kilo từ mấy năm trước, nếu ko bây giờ cũng yếu như chú philipin vậy

Không hiểu tại sao mấy chú khựa biết được các vùng khai thác của mình nhanh thế, mà hình như mấy bác nhà ta đang khai thác đúng vào rốn dầu thì phải, nên mấy đồng chí TQ mới hung hăng như thế, em nghi trong đội ngũ của mình có gián điệp, nên chúng phát hiện sớm và hung dữ như vậy, chắc chắn là mấy bác nhà mình khoan đúng rốn dầu thật rồi

Nhà mình, mình biết chỗ nào cất cái gì, lấy ra phải nhanh hơn kẻ khác nhòm ngó chứ!

Bạn nói nhanh nhưng tôi lại thấy chậm. Giờ phải lấy mấy tàu phá băng của Nga về, hoán cải thành tàu ngư chính và tàu hải giám thì hơi chậm, nhưng mấy cái đó mới đụng được vào cái giàn khoan khủng của Khựa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi cháu mong lời tiên tri sẽ sai quá..Nếu chiến tranh thì người dân,trẻ nhỏ,các cụ già của 2 nước tội lắm..Hy vọng đừng có chiến tranh...mấy chú khựa này đang khiêu khích Việt Nam thì phải..Mong cho Việt Nam phải thật bình tĩnh,chỉ cần 1 phát súng chắc mấy chú khựa dựa vào đó mà chiến tranh quá...

Ôi,đất nước Việt Nam quê hương yêu dấu..sao thương quá..Bỗng nhớ đến câu " Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh"

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ơ hay, gặp cướp có vũ trang thì bác đánh nhau với nó àh??? Cảnh sát biển VN ở đâu nhỉ, lực lượng nào bảo vệ ngư dân hay là nhân dân nói chung??? Theo lời tướng Vịnh thì chúng ta phải bảo vệ cả bọn cướp/phá hoại nếu nó ở trên đất của VN, tức là kệ người dân/doanh nghiệp đánh nhau với cướp còn lực lượng vũ trang đứng xem (khi nào có công văn thì giải quyết). Cũng giống như ngư dân bị TQ bắt thì tự đàm phán và nộp tiền chuộc về, còn chính quyền thì ghi nhận sự việc xảy ra là có thật.

Lần đầu tiên TQ xâm phạm vùng biển và phá hoại tôi thấy tướng Vịnh nói còn có tí lý, còn sau lần thứ 2 bị xâm phạm chủ quyền thì tôi đặt câu hỏi khác (xin hiểu là câu hỏi cho các vị lãnh đạo):

- Liệu truyền thông theo "lề phải" có đang trấn an dư luận hay không???

- Liệu QĐND Việt Nam có đủ dũng cảm/sức mạnh để bảo vệ nhân dân, tổ quốc không???

- Vùng biển có chủ quyền mà không có biện pháp cứng rắn giải quyết dứt điểm thì liệu vùng đang tranh chấp sẽ giữ được bao lâu???

- Mất Nước thì Đảng,... có còn không???

TQ quá hiểu VN nên đang tận dụng triệt để sự "do dự" của chính quyền VN lấn tới. Tôi nghĩ rằng bản thân TQ cũng không dám phát động chiến tranh với VN bây giờ. Chúng ta cần phải phản ứng cứng rắn, chấp nhận hy sinh, chấp nhận tổn thất cho dù nặng nề nhưng sẽ là lời cảnh cáo, răn đe ngược TQ. Mỹ đang đứng xem VN - TQ làm gì để can thiệp, bên nào có lợi thì sẽ nhảy vào. Nếu chúng ta yếu thế, đương nhiên TQ và Mỹ sẽ hưởng lợi trên vùng trời, vùng biển VN. Miếng bánh đã đưa ra nhưng Mỹ chưa ăn, chờ xem.

Vài lời chia sẻ hơi gay gắt, mong các bác thông cảm.

Đã là người Việt Nam thì dòng máu dân tộc cực mạnh, nên lịch sử Việt Nam những Trần Bình Trọng thì nhiều mà bọn như ích Tắc, Chiêu Thống thì ít.

Nếu giỏi thì đã trở thành lãnh đạo,không giỏi thì làm dân.Đã rốt thì phải nge người giỏi chỉ huy.Khi Lãnh đạo ra lệnh đánh thì dân việt Nam có bơi thuyền thúng vác ngư lôi đánh tầu chiến cũng không ngán.

Với những bài viết đại loại như kiểu của mnn thì yêu nước ở đâu?phản quốc thì có vì hủy hoại niềm tin của nhân dân với hạt nhân lãnh đạo đã từng dẫn dắt dân tộc vượt qua bao gian lao khó khăn,gieo rắc nghi ngờ về sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt nam,súc phạm danh dự các thế hệ người lính các lực lượng vũ trang Việt Nam luôn vì tổ quốc vì nhân dân sẵn sàng quyên mình.

Bài Viết của mnn có thể coi là dạng thuộc đạo quân thứ năm của Trung Quốc có nhiệm vụ đánh cho Việt Nam Tan rã từ trong.Mnn hãy đọc lại gương của ích tắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi cháu mong lời tiên tri sẽ sai quá..Nếu chiến tranh thì người dân,trẻ nhỏ,các cụ già của 2 nước tội lắm..Hy vọng đừng có chiến tranh...mấy chú khựa này đang khiêu khích Việt Nam thì phải..Mong cho Việt Nam phải thật bình tĩnh,chỉ cần 1 phát súng chắc mấy chú khựa dựa vào đó mà chiến tranh quá...

Ôi,đất nước Việt Nam quê hương yêu dấu..sao thương quá..Bỗng nhớ đến câu " Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh"

Yên tâm đi. Dân tộc Việt đủ thông minh và khôn ngoan để biết phải làm gì.

Tôi tin rằng: Sai lầm lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa là gây bất lợi cho Việt Nam trong lúc này, dưới bất cứ hình thức nào.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà mình, mình biết chỗ nào cất cái gì, lấy ra phải nhanh hơn kẻ khác nhòm ngó chứ!

Bạn nói nhanh nhưng tôi lại thấy chậm. Giờ phải lấy mấy tàu phá băng của Nga về, hoán cải thành tàu ngư chính và tàu hải giám thì hơi chậm, nhưng mấy cái đó mới đụng được vào cái giàn khoan khủng của Khựa.

ok, ý kiến hay, tôi cũng nghĩ nên nhập mấy cái tàu phá băng về, húc chết kụ mấy cái tàu của khựa đi, không cần phải dùng súng đạn làm gì, có gì thì nói là tai nạn đường thủy

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yên tâm đi. Dân tộc Việt đủ thông minh và khôn ngoan để biết phải làm gì.

Tôi tin rằng: Sai lầm lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa là gây bất lợi cho Việt Nam trong lúc này, dưới bất cứ hình thức nào.

Thứ bảy, 11/06/2011, 23:15(GMT+7)

Posted Image

Biển Đông - Bài toán khó nhưng đã hóa giải được một phần.

VIT - Với những hành động cắt cáp thăm dò dầu khí của tầu Bình Minh 2 khi tầu đang hoạt động trong vùng biển 200 hải lý thuộc hải phận Việt Nam, và rồi trắng trợn đổi trắng thay đen ra điều lên án Việt Nam gây hấn, Trung Quốc đã tự lộ nguyên hình là một kẻ sở khanh lòng lang dạ thú.Thời gian qua Trưng Quốc ngang nhiên cho tầu hải quân bắn dọa quấy nhiếu các tầu cá Việt Nam khi bà con đang đánh bắt cá trong vùng hải phận của Viêt Nam. Đây là những dấu hiệu hiếu chiến bất chấp lẽ phải đúng sai cố tình gây hấn từ phía Trung Quốc.

Mặc dù chưa thể có những biện pháp hữu hiệu hóa giải vận hạn, nhưng những gì đang thể hiện trên báo chí cho thấy một ngoại lực mới đã nhập nội vào tâm trí người dân Việt Nam để giải thoát cho họ khỏi "bùa ma hiểm" bị Trung Quốc "yểm" lâu nay.

Các "đồng chí" Trung Quốc rất giỏi trong việc "khóa mồm" thiên hạ. Trong mọi vấn đề Trung Quốc đều tính toán rất bài bản và kỹ lưỡng đến độ kẻ bị hại không dám kêu, mà nếu có kêu thì cũng có biết kêu ai. Với cảm giác lờ mờ về tình hữu nghị, người Việt Nam nghi ngại lẫn nhau tránh né nói lên sự thật về Trung Quốc.

Năm 1946, lấy cớ giải giáp phát xít Nhật, Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã đánh chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/1/1974, lợi dụng thời điểm khó khăn của Việt Nam, một lực lượng lớn hải quân Trung Quốc đã bất ngờ đánh chiếm tất cả các hòn đảo của quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Sài Gòn kiểm soát.

Trung Quốc đã tính toán rất chính xác thời điểm để tấn công cướp đảo, bởi trong bối cảnh nhập nhèm "bạn thù" và trong thời khắc quan trọng tất cả phải dồn cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, chính phủ Việt Nam, mặc dù rất phẫn nộ nhưng không thể ra tuyên bố lên án họ. Một lần nữa Trung Quốc thành công trong việc "khóa mồm" người bạn "môi hở răng lạnh".

Vào năm 1979, Trung Quốc sau khi lên kịch bản cho Ponpot gây hấn khiến cho Việt Nam phải tập trung quân để bảo vệ biên giới phía Nam, thì Trung Quốc đã xua quân tấn công các tính phía Bắc của Việt Nam. 10 năm sau, đúng lúc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, phần bị cấm vận, phần vì Liên Xô - liên minh chiến lược của Việt Nam - bị tan rã; tháng 3/1988, Trung Quốc ngang nhiên tấn công chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Mặc dù Việt Nam ra sức chiến đấu để bảo vệ biển đảo, và về mặt ngoại giao đã lên án hành động xâm lược này của Trung Quốc, nhưng khó có quốc gia nào trên thế giới hiểu được sự tình, bởi Việt Nam vẫn đang bị bóng đè từ phía các đồng chí cùng chí hướng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.

Trước những sự kiện như vậy, người dân Việt Nam không khỏi không căm thù Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, trên tất cả các kênh truyền hình Việt Nam đều chiếu phim Trung Quốc, chiếu ngày chiếu đêm, chiếu liên tục trong hàng chục năm trời, và nội dung của tất cả các phim này chỉ xoay quanh một điều là nhồi nhét vào đầu người xem thông điệp "Vua Trung Quốc là người nhân từ và đại diện cho lẽ phải". Người dân phẫn nộ, nhưng không một ai dám đặt vấn đề nghi ngờ có bàn tay khống chế của Trung Quốc?

Cuộc xâm lăng văn hóa này không phải không có tác dụng. Người ta đã nghĩ đến một tình hữu nghị mới giữa hai dân tộc, và luôn tránh né mọi nguyên cớ dẫn đến sự đổ vỡ. Sự tránh né còn được thể hiện trong việc có biết bao nhiêu hàng dởm "made in China", biết bao nhiêu hoa quả có hóa chất độc hại tràn vào Việt Nam, nhưng thay vì chính phủ phải lên tiếng thì chỉ khuyến cáo người dân Việt Nam thận trọng, còn người dân cũng chỉ còn cách tự trách mình mỗi khi bị lừa.

Với những sự chuẩn bị tinh thần "Vua Trung Quốc đại diện cho lẽ phải", Trung Quốc đã tính bài tìm cớ gây hấn, nhằm đổ vấy trách nhiệm "đạo đức" lên nhà nước Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm chiến đấu chống lại quân xậm lược Trung Quốc, người dân Việt Nam không dễ bị mắc lỡm. Nếu Trung Quốc dám liều lĩnh gây hấn tấn công Việt Nam tức là nó đã vứt bỏ những chiếc lá nho đạo đức cuối cùng để hiện nguyên hình là một kẻ xâm lược Đại Hán.

Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông như hiện nay, mặc dù Việt Nam đã lên tiếng phản đối nhung sự ủng hộ từ các nước lớn trên thế giới chưa thực sự mạnh. Điều này một phần là do bản thân sự việc quá phức tạp và trong nhiều năm trước đây Trung Quốc đã thành công trong việc "khóa mồm" hạn chế sự phản ứng từ phía Việt Nam; một phần là do sự nham hiểm của Trung Quốc được thể hiện trong việc tính toán thời điểm động binh. Các nước lớn trên thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc chiến Trung Đông và Bắc Phi đang làm đau đầu Mỹ và NATO.

Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù thế chủ động gây hấn nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng nhiều người vẫn đang còn luẩn quẩn trong cái vòng kiểm tỏa của khái niệm ý thức hệ, khiến cho khả năng nhận thức bị tê liệt.

Cần phải hiểu là có một sự khác biệt giữa một bên là phương thức sản xuất và một bên là tình hữu nghị.

Những giá trị khoa học đích thực từ kinh nghiệm phát triển đất nước thì cần phải học. Nhưng chắc chằn người dân Việt Nam không muốn vì tình "hữu nghị" mà bị xỉ nhục, mà chịu kiếp nô lệ, bị cướp mất biển Đông, mất cơ hội trở nên hùng mạnh.

Trước những thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, nhiều người dân Việt Nam không khỏi không lo lắng cho vân mệnh dân tộc. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy một điều là, bằng chính những tuyên bố cứng rắn đáp lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc, người Việt Nam đã dũng cảm xé toạc bức màn "u mê", để nói lên tiếng nói của chính mình với thế giới và đó là bước đầu tiên để giữ gìn được sự vẹn toàn biển đảo giữ gìn độc lập dân tộc.

Sóng Ngầm

Nguồn tin của VITINFO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ bảy, 11/06/2011, 23:15(GMT+7)

Posted Image

Biển Đông - Bài toán khó nhưng đã hóa giải được một phần.

VIT - Với những hành động cắt cáp thăm dò dầu khí của tầu Bình Minh 2 khi tầu đang hoạt động trong vùng biển 200 hải lý thuộc hải phận Việt Nam, và rồi trắng trợn đổi trắng thay đen ra điều lên án Việt Nam gây hấn, Trung Quốc đã tự lộ nguyên hình là một kẻ sở khanh lòng lang dạ thú.Thời gian qua Trưng Quốc ngang nhiên cho tầu hải quân bắn dọa quấy nhiếu các tầu cá Việt Nam khi bà con đang đánh bắt cá trong vùng hải phận của Viêt Nam. Đây là những dấu hiệu hiếu chiến bất chấp lẽ phải đúng sai cố tình gây hấn từ phía Trung Quốc.

Mặc dù chưa thể có những biện pháp hữu hiệu hóa giải vận hạn, nhưng những gì đang thể hiện trên báo chí cho thấy một ngoại lực mới đã nhập nội vào tâm trí người dân Việt Nam để giải thoát cho họ khỏi "bùa ma hiểm" bị Trung Quốc "yểm" lâu nay.

Các "đồng chí" Trung Quốc rất giỏi trong việc "khóa mồm" thiên hạ. Trong mọi vấn đề Trung Quốc đều tính toán rất bài bản và kỹ lưỡng đến độ kẻ bị hại không dám kêu, mà nếu có kêu thì cũng có biết kêu ai. Với cảm giác lờ mờ về tình hữu nghị, người Việt Nam nghi ngại lẫn nhau tránh né nói lên sự thật về Trung Quốc.

Năm 1946, lấy cớ giải giáp phát xít Nhật, Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã đánh chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/1/1974, lợi dụng thời điểm khó khăn của Việt Nam, một lực lượng lớn hải quân Trung Quốc đã bất ngờ đánh chiếm tất cả các hòn đảo của quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Sài Gòn kiểm soát.

Trung Quốc đã tính toán rất chính xác thời điểm để tấn công cướp đảo, bởi trong bối cảnh nhập nhèm "bạn thù" và trong thời khắc quan trọng tất cả phải dồn cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, chính phủ Việt Nam, mặc dù rất phẫn nộ nhưng không thể ra tuyên bố lên án họ. Một lần nữa Trung Quốc thành công trong việc "khóa mồm" người bạn "môi hở răng lạnh".

Vào năm 1979, Trung Quốc sau khi lên kịch bản cho Ponpot gây hấn khiến cho Việt Nam phải tập trung quân để bảo vệ biên giới phía Nam, thì Trung Quốc đã xua quân tấn công các tính phía Bắc của Việt Nam. 10 năm sau, đúng lúc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, phần bị cấm vận, phần vì Liên Xô - liên minh chiến lược của Việt Nam - bị tan rã; tháng 3/1988, Trung Quốc ngang nhiên tấn công chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Mặc dù Việt Nam ra sức chiến đấu để bảo vệ biển đảo, và về mặt ngoại giao đã lên án hành động xâm lược này của Trung Quốc, nhưng khó có quốc gia nào trên thế giới hiểu được sự tình, bởi Việt Nam vẫn đang bị bóng đè từ phía các đồng chí cùng chí hướng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.

Trước những sự kiện như vậy, người dân Việt Nam không khỏi không căm thù Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, trên tất cả các kênh truyền hình Việt Nam đều chiếu phim Trung Quốc, chiếu ngày chiếu đêm, chiếu liên tục trong hàng chục năm trời, và nội dung của tất cả các phim này chỉ xoay quanh một điều là nhồi nhét vào đầu người xem thông điệp "Vua Trung Quốc là người nhân từ và đại diện cho lẽ phải". Người dân phẫn nộ, nhưng không một ai dám đặt vấn đề nghi ngờ có bàn tay khống chế của Trung Quốc?

Cuộc xâm lăng văn hóa này không phải không có tác dụng. Người ta đã nghĩ đến một tình hữu nghị mới giữa hai dân tộc, và luôn tránh né mọi nguyên cớ dẫn đến sự đổ vỡ. Sự tránh né còn được thể hiện trong việc có biết bao nhiêu hàng dởm "made in China", biết bao nhiêu hoa quả có hóa chất độc hại tràn vào Việt Nam, nhưng thay vì chính phủ phải lên tiếng thì chỉ khuyến cáo người dân Việt Nam thận trọng, còn người dân cũng chỉ còn cách tự trách mình mỗi khi bị lừa.

Với những sự chuẩn bị tinh thần "Vua Trung Quốc đại diện cho lẽ phải", Trung Quốc đã tính bài tìm cớ gây hấn, nhằm đổ vấy trách nhiệm "đạo đức" lên nhà nước Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm chiến đấu chống lại quân xậm lược Trung Quốc, người dân Việt Nam không dễ bị mắc lỡm. Nếu Trung Quốc dám liều lĩnh gây hấn tấn công Việt Nam tức là nó đã vứt bỏ những chiếc lá nho đạo đức cuối cùng để hiện nguyên hình là một kẻ xâm lược Đại Hán.

Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông như hiện nay, mặc dù Việt Nam đã lên tiếng phản đối nhung sự ủng hộ từ các nước lớn trên thế giới chưa thực sự mạnh. Điều này một phần là do bản thân sự việc quá phức tạp và trong nhiều năm trước đây Trung Quốc đã thành công trong việc "khóa mồm" hạn chế sự phản ứng từ phía Việt Nam; một phần là do sự nham hiểm của Trung Quốc được thể hiện trong việc tính toán thời điểm động binh. Các nước lớn trên thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc chiến Trung Đông và Bắc Phi đang làm đau đầu Mỹ và NATO.

Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù thế chủ động gây hấn nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng nhiều người vẫn đang còn luẩn quẩn trong cái vòng kiểm tỏa của khái niệm ý thức hệ, khiến cho khả năng nhận thức bị tê liệt.

Cần phải hiểu là có một sự khác biệt giữa một bên là phương thức sản xuất và một bên là tình hữu nghị.

Những giá trị khoa học đích thực từ kinh nghiệm phát triển đất nước thì cần phải học. Nhưng chắc chằn người dân Việt Nam không muốn vì tình "hữu nghị" mà bị xỉ nhục, mà chịu kiếp nô lệ, bị cướp mất biển Đông, mất cơ hội trở nên hùng mạnh.

Trước những thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, nhiều người dân Việt Nam không khỏi không lo lắng cho vân mệnh dân tộc. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy một điều là, bằng chính những tuyên bố cứng rắn đáp lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc, người Việt Nam đã dũng cảm xé toạc bức màn "u mê", để nói lên tiếng nói của chính mình với thế giới và đó là bước đầu tiên để giữ gìn được sự vẹn toàn biển đảo giữ gìn độc lập dân tộc.

Sóng Ngầm

Nguồn tin của VITINFO

Cảm ơn anh thanhphuc.

Bữa rồi VL thử dùng LVĐT để xác định việc VN có thu hồi được Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Việt nam hay không thì được quẻ Đỗ Lưu Niên.

Sẽ lấy lại được nhưng còn lâu dài.

Hôm nay lại có cuộc tuần hành thứ 2 tại HN và SG. Mời các bác xem tại đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổ quốc nhìn từ biển

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

Bao dáng núi còn mang hình góa phụ

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nguyễn Việt Chiến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Imagemnn, on 09 Tháng sáu 2011 - 11:09 AM, said:

Ơ hay, gặp cướp có vũ trang thì bác đánh nhau với nó àh??? Cảnh sát biển VN ở đâu nhỉ, lực lượng nào bảo vệ ngư dân hay là nhân dân nói chung??? Theo lời tướng Vịnh thì chúng ta phải bảo vệ cả bọn cướp/phá hoại nếu nó ở trên đất của VN, tức là kệ người dân/doanh nghiệp đánh nhau với cướp còn lực lượng vũ trang đứng xem (khi nào có công văn thì giải quyết). Cũng giống như ngư dân bị TQ bắt thì tự đàm phán và nộp tiền chuộc về, còn chính quyền thì ghi nhận sự việc xảy ra là có thật.

Lần đầu tiên TQ xâm phạm vùng biển và phá hoại tôi thấy tướng Vịnh nói còn có tí lý, còn sau lần thứ 2 bị xâm phạm chủ quyền thì tôi đặt câu hỏi khác (xin hiểu là câu hỏi cho các vị lãnh đạo):

- Liệu truyền thông theo "lề phải" có đang trấn an dư luận hay không???

- Liệu QĐND Việt Nam có đủ dũng cảm/sức mạnh để bảo vệ nhân dân, tổ quốc không???

- Vùng biển có chủ quyền mà không có biện pháp cứng rắn giải quyết dứt điểm thì liệu vùng đang tranh chấp sẽ giữ được bao lâu???

- Mất Nước thì Đảng,... có còn không???

TQ quá hiểu VN nên đang tận dụng triệt để sự "do dự" của chính quyền VN lấn tới. Tôi nghĩ rằng bản thân TQ cũng không dám phát động chiến tranh với VN bây giờ. Chúng ta cần phải phản ứng cứng rắn, chấp nhận hy sinh, chấp nhận tổn thất cho dù nặng nề nhưng sẽ là lời cảnh cáo, răn đe ngược TQ. Mỹ đang đứng xem VN - TQ làm gì để can thiệp, bên nào có lợi thì sẽ nhảy vào. Nếu chúng ta yếu thế, đương nhiên TQ và Mỹ sẽ hưởng lợi trên vùng trời, vùng biển VN. Miếng bánh đã đưa ra nhưng Mỹ chưa ăn, chờ xem.

Vài lời chia sẻ hơi gay gắt, mong các bác thông cảm.

Đã là người Việt Nam thì dòng máu dân tộc cực mạnh, nên lịch sử Việt Nam những Trần Bình Trọng thì nhiều mà bọn như ích Tắc, Chiêu Thống thì ít.

Nếu giỏi thì đã trở thành lãnh đạo,không giỏi thì làm dân.Đã rốt thì phải nge người giỏi chỉ huy.Khi Lãnh đạo ra lệnh đánh thì dân việt Nam có bơi thuyền thúng vác ngư lôi đánh tầu chiến cũng không ngán.

Với những bài viết đại loại như kiểu của mnn thì yêu nước ở đâu?phản quốc thì có vì hủy hoại niềm tin của nhân dân với hạt nhân lãnh đạo đã từng dẫn dắt dân tộc vượt qua bao gian lao khó khăn,gieo rắc nghi ngờ về sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt nam,súc phạm danh dự các thế hệ người lính các lực lượng vũ trang Việt Nam luôn vì tổ quốc vì nhân dân sẵn sàng quyên mình.

Bài Viết của mnn có thể coi là dạng thuộc đạo quân thứ năm của Trung Quốc có nhiệm vụ đánh cho Việt Nam Tan rã từ trong.Mnn hãy đọc lại gương của ích tắc.

Mấy ông/bà rận chủ như bạn mnn này cũng mò cả vào diễn đàn lý học đông phương của Việt Nam để pha trò nữa đấy bác Liêm Trinh ạ.

Xin lỗi chứ mấy cái giọng điệu như của bạn mnn thì dare đây nghe chán trên các diễn đàn khác rồi. Ban quản trị diễn đàn nên lưu ý những thành viên kiểu này vì luận điệu kiểu bla bla bla nhưng kết cục sẽ vẫn lại là "đánh đổ chính quyền...Việt Nam". Bác rân chủ mnn nói gì thì nói nhưng nhớ rằng "không có gì quý hơn độc lập tự do" nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc và những nấc thang bá chiếm biển Đông

(Nguồn: PhapluatTPHCM)

Sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 hôm 26-5 đến sự kiện tàu đánh cá Trung Quốc phá cáp tàu Viking II hôm 9-6 cho thấy rất rõ đây là bước leo thang mới của Trung Quốc trong ý đồ bá chiếm biển Đông.

Trung Quốc đang cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật, biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, “biến không thành có ” trong vấn đề chủ quyền biển, đảo.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc), phân tích:

Có thể khẳng định, bá chiếm toàn bộ biển Đông là mục tiêu trước mắt, lâu dài của Trung Quốc. Trong bất kỳ tình huống, thời gian nào điều đó cũng không thay đổi. Để thực hiện mục tiêu bất di bất dịch đó, Trung Quốc đã, đang (và sẽ) không từ bất kỳ thủ đoạn nào: lúc đe dọa, lúc làm như mong muốn hợp tác, lúc dùng biện pháp quân sự, lúc chơi trò “hợp tác hòa bình”, lúc dùng sức ép chính trị, kinh tế… Họ cũng rất giỏi tranh thủ thời cơ và lợi dụng mâu thuẫn để chia rẽ các nước có liên quan.

Được đằng chân, lân đằng đầu

. Ông có thể điểm qua những sự kiện chính để cho thấy sự leo thang của Trung Quốc trong mưu đồ bá chiếm biển Đông?

+ Tháng 6-1956, quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhân lúc quân đội viễn chinh Pháp chưa kịp bàn giao cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 1-1974, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực lấy nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Đến tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc lấn chiếm bảy đảo (bãi ngầm) của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Như vậy là từ chỗ chưa hề có chỗ đứng trên biển Đông, sau mấy chục năm, Trung Quốc đã chiếm đóng, đứng chân trên hai quần đảo lớn ở biển Đông.

Posted Image

Tàu ngư chính 311, một trong những chiếc tàu tham gia giải cứu cho tàu cá Trung Quốc phá cáp tàu Viking II.

Những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu công khai hóa và tiến hành hiện thực hóa “đường đứt khúc chín đoạn” ôm gần trọn biển Đông (“đường lưỡi bò” - được Trung Quốc trình lên Liên Hiệp Quốc năm 2009 và bị nhiều nước phản đối, trong đó có Việt Nam). Họ lập những đội tàu ngư chính, cho tàu đi tuần tra, ra lệnh cấm đánh bắt cá, tuyên bố đấu thầu những đảo không có người ở trên biển Đông... Vụ cắt phá cáp tàu Bình Minh 02 và Viking II của Việt Nam mới đây đã cho thấy rõ ràng bước leo thang của Trung Quốc.

Họ được đằng chân lân đằng đầu, càng được họ càng lấn tới, với chiến thuật hết sức phải cảnh giác: “vừa đấm vừa xoa”, có khi “đấm rồi xoa, xoa rồi đấm”… Nếu chúng ta không ngăn chặn, không tỏ thái độ cương quyết thì họ còn có thể có hành động nguy hiểm hơn đối với an ninh khu vực Đông Nam Á.

Dùng biển Đông làm bàn đạp

. Có nghĩa là bằng mọi giá Trung Quốc sẽ biến biển Đông thành “ao nhà”, bất chấp chủ quyền hợp pháp của các nước liên quan?

+ Mưu đồ của họ là thế. Vì sao? Sau hơn 30 năm phát triển kinh tế với tốc độ cao, Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Biển Đông giàu có tài nguyên trở nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Có thể khẳng định trong thời gian tới, vấn đề biển Đông sẽ là nơi Trung Quốc không những giữ nguyên những tham vọng vốn có mà nhất định sẽ “phát triển” mạnh mẽ hơn trước nhiều lần và “bất chấp thiên hạ” hơn.

. Ngoài tài nguyên, khoáng sản, Trung Quốc còn xem biển Đông có một vị trí chiến lược để thực hiện mưu đồ của mình. Ông có thể phân tích rõ hơn điều này?

+ Đặt biển Đông vào chiến lược toàn cầu của Trung Quốc ta sẽ thấy, sở dĩ Trung Quốc kiên quyết “không buông” vấn đề này không chỉ là vì chuyện tài nguyên phong phú như đã biết mà còn là vì vị thế chiến lược vô cùng quan trọng của nó.

Khống chế được biển Đông lúc nào Trung Quốc cũng có thể “nắn gân” Nhật, Hàn Quốc… những nước mà con đường vận chuyển hàng xuất nhập khẩu phần lớn phải qua đây, nhất là lượng dầu, khí nhập từ Trung Đông. Khống chế được biển Đông, Trung Quốc có khả năng làm lung lay địa vị siêu cường của Mỹ trên thế giới và nhất là tại Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Khống chế được biển Đông, Trung Quốc có điều kiện kiềm chế ảnh hưởng các nước mới nổi lên như Nga, Ấn Độ… Khi Trung Quốc khống chế được biển Đông, ASEAN khó còn là một khối. Và nhiều vấn đề khác nữa…

Cần nói thêm rằng biển Đông, ngoài việc là mục tiêu tranh đoạt, nó còn là phương tiện hữu hiệu, một con bài lợi hại để Trung Quốc đe dọa khuất phục các nước lân cận.

Hơn lúc nào hết, Việt Nam và các bên liên quan phải cảnh giác cao độ trước âm mưu ở biển Đông của Trung Quốc. Với Việt Nam, điều trước tiên là chúng ta phải làm cho toàn dân người Việt ở trong nước cũng như ngoài nước thấy rõ sự đe dọa trực tiếp của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.

Từ đó, phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, khôn khéo, sáng tạo trong đường lối, chính sách đối ngoại, bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền trên biển Đông của nước ta.

. Xin cảm ơn ông.

MINH CƯỜNG thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'

“Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nhận xét.

> Cận cảnh trường đào tạo sĩ quan hải quân Việt Nam/ 'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an), trao đổi với VnExpress về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.

- Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?

- Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.

Posted Image

Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.

Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ các vụ việc này đều thuộc chủ trì của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lý và xua đuổi. Hệ thống quản lý nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.

- Vậy theo thiếu tướng, với tình hình hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?

- Nếu ta dùng hải quân đối phó thì mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.

Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và phòng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rõ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rõ khi Tổ quốc bị xâm lấn.

Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không làm gì được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Posted Image

Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới). - Thường xuyên theo dõi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là gì?

- Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là “Chiến lược phát triển hòa bình” mà lúc đầu họ gọi là chiến lược “Trỗi dậy hòa bình”. Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ ký Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rõ ràng các bên không làm gì gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lãnh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông hòa bình, phát triển.

Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lý như đối với tàu Bình Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.

Hai tuần nay tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.

- Có ý kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng?

- Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ quyền quốc gia làm cốt lõi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.

Có người đã nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đòn cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.

Posted Image

"Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng. - Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?

- Trong quá trình phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển thì lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Còn về đầu tư cho quốc phòng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính thì mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD thì đã đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.

Nguyễn Hưng thực hiện

http://vnexpress.net...muu-trung-quoc/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ ba, ngày 14 tháng 06 năm 2011 | 09:52 (GMT+7)

Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

Tác giả: TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore) Bài đã được xuất bản.: 14/06/2011 06:00 GMT+7

Dân tộc Việt Nam có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được.

>> Sự cố Viking2 và mưu đồ của Bắc Kinh

>> Biển Đông: Vùng biển dữ hay trái táo bất hòa?

>>Biển Đông: Khi sức mạnh không đến từ vũ lực

Những biến động dồn dập gần đây ở Biển Đông với hành động phi đạo lý của Trung Quốc trong xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ chứa đựng không chỉ tham vọng vô đáy của Trung Quốc trong vùng biển xung yếu này mà cả sự đánh giá rất thấp (nếu không nói là coi thường) khả năng ứng xử chiến lược của nhà nước và sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam.

Đây là một nước cờ sâu và táo bạo. Có lẽ những người đi nước cờ này đã trù tính kỹ tới ba phản ứng sau đây của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ không tiếc tiền, vội vã mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ. Điều này sẽ làm ngân sách quốc gia kiệt quệ, kinh tế vĩ mô chao đảo, kinh tế suy yếu.

Thứ hai, người dân Việt Nam sẽ rất bức xúc trong khi nhà nước bối rối lo ngại nên tăng cường kiểm soát và kìm chế. Kết quả là, người Việt Nam sẽ mất đi tính sáng suốt của sự đồng lòng; và do đó không còn tâm trí nào cho một nỗ lực cải cách sâu rộng.

Thứ ba, giới doanh nhân Việt Nam sẽ mất đi quyết tâm và nhuệ khí trong thâm nhập thị trường Trung Quốc, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển. Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục là nước thua thiệt và yếu kém nhất trong các nước châu Á trong quan hệ thương mại với thị trường khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng này.

Thế nhưng, những người chơi nước cờ sâu và táo bạo nói trên có thể không lường hết sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam. Dân tộc này có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được. Thách thức Biển Đông có lẽ là một vận hội vô giá, nó buộc người Việt Nam chúng ta phải dùng đến chiếc "nỏ thần" kỳ diệu này.

Chúng ta cần hiểu Trung Quốc hơn

Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội. Từ khi có cải cách do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng họ đã đi được những bước khổng lồ, làm thế giới thán phục, với động lực chủ đạo là ý chí và tham vọng rất lớn, trọng dụng nhân tài, tầm nhìn rộng, và mưu kế sâu sắc. Xu thế này hiện còn rất mạnh mẽ và có thể còn kéo dài.

Posted ImageĐảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Chu Thanh Vân. Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần thấu hiểu cục diện này và chuẩn bị thật tốt để có thể sống bên một người láng giềng khổng lồ, hùng mạnh, tham vọng, mưu sâu, và có thể có những hành vi nhẫn tâm trong khẳng định quyền thế nhờ sự trỗi dậy của mình.

Đồng thời, Việt Nam cũng cần biết rõ những điểm yếu rất dễ tổn thương của Trung Quốc. Thứ nhất, đó là nội tình phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn từ trong cốt lõi. Mức độ ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng của Trung Quốc rất thấp so với hầu hết các nước (theo khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới). Trung quốc sẽ không thể rảnh tay làm mưa gió trên thế giới nếu người dân Trung Quốc thấy chính phủ mình thua kém Việt Nam và các nước láng giềng trong nỗ lực cải cách-phát triển. Khi đó Trung Quốc sẽ phải quay về giải quyết vấn đề nội bộ.

Thứ hai, hình ảnh nhân văn của Trung Quốc trên trường quốc tế còn rất thấp. Từ thực tế châu Phi đến Biển Đông, họ chưa chứng tỏ được mình là một quốc gia có trách nhiệm cao trong kiến tạo hòa bình và phồn vinh cho thế giới.

Thứ ba, Trung Quốc để lại nhiều ấn tượng chưa đẹp về tính trung thực và sự nhất quán giữa hành động và lời nói, từ chất lượng sản phẩm đến đường lối kinh tế và chính sách ngoại giao.

Một mặt khác, Trung Quốc là một quốc gia có lãnh đạo giỏi, tầm nhìn xa. Trên thực tế, họ rất ngại và kiêng nể các quốc gia có hội đủ ba yếu tố: thượng tôn các qui luật của tạo hóa, trọng dụng nhân tài, và dốc sức khai phát sức mạnh dân tộc. Bởi họ biết dân tộc này sẽ là một quốc gia hùng cường. Hàn Quốc là một trường hợp điển hình. Trong khi đó, họ có thể hành xử rất ngạo mạn với những quốc gia mê muội, giáo điều, hắt hủi hiền tài, phân liệt nhân tâm. Bởi họ biết đất nước này đang ở vào thế suy vi.

Trung Quốc đã qua giai đoạn trỗi dậy hòa bình và bước vào giai đoạn khẳng định uy lực của mình. Họ sẽ không ngại đối đầu trên những điểm mạnh của họ, đặc biệt là về thực lực kinh tế và quân sự. Tuy nhiên họ sẽ phải chùn lại nếu sự đụng độ khoét sâu các điểm yếu nêu trên: ổn định chính trị thấp, hình ảnh nhân văn hạn chế, ấn tượng về hành xử thiếu văn minh và trách nhiệm.

Việt Nam: Chiếc "nỏ thần" và phương cách sử dụng

Từ bài học từ cha ông

Binh pháp cổ có tổng kết rằng, muốn làm nên một chiến thắng hiển hách, cần có khả năng làm kinh ngạc đối phương. Đây là chiếc "nỏ thần" kỳ diệu mà người Việt Nam qua bao thế hệ đã dùng đến mỗi khi đất nước bị lâm nguy hoặc ngoại xâm giày xéo. Ông cha ta đã để lại những bài học quí giá khi dùng đến vũ khí chiến lược này.

Bài học của Đức Trần Hưng Đạo chỉ ra rằng cách bảo vệ tổ quốc tốt nhất là chủ động tiến công vào những yếu kém của chính mình. Theo tư tưởng này, ngài thảo ra hịch tướng sĩ, khích lệ tướng sĩ thấy nỗi nhục quốc gia mà bỏ thói hư tật xấu, quyết chí một lòng, xả thân vì nước.

Ngài chỉ rõ, nếu để mất nước thì: "chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến ngàn năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận."

Và nếu giữ được nước thì: "trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền."

Nguyễn Trãi nêu ra những nguyên lý cao cả để dân tộc vượt lên mọi sự bạo ngược:

"Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo"

(Bình Ngô Đại cáo)

Posted Image Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ trăn trở tìm kiếm người hiền tài ra giúp nước: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến... Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương." (Chiếu cầu hiền)

Đến nỗ lực hôm nay

Sẽ cần những nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng khắp trong nhân dân để tìm ra đủ phương cách để Việt Nam có thể vượt lên bằng những nỗ lực làm kinh ngạc thế giới, buộc đối phương phải rút về thế phòng thủ - hòa hoãn. Ba hướng đi lớn cho các nỗ lực có thể là:

1- Xác lập ý chí cải cách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

2- Cả nước trên dưới một lòng toàn tâm toàn ý khai phát sức mạnh tiềm tàng của dân tộc; và

3- Toàn xã hội thành tâm coi giá trị nhân văn và lòng nhân bản làm nền tảng phát triển và hướng đích cho dân tộc đi đến phồn vinh.

Theo hướng đi này chúng ta có quyền đòi hỏi và kỳ vọng một số hành động sau đây.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe bàn luận để thấy hết nguy cơ mà đất nước nhân dân sẽ phải gánh chịu trong tương lai không xa nếu đất nước tiếp tục tụt hậu.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước quây quần cùng đại diện mọi tầng lớp nhân dân, ngày đêm họp bàn tìm phương kế cải cách, đưa nhanh đất nước đến hùng cường.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có chính sách sử dụng hiền tài, đưa đất nước vượt lên trên mọi lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến củng cố quốc phòng, từ dân chủ hóa đất nước đến xây dựng thiết chế nền tảng cho phát triển bền vững, từ cải cách giáo dục đến nâng cấp tiềm lực khoa học công nghệ, từ hợp tác quốc tế đến gia cường vị thế và hình ảnh Việt Nam.

+ Có những bước đi đột phá táo bạo; đặc biệt là xây dựng một số đặc khu kinh tế nhằm huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc, là hình mẫu của Việt Nam năm 2045, với sức đuổi vượt mạnh mẽ làm thế giới khâm phục và kính nể.

+ Mỗi người dân Việt Nam, dù ở đâu hãy tự giác góp phần tạo nên hình ảnh một dân tộc có phẩm chất cao quí: thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Việt Nam cần trở thành một điểm sáng, có sức tương phản và thu hút mạnh mẽ trong hun đúc những phẩm chất cao quí này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Chuỗi ngọc trai” đầy mưu toan

Nguồn : Báo NLĐ (Thứ Hai, 13/06/2011 22:57)

Sau yêu sách “đường lưỡi bò” vô căn cứ, Trung Quốc tung ra chiến lược “chuỗi ngọc trai” với tham vọng nối biển Đông và Ấn Độ Dương

Với công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ đường chữ U (đường lưỡi bò), Trung Quốc đã cố tình buộc cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “biển Đông như một vịnh lịch sử”, là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Với yêu sách này, Trung Quốc có tham vọng biến toàn bộ biển Đông trở thành ao nhà của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa.

Posted Image

Bản đồ biểu thị “chuỗi ngọc trai”. Ảnh: MARINEBUZZ

Thực tế, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra không phải là con đường có tính ổn định và xác định rõ ràng. Đặc biệt, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới của một quốc gia. Do đó, việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Malaysia, Philippines là không có cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế. Nói chung, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đơn phương đưa ra và chưa bao giờ được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc thực sự không dừng lại ở yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông mà xa hơn trong tầm nhìn của họ là một chiến lược “chuỗi ngọc trai” (String of Pearls) đầy tham vọng nối biển Đông với Ấn Độ Dương. Trên thực tế, các cơ sở cầu cảng thương mại mà Trung Quốc xây dựng tại vịnh Bengal, Ấn Độ Dương và biển Ả Rập được coi là một phần trong chiến lược “chuỗi ngọc trai”. Với chiến lược này, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở biển Đông xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư, mục tiêu chủ yếu là kiềm chế Ấn Độ, bảo đảm an ninh năng lượng và kiểm soát những tuyến hàng hải quan trọng.

Chiến lược “chuỗi ngọc trai” đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hướng đến việc gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế và quân sự của họ trong tương lai. Cách hiểu rộng về chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc cho thấy một Trung Quốc có tư tưởng bành trướng hơn, thực dụng hơn và ít quan tâm tới “phát triển hòa bình” hơn như họ từng tuyên bố. Có thể nói, chính những nhu cầu bức thiết trong nước, Trung Quốc đã tạm thời bỏ qua hình ảnh “phát triển hòa bình” để lấn xuống biển Đông một cách mạnh bạo, thậm chí đứng trên luật pháp quốc tế, vươn tầm kiểm soát đến Ấn Độ Dương, qua đó đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của mình ra phạm vi thế giới.

Chiến lược “chuỗi ngọc trai” được xây dựng nhằm hướng đến giải quyết vấn đề ưu tiên mang tính chiến lược của Trung Quốc là bảo đảm an toàn cho tàu chở dầu mỏ và khí đốt đến từ vịnh Ba Tư. Để đến Trung Quốc khi xuất phát từ phương Tây, các tàu phải băng qua eo biển Malacca. Con đường này nằm giữa Malaysia và đảo Sumatra, với bề rộng không quá 3 km trước Singapore, là một trục chủ yếu nhưng dễ gặp trở ngại. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược “Chuỗi ngọc trai” còn được Trung Quốc nhắm đến việc bảo đảm khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương, trong trường hợp đụng độ với một trong những đối thủ tiềm tàng mạnh nhất của nó, cụ thể là Ấn Độ.

Để thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai”, đầu tiên, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với nhiều đảo ở biển Đông, trong đó chú trọng thúc đẩy tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản ứng của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Trung Quốc khẳng định chủ quyền mạnh mẽ ở Đài Loan, tuyên bố chủ quyền và tiến hành tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku - theo cách gọi của Nhật Bản) với Nhật Bản. Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là tiếp cận với các cảng của CHDCND Triều Tiên để từ đó dễ dàng tiếp cận biển Nhật Bản, khống chế Nhật Bản. Từ biển Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng “Chuỗi ngọc trai” sang Ấn Độ Dương. Trên thực tế, Trung Quốc đã triển khai những cơ sở giám sát hải quân tại đảo Coco của Myanmar và cảng Gwadar của Pakistan.

Như vậy, nếu kết nối các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và biển Nhật Bản cùng với các đảo và những cơ sở cầu cảng khác của Trung Quốc xây dựng trải rộng từ Hải Nam tới vùng Trung Đông, “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc hướng tới xây dựng sẽ giống như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền ở khu vực châu Á. Chuỗi ngọc trai này tạo cơ sở cho Trung Quốc vào vị trí kiểm tra và giám sát tất cả những tuyến đường biển quan trọng nhất ở châu Á cũng như thế giới; kiềm chế Nhật Bản và Hàn Quốc; đồng thời giành lợi thế tiếp cận trực tiếp các vị trí chiến lược quan trọng ở Thái Bình Dương so với Mỹ và Nga.

Về mặt chiến lược, Việt Nam nằm ngay tâm điểm của chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, có thể nói Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ trước sự “trỗi dậy” về phía Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xây dựng chiến lược “chuỗi ngọc trai” hiện nay đã ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của nhiều nước trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Do đó, Việt Nam không chỉ giới hạn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia mà cần phải có một sự vận động sâu rộng có tầm quốc tế, mở rộng liên kết với các quốc gia trong khu vực để tạo nên một sức mạnh tập thể ngăn cản tham vọng “bành trướng” của Trung Quốc hiện nay.

VỤ CẮT CÁP TÀU BÌNH MINH 02 VÀ VIKING II

Sẽ yêu cầu Trung Quốc bồi thường

Trả lời Báo Năng Lượng Mới, ngày 13-6, ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết PVN sẽ có những số liệu thống kê đầy đủ, bằng chứng rõ ràng và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại trong hai vụ cản trở và phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5 và Viking II ngày 9-6 vừa qua.

Theo ông Hậu, thiệt hại kinh tế trong hai vụ việc trên là đáng kể vì các trang thiết bị khảo sát thăm dò dầu khí rất đắt tiền. Hơn nữa, khi sự cố xảy ra, tàu phải dừng sản xuất nhiều ngày để sửa chữa, khắc phục, thay thế và hiệu chỉnh thiết bị. Chi phí cho hoạt động của tàu địa chấn và các tàu hỗ trợ mỗi ngày lên đến hàng trăm ngàn USD. Khi thiết bị khảo sát bị phá hỏng, lịch trình thăm dò khảo sát bị đình trệ, PVN thiệt hại, các đối tác cũng bị ảnh hưởng theo.

“Chủ trương của PVN là quyết tâm thực hiện các dự án tìm kiếm thăm dò theo kế hoạch, thực hiện tốt nhiệm vụ được Nhà nước giao cho, tìm kiếm nguồn tài nguyên của đất nước và góp phần tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” - ông Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh.

H.Thành

TS TRẦN NAM TIẾN (Trung tâm Nghiên cứu biển đảo - Trường ĐH KHXH&NV TPHCM)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này nên dùng từ đúng theo nhũng gì mà Thiên Đồng học được ở trường Đại học, gọi là "Âm mưu diễn tiến hòa bình". Người ta có câu:

"Không lo xa thì sẽ buồn gần"

câu này hiện nay sai, trong hoàn cảnh Việt Nam thì phải là

"Không lo gần sát nên nách thì sẽ buồn mãi mãi"

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ ba, ngày 14 tháng 06 năm 2011 | 09:52 (GMT+7)

Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

Tác giả: TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore) Bài đã được xuất bản.: 14/06/2011 06:00 GMT+7

Dân tộc Việt Nam có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được.

>> Sự cố Viking2 và mưu đồ của Bắc Kinh

>> Biển Đông: Vùng biển dữ hay trái táo bất hòa?

>>Biển Đông: Khi sức mạnh không đến từ vũ lực

Những biến động dồn dập gần đây ở Biển Đông với hành động phi đạo lý của Trung Quốc trong xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ chứa đựng không chỉ tham vọng vô đáy của Trung Quốc trong vùng biển xung yếu này mà cả sự đánh giá rất thấp (nếu không nói là coi thường) khả năng ứng xử chiến lược của nhà nước và sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam.

Đây là một nước cờ sâu và táo bạo. Có lẽ những người đi nước cờ này đã trù tính kỹ tới ba phản ứng sau đây của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ không tiếc tiền, vội vã mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ. Điều này sẽ làm ngân sách quốc gia kiệt quệ, kinh tế vĩ mô chao đảo, kinh tế suy yếu.

Thứ hai, người dân Việt Nam sẽ rất bức xúc trong khi nhà nước bối rối lo ngại nên tăng cường kiểm soát và kìm chế. Kết quả là, người Việt Nam sẽ mất đi tính sáng suốt của sự đồng lòng; và do đó không còn tâm trí nào cho một nỗ lực cải cách sâu rộng.

Thứ ba, giới doanh nhân Việt Nam sẽ mất đi quyết tâm và nhuệ khí trong thâm nhập thị trường Trung Quốc, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển. Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục là nước thua thiệt và yếu kém nhất trong các nước châu Á trong quan hệ thương mại với thị trường khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng này.

Thế nhưng, những người chơi nước cờ sâu và táo bạo nói trên có thể không lường hết sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam. Dân tộc này có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được. Thách thức Biển Đông có lẽ là một vận hội vô giá, nó buộc người Việt Nam chúng ta phải dùng đến chiếc "nỏ thần" kỳ diệu này.

Chúng ta cần hiểu Trung Quốc hơn

Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội. Từ khi có cải cách do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng họ đã đi được những bước khổng lồ, làm thế giới thán phục, với động lực chủ đạo là ý chí và tham vọng rất lớn, trọng dụng nhân tài, tầm nhìn rộng, và mưu kế sâu sắc. Xu thế này hiện còn rất mạnh mẽ và có thể còn kéo dài.

Posted ImageĐảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Chu Thanh Vân. Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần thấu hiểu cục diện này và chuẩn bị thật tốt để có thể sống bên một người láng giềng khổng lồ, hùng mạnh, tham vọng, mưu sâu, và có thể có những hành vi nhẫn tâm trong khẳng định quyền thế nhờ sự trỗi dậy của mình.

Đồng thời, Việt Nam cũng cần biết rõ những điểm yếu rất dễ tổn thương của Trung Quốc. Thứ nhất, đó là nội tình phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn từ trong cốt lõi. Mức độ ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng của Trung Quốc rất thấp so với hầu hết các nước (theo khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới). Trung quốc sẽ không thể rảnh tay làm mưa gió trên thế giới nếu người dân Trung Quốc thấy chính phủ mình thua kém Việt Nam và các nước láng giềng trong nỗ lực cải cách-phát triển. Khi đó Trung Quốc sẽ phải quay về giải quyết vấn đề nội bộ.

Thứ hai, hình ảnh nhân văn của Trung Quốc trên trường quốc tế còn rất thấp. Từ thực tế châu Phi đến Biển Đông, họ chưa chứng tỏ được mình là một quốc gia có trách nhiệm cao trong kiến tạo hòa bình và phồn vinh cho thế giới.

Thứ ba, Trung Quốc để lại nhiều ấn tượng chưa đẹp về tính trung thực và sự nhất quán giữa hành động và lời nói, từ chất lượng sản phẩm đến đường lối kinh tế và chính sách ngoại giao.

Một mặt khác, Trung Quốc là một quốc gia có lãnh đạo giỏi, tầm nhìn xa. Trên thực tế, họ rất ngại và kiêng nể các quốc gia có hội đủ ba yếu tố: thượng tôn các qui luật của tạo hóa, trọng dụng nhân tài, và dốc sức khai phát sức mạnh dân tộc. Bởi họ biết dân tộc này sẽ là một quốc gia hùng cường. Hàn Quốc là một trường hợp điển hình. Trong khi đó, họ có thể hành xử rất ngạo mạn với những quốc gia mê muội, giáo điều, hắt hủi hiền tài, phân liệt nhân tâm. Bởi họ biết đất nước này đang ở vào thế suy vi.

Trung Quốc đã qua giai đoạn trỗi dậy hòa bình và bước vào giai đoạn khẳng định uy lực của mình. Họ sẽ không ngại đối đầu trên những điểm mạnh của họ, đặc biệt là về thực lực kinh tế và quân sự. Tuy nhiên họ sẽ phải chùn lại nếu sự đụng độ khoét sâu các điểm yếu nêu trên: ổn định chính trị thấp, hình ảnh nhân văn hạn chế, ấn tượng về hành xử thiếu văn minh và trách nhiệm.

Việt Nam: Chiếc "nỏ thần" và phương cách sử dụng

Từ bài học từ cha ông

Binh pháp cổ có tổng kết rằng, muốn làm nên một chiến thắng hiển hách, cần có khả năng làm kinh ngạc đối phương. Đây là chiếc "nỏ thần" kỳ diệu mà người Việt Nam qua bao thế hệ đã dùng đến mỗi khi đất nước bị lâm nguy hoặc ngoại xâm giày xéo. Ông cha ta đã để lại những bài học quí giá khi dùng đến vũ khí chiến lược này.

Bài học của Đức Trần Hưng Đạo chỉ ra rằng cách bảo vệ tổ quốc tốt nhất là chủ động tiến công vào những yếu kém của chính mình. Theo tư tưởng này, ngài thảo ra hịch tướng sĩ, khích lệ tướng sĩ thấy nỗi nhục quốc gia mà bỏ thói hư tật xấu, quyết chí một lòng, xả thân vì nước.

Ngài chỉ rõ, nếu để mất nước thì: "chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến ngàn năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận."

Và nếu giữ được nước thì: "trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền."

Nguyễn Trãi nêu ra những nguyên lý cao cả để dân tộc vượt lên mọi sự bạo ngược:

"Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo"

(Bình Ngô Đại cáo)

Posted Image Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ trăn trở tìm kiếm người hiền tài ra giúp nước: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến... Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương." (Chiếu cầu hiền)

Đến nỗ lực hôm nay

Sẽ cần những nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng khắp trong nhân dân để tìm ra đủ phương cách để Việt Nam có thể vượt lên bằng những nỗ lực làm kinh ngạc thế giới, buộc đối phương phải rút về thế phòng thủ - hòa hoãn. Ba hướng đi lớn cho các nỗ lực có thể là:

1- Xác lập ý chí cải cách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

2- Cả nước trên dưới một lòng toàn tâm toàn ý khai phát sức mạnh tiềm tàng của dân tộc; và

3- Toàn xã hội thành tâm coi giá trị nhân văn và lòng nhân bản làm nền tảng phát triển và hướng đích cho dân tộc đi đến phồn vinh.

Theo hướng đi này chúng ta có quyền đòi hỏi và kỳ vọng một số hành động sau đây.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe bàn luận để thấy hết nguy cơ mà đất nước nhân dân sẽ phải gánh chịu trong tương lai không xa nếu đất nước tiếp tục tụt hậu.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước quây quần cùng đại diện mọi tầng lớp nhân dân, ngày đêm họp bàn tìm phương kế cải cách, đưa nhanh đất nước đến hùng cường.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có chính sách sử dụng hiền tài, đưa đất nước vượt lên trên mọi lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến củng cố quốc phòng, từ dân chủ hóa đất nước đến xây dựng thiết chế nền tảng cho phát triển bền vững, từ cải cách giáo dục đến nâng cấp tiềm lực khoa học công nghệ, từ hợp tác quốc tế đến gia cường vị thế và hình ảnh Việt Nam.

+ Có những bước đi đột phá táo bạo; đặc biệt là xây dựng một số đặc khu kinh tế nhằm huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc, là hình mẫu của Việt Nam năm 2045, với sức đuổi vượt mạnh mẽ làm thế giới khâm phục và kính nể.

+ Mỗi người dân Việt Nam, dù ở đâu hãy tự giác góp phần tạo nên hình ảnh một dân tộc có phẩm chất cao quí: thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Việt Nam cần trở thành một điểm sáng, có sức tương phản và thu hút mạnh mẽ trong hun đúc những phẩm chất cao quí này.

________________

Bài viết trên xác định đúng là Việt Nam có "chiếc nỏ thần". Nhưng chiếc nỏ thần ở đây phải là Thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà dân tộc ta là truyền nhân. Là người nghiên cứu lý học, chúng ta cần vận dụng sâu rộng nguyên lý của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành vào đời sống xã hội. Không dừng ở phong thủy, tử vi, bói dịch, luận tuổi ... là những ứng dụng cụ thể, chúng ta cần vận dụng Thuyết Âm Dương Ngũ Hành vào việc xây dựng pháp luật, giáo dục đào tạo, văn hóa giao thông, văn hóa doanh nghiệp... và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Có như thế, chắc chắn dân ta sẽ giàu, nước ta sẽ mạnh, và các cường quốc sẽ phải ngã mũ kính phục chúng ta. Cuối cùng, mọi việc đều phải dựa vào sự hợp lý để đoàn kết toàn dân, đó cũng là cái lý của Lý học Đông phương và cũng là cơ sở của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất ổn xã hội tại Trung Quốc gia tăng


SGTT.VN - Những vụ đánh bom liên tiếp trong 3 tuần qua nhắm vào các trụ sở chính quyền ở Trung Quốc, cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Mông Cổ ở phía bắc Nội Mông, hàng loạt cuộc đụng độ giữa những lao động nhập cư và cảnh sát ở thành phố Quảng Châu… tất cả đang phản ánh rõ sự giận dữ và bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 90 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào 1.7 tới đây.


Posted Image

Những sự kiện vừa qua đang minh họa quy mô và sự phức tạp của các vấn đề mà các quan chức chính quyền đang phải đối mặt.

Các vấn đề đất đai, quyền lao động, tham nhũng, lạm phát, giá bất động sản tăng cao, thực phẩm, sức khỏe và các vụ bê bối môi trường là nguyên nhân gây ra bất ổn và bạo loạn trong xã hội Trung Quốc. Đặc biệt những chuyện này lại xảy ra ngay tại thời điểm nhạy cảm chính trị: Trung Quốc đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 90 năm thành lập đảng Cộng sản vào ngày 1.7 và sự kiện thay đổi vị trí lãnh đạo cấp cao 10 năm một lần vào năm 2012, khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng một số trụ cột của đảng nghỉ hưu.


Các sự cố do bất ổn xã hội thông thường tập trung ở vùng nông thôn, nay bắt đầu gia tăng ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Mới đây nhất là các vụ đánh bom hôm thứ sáu 10.6 càng làm cho tình hình tồi tệ và nghiêm trọng hơn. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin một người đàn ông họ Lin đã “trả thù đời" bằng 20 quả bom tự chế, mỗi quả có kích thước bằng một lon soda và ném bốn quả vào tòa nhà chính phủ ở huyện Hà Tây, thành phố cảng Thiên Tây, cách Bắc Kinh 100km về phía Đông. Chính quyền địa phương không cung cấp thông tin chi tiết về vụ nổ bom lần này.

Một vụ nổ khác xảy ra vào ngày thứ năm 9.6 ở thị trấn Hoàng Thạch, phía nam tỉnh Hồ Nam nhằm vào trạm cảnh sát cũng bị cho là có động cơ từ tâm lý bất mãn của người dân với nạn tham nhũng của cảnh sát, báo China Daily đưa tin. Tuy vậy, các quan chức chính quyền đã phủ nhận thông tin trên và thông báo đây chỉ là một tai nạn chất nổ bị tịch thu được lưu giữ tại đồn cảnh sát.

Mới trước đó hai tuần, Trung Quốc rúng động bởi vụ ba vụ đánh bom liên tiếp trong cùng ngày 26.5 vào trụ sở chính quyền thành phố Phúc Châu, phía nam tỉnh Giang Tây, do ông Qian Mingqi, 52 tuổi, thực hiện và đã chết trong vụ nổ bom đó. Trong một bài viết trên mạng, ông Qian bày tỏ sự thất vọng, bất lực về quyết định trong năm 2002 của chính phủ về việc giải toả nhà của ông và đã đưa ra lời đe dọa “Tôi sẽ làm…một việc tôi không hề muốn làm…”.

Bên cạnh đó, những vụ bê bối môi trường và căng thẳng sắc tộc gia tăng gần đây là một trong những nỗi bức xúc lớn của xã hội. Tân Hoa Xã ngày chủ nhật 12.6 cho biết có hơn 600 người, trong đó 103 trẻ em, ở khu vực phía đông tỉnh Chiết Giang, đã bị phát hiện nhiễm độc chì. Những báo cáo về nhiễm độc chì xuất hiện thường xuyên kể từ khi chính phủ nỗ lực mở rộng phát triển công nghiệp trong những năm gần đây.

Căng thẳng sắc tộc phức tạp ở quốc gia này cũng là một ngòi nổ của bạo loạn. Tháng trước, ngày 28.5, hàng trăm sinh viên Mông Cổ đã biểu tình phản đối tại khu vực phía bắc Nội Mông sau khi một tài xế xe tải Trung Quốc cố tình cán chết một người chăn cừu thuộc sắc tộc Nội Mông thiểu số khi ông này cùng một số người khác đã cố gắng ngăn chặn đoàn xe chở than chạy qua đồng cỏ.

Nguyên nhân chung của bạo loạn ở bất cứ xã hội nào đều bắt nguồn từ sự bất công và thiếu dân chủ. Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận sự cần thiết phải cải cách dân chủ và thay vào đó, luôn kêu gọi những thay đổi trong nội bộ Đảng và nâng cao quản lý xã hội. Nhưng thực tế những sự kiện vừa qua đang minh họa quy mô và sự phức tạp của các vấn đề mà các quan chức chính quyền đang phải đối mặt để dập tắt sự giận dữ ngày một tăng cao của người dân. Và rõ ràng, chỉ “thay đổi trong nội bộ Đảng” cùng với “nâng cao quản lý xã hội” chắc chắn không phải là giải pháp triệt để cho Trung Quốc trong bối cảnh phức tạp hiện nay.

TUYẾT HẠNH (Theo Wall Street Journal)



Share this post


Link to post
Share on other sites

________________

Bài viết trên xác định đúng là Việt Nam có "chiếc nỏ thần". Nhưng chiếc nỏ thần ở đây phải là Thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà dân tộc ta là truyền nhân. Là người nghiên cứu lý học, chúng ta cần vận dụng sâu rộng nguyên lý của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành vào đời sống xã hội. Không dừng ở phong thủy, tử vi, bói dịch, luận tuổi ... là những ứng dụng cụ thể, chúng ta cần vận dụng Thuyết Âm Dương Ngũ Hành vào việc xây dựng pháp luật, giáo dục đào tạo, văn hóa giao thông, văn hóa doanh nghiệp... và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Có như thế, chắc chắn dân ta sẽ giàu, nước ta sẽ mạnh, và các cường quốc sẽ phải ngã mũ kính phục chúng ta. Cuối cùng, mọi việc đều phải dựa vào sự hợp lý để đoàn kết toàn dân, đó cũng là cái lý của Lý học Đông phương và cũng là cơ sở của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Trân trọng!

Vậy cái lẫy nỏ là cái gì, đang ở đâu và/hoặc nằm trong tay ai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy cái lẫy nỏ là cái gì, đang ở đâu và/hoặc nằm trong tay ai?

Cái Lẫy nó chính là đố hình Âm Dương Lạc Việt, nằm ngay trong văn hóa truyền thống Việt.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh cáo Trung Quốc

Hãy từ bỏ tham vọng bá quyền, mơ bá chủ thế giới:


- Tham vọng bá chủ thế giới-điều này vĩnh viễn sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Lý do: - Chủ nghĩa thực dân cũ không còn phù hợp trong điều kiện toàn cầu hóa. Chủ nghĩa thực dân mới đã bộc lộ mâu thuẫn của thời đại là CNTB đang suy thoái và sẽ bị tiêu diệt trong tương lai gần, bằng chiến tranh của chính chúng và bằng sự trỗi dậy của nhân dân lao động khắp thế giới. Ngay cả Mỹ sẽ phải tiếp thu đường lối phát triển Mới-nếu muốn tồn tại trong một thế giới Đại Đồng. CNTB sẽ không là sự lựa chọn của Thế giới tương lai, vì rất đơn giản: Nếu còn CNTB, sẽ không có thế giới hòa bình hợp qui luật tiến hóa mới của Loài người.
Kiểu cách xâm lược, thống trị kiểu văn hóa tiểu nông phong kiến lạc hậu sẽ chỉ nhận được sự thảm bại hơn Hítle, Nguyên Mông…nếu còn ôm mộng lấy máu nhân loại phục vụ cho lợi ích ích kỷ, định hướng nhận thức mơ hồ nông cạn với tham vọng ngông cuồng không còn hợp với xu thế phát triển của Nhân loại trong tương lai. Điều này sẽ còn ứng với cả các thế lực vô minh khác, như kiểu Mỹ…
Xu thế của Nhân loại trong Thời đại Mới là: Đoànkết - Bình đẳng- Hòa bình- Hợp tác- Tiến hóa. Tất cả những gì chống lại các tiêu chí này, sẽ bị hủy diệt, tự tiêu hủy hoặc bị Trời diệt bằng các thảm họa thiên tai đặc dị…
- Còn rất lâu nữa, nếu tính như hiện nay, Trung Quốc mới đủ sức “thống trị” thế giới bằng kinh tế và quân sự. Về chính trị, với đường lối ngoại giao phản động, tất sẽ không bao giờ được lòng nhân dân thế giới tiến bộ. Nếu tiến hành chiến tranh,Trung Quốc sẽ nát như một con hổ giấy trong vài tháng, bong bóng kinh tế và chính trị sẽ vỡ ra, với tốc độ nhanh; không đủ tên lửa và súng đạn để đương đầu với Liên minh các nước tiến đánh. Điều này áp dụng cho cả chiến tranh Biển Đông nếu có.
Trung Quốc sẽ bị cô lập hoàn toàn cả về địa-chính trị, các con đường sẽ bị cắt đứt, các mối quan hệ kinh tế sẽ sụp đổ hoàn toàn, kể cả với các nước Châu Phi xa xôi, đương nhiên có thể dẫn đến chiến tranh khu vực, thậm chí có thể là họa để chiến tranhThế giới xảy ra, lúc đó không ai khác, Trung Quốc sẽ bị hậu quả khủng khiếp nhất, đặc biệt là sự tan vỡ của Nhà nước Trung Quốc…
- Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mâu thuẫn của sự “thống trị” đông dân, nhưng văn hóa và chính trị bất hòa đồng ngay trong nước và điều này sẽ là thảm họa trong tương lai gần của Trung Quốc-khi phân hóa xã hội sâu sắc sẽ biến thành phong trào đấu tranh của quần chúng đòi bình quyền dân chủ và tôn giáo, dân tộc và đòi lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…Sẽ là biến tấu của các loại hình biến phản xã hội loạn lạc, trong xu thế bất tuân luật pháp. Trung Quốc hoàn toàn có thể sẽ “vỡ nát”, nếu bị vài trận động đất nặng, hoặc ngập chìm trong “bể khổ” trầm luân của nước đập Tam Hiệp cùng sự tham lam mù quáng của dân chúng bị đẩy lên đỉnh cao của tinh thần bá quyền và thói kiêu hợm dốt nát Đại Hán, thói thamg iàu và thói quen tàn bạo trong văn hóa “nồi da nấu thịt-ăn thịt anh em kiểutruyền thống” mấy ngàn năm qua.
- Các thế lực hiện nay của thế giới sẽ chưa thể lụn bại để đón một “anh cả Trung Quốc”-họ sẽ làm mọi cách để Trung Quốc không thể bá chủ thế giới, thậm chí cả kinh tế. Nên nhớ, về thu nhập đầu người, thì Trung Quốc mới chỉ ở loại thoát nghèo, đang ở mức nước phát triển khá mà thôi. Để đứng vào hàng ngũ những nước công nghiệp phát triển cao, độc lập có tính bền vững về kinh tế và khoa học, thì Trung Quốc còn phấn đấu lâu dài mới theo kịp Mỹ, Nga, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Hàn…

Hãy từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông:

- Nước cờ của Trung Quốc trước nhất muốn bá chủ biển Đông, coi đó là sân nhà mình-trước mắt có lợi tính như sau: Khai thác được thật nhiều hải sản, dầu khí…là sen đầm biển Đông, mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị và gây áp lực, tạo thế ở Thái Bình Dương, tăng ảnh hưởng và nhòm ngó Ấn Độ dương, bảo đảm an ninh hàng hải-trong đó có đường chuyên chở nguyên-nhiên liệu cho Trung Quốc tiến lên…
Nhưng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thách thức và hậu quả sau:
- Nếu có chiến tranh, hoặc có sự xâm lược biển Đông-nhưng các nước trong vùng không thèm đánh lại, thì Trung Quốc sẽ mất hoàn toàn mối quan hệ chính trị-kinh tế với Asean, các nước này sẽ biến thành tiền duyên phòng ngự của các thế lực kinh khủng khác, khóa Trung Quốc cả ở trước mặt và sườn, thậm chí cả lưng, thành 3 mặt cô lập Trung Quốc. Cái lợi chưa thấy, sẽ thấy cái hại xấu xa của kẻ xấu chơi, của cái đểu rả, tham vọng xấu xa, bỉ ổi…
- Nếu có chiến tranh, thực lực các nước Asean đã rất mạnh cả về thế và lực, sẽ có hậu thuẫn lâu dài-chưa kể việc bao vây Trung Quốc và làm lụn bại Trung Quốc của các thế lực lớn. Nếu xét về tổng sức mạnh của Liên minh thì Trung Quốc khó có thể đối địch lâu dài. Đương nhiên là eo biển Malaca sẽ bị khóa lại mà Trung Quốc không đủ sức phá vỡ, chưa kể tuyến hàng hải của Trung Quốc ở Ấn Độ dương cũng sẽ bị tiến công. Nga cũng sẽ quay lưng lại Trung Quốc-vì họ không lạ gì tham vọng ngoái nhìn của Trung Quốc về phía Bắc…Về lâu dài, Nga lên quay lại biển Đông để đảm bảo quyền lợi ở đây…Ấn Độ sẽ cùng chiến hào của các nước bị xâm lược, họ cũng không lạ gì tham vọng của Trung Quốc định tiến chiếm Ấn Độ dương trong tương lai và còn đó mâu thuẫn về sự chiếm đất của Trung Quốc.
- Nếu Trung Quốc chiếm các đảo, sẽ bị đánh phá, hoặc không bị đánh phá,nhưng Trung Quốc sẽ bị cô lập ở biển Đông.
- Trung Quốc không đủ khả năng làm chủ biển Đông-có tính cách chiếm dụng riêng, vì Mỹ và các nước khác ngoài Asean không cho Trung Quốc làm điều đó. Nếu mâu thuẫn lên cao, có thể chính các nước này sẽ có chiến tranh với Trung Quốc. Nên nhớ, còn một ẩn họa khác của khu vực là vấn đề Triều Tiên-Hàn Quốc mà Trung Quốc phải đối phó.

Hãy từ bỏ kiểu nhận thức sai lầm: xâm lấn đất đai.

- Đây là do tham vọng bá quyền và thói tham tàn kiểu tiểu nông phong kiến mà ra.
- Việc xâm lấn vài chục km2, hay vài trăm m đất của các nước xung quanh không làm Trung Quốc giàu có thêm. Trung Quốc còn rất nhiều đất đai hoang hóa, để không, đồi núi mênh mông không làm gì. Nó chỉ làm cho nhân loại tiến bộ khinh bỉ người Trung Quốc mà thôi.
Trung Quốc thích “bình thiên hạ” kiểu nào? Ăn cướp, cướp nước, lấn đất, bá chủ hoàn toàn kiểu Thành Cát Tư hãn, Hít le, bằng chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, hay “bình thiên hạ” bằng văn hóa và chính trị-kinh tế mềm?
Nhân loại đã có nhiều bài học trong lịch sử “tham thì thâm”: càng tham vọng, mở rộng, thì càng nhanh suy yếu, vì tính bất chính và bất tài của quân xâm lược. Thực tế lịch sử Trung Quôc vốn có hàng trăm các quốc gia khác nhau, đã tranh dành, đấu đá,nồi da nấu thịt lẫn nhau trong hàng ngàn năm qua, để có một Đại Hán như hôm nay-nhưng mới được có 62 năm. Trung Quốc cũng đã từng bị xâm lược-bị Nguyên Mông thống trị, bị 8 nước tiến đánh trong cuộc chiến Thuốc phiện, rồi Nhật chiếm. Nhân dân Trung Quốc cũng đã học bài học tự cường và biết thế nào là mất nước. Cũng lịch sử nói rằng, đối đầu với dân Việt Nam, thì người Trung Quốc cũng bất lợi thay vì có lợi lâu dài.
Nhưng cũng thực tế lịch sử rõ ràng là: Văn hóa Trung Quốc hiện nay không phải là văn hóa Hán,mà đó là sự pha trộn đến 80% nền văn minh lúa nước của người Việt. Nếu tính học thuyết Âm-Dương của người Việt, rồi sinh ra Hà-Đồ, Kinh Dịch, rồi sinh ra đến bốc phệ, Tứ Trụ, Lịch Can Chi, phong thủy, Y lý, Tử vi…thì thử hỏi văn hóa Trung Quốc còn lại gì? Cũng nhắc lại rằng, Lão Tử, Hi Di Trần Đoàn, Lỗ Tấn…là người dân tộc Việt.
Người Trung Quốc nên tự trọng thật sự và nên tự hào là có dòng giống Việt!
Ánh sáng phương Nam đã và sẽ chiếu dọi muôn đời cho các bạn-nếu các bạn biết nhận thức đúng và hiểu được đạo lý chân chính.
Cái gì là của Việt, sẽ phải trả lại đúng tên Việt trong tương lai!
Có lẽ có đến 60% dân số Trung Quốc ngày nay là dòng giống con cháu Việt! Các dòng họ nổi tiếng và đông đảo ngày nay của người Trung Quốc đều có xuất sứ từ dòng giống vua Nghiêu, vua Thuấn-vốn là tổ tiên của người Việt-Vua phương Nam-vùng Dương Tử trở ra Nam. Đó là cái nôi của văn hóa Trung Quốc ngày nay-chứ không liên quan gì đến văn hóa Hoa Hạ gốc Hán.
“Phương Nam gốc Tổ cần yên tĩnh. Phương Nam là nơi các con nhìn về cội nguồn và tươnglai vĩnh cửu-nơi nuôi dưỡng Nguyên khí của các con…Kẻ nào đụng đến phương Nam một lần nữa, sẽ xuống hỏa ngục vạn năm…”.

Người TrungQuốc ngày nay thật đáng thương hại vì đang tự lừa dối mình! Chắc rằng, rồi những Linh hồn đáng thương này khi bỏ xác trần kiếp này, sẽ được đón nhận như thế nào? Hãy tự xác định xem….
Cái chủ thuyết Đại Hán-đó là chủ thuyết giả-đầu đội mũ Đại Hán-nhưng thân-máu xương là Việt! Người Trung Quốc chân chính hãy sờ lên đầu mình, đưa tay sờ cái lưng mình xem, hãy thương lấy tổ tiên mình và thương lấy mình! Chứ không có Hán gì ở đây cả! Những Hồ, Lý, Trần…..đều là hậu duệ của Nghiêu, Thuấn hết!
- Thói tham lam vô độ và rất ích kỷ của người Trung Quốc-gọi là Hán nhân, đã làm cho ngay cả Hán nhân đối với nhau rất tham-tàn-độc-hiểm. Họ ăn thịt nhau chán và ăn thịt người khác, là đương nhiên! Họ chưa thấu được Từ bi-Cao Thượng-Độ Lượng-Nhân Từ…dù rằng có lắm đại Thánh xuất khứ, lắm đạo mọc ra, lắm tôn giáo hành pháp ở đó-nhưng xem ra cái chủ thuyết “bình thiên hạ” ích kỷ chưa làm họ mở mắt, thói quen cơ hội và tham lậu đúc kết ở 36 chước Hảo hán chưa làm họ chán lẫn nhau? Phim ảnh văn hóa cũ Trung Quốc chỉ rặt một thứ là cơ hội dẫm đạp đâm chém đấu đá nhau, chiếm dụng của người khác càng nhiều càng thành đạt. Những kẻ đáng mặt anh hùng đều dính máu chúng sinh vô tội, ngoi lên ngôi ghế bằng máu nhân dân rồi quay lưng với nhân dân…
Chưa nói đến cái chủ thuyết cao đẹp Cộng sản với tinh thần bác ái Đại đồng xem ra không làm cho họ động não đạo đức và trái tim thương yêu đồng loại cần lao...
Nên tự nhận thức lại, kẻo sau hối không kịp. Xem lại mấy chục năm kiếp người nay, học được điều gì bổ ích cho tiến hóa Linh hồn mình.
Vì cơ Trời sẽ khác…

Phát huy mặt tốt:


- Bản chất cần kiệm, đoàn kết.
- Phật tính,thiên lương không phải ai cũng mất hoàn toàn. Khắc phục sự vô minh chính trị,hãy vì sự ổn định-hòa đồng-phát triển chung của Nhân loại, con người, xã hội.
- Chăm lo ấm no cho 1,3 tỷ dân là con của Thượng đế-nhưng phải tôn trọng quyền sống của người khác, là hợp Đạo Trời.
- Nếu biết đường tiến, thì nêu cao tinh thần tương trợ-đoàn kết các dân tộc, các nước, lấy thế hòa để phát triển, lấy cứu độ dân nước khổ để xây nền đạo đức và uy tín quốc tế, chăm lo cho nhân loại bình ổn, là nền tảng của đạo lý, của Hòa bình,thì muôn năm Thịnh! Dù có vài tỷ dân cũng không lo đói, không đi cướp, chỉ lo thắng mình, thì có đói thiên hạ cũng lo cho mình.
Bất quá có mấy năm cầm quyền, mà người lãnh đạo thực đức, thực tài không thấy được điều này? Hay người Trung Quốc không còn hiền tài thực sự? Một cá nhân con người có mấy chục năm sống đời, lẽ nào không thấy cái lẽ dĩ tồn, không lấy bài học quá khứ ra để học, để tránh họa cho quốc gia, con cháu muôn đời?

Sưu tầm

(Bài viết này từ bi sẽ cứu số người Trung Quốc trong hiện tại và tương lai-nhờ các độc giả dịch ra tiếng Hoa để giáo độ dân đáng thương…)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh cáo Trung Quốc

Hãy từ bỏ tham vọng bá quyền, mơ bá chủ thế giới:

- Tham vọng bá chủ thế giới-điều này vĩnh viễn sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Lý do: - Chủ nghĩa thực dân cũ không còn phù hợp trong điều kiện toàn cầu hóa. Chủ nghĩa thực dân mới đã bộc lộ mâu thuẫn của thời đại là CNTB đang suy thoái và sẽ bị tiêu diệt trong tương lai gần, bằng chiến tranh của chính chúng và bằng sự trỗi dậy của nhân dân lao động khắp thế giới. Ngay cả Mỹ sẽ phải tiếp thu đường lối phát triển Mới-nếu muốn tồn tại trong một thế giới Đại Đồng. CNTB sẽ không là sự lựa chọn của Thế giới tương lai, vì rất đơn giản: Nếu còn CNTB, sẽ không có thế giới hòa bình hợp qui luật tiến hóa mới của Loài người.

Kiểu cách xâm lược, thống trị kiểu văn hóa tiểu nông phong kiến lạc hậu sẽ chỉ nhận được sự thảm bại hơn Hítle, Nguyên Mông…nếu còn ôm mộng lấy máu nhân loại phục vụ cho lợi ích ích kỷ, định hướng nhận thức mơ hồ nông cạn với tham vọng ngông cuồng không còn hợp với xu thế phát triển của Nhân loại trong tương lai. Điều này sẽ còn ứng với cả các thế lực vô minh khác, như kiểu Mỹ…

Xu thế của Nhân loại trong Thời đại Mới là: Đoànkết - Bình đẳng- Hòa bình- Hợp tác- Tiến hóa. Tất cả những gì chống lại các tiêu chí này, sẽ bị hủy diệt, tự tiêu hủy hoặc bị Trời diệt bằng các thảm họa thiên tai đặc dị…

- Còn rất lâu nữa, nếu tính như hiện nay, Trung Quốc mới đủ sức “thống trị” thế giới bằng kinh tế và quân sự. Về chính trị, với đường lối ngoại giao phản động, tất sẽ không bao giờ được lòng nhân dân thế giới tiến bộ. Nếu tiến hành chiến tranh,Trung Quốc sẽ nát như một con hổ giấy trong vài tháng, bong bóng kinh tế và chính trị sẽ vỡ ra, với tốc độ nhanh; không đủ tên lửa và súng đạn để đương đầu với Liên minh các nước tiến đánh. Điều này áp dụng cho cả chiến tranh Biển Đông nếu có.

Trung Quốc sẽ bị cô lập hoàn toàn cả về địa-chính trị, các con đường sẽ bị cắt đứt, các mối quan hệ kinh tế sẽ sụp đổ hoàn toàn, kể cả với các nước Châu Phi xa xôi, đương nhiên có thể dẫn đến chiến tranh khu vực, thậm chí có thể là họa để chiến tranhThế giới xảy ra, lúc đó không ai khác, Trung Quốc sẽ bị hậu quả khủng khiếp nhất, đặc biệt là sự tan vỡ của Nhà nước Trung Quốc…

- Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mâu thuẫn của sự “thống trị” đông dân, nhưng văn hóa và chính trị bất hòa đồng ngay trong nước và điều này sẽ là thảm họa trong tương lai gần của Trung Quốc-khi phân hóa xã hội sâu sắc sẽ biến thành phong trào đấu tranh của quần chúng đòi bình quyền dân chủ và tôn giáo, dân tộc và đòi lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…Sẽ là biến tấu của các loại hình biến phản xã hội loạn lạc, trong xu thế bất tuân luật pháp. Trung Quốc hoàn toàn có thể sẽ “vỡ nát”, nếu bị vài trận động đất nặng, hoặc ngập chìm trong “bể khổ” trầm luân của nước đập Tam Hiệp cùng sự tham lam mù quáng của dân chúng bị đẩy lên đỉnh cao của tinh thần bá quyền và thói kiêu hợm dốt nát Đại Hán, thói thamg iàu và thói quen tàn bạo trong văn hóa “nồi da nấu thịt-ăn thịt anh em kiểutruyền thống” mấy ngàn năm qua.

- Các thế lực hiện nay của thế giới sẽ chưa thể lụn bại để đón một “anh cả Trung Quốc”-họ sẽ làm mọi cách để Trung Quốc không thể bá chủ thế giới, thậm chí cả kinh tế. Nên nhớ, về thu nhập đầu người, thì Trung Quốc mới chỉ ở loại thoát nghèo, đang ở mức nước phát triển khá mà thôi. Để đứng vào hàng ngũ những nước công nghiệp phát triển cao, độc lập có tính bền vững về kinh tế và khoa học, thì Trung Quốc còn phấn đấu lâu dài mới theo kịp Mỹ, Nga, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Hàn…

Hãy từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông:

- Nước cờ của Trung Quốc trước nhất muốn bá chủ biển Đông, coi đó là sân nhà mình-trước mắt có lợi tính như sau: Khai thác được thật nhiều hải sản, dầu khí…là sen đầm biển Đông, mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị và gây áp lực, tạo thế ở Thái Bình Dương, tăng ảnh hưởng và nhòm ngó Ấn Độ dương, bảo đảm an ninh hàng hải-trong đó có đường chuyên chở nguyên-nhiên liệu cho Trung Quốc tiến lên…

Nhưng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thách thức và hậu quả sau:

- Nếu có chiến tranh, hoặc có sự xâm lược biển Đông-nhưng các nước trong vùng không thèm đánh lại, thì Trung Quốc sẽ mất hoàn toàn mối quan hệ chính trị-kinh tế với Asean, các nước này sẽ biến thành tiền duyên phòng ngự của các thế lực kinh khủng khác, khóa Trung Quốc cả ở trước mặt và sườn, thậm chí cả lưng, thành 3 mặt cô lập Trung Quốc. Cái lợi chưa thấy, sẽ thấy cái hại xấu xa của kẻ xấu chơi, của cái đểu rả, tham vọng xấu xa, bỉ ổi…

- Nếu có chiến tranh, thực lực các nước Asean đã rất mạnh cả về thế và lực, sẽ có hậu thuẫn lâu dài-chưa kể việc bao vây Trung Quốc và làm lụn bại Trung Quốc của các thế lực lớn. Nếu xét về tổng sức mạnh của Liên minh thì Trung Quốc khó có thể đối địch lâu dài. Đương nhiên là eo biển Malaca sẽ bị khóa lại mà Trung Quốc không đủ sức phá vỡ, chưa kể tuyến hàng hải của Trung Quốc ở Ấn Độ dương cũng sẽ bị tiến công. Nga cũng sẽ quay lưng lại Trung Quốc-vì họ không lạ gì tham vọng ngoái nhìn của Trung Quốc về phía Bắc…Về lâu dài, Nga lên quay lại biển Đông để đảm bảo quyền lợi ở đây…Ấn Độ sẽ cùng chiến hào của các nước bị xâm lược, họ cũng không lạ gì tham vọng của Trung Quốc định tiến chiếm Ấn Độ dương trong tương lai và còn đó mâu thuẫn về sự chiếm đất của Trung Quốc.

- Nếu Trung Quốc chiếm các đảo, sẽ bị đánh phá, hoặc không bị đánh phá,nhưng Trung Quốc sẽ bị cô lập ở biển Đông.

- Trung Quốc không đủ khả năng làm chủ biển Đông-có tính cách chiếm dụng riêng, vì Mỹ và các nước khác ngoài Asean không cho Trung Quốc làm điều đó. Nếu mâu thuẫn lên cao, có thể chính các nước này sẽ có chiến tranh với Trung Quốc. Nên nhớ, còn một ẩn họa khác của khu vực là vấn đề Triều Tiên-Hàn Quốc mà Trung Quốc phải đối phó.

Hãy từ bỏ kiểu nhận thức sai lầm: xâm lấn đất đai.

- Đây là do tham vọng bá quyền và thói tham tàn kiểu tiểu nông phong kiến mà ra.

- Việc xâm lấn vài chục km2, hay vài trăm m đất của các nước xung quanh không làm Trung Quốc giàu có thêm. Trung Quốc còn rất nhiều đất đai hoang hóa, để không, đồi núi mênh mông không làm gì. Nó chỉ làm cho nhân loại tiến bộ khinh bỉ người Trung Quốc mà thôi.

Trung Quốc thích “bình thiên hạ” kiểu nào? Ăn cướp, cướp nước, lấn đất, bá chủ hoàn toàn kiểu Thành Cát Tư hãn, Hít le, bằng chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, hay “bình thiên hạ” bằng văn hóa và chính trị-kinh tế mềm?

Nhân loại đã có nhiều bài học trong lịch sử “tham thì thâm”: càng tham vọng, mở rộng, thì càng nhanh suy yếu, vì tính bất chính và bất tài của quân xâm lược. Thực tế lịch sử Trung Quôc vốn có hàng trăm các quốc gia khác nhau, đã tranh dành, đấu đá,nồi da nấu thịt lẫn nhau trong hàng ngàn năm qua, để có một Đại Hán như hôm nay-nhưng mới được có 62 năm. Trung Quốc cũng đã từng bị xâm lược-bị Nguyên Mông thống trị, bị 8 nước tiến đánh trong cuộc chiến Thuốc phiện, rồi Nhật chiếm. Nhân dân Trung Quốc cũng đã học bài học tự cường và biết thế nào là mất nước. Cũng lịch sử nói rằng, đối đầu với dân Việt Nam, thì người Trung Quốc cũng bất lợi thay vì có lợi lâu dài.

Nhưng cũng thực tế lịch sử rõ ràng là: Văn hóa Trung Quốc hiện nay không phải là văn hóa Hán,mà đó là sự pha trộn đến 80% nền văn minh lúa nước của người Việt. Nếu tính học thuyết Âm-Dương của người Việt, rồi sinh ra Hà-Đồ, Kinh Dịch, rồi sinh ra đến bốc phệ, Tứ Trụ, Lịch Can Chi, phong thủy, Y lý, Tử vi…thì thử hỏi văn hóa Trung Quốc còn lại gì? Cũng nhắc lại rằng, Lão Tử, Hi Di Trần Đoàn, Lỗ Tấn…là người dân tộc Việt.

Người Trung Quốc nên tự trọng thật sự và nên tự hào là có dòng giống Việt!

Ánh sáng phương Nam đã và sẽ chiếu dọi muôn đời cho các bạn-nếu các bạn biết nhận thức đúng và hiểu được đạo lý chân chính.

Cái gì là của Việt, sẽ phải trả lại đúng tên Việt trong tương lai!

Có lẽ có đến 60% dân số Trung Quốc ngày nay là dòng giống con cháu Việt! Các dòng họ nổi tiếng và đông đảo ngày nay của người Trung Quốc đều có xuất sứ từ dòng giống vua Nghiêu, vua Thuấn-vốn là tổ tiên của người Việt-Vua phương Nam-vùng Dương Tử trở ra Nam. Đó là cái nôi của văn hóa Trung Quốc ngày nay-chứ không liên quan gì đến văn hóa Hoa Hạ gốc Hán.

“Phương Nam gốc Tổ cần yên tĩnh. Phương Nam là nơi các con nhìn về cội nguồn và tươnglai vĩnh cửu-nơi nuôi dưỡng Nguyên khí của các con…Kẻ nào đụng đến phương Nam một lần nữa, sẽ xuống hỏa ngục vạn năm…”.

Người TrungQuốc ngày nay thật đáng thương hại vì đang tự lừa dối mình! Chắc rằng, rồi những Linh hồn đáng thương này khi bỏ xác trần kiếp này, sẽ được đón nhận như thế nào? Hãy tự xác định xem….

Cái chủ thuyết Đại Hán-đó là chủ thuyết giả-đầu đội mũ Đại Hán-nhưng thân-máu xương là Việt! Người Trung Quốc chân chính hãy sờ lên đầu mình, đưa tay sờ cái lưng mình xem, hãy thương lấy tổ tiên mình và thương lấy mình! Chứ không có Hán gì ở đây cả! Những Hồ, Lý, Trần…..đều là hậu duệ của Nghiêu, Thuấn hết!

- Thói tham lam vô độ và rất ích kỷ của người Trung Quốc-gọi là Hán nhân, đã làm cho ngay cả Hán nhân đối với nhau rất tham-tàn-độc-hiểm. Họ ăn thịt nhau chán và ăn thịt người khác, là đương nhiên! Họ chưa thấu được Từ bi-Cao Thượng-Độ Lượng-Nhân Từ…dù rằng có lắm đại Thánh xuất khứ, lắm đạo mọc ra, lắm tôn giáo hành pháp ở đó-nhưng xem ra cái chủ thuyết “bình thiên hạ” ích kỷ chưa làm họ mở mắt, thói quen cơ hội và tham lậu đúc kết ở 36 chước Hảo hán chưa làm họ chán lẫn nhau? Phim ảnh văn hóa cũ Trung Quốc chỉ rặt một thứ là cơ hội dẫm đạp đâm chém đấu đá nhau, chiếm dụng của người khác càng nhiều càng thành đạt. Những kẻ đáng mặt anh hùng đều dính máu chúng sinh vô tội, ngoi lên ngôi ghế bằng máu nhân dân rồi quay lưng với nhân dân…

Chưa nói đến cái chủ thuyết cao đẹp Cộng sản với tinh thần bác ái Đại đồng xem ra không làm cho họ động não đạo đức và trái tim thương yêu đồng loại cần lao...

Nên tự nhận thức lại, kẻo sau hối không kịp. Xem lại mấy chục năm kiếp người nay, học được điều gì bổ ích cho tiến hóa Linh hồn mình.

Vì cơ Trời sẽ khác…

Phát huy mặt tốt:

- Bản chất cần kiệm, đoàn kết.

- Phật tính,thiên lương không phải ai cũng mất hoàn toàn. Khắc phục sự vô minh chính trị,hãy vì sự ổn định-hòa đồng-phát triển chung của Nhân loại, con người, xã hội.

- Chăm lo ấm no cho 1,3 tỷ dân là con của Thượng đế-nhưng phải tôn trọng quyền sống của người khác, là hợp Đạo Trời.

- Nếu biết đường tiến, thì nêu cao tinh thần tương trợ-đoàn kết các dân tộc, các nước, lấy thế hòa để phát triển, lấy cứu độ dân nước khổ để xây nền đạo đức và uy tín quốc tế, chăm lo cho nhân loại bình ổn, là nền tảng của đạo lý, của Hòa bình,thì muôn năm Thịnh! Dù có vài tỷ dân cũng không lo đói, không đi cướp, chỉ lo thắng mình, thì có đói thiên hạ cũng lo cho mình.

Bất quá có mấy năm cầm quyền, mà người lãnh đạo thực đức, thực tài không thấy được điều này? Hay người Trung Quốc không còn hiền tài thực sự? Một cá nhân con người có mấy chục năm sống đời, lẽ nào không thấy cái lẽ dĩ tồn, không lấy bài học quá khứ ra để học, để tránh họa cho quốc gia, con cháu muôn đời?

Sưu tầm

(Bài viết này từ bi sẽ cứu số người Trung Quốc trong hiện tại và tương lai-nhờ các độc giả dịch ra tiếng Hoa để giáo độ dân đáng thương…)
JUST ABYSMAL IGNORANCE .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay