Thiên Lang

Tàu Hải Giám Trung Quốc Khiêu Khích Nghiêm Trọng Lãnh Hải Việt Nam Sáng Này 26/5

194 bài viết trong chủ đề này

TRUNG QUỐC LẠI CẮT CÁP TÀU VIỆT NAM

Tàu Viking 02 đã phát pháo hiệu cảnh cáo song các tàu này vẫn lao vào, thiết bị cắt cáp chuyên dụng của tàu cá 6226 mắc vào cáp của Viking 02 khiến tàu thăm dò của Việt Nam không thể hoạt động bình thường. Hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng một số tàu cá khác sau đó đã tiến vào để giải cứu tàu 6226.

Posted Image

Cho biết khu vực xảy ra sự việc (lô 136/03 nằm ở 6o47,5 Bắc, 109o17,5 Đông) nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, bà Nga nhận định hành động này của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là có chủ ý, có tính toán và được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam.

"Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhận định các sự việc trên cho thấy rõ ý đồ của Trung Quốc muốn biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, hiện thực hóa chính sách đường 9 đoạn – đường lưỡi bò.

Bà Nga nhấn mạnh những điều này “đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được”.

Người phát ngôn Việt Nam cũng cho biết ngay chiều 9/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc để bày tỏ thái độ và làm rõ lập trường của phía Việt Nam về sự việc trên.

Đáng nói là sự việc diễn sau chỉ một thời gian ngắn sau vụ việc các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 cũng của PetroVietnam sáng 26/5. Khi bình luận về việc cắt cáp tàu Bình Minh 02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nói đó là việc làm "bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc". Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới".

Trong khi đó, chưa đầy 4 tháng qua, Philippines đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines.

Website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị tấn công

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cũng xác nhận việc website của một số cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao bị hacker tấn công. Website của Trung tâm biên phiên dịch đã bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này rất khó truy cập.

NHÌN SẮC DIỆN BÀ NGA BUỒN NGỦ THẤY CHÁN QUÁ. KHÔNG SẮC LẼM NHƯ CON MẸ NGOẠI GIAO KHU DƯƠNG ( KHƯƠNG DU).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là vụ tranh chấp Dận Sự mè, để doanh nghiệp tự xử lý.Khi nào nó dùng súng thì QĐNDVN mới lên tiếng, còn dùng kéo thì thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vấn đề này thật sự không đơn giản đâu các bác nhà mình ạ, mấy ngày nay VTB cùng với các bạn bè VN mình bút chiến ở diễn đàn quân sự Paskitan, phát hiện ra 1 điều rằng, không phải toàn bộ người dân TQ đều như thế, chỉ có chính phủ TQ và 1 vài người họ máu chiến và chủ nghĩa dân tộc thôi

Tất cả người dân TQ yêu chuộng hòa bình thì họ chả biết 1 tí gì thông tin cả, tất cả các thông tin họ biết được chỉ là 1 nửa, và thông tin đó là do chính phủ của họ cung cấp, đặc biệt trong lịch sử chiến tranh, họ chả biết 1 cái gì cả, tất cả mọi thứ họ biết chỉ là do chính phủ họ tuyên truyền, trong cách hiểu của họ quá ngây thơ, để thay đổi được suy nghĩ của họ thì khó như lên trời vậy, khi những người yêu hòa bình và chính nghĩa đang hiểu sai về ta, thì việc chanh chấp vừa rồi là đương nhiên

Nhân dân và bạn bè thế giới họ có thông tin về ta quá ít, họ chỉ biết rằng đó là 1 vùng biển đang tranh chấp, và vùng biển đó chả thuộc về ai trong lịch sử cả, đặc biệt với sự tuyên truyền ko mệt mỏi của TQ thì họ đang hiểu dần vùng lưỡi bò là của người TQ

Vì thế việc lấy lại Trường Sa và Hoàng Sa là rất khó khăn và vô cùng khó khăn, càng để lâu, cũng như thông tin không được tuyên truyền rộng dãi, thì việc lấy lại khó như lên trời vậy, vì chả ai tin vào VN cả, đến khi trong ý thức hệ của họ Biển Đông không thuộc về VN

Đi kiếm tài liệu bằng Tiếng Anh do những nhà ngâm cứu VN viết ra thì rất khó, có mấy cái trang có như hoangsa.org hoặc 1 vài trang khác, thì bị tin tặc TQ tấn công sập hết rồi

Qua vụ này VTB mới thấm được thế nào là đồng bào VN, qua diễn đàn quân sự đó, gặp được các bạn kiều bào từ Mỹ, Nhật bản, Nga, ... các bạn ấy ở xa tổ quốc và cực kỳ bận rộn nhưng lúc nào cũng hướng về tổ quốc

VTB đang chiến đấu với níc name BinhMinh02 của anh Thiên Lang

Anh em nào rảnh, ghé qua chiến đấu cùng nha

Anh A Châu nói thế là sai rồi, nếu để doanh nghiệp tự xử thì ta đã mắc vào bẫy của chúng rồi, hôm nay là doanh nghiệp, ngày mai là người dân, vì sau chả ai giám ra biển nữa, và đương nhiên biển đó là của họ, 1 tấc đất ta cũng không thể mất về tay họ được

Edited by Vi Tiểu Bảo
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là vụ tranh chấp Dận Sự mè, để doanh nghiệp tự xử lý.Khi nào nó dùng súng thì QĐNDVN mới lên tiếng, còn dùng kéo thì thôi.

Ơ hay, gặp cướp có vũ trang thì bác đánh nhau với nó àh??? Cảnh sát biển VN ở đâu nhỉ, lực lượng nào bảo vệ ngư dân hay là nhân dân nói chung??? Theo lời tướng Vịnh thì chúng ta phải bảo vệ cả bọn cướp/phá hoại nếu nó ở trên đất của VN, tức là kệ người dân/doanh nghiệp đánh nhau với cướp còn lực lượng vũ trang đứng xem (khi nào có công văn thì giải quyết). Cũng giống như ngư dân bị TQ bắt thì tự đàm phán và nộp tiền chuộc về, còn chính quyền thì ghi nhận sự việc xảy ra là có thật.

Lần đầu tiên TQ xâm phạm vùng biển và phá hoại tôi thấy tướng Vịnh nói còn có tí lý, còn sau lần thứ 2 bị xâm phạm chủ quyền thì tôi đặt câu hỏi khác (xin hiểu là câu hỏi cho các vị lãnh đạo):

- Liệu truyền thông theo "lề phải" có đang trấn an dư luận hay không???

- Liệu QĐND Việt Nam có đủ dũng cảm/sức mạnh để bảo vệ nhân dân, tổ quốc không???

- Vùng biển có chủ quyền mà không có biện pháp cứng rắn giải quyết dứt điểm thì liệu vùng đang tranh chấp sẽ giữ được bao lâu???

- Mất Nước thì Đảng,... có còn không???

TQ quá hiểu VN nên đang tận dụng triệt để sự "do dự" của chính quyền VN lấn tới. Tôi nghĩ rằng bản thân TQ cũng không dám phát động chiến tranh với VN bây giờ. Chúng ta cần phải phản ứng cứng rắn, chấp nhận hy sinh, chấp nhận tổn thất cho dù nặng nề nhưng sẽ là lời cảnh cáo, răn đe ngược TQ. Mỹ đang đứng xem VN - TQ làm gì để can thiệp, bên nào có lợi thì sẽ nhảy vào. Nếu chúng ta yếu thế, đương nhiên TQ và Mỹ sẽ hưởng lợi trên vùng trời, vùng biển VN. Miếng bánh đã đưa ra nhưng Mỹ chưa ăn, chờ xem.

Vài lời chia sẻ hơi gay gắt, mong các bác thông cảm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

ý kiến của mmm lại càng sai hơn, ta chỉ thắng địch khi tất cả nhân dân thế giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình TQ thấy, chúng ta là chính nghĩa

bất cứ 1 hành động quân sự nào của hải quân hay cảnh sát biển trong trường hợp này đều là ngu ngốc

Chúng dùng chiêu dân sự, ta dùng chiêu quân sự, khác gì ta là kẻ ngu, nằm trong tay của chúng điều khiển

Người dân TQ cũng như người dân VN vậy họ cực kỳ dễ bị kích động, bởi vì trong tâm trí họ, chính phủ của họ là luôn luôn đúng, ho chả hiểu bất cứ thông tin nào cả, ngay cả vụ tuyên bố của Bác Thanh nhà mình là đa phương, báo chí nó tung lên tin là song phương, chúng nó thay trắng đổi đen với người dân nó như thế, thì các hành động của mình khác gì Binladen, tất cả các thông tin mà người dân TQ được đọc đều đã được kiểm duyệt hết rồi, đến BBC bọn nó còn ko vào được thì nói cái gì

tại sao Binladen lại bị thất bại, bởi vì hắn chỉ biết có giết chóc và nhằm vào những người dân phương tây vô tội, tại sao ta lại thắng mỹ, tại vì nhân dân mỹ và nhân đã phản đối kịch liệt cuộc chiến tranh VN của mỹ

Vì thế chúng đã quá khôn ngoan khi dùng chiến thuật dân sự, ta lại càng phải khôn ngoan hơn chúng, chỉ tiếc là nhà nước ta thành lập đội kiểm ngư quá muộn, và hận là mình quá nghèo so với chúng, thuyền ta quá nhỏ và ít so với thuyền của chúng mà thôi

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM.

Vấn đề này thật sự không đơn giản đâu các bác nhà mình ạ, mấy ngày nay VTB cùng với các bạn bè VN mình bút chiến ở diễn đàn quân sự Paskitan, phát hiện ra 1 điều rằng, không phải toàn bộ người dân TQ đều như thế, chỉ có chính phủ TQ và 1 vài người họ máu chiến và chủ nghĩa dân tộc thôi

Tất cả người dân TQ yêu chuộng hòa bình thì họ chả biết 1 tí gì thông tin cả, tất cả các thông tin họ biết được chỉ là 1 nửa, và thông tin đó là do chính phủ của họ cung cấp, đặc biệt trong lịch sử chiến tranh, họ chả biết 1 cái gì cả, tất cả mọi thứ họ biết chỉ là do chính phủ họ tuyên truyền, trong cách hiểu của họ quá ngây thơ, để thay đổi được suy nghĩ của họ thì khó như lên trời vậy, khi những người yêu hòa bình và chính nghĩa đang hiểu sai về ta, thì việc chanh chấp vừa rồi là đương nhiên

Nhân dân và bạn bè thế giới họ có thông tin về ta quá ít, họ chỉ biết rằng đó là 1 vùng biển đang tranh chấp, và vùng biển đó chả thuộc về ai trong lịch sử cả, đặc biệt với sự tuyên truyền ko mệt mỏi của TQ thì họ đang hiểu dần vùng lưỡi bò là của người TQ

Vì thế việc lấy lại Trường Sa và Hoàng Sa là rất khó khăn và vô cùng khó khăn, càng để lâu, cũng như thông tin không được tuyên truyền rộng dãi, thì việc lấy lại khó như lên trời vậy, vì chả ai tin vào VN cả, đến khi trong ý thức hệ của họ Biển Đông không thuộc về VN

Đi kiếm tài liệu bằng Tiếng Anh do những nhà ngâm cứu VN viết ra thì rất khó, có mấy cái trang có như hoangsa.org hoặc 1 vài trang khác, thì bị tin tặc TQ tấn công sập hết rồi

Qua vụ này VTB mới thấm được thế nào là đồng bào VN, qua diễn đàn quân sự đó, gặp được các bạn kiều bào từ Mỹ, Nhật bản, Nga, ... các bạn ấy ở xa tổ quốc và cực kỳ bận rộn nhưng lúc nào cũng hướng về tổ quốc

VTB đang chiến đấu với níc name BinhMinh02 của anh Thiên Lang

Anh em nào rảnh, ghé qua chiến đấu cùng nha

Anh A Châu nói thế là sai rồi, nếu để doanh nghiệp tự xử thì ta đã mắc vào bẫy của chúng rồi, hôm nay là doanh nghiệp, ngày mai là người dân, vì sau chả ai giám ra biển nữa, và đương nhiên biển đó là của họ, 1 tấc đất ta cũng không thể mất về tay họ được

Chân lý đôi khi rất đơn giản!

Từ hàng ngàn năm trước đến cách đây vài chục năm, không có một người lính Tàu nào có mặt ở Trường Sa và Hoàng Sa để báo vệ cái gọi là chủ quyền biển đảo. Không hề có một người Tàu nào đến ở đó và sinh sống bằng nghê lượm ve chai và được chính quyền Trung Quốc cấp xác nhận cư trú.

Để có mặt ở đây - bắt đầu vào năm 1974 - họ phải tấn công các chiến hạm của binh sĩ thuộc nhà cầm quyền miền Nam cũ - Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc chiến kết thúc trong sự thống nhất nước Việt. Tất nhiên Trường Sa và Hoàng Sa thuộc quyền quản lý tiếp tục của lịch sử là dân tộc Việt.

Bởi vậy, chẳng có lý do gì để xác định cái chủ quyền của Trung Quốc ở đây cả.

Họ muốn làm bá chủ thế giới hay bá chủ khu vực thì rất tiếc! Họ không có cái bảng hiệu cho nghiêm chỉnh. Xin lỗi. Phát xít Nhật còn phịa ra được cái bảng hiệu "Đại Đông Á"! Phát xít Đức còn phịa ra được cái bảng hiệu " Dân tộc Thượng đẳng". ...Còn họ có bảng hiệu gì? Nền tảng văn hóa Trung Hoa với những Viện Khổng Tử được thành lập khắp thế giới làm cơ sở cho bảng hiệu của họ ah?

Xin lỗi: Nó thuộc về dân tộc Việt với lịch sử 5000 văn hiến - rõ ràng, rành mạch, có tính hệ thống và rất khoa học..

Sự khiêu khích và đụng chạm đến dân tộc Việt sẽ là sai lầm lớn nhất trong lịch sử của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nhưng đơn giản, họ không cần hiểu điều đó, vì họ đã bị tẩy não rồi bác Thiên Sứ ạ, khi họ chiến đấu họ nghĩ rằng họ là chính nghĩa, thì chính nghĩa khi đó thuộc về họ, khi tất cả các thông tin họ được tiếp cận đều bị sàng lọc hết rồi

Đến 1 ngày nào đó cháu sợ rằng 1 điều, hoàng sa và trường sa trong tâm thức của người dân thế giới và người dân trung quốc đều là của họ, như 1 phần bờ nam sông dương tử đã là của họ mãi mãi rồi, chả ai nghĩ rằng của ta nữa, ngay cả trong đại đa số người dân ta cũng nghĩ về 1 dải đất bờ nam sông dương tử là của họ

Khi nói chuyện với họ, mới hiểu rằng 1 điều là thay đổi ý thức hệ là khó vô cùng, anh em chiến đấu cùng nhau, nhiều khi tức điên lên, nhưng cũng đành động viên nhau là, ông cha ta ngày xưa chiến đấu có khi mất 5 năm 10 năm mới dành được độc lập đổ biết bao máu xương, với họ, họ cũng chỉ là nạn nhân của 1 tội ác, của 1 mục tiêu bá chủ và bành trướng mà thôi, là nạn nhân của việc thiếu thông tin, và thông tin đã bị sửa sai lệch hoàn toàn khi họ tiếp cận

Bác Thanh nói là đa phương, truyền thông chúng nói là song phương chẳng han

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng đơn giản, họ không cần hiểu điều đó, vì họ đã bị tẩy não rồi bác Thiên Sứ ạ, khi họ chiến đấu họ nghĩ rằng họ là chính nghĩa, thì chính nghĩa khi đó thuộc về họ, khi tất cả các thông tin họ được tiếp cận đều bị sàng lọc hết rồi

Đến 1 ngày nào đó cháu sợ rằng 1 điều, hoàng sa và trường sa trong tâm thức của người dân thế giới và người dân trung quốc đều là của họ, như 1 phần bờ nam sông dương tử đã là của họ mãi mãi rồi, chả ai nghĩ rằng của ta nữa, ngay cả trong đại đa số người dân ta cũng nghĩ về 1 dải đất bờ nam sông dương tử là của họ

Khi nói chuyện với họ, mới hiểu rằng 1 điều là thay đổi ý thức hệ là khó vô cùng, anh em chiến đấu cùng nhau, nhiều khi tức điên lên, nhưng cũng đành động viên nhau là, ông cha ta ngày xưa chiến đấu có khi mất 5 năm 10 năm mới dành được độc lập đổ biết bao máu xương, với họ, họ cũng chỉ là nạn nhân của 1 tội ác, của 1 mục tiêu bá chủ và bành trướng mà thôi, là nạn nhân của việc thiếu thông tin, và thông tin đã bị sửa sai lệch hoàn toàn khi họ tiếp cận

Bác Thanh nói là đa phương, truyền thông chúng nói là song phương chẳng han

Vi Tiêu Bảo bàn về thông tin truyền thông và mục đích của thông tin. Chú thì bàn về bản chất của vấn đế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc Mỹ hổ trợ đồng minh Philipine đây. Việt nam dựa vào sức mình là chính nhưng thấy có ông lớn Mỹ dung dăng dung dẻ chạy vào cũng thấy "vui vui " để xem coi mấy tàu hải giám TQ có đến quậy Chung-Hoon không ? Việtnam nên mời tàu Nga, Ấn đến chơi giao lưu. làm sao cho vùng biển này tấp nập tàu thuyền quốc tế cho nó vui. Có oánh lộn cũng có người chứng kiến.

Khu trục hạm Mỹ vào Tây Thái Bình Dương

Hoa Kỳ lại vừa điều chiếc USS Chung-Hoon, chiến hạm từng hỗ trợ tàu thăm dò Impeccable bị Trung Quốc 'làm phiền' năm 2009 ở Biển Đông, vào phía Tây Thái Bình Dương.

Tin hôm đầu tháng của Hải quân Hoa Kỳ cho hay chiếc khu trục hạm USS Chung-Hoon đã rời căn cứ ở đảo Hawaii để vào Tây Thái Bình Dương.

Chiếc tàu có 280 thủy thủ sẽ có các hoạt động hợp tác với các nước cùng liên minh (coalition partners) được điều ra khu vực này, theo trang web của Hải quân Mỹ.

Tin từ Tokyo hôm thứ Sáu 3/6 của Hải quân Hoa Kỳ cho hay chiếc tàu rời căn cứ ở Trân Châu Cảng hôm thứ Tư trong tuần trong sứ mạng xác định “quyền tự do hải hành" trong vùng.

Nhưng phía Mỹ cũng nói nhiệm vụ của tàu còn là để "răn đe" (deterrence), thúc đẩy "hòa bình, an ninh" cũng như đảm bảo sẵn sàng cứu trợ nhân đạo.

Sự cọ́ mặt của tàu chiến Mỹ tại vùng biển đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á không làm báo chí Hoa Kỳ ngạc nhiên.

Trong một bài blog trên trang The Diplomat hôm 8/6, cây bút Bấm Damien Tomkins từ trung tâm East-West Center ở Washington cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ nhằm "tích cực ủng hộ hòa bình và ổn đ̣ịnh" có tác dụng răn đe và cả hỗ trợ nhân đạo, là "điều tốt chung cho mọi bên".

Tác giả này cổ vũ cho phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates gần đây về nguyên tắc "thông thương hải lộ cho tất cả" ở Biển Đông.

Truyền thông Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng chính tàu Chung-Hoon hồi tháng 3/2009 đã "hộ tống tàu thăm dò Impeccable" khi chiếc tàu kia "rơi vào tâm điểm của một vụ giằng co với các tàu của Trung Quốc ở vùng Biển Nam Trung Hoa".

Năm ngoái, chiếc tàu mang hỏa tiễn có điều khiển này đã từng hợp tác huấn luyện với lực lượng phòng thủ bờ biển của Philippines ở Biển Sulu.

Mang tên vị phó đô đốc Gordon Chung-Hoon (1910-1979), người Mỹ gốc châu Á từng làm thống đốc Hawaii, tàu này cũng từng hợp tác tập trận với Hải quân Singapore.

Hồi tháng 7/2010, chiến hạm USS Chung-Hoon cũng có chuyến hải trình trên Thái Bình Dương, cùng chiếc USS Lassen, khi đó do Trung tá Lê Bá Hùng làm hạm trưởng.

Tàu USS Chung-Hoon, do Trung tá Stephen S. Erb chỉ huy cho đến ngày 8/6 vẫn đang ở giữa Thái Bình Dương, sau khi đi qua đảo Midway vào ngày Chủ Nhật.

Khu trục hạm USS Chung-Hoon (DDG-93), có trọng tải khoảng 9200 tấn, thuộc hạng Arleigh-Burke được trang bị radar Aegis, cùng nhiều hỏa tiễn chống phi cơ, tàu chiến, tàu ngầm và cả hỏa tiễn Tomahawk.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem ra TQ quyết leo thang chơi tới bến phen này. Chiêu của họ là Hải quân hổ trợ "dân sự" khiêu khích lấy thịt đè người, mục đích làm hải quân các nước khác " bắn trước" , xong hô hoán nhân dân TQ và thế giới, PLA "buộc" vào cuộc bảo vệ đất nước ...bla...bla.., đem đại binh Nam hạ, để cái tàu sân bay giữa biển làm căn cứ, xong nhùng nhằng, cù cưa, có cải kiện gì thì sự cũng đã rồi. Mỹ, Nga hay đãi cường nào đó có muốn giúp hay muốn đòi quyền lợi " giao thông tư do " cũng chẳng dám làm gì, chẳng lẽ bắn chìm cái tàu sân bay này....đành chia đôi quyền lợi cới TQ. Các nước Đông Nam Á tép riu...ú...ớ...chẳng lẻ ôm bom cảm tử thì thành khủng bố. Thâm thật

Nếu Nhật, Nga, Ấn cũng thấy như vậy thì họ nên đồng loạt lật hồ sơ, tranh chấp biên giới từa lưa với TQ ngay bây giờ, buộc TQ phải tứ bề rắc rối, chia sức ra, mới mong TQ bớt hung hăng, thoải mái dùng chiêu "tiên hạ thủ vi cường"

Sau khi làm gỏi Đông Nám Á, Ấn sẽ là mục tiêu thứ 2, thứ 3 là Nhật. Nga để lại xử lý cuối cùng hoặc chia 3 thế giới tạo thế "tam cường" Mỹ Trung Nga

Trung Quốc sắp tập trận hải quân

09/06/2011.Hải quân Trung Quốc hôm qua thông báo sẽ tiến hành tập trận kéo dài 2 tuần tại vùng biển Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng này. Tân Hoa xã đưa tin cuộc diễn tập “như thường lệ” sẽ diễn ra ở vùng biển quốc tế và không nhằm vào nước nào.

Trung Quốc không tiết lộ cụ thể địa điểm tập trận tại khu vực trên, vốn theo phân bổ địa lý gồm biển Đông, biển Philippines và vùng biển tây nam Nhật Bản, cũng như các tàu chiến tham gia. Tuy nhiên, trong lúc tình hình tranh chấp ở biển Đông chưa dịu bớt, kế hoạch tập trận nói trên càng gây thêm quan ngại trong khu vực. Hôm 7.6, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin kêu gọi Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông vì nước này có lợi ích lớn trong việc góp phần bảo vệ hòa bình và ổn định ở tuyến hàng hải quan trọng này.

Thông báo về cuộc tập trận sắp tới của Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi phái đoàn nước này cam kết giữ gìn hòa bình ở biển Đông trong cuộc họp tại Indonesia nhằm chuẩn bị cho các sự kiện sắp tới trong khu vực, theo tờ Jakarta Post. Cuộc họp này diễn ra từ 7 - 11.6 với mục đích chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) dự kiến được tổ chức từ 16 - 23.7.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh A Châu nói thế là sai rồi, nếu để doanh nghiệp tự xử thì ta đã mắc vào bẫy của chúng rồi, hôm nay là doanh nghiệp, ngày mai là người dân, vì sau chả ai giám ra biển nữa, và đương nhiên biển đó là của họ, 1 tấc đất ta cũng không thể mất về tay họ được

A chỉ diễn đạt lại đại ý lời của Ông Vịnh khi trả lời với báo chí thôi, hay anh hiểu sai ý của Ông Vịnh chăng?

Vi Tiểu Bảo & mnn đọc lại xem:

http://vtc.vn/2-2887...se-tham-gia.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự cố Viking2 và mưu đồ của Bắc Kinh

Những sự kiện gần đây tại Biển Đông đang làm cho dư luận đặt câu hỏi: phải chăng Bắc Kinh đang áp dụng binh pháp Tôn Tử cố tình biến cái không thể thành có thể, biến các khu vực không tranh chấp thành các khu vực tranh chấp để đòi hỏi được chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng yếu thế thông qua công thức "gác tranh chấp cùng khai thác".

Bắc Kinh đang dụng chiêu biến không thành có

Tôn Tử, chiến lược gia đại tài trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng với thuật dùng binh, biến hư thành thực, thực thành hư, làm đối phương nghi kỵ, chia rẽ lẫn nhau, rơi vào thế bị động, qua đó đạt được mục tiêu khống chế của mình. Những người mê chuyện Tam Quốc, hẳn còn thán phục Khổng Minh trong thành rỗng dùng tiếng đàn đuổi hàng vạn hùng binh của Tư Mã Ý, hay Tào Tháo cố tình tẩy xóa thư gửi Hàn Toại, lấp lửng nửa kín nửa hở, gây nghi ngờ, chia rẽ chú cháu Hàn Toại, Mã Siêu để hai bên tự đánh nhau đi đến chỗ tan rã.

Những sự kiện gần đây tại Biển Đông đang làm cho dư luận đặt câu hỏi: phải chăng Bắc Kinh đang áp dụng binh pháp Tôn Tử cố tình biến cái không thể thành có thể, biến các khu vực không tranh chấp thành các khu vực tranh chấp để đòi hỏi được chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng yếu thế thông qua công thức "gác tranh chấp cùng khai thác".

Sự kiện tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn trên thềm lục địa cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý được dư luận đánh giá là nghiệm trong vì 1) vụ việc xảy ra nằm sâu trong thềm lục địa và đặc quyền kinh tế mà quốc gia ven biển như Việt Nam được hưởng một cách hợp pháp theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982; 2) do một lực lượng chấp pháp của một nước tiến hành có chủ ý; 3) xâm phạm tài sản công của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Song dưới con mắt của các phát ngôn viên Trung Quốc thì đó là việc làm "bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc". Thậm chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới".

Tại Đối thoại Shangri-La ngày 3-5/6/2011, khi bị chất vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã dùng tới 27 lần từ hòa bình trong phát biểu của mình và khẳng định "Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra". Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật vừa đấm vừa xoa. Họ nhiều lần khẳng định yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng cùng các bên đàm phán. Trong khi Việt Nam đang chân thành mong muốn Trung Quốc thể hiện đúng như những gì mà Trung Quốc đã nói và cam kết thì các hoạt động trên biển lại càng trở nên phức tạp. Liên tục các tàu cá của Việt Nam và Philippines bị tấn công. Ngày 9/6/2011, tàu khảo sát địa chấn Viking 02 của Việt Nam lại tiếp tục bị tàu cá và tàu ngư chính của Trung Quốc quấy rối cắt cáp, phá chân vịt tại lô 136 thềm lục địa phía Nam. Vị trí lần này cũng chỉ cách đường cơ sở Việt Nam gần 100 hải lý.

Posted Image Hiện trường nơi xảy ra vụ tàu cá Trung Quốc lao vào phá cáp tàu Viking2 Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lớn tiếng đổ lỗi cho Việt Nam: "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với quần đảo Trường Sa và lãnh hải gần đó. Trung Quốc và Việt Nam nhiều lần đã đạt được sự đồng thuận quan trọng về cách xử lý phù hợp các vấn đề hàng hải và duy trì ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ có các nỗ lực nghiêm túc để thực hiện những đồng thuận liên quan". Một tuyên bố lấp lửng làm dư luận có thể hiểu nhầm Trung Quốc và Việt Nam đã có những đồng thuận và chính Việt Nam là bên không thực hiện. Rõ ràng Trung Quốc và Việt Nam đang tiến hành đàm phán thỏa thuận nguyên tắc về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này thể hiện thiện chí của Việt Nam, tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Lập trường của Việt Nam gồm 4 điểm: 1) Việt Nam được quyền có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế riêng từ đất liền Việt Nam không có tranh chấp, tách biệt với các vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, 2) Hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, 3) vùng biển của các đảo trong hai quần đảo được xác định theo Công ước luật biển năm 1982, cụ thể theo điều 121.3. Các đảo thuộc hai quần đảo này nếu có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế thì cũng là những vùng biển hạn chế không thể có đầy đủ hiệu lực trong phân định như từ lãnh thổ đất liền, phù hợp nguyên tắc "đất thống trị biển", 4) trong khi tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài, các bên tranh chấp ở Biển Đông cần kiềm chế, không mở rộng chiếm đóng mới, không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình, hợp tác trong những lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, phòng chống cướp biển theo đúng tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC 2002.

Như vậy, đúng như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời : "Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước".

Đường lưỡi bò và lập luận lạ lùng

Vậy thực chất đằng sau những lời nói và việc làm trái ngược của Trung Quốc là gì? Tờ Trung Quốc nhật báo (China Daily) ngày 8/6/2011 đã không ngại ngùng bộc lộ. Tranh chấp Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa) có ý nghĩa chiến lược quan trọng với Trung Quốc bởi hai lý do: Thứ nhất, Trung Quốc là nước lớn nhưng chưa phải là một siêu cường biển. Mặc dù có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế rộng, bờ biển đất liền và đảo dài nhưng phần đóng góp của biển với GDP còn nhỏ. Chỉ với một số ít các đảo đang tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát của mình, Trung Quốc không có đường để nối biển với đại dương. Thứ hai, không có một lực lương hải quân mạnh và sự chú trọng các quyền lợi biển, Trung Quốc vẫn ở vị thế không thuận lợi. Muốn trở thành một siêu cường có ảnh hưởng, Trung Quốc buộc phải chuyển từ "cường quốc đất liền" sang "siêu cường biển". Và tranh chấp Biển Đông là phép thử thực tế cho việc đạt được mục tiêu đó. Để thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông, không gì tốt hơn phương thức biến cái của người khác thành của mình, biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, đòi chia sẻ tài nguyên và quyền kiểm soát biển trên vùng biển của nước khác dưới chiêu thức 'gác tranh chấp cùng khai thác".

Tháng 5/2009 Trung Quốc lần đầu tiên đưa yêu sách đường lưỡi bò ra trước công chúng, trước Liên hợp quốc nhưng lại lớn tiếng cho rằng con đường này là đường lịch sử đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi và toàn bộ các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, thậm chí đến cả các bãi chưa từng nổi lên cũng như các vùng nước liên quan, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong phạm vi con đường này thuộc quyền quản hạt của Trung Quốc. Có nhẽ chỉ những học giả Trung Quốc quen xem mình là trung tâm của thế giới mới có lập luận lạ lùng như vậy.

Tại Hội nghị luật biển lần thứ nhất năm 1958 trong danh sách các vùng nước, vịnh lịch sử của thế giới, đốt đuốc lên cũng chẳng thấy có văn bản nào ghi nhận cái đường lưỡi bò. Một con đường đứt đoạn, vẽ tùy ý, không tọa độ sao có thể là một ranh giới biển được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Khái niệm "vùng nước liên quan" cũng chỉ là sản phẩm riêng của Trung Quốc, không có trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc. Ngay sau khi Trung Quốc lưu chiểu tấm bản đồ này lên Liên hợp quốc, Việt Nam, Malaysia và muộn hơn là Philippines đã lên tiếng phản đối. Các nước không liên quan như Indonesia, Mỹ cũng đều phê phán tính vô lý của con đường.

Ngày 14/4/2011, Trung Quốc lại đưa ra lập luận mới, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra yêu sách theo ngôn ngữ của luật biển quốc tế. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò. Họ vẫn tiếp tục dùng cả đường lưỡi bò và luật biển khi cần thiết và để bổ trợ cho nhau. Lấy sự không rõ ràng làm cơ sở bào chữa cho các hành động vi phạm luật quốc tế của mình. Thực chất đường lưỡi bò giống như một đường chủ trương yêu sách lớn của Trung Quốc làm thế mặc cả cho những đàm phán giải quyết sau này. Càng mở rộng vùng tranh chấp vào sâu lãnh thổ hay vùng biển đối phương càng có lợi thế để mặc cả. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc chẳng lấy gì làm lạ với chiến thuật biến không thành có này của Bắc Kinh.

Cạm bẫy "gác tranh chấp, cùng khai thác"

Bước thứ hai của chiến lược "biến cái không thể thành có thể" là tạo cớ, gây sức ép với các nước lân cận để khẳng định trên thực tế "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Đây là lý do vi sao gần đây Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quấy rối. Từ việc đơn phương thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hàng năm từ 15/5 đến 31/8 tới các hoạt động cản trở tàu thuyền Việt Nam và Philippines trong tháng 3-tháng 6/2011, hay hoạt động dùng tàu ngầm đặt quốc huy dưới đáy biển Bãi cạn Tăng Mẫu gần Malaysia đầu năm 2011, các hoạt động này đều có một điểm chung là nằm trên ranh giới của "đường lưỡi bò".

Bắc Kinh mong muốn dưới sức ép của cây gậy, các bên hữu quan sẽ phải chấp nhận củ cà rốt họ đưa. Đó là chủ trương "chủ quyền tại ngã, gác tranh chấp cùng khai thác". Chủ trương này theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc gồm 4 yếu tố : 1) Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc; 2) Khi điều kiện chưa chín muồi để có giải pháp cho tranh chấp chủ quyền, đàm phán về chủ quyền có thể hoãn lại để có thể gác tranh chấp sang một bên. Gác tranh chấp không có nghĩa từ bỏ chủ quyền. Nó chỉ là gác tranh chấp lại chờ thời gian thích hợp; 3) Khai thác chung các vùng lãnh thổ liên quan; 4. Mục đích của khai thác chung là nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện cho giải pháp cuối cùng về chủ quyền lãnh thổ.

Như vậy "gác tranh chấp cùng khai thác" của Trung Quốc thực chất chỉ để phục vụ cho điều kiện thứ nhất "Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc". Chấp nhận "gác tranh chấp cùng khai thác", tức chấp nhận đường yêu sách lưỡi bò của Bắc Kinh. Điều kiện chín muồi ở đây là thời điểm Bắc Kinh đủ sức để kiểm soát toàn bộ các vùng biển và lãnh thổ này trong phạm vi đường lưỡi bò. Trong khi chờ đợi điều kiện chín muồi này thì các bên cùng khai thác, tức Bắc Kinh có quyền ngang hàng với nước chủ nhà trong thăm dò, khai thác và quản lý các tài nguyên của họ. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác chỉ được đề xuất trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước khác mà Bắc Kinh chưa thể và không thể kiểm soát. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác không được Bắc Kinh chấp nhận ở những nơi họ đã giành được quyền kiểm soát một cách phi pháp như Hoàng Sa và một số khu vực ở Trường Sa.

Đã đến lúc đưa vấn đề ra LHQ

Đường lưỡi bò và gác tranh chấp cùng khai thác là hai yếu tố cấu thành của một chủ trương lớn độc chiếm Biển Đông. Các hành động mạnh bạo vừa qua là thể hiện ý chí của Trung Quốc áp đặt cho các nước xung quanh Biển Đông chấp nhận công thức đó. Phép thử của Trung Quốc ngày 26/5/2011 muốn nắn gân Việt Nam, Philippin, Hiệp hội các nước ASEAN, Mỹ và các nước khác có lợi ích ở Biển Đông. Phản ứng của Việt Nam, Philippin, Malaysia, Indonesia và Mỹ là tích cực. Các bên đều mong muốn Trung Quốc tôn trọng những gì đã cam kết, cần phải có một lộ trình rõ ràng nếu không sẽ có đụng độ.

Tuy nhiên những phản ứng đó có lẽ còn chưa đủ để ngăn cản những bước đi liều lĩnh của Bắc Kinh, tiếp tục xây dựng các công trình trên các bãi đá ngầm gần Philippin và cắt cáp của tàu Viking 02 trên thềm lục địa Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam và Philippin đưa vấn đề ra trước Liên hợp quốc hoặc cả hai nước cùng gửi Công hàm lên Liên hợp quốc. ASEAN dưới sự chủ tọa của Indonesia cần sớm có một Tuyên bố về tình hình Biển Đông như Tuyên bố năm 1992 mở đầu cho quá trình xây dựng Tuyên bố DOC.

Các nước có quyền lợi ở Biển Đông và ASEAN cần sớm đưa vấn đề giải thích và áp dụng điều 121.3 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 về quy chế các đảo đá ra trước Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật biển. Một trong những nguồn gốc làm phức tạp vấn đề Biển Đông chính là sự không rõ ràng của điều khoản này. Và tất cả những nước có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế hợp pháp bị vi phạm cần kiên quyết thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình trước những hành động quá khích, đe dọa tính mạng và tài sản công. Có như thế điều không thể vẫn chỉ là không thể và công lý không bị xói mòn.

Nguon: TuanVietNam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

ý kiến của mmm lại càng sai hơn, ta chỉ thắng địch khi tất cả nhân dân thế giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình TQ thấy, chúng ta là chính nghĩa

bất cứ 1 hành động quân sự nào của hải quân hay cảnh sát biển trong trường hợp này đều là ngu ngốc

Chúng dùng chiêu dân sự, ta dùng chiêu quân sự, khác gì ta là kẻ ngu, nằm trong tay của chúng điều khiển

Người dân TQ cũng như người dân VN vậy họ cực kỳ dễ bị kích động, bởi vì trong tâm trí họ, chính phủ của họ là luôn luôn đúng, ho chả hiểu bất cứ thông tin nào cả, ngay cả vụ tuyên bố của Bác Thanh nhà mình là đa phương, báo chí nó tung lên tin là song phương, chúng nó thay trắng đổi đen với người dân nó như thế, thì các hành động của mình khác gì Binladen, tất cả các thông tin mà người dân TQ được đọc đều đã được kiểm duyệt hết rồi, đến BBC bọn nó còn ko vào được thì nói cái gì

tại sao Binladen lại bị thất bại, bởi vì hắn chỉ biết có giết chóc và nhằm vào những người dân phương tây vô tội, tại sao ta lại thắng mỹ, tại vì nhân dân mỹ và nhân đã phản đối kịch liệt cuộc chiến tranh VN của mỹ

Vì thế chúng đã quá khôn ngoan khi dùng chiến thuật dân sự, ta lại càng phải khôn ngoan hơn chúng, chỉ tiếc là nhà nước ta thành lập đội kiểm ngư quá muộn, và hận là mình quá nghèo so với chúng, thuyền ta quá nhỏ và ít so với thuyền của chúng mà thôi

@ViTieuBao: bác thử hỏi dân TQ xem bây giờ họ có biết chính xác cuộc chiến năm 79 là gì không? Và cuộc chiến Campuchia, chúng ta có được quốc tế ủng hộ không? Người dân TQ và cả VN cũng thế, đều bị kiểm duyệt thông tin và định hướng thông tin. Bác xem câu hỏi đầu tiên của tôi và đọc lại các bài báo của VN gần đây mà xem (thông tin 1 chiều hết)

@Achau: Tôi đã đọc bài đấy trước khi trả lời bác, chính vì vậy tôi mới nói sau lần xâm phạm thứ 2 của TQ thì cần xem xét lại quan điểm của tướng Vịnh. Tất nhiên không phải quan điểm của tôi là đúng hoàn toàn (kể cả tướng Vịnh), cái này phải được thực tiễn chứng minh. Vấn đề dân tộc VN sẽ phải trả giá nào cho sai lầm thôi. Thực ra thì tôi nhân câu nói của bác để chia sẻ bức xúc chứ không chỉ trích gì bác đâu.

Các bác cũng thấy tàu cá của chúng ta hoạt động ở biển Đông vẫn bị TQ bắt giữ coi như xâm phạm lãnh thổ TQ, vậy chúng ta phải tiếp tục nhường nhịn nữa cho đúng quan điểm lãnh đạo??? Lúc nào có điều kiện các bác đến Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu hỏi thăm dân biển thử, tàu TQ chạy vè vè ngoài biển của mình như trong ao nhà chúng.

Các cụ ngày xưa nói rất đúng, bây giờ làm sao để nghèo mà không hèn khó quá, khó quá vậy.

Edited by mnn
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ViTieuBao: bác thử hỏi dân TQ xem bây giờ họ có biết chính xác cuộc chiến năm 79 là gì không? Và cuộc chiến Campuchia, chúng ta có được quốc tế ủng hộ không? Người dân TQ và cả VN cũng thế, đều bị kiểm duyệt thông tin và định hướng thông tin. Bác xem câu hỏi đầu tiên của tôi và đọc lại các bài báo của VN gần đây mà xem (thông tin 1 chiều hết)

@Achau: Tôi đã đọc bài đấy trước khi trả lời bác, chính vì vậy tôi mới nói sau lần xâm phạm thứ 2 của TQ thì cần xem xét lại quan điểm của tướng Vịnh. Tất nhiên không phải quan điểm của tôi là đúng hoàn toàn (kể cả tướng Vịnh), cái này phải được thực tiễn chứng minh. Vấn đề dân tộc VN sẽ phải trả giá nào cho sai lầm thôi. Thực ra thì tôi nhân câu nói của bác để chia sẻ bức xúc chứ không chỉ trích gì bác đâu.

Các bác cũng thấy tàu cá của chúng ta hoạt động ở biển Đông vẫn bị TQ bắt giữ coi như xâm phạm lãnh thổ TQ, vậy chúng ta phải tiếp tục nhường nhịn nữa cho đúng quan điểm lãnh đạo??? Lúc nào có điều kiện các bác đến Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu hỏi thăm dân biển thử, tàu TQ chạy vè vè ngoài biển của mình như trong ao nhà chúng.

Các cụ ngày xưa nói rất đúng, bây giờ làm sao để nghèo mà không hèn khó quá, khó quá vậy.

Ngày xưa khác, thời thế bây giờ khác anh à. Hiện tại, Việt Nam thì bên trong lạm phát , tham nhũng, thâm hụt ngân sách... tăng cao. Bên ngoài thì cướp biển lăm le. Trang bị vũ khí Hải Quân thì vài năm nữa mới có một chút thực lực đầy đủ. Tôi cho rằng, quyết sách của Đảng và Nhà nước theo đường lối hiện nay là đúng đắn. Dù rằng, đọc mấy bài trên mạng tôi cũng điên tiết lên. Đẩy lòng dân đến mức căm phẩn kẻ thù, yêu nước tột độ thì sợ gì mà không chiến thắng cái đám cướp biển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

vâng em xin lỗi anh achau

đất nước VN đang trong hoàn cảnh rất khó khăn

@mmm dân trung quốc nó có cái nhìn và cái hiểu sai về chiến tranh năm 1979, campuchia, và nhiều cuộc chiến khác, anh em bút chiến ở đó, ai cũng hiểu điều đó, đã khai sáng cái đầu của bọn nó 1 ít rồi, hiện giờ cách nói chuyện của họ đã có cái nhìn đa chiều hơn, không như thời gian đầu nc với mình

Thông tin của họ được kiểm duyệt, thông tin của mình cũng thế, nhưng tôi biết đọc các thôn tin đa chiều từ bbc, ....

nói chung chiến đấu với chúng, phát hiện ra 1 điều rằng, chúng có những thằng rất phát xít, rất thích chiến tranh và soáy vào các nỗi đau chiến tranh vn như vụ mỹ lai, chất độc mầu da cam, ... mục đích là kích động ta và mỹ đánh nhau, nhưng cũng có những người dân trung quốc yêu chuộng hòa bình ở đó, họ thiếu thông tin, vì thế ko thể trách họ, họ chỉ là nạn nhân của 1 mục đích xấu mà thôi

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào mọi người,

Từ khi TQ có hành động khiêu khích đến nay cá nhân tôi cũng như bao người con khác của đất nước này để rất bất bình, cũng muốn có những hành động theo kiểu cá nhân chủ nghĩa. Tuy nhiên với 1 đất nước thì việc đó cần thật sự bình tĩnh và có những hành động cụ thể từ ngoại giao, thương lượng, đàm phán ... để trách ảnh hưởng đến người dân, đổ máu đáng thương....

Rất mong mỏi và chờ đợi những sáng kiến giúp Chính phủ, nhà nước giải quyết bất bình trong tranh chấp biển đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Petrotimes.vn bị hacker tấn công xóa dữ liệu

Cập nhật lúc 10/06/2011 12:36:48 PM (GMT+7)

Posted Image - Tờ báo điện tử đưa tin đầu nguồn về các vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, cắt cáp thăm dò địa chấn của các tàu Petrovietnam vừa bị tấn công làm tê liệt tối qua, 9/6.

>Hơn 1.500 trang web Việt bị tấn công

>Nguy cơ chiến tranh mạng đang tăng

>Hàng loạt website Việt Nam bị tấn công

Dữ liệu website Petrotimes.vn cũng bị hacker xóa sạch nhưng rất may đã được sao lưu đầy đủ nên không gây thiệt hại nào đáng kể.

Posted Image

Trả lời phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Như Phong, Tổng biên tập Báo điện tử Tin nhanh Năng Lượng Mới – PetroTimes.vn, cho biết: Vào lúc hơn 20h tối qua (9/6), một lượng truy cập khoảng trên 600 ngàn kết nối đồng thời đã dồn vào websie petrotimes.vn khiến website bị ngừng hoạt động vì quá tải.

Không chỉ bị tấn công từ chối dịch vụ, ông Nguyễn Như Phong cho biết toàn bộ dữ liệu của website Petrotimes đã bị hacker xóa sạch. Tuy nhiên, nhờ có sự cảnh báo từ trước của các cơ quan chức năng và an ninh mạng, toàn bộ hệ thống đã được sao lưu dữ liệu đầy đủ nên website đã được khôi phục trở lại nhanh chóng và chỉ bị gián đoạn trong khoảng hơn 30 phút.

Lúc 5h30 sáng qua (9/6), một tàu Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lãnh hải Việt Nam và cắt cáp địa chấn tàu Viking II của Petrovietnam. Do có thông tin đầu nguồn của ngành dầu khí, PetroTimes.vn là tờ báo điện tử đưa tin và ảnh chụp, video đầu tiên về vụ việc trong buổi chiều cùng ngày.

Sau khi đưa tin về việc tàu Viking II bị cắt cáp được vài tiếng, PetroTimes đã phải hứng chịu cuộc tấn công kép từ hacker nước ngoài, bao gồm cả tấn công từ chối dịch vụ và xâm nhập phá hoại cơ sở dữ liệu. Các thông tin phân tích dữ liệu log cho thấy có nhiều dải địa chỉ IP tham gia tấn công xuất phát từ Trung Quốc.

Trước đó, ngày 8/6, trang web của Trung tâm biên phiên dịch quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao VN tại địa chỉ ntc.mofa.gov.vn cũng đã bị tin tặc xâm nhập và treo cờ Trung Quốc, đồng thời thay đổi nội dung các đường link bên trái website.

Việc các webiste chính thống của Việt Nam phát ngôn, đưa thông tin trực tiếp về vụ các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, cắt cáp tầu thăm dò dầu khí của Việt Nam đều bị tấn công cho thấy các hacker nước ngoài đang chuyển hướng tấn công vào các mục tiêu website quan trọng của Việt Nam chứ không chỉ dừng lại ở các website nhỏ lẻ của doanh nghiệp, cá nhân thiếu bảo mật như trước. Đây là một hành động leo thang về tấn công mạng đáng lo ngại, cũng như có sự liên quan mật thiết với các hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu Trung Quốc.

Huy Phong

http://vietnamnet.vn...xoa-du-lieu.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân bảo vệ Hoàng Sa tập trận trên biển ngày 13/6

10/06/2011 15:41

(VTC News) - Hải quân Việt Nam sẽ tổ chức bắn đạn thật ở khu vực Hòn Ông, biển Quảng Nam vào buổi tối thứ hai, ngày 13/6.

Posted Image

Tàu tên lửa Vùng 4 Hải quân bắn đạn thật trên biển. Ảnh: internet.

Trao đổi với VTC News chiều nay, 10/6, Đại diện Quân chủng Hải quân Vùng 3 (bảo vệ quần đảo Hoàng Sa), cho hay, từ 18 đến 24 giờ ngày 13/6, đơn vị sẽ tập trận bắn đạn thật trên biển.

Cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ diễn ra trên khu vực giới hạn bởi 4 điểm A, B, C, D.

Cụ thể, điểm A ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm B ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm C ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông, điểm D ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông.

Chính vì vậy, sẽ cấm các phương tiện thủy không hoạt động ở khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật.

Những hoạt động như này diễn ra vài lần trong năm.

Tin liên quan » Video phô diễn sức mạnh của hải quân Việt Nam

» Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

» Phó Tư lệnh hải quân Việt Nam nói về bảo vệ lãnh hải

» Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ

Phương Đông

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'

"Trung Quốc đang thử thách, khiêu khích và chờ đợi sự mất bình tĩnh của chúng ta. Thời gian tới Trung Quốc không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục có những hoạt động mạnh", nguyên trưởng ban biên giới Chính phủ đánh giá.

> Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò của Việt Nam

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trao đổi với VnExpress sau sự kiện Trung Quốc tiếp tục phá cáp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Tại Đối thoại an ninh khu vực Shangri La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc liên tục nhắc đến "hòa bình". Vậy tại sao, vừa trở về, họ đã tiếp tục có hành động phá hoại tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam?

- Dư luận trong nước và quốc tế vừa qua đã có tiếng nói khá mạnh mẽ. Riêng tiếng nói chính thức Việt Nam rất cương quyết. Các nước Philippines, Malaysia cũng thế. Về mặt nguyên tắc, Mỹ vẫn thể hiện thái độ của mình, không từ bỏ lợi ích của mình ở Biển Đông. Nhưng về mức độ, so với tuyên bố năm ngoái của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gate không mạnh mẽ bằng.

Trong khi đó, trước khi xảy ra vụ cắt cáp của tàu Bình Minh 2 cũng như trước hội nghị Shangri La, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã có hàng loạt chuyến công du lobby ngoại giao để tạo thuận lợi cho những hành động trên thực địa. Và với tuyên bố không đủ mạnh của các bên dẫn đến việc Trung Quốc mạnh dạn phớt lờ dư luận.

* Clip tàu Viking II bị tàu Trung Quốc uy hiếp- Với việc liên tiếp uy hiếp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, Trung Quốc đang muốn gì, thưa ông?

- Sự kiện tàu Trung Quốc phá cáp của Viking II ngày 9/6 là một bước trong loạt hành động của Trung Quốc trong việc tìm cách cản phá việc thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Điều này tôi có thể hình dung và phán đoán khi xâu chuỗi các hành động đối với các nước trong khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu cá đã hai lần ngang ngược xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để tấn công, phá hoại cáp thăm dò trên các tàu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc còn dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam và nhiều lần xâm phạm chủ quyền của Philippines.

Mục đích của họ không thay đổi về chiến lược đó là là hành động để hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, với hành động cụ thể lần này, Trung Quốc tiếp tục thử thách phản ứng của Việt Nam, thử thách các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Với các hành động cụ thể vừa rồi với Bình Minh 02 và Viking II, ý đồ trước mắt của họ là đánh vào kinh tế, quan hệ kinh tế và sự hợp tác làm ăn giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài, phát lời cảnh báo với các đối tác đang, hoặc có ý định làm ăn với Việt Nam. Họ đánh vào quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước. Đây là hành động tính toán cực kỳ kỹ lưỡng.

Trong thời gian tới Trung Quốc không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục có những hoạt động mạnh hơn như tiến tới khoan thăm dò sau khi đã phân lô trên Biển Đông, đặt giàn khoan trên biển. Tất cả là nhằm hợp thức hóa yêu sách về chủ quyền trên biển.

Posted ImageTàu Viking 2. Ảnh: PetroTimes.- Trung Quốc biết rõ tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam có tàu bảo vệ, vì sao họ vẫn phá rối?

- Có nhiều lý do, nhưng dưới góc độ thực tế họ tính toán tới lực lượng sức mạnh tại chỗ trong thời điểm đó. Khi hành động, đối đầu trực diện thì họ tính tới sự bảo vệ của mình với tàu thăm dò. Nếu sự bảo vệ không đủ, họ sẽ mạnh dạn quấy phá. Thứ hai là thời điểm tiến hành, họ tính toán lúc thuận lợi nhất để cho tàu cá chạy vào khu vực ta đang thăm dò.

Việc dẫn theo 2 tàu kiểm ngư, trong đó có tàu 311 có trọng tải tới hơn 4.000 tấn chứng tỏ không hề ngẫu nhiên. Họ tính rất kỹ, nấp dưới danh nghĩa dân sự nhưng tôi cho rằng đó là lực lượng quân sự nấp dưới vỏ bọc dân sự, hành chính. Trung Quốc có sức mạnh, nhưng về lý, về lẽ phải họ không có.

- Theo ông, Việt Nam cần có hành động và thái độ như thế nào sau tàu Viking 2 và tàu Bình Minh liên tiếp bị uy hiếp?

- Trung Quốc đang quấy phá, tạo ra sự tranh chấp, dựng lên tranh chấp để cố chứng tỏ với thế giới rằng họ có lợi ích ở đây và cần đàm phán với họ. Đấy là điểm cốt yếu chí tử của họ khi áp đặt ý chí chủ quan nhưng không có cơ sở gì về đường lưỡi bò.

Trước những hành động cụ thể như trong vụ tàu Viking II thì chúng ta nên biến tuyên bố về nguyên tắc - những gì mình nói với thế giới - thành những việc làm cụ thể. Ví dụ như yêu cầu Trung Quốc bồi thường; lập thủ tục hồ sơ để đưa ra cơ quan tài phán quốc tế và có tiếng nói chính thức lên Liên Hợp quốc.

Chúng ta cũng cần nói rõ với các nước trong khu vực, nói với các nước lớn có lợi ích trên Biển Đông. Tức là mình phải tiến thêm một bước cụ thể hơn nữa chứ không chỉ có tuyên bố về nguyên tắc.

- Có ý kiến cho rằng, các nước ASEAN đang tự làm suy yếu mình vì không đưa ra tuyên bố chung trước những hành động gây hấn của Trung Quốc. Ông nghĩ sao?

- Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn dùng chiêu bài "song phương" đối với các nước ASEAN để đánh lẻ, bẻ từng chiếc đũa. Họ nhằm vào từng nước để lôi kéo hoặc phá rối mối liên kết nội khối. Rõ ràng, họ vẫn tiếp tục, không muốn đàm phán đa phương, quốc tế hóa. Nếu các quốc gia ASEAN sơ hở, Trung Quốc sẽ lợi dụng.

Tôi cho rằng, sau hành động lần này của Trung Quốc, với tư cách là một bên ký tuyên bố DOC, khối ASEAN cần có chung tiếng nói đủ rắn mà không phải chờ tới cuộc họp thường kỳ nào. Một tuyên bố chung là rất có ý nghĩa vào lúc này để nói lên ý chí, sự thống nhất của khối. Chỉ với sự thống nhất, các nước lớn có mối quan tâm về an ninh khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ... mới có cách tiếp cận chính thức với những bất ổn trên biển Đông.

- Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có hành động cứng rắn hơn nữa trước sự xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc. Quan điểm của ông thế nào?

- Hành động của Trung Quốc là sự thử thách, khiêu khích. Họ chờ đợi sự mất bình tĩnh của chúng ta. Thậm chí, có thể họ đã tính đến việc mình không kiềm chế được và nổ súng trước vào các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của họ.

Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chúng ta đã có những thời điểm tương tự như hiện nay. Trung Quốc đang thử thách lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng từ phía các lực lượng của Việt Nam. Chỉ cần mình mất tỉnh táo, bình tĩnh, sử dụng vũ lực thì họ sẽ lấy cái cớ đó để tiến hành các hoạt động ở mức độ quân sự.

Cái quan trọng nhất là chúng ta phải bình tĩnh, kiềm chế, tiếp tục hành xử theo đúng quy định, thủ tục pháp lý. Nếu mình làm đúng như vậy thì lẽ phải thuộc về mình, không có gì phải sợ.

Posted Image"Tuyệt đối không dùng vũ lực. Tránh rơi vào cạm bẫy khiêu khích của họ". Ảnh: Nguyễn Hưng.- Nếu các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của họ tiếp tục phá hoại, chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống tiếp theo như thế nào?

- Điều cần khẳng định đầu tiên là chúng ta nhất định không được vì sự quấy phá, xâm phạm của Trung Quốc mà ngừng các hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền của mình. Nếu dừng lại, chúng ta sẽ rơi vào thế yếu, tạo cớ cho Trung Quốc rêu rao trên các diễn đàn thế giới cũng như với dư luận Trung Quốc về thứ chủ quyền mà họ vẽ ra.

Còn nếu họ tiếp tục phá, ta phải có cách ngăn cản theo đúng thủ tục pháp lý. Ví dụ trong trường hợp Viking II thì các lực lượng của Việt Nam hoàn toàn có quyền bắt giữ tàu cá, dẫn độ vào bờ, làm đúng thủ tục và đưa ra xét xử tại tòa án. Công ước Luật biển 1982 đã nói rõ điều đó, có điều phải tuyệt đối không dùng vũ lực. Tránh rơi vào cạm bẫy khiêu khích của họ.

Nguyễn Hưng thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước *

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nhà thơ: Nguyễn Việt Chiến

Edited by Vi Tiểu Bảo
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tự Nguyện - Trương Quốc Thắng

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

Từ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời

Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời

Là người, xin một lần khi nằm xuống

Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi tổ quốc ngàn năm văn hiến!

Trái tim tôi xin hiến khi tổ quốc cần!

Share this post


Link to post
Share on other sites

ý kiến của mmm lại càng sai hơn, ta chỉ thắng địch khi tất cả nhân dân thế giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình TQ thấy, chúng ta là chính nghĩa

bất cứ 1 hành động quân sự nào của hải quân hay cảnh sát biển trong trường hợp này đều là ngu ngốc

Chúng dùng chiêu dân sự, ta dùng chiêu quân sự, khác gì ta là kẻ ngu, nằm trong tay của chúng điều khiển

Người dân TQ cũng như người dân VN vậy họ cực kỳ dễ bị kích động, bởi vì trong tâm trí họ, chính phủ của họ là luôn luôn đúng, ho chả hiểu bất cứ thông tin nào cả, ngay cả vụ tuyên bố của Bác Thanh nhà mình là đa phương, báo chí nó tung lên tin là song phương, chúng nó thay trắng đổi đen với người dân nó như thế, thì các hành động của mình khác gì Binladen, tất cả các thông tin mà người dân TQ được đọc đều đã được kiểm duyệt hết rồi, đến BBC bọn nó còn ko vào được thì nói cái gì

tại sao Binladen lại bị thất bại, bởi vì hắn chỉ biết có giết chóc và nhằm vào những người dân phương tây vô tội, tại sao ta lại thắng mỹ, tại vì nhân dân mỹ và nhân đã phản đối kịch liệt cuộc chiến tranh VN của mỹ

Vì thế chúng đã quá khôn ngoan khi dùng chiến thuật dân sự, ta lại càng phải khôn ngoan hơn chúng, chỉ tiếc là nhà nước ta thành lập đội kiểm ngư quá muộn, và hận là mình quá nghèo so với chúng, thuyền ta quá nhỏ và ít so với thuyền của chúng mà thôi

Bên 4rum www.defence.pk, đôi chỗ anh dẫn chứng đến Bắc Hàn, Triều Tiên sơ suất đáng tiếc trong việc dùng từ, mong anh thận trọng nhé. Tôi theo dõi rất sát sao diễn biến bên đó. Tôi ủng hộ anh và các bạn đấu tranh cho chính nghĩa trên tinh thần bình tĩnh, đoàn kết. Chúc anh em sức khỏe.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ có thể độn 1 quẻ xem diễn biến thế nào không? Thú thật với Sư Phụ là với tình hình này muốn tổng động viên quyết chiến với bọn tàu 1 phen quá. -_-

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bên 4rum www.defence.pk, đôi chỗ anh dẫn chứng đến Bắc Hàn, Triều Tiên sơ suất đáng tiếc trong việc dùng từ, mong anh thận trọng nhé. Tôi theo dõi rất sát sao diễn biến bên đó. Tôi ủng hộ anh và các bạn đấu tranh cho chính nghĩa trên tinh thần bình tĩnh, đoàn kết. Chúc anh em sức khỏe.

OK cám ơn bạn, tôi sẽ rút kinh nghiệm để đi theo đúng điều lệ của anh em đặt ra bên đó

Cũng tại vì chúng luôn nói chúng giúp ta mà ta vô ơn, ... nên tôi muốn lấy ví dụ bắc hàn của chúng nó để nói lại, nhưng dù sao thì tôi cũng đi sai tiêu chí khi động chạm tới 1 dân tộc khác, 1 quốc gia khác

Cảm ơn bạn, anh em ta tiếp tục chiến đấu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay