Thiên Lang

Tàu Hải Giám Trung Quốc Khiêu Khích Nghiêm Trọng Lãnh Hải Việt Nam Sáng Này 26/5

194 bài viết trong chủ đề này

Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực?

Bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?” trên mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc phân tích về sự lựa chọn đối thủ trong trường hợp Trung Quốc quyết định dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa.

Ngay cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.

Theo báo mạng Quân sự Thiên Thiên, Trung Quốc, ngày 15 tháng 5

==========================================================

Các bạn xem tham khảo ý kiến của tác giả trung Quốc

Chúng cũng có âm mưu rõ ràng

Nước Mỹ rất giàu, nhưng tính toán gọi bằng "Cụ". Nếu phải lựa chọn địa điểm uýnh nhau thì chẳng lựa chọn biển Đông làm gì.Posted Image.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời các bạn xem bài viết của ông Nguyễn Vũ Tùng - Tiến sĩ thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao- Học viện Ngoại giao, để có thêm cách nhìn nhận khi phải sống chung với nước lớn.

=====================================================================================

SỐNG CHUNG VỚI NƯỚC LÁNG GIỀNG LỚN HƠN: THỰC TIỄN VÀ CHÍNH SÁCH

Nguyễn Vũ Tùng*

Đối với nước nhỏ, quan hệ với nước lớn chung biên giới luôn là một mối quan hệ khó khăn.83

Các khó khăn này có những nguồn gốc từ (i) sự chênh lệch rõ rệt về tầm vóc - vốn là kết quả của cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài liên quan tới các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao… dẫn đến (ii) quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ và từ đó đưa ra những đặc thù về hành vi nước lớn - nước nhỏ, theo đó nước lớn thường có tâm l. “đại quốc” và do vậy có hành vi coi thường, chèn ép “tiểu quốc”. Trong tất cả các cặp quan hệ nước lớn - nước nhỏ, có hai yếu tố song hành tạo nên sự khó khăn trong quan hệ nước lớn - nước nhỏ: Sự vượt trội về tầm vóc của một nước thường đi cùng với tâm l. và hành vi nước lớn của nước đó so với các nước khác. Nga (cũng như Liên Xô trước kia), Mỹ, Nhật, Trung Quốc luôn thường trực tâm l. mình là nước lớn và từ đó có hành vi nước lớn thể hiện qua cách xác định lợi ích và cách thức đạt tới lợi ích của mình trong mối giao tiếp với các nước khác. Bài viết này tập trung phân tích (i) vai trò của yếu tố địa l. trong mối quan hệ phức tạp này, và (ii) tìm hiểu và đánh giá một số chiến lược ứng phó của nước nhỏ đối với nước lớn láng giềng.

Tác động của yếu tố địa l.

Yếu tố địa l. làm tăng thêm dạng tâm l. và hành vi đại quốc - tiểu quốc. Tâm l. và hành vi nước lớn thể hiện chung trong chính sách của nước lớn và thể hiện cụ thể nhất qua chính sách và quan hệ với nước nhỏ láng giềng. Trong các trường hợp đặc thù nhất (một nước được thừa nhận là nước lớn so với một nước láng giềng có sức mạnh vật chất và tiềm lực nhỏ hơn nhiều lần), có thể thấy rằng tính chất bất cân xứng đóng vai trò quy định bản chất mối quan hệ này. Nói cách khác, sự bất cân xứng càng lớn thì tâm lý và hành vi nước lớn - nước nhỏ càng rõ rệt. Sự cận kề địa l. làm sự so sánh có “địa chỉ” hơn, thậm chí nó còn mở rộng ra để cho sự chênh lệch tuy chưa tới mức vượt trội cũng đã làm cho tâm lý và hành vi nước lớn hình thành. Trường hợp quan hệ Thái Lan - Cam-pu-chia và phần nào là Nhật Bản - Hàn Quốc cho thấy xu hướng đó. Thái Lan và Nhật Bản tuy không phải là nước lớn nhưng kề cận nhau về địa l. và đặc biệt nhạy cảm với sự chênh lệch dù là nhỏ nhất so với nước kia. Sự so sánh hơn - kém và cùng với nó là tâm lý nước lớn hơn - nước nhỏ hơn cũng theo đó hình thành.84 Chính vì thế, khung quan hệ nước lớn - nước nhỏ thoạt đầu được cho là chỉ nảy sinh giữa các nước rất lớn và rất nhỏ, nay cần được bổ sung bằng thực tế của quan hệ giữa các nước có sự chênh lệch về tiềm lực. Nói cách khác, khung phân tích rộng và thích hợp hơn sẽ là quan hệ láng giềng giữa các nước lớn hơn nhỏ hơn.

Điều này trùng hợp với nghiên cứu về tổ hợp an ninh do Barry Buzan khởi xướng. Theo Buzan, tổ hợp an ninh chính là những mối quan hệ láng giềng chặt chẽ và có thể bị can thiệp, tác động từ những nước lớn hơn ở bên ngoài do sự bất cân xứng về sức mạnh. Đáng chú ., Buzan còn cho rằng một nước vừa có thể là một nước lớn hơn trong một tổ hợp an ninh này nhưng lại là một nước nhỏ hơn trong tổ hợp an ninh khác.85 Nói cách khác, so sánh nước lớn - nhỏ chỉ có tính chất tương đối và tâm lý/ hành vi nước lớn - nước nhỏ không nhất thiết chỉ có trong cặp quan hệ giữa hai nước láng giềng cực lớn và cực nhỏ.

Sự kề cận địa l., qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy, là điều kiện tự nhiên làm tăng mức độ phức tạp của mối quan hệ bất cân xứng này. Đó là vì yếu tố địa l. tạo điều kiện dễ dàng cho hai bên giao lưu với nhau, và càng dễ giao lưu, càng phát sinh nhiều vấn đề. Các vấn đề đó có thể có nguồn gốc lịch sử.

Trong tất cả các tình huống nghiên cứu, các vấn đề lịch sử thường thấy (xếp theo thứ tự quan trọng) là:

(1) tranh chấp lãnh thổ; (2) khác biệt liên quan tới quá trình hình thành và phát triển đất nước, giao lưu về văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ giữa các nhóm dân cư; (3) lịch sử quan hệ nói chung theo đó các vấn đề lịch sử được diễn giải và các tranh chấp/ khác biệt được tiếp cận và xử l.. Đặc biệt, các vấn đề liên quan tới nhận thức và xử l. các vấn đề lịch sử có tác động lớn đến quan hệ trong hiện tại.

Các vấn đề phát sinh cũng có thể có nguồn gốc từ một mối quan hệ đang phát triển. Nhiều tình huống nghiên cứu cho thấy giữa các nước láng giềng chung biên giới nổi lên một số vấn đề chính sau:

(1) tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, (2) tranh chấp kinh tế, thương mại và các quyền lợi kinhtế khác, (3) các lực lượng chính trị trong nước lợi dụng vấn đề đối ngoại để tập hợp lực lượng trongcuộc đấu tranh quyền lực nội bộ, (4) bên thứ ba khai thác mâu thuẫn trong quan hệ song phương nước lớn - nước nhỏ để tranh giành ảnh hưởng thông qua các chính sách chia rẽ, lôi kéo, bao vây…

Như vậy, sự cận kề địa l. cộng với yếu tố chênh lệch sức mạnh đã làm quan hệ giữa hai nước

láng giềng vốn phức tạp lại có xu hướng phức tạp hơn.

Tuy nhiên, bản thân yếu tố cận kề địa l. và chênh lệch sức mạnh không quyết định sự tồn tại của các phức tạp và mức độ phức tạp trong quan hệ. Chúng là các yếu tố khách quan tồn tại: địa l. là yếu tố bất biến và sự chênh lệch sức mạnh phần lớn cũng là do yếu tố địa l. mang lại khi sức mạnh được đo bằng các tiêu chí cổ điển như diện tích lãnh thổ, tài nguyên, dân số… vốn là những yếu tố đầu tiên chi phối sự vận hành của quy luật phát triển không đều giữa các nước. Hơn nữa, với các yếu tố đó, sự chênh lệch sẽ là vĩnh viễn và không thể san bằng. Như vậy, có thể cho rằng yếu tố cận kề địa l. và chênh lệch sức mạnh chỉ là điều kiện cần cho mối quan hệ phức tạp giữa hai nước láng giềng.

Điều làm cho mối quan hệ phức tạp này trở thành hiện thực nằm trong yếu tố chủ quan. Các yếu tố chủ quan này phần lớn thuộc về chính sách, với các khía cạnh sau:

(1) Nhận thức và tâm lý nước lớn: Như đã nêu ở trên, nhận thức về sự vượt trội trong so sánh về sức mạnh (nhất là sức mạnh cứng, và một phần là sức mạnh mềm) làm nảy sinh tinh thần nước lớn, . thức hệ hoặc thế giới quan nước lớn với bản chất là coi thường nước nhỏ. Qua một số nghiên cứu tình huống, điểm nổi bật là tinh thần nước lớn của Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đối với các nước láng giềng của mình. Tinh thần “đại quốc” là có thật và thường trực.

(2) Thái độ ứng xử nước lớn: Tinh thần nước lớn thể hiện rõ nhất qua thái độ đối xử với nước

nhỏ hơn. Hiếm khi thấy các nước lớn có chính sách thực sự tôn trọng nước nhỏ và nhạy cảm về những tác động của hành vi nước mình gây ra cho nước nhỏ. Sự không tôn trọng thể hiện qua suy nghĩ và hành động, với tác động tổng thể là làm khắc sâu nhận thức về địa vị nước lớn - nước nhỏ, thường theo chiều hướng tiêu cực. Quan trọng hơn, tinh thần nước lớn thể hiện rõ nhất trong cách thức nước lớn xử lý các vấn đề tồn tại cũng như vấn đề phát sinh. Các nước lớn thường coi nhẹ quyền lợi của các nước nhỏ, thậm chí đem ra đổi chác trong ván bài nước lớn: nếu hợp tác, nước lớn hơn thường giành lợi lớn hơn; nếu xung đột, nước lớn hơn thường bắt nạt nước nhỏ hơn; và luật lệ không ràng buộc nước lớn

hơn, vì nước lớn thường cho mình quyền “phá lệ”.86

(3) Tình trạng mất lòng tin trong quan hệ: Do tác động của tâm l. nước lớn và hành động của

nước lớn, ở các nước nhỏ láng giềng cũng phát triển tâm l. nước nhỏ và hành vi nước nhỏ. Tương tác giữa hai dạng nhận thức và hành vi này càng làm rộng thêm khoảng cách nước lớn - nước nhỏ thậm chí khiến các nước nhỏ mất lòng tin vào nước lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy vì các lý do lịch sử và hiện tại, không nước nhỏ nào tin vào lòng tốt mà nước lớn dành cho mình, viện trợ bao giờ cũng có điều kiện về sự thần phục, một hành vi không nể mặt của nước nhỏ bao giờ cũng phải trả giá... Ngoài ra, sự không nhất quán giữa lời nói và việc làm của các nước lớn thường xuyên xảy ra. Để tự bảo vệ

mình, các nước nhỏ áp dụng chính sách lôi kéo bên thứ ba để tăng thế mặc cả cũng như tăng cường thảo luận nội bộ để lựa chọn chính sách tối ưu với nước lớn. Điều này làm cho nước lớn cũng mất long tin vào nước nhỏ. Vòng xoáy mất lòng tin vì thế càng leo thang.

Việc tổng kết các yếu tố kể trên cho thấy trách nhiệm làm giảm tình hình căng thẳng phần lớn

thuộc về nước được coi là lớn hơn. Nước nhỏ có nhiều l. do để nghi ngờ động cơ và hành vi của nước lớn và do đó nước lớn phải chịu gánh nặng lớn hơn trong việc xua tan sự nghi kị của nước nhỏ.87

Xử l. mối quan hệ bất cân xứng: Chính sách của nước nhỏ (hơn)

Các phân tích trên cho thấy rằng ngoài việc coi sự kề cận địa l. và sự chênh lệch tiềm lực với

nước lớn là thực tế khách quan, các nước nhỏ cũng phải coi lối suy nghĩ và hành vi ứng xử của các nước lớn cũng là một thực tế phải đương đầu. Nói cách khác, quyền chủ động nằm trong tay nước lớn.

Ở mức tối ưu, nước nhỏ chỉ có thể giành quyền chủ động trong thế bị động. Nhưng chừng đó cũng có thể trở thành nội dung của những “chính sách thông minh” giúp các nước nhỏ đối phó với nước lớn.

Chính sách đối phó với nước lớn trong thời đại ngày nay được xây dựng trên một tiền đề quan trọng. Đó là các nước nhỏ không còn nỗi ám ảnh bị các nước lớn xâm lược, thôn tính, sát nhập. Lô-gic của chủ nghĩa Hiện thực nhấn mạnh đến tồn vong quốc gia không thích hợp với các phát triển của chính trị quốc tế liên quan đến các nước thuộc thế giới thứ Ba: các nguyên tắc cơ bản được hình thành trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như từ thập kỷ phi thực dân hoá (thập kỷ 60) đã không công nhận xâm lược và sát nhập lãnh thổ trong quan hệ giữa các quốc gia. Điều đó có nghĩa là mục tiêu sinh tồn của một nước không còn trở thành ưu tiên cao nhất. Như Migdal đã nhận xét, thực tế trong quan hệ quốc tế cho thấy số lượng quốc gia ra đời nhiều hơn số lượng quốc gia bị mất tên trên bản đồ quốc tế.88 Như vậy, thách thức từ các nước lớn chủ yếu liên quan tới việc các nước lớn o ép các nước nhỏ, bao gồm việc hạn chế không gian tự chủ hành động của các nước nhỏ và giành phần hơn trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia (kể cả trong bối cảnh song phương và đa phương.) Tất nhiên, như đã nêu ở trên, mức độ o ép tỉ lệ thuận với sự bất cân xứng về tiềm lực và sức mạnh, vì một

l. do đơn giản là nước lớn hơn có nhiều nguồn lực và công cụ để gây ảnh hưởng tới nước ít nguồn lực và công cụ hơn. Nhiều nghiên cứu tình huống đã cho thấy một số dạng chính sách các nước nhỏ sử dụng để đối phó với nước lớn và bước đầu phân tích các điều kiện để dạng chính sách đó có hiệu quả, nhất là nếu được đặt từ góc độ sức mạnh thông minh.

Xuất phát điểm đầu tiên là chính sách của một nước lớn có thể khác nhau với các nước láng

giềng khác nhau. Điều này cho thấy chính sách của nước lớn lệ thuộc nhiều vào chính sách của nước nhỏ (với các yếu tố giá trị địa chiến lược/ địa kinh tế đặc thù của nước nhỏ đó). Tất nhiên, chính sách của nước nhỏ cũng lệ thuộc vào lịch sử của chính sách nước lớn đối xử với nước nhỏ đó. Và quá trình tương tác chính sách này sinh ra những sự khác biệt: một nước lớn đối xử với các nước láng giềng theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu coi tinh thần trịch thượng của nước lớn và sự chênh lệch về sức mạnh của nó với nước láng giềng và sự kề cận địa l. là thực tế khách quan thì sự chủ động chính sách của nước nhỏ nhằm hạn chế điểm tiêu cực, phát huy điểm tích cực trong chính sách của nước lớn mới là điều đáng bàn. Đây chính là bản chất của một chính sách đối ngoại thông minh, dựa trên ý tưởng chủ đạo cho rằng “ngoại giao là nghệ thuật của những điều có thể”. Nói cách khác, các nước nhỏ thông

minh không bao giờ chấp nhận và đổ lỗi cho “thực tế khách quan” mà luôn luôn tìm ra những giải pháp có lợi nhất trong hoàn cảnh thực tế. Quả thực, trong quan hệ quốc tế vẫn có những tình huống nước nhỏ “dắt mũi” được nước lớn. Một số nét chính liên quan tới chính sách của các nước nhỏ là:

1. Ở mức chung nhất, “phù thịnh” dường như là một chính sách được nhiều nước theo đuổi hơn khi kết quả quan sát được là một mối quan hệ tương đối ổn định và có lợi hơn cho nước nhỏ. Trong không gian hậu Xô-viết, các nước như Bê-la-rút, Ka-dắc-xtan áp dụng chính sách này và kết quả là đã nhận được trợ giúp nhiều mặt của Nga, nhất là về kinh tế, an ninh và sự tôn trọng ở một mức độ nào đó. Nhưng một số vấn đề cốt lõi trong quan hệ nước lớn - nước nhỏ vẫn còn nguyên. Đó là tinh thần nước lớn của Nga, và theo đó là tính chất bất bình đẳng trong quan hệ song phương, dù đã giảm đi so nước này lại áp dụng chính sách phù thịnh (thân Nga hơn các nước khác). Tuy nhiên, có thể thấy rằng thái độ ôn hòa của Nga đối với các nước này trong hiện tại và quá khứ kết hợp với nhiều yếu tố khác như: Chính trị tương đối tập trung ở các nước Bê-la-rút và Ka-dắc-xtan - điều đưa tới sự nhất trí trong nội bộ các nước này về chính sách thân hữu với Nga và chấp nhận ở một mức độ nào đó ảnh hưởng của Nga trong nội trị của mình; Vị trí địa chiến lược của các nước này quan trọng đối với Nga hơn là các nước lớn khác - điều đưa tới sự dính líu ở mức vừa phải của nhân tố nước lớn thứ ba… đã làm cho quan hệ giữa Nga và các nước này khá hữu nghị, dù vẫn còn các yếu tố phức tạp của quan hệ nước lớn - nước nhỏ. Như vậy, có thể cho rằng các nước chủ trương hữu hảo với Nga đã có chính sách tương đối phù hợp và hiệu quả trong việc giảm thiểu sự bất

lợi trong mối quan hệ bất cân xứng với nước láng giềng lớn là Nga. Thậm chí, trong trường hợp của Bê-la-rút, Nga còn áp dụng chế độ bao cấp/ưu đãi về mặt năng lượng như thời Liên Xô cũ. Nhưng xét cho cùng, thái độ ôn hòa của Nga với các nước này dường như là sự “đền đáp” cho những nước quan tâm đến lợi ích của Nga. Cụ thể hơn, trong ba lợi ích an ninh, phát triển và ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia nào,89 lợi ích ảnh hưởng dường như nổi trội hơn đối với các nước lớn.

Nga không lo bị tấn công và các nước láng giềng cũng lệ thuộc nhiều vào nền kinh tế Nga. Nhưng nếu “tự ái nước lớn” của Nga bị đe dọa (nhất là khi các nước láng giềng thuộc không gian hậu Xô viết tỏ ra độc lập hơn, bắt tay với các nước lớn khác, và có các hành động phủ nhận lịch sử để qua đó phủ nhận vai trò của Nga) thì Nga sẽ có hành động cứng rắn. Đây là một biểu hiện của tinh thần nước lớn, có lẽ ngày càng không thích hợp với tình hình và xu thế quan hệ quốc tế hiện nay. Nhưng chọc giận Nga, làm cho tự ái nước lớn của Nga bị tổn thương cũng không phải là một chính sách thông minh và thực tế cho thấy các nước như Bê-la-rút và Ka-dắc-xtan đã không đi theo hướng này. Độc lập, đa phương đa dạng hóa, nhưng coi Nga “nhỉnh” hơn so với các nước khác đã góp phần quan trọng trong việc giải tỏa quan hệ với Nga. Thêm vào đó, trên cơ sở chứng minh được ưu tiên trong quan hệ với Nga, ngoài khả năng tăng cường quan hệ hợp tác, việc đấu tranh chống các biểu hiện nước lớn cũng như tranh thủ thu thêm lợi ích từ quan hệ với Nga sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tóm lại, chính sách theo hướng phù thịnh tỏ ra tương đối có hiệu quả trong hai trường hợp của Bê-la-rút và Ka-dắc-xtan.

2. Về thực chất, chính sách trung lập cũng mang nhiều nét tương đồng với sự lựa chọn “phù

thịnh”. Trường hợp của Phần Lan tương đối điển hình. Về nguyên tắc, Phần Lan chủ trương trung lập nhưng trên thực tiễn, nước này áp dụng chính sách thiên về Nga một cách khá tinh tế mà bản chất của chính sách đó là xây dựng được lòng tin của lãnh đạo Nga về một nước Phần Lan - tuy có chế độ chính trị và kinh tế khác với Nga - nhưng trân trọng và ưu tiên quan hệ với Nga cũng như có các kênh để truyền tín hiệu đó và hành động chứng tỏ cách tiếp cận đó.90 Một mặt, Phần Lan tích cực tăng cường quan hệ với các nước phương Tây để bớt lệ thuộc vào Nga. Mặt khác, chính Nga cũng không phản đối Phần Lan tăng cường quan hệ với phương Tây khi hiểu rằng Nga vẫn là ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Phần Lan. Vị thế của Phần Lan trong chính sách của Liên Xô từ sau năm 1945 và nhất là sau

chiến tranh Lạnh có thể nói là tối ưu.

3. Chính sách đối đầu dường như là sự lựa chọn ít hiệu quả nhất. Có nhiều l. do để các nước nhỏ chọn lựa sự đối đầu. Tuy nhiên, sự lựa chọn đối đầu dường như có mối liên hệ với mâu thuẫn nội bộ của nước nhỏ láng giềng. Trường hợp của Gru-di-a và U-crai-na cho thấy khá rõ điều này. Các thế lực tranh giành quyền lực chính trị bên trong từng nước đã sử dụng Nga như là một mối đe dọa để kích động tinh thần dân tộc, dùng tinh thần dân tộc làm ngọn cờ tập hợp lực lượng trong cuộc đấu đá nội bộ. Lô-gic phổ biến của hiện tượng này là dùng nguy cơ bên ngoài để ổn định bên trong.91 Cứ mỗi khi lực lượng thân Nga có ảnh hưởng trội hơn, quan hệ của Nga với U-crai-na và Gru-di-a trở nên ổn định và hợp tác hơn, theo đó các tranh chấp, mâu thuẫn song phương có thể có hướng giải quyết, các vấn đề gay cấn có thể tháo ngòi nổ. Nhưng cứ mỗi khi đấu tranh nội bộ ở hai nước này tăng lên, quan hệ với Nga lại trở nên khó khăn, căng thẳng, thậm chí xung đột. Sự lựa chọn đối đầu của nước nhỏ còn có thể được hình thành khi nước lớn - vì những l. do nhất định - có chính sách cực đoan, uy hiếp và đe dọa nhằm khuất phục nước nhỏ láng giềng. Trường hợp của Cuba cho thấy Mỹ có thái độ xấu với Cuba kể từ khi cuộc cách mạng Cuba thắng lợi năm 1959 hoàn toàn do sự cay cú của tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Mỹ thuộc cả hai đảng trước sự hình thành của một nhà nước Mác-xít ngay tại sân sau của Mỹ. Sự cay cú này bị mất đi phần lớn yếu tố . thức hệ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng sở dĩ không mất hẳn là vì sự ngạo mạn nước lớn của Mỹ đối với Cuba vẫn còn. Ngoài ra, chính sách của Mỹ còn bị tác động bởi nhóm lợi ích hình thành trong số những người Cuba lưu vong chống chính quyền ở La Havana - đủ mạnh để ngăn chính quyền Mỹ có bước đi theo hướng hòa giải với Cuba. Quan hệ Mỹ - Cuba vì thế vẫn chưa có bước tiến về chất. Các bước cải thiện quan hệ có thể diễn ra khi Mỹ có chính sách ôn hòa hơn, bớt đi liều lượng can thiệp, lật đổ trong cách tiếp cận mặc dù âm mưu thay đổi chế độ vẫn được theo đuổi - điều chính quyền Obama dường như đang áp dụng.

Trong trường hợp này sự lựa chọn đối đầu và các nỗ lực đẩy mạnh quan hệ với các nước khác để cân bằng mối đe dọa từ phía nước lớn theo mô h.nh “cân bằng” là tương đối dễ hiểu. Yếu tố khác biệt về . thức hệ và sự tập trung quyền lực trong nước nhỏ (cụ thể là không có sự thách thức đáng kể với lực lượng chính trị cầm quyền và theo đó là những tranh cãi về lựa chọn chính sách) càng làm cho sự đối đầu thêm sâu sắc, kể cả sau khi chiến tranh Lạnh chấm dứt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả, các nước nhỏ phần lớn bị thiệt hại khi lâm vào cuộc xung đột trực tiếp với nước lớn láng giềng. Mức độ thiệt hại này thể hiện trên nhiều mặt. Trước hết, nước lớn bị đẩy tới vị thế khó có thể thỏa hiệp, vì lo sợ rằng bất cứ sự thỏa hiệp nào cũng là dấu hiệu của sự nhượng bộ cũng như thế yếu so với nước thứ ba. Vì thế, cách tiếp cận giải quyết tranh chấp thường theo hướng xung đột, quan hệ thường theo hướng căng thẳng trên nhiều mặt và nước lớn không thiếu cách để gây sức ép.

Về mặt chính trị, nước lớn luôn tìm cách ủng hộ phái thân mình ở nước nhỏ láng giềng và nếu phái chống mình nắm quyền, nước lớn sẽ tìm cách để gạt bỏ phái đó. Ngoài ra, nước lớn còn kích động chủ nghĩa ly khai trong nội bộ nước nhỏ, xoáy sâu vào các mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo trong lòng nước nhỏ để làm suy yếu nước nhỏ hơn nữa. Do đó, chính sách nước lớn phần lớn có dấu hiệu can thiệp công việc nội bộ - điều làm cho tinh thần chống nước lớn có cơ hội phát triển mạnh hơn cũng như củng cố vị trí của phái chống, cô lập phái thân nước lớn.

Về mặt kinh tế, nước lớn tìm cách bao vây, cấm vận và tận dụng thế lệ thuộc của nước nhỏ về mặt kinh tế để gây sức ép kinh tế, qua đó tạo sức ép chính trị. Nói cách khác, nếu có thể tách bạch vòng luẩn quẩn có tính nhân quả của mối quan hệ thù địch nước lớn - nước nhỏ thì có thể cho rằng chính sách không khôn khéo của nước nhỏ cũng gây phức tạp thêm tình hình nhất là khi nước lớn không thiếu cách gây khó dễ cho nước nhỏ láng giềng.

Trên thực tế, do nước nhỏ ít có cơ hội sửa sai chính sách hơn so với nước lớn, mức độ rủi ro đối với nước nhỏ là cao hơn, vì thế nhu cầu “chính sách thông minh” rõ ràng cao hơn.

Thay lời kết luận

Tóm lại, việc áp dụng chính sách “phù thịnh” (ở các mức độ khác nhau) là một sự lựa chọn chính sách phổ biến hơn so với chính sách đối đầu (tức cân bằng lực lượng) với nước lớn láng giềng. Tuy nhiên, phù thịnh không có nghĩa là nước nhỏ bỏ hoặc coi nhẹ các nguyên tắc chủ yếu trong quan hệ với nước lớn. Cụ thể nước nhỏ vẫn phải giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong quan hệ với nước lớn. Đây là yếu tố “bất biến” trong quan hệ với nước lớn. Chừng nào nước lớn không chấp nhận nguyên tắc này, nước nhỏ phải kiên quyết đấu tranh. Đây không chỉ là vấn đề chiến lược mà còn là vấn đề có tính chiến thuật trong quan hệ với nước lớn: càng giữ được độc lập, giá trị của nước nhỏ sẽ càng cao trong quan hệ với nước lớn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chiến lược này, các nước nhỏ sẽ phải có những bước triển khai chính sách theo những phương châm đặc thù, thể hiện đúng so sánh

lực lượng chênh lệch với nước lớn.

Một nền ngoại giao hòa hiếu với nước lớn là điều cần có đầu tiên. Như đã phân tích ở trên, nếu chính sách “phù thịnh” (ở các mức độ khác nhau nhưng đều có đặc điểm là hòa bình chung sống, tôn trọng vị thế, ưu tiên lợi ích và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nước lớn láng giềng) là sự lựa chọn chính sách thì một nền ngoại giao hòa hiếu với nước lớn đó sẽ đóng một vai trò quan trọng. Ở mức cực đoan, hòa hiếu thậm chí phải được hiểu là sự nhún nhường, kể cả nhịn nhục và chấp nhận một số thỏa hiệp miễn là không vi phạm đến mục tiêu căn bản của chính sách đối ngoại. Mức độ phải chịu “nín nhịn” có thể được giảm đi thông qua các giải pháp sau: (i) Về song phương, tăng cường xây dựng lòng tin và thỏa thuận quy tắc ứng xử, đồng thời tăng cường quan hệ các mặt để tạo thế đan xen lợi ích, nhất là kinh tế (ii) Mở rộng quan hệ với các nước thứ ba để tạo thêm thế và lực cho nước nhỏ trong quan hệ

với nước lớn, và (iii) Tham gia các cơ chế đa phương để tạo thêm ràng buộc hành vi và trách nhiệm của nước lớn đối với nước nhỏ.

Bản chất của chiến lược này là xây dựng sự lệ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích một cách rất linh hoạt. Đặc điểm của quan hệ quốc tế hiện nay cho thấy có điều kiện để chiến lược này được triển khai.

Các đặc điểm đó bao gồm: sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ; toàn cầu hóa và sự lệ thuộc lẫn nhau; sự nổi lên của các vấn đề toàn cầu; quá trình dân chủ hóa quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển và chi phối mạnh mẽ cục diện quốc tế... Ngoài ra, các nước lớn tuy cạnh tranh gay gắt với nhau cũng đồng thời tìm kiếm sự thỏa hiệp, đẩy mạnh hợp tác làm cho nhu cầu tìm kiếm đồng minh từ các nước nhỏ không còn trở nên bức thiết như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, khi toàn cầu hóa phát triển, các nước đều có thể tận dụng lợi thế so sánh của mình để phát triển: nước nhỏ, kể cả nghèo nàn và lạc hậu, cũng có thể có cơ hội hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động quốc tế.92 Kết quả tổng thể của tình trạng này là vai trò và vị trí của các nước nhỏ tăng lên trong chính sách của các nước lớn, đa phương được ưa chuộng hơn đơn phương, và các nước nhỏ

có nhiều điều kiện hơn để giữ vững độc lập chính trị và phát triển kinh tế. Trong hoàn cảnh đó thuận lợi đó, nước nhỏ có thể bớt đi liều lượng “nhịn nhục”. Nếu bản chất của chính sách Câu Tiễn là “biến đại sự thành tiểu sự” thì trong tình huống này, nước nhỏ - với sự hỗ trợ của các thể chế/ tổ chức quốc tế và sự ủng hộ của các nước khác - cũng có thể “biến tiểu sự thành đại sự” để dùng sức mạnh bên ngoài đấu tranh với nước lớn láng giềng (giới hạn ở trong phạm vi không làm mất mặt nước lớn).

Tất nhiên, điều này càng chứng minh rằng những mặt thuận lợi mà điều kiện khách quan đưa lại phải được phát huy bằng những tư duy và chính sách có tính chủ quan. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một số nước đã có chính sách hiệu quả hơn, tận dụng hoàn cảnh bên ngoài thuận lợi để đương đầu với nước lớn láng giềng. Nói cách khác, mức độ “thông minh” trong chính sách khác nhau sẽ đưa tới kết quả chính sách khác nhau, do tuy có chung các điều kiện khách quan, các nước nhỏ không có một khuôn mẫu hoặc công thức chính sách chung để đương đầu với nước lớn láng giềng trong các hoàn cảnh cụ thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời các bạn xem bài viết của ông Nguyễn Vũ Tùng - Tiến sĩ thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao- Học viện Ngoại giao, để có thêm cách nhìn nhận khi phải sống chung với nước lớn.

=====================================================================================

SỐNG CHUNG VỚI NƯỚC LÁNG GIỀNG LỚN HƠN: THỰC TIỄN VÀ CHÍNH SÁCH

Nguyễn Vũ Tùng*

Đối với nước nhỏ, quan hệ với nước lớn chung biên giới luôn là một mối quan hệ khó khăn.83

Các khó khăn này có những nguồn gốc từ (i) sự chênh lệch rõ rệt về tầm vóc - vốn là kết quả của cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài liên quan tới các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao… dẫn đến (ii) quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ và từ đó đưa ra những đặc thù về hành vi nước lớn - nước nhỏ, theo đó nước lớn thường có tâm l. “đại quốc” và do vậy có hành vi coi thường, chèn ép “tiểu quốc”. Trong tất cả các cặp quan hệ nước lớn - nước nhỏ, có hai yếu tố song hành tạo nên sự khó khăn trong quan hệ nước lớn - nước nhỏ: Sự vượt trội về tầm vóc của một nước thường đi cùng với tâm l. và hành vi nước lớn của nước đó so với các nước khác. Nga (cũng như Liên Xô trước kia), Mỹ, Nhật, Trung Quốc luôn thường trực tâm l. mình là nước lớn và từ đó có hành vi nước lớn thể hiện qua cách xác định lợi ích và cách thức đạt tới lợi ích của mình trong mối giao tiếp với các nước khác. Bài viết này tập trung phân tích (i) vai trò của yếu tố địa l. trong mối quan hệ phức tạp này, và (ii) tìm hiểu và đánh giá một số chiến lược ứng phó của nước nhỏ đối với nước lớn láng giềng.

Tác động của yếu tố địa l.

Yếu tố địa l. làm tăng thêm dạng tâm l. và hành vi đại quốc - tiểu quốc. Tâm l. và hành vi nước lớn thể hiện chung trong chính sách của nước lớn và thể hiện cụ thể nhất qua chính sách và quan hệ với nước nhỏ láng giềng. Trong các trường hợp đặc thù nhất (một nước được thừa nhận là nước lớn so với một nước láng giềng có sức mạnh vật chất và tiềm lực nhỏ hơn nhiều lần), có thể thấy rằng tính chất bất cân xứng đóng vai trò quy định bản chất mối quan hệ này. Nói cách khác, sự bất cân xứng càng lớn thì tâm lý và hành vi nước lớn - nước nhỏ càng rõ rệt. Sự cận kề địa l. làm sự so sánh có “địa chỉ” hơn, thậm chí nó còn mở rộng ra để cho sự chênh lệch tuy chưa tới mức vượt trội cũng đã làm cho tâm lý và hành vi nước lớn hình thành. Trường hợp quan hệ Thái Lan - Cam-pu-chia và phần nào là Nhật Bản - Hàn Quốc cho thấy xu hướng đó. Thái Lan và Nhật Bản tuy không phải là nước lớn nhưng kề cận nhau về địa l. và đặc biệt nhạy cảm với sự chênh lệch dù là nhỏ nhất so với nước kia. Sự so sánh hơn - kém và cùng với nó là tâm lý nước lớn hơn - nước nhỏ hơn cũng theo đó hình thành.84 Chính vì thế, khung quan hệ nước lớn - nước nhỏ thoạt đầu được cho là chỉ nảy sinh giữa các nước rất lớn và rất nhỏ, nay cần được bổ sung bằng thực tế của quan hệ giữa các nước có sự chênh lệch về tiềm lực. Nói cách khác, khung phân tích rộng và thích hợp hơn sẽ là quan hệ láng giềng giữa các nước lớn hơn nhỏ hơn.

Điều này trùng hợp với nghiên cứu về tổ hợp an ninh do Barry Buzan khởi xướng. Theo Buzan, tổ hợp an ninh chính là những mối quan hệ láng giềng chặt chẽ và có thể bị can thiệp, tác động từ những nước lớn hơn ở bên ngoài do sự bất cân xứng về sức mạnh. Đáng chú ., Buzan còn cho rằng một nước vừa có thể là một nước lớn hơn trong một tổ hợp an ninh này nhưng lại là một nước nhỏ hơn trong tổ hợp an ninh khác.85 Nói cách khác, so sánh nước lớn - nhỏ chỉ có tính chất tương đối và tâm lý/ hành vi nước lớn - nước nhỏ không nhất thiết chỉ có trong cặp quan hệ giữa hai nước láng giềng cực lớn và cực nhỏ.

Sự kề cận địa l., qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy, là điều kiện tự nhiên làm tăng mức độ phức tạp của mối quan hệ bất cân xứng này. Đó là vì yếu tố địa l. tạo điều kiện dễ dàng cho hai bên giao lưu với nhau, và càng dễ giao lưu, càng phát sinh nhiều vấn đề. Các vấn đề đó có thể có nguồn gốc lịch sử.

Trong tất cả các tình huống nghiên cứu, các vấn đề lịch sử thường thấy (xếp theo thứ tự quan trọng) là:

(1) tranh chấp lãnh thổ; (2) khác biệt liên quan tới quá trình hình thành và phát triển đất nước, giao lưu về văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ giữa các nhóm dân cư; (3) lịch sử quan hệ nói chung theo đó các vấn đề lịch sử được diễn giải và các tranh chấp/ khác biệt được tiếp cận và xử l.. Đặc biệt, các vấn đề liên quan tới nhận thức và xử l. các vấn đề lịch sử có tác động lớn đến quan hệ trong hiện tại.

Các vấn đề phát sinh cũng có thể có nguồn gốc từ một mối quan hệ đang phát triển. Nhiều tình huống nghiên cứu cho thấy giữa các nước láng giềng chung biên giới nổi lên một số vấn đề chính sau:

(1) tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, (2) tranh chấp kinh tế, thương mại và các quyền lợi kinhtế khác, (3) các lực lượng chính trị trong nước lợi dụng vấn đề đối ngoại để tập hợp lực lượng trongcuộc đấu tranh quyền lực nội bộ, (4) bên thứ ba khai thác mâu thuẫn trong quan hệ song phương nước lớn - nước nhỏ để tranh giành ảnh hưởng thông qua các chính sách chia rẽ, lôi kéo, bao vây…

Như vậy, sự cận kề địa l. cộng với yếu tố chênh lệch sức mạnh đã làm quan hệ giữa hai nước

láng giềng vốn phức tạp lại có xu hướng phức tạp hơn.

Tuy nhiên, bản thân yếu tố cận kề địa l. và chênh lệch sức mạnh không quyết định sự tồn tại của các phức tạp và mức độ phức tạp trong quan hệ. Chúng là các yếu tố khách quan tồn tại: địa l. là yếu tố bất biến và sự chênh lệch sức mạnh phần lớn cũng là do yếu tố địa l. mang lại khi sức mạnh được đo bằng các tiêu chí cổ điển như diện tích lãnh thổ, tài nguyên, dân số… vốn là những yếu tố đầu tiên chi phối sự vận hành của quy luật phát triển không đều giữa các nước. Hơn nữa, với các yếu tố đó, sự chênh lệch sẽ là vĩnh viễn và không thể san bằng. Như vậy, có thể cho rằng yếu tố cận kề địa l. và chênh lệch sức mạnh chỉ là điều kiện cần cho mối quan hệ phức tạp giữa hai nước láng giềng.

Điều làm cho mối quan hệ phức tạp này trở thành hiện thực nằm trong yếu tố chủ quan. Các yếu tố chủ quan này phần lớn thuộc về chính sách, với các khía cạnh sau:

(1) Nhận thức và tâm lý nước lớn: Như đã nêu ở trên, nhận thức về sự vượt trội trong so sánh về sức mạnh (nhất là sức mạnh cứng, và một phần là sức mạnh mềm) làm nảy sinh tinh thần nước lớn, . thức hệ hoặc thế giới quan nước lớn với bản chất là coi thường nước nhỏ. Qua một số nghiên cứu tình huống, điểm nổi bật là tinh thần nước lớn của Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đối với các nước láng giềng của mình. Tinh thần “đại quốc” là có thật và thường trực.

(2) Thái độ ứng xử nước lớn: Tinh thần nước lớn thể hiện rõ nhất qua thái độ đối xử với nước nhỏ hơn. Hiếm khi thấy các nước lớn có chính sách thực sự tôn trọng nước nhỏ và nhạy cảm về những tác động của hành vi nước mình gây ra cho nước nhỏ. Sự không tôn trọng thể hiện qua suy nghĩ và hành động, với tác động tổng thể là làm khắc sâu nhận thức về địa vị nước lớn - nước nhỏ, thường theo chiều hướng tiêu cực. Quan trọng hơn, tinh thần nước lớn thể hiện rõ nhất trong cách thức nước lớn xử lý các vấn đề tồn tại cũng như vấn đề phát sinh. Các nước lớn thường coi nhẹ quyền lợi của các nước nhỏ, thậm chí đem ra đổi chác trong ván bài nước lớn: nếu hợp tác, nước lớn hơn thường giành lợi lớn hơn; nếu xung đột, nước lớn hơn thường bắt nạt nước nhỏ hơn; và luật lệ không ràng buộc nước lớn

hơn, vì nước lớn thường cho mình quyền “phá lệ”.86

(3) Tình trạng mất lòng tin trong quan hệ: Do tác động của tâm l. nước lớn và hành động của nước lớn, ở các nước nhỏ láng giềng cũng phát triển tâm l. nước nhỏ và hành vi nước nhỏ. Tương tác giữa hai dạng nhận thức và hành vi này càng làm rộng thêm khoảng cách nước lớn - nước nhỏ thậm chí khiến các nước nhỏ mất lòng tin vào nước lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy vì các lý do lịch sử và hiện tại, không nước nhỏ nào tin vào lòng tốt mà nước lớn dành cho mình, viện trợ bao giờ cũng có điều kiện về sự thần phục, một hành vi không nể mặt của nước nhỏ bao giờ cũng phải trả giá... Ngoài ra, sự không nhất quán giữa lời nói và việc làm của các nước lớn thường xuyên xảy ra. Để tự bảo vệ mình, các nước nhỏ áp dụng chính sách lôi kéo bên thứ ba để tăng thế mặc cả cũng như tăng cường thảo luận nội bộ để lựa chọn chính sách tối ưu với nước lớn. Điều này làm cho nước lớn cũng mất long tin vào nước nhỏ. Vòng xoáy mất lòng tin vì thế càng leo thang.

Việc tổng kết các yếu tố kể trên cho thấy trách nhiệm làm giảm tình hình căng thẳng phần lớn thuộc về nước được coi là lớn hơn. Nước nhỏ có nhiều l. do để nghi ngờ động cơ và hành vi của nước lớn và do đó nước lớn phải chịu gánh nặng lớn hơn trong việc xua tan sự nghi kị của nước nhỏ.87

Xử l. mối quan hệ bất cân xứng: Chính sách của nước nhỏ (hơn)

Các phân tích trên cho thấy rằng ngoài việc coi sự kề cận địa l. và sự chênh lệch tiềm lực với nước lớn là thực tế khách quan, các nước nhỏ cũng phải coi lối suy nghĩ và hành vi ứng xử của các nước lớn cũng là một thực tế phải đương đầu. Nói cách khác, quyền chủ động nằm trong tay nước lớn. Ở mức tối ưu, nước nhỏ chỉ có thể giành quyền chủ động trong thế bị động. Nhưng chừng đó cũng có thể trở thành nội dung của những “chính sách thông minh” giúp các nước nhỏ đối phó với nước lớn.

Chính sách đối phó với nước lớn trong thời đại ngày nay được xây dựng trên một tiền đề quan trọng. Đó là các nước nhỏ không còn nỗi ám ảnh bị các nước lớn xâm lược, thôn tính, sát nhập. Lô-gic của chủ nghĩa Hiện thực nhấn mạnh đến tồn vong quốc gia không thích hợp với các phát triển của chính trị quốc tế liên quan đến các nước thuộc thế giới thứ Ba: các nguyên tắc cơ bản được hình thành trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như từ thập kỷ phi thực dân hoá (thập kỷ 60) đã không công nhận xâm lược và sát nhập lãnh thổ trong quan hệ giữa các quốc gia. Điều đó có nghĩa là mục tiêu sinh tồn của một nước không còn trở thành ưu tiên cao nhất. Như Migdal đã nhận xét, thực tế trong quan hệ quốc tế cho thấy số lượng quốc gia ra đời nhiều hơn số lượng quốc gia bị mất tên trên bản đồ quốc tế.88 Như vậy, thách thức từ các nước lớn chủ yếu liên quan tới việc các nước lớn o ép các nước nhỏ, bao gồm việc hạn chế không gian tự chủ hành động của các nước nhỏ và giành phần hơn trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia (kể cả trong bối cảnh song phương và đa phương.) Tất nhiên, như đã nêu ở trên, mức độ o ép tỉ lệ thuận với sự bất cân xứng về tiềm lực và sức mạnh, vì một lý. do đơn giản là nước lớn hơn có nhiều nguồn lực và công cụ để gây ảnh hưởng tới nước ít nguồn lực và công cụ hơn. Nhiều nghiên cứu tình huống đã cho thấy một số dạng chính sách các nước nhỏ sử dụng để đối phó với nước lớn và bước đầu phân tích các điều kiện để dạng chính sách đó có hiệu quả, nhất là nếu được đặt từ góc độ sức mạnh thông minh.

Xuất phát điểm đầu tiên là chính sách của một nước lớn có thể khác nhau với các nước láng giềng khác nhau.

Điều này cho thấy chính sách của nước lớn lệ thuộc nhiều vào chính sách của nước nhỏ (với các yếu tố giá trị địa chiến lược/ địa kinh tế đặc thù của nước nhỏ đó). Tất nhiên, chính sách của nước nhỏ cũng lệ thuộc vào lịch sử của chính sách nước lớn đối xử với nước nhỏ đó. Và quá trình tương tác chính sách này sinh ra những sự khác biệt: một nước lớn đối xử với các nước láng giềng theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu coi tinh thần trịch thượng của nước lớn và sự chênh lệch về sức mạnh của nó với nước láng giềng và sự kề cận địa l. là thực tế khách quan thì sự chủ động chính sách của nước nhỏ nhằm hạn chế điểm tiêu cực, phát huy điểm tích cực trong chính sách của nước lớn mới là điều đáng bàn. Đây chính là bản chất của một chính sách đối ngoại thông minh, dựa trên ý tưởng chủ đạo cho rằng “ngoại giao là nghệ thuật của những điều có thể”. Nói cách khác, các nước nhỏ thông minh không bao giờ chấp nhận và đổ lỗi cho “thực tế khách quan” mà luôn luôn tìm ra những giải pháp có lợi nhất trong hoàn cảnh thực tế. Quả thực, trong quan hệ quốc tế vẫn có những tình huống nước nhỏ “dắt mũi” được nước lớn. Một số nét chính liên quan tới chính sách của các nước nhỏ là:

1. Ở mức chung nhất, “phù thịnh” dường như là một chính sách được nhiều nước theo đuổi hơn khi kết quả quan sát được là một mối quan hệ tương đối ổn định và có lợi hơn cho nước nhỏ. Trong không gian hậu Xô-viết, các nước như Bê-la-rút, Ka-dắc-xtan áp dụng chính sách này và kết quả là đã nhận được trợ giúp nhiều mặt của Nga, nhất là về kinh tế, an ninh và sự tôn trọng ở một mức độ nào đó. Nhưng một số vấn đề cốt lõi trong quan hệ nước lớn - nước nhỏ vẫn còn nguyên. Đó là tinh thần nước lớn của Nga, và theo đó là tính chất bất bình đẳng trong quan hệ song phương, dù đã giảm đi so nước này lại áp dụng chính sách phù thịnh (thân Nga hơn các nước khác). Tuy nhiên, có thể thấy rằng thái độ ôn hòa của Nga đối với các nước này trong hiện tại và quá khứ kết hợp với nhiều yếu tố khác như: Chính trị tương đối tập trung ở các nước Bê-la-rút và Ka-dắc-xtan - điều đưa tới sự nhất trí trong nội bộ các nước này về chính sách thân hữu với Nga và chấp nhận ở một mức độ nào đó ảnh hưởng của Nga trong nội trị của mình; Vị trí địa chiến lược của các nước này quan trọng đối với Nga hơn là các nước lớn khác - điều đưa tới sự dính líu ở mức vừa phải của nhân tố nước lớn thứ ba… đã làm cho quan hệ giữa Nga và các nước này khá hữu nghị, dù vẫn còn các yếu tố phức tạp của quan hệ nước lớn - nước nhỏ. Như vậy, có thể cho rằng các nước chủ trương hữu hảo với Nga đã có chính sách tương đối phù hợp và hiệu quả trong việc giảm thiểu sự bất lợi trong mối quan hệ bất cân xứng với nước láng giềng lớn là Nga. Thậm chí, trong trường hợp của Bê-la-rút, Nga còn áp dụng chế độ bao cấp/ưu đãi về mặt năng lượng như thời Liên Xô cũ. Nhưng xét cho cùng, thái độ ôn hòa của Nga với các nước này dường như là sự “đền đáp” cho những nước quan tâm đến lợi ích của Nga. Cụ thể hơn, trong ba lợi ích an ninh, phát triển và ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia nào,89 lợi ích ảnh hưởng dường như nổi trội hơn đối với các nước lớn.

Nga không lo bị tấn công và các nước láng giềng cũng lệ thuộc nhiều vào nền kinh tế Nga. Nhưng nếu “tự ái nước lớn” của Nga bị đe dọa (nhất là khi các nước láng giềng thuộc không gian hậu Xô viết tỏ ra độc lập hơn, bắt tay với các nước lớn khác, và có các hành động phủ nhận lịch sử để qua đó phủ nhận vai trò của Nga) thì Nga sẽ có hành động cứng rắn. Đây là một biểu hiện của tinh thần nước lớn, có lẽ ngày càng không thích hợp với tình hình và xu thế quan hệ quốc tế hiện nay. Nhưng chọc giận Nga, làm cho tự ái nước lớn của Nga bị tổn thương cũng không phải là một chính sách thông minh và thực tế cho thấy các nước như Bê-la-rút và Ka-dắc-xtan đã không đi theo hướng này. Độc lập, đa phương đa dạng hóa, nhưng coi Nga “nhỉnh” hơn so với các nước khác đã góp phần quan trọng trong việc giải tỏa quan hệ với Nga. Thêm vào đó, trên cơ sở chứng minh được ưu tiên trong quan hệ với Nga, ngoài khả năng tăng cường quan hệ hợp tác, việc đấu tranh chống các biểu hiện nước lớn cũng như tranh thủ thu thêm lợi ích từ quan hệ với Nga sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tóm lại, chính sách theo hướng phù thịnh tỏ ra tương đối có hiệu quả trong hai trường hợp của Bê-la-rút và Ka-dắc-xtan.

2. Về thực chất, chính sách trung lập cũng mang nhiều nét tương đồng với sự lựa chọn “phù thịnh”. Trường hợp của Phần Lan tương đối điển hình. Về nguyên tắc, Phần Lan chủ trương trung lập nhưng trên thực tiễn, nước này áp dụng chính sách thiên về Nga một cách khá tinh tế mà bản chất của chính sách đó là xây dựng được lòng tin của lãnh đạo Nga về một nước Phần Lan - tuy có chế độ chính trị và kinh tế khác với Nga - nhưng trân trọng và ưu tiên quan hệ với Nga cũng như có các kênh để truyền tín hiệu đó và hành động chứng tỏ cách tiếp cận đó.90 Một mặt, Phần Lan tích cực tăng cường quan hệ với các nước phương Tây để bớt lệ thuộc vào Nga. Mặt khác, chính Nga cũng không phản đối Phần Lan tăng cường quan hệ với phương Tây khi hiểu rằng Nga vẫn là ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Phần Lan. Vị thế của Phần Lan trong chính sách của Liên Xô từ sau năm 1945 và nhất là sau chiến tranh Lạnh có thể nói là tối ưu.

3. Chính sách đối đầu dường như là sự lựa chọn ít hiệu quả nhất. Có nhiều l. do để các nước nhỏ chọn lựa sự đối đầu. Tuy nhiên, sự lựa chọn đối đầu dường như có mối liên hệ với mâu thuẫn nội bộ của nước nhỏ láng giềng. Trường hợp của Gru-di-a và U-crai-na cho thấy khá rõ điều này. Các thế lực tranh giành quyền lực chính trị bên trong từng nước đã sử dụng Nga như là một mối đe dọa để kích động tinh thần dân tộc, dùng tinh thần dân tộc làm ngọn cờ tập hợp lực lượng trong cuộc đấu đá nội bộ. Lô-gic phổ biến của hiện tượng này là dùng nguy cơ bên ngoài để ổn định bên trong.91 Cứ mỗi khi lực lượng thân Nga có ảnh hưởng trội hơn, quan hệ của Nga với U-crai-na và Gru-di-a trở nên ổn định và hợp tác hơn, theo đó các tranh chấp, mâu thuẫn song phương có thể có hướng giải quyết, các vấn đề gay cấn có thể tháo ngòi nổ. Nhưng cứ mỗi khi đấu tranh nội bộ ở hai nước này tăng lên, quan hệ với Nga lại trở nên khó khăn, căng thẳng, thậm chí xung đột. Sự lựa chọn đối đầu của nước nhỏ còn có thể được hình thành khi nước lớn - vì những l. do nhất định - có chính sách cực đoan, uy hiếp và đe dọa nhằm khuất phục nước nhỏ láng giềng. Trường hợp của Cuba cho thấy Mỹ có thái độ xấu với Cuba kể từ khi cuộc cách mạng Cuba thắng lợi năm 1959 hoàn toàn do sự cay cú của tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Mỹ thuộc cả hai đảng trước sự hình thành của một nhà nước Mác-xít ngay tại sân sau của Mỹ. Sự cay cú này bị mất đi phần lớn yếu tố . thức hệ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng sở dĩ không mất hẳn là vì sự ngạo mạn nước lớn của Mỹ đối với Cuba vẫn còn. Ngoài ra, chính sách của Mỹ còn bị tác động bởi nhóm lợi ích hình thành trong số những người Cuba lưu vong chống chính quyền ở La Havana - đủ mạnh để ngăn chính quyền Mỹ có bước đi theo hướng hòa giải với Cuba. Quan hệ Mỹ - Cuba vì thế vẫn chưa có bước tiến về chất. Các bước cải thiện quan hệ có thể diễn ra khi Mỹ có chính sách ôn hòa hơn, bớt đi liều lượng can thiệp, lật đổ trong cách tiếp cận mặc dù âm mưu thay đổi chế độ vẫn được theo đuổi - điều chính quyền Obama dường như đang áp dụng.

Trong trường hợp này sự lựa chọn đối đầu và các nỗ lực đẩy mạnh quan hệ với các nước khác để cân bằng mối đe dọa từ phía nước lớn theo mô h.nh “cân bằng” là tương đối dễ hiểu. Yếu tố khác biệt về . thức hệ và sự tập trung quyền lực trong nước nhỏ (cụ thể là không có sự thách thức đáng kể với lực lượng chính trị cầm quyền và theo đó là những tranh cãi về lựa chọn chính sách) càng làm cho sự đối đầu thêm sâu sắc, kể cả sau khi chiến tranh Lạnh chấm dứt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả, các nước nhỏ phần lớn bị thiệt hại khi lâm vào cuộc xung đột trực tiếp với nước lớn láng giềng. Mức độ thiệt hại này thể hiện trên nhiều mặt. Trước hết, nước lớn bị đẩy tới vị thế khó có thể thỏa hiệp, vì lo sợ rằng bất cứ sự thỏa hiệp nào cũng là dấu hiệu của sự nhượng bộ cũng như thế yếu so với nước thứ ba. Vì thế, cách tiếp cận giải quyết tranh chấp thường theo hướng xung đột, quan hệ thường theo hướng căng thẳng trên nhiều mặt và nước lớn không thiếu cách để gây sức ép.

Về mặt chính trị, nước lớn luôn tìm cách ủng hộ phái thân mình ở nước nhỏ láng giềng và nếu phái chống mình nắm quyền, nước lớn sẽ tìm cách để gạt bỏ phái đó. Ngoài ra, nước lớn còn kích động chủ nghĩa ly khai trong nội bộ nước nhỏ, xoáy sâu vào các mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo trong lòng nước nhỏ để làm suy yếu nước nhỏ hơn nữa. Do đó, chính sách nước lớn phần lớn có dấu hiệu can thiệp công việc nội bộ - điều làm cho tinh thần chống nước lớn có cơ hội phát triển mạnh hơn cũng như củng cố vị trí của phái chống, cô lập phái thân nước lớn.

Về mặt kinh tế, nước lớn tìm cách bao vây, cấm vận và tận dụng thế lệ thuộc của nước nhỏ về mặt kinh tế để gây sức ép kinh tế, qua đó tạo sức ép chính trị. Nói cách khác, nếu có thể tách bạch vòng luẩn quẩn có tính nhân quả của mối quan hệ thù địch nước lớn - nước nhỏ thì có thể cho rằng chính sách không khôn khéo của nước nhỏ cũng gây phức tạp thêm tình hình nhất là khi nước lớn không thiếu cách gây khó dễ cho nước nhỏ láng giềng.

Trên thực tế, do nước nhỏ ít có cơ hội sửa sai chính sách hơn so với nước lớn, mức độ rủi ro đối với nước nhỏ là cao hơn, vì thế nhu cầu “chính sách thông minh” rõ ràng cao hơn.

Thay lời kết luận

Tóm lại, việc áp dụng chính sách “phù thịnh” (ở các mức độ khác nhau) là một sự lựa chọn chính sách phổ biến hơn so với chính sách đối đầu (tức cân bằng lực lượng) với nước lớn láng giềng. Tuy nhiên, phù thịnh không có nghĩa là nước nhỏ bỏ hoặc coi nhẹ các nguyên tắc chủ yếu trong quan hệ với nước lớn. Cụ thể nước nhỏ vẫn phải giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong quan hệ với nước lớn. Đây là yếu tố “bất biến” trong quan hệ với nước lớn. Chừng nào nước lớn không chấp nhận nguyên tắc này, nước nhỏ phải kiên quyết đấu tranh. Đây không chỉ là vấn đề chiến lược mà còn là vấn đề có tính chiến thuật trong quan hệ với nước lớn: càng giữ được độc lập, giá trị của nước nhỏ sẽ càng cao trong quan hệ với nước lớn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chiến lược này, các nước nhỏ sẽ phải có những bước triển khai chính sách theo những phương châm đặc thù, thể hiện đúng so sánh lực lượng chênh lệch với nước lớn.

Một nền ngoại giao hòa hiếu với nước lớn là điều cần có đầu tiên. Như đã phân tích ở trên, nếu chính sách “phù thịnh” (ở các mức độ khác nhau nhưng đều có đặc điểm là hòa bình chung sống, tôn trọng vị thế, ưu tiên lợi ích và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nước lớn láng giềng) là sự lựa chọn chính sách thì một nền ngoại giao hòa hiếu với nước lớn đó sẽ đóng một vai trò quan trọng. Ở mức cực đoan, hòa hiếu thậm chí phải được hiểu là sự nhún nhường, kể cả nhịn nhục và chấp nhận một số thỏa hiệp miễn là không vi phạm đến mục tiêu căn bản của chính sách đối ngoại. Mức độ phải chịu “nín nhịn” có thể được giảm đi thông qua các giải pháp sau: (i) Về song phương, tăng cường xây dựng lòng tin và thỏa thuận quy tắc ứng xử, đồng thời tăng cường quan hệ các mặt để tạo thế đan xen lợi ích, nhất là kinh tế (ii) Mở rộng quan hệ với các nước thứ ba để tạo thêm thế và lực cho nước nhỏ trong quan hệ với nước lớn, và (iii) Tham gia các cơ chế đa phương để tạo thêm ràng buộc hành vi và trách nhiệm của nước lớn đối với nước nhỏ.

Bản chất của chiến lược này là xây dựng sự lệ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích một cách rất linh hoạt. Đặc điểm của quan hệ quốc tế hiện nay cho thấy có điều kiện để chiến lược này được triển khai.

Các đặc điểm đó bao gồm: sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ; toàn cầu hóa và sự lệ thuộc lẫn nhau; sự nổi lên của các vấn đề toàn cầu; quá trình dân chủ hóa quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển và chi phối mạnh mẽ cục diện quốc tế... Ngoài ra, các nước lớn tuy cạnh tranh gay gắt với nhau cũng đồng thời tìm kiếm sự thỏa hiệp, đẩy mạnh hợp tác làm cho nhu cầu tìm kiếm đồng minh từ các nước nhỏ không còn trở nên bức thiết như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, khi toàn cầu hóa phát triển, các nước đều có thể tận dụng lợi thế so sánh của mình để phát triển: nước nhỏ, kể cả nghèo nàn và lạc hậu, cũng có thể có cơ hội hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động quốc tế.92 Kết quả tổng thể của tình trạng này là vai trò và vị trí của các nước nhỏ tăng lên trong chính sách của các nước lớn, đa phương được ưa chuộng hơn đơn phương, và các nước nhỏ có nhiều điều kiện hơn để giữ vững độc lập chính trị và phát triển kinh tế. Trong hoàn cảnh đó thuận lợi đó, nước nhỏ có thể bớt đi liều lượng “nhịn nhục”. Nếu bản chất của chính sách Câu Tiễn là “biến đại sự thành tiểu sự” thì trong tình huống này, nước nhỏ - với sự hỗ trợ của các thể chế/ tổ chức quốc tế và sự ủng hộ của các nước khác - cũng có thể “biến tiểu sự thành đại sự” để dùng sức mạnh bên ngoài đấu tranh với nước lớn láng giềng (giới hạn ở trong phạm vi không làm mất mặt nước lớn).

Tất nhiên, điều này càng chứng minh rằng những mặt thuận lợi mà điều kiện khách quan đưa lại phải được phát huy bằng những tư duy và chính sách có tính chủ quan. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một số nước đã có chính sách hiệu quả hơn, tận dụng hoàn cảnh bên ngoài thuận lợi để đương đầu với nước lớn láng giềng. Nói cách khác, mức độ “thông minh” trong chính sách khác nhau sẽ đưa tới kết quả chính sách khác nhau, do tuy có chung các điều kiện khách quan, các nước nhỏ không có một khuôn mẫu hoặc công thức chính sách chung để đương đầu với nước lớn láng giềng trong các hoàn cảnh cụ thể.

Ông Nguyễn Vũ Tùng - tiến sĩ Viên nghiên cứu chiến lược Ngoại giao - lại còn - Học Viện Ngoại giao thì tất yếu tiếng nói phải có trọng lượng hơn ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam bộ. Tri thức quan hệ của Nguyễn Vũ Tuấn Anh chỉ gọi là " xã " giao từ thôn Đoài sang đến làng Vũ Đại, nên không có ý kiến. Nhưng chỉ ngạc nhiên là đang hè nóng thấy mồ, mà bố cứ nói đến chiến tranh Lạnh, câu chuyện của gần 30 năm trước..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này khá dài nhưng tôi thích phần đoạn đánh dấu (Nghiêng và đậm)

Tài liệu : Lê Duẩn nói về Trung Quốc

Posted ImageBùi Xuân Bách

Theo talawas

-

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre - Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain - China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề "Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc". Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có tác phẩm đã in "Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu chiến tranh" (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne.

Bài giới thiệu của Stein Tønnesson có khá nhiều nhận định sắc sảo và chính xác. Rất tiếc là không đủ thời gian để dịch ra giới thiệu với các bạn, nhưng các bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại địa chỉ sau: http://www.wilsoncen...w_Ev_CWAsia.pdf (trang 273-288).

Lẽ ra tài liệu từ tiếng Việt, đã được dịch sang tiếng Anh, thế thì còn dịch lại ra tiếng Việt làm gì. Vấn đề là ở chỗ, như Stein Tønnesson đã nhận xét: "Cho đến giờ, rất ít tài liệu thuộc loại này được phía Việt Nam cho phép các học giả tiếp cận." Vậy thì trong khi chờ đợi tài liệu được bạch hóa, ta dịch ra để cùng đọc, tuy không thể chính xác bằng bản gốc, nhưng cũng có thể cung cấp cho ta một số thông tin nhất định. Cũng có bạn đã viết rằng: "Vì bạn dịch tác phẩm từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, bạn không bao giờ dịch ngược một tác phẩm trở về ngôn ngữ nguồn. Không ai làm việc vớ vẩn ấy." Nhìn chung thì đúng, tưởng như tiên đề, nhưng thực ra cũng có những lệ ngoại như trong trường hợp này. Việc "tam sao" này ắt là "thất bổn", chẳng hạn như bản tiếng Anh dùng chữ "we" thì trong bản gốc có thể là "chúng ta", "chúng tôi" mà hai từ này nội hàm cũng đã khác nhau (không hay có bao gồm người đối thoại hoặc người nghe), lại cũng có thể là phe ta, quân ta, dân ta v.v... nên chỉ có thể dựa vào ngôn cảnh mà phỏng đoán. Stein Tønnesson cũng đã chỉ ra: "Chúng ta được biết, Lê Duẩn rất ít khi tự mình chấp bút và tài liệu mang phong cách khẩu ngữ (khiến cho việc dịch cực kỳ khó khăn). Rất có thể đây là bản thảo Lê Duẩn đọc cho thư ký ghi, hoặc những đoạn chi tiết do một cán bộ cấp cao dự buổi nói chuyện này ghi lại."

Christopher E. Goscha đã phát hiện tài liệu này trong Thư viện Quân đội ở Hà Nội, chép tay lại và dịch ra tiếng Anh. Cũng theo Stein Tønnesson: "Văn bản không đề ngày tháng, và tên tác giả chỉ cho biết là "đồng chí B". Dù sao, nội dung tài liệu cho ta thấy, nó được viết năm 1979, có lẽ vào quãng thời gian giữa cuộc tấn công của Trung Quốc vào Bắc Việt Nam tháng 2-1979 và thời điểm phát hành cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam về mối quan hệ Việt - Trung ngày mồng 4 tháng 10 cùng năm. Dường như văn bản được soạn chỉ ít lâu sau quyết định ngày 15 tháng 3-1979 của Đặng Tiểu Bình ngừng cuộc tấn công trừng phạt Việt Nam và rút quân về nước, nhưng trước khi Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc tháng 7-1979."

Nếu tên tác giả chỉ ghi là "đồng chí B" thì sao lại dám khẳng định là Lê Duẩn? Bài nói chuyện của "đồng chí B" có cho ta biết rằng, trong những cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, ông ta được gọi là anh Ba, một bí danh mà mọi người đều biết là của Lê Duẩn. Tài liệu cũng nói nhiều đến những cuộc họp cấp cao với phía Trung Quốc trong đó có cả Mao, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, khi đó nhân vật B này thường xưng tôi và đại diện cho phía Việt Nam một cách đầy quyền uy như thế, hẳn chỉ có rất ít người.

Một nhận xét khác của Stein Tønnesson là "những điều Lê Duẩn nói ra (trong năm 1979) rõ ràng mang sắc thái tức giận", nhưng về thái độ của Lê Duẩn thì "một nét ấn tượng của tài liệu này là sự thẳng thắn, bộc trực và cách tác giả đưa vấn đề ra như là một cá nhân." Ta đều biết vai trò và vị trí của ông trong Đảng cũng như trong các sự kiện từ khi được cử làm Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam rồi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Stein Tønnesson cũng cho rằng khi Lê Duẩn xưng tôi với Hồ Chí Minh thì đó là thái độ có phần xấc xược, nhưng người dịch không nghĩ như vậy. Nếu bạn đã đi nhiều vùng trên đất nước ta, hoặc được tiếp xúc với nhiều người từ những địa phương khác nhau tới, bạn sẽ thấy đó chỉ là một tập quán ngữ dụng của một số nơi chứ không phải là hỗn hào hay xấc xược. Hoặc cũng có đoạn, khi nói chuyện với Mao, Lê Duẩn cũng dám "ăn miếng trả miếng", nhưng người dịch hoài nghi chuyện này, chúng ta cần phối kiểm với những tài liệu khác nữa.

So với cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, công bố ngày mồng 4 tháng 10-1979, tài liệu này cũng không có nhiều điểm khác biệt, trừ một số tình tiết về cách suy nghĩ và ứng phó của phía Việt Nam. Dẫu sao, theo thiển ý của tôi, thì đây cũng là một tài liệu quý. Nó cho ta thấy việc ra đời của cuốn Sách trắng đã được chỉ đạo từ cấp cao nhất.

Vì thời gian có hạn, lại dịch ngược lại từ tiếng Anh ra Việt trong khi ngôn ngữ nguồn đã là tiếng Việt, chắc chắn bản dịch còn nhiều thiếu sót. Người dịch cũng chỉ mong muốn một chữ "tín", mà chưa dám nghĩ đến "đạt, nhã". Mong các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.

Xin lưu ý:

- Dấu ngoặc vuông [ ] là của Christopher E. Goscha.

- Chúng tôi vẫn giữ nguyên những con số của ghi chú cho phù hợp với trong sách.

Posted Image

TBT Lê Duẩn

***

Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc

Nói chung, sau khi ta đã thắng Mỹ thì không còn tên đế quốc nào dám đánh ta nữa. Chỉ có những kẻ nghĩ rằng, họ có thể đánh và dám đánh chúng ta, là bọn phản động Trung Quốc. Nhưng nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn như vậy. Tôi không rõ bọn phản động Trung Quốc này còn tồn tại bao lâu nữa. Dẫu sao, chừng nào bọn chúng còn đó thì chúng sẽ tấn công ta như chúng vừa làm gần đây [vào đầu năm 1979]. Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc thì các tỉnh [bắc Trung bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành căn cứ cho cả nước. Đó là những căn cứ vững chắc nhất, tốt nhất và mạnh nhất không gì so sánh được. Vì nếu như vùng đồng bằng [bắc bộ] vẫn liên tục căng thẳng như vậy thì tình hình sẽ hết sức phức tạp. Hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Nếu không có nhân dân Việt Nam thì sẽ chẳng có ai dám đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam đang đánh Mỹ thì cả thế giới còn lại sợ Mỹ...(25) Mặc dầu Trung Quốc đã giúp [bắc] Triều Tiên, nhưng đó chỉ vì mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ mà thôi. Sau khi chiến tranh chấm dứt [ở Triều Tiên] và áp lực chuyển sang Việt Nam, ông ta [có lẽ ám chỉ Chu Ân Lai như những đoạn tiếp theo sẽ gợi ý] nói rằng, nếu như Việt Nam tiếp tục chiến đấu thì họ sẽ phải tự lo liệu lấy. Ông ta sẽ không giúp nữa và đã gây sức ép buộc chúng ta phải ngừng đấu tranh.

Khi ta ký Hiệp định Giơ ne vơ, chính Chu Ân Lai là người đã chia cắt nước ta ra làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Bắc và Nam như vậy, cũng chính ông ấy lại ép chúng ta không được đụng chạm gì đến miền Nam. Họ cấm ta vùng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa được Mỹ ủng hộ]. [Nhưng] họ đã không làm chúng ta sờn lòng. Khi tôi vẫn còn đang ở trong Nam và đã chuẩn bị phát động chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Giơ ne vơ, Mao Trạch Đông đã nói với Đảng ta rằng, chúng ta cần ép các đồng chí Lào chuyển giao ngay hai tỉnh đã giải phóng cho chính phủ Viên Chăn (26). Nếu không Mỹ sẽ tiêu diệt họ, một tình huống hết sức nguy hiểm [theo quan điểm Trung Quốc]. Việt Nam lại phải làm việc ngay lập tức với phía Mỹ [về vấn đề này]. Mao đã bắt ta phải làm như vậy và chúng ta cũng đành phải làm như vậy (27).

Rồi sau khi hai tỉnh giải phóng của Lào đã được bàn giao cho Viên Chăn, bọn phản động Lào ngay lập tức bắt Hoàng thân Su-pha-nu-vông. Phía các đồng chí Lào có hai tiểu đoàn lúc ấy đang bị bao vây. Hơn nữa họ chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó một tiểu đoàn đã vượt thoát [khỏi vòng vây]. Khi đó tôi đưa ra ý kiến là phải chấp nhận cho các bạn Lào phát động chiến tranh du kích. Tôi mời phía Trung Quốc đến để thảo luận việc này với ta. Tôi nói: "Các đồng chí, nếu các anh tiếp tục gây sức ép với Lào như thế thì lực lượng của họ sẽ tan rã hoàn toàn. Bây giờ họ phải được phép tiến hành đánh du kích".

Trương Văn Thiên (28), người trước kia đã từng là Tổng Bí thư [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và có bí danh là Lạc Phủ, đã trả lời: "Vâng, thưa các đồng chí, điều các đồng chí nói là đúng. Chúng ta hãy cho phép Tiểu đoàn Lào ấy được đánh du kích".

Tôi hỏi Trương Văn Thiên ngay lập tức: "Các đồng chí, nếu các đồng chí đã cho phép Lào tiến hành chiến tranh du kích, thì đâu có gì đáng sợ nếu phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì đã làm cho các đồng chí phải sợ hãi đến nỗi các đồng chí lại ngăn cản chúng tôi?"

Ông ấy [Trương Văn Thiên] trả lời: "Không có gì phải sợ cả!"

Đó là điều Trương Văn Thiên đã nói. Tuy nhiên Hà Vĩ, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khi ấy, [và] có mặt lúc đó cũng nghe thấy những điều vừa nói.

Ông ta đã đánh điện về Trung Quốc [báo cáo những gì đã trao đổi giữa Lê Duẩn và Trương Văn Thiên]. Mao trả lời ngay lập tức: "Việt Nam không thể làm như vậy được [phát động chiến tranh du kích ở miền Nam]. Việt Nam nhất định phải trường kỳ mai phục!" Chúng ta quá nghèo. Làm sao ta có thể đánh Mỹ nếu như chúng ta không có Trung Quốc là hậu phương vững chắc? [Do đó], chúng ta đành nghe theo họ, có phải không? (29)

Dẫu sao thì chúng ta vẫn không nhất trí. Ta bí mật tiến hành phát triển lực lượng của ta. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém đi khắp các tỉnh miền Nam, ta đã ra lệnh tổ chức lực lượng quần chúng để chống chế độ này và giành lại chính quyền [từ tay chính phủ Diệm]. Chúng ta không cần để ý đến họ [Trung Quốc]. Khi cuộc đồng khởi giành chính quyền đã bắt đầu, chúng tôi sang Trung Quốc gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình nói với tôi: "Các đồng chí, bây giờ sai lầm của các anh thành việc đã rồi, các anh chỉ nên đánh ở mức độ trung đội trở xuống." Đấy là một kiểu ràng buộc mà họ muốn áp đặt lên ta.

Tôi nói [với Trung Quốc]: "Vâng, vâng! Tôi sẽ thực hiện như vậy. Tôi sẽ chỉ đánh ở mức trung đội trở xuống". Sau khi chúng ta đánh và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta đã chiến đấu có hiệu quả, Mao đột ngột có đường lối mới. Ông ta nói rằng trong khi Mỹ đánh nhau với ta, ông ấy sẽ mang quân đội [Trung Quốc] vào giúp ta làm đường. Mục đích chính của ông ấy là tìm hiểu tình hình Việt Nam để sau này có thể đánh ta và từ đó bành trướng xuống Đông Nam Á. Không còn lý do nào khác. Chúng ta biết vậy nhưng phải chấp nhận [việc đưa quân Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam]. Chuyện này thì cũng được. Họ quyết định đưa quân vào. Tôi chỉ yêu cầu là họ đưa người không thôi, nhưng quân đội họ vào mang cả súng ống, đạn dược. Tôi lại đành phải đồng ý.

Sau đó ông ấy [Mao Trạch Đông] bắt ta tiếp nhận hai vạn quân, đến để làm đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam. Tôi từ chối. Họ vẫn liên tục yêu cầu nhưng tôi không thay đổi ý kiến. Họ bắt tôi phải cho họ vào nhưng tôi không chấp nhận. Họ tiếp tục gây áp lực nhưng tôi vẫn không đồng ý. Các đồng chí, tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy được âm mưu lâu dài của họ là muốn cướp nước ta, và âm mưu của họ xấu xa tới chừng nào.

Sau khi Mỹ đưa vài trăm ngàn quân vào miền Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng tiến công Mậu Thân 1968, buộc chúng phải xuống thang. Để đánh bại đế quốc Mỹ ta phải biết cách kéo địch xuống thang dần dần. Đó là chiến lược của ta. Chúng ta chiến đấu chống lại một kẻ địch lớn, có dân số hơn hai trăm triệu người và họ từng thống trị thế giới. Nếu ta không thể bắt họ xuống thang dần từng bước, thì ta sẽ lúng túng và không thể tiêu diệt kẻ thù được. Ta phải đánh cho chúng tê liệt ý chí để buộc chúng đến bàn đàm phán và không cho phép chúng đưa thêm quân vào.

Khi đã đến lúc họ muốn đàm phán với chúng ta, Hà Vĩ viết thư cho ta nói: "Các anh không thể ngồi xuống đàm phán với Mỹ được. Các anh phải kéo quân Mỹ vào miền Bắc mà đánh chúng". Ông ta đã gây sức ép bằng cách đó, khiến chúng ta hết sức bối rối. Đó hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Thật là mệt mỏi mỗi khi những tình huống tương tự [với Trung Quốc] lại xảy ra.

Chúng ta đã quyết định rằng không thể làm theo cách đó được [về ý kiến của Hà Vĩ không nên đàm phán với Mỹ]. Ta đã ngồi xuống ở Paris. Ta đã kéo Mỹ xuống thang để đánh bại chúng. Trong khi đó Trung Quốc lại tuyên bố [với Mỹ]: "Nếu người không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến người. Muốn mang bao nhiêu quân vào Việt Nam, điều đó tùy theo các anh". Trung Quốc, theo ý của họ, đã làm như vậy và ép ta làm theo.

Họ đã tích cực đổi chác với Mỹ và dùng ta làm con bài để mặc cả như thế đấy. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua, ngay lập tức họ sử dụng Trung Quốc để xúc tiến việc rút quân ở miền Nam sao cho thuận lợi. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận việc này.

Trước khi Nixon đến Trung Quốc, [mục tiêu chuyến đi này của ông ta] nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho Mỹ và giảm thiểu đến tối đa sự thất bại của họ, đồng thời cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc gần hơn về phía Mỹ, Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Châu nói với tôi: "Vào lúc này, Nixon sắp đến gặp tôi, chủ yếu là để thảo luận vấn đề Việt Nam, do đó tôi nhất định phải đến gặp đồng chí để bàn bạc."

Tôi trả lời: "Thưa đồng chí, đồng chí có thể nói bất kỳ điều gì đồng chí muốn, nhưng tôi vẫn không hiểu. Đồng chí là người Trung Quốc; tôi là người Việt Nam. Việt Nam là đất nước của [chúng] tôi, hoàn toàn không phải là của các đồng chí. Đồng chí không có quyền phát biểu [về công việc của Việt Nam], và đồng chí không có quyền thảo luận [những chuyện đó với Mỹ] (30). Hôm nay, thưa đồng chí, tôi nói riêng với đồng chí một điều, mà thậm chí tôi chưa từng nói với Bộ Chính trị của chúng tôi, rằng các đồng chí đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng và vì vậy tôi cần phải nói:

Năm 1954, khi Việt Nam chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi đang ở Hậu Nghĩa. Bác Hồ đánh điện cho tôi, nói rằng tôi cần phải đi Nam để tổ chức lại [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về việc này] (31). Tôi đi xe thổ mộ xuôi Nam. Dọc đường đồng bào đổ ra chào đón tôi vì họ nghĩ chúng tôi đã chiến thắng. Thật đau lòng xiết bao! Nhìn đồng bào miền Nam tôi đã khóc. Bởi vì sau đó Mỹ sẽ nhảy vào miền Nam và tàn sát đồng bào tôi một cách dã man.

Vào tới nơi, tôi lập tức đánh điện cho bác Hồ yêu cầu được ở lại và không tập kết ra Bắc, để có thể tiếp tục chiến đấu mười năm nữa hoặc lâu hơn. [Tôi nói với Chu Ân Lai]: "Thưa đồng chí, đồng chí đã gây ra những khó khăn cho chúng tôi như vậy đấy [muốn nói đến vai trò của ông ta trong việc chia cắt Việt Nam tại hội nghị Giơ ne vơ năm 1954]. Đồng chí có biết thế không?"

Chu Ân Lai đáp: "Tôi xin lỗi các đồng chí. Tôi đã sai. Tôi đã sai trong chuyện này [ám chỉ việc chia cắt Việt Nam tại Giơ ne vơ] (32). Sau khi Nixon đã đi thăm Trung Quốc, ông ta [Châu] lại sang Việt Nam một lần nữa để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến đấu trong Nam.

Tuy nhiên tôi cũng nói ngay với Chu Ân Lai: "Nixon đã gặp các đồng chí. Chẳng bao lâu nữa họ [Mỹ] sẽ tấn công chúng tôi mạnh hơn". Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai bên [Mỹ và Trung Quốc] đã thỏa thuận với nhau nhằm đánh ta mạnh hơn. Ông ấy [Châu] đã không phản đối quan điểm này là không có cơ sở, và chỉ nói rằng: "Tôi sẽ gửi thêm súng ống đạn dược cho các đồng chí". Rồi ông ta nói [về sự e ngại một âm mưu bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc]: "Không có chuyện đó đâu". Dẫu sao họ cũng đã thảo luận đánh ta mạnh hơn như thế nào, kể cả ném bom bằng B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Vấn đề rõ ràng là như vậy.

Nếu Liên Xô và Trung Quốc không bất đồng với nhau thì Mỹ không thể đánh chúng ta một cách tàn bạo như chúng đã làm. Chừng nào hai nước [Trung Quốc và Liên Xô] còn xung đột thì người Mỹ sẽ không bị ngăn trở [vì sự phản đối của khối Xã hội chủ nghĩa thống nhất]. Mặc dầu Việt Nam đã có thể đoàn kết với cả hai nước Trung Quốc và Liên Xô, nhưng để làm việc này là hết sức khó khăn vì lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc rất nhiều. Thời gian đó Trung Quốc hàng năm viện trợ cho ta nửa triệu tấn lương thực, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa nói đến cả đô la nữa. Liên Xô cũng giúp ta tương tự như vậy. Nếu chúng ta không làm được điều đó [giữ gìn sự thống nhất và đoàn kết với họ] thì mọi chuyện có thể hết sức nguy hiểm. Hàng năm tôi phải sang Trung Quốc hai lần để trình bày với họ [ban lãnh đạo Trung Quốc] về các diễn biến ở trong Nam. Còn với Liên Xô, tôi không cần phải nói gì cả [về tình hình miền Nam]. Tôi chỉ nói chung chung. Khi làm việc với phía Trung Quốc, tôi phải nói rằng cả hai chúng ta đang cùng đánh Mỹ. Tôi đã đi (sang đấy) một mình. Tôi phải tham dự vào những chuyện đó. Tôi phải sang Trung Quốc và bàn bạc với họ nhiều lần như vậy với mục đích chính là thắt chặt quan hệ song phương [Trung Quốc và Việt Nam]. Chính vào lúc đó Trung Quốc ép chúng ta phải tách xa khỏi Liên Xô, cấm ta không được đi cùng với Liên Xô nữa (33).

Họ làm rất căng thẳng chuyện này. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh (34), đến nói với tôi: "Đồng chí, chúng tôi sẽ giúp các anh vài tỷ (Nhân dân tệ) một năm. Các anh không được nhận gì từ Liên Xô nữa."

Tôi không chấp nhận như vậy. Tôi nói: "Không, chúng tôi nhất định phải đoàn kết và thống nhất với toàn phe Xã hội chủ nghĩa." (35)

Năm 1963, khi Nikita Khơrútxốp có sai lầm, Trung Quốc lập tức ra Cương lĩnh 25 điểm và mời Đảng ta đến và góp ý kiến. Anh Trường Chinh và tôi cùng đi với một số anh em khác. Trong khi bàn bạc, họ [Trung Quốc] lắng nghe ta chừng mười điểm gì đó, nhưng khi tới ý kiến "không xa rời phe Xã hội chủ nghĩa" (37) thì họ không nghe nữa... Đặng Tiểu Bình nói: "Tôi chịu trách nhiệm về văn bản của chính tôi. Tôi xin ý kiến các đồng chí nhưng tôi không chấp nhận điểm này của các đồng chí."

Trước khi đoàn ta về nước, Mao có tiếp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi trò chuyện cùng chúng tôi và đến cuối câu chuyện ông ta tuyên bố: "Các đồng chí, tôi muốn các đồng chí biết việc này. Tôi sẽ là Chủ tịch của 500 triệu bần nông và tôi sẽ mang một đạo quân đánh xuống Đông Nam Á." (38) Đặng Tiểu Bình cũng ngồi đó và nói thêm: "Đó chủ yếu là vì bần nông của chúng tôi đang ở trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn!"

Khi chúng tôi đã ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: "Anh thấy đấy, một âm mưu cướp nước ta và cả Đông Nam Á. Bây giờ chuyện đã minh bạch." Họ dám ngang nhiên tuyên bố như vậy. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Rõ ràng là không một phút nào họ không nghĩ tới việc đánh Việt Nam!

Tôi sẽ nói thêm để các đồng chí có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng quân sự của việc này. Mao hỏi tôi:

- Lào có bao nhiêu cây số vuông?

Tôi trả lời:

- Khoảng 200 nghìn [cây số vuông].

- Dân số của họ là bao nhiêu? [Mao hỏi]

- [Tôi đáp:] Gần ba triệu.

- [Mao nói:] Thế thì cũng không nhiều lắm! Tôi sẽ mang người của chúng tôi xuống đấy!

- [Mao hỏi:] Thái Lan thì có bao nhiêu cây số vuông?

- [Tôi trả lời:] Khoảng 500 nghìn.

- Và có bao nhiêu người? [Mao hỏi]

- Gần 40 triệu! [Tôi đáp]

- Trời ơi! [Mao nói], tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500 nghìn cây số vuông mà có tới 90 triệu dân. Tôi sẽ lấy thêm một ít người của chúng tôi đi xuống đấy nữa [Thái Lan]!

Đối với Việt Nam, họ không dám nói thẳng về việc di dân như vậy. Tuy nhiên, ông ta [Mao] nói với tôi: "Các đồng chí, có thật người Việt Nam đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên không?" Tôi nói: "Đúng." "Thế có thật là các anh cũng đánh bại cả quân Thanh nữa phải không?" Tôi đáp: "Đúng." Ông ta lại hỏi: "Và cả quân Minh nữa, đúng không?" Tôi trả lời: "Đúng, và cả các ông nữa. Tôi sẽ đánh bại cả các ông. (39) Ông có biết thế không?" Tôi đã nói với Mao như vậy đó. Ông ấy nói: "Đúng! Đúng!" Mao muốn chiếm Lào, cả nước Thái Lan... cũng như muốn chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Mang người đến ở đó. Thật là phức tạp.

Trong những năm trước [về các vấn đề có thể nảy sinh từ mối đe dọa của Trung Quốc trong những thời kỳ đó], chúng ta đã có sự chuẩn bị tích cực chứ không phải chúng ta không chuẩn bị gì. Nếu chúng ta không chuẩn bị thì tình hình vừa qua đã có thể rất nguy. Đó không phải là chuyện đơn giản. Mười năm trước tôi đã có mời anh em bên quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ đang có mâu thuẫn với nhau. Còn Trung Quốc, họ lại bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng như vậy các anh phải lập tức nghiên cứu vấn đề này. Tôi sợ bên quân đội anh em chưa hiểu nên tôi nói thêm rằng không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ phát biểu rằng chuyện này rất khó hiểu. Đúng là không dễ dàng chút nào. Nhưng tôi không thể nói cách khác được. Và tôi cũng không cho phép ai căn vặn mình. (40)

Khi tôi đi Liên Xô, họ cũng rất cứng rắn với tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một hội nghị 80 đảng [Cộng sản] để ủng hộ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [hội nghị] không chỉ nhằm giúp đỡ Việt Nam mà còn dự định lên án Trung Quốc. Do đó Việt Nam đã không đi. Phía Liên Xô hỏi: "Các anh đã từ bỏ chủ nghĩa quốc tế rồi hay sao? Tại sao các anh lại làm như vậy?" Tôi đáp: "Tôi hoàn toàn không từ bỏ chủ nghĩa quốc tế. Tôi chưa hề làm như vậy. Tuy nhiên, muốn là người theo chủ nghĩa quốc tế thì trước hết phải đánh bại đế quốc Mỹ. Và nếu người ta muốn đánh Mỹ thì phải thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đi dự hội nghị này thì Trung Quốc sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho chúng tôi. Xin các đồng chí hiểu cho."

Ở Trung Quốc có rất nhiều ý kiến khác nhau và đang tranh cãi. Chu Ân Lai đồng ý xây dựng cùng Liên Xô một mặt trận chống Mỹ. Một lần tôi đến Liên Xô dự lễ Quốc khánh, tôi có được đọc một bức điện của Trung Quốc gửi Liên Xô nói rằng "nếu Liên Xô bị tấn công thì Trung Quốc sẽ kề vai sát cánh cùng Liên bang Xô viết."(41) Đó là nhờ Hiệp ước hữu nghị Xô - Trung được ký kết trước đây [tháng 2-1950]. Ngồi cạnh Chu Ân Lai tôi hỏi ông ấy: "Trong bức điện mới đây gửi Liên Xô, các đồng chí đã đồng ý cùng với Liên Xô thành lập một mặt trận, nhưng tại sao các đồng chí lại không thành lập một mặt trận chống Mỹ?" Chu Ân Lai đáp: "Chúng tôi có thể. Tôi đồng tình với quan điểm của đồng chí. Tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [về Việt Nam]. Bành Chân (42) cũng đang ngồi đó, nói thêm: "Ý kiến này cực kỳ đúng đắn!" Nhưng khi vấn đề được đưa ra thảo luận ở Thượng Hải, Mao nói rằng không thể được và gạt bỏ ý kiến này. Các đồng chí đã thấy vấn đề phức tạp ra sao.

Mặc dầu Chu Ân Lai có bảo lưu một số ý kiến, dẫu sao ông cũng đã đồng ý thành lập một mặt trận và đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều. Chính nhờ ông mà tôi hiểu [nhiều chuyện đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì có thể rất nguy hiểm. Có lần ông ấy nói với tôi: "Tôi phải làm hết sức mình để sống sót ở đây, dùng Lý Cường (43) để tích lũy và cung cấp viện trợ cho các đồng chí." Và thế đấy [ám chỉ Châu đã có thể dùng Lý Cường vào việc giúp đỡ Việt Nam]. Tôi hiểu rằng nếu không có Chu Ân Lai thì không thể có được sự viện trợ như vậy. Tôi thật biết ơn ông ta.

Tuy nhiên cũng không đúng, nếu nói rằng những người khác trong ban lãnh đạo Trung Quốc có cùng quan điểm với Chu Ân Lai. Họ khác nhau trên nhiều phương diện. Nhưng có thể nói rằng người kiên trì nhất, người có đầu óc đại Hán và người muốn chiếm cả vùng Đông Nam Á, chính là Mao. Tất cả mọi chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay Mao.

Cũng có thể nói như vậy về các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc. Chúng ta không biết trong tương lai mọi chuyện sẽ ra sao, nhưng dẫu sao [sự thực là] họ đã tấn công ta. Trước đây Đặng Tiểu Bình đã từng làm hai việc mà giờ đây lại lật ngược hẳn lại. Đó là, khi ta thắng lợi ở miền Nam, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên Đặng Tiểu Bình cũng vẫn cứ chúc mừng ta. Kết quả là ông ta lập tức bị những người khác coi là phần tử xét lại.

Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối cùng (44), tôi là trưởng đoàn, và tôi đã gặp đoàn đại biểu Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình dẫn đầu. Khi nói tới vấn đề lãnh thổ, gồm cả thảo luận về một số hòn đảo, tôi có nói: "Hai nước chúng ta nằm cạnh nhau. Có một số khu vực trên lãnh thổ chúng tôi chưa được phân định rõ ràng. Cả hai phía chúng ta cần phải thành lập một ủy ban để xem xét vấn đề này. Thưa các đồng chí, xin hãy nhất trí với tôi [về chuyện này]. Ông ấy [Đặng] đã đồng ý, nhưng vì vậy mà sau đó ông ta lại bị các nhóm lãnh đạo khác chụp mũ xét lại tức thời.

Nhưng bây giờ thì ông ấy [Đặng] điên thật rồi. Bởi vì ông ta muốn tỏ ra mình không phải là xét lại nên ông ta đã đánh Việt Nam mạnh hơn. Ông ta đã bật đèn xanh cho họ tấn công Việt Nam.

Sau khi đánh bại đế quốc Mỹ, chúng ta vẫn giữ một đạo quân hơn một triệu người. Một số lãnh đạo Liên Xô đã hỏi ta: "Các đồng chí còn định đánh nhau với ai nữa mà lại vẫn duy trì một đội quân [thường trực] lớn như vậy?" Tôi đáp: "Sau này các đồng chí sẽ hiểu." Lý do duy nhất khiến chúng ta giữ một đạo quân thường trực như vậy chính là vì Trung Quốc [mối đe dọa của họ đối với Việt Nam]. Nếu như không có [sự đe dọa đó] thì đội quân [thường trực lớn] này sẽ không còn cần thiết nữa. Đã bị tấn công gần đây trên cả hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rõ rằng] sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không duy trì một đội quân lớn.

(B) [Ý nghĩa của chữ B này trong bản gốc không được rõ] - Từ cuối Đại chiến thế giới thứ hai, tất cả đều cho rằng đế quốc Mỹ chính là tên sen đầm quốc tế. Chúng có thể xâm chiếm và đe dọa các nước khác trên thế giới. Mọi người, kể cả các cường quốc, đều sợ Mỹ. Duy chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ mà thôi.

Tôi hiểu được điều này nhờ cuộc đời hoạt động của mình đã dạy tôi như vậy. Người đầu tiên sợ [Mỹ] chính là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, cả Việt Nam và Lào, rằng: "Các anh phải lập tức chuyển giao ngay hai tỉnh giải phóng của Lào cho chính quyền Viên Chăn. Nếu không thì Mỹ sẽ lấy cớ để tấn công. Thế thì hết sức nguy hiểm." Về phía Việt Nam, chúng ta nói: "Chúng tôi sẽ đánh Mỹ để giải phóng miền Nam." Ông ta [Mao] nói: "Các anh không được làm như vậy. Miền Nam Việt Nam cần phải trường kỳ mai phục, có thể một đời người, năm đến mười đời, thậm chí hai mươi đời nữa. Các anh không thể đánh Mỹ. Đánh nhau với Mỹ là một việc nguy hiểm." Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến như vậy...

Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiến lên và chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam sẽ không được giải phóng. Một nước chưa được giải phóng thì vẫn cứ là một nước phụ thuộc. Không có nước nào được độc lập nếu chỉ có một nửa nước được tự do. Đó là tình hình cho đến năm 1975, khi đất nước ta cuối cùng đã giành được hoàn toàn độc lập. Có độc lập thì sẽ có tự do. Tự do phải là thứ tự do cho cả nước Việt Nam...

Ăng ghen đã từng nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó Liên Xô, rồi Trung Quốc và cả ta nữa cũng nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước khác nhau rất nhiều về nội dung [của chiến tranh nhân dân]. Sẽ là không đúng nếu chỉ vì anh có hàng triệu người mà anh muốn làm gì thì làm. Trung Quốc cũng nói về chiến tranh nhân dân nhưng [họ chủ trương] "địch tiến ta lùi". Nói cách khác, phòng ngự là chủ yếu, và chiến tranh chia làm ba giai đoạn, lấy nông thôn bao vây thành thị, trong khi [chủ lực] vẫn lẩn trốn trong vùng rừng núi... Trung Quốc đã thiên về phòng ngự và rất yếu [trong Đại chiến Thế giới thứ hai]. Thậm chí, với 400 triệu dân chống lại quân đội Nhật chỉ có khoảng 300 đến 400 ngàn người, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại Nhật. (45)

Tôi phải nhắc lại như vậy vì trước kia Trung Quốc đã gửi cố vấn sang ta nên một số anh em [ta] không hiểu. Họ nghĩ rằng Trung Quốc rất là tài giỏi. Nhưng họ cũng không tài giỏi lắm đâu, và vì thế ta cũng không làm theo [sự cố vấn của Trung Quốc]. (46)

Năm 1952 tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc chữa bệnh. Đấy là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài. (47) Tôi đã đánh dấu hỏi về họ [Trung Quốc] và thấy rất nhiều chuyện lạ. Những vùng [đã từng] bị quân Nhật chiếm đóng có dân cư là 50 triệu người, nhưng không có thậm chí một người du kích...

Khi tôi từ Trung Quốc về, tôi gặp bác [Hồ]. Bác hỏi:

- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài có phải không?

- Vâng, tôi ra nước ngoài lần đầu tiên.

- Chú thấy những gì?

- Tôi thấy hai chuyện: Việt Nam rất dũng cảm và họ [Trung Quốc] hoàn toàn không.

Tôi hiểu điều đó từ bấy giờ. Chúng ta [người Việt Nam] khác hẳn họ. Lòng dũng cảm là đặc tính cố hữu trong từng con người Việt Nam, và do vậy chúng ta chưa từng có chiến lược thiên về phòng ngự. Mỗi người dân là một chiến sĩ.

Gần đây, họ [Trung Quốc] đem vài trăm ngàn quân xâm lấn nước ta. Trên phần lớn mặt trận, ta mới sử dụng dân quân du kích và bộ đội địa phương để đánh trả. Chúng ta không thiên về phòng ngự, và do vậy họ đã thất bại. Họ không thể tiêu diệt gọn một trung đội nào của Việt Nam, còn ta diệt gọn vài trung đoàn và vài chục tiểu đoàn của họ. Đạt được điều đó vì ta có chiến lược nghiêng về tấn công.

Đế quốc Mỹ đã đánh nhau với ta trong một cuộc chiến dài lâu. Họ hết sức mạnh mà vẫn thua. Nhưng ở đây có một yếu tố đặc biệt, đó là sự mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì thế], họ đã đánh ta ác liệt như vậy.

Việt Nam chống Mỹ và đánh chúng quyết liệt, nhưng chúng ta cũng biết rằng Mỹ là một nước rất lớn, có khả năng huy động một đội quân mười triệu người và dùng tất cả những vũ khí tối tân nhất để đánh ta. Vì vậy chúng ta phải chiến đấu một thời gian dài để kéo chúng xuống thang. Chúng ta là người có thể làm được như vậy; Trung Quốc thì không. Khi quân Mỹ tấn công Quảng Trị, Bộ Chính trị đã ra lệnh đưa bộ đội vào ứng chiến ngay lập tức. Chúng ta không sợ. Sau đó tôi có sang Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: "Nó [cuộc chiến đấu ở Quảng Trị] có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa từng có. Đời người chỉ có một [cơ hội], không hai. Không ai dám làm việc mà các đồng chí đã làm".

... Chu Ân Lai đã từng là Tổng Tham mưu trưởng. Ông dám nói và ông cũng thẳng thắn hơn. Ông nói với tôi: "Nếu tôi được biết trước cách đánh mà các đồng chí đã sử dụng thì có lẽ chúng tôi không cần đến cuộc Trường chinh." Vạn lý Trường chinh để làm gì? Vào lúc bắt đầu cuộc Trường chinh họ có một đội quân 300 nghìn người; và khi kết thúc họ chỉ còn lại có 30 nghìn. 270 nghìn đã bị tiêu hao. Đó quả thật là ngu ngốc nếu làm theo cách ấy... [Tôi] nói như vậy để các đồng chí hiểu, chúng ta đã tiến xa hơn bao nhiêu. Sắp tới, nếu ta lại phải chiến đấu chống Trung Quốc, chúng ta nhất định thắng lợi... Dẫu sao, một sự thực là nếu như một nước khác [không phải Việt Nam] phải đánh nhau với Trung Quốc, thì chưa chắc họ có thể thắng như vậy [giống Việt Nam] được.

... Nếu Trung Quốc và Liên Xô nhất trí với nhau, thì cũng chưa chắc là Mỹ sẽ dám đánh ta. Nếu như hai nước đoàn kết và cùng giúp ta, thì cũng chưa chắc rằng Mỹ sẽ dám đánh ta theo cách như chúng đã làm. Họ có thể chùn bước ngay từ đầu. Họ có thể bỏ cuộc như trong thời Tổng thống Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô tất cả cùng giúp Lào và Mỹ tức thời ký hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân sang Lào, họ chấp nhận cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia vào chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.

Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] có mâu thuẫn với nhau, phía Mỹ lại được [Trung Quốc] thông báo rằng họ có thể tiếp tục đánh Việt Nam mà không sợ gì cả. Đừng sợ [Trung Quốc trả đũa]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông nói với Mỹ: "Nếu người không đụng đến ta thì ta sẽ không đụng đến người. Các anh có thể đưa bao nhiêu quân vào miền Nam Việt Nam cũng được. Điều đó tùy theo các anh." (48)

... Chúng ta [hiện nay] tiếp giáp với một quốc gia lớn, một nước có những ý đồ bành trướng, mà nếu được thực hiện thì sẽ bắt đầu với cuộc xâm lăng Việt Nam. Như vậy, ta phải gánh vác một vai trò lịch sử nữa, khác trước. Dẫu sao, chúng ta không bao giờ thoái thác nhiệm vụ lịch sử của mình. Trước đây, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình và lần này Việt Nam quyết tâm không cho chúng bành trướng. Việt Nam bảo vệ nền độc lập của chính mình và đồng thời cũng là bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam quyết không để cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ bành trướng của họ. Cuộc chiến gần đây [với Trung Quốc] mới chỉ là một hiệp. Hiện nay họ vẫn đang ráo riết chuẩn bị trên nhiều chiến trường. Dù sao đi nữa, mặc họ chuẩn bị đến mức nào, Việt Nam cũng vẫn sẽ thắng...

Tiến hành chiến tranh không phải là một cuộc dạo chơi trong rừng. Dùng một triệu quân để tiến hành chiến tranh chống nước khác kéo theo vô vàn khó khăn. Chỉ mới đây thôi, họ đem 500 đến 600 ngàn quân đánh chúng ta, mà họ không có đủ phương tiện vận tải để chuyên chở lương thực cho quân đội họ. Trung Quốc hiện nay có một đội quân ba triệu rưỡi người, nhưng họ phải để lại một nửa trên biên giới [Trung-Xô] nhằm phòng ngừa Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ có mang một hoặc hai triệu quân sang đánh ta, chúng ta cũng không hề sợ hãi gì cả. Chúng ta chỉ có 600 ngàn quân ứng chiến và nếu sắp tới chúng ta phải đánh với hai triệu quân, thì cũng không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.

Chúng ta không sợ vì chúng ta đã biết cách chiến đấu. Nếu họ mang vào một triệu quân thì họ cũng chỉ đặt được chân ở phía Bắc. Càng đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng châu thổ, và vào Hà Nội hoặc thậm chí vào sâu hơn nữa thì sẽ càng khó khăn. Các đồng chí, các đồng chí đã biết, bè lũ Hitler đã tấn công ác liệt như thế nào, mà khi tiến đến Leningrad chúng cũng không thể nào vào nổi. (Phải đối mặt) với những (làng mạc,) thành phố, nhân dân và công tác phòng ngự, không ai có thể thực hiện một cuộc tấn công hiệu quả chống lại từng người cư dân. Thậm chí có đánh nhau hai, ba hoặc bốn năm chúng cũng không thể nào tiến vào được. Mỗi làng xóm của chúng ta [trên biên giới phía Bắc] là như vậy. Chủ trương của ta là: Mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và chúng sẽ không thể nào xâm nhập được.

Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu chỉ nói đến đánh giặc ngoài tiền tuyến. Ngưới ta cũng cần phải có một đội quân hậu tập trực tiếp, hùng mạnh. Sau khi cuộc chiến vừa qua chấm dứt, chúng ta đã nhận định rằng, sắp tới, ta cần đưa thêm vài triệu người lên (các tỉnh) mặt trận phía Bắc. Nếu giặc đến từ phương Bắc, h

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này hay quá!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đối với Việt Nam, họ không dám nói thẳng về việc di dân như vậy. Tuy nhiên, ông ta [Mao] nói với tôi: "Các đồng chí, có thật người Việt Nam đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên không?" Tôi nói: "Đúng." "Thế có thật là các anh cũng đánh bại cả quân Thanh nữa phải không?" Tôi đáp: "Đúng." Ông ta lại hỏi: "Và cả quân Minh nữa, đúng không?" Tôi trả lời: "Đúng, và cả các ông nữa. Tôi sẽ đánh bại cả các ông. (39) Ông có biết thế không?" Tôi đã nói với Mao như vậy đó. Ông ấy nói: "Đúng! Đúng!" Mao muốn chiếm Lào, cả nước Thái Lan... cũng như muốn chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Mang người đến ở đó. Thật là phức tạp.

Ăng ghen đã từng nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó Liên Xô, rồi Trung Quốc và cả ta nữa cũng nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước khác nhau rất nhiều về nội dung [của chiến tranh nhân dân]. Sẽ là không đúng nếu chỉ vì anh có hàng triệu người mà anh muốn làm gì thì làm. Trung Quốc cũng nói về chiến tranh nhân dân nhưng [họ chủ trương] "địch tiến ta lùi". Nói cách khác, phòng ngự là chủ yếu, và chiến tranh chia làm ba giai đoạn, lấy nông thôn bao vây thành thị, trong khi [chủ lực] vẫn lẩn trốn trong vùng rừng núi... Trung Quốc đã thiên về phòng ngự và rất yếu [trong Đại chiến Thế giới thứ hai]. Thậm chí, với 400 triệu dân chống lại quân đội Nhật chỉ có khoảng 300 đến 400 ngàn người, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại Nhật. (45)

Tôi phải nhắc lại như vậy vì trước kia Trung Quốc đã gửi cố vấn sang ta nên một số anh em [ta] không hiểu. Họ nghĩ rằng Trung Quốc rất là tài giỏi. Nhưng họ cũng không tài giỏi lắm đâu, và vì thế ta cũng không làm theo [sự cố vấn của Trung Quốc]. (46)

Năm 1952 tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc chữa bệnh. Đấy là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài. (47) Tôi đã đánh dấu hỏi về họ [Trung Quốc] và thấy rất nhiều chuyện lạ. Những vùng [đã từng] bị quân Nhật chiếm đóng có dân cư là 50 triệu người, nhưng không có thậm chí một người du kích...

Khi tôi từ Trung Quốc về, tôi gặp bác [Hồ]. Bác hỏi:

- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài có phải không?

- Vâng, tôi ra nước ngoài lần đầu tiên.

- Chú thấy những gì?

- Tôi thấy hai chuyện: Việt Nam rất dũng cảm và họ [Trung Quốc] hoàn toàn không.

Tôi hiểu điều đó từ bấy giờ. Chúng ta [người Việt Nam] khác hẳn họ. Lòng dũng cảm là đặc tính cố hữu trong từng con người Việt Nam, và do vậy chúng ta chưa từng có chiến lược thiên về phòng ngự. Mỗi người dân là một chiến sĩ.

Gần đây, họ [Trung Quốc] đem vài trăm ngàn quân xâm lấn nước ta. Trên phần lớn mặt trận, ta mới sử dụng dân quân du kích và bộ đội địa phương để đánh trả. Chúng ta không thiên về phòng ngự, và do vậy họ đã thất bại. Họ không thể tiêu diệt gọn một trung đội nào của Việt Nam, còn ta diệt gọn vài trung đoàn và vài chục tiểu đoàn của họ. Đạt được điều đó vì ta có chiến lược nghiêng về tấn công.

Đế quốc Mỹ đã đánh nhau với ta trong một cuộc chiến dài lâu. Họ hết sức mạnh mà vẫn thua. Nhưng ở đây có một yếu tố đặc biệt, đó là sự mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì thế], họ đã đánh ta ác liệt như vậy.

Việt Nam chống Mỹ và đánh chúng quyết liệt, nhưng chúng ta cũng biết rằng Mỹ là một nước rất lớn, có khả năng huy động một đội quân mười triệu người và dùng tất cả những vũ khí tối tân nhất để đánh ta. Vì vậy chúng ta phải chiến đấu một thời gian dài để kéo chúng xuống thang. Chúng ta là người có thể làm được như vậy; Trung Quốc thì không. Khi quân Mỹ tấn công Quảng Trị, Bộ Chính trị đã ra lệnh đưa bộ đội vào ứng chiến ngay lập tức. Chúng ta không sợ. Sau đó tôi có sang Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: "Nó [cuộc chiến đấu ở Quảng Trị] có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa từng có. Đời người chỉ có một [cơ hội], không hai. Không ai dám làm việc mà các đồng chí đã làm".

... Chu Ân Lai đã từng là Tổng Tham mưu trưởng. Ông dám nói và ông cũng thẳng thắn hơn. Ông nói với tôi: "Nếu tôi được biết trước cách đánh mà các đồng chí đã sử dụng thì có lẽ chúng tôi không cần đến cuộc Trường chinh." Vạn lý Trường chinh để làm gì? Vào lúc bắt đầu cuộc Trường chinh họ có một đội quân 300 nghìn người; và khi kết thúc họ chỉ còn lại có 30 nghìn. 270 nghìn đã bị tiêu hao. Đó quả thật là ngu ngốc nếu làm theo cách ấy... [Tôi] nói như vậy để các đồng chí hiểu, chúng ta đã tiến xa hơn bao nhiêu. Sắp tới, nếu ta lại phải chiến đấu chống Trung Quốc, chúng ta nhất định thắng lợi... Dẫu sao, một sự thực là nếu như một nước khác [không phải Việt Nam] phải đánh nhau với Trung Quốc, thì chưa chắc họ có thể thắng như vậy [giống Việt Nam] được

... Chúng ta [hiện nay] tiếp giáp với một quốc gia lớn, một nước có những ý đồ bành trướng, mà nếu được thực hiện thì sẽ bắt đầu với cuộc xâm lăng Việt Nam. Như vậy, ta phải gánh vác một vai trò lịch sử nữa, khác trước. Dẫu sao, chúng ta không bao giờ thoái thác nhiệm vụ lịch sử của mình. Trước đây, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình và lần này Việt Nam quyết tâm không cho chúng bành trướng. Việt Nam bảo vệ nền độc lập của chính mình và đồng thời cũng là bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam quyết không để cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ bành trướng của họ. Cuộc chiến gần đây [với Trung Quốc] mới chỉ là một hiệp. Hiện nay họ vẫn đang ráo riết chuẩn bị trên nhiều chiến trường. Dù sao đi nữa, mặc họ chuẩn bị đến mức nào, Việt Nam cũng vẫn sẽ thắng...

Cảm ơn Thiên Anh đã cung cấp tài liệu rất hay, tôi không biết vị đồng chí tiền bối Lê Duẩn thực sự là người thế nào vì đọc nhiều tài liệu khác nhau về ông. Nhưng trong trường hợp này thấy thật khâm phục ông, ông đã thể hiện khí khái của người Việt Nam trước một nước lớn. Đúng vậy, như cụ Trạng Trình xưa đã nói "nước Nam có lắm thánh tài", ấy là bởi vì vị trí thủy thổ của nước ta là vùng địa linh nhân kiệt, chúng ta yêu chuộng hòa bình căm ghét cảnh chiến tranh đổ máu, nhưng nếu có giặc ngoại xâm thì cả dân tộc sẽ đoàn kết lại chiến đấu và chiến thắng như bao đời nay vẫn vậy, sẽ lại xuất hiện một ông vua Quang Trung khiến cho Tàu khựa phải khiệp vía:

Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản,

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng tận...

Edited by Quốc Tuấn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trung Quốc vu Việt Nam tạo sự cố ở Biển Đông

Chiều 31/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du lại có những tuyên bố mới về vụ tàu hải giám TQ cắt cáp dầu khí tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.

>> "Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm"

>> Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!

Từ 'bình thường' đến 'hợp lý'

Trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng, Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông.

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du: Hoạt động của tàu TQ với tàu Việt Nam là "hoàn toàn hợp lý". Ảnh: NHK

Động thái này diễn ra sau khi Việt Nam kiên quyết phản đối việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục bênh vực hành động của các tàu hải giám. Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay được Reuters đưa tin, bà Khương Du một lần nữa khẳng định: "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”.

Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố: "Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”.

“Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga

Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cho biết: Ba tàu hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9h sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

TQ đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm

Tại cuộc họp báo chiều ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam.

"Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói.

Trước đó, trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của bộ Ngoại giao Trung Quốc về vụ việc trên, bà Khương Du từng nói rằng: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.

Hãng Reuters trong những tin bài về vụ các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 đều nói rằng, vụ việc này xảy ra tại địa điểm cách bờ biển Trung Nam bộ của Việt Nam khoảng 120km và cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 600 km.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”. Bà Nga nói tại buổi họp báo chiều chủ nhật 29/5: "Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp".

Biển Đông được coi là nơi cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông. Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là rất giàu tài nguyên dầu khí.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/23...bien-dong.html

---------------

Bọn này nó không phải là người nữa rồi. Không đánh không được.

Edited by Thiên Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân gửi ACE,

Bài viết của Bùi Xuân Bách có nhắc đến việc Nixon đã đi thăm Trung Quốc, và tôi có nhớ có tài liệu nào đó nói rằng, hai bên thống nhất rằng để thắng Việt Nam thì phải diệt tận gốc, mà gốc đó là văn hóa 5000 năm, phải chăng TQ lại quên kết luận này, hay họ nghĩ 30 năm dư luận "đóng khố cởi trần" đã đủ xóa đi nền văn hiến huyền vĩ, nền tảng của tinh thần yêu nước bất diệt? Thật sai lầm.

Trong khuôn khổ một cá nhân, tôi tự hứa sẽ không dùng hàng Trung Quốc từ đồ ăn thức uống, quần áo đến các thiết bị cao cấp, và sẽ cố gắng bằng mọi cách chiến thắng TQ trong từng hợp đồng. Quan trọng hơn nữa là đóng góp thêm nhiều vào việc đẩy nhanh quá trình vinh danh văn hiến Việt.

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời - cách đây gần 30 năm trước - cụ thể là năm 1991 - trở về trước nữa. Người ta gọi là Chiến tranh Lạnh. Thời ấy Liên Xô và Hoa Kỳ không cánh hẩu lém! Nên mới có câu chiện Mao Trạch Đông nhậu rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ cùng Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon ở Thiên An Môn đấy. Ngay sau đó, Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc - thay thế vào đấy là Trung Quốc. Thay ghế ở Hội Đống Bảo An mà lị thường trực, cứ nhanh như ăn fasfood.

Sau cuộc chiến Y Dắc lần thứ nhất. Nhưng nói cho đúng là:

Sau cuộc họp bí mật nhất trong lịch sử nhân loại ở Địa Trung Hải giữa ngài Goorbachoop và Ri gân thì phải - thì cuộc chiến Y dắc xẩy ra. Sau cuộc chiến - Liên Xô sụp đổ.

Có lẽ cũng cần lưu ý một điều: Trong cuộc chiến Y Dắc lần thứ nhất - Chỉ có các đồng minh cũ của Hoa Kỳ trong đại chiến thế giới lần thứ II tham chiến thui nhá! Những đồng minh mới sau đại chiến như Đức , Ý, ...vv...không tham gia. Nhật Bủn cũng có nhã ý chia sẻ , nhưng bị từ chối. Trung cooc thì không có phần rùi. Chỉ ở ngoài thông tin " khách quan " Posted Image

Xong việc.

Thời chiến tranh Lạnh wa lâu rùi. 30 năm rùi. Những kiểu tư di mần bá chủ thiên hạ chỉ có cơ sở hạ tầng vào thời kỳ này thui. Còn ngay sau khi khối Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ đã định giải tán Liên Hiệp Quốc cho đỡ tốn kém. Nhưng có lẽ xét thấy còn một số vần đề phải dọn dep và tính chính danh trong các mối quan hệ quốc tế trong tương lai, nên sau đó chưa thấy gì (Mẩu tin này cực ngắn trên báo giấy Tuổi Trẻ).

Bởi zdậy, làm gì có chiên chai hia cái thế giới này mà đa cực với đa đểu.

Thế giới bây giờ đã quá chất trội. Lên máy bay còn có khi hết chỗ, lấy gì mà chia với chác phần lãnh thổ. Bởi vậy, sai lầm lớn nhất của Trung Quốc chính là muốn chia chác với Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.

Cứ bình tĩnh chờ các xếp quyết định.

Tạm thời gọi một ly bia với heo mọi giả chồn nhậu đã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân gửi ACE,

Bài viết của Bùi Xuân Bách có nhắc đến việc Nixon đã đi thăm Trung Quốc, và tôi có nhớ có tài liệu nào đó nói rằng, hai bên thống nhất rằng để thắng Việt Nam thì phải diệt tận gốc, mà gốc đó là văn hóa 5000 năm, phải chăng TQ lại quên kết luận này, hay họ nghĩ 30 năm dư luận "đóng khố cởi trần" đã đủ xóa đi nền văn hiến huyền vĩ, nền tảng của tinh thần yêu nước bất diệt? Thật sai lầm.

Trong khuôn khổ một cá nhân, tôi tự hứa sẽ không dùng hàng Trung Quốc từ đồ ăn thức uống, quần áo đến các thiết bị cao cấp, và sẽ cố gắng bằng mọi cách chiến thắng TQ trong từng hợp đồng. Quan trọng hơn nữa là đóng góp thêm nhiều vào việc đẩy nhanh quá trình vinh danh văn hiến Việt.

Trân trọng

Thế Trung

Cám ơn bác. Nhưng bọn Tàu trong làm ăn kinh tế nó không phải dạng vừa đâu.

Còn về chuyện tẩy chay hàng Tàu thì không dấu gì bác em không dùng hàng Tàu từ 10 năm nay rồi từ năm 2002. Tất cả những hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng (quần áo, giầy dép...) nói chung là những hàng mà Việt nam có sản xuất thì em đều dùng hàng Việt nam hết. May lắm họa hoằn lắm mới có 1,2 món hàng Tàu đối với những hàng mà Việt nam chưa có. Như đã nói bên cạnh không dùng hàng Tàu thì em ưu tiên dùng hàng Việt nam. Không chỉ em dùng mà còn vận động mọi người xung quanh dùng. Nếu như nói Nhà nước phát động Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt nam năm ngoái thì em đã tự đi trước gần chục năm.

Nhà em làm gì có hàng Tàu nào, kể cả bây giờ. Thấy có sao đâu mà nhiều bác cứ bảo không dùng hàng Tàu thì dùng hàng gì bây giờ vì nó sản xuất mọi thứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài của anh Thiên Anh về những tự sự cuả TBT Lê Duẩn, nói thật là dù gì thì nói, VN ta vẫn phải vô cùng cảm ơn Đông Ngô đã có những hỗ trợ vô cùng to lớn cho Nhân Dân ta, tổ quốc ta trong 2 cuộc đấu tranh giữa nước

Nếu có thời gian tìm hiểu thêm về cục diện của cả 2 cuộc đấu tranh thì sẽ thấy Đông Ngô và Liên Xô đã có những sự giúp đỡ hết sức to lớn cho nhân dân ta, trong hoàn cảnh Đông Ngô và Liên Xô sung đột, thì lãnh đạo của ta đã xử sự rất khéo kéo, khi lôi kéo cả 2 cùng ủng hộ hết lòng cho ta, dù rằng ý thức hệ là khác nhau, nhưng bây giờ và ngày xưa Đông Ngô vẫn luôn chơi xấu ta, nhưng riêng giai đoạn chống 2 kẻ thù ngoại sâm là Mỹ và Pháp tôi vẫn coi trọng và hết sức cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân Đông Ngô

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân gửi ACE,

Bài viết của Bùi Xuân Bách có nhắc đến việc Nixon đã đi thăm Trung Quốc, và tôi có nhớ có tài liệu nào đó nói rằng, hai bên thống nhất rằng để thắng Việt Nam thì phải diệt tận gốc, mà gốc đó là văn hóa 5000 năm, phải chăng TQ lại quên kết luận này, hay họ nghĩ 30 năm dư luận "đóng khố cởi trần" đã đủ xóa đi nền văn hiến huyền vĩ, nền tảng của tinh thần yêu nước bất diệt? Thật sai lầm.

Trong khuôn khổ một cá nhân, tôi tự hứa sẽ không dùng hàng Trung Quốc từ đồ ăn thức uống, quần áo đến các thiết bị cao cấp, và sẽ cố gắng bằng mọi cách chiến thắng TQ trong từng hợp đồng. Quan trọng hơn nữa là đóng góp thêm nhiều vào việc đẩy nhanh quá trình vinh danh văn hiến Việt.

Trân trọng

Thế Trung

Thảo nào. xét thấy những ý tường " pha học " zdốn được " hầu hết các nhà pha học trong nước " và " cộng đồng khoa học thế giới " công nhận phủ định lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, chỉ bắt đầu từ sau độ nhậu của hai vị nguyên Thủ Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Thiên An Môn.

Nhưng Lý học Đông phương luôn tôn trọng tính chính danh. Đấy pha học thì đây cũng rất chi là pha học. Còn pha học hơn các pha học của quí dị nhiều. Nó chỉ thẳng đến Lý thuyết thống nhất - trong đó tập hợp tất cả mọi tri thức khoa học, chính chị chính em, kinh tế kinh tiếc...Động đất , thiên tai, mưa to gió lớn, nắng hạn, khô hanh.....yêu đương , mất việc, ốm đau bênh hoan, lý giải tuốt. .Kinh chưa? Pha học chưa?

Nếu như sai lầm lớn nhất của Trung Quốc là đòi chai hia Tây Thai bình Dương với Hoa Kỳ , thì sai lầm lớn nhất trên cả sai lầm là đụng đến 5000 năm văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nếu chiến tranh sảy ra, tôi nguyện làm tình báo, làm người moi thông tin của Đông Ngô với điều kiện là người cung cấp thông tin cho tôi là bà Khương Du, tôi chịu cảnh thân xác bị dày vò để lấy được thông tin về cho tổ quốc

Tiếc chi 1 đêm, ta tiếc chi 1 đêm ...

Hic nghe cái giọng điệu của bọn ngoại giao Đông Ngô mà ức thấy mồ

Bác Thiên Sứ phải cẩn thận không thì điệp viên Đông Ngô mời bác đi uống rượu độc để cản trở công cuộc chứng minh văn hiến 5000 năm lịch sử của Đại Việt ta nha, vì thâm như tàu mà, thấy bác bảo đi uống rượu heo mọi giả chồn mà cháu lo quá

Ngay cả cái ông Nguyễn Vũ Tùng, chuyên gia chuyên riếc mà ngay trong đầu đã có suy nghĩ coi Đông Ngô là nước hùng cường, nước lớn, coi ta là nước nhỏ, nước yêu thì đến bao giờ VN ta mới sánh vai và vượt qua Đông Ngô đây, bằng cấp đầy mình mà sao tư tưởng của mấy đồng chí đó kém thế nhỉ

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài của anh Thiên Anh về những tự sự cuả TBT Lê Duẩn, nói thật là dù gì thì nói, VN ta vẫn phải vô cùng cảm ơn Đông Ngô đã có những hỗ trợ vô cùng to lớn cho Nhân Dân ta, tổ quốc ta trong 2 cuộc đấu tranh giữa nước.

Nếu có thời gian tìm hiểu thêm về cục diện của cả 2 cuộc đấu tranh thì sẽ thấy Đông Ngô và Liên Xô đã có những sự giúp đỡ hết sức to lớn cho nhân dân ta, trong hoàn cảnh Đông Ngô và Liên Xô sung đột, thì lãnh đạo của ta đã xử sự rất khéo kéo, khi lôi kéo cả 2 cùng ủng hộ hết lòng cho ta, dù rằng ý thức hệ là khác nhau, nhưng bây giờ và ngày xưa Đông Ngô vẫn luôn chơi xấu ta, nhưng riêng giai đoạn chống 2 kẻ thù ngoại sâm là Mỹ và Pháp tôi vẫn coi trọng và hết sức cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân Đông Ngô

Hồi nhỏ tôi rất thích xem chiện Tàu, Hồi ấy là "Giao trì Hiệp nữ", "Bạch Vân kiếm khách" ...Chính đông", Chinh Tây", Thủy Hử, Tam Quốc. Phục lém. Rất ấn tượng và đầy kỷ niệm. Nhưng chiện nào nó đi chiện đó.

Merci thì đã merci rồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh vào chiếm nhà của tôi vì trước đó có góp tiền cho vay xây nhà. Biên giới của người Việt ở tận Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước.

Với tôi chuyện này là chuyện lâu dài. Tôi đang chờ xem sai lầm của Trung Quốc trong sách lược toàn cầu của họ sẽ dẫn họ về đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chiến tranh sảy ra, tôi nguyện làm tình báo, làm người moi thông tin của Đông Ngô với điều kiện là người cung cấp thông tin cho tôi là bà Khương Du, tôi chịu cảnh thân xác bị dày vò để lấy được thông tin về cho tổ quốc

Tiếc chi 1 đêm, ta tiếc chi 1 đêm ...

Hic nghe cái giọng điệu của bọn ngoại giao Đông Ngô mà ức thấy mồ

Bác Thiên Sứ phải cẩn thận không thì điệp viên Đông Ngô mời bác đi uống rượu độc để cản trở công cuộc chứng minh văn hiến 5000 năm lịch sử của Đại Việt ta nha, vì thâm như tàu mà, thấy bác bảo đi uống rượu heo mọi giả chồn mà cháu lo quá

Ngay cả cái ông Nguyễn Vũ Tùng, chuyên gia chuyên riếc mà ngay trong đầu đã có suy nghĩ coi Đông Ngô là nước hùng cường, nước lớn, coi ta là nước nhỏ, nước yêu thì đến bao giờ VN ta mới sánh vai và vượt qua Đông Ngô đây, bằng cấp đầy mình mà sao tư tưởng của mấy đồng chí đó kém thế nhỉ

Cảm ơn Vitiểuu Bảo nhắc nhở.

Nhưng Vi Tiểu Bảo hãy yên tâm đi. Tôi đã chuẩn bị cho mọi tình huống xẩy ra. Ăn phải thuốc độc chết và đụng xe....vv.....

Trạng chết Chúa cũng thăng hà.

Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ chôn.

Chúa ở đây là mưu đồ bá chủ thế giới - bất cứ nó thuộc về quốc gia nào. Trạng ở đây là bí ẩn của nền văn hiển Việt - cội nguồn Lý học Đông phương.

Nhưng chắc cũng chưa đến nỗi tệ vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Buồn cười nhỉ? Cứ tưởng sự cố xảy ra ở Cảng Thượng Hải, nên Trung Quốc mới gọi là Việt Nam gây sự cố. Nó xảy ra ngay tại biển Việt Nam mà bảo Việt Nam gây sự cố thì hài quá! Trong cái sự cố này thùi tàu Trung Quốc chưa sứt sẹo gì. Việt Nam đứt mất hơn 100m dây cáp ngay tại vùng biển của mình.

Đây là chuyện hài nhất trong quan hệ quốc tế để có thể giải trí ở Hội đồng Liên Hiệp Quốc cho đỡ căng thẳng.

Trung Quốc vu Việt Nam tạo sự cố ở Biển Đông

Chiều 31/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du lại có những tuyên bố mới về vụ tàu hải giám TQ cắt cáp dầu khí tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.

>> "Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm"

>> Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!

Từ 'bình thường' đến 'hợp lý'

Trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng, Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông.

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du: Hoạt động của tàu TQ với tàu Việt Nam là "hoàn toàn hợp lý". Ảnh: NHK

Động thái này diễn ra sau khi Việt Nam kiên quyết phản đối việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục bênh vực hành động của các tàu hải giám. Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay được Reuters đưa tin, bà Khương Du một lần nữa khẳng định: "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”.

Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố: "Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”.

“Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga

Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cho biết: Ba tàu hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9h sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

TQ đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm

Tại cuộc họp báo chiều ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam.

"Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói.

Trước đó, trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của bộ Ngoại giao Trung Quốc về vụ việc trên, bà Khương Du từng nói rằng: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.

Hãng Reuters trong những tin bài về vụ các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 đều nói rằng, vụ việc này xảy ra tại địa điểm cách bờ biển Trung Nam bộ của Việt Nam khoảng 120km và cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 600 km.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”. Bà Nga nói tại buổi họp báo chiều chủ nhật 29/5: "Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp".

Biển Đông được coi là nơi cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông. Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là rất giàu tài nguyên dầu khí.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/23...bien-dong.html

---------------

Bọn này nó không phải là người nữa rồi. Không đánh không được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải có tuyên bố chính thức khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm

Chiều 31-5, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã họp lấy ý kiến các luật sư, các công ty luật uy tín về việc phản ứng của Liên đoàn trước sự kiện ngày 26-5.

Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam thấy rằng cần phải có những tuyên bố chính thức về mặt pháp lý khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm, yêu cầu phía Trung Quốc phải chấm dứt những hành động tương tự xảy ra ở biển Đông trong tương lai.

Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho biết dưới góc độ pháp lý, Liên đoàn sẽ có tuyên bố về việc vi phạm của tàu hải giám Trung Quốc là xâm phạm vào quyền chủ quyền đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982.

Liên đoàn có thể mời một số công ty luật uy tín của thế giới cùng một số công ty luật trong nước để đề xuất việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và hải đảo theo các quy định của luật pháp quốc tế và cam kết của các nước ASEAN với Trung Quốc.

LÊ THANH

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung Quốc tiếp tục ngụy biện, vu cáo

Sự kiện tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược xâm phạm thềm lục địa - vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sáng 26-5 đã tạo phản ứng mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Hôm qua (31-5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tiếp tục đưa ra tuyên bố theo kiểu đổi trắng thay đen, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này. Thái độ trịch thượng này một lần nữa thách thức lòng yêu nước của người Việt Nam. Pháp Luật TP.HCM ghi nhận những ý kiến phản đối của các giới.

Không vì lý anh mạnh lên, nhiều tàu, lực lượng của anh lớn mà anh lấn át người khác. Cách xử sự như thế không phải là của một nước lớn...

Ông LÊ KẾ LÂM, Chủ tịch BCH Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM:

Trung Quốc phải tôn trọng pháp luật quốc tế

Những động thái ngày càng leo thang làm phức tạp tình hình trên biển Đông của Trung Quốc có thể giải thích bằng nhiều nguyên do, trong đó phải kể đến nguyên do dầu mỏ. Trung Quốc có nhu cầu về dầu mỏ rất cao, năm 2010 họ tiêu thụ gần 500 triệu tấn dầu, trong đó nhập khẩu khoảng 260 triệu tấn. Họ mua dầu từ các nước Trung cận Đông, Bắc Phi nhưng gần đây tình hình khu vực này có những bất ổn. Trung Quốc đã tìm nhiều cách để xâm nhập vào khu vực này và lấy lòng nhiều nước ở châu Âu nhưng việc tranh thủ các nước Pháp, Anh, Ý là không dễ vì đó là những nước ở xa.

Trong khi đó, biển Đông vừa ở gần, vừa có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, theo phân tích của các nhà địa chất thế giới và dự kiến của Trung Quốc là 19 tỉ thùng. Họ lại muốn khai thác dầu ở vùng tranh chấp trước, còn của họ thì vẫn giữ đó! Từ đó đẩy lên vấn đề biển Đông hết sức căng thẳng.

Chúng tôi cho rằng để bảo vệ quyền lợi của nhân dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng, các nước phải tôn trọng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, tôn trọng sự thật lịch sử, tôn trọng quyền làm ăn vừa lâu đời vừa có tính chất truyền thống ở trên biển của các nước. Không vì anh mạnh lên, nhiều tàu, lực lượng của anh lớn mà anh lấn át người khác. Cách xử sự như thế không phải là của một nước lớn, nhất là trong khi họ luôn nói là không có tư tưởng bá quyền, bành trướng.

Posted Image

Phó Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cung cấp các bằng chứng về việc tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam, phá hoại thiết bị của PVN. Ảnh: TTXVN

Nhân danh Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM, chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc phải tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam theo Luật Biển quốc tế!

Nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU:

Phải đồng lòng bảo vệ chủ quyền đất nước

Việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bước leo thang rõ ràng trong việc thể hiện bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hành động ấy là biểu hiện việc Trung Quốc đang cố tình hợp thức hóa “đường lưỡi bò” phi lý và ngang ngược của mình. Họ không thắng được Việt Nam về chứng lý lịch sử - địa lý; họ không thuyết phục được luật pháp quốc tế bằng căn cứ pháp lý thì họ sử dụng sức mạnh để thực thi điều phi lý ấy.

Với vấn đề to lớn, thiêng liêng này, ngoài vai trò cầm trịch, Nhà nước cần huy động mạnh mẽ sức mạnh toàn diện của dân tộc Việt Nam, làm sao đó để ai nấy đồng lòng ra sức bảo vệ chủ quyền đất nước. Từ đó phải kiên trì và kiên quyết đấu tranh dựa trên luật pháp quốc tế và tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam để giải quyết vấn đề trên một cách hợp lý, hợp pháp, đúng sự thật.

Ông LÊ HƯNG QUỐC, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM: Đừng làm tổn thương quan hệ hai nước

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ hữu nghị lâu đời đã được các thế hệ cả hai nước cùng nhau vun đắp. Sự kiện ngày 26-5 đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân hai nước, vi phạm vào thỏa thuận cấp cao của hai Đảng và Chính phủ hai nước về việc giữ gìn đoàn kết hữu nghị, giải quyết các vấn đề bằng thương lượng hòa bình.

Ở góc độ là một tổ chức Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP, vốn có truyền thống hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, chúng tôi hy vọng nhân dân Trung Quốc sẽ nhận thức những vấn đề chưa đúng từ hành động vừa rồi của các tàu hải giám Trung Quốc và cần có những tiếng nói để ngăn chặn ngay những hành động làm tổn thương tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước. Việc bất kỳ một bên nào đơn phương có những hành động trái với Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông đều là không nên.

NHÓM PV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của chúng ta

Trong suốt những năm qua, các con tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26-5-2011, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ các tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam!

Vào ngày 26-5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15-5-2011) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16-5-2011), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ 16-5-2011 đến 1-8-2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…

Những tín hiệu phát đi từ phía Trung Quốc

Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của các giới làm chính sách của Trung Quốc.

Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.

Posted Image

Khu vực tàu Bình Minh 02 của Việt Nam (dấu O ) bị cắt cáp nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu Trung Quốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cả vùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sự chứng kiến của ASEAN và thế giới.

Thứ nhì, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí thái độ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghi liệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốc đang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.

Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm và sự việc ngày 26-5-2011 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4-2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do của thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.

Posted Image

Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.

Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện đang có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

Chúng ta cần có những giải pháp tổng thể

Trước những động thái vừa được phân tích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?

Đầu tiên chúng ta cần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hiệp Quốc) và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đến cho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơi để tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việc minh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trước thái độ hung hăng này.

Cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân, lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.

Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.

Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa - họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.

Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong nước và ở nước ngoài. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.

Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.

Tóm lại, sự việc 26-5-2011 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.

NHÓM TÁC GIẢ (*) (Pháp Luật)

(*): Lê Vĩnh Trương - Nguyễn Đức Hùng - Dư Văn Toán - Nguyễn Trọng Bình - Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhất trí với vị Trưởng Ban biên giới. Đưa vụ việc lên Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc kiện Trung Quốc về việc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng tận...

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ...

"Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng là có chủ"

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng tận...

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ...

"Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng là có chủ"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ việc leo thang, tàu lạ tiếp tục gia tăng quấy rối biển Đông.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/440461/Tau-khao-sat-dia-chan-tren-bien-Dong-Lien-tuc-bi-quay-roi.html

Xem chừng phen này họ quyết lấy tiếp 1 phần biển, nằm im 1 thời gian rồi lại mò mò lấy tiếp, cứ thế nuốt dần như đã từng nuốt từ nam Dương Tử đến tận VN ngày nay, đi đến đâu xua dân định cư đến đó, hợp huyết thành dân bản địa.

TQ có truyền thống " xuất kỳ bất ý " sáng còn bắt tay chiều xua quân oánh tá lả, như năm nào 79 các cấp lãnh đạo đều bất ngờ. Coi chừng họ đang cố tạo cớ, hô hoán quốc tế, đánh lận con đen rồi bất ngờ nuốt mất tiếp đảo TS xong nằm ỳ đó cố thủ, có kiện cáo gì thì sự cũng đã rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn biến biển Đông thành vùng tranh chấp

Nguồn: NLĐ - Thứ Tư, 01/06/2011 06:51

Đó là nhận định của TS Nguyễn Toàn Thắng, giảng viên Khoa Luật Quốc tế, ĐH Luật Hà Nội, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Luật Biển tại Trường ĐH Tự do Brussels - Bỉ

Cố tình “đánh lận con đen” .

Phóng viên:Thưa ông, từ góc độ pháp lý, ông đánh giá như thế nào về việc 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

Posted Image

- TS Nguyễn Toàn Thắng: Việt Nam và Trung Quốc là thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (công ước) nên cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của công ước. Điều 57 của công ước quy định mỗi quốc gia ven biển đều có quyền xác định vùng đặc quyền kinh tế với chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Bên cạnh đó, điều 76 của công ước quy định mỗi quốc gia có một thềm lục địa với chiều rộng không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Từ điểm A8 (một trong 11 điểm đường cơ sở) - mũi Đại Lãnh (Phú Yên) ra 120 hải lý, nơi tàu hải giám Trung Quốc gây hấn nằm trọn vẹn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Việt Nam có quyền chủ quyền và các nước phải tôn trọng. Hành vi của tàu hải giám Trung Quốc là vi phạm các quy định của công ước và các nghĩa vụ thành viên của công ước. . Phải chăng Trung Quốc muốn biến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thành vùng tranh chấp?

- Những hành động vừa qua cho thấy Trung Quốc đang thực hiện mục đích biến biển Đông thành vùng tranh chấp. Trung Quốc muốn tạo cho dư luận hiểu rằng đang tồn tại một vùng tranh chấp, chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là chiến lược củng cố cho lập luận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Trước nguy cơ này, Việt Nam cần thể hiện rõ quan điểm một cách kiên quyết và nhất quán trong việc không bao giờ tồn tại vùng tranh chấp và chồng lấn. . Có đủ chế tài xử lý 3 tàu hải giám Trung Quốc không?

- Hành vi của tàu hải giám Trung Quốc là vi phạm các quy định của công ước nên có thể sử dụng quy chế theo công ước. Cụ thể, điều 287 của công ước cho phép các quốc gia lựa chọn các cơ quan giải quyết tranh chấp gồm Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội đồng Trọng tài thành lập phù hợp với phụ lục 7 của công ước và Hội đồng Trọng tài đặc biệt phù hợp với phụ lục 8 của công ước.

Posted Image

Bộ đội Trường Sa tập luyện để bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Ảnh: THỂ DŨNG

Việt Nam có thể chọn phương án đơn phương đưa vụ việc ra Hội đồng Trọng tài. Sau đó, Hội đồng Trọng tài sẽ căn cứ vào các quy định của luật pháp quốc tế và công ước để đưa ra phán quyết về trách nhiệm của Trung Quốc. Từ trước đến nay, Việt Nam chưa đưa bất cứ tranh chấp nào ra cơ quan tài phán quốc tế mà thường giải quyết thông qua con đường ngoại giao nhưng vụ việc này có thể là điểm khởi đầu để tạo ra tiền lệ cho mai sau.

. Câu chuyện tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có thể tái diễn ở các quốc gia khác trong ASEAN vì “người khổng lồ” này lộ rõ âm mưu biến biển Đông thành “ao nhà”. Vậy các quốc gia trong khối ASEAN cần phải làm gì?

- Hành động vừa qua của 3 tàu hải giám Trung Quốc hoàn toàn có thể tái diễn ở các quốc gia khác trong ASEAN vì “đường lưỡi bò” không chỉ liên quan đến Việt Nam mà còn liên quan đến tất cả các quốc gia trong khu vực. Có điều Trung Quốc sẽ không làm ngay một lúc ở nhiều quốc gia vì “bước tiến” của họ là luôn tiến hành một cách song phương, chia rẽ ASEAN để thực hiện mưu đồ. Do vậy, ASEAN cần sử dụng hiệu quả nhất cơ chế và tiếng nói chung của hiệp hội này. Đây là vấn đề của tất cả các nước thành viên ASEAN và các nước trong tổ chức này cần sử dụng triệt để các diễn đàn quốc tế. Tiếp đó, sử dụng cơ chế của Liên Hiệp Quốc để các quốc gia trên thế giới nắm được tình hình biển Đông hiện nay, biết rõ sự leo thang của Trung Quốc.

THẾ DŨNG thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngắm dàn vũ khí chiến hạm Đinh Tiên Hoàng

Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sở hữu hệ thống vũ khí có uy lực tương đối mạnh.

Posted Image

Thượng tầng cấu trúc của Gepard Đinh Tiên Hoàng là các hệ thống radar phòng không, đối hải.Posted Image

Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm tiêu diệt mục tiêu như hệ thống phòng không Palma, hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630...

Posted Image

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể chống trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình chống hạm. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).Posted Image

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 giây. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.Posted Image

Pháo hạm đa năng AK-176M, được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không, đối hải. Posted Image Đối tượng của AK-76M là các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp

Posted Image Pháo bắn nhanh AK-630 gồm 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ khai hỏa lên tới 6.000 phát/phút. AK-630 là "lá chắn" cuối cùng của Gepard, được sử dụng trong trường hợp hệ thống Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard.Posted ImageVũ khí uy lực nhất của Gepard Đinh Tiên Hoàng là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran E. Tên lửa sử dụng trong hệ thống Uran E là loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối, có chiều dài 4,2m; đường kính 0,42m, trọng lượng 630kg, đầu đạn 145kg, tầm bắn 5-130km, tốc độ tối đa Mach 0,9, (tốc độ cận âm).

Theo Đất Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu cá Phú Yên bị tàu Trung Quốc bắn đuổi

Thứ Tư, 01/06/2011 12:07

(NLĐO)- Lúc 10 giờ 5 phút sáng 1-6, thuyền trưởng Lê Văn Giúp cấp báo về Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, báo tin bị tàu quân sự Trung Quốc bắn, khống chế, xua đuổi trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo truyền trưởng Lê Văn Giúp (SN 1962, ngụ TP Tuy Hòa, Phú Yên), tàu cá PY 92305 TS của anh vừa bị tàu Trung Quốc bắn cảnh cáo vào chiều 31-5. Anh Giúp kể tàu anh đang đánh cá ở cách đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa 5 hải lý, bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến.

Posted Image

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry căng thẳng theo dõi báo khẩn về việc

tàu Trung Quốc bắn, xua đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam

Sau khi bắn liền 4 phát xuống nước ngay sát tàu anh Giúp, các tàu trên lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh Giúp phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm trúng tàu Trung Quốc. Sau đó, 3 tàu Trung Quốc còn kìm kẹp tàu anh Giúp cùng một tàu cá khác suốt đêm 31-5. Đến sáng 1-6, anh Giúp liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin. Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, đội phó đội kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin. Dưới đây là băng ghi âm trao đổi giữa Đại úy Ry và thuyền trưởng Giúp. - Tôi Nguyễn Ngọc Ry nghe đây.

- Anh Giúp, tàu 92305 đây. Anh báo về đội biết tàu anh vừa bị tàu quân sự Trung Quốc bắn.

- (Hốt hoảng) Có sao không anh?

- Không! Họ bắn 4 phát xuống nước gần tàu mình, chủ yếu để dọa, xua mình đi thôi. - Khi nào vậy?

- Chỉ mới chiều hôm qua thôi.

- Lúc đó anh đánh bắt ở đâu, cụ thể thế nào, anh Giúp?

- Lúc đó tàu anh với tàu chú Mười đánh ở tọa độ 80 56’ 23’’ vĩ độ bắc, 1120, 45’ 31’’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa của mình về phía đông chỉ 5 hải lý thôi, thì bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến. Họ bắn liền 4 phát xuống nước, sát tàu anh với chú Mười. Anh chưa kịp làm gì thì họ lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm vô tàu họ.

- Trời, cách đảo của mình có 5 hải lý mà họ cũng dám đuổi mình sao.

- Họ liều lắm. Biển của mình mà họ làm như của họ. - Rồi họ bỏ đi luôn hả?

- Đâu có. Họ quay lại, 3 tàu quân sự của họ kẹp sát tàu anh với chú Mười, vừa lăm lăm súng vừa xí xô xí xào gì đó.

- Vậy thì làm sao?

- Mình cũng liều lại. Làm như không hiểu gì. Nhưng suốt cả đêm qua, 3 chiếc tàu của họ cứ kẹp tàu mình mãi, không cho mình làm, cứ đuổi ra. Đến sáng nay, mình với chú Mười kéo giàn câu, chạy về đảo Đá Đông để ký giấy, họ mới không theo. - Đó chính xác là tàu quân sự Trung Quốc hả anh?

- Chứ còn gì nữa. Súng ống trên tàu đầy ngay, bắt ớn. Anh có ghi lại số của 3 tàu ấy đây. 989, 27 và 28.

- Anh đi cũng được 25 ngày rồi chớ anh Giúp, đủ tổn chưa?

- Đủ gì, nó cứ rượt mình chạy miết vậy sao mà làm. Mới có được 19 con thôi.

- Vậy giờ anh ký giấy rồi về hả?

- Cũng nán lại làm gần gần quanh đảo mình kiếm cho đủ tổn rồi về chớ bốn năm bữa nay họ cứ rượt mình chạy miết, có làm gì được đâu.

- Thôi để em điện báo lên trên.

Tin-ảnh: H.Ánh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay