Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Tháng 2 giữ đất cha ông
Kỳ 2: Chặn đứng âm mưu xâm lấn
16/02/2015 07:00

(TNO) Sáng sớm 17.2.1979, những quả pháo từ bên kia Trung Quốc nã vào đất Việt Nam có thể khiến nhiều người sửng sốt, nhưng với các chiến sĩ Công an Vũ trang Hà Tuyên (nay là Bộ đội Biên phòng Hà Giang) thì điều này không có gì bất ngờ. Bởi từ trước đó, họ đã đối mặt với vô số âm mưu xâm lấn từ phía Trung Quốc.
bp_k2_1_zycq.jpg?width=500
Khu vực gần mốc 3 (cũ), nơi Tổ công tác của Đồn Công an nhân dân Vũ trang Nghĩa Thuận bị lực lượng Vũ trang Trung Quốc bắt cóc trái phép, tháng 5.1977

10 ngày tuyệt thực

Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) giờ đóng ngay trung tâm xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ, Hà Giang) cạnh khu chợ mỗi tuần 1 lần tíu tít đông vui và quấn quýt trường học, trạm y tế, cơ quan hành chính của xã.

Ít ai biết ngày 29.3.1959, tiền thân của đơn vị là Đồn Công an nhân dân Vũ trang Nghĩa Thuận ra đời và đứng chân ngay tại Đồn Na Tro Cai (do người Pháp xây dựng từ trước đây) với nhiệm vụ bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến đường biên dài gần 40 km thuộc 2 xã Nghĩa Thuận, Cao Tả Tùng.

 

bp_k2_2_zyld.jpg?width=500
Mốc giới 18 cũ từ thời Pháp - Thanh phân định biên giới Việt - Trung, đang được trưng bày tại Đồn Biên phòng Tùng Vài (Quản Bạ, Hà Giang), sau khi đã cắm mốc mới
 

Ông Giàng Thìn Lù, nguyên Đồn trưởng Nghĩa Thuận (thời kỳ 1977-1984) đến giờ vẫn không quên thời điểm 1976-1977, khi ông là Đồn phó Trinh sát và cả đơn vị ngày đêm đối mặt với tình trạng lính Trung Quốc xâm nhập vũ trang, xâm canh lấn chiếm khu vực biên giới Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn.

Đỉnh điểm trong thời kỳ này là một đêm đầu tháng 5.1977, tại khu vực mốc 3 (đối diện thôn Hoàng Thèn, Bắc Bố, Trung Quốc) lợi dụng sương mù dày đặc, ỷ thế đông người, lực lượng vũ trang Trung Quốc đã mai phục, bắt cóc, đưa về bên kia biên giới cả tổ tuần tra gồm 6 cán bộ chiến sĩ do Trung úy - Đội trưởng Viên Đình Thượng phụ trách, đang trên đường tuần tra từ thôn Cao Mã Pờ về Đồn Nghĩa Thuận.

Lúc đầu, phía Trung Quốc dụ dỗ, mua chuộc từng chiến sĩ công nhận việc “vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”. Không đạt được kết quả, phía Trung Quốc chuyển sang đe dọa, hành hung, hòng mong chiến sĩ ta công nhận vị trí cột mốc biên giới mà họ mới di chuyển là “đúng thực tế lịch sử”... Trong nhà giam đối phương, các chiến sĩ đã nêu cao khí tiết, kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu thủ đoạn lấn chiếm, hành động vu khống và đồng loạt tuyệt thực, yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng lịch sử, đưa cột mốc biên giới trở về đúng vị trí ban đầu.

 

bp_k2_3_hjjo.jpg?width=500
Mốc 504 do Đồn Biên phòng Lũng Làn (Mèo Vạc, Hà Giang) quản lý
 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Chỉ huy Công an nhân dân Vũ trang Hà Tuyên đã cử Đoàn cán bộ do đồng chí Ma Phúc Cung phụ trách, sang cơ quan Biên phòng Trung Quốc phản kháng, đòi phía Trung Quốc phải tôn trọng đường biên giới nguyên trạng lịch sử, yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho các chiến sĩ bị bắt trái phép và trao trả ngay cho phía Việt Nam.

Sau 10 ngày kiên trì phản kháng, phía Trung Quốc buộc phải trao trả toàn bộ 6 cán bộ chiến sĩ Đồn Công an vũ trang Nghĩa Thuận cùng với vũ khí, trang bị.

 

5 chọi 40
bp_k2_6_cdix.jpg?width=500
Bia Tưởng niệm ghi tên các Liệt sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung (Bát Xát, Lào Cai)
hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược
 

Lâu nay, cứ nhắc đến Đồn Biên phòng Lũng Làn (Mèo Vạc, Hà Giang) là người ta nghĩ ngay đến Liệt sĩ - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lộc Viễn Tài, người Đồn trưởng đã chỉ huy cán bộ chiến sĩ quyết liệt đánh trả quân Trung Quốc xâm lược ngay từ mờ sáng 17.2.1979, là người chặn địch cho thương binh rút vào rừng an toàn và hy sinh khi bắn đến viên đạn cuối cùng. Nhưng trước ngày 17.2.1979, Lũng Làn cũng đã từng đổ máu...

Đại tá Lưu Đức Hùng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Giang kể: Trước năm 1979, phần lãnh thổ giữa cột mốc 23, 24 - đoạn III là khu vực rộng gần 6 km2 thuộc bản Lũng Ly (xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc), do Đồn Công an Vũ trang Lũng Làn phụ trách. Đây là nơi đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác nên phía Trung Quốc rắp tâm lấn chiếm. Trong 3 năm (1975-1978), phía Trung Quốc đã 11 lần tổ chức lấn chiếm khu vực này, nhưng đều bị Công an Vũ trang Đồn Lũng Làn và nhân dân các bản Lũng Ly, Lẻo Trá Phìn đấu tranh ngăn chặn, đồng thời đẩy đuổi người Trung Quốc xâm canh, xâm cư lấn chiếm về phía bên kia đường biên giới.

Đỉnh điểm là ngày 10.8.1978, phía Trung Quốc cho 40 “xã viên” công xã Tà Sáy (chủ yếu là lính Biên phòng cải trang) xâm nhập khu vực giữa mốc 23 và 24 hì hục phát cây cuốc đất làm nương. Hành động này bị tổ tuần tra của Đồn Lũng Làn (gồm 3 chiến sĩ Nguyễn Vũ Dương, Hoàng Văn Nở, Nguyễn Văn Định) đang trên đường làm nhiệm vụ phát hiện.

Nhận thấy việc đấu tranh sẽ căng thẳng hơn những lần trước do tương quan lực lượng chênh lệch, cả tổ hội ý chớp nhoáng và quyết định cử chiến sĩ Nguyễn Văn Định quay về đơn vị báo cáo tình hình, xin thêm chi viện. Đồn cử thêm 2 chiến sĩ tăng cường và cả tổ 5 người vừa tiếp cận địa bàn, vừa tuyên truyền giáo dục, ngăn cản hành động lấn chiếm của “xã viên” Trung Quốc.

 

bp_k2_4_mvfs.jpg?width=500
Trung tâm xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc, Hà Giang) từng là nơi tập hợp nhân dân cùng bộ đội đến các điểm nóng ngăn chặn dân binh Trung Quốc lấn chiếm đất đai của đồng báo các dân tộc trong xã
 
bp_k2_5_asdq.jpg?width=500
Bia Tưởng niệm ghi tên các Liệt sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung (Bát Xát, Lào Cai)
hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược
 
Thấy lực lượng ta ít, các “xã viên” Trung Quốc la ó: “Công an vũ trang Việt Nam mờ mắt, đem vũ khí sang đất Trung Quốc, xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc” và dùng dao, cuốc bao vây 5 chiến sĩ, đòi bắt trói đưa về Công an xã Tà Sáy (Trung Quốc) xử lý.

Trước hành động hung hãn, cả tổ tựa lưng, chắn hậu cho nhau và dùng báng súng kiên quyết chống trả các đòn tấn công của các đối tượng côn đồ, đồng thời mở đường phá vây. Đội hình của các “xã viên” liên tục co vào, giãn ra theo thế chống trả của chiến sĩ ta. Lợi dụng địa thế có lợi, tổ trưởng Nguyễn Vũ Dương lệnh cho 2 chiến sĩ phóng mình qua vách đá, lùm cây chạy về đơn vị xin chi viện.

Cuộc chiến đấu của 3 chiến sĩ còn lại diễn ra trong hơn 2 tiếng đồng hồ, khiến nhiều tên côn đồ dính đòn phản công ngã gục. Thấy tổ công tác thấm mệt, các “xã viên” Trung Quốc ào lên tấn công từ 4 phía và dùng dây giật ngã chiến sĩ ta, trói chặt từng người.

Lợi dụng phút sơ hở khi các đối tượng côn đồ túm tụm chặt cây làm đòn khiêng chiến sĩ về phía Trung Quốc, chiến sĩ Hoàng Văn Nở trườn người, cọ dây trói lên cạnh đá sắc làm đứt dây. Sau đó, anh Nở dùng động tác võ thuật hạ tên đang đứng canh, cởi trói giải thoát cho 2 chiến sĩ Dương và Định.

Khi 3 chiến sĩ vừa thoát khỏi vòng vây, cũng đồng thời lực lượng chi viện do Đồn trưởng Công an Vũ trang Lũng Làn chỉ huy, cùng nhân dân các bản gần đó ào lên đấu tranh. Thấy lực lượng ta áp đảo, các đối tượng côn đồ xưng là “xã viên Công xã Tà Sáy” hò nhau tháo chạy về bên kia biên giới...

Năm 1978 có thể nói là thời điểm gian nan nhất của lực lượng Công an Vũ trang kể từ khi được thành lập, trong đó phải kể đến địa bàn tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang). Theo thống kê của Ban Chỉ huy Công an Vũ trang Hà Tuyên, trong năm 1978 đã xảy ra 32 vụ (tại 11 điểm) phía Trung Quốc lấn chiếm với tính chất hung bạo, khiêu khích ngày càng rõ rệt.

Ở phía Tây, khu vực Hồ Pả, Mã Tẻn (xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì) nhiều năm bị người Trung Quốc xâm canh trái phép. Ngày 20.7.1978, phía Trung Quốc lén lút di chuyển cột mốc và cho lực lượng vũ trang của họ mai phục, bắt trói tổ công tác 3 người của Đồn Công an Vũ trang Bản Máy, do Thiếu úy Nguyễn Xuân Thiều chỉ huy, đang làm nhiệm vụ tuần tra.

Lính Trung Quốc cải trang làm dân thường không chỉ bắt trói, khênh các chiến sĩ Công an Vũ trang về Trung Quốc mà còn la ó, vu khống tổ công tác “vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”. Thấy chiến sĩ ta kiên quyết đấu tranh phản đối hành động bắt người sai trái và thủ đoạn đơn phương di dời cột mốc, lính Trung Quốc xúm lại dùng sống dao và báng súng đánh đập.

 

 

(Còn tiếp)

Mai Thanh Hải

 

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sắp thử nghiệm tàu siêu tốc với vận tốc 1.100km/giờ

27/02/2015

(Văn hóa) - Chặng đường 600km nối Los Angeles và San Francisco sẽ chỉ mất 30 phút. Đó là tốc độ của tàu siêu tốc mới mà một công ty có trụ sở California (Mỹ) công bố ngày 26/2.

Dự án xây dựng đường tàu siêu tốc nối hai thành phố lớn ở rìa phía Tây nước này sẽ được khởi công trong tương lai. Trước mắt, tuyến đường tàu thử nghiệm với độ dài 8km sẽ được khởi công vào năm 2016 và hoàn thành vào năm 2018.

Tàu siêu tốc Hyperloop có vận tốc 1.100km/giờ. (Nguồn: Hyperloop Transportation Technologies)

Ý tưởng trên có tên gọi là Hyperloop, nghĩa là tạo ra các toa tàu hình con nhộng chạy với vận tốc trên 1.100km/giờ trong một đường ống lớn đã rút không khí để giảm ma sát tối đa.

Mỗi toa tàu sẽ có tối đa 28 người ngồi và khả năng di chuyển của toa tàu nhanh gấp đôi so với thời gian di chuyển bằng máy bay giữa hai thành phố.

Trên đường ống được lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho đoàn tàu hoạt động. Nếu được triển khai thì đây có thể coi là một dự án có tính đột phá về cách thức di chuyển của con người trong tương lai./.

(Theo Vietnam+)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của loài người

Thứ năm, 5/3/2015 | 09:25 GMT+7

Một mẩu xương răng người hàm dưới được khai quật ở Ethiopia, châu Phi có niên đại 2,8 triệu năm, cho thấy lịch sử loài người có từ sớm hơn chúng ta vẫn tưởng 400.000 năm.
earliest-human-670-5324-1425521067.jpg

Mẩu hóa thạch xương răng hàm dưới được tìm thấy ở Ethiopia. Ảnh: Discovery News.

 

Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch trên tại khu vực Ledi-Geraru ở bang Afar, phía bắc Ethiopia. Trước đây, hóa thạch người cổ nhất được biết đến có niên đại khoảng 2,3-2,4 triệu năm. Phát hiện này giúp đẩy lùi lịch sử tiến hóa của nhân loại vào quá khứ khoảng 400 nghìn năm.

"Ba triệu năm trước đây, loài người đương đối giống khỉ, sống trên cây và đi bằng hai chân", Brian Villmoare, nhà nghiên cứu ở Đại học Nevada Las Vegas, dẫn đầu nghiên cứu hóa thạch vừa tìm thấy cho biết. "Họ sống trong rừng, có bộ não nhỏ, không ăn thịt hay sử dụng công cụ".

"Sau hai triệu năm, loài người có bộ não lớn, sử dụng công cụ đá và ăn thịt. Do đó, giai đoạn chuyển tiếp này cực kỳ quan trọng về mặt tiến hóa của con người".

Villmoare và cộng sự cho rằng hóa thạch xương răng người vừa được tìm thấy có thể là tổ tiên chung của hai dòng người tách biệt phân chia khoảng 2,3 triệu năm trước, một dòng ở lại Ethiopia và dòng kia đi sang Tanzania.

Theo Discovery News, vì chỉ tìm thấy một mẩu xương răng hàm dưới nên các nhà khoa học không thể cho biết thêm về phần cơ thể còn lại của cá thể này.

"Tuy nhiên", Villmoare nói thêm, "mẩu xương có những yếu tố cho thấy răng hàm dưới đã thu nhỏ lại, phù hợp cho việc thích nghi tiến hóa sang chi Người".

Hồng Hạnh

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

 

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

 
img-1425518350-1.jpg

Theo những tin khoa học mới nhất của giới nghiên cứu, siêu vật liệu Aerogel với những đặc tính ưu việt, có lẽ sẽ trở thành loại vật liệu tiềm năng, có nhiều ứng dụngtrong tương lai.

 

Aerogel là gì?

 

Aerogel còn được ông gọi là Alcogel, do được chế tạo từ gel silica (SiO2) và ancol. Nói một cách đơn giản, chỉ cần cho rượu bay hơi khỏi gel silica sẽ tạo ra cấu trúc Aerogel, giống như thổi không khí qua một miếng bọt biển thấm nước vậy, nó sẽ bị khô đi. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu để tự nhiên sẽ không bao giờ xảy ra được quá trình đó. Thay vì chỉ dựa trên sự bốc hơi, Aerogel được chế tạo qua các công đoạn như sau:

Ban đầu, cần tạo ra môi trường gel một nhiệt độ và áp suất đạt đến điểm tới hạn - ở mức mà không có sự khác biệt nhiều giữa chất lỏng và chất khí. Tiếp đến, giữ nguyên mức nhiết độ ở điểm tới hạn, giảm từ từ áp suất. Khi áp suất giảm, các phân tử được giải phóng dưới dạng khí và lỏng với mật độ không quá dày đặc.

Bước tiếp theo là làm lạnh. Trước khi làm lạnh, sẽ có một lượng rượu nhỏ được ngưng tụ lại thành chất lỏng, sau đó sẽ được chuyển thành dạng hơi như ban đầu. Những gì còn lại sẽ là một chất rắn bằng silica, nhưng thay vì ở dạng lỏng thì nó lại chứa đầy không khí. Sản phẩm thu được ở bước này có thể gọi là Alcogel. Acogel sau khi bị khử rượu sẽ được gọi là Aerogel (rượu đã bị thay thế bằng khí).

 

Lịch sử phát triển

Thực ra, keo khí đã được phát hiện từ đầu những năm 30. Nhưng đến thập kỉ 70, người ta tập trung vào cao su và chất dẻo nhiều hơn và keo khí gần như bị quên lãng, mãi gần đây nó mới được quan tâm trở lại. Nhờ khả năng cách nhiệt và cách âm đặc biệt, năm 1997, keo khí đã được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa vào sử dụng. Họ dùng loại vật liệu này để bọc con tàu “Sojourner” tránh sự xâm nhập của nhiệt độ lạnh giá trên sao Hoả. Còn trên mặt đất, keo khí đang được nghiên cứu ứng dụng trong việc chế tạo những cửa sổ cách nhiệt.

 

Tính chất

Aerogel là một dạng vật liệu có rất nhiều tính chất thú vị: Đầu tiên, Aerogel là dạng vật liệu nhẹ nhất, rắn nhất, cách điện tốt nhất và mật độ vật chất thấp nhất. Nó nhẹ đến mức, có thể đặt được trên một bông hoa. Với thể tích 1 inch khối (khoảng 16,3 ml) có thể dát mỏng và phủ lên toàn bộ một sân bóng đá.

 

img-1425518350-2.jpg
 

Aerogel là một dạng 'khí lẫn rắn', có tới 90% thể tích là không khí, do đó nó chỉ nặng hơn không khí 3 lần và nhẹ hơn thủy tinh tới 1.000 lần. Tuy chủ yếu là khí, nhưng Aerogel có thể chịu được sức nặng gấp từ 500 đến 4.000 lần trọng lượng của nó.

Nó cũng có khả năng cho không khí xuyên qua, chống cháy và có thể thấm cả dầu lẫn nước. Chưa hết, Aerogel vừa có thể làm dây dẫn điện vừa có thể trở thành một chất cách điện tốt nhất từ trước tới nay khi được pha trộn với một số vật liệu khác.

 

img-1425518350-3.jpg

 

Có ba loại Aerogel phổ biến nhất hiện nay đó là silica, carbon và oxit kim loại. Điểm yếu của Aerogel là độ giòn, đặc biệt khi làm từ silic. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Mỹ (NASA) đã thử nghiệm với vật liệu làm từ polymer, ứng dụng tính cách điện của nó cho các tàu vũ trụ. Trộn thêm hợp chất khác vào aerogel căn bản có thể khiến nó linh hoạt hơn.

 

Ứng dụng

Với những khả năng phi thường đó, Aerogel xứng đáng với cái tên “vật liệu tốt nhất hành tinh”. Với ngần ấy tính năng ưu việt, Aerogel có thể được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, cho phép con người làm được những điều chưa từng làm được với các loại vật liệu trước đó. Bởi vì cấu trúc độc đáo của nó, Aerogel cũng được sử dụng như là một chất cách điện “lì lợm” nhất trên trái đất.

 

img-1425518350-4.jpg

 

Những bộ quần áo siêu cách điện sử dụng cấu trúc Aerogel có thể hoàn toàn chống lại ba hiện tượng truyền nhiệt: đối lưu, dẫn nhiệt và bức xạ.Ứng dụng rộng dãi và quan trọng bậc nhất của Aerogel hiện nay phải nói đến trong ngành công nghiệp vũ trụ. Từ các thiết bị cách điện của tàu vũ trụ Mars cho đến các tấm lưới lọc bụi vũ trụ phát ra từ các sao chổi.

 

img-1425518350-5.jpg

 

Ngoài ra, NASA cũng đã sử dụng Aerogel để làm kính cửa sổ, vỏ bọc cho các tàu thám hiểm như Mars Pathfinder, Mars Exploration Rovers và Stardust; chế tạo quần áo cách nhiệt cho phi hình gia; làm vỏ máy bay...Ngoài ra, aerogel còn có thể thúc đẩy công nghệ xanh trên toàn thế giới. Carbon aerogel có tiềm năng lớn trong các siêu tụ điện, pin dành cho ô tô điện...

 

Theo Vietq.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khai hội Kinh Dương Vương Văn hóa ngày nay, Khai hoi Kinh Duong Vuong

Tin tức 24h Vntimes


Ngày 6/3 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) long trọng tổ chức lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng Thành – huyện Thuận Thành) kỷ niệm 4894 năm đức vua Thủy tổ Việt Nam khai sinh mở nước.

Bac-Ninh-Khai-hoi.jpg

Trong những năm qua, với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư, tôn tạo khu di tích với tổng kinh phí gần 500 tỷ đồng


Đến dự có đồng chí Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban tổ chức Trung ương; đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành cùng hàng nghìn nhân dân và du khách thập phương về trẩy hội.

Hàng năm, lễ hội Kinh Dương Vương được chính quyền và nhân dân tổ chức là dịp bày tỏ lòng thành kính, tuyên truyền, giáo dục những người con dân đất Việt nhớ về nguồn cội, tri ân đức vua Thủy tổ Việt Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp từ nghìn xưa để lại; Đồng thời bày tỏ lòng tự tôn dân tộc,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở dòng máu huyết thống con Lạc, cháu Hồng, thi đua lao động, học tập xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, lễ hội còn tôn vinh nét đẹp văn hóa, truyền thống của vùng quê hương Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương thờ Thuỷ tổ dân tộc Việt Nam được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao bên bờ nam sông Đuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) được trùng tu và đặt văn bia. Trải qua bước thăng trầm của thời gian, hiện nay khu quần thể Lăng và Đền Kinh Dương Vương còn lưu lại những dấu tích xưa với bia, mộ và hoành phi, câu đối: "Nam Bang Thủy Tổ” (Thủy tổ nước Nam), "Nam tổ miếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam), "Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)… Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

Năm nay, lễ hội Kinh Dương Vương diễn ra trong 6 ngày từ ngày 4 đến ngày 9/3 (từ 14 đến 19 tháng Giêng), trong đó chính hội được tổ chức trong 3 ngày 16 đến 18 tháng Giêng. Phần lễ, trong ngày 14 tháng Giêng sẽ tổ chức rước nước từ Đền xuống Lăng Kinh Dương Vương về thờ; Ngày 16 tháng Giêng tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ từ Đền xuống Lăng làm lễ và tế theo các nghi thức cung đình; Ngày 18 tháng Giêng sẽ tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ từ Lăng về Đền, sau đó sẽ tổ chức lễ tế cầu nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Ngày 19 tháng Giêng ban tổ chức lễ hội sẽ tổ chức lễ rước tống ruộc, trả nước tưới cho cây. Đồng thời, trong những ngày từ 14 đến 17 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễ rước bài vị, long đình tại thôn Phú Mỹ (Đình Tổ - Thuận Thành) và các thôn Đồng Đông, Đồng Văn, Đồng Đoài (Đại Đồng Thành – Thuận Thành).

Cùng với phần Lễ được tổ chức trang nghiêm thể hiện niềm tôn kính với bậc tiên tổ, phần hội năm nay, ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao cùng các trò chơi dân gian như chơi đu, đập niêu, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, vật dân tộc, múa rối nước… Đặc biệt, những buổi tối sẽ diễn ra các chương trình văn nghệ chèo, tuồng, trống quân, Quan họ trên thuyền của Nhà hát chèo, tuồng trung ương và địa phương.

Theo truyền thuyết lịch sử và các tài liệu, thư tịch cổ, thời đại Hồng Bàng là thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Năm 2879 trước công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi lập nên nhà nước Xích Quỷ, nhà nước sơ khai, độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta (Xích Quỷ là tên một ngôi sao sắc đỏ rực rỡ nhất trong 28 vì sao sáng trên trời). Kinh Dương Vương kết duyên với Long Nữ sinh ra Sùng Lãm (hiệu là Lạc Long Quân). Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các vua Hùng.

Theo Thái Hùng
Vanhien/TTXVN

 
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiệc 8/3 với cua hoàng đế giá 13 triệu đồng/con

07/03/2015 22:27

 

cua-1425741311524-0-0-337-660-crop-14257

 

Tối 7/3, vài gia đình tổ chức tiệc mừng 8/3 tại nhà hàng hải sản trên phố Láng Hạ (Hà Nội) với món cua hoàng đế, giá tới 4,3 triệu đồng/kg. Một con thường trên 3 kg.

 

Cập nhật quà độc, lạ ngày 8/3:

21h37 phút: Đón con gái đi học thêm về, chị Hoàng Thủy hạnh phúc khi nhận từ tay con bức tranh làm bằng đất nặn. Bức tranh này do chính cô con gái 4 tuổi làm tặng mẹ nhân ngày 8/3. Ảnh: Mạnh Thắng.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

Đón con gái đi học thêm về, chị Hoàng Thủy hạnh phúc khi nhận từ tay con bức tranh làm bằng đất nặn. Bức tranh này do chính cô con gái 4 tuổi làm tặng mẹ nhân ngày 8/3. Ảnh: Mạnh Thắng.

 

21h35 phút: Khi một số điểm vui chơi mới bắt đầu sôi động thì những người lao động bình dân lại chỉ mong thời gian trôi nhanh.

Chị Trần Thị Loan (nhân viên môi trường đô thị HN) tâm sự: "Mình cũng quên béng mất hôm nay là ngày phụ nữ quốc tế bởi vì chả bao giờ nhận được hoa tươi từ ông xã cả.

Gia đình còn khó khăn quá nên bỏ tiền ra mua hoa những ngày như 8/3 này cũng tiếc. Chỉ mong giờ này quây quần bên gia đình thôi. Mưa gió thế này chả mong gì hơn bạn ạ".

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Trong khi đó một số điểm vui chơi, dịch vụ ca nhạc lại sôi động và đây gần là giờ vàng của các điểm này.
 
tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

Hàng hoa rất lớn trên đường Giảng Võ không một bóng khách. Ảnh: Mạnh Thắng.

 

21h13: Nhà hàng mở tiệc 8/3 với cua hoàng đế phục vụ thực khách có bánh gato và hoa hồng.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
 

21h5: Quán ăn tại TTTM Royal City cũng đông nghẹt người, tường thuật của phóng viên Lê Hiếu:

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
 

20h58: Theo chia sẻ của chị Phương, một nhân viên tại cửa hàng, cua Hoàng đế là món ăn đặc trưng số một tại nhà hàng này. Giá bán loại cua này cũng thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất trong các loại hải sản. 

20h56: Một con cua hoàng đế tối thiểu là hơn 3kg, giá 4,3 triệu đồng/kg có thể phục vụ cho 3 thực khách. Các món chế biến là cua rang muối, nấu cháo, phomai và xào miến. 

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
 

20h53: Trong buổi tối trước ngày 8/3, những món ăn xa xỉ cũng có sức tiêu thụ mạnh hơn so với ngày thường. Tại nhà hàng Louis ở 77 Láng Hạ (Hà Nội) - nơi duy nhất bán đặc sản cua Hoàng đế xịn ở Hà Nội, phóng viên Mạnh Thắng cho biết lượng khách đông hơn ngày thường.

Từ lúc 18h30, các đầu bếp tại đây đã tất bật chuẩn bị.

20h51: Tại một cửa hàng hoa trong TTTM Lotte trên phố Đào Tấn, anh Jo Young Bum, người Hàn Quốc mua tặng vợ bó hồng đỏ dài 1,2 m giá hơn 1 triệu đồng. Dù bị khuyết tật không nói được nhưng vợ anh tỏ ra vô cùng hạnh phúc. Ảnh: Diệp Sa.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

 

Ở TP HCM, để dụ khách đến xem phim mới ra mắt, một rạp chiếp phim tại Hùng Vương Plaza, quận 5, tung chương trình hóa thân thành công chúa Lọ Lem.

Khách đến xem phim sẽ được mặc trang phục hoành tráng y như trong phim, điều đặt biệt là sẽ được ướm thử chiếc giầy được làm bằng thủy tinh.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Tại rạp ở Vincom Bà Triệu, theo cập nhật từ bạn đọc Phan Hoàng, lượng khách cũng khá đông. Một số bộ phim thu hút khách đến xem và chụp ảnh cùng các tiểu cảnh, promotion:
 
tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Trong khi đó, các rạp chiếu phim lại rất hút khách. Từ khoảng hơn 20h, phóng viên Lê Hiếu cập nhật, rạp phim tại TTTM Royal City đã có đông khách đặt mua vé vào xem.
 
tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Trên phố Quán Thánh (Hà Nội), các cửa hàng thời trang treo biển khuyến mại lớn nhưng vẫn vắng tanh.  Ảnh: Mạnh Thắng.
 
tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Cô Thảo - chủ cửa hàng hoa giấy trên đường Nguyễn Trãi, Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ, trời mưa rét, hoa giấy gần như không có khách mua.  Ảnh: Tú Anh.
 
tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Hoa giấy ế khách. Ảnh: Tú Anh.

Trong một trung tâm thương mại lớn trên phố Bà Triệu, nhiều cửa hàng treo đầy biển khuyến mại ngày 8/3 nhưng rất vắng khách.   Ảnh: Tô Đức.

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Trời Hà Nội mưa rét nên khách đến trung tâm thương mại rất vắng. Ảnh: Tô Đức.
 

Tại chợ sinh viên Dịch Vọng Hậu, khách đến mua quà 8/3 giá rẻ rất vắng. Chủ shop quần áo nữ bán giá sốc 25.000 - 50.000 đồng/sản phẩm tại đây cho biết, dịp 8/3, chị hy vọng bán hàng tốt hơn nhưng lại ế hơn.

Phương Hoa, sinh viên ĐH sư phạm Hà Nội cho biết, cùng người yêu tới chợ cho vui chứ không có ý định mua hàng. Hoa là một khách hàng hiếm hoi đến đây dịp 8/3 dưới trời mưa, rét.  Ảnh: Diệp Sa.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Hàng hoá ế ẩm ở chợ sinh viên Dịch Vọng Hậu. Ảnh: Diệp Sa.
 

Chia sẻ về việc chọn bình hoa khủng tặng vợ trong ngày 8/3, anh L. cho rằng, bình hoa đặc biệt này tuy có giá trị tương đối lớn.

Nhưng: "So với những gì mà cô ấy mang lại trong cuộc đời tôi thì bình hoa vẫn là quá nhỏ bé.

Một điều đặc biệt nữa là sinh nhật vợ tôi cũng trùng với ngày 8/3, nên với tôi, ý nghĩa của bình hoa mới là điều quan trọng chứ không phải là giá trị của nó”, anh L. nói.

Tại TP HCM, cập nhật từ một cửa hàng kinh doanh hoa cho biết, đơn hàng hoa khủng nhất tại đây là bình hoa có giá 85 triệu được kết từ 200 bông hồng Tornado phủ chocolate tươi.

Khách mua là anh L. ở quận 2, TP HCM đặt tặng vợ. Để hoàn thiện bình hoa khủng này, nhân viên cửa hàng phải bỏ ra 5 tiếng làm liên tục.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

Cập nhật từ phóng viên Ngọc Lan, đơn vị này vừa đóng cửa cách đây 30 phút. Có 2 khách đặt thêm 2 bông hồng 250 triệu đồng nhưng đơn vị này không nhận.

"Số lượng bông dát vàng và đúc vàng đến thời điểm này 340 bông", đại diện đơn vị chế tác, dát vàng cho biết.

Trao đổi với Zing.vn qua điện thoại, đại diện đơn vị sản xuất loại quà xa xỉ này cho biết, công ty chế tác 5 bông hồng dát vàng giá 250 triệu đồng mỗi bông. Tất cả sản phẩm đã có người đặt mua.

Món quà khủng nhất năm nay xuất hiện trên thị trường gồm có hoa hồng dát vàng đính kim cương giá 250 triệu đồng mỗi bông.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

Anh Lê Trường Giang (Phú Mỹ, Nam Từ Liêm) chọn mua nhẫn đính hôn tặng bạn gái nhân ngày 8/3. Anh Giang cho biết giá nhẫn khoảng hơn 3 triệu đồng một cặp không quá đắt mà tại cửa hàng lại có nhiều mẫu mã để lựa chọn.

Ngại cởi áo mưa, anh để nguyên bộ vào khu vực bán hàng. Ảnh: Diệp Sa.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

 

Theo lời nhân viên bảo vệ, từ sáng sớm tới 18h ngày 7/3, cửa hàng này luôn trong tình trạng chật kín vỉa hè xe khách đến mua hàng.

"Đối tượng mua hàng khá phong phú song chủ yếu là nam giới: Chồng tặng vợ, nhân viên tặng sếp, cũng có những đôi trẻ đi mua tặng nhau nhẫn cưới", anh này thông tin.

Không khí 8/3 bắt đầu rộn ràng hơn trong các tiệm bán quà tặng. Cập nhật từ  một tiệm vàng trên phố Cầu Giấy, phóng viên Diệp Sa cho biết thời điểm hiện tại, khách tập trung rất đông. Mặt hàng được hỏi mua nhiều là trang sức.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

Trong khi những loại hoa giá cao có phần kén khách thì hoa giá rẻ chỉ 1.000-2.000 đồng một bông bán tại trục đường 32 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại khá đắt khách, cộng tác viên Tú Anh phản ánh.

Từ 17h chiều, tại chợ hoa lớn nhất TP HCM là chợ Hồ Thị Kỷ, khách đã tập trung rất đông. Ảnh: Zen Nguyễn.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
 

Tuy nhiên anh Thảo chủ một vựa hoa cho biết: "Người mua đông nhưng sức mua lại giảm đáng kể. Năm ngoái có khách mua cả chục bó, nhưng năm nay chỉ mua từ 1 đến 2 bó.

Vựa của anh cũng như những chỗ khác không dám nhập nhiều, chính vì điều này mà đẩy giá hoa lên cao, hoa hồng có loại đến 140.000 đồng một bó".

Mặt hàng mới tại cửa hàng được khách mua nhiều là hoa hồng tươi phủ chocolate với giá 250.000 đồng/cành. Hiện đã có hơn 400 hoa loại này được khách mua hết.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

Trao đổi qua điện thoại, phóng viên Hằng Nguyễn cho biết tại TP HCM, trong chiều 7/3, các cửa hàng hoa tươi vẫn chưa thực sự đông khách.

Theo 1 chủ cửa hàng hoa tại quận 1, xu hướng khách mua hoa tươi tập trung vào các loại độc, lạ, hoa nhập khẩu.

Phóng viên Mạnh Thắng cho biết, trên phố Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) tập trung nhiều điểm bán rong nhưng không có nhiều khách mua. Thỉnh thoảng có người mặc áo mưa tạt vào hỏi.

 

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do
Giá hoa hồng năm nay dao động 20.000-30.000 đồng mỗi bông, tăng nhẹ so với các năm trước. Ảnh: Mạnh Thắng.
 

Năm nay, tại cả Hà Nội và TP HCM, các điểm kinh doanh hoa, quà tặng đều khởi động từ rất sớm. Từ 16h chiều 7/3, trên nhiều tuyến phố, người bán hoa đã rộn rã xuống đường.

Từ vài năm nay, xu hướng săn quà độc, lạ để tặng vào các dịp đặc biệt, trong đó có ngày 8/3 nở rộ. Các món được săn tìm những năm trước:

Từ cả tuần trước ngày Quốc tế Phụ nữ, ở TP HCM, loại ví vẽ chân dung chính chủ có giá bán 1,5 triệu đồng/chiếc được khá nhiều người mua làm quà tặng 8/3. Ảnh: Zen Nguyễn.

tiec-83-voi-cua-hoang-de-gia-13-trieu-do

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Phương thân mến.

Diễn đàn lý học Đông phương là một diễn đàn học thuật. Nên không chấp nhận những bài viết từ web hoặc blog khác phản bác không có luận cứ về thời Hùng Vương.

Tôi xóa bài mà Trần Phương trích dẫn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hộp sọ bí ẩn Paracas không phải ADN của người

11/03/2015 10:25 GMT+7

Kết quả phân tích ADN của những hộp sọ Paracas có niên đại 3.000 từng gây nhiều tranh cãi cho thấy, những người Paracas không thuộc chủng người nào chúng ta từng biết tới.

 

 

20150311101009-paracas2.jpg

Hình ảnh đồ họa người Paracas từ hộp sọ.

 

Những hộp sọ Paracas được nhà khảo cổ học Julio Tello tìm thấy vào năm 1928 tại bán đảo sa mạc Paracas, phía nam Peru trong một hầm mộ bị chôn vùi dưới cát và đá.

Tello đã tìm thấy tổng cộng hơn 300 hộp sọ có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi. Tuy nhiên, điều gây ra nhiều tranh cãi chính là những hộp sọ này khác hẳn hộp sọ người thông thường. Thay vì tròn, hộp sọ Paracas lại bị kéo dài ra phía sau.

Từ nhiều năm qua, nguồn gốc của những hộp sọ Paracas hay những người Paracas luôn là một bí ẩn khiến giới khảo cổ phải đau đầu.

Trong một số nền văn hóa tồn tại tập tục kéo dài hoặc làm biến dạng hộp sọ nhưng các kỹ thuật buộc sọ họ sử dụng lại cho ra các kết quả khác nhau, không phải hộp sọ nào cũng bị kéo dài ra phía sau như người ta thấy ở sọ Paracas.

Bên cạnh đó, cách biến dạng hộp sọ này chỉ thay đổi hình dáng bên ngoài của hộp sọ chứ không thể thay đổi kích thước, trọng lượng cũng như thể tích của nó.

Tuy nhiên, hộp sọ Paracas thì lại khác.

 

20150311101009-paracas.jpeg

Các hộp sọ Paracas bí ẩn.

 

Hộp sọ Paracas lớn hơn 25% và nặng hơn 60% so với những hộp sọ thông thường của con người. Do vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng không thể bị làm biến dạng thông qua kỹ thuật buộc sọ.

Bên cạnh đó, những hộp sọ này cũng có cấu trúc khác biệt khi chỉ có một lớp xương đỉnh sọ thay vì hai lớp như thường thấy ở người.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Paracas đã gửi các mẫu vật từ 5 hộp sọ đi để tiến hành thử nghiệm gien. Các mẫu vật này bao gồm tóc, da, răng và các mảnh xương sọ. Phòng thí nghiệm gen không được cho biết về nguồn gốc của các mẫu vật này để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Kết quả phân tích ADN cho thấy, AND ty thể (thừa hưởng từ người mẹ) của người Paracas có sự đột biến khác với bất kỳ chủng loại người, linh trưởng hay động vật nào khác.

Các nhà khoa học cho rằng, sự đột biết này là bằng chứng khẳng định rằng, những người Paracas là một chủng sinh vật giống người song hoàn toàn khác với những chủng người mà chúng ta biết đến, từ Homo sapiens, Neanderthals hay Denisovans.

Các cá thể Paracas rất khác biệt về mặt sinh học so với con người nên chúng sẽ không thể lai giống với các loài khác.

Nhiều chuyên gia nhận định, phát hiện này có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta hiện nay về sơ đồ tiến hóa của loài người. “Tôi không chắc liệu nó thậm chí còn có thể được xếp vào sơ đồ cây tiến hóa hiện nay không”, một nhà di truyền học nói.

Hà Phương (Theo Locklip)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn về “kim tự tháp” dưới biển Nhật Bản

13/03/2015 09:03 GMT+7

Ngoài ra còn có câu chuyện về cấu trúc đá đồ sộ dưới biển Israel và loài cá mập cổ đại có khả năng phóng ra điện.

"Kim tự tháp" lạ dưới biển Nhật Bản

Vào năm 1985, một thợ lặn người Nhật trong khi đang làm việc dưới vùng biển gần đảo Yonaguni Jima (gần Đài Loan) đã tình cờ phát hiện một kiến trúc đá cổ đồ sộ.

 

20150313085617-1.jpg

Những khối đá dưới biển Yonaguni Jima ở xứ hoa anh đào từ lâu đã khiến các nhà khoa học bối rối.

Một số nhà khoa học tin rằng đây là phế tích của Atlantis - một thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 2.000 năm trước. Để khẳng định điều này, Masaaki Kimura, một nhà địa chất biển tại Đại học Ryukyus, Nhật Bản, đã dành hơn 15 năm lặn xuống khu vực này để đo đạc và tìm hiểu sự hình thành của nó.

20150313085617-2.jpg

Một số nhà khoa học tin rằng chúng thực ra là phế tích của Atlantis.

"Cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nhô lên ở độ sâu 25 mét", Kimura trình bày giả thuyết mới nhất của mình tại một hội thảo khoa học.

Nhưng không giống các câu chuyện khác về những thành phố chìm, khẳng định của Kimura đã gây ra nhiều tranh cãi.

"Tôi không tin rằng bất kỳ cấu trúc hoặc hình khối lớn nào ở đó là các bậc thang nhân tạo, chúng đều là tự nhiên cả", Robert Schoch, giáo sư về khoa học và toán học tại Đại học Boston, người từng lặn xuống khu vực này, nhận định.

20150313085617-3.jpg

Cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối.

"Đó chỉ là những tầng đá cát, có xu hướng đứt gẫy trên một mặt phẳng dài, và tạo ra những rìa rất thẳng, đặc biệt ở trong vùng có nhiều đứt gãy và các hoạt động địa chấn", ông giải thích.

Ngoài ra, ngay cả Tổ chức Văn hoá của chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền quận Okinawa đều không coi các dấu tích tại Yonaguni là một di sản văn hoá quan trọng. Cả hai cơ quan này đều chưa từng thực hiện các nghiên cứu hoặc bảo tồn tại khu vực này.

Một vài chuyên gia tin rằng cấu trúc dưới biển này có thể là phần còn lại của Mu, một nền văn minh Thái Bình Dương trong truyền thuyết mà theo lời đồn là đã bị sóng biển nhấn chìm.

Kimura cũng cho biết, ấn tượng ban đầu của ông rằng các cấu trúc này là tự nhiên. Nhưng ông đã thay đổi quan điểm sau lần lặn đầu tiên.

Cấu trúc đá đồ sộ dưới biển Israel

Năm 2013, những nhà khảo cổ Israel khiến cả thế giới giật mình khi công bố phát hiện về một cấu trúc đá bí ẩn được phát hiện dưới biển Galilee.

Theo các nhà nghiên cứu, cấu trúc bí ẩn có hình nón, được tạo thành từ "những viên sỏi và đá bazan nguyên gốc". Toàn bộ cấu trúc, với chiều cao gần 10 mét và đường kính khoảng 70 mét, ước tính có trọng lượng lên tới 60.000 tấn, nặng hơn hầu hết các tàu chiến hiện đại ngày nay.

20150313085629-4.jpg

Bức ảnh về biển Galilee này được chụp gần thành phố cổ Tiberias.

"Việc lặn xuống biển để kiểm tra cho thấy, cấu trúc này được hình thành từ những tảng đá bazan có chiều dài tới 1 mét và rõ ràng không được đục đẽo ... Tương tự, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sự sắp đặt hay các bức tường chỉ ra cấu trúc này", trích báo cáo của nhóm nghiên cứu.

 
 

20150313085629-5.jpg

Cấu trúc lạ được phát hiện lần đầu tiên trong một cuộc khảo sát biển bằng định vị âm thanh vào năm 2003.

Các nhà nghiên cứu nhận định, đây chắc chắn là công trình do bàn tay con người tạo ra và có thể được xây dựng trên cạn, nhưng sau đó bị biển Galilee che phủ do mực nước dâng lên. Họ thậm chí còn tin rằng cấu trúc trên có thể đã hơn 4.000 năm tuổi.

Một trong số đó là khu biểu tượng Khirbet Beteiha, nằm cách cấu trúc đá bí ẩn chìm dưới biển khoảng 30km về phía đông bắc. Khirbet Beteiha bao gồm 3 vòng tròn đá đồng tâm, trong đó vòng tròn đá lớn nhất trong số đó là có đường kính 56 mét.

20150313085629-6.jpg

Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là cấu trúc hình nón được tạo thành từ những viên sỏi và đá bazan nguyên gốc, có chiều cao gần 10 mét và đường kính khoảng 70 mét.

Nếu ý tưởng về niên đại như trên được chứng minh là đúng, cấu trúc bí ẩn đáng lẽ phải được dịch chuyển thêm gần 1,6 km về phía bắc tới một thành phố mà các nhà nghiên cứu gọi là "Bet Yerah" hoặc "Khirbet Kerak".

Trong thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên, thành phố này là một trong những khu vực lớn nhất vùng. "Đây có thể là thành phố lớn mạnh nhất trong vùng và có thể trên toàn Israel", một nhà nghiên cứu nhận định.

Cá mập cổ đại có khả năng  phóng ra điện còn tồn tại đến ngày nay

Chúng còn được biết tới với tên gọi “Cá mập mào”, là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất và được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Có hình dáng gần giống cá chình, dài khoảng 1,2m, cá mập mào thường sống hàng ngàn mét dưới đáy nước, xuất hiện ở nhiều nơi thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

20150313090145-7.jpg

Cá mập mào có hình dáng gần giống cá chình, dài khoảng 1,2m.

Cá mập mào có tới 300 chiếc răng sắc nhọn, sẽ găm chặt bất cứ con mồi nào, không cho chúng chạy thoát. Không chỉ vậy, miệng của cá mập mào còn có thể phồng to, đủ sức nuốt trọn con mồi có kích thước to bằng nửa chúng.

Các nhà khoa học cho biết, cá mập mào là loài sinh vật thời cổ đại vẫn còn tồn tại được đến ngày nay. Chúng thường sống ở những nơi có độ sâu từ 2000m dưới đáy đại dương nên rất ít khi con người có thể bắt gặp chúng ngoài tự nhiên.

Vì sống ở môi trường gần như biệt lập với thế giới bên ngoài nên trải qua hàng ngàn năm, cá mập mào gần như không tiến hóa hay phát triển thêm bất kỳ chi mới nào.

20150313090145-8.jpg

Những chiếc vây ở phía trước của chúng sẽ phát ra những luồng điện nhỏ vào mọi phía để phát hiện con mồi.

Khi đi săn, những chú cá mập đáng sợ này sẽ sử dụng đến những chiếc vây ở phía trước của mình sẽ phát ra những luồng điện nhỏ vào mọi phía, nhằm phát hiện con mồi tại những nơi tối tăm nhất của biển cả.

Mời độc giả đón xem kỳ cuối với câu chuyện về “vòng tròn bí ẩn” dưới đáy biển,  âm thanh bí ẩn dưới đại dương vào 6h sáng mai 14.3!

Theo Danviet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những trang mạng mang tên lãnh đạo đều là mạo danh

16/03/2015 22:19 GMT+7
 

TTO - Đó là khẳng định của ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khi trả lời báo giới về tình trạng mạo danh chính khách trên mạng xã hội hiện nay. 

 

Ông Tuấn cho biết hầu hết các mạng xã hội hiện nay chưa có cơ chế cho phép xác thực danh tính của người sử dụng. Người sử dụng mạng xã hội có thể tự lựa chọn cho mình tên tài khoản để sử dụng. Vì vậy, việc mạo danh có thể thực hiện một cách dễ dàng.

Trên thực tế hiện nay trên mạng xã hội, có không ít trang blog và Facebook cá nhân mạo danh một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ông Tuấn khẳng định hiện nay, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước không có blog và Facebook cá nhân.

Riêng trường hợp Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã công khai trang mạng xã hội của mình và nhận được nhiều sự ủng hộ, ông Tuấn cho rằng trường hợp này Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến công khai trang mạng xã hội của mình có ý nghĩa cầu thị, nhưng tất cả các phát ngôn chính thức đều phải thực hiện theo Quy chế phát ngôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá hiện nay, trên mạng xã hội, việc mạo danh các cá nhân, tổ chức, nhất là mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phục vụ các ý đồ xấu là hết sức nguy hiểm. Vì vậy, người sử dụng mạng xã hội phải đề cao cảnh giác như cảnh giác đối với những kẻ mạo danh trong xã hội mà chúng ta vẫn thường bắt gặp.

Đối với việc phân biệt đâu là thông tin chính thống và giả mạo, ông Tuấn nhận định cách đơn giản nhất là người sử dụng chỉ nên coi nguồn tin được phát ngôn từ người phát ngôn được chỉ định của cơ quan, tổ chức, hoặc thông tin được đưa lên trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, tổ chức đó.

 
M.QUANG ghi

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thanh kiếm 2.000 năm tuổi ở Trung Quốc

Thứ hai, 16/3/2015 | 09:44 GMT+7

Các nhà khảo cổ phát hiện một thanh kiếm bằng đồng trong khu mộ 2.000 năm tuổi ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

10659382-937076649666489-66121-7753-7181

Thanh kiếm 2.000 năm ở Trung Quốc. Ảnh: CCTV News

 

Thanh kiếm được khai quật từ khu mộ cổ gồm 21 ngôi mộ ở thành phố Chu Khẩu hôm 14/3. Nơi này có thể được xây dựng từ giữa thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên) đến thời Đông Hán (25-220 sau Công nguyên).

Nhóm chuyên gia khảo cổ cho biết hầu hết các ngôi mộ đều bị cướp phá, chỉ trừ 5 địa điểm. Cùng với thanh kiếm hiếm có này, họ còn phát hiện nhiều đồ gốm nhưng bát, đĩa, bình... Những đồ vật bằng đồng bao gồm thanh kiếm, hai chiếc giáo và mác.

CCTV News cho hay, thanh kiếm thuộc về chủ nhân của lăng mộ và được chôn cùng khi người này qua đời. Tuy nhiên, danh tính và địa vị của chủ nhân vẫn chưa được xác định. Việc phám phá lăng mộ cùng những đồ vật kèm theo có thể cung cấp bằng chứng nghiên cứu về văn hóa và phong tục trong chôn cất người chết ở Trung Quốc trong thời đại Chiến Quốc và Đông Hán.

Vật thể bằng đồng cổ nhất từng được tìm thấy ở Trung Quốc là một thanh kiếm có niên đại khoảng 5.000 năm. Nó được khai quật từ một khu vực thuộc nền văn hóa Mã Gia Diêu ở tỉnh Cam Túc.

Anh Hoàng

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tây Ban Nha tìm thấy hài cốt đại văn hào Miguel de Cervantes

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 18/03/15 06:19

 

20150318_taybannha.jpg
Các chuyên gia tìm hài cốt đại văn hào Miguel de Cervantes bằng cách thăm dò dưới lòng đất với sự hỗ trợ của hệ thống dò tìm radar. (Nguồn: AFP)
 

Ngày 17/3, chuyên gia pháp y Tây Ban Nha Francisco Etxebarria khẳng định đã tìm thấy hài cốt đại văn hào Miguel de Cervantes (1547-1616), tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ''Don Quixote - nhà quý tộc tài ba xứ Mancha.''

Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Madrid, ông Etxebarria, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết trong những hài cốt ở Tu viện Trinitarias, các nhà khoa học đã tìm thấy một phần hài cốt của Cervantes và vợ ông, trong tình trạng không nguyên vẹn. Vật dụng và quần áo được tìm thấy tại các ngôi mộ cổ trong tu viện cho thấy những người được chôn cất sinh sống ở thế kỷ XVII.

Tham dự buổi họp báo, thị trưởng Madrid, Ana Botella khẳng định phát hiện này đóng góp đáng kể vào lịch sử và văn hóa Tây Ban Nha. Quá trình nghiên cứu được tiến hành cách đây gần một năm, với tổng chi phí khoảng 138.000 USD, thông qua thăm dò dưới lòng đất với sự hỗ trợ của hệ thống dò tìm radar.

Qua tìm kiếm đã phát hiện được khoảng 200 ngôi mộ và quá trình giám định pháp y được tiến hành từ tháng Một năm nay.

Theo những ghi chép còn lưu lại, Tu viện Trinitarias là nơi Cervantes được chôn cất khi qua đời vào năm 1616. Trước đó, người ta đã phát hiện ra một tấm ván quan tài có khắc các chữ cái M.C., và ghi ngờ đây có thể là hai chữ viết tắt tên của Miguel de Cervantes.

Theo dự kiến, hài cốt của Cervantes sẽ được chôn cất lại tại tu viện xứng đáng với tên tuổi và những cống hiến của đại văn hào cho nền văn học thế giới.

Miguel de Cervantes là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của Tây Ban Nha. Cuốn tiểu thuyết ''Don Quixote - nhà quý tộc tài ba xứ Mancha'' của ông được đánh giá là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của nền văn học châu Âu và là tác phẩm vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha trong thời kỳ Phục hưng.

Nhân vật chính của tác phẩm, Don Quixote, phản ánh tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu tự do, ghét thói xa hoa ăn bám của giới quý tộc đương thời và trọng đạo lý. Qua tác phẩm của mình, Cervantes cũng chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sỹ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường phổ biến trong công chúng và biểu lộ khát khao hướng đến một xã hội công bằng và nhân đạo hơn.

Mặc dù được công nhận là một trong những đại văn hào của thế giới, song nhà văn Cervantes có một cuộc đời khốn khó. Vào thời điểm xuất bản lần đầu năm 1606, ''Don Quixote - nhà quý tộc tài ba xứ Mancha'' đã thu hút được sự chú ý của công chúng, song không đủ để đưa nhà văn thoát khỏi cảnh nghèo túng và lận đận. Sự nổi tiếng chỉ đến với ông sau khi ông đã qua đời, nhưng tiếc là vào thời điểm đó, không ai nhớ nơi ông được chôn cất.

Để vinh danh đại văn hào, hàng năm cộng đồng các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha trao giải thưởng mang tên ông cho tác giả có tác phẩm nổi bật nhất sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha. Năm ngoái, giải thưởng danh giá này được trao cho nhà văn Tây Ban Nha Juan Goytisolo./.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sách lịch sử vẽ lính không mặc quần
Thứ năm, 15/1/2015 | 15:09 GMT+7
Trong cuốn sách lịch sử "Trưng nữ vương khởi nghĩa Mê Linh" của Nhà xuất bản Giáo dục, hình vẽ quân lính của Mã Viện không mặc quần khiến phụ huynh bất ngờ.
ls1-8363-1421060392.jpg

Cuốn sách Sử có hình vẽ quân lính không mặc quần.

Một phụ huynh đã đưa hình chụp hai trang trong cuốn "Trưng nữ vương khởi nghĩa Mê Linh" lên mạng xã hội. Bên cạnh hình vẽ quân lính của Mã Viện không mặc quần, sách còn viết: "Thấy khí thế quân Hai Bà Trưng quật cường, liệu bề khó thắng, Mã Viện liền hạ lệnh bắt quân sĩ cởi truồng mà giao chiến. Các đội nữ binh của hai Bà trông thấy rất xấu hổ, ngượng ngùng quay mặt đi, nhuệ khí vì thế suy giảm rất nhiều.

Lợi dụng tình hình đó, Mã Viện thúc quân xông lên làm cho quân hai Bà phải thua. Trưng Vương buộc phải rút quân về giữ Cấm Khê (nay thuộc Vĩnh Phúc). Lực lượng quân Mã Viện quá lớn, lại giở trò quỷ quyệt khiến các đội nữ binh phải bỏ chạy. Mã Viện thừa thế xua quân truy đuổi ráo riết".

Vị phụ huynh thắc mắc: "Không biết sự thật lịch sử có phải thế này không? Sao người viết sách lại biết?". Vị này cho rằng, không nên dạy học sinh câu chuyện trên bởi một giáo sư sử học từng trả lời rằng hoàn toàn không có chuyện này, mà đây chỉ là câu chuyện dân gian truyền tai nhau để hạ thấp chiến thắng của Mã Viện, làm nhẹ sự thua trận của Hai Bà Trưng.

ls2-5615-1421060392.jpg

Bìa cuốn sách do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành.

Nhiều độc giả đồng tình rằng đây là câu chuyện tầm phào, thật giả chưa biết vì không có tư liệu lịch sử nào nói đến. Và khi không có dẫn chứng xác thực thì không thể dựa vào câu chuyện truyền miệng để dạy học sinh. "Tôi cho rằng cần cho học sinh biết bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, khí thế của đội quân Hai Bà Trưng ra sao và họ đã thua như thế nào, đó mới là điều quan trọng", độc giả này góp ý.

PGS sử học Lê Mậu Hãn khẳng định, chuyện Mã Viện cho quân cởi truồng khi giao chiến với quân Hai Bà Trưng chỉ là xuyên tạc, không có tài liệu lịch sử cổ đại nào ghi chép như thế. "Trong thời gian dài chiến đấu, đội quân Hai Bà Trưng luôn giữ ý chí quật cường, có trận thắng, trận thua. Về sau, quân của hai Bà chưa đủ mạnh để đánh lại kẻ thù, nên phải vừa đánh vừa rút dần về Cấm Khê chứ không phải tháo chạy", nhà sử học Lê Mậu Hãn cho hay.

Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục cho biết, cuốn sách nằm trong bộ sách được xuất bản năm 2009 từ kết quả cuộc thi biên soạn truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa lịch sử hiện hành. Cuộc thi được tổ chức với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí và giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Các tác phẩm dự thi được xuất bản thành truyện tranh.

"Sau khi phát hành, nhận thấy có một vài chi tiết chưa thực sự chính xác, hình ảnh chưa phù hợp với đối tượng độc giả nhỏ tuổi nên chúng tôi đã ngừng xuất bản cuốn sách và tổ chức kiểm điểm các biên tập viên liên quan. Từ đó đến nay Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không tái bản cuốn sách này", ông Tùng cho hay.

Phạm Minh

================================================
Thạch Sanh khoả thân, quân Mã Viện loã thể gây bão mạng
Chủ nhật, 22/3/2015 | 08:21 GMT+7
Cộng đồng mạng xã hội sửng sốt trước những hình ảnh, lời lẽ trong sách thiếu nhi nhưng khiến người lớn phải đỏ mặt.

Nội dung những cuốn sách này là nỗi bức xúc của phụ huynh và trở thành đề tài bàn luận trên mạng xã hội.

Thạch Sanh khoả thân và trăn tinh bị chém ghê rợn

Tại trang 40 của cuốn sách Truyện cổ tích Việt Nam được NXB Kim Đồng tái bản 10/2014 có đoạn: "Bà (mẹ của Thạch Sanh) cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con... 'Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc'". Đoạn sau miêu tả Thạch Sanh giết trăn tinh với những lời lẽ ghê rợn. > Xem chi tiết

body-2-9605-1426905873-4956-1426919119.j

Nội dung truyện Thạch Sanh khiến nhiều người "ngã ngửa".

Dùng hình ảnh phản cảm minh họa cho truyện tranh

Bộ truyện tranh Thần thoại Hy Lạp của NXB Kim Đồng cũng bị phát hiện có những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Cụ thể, trong tập 7 có tên Số phận và bi kịch có trang vẽ hình một pho tượng lõa thể, minh họa cho chi tiết Pygmalion (một nhà điêu khắc tài ba trong thần thoại Hy Lạp) tiến tới hôn pho tượng. Kèm theo hình ảnh là những lời văn miêu tả: "Pic-ma-li-ông sung sướng ôm ghì lấy pho tượng hôn tới tấp như người bị mất trí". > Xem chi tiết

anh-chinh-2816-1426909582-3243-142691911

Trang sách chứa hình minh họa phản cảm.

Lời lẽ dung tục đến người lớn phải đỏ mặt

Sách Truyện cổ tích về các loài chim & muông thú do tác giả Gia Mạnh (sưu tầm và biên soạn) do NXB Văn hóa-Thông tin phát hành có trích đoạn "Leda và con thiên nga" với nội dung chính xoay quanh nhân vật "nàng" và một con chim trắng. Tuy nhiên, cách kể chuyện cũng như ngôn ngữ tác giả sử dụng trong đoạn truyện dễ gợi ra những sự liên tưởng không lành mạnh, có phần dung tục. > Xem chi tiết

Sách lịch sử vẽ lính không mặc quần

Một phụ huynh đã đưa hình chụp hai trang trong cuốn "Trưng nữ vương khởi nghĩa Mê Linh" lên mạng xã hội. Bên cạnh hình vẽ quân lính của Mã Viện không mặc quần, sách còn viết: "Thấy khí thế quân Hai Bà Trưng quật cường, liệu bề khó thắng, Mã Viện liền hạ lệnh bắt quân sĩ cởi truồng mà giao chiến. Các đội nữ binh của hai Bà trông thấy rất xấu hổ, ngượng ngùng quay mặt đi, nhuệ khí vì thế suy giảm rất nhiều". > Xem chi tiết

10698407-10204522519356858-178-1716-9787

Trang sách vẽ quân Mã Viện cởi truồng.

>> Xem thêm: Những câu trả lời khó đỡ trong 'Hỏi đáp nhanh trí' dành cho trẻ nhỏ

Mai Mai tổng hợp

Theo Vnexpress

================================

Không biết nói gì với những thứ tư duy "ở trần đóng khố" này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những sản phẩm làm giả độc hại chỉ có ở Trung Quốc

Thùy Nguyễn

soha.vn
18/03/2015 09:59
 
Dùng nhựa tổng hợp làm thành gạo, trộn hóa chất vào thịt, chất tẩy rửa với đậu phụ, phoóc môn với tiết lợn... là những chiêu làm giả hàng hóa có một không hai ở Trung Quốc.
 

4-4-3-1426647096520-42-0-365-632-crop-14

 

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Gạo giả:

Theo Listverse, gạo giả Trung Quốc còn được gọi là gạo nhựa, làm từ khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp.

Sau khi nấu, gạo vẫn cứng, rất khó tiêu hóa và độc hại. Ăn 3 bát gạo này tương đương với việc hấp thụ một túi nilon.

Ngoài việc làm giả, những người bán hàng còn thêm hương liệu vào gạo thường, để biến chúng thành gạo Wuchang - loại có giá cao trên thị trường. Mỗi năm có hơn 9 tấn gạo Wuchang giả được bán ra.

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Thịt giả:

Người bán hàng Trung Quốc trộn hóa chất vào thịt chuột, chồn, cáo để làm giả thịt cừu.

Chỉ trong 3 tháng, cảnh sát đã bắt hơn 900 người và thu khoảng 20.000 tấn thịt làm giả.

Trong số này có một người đàn ông tên Wei thu hơn 1 triệu bảng Anh từ việc buôn thịt giả.

Cảnh sát Trung Quốc còn cho đăng tải một video hướng dẫn người dân phân biệt thịt cừu thật và giả trên trang web Sina Weibo.

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Đậu phụ trộn hóa chất:

Chính quyền Trung Quốc mới đây đã đóng cửa 2 nhà máy ở Vũ Hán, Hồ Bắc vì tội trộn hóa chất làm đậu phụ giả.

Một công nhân thú nhận rằng, họ trộn đạm đậu nành với bột mì, bột ngọt, bột màu và nước đá để làm đậu phụ giả, rồi đóng gói và bán với nhãn mác của một công ty sản xuất đậu thật.

Một kiểu làm đậu phụ giả nguy hiểm hơn là trộn với chất tẩy rongalite, loại hóa chất gây đau đầu, nôn mửa và dẫn tới ung thư, vốn bị cấm trong chế biến thực phẩm.

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Tiết vịt giả:

Tiết vịt được chế biến bằng cách lấy tiết trâu hoặc tiết lợn trộn phoóc môn. Giới chức Trung Quốc từng phá một đường dây làm tiết vịt giả ở tỉnh Giang Tô, thu 1 tấn tiết giả.

Chúng trộn tiết gà với phẩm màu và hóa chất dùng trong in ấn để làm tiết vịt.

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Mật ong giả:

Có 2 loại mật ong giả, một là loại lẫn tạp chất như xi rô đường, xi rô củ cải đỏ, xi rô gạo. Hai là loại được làm từ nước, đường, phèn và chất tạo màu.

Một kg mật ong giả được làm với giá 1,6 USD và có thể bán ra với giá 9,5 USD. Khoảng 70% mật ong bán ở tỉnh Tế Nam là giả.

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Nước đóng chai nhiễm bẩn:

Cảnh sát mới phát hiện một kiểu làm giả nước đóng chai. Nước máy được xử lý sơ qua rồi dán nhãn mác chất lượng của các công ty nước đóng chai thật.

Các chai nước giả này có chứa E coli và nhiều loại nấm độc. Hơn 100 triệu chai nước giả được bán mỗi năm, lợi nhuận khoảng 120 triệu USD.

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Mì thối:

Mì giả của Trung Quốc được làm từ các loại hạt thối, mốc, sử dụng làm thức ăn gia súc. Các loại hạt này được trộn với các chất phụ gia gây ung thư như sulfur dioxide để chế biến mì.

Ngoài ra, người ta còn dùng gạo hỏng tẩy trắng và trộn hóa chất để làm tăng trọng lượng mì lên 3 lần. Lợn được cho ăn mì giả này thường bị yếu chân và mắc một số bệnh khác.

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Thịt có chất tạo nạc:

Clenbuterol, hay còn gọi là chất tạo nạc, là chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Chất tạo nạc bị cấm năm 2002, vì nguy hiểm cho sức khỏe.

Tuy nhiên, một số công ty sản xuất, kinh doanh thịt gia súc vẫn cho lợn ăn, trong đó có công ty đầu tư phát triển Henan Shuanghui, một trong những nhà cung cấp thịt lớn nhất Trung Quốc.

2.000 tấn thịt lợn của công ty này bị thu hồi, 24 nhân viên bị sa thải.

Từ năm 1998-2007, Trung Quốc chứng kiến 18 vụ sử dụng chất tạo nạc, trong đó 1 người chết và 1.700 người mắc bệnh.

 

nhung-san-pham-lam-gia-doc-hai-chi-co-o-

 

Cua giả:

Cua lông bắt ở hồ Yangcheng là loại đắt nhất ở Trung Quốc. Hải sản này được làm giả bằng cách lấy cua thường, đổ nước hồ Yangcheng trong vài giờ và sử dụng hóa chất để làm chúng trông giống như thật.

Cứ 300 con cua Yangcheng trên thị trường thì mới có 1 con thật.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chung múi giờ: Lợi ích lớn cho ASEAN

 

Các nước ASEAN dùng chung một múi giờ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

 

Gấc mơ về một “cộng đồng” thật sự ở Đông Nam Á với hơn 600 triệu người đang đến gần khi nhiều đề xuất kết nối xuyên biên giới và mang tính thực tiễn cao đã được các thành viên trong khối ASEAN đưa ra bàn thảo. Một trong số đó là vấn đề về múi giờ.

 

Mới đây, Indonesia và Malaysia đã đề nghị ASEAN nên dùng chung một múi giờ để nâng cao tinh thần đoàn kết và tính kết nối toàn khối - một đề nghị từng được Singapore kêu gọi thực hiện vào năm 1995 và Malaysia, thêm một lần nữa, đề xuất vào năm 2004.

 

Về phương diện kinh tế, một múi giờ thống nhất và phù hợp cho toàn khối ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Theo đó, một giờ giấc sinh hoạt chung sẽ khiến các hoạt động kinh tế diễn ra đồng thời, giảm thời gian giao dịch cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng hơn trong các giao dịch chứng khoán vì khi đó tất cả các sàn giao dịch thành viên sẽ đồng loạt mở cửa cùng thời điểm, bảo vệ cho nhà đầu tư trước những diễn biến bất ngờ của thị trường.

 

Bài học về việc chọn múi giờ phù hợp có thể thấy từ quốc đảo Singapore. Về mặt địa lý, Singapore đáng lẽ có cùng chung múi giờ GMT+7 với Việt Nam, Thái Lan nhưng các nhà lãnh đạo Singapore đã chọn thời gian đi sớm hơn một tiếng, tức GMT+8 để trùng với múi giờ Hồng Kông, Thượng Hải và chỉ trễ 1 tiếng so với Nhật, vốn là các thị trường chứng khoán lớn nhất ở châu Á. Điều này mang lại sự công bằng hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt trước những thông tin bất lợi trên toàn cầu.

 

Ví dụ, nếu đêm hôm trước chứng khoán Mỹ lao dốc thì sáng ngày hôm sau, các nhà đầu tư ở Nhật, rồi đến Hồng Kông, Singapore sẽ bán tháo trước khi thị trường chứng khoán trễ hơn như Việt Nam mở cửa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, người nào hành động trước chắc chắn sẽ thu được khoản lợi nhuận không nhỏ và thị trường chứng khoán ở đó sẽ thu hút được vốn đầu tư nhiều hơn. Ngoài Singapore thì Malaysia và Philippines cũng là những thị trường tài chính quan trọng trong khu vực có cùng chung múi giờ GMT+8.

Thêm vào đó, sự đồng bộ về thời gian làm thủ tục, thời điểm xuất và nhập hàng hóa ở các cảng biển, thời điểm tổ chức hội họp giữa chi nhánh các quốc gia, lịch trình công tác, chi trả qua hệ thống ngân hàng hay sự đồng bộ về thời điểm khởi hành và đến của các chuyến bay hàng không… chắc chắn cũng sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

 

Lợi ích lớn là thế, nhưng việc thực hiện là không dễ dàng. Năm 1993, Thái Lan đã từng nghĩ đến chuyện di chuyển múi giờ sang GMT+8 để cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đến năm 2001, thêm một lần nữa, ý tưởng này được Thủ tướng Thaksin Shinawatra đề xuất nhưng đã không được thông qua.

 

Về đề xuất lần này của Malaysia và Indonesia thì chưa biết có thành công hay không, nhưng các quốc gia thành viên khác đang cân nhắc kỹ, đặc biệt là việc chọn múi giờ nào phù hợp cho cả khu vực. Nếu dựa theo kinh nghiệm thành công của Singapore, có thể GMT+8 sẽ là lựa chọn phù hợp, vì đó là khung thời gian trùng với các thị trường lớn khác và hiện cũng đã có 5/10 thành viên trong khối sử dụng múi giờ này.

 

Ngoài ra, hiện 10 quốc gia tham gia cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) có lãnh thổ địa lý đang trải dài từ múi giờ GMT+6.30 (Myanmar) đến một phần lãnh thổ phía Đông của Indonesia (GMT+9), tức trải rộng trên khung thời gian 90 phút. Vì thế, việc lựa chọn một múi giờ có giá trị trung hòa như GMT+8 sẽ cân bằng được lợi ích tổng thể cho các thành viên.

 

Chỉ có một điều lo ngại là thói quen sinh hoạt của người dân sẽ phải thay đổi. Người dân ở những quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào sẽ phải thức dậy sớm hơn 1 tiếng so với trước đây để hòa chung nhịp sống với cả cộng đồng AEC. Liệu điều này sẽ khả khi và lợi ích mang lại có đủ khiến các quốc gia này chịu “hy sinh”?

 

Thực ra, khoảng chênh lệnh 90 phút về múi giờ cho toàn bộ ASEAN vẫn còn khá khiêm tốn. Một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc có mức độ trải rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây còn lớn hơn cả khu vực ASEAN, nhưng người dân ở đây chấp nhận chỉ dùng chung một múi giờ vì thấy được những lợi ích to lớn về sự đồng bộ trong các hoạt động kinh tế và giao thương.

 

Hiện tại, các cuộc thảo luận để cho ra đời một cộng đồng kinh tế chung ASEAN vào cuối năm nay đang diễn ra rất sôi nổi với nhiều nội dung khác nhau. Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 19 được tổ chức vào giữa tháng 3 tại Malaysia, các quốc gia thành viên đã ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong việc kết nối khu vực tài chính - tiền tệ như góp vốn vào Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN, tăng cường hoạt động của Diễn đàn Thuế nhằm mục đích hài hòa thủ tục và thuế suất, về tiến độ thực thi cơ chế một cửa trong hợp tác hải quan, tiến độ thực hiện những cam kết về mục tiêu Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 trên 3 lĩnh vực là phát triển thị trường vốn, tự do hóa tài khoản vốn và tự do hóa dịch vụ tài chính.

 

Đặc biệt, tại hội nghị lần này, các bộ trưởng khối ASEAN cũng tái khẳng định sẽ cam kết thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thích hợp nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tài chính cho toàn khu vực. 

 


Share this post


Link to post
Share on other sites

‘Gạo giả’ xuất hiện tại Trung Quốc

Đăng ngày: 05/01/2015
247.com
 

Một tờ báo Hong Kong dẫn các nguồn tin không chính thức nói rằng những kẻ bất lương tại Trung Quốc sản xuất gạo giả từ khoai tây, khoai lang, nhựa rồi bán ra thị trường.

 

roce-1349270894_480x0.jpg
Hình chỉ có tính chất minh họa của skyhalalfood.com.

 

Weekly Hong Kong, một tuần báo tiếng Hàn Quốc tại đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc, đưa tin gạo giả được bán tràn lan trên thị trường Trung Quốc. Một số nhà phân phối đang bán nó tại thành phố Thái Nguyên, trung tâm hành chính của tỉnh Sơn Tây. Những hạt gạo là hỗn hợp của bột khoai tây, khoai lang, nhựa tổng hợp. Bài báo nói trên được tổng hợp từ nhiều nguồn tin của giới truyền thông Singapore.

“Người ta nhào nặn bột khoai tây và khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào hỗn hợp đó. Do các hạt gạo giả hoàn toàn khác gạo thật nên chúng rất cứng sau khi nấu. Ngoài ra nhựa tổng hợp resin rất độc hại đối với cơ thể người”, một chuyên gia về thực phẩm Hong Kong phát biểu.

Một quan chức của Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc cảnh báo rằng ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. Ông nói thêm rằng do gạo giả rất nguy hiểm nên giới chức sẽ kiểm tra nghiêm ngặt các nhà máy chế biến gạo.

Cũng theo bài báo trên, các thương nhân nói do gạo giả mang đến lợi nhuận khổng lồ nên nó vẫn được bán tràn lan tại Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên gạo giả xuất hiện trên thị trường Trung Quốc. Mới đây một đài truyền hình Trung Quốc đưa tin một công ty tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây đã sản xuất phiên bản “nhái” của gạo Vũ Xương nổi tiếng bằng cách cho thêm gia vị vào gạo thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chất nghiện xuất xứ Trung Quốc gây hoang mang ở Mỹ
04/04/2015 14:55
 

(TNO) Cảnh sát bang Florida, Mỹ vừa thông báo tình trạng những người có hành vi kỳ quái, mất kiểm soát đang gia tăng ở tiểu bang, có liên quan đến một loại chất gây nghiện “lạ” mang tên “flakka”.

 

fakka-chup-500_ddyf.png?width=500
Hình ảnh chất gây nghiện “flakka” - Ảnh chụp màn hình Miami.cbslocal.com
 
CBS News ngày 2.4 dẫn nguồn cảnh sát Florida thống kê các trường hợp sử dụng chất gây nghiện flakka, gây ra những hậu quả khôn lường cho người sử dụng.
Tháng trước, một người đàn ông đã cố gắng phá tung cửa một sở cảnh sát trong trạng thái ảo giác. Vài tuần sau, một người khác cũng phá rào sở cảnh sát và bị thương.
Trường hợp thứ ba là một người đàn ông khỏa thân, cầm súng đi trên mái nhà và hét to: “Tôi đang bị ảo giác”. Cả ba người đều thú nhận đã sử dụng flakka.
Cơ quan chức năng cho biết flakka là một loại thuốc gây nghiện tổng hợp xuất xứ từ Trung Quốc, được bán qua mạng, do các băng nhóm buôn thuốc phiện cầm đầu. Thuốc có hình dạng như tinh thể muối. Người sử dụng có thể hút, hít, tiêm hoặc nhai sống loại thuốc này.
Flakka đã và đang gây hoang mang tại Florida khi các trường hợp ảo giác liên quan đến chất này ngày càng nhiều. Từ năm 2013, đã có 126 người chết vì flakka ở Florida.
Các bác sĩ chuyên khoa đã lên tiếng báo động về hiểm họa flakka. Trước đó, vào năm 2012, một người đàn ông ở Miami đã cắn vào mặt của một người khác khi đang trong cơn ảo giác.

Huỳnh Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết lộ bất ngờ về người Neanderthal qua xương hóa thạch

Cập nhật lúc: 17:00 13/04/2015 (GMT+7)

 

(Kiến Thức) - Các chuyên gia đã lấy mẫu ADN từ bộ xương hóa thạch có tên "Người đàn ông Altamura" và có khám phá bất ngờ về người Neanderthal.
 
Mới đây, các chuyên gia đã lấy mẫu ADN của bộ xương hóa thạch "Người đàn ông Altamura" bám đầy các mảng canxi được phát hiện bên trong một hang động ở Italy cho thấy những mảng canxi này có niên đại khoảng 170.000 năm. Đây được cho là một trong những bằng chứng quan trọng giúp giới khoa học sớm khám phá được bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của người Neanderthal.
Người Neanderthal được cho là đã tuyệt chủng cách đây 40.000 năm. Hiện 1,5 - 2,1% DNA của bất cứ người dân nào sinh sống rộng rãi ở ngoài khu vực châu Phi có nguồn gốc từ người Neanderthal.
tiet-lo-bat-ngo-ve-nguoi-neanderthal-qua
Bộ xương "Người đàn ông Altamura" chứa ADN người Neanderthal cổ nhất thế giới từng được phát hiện.
 
Trước đó, năm 1993, các chuyên gia đã phát hiện một bộ xương kỳ lạ, được gọi là "Người đàn ông Altamura" trong tình trạng phủ kín các mảng bám canxi có hình dáng giống như hàng nghìn chiếc răng bên trong hang đá vôi Grotta di Lamalunga, gần thành phố Altamura, Italy.
""Người đàn ông Altamura" là bộ xương hóa thạch cổ xưa hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện. Hầu hết bộ xương được bảo quản khá nguyên vẹn và không bị hư hại", đồng tác giả nghiên cứu Fabio Di Vincenzo thuộc ĐH Sapienza cho biết.
Bộ xương Người đàn ông Altamura" mang một số đặc điểm nổi bật của người Neanderthal, đặc biệt là ở phần mặt và mặt sau của hộp sọ. Qua phân tích, kiểm tra bộ xương trên, giới chuyên gia ước tính niên đại của bộ xương hóa thạch vào khoảng 130.000 - 170.000 năm.
 
Tâm Anh (theo LS)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện đơn vị đo khối lượng của người Việt

Cập nhật lúc: 10:00 11/04/2015 (GMT+7)

 

(Kiến Thức) - Khi tìm hiểu về chuông Thanh Mai, nhiều nhà khoa học không khỏi bất ngờ vì trên thân chuông có đoạn ghi trọng lượng quả chuông...
 
Cân Nam chính là đơn vị tính khối lượng cách đây hơn 1.000 năm của người Việt, được các nhà khoa học phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu chuông Thanh Mai – Bảo vật Quốc gia hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.
 
Đơn vị tính khối lượng cách đây 1.000 năm của người Việt
 
Khi tìm hiểu về chuông Thanh Mai, nhiều nhà khoa học không khỏi bất ngờ vì trên thân chuông có đoạn ghi trọng lượng quả chuông: “Chuông nặng 90 cân Nam”. Từ đây, giới nghiên cứu văn hóa cho rằng, cân Nam chính là đơn vị đo khối lượng của người Việt cách đây hơn 1.000 năm. Đây là vấn đề thú vị nhưng không dễ nghiên cứu. Bởi từ trước đến nay, giới khảo cổ học và nghiên cứu văn hóa chưa tìm thấy một chiếc cân nào có tên là cân Nam như bài minh khắc trên chuông Thanh Mai, vì thế, hình dáng của cân Nam như thế nào? Dài ngắn làm sao?... vẫn còn bí ẩn.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa, Phó phòng Kiểm kê - Bảo quản, Bảo tàng Hà Nội thừa nhận: “Hiện trong giới nghiên cứu văn hóa và khảo cổ học không nhiều người giải mã được thông tin về đơn vị cân Nam in trên thân chuông. Một vài người có tìm hiểu vấn đề ở dạng suy đoán vì không có bất cứ bằng chứng, phát hiện khảo cổ học nào về đơn vị đo khối lượng từng được phát hiện trước đó. Điều này làm cho công việc tìm hiểu về chiếc cân Nam gần như lúc lâm vào bế tắc. 
Tuy nhiên, vượt qua những bí ẩn mang tính lịch sử, thời đại. Thông tin in trên thân chuông Thanh Mai vẫn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu khoa học. Nó chứng minh được rằng, người Việt Nam chúng ta cũng có cách đo khối lượng của vật cách đây hơn 1.000 năm. Có nghĩa là trình độ, năng lực về tư duy, kỹ thuật của chúng ta không thua kém những nền văn hóa khác”.
 
phat-hien-don-vi-do-khoi-luong-cua-nguoi
Chuông Cân Nam được lưu giữ cẩn thận trong lồng kính tại Bảo tàng Hà Nội. 
 
Nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Kim Ngọc trước đây khi nghiên cứu chuông Thanh Mai cũng đã khẳng định rằng: Chuông Thanh Mai là sản phẩm đúc đồng của người Việt Nam. Bài minh văn trên thân chuông có hai lần ghi trọng lượng của quả chuông là “Nam xứng cửu thập cân”, tức là 90 cân Nam. Như vậy, có thể thấy trọng lượng chuông được tính theo đơn vị đo khối lượng của người Nam, độc lập với đơn vị đo khối lượng của người phương Bắc (tức là không phải Trung Quốc). Cân được tìm thấy trong lòng đất, ven sông đáy, xung quanh không có dấu hiệu về sự chôn cất hay mai táng, chứng tỏ chuông bị nước cuốn trôi và bị phù sa vùi lấp.
Sau khi phát hiện ra đơn vị đo khối lượng của người Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã tính toán, quy đổi trọng lượng cân Nam so với đơn vị tính trọng lượng (kg) hiện tại. Cụ thể, chuông Thanh Mai nặng 36kg mà trên thân chuông ghi là 90 cân Nam, suy ra 1 cân Nam bằng 0,4kg. 2,5 cân Nam bằng 1kg hiện nay, tương đương 90 cân Nam bằng 36kg.
 
phat-hien-don-vi-do-khoi-luong-cua-nguoi
Chuông Thanh Mai có niên đại sớm nhất so với hệ thống chuông chùa hiện nay ở Việt Nam. 
 
Bảo vật quý giá
 
Trước khi phát hiện chuông Thanh Mai, nhiều người tin rằng, chiếc chuông có niên đại sớm nhất của nước ta là chuông chùa Vân Bản (niên đại thế kỷ XIII – XIV), vì thế, khi phát hiện ra chuông Thanh Mai, giới nghiên cứu như không tin vào mắt mình, bởi niên đại của chiếc chuông này sớm hơn chuông chùa Vân Bản đến 5 thế kỷ.
Thời gian đầu, khi mới phát hiện chuông tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nhiều người đã nghi ngờ đây là một quả chuông giả, làm lại từ một phiên bản chuông khác. Tuy nhiên sau đó, giới nghiên cứu nhận định, chuông chính xác được làm từ năm 798, trên thân chuông có trên 1.500 chữ, tất cả những chữ này được khắc cùng thời điểm đúc chuông vì trên thân không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có chữ khắc thêm vào giai đoạn sau. Ngoài ra, kích thước của chuông cũng thuộc loại nhỏ. Giới nghiên cứu nhận định, ở giai đoạn sớm, kích thước của chuông thường nhỏ, số núm gõ ít, càng về sau thì kích thước lớn hơn, số núm gõ tăng lên, kỹ thuật tinh xảo hơn...
phat-hien-don-vi-do-khoi-luong-cua-nguoi
Chuông Thanh Mai đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia tháng 1/2015. 
 
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã dịch thông tin minh văn trên thân chuông, đối chiếu với lịch sử các triều đại và thời kỳ lịch sử thì thấy cho sự trùng khớp. Bà Nguyễn Thị Giang, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Tây (cũ) tóm tắt nội dung bài minh văn: “Duy Trinh Nguyên thập tứ niên tuế thứ, Mậu Dần tam nguyệt, Tân Tỵ sóc tráp nhật Canh Tuất, tùy hỉ xã ngũ thập tam nhân công tạo minh chung nhất khẩu, dung đồng cửu thập cân lưu thông cúng dường. 
Dịch nghĩa: “Vào ngày 20/3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên (niên hiệu vua Đức Tông của nhà Đường, trị vì từ năm 785 - 810) thứ 14 (tức năm 798 dương lịch), 53 người trong hội tùy hỷ (một tổ chức phật giáo đương thời) cùng đúc một quả chuông đồng hết 90 cân lưu truyền cúng lễ”. Phần lớn bài minh tập trung vào việc liệt kê danh sách và chức tước của những người tham gia đúc chuông hoặc công đức vào việc đúc này. Có tất cả 212 người được khắc chuông trên bia thanh mai theo thứ tự lần lượt từ 4 ô trên cho đến 4 ô dưới gồm 78 vị quan chức, còn lại là những thiện tín nhà Phật”.
 
Với những thông tin quý giá, như niên đại, danh sách người tham gia... chuông chùa Thanh Mai đã được liệt vào hàng bảo vật Quốc gia có giá trị cần được bảo vệ. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về chuông chùa tại Việt Nam cho biết: Trên thân chuông có in đơn vị đo khối lượng của người Việt Nam cách đây hơn 1.000 năm là điều thú vị, giúp giới nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về những tiến bộ về khoa học, công nghệ của cha ông ta cách đây hơn 10 thế kỷ.
Quả chuông Thanh Mai có niên đại sớm nhất từ trước tới nay từng được phát hiện với hệ thống chữ khắc và hình dáng độc đáo khác biệt hoàn toàn so với tất cả các hệ thống chuông chùa hiện nay ở Việt Nam. Nghệ thuật trang trí và đúc chuông thể hiện đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc, đúc đồng của cha ông ta cách đây hơn 1.000 năm.
 
Ông Nguyễn Tiến Đà (Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội)

 

 
 
Bạch Thu Tâm
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lần đầu tiên công bố bản đồ về vật chất tối

16/04/2015 02:00 GMT+7

Sau hơn 2 năm xúc tiến, nhóm thực hiện dự án lập bản đồ về vật chất tối trên khắp vũ trụ, quy tụ hơn 300 nhà khoa học đến từ 6 quốc gia, đã công bố những dữ liệu quý giá đầu tiên.

 


 

20150414173202-bd.jpg

Các bản đồ trên cho thấy lượng vật chất tối tương ứng với tốc độ hình thành của các thiên hà như thế nào. Hình ảnh bên trái hé lộ các thiên hà ở kề cận các cụm vật chất tối mật độ cao (màu đỏ) và nằm xa hơn các vùng vật chất tối thưa thớt (màu xanh dương). Hình ảnh bên phải cho thấy một số vùng của bầu trời đã được nghiên cứu. Ảnh: DES

Theo các chuyên gia, vật chất tối là một "mạng lưới" vô hình, kết nối các thiên hà với nhau. Bằng cách quan sát cách các cụm vật chất tối biến đổi theo thời gian, các nhà khoa học hy vọng cuối cùng có thể định lượng được năng lượng tối - thế lực thậm chí còn bí ẩn hơn, đang xô đẩy vũ trụ.

Tất nhiên, chúng ta hiện vẫn không thể thực sự quan sát vật chất tối một cách trực tiếp. Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ phải săn tìm ảnh hưởng quan sát được của chúng đối với các thiên hà. Nghiên cứu ảnh hưởng này sẽ giúp phỏng đoán số lượng vật chất tối trong một khu vực nhất định được lập bản đồ, dựa hoàn toàn vào cách chúng uốn cong ánh sáng từ các thiên hà rất xa.

 

Dự án có tên Cuộc khảo sát năng lượng tối (DES) quy tụ tới hơn 300 nhà khoa học đến từ 6 quốc gia trên khắp thế giới và sử dụng hình ảnh do một trong những camera kỹ thuật số tốt nhất trên thế giới chụp: một thiết bị có độ phân giải lên tới 570 megapixel tích hợp trên kính viễn vọng không gian Victor Blanco, tại đài quan sát thiên văn liên Mỹ Cerro Tololo, đặt cao trên dãy núi Andes của Chile.

Dự án DES đã bắt đầu từ cách đây 2 năm và dự kiến sẽ hoàn tất trong 3 năm tới. Mục tiêu của DES là lập bản đồ 3D về 12,5% bầu trời. Tuy nhiên, các dữ liệu vừa công bố chỉ mới phản ánh được 0,4% vũ trụ, nhưng ở mức chi tiết chưa từng có. Chúng hé lộ các cấu trúc vật chất tối xen kẽ các thiên hà với những khoảng trống ở giữa.

Trong khi các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu, họ sẽ có thể kiểm nghiệm tốt hơn các giả thuyết vũ trụ học hiện hành, thông qua việc so sánh giữa lượng vật chất tối và vật chất hữu hình. Các giả thuyết này nhìn chung đều nhận định, trong vũ trụ có nhiều vật chất tối hơn vật chất hữu hình và các thiên hà sẽ hình thành ở nơi có sự tập trung vật chất tối lớn hơn, đồng nghĩa với lực hấp dẫn mạnh hơn.

Rốt cuộc, kết quả dự án được kỳ vọng sẽ giúp các chuyên gia giải mã bí ẩn về sự hình thành của các thiên hà.

Tuấn Anh(Theo BBC, Daily Mail)

Theo Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thứ hai, 13/04/2015 | 17:23

Phát hiện đơn vị đo khối lượng của người Việt

Cập nhật lúc: 10:00 11/04/2015 (GMT+7)

 

(Kiến Thức) - Khi tìm hiểu về chuông Thanh Mai, nhiều nhà khoa học không khỏi bất ngờ vì trên thân chuông có đoạn ghi trọng lượng quả chuông...
 
Cân Nam chính là đơn vị tính khối lượng cách đây hơn 1.000 năm của người Việt, được các nhà khoa học phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu chuông Thanh Mai – Bảo vật Quốc gia hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.
 
Đơn vị tính khối lượng cách đây 1.000 năm của người Việt
 
Khi tìm hiểu về chuông Thanh Mai, nhiều nhà khoa học không khỏi bất ngờ vì trên thân chuông có đoạn ghi trọng lượng quả chuông: “Chuông nặng 90 cân Nam”. Từ đây, giới nghiên cứu văn hóa cho rằng, cân Nam chính là đơn vị đo khối lượng của người Việt cách đây hơn 1.000 năm. Đây là vấn đề thú vị nhưng không dễ nghiên cứu. Bởi từ trước đến nay, giới khảo cổ học và nghiên cứu văn hóa chưa tìm thấy một chiếc cân nào có tên là cân Nam như bài minh khắc trên chuông Thanh Mai, vì thế, hình dáng của cân Nam như thế nào? Dài ngắn làm sao?... vẫn còn bí ẩn.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa, Phó phòng Kiểm kê - Bảo quản, Bảo tàng Hà Nội thừa nhận: “Hiện trong giới nghiên cứu văn hóa và khảo cổ học không nhiều người giải mã được thông tin về đơn vị cân Nam in trên thân chuông. Một vài người có tìm hiểu vấn đề ở dạng suy đoán vì không có bất cứ bằng chứng, phát hiện khảo cổ học nào về đơn vị đo khối lượng từng được phát hiện trước đó. Điều này làm cho công việc tìm hiểu về chiếc cân Nam gần như lúc lâm vào bế tắc. 
Tuy nhiên, vượt qua những bí ẩn mang tính lịch sử, thời đại. Thông tin in trên thân chuông Thanh Mai vẫn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu khoa học. Nó chứng minh được rằng, người Việt Nam chúng ta cũng có cách đo khối lượng của vật cách đây hơn 1.000 năm. Có nghĩa là trình độ, năng lực về tư duy, kỹ thuật của chúng ta không thua kém những nền văn hóa khác”.
 
phat-hien-don-vi-do-khoi-luong-cua-nguoi
Chuông Cân Nam được lưu giữ cẩn thận trong lồng kính tại Bảo tàng Hà Nội. 
 
Nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Kim Ngọc trước đây khi nghiên cứu chuông Thanh Mai cũng đã khẳng định rằng: Chuông Thanh Mai là sản phẩm đúc đồng của người Việt Nam. Bài minh văn trên thân chuông có hai lần ghi trọng lượng của quả chuông là “Nam xứng cửu thập cân”, tức là 90 cân Nam. Như vậy, có thể thấy trọng lượng chuông được tính theo đơn vị đo khối lượng của người Nam, độc lập với đơn vị đo khối lượng của người phương Bắc (tức là không phải Trung Quốc). Cân được tìm thấy trong lòng đất, ven sông đáy, xung quanh không có dấu hiệu về sự chôn cất hay mai táng, chứng tỏ chuông bị nước cuốn trôi và bị phù sa vùi lấp.
Sau khi phát hiện ra đơn vị đo khối lượng của người Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã tính toán, quy đổi trọng lượng cân Nam so với đơn vị tính trọng lượng (kg) hiện tại. Cụ thể, chuông Thanh Mai nặng 36kg mà trên thân chuông ghi là 90 cân Nam, suy ra 1 cân Nam bằng 0,4kg. 2,5 cân Nam bằng 1kg hiện nay, tương đương 90 cân Nam bằng 36kg.
 
phat-hien-don-vi-do-khoi-luong-cua-nguoi
Chuông Thanh Mai có niên đại sớm nhất so với hệ thống chuông chùa hiện nay ở Việt Nam. 
 
Bảo vật quý giá
 
Trước khi phát hiện chuông Thanh Mai, nhiều người tin rằng, chiếc chuông có niên đại sớm nhất của nước ta là chuông chùa Vân Bản (niên đại thế kỷ XIII – XIV), vì thế, khi phát hiện ra chuông Thanh Mai, giới nghiên cứu như không tin vào mắt mình, bởi niên đại của chiếc chuông này sớm hơn chuông chùa Vân Bản đến 5 thế kỷ.
Thời gian đầu, khi mới phát hiện chuông tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nhiều người đã nghi ngờ đây là một quả chuông giả, làm lại từ một phiên bản chuông khác. Tuy nhiên sau đó, giới nghiên cứu nhận định, chuông chính xác được làm từ năm 798, trên thân chuông có trên 1.500 chữ, tất cả những chữ này được khắc cùng thời điểm đúc chuông vì trên thân không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có chữ khắc thêm vào giai đoạn sau. Ngoài ra, kích thước của chuông cũng thuộc loại nhỏ. Giới nghiên cứu nhận định, ở giai đoạn sớm, kích thước của chuông thường nhỏ, số núm gõ ít, càng về sau thì kích thước lớn hơn, số núm gõ tăng lên, kỹ thuật tinh xảo hơn...
phat-hien-don-vi-do-khoi-luong-cua-nguoi
Chuông Thanh Mai đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia tháng 1/2015. 
 
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã dịch thông tin minh văn trên thân chuông, đối chiếu với lịch sử các triều đại và thời kỳ lịch sử thì thấy cho sự trùng khớp. Bà Nguyễn Thị Giang, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Tây (cũ) tóm tắt nội dung bài minh văn: “Duy Trinh Nguyên thập tứ niên tuế thứ, Mậu Dần tam nguyệt, Tân Tỵ sóc tráp nhật Canh Tuất, tùy hỉ xã ngũ thập tam nhân công tạo minh chung nhất khẩu, dung đồng cửu thập cân lưu thông cúng dường. 
Dịch nghĩa: “Vào ngày 20/3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên (niên hiệu vua Đức Tông của nhà Đường, trị vì từ năm 785 - 810) thứ 14 (tức năm 798 dương lịch), 53 người trong hội tùy hỷ (một tổ chức phật giáo đương thời) cùng đúc một quả chuông đồng hết 90 cân lưu truyền cúng lễ”. Phần lớn bài minh tập trung vào việc liệt kê danh sách và chức tước của những người tham gia đúc chuông hoặc công đức vào việc đúc này. Có tất cả 212 người được khắc chuông trên bia thanh mai theo thứ tự lần lượt từ 4 ô trên cho đến 4 ô dưới gồm 78 vị quan chức, còn lại là những thiện tín nhà Phật”.
 

Quote

Với những thông tin quý giá, như niên đại, danh sách người tham gia... chuông chùa Thanh Mai đã được liệt vào hàng bảo vật Quốc gia có giá trị cần được bảo vệ. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về chuông chùa tại Việt Nam cho biết: Trên thân chuông có in đơn vị đo khối lượng của người Việt Nam cách đây hơn 1.000 năm là điều thú vị, giúp giới nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về những tiến bộ về khoa học, công nghệ của cha ông ta cách đây hơn 10 thế kỷ.
Quả chuông Thanh Mai có niên đại sớm nhất từ trước tới nay từng được phát hiện với hệ thống chữ khắc và hình dáng độc đáo khác biệt hoàn toàn so với tất cả các hệ thống chuông chùa hiện nay ở Việt Nam. Nghệ thuật trang trí và đúc chuông thể hiện đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc, đúc đồng của cha ông ta cách đây hơn 1.000 năm.
 
Ông Nguyễn Tiến Đà (Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội)

 

 
 
Bạch Thu Tâm

Quả chuông này đúng là bảo vật quốc gia!

Cũng về quả chuông cùng loại như thế này, tôi xin trích một đoạn viết về nó mà tôi đã đọc lâu rồi trên trang web http://www.nhatnguyen.tk nhưng bây giờ đã bị die rồi.

ACE tham khảo.

 

Chuông cổ ...nói thật.

 Trang web của ngành bảo tàng bộ Văn hóa thông tin có bài :

Chuông cổ long đong mãi xóm nghèo

 

 

Bài minh văn được khắc bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai.

Đây là quả chuông được tìm thấy ở văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Quả chuông này khá độc đáo với dáng chuông thon thả, nhỏ nhắn (cao 31cm, đường kính miệng 18,7cm, cân nặng 5,4kg). Đỉnh chuông phẳng, miệng hơi loe vát. Giống chuông Thanh Mai, trên thân quả chuông này có nhiều đường chỉ đúc nổi và nám tròn nổi. Giữa thân chuông có năm đường chỉ ngang chia thân chuông làm hai phần. Dọc thân chuông, mỗi bên có năm đường chỉ khác chia tiếp thân chuông thành 8 ô (4 ô dưới để trơn, 4 ô trên khắc đầy chữ Hán). Giao điểm giữa các đường chỉ nổi có 4 núm tròn để làm nơi gõ chuông. Xung quanh núm tròn có trang trí 12 cánh hoa tròn nổi. Quai chuông tạo hình động vật uốn cong, tuy nhiên hai con vật này rất khó nhận dạng. Hai con quay đầu về hai phía, phần thân nối liền nhau thành một khối. Ðầu con vật to khỏe, hai mắt lớn hình thoi, hai sừng cong có các khía ngang, bờm đơn giản, thân mập có phủ vảy, chân thon cao. Về mặt bố cục, hình tượng này gần gũi với bố cục trang trí quai chuông Thanh Mai và trang trí trán bia thời Tùy ở Thanh Hóa.

Minh văn trên chuông ghi rõ niên đại và nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán Lưu Thạnh, đóng đô ở Quảng Châu trong thời Ngũ đại thập quốc ở Trung Quốc. Càn Hòa thứ sáu là năm 948. Chính nước này, 10 năm trước đó (938) đã phái quân sang Việt Nam và bị đại bại trên sông Bạch Ðằng.

Giải thích việc có niên hiệu Nam Hán ghi trên thân chuông của nước Việt Nam vào lúc Việt Nam đã độc lập, GS. Tống Trung Tín – Viện trưởng viện khảo cổ học cho rằng: “Lật lại các trang sử cũ của Việt Nam thì thấy tuy Ngô Quyền đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Ðông Anh, Hà Nội) nhưng vẫn chưa đặt niên hiệu. Sau khi Ngô Quyền mất năm 944, cho đến khi triều Ngô chấm dứt năm 965, các đời Dương Tam Kha, Ngô Tấn Nam Vương, Ngô Thiên Sách Vương cũng đều không có niên hiệu. Chính vì vậy, minh văn trên chuông vẫn sử dụng niên hiệu nước ngoài. Ðó cũng chính là sự thật lịch sử Việt Nam thời đó đang ở buổi đầu giành và củng cố nền độc lập...”.

Hết phần trích .

Thắc mắc ...

Đại Việt sử ký toàn thư chép :

“Kỷ Hợi (939) năm thứ nhất (Tấn, Thiên Phúc năm thứ 4). Mùa xuân vua (Ngô Quyền) mới xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục “

Đã có hoàng hậu thì Ngô quyền phải là hoàng đế chứ sao chỉ xưng vương?

Đã đặt trăm quan chế định triều nghi, phẩm phục ̣... mà lại không có niên hiệu ...thì ‘chiếu , chế , văn thư ‘của vua và triều đình ghi mốc thời gian ra sao ? với 1 vương quốc, ‘Niên hiệu’ khẳng định sự tồn tại của triều đại trong lịch sử. Vì vậy, kể từ những năm đầu công nguyên, không thể có vương triều với đủ triều nghi mà lại không có niên hiệu.

Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi niên đại triều Ngô theo niên hiệu của vua Tàu bắc triều (Tấn, Thiên Phúc năm thứ 4) còn dân thì phải ‘mượn’ niên hiệu của vua ‘nước địch’ (Nam hán – 10 năm trước bị Ngô Quyền đánh cho tan tác trên sông Bạch đằng ) để xài đỡ ... thật là kỳ cục ngộ nghĩnh.

Những điều này phản ánh sự vô cùng lúng túng của sử gia khi xử lý những thông tin của thời kỳ lịch sử này ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện 3 bộ xương người Việt cổ có niên đại khoảng 5.000 năm

Thứ Hai, 20/04/2015 - 16:48

 

Dân trí Các chuyên gia khảo cổ đến từ Trường Đại học Quốc gia Úc, Đại học QG Hà Nội, Bảo tàng Hà Tĩnh vừa phát hiện 3 bộ xương người Việt cổ có niên đại vào khoảng 5.000 năm tại di chỉ khảo cổ Rú Điệp, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

 

Sáng 20/4, Giám đốc bảo tàng Hà Tĩnh Nguyễn Trí Sơn đã xác nhận với PV Dân trí phát hiện hết sức quan trọng và ý nghĩa này.

Theo ông Sơn, được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ VHTT-DL tại quyết định số 753 ngày 17/3, từ ngày 20/3 đến ngày 20/5, các chuyên gia khảo cổ đến từ Trường Đại học Quốc gia Úc, Đại học QG Hà Nội, Bảo tàng Hà Tĩnh đã tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ học Rú Điệp, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Trong quá trình khai quật, trung tuần tháng 4 này, Tiến sỹ Philip Paper (Đại học quốc gia Úc) cùng các cộng sự của phía Việt Nam đã có một phát hiện hết sức quan trọng. Khi bóc lớp trầm tích chủ yếu là vỏ điệp ở độ sâu 1,8m trong ô đất rộng khoảng 4m2, các chuyên gia đã phát hiện 3 bộ xương người Việt cổ, trong đó hộp sọ, răng, xương tay, chân, bộ xương sườn còn khá nguyên vẹn. Đáng chú ý cả 3 bộ xương nằm sát nhau, đầu đều hướng về phía Đông tây.

 

IMG_4356-c75ab.JPG
Tiến sỹ Philip Paper cùng các cộng sự của Việt Nam cẩn thận đến chừng chi tiết trong quá trình khai quật nhằm bảo vệ nguyên vẹn vị trí bộ xương vừa được phát hiện
 
IMG_4377-022f9.jpg
Bộ xương người được xác định có niên đại 5.000 năm còn khá nguyên vẹn

 

Ông Sơn dẫn lời Tiến sỹ Paper cho hay, bước đầu với nhiều hiện vật phát hiện được trong hố khai quật này, có thể xác định chắc chắn niên đại của 3 bộ xương người này có trước người Việt cổ ở di chỉ Thạch Lạc (cùng huyện Thạch Hà) vốn đã đo được là 4.400 năm. 

“Cần phải tiến hành các biện pháp chuyên môn mới xác định chính xác niên đại, giới tính của 3 bộ xương người này. Tuy nhiên bước đầu chúng tôi có cơ sở khẳng định, niên đại của 3 bộ xương người này phải lên đến 5.000 năm” – ông Sơn cho hay.

Ông Sơn cho hay, do hố khai quật quá chật nên hiện các chuyên gia khảo cổ đang mở rộng hố khai quật này để tiếp tục bóc các lớp trầm tích xung quanh 3 bộ xương người này. Ngoài việc hết sức cẩn thận trong quá trình bóc các lớp trầm tích, hiện đoàn khai quật cũng đã tiến hành lập rào chắn, cũng như có ý kiến với chính quyền địa phương không cho người dân tiến gần hố khai quật nhằm bảo đảm an toàn cho việc khai quật 3 bộ xương người nói trên.

 Văn Dũng – Tiến Hiệp 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cận cảnh khai quật 3 bộ xương người Việt cổ 5.000 năm tuổi

 

Dân trí Các chuyên gia khảo cổ Úc và Việt Nam đang mở rộng hố khai quật tại di chỉ khảo cổ Rú Điệp, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà để đưa 3 bộ xương người Việt cổ được nhận định có niên đại vào khoảng 5.000 năm lên khỏi mặt đất.
 

Như Dân trí đã thông tin, các chuyên gia khảo cổ đến từ Trường Đại học Quốc gia Úc, Đại học QG Hà Nội, Bảo tàng Hà Tĩnh vừa có một phát hiện hết sức quan trọng và ý nghĩa trong đợt khai quật di chỉ khảo cổ Rú Điệp, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh kéo dài từ ngày 20/3 đến ngày 20/5/2015. 
 
Untitled-1-209f1.jpg
Rú Điệp, nơi các chuyên gia khảo cổ đến từ Trường Đại học Quốc gia Úc, Đại học QG Hà Nội, Bảo tàng Hà Tĩnh tiến hành đợt khai quật
 

IMG_4341-5f137.jpg
Các chuyên gia đã đào một hố rộng 4m2.
IMG_4379-5f137.jpg

Khi bóc các lớp trầm tích chủ yếu là vỏ điệp ở độ sâu 1,8m các chuyên gia đã bất ngờ phát hiện những mẫu xương.
IMG_4347-5f137.jpg
Ban đầu các chuyên gia nghi ngờ đó là xương thú 

IMG_4356-5f137.jpg
Tuy nhiên, cẩn thận tẩy các lớp đất đá, vỏ điệp, các chuyên gia khảo cổ đến từ Trường Đại học Quốc gia Úc, Đại học QG Hà Nội, Bảo tàng Hà Tĩnh đã hết sức sửng sốt khi phát hiện đó là xương người Việt cổ.

IMG_4361-5f137.jpg
Bộ xương người dần phát lộ. Được bảo quản trong lớp trầm tích dày nên hộp sọ, răng, xương tay, chân, xương sườn của cả 3 bộ xương người này còn khá nguyên vẹn. Đáng chú ý cả 3 bộ xương nằm sát nhau, đầu đều hướng về phía Đông tây.

IMG_4377-5f137.jpg

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Trí Sơn dẫn lời Tiến sỹ Philip Paper, chuyên gia chịu trách nhiệm về chuyên môn khai quật di chỉ Rú Điệp cho hay, chắc chắn niên đại của 3 bộ xương người này có trước người Việt cổ ở di chỉ Thạch Lạc (cùng huyện Thạch Hà) vốn đã đo được là 4.400 năm.

IMG_4373-5f137.jpg

Một trong 3 bộ xương người Việt cổ nhìn từ miệng hố khai quật. 


Untitled-11-77653.jpg
Do hố khai quật quá chật hẹp, nên hiện các chuyên gia khảo cổ đang mở rộng hố khai quật lên gần gấp đôi. Việc bảo vệ nguyên vẹn 3 bộ xương người Việt cổ này được đặt ra rất nghiêm ngặt. Các chuyên gia đã cẩn thận chèn các tấm ván kiên cố lên các bộ xương tránh tác động gây hư hỏng trong quá trình mở rộng hố khai quật.   
 
DSC02544-5f137.jpg
Các thông số trong hố khai quật phát hiện 3 bộ xương người đều được Tiến sỹ Philip Paper cùng các cộng sự Việt Nam đánh dấu, chụp ảnh, ghi chép cẩn thận.


DSC02525-5f137.jpg

Ngoài ra, đoàn khai quật cũng đã tiến hành lập rào chắn, có ý kiến với chính quyền địa phương không cho người dân tiến gần hố khai quật nhằm bảo đảm an toàn cho việc khai quật.

IMG_4372-5f137.jpg
Theo Giám đốc bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Trí Sơn phải mất ít nhất hai tuần lễ nữa các chuyên gia khảo cổ học mới đưa được 3 bộ xương người Việt cổ này lên mặt đất. Ngay sau khi hoàn tất khai quật, các chuyên gia sẽ lấy các mẫu xương để tiến hành đo các bon phóng xạ cũng như một loạt các biện pháp chuyên môn khác nhằm xác định tuyệt đối niên đại, giới tính, độ tuổi và thậm chí là cả nguyên nhân dẫn tới cái chết của từng chủ thể bộ xương. Cũng theo ông Sơn, các nhà khảo cổ cũng như Bảo tàng Hà Tĩnh đang lên kế hoạch sớm công bố phát hiện rất quan trọng này.
Văn Dũng - Tiến Hiệp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay