Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Vàng Thần Tài cháy hàng

Tại nhiều cửa hàng ở TP HCM, Hà Nội, khách xếp hàng dài, tràn ra cả vỉa hè để chờ mua cầu may cho cả năm. Sản phẩm thiết kế riêng cho dịp Thần Tài hoặc loại nửa chỉ, một chỉ... bán chạy nhất.

Sáng Chủ Nhật, hầu như mọi người đi đường đều phải ngoái lại nhìn khi đi qua một cửa hàng vàng ở trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội). Trái ngược với những cửa hàng im lìm xung quanh, khung cảnh ở đây náo nhiệt hơn hẳn với hàng dài người đứng trước cửa hàng. Một hàng không đủ, khách phải chia làm ba, bốn hàng. Hình ảnh tương tự cũng diễn ra ở Trần Nhân Tông - phố vàng của thủ đô, nơi tập trung đông cửa hàng của các doanh nghiệp lớn.

Đông nhưng không khí trật tự và ai cũng kiên nhẫn chờ đến lượt. Đây là những người đi mua nhân ngày Thần Tài (mồng 10/1 âm lịch). Theo quan niệm, mua vàng hôm nay sẽ mang lại may mắn cho cả năm.

Tại Hà Nội, ngày Thần Tài bắt đầu được người dân chú ý khoảng 3 năm trở lại đây. "Đây là lần đầu tiên tôi đi mua vàng ngày Thần Tài. Thấy nhiều người đã rủ nhau đi mua từ hôm qua nên tôi cũng đi mua, cầu may mắn cho cả năm", xếp hàng ở Trần Nhân Tông, bác Hạnh (nhà ở Kim Ngưu) cho biết.

Posted Image

Khách xếp hàng từ trong cửa hàng ra ngoài vỉa hè để mua vàng trong ngày Thần Tài.

Bác Hạnh và những người xung quanh đều chọn mua vàng nhẫn loại một chỉ, nhiều người khác mua nhẫn nửa chỉ, loại ép trong vỉ. Số lượng người mua nhẫn 2 chỉ, 3 chỉ rất ít, nhẫn 5 chỉ còn ít hơn.

Tại những cửa hàng có bán sản phẩm dành riêng cho ngày Thần Tài, không khí náo nhiệt hơn. Một nhân viên của DOJI tại cửa hàng Phan Đình Phùng cho biết, sáng nay khách nào đến lượt cũng hỏi mua vàng hình ngựa, ít người hỏi nhẫn. Ở PNJ cũng tương tự với sản phẩm vàng mỹ nghệ in chữ Lộc Tài.

Khách mua tăng đột biến trong ngày Thần Tài, nhưng giá không biến động. Nhìn chung, chiều bán ra nhích 30.000 đồng so với thứ bảy. Ở TP HCM và Hà Nội, các doanh nghiệp niêm yết bán ở 35,48 triệu đồng. Vàng phi SJC là 33,57 triệu đồng. DOJI bán các loại vàng mỹ nghệ hình ngựa neo theo giá vàng 9999 SJC.

Giá vàng thế giới đóng cửa cuối tuần ở mức 1.267 USD một ounce, tương đương 32,27 triệu đồng một lượng (chưa tính chi phí nhập khẩu, gia công...).

Hết buổi sáng, nhiều cửa hàng thông báo không còn loại vàng dành riêng cho ngày Thần Tài. Như PNJ, đến 11h khách không còn mua được nhẫn loại nửa chỉ hay miếng vàng một chỉ. Doanh nghiệp này bán trên 20.000 sản phẩm trên toàn hệ thống, tương đương khoảng 3.500 lượng. "Chiều nay khách càng đông, dự kiến chúng tôi sẽ bán được thêm 30.000 sản phẩm nữa", đại diện của PNJ cho biết. Với những mặt hàng hết sớm, doanh nghiệp này cho biết đã gọi vào TP HCM để chuyển thêm ra Hà Nội bằng đường hàng không.

Còn DOJI cho biết tính đến 10h15 đã bán được 5.600 lượng trên toàn hệ thống, cả ở Đà Nẵng. Doanh số bán vàng miếng và các loại nhẫn tròn trơn nói chung của DOJI trước Tết khá thấp, chỉ 2.500 lượng, trong khi ngày thường toàn hệ thống bán khoảng 4.000-5.000 lượng.

Đại diện DOJI cho biết đã lên ý tưởng cho sản phẩm vàng hình ngựa từ tháng 8 năm ngoái, và bắt đầu sản xuất trước Tết. Cao điểm 3 ngày qua, xưởng sản xuất phải làm việc cả đêm để đáp ứng nhu cầu của khách. Nếu như năm ngoái DOJI và các doanh nghiệp khác chỉ bán vàng Thần Tài trong ngày 10 tháng Giêng âm lịch thì năm nay kéo dài cả một tuần trước và sau mùng 10.

"Cao điểm vẫn rơi vào hôm nay, lượng bán ra riêng hôm nay gấp rưỡi ngày Thần Tài năm ngoái dù nhu cầu mua vàng tích trữ nói chung trên thị trường vẫn khá thấp. Người dân chủ yếu chỉ mua nhỏ lẻ, cầu may", vị đại diện này nói.

DOJI dự kiến tung ra 40.000 sản phẩm vàng hình ngựa cho dịp Thần Tài năm nay, trong đó khoảng 70% là loại một chỉ, loại hai chỉ chiếm 20%, còn lại là loại 5 chỉ. Riêng ngày hôm nay, đơn vị này bán khoảng 25.000 sản phẩm trong đó chủ yếu là loại một chỉ.

Thị trường Hà Nội chứng kiến sự phân hóa mạnh giữa các cửa hàng lớn với những nơi bán nhỏ lẻ. Trong khi ở các con phố tập trung đông các cửa hàng vàng như ở Trần Nhân Tông, Phan Đình Phùng, khách xếp hàng dài hàng tiếng đồng hồ, thì tại những cửa hàng nhỏ, của tư nhân, hầu như không có một bóng người mua.

Ví dụ trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), lúc 10h, ở cửa hàng của Bảo Tín Minh Châu, khách chen chúc ra tận vỉa hè. Cách đó vài trăm mét, một cửa hàng khác cũng bán vàng nhẫn, vàng trang sức có một người bán nhưng cũng chỉ ngồi không. Ngay cả cùng trong hệ thống của DOJI, trong khi có ba cửa hàng đông khách, thì một chi nhánh ở Hà Trung chỉ có dăm ba khách hàng đến mua cùng một thời điểm. Chi nhánh ở Hà Đông cũng không mấy đắt hàng.

Tại TP HCM, không khí mua vàng Thần Tài còn sôi động hơn ở Hà Nội. Từ sáng đến trưa, lúc nào cũng có hàng trăm người đứng trước Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và phải xếp hàng dài để mua nhẫn 1-2 chỉ cầu may.

Vàng miếng loại nhỏ từ 5 chỉ trở xuống luôn là sản phẩm được nhiều người lựa chọn trong dịp này. Tuy nhiên, năm nay vì thực hiện theo quy định ngưng sản xuất vàng miếng loại nhỏ của Ngân hàng Nhà nước nên sản phẩm này khá hiếm.

Công ty SJC cũng gom góp các sản phẩm cũ tồn lại được hơn 50 lượng để phục vụ khách nhưng số này không thấm vào đâu so với nhu cầu của hàng trăm người. Mặc dù đơn vị này đã ra quy định bán hạn chế, tức mỗi người chỉ được mua một miếng nhưng mới 9h30 đã hết sạch. Nhiều người tỏ ra hối tiếc vì không còn hàng. "Tôi xếp hàng hơn 20 phút rồi nhưng gần đến lượt mua thì lại hết vàng miếng chủng loại nhỏ", người đàn ông trạc 40 tuổi nói.

Bên quầy vàng nhẫn tròn trơn của SJC sáng nay cũng khá tấp nập. Nhiều người mua 5 phân, một chỉ khiến không khí mua bán khá sôi động. Công ty SJC dự định chỉ làm việc trong buổi sáng Chủ nhật, nhưng tới 10h, bên trong còn hàng trăm người, phía ngoài khách vẫn tiếp tục kéo đến. "Để phục vụ nhu cầu của khách trong ngày vía Thần Tài, thay vì chỉ làm trong buổi sáng, chúng tôi sẽ phục vụ cho đến khi hết khách", ông Trương Công Ấn, Trưởng phòng kinh doanh nữ trang SJC cho biết.

Cũng theo đại diện SJC, bên cạnh vàng nhẫn, vàng miếng thì sản phẩm kim bài Phúc Lộc Thọ cũng khá hút khách. Riêng ngày hôm qua (mùng 9 âm lịch) đã bán hơn 200 miếng.

Posted Image

Khách chờ mua vàng Thần Tài tại một cửa hàng của SJC Sài Gòn sáng nay. Ảnh: Lệ Chi

Hôm nay chủ yếu là khách hàng lẻ với xu hướng mua vàng 1-2 chỉ nhằm mục đích cầu may là chính, còn những người đi bán gần như không có. "Khách đông nhưng chủ yếu mua nhỏ lẻ nên tổng lượng giao dịch không tăng mạnh", ông Ấn thông tin thêm.

Tương tự, các cửa hàng của PNJ ở TP HCM trong buổi sáng nay cũng tấp nập khách. "Ngay khi mở cửa, khách đã ồ ạt kéo vào trong, dẫn đến quá tải", ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ nói.

Theo ông Trọng, hệ thống cửa hàng PNJ sẽ đóng cửa muộn hơn so với mọi ngày để phục vụ nhu cầu mua vàng cầu may mắn của người dân trong ngày Thần Tài.

Các cửa hàng vàng của doanh nghiệp Mi Hồng trên địa bàn TP HCM cũng nhộn nhịp ngay từ sáng sớm. "Vất vả một chút nhưng đầu năm mà sôi động thế này thấy cũng vui", nhân viên Mi Hồng chia sẻ.

Theo Vnexpress

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran sẽ không đóng cửa bất kỳ cơ sở hạt nhân nào

(VIETNAM+)

Posted Image

Một kỹ thuật viên Iran tại cơ sở hạt nhân Natanz. (Nguồn: Press TV)

Theo Tân hoa xã, ngày 9/2, kênh Press TV dẫn lời Phó Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) phụ trách bảo vệ và an ninh Asghar Zare'an cho biết nước này sẽ không đóng cửa hay tháo dỡ bất kỳ cơ sở hạt nhân nào của mình.

Ông Asghar Zare'an nói: "Không cơ sở hạt nhân nào sẽ bị đóng cửa hay tháo dỡ và điều này không nên bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền của truyền thông nước ngoài."

Bình luận trên được ông Asghar Zare'an đưa ra trong lễ khai trương các dự án tại cơ sở hạt nhân Arak, miền Trung Iran hôm 8/2.

Tuy nhiên, Press TV không đưa thêm chi tiết về các dự án này.

Cơ sở hạt nhân nước nặng Arak và nhà máy làm giàu urani dưới lòng đất Fordow của Iran nằm trong số những chủ đề mà các cường quốc sẽ thảo luận với Iran trong những cuộc gặp sắp tới nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Tehran./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran sẽ không đóng cửa bất kỳ cơ sở hạt nhân nào

(VIETNAM+)

Posted Image

Một kỹ thuật viên Iran tại cơ sở hạt nhân Natanz. (Nguồn: Press TV)

Theo Tân hoa xã, ngày 9/2, kênh Press TV dẫn lời Phó Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) phụ trách bảo vệ và an ninh Asghar Zare'an cho biết nước này sẽ không đóng cửa hay tháo dỡ bất kỳ cơ sở hạt nhân nào của mình.

Ông Asghar Zare'an nói: "Không cơ sở hạt nhân nào sẽ bị đóng cửa hay tháo dỡ và điều này không nên bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền của truyền thông nước ngoài."

Bình luận trên được ông Asghar Zare'an đưa ra trong lễ khai trương các dự án tại cơ sở hạt nhân Arak, miền Trung Iran hôm 8/2.

Tuy nhiên, Press TV không đưa thêm chi tiết về các dự án này.

Cơ sở hạt nhân nước nặng Arak và nhà máy làm giàu urani dưới lòng đất Fordow của Iran nằm trong số những chủ đề mà các cường quốc sẽ thảo luận với Iran trong những cuộc gặp sắp tới nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Tehran./.

Vấn đề ở chỗ không phải là đóng cửa hay không. Mà là sẽ sản xuất nguyên liệu hạt nhân tới đâu và phương thức kiểm tra để bảo đảm niềm tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

New Zealand phản đối tàu Nhật Bản đi vào vùng EEZ

(VIETNAM+)

Posted Image

Ảnh minh họa. (Nguồn: gns.cri.nz)

Theo hãng AFP, ngày 10/2, New Zealand tuyên bố nước này "thực sự bất bình" về việc một tàu săn cá voi của Nhật Bản đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này và đã triệu một nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản tới để phản đối.

Ngoại trưởng New Zealand Murray McCully cho biết giới chức ở Wellington đã triệu Phó Đại sứ Nhật Bản tới để bày tỏ rõ sự không hài lòng về sự hiện diện của tàu Shonan Maru 2 trong EEZ.

Theo ông McCully, sự việc xảy ra khi tàu Shonan Maru 2 đuổi theo tàu Steve Irwin của Sea Shepherd - tổ chức bảo vệ môi trường hàng năm thường phát động chiến dịch ngăn cản hoạt động đánh bắt cá voi của Nhật Bản ở vùng biển phía Nam.

Phát biểu trên Đài phát thanh New Zealand, ông McCully nói: "Tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại giao triệu quan chức cấp cao nhất của Đại sứ quán Nhật Bản tại Wellington hôm 7/2 để bày tỏ sự thất vọng của New Zealand về việc một tàu săn cá voi của Nhật Bản đi vào EEZ của New Zealand."

Theo Bộ Ngoại giao New Zealand, tàu của Nhật Bản không xâm phạm lãnh hải nước này, vùng nước rộng 12 hải lý tính từ bờ biển, song đã xâm phạm EEZ, vùng biển trong phạm vi 12-200 hải lý ngoài khơi nước này.

Mặc dù tàu Nhật Bản được phép hoạt động trong EEZ, nhưng bộ này đã thông báo rõ với giới chức Nhật Bản trước khi con tàu tiến vào vùng biển trên hôm 7/2 rằng sự hiện diện của nó không được hoan nghênh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay chở khách Algeria bị rơi, 103 người chết

Chiếc máy bay quân sự vận tải của Algeria vừa gặp nạn ở phía đông nước này làm ít nhất 100 người thiệt mạng, đài truyền hình Algeria cho hay.

Chiếc máy bay lao vào núi ở khu vực tỉnh Oum al-Bouaghi, BBC dẫn nguồn tin Đài truyền hình tư nhân Ennahar của nước này cho biết.

Đài này cũng cho hay các xe cứu thương đã được điều đến khu vực để cấp cứu cho nạn nhân chủ yếu là các quân nhân. Máy bay đang trên đường đến thành phố Constatine ở phía bắc đất nước.

Theo RT, nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do thời tiết xấu.

* Tiếp tục cập nhật

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật sẽ dùng vũ lực nếu Triều Tiên tấn công Mỹ

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua tuyên bố nước này coi việc Triều Tiên tấn công Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Tokyo, là trường hợp có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể.

Posted Image

Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: AFP

Theo Kyodo, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Abe nêu đích danh một quốc gia có thể là đối tượng của quyền phòng thủ của các nước đồng minh. "Tôi có lẽ không nên nêu tên một quốc gia cụ thể nào, nhưng tôi muốn nhắc tới Triều Tiên như một ví dụ để câu chuyện dễ hiểu hơn", ông nói tại phiên họp của Ủy ban ngân sách Hạ viện.

Ông Abe chỉ ra rằng Nhật Bản có thể giảm bớt những quy định hạn chế sử dụng vũ khí của Lực lượng Phòng vệ (SDF), khi tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản nêu ra kịch bản "Triều Tiên tấn công Mỹ", rồi nhấn mạnh: "Khi cộng đồng quốc tế áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế thì chúng ta cũng phải thảo luận nên hay không nên ngăn chặn việc chuyển vũ khí và đạn dược đến Triều Tiên".

Ông dường như ám chỉ khả năng triển khai SDF hoặc lực lượng tuần duyên để khám xét các tàu đến Triều Tiên, như một biện pháp phòng vệ tập thể, dù Nhật Bản không phải là mục tiêu tấn công.

Một ủy ban chính phủ đang thảo luận về việc Tokyo nên hay không nên sử dụng quyền này, bằng cách lý giải lại Hiến pháp hòa bình. Ủy ban này dự kiến vào tháng 4 sẽ trình lên Thủ tướng Abe đề án dỡ bỏ lệnh cấm phòng thủ tập thể mà Nhật Bản tự áp đặt.

Cách lý giải hiện nay là Nhật Bản không được vận dụng quyền trên bởi những hạn chế của Luật chiến tranh tối cao, theo đó Tokyo từ bỏ đấu tranh vũ trang như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế. Các chuyên gia trong ủy ban cho rằng tất cả các nước đều được phép sử dụng quyền này chiểu theo luật pháp quốc tế.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ bất ngờ tập trận chung tại Đông Nam Á

Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên tham gia một cuộc tập trận chung đa quốc gia lớn nhất châu Á có tên Hổ mang vàng. Các nhà phân tích nói rằng đây là một bước đột phá cho PLA.

Posted Image

Một lính thủy đánh bộ của Mỹ đùa với đuôi rắn hổ mang trong một chương trình tập huấn kỹ năng sinh tồn trong rừng trong khuôn khổ tập trận Hổ mang Vàng tại căn cứ hải quân ở Sattahip, Thái Lan vào năm ngoái.

Mười bảy binh sĩ chủ yếu đến từ Bộ Tư lệnh Quảng Châu đã được gửi tới cuộc tập trận Hổ mang Vàng do Mỹ và Thái Lan đăng cai. Cuộc tập trận bắt đầu khai mạc từ ngày hôm qua tại Thái Lan.

Theo vị tướng đã về hưu của Trung Quốc là Xu Guangyu, việc Trung Quốc tham gia vào hoạt động này cho thấy Bắc Kinh và Washington muốn hợp tác mật thiết hơn nữa trong các vấn đề an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Mỹ mời Trung Quốc bởi vì Washington hy vọng Bắc Kinh sẽ đóng góp vào ổn định lâu dài của khu vực, đặc biệt là trong các chiến dịch chống khủng bố, giải cứu, chống buôn lậu, chống cướp biển và những lĩnh vực khác” – ông Xu nói.

Vai trò của quân đội Trung Quốc giới hạn trong các tập trận cứu trợ nhân đạo, bao gồm việc hỗ trợ kỹ thuật và y tế.

Tuy nhiên, một chuyên gia về hải quân tại bắc Kinh là Li Jie cho hay, sự xuất hiện của Trung Quốc lần này tại một cuộc tập trận đa quốc gia là một bước ‘đột phá’ cho Bắc Kinh, thậm chí ngay cả khi vai trò ban đầu rất hạn chế.

“Đây là một bước khởi đầu tốt vì ít nhất thì cuối cùng PLA cũng đã bước vào cánh cổng và tham gia tập trận” – ông Li nói.

“Cuộc tập trận sẽ mang lại kinh nghiệm quý giá về chiến tranh hiện đại cho PLA vì suốt nhiều thập kỷ qua, họ đã không tham gia bất kỳ trận đánh nào” – ông Li nhận định.

Hổ mang Vàng bao gồm các cuộc tập trận quân sự trên bộ, trên biển, trên không và bắn đạn thật. Tập trận bắt đầu ở tỉnh miền bắc Thái Lan là Phitsanulok và sẽ kéo dài đến ngày 21/2.

Tập trận Hổ mang Vàng bắt đầu từ năm 1982 và đã phát triển trở thành cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trung Quốc là quan sát viên kể từ năm 2002 nhưng trước đó chưa từng được mời tham dự.

“Việc Trung Quốc tham gia tập trận lần này là một dấu hiệu tích cực vì điều này có thể làm giảm hồ nghi liên quan tới vai trò của binh sĩ Mỹ trong khu vực này” – Trung tướng Tharnchaiyant Srisuwan của Thái Lan phát biểu.

“Việc này cũng sẽ thúc đẩy quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và ASEAN” – ông Tharnchaiyant Srisuwan nói thêm.

Tham gia tập trận có 9.000 binh sĩ Mỹ, 4.000 binh sĩ Thái Lan. Ngoài ra còn có binh sĩ Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia tham dự.

Lê Thu (theo SCMP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phẫn nộ vì lệnh bắt Giang Trạch Dân

Bắc Kinh hôm qua tỏ thái độ giận dữ và phản đối mạnh mẽ việc một tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế đối với cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Posted Image

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (trái) và cựu thủ tướng Lý Bằng. Ảnh: Reuters

"Trung Quốc bất bình sâu sắc và kiên quyết phản đối các cơ quan hữu quan của Tây Ban Nha đã có hành vi sai trái, bất chấp lập trường nghiêm túc của chúng tôi", BBC dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết. "Vấn đề này được giải quyết thỏa đáng hay không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh trong quan hệ song phương".

Tuyên bố này của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi Thẩm phán Ismael Moreno thuộc Tòa án tối cao Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế với 5 cựu quan chức cao cấp của Trung Quốc, trong đó có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và cựu thủ tướng Lý Bằng, vì cho rằng họ phạm tội với người Tây Tạng.

Trước khi lệnh bắt trên được đưa ra, bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7/2 từng yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha chấm dứt các hành động tố tụng với các cựu lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng.

Hồi tháng 11/2013,Tòa án Tây Ban Nha, căn cứ đơn của một người Tây Tạng có quốc tịch Tây Ban Nha, tuyên bố chấp nhận các lý lẽ để thưa kiện của người này. Động thái này vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh

Hệ thống luật pháp Tây Ban Nha thừa nhận nguyên tắc "thẩm quyền phổ quát", theo đó tòa án nước này được phép khởi tố bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả người nước ngoài, nếu như bị nghi ngờ vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, Quốc hội Tây Ban Nha hôm nay sẽ bắt đầu xem xét dự luật hạn chế quyền khởi tố của tòa án nước này với các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

"Các đề xuất cải cách sẽ bao gồm hạn chế lớn trên lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, bởi sức ép từ các cường quốc", Reuters dẫn lời Thẩm phán Joaquim Bosch, phát ngôn viên của tổ chức Thẩm phán Tây Ban Nha vì Dân chủ.

Theo Vnexpres

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Mỹ sắp thử nghiệm áo giáp 'siêu nhân' cho binh sĩ

(TNO) Vào tháng 6.2014, Quân đội Mỹ sẽ hé lộ các thiết kế loại áo giáp thông minh giúp các binh sĩ có thể sở hữu sức mạnh "siêu nhân", tựa như trong phim "Người sắt" (Iron Man).

Đô đốc hải quân Mỹ, ông William McRaven, chỉ huy Bộ Tư lệnh các chiến dịch đặc biệt của Hải quân Mỹ, cho biết ba mẫu áo giáp “siêu nhân”, được gọi là "áo giáp tấn công chiến lược nhẹ" (TALOS), sẵn sàng được đem ra thử nghiệm vào tháng 6.2014 tới.

Nếu thử nghiệm thành công, ông McRaven cho biết quân đội sẽ sử dụng TALOS vào năm 2018, tăng cường khả năng sống sót và tham chiến cho các binh sĩ Mỹ.

Theo thiết kế của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), TALOS có khả năng giám sát tình hình sức khỏe binh sĩ, điều hòa nhiệt độ, cung cấp không khí hoặc làm ấm cho binh sĩ nếu tham chiến vào mùa đông.

Ngoài ra, TALOS được thiết kế với chất liệu thông minh siêu bền có thể chống đạn hiệu quả. Nếu binh sĩ bị thương, TALOS sẽ tự đông phu ra một loại thuốc cầm máu vào vết thương.

Quân đội Mỹ cho hay một bộ máy tính thông minh siêu nhỏ tựa như kính Google Glass sẽ được trang bị cho TALOS.

Các bộ cảm biến điện tử sẽ giám sát thân nhiệt, nhịp tim của người mặc, còn các khung sườn sẽ làm tăng sức mạnh cơ bắp cho các binh sĩ.

Hiện Mỹ đã có bộ áo exoskeleton (tạm dịch: Khung xương cường lực) có các chức năng hỗ trợ sức mạnh cơ bắp này.

Quân đội Mỹ cho biết họ sẽ lấy nền tảng công nghệ exoskeleton để phát triển áo giáp TALOS.

Hiện tại có nhiều tổ chức và công ty đang phát triển các mẫu TALOS khác nhau như trong phim “Người sắt”, bao gồm 56 tập đoàn, 16 cơ quan thuộc chính phủ Mỹ, 13 trường đại học và 10 phòng thí nghiệm quốc gia.

Quân đội Mỹ sẽ xem xét và chọn những mẫu TALOS tốt nhất trong cuộc thử nghiệm vào tháng 6.2014 tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề xuất cấm nhập gia cầm sống từ Trung Quốc

Trước tình hình virus H7N9 khiến hàng chục người dân Trung Quốc thiệt mạng, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát đề xuất các biện pháp ngăn chặn virus này xâm nhập Việt Nam.

Nguy cơ lây nhiễm virus H7N9 - được đánh giá nguy hiểm như cúm A H5N1 - từ Trung Quốc sang Việt Nam đã khiến Bộ trưởng Cao Đức Phát nhiều lần bày tỏ sự sốt ruột trong cuộc họp khẩn chiều 13/2.

Theo Bộ trưởng Phát, chủng virus này tồn tại trên gia cầm nuôi, chim hoang dã và cả trong môi trường. Sự khác biệt là nếu H5N1 làm hầu hết gia cầm mắc bệnh chết thì gia cầm nhiễm H7N9 hầu hết không có triệu chứng lâm sàng, không chết. Cách nhận biết chỉ có thể thông qua lấy mẫu xét nghiệm. Ngoài ra, khi gia cầm tích lũy virus H7N9 đến một mật độ nhất định thì tạo ra nguy cơ lây sang người.

Posted Image

Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát yêu cầu thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn virus H7N9 vào Việt Nam. Ảnh: N.Hưng.

Cũng theo người đứng đầu ngành Nông nghiệp, hiện chưa có bằng chứng lây nhiễm H7N9 từ người sang người nhưng cũng như virus H5N1, có cúm gia cầm thì có người nhiễm và tử vong. Do đó, điều cần thiết lúc này là phải hành động ngay. Việt Nam chưa phát hiện H7N9 cả trên người lẫn gia cầm, thì phải bằng mọi cách không cho virus xâm nhập.

"Virus H7N9 đang đe dọa chúng ta hàng ngày hàng giờ. Tôi rất sốt ruột. Năm 2013 chúng ta đã ngăn chặn được thì năm nay phải nỗ lực cao nhất để duy trì kết quả đó", Bộ trưởng Phát yêu cầu.

Một số biện pháp được ông đưa ra là theo dõi sát tình hình, thông tin cập nhật tới người dân về dịch cúm đồng thời quyết liệt ngăn chặn các sản phẩm gia cầm và gia cầm có nguy cơ cao nhiễm virus vào Việt Nam. Những khu vực nằm trong diện dễ bị virus tấn công phải thường xuyên được lấy mẫu kiểm tra.

Khẳng định lại nguy cao của H7N9, Cục trưởng Thú y Phạm Văn Đông cho hay,

khu vực virus có khả năng xâm nhập nhất chính là 4 tỉnh biên giới giáp Quảng Tây và các địa điểm nhập khẩu sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc.

Các kịch bản ứng phó cũng được ông Đông nêu tại cuộc họp (tính đến cả khả năng xấu nhất là virus H7N9 xuất hiện cả trên gia cầm lẫn người) nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe người dân cũng như tác động tới nền kinh tế, đời sống xã hội. Bộ đã cử 9 đoàn công tác tới các tỉnh, thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm 2 lần mỗi tuần ở 60 chợ nhằm kiểm soát chặt nếu virus xuất hiện.

Ông Đông nêu một số kinh nghiệm từ phía Trung Quốc, trong đó có việc giám sát chặt chợ gia cầm sống, đóng cửa tạm thời các chợ gia cầm, đặc biệt tại những nơi được xác định bị H7N9 tấn công...

Posted Image

Chống H7N9 lây lan ở Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily.

Đánh giá cao nỗ lực ứng phó của Việt Nam, tiến sĩ Subhash Mozaria (Giám đốc khu vực của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp với dịch bệnh lây qua biên giới, thuộc Tổ chức Nông Lương thế giới - FAO) cho rằng cần thiết phải thực hiện các hoạt động diễn tập từ trung ương tới địa phương, truyền thông về rủi ro của dịch cúm, nhất là ở vùng biên giới. Việc tạm thời đóng cửa các chợ gia cầm là biện pháp quan trọng, giúp khoanh vùng, giảm thiểu lây lan trong tình huống có dịch.

Ông cũng đề xuất việc phối hợp thường xuyên giữa Bộ Nông nghiệp, Y tế của Việt Nam với các tổ chức quốc tế như WHO, FAO nhằm cung cấp thông tin và đánh giá rủi ro.

"Nếu virus được phát hiện thì cần truy xuất nguồn gốc, theo dõi nơi virus có khả năng lây lan tới. Ngoài H7N9 còn nhiều chủng cúm A biến đổi phức tạp, các hoạt động cần có tính toán dài hơi để ứng phó được với các chủng virus này”, vị đại diện của FAO đề nghị.

Tiến sĩ Mozaria nhấn mạnh, việc ứng phó sớm là cực kỳ cần thiết, tránh tác động tiêu cực tới nền kinh tế như Trung Quốc đang gặp phải khi hứng chịu thiệt hại tới 26 tỷ USD từ dịch cúm.

Chốt lại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, sẽ đề xuất Chính phủ tạm ngừng nhập tất cả các loại gia cầm sống và thịt, sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc chưa qua xử lý chín bằng nhiệt vào Việt Nam.

Cũng theo ông Phát, trong tình huống phát hiện virus, thẩm thẩm quyền đóng cửa chợ thuộc lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, nếu thành viên ban chỉ đạo ứng phó với dịch cúm thấy cần thiết sẽ có văn bản đề nghị. Ông yêu cầu các thành viên phải sẵn sàng thực thi mọi biện pháp để tránh dịch lây lan vào Việt Nam. Việc giao ban để nắm thông tin và chỉ đạo ứng phó sẽ được tổ chức hàng tuần.

Theo Bộ Nông nghiệp, cúm A H7N9 được phát hiện lần đầu tại Trung Quốc tháng 3/2013 và sau chưa đầy một năm, hơn 300 ca bệnh trên người đã được ghi nhận. Hơn 70 người tử vong tại 12 tỉnh của Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Đài Loan. Còn theo đại diện Bộ Y tế, tại tỉnh Quảng Tây - giáp với 4 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, virus H7N9 đều đã phát hiện cả trên gia cầm lẫn người.

Nguyễn Hưng

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Có bằng chứng Triều Tiên phạm tội ác chống loài người"

(Vietnam+) lúc : 15/02/14 05:49

Posted Image

Giây phút chia tay của các gia đình Triều Tiên và Hàn Quốc trong cuộc đoàn tụ tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang thuộc vùng bờ biển phía đông nam Triều Tiên ngày 31/10/2010. AFP/ TTXVN

Hãng tin Mỹ AP dẫn hai nguồn tin thân cận với báo cáo của một Ủy ban Điều tra của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 14/2 cho biết cơ quan này phát hiện rằng có các tội ác chống lại loài người tại Triều Tiên và khuyến nghị trình vấn đề này lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).

y ban trên đã tiến hành một cuộc điều tra trong vòng 1 năm và phát hiện ra các bằng chứng về một loạt các tội, trong đó có các tội “thủ tiêu”, “bỏ đói” và một chiến dịch quy mô nhằm bắt cóc các cá nhân tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, báo cáo, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 17/2 tới, không xem xét chi tiết trách nhiệm cá nhân đối với các cáo buộc kể trên, song khuyến nghị các bước đi hướng tới một trách nhiệm giải trình.

Ủy ban gồm 3 thành viên trên, do một thẩm phán đã nghỉ hưu người Australia đứng đầu, được cơ quan nhân quyền LHQ thành lập hồi tháng 3/2013 trong một nỗ lực nghiêm túc nhất của cộng đồng quốc tế nhằm điều tra chứng cứ về các vi phạm nhân quyền có hệ thống tại Triều Tiên./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ba tàu Trung Quốc tiếp cận đảo tranh chấp với Nhật

(Vietnam+)

Posted Image

Tàu Trung Quốc gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ngày 1/7/2013. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Theo hãng Kyodo, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 16/2, ba tàu tuần duyên của Trung Quốc đã bị phát hiện di chuyển xung quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) tại biển Hoa Đông, ngay bên ngoài lãnh hải của Nhật Bản.

JCG đã cảnh báo 3 tàu trên không đi vào vùng biển của Nhật Bản và 1 tàu của Trung Quốc đã phản hồi bằng cả tiếng Nhật và tiếng Trung rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc."

Lần gần nhất tàu Trung Quốc bị phát hiện xung quanh Senkaku là ngày 2/2.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khoa học Nga phát hiện quái vật khổng lồ dưới đáy Bắc Cực

Theo Tiếng nói nước Nga

18/02/14 07:00

Con quái vật tấn công bộ máy và bắt đầu lắc bộ máy từ bên này sang bên kia.

Trong thời gian nghiên cứu thềm lục địa đại dương, các nhà nghiên cứu từ Viện các vấn đề công nghệ biển Vladivostok (thuộc Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm khoa học Nga) phát hiện thấy sinh vật lạ chưa từng biết có kích thước rất lớn trong vùng biển Bắc Cực ở độ sâu hơn một nghìn mét, Đài tiếng nói nước Nga dẫn thông tin từ tờ EvroSMI ngày 17/2 cho biết.

Posted Image

Ảnh minh họa.

Theo lời kể một thành viên đoàn thám hiểm, TSKH Leonid Naumov, họ đã thả bộ máy Klavesin xuống khảo sát ở độ sâu 1.600-2.000 mét.

Với sự hỗ trợ của kỹ thuật đặc biệt này, các nhà khoa học đã thành công trong việc nhìn thấy một thực thể rất lớn, có lẽ đang nằm ở lối vào hang của nó. Con quái vật tấn công bộ máy và bắt đầu lắc bộ máy từ bên này sang bên kia.

Sau khi kéo Klavesin lên từ đáy đại dương, họ nhận thấy trên lớp vỏ kim loại có vô số vết lõm và trầy xước.

Các nhà khoa học đã tham vấn cùng chuyên viên sinh học đại dương, cho họ xem hình ảnh chụp "quái vật", nhưng không ai có thể nhận biết thứ sinh vật này. Các chuyên viên sinh học đại dương nói rằng từ trước tới nay chưa từng gặp thứ gì tương tự./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã từ trần

Theo Petrotimes

18/02/14 20:36

(GDVN) - Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.

Báo điện tử PetroTimes dẫn nguồn tin riêng cho hay, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.

Posted Image

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại chung cư cao cấp Pacific Place (số 33B Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện tại, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).

Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng. Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Ngày 28/01/2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Từ ngày 1/1/2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm. Ngày 12/08/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.

Trong suốt quãng thời gian hoạt động chính trị của mình, ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếc thay ! tiếc thay

Ngài để lại cho đời "bao tiếng thơm" còn mãi mãi lưu truyền cho hậu thế .Posted Image Ngài ra đi nhanh quá. không biết có trối trăng gì không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp có nguyện vọng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

Thứ Ba, 18/02/2014 - 16:06

(Dân trí) - Bảo tồn cầu Long Biên không chỉ là yêu cầu của Việt Nam mà còn là nguyện vọng của Chính phủ Pháp. Pháp đã có công hàm đề nghị bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên, dừng hướng xây dựng cầu mới được gợi ý trước đó…

“Bứng” cầu Long Biên ra chỗ mới là làm… đồ giả cổ (!?)

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới vượt sông Hồng

Vào tháng 10 năm 2001 tại Hội thảo quốc tế về chủ đề “Cầu và các công trình nghệ thuật bằng kim loại - Di sản, biểu tượng và sử dụng” tổ chức ở Paris do chính phủ Pháp và Tổ chức Di sản không biên giới chủ trì. Hội thảo đã dành cho Cầu Long Biên của Việt Nam một vị trí trang trọng với một phiên thảo luận riêng.

Hội Thảo đã đi đến sự thống nhất về quan điểm, cần tôn vinh sự hiện diện của cầu Long Biên ở Hà Nội như một biểu tượng của lịch sử, công nghệ, vẻ đẹp cũng như sự trường tồn qua 2 cuộc kháng chiến.

Chính ý kiến từ diễn đàn này đã góp phần làm thay đổi quan điểm về dự án khôi phục lại cây cầu từ phía Chính phủ Pháp, khi có đến 34 báo đài của nước Pháp đã đồng loạt đưa tin với thông điệp, cầu Long biên là biểu tượng của công nghệ và thời thuộc địa của Thế giới nữa. Chính phủ Pháp đã tỏ rõ trách nhiệm, ngay sau cuộc hội thảo có công hàm đề nghị bảo tồn cầu Long Biên, dừng xây dựng cầu mới trên vị trí cây cầu lịch sử với nguồn vốn 200 triệu USD do Nhật Bản tài trợ.

Theo hướng này, Chính phủ Pháp cam kết tài trợ 1,5 triệu Fr xây dựng dự án bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên để phía Việt Nam lên phương án bảo tồn cầu Long Biên tại vị trí hiện tại và đồng ý xây cầu mới cách cầu cũ 85m về phía thượng lưu.

Posted Image

Một phương án Bộ GTVT đưa ra là bảo tồn nguyên trạng 9 nhịp cầu về phía Hà Nội chưa bị bom đạn phá hủy, đoạn sau đấu nối với cầu mới.

Việc Bộ GTVT nêu phương án di dời cầu Long Biên và xây dựng cầu mới tại tim cầu cũ được biết do gặp khó khăn về việc giải phóng quỹ đất giao thông tại 2 đầu cây cầu mới.

Như vậy là phải xây một lúc hai cây cầu, có quá lãng phí? Điều đáng nói hơn, khi đó, cây cầu Long Biên sẽ biến đổi hình thức và công năng hoàn toàn do bị “nhổ” đi khỏi nơi nó tồn tại và trở thành lịch sử hơn 100 năm với bao biến cố của dân tộc. Nó bị tước đoạt sự sống, biến thành “phế tích” trưng bày, chỉ để làm cảnh?

Chúng tôi rất hy vọng Hà Nội sẽ có nhiều cuộc toạ đàm khoa học về số phận cầu Long Biên trước khi đặt bút quyết định chấp nhận hay không phương án di dời cây cầu này. Các cuộc tranh luận cần có mặt rộng rãi các ngành, giới, xã hội của Việt nam và Hà nội - vốn rất cần cho một quyết định ảnh hưởng tới lịch sử và văn hóa, cho số đông dân cư mà một vài cá nhân lãnh đạo không thể đại diện đủ.

Cầu Long Biên – khởi động đô thị Hà Nội

Việc xây dựng cầu Long Biên năm 1898 (tên gọi khi đó là Paul Doumer) khánh thành năm 1902 đánh dấu một giai đoạn chuyển hoá từ một đô thị truyền thống sang đô thị hiện đại theo trào lưu của thế giới. Cây cầu kim loại có qui mô lớn nhất thế kỷ (dài 1862m với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) do người Pháp thiết kế đã được xây bằng chính những người thợ Việt Nam. Có thể nói chính sự kiện này đã thể hiện sức mạnh của văn minh và kỹ thuật, đi đầu trong công cuộc hiện đại hoá đất nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Chỉ đến khi cầu Long Biên xuất hiện tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh mới hình thành, nghĩa là Hà Nội chỉ trở thành hoặc sắp thành đô thị bên đôi bờ con sông khi xuất hiện cầu Long Biên, cầu Chương Dương và những con cầu khác nữa trong tương lai.

Trong quá khứ, khi cây cầu được xây dựng, nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp Pino đã thống kê được sự tăng đột biến dân số Hà Nội thêm 1,2 vạn. Con số 2 vạn dân nội thành của Hà Nội năm 1945 cho thấy vai trò của cây cầu trong phát triển đô thị - vai trò kiến tạo đô thị.

Nhờ đó, đô thị Hà Nội sau thời thuộc Pháp đã có cấu trúc không gian khá hoàn chỉnh với 3 thành phần cơ bản: 1.Thành cổ; 2. Khu phố buôn bán cổ của người Việt (khu 36 phố phường); 3. Khu phố Pháp cho các công sở. Với cây cầu này cấu trúc không gian của Hà Nội không còn bị giới hạn, bởi sông Hồng mà dã trở thành một cấu trúc lớn do sự thống nhất lãnh thổ đưa lại.

Trong qui hoạch phát triển đô thị Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ có qui mô gấp 4 lần hiện nay. Đặc biệt là sự phát triển lên phía Bắc và Đông Bắc với các dự án lớn: Khu đô thị Bắc Thăng Long, Khu công nghiệp Sài Đồng; Khu đô thị Đông Anh và Gia lâm, Ô Cách. Điều này cũng có nghĩa là chuyển sông Hồng từ con sông phân định địa giới phía Bắc Hà Nội, thành con sông chảy qua khu vực trung tâm đô thị, theo kiểu sông Sen (Paris), sông Đanuyt (Budapest) với một hệ thống cầu đồ sộ nối liền 2 bờ Nam-Bắc gồm tám chiếc cầu, từ cầu vành đai liên tỉnh đến cầu cận trung tâm và cầu trung tâm. Trong qui hoạch này, rõ ràng cầu Long Biên trở thành cầu dân dụng của khu dân cư trung tâm Hoàn Kiếm - Gia Lâm chứ không phải cầu vận tải, nó mang một ý nghĩa mới, cùng với cầu Tứ Liên và cầu Chương Dương tạo cảnh quan đô thị có sông chảy qua giữa thành phố.

Di dời cầu = làm lịch sử biến mất?

Cần xem xét để bảo tồn cầu Long Biên như biểu tượng của lịch sử và biểu tượng kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Cây cầu cũng là biểu tượng bất khuất của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi nó mang trên mình những vết thương mà vẫn đứng vững, là biểu tượng của văn hoá, lịch sử, cuối cùng là biểu tượng tinh thần bởi sự gắn kết của nó với cuộc sống của những người cần lao

Trong dự án phục chế cầu Long Biên, người ta đã đánh giá đúng giá trị của cây cầu với ý định sẽ phục chế nó, nhưng có một thiếu sót lớn nếu đề xuất xây dựng cạnh nó thêm một cây cầu đường sắt mới. Hướng đề xuất phá hủy cây cầu bằng cách di dời nhường vị trí cho cây cầu mới càng bất ổn hơn. Có nhiều cách để lịch sử biến mất nhưng cách làm này thô bạo hơn cả.

Điều này cần thận trọng bởi chỉ xây sát cầu Long Biên thêm 1 cây cầu mới là chúng ta đã tự phá vỡ ý định bảo tồn cầu Long Biên. Lý do rất đơn giản, cây cầu cần được bảo tồn không chỉ bản thân nó, mà cả cảnh quan xung quanh nó một cách khoa học. Khó có thể hình dung cầu Long Biên có được vẻ đẹp như nó vốn có nếu vây xung quanh tới 2 - 3 cây cầu hiện đại, che khuất vẻ thanh nhã và êm đềm mà nó mang lại cho cảnh quan khu vực nhạy cảm này.

Một lý do nữa, mặc dù là công trình giao thông, nhưng đã coi nó là di sản văn hoá (nếu không thì phục chế làm gì) thì nó cần được đối xử tinh tế như mọi đối tượng bảo tồn khác, có nghĩa là phải tôn trọng tuyệt đối tính nguyên mẫu của di tích. Mọi can thiệp như tăng thêm qui mô, nâng cao toàn bộ, sai lệch cấu trúc cũ, dáng vẻ, màu sơn v.v. đều có thể làm hỏng cây cầu, làm mất tính nguyên bản tức đánh mất lịch sử - cái cần để lại cho con cháu mai sau.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thục (Bộ Xây dựng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

‘Tử huyệt’ của vũ khí hủy diệt tương lai của Mỹ

Một số vũ khí trong tương lai của Hải quân Mỹ giống như trong phim ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ sẽ được triển khai vào năm nay, với loại súng laser có thể bắn hạ các máy bay do thám không người lái và súng điện tử có thể bắn vật thể với tốc độ siêu thanh.

Posted Image

Hệ thống súng laser sẽ được bố trí trên tàu USS Ponce của Mỹ vào mùa hè này.

Hải quân Mỹ lên kế hoạch triển khai súng laser đầu tiên trên thuyền vào cuối năm nay, đồng thời dự định thử nghiệm phiên bản súng điện từ đầu tiên trên thuyền trong vòng hai năm.

Đối với Hải quân Mỹ, vấn đề không chỉ là về công nghệ, mà còn là tính kinh tế của những loại vũ khí này. Nếu tính giá thành trên mỗi đồng đô-la thì các vũ khí này ít tốn kém hơn nhiều so với các tên lửa, bom thông minh. Ngoài ra, hai loại vũ khí này còn có thể bắn liên tục, chứ không nhả từng phát/đợt như bom hay tên lửa.

“Điều này thay đổi về căn bản cách chiến đấu của chúng tôi” – Đại úy Mike Ziv, quản lý chương trình hệ thống vũ khí điện và năng lượng trực tiếp cho Chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân cho biết.

Công nghệ laser của Hải quân có thể phát triển tới mức phiên bản đầu tiên sẽ triển khai trên tàu USS Ponce vào mùa hè này, và có thể do một thủy thủ vận hành.

Hệ thống vũ khí laser được thiết kế để nhắm bắn các mục tiêu mà Hải quân Mỹ gọi là ‘các mối đe dọa không đối xứng’, trong đó bao gồm các máy bay do thám không người lái, các tàu tốc độ cao và nhóm nhiều tàu. Các đối tượng này được cho là mối đe dọa tiềm năng tới lực lượng Mỹ ở Vịnh Ba Tư, nơi mà tàu USS Ponce – căn cứ nổi của Mỹ - đang bố trí.

Còn súng ray điện từ được thử nghiệm trên đất liền tại bang Virginia, có thể bắn từ 6-7 phát với tốc độ tương đương âm thanh, đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Hải quân Mỹ coi đây là vũ khí để thay thế hoặc bổ trợ cho các loại súng cũ, có thể phóng đạn gây thương vong từ khoảng cách rất xa.

Nhưng cả hai hệ thống này đều chưa hoàn thiện.

Posted Image

Súng ray điện từ phóng đạn.

Súng laser thường không hiệu quả khi gặp trời mưa, không khí nhiều bụi, hoặc không khí nhiễu động. Còn súng ray điện từ cần có một lượng điện rất lớn để phóng vật thể.

Nhà phân tích quân sự Loren Thompson tại Học viện Lexingotn cho biết: “Hải quân Mỹ cho biết họ đã tìm được cách để có thể sử dụng laser trong điều kiện thời tiết xấu, nhưng vẫn còn nghi ngại rằng tầm bắn của vũ khí này có thể bị giảm do mây, bụi hoặc mưa”.

Còn với súng điện từ, đó là vấn đề về điện năng có đủ để vận hành hệ thống hay không.

Tàu khu trục mới nhất của Mỹ là tàu Zumwalt hiện đang được lắp ráp tại Maine. Đây là con tàu duy nhất có thể sản xuất đủ lượng điện để vận hành súng ray điện từ. Các máy phát điện của tàu có thể sản sinh ra trên 78 megawatt điện, vừa đủ cho một thành phố ở quy mô vừa, và cho một hệ thống súng ray điện từ.

Các kỹ sư cũng đang làm việc với hệ thống pin để dự trữ đủ năng lượng cho phép vận hành súng ray điện từ trên các tàu chiến hiện nay của hạm đội.

Tuy vậy, các hệ thống vũ khí tương lai này vẫn rất được ưa chuộng vì giá rẻ.

Mỗi tên lửa đánh chặn trên chiến hạm Mỹ tốn ít nhất 1 triệu USD một chiếc, khiến cho việc bảo vệ một con tàu là quá xa xỉ trong các môi trường với đầy chiến cơ, máy bay không người lái, đạn pháo, tên lửa hành trình của đối phương.

Trong khi đó, mỗi súng laser vận hành chỉ cần 30 kilowatt điện, chi phí chỉ tốn có vài đô-la mỗi phát.

Viễn cảnh này khiến nhiều người liên tưởng tới bộ phim giả tưởng ‘Chiến tranh giữa các vì sao’.

Giống như trong phim, súng laser của Mỹ có thể phát ra tia năng lượng có thể đốt cháy một mục tiêu. Nhưng điểm khác với phim đó là mắt thường không thể nhìn thấy tia laser này.

Hệ thống ngắm bắn ‘khóa’ mục tiêu rồi bắn ra một tia năng lượng và mắt thường chỉ có thể thấy tác động của nó chứ không thực sự nhìn thấy tia này.

Nhiều quốc gia khác cũng đang triển khai các hệ thống vũ khí laser tương tự, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng Hải quân Mỹ vẫn đang vượt trội hơn.

Lê Thu (theo Business Insider)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đụng độ đẫm máu ở Kiev, hơn 100 người thương vong

(VIETNAM+)

Posted Image

Một người biểu tình Ukraine bị thương. (Ảnh: japantime.co.jp)

Cảnh sát Ukraine cho biết ngày 18/2 đã có thêm 6 cảnh sát thiệt mạng, nâng tổng số người thiệt mạng lên con số 14 trong các cuộc đụng độ đẫm máu giữa cảnh sát và người biểu tình ở thủ đô Kiev.

Trước đó, đã có 39 cảnh sát bị thương do đạn súng và hơn 100 người khác bị thương trong làn sóng đụng độ.

Hình ảnh trên truyền hình cho thấy cảnh sát chống bạo động đã bắt đầu tiến vào Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, đẩy lui những người biểu tình chống chính phủ và ném lựu đạn gây choáng. Trong khi đó, khoảng 500 người biểu tình chống chính phủ ở thành phố Lviv, miền Tây Ukraine, cùng ngày đã chiếm trụ sở hành chính khu vực và sở chỉ huy cảnh sát.

Tối 18/2, thủ lĩnh đảng “Udar” (Cú đấm) đối lập Vitali Klitschko đã kêu gọi lãnh đạo các quốc gia dân chủ can thiệp vào tình hình ở Ukraine để chấm dứt đối đầu bạo lực sau khi cảnh sát phát động chiến dịch giải tỏa người biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev. Ông Klitschko lập luận rằng “chính quyền đã cố tình khiêu khích” để giải tán người biểu tình trên Quảng trường Độc lập và cáo buộc Tổng thống Viktor Yanukovych làm cho tình hình thêm phức tạp.

Cùng ngày, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết Mỹ lên án tình trạng bạo lực đường phố và việc sử dụng vũ lực quá mức của cả hai bên ở Ukraine, đồng thời hối thúc Tổng thống Yanukovych ngay lập tức xoa dịu tình hình, chấm dứt đối đầu và nối lại đàm phán với lãnh đạo đối lập trong ngày 18/2.

Trong buổi tối 18/2, những người biểu tình chống chính phủ Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát Tòa thị chính thủ đô Kiev sau khi xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu với cảnh sát chống bạo động.

Hành động trên xảy ra chỉ 2 ngày sau khi những người biểu tình rời tòa nhà này.

Những người biểu tình đã canh giữ lối vào và khoảng 30 nhà hoạt động đang thành lập một điểm sơ cứu bên trong tòa nhà, nơi người biểu tình rời đi hôm 16/2 theo một thỏa thuận ân xá với chính quyền.

Posted Image

Một cảnh sát bốc cháy. (Ảnh: metro.co.uk)

Trong diễn biến liên quan, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Alexei Pushkov cho rằng Ukraine đang trên bờ một cuộc nội chiến do Phương Tây châm ngòi.

Trong một động thái phản ứng khác, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) có thể áp đặt trừng phạt nhằm vào những đối tượng Ukraine do tình trạng bạo lực ở Kiev.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không quân Thụy Sĩ chỉ làm... giờ hành chính

19/02/2014 03:05

Ngày 17.2, sau khi bị cơ phó “cướp”, chiếc Boeing 767-300 của hãng hàng không quốc gia Ethiopia được 2 chiến đấu cơ Eurofighter của không quân Ý áp giải ra khỏi không phận nước này, sau đó được 2 chiếc Mirage 2000 của không quân Pháp “hộ tống” về Geneva (Thụy Sĩ).

Theo báo Tribune de Genève, không quân Thụy Sĩ hoàn toàn không can thiệp vì vụ việc xảy ra... ngoài giờ hành chính (khoảng từ 4 - 6 giờ, giờ địa phương). Phát ngôn viên của không quân nước này Laurent Savary hôm qua xác nhận với giới truyền thông: “Chúng tôi chỉ làm việc từ 8 - 12 giờ và 13 giờ 30 - 17 giờ”. Ngoài thời gian kể trên, Thụy Sĩ có thỏa thuận với một số nước láng giềng như Pháp để nhờ canh giữ giúp không phận. Đây là biện pháp để tiết kiệm ngân sách cho quốc phòng. Tuy nhiên, các radar của Thụy Sĩ vẫn hoạt động 24/24. Một số báo Pháp bình luận vui: “Muốn xâm lược Thụy Sĩ, cứ chọn ngoài giờ hành chính mà tấn công”.

Lan Chi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước sông chuyển màu vàng

Nước trong một con sông ở Anh hôm qua chuyển sang màu vàng bất thường sau cơn mưa, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng hiện tượng này không gây nguy hiểm.

Posted Image

Màu vàng bất thường của nước sông Holme nằm ở hạt Tây Yorkshire, đông bắc nước Anh. Hiện tượng này được ghi lại từ hôm qua.

Posted Image

Lũ lụt kèm theo mưa lớn quét qua một mỏ cũ bị bỏ hoang gần thị trấn Holmfith thuộc hạt này.

Posted Image

Mực nước dâng cao khiến quặng sắt bị rửa trôi, chảy về sông Holme và "nhuộm màu" nước sông.

Posted Image

Hiện tượng này khiến gần 4 km sông Holme nhuốm màu vàng cam.

Posted Image

Tuy nhiên theo các chuyên gia môi trường, đây là hiện tượng tự nhiên và không gây hại. Sau một thời gian, màu nước sẽ trở lại bình thường.

Posted Image

Đây không phải là lần đầu tiên màu nước sông Holme chuyển màu bất thường. Hồi tháng 10 năm ngoái, nhiều người dân sinh sống ở đây cho biết họ từng nhìn thấy nước sông chuyển sang màu nâu.

Linh Anh (Theo Mirror)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TNS John McCain nói về "một chuyện đáng xấu hổ!"

Thứ Năm, 20/02/2014 - 10:54

Vấn đề cá da trơn (catfish), tôi đã đấu tranh quyết liệt tại thượng viện. Tôi thậm chí viết các bài báo lên án. Và tôi thấy đây là vấn đề đáng xấu hổ.

LTS: Thượng nghị sĩ John McCain là người có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Tham chiến trong lực lượng không quân, bị bắn rơi và trở thành tù binh, sau đó lại trở thành một trong những người tích cực ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Hiện ông John McCain cùng 11 Thượng nghị sỹ khác đang bảo trợ một đạo luật nhằm loại bỏ chương trình kiểm soát cá da trơn. Trong lần trò chuyện này cùng Tuần Việt Nam, ông chia sẻ về những vấn đề xung quanh quan hệ Việt - Mỹ.

Lợi cả đôi bên

Hơn 20 năm trước, trong khi nhiều đồng nghiệp Cộng hòa khác phản đối thì ông lại ủng hộ việc cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tại sao vậy?

Máy bay của tôi từng bị bắn rơi ở Hồ Trúc Bạch. Có một điều rất quan trọng đối với tôi cũng như với nhiều cựu binh Mỹ khác là phải hàn gắn nỗi đau của chiến tranh.

Rất nhiều cựu binh Mỹ đã được hàn gắn nhờ vào việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Và thực tế chỉ trong vòng 10 năm sau ngày bình thường hóa, chúng ta đã chứng kiến mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai nước và chính điều đó đã làm lợi cho cả Việt Nam và Mỹ.

Điều gì trong quan hệ Việtn - Mỹ khiến ông ấn tượng nhất kể từ ngày xóa bỏ cấm vận?

Thương mại là yếu tố đáng nói nhất. 15 năm trước đây, Việt Nam không hề có sản phẩm cà phê, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, điều đó cũng giúp giá cà phê trên thế giới ở mức không tăng quá cao.

Nếu nhìn vào sản xuất hay du lịch cũng vậy. Và thực tế rằng hiện nay chúng ta đã là những người bạn của nhau. Và chúng ta cần phải ghi nhận một thực tế thú vị là ngay tại châu Á, các quốc gia vẫn còn nuôi dưỡng những tư tưởng thù địch, nghi ngờ lẫn nhau.

Tôi hy vọng rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ được cải thiện nếu họ lấy sự tiến triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ để làm hình mẫu.

Việt Nam và Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Theo ông, khuôn khổ quan hệ mới sẽ giúp thế nào trong việc thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới?

Tôi nghĩ rằng tình hình sẽ tiếp tục phát triển. Thương mại sẽ tăng trưởng hơn nữa. Du lịch từ Mỹ đến Việt Nam cũng sẽ tiếp tục phát triển, đã có ngày một nhiều các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng được xây mới tại Việt Nam và mọi người có thể tận hưởng những điều đó. Nếu chúng ta nhìn vào thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy một thành phố châu Á hiện đại.

Chúng ta cũng cần phải ghi nhận một thực tế thú vị là, hiện có 16.000 sinh viên, học sinh Việt Nam đang theo học tại Mỹ. Điều đó là điều cực kỳ đặc biệt.

Posted Image

Thượng nghị sĩ John McCain. Ảnh: APBảo hộ mậu dịch

Chúng ta đều đồng ý rằng thương mại đã phát triển ngoạn mục nhất. Nhưng ông cũng thấy rằng Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại tại Mỹ, như các vụ phán quyết về chống bán phá giá hay áp thuế chống trợ giá với tôm, cá tra, cá basa của Việt Nam. Theo ông, nên nhìn nhận những rào cản thương mại thương mại này như thế nào trong quan hệ song phương?

Vấn đề cá da trơn (catfish), tôi đã đấu tranh quyết liệt tại thượng viện. Tôi thậm chí viết các bài báo lên án. Và tôi thấy đây là vấn đề đáng xấu hổ.

Thật vô lý khi người dân Mỹ phải chi đến 15 triệu đô la để duy trì Văn phòng giám sát cá da trơn (theo Luật Nông nghiệp 2014). Để làm gì?

Đó chính là ví dụ tồi tệ nhất cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại. Một ngày nào đó chúng ta sẽ gạt bỏ được hàng rào này. Nhưng nếu chúng ta nhìn cả vào tổng thể hoạt động thương mại thì chúng ta vẫn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Do vậy, nếu trừ vấn đề cá basa và một số vấn đề nhỏ lẻ khác thì chúng ta có thể tự hào về những tiến triển trong quan hệ giao thương giữa hai nước.

Ông có nói đến Văn phòng giám sát cá da trơn sẽ được thành lập theo Đạo luật Nông nghiệp mới. Dù sao thì Tổng thống Obama cũng đã mới ký ban hành luật này rồi. Vậy ông sẽ làm gì để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đạo luật này?

Thì tôi sẽ tiếp tục đấu tranh. Mỗi khi có bất kỳ dự luật nào có liên quan đến các điều khoản đó được đưa ra thì tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để có các điều khoản sửa đổi nhằm xóa bỏ cái cơ quan giám sát cá da trơn đó.

Lần vừa rồi chúng tôi đã tiến rất rất gần tới thành công trong việc loại bỏ cái văn phòng này. Và một lần nữa, khi tôi đưa ra những minh chứng về sự lãng phí trong hoạt động của Nhà Trắng, thì Văn phòng giám sát cá da trơn lại một lần nữa nằm trong tốp 2, 3 gì đó trong danh sách của tôi.

Do vậy, có rất nhiều người Mỹ vốn không liên quan gì đến cá da trơn đã biết đến thực tế này. Sớm hay muộn thì chúng ta cũng sẽ xóa bỏ được.

Năm tới, chúng ta sẽ kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Đến giờ, nhìn lại cuộc chiến đó, ông nghĩ gì?

Tôi nghĩ rằng cuộc chiến đó đã chia rẽ nước Mỹ nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến nào trước đó kể từ thời nội chiến. Nó ảnh hưởng tồi tệ đến đời sống, tính mạng và của cải của cả nhân dân Mỹ lẫn nhân dân Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, vì chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, thông điệp rõ ràng nhất của cuộc chiến đến ngày hôm nay chính là hãy cùng nhau tiến về phía trước.

Chúng tôi đã từng chiến đấu với người Nhật và người Đức, giờ chúng tôi với họ là bạn tốt. Chúng tôi tham chiến ở Việt Nam nhưng giờ đây hai nước chúng ta đang có quan hệ rất tốt...

Tôi muốn nói thêm một điều. Tôi luôn khuyến khích bạn bè tôi quay trở lại Việt Nam. Có rất nhiều cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã quay trở lại như là một giải pháp hàn gắn tâm hồn của họ.

Bản thân tôi luôn cảm thấy rất hạnh phúc khi được chứng kiến tình cảm nồng nhiệt của người Việt Nam, những người dân bình thường trên đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng hay Hà Nội, đã dành cho tôi. Tình cảm đó làm tôi thực sự rất cảm động, tôi thực sự cảm thấy sự thương yêu của người dân Việt Nam dành cho tôi.

Xin cảm ơn ông!

Theo Minh Ngọc (Thực hiện)

Tuần Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đàm phán hạt nhân Iran khó đạt thoả thuận toàn diện

Bộ Ngoại giao Iran ngày 18/2 cho biết hiện vẫn chưa thể đạt được một thoả thuận hạt nhân toàn diện với nhóm P5+1 trong vòng đàm phán mới nhất tại Vienna (Áo).<br style="font-size: 13px;"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo người phát ngôn bộ trên Marzieh Afkham, phía Iran không hy vọng vòng đàm phán hạt nhân mới này sẽ có được các kết quả tức thời, bởi đây là một tiến trình "dài, khó khăn và phức tạp, cần từng bước thực hiện một cách thận trọng và cảnh giác". Bà Afkham cho biết hai bên chủ yếu thảo luận về khuôn khổ các cuộc đàm phán tiếp theo với trọng tâm là vấn đề hạt nhân của Iran, đồng thời khẳng định chương trình quân sự và quốc phòng của Iran không liên quan tới đàm phán hạt nhân. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">

Posted Image

Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Catherine Margaret Ashton (thứ hai, trái), Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Mohammad Zarif (thứ hai, phải) và các đại biểu khác tại cuộc đàm phán ngày 18/2. Ảnh: AFP/TTXVN

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Ngoài ra, bà Afkham dẫn phát biểu của Lãnh tụ tinh thần Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei ngày 17/2 vừa qua, trong đó ông Khamenei cũng không lạc quan về các cuộc đàm phán và hối thúc các nhà đàm phán Iran lưu ý tới "các điều kiện tiên quyết" về quyền hạt nhân của Iran. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Iran về Các vấn đề Pháp lý và Quốc tế Abbas Araqchi ngày 18/2 cho biết vòng đàm phán mới "đã khởi đầu rất tốt" và sẽ tập trung vào "thiết lập một chương trình nghị sự". Trả lời phỏng vấn sau phiên họp đầu tiên, ông Araqchi tuyên bố Iran đã sẵn sàng chứng minh với Nhóm P5+1 về chương trình hạt nhân hoà bình của mình, cũng như cam kết không bao giờ chuyển đổi sang các mục tiêu phi hoà bình khác. Bên cạnh đó, ông Araqchi bác bỏ thông tin trước đó cho rằng chương trình hạt nhân của Iran cùng các cơ sở vật chất sẽ bị dỡ bỏ.<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Khởi động vào ngày 18/2, vòng đàm phán mới giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp với Đức) được các bên đánh giá là rất tích cực. Tuy nhiên, theo ông Michael Mann, người phát ngôn của quan chức phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton, đây mới chỉ là bước khởi đầu để hướng tới mục tiêu tìm một giải pháp toàn diện cho hồ sơ hạt nhân của Iran. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng kêu gọi tăng cường các nỗ lực và lòng tin ngoại giao trong xử lý vấn đề hạt nhân "phức tạp và nhạy cảm" của Iran.<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Trong một diễn biến khác, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 18/2 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia Hồi giáo đoàn kết nhằm đối phó với các mối đe dọa chưa từng có mà những nước này đang đối mặt.<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv (Israel), lời kêu gọi trên được ông Rouhani đưa ra trong bài phát biểu khai mạc tại hội nghị lần thứ 9 Liên minh Nghị viện các nước thuộc tổ chức các nước Hồi giáo (IIPU) tại Tehran. Ông Rouhani cảnh báo rằng áp lực quốc tế và các mối đe dọa khác nhau về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới thế giới Hồi giáo, đồng thời kêu gọi các quốc gia này đoàn kết và thống nhất nhằm đối phó thích hợp và kịp thời. Tổng thống Iran cũng bày tỏ hy vọng rằng hội nghị IIPU sẽ tạo cơ hội cho sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc gia Hồi giáo. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">IIPU được thành lập năm 1999 theo một sáng kiến do Iran đưa ra nhằm tăng cường sự hợp tác giữa nghị viện của các quốc gia Hồi giáo, đối phó với các thách thức mà những nước này phải đối mặt.<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama viết thư tay xin lỗi một giáo viên

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đích thân viết thư xin lỗi một giáo sư mỹ thuật, sau khi bà này phàn nàn về một phát ngôn của ông hồi tháng trước.

Posted Image

Một phần lá thư xin lỗi mà Tổng thống Obama viết cho giáo sư Ann Collins. Ảnh: hyperallergic

Theo Telegraph, phát biểu trong chuyến công tác nhằm thúc đẩy sản xuất tại bang Winsconsin, ông Obama đã nói rằng người lao động có thể làm ra nhiều tiền nhờ vào việc sản xuất và buôn bán lành nghề, hơn là dựa trên một tấm bằng lịch sử mỹ thuật.

Cảm thấy phát ngôn của mình có phần động chạm đến những người làm về mỹ thuật, ông Obama nhanh chóng nói thêm: "Trong thời đại hiện nay, việc có một tấm bằng về lịch sử mỹ thuật chẳng có gì là sai cả. Tôi yêu lịch sử mỹ thuật".

Tuy nhiên, sự "chữa cháy" này của tổng thống Mỹ không làm vừa lòng Ann Collins Johns, một giáo sư môn lịch sử mỹ thuật ở đại học Texas. Bà đã gửi thư điện tử đến trang web của Nhà Trắng hôm 31/1 để bày tỏ sự bức xúc về phát ngôn của ông Obama.

12 ngày sau, bà Ann nhận được lá thư phản hồi do đích thân vị tổng thống thuận tay trái viết cho bà.

"Ann, cho tôi được xin lỗi về những phát ngôn không chuẩn bị trước. Tôi đang nêu ra quan điểm về thị trường việc làm, chứ không phải về giá trị của lịch sử mỹ thuật. Lịch sử mỹ thuật là một trong những môn học yêu thích của tôi ở trường trung học, và nó đã giúp tôi có nhiều niềm vui trong cuộc sống mà tôi có thể đã bỏ lỡ", ông Obama viết. "Vì thế cho tôi gửi lời xin lỗi đến toàn khoa và xin hãy hiểu rằng tôi đang cố gắng khuyến khích các bạn trẻ tích cực rèn luyện kỹ năng để sau này có một công việc thành công".

Lá thư của tổng thống sau đó được đăng tải trên một blog mỹ thuật và giáo sư Ann Collins cho hay bà vẫn rất ngưỡng mộ ông Obama.

"Tôi không ngờ được là đích thân ông ấy viết thư xin lỗi tôi. Vì thế bây giờ tôi cảm thấy thật có lỗi khi làm lãng phí thời gian của ông ấy", bà nói.

Tổng thống Obama tốt nghiệp đại học Columbia năm 1983 chuyên ngành khoa học chính trị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc sẵn sàng cho cuộc chiến nhanh gọn với Nhật"

(Vietnam+)

Posted Image

Quân đội Trung Quốc dường như đã chuẩn bị đánh chiếm dứt điểm các đảo ở biển Hoa Đông. (Ảnh: TTXVN/THX)

Đài RFI đêm 20/2 dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh ngắn với Nhật Bản nhằm đánh chiếm các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Đây là lời báo động của một quan chức tình báo Hải quân Mỹ được nhật báo “Washington Times” số ra ngày 19/2 tiết lộ.

Phát biểu nhân một hội nghị vào tuần trước tại San Diego (bang California, Mỹ), Đại úy Hải quân James Fanell, chỉ huy các hoạt động thông tin-tình báo tại Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã xác định rằng quy mô các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc vào mùa Thu vừa rồi cho thấy Đài Loan không còn là mục tiêu đánh chiếm quan trọng duy nhất của Bắc Kinh.

Đối với chuyên gia này, cuộc tập trận đổ bộ rầm rộ và kết hợp nhiều quân khu mang tên Nhiệm vụ 2013 chứng tỏ rằng quân đội Trung Quốc đã được giao phó một nhiệm vụ mới, đó là “tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và dứt điểm để tiêu diệt lực lượng Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, nối tiếp bằng điều chỉ có thể là đánh chiếm quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), thậm chí cả các đảo Nam Ryukyu.”

Về chiến lược lâu dài của Trung Quốc, Đại úy Fanell nhắc lại rằng Tướng Lưu Hoa Thanh (1916-2011), người được coi là cha đẻ của Hải quân Trung Quốc, vào năm 1983 đã phác thảo lộ trình đưa Bắc Kinh lên nắm quyền bá chủ trong lĩnh vực hải quân.

Theo lộ trình này, năm 2010, Trung Quốc sẽ giành được ưu thế hải quân bên trong cái được họ gọi là “chuỗi đảo đầu tiên”, tức là vùng hải phận gần bờ biển Trung Quốc. Đến năm 2020, uy lực Trung Quốc sẽ mở rộng để kiểm soát vùng biển xung quanh “chuỗi đảo thứ hai” nằm cách Trung Quốc hàng trăm hải lý.

Và đến năm 2040, Tướng Lưu Hoa Thanh cho rằng “Trung Quốc sẽ đủ sức ngăn chặn thế thống trị của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 loại vũ khí thay đổi hình thái chiến tranh tương lai

(TNO) Trang National Interest của Mỹ hôm 12.2 đã thiết lập một danh sách 5 loại vũ khí có khả năng thay đổi bản chất của chiến tranh tương lai dựa trên sự cân bằng giữa chiến tranh quy ước và chiến tranh ngoại lệ.

Posted Image

Hình mô phỏng một tên lửa siêu âm - Ảnh: Washington Times

Việc dự đoán những loại vũ khí nào có khả năng thay đổi chiến tranh tương lai là rất khó khăn vì bản chất của chiến tranh là linh động và liên tục thay đổi.

Một hệ thống vũ khí có thể thay đổi cục diện cuộc chiến giữa hai lực lượng như Trung Quốc và Mỹ lại không hiệu quả trong một kịch bản trên chiến trường đô thị, chẳng hạn như Israel đối mặt với du kích quân Palestine tại dải Gaza hay Hezbollah của Li Băng ở ngoại ô Beirut.

Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 có thể là yếu tố thay đổi cán cân cuộc chiến trong một số hoàn cảnh, nhưng tốc độ khủng khiếp và thời gian tác chiến giới hạn của nó lại không phù hợp với nhiệm vụ phát hiện và tấn công các tay súng tự do trong một thành phố.

Chưa kể rằng việc sử dụng chúng để tiêu diệt một vài phiến quân trang bị súng AK-47 hầu như là không hiệu quả mà lại quá tốn kém. Các lực lượng đặc nhiệm trang bị áo giáp siêu tàng hình và súng trường hạng nhẹ bắn đạn thông minh sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều.

Mặc dù có thể chưa đầy đủ, nhưng danh sách này phần nào đó cho thấy các xu hướng của hình thái chiến tranh có thể ảnh hưởng đến thế giới chúng ta trong nhiều thập kỷ tới, theo National Interest.

5. Áo giáp siêu tàng hình

Các nhà khoa học đã thiết kế loại vật liệu có khả năng uốn cong sóng ánh sáng nhằm giảm thiểu tối đa sự tỏa nhiệt và dấu hiệu hiện diện của mục tiêu. Rõ ràng, loại vật liệu “siêu tàng hình” này cực kỳ giá trị về mặt quân sự, vì chúng cho phép các chiến binh, từ những người lính bình thường cho đến các lực lượng đặc nhiệm không bị phát hiện khi hoạt động trên lãnh thổ đối phương, hoặc ít nhất là cho họ thời gian giành thế chủ động. Cũng như giảm nguy cơ thương vong trong các hoạt động quân sự, trong khi gia tăng khả năng phát động các cuộc tấn công cục bộ và bất ngờ chống lại kẻ thù, hoặc tiến hành phá hoại và ám sát.

Một công ty của Canada được cho là đã trình diễn loại vật liệu này cho hai nhóm chỉ huy trong quân đội Mỹ và hai nhóm trong quân đội Canada, cũng như cho các đội chống khủng bố liên bang. Tất nhiên, công nghệ này cũng sẽ rất nguy hại một khi nó lọt vào tay các lực lượng vô chính phủ như phiến quân và các nhóm khủng bố.

4. Pháo điện từ

Sử dụng bệ phóng từ trường thay cho các loại chất đẩy hóa học như thuốc súng hoặc nhiên liệu, pháo điện từ có khả năng đẩy một viên đạn đi với vận tốc từ 4.500 - 5.600 dặm/giờ. Công nghệ đang được phát triển này đã chứng minh khả năng đẩy một viên đạn đi xa 185 km với mức năng lượng 32 megajoule (MJ).

Posted Image

Một khẩu pháo điện từ - Ảnh: Wired.com

Tốc độ cực cao và tầm bắn xa của pháo điện từ mang lại nhiều lợi ích cả trong tấn công và phòng thủ. Khả năng tấn công chính xác của nó có thể đối phó ngay cả những hệ thống phòng thủ khu vực tân tiến nhất cho đến nhiệm vụ phòng không chống lại các mục tiêu đang bay. Một lợi thế khác của công nghệ này là không cần phải lưu trữ các chất nổ nguy hiểm và vật liệu dễ cháy cần thiết để phóng các quả đạn thông thường.

Một hệ thống pháo điện từ đã được Phòng Nghiên cứu hải quân Mỹ phát triển từ năm 2005. Giai đoạn hiện nay của dự án, bắt đầu từ năm 2012, là tìm cách phát triển khả năng bắn ổn định.

Hải quân Mỹ hy vọng sẽ tăng tầm bắn lên đến 370 km với năng lượng 64 MJ. Nhưng do một phát bắn cần đến 6 triệu ampe nên sẽ mất nhiều năm nữa các nhà khoa học mới có thể phát triển loại tụ điện có thể tạo ra năng lượng lớn như vậy, cũng như loại vật liệu làm pháo không bị tan tành từng mảnh sau mỗi phát bắn.

Lục quân Mỹ cũng đang phát triển phiên bản pháo điện từ của riêng mình. Và Trung Quốc cũng được đồn đại là đang phát triển loại vũ khí siêu hạng này, với hình ảnh vệ tinh hồi cuối năm 2010 cho thấy các cuộc thử nghiệm đang diễn ra tại một căn cứ tăng - thiết giáp và pháo binh gần Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông.

3. Vũ khí không gian

Bất chấp áp lực quốc tế chống quân sự hóa không gian vũ trụ, các cường quốc vẫn tiếp tục khám phá những công nghệ có thể biến bầu trời trên đầu chúng ta thành chiến trường kế tiếp. Từ các bệ phóng tên lửa đặt trên mặt trăng cho đến hệ thống chặn bắt và chuyển hướng các tiểu hành tinh tới mục tiêu trên trái đất.

Tất nhiên, không phải tất cả các kịch bản đều khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng một số bước đột phá đang nằm trong tầm với của khoa học hiện tại.

Đó có thể là vũ khí xung điện từ (EMP) hạt nhân hoặc phi hạt nhân trang bị cho các tàu vũ trụ. Bằng cách kích nổ vũ khí EMP lắp trên vệ tinh có cao độ lớn, một bên tham chiến có thể tiến hành tấn công phủ đầu mạng lưới điện, vệ tinh, cũng như hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát cần thiết để tiến hành các hoạt động quân sự của đối phương.

Tùy thuộc vào kích thước của vũ khí EMP được sử dụng, cuộc tấn công có thể bao trùm cả một quốc gia, hoặc nhằm vào một khu vực tác chiến nào đó. Về mặt lý thuyết, loại vũ khí sát thủ này có thể chấm dứt chiến tranh trước khi có một phát súng nào được bắn đi, ít nhất là đối với một đối thủ dựa dẫm quá nhiều vào thông tin như Mỹ, nhưng lại không hiệu quả mấy với Taliban hay Hamas.

Vũ khí EMP bắn từ các nền tảng có cao độ thấp hơn hoặc thông qua hệ thống tên lửa trên đất liền như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì dễ bị đánh chặn hoặc tấn công phủ đầu. Trong khi vũ khí EMP lắp trên vệ tinh sẽ vượt ra ngoài tầm với của hầu hết các nước, ngoại trừ những quốc gia sở hữu vũ khí chống vệ tinh đặt trên mặt đất hay các trạm không gian.

Một công nghệ khác cũng ít nhiều được quan tâm trong nhiều thập niên qua là việc sử dụng hệ thống laser năng lượng cao trên vũ trụ (SBL) để đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương ngay trong giai đoạn tăng tốc (BPI). Ưu điểm của công nghệ này là khả năng vô hiệu hóa một tên lửa đạn đạo vào thời điểm nó bay chậm nhất, do đó xác xuất thành công sẽ cao hơn nhiều.

Khác với các hệ thống phòng thủ chiến trường sử dụng công nghệ BPI như Aegis, là loại cần phải triển khai gần lãnh thổ đối phương, vũ khí laser trên vũ trụ hoạt động ở cao độ vượt ra ngoài tầm tấn công của quốc gia mục tiêu. Do đó, ngày càng nhiều quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo tầm xa trang bị đầu đạn hạt nhân quan tâm đến vũ khí đánh chặn SBL, và sẵn sàng chi tiền tài trợ cho các chương trình tốn kém như vậy.

2. Tên lửa hành trình siêu âm

Nếu sở hữu tên lửa hành trình siêu âm từ giữa những năm 1990, Mỹ đã có thể tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden của al-Qaeda sớm hơn nhiều, và thực hiện điều đó ngay tại Afghanistan chứ không phải là ở Pakistan.

Với tầm bắn xa và chính xác, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân đã tác động phi thường đến chiến tranh hiện đại. Nhưng trong thời đại mà vấn đề thắng thua chỉ chênh nhau từng phút, thì nó lại tỏ ra quá chậm.

Vào năm 1998, sau các vụ tấn công khủng bố nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Mỹ ở biển Ả-rập phải mất 80 phút để đến mục tiêu là các trại huấn luyện của al-Qaeda ở Afghanistan. Trong khi đó, loại tên lửa siêu âm bay ở tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh) chỉ cần 12 phút để tiếp cận các mục tiêu tương tự.

Với mong muốn tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất trong vòng vài phút, quân đội Mỹ, từ năm 2001, đã triển khai một chương trình có tên gọi là Tấn công nhanh toàn cầu (Prompt Global Strike). Nỗ lực này tập trung vào việc phát triển phương tiện bay siêu âm (HCV) X-51A do liên danh giữa Không quân Mỹ, Hãng Boeing, Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (DARPA), Cơ quan hàng không vũ trụ NASA, Tập đoàn Pratt & Whitney Rocketdyne, và Ủy ban Động cơ đẩy thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Không quân Mỹ thực hiện.

Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã có những bước tiến nhất định trong việc phát triển công nghệ có khả năng tương tự sử dụng đầu đạn thông thường, khiến một số nhà phân tích quốc phòng đã phải cảnh báo về nguy cơ chạy đua phát triển loại vũ khí tấn công toàn cầu này.

Hải quân Mỹ cũng được cho là đang nghiên cứu khả năng phát triển tên lửa siêu âm phóng từ tàu ngầm.

Năng lực tấn công nhanh toàn cầu có thể phục vụ cho nhiều mục đích, từ các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống chỉ huy và điều khiển, các mục tiêu có giá trị cao khác cho đến các cuộc tấn công cục bộ chống lại các nhóm khủng bố cơ động trong thời gian ngắn dựa trên thông tin tình báo mặt đất.

Tốc độ phi thường và khả năng đeo bám địa hình của tên lửa hành trình siêu âm sẽ đặt ra những thách thức mới cho các hệ thống phòng không hiện nay, do đó đem lại thêm lợi thế cho chúng trong các tình huống chiến tranh quy ước.

1. Vũ khí không người lái có khả năng tự nhận thức

Có lẽ thành tựu nổi bật nhất của ngành công nghiệp quốc phòng trong thập kỷ vừa qua là sự ra đời của phương tiện bay không người lái (UAV). Cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, các UAV đang nhanh chóng tiếp quản những nhiệm vụ vốn do con người đảm nhận. Thậm chí, các nhà bình luận còn cho rằng sự trỗi dậy của các UAV một ngày nào đó sẽ làm cho các phi công con người trở thành lỗi thời.

Nhưng các phương tiện không người lái hiện nay, từ xe gỡ bom đến tàu ngầm mini, từ máy bay trực thăng giám sát trên tàu chiến đến các nền tảng tấn công trên cao vẫn còn thụ động và phần lớn cần sự can thiệp của con người. Mặc dù công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển, nhưng các nhiệm vụ quan trọng như phát hiện mục tiêu và ra quyết định khai hỏa tên lửa Hellfire vẫn do con người đảm nhận.

Điều này có thể sớm thay đổi khi các nhà khoa học đẩy lùi ranh giới của trí tuệ nhân tạo. Khi đó, các UAV sẽ tự đưa ra những "quyết định" có ý nghĩa sinh tử. Tất nhiên, tính “thông minh” của các phương tiện không người lái, hoặc robot nói chung, không thể so sánh với con người, và cũng không thể được cho là có tri giác. Nhưng những tiến bộ về khả năng tính toán sẽ mang lại cho các cỗ máy năng lực nhận thức tình huống và thích ứng cao hơn.

Vì chi phí huấn luyện và duy trì binh sĩ quá tốn kém nên có thể trong tương lai các cỗ máy sẽ được ưu tiên giao phó nhiệm vụ tác chiến cũng như ra những quyết định sinh tử.

Chuyện cho phép robot giết người có lẽ chỉ còn tùy thuộc vào vấn đề thời gian vì bản chất của chiến tranh ngày càng giống như trò chơi điện tử. Việc triển khai chúng sẽ tạo thêm khoảng cách giữa thủ phạm và nạn nhân, làm giảm đi yếu tố tâm lý trong việc sử dụng vũ lực.

Một khi đã giao phó nhiệm vụ tác chiến cho máy bay không người lái, người ta sẽ cố gắng biến chúng thành những cỗ máy càng “tự do” càng tốt. Vì bên nào ra quyết định nhanh nhất và cần đến sự can thiệp của con người ít nhất, sẽ chiếm ưu thế trong cuộc chiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay