Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Lâu nay buồn quá, nên chẳng quan tâm gì đến bão bùng cả. Nhưng hôm nay, có chú em đến biếu thùng bia đặc biệt, mà chú em lại có việc ở Quảng Ngãi. Bởi vậy nên bấm một quẻ. Thấy rằng cơn bão tan biến trước khi vào đất liền thì cùng lắm chỉ là một cơn mưa lớn.

Bão số 7 tương tác với bão khác, di chuyển dị thường

Thứ Tư, 03/10/2012 --- cập nhật 09:19 GMT+7

Bão số 7 liên tục tăng cấp độ khi tiến vào biển Đông do tương tác với một cơn bão khác. Được tiếp sức, bão có hướng đi dị thường khiến cơ quan khí tượng lo ngại về khả năng độ bổ của bão vào miền Trung.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, cho biết, hiện bão số 7 tương tác với một cơn bão khác đang hoạt động trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương đã mạnh lên rất nhanh và vẫn đang loanh quanh ở phía đông quần đảo Hoàng Sa.

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đến 4h sáng nay (3/10), tâm bão ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão có khả năng đổi hướng di chuyển từ Đông Đông Nam về phía Tây và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 4/10, bão vẫn di chuyển chậm, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 5/10, tâm bão còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Hướng đi dị thường của bão số 7 khiến cơ quan khí tượng lo ngại về khả năng độ bổ của bão vào khu vực miền Trung nước ta. Dự báo khi bão đổi hướng về phía tây, sau đó là tây và tây tây bắc, sẽ hướng về các tỉnh nam Trung bộ nước ta. Tuy nhiên, theo ông Hải, còn có khả năng bão bị hút đi ngược trở ra, thoát khỏi biển Đông, như vậy, miền Trung sẽ thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão dị thường này.

Hiện các chuyên gia khí tượng đang theo dõi chặt chẽ quá trình di chuyển của bão số 7.

Posted Image

Đường đi của bão số 7 còn diễn biến phức tạp.

Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 3/10 như sau:

Phía tây Bắc bộ, ngày có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 21- 24 độ, cao nhất 27 - 30 độ.

Phía đông Bắc bộ, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 18- 25 độ vùng núi 18 - 21 độ, cao nhất 28 - 31 độ.

Khu vực Hà Nội, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng, đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 28 - 31 độ.

Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 -25 độ, cao nhất 29- 32 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 23- 26 độ, cao nhất 29- 32 độ.

Tây Nguyên, chiều và đêm có mưa rào và rải rác có giông; nhiệt độ thấp nhất 20- 23 độ, cao nhất 27- 30 độ.

Nam Bộ, chiều và đêm có mưa rào và rải rác có giông; nhiệt độ thấp nhất 23- 26 độ, cao nhất 29- 32 độ.

Theo Dân Trí

==============================

Không ào bờ rồi. Quay lại biển Đông đi nào.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thổ Nhĩ Kỳ “nổi giận” vì lại trúng pháo từ Syria

Thứ Bẩy, 06/10/2012 - 08:20

(Dân trí) - Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua nã pháo đáp trả sang bên kia biên giới sau khi một quả đạn cối của Syria một lần nữa lại được bắn sang đất Thổ Nhĩ Kỳ, các đài truyền hình cho hay.

>> Syria ngăn quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập qua biên giới

>> Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn hành động quân sự với Syria

Posted Image

Binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ gác ở Akcakale, giáp giới Syria, ngày 4/10.

Vụ việ xảy ra ở tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào chiều ngày thứ sáu 5/10, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho hay. Không có trường hợp thương vong nào được thông báo.

Vào ngày thứ tư vừa qua, một quả pháo được bắn từ Syria đã khiến 5 dân thường tại thị trấn Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Vụ việc đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ bắn đáp trả và quốc hội nước này thông qua dự luật cho phép hành động quân sự bên trong lãnh thổ Syria.

Trước đó vào ngày thứ sáu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cảnh báo Syria tại một cuộc mít tinh lớn ở Istanbul rằng hai nước cách một cuộc chiến “không xa”.

Mặc dù ông khẳng định việc bỏ phiếu của quốc hội chỉ là tự vệ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bắt đầu một cuộc chiến, nhưng tại cuộc mít tinh ông cho hay: “Những ai dám thử ý chí, sự quyết đoán và khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ là đang phạm sai lầm chết người”.

Vào ngày hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động xe tăng và tên lửa phòng không tới Akcakale và một quan chức Bộ Ngoại giao nước này cho biết trên hãng thông tấn AP rằng Syria đã rút xe tăng cùng các phương tiện khác khỏi biên giới.

Kênh truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Syria đã lệnh cho chiến đấu cơ và trực thăng không tiến vào khu vực cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 10km, song Damascus không bình luận gì về thông tin này.

“Máy bay chính phủ bị bắn hạ”

Vụ nã pháo vào ngày hôm qua được cho là diễn ra ở thành phố Altinozu, tỉnh Hatay, xa hơn nhiều về phía tây, vào khoảng 16h30 GMT.

Tỉnh trưởng Hatay, Celalettin Lekesiz, được hãng thông tấn Anadolu dẫn lời cho biết quân đội Thổ Nhĩ Kỳ “đã nã pháo đáp trả” sau khi một quả pháo cối rơi xuống một khu vực nông thôn.

Mặc dù không có thông tin về đụng độ biên giới mới tại Akcakale, song tình hình vẫn hết sức căng thẳng. Một người dân ở Oncul, gần với Akcakale, cho biết: “Các chủ cửa hàng, người dân và bọn trẻ đều rất lo lắng. Chúng tôi đã không ngủ cho tới sáng”.

Trong khi đó đụng độ giữa quân chính phủ và quân nổi dậy vẫn tiếp diễn ở khắp Syria vào ngày thứ sáu. Thành phố Homs là nơi diễn ra các cuộc nã pháo dữ dội nhất trong 5 tháng qua. Cũng có đụng độ dữ dội ở thành phố lớn thứ hai Syria, Aleppo, và chính phủ nã pháo ở thủ đô Damascus, Hama cùng Idlib.

Phe nổi dậy đã đăng tải lên mạng các đoạn video mà họ cho biết là một chiếc máy bay quân sự đã bị quân nổi dậy bắn hạ khi nó đang đánh bom các thành phố ở khu vực Ghouta, miền đông.

Hiện chưa rõ đó là chiếc trực thăng hay chiến đấu cơ.

Theo những người ủng hộ phe nổi dậy, hơn 30.000 người đã thiệt mạng kể từ đầu cuộc nổi dậy chống Tổng thống Assad. Liên hợp quốc ước tính con số này là ít nhất 20.000.

Vũ Quý

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu chiến Trung Quốc tiến gần Nhật

Thứ Bảy, 06/10/2012, 09:17 (GMT+7)

TT - Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) tối 4-10 phát hiện bảy tàu chiến Trung Quốc di chuyển với tốc độ cao trong vùng biển giữa các quần đảo Miyako và Okinawa nằm ở phía tây nam Nhật Bản.

Posted Image

Tàu chiến 861 của Trung Quốc chạy trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: NHK

Đài truyền hình NHK đưa tin hạm đội tàu chiến này xuất hiện cách quần đảo Miyako, tỉnh Okinawa 110km về phía đông bắc và hướng ra Thái Bình Dương. Hạm đội này gồm hai tàu khu trục lớn, hai tàu khu trục nhỏ, một tàu hậu cần và hai tàu giải cứu tàu ngầm. Kyodo dẫn lời một số chuyên gia Nhật cho rằng Bắc Kinh đang muốn diễu võ giương oai trên biển để nắn gân đối phương!

Tăng cường giám sát

Ngày 5-10, nội các Nhật đã họp khẩn để bàn cách ứng phó với tàu chiến Trung Quốc. Theo Kyodo, Bộ trưởng quốc phòng Satoshi Morimoto đã ra lệnh cho MSDF tăng cường tuần tra và giám sát từng động thái của bảy tàu chiến này. “Từ năm 2008 đến nay hải quân Trung Quốc liên tục đưa tàu chiến đến các vùng biển xung quanh Nhật Bản để diễu võ giương oai hòng xác định chủ quyền và bảo vệ lợi ích biển mà họ cho là của họ” - Bộ trưởng Morimoto nêu rõ.

Tháng 6-2012, tàu chiến Trung Quốc đã xuất hiện gần quần đảo Miyako. Khi đó, Trung Quốc khẳng định hải quân nước này chỉ tập trận thường niên trên Thái Bình Dương. Còn hiện tại Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về sự hiện diện hạm đội tàu chiến trên biển Hoa Đông. Truyền thông Nhật chỉ rõ mỗi khi có căng thẳng với Nhật thì Trung Quốc luôn triển khai tàu chiến tập trận ở khu vực cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 200km về phía đông.

Theo báo Yomiuri, lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) hiện đang quá tải do phải giám sát quá nhiều tàu Trung Quốc và Đài Loan. JCG chỉ có thể triển khai tối đa 30 tàu trong cùng một thời điểm. Với số lượng lên đến hàng trăm tàu Trung Quốc và Đài Loan trong khu vực, JCG cho biết cần thêm ít nhất 20 tàu tuần tra nữa. JCG đã ở trong tình trạng báo động cao suốt ba tuần qua.

Cuộc chiến kinh tế vẫn tiếp diễn

Trong những ngày qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục trả đũa kinh tế đối với Nhật. Theo Kyodo, các bệnh viện, cơ sở y tế ở Trung Quốc ngừng sử dụng thuốc Nhật và cũng ngừng mua thiết bị y tế Nhật kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống Nhật. Chiến dịch tẩy chay này đang lan rộng tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc, trong đó có Thành Đô và Thiên Tân. Cùng lúc, các công ty xây dựng Trung Quốc cũng tuyên bố ngừng sử dụng vật liệu xây dựng và thang máy nhập khẩu từ Nhật.

Báo Yomiuri cho biết doanh số xe hơi Nhật tại Trung Quốc cũng đang giảm mạnh. Doanh số xe Toyota tại Trung Quốc giảm 50% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất của Toyota trong tháng 10 tại Trung Quốc cũng sẽ giảm 50%. Hãng xe Mazda thông báo doanh số tháng 9 tại Trung Quốc giảm 35%. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo doanh số xe nhãn hiệu Nhật tại Trung Quốc sẽ giảm tổng cộng 40% tính đến cuối tháng 10 so với cùng kỳ năm trước. AFP cho biết ngày 5-10, Hãng hàng không Japan Airlines thông báo sẽ tiếp tục cắt giảm các chuyến bay giữa Nhật và Trung Quốc do nhu cầu sụt giảm trầm trọng.

Như vậy, các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nếu các cuộc biểu tình, đập phá, hôi của... của dân Trung Quốc tiếp tục diễn ra.

Tàu sân bay Mỹ đã đến Nhật, máy bay “tuyệt mật” đến Úc

Hai tàu sân bay hạt nhân thuộc hạm đội 7 của Mỹ đang được triển khai đến tây Thái Bình Dương. Kyodo dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Nhật Morimoto xác nhận tàu sân bay USS George Washington cùng nhiều tàu hộ tống được trang bị hệ thống phòng không Aegis đã đến Yokosuka.

Đài truyền hình NHK dẫn lời một số chuyên gia quân sự Nhật nhận định việc triển khai cùng lúc hai tàu sân bay này đến tây Thái Bình Dương là một hoạt động bất thường của hải quân Mỹ. Có thể Washington đang muốn kiềm chế những hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông sau những căng thẳng vừa qua.

Theo mạng tin NineNews ngày 5-10, hải quân Mỹ lần đầu tiên đã đưa năm máy bay trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại Growler tới Úc để trình diễn trong cuộc diễn tập Growler 12, kéo dài tới ngày 21-10.

Tính năng của máy bay là tuyệt mật, song Mỹ tiết lộ loại máy bay này có thể làm nghẽn tín hiệu rađa, hệ thống liên lạc và thậm chí cả điện thoại di động của đối phương.

Posted Image

Hai tàu sân bay Mỹ đã có mặt ở tây Thái Bình Dương - Ảnh: US Navy

MỸ LOAN - SƠN HÀ

======================

Khuých tạp thật! Để xem thế lào....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu nay buồn quá, nên chẳng quan tâm gì đến bão bùng cả. Nhưng hôm nay, có chú em đến biếu thùng bia đặc biệt, mà chú em lại có việc ở Quảng Ngãi. Bởi vậy nên bấm một quẻ. Thấy rằng cơn bão tan biến trước khi vào đất liền thì cùng lắm chỉ là một cơn mưa lớn.

Chết rùi! Tại Thiên Sứ tui say xỉn nên wên. Tuần sau chú em tui mới ra Quảng Ngãi lận. Vậy thôi, đoán lại thế này: Cơn bão giảm lực tàn phá khi vào đất liển.

Số là thế này: Công đoàn nhà máy Bia Sài Gòn tổ chức một buổi gì đó có tính tốt đẹp ở Quảng Ngãi. Nên tất nhiên thời tiết phải tốt và dân chúng ở đây phải không bị thiên tai, nếu không rất phản cảm. Thiên Sứ tui lên wẻ và ô kê tất. Cứ tưởng thứ Bảy là hôm nay, nên dù đang xỉn cũng ráng gõ vài câu. Thế quái nào hóa ra thứ Bẩy tuần sau. Híc. Tuần sau thì làm gì có bão mà phải lo. Híc! Nên đoán lại như trên vì dù sao cũng quẻ tốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ nói đúng quá, miền Trung bớt thiệt hại rồi. Posted Image

==============================

Bão số 7 vào bờ gây mưa to diện rộng những ngày tới

(Dân trí) - Chiều nay, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Bình Định-Phú Yên, bão số 7 suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Ảnh hưởng của hoàn lưu bão, các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to những ngày tới.

>> Hàng không hủy hàng loạt chuyến bay vì bão số 7

>> "Vùng nguy hiểm" khẩn trương đối phó bão số 7

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, chiều nay, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Bình Định – Phú Yên, chiều nay (6/10), bão số 7 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới

Hồi 17h ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Bình Định - Phú Yên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, ở trạm đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã quan trắc được gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 21 m/s (cấp 9), An Nhơn (Bình Định) 12m/s (cấp 6), giật 19 m/s (cấp 8); Quy Nhơn có gió mạnh 11m/s (cấp 6), giật 16m/s (cấp 7); ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Cũng do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) trong đêm nay (06/10) còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Các tỉnh Bắc Tây Nguyên có gió giật cấp 6, cấp 7. Ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có mưa to đến rất to.

Posted Image

Bão số 7 còn gây mưa diện rộng những ngày tới tại nhiều địa phương. (Ảnh: NCHMF)

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 và không khí lạnh kết hợp dải hội tụ nhiệt đới, từ chiều tối nay (6/10) ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ có một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; đợt mưa này có khả năng kéo dài 2-3 ngày.

Dự báo, từ tối nay, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ lên nhanh. Trong đợt lũ này, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, các sông từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, có nơi trên BĐ3; các sông ở Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận và các tỉnh ở Nam Tây Nguyên lên mức BĐ1 - BĐ2, có nơi trên BĐ2.

Cơ quan khí tượng tiếp tục phát đi cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Phạm Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chết rùi! Tại Thiên Sứ tui say xỉn nên wên. Tuần sau chú em tui mới ra Quảng Ngãi lận. Vậy thôi, đoán lại thế này: Cơn bão giảm lực tàn phá khi vào đất liển.

Số là thế này: Công đoàn nhà máy Bia Sài Gòn tổ chức một buổi gì đó có tính tốt đẹp ở Quảng Ngãi. Nên tất nhiên thời tiết phải tốt và dân chúng ở đây phải không bị thiên tai, nếu không rất phản cảm. Thiên Sứ tui lên wẻ và ô kê tất. Cứ tưởng thứ Bảy là hôm nay, nên dù đang xỉn cũng ráng gõ vài câu. Thế quái nào hóa ra thứ Bẩy tuần sau. Híc. Tuần sau thì làm gì có bão mà phải lo. Híc! Nên đoán lại như trên vì dù sao cũng quẻ tốt.

Bão số 7 vào bờ gây mưa to diện rộng những ngày tới

Thứ Bẩy, 06/10/2012 - 18:10

(Dân trí) - Chiều nay, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Bình Định-Phú Yên, bão số 7 suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Ảnh hưởng của hoàn lưu bão, các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to những ngày tới.

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, chiều nay, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Bình Định – Phú Yên, chiều nay (6/10), bão số 7 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới

Hồi 17h ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Bình Định - Phú Yên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, ở trạm đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã quan trắc được gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 21 m/s (cấp 9), An Nhơn (Bình Định) 12m/s (cấp 6), giật 19 m/s (cấp 8); Quy Nhơn có gió mạnh 11m/s (cấp 6), giật 16m/s (cấp 7); ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Cũng do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) trong đêm nay (06/10) còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Các tỉnh Bắc Tây Nguyên có gió giật cấp 6, cấp 7. Ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có mưa to đến rất to.

Posted Image

Bão số 7 còn gây mưa diện rộng những ngày tới tại nhiều địa phương. (Ảnh: NCHMF)

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 và không khí lạnh kết hợp dải hội tụ nhiệt đới, từ chiều tối nay (6/10) ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ có một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; đợt mưa này có khả năng kéo dài 2-3 ngày.

Dự báo, từ tối nay, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ lên nhanh. Trong đợt lũ này, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, các sông từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, có nơi trên BĐ3; các sông ở Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận và các tỉnh ở Nam Tây Nguyên lên mức BĐ1 - BĐ2, có nơi trên BĐ2.

Cơ quan khí tượng tiếp tục phát đi cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Phạm Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ: Huawei làm gián điệp cho Trung Quốc

Thứ bảy 06/10/2012 19:03

(GDVN) - Việc cho phép Huawei xây dựng và duy trì một bộ phận lớn cơ sở hạ tầng viễn thông của Mỹ là hành động mở cửa cho chính phủ Trung Quốc tiến hành hoạt động gián điệp đối với chính phủ Mỹ và thực hiện hoạt động tình báo công nghiệp.

Tờ CBSNews ngày 06/10 đưa tin, trả lời phỏng vấn chương trình 60 Minutes của Đài truyền hình CBS, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã cảnh báo rằng nhà sản xuất thiết bị viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei là mối đe dọa về an ninh quốc gia của Mỹ.

Posted Image

Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới

Trong năm qua, Ủy ban này đã tiến hành điều tra nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới này và sẽ đưa ra báo cáo điều tra vào thứ Hai tới đây. Nghị sĩ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo cho rằng các công ty Mỹ không nên tìm đến Huawei nếu họ “quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ, đến bảo mật thông tin cho khách hàng và an ninh quốc gia của nước Mỹ.”

Posted Image

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers

Nghị sĩ Dutch Ruppersberger bổ sung thêm: “Một trong những mục đích chính để chúng tôi tiến hành điều tra là nhằm cảnh báo những người kinh doanh trong thế giới viễn thông.”

Ủy ban này cho rằng việc cho phép Huawei xây dựng và duy trì một bộ phận lớn cơ sở hạ tầng viễn thông của Mỹ là hành động mở cửa cho chính phủ Trung Quốc tiến hành hoạt động gián điệp đối với chính phủ Mỹ và thực hiện hoạt động tình báo công nghiệp.

Khi được hỏi liệu Huawei có thể từ chối nếu chính phủ Trung Quốc tiếp cận và yêu cầu họ tiến hành hoạt động gián điệp đối với nước Mỹ, cựu chuyên gia phân tích công nghệ nước ngoài của chính phủ Mỹ Jim Lewis cho rằng: “Họ khó mà từ chối được. Nhà nước yêu cầu họ làm gì và họ phải làm như vậy.”

Hiện tại Huawei đang đầu tư kinh doanh tại bang Kansas cùng với một số thị trường nhỏ khác ở vùng nông thôn. Ở thành phố Dodge, công ty này đang cung cấp hệ thống Internet không dây tốc độ cao. Craig Mock, Chủ tịch công ty United Wireless nói rằng ông làm ăn với Huawei bởi ông không biết bất cứ công ty Mỹ nào khác sản xuất các thiết bị mà mình cần. Sau khi ký hợp đồng với Huawei, Mock đã phải tiếp chuyện các đặc vụ liên bang Mỹ.

Posted Image

Các trạm phát sóng wireless ở vùng nông thôn nước Mỹ

Mỹ cũng đã từng đầu tư và phát triển nền công nghiệp viễn thông nhưng lại tỏ ra hụt hơi ở thời điểm hiện tại. Nhà cung cấp duy nhất của Mỹ có khả năng cạnh tranh với Huawei là Cisco lại không sản xuất được toàn bộ thiết bị cần thiết cho mạng 4G hiện nay.

Theo Jim Lewis, công ty Huawei phát triển với quy mô khổng lồ như hiện nay là nhờ vào nguồn tài chính dồi dào mà chính phủ Trung Quốc rót cho công ty này.

Bảo Thành (Nguồn: CBS News)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc nâng tầm bắn tên lửa lên đến 800km

Chủ Nhật, 07/10/2012, 13:55 (GMT+7)

TTO - Hàn Quốc vừa công bố một thỏa thuận đạt được với Mỹ về việc hệ thống tên lửa của Seoul sẽ tăng tầm bắn hơn gấp đôi, một động thái chắc chắn sẽ khiến Bình Nhưỡng càng nổi giận.

Posted Image

Hàn Quốc được Mỹ "bật đèn xanh" cho phép nâng tầm bắn tên lửa lên đến 800km - Ảnh: ROK Armed Forces.

Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Chun Yung Woo nói với các phóng viên rằng thỏa thuận mới sẽ cho phép Hàn Quốc triển khai các tên lửa từ giới hạn hiện tại (chỉ bắn xa 300km) có thể tấn công trong một phạm vi 800km, nghĩa là có thể bay đến toàn bộ lãnh thổ CHDCND Triều Tiên lẫn một phần lãnh thổ Trung Quốc hay Nhật Bản.

"Mục đích lớn nhất của sự điều chỉnh này là kiềm chế các hành động khiêu khích quân sự của Bắc Triều Tiên", ông Chun nói.

Hàn Quốc đã ký kết một thỏa thuận với Mỹ vào năm 2001 - năm Seoul tham gia chương trình Tên lửa điều khiển công nghệ (MTCR), theo đó tên lửa Hàn Quốc chỉ hạn chế tầm bắn trong phạm vi 300km và tải trọng 500kg.

Seoul phải chấp nhận giới hạn về tầm bắn tên lửa của mình để đổi lại việc 28.500 quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc tạo thành một "chiếc ô che" trong trường hợp có bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào từ láng giềng đối với Hàn Quốc.

Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên ngày càng có tham vọng nâng cấp chương trình tên lửa nên Seoul đã thảo luận về việc mở rộng giới hạn tầm bắn tên lửa với Mỹ.

Cố vấn an ninh Chun Yung Woo nói rằng thỏa thuận mới nhằm đảm bảo “một phản ứng toàn diện hơn” để đối phó với các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên nếu có.

TR.N. (Theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 11.000 học sinh Đức ngộ độc dâu Trung Quốc

07/10/2012 | 13:41

Các trường hợp ngộ độc được phát hiện đầu tiên cách đây 10 ngày. Các em bị nôn và tiêu chảy sau khi ăn suất ăn có món dâu đông lạnh trong nhà ăn nhà trường.

Hãng tin Reuters đưa tin ngày 5.10, Công ty thực phẩm Sodexo (chi nhánh Tập đoàn Sodexo của Pháp ở Đức) đã xin lỗi và cam kết sẽ bồi thường vì đã cung cấp dâu đông lạnh từ Trung Quốc bị nghi ngờ gây ra chứng viêm dạ dày ảnh hưởng đến 11.200 học sinh vào cuối tháng 9.

Các học sinh học bán trú ở 500 trường tại các bang miền Đông. Các trường hợp ngộ độc được phát hiện đầu tiên cách đây 10 ngày. Các em bị nôn và tiêu chảy sau khi ăn suất ăn có món dâu đông lạnh trong nhà ăn nhà trường. Hiện còn 32 học sinh nằm bệnh viện.

Công ty Sodexo cho biết đã thu hồi toàn bộ dâu đông lạnh tại các trường xảy ra ngộ độc. Bộ Thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng Đức cho biết có bằng chứng rõ ràng dâu đông lạnh là nguyên nhân gây chứng viêm dạ dày ở học sinh.

Viện Robert Koch xác nhận đã tìm ra mối liên hệ giữa các ca ngộ độc với hàng chục lô dâu đông lạnh của Công ty Sodexo và siêu vi khuẩn norovirus trong dâu đông lạnh là tác nhân gây viêm dạ dày.

Theo Pháp luật TPHCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công nhân đình công, sản xuất iPhone 5 tê liệt

Thứ Hai, 08/10/2012 --- cập nhật 02:53 GMT+7

Do yêu cầu quá cao về chất lượng, hàng ngàn công nhân của Foxconn tại Trịnh Châu đã đình công khiến dây truyền sản xuất iPhone 5 bị tê liệt trong một ngày.

Theo thông báo của China Labor Watch (CLW) - một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì quyền lợi của công nhân Trung Quốc, khoảng 3000 - 4000 nhân viên của nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu (Trung Quốc) đã tổ chức đình công vào buổi chiều thứ Sáu vừa qua.

Cuộc đình công được tiến hành nhằm phản đối những yêu cầu quá cao về chất lượng sản phẩm đã khiến dây truyền sản xuất iPhone 5 tại nhà máy này bị tê liệt trong một ngày.

Posted Image

Tuyên bố từ CLW viết như sau:

Một cuộc đình công diễn ra tại nhà máy của Foxconn tại Trịnh Châu có sự tham gia của 3000 - 4000 công nhân. Ngoài yêu cầu công nhân phải làm việc trong cả ngày nghỉ lễ, Foxconn đã nâng cao yêu cầu quá nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm mà không đào tạo cho nhân viên kỹ năng để đạt được tiêu chuẩn đó. Hệ quả là công nhân làm ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và gây áp lực lớn cho họ. Ngoài ra, việc này còn khiến các nhân viên kiểm soát chất lượng xung đột với công nhân và bị công nhân gây ẩu đả nhiều lần. Trong khi đó, Ban quản lý nhà máy làm ngơ khiếu nại về những xung đột này và không có biện pháp khắc phục.

Đa số công nhân tham gia cuộc đình công hôm thứ 6 thuộc dây chuyền quản lý chất lượng công trường. Các công nhân này cho biết, nhiều dây chuyền sản xuất iPhone 5 bị rơi vào tình trạng tê liệt cả ngày. Báo cáo còn cho thấy Ban quản lý nhà máy và Apple bất chấp có lỗi về thiết kế, vẫn nâng cao yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt đối với công nhân, bao gồm tiêu chuẩn về bánh răng 0,02mm và các yêu cầu liên quan tới vết trầy xước trên vành, lưng iPhone. Với yêu cầu cao như vậy, nhân viên không thể hoàn thành sản phẩm đúng tiêu chuẩn.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi nhân viên bị buộc phải làm việc trong ngày quốc khánh Trung Quốc 01/10.

Hiện vẫn chưa rõ những gián đoạn trong dây truyền sản xuất sẽ ảnh hưởng thế nào tới doanh số của iPhone 5.

Các cuộc bạo loạn tại nhà máy của Foxconn gây tai tiếng về tình trạng làm việc nghèo nàn và áp lực cao vẫn thường diễn ra. Năm ngoái, Foxconn đã buộc phải đóng cửa nhà máy tại Thái Nguyên (Trung Quốc) sau khi xảy ra vụ ẩu đả giữa 2.000 công nhân khiến 40 người bị thương.

Apple thường xuyên bị chỉ trích vì không cải thiện điều kiện làm việc tại nhà máy của chuỗi cung ứng. Tuần trước, Apple mới ban hành bản sửa đổi về Quyền Lao động và Con người, tuyên bố là các nhà cung cấp của Apple đã tuân thủ gần như 100% yêu cầu về giờ làm việc rút ngắn và giám sát tốt hơn. Song các cuộc bạo động mới đây sẽ khiến những tuyên bố này của Apple bị nghi ngờ.

Theo ICTnews

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba: Khi cả thế giới nín thở

Thứ Ba, 09/10/2012 - 16:01

(Dân trí) - 50 năm trước, việc phát hiện tên lửa hạt nhân của Liên Xô ở Cuba đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và có thể là thời khắc nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại.

Posted Image

Kennedy (phải) và Khrushchev - hai "cái đầu lạnh" giải quyết cuộc khủng hoảng năm 1962.

Và sau đó, những người có liên quan ở cả hai phía của cuộc khủng hoảng đều tin rằng chỉ có may mắn mới cứu được hai cường quốc khỏi đẩy cả thế giới vào một thảm họa hạt nhân.

Trong suốt nhiều thập niên, cuộc khủng hoảng tên lửa đã được ca ngợi là màn biến hóa bậc thầy của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy khi đó, một số người ngưỡng mộ cho rằng ông đã giữ vững được thần kinh của mình vững vàng như thế nào và ngăn ngừa được một cuộc chiến giỏi ra sao.

Ông thường được đưa ra xem là hình mẫu của một nhà lãnh đạo khi hứng chịu áp lực. Thậm chí Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton còn so sánh cách tiếp cận của chính quyền hiện nay với chương trình hạt nhân Iran cũng tương tự như chính sách “ngoại giao được ăn cả ngã về không” của Kennedy.

Tuy nhiên, tài liệu trong kho lưu trữ bí mật trước đây của Mỹ và Liên Xô đã hé lộ những thực tế nghiệt ngã hơn rất nhiều. Đó là trong 13 ngày tháng 10/1962 đó, ông Kennedy và người đồng cấp Liên Xô Nikita Khrushchev đã phải nỗ lực kiểm soát sự leo thang một loạt các chuỗi sự kiện như thế nào.

Lo ngại về ranh giới mong manh của Mỹ trong lằn ranh dùng vũ khí hạt nhân cũng như nỗ lực lật đổ chính quyền thân Mátxcơva của Cuba, tháng 5/1962 nhà lãnh đạo Khrushchev đã quyết định phái hơn 40.000 binh sỹ và hàng chục tên lửa hạt nhân tới Cuba.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Khrushchev luôn đảm bảo với Washington rằng việc triển khai vũ khí tấn công của Liên Xô tới Cuba là hoàn toàn không có.

Giới lãnh đạo Mỹ đã vô cùng kinh ngạc khi ngày 16/10 năm đó họ biết về sự hiện diện của tên lửa hạt nhân Liên Xô tại Cuba, được máy bay do thám U-2 chụp rõ.

“Cảm giác bao trùm lúc đó là vừa sốc, vừa nghi ngờ”, em trai Tổng thống, Robert Kennedy, sau đó cho biết.

Tất cả đều kinh ngạc. Các cơ quan tình báo Mỹ đã không phát hiện ra được những dấu hiệu đáng ngờ.

Có hàng loạt báo cáo tình báo của CIA từ những người đưa tin ở Cuba về những phái đoàn đáng ngờ vào ban đêm, nhưng cơ quan tình báo Mỹ lại không tin những thông tin không có gì là cụ thể đó. Và những thông tin này cũng đi ngược với phỏng đoán chắc như đinh đóng cột tại Mỹ rằng Mátxcơva sẽ không dám triển khai bom gần sát biên giới Mỹ. Thông tin này dược tiết lộ trong “One Minute to Midnight”, về lịch sử cuộc khủng hoảng của Michael Dobb.

Tên lửa Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tại Nhà Trắng, các tướng lĩnh cấp cao đã đề xuất không kích và sau đó là xâm lược Cuba. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara cùng các nhà ngoại giao cấp cao lại muốn phong tỏa hòn đảo Cuba để ngăn chặn tàu hải quân Liên Xô chở thêm vũ khí.

Vào ngày 22/10, Kennedy đã công bố cuộc khủng hoảng trong bài phát biểu trước dân chúng Mỹ và yêu cầu lực lượng Mỹ được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ nhất. Tổng thống Mỹ khi đó từ chối lời khuyên của các tướng lĩnh và chọn giải pháp ngăn chặn hải quân.

Với tàu chiến đã sẵn sàng vào vị trí, Nhà Trắng nín thở chờ đợi tàu Liên Xô hướng tới Cuba. Nhưng tàu Liên Xô đã quay đầu và trở về nhà, động thái được cả thế giới đón chào bằng cái thở phào nhẹ nhõm.

Tuy nhiên, đằng sau các bức màn, căng thẳng tăng cao

Kennedy và Khrushchev đã nỗ lực tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng tưởng chừng không có lối ra. Nỗ lực của họ bị cản trở bởi hàng rào ngăn cách, sự hiểu nhầm và những cản trở ngoại giao, không cho phép một kênh liên lạc trực tiếp giữa hai bên.

Vào tối ngày 26/10, Liên Xô đề xuất rút tên lửa của họ với điều kiện người Mỹ phải hứa không xâm lược Cuba. Nhưng vào ngày hôm sau, Mátxcơva công khai yêu cầu Mỹ phải rút tên lửa Jupiter ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào ngày 27/10, ngày được mệnh danh là “Thứ bảy đen tối”, một chiếc máy bay U-2 đã bị bắn hạ trên bầu trời Cuba và các cố vấn của Kennedy khi đó đã thảo luận về một cuộc không kích trả đũa. Mọi việc có vẻ như đang trượt ra ngoài vòng kiểm soát.

Lầu Năm Góc đã dự định tiến hành một cuộc đánh bom dồn dập vào ngày thứ ba, tiếp sau đó là tiến hành một cuộc xâm chiếm toàn lực với 120.000 quân, một chiến dịch được so sánh với ngày đổ bộ giành chiến thắng D-Day trong Thế chiến II.

Phải đến 30 năm sau người Mỹ mới biết “Liên Xô có hàng chục tên lửa tầm ngắn trên hòn đảo Cuba, được trang bị đầu đạn hạt nhân có khả năng xóa sổ toàn bộ lực lượng đổ bộ nào”, Dobbs cho biết.

Nhưng rất may khi cuộc khủng hoảng bị đẩy lên đến đỉnh điểm, 2 bên đã vớt vát được một thỏa thuận.

Theo đó, Washington cam kết không xâm lược Cuba và bí mật đồng ý rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Mátxcơva rút các đầu đạn tên lửa của mình khỏi Cuba.

“Trong suốt nhiều năm, tôi đã xem cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là cuộc khủng hoảng chính sách ngoại giao được giải quyết khéo léo nhất trong nửa sau của thế kỷ…”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara khi đó cho biết trong một cuộc họp tại Havana năm 2002.

“Nhưng giờ đây tôi kết luận rằng, dù cuộc khủng hoảng được giải quyết khéo léo đến đâu, thì trong kết cục của gần 13 ngày đó, may mắn cũng đóng một vai trò quan trọng, nhằm tránh được một cuộc chiến hạt nhân đang ngàn cân treo sợi tóc”.

Đối với cựu trưởng văn phòng KGB ở Cuba, Nikolai Leonov, một kết thúc hòa bình dường như là điều kỳ diệu. “Thể như có sự can thiệp của đấng siêu nhiên nào đó, đã giúp chúng tôi tự cứu được chúng tôi”, ông cho hay.

Vũ Quý

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vùng đất Bách Việt xưa như thế nào?

  • 09/10/2012 22:36
Trong hành trình tìm lại cội nguồn văn hóa các Việt tộc, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ truyền thuyết đến các Thần tích, Tộc phả được phối kiểm bởi ngành Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Nhân chủng học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được phối hợp kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong khu vực đủ rộng tại châu Ấ cho phép các nghiên cứu xác định tính hiện thực của cộng đồng Bách Việt (Người Việt hiện nay là sự kết hợp của tộc Âu Việt và Lạc Việt).

Khái niệm Bách Việt cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ, Theo Từ Hải, danh xưng này là tiếng để chỉ “chỗ hỗn tạp gồm bảy tám ngàn dặm của trăm giống Việt từ Giao Chỉ đến Cối Khê, mỗi xứ đều có giòng họ riêng”.

Hoặc Ngô Thì Sỹ: “Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một tinh phận với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt”.

Posted Image

Hoặc Đào Duy Anh thêm một số địa điểm “U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở An Nam”.

Gần đây, Lăng Thuần Thanh (Ling Shun Sheng), giáo sư đại học Đài Loan, còn ghi thêm một vùng nữa cho dân Bách Việt, đó là tỉnh Hồ Nam, nơi trước kia vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Tam Lư Đại Phu nước Sở là Khuất Nguyên đã bị đầy tới. Trong khi bị đầy, Khuất Nguyên đã phóng tác ra Cửu Ca (trong bộ Sở từ). Và theo họ Lăng, nếu xét kỹ Cửu ca thì người ta sẽ nhận ra những hình ảnh mô tả các cuộc tế lễ tại địa phương này giống hệt hình ảnh đã được vẽ trên trống đồng Đông Sơn của dân Lạc Việt.

Ông Lăng cũng chủ trương rằng “trước kia trung tâm đồng bằng Dương Tử là nơi cư ngụ của giống người Indonesia mà sử sách Trung Hoa gọi là Bách Việt hay Lạc Việt”.

Như vậy khái niệm Bách Việt được quan niệm khá mù mờ qua các giai đoạn và các nhà nghiên cứu khác nhau. Khái niệm Bách Việt được dùng ở đây để chỉ các cộng đồng người có địa bàn cư trú rất rộng lớn, gồm toàn bộ lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, tới sông Dương Tử, trải dài hết khu vực Đông Dương đến các quần đảo trên Thái Bình Dương.

Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nghà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ. Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này.

Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaynesian tức Malayo-Viets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.

Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, giáo sư Tarentino người Ý và giáo sư sinh vật học người Pháp Varcilla Pascale đã ứng dụng hệ thống DNA là hệ thống sinh học mới nhất cho chúng ta kết quả có tính thuyết phục nhất.

Các nhà khoa học đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó dùng hệ thống DNA kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận:

1. Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung Việt Nam, Lào,Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc.

2. Cư dân này hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực song Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ song Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.

Năm 1998, giáo sư J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu.

Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và 13 đồng nghiệp khác tại đại học Texas Hoa Kỳ và các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998) như sau:

1. Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu”.

2. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam TQ”.

TS. Nguyễn Văn VịnhĐất Việt;

Nguồn: http://vtc.vn/394-35...nhu-the-nao.htm

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough”

Thứ Ba, 09/10/2012 - 23:12

(Dân trí) - Một cựu thứ trưởng Ngoại giao Philippines mới đây cho biết, bãi cạn Scarborough trên Biển Đông hiện đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Posted Image

Tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarborough.

Thông tin trên được cựu thứ trưởng ngoại giao Philippines Lauro Baja Jr đưa ra trong cuộc trò chuyện tại diễn đàn của một trường đại học Philippines ngày 5/10 vừa qua. Ông Baja cũng từng là cựu đại diện thường trực của Philippines tại Liên hợp quốc.

“Nên nhớ rằng, Trung Quốc đã chăng dây khu vực và không một ngư dân hay tàu thuyền nào của Philippines có thể vào trong”, vị cựu thứ trưởng cho biết.

Cho đến nay chính phủ Philippines không thừa nhận đã để mất kiểm soát bãi cạn mà nước này gọi là Panatag (hay Scarborough theo tên gọi quốc tế) và Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Tuy nhiên, từ khi Philippines đơn phương rút tàu bè hồi tháng 6, các tàu vũ trang của Trung Quốc đã chặn lối vào khu vực.

Các quan chức ngoại giao Philippines đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm một thỏa thuận do Mỹ là trung gian, kêu gọi cả Philipines và Trung Quốc rút ngay tàu khỏi khu vực, để giảm nhiệt căng thẳng bắt đầu vào tháng 4 vừa qua. Phía Trung Quốc phủ nhận đã có một thỏa thuận như vậy.

Sau khi tàu Philippines rút đi và để cho Trung Quốc trở thành người kiểm soát duy nhất với bãi đá cạn, Tổng thống Aquino được biết đã nổi giận với Ngoại trưởng Albert del Rosario và điều nghị sỹ Antonio Trillanes làm người đàm phán “đêm” với giới chức cấp cao Trung Quốc. Vụ việc cuối cùng đã gây ra một cuộc tranh cãi công khai tại thượng viện vào tháng 9 vừa qua, giữa ông Trillanes và chủ tịch thượng viện Juan Ponce Enrile.

Ông Baja kêu gọi chính phủ hành động mạnh mẽ hơn để phục hồi sự hiện diện của Philippines ở bãi cạn cách tây Vịnh Subic của Philippines chưa đầy 200km này.

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đối với bãi cạn bùng nổ vào tháng 4 vừa qua khi giới chức Manila bắt các ngư dân Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Scarborough. Nhưng trước khi hải quân Philippines tiến hành bắt giữ, tàu Trung Quốc đã tới ngáng đường họ.

Căng thẳng biển đảo đã làm xấu mối quan hệ hai nước, ảnh hưởng đến kinh tế. Cụ thể Trung Quốc đã từ chối nhập khẩu chuối Philippines và khách Trung Quốc hủy chuyến đi của họ tới đất nước này.

Căng thẳng cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ nội bộ ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã không đưa ra được một thông cáo chung sau cuộc họp hồi tháng 7 vừa qua, mà nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của Trung Quốc.

Vũ Quý

Theo GMA News

=======================

Mỹ công bố chi tiết "cuộc tấn công đổ bộ" lãnh sứ quán tại Libya

Thứ Tư, 10/10/2012 - 09:36

(Dân trí) - Giới chức Mỹ ngày 9/10 đã tiết lộ chi tiết cay đắng về vụ tấn công khiến đại sứ và 3 người Mỹ khác tại Libya thiệt mạng, khi hàng chục tay súng đã “đổ bộ” vào tòa lãnh sự, nã đạn xối xả và truy lùng các nhân viên ngoại giao.

>> Lãnh sự quán Mỹ tại Libya tan hoang sau vụ tấn công

>> Xuất hiện video về đại sứ Mỹ tại Libya lúc hấp hối

Posted Image

Tòa lãnh sự Mỹ tại Bengahzi tan hoang sau vụ tấn công.

Khu phố bên ngoài hoàn toàn yên tĩnh trước vụ tấn công

Không hề có thông tin tình báo cảnh báo về vụ tấn công và nhiều giờ trước đó, những con phố bên ngoài tòa lãnh sự quán tại thành phố Benghazi, miền đông Libya rất yên ả.

Những thông tin mới này trái ngược hẳn với báo cáo của giới chức Bộ Ngoại giao nhiều giờ và nhiều ngày sau vụ tấn công ngày 11/9. Trước đó, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là một vụ tấn công “tự phát”, nổ ra từ cuộc biểu tình chống bộ phim nhạo báng đạo Hồi.

“Không hề có thông tin tình báo nào về vụ tấn công”, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khi tiết lộ chi tiết về vụ tấn công ồ ạt nhằm vào tòa nhà lãnh sự quán và một khu nhà gần đó.

Đại sứ Mỹ Chris Stevens, người thiệt mạng trong vụ tấn công, đã ở trong tòa lãnh sự vào ngày kỷ niệm 11 năm vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 và đã có hàng loạt cuộc họp. Ông đã đi bộ với người khách cuối cùng, một nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tới cổng tòa lãnh sự vào khoảng 8h30 tối giờ địa phương.

“Họ đã nói lời tạm biệt và họ đã đi ra phố. Mọi thứ đều yên tĩnh, vào 8h30 tối không có gì bất thường. Cũng không có gì bất thường trong suốt cả ngày đó”, quan chức thứ hai cho biết.

Khi được hỏi vì sao các quan chức Bộ Ngoại giao mới đầu cho biết đã có một cộc biểu tình chống đoạn video chống đạo Hồi “Sự ngây thơ của người Hồi giáo”, quan chức thứ nhất cho biết đó là nghi vấn “của những người khác, không phải là kết luận của chúng tôi”.

Phát biểu trước cuộc điều trần công khai đầu tiên trước quốc hội vào ngày 9/10 về thất bại an ninh tại tòa lãnh sự quán ở Benghazi, quan chức này cho biết rất khó để nói cần phải có loại an ninh nào để đẩy lùi một cuộc tấn công như thế.

“Chưa từng có tiền lệ về tính tàn bạo cũng như số lượng những kẻ tấn công. Không có cuộc tấn công nào như vậy ở Libya, Tripoli, Bengazhi hay bất kỳ nơi nào khác chúng tôi từng có mặt”, quan chức này cho hay. “Thật thật khó để tìm ra tiền lệ cho vụ tấn công như vậy trong lịch sử ngoại giao gần đây”.

Chính quyền Tổng thống Obama đã bị các đối thủ Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì đưa ra thông tin trái ngược nhau về vụ tấn công, giữa những cáo buộc yếu kém về an ninh.

Trong một cuộc đàm thoại với các phóng viên, hai quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vụ tấn công khốc liệt ở Bengahzi, miền đông Libya, nổ ra vào khoảng 9h40 tối ngày 11/9, ngay sau khi đại sứ Stevens đi ngủ.

Nhân viên ngoại giao bị truy đuổi

Stevens và 3 nhân viên ngoại giao Mỹ khác đã thiệt mạng khi hàng chục người trang bị vũ khí hạng nặng “đổ bộ” vào tòa lãnh sự và sau đó còn tiến hành một vụ tấn công vào khu nhà phụ của lãnh sự cách đó tới 2km.

Đầu tiên tiếng súng và tiếng nổ vang lên, phá tan sự yên tĩnh bên ngoài tòa lãnh sự và các nhân viên giám sát camera an ninh đã thấy “một lượng lớn những tay súng đổ bộ vào bên trong tòa lãnh sự”, quan chức thứ nhất cho hay.

Lúc đó có 5 đặc vụ an ninh ngoại giao Mỹ trong tòa nhà chính, với 2 người đi cùng đại sứ Stevens từ Tripoli tới cùng 3 người đóng tại Benghazi, và 4 nhân viên thuộc cơ quan an ninh Libya. Họ là người của lữ đoàn chiến binh 17/2, được giới chức Libya địa phương giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh.

Những kẻ tấn công được trang bị vũ khí đã dội mặt ngoài của một trong các tòa nhà bên trong lãnh sự quán bằng dầu diesel, châm lửa đốt và sau đó “đổ bộ” vào tòa nhà chính, đổ nhiên liệu lên đồ đạc để đốt, gây ra những đám khói đen đặc.

Một đặc vụ an ninh Mỹ đã cảnh báo cho đại sứ Stevens, và cùng với giám đốc thông tin Sean Smith, họ lánh nạn trong phòng an toàn bên trong một khoang trên sàn phòng ngủ của tòa nhà chính. Phòng an toàn này được trang bị các vật dụng y tế và nước.

Nhưng sau đó 3 người thấy khó thở, nên đã leo qua một chiếc cửa có chấn song để chuyển tới phòng tắm. Rồi họ quyết định phải thoát ra mặc dù đạn nã xối xả và lựu đạn rơi như mưa bên trong tòa nhà.

Khi tìm cách thoát thân, 3 người họ đã bị chia cắt. Giám đốc thông tin Smith thiệt mạng trong hỏa hoạn và thi thể ông được nhân viên an ninh Mỹ tìm thấy sau đó, trong khi đại sứ Stevens không biết bằng cách nào đó đã được đưa tới bệnh viện và thi thể của ông được trao lại cho các nhân viên ngoại giao Mỹ trong đêm.

Tòa nhà chính sau đó được sơ tán và lực lượng an ninh còn lại đã tìm cách thoát qua các con phố hỗn loạn trên một chiếc xe bọc thép để tới khu nhà phụ gần đấy. Nhưng vào khoảng 4h sáng, khu nhà cũng bị tấn công bằng pháo cối.

“Đúng như vậy và một số quả đạn cối đã rơi trúng mái nhà, khiến 2 đặc vụ an ninh, đã ở đó từ trước, thiệt mạng và một đặc vụ khác vừa từ tòa lãnh sự tới bị thương nặng”, quan chức đầu tiên cho hay.

Rồi sau đó tiếp viện từ Tripoli tới và khu nhà phụ được sơ tán. Tất cả các nhân viên, kể cả người thiệt mạng và bị thương được đưa lên hai chuyến bay tới Tripoli.

Phan Anh

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku là lãnh thổ Nhật Bản

Cập nhật lúc :2:12 PM, 11/10/2012

Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 10/10 đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông, bằng cách đưa ra một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960 đã mô tả quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật Bản.

Posted Image

Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku. Ảnh nautiljon.com

Theo Kyodo, phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Gemba khẳng định lập trường của Nhật Bản rằng Trung Quốc đã bắt đầu đòi chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku vào thập niên 1970. Điều này cho thấy Bắc Kinh trước đó đã không coi quần đảo này là một phần lãnh thổ của họ. Để chứng minh rõ hơn, ông Gemba đã trích dẫn một bức thư đánh giá của viên lãnh sự Cộng hòa Trung Hoa lúc bấy giờ tại Nagasaki vào năm 1920 gửi cho một người Nhật Bản, theo đó mô tả quần đảo này là "quần đảo Senkaku thuộc quận Yaeyama, tỉnh Okinawa."

Theo thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, bản đồ thế giới của Trung Quốc cho thấy quần đảo tranh chấp này là một phần của Nhật Bản.

Trung Quốc luôn tuyên bố rằng quần đảo Điếu Ngư là một phần của lãnh thổ nước này kể từ thời cổ xưa và rằng Nhật Bản đã "đánh cắp" quần đảo trên từ Trung Quốc vào năm 1895, thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh Trung-Nhật./.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc từ chối cấp visa cho nghệ sĩ Nhật

Thứ sáu, 12/10/2012, 21:29 GMT+7

Ba thành viên người Nhật Bản của một dàn nhạc giao hưởng hàng đầu Đài Loan vừa bị Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh, giữa lúc Bắc Kinh và Tokyo có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

> Nhật đề cao vai trò của Mỹ trong tranh chấp đảo

"Các nhạc sĩ Nhật Bản không được cấp thị thực có thể do thời điểm xin cấp đúng vào lúc có những tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư. Chúng tôi vẫn đang cố gắng vì còn ba tuần nữa mới đến chuyến lưu diễn này", AFP dẫn lời một thành viên trong dàn nhạc cho biết. Cô này nói thêm rằng dàn giao hưởng gồm hơn 90 thành viên này vẫn có khả năng biểu diễn khi thiếu ba người Nhật Bản.

Theo lịch trình, dàn nhạc sẽ biểu diễn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và thành phố Vô Tích ở miền đông Trung Quốc. Đây là một phần trong chuyến lưu diễn Đông Á của dàn nhạc.

Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với chuỗi đảo tranh chấp tháng trước tiếp tục leo thang sau khi Nhật quốc hữu hóa ba hòn đảo trong số này, gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Trung Quốc. Nhật hiện quản lý chuỗi đảo không người ở có vị trí chiến lược, nằm trong khu vực có nguồn hải sản phong phú, trên tuyến đường thủy chiến lược tại biển Hoa Đông. Tokyo gọi quần đảo này là Senkaku, còn Bắc Kinh đặt tên là Điếu Ngư.

Trong một động thái mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku khi công bố một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960, trong đó mô tả quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật Bản.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam

Thứ 6, 12/10/2012, 20:15

Thống đốc NHNN vừa cho phép Ngân hàng Agricultural Bank of China Limited, quốc tịch Trung Quốc, có trụ sở chính tại Bắc Kinh, Trung Quốc được mở văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội.

Theo giấy phép số 202/GP-NHNN ngày 02/10/2012, văn phòng đại diện được mở có tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Agricultural Bank of China Limited - Hanoi Representative Office; có địa chỉ tại phòng V502-503, tầng 5, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có thời hạn hoạt động là 5 năm.

Tại Giấy phép này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội, bao gồm:

Làm chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường; xúc tiến các dự án đầu tư của Agricultural Bank of China Limited tại Việt Nam; thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận ký giữa Agricultural Bank of China Limited với các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, các dự án do Agricultural Bank of China Limited tài trợ tại Việt Nam; các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam khi được NHNN cho phép.

Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Theo TTVN/NHNN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gián điệp tin học Trung Quốc: Rắc rối ở Ấn Độ

Nguoilaodong

Thứ Sáu, 12/10/2012 22:18

Công ty Huawei hoạt động ở Ấn Độ trên 10 năm nay và không ít lần bị chính quyền nước này nghi ngờ làm ăn bất minh và đe dọa an ninh quốc gia

Thiết bị viễn thông, nối mạng của Huawei và ZTE được bán ở Ấn Độ với giá bèo - chỉ bằng 1/3 giá của các Công ty Alcatel-Lucent, Ericsson Telephone và Nokia Siemens Network - cho nên có mặt rất sớm ở Ấn Độ. Một thế mạnh khác của Huawei và ZTE là sẵn sàng cho các công ty viễn thông Ấn Độ vay tiền để mua hoặc thuê thiết bị của công ty. Đây là 2 lợi thế rất mạnh của họ ở Ấn Độ.

Mạnh đến mức, theo nhận định của tờ The Wall Street Journal, mặc dù mới đây bị Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ tố cáo đe dọa an ninh quốc gia nước này, Huawei và ZTE đều “bình an vô sự” ở Ấn Độ. Bởi, đất nước này rất cần các thiết bị của 2 công ty Trung Quốc để phát triển ngành viễn thông mặc dù có những chuyện không tốt đẹp.

Posted Image

Trung tâm R&D của HTI ở Bangalore - Ấn Độ. Ảnh: TIMES OF INDIA

Bị hủy hợp đồng

Huawei gặp rắc rối đầu tiên ở Ấn Độ vào cuối năm 2001 vì bị nghi ngờ tiếp tay Taliban ở Afghanistan. Lúc đó, Huawei đã lập chi nhánh ở Bangalore mang tên Công ty Công nghệ Huawei Ấn Độ (HTI) với 2 Trung tâm R&D (Nghiên cứu và Phát triển) chuyên về phần mềm viễn thông. Ngày 11-12-2001, nhật báo Ấn Độ The Hindu và một số báo địa phương dẫn một nguồn tin của phía đối lập nói chính phủ Ấn Độ đã mở cuộc điều tra hoạt động của HTI vì nghi ngờ công ty này cung cấp thiết bị viễn thông nhạy cảm cho Taliban.

Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền từ Trung tâm Tình báo đến bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ đều nói không nhận được báo cáo về vụ này. Trong khi đó, HTI bác bỏ tin của giới truyền thông và khẳng định chẳng dính líu gì đến Taliban. Bốn ngày sau, đến lượt chính phủ Ấn Độ tuyên bố không tìm thấy bằng chứng HTI có quan hệ với Taliban.

Những rắc rối dai dẳng mà Huawei phải đối phó với chính quyền Ấn Độ liên quan đến Bharat Sanchar Nigam Limited (BSNL), công ty điện thoại quốc doanh lớn nhất của nước này. Năm 2005, tờ The Economic Times cho biết BSNL đã hủy hợp đồng cung cấp 20 triệu điện thoại di động mạng GSM với Huawei vì công ty này đưa ra những điều kiện “không thể chấp nhận”. Thật ra, đằng sau vụ việc này có sức ép của chính phủ yêu cầu BSNL kiểm tra thật kỹ xem các thiết bị mà Huawei cung cấp có an toàn về an ninh mạng hay không, bởi Huawei bị nghi ngờ quan hệ mật thiết với quân đội và chính phủ Trung Quốc.

Tháng 10-2009, BSNL lại nhận được chỉ đạo của Bộ Viễn thông Ấn Độ yêu cầu công ty “tự quyết” về việc sử dụng thiết bị viễn thông từ mọi nguồn gốc (châu Âu, Mỹ và Trung Quốc) theo tiêu chuẩn an ninh của chính phủ. Tuy vậy, BSNL vẫn ký hợp đồng với Huawei và giao cho công ty này khai thác 25 triệu đường dây điện thoại di động ở khu Nam Ấn Độ.

Một cuộc điều tra sau đó của Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) phát hiện 5 quan chức cấp cao của BSNL tình nghi có “vấn đề về liêm chính và có những mối quan hệ đáng ngờ với Huawei”. CBI báo cáo vụ việc lên Văn phòng thủ tướng (PMO). Tháng 4-2010, PMO chỉ thị BSNL chuyển công tác 2 trong số 5 vị kể trên sang các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn và tường trình về trường hợp của 3 vị còn lại.

Theo CBI, có hiện tượng hạ thấp tiêu chuẩn kỹ thuật và sửa đổi một số điều khoản đấu thầu giúp Huawei trúng thầu. Những người bị chuyển công tác bị cáo buộc quan hệ bất chính với Huawei. Hậu quả là Huawei bị BSNL hủy hợp đồng theo yêu cầu của CBI.

Bị cấm bán thiết bị

Cuối tháng 4-2010, Huawei lại nhận thêm một cú sốc nữa khi chính phủ Ấn Độ quyết định cấm bán thiết bị nối mạng cho các công ty điện thoại trong nước vì “lý do an ninh”. Cùng chung số phận là công ty ZTE, đối thủ cạnh tranh của Huawei ở Ấn Độ.

Những công ty điện thoại liên quan bao gồm Sistema Shyam Teleservices Ltd, chi nhánh của công ty Nga AFK Sistema ở Ấn Độ và 3 công ty viễn thông Ấn Độ khác. Đơn xin mua thiết bị của Huawei và ZTE đã bị bác bỏ vì lý do an ninh. Một lý do khác khiến 2 công ty Trung Quốc có nhiều tai tiếng này không thể bán sản phẩm ở Ấn Độ là do phá giá.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời Wilson Chai, một chuyên gia Hồng Kông, cho biết: “Huawei và ZTE bán thiết bị của họ với giá rất thấp, khiến các đối thủ lớn của phương Tây như Ericsson không thể cạnh tranh”. Chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế chống phá giá đối với Huawei và ZTE từ năm 2009.

Ngoài chuyện an ninh và giá cả “vô đối”, Công ty Huawei còn bị tố cáo hoạt động mờ ám. Tháng 5-2010, nhật báo Times of India dẫn một nguồn tình báo cho biết nhân viên Ấn Độ làm việc tại Trung tâm R&D của Huawei ở Bangalore chỉ được phép đi lại ở tầng trệt và tầng một. Các tầng khác dành cho nhân viên Trung Quốc và cán bộ quản lý của trung tâm. Câu hỏi đặt ra là những người Trung Quốc bí mật thử nghiệm thiết bị gì và tại sao nhiều kỹ sư Trung Quốc thường ở lại quá hạn visa?

Đáp lại, ông Virendra Gupta, Phó Chủ tịch HTI, khẳng định: “Trung tâm R&D chỉ có 30 kỹ sư Trung Quốc trong số 2.000 nhân viên. Tất cả đều có quyền đi lại như nhau. Trung tâm không có tầng nào thử nghiệm thiết bị bí mật”.

Kỳ tới: Những mối quan hệ đáng ngờ

VĂN ANH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lo ngại xảy ra "Trân Châu cảng" lần 2

VIETNAMNET.VN

13/10/2012 16:36

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ một vụ tấn công "Trân Châu cảng" trên mạng do các tin tặc tiến hành. Hậu quả có thể xảy ra là các thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

Ông Panetta nói rằng Internet sẽ là 'chiến trường trong tương lai', nơi mà các kẻ thù của Mỹ 'có thể tìm cách hãm hại đất nước, nền kinh tế và công dân' của Mỹ. Do đó, ông kêu gọi Quốc hội Mỹ nên thông qua luật an ninh mạng nhằm bảo vệ đất nước. "Không có luật này, chúng ta đang và sẽ dễ bị tấn công" - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.

Ông Panetta đã lấy điển hình Nga và Trung Quốc là các quốc gia với "năng lực mạng tân tiến" và nói rằng Iran cũng đang có các nỗ lực để biến không gian mạng thành lợi thế của họ.

"Từng là giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia và giờ đang đảm trách cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, tôi hiểu rằng mọi nỗ lực trong các cuộc tấn công ảo đều thật như các mối đe dọa khác phổ biến hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân và tình trạng nổi loạn mà chúng ta chứng kiến ở Trung Đông" - ông Panetta nói. "Và các mối đe dọa về mạng mà quốc gia này đang đối mặt ngày càng nhiều thêm".

Ông Panetta nói thêm rằng trong các viễn cảnh bị thiệt hại nặng nề nhất, Mỹ có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng diễn ra cùng một lúc và có thể phá hủy hệ thống hạ tầng then chốt và các hệ thống quân sự và mạng lưới truyền thông quan trọng.

"Thiệt hại của các cuộc tấn công kiểu này cộng dồn lại có thể tương đương với một vụ tấn công Trân Châu cảng trên mạng, một cuộc tấn công có thể gây nên sự hủy diệt về mặt thể chất và gây thương vong" - ông Panetta nói. "Trên thực tế, nó có thể làm tê liệt và rung chuyển đất nước, đồng thời tạo ra một cảm nhận sâu sắc về khả năng dễ bị tấn công".

Lê Thu (theo RIA)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháo hoa bắn vào dân, gần trăm người nhập viện

(GDVN) - Tối qua 13/10 chính quyền thành phố Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc tổ chức bắn pháo hoa trong lễ khai mạc triển lãm Tây Hồ đã thu hút rất nhiều người dân và khách du lịch đến xem.

Tuy nhiên sự cố đã xảy ra khi các viên thuốc pháo hoa bắn tung tóe vào người dân và phát nổ khiến gần 100 người bị thương. Lúc 8 giờ 15 phút tối qua, cả khu vực khán đài C của quảng trường Vận Hà xuất hiện những tiếng la ó thất thanh khi thuốc pháo hoa không bắn lên trời mà lại bắn vào người dân. Những "quả cầu lửa" từ máy bắn pháo cứ nhằm thẳng vào những người dân này khiến nhiều người bị bỏng, cháy quần áo, thậm chí có người còn bị bắn cả vào mắt.

Posted Image

Nguy hiểm khi pháo hoa bắn vào mắt

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hồng Thủy (Nguồn QQ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nạn đói ở Triều Tiên sẽ tồi tệ hơn thập niên 1990

Chủ nhật 14/10/2012 07:39

(GDVN) - Nguyên nhân của tình trạng đói kém này là do nền kinh tế yếu kém, chi phí quân sự cao, thời tiết bất lợi khiến mùa màng thất bát và các vấn đề mang tính hệ thống trong sản xuất nông nghiệp.

Tờ Yonhap của Hàn Quốc ngày 13/10 đưa tin, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế có trụ sở tại Washington cho hay nạn đói tại Triều Tiên năm nay còn tồi tệ hơn so với thập niên 1990 bất chấp những nỗ lực viện trợ của cộng đồng quốc tế cho quốc gia này.

Posted ImageNông dân Triều Tiên trên đồng ruộng

Chỉ số Đói ăn Toàn cầu (GHI) năm 2012 do Viện nghiên cứu này đưa ra cho thấy nạn đói vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của thế giới, trong đó một số quốc gia có tỉ lệ đói kém ở mức báo động.

Báo cáo của Viện nghiên cứu này cho hay tình hình nạn đói ở Triều Tiên đang ở “mức nghiêm trọng” với chỉ số GHI đứng ở mức 19 điểm, cao hơn so với mức 15,7 điểm hồi năm 1997.

Bảng chỉ số GHI xếp loại 120 quốc gia theo thang điểm 100, trong đó điểm 0 là điểm tốt nhất (không có nạn đói) và 100 là điểm tồi tệ nhất. Điểm GHI của một quốc gia tăng chứng tỏ cuộc khủng hoảng lương thực ở nước đó đang tồi tệ hơn.

Theo số liệu của báo cáo này, Triều Tiên có mức tăng chỉ số GHI cao nhất (21% so với năm 1990), tiếp theo là Burundi và Swaziland với mức 17%.

Posted ImageEm bé Triều Tiên trong ruộng ngô

Chỉ số GHI của Triều Tiên tăng mạnh từ năm 1990 đến năm 1996 và sau đó giảm dần, chứng tỏ tình trạng mất an ninh lương thực ở quốc gia này bất chấp các nỗ lực viện trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế.

Viện nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân của tình trạng đói kém này là do nền kinh tế yếu kém, chi phí quân sự cao, thời tiết bất lợi khiến mùa màng thất bát và các vấn đề mang tính hệ thống trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê đã có hàng trăm ngàn người chết vì nạn đói ở quốc gia này trong thập niên 1990.

Theo các số liệu chính thức do Bình Nhưỡng đưa ra, năm nay Triều Tiên đã phải chịu những ảnh hưởng bất lợi của những trận lụt hồi mùa hè làm hàng trăm người thiệt mạng và phá hủy nhiều diện tích mùa màng lớn.

Posted ImageTrận lụt lớn ở Triều Tiên hồi tháng 7/2012

Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak nhậm chức vào đầu năm 2008, Hàn Quốc đã chấm dứt chương trình viện trợ lương thực và phân bón thường niên cho Triều Tiên.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Bảo Thành (Nguồn: Yonhap)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại động đất tại thủy điện Sông Tranh 2

Thứ Ba, 16/10/2012 --- cập nhật 03:50 GMT+7

Sáng 16/10, khu vực lòng hồ thủy điện sông Tranh 2, H.Bắc Trà My, Quảng Nam lại xảy ra động đất.

Ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Trà Đốc - cho biết vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng nay 16/10, địa phương xuất hiện tiếng nổ lớn cùng rung chấn mạnh.

Posted Image

Khu vực thủy điện sông Tranh 2 lại xảy ra động đất

Ban Quản lý thủy điện Sông Tranh 2 cho hay máy gia tốc tại nền đập ghi nhận thông số của trận động đất này là 0,0037 g, tương đương 36,26 cm/2s, trận động đất này có cường độ nhỏ hơn đợt động đất hôm 23.9 (4,1 độ Richter).

UBND huyện Bắc Trà My cho biết thêm hiện địa phương và thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra thiệt hại các nhà dân.

Theo Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

4 người Nhật bị tấn công ở Trung Quốc

Thứ ba, 16/10/2012, 15:41 GMT+7

Một nhóm người Nhật Bản bị tấn công khi đi ăn tại một nhà hàng ở Thượng Hải, khiến lãnh sự quán của nước này phải lặp lại cảnh báo với các công dân đang sinh sống ở Trung Quốc.

> Nạn nhân biểu tình chống Nhật được tặng xe

> Bị đánh vỡ đầu vì đi xe Nhật, dân kiện công an

Posted Image

Hàng trăm người biểu tình Trung Quốc cùng xô đổ một chiếc xe nhãn hiệu Nhật Bản ở tỉnh Giang Tô hồi tháng 9. Ảnh: AP

AFP dẫn lời một nhà ngoại giao Nhật Bản cho hay, 4 người trên ăn tối tại một nhà hàng ở thành phố Thượng Hải ngày 11/10 cùng một đồng nghiệp người Trung Quốc. Họ đều làm cho một công ty Nhật Bản. Những người này bất ngờ bị một nhóm người xông tới đánh đấm túi bụi.

"Những kẻ tấn công người Trung Quốc hỏi họ có phải là người Nhật hay không. Điều này phản ánh thái độ chống Nhật sẵn có của những kẻ này", quan chức cho biết.

Các nạn nhân sau đó được đưa đến bệnh viện để chữa trị, nhưng đến nay vẫn chưa xuất viện. Thành viên người Trung Quốc trong bữa tối đó cũng bị chém ở tay, dường như là do bị một kẻ tấn công bằng dao.

Cảnh sát Thượng Hải thông báo cho giới chức Nhật Bản rằng "một số" người Trung Quốc đã bị bắt hồi cuối tuần qua do có dính líu đến vụ việc. Tên của công ty Nhật Bản không được lãnh sự quán tiết lộ. Cảnh sát hiện chưa đưa ra bình luận gì.

Cuối ngày hôm qua, lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải đã lặp lại lời cảnh báo, từng ban bố đến các công dân sinh sống ở Trung Quốc hồi tháng trước. Cảnh báo này được đưa ra sau 6 vụ tấn công hoặc quấy rối nghiêm trọng, đều xảy ra tại Thượng Hải. Lãnh sự quán yêu cầu các công dân cảnh giác khi ra ngoài ban đêm, tránh xa những nơi đông người và hạn chế nói tiếng Nhật Bản ở nơi công cộng.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh bị đẩy lên đỉnh điểm hồi tháng trước bằng tình trạng biểu tình bạo lực trên khắp Trung Quốc. Hàng chục nghìn người biểu tình nước này đổ ra các đường phố, xông vào tấn công các công dân, phương tiện, công ty, nhà hàng Nhật Bản, nhằm phản đối việc Tokyo mua lại các đảo trong nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bắn chết ngư dân

Thứ tư, 17/10/2012, 09:22 GMT+

Sứ quán Trung Quốc ở Seoul đã bày tỏ sự phản đối và bất bình mạnh mẽ với Hàn Quốc, sau khi một ngư dân nước này bị tuần duyên Hàn Quốc bắn chết.

> Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc tại biển Hoàng Hải hồi tháng 5. Ảnh: AP

Theo Tân Hoa Xã, sứ quán Trung Quốc yêu cầu phía Hàn Quốc phải điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và triệt để, bảo vệ các quyền hợp pháp của ngư dân Trung Quốc. Bắc Kinh cũng kêu gọi Seoul hành pháp văn minh để đảm bảo rằng những vụ việc tương tự sẽ không tái diễn.

Vụ việc xảy ra trong một cuộc rượt đuổi hôm qua, khi ngư dân Trung Quốc đánh cá trái phép trên vùng biển Hoàng Hải và bị trúng đạn cao su từ lực lượng tuần duyên Hàn Quốc.

Ngư dân 44 tuổi được tuyên bố tử vong chiều qua, sau khi được một trực thăng đưa đến cấp cứu tại bệnh viện ở cảng phía tây nam Mokpo.

Khoảng 30 tàu cá Trung Quốc đã đánh cá trái phép ở vùng biển Hàn Quốc, gần đảo Hongdo hôm qua, khi một tàu tuần duyên 3.000 tấn của Hàn Quốc đang hoạt động trong khu vực này. Theo phát ngôn viên lực lượng tuần duyên, họ đã dùng đạn cao su để khống chế các thủy thủ Trung Quốc có trang bị dao và các vũ khí gây chết người khác. Hai tàu với số lượng thủy thủ đoàn chưa rõ đã bị bắt giữ.

Các tàu Trung Quốc thường xuyên đánh cá trong vùng biển Hàn Quốc, với hàng trăm tàu cá bị bắt giữ mỗi năm. Các thủy thủ Trung Quốc thường trang bị các vũ khí nhằm chống cự khi bị bắt giữ, và các nhân viên tuần duyên phải dùng hơi cay hoặc đạn cao su để khống chế họ.

Va chạm giữa tuần duyên Hàn Quốc với ngư dân Trung Quốc từng xảy ra trước đây. Tháng 12/2010, một tàu Trung Quốc bị lật và chìm ở biển Hoàng Hải, khiến hai thủy thủ Trung Quốc thiệt mạng, sau khi va chạm với tàu tuần duyên Hàn Quốc.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Sau lưng là 4.000 năm lịch sử, trước mặt là 90 triệu đồng bào”

(Dân trí) - Chia sẻ với những trăn trở của cử tri vì công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp trên biển Đông, Chủ tịch nước tâm sự: “Đằng sau lưng, trước mặt mình là 90 triệu đồng bào, tôi nhớ chứ! Là 4.000 năm lịch sử, tôi nhớ chứ! Không quên được đâu!”.

>> “Đại gia uống chai rượu 2 triệu, công nhân ăn khoai sáng đi làm!”

>> Cử tri bày tỏ trăn trở về nạn tham nhũng với Chủ tịch nước

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Đảng và Nhà nước không lùi trong vấn đề biển Đông

Ngày 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục cùng Tổ Đại biểu Quốc hội - Đơn vị số 1 TPHCM tiếp xúc cử tri quận 4 (TPHCM) trước Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri quận 4

Tại hội nghị này, 15 cử tri đã phát biểu trực tiếp tại hội trường, chất vấn tổ đại biểu nhiều vấn đề còn tồn tại trong quá trình điều hành đất nước thời gian qua như tình hình biển đảo, tham nhũng, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, bất cập trong giáo dục, y tế, an toàn thực phẩm…

Về vấn đề biển đảo, cử tri Trần Tâm phát biểu: “Qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình biển Đông, Trung Quốc đã có những hành động dã tâm với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Trong khi đó chúng ta chưa có chủ trương cứng rắn với Trung Quốc, chủ yếu là bằng đường ngoại giao, thì họ càng lấn tới. Cụ thể là Trung Quốc đã xây dựng thành phố Tam Sa, xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng khu du lịch…”.

Cử tri Võ Thanh Thảo cũng đồng tình và bổ sung: “Sau biển Đông, họ tiến hành phá hoại kinh tế của nước ta như vụ trái thanh long, trái dứa ở Tiền Giang; vụ khoai lang ở Vĩnh Long, Trà Vinh; vụ cua biển ở Cà Mau, vụ trái dừa ở Bến Tre… thể hiện rất rõ âm mưu thâm độc của Trung Quốc”.

Đây cũng là nội dung mà nhiều cử tri quận 1, quận 3 đã kiến nghị lên Chủ tịch nước trong 2 buổi tiếp xúc cử tri ngày 17/10. Nhiều cử tri khác còn nhắc đến vụ doanh nghiệp Trung Quốc nuôi cá ngay tại Cam Ranh, sát cạnh cảng quân sự lớn nhất nước ta, hàng năm trời mà không ai biết.

Cử tri Trần Tâm yêu cầu: “Trong thời gian tới, Chính phủ cần có chính sách vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo để bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta”.

Cử tri Võ Thanh Thảo thì đề nghị: “Chúng tôi mong Đảng và Chính phủ có phương án rõ ràng, đề ra phương sách kiên quyết và công bố cho nhân dân được rõ, được yên tâm”. Dù tuổi cao sức yếu, ông cũng giơ cao cánh tay nắm chặt mà rằng: “Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu hết mình vì tổ quốc!”.

Nhiều cử tri yêu cầu Đảng và Nhà nước phải cứng rắn trong vấn đề biển Đông

Trả lời thẳng thắn trước 300 cử tri quận 4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Chủ trương bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là không bao giờ thay đổi!”.

Về những vấn đề xảy ra trên biển Đông vừa qua, Chủ tịch nước cho rằng: “Không phải những vấn đề có sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đảng và Nhà nước chỉ phó thác cho Bộ Ngoại giao ứng phó. Các đồng chí nói thế là oan ức cho chúng tôi quá! Không lẽ Đảng và Nhà nước để anh Nghị (ông Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao- PV) phát biểu vài câu là xong à? Không phải! Không phải Đảng và Nhà nước này phó mặc cho Bộ Ngoại giao, một mình Bộ Ngoại giao cũng không làm được!”.

Chủ tịch nước khẳng định cùng với phát ngôn khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Bộ Ngoại giao, Đảng và Nhà nước còn tiến hành song song hàng loạt công việc thể hiện rõ chủ trương bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của chúng ta.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Các đồng chí coi, ở biển Đông, công cuộc phát triển kinh tế chúng ta có dừng lại không? Không dừng. Và kinh tế biển mang lại cho Việt Nam bao nhiêu phần trăm GDP? Hàng năm nó mang về cho ngân sách quốc gia bao nhiêu chúng tôi đều có báo cáo nhiều lần. Mong cô bác anh chị hiểu, Đảng và Nhà nước có lùi đâu? Không lùi! Mặc dù Trung Quốc tuyên bố 9 lô xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, chúng ta vừa tuyên bố phản đối và hoạt động kinh tế biển chúng ta vẫn diễn ra bình thường; khai thác dầu khí, thủy sản, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế… vẫn diễn ra”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết thêm: “Về chủ quyền pháp lý, gây sức ép ghê gớm để Quốc hội Việt Nam không thông qua Luật Biển. Nhưng Quốc hội Việt Nam đã làm gì các đồng chí biết không? Luật Biển đã thông qua, nó chứng minh rất rõ ý chí của ban lãnh đạo hiện nay có nhân nhượng không, có khuất phục phương Bắc hay không?”.

Chủ tịch nước mong mỏi nhân dân, đặc biệt là Đảng viên cần phải bình tĩnh, nhận định rõ tình hình, có cái nhìn toàn diện, đừng kích động theo luận điệu xuyên tạc của kẻ thù trên các trang mạng. Chủ tịch nước cho rằng: “Trong việc trị quốc phải bình tĩnh, tim phải nóng nhưng đầu phải lạnh; chứ không phải tim lạnh, đầu nóng, nguy hiểm cho đất nước!”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Việc trị quốc phải bình tĩnh, tim phải nóng nhưng đầu phải lạnh”

Để kết thúc phần phát biểu chủ đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Chủ tịch nước tâm sự cùng các cử tri: “Đằng sau lưng, trước mặt mình là 90 triệu đồng bào, tôi nhớ chứ! Là 4.000 năm lịch sử, tôi nhớ chứ! Không quên được đâu!”.

Nếu sợ thì hãy làm đơn xin nghỉ

Trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 18/10, các cử tri quận 4 cũng tiếp tục chất vấn tổ đại biểu về vấn đề tham nhũng. Cử tri Võ Thanh Thảo phát biểu: “Tham ô hối lộ ở nước ta có khi còn cao hơn các nước Châu Phi. Có nên xem đây là quốc nạn hay không? Thực tế là tham ô hiện nay phát hiện ít mà còn bị che giấu, không bị xử lý, thậm chí là bị bẻ cong”.

Và ông đề nghị Quốc hội, Đảng, Chính phủ có biện pháp mạnh mẽ hơn. Ông nói thẳng: “Nhiều cán bộ có tư tưởng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Dù họ bị xử lý nhưng vẫn để lại tài sản hàng tỷ đồng cho vợ con. Cần quy định rõ, nếu tham ô trên 1 tỷ thì xử chung thân, trên 2 tỷ thì tử hình”.

Cử tri quận 4 tiếp tục bức xúc về vấn đề tham nhũng, xử lý trách nhiệm cán bộ

Cử tri Dương Xuân Miễn thì bức xúc về cách xử lý trách nhiệm của cán bộ: “Luật chúng ta rất đầy đủ, nhiều nhưng thực thi pháp luật chưa ổn. Ví dụ như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng đã xác định rõ vi phạm, đã khởi tố rồi nhưng gần 1 năm vẫn chưa đưa ra xử lý. Không hiểu vì sao nó kéo dài? Trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị này ra sao? Có bao che hay không?”.

Cử tri Đỗ Duy Sơn thì đề nghị Đảng, Nhà nước và Quốc hội chú ý đến công tác cán bộ, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm. Ông nói: “Chúng ta nói nhiều rồi, làm rồi nhưng làm chưa đến nơi đến chốn”.

Cử tri Dương Xuân Miễn khẳng định: “Lòng tin của cử tri đang bị giảm sút, xói mòn vì cách xử lý vi phạm kỳ cục của chúng ta”. Còn cử tri Phạm Văn Tài thì phát tiết bất bình với những cán bộ đã, đang tham nhũng, gây hại cho dân, cho nước: “Trách nhiệm cá nhân của Đảng viên có còn không?”.

Đáp lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc lại nội dung đã trình bày trong ngày 17/10 về việc Quốc hội đang chuẩn bị cơ sở pháp lý để chuyển công tác chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ Chính phủ sang cho Đảng, Ban Nội chính Trung ương đang được khôi phục để làm cơ quan chuyên trách cho công tác này. Chủ tịch nước cho biết: “Điều đó cho thấy tình hình nghiêm trọng thế nào. Đảng và Nhà nước đang dồn sức mạnh mẽ nhất cho hoạt động này”.

Posted Image

Chủ tịch nước khẳng định Đảng và Nhà nước đang dồn sức mạnh mẽ nhất để chống tham nhũng

Chủ tịch nước cũng nhắc lại công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chứ không phải của riêng ai. Quần chúng chính là con mắt sáng nhất của Đảng, của Nhà nước trong công tác này.

Ông chia sẻ thêm: “Đúng là trong thực tế có những người đấu tranh bị trù dập rõ ràng, gia đình tan nát. Chúng tôi có lỗi lớn là không bảo vệ được những con người đó, nên gây ra sự sợ hãi. Tôi có gặp nhiều cán bộ, có cán bộ khá lớn gặp tôi cũng than vãn: “Ông à, liệu chúng tôi đấu tranh thì chúng tôi có tồn tại được không?”. Tôi nói đơn giản thôi, nếu chúng ta hèn nhát, làm đơn gởi cho Đảng, chúng ta nghỉ. Chứ chúng ta hèn nhát, không làm tròn trách nhiệm của mình mà nhân dân giao phó thì để đồng chí có trí tuệ, dũng cảm làm!”.

Tùng Nguyên

http://dantri.com.vn...eu-dong-bao.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp tổ chức hội thảo về biển Đông:

Thứ Sáu, 19/10/2012 - 11:15

Ngày 16/10, tại Paris đã diễn ra hội thảo về “Biển Đông - vùng xung đột mới” do Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược (IRIS) và Quỹ Gabriel Péri, một tổ chức chuyên nghiên cứu chính trị có uy tín tại Pháp, tổ chức.

Hội thảo đã thu hút đông đảo các chuyên gia hàng đầu của Pháp và châu Âu về Luật biển quốc tế và địa chính trị.

“Đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý

Posted Image

Hội thảo về biển Đông ngày 16-10 tại Paris, Pháp - Ảnh: V.T.D.

Mở đầu hội thảo, nhà nghiên cứu Patrice Jorland, một chuyên gia kỳ cựu về Đông Nam Á, tuyên bố: “Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu cho rằng xung đột trên biển Đông chỉ liên quan đến các nước trong khu vực. Đó là một xung đột mang tầm vóc thế giới”. Ông Christian Lechervy, cố vấn đặc biệt về các vấn đề chiến lược ở châu Á của Tổng thống Pháp François Hollande, phụ họa: “Vấn đề biển Đông không chỉ giới hạn ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nó còn bao gồm cả các quần đảo Pratas, bãi cạn Scarborough, bãi Macclesfield và các eo biển”.

“Đường lưỡi bò”: Trung Quốc chẳng có bằng chứng nào trong tay!

"Trung Quốc không muốn có tòa quốc tế phân xử tranh chấp trên biển Đông"

Giáo sư Chemillier-Gendreau

Xung đột ở biển Đông đã âm ỉ từ lâu, nhưng trở nên căng thẳng từ năm 2009. Giải thích sự leo thang căng thẳng này, chuyên gia Cyrille P. Coutansais, phó phòng luật biển của Bộ tham mưu Hải quân Pháp, nhận định: “Vùng biển và đất liền ở khu vực quanh biển Đông giờ đây đã trở thành mỏ vàng kinh tế. Ở đó, các nước có thể khai thác đánh bắt hải sản, có các mỏ khoáng sản quý hiếm như đất hiếm, khí đốt. Đó là chưa kể nguồn lợi sinh học từ hệ động thực vật biển. Do nguồn tài nguyên trên mặt đất dần cạn kiệt nên các quốc gia đang hướng về phía biển, nơi còn chưa được khai thác bao nhiêu. Vì vậy, để vùng đất vàng không rơi vào tay kẻ mạnh thì phải có luật và công ước quy định luật chơi”. Ông Coutansais muốn đề cập đến Công ước Geneva 1958 và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Ông nhấn mạnh: “Chỉ có hành xử theo luật quốc tế mới có thể giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, bền vững và được tất cả các bên tuân thủ”. Như một cách đề dẫn cho cuộc tranh luận, nhà nghiên cứu Patrice Jorland, cộng tác viên tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế của Pháp, nhấn mạnh cách gọi tên biển Đông theo cách phương Tây hiện nay là “biển Nam Trung Hoa” hoặc “biển Trung Hoa” đã tạo ra sự hiểu lầm và là nguồn gốc gây xung đột. Cách gọi tên đó do các nhà hàng hải và các nhà vẽ bản đồ châu Âu đặt ra từ bao thế kỷ trước trong các chuyến du hành để khám phá các vùng đất mới. “Đó là cách gọi nhập nhằng. Cái tên đó không phù hợp với tình hình địa - chính trị hiện nay và nó tạo ra cảm tưởng vùng biển này là của Trung Quốc. Lối nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ cái tên gọi không thể tạo ra chủ quyền được” - ông Patrice Jorland nhấn mạnh. Ai cũng hiểu điều đó, có lẽ chỉ riêng Trung Quốc là không hiểu. Chính vì thế, năm 2009 Trung Quốc đã trưng ra trước Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ về “đường lưỡi bò”.

Giáo sư luật Erik Franckx thuộc ĐH Vrije (Bỉ) nhấn mạnh tấm bản đồ đường lưỡi bò này “trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể là bằng chứng hợp pháp cho chủ quyền”. Ông lý giải: “Cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc về vấn đề này là Tổ chức Thủy văn quốc tế (IHO) không tìm thấy biểu tượng khoa học và thủy văn nào trên tấm bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Theo IHO cũng như theo quan điểm cá nhân của tôi, bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc là mơ hồ, thiếu tính chính xác kỹ thuật và bởi vậy hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”.

Giáo sư luật David Scott thuộc ĐH Brunel (Anh) cũng cho rằng: “Khi trình bản đồ đường lưỡi bò lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc muốn hợp pháp hóa và chính danh hóa vùng biển mình đòi hỏi. Nhưng cùng lúc Trung Quốc lại từ chối đưa ra các bằng chứng kỹ thuật cho tấm bản đồ, từ chối tuân thủ UNCLOS và cũng không muốn đưa các vấn đề tranh chấp với các nước láng giềng ra một định chế tài phán quốc tế nào”.

Đồng tình với ý kiến các chuyên gia luật khác tại hội thảo khi vạch rõ thái độ không nhất quán của Trung Quốc trước quốc tế và trong lĩnh vực luật pháp, giáo sư David Scott chia sẻ: “Khi trưng ra bản đồ đường lưỡi bò trước Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc muốn vùng biển này được công nhận chính thức và mang tính hợp pháp. Thế nhưng, cùng lúc Trung Quốc lại từ chối trưng ra các bằng chứng kỹ thuật cho tấm bản đồ mà họ trưng ra, lại từ chối tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và cũng không muốn đưa các vấn đề tranh chấp với các nước láng giềng ra một định chế tài phán quốc tế nào”.

Giáo sư luật Monique Chemillier-Gendreau thuộc ĐH Paris-Diderot (Pháp) cũng đã kể lại cuộc gặp tại Bắc Kinh cách đây ba năm với các quan chức cấp cao của Trung Quốc. Họ khẳng định với bà điều này: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cung cấp bằng chứng cụ thể (về bản đồ đường lưỡi bò) và sẽ chẳng bao giờ ra tòa gì cả. Vùng biển ấy là của chúng tôi, tại sao lại phải chứng minh chứng tỏ gì chứ?”.

Giáo sư Chemillier-Gendreau thừa nhận lúc đó bà bị “sốc” trước thái độ bất chấp luật pháp và bất chấp công ước mà chính Trung Quốc đã đặt bút ký vào đó. “Trung Quốc không thể cung cấp chứng cứ khoa học cho cái mà họ đã đệ trình bởi họ chẳng có gì trong tay” - bà nhấn mạnh. Trong trường hợp đòi chủ quyền lãnh thổ, quyền đòi hỏi, được áp dụng đến tận ngày nay, phải dựa trên điều mà người ta gọi là “pháp luật theo tập quán”. Trung Quốc chỉ đề cập đến các quần đảo trên biển Đông trong tài liệu từ năm 1930. Trong khi các vua chúa An Nam đã lập địa bạ về Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17. Điều đó có nghĩa trên phương diện luật pháp và chứng cứ kiểm chứng được, các tài liệu do VN đưa ra có thời gian lâu hơn. Chính vì vậy, Trung Quốc không muốn có tòa quốc tế nào phân xử tranh chấp trên biển Đông”.

Sách lược “chuyện đã rồi!” của Trung Quốc và giải pháp đối phó

Giáo sư Chemillier-Gendreau và chuyên gia Coutansais cho rằng Trung Quốc đang thực thi sách lược “tôi có mặt, tôi ở lại” hay “chuyện đã rồi theo từng bước một”. Sách lược này đã xảy ra với một số quốc gia khác vốn mệt mỏi trong chuyện tranh chấp nên đành sẵn sàng ký kết các thỏa thuận song phương có lợi cho Trung Quốc. Giáo sư Scott nhận định: “Trung Quốc nghĩ rằng các quốc gia có liên quan đến tranh chấp sẽ mệt mỏi về kinh tế và tài chính do cố chạy theo hiện đại hóa quân đội, nên cuối cùng đành phó mặc cho chuyện gì xảy đến thì đến”.

Cách giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương hiện là vũ khí “bí mật” của Trung Quốc. Do vậy, giáo sư Franckx cho rằng “nếu các quốc gia như Philippines, VN và các quốc gia khác muốn bảo vệ lãnh thổ của mình thì phải cùng nhau đưa Trung Quốc ra các định chế tòa án quốc tế và xử lý các tranh chấp theo phương cách đa phương. Đàm phán song phương chỉ dẫn đến thua thiệt”. Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng giải pháp bền vững và đúng đắn nhất là đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế La Haye.

Nhà nghiên cứu Coutansais đề xuất: “Các nước không cần phải chờ Trung Quốc có chấp nhận một trọng tài phân xử hay không. Chẳng hạn VN và Philippines cũng có những tranh chấp lãnh thổ và vùng lãnh thổ đó cũng bị Trung Quốc tranh chấp. Nếu VN và Philippines cùng đưa vấn đề ra một tòa án thì Trung Quốc cũng phải tham gia dù muốn hay không bởi họ có dính líu với tranh chấp họ đang đòi hỏi. Trong tình hình hiện nay, có lẽ đó là cách tiến hành tốt nhất”.

Posted Image

Cử tọa sôi nổi đặt câu hỏi tại hội thảo - Ảnh: V.T.D.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Pháp tham dự

Bất chấp cơn mưa thu lạnh lẽo và dai dẳng, bất chấp những tin tức thời sự nóng bỏng của cuộc khủng hoảng tài chính, của Trung Đông, phòng họp lớn của Trung tâm hội nghị nhà hóa học (quận 7, Paris) đã nhanh chóng đông nghẹt người trước giờ diễn ra hội thảo. Điểm sơ qua đã có thể nhận ra những nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, chính trị gia, cố vấn của các tổ chức quốc tế, chuyên gia cấp cao của hải quân Pháp... Đặc biệt là có sự hiện diện của ông Christian Lechervy, cố vấn đặc biệt về các vấn đề chiến lược ở châu Á của Tổng thống Pháp François Hollande.

Theo Võ Trung Dũng

Tuổi trẻ

================

Trung Quốc muốn làm bà chửi cả thế giới - Í lộn - Bá chủ cả thế giới. Nhưng cung cách hành xử kiểu giang hồ thế này chỉ khi nào gặp ông nào cao bồi hơn thì biết nhau ngay mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay