Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Các đơn vị kinh doanh vàng đề nghị được dập lại 13 tấn vàng

19/09/2012 15:55

(TNO) Ngày 19.9, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết các tổ chức tín dụng và đơn vị kinh doanh vàng đã gởi văn bản đến NHNN đề nghị cho phép gia công vàng miếng SJC móp méo và vàng miếng phi SJC với khối lượng hơn 350.000 lượng vàng, tương đương 13 tấn vàng.

Hiện nay NHNN đang yêu cầu Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) chuẩn bị kế hoạch để triển khai gia công ngay từ ngày 20.9 theo quy định.

Thanh Xuân.

Nguồn: http://www.thanhnien...3-tan-vang.aspx

-------------------------------------------------------------------------------

Số lượng vàng móp méo chắc hẳn là rất ít, không đáng kể so với 350.000 lượng vàng kia. So sánh giữa giá vàng phi SJC với vàng SJC hiện nay chênh nhau gần 300.000đ. Ái chà, cả một khoản tiền lớn đây khoảng 105 tỉ đồng. Thời buổi khó khăn này mà kiếm tiền thế thì dễ thật....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh hoàng vòi rồng lửa cao 30m

Thảm họa thiên nhiên khốc liệt và cực hiếm vừa ập đến Australia.

Posted Image

Nhà làm phim Chris Tangey đã quay lại được toàn bộ cảnh tưởng hiếm gặp trong tự nhiên về vòi rồng hoàn toàn là lửa trong chuyến ngao du ở vùng Alice Springs, Australia, để tìm địa điểm quay cho bộ phim mới. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông quay trở lại khu lán trại để giúp nhân viên, chính khoảnh khắc này ông đã bắt gặp thảm họa tự nhiên đáng sợ nhất.

Posted Image

Chỉ cách vị trí ông Chris đứng khoảng 300m, một vòi rồng lửa cao 30m đang xoáy cuộn, mặc dù trong khu vực đó hầu như không có gió. Vòi rồng lửa, hay còn biết đến như một con quỷ lửa, xảy ra do một cột không khí ấm đẩy cao trên không trung và bị bắt lửa. Những vòi xoáy lửa này thường chỉ kéo dài trong khoảng 2 phút và rất hiếm xảy ra.

Posted Image

Tuy nhiên, ông Chris vô cùng ngạc nhiên và chăm chú quan sát vòi rồng lửa diễn ra trong suốt hơn 40 phút. Nhà làm phim 54 tuổi này chia sẻ: “Thời tiết hôm đó thật đẹp, nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 25 độ C. Đó là một ngày bình yên”.

Posted Image

“Sau đó, một người đàn ông đã hét lên thất thanh “Cái quái gì kia”, tôi nhìn quanh và phát hiện vòi rồng lửa cao tới 30m”, ông Chris nói thêm. “Tôi đứng cách xa nó chừng 300m và không hề có gió trong khu vực này. Tuy nhiên, vòi rồng vẫn rú lên như trực thăng chiến đấu”.

Posted Image

“Trong sự nghiệp 23 năm cầm máy quay phim, tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào tương tự. Chúng tôi đã từng nghe về vòi rồng lửa, nhưng chưa có dịp tận mắt chứng kiến. Trước đó, có lẽ tôi sẽ chấp nhận 1.000USD để mong được cận cảnh thảm họa này một lần”, ông Chris cho biết. “Trong khoảng thời gian đó, có tới ba vòi rồng lửa xuất hiện. Chúng tồn tại trong khoảng 40 phút”. Chắc chắn thảm họa tự nhiên hiếm có này có thể gây nên hậu quả khôn lường nếu xảy ra ở khu vực dân cư.

Posted Image

Năm 1923, một vòi rồng lửa xuất hiện trong trận động đất Great Kanto ở Nhật Bản và giết chết 38.000 người chỉ trong 15 phút.

theo Ione

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

LHQ kêu gọi Trung - Nhật giải quyết tranh chấp qua đối thoại

(VOV) - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ lo ngại trước những căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật.

“Tôi vẫn theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở châu Á, đặc biệt là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang xấu đi do tranh chấp lãnh thổ”, ông Ban phát biểu trong buổi họp báo ngày 19/9. “Tôi ngày càng lo ngại trước những căng thẳng leo thang tại khu vực này vì vấn đề lãnh thổ. Tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại”.

Posted Image

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (ảnh: financeint)

Đến nay đã có tổng cộng 16 tàu tuần ngư và tàu hải giám Trung Quốc tiếp cận khu vực quanh quần đảo tranh chấp Điếu Ngư (theo cách gọi Trung Quốc, trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku). Ngoài ra, hơn 700 tàu cá Trung Quốc cũng đang hoạt động trên vùng biển giữa tỉnh Chiết Giang và quần đảo Điếu Ngư, cách quần đảo tranh chấp này khoảng 230km./.

Edited by Chipbee cherries

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Nga đặt cược cho chiến thắng khi Trung-Nhật khai chiến

Thứ năm 20/09/2012 14:08

(GDVN) - Nếu Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự sẽ khó đoán ai thắng ai thua, nhưng nếu Mỹ can thiệp, Trung Quốc sẽ bị đánh bại.

Đo sức mạnh của lực lượng hải quân Nhật Bản

Tìm hiểu tên lửa đối hạm mới nhất Type 12 của Nhật Bản

Tranh chấp Senkaku: Tướng Trung Quốc - La Viện dằn mặt Nhật Bản

Trung Quốc thực sự lo ngại Nhật Bản phát triển quân đội chính quy

Mỹ tăng viện cho Nhật Bản 2 máy bay F-22 để đối phó với tình hình mới?

Posted Image

Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản

Tờ “Quan điểm” Nga ngày 19/9 có bài viết cho rằng, cuộc đối đầu chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản (do vấn đề tranh chấp đảo) ngày càng gay gắt. Chuyên gia chiến lược quân sự Nga đã tiến hành đánh giá về thực lực quân sự của hai bên, và dự đoán “cơ” giành chiến thắng của mỗi bên nếu xảy ra xung đột quân sự.

Ưu thế thực lực của mỗi bên

Vasily Kashin, nhà nghiên cứu cấp cao, Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng, ở trên biển, Bắc Kinh hoàn toàn không có ưu thế số lượng mang tính áp đảo, đồng thời, về chỉ tiêu chất lượng, tàu chiến Trung Quốc hoàn toàn thua xa Nhật Bản.

Ông nói: “Bắt đầu từ năm 2007, người Trung Quốc mới bắt đầu chế tạo được tàu chiến đáng nói, còn các tàu chiến cũ kỹ trước đó hoàn toàn không có “đất dụng võ”. Bắc Kinh sở hữu tàu ngầm có thể tạo ra mối đe doạ nhất định đối với Nhật Bản, nhưng Hải quân Nhật Bản luôn coi trọng khả năng chống tàu ngầm.

Tôi từng có cơ hội được nghe chuyên gia chiến tranh trên biển của Mỹ đánh giá, họ nói thẳng rằng, trong tác chiến chống tàu ngầm, bất kể là kinh nghiệm, thiết bị, chiến thuật, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thậm chí còn mạnh hơn quân Mỹ. Trong khi đó, chỉ nói về tần suất diễn tập sẵn sàng chiến đấu trên biển, tàu ngầm Trung Quốc làm còn lâu mới đủ”.

Ông nhấn mạnh: “Hạm đội Trung Quốc cấp bách muốn có bước nhảy vọt về sẵn sàng chiến đấu, chiến thuật và tác chiến biên đội. Vào thời điểm tương tự, Liên Xô hoàn toàn không có lực lượng bờ biển tác chiến độc lập ở vùng biển cách xa tuyến đường bờ biển của nước này, nhưng trải qua mấy chục năm nỗ lực, cuối cùng họ trở thành một hạm đội toàn cầu. Trên con đường này, Trung Quốc chỉ mới có những bước đi đầu tiên.

Posted Image

Biên đội tàu khu trục 052B/C của Hải quân Trung Quốc.

Posted Image

Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Atago Nhật Bản

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Hải quân Trung Quốc còn lấy phòng ngự duyên hải là tư tưởng tấn công chủ yếu, tức là lấy hạm đội duyên hải làm chủ lực, tàu chiến cỡ lớn rất hiếm, nòng cốt là thuyền máy và rất nhiều pháo binh bờ biển.

Mãi đến giữa thập niên 90, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc mới bắt đầu thực sự phát triển, về chất lượng, thành quả này mấy năm trước mới từng bước được thể hiện. Hải quân Trung Quốc thiếu kinh nghiệm làm cho họ có cảm giác tự tin”.

Khác với Kashin, Konstantin Sivkov, Phó Viện trưởng Học viện Địa-chính trị Nga đánh giá sức mạnh của Hải, Không quân Trung Quốc cao hơn một chút: “Về số lượng, Quân đội Trung Quốc hơn nhiều Nhật Bản. Trung Quốc có 2,5 triệu quân, Nhật Bản chỉ có 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh xung quanh hòn đảo tranh chấp sẽ chủ yếu dựa vào hải, không quân.

Để đoạt lấy các hòn đảo trên, Trung Quốc có thể sẽ điều động 400-500 máy bay chiến đấu, không ít hơn 20 tàu ngầm diesel, rất có thể sẽ còn điều 3 tàu ngầm hạt nhân. Do những hòn đảo trên cách đất liền không xa, không loại trừ sẽ điều động rất nhiều tàu tên lửa, tàu khu trục tên lửa.

Phía Nhật Bản có thể điều gần 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục và tàu hộ vệ. Số lượng tàu chiến dùng để bảo vệ đảo tranh chấp của Nhật Bản chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc”.

Nhưng ông chỉ ra: “Không quân Trung Quốc chủ yếu sử dụng máy bay kiểu cũ. Về chất lượng, máy bay chiến đấu của Nhật Bản có ưu thế mang tính quyết định. Bắc Kinh thiếu máy bay cảnh báo sớm trên không, còn loại máy bay này của Tokyo có thể đảm bảo được việc đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, chỉ huy không chiến tốt hơn, giúp cho ưu thế của Không quân Nhật Bản nổi bật hơn. Nói chung, trong không chiến, cho dù Bắc Kinh có ưu thế về số lượng, nhưng Trung Quốc và Nhật Bản có lực lượng tương đương.

Về hải quân, trình độ công nghệ và kỹ thuật chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc còn dừng lại ở những thập niên của thế kỷ trước, tiếng ồn rất lớn. Tàu ngầm của người Nhật lại hoàn thiện hơn, tiếng ồn nhỏ hơn, có thể đối phó có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc.”.

Posted ImageTên lửa tầm trung DF-21C Trung Quốc

Posted Image

Tên lửa Patriot-3 Nhật Bản

Khó đoán ai thắng ai thua

Kashin dự đoán: “Nếu hai bên xảy ra xung đột, sử dụng lực lượng quân sự cùng số lượng, người Trung Quốc sẽ bị tổn thất to lớn, họ chắc chắn sẽ không tấn công cùng cấp độ với Nhật Bản. Hiện nay, ưu thế vũ khí của Nhật Bản rất nổi bật, tố chất tác chiến cá nhân cao hơn.

Quân nhân Trung Quốc vẫn chưa thử sử dụng tất cả các vũ khí kiểu mới, trình độ huấn luyện cũng không được đánh giá cao. Hơn nữa, vũ khí của Trung Quốc thua xa Nhật Bản một cách toàn diện, không thể phát huy sức mạnh đầy đủ. Điều có khả năng nhất là, Trung Quốc sẽ phải hứng chịu thất bại nhục nhã, đây là điều rất khó chịu đựng nổi đối với Bắc Kinh”.

Kashin cho rằng, thực lực của Hải quân Nhật Bản rất mạnh, cho dù Trung Quốc đã đạt được thành tích đáng kể trong việc theo đuổi Nhật Bản, nhưng muốn đạt trình độ huấn luyện nhân viên và chiến thuật tương tự Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thì còn cần nhiều năm nỗ lực.

Nhưng quan điểm của Sivkov hoàn toàn ngược lại. Ông cho rằng, tổn thất của Trung Quốc sẽ rất lớn, nhưng Nhật Bản chỉ dựa vào sức mình, sẽ không thể ngăn chặn được bước tiến của Trung Quốc.

Một khi xảy ra xung đột, chiến lược của Trung Quốc sẽ lấy tấn công làm chính, còn Nhật Bản thì nghiêng về phòng thủ. Một khi giao chiến trực tiếp, triển vọng giành chiến thắng của Trung Quốc cũng khó đoán.

Posted Image

Biên đội tàu ngầm lớp Tống Trung Quốc

Posted Image

Tàu ngầm Nhật Bản

Theo quan điểm của ông, Trung Quốc có ưu thể nổi bật trên phương diện tàu tên lửa hạng nhẹ và tàu khu trục tên lửa, có thể thực hiện nhiệm vụ đánh bại cụm hạm đội của Nhật Bản, yểm trợ đổ bộ. Xét tới ưu thế số lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc tương đối rõ rệt và dự phòng đầy đủ, Nhật Bản e rằng khó kiểm soát hoàn toàn được Trung Quốc.

Ông cho rằng, trình độ huấn luyện của binh sĩ Trung Quốc không thua kém, thậm chí ở một số lĩnh vực và thủ đoạn hơn hẳn Nhật Bản. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự tích cực và thường xuyên, đồng thời bỏ ra rất nhiều tiền bạc cho hoạt động này.

Quân Mỹ tham chiến thay đổi thế cân bằng

Mặc dù quân số của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ bằng 1/10 Quân đội Trung Quốc, nhưng Tokyo còn có một ưu thế khác, đó là đồng minh Mỹ. Căn cứ vào Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, một khi xảy ra cuộc chiến xâm lược đối với Nhật Bản, Washington có nghĩa vụ tiến hành can thiệp. Trung Quốc đồng thời đối đầu với hai nước Mỹ, Nhật thì hai bên có “cơ” thắng thế nào? Quan điểm của hai chuyên gia trên lại bất ngờ thống nhất. Trung Quốc sẽ đại bại.

Posted Image

Tàu sân bay USS George Washington của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ

Sivkov cho rằng, sự tồn tại của nhân tố Mỹ làm cho Trung Quốc không thể tiến hành các hành động quân sự trước ở khu vực tranh chấp. Một khi Trung Quốc và hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật “choảng nhau”, cho dù Bắc Kinh chiếm ưu thế số lượng về không quân, nhưng lực lượng hàng không của tàu sân bay Mỹ và không quân chiến thuật của họ ở căn cứ Okinawa có thể đáp trả có hiệu quả lực lượng hàng không cường kích của Trung Quốc, đồng thời tiến hành tấn công rất mạnh đối với Trung Quốc.

Chắc chắn, các sân bay của Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình của quân Mỹ tấn công, sức mạnh không quân sẽ tổn thất nghiêm trọng, hạ tầng cơ sở sẽ bị phá huỷ hoàn toàn.

Khi quân Mỹ tham chiến, lực lượng chủ lực của Không quân Trung Quốc sẽ bị trọng thương trong 2 tuần. Hải quân Trung Quốc cũng khó thoát khỏi kết cục bi thảm, bởi vì tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles của Mỹ cũng sẽ tham chiến, nó đối phó với tàu chiến Trung Quốc dễ như trở bàn tay.

Vũ khí trang bị cho tàu chiến của Trung Quốc có khả năng răn đe nhất định, nhưng nó có điểm yếu ở khả năng phòng không, cho nên rất dễ bị tên lửa (nằm ngoài tầm phóng của tên lửa Trung Quốc) tấn công. Vì vậy, nếu thái độ thù địch của hai bên tiếp tục leo thang, tình hình phát triển đến mức xảy ra xung đột quân sự, thì cũng sẽ chỉ là sự đối đầu không lớn trên biển và trên không, sau đó Mỹ rất có thể can dự, lúc đó, Trung Quốc rất có thể từ bỏ các hành động quân sự, chuyển sang áp dụng các biện pháp kinh tế.

Posted Image

Tàu ngầm USS Hawaii, Hải quân Mỹ

Sivkov cho rằng: “Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không thể đơn độc giữ được đảo tranh chấp. Đồng thời, Không quân Trung Quốc cũng sẽ tổn thất không nhỏ, e rằng tổn thất sẽ lên tới 150 chiếc máy bay chiến đấu. Không quân Nhật Bản cũng sẽ có vài chục chiếc bị bắn rơi. Nhưng, nếu Mỹ can dự toàn diện vào cuộc xung đột theo quy định của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, thì Quân đội Trung Quốc sẽ bị đánh đại bại”.

Cận cảnh các chiến hạm của Hải quân Nhật Bản

Nhật Bản phô diễn sức mạnh phòng không, không quân

Sức mạnh trực thăng OH-1 Ninja của Không quân Nhật Bản

Sức mạnh Hải quân Nhật Bản qua những hình ảnh tư liệu (P1)

Sức mạnh Hải quân Nhật Bản qua những hình ảnh tư liệu (P2)

Cận cảnh khu trục hạm tàng hình mới nhất của Hải quân Nhật Bản

Cập nhật toàn bộ hình ảnh cuộc tập trận quy mô lớn của Nhật Bản

Nhật Bản hạ thủy khu trục hạm tối tân lớp Akizuki

Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu Trung Quốc, Đài Loan 'vây' Senkaku/Điếu Ngư

Thứ sáu, 21/9/2012, 14:03 GMT+7

Một chiếc tàu của Đài Loan hôm nay nhập cùng nhóm hơn 10 tàu Trung Quốc tại vùng nước gần chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư.

> Tàu tuần duyên Nhật báo động cao

> Nhật - Trung sôi sục vì biển đảo

> Tàu cá Trung Quốc rậm rịch ra biển Hoa Đông

Posted Image

Một đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Xinhua

Con tàu này được nhìn thấy ở cách Uotsurijima, đảo lớn nhất trong nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, khoảng 44 km.

AFP dẫn lời phát ngôn viên tuần duyên Nhật ở Okinawa cho hay đây là một con tàu của người dân. "Thông qua loa và thiết bị liên lạc không dây, chúng tôi đang cảnh báo con tàu không được đi vào vùng nước thuộc chủ quyền của chúng tôi", người phát ngôn này nói. Theo luật pháp quốc tế, các vùng nước chủ quyền được mở rộng lên tới 12 hải lý tính từ bờ biển.

Tuần duyên Nhật còn cho biết con tàu có đáp lại lời cảnh báo. Tuy nhiên, những biểu ngữ liên quan tới Senkaku/Điếu Ngư cũng được nhìn thấy trên boong tàu này.

Hiện có 13 tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc hoạt động quanh khu vực quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Tất cả những tàu này đều ở phía ngoài của khu vực được gọi là vùng tiếp giáp, tức là ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ khu vực có tranh chấp.

Diễn biến căng thẳng Trung Nhật qua ảnh, clip

Kể từ sau khi Nhật hoàn tất quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo của Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/9, các tàu chính phủ của Trung Quốc đã nhiều lần vào và ra khỏi vùng tiếp giáp, thậm chí từng vào vùng nước Nhật tuyên bố chủ quyền trong một thời gian ngắn hôm 18/9. Lực lượng tuần duyên Nhật đã được đặt trong tình trạng báo động cao.

Tokyo hôm nay cho hay sẽ yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại do những cuộc biểu tình gây ra cho cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật ở Trung Quốc trong những ngày qua. Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cũng đang xem xét có thể gửi một đặc sứ đến Trung Quốc, như một nỗ lực tìm kiếm biện pháp giải quyết căng thẳng giữa hai nước thông qua nhiều kênh ngoại giao khác nhau.

Căng thẳng Trung - Nhật lên cao trong những ngày qua khi các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra khắp những thành phố lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào này nguội dần từ hôm 19/9 sau những biện pháp ngăn chặn của nhà chức trách Trung Quốc.

Mối quan hệ xấu đi giữa hai nước còn thể hiện ở cả lĩnh vực thể thao. Các cây vợt Trung Quốc đồng loạt rút khỏi giải quần vợt Nhật Bản mở rộng, trong khi đội bóng bầu dục Nhật bỏ trận đấu lượt về trong khuôn khổ giải Asian Sevens Series ở Thượng Hải do lo ngại vấn đề an ninh.

Cùng thời gian căng thẳng leo thang, các quân khu và hạm đội của Trung Quốc liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật để phô trương sức mạnh quân sự.

Trong hai chuyến thăm Nhật và Trung Quốc mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta kêu gọi hai nước kiềm chế để cùng giải quyết vấn đề tranh chấp. Washington luôn khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Hà Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân Hàn Quốc “bắn tàu cá Triều Tiên”

Thứ Sáu, 21/09/2012 - 15:32

(Dân trí) - Hải quân Hàn Quốc hôm nay 21/9 đã bắn cảnh báo vào 6 tàu cá Triều Tiên khi các tàu này vượt biên giới tranh chấp giữa hai nước ở Hoàng Hải, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay.

Posted Image

Căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên sau vụ chiến hạm Cheonan bị chìm

6 tàu Triều Tiên nhanh chóng trở lại vùng biển của mình sau vụ việc, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết với hãng thông tấn AFP.

“Hàng chục loạt súng máy Vulcan đã được bắn vào vùng biển gần các tàu cá Triều Tiên vi phạm biên giới biển”, người phát ngôn cho biết.

“Hoạt động bắt đầu vào khoảng 3h chiều, với 2 tàu tuần tra hải quân được triển khai, sau khi phía chúng tôi phát thông điệp cảnh báo. Tất cả các tàu Triều Tiên đều đã rút đi vào 4h chiều”, ông cho hay.

Hiện chưa có thông tin gì từ phía Bình Nhưỡng.

Vụ việc xảy ra gần đảo biên giới Yeonpyeong của Hàn Quốc. Theo phía Hàn Quốc, đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ xâm nhập của tàu cá Triều Tiên trong những tuần gần đây.

Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao giấu tên cho biết, hải quân sẽ hành động nếu các tàu này tiếp tục vi phạm. “Nếu tàu Triều Tiên liên tục vượt biên giới để đánh cá, quân đội sẽ phản ứng dứt khoát, không do dự”, quan chức này cho hay.

Đường giới hạn miền bắc, đường biên giới biển giữa hai miền Triều Tiên, do các lực lượng do Mỹ đứng đầu đơn phương đưa ra sau cuộc chiến Triều Tiên 1950-53, song không được Bình Nhưỡng công nhận.

Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh do Cuộc chiến Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình. Và các vụ đụng độ nhỏ ở biên giới trước đây thường nhanh chóng leo thang thành căng thẳng lớn.

Khu vực quanh đường biên giới biển tranh chấp này đã là hiện trường của nhiều vụ đụng độ hải quân chết người vào năm 1999, 2002, 2009.

Căng thẳng biên giới liên Triều đặc biệt tăng cao kể từ khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên bắn ngư lôi một tàu chiến của mình, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng vào tháng 3/2010.

Triều Tiên kịch liệt phủ nhận cáo buộc song sau đó đã nã pháo vào đảo Yeonpyeong vào tháng 11 năm đó. Vụ tấn công đã khiến 4 người Hàn Quốc thiệt mạng và thổi bùng nguy cơ về một cuộc xung đột toàn diện.

Kể từ đó Hàn Quốc đã không ngừng củng cố quân lực cũng như vũ khí trên các đảo tiền tuyến để sẵn sàng cho bất kỳ cuộc tấn công mới nào.

Phan Anh

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tuyên bố với Trung Quốc sẽ bảo vệ Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư

21/09/2012 17:20

(TNO) Một nguồn tin quốc phòng Mỹ tiết lộ Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panettta đã nói với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

Posted Image

Tàu Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters

Đài truyền hình NHK dẫn lời một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ cho biết phát biểu được ông Panetta đưa ra khi gặp ông Tập tại Bắc Kinh vào hôm 19.9.

Ông Panetta bày tỏ hy vọng tranh chấp sẽ được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật.

Theo tường thuật, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã nói rằng Mỹ có nghĩa vụ về an ninh theo hiệp ước song phương với Nhật, ám chỉ về khả năng can dự của Mỹ nếu Nhật và Trung Quốc đối đầu về quân sự.

Được biết, ông Panetta cũng nêu rõ lập trường của Mỹ với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.

Cũng liên quan đến phạm vi của Hiệp ước Hợp tác và An ninh song phương Mỹ - Nhật, vào hôm 20.9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã khẳng định trước một tiểu ban của Thượng viện rằng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát bị tấn công, theo Reuters.

Nhật vốn kiểm soát quần đảo từ năm 1895, ngoại trừ giai đoạn Mỹ chiếm đóng Okinawa thời hậu chiến từ năm 1945 đến 1972.

Ông Campbell nói những cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật gần đây ở Trung Quốc và các hành động gia tăng căng thẳng khác là mối lo ngại với Mỹ.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các kiểu bơi kỳ lạ của tinh trùng

23/09/2012 3:25

Việc theo dõi tinh trùng và các kiểu di chuyển kỳ lạ của nó đã giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế bơi lội của tế bào đơn, với ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực dược phẩm.

Các chuyên gia đã tìm ra một kỹ thuật mới cho phép họ theo dõi chuyển động của hơn 1.500 tế bào tinh trùng bơi cùng lúc trong một không gian có thể tích khoảng 1/100 mm. Dù lớn chưa bằng một giọt nước thông thường, nó là cả thế giới thu nhỏ của tế bào. Sau vài lần thí nghiệm, các kỹ sư của Đại học California tại Los Angeles (Mỹ) đã quan sát đến 24.000 tế bào tinh trùng, đủ để phân biệt những hành vi bất thường. Vậy hành vi của tinh trùng như thế nào thì bị liệt vào dạng bất thường? Tinh trùng bình thường bơi theo hình chữ chi, nhưng 4 - 5% số tinh trùng trong cuộc nghiên cứu lại di chuyển theo hình xoắn ốc hết sức hoàn chỉnh, điều chưa từng được phát hiện trước đây. Trong số những tay bơi lội hoàn hảo như vậy, khoảng 90% bơi theo hình xoắn ốc thiên về bên phải, trong khi số 10% còn lại bên trái.

Phương pháp quan sát tế bào mới cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy được các đường di chuyển xoắn ốc của tế bào đơn, với đường kính không đến 1 nanomet. Những hành vi bất thường khác còn bao gồm đi loanh quanh với tốc độ nhanh gấp đôi tinh trùng bình thường, và bơi theo hình xoắn ốc cực rộng. Các chuyên gia phát hiện hầu hết các tinh trùng bơi bất thường trong thời gian ngắn trước khi quay lại cách di chuyển truyền thống. Nhưng họ chưa rõ điều gì đã khiến tinh trùng đổi kiểu bơi như vậy, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.

Cuộc do thám hoạt động của tinh trùng đã mở ra hướng nghiên cứu nhằm xác định sự ảnh hưởng của thuốc đối với một lượng lớn tế bào. Các nhà khoa học cũng có thể áp dụng kỹ thuật mới, vốn tạo nên hình ảnh giao thoa ánh sáng, để tìm hiểu về cơ chế bơi lội của các tế bào đơn lẻ có thể mang mầm bệnh trong nước uống. “Kỹ thuật giao thoa ánh sáng có thể đẩy nhanh các phát hiện về dược phẩm và chứng tỏ sự hữu dụng trong việc theo dõi những phương pháp điều trị đối với các căn bệnh do vi khuẩn hoặc vi trùng gây ra”, Leon Esterowitz, chuyên gia của Tổ chức Khoa học quốc gia (Mỹ), người theo dõi việc cấp quỹ cho nghiên cứu trên nhận xét. Để tạo ra hình ảnh giao thoa ánh sáng, nhóm chuyên gia dùng đèn LED xanh và đèn LED đỏ đặt ở góc 45 độ so với nhau. Họ cũng viết chương trình máy tính nhằm xử lý dữ liệu khổng lồ thu được từ thiết bị quan sát.

Phi Yến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão mạnh cấp 13 có thể di chuyển vào biển Đông

Thứ Hai, 24/09/2012 --- cập nhật 08:05 GMT+7

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, hôm qua 23.9, cơn bão Jelawat đang hoạt động ngoài khơi Philippines đã mạnh cấp 12 - cấp 13, giật cấp 14, cấp 15 và đang di chuyển theo hướng bắc tây bắc.

Đây là cơn bão mạnh, trên ảnh mây vệ tinh nhìn thấy rất rõ mắt bão, nhiều khả năng sẽ mạnh lên thành siêu bão. Dự báo, khoảng 2-3 ngày tới, siêu bão này có thể sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong mùa mưa bão năm nay ở nước ta. Trước mắt, do ảnh hưởng hút gió của bão Jelawat, gió mùa tây nam sẽ hoạt động mạnh, gây gió to, sóng lớn trên khu vực nam biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, các tỉnh Tây nguyên và Nam bộ sẽ mưa nhiều vào các buổi chiều và tối.

Theo Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Mỹ: "Trung Quốc thể hiện cơ bắp, biến Myanmar thành tiền đồn"

Thứ hai 24/09/2012 11:27

(GDVN) - Trung Quốc đang thay đổi, ngày càng thể hiện “cơ bắp” của họ, tác động trực tiếp tới thái độ, lập trường của chính quyền Obama.

Posted Image

Quan hệ Trung-Mỹ nhiều thăng trầm

Ngày 20/9, tờ “Thời báo New York” có bài viết nhan đề “Diễn biến đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc của Obama”.

Bài viết cho rằng, do Obama đang ra sức tìm cách tái cử Tổng thống, con đường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc của ông liên tục được thể hiện rõ ràng hơn. Trong 3 tháng qua, Mỹ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới 2 bản khiếu nại phản đối Trung Quốc, những điều này đều được thúc đẩy bởi những người công nhân ngành xe hơi Mỹ.

Cùng ngày đệ trình bản khiếu nại thứ hai, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, sẽ giúp Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới, điều này đã gây ra sự nghi ngờ của Trung Quốc.

Romney liên tục chỉ trích Obama không đủ cứng rắn với Trung Quốc, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành vấn đề nóng của cuộc bầu cử. Vấn đề này không chỉ bao gồm vấn đề an ninh quốc gia và kinh tế, mà còn là thử thách xử lý quan hệ quốc tế gai góc đối với Tổng thống.

Sự cảnh báo đối với Trung Quốc của Obama tại Seoul (tại Seoul, Obama gây sức ép với Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc kiềm chế CHDCND Triều Tiên) báo hiệu chính sách ngoại giao quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông có lẽ sẽ thay đổi:

Tiêu điểm chiến lược của Mỹ sẽ từ các chiến trường Iraq, Afghanistan chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ở đây Mỹ có 2 đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đã mở cánh cửa lớn tới Myanmar, đồng thời đưa lính thủy đánh bộ tới Australia đồn trú. Tuy tiêu điểm chiến lược mới làm cho các đồng minh châu Âu “lải nhải”, nhưng sự kiềm chế đối với Trung Quốc lại được hoan nghênh nhiệt liệt ở châu Á.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, biển Đông có liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ

Đường lối châu Á của Obama hoàn toàn không giống như suy nghĩ của ông khi trúng cử. Năm đầu tiên, Obama bị phê phán phổ biến (kể cả các thân tín của ông) là quá mềm yếu đối với Trung Quốc, sau đó sự chuyển biến đường lối châu Á của ông mới từng bước bắt đầu.

Trong các chuyến thăm, một số quan chức chính phủ tại nhiệm và tiền nhiệm đều từng cho biết, Nhà Trắng đang nỗ lực tìm kiếm một thái độ hợp lý ứng xử với Trung Quốc.

Khi tranh cử năm 2008, Obama không có ý định thù địch với Trung Quốc. Khác với Bill Clinton năm 1992 coi nhà lãnh đạo Trung Quốc là “đồ tể Bắc Kinh”, khi đó Obama không nói về Trung Quốc, ngôn từ chính sách ngoại giao ít khiến cho người Trung Quốc không thể đánh giá được vị Tân Tổng thống.

Từ năm 2009, Obama từ chối gặp Dalai Lama đến chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, Obama hy vọng sự bày tỏ thân thiện của ông đối với Trung Quốc có thể thúc đẩy giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hoặc vấn đề hạt nhân Iran.

Nhưng ông không được mãn nguyện. Trung Quốc đã “chơi” Mỹ về tiêu chuẩn biến đổi khí hậu, cản trở Mỹ trong việc gây sức ép với Iran, ăn hiếp nước nhỏ trong vấn đề biển Đông. Đặc biệt là các động thái gần đây của Trung Quốc làm cho Chính phủ Mỹ cảm thấy chính sách thân thiện đã kết thúc.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Benjamin J. Rhodes nói: “Tôi cảm thấy chúng tôi đã hiểu được hợp tác hữu nghị với Trung Quốc rốt cuộc có thể đi bao xa, chúng tôi cần áp dụng thái độ cứng rắn vào năm thứ hai”. Hillary Clinton nói: “Trước đây Trung Quốc luôn áp dụng thế tấn công hấp dẫn, trên thực tế luôn dùng phương thức vỗ về và thân thiện trong quan hệ với các nước láng giềng. Hiện nay, tôi cho rằng Trung Quốc bắt đầu thể hiện cơ bắp của họ”.

Chính phủ Mỹ dự định vẽ ra một giới hạn. Hai tháng sau, Hillary đã đưa ra một thông điệp gây kinh ngạc. Tại hội nghị cấp cao ở Hà Nội, Việt Nam, bà tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp vào giải quyết tranh chấp biển Đông.

Trung Quốc cũng rất coi trọng hoạt động của Obama đối với Myanmar. Trong quá trình xa lánh lâu dài giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Myanmar, Trung Quốc đã biến Myanmar thành tiền đồn thuộc địa. Vào thứ Tư vừa qua, tại Nhà Trắng, Obama đã hội kiến với nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung san Suu kyi.

Nhìn lại trước đây, một số cựu quan chức cho biết hoàn toàn không phải đường lối của Obama đã thay đổi, mà là Trung Quốc đang thay đổi. Baader nói: “Năm 2010, người Trung Quốc đã thay đổi hành động, điều chúng tôi làm chẳng qua là sự phản ứng trước hành động của họ”.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa hội kiến với nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Việt Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật, Đài Loan đấu vòi rồng gần Senkaku/Điếu Ngư

Thứ ba, 25/9/2012, 08:53 GMT+7

Các tàu của tuần duyên Nhật hôm nay đấu súng phun nước với các tàu Đài Loan, sau khi hàng chục chiếc tàu của đảo này đi vào vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

> Tàu Trung Quốc, Đài Loan 'vây' Senkaku/Điếu Ngư

Posted Image

Các tàu của tuần duyên Nhật phun nước vào tàu cá Đài Loan gần Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh:

AFP

Những hình ảnh được phát trên đài truyền hình quốc gia NHK của Nhật cho thấy tuần duyên nước này phun nước vào các tàu cá của Đài Loan, trong khi các tàu tuần tra của đảo này đáp lại bằng cách phun nước từ các ống áp suất cao vào các tàu của Nhật Bản.

Video Nhật, Đài Loan đấu vòi rồng gần Senkaku/Điếu Ngư

"Nhiều tàu cá đã đi vào các vùng nước (quanh Senkaku/Điếu Ngư). Những tàu này được hỗ trợ bởi 6 tàu tuần duyên (của Đài Loan)", AFP dẫn lời người phát ngôn lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho hay đầu buổi sáng nay.

Đài Loan tuyên bố những nhân viên có mặt trên các tàu tuần tra mà đảo này gửi tới gần Senkaku/Điếu Ngư là những thành viên lực lượng tuần duyên tinh nhuệ với trang bị tận răng.

Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura nói trong một cuộc họp báo lúc 9 giờ sáng nay (theo giờ Tokyo) rằng có 8 tàu tuần duyên và 40 tàu cá Đài Loan trong vùng nước mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. "Chúng tôi đã liên lạc với giới chức Đài Loan và nói với họ rằng các tàu đó không được vào lãnh hải của chúng tôi", ông Fujimura cho hay.

Phát ngôn viên của tuần duyên Đài Loan xác nhận có gần 60 tàu của đảo này tới gần chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư. Một số tàu thậm chí chỉ cách các đảo tranh chấp 3 hải lý, tức là nằm hoàn òoàn trong vùng đặc quyền 12 hải lý.

Trong thông báo mới nhất, tuần duyên Nhật cho hay tất cả các tàu của Đài Loan đã rời các vùng nước kể trên sau vài giờ.

Các tàu nói trên là một nhóm thuộc đội tàu rời Đài Loan hôm qua để hướng tới Senkaku/Điếu Ngư, nơi mà các ngư dân Đài Loan cho là ngư trường truyền thống của họ từ nhiều đời. Theo Xinhua, có tới 75 tàu các loại của Đài Loan đang tiến về quần đảo tranh chấp.

Posted Image

Một chiếc tàu cá Đài Loan hôm qua tới cảng Nghi Lan trên hòn đảo này để chuẩn bị tới Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Xinhua

Sự xuất hiện với quy mô lớn của các tàu Đài Loan đã phạm vào khu vực mà Nhật Bản coi là vùng lãnh hải. Nó sẽ làm phức tạp thêm các đối đầu quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật Bản kiểm soát quần đảo không người ở nhưng lại có vị trí chiến lược này và đặt tên là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Senkaku/Điếu Ngư cách đảo Đài Loan khoảng 200 km.

Nhật Bản và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, vốn có tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ những năm 70 thế kỷ trước, nhưng căng thẳng lên cao hồi tháng trước sau khi các nhà hoạt động ủng hộ Bắc Kinh lên một đảo trong chuỗi đảo này. Căng thẳng càng leo thang sau khi chính phủ Nhật hoàn tất việc quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư, khiến quan hệ Nhật - Trung trải qua giai đoạn xấu nhất trong những tuần qua. Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ điều này, kéo theo hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra khắp các thành phố lớn của Trung Quốc.

Trong những ngày qua, các tàu của Trung Quốc cũng liên tục áp sát Senkaku/Điếu Ngư. Tuần duyên Nhật hôm qua cho hay hai tàu hải giám của Trung Quốc vào vùng nước chủ quyền quanh Uotsurijima, đảo lớn nhất của chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong vòng 7 giờ. Hai tàu ngư chính của Trung Quốc cũng vào vùng 12 hải lý quanh quần đảo tranh chấp nhưng nhanh chóng rút đi sau đó. Theo tuần duyên Nhật Bản, 5 tàu Trung Quốc, trong đó có một tàu ngư chính, đang ở vùng nước tiếp giáp cho tới sáng nay.

Hàng trăm người Nhật hôm 23/9 biểu tình phản đối cách Bắc Kinh giải quyết vấn đề tranh chấp, không lâu sau khi những cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra tại Trung Quốc khiến nhiều cửa hàng và nhà máy bị đập phá. Trung Quốc mới đây còn hoãn sự kiện kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản.

Posted Image

Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo thuộc biển Hoa Đông. Nó cách Naha, thành phố chính trong chuỗi đảo Okinawa của Nhật, khoảng 400 km và đảo Đài Loan khoảng 200 km. Đồ họa: Hangthebankers

Hà Giang

===============

Người nhớn đấu nhau bằng súng phun nước, tuyệt chiêu này mới thấy lần đầu ... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khánh Ly được phép biểu diễn tại VN

25/09/2012 3:25

Chiều qua 24.9, Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ VH-TT-DL vừa ký giấy phép (số 691/NTBD-PQL) đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly tham gia biểu diễn trong 4 chương trình do Công ty TNHH giải trí Đồng Dao tổ chức tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Lần trở về, gặp gỡ khán giả trong nước đầu tiên sau hơn 30 năm xa quê này cũng là dịp kỷ niệm 50 năm ngày Khánh Ly bước chân vào con đường ca hát (11.1962 -11.2012).

Posted Image

Ảnh: khanhly.com

Theo nhà tổ chức, chương trình đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 11, với sự tham gia của những khách mời: Elvis Phương, Tuấn Ngọc và Hà Anh Tuấn. Sẽ có khoảng 28 ca khúc được chọn thể hiện, hầu hết đều đã được phổ biến tại VN. Đáng nói, trong 2 nhạc phẩm của nhạc sĩ Vũ Thành An (theo dự kiến của kịch bản), có một sáng tác vừa được nhạc sĩ viết tặng Khánh Ly.

Ban tổ chức đang chuẩn bị thủ tục xin phép từ phía nhạc sĩ, cũng như Cục Nghệ thuật biểu diễn để có thể giới thiệu đến công chúng trong chương trình này.

Nguyên Vân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Núi lửa ở Việt Nam thời cổ xưa

Dấu hiệu cuối cùng về hoạt động của núi lửa ở Việt Nam từng xuất hiện ở ngoài khơi thành phố Phan Thiết, còn trên dãy núi Ba Vì có một tầng “bom núi lửa”.

Posted ImageTia chớp xuất hiện trong đám tro của một núi lửa đang phun trào. Ảnh minh họa: blogspot.com.

Những bằng chứng khoa học cho thấy, hoạt động núi lửa mãnh liệt và muộn nhất ở Việt Nam từng xảy ra ở mảnh đất Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nơi đó vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích của núi lửa “trẻ” đã tắt, mà thời gian của những đợt phun trào cuối cùng của chúng ứng với giai đoạn Miocen muộn – Pleistocen (cách đây 11 triệu đến 11.000 năm). Hiện nay, miệng của nhiều núi lửa còn thể hiện rõ dạng phễu hoặc hình lòng chảo. Họng núi lửa thường đã bị lấp kín. Nhiều miệng núi lửa đã được tích nước, trở thành những hồ nước hình tròn độc đáo, tiêu biểu là hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) ở Pleiku.

Biểu hiện hoạt động núi lửa cuối cùng ở Việt Nam từng xảy ra ở ngoài khơi Phan Thiết. Vào tháng 2/1923, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật Bản đã nhìn thấy một đám khói đen ở vùng biển này kèm theo cột hơi nước dày đặc bốc cao hơn 2.000m, cùng với những tiếng nổ mạnh. Ngày 8/3 năm đó, quá trình phun trào núi lửa đã xảy ra, nhưng yếu ớt. Ngày 15/3/1923, núi lửa tạm ngừng phun để đến 20/3/1923 nó phun trở lại lần cuối. Kết quả đợt phun trào ấy là sự hình thành của một hòn đảo từ tro bụi núi lửa. Nó được gọi là Hòn Tro. Sau này, Hòn Tro đã bị sóng gió đánh tan, do nó hình thành từ những sản phẩm núi lửa chưa được cố kết chặt chẽ.

Núi lửa từng phun trào ở Hà Nội?

Những núi lửa sau khi tắt bao nhiêu lâu có thể coi như không còn khả năng hoạt động trở lại? Đến nay, dù khoa học đã có những bước tiến đáng kể, nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này, bởi núi lửa hoạt động theo chu kỳ không rõ ràng. Nhiều núi lửa chỉ phun trào một lần rồi tắt hẳn. Vài núi lửa ngủ yên vài trăm năm bỗng thức dậy, như núi lửa ở Băng Đảo (Iceland) đã hoạt động trở lại sau gần hai thế kỷ ngủ yên.

Một núi lửa khác có miệng nay đã trở thành hồ Taupo ở New Zealand, gần Australia, một hồ nước có đường kính tới 35 km. Đợt phun trào cuối cùng của núi lửa Taupo là vào năm 186 sau công nguyên. Núi lửa này có chu kỳ hoạt động khoảng 2.000 năm. Và như thế, thời điểm mà núi lửa Taupo phun trào trở lại đã cận kề.

Với những núi lửa đã ngủ yên đến vài chục triệu năm, có thể coi là khó có điều kiện hoạt động trở lại. Hoạt động phun trào của núi lửa từng xuất hiện trong vùng Hà Nội, nhưng chúng đã “ngủ yên” trên 250 triệu năm rồi. Do vậy, ngay việc tìm được miệng núi lửa cổ ở đây cũng là một thử thách. Và nếu các nhà khoa học tìm được miệng của những núi lửa ấy thì chúng cũng đã bị lấp đầy, biến dạng đến mức chẳng dễ nhận biết và chắc chắn là vô hại. Chúng hoàn toàn không thể gây hiện tượng sụt lún, tạo những “hố tử thần” tương tự trường hợp ở đường Lê Văn Lương thời gian qua.

Posted Image

Giáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương nghiên cứu tầng “bom núi lửa” trên núi Ba Vì. Ảnh: Kiến thức.

Bom núi lửa ở Ba Vì

Sản phẩm phun trào của núi lửa tồn tại ở cả ba thể là rắn, lỏng và khí. Dung nham trào qua miệng núi lửa, chảy thành dòng hoặc tạo lớp phủ chính là sản phẩm lỏng. Khi đông cứng, chúng tạo thành đá phun trào. Sản phẩm khí gồm hơi nước và nhiều loại khí, như H2S, SO2, CO, CO2, CH4… Còn sản phẩm rắn gồm khối tảng dạng cứng, tro bụi núi lửa, bom núi lửa. Bom núi lửa là những khối dung nham được tung ra từ miệng núi lửa, đã kịp đông cứng trong không trung trước khi rơi trở lại mặt đất. Chúng có kích thước từ vài centimet đến khoảng một mét.

Trên khu vực đỉnh Vua và đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì (Hà Nội) có một tầng sản phẩm được các nhà địa chất gọi là aglomerat. Thực chất đó là tầng bom núi lửa được dòng dung nham gắn kết lại, có dáng vẻ của một tầng cuội kết. Cũng có tác giả gọi đây là tầng cuội kết núi lửa. Mỗi “viên cuội” ấy từng là một “trái bom” núi lửa. Chúng có số lượng vô vàn ở khu vực các đỉnh kể trên và không được coi là đá quý vì về bản chất chúng cũng chỉ là đá núi lửa thông thường, hình thành trong các đợt phun trào núi lửa đã xảy ra cách nay trên 250 triệu năm.

Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm do núi lửa phun ra được con người khai thác như khoáng sản nội sinh từ lòng đất đưa ra. Trong đá bazan ở Tây Nguyên các chuyên gia thấy những tầng chứa mã não với những khối có kích thước lên tới hàng mét, rất giá trị. Nhưng kim cương là loại vật chất có giá trị nhất từ núi lửa. Nguồn kim cương của thế giới hiện nay chủ yếu được khai thác từ những họng núi lửa kiểu ống nổ, như ở Nam Phi, Angola, vùng Siberia của nước Nga, Canada… Ở Việt Nam cho đến nay người ta chưa tìm được những họng núi lửa kiểu chứa kim cương.

Theo Kiến thức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy khẩn cấp cứu chùa cổ Trà Phương di tích quốc gia trước khi bị xóa sổ

Tôi viết bài này đã gần 3 tuần, báo TN đăng số hôm nay 22.9, nhưng vì diện tích chật hẹp nên bỏ bớt nhiều. Vì vậy nhà cháu xin đăng toàn văn để mọi người lưu ý, cùng góp tiếng nói bảo vệ ngôi chùa cổ.

1. Đó là chùa Trà Phương, tên chữ là Thiên Phúc tự, tại thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng.

Theo sử sách ghi chép, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, do dựng trên một gò đất vắng vẻ, cây cối rậm rạp, cách xa chốn quần cư nên ban sơ có tên chùa Bà Đanh. Điều này được chứng minh rất rõ qua những di vật còn sót lại, trong đó có 3 chân cột bằng đá xanh tảng vuông vức, mỗi cạnh khoảng 60 cm, điêu khắc hoa sen mang phong cách đặc trưng của kiến trúc-điêu khắc thời Lý, và một vế đối chữ Hán còn lưu trong chùa “Lý triều khai sáng danh lam cựu” (Triều Lý đã khai mở danh lam này). Năm 2010 tôi về viếng chùa Trà Phương vẫn nhìn thấy những tảng đá khắc hoa sen cực kỳ quý giá ấy nhưng bị nhà chùa vứt bỏ lăn lóc ngoài vườn, chỉ lo nhỡ có thằng trộm nào đánh xe bò đến khênh đi thì mất toi báu vật.

Năm 1527 xã hội loạn lạc, triều đình suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất nhà Lê lập ra nhà Mạc. Sau khi lên ngôi, vua ban chiếu cho phép trùng tu lại chùa Bà Đanh, nơi từng cứu mạng ngài trong một lần bị truy sát thuở hàn vi. Và một lẽ khác nữa bởi Trà Phương là quê hương của bà Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ vua Mạc Đăng Dung. Dân gian lưu truyền “Cổ Trai đế vương, Trà Hương công chúa” (thời nhà Nguyễn do phạm húy nên Hương bị đổi thành Phương), làng Cổ Trai quê Mạc Đăng Dung cách làng Trà khoảng 3 cây số đường chim bay. Kể từ đó chùa có tên mới do vua ban thành Thiên Phúc tự, không chỉ trùng tu mà còn mở rộng, xây thêm nhiều hợp phần mới. Trên tấm bia đá “Tu tạo Bà Đanh tự” được khắc vào đời Mạc Mậu Hợp, Thuần Phúc sơ niên 1562 ghi rõ đây là đợt trùng tu rất quy mô, khiến chùa Trà Phương thành trung tâm Phật giáo lớn vùng duyên hải, góp phần quan trọng việc chấn hưng và phát triển đạo Phật mấy tỉnh xứ Đông. Sau khi nhà Lê trung hưng, đánh đổ nhà Mạc, tướng Trịnh Tùng nhà Lê đã sai quân lính phá hủy tàn khốc những công trình kiến trúc ghi dấu ấn triều cũ trên đất Dương Kinh, chùa Trà Phương cũng không tránh khỏi nạn binh đao trả thù. Suốt gần 4 thế kỷ nữa, Thiên Phúc tự ngày càng đổ nát, mãi đến năm 1936 thời Nguyễn chùa mới được tu bổ xây dựng lại, với những công trình chính gồm tòa điện phật-tam bảo 5 gian 2 chái kèm hậu cung, nhà tổ, nhà khách, nhà bia, cổng chùa… trên khuôn viên rộng hơn 6 ha. Hiện nhà chùa còn lưu giữ nhiều văn vật vô giá, đặc sắc về điêu khắc, kiến trúc, như 2 bức tượng đá Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, đôi sấu đá, các tấm bi ký đều tạc từ thế kỷ 16, chân đá tảng hoa sen từ thời nhà Lý, các kiến trúc đậm dấu ấn phong cách thời Mạc, Nguyễn. Năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa-thông tin trao bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa Trà Phương ngày nay vừa là một di tích lịch sử-văn hóa, vừa đóng vai trò một bảo tàng nghệ thuật thời Mạc ít nơi nào có được.

2. Điều không ngờ, mặc dù là công trình văn hóa kiến trúc xếp hạng quốc gia nhưng sự quản lý lại hết sức lỏng lẻo. Gần như người ta giao phó hẳn cho ni sư Trang trụ trì toàn quyền quyết định, đến mức nhà chùa muốn làm gì thì làm. Ngôi chùa cổ kể từ đợt trùng tu đầu thế kỷ 20 đến nay tuy có không ít hạng mục xuống cấp theo thời gian nhưng về cơ bản vẫn chắc chắn với những hàng cột lim to cao bóng lưỡng, tường đá xây bằng vôi mật trải bao nắng mưa vẫn chắc nình nịch. Những cây nhãn cổ thụ hơn 400 năm tuổi tuy xác xơ hơn hồi xưa vẫn tỏa bóng xanh trùm lên mái ngói cổ. Nhưng vị ni sư Trang trụ trì dường như thấy sự xưa cũ ấy kém giá trị, muốn làm lại tất tật theo phong trào chùa to tượng lớn, muốn bê tông hóa di sản. Điều lạ nữa ở chỗ chính quyền xã Thụy Hương đã đồng ý với “cuộc cách mạng chùa” đó mà không hề tham khảo ý kiến các cơ quan quản lý văn hóa hoặc báo cáo lên cấp trên. Bằng chứng là họ nhiệt tình tham gia vào lễ động thổ xây chùa mới, còn lãnh đạo huyện lúc người dân cấp báo về vụ việc thì hoàn toàn không biết gì. Khi được hỏi về cách thức xử lý ngôi chùa cổ, ni sư Trang trụ trì đã không ngần ngại cho biết sẽ phá tất bởi trên một khuôn viên không thể tồn tại 2 ngôi chùa. Và nhà chùa lách rất “khéo” bằng cách tạo ra sự đã rồi, đi trước một bước qua việc chủ động xây hàng trăm mét tường bao bằng đá dầy dặn, cao khoảng 3 mét bọc quanh phía tây và nam chùa. Nhiều người dân thôn Trà Phương và thôn Phương Đôi mà tôi gặp đã nhăn nhó, cấm cẳn “chùa chiền gì nhìn vào cứ như cái nhà tù”. Thật tiếc cho cảnh quan một thời đã là niềm tự hào của vùng đất duyên hải rộng lớn này. Khi tôi còn đi học ở ngôi trường cấp 2 gần đó, chỉ cần nhìn qua khoảng cánh đồng nhỏ đã thấy khuôn viên chùa Trà, bao bọc quanh chùa là hàng tre hàng ruối xanh mát, xén vuông chằn chặn, bên trong cây cối tươi tốt như một khu bảo tồn thực vật, thấp thoáng mái ngói vảy nâu bền dấu thời gian, cửa chùa lúc nào cũng rộng mở. Nay thì đập vào mắt là khối tường xù xì lực lưỡng, thô kệch hơn cả tường nhà giam khiến không ai dám nghĩ bên trong lại có một ngôi chùa.

Theo điều 34 luật Di sản văn hóa, “việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố của di tích”. Hình như ni sư Trang trụ trì chùa Trà Phương và chính quyền xã Thụy Hương không quan tâm đến luật này nên mới quyết định làm lễ động thổ xây dựng chùa mới to lớn hoành tráng hơn. Lễ được tiến hành sáng 16.4.2012 nhưng điều may mắn là những người am hiểu luật Di sản, thấy được sự vô giá của ngôi chùa cổ ngàn năm lịch sử, đã gọi điện ngay cho mấy vị lãnh đạo chính quyền huyện. Đích thân ông Nguyễn Duy Bình - Chủ tịch UBND H.Kiến Thụy đã lắng nghe, hứa chắc như đinh đóng cột việc cử ngay người xem xét vụ việc. Vì vậy dù lễ động thổ đã diễn ra nhưng việc thi công bị tạm dừng ngay, chờ các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Những ngày cuối tháng 7 âm lịch này, ai có dịp đi ngang chùa sẽ chứng kiến khung cảnh cả bên trong lẫn xung quanh chùa ngổn ngang như công trường, không chút dáng vẻ gì chốn thiền môn, nhìn mà nao lòng. Nhiều người dân địa phương rất bất bình, nói rằng nhà chùa vẫn âm thầm xúc tiến, thục hiện cho bằng được việc xây chùa mới. Mặc dù huyện đã chỉ đạo ngưng nhưng nhà chùa vẫn tiếp tục xây nốt bức tường đá cao phía bắc lối vào chùa khiến con đường nhỏ xinh xắn giống hệt lối vào nhà giam. Phải chăng họ muốn thách thức cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân địa phương? Có nhẽ T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính quyền huyện Kiến Thụy và TP Hải Phòng cũng như cơ quan bảo vệ di sản văn hóa quốc gia cần tỏ động thái rõ ràng, dứt khoát trong việc bảo vệ một ngôi chùa nghìn năm tuổi; đừng để xảy tiếp cái sự đã rồi, đừng để khó xử như vụ chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) hoặc đình Ngu Nhuế (Hưng Yên) vừa qua. Đến lúc ấy có cố mấy chăng nữa cũng chỉ là vớt vát, chữa cháy mà thôi.

Các cụ cao tuổi kể lại chùa Trà Phương có chiếc chuông cực quý đúc từ thời nhà Mạc, trong lần trùng tu lớn thế kỷ 16. Sử sách ghi tiếng chuông vang xa cả chục dặm. Riêng tôi hồi còn nhỏ tiếng chuông chùa mỗi chiều ngân vang, vừa trong vắt vừa ấm áp đã thành kỷ niệm khó quên, có lần ở xa mấy cây số vẫn nghe vọng âm vang chuông chùa Trà. Sau khi gác chuông bị hư hỏng, chuông được đem treo vào gian phật điện nhưng có dư luận rằng đó không phải chuông quý cũ mà là chuông mới, tiếng không vang không vọng, chỉ cách vài trăm mét đã không nghe được âm. Hình như người ta đổi chuông, đem chuông cũ đi đâu không rõ. Chả biết có phải vậy không? Còn cây si cổ thụ ở bờ ao chùa, cây móng rồng ở khu mộ tháp có tuổi hàng trăm năm cũng không cánh mà bay.

Rằm tháng bảy Nhâm Thìn 2012

NGUYỄN THÔNG

Dưới đây là một vài bức ảnh về cảnh chùa:

Posted Image

Chùa cổ dưới vòm nhãn đại thụ

Posted Image

Đường vào chùa

Posted Image

Chân cột bằng đá tảng điêu khắc hoa sen, có từ thời nhà Lý, di vật cổ nhất hiện còn

Posted Image

Cổng chùa

Posted Image

Nhà tổ và trai phòng

Posted Image

Khu lăng mộ tổ với những cây đại cả trăm tuổi

Posted Image

Nhãn cổ thụ trong vườn chùa

Posted Image

Khách đi lễ chùa

Posted Image

Bức tường đá đang được xây bao bọc toàn khuôn viên khu chùa

Posted Image

Posted Image

Đêm trước lễ động thổ xây chùa mới

Sưu tầm

----------------------------------------------

Chắc chắn con số sẽ không dừng lại ở đây. Còn nhiều ngôi chùa nữa đang được nhăm nhe mổ xẻ để ăn % hoa hồng. Tri thức Văn hóa hiện nay là một từ được gọi là cổ vật chăng.

Thật là buồn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu vũ khí

Thứ Năm, 27/09/2012 --- cập nhật 08:38 GMT+7

Giữa lúc đang căng thẳng với Trung Quốc, Nhật Bản được cho là đang tiến hành xuất khẩu vũ khí lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.

Báo The Daily Pioneer của Ấn Độ đưa tin, nước này vừa nhận được quyết định chào hàng vũ khí của Nhật bao gồm những phương tiện tác chiến điện tử, tàu tuần tra và thiết bị công nghệ cao. Nhật Bản cũng đề nghị thành lập các công ty liên doanh về quốc phòng tại Ấn Độ để cung cấp công nghệ hiện đại cho khu vực tư nhân lẫn chính phủ sở tại. Báo trên dẫn các nguồn tin riêng khẳng định Tokyo đưa ra lời mời chào thông qua những kênh chính thức. Mới đây, lần đầu tiên một số công ty chế tạo vũ khí Nhật tham gia cuộc triển lãm quân sự quốc tế Def-Expo tại thủ đô New Delhi. Trong khi đó, New Delhi đang có kế hoạch mua vũ khí và thiết bị quốc phòng trị giá hơn 30 tỉ USD cho chương trình từ 5-7 năm tới. Đây có thể là lý do khiến Nhật mong muốn hiện diện trên thị trường Ấn Độ.

Posted Image

Chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 do hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất - Ảnh: combataircraft.com

Sau khi thua cuộc hồi Thế chiến 2, Nhật chỉ giới hạn sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự phục vụ nhu cầu tự vệ. Tuy nhiên, khi tình hình khu vực liên tục bất ổn suốt thời gian gần đây, Tokyo dần thể hiện tham vọng phát triển mạnh mẽ hơn vị thế trong ngành quốc phòng. Có lẽ đây là chiến lược của Nhật Bản để đối phó với việc Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy. Theo báo The Daily Pioneer, việc cung cấp vũ khí còn giúp Nhật tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, một đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa ghi nhận được phản ứng chính thức nào từ Tokyo và New Delhi đối với thông tin trên.

Trong khi đó, quan hệ Tokyo - Bắc Kinh vẫn tiếp tục căng thẳng xung quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Hôm qua, ngoại trưởng 2 bên vừa có cuộc gặp đầy căng thẳng bên lề kỳ họp của Đại hội đồng LHQ đang diễn ra ở New York (Mỹ). Theo AFP, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cáo buộc Nhật Bản “vi phạm nghiêm trọng” sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Ngược lại, Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba yêu cầu Trung Quốc “kiềm chế hết mức” và mô tả không khí cuộc họp là “gay gắt”, theo Kyodo News.

Tuy nhiên, một số nguồn tin ngoại giao khẳng định dù cuộc gặp trên chưa đạt được đột phá tích cực nhưng Tokyo và Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì đối thoại về Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng giữa Nhật với Trung Quốc đang ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hai nước. Hôm qua, Reuters dẫn thông báo từ Hãng hàng không All Nippon Airways cho hay khoảng 40.000 yêu cầu đặt chỗ trên các chuyến bay giữa 2 nước đã bị hủy vì căng thẳng trên biển Hoa Đông.

Cũng vào hôm qua, Đài Loan, một bên tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư, tuyên bố sẽ xây dựng một công viên biển gần quần đảo này, theo AFP.

Chưa ghi nhận được phản ứng nào từ Nhật Bản và Trung Quốc về động thái trên của Đài Loan.

Theo Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bơm tiền kỷ lục ra thị trường

Thứ năm, 27/9/2012, 16:01 GMT+7

Các ngân hàng thương mại nước này cần một lượng tiền lớn, vừa để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc, vừa dự phòng nhu cầu của người dân trong kỳ nghỉ quốc khánh.

>Hàng triệu người Trung Quốc khốn đốn vì tín dụng đen

>Trung Quốc dành 158 tỷ USD kích thích kinh tế

Tuần này, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm gần 365 tỷ NDT (57,92 tỷ USD) ra thị trường tiền tệ, mức kỷ lục tính theo tuần. Các nhà điều tiết ở đây đang vật lộn với việc tăng thanh khoản mà không kéo theo lạm phát, khi dòng vốn ngoại vào Trung Quốc bắt đầu chậm lại.

Đại diện một ngân hàng nhà nước ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết: "Con số này là tương đối lớn. Điều đó có nghĩa họ sẽ không giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong thời gian tới". Động thái này nhằm mục đích cung cấp thanh khoản trong ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại. Họ cần dành ra một lượng tiền lớn, vừa để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc của PBOC, vừa dự phòng nhu cầu của người dân khi kỳ nghỉ quốc khánh sắp đến.

Posted Image

Trung Quốc đã bơm hơn 57 tỷ USD ra thị trường tuần này. Ảnh: China Daily

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã sử dụng các nghiệp vụ để bơm 290 tỷ NDT trong thứ Ba và 180 tỷ NDT vào thứ Năm, bù lại 107 tỷ NDT hợp đồng đáo hạn. Trong thập kỷ trước, khi lượng ngoại tệ chảy vào trong nước lớn, PBOC đã dùng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để hút thanh khoản ra khỏi hệ thống. Nhưng khi dòng tiền đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tiền đầu cơ vào đồng NDT, bắt đầu suy yếu, thì ngân hàng này lại phải cung tiền cho thị trường.

Các nhà điều tiết ở Trung Quốc đang phải tăng thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại các biện pháp dài hạn như giảm dự trữ bắt buộc và tỷ lệ khoản vay trên tiền gửi tại các nhà băng sẽ gây ra lạm phát, đầu tư mất cân đối và bong bóng tài sản. Việc này đã từng xảy ra khi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp kích thích để đối phó với khủng hoảng tài chính vừa qua.

Vòng 3 của gói nới lỏng tiền tệ (QE3) mới được Mỹ công bố cũng gây áp lực tăng giá hàng hóa. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo ngại dòng tiền chảy vào nước này sẽ làm bong bóng bất động sản xuất hiện trở lại. Việc bơm tiền ra hệ thống của ngân hàng trung ương đã khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh do cung tiền dồi dào.

Thùy Linh (theo CNBC)

======================

Lạm phát Tung Cửa sắp tăng nữa rồi, góp phần hỗ trợ thế giới suy thoái. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu chủ tịch ACB Trần Xuân Giá bị khởi tố

Ông Trần Xuân Giá, cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB và 3 cựu phó chủ tịch vừa bị khởi tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế. 4 người này được cho là đồng phạm với ông Lý Xuân Hải và Nguyễn Đức Kiên.

> Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá từ nhiệm/ Lý do 4 sếp ACB đồng loạt từ nhiệm/ Nguyên tổng giám đốc ACB bị bắt

Ngày 27/9, Bộ Công an cho biết, 4 bị can Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị khởi tố, nhưng được tại ngoại trong quá trình điều tra, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Chiều 27/9, tại cuộc họp báo Chính phủ, trong thông tin ngắn gọn về ông Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: "Việc này nằm trong hoạt động nhằm làm lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng trên tinh thần bình đẳng trước pháp luật".

Theo Bộ trưởng Đam, vụ án không ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền được đảm bảo.

4 cựu lãnh đạo ACB bị cơ quan điều tra cho rằng đã ra chủ trương ủy thác cho nhân viên dùng tiền của ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi của họ là đồng phạm với 2 người bị bắt trước đó là cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải và nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Nguyễn Đức Kiên.

Bộ Công an cho biết, quá trình điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TP HCM và Hà Nội đã xác định Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt gần 719 tỷ đồng của ACB. Đây là khoản tiền gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 8% một năm.

"Để xảy ra hậu quả thiệt hại này có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ngân hàng ACB đã ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền VNĐ và USD vào 29 ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định", Cơ quan cảnh sát điều tra nhận định.

Bộ Công an đánh giá, những việc làm của các thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã sai quy định tại Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Việc này được cho là gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho ACB gần 719 tỷ đồng.

Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.

Bộ Công an cũng phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện kiểm sát, Tòa án, Ngân hàng... tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; quá trình điều tra đảm bảo khách quan, công tâm, thận trọng, minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Posted ImageÔng Trần Xuân Giá.Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra cho biết "ai có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và nhà nước ghi nhận, nếu sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự như mọi công dân khác".

Ông Trần Xuân Giá từng làm Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 1997-2002. Rời cương vị này, ông làm cố vấn cấp cao của Thủ tướng, rồi ủy viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục. Từ 1/10/2006, theo quyết định của Thủ tướng, ông Giá nghỉ hưu, thôi làm Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

Ông gia nhập ACB từ tháng 11/2006, một tháng sau khi nhận quyết định nghỉ hưu. Tháng 3/2008, ACB thông báo Đại hội cổ đông đã bầu cựu bộ trưởng làm Chủ tịch HĐQT.

Ngày 16/9, ACB công bố thông tin chấp thuận đơn từ nhiệm của chủ tịch Trần Xuân Giá (73 tuổi) cùng hai Phó chủ tịch HĐQT là ông Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang.

- Tháng 10/2011, Huỳnh Thị Huyền Như (thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông - ORS) bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng đã gây thiệt hại 4.600 tỷ đồng.

- Tháng 8 và 9, ông Nguyễn Đức Kiên bị cơ quan điều tra bắt, khởi tố về 3 tội Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Ngày 23/8, ông Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB bị bắt về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó 2 ngày, ông Hải đã xin từ nhiệm cương vị lãnh đạo tại ACB.

- Ngày 27/9, Bộ Công an thông báo ông Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Ba cựu phó chủ tịch HĐQT ACB là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang cũng bị khởi tố cùng tội danh.

Hà Anh - Việt Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CUỐI NĂM 2011

& Những lời tiên tri của năm 2012

Trước khi đi vào nội dung dự báo, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những dữ kiện theo phương pháp tính toán của Lý học Lạc Việt là bộ môn Huyền Không Lạc Việt. Đây là kết quả những nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương căn cứ trên nguyên lý nhất quán Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Những kết quả nghiên cứu này đã được chúng tôi ứng dụng trong dự báo từ nhiều năm nay.

Đồ hình Huyền Không lạc Việt được miêu tả như dưới đây:

Posted Image

Như vậy, trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt mà chúng tôi trình bày ở trên thì Thái Tuế động cung Thìn (Khôn) ở Đông Nam theo Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Đối xung Thái Tuế sẽ ở Tây Bắc, Tuế Phá sẽ ở Tây Nam – điều này thì tất cả các nhà nghiên cứu Lý học đều thống nhất và các sách cổ cũng thống nhất như vậy, dù cách gọi có thể khác nhau. Theo chu kỳ thì cứ 12 năm Thái Tuế - tức Mộc tinh – lại về vị trí đã định sẵn. Nhưng chu kỳ Huyền Không thì khác nhau – 9 năm mới lặp lại một lần và cứ 180 năm mới lặp lại vận 20 năm. Vận từ 2004 đên 2003 là vận 8 cũng là tượng của Thái Tuế nhập trung cung. Ngoài ra còn những Hội, Đại Vận, Đại vận hội....theo tính toán của Lý Học Đông phương. Để giản lược những phương thức phức tạp liên quan đến các Đại vận, Hội và Đại vận Hội, mang tính chuyên môn sâu, chúng tôi chỉ trình bày trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt theo đồ hình đã trình bày ở trên với vận 8.

'Khu vực sông Tranh 2 sẽ có nhiều động đất mạnh hơn'

Thứ sáu, 28/9/2012, 12:08 GMT+7

Thời gian tới, khu vực Bắc Trà My và lân cận - nơi có thủy điện Sông Tranh 2 - động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá 5,5 độ richter.

> EVN ý thức được về sự an toàn của Sông Tranh 2' / Lại động đất 3,8 độ richter ở gần Sông Tranh 2

Sáng nay, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) phát đi kết luận về việc xử lý thấm, kiểm tra đánh giá an toàn, ổn định đập và động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).

Theo đó, tháng 10/2011 - 9/2012 đã xảy ra nhiều trận động đất lớn nhỏ khác nhau, và đêm 3/9 xảy ra trận động đất lớn nhất có cường độ 4,2 độ richter. Vùng chấn động cấp 4, 5, 6 nằm ở khu vực Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Phước Sơn cùng xu thế kéo dài theo phương tây bắc - đông nam.

Hội đồng Nghiệm thu đánh giá, xu thế kéo dài theo phương tây bắc - đông nam của các đường đẳng chấn cho thấy vai trò của hệ thống đứt gãy theo phương này đóng vai trò quan trọng như là nguồn phát sinh động đất. Các trận động đất xảy ra vừa qua ở khu vực Bắc Trà My là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2.

Các vùng chấn động cực đại của các trận động đất lớn nhất đã xảy ra đều không vượt quá cấp 6. Trong thời gian tới, tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị cực đại là 5,5 độ richter.

Posted Image

Hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhìn từ phía thượng lưu. Ảnh: Trí Tín.

Hiện tượng thấm nước cũng đã giảm mạnh. Đối với 10 khe nhiệt thấm lớn, tổng lưu lượng thấm giảm từ 26,2 lít xuống còn 0,02 lít một giây. Với 20 khe nhiệt còn lại lưu lượng thấm nhỏ (0,015 lít một giây). Riêng đối với nền đập, lưu lượng thấm đo được trước khi xử lý là 4,2 lít một giây và sau xử lý là 3,19 lít một giây. Sau khi xử lý thấm, ở mực nước hồ 144 m, tổng lưu lượng thấm còn 3,23 lít một giây, trong đó bao gồm cả lưu lượng thấm qua nền là 3,19 lít một giây, giảm 89,4% so với tổng lưu lượng thấm trước khi xử lý chống thấm.

Tổng thể chất lượng bê tông thường và bê tông đầm lăn của đập đã được thi công đạt yêu cầu thiết kế, đập đã được tích nước theo 2 giai đoạn để kiểm tra trạng thái ứng suất, biến dạng và kiểm tra thấm qua thân đập. Tuy nhiên, chất lượng thi công xây dựng các khe nhiệt chưa được bảo đảm, chưa kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ. Thiết bị quan trắc chưa được lắp đặt đầy đủ trong quá trình thi công xây dựng, một số thiết bị bị hư hỏng chưa được kịp thời khắc phục. Việc này ngoài trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng còn có trách nhiệm của tổ chức giám sát.

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Công trình có công suất lắp máy 190 MW (2 tổ máy), dung tích hồ chứa 730 triệu m3, kết cấu đập là bê tông trọng lực sử dụng công nghệ đầm lăn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, Sông Tranh 2 đã xảy ra hiện tượng thấm nước qua đập và động đất bất thường, gây lo lắng cho nhân dân và chính quyền địa phương.

Ngày 21/9, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận, việc chống thấm ở thủy điện sông Tranh 2 đạt kết quả tốt, lưu lượng thấm qua đập giảm gần 90%, thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn thiết kế. Đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, kể cả khi xảy ra động đất lớn hơn so với cấp động đất cực đại trong thiết kế. Động đất tại khu vực huyện Bắc Trà My thời gian qua là động đất kích thích, cấp động đất không vượt quá tiêu chuẩn thiết kế của đập thủy điện Sông Tranh 2.

Đây là trường hợp phức tạp, xảy ra lần đầu tiên với tần suất cao, lại trong lúc mùa lũ đã tới, cho nên, để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, tính mạng, tài sản của người dân và an toàn công trình, nhất thiết không được chủ quan, lơ là. Vì vậy, chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 mà cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc tác động của lũ, động đất đến công trình.

Hoàng Lan

====================

Hội đồng Nghiệm thu đánh giá, xu thế kéo dài theo phương tây bắc - đông nam của các đường đẳng chấn cho thấy vai trò của hệ thống đứt gãy theo phương này đóng vai trò quan trọng như là nguồn phát sinh động đất.

Cái này lý học Lạc Việt đã dự báo từ đầu năm, "pha học" hiện đại giờ mới thống kê và tổng kết để đi đến kết luận. Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ASEAN để Thái Lan dàn xếp tranh chấp Biển Đông

Chủ Nhật, 30/09/2012 --- cập nhật 08:09 GMT+7

Ngoại trưởng các nước ASEAN ngày 28/9 đã nhất trí để Thái Lan tổ chức một cuộc họp giữa các quan chức cấp cao của hiệp hội nhằm tìm cách nhằm giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng hiện nay ở Biển Đông giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.

Posted Image

Thủ tướng Yingluck Shinawatra: Thái Lan muốn giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông. Ảnh liveheadlines.in

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức (IAMM) diễn ra bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, ngoại trưởng các nước thành viên đã đồng ý cho phép Thái Lan với tư cách là điều phối viên giữa ASEAN và Trung Quốc, đứng ra dàn xếp các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay.

Hội nghị IAMM cũng đưa ra quyết định Thái Lan nên tổ chức một cuộc họp giữa các quan chức cấp cao ASEAN để xem xét Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Thời gian tổ chức cuộc họp này đang được sắp xếp, một nguồn tin chính phủ Thái Lan cho biết.

Trước đó, hôm 26/9, nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra của Thái Lan đã bày tỏ mong muốn được đứng ra giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc. Phát biểu với Asia Society, bà Yingluck cho biết, với tư cách là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên liên quan, Thái Lan muốn giúp giải quyết những cuộc tranh chấp này.

Trong khi nhấn mạnh bà không đánh giá thấp thách thức trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck tự tin cho biết: “Có thể, tôi sẽ mang được một chút kỹ năng đặc biệt của phái nữ vào việc giải quyết cuộc tranh chấp này”.

Chính phủ Thái Lan sẽ “nỗ lực hết mình để giúp tăng cường sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa các bên có tranh chấp ở Biển Đông”. Theo bà Yingluck, với tư cách là điều phối viên giữa Trung Quốc và ASEAN, Thái Lan có vai trò đặc biệt trong khu vực.

Thái Lan được xem như “người liên lạc” giữa Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc. Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với 4 nước thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia. Bắc Kinh đang đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông và điều này khiến nhiều nước bất bình.

Theo VnMedia.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu sân bay Mỹ triển khai đội hình ở biển Đông

Thứ Hai, 01/10/2012 - 15:09

Chắc chắn chỉ là một sự trùng hợp, chưa có gì đáng lo ngại, bài báo của tờ Time mở đầu như thế khi nói về sự tập kết lực lượng không hải lục hùng hậu không xa nơi mà Nhật-Trung đang đương đầu với nhau trong vụ tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông.

Báo Time ngày 30.9 đưa tin đội hình tấn công của hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington đã có mặt ở Biển Đông và Hoa Đông.

Posted Image

Hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington tập trận hồi đầu tháng trước gần đảo Guam (Mỹ). Ảnh: Hải quân Mỹ

Các quan chức hải quân Mỹ xác nhận đội hình tấn công của tàu USS George Washington triển khai hoạt động trên biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, đội hình tấn công của tàu USS John C. Stennis hoạt động xa hơn đó, trong khu vực biển Đông.

Mỗi tàu sân bay trang bị hơn 80 máy bay chiến đấu, các đội chiến đấu gồm các tàu khu trục, tàu ngầm, tàu tiếp tế, tàu tuần tiễu trang bị tên lửa định hướng.

Cũng trên biển Đông, khu vực gần Philippines, khoảng 2.200 thuỷ quân lục chiến đã xuống tàu USS Bohhomme Richard và hai tàu hộ tống. Thuỷ quân lục chiến được trang bị các thiết vận xa lội nước, quân xa hạng nhẹ, pháo, trực thăng và phản lực cơ chiến đấu Harrier.

Hai đội tàu sân bay và lực lượng thuỷ quân lục chiến thường xuyên tập luyện, cả ba cùng qui tụ lại tại một khu vực tương đối nhỏ trên Thái Bình Dương là hiện tượng tập trung hỏa lực bất thường.

Cả ba đều năng động sau các bài tập chung quanh và trên đảo Guam. Các bài tập ấy bao gồm cả bắn tên lửa thật và phối hợp giữa các lực lượng thuỷ quân lục chiến đổ bộ và bộ binh Nhật.

Người phát ngôn Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ tuyên bố tập trận và triển khai các đội hình tấn công tàu sân bay không nhất thiết liên quan đến căng thẳng tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Người phát ngôn cho biết hoạt động của hai đội hình tấn công tàu sân bay USS George Washington và USS John C. Stennis ở biển Đông là một phần trong cam kết của Mỹ bảo đảm hòa bình, ổn định đối với khu vực. Tuy nhiên, người phát ngôn không bình luận về hướng di chuyển tiếp theo của hai đội hình trên.

Theo báo Time, sự kiện quân đội Mỹ tập hợp các đội hình tấn công tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương có thể nhằm cảnh báo Trung Quốc không leo thang xung đột ở quần đảo Sankaku/Điếu Ngư nhưng cũng có thể chỉ là sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên.

Posted Image

Hai đội tàu sân bay chiến đấu USS George Washington và USS John C. Stennis qui tụ trên biển đông. Ảnh: Diễn đàn quốc phòng Philippines

Posted Image

Tàu khu trục USS Mustin (DDG) được trang bị hệ thống hướng dẫn tên lửa bắn tên lửa Standard Missile 2. Ảnh: AFPS

Theo P.V.

Sài gòn Tiếp thị

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin tặc tấn công mạng tối mật của Nhà Trắng

01/10/2012 14:10

(TNO) Các tin tặc nghi có liên hệ với chính phủ Trung Quốc đã tấn công vào một trong những mạng lưới tối mật nhất của chính phủ Mỹ, đột nhập vào hệ thống của Văn phòng Quân sự Nhà Trắng phụ trách kiểm soát vũ khí hạt nhân, theo các nguồn tin tình báo và quân sự Mỹ.

Posted Image

Va ly hạt nhân của tổng thống Mỹ - Ảnh: Nhà Trắng

Vào hôm nay (1.10), website Washington Free Beacon dẫn lời một quan chức nói vụ đột nhập là một trong những vụ tấn công liều lĩnh nhất nhắm vào nước Mỹ.

Tiết lộ về vụ tấn công xuất hiện giữa lúc căng thẳng leo thang tại châu Á khi Lầu Năm Góc chuyển hai nhóm tàu sân bay tấn công và các đơn vị lính thủy đánh bộ đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật.

Các quan chức Mỹ nói vụ tấn công Nhà Trắng xảy ra vào đầu tháng và các tin tặc được cho là sử dụng máy chủ ở Trung Quốc. Các tin tặc đã đột nhập vào mạng máy tính của Văn phòng Quân sự Nhà Trắng (WHMO), cơ quan phụ trách một số hoạt động liên lạc bí mật nhất của chính phủ Mỹ, bao gồm việc kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược.

Văn phòng cũng phụ trách sắp xếp việc liên lạc và đi lại của tổng thống, những cuộc điện đàm liên chính phủ giữa các quan chức cao cấp.

Một cựu quan chức tình báo cao cấp biết về hoạt động WHMO nói với Washington Free Beacon: “Đây là văn phòng bí mật nhất của chính phủ Mỹ. Việc nó bị xâm nhập có thể gây ra những tổn thất chiến lược nghiêm trọng với nước Mỹ”.

Các quan chức an ninh đang điều tra vụ đột nhập và chưa xác định thiệt hại do vụ tấn công này gây ra. Một quan chức quốc phòng cho biết có thông tin tình báo khá chắc chắn liên hệ vụ đột nhập mạng lưới của WHMO với Trung Quốc.

Vì WHMO phụ trách vũ khí hạt nhân chiến lược và việc liên lạc của tổng thống, các quan chức nhận xét vụ tấn công chắc chắn là tác phẩm của những chuyên gia chiến tranh mạng của quân đội Trung Quốc.

Theo một cựu quan chức, bí mật của WHMO bao gồm dữ liệu về cái gọi là chiếc “va ly hạt nhân”, thiết bị điều khiển và kiểm soát vũ khí hạt nhân của tổng thống dùng để liên lạc thường trực với chỉ huy các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Văn phòng này cũng phụ trách các hoạt động bảo đảm sự liên tục và hữu hiệu của chính phủ trong thời chiến hoặc xảy ra khủng hoảng.

Cựu quan chức nói nếu Trung Quốc thu thập được các dữ liệu bí mật này, họ có thể sử dụng trong một cuộc xung đột trong tương lai để nghe trộm việc liên lạc của tổng thống, xác định vị trí của tổng thống hoặc cắt đứt sự chỉ huy và kiểm soát chiến lược của tổng thống với các lực lượng đóng tại Mỹ và hải ngoại.

Người phát ngôn của Nhà Trăng chưa phát biểu về vụ tấn công mạng này cũng như không cho biết ông Barack Obama đã được báo cáo về vụ việc hay chưa.

Sơn Duân

=======================

Tổng thống Hoa kỳ đã từng phát biểu - Đại ý: Tấn công mạng là hành vi chiến tranh. Hổng biết thế lày nà thế lào?

Người phát ngôn của Nhà Trăng chưa phát biểu về vụ tấn công mạng này cũng như không cho biết ông Barack Obama đã được báo cáo về vụ việc hay chưa.

Chắc tổng thống Obama chưa được báo cáo quá! Để hôm nào rảnh Thiên Sứ gửi bài báo này cho ông ta thì ông ta sẽ biết liền. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão số 7 tương tác với bão khác, di chuyển dị thường

Thứ Tư, 03/10/2012 --- cập nhật 09:19 GMT+7

Bão số 7 liên tục tăng cấp độ khi tiến vào biển Đông do tương tác với một cơn bão khác. Được tiếp sức, bão có hướng đi dị thường khiến cơ quan khí tượng lo ngại về khả năng độ bổ của bão vào miền Trung.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, cho biết, hiện bão số 7 tương tác với một cơn bão khác đang hoạt động trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương đã mạnh lên rất nhanh và vẫn đang loanh quanh ở phía đông quần đảo Hoàng Sa.

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đến 4h sáng nay (3/10), tâm bão ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão có khả năng đổi hướng di chuyển từ Đông Đông Nam về phía Tây và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 4/10, bão vẫn di chuyển chậm, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 5/10, tâm bão còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Hướng đi dị thường của bão số 7 khiến cơ quan khí tượng lo ngại về khả năng độ bổ của bão vào khu vực miền Trung nước ta. Dự báo khi bão đổi hướng về phía tây, sau đó là tây và tây tây bắc, sẽ hướng về các tỉnh nam Trung bộ nước ta. Tuy nhiên, theo ông Hải, còn có khả năng bão bị hút đi ngược trở ra, thoát khỏi biển Đông, như vậy, miền Trung sẽ thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão dị thường này.

Hiện các chuyên gia khí tượng đang theo dõi chặt chẽ quá trình di chuyển của bão số 7.

Posted Image

Đường đi của bão số 7 còn diễn biến phức tạp.

Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 3/10 như sau:

Phía tây Bắc bộ, ngày có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 21- 24 độ, cao nhất 27 - 30 độ.

Phía đông Bắc bộ, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 18- 25 độ vùng núi 18 - 21 độ, cao nhất 28 - 31 độ.

Khu vực Hà Nội, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng, đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 28 - 31 độ.

Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 -25 độ, cao nhất 29- 32 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 23- 26 độ, cao nhất 29- 32 độ.

Tây Nguyên, chiều và đêm có mưa rào và rải rác có giông; nhiệt độ thấp nhất 20- 23 độ, cao nhất 27- 30 độ.

Nam Bộ, chiều và đêm có mưa rào và rải rác có giông; nhiệt độ thấp nhất 23- 26 độ, cao nhất 29- 32 độ.

Theo Dân Trí

==============================

Không ào bờ rồi. Quay lại biển Đông đi nào.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ tuyên bố không còn e sợ Trung Quốc

Thứ Tư, 03/10/2012 --- cập nhật 08:17 GMT+7

Các binh lính Ấn Độ hôm qua (2/10) tuyên bố, sau nhiều năm "bị chọc tức một cách đầy khiêu khích", giờ đây họ có thể "ngẩng cao đầu" trước quân đội Trung Quốc, ít nhất là ở khu vực dọc Đường Kiểm soát Thực sự (Line of Actual Control - LAC) dài 4.057 km giữa hai nước.

Sở dĩ binh lính Ấn Độ có thể đưa ra tuyên bố đầy thách thức trên là vì họ vừa được trang bị một loạt tàu cao tốc công nghệ cao mới toanh QRT (đội phản ứng nhanh) để tuần tra khu vực Hồ Pangong đẹp như tranh nhưng cũng luôn nóng bỏng vì cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Hồ Pangong nằm ở phía đông Ladakh đã nổi lên là một điểm nóng giữa hai quân đội lớn thứ nhất và thứ nhì thế giới trong suốt thập kỷ qua.

Nằm trong dãy Himalaya, cheo leo ở độ cao 4350m so với mực nước biển, Hồ Pangong Tso có diện tích khoảng 700km2, kéo dài từ Ấn Độ đến Tây Tạng. Hồ này đã trở thành một điểm du lịch thú vị kể từ sau khi phần kết của bộ phim bom tấn "3 Idiots" (3 chàng khờ) được quay tại đây. Hiện tại, 2/3 Hồ Pangong có chiều dài 134km này đang nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc.

Hồ Pangong đẹp như tranh nhưng lại là nơi chứng kiến một trò chơi chiến lược nóng bỏng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Được trang bị hơn 20 tàu có vũ khí hiện đại, binh lính Trung Quốc thường xuyên lượn lờ và vờn quanh binh lính nước láng giềng. Tuy nhiên, binh lính Ấn Độ chỉ có thể đứng nhìn một cách bất lực bởi đội tàu tuần tra của họ quá chậm chạp và lỗi thời. Trong quá khứ, tàu của Trung Quốc thậm chí còn phá tàu Ấn Độ bằng cách đâm thẳng vào những con tàu đó.

"Bây giờ, chúng tôi đã được tiếp nhận 11 trong số 17 tàu cao tốc công nghệ cao. Đây là những con tàu được chúng tôi đặt mua từ Mỹ. Mỗi con tàu hiện đại này có thể chở theo từ 16-18 binh lính. Với những chiếc tàu đánh chặn tốc độ cao và được trang bị hệ thống tia hồng ngoại, radar cũng như định vị toàn cầu GPS, chúng tôi có thể thực hiện các hoạt động do thám và tuần tra toàn diện khu vực”, một sĩ quan quân đội Ấn Độ cho biết.

Viên sĩ quan trên cũng không ngần ngại tuyên bố, "nếu Trung Quốc xâm phạm vào lãnh thổ của chúng tôi 1km, chúng tôi có thể tiến vào lãnh thổ của họ 3km. Trước đây, ngoài một số tàu nhỏ, chúng tôi chỉ có một vài con tàu lớn hơn được trang bị súng máy và có thể chở khoảng 10 binh lính”.

Trước đó, hồi tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony từng lên tiếng tố cáo, quân đội Trung Quốc đã xâm phạm biên giới Trung Quốc-Ấn Độ hơn 500 lần trong hơn hai năm qua. Những lần xâm phạm này tập trung ở 3 khu vực của LAC gồm: phía tây (Ladakh), miền trung (Uttarakhand và Himachal Pradesh) và phía đông (Sikkim và Arunachal Pradesh). Ladakh là nơi chứng kiến nhiều hành động “khiêu khích” nhất của Trung Quốc. Riêng ở Hồ Pangong mỗi năm ghi nhận 100 “vụ xâm phạm” bằng đường bộ, mô tô và tàu tuần tra của quân đội Trung Quốc.

Có thể nói, trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ luôn thoái lui trước sự dọa dẫm của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi. Điều này được thể hiện rõ qua việc New Delhi gần đây liên tục tăng cường sức mạnh quốc phòng dọc khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Ấn Độ trong mấy năm qua đang trở thành cường quốc nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nước này cũng đẩy mạnh hoạt động tự chế tạo vũ khí hiện đại. Mới đây, Ấn Độ đã thử thành công một loại siêu tên lửa có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng tuyên bố, họ muốn dựng lên một hàng rào bảo vệ vững chắc và đáng tin cậy trước một nước láng giềng khổng lồ được trang bị hết sức đầy đủ. Mục đích của New Delhi trong việc tăng cường sức mạnh quốc phòng ở khu vực biên giới là nhằm đối phó với những thách thức an ninh từ phía Trung Quốc.

Một Ấn Độ mạnh hơn lên, bạo dạn hơn lên đã khiến Trung Quốc cảm thấy rất khó chịu và bất an. Nước này đã nhiều lần đưa ra lời cảnh báo lẫn dọa dẫm nhằm vào Ấn Độ. Tuy nhiên, Bắc Kinh thừa hiểu, giờ đây, New Delhi đã là một lực lượng đối trọng khá cân bằng với họ.

Theo VnMedia.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc rửa chân cho một phụ nữ Việt Nam

Thứ sáu 05/10/2012 19:02

Posted Image

(GDVN) - Hàn Quốc đang rục rịch chuẩn bị bầu cử Tổng thống vào tháng 12 tới. Đây là cuộc đua giữa bà Park Geun-hye, con gái nhà lãnh đạo Park Chung-hee, cố Tổng thống Hàn Quốc nổi tiếng đại diện cho đảng Saenuri với ứng cử viên Moon Jae-in thuộc đảng Dân chủ Thống nhất và ứng cử viên độc lập Ahn Cheol-soo. Hôm 04/10/2012, ứng cử viên Tổng thống Park Geun-hye đã tham dự buổi lễ Senzoku tại thành phố Ulsan và rửa chân cho một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Trong buổi lễ này, bà Park Geun-hye cùng với các quan chức của đảng rửa chân cho các cử tri thể hiện cho tinh thần phục vụ nhân dân.

Posted Image

Cô gái Việt Nam mặc áo dài truyền thống đang được ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc lau chân sau khi rửa.

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7

Bảo Thành (Nguồn: QQ, Yonhap)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Robot Việt Nam nhảy như Michael Jackson

Một robot từ Việt Nam khiến khách tham quan phấn khích bởi màn vũ đạo giống ca sĩ Michael Jackson trong hội chợ tiêu dùng tại Nhật Bản.

> Robot nhảy Việt Nam hâm nóng báo chí quốc tế

> Sao nhạc pop giới thiệu robot Việt

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=3DFFz9kclig

Hội chợ triển lãm hàng Điện tử và Công nghệ tiên tiến (CEATEC) tại Nhật Bản diễn ra từ ngày 2 đến 6/10. Khách tham quan có cơ hội chiêm ngưỡng 2.300 gian hàng cùng hàng vạn sản phẩm và ứng dụng phong phú của các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn của Nhật Bản và thế giới như Sony, Panasonic, Samsung, LG, Motorola. Những “đại gia” tiên phong trên thị trường ôtô điện như Nissan Motor, Toyota cũng tham gia CEATEC năm nay.

TOSY là công ty Việt Nam duy nhất tham gia CEATEC 2012. Họ mang tới hội chợ những phiên bản hoàn thiện hơn cả về kiểu dáng lẫn hoạt động của các sản phẩm mRobo, DiscoRobo và SketRobo - những robot độc đáo đã gây tiếng vang trên thế giới trong thời gian qua.

mRobo là một loa di động biến hình có khả năng nhảy trên nền nhạc sôi động. Trong video trên, mRobo nhảy trên nền nhạc của Michael Jackson. Toàn bộ khách tham quan xung quanh gian hàng đều tỏ ra thích thú khi chứng kiến màn trình diễn của nó. Nhiều khách tham quan đoán giá của mRobo dao động từ 500 tới 1.000 USD. Nhưng khi biết giá của nó là 199 USD, họ đều cảm thấy bất ngờ và cho rằng mức giá đó sẽ giúp mRobo trở thành sản phẩm phổ biến trên toàn thế giới. Sản phẩm sẽ xuất hiện trên thị trường quốc tế vào dịp Noel năm 2013.

Minh Long (Video: YouTube)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay