Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Philippines muốn cùng TQ ra tòa quốc tế

Philippines sắp đề nghị Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp lãnh thổ tại một bãi đá ngầm ở Biển Đông ra tòa quốc tế.

Manila có động thái này trong bối cảnh mỗi bên cáo buộc phía bên kia xâm nhập trái phép chủ quyền.

Cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố nhận có chủ quyền tại Bãi Scarborough, bãi đá không có người ở, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, nằm cách bờ biển gần nhất của Philippines 203 km.

Khủng hoảng ngoại giao xảy ra từ hôm 8/4 khi Philippines nói họ phát hiện tám tàu cá Trung Quốc đánh bắt gần bãi này.

Tàu chiến Philippines đã có mặt tại khu có tranh chấp trong lúc Trung Quốc điều các tàu hải giám tới để đối đầu.

'Mời bạn ra tòa'

"Khi theo đuổi một giải pháp hòa bình của cho bãi Scarborough, chúng tôi hoàn toàn có ý định khiêm nhường mời các người bạn Trung Quốc cùng chúng tôi ra Toà án quốc tế về Luật Biển," Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết trong một tuyên bố.

"Mục đích của bước này là để xác định xem bên nào trong chúng ta có chủ quyền trên vùng nước quanh Bãi ngầm Scarborough, nơi tàu Trung Quốc hiện đang tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. "

"Mục đích của bước này là để xác định xem bên nào trong chúng ta có chủ quyền trên vùng nước quanh Bãi ngầm Scarborough"

Albert del Rosario, Ngoại trưởng Philippines

Bắc Kinh vẫn chưa bình luận về lời mời của Manila nhưng nhiều khả năng sẽ không đồng ý.

Vào tuần này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố "đảo Hoàng Nham là lãnh thổ truyền thống của Trung Quốc".

Ông này nói nguyên nhân dẫn đến vụ đối đầu là vì "Philippines đến quấy nhiễu ngư dân tàu đánh cá Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền Trung Quốc".

Trong một diễn biến khác, hàng ngàn lính Mỹ hiện đang tập trận chung với Philippines kể từ hôm ngày 16/4 vào khi hai quốc gia này đang tìm cách củng cố liên minh quân sự trông bối cảnh có lo ngại trước sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Cuộc tập trận mang tên Balikatan (Vai kề vai) này là một hoạt động thường niên của hai nước và sẽ tiếp diễn tới ngày 27/4.

Năm nay cuộc tập trận này được tổ chức ở Palawan, gần vùng Biển Đông mà cả Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.

Ngoài Philippines và Trung Quốc, còn bốn quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, cũng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đụng độ Biển Đông: TQ-Philippines không ai nhường ai

Hai nước lại tiếp tục có những tranh cãi ngoại giao mới sau khi Manila từ chối yêu cầu của Trung Quốc về việc rút tàu Philippine có 9 nhà khảo cổ người Pháp đang trục vớt một con tàu đắm gần bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông.

Philippines muốn TQ ra tòa quốc tế chấm dứt tranh cãi

Tổng thống Philippines: Không gây chiến với TQ ở Biển Đông

TQ lại gây bế tắc với Philippines ở Biển Đông

Mỹ-Philippines tập trận giữa căng thẳng Biển Đông

"Tàu và máy bay Trung Quốc phải ngừng việc quấy nhiễu để thuỷ thủ đoàn trên tàu MV Saranggani có thể hoàn thành công việc", chính phủ Philippines cho biết. "Bất kỳ hành động nào của tàu hoặc máy bay Trung Quốc chống lại tàu Philippines sẽ bị Philippines coi là vi phạm luật pháp nước này cũng như luật pháp quốc tế".

Posted Image

Trước đó, các quan chức Philippines đã phàn nàn về việc hai tàu và một máy bay Trung Quốc quấy nhiễu tàu MV Saranggani vào hôm thứ bảy. Đáp trả lại, chính phủ Trung Quốc cho rằng: "Theo các công ước quốc tế liên quan và luật pháp Trung Quốc, sẽ là trái phép để tiến hành hoạt động trục vớt mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc (ở gần bãi đá ngầm Scarborough, cách tây Vịnh Subic 240km). Chúng tôi thúc giục tàu khảo cổ Philippines rời khu vực lập tức. Các hoạt động của phía Philippines làm gia tăng lo ngại của Trung Quốc về tình hình khu vực".

Cả hai nước đều tin rằng, việc rút lui các tàu của họ ở vùng tranh chấp có thể khôi phục lại hoà bình, nhưng tới nay, chưa ai có động thái trước.

Thay vào đó, Manila có ý định yêu cầu Trung Quốc nhất trí đem chuyện tranh chấp ở bãi đá ngầm không có người ở ra một tòa án quốc tế khi hai bên tiếp tục “lời qua tiếng lại”.

"Khi theo đuổi một giải pháp hòa bình cho vấn đề bãi đá ngầm Scarborough, chúng tôi hoàn toàn có ý định khiêm nhường là mời bạn bè Trung Quốc cùng với chúng tôi ra Tòa án Quốc tế về Luật biển”, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định. "Mục đích sẽ là để xác định một cách chắc chắn rằng, chúng tôi có chủ quyền với vùng nước quanh bãi đá ngầm Scarborough, nơi các tàu Trung Quốc gần đây đã tham gia và các hoạt động bất hợp pháp trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”.

Trung Quốc và Philippines đã nhất trí giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, nhưng cả hai bên đều khẳng định chủ quyền với bãi đá ngầm Scarborough làm cho cuộc bế tắc kéo sang tuần thứ hai. Hai tàu hải giám Trung Quốc đã đối đầu với một tàu phòng vệ bờ biển Philippines ở khu vực này kể từ tuần trước.

Trước lời kêu gọi ra toà án luật biển của Ngoại trưởng Philippines, đại sứ quán Trung Quốc đã phớt lờ đề xuất và yêu cầu Manila rút các tàu của họ khỏi bãi đá ngầm để "khôi phục hoà bình và ổn định ở đó". Một số cuộc hội đàm hai bên đã không thành công trong việc chấm dứt đụng độ ở Scarborough.

Vụ việc bắt đầu từ 10/4 khi hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc. Philippines cáo buộc các ngư dân đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Bãi đá ngầm Scarborough hình móng ngựa là một trong số hàng trăm hòn đảo, bãi đá ngầm tranh chấp ở Biển Đông - vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này thậm chí với cả những khu vực ngay cạnh bờ biển của các nước khác, mặc dù Philippines và những nước khác cũng khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Đông.

Liên quan tới tranh chấp Biển Đông, trao đổi với báo chí sau cuộc đối thoại Mỹ - Ấn lần thứ năm về khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell nói: "Chúng tôi cố gắng không tham gia vào vấn đề tương tác song phương và tranh chấp, nhưng thay vào đó, cần có một chính sách nguyên tắc dựa trên đối thoại và thảo luận”. Ông nhấn mạnh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra “tiêu chí rất rõ ràng về cách chúng tôi nhìn nhận vấn đề được giải quyết thế nào, đó là tuân thủ luật biển”.

Thái An (theo wsj, gulfnews)

THẰNG PHI NÓ KÝ HIỆP ƯỚC QUÂN SỰ VỚI MỸ. CHẲNG NGÁN THẰNG TÀU. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu người Tàu quả là có những bằng chứng "Không thể chối cãi" thì ra tòa quốc tế công khai với thiên hạ để bảo vệ cái "quyền lợi cốt lõi " đi.

Có điều gì khuất tất mà phải đi đêm và dùng thủ đoạn vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con gái út Ngô Đình Nhu tử nạn

18/04/2012 11:47:58

Bà Ngô Đình Lệ Quyên, con gái út của ông Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân, qua đời hôm 16/4 tại Italy vì tai nạn giao thông.

Posted Image

Bà Ngô Đình Lệ Quyên. Ảnh: Caritas.it

Trang tin của tổ chức từ thiện Caritas of Rome, Italy, nơi bà Lệ Quyên làm việc, thông báo về việc bà tử nạn và những lời chia buồn.

Theo tờ Corriere della Sera, vụ tai nạn xảy ra lúc 8h30 sáng 16/4 ở ngoại ô Rome, khi bà Lệ Quyên trên đường vào thủ đô làm việc.

Sau cú va chạm giữa chiếc xe của bà với một xe bus chở học sinh đi ngược chiều, hậu quả là xe máy của bà Lệ Quyên chui vào gầm xe bus. 23 học sinh trên xe và tài xế không hề hấn gì.

Bà Lệ Quyên là con gái út của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn của chính quyền ở miền nam Việt Nam những năm 1960, và bà Trần Lệ Xuân. Sau khi 2 anh em họ Ngô bị giết năm 1963, vợ con ông Nhu chuyển ra nước ngoài sinh sống.

Lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Rome, bà Lệ Quyên là một luật sư trong ngành công nghệ và từng được mời thỉnh giảng tại khoa Luật đại học này, theo wikipedia.

Sinh ngày 26/7/1959 tại Sài Gòn, Ngô Đình Lệ Quyên tới Italy năm 1990. Từ năm 1992, bà làm việc cho tổ chức Caritas, chuyên về giúp đỡ người nhập cư. Năm 2008, "vì những đóng góp xuất sắc cho Italy", đã được tổng thống nước này ra sắc lệnh công nhận quốc tịch.

Bà Lệ Quyên sống tại Italy cùng mẹ là bà Trần Lệ Xuân và các anh chị em khác. Chị gái của Lệ Quyên, bà Ngô Đình Lệ Thủy, qua đời vì tai nạn giao thông năm 1968. Năm 2011, bà Trần Lệ Xuân qua đời vì tuổi già tại Italy.

Bà Trần Lệ Xuân có 4 người con là Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Thủy và Ngô Đình Lệ Quyên.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một trong vài thương hiệu ít ỏi của Việt Nam ( sỡ hữu ) hiện tại có khả năng góp mặt trên thị trường tiêu dùng ăn uống thế giới, cụ thể là thỉnh thoảng còn được thấy logo bảng hiệu ở các food-court nước ngoài, sánh vai cùng bên cạnh những ông lớn KFC, Macdonald, Coca Cola...cuối cùng đã rời cuộc chơi, Phở 24 bán hết cho Highlands, sau đó Highalands Coffee bán 50% cho Jollibee ( Phillipine ).

Vì sao Highlands Coffee thâu tóm Phở 24?

http://vef.vn/2012-04-18-vi-sao-highlands-coffee-thau-tom-pho-24-

Nếu Jollibee (Philippines) khai thác thương hiệu Phở 24 qua Highlands Coffee cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của họ, dòng tiền tương lai có thể rất lớn.

Giới kinh doanh gần như chỉ biết đến giao dịch M&A giữa Highlands Coffee và Phở 24 khi nó kết thúc với việc 100% vốn cổ phần Phở 24 thuộc về Highlands Coffee. Thông tin chi tiết được các bên liên quan giữ kín, còn ông chủ Phở 24 Lý Quí Trung thì không hề lên tiếng.

Lợi ích tài chính và quân bài chiến lược của Highlands

Giả định giá giao dịch đúng là hơn 20 triệu USD như lời đồn đại trong giới đầu tư tài chính thì cũng khó đánh giá mức này là cao hay thấp. Tùy vào động cơ và chiến lược của bên mua mà giá trị tích hợp (synergy value) lớn hay nhỏ. Nếu chủ sở hữu mới khai thác thương hiệu Phở 24 cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của họ ở Philippines và dùng nó khai thác thị trường thế giới, khi đó dòng tiền tương lai sẽ rất lớn và con số 20 triệu USD có thể được coi là không hề đắt. Đó là nhận định của ông Nguyễn Trung Thành - Chủ tịch Masso Consulting.

Có hai hình thức kinh doanh chuỗi cửa hàng phổ biến. Một là doanh nghiệp sau khi xây dựng thương hiệu, làm marketing với chuỗi cửa hàng sẽ tiến hành nhượng quyền kinh doanh như trường hợp của Phở 24. Thứ hai là doanh nghiệp tự quản lý chuỗi cửa hàng của mình và không bán franchise như Highlands Coffee trước khi bán 50% cổ phần cho Jollibee. Tại sao Phở 24 có mô hình kinh doanh khác mà Highlands Coffee lại quyết tâm mua? Chưa kể vài năm nay, thương hiệu Phở 24 có dấu hiệu đi xuống và bị người tiêu dùng chê đắt (tăng từ 24.000 đồng/tô năm 2003 lên 39.000 đồng/tô năm 2012), chất lượng dịch vụ sa sút, không đảm bảo được chất lượng đồng nhất trong chuỗi.

Ông chủ Highlands - David Thái - thừa hiểu những hạn chế này của Phở 24 nhưng có lẽ do động cơ mua đơn thuần là vì lợi ích tài chính (để bán lại với giá cao hơn), nên các hạn chế này không phải rào cản lớn. Giá trị tích hợp đầu tiên mà Highlands Coffee được hưởng sau khi kiểm soát Phở 24 có lẽ là đưa được thương hiệu phở khá nổi tiếng này vào danh mục menu của mình. Chưa rõ doanh số toàn bộ chuỗi Phở 24 sẽ ra sao dưới tay chủ sở hữu mới, nhưng riêng số tô phở tiêu thụ hàng ngày chắc chắn tăng thêm đáng kể nhờ số lượng outlet tăng thêm của Highlands.

Ông Đỗ Hòa, Tổng giám đốc Công ty tư vấn chiến lược IME Việt Nam dự đoán, có thể trước mắt Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) - chủ sở hữu thương hiệu Highlands, sẽ đưa vào menu thêm một số món ăn khác ngoài phở, chẳng hạn cơm tấm, để đa dạng hóa menu các món ăn của mình bên cạnh thế mạnh sẵn có về đồ uống (cà phê). Cần nhớ rằng, Highlands đã chiếm được những vị trí thuộc loại đắc địa nhất ở trung tâm Hà Nội và TP.HCM.

Một thương vụ mua bán doanh nghiệp luôn có nhiều động cơ khác nhau; có khi đơn thuần từ mục đích đầu tư tài chính, có khi hướng đến việc mở rộng/đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Theo ông Thắng - Masso Consulting xét về động cơ tài chính, việc mua bán đơn thuần là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, chiến lược mua luôn gắn kết với việc sẽ bán lại cho một đối tác mục tiêu nào đó với mức giá cao hơn. Theo cách nhìn của ông Hòa, trong trường hợp này dường như Highlands Coffee thực hiện đầu tư tài chính, dù bề ngoài họ thực hiện đầu tư có kiểm soát bên bị mua lại. Ở chiều ngược lại, Phở 24 cũng nhắm đến lợi ích tài chính khi bán lại thương hiệu họ đã cất công gầy dựng từ năm 2003.

Nếu suy luận này chính xác, thì việc Phở 24 và Highlands Coffee khác nhau về mô hình kinh doanh chuỗi không còn quan trọng đối với Highlands, bởi họ đã có kế hoạch bán lại cho đối tác nước ngoài. Tích hợp hai chuỗi quán cà phê và phở thông qua hai tên tuổi lớn vào trong một thương vụ M&A là bước đi khôn ngoan của VTI.

Thách thức từ hệ thống quản lý chuỗi

Phở 24 là một trong những mô hình franchise thành công tại Việt Nam. Tiến sĩ Lý Quí Trung, đồng sáng lập và là Chủ tịch của Nam An Group (chủ sở hữu Phở 24 trước khi bán lại cho Highlands) mở tiệm Phở 24 đầu tiên vào tháng 6/2003 tại số 5 Nguyễn Thiệp, Q.1, TP.HCM với số vốn ban đầu 1 tỷ đồng. Ông có thể coi là một trong những người đầu tiên mang mô hình nhượng quyền thương hiệu vào nước ta. Một năm rưỡi sau, Lý Quí Trung "Bắc tiến" mở tiệm phở đầu tiên ngay giữa Hà Nội - nơi có những quán phở lâu đời nhất, ngon nhất và khách hàng cũng thuộc diện sành ăn phở nhất. Ông đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh tiệm phở theo mô hình chuỗi và xây dựng thương hiệu một cách bài bản.

Tô phở bình dân của người Việt qua bàn tay "phù thủy" Lý Quí Trung bỗng biến thành món ăn nhanh nhưng sang trọng và - quan trọng nhất - đảm bảo vệ sinh, trong khi vệ sinh an toàn thực phẩm là điểm yếu của các quán phở truyền thống ở Hà Nội. Nhờ nắm vững tâm lý coi trọng sức khỏe và sự sạch sẽ của thực khách, Phở 24 đã từng bước chinh phục thị trường. Ông Trung cũng mạnh dạn mang phở sang xứ người với cửa hàng franchise đầu tiên được mở tại Jakarta (Indonesia) vào tháng 7/2005.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây ngày càng xuất hiện nhiều thách thức trong hệ thống quản lý chuỗi Phở 24. Ông Nguyễn Trung Thắng cho biết. Giống như bất cứ chuỗi bán lẻ nào, một khi mở rộng dù dưới hình thức nào: công ty sở hữu, công ty vận hành (Company Own Company Operate - COCO), công ty sở hữu người bán vận hành (Company Own Dealer Operate - CODO), hoặc người bán sở hữu và người bán vận hành (Dealer Own Dealer Operate - DODO) thì khi gia tăng quy mô cũng đồng nghĩa với gia tăng thách thức trong quản trị chất lượng. Đặc biệt là mô hình franchise (một dạng của DODO) mà Phở 24 đang triển khai thì thách thức trong kiểm soát càng lớn hơn. Hình thức này đòi hỏi phải kiểm tra liên tục và nếu bên nhận nhượng quyền (Franchisee) không đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát bắt buộc của bên nhượng quyền (Franchiser) thì phải kết thúc hợp đồng, nếu không muốn đánh mất hình ảnh thương hiệu.

Khác với các chuỗi thức ăn nhanh công nghiệp, việc nấu một tô phở ngon cũng cần sự kiểm soát khẩu vị chặt chẽ hơn. Duy trì chất lượng của phở khi công nghiệp hóa/đại trà hóa sẽ là thách thức rất lớn. Đã xuất hiện nhiều lời phàn nàn rằng, bánh phở trong một số tiệm Phở 24 không mềm như ở Hà Nội, nước phở không nóng, giá đắt. Phở là món ăn đặc biệt mang yếu tố địa phương hóa rất rõ nét, cho nên việc cố gắng tạo ra một mùi vị chung trong tô phở mà cả người Hà Nội lẫn Sài Gòn cùng chấp nhận là rất khó. Phở 24 gặp một số khó khăn trong việc quản lý chuỗi tiệm phở, vì họ không có kinh nghiệm quản lý chuỗi. Dù ban lãnh đạo có thời còn chấp nhận chi phí cao để thuê quản lý nước ngoài. Ông Đỗ Hòa của IME Việt Nam cũng đã từng được mời về làm CEO cho Phở 24 vào năm 2009, sau khi Phở 24 không thành công với CEO ngoại do xung đột văn hóa. Nhưng ông Hòa cho biết, ông đã từ chối vì không thấy phù hợp với cách quản trị công ty ở đây.

Theo đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp, trong khi đạt được một số thành công khi mở rộng thị trường ra nước ngoài, Phở 24 lại tỏ ra lúng túng về mặt chiến lược sản phẩm tại thị trường Việt Nam (như menu, khẩu vị, định vị phân khúc thị trường). Việc này càng kéo dài càng bất lợi cho Phở 24 nên họ muốn giải quyết sớm, nhưng do thiếu kinh nghiệm về quản lý chuỗi cửa hàng nên Phở 24 vẫn còn loay hoay với chiến lược phát triển và mô hình quản lý.

Nhận diện chủ mới

Highlands thì sao? Ông Đỗ Hòa đánh giá cao tính chuyên nghiệp, hệ thống tổ chức và quản lý của Highlands (một phần nhờ có người nước ngoài tham gia quản lý ngay từ đầu). Theo ông Hòa, VTI có chiến lược từ đầu và thực hiện rất nhất quán trong quá trình phát triển (về vị trí, danh mục, giá, dịch vụ, hệ thống nhận diện...). "Highlands tin rằng, nếu Phở 24 do họ quản lý sẽ tạo ra giá trị lớn hơn", ông Hòa nhận định.

Về phía Jollibee, nếu tập đoàn này có kinh nghiệm vận hành song song các hình thức bán lẻ: COCO, CODO và DODO thì việc quản lý Phở 24 không phải vấn đề lớn với họ. Tầm nhìn và tham vọng của Jollibee tại cả thị trường Việt Nam lẫn Philippines buộc họ phải mua cổ phần hai thương hiệu Việt lớn, nếu muốn đứng vững trước sức cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ sừng sỏ về thức ăn nhanh như KFC, Subway, Lotteria.

Đâu là thách thức lớn nhất với Jollibee khi nắm Phở 24? Đó là

(i) Chuẩn hóa chất lượng/xem lại mô hình kinh doanh;

(ii) Tái định vị và làm mới thương hiệu;

(iii) Rà soát lại các điểm bán lẻ và tối ưu hóa mạng lưới theo chiến lược và nhất quán đến khách hàng mục tiêu. Trong thương vụ "tay ba" Highlands Coffee - Phở 24 - Jollibee, có thông tin cho rằng, việc mua lại Phở 24 chỉ là bước đầu của lộ trình thâu tóm toàn bộ Highlands lẫn Phở 24 của Jollibee để cắm chân lâu dài ở Việt Nam. Nếu quả là Highlands đang khó khăn trong một vài dự án địa ốc như những lời đồn đoán thì giả thiết trên có xác suất khá cao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một trong vài thương hiệu ít ỏi của Việt Nam ( sỡ hữu ) hiện tại có khả năng góp mặt trên thị trường tiêu dùng ăn uống thế giới, cụ thể là thỉnh thoảng còn được thấy logo bảng hiệu ở các food-court nước ngoài, sánh vai cùng bên cạnh những ông lớn KFC, Macdonald, Coca Cola...cuối cùng đã rời cuộc chơi, Phở 24 bán hết cho Highlands, sau đó Highalands Coffee bán 50% cho Jollibee ( Phillipine ).

Vì sao Highlands Coffee thâu tóm Phở 24?

http://vef.vn/2012-0...hau-tom-pho-24-

Nếu Jollibee (Philippines) khai thác thương hiệu Phở 24 qua Highlands Coffee cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của họ, dòng tiền tương lai có thể rất lớn.

Giới kinh doanh gần như chỉ biết đến giao dịch M&A giữa Highlands Coffee và Phở 24 khi nó kết thúc với việc 100% vốn cổ phần Phở 24 thuộc về Highlands Coffee. Thông tin chi tiết được các bên liên quan giữ kín, còn ông chủ Phở 24 Lý Quí Trung thì không hề lên tiếng.

Lợi ích tài chính và quân bài chiến lược của Highlands

Giả định giá giao dịch đúng là hơn 20 triệu USD như lời đồn đại trong giới đầu tư tài chính thì cũng khó đánh giá mức này là cao hay thấp. Tùy vào động cơ và chiến lược của bên mua mà giá trị tích hợp (synergy value) lớn hay nhỏ. Nếu chủ sở hữu mới khai thác thương hiệu Phở 24 cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của họ ở Philippines và dùng nó khai thác thị trường thế giới, khi đó dòng tiền tương lai sẽ rất lớn và con số 20 triệu USD có thể được coi là không hề đắt. Đó là nhận định của ông Nguyễn Trung Thành - Chủ tịch Masso Consulting.

Vấn đề còn lại sẽ là:

* Phở Việt Nam được phổ biến ra quốc tế. Do một hãng quốc tế giới thiệu - Văn hóa Việt bắt đầu được chú ý qua ẩm thực Việt.

* Người Việt có 20.000. 000 dollar để đầu tư vào việc khác.

Tôi nghĩ ông Phở 24 đã khôn ngoan.

Với 20. 000. 000 Dollar đó ông chủ tiệm phở 24 có thể bắt đầu mở một thương hiệu khác cho ẩm thực Việt - vốn rất phong phú và tuyệt hảo so với quốc tế. Thí dụ: Ốc Việt 12.

Share this post


Link to post
Share on other sites

4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu

Theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), tính đến chiều 18/4, đã có 4 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối xăng dầu gửi phương án tăng giá đến Bộ Tài chính.

Cụ thể, bốn doanh nghiệp gồm Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV OIL), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Petro), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương Mại Dầu khí Đồng Tháp. Trong đó, riêng Petrolimex là đơn vị có thị phần bán lẻ xăng dầu lớn nhất nước (chiếm khoảng 55% thị phần).

Đại diện một trong bốn doanh nghiệp đầu mối này cho biết nguyên nhân xin tăng giá xăng dầu là do giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ nên doanh nghiệp đang bị lỗ. Doanh nghiệp này cũng cho biết trong văn bản gửi cho Bộ Tài chính, doanh nghiệp này không đề ra một mức giá tăng cụ thể nào mà chỉ đề nghị Bộ xem xét.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý gía thì giá xăng dầu thành phẩm bình quân trong 30 ngày qua vẫn ở mức cao khoảng 134 USD/ thùng. Hiện tại mức thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu đang ở mức 0%. Do vậy để đảm bảo hài hóa lợi ích quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang xem xét tính toán./.

Thùy Dương

Vietnam

. CHUẨN BỊ KHỐN KHỔ THÊM NỮA RÙI. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ phóng thành công tên lửa liên lục địa

19/04/2012 10:42

(TNO) Sáng 19.4, Ấn Độ loan báo đã phóng thử thành công một tên lửa liên lục địa (ICBM) có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân, với bán kính bao phủ 5.000 km, có thể bắn tới mọi nơi tại Trung Quốc.

Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo Agni-V

Ấn Độ chuẩn bị phóng tên lửa xuyên lục địa

Tên lửa Agni V dài 17 mét với tầm bắn hơn 5.000 km đã được phóng đi vào lúc 8 giờ 5 phút, giờ địa phương (9 giờ 35 phút, giờ Việt Nam) từ một bãi thử ở bang Orissa phía đông Ấn Độ, theo Tổ chức Phát triển và nghiên cứu quốc phòng (DRDO), cơ quan chế tạo tên lửa.

"Tôi thông báo một vụ phóng thành công tên lửa Agni V đã đi vào lịch sử và tạo nên niềm tự hào của đất nước trong lĩnh vực công nghệ tên lửa", giám đốc DRDO V.K. Saraswat phát biểu với kênh truyền hình NDTV.

"Ngày nay chúng tôi là một cường quốc tên lửa mà hầu hết thế giới không thể sánh kịp", ông Saraswat tuyên bố.

Posted Image

Ấn Độ thử tên lửa Agni IV vào năm 2011 - Ảnh: AFP

Tên lửa nội địa Agni-V vốn được chuẩn bị để phóng vào hôm qua 18.4, song các quan chức quốc phòng Ấn Độ đã hoãn vụ phóng đến hôm nay vì có sấm sét tại khu vực.

Theo giới quan sát, nhóm tên lửa Agni sẽ là nền tảng cho khả năng răn đe hạt nhân của Ấn Độ.

Vào năm 2010, Ấn Độ đã thử thành công Agni II, một tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn hơn 2.000 km.

Tên lửa Agni V dài 17,5 mét, sử dụng nhiên liệu rắn, gồm ba tầng và có trọng lượng khi phóng là 50 tấn. Ấn Độ đã phải tốn hơn 2,5 tỉ rupee (480 triệu USD) để phát triển loại tên lửa này.

Một vụ thử thành công sẽ giúp Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ những quốc gia có tên lửa đạn đạo liên lục địa mang theo đầu đạn hạt nhân.

Hiện tại chỉ có năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ có được năng lực này. Israel được cho là sở hữu loại tên lửa nói trên, song không công khai thừa nhận.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

70 chiếc F-15E tập bài 'voi đi bộ'

Cập nhật lúc :7:00 AM, 19/04/2012

(ĐVO)70 chiếc F-15E của Mỹ vừa tiến hành một cuộc diễu hành phô diễn sức mạnh tại căn cứ không quân Seymour Johnson.

Hôm 16/4, Không quân Mỹ đã sử dụng tới 70 chiếc chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle từ phi đội chiến đấu số 4 tại căn cứ không quân Seymour Johnson, phía Đông Bắc Carolina để tham ra một số bài tập huấn luyện tấn công giả định.

Cuộc diễu hành trên đường băng tại sân bay của căn cứ không quân Seymour Johnson của 70 chiếc F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ mang tên "Voi đi bộ" (Elephant Walk). Trong đó, 70 chiến đấu cơ F-15E từ 4 đội bay 333, 334, 335 và 336 thuộc phi đội chiến đấu số 4 dàn hàng ngang "diễu hành" như những con voi sắt dạo bước trên đường băng.

Sau khi diễu hành một vòng quanh đường băng, 70 chiếc máy bay F-15E đều thực hiện tung cánh lên bầu trời trong một bài tập huấn luyện. Đây cũng là chuyến bay đánh dấu lịch sử lễ kỷ niệm chiến thắng lần thứ 67 của phi đội bay thứ tư trên bầu trời Luftwaffe trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phi đội bay số 4 của Không quân Mỹ đã thực hiện 30.000 vụ đánh bom trong thời gian một tuần để tiêu diệt hàng nghìn mục tiêu trên mặt đất. Cuộc diễu hành đồng huấn luyện tấn công hôm 16/4 của phi đội bay số 4 đã phá hủy 1.000 mục tiêu giả định trên mặt đất bằng 70 chiếc F-15E để gợi nhớ lại lịch sử.

Posted Image

70 chiếc F-15E Strike Eagle của Mỹ dàn hàng "đi bộ" trên đường băng.

Tuy nhiên, có lẽ mục đích chính trong cuộc diễu hành với số lượng lớn máy bay chiến đấu hiện đại này, Mỹ ngầm gửi lời "nhắc nhở" tới bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với họ bằng một ;ực lượng không quân luôn "áp đảo" về số lượng.

70 chiếc máy bay F-15E mới chỉ chiếm 1/3 số lượng máy bay cùng loại mà phi đội chiến đấu số 4 sở hữu. Đó là chưa kể đến các loại chiến đấu cơ tiên tiến khác như F-16, F-22, các loại máy bay ném bom, máy bay không người lái... của Không quân Mỹ.

Lầu Năm Góc có thể triển khai hơn Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến với các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hiện đại. Lực lượng này tính ra sẽ chiếm khoảng 20% của Không quân trên toàn thế giới gộp lại. Theo tính toán, với một lực lượng không quân đông đảo và hiện đại như vậy, chỉ cần một chuyến bay chiến đấu có thể phá hủy được 30.000 các mục tiêu khác nhau của một quốc gia đối địch bất kỳ.

Nếu 70 chiếc F-15 có thể phá hủy 1.000 mục tiêu trong một lần bay, có thể tưởng tượng ra khi kết hợp các lực lượng không chiến khác của Lầu Năm Góc thì họ có thể tàn phá quân đội và các cơ sở hạ tầng của đối phương tới mức "khủng khiếp" như thế nào.

Các chiến đấu cơ F-15 đã được nâng cấp hệ thống từ năm 2006, cho phép máy bay chiến đấu phản lực loại 2 động cơ này có thể mang tới 12 quả bom dẫn đường GPS loại nhỏ, mỗi quả nặng 250 pound và có khả năng "đâm xuyên" cả các vị trí chú ẩm kiên cố dưới lòng đất.

"Chúng tôi có thể nhấn nút để phóng cùng lúc 12 quả bom vào 12 mục tiêu khác nhau", Đại úy, phi công lái F-15 của Không quân Mỹ Matt Hund nói.

Bài tập hôm 16/4 là một động thái thể hiện sức mạnh không quân số 1 của Lầu Năm Góc trong chiến lược quốc phòng mới, dịch chuyển sức mạnh về châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Trong đầu tháng 3/2012, 60 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và Hàn Quốc cũng đã thực hiện một bài tập trận qui mô lớn, và tuần trước, các máy bay chiến đấu tối tân nhất của họ F-22 Raptor cùng với máy bay đánh bom chiến lược B-1B cũng đã tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật, tấn công vào trung tâm của vùng Alaska. Trong đó, tiến hành kiểm tra radar mới cho máy bay F-22, đồng thời thử nghiệm một khái niệm tấn công mới, đánh bại hệ thống phòng không của Trung Quốc.

Mỹ không phải là nước duy nhất nhấn mạnh cần tăng cường sức mạnh quân sự của mình trên Thái Bình Dương, Nga cũng đã bắt đầu đẩy mạnh kho vũ khí hiện đại của họ bên bờ đại dương này, điển hình là Điện Kremlin thông báo 40 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của họ sẽ thực hiện một bài không kích gần Nhật Bản. (>> chi tiết)

Mỹ đang nắm giữ sức mạnh không quân số 1 thế giới, nhưng sự thống trị của họ không có nghĩa là không ai có thể hạ bệ được.

Dưới đây là một số hình ảnh về bài tập "Voi đi bộ" của 70 chiếc F-15E:

Posted Image

Có thể nói số lượng 70 chiếc F-15 tham gia bài tập giả định cho thấy sức mạnh khủng khiếp của Không quân Mỹ.

Posted Image

Cuộc diễu hành đánh dấu sự kiện lịch sử chiến thắng lần thứ 67 của Phi đội chiến đấu số 4 của Không quân Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Posted Image

Những "chú voi" lừng lững "đi bộ" trên đường băng.

Posted Image

So sánh với số lượng 65 chiếc F-16 trước đó diễu hành tại một căn cứ không quân ở Hàn Quốc thì 70 chiếc F-15 cho thấy Mỹ muốn làm điều gì đó "hoành tráng" hơn.

>> F-16 của Mỹ, Hàn 'duyệt binh' trên đường băng

Posted Image

Các bạn có thể tưởng tượng sức tàn phá như thế nào khi 70 chiếc F-15E này tham gia tấn công vào lãnh thổ đối phương.

Posted Image

70 chiếc F-15 mới chỉ chiếm 1/3 số lượng máy bay cùng loại của Phi đội chiến đấu số 4.

Posted Image

Cho tới nay, F-15 vẫn đang là một trong những loại chiến đấu cơ tiên tiến nhất thế giới.

Posted Image

Điểm nổi bật chính là khả năng bay tốc độ siêu âm Mach 2.5, F-15 cùng với F-22 và MiG-25/31 của Nga là những loại máy bay bay nhanh nhất thế giới.

Posted Image

Cận cảnh những chiếc F-15E Strike Eagle.

Posted Image

Chiếc F-15E cất cánh đầu tiên thuộc quyền điều khiển của Chỉ huy, Đại tá Patrick Doherty, theo sau nó là những chiếc khác cất cánh sau chỉ vài giây.

Posted Image

Bay theo từng tốp và tiến hành một cuộc tấn công giả để phá hủy 1.000 mục tiêu dưới mặt đất.

Posted Image

Có lẽ, trong lịch sử hiện đại, chưa có một cuộc diễn tập nào của Không quân Mỹ lại huy động một số lượng nhiều máy bay đến thế.

Posted Image

Cận cảnh một phi công lái F-15 trong đợt diễn tập vừa qua.

Phạm Thái (theo Wired, Mil)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khoa học chứng minh sự tồn tại của hố đen tại trung tâm ngân hà

Mặc dù đã có những giả thiết khá chắc chắn vể một hố đen khổng lồ tồn tại ở trung tâm thiên hà của chúng ta nhưng các nhà khoa học chưa đủ khả năng để quan sát hiện khu vực này - điều cần thiết để giải quyết xung đột lớn giữa lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử.

Tại trung tâm của dải Ngân hà , các nhà thiên văn học tìm thấy một số điều kì lạ. Ví dụ khoảng một chục ngôi sao dường như đang quay quanh đối tượng vô hình nào đó. Các ngôi sao đã được thiết lập để quay quanh một quỹ đạo dài 16 năm xung quanh vật thể vô hình nào đó với tốc độ khó tưởng tượng-khoảng 3.000 dặm (5.000 km)/s. Theo so sánh, mặt trời di chuyển trong không gian tương đối khoảng137 dặm (220 km)/s, chậm hơn rất nhiều so với những ngôi sao kia.

Posted Image

Căn cứ vào các quy luật chuyển động, quỹ đạo của những ngôi sao này được tạo ra bởi lực hấp dẫn của đối tượng lớn giữa trung tâm của thiên hà. Tuy nhiên, kính viễn vọng không quan sát được gì cả. "Điều thực sự quan trọng là tất cả các quỹ đạo đều có một tiêu điểm chung " - nhà vật lý, thiên văn học Mark Reidof thuộc Trung tâm Harvard-Smithsonian cho biết trong cuộc họp vừa kết thúc đầu tháng 4 của Hội Vật lý Mỹ. “Có 1 điểm trên bầu trời , và có không có gì bạn có thể nhìn thấy trên hình ảnh tại vị trí này".

Thêm vào đó, tất cả những điều này xảy ra trong một phạm vi bằng 100 lần khoảng cách giữa giữa trái đất và mặt trời – khoảng cách này là rất nhỏ trong tổng thể một thiên hà. Tuy nhiên đã có một làn sóng vô tuyến rất mờ nhạt đến từ một vật thể bí ẩn trong khu vực này, các nhà khoa học gọi đó là Sagittarius A. So sánh cách nó ngược lại chuyển động của mặt trời xung quanh thiên hà, các nhà nghiên cứu đã có thể để xác định rằng đối tượng này được hầu như không di chuyển hoặc di chuyển ít hơn 1 km ( 0,62 dặm )/s, chậm hơn nhiều so với tốc độc trái đất xoay xung quanh mặt trời.

Posted Image

Nếu Sagittarius A là đối tượng có khối lượng trung bình, nó có khả năng sẽ được kéo bởi lực hấp dẫn từ các đối tượng khác gần đó và tốc độ quay sẽ thay đổi.

Reid phát biểu về chuyển động chậm này như sau: "Cách duy nhất mà điều này có thể xảy ra là nếu Sagittarius A được gắn với một thiên thể vô cùng lớn. Khi bạn thực hiện việc phân tích, bạn sẽ thấy vật thể này ít nhất có khối lượng bằng 4 triệu lần mặt trời”. Giới hạn mật độ của một lỗ đen

Các nhà thiên văn học không có đủ thông số để đoán định được độ lớn của Sagittarius A, nhưng chắc chắn rằng bán kính của nó không lớn hơn hai phần mười khoảng cách giữa Trái đất và mặt trời .

Điều đó có nghĩa là ở trung tâm của dải thiên hà, một cái gì đó bằng khoảng 4 triệu lần khối lượng mặt trời đang vô hình trong quỹ đạo gần bằng quỹ đạo bên trong của sao Thủy, và nó tạo ra ít ánh sáng hơn bất kỳ của các ngôi sao nào quay xung quanh nó.

Posted Image

Ngay lúc này, tỷ trọng của đối tượng vào khoảng một phần tám trong giới hạn lý thuyết về lỗ đen. Vì vậy, dù các nhà khoa học không khẳng định được nhưng đây có khả năng lớn là một hố đen. "Mặc dù có những cách giải thích khác nhưng sẽ thực sự tuyệt vời nếu thứ đó còn hơn cả một hố đen lớn" Reid nói.

Một cách giải thích kỳ lạ khác là có tồn tại một quả bóng cấu tạo từ các hạt fermion nặng . Nhưng quả bóng như vậy không có tỷ trọng cần thiết để giải thích tất cả rất cả các bằng chứng kì lạ kể trên. Tăng cường quan sát

Để có thể giải quyết bí ẩn này, các nhà thiên văn học luôn muốn có những hình ảnh rõ ràng hơn của trung tâm thiên hà. Nhưng khu vực này rất khó để thấy vì khoảng cách xa với trái đất cũng như có quá nhiều bụi thiên thạch. Các nhà thiên văn học gần đây đã bắt đầu một dự án được gọi là Kính viễn vọng Event Horizon. Thiết bị này sẽ tích hợp đài quan sát vô tuyến điện trên thế giới, biến chúng thành một luồng giao thoa khổng lồ có khả năng đo rất chính xác. Cuối cùng sẽ có được hình ảnh sắc nét đủ để định dạng Sagittarius A. Cho đến nay, kính viễn vọng Event Horizon đã sử dụng tại ba đài quan sát, tại Hawaii, California và Arizona . Các nhà thiên văn học hy vọng sẽ có được thêm nhiều địa điểm nữa.

"EHT không phải là một giấc mơ nó sẽ không chỉ nằm trên bản vẽ " Avery Broderickof thuộc đại học Canada Waterloo, Viện Vật lý lý thuyết Perimeter cho rằng "Nó sẽ làm việc hiệu quả". Kiểm tra thuyết tương đối rộng Lỗ đen thuộc về hai lý thuyết thành công nhất của vật lý: một mô tả vũ trụ và những thứ rất lớn, một mô tả những thứ rất nhỏ. Lý thuyết của Einstein có nhiều ứng dụng quan trọng trong thiên văn vật lý. Nó chỉ ra trực tiếp sự tồn tại của lỗ đen – những vùng của không thời gian trong đó không gian và thời gian bị bóp méo đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được – một trạng thái cuối cùng của các ngôi sao khối lượng lớn. Cho đến nay, cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng là không tương thích. Khi được kết hợp để mô tả các lỗ đen, các phương trình đã bị phá vỡ và cho rằng tỉ trọng của một lỗ đen là vô hạn.

Mặc dù kính thiên văn Event Horizon mới chỉ có thể đưa ra dữ liệu sơ bộ, những Broderick và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng chúng để kiểm tra những dự đoán không gian - thời gian của thuyết tương đối rộng. Broderick nói "Về nguyên tắc nhờ vào những dữ liệu này chúng tôi sẽ có thể phân biệt độ lệch từ thuyết tương đối rộng. Thuyết tương đối có thể đúng lúc này, nhưng trong tương lai có thể là không”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ 'không quốc tế hóa tranh chấp'

Trung Quốc bác bỏ đề nghị đưa tranh chấp lãnh hải với Philippines ra tòa quốc tế, đồng thời đưa tàu ngư chính hiện đại nhất đi "tuần tra hành pháp" trên Biển Đông.

Bắc Kinh và Manila vẫn đang căng thẳng sau vụ đối đầu gần đây tại Bãi Scarborough, mà hai nước đều đòi chủ quyền.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 17/4 nói nước này muốn "mời các người bạn Trung Quốc cùng chúng tôi ra Toà án quốc tế về Luật Biển".

Nhưng một ngày sau, hôm 18/4, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh đã "triệu gặp Đại biện lâm thời Sứ quán Philippines", theo Tân Hoa Xã.

Thứ trưởng Trung Quốc nói Manila "đừng có thêm biện pháp gì làm xấu thêm tình hình".

Philippines hiện không có đại sứ ở Bắc Kinh vì nhân vật được tổng thống nước này đề cử lại chưa được một ủy ban quốc hội thông qua.

Tân Hoa Xã cho hay trước đó vào ngày 15/4, Thứ trưởng Phó Doanh cũng "triệu gặp khẩn cấp" đại diện của Philippines để "đưa ra phản ứng nghiêm khắc".

Tại buổi họp báo ngày 18/4, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nhắc lại Trung Quốc có bằng chứng chủ quyền tại Bãi Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói: "Trung Quốc trước sau như một chủ trương giải quyết tranh chấp Nam Hải thông qua đàm phán trực tiếp giữa nước đương sự căn cứ theo luật pháp quốc tế."

Tàu ngư chính ra khơi

Cũng trong ngày 18/4, tàu ngư chính 310, được xem là có thiết bị hiện đại nhất của Trung Quốc, đã xuất phát từ Quảng Châu để "tăng cường quản lý hành pháp tuần tra ngư chính thông thường", theo truyền thông Trung Quốc.

Cục Ngư chính khu Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố những năm gần đây, tàu cá Trung Quốc "thường xuyên bị tàu thuyền vũ trang của các nước xung quanh quấy nhiễu thậm chí bắt giữ, đã xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi sản xuất và an toàn tính mạng tài sản của ngư dân Trung Quốc".

Trung Quốc gần đây đã tăng cường việc tuần tra trên Biển Đông để khẳng định chủ quyền.

Hiện 21 ngư dân Việt Nam vẫn đang bị Trung Quốc bắt giữ với cáo buộc "xâm nhập lãnh hải Trung Quốc và tác nghiệp đánh bắt cá bằng thuốc nổ".

Trung Quốc cáo buộc nhiều tàu đánh cá Việt Nam đã đi vào vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã chiếm từ 1974 nhưng Việt Nam vẫn đòi chủ quyền.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngư dân TQ bị tù 30 năm ở Nam Hàn

Một ngư dân Trung Quốc vừa lãnh án 30 năm tù vì tội đâm chết một lính tuần duyên Nam Hàn hồi tháng 12/2011.

Ông Trần Đại Vĩ còn bị tòa ở Incheon, Nam Hàn, phạt số tiền 20 triệu won (17.540 đôla).

Ông Trần, một thuyền trưởng tàu cá năm nay 43 tuổi, đã đâm chết ông Lee Cheong-ho và gây thương tích cho một người khác khi tàu của ông bị chặn ở Hoàng Hải vì đánh bắt trái phép.

Vụ này đã gây bức xúc mạnh mẽ trong báo chí và dư luận Nam Hàn.

Ông Trần bác bỏ cáo buộc đâm chết người nhưng giới chức Nam Hàn nói họ có "bằng chứng rõ ràng", như quần áo vấy máu và hung khí.

Các thuyền viên khác trên tàu Trung Quốc cũng bị bắt và buộc tội cản trở hoạt động của lực lượng tuần duyên.

Sau vụ này, Nam Hàn đã hứa sẽ đưa ra các biện pháp cứng rắn, trong đó có việc cung cấp thêm tài chính để tăng cường hoạt động tuần tra ở Hoàng Hải.

Vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nam Hàn, nằm giữa Trung Quốc và bờ tây bán đảo Triều Tiên, được cho là có nhiều cua và hải sản.

Các tàu cá Trung Quốc thường xuyên bị bắt khi đánh cá trộm trong lãnh hải Nam Hàn nhưng nói chung được thả sau khi nộp tiền phạt.

Năm ngoái tổng cộng 475 tàu Trung Quốc bị bắt vì đánh bắt trái phép tại Hoàng Hải, cao hơn con số 370 một năm trước đó.

Một số vụ truy bắt tàu cá Trung Quốc cũng làm xảy ra bạo lực. Năm 2008, một lính tuần duyên của Nam Hàn tử nạn khi đụng độ với ngư dân Trung Quốc.

Vào tháng 10/2011, cơ quan tuần duyên Nam Hàn cho hay đã phải dùng tới khí cay và đạn cao su để kiềm chế các dân chài Trung Quốc sử dụng gậy gộc chống lại họ.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát minh lớn: Tìm thấy loại hạt huyền thoại

Sau hàng thập kỷ tìm kiếm, cuối cùng các nhà vật lý cũng tin rằng họ đã tạo ra thành công hạt Majorana fermion huyền thoại.

Posted Image

Các hạt Majorana fermion được tiên đoán từ năm 1937 nhưng chưa từng được bắt gặp trong thực tế.

Nếu được chứng thực, đây sẽ là lần đầu tiên mà một hiện tượng vật lý được dự đoán từ năm 1937 bởi nhà lý thuyết người Ý Ettore Majorana xuất hiện trong thực tế. Các fermion Majorana là những hạt giống electron có phản hạt riêng của chúng. Chúng không phải là fermion cũng chẳng phải boson, và thay vào đó chúng tuân theo thống kê phi Abel. Các trạng thái lượng tử của những hạt như vậy được trông đợi là có trở kháng cao đối với các nhiễu loạn do môi trường gây ra, khiến chúng là những ứng cử viên lí tưởng cho các máy tính lượng tử.

Trong một bài báo đăng tải trên Tạp chí Science mới đây, nhà vật lý Vincent Mourikand Leo P.Kouwenhoven cho biết nhóm của ông đã khiến cho hạt Majorana fermion phải lộ diện bằng cách đưa một bảng mạch nhỏ vào từ trường nam châm.

Tuy vậy, theo giới chuyên môn, mặc dù các bằng chứng có được khá vững chắc nhưng vẫn cần thêm nhiều thí nghiệm tương tự trong thời gian tới để xác nhận phát hiện này.

Loại hạt đặc biệt

Các hạt cơ bản luôn tồn tại dưới hai dạng: fermion và boson. Fermion là những hạt như electron, lepton và quark. Fermion cấu thành nên vật chất và tuân theo Nguyên lý loại trừ Pauli về việc hai hạt không thể có cùng trạng thái lượng tử tại cùng một thời điểm. Trong khi đó, Boson là những hạt như Photon, Boson W, Boson Z, Gluon...

Các hạt fermion đều có phản hạt, tức những hạt có cùng khối lượng nhưng trái dấu điện cực với chúng. Một electron có điện cực âm trong khi phản hạt của nó là positron mang điện cực dương. Khi electron tiếp xúc với phản hạt của mình (trong trường hợp này là positron) thì hai hạt sẽ thủ tiêu lẫn nhau và biến thành các photon năng lượng.

Thế nhưng khác với tất cả các hạt fermion khác, Majorana lại hoạt động giống y như phản hạt của chính nó. Chỉ có điều, các hạt Majorana sẽ vẫn triệt tiêu nhau khi tiếp xúc với phản hạt.

Nếu như phát hiện của Kouwenhoven được ghi nhận, Majorana sẽ mang đến cho con người một ứng dụng trong thực tế, đó là cách thức lưu trữ thông tin đơn giản và hiệu quả hơn trong điện toán lượng tử.

Trọng Cầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá xăng lên 23.800 đồng

Cục trưởng Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết từ 20h ngày 20/4, giá xăng tăng 900 đồng một lít. Các mặt hàng dầu khác cũng tăng 400-600 đồng một lít.

> Người Hà Nội xếp hàng dài chờ mua xăng

> 4 doanh nghiệp xăng dầu xin tăng giá

Trao đổi với VnExpress.net chiều 20/4, Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, giá bán lẻ xăng dầu tăng kể từ 20h tối nay. Cụ thể, giá bán xăng A92 tăng 900 đồng lên 23.800 đồng một lít, dầu diesel tăng 500 đồng, dầu hỏa và dầu mazút tăng lần lượt 600 và 400 đồng một lít.

Posted Image

20h tối nay, giá xăng lên 23.800 đồng một lít. Ảnh: Hoàng Hà

Đây là lần tăng giá xăng thứ hai kể từ đầu năm và phá kỷ lục vừa lập hồi tháng trước. Hôm 7/3, giá xăng A92 tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng một lít.

Bảng so sánh giá bán lẻ xăng dầu

(Áp dụng từ 20h ngày 20/4)

hàng Giá bán cũ (đồng) Giá bán mới (đồng) Mức tăng (đồng) Xăng A92 22.900 23.800 900 Dầu diesel 21.400 21.900 500 Dầu hỏa 20.800 21.400 600 Dầu mazut 18.800 19.200 400

Năm ngoái, thị trường xăng dầu trong nước trải qua hai lần tăng giá vào tháng 2 và 3, trước khi giảm nhẹ 500 đồng vào tháng 4.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giao tương lai vừa trải qua một tuần giảm giá, hiện đứng ở 102,93 USD trong phiên giao dịch điện tử tại New York. Dầu Brent giao tháng 6 hiện đứng ở 118,59 USD một thùng tại London.

Mức giá này thấp hơn nhiều so với tháng trước khi căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây leo thang. Hôm 24/2, thị trường nhiên liệu đạt đỉnh với dầu thô đứng ở 109,77 USD, dầu Brent 128 USD một thùng, cao hơn 7% so với hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạc Hi Lai chủ mưu giết người diệt khẩu?

16:40 | 21/04/2012

Lại có thêm những thông tin để giải mã bí ẩn vụ cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh (Trung Quốc) Bạc Hi Lai và vợ Cốc Khai Lai...

Posted Image

Bạc Hi Lai (trước) và Vương Lập Quân hát quốc ca trong một kỳ họp ở Trùng Khánh hồi tháng 1-2012 - Ảnh: Reuters.

Báo Telegraph dẫn lời hai quan chức giấu tên ở Trùng Khánh tiết lộ ngày 10-4, chính quyền Trùng Khánh đã bất ngờ triệu tập một cuộc họp cán bộ nòng cốt và thông báo diễn biến liên quan đến vụ Bạc Hi Lai. “Các cán bộ không được phép đem điện thoại vào phòng họp, không được ghi chép, chỉ ngồi nghe” - một quan chức cho biết. Sở dĩ có cuộc họp này là nhằm yêu cầu toàn thể quan chức và đảng viên cấp huyện trở lên quán triệt đầy đủ về vụ Bạc Hi Lai để thống nhất với quyết định của đảng và Nhà nước Trung Quốc.

Theo quan chức này, lãnh đạo Trùng Khánh cho biết với ý đồ xóa sổ cuộc điều tra đối với vợ mình trong vụ đầu độc ông Heywood, ông Bạc Hi Lai đã ra lệnh bắt giữ ít nhất bảy người và tra tấn đến chết hai người khác. Tất cả đều là những người thân tín của cựu phó chủ tịch Trùng Khánh Vương Lập Quân. Trong lúc ông Vương Lập Quân đang trú ẩn trong lãnh sự quán Mỹ ngày 6-2, ông Bạc Hi Lai - dù lúc đó đang công tác ở tỉnh Vân Nam - đã ra lệnh bắt giữ toàn bộ phụ tá thân cận và thành viên của đội điều tra do ông Vương lãnh đạo.

Ông Bạc ra lệnh đầu độc?

Vẫn theo hai quan chức trên, tại cuộc họp, lãnh đạo Trùng Khánh đã thông báo vụ hai trợ lý của ông Vương Lập Quân bị tra tấn đến chết, và đây có thể là nguyên nhân chính khiến ông Bạc Hi Lai bị cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”.

Posted Image

Báo Time dẫn nguồn tin từ Trùng Khánh cho biết cảnh sát mới đây đã bắt giữ hai nhân vật quan trọng là phó giám đốc Sở An ninh Trùng Khánh Quách Vệ Quốc và tổng chỉ huy đội cảnh sát hình sự Trùng Khánh Lý Dương. Ông Quách Vệ Quốc bị tình nghi đã hỗ trợ Bạc Hi Lai dập tắt vụ điều tra về cái chết của doanh nhân Heywood.

Thời Báo Châu Á dẫn nguồn từ các đảng viên Trùng Khánh cho biết cũng có ý kiến nghi ngờ chính ông Bạc Hi Lai là người ra lệnh đầu độc ông Heywood chứ không chỉ đơn thuần là bưng bít cho vợ mình. Do vậy, cơ quan điều tra Trung Quốc sẽ xem xét lập án hình sự đối với cựu bí thư Trùng Khánh. Nghi ngờ này xuất phát từ việc cảnh sát điều tra phát hiện người giúp việc thân cận của gia đình Bạc Hi Lai là Trương Hiểu Quân đã đi cùng chuyến bay với ông Heywood đến Trùng Khánh chỉ một ngày trước khi doanh nhân này bị đầu độc.

Không chỉ dính nghi án “giết người”, gia đình họ Bạc còn bị nghi ngờ đã rửa tiền một cách tinh vi. Theo Bloomberg, bí thư Quận ủy Nam An Hạ Trạch Lương đã chuyển 30 triệu nhân dân tệ không nguồn gốc cho Bạc Hi Lai thông qua bà Cốc Khai Lai. Ông Hạ đang bị cáo buộc cung cấp chất cyanide để đầu độc Heywood. Có ý kiến cho rằng Bạc Hi Lai muốn diệt khẩu Heywood vì doanh nhân này biết được bí mật về hành vi rửa tiền của gia đình Bạc Hi Lai. Reuters cho biết trước khi chết, ông Heywood đe dọa sẽ công khai các khoản tài chính mờ ám hơn 1 tỉ USD của bà Cốc Khai Lai ở nước ngoài.

Năm 2000, bà Cốc Khai Lai đã đăng ký Công ty TNHH Adad dưới tên Horus L.Kai ở Anh. Trong nhiều năm qua, tuyệt nhiên không có bất kỳ giao dịch tài chính nào được thực hiện qua công ty này. Cốc Khai Lai và bốn chị em gái của bà còn điều hành một số công ty ở Hong Kong cũng như ở đảo Virgin của Anh với tổng vốn ít nhất là 126 triệu USD.

Tiền nóng chảy qua biên giới

Giới chuyên gia tài chính quốc tế bình luận vụ Cốc Khai Lai chỉ là một trong nhiều vụ rửa tiền của giới nhà giàu Trung Quốc. Theo báo cáo của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu (GFI), người Trung Quốc đứng đầu thế giới về việc chuyển tiền trái phép ra nước ngoài. Từ năm 2000-2008, người Trung Quốc đã chuyển 2.180 tỉ USD ra nước ngoài, gấp năm lần so với Mexico. Khảo sát của Ngân hàng Thương mại Trung Quốc và Công ty tư vấn Bain & Co cho thấy những người Trung Quốc có tài sản hơn 1,6 triệu USD đang gửi khoảng 550 tỉ USD ở các tài khoản nước ngoài.

“Hầu hết lượng tiền khổng lồ đang chảy bất hợp pháp ra khỏi Trung Quốc mỗi ngày” - chuyên gia kinh tế GFI Sarah Freitas cho biết. Theo giới chuyên gia, tiền được đưa ra khỏi Trung Quốc dưới nhiều dạng và tinh vi và thường đi một vòng sang các nước dưới hình thức đầu tư bất động sản, mua hàng hóa sang trọng...

“Có hàng ngàn cách để đem tiền ra khỏi Trung Quốc, nếu bạn có địa vị chính trị ở đất nước này thì càng dễ dàng hơn” - Reuters dẫn lời giáo sư khoa tội phạm học Đại học Hong Kong Borge Bakken nhận định. Công ty tư vấn Steve Vickers Associates đánh giá khoảng 20% số tiền từ Trung Quốc gửi ra nước ngoài là từ... tham nhũng.

Theo Nhật Báo Trung Quốc, tháng 3-2012 chính quyền Bắc Kinh đã tịch thu 800 triệu USD từ sáu ngân hàng bị cáo buộc là làm trung gian rửa tiền. Đây là một trong số hơn 150 ngân hàng bị trừng phạt từ năm 2009 đến nay. Báo Tin Tức Thiên Tân cảnh báo Trung Quốc phải thực thi cải cách nhiều hơn nữa để tránh nạn lạm quyền của quan chức nhà nước.

Theo Mỹ Loan

Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bí mật” trong hầm thủy điện Sông Tranh 2

21/04/2012 09:39:28

Liên tục trong thời gian qua, các đoàn kiểm tra đã vào đường hầm của công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát, tuy nhiên Ban quản lý dự án thủy điện 3 (chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2) không cho các cơ quan báo chí theo vào.

Vậy đằng sau “bí mật” trong đường hầm đó là gì mà Ban quản lý dự án thủy điện 3 phải giấu? Để trả lời cho câu hỏi trên, phóng viên đã bằng mọi cách tiếp cận vào bên trong đường hầm để đem đến cho độc giả những gì đang xảy ra nơi đây.

Posted Image

Để nước không tuôn chảy tràn lan trong thân đập, chủ đầu tư đã khắc phục bằng cách đặt các ống nhựa to để thu nước vào rồi cho chảy ra hai bên hành lang thân hầm.

Posted Image

Các ống nhựa được đặt dày đặc trong đường hầm để thu hút nước.

Posted Image

Các thiết bị và vật liệu vôi vữa được dùng để “bịt” dòng chảy.

Posted Image

Cận cảnh nước theo các ống nhựa chảy xối xả xuống hành lang trong hầm.

(Theo Phunutoday)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc “lúng túng về đường lưỡi bò”

22/04/2012 3:45

Chính quan chức và học giả Trung Quốc cũng không nêu được bằng chứng cụ thể đối với yêu sách đường 9 đoạn mà nước này áp lên biển Đông.

Đó là nội dung trong công điện của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh gửi về Washington ngày 9.9.2008 do WikiLeaks vừa tiết lộ. Đài ABS-CBN (Philippines) ngày 20.4 dẫn lại bức điện cho hay một tham tán chính trị của Sứ quán Mỹ đã có nhiều cuộc thảo luận với giới chức Vụ Luật pháp và Công ước biển (DTLO) thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như một số học giả nước này về tranh chấp trên biển Đông. Trong đó, phía Trung Quốc rất hùng hồn tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi có từ lịch sử”, nhưng khi được hỏi về bằng chứng và cơ sở lịch sử, pháp lý thì tất cả đều “ú ớ”.

Thời gian qua, Trung Quốc gây tranh cãi và phản đối dữ dội từ nhiều phía với bản đồ 9 đoạn ôm gần trọn biển Đông và có nhiều động thái tăng cường tuyên truyền cho yêu sách phi lý này. Đường lưỡi bò không những bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, mà còn vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia khác trong khu vực.

Posted Image

Bản thân Trung Quốc cũng không thể chứng minh tính hợp lý của đường lưỡi bò - Ảnh: CIA World Factbook

Theo bức công điện, khi trao đổi với tham tán chính trị nói trên của Mỹ, quan chức tên Văn Cường thuộc DTLO nói: “Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa - NV) và các vùng biển lân cận”. Tuy nhiên, người này thừa nhận rằng đường lưỡi bò là quy định biên giới biển do Trung Quốc tạo ra, dựa vào những phản ánh lịch sử, chứ không căn cứ theo Công ước LHQ về luật Biển

(UNCLOS). Ngoài ra, lời nói của viên chức Trung Quốc cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông Văn Cường thừa nhận Bắc Kinh đã ký UNCLOS nên “chắc chắn sẽ yêu cầu” quyền lợi trên biển Đông thông qua công ước này. Thế nhưng, mặt khác, ông ta lại khẳng định Bắc Kinh sẽ không chấp nhận xử lý tranh chấp theo quy trình của công ước. Lý do đưa ra là “tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã có từ rất lâu và UNCLOS chẳng thể làm rõ mọi vấn đề”. Tuy nhiên, Văn Cường không thể chỉ ra cụ thể các “phản ánh lịch sử” về tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Trong một cuộc nói chuyện tương tự, một học giả họ Dương thuộc Đại học Bắc Kinh cũng không thể trả lời thuyết phục về cơ sở lịch sử của đường lưỡi bò. Ông ta chỉ nói chung chung rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông xuất phát từ rất lâu, “trước khi các quốc gia trong khu vực được hình thành”. Thế nhưng, khi tham tán Mỹ yêu cầu chỉ ra một tài liệu cụ thể chứng minh cho điều đó thì học giả họ Dương lại viện đến Sách trắng do Bộ Ngoại giao Trung Quốc về biển Đông công bố hồi năm 2000. Tuy nhiên, trong bức điện, giới chức Mỹ chỉ rõ rằng bản thân Sách trắng nói trên cũng chỉ có một ý nhỏ nhắc đến lịch sử của đường lưỡi bò, dựa theo thông tin mơ hồ từ một số ngư dân ở đảo Hải Nam. Đến nay, chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với các nội dung trong bức điện mật do WikiLeaks tung ra.

Báo Trung Quốc cảnh báo xung đột vũ trang

Ngày 21.4, tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, đăng bài xã luận cảnh báo Mỹ về cuộc tập trận chung với Philippines đang diễn ra. Theo đó, bài xã luận cho rằng cuộc tập trận Balikatan 2012 “đã thổi bùng nguy cơ xung đột vũ trang trong tranh chấp biển Đông”. Gần đây, căng thẳng giữa Bắc Kinh với Manila đã dâng cao xung quanh bãi cạn Scarborough và cuộc tập trận Philippines - Mỹ diễn ra giữa lúc Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra đến khu vực trên.

Posted Image

Binh sĩ Philippines và Mỹ tham gia Balikatan 2012 - Ảnh: AFP

Bài viết của PLA Daily còn quy kết: “Bất cứ ai cũng sớm nhìn thấy đằng sau cuộc tập trận này sẽ dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang và nguy cơ dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp biển Đông. Thông qua cuộc tập trận chung, Mỹ khiến tình hình biển Ðông thêm hỗn loạn, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực”. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra cảnh báo đối với kế hoạch tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương do Washington công bố hồi cuối năm ngoái.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUẢNG NGÃI:

SẢN PHỤ CHẾT VÌ BÁC SĨ KHÔNG CHO MỔ KỊP THỜI

VNN - Dù gia đình van xin bác sĩ mổ lấy thai vì sản phụ đau đớn không sinh được, tuy nhiên bác sĩ của khoa sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi vẫn lạnh lùng không chấp nhận. Sau đó, sản phụ gục ngã, các bác sĩ mới vội vã đưa đi cấp cứu nhưng đã muộn. Sản phụ chết vì không sinh được. Cháu bé trong bụng sản phụ đã được mổ lấy ra trong tình trạng nguy kịch.

Sự việc xảy ra vào khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ là chị Lê Thị Hương (24 tuổi) ngụ thôn 1, xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi đã bất ngờ qua đời sau 2 ngày nhập viện và được mổ lấy thai tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi. Bé trai sơ sinh, con của sản phụ Hương cũng đang trong tình trạng nguy kịch, khó qua khỏi.

Anh Trần Công (28 tuổi)- chồng của sản phụ Lê Thị Hương đau đớn cho biết: Chị Hương được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng vỡ ối, chuyển dạ vào khoảng 11h tối 18/4. Đến sáng 19/4, sau nhiều giờ nhập viện, thấy vợ anh phải chịu đau đớn mà vẫn chưa thể sinh con nên anh Công đã yêu cầu bác sĩ Khoa sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho chị Hương được mổ lấy thai. .

Posted Image

Mẹ của sản phụ chết ngất tại bệnh viên khi nhận hung tin con gái mình tử vong,

Tuy nhiên, bác sĩ đã từ chối yêu cầu của gia đình bệnh nhân Lê Thị Hương với lý do sức khỏe chị Hương vẫn tốt, có thể sinh tự nhiên được. Sau đó, nhiều giờ vợ anh đã gục ngã vì không thể sinh được.

Trong buổi sáng 20/4, P.V VietNamNet có mặt tại bệnh viện, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ các bác sĩ, kể cả lãnh đạo bệnh viện. Đến 15h cùng ngày, ông Nguyễn Tấn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi mới đồng ý gặp phóng viên.

Ông Hùng cho biết: Khoảng 11h20p sáng 19/4, bệnh nhân được chuyển từ phòng sinh cho ca trực của bác sĩ Lê Cao Tuấn. Bác sĩ Tuấn phát hiện bệnh nhân Hương đang trong tình trạng khó thở, nên đã gọi bác sĩ khoa nội tim mạch và gây mê, đồng thời làm thủ tục cho bệnh nhân vào phòng mổ. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ có dấu hiệu hẹp van tim 2 lá và phù phổi cấp?

Khoảng 4h chiều cùng ngày, bệnh nhân được đưa về Khoa hồi sức tích cực-chống độc trong tình trạng nguy kịch phải thở ống oxy. Đến khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ Hương đã qua đời.

Điều đáng nói là trong 12 tiếng đồng hồ thuộc 2 ca trực, kể từ khi bệnh nhân được nhập viện, các bác sĩ khoa sản không hề phát hiện ra bệnh nhân có dấu hiệu bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp.

Bà Nguyễn Thị Bông (52 tuổi)- mẹ ruột của bệnh nhân Hương bức xúc nói: “Hai vợ chồng nó cưới nhau và vào TP. HCM làm ăn được 2 năm rồi. Vì cháu mang bầu lần đầu tiên nên cách ngày sinh nở khoảng 10 ngày, 2 vợ chồng Hương dẫn nhau về sinh ở Quảng Ngãi để gia đình tiện bề chăm sóc cả mẹ lẫn con.

Trước khi chuyển dạ và nhập viện, tình hình sức khỏe của cháu Hương rất tốt, không hề có biểu hiện bệnh tim hay phù phổi cấp như bác sĩ chẩn đoán. Chúng tôi không hiểu vì sao Bệnh viện không cho cháu Hương được mổ đẻ ngay lúc gia đình yêu cầu mà lại để đến khi quá muộn không thể cứu vãn được nữa ”.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng cho biết thêm: “Theo nhận định ban đầu, chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân bệnh nhân Lê Thị Hương tử vong là do bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp”.

Bác sĩ Hùng cũng thừa nhận nếu được phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh tim và mổ lấy thai sớm hơn, bệnh nhân Lê Thị Hương có thể sẽ không chịu hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Sắp tới, bệnh viện sẽ tổ chức họp và truy cứu trách nhiệm 2 kíp trực phụ trách bệnh nhân Lê Thị Hương.

Đến chiều 20/4, Phòng kỹ thuật hình sự- Công an tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi phẫu thuật, khám nghiệm tử thi để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong của sản phụ Lê Thị Hương.

Được biết, hiện cháu bé con của chị Hương là con trai, nặng 2,5 kg đang được nuôi giữ trong lồng kính với tình trạng sức khỏe hết sức nguy kịch.

Minh Bảo Nguồn: VNN.

====================

Thằng bác sĩ ngu ngục và bần tiện. Nếu nó biết suy luận - chỉ một thứ suy luận đơn giản là: Nếu không mổ thì nguy hiểm hơn là mổ - vì ngày nay sinh mổ là bình thường. Nhìn người nhà bệnh nhân thấy họ nghèo, nên bọn bác sĩ vô lương tâm này từ chối vì không kiếm chác được chứ gì?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thật là ác nhân và máu lạnh. Bệnh viện bây giờ, vào mà không có tiền thì tụi nó mặt lạnh như đít bom. Kể cả những con điều dưỡng và những thằng bác sĩ. Khi xảy ra chuyện thì tụi nó họp bàn, bao che. Chuyện nghiêm trọng như vậy, trách sao mà bà con không vượt tuyến đổ ùn lên tuyến trên. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình báo Mỹ chuyển hướng sang châu Á

Thứ ba, 24/4/2012, 20:03 GMT+7

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa quyết định thành lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách về châu Á, sau một thập kỷ tập trung hoạt động ở Trung Đông.

Chiến lược quốc phòng Mỹ tập trung vào châu Á

Mỹ mạnh tay chi quốc phòng vào châu Á

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: echorisk

AP cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa phê chuẩn kế hoạch thành lập Cơ quan Đặc vụ Bí mật (DCS). DCS sẽ sử dụng nhân lực, quyền hạn và những tài sản hiện có, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để giám sát những mối đe dọa mới.

Cơ quan tình báo mới dự kiến sẽ phát triển lên đến hơn vài trăm nhân viên trong những năm tới bằng cách dịch chuyển nhân sự và ngân sách từ các đơn vị hiện có. Theo đó, hàng trăm sỹ quan tình báo sẽ được gửi đến các khu vực hiện là mối quan tâm lớn của Mỹ, bao gồm châu Phi, nơi al-Qaeda đang gia tăng hoạt động, và châu Á.

"Tổ chức này sẽ mở rộng phạm vi phủ sóng của chúng tôi", một quan chức Lầu Năm góc cho biết.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, lâu nay có nhiệm vụ bí mật thu thập thông tin tình báo bên ngoài những khu vực truyền thống, và tổ chức mới được thành lập sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa tình báo quốc phòng và CIA.

Quyết định thành lập cơ quan tình báo mới là một phần trong kế hoạch cải tổ ngành an ninh Mỹ. Trước đó một tuần, Lầu Năm góc đề bạt trung tướng Michael Flynn, người từng làm việc tại Bộ Chỉ huy Hoạt động đặc biệt (JSOC), làm giám đốc tình báo quân đội.

Ông Flynn nổi tiếng nhờ những phê bình thẳng thắn đối với tình báo quân đội khi ông còn là quan chức tình báo hàng đầu ở Afghanistan năm 2010. JSOC từng đứng sau hàng loạt vụ tiêu diệt các các phiến quân ở Iraq và Afghanistan trong những năm gần đây và đã tổ chức cuộc truy kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden gần một năm trước.

Anh Ngọc

=======================

Bởi vậy, canh bạc cuối cùng sẽ kết thúc ở đây!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nhà máy sản xuất muỗi" ở Anh

"Nhà máy sản xuất muỗi" này là một cơ sở nghiên cứu khoa học đặt bên trong một khu công nghiệp ở phía nam Oxfordshire, Anh, đang làm cái việc nghe lạ lùng là "nuôi muỗi". Mục tiêu của việc "nuôi muỗi" này là tìm ra phương cách mới để hạn chế sự lây lan căn bệnh giết chết 655.000 người trên thế giới mỗi năm: sốt rét. Giới khoa học đang băn khoăn không biết liệu dự án đầy tham vọng này sẽ mang lại hiệu quả như thế nào, và sẽ để lại hậu quả gì cho hệ sinh thái tự nhiên?

Posted Image

Ấu trùng muỗi.

Nuôi, gây giống bằng phương pháp biến đổi gien loài muỗi gây các bệnh sốt rét và sốt xuất huyết là công việc chính của Phòng thí nghiệm Công ty Nghiên cứu sinh học Oxitec. Đến giờ ăn, các nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm cho loài côn trùng nhỏ xíu này dùng bữa với thực phẩm chính là máu. Không khí trong phòng thí nghiệm đủ ấm để cho loài muỗi sống và sinh sản. Chúng đeo bám thành từng chùm hàng ngàn con trên những túi nhựa mỏng đựng dung dịch đường, hoặc bám trên những lớp màng nhựa mỏng phía trên nóc chiếc lồng ấp để nuôi giữ chúng.

Màng nhựa được thiết kế mô phỏng như da người, bên trong chứa chất lỏng là máu ngựa để loài muỗi chích và hút. Những chiếc lồng bằng nhựa trắng chứa hàng vạn con muỗi như thế được đặt thành dãy trên kệ phòng thí nghiệm. Có một số bình thủy tinh bên trong chứa hàng ngàn con ấu trùng muỗi được ấp trong dung dịch lỏng có màu hơi ngả vàng. Trong những chiếc vại lớn, người ta dùng những dải giấy màu nâu xoắn quanh thành vại để làm "ổ" nuôi trứng muỗi. Hàng triệu trứng muỗi bám vào những dải giấy màu nâu đó.

Hadyn Parry, Tổng giám đốc Công ty Oxitec, chỉ vào tất cả những dụng cụ chứa muỗi trong phòng thí nghiệm và gọi đó là "nhà máy sản xuất muỗi" của công ty. Cùng làm việc bên cạnh Parry là tiến sĩ động vật học Luke Alphey. Cả hai đang cùng nhau nghiên cứu một phương cách mới để chống bệnh sốt rét. Tham vọng của họ là sử dụng công nghệ biến đổi gien để triệt sản những con muỗi cái đốt và hút máu người rồi truyền ký sinh trùng gây bệnh.

Phương pháp được tiến hành như sau: đầu tiên sử dụng công nghệ biến đổi gien với mục đích làm giảm khả năng mang mầm bệnh ở con muỗi. Muỗi sau khi đã xử lý biến đổi gien sẽ được mang đi thả vào môi trường để cho phối giống với loài muỗi đang sống trong tự nhiên. Tiến sĩ Alphey muốn sử dụng phương pháp biến đổi gien để làm tăng số muỗi không có khả năng truyền bệnh, đồng thời giảm thiểu số muỗi có khả năng truyền bệnh.

Posted Image

Tiến sĩ Luke Alphey nghiên cứu biến đổi gien muỗi trong phòng thí nghiệm của Oxitec.

Công việc nghiên cứu của Parry và Alphey rất cấp bách, vì cứ mỗi 2 phút trôi qua, ở lục địa đen có 1 cháu bé phải chết vì bệnh sốt rét do muỗi đốt. Tính chung, mỗi năm trên thế giới có hơn 216 triệu ca mắc bệnh sốt rét. Trên thực tế, con số người chết có thể còn cao hơn thế nhiều. Đây là căn bệnh đã có từ hàng thế kỷ trước, nhưng ngày nay nó vẫn còn là nỗi ám ảnh không chỉ ở các quốc gia nghèo khó ở châu Phi mà ngay cả tại các quốc gia phát triển vẫn có đến hàng ngàn ca bệnh mỗi năm. Cuộc chiến chống bệnh sốt rét vì thế vẫn đang diễn ra hết sức căng thẳng, trên mọi mặt trận.

Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 25/4 hàng năm là Ngày Thế giới chống bệnh sốt rét. Và trong nỗ lực ngăn ngừa bệnh, các nhà khoa học hiện cũng đang thử nghiệm một loại vắcxin mới mang tính cách mạng có tên gọi là "RTS-S", với hy vọng có thể làm giảm một nửa số ca tử vong ở trẻ em từ 17 tháng đến 5 tuổi. Nhưng việc chế tạo loại vắcxin này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí lên đến hàng triệu USD, được tài trợ bởi tổ chức từ thiện Gates Foundation của tỉ phú Bill Gates.

"Muỗi đang ngày càng trở nên lờn các loại thuốc sát trùng tẩm mùng và thuốc phun trừ muỗi, đồng thời ký sinh trùng sốt rét cũng dần dần kháng các loại thuốc đặc trị hiện có. Vì thế, rất cần những phương pháp mới để kiểm soát sinh sản loài muỗi nhằm thủ tiêu bệnh sốt rét". Đây chính là lý do để Parry và Tiến sĩ Alphey dấn thân vào cuộc nghiên cứu đầy tính phiêu lưu, mạo hiểm. Tuy vậy, Tiến sĩ Alphey luôn tin rằng kế hoạch của ông và các đồng sự tại Oxitec sẽ mang lại hiệu quả.

Posted Image

Cơ ngơi của "nhà máy sản xuất muỗi" Oxitec ở Oxfordshire, Anh.

Cách đây 2 năm, Tiến sĩ Alphey cùng nhóm cộng sự đã bay sang đảo quốc Grand Cayman trong vùng biển Caribbe để tiến hành cuộc thí nghiệm. Trong hành lý ông mang theo khi đó là một hộp nhỏ cỡ chiếc tách uống cà phê, bên trong đựng 20 triệu trứng muỗi. Mục tiêu là giảm thiểu dân số loài muỗi có khả năng truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết ở Grand Cayman. Các trứng muỗi trước khi đến Grand Cayman đã được biến đổi gien sao cho con đực không có khả năng sinh sản, do đó không thể thụ tinh với con muỗi cái ở Grand Cayman.

Sau khi đến Grand Cayman, trứng muỗi được nuôi ấp trong một cơ sở thí nghiệm cho đến khi nở thành muỗi con và được mang đi thả vào một khu vực thử nghiệm rộng chừng 16 hécta. Mục tiêu là làm giảm dân số loài muỗi Aedes Aegypti chuyên truyền bệnh sốt xuất huyết. Do loài muỗi ít khi nào bay xa quá 200 mét từ nơi chúng nở ra, cho nên công việc thí nghiệm trong diện tích 16 hécta không có gì đáng lo ngại.

Tháng 7/2010, họ bắt đầu thả muỗi biến đổi gien ra môi trường và theo dõi. Đúng 1 tháng sau, dân số muỗi Aedes Aegypti cái giảm thấy rõ. Đến tháng 10/2010, sau 3 tháng thả muỗi biến đổi gien, quân số muỗi cái đã giảm đến 80%.

Làm thế nào để làm tăng số muỗi đực, giảm số muỗi cái? Giáo sư Andrea Crisanti ở Trường Imperial Clollege là người đã theo đuổi công nghệ biến đổi gien muỗi từ hơn 10 năm nay. Ông được Gates Foundation tài trợ đến gần 20 triệu USD cho công trình nghiên cứu của mình. Giáo sư Crisanti cho biết ông đang nghiên cứu cách làm giảm tỉ lệ muỗi cái trên muỗi Anophele - thủ phạm nổi tiếng truyền bệnh sốt rét.

Giáo sư Crisanti sử dụng một loại men vi sinh có tên gọi là PPO1 để thủ tiêu nhiễm sắc thể X (quy định giống cái) trong gien muỗi, chỉ giữ lại nhiễm sắc thể Y (giống đực). Kết quả của thao tác chọn lọc giới tính này là cho ra một mẻ muỗi toàn con đực. Khi thả muỗi mang gien chỉ có nhiễm sắc thể Y vào môi trường, chúng phối giống với những con muỗi cái trong tự nhiên và sẽ cho ra những con muỗi bị khuyết nhiễm sắc thể X. Cứ thế, những con muỗi mất nhiểm sắc thể X này sẽ lai giống tiếp tục, từ đó làm giảm số lượng muỗi cái.

Sau thí nghiệm thành công tại Grand Cayman, giới khoa học đang hướng đến việc mở rộng khu vực thả muỗi thử nghiệm tại Malaysia, Brazil, vài nơi ở châu Phi và cả ở Mỹ.

Tuy nhiên, công việc nghiên cứu biến đổi gien muỗi cũng gặp phải không ít sự phản đối từ những người "chống biến đổi gien" và những nhà khoa học thiên về bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Lập luận chung của những người này là nếu chúng ta triệt tiêu loài muỗi thì loài gì sẽ lấp vào để thay thế chúng? Giảm thiểu số lượng muỗi cái, gia tăng muỗi đực, tất sẽ làm giảm khả năng sinh sản của loài muỗi, từ đó số lượng muỗi sẽ giảm dần. Nhưng, theo quy luật tất yếu của tự nhiên, một loài khác sẽ thay thế loài muỗi. Khi đó chưa biết mối nguy hại mà nó mang lại sẽ là gìPosted Image

Theo CAND

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Hậu” Bạc Hy Lai, Trùng Khánh đầm đìa nợ công

Sau khi ông Bạc Hy Lai bất ngờ mất chức Bí thư Trùng Khánh vào tháng 3 vừa qua, hoạt động chi tiêu công của Trùng Khánh khi ông còn đương chức bị dư luận “soi” kỹ hơn bao giờ hết.

Posted Image

Dưới thời Bạc Hy Lai, Trùng Khánh đã vay nợ hàng chục tỷ USD để rót vào các dự án đầu tư công. Nhờ đó, địa phương này mới gặt hái được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, góp phần đưa ông Bạc trở thành một “ngôi sao chính trị” mới nổi ở Trung Quốc.

Báo Wall Street Journal đã tiến hành phân tích các dữ liệu từ Trung Quốc và kết luận, 10 cơ quan đầu tư mà Trùng Khánh sử dụng như những công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã ôm vào số nợ 346 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 54 tỷ USD. Nợ công của Trùng Khánh phình to do hoạt động tái cấp vốn cho các ngân hàng và rót vào các dự án cơ sở hạ tầng đồ sộ như cầu đường. Tăng trưởng kinh tế ở Trùng Khánh nhờ đó bùng nổ, kéo hàng loạt công ty nước ngoài lớn tới đây tìm cơ hội làm ăn.

Vào năm 2007, khi ông Bạc trở thành Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, các cơ quan đầu tư của địa phương này mới chỉ nợ tổng cộng 162 tỷ Nhân dân tệ.Giới phân tích cho rằng, số nợ 54 tỷ USD nói trên mới chỉ là một phần nghĩa vụ nợ trên thực tế của Trùng Khánh, bởi vì các doanh nghiệp quốc doanh và các công ty bất động sản ở đây đều có nợ riêng. Chưa kể, số nợ này chưa tính đến nợ của những cơ quan đầu tư quy mô nhỏ của Trùng Khánh.

“Theo tôi, không phải là quá nếu cho rằng, chính quyền Trùng Khánh, các doanh nghiệp quốc doanh và các công ty địa ốc quốc doanh ở đây nợ tổng cộng 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ ở thời điểm cuối năm 2011”, ông Victor Shi, một chuyên gia về nợ công của Trung Quốc tại Đại học Northwestern của Mỹ, nhận xét. Con số nợ công của Trùng Khánh mà ông Shi ước đoán lên tới 100% GDP của địa phương này, cao gấp nhiều lần so với mức 22% GDP của cả nước Trung Quốc như thống kê chính thức của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc công bố.

Hoạt động vay nợ ở Trùng Khánh gia tăng chóng mặt sau khi ông Bạc nhậm chức Bí thư vào năm 2007. Vào cuối năm 2010, các ngân hàng ở Trùng Khánh đã tăng gấp đôi lượng dư nợ tín dụng so với đầu năm 2007 lên mức hơn 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ - theo con số do hãng cung cấp dữ liệu Trung Quốc CEIC đưa ra.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Con số về tình hình tài chính tại các cơ quan đầu tư của Trùng Khánh cho thấy, các cơ quan đầu tư này khó có chuyện rơi vào cảnh vỡ nợ do giá trị tài sản của họ hiện lớn hơn đáng kể so với con số vay nợ. Tuy nhiên, phần nhiều khoản nợ được bảo đảm bằng đất đai, đặt Trùng Khánh vào thế rủi ro trong trường hợp thị trường bất động sản tụt dốc nhanh.

Sau khi ông Bạc Hy Lai bất ngờ mất chức Bí thư Trùng Khánh vào tháng 3 vừa qua, hoạt động chi tiêu công của Trùng Khánh khi ông còn đương chức bị dư luận “soi” kỹ hơn bao giờ hết. Hiện ông Bạc đang bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng”, còn vợ ông thì bị điều tra vì tình nghi có liên quan tới cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Những khoản đầu tư công của Trùng Khánh có quy mô ấn tượng. Trong thời gian 2004-2010, thành phố này đã xây dựng khoảng 85.000 km đường bộ, nâng tổng chiều dài đường lên gấp 3 lần. Chiều dài các tuyến đường sắt cũng tăng gần gấp đôi. “Khi tôi lần đầu tiên tới đây vào năm 2006, phải mất 2 giờ đồng hồ để đi từ sân bay tới nhà máy của chúng tôi. Giờ thì chỉ mất 40 phút”, một doanh nhân người châu Âu cho biết.

Các dự án nhà ở xã hội cũng là một lĩnh vực mà các tổ chức đầu tư công của Trùng Khánh rót vốn mạnh. Một dự án xây dựng 40,9 triệu mét vuông nhà ở thu nhập thấp ở Trùng Khánh đưa địa phương này đi đầu trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân. Theo tính toán của các quan chức Trùng Khánh, vốn vay ngân hàng và vốn trái phiếu của các cơ quan đầu tư địa phương sẽ trang trải được 70% số tiền đầu tư dự kiến là 100 tỷ Nhân dân tệ cho dự án nhà ở này, phần còn lại đến từ vốn bơm trực tiếp từ chính quyền địa phương và Chính phủ Trung Quốc.

Thống kê cho thấy, cơn sốt chi tiêu công của Trùng Khánh ngày nào đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho địa phương này. Năm ngoái, thành phố với 29,2 triệu dân này - trong đó có 16,1 triệu dân ở khu vực đô thị trung tâm và 13,1 triệu dân ở khu vực ngoại vi - đạt mức tăng trưởng kinh tế 16,5%, cao hơn 7 điểm phần trăm so với tăng trưởng toàn quốc. Được mệnh danh là Chicaco của Trung Quốc, Trùng Khánh nổi tiếng với hệ thống giao thông và điện lực tốt cũng như giá nhân công rẻ.

“Lần duy nhất mất điện ở Trùng Khánh là khi họ san núi để có thêm đất cho các ngành công nghiệp”, doanh nhân đến từ châu Âu cho biết. Các công ty nước ngoài, từ hãng Ford Motor cho tới Hon Hai Precision Industry, đều đã lập cơ sở sản xuất lớn ở Trùng Khánh. Hiện Ford đang có kế hoạch đưa nhà máy ở Trùng Khánh thành địa chỉ sản xuất lớn thứ hai của hãng sau Michigan ở Mỹ.

Hoạt động chi tiêu công của Trùng Khánh dưới thời Bạc Hy Lai rất được lòng dân chúng. “Bạc lão gia đã đi rồi”, ông Wang Xiangdong, một cư dân cao tuổi sống trong một dự án nhà ở công cộng ở ngoại ô Trùng Khánh, nói trong tiếc nuối. Căn nhà mà ông Wang đang sống đã được xây dưới thời Bạc Hy Lai. “Nhờ có căn nhà này mà những người như tôi được hưởng thứ gì đó tốt đẹp”, ông Wang nói.

Chiếm vị trí trung tâm trong các kế hoạch đầu tư công của Trùng Khánh là Công ty Quản lý tài sản Yufu, một cơ quan đầu tư cấp địa phương thành lập vào năm 2004. Đi theo mô hình đã phổ biến ở Trung Quốc, chính quyền Trùng Khánh cấp cho Yufu nhiều đất đai để dùng làm tài sản thế chấp vay vốn. Tiền vay được lại được Yufu dùng để tái cấp vốn cho các ngân hàng địa phương, nhờ đó, Yufu có được cổ phần trong Ngân hàng Thương mại Nông thôn Trùng Khánh, một ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông.

Nợ nần cứ thế mà gia tăng. Đến cuối năm 2010, Yufu gánh số nghĩa vụ nợ tổng cộng 46,1 tỷ Nhân dân tệ, cao hơn gấp 3 lần so với ở thời điểm năm 2007 khi ông Bạc nhậm chức Bí thư. Bạc Hy Lai không trực tiếp điều hành Yufu, nhưng chính quyền Trùng Khánh kiểm soát cơ quan đầu tư này.

Tỷ lệ nợ so với tài sản ở mức 63% đưa Yufu trở thành một trong những cơ quan tài chính được chính quyền Trùng Khánh bảo trợ nặng nợ nhất. Năm 2010, Yufu đạt lợi nhuận 1 tỷ Nhân dân tệ. Theo giới phân tích, mức lợi nhuận này cho thấy, trong thời gian tới, Yufu sẽ phải bán tài sản mới trang trải được nợ nần.

Theo công bố trong đợt phát hành trái phiếu năm 2011 của Yufu, lợi nhuận của cơ quan đầu tư này đã giảm xuống mức 1 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2010 từ mức 1,7 Nhân dân tệ vào năm 2009 do doanh thu suy giảm từ lĩnh vực bất động sản.

Theo ông Wang Xiumo, một nhà phân tích cấp cao thuộc Học viện Khoa học xã hội Trùng Khánh, nhà lãnh đạo mới của Trùng Khánh nhiều khả năng sẽ tăng cường rà soát Yufu và các khoản đầu tư của công ty này. Ông Wang cũng cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với Yufu chính là sự phụ thuộc thái quá vào nguồn doanh thu từ đất đai.

“Tôi cho rằng, hoạt động các cơ quan đầu tư tài chính này sẽ bị điều chỉnh đôi chút. Sự phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch đất đai sẽ phải giảm xuống”, ông Wang nhận xét.

Tuần trước, tờ Wall Street Journal đưa tin, các quan chức Trùng Khánh đã bắt đầu thắt chặt giám sát các dự án chi tiêu công sau khi ông Bạc mất chức.

Tuy đi theo mô hình quản lý kinh tế nhà nước có phần “lạc hậu”, Trùng Khánh cũng chính là trung tâm thử nghiệm những biện pháp phát triển mới ở Trung Quốc. Hiện Trùng Khánh đang thử nghiệm những sáng kiến mới trong vấn đề quyền sở hữu đất đai của nông dân, cho phép người nhập cư từ nông thôn tiếp cận với hệ thống lương hưu, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của khu vực đô thị.

Nếu thành công, những thử nghiệm này có thể đưa tiêu dùng nội địa đóng một vai trò tích cực hơn trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, vì cách làm như vậy sẽ tạo ra lối đi cho lực lượng dân số đông đảo ở nông thôn nước này tham gia vào sự thịnh vượng và những cơ hội của cuộc sống đô thị. Đó là cách chắc chắn nhất để tăng thu nhập cho người dân.

Những sáng kiến về chính sách xã hội, cũng giống như chính sách tăng trưởng dựa trên vay nợ của Trùng Khánh, có mối liên hệ sâu sắc với ông Bạc Hy Lai. Cho dù những chính sách của ông Bạc còn có thể tiếp tục được áp dụng ở Trùng Khánh, việc ông Bạc có được một lối thoát hay không còn lại chuyện phải chờ xem.

Ông Wang, chuyên gia của Học viện Khoa học xã hội Trùng Khánh cho rằng, tốc độ phát triển của địa phương này có thể sẽ chậm lại trong thời gian tới. “Các nhà lãnh đạo mới đã tuyên bố Trùng Khánh có thể trở thành một ‘xã hội thịnh vượng ở cấp độ vừa phải’ vào năm 2017, chậm hơn 2 năm so với mục tiêu mà ông Bạc đặt ra. Ông Bạc hơi quá sốt sắng với việc gặt hái thành công”, ông Wang nhận xét.

Trùng Khánh, thành phố nắm giữa hai con sông Dương Tử và Gia Lăng, không phải là địa phương Trung Quốc duy nhất mạnh tay vay nợ để đổ tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế ở Trùng Khánh đã phản ánh những lựa chọn khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt.

Nhiều nhà phân tích quốc tế, thậm chí một số nhà lãnh đạo Trung Quốc, đã lên tiếng cảnh báo về sự phụ thuộc của kinh tế nước này vào hoạt động chi tiêu công - sự phụ thuộc đặt nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vào thế mất cân bằng đầy nguy hiểm và tạo cơ hội cho tham nhũng. Trung Quốc hiện đang tìm cách gia tăng tiêu dùng nội địa để giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động đầu tư và xuất khẩu.

Thực tế ở Trùng Khánh cũng cho thấy những vấn đề có thể xảy ra tại các địa phương khác ở Trung Quốc. Trên khắp nước này, các cơ quan đầu tư cấp địa phương kiểu như ở Trùng Khánh đã hoạt động mạnh hơn bao giờ hết kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 do chính sách kích thích tăng trưởng của Bắc Kinh. Nợ công của các địa phương Trung Quốc vì thế ước tính đã lên tới khoảng 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Phần nhiều số nợ này được thế chấp bởi đất đai, nên nhiều nhà quan sát lo ngại các khoản vay có thể trở thành nợ xấu một khi tăng trưởng kinh tế và thị trường bất động sản của Trung Quốc giảm tốc.

Theo VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo TQ tự thấy nước này 'làm càn trên biển'

Trong mấy ngày qua, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước bài viết đăng trên trang web của Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 và được hàng loạt trang tin điện tử của Trung Quốc đăng lại, chỉ trích “Trung Quốc đã làm càn trên biển Đông”.

Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh tranh chấp trên vùng đảo Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng “nóng”, khiến quốc tế hết sức lo ngại. Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, bài viết chỉ ra, bất chấp cảnh báo của Mỹ và Nhật Bản, nhưng những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông chưa khi nào ngừng.

Posted Image

Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.

Bài viết đặt vấn đề, trong vấn đề biển Đông, chính phủ Trung Quốc luôn chiếm quyền chủ động. Mặc dù dư luận trong nước cho rằng, hải quân Trung Quốc trên biển Đông còn rất yếu, nhưng thực tế thì sao?

Trước đây Hãng dầu khí của Anh BP đã từng đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước sức ép của Bắc Kinh BP phải rút lui khỏi dự án này. "Nếu hành động này chỉ xảy ra một lần vẫn còn chấp nhận được, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với biển Đông, can thiệp vào các thoả thuận này là vô lý", bài báo viết.

Do không có đủ năng lực tự khai thác dầu, các nước Đông Nam Á thường phải tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở biển Đông. Nhưng vì tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Hơn nữa Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), nên họ không thể yên ổn khai thác dầu trên biển Đông.

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông

Cũng có một số công ty nhỏ muốn thử, nhưng liền gặp phải sự khống chế của hai “ông lớn”: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí - Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) -luôn vươn ra khắp thế giới tìm mua dầu khí, liên kết khai thác dầu mỏ... Hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngoài Malaysia có những mỏ dầu gần bờ,còn hầu hết các mỏ dầu đều xa bờ, các công ty phương Tây đều không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Malaysia có những mỏ dầu gần bờ, nhưng nếu mở bản đồ ra xem cho thấy, Trung Quốc chủ trương đẩy đường giới tuyến trên biển đến sát vùng đặc quyền 12 hải lý của Malaysia.

Điều đó có nghĩa là, vùng đặc quyền kinh tế cũng không thuộc về Kuala Lumpur. Đến bãi ngầm James Shoal nằm ở phía đông Malaysia, còn được Bắc Kinh coi là điểm cực nam của nước này, cho thấy sự tưởng tượng quá mức cùng với sự gian tà tột cùng của họ.

Cái bản đồ “đường lưỡi bò” vốn do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra trên biển Đông, nay được Bắc Kinh ra sức tuyên truyền để có sự chấp nhận của dân chúng trong nước cũng như quốc tế. Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia... Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Sau đó phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia... chia rẽ các nước ASEAN, nhấn chìm Philippines và từng bước gặm nhấm Việt Nam.

Posted Image

"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999

Thập niên 1930 - thời kỳ cực thịnh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Trong thời kỳ đó, một nhóm chuyên gia tìm cách mở rộng lợi ích dân tộc Hán. Một số người du học trở về đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc liền đánh dấu hết lên trên đó.

Một nhóm chuyên ra trong nước thì tìm kiếm các tư liệu sử sách cũ, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải nhằm tuyên bố chủ quyền. Một lần, họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James Shoal. Họ đã đẩy đường giới tuyến biển xuống đến đó, dừng lại đó vì xét thấy không thể mở rộng được nữa, nếu không, sẽ đưa Malaysia nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa dân quốc đã cho công bố tên gọi dải đá ngầm James Shoal này là dải đá ngầm Tăng Mẫu, đồng thời tuyên bố rằng đây chính là ranh giới cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mới ra đời, Trung Hoa dân quốc bị đẩy ra đảo Đài Loan cho đến ngày nay. Mặc dù đối đầu nhiều vấn đề, nhưng riêng về “đường lưỡi bò” này cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan dễ dàng có tiếng nói chung.

"Do địa lý biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là vùng biển của riêng Trung Quốc. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ?". Bài viết lập luận.

Ai đã khiến cho biển Đông dậy sóng? Bài viết đặt câu hỏi.

Trung Quốc đã làm càn trong các cuộc xung đột từng xảy ra trên biển Đông. Bài viết thuật lại những trận đánh chiếm của hải quân Trung Quốc lên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Năm 1989, sau khi chiếm được một số đảo trên quần đảo Trường Sa, với ý đồ lôi kéo sự thừa nhận của Liên hợp quốc, trong vai trò là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bắc Kinh kêu gọi UNESCO lập Trạm quan sát hải dương trên dải đá Chữ Thập (Fiery Cross Ree, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), hàm ý rằng, ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập, chính là đối đầu với Liên hợp quốc.

Phần cuối, bài viết đưa ra kết luận: “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên biển Đông. Trung Quốc đã tát vào mặt người khác, rồi tỏ thái độ tức giận rằng, họ đã tự đập mặt vào tay mình”.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sản phụ chết, người nhà đào huyệt trong bệnh viện

(Đời sống) - Sau khi đập phá một số khu vực trong bệnh viện, người nhà nạn nhân đã đào huyệt tại tiền sảnh bệnh viện, gia đình nạn nhân cũng đòi chôn hai mẹ con sản phụ Loan tại đây.

Như đã đưa tin, sau khi được đưa và phòng đẻ, hai mẹ con sản phụ Trần Thị Loan (34 tuổi, thôn Khúc Toại, xã Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh) đã tử vong.

Anh Nguyễn Văn Viện, chồng của chị Loan cho biết: ‘Trong suốt thời gian vợ tôi mang thai, tôi thường xuyên đưa vợ đi khám, bác sĩ kết luận thai nhi khỏe mạnh. Posted Image

Anh Viện, chồng nạn nhân bức xúc trước cái chết bất thường của vợ con.

Sáng ngày 20/4, tôi đưa vợ đến Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc để chờ sinh. Tại đây, vợ chồng tôi đã đề nghị các bác sĩ mổ sinh. Nhưng các bác sĩ khám và kết luận sản phụ và thai nhi vẫn bình thường, nên khuyên vợ chồng tôi đẻ thường và vợ chồng tôi đã đồng ý’.

Lực lượng chức năng giữ gìn trật tự bao gồm công an, quân đội, dân quân không thể ngăn được dòng người kéo đến ngày một đông. Đã có xô xát giữa một số phần tử quá khích với lực lượng chức năng.

Cơ quan công an đã phải huy động thêm hai xe chữa cháy để ngăn bạo động có thể xảy ra. Đến 17h ngày 21/4, sau khi đập phá một số khu vực trong bệnh viện, người nhà nạn nhân đã đào huyệt tại tiền sảnh bệnh viện, gia đình nạn nhân cũng đòi chôn hai mẹ con sản phụ Loan tại đây.

Posted Image

Đào huyệt tại sảnh, đòi chôn nạn nhân tại BV

Hiện tại, thi thể nạn nhân vẫn đang được bảo quản tại tầng 4 của bệnh viện, phóng viên các cơ quan báo chí không thể tiếp cận được. Một bác sĩ pháp y xin giấu tên cho biết, công tác khám nghiệm tử thi đã xong. Tuy nhiên, đang chờ họp hội đồng pháp y để có kết luận cuối cùng.

Chiều cùng ngày, ông Lê Văn Nam - Phó giám đốc Sở y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết, Sở y tế đã xuống hiện trường đồng thời phối hợp với lực lượng công an và các cơ quan chức năng liên ngành bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ hiện trường tránh tâm lý quá khích của người nhà thai phụ.

Trước khi có kết luận cuối cùng của Hội đồng Pháp y, Sở cũng đã cử cán bộ thăm hỏi gia đình nạn nhân.

Bà Nguyễn Thị Nhường, người nhà nạn nhân cho biết: Lúc 17h30, thi thể nạn nhân đã được gia đình đưa về an táng. Phía bệnh viện đã bồi thường ban đầu 20 triệu đồng.

Posted Image Lực lượng chức năng căng mình ngăn cản người dân gây rối tại bệnh viện.

Posted Image Xe cứu hỏa cũng được huy động.

Posted Image

Khẩu hiệu yêu cầu bệnh viện phải có trách nhiệm.

  • Nguyễn Hiếu
================================

Một phản ứng mạnh mẽ đối với việc tắc trách trong ngành y tế đã trở thành bệnh khó trị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem mưa đá ở Tiền Giang

TTO - Khoảng 16g20 ngày 25-4, nhiều người dân ở khu vực xã Bình Đức, huyện Châu Thành (Tiền Giang) bất ngờ khi nhìn thấy mưa đá. Người dân chứng kiến miêu tả viên đá to bằng lóng tay.

Posted Image
Ảnh chụp giao diện video clip Ông Phùng Văn Hòa (ấp Tân Thuận, gần bờ sông Tiền) kể: “Mưa rất lớn. Được một lúc thì thấy mưa đá rớt xuống mái nhà phía đối diện. Viên đá to cỡ ngón tay. Tôi thấy lạ nên nhặt xem, khoảng 15 giây sau thì viên đá tan hết. Thời gian xuất hiện mưa đá khoảng 10 phút. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mưa đá”.

Ông Nguyễn Văn Sữa, chủ doanh nghiệp vật liệu xây dựng ở ấp Tân Thuận, xác nhận mưa đá rớt đầy bãi chứa cát đá cạnh nhà. Viên đá to cỡ ngón tay người lớn và tan hết trong 15-20 giây. Mưa đá rơi trên mái nhà bằng tôn gây nên tiếng động lớn làm mọi người rất lo lắng. Tuy nhiên do thời gian mưa đá kéo dài chừng 5-10 phút nên không gây thiệt hại gì.
V.TR.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay