Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương: Huyện Tiên Lãng giao đất tùy tiện?

10/01/2012 1:24

Trong khi luật Đất đai quy định thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, nhưng UBND H.Tiên Lãng lại giao đất cho dân chỉ với 14 năm. Điều này gây nên khiếu kiện kéo dài và nảy sinh mâu thuẫn lớn khi chính quyền quyết định cưỡng chế.

Chúng tôi có trong tay Quyết định giao đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, do Phó chủ tịch UBND H.Tiên Lãng khi đó là ông Cao Văn Tuy ký ngày 9.4.1997. Trong đó ghi rõ: Giao bổ sung 19,5 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn, thời hạn 14 năm tính từ ngày 14.10.1993. Trong quyết định này cũng không đề cập tới số tiền ông Vươn phải nộp cho chính quyền địa phương.

Trao đổi với PV Thanh Niên, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, phân tích: Luật Đất đai năm 1993 quy định thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm. Chính quyền địa phương không thể làm trái luật. Nếu trong quyết định của UBND H.Tiên Lãng ghi là 14 năm thì phải coi như là giao cho người dân trong 20 năm, tính từ ngày ký, tức là năm 1997. Trong quyết định ghi tính từ năm 1993 là không đúng quy định. Như vậy, thời hạn giao đất cho ông Vươn đến năm 2017 mới hết hạn.

Ngoài ra, theo ông Võ, hạn mức giao đất tại khu vực như tại Hải Phòng chỉ là 2 ha, chính quyền huyện giao 19,5 ha là trái quy định. “Trong trường hợp này, phải xem khu đất được giao có phải là đất khai hoang, phục hóa không. Nếu đúng vậy, cần phải tìm hiểu quy định về công nhận đất khai hoang của UBND TP.Hải Phòng. Thông thường, ở một số địa phương, chính quyền có thể công nhận toàn bộ diện tích đất khai hoang của các cá nhân, tổ chức đã bỏ công sức, tiền của để khai hoang, phục hóa đất đưa vào sản xuất”, GS Đặng Hùng Võ cho biết.

Chiều qua, đông đảo phóng viên đã chờ cả buổi tại trụ sở UBND H.Tiên Lãng với mục đích đề nghị Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền trả lời thông tin xung quanh vụ cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng. Tuy nhiên các phóng viên đã bị ông Hiền thẳng thừng từ chối vì “bận việc”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong thời kỳ trước đây, UBND H.Tiên Lãng ra quyết định cho nhiều cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản, nhưng thời hạn giao đất rất tùy tiện. Có người được giao 4 năm, người được giao 10 năm, người 14 năm... Một số chủ đầm cho biết vì UBND H.Tiên Lãng giao đất không đúng với thời hạn quy định của luật Đất đai nên các hộ đã nhiều lần đề nghị UBND huyện thực hiện giao đất nuôi trồng thủy sản theo đúng thời hạn 20 năm. Tuy nhiên, đề nghị của người dân đều không được UBND huyện chấp thuận. Vì vậy các hộ không đồng ý bàn giao lại diện tích đất đã được giao.

Hải Sâm - Thanh Phong

haizzzzzzzzzzzz, nếu thông tin mà bài báo này đưa ra chuẩn thì còn lâu chủ tịch huyện mới dám chìa mặt ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những ý tưởng điên rồ về ngày tận thế

Dù cho đã có thông tin khẳng định là không có "ngày tận thế" vào năm 2012, nhưng nhiều gia đình đã thiết lập các boongke, giết vật nuôi và lên kế hoạch cho tự tử tập thể vì tin rằng không thể sống qua ngày 21/12 năm nay.

Posted Image

Lịch của người Maya cổ đại.

Sâu trong một căn phòng bí mật của một ngôi đền bằng đá cổ ở Mexico, có điều gì đó đen tối và kinh hoàng cuối cùng cũng đã bị khuấy đảo.

Hay đó là những người nói về ngày tận thế, cùng với trí tưởng tượng vô cùng sống động của họ sẽ khiến bạn tin là thật. Dòng cát thời gian đang chảy khắp thế giới và thậm chí Tiến sĩ Indiana Jones (nhân vật điện ảnh) cũng không hể cứu được chúng ta.

Theo truyền thuyết, vào ngày 21/12 này, lời sấm về ngày tận thế từ 5.125 năm trước của người Maya cổ sẽ trở về và kết liễu cả thế giới này.

Tất nhiên, những lời sấm như thế người ta đã nghe mãi.

Harold Camping - một người truyền giáo trên sóng phát thanh đã khiến hàng ngàn người tỉnh giấc trong đêm khi ông dự đoán rằng Chúa sẽ giáng trần vào ngày 21/5 năm ngoái.

Khi điều đó không xảy ra, ông nói rằng thế giới có thể sẽ bị hủy diệt vào ngày 21/10. Rồi sau đó thì ông hủy các buổi phát thanh.

Nhưng "hiện tượng 2012" lại không giống như vậy - nó quá phổ biến trên internet.

Công chúng lo ngại tới nỗi NASA phải tổ chức một bộ phận để làm sáng tỏ các lý thuyết về ngày tận thế trên website của họ.

Cơ quan này cho biết, họ nhận được hơn 5000 câu hỏi từ mọi người. Một số hỏi rằng họ có nên tự tử, hoặc cả gia đình nên tự sát, hay là giết lũ gia súc hay không.

"Năm 2012 sẽ chẳng có điều gì tệ hại xảy ra với Trái Đất cả" - NASA viết trên website của họ.

"Hành tinh của chúng ta đã tồn tại suốt hơn 4 tỉ năm, và các nhà khoa học đáng tin cậy trên toàn thế giới biết rằng chẳng có mối đe dọa nào liên quan tới năm 2012 cả".

Posted Image

Ngôi đền bằng đá cổ ở MexicoNhưng trong lúc này, vẫn còn hàng ngàn người hoài nghi vẫn nhất mực không tin.

David Morrison - một nhà khoa học cấp cao ở Viện Sinh vật học vũ trụ của NASA cho biết: ông đã nhận được khoảng 10 email mỗi ngày từ những người "vô cùng, vô cùng lo âu buồn phiền".

Một người phụ nữ từ Đan Mạch viết rằng: "Mẹ của một cô bé và một em bé sắp chào đời.

Ngày hôm qua, tôi đã định tự tử, đứa bé trong bụng tôi và đứa con gái 2 tuổi bé bóng của tôi trước khi ngày tận thế diễn ra vào tháng 12/2012 vì sợ phải trải qua cảm giác Trái đất bị hủy diệt".

Một cô bé 13 tuổi người Mỹ viết: "Cháu đã nghĩ đến việc tự tử. Cháu sợ đến phát khóc... Cháu không muốn sống thêm nữa. Cháu cần được nghe giải thích".

Bức thư thứ 3 viết: "Tôi quá sợ hãi. Tôi chỉ có một chú chó nhỏ làm bạn. Khi nào thì tôi nên để cho nó "ngủ" để không phải trải qua cảm giác Trái đất bị phá hủy?"

Những người khác thì lo lắng và mua vội tất cả - từ các hướng dẫn thoát hiểm với giá 17 Bảng (Anh) cho tới các chỗ trú ẩn có giá 32.000 Bảng mỗi người ở trong hầm tránh được bom hạt nhân và ... ngày tận thế.

Robert Vicino - một doanh nhân ở California đang xây dựng các hầm trú ẩn ở những địa điểm bí mật. Trên website của ông có viết: "Điều gì sẽ xảy ra nếu như các lời tiên tri là thật? Bạn sẽ chọn bên phía nào của cánh cửa?"

Vicino nói rằng hiện có hơn 5000 người Mỹ "đặt" chỗ trong hầm trú ẩn của ông, và giờ ông đang xây thêm các hầm trú ẩn ở châu Âu.

Posted Image

Bức phù điêu minh họa ở Mexico

Steve Cramer - một trong số những người đã "đặt chỗ" ở hầm trú ẩn này - quả quyết: "Chúng tôi không điên, đây là những khoảng thời gian đáng sợ. Gia đình chúng tôi không muốn chết. Bạn cần phải được chuẩn bị".

Jason Hodge - cha của bốn đứa con - cũng tự nhận mình là "người sống sót trong tương lai" nói thêm: "Đó là đầu tư cho sự sống. Tôi muốn chắc chắn rằng mình có một nơi mà cả gia đình có thể ẩn náu ở đó trong trường hợp xấu nhất xảy ra".

Nhưng không chỉ có người Mỹ mới vậy. Rất nhiều dị bản của lời "sấm" của người Maya đã bắt đầu bay đến Bugarach - một thị trấn nhỏ ở một ngọn đồi bên chân núi Pyrenees.

Cộng đồng 200 người dân địa phương đã phải đấu tranh với 20.000 người kể từ hồi đầu năm ngoái, và chính phủ Pháp lo ngại về nguy cơ tự tử tập thể ở đây.

Nhiều người cho rằng lực từ trường bao quanh ngọn núi "bí hiểm" của thị trấn - nơi mà các các lớp đá phía trên già hơn các lớp đá phía dưới.

(Các nhà địa chất cho biết ngay khi ngọn núi được hình thành, nó đã bị thổi bay và phần đỉnh bị hất tung lên trời rồi sau đó rơi xuống đất).

Người ta cho rằng lực từ trường sẽ bảo vệ họ khỏi các tác động của ngày tận thế. Những người khác mò đến Bugarach thì quả quyết rằng ngọn núi là một cách cửa để mở ra một chiều không gian khác và có thể có cả "căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh".

Nhưng rất tiếc là, người Maya đã không nói rõ điều gì sẽ xảy ra khi trái đất "tận thế".

  • Lê Thu (theo DM)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ cưỡng chế Tiên Lãng – đỉnh điểm xung đột về đất đai

Tác giả: TÂN DÂN

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 11/01/2012 14:50 GMT+7

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã làm xôn xao dư luận mấy ngày qua. Đây là phản ứng tiêu cực nhất của người dân trước việc thu hồi đất tuỳ tiện ở các địa phương.

Xung đột đã lên tới đỉnh điểm khi mà bạo lực đã đối chọi cuồng nộ vào công lực. Đây cũng là một hồi chuông để cho chúng ta thấy một thực tế đầy gai góc trong việc xây dựng và thực thi pháp luật đất đai. Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân vẫn tin rằng sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó và tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng mình được pháp luật bảo vệ… Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu những phân tích và nhận định về vụ việc từ khía cạnh chính sách đất đai và thực thi pháp luật.

Trong khoảnh khắc tiếng súng hoa cải loạn xạ ở vùng đầm hồ Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, những người nông dân nhất quyết bảo vệ tài sản của mình đã trở thành tội phạm. Trước đó những người này đã cho nổ cả mìn tự tạo để ngăn cản lực lượng cưỡng chế đến thu hồi đất đầm nhà họ.

Sáu nhân viên công lực bị trọng thương.

Vì thế, sáu người thân của gia đình họ Đoàn đã sa vào lao lý.

Luật pháp, trong trường hợp này quá rõ ràng, phải đặt dấu chấm nghiêm minh cho những hành động bạo lực nguy hiểm như vậy trong xã hội.

Nhưng tiếng súng ấy có thể đã không phải vang lên.

Ít nhất là trong hình dung của đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, "lẽ ra trong vụ cưỡng chế ngày 5.1 ở Tiên Lãng, khi mìn phát nổ, tổ công tác của huyện phải cho rút quân ngay để xin ý kiến chỉ đạo". Vị đại tá này cho rằng, "trong các vụ giải toả đất đai, lấy lại mặt bằng phải xác định chủ đất hoặc đang thuê đất họ không phải là tội phạm".

Cái "ý kiến chỉ đạo" sáng suốt đó đã không được huyện "xin". Có thể vì như ông giám đốc Công an TP Hải Phòng lý giải: "Từ sau hoà bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế".

Cái tập tính thuần lương ấy được ghi nhận có cả ở những anh em họ Đoàn trước khi vụ việc xảy ra. Bao nhiêu năm trời, họ chỉ biết rửa mồ hôi khó nhọc thành gia sản. Họ đinh ninh luật pháp sẽ bảo vệ sự thuần lương của họ. Nên khi ao đầm mà họ khai phá bị chính quyền địa phương thu hồi, họ đã phải cậy đến toà án. Khi bản án sơ thẩm tuyên bất lợi cho họ, họ vẫn kiên trì các biện pháp hợp pháp, kháng cáo lên toà cấp trên, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới bởi họ nhất quyết rằng, sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó làm tư liệu sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu và tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng mình được pháp luật bảo vệ. Đó là cơ sở chính trị để người dân tiếp tục tin Đảng, theo Đảng

.

Rời chốn công đường ấy, họ tin vào biên bản hoà giải có dấu đỏ của TAND thành phố Hải Phòng với tiêu đề "Biên bản tạo điều kiện để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án". Theo đó, đại diện UBND huyện đã thoả thuận: nếu nguyên đơn rút kháng cáo, UBND huyện sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản.

Ngay sau khi họ rút đơn kháng cáo, thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nhờ vậy, UBND huyện liên tục hối thúc chấp hành việc thu hồi đất với lý do bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng vẫn có hiệu lực. Rồi huyện quyết định cưỡng chế. Đạn hoa cải lên nòng.

Vụ việc lên đến đỉnh điểm của xung đột, một phần, ở trong quá trình chấp pháp ấy. Điều băn khoăn của ông giám đốc Công an Hải Phòng: "Trong các vụ cưỡng chế, việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết. Tuy nhiên từ xưa đến nay các vụ cưỡng chế phải xác định quan điểm giáo dục là chính..." đã không xuất hiện bằng thực tế hiện trường. Cái cơ hội "trước khi cưỡng chế cần giải thích cụ thể để họ tự nguyện bàn giao" thật đáng tiếc chỉ là giả định.

Thực ra thì với những người nông dân bình thường, những ao đầm nuôi trồng thuỷ sản ấy là sinh mệnh của họ. Ở đó, ý chí, mồ hôi và cả nợ nần đã kết tinh vào đất đai thành ý niệm về quyền sở hữu tài sản của họ. Với họ, một nền tảng luật pháp tiến bộ, một đường lối chính trị đúng đắn là phải thừa nhận và bảo hộ cho cái quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ấy.

Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới bởi họ nhất quyết rằng, sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó làm tư liệu sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu, tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng họ được pháp luật bảo vệ. Đó là cơ sở chính trị để người dân tiếp tục tin Đảng, theo Đảng.

Posted Image

Khu đất của ông Vươn ở vùng bãi bồi, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Ảnh: VnMedia

Vùng bãi bồi xã Vinh Quang ở huyện Tiên Lãng đã được những người nông dân biến thành vùng ao đầm nuôi trồng thuỷ sản cũng trong niềm tin như vậy.

Nhưng vẫn có một quan niệm khác mà người nông dân tại đây không cho rằng đó là đường lối của Đảng.

Đó là khi chính quyền địa phương hiểu luật Đất đai 1993 rằng, đất đai vốn là tài sản thuộc sở hữu toàn dân giao cho Nhà nước quản lý, Nhà nước có quyền thu hồi khi hết thời hiệu giao đất. Và vì là luật chỉ cho anh canh tác trong thời hạn giao đất, nên khi "lấy lại" đất, chính quyền không cần phải đền bù. Nôm na là, đất đai của nhà nước giao cho anh sử dụng trong 20 năm, tài sản trên đất ấy tính toán thế nào là chuyện của anh, hết hạn thì nhà nước lấy lại đất không cần quan tâm gì đến tài sản hình thành trên ấy. Thậm chí có trường hợp còn rục rịch, nhân dịp hết thời hạn giao đất, đòi chia lại đất đai.

Cách hiểu ấy không phải là không phổ biến, nhất là khi cả các cơ quan hướng dẫn thi hành luật cũng chưa có một tín hiệu xác quyết sẽ xử lý thời hạn giao đất 20 năm (hết hạn vào 2013) như thế nào. Ở diễn đàn Quốc hội, và tại nhiều địa phương, không ít lần mối lo này đã được trình bày gay gắt.

Thêm vào đó, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, đất đai trở thành thị trường có mức chênh lệch giá cả khủng khiếp. Người dân có đất, găm đất để chờ được đền bù theo giá thị trường. Chính quyền địa phương nhắm tới chênh lệch giá đất như một cứu cánh của ngân sách để thực thi ý chí phát triển bằng mọi giá. Nhiều đại gia giàu lên từ đất. Nhiều cán bộ mập lên trên đất. Cái vòng xoáy ấy, nhiều nơi, nhiều lúc đã bứt hệ thống chính trị ở cơ sở chệch khỏi đường lối cơ bản của Đảng là giao cho người nông dân quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, tạo nền tảng căn bản cho mục tiêu ổn định chính trị xã hội.

Với những người nông dân bình thường, ý chí, mồ hôi và cả nợ nần đã kết tinh vào đất đai thành ý niệm về quyền sở hữu tài sản của họ. Một nền tảng luật pháp tiến bộ, một đường lối chính trị đúng đắn là phải thừa nhận và bảo hộ cho cái quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ấy.

Có thể ở vùng bãi bồi xã Vinh Quang này, thông tin quy hoạch sân bay Hải Phòng được phê duyệt đã tạo cơ sở cho chính quyền địa phương quan niệm cần sớm thu hồi lại đất nông nghiệp đã giao: đó là cách chuẩn bị tích cực cho quá trình thực hiện quy hoạch giúp cho địa phương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Có thể, có những vị quan tư lợi, muốn lợi dụng việc thu hồi đất để "chia" lại cho người thân, cánh hẩu của mình, trong khi chờ quy hoạch.

Cũng có thể, những người nông dân cũng chờ đợi một cuộc lên giá chóng mặt sau cái quyết định quy hoạch ấy.

Tất cả những điều có thể ấy phải được tìm hiểu thận trọng, chính xác để xem nó đã tạo ra bao nhiêu phần trăm bạo lực trên những phát đạn nã vào những người thực thi công vụ.

Nhưng những viên đạn hoa cải đã nổ ra sớm hơn năm 2013, thời điểm hết hạn giao đất nuôi trồng thuỷ sản theo luật Đất đai 1993 là một báo động không chỉ dừng lại ở những vướng mắc về pháp lý. Xung đột đã lên tới đỉnh điểm khi mà bạo lực đã đối chọi cuồng nộ vào công lực. Xung đột ấy đưa những khác biệt về quan niệm trong quá trình đổi mới chính sách đất đai lên tới nút thắt không thể thoái thác, rằng phải có định nghĩa rõ ràng về quyền sở hữu với đất đai để tránh sự lạm dụng, tuỳ tiện, bất nhất trong thực tiễn đời sống.

Ở đó, quyền của người dân trên mảnh đất của mình phải được minh định và phải được bảo vệ chặt chẽ.

Ở đó, nguyên tắc nhà nước pháp quyền phải là khung thước cho công vụ, chính quyền trước hết phải bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của công dân chứ không chỉ bảo vệ lợi ích của nhà nước.

Theo SGTT

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'

VnExpress

Thứ năm, 12/1/2012, 20:04 GMT+7

Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

- Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?

- Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.

Việc ban hành Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Khi giao bãi bồi ven sông, ven biển cho hộ gia đình cải tạo trở thành nơi nuôi trồng thủy sản thì công sức, mồ hôi của người dân đã đổ xuống trong quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hết thời hạn sử dụng đất (của gia đình ông Vươn sớm nhất là 15/10/2013), đương nhiên được kéo dài sang thời hạn tiếp theo trừ những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Quốc hội sẽ xem xét quyết định vấn đề "hết thời hạn" này khi thông qua Luật đất đai mới trước năm 2013.

- Ông nghĩ sao trước khẳng định của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng huyện không làm sai khi cưỡng chế thu hồi đất của dân?

- Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.

Posted Image

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Tiến Dũng

- Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đất đai, theo ông việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là do thiếu kiến thức pháp luật hay nguyên nhân nào khác?

- Trong vụ việc này, tòa yêu cầu hai bên thương thảo giải quyết, UBND huyện hứa sẽ tiếp tục giao đất nên người dân rút đơn. Các hộ dân thực hiện nhưng địa phương lại không giữ lời. Trong đơn gửi tòa, người dân nói ông Chủ tịch huyện khăng khăng không thực hiện cam kết.

Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.

Còn nếu đất được dùng vào dự án khác thì ngay trong quyết định thu hồi cũng phải nói đến chuyện bồi thường. Nhưng quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không hề nói đến chuyện bồi thường mà thậm chí còn bắt người dân phải bàn giao toàn bộ mặt bằng kèm theo những công sức của dân cải tạo trước đây. Điều này không chỉ sai luật mà còn trái cả đạo lý.

- Để xảy ra vụ việc ngày 5/1, ngoài việc xử lý nghiêm những người nổ súng chống đối, theo ông, cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào?

- Hiện nay ít nhất 70% khiếu kiện của người dân liên quan đến đất đai. Người nông dân nghĩ rất giản đơn, nhiều khi không nghĩ hết nhẽ, hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Do đó, chúng ta phải trân trọng công sức của người nông dân, không phải vì thấy cái lợi của việc thu hồi mà lấy đi công sức của họ, đẩy họ vào bước đường cùng để trở thành tội phạm, phải chống trả bằng việc vi phạm pháp luật hình sự. Từ vụ việc này có rất nhiều điều để nói và UBND TP Hải Phòng cũng không thể đứng ngoài cuộc

Posted Image

Ngày 5/1 trở thành tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương.

- Theo ông, cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý, thu hồi đất đai sau vụ việc ở Tiên Lãng?

- Trong vụ Tiên Lãng, bài học lớn nhất là cơ quan quản lý, nhất là ở địa phương cần phải nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân. Hãy đứng về cách nghĩ của dân chứ không phải cách nghĩ của một người làm lãnh đạo.

Trong tất cả trường hợp thực thi pháp luật, lãnh đạo phải hiểu rõ ngọn ngành về pháp luật, đừng hiểu sai cũng như cố tình hiểu sai. Áp dụng pháp luật không chỉ là lý mà còn là tình. Người ta đã bỏ công sức ra thì phải xem xét công lao của họ với mảnh đất đó, cần đánh giá cho đúng. Việc người ta làm từng ấy năm rồi mình thu lại, cứ cho là việc thu hồi có lý do chính đáng thì cũng phải cân nhắc có nên không? Đấy là câu chuyện mà chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tính đến.

Hiện nay, nhiều địa phương khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thường hay sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này theo tôi không nên làm. Với dân, đừng nghĩ tới việc sử dụng sức mạnh sẽ hiệu quả hơn. Người dân đang muốn chủ động trên cơ sở lẽ phải của sự đồng thuận.

- Nếu đặt mình ở vị trí lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông sẽ xử lý thế nào với vấn đề đất đai của gia đình ông Vươn?

- Nhiều địa phương đã đánh đồng giữa việc giao đất khai hoang và đất đã được cải tạo. Thế nên có tình trạng người dân đổ mồ hôi ra để khai hoang nhưng sau đó chính quyền lại coi đấy là đất ruộng bình thường, làm thiệt hại cho dân. Để động viên việc khai hoang, mở rộng diện tích, tôi cho rằng cần có chính sách đặc biệt hơn nữa để thừa nhận công sức của người dân, ít nhất chiếm 50% giá trị đất đai.

Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất. Trong tương lai, nếu Luật Đất đai bãi bỏ hạn điền thì lại cho diện tích đó trở lại như đất được Nhà nước giao.

Tiến Dũng thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạo loạn trong giải tỏa nhà dân ở Manila

VnExpress

Thứ năm, 12/1/2012, 20:02 GMT+7

Khoảng 400 cảnh sát và một nhóm giải tỏa đã bị tấn công bằng bom xăng và chai lọ khi tiến hành di dời một ngôi làng gồm hầu hết là nhà ổ chuột ở Philippines.

Posted Image

Dân làng Barangay Corazon de Jesus biểu tình phản đối di dời khỏi làng. Ảnh: Inquirer News

Từ 9-11h sáng qua, người dân làng Barangay Corazon de Jesus, thuộc thành phố San Juan, phía đông Manila, đã liên tục ném các chai xăng và chai lọ về phía cảnh sát và đội giải tỏa nhà, trong khi lực lượng này núp đằng sau các lá chắn.

"Chúng tôi sẽ chết nếu bắt chúng tôi ra đi. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả", một người đàn ông sống ở làng hét lên.

Vụ bạo loạn đã khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc và điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để dập tắt các đám cháy nhỏ do bom xăng gây ra. Tuy nhiên, cả xe cứu hỏa và xe ủi đất cũng không thể chống lại hàng hàng lớp lớp người dân đang bị kích động. Cuối cùng, lực lượng an ninh phải dùng đến bình xịt hơi cay để giải tán đám đông.

Cuộc đụng độ giữa người dân và chính quyền đã làm 33 người đã bị thương, trong đó chỉ có 7 người là dân làng, số còn lại đều là cảnh sát và thành viên đội giải tỏa. Một nhân viên cảnh sát đã được điều trị vì bị bỏng.

18 người bị cáo buộc tham gia vào vụ bạo lực đã bị đưa về sở cảnh sát San Juan. Những người dân khác đã tổ chức biểu tình trước cơ quan này đòi thả người.

"Chắc chắn họ sẽ bị buộc tội. Hãy xem những gì họ đã làm với cảnh sát", cảnh sát trưởng thành phố nói. Tuy nhiên, lực lượng an ninh bác bỏ việc họ xịt hơi cay và khẳng định chỉ lợi dụng sự hỗn loạn lúc đó để giải tán những người biểu tình.

Ảnh vụ bạo loạn ở làng Barangay Corazon de Jesus

Một người dân thừa nhận rằng họ có thể sẽ tiếp tục đối đầu với cảnh sát và đội dỡ nhà nếu như không bị tấn công bằng hơi cay. "Chúng tôi sẽ thắng nếu không bị xịt hơi cay", một cô bé 15 tuổi tên là Kat vừa khóc vừa nói. Cô bé cho hay gia đình em đã sống ở làng này hơn 20 năm nay. Làng mà cô bé nói ở đây chỉ là một khoảnh đất nhỏ trong 1,6 hecta đất của chính phủ cạnh một đền thờ.

Kat nói thêm rằng gia đình em không chấp nhận rời khỏi làng đến nơi tái định cư ở Rodriguez, Rizal, vì nơi đó quá xa trường học của em, cũng như bệnh viện và nơi làm việc của bố mẹ.

Theo Inquirer News, có 73 trong 123 hộ gia đình ở làng Barangay Corazon de Jesus chống đối lệnh di dời của chính quyền. Những người đồng ý đến nơi định cư mới được hỗ trợ 10.000 peso, tức hơn 200 USD, và nửa bao gạo.

Từ cuối năm ngoái, 400 gia đình trong khu vực này đã tiến hành tái định cư. Chính phủ dự kiến xây một tòa thị chính mới trên khu vực tranh chấp này.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự kiện Tiên Lãng và "giọt nước tràn ly"

Tác giả: GS. TSKH. ĐẶNG HÙNG VÕ

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Câu chuyện cưỡng chế bằng sức mạnh để thu hồi đất khai hoang ven biển trước thời hạn giao đất vừa qua ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một giọt nước làm tràn ly. Giọt nước này đang xẩy ra ở nhiều nơi, nhưng ở đây thể hiện nhiều điều làm mọi người ở các cương vị khác nhau phải suy nghĩ, bắt đầu từ các Đại biểu Quốc hội sẽ xem xét để thông qua Luật Đất đai mới trước năm 2013, tới các quan chức địa phương đang thực thi và kiểm tra việc thực thi pháp luật đất đai, tới người nông dân bình thường đang lo lắng về đời sống chật vật hàng ngày nhờ vào đất đai. Trong sự việc ở Tiên Lãng, một quyết định sai của UBND huyện về thu hồi đất trước thời hạn do pháp luật quy định là điểm bản lề dẫn tới những sai phạm khác. Không có quyết định này thì không có cưỡng chế và không sự phản kháng của dân trong vô vọng...

Người nông dân thường chịu đựng trước những oan trái của mình. Nhưng những con người thuần khiết nhất, sức chịu đựng giỏi nhất cũng có giới hạn. Chỉ cần một giọt nước, giọt nước cuối cùng cũng làm nước tràn khỏi ly nước, đó chính là giới hạn dẫn đến phản kháng. Việc cưỡng chế thu hồi đất luôn đóng vai trò giọt nước tràn ly. Những người chịu đựng cao thì tính tới việc hủy hoại thân mình để biểu lộ sự oan khuất. Những người quyết liệt hơn thì động viên những người cùng cảnh ngộ để cùng nhau khiếu kiện đến cùng cho đỡ đơn độc. Những người vô vọng thì thể hiện bằng những cách tiêu cực nhất trong vô vọng... Cách nhìn nhận vấn đề lúc này phải thật khách quan, công bằng và thẳng thắn, có lý và có tình. Việc xử lý cụ thể là việc nhỏ những giải quyết những vấn đề cốt lõi về đất đai, về chính quyền nhân dân mới là việc lớn.

Cái sai của quá trình giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất so với các quy định của pháp luật

1. Từ đầu tháng 10/1993 cho tới 2005, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành nhiều Quyết định giao đất hoang hóa ven biển tại xã Vinh Quang cho nhiều hộ gia đình thuộc các xã kề cận để cải tạo nuôi trồng thủy sản. Thời hạn sử dụng đất được giao rất khác nhau và diện tích được giao cũng rất khác nhau, vài năm cũng có, tới 14 hay 15 năm cũng có và tới 20 năm cũng có. Diện tích đất được giao cũng rất khác nhau, từ vài ha tới vài chục ha cho mỗi cá nhân. Theo quy định của pháp luật lúc đó, cơ chế giao đất bãi bồi ven biển căn cứ vào:

(1) Điều 50 của Luật Đất đai 1993 "Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định";

(2) Quyết định số 773-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng, trong đó Điều 13 quy định hạn mức giao đất là từ 2 đến 10 hécta;

(3) Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 về việc ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó thời hạn sử dụng đất là 20 năm (nếu đất được giao từ ngày 15/10/1993 trở về trước thì thời hạn được tính thống nhất từ ngày 15/10/1993, nếu đất được giao sau ngày 15/10/1993 thì tính từ ngày giao). Như vậy các Quy định giao đất của Tiên Lãng có biểu hiện tùy tiện về cả thời hạn lẫn hạn mức diện tích. Theo đúng pháp luật thì thời hạn là 20 năm và hạn mức cho hộ gia đình là từ 2 tới 10 ha. Vậy thì việc thực thi pháp luật căn cứ vào pháp luật của Nhà nước hay căn cứ vào Quyết định của huyện. Ai cũng biết rằng phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước.

Posted Image

Ngôi nhà 2 tầng bị phá hủy2.

Hết thời hạn, các hộ gia đình đều nhận được Thông báo của UBND huyện dừng đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao. Sau khi ban hành Thông báo, UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai (Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn). Vì việc thu hồi đất xẩy ra sau ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành (01/07/2004) nên phải căn cứ vào Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. Khoản 1 Điều 34 của Nghị định 181 quy định rằng khi hết thời hạn sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn đã quy định (20 năm), trừ các trường hợp:

(1) Nhà nước có quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;

(2) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

(3) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

(4) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

(5) Đất không được sử dụng liên tục trong thời hạn quy định (12 tháng đối với đất trồng cây hàng năm, 18 tháng đối với đất trồng cây lâu năm, 24 tháng đối với đất trồng rừng). Lưu ý rằng, quy định tại Khoản 1 Điều 34 không trừ trường hợp hết thời hạn quy định tại Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai mà UBND huyện Tiên Lãng lấy làm căn cứ để ban hành Quyết định thu hồi đất. Như vậy quyết định thu hồi đất căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai là hoàn toàn trái pháp luật.

3. Các hộ gia đình bị thu hồi đất bắt đầu thực hiện khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính, Tòa án Huyên Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và tuyên UBND huyện thắng kiện. Các hộ gia đình lại khởi kiện lên tòa án thành phố Hải Phòng để được xét xử phúc thẩm. Tòa án thành phố yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng và các hộ gia đình hòa giải, hai bên đã hòa giải theo Biên bản với nội dung là các hộ gia đình rút đơn kiện và UBND huyện sẽ làm thủ tục theo quy định của pháp luật nếu các hộ có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất đai. Trên thực tế, UBND huyện không thực hiện theo Biên bản này mà tiếp tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất bằng lực lượng vũ trang đã diễn ra và sự chống đối của người dân cũng đã diễn ra. Điều quan trọng cần rút ra ở đây là nếu không có các Quyết định sai pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất thì cuộc sống của người nông dân ở đó vẫn bình lặng, lực lượng vũ trang của huyện cũng đỡ vất vả. Việc thu hồi đất sản xuất giao cho hộ gia đình nông dân trước thời hạn 20 năm là một cái sai "tầy đình". Vấn đề quyết định thế nào đối với thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khi hết thời hạn 20 năm đã được xem xét tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (năm 2002), chưa quyết định được và để lại để giải quyết trước thời điểm thời hạn sớm nhất kết thúc là 15/10/2013. Nội dung quan trọng này cũng sẽ được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa này quyết định vào thời gian tới và cũng là nội dung quan trọng của Luật Đất đai mới sẽ được Quốc hội thông qua trước năm 2013. Vấn đề lớn như vậy mà huyện Tiên Lãng coi như chuyện "vặt", làm sai hết. Tôi có cảm giác như huyện Tiên Lãng không biết địa phận của mình đang nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

Nói gì từ những sự việc áp dụng sai pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng

1. Việc áp dụng sai pháp luật đất đai không phải chỉ ở UBND huyện mà ở cả Tòa án nhân dân huyện. Hơn nữa, những luận cứ đưa ra trong áp dụng pháp luật theo kiểu "không trung thực", kể cả luận cứ của Tòa án nhân dân huyện trong xét xử sơ thẩm. Ở đây cho thấy, khó có thể đạt được tính độc lập của Tòa án cấp huyện khi xử các vụ kiện hành chính đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của UBND cấp huyện. Tòa án thành phố cũng giải quyết nửa vời bằng cách cho thương thảo lại. Đáng nhẽ, khi thu lý vụ án thì Tòa án thành phố phải hiểu ngay những sai trái của chính quyền đang diễn ra, sai không chỉ pháp luật mà còn quyết định trước cả những vấn đề mà Trung ương Đảng chưa quyết định.

2. Nhiều cơ quan hành chính ở địa phương có quan niệm rất sai về cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Đã có rất nhiều ý kiến phản ảnh rằng các cán bộ thừa hành ở cấp huyện hay nói "Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu". Đây là một cách nói rất sai, làm mất uy tín của Nhà nước ta. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất được áp dụng theo quy định của luật pháp, chỉ được thực hiện trong những trường hợp nhất định và khi thực hiện phải tuân thủ trình tự, thủ tục rất rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền cũng chỉ được áp dụng thẩm quyền theo quy định của luật pháp, không thể "dọa dân" bằng quyền lực thu hồi đất "vô biên" như vậy.

Posted Image

Hải Phòng cũng thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay” vụ thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn.3.

Theo những nghiên cứu về các nguy cơ tham nhũng trong quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, cơ chế Nhà nước thu hồi đất chứa các nguy cơ tham nhũng cao nhất. Đằng sau quyết định thu hồi đất là quyết định sẽ giao đất đó cho ai? Về bản chất, quyết định thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định lấy đất của người này giao cho người khác. Đằng sau quyết định hành chính này thường chứa chất những mối quan hệ kinh tế phức tạp, dễ gắn với tư lợi của người có thẩm quyền, của cơ quan có thẩm quyền. Vậy thì ai sẽ là người chờ phía sau của quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng để chờ được giao đất đã thu hồi của dân. Theo quy hoạch thì đất nuôi trồng thủy sản ở đó vẫn để nuôi trồng thủy sản. Đáng lẽ thì UBND huyện phải tạo điều kiện hỗ trợ nhiều hơn cho người dân đã có công khai phá để nâng cao năng suất và sản lượng. Không làm được vậy thì thôi, đừng làm đảo lộn người sử dụng đất mà tạo nên sự bất ổn định trong Tam Nông.

4. Việc sử dụng lực lượng vũ trang để cưỡng chế thu hồi đất là một biện pháp không hay, các địa phương không nên áp dụng. Việc áp dụng cơ chế thu hồi đất luôn luôn là mối quan hệ giữa chính quyền của nhân dân và nhân dân. Nguyên tắc thuyết phục và đồng thuận, tận dụng sự tham gia của cộng đồng cần được đặt lên hàng đầu. Lực lượng vũ trang có nhiều việc hệ trọng phải tập trung vào làm.

5. Hệ thống kiểm tra của cơ quan hành chính đối với các cơ quan trực thuộc ở ta còn rất kém. Hệ thống giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân ở ta cũng rất yếu. Mọi việc diễn ra ở Tiên Lãng cho thấy rõ điều này. Một việc sai phạm pháp luật về đất đai đến như vậy, ý kiến oan trái của cả một tập thể nông dân nhiều đến như vậy mà không thấy xuất một hình bóng nào của công tác kiểm tra và giám sát.

6. Chính quyền phải giữ chữ "tín" với dân, không thể thỏa thuận với dân một đằng rồi lại làm một nẻo. Vật chất có thể mua được nhưng lòng dân không bao giờ mua được. Dân tin khi những người thay mặt cho chính quyền giữ đúng chữ "tín" trước với dân. Hãy cho dân trước rồi mới lấy đi của dân.

7. Vấn đề đất đai cho nông dân không hề đơn giản. Trong chế độ thực dân, phong kiến, người nông dân trực tiếp sản xuất không có ruộng, phải làm thuê, cuốc mướn, cấy rẽ. Người nông dân đã bị phong kiến, đế quốc bần cùng hóa để phải rời bỏ ruộng vườn. Hầu hết nông dân đã lên đường làm cách mạng vì một mục tiêu rất giản dị: có ruộng để cầy. Người nông dân Việt Nam ít được học nhưng sống luôn có đạo lý, biết hy sinh và cũng biết phẫn nộ.

8. Động viên tốt, người nông dân đã từng nhịn ăn để nuôi các chiến sỹ cách mạng, đã từng đem giường ngủ ra lát đường cho xe ra tiền tuyến, đã từng hiến đất để làm trường học, mở bệnh viện, v.v. Họ hy sinh cả vật chất và tinh thần rất vui vẻ. Những người nông dân đa số là chịu đựng mặc dù biết rằng oan trái. Việc người nông dân oan trái trong mất ruộng đất đang xẩy ra ở nhiều nơi. Đừng coi câu chuyện này đơn giản, xem xét một chiều, vô cảm. 9. Việc động viên các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia khai hoang, phục hóa, lấn biển là một chính sách lớn của Nhà nước. Cần có nhiều ưu đãi đối với những ai làm tốt việc này. Cái ưu đãi lớn nhất đối với người nông dân là hãy để cho họ ổn định làm ăn khi họ đang sử dụng đất có hiệu quả. Nếu Nhà nước cần đất hãy tính đến chuyện lấy đất ở những nơi đang sử dụng không hiệu quả. Khai khẩn, thuần dưỡng đất hoang hóa là công việc rất nặng nhọc. Trên từng thước đất có mồ hôi, nước mắt và có cả máu của người nông dân nữa. Chúng ta đừng dửng dưng với việc này mà phải hiểu hơn nữa người nông dân mới hy vọng làm cho tam nông tốt lên được.

Vài lời kết

Có thể coi sự việc vừa qua ở Tiên Lãng là đỉnh điểm của những bất cập về cả pháp luật đất đai và việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương. Một người nông dân tốt, thuần chất, ham lao động mà phải bảo vệ quyền lợi đất đai của mình bằng vũ khí tự tạo thì quả là cùng cực. Con người ai cũng tin vào công lý và tin vào công lý đó được pháp luật bảo vệ. Những người nông dân khai phá đất nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng chắc chắn cũng tin như vậy. Rồi tới tòa án, nơi rất công bằng, mà những chân lý giản dị như họ tự hiểu cũng vẫn không nhìn thấy. Họ phải tự quyết liệt một mình trong vô vọng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Israel chuẩn bị cho sự sụp đổ tại Syria

11/01/2012 11:08

(TNO) Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel phát biểu hôm 10.1 rằng, lực lượng vũ trang nước này đang chuẩn bị cho một làn sóng người tị nạn đổ vào cao nguyên Golan từ Syria trước sự sụp đổ không thể tránh khỏi của Tổng thống Bashar al-Assad.

Posted Image

Người tị nạn Syria tại khu vực biên giới với Li-băng - Ảnh: AFP

Phát biểu tại phiên họp kín của Ủy ban Quốc phòng và Đối ngoại thuộc nghị viện Israel, trung tướng Benny Gantz nói Israel đang chuẩn bị tập kết người tị nạn tại một vùng đệm nằm giữa Syria và Golan, khu vực chiến lược do Israel kiểm soát.

Kế hoạch cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo cho những người lánh nạn, bao gồm hàng ngàn người thuộc cộng đồng thiểu số Alawite của ông Assad.

“Ông Assad không thể tiếp tục nắm giữ quyền lực”, ông Gantz phát biểu trước ủy ban.

Ông Assad vốn đối mặt với cuộc nổi dậy kéo dài 10 tháng làm thiệt mạng hơn 5.000 người, theo Liên Hiệp Quốc.

Các quan chức Israel vốn nói họ không cho rằng chính phủ của ông Assad có thể trụ được sau vài tháng nữa song phát biểu của ông Gantz là dấu chỉ đầu tiên cho thấy Israel đang vạch ra các kế hoạch đề phòng bất trắc trong trường hợp chính phủ Syria sụp đổ.

Sơn Duân

===========================

Một thời danh tướng công hầu.

Giờ đây tóc gió phai màu thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Ninh:

Xác định nghi phạm gây ra vụ nổ xe máy khiến 2 mẹ con tử vong

Thứ Bẩy, 14/01/2012 - 13:16

(Dân trí) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết đã xác định được nghi phạm gây ra vụ nổ xe máy khiến 2 mẹ con chị Nguyễn Thị Quỳnh và cháu Nguyễn Khánh Vân tử vong tại phường Nam Sơn - TP Bắc Ninh tử vong.

Khởi tố hình sự vụ án nổ xe máy khiến hai mẹ con tử vong

Bé gái trong vụ nổ xe máy kinh hoàng đã tử vong

Vụ nổ xe máy qua lời kể của người nhà nạn nhân

Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Nguyễn Công Nghiệp - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Sau gần 50 ngày xảy ra vụ nổ xe máy khiến 2 mẹ con chị Nguyễn Thị Quỳnh tử vong, cơ quan CSĐT tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đã ráo riết vào cuộc điều tra. Đến thời điểm hiện tại, nghi phạm gây ra vụ nổ xe đã được xác định”.

Posted Image

Vụ nổ xe máy kinh hoàng khiến người dân hoang mang.

Đại tá Nghiệp cho biết vào 14h30 chiều nay, Công an tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức họp báo công bố những thông tin liên quan đến “nghi phạm” gây ra vụ nổ và những vấn đề liên quan.

Trước đó, vào khoảng 7h sáng 1/12/2011, chị Nguyễn Thị Quỳnh dắt xe ra khỏi cổng để đưa con đi học. Khi hai mẹ con chị Quỳnh ngồi lên xe nổ máy cho trôi dốc xuống cổng. Xe vừa chạy được vài mét, bất ngờ phát nổ hất văng hai mẹ con chị Quỳnh ra ngoài với những thương tích nghiêm trọng.

Posted Image

"Nghi phạm" gây ra vụ nổ đã được cơ quan công an xác định.

Hai mẹ con chị Quỳnh được đưa đi cấp cứu trong tình trạng chị Quỳnh bỏng toàn thân, cháu Vân vừa bỏng, vừa đứt rời bàn chân trái. Do bị thương quá nặng, mất nhiều máu nên chị Quỳnh tử vong vào chiều cùng ngày. Sau nhiều ngày điều trị, cháu Vân đã tử vong.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc công an tỉnh Bắc Ninh và Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã vào cuộc điều tra. Chất lượng kỹ thuật chiếc xe máy và chất lượng xăng đã bị nghi ngờ gây ra vụ nổ.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin diễn biến sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế - Quốc Đô

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim Jong-nam nghi ngờ khả năng nắm quyền của em trai

Thứ Hai, 16/01/2012 11:31

(NLĐO) – Kim Jong-nam, con trai cả của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, đã bị bắt gặp tại sân bay ở Bắc Kinh - Trung Quốc cuối tuần qua, gần một tháng sau cái chết của người cha.

Theo giáo sư Park Seung-jun của Đại học Incheon - Hàn Quốc, ông nhìn thấy cậu cả nhà họ Kim đang ngồi đợi chuyến bay đi Macao chiều 14-1 tại nhà ga số 3 của sân bay quốc tế Bắc Kinh. Ông Kim Jong-nam mặc quần jeans, áo xanh sậm kèm theo ác jacket và đội mũ lưỡi trai. Trông ông có vẻ tăng cân so với lần cuối bị giới nhà báo chụp ảnh và không có ai theo hộ tống.

Posted Image

Hình ảnh do NK Daily đăng tải hồi tháng 10-2011, được cho là

lấy từ Facebook của ông Kim Jong-nam. Nguồn: Yonhap

“Trông rất giống Kim Jong-nam nên tôi đã hỏi: “Phải ông Kim Jong-nam không?”. Thật ngạc nhiên, ông ta đứng dậy và trả lời đúng vậy” - Giáo sư Park kể với Yonhap qua điện thoại. Ông Kim Jong-nam cho biết đang trên đường đi Macau và thường đi một mình. Khi được hỏi có bị sốc trước sự ra đi đột ngột của cha hay không, ông Kim Jong-nam trả lời: “Đó là chuyện tự nhiên mà”. Tiếp đó, khi giáo sư Park cho rằng ông Kim Jong-nam, với tư cách trưởng nam, nên chăm sóc các em trai và em gái, “thái tử” một thời chỉ ậm ừ: “Tôi cũng cho là như vậy”. Ông Kim Jong-nam cũng đáp lại câu hỏi có về dự tang lễ cha ở Bình Nhưỡng ngày 28-12 không một cách không rõ ràng. Riêng việc này có khá nhiều đồn đoán, một trong số đó cho rằng ông Kim Jong-nam trở về Bình Nhưỡng ngay sau khi cha mất và được em trai Kim Jong-un dẫn đến nhìn mặt cha lần cuối. Trong khi ông Kim không có mặt ở đám tang thì người vợ đầu của ông, bà Shin Jong-hui, và con trai Kum-sol 15 tuổi đều có mặt. Đang sống ở Bắc Kinh, bà Shin vốn khá được lòng cha chồng. Theo lời giáo sư Park, ông Kim đổ mồ hôi rất nhiều dù bên trong sân bay không qua nóng. Ông ta tỏ ra căng thẳng, thường xuyên nhìn xung quanh. Trong một lần trả lời tờ Tokyo Shimbun của Nhật, đăng tải ngày 13-1, ông Kim Jong-nam đã bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng nắm giữ quyền lực của em trai.

“Không thể không nghi ngờ một người kế vị trẻ tuổi với chừng 2 năm kinh nghiệm có thể tiếp nhận quyền lực tuyệt đối của 37 năm trước đó mà cha tôi để lại. Quá khó khăn để chấp nhận sự kế vị đời thứ ba!” – Kim Jong-nam viết trong email gửi Tokyo Shimbun.

Bằng Vy (Theo Yonhap, Chosun Ilbo, AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hé lộ về báu vật thất lạc của Darwin

Cập nhật 19/01/2012 07:30:00 AM (GMT+7)

Một “kho báu” bị thất lạc hơn 150 năm nay, được cho là manh mối để Charles Darwin và các cộng sự xây dựng nên thuyết tiến hóa, cuối cùng đã được tìm thấy.

Hé lộ bí ẩn về cái chết của Charles Darwin

Tiến sĩ Howard Falcon-Lang, nhà nghiên cứu tiền sử học tại Đại học Hoàng gia Holloway, London cho biết trên Time rằng ông đã vô tình tìm thấy nhiều lát kính đựng những hóa thạch cổ quý giá cất bên trong một chiếc tủ gỗ mọt ruỗng, để ở “góc ẩm thấp”, đầy bụi trong Viện Địa chất học Anh.

Posted Image

Những hóa thạch hiếm có và quý giá bị bỏ quên trong ngăn kéo tủ đầy bụi

Dùng đèn pin rọi vào các ngăn kéo và lôi từng lát kính ra sát tận mắt, ông Falcon- Lang nhìn thấy một trong những hóa thạch loài vật đầu tiên, được dán nhãn “C.Darwin Esq”.

“Phải mất một lúc tôi mới dám tin rằng đây chính là chữ ký của Darwin”, nhà sử học kể lại. “Tim tôi dường như ngừng đập. Hãy xem, mình đã tìm thấy gì đây!”

Tài sản của Hội kín

Posted Image

Nhiều hóa thạch có chữ ký của Darwin

Hóa ra, hóa thạch mà Falcon-Lang tìm thấy thuộc về bộ sưu tập 314 hóa thạch loài mà Darwin và các thành viên khác trong Hội kín, ( trong số này có nhà thực vật học John Hooker – một người bạn rất thân của Darwin và John Henslow, thầy của Darwin tại Đại học Cambridge, người có con gái kết hôn với Hooker) đã sưu tầm được.

“Đây là mẫu vật mà Darwin lấy được từ chuyến viễn chinh nổi tiếng trên con tàu HMS Beagle, một hành trình đã vĩnh viễn thay đổi sự nghiệp của chàng sinh viên trẻ mới tốt nghiệp Đại học Cambridge và đặt nền móng cho những nghiên cứu về tiến hóa sau này của ông”, Falcon-Lang cho hay. Chúng đã mất tích suốt 165 năm nay.

Posted Image

Darwin và các cộng sự, bằng cách nào đó, đã cán mỏng được các hóa thạch quý và dính chúng lên lát kính để có thể xem dưới kính hiển vi.

Chúng giống như những “tác phẩm nghệ thuật kinh điển”, bao gồm cả hóa thạch gỗ và thực vật, được cắt thành những lát cực mỏng và dán chặt lên kinh để sau này có thể quan sát dưới kính hiển vi. Một số lát kính dài khoảng 15cm, Falcon-Lang miêu tả.

Tiền đề cho nghiên cứu mới

Theo Daily Mail, các nhà khoa học Anh đang rất phấn khích với phát hiện này. Với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, họ có thể tìm hiểu thêm nhiều điều từ những hóa thạch quý giá này. “Một trong những hóa thạch quý hiếm nhất” thuộc về bộ sưu tập của Hooker là của prototaxites, một giống nấm có kích cỡ to bằng cây sống cách đây 400 triệu năm.

Posted Image

Vào năm 1846, cái tên Darwin còn chưa mấy nổi tiếng nên có thể bộ sưu tập đã không được lưu tâm đúng mực.

Hooker đã tập hợp nên bộ sưu tập hóa thạch này trong thời gian làm việc ngắn ngủi tại Viện địa chất học Anh vào năm 1846, Đại học Hoàng gia Holloway London tiết lộ. Lý do vì sao bộ sưu tập này bị lãng quên lâu như vậy vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên có lẽ vào năm 1846, cái tên Darwin chưa mấy nổi tiếng nên bộ sưu tập này không nhận được sự quan tâm đúng mức.

Chia sẻ trên Time, Tiến sĩ Falcon-Lang cho biết ông tìm thấy các hóa thạch quý từ tháng 4, nhưng mất nhiều thời gian để định danh các lát kính và chụp ảnh toàn bộ chúng. Những bức ảnh này sẽ được trưng bày rộng rãi trên mạng trong một “triển lãm trực tuyến” diễn ra cuối tuần này.

Trọng Cầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đã khởi động lại cuộc đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên”

Đó là nội dung tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về kết quả cuộc đàm phán của đại diện Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vừa kết thúc ở Washington: 3 bên cho rằng hiện nay đã mở đường nối lại cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Posted Image

Đại diện ngoại giao 3 nước tham gia đàm phán.

Bản thông cáo được công bố ngay sau cuộc họp kết thúc hôm qua giữa đại diện ba nước: trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Châu Á của bộ Ngoại giao Mỹ ông Kurt Campbell, đặc phái viên của tổng thống Hàn Quốc về hạt nhân, ông Lim Sung-Nam, và người đồng nhiệm Nhật Bản, ông Shinsuke Sugiyama.

Đại diện ngoại giao ba nước khẳng định sự trung thành với bản tuyên bố ngày 19/9/2005, trong đó ghi nhận các nguyên tắc chính của chương trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các nhà ngoại giao tham gia cuộc đàm phán đã đạt thỏa thuận về việc tổ chức cuộc gặp ba bên ở cấp bộ trưởng ngoại giao. Các nhà ngoại giao tham gia cuộc đàm phán ở Washington đều sẵn sàng điều phối hoạt động về nội dung Triều Tiên với Nga và Trung Quốc.

Cuộc đàm phán 3 bên được tổ chức đúng một tháng sau cái chết của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.

Cuộc đàm phán 6 bên đã bị gián đoạn vào năm 2009, khi Triều Tiên tuyên bố tẩy chay trình đàm phán để phản đối nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ lên án đợt phóng tên lửa đạn đạo của nước này.

Một tháng sau, Triều Tiên lại tiến hành bắn thử tên lửa thêm một lần nữa. Mỹ và Trung Quốc đã ra sức kéo Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, nhưng hội đàm vẫn chưa được nối lại, do căng thẳng giữa hai miền không ngừng tăng lên, có lúc đến mức nguy hiểm.

Tham gia cuộc đàm phán 6 bên có Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

Theo Nhật Mai (Dân trí / AFP, RIA)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực hư chuyện “thánh vật” mấy chục mạng người ở Hà Nội

(VTC News) - Rất nhiều thanh niên khỏe mạnh, có đức tính tốt, người trụ cột trong gia đình, trai đinh trong các dòng họ bị tử thần tước mất mạng sống.

Mấy năm nay, người dân làng Vân Gia (phường Trung Hưng, TX. Sơn Tây, Hà Nội), sống trong hoang mang cực độ, vì cứ thi thoảng “thần chết” lại hỏi thăm một gia đình, dòng họ nào đó trong làng, cướp đi một vài mạng người. Những người bị tử thần tước đoạt mạng sống đều còn trẻ và chẳng có bệnh tật, ốm đau gì. Những cái chết rất bất ngờ, khó hiểu và bí ẩn.

Tất cả người dân trong xóm đều tin rằng, người dân trong làng đã phá vỡ long mạch, nên phải chịu hậu quả nặng nề: Hàng loạt thanh niên khỏe mạnh, có đức tính tốt, người trụ cột trong gia đình, trai đinh trong các dòng họ bị tước mất mạng sống.

Posted Image

Nghĩa địa làng Vân Gia, nơi chôn cất hàng chục người chết bí ẩn.

Cán bộ thôn xóm, nhà chùa, đại diện người cao tuổi, và toàn thể nhân dân đã nhất trí mời cao tăng đắc đạo đến tận nơi trấn yểm long mạch, rồi người dân đeo bùa chú, dán bùa khắp nơi, những mong tình trạng chết bất đắc kỳ tử sẽ không còn nữa. Thế nhưng, tình trạng chết bất đắc kỳ tử vẫn diễn ra.

VTC News đăng vấn đề này lên, và cùng với các nhà khoa học vào cuộc, tìm ra lời giải, để tránh dư luận hoang mang.

Kỳ 1: Ngôi chùa cổ và đuôi rồng bí ẩn

Một lần, trong bữa nhậu giữa Hà thành, anh bạn ở Sơn Tây kể rằng, quê anh, làng Vân Gia, có một hiện tượng kinh dị: Hàng loạt người chết bất đắc kỳ tử. Nguyên nhân là do động long mạch.

Anh cứ khẳng định chắc nịch rằng, chỉ trong 3 năm, chết 40 đến 50 người gì đó, toàn là thanh niên và người trung tuổi, toàn là đàn ông. Tuyệt nhiên không chết thằng trộm cắp, nghiện ngập, chỉ chết người ngoan hiền, thành đạt, trụ cột của gia đình, dòng họ.

Posted Image

Cổng chính ngôi chùa cổ Viên Quang đang xây dựng dở dang.

Tôi vốn không tin mấy chuyện ma mãnh, nhảm nhí, song với số lượng người chết trẻ nên đến hàng chục như thế, quả thực khiến tôi tò mò, phải thử tìm đến làng Vân Gia xem sao.

Làng Vân Gia vốn thuộc xã Trung Hưng, ven đô, nơi có Đền Và thờ Đức Thánh Tản giữa vườn lim trăm tuổi nổi tiếng. Xã Trung Hưng giờ đã thành phường, nhưng từ trạm xá, UBND và các cơ quan đoàn thể, ngoài cổng vẫn đề là xã. Trông nó giống làng xã hơn là phố thị, vì hầu hết người dân vẫn sống bằng nghề nông.

Làng Vân Gia nằm nữa cánh đồng mấp mô cao thấp. Con đường xuyên qua cánh đồng, qua Đền Và dẫn đến Vân Gia.

Posted Image

Chùa Vân Gia - nơi bắt đầu câu chuyện bí ẩn và kinh hoàng.

Quả thực, khung cảnh vào làng đã tạo cảm giác rờn rợn. Bao quanh làng là những nghĩa địa. Tôi cứ thắc mắc, sao có mỗi cái làng nhỏ xíu, bao quanh bởi những khóm tre rậm rì, mà lắm nghĩa địa đến vậy.

Mồ mả cả cũ và mới ngập kín mấy nghĩa địa, tràn xuống cả giữa ruộng. Ngay đầu bờ, ven mương, cũng có những nấm mồ mọc lên. Nhiều nấm mồ còn khói hương nghi ngút, vòng hoa còn tươi. Xa xa, có mấy nhóm người hí húi đào bới, khăn tang trắng đầu, làm lễ cải táng.

Posted Image

Tượng bồ tát trên ngọn đồi có thế long chầu.

Tôi trò chuyện với người dân quanh xóm, ai ai cũng tỏ vẻ mặt sợ hãi, khi nghĩ đến chuyện hàng loạt người chết bất đắc kỳ tử. Chỉ một tuần nữa, là lại đến ngày 22 âm lịch, ngày mà người dân nơi đây gọi là “ngày đen tối”. Bởi vì, trong ngày đó, rất có thể, sẽ có người trong làng mất mạng.

Những câu chuyện không đầu, không cuối của người dân khiến tôi thấy rối như bè rau muống. Người này kể anh này chết treo cổ trên cửa sổ, người kia lại xen vào kể ông kia chết tai nạn giao thông, người nọ lại kể có anh chết vì ngã khi leo cây cao có 1m…

Mọi người chỉ tôi vào nhà ông Phùng Văn Tuấn, trưởng thôn 8. Làng Gia Vân gồm thôn 5,6,7 và 8, trong đó, thôn 6 và 8 chết nhiều nhất và chính dòng họ nhà ông trưởng thôn 8 gặp tai ương nhiều nhất.

Posted Image

Ông Tuấn đang chỉ đạo cải táng cho một người thân.

Nhà ông Tuấn nằm ngay đầu làng, tường cao, cổng kín. Tôi gọi cửa, không thấy tiếng ai, nên tự kéo khóa đi vào. Gọi mấy câu, thì thấy một người phụ nữ đi ra. Bà giới thiệu là vợ ông Tuấn. Lâu nay bà ốm nặng, mới trở dậy được.

Tôi hỏi chuyện “thánh vật”, bà tỏ ra không vui. Bà bảo, đúng là có chuyện bà ốm nặng, nằm bẹp mấy ngày, nhưng một số người đồn thổi là bà gặp tai họa, khiến bà rất bức xúc.

Bà bảo, đúng là có chuyện rất nhiều người trong họ hàng bà gặp tai họa, các cháu chết trẻ, song bà không muốn kể chuyện tai họa này, vì nó đau lòng lắm. Bà bảo, muốn hỏi gì thì gặp chồng bà. Rồi bà cho số điện thoại để tôi gọi cho ông Tuấn.

Posted Image

Khấn vái xin "thần chết" tha mạng cho gia đình tại chùa Viên Quang.

Tôi giới thiệu là nhà báo, ông Tuấn tỏ ra ngại ngùng. Ông bảo, ông đang bận việc cải táng cho người chết trong họ, chưa về được. Ông yêu cầu tôi ra xã làm việc, xong xuôi thì chiều về gặp ông.

Thế nhưng, đến giờ hẹn, tôi vào nhà ông Tuấn, ông vẫn chưa về. Gọi điện, ông bảo: “Tôi đang chỉ đạo cải táng cho người nhà ở nghĩa địa, tôi nhìn thấy chú đi vào nhà tôi rồi, nhưng tôi không về được, mong chú thông cảm”.

Vợ ông Tuấn bảo: “Chú muốn tìm hiểu gì, cứ ra ngoài chùa, sư thầy và các bà vãi sẽ kể hết, không thiếu chuyện gì. Mọi chuyện, từ nhà tôi, đến làng xã, nhà chùa đều nắm được hết”.

Nghe theo chỉ dẫn của vợ ông Tuấn, tôi vòng vèo đường làng tìm đến chùa Viên Quang. Ngôi chùa u tịch nằm trên một quả đồi thấp. Cổng chính hoành tráng, nhưng đang xây dựng dở dang thì để đó, mốc thếch, gạch ngói xếp chặn.

Tôi vòng ra phía cửa phụ, đi vào lối cổng nhỏ. Bên trong sân chùa, phụ nữ, trẻ em, người già, gồm mấy chục người chuẩn bị lễ, khói hương nghi ngút, lần lượt vào tòa tam thế thắp hương, cúng vái.

Posted Image

Ngày nào cũng có người đến chùa làm lễ xin thánh thần bảo vệ.

Cụ bà Nguyễn Thị Xuân mang dáng vẻ và khuôn mặt phúc hậu ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Bà bảo, sư trụ trì chùa là thầy Thích Minh Tĩnh. Nhưng mấy ngày nay thầy có việc đi xa, để lại chùa cho các vãi trông nom, hương khói.

Chuyện động long mạch, mấy chục mạng người trong làng chết hàng loạt, theo khẳng định của bà Xuân, và tất thảy mọi người có mặt trong chùa hôm tôi tiếp xúc, là có thật. Tất tật mọi người trong làng đều tin như vậy.

Nói rồi, bà Xuân dẫn tôi vòng ra sườn đồi phía Tây chùa Viên Quang. Tại đây, cả một góc đồi đã bị múc đi, vết gầu xúc cào nham nhở, vẫn lộ đất đỏ au.

Bà Xuân khoát tay chỉ một vòng đồi và kể: “Đồi thì rộng, nhưng đất nhà chùa chỉ có hơn một héc-ta. Quanh ven đồi là đất của người dân, nên người ta muốn trồng trọt, xây nhà, hay đào đất bán là việc của người ta, nhà chùa không can thiệp được. Chính vì thế, mới xảy ra đại họa”.

Theo lời bà Xuân, dù ngọn đồi này thấp, song có thế rồng chầu, voi phục. Bên phải chùa là gò Ngọc Nương, có đầm nước chảy thủy tụ minh đường. Bên trái chùa là đuôi rồng, nơi dân làng sinh sống.

Posted Image

Bà Xuân chỉ chỗ người dân đào đất làm đứt long mạch.

Vào năm 2007, người dân phía bên trái chùa tiến hành đào đất bán cho địa phương, khi địa phương tiến hành xây dựng sân vận động ở ngay cánh đồng đối diện chùa.

Để lấp đầy những mảnh ruộng trũng, phải cần tới hàng ngàn xe tải đất đá. Những chiếc máy xúc vươn gầu múc, xe tải ật ưỡng chở đất suốt ngày đêm. Sư thầy Thích Minh Tĩnh nhìn cảnh người ta múc “đuôi rồng” đi, phá vỡ cảnh quan của chùa mà đau lòng lắm, nhưng chẳng biết phải làm thế nào, vì đất đó là của người ta, có sổ đỏ đàng hoàng, người ta thích làm gì thì làm.

Câu chuyện sẽ chẳng có gì nghiêm trọng, nếu không có chuyện, ngay khi chiếc gầu xúc ngừng hoạt động, thì xóm làng không còn bình yên nữa. Rất nhiều người chết bất đắc kỳ tử, đám ma ai oán diễn ra liên tục trong làng, không khí tang tóc đau thương trùm khắp xóm…

Còn tiếp…

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Mỹ không chấp nhận việc độc chiếm Biển Đông'

Thứ sáu, 20/1/2012, 05:58 GMT+7

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain phát biểu tại Hà Nội rằng vì lý do an ninh hàng hải, Mỹ không chấp nhận việc một quốc gia nào độc chiếm Biển Đông, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng hợp tác chiến lược với Việt Nam.

Posted Image

Thượng nghị sĩ John McCain. Ảnh: Phan Lê

Thượng nghị sĩ bang Arizona, John McCain, cùng với nhóm Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman (bang Connecticut), Sheldon Whitehouse (bang Rhode Island) và Kelly Ayotte (bang New Hampshire) tới Việt Nam hôm qua.

Ông McCain cho biết ông và nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ hôm nay đã có những cuộc gặp gỡ và trao đổi hiệu quả với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Nội dung được trao đổi là tình hình quan hệ song phương, và cả các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm như vấn đề Biển Đông.

"Hiện nay, đang có căng thẳng gia tăng với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông và những vấn đề khác, nhưng chúng tôi cho rằng phương pháp tiếp cận đa phương với Trung Quốc, cũng như là việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam sẽ giúp giải quyết những vấn đề này", Thượng nghị sĩ McCain phát biểu mở đầu buổi họp báo.

Thượng nghị sĩ bang Arizona cho biết nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã có những cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về lĩnh vực an ninh hàng hải, cụ thể là về tìm kiếm và cứu nạn. Hai bên đã nói về những cách thức tiếp cận đa phương với những vấn đề như Biển Đông hay vấn đề tự do hàng hải.

"Về hợp tác an ninh, trong Quốc hội Mỹ cũng có một số người muốn có thể bán được những vũ khí có sức tấn công cao cho Việt Nam, để giúp tăng cường an ninh hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc này sẽ chỉ đạt được sau khi những cuộc đối thoại giữa Mỹ và Việt Nam về nhiều vấn đề có được kết quả như mong muốn của cả hai bên", Thượng nghị sĩ Lieberman tiếp lời ông McCain.

Về vấn đề Biển Đông, ông Lieberman cho rằng Việt Nam và Mỹ rõ ràng có những mối quan ngại chung về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. "Đây là điều không chấp nhận được đối với cả Việt Nam và Mỹ", Thượng nghị sĩ Lieberman khẳng định. "Ở một khía cạnh nào đó, chúng tôi là đồng minh của Việt Nam và kể cả Philippines, vì chúng tôi không chấp nhận sự khẳng định chủ quyền của một cường quốc trên Biển Đông".

Theo vị thượng nghị sĩ bang Connecticut, việc khẳng định chủ quyền phải thông qua biện pháp thương lượng hòa bình hoặc thông qua luật pháp quốc tế. "Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi thấy các nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của khối ASEAN", ông Lieberman nói.

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ do ông McCain dẫn đầu đang có chuyến công du châu Á. Trước khi tới Việt Nam, nhóm thượng nghị sĩ này đã tới Philippines. Tại Manila, ông McCain và các thượng nghị sĩ Mỹ đã nhất trí với phía Philippines trong việc tăng cường mối quan hệ quân sự, dù Mỹ chưa có kế hoạch thiết lập bất cứ một căn cứ quân sự nào tại quốc đảo Đông Nam Á. Sau Philippines và Việt Nam, nhóm thượng nghị sĩ Mỹ sẽ tới thăm Myanmar, trong bối cảnh hai nước có những bước đi rõ rệt trong việc bình thường hóa quan hệ.

Thượng nghị sĩ McCain từng là phi công trong chiến tranh Việt Nam và từng có 5 năm ngồi tù tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, sau khi máy bay của ông bị bắn rơi ở hồ Trúc Bạch vào năm 1967. Ông McCain được coi là một anh hùng và là một chính khách nổi tiếng ở Mỹ. Ông là người có nhiều đóng góp cho quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ, cũng như việc phát triển quan hệ giữa hai nước những năm qua.

Phan Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên một số vùng biển của Việt Nam

Thứ Sáu, 20/01/2012 - 12:23

(Dân trí) - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc và phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc.

Ngày 17/01/2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12/01/2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012, theo đó Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16/5/2012 đến 12 giờ ngày 01/8/2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.

Ngày 20/1/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định:

“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc và phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc”.

PV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm Rồng 2012 - Năm vượng cho bất động sản Trung Quốc?

Đối với nam giới tại một đất nước thiếu phụ nữ, anh ta sẽ “có giá” hơn nếu đã sở hữu một ngôi nhà. Tỷ lệ kết hôn tăng cao hơn, nhiều người kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường.

Posted Image

Liệu tình hình thị trường bất động sản Trung Quốc có sáng sủa hơn trong năm Rồng 2012? Khi năm mới đến gần, hàng chục nghìn cặp đôi Trung Quốc chuẩn bị kết hôn, nhiều người kỳ vọng thời kỳ tốt đẹp hơn của thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ đến. Đối với nam giới tại một đất nước thiếu phụ nữ, anh ta sẽ “có giá” hơn nếu anh ta đã sở hữu một ngôi nhà.

Các công ty bất động sản Trung Quốc cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Trong nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản nội địa, chính phủ Trung Quốc đã hạn chế người dân mua nhiều nhà, yêu cầu tỷ lệ chi trả cao hơn với từng căn nhà được mua và hạn chế cơ hội đầu cơ. Chính phủ Trung Quốc còn chặn đường tiếp cận với tín dụng ngân hàng và hạ hạn mức tăng trưởng tín dụng. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đánh thuế bất động sản tại nhiều thành phố như Thượng Hải hay Trùng Khánh trong năm 2011. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn cam kết thực hiện những chính sách trên.

Hàng loạt các biện pháp trên đã “dội gáo nước lạnh” vào thị trường. Tăng trưởng giá bất động sản đã chững lại tính từ đầu năm 2010. Phân tích từ Soufun Holdings, trang web bất động sản lớn nhất tại Trung Quốc, cho thấy trong tháng 12/2011, giá bất động sản tại 60/100 thành phố của Trung Quốc. Giá đất giảm nhanh.

Tính toán của ngân hàng Standard Chartered cho thấy rằng giá bất động sản tại Trung Quốc hiện thấp hơn 30% so với mức đỉnh cuối năm 2010. Ngoài ra các phiên đấu giá đất của chính quyền nhiều tỉnh ở Trung Quốc liên tục thất bại.

Khả năng ngành bất động sản cơ cấu lại rất lớn. Hiện có khoảng 30.000 công ty bất động sản tại Trung Quốc. Rất nhiều trong số công ty trên đều là các công ty địa phương không thể tiếp cận được tín dụng dễ dàng như nhóm công ty lớn có phạm vi hoạt động rộng. Chuyên gia phân tích tại Citibank ước tính khoảng 100 công ty lớn nhất kiểm soát tới 25% thị trường bất động sản, ngoài ra còn 500 công ty khác nắm được khoảng từ 10% đến 15%.

“Kẻ thua cuộc” trong quá trình ngành tái cơ cấu lại chính là nhóm công ty đang vay nợ nhiều. “Người chiến thắng” chính là nhóm công ty bất động sản hoạt động tập trung vào các thị trường tăng trưởng tốt chứ không phải thị trường có quy mô lớn nhất như Thượng Hải hay Bắc Kinh.

Mọi chuyện cũng có thể diễn biến theo hướng khác. Thị trường bên ngoài các thành phố lớn thường dễ chịu đổ vỡ, số người mua thứ cấp ít, hoạt động đầu tư từ nhiều lĩnh vực khác ở Trung Quốc kém. Giá giảm, niềm tin đi xuống, thị trường có thể xuống dốc nghiêm trọng. Những căn nhà tại nhóm thị trường khó khăn dễ bị người mua bỏ qua bởi nguồn cung nhà ở xã hội của chính phủ Trung Quốc quá lớn.

Nói đến việc thị trường Bắc Kinh hồi phục sau thời kỳ thị trường đi xuống vào năm 2008, các chuyên gia phân tích tại Citibank khẳng định các thị trường hàng đầu có mức giá sàn ngay cả trong điều kiện tồi tệ nhất. Như vậy, các công ty như China Resources, Longfor và COLI, hiện đang có vị thế vững chắc tại thành phố lớn sẽ trụ vững hơn sau bão. Điều này đặc biệt đúng khi thị trường chuộng hàng có chất lượng.

Trong bất kỳ thời kỳ suy giảm nào, nhóm công ty quy mô lớn và hoạt động đa dạng, không nợ nần nhiều sẽ vẫn vững nhất. Như vậy, “kẻ chiến thắng” chủ yếu sẽ là công ty nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ. Trong nhóm 20 công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc, tính theo doanh số bằng đồng nhân dân tệ, 10 công ty chịu sự kiểm soát hoàn toàn của nhà nước. Tỷ lệ này sẽ tăng lên.

Đình Hảo

Theo TTVN

Quẻ ngày 29/chạp/ tân mão, giờ mùi, sinh lưu niên.

Bất động sản Trung Quốc sẽ…bất động đậy. các tay đầu cơ nhà nước hay tư nhân sẽ khốn đốn trong những phi vụ hàng lang. Các công ty hàng đầu như sẽ có ít nhất với vào rắc rối lien quan luật phát, dự đoán là công ty Lonfor. các phiên đấu giá đất của chính quyền nhiều tỉnh ở Trung Quốc vẫn tiếp tục thất bại. Sẽ có đấu tranh của người dân liên quan đến đất đai gay bất ổn an sinh xã hội. vài cá nhân nhà nước sẽ bẻ ghế về hưu sớm hay nặng hơn, lien quan đến đất đai.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồng ngự trên các đồ vật cổ

Thứ ba, 24/1/2012, 07:00 GMT+7

Hàng trăm hiện vật cổ có hình tượng rồng ngự trên bùa đeo, cột đá, chân đèn, cánh cửa, đỉnh, lư, võng... được Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012.

> Rồng Việt Nam từ khởi nguồn đến hiện đại/ Tranh rồng mừng xuân

Posted Image

Rồng trang trí trên cột đá triều Lý thành Thăng Long thế kỷ 11-13.

Posted Image

Rồng ngự trên cánh cửa gỗ triều Trần (thế kỷ 13-14), lấy từ chùa Phổ Minh, Tức Mặc (Nam Định).

Posted Image

Hình rồng đắp nổi trên chân đèn gốm Hoa Lam, từ triều Mạc (1580) tại Cẩm Giàng (Hải Dương).

Posted Image

Trên bùa đeo (thế kỷ 2-3 tại Nghi Vệ, Bắc Ninh) là hình các linh vật, trong đó có rồng.

Posted Image

Rồng trang trí trên gạch xây tháp đất nung triều Lý, thế kỷ 11-13.

Posted Image

Rồng trang trí trên kiến trúc triều Lý, Trần, thế kỷ 11-14.

Posted Image

Kiến trúc hình đầu rồng đất nung triều Lý, thế kỷ 11-13.

Posted Image

Và đầu rồng triều Lý - Trần, thế kỷ 11-14.

Posted Image

Rồng trên đố cửa bằng đá triều Lý (1057) tại chùa Phật Tích, Tiên Du (Bắc Ninh).

Posted Image

Chậu vàng trang trí rồng, thời Nguyễn 1802-1945.

Posted Image

Bệ kê chân cột trang trí "Lưỡng long tranh châu" (Cặp rồng chầu ngọc) bằng đá, triều Lý, thế kỷ 11-13.

Posted Image

Rồng trên đỉnh bạc, triều Nguyễn (1802-1945)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Rồng ngự trên chụp tóc Hoàng hậu bằng vàng. (Văn hóa Chămpa thế kỷ 17-18).

Posted Image

Rồng trên bàn đạp yên ngựa bằng đồng, triều Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.

Posted Image

Đầu võng trang trí rồng thú Makara và rắn Naga, văn hóa Chămpa thế kỷ 17-18.

Posted Image

Trên quai võng đồng triều Trần thế kỷ 13-14 (Đông Triều, Quảng Ninh) có chạm nổi hình rồng.

Posted Image

Rồng chầu trên lư hương, triều Nguyễn (1802-1945).

Posted ImagePosted Image

Rồng trên kiến trúc đất nung, triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18.

Posted Image

Lư hương trang trí tứ linh Long - Ly - Quy - Phượng, triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18.

Posted Image

Rồng trên bát gốm hoa lam, triều Lê Sơ, Mạc, thế kỷ 15-16, tại Hội An, (Quảng Nam).

Posted Image

Đỉnh gốm men rạn trang trí rồng và nghê, triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736).

Posted Image

Rồng trang trí trên đỉnh bạc triều Nguyễn, niên hiệu Khải Định năm thứ nhất (1916).

Posted Image

Rồng trên chuông Vân Bản bằng đồng, thế kỷ 13-14 tại Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khánh Huyền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biệt kích Mỹ giải cứu con tin ở Somali

26/01/2012 8:38

(TNO) Hai nhân viên cứu trợ người nước ngoài bị bắt cóc tại Somalia cách đây ba tháng đã được biệt kích Mỹ giải cứu trong hôm 25.1.

Các quan chức Mỹ xác nhận đơn vị biệt kích tinh nhuệ US Navy Seals đã được thả xuống Somalia để tiến hành chiến dịch vốn kết thúc bằng một loạt đọ súng, theo BBC.

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói với hãng ABC News rằng sứ mệnh được phê chuẩn vì tình trạng sức khỏe suy yếu của một trong hai nhân viên cứu trợ.

Hai con tin, gồm một phụ nữ Mỹ và một người đàn ông Đan Mạch, bị bắt cóc vào ngày 25.10 năm ngoái.

Posted Image

Bà Jessica Buchanan và ông Poul Thisted - Ảnh: AFP

Nhân viên 32 tuổi người Mỹ Jessica Buchanan và đồng nghiệp 60 tuổi người Đan Mạch Poul Thisted đã được giải thoát mà không bị thương tích mặc dù 9 kẻ bắt cóc được tường thuật là đã bị tiêu diệt. Không có tường thuật về thương vong bên phía biệt kích Mỹ.

Ngoại trưởng Đan Mạch Villy Soevndal nói với kênh TV2 rằng một trong hai con tin bị bệnh rất nặng và cần phải được chữa trị.

“Sức khỏe của Jessica đang giảm sút. Họ kết luận họ phải ra tay vào lúc này. Tổng thống đã bật đèn xanh”, ông Biden tiết lộ.

Theo BBC, chiến dịch giải cứu hôm 25.1 là hoạt động đáng chú ý nhất của Mỹ tại Somalia kể từ khi rút quân khỏi nước này vào năm 1994.

Một quan chức Lầu Năm Góc xác nhận với BBC rằng đơn vị tham gia giải cứu là đội biệt kích ưu tú Seal Team 6 từng tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5 năm ngoái.

Các quan chức Mỹ cho biết những kẻ bắt cóc là các tên tội phạm thay vì nhóm Hồi giáo al-Shabab.

Hiện có hơn 150 người vẫn còn bị cầm giữ tại Somalia, chủ yếu là thủy thủ từ những con tàu bị cướp biển bắt cóc để đòi tiền chuộc.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ - Australia - Ấn Độ bắt tay chống Trung Quốc BAODATVIET

Cập nhật lúc :6:58 AM, 26/01/2012

Mỹ và Australia đang hướng tới Ấn Độ nhằm tìm kiếm đồng minh, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ấn Độ khó 'kết đôi' với Mỹ vì bị 'người nhà' phản đối

Mới đây, Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd tuyên bố rằng, Mỹ, Australia và Ấn Độ đang hình thành một liên minh chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dù không nói ra, nhưng ai cũng hiểu rằng, việc thành lập liên minh này là nhằm “bó chặt” Trung Quốc với vị thế và ảnh hưởng ngày càng tăng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, quân sự, ngoại giao.

Tam giác Mỹ - Australia - Ấn Độ

Một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất cho hợp tác ba bên là tăng cường an ninh hàng hải và duy trì tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 2/3 lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ phải trung chuyển qua Ấn Độ Dương. Phần lớn tài nguyên xuất khẩu của Australia được trung chuyển qua khu vực biển Đông Á để sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Giới phân tích nhận định, tam giác chiến lược Mỹ - Australia - Ấn Độ là mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc. Mỗi cạnh tam giác đều đi vào quỹ đạo phát triển, trong đó mạnh nhất là cạnh Mỹ - Australia. Washington và Canberra đẩy mạnh quan hệ liên minh an ninh chặt chẽ, tổ chức nhiều hoạt động diễn tập quân sự chung với sự tham gia của nhiều lực lượng, cùng phát triển các hệ thống vũ khí và hoạch định chiến lược chung.

Posted Image

Giới phân tích nhận định, tam giác chiến lược Mỹ - Australia - Ấn Độ là mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc. Ảnh: facenfacts.

Mới đây, tại Canberra, Barack Obama làm sống lại Hiệp ước ANZUS giữa Australia-New Zealand - Mỹ, ký năm 1951 tại San Francisco với tuyên bố Mỹ sẽ triển khai 2.500 quân đến đóng tại Darwin, một thành phố ở cực bắc Australia. Kế hoạch này phối hợp với việc chuyển quân Mỹ tại Okinawa tới Guam và Australia nhằm mở rộng lực lượng hải quân Mỹ để không tập trung quá đông tại một điểm dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của quân lực Trung Quốc trong trường hợp nổ ra chiến sự.

Với cạnh Mỹ - Ấn, năm 2005, hai nước ký một thuận 10 năm về khung hợp tác quân sự. Hiện nay, Ấn Độ tổ chức diễn tập quân sự chung với Mỹ nhiều hơn với bất kỳ quốc gia nào khác. Về cạnh Ấn Độ - Australia, hai bên thống nhất đưa ra tuyên bố chung về hợp tác an ninh năm 2009 và thực hiện các cuộc hội đàm song phương giữa các tư lệnh quân chủng và cố vấn an ninh.

Động thái của Trung Quốc

Về phần mình, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng có một loạt động thái khiến nhiều Mỹ và nhiều quốc gia khác quan ngại. Trong số ra ngày 12/12, tờ Thời báo Ấn Độ cho biết, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài trên quần đảo Seychelles thuộc Ấn Độ Dương nhằm tìm kiếm nguồn cung ứng và hỗ trợ cho hải quân nước này.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hạm đội hải quân nước này có thể tìm kiếm nguồn “cung ứng và tiếp sức” tại các cảng biển ở quần đảo Seychelles hoặc các nước khác trong khi thực hiện sứ mệnh nhiệm vụ hộ tống.

Hiện Trung Quốc nhận được giấy phép của Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) thuộc Liên Hiệp Quốc giành quyền khai thác quặng polymetallic sulphide trong vòng 15 năm tới tại khu vực rộng 10.000km2 ở Tây Nam Ấn Độ Dương. Trong một diễn biến có liên quan, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được nâng cấp từ tàu sân bay “Varyag” của Liên Xô cũ, hoàn tất thành công quá trình chạy thử nghiệm lần thứ hai sau đợt chạy thử nghiệm lần thứ nhất hồi tháng Tám. Ngày 11/12, tàu sân bay này đã trở về cảng Đại Liên sau chuyến đi biển 12 ngày.

Liên minh có thành hiện thực

Báo Hindustan Times dẫn các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho hay, New Dehli tỏ ra khá “lạnh nhạt” với đề nghị thành lập liên minh tay ba của Australia. Giới phân tích nhận định, chắc chắn sẽ có bước tiến sau chuyến thăm Ấn Độ vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Smith nhưng con đường tiến tới một liên minh tay ba vẫn còn khá xa vời và nhân tố chính khiến Ấn Độ quan ngại chính là Trung Quốc.

Về phần mình, Bắc Kinh cảnh báo Washington và Canberra rằng, những đề xuất tương tự “phá hoại sự tin cậy lẫn nhau và thổi phồng sự đối đầu y như dưới thời chiến tranh Lạnh”.

Thế Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân Hồng Kông phản ứng giáo sư đại lục

Thanh Niên Online

27/01/2012 0:14

Ngày 26.1, nhiều người ở Hồng Kông kêu gọi gom tiền để đăng quảng cáo gọi người Trung Quốc đại lục là “châu chấu” trên trang bìa các báo.

Hành động này nhằm trả đũa những lời lẽ sỉ nhục của một giáo sư ở đại lục, theo báo South China Morning Post của Hồng Kông. Trước đó, trong một chương trình truyền hình, Giáo sư Khổng Khánh Đông thuộc Đại học Bắc Kinh gọi người Hồng Kông là “chó” và “con hoang”. “Những người này từng làm chó cho thực dân Anh và đến giờ vẫn không phải người”, ông Khổng tuyên bố. Giáo sư này thốt ra những lời lăng mạ trên sau khi một đoạn băng được tung lên mạng chiếu cảnh gây gổ giữa người từ đại lục với dân Hồng Kông trên tàu điện ngầm.

Theo AFP, một bộ phận dân cư ở Hồng Kông gần đây tỏ ra không hài lòng với việc người từ đại lục đến ngày càng nhiều, cho rằng những người này cư xử thô lỗ và ảnh hưởng đời sống địa phương. Ngược lại, nhiều người đại lục chỉ trích dân Hồng Kông phân biệt đối xử và không chịu nói tiếng phổ thông. AFP dẫn kết quả khảo sát mới nhất cho hay ngày càng có nhiều người xem mình là người Hồng Kông chứ không phải người Trung Quốc.

Minh Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nông nghiệp Việt được đề cao tại Diễn đàn Davos

Ngày 29/1, tại phiên họp chuyên đề bàn về việc triển khai thực hiện “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 42 ở Davos, gọi tắt là Diễn đàn Davos 2012 (WEF-42), Việt Nam đã được nêu lên như một điển hình xuất sắc cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển.

Tham dự phiên họp có hơn 100 đại biểu; trong đó có nhiều nguyên thủ và quan chức cao cấp các nước cùng 50 lãnh đạo các công ty, tập đoàn đa quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát dẫn đầu.

Phát biểu tại phiên hợp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã giới thiệu hoạt động của 5 nhóm công tác (gồm nhóm chè, càphê, rau quả, thủy sản và nhóm ngành hàng chung) cùng kinh nghiệm triển khai của Việt Nam. Việc triển khai hiệu quả các nhóm công tác này đã mang lại kết quả đáng khích lệ như cho đến nay, 10.000 tấn chè Phú Thọ đã được tiêu thụ theo tiêu chuẩn “Rừng mưa,” một tiêu chuẩn bắt buộc đối với chè xuất khẩu trong hệ thống của Tập đoàn Unilever.....

Bộ trưởng nêu rõ tất cả các nhóm công tác đều cố gắng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông sản và tái cơ cấu nền kinh tế, những nỗ lực của các nhóm công tác đã đi theo đúng hướng nâng cao giá trị nhằm đạt mục tiêu chung là tăng thu nhập cho nông dân và phát triển vững bền với môi trường.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nêu bật định hướng các công tác chính sẽ bắt đầu trong năm 2012 là đẩy mạnh hoạt động của 5 nhóm ngành hàng và nhóm tín dụng nông thôn mới hình thành, đưa thêm các hoạt dộng nhằm bảo vệ môi trường theo hướng tăng trưởng Xanh vào hoạt động các nhóm. Bắt đầu nghiên cứu và áp dụng các giải pháp để nhân rộng các hoạt động mô hình lên cho toàn ngành hàng và xây dựng chính sách, cơ chế để thể chế hóa các sáng kiến này trên quy mô vùng và quốc gia.

Ông Cao Đức Phát còn kêu gọi sự tham gia tích cực và chủ động hơn nữa của giới doanh nhân vào các hoạt động đầu tư, tư vấn kỹ thuật, góp ý xây dựng chính sách, tạo điều kiện tốt hơn nữa để nông dân tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động sản xuất và phát triển và có sự hỗ trợ hiệu quả từ nhà nước, doanh nghiệp và nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp. Những đề nghị này đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ các đại biểu tham dự phiên họp.

Việt Nam chính thức tham gia sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” từ năm 2010. Đây là sáng kiến của Diễn đàn Kinh tế thế giới nhằm tăng sản lượng nông nghiệp lên 20% trong khi giảm 20% tỷ lệ đói nghèo và giảm 20% mức phát thải cácbon trong 10 năm.

Ngoài Tanzania còn có Indonesia và Mexico tham gia vào sáng kiến này và 2 nước nữa bắt đầu triển khai là Ấn Độ và Nigeria. Từ 16 tập đoàn đa quốc gia ban đầu đến nay đã có 26 tập đoàn đa quốc gia tham gia sáng kiến này.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chế tạo tên lửa đánh chặn siêu thanh

Hải quân hoàng gia Anh vừa công bố kế hoạch chế tạo loại tên lửa đánh chặn bay nhanh hơn âm thanh tới ba lần.

Posted Image

Hình minh họa một tàu chiến bắn tên lửa siêu thanh Sea Ceptor. Ảnh: PA.

Mirror đưa tin hải quân hoàng gia Anh đã giao 760 triệu USD cho công ty chế tạo tên lửa MBDA để chế tạo một loại tên lửa siêu thanh có tên Sea Ceptor. Theo yêu cầu của hải quân Anh, MBDA sẽ chế tạo những tên lửa bay với tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh sau khi được phóng từ tàu. Chúng có thể bảo vệ một khu vực có diện tích chừng 1.500 km2 trên biển hoặc đất liền.

Sea Ceptor sẽ giúp hải quân Anh ngăn chặn tên lửa của đối phương và những mục tiêu di động khác. Nó cũng có thể đối phó nhiều mục tiêu cùng lúc.

“Sự ra đời của loại tên lửa mới là một cú hích đối với ngành công nghiệp tên lửa của Anh. Nó cho thấy cam kết của chúng tôi về việc cung cấp công nghệ ưu việt cho quân đội”, ông Peter Luff, quan chức phụ trách thiết bị quân sự của Bộ Quốc phòng Anh, phát biểu.

Với khả năng bay hơn 3.686 km/h, tên lửa Sea Ceptor di chuyển nhanh hơn cả phản lực cơ chiến đấu Typhoon (tốc độ bay 2.480 km/h), một quan chức quốc phòng khác của Anh so sánh.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Hoa Đông căng thẳng

Thứ Ba, 31/01/2012, 06:54 (GMT+7)

TT - Đến cuối tháng 3-2012, Nhật Bản sẽ hoàn tất việc đặt tên 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên biển Hoa Đông nhằm thành lập khu đặc quyền kinh tế (EEZ). Trung Quốc và Đài Loan lập tức phản ứng.

Posted Image

Tàu tuần tra có máy bay của Trung Quốc sẽ đến biển Hoa Đông trong những ngày tới - Ảnh: ifeng.com

Nhật báo Mainichi dẫn lời chánh văn phòng nội các Nhật Osamu Fujimura ngày 16-1 tuyên bố: “Ưu tiên của Chính phủ Nhật đầu năm 2012 là đặt tên các hòn đảo để định hình khu vực EEZ của Nhật”. Số đảo này nằm gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Trong đó có bảy đảo nhỏ thuộc quần đảo này.

Tháng 5-2011, Tokyo cũng đã đặt tên cho 10 trong 49 hòn đảo chưa có tên trên biển Hoa Đông. Văn phòng nội các Nhật đang phối hợp với các cơ quan chức năng trực thuộc và chính quyền các địa phương để quyết định tên đầy đủ cho 39 đảo còn lại.

Quần đảo Senkaku nằm cách đảo Ishigakijima, tỉnh Okinawa của Nhật Bản 150km về phía đông bắc và cách Đài Loan 185,2km. Nhật đang kiểm soát Senkaku, song Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, bởi xung quanh quần đảo này là những ngư trường dồi dào và những mỏ khí thiên nhiên đầy hứa hẹn.

Trung Quốc mở rộng tuần tra

Bắc Kinh đã phản ứng bằng hành động. Tân Hoa xã cho biết Cơ quan Quản lý an toàn hàng hải Thượng Hải đã lên kế hoạch mở rộng tuần tra đến quần đảo Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Xuân Hiếu (Nhật gọi là Shirakaba). Bắc Kinh sẽ đưa tàu tuần tra có máy bay đến khu vực này trong những ngày tới. “Chúng tôi sẽ mở rộng tuần tra toàn bộ khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông”- Cơ quan Quản lý an toàn hàng hải Thượng Hải tuyên bố.

Nhật Báo Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân khẳng định “quần đảo Điếu Ngư có chủ quyền không thể tranh cãi thuộc về Trung Quốc từ thời cổ xưa”, và tuyên bố việc đặt tên 39 đảo của Nhật một lần nữa làm dấy lên những bất đồng căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Nhân Dân Nhật Báo ngay sau đó cũng đăng xã luận chỉ trích việc Nhật đặt tên cho các đảo xa là một hành động phá hoại lợi ích chính của Trung Quốc. Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong ghi nhận đây là lần đầu tiên Bắc Kinh mô tả quần đảo Senkaku là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Ngay sau tuyên bố của Chính phủ Nhật, các nhà hoạt động Trung Quốc đã lên tàu từ Hong Kong để đến đảo Điếu Ngư. Song, như báo Japan Times cho biết, chính quyền đặc khu Hong Kong đã kịp thời ngăn chặn số tàu này ra khơi. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã phản ứng dữ dội khi bốn thành viên của hội đồng thành phố Ishigaki (Nhật) đáp máy bay thăm một trong các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư ngày 3-1.

Mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã căng thẳng nhiều năm do những tranh chấp về các đảo ở quần đảo Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Shirakaba/Xuân Hiếu. Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu khoan thăm dò trong khu vực này khiến Nhật phản ứng dữ dội. Năm 2008, Bắc Kinh và Tokyo đã nhất trí cùng hợp tác thăm dò, song Nhật vẫn nghi ngờ Trung Quốc đang tự ý thăm dò khai thác ở mỏ khí này.

Đài Loan cũng lên tiếng

Ngay sau khi có thông tin Nhật đặt tên cho 39 đảo trên biển Hoa Đông, Cơ quan ngoại giao Đài Loan (MOFA) cho biết các quan chức cấp cao đại diện cho lãnh thổ này đã đến trụ sở Hiệp hội trao đổi Nhật Bản (JIA) ở Tokyo để gửi công hàm phản đối chính thức cho Chính phủ Nhật.

“Chúng tôi đề nghị Nhật kiềm chế đưa ra những hành động tương tự nhằm tránh bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào cho mối quan hệ Đài Loan- Nhật Bản. JIA hoàn toàn nắm bắt quan điểm của chúng tôi và sẽ thông báo cho chính quyền của họ những mối quan tâm của chúng tôi” - người phát ngôn của MOFA James Chang nói.

Ông James Chang khẳng định quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Đài Loan, các hòn đảo nhỏ là một phần lãnh thổ của thị trấn Đầu Thành, huyện Nghi Lan. Đài Loan phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quần đảo này.

Chính quyền Đài Loan tuyên bố sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề theo nguyên tắc sẵn sàng để qua một bên những tranh chấp để “có thể cùng hợp tác” và “đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực”.

MỸ LOAN

============================

Híc!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện văn bản phong "Soái đội Hoàng Sa"

Một sắc phong cổ phong “Soái đội Hoàng Sa” cho một người Quảng Nam vừa được phát hiện tại nhà thờ tộc Lê ở xã biển Tam Thanh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam...

Theo sắc phong được lưu giữ tại nhà thờ tộc Lê ở xã biển Tam Thanh (TP. Tam Kỳ) cho biết đây là một trong “Soái đội Hoàng Sa” đầu tiên được phát hiện tại Quảng Nam.

Theo bản dịch mới đây của Thích Chánh Huệ trụ trì chùa Kỳ Viên (Tam Kỳ) và những người am hiểu chữ Hán tại địa phương vừa mới công bố cho biết: bản sắc phong cổ được lưu giữ tại nhà thờ tộc Lê ở xã biển Tam Thanh (TP. Tam Kỳ) khẳng định: vào năm Minh Mạng thứ 18 (Mậu Tuất 1838), Tuần phủ Nam Nghĩa chỉ dụ: Trong đội thủy vệ Quảng Nam số 10 có đội binh Lê Văn Ước “đầu quân lâu năm, công vụ cần mẫn nên đề bạt làm quyền Đội trưởng Đội tả thủy vệ Quảng Nam số 1, giao bằng cấp Soái đội, tùy cai quản”.

Như vậy, ông Lê Văn Ước, người con của tộc Lê quê ở phường Hạ, xã Hòa Thanh, tổng An Hòa, huyện Hà Đông cũ (nay là thôn Hạ Thanh, xã Tam Thanh) được phong giữ chức Đội trưởng Đội tả thủy vệ cai quản Hoàng Sa.

Đây là văn bản chữ Hán cổ nhất được lưu giữ tại phổ ý tộc Lê phái nhất vừa được phát hiện.

Posted Image

Văn bản cổ vừa được phát hiện khẳng định người Quảng Nam cũng từng tham gia bảo vệ đảo Hoàng Sa cách đây hơn 300 năm (Ảnh: V.Trường)

Cùng với chỉ dụ của quan Tuần phủ Nam Nghĩa (đứng đầu 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi) cử ông Lê Văn Ước làm Đội trưởng Đội tả thủy vệ. Phổ ý phái nhất tộc Lê còn lưu một chỉ dụ nữa của quan Tri phủ huyện Hà Đông.

Chỉ dụ này căn cứ lệnh cấp trên đã phê giấy chứng nhận giao Đội trưởng Đội tả thủy vệ Lê Văn Ước tuyển mộ thủy quân lấy vải đỏ may cờ nhỏ, trên đó viết dòng chữ “Hà Đông Tiên Giang Đoàn Dân Dũng”.

Như vậy, có thể khẳng định dưới triều Nguyễn, tại Quảng Nam đã hình thành lực lượng thủy binh để bảo vệ bờ cõi trên biển và đã từng có những người con Quảng Nam cùng Quảng Ngãi ra bảo vệ Hoàng Sa.

Theo nhiều bậc cao niên am hiểu chữ nho cho biết: công việc thủy vệ lúc bấy giờ chủ yếu đi cai quản các đảo ở Hoàng Sa. Lính thủy binh xa nhà có khi hàng năm trời nên những người tham gia đội thủy binh đều có tinh thần dũng cảm, tự nguyện cao mới được tuyển chọn.

Trong một văn bản cổ khác cũng được lưu giữ tại nhà thờ tộc Lê này cho biết: trong chiếu dụ của quan tri phủ huyện Hà Đông (viết năm Tự Đức thứ 11, năm 1859) về việc mộ thủy binh như sau: Dưới đội thì đội trưởng có quyền mộ binh trong thôn xã để thành lập.

Dưới hạt là các thôn, xã, tùy thực tế mỗi nơi châm chước mà quy định tuyển 50, 60 hoặc trên 40 người làm tiểu đoàn; mỗi tiểu đoàn bố trí một đoàn trưởng, lựa chọn thế nào có thể thu phục được họ.

Quy thúc 5 tiểu đoàn có tên theo thứ tự sẽ thành 1 đại đoàn… Phân tác khí giới tùy theo trong dân, có kiếm sắt hoặc dao rựa thì sửa đổi để dùng đều có thể được. Bình thường lực lượng này là tự vệ hương thôn, ngày tập luyện võ nghệ, đêm thì tuần phòng nhưng nếu có công văn lúc cần lập tức xuất binh.

Với phát hiện này đã khẳng định những người con Quảng Nam cách đây hơn 300 năm đã từng tham gia đội Hùng binh Hoàng Sa, tham gia bảo vệ chủ quyền bờ cõi của tổ quốc.

Vũ Trung - Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản phát hiện Trung Quốc khai thác khí đốt ở biển tranh chấp

Thứ Tư, 01/02/2012 - 07:27

(Dân trí) - Đã phát hiện có lửa phun lên từ một giàn khoan trên một mỏ khí đốt trong vùng biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản và Trung Quốc đang bàn về việc hợp tác khai thác - tin tức từ Tokyo hôm qua cho biết.

Posted Image

Một giàn khoan dầu trên biển.

Kênh thông tin NHK của Nhật Bản đưa tin từ hôm 28/1, kênh này đã ghi lại được hình ảnh từ trên không nhìn xuống mỏ khí đốt Kashi (theo cách gọi của Nhật Bản), hay Thiên Ngoại Thiên (theo cách gọi của Trung Quốc).

Mỏ này nằm gần đường phân chia hai vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong đoạn băng quay được, có thể nhìn thấy có người làm việc trên giàn khoan của Trung Quốc - tin cho biết.

Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí với nhau hồi tháng 6/2008 là sẽ khởi sự thảo luận về việc cùng hợp tác khai thác khu vực này.

Tuy nhiên, vào tháng 1/2009, vùng nước xung quanh mỏ khí đốt đổi sang màu nâu, cho thấy là Trung Quốc đã tiến hành khai thác bên phần thuộc Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gửi kháng nghị tới chính phủ Trung Quốc, nói rằng việc đơn phương khai thác của Trung Quốc là không thể chấp nhận được vì hai nước vẫn chưa nhất trí được về ranh giới trên biển.

Trung Quốc phản ứng rằng họ chỉ thực hiện quyền khai thác vốn dĩ thuộc về họ.

Nhật Mai

Theo NHK World

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay