Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (20/07/2011)

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Posted Image

Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng:

Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý;

Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự.

Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.

Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó.

Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Posted Image

Bức Công hàm 1958

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

(1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;

(2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;

(3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;

(4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

Nhóm PV Biển Đông

http://daidoanket.vn...t=34740&Style=1

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan ngại về tàu lặn Giao Long

19/07/2011 23:01

Báo giới Nhật Bản vừa lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc triển khai tàu lặn Giao Long xuống đáy Thái Bình Dương.

Theo tờ China Daily, ngày 17.7, Giao Long, tàu lặn đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo, đã đến địa điểm định trước ở Thái Bình Dương, tiến hành lặn xuống độ sâu 5.000m. Nếu thành công, tàu này sẽ tiếp tục lặn thử ở độ sâu 7.000m vào năm 2012. Truyền thông Trung Quốc không nói rõ vị trí lặn của tàu nhưng theo Tân Hoa xã trước đây thì khu vực thăm dò lần này là ở biển Đông.

Các hoạt động của tàu Giao Long làm dấy lên không ít quan ngại trong bối cảnh Trung Quốc đang có các hành động gây căng thẳng trong khu vực.

Posted Image

Tàu Giao Long trong một lần lặn thử nghiệm - Ảnh: CRI

Không đơn thuần nghiên cứu

Công khai căn cứ máy bay J-10

Theo Yonhap ngày 19.7, trong chuyến thăm Trung Quốc tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin đi thăm một cơ sở đồn trú của máy bay chiến đấu Thành Đô J-10. Tại căn cứ ở Thường Châu, tỉnh Giang Tô, ông Kim đã được quan sát J-10 cất cánh và hạ cánh. Khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói với người đồng nhiệm rằng trước đây Trung Quốc chưa bao giờ công khai với nước ngoài về các căn cứ của máy bay J-10.

Nhận xét với giới phóng viên, Bộ trưởng Kim mô tả J-10 khá giống máy bay tác chiến F-16 của Mỹ. Theo trang tin AIN Online, Trung Quốc vừa ký hợp đồng thứ năm với Công ty Rosoboronexport của Nga mua thêm 123 động cơ cho máy bay J-10 trị giá 500 triệu USD và hàng sẽ được giao xong vào năm 2013.

Minh Trí

Chính quyền Trung Quốc xác nhận một trong những mục đích chính của tàu Giao Long là tìm vị trí tốt nhất để thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú dưới đáy đại dương. Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng là “cơn khát” tài nguyên đang cồn cào ở nước này, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nguyên, nhiên liệu. Tờ Japan Times (Nhật) dẫn lời một số nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc có mục đích chiếm nguồn tài nguyên ở vùng biển nước này tự nhận là của mình và cả vùng biển quốc tế. Ông Kim Kiện Tài - Tổng thư ký Hội Nghiên cứu và khai thác tài nguyên khoáng sản đại dương (COMRA) từng xác nhận một trong những nhiệm vụ của Giao Long là tìm kiếm và chuẩn bị dữ liệu để hội này trình lên Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA). Từ đây đến ngày 22.7, ISA sẽ xem xét đơn xin thăm dò khoáng sản biển ở vùng đáy đại dương quốc tế của Trung Quốc. Giao Long có trách nhiệm chụp ảnh, quay phim và thăm dò điều kiện địa hình, địa chất dưới đáy biển cho COMRA.

Đáng lo ngại hơn cả là có thể tàu Giao Long sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự và tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc. Japan Times dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng tàu Giao Long có thể giúp vẽ chính xác bản đồ dưới đáy biển, tăng cường năng lực hoạt động cho tàu ngầm của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn có thể được dùng trong việc thâm nhập vào cáp thông tin ngầm của các nước khác để chặn các bí mật ngoại giao và thương mại.

Chưa hết, Bắc Kinh bị cho là tăng cường sử dụng kỹ thuật tiên tiến dưới biển sâu để nhằm tăng tác động trong các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Thái Bình Dương, nhất là ở biển Đông. Điều này đã được minh chứng rõ nhất qua hành động cắm quốc kỳ Trung Quốc dưới đáy biển Đông trong một lần lặn của tàu Giao Long vào năm 2010.

Chân dung Giao Long

Giao Long là tàu lặn có người lái do Cục Hàng hải Trung Quốc bắt đầu chế tạo từ năm 2002 và hoàn thành sau 6 năm theo Kế hoạch phát triển nghiên cứu kỹ thuật cao quốc gia. Tàu dài 8,2m, rộng 3m, cao 3,4m, nặng 22 tấn, có thể chở nặng được 220 kg (chưa bao gồm trọng lượng của thủy thủ đoàn 3 người), thời gian lặn tối đa 12 tiếng, có lớp vỏ bọc bằng titanium. Giao Long được trang bị nhiều công nghệ hiện đại như hệ thống thông tin liên lạc dưới nước sâu, hệ thống kiểm soát... Về lý thuyết, tàu có thể lặn ở độ sâu nhất là 7.000m và đã thực hiện 17 lần lặn trong tháng 5 và tháng 6.2010. Giao Long từng lặn thành công ở độ sâu 3.000m tại biển Đông vào ngày 26.8.2010.

Hiện tàu Shinkai (Nhật) đứng đầu danh sách những tàu lặn sâu nhất trên thế giới, với độ sâu được chứng thực là 6.500m. Những nước khác có tàu lặn sâu hơn 3.500m là Mỹ, Pháp và Nga.

Nguyễn Lệ Chi

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ 'nổi đóa' với chuyện nghị sĩ Philippines thăm Trường Sa Cập nhật lúc 20/07/2011 09:05:20 AM (GMT+7)

Hôm nay, 5 nghị sĩ Philippines dự kiến sẽ tới thăm quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Trung Quốc nói kế hoạch này có thể làm tổn hại tới quan hệ song phương.

Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông và được cho là khá giàu tài nguyên dầu khí.

Hiện 5 thành viên quốc hội Philippines đang thăm đảo Pagasa. Theo một trong số nhóm này, Walden Bello, đây là chuyến thăm riêng để gặp gỡ người dân và binh lính đóng ở khu vực, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với tuyên bố chủ quyền của Philippines.

Posted Image

Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông và được cho là khá giàu tài nguyên dầu khí. Ảnh: MT

Tuy nhiên, đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines đã cảnh báo, chuyến thăm “không có mục đích nhưng lại làm xói mòn hòa bình và ổn định trong khu vực, phá hoại quan hệ Trung Quốc - Philippines".

Về phần mình, ông Bello khẳng định: "Không có lý do gì khiến sứ quán Trung Quốc phải lo lắng, họ dường như phản ứng quá mức về một sứ mệnh rất nhỏ, mang tính hòa bình. Chúng tôi có các quyền như mọi công dân Philippines khác khi tới thăm lãnh thổ của Philippines".

Căng thẳng Biển Đông từ vài tháng này gia tăng sau khi cả Philippines và Việt Nam đều chỉ trích những hành động gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển mà hai nước tuyên bố chủ quyền. Diễn đàn khu vực ở Bali vào thứ bảy này sẽ bàn về các vấn đề an ninh, có sự tham gia của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác.

Chính phủ hỗ trợ dân giữ đảo

Với những người dân Philippines sống ở những vùng xa xôi ở Biển Đông, cuộc sống mỗi ngày là sự vật lộn với sự cô độc. Liên lạc với thế giới bên ngoài rất hạn chế. "Mọi người ở đây chơi bi a, chơi bóng bàn. Chúng tôi không có chợ, không có khu mua sắm”, Eugenio Bito-onon, 55 tuổi, thị trưởng thị trấn Kalayaan nói.

Bito-onon, người ban đầu tới Kalayaan năm 1997 để làm việc như một nhà quy hoạch thị trấn, nói người dân ở đây được chính phủ khuyến khích giữ đảo bằng cách tạo việc làm, cấp nhà ở cũng như cung cấp miễn phí những nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, mì, thức ăn đóng hộp. Cá cũng khá phong phú và các giếng nước đủ cung cấp nước ngọt cho cư dân. Tuy nhiên, các tiện nghi khác khá thiếu thốn như trường học, trạm y tế…

Một công nhân xây dựng tên là Nonelon Balbontin, 34 tuổi thì nói, cuộc sống ở đây tốt hơn ở Thủ đô Manila ồn ào, đông đúc nơi anh từng sống. "Nơi đây rất đẹp, khí hậu tốt, tôi có việc làm, chúng tôi không có vấn đề gì, không ốm đau, thức ăn miễn phí, do chính phủ chi trả”, anh nói.

Thái An (theo BBC, Inquirer)

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/31276/tq--noi-doa--voi-chuyen-nghi-si-philippines-tham-truong-sa.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc

(Dân trí) - Mỹ đã hoan nghênh dự thảo Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà các quan chức cấp cao Trung Quốc và ASEAN đạt được tại Indonesia ngay trước cuộc họp ngoại trưởng hai bên vào hôm nay.

Vấn đề Biển Đông trong 2 cuộc họp ở Bali

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Kurt Campbell.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Bali (Indonesia), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell khẳng định Washington hoan nghênh và ủng hộ tiến trình thực thi DOC.

Hôm qua, 9 năm sau ngày ký DOC, các quan chức cao cấp của ASEAN và Trung Quốc đã đạt được đồng thuận về bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung này.

DOC đã được thai nghén và thông qua ở cấp chuyên viên từ những năm 1990. Cho đến năm 2002, Trung Quốc và ASEAN mới chính thức ký kết văn bản này. Do vậy, việc đạt được bản hướng dẫn thực thi DOC cũng một bước tiến.

Thoả thuận trên sẽ được đệ trình lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, họp vào hôm nay, 21/07, ở Bali và đây là một tài liệu quan trọng về sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Mục tiêu cuối cùng của ASEAN và Trung Quốc là tiến tới một bộ luật ứng xử của các bên tại Biển Đông, mang tính ràng buộc, nhưng các nhà phân tích cho rằng con đường tiến tới bộ luật này còn xa vời.

Trong khi đó, giới ngoại giao nhận định đây chỉ là một thỏa thuận ở mức tối thiểu. Một trong những điểm bất đồng vẫn tồn tại là việc phân định khu vực tranh chấp chủ quyền giữa các nước liên quan.

Một ngày trước đó, đại diện chính quyền Philippines cho biết là nước này vẫn muốn đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa ra trước Tòa án LHQ về Luật Biển, cho dù Trung Quốc đã bác bỏ việc này.

Việt Hà

Theo Reuters, AFP

========================================

Bởi vậy, năm nay tôi tin rằng khó uýnh nhau ở biển Đông lắm. Nhưng cứ phải mạnh mẽ lên. Nếu không thì cứ bị " sờ mũi làm bố, sờ tai làm cụ, túm tóc làm ông " thì mệt lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiếu tướng, cựu Đại sứ VN ở TQ:

"Bằng chứng của TQ là hàng giả!"

Thứ ba, 14 Tháng 6 2011 06:47

(GDVN) - Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã bước sang tuổi 95 nhưng vẫn vô cùng mẫn tiệp. Là người có thâm niên 13 năm làm Ðại Sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc ở thời điểm nhạy cảm nhất (1974-1989), tướng Vĩnh có những đánh giá rất sâu sắc về hành động và ý đồ ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.

Tin liên quan:

TQ không hề có thư tịch gì về Trường Sa, Hoàng Sa

PV: Ông có bất ngờ về sự việc tàu Trung Quốc liên tục cắt cáp tàu Việt

Nam?

Posted Image

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi không bất ngờ.

PV: Là người sống và làm việc 13 năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ đặc mệnh toàn quốc Việt Nam, có bao giờ ông được chính phủ Trung Quốc trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Chưa lần nào! Tôi sống tại Trung Quốc nhiều năm nhưng chưa lần nào thấy họ nói chính thức về vấn đề này.

Tôi cũng đã nhiều lần lần tìm thư tịch của họ để tìm hiểu xem chứng cứ chủ quyền nếu có của họ về hai quần đảo này nhưng không hề có.

PV: Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hòa (thời nhà Minh) thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả! Đó chỉ là trên phim của họ, họ tả là tướng Trịnh Hòa đem thương thuyền đi xuống Ấn Độ dương. Họ lướt chỗ nọ chỗ kia coi như dò đường thôi chứ có phải đi thực hiện chủ quyền đâu. Như vậy những chứng cứ do Trịnh Hòa thu được không đủ làm căn cứ để xác định chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phải là quản lý thì mới khẳng định chủ quyền chứ. Tôi nói giả sử, đi qua nhặt được cái gì đó thì đó đâu phải là thực thi chủ quyền.

“Sự việc cắt cáp làm rơi mặt nạ hòa bình của Trung Quốc”

PV: Ông đánh giá gì khi Trung Quốc liên tiếp có các hành vi gây hấn, thách thức sự kiên nhẫn, lòng yêu nước, trân trọng hòa bình của người dân Việt Nam?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc. Đó là thời gian quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian cam go, thử thách nhất. Sỡ dĩ nói rằng không bất ngờ vì tôi ở Trung Quốc đã lâu, đã biết bản chất của Trung Quốc là bá quyền nước lớn. Tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn, ngàn năm cũng chưa từ bỏ. Cho nên những việc họ làm, không chỉ tàu Bình Minh 02, Viking mà trước đây từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá… là biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Đến sự việc này, tôi không lạ nữa.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng giữ các chức vụ Chính Ủy Khu 1 (1947), Cục Trưởng Cục Tổ Chức Tổng Cục Chính Trị (1950); Chính Ủy Quân Khu 1 (1958), Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa (1961-1964), Ủy Viên Dự Khuyết Trung Ương Ðảng (1960-1976).

Một lý do khác, đến thời điểm này, họ có tham vọng bá chiếm cả tài nguyên của Biển Đông, vì họ thiếu thốn, thèm khát dầu khí. Khi họ thấy ta thăm dò định khai thác, thì họ phải tìm cách cản trở. Dù đã bị ta phản đối, nhân dân, báo chí, dư luận Việt Nam và quốc tế chỉ trích sau sự việc ngày 26/5 (tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí – PV) nhưng với tính chất ngoan cố, ngang ngạch và cậy là kẻ mạnh, họ lại tiếp tục gây ra sự việc với tàu Viking 2.

Tôi có thể kết luận, hai vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 và Viking làm rơi mặt nạ hòa bình mà Trung Quốc vẫn đeo, lộ ra nguyên hình bộ mặt bá quyền nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, nói một đằng làm một nẻo.

“Cố tình đổi trắng thay đen”

PV: Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng vì đã hoàn tất đàm phán, phân giới cắm mốc trên bộ nên đây là thời điểm Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn tại Biển Đông?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Không phải. Mọi hoạt động vừa qua chỉ cho thấy Trung Quốc đang từng bước làm mọi điều vì lợi ích ích kỷ cho họ. Ngay từ giai đoạn giữa những năm 1970, khi tôi là Đại sứ tại Trung Quốc, hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán phân định cắm mốc biên giới trên bộ, vịnh Bắc bộ. Nhưng phải đến gần đây quá trình đàm phán mới hoàn tất.

PV: Ông nghĩ sao khi những ngày vừa qua, quan chức cũng như báo giới Trung Quốc đăng tải những thông tin rất sai lệch về sự việc tại biển Đông? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra tuyên bố yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và tránh tạo ra những sự cố mới?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa cho thấy họ cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu sai bản chất của vụ việc. Nhiều nước sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng ta

PV: Trong bối cảnh này, theo ông Việt Nam nên xử lý ra sao?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Chính sách của chúng ta là hòa bình, xưa nay đều thế. Thời điểm này, chúng ta phải đấu tranh lý lẽ một cách quyết liệt. Họ muốn bí mật, song phương thì ta phải công bố toàn bộ các cứ liệu lịch sử cho nhân dân ta và dư luận thế giới thấy rõ ai phải ai trái. Thế giới biết và ủng hộ thì Trung Quốc không thể hung hăng được nữa. Tôi cũng muốn nói thêm, thời đại này muốn phát động vũ lực cũng không phải dễ dàng. Ta càng đấu tranh công khai, càng quốc tế hóa thì thế của ta càng vững.

PV: Hiện có nhiều ý kiến lo ngại sự chia rẽ trong các nước ASEAN về vấn đề biển Đông cũng tựa như hình ảnh chia bó đũa thiếu sự kết dính. Trung Quốc có thể lợi dụng điều này để giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng có lợi cho họ?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Một là, nước nào cũng có lợi ích chung và riêng. Hai là, lợi ích trước tiên lúc này là lợi ích kinh tế. Điều đó là tự nhiên. Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ.

Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.

Nếu ta công khai, thì dù một số nước không có quyền lợi thiết thực gắn với biển Đông, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ lên tiếng, ủng hộ cho chính nghĩa, lẽ phải của chúng ta, của bạn bè.

Posted Image

PV: Quay trở lại thời gian ông làm đại sứ tại Trung Quốc. Theo ông, báo giới và nhân dân Trung Quốc nhìn nhận ra sao về tranh chấp tại biển Đông?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Nhân dân Trung Quốc phần đông rất hữu nghị, trân trọng tình cảm với nhân dân ta. Ngay trong những năm 1979 – 1989, khi anh chị em tại Đại sứ quán ta tại Trung Quốc đi chợ, nhân dân Trung Quốc vẫn đối xử vẫn bình thường.

“Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền”

PV: Trung Quốc tuyên truyền ra sao về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Họ tuyên truyền rất mạnh, rằng biển Đông là biển Nam Sa của họ. Họ giáo dục rất sâu trong nhà trường, chiếm nhiều tiết học…

PV: Vậy theo ông, chúng ta làm thế nào nói cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất vấn đề?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Ta cũng phải tuyên truyền, xuất bản văn kiện bằng tiếng Trung Quốc trên mạng và nhiều hình thức khác.

PV: Dĩ nhiên, việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông hiện nay rất phức tạp. Theo ông hiện có những tồn tại, trở ngại chính nào trong tiến trình giải quyết vấn đề?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền.

PV: Thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tục phát triển sức mạnh quân sự với tàu bay, tàu ngầm, tàu sân bay. Dư luận đặt câu hỏi, vậy đâu là sức mạnh Việt Nam?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Nói về sức mạnh, không đơn thuần chỉ bao gồm những thứ đó. Dân tộc ta đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm lấy ít đánh nhiều, nhỏ thắng lớn. Ngoài ra còn sức mạnh thời đại, thế giới họ nhìn thấy điều đó, ta phải nói cho họ biết. “Phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa!”

PV: Muốn giải quyết những trở ngại đó, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Phải đấu tranh lý lẽ, bằng các tư liệu, bằng báo chí trước tiên. Đưa lên Liên hiệp quốc, nói cái phi pháp của họ ra. Còn tình huống xấu hơn tôi nghĩ sẽ không xảy ra, khi cả thế giới hiểu được ta có chính nghĩa. Việc đó sẽ làm Trung quốc bớt hung hăng đi. Đồng thời chúng ta phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa… Tôi rất buồn khi ngày nay, nhiều con trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử ta, phim ảnh, truyền hình cũng vậy…

PV: Hiện có nhiều ý kiến đề nghị phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, theo ông có nên?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Chúng ta phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh và gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước luật Biển năm 1982. Chúng ta công khai các tài liệu để đấu tranh, cho thế giới biết thực chất vấn đề.

Xin cảm ơn ông!

Phúc Hưng – Tuệ Minh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân trời biển Đông và bóng dáng Thái Dương thần nữ

9:06 sáng | Tháng Bảy 21, 2011

(Petrotimes) - Với tiềm lực quân sự mạnh như vậy của Tokyo mà có kẻ còn nghĩ đến việc muốn "đập" Nhật thì phải nói là tên đó hẳn đã phải say rượu Mao Đài pha mật gấu, say lắm, say khướt, say dữ dội đến nỗi hóa thành… lú lẫn mất trí, mất khôn!

Cục diện quốc phòng châu Á đang thay đổi như thế nào? (Kỳ 3) - Chân trời biển Đông và bóng dáng Thái Dương thần nữ

>> Cục diện quốc phòng châu Á đang thay đổi như thế nào? (Kỳ 1)

>> Cục diện quốc phòng châu Á đang thay đổi như thế nào? (Kỳ 2)

Giới chính trị gia và quân sự Ấn Độ gần đây đã không còn úp mở mối lo ngại trước tình cảm khăng khít có tính toán giữa Bắc Kinh và Islamabad. Yếu tố “có tính toán” ở đây cần được nhấn mạnh, chẳng hạn việc TQ xây loạt con đập tại các hệ thống sông ngòi “nhạy cảm” đối với môi trường – sinh thái Ấn Độ; việc xây cảng tại Gwadar; việc bán “đồ chơi” cho Pakistan trong đó có chiến đấu cơ, khu trục hạm và trực thăng, việc hỗ trợ “hạt nhân dân sự”, việc TQ xây xa lộ Karakoram nối liền Tân Cương đến Bắc Pakistan, việc hợp tác nghiên cứu sản xuất vũ khí… Và bóng dáng những người Hoa gần đây tại Azad Kashmir, nơi mà New Delhi xem là thuộc lãnh thổ Ấn Độ, đã khiến người Ấn không khỏi không nhớ lại ký ức cuộc xâm chiếm của TQ vào bang Arunachal Pradesh vào năm 1962…

Trò lá mặt lá trái của Pakistan thật ra không mới. Vào thời điểm thích hợp, Islamabad luôn chìa “lá bài TQ” vào mặt người Mỹ để nhắc “đồng minh” Washington rằng, “chớ có mà hiếp đáp tớ nhé; tớ đây cũng có “bạn lớn” chứ chẳng không!”. Không có mợ thì chợ vẫn đông, hiểu không nào!. Tháng 11-2010, ngay trong ngày mà Mỹ giao vài trong lô hàng 18 chiếc F-16 cho Pakistan, Islamabad đã tuyên bố họ vừa đặt lô tên lửa tầm trung SD10 (tức Shan Dian-10; Thẩm Điện hỏa tiễn) từ TQ để trang bị cho chiến đấu cơ JF-17 Thunder do Pakistan hợp tác sản xuất với TQ (mà TQ gọi là “Kiêu Long thần sấm”) (20). Dự kiến TQ giao cho Pakistan 250 chiếc JF-17 trong 5-10 năm; chưa kể hợp đồng 1,3 tỉ USD mua chiến đấu cơ J-10 và đơn đặt hàng 6 tàu ngầm. Đầu tháng 3/2011, TQ bắt đầu sản xuất hai tàu trang bị tên lửa cho Hải quân Pakistan cùng 8 khu trục hạm F22P đặt làm từ năm 2005…

Posted Image

Tàu ngầm Nhật Bản.

TQ lại tiếp tục “uống mật gấu” khi phóng hai máy bay quân sự đến đảo tranh chấp Senkaku. Điếu Ngư ngày 4/7/2011, ngay thời điểm mà Ngoại trưởng Nhật – Takeaki Matsumoto đang có mặt tại Bắc Kinh để nói chuyện tử tế với Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì.

Phản hồi việc Nhật phóng hai chiến đấu cơ F-15 lên nghênh tiếp, TQ nói rằng, Nhật nên “ngưng ngay” những “hành động mạo hiểm” tại biển Đông vì hoạt động máy bay quân sự TQ là “hoàn toàn” phù hợp luật pháp quốc tế – một lập luận nghe ngày càng quen tai nhưng mỗi lúc mỗi nghịch nhĩ. Nói là TQ “uống mật gấu” khi gây hấn với Nhật không phải không có lý do…

Nhật điều chỉnh sách lược quốc phòng như thế nào?

Nói về sức mạnh quân sự khu vực châu Á, Nhật có thể được xếp vào hàng đầu bảng. TQ hoàn toàn không có “cửa” khi so với Nhật về khoa học kỹ thuật lẫn khoa học quân sự, nếu không nói thẳng rằng, trình độ kỹ thuật quân sự TQ còn kém Nhật đến hàng thập niên.

Trong khi TQ bất tài và kém cỏi về thực lực khoa học quân sự đến nỗi đành phải mua xác chiếc Varyag về “mổ bụng” để nghiên cứu kỹ thuật đóng tàu và tân trang nó thành cái – gọi – là “hàng không mẫu hạm Thi Lang”, gần 100 năm trước, Nhật đã có thể không chỉ tự đóng tàu sân bay mà còn thử nghiệm thực tế chiến trường với những trận hải chiến ngang dọc dậy sóng Thái Bình Dương từ thời Thế chiến thứ nhất. Sức mạnh quân sự Nhật hẳn còn kinh khủng như thế nào nữa, nếu Nhật không ngạo mạn gây hấn với cả khu vực để cuối cùng bị dập nát sau khi đánh thức người khổng lồ Mỹ và cuối cùng bị khống chế với điều 9 Hiến pháp nghiêm cấm phát triển quân đội được soạn sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, với sự “trỗi dậy hòa bình” của TQ, Nhật đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược quốc phòng. Trong “Đề cương hướng dẫn chương trình phòng thủ quốc gia” do Bộ Quốc phòng Nhật ấn hành ngày 17/12/2010, Tokyo lần đầu tiên nhấn mạnh đến mối lo ngại về an ninh khu vực lẫn toàn cầu bởi sự phát triển quân sự không kiềm chế của TQ và do đó Nhật đã phải “chẳng đặng đừng” có động thái thích hợp để “tương thích”.

Sự cân chỉnh quốc phòng Nhật khó có thể bắt đầu từ ngân sách. Từ năm 1967 đến nay, ngân sách quốc phòng Nhật bị quy định không bao giờ vượt quá 1% GDP. Năm 2009, ngân sách quốc phòng Nhật là 4,77 nghìn tỉ yen, tương đương 0,94% GDP và 9,2% ngân sách chính phủ (23). Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, chi tiêu quốc phòng Nhật năm 2008 là 46,3 tỉ USD – đứng thứ 7 thế giới sau Mỹ, TQ, Pháp, Anh, Nga và Đức. Nguồn (24) cho biết thêm, bởi sức khỏe ốm yếu của nền kinh tế, ngân sách quốc phòng Nhật đã giảm trung bình 5,2% kể từ năm 2001, xuống còn 4,68 ngàn tỉ yen, tức khoảng 56,4 tỉ USD. Trong tương lai, ngân sách quốc phòng Nhật cũng sẽ không tăng. Dự toán (tổng cộng) 5 năm tới là khoảng 23,49 nghìn tỉ yen (279 tỉ USD), giảm 750 tỉ yen so với giai đoạn tài khóa 2005-2009 (25). Để vượt qua vấn đề ngân sách teo tóp và tình trạng bị trói chân, trói tay bởi điều 9 của Hiến pháp, Tokyo đã ứng biến bằng cách tập trung nâng chất hơn là lượng (26). Cục Phòng vệ Nhật bắt đầu thiết lập nguyên tắc cho khả năng “phòng thủ cơ động”, giúp Không quân Nhật có thể phản ứng tức thời với mức độ linh hoạt cao (ngoài ra, một ủy ban trong Nội các chịu trách nhiệm điều phối với tất cả đơn vị của không quân cũng được thành lập).

Việc trang bị vận tải cơ chiến thuật C-2 Kawasaki (to gấp 4 thế hệ C-1) là nhằm đạt mục tiêu trên. Nhật còn đầu tư nghiên cứu chiến đấu cơ tàng hình để thay thế phi đội 202 chiếc F-15 Eagle thuộc thế hệ thập niên 70 của thế kỷ trước (dù máy bay này – của Hãng McDonnell Douglas, nay thuộc Boeing – là một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất lịch sử với hơn 100 trận chiến trên không chưa hề thua trận nào!). Một trong những dự án nghiên cứu chiến đấu cơ tàng hình đáng chú ý nhất của Nhật là máy bay Shinshin (do Mitsubishi Heavy Industries đầu tư), có thể ra đời sau năm 2016 (27). Trước mắt, Nhật đang vận động hành lang (lobby) Quốc hội Mỹ để được mua F-22 Raptor do Lockheed Martin/Boeing tung ra từ năm 2005 (150 triệu USD/chiếc) – thế hệ máy bay chiến đấu được đánh giá số một hiện nay – nhưng Mỹ chưa đồng ý (với những tính năng vượt trội và kỹ thuật hiện đại, F-22 Raptor nằm trong danh sách những thiết bị quân sự – vũ khí hoàn toàn nghiêm cấm không được chuyển giao cho nước ngoài).

Sự điều chỉnh phòng không còn bao gồm việc lực lượng Phòng vệ không quân tại căn cứ Naha (Okinawa) được bổ sung thêm một phi đội chiến đấu cơ chiến thuật; đồng thời dàn thêm hệ thống tên lửa bắn chặn PAC3 (Patriot Advanced Capability-3) cho 6 nhóm phòng không thay vì 3 nhóm hiện nay. Với bộ binh, yếu tố cơ động được chú ý với việc đưa vào sử dụng xe tăng hạng nhẹ TK-X MBT (Mitsubishi Heavy Industries sản xuất). Về phòng thủ tên lửa, năm 2011 sẽ là giai đoạn cuối của dự án hợp tác Mỹ – Nhật trong chương trình lắp hệ thống tên lửa bắn chặn hiện đại cho khu trục hạm Nhật (đây là phần tốn kém nhất trong ngân sách quốc phòng Nhật). Vài năm gần đây, Nhật đã đầu tư mạnh cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo: 1,1 tỉ USD năm 2004; 1,2 tỉ USD năm 2005; 1,4 tỉ USD năm 2006; 1,8 tỉ USD năm 2007, 1,1 tỉ USD năm 2008 và 1,1 tỉ USD năm 2009 (23) – bên cạnh việc “phát triển kỹ thuật khoa học quân sự” với ngân sách 1,2-1,8 tỉ USD/năm; và “xây dựng một hệ thống mạng thông tin liên lạc hiện đại” với 1,6-2,1 tỉ USD/năm.

Với Hải quân, hạm đội tàu ngầm sẽ được tăng từ 16 lên 22 chiếc; tăng số khu trục hạm trang bị dàn tên lửa bắn chặn Aegis, đồng thời bổ sung hệ thống tên lửa chống đạn đạo SM-3 (Standard Missile-3) từ 4 lên 6; chưa kể việc nâng cấp khu trục hạm JDS Atago (DDG-177) và JS Ashigara (DDG-178) (đều do Mitsubishi Heavy Industries sản xuất). Cuối cùng, lực lượng tuần dương Nhật được giao nhiều vai trò hơn, với chức năng và hành động như là một lực lượng Hải quân thứ hai sau lực lượng Hải quân chính quy. Tư duy chiến lược quốc phòng mới cũng đề cập việc tái tổ chức lực lượng bộ binh. Lâu nay vốn đóng chủ yếu ở Hokkaido (phần cực Bắc đối diện Nga), bộ binh Nhật (155.000 lính) bây giờ được điều động tăng cường quanh quần đảo Nansei thuộc Okinawa (nam nước Nhật) và tại khu vực gần TQ và Đài Loan. Điều quan trọng cuối cùng cần nói là Hải quân Nhật cũng có kinh nghiệm (nhiều hơn Hải quân TQ) với vô số các cuộc thao dượt và tập trận với Mỹ cùng nhiều nước khác (chưa kể các chiến dịch hỗ trợ quân đội Mỹ trong cuộc chiến Iraq và Afghanistan).

Posted Image

Bộ binh Nhật được nâng cấp với chiến thuật cơ động hơn và hỏa lực mạnh hơn

Công nghiệp quốc phòng Nhật mạnh đến đâu?

Cựu cố vấn cấp cao Singapore Lý Quang Diệu từng nói: Chẳng lực lượng Hải quân châu Á nào có thể đọ nổi với Hải quân Nhật! Với bề dày lịch sử về kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật đóng tàu của Nhật, điều đó chẳng có gì lạ (hiện tại, Nhật có số tàu chiến hơn gấp đôi Hải quân Hoàng gia Anh và tàu ngầm gấp đôi Hải quân Pháp). Nhật có một lực lượng Hải quân được trang bị khả năng chống tàu ngầm (anti-submarine warfare-ASW) vô địch châu Á (28), được tổ chức thành bốn hạm đội, gồm 4 khu trục hạm Kongô (trang bị Aegis); 3 tàu chiến siêu tốc Towada; và 16 tàu ngầm – tất cả đều được kết nối hệ thống điện tử liên lạc đồng bộ với 100 máy bay tuần tra Lockheed P-3 Orion. Đó là chưa kể hai “siêu” khu trục hạm JDS Hyuga 13.500 tấn với bãi đáp trực thăng hoàn toàn có khả năng phòng không độc lập, được “giới thiệu” từ năm 2007. Có thể chở 11 trực thăng to loại Chinook hay 18-24 trực thăng nhỏ, Hyuga được trang bị kỹ thuật liên lạc hiện đại đến mức nó có thể trở thành tàu chỉ huy điều phối một cuộc chiến. Nó còn có hệ thống tác chiến liên hợp PARS (Phased Array Radars); 64 tên lửa phòng không tầm trung Evolved Sea Sparrow (của Hãng Mỹ Raytheon; 800.000USD/quả) và hai khẩu pháo Phalanx CIWS 20 ly. Với thủy thủ đoàn 350 người, Hyuga thật ra chẳng khác gì một hàng không mẫu hạm mini, giống như loại Invincible của Anh, hoàn toàn có khả năng làm bãi phóng cho chiến đấu cơ như Harrier II hoặc F-35B JSF (mà Mỹ đang nghiên cứu để trang bị cho các tàu chiến đổ bộ)… Năm 2009, Nhật tiếp tục trình làng tàu ngầm thế hệ mới Sôryu (“Rồng Xanh”) chạy bằng hệ thống AIP (Air Independent Propulsion) “êm như lụa” dù nó nặng 2.900 tấn. Ngoài ra, còn có các hệ thống trên bộ điều phối liên lạc với các trạm thu tín hiệu tình báo từ vệ tinh và máy bay thám thính…

Điều đáng nói nhất về khả năng quân sự Nhật là họ không rình mò chôm chỉa hay ăn cắp của ai. Hầu hết vũ khí hiện đại Nhật đều do tự họ làm. Cứ nhìn khả năng kỹ thuật nghiên cứu không gian hay kỹ thuật trí thông minh nhân tạo của Nhật đủ biết trình độ khoa học nước này cao như thế nào. Theo một tài liệu năm 2008 (29), ba công ty vũ khí lớn nhất của Nhật là Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries và Mitsubishi Electric. Xét về quy mô, ba công ty trên không thể so với những tập đoàn khổng lồ của Mỹ hay châu Âu nhưng xét về tổng doanh thu (total revenue), họ không hề nhỏ chút nào. Năm 2007, tổng doanh thu Mitsubishi Heavy Industries (26,024 tỉ USD) còn lớn hơn Raytheon (20,291 tỉ USD) của Mỹ và gần bằng BAE Systems (26,967 tỉ USD) của Anh; tương tự, tổng doanh thu của NEC (39,460 tỉ USD) gần tương đương với Lockheed-Martin (39,620 tỉ USD)!

Cần nhắc lại, ngay từ thời Thế chiến thứ hai, Nhật đã sản xuất được loại máy bay chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất và nguy hiểm nhất thế giới thời đó! Đó là chiếc Mitsubishi A6M Zero, được đưa vào sử dụng rộng rãi đầu Thế chiến thứ hai. Trong các cuộc đụng độ vào đầu cuộc chiến, Mitsubishi A6M Zero (chính là loại được dùng trong các chiến dịch Thần Phong) đã trở thành huyền thoại bởi khả năng bắn hạ máy bay đối phương với tỉ lệ “12 ăn 1”! Không đáng nể sao được, khi mà thời đó, Mitsubishi A6M Zero có thể bay với vận tốc 500km/giờ ở độ cao 4.000m và có khả năng nhào xuống độ cao 3.000m chỉ trong 3,5 giây! Mitsubishi A6M Zero, do kỹ sư Jiro Horikoshi thiết kế, được làm bằng hợp kim nhôm 7075 (trong chương trình nghiên cứu hợp kim quân sự tuyệt mật) mà Hãng Sumitomo Metal Industries sản xuất năm 1936. Gọi là hợp kim duralumin siêu đặc biệt, nó nhẹ và cứng hơn bất kỳ hợp kim nào khác thời điểm đó. Ngày 13/9/1940, Mitsubishi A6M Zero bắt đầu ghi những điểm đầu tiên trên bảng tỉ số, khi 13 chiếc Zero đụng độ với 27 chiếc đối phương (Polikarpov I-15 của Liên Xô và I-16 của Quốc dân đảng Trung Hoa) và bắn hạ không sót một mống! Một năm sau, Mitsubishi A6M Zero bắn cháy tan tành thêm 99 chiếc của Quốc dân đảng (vài tài liệu khác ghi 266 chiếc – theo Wikipedia). Mitsubishi A6M Zero đã vậy thì tất nhiên người em của nó hiện tại, Mitsubishi F-2, tất nhiên mạnh hơn nhiều (F-2 là sản xuất hợp tác giữa Mitsubishi Heavy Industries và Lockheed-Martin).

Nói về cái sự nhỏ trong khuôn khổ khái niệm kích cỡ, diện tích nước Nhật chỉ lớn hơn gần gấp ba tỉnh Quảng Đông của TQ (377.944km2 so với 177.900km2) với dân số chỉ hơn khoảng 23 triệu người (127 triệu so với 104 triệu) nhưng giá trị sức mạnh nước Nhật là ở chỗ tinh thần tự lực tự cường của họ, chứ không phải ăn cắp chỗ này một ít chỗ kia một tị, rồi tự thổi phồng sức mạnh mình để từ đó tỏ thói huênh hoang như một tên giàu xổi mới nổi cứ nghĩ ta đây là ông trời con muốn bắt tất cả phải nằm bẹp phủ phục dưới chân mình! Xét ở nhiều góc độ, Nhật, dù không phải là quốc gia có chân trong “ngũ cường” thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, mới đáng mặt là nước lớn và chững chạc một cách đáng kính trọng, với những đóng góp cụ thể và bền vững cho thế giới (đặc biệt các chiến dịch nhân đạo). Chỉ riêng điều này đã có thể thấy được tầm vóc nhỏ nhoi đáng hổ thẹn của “ông trời con” khi so với Nhật. Hơn nữa, Nhật đã thấu hiểu thế nào là bài học lịch sử đắt giá phải trả bằng cả một sinh mệnh dân tộc khi dở thói bá quyền du côn. Là dân châu Á với nhau, TQ hẳn cần nhận thức rõ điều đó mới phải. Còn nữa, với tiềm lực quân sự mạnh như vậy của Tokyo mà có kẻ còn nghĩ đến việc muốn đập Nhật thì phải nói là tên đó hẳn đã phải say rượu Mao Đài pha mật gấu, say lắm, say khướt, say dữ dội đến nỗi hóa thành… lú lẫn mất trí, mất khôn!

Mạnh Kim

http://www.petrotime...i-duong-than-nu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mạnh thật đấy! Nhưng đấy là chỉ những gì được công bố công khai. Còn những gì chưa hề được công bố mà chỉ có xem bói mới biết được thì Nhật cũng chưa là cái đinh gì!

Trong " Lời tiên tri 2008" hoặc 2009, tôi đã dự báo rằng: Xuất hiện những loại vũ khí làm thay đổi cả nghệ thuật quân sự và cũng chẳng may tạm gọi là đúng, vì có một vài cái để kiểm chứng lời tiên tri.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì không dưới một lần tôi có cho rằng: Những tầu ngầm nguyên tử trong tương lai gần nên dùng vào các tour du lịch dưới biển.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ kêu gọi Ấn Độ lãnh đạo châu Á

2:37 chiều | Tháng Bảy 21, 2011

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua kêu gọi Ấn Độ cần quyết đoán hơn để nắm vai trò dẫn dắt tại châu Á, phản ánh mong muốn của Washington rằng New Delhi sẽ là đối trọng của các cường quốc mới nổi.

Phát biểu tại thành phố Chennai, một cảng biển quan trọng ở bang miền nam Tamil Nadu của Ấn Độ, bà Clinton cho rằng quốc gia Nam Á này cần đóng một vai trò lãnh đạo rõ nét hơn để tạo nên an ninh và phồn vinh trong khu vực.

“Sự lãnh đạo của Ấn Độ tiềm tàng khả năng giúp định hình một cách tích cực tương lai của châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi khuyến khích các bạn không chỉ nhìn về phía đông, mà còn tiếp tục cam kết và hành động vì phía đông nữa”, AFP dẫn lời phát biểu của ngoại trưởng Mỹ.

Mỹ gần đây thể hiện sự đánh giá cao đối với Ấn Độ, coi New Delhi là một đồng minh đương nhiên vì hai nước chia sẻ niềm tin về dân chủ, nhân quyền và các chính sách kinh tế định hướng thị trường.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại Chennai, Ấn Độ hôm qua. Ảnh: AFP

“Đây là lúc để nắm bắt những cơ hội của thế kỷ 21. Đây là lúc để dẫn đầu”, bà Clinton khẳng định.

Với sự nhỉnh hơn về quân sự và kinh tế so với Ấn Độ, Trung Quốc là một cường quốc thống trị ở châu Á và đang mở rộng ảnh hưởng tới các láng giềng gần gũi của Ấn Độ, đáng chú ý là Sri Lanka và Nepal.

Trung Quốc gần đây còn có các va chạm với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, nơi được cho là giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Tình hình này làm dấy lên nghi ngại rằng cường quốc mới nổi đã sẵn sàng khẳng định sức mạnh của mình một cách mạnh mẽ hơn.

Bà Clinton nhấn mạnh rằng Ấn Độ nên đóng vai trò là một đồng minh của Mỹ trong các diễn đàn khu vực giống như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hay Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được lên kế hoạch tổ chức vào cuối năm nay.

Ngoại trưởng Mỹ chỉ một lần duy nhất đề cập rõ ràng về Trung Quốc trong bài phát biểu của mình tại Chennai, với tuyên bố cam kết một quan hệ vững chắc và xây dựng giữa Washington với New Dehli, và cả Bắc Kinh.

Tuy nhiên, bất chấp mong muốn của Mỹ trong việc thúc đẩy Ấn Độ nắm giữ vai trò lãnh đạo ở châu Á, giới quan sát vẫn hoài nghi về việc liệu quốc gia Nam Á có sẵn sàng và đủ khả năng đảm nhận vai trò này hay không.

Ngoại trưởng Clinton bắt đầu chuyến thăm ba ngày tại Ấn Độ hôm 19/7 và đã gặp các nhà lãnh đạo của nước này, như Thủ tướng Manmohan Singh, Ngoại trưởng S.M. Krishna, để bàn về nhiều vấn đề trong quan hệ song phương của hai nước. Đây là chuyến thăm Ấn Độ thứ hai của bà Clinton kể từ khi trở thành ngoại trưởng Mỹ. Bà rời Ấn Độ hôm nay và tới đảo Bali của Indonesia để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

Phan Lê - VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ kêu gọi Ấn Độ lãnh đạo châu Á

2:37 chiều | Tháng Bảy 21, 2011

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua kêu gọi Ấn Độ cần quyết đoán hơn để nắm vai trò dẫn dắt tại châu Á, phản ánh mong muốn của Washington rằng New Delhi sẽ là đối trọng của các cường quốc mới nổi.

Phan Lê - VNE

Muốn lãnh đạo thế giới , hoặc vùng thì phải có bảng hiệu cho hoành tráng. Ấn Độ tuy mạnh, nhưng không có bảng hiệu. Trung Quốc thì còn tệ hơn. Hung hăng quá.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến năm 2030, thủ đô Bangkok của Thái Lan có thể chìm trong nước biển

Posted Image

Mặt đất nền tại Bangkok mỗi năm sụt xuống từ 1,5 cho đến 5,3 centimet và một phần lớn của Bangkok hiện đã chìm dưới nước biển. Ngày qua ngày. Bangkok đang sụt xuống. Chẳng có điều gì có thể ngăn được. Những chuyên gia bi quan nhất cho rằng đến năm 2030 một phần thủ đô của Thái Lan sẽ bị nhấn chìm dưới nước biển.

Các chuyên gia đang phàn nàn về việc hiện chưa có chính sách nào để ngăn thảm họa nhiều khả năng sẽ đến.

Thảm họa thiên nhiên nhiều khả năng sẽ trở thành thách thức lớn nhất đối với chính phủ mới của Thái Lan sau cuộc bầu cử ngày 03/07/2011 vừa qua.

Khí hậu thay đổi, mực nước biển tăng lên và phá hủy các thành phố ven biển. Rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến “hồi cáo chung” cho thành phố nằm trong khu vực châu thổ sông Chao Praya. Thành phố được xây dựng sau cam kết vào ngày 21/04/1782 của hoàng gia Chakri hiện vẫn trị vì đất nước Thái Lan.

Posted Image

Số dân sống tại thành phố vẫn tăng chóng mặt: hiện có khoảng 10 triệu người sống tại trung tâm hay ngoại ô của Bangkok. Trọng lượng lớn của các tòa nhà chọc trời cũng khiến nền của Bangkok bị sụt xuống nhanh hơn.

Mặt đất nền tại Bangkok mỗi năm sụt xuống từ 1,5 cho đến 5,3 centimet và một phần lớn của Bangkok hiện đã chìm dưới nước biển.

Dù sớm hay muộn, mực nước biển cũng sẽ đe dọa đến sự tồn tại của rất nhiều tòa nhà nơi khoảng 90% dân cư đang sinh sống.

Tại cảng Samunt Prakan, cách Bangkok khoảng 15 kilomet, nhiều khu vực dọc sông dã chìm trong nước.

Theo danh sách mới công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Bangkok nằm trong danh sách thành phố bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu.

Ông Smith Dharmasaroja, trưởng trung tâm nghiên cứu ngăn thảm họa thiên nhiên tại Thái Lan, dự báo đến năm 2100, Bangkok sẽ trở thành Atlantis mới. Vào thập niên 1990, ông từng dự báo chính xác về thảm họa sóng thần tháng 12/2004.

Ngọc Diệp

Theo Time

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Không ai có thể xuyên tạc chủ quyền của Việt Nam”

SGTT – Thứ năm, ngày 21 tháng bảy năm 2011

SGTT.VN - Cựu bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm rất quan tâm đến tình hình Biển Đông. Ngày 21.7, là khách mời dự thính phiên họp của Quốc hội, trong giờ nghỉ giải lao, ông đã trả lời phóng viên báo Sài Gòn Tiếp thị về quan điểm của ông trong vấn đề Biển Đông; bảo vệ chủ quyền với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trước những hành động xâm phạm mới đây của Trung Quốc.

ImageID_147666.jpg

“Không ai có thể xuyên tạc chủ quyền của Việt Nam”*

Theo ông, tại kỳ họp lần này, Quốc hội nên dành thời gian thích đáng để thảo luận về vấn đề Biển Đông và ra một nghị quyết tuyên bố về bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ?

Theo tôi biết, kỳ này Quốc hội cũng sẽ được nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Trong chương trình kỳ họp, tôi thấy có nêu việc này. Tôi tin rằng, Quốc hội sẽ lắng nghe, có thái độ và ý kiến. Vừa qua, tôi thấy đảng, Chính phủ cũng đã nói rõ quan điểm về lẽ phải của ta trong vấn đề chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa và sự sai trái của nước khác đối với chủ quyền của ta rồi.

Nhưng theo tôi, vẫn cần phải tiếp tục thông tin, tuyên truyền cho rõ hơn. Vừa rồi, bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nhiều hơn thông tin về vấn đề chủ quyền về Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa thì tôi thấy cũng rất là cần thiết.

* Việc Trung Quốc thông báo chuẩn bị đem dàn khoan hiện đại ra thăm dò, khai thác dầu khí ở biển Đông… chúng ta phải có thái độ với việc này thế nào, thưa ông?

Từ hồi đầu tháng 7.2011 họ có đưa ra (thông tin) này nhưng rồi cũng chùng lại một thời gian. Chưa biết sẽ thế nào nhưng nếu có vấn đề như vậy thì tất nhiên chúng ta cũng phải kiên quyết đấu tranh nhưng cũng không nên tạo ra sự phức tạp vì nó không chỉ liên quan đến chúng ta và một số nước khác nữa. Chắc chắn là các nước có liên quan cũng không đồng tình (về việc Trung Quốc đưa dàn khoan ra khai thác dầu khí ở Biển Đông - PV). Về vấn đề này, nếu chúng ta có sự trao đổi với các nước thì tôi tin là các nước họ cũng ủng hộ chúng ta. Nên nếu nước nào họ cố tình vi phạm (về chủ quyền của Việt Nam - PV) thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ bảo vệ được chủ quyền của mình.

* Phía Trung Quốc luôn muốn đàm phán song phương về những vấn đề mà tự họ cố ý gây ra, tạo ra tranh chấp. Theo ông Việt Nam phải có thái độ, quan điểm thế nào về việc này ?

Ở đây có hai chuyện khá rõ. Về vấn đề chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, chủ yếu chỉ có ta và Trung Quốc thì là phải giải quyết 2 bên. Nhưng về vấn đề chủ quyền với quần đảo Trường Sa thì nó liên quan đến nhiều bên, ít nhất là 6 bên. Mà nói đến yêu sách của Trung Quốc, đường chữ U, chín đoạn thì nó lại chiếm tới 80% diện tích Biển Đông thì còn liên quan đến nhiều nước khác nữa về vấn đề tự do lưu thông hàng hải. Do đó, vấn đề chủ quyền ở đây không thể nào đàm phán song phương được mà phải có sự tham gia của nhiều nước liên quan.

Ở đây nếu như chỉ có hai nước đàm phán với nhau thì các nước khác họ không đồng ý thì dù có thống nhất đàm phán được thì kết quả cũng không được chấp nhận.

Cho nên, dù Trung Quốc nói thế nào nhưng tôi tin câu chuyện này cuối cùng Trung Quốc cũng phải chấp nhận một nghị quyết đa phương. Quan điểm của chúng ta cũng rất rõ ràng rồi: cái gì song phương thì giải quyết song phương mà cái gì liên quan đến nhiều bên thì đàm phán đa phương.

* Từ khi xảy ra vụ Trung Quốc cắt cáp lần đầu với tàu thăm dò dầu khí của PVN đến nay, dư luận quốc tế đa số ủng hộ Việt Nam và phản đối Trung Quốc về việc xâm lấn cả vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần làm gì tiếp theo để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế ?

Mình cần phải đẩy mạnh tuyên truyền hơn vì không phải nước nào trên thế giới họ cũng biết rõ câu chuyện này. Lịch sử vấn đề này thế nào, chúng ta có chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa từ bao giờ, mình có chủ quyền và thực thi chủ quyền từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất đã rõ từ thời triều đại nhà Nguyễn rồi thì chúng ta phải làm cho rõ. Họ hiểu rõ thì họ sẽ ủng hộ quan điểm của mình. Vì thực tế có nước họ tuyên bố chủ quyền nhưng họ không có thực thi chủ quyền. Trong thời đại ngày nay, thông tin tuyên truyền là rất cần thiết. Thế giới càng ủng hộ thì không ai có thể thay đổi được chủ quyền mà ta khẳng định được.

Những gì mình làm vừa qua, theo công ước luật Biển của Liên hợp quốc thì mình đã làm rất đúng về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rồi. Khai thác dầu khí ta cũng đã làm trong phạm vi đấy. Cho nên, lâu nay có ai nói gì. Bây giờ tự nhiên (Trung Quốc) nêu ra, đặt lại vấn đề là không đúng. Cho nên, tôi nhấn mạnh là chúng ta vẫn phải thông tin cho thế giới thấy rõ hơn.

Quan điểm của chúng ta là bao giờ cũng phải giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Chúng ta phải dựa trên 2 cơ sở quan trọng nhất: đó là luật pháp quốc tế mà cả thế giới người ta thừa nhận; thứ 2 là công ước 1982 về luật biển của Liên hiệp quốc. Chúng ta có chủ quyền rất rõ về vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế mà thế giới cũng đã thừa nhận. Chúng ta cần phải tuyên truyền, làm rõ hơn, chứng minh cho thế giới biết là chủ quyền đó về Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta có từ lâu rồi. Không ai có thể xuyên tạc lịch sử, làm trái lẽ phải được.

Chúng ta làm rõ để nhân dân bảo vệ, thế giới thấy rõ điều đó. Việc đó để các nước họ ủng hộ lập trường của chúng ta trong vấn đề Biển Đông để dù cho ai cố ý gây hấn, làm phức tạp thì cũng không xóa bỏ được thực tế này.

* Phía Trung Quốc họ tuyên truyền cho dân của họ về chủ quyền vùng biển trong hình chữ U, đường 9 đoạn của họ mà các nước trong đó có Việt Nam xâm phạm thì điều này có hại gì cho ta ?

Họ làm như vậy để bảo vệ quan điểm của họ. Nhưng theo tôi nhiều nước họ cũng hiểu là không ai có thể đòi hỏi chủ quyền một cách vô lý, trên một vùng biển quá rộng lớn như vậy. Cho nên, ta cũng phải đẩy mạnh thông tin ra bên ngoài về vấn đề này vì có những nước ở châu lục khác họ không biết, không quan tâm đến vùng này. Mình nói ra họ mới hiểu.

* Trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thì theo ông phải tổ chức, hỗ trợ, đào tạo như dân thế nào để ngư dân Việt Nam kiên trì bám biển, yên tâm sinh kế trên vùng biển của mình ?

Vừa rồi mình cũng đã có làm được việc cần thiết là thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển. Nhưng theo tôi ta cũng cần phải làm cho khéo, không cần thiết phải trang bị vũ khí cho các tổ đội này vì mình có lẽ phải của mình, có tập thể rồi thì bảo vệ cho nhau. Nhà nước thì cần có các tàu để bảo vệ các tổ đội, các tàu thuyền ngư dân để tránh việc các tàu thuyền nước ngoài bắt bớ, làm nhục ngư dân của mình. Trong phạm vi chủ quyền của mình thì mình cứ đánh bắt còn họ làm gì sai thì mình phải có quyền bảo vệ người dân của mình, bảo vệ quyền của mình.

* Vài tuần qua, vào các ngày chủ nhật tại Hà Nội và TP.HCM xuất hiện các nhóm biểu tình có sự tham gia của một số nhân sĩ, trí thức, sinh viên… phản đổi việc Trung Quốc cố ý gây hấn trên vùng biển Việt Nam, làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Ông suy nghĩ gì về sự kiện này?

Người dân họ không đồng tình với việc làm của các tàu Trung Quốc thì họ có quyền bày tỏ ý kiến, một cách dân chủ. Họ biểu tình một cách hòa bình thì mình không nên làm gì thái quá…

Mạnh Quân (thực hiện)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy trong sự việc này báo chí Việt Nam chưa thể hiện hết sức mạnh đấu tranh của báo chí, chắc là cũng đang bị sự chi phối của "'ai đó"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới thiệu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội Cập nhật lúc 22/07/2011 04:07:46 PM (GMT+7)

Posted Image- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vừa có tờ trình giới thiệu Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là ứng viên kế nhiệm.

Ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó Thủ tướng thường trực, đại biểu Quốc hội khóa 12 và trúng cử Quốc hội khóa 13 ở Hà Tĩnh với tỷ lệ cao.

Posted Image Ông Nguyễn Sinh Hùng báo cáo trước QH tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm tại phiên khai mạc kỳ họp, hôm qua (21/7). Ảnh: Lê Anh Dũng

4 ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội là các ông/bà Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu và Huỳnh Ngọc Sơn. Ngoài Bộ trưởng Lao động - Thương binh - Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ba người còn lại đều đang là Phó Chủ tịch QH khóa 12.

Danh sách đề cử chủ nhiệm các ủy ban (mỗi vị trí một ứng viên) gồm các ông bà:

Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội được giới thiệu tái cử.

Ông Phan Trung Lý (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khóa 12), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Hiện (nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban thường trực Ban Cải cách tư pháp Trung ương): Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.

Ông Nguyễn Văn Giàu (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế.

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách khóa 12 được giới thiệu tái cử.

Ứng viên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh là ông Nguyễn Kim Khoa (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh QH khóa 12).

Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH được giới thiệu tái cử.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội khóa 12 được giới thiệu tái cử.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: ông Phan Xuân Dũng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường QH khóa 12).

Ông Trần Văn Hằng (Phó Ban Tuyên giáo Trung ương): Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc (Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Nương (Phó Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng), Trưởng Ban Công tác đại biểu.

Ông Bùi Văn Cường (Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai), Trưởng Ban Dân nguyện.

Trước đó, thảo luận tại các đoàn, nhiều ý kiến đề xuất tăng số Phó chủ tịch Quốc hội lên 5 người, trong đó có thêm một người phụ trách lĩnh vực đối ngoại, biên giới. Cũng có ý kiến đề xuất tách các ủy ban. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Trọng, tất cả những đổi mới này phải đợi đến khi sửa đổi Hiến pháp.

Như vậy, Quốc hội khóa 13 có 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ.

Sau khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình giới thiệu nhân sự, các đoàn ĐBQH sẽ về họp theo đoàn đến hết sáng mai. Tại đây, theo ông Trọng, các đoàn ĐBQH vẫn có thể giới thiệu thêm nhân sự.

Chiều mai, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 12 họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Từ 14 giờ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Phú Trọng sẽ thay mặt Ủy ban thường vụ báo cáo kết quả thảo luận tại các đoàn. Sau đó, Quốc hội thảo luận và thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13.

Sau khi bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban thường vụ, Chủ tịch Quốc hội khóa mới sẽ phát biểu nhậm chức chiều mai và điều khiển các phiên họp tiếp theo.

Tóm tắt tiểu sử ông Nguyễn Sinh Hùng:

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Sinh Hùng

Ngày sinh: 18/1/1946

Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Nơi cư trú: Số 7b, Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Dân tộc : Kinh

Tôn giáo : Không

Nơi ứng cử: Hà Tĩnh

Trình độ: Tiến sỹ

Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ

Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ, số 1 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP Hà Nội

Ngày vào Đảng: 26/5/1977

Ngày chính thức: 26/5/1978

Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng nhất

Kỷ luật: Không

Là ĐBQH các khóa 10, 11, 12

Theo website baucukhoa13.quochoi.vn

ÔNG NGUYỄN SINH HÙNG NHÌN ĐẸP TRAI GHÊ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giàn khoan Trung Quốc đe dọa an ninh Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Đức Hùng-Lê Vĩnh Trương- Dư Văn Toán - Nguyễn Trọng Bình- Phạm Thu Xuân (QNCBĐ) Bài đã được xuất bản.: 23/07/2011 05:00 GMT+7

Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ CNOOC 981 xuống Biển Đông cùng với những động thái trưng bày sức mạnh hải quân là hành động liên tiếp trong chiến lược xâm chiếm và bành trướng xuống Biển Đông nhằm khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp UNCLOS 1982, luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông 2002.

Trung Quốc cho tàu Hải Tuần 31 rời bến ngày 15/6 qua vùng Biển Ðông và ghé Hoàng Sa, Trường Sa đến Singapore. Truyền thông nước này cho biết đây là tàu hải tuần lớn nhất của họ ra Hoàng Sa và Trường Sa giữa lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp này. Ngoài ra Trung Quốc đang hoàn thành và sắp đưa giàn khoan kích thước lớn ra Biển Đông gây xôn xao dư luận trên thế giới. Sự kiện này nằm trong chiến lược ngoại giao pháo hạm, xâm lấn bằng tàu dân sự để bành trướng xuống Biển Đông, phục vụ việc sở hữu năng lượng của Trung Quốc. Bài viết này trình bày một số điểm liên quan đến giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc và những ảnh hưởng đến an ninh khu vực Biển Đông.

1. Giới thiệu

Với những tiến bộ về khoa học công nghệ hải dương và đóng tàu, Trung Quốc đang có những thành công trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất hàng loạt tàu chiến hạng siêu nặng, giàn khoan dầu khí khổng lồ nhằm khai thác tài nguyên biển phục vụ phát triển quân sự và kinh tế của mình. Sẽ có ít bàn cãi, nếu các hoạt động của các kết cấu này diễn ra trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu, nhưng ngược lại, nếu các thiết bị này được dùng như lá bài thăm dò và khai thác dầu khí mà thực chất đó lại là những cấu kiện nhằm tìm chiếm tài nguyên tại các vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, việc này không khác gì hành động xâm lược. Những thách thức của các kết cấu này thật hiển nhiên, do đó việc chuẩn bị các giải pháp xử lý theo chủ quyền Việt Nam, theo đúng luật quốc tế là cần thiết. Theo UNCLOS và các bộ luật khác, hiện chưa có quy chế nào về việc lấn biển hay hình thành đảo nhân tạo cũng như chưa có quy chế vùng ngoại vi cho các thực thể này ngoài khơi hay gần bờ.[1]

Vậy thì thực thể này (giàn khoan dầu khí khổng lồ) có ý nghĩa gì? Được hưởng những quy chế nào? Và Trung Quốc sẽ tiến hành đặt giàn khoan khổng lồ này ở đâu và sẽ gây ảnh hưởng tới các nước vành đai Biển Đông như thế nào?

Do Trung Quốc có nhiều chiêu bài, nhiều cách thức và biện pháp để phục vụ mục đích cuối cùng của họ là độc chiếm Biển Đông, những ai quan tâm đến tình hình an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông và trên thế giới chắc chắn sẽ có những quan ngại nhất định.

Posted Image Chú thích cho bản đồ trong Hình 1:

Đường mầu xanh nước biển là đường phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý cách đường cơ sở của các quốc gia chung Biển Đông. Theo cách phân chia giả định này dựa trên giả thiết các đảo trong quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Bãi Scarborough không được hưởng quy chế 100% hiệu lực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà chỉ được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý.

Khu vực khép kín bởi đường mầu xanh nước biển nằm giữa đường phân định đặc quyền kinh tế là khu vực chung, được coi là vùng thềm lục địa chung của các quốc gia chung Biển Đông cần có thỏa thuận phù hợp trong việc khai thác tài nguyên và đánh bắt cá.

Các chấm tròn màu xanh lá cây thể hiện lãnh hải 12 hải lý xung quanh các đảo được cho là có tranh chấp thuộc các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Bãi Scarborough. Đường mầu xanh lá cây là đường trung tuyến cách đều bờ từ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đường mầu đỏ đứt đoạn là đường chữ U (lưỡi bò) của Trung Quốc.

Chúng ta thử đưa ra các giả định để tìm kiếm câu trả lời cho vấn nạn này.

Trung Quốc sẽ mang giàn khoan khổng lồ CNOOC 981 tới vị trí nào trên Biển Đông? Từ bản đồ trong Hình 1, chúng ta có thể thấy có một trong những kịch bản sau:

  • Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng Đặc quyền kinh tế của
  • Trung Quốc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng khu vực chung
  • Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng EEZ của Việt Nam
  • Trung Quốc đưa giàn khoan vào một ví trị nằm vùng giới hạn bởi đường xanh lá cây Kịch bản khác...
2. Sự kiện

Sự cố tình chủ ý vi phạm chủ quyền Trường Sa củaViệt Nam của Trung Quốc từ năm 1984

Chủ nghĩa đế quốc và ngành hải dương học thường đi cùng nhau, đó là kinh nghiêm đúc kết từ các siêu cường biển trong lịch sử như Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Mỹ, Nga. Trung Quốc cũng đang đặt mục tiêu trở thành siêu cường biển mới trên thế giới nên họ đã đang dùng nhiều thủ đoạn nghiên cứu đáy biển, mặt biển thuộc chủ quyền của các quốc gia láng giềng tại Biển Đông, nhằmphục vụ các tham vọng kinh tế và chính trị của mình.

Theo những tài liệu mà chúng tôi tham khảo, từ năm 1984 đến năm 1986, Viện Hải dương học Nam Hải và từ 1987-1991 Viện Khoa học quốc gia Trung Quốc gồm nhiều cơ quan, đã vi phạm chủ quyền biển Việt Nam và thực hiện nhiều nghiên cứu địa chất hải dương chi tiết tại khu vực Trường Sa và lân cận. Họ đã xuất bản tập tổng kết năm 1992, 400 trang, với nhiều kết luận về khoáng sản đáy biển Trường Sa và cho rằng những kết quả này là bước đầu trong công cuộc khai thác và mở rộng biên giới biển phía Nam cho họ[1]. Thời gian này do vừa kết thúc chiến tranh và hạn chế điều kiện, Việt Nam chỉ có thể khởi động nghiên cứu về Trường Sa từ sau năm 1990. Chúng ta cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn, chất lượng hơn và đi vào thực tiễn hơn nữa để có đủ kiến thức và phản bác những hành vi lấn chiếm của Trung Quốc trên các diễn đàn, hội nghi khoa học quốc tế.

Năm 2010, Trung Quốc tuyên bố đã dùng tàu ngầm thực hiện cắm cờ của họ dưới đáy Biển Đông ở 17 điểm, trong đó điểm có độ sâu nhất là 3759 m. Tuy vậy do họ không công khai vùng biển nào trên Biển Đông, nên đã có quan ngại lớn cho các quốc gia lân cận và cả toàn thế giới.

Đầu năm 2011 Trung Quốc đã khởi động dự án South China Sea Deep (Vùng nước sâu Biển Đông) trước tiên là nghiên cứu các hướng phát triển của đáy đại dương, kế đó là trầm tích, khí hậu, sinh học đáy đại dương. Đó là việc hấp thu cacbon của các vi sinh vật, cuộc sống dưới đáy biển, sự trao đổi dưỡng chất và phiêu sinh vật... tại nhiều vùng ở Biển Đông cũng như giữa Biển Đông và Thái Bình Dương. Đề án trên do nhà khoa học Uông Phẩm Tiên, thuộc Đại Học Đồng Tế ở Thượng Hải chủ trì. Ông này có thể đã nhờ đến sự hỗ trợ của Giao Long, con tàu lặn hiện đại nhất của Trung Quốc, có khả năng lặn sâu đến 7km dưới đáy biển. Dự án được đưa ra một phần từ nghiên cứu của chiếc Đại Dương Nhất Hiệu năm 2007 về những dải kiến tạo ở giữa đại dương do các dịch chuyển của vỏ trái đất. Đồng thời, các nhà thám hiểm trên tàu này cũng phát hiện được vị trí nhiều mỏ đồng, chì, kẽm cũng như các nguồn thủy nhiệt tại đây.

Những nỗ lực khoa học của Trung Quốc thực đáng khâm phục, song nếu những thành quả khoa học này được sử dụng cho mục đích cuối cùng là khống chế những vùng biển chung của nhân loại vì lợi ích kỷ của một tập đoàn cầm quyền thì thế giới cần có biện pháp ngăn chận.

Cuối năm 2011 Trung Quốc cho triển khai loạt 6 tàu dầu khí, trong đó có giàn khoan khổng lồ CNOOC 981. Đây là giàn khoan chủ lực của Trung Quốc nhằm khai thác tài nguyên biển sâu. Giàn khoan 981 được mệnh danh là "hàng không mẫu hạm" trên biển[2] ,được trang bị các thiết bị hiện đại nhất thế giới.

Trung Quốc đã thực hiện thành công khá nhiều toan tính của họ tại Biển Đông, liên tục leo thang gây căng thẳng từ tháng ba năm 2011 tại vùng biển gần Philippines đến cắt cáp thăm dò hai tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam ngày 26/05/2011 và ngày 09/06/2011. Trung Quốc liên tục gây hấn, liên tục xoa dịu thế giới và đẩy khu vực Đông Nam Á vào chính sách "bên miệng hố chiến tranh". Tại sao?

Chưa nói xa thêm về chiến lược Chuỗi Ngọc Trai[3] vốn được họ hoạch định sẽ bao trùm Ấn Độ Dương, chúng ta hãy quan sát các động thái tiếp theo. Ngoài ý đồ đánh vẹt Việt Nam đang đơn độc và Philipines cả tin ra hai bên để lấn xuống trọn vẹn hai cánh của đường chữ U. Để sau này tiến xuống thanh toán ba nước Indonesia, Brunei, Malaysia mà hiện nay vẫn đang quan sát, Trung Quốc còn có 1 chủ ý khác.

Đó là ra vẻ giảm nhẹ căng thẳng về tinh thần, tức tạm ngưng quấy phá, để thực hiện một chiến dịch chiếm đóng thực tế bằng các khối sắt thép đồ sộ, những giàn khoan[4]-dưới dạng đảo nhân tạo. Từ đó tạo thế cho những con tàu quân sự ngụy trang dân sự, hoặc cả những con tàu quân sự có nơi giao lưu dễ dàng về tiếp vận, về thông tin và cả về tinh thần của đoàn quân viễn chinh tương lai. Chúng ta hãy theo dòng sự kiện gần đây mà Trung Quốc đã gây ra với Việt Nam để gây sức ép như sau .

Ngày 28/5/2011 Trung Quốc đề nghị hợp tác khai thác 19 lô dầu khí ở ngoài khơi Biển Đông (theo phương án gác tranh chấp cùng khai thác).

Ngày 10/6/2011 Trung Quốc đã liên tiếp đe dọa Idemitsu, BP và ExxonMobil nếu các Tập đoàn này không rút các dự án khỏi Việt Nam.

Trong dòng chảy sự kiện, chúng ta thấy ngày 26/05/2011 (sự cố Bình Minh 2) và ngày 09/06/2011 (sự kiện Viking 2) chẳng qua chỉ là những mắt xích nhỏ trong toàn bộ hệ thống của Trung quốc đang thực hiện để xâm chiếm tài nguyên trong vùng biển Việt nam .

Chúng ta có thể quan sát sự ra đời và phô diễn hàng loạt sản phẩm khổng lồ trong năm 2011 của Trung Quốc:

2.1 Tàu sân bay Thi Lang[5]

Tầu sân bay Thi Lang có chiều dài 302 mét, chiều rộng 70,5 mét, vận tốc đạt 29-31 hải lý/giờ (khoảng 53 đến 57 km/h), có thể chuyên chở được 50 máy bay chiến đấu và chứa thêm nhiều máy bay trực thăng[6].

Tên chính thức cho con tàu này vẫn còn đang bàn cãi. Có thể tên tàu sẽ là "Trung Sơn" hoặc "Mao Trạch Đông" hoặc 'Tát Chấn Băng",đề đốc thủy sư thời Bắc Dương, đại thần thời Viên Thế Khải, ủy viên Quân ủy Trung ương sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập[7].

"Thi Lang vốn là hình mẫu của Varyag được Nga bán laị cho Trung Quốc làm sắt vụn vào giữa những năm 1990. Cũng trên cơ sở mẫu của thiết bị quân sự thanh lý này, Trung Quốc sẽ còn chế tạo 2 tàu khác vào năm 2020. Chiếc đầu, sẽ giống tàu "Varyag" (mua trực tiếp của Ukraine với giá 20 triệu đôla), còn chiếc thứ hai, như các chuyên gia quân sự Nga khẳng định, sẽ hao hao với chiếc tàu sân bay nguyên tử của Liên Xô cũ chưa kịp hoàn thành mang tên "Ulianovsk", mà dường như Ukraine bí mật chuyển giao cho Trung Quốc.

Máy bay tiêm kích trên boong tàu sẽ là chiếc J-15 "hàng nhái" của Su-27 của Nga. Nhờ bộ hồ sơ kỹ thuật của Su-27 và nguyên mẫu của Ukraine, Trung Quốc đã tự chế tạo máy bay tiêm kích trên boong tàu sân bay của họ gọi là J-15.

Hệ thống radar trên chiếc hàng không mẫu hạm này, theo chuyên gia Nga, cũng sao chép nguyên mẫu trạm radar "Chuỗi ngọc" loại hiện đại nhất của Nga, sản phẩm của Liên hiệp sản xuất "Fazotron". Trạm này chính là một phiên bản của Trạm "Zuk", vừa được đề xuất cho máy bay tiêm kích Mig-35, loại máy bay mới nhất của Nga (mà không hiểu sao Trung Quốc có được). Các trang thiết bị của máy bay cũng sao chép những bản thiết kế máy bay tiêm kích của Nga.

Các trang thiết bị huấn luyện trên bờ hoàn toàn là phiên bản boong tàu sân bay, cho phép huấn luyện các phi công, mô phỏng hoạt động của tàu sân bay khi đang ở giữa biển, các thao tác hạ cánh và cất cánh của máy bay tiêm kích. Tất cả giáo án tập luyện đó các chuyên gia Trung Quốc đã được làm quen tại Ukraine (khi mua lại tàu sân bay của Ukraine).

Giới chuyên gia Nga cho rằng, bằng việc sao chép công nghệ, Trung Quốc đã tiết kiệm được 1 tỷ đô la và 20 - 25 năm trong việc chế tạo tàu sân bay Thi Lang."[8]

Posted Image

2.2 Giàn khoan CNOOC 981

Giàn khoan CNOOC 981 dài 114 m, rộng 90 m, gồm năm tầng cao 136 m (tương đương tòa nhà 45 tầng). Trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn. Diện tích boong tương đương sân vận động bóng đá đúng tiêu chuẩn. Giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000 m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới và là Giàn khoan cấp siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc sản xuất[9]. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000m."

Giàn khoan này có giá trị cao, tiêu tốn hơn chín trăm hai mươi triệu USD và có ích lợi đối với Trung Quốc như là một pháo đài quân sự ngụy trang, một cơ sở nghiên cứu khoa học đại dương, một nhà máy khoan dầu khổng lồ... Bản thân giàn khoan này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho môi trường, phá hoại môi sinh. Và đây cũng chính là mối nguy rất lớn đối với các quốc gia láng riềng về mặt quốc phòng an ninh, về nguy cơ chiếm dụng khai thác tài nguyên khoáng sản biển sâu.

Posted Image

2.3 Một số tàu dầu khí phục vụ các mục đích khác

Tàu thăm dò địa chấn 12 cáp quang Dầu mỏ hải dương 720

  • Tàu thăm dò Dầu mỏ hải dương 708
  • Tàu đặt ống nước sâu Dầu mỏ hải dương 201.
  • Tàu công trình đa năng Dầu mỏ hải dương 681
  • Tàu công trình tự chạy kiểu nửa chìm Dầu mỏ hải dương 278.
Các nước ASEAN có thể sẽ mất cảnh giác vì đã qua nhiều năm tháng chịu đựng sóng gió với những cuộc cắt cáp, đe dọa, dọa trừng phạt kinh tế, xua đuổi nước thứ ba can dự. Các nước ASEAN có thể chưa biết rằng các giàn khoan khổng lồ này chính là các pháo đài ngoài khơi quan trọng trong bước lấn chiếm Biển Đông từ ngôn từ đi ra hiện thực.

Đây là chiêu thức đẩy sự việc đến căng thẳng tột cùng sau đó giảm nhẹ và thực hành chiếm cứ thật sự.

3. Các kịch bản cho các Giàn khoan, tiền đồn quân sự của Trung Quốc

Nếu giàn khoan này mang đến đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, hay Indonesia (xem Hình 1) như một thách thức chủ quyền của một trong năm nước này, Trung Quốc coi như đã phớt lờ luật pháp quốc tế bằng một hành động ngang ngược và từng nước sẽ có cách xử lý riêng của mình.

Khi giả thiết rơi vào một trong năm nước đã nêu, có nghĩa là Trung Quốc đã khẳng định sẽ sẵn sàng va chạm để xác định đường chữ U là có giá trị thực tế. Nếu giàn khoan này mang đến vùng nước đang được tranh chấp bởi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei tại khu vực Trường Sa nhưng ngoài khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của từng nước, Trung Quốc đang dựa vào thói quen "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa", thiếu đoàn kết của ASEAN, để các nước tự nhìn nhau và bản thân mình tránh va chạm.

Nếu Trung Quốc mang giàn khoan lớn này đến đóng ngoài các vùng tranh chấp và ngoài các vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của các nước thì điều đó có phải họ có thiện chí xuống thang các đòi hỏi của họ dạng đường chữ U hay không?

Trong trường hợp này, giàn khoan lớn này như một căn cứ quân sự (gỉa dạng) xa bờ tại vùng biển Ðông, Trung Quốc sẽ thách thức câu nói của Ngoại Trưởng Mỹ tại ARF một cách trực diện. Lợi ích quốc gia của Mỹ là thông thương và hải hành tại Biển Đông. Vậy đối tượng chính bị thách thức sẽ ứng xử ra sao nếu Trung Quốc lại dùng cách thức cũ y như cách ngụy trang tàu dân sự của các tàu Hải Giám, Hải Tuần, Ngư Chính? Liệu pháo đài trên biển giả dạng dân sự sẽ tác động như thế nào đến lợi ích của Mỹ, Nhật, Ấn Độ và các nước khác.

4. Việt Nam sẽ chuẩn bị gì?

Trước câu hỏi Trung Quốc sẽ mang giàn khoan khổng lồ này đi đâu, có nhiều giả thiết đặt ra. Sẽ không có tranh cãi nếu chúng nằm tại vùng EEZ Trung Quốc. Nhưng nếu chúng đi vào các vùng tiềm năng dầu khí cao như địa điểm tương tự điểm xảy ra sự cố Bình Minh 2. Việt Nam cần có một thái độ kiên quyết để xua đuổi chúng đi.

Những giàn khoan này có thể sẽ là những căn cứ quân sự với các thiết bị hiện đại ngoài các vùng biển sâu tới 3,000 m (như miền trung bộ Việt Nam). Khi ấy, tàu thuyền đánh cả Việt Nam ra vào vùng này sẽ gặp những trở ngại chờ đón thường trực, và tạo ra sức ép quân sự lên quốc phòng của Việt nam..

Việc quan trọng nhất là Việt nam tiếp tục kiên quyết trong vấn đề áp dụng UNCLOS 1982 cho Biển Đông, phản đối đường chữ U của Trung Quốc bằng việc đưa ra đường phân chia (giả định) của Việt Nam và thông báo cho thế giới biết chủ trương của Việt Nam.

Về mặt luật pháp quốc tế, các quy định trong UNCLOS 82 thì đảo nhân tạo chỉ được đặt trong vùng nội thủy và đảo nhân tạo không được dùng tính đường cơ sở. Nhưng với các cách thức lấn dần của Trung Quốc xưa nay. Việc giành trước, dọa kèm và lấn sau đã thành một chiến thuật thông thường của họ. Có lẽ chính phủ và nhân dân các nước Đông Nam Á cần hội đủ ý chí chính trị để khẳng định với Trung Quốc rằng các giàn khoan này chỉ được khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của nước sở hữu.

Những giàn khoan này chịu được sóng bão cấp 10, do vậy chúng còn là điểm cư trú cho các tàu thuyền quân sự và dân sự của Trung Quốc.

Đây có thể là cách thức của Trung Quốc đẩy sự việc đến căng thẳng tột cùng sau đó giảm nhẹ rồi thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò.

Những giàn khoan loại này hoàn toàn có thể phục vụ nhiều mục tiêu như khai thác, thăm dò dầu khí, băng cháy biển sâu mà các quốc gia Đông Nam Á chưa có cũng như phục vụ các mục tiêu quân sự, dân sự khác.

Ngoài ra, chúng sẽ tạo ra những vị thế mới cho Hải Quân Trung Quốc, và làm suy giảm không gian biển-lãnh thổ biển và không trung của các nước xung quanh như Việt Nam, Philippines.

Giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới "ai đến trước, được hưởng trước" đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông như dầu, khí, băng cháy.... Tiền lệ này sẽ làm cho các quốc gia như Việt Nam, Philippines rất khó đối phó, nếu Trung Quốc không tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 82, DOC 2002. Đây là cơ hội để Trung Quốc độc chiếm tài nguyên đáy Biển Đông.

Nếu không có sự minh bạch về DK 981, Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược "gác tranh chấp, cùng khai thác" theo kiểu Trung Quốc.

Đây có thể là tiền đồ cho một "Đồng thuận Biển Đông" kiểu Bắc Kinh, Pax Sino, là "làm trước, nói sau", đưa tất cả Việt Nam, Philippines và cả các nước khác trong thế bị thiệt hại bởi đường chữ U vào thế đã rồi.

Thiết nghĩ, tiếp theo các phản ứng kiên quyết, trong tương lai cộng đồng quốc tế cũng phải có những cơ chế pháp lý cho việc sử dụng biển khơi (biển quốc tế) của những nước khác có khả năng đưa giàn khoan cố định ra biển quốc tế.

Và hành trình hàng hải qua khu vực này sẽ cần những chuẩn bị tương ứng.

Hiểu biết vấn đề để từng bước có biện pháp tháo gỡ sự lấn chiếm ngày càng sâu, càng chặt và càng quy mô hơn -vốn sẽ tạo nên những thế gọng kìm để án ngữ các yết hầu kinh tế và quân sự của Việt Nam- đó chính là một phần nhiệm vụ của mỗi con dân Việt Nam trước lịch sử.

Nếu không có sự phản kháng sớm từ cấp cao nhất của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và cả từ nhiều nước khác về việc giàn khoan 981 được triển khai khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc chữ U thì rất có thể Trung Quốc sẽ sớm triển khai hàng loạt các giàn khoan khổng lồ khác từ năm 2012 tới Biển Đông. Khi ấy sự việc sẽ vượt tầm kiểm soát của thế giới, và nguy cơ Biển Đông là "ao nhà Trung Quốc" là rõ ràng Các quốc gia khu vực làm gì trên biển Đông cũng phải cúi đầu xin phép, và quyền tự do hàng hải qua khu vực này sẽ bị hạn chế. Lúc đó ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ bị Trung Quốc khống chế về mọi mặt như một ông "Vua Đông Á"!

5. Kết luận

Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ CNOOC 981 xuống Biển Đông cùng với những động thái trưng bày sức mạnh hải quân là hành động liên tiếp trong chiến lược xâm chiếm và bành trướng xuống Biển Đông nhằm khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp UNCLOS 1982, luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông 2002. Trước khi biết chính xác Trung Quốc đưa dàn khoan CNOOC 981 tới vị trí nào ở Biển Đông, Việt Nam và các nước chung Biển Đông cần tiếp tục có những biện pháp cứng rắn về việc áp dụng UNCLOS 1982 và luật pháp quốc tế để giải quyết những tranh chấp, phân chia quyền lợi công bằng và giữ gìn hòa bình ổn định trong khu vực.

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Gian-khoan-Trung-Quoc-de-doa-an-ninh-Bien-Dong/6677398.epi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Malaysia

Rạng sáng nay, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn, đã qua đời tại một bệnh viện ở Malaysia, ở tuổi 81.

> Ông Nguyễn Cao Kỳ: 'Tôi muốn là sứ giả hòa hợp dân tộc'

Posted Image

Ông Nguyễn Cao Kỳ. Ảnh: AFP

Sáng nay, nữ MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên (con gái ông Nguyễn Cao Kỳ) cho VnExpress biết, chỉ ít phút sau khi được đưa vào bệnh viện ở Malaysia, ông Kỳ đã qua đời. Trước đó, ông có biểu hiện khó thở.

Kỳ Duyên chia sẻ, mấy năm gần đây cha cô rất yếu, thường xuyên phải vào viện. Những ngày cuối đời, ông thường động viên con gái về nước và hướng cô kinh doanh ở Đà Nẵng. Theo đánh giá của ông, đây là một mảnh đất vàng, nhiều tiềm năng phát triển.

"Duyên rất hãnh diện khi tên mình được gắn với tên ông - Nguyễn Cao Kỳ", cô tâm sự. Kỳ Duyên đang ở Việt Nam và hôm nay sẽ bay sang Malaysia để cùng gia đình lo tang lễ cho cha.

Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930, là sĩ quan quân đội, chính khách của chính quyền Sài Gòn và từng giữ chức vụ Thủ tướng, Phó tổng thống. Ông có 3 vợ và 6 con.

Năm 2004, lần đầu tiên sau gần 30 năm kết thúc chiến tranh, ông Nguyễn Cao Kỳ cùng vợ và con gái đã về đón năm mới ở quê hương. Ông từng khẳng định, muốn làm sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc.

Hồng Khánh

http://vnexpress.net...i-tai-malaysia/

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bất đồng trên Biển Đông phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế”

Thứ Bẩy, 23/07/2011 - 15:16

(Dân trí) - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton hôm nay đã thúc giục Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á kiềm chế trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, trong khi khẳng định là những bất đồng quanh vấn đề này phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm qua tại Bali

Phát biểu trước các nhà ngoại giao tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - diễn đàn an ninh lớn nhất của châu Á đang diễn ra tại Bali (Indonesia), Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược vì 1/3 hoạt động vận tải biển là đi qua vùng biển này.

Bà Hillary kêu gọi cá bên “tuân thủ luật pháp quốc tế” và “giải quyết những tranh chấp bằng biện pháp hoà bình”.

Bà cũng nhấn mạnh những vụ việc gần đây trên Biển Đông đã đe doạ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc - nước vẫn coi Biển Đông (Bắc Kinh gọi là Nam Hải) là một bộ phận lãnh thổ của mình, bất chấp sự phản đối của các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Malaysia… - đã bị phía Việt Nam và Philippines tố cáo có những hành động đe doạ tàu thăm dò dầu khí của những nước này tại vùng biển thuộc chủ quyền của mình những tháng gần đây.

“Những vụ việc này đã phá hoại quyền tự do hàng hải và đặt ra những nguy cơ đối với sự phát triển kinh tế-thương mại hợp pháp”, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.

Mỹ luôn tuyên bố ủng hộ các nước tiến hành giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông trong khuôn khổ đa phương, còn Trung Quốc thì tìm mọi cách coi đây là vấn đề nội bộ khu vực và chỉ muốn giải quyết trong khuôn khổ song phương.

Bà Hillary khẳng định lần nữa quan điểm của Mỹ, một ngày sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì mà theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Duy Minh thì nội dung chính của cuộc gặp này là đề cập đến tình hình tại Biển Đông.

Theo người phát ngôn, ông Dương Khiết Trì kêu gọi Mỹ “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc cũng như tôn trọng những quan ngại chính của Trung Quốc liên quan đến Tây Tạng và những chủ đề nhậy cảm khác”.

Trước cuộc gặp ARF hôm nay ở Bali, giới quan sát cũng đã nhận định rằng Mỹ không có ý định lùi bước trong vấn đề này.

Washington cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với những lợi ích quốc gia của mình và tại Bali, Ngoại trưởng Clinton sẽ nêu vấn đề tranh chấp ở Biển Đông; khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng tự do lưu thông hàng hải, không ngăn cản hoạt động thương mại và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Nguyễn Viết

Theo AP, AFP

================================

Đúng rồi! Nhất trí! Rất logic! Cực kỳ hợp lý! Không giải quyết theo luật quốc tế thì không lẽ theo luật rừng ah?

Rồi! Vậy là các quí vị trả lại Hoàng Sa và Trườnngg Sa cho Việt Nam đi..

Bà Clinton chụp cái ảnh này trông rất đẹp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao TQ đồng ý ký vào bản hướng dẫn thực hiện DOC?

Vietbao.vn

Thứ bảy, 23 Tháng bảy 2011, 07:20 GMT+7

Giới quan chức ngoại giao của các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc vừa đạt được sự thống nhất về văn bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại cuộc họp đang diễn ra ở Bali (In-đô-nê-xi-a). DOC được ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, nhưng đến tận bây giờ hai bên mới thỏa thuận được về văn bản hướng dẫn thực thi DOC.

Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu

Điều này cho thấy khả năng ASEAN và Trung Quốc đạt được Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý còn rất xa vời. Tuy nhiên, quan chức các nước vẫn lên tiếng ca ngợi bản hướng dẫn vừa đạt được là “bước tiến quan trọng” trong tiến trình hướng tới COC.

Trả lời báo giới sau cuộc họp, đại diện đoàn Việt Nam - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh - nói: “Đây là bước khởi đầu quan trọng và tích cực cho tất cả chúng ta trong nỗ lực chung để tiếp tục đối thoại và hợp tác, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự ổn định và tin tưởng lẫn nhau trong khu vực”.

Đại diện đoàn Trung Quốc, ông Lâm Chấn Minh, khẳng định: "Đây là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác Trung Quốc-ASEAN. Tương lai của chúng ta thật rạng rỡ và chúng tôi hy vọng quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục trong tương lai”.

Posted Image

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh

Trong khi đó, một số quan chức ngoại giao tham gia cuộc họp cho hay, văn bản hướng dẫn này, trong quá trình thảo luận, đã bị sửa đổi khá nhiều và nội dung mang tính chung chung chứ không có gì cụ thể. Hãng thông tấn AFP dẫn lời một số quan chức cho rằng vẫn còn tồn tại những khác biệt về định nghĩa khu vực nào tại Biển Đông vẫn được coi là đang bị tranh chấp, vì các nước như Trung Quốc hay Philíppin không có cử chỉ gì gọi là nhượng bộ trong tuyên bố chủ quyền của mình. Họ than phiền rằng không có khung sườn nào để trực tiếp giải quyết tranh chấp ở khu vực này, vốn được cho là có nhiều dầu lửa và khí đốt.

Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario cho biết đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông nhiều đến mức nếu đáp ứng đòi hỏi của họ, việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc trở thành vô ích. Ông Rosario nói: “Về cơ bản, họ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, nếu chúng ta (ASEAN) ký bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc, điều đó chẳng có nghĩa lý gì”.

Ông Rosario cho biết ông muốn ASEAN có lập trường cứng rắn hơn, bằng cách công bố những nguyên tắc hướng dẫn, đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng nhằm giải quyết các vụ tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. Ông cho biết Philíppin chắc chắn sẽ hành động, đưa vụ này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc không muốn tham gia.

Ông Rosario nói tiếp: "Chúng tôi sẽ ra trước tòa án nếu Trung Quốc muốn đi cùng chúng tôi. Tuy nhiên, nếu họ không muốn, chúng tôi sẽ tìm một phiên tòa trọng tài, dựa theo tòa án này để có được một sự phân xử vĩnh viễn hoặc là một sự phân xử tạm thời".

Posted Image

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario

Đúng vào ngày Trung Quốc-ASEAN đạt được đồng thuận về văn bản hướng dẫn thực thi DOC sau gần 10 năm đàm phán, Bắc Kinh đã lên tiếng nhắc lại lập trường là không chấp nhận cho Mỹ can thiệp vào hồ sơ này. Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - ngày 20/7 cho rằng Mỹ nên đứng ngoài những căng thẳng do tranh chấp ở Biển Đông gây ra. Theo tờ báo, “bóng ma của mối đe dọa tiềm ẩn đối với Biển Đông là hình ảnh một cường quốc lớn khác, đó là Mỹ”.

Bắc Kinh khẳng định lại quan điểm không ủng hộ việc giải quyết đa phương những tranh chấp song phương và phản đối sự can thiệp của các cường quốc ngoài khu vực vào vấn đề này, “vì Trung Quốc và các nước láng giềng có đủ khả năng, kinh nghiệm và hiểu biết để tự giải quyết”.

Câu hỏi được đặt ra là: phải chăng muốn ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ, thuyết phục các nước Đông Nam Á coi đây là công việc nội bộ trong khu vực mà Trung Quốc đã chấp nhận ký văn bản hướng dẫn thực thi DOC?

Theo giới quan sát, một khi đã cho rằng Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc gia thì Mỹ khó có thể đứng ngoài cuộc và sẽ tìm cách can dự, dù bằng cách này hay cách khác, ở các cấp độ khác nhau, tùy theo từng đối tác trong khu vực. Trước mắt, việc đạt được thỏa thuận về bản hướng dẫn thực thi DOC, cho dù chỉ ở mức tối thiểu, cũng là một bước tiến và như nhận định của một nhà ngoại giao ASEAN được Kyodo trích dẫn, chính sự năng động của Mỹ đã buộc Trung Quốc phải đối thoại với ASEAN về vấn đề Biển Đông.

Xem thêm bài viết trên Nghiên cứu Biển Đông

Việt Báo (Theo_VTC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Không ai có thể xuyên tạc chủ quyền của Việt Nam”

SGTT – Thứ năm, ngày 21 tháng bảy năm 2011

SGTT.VN - Cựu bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm rất quan tâm đến tình hình Biển Đông. Ngày 21.7, là khách mời dự thính phiên họp của Quốc hội, trong giờ nghỉ giải lao, ông đã trả lời phóng viên báo Sài Gòn Tiếp thị về quan điểm của ông trong vấn đề Biển Đông; bảo vệ chủ quyền với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trước những hành động xâm phạm mới đây của Trung Quốc.

ImageID_147666.jpg

“Không ai có thể xuyên tạc chủ quyền của Việt Nam”*

Theo ông, tại kỳ họp lần này, Quốc hội nên dành thời gian thích đáng để thảo luận về vấn đề Biển Đông và ra một nghị quyết tuyên bố về bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ?

Theo tôi biết, kỳ này Quốc hội cũng sẽ được nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Trong chương trình kỳ họp, tôi thấy có nêu việc này. Tôi tin rằng, Quốc hội sẽ lắng nghe, có thái độ và ý kiến. Vừa qua, tôi thấy đảng, Chính phủ cũng đã nói rõ quan điểm về lẽ phải của ta trong vấn đề chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa và sự sai trái của nước khác đối với chủ quyền của ta rồi.

Nhưng theo tôi, vẫn cần phải tiếp tục thông tin, tuyên truyền cho rõ hơn. Vừa rồi, bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nhiều hơn thông tin về vấn đề chủ quyền về Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa thì tôi thấy cũng rất là cần thiết.

* Việc Trung Quốc thông báo chuẩn bị đem dàn khoan hiện đại ra thăm dò, khai thác dầu khí ở biển Đông… chúng ta phải có thái độ với việc này thế nào, thưa ông?

Từ hồi đầu tháng 7.2011 họ có đưa ra (thông tin) này nhưng rồi cũng chùng lại một thời gian. Chưa biết sẽ thế nào nhưng nếu có vấn đề như vậy thì tất nhiên chúng ta cũng phải kiên quyết đấu tranh nhưng cũng không nên tạo ra sự phức tạp vì nó không chỉ liên quan đến chúng ta và một số nước khác nữa. Chắc chắn là các nước có liên quan cũng không đồng tình (về việc Trung Quốc đưa dàn khoan ra khai thác dầu khí ở Biển Đông - PV). Về vấn đề này, nếu chúng ta có sự trao đổi với các nước thì tôi tin là các nước họ cũng ủng hộ chúng ta. Nên nếu nước nào họ cố tình vi phạm (về chủ quyền của Việt Nam - PV) thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ bảo vệ được chủ quyền của mình.

* Phía Trung Quốc luôn muốn đàm phán song phương về những vấn đề mà tự họ cố ý gây ra, tạo ra tranh chấp. Theo ông Việt Nam phải có thái độ, quan điểm thế nào về việc này ?

Ở đây có hai chuyện khá rõ. Về vấn đề chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, chủ yếu chỉ có ta và Trung Quốc thì là phải giải quyết 2 bên. Nhưng về vấn đề chủ quyền với quần đảo Trường Sa thì nó liên quan đến nhiều bên, ít nhất là 6 bên. Mà nói đến yêu sách của Trung Quốc, đường chữ U, chín đoạn thì nó lại chiếm tới 80% diện tích Biển Đông thì còn liên quan đến nhiều nước khác nữa về vấn đề tự do lưu thông hàng hải. Do đó, vấn đề chủ quyền ở đây không thể nào đàm phán song phương được mà phải có sự tham gia của nhiều nước liên quan.

Ở đây nếu như chỉ có hai nước đàm phán với nhau thì các nước khác họ không đồng ý thì dù có thống nhất đàm phán được thì kết quả cũng không được chấp nhận.

Cho nên, dù Trung Quốc nói thế nào nhưng tôi tin câu chuyện này cuối cùng Trung Quốc cũng phải chấp nhận một nghị quyết đa phương. Quan điểm của chúng ta cũng rất rõ ràng rồi: cái gì song phương thì giải quyết song phương mà cái gì liên quan đến nhiều bên thì đàm phán đa phương.

* Từ khi xảy ra vụ Trung Quốc cắt cáp lần đầu với tàu thăm dò dầu khí của PVN đến nay, dư luận quốc tế đa số ủng hộ Việt Nam và phản đối Trung Quốc về việc xâm lấn cả vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần làm gì tiếp theo để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế ?

Mình cần phải đẩy mạnh tuyên truyền hơn vì không phải nước nào trên thế giới họ cũng biết rõ câu chuyện này. Lịch sử vấn đề này thế nào, chúng ta có chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa từ bao giờ, mình có chủ quyền và thực thi chủ quyền từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất đã rõ từ thời triều đại nhà Nguyễn rồi thì chúng ta phải làm cho rõ. Họ hiểu rõ thì họ sẽ ủng hộ quan điểm của mình. Vì thực tế có nước họ tuyên bố chủ quyền nhưng họ không có thực thi chủ quyền. Trong thời đại ngày nay, thông tin tuyên truyền là rất cần thiết. Thế giới càng ủng hộ thì không ai có thể thay đổi được chủ quyền mà ta khẳng định được.

Những gì mình làm vừa qua, theo công ước luật Biển của Liên hợp quốc thì mình đã làm rất đúng về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rồi. Khai thác dầu khí ta cũng đã làm trong phạm vi đấy. Cho nên, lâu nay có ai nói gì. Bây giờ tự nhiên (Trung Quốc) nêu ra, đặt lại vấn đề là không đúng. Cho nên, tôi nhấn mạnh là chúng ta vẫn phải thông tin cho thế giới thấy rõ hơn.

Quan điểm của chúng ta là bao giờ cũng phải giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Chúng ta phải dựa trên 2 cơ sở quan trọng nhất: đó là luật pháp quốc tế mà cả thế giới người ta thừa nhận; thứ 2 là công ước 1982 về luật biển của Liên hiệp quốc. Chúng ta có chủ quyền rất rõ về vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế mà thế giới cũng đã thừa nhận. Chúng ta cần phải tuyên truyền, làm rõ hơn, chứng minh cho thế giới biết là chủ quyền đó về Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta có từ lâu rồi. Không ai có thể xuyên tạc lịch sử, làm trái lẽ phải được.

Chúng ta làm rõ để nhân dân bảo vệ, thế giới thấy rõ điều đó. Việc đó để các nước họ ủng hộ lập trường của chúng ta trong vấn đề Biển Đông để dù cho ai cố ý gây hấn, làm phức tạp thì cũng không xóa bỏ được thực tế này.

* Phía Trung Quốc họ tuyên truyền cho dân của họ về chủ quyền vùng biển trong hình chữ U, đường 9 đoạn của họ mà các nước trong đó có Việt Nam xâm phạm thì điều này có hại gì cho ta ?

Họ làm như vậy để bảo vệ quan điểm của họ. Nhưng theo tôi nhiều nước họ cũng hiểu là không ai có thể đòi hỏi chủ quyền một cách vô lý, trên một vùng biển quá rộng lớn như vậy. Cho nên, ta cũng phải đẩy mạnh thông tin ra bên ngoài về vấn đề này vì có những nước ở châu lục khác họ không biết, không quan tâm đến vùng này. Mình nói ra họ mới hiểu.

* Trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thì theo ông phải tổ chức, hỗ trợ, đào tạo như dân thế nào để ngư dân Việt Nam kiên trì bám biển, yên tâm sinh kế trên vùng biển của mình ?

Vừa rồi mình cũng đã có làm được việc cần thiết là thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển. Nhưng theo tôi ta cũng cần phải làm cho khéo, không cần thiết phải trang bị vũ khí cho các tổ đội này vì mình có lẽ phải của mình, có tập thể rồi thì bảo vệ cho nhau. Nhà nước thì cần có các tàu để bảo vệ các tổ đội, các tàu thuyền ngư dân để tránh việc các tàu thuyền nước ngoài bắt bớ, làm nhục ngư dân của mình. Trong phạm vi chủ quyền của mình thì mình cứ đánh bắt còn họ làm gì sai thì mình phải có quyền bảo vệ người dân của mình, bảo vệ quyền của mình.

* Vài tuần qua, vào các ngày chủ nhật tại Hà Nội và TP.HCM xuất hiện các nhóm biểu tình có sự tham gia của một số nhân sĩ, trí thức, sinh viên… phản đổi việc Trung Quốc cố ý gây hấn trên vùng biển Việt Nam, làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Ông suy nghĩ gì về sự kiện này?

Người dân họ không đồng tình với việc làm của các tàu Trung Quốc thì họ có quyền bày tỏ ý kiến, một cách dân chủ. Họ biểu tình một cách hòa bình thì mình không nên làm gì thái quá…

Mạnh Quân (thực hiện)

Trung quốc cho học sinh cấp 1 học về Hoàng Sa

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=lmpagVeus0A

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuyên tạc lịch sử trong âm mưu chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa

Tác giả: NHÓM PHÓNG VIÊN

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Có thể nói, tham vọng áp đặt chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông đã tỏ ra hết sức mâu thuẫn với nguồn tài liệu chính sử của họ. Từ lâu, Trung Quốc đã không từ bỏ việc làm mà tất cả các học giả chân chính đều lên án là cố tình bịa đặt và xuyên tạc lịch sử.

(Đọc thêm)

Hành động này đã được Trung Quốc toan tính lâu dài và tổ chức thực hiện công phu để có thể xuyên tạc lịch sử hàng ngàn năm từ cổ chí kim trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ có thể điểm ra một vài trường hợp cụ thể như là một trong rất nhiều minh chứng cho những toan tính trên của Trung Quốc. Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam Các Sách Trắng về chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, cũng như một số tài liệu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mà tiêu biểu là ông Hàn Chấn Hoa với cuốn "Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải của nước ta" (Trung Quốc -NV) đã đưa ra nhiều kết luận "hùng hồn" rằng có rất nhiều "sự thật lịch sử", trong đó có sự hiện diện của các di chỉ khảo cổ, "chứng tỏ đầy đủ rằng" Trung Quốc là người đã phát hiện, kinh doanh, khai thác và thực hiện việc cai quản đầu tiên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) từ "hàng nghìn năm nay". Thế nhưng, đáng tiếc là các sử gia Trung Quốc thời cổ xưa lại chính là những nhà chép sử có lòng tự trọng và nghiêm túc với chức trách. Các bộ Sử ký của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc đã ghi lại hầu hết các sự kiện quan trọng với nhiều chi tiết rõ ràng, nên khi đi vào từng vấn đề cụ thể, lập luận của Trung Quốc ngày nay về chủ quyền của họ trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng đã tỏ ra hết sức mâu thuẫn với bản thân các tài liệu chính sử. Xét về mặt địa lý, Trung Quốc trích dẫn từ một số sách địa lý cổ xưa của họ có những ghi nhận và mô tả về các đảo Hoàng Sa và Trường Sa để cho rằng họ phát hiện và xác lập chủ quyền tại hai quần đảo này từ hàng ngàn năm qua. Chẳng hạn như cuốn Nam Châu Dị Vật Chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc 220-265) viết dưới thời Hán Vũ Đế, có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị chìm. Dị Vật Chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cõi, dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra".

Posted Image

Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Chỉ có vậy, thế nhưng các tài liệu gần đây của Trung Quốc lại "áp đặt" sự mô tả này về Trướng Hải Kỳ Đầu cùng truyền thuyết về đá nam châm hút đinh sắt của các thuyền có liên quan tới các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông. Cũng cần nhấn mạnh rằng, phần lớn các thư tịch cổ của Trung Quốc khi nói về đảo và các bãi đá ngầm trên Biển Đông đều chép với rất nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như trong cuốn Đông Tây Dương Khảo của Trương Nhiếp (1618), có nói đến các đảo nằm cách huyện Văn Xương 100 dặm (khoảng 50km), điều này không thể phù hợp về mặt địa lý với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) nằm cách Hải Nam về phía nam đến hơn 250km. Tên của các đảo này cũng được chép rất khác nhau tùy theo sự tưởng tượng của tác giả như: Cửu Nhũ Loa Châu, Vạn Lý Thạch Đường, Thiên Lý Thạch Đường, Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn... Thật là khó có thể chấp nhận quan điểm của Trung Quốc khi họ cứ khăng khăng cho rằng những đảo đó chính là quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hoặc có lẽ là Trường Sa (Spratleys). Đôi khi, sự khẳng định của họ không khỏi gây ra sự sửng sốt. Trong tài liệu "Các biên giới của Trung Quốc" của Chu Kiện (1991), tác giả khẳng định "năm 1873, Quách Tông Đào, Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc được cử sang phương Tây, trong nhật ký hành trình đã nhắc đến Nam Sa (Spratleys) thuộc về Trung Quốc". Thế nhưng đoạn văn này lại được minh hoạ thêm bởi chú thích đề cập tới Hoàng Sa (Paracels) và ghi chú đảo nằm ở vĩ độ 17 Bắc. Đây quả là sự lẫn lộn nghiêm trọng và càng cho thấy sự cố tình gán ghép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vốn nằm phía nam vĩ tuyến 17 vào lãnh thổ Trung Quốc. <br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">

Posted Image

Khu hậu cần nghề cá trên đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Các tham vọng của Trung Quốc còn mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu khác của họ. Nhiều tài liệu địa lý cổ mô tả và phân định rõ lãnh thổ của đế chế Trung Hoa khá trùng hợp nhau, các mô tả này đều định rõ lãnh thổ Trung Hoa có điểm tận cùng ở phía nam là đảo Hải Nam. Theo hướng này, trong số các cuốn sách ở thế kỷ XII, rồi thế kỷ XVII và XVIII, trong đó các cuốn Địa chí phủ Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) cũng như cuốn Địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731, cuốn sách dâng nộp vua Thanh năm thứ 9 đời Văn Chính (1731), bản đồ tỉnh Quảng Đông không nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó vào năm 1754, các dân binh hải đội Hoàng Sa của Việt Nam bị đắm thuyền khi công tác trên quần đảo Hoàng Sa trôi dạt tới bờ biển Trung Quốc, nhà chức trách Trung Quốc sau khi thẩm tra xong đã đưa họ về quê hương mà không có sự phản kháng nào của Trung Quốc, chứng tỏ hoạt động của hải đội Hoàng Sa được Trung Quốc thời đó ghi nhận là việc bình thường thực thi chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển này. Trong tất cả các tài liệu Trung Quốc đều nhắc lại rằng các ngư dân Trung Quốc đã đến các đảo trên Biển Đông vào mọi thời kỳ. Nhưng, các tài liệu mà họ đưa ra chỉ cho thấy đó là những hành vi cá nhân, không mang tính nhà nước, không phù hợp với một sự chiếm hữu cũng như với ý định khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia bởi vì việc chiếm cứ "do các tư nhân không hành động nhân danh chính phủ của họ mà thực hiện vì một lợi ích cá nhân không tạo thành một sự chiếm hữu", theo luật pháp quốc tế đương thời. Hơn nữa, cũng trong những thời kỳ này, chính các quần đảo đó thường được các ngư dân Việt Nam lui tới. Trên thực tế, đã không có một chút dấu vết gì chứng tỏ là Trung Quốc đã từng phản kháng lại sự khẳng định chủ quyền của Hoàng đế Gia Long và các người kế nhiệm ông trong suốt cả thế kỷ XVIII cũng như thế kỷ XIX, khi các chúa Nguyễn của Việt Nam tổ chức việc khai thác các đảo nằm dưới quyền tài phán của họ một cách mạnh mẽ và liên tục. Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn tập lịch sử Trung Quốc những lời xác nhận sự không tồn tại tham vọng về các đảo trên Biển Đông của Trung Quốc trong lịch sử.

Posted Image

Hải đăng đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Như vậy, có thể thấy rằng Trung Quốc chưa bao giờ có việc thực thi chủ quyền mang tính nhà nước đối với các quần đảo này suốt lịch sử cho tới đầu thế kỷ XX. Sự thờ ơ của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông đã được hai tài liệu xác nhận: bản đồ Trung Hoa của đế chế thống nhất Hoàng Triều Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ, phát hành vào năm 1894, lãnh thổ Trung Quốc trong đó chỉ mở rộng tới đảo Hải Nam. Ngoài ra, quyển "Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư", phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng "điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18°13' Bắc". Sự chính xác và rõ ràng của các luận chứng khẳng định chủ quyền lâu đời, liên tục của Việt Nam bằng những hành động cụ thể của người Việt theo lệnh của triều đình từ thế kỷ XVIII, khiến Trung Quốc phải phản bác lại là các vua chúa Việt Nam luôn chỉ hoạt động nhằm phục vụ Hoàng đế Trung Hoa. Điều này lại càng phi lý. Vương quốc Việt Nam (Đại Cồ Việt) được thành lập vào thế kỷ XI bằng việc thiết lập một quyền lực chính trị và một nền cai trị độc lập đối với Trung Quốc, nhưng đồng thời công nhận một cách khéo léo quyền bá chủ của Trung Quốc. Mối quan hệ chư hầu này khó xác định theo một quan điểm pháp lý bởi vì nội dung của nó mơ hồ và tăng giảm tùy theo các thời kỳ. Trong lịch sử bang giao Đại Việt - Trung Hoa, các triều đại Việt Nam cần lễ thụ phong của Trung Quốc để được công nhận, giống như mọi quốc gia hiện đại muốn đứng vững thì không thể bỏ qua sự công nhận quốc tế. Đối với Trung Quốc, cống nạp thể hiện sự phụ thuộc tối đa mà họ hy vọng. Ngược lại, đối với Đại Việt, cống nạp thể hiện sự độc lập tối đa mà vương quốc này có thể đạt tới mà không gây nên phản ứng đế quốc từ phía Trung Quốc. Chế độ chư hầu được Việt Nam chấp nhận trên danh nghĩa, dưới hình thức triều cống danh dự. Nhưng nghĩa vụ tôn kính của triều đình Việt Nam đối với "Thiên triều" là hoàn toàn hình thức.

Posted Image

Bộ đội Việt Nam chăm sóc rau xanh trên đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Lịch sử các quan hệ Trung-Việt từ khi thành lập nước Việt Nam, thoát ra khỏi sự chi phối của Trung Quốc, đã được đánh dấu bằng nhiều mưu toan quân sự của Trung Quốc chống lại Việt Nam. Sau khi đã chiến thắng, các vua Việt Nam không bao giờ quên việc tìm cách xoa dịu người láng giềng khổng lồ của mình bằng một sự thần phục tượng trưng. Từ đó cho thấy lập luận của Trung Quốc đưa ra từ quan hệ chư hầu để mập mờ đòi hỏi yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam là không hề có giá trị pháp lý. Trung Quốc cũng sử dụng một số báo cáo về khảo cổ học để cho rằng họ có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, không có một kiểm chứng khoa học khách quan nào cho thấy những di vật cổ xưa nói là được tìm thấy trên các quần đảo này là của người Trung Quốc. Hơn nữa, theo giới chuyên môn, giả sử "các di chỉ khảo cổ" mà Trung Quốc cho là phát hiện tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đúng là của người Trung Quốc đi chăng nữa, thì theo luật pháp quốc tế, cũng không có ý nghĩa trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ tại đây. Là một ngành khoa học, khảo cổ học và những di chỉ khảo cổ không có vai trò quyết định trong việc công nhận hay bác bỏ chủ quyền của một quốc gia trên một vùng lãnh thổ nơi các di chỉ khảo cổ hiện diện. Việc Trung Quốc coi các "di chỉ khảo cổ" nói là tìm thấy ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để kết luận "hàng loạt tư liệu văn vật này chứng minh một cách hùng hồn rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ cổ xưa là lãnh thổ của Trung Quốc" là một kết luận mang tính suy diễn, không có cơ sở khoa học, lịch sử và pháp lý quốc tế. Cái gọi là những "di chỉ khảo cổ" của Trung Quốc chỉ là sự bịa đặt cố ý nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị, không làm thay đổi được thực tế là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời và người Việt Nam đã thực thi quyền chủ quyền của mình liên tục trên hai quần đảo này cho tới nay.

Theo Đại Đoàn Kết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế trận biển Đông và ARF 2011

24/07/2011 18:54:36

Trong các cuộc gặp riêng sau Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN (AMM), như giữa các ngoại trưởng ASEAN với Trung Quốc hay với Mỹ, ngôn từ đã không còn là ngoại giao mà trở nên trực tiếp hơn. Diễn đàn ARF, kết thúc vào thứ bảy 23-7, càng bức xúc khi các nước liên quan đều đã bài binh bố trận.

Nguyên tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino dự báo một cách quả quyết: “Tại ARF, tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ sẽ được phân tích từng chữ, tuyên bố đáp trả của Trung Quốc cũng thế.

Liệu Mỹ sẽ tiếp tục thể hiện lập trường căn bản của mình về biển Đông cũng như về các lợi ích của mình (ở đấy) và ở mức độ quả quyết đến đâu? Liệu Mỹ sẽ hòa hoãn hơn chút nào với Trung Quốc về vấn đề này? Liệu Trung Quốc sẽ làm sáng tỏ hơn nữa thực chất các yêu sách của mình trên biển Đông? Liệu các đáp trả của Trung Quốc sẽ mãnh liệt hơn hay kém hơn năm 2010?

Posted Image

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (phải) gặp Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario sáng 19-7 tại Bali, Indonesia.

ASEAN, như là một tập thể, quan tâm sâu sắc đến các câu hỏi này nhằm rọi sáng các quan ngại của mình về hòa bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không cũng như về quan hệ Mỹ - Trung có tốt được hay không”.

Dự báo của ông Severino càng sát thực tế khi tình hình biển Đông trước thềm ARF năm nay sôi sục hơn bao giờ hết. Phát biểu của người từng điều hành ASEAN từ 1998-2002 phản ánh một sự thật hiển nhiên: có một sự giành giật trên biển Đông giữa một bên muốn giành hết 80% trong cái gọi là “đường lưỡi bò”, một bên không chấp nhận điều đó.

Khẩu chiến Bắc Kinh

Sự sôi sục đó vừa mới thể hiện trong cuộc họp báo hôm thứ hai tuần trước ở Bắc Kinh của tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen và tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bính Đức (1).

Tướng Trần Bính Đức khai pháo: “Nhiều lần phía Mỹ đã bày tỏ rằng không có ý can thiệp vào các tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên, chúng tôi lại đang quan sát các diễn tập hỗn hợp giữa Mỹ và các nước khác, tỉ như Philippines và Việt Nam. Chúng tôi biết rằng trong quá khứ đã từng diễn tập như vậy, song theo như chúng tôi thấy, thời điểm diễn tập năm nay là không thích hợp!”.

Câu trả lời của đô đốc Mullen không trực tiếp và không tập trung vào một tiểu tiết nhưng rất “bàn tay sắt bọc nhung”: “Chúng ta có thể chìm lỉm hay vươn lên trong vận hội này. Hoặc là chúng ta cứ cho phép những lợi ích cùng nghi kỵ xác lập các mối quan hệ giữa chúng ta, hoặc là chúng ta ra sức tìm cách thức gạt các chuyện đó sang một bên vì một sự minh bạch tốt đẹp hơn, vì những trông đợi rõ rệt và thực tiễn hơn đối với nhau, và tập trung nỗ lực giải quyết các thách đố chung của chúng ta. Tôi tin rằng tôi đang phát biểu thay cho tướng Trần khi nói rằng cả hai chúng tôi chọn phương án sau cùng này”.

Không chỉ tướng Trần Bính Đức mới có một khẩu khí uy vũ, mà ngay cả phóng viên truyền hình CCTV Trung Quốc cũng tự tin không kém khi hỏi đô đốc Mullen: “Chúng tôi được biết chiều hôm qua ông có đến một đơn vị tên lửa bí mật của Trung Quốc. Ông là quân nhân Mỹ đầu tiên được xem thật gần hệ thống tên lửa của Trung Quốc. Ông cảm thấy gì?... Từ đầu năm tới giờ đã có trao đổi thăm viếng cấp cao, song đồng thời Mỹ cũng diễn tập quân sự ở ngoại vi Trung Quốc, kể cả trên biển Nam Hải (theo cách nói của họ). Ông giải thích như thế nào?”.

Thông điệp của Trung Quốc trước thềm ARF là “đường lưỡi bò”, thậm chí biển Đông, là “đừng chạm tới” như qua khẳng định của tướng Trần Bính Đức: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các hòn đảo trên biển Nam Hải (tức biển Đông) cùng các vùng biển xung quanh đó. Chúng tôi có bằng chứng và cơ sở lịch sử và pháp lý đầy đủ, thích ứng.

Posted Image

Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN trong cuộc họp ngày 19-7-2011 tại Bali, Indonesia.

Lập trường của chúng tôi vẫn luôn là giải quyết qua các kênh song phương một cách hòa bình. Trung Quốc luôn nhấn mạnh đến việc tạm đình hoãn các dị biệt và cùng khai thác chung tài nguyên giữa Trung Quốc và các bên khiếu nại. Đó không phải là công chuyện của các nước không liên quan hòng can thiệp vào”.

Câu trả lời của phía Mỹ qua đô đốc Mullen như sau: “Đây là một khu vực then chốt, nhiều nước tùy thuộc vào đó, không chỉ Trung Quốc và Mỹ. Chúng tôi đồng ý rằng chúng ta cần tiếp tục đeo đuổi giải pháp hòa bình các tranh chấp. Lập trường của chúng tôi là các tranh chấp phải được giải quyết như thế nào. Tôi đoan chắc rằng chúng tôi sẽ duy trì lập trường đó”.

Báo Nhật Bản lập website chung

Những sự cố ở đảo Senkaku của Nhật (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cùng các diễn biến gần đây cả trên biển Đông lẫn biển Nhật Bản khiến dư luận Nhật đặc biệt quan tâm. Từ hôm 15-6, năm nhật báo, đài truyền hình, thông tấn xã hàng đầu của Nhật là The Japan Times, The Mainichi Daily News, NHK World, Nikkei và Kyodo News đã cùng lập ra một website chung để “cung cấp tin tức và bài tường thuật về các cuộc họp của ASEAN cùng những sự kiện liên quan; các bản ghi chép họp báo, phát biểu của ngoại trưởng Nhật và các cuộc họp báo...”.

Làng báo Nhật lập chung website là để cùng chung sức cho một nỗ lực sống còn trong hòa bình và ổn định. Trong nỗ lực đó, bài viết của cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos được tờ The Japan Times đăng lại và website này đưa lên tiếp sáng 19-7, đúng vào ngày khai mạc hội nghị các ngoại trưởng ASEAN cho thấy Nhật vẫn cứ “tứ hải giai huynh đệ” chứ không tự cô lập.

Bài viết này đáng lưu ý ở đoạn: “Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) cùng các cam kết quốc tế liên kết phải trở thành nền tảng cho các cuộc đối thoại xây dựng nhằm dẫn đến thỏa ước mang tính bó buộc. Sau đó mới có thể cùng khai thác và phát triển tài nguyên...”.

Tại sao cựu tổng thống Philippines Ramos lại phải nhắc đến “UNCLOS như là nền tảng cho mọi đối thoại xây dựng”? Phải chăng do lẽ hiện nay, mọi đối thoại đều bế tắc do sự “độc chiếm UNCLOS” để từ đó độc chiếm biển Đông?

Khắp nơi cùng tập trận

Thao diễn hải quân giữa các nước là một điều rất bình thường. Mới cách đây một tháng, hai tàu hải quân Việt Nam vừa tuần tiễu chung với hải quân Trung Quốc. Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hải quân hai nước ký kết thỏa thuận về quy chế tuần tra liên hợp tháng 10-2005. Trước đó vài ngày, một tàu tuần tiễu hạng nặng Trung Quốc viếng thăm Singapore. Tuần này, ba tàu hải quân Mỹ thăm Đà Nẵng và diễn tập cứu hộ cũng không phải là lần đầu.

Cuối tháng 12-2010, ba tàu hải quân Trung Quốc viếng thăm cảng Tanjung Priok của Indonesia. Tháng 5 năm nay, một tàu chiến Nga thăm Singapore và Indonesia, rồi diễn tập với hải quân Indonesia... Thậm chí tháng 12 năm ngoái, hải quân Trung Quốc và Đài Loan cùng diễn tập kịch bản cứu hộ với nhau (2)... Cũng chưa “nhạy cảm”, nếu nhất mực xem là như thế, bằng tin thủy quân lục chiến Trung Quốc tập đổ bộ với thủy quân lục chiến Thái tháng 10 năm ngoái trong một cuộc diễn tập mang tên “Tấn công xanh-2010” (Blue Assault-2010).

Mới tháng 6 vừa qua, biệt kích Trung Quốc vừa tập trận với biệt kích Indonesia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, trong một cuộc hành quân mang tên “Dao nhọn” (Sharp Knife) (3). Cũng đâu ai bảo là Trung Quốc đang “vận động, tranh thủ” Indonesia!

Tôn trọng người khác để được tôn trọng

Sẽ có một “đụng độ” mới ở Bali giữa ngoại trưởng Mỹ và bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc như tại hội nghị ASEAN năm ngoái? Có thể có. Cũng có thể không, nếu như các bên ghi nhớ phát biểu của tướng Trần Bính Đức với đô đốc Mullen: “Chỉ khi nào tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, lợi ích bình đẳng và hỗ tương, chỉ khi nào tiến hành được các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các va chạm và khó khăn thì các quan hệ (quân sự) với nhau mới chắc chắn có tiến bộ mới...

Ai tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng. Khi một nước tôn trọng các nước khác thì sẽ được các nước khác tôn trọng. Nếu không tỏ ra tôn trọng hoặc đáng tin nơi một số việc, điều đó sẽ chạm đến cảm xúc người khác. Nếu thiếu tôn trọng và tin tưởng giữa các nước, quan hệ các nước sẽ nào có cơ sở gì” (4).

Hi vọng rằng phát biểu trên của tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc không chỉ là với đô đốc chỉ huy trưởng liên quân Mỹ, mà là với cả khu vực. Để từ đó sẽ nghĩ lại rằng một khi đã tự nhận là có chủ quyền trên 80% biển Đông, tức là sở hữu của mình, thì đâu cần phải hào phóng chia sẻ với ai khác nữa.

Hữu Nghị ( theoTuổi trẻ Chủ nhật)

==============================

n ào quá! Chỉ cần Hoa Kỳ quyết định bán vài chục cái máy bay xịn. model đời mới cho Đài Loan là trọng tâm cãi lộn sẽ nhích lên biển Hoàng Hải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ lệnh của Bộ Chính trị TQ về tranh chấp Biển Đông

Vietbao.vn

Chủ nhật, 24 Tháng bảy 2011, 07:29 GMT+7

Tình hình tranh chấp Biển Đông đã đặt các quyết sách cấp cao của Trung Quốc trước cuộc khảo nghiệm mới kể từ khi bước sang thế kỷ 21. Trung tuần tháng 4 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một số chỉ lệnh liên quan tới “Báo cáo về sự phát triển của sự kiện tranh chấp các đảo ở Biển Đông” do Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đệ trình.

Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu.

Tin liên quan

» ASEAN - Trung Quốc đạt thỏa thuận mới về Biển Đông

» Trung Quốc mỉa mai Mỹ về các cuộc tập trận "vô duyên"

» Tại sao TQ đồng ý ký vào bản hướng dẫn thực hiện DOC?

» TQ xác nhận phát triển tên lửa "sát thủ tàu sân bay"

» Báo Nhật: TQ chuẩn bị thâu tóm Biển Đông

» TQ lo sợ Nhật - Mỹ bắt tay quốc tế hóa vấn đề biển Đông

» Philippines - TQ điều đình về tranh chấp trên biển Đông

Nội dung các chỉ lệnh như sau:

1. Tăng cường công tác trên các phương diện liên quan tới sách lược ngoại giao và chủ trương “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” theo nguyên tắc hòa bình hữu hảo, xem xét tới toàn cục của Trung Quốc.

2. Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối mưu đồ quốc tế hóa tranh chấp.

3. Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong toàn quân, nâng cao ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, các đảo và tài nguyên đất nước.

4. Tăng cường, nâng cao công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các lợi ích chính đáng của Trung Quốc.

Cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, tạp chí "Tranh Minh" cho biết vào ngày 10/6 vừa qua, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc còn thông qua quyết nghị thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông, do Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình làm tổ trưởng; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn làm tổ phó. Các thành viên tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông còn lại gồm có: Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Tướng Trần Bính Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLA Liêu Tích Long, Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Trương Bí Sinh, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Vưu Quyền… Ông Tào Cương Xuyên - nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng - và ông Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, được mời làm cố vấn đặc biệt.

Tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông nằm dưới quyền phụ trách trực tiếp của Thường vụ Bộ Chính trị, với các chức trách và nhiệm vụ như sau:

1. Nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo trước sự thay đổi cũng như các tình huống bất ngờ.

2. Đưa ra phán đoán về sự phát triển và thay đổi của tình hình Biển Đông, đệ trình phương châm và quyết sách chiến lược.

3. Xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông.

4. Xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại khu vực tiền duyên Biển Đông.

Mỹ Anh (giới thiệu)

Theo “Tranh Minh” Hồng Kông số tháng 7/2011

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghi sâu lời Bác dặn:

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

ND- 55 năm trước đây, ngày 19-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Đền Hùng, gặp mặt và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô. Người căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

..........

http://www.baomoi.co...122/3223752.epi

====

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (04/07/2011)

Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.

Posted Image

Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Trên thực tế khi ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa tháng 4-1956 từ quân đội Pháp, Hải quân VNCH phát hiện Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này.

Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận hải chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không còn bình yên truớc những diễn biến làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc.

Từ năm 1956, Hải quân VNCH đã phát hiện ngư dân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trái phép các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản lý. Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kể từ đó, các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung Quốc lên các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Để mở đầu cho kế hoạch gây chiến và đánh chiếm, ngày 11-1-1974 Trung Quốc đột ngột ra Tuyên bố phản đối việc chính quyền VNCH 4 tháng trước điều chỉnh sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy của Việt Nam và nhắc lại yêu sách vô lý của họ về chủ quyền trên toàn bộ các đảo và quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).

Ngay lập tức, ngày 12-1-1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền VNCH ra Tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 16-1-1974, chính quyền VNCH tiếp tục ra Tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử minh chứng chủ quyền lâu dài và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 16-1-1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) khi đưa một phái đoàn ra quần đảo Hoàng Sa để khảo sát xây dựng sân bay thì phát hiện hai chiến hạm của Trung Quốc gần đảo Cam Tuyền và quân Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép, cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc... Nhận được tin báo khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH điều thêm chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này của tàu chiến Trung Quốc với thái độ ôn hòa, kiềm chế. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã điều động một lực lượng tàu chiến hùng hậu tiến về phía quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều tàu đánh cá vũ trang và đổ bộ lên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để cắm cờ. Một số tàu cá vũ trang của Trung Quốc còn bám theo các chiến hạm của Hải quân VNCH đang trên đường ra Hoàng Sa, cản trở hành trình của các tàu Việt Nam bằng những hành động khiêu khích.

Posted Image

Bốn chiến hạm của Hải quân VNCH đã tham dự

trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Việt Nam năm 1974

(HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16)

Ngày 17-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đổ bộ một toán biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc để nhổ cờ Trung Quốc. Toán đổ bộ còn phát hiện một số ngôi mộ giả mới đắp không hề có xương cốt với những tấm bia gỗ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Theo các nhân chứng, đêm 17 rạng sáng ngày 18-1-1974 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình gia tăng sự khiêu khích, các chiến hạm của họ bắt đầu tiến sâu vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Các tàu chiến của Hải quân VNCH liên tục ra tín hiệu cảnh báo: "Đây là lãnh hải Việt Nam, yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả và cho rằng quần đảo Hoàng Sa là "lãnh hải” của Trung Quốc, họ lì lợm không rút lui theo yêu cầu và cảnh báo ôn hòa từ phía Việt Nam. Ngày 18-1-1974, chiến hạm HQ-4 tiến về phía đảo Cam Tuyền, đổ bộ một toán biệt hải lên đảo lúc 8 giờ sáng. Sau khi hạ cờ Trung Quốc, toán đổ bộ phát hiện những ngôi mộ giả do phía Trung Quốc mới đắp giống như trên đảo Vĩnh Lạc hôm trước. Đến 11giờ cùng ngày, nhận được tin báo có hai tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc đang xâm nhập trái phép và tiến về quần đảo Hoàng Sa, các tàu HQ-4 và HQ-16 của Hải quân VNCH ra ngăn chặn, dùng tín hiệu cảnh cáo và yêu cầu các tàu xâm nhập trái phép ngay lập tức phải rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng hai tàu cá vũ trang của Trung Quốc không chấp hành hiệu lệnh và cố tình khiêu khích, gây hấn. Tàu HQ-4 tiến thẳng đến gần một tàu cá Trung Quốc, nhìn thấy rõ thủy thủ đoàn trên tàu mặc đồng phục xanh dương đậm, có trang bị 2 súng đại liên và rất nhiều súng tiểu liên cá nhân. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc để xua đuổi và dùng loa phóng thanh hết cỡ yêu cầu họ ngay lập tức rút khỏi vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả bằng những lời lẽ khiêu khích và gây hấn. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 dùng mũi ủi vào tàu Trung Quốc.

Trước thái độ cương quyết của Hải quân VNCH họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt tham gia xua đuổi tiếp các tàu cá vũ trang còn lại của Trung Quốc trong khu vực này. Buổi chiều cùng ngày, 3 chiến hạm của VNCH bao gồm tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) được lệnh sắp đội hình hàng dọc tiến về đảo Duy Mộng. Khoảng 16giờ cùng ngày, có hai tàu chiến của Trung Quốc tiến ra khiêu khích, cắt đường ngang mũi các tàu HQ-4 và HQ-16. Do đội hình bị chia cắt, tàu của VNCH không thể tiến lên được, khoảng cách của hai bên rất gần nhau, các khẩu đại bác trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng các tàu của VNCH được lệnh phải hết sức kiềm chế và phải cố gắng hết sức để thuyết phục phía Trung Quốc lui quân. Đêm 18 rạng sáng 19-1-1974, tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiêu khích và ngày càng tiến đến gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang thật sáng trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong khi đang bị hỏng một máy chính chưa kịp sửa chữa, đã nhận lệnh ra Hoàng Sa tham gia đội hình chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng ngày 19-1-1974, Tàu HQ-4 đã tiến sát đảo Quang Hòa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Theo ông Lữ Công Bảy, nguyên là thượng sỹ giám lộ có mặt trên chiến hạm HQ-4 trong trận hải chiến 1974, từ đài chỉ huy bằng ống nhòm, tàu HQ-4 đã phát hiện doanh trại mới toanh, có cột cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng tàu HQ-4 có dịp khảo sát đảo này không hề thấy), như vậy Trung Quốc đã bí mật chiếm đảo mới đây. Đài chỉ huy đồng thời phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân rất đông lên phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc liên tục đổ người ào ạt lên các đảo của Việt Nam. Và họ đã nổ súng trước. Vào lúc 8 giờ 30 phút, một loạt đại liên và cối 82 của Trung Quốc đã bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sỹ tử vong và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam vẫn không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì đội hình người nhái Việt Nam đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Cùng lúc đó, xuất hiện hai chiếc tàu Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly ngay bên cạnh tàu HQ-4. Các họng súng đại bác của tàu Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4. Các tín hiệu bằng đèn cực kỳ khiêu khích của tàu Trung Quốc liên tục được chuyển tới tàu HQ-4. Khoảng 10 giờ, hai trục lôi hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 bắt đầu tách khỏi hai chiếc 274 và 271, chạy song song gần nhau và bất chợt cùng quay mũi trực chỉ HQ-10. Vẫn chưa có lệnh khai hỏa từ phía VNCH. Các tàu chiến của Trung Quốc từ từ tiến gần đội hình của VNCH, còn cách tàu HQ-10 chỉ khoảng 200 mét, tình hình hết sức căng thẳng. Khoảng 10 giờ 25 phút, bốn chiến hạm của Hải quân VNCH được lệnh nổ súng để tự vệ trước sự gia tăng gây hấn, khiêu khích và xâm chiếm trái phép ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc. Những phát đạn đầu tiên của HQ-10 trúng ngay vào chiếc 389 của Trung Quốc làm nó bốc cháy, cùng lúc tàu HQ-16 cũng bắn thẳng vào chiếc 386 làm cho đài chỉ huy bị trúng đạn, hỏng hệ thống điều khiển bánh lái khiến nó cứ xoay vòng. Đang chiếm ưu thế, bất chợt khẩu 76,2 ly trên tàu HQ-10 bị trục trặc, thêm vào đó HQ-10 chỉ còn một máy chính nên xoay trở rất chậm trở thành mục tiêu dễ dàng của đối phương. Lợi dụng sự bất lợi đó, chiếc 389 đã tấn công tới tấp và HQ-10 trúng đạn. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc 389 của Trung Quốc tiến đến gần phía sau lái của HQ-10, nhưng bị các binh sỹ trên tàu HQ-10 chống trả dữ dội và điều khiển tàu đâm vào phần sau lái của chiếc 389, khiến chiếc này hư hỏng nặng và bị loại khỏi vòng chiến. Đây cũng là lý do khiến chiếc 396 phải ngưng chiến đấu với tàu HQ-16 để cấp tốc ứng cứu chiếc 389 và đưa chiếc này ủi lên bãi san hô để tránh bị chìm xuống biển. Tình trạng của tàu HQ-10 lúc này rất bi đát, hơn 70% chiến sỹ đã tử trận kể cả hạm trưởng. Các tàu Trung Quốc phản kích dữ đội. Cùng lúc đó Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm ở gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Các chiến sỹ còn trụ lại trên tàu HQ-10 đang bốc cháy vẫn tiếp tục nổ súng vào các tàu Trung Quốc, thu hút hỏa lực cho các đồng đội khác rút lui cho đến khi chìm hẳn xuống lòng Biển Đông của Tổ quốc. Sau khoảng hơn 45 phút giao chiến, theo tài liệu của Trung Quốc có các tàu của Trung Quốc mang số hiệu 274, 271, 389, 391 trúng đạn hư hỏng nặng; 281, 282 và 402, 407 hư hại trung bình. Theo tài liệu của VNCH, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trúng đạn bị chìm, HQ-16 bị hư hại nặng, HQ-4 và HQ-5 bị hư hại nhẹ. VNCH có hơn 50 binh sỹ tử trận. Trung Quốc bắt giữ 48 binh sỹ VNCH và một người Mỹ, sau đó trao trả cho Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hồng Kông.

Posted Image

Hình ảnh chiếc trục lôi hạm 389 của Trung Quốc

bị loại khỏi vòng chiến phải ủi vào bãi san hô để không bị chìm

Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH liên tục phát ra nhiều Tuyên bố phản đối hành động "xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” này của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) cũng ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường "về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”

. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Chính phủ CMLTCHMNVN cũng đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.

Ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMNVN đã lên tiếng bác bỏ các thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam, từ trước đến nay luôn do người Việt Nam quản lý.

Nhóm PV Biển Đông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghi sâu lời Bác dặn:

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

ND- 55 năm trước đây, ngày 19-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Đền Hùng, gặp mặt và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô. Người căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

..........

http://www.baomoi.co...122/3223752.epi

====

Bác Hồ còn xác định là:

Việt sử hơn 4000 năm văn hiến.

Nói theo cách của tôi là gần 5000 năm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hillary: Tuyên bố chủ quyền phải có bằng chứng pháp lý

Cập nhật lúc 23/07/2011 06:14:00 PM (GMT+7)

Posted Image- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông đưa ra tuyên bố chủ quyền với bằng chứng pháp lý.

Theo bình luận của hãng Reuters, đây là một thách thức đối với Trung Quốc khi nước này tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. "Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên làm rõ những tuyên bố của họ ở Biển Đông trong điều kiện phù hợp với luật pháp quốc tế”, bà Clinton tuyên bố tại hội nghị an ninh lớn nhất của châu Á, ARF.

"Tuyên bố với không gian hàng hải ở Biển Đông chỉ nên xuất phát từ tuyên bố chủ quyền hợp pháp với đặc điểm đất liền”, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: Reuters

Tranh chấp Biển Đông trở thành tâm điểm cuộc gặp ARF tuần này tại Bali, Indonesia - nơi Mỹ, Trung Quốc, các nước ASEAN thảo luận về tương lai vùng biển giàu tài nguyên.

Trung Quốc và 4 nước ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam - đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, với bản đồ hình chữ U bao trùm hầu hết Biển Đông. Trong khi đó, Washington đã không ngại ngần chọc giận Bắc Kinh với tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia trong đảm bảo tự do hàng hải và thương mại ở Biển Đông.

Gần đây nhất, phản ứng với việc một đoàn nghị sĩ ra thăm hòn đảo mà họ nói thuộc chủ quyền của Philippines, Trung Quốc đã khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với Biển Đông kể từ thời xa xưa.

Phân định chủ quyền theo luật quốc tế

Bắc Kinh hôm thứ năm đã nhất trí tiến hành những bước đi sơ bộ với các quốc gia Đông Nam Á để thiết lập một bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông. Động thái này được Ngoại trưởng Clinton cho rằng có thể làm dịu căng thẳng gần đây trong khu vực khi Việt Nam và Philippines chỉ trích mạnh mẽ các hành động gây hấn của Trung Quốc trong phạm vi chủ quyền hai nước.

Trung Quốc nói muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trong khi vẫn duy trì các tuyên bố chủ quyền lịch sử với toàn bộ vùng biển trải dài tới tận bờ biển của một số nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên, hôm nay (23/7), bà Clinton cho biết, Mỹ sẽ thúc đẩy sự rõ ràng hơn nữa trong vấn đề này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982.

Trước đó, Philippines khẳng định, tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra không có giá trị pháp lý theo luật quốc tế.

Các quan chức Mỹ cho rằng, có những bên tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong khu vực một cách quá mức, và có những bên thiên về tuyên bố chủ quyền dựa trên tiền lệ lịch sử chứ không phải các đặc điểm đất liền.

Theo tin từ Bangkokpost, tại ARF, Ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo về tình hình căng thẳng Biển Đông. "Mỹ lo lắng rằng, những sự cố gần đây ở Biển Đông đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực mà tại đó, những tiến bộ đáng kể của châu Á - Thái Bình Dương đã được xây dựng”. Bà nói: "Những sự cố này gây nguy hiểm cho an ninh biển, leo thang căng thẳng, xói mòn tự do hàng hải và đặt ra sự rủi ro với thương mại hợp pháp không bị cản trở cũng như phát triển kinh tế”.

Tôn trọng tự do hàng hải, thương mại hợp pháp

Trong tháng 6, tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario khi ông tới thăm Mỹ, Ngoại trưởng Clinton khẳng định: "Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, Mỹ có một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tuân thủ luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm này không chỉ với các thành viên ASEAN mà còn với những quốc gia hàng hải khác trong cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn”.

"Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng chúng tôi phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của bất kỳ bên nào”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Tại Bali tuần này, bà Clinton đã nói với các đại biểu trong đó có Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng, tất cả các bên cần tôn trọng tự do hàng hải và hoạt động hàng không ở lộ trình thương mại quan trọng trong Biển Đông và tranh chấp phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế.

Trước phản ứng của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc nói muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trong khi tuyên bố duy trì các tuyên bố chủ quyền lịch sử với toàn bộ vùng biển trải dài tới tận bờ biển của một số nước Đông Nam Á.

Hôm qua, Ngoại trưởng Clinton và người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì đã hội đàm song phương và có thảo luận về căng thẳng Biển Đông. Hai bên đều mô tả đó là cuộc hội đàm tích cực. Mặc dù vậy, theo lời người phát ngôn của ông Dương, ông này đã nói với bà Clinton rằng, vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc không phải là chuyện của Washington.

Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN trước đó đã nhất trí về việc đưa ra các hướng dẫn thực thi cho một bộ quy tắc hành xử ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines phàn nàn rằng, tài liệu này thiếu ăn khớp, còn Ngoại trưởng Mỹ thì coi đó chỉ là “một bước đi đầu tiên quan trọng” tiến tới một giải pháp ngoại giao cuối cùng.

Thái An

=================================

Đúng rồi. Tuyên bố chú quyền phải có bằng chứng pháp lý. Tự dưng nhảy sổ vào tuyến bố chủ quyền sao được. Trung Quốc nên long trọng thừa nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đi. Không thì mất cả chì lẫn chài!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay