Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Chuyến đi biển bầm giập của thuyền trưởng Nguyễn Thừa

SGTT.VN - “Chắc tại tui lỳ nên mới bị nó đánh...”. Mở đầu câu chuyện, thuyền trưởng Nguyễn Thừa, sinh 1973 ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi cười méo cả miệng khi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện con tàu QNg 98 868 TS có mười lao động khi hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa bị người Trung Quốc trấn lột tài sản và đánh đập vào đầu tháng 7 vừa qua.

Anh Thừa kể, tàu QNg 98 868 TS xuất phát từ cảng Đà Nẵng vào ngày 16.6 và ra thẳng vùng biển Hoàng Sa.

http://www.baomoi.co...hua/6646557.epi

Thuyền trưởng Thừa: “Nếu không đưa tay đỡ, né đòn, mình bị nó đập chết”.

Gặp tàu Trung Quốc

Không ngờ, mới ra biển được hai ngày, cách bờ chừng hơn 100 hải lý, tàu QNg 98 868 TS vừa thả lưới xong thì hai chiếc tàu màu trắng mang cờ Trung Quốc lù lù chạy đến chắn ngang mũi tàu cá QNg 98 868 TS. “Nhìn vào tui đoán đó là tàu thăm dò địa chấn của Trung Quốc. Mấy người trên tàu Trung Quốc ra hiệu bảo kéo lưới lên và đi vào bờ. Bọn tui đành làm theo”, thuyền trưởng Thừa nói.

Không chấp nhận nằm bờ khi đó là biển của mình, nên hôm sau, anh Thừa cho tàu ra khơi. Tuy nhiên, vừa “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”, ngày 22.6, khi cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 130 hải lý, tàu của anh Thừa lại bị hai con tàu có màu xám trắng của Trung Quốc chặn đầu, bắt quay gấp vào bờ. Bị hai tàu Trung Quốc xua về, tàu của anh Thừa đành đánh bắt ở vùng biển cách Đà Nẵng chừng 80 hải lý được bốn đêm. Sau đó, mười ngư dân bàn nhau: “Phải tiến ra Hoàng Sa thôi vì ở đây không có nhiều cá!” Theo thuyền trưởng Thừa, vào sáng ngày 26.6, tàu cá của anh lại trực chỉ Hoàng Sa. Tại đây, cả tàu làm hùng hục, ngày nghỉ đêm làm, các hầm chứa cá ngày càng đầy lên.

Đến ngày 5.7, máy trưởng Nguyễn Hương (sinh 1967) nói, hôm đó, sau một đêm đánh bắt, chín lao động trên tàu QNg 98 868 TS tranh thủ ngủ trưa. Mới thiu thiu ngủ thì nghe tiếng một con tàu chạy rất gần. Bật dậy như lò xo, thuyền trưởng Thừa nói to: “Không kịp nữa rồi...” Lúc đó, phía trước là một chiếc bo bo chở khoảng mười người mặc áo xanh, tay cầm súng tiểu liên và dùi cui điện đang lao thẳng vào tàu cá QNg 98 868 TS. Sau chiếc bo bo là con tàu màu xám trắng to lớn mang số hiệu 44061. “Đây chắc là tàu cảnh sát biển. Lúc đó, tui chỉ biết la lên trong bộ đàm thông báo cho khoảng chục con tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt xung quanh là tàu cảnh sát biển của Trung Quốc xuất hiện, hãy chạy đi, rồi tôi bẻ vô lăng chạy vòng tròn, cố tình không cho chiếc bo bo kia áp sát”, anh Thừa kể.

Đánh người, cướp cá

“Sau đó, một người Trung Quốc mặc đồ lính cầm súng đứng trên bo bo, còn khoảng mười người nhảy lên tàu cá, tay cầm súng tiểu liên, dùi cui điện, máy quay phim”,

anh Thừa nhớ lại. “Tui vừa bước ra khỏi ghế cầm lái, hai người Trung Quốc đã nhào vào đánh. Tui đưa tay vừa đỡ, vừa né đòn của mấy thằng lính to con. Trong lúc né tránh, tui bị tụi nó gí dùi cui điện châm sau lưng, nên tui văng xuống biển.

Sau đó, bọn họ đưa dây kéo lên...” Không chỉ thuyền trưởng bị đánh, những ngư dân còn lại trên tàu cũng bị mấy người Trung Quốc đánh tới tấp bằng dùi cui, bằng tay chân và báng súng.

Sau đó, họ mang két, thùng, giỏ ở trên tàu 44 061 qua, rồi ra lệnh cho năm lao động trên tàu QNg 98 868 TS vào các hầm cá để xúc cá cho vào giỏ, két chở sang tàu 44 061. Sau một tiếng khống chế, tàu Trung Quốc đã cướp đi hơn một tấn cá và bốn tạ mực khô trên tàu QNg 98 868 TS.

Theo thuyền trưởng Thừa, đây là lần thứ hai trong năm, tàu cá của anh gặp cảnh ngộ này. Lần trước là vào đầu năm 2011, khi đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa, thì trên biển có áp thấp nhiệt đới. Tàu của anh Thừa và 19 tàu khác vào đảo Hoàng Sa núp gió, thì bị Trung Quốc trấn lột mỗi tàu từ 3 – 4 tạ cá.

Trao đổi với chúng tôi, chủ tịch UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, không riêng gì trường hợp anh Thừa, một năm qua, đã có năm con tàu cá của ngư dân trong xã bị các tàu Trung Quốc trấn lột tài sản trên biển kiểu này. Ông Trần Em, phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết, huyện có nghe thông tin vụ tàu anh Nguyễn Thừa, tuy nhiên, sự việc như thế nào thì huyện còn đang xác minh từ đồn Biên phòng 300 đóng trên địa bàn.

bài và ảnh: Phạm Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Đài Loan xâm phạm đảo Ba Bình của Việt Nam

Posted Image

Chiến sĩ hải quân Việt Nam ở Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.

14 người Đài Loan, được tàu thuyền lực lượng hải quân của hòn đảo chuyên chở, đã ra đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việc này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông xung quanh các tuyên bố chủ quyền vùng nước và các đảo trong quần đảo Trường Sa.

Đảo Ba Bình được cho là đảo lớn nhất ở Trường Sa, quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền với đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý.

Trong những tháng gần đây, bầu không khí ở Biển Đông có sự căng thẳng do những lời tố cáo qua lại về tình trạng xâm phạm chủ quyền các vùng nước gần Trường Sa. Các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hiện nay, ngoài Việt Nam, còn có Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Philippines, Malaysia và Brunei.

Nhóm người nói trên thuộc học viện hải dương học Đài Loan, đã có chuyến đi kéo dài một tuần tới đảo Ba Bình, giới chức quân sự Đài Loan cho biết hôm nay.

AFP dẫn thông báo của giới chức trên, cho biết nhóm này đã gặp gỡ người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu ngay sau chuyến đi. Trước đó giới quân sự của Đài Loan còn nói họ đang cân nhắc việc tăng quân lực và đưa các tàu thuyền có tên lửa đến Ba Bình.

Posted Image

Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Map.

Hồi tháng ba năm nay, Việt Nam đã lên tiếng phản đối sau khi Đài Loan cho tập trận bắn pháo trên đảo Ba Bình. Tháng 2/2008, người đứng đầu chính quyền Đài Loan khi đó là ông Trần Thủy Biển đã ra đảo Ba Bình. Những việc làm này "là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và gây căng thẳng trong khu vực", người phát ngôn ngoại giao Nguyễn Phương Nga phát biểu.

Theo từ điển phổ thông mạng, đảo Ba Bình hình elip, có chiều dài 1,4 km và chiều rộng 0,4 km. Năm 2007, Việt Nam cũng đã kịch liệt phản đối khi Đài Loan xây dựng một đường băng sân bay trên đảo này.

Tại hội nghị cấp bộ trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á diễn ra tuần này, dự kiến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận. Theo những dự thảo tuyên bố của hội nghị, cũng như diễn đàn an ninh khu vực sẽ diễn ra ngay sau đó tại Indonesia, các quan chức sẽ kêu gọi ngoại giao phòng ngừa để loại bỏ nguy cơ xung đột ở khu vực có tầm quan trọng chiến lược và giàu tài nguyên này.

Thanh Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Tấn công chết người nhằm vào đồn cảnh sát Tân Cương

(Dân trí) - Ít nhất 4 người đã thiệt mạng khi những kẻ gây rối tấn công một đồn cảnh sát ở khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc vào chiều nay.

Posted Image

Vụ tấn công xảy ra tại thành phố Hotan của khu tự trị Tân Cương.

Các nguồn tin từ Bộ an ninh công cộng cho hay những kẻ gây rối đã đột nhập vào một đồn cảnh sát tại thành phố Hotan ở khu tự trị Tân Cương ngay sau lúc 12 giờ trưa giờ địa phương. Chúng tấn công các cảnh sát, bắt giữ các con tin và phóng hỏa đồn cảnh sát.

Một cảnh sát, một nhân viên an ninh và 2 con tin đã thiệt mạng trong vụ bắt cóc. Một nhân viên an ninh khác cũng bị thương nặng.

Cảnh sát đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiêu diệt vài phần tử gây rối trong khi giải thoát 6 con tin.

Theo Bộ an ninh công cộng, tình hình đã được kiểm soát. Văn phòng chống khủng bố quốc gia Trung Quốc đã phái một nhóm công tác tới Tân Cương.

Đây là vụ bạo lực tồi tệ nhất tại Tân Cương trong khoảng 1 năm qua. Hồi tháng 8 năm ngoái, 7 cảnh sát quân đội Trung Quốc đã thiệt mạng khi một người đàn ông lái chiếc xe chứa thuốc nổ xông vào tấn công đám đông.

Hàng loạt vụ bạo lực đã xảy ra tại Tân Cương trong quá khứ mà nghiêm trọng nhất vụ bạo lực giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán tháng 7/2009, làm gần 200 người chết và 1.700 người bị thương.

An Bình

Theo Xinhua, Reuters

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật, Mỹ, Australia tập trận hải quân trên Biển Đông

Theo Kyodo, lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản ngày 8/7 thông báo họ sẽ lần đầu tiên tiến hành tập trận chung với hải quân Mỹ và Australia trên Biển Đông từ ngày 9/7 ở ngoài khơi bờ biển Brunei.

Cuộc tập trận này, từng được tiến hành tại các vùng biển phía phía Tây Kyushu hoặc gần Okinawa, miền Tây Nam của Nhật Bản, nay sẽ được tiến hành tại các vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa, nơi xảy ra các cuộc tranh cãi gay gắt về chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á.

Tàu khu trục của MSDF Shimakaze, một tàu khu trục của Hải quân Mỹ và một tàu tuần tra của Hải quân Australia sẽ tiến hành huấn luyện tác chiến thông tin và các cuộc tập trận khác. Ba tàu này đang tham gia một cuộc thao diễn quốc tế ở Brunei.

Đây là hành động cụ thể hóa nội dung hợp tác quốc phòng giữa ba nước cũng như mục tiêu chiến lược chung về an ninh hàng hải mà Nhật Bản và Mỹ thống nhất trong phiên họp ngoại giao-quốc phòng (2+2) hồi tháng 6/2011./.

(Vietnam+)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hạ thủy tàu Cảnh sát Biển số 3

(Dân trí) – Sáng nay 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã bàn giao và hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam.

Posted Image

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy thành công

Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3, có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn. Theo thiết kế, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển.

Theo Giám đốc Công ty Sông Thu Đại tá Hà Sơn Hải, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Công Bính

==============

Sao lại chọn ngày tam nương hạ thủy cho chiếc tàu lớn vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông

14:00 | 17/07/2011

TP - Sắp tới đây, Hải quân Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông. Đó là một nhóm khu trục hạm thuộc lực lượng Phòng thủ tên lửa của Ấn Độ.

Posted Image

Tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ. Ảnh: janes.com

Hồi cuối tháng 6 vừa qua, Delhi cho biết Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ thiết lập được sự hiện diện thường xuyên của mình tại khu vực này. Theo quan điểm chính thức của Ấn Độ, “với việc thực hiện nhiệm vụ này, Hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò nổi bật hơn tại khu vực Đông Nam Á là nơi có các đường hàng hải chiến lược chạy qua”.Như vậy, Ấn Độ - một trong những quốc gia cạnh tranh chính với Trung Quốc trong khu vực - có ý định ngăn cản những kế hoạch lâu dài của Trung Quốc nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Việc Trung Quốc có ý định thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn đối với tất cả các hòn đảo trên biển Đông - điều này từ lâu đã chẳng còn là chuyện bí mật nữa.

Ngọc Thoa

(Theo Pravda.ru)

==============================

Không bít tàu sân bay của Ấn Độ có phải đồ đồng nát mua về mông má lại như tàu Trung Quốc không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông

14:00 | 17/07/2011

TP - Sắp tới đây, Hải quân Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông. Đó là một nhóm khu trục hạm thuộc lực lượng Phòng thủ tên lửa của Ấn Độ.

Posted Image

Tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ. Ảnh: janes.com

==============================

Không bít tàu sân bay của Ấn Độ có phải đồ đồng nát mua về mông má lại như tàu Trung Quốc không nhỉ?

Sư phụ ơi

Đây là tàu mới tinh do Nga đóng riêng cho Ấn Độ

Hơn đứt con tàu ve chai của trung quốc

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Nga: 'Ấn Độ, Mỹ sau lưng Việt Nam'

Cập nhật lúc :3:14 PM, 18/07/2011

Ấn Độ và Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam trước nỗi lo về sự trỗi dậy mạnh bạo của Trung Quốc.

Tờ Sự thật (Pravda) của Nga vừa đăng bài bình luận về việc Ấn Độ và Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vấn đề biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông. Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.

Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.

Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua.

Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.

Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Posted Image

Tàu khu trục Ins-Mumbai của Ấn Độ từng cập Cảng Đình Vũ, Hải Phòng năm 2009 trong chuyến thăm Việt Nam.

Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.

Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.

Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần đó như Malaysia và Indonesia.

Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở bờ biển nước này. (>> chi tiết) Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".

Ca sĩ phía sau hậu trường

Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường" khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.

Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ trong khu vực trong tương lai gần.

Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung Quốc.

Thanh An (theo Pravda)

===

hay là tiện thể Việt nam mở luôn hội chợ triển lãm tàu chiến trên biển đông cho xôm. mời luôn mấy anh có tàu chiến to to, có súng dài dài tới tham gia hội chợ cho thêm phần khí thế.

Tiện thể xem bác nào còn dư cái tàu tiếp vận nho nhỏ, thì mượn cho ngư dân quảng ngãi, phú yên đi đánh cá xa bờ cho chắc chắn.Posted Image

à mà tại sao bọn trung quốc nó lại đánh & cướp cá của ngư dân ta ấy nhỉ. Chắc là bọn cướp biển người trung quốc thôi, chứ quân đội nhân dân giải phóng trung quốc ai lại làm ba cái chuyện tầm bậy, tầm bạ, bố láo ăn cắp thế.

đoán vậy, không biết đúng không nữa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia KT Phạm Chi Lan: “Theo luật biển thì 100% Trung Quốc thua"

Thứ ba, 19 Tháng 7 2011 07:09

(GDVN) - Trong tranh chấp biển Đông, kinh tế là yếu tố cốt lõi luôn đi cùng với các lợi ích về quốc phòng. Để hiểu sâu hơn về lợi ích kinh tế tại khu biển giàu tài nguyên thiên nhiên như nhân dân ta tự hào từ bao đời nay: “rừng vàng biển bạc”, PV báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về vấn đề này.

PV: Xét dưới góc độ kinh tế, bà đánh giá vai trò của các nước trong tranh chấp biển Đông như thế nào? Posted Image

Bà Phạm Chi Lan: Về lợi ích kinh tế tại biển Đông, theo tôi có 2 nhóm nước. Một là: Nhóm nước có vùng biển hoặc hải đảo mà họ nhận là chủ quyền thuộc về mình như: Việt Nam, Philippin, Malaysia, Trung Quốc. Còn Hoàng Sa thì rõ rồi, thực tế cũng như lịch sử đã khẳng định thuộc chủ quyền Việt Nam từ lâu nay. Hai là: Những nước không có chủ quyền về vùng biển hoặc hải đảo ở biển Đông thì họ cũng có quan tâm bởi vì đó là con đường biển đi lại giữa các nước. Ví dụ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, các nước Châu Âu… Tôi nghĩ, tốt nhất cho Việt Nam, Philippin, Malaysia... là các nước có vùng chồng lấn thì nên có một sự thương lượng và thỏa thuận với nhau. Và cách tốt nhất mà chúng ta đã làm được như từng làm với Malaysia là cùng nhau khai thác. Dựa trên Công ước về luật biển, các nước có quyền lợi liên quan hoàn toàn có thể đi đến thỏa thuận với nhau để cùng nhau khai thác. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Tôi nghĩ giữa các nước ASEAN với nhau thỏa thuận với nhau việc đó có lẽ không khó bởi vì các nước đều hiểu và đều thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau dựa theo những quy định trong công ước Luật biển. Trong trường hợp các nước không thỏa thuận với nhau được thì hoàn toàn có thể đưa ra tòa án quốc tế phân xử. Họ hoàn toàn có thể phân xử được phần nào thuộc về nước nào thì hợp lý. Nếu đã cùng nhau đưa ra quốc tế phân xử thì phải chấp thuận những phán quyết từ tòa án quốc tế, tôn trọng những phán quyết đó rồi cùng nhau sống yên ổn, hòa bình cùng phát triển.

PV: Nhưng Trung Quốc đã không tuân theo Công ước luật biển khi ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của ta và đưa ra tuyên bố chủ quyền thể hiện qua yêu sách đường lưỡi bò. Bà đánh giá sao về cách hành xử này của Trung Quốc?

Bà Phạm Chi Lan: Đối với trường hợp của Trung Quốc, những tuyên bố của nước này rất ngang ngược, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý cũng như cơ sở thực tế. Ở vùng biển Đông, nhưng tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc làm cho tất cả các nước đều khó chịu. Bây giờ, để giải quyết thì tất cả đều phải căn cứ trên luật biển, nếu như giữa Trung Quốc và các nước có quyền lợi liên quan không thỏa thuận được thì phải đưa ra tòa án quốc tế. Và khi đưa ra quốc tế căn cứ theo luật biển thì tôi chắc chắn 100% Trung Quốc thua.

Chính vì vậy họ mới không muốn đưa các vấn đề liên quan tới biển Đông ra quốc tế theo cơ chế đa phương mà chỉ muốn giải quyết theo cơ chế song phương: giữa Trung Quốc với từng nước liên quan như giữa Trung Quốc với Việt Nam, Trung Quốc với Philippin… Trên việc đàm phán tay đôi như vậy thì họ tin rằng họ là một nước lớn, một nước mạnh trong khu vực này nên họ có thể dùng sức mạnh về các mặt của họ để mà buộc các nước trong đàm phán song phương với họ phải nhân nhượng hoặc chịu thua.

Và chính vì vậy, giữa các nước ASEAN cũng đã cùng nhau thỏa thuận là đưa vấn đề này ra đàm phán đa phương. Bởi vì nếu theo cơ chế song phương thì bất kỳ một nước ASEAN nào cũng đều phải công nhận một thực tế là khó có thể đàm phán được với Trung Quốc vì tư tưởng bành trướng rất lớn, cái kiểu “lấy thịt đè người” họ vẫn làm xưa nay. Riêng với Trung Quốc rất khó để có thể giải quyết qua đàm phán song phương dựa trên lợi ích kinh tế chia sẻ nhau hoặc dựa trên công ước quốc tế. Đàm phán theo cơ chế đa phương tạo ra cho các nước yếu hơn tương đối nhưng có lý lẽ, chính nghĩa thuộc về mình có thể thắng được.

PV: Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhất là trong điều kiện hòa bình, sức mạnh kinh tế là hàng đầu. Nền kinh tế không vững thì không thể đảm bảo cho vị thế chính trị của một nước. Bà đánh giá thế nào về sức mạnh kinh tế trong sức mạnh Việt Nam?

Bà Phạm Chi Lan: Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhất là trong điều kiện hòa bình, sức mạnh kinh tế là hàng đầu, là sức mạnh cơ sở để làm chỗ dựa phát triển đất nước cũng như trong sự cạnh tranh, hợp tác với các nước khác liên quan trên toàn thế giới. Nếu nền kinh tế không vững mạnh thì nó sẽ không thể đảm bảo vai trò là cơ sở cho an ninh quốc phòng hay là cho độc lập tự chủ cũng như vị thế chính trị của một nước trên trường quốc tế.

Về sức mạnh kinh tế Việt Nam hiện nay, tiềm năng rất lớn, những cơ sở khai thác để biến nền kinh tế Việt Nam trở lên mạnh mẽ đều có và vẫn đang còn đó. Nhưng trên thực tế, chúng ta đang trong một thời kỳ hết sức khó khăn hiện nay. Những bất ổn vĩ mô hiện nay đã kéo dài liền trong 3 - 4 năm gần đây.

Có thể nói năm nay là năm thứ 4 liên tục, chúng ta trong tình trạng bất ổn vĩ mô cũng như trong các vấn đề lớn về kinh tế như thế này. Tuy nhiên tôi tin là chúng ta hoàn toàn có thể ra khỏi tình trạng khó khăn, lấy lại được sức mạnh kinh tế Việt Nam cũng như tăng cường thêm sức mạnh trong những năm tới. Chỉ cần chúng ta thực hiện đúng những điều mà nội bộ mình đã nhìn nhận được rõ, qua phân tích và làm theo những mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế như ở Đại hội XI vừa rồi đã đưa ra. Chỉ cần chúng ta làm được đúng những điều đó thôi là chúng ta đã có thể đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay và lấy lại cũng như tăng cường sức mạnh kinh tế của mình.

PV: Trong hoàn cảnh hiện tại, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn. Bà nghĩ gì trước nhiều ý kiến, người dân sẵn sàng góp công góp của vào một quỹ quốc phòng, mua sắm vũ khí cho quân đội?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi rất hoan nghênh ý kiến này của người dân. Phải nói là người dân Việt Nam có ý thức rất cao về độc lập, tự chủ của đất nước mình. Thời hiện đại có nhiều cách để đưa Việt Nam vào vị trí phụ thuộc vào nước khác. Người dân Việt Nam đã rất tỉnh táo trong vấn đề đó, luôn luôn sẵn sàng bỏ những cái gì thuộc về cá nhân mình để mà đóng góp cho đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khó khăn và khẳng định lại chủ quyền độc lập của mình.

Đây là thời cơ thuận lợi để nhà nước có thể khắc phục những điểm còn nhiều ý kiến khác nhau để phát triển đất nước. Điều đó thể hiện sự thống nhất nhà nước với nhân dân, người Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài chung một mối lo về vận mệnh của đất nước. Qua đó, đất nước phát triển mạnh về kinh tế cũng như quân sự để bảo vệ độc lập tự chủ của mình và đóng góp cho nền hòa bình trong khu vực và thế giới.

Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn!

Tin liên quan:

Nguyên chủ nhiệm VP Quốc hội Vũ Mão: Cần có nghị quyết về Biển Đông

Tuệ Minh (ghi)

====

trung quốc tham lam như vậy e

dàn khoan khủng khó bị mang đi cắt sắt vụn. đặt tại vùng tranh chấp với philippines thì không dám rồi vì thái độ kiên định của phi cũng như khác gì thách thức mỹ đại ca. vậy tại đâu ta?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự 2011

Cập nhật lúc :8:41 AM, 19/07/2011

Tạp chí Globalfire Power đã công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 50 nước trên thế giới. Trong đó, có 11 quốc gia lần đầu được đưa vào danh sách, gồm: Ethiopia, Thụy Sĩ, Bỉ, Yemen, Jordan, Algeria, Qatar, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Malaysia và Singapore.

http://quocphong.bao.../156273.datviet

Top 10 trong bảng xếp hạng 2011 của GFP

1. Mỹ

2. Nga

3. Trung Quốc

4. Ấn Độ

5. Anh

6. Thổ Nhĩ Kỳ

7. Hàn Quốc

8. Pháp

9. Nhật Bản

10. Israel

Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sức mạnh và chi tiêu cho quân sự, tuy nhiên các vị trí còn lại đã có nhiều thay đổi so với đánh giá của năm 2010. Những chương trình phát triển vũ khí và hiện đại hóa quân đội của chính phủ Nga đã làm tăng sự đánh giá của GFP về sức mạnh lực lượng vũ trang này. Theo ,đó Nga đã lấy lại vị trí thứ 2 từ tay Trung Quốc và đẩy Trung Quốc xuống vị trí thứ 3.

Dù Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh cho quốc phòng, phát triển nhiều hệ thống vũ khí mới trong đó phải kể đến sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích J-20 và tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành, tuy nhiên, GFP đánh giá khá thấp sức mạnh chiến đấu của PLA.

Nếu đem so với bản đánh giá của năm 2009, vị trí của Ấn Độ tăng đến 4 bậc, cụ thể là Ấn Độ đã chiếm vị trí thứ 4 của Anh. Chương trình cắt giảm quốc phòng quy mô lớn của Anh đã đẩy sức mạnh quân sự và khả năng chiến đấu của đảo quốc sương mù xuống vị trí thứ 5.

Cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh giá về sức mạnh quân sự của các nền kinh tế khu vực đồng euro. Những thành công gần đây của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa sức mạnh quân sự của họ chiếm vị trí thứ 6 từ tay của Pháp. Pháp tụt xuống vị trí thứ 8, trong khi đó Đức tụt xuống đến vị trị thứ 13. Thậm chí Italy còn tụt xuống đến vị trí thứ 17.

Bảng xếp hạng năm 2011 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền quân sự khu vực châu Á. Theo đó, Hàn Quốc đã leo lên vị trí thứ 7. Nhật Bản do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần nên bị tụt xuống vị trí thứ 9.

Bảng xếp hạng năm nay cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của Israel, so với năm 2009, Israel tăng đến 7 bậc từ vị trí thứ 17 lên vị trí thứ 10.

Trong bảng xếp hạng năm nay khu vực ASEAN có 5 quốc gia, bao gồm Indonesia, Malaysia, Phillippine, Thái Lan, Singapore. Theo đánh giá của GFP, sức mạnh quân sự của Indonesia là cao nhất. Cụ thể Indonesia đứng ở vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng, tiếp theo là Thái Lan vị trí thứ 19.

Phillippines ở vị trí thứ 23, Malaysia ở vị trí thứ 27, Singapore. Điều đáng nói, dù là quốc gia có chi tiêu cho quân sự lớn nhất khu vực ASEAN, nhưng GFP chỉ xếp Singapore ở vị trí thứ 41 về sức mạnh chiến đấu.

Bảng danh sách của GFP dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí, sự phát triển của các hệ thống vũ khí tại quốc gia sở tại, chi tiêu cho quân sự, quân số có trong biên chế, sức mạnh chiến đấu...

Mặc dù GFP cho rằng bản đánh giá của họ là không thiên vị nhưng đây là một bản đánh giá mang nhiều tính chủ quan. Bởi vũ khí trang bị, chi tiêu cho quân sự, quân số không hoàn toàn đánh giá được hết năng lực chiến đấu của quân đội nước đó.

===

Tôi cũng nghĩ là sức mạnh của quân đội trung quốc khá thấp. Kinh nghiệm & khả năng tác chiến nghiệp vụ tầm xa kém.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên minh Mỹ-Nhật đối mặt Trung Quốc

Cập nhật lúc :6:52 AM, 19/07/2011

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản Toshimi Kitadzava và Leon Panetta tuyên bố sẵn sàng tăng cường quan hệ quân sự đối mặt với những thách thức mới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Triều Tiên và Trung Quốc.

Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và người đồng nhiệm Nhật Bản của ông ta đưa ra lời tuyên bố nói trên chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Michael Mullen hoàn thành chuyến thăm Trung Quốc.

Vị đô đốc Mỹ rời Bắc Kinh với nụ cười nở rộng nhưng khi đến Seoul, ông thừa nhận rằng có sự khác biệt nghiêm trọng về quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Khác biệt cơ bản là cái nhìn khó chịu của Washington trước sự nổi lên của Trung Quốc như là “con rồng biển” hay “diều gặp gió”.

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn quen coi Mỹ như một công cụ mạnh để kiềm chế Trung Quốc, chuyên viên Viktor Pavlyatenko từ Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét.

“Từ phía Nhật-Mỹ có thể xem những phát ngôn này là dạng khởi động máy ép nén gây áp lực với Trung Quốc, nhằm để Bắc Kinh hiểu rằng cần cư xử đúng mức trong khu vực. Ở đây trước hết là chuyện tham vọng bành trướng của phía Trung Quốc đối với các đảo ở vùng biển phía Nam và Đông. Tiếp nữa là đáp lại hoạt động ngày càng tăng của hải quân và không quân Trung Quốc. Nhật Bản và Mỹ tuyên bố rằng nếu Trung Quốc không thay đổi lối hành xử, thì hai đồng minh này sẽ buộc phải đi tới hành động chung nào đó”.

Trên hàng đầu, ở đây nói về những động thái có thể chọc giận mạnh với Bắc Kinh, như là tổ chức tập trận chung Nhật-Mỹ, chuyên viên Viktor Pavlyatenko bình luận.

"Có thể tiến hành trò chơi, khi Washington và Tokyo sẽ bắt đầu giơ nắm đấm, ví dụ ngày mai chúng tôi sẽ tổ chức tập trận, trong khi ở Trung Quốc sẽ một lần nữa thể hiện thái độ không hài lòng. Nếu các cuộc tập trận được tổ chức, thì hiển nhiên đó là thực sự tăng áp lực với Trung Quốc. Còn nếu không tập trận, thì sẽ tạo ra ấn tượng rằng Nhật Bản và Mỹ thiện chí đi tới gặp gỡ đáp ứng mong muốn của bên đối tác Trung Quốc”.

Đồng thời chuyên viên Nga Viktor Pavlyatenko cho rằng, dù thế nào thì Washington vẫn phải dùng quan hệ liên minh quân sự với Tokyo để củng cố vị thế đang chao đảo của mình trong khu vực trọng yếu này.

“Mỹ phải tăng cường thắt chặt liên minh này như Ngoại trưởng Hillary Clinton nói cách đây chưa lâu: “Chúng tôi quay về châu Á-Thái Bình Dương để trụ lại đó”. Tại khu vực này vị thế và ảnh hưởng của Mỹ bị mất mát khá rõ. Và chính Trung Quốc chiếm lấy tất cả những thứ này. Người Mỹ đang cố gắng phát triển các liên hệ quân sự với ASEAN, thế nhưng Hiệp hội này cũng có quan hệ với Trung Quốc. Như vậy đồng minh trung thành nhất của Mỹ vẫn là Nhật Bản”.

Nhật Bản cũng đang cố gắng tìm cách dàn xếp những bất đồng nảy sinh khi đảng Dân chủ lên cầm quyền. Cụ thể là những tuyên bố mong muốn có độc lập nhiều hơn với Mỹ, điều chuyển các căn cứ Mỹ khỏi Okinawa và rút một bộ phận quân đội Mỹ về Hawaii. Lập trường như vậy tạo ra rạn nứt đáng kể trong liên minh quân sự Nhật-Mỹ.

Ngoài ra, dưới sự che chở của chiếc ô hạt nhân Mỹ, người Nhật vẫn muốn tham gia tích cực vào thành lập hệ thống an ninh trong khu vực. Dù là siêu cường kinh tế nhưng trên bình diện ý tưởng chính trị và quân sự thì Nhật Bản lại không tương xứng với qui chế đó.

Vì thế, Tokyo trông đợi sẽ hồi sinh được trọng lượng địa chính trị xưa kia và đồng thời sẽ tạo lập thế lực độc lập để đối chọi với ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực này.

>> Các hội nghị ASEAN sẽ 'nóng' vì Biển Đông

Theo RUVR

========================================

Như vậy là đủ bộ đồ cổ trong canh bạc:

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và sắp tới có cả Nga nữa. Thêm hai tụ mới nữa là Úc và Ấn đô.

Hồi còn trẻ tôi hay ca bài ca của Trịnh Công Sơn:

Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người, còn em.....em cũng xa rồi....

Thế thì buồn quá!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân cháu cũng mong Việt Nam ta liên minh với Mỹ, Nhật, Ấn Độ. (thậm chí là ĐLoan, Hàn Quốc, Philipin)

Bởi những quốc gia trên cũng không ưa gì TQ, lại có nền kinh tế, quân sự vững mạnh.

Chúng ta liên minh ko chỉ trên mặt trận quốc phòng, mà nên tích cực kêu gọi nhà đầu tư từ những quốc gia trên, tạo thành liên minh kinh tế bền vững. Kết hợp với việc tẩy chay các nhà thầu, nhà đầu tư TQ, hạn chế du lịch TQ, loại bỏ chữ TQ trên các mặt hàng, dịch vụ chỉ để lại tiếng Việt và tiếng Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc và Mỹ thông báo tập trận chung

Thứ Ba, 19/07/2011 - 10:38

(Dân trí) - Bộ tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ hôm qua thông báo quân đội hai nước sẽ tiến hành tập trận chung thường kỳ mang tên “Ulchi Freedom Guardian (Bảo vệ tự do Ulchi)” vào ngày 16/8 tới.

Posted Image

Một cuộc tập trận chung trên bộ của Mỹ và Hàn Quốc.

Cuộc tập trận này sẽ kéo dài trong 10 ngày “để nâng cao khả năng đối phó của đồng minh Hàn-Mỹ” - thông báo nêu rõ. Tập trận chung Ulchi Freedom Guardian là một cuộc huấn luyện bằng máy vi tính “nhằm quản lý nguy cơ trước hành động của kẻ thù”.

Như thường lệ, khoảng 56.000 binh sỹ Hàn Quốc và 30.000 binh sỹ Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận lần này. Đặc biệt, tham mưu trưởng các lực lượng quân đội Hàn Quốc sẽ chỉ huy tác chiến.

Cùng ngày, Bộ tư lệnh đã thông báo thời điểm và mục đích của cuộc diễn tập cho Triều Tiên.

Cuộc tập trận Ulchi Freedom Gurdian năm ngoái diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang sau thảm họa tàu tuần dương Cheonan. Tổng thống Lee Myung-bak nhấn mạnh, cuộc tập trận chung “là nhằm duy trì hòa bình và ngăn chặn chiến tranh trên báo đảo Hàn Quốc”.

Nhưng khi đó, phía Triều Tiên dọa “sẽ đối phó không khoan nhượng” với hành động này.

Theo quân đội Triều Tiên cho biết, “Ulchi Freedom Guardian” là một cuộc huấn luyện nhằm tấn công xâm lược Triều Tiên và gây chiến tranh hạt nhân; Bình Nhưỡng sẽ không khoan nhượng với cuộc huấn luyện nhằm xâm chiếm đất nước họ và sẽ đáp trả bằng các hành động quân sự mạnh mẽ nhất chưa có từ trước đến nay.

Cuộc tập trận chung thường kỳ năm ngoái kéo dài 2 tuần.

Nhật Mai

Theo Yonhap

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mỏ uranium khổng lồ ở Ấn Độ

19/07/2011 13:04

(TNO) Một trong những mỏ uranium lớn nhất thế giới có thể nằm tại bang Andhra Pradesh ở miền nam Ấn Độ, theo BBC.

Posted Image

Một mỏ uranium đang được khai thác - Ảnh: Reuters

Hôm 18.7, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ - tiến sĩ Srikumar Banerjee nói mỏ Tummalapalle ở huyện Kadapa có trữ lượng 150.000 tấn uranium.

Trước đó, trữ lượng uranium của Ấn Độ được ước lượng ở vào khoảng 175.000 tấn.

Ông Banerjee nói các nghiên cứu về mỏ Tummalapalle cho thấy khu vực này “có trữ lượng được xác nhận là 49.000 tấn uranium song những khảo sát gần đây chỉ ra rằng con số đó có thể tăng gấp ba lần”, và Tummalapalle có thể là một trong những mỏ uranium lớn nhất thế giới.

Theo ông Banerjee, trữ lượng uranium nói trên nằm trải rộng trên khu vực 35km vuông và quá trình khai thác đã được xúc tiến.

Mặc dù gọi khám phá trên là một “bước tiến lớn” song ông Banerjee cho biết trữ lượng uranium của Ấn Độ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng nguyên tử của nước này.

“Khám phá mới chỉ gia tăng nguồn cung uranium bản địa. Vẫn còn một lượng thiếu hụt lớn và chúng tôi vẫn phải nhập khẩu”, ông Banerjee nói với tờ The Hindu.

Theo BBC, Ấn Độ dự định xây dựng khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân trong nhiều năm tới và dự kiến điện hạt nhân sẽ chiếm 25% nguồn điện của quốc gia vào năm 2050.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi lãnh đạo quân sự TQ quên nghi thức ngoại giao

Cập nhật lúc 19/07/2011 09:36:00 AM (GMT+7)

Chỉ huy quân sự hàng đầu của Trung Quốc, tướng Trần Bỉnh Đức đã dành trọn vẹn 15 phút để không ngừng chỉ trích Mỹ trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin ở Bắc Kinh gần đây - tờ Chosun của Hàn Quốc ngày 18/7 đăng bài bình luận.

Ở cương vị Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, ông Trần nói: "Là một siêu cường, Mỹ chỉ nói này, nói nọ với các nước khác, nhưng lại không bao giờ lắng nghe khi các nước khác thể hiện mình theo cách tương tự. Ông nhấn mạnh, các hành động của Mỹ cho thấy họ muốn “áp đảo” nước khác.

Bình luận của ông Trần là không hợp lý và vi phạm nghi thức ngoại giao. Thông thường, một cuộc họp giữa các quan chức ngoại giao được công khai cho báo chí là thời điểm để trao đổi những lời chào hỏi và các bình luận bình thường khác, và các quan chức luôn luôn hạn chế ý kiến của mình về các vấn đề song phương.

Posted Image

Chỉ huy quân sự hàng đầu của Trung Quốc, tướng Trần Bỉnh Đức. Ảnh: chinaelectionsblog

Sử dụng tuyên bố “khó nghe” như thế để chỉ trích nước thứ ba và là một đồng minh thân cận của nước có quan chức viếng thăm, không hề làm cho quan khách cảm thấy thoải mái. Ông Trần có cương vị thấp hơn Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, người đồng cấp của ông Kim. Đó là sự khiếm nhã về ngoại giao khi ông Trần lan man, dông dài và không tạo cơ hội để người cao cấp hơn có thể trao đổi. Ông Trần nhấn mạnh, Hàn Quốc cũng “cần phải cảm nhận theo cách tương tự” cho dù có liên minh với Mỹ nhưng nói rằng ông khá hiểu nếu Seoul “khó có thể thẳng thắn với Mỹ”.

Ông này còn than phiền về chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen. Ông nói Washington và Bắc Kinh “khó chịu” vì những nghi thức ngoại giao thái quá. “Những chuẩn bị quá tỉ mỉ như thế không tốt cho quan hệ song phương. Tôi không nghĩ Seoul và Washington sẽ chuẩn bị quá thận trọng và tỉ mỉ như thế nếu Mullen tới Seoul”.

Theo giới phân tích, cơn giận “bột phát” như vậy đặt Seoul vào tình thế khó xử. Ông Kim đã cố gắng làm dịu tình hình bằng đề xuất, Seoul và Bắc Kinh “tăng cường hợp tác và trao đổi quân sự song phương”, theo một quan chức bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

Trước đó, trong cuộc gặp đầu tháng này với Đô đốc Mike Mullen, ông Trần đã chỉ trích việc Mỹ tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung ở Biển Đông là không thích hợp, và thúc giục Washington kiềm chế từ việc can thiệp trong khu vực.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức còn thúc giục Mỹ “khiêm tốn và thận trọng hơn trong lời nói và hành động” giữa lúc căng thẳng gia tăng xung quanh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về vùng biển chiến lược, giàu tài nguyên và chỉ trích Washington về chi tiêu quân sự.

Giới phân tích coi đó là những tuyên bố mang tính khiêu khích khác thường trước một quan chức nước ngoài viếng thăm. Ông Trần còn cáo buộc Mỹ “đặt quá nhiều áp lực lên vai người đóng thuế” trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, về phần mình, ông Mullen đã nói rằng, Mỹ đã duy trì sự hiện diện lâu dài trong khu vực và cam kết này tiếp tục như thế. Ông nói: "Mỹ sẽ không rời xa. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực là điều quan trọng với các đồng minh của chúng tôi nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như thế”. Đó có thể là lý do vì sao ông Trần lại bày tỏ sự thất vọng với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc.

Trung Quốc không ngừng nỗ lực gia tăng sự kiểm soát độc quyền với Biển Đông - vùng biển kết nối các nước Đông Nam Á, và biển Hoa Đông, nơi kết nối Hàn Quốc với Nhật Bản. Một cuộc tranh giành quyền lực là không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc và Mỹ - nước đang chứng kiến ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc chưa đủ khả năng cho một cuộc đối đầu vũ trang với Mỹ và thay vào đó là chọn lựa cách gia tăng áp lực với các đồng minh của Washington trong khu vực. Những bình luận mà ông Trần đưa ra phản ánh chiến lược này.

Nó cũng báo trước cho cách hành xử tương lai của Trung Quốc và giống như lời cảnh báo tới các láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên, chọn lựa này không thích hợp với vị thế toàn cầu của Trung Quốc và khiến các nước láng giềng thêm nghi ngờ về những ý định của Bắc Kinh.

Thái An (theo Chosun)

===

xem lại mình đã tử tế chưa mà chỉ trích người khác cha nội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không lùi bước ở Hoàng Sa

Cập nhật lúc 19/07/2011 03:05:00 PM (GMT+7)

Posted Image - Sau bao sóng gió, sau bao nhọc nhằn mưu sinh, bao kinh hoàng khi bị những kẻ bất lương bắt giữ thu tàu, đánh đập tàn bạo tại đảo Hoàng Sa, giờ đây, hùng binh Mai Phụng Lưu mới thở phào nhẹ nhõm khi được cộng đồng và những doanh nghiệp giúp đỡ đóng tàu mới trở lại Hoàng Sa…

Con tàu mơ ước

Chúng tôi trở lại Lý Sơn tìm gặp Hùng binh Mai Phụng Lưu. Hay nói đúng hơn là tìm gặp cho bằng được người mà những ngư dân nơi vùng đất đảo này gọi là “sói biển”. Nhưng giữa những ngày này, “sói biển” Mai Phụng Lưu vào ra đất liền để hoàn tất thủ tục vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Đông Á, để đóng tàu mới ra lại Hoàng Sa.

“Mấy ngày ni vợ chồng tui mất ăn, mất ngủ không phải vì lo, mà vì mừng rơi nước mắt khi những tấm lòng sẻ chia của đồng bào cả nước và các doanh nghiệp giúp để đóng lại tàu mới ra lại Hoàng Sa…” - hùng binh Mai Phụng Lưu tâm sự trong nước mắt hạnh phúc.

Posted Image

Bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ “sói biển” Mai Phụng Lưu dàn máy ICM và tiền mặt để giúp ông thực hiện mơ ước trở lại Hoàng Sa.

Số tiền 300 triệu đồng từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Đông Á sẽ là điểm tựa để hùng binh Mai Phụng Lưu thực hiện ước mơ và khát vọng trở lại Hoàng Sa sau 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu. Lần thứ 4 vào cuối năm ngoái, chiếc tàu - kế sinh nhai của hàng trăm con người trên bờ và phương tiện ra Hoàng Sa cuối cùng của ông Lưu đã bị bắt giữ tại Hoàng Sa.

Posted Image

Niềm vui đoàn tụ ngày trở về của “sói biển” Mai Phụng Lưu.

Trở về trong tay trắng. Nhưng không chịu đầu hàng, hùng binh mai Phụng Lưu cùng hai con trai mỗi người chia mỗi ngả xuống tàu bạn làm thuê trở lại Hoàng Sa mang theo nỗi khát vọng một ngày sẽ tích góp chút tiền và đóng lại tàu mới để đạp sóng ra khơi, nguyện làm cột mốc sống khẳng định chủ quyền nơi biển đảo. Những gì 'sói biển' nói, giống như lời ông từng tâm sự trong những đêm trắng cùng tôi, rằng Hoàng Sa đối với ông và những bạn nơi đất đảo này là máu thịt, là một phần không thể thiếu của một cơ thể.

Năm 16 tuổi, ông cùng bạn chài đã lên tàu ra Hoàng Sa trên những con tàu nhỏ bé, thiếu trang thiết bị. Ngày đó, nỗi lo với ông chỉ là bão tố. Nhưng, những đôi khi, những cơn bão kinh hoàng như Chan Chu vẫn không làm ông sợ bằng việc bị Trung Quốc bắt giữ, thu tàu.

Bởi, con tàu với những ngư dân như ông là sự sống còn của miếng cơm manh áo cho vợ con trên bờ và hơn thế nữa là chủ quyền của tổ quốc mà ông cũng như hàng vạn ngư dân khắc cốt ghi xương. Posted Image

Cờ Tổ quốc vẫn tung bay giữa biển Hoàng Sa

Nhớ lại lần ông cùng những bạn chài khác bị Trung Quốc bắt giữ trở về nơi cảng Dung Quất, nhìn gương mặt hốc hác sau những tháng ngày bị cầm giữ, hỏi ông có trở lại Hoàng Sa hay không? Một chút suy nghĩ, ông bảo: “Có chết tui cũng chết ở Hoàng Sa…”. Một câu trả lời mộc mạc nhưng kiên định sau bao biến cố nơi đảo Hoàng Sa mà ông gánh chịu... Và bây giờ, ước mơ của ông sau hơn 1 năm đã thành hiện thực. Ông đã có đủ số tiền cần thiết để đóng lại con tàu mơ ước từ tấm lòng của những doanh nhân và đồng bào cả nước chung tay góp sức.

Không lùi bước

Khao khát của hàng triệu ngư dân vùng ven biển luôn mơ ước đóng được những con tàu to, được đánh bắt trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Một ước mơ, một khao khát cháy bỏng đã và đang được tiếp sức bởi triệu triệu trái tim đất Việt đang hòa nhịp đập cùng Hoàng Sa - Trường Sa.

Posted Image

Khát vọng về những con tàu to vươn ra biển của con em ngư dân đất đảo Lý Sơn.

Con số 20 tỷ đồng từ chương trình đồng hành cùng ngư dân đã được Ngân hàng Đông Á ưu tiên giành cho ngư dân vay ưu đãi đóng tàu mới và mua sắm trang thiết bị để ra khơi đã được khởi động. Hùng binh Mai Phụng Lưu là người đầu tiên nhận nguồn vốn 300 triệu đồng để biến ước mơ thành hiện thực: Một con tàu mới để trở lại Hoàng Sa. Một Quỹ hỗ trợ ngư dân cũng đang được tỉnh Quảng Ngãi thành lập. Và nhiều lắm những tấm lòng của đồng bào cả nước đang hướng về Hoàng Sa - Trường Sa, hướng về những ngư dân nghèo khó, về những cột mốc sống chủ quyền của Tổ quốc trên biển đông.

Chỉ tính riêng từ câu chuyện tường trình từ Hoàng Sa của VietNamNet đầu năm ngoái đã kết nối độc giả với những ngư dân Hoàng Sa. Đã có 4 dàn máy ICOM, cùng hàng trăm triệu đồng của đồng bào cả nước gửi về khởi đầu cho chương trình đồng hành cùng ngư dân Hoàng Sa.

Posted Image

Khát vọng con tàu lớn để không còn lo sợ bão tố của “sói biển” Mai Phụng Lưu đã sắp thành hiện thực

Tôi vẫn còn nhớ như in hôm thuyền trưởng Mai Phụng Lưu nhận nguồn vốn ưu đãi để chuẩn bị đóng con tàu mới. Nhìn gương mặt ông vừa mừng, vừa lo. Rồi nước mắt lăn dài nơi gương mặt sạm đen vì nắng gió. Ông bảo: "Với con tàu nghĩa tình này từ nguồn vốn ưu đãi, tui sẽ đạp sóng trở lại Hoàng Sa, sẵn sàng đương đầu với những tai ương. Dù có chết tui cũng chết ở Hoàng Sa, quyết không lùi bước…”.

Đã từng trắng đêm với những hùng binh Hoàng Sa giữa biển khơi xa, tôi thấu hiểu những khát vọng, những ước mơ cháy bỏng của họ...

Vũ Trung

===

Tôi không biết nói gì hơn, chỉ bày tỏ sự ngưỡng mộ Anh. một con người quả cảm. Chúc Anh thuận buồm, xuôi gió!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pà Kon ơi, hết việc Tung Của tập trung thu mua nông sản của Việt Nam bi giờ lại đang sảy là trường hợp này, phải nói là buồn cười

Hiện tại gà, lợn và 1 vài sản phẩm nông sản Tung Của đang tập trung ùn ùn từ bên kia biên giới xuất ngược lại VN

pó tay với mấy thằng này, chắc nó quyết chí dìm chết hết thương nhân VN đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pà Kon ơi, hết việc Tung Của tập trung thu mua nông sản của Việt Nam bi giờ lại đang sảy là trường hợp này, phải nói là buồn cười

Hiện tại gà, lợn và 1 vài sản phẩm nông sản Tung Của đang tập trung ùn ùn từ bên kia biên giới xuất ngược lại VN.

pó tay với mấy thằng này, chắc nó quyết chí dìm chết hết thương nhân VN đây

Đừng mua nữa thì thôi chứ gì. Cho họ đem về ăn luôn đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ơi không mua ko được, hiện tại nông sản của VN đang thiếu trầm trọng, giá cả tất cả các mặt hàng dang vọt lên, với lại các thương lái cứ cảm thấy có lãi là họ chiến thôi, vì thế quả này hàng nông sản của Tung Của lại ồ ạt phi lại VN

Nghĩ mà cũng buồn cười, bọn nó vơ vét hết sạch nông sản của mình 1 cách bất thường, sau đó 1 thời gian thì lại tập kết xuất ngược lại, không hiểu chúng đang chơi cái trò gì nữa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu sân bay, mốt kinh doanh mới của đại gia Trung Quốc?

20/07/2011 07:06:25

Posted Image - Săn lùng các tàu sân bay cũ đã và đang là xu hướng được các doanh nhân giàu có Trung Quốc theo đuổi. Phục vụ mục đích kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, văn hóa, đúng, nhưng liệu còn có mối liên hệ nào khác?

Tháng 3/2011, tàu sân bay HMS Ark Royal, một thời từng là ngôi sao của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh sau 25 năm hoạt động đã được Bộ quốc phòng nước này rao bán theo kế hoạch cắt giảm ngân sách của chính phủ. Theo thông tin từ trang web của Disposal Services Agency (DSA), một công ty đấu giá trên mạng thuộc Bộ quốc phòng Anh thì vụ bỏ thầu đã kết thúc hôm 6/7. Lãnh đạo của DSA cho biết sẽ gỡ bỏ các vũ khí, hệ thống thông tin và những thiết bị quân sự tiên tiến khác trước khi chuyển giao cho người mua cuối cùng. Vậy người mua cuối cùng sẽ là ai?

Cuộc đua giữa các thương nhân Trung Quốc

Huang Guangyu , 42 tuổi, thường được gọi bằng tiếng Quảng Đông là Wong Kwong-yu, đã từng là người giàu nhất Trung Quốc đại lục tính theo giá trị niêm yết tại Hồng Kông của Gome Electrical Appliances Holdings – Công ty kinh doanh hàng điện máy gia dụng lớn nhất Trung Quốc thuộc sở hữu của Huang. Hiện ông này đang chịu án tù 14 năm ở Trung Quốc vì tội hối lộ, giao dịch nội bộ và các hợp đồng kinh doanh bất hợp pháp hồi tháng Năm năm ngoái sau khi bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cuối năm 2008.

Mặc dù ngồi tù nhưng Huang được giới thạo tin biết đến như là người đứng sau Eagle Vantage - Công ty quản lý tài sản đã tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal nói trên.

Posted Image

Tàu sân bay của Hải quân Anh được đem bám đấu giá, HMS Ark Royal

Eagle Vantage có trụ sở ở Hồng Kông hoạt động trong lĩnh vực bán đồ gia dụng, đầu tư bất động sản và hoạt động câu lạc bộ ở Hồng Kông và Trung Quốc. Zhao Qiguang, giám đốc dự án của Eagle Vantage cho biết vụ mua bán này nhằm mục đích mở rộng phát triển kinh doanh của Eagle Vantage. “Nếu thành công, công ty sẽ chuyển Ark Royal thành trung tâm triển lãm di động lớn nhất thế giới về các ứng dụng hi-end và sản phẩn xa sỉ. Các công ty khác cũng sẽ được mời tham gia sử dụng tàu sân bay này”, Zhao nói.

Theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Zhao đã từ chối tiết lộ giá gói thầu nhưng cho biết công ty này dự kiến sẽ kéo tàu sân bay này về Hồng Kông hay Macau trước khi lắp đặt các sản phẩm công nghệ cao và chuyển đổi thành một địa chỉ trưng bày dành cho các khác hàng hi-end.

Tuy nhiên, Eagle Vantage không phải công ty Trung Quốc duy nhất đặt thầu tàu sân bay Ark Royal. Doanh nhân Trung Quốc Lam Kin-bong, người điều hành một chuỗi nhà hàng ở Birmingham, Anh chính là người thứ hai muốn có tàu sân bay này. Vào tháng Hai, nước Anh đã từ chối một gói thầu của Lam trị giá 5 triệu Bảng (8 triệu USD) cho chiếc Invincible sau khi ông này không cung cấp được các thông tin cần thiết. Đề xuất của Lam cao hơn gấp đôi giá mà một công ty tái chế tàu của Thổ Nhĩ Kỳ, công ty đã thắng thầu với giá ước tính khoảng 2 triệu Bảng.

Tàu sân bay Invincible nặng 17.000 tấn, hết hạn sử dụng năm 2005 và đã gỡ bỏ các động cơ và vũ khí cũng được chính DSA đứng ra rao bán.

“Với kinh nghiệm lần trước thì khả năng thắng thầu của tôi lần này lớn hơn”, Lam nói. Nếu đúng như vậy, ông này hy vọng sẽ biến tàu sân bay thành một trường học quốc tế để giúp thúc đẩy các quan hệ trao đổi thông tin và văn hóa giữa Anh và Trung Quốc.

Nhà thầu Trung Quốc thứ ba tham gia vụ Ark Royal là Philip Li Koi-hop, chủ tịch câu lạc bộ tàu biển Hồng Kông. Ông này đã đến Anh đầu tháng 5 để xem xét chiếc tàu và nộp hồ sơ thầu. Năm 2002, Li đã thất bại trong gói thầu mua một tàu sân bay của Nga.

Li cho biết câu lạc bộ của ông có khoảng 800 triệu đô la Hồng Kông (103 triệu USD) để đầu tư cho dự án. Trong đó khoảng 250 triệu đô la Hồng Kông sẽ dùng vào việc đấu thầu tàu sân bay và số còn lại dùng để chuyển đổi tàu thành một câu lạc bộ du thuyền cao cấp, có thể phục vụ như một cơ sở cho câu lạc bộ gồm 200 thành viên, trong đó mỗi người sẽ trả 10.000 USD để tham gia.

Li còn có kế hoạch sử dụng Ark Royal vào một vai trò mang tính công chúng hơn là thành lập một trung tâm nghiên cứu hàng hải và đại dương quốc tế. Ngoài ra một trung tâm đào tạo thanh niên cũng có thể được xây dựng trên đó.

Liệu còn có mối quan hệ nào với quân đội?

Khi tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal, Lam Kin-bong đã nói rằng việc làm của mình không có mối liên hệ gì với quân đội và nếu được phép ông sẽ kéo tàu về Trung Quốc còn nếu không sẽ đậu tại Liverpool.

Nhưng chuyên gia phân tích quân sự Anthony Wong Dong, chủ tịch Liên hiệp quân sự quốc tế tại Macau cho rằng: “Mặc dù tàu sân bay Ark Royal có rất ít giá trị quân sự vì kích cỡ tương đối nhỏ của nó, chỉ khoảng 22.000 tấn nhưng Quân đội Trung Quốc sẽ vẫn phải tiến hành một kỳ kiểm tra kỹ lưỡng chiếc tàu này nếu vụ đấu thầu thành công”.

Những người nghi ngờ về động cơ thực sự của các doanh nhân Trung Quốc đã chỉ dẫn về một ví dụ điển hình đó là tàu sân bay Varyag. Varyag là một tàu sân bay cũ của Liên Xô được một doanh nhân ở Macau, Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1988 với giá 20 triệu USD. Ý định ban đầu được tuyên bố là chuyển đổi Varyag thành một sòng bạc nổi tại Macau. Tuy nhiên đầu năm 2002, Bắc Kinh đã đưa tàu sân bay này về cảng Đại Liên để nâng cấp, cải tạo và sẽ sớm trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy trong một vài tuần tới đây.

“Có thể tất cả ba nhà đấu giá Trung Quốc nêu trên sẽ phải được xem xét về phương diện chính trị. Lu Renbo, Phó tổng thư ký Phòng thương mại điện tử Trung Quốc nói. “Ark Royal đã từng là tàu đô đốc của Hải quân Hoàng gia Anh và một hợp đồng với nước ngoài có thể làm dấy lên lo ngại ở Anh về khả năng quân sự của Trung Quốc”.

Tất nhiên, trước đây, cũng đã có hai tàu sân bay cũ của Liên Xô được Trung Quốc mua là chiếc Kiev, đậu ở Tianjin, phía Nam Bắc Kinh và Minsk, đậu ở Shenzhen, gần Hồng Kông đều được chuyển thành những công viên quân sự nổi phục vụ mục đích du lịch.

Minh Phạm (Tổng hợp từ Asia Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chu kỳ căng thẳng mới trên Biển Đông

Tác giả: Trần Trường Thủy

Một bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu mang tên "Cái bóng của Mỹ trên biển Đông", viết rằng "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình bằng các biện pháp quân sự". Nếu quan điểm này được Bắc Kinh chính thức thông qua, nó rõ ràng đi ngược lại với tinh thần và nội dung của DOC. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức phủ nhận quan điểm coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của mình.

>> Kỳ 1: Thực thi tuyên bố DOC: Trung Quốc trở lại chủ nghĩa song phương

>> Kỳ 2: Những diễn biến mới trên Biển Đông

"Lợi ích quốc gia cốt lõi" của Trung Quốc

Diễn biến lớn nhất trên biển Đông là tháng 3/2010, các quan chức cấp cao Trung Quốc nói với các khách mời cấp cao Mỹ rằng Trung Quốc đã xếp biển Đông vào loại "lợi ích quốc gia cốt lõi" tức là các yêu sách lãnh thổ không thể đàm phán - ngang với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có thể được hiểu là chính quyền Trung Quốc phải bảo vệ các lợi ích quốc gia mới này trên biển Đông bằng mọi giá, kể cả sử dụng vũ lực.

Một bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu mang tên "Cái bóng của Mỹ trên biển Đông", viết rằng "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình bằng các biện pháp quân sự". Nếu quan điểm này được Bắc Kinh chính thức thông qua, nó rõ ràng đi ngược lại với tinh thần và nội dung của DOC. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức phủ nhận quan điểm coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của mình.

Một số nhân tố giúp giải thích tại sao Trung Quốc trở lại cách tiếp cận xác quyết trên biển Đông trong những năm gần đây. Đầu tiên, trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã gia tăng sức mạnh của mình, cả về kinh tế và quân sự, tới mức khiến họ có thể tự tin và xác quyết trong các hành xử với bên ngoài, đặc biệt trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Thứ hai, ổn định quan hệ Đại lục - Đài Loan đã làm chệch hướng các ưu tiên, khả năng và nguồn lực của Trung Quốc cho các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề biển Đông.

Thứ ba, chủ nghĩa dân tộc lớn dần và vai trò cũng như hoạt động ngày càng gia tăng của PLA và cuộc cạnh tranh của các nhóm lợi ích (các cơ quan hành pháp, các tập đoàn năng lượng) đã làm phức tạp thêm tiến trình hoạch định và thực thi chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Thứ tư, các hành động của các bên đòi chủ quyền khác buộc Trung Quốc phải phản ứng dữ dội. Thứ năm, thiếu cơ chế hiệu quả trong xử lý tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là trong việc điều chỉnh cách ứng xử của các bên, trong đó có Trung Quốc.

ASEAN lo ngại, Mỹ can thiệp, Trung Quốc hạ giọng

Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển Đông trong những năm qua khiến các nước ASEAN lo ngại và tạo cơ hội cho Mỹ "trở lại" châu Á. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 ở Hà Nội tháng 7/2010, các bộ trưởng "đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông", "khẳng định tầm quan trọng của DOC", "nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Tuyên bố này", và "hướng tới hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC)".

Các bộ trưởng ASEAN cũng giao nhiệm vụ cho Các quan chức cấp cao ASEAN phối hợp chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc nhằm triệu tập lại hội nghị SOM ASEAN - Trung Quốc về thực thi DOC trong thời gian sớm nhất. Đáp lại, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhất trí thực thi DOC, nhưng tuyên bố rằng hội nghị SOM Trung Quốc - ASEAN về DOC sẽ được tổ chức vào "một thời điểm thích hợp".

Tại Diễn đàn Khu vực châu Á (ARF) lần thứ 17 ngày 23/7/2010, 13 ngoại trưởng (trong đó có 5 người đến từ các quốc gia ASEAN) đã nêu ra vấn đề biển Đông và ủng hộ DOC giữa ASEAN - Trung Quốc. Lần đầu tiên ở cấp này trong một cuộc họp chính thức, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã đọc một tuyên bố dài về quan điểm của Mỹ đối với các vấn đề biển Đông. Bà nói rằng Mỹ có một lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông. Bà Clinton cho biết Mỹ ủng hộ một tiến trình ngoại giao phối hợp, ủng hộ DOC ASEAN - Trung Quốc 2002, khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về một COC, và "sẵn sàng tạo điều kiện" cho các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với DOC.

Đáp lại, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh khả năng DOC tăng cường niềm tin lẫn nhau và tạo các điều kiện thuận lợi và môi trường tốt để đạt giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp. Nhưng ông cũng nhấn mạnh không nên quốc tế hóa các vấn đề biển Đông, không nên coi DOC như giữa một bên là Trung Quốc với bên kia là toàn thể ASEAN, và các tranh chấp nên được giải quyết trên cơ sở song phương, không phải đa phương. Ông cũng chỉ ra rằng đã có các cuộc tham vấn JWG về DOC, và "khi điều kiện cho phép" một SOM có thể được tổ chức. Một tài liệu được công bố ngay sau hội nghị ARF-17 trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nhận xét của bà Clinton trên thực tế "là một sự công kích Trung Quốc".

Posted Image

Ảnh minh họa: THX

Tương tự như tình huống trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán COC/DOC nói trên, sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông và tăng cường hợp tác với các nước ASEAN có thể làm ảnh hưởng tới các tính toán của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc tập trung tránh để vấn đề biển Đông bị đa phương hóa và quốc tế hóa, đặc biệt tránh sự can thiệp của Mỹ.

Tháng 7/2010, đáp lại nhận xét của bà Clinton tại ARF-17 ở Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo rằng đa phương hóa hay quốc tế hóa vấn đề biển Đông sẽ "chỉ làm vấn đề tệ hơn và khó tiến tới giải pháp". Tháng 9/2010, Trung Quốc cũng đã cố tránh để Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ thảo luận về các vấn đề biển Đông khi tuyên bố phản đối các đề xuất của Mỹ về biển Đông.

Tuyên bố của bà Clinton và sự đáp trả của một số nước khác đã làm dấy lên một cuộc tranh luận bên trong Trung Quốc về việc liệu có khôn ngoan hay không khi đòi coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi". Trong một bài báo trên tờ Nhân dân nhật báo số ra ngày 27/8/2010, một số chiến lược gia và học giả Trung Quốc cho rằng việc đưa biển Đông vào hàng các lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc "không phải là một hành động khôn khéo", ít nhất vào thời điểm hiện nay.

Họ cho rằng yêu sách này sẽ "khiến Mỹ lo lắng và tức giận" và có thể "gây ra sự tức giận ở các nước láng giềng với Trung Quốc". Đòi hỏi này có thể "tạo điều kiện cho Mỹ đưa tàu sân bay tới gần Trung Quốc và coi vấn đề khu vực (biển Đông) là một vấn đề quốc tế để củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ và sự hiện diện về kinh tế và quân sự của họ tại Đông Á". Một số người thậm chí còn thừa nhận rằng "yêu sách này không phù hợp với thông lệ quốc tế".

Ngày 27/7/2010, Thời báo Hoàn cầu viết: "việc công khai tuyên bố ý định của Trung Quốc (trên biển Đông) và làm các nước khác lo ngại là một thách thức đối với Trung Quốc trong tương lai. Là quốc gia lớn nhất trong khu vực, Trung Quốc có trách nhiệm giảm bất đồng và xây dựng một sự đồng thuận". Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 3/10/2010 cũng cho rằng "Trung Quốc cần cân nhắc lùi lại một chút" trong vấn đề lãnh thổ (ở biển Hoa Đông và biển Đông) nếu muốn duy trì sự phát triển mạnh ở Đông Á mà không cho phép Mỹ can thiệp vào công việc của khu vực. "Điều Trung Quốc cần làm không đơn giản là cứng rắn hơn, mà nên nỗ lực tìm một giải pháp thực tế để chấm dứt các tranh chấp". Nếu điều này khó hoàn thành, Trung Quốc ít nhất nên cố gắng tránh tạo ra một tình huống nuôi dưỡng các lợi ích của Mỹ hơn các lợi ích của châu Á." Bài báo viết Trung Quốc phải ý thức được thực tế là các đảo tranh chấp "không thể lấy lại được trong một thời gian ngắn".

Nói đến các nỗ lực ngày càng tăng nhằm duy trì hòa bình trong khu vực, trong một cuộc họp báo tại Manila cuối tháng 9/2010, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu cho biết Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã khởi động các cuộc thảo luận cấp chuyên viên nhằm "soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử". "Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với các bên khác liên quan đến tài liệu này" và hiện "hoan nghênh mọi mô hình và sáng kiến khác nhau nhằm duy trì hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực".

Tại diễn đàn Bộ trưởng Quốc phòng châu Á (ADMM+) ở Hà Nội tháng 10/2010, dù vấn đề biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, nhưng các đại diện của 7 quốc gia đã nêu vấn đề làm thế nào đảm bảo an ninh hàng hải cho tất cả các nước xung quanh biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M. Gates đã nhắc lại các bình luận của bà Clinton tại ARF hồi tháng Bảy, rằng các yêu sách ngược nhau trên biển Đông nên được "giải quyết hòa bình, không dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua các tiến trình ngoại giao phối hợp, và phù hợp với luật pháp quốc tế". Ông nói: "Mỹ có một lợi ích quốc gia về tự do hàng hải; tự do phát triển kinh tế và thương mại; và tôn trọng luật pháp quốc tế".

Khác với phản ứng của ông Dương Khiết Trì tại ARF-17, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã kêu gọi "tin tưởng lẫn nhau" trong toàn khu vực. Ông nói các nước láng giềng không nên lo ngại về quân đội Trung Quốc. "Trung Quốc theo đuổi một chính sách quốc phòng mang bản chất phòng thủ. Sự phát triển quốc phòng của Trung Quốc không nhằm thách thức hay đe dọa ai, mà để dảm bảo an ninh và thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế". Ông cũng đã không nhắc tới biển Đông như một khu vực thuộc "lợi ích cốt lõi".

Theo Kế hoạch hành động để thực thi Tuyên bố chung về đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN vì Hòa bình và Thịnh vượng (2011-2015), công bố sau hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN tháng 11/2010 tại Hà Nội, Trung Quốc đã cam kết phối hợp với ASEAN "thúc đẩy thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC tại biển Đông" và "hướng tới ký kết... một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông".

Ngày 4/11/2010, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Chánh Dược nói Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một khái niệm an ninh mới, theo đó Trung Quốc vẫn cam kết đóng "một vai trò xây dựng" trong xử lý các vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế, bao gồm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền trên biển thông qua các cuộc đàm phán thân thiện với các nước láng giềng.

Việc Trung Quốc hạ giọng trên mặt trận ngoại giao dường như phù hợp một phần với các hoạt động của họ trên biển thời gian gần đây. Ngay trước ADMM+ tại Hà Nội tháng 10, sau một loạt các phản đối ngoại giao của phía Việt Nam, Trung Quốc đã thông báo với Việt Nam rằng sẽ thả vô điều kiện thuyền trưởng và 9 thuyền viên bị bắt giữ gần quần đảo Hoàng Sa hơn một tháng trước đó. Ngày 17/8, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội rằng Lầu Năm Góc không thấy có bất cứ sự hăm dọa nào "gần đây" của các công ty dầu khí Trung Quốc hoạt động tại biển Đông.

Chu kỳ căng thẳng mới?

Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu Trung Quốc hạ giọng trong những tháng gần đây sau ARF-17 có phản ánh sự thay đổi chính sách hay chỉ là các chiến lược đối phó với vấn đề biển Đông. Diễn biến gần đây nhất đã xảy ra ngày 2/11/2010, khi Hải quân Trung Quốc tập trận trong khu vực đang tranh chấp biển Đông với sự tham gia của 1.800 binh lính và hơn 100 tàu nổi, tàu ngầm và máy bay có sử dụng đạn thật. Li Jie, một chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, phủ nhận rằng đây không phải là dấu hiệu đặc biệt. Ông nói: "Một số quốc gia khác đã vào biển Đông những năm gần đây để tiến hành các cuộc tập trận chung với các nước láng giềng của chúng tôi, vì vậy đây là lúc chúng tôi phản đối sự can thiệp này".

Chính sách chưa từng thấy trên của Trung Quốc đối với biển Đông cũng một phần phản ánh trên bàn thương lượng về thực thi DOC. Tại các cuộc họp lần thứ 5 của JWG ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh (Trung Quốc) tháng 12/2010, Trung Quốc chỉ rút lui quan điểm song phương với việc đề nghị bỏ điều 2 trong bản Hướng dẫn và coi bản Hướng dẫn này là chỉ dẫn các nguyên tắc thực thi chỉ đối với "các hoạt động hợp tác chung đã nhất trí có nêu trong DOC", chứ không thực thi với toàn bộ Tuyên bố. Trung Quốc từ chối tổ chức SOM Trung Quốc - ASEAN về thực thi DOC, lập luận rằng SOM này không thể diễn ra trước khi JWG đạt đồng thuận về bản Hướng dẫn.

Các sự cố gần đây nhất cho thấy cách tiếp cận liên tục xác quyết của Trung Quốc trong các tranh chấp ở biển Đông. Ngày 2/3/2011, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã quấy rối tàu thăm dò địa chất của công ty Energy Forum đang thực hiện hợp đồng với Chính phủ Philippines khai thác mỏ dầu nằm bên trong Bãi Cỏ rong, cách Palawan 80 hải lý về phía Tây. Chính quyền của ông Aquino đã phản đối ít nhất 6 sự cố, trong đó có sự cố Bãi Cỏ rong, cáo buộc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển nằm trong EEZ rộng 200 hải lý của Philippines.

Các sự cố nghiêm trọng khác liên quan đến báo cáo của quân đội Philippines tháng 6/2011, rằng một tàu hải giám của Trung Quốc và nhiều tàu hải quân đã thả vật liệu xây dựng và cột trụ ở gần Iroquois Reef và Amy Douglas Bank - một quả đồi dưới mực nước biển không có người sống mà Philppines đòi chủ quyền, nằm cách tỉnh Palawan 230 km về phía Tây Nam. Nếu báo cáo này là đúng, rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng DOC: điều 5 của văn bản này quy định "Các bên kiềm chế các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình hay làm leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, trong đó có việc không đưa người đến sinh sống tại các đảo, bãi đá, bãi cát ngầm, đảo thấp nhỏ và các hình thái địa chất khác vốn không có người sinh sống, và giải quyết các bất đồng một cách mang tính xây dựng".

Ngày 26/5/2011, một sự cố khác, lần này là giữa Trung Quốc với Việt Nam, diễn ra trong một khu vực chỉ cách bờ biển miền Trung của Việt Nam 80 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ba tàu tuần tra Trung Quốc đã gây rối tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của Việt Nam trên biển Đông, phá hoại thiết bị, và cảnh báo tàu này vi phạm lãnh hải Trung Quốc.

Sự cố tương tự xảy ra ngày 9/6/2011, khi một tàu cá Trung Quốc, với sự hỗ trợ của các tàu tuần tra đánh cá Trung Quốc, đã cắt cáp thăm dò của tàu Viking II của Việt Nam khi đang tiến hành thăm dò địa chất tại khu 136-03, nằm trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc tới hơn 622 hải lý. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Các hành động này cho thấy Trung Quốc muốn biến các khu vực không có tranh chấp thành các khu vực tranh chấp". Sự cố tàu Viking II diễn ra chỉ 4 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đảm bảo với các nước láng giềng tại Đối thoại Sangri-la rằng Trung Quốc không đe dọa các nước khác.

Kết luận

Là nước mạnh nhất, Trung Quốc tạo không khí cho tranh chấp trên biển Đông. Chính vì Bắc Kinh đã có một quan điểm bớt cứng rắn hơn trong các tranh chấp trên biển Đông, nên DOC giữa Trung Quốc và ASEAN đã được ký kết năm 2002. Một chính sách tương đối "mềm hơn" của Trung Quốc về biển Đông có thể xuất phát từ một số yếu tố như: i) sự đồng thuận và đoàn kết của ASEAN; ii) gia tăng cam kết của các lực lượng nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, trong vấn đề biển Đông; và iii) Trung Quốc cần tạo một hình ảnh tốt và thúc đẩy quan hệ với các nước khác trong khu vực.

Từ năm 2007, vì Bắc Kinh thay đổi chính sách về vấn đề biển Đông theo hướng xác quyết hơn, nên tình hình đã căng thẳng trở lại, tạo cơ hội cho Mỹ can thiệp vào các vấn đề này và củng cố vai trò của họ trong khu vực. Những tháng cuối năm 2010, Bắc Kinh đã giảm tông trong các vấn đề này nhằm trấn an các nước láng giềng và lấy lại một phần hình ảnh của mình trong khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ giọng trong thời gian qua chỉ phản ánh các chiến thuật trong xử lý vấn đề biển Đông. Trong tương lai gần, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm xác quyết trong ứng xử với các nước nhỏ hơn cũng đòi chủ quyền trong tranh chấp trên biển Đông.

Để thúc đẩy an ninh và hợp tác trong khu vực, Trung Quốc và ASEAN nên thực thi đầy đủ DOC và Bắc Kinh nên chấp nhận một COC khu vực mang tính ràng buộc pháp lý, đảm bảo các nước nhỏ hơn không bị đe dọa và để họ tin tưởng hơn trong việc thúc đẩy hợp tác trên biển Đông./.

Châu Giang dịch từ CSIS

http://tuanvietnam.v...-tren-bien-dong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

Hai nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ cảnh báo Bắc Kinh rằng những vụ xung đột với các nước láng giềng ở Biển Đông có thể làm tổn hại lợi ích của Mỹ tại khu vực. Nhận xét này chắc chắn không làm Bắc Kinh hài lòng.

“Chúng tôi lo ngại rằng một loạt vụ việc trên biển trong những tháng qua đã khiến căng thẳng trong khu vực leo thang”, John Kerry thuộc đảng Dân chủ - Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ cùng John McCain - cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, tuyên bố. “Nếu không có biện pháp thích hợp nào được thực hiện để xoa dịu tình hình, những vụ việc tiếp theo có thể còn nghiêm trọng hơn nữa và làm tổn hại tới lợi ích quốc gia sống còn của Mỹ”.

Hai nghị sĩ nói trên đã đưa ra lời lẽ trên trong thư gửi cho ông Đới Bỉnh Quốc - quan chức cấp cao về đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước khi cuộc họp giữa các ngoại trưởng ASEAN cùng các nước đối tác diễn ra trong tuần này, tờ Financial Times cho hay.

Trung Quốc có thể coi tuyên bố này như một đòn khiêu khích bởi nó phản ánh lại nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton vào năm ngoái. Phát biểu tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 năm ngoái, Hilary Clinton đã khiến Bắc Kinh tức giận khi nói rằng Mỹ “có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông”.

Bà Clinton cũng sẽ có một bài phát biểu tại diễn đàn này ở Bali, Indonesia, vào cuối tuần, khi mà căng thẳng ở biển Đông đang tăng cao so với năm ngoái.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Mỹ không can dự vào các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau khi các nghị sĩ Mỹ nhiều lần ra nghị quyết về vấn đề này. Tại hội nghị tham vấn an ninh Mỹ - Trung tháng trước, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thậm chí còn cảnh báo rằng "một số nước đang đùa với lửa, và (tôi) hy vọng lửa đó không cuốn vào nước Mỹ".

Biển Đông chứa những tuyến đường biển quan trọng cho hoạt động nhập khẩu dầu ở Đông Bắc Á và các giao dịch khác với châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền với một số vùng trong khu vực, nhưng Trung Quốc đòi quyền sở hữu rộng lớn nhất.

Cảnh báo của hai nghị sĩ Mỹ được đưa ra sau khi chính quyền Obama đã giảm bớt chỉ trích đối với hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông.

Trong đối thoại Shangri-La tại Singapore vào tháng 6, Robert Gates - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ - đã khiến một số quan chức các nước Đông Nam Á thất vọng khi nói với Trung Quốc bằng một giọng khá ôn hòa, một dấu hiệu cho thấy không muốn làm tổn hại tới quan hệ quân sự giữa hai nước. Tuy nhiên, ông Gates vẫn cam kết với các đồng minh trong khu vực rằng Washington sẽ duy trì “sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực”.

Trong một diễn biến khác có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, ngày mai 5 nghị sĩ Philippines có kế hoạch đến đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo này đã được Việt Nam khẳng định chủ quyền từ lâu. Trung Quốc cũng đòi chủ quyền với đảo Thị Tứ, và vì vậy phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng phản đối kế hoạch đi ra đảo của các nghị sĩ Philippines.

Hôm qua, giới chức Đài Loan được báo chí dẫn lời cho biết một đoàn học giả của Đài Loan đã tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Ba Bình, đảo lớn nhất trong số các đảo ở Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Song Minh

http://vnexpress.net...c-ve-bien-dong/

Share this post


Link to post
Share on other sites

No-U

19/07/2011 18:35:09

Posted Image- Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9/6/2011 đăng bài "Đường đứt khúc 9 đoạn” – Một yêu sách phi lý. Đó là bài báo của ông Nguyễn Hồng Thao, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, đã được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế tháng 12/2009.

Tại hội nghị thường niên của các nước thành viên Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển giữa tháng 6/2011 tại trụ sở LHQ ở New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Lương Minh bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có "đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam".

Posted Image

Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.

Có thể thấy Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.

Đúng một tháng trước, ủng hộ chính sách của Chính Phủ Việt Nam về Biển Đông, ủng hộ đợt vận động của Sài Gòn Tiếp Thị, tôi thấy nguyên nhân chính gây khó khăn cho bà con ngư dân ta, bà con ngư dân của các nước lân cận như Phillippines, Malaysia chính là đòi hỏi phi lý gắn với đường chữ U mà Trung Quốc muốn áp đặt. Bảo vệ biên cương của tổ quốc suy cho cùng là nhân dân. Bảo vệ biển đảo của tổ quốc suy cho cùng là ngư dân và nhân dân.

Các họa sỹ, kiến trúc sư của cả nước đã tích cực tham gia thiết kế biểu tượng, thiết kế áo, thiết kế logo để dán trên mũ bảo hiểm, trên xe máy, trên kính ô tô, trên cặp học sinh….

Lô áo đầu tiên có hình chữ U bị gạch chéo đã đến Manila ngày 10/7/2011. Hy vọng chúng sẽ xuất hiện tại Mỹ, các nước châu Âu, Phillipines, Malaysia, Indonesia và cả ở Trung Quốc nữa. Đấy là một hành động nhỏ góp tiếng nói của công lý, đòi hòa bình cho Biển Đông và Thế Giới.

Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức sản xuất quy mô lô đầu tiên và hôm qua 18/7/2011 lô đầu tiên đã được chuyển ra Hà Nội. Thử mấy chiếc của đợt đầu tiên, tôi góp ý với các nhà thiết kế, sản xuất và phân phối như sau.

Dòng chữ SAY NO TO U LINE! (Nói không với đường chữ U) bằng tiếng Anh theo cách nói Việt Nam quá. Hãy bỏ từ SAY và dấu ! để chỉ còn là NO TO U LINE vừa ngắn gọn và phù hợp với cách phát biểu của người nói tiếng Anh hơn. Nên bỏ chữ SAY và dấu ! cả trong các câu khác nữa.

Nên có nhiều mẫu áo hơn, có thể in cả ở phía sau lưng áo với áo có túi và có cổ bẻ, cũng như các áo khác.

Các logo nên có loại cỡ A4 để dán trên kính ô tô (có thể in trên phim trong để tiện cho ô tô). Nên nhớ có hơn 3 triệu bà con người Việt ở nước ngoài, họ có ít nhất 2 triệu xe ô tô, họ có thể vận động bạn bè họ nữa. Số xe ô tô ở Việt Nam cũng nhiều triệu.

Mong bà con góp ý tiếp để cho các nhà thiết kế, nhà sản xuất làm ra các mặt hàng vừa đẹp, vừa bắt mắt, bền với giá phải chăng để giúp bà con ngư dân làm ăn hiệu quả, góp phần giữ biển đảo của tổ quốc.

Nguyễn Quang A

===

Những việc làm của bài báo nêu ra là một trong những việc làm rất thiết thực. Cần phải tỏ rõ thái độ với bọn trung quốc tham lam trong lãnh hải. Độc ác khi cướp & đánh ngư phủ Việt nam.

Yêu nước là minh bạch, là rõ ràng trong quan điểm. Nhu nhược là dấu dấu, diếm diếm, là loanh quanh trong hành xử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

No-U

19/07/2011 18:35:09

Posted Image- Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9/6/2011 đăng bài "Đường đứt khúc 9 đoạn” – Một yêu sách phi lý. Đó là bài báo của ông Nguyễn Hồng Thao, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, đã được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế tháng 12/2009.

Tại hội nghị thường niên của các nước thành viên Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển giữa tháng 6/2011 tại trụ sở LHQ ở New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Lương Minh bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có "đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam".

Posted Image

Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.

Có thể thấy Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.

Đúng một tháng trước, ủng hộ chính sách của Chính Phủ Việt Nam về Biển Đông, ủng hộ đợt vận động của Sài Gòn Tiếp Thị, tôi thấy nguyên nhân chính gây khó khăn cho bà con ngư dân ta, bà con ngư dân của các nước lân cận như Phillippines, Malaysia chính là đòi hỏi phi lý gắn với đường chữ U mà Trung Quốc muốn áp đặt. Bảo vệ biên cương của tổ quốc suy cho cùng là nhân dân. Bảo vệ biển đảo của tổ quốc suy cho cùng là ngư dân và nhân dân.

Các họa sỹ, kiến trúc sư của cả nước đã tích cực tham gia thiết kế biểu tượng, thiết kế áo, thiết kế logo để dán trên mũ bảo hiểm, trên xe máy, trên kính ô tô, trên cặp học sinh….

Lô áo đầu tiên có hình chữ U bị gạch chéo đã đến Manila ngày 10/7/2011. Hy vọng chúng sẽ xuất hiện tại Mỹ, các nước châu Âu, Phillipines, Malaysia, Indonesia và cả ở Trung Quốc nữa. Đấy là một hành động nhỏ góp tiếng nói của công lý, đòi hòa bình cho Biển Đông và Thế Giới.

Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức sản xuất quy mô lô đầu tiên và hôm qua 18/7/2011 lô đầu tiên đã được chuyển ra Hà Nội. Thử mấy chiếc của đợt đầu tiên, tôi góp ý với các nhà thiết kế, sản xuất và phân phối như sau.

Dòng chữ SAY NO TO U LINE! (Nói không với đường chữ U) bằng tiếng Anh theo cách nói Việt Nam quá. Hãy bỏ từ SAY và dấu ! để chỉ còn là NO TO U LINE vừa ngắn gọn và phù hợp với cách phát biểu của người nói tiếng Anh hơn. Nên bỏ chữ SAY và dấu ! cả trong các câu khác nữa.

Nên có nhiều mẫu áo hơn, có thể in cả ở phía sau lưng áo với áo có túi và có cổ bẻ, cũng như các áo khác.

Các logo nên có loại cỡ A4 để dán trên kính ô tô (có thể in trên phim trong để tiện cho ô tô). Nên nhớ có hơn 3 triệu bà con người Việt ở nước ngoài, họ có ít nhất 2 triệu xe ô tô, họ có thể vận động bạn bè họ nữa. Số xe ô tô ở Việt Nam cũng nhiều triệu.

Mong bà con góp ý tiếp để cho các nhà thiết kế, nhà sản xuất làm ra các mặt hàng vừa đẹp, vừa bắt mắt, bền với giá phải chăng để giúp bà con ngư dân làm ăn hiệu quả, góp phần giữ biển đảo của tổ quốc.

Nguyễn Quang A

===

Những việc làm của bài báo nêu ra là một trong những việc làm rất thiết thực. Cần phải tỏ rõ thái độ với bọn trung quốc tham lam trong lãnh hải. Độc ác khi cướp & đánh ngư phủ Việt nam.

Yêu nước là minh bạch, là rõ ràng trong quan điểm. Nhu nhược là dấu dấu, diếm diếm, là loanh quanh trong hành xử.

trung quốc thật là lộng hành muốn tranh giành mọi thứ với các nước khác, không chỉ khu vực biển đông ,mà cả nông sản việt nam cũng bị trung quốc thu mua một cách ồ ạt . Rồi lại đưa thịt lợn, gà vào việt nam một cách trái phép . Như vậy vô hình chung TQ đã đưa dịch bệnh sang Việt Nam . Làm bà con điêu đứng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà con hãy cảnh giác với thịt lợn và rau quả của TQ, bởi vì nông sản VN ngon mà sạch thì chúng thu mua hết còn nông sản bên TQ thì không biết nguồn gốc như thế nào thì chúng lại xuất sang VN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay